Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quốc tế e ngại Việt Nam sẽ ngả về Trung Quốc nhiều hơn sau thanh trừng nội bộ

Hoàng Anh, Thoibao.de, 10/02/2023

Ngày 6/2, trên Tạp chí Việt Nam của đài RFI tiếng Việt có bài bình luận về chính trị Việt Nam với tựa đề "Thanh trừng chống tham nhũng : Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn ?" của tác giả Thanh Phương.

phongchong1

Tập Cận Bình trao huân chương đối ngoại cao nhất cho Nguyễn Phú Trọng

Bài bình luận nhắc lại việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và 2 Phó Thủ tướng bị bãi nhiệm vào tháng 1/2023 và cho rằng, báo chí quốc tế quan tâm đến tác động của những đảo lộn chính trị này đối với đường lối ngoại giao của Việt Nam.

Bài bình luận này dẫn bài phân tích của ông M.K. Bhadrakumar, nguyên là một nhà ngoại giao Ấn Độ, đăng trên trang Asia Times ngày 2/2, với tựa đề "Việt Nam thấy một tương lai chung với Trung Quốc hơn là với Hoa Kỳ".

Ông M.K. Bhadrakumar nhận định, cuộc thanh trừng chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy, Việt Nam đang đi theo hướng nặng về ý thức hệ hơn và bớt thân phương Tây hơn.

"Nỗ lực chống tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ do Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát động, đã tăng tốc trong những năm gần đây, và dường như được thúc đẩy bởi những mối quan tâm rất giống với những mối quan tâm của Đảng cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình. Về cơ bản, động lực của chiến dịch này là tính chính đáng của Đảng Cộng Sản Việt Nam với tư cách là đảng cầm quyền".

Ông M.K. Bhadrakumar khẳng định : "Không hề là ngẫu nhiên khi các lãnh đạo Đảng bị cách chức chủ yếu là thuộc phe "thân phương Tây", hoặc là những thành phần kỹ trị, và điều này có thể cho thấy là ông Nguyễn Phú Trọng quan tâm đến sự toàn vẹn về tư tưởng và cũng như về đạo đức của Đảng". 

Theo ghi nhận của ông M.K. Bhadrakumar, một số nhà phân tích phương Tây so sánh sự khẳng định quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng với việc củng cố quyền lực ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Bài bình luận trên RFI cho hay.

Theo ông M.K. Bhadrakumar, mối lo ngại thực sự của phương Tây là sự cân bằng quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam và trong Chính phủ hiện nay, có thể có lợi cho Trung Quốc và Nga hơn.

Bài bình luận trên RFI lại tiếp tục dẫn ý kiến trên tờ nhật báo Hồng Kông – Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cũng quan ngại về tác động của cuộc thanh trừng chống tham nhũng ở Việt Nam đến chính sách ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung.

Bài đăng trên Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 24/01/2023, viết : "Khi Việt Nam thanh lọc hàng ngũ lãnh đạo sau chiến dịch trấn áp tham nhũng, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về sự thiếu kinh nghiệm của ban lãnh đạo mới về chính sách đối ngoại và điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của Việt Nam đối phó với các thách thức ngoại giao trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung".

Tờ nhật báo Hồng Kông trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, cho rằng, sự ra đi của hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh, có thể làm giảm khả năng của Việt Nam giữ thế cân bằng trước cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, cũng như giải quyết các tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Bởi vì, cả hai đều đóng "vai trò quan trọng trong thành công ngoại giao của Hà Nội trong những năm gần đây".

Bài báo này cũng dẫn lời giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về an ninh chiến lược tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, dự báo, sẽ có "sự thiếu hụt thực sự kinh nghiệm về chính sách đối ngoại trong giới lãnh đạo cấp cao".

Bài bình luận trên RFI trích dẫn tờ nhật báo Le Monde của Pháp ngày 19/1/2023, theo đó cho rằng, "thông qua cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng của ông, chế độ cũng trừng phạt ba nhân vật nổi tiếng là thực dụng, và là những người tham gia nhiều nhất vào việc quản lý đất nước kể từ năm 2016".

Tờ báo trích lời Benoît de Tréglodé, chuyên gia về Việt Nam và giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự (Irsem), giải thích : "Ta chỉ cần nhìn xem những lãnh đạo bị cách chức đã được thay thế bởi ai. Trong số các Phó Thủ tướng mới, có một "nhà tư tưởng kiên định". Trong khi đó, Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính, người thay thế Nguyễn Xuân Phúc khi ông trở thành Chủ tịch nước vào năm 2021, đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình cho bộ máy tình báo và công an, tức là bộ đặc trách duy trì trật tự và đàn áp chính trị".

Chuyên gia Benoît de Tréglodé giải thích : "Trong vài năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​​​s gia tăng thc s v sc mnh ca b máy công an. Theo ông, hin tượng này phn ánh c mt cuc đấu đá để giành quyền kế nhiệm Tổng bí thư, chức vụ mà đương kim Bộ trưởng Công an Tô Lâm rất muốn nắm. Từ đây đến đó, ông được cho là sẽ được giao chức Chủ tịch nước. Đấu đá nội bộ cũng phản ánh một mối căng thẳng về định vị chiến lược của Việt Nam".

Theo cái nhìn của ông Benoît de Tréglodé, theo truyền thống, công an là "ngành có nhiều hợp tác với Trung Quốc nhất, là ngành mà hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam dễ nhất trí với nhau nhất về cách tốt nhất để giữ quyền lực". Vị chuyên gia Pháp cho rằng những cuộc thanh trừng ở cấp cao nhất này nhắm vào một tầng lớp lãnh đạo được coi là thực dụng và cởi mở với phương Tây, do đó có thể được coi là một "cử chỉ thiện chí về chính trị của Việt Nam đối với Bắc Kinh, rằng Việt Nam không dễ bị Mỹ lôi cuốn".

Tờ Jakarta Post của Indonesia ngày 30/01/2023 cũng bày tỏ quan ngại về tác động của thanh trừng chống tham nhũng đối với ASEAN, bài bình luận trên RFI cho biết.

Tờ báo cho rằng : "Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2023, Indonesia sẽ cần quan tâm nhiều hơn đến những diễn biến chính trị ở Việt Nam".

Tờ báo nhấn mạnh "một nước Việt Nam ổn định về chính trị là một yếu tố cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng ta đều mong rằng giới lãnh đạo của đảng ở Việt Nam sẽ tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi vì lợi ích của người dân Việt Nam, của ASEAN và của thế giới".

Hoàng Anh

Nguồn : Thoibao.de, 10/02/2023

**********************

Thanh trừng chống tham nhũng : Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn ?

Thanh Phương, RFI, 06/02/2023

Vào tháng trước, chỉ vài ngày trước Tết Nguyên Đán, 17/01/2023, một sự kiện chưa từng có ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế : Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã buộc phải từ chức trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng do tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát động. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, một chủ tịch nước phải "xin thôi" giữ chức lúc đương nhiệm. 

phongchong2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/09/2021. AP - Le Tri Dung

Về mặt chính thức, ông Nguyễn Xuân Phúc buộc phải từ chức như vậy là vì ông phải "chịu trách nhiệm chính trị", do trong thời gian làm thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021, ông đã "để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng". Trước ông Nguyễn Xuân Phúc, hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cũng đã buộc phải "xin thôi" giữ chức vào cuối tháng 12 năm ngoái do bị dính líu đến các vụ tham nhũng.

Những đảo lộn trong thành phần lãnh đạo tối cao của Việt Nam hiện vẫn là đề tài bàn luận của báo chí quốc tế, đặc biệt họ quan tâm đến tác động đối với đường lối ngoại giao của Việt Nam.

Việt Nam theo gương Trung Quốc 

Trang Asia Times ngày 02/02/2023 có đăng một bài phân tích của ông M.K. Bhadrakumar, nguyên là một nhà ngoại giao Ấn Độ, với tựa đề " Việt Nam thấy một tương lai chung với Trung Quốc hơn là với Hoa Kỳ" (Vietnam sees a shared future more with China than US). 

Theo nhận định chung của ông M.K. Bhadrakumar, cuộc thanh trừng chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy Việt Nam đang đi theo hướng nặng về ý thức hệ hơn và bớt thân phương Tây hơn.

Tác giả bài viết ghi nhận : "Nỗ lực chống tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ do tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát động đã tăng tốc trong những năm gần đây và dường như được thúc đẩy bởi những mối quan tâm rất giống với những mối quan tâm của Đảng cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Tập Cận Bình. Về cơ bản, động lực của chiến dịch này là tính chính đáng của Đảng cộng sản Việt Nam với tư cách là đảng cầm quyền".

Theo ông, Đảng cộng sản Việt Nam đang nhìn sang phía "đàn anh" Đảng cộng sản Trung Quốc vốn đã định hướng cho giai đoạn phát triển kinh tế kế tiếp với mục tiêu trở thành "một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại" (mục tiêu được đề ra tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2021).

Ông M.K. Bhadrakumar khẳng định : "Không hề là ngẫu nhiên khi các lãnh đạo đảng bị cách chức chủ yếu là thuộc phe "thân phương Tây" hoặc là những thành phần kỷ trị, và điều này có thể cho thấy là ông Nguyễn Phú Trọng quan tâm đến sự toàn vẹn về tư tưởng và cũng như về đạo đức của đảng". 

Còn ông Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian làm thủ tướng (2016/2021) được nhiều người xem là đã thúc đẩy các cải tổ tạo thuận lợi cho giới doanh nghiệp. Tác giả bài viết trích một bình luận trên trang web của đài phát thanh Deutsche Welle vào tháng trước, mô tả ông Phúc là một "lãnh đạo nghiêng về phương Tây" : 

"Quan hệ về mặt doanh nghiệp và chính trị giữa Việt Nam với các nước phương Tây đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vẫn hoài nghi về ý định của phương Tây. Nhiều người trong số họ lo sợ rằng các nền dân chủ phương Tây đang nhắm đến việc thay đổi chế độ ở quốc gia độc đảng này và họ lên án các tổ chức nước ngoài vẫn rao giảng cho chính phủ về nhân quyền. Bộ máy công an, mà thế lực đang lên, được cho là cảnh giác nhất với các nền dân chủ phương Tây".

Theo ghi nhận của ông M.K. Bhadrakumar, một số nhà phân tích phương Tây so sánh sự khẳng định quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng với việc củng cố quyền lực ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Tác giả bài viết trích dẫn ông Bill Hayton, một nhà quan sát và tác giả nổi tiếng về Việt Nam (Vietnam : The Rising Dragon) tại Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh) ở Luân Đôn, đã lưu ý một cách mỉa mai rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam coi Đảng cộng sản Trung Quốc "như một người bạn trong cuộc đấu tranh của họ để duy trì quyền kiểm soát Việt Nam". Hayton nhấn mạnh : "Tôi nghĩ đó là một lời cảnh báo rằng những người này thực sự không vội vã coi Hoa Kỳ là đồng minh hay bất cứ điều gì tương tự, họ coi Trung Quốc là một đối tác ý thức hệ hơn là Mỹ".

Theo ông M.K. Bhadrakumar, mối lo ngại thực sự của phương Tây là sự cân bằng quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam và trong chính phủ hiện nay có thể có lợi cho Trung Quốc và Nga hơn.

Tác giả bài viết trên Asia Times ghi nhận là cuộc thanh trừng trong ban lãnh đạo Việt Nam đã diễn ra khi ông Nguyễn Phú Trọng vừa trở về sau chuyến thăm "thành công" ở Trung Quốc cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm ngoái.

Ban lãnh đạo mới thiếu kinh nghiệm ngoại giao

Tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cũng quan ngại về tác động của cuộc thanh trừng chống tham nhũng ở Việt Nam đến chính sách ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. 

Trong một bài đăng mạng ngày 24/01/2023, tờ báo viết : "Khi Việt Nam thanh lọc hàng ngũ lãnh đạo sau chiến dịch trấn áp tham nhũng, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về sự thiếu kinh nghiệm của ban lãnh đạo mới về chính sách đối ngoại và điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của Việt Nam đối phó với các thách thức ngoại giao trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung"

South China Morning Post trích dẫn ông Hà Hoàng Hợp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, ghi nhận : "Dưới sự lãnh đạo về đối ngoại của thủ tướng Phạm Minh Chính, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và chính sách theo hướng phòng ngừa rủi ro của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi".

Bảo tồn các mối quan hệ hiện tại là một bài toán nan giải đối với Việt Nam, vốn đang xem xét khả năng chuyển từ quan hệ đối tác toàn diện sang quan hệ đối tác "chiến lược" với Hoa Kỳ, nhưng vẫn duy trì quan hệ thân hữu với Trung Quốc, quốc gia láng giềng của Việt Nam và cũng là đối tác thương mại lớn nhất.

Tờ nhật báo Hồng Kông trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, cho rằng năng lực của tân chủ tịch nước sẽ không có tác động đáng kể đến định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam, vì chức vụ này "phần lớn mang tính hình thức". Ông Giang nhắc lại chính sách đối ngoại của Việt Nam được quyết định tập thể và đã được Đại hội Đảng năm 2021 đề ra và khó có thể đổi hướng. Tuy nhiên, sự ra đi của hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh, cả hai đều đóng "vai trò quan trọng trong thành công ngoại giao của Hà Nội trong những năm gần đây", có thể làm giảm khả năng của Việt Nam giữ thế cân bằng trước cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, cũng như giải quyết các tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Mô tả sự thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại của Trần Lưu Quang (được bổ nhiệm thay thế ông Phạm Bình Minh làm phó thủ tướng) là điều "đáng lo ngại", Zachary Abuza, giáo sư về an ninh chiến lược tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, dự báo bộ trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn có thể là "người ra đi tiếp theo", do vai trò của ông với tư cách bộ trưởng trong vụ tai tiếng "chuyến bay giải cứu". Cũng theo giáo sư Abuza, nếu bộ trưởng Công An Tô Lâm trở thành chủ tịch nước, sẽ có "sự thiếu hụt thực sự kinh nghiệm về chính sách đối ngoại trong giới lãnh đạo cấp cao". 

Ảnh hưởng ngày càng mạnh của phe thân Bắc Kinh 

Tờ nhật báo Le Monde của Pháp ngày 19/01/2023, cũng đã có bài viết tựa đề " Ở Việt Nam, vụ cách chức chủ tịch nước cho thấy ảnh hưởng ngày càng mạnh của các lãnh đạo thân Bắc Kinh".

Theo Le Monde, "thông qua cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng của ông, chế độ cũng trừng phạt ba nhân vật nổi tiếng là thực dụng, và là những người tham gia nhiều nhất vào việc quản lý đất nước kể từ năm 2016". Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ (8% vào năm 2022), trong bối cảnh mở cửa ngày càng nhiều đối với đầu tư nước ngoài và mở cửa với phương Tây, đầu tiên là với Hoa Kỳ, quốc gia mà kể từ thời tổng thống Obama và nhất là kể từ thời chính quyền Biden đã vận động để củng cố quan hệ với Việt Nam.

