Một phụ nữ Nga đang đứng trước nguy cơ bị xử tử ở Việt Nam sau khi bị bắt vì mang lậu 3 kilogam cocaine khi nhập cảnh.
Cô Maria Dapirka nói một người đàn ông Nigeria đã lừa cô mang lậu cocaine vào Việt Nam
Theo lời cô Maria Dapirka, 30 tuổi, số ma túy đó là do người tình Nigeria nhét vào hành lý xách tay của cô.
Cô chỉ biết tên người đàn ông này là Nick và nói đã bị hắn ta lừa dối. Người này tự nhận là một cầu thủ bóng đá hàng đầu.
Các luật sư của Maria nói rằng cô chấp nhận thực tế có thể sẽ sớm bị xử tử, nhưng cô vẫn vớt vát hy vọng sẽ được trả tự do sau ba năm tù.
Maria đã sống ở Thái Lan trước khi gặp Nick. Hải quan Việt Nam đã bắt cô với gần 3kg cocaine khi cô nhập cảnh sau một chuyến bay từ Singapore. Cô khai rằng lượng cocaine đó do Nick nhét vào hành lý của cô.
Nick còn có tên là 'Chib Eze'. Hắn ta dường như hay quyến rũ những phụ nữ trẻ đẹp rồi sau đó lừa họ xách ma túy.
Lẽ ra hôm 31/8, tòa án thành phố Hồ Chí Minh ra phán quyết và kết án Maria, nhưng phiên xử đã bị hoãn lại lần thứ năm "để điều tra thêm".
Trong một bức thư gửi cho mẹ là Olga, Maria nói rằng cô sẵn sàng đón nhận bất kỳ kết cục nào.
(Theo Daily Mail, Politics Nigeria)
Hình ảnh cảnh sát Mỹ cứu mẹ con gốc Việt trở thành biểu tượng trong bão Harvey
Hình ảnh một thành viên của lực lượng tinh nhuệ Mỹ bế một phụ nữ gốc Việt cùng đứa con nhỏ của chị trên tay ra khỏi khu vực ngập lụt ở Houston đã lan truyền rộng rãi trên mạng trong những ngày qua, và trở thành một biểu tượng đẹp về sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan thi hành pháp luật Mỹ đối với các nạn nhân trong cơn hoạn nạn.
Cảnh sát đội SWAT của Houston Daryl Hudeck giải cứu Catherine Pham and con trai 13 tháng tuổi của cô ra khỏi vùng lụt của cơn bão nhiệt đới Harvey quét qua Houston hôm 27/8. Hình ảnh này đã lan tải nhanh chóng trên toàn thế giới vì biểu tượng của sự chống trọi với cơn bão được coi là tàn khốc nhất trong thập niên qua.
Hình ảnh mà nhiều người cho là "rất cảm động" được phóng viên AP David Philip ghi vào ống kính hôm chủ nhật 27/8.
Ảnh chụp Daryl Hudeck, thành viên của đội SWAT Houston, đang giải cứu 2 mẹ con chị Catherine Pham qua khu vực lụt đến ngang đầu gối giữa lúc bão Harvey đang hoành hành dữ dội ở Houston. SWAT, ‘Đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt’, là một đơn vị ưu tú trong các cơ quan thi hành pháp luật Mỹ.
Phóng viên của nhật báo Tin tức Dallas Buổi sáng Luis DeLuca cũng đã ghi lại được khoảnh khắc trong đó đứa con trai 13 tháng tuổi của chị Catherine, Aidan Pham, đang ngủ trong vòng tay của mẹ khi được giải cứu. Hình ảnh đó được mọi người cho là đã làm "ấm lòng" người trong bối cảnh các nạn nhân đang vật lộn giữa sự sống và cái chết giữa cơn bão tàn khốc nhất từng xảy ra ở Texas trong nhiều thập kỷ qua.
Tờ Dallas News dẫn lời cha của Aidan, Troy Phạm, nói con của anh ngủ ngoan bởi vì Aidan biết rằng nó được an toàn. Tấm ảnh được đăng trên trang nhất của tờ báo này số ra ngày thứ Hai 28/8 sau dó được lan truyền trên khắp thế giới.
Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi vợ chồng chị Catherine không kịp hỏi địa chỉ liên lạc của vị ân nhân đã cứu mình, bởi vì anh Hudeck ngay sau đó phải đi cứu người khác trong khi toàn khu vực bị ngập lụt.
Chị Catherine và anh Troy Phạm sau đó viết trên trang Facebook cá nhân, gửi lời cám ơn tới thành viên SWAT đã cứu gia đình mình trong khi cả gia đình bị kẹt trên tầng 2 của ngôi nhà của họ ở khu vực phía tây thành phố Houston.
Linh mục Thomas Trần Thiên Ân thuộc giáo xứ La Vang cho rằng hình ảnh này cho thấy con người giúp đỡ nhau bất chấp sắc tộc và màu da, trong khi đây là một vấn đề đôi khi gây chia rẽ sâu xa trong nước Mỹ.
"Đó là một hình ảnh rất đẹp", linh mục Thiên Ân nói. "Qua hoạn nạn mới thấy tình người nhiều hơn. Cuộc sống bình thường ở nước Mỹ khi nghĩ rằng người ta thờ ơ, người ta kỳ thị v.v. nhưng thực ra không phải là như vậy. Khi gặp hoạn nạn, họ đều coi mọi người như nhau, họ đều rất trân trọng, họ sẵng sàng ẵm bế mình và giúp đỡ mình".
Giáo xứ La Vang là nơi đã đón gần 100 người lâm vào cảnh không nhà trong cơn bão Harvey. Linh mục Thiên Ân cho biết nhà thờ không chỉ đón người Việt mà cả những người thuộc các cộng đồng khác kể cả Mỹ và người gốc Latinh. Theo lời linh mục Thiên Ân thì nhà thờ mở cửa đón tất cả những người cần được giúp đỡ.