Le Monde nhắc lại : Phó thủ tướng bị cách chức Phạm Bình Minh từng là bộ trưởng Ngoại Giao từ 2011 đến 2021. Cũng là ủy viên Bộ Chính Trị, ông là một trong số ít lãnh đạo từng du học tại Hoa Kỳ. Tờ báo trích lời Benoît de Tréglodé, chuyên gia về Việt Nam và giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự (Irsem), giải thích : "Ta chỉ cần nhìn xem những lãnh đạo bị cách chức đã được thay thế bởi ai. Trong số các phó thủ tướng mới có một "nhà tư tưởng kiên định". Trong khi đó, thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính, người thay thế Nguyễn Xuân Phúc khi ông trở thành chủ tịch nước vào năm 2021, đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình cho bộ máy tình báo và công an, tức là bộ đặc trách duy trì trật tự và đàn áp chính trị".

Chuyên gia Benoît de Tréglodé giải thích : "Trong vài năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​​​s gia tăng thc s v sc mnh ca b máy công an. Theo ông, hiện tượng này phản ánh cả một cuộc đấu đá để giành quyền kế nhiệm tổng bí thư, chức vụ mà đương kim bộ trưởng công an Tô Lâm rất muốn nắm. Từ đây đến đó, ông được cho là sẽ được giao chức chủ tịch nước. Đấu đá nội bộ cũng phản ánh một mối căng thẳng về định vị chiến lược của Việt Nam".

Theo cái nhìn của ông Benoît de Tréglodé, theo truyền thống, công an là "ngành có nhiều hợp tác với Trung Quốc nhất, là ngành mà hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam dễ nhất trí với nhau nhất về cách tốt nhất để giữ quyền lực". Vị chuyên gia Pháp cho rằng những cuộc thanh trừng ở cấp cao nhất này nhắm vào một tầng lớp lãnh đạo được coi là thực dụng và cởi mở với phương Tây, do đó có thể được coi là một "cử chỉ thiện chí về chính trị của Việt Nam đối với Bắc Kinh, rằng Việt Nam không dễ bị Mỹ lôi cuốn".

Ổn định chính trị của Việt Nam là cần thiết

Tờ Jakarta Post của Indonesia ngày 30/01/2023 cũng bày tỏ quan ngại về tác động của thanh trừng chống tham nhũng đối với ASEAN

Tờ báo cho rằng : "Với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2023, Indonesia sẽ cần quan tâm nhiều hơn đến những diễn biến chính trị ở Việt Nam. Cho đến nay, ít nhất là đối với những người bên ngoài, không có dấu hiệu đáng lo ngại nào từ Hà Nội trong cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo chính trị. ASEAN đã rất ngạc nhiên trước việc chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đột ngột từ chức hồi đầu tháng 1 trong bối cảnh nước này đang tăng cường trấn áp tham nhũng".

Jakarta Post nhắc lại, chỉ một tháng trước khi từ chức, ông Phúc đã đến Indonesia để hội đàm với tổng thống Joko Widodo để ký kết thỏa thuận lịch sử về Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) vùng biển Natuna giữa hai nước, một thỏa thuận mang tính lịch sử, đạt được sau 12 năm đàm phán.

Tờ báo nhấn mạnh "một nước Việt Nam ổn định về chính trị là một yếu tố cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng ta đều mong rằng giới lãnh đạo của đảng ở Việt Nam sẽ tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi vì lợi ích của người dân Việt Nam, của ASEAN và của thế giới".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 06/02/2023

Published in Diễn đàn

Tình nghĩa cộng sản và "cao quý" có… "thời"

Đồng Phụng Việt, RFA, 10/02/2023

Giờ, chỉ còn có thể tìm thấy tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng" trên website của các cơ quan truyền thông quốc tế (1).

congsan0

Thời hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc còn tay bắt mặt mừng - Ảnh minh họa

Những RFA, VOA, BBC đã dựa vào thông tin từ các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam để tường thuật về "Lễ bàn giao công tác Chủ tịch Nhà nước" giữa ông Phúc và bà Võ Thị Ánh Xuân hôm 4/2/2023. Tuy nhiên tất cả cơ quan truyền thông chính thức ở Việt Nam đã đồng loạt đục bỏ tuyên bố vừa kể (2) !

***

Tin ông Phúc từ nhiệm - rút lui khỏi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam và thôi làm Chủ tịch Nhà nước - được loan báo hôm 17/1/2023, sau cuộc họp bất thường của Ban chấp hành trung ương đảng khóa này (2). Trong thông cáo chính thức thì ông Phúc từ nhiệm vì tự thấy phải chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có nhiều cán bộ, bao gồm hai Phó Thủ tướng, ba Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng song chẳng ai tin đó là lý do thực.

Từ trung tuần tháng 12 năm ngoái thiên hạ đã kháo nhau về chuyện vợ con ông Phúc chính là những nhân vật ẩn danh, giấu mặt sau lưng Công ty Việt Á. Do vậy, ông Phúc sẽ bị xử lý. Sau đó, tin đồn được xác thực bằng việc Ban chấp hành trung ương đảng đồng ý cho ông Phúc thôi hết mọi thứ trong đảng và Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhất trí cao về việc cho ông thôi luôn chuyện làm Chủ tịch Nhà nước lẫn đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại Quốc hội.

Có một điểm đáng chú ý là cách nay chưa tới nửa năm – hồi hạ tuần tháng 8 năm ngoái, hệ thống công quyền Việt Nam từng nhảy dựng lên như bị tưới nước sôi khi có một streamer dám nói xa, nói gần về chuyện "hói là do xem nhiều phim khiêu dâm" khiến công chúng liên tưởng đến ông Phúc. Ngoài Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an, còn có Thanh tra của ngành Thông tin – Truyền thông hối hả nhập cuộc, phối hợp truy lùng để xử lý streamer "phát ngôn thiếu chuẩn mực, xúc phạm lãnh đạo cấp cao" (3).

Ở Việt Nam, "lãnh đạo cấp cao" đồng nghĩa với "cao quý" mà phàm đã "cao quý" thì không được "xúc phạm" dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả góp ý. Đã "xúc phạm" đến "lãnh đạo cấp cao" thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng bị xử lý hành chính. Tuy nhiên ông Phúc là ví dụ mới nhất cho thấy, "cao quý" của "lãnh đạo cấp cao" không phải là bản chất hay thuộc tính ! "Cao quý" có thời. Khi "lãnh đạo cấp cao" không may "sa cơ, thất thế", nói theo kiểu bình dân là "hết thời" thì "cao quý" cũng hết luôn !

Cứ đối chiếu phản ứng của hệ thống công quyền trong chuyện streamer đem "phim khiêu dâm" so với "hói" và chuyện các "đồng chí" của ông Phúc để thiên hạ tự do công kích từ ông đến vợ con trong hai tháng vừa qua ắt sẽ thấy ý nghĩa của "cao quý" nơi các "lãnh đạo cấp cao". Thậm chí, nếu theo dõi các diễn tiến liên quan đến việc điều tra Công ty Việt Á, điều tra việc tổ chức các chuyến bay giải cứu và xử lý cán bộ, có thể thấy rõ hơn thế nào là "tình nghĩa cộng sản".

Không có các "đồng chí" bơm thông tin ra ngoài và bật đèn xanh làm gì ông Phúc cũng như vợ con có thể bị búa rìu dư luận nện cho tan nát và khủng hoảng tới mức phải mượn dịp "bàn giao" để "thành kính phân bua" ! Bởi "cao quý" đã bốc hơi nên các "đồng chí" vừa sánh vai với Cựu Ủy viên Bộ Chính trị - cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào lăng viếng bác hồi Tết âm lịch (5) cùng ngoảnh đầu, không ai thèm xác nhận vợ con ông Phúc vô can với Việt Á.

Ngay cả khi ông Phúc đơn độc biện bạch "Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đảng đã có kết luận rõ ràng" và dù ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa thay mặt giới lãnh đạo đảng long trọng khẳng định : "Trong mọi hoàn cảnh, cương vị công tác, ông luôn đề cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành cách mạng. Trong nhiều nhiệm kỳ, ông đã cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo toàn đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng. Ở mỗi cấp, mỗi cơ quan đã từng công tác, ông luôn được anh em, đồng chí, đồng nghiệp yêu quý, tôn trọng bởi sự chân thành, dễ gần, tấm lòng nhiệt huyết và sự quan tâm tới mọi người, bạn bè quốc tế yêu mến, bày tỏ tình cảm thân thiết. Theo nguyện vọng cá nhân và trên cơ sở xem xét khách quan, cẩn trọng, kỹ lưỡng nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu theo quy định. Chúng ta mong muốn, với bề dày thực tiễn và kinh nghiệm phong phú, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục có những đóng góp tích cực cho đảng, đất nước, góp ý cho cán bộ đương chức những ý kiến thẳng thắn, chân tình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" (6) thì liền sau đó, hệ thống truyền thông chính thức vẫn đồng loạt đục bỏ "lời kêu oan" của ông Phúc. Đảng hành xử với một người "cao quý" như ông Phúc còn nghiệt ngã hơn tòa án xử những cá nhân phạm các tội "đại gian, đại ác" – bất kể tội đã phạm thế nào thì bị cáo vẫn được nói lời cuối cùng ! 

Đã đồng ý đổi chác với một cá nhân – đứng ra lãnh "trách nhiệm chính trị" cho cả hệ thống để nhận về "kết luận rõ ràng" từ "Ủy ban Kiểm tra trung ương" là "gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á" - thì còn đề nghị ông Phúc "tiếp tục có những đóng góp tích cực cho đảng, đất nước, góp ý cho cán bộ đương chức những ý kiến thẳng thắn, chân tình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" để làm gì ? Chẳng lẽ dân xứ này chưa hiểu thế nào là sự "chân thành" và thế nào là "tình nghĩa" kiểu cộng sản cho nên cần dùng thêm thủ pháp nhấn nhá cho chúng kinh ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 06/02/2023

Chú thích :

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-xuan-phuc-stated-his-wife-and-children-are-not-involved-inany-corruption-related-to-viet-a-02042023092135.html

(2) https://dangcongsan.vn/thoi-su/ban-chap-hanh-trung-uong-dang-dong-y-de-dong-chi-nguyen-xuan-phuc-thoi-giu-cac-chuc-vu-630214.html

(3) https://nld.com.vn/thoi-su/cuc-an-ninh-mang-truy-tim-nu-streamer-noi-tieng-xuc-pham-lanh-dao-cap-cao-2022082615442479.htm

(4) https://thanhnien.vn/xem-nhanh-20h-ngay-42-nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-noi-ly-do-xin-thoi-chuc-185230204195202855.htm

(5) https://www.vietnamplus.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc-vao-lang-vieng-bac-dip-tet-nguyen-dan/842109.vnp

(6) https://vtc.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-noi-ve-ly-do-xin-thoi-nhiem-vu-ar739913.html

**************************

Chuyện báo nhà nước gỡ phát biểu của ông Phúc về gia đình và Việt Á ?

RFA, 09/02/2023

Kết thúc bài phát biểu với tư cách Chủ tịch nước trong buổi lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, chiều ngày 4 tháng 2 năm 2023, tại Văn phòng Chủ tịch nước, ông Phúc khẳng định : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng".

nxp1

Ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Chủ tịch nước tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 22/9/2021 - Reuters

Phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc được các tờ báo lớn trong nước như Thanh Niên, Tiền Phong, Tạp chí Công thương… đăng tải. Hai ngày sau, phát biểu này bị gỡ ra khỏi các bản tin và các đoạn video tường thuật.

Việc đưa tin rồi gỡ bỏ lập tức được cư dân mạng xã hội bàn tán, bởi Việt Á được coi là một đại án với hàng loạt cán bộ từ trung ương đến địa phương bị khởi tố, bị bắt giam, trong đó có Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh và ông Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ. Điều đáng nói là trước khi bị bắt, hàng loạt giám đốc CDC đều tuyên bố trên báo chí là "không nhận bất cứ đồng nào từ Việt Á".

Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc ông Phúc phát biểu rằng vợ con không liên quan Việt Á lẫn việc báo chí rút tin xuống đều là những điều gây mất thêm lòng tin trong dân chúng. Ông nói :

"Thứ nhất ở góc độ của ông Phúc, với tư cách là một chủ tịch nước thì tôi cho rằng đó là một cách thanh minh rất dở. Bởi một chính trị gia khi đối diện với vấn đề khuất tất được dư luận quan tâm đặc biệt, thì càng thanh minh càng dễ bị khuấy sâu với thành ngữ là ‘có tật giật mình’.

Người dân chúng tôi không cần chính trị gia nói suông. Người dân chúng tôi cần chính trị gia hành động .

Còn đứng về phía báo chí, chuyện gỡ tin như vậy đã trở nên rất quen thuộc. Chắc chắn họ phải nhận được lệnh miệng từ một cấp rất cao trong Bộ Chính trị. Cái tư duy lệnh miệng này tai hại của nó rất lớn, và nó là một cái tư duy để quản trị xã hội suốt hàng chục năm qua tại Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực. Cả vấn đề an ninh quốc gia và vấn đề tham nhũng đều được điều khiển bằng tư duy lệnh miệng.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ở cấp cao nhất của Bộ chính trị cần phải nghiêm túc coi lại điều quan trọng nhất, đó là tính trách nhiệm, đối với nhân dân trong mọi vấn đề. Đặc biệt là vấn đề nghiêm trọng - tham nhũng".

Trong khi đó, một luật gia, từng là đảng viên Đảng cộng sản, không muốn nêu tên lại cho rằng, đây là điều báo chí nhà nước phải làm. Ông phân tích :

"Theo tôi, việc báo chí đăng câu nói của ông Phúc thanh minh chuyện gia đình không liên quan Việt Á là ngoài nội dung của buổi lễ bàn giao nhiệm vụ chủ tịch nước, nên phải bị gỡ bài.

Còn về phát ngôn của ông Phúc thì theo tôi, ông Phúc lợi dụng cơ hội cuối cùng này để thanh minh, vì từ nay sẽ không có dịp nào nữa, thì tung hê luôn thỏa thuận ngầm về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận như thế. Giả sử đúng như ông Phúc nói, thì kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ có giá trị đối với đảng viên và trong nội bộ Đảng thôi, nếu sau này cơ quan điều tra chứng minh được tội của gia đình ông Phúc, thì viện kiểm sát vẫn có quyền khởi tố công dân Phúc, Thu…, rồi đưa ra tòa xét xử. Ủy ban Kiểm tra Trung ương không thể làm thay cơ quan tư pháp được.

Trong chính trị, đây là đòn răn đe để ông Phúc sợ, đừng ho he gì nữa thôi, còn thực tế ông và gia đình nhiều khả năng vẫn an toàn, vì Tổng bí thư Trọng muốn đánh Chuột nhưng không được vỡ bình quý (bình ở đây là Đảng). Nếu làm cho Phúc nhục, thì tức là Đảng cũng nhục luôn, vì Phúc chắc chắn sẽ tung hết những cái bẩn thỉu khác của phe ‘chưa bị lộ’, không có lợi cho Đảng".

Vị luật gia này so sánh vụ việc ông Phúc với vụ Watergate của Mỹ rằng, nếu Tổng thống Richard Nixon không từ chức thì sẽ bị Quốc hội Mỹ phế truất, rồi tòa án truy tố, sẽ nhục hơn, bởi vậy Tổng thống Nixon từ chức để đổi lấy sự an toàn cho bản thân, sẽ không phải ra tòa.

Chuyện báo chí đưa tin rồi lấy xuống không là chuyện lạ với báo chí nhà nước Việt Nam, bởi tất cả báo chí Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đây không phải lần đầu phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc "biến mất" trên truyền thông nhà nước sau khi đăng. Có thể nêu lại ví dụ, hôm 20 tháng 2 năm 2020, báo chí nhà nước đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ "Đất nước ở trong tim" trong phong trào chống Covid-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bản tin trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ mà không đưa ra lý do.

Có ý kiến cho rằng, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh vần điệu có phần giống bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?" của cô giáo Trần Thị Lam viết năm 2016.

Nguồn : RFA, 09/02/2023

Published in Diễn đàn
mercredi, 08 février 2023 01:01

Người cộng sản Việt Nam quá tệ !

Sau các ông : Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam với chức vụ Phó Thủ tướng, tiếp theo là ông Nguyễn Xuân Phúc với chức vụ Chủ tịch nước, cả ba người đều được "cho thôi nhiệm vụ", khiến dư luận xã hội vừa thấy bất thường vừa thấy bình thường.

quate1

Bốn người bị thất sủng : Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thanh Long và Phạm Bình Minh

Bất thường bởi lẽ, đây là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, đồng loạt nhiều nhân vật cấp cao nhứt trong bộ máy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam liên tục bị "đá văng" ra khỏi ghế, một cách nhanh chóng như vậy. Bình thường bởi vì, cả ba ông đều được báo giới cho biết là "tự nguyện", sau bê bối lớn nhứt trong lịch sử hiện đại của Đảng cộng sản Việt Nam, khởi từ chiến dịch "chống dịch như chống giặc" bằng những que thử dỏm của Việt Á cùng những "chuyến bay giải cứu" - khoác cái vỏ hào nhoáng "yêu thương đồng bào" để cùng bắt tay trục lợi hàng trăm tỷ đồng của người Việt Nam.

Tất cả đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đều "đi từ trong quần chúng mà ra" nhưng khi họ rút lui, không một lời nhắn nhủ, cũng không một lời tạ tội trước "đồng bào" của họ ! Đó là một sự bạc bẽo đến tê tái, khi người ta nhớ lại, chính thức, có hơn 43.000 người đã mạng vong, cùng hàng trăm ngàn người bịnh hoạn đang đối mặt với các loại bịnh "Hậu Covid" vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại !

Người dân Việt Nam chưa bao giờ thấy bất cứ một người cộng sản Việt Nam đứng trước toàn dân, với lời xin lỗi cùng những dòng lệ (!), ngoại trừ nhân vật... Hồ Chí Minh năm xưa, khóc trong thảm nạn Cải Cách Ruộng Đất, với hơn 170.000 trường hợp oan ức mà vào tháng 12/1956, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I, Hồ Chí Minh đã dùng khăn chùi nước mắt, rồi thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận khuyết điểm trong công tác cải cách ruộng đất [1]. Tiếc thay ! Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được dựng lên, cũng không có người dân nào vào lúc bấy giờ - có được quyền tự do bỏ phiếu bầu chọn !

Từ chức là một khái niệm rất nhân bản, thể hiện tính Người cùng danh dự phẩm giá trong tư cách công bộc, khi chính trị gia đối diện trước dân với những hậu quả tồi tệ, thảm khốc nào đó. Khi chính trị gia cảm thấy hổ thẹn và để giữ lại thanh danh trong sự nghiệp chính trị cam go mới có được, lúc đó, họ mời báo đài đến để tuyên bố từ chức, xin lỗi trước dân. Người Việt Nam chưa bao giờ có hân hạnh như các dân tộc trong thế giới văn minh, dù đã gần 70 năm, tính từ Hồ Chí Minh khóc và gần nửa thế kỷ trôi qua, khi người cộng sản Việt Nam đã "làm nên trang sử hào hùng" với câu thơ :

Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào

Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn...

Thấm thoát mới đó mà đã hơn 3 năm trời, kể từ ngày con virus gớm ghiếc nào đó, bỗng nhiên tràn lan tại xứ thiên đàng ! Bắc Nam "sum họp" gần 48 mùa xuân nhưng chẳng hề thấy "vui hơn" chút nào cả ! Mùa Xuân Quý Mão - 2023, người người - nhà nhà ủ ê với túi tiền nhẹ tênh, cùng nhiều căn bịnh "từ trên Trời rơi xuống" hoặc "từ dưới đất chui lên", cùng nền kinh tế đang đầy những dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng !

Sau khi đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố [2] : "Lúc đó không sĩ diện gì hết, miễn có vắc-xin" vào hôm 22/01/2022 - tới nay chỉ một năm thêm đôi ba ngày, không hiểu lý do gì - từ đâu ra, mà đủ thứ chứng bịnh quái dị, tội phạm giết người không gớm tay, cùng rất nhiều cái chết kỳ lạ với những nguyên nhân rất mơ hồ, kể cả nhiều trường hợp khỏa thân 100% long nhong ra đường, leo cột điện cao thế và vô số những hình ảnh nhảy múa quái gỡ của người dân tại các đền chùa, cùng nhau mọc đầy trên các trang báo trong nước. Không một lời giải thích, cũng không một phản ứng đáng kể nào từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ngoài xác nhận từ Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Công an - Nguyễn Duy Ngọc : "Tội phạm hậu Covid đang rất phúc tạp" [3].

Hai vụ trọng án "Việt Á" (104 bị can) và "chuyến bay giải cứu" (41 bị can) đã "ngốn" hơn trăm "hột giống đỏ" của Đảng cộng sản Việt Nam [4] [5].

Hả hê và thỏa mãn là có thật trong dân chúng. Người Việt Nam tiếp tục thích thú và thấp thỏm trong đợi chờ, chen lẫn một chút sốt ruột đầy kịch tính, để mong mau mau chứng kiến nhiều thêm, những cao trào trong bộ phim "Đốt Lò", vốn được đạo diễn dựng lên trong ý tưởng lòe loẹt và các diễn viên sắm vai rất ồn ào - đầy náo nhiệt cùng nhiều tình tiết hồi hộp - tình huống gay cấn. Đoàn làm phim cứ ngỡ người Việt Nam rất vui mừng trong tinh thần tràn đầy hy vọng vào sự "SẠCH SẼ" của họ, rồi từ đó sẽ lan tỏa ra trong đông đảo quần chúng.

Sai lầm ! Bởi nhà sản xuất bộ phim "Đốt Lò" nào có ngờ, người Việt Nam dõi theo bộ phim nhiều tập đó, trong tư cách những khán giả nghèo khổ với sự bi quan trước hiện tình bế tắc. Họ nhìn ngắm các vai diễn trong bộ phim, để khuây khỏa chốc lát, trong tinh thần rời rã - hoang mang, vì ngày nào cũng chứng kiến những não nề và ai oán xuất hiện đầy trên các trang báo trong nước.

Ngày 7/2/2023, báo Zing cho hay [6] : Bịnh viên Ung Bướu lớn nhứt phía Nam với khả năng 1.000 giường bịnh nội trú và khoảng 3.000 bịnh nhân ngoại trú nhưng gần như quá tải với quan sát từ phòng viên : "Hầu hết khoa, phòng, khu hóa trị, xạ trị và phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 đều luôn trong tình trạng đông đúc người bệnh. Nhiều người bệnh phải ngồi bệt dưới sàn để chờ lượt khám vì không đủ ghế".

Không rõ số bịnh nhân tại các nơi khác, mang tính điển hình như : Chợ Rẫy, Nhi Đồng, Đại học Y Dược, Bình Dân, Gia Định và một số bịnh viện lớn khác là bao nhiêu. Nhưng có thể đánh giá tình hình sức khỏe của hàng triệu người dân (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông - Tây Nam bộ) đang suy giảm trầm trọng. Đây là sự đe dọa dữ dội cho toàn bộ nền kinh tế mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chưa bao giờ ngờ tới...

Không rõ lý do vì sao mà gần nửa thế kỷ, kể từ "ngày giải phóng", hầu hết các bịnh viện trong nước vẫn rất tệ về cơ sở vật chất - thuốc men thiếu thốn - tay nghề y khoa không cập nhựt kịp với đà tân tiến của thế giới. Cũng có khi là, tất cả các chức vụ cao cấp trong Ban chấp hành Trung ương Đảng - nội các Chính phủ - đại biểu Quốc hội, khi họ bị bịnh, luôn luôn tìm đến các bịnh viện nước ngoài, nên sự nghiệp chăm lo sức khỏe cho dân đen bị chểnh mảng đôi chút chăng (?!). Dĩ nhiên, chi phí điều trị - chắc chắn không hề ít - cho các ông (bà) quan chức, đều từ tiền thuế của toàn dân Việt Nam, cộng với sự chăm sóc chu đáo từ hệ thống y tế ngoại quốc. Tuy nhiên, thật đáng tiếc ! Bởi hầu hết các nhân vật cao cấp thuộc Đảng cộng sản Việt Nam thường "trở về quê hương" trong tình trạng "...dù đã hết lòng cứu chữa" của bác sĩ nước ngoài.

Âu cũng là "Trời cao có mắt" như dân gian muôn đời lưu truyền là vậy !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 08/02/2023

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_ru%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BA%A5t_t%E1%BA%A1i_mi%E1%BB%81n_B%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87t_Nam

[2] https://thanhnien.vn/thu-tuong-luc-do-khong-si-dien-gi-het-mien-co-vac-xin-1851423651.htm

[3] https://vietnamnet.vn/thu-truong-cong-an-toi-pham-hau-covid-19-dang-rat-phuc-tap-2058413.html

[4] https://plo.vn/vu-viet-a-khoi-to-them-2-bi-can-vu-dang-kiem-khoi-to-248-bi-can-post718288.html

[5] https://sputniknews.vn/20230202/tang-them-bi-can-vu-chuyen-bay-giai-cuu-bao-gio-bo-cong-an-dieu-tra-xong-viet-a-20947513.html

[6] https://zingnews.vn/benh-vien-ung-buou-lon-nhat-phia-nam-kin-benh-nhan-p...

Published in Diễn đàn
samedi, 04 février 2023 22:00

Tầm nhìn tương lai của Đảng

Những ngày này, Đảng cộng sản Việt Nam đang hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng (03/02/1930-2023) với nhiều hoạt động công cộng.

tamnhin1

Các trang báo nhà nước liên tục đưa tin, bài ca ngợi Đảng, đưa tin về các hoạt động như đợt chiếu phim kỷ niệm ngày 03/02, phong trào "cán bộ, đảng viên tiên phong nêu gương" trong nhiệm vụ… Các trang báo này cũng có cả những bài phân tích về thách thức đối với Đảng hiện nay.

Trên VietnamNet ngày 1/2/2023, Tiến sĩ ngành Quản trị công Nguyễn Văn Đáng đề cập đến hai thách thức lớn nhất của Đảng trong thời gian tới, đó là : thu hút sự ủng hộ của dân, và quản trị quốc gia tốt.

Việc hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với làn sóng giới trẻ du học, làm việc ở các quốc gia phát triển, đã dẫn đến sự đa dạng hóa về tư duy, về tư tưởng và lối sống. Phần đông lớp trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh đã không còn mối liên hệ với những "thành quả Cách mạng" của thế hệ đi trước. Việc độc quyền lãnh đạo của Đảng đã trở nên khó khăn hơn, nhiều trở lực hơn.

Những vấn đề này hoàn toàn không mới, nhưng Đảng cộng sản không có giải pháp. Bởi vì, cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận mô hình đa nguyên, dân chủ và nhân quyền kiểu phương Tây. Hệ thống báo chí và hệ thống tuyên truyền Đảng vẫn coi việc chuyển đổi mô hình này là nguy cơ của Đảng. Đảng xác định 4 nguy cơ lớn là "tham nhũng", "suy thoái", "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa".

Việt Nam đang bị cuốn trong những mâu thuẫn nội tại, giữa sự đòi hỏi phải mở rộng tự do để phát triển kinh tế, sự đòi hỏi một cơ chế minh bạch để phát triển bền vững và ổn định, với tham vọng nắm giữ độc quyền cai trị của Đảng cộng sản.

Những đòi hỏi để phát triển sẽ dẫn tới những đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu chính trị, đó lại là tử huyệt của Đảng.

Từ cuối năm 2017, hai tác giả Adam Fforde và Lada Homutova đã có bài đăng trên trang journals.sagepub.com với tựa đề tạm dịch là "Quyền lực chính trị ở Việt Nam : Đảng cộng sản có phải là người khổng lồ bằng giấy". Hai tác giả đặt câu hỏi tiến trình Đổi mới có mục tiêu gì.

tamnhin2

Theo các tác giả, công cuộc đổi mới của Đảng ban đầu có mục đích "cứu nguy cho chế độ". Dần dần, nó thêm vào mục tiêu "thành công". Mục tiêu thành công này bao gồm cả thành công bảo vệ chế độ và thành công phát triển kinh tế. Vậy nên, xã hội Việt Nam cứ tiếp tục mở cửa và phát triển kinh tế, nhưng đồng thời bộ máy nhà nước vẫn theo kiểu cũ, cồng kềnh, tập trung và quan liêu.

Các học giả nước ngoài đặt ra câu hỏi, liệu đặc thù của thể chế ở Việt Nam có sức sống thế nào ; và liệu mô hình tân tự do có tương lai gì ở Việt Nam hay không.

Ông Adam Fforde, một chuyên gia có thời gian làm việc lâu tại Việt Nam, dùng hình tượng một người khổng lồ nắm quyền để giải thích về việc chính quyền Việt Nam đang cố gắng tìm một con đường khả thi trong bối cảnh thay đổi các mối tương quan trong nội bộ và quốc tế. Hình tượng người khổng lồ đặc trưng cho một nhà nước lớn, một nhà nước muốn quản lý tất cả, can thiệp tất cả từ không gian tư nhân cho đến không gian công cộng.

Ông Adam Fforde cho rằng, thể chế Việt Nam là một thứ thể chế nhấn mạnh đến uy quyền, sử dụng uy quyền để thực hiện các công việc cho quốc gia và cho chính họ. Họ giữ quyền trong tâm thế vì quốc gia và bảo vệ dân, nhưng bằng một thứ ngôn ngữ khá độc đoán.

Do đó, thách thức cho việc hiện đại hóa bộ máy đã gặp một cản trở lớn, ngay trong quan điểm chính trị.