Lực lượng cứu hộ của chính phủ và quân đội đã đóng góp rất nhiều trong những ngày qua ở Houston, theo anh Kevin Nguyễn, một cư dân ở đây. Anh nói với VOA rằng hình ảnh của một nhân viên công lực giúp đỡ hai mẹ con người Việt đã đoàn kết mọi người và động viên họ giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn.
Người dân đi thuyền để sơ tán khỏi khu vực lũ lụt khi trận bão Harvey quét qua khu vực phía tây của Houston, Texas, hôm 30/8.
"Khi nhìn thấy hình ảnh đó của một người lính quân đội giúp đỡ như vậy thì nó tạo nên cho tất cả mọi người một ý chí để muốn giúp người khác hơn", theo anh Kevin. "Nó tạo thêm cho những người khác có tinh thần để giúp đỡ những người khác hơn. Khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy, người ta cũng thấy là tại sao người ta giúp được mà mình không giúp được, thì những người đó sẽ đứng lên ra đường và giúp đỡ người khác".
Kevin Nguyễn đang cùng một nhóm hơn 20 người Việt ở Houston tình nguyện tham gia công tác giúp đỡ những người khác trong khu vực gặp nạn. Nhóm của anh và nhiều người khác chia sẻ thông tin liên lạc, qua trang Facebook của cộng đồng người Việt ở Houston, tiểu bang Texas nơi có số lượng người Việt sinh sống nhiều thứ nhì ở Hoa Kỳ, sau California.
Tất cả những sự giúp đỡ này đều miễn phí.
"Có những người đang nhà cao cửa rộng nay chịu cảnh màn trời chiếu đất thì họ cũng phải sẵn sàng chui vào những chỗ ở tệ hại và những người có cơ hội giúp những người khác thì họ chạy xe đến và làm miễn phí hết. Rất ấm lòng", linh mục Thiên Ân nói với VOA.
Linh mục Thiên Ân cho biết nhóm này giúp bằng nhiều cách từ đồ ăn thức uống tới quần áo và thậm chí nơi tạm trú. Nhiều người trên trang Facebook Người Việt Houston đã tình nguyện chia sẻ chỗ ở của mình với những người bị mất nhà trong cơn bão.
Chị Hoàng Vân, một cư dân khác của Houston, đang giúp đỡ mọi người bằng cách cung cấp lương thực miễn phí cho các nạn nhân của bão Harvey.
"Nhà nào cũng thiệt hại", theo chị Vân. "Những người may mắn hơn giúp những người kém may mắn hơn mình và cái mà họ cần nhất bây giờ là đồ ăn và nước uống vì họ không đi ra ngoài được".
Sau khi hoành hành tại bang Texas, bão Harvey đang di chuyển về miền đông về hướng tiểu bang Lousiana, nơi mà cách đây 12, đã trải qua trận bão lịch sử Katrina, đã cướp đi hơn 1.800 sinh mạng.
Nguồn : VOA, 30/08/2017
************************
Trong cuộc chiến Việt Nam (1960-1975), ngoài những cảnh đẫm máu của chiến tranh quân đội Mỹ đã để lại nhiều hình ảnh đẹp, đầy tình người và... cũng không cần một lời giải thích.
Cứu trẻ em trong trận Tết Mậu Thân tại Huế, 1968 - Tấm hình này đã được giải nhiếp ảnh chiến trường cao nhất
Bế một mẹ già ra khỏi vùng chiến trận
Di tản trẻ sơ sinh ra khỏi vùng chiến trong trận Têt Mậu Thân ở ngọai ô Sài Gòn
Giúp một bà mẹ đưa hai con thơ ra khỏi vùng chiến ở Quảng Nam
Giúp đưa một thương binh miền Nam ra khỏi vùng tranh chấp trong trận Mậu Thân Huế, 1968
Các chuyên gia quân sự nhận định việc tướng Lý Tác Thành được thăng chức tổng tham mưu trưởng cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh cải cách năng lực tác chiến cho quân đội Trung Quốc, theo báo của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận chức vụ mới của Tướng Lý Tác Thành, người từng chiến đấu trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, là Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, thay cho ông Phòng Phong Huy.
Ông Li Jie, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh nói với tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 28/8 rằng việc thăng chức cho ông Lý cho thấy rằng "Chủ tịch Tập Cận Bình tin tưởng và quyết tâm giao trọng trách cho một vị tướng trẻ, giàu kinh nghiệm chiến đấu lãnh đạo quân đội".
Ông Lý, năm nay 63 tuổi, chỉ huy trưởng một đại đội Trung Quốc trong cuộc chiến Trung – Việt năm 1979. Ông bị thương trong cuộc chiến và sau đó được Quân ủy Trung ương phong "anh hùng".
VT News của Việt Nam trích đăng báo chí Trung Quốc nói rằng ông Lý Tác Thành trở thành một "hiện tượng", và đầu thập niên 1980 ông đi tuyên truyền khắp Trung Quốc để kể lại trận đánh trong cuộc chiến tranh 1979. Năm 1982, ông Lý được bầu vào đoàn chủ tịch của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 khi ông 29 tuổi. Và đến năm 2015, ông lên chức thượng tướng và được phong làm Tư lệnh lục quân Trung Quốc.
Chuyên gia Li Jie nhận định tiếp rằng "một số quan chức trong quân đội có những thành tích và kinh nghiệm như ông Lý theo trông đợi sẽ được bổ nhiệm vào những chức vụ trọng yếu".
"Quân đội đã có những thay đổi lớn về trang thiết bị, vũ khí và huấn luyện trong tiến trình cải cách. Thay đổi nhân sự cùng với việc cải tiến vũ khí và khả năng tác chiến của quân đội sẽ bảo đảm rằng các lực lượng quân sự của chúng ta có đủ khả năng bảo vệ biên cương và tấn công không khoan nhượng một khi xảy ra chiến tranh", theo nhận xét của Đề đốc hồi hưu Xu Guangyu, hiện là một cố vấn cấp cao của Hiệp hội giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí của Trung Quốc.
Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải tiến chất lượng hơn là số lượng vũ khí. Ông Xu nhận định rằng cũng tương tự như vậy, quân đội cần phải có một lãnh đạo có đủ năng lực.
Ông Xu nhấn mạnh rằng huấn luyện quân đội là việc làm quan trọng và cần thiết để tăng cường khả năng tác chiếc của lục quân. Ông nói : "Quân đội Trung Quốc cần phải thường xuyên thao dượt tác chiến bằng súng đạn thật, và cần phải tích cực tham gia các sứ mạng gìn giữ hòa bình. Zhutihe, căn cứ quân sự lớn nhất của Trung Quốc đặt trong Khu Tự trị Nội Mông sẽ giữ một vai trò lớn hơn trong công cuộc rèn luyện cho quân đội".
Chủ tịch Nước Tập Cận Bình, cũng là Tổng bí thư Ðảng Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, trong cuộc duyệt binh hồi tháng 7 đã ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải nêu cao tính hiệu quả trong tác chiến, hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang.
*********************
Trung Quốc : Tướng ‘khắc tinh’ của Việt Nam thăng chức (VOA, 27/08/2017)
Ông Lý Tác Thành, người từng chiến đấu trong Chiến tranh Biên giới Việt – Trung năm 1979, mới được thăng chức làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Ảnh chụp từ Xinhuanet cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân, ở Bắc Kinh, 31/12/2015.
Reuters dẫn một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng tướng Lý, 63 tuổi, lên thay thế ông Phòng Phong Huy.
Bộ này không trực tiếp thông báo về việc thăng chức của ông Lý, mà chỉ đề cập tới chức vụ mới của vị tướng này trong cuộc gặp với một quan chức quốc phòng Pakistan ở Dushanbe, thủ đô của Tajikistan.
Không rõ chuyện gì đã xảy ra với ông Phòng, người sẽ 67 tuổi vào năm tới và nhiều khả năng sẽ nghỉ hưu.
Hồi năm 2015, ông Lý Tác Thành được bổ nhiệm làm tư lệnh Quân chủng Lục quân mới được thành lập của quân đội Trung Quốc.
Ông là một trong số 7 vị tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm trận mạc. Theo Reuters, hiện chưa rõ ông Lý có tiếp tục làm tư lệnh hay không.
Người Việt ở Hà Nội tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 năm 2016.
Ông gia nhập quân ngũ năm 1970, và tin nói ông từng bị thương trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng từ chối "ngưng chiến đấu".
Ngoài khía cạnh quân sự, các nhà quan sát cho rằng việc bổ nhiệm này giúp Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được một số mục tiêu chính trị.
Việc thăng chức cho ông Lý được đánh giá là một phần của việc cải tổ nhân sự lớn tiến tới Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay.
Hồi năm 2015, Tướng Lý là một trong 4 sĩ quan "chống Việt Nam" được Chủ tịch Tập thăng cấp thượng tướng.
Nhận định về diễn biến này, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao, nói với VOA Việt Ngữ rằng điều đó cho thấy Trung Quốc "coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới". Ông Dy cảnh báo Việt Nam nên "chú ý" tới điều này.
Thủ tướng Việt Nam một lần nữa nhắc đến việc phải trọng dụng nhân tài, kể cả Việt kiều, trong khi một kinh tế gia Áo gốc Việt nổi tiếng về phản biện xã hội nói rằng cơ chế của nhà nước về sử dụng người tài "dậm chân tại chỗ hoặc tệ đi" trong 5-10 năm qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ công bố "Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017", Hà Nội, 28/8/2017
Báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hôm 28/8 : "Chúng ta cần tạo những thể chế thông thoáng về trọng dụng nhân tài cho đất nước, kể cả đối với kiều bào nước ngoài".
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam nhấn mạnh đến sự cần thiết phải "luôn trân trọng và lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, của đồng chí, đồng bào" về phát triển kinh tế xã hội nói chung và về phát triển khoa học, công nghệ nói riêng. Theo ông, việc này "góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước".
Lời phát biểu của ông Phúc được đưa ra tại lễ công bố "Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017". Cuốn sách nói về 72 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ tiêu biểu.
Việc trọng dụng nhân tài dường như được thủ tướng đương nhiệm rất coi trọng. Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức hồi đầu tháng 4 năm ngoái, ông Phúc cho báo chí biết trong số 6 trọng tâm điều hành chính phủ của ông, trọng dụng nhân tài là một thành phần trong trọng tâm thứ nhì, đứng ngay sau trọng tâm thứ nhất là "ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế".
Trong suốt hơn một năm nắm quyền, vị thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh đến thu hút, trọng dụng nhân tài.
Ba tháng sau lễ nhậm chức, trong một phiên họp nội các, ông Phúc phát biểu về công tác rằng việc các cơ quan nhà nước tổ chức thi tuyển là "để tìm người tài chứ không phải để tìm người nhà". Ông nói thêm, "Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ".
Khi còn là phó thủ tướng, ông Phúc từng làm xôn xao dư luận khi thẳng thắn chỉ ra rằng "có 30% công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", với hàm ý số người không có năng lực trong các cơ quan nhà nước chiếm tỉ lệ rất lớn.
Tháng 8/2016, trong một lần gặp gỡ cử tri, Thủ tướng Phúc khẳng định để có bộ máy đủ sức đưa đất nước đi lên "thì phải chọn lựa được cán bộ giỏi" và nói thêm rằng "do vậy dù nhân tài ở bìa rừng, góc núi cũng phải được trân trọng với tinh thần cầu hiền".
Đầu tháng 1 năm nay, tại một hội nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Phúc từng nói đến việc cần phải "tạo những thể chế thông thoáng trong phát huy, sử dụng nhân tài", mà theo ông là bao gồm cả "người chưa vào đảng, kiều bào là những nhà khoa học ở nước ngoài nhưng có nguyện vọng cống hiến năng lực và kinh nghiệm cho quê hương".