Khi nào nhà cầm quyền Việt Nam còn ôm giấc mộng Marx Lenin thì khi đó chính trị và xã hội Việt Nam còn bất ổn, bởi rất đơn giản, tư tưởng Marx Lenin không chấp nhận thị trường tự do, tự do cá nhân. Họ coi, mỗi cá nhân chỉ là một phần tử trong tập thể và tuân thủ các quyết định của tập thể. Và tất nhiên, điều này đối lập với quan điểm tự do.

Hoàng Anh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 04/02/2023

Published in Diễn đàn
samedi, 04 février 2023 00:49

Tầm nhìn tương lai của Đảng

Những ngày này, Đảng cộng sản Việt Nam đang hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng (03/02/1930-2023) với nhiều hoạt động công cộng.

tamnhin0

Sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, Đảng đảm nhiệm cả hai vai trò : lãnh đạo và cầm quyền.

Các trang báo nhà nước liên tục đưa tin, bài ca ngợi Đảng, đưa tin về các hoạt động như đợt chiếu phim kỷ niệm ngày 03/02, phong trào "cán bộ, đảng viên tiên phong nêu gương" trong nhiệm vụ… Các trang báo này cũng có cả những bài phân tích về thách thức đối với Đảng hiện nay.

Trên VietnamNet ngày 1/2/2023, Tiến sĩ ngành Quản trị công Nguyễn Văn Đáng đề cập đến hai thách thức lớn nhất của Đảng trong thời gian tới, đó là : thu hút sự ủng hộ của dân, và quản trị quốc gia tốt.

Việc hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với làn sóng giới trẻ du học, làm việc ở các quốc gia phát triển, đã dẫn đến sự đa dạng hóa về tư duy, về tư tưởng và lối sống. Phần đông lớp trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh đã không còn mối liên hệ với những "thành quả Cách mạng" của thế hệ đi trước. Việc độc quyền lãnh đạo của Đảng đã trở nên khó khăn hơn, nhiều trở lực hơn.

Những vấn đề này hoàn toàn không mới, nhưng Đảng cộng sản không có giải pháp. Bởi vì, cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận mô hình đa nguyên, dân chủ và nhân quyền kiểu phương Tây. Hệ thống báo chí và hệ thống tuyên truyền Đảng vẫn coi việc chuyển đổi mô hình này là nguy cơ của Đảng. Đảng xác định 4 nguy cơ lớn là "tham nhũng", "suy thoái", "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa".

Việt Nam đang bị cuốn trong những mâu thuẫn nội tại, giữa sự đòi hỏi phải mở rộng tự do để phát triển kinh tế, sự đòi hỏi một cơ chế minh bạch để phát triển bền vững và ổn định, với tham vọng nắm giữ độc quyền cai trị của Đảng cộng sản.

Những đòi hỏi để phát triển sẽ dẫn tới những đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu chính trị, đó lại là tử huyệt của Đảng.

Từ cuối năm 2017, hai tác giả Adam Fforde và Lada Homutova đã có bài đăng trên trang journals.sagepub.com với tựa đề tạm dịch là "Quyền lực chính trị ở Việt Nam : Đảng cộng sản có phải là nhà khổng lồ bằng giấy". Hai tác giả đặt câu hỏi tiến trình Đổi mới có mục tiêu gì.

Theo các tác giả, công cuộc đổi mới của Đảng ban đầu có mục đích "cứu nguy cho chế độ". Dần dần, nó thêm vào mục tiêu "thành công". Mục tiêu thành công này bao gồm cả thành công bảo vệ chế độ và thành công phát triển kinh tế. Vậy nên, xã hội Việt Nam cứ tiếp tục mở cửa và phát triển kinh tế, nhưng đồng thời bộ máy nhà nước vẫn theo kiểu cũ, cồng kềnh, tập trung và quan liêu.

Các học giả nước ngoài đặt ra câu hỏi, liệu đặc thù của thể chế ở Việt Nam có sức sống thế nào ; và liệu mô hình tân tự do có tương lai gì ở Việt Nam hay không.

Ông Adam Fforde, một chuyên gia có thời gian làm việc lâu tại Việt Nam, dùng hình tượng một người khổng lồ nắm quyền để giải thích về việc chính quyền Việt Nam đang cố gắng tìm một con đường khả thi trong bối cảnh thay đổi các mối tương quan trong nội bộ và quốc tế. Hình tượng người khổng lồ đặc trưng cho một nhà nước lớn, một nhà nước muốn quản lý tất cả, can thiệp tất cả từ không gian tư nhân cho đến không gian công cộng.

Ông Adam Fforde cho rằng, thể chế Việt Nam là một thứ thể chế nhấn mạnh đến uy quyền, sử dụng uy quyền để thực hiện các công việc cho quốc gia và cho chính họ. Họ giữ quyền trong tâm thế vì quốc gia và bảo vệ dân, nhưng bằng một thứ ngôn ngữ khá độc đoán.

Do đó, thách thức cho việc hiện đại hóa bộ máy đã gặp một cản trở lớn, ngay trong quan điểm chính trị.

Khi nào nhà cầm quyền Việt Nam còn ôm giấc mộng Marx Lenin thì khi đó chính trị và xã hội Việt Nam còn bất ổn, bởi rất đơn giản, tư tưởng Marx Lenin không chấp nhận thị trường tự do, tự do cá nhân. Họ coi, mỗi cá nhân chỉ là một phần tử trong tập thể và tuân thủ các quyết định của tập thể. Và tất nhiên, điều này đối lập với quan điểm tự do.

Hoàng Anh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 04/02/2023

Published in Diễn đàn
dimanche, 05 février 2023 23:21

Đảng cộng sản Việt Nam sau 93 năm

'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau' ?

BBC, 05/02/2023

Nhà nghiên cứu Trần Thị Bích từ CSIS nói "tình trạng tham nhũng tràn lan đã làm suy giảm tính chính danh của Đảng"

dang0

Chiến dịch 'đốt lò' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "chưa nhắm tới giải quyết gốc rễ của vấn đề", một nhà nghiên cứu từ Center for Strategic and International Studies (CSIS) bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 05/02.

Đảng cộng sản Việt Nam đã 'rầm rộ' tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 93 năm ngày thành lập hôm 03/02.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) diễn ra vào ngày 03/02 tại Hà Nội.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ nói : "Sức hấp dẫn và hiệu ứng lan tỏa của các tác phẩm báo chí về đề tài xây dựng Đảng càng khẳng định trách nhiệm và sự ủng hộ to lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự cổ vũ nhiệt thành của toàn thể nhân dân đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam", theo báo Nhân Dân .

Thành tựu và mục tiêu gì ?

Về những thành tựu của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay, nhà nghiên cứu Trần Thị Bích từ CSIS nói với BBC :

"Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra những cải cách và chính sách có thể nói là kịp thời giúp Việt Nam thích ứng với tình hình mới sau Chiến tranh Lạnh và từ đó phát triển kinh tế và nâng cao vị thế. Trong đó phải kể đến chính sách Đổi Mới năm 1986 và chiến lược hợp tác và đấu tranh năm 2003.

Nhờ vào những thay đổi đó, từ một đất nước bị cô lập và bị cấm vận, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trên tổng số 193 thành viên Liên Hợp Quốc, bao gồm cả 5 thành viên Hội Đồng Bảo An, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và đối tác toàn diện với 14 nước".

"Hiện Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế, có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, và đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do với 65 trung tâm và nền kinh tế hàng đầu thế giới", bà Bích cho biết.

Đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận "mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 không hoàn thành" .

Thay vào đó, Đảng cộng sản Việt Nam lập mục tiêu vào năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, "Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao" .

Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao .

Tuy nhiên mức thu nhập đầu người cụ thể đã không được đề cập trong các mục tiêu này.

Thay vào đó, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đề cập mục tiêu đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD .

Tính chính danh 'suy giảm'

Trong báo cáo 'Corruption Perceptions Index năm 2022' của tổ chức Transparency International, Việt Nam đã được tăng 3 điểm lên mức 42 điểm, và ở vị trí thứ 77. Đây cũng mức điểm cao nhất của Việt Nam kể từ năm 2012 đến nay

Nhà nghiên cứu từ CSIS cho rằng "tình trạng tham nhũng tràn lan đã làm suy giảm tính chính danh của Đảng".

"Lãnh đạo Việt Nam đã nói rất nhiều về việc chống tham nhũng nhưng hiệu quả còn chưa cao. Chiến dịch 'đốt lò' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới chỉ tập trung vào việc làm giảm bớt triệu chứng nhưng chưa nhắm tới giải quyết gốc rễ của vấn đề".

Ngày 02/02, tại Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắc  đến tác phẩm "Thép đã tôi thế đây" của nhà văn Liên Xô Nikolai Ostrovski, cụ thể ông trích dẫn câu nói, "Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần".

Danh dự "mới là điều thiêng liêng" đã được ông Trọng nhắc đến nhiều lần trước đó trong bối cảnh chiến dịch 'đốt lò' vẫn tiếp tục 'nóng' lên với hai đại án là chuyến bay 'giải cứu' và kit xét nghiệm Việt Á.

Một số nhân vật hàng đầu trong chính phủ Việt Nam đã rời khỏi chức vụ, và được truyền thông trong nước nhắc đến là "được miễn nhiệm".

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội làm thủ tục miễn nhiệm chức Chủ tịch nước hôm 18/01 để 'chịu trách nhiệm chính trị' trước 'Đảng và nhân dân'.

Hôm 04/02, vị nguyên Chủ tịch nước nói một ý về vụ Việt Á : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng".

Trước đó chiều 09/01, hai phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam được miễn nhiệm "trên cơ sở nguyện vọng cá nhân".

Trong báo cáo 'Corruption Perceptions Index năm 2022' của tổ chức Transparency International, Việt Nam đã được tăng 3 điểm lên mức 42 điểm, và ở vị trí thứ 77 .

Đây cũng mức điểm cao nhất của Việt Nam kể từ năm 2012 đến nay.

Hiện chưa rõ căn cứ Transparency International tăng điểm cho Việt Nam.

BBC News tiếng Việt đã liên lạc về vấn đề này nhưng Transparency International từ chối đưa ra bình luận.

Về lý do sâu xa của tham nhũng, bà Trần Thị Bích đề cập đến một trong các nguyên nhân là "lương công chức còn rất thấp".

"Trước ngày 07/01/2023, lương công chức loại C bậc 1 chỉ có 2.011.500 đồng/tháng. Bậc lương công chức cao nhất là loại A3, bậc 6 cũng chỉ dừng ở mức 11.920.000/ tháng. Mức lương như vậy không đủ sống, khiến cho công chức phải tìm đến những nguồn thu nhập ngoài luồng".

"Để giải quyết được nạn tham nhũng, Việt Nam cần nâng cao mức lương công chức không chỉ đủ sống mà còn dư để tiết kiệm. Việc tiếp theo là tăng mức hình phạt cho việc tham nhũng để răn đe", bà Bích nhận định.

Vẫn là lực lượng 'tiên phong' ?

Danh dự "mới là điều thiêng liêng" đã được ông Trọng nhắc đến nhiều lần trước đó trong bối cảnh chiến dịch 'đốt lò' vẫn tiếp tục 'nóng' lên với hai đại án là chuyến bay 'giải cứu' và kit xét nghiệm Việt Á

Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn sẽ giữ 'vai trò tiên phong' hay không hay liệu có kịch bản nào xảy ra tiếp theo, nhà nghiên cứu Trần Thị Bích đánh giá :

"Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam ghi rõ Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này chỉ có thể thay đổi khi Hiến pháp được sửa đổi".

Cho đến nay trên thế giới có 5 quốc gia theo chế độ cộng sản gồm Trung Quốc, Bắc Hàn, Lào, Cuba và Việt Nam.

Tháng 11/2022, Viện International Institute for Democracy and Electoral Assistance (International IDEA) đã công bố báo cáo về Tình trạng Dân chủ Toàn cầu năm 2022 .

Bản báo cáo của IDEA cho thấy trong khu vực Đông Nam Á, thì Campuchia, Lào và Việt Nam "vẫn gắn chặt với chủ nghĩa chuyên chế mà không thấy dấu hiệu thay đổi nào".

Trong các nhóm nước, thì IDEA xếp Việt Nam nằm ở nhóm nước theo chế độ chuyên chế (authoritarian regime).

Nội dung báo cáo 2022 có liên quan đến Việt Nam như sau : "Việt Nam, giống Trung Quốc và Singapore đã thành công trong việc mang lại sự thịnh vượng kinh tế mà không trao quyền dân chủ, mang lại cho thể chế cộng sản một vỏ ngoài về tính chính danh trước quần chúng".

"Ở Trung Quốc và Việt Nam, người dân có thể cảm thấy tiến trình dân chủ hiện là không khả thi hoặc quá nhiều rủi ro".

Gần hơn với Trung Quốc hay là Mỹ ?

"Đất nước Việt Nam muốn duy trì một vị trí cân bằng và không chọn phe. Tuy nhiên, sự cân bằng đó có được duy trì hay không phụ thuộc vào hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và cách Mỹ tiếp cận với những vấn đề nhạy cảm, như nhân quyền, trong quan hệ với Việt Nam", nhà nghiên cứu Trần Thị Bích cho biết.

Nhận định về triển vọng Đảng cộng sản Việt Nam sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc hay sẽ là với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang dâng cao trên thế giới, nhà nghiên cứu Trần Thị Bích nói :

"Cần phân biệt rõ Đảng cộng sản Việt Nam và đất nước Việt Nam. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt-Trung năm 1991, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn duy trì quan hệ tốt với Đảng cộng sản Trung Quốc để giúp đỡ lẫn nhau sau sự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩa".

"Đất nước Việt Nam muốn duy trì một vị trí cân bằng và không chọn phe. Tuy nhiên, sự cân bằng đó có được duy trì hay không phụ thuộc vào hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và cách Mỹ tiếp cận với những vấn đề nhạy cảm, như nhân quyền, trong quan hệ với Việt Nam", bà Bích nhận định với BBC.

Trước đó, hồi tháng 11/2022, trong chuyến công du của ông Trọng đến Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói cả hai nước và hai Đảng cộng sản "không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp" vào tiến trình của đôi bên, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.

Bình luận với BBC vào tháng 11/2022, Giáo sư Carl Thayer cho rằng, hai nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc sẽ chú trọng vào đường hướng tương lai của hai đảng và các cam đoan lẫn nhau rằng đôi bên đều đoàn kết xã hội chủ nghĩa.

"Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề lo ngại về sự nhúng tay của Mỹ vào các vấn đề đối nội của Việt Nam nhằm làm thay đổi chế độ. Ông Tập cũng sẽ đảm bảo với ông Trọng rằng Trung Quốc sẽ không tìm cách phá hoại hệ thống chính trị của Việt Nam", theo ông Carl Thayer.