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những diễn biến trái với mong muốn của vị thủ tướng. Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng, nói với VOA :
"Nhìn chung khu vực nhà nước trong vòng 5, 10 năm qua vẫn còn rất là kém trong chuyện thu hút người tài. Có lẽ người tài hoặc là không muốn làm việc trong khu vực nhà nước hoặc không vào làm việc được nếu như người tài đấy không có quen thân hoặc con ông cháu cha. Qua khảo sát PAPI mà chúng tôi làm, là chỉ số về sự hài lòng của người dân, thì thấy phần lớn người dân phản ảnh là nếu không có quan hệ cá nhân, không có quen thân, không có phong bì thì không thể xin vào khu vực nhà nước được. Rõ ràng với cơ chế như thế, chúng ta sẽ loại người tài ra bên ngoài".
Vị tiến sĩ kinh tế người Áo gốc Việt nói ngoại lệ hiếm hoi là thành phố Đà Nẵng. Địa phương này trả những mức lương rất cao và có chế độ coi trọng người tài rất cụ thể, trong khi hầu hết các tỉnh thành khác không làm tương tự.
Đà Nẵng được xem là nơi có chính sách tốt thu hút nhân tài
Ông Giang, người tham gia một số cuộc nghiên cứu, khảo sát ở Việt Nam, bình luận thêm rằng cá nhân ông thấy trong nhiều năm qua cơ chế sử dụng người tài của nhà nước "vẫn dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí còn tệ đi" và đó là "vấn đề rất lớn khi quốc gia muốn phát triển".
Đối với những người không có mối quan hệ, tình hình là như vậy. Trong khi đó, những năm gần đây, có những người còn rất trẻ được bổ nhiệm thần tốc vào những vị trí rất cao trong các cơ quan hay tập đoàn nhà nước Việt Nam. Công chúng đã kết nối việc bổ nhiệm này với thực tế là những người đó có bố hoặc chú, bác là các quan chức cấp cao.
Nhiều người bình luận trên báo chí và mạng xã hội rằng việc con cháu quan chức thành đạt là điều bình thường ở nhiều nước ngoài vì họ có cơ chế tranh cử hoặc thi tuyển công khai, minh bạch. Còn với thực tế ngược lại ở Việt Nam, đã nổi lên những nghi vấn về sự thăng tiến nhanh chóng của các "con quan", "cháu quan".
Tiến sĩ Giang cho rằng bên cạnh việc cần phải cải thiện sự công khai, minh bạch, công cuộc thu hút nhân tài của Thủ tướng Phúc còn phải đối mặt với lực cản lớn từ tính cục bộ của các địa phương và bộ ngành :
"Cái quan trọng nhất là phải bỏ đi, phải diệt trừ chủ nghĩa vị thân, con ông cháu cha, nepotism [gia đình trị], và phải công khai, minh bạch hóa tất cả các quy trình tuyển người, đánh giá, thi cử công chức, tuyển chọn, v.v… Nói như ông thủ tướng thì rất dễ, nhưng từ việc nói đấy đến chỗ thực hiện là một khoảng cách rất là dài. Vì làm sao phải công phá được những lô cốt là các chính quyền địa phương và các bộ ngành. Tôi nghĩ mình ông thủ tướng chắc sẽ không làm được".
Trong lời phát biểu hôm 28/8, ông Phúc cũng lưu ý đến việc cần "trân trọng và lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, của đồng chí, đồng bào" về phát triển kinh tế xã hội.
Tiến sĩ Giang một lần nữa chỉ ra rằng giữa những hô hào của người đứng đầu chính phủ với các động thái của các bộ ngành, địa phương có một khoảng cách lớn.
Theo lời tiến sĩ, chỉ riêng vài tháng gần đây, nhiều điều thể hiện rằng ý thức lắng nghe từ phía chính quyền "rất là thấp", thậm chí không đếm xỉa đến các ý kiến của các nhà khoa học hoặc các tổ chức xã hội dân sự.
Ông Giang nêu ra một loạt các ví dụ, từ dự án phát triển du lịch gây hại môi trường, cảnh quan ở Sơn Trà, Đà Nẵng, đổ chất thải ở nam trung bộ, cho tới dự định xây cáp treo vào Hang Én, gần Sơn Đoòng, Quảng Bình.
Vị phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng cảnh báo rằng việc không lắng nghe sẽ dẫn đến những phản ứng xấu :
"Khi mà người ta có cảm giác không được lắng nghe, người ta sẽ bức xúc, sẽ phản ứng tiêu cực, hoặc là sẽ chán nản. Những người giỏi và bình tâm thì chán nản. Những người hay thích sa vào chuyện chửi đổng, chửi bới sẽ còn giận dữ hơn nữa. Tóm lại sẽ thiệt cho đất nước mà thôi".
Cô Hà Trần ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi khi đi mua đồ ăn, quần áo hay đồ điện tử, thường tránh mua hàng nhập từ nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cô nói hàng "thì dổm", còn Trung Quốc thì chẳng tử tế gì với Việt Nam.
Một người mẫu quảng cáo cho xe máy Zongshen của Trung Quốc tại hội chợ triển lãm ô-tô ở Hà Nội, Việt Nam năm 2008 (ảnh tư liệu ngày 11/6/2008)
"Trung Quốc xuất nhiều hàng chất lượng kém sang Việt Nam. Chúng tôi biết rằng họ không xuất khẩu hàng kém chất lượng như vậy cho các nước khác trên thế giới. Do đó chúng tôi tránh mua hàng Trung Quốc", cô Hà, 24 tuổi, nhân viên của một hãng thiết kế ở Sài Gòn. Người Việt chuộng hàng Nhật và hàng Âu, Mỹ hơn. "Chúng tôi đã nhiều lần xài hàng Trung Quốc trước đây, và nhận thấy chúng rất dễ hư, vỡ".