Nguồn : BBC, 05/02/2023

****************************

Đảng cộng sản Việt Nam tròn 93 tuổi và Tầm nhìn 2045 từ các phía

BBC, 03/02/2023

Trước ngày kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930-2023), báo chí chính thống ở nước này có nhiều bài về các hoạt động kỷ niệm công cộng.

dang2

Những ngày đầu của nền độc lập : Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng đọc diễn văn chào mừng Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh từ Pháp trở về. Đây là giai đoạn Đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận có tính chiến thuật thể chế đa đảng trong Quốc hội 1946. Trong số quan khách có sĩ quan Pháp.

Ví dụ như đợt chiếu phim kỷ niệm ngày 03/02, phong trào "cán bộ, đảng viên tiên phong nêu gương" trong nhiệm vụ... cùng nhiều hoạt động khác.

Bên cạnh dòng tin bài thuần tuý ca ngợi cũng có những phân tích về thách thức cho đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.

Trên trang Tuần Việt Nam (VietnamNet 01/02/2023), Tiến sĩ ngành quản trị công Nguyễn Văn Đáng đề cập đến hai thách thức ông cho là lớn nhất của Đảng cộng sản Việt Nam trong hai thập niên tới : thu hút sự ủng hộ của dân, và quản trị quốc gia tốt.

Tác giả này viết :

"Từ góc độ lãnh đạo và cầm quyền, có thể thấy hai thách thức lớn nhất đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tiến trình hiện thực hóa khát vọng quốc gia phát triển trong hơn hai thập kỷ tới.

Thứ nhất, với vai trò lãnh đạo là thu hút và vun đắp sự ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân cho tầm nhìn lãnh đạo...

Thứ hai, với vai trò cầm quyền là thực hiện quản trị quốc gia tốt".

Thực tế thay đổi nhanh hơn bộ máy ?

Có vẻ như cả hai điều này, được giới quan sát nước ngoài chỉ ra lâu nay, đều nảy sinh từ hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam hiện nay :

Hội nhập quốc tế sâu rộng dẫn tới đa dạng hóa tư duy, tư tưởng, lối sống ; dân số trẻ rất đông (không còn nhớ 'công lao cách mạng' của các thế hệ cộng sản đi trước), và độc quyền của đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước ở quốc gia gần 100 triệu dân - đông dân nên quản lý và phát triển không dễ như trước.

Xã hội Việt Nam đã thay đổi nhiều và các vấn đề trở nên phức tạp hơn, yêu cầu, áp lực với bộ máy chuyên chính kiểu Leninist xem ra đã bất cập ở nhiều điểm.

Thế nhưng, trong khuôn khổ của hệ thống hiện nay, Tiến sĩ Đáng chỉ nêu ra biện pháp mang tính kỹ thuật, tăng hiệu năng chứ không thay đổi cơ bản thể chế hiện hành, vì mô hình tam quyền phân lập bị chính thức tẩy chay ở Việt Nam :

"Đảng cần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa cấu trúc quản trị quốc gia nhằm gia tăng hiệu lực, hiệu quả của việc ban hành và thực thi chính sách.

Những chính sách tốt sẽ chứng minh năng lực cầm quyền của Đảng với bằng chứng là sự thay đổi tích cực cho các nhóm xã hội cụ thể, qua đó góp phần vào sự thay đổi chung của đất nước…".

Điều này đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài chỉ ra từ mấy năm trước khi nói về tham vọng tự đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Cuối năm 2017, bài của Adam Fforde và Lada Homutova "Political Authority in Vietnam : Is The Vietnamese Communist Party a Paper Leviathan ?" (Uy quyền chính trị ở Việt Nam : Đảng cộng sản Việt Nam có phải là nhà khổng lồ chân đất sét ? - nguyên văn : bằng giấy) đặt câu hỏi tiến trình Đổi mới có mục tiêu gì.

Theo họ, ban đầu thì Đổi mới là để cứu chế độ, nhưng sau nó có thêm mục tiêu là tạo thành công. Tham vọng của Đảng cộng sản Việt Nam vừa là "bảo tồn thể chế" (regime survival) và "thành công của thể chế này" (regime success).

Điều này lý giải một mặt nền kinh tế và xã hội cứ tiếp tục mở, một mặt, bộ máy cứ tiếp tục học theo lối cũ, nặng về tư tưởng.

Từ 2017 đến nay, tiến trình không thay đổi.

Điểm mới là xung khắc 'thị trường-ý thức hệ' tiếp tục giằng xé nội bộ, nhân sự của 5 triệu đảng viên ở Việt Nam, và một số không nhỏ đã dính án tham nhũng.

Ngay tuần này các báo Đảng cộng sản ở Việt Nam tiếp tục đề xuất lấy lý luận chính trị là kim chỉ nam cho hệ thống công :

"Mọi cán bộ, đảng viên ra sức học tập lý luận chính trị, nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, khắc phục tình trạng ngại, lười học lý luận hoặc học hời hợt, hình thức cốt có bằng cấp để xếp ngạch cán bộ, công chức hoặc quy hoạch cán bộ, thăng tiến".

Có chỗ cho cải cách kiểu 'tân tự do' hay không ?

Trong các văn bản chính thức tại Việt Nam về Tầm nhìn 2045 (có chỗ nêu 2050), Đảng cầm quyền hoàn toàn bác bỏ mô hình đa nguyên chính trị và 'dân chủ, nhân quyền kiểu Phương Tây".

Cùng lúc cải cách kinh tế của nước này hưởng lợi lớn từ hệ thống tân tự do toàn cầu, tạm gọi là 'Trật tự đồng đô la'.

Dù các nhóm phản biện trong nội bộ hệ thống ở Việt Nam, cùng một số nhà hoạt động, nhân sĩ đã nêu ra nhu cầu cải tổ thể chế từ lâu, các báo Đảng coi việc chuyển đổi mô hình này là nguy hiểm :

"Bốn nguy cơ Đảng nêu ra gần 30 năm trước đến nay vẫn tồn tại có mặt phức tạp hơn, như tham nhũng, suy thoái, tiêu cực, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Trong khi đó, các sử gia quan trọng trên thế giới như Niall Ferguson (Đại học Harvard) tin rằng sau Chiến tranh Lạnh, bước vào Thế kỷ 21, "công nghệ và kinh tế" sẽ quyết định chính trị, xã hội và sự tồn vong của các dân tộc, chứ không phải ngược lại.

Điều này làm bật ra câu hỏi tính đặc thù của thể chế ở Việt Nam có sức sống thế nào, và với các học giả nước ngoài, mô hình tân tự do (neoliberalism) có tương lai gì ở Việt Nam hay không.

Vẫn hai tác giả nước ngoài nói trên, gồm ông Adam Fforde, một chuyên gia có thời gian làm việc lâu tại Việt Nam, dùng biểu tượng Leviathan - người khổng lồ nắm quyền, của Thomas Hobbes để cho rằng chính quyền ở Việt Nam cố tìm một con đường khả thi trong bối cảnh thay đổi nội bộ và quốc tế.

Họ không phải là độc tài, mà là một thứ thể chế nhấn mạnh đến uy quyền để làm một cái gì đó cho quốc gia và cho chính họ. Nói ngắn gọn thì thể chế của Đảng cộng sản Việt Nam cố gắng làm một thứ Leviathan có uy quyền thực sự, không phải "hổ giấy".

Họ giữ quyền trong tâm thế vì quốc gia và bảo vệ dân, tuy bằng ngôn ngữ khá độc đoán, chứ không phải là thứ quyền lực thô bạo, hai nhà nghiên cứu viết.

Tuy thế, thách thức hiện đại hóa bộ máy lại gặp một cản trở lớn... ngay trong mảng khái niệm chính trị cơ bản.

Phân tích hai khái niệm 'uy' (authority) và 'quyền lực' (power) trong chính tiếng Việt, Fforde và Homutova đi đến kết luận khá cơ bản về cơ hội tiếp tục áp dụng các biện pháp của chủ nghĩa tân tự do tại Việt Nam, hiểu rộng ra là cải cách kiểu hiện đại hóa, toàn cầu hóa, kỹ trị :

"Nếu thể chế này muốn dùng các kỹ năng quản trị tân tự do, nó phải cải tổ về mặt chính trị và cùng lúc, đảm bảo uy quyền" (if it wants to use neoliberal governing techniques, it must reform politically and, concurrently, secure authority).

Tầm nhìn 2045 như thế có vẻ như đang tiếp tục cần được thảo luận để xem con đường nào ít mâu thuẫn nội tại nhất cho hệ thống chính trị Việt Nam những năm tháng tới.

Nguồn : BBC, 03/02/2023

Published in Việt Nam

Lời tòa soạn : Chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả một bài viết cũ của Nguyễn Gia Kiểng nhân dịp chính quyền Việt Nam kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản. Bài viết tuy đã được phổ biến cách đây 8 năm nhưng nội dung và những lý luận về Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn thời sự. Nội dung bài này cung cấp thêm một số lý luận khác về vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt giai đoạn vừa qua.

Kính chúc quý độc giả một ngày bình yên.

Ban biên tập Thông Luận

----------------------

nhinlai1

Đảng cộng sản đã là yếu tố chính trong các yếu tố quyết định số phận của đất nước ta trong gần một thế kỷ qua.

Nếu ta đặt câu hỏi : "Nếu không có Đảng Cộng Sản thì ngày nay Việt Nam sẽ ra sao ?" thì chắc chắn câu trả lời sẽ là : "ít nhất cũng phồn vinh hơn gấp 15 hay 20 lần hiện nay, đã là một trong những nước G20, đã không có sáu triệu người thiệt mạng vì nội chiến, đã không mất Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc". Thành tích của Đảng Cộng Sản thật là kinh hoàng. Thất bại không phải là từ ngữ phù hợp, phải nói là thảm họa.

Hôm nay, ngày 3/2/2015 này Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa tròn 85 tuổi và đã cầm quyền trong gần 70 năm tại miền Bắc và 40 năm trên cả nước. Dù có lập trường nào đối với Đảng Cộng Sản thì đây cũng vẫn phải là thời điểm để nhìn lại thành tích của nó, vì một lý do giản dị là chúng ta đã là chúng ta hiện nay vì nó. Nó đã là yếu tố chính trong các yếu tố quyết định số phận của đất nước ta trong gần một thế kỷ qua.

Chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước hay nội chiến khủng bố ?

Hãy bắt đầu bằng thành tích quan trọng nhất, cũng là thành tích duy nhất mà Đảng Cộng Sản tự hào : cuộc chiến 1945-1975. Sự kiện cho tới nay các cấp lãnh đạo cộng sản chỉ tự hào về cuộc chiến này tự nó có ý nghĩa. Trước hết nó là sự thú nhận rằng ngoài cuộc chiến này, họ không thể khoe khoang một công lao nào khác dù 40 năm, nghĩa là gần hai thế hệ, đã trôi qua từ ngày 30/4/1975. Một chính quyền không làm được gì đáng kể trong suốt một thòi gian dài như vậy là một chính quyền chắc chắn phải bị loại bỏ không thương tiếc dù có quá khứ lẫy lừng thế nào đi nữa ; không một dân tộc nào có thể chấp nhận phí phạm một thời gian dài như thế nếu còn muốn tồn tại trong thế giới thay đổi dồn dập này.

Nhưng cuộc chiến này là gì ?

Về bản chất, cả hai giai đoạn mà Đảng Cộng Sản gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" đều chỉ là những giai đoạn của một cuộc nội chiến bởi vì tuyệt đại bộ phận những người đã chiến đấu cũng như những nạn nhân đều là người Việt. Các lãnh tụ cộng sản cũng không hề phủ nhận bản chất nội chiến của cuộc chiến này. Họ chỉ biện luận rằng đây là cuộc nội chiến chính nghĩa lãnh đạo bởi những nhân vật tài đức phi thường một lòng vì dân vì nước, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một mẫu mực về trí tuệ, kiến thức và đạo đức để giải phóng đồng bào khỏi ách thống trị và bóc lột dã man của một bọn ngụy quyền bán nước, và hơn nữa cũng là cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tiến trình tất yếu của nhân loại lên chủ nghĩa cộng sản. Giờ đây tất cả những lập luận này đều đã bộc lộ rõ thực chất ngây ngô và gian trá.

Dân chúng ở trong các vùng "tạm chiếm" thoải mái hơn hẳn các vùng "giải phóng" về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục. Những tiết lộ muộn màng như của Bùi Tín, Trần Đĩnh và nhiều người khác cũng đã cho thấy các cấp lãnh đạo cộng sản, kể cả ông Hồ Chí Minh, đều chỉ là những người vừa sơ sài về kiến thức vừa thấp kém về đạo đức và nhân cách. Ngày nay, khi sự hỗ trợ ồ ạt của Liên Xô và Trung Quốc cho Đảng Cộng Sản đã được mọi người nhìn nhận, những chiêu bài "chống Pháp", "chống Mỹ" chỉ nói lên một sự thực đau lòng : dân tộc ta đã là con vật khờ khạo bị hy sinh trong cuộc tranh hùng giữa các nước lớn. Đảng Cộng Sản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc nội chiến này bởi vì họ đã khởi xướng nó và đã nhất định không chịu đối thoại với những người Việt Nam trước mặt họ để tìm một thỏa hiệp. Cũng đừng quên rằng nội chiến nằm trong bản chất của chủ nghĩa cộng sản, tiếng gọi đấu tranh giai cấp và tiếng gọi nội chiến chỉ là một.

Bao nhiêu người Việt Nam đã thiệt mạng ? Cho đến nay dù đã cầm quyền 40 năm trên cả nước chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn chưa thực hiện một nghiên cứu nghiêm túc nào về cuộc nội chiến đẫm máu này, nhưng như trong mọi thảm kịch bị bưng bít thiệt hại thực sự có thể vượt mọi ước lượng. Thí dụ như con số nạn nhân thực sự của Cải Cách Ruộng Đất : nhiều người đã đưa những con số 20.000 hay 50.000 người, nhưng rồi cố giáo sư Đặng Phong sau khi phối kiểm vô số báo cáo lưu trữ đã tìm ra con số 172.008 người. Sáu triệu có thể là con số nạn nhân vừa phải của cuộc nội chiến này, ngoài những tàn phá kinh khủng khác về tình cảm cũng như vật chất cho đất nước. Ý niệm "nội chiến chính nghĩa" tự nó cũng đã là một ý niệm ngu xuẩn. Không có cuộc nội chiến nào có chính nghĩa cả bởi vì không có gì tàn phá một dân tộc bằng nội chiến. Gây ra nội chiến phải được coi là tội nặng nhất đối với đất nước dù nhân danh bất cứ lý do nào. Trong lịch sử thế giới chưa có dân tộc nào gượng dậy được trong một vài thế hệ sau một cuộc nội chiến dài và khốc liệt như như chúng ta đã trải qua, ngay cả với một cố gắng hòa giải dân tộc thành thực và quả quyết. Sự kiện có những người hãnh diện vì đã tham gia cuộc chiến này chỉ tố giác sự thiếu vắng tư tưởng chính trị của chúng ta. Sự kiện có những người đến nay vẫn không nhìn thấy nhu cầu hòa giải dân tộc chỉ chứng tỏ chúng ta là một dân tộc vẫn chưa trở lại bình thường sau khi đã bị chấn thương quá nặng trong cả cơ thể lẫn trí tuệ và tâm hồn.

Cũng cần phải nhắc lại thêm một lần nữa là Đảng Cộng Sản đã thắng không phải vì tài giỏi -các cấp lãnh đạo cộng sản thường chỉ có trình độ tiểu học- mà nhờ bản chất khủng bố của nó, như tuyệt đại đa số các đảng cộng sản trên thế giới. Các tổ chức khủng bố có hiệu lực ghê gớm của chúng. Chúng giữ được kỷ luật nội bộ tuyệt đối, có thể quyết định một cách rất nhanh chóng và có thể làm bất cứ gì vì, đối với chúng, tất cả mọi phương tiện đều tốt để đạt mục đích. Chỉ từ vài thập niên gần đây thôi thế giới mới lên án khủng bố như một phương thức đấu tranh dơ bẩn. Sự thay đổi cách nhìn về khủng bố này đã là một trong những nguyên nhân chính khiến phong trào cộng sản thế giới khựng lại rồi sụp đổ.

Một tội ác đối với tổ quốc…

Thành tích gắn liền và chuẩn bị cho cuộc nội chiến này là tội ác tàn sát hàng trăm nghìn người thuộc các đảng phái quốc gia –như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt- hoặc chỉ giản dị là không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, được phát động ngay từ năm 1945 và đạt tới cao điểm trong những năm sau đó. Những người yêu nước này đã bị tàn sát chỉ vì Đảng Cộng Sản muốn giành độc quyền kháng chiến để áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin. Đợt tàn sát này đã cướp đi của đất nước những người yêu nước chân chính nhất và giải thích tại sao tinh thần dân tộc của chúng ta lại yếu hẳn đi sau đó, yếu đến nỗi "yêu nước" bị đồng hóa với yêu chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa mà một trong những mục tiêu chính được công bố là xóa bỏ các quốc gia, mà không gây phản ứng nào đáng kể. Lịch sử sẽ phải làm rõ thảm kịch này, ít nhất để làm rõ trách nhiệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản và để trả công lý cho ký ức của các nạn nhân.

nhinlai2

Đảng Cộng Sản còn đẩy sự bỉ ổi đến độ bắt buộc con cái phải chửi cha mẹ sắp bị hành quyết.

…và một tội ác đối với nhân loại

Một thành tích kinh khủng giữa hai giai đoạn nội chiến là đợt tàn sát Cải Cách Ruộng Đất. Như vừa nói ở phần trên 172.008 người đã bị thảm sát. Họ bị giết, sau khi bị đánh đập và sỉ vả, không phải vì đã phạm một tội nào mà chỉ vì bị coi là thuộc một thành phần mà Đảng Cộng Sản muốn tiêu diệt. Đảng Cộng Sản còn đẩy sự bỉ ổi đến độ bắt buộc con cái phải chửi cha mẹ sắp bị hành quyết. Theo định nghĩa của công pháp quốc tế đây là một tội ác lớn đối với nhân loại (1). Hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh vừa được xuất bản cho thấy chính ông Hồ Chí Minh đã chủ xướng tội ác có chuẩn bị qui mô với tất cả nhẫn tâm này. Dù sau đó Đảng Cộng Sản đã nhìn nhận sai lầm nhưng những người có trách nhiệm chính đã chỉ bị phê bình và kiểm điểm chiếu lệ. Riêng ông Hồ Chí Minh vẫn còn được ca tụng như một mẫu mực về đạo đức.

Hủy diệt trí tuệ và nhân cách Việt Nam

Thành tích vẫn còn cần được đánh giá đúng mức là chính sách tàn phá trí tuệ Việt Nam mà vụ Nhân Văn – Giai Phẩm chỉ là một thí dụ. Người Việt Nam bị cấm suy nghĩ và phát biểu một cách khách quan. Tư tưởng bị cấm đoán, triết lý duy nhất được nhồi sọ là triết lý Mác-Lênin vừa sai vừa độc hại. Đó là một trong những lý do chính khiến trí tuệ Việt Nam bị thui chột và làm chúng ta thua kém thế giới như hiện nay. Tuy vậy sự tàn phá trí tuệ có lẽ không tai hại bằng sự tàn phá đạo đức và nhân cách đối với trí thức Việt Nam. Các tiết lộ muộn màng ngày càng nhiều cho thấy không phải là các trí thức cộng sản đã lầm mà thực ra họ đã nhận ra ngay từ đầu bản chất gian ác của Đảng Cộng Sản nhưng họ đã bị khủng bố toàn diện đến độ không dám nói lên sự thực, dù chỉ là một phần. Rồi để che giấu sự nhát sợ của chính mình một số người đã làm ra vẻ thực sự tin tưởng vào Đảng, thậm chí còn đóng kịch hãnh diện, và đóng góp lừa bịp quần chúng. Hậu quả là một phần đáng kể các cựu chiến binh và đảng viên cộng sản vẫn còn tin ở quá khứ oai hùng của Đảng. Họ cũng là những nạn nhân của những người cầm đầu Đảng Cộng Sản và của sự thiếu vắng những trí thức dũng cảm.

Cuối cùng là một nước Việt Nam không đáng kể và không có chủ quyền

Người ta cũng có thể nhắc tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, chính sách bỏ tù và hạ nhục tập thể đối với quân đội, công chức, trí thức, doanh nhân miền Nam sau 1975, các đợt "đánh tư sản", hai vụ đổi tiền cướp đoạt, đợt tổ chức cho vượt biên bán chính thức, việc thành lập "Đảng Việt Nam Phục Quốc" để làm bẫy bắt hàng chục ngàn thanh niên vô tội v.v. Không quên hàng triệu dân oan bị cướp đất cướp nhà. Tất cả đều vừa là những sai lầm lớn vừa là những tội ác lớn.

Nhưng thành tích rõ rệt và đồ sộ hiện nay là sự tụt hậu bi đát so với thế giới. Thu nhập trung bình của một người Việt Nam chỉ bằng 15% mức trung bình thế giới. Tổng sản lượng của nước ta chỉ bằng một nửa số thương vụ của một công ty Samsung của Hàn Quốc. Càng bi đát vì môi trường ô nhiễm, đạo đức suy đồi, xã hội băng hoại, con người suy nhược ý chí, mất lòng tin và vô cảm. Chúng ta đứng hàng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng hoàn toàn không có một thành tựu nào được thế giới biết đến cả, dù là công ty, một sản phẩm, một tác phẩm văn học, nghệ thuật hay một thành tích thể thao. Việt Nam hiện nay là một nước không đáng kể.

Không đáng kể và cũng không có chủ quyền quốc gia. Ông Trương Tấn Sang sẽ để tên lại trong lịch sử như là người đã thay mặt Đảng Cộng Sản sang Bắc Kinh tháng 6/2013 chính thức hóa một thời kỳ Bắc thuộc mới, cam kết nhận chỉ thị của Trung Quốc trong các quan hệ đối ngoại. Trung Quốc "trúng thầu" 80% các công trình xây dựng, thuê nhiều khu rừng đầu nguồn, lập nhiều khu của riêng người Hoa ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Số nợ của Việt Nam đối với Trung Quốc còn là một "bí mật quốc gia" nhưng điều chắc chắn là chính quyền Việt Nam hiện nay chỉ sống được để tiếp tục đưa ra những con số thống kê lếu láo nhờ được Trung Quốc bơm tiền, trên thực tế nó đã phá sản.

Và nếu ta đặt câu hỏi : "nếu không có Đảng Cộng Sản thì ngày nay Việt Nam sẽ ra sao ?" thì chắc chắn câu trả lời sẽ là : "ít nhất cũng phồn vinh hơn gấp 15 hay 20 lần hiện nay, đã là một trong những nước G20, đã không có sáu triệu người thiệt mạng vì nội chiến, đã không mất Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc".

Thành tích của Đảng Cộng Sản thật là kinh hoàng. Thất bại không phải là từ ngữ phù hợp, phải nói là thảm họa. Đảng Cộng Sản đã là thảm họa cho Việt Nam trên tất cả mọi phương diện và trong tất cả mọi địa hạt. Người Việt Nam nào có thể không phẫn nộ ? Càng phẫn nộ khi nhân danh thành tích đó nó ngang ngược tuyên bố giữ độc quyền lãnh đạo đất nước trong thời gian vô hạn định. Thực không khác một lực lượng chiếm đóng.

Đảng Cộng sản là một bộ máy mà tính hoại loạn (perversion) đã liên tục tăng cường để sau cùng thoát khỏi mọi kiểm soát. Nó thay đổi con người chứ không ai thay đổi được nó. Hãy lấy thí dụ của chính ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Về mặt cá nhân ông ấy có thể là một người tốt. Tôi có cảm tưởng ông Trọng là một người chuyên cần và tương đối lương thiện, nhận xét này cũng được xác nhận bởi một người bạn chung là anh Trần Bắc Quỳ, tức nhà văn Trần Hoài Dương. Tuy vậy ở địa vị tổng bí thư, ông ấy chỉ biết biện hộ một cách trâng tráo cho một chế độ gian ác, hung bạo với đồng bào nhưng lại quỵ lụy trước Bắc Kinh.

Thái độ nào ?

Kỷ niệm 85 năm hiện hữu của Đảng Cộng Sản là dịp để mọi người Việt Nam cùng ý thức rằng chế độ cộng sản là một quốc họa đã kéo dài quá lâu. Nó phải chấm dứt sớm để đất nước còn có thể có một tương lai. Nó không mạnh mà cũng không tự tin. Nó xấc xuợc chỉ bởi vì chúng ta quá nhu nhược, và chúng ta nhu nhược không phải vì dân trí hay dân chí Việt Nam yếu mà vì trí thức Việt Nam chưa đảm nhiệm được vai trò đáng lẽ phải đảm nhiệm.

Thực ra chúng ta cũng không nên thù ghét Đảng Cộng sản. Nó chỉ là một sản phẩm của lịch sử và văn hóa của chính chúng ta. Một dân tộc không có tư tưởng chính trị không khác một con tầu không phương hướng ; mọi tai họa đều có thể xẩy đến và cộng sản chỉ là một. Vấn đề là giải quyết bài toán cộng sản, bắt đầu bằng một thái độ.

Phải dứt khoát đối với Đảng Cộng Sản, từ bỏ mọi ý định "giúp đảng cải thiện để mạnh lên, giành lại lòng tin của nhân dân". Một cơ hội trước mắt để biểu lộ thái độ này là từ chối thẳng thắn mọi kêu gọi "đóng góp ý kiến" cho Đại hội 12 sắp tới.

Chúng ta vẫn có thể, và cần, thảo luận ôn hòa và thân thiện với Đảng Cộng Sản về một lộ trình dân chủ hóa bởi vì không có chọn lựa nào khác một khi chúng ta đã lên án nội chiến và chọn đấu tranh bất bạo động trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc. Nhưng tư thế và mục tiêu phải rõ ràng. Họ là họ, chúng ta là chúng ta. Chúng ta không giấu mục tiêu là đưa chế độ và chủ nghĩa cộng sản vào dĩ vãng và xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên đúng nghĩa. Không có vấn đề cải tiến chế độ cộng sản vì ít ra những thảm kịch của đất nước cũng đã phải khiến chúng ta hiểu rằng chế độ cộng sản không cải tiến được nữa.

Những thảo luận xem các chính sách và mục tiêu của Đại hội 12 phải như thế nào, nên ủng hộ ai làm tổng bí thư, những ai nên vào bộ chính trị và ban bí thư v.v. đều vô nghĩa và quá trễ. Bất cứ chính sách nào, lãnh đạo nào cũng thế thôi bởi vì chính Đảng Cộng Sản -bộ máy cũng như tinh thần của nó- đã bị hoại loạn. Chính Đảng Cộng Sản, chứ không phải các cán bộ và đảng viên, đã trở thành độc hại một cách không thể đảo ngược. Đảng Cộng Sản cũng giống như một tôn giáo mà cả thượng đế lẫn giáo lý và hàng giáo phẩm đều phải vất bỏ ; các tín đồ chỉ còn một chọn lựa hiển nhiên.

chủ nghĩa cộng sản

Trong tinh thần đồng bào và anh em, thay vì khuyến khích các đảng viên cộng sản dùng dằng trong ảo tưởng có thể đổi mới Đảng, chúng ta phải nói rất thẳng thắn là họ chỉ có chọn lựa giữa bỏ đảng hoặc phấn đấu thật quyết liệt để biến nó thành một đảng hoàn toàn khác. Tự họ sẽ khám phá ra rằng hai chọn lựa này thực ra chỉ là một. Và nhiều người sẽ đến với phong trào dân chủ.

Nguyễn gia Kiểng

(3/2/2015)

(1) Tòa án quốc tế Nuremberg năm 1945 xử tội ác Quốc Xã Đức định nghĩa "tội ác đối với nhân loại" là bao gồm các hành vi giết hại, tiêu diệt, nô lệ hóa, lưu đày… đối với thường dân vì những lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc.

Published in Quan điểm

Hôm nay, 03/02/2023, Đảng Cộng Sản Việt Nam kỷ niệm 93 năm ngày thành lập. Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại bản chất, hoạt động, di sản và hiện tình của nó. Không giản dị như nhiều người có thể nghĩ. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam rất phức tạp và lại bị xuyên tạc, để tôn vinh cũng như để phỉ báng, cho nên trước hết cần một cái nhìn rất bao quát.

dcs1

Tại sao lấy tên Xô Viết Nghệ Tĩnh ? Đó là vì Đảng Cộng Sản được thành lập như một bộ phận của Liên Xô, lấy Liên Xô làm tổ quốc.

DNA của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Cũng giống như ngày sinh của ông Hồ Chí Minh, ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam không rõ rệt. Mãi tới năm 1960 họ mới chọn ngày 03/02/1930, trước đó trong 30 năm họ nói đảng được thành lập ngày 06/01/1930. Điều chắc chắn là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra đời trong một hội nghị tại Hồng Kông từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930 như một phân bộ của Quốc Tế Cộng Sản (hay Đệ Tam Quốc Tế) theo một chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản chứ không phải như một chính đảng Việt Nam ; điều này cần được nhấn mạnh vì nó có ảnh hưởng rất quan trọng lên các định hướng chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này. Tên đảng mới đầu là Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản ; đảng giả vờ giải tán năm 1945, tái xuất hiện năm 1951 dưới tên Đảng Lao Động Việt Nam, sau cùng từ năm 1976 lại lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Phải hiểu Quốc Tế Cộng Sản (cũng thường được gọi là Đệ Tam Quốc Tế) để hiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quốc Tế Cộng Sản được Lenin thành lập năm 1919 sau khi giành được chính quyền tại Nga để chối bỏ Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa (hay Đệ Nhị Quốc Tế) như là liên minh quốc tế của những đảng ít nhiều tán thành lý thuyết của Karl Marx. Như vậy ngay từ đầu hai khái niệm Cộng Sản và Xã Hội (hay Xã Hội Chủ Nghĩa) đã khác nhau, thậm chí kình địch với nhau.