Cô Hà nói quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc còn là "một yếu tố" nữa khiến người tiêu dùng không muốn mua hàng Trung Quốc.
Cô Hà không phải là một khách hàng hiếm hoi không thích hàng Trung Quốc. Người tiêu dùng trên cả nước Việt Nam thường tránh mua hàng "Made-in-China" để bày tỏ bất mãn đối với hàng chất lượng thấp từ một nước từ bao đời nay hay tranh chấp, xâm lấn đất nước của họ. Hai nước thường xuyên mâu thuẫn với nhau, chẳng hạn như tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay mà trước đó đã từng xảy ra những trận hải chiến vào năm 1974 và 1988. Hai bên cũng đã xung đột trên bộ hồi thập niên 1970.
Việt Nam cảm thấy Trung Quốc lấn át trong tranh chấp lãnh hải với việc Bắc Kinh dùng quân đội hùng mạnh hơn kiểm soát quần đảo Hoàng Sa đang trong tranh chấp.
Theo dự báo của nhóm tư vấn Bostom Consulting Group, người tiêu dùng đang trở thành một thế lực ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam với hơn một phần ba của dân số 93 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu và những con số đó sẽ tăng mạnh từ nay cho đến năm 2020. Xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh góp phần vào sự giàu có đang tăng của Việt Nam bằng việc tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm kể từ năm 2012.
"Nếu người mua tìm được một sản phẩm cùng giá, và họ xác định được là một cái là hàng Trung Quốc và một cái là hàng Nhật, Hàn Quốc hay của nước nào khác, quý vị sẽ đoán được là họ chọn hàng nào", ông Oscar Mussons, một chuyên gia kỳ cựu của nhóm tư vấn doanh nghiệp Dezan Shira & Associates ở Sài Gòn, nhận xét. "Người Việt không xem Trung Quốc là một nước đàn anh, mà là đối thủ".
Ông Mussons nói : "Điều này là do những vấn đề xảy ra hồi gần đây, như việc Trung Quốc tấn công những biểu tượng của quốc gia như chiếm các hải đảo trên Biển Đông. Đối với người Việt Nam, đó là những điều không thể nào chấp nhận được, cho dù công chúng không được nghe nói đến nhiều, hay chính phủ tìm cách bưng bít những thông tin đó".
Các giới chức Việt Nam tìm cách giảm nhẹ những tranh chấp chính trị với Trung Quốc kể từ khi xảy ra những vụ bạo loạn chống Trung Quốc năm 2014 đã khiến hơn 20 người thiệt mạng và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ. Việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp đã châm ngòi cho các cuộc bạo động.
Nhưng Việt Nam vẫn xem Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Theo truyền thông báo chí tại Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong bốn tháng đầu năm nay lên dến 25,5 tỉ đôla. Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải lệ thuộc vào nguyên liệu thô của Trung Quốc.
Ngoài những vấn đề chính trị, đa số người tiêu dùng Việt Nam cho rằng Trung Quốc xuất hàng chấp lượng kém sang Việt Nam. Các công ty khổng lồ của Trung Quốc, lớn hơn các đối thủ Việt Nam nhiều, thường bán tháo hàng tồn kho, hàng thừa của họ sang Việt Nam.
Ông Jason Moy, chủ nhiệm nhóm tư vấn Bostom Consulting Group ở Singapore, nhận xét : "Đối với người tiêu dùng Việt Nam nói chung, hàng Trung Quốc bị xem là hàng chất lượng thấp. Một số đúng như vậy trong thực tế, nhưng cũng có những thông tin bị mạng xã hội lèo lái tạo ra thành kiến xấu". Người có thu nhập thất, học thấp có thể bị chi phối bởi những thông tin định kiến đó, ông Moy nói thêm. "Do đó, hàng Trung Quốc thường đứng chót trong ưu tiên chọn lựa, hay chỉ trong danh sách dự phòng".
Giày dép, đồi chơi, nhu yếu phẩm bán qua biên giới với giá rất rẻ có thể đã làm hàng Trung Quốc bị tai tiếng ở Việt Nam, nhưng người có thu nhập thấp mua chúng với giá rẻ, theo nhận định của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak ở Singapore. Hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc bán qua đường biên giới vào Việt Nam có nhiều trường hợp đã bóp chết thị trường truyền thống của Việt Nam, ông Hiệp nói thêm.
Tẩy chay có tổ chức đối với hàng Trung Quốc tiếp theo sau các vụ bạo động hồi năm 2014 không kéo dài được bao nhiêu, bởi vì người nghèo ở Việt Nam không kham nổi giá cả đắt đỏ hơn của những nguồn hàng khác.
Mặc dù điện thoại di động Trung Quốc đang tạo được uy tín đáng kể trên thị trường Việt Nam, cô Hà nói rằng cô đã từng mua một chiếc điện thoại Trung Quốc cho mẹ của cô chỉ đơn thuần là giá của nó rẻ, hợp với túi tiền. "Xài được vài tháng thì hỏng", cô nói, và gia đình phải mua một chiếc điện thoại khác.
Chỉ có dép kẹp của Trung Quốc là đáng giá, vì chỉ một đôla một đôi, nên có thể dùng vài lần rồi bỏ cũng không sao.
Tiến sĩ Hiệp nói : "Người tiêu dùng hiểu rõ tiêu chuẩn thấp, chất lượng kém của hàng Trung Quốc. Theo tôi, một trong những lý do là đa số hàng Trung Quốc là hàng tiểu thủ công nghệ được nhập theo đường tiểu ngạch, không theo đường chính ngạch".
Người tiêu dùng nhiều tiền hơn đánh giá hàng Nhật có chất lượng cao nhất, nhất là xe máy và đồ dùng điện tử, theo nhận định của ông Moy. Thực phẩm và đồ điện tử của Hàn Quốc cũng giành được uy tín trên thị trường Việt Nam.