Đặc tính đầu tiên của Quốc Tế Cộng Sản, được ghi rõ trong 21 điều kiện gia nhâp, là nó không chỉ chống giới chủ nhân mà còn loại trừ hai giai cấp tiểu tư sản và trí thức.

Quan trọng hơn là nguyên tắc dân chủ tập trung mà nhiều người thường nhắc đến dù chưa hiểu rõ nghĩa. Nguyên tắc này được quyết định trong Đại Hội 5 của Quốc Tế Cộng Sản năm 1924. Nó quy định rằng trong các đảng cộng sản chỉ có một lập trường chính trị duy nhất do đa số quyết định, và vì trong một chế độ cộng sản chỉ có một đảng thôi nên lập trường đó cũng là lập trường chính trị duy nhất trong cả nước. Đó chính là định nghĩa của chủ nghĩa nhất nguyên.

Nghiêm trọng hơn nữa là quyết định của Đại 6 của Quốc Tế Cộng Sản năm 1928 theo đó người cộng sản chỉ có một tổ quốc là Liên Xô. Đa số các đảng cộng sản, trong đó có Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã chấp nhận quy định này dù thực tình hay miễn cưỡng vì đó là điều kiện để được là thành viên của Quốc Tế Cộng Sản và được Liên Xô tài trợ.

Tóm lại Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra đời không phải như một đảng Việt Nam để phục vụ đất nước Việt Nam mà như một bộ phận của Quốc Tế Cộng Sản lấy Liên Xô làm tổ quốc. Đó là gien (DNA) của Đảng Cộng Sản Việt Nam và giải thích các hoạt động sau này của nó. Cũng nên biết rằng cho tới nay đảng ca của Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn là bài Quốc Tế Ca với những lời ca như "chế độ xưa ta phá sạch tan tành (…), bao nhiêu lợi quyền ắt về tay mình".

Ngay sau khi thành lập, năm 1931, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu "Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ", nghĩa là giết sạch trí thức, địa chủ và những người giầu hoặc có uy tín, theo đúng điều lệ của Quốc Tế Cộng Sản. Cuộc nổi dậy này đã bị dẹp tan trong một biển máu sau khi chính nó cũng đã tạo ra một biển máu. Tại sao lấy tên Xô Viết Nghệ Tĩnh ? Đó là vì Đảng Cộng Sản được thành lập như một bộ phận của Liên Xô, lấy Liên Xô làm tổ quốc. Những ai vào thăm viện bảo tàng của Đảng Cộng Sản còn có thể thấy lá cờ đỏ của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu "Vạn Tuế Sô Nga, Sô Nga Vạn Tuế".

Cái gien bẩm sinh Xô Viết, chứ không phải Việt Nam, giải thích tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam không lên án việc Nga xâm lăng Ukraine, đó là vì ơn sinh thành. Nó cũng sẽ giải thích tại sao Đảng Cộng Sản không ngần ngại gây ra cuộc nội chiến 30 năm (1945 – 1975) làm sáu triệu người chết, đất nước tan tành và hận thù chồng chất. Cuộc chiến này bắt đầu với cuộc tàn sát trên 100.000 người yêu nước trong các đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt và kết thúc, sau chiến thắng, với cuộc tập trung cải tạo –thực tế là bỏ tù và hạ nhục, làm kiệt quệ cả thân xác lẫn tinh thần- hàng trăm nghìn người tinh nhuệ nhất của miền Nam. Đó là vì quan tâm chính của họ không phải là đất nước Việt Nam mà là phong trào cộng sản quốc tế do Liên Xô lãnh đạo. Như ông Lê Duẩn đã từng nói : "ta đánh là đánh cho cả Liên Xô và Trung Quốc". Trước đó ông Hồ Chí Minh cũng đã từng tuyên bố dù sông có cạn, núi có mòn, nhiều thành phố có thể bị tiêu hủy nhưng quyết tâm chiến tranh của Đảng Cộng Sản không hề lay chuyển. Chắc chắn là có nhiều, rất nhiều, người thực sự yêu nước trong Đảng Cộng Sản, tôi đã từng gặp họ, nhưng tổ quốc của những người lãnh đạo cộng sản không phải là Việt Nam mà là Liên Xô, và tham vọng quyền lực.

Điều cũng đáng lưu ý là những văn kiện làm nền tảng cho sự thành lập Đảng Cộng Sản. Chúng gồm : Chính cương vắn tắt Sách lược vắn tắt Chương trình tóm tắt Điều lệ vắn tắt  của Đảng. Tất cả đều sơ sài. Có thể nói không sai chút nào là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập bởi những người mê cuồng chủ nghĩa Marx vì thiếu cả văn hóa lẫn tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Nếu có một chút văn hóa họ đã phải biết rằng chủ nghĩa Marx đã bị chối bỏ ngay tại cái nôi của nó từ hơn một nửa thế kỷ trước rồi, trong Đai Hội Gotha tại Đức năm 1875 và đã không mê cuồng đến thế.

Lấy tội làm công

Giai đoạn kế tiếp là cuộc nội chiến 30 năm 1945 – 1975 mà Đảng Cộng Sản rất tự hào và cho rằng đó là thành tích lịch sử vẻ vang của họ. Họ chia làm hai giai đoạn chống Pháp giành độc lập (1945 – 1954) và chống Mỹ thống nhất đất nước (1954 – 1975).

Trước hết phải khẳng định hai điều :

- Một là đây là một cuộc nội chiến, bởi vì gần 99% những người đã chết, quân lính cũng như thường dân, đều là người Việt. Việc hai bên nhận viện trợ từ nước ngoài không thay đổi bản chất nội chiến. Vả lại sau này sự thật được phơi bày là đã có rất nhiều cố vấn Nga và Trung Quốc đã đến Việt Nam giúp phe cộng sản.

- Hai là đối với một dân tộc không có tội nào lớn hơn tội gây ra nội chiến. Nội chiến tai hại hơn rất nhiều so với một cuộc chiến tranh với nước ngoài ; nó không chỉ gây thiệt hại nhân mạng và vật chất mà còn làm rách nát tình cảm dân tộc, làm suy yếu nội lực và tiềm năng của đất nước một cách nghiêm trọng trong một thời gian rất dài. Kinh nghiệm của mọi dân tộc đều đã cho thấy rằng một nước dù chỉ trải qua một cuộc nội chiến ngắn cũng rất khó gượng dậy trong một thời gian rất lâu dù với một cố gắng hòa giải dân tộc rất tận tình. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm, sau đó đã hành quyết, bỏ tù, hạ nhục và phân biệt đối xử. Vết thương nội chiến vẫn còn nguyên vẹn.

Lý do chống Pháp của giai đoạn 1945 -1954 không đúng vì sau Thế Chiến II chủ nghĩa thực dân đã chính thức bị khai tử bởi bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập của Liên Hiệp Quốc mà Pháp đã góp phần chính trong việc soạn thảo. Độc lập của các dân tộc đã trở thành luật quốc tế. Pháp cũng đã chính thức trả độc lập cho Việt Nam năm 1948, chỉ còn vấn đề chuyển tiếp. Nếu độc lập là mục đích thì không cần chiến tranh nhưng mục tiêu của Đảng Cộng Sản là thiết lập chế độ cộng sản và bành trướng Quốc Tế Cộng Sản, và họ đã gặp sự chống đối của những người Việt Nam không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Nội chiến đã xảy ra vì thế.

Lý do chống Mỹ của giai đoạn sau càng vô lý hơn vì Mỹ hoàn toàn không phải là một nước thực dân và không hề có tham vọng bành trướng. Họ đã trả độc lập cho Philippines và liên tục từ chối yêu cầu được sáp nhập vào Mỹ của Porto Rico. Lý do chiến tranh cũng chỉ giản dị là vì Đảng Cộng Sản muốn áp đặt chủ nghĩa cộng sản.

Thành tích mà Đảng Cộng Sản tự hào -và trên thực tế cũng nhìn nhận là thành tích duy nhất của họ- thực ra là một tai họa khủng khiếp cho dân tộc. Tội lớn càng lớn hơn khi kẻ phạm không nhận tội mà còn huênh hoang.

Để đi đến kết quả nào ? Giai đoạn thứ ba, từ 1975 đến 1986, đã là giai đoạn vỡ mộng. Đảng Cộng Sản đã chiến thắng, đã thực hiện triệt để chủ nghĩa Mác Lênin trên cả nước và đã khiến đất nước phá sản hoàn toàn một cách nhanh chóng, gần như tức khắc. Năm 1979, khi tôi vừa đi tù cải tạo về, trên các đường phố Sài Gòn vẫn còn đầy rẫy những bảng hiệu hoành tráng chưa kịp kịp gỡ xuống ghi những mục tiêu thần thoại về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ văn hóa xã hội của kế hoạch 1976 -1980. Thật là lố bịch giữa một thành phố đang sa sút và đói khổ cùng cực. Dầu vậy Sài Gòn vẫn may mắn hơn các nơi khác. Trong một chuyến đi công tác tại Cần Giờ năm 1980, với tư cách là một chuyên gia nhà nước, tôi đã biết cả một gia đình chết đói ngay cạnh chỗ làm việc của tôi. Tôi cũng được biết nhiều trường hợp chết đói khác ở nhiều nơi. Sự phá sản đã bi đát và rõ ràng đến nỗi không một quan chức cộng sản nào có thể phủ nhận. Nhưng làm sao người ta có thể ngây ngô đến nỗi đặt ra những mục tiêu thần thoại cho năm 1980 vào giữa lúc mà sự suy sụp đã quá rõ ràng ? Càng ngây ngô bởi vì trong khi đưa ra chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa chính quyền lại lùa dân về nông thôn để lập những "khu kinh tế mới" mà công việc duy nhất là trồng trọt, chủ yếu là khoai mì.

Sự thất bại hoàn toàn và tuyệt đối này đã buộc chính quyền cộng sản phải đổi mới, mở ra giai đoạn của chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn thứ tư trong lịch sử Đảng Cộng Sản và vẫn còn đang tiếp tục.

dcs02

Mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa từ miền Bắc được áp dụng cho cả nước sau 1975. Cảnh nông dân trao nộp lúa và hoa màu cho hợp tác xã - ảnh chụp năm 1977 ở một xã gần Hà Nội.

Nhận diện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì ?

Chính sách này đã có từ 45 năm tại Trung Quốc và 37 năm tại Việt Nam nhưng tới nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ rệt nào. Nó chỉ là một nhượng bộ lúng túng của Trung Quốc sau khi chủ nghĩa cộng sản phá sản và làm hàng chục triệu người chết đói sau cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa. Bỏ chủ nghĩa cộng sản về mặt kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên chế độ độc tài toàn trị. Bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng vẫn giữ chế độ cộng sản. Nó quá vô lý để có thể có một định nghĩa bài bản.

Tuy vậy cái gọi là "kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa" đã xuất hiện và tồn tại từ khá lâu rồi, ta có thể dùng cách tiếp cận của môn sinh vật học để quan sát và mô tả nó.

Đó là một chính sách kinh tế trong đó chính quyền nhìn nhận một không gian kinh tế tư nhân và một số quyền tư hữu, để thị trường quyết định giá cả, số lượng và khách hàng cho các sản phẩm, nhưng vẫn duy trì một khu vực công với trọng lượng lớn hơn, đặc biệt là vẫn giành độc quyền sở hữu đất đai cho nhà nước.

Chính sách này đưa tới hai hệ luận tất yếu là tham nhũng và đầu cơ bất động sản.

Tham nhũng vì từ nay xã hội có của cải, tư nhân có tiền và các quan chức có quyền trong khi luật pháp lại tùy tiện. Sự lạm dụng công quyền cho lợi ích cá nhân, định nghĩa của tham nhũng, vì thế là tự nhiên. Một cách cụ thể chúng ta có thể so sánh hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam trước đây và chế độ cộng sản hiện nay. Trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa không có một quan chức nào, dù là bộ trưởng, thứ trưởng hay giám đốc, là triệu phú đô la cả ; trái lại trong chế độ cộng sản hiện nay không có một quan chức nào từ cấp bí thư huyện ủy hay vụ trưởng trở lên lại không có ít nhất vài triệu đô la. Đó là hậu quả logic của kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa.

Đầu cơ bất động sản trở thành một bắt buộc của chế độ vì từ nay xã hội trở thành giầu có hơn và chính quyền –chính quyền trung ương cũng như các chính quyền địa phương- cần một ngân sách lớn hơn để kiểm soát xã hội và duy trì chế độ độc tài. Phương tiện hiệu lực nhất để có ngân sách là bán đất, đúng ra là bán quyền sử dụng đất. Nhưng muốn bán được đất liên tục thì cũng phải có xây dựng liên tục và muốn có xây dựng liên tục thì phải chấp nhận đầu cơ nhà đất. Người ta mua nhà không phải để ở mà để bán lại với giá cao hơn ; muốn như thế thì giá bất động sản phải liên tục tăng lên cao hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng. Thực tế trong các năm qua, tại Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, người ta mua nhà để đầu cơ hơn là để ở. Đó là mô hình kim tự tháp Ponzi. Chiếc bong bóng bất động sản ngày càng phình ra, tới một lúc nào đó sẽ bể và ngân sách chính quyền suy sụp.

Hai hệ luận này –tham nhũng và đầu cơ bất động sản- chứng tỏ chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vô lý và nhất định không sớm thì muộn cũng dẫn tới bế tắc và khủng hoảng.

dcs3

Chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đưa tới hai hệ luận tất yếu là tham nhũng và đầu cơ bất động sản

Ngoan cố tới cùng ?

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã chỉ bắt chước Trung Quốc một cách máy móc và ngoan ngoãn. Trung Quốc làm gì thì Việt Nam làm theo sau đó, dù là về tham nhũng hay đầu cơ bất động sản. Trung Quốc đã khủng hoảng từ vài năm nay và ngày càng khủng hoảng nặng hơn. Việt Nam cũng đã bắt đầu gặp khó khăn và khó khăn sẽ lớn hơn, thậm chí có thể đưa tới khủng hoảng, trong năm nay. Việt Nam sẽ điêu đứng hơn Trung Quốc vì nghèo hơn. Hy vọng lôi kéo đầu tư của các công ty đa quốc đang dự định rời Trung Quốc cũng trở thành mong manh sau khi Việt Nam gây thất vọng vì thái độ bênh Nga và thân Trung Quốc trong thời gian gần đây. Các công ty không rời Trung Quốc để chuyển sang một nước chư hầu của Trung Quốc.