Ralph Jennings
Kyodo : Nhật Bản theo chân Mỹ đóng băng tài sản công ty Trung Quốc (VOA, 25/08/2017)
Nhật Bản đã quyết định theo chân Mỹ gây áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên bằng việc áp đặt những biện pháp trừng phạt đơn phương mới lên sáu công ty và hai cá nhân từ Trung Quốc và Namibia, hãng tin Kyodo của Nhật Bản loan tin dẫn một nguồn tin chính phủ.
Tư liệu - Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) phát biểu trong một cuộc hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại hội nghị Thượng đỉnh G20, ngày 8 tháng 7, 2017, ở Hamburg, Đức.
Các biện pháp chế tài mới được thiết kế để phong tỏa tài sản của những người và những công ty bị cho là có tham gia trong việc hỗ trợ Bình Nhưỡng xuất khẩu than đá và đưa nhân công ra nước ngoài, dường như nhằm mục đích hạn chế dòng tiền đổ vào quốc gia đã phát triển các chương trình hạt nhân và phi đạn vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, Kyodo nói.
Tuy nhiên, hành động mới nhất của Nhật Bản có thể sẽ vấp phải chỉ trích của Trung Quốc, nước vốn phản đối bất kỳ nước nào áp đặt chế tài đơn phương ngoài khuôn khổ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là những chế tài nhắm mục tiêu vào các công ty và cá nhân Trung Quốc, theo Kyodo.
Nguồn tin của Kyodo cho biết nội các của Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt mới vào ngày thứ Sáu.
Hôm thứ Ba, chính quyền Mỹ cho biết họ đã mở rộng danh sách chế tài của mình để bao gồm các thực thể và cá nhân Trung Quốc và Nga vì hỗ trợ Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí.
Hành động này diễn ra sau khi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc được thông qua trong tháng này sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hai phi đạn đạn đạo liên lục địa đầu tiên vào tháng 7.
*****************
Mỹ chế tài các thực thể của Trung Quốc, Nga vì hỗ trợ Bắc Triều Tiên (VOA, 23/08/2017)
Loan báo được Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin đưa ra hôm thứ Ba, 22 tháng 8, nhắm mục tiêu vào các công ty và các cá nhân từ Trung Quốc và Nga vì hỗ trợ chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Mỹ đang áp đặt các biện pháp chế tài mới liên quan đến Bắc Triều Tiên, nhắm vào các công ty và các cá nhân từ Trung Quốc và Nga vì hỗ trợ chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng. Các quan chức Mỹ loan báo tin này hôm thứ Ba nhưng không nói các biện pháp này sẽ tập trung vào các ngân hàng Trung Quốc như trông đợi trước đó.
Văn phòng Quản lý Tài sản Nước ngoài định danh sáu thực thể do người Trung Quốc sở hữu, một của Nga, một của Bắc Triều Tiên và hai thực thể đặt tại Singapore. Ngoài ra còn có một công ty con đặt tại Namibia thuộc một công ty Trung Quốc và một thực thể Bắc Triều Tiên hoạt động tại Namibia.
Sáu cá nhân bao gồm bốn người Nga, một người Trung Quốc và một người Bắc Triều Tiên, Bộ Tài chính cho biết.
Hành động này diễn ra sau khi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc được thông qua trong tháng này sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hai phi đạn đạn đạo liên lục địa đầu tiên vào tháng 7.
Bộ Tài chính cho biết các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào những những người và những thực thể đang giúp đỡ những cá nhân vốn đã bị định danh vì hỗ trợ chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên và hoạt động buôn bán năng lượng của họ, trong đó có ba công ty nhập khẩu than đá của Trung Quốc.
Các bước này cũng nhắm mục tiêu vào những người và những thực thể giúp Bắc Triều Tiên đưa nhân công đi làm việc ở nước ngoài và cho phép các thực thể bị chế tài của Bắc Triều Tiên có thể tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ và quốc tế.
Mỹ đang ‘tích cực cứu xét’ bán vũ khí phòng vệ sát thương cho Ukraine (VOA, 25/08/2017)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết trong chuyến thăm Ukraine rằng chính quyền Trump đang "tích cực cứu xét" liệu có nên cung cấp vũ khí phòng vệ có tính sát thương cho quốc gia Đông Âu bị chiến tranh tàn phá này hay không.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hội kiến ở Kiev, Ukraine, ngày 24 tháng 8, 2017.
Khi được hỏi liệu Nga có coi hành động này là một mối đe dọa hay không, ông Mattis trả lời, "Vũ khí phòng vệ không khiêu khích trừ phi bạn là kẻ gây hấn".
Chính quyền Mỹ trước đây giữ quan điểm rằng bán vũ khí phòng vệ có tính sát thương cho Ukraine sẽ khiêu khách Nga một cách không cần thiết, nhưng các quan chức chính quyền Trump đã mở lại quá trình cứu xét kế hoạch trước đây bị bác bỏ.
Trong một cuộc họp báo chung với ông Mattis sau cuộc hội đàm hôm thứ Năm, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko không trả lời thẳng khi được hỏi về thời biểu cho bất kỳ vụ chuyển giao vũ khí nào, nhưng lưu ý rằng vũ khí phòng vệ "sẽ gia tăng sự tổn hại nếu Nga quyết định tấn công quân đội của tôi và lãnh thổ của tôi".
Khẳng định lại cam kết của Mỹ đối với Ukraine trong khi ở Kiev, ông Mattis nói rằng Washington không chấp nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Ông nói thêm rằng Nga đang "tìm cách vẽ lại biên giới quốc tế bằng vũ lực" và do đó, các biện pháp chế tài của Mỹ đối với Nga sẽ vẫn giữ nguyên cho đến khi Moscow thay đổi hành vi của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm đất nước này một ngày trước khi một thỏa thuận ngưng bắn dự kiến ở phía đông Ukraine được thực thi trùng với thời điểm bắt đầu năm học mới.
Tuy nhiên ông Mattis nói rằng Nga hiện không "tôn trọng ngôn từ chứ chưa nói đến tinh thần" của những cam kết trong Thỏa thuận Minsk để giải quyết cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, cũng như những thỏa thuận khác mà nước này đã ủng hộ.
"Mỹ và các đồng minh của chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép để Nga tôn trọng các cam kết Minsk của nước này và các biện pháp trừng phạt của chúng tôi sẽ vẫn được duy trì cho đến khi Moscow đảo ngược các hành động kích hoạt chúng", ông Mattis nói. "Như Tổng thống Trump đã nói rõ, Hoa Kỳ vẫn theo đuổi nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột ở Đông Ukraine".
****************
Mỹ sắp hạn chế visa từ 4 nước không chịu nhận công dân bị trục xuất (VOA, 25/08/2017)
Chính quyền Trump sắp áp đặt các hạn chế về thị thực đối với bốn nước Châu Á và Châu Phi từ chối nhận lại công dân của họ bị trục xuất khỏi Mỹ, các quan chức nói với hãng tin AP hôm thứ Năm.
Visa nhập cảnh Mỹ - Ảnh minh họa
Các quan chức này nói rằng các nước Campuchia, Eritrea, Guinea và Sierra Leone sẽ sớm chịu chế tài. Những chế tài này nhằm mục đích buộc các quốc gia "ngoan cố" phải nhận lại những cá nhân mà Mỹ tìm cách trục xuất, AP cho biết. Theo luật liên bang, Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson có thể ngưng cấp tất cả hoặc một số loại thị thực cụ thể cho các quốc gia như vậy.
Ông Tillerson sẽ không cấm tất cả thị thực, các quan chức này nói với AP. Thay vào đó, ông sẽ nhắm mục tiêu vào các quan chức chính phủ và gia đình của họ, như Mỹ đã từng làm trước đây. Các quan chức nói chuyện với AP không được phép công khai thảo luận vấn đề này và phát biểu với điều kiện giấu tên. Họ không chịu nói khi nào thì ông Tillerson sẽ hành động.
Bộ An ninh Nội địa hôm thứ Tư nói rằng họ đã đề nghị Bộ Ngoại giao có hành động nhắm vào bốn quốc gia trong số 12 nước mà họ xem là ngoan cố. Cơ quan này không nêu tên các quốc gia đó.
Khi được AP yêu cầu bình luận, Bộ Ngoại giao xác nhận đã nhận được thông báo của Bộ An ninh Nội địa. Bộ cũng không nêu đích danh các quốc gia này, chỉ nói rằng mỗi một nước đều đã "từ chối nhận hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý việc hồi hương công dân của họ". Bộ nói họ sẽ công bố các hình phạt chính xác sau khi các chính phủ bị ảnh hưởng được thông báo.
Bộ An ninh Nội địa hiện xác định Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Lào, Iran, Guinea, Campuchia, Eritrea, Myanmar, Ma-rốc, Hong Kong và Nam Sudan là những nước ngoan cố không nhận những người bị trục xuất khỏi Mỹ.
Chưa rõ vì sao chỉ có Campuchia, Eritrea và Guinea được chọn để chế tài hoặc tại sao Sierra Leone, lần gần đây nhất được xác định là "có nguy cơ" bị xếp vào diện ngoan cố, lại nằm trong nhóm này.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 22/8 tuyên bố rằng số phận của Nhà nước Hồi giáo "chỉ còn tính bằng ngày", nhưng đồng thời cũng cảnh báo rằng đánh bại nhóm khủng bố này không phải là chuyện sắp xảy ra.
Ông Mattis trao đổi với các phóng viên như vậy trước khi bay tới Baghdad trong chuyến công du không được thông báo trước để gặp các lãnh đạo chính phủ Iraq và các chỉ huy của Mỹ.
Trong các cuộc gặp này, người đứng đầu Lầu Năm Góc dự kiến sẽ thảo luận các chiến lược tương lai nhằm ổn định Iraq.
Ông nói với các phóng viên rằng mục tiêu "không thể đạt được ngay", và rằng tiến trình trong tương lai sẽ khó khăn.
Các lực lượng Hoa Kỳ đang lãnh đạo một liên quân các nước tiến hành chiến dịch quân sự nhằm ủng hộ quân đội Iraq kể từ tháng Tám năm 2014, sau khi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tràn vào nhiều vùng của nước này.
Các binh sĩ Iraq đã giành một thắng lợi lớn hồi tháng Bảy sau khi giành lại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq.
Hôm 20/8, quân đội Iraq đã mở một cuộc phản công nhằm giành lại Tal Afar, một khu vực cách Mosul khoảng 60 km về phía tây.
Liên quân do Mỹ lãnh đạo cũng đang hỗ trợ nỗ lực đẩy lui Nhà nước Hồi giáo khỏi các khu vực ở nước láng giềng Syria, trong đó có thủ đô tự xưng của nhóm khủng bố này là Raqqa.
*********************
Các lực lượng chính phủ Iraq hôm 22/8 đã tiến vào phạm vi Tal Afar ở tây bắc Iraq, trong ngày thứ ba của chiến dịch phản công được Mỹ hậu thuẫn nhằm giành tại thành phố này từ tay Nhà nước Hồi giáo.
Theo Reuters, Tal Afar, một cứ địa lâu nay của Nhà nước Hồi giáo, là mục tiêu mới nhất trong cuộc chiến sau khi Iraq giành lại Mosul sau chiến dịch kéo dài 9 tháng đã biến nơi này thành đống đổ nát.
Tuy nhiên, hôm 22/8, quân đội và các đơn vị chống khủng bố đã đột nhập vào Tal Afar từ phía đông và phía nam.
Đặc sứ Hoa Kỳ về liên quân quốc tế, ông Brett McGurk, nói rằng các lực lượng Iraq đã giành lại 235 km vuông trong 24 giờ đầu tiên của cuộc phản công.
Các lực lượng an ninh nói rằng cũng đã chiếm lại được các ngôi làng, các con đường chiến lược và hệ thống hầm ngầm.
Nằm cách Mosul 80km về phía tây, Tal Afar là nơi chiến lược vì nó nằm dọc theo tuyến hậu cần giữa Mosul và Syria.
Đây là nơi đã sản sinh ra những chỉ huy cấp cao nhất của IS và đã bị cắt đứt khỏi phần lãnh thổ còn lại do IS nắm giữ hồi tháng Sáu.
Tin cho hay, còn có khoảng 2 nghìn chiến binh dày dạn kinh nghiệm chiến đấu còn nán lại thành phố này.
Vụ bắt giữ "hoa khôi cầm đầu đường dây bán dâm nghìn đô" ở Việt Nam bị nhiều người coi là để "hướng" dư luận, nhất là mạng xã hội, khỏi vụ Trịnh Xuân Thanh, trạm thu phí BOT hay sức khỏe của Chủ tịch Trần Đại Quang.
Một gái bán dâm.
Truyền thông trong nước cũng như Facebook mấy ngày qua tràn ngập hình ảnh của người đẹp từng đăng quang một cuộc thi nhan sắc, bị cáo buộc là một trong những người "cầm đầu" nhóm bán dâm với giá lên tới vài nghìn đô, "nhấn chìm" các tin tức nóng khác đang thu hút sự chú tâm của công chúng.
Tối 21/8, tìm kiếm về vụ việc, hàng trăm nghìn kết quả liên quan hiện ra trên Google. Còn trên Facebook, tên của hoa khôi liên quan được gần 90 nghìn người bàn luận, cao hơn nhiều so với ông Trịnh Xuân Thanh và ông Trần Đại Quang hay BOT.
Trước khi bùng ra tin "bán dâm tiền đô", việc dùng tiền lẻ để phản đối các trạm BOT, sức khỏe của chủ tịch Việt Nam cùng khả năng Đức trả đũa vụ bắt cóc ông Thanh đã khiến cư dân mạng bình luận nhiều.
Vụ "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh thu hút nhiều sự chú ý của dư luận nhiều tuần nay.
Trả lời VOA tiếng Việt, luật gia Nguyễn Đình Hà đồng ý với ý kiến cho rằng có thể là có "thế lực" nào đó đang "lái dư luận" khỏi các vấn đề "nóng" và gây đau đầu cho chính quyền trong nước.
Ông nói thêm : "Cái chuyện mua bán dâm hàng nghìn đô thì không phải bây giờ mới có. Nó có từ trước rất lâu rồi. Có khả năng là việc này có sự dàn dựng, sắp xếp nào đó. Trong tình hình hiện tại ở xã hội Việt Nam thì đang có rất nhiều sự kiện nóng như việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh hay các trạm [thu phí] BOT ở Cai Lậy, đang thu hút sự chú ý của độc giả, của dư luận trong xã hội. Do vậy, việc tung lên cái thông tin về mua dâm đó có thể là để kéo sự chú ý của dư luận về hướng đó".
Đây không phải là lần đầu tiên có sự nghi ngờ về chuyện chính quyền "lái dư luận".
Hồi tháng Sáu, khi vấn đề sân golf trong sân bay Tây Sơn Nhất đang gây tranh cãi, công an Hà Nội bất ngờ "khởi tố hình sự" người dân Đồng Tâm, dù Chủ tịch Nguyễn Đức Chung từng cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự" đối với nhân dân xã này.
Việt Nam hiện vẫn "hình sự hóa" mại dâm.
Liên quan tới vụ "sex tour", trong các bản tin, báo chí trong nước chỉ đăng thông tin và hình ảnh của những người được cho là bán dâm mà không có bất kỳ chi tiết nào về người mua dâm, mà tin cho hay, có thể trả tới hàng nghìn đôla, cao hơn nhiều so với mức thu nhập của nhiều người dân.
Còn trước đó, một cụ ông ở Đà Nẵng được truyền thông đăng tải cả hình ảnh và địa chỉ khi bị bắt gặp "đi mua dâm". Người đàn ông 85 tuổi này sau đó đã phải đóng tiền phạt gần 800 nghìn đồng (khoảng 36 đôla).
Câu chuyện trên cũng đã khơi lại chủ đề cho phép những người bán dâm hoạt động theo pháp luật. Về việc này, luật gia Hà nói :
"Xu hướng kêu gọi hợp pháp hóa mại dâm không phải chỉ có khi xảy ra vụ việc này. Đã rất nhiều lần, khi sửa đổi các bộ luật của Việt Nam, thì đã có tiếng nói kêu gọi như thế. Rất nhiều người mong muốn rằng vấn đề mại dâm được hợp pháp hóa, bởi vì nó có những điểm lợi ích".
Vụ hoa khôi bán dâm làm nổi lên vấn đề hợp pháp hóa việc bán dâm.
Nhà hoạt động xã hội này nói thêm : "Thứ nhất, nó giúp hạn chế tình hình lây lan của các bệnh liên quan tới đường tình dục. Các cô gái khi đã được hợp pháp hóa như thế thì các cô sẽ được hưởng các quyền lợi được chăm sóc y tế, được khám định kỳ, được đóng bảo hiểm, được công nhận là một người lao động đàng hoàng, không phải trốn chui trốn lủi. Tiếp đến nữa là
Việt Nam hiện vẫn "hình sự hóa" mại dâm, khiến những người hoạt động mại dâm được cho là "gặp nhiều rủi ro, bị kỳ thị, lạm dụng và dễ bị tổn thương".
Trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải cũng đã "hiến kế tăng thu và giảm chi ngân sách" bằng việc "hợp pháp hoá mại dâm", dẫn tới việc "kích thích du lịch, giảm các vụ hiếp dâm và xâm phạm tình dục trẻ em, giảm thất nghiệp, giảm lao động tình dục nữ ra nước
https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/08/e/ed/ede38684-2fd1-4e53-835f-bf3586e9c5c9.mp4
Viễn Đông