Khó khăn kinh tế đến vào giữa lúc chế độ đang khủng hoảng nội bộ lớn. Ba bộ trưởng, hai phó thủ tướng và cả chủ tịch nước đã bị thanh trừng. Đấu đá nội bộ chỉ có thể gia tăng bởi vì Đảng Cộng Sản đã mất lý tưởng chung và cũng không còn đồng thuận nào trên một tư tưởng chính trị hay một dự án chính trị.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã không hiểu được rằng một tổ chức chính trị lớn chỉ có thể xây dựng được và sau đó tồn tại được nếu đặt nền tảng trên một tư tưởng chính trị lành mạnh và một dự án chính trị đúng đắn. Ông là người duy nhất tại Việt Nam còn cố tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin dù nó đã bị cả thế giới nhận diện như một sai lầm và một tội ác. Ông cố đề cao cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" dù nó hoàn toàn không có. Ông tin là có thể chống tham nhũng để làm sạch Đảng Cộng Sản mà không biết rằng nó nằm ngay trong logic của chế độ. Ông không thuyết phục được ai nhưng cũng không ai có thể thay thế được ông trong chức vụ tổng bí thư đảng chỉ vì Đảng Cộng Sản đã hết sức sống sau khi đã tích lũy đủ những mâu thuẫn để sụp đổ. Cuối cùng có lẽ, cũng như Đảng Cộng Sản và Hồ Chí Minh, ông sẽ được nhớ tới như là một người đã ngoan cố ôm chặt lấy sai lầm tới hơi thở cuối cùng.

Nguyễn Gia Kiểng

(03/02/2023)

Published in Quan điểm

+ Ngày 3/2/2023 đánh dấu 93 năm Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, nhiều người cộng sản hậu bối nghĩ rằng đây là đảng của Việt Nam. Xin thưa không, Hồ chí Minh lúc đó thành viên của Đệ Tam Quốc Tế mà Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là 1 chi bộ của Đảng cộng sản Liên Xô.

+ Sau 93 năm Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra bao nhiêu đau khổ và tang thương cho đất nước vài chục triệu người đã chết như : Cải cách ruộng đất, Nhân Văn - Giai Phẩm, xâm lăng Miền Nam, những trại tập trung tù cải tạo, đánh Tư sản mại bản, đuổi đi kinh tế mới, hàng triệu người chết tên đường vượt biên

Hoàng Bách nói chuyện với Đinh Xuân Quân và Nguyễn Gia Kiểng

Nguồn : Người Việt Channel, 01/02/2023

Published in Video

2023 – Một năm mới đầy bất ổn cho dân tộc Việt

Hoàng Anh, Thoibao.de, 01/02/2023

Theo thường lệ, năm mới người ta chúc nhau an khang, thịnh vượng, hạnh phúc, và hy vọng một năm mới sẽ tốt đẹp hơn năm cũ.

sogang1

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình - Ảnh minh họa

Nhưng Việt Nam, bước sang năm mới Quý Mão với đầy lo lắng, bất an. Những ngày cuối năm, nội bộ Đảng cộng sản đấu đá, tranh giành nhau một cách lộ liễu với hàng loạt quan chức cấp cao bị khởi tố, bị bãi nhiệm. Trong cuộc đấu này, phe thủ cựu đang nắm thế thượng phong và đang hừng hực khí thế truy quét khắp nơi. Tuy vậy, phe "kỹ trị" chưa chắc đã thua cuộc. Có thể, họ đang âm thầm hành động để giành lại quyền hành. Có thể, các bên sẽ lại đạt được các thỏa hiệp mới nên chỉ có dân là thua thiệt trong cuộc đấu quyền lực của họ.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn coi đất nước như tài sản riêng của họ. Họ coi lịch sử, truyền thống nghìn đời của dân tộc cũng chỉ là truyền thừa riêng của họ. Họ coi dân như thần dân, họ buộc dân phải cúi đầu, phải cam chịu. Họ lừa bịp bằng những lời hoa mỹ như "quyền làm chủ của nhân dân", bằng những "thành tựu nổi bật", bằng những "tăng trưởng ngoạn mục". Trong khi người dân mất việc làm dẫn đến thiếu đói phải đi bới thùng rác, thì Đảng trưởng vẫn không biết ngượng mồm mà hô hào, "Toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, bản lĩnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật…" trong lời chúc đầu năm.

Những vụ tham nhũng đình đám như Việt Á, chuyến bay giải cứu, cục đăng kiểm, AIC, những vụ lừa đảo kinh hoàng như SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC, Tân Hoàng Minh… thì Đảng lờ tịt, thậm chí coi đó là "thành tích chống tham nhũng". Đảng không hề thừa nhận nhưng những vụ việc này đã làm Đảng lộ nguyên hình là một tổ chức tội phạm, tạo điều kiện cho giới gian thương lũng đoạn.

Đảng không hề xấu hổ mà công bố con số tăng trưởng hơn 8%, con số lạm phát dưới 4%, dù những con số này chẳng ai tin, từ dân đen cho đến chuyên gia. Các chuyên gia thì phân tích dựa trên sự mâu thuẫn giữa các số liệu do chính Đảng cung cấp, người dân thì căn cứ ngay trong kinh tế gia đình họ, tất cả đều chỉ đến một kết quả chung : Đảng đang nói dối.

Đảng chỉ mải mê trong cuộc đấu quyền lực của mình mà không thèm quan tâm đến hiện tính đất nước cũng như đời sống cùng khổ của người dân, đặc biệt là giới công nhân.

Xu hướng đấu đá nội bộ sẽ còn kéo dài trong năm 2023 này, bởi mới đầu năm mà nhiều lãnh đạo Đảng đã bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, đầy trên báo chí. Cái quyết tâm này của Đảng sẽ kéo theo sự tuột dốc của nền kinh tế vốn đã bết bát vào cuối năm 2022, vì cuộc đấu đá nội bộ đã làm tê liệt toàn bộ bộ máy hành chính. Quan chức từ lớn đến nhỏ không còn muốn làm việc vì lo sợ sẽ bị biến thành củi.

Khủng hoảng chính trị đã khiến giới đầu tư nước ngoài e ngại, những nhà lãnh đạo mới lên thay thế không đủ kiến thức và kinh nghiệm để làm việc khiến nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác khi họ chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Hệ thống tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu… đã bất ổn kéo dài từ giữa năm 2022, đến nay vẫn chỉ loay hoay trong các giải pháp ngắn hạn và tạm thời. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngân hàng chỉ được giải quyết bằng cách bơm tiền và bơm tiền. Sự mất lòng tin đã khiến người gửi tiền, nhà đầu tư, tìm cách bảo quản tài sản của mình bằng những phương thức khác, thay vì gửi ngân hàng và cổ phiếu, trái phiếu. Kinh tế càng suy thoái thì niềm tin lại càng mất thêm, niềm tin càng mất thì thị trường càng khó phục hồi… Cái vòng xoáy cứ thế mà đi xuống.

Biện pháp duy nhất để giải quyết dứt điểm tình trạng này là sự minh bạch, sự minh bạch từ chính quyền cho đến các doanh nghiệp. Chỉ có sự minh bạch mới có thể lấy lại lòng tin của người dân và từ đó giúp nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, sự minh bạch chính là tử huyệt của Đảng cộng sản. Một khi tất cả mọi thứ đều công khai, Đảng như ông vua cởi truồng trước mắt công chúng, bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu xấu xa đều phơi bày thì Đảng đâu còn chính danh để tiếp tục cầm quyền.

Chưa kể, người mơ hồ nhất cũng nhận ra, Đảng của ông Trọng đang lún sâu vào quỹ đạo của Trung Quốc, một quỹ đạo có nguy cơ dẫn đến mất nước.

Năm 2023, một năm mới đầy bất ổn cho dân tộc Việt Nam và chưa rõ sẽ kéo dài đến bao giờ, chưa rõ, liệu sự bất ổn này có dẫn tới một biến động lớn hơn hay không ?

Hoàng Anh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/022/2023

*********************

Những hậu quả của cuộc thanh trừng trong nội bộ Đảng

Thu Phương, Thoibao.de, 01/02/2023

Trong vòng chưa tới ba tuần, từ ngày 30/12 đến ngày 18/1, ba lãnh đạo kỹ trị chủ chốt của Việt Nam đã đồng loạt rời chính trường vì "chịu trách nhiệm chính trị". Đây là một sự kiện "chưa từng có" trong lịch sử cầm quyền của Đảng cộng sản. Vì vậy, nó gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

sogang2

Ba lãnh đạo phải "chịu trách nhiệm chính trị"

Đảng cộng sản công bố rằng, những vị lãnh đạo này phải "chịu trách nhiệm chính trị" về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực được Đảng phân công. Đây có thể xem là cách mà Đảng làm dịu sự bất mãn của công chúng về quốc nạn tham nhũng.

Việt Nam không có văn hóa từ chức, cán bộ Đảng lại càng không. Năm 2013, ông Dương Trung Quốc, nguyên Đại biểu Quốc hội đã từng phát biểu về "văn hóa từ chức" tại nghị trường. Ông ám chỉ đến việc, do sự điều hành yếu kém của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng "bất ổn kinh tế vĩ mô", nhưng quan chức lại chỉ "xin lỗi" là xong, tuy nhiên, đây cũng chỉ là một ý kiến cá nhân.

Đảng cộng sản hoạt động dựa trên tư tưởng Marx Lenin và chủ nghĩa tập thể, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân. Các thành viên của Đảng phải cam kết trung thành và "nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng cộng sản". Bởi vậy, họ không có khái niệm từ chức, vì mọi việc họ làm đều là theo "chủ trương, đường lối của Đảng".

Từ sau khi Đảng thực hiện "Đổi mới", chấp nhận kinh tế tư nhân, thì sự mâu thuẫn giữa hai hệ thống giá trị, một bên là thị trường tự do, đi theo quy luật cung cầu của chủ nghĩa tư bản, và một bên là lý tưởng cộng sản, ngày càng trở nên gay gắt, khiến sự lãnh đạo thống nhất và duy nhất của Đảng cộng sản bị phá vỡ.

Điều này dẫn đến nội bộ Đảng chia làm hai phe : phe Chính phủ đi theo hướng "kỹ trị" đối lập với phe Đảng vẫn muốn duy trì tư tưởng và hệ thống lãnh đạo theo quan điểm của Chủ nghĩa Marx Lenin.

Sự mâu thuẫn này đã từng bùng lên trong những năm 2010, với sự đối đầu giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng, kết thúc với việc ông Dũng về làm "người tử tế" vào năm 2016.

Sau giai đoạn đối đầu gay gắt này, Việt Nam quay lại một mô hình toàn trị mới, đó là mô hình Đảng – Nhà nước mạnh. Tuy nhiên, trong mô hình này, tham nhũng không hề suy giảm, mà ngược lại, còn có xu hướng gia tăng cả về mức độ và số lượng.

Do đó, Đảng đã đẩy các lãnh đạo "kỹ trị" ra để "chịu trách nhiệm chính trị", để giữ cho Đảng bộ mặt "sạch sẽ" và duy trì tính chính danh. Tuy nhiên, hành động này có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Thứ nhất, việc hàng loạt quan chức phải rời nhiệm sở đã tạo ra những khoảng trống trong bộ máy nhà nước. Việc điều hành kinh tế theo quy luật thị trường cần phải có những lãnh đạo có kiến thức và kỹ năng quản trị, xử lý vấn đề linh hoạt ; chứ không phải là bất kỳ ai được Đảng giao phó như phương pháp quản lý kế hoạch hóa tập trung cứng nhắc.

sogang3

Phe thủ cựu đang thắng thế

Trong quan hệ ngoại giao quốc tế và trong quan hệ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ba lãnh đạo vừa bị loại khỏi chính trường là những người được đánh giá cao. Ông Phúc, ông Minh và ông Đam đều được đánh giá là có năng lực, có kinh nghiệm và thân thiện với phương Tây.

Việt Nam muốn phát triển kinh tế thì không thể bỏ qua việc kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhưng với môi trường kinh doanh còn thiếu minh bạch, thì mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo và các nhà đầu tư là điều rất quan trọng. Thay vì đặt niềm tin vào hệ thống chính trị, các nhà đầu tư sẽ đặt niềm tin vào người lãnh đạo.

Hậu quả thứ hai là bộ máy hành chính dường như bị "đóng băng" bởi nỗi bất an từ chiến dịch chống tham nhũng, nay còn tăng thêm bởi khái niệm "chịu trách nhiệm chính trị".

Cuối cùng, việc không có các quy định, các chuẩn mực cho hành động "chịu trách nhiệm này", việc không công khai, thiếu minh bạch dẫn đến tình trạng tù mù và mất niềm tin trong dân chúng. Người dân không thấy Đảng trong sạch hơn sau khi loại bỏ quan tham, mà họ chỉ thấy càng ngày càng có nhiều quan tham hơn.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/02/2023

**************************

Tổng công quá "rát", Thủ Chính vội vã "vái tứ phương" ?

Tú Ngọc, Thoibao.de, 01/02/2023

Sau cú ngã ngựa của ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 18/1, thì ông Phạm Minh Chính đã tới nhà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thắp nhang, vái lạy trước ảnh thờ của ông này. Cũng ngay ngày hôm đó, ông Chính cũng đến nhà riêng của ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp nhang khấn vái. Tất nhiên ông Phạm Minh Chính lấy lý do là dịp cận Tết đến thắp hương tưởng nhớ.

sogang4

Ông Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các cố lãnh đạo Chính phủ - Ảnh minh họa

Hai ngày sau, ông Phạm Minh Chính lại bay vào Sài Gòn, tiếp tục lặp lại hành động thắp nhang khấn vái các vị cựu lãnh đạo cộng sản đã qua đời. Cụ thể như sau : Ông Chính đến nhà riêng của ông Phạm Hùng – cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, thắp nhang và khấn vái ông này. Xong ông Chính đến nhà ông Võ Văn Kiệt – cố Thủ tướng – cũng tại quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, và cũng thắp nhang khấn vái. Ngoài ra ông Phạm Minh Chính cũng mò đến tận Củ Chi để thắp nhang khấn vái trước ảnh thờ tại tư gia ông Phan Văn Khải – cố Thủ tướng.

Ngày mùng 6 Tết, ông Phạm Minh Chính đốt nhang khấn vái ông Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 – Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội, trong ngày lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Không biết ông khấn gì và liệu Bác Hồ của ông có độ cho ông hay không, tuy nhiên, đến ngày mồng 7 Tết ông lại đốt nhang khấn tiếp. Lần này ông đến Khu di tích Kim Liên tại Nghệ An để thắp nhang cầu khấn ông Hồ Chí Minh một lần nữa. Ngoài ra, nửa đêm, ông cùng đoàn tùy tùng đến Ngã ba Đồng Lộc, thắp nhang khấn vái các trinh nữ công binh đã mất mạng vì bom đạn tại đây.

Cũng có những quan chức đi khấn vái thắp nhang trong dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên, không ai thắp nhang và khấn nhiều như ông Phạm Minh Chính trong những ngày trước và sau Tết. Không biết ông Phạm Minh Chính có lòng biết ơn những người đã khuất của chế độ cộng sản không, hay ông thắp nhanh để cầu xin điều gì ?

Những ngày Tết, tệ nạn mê tín dị đoan xảy ra công khai tại các chùa chiền quốc doanh. Điều này đã trở thành chuyện bình thường của chế độ này. Thực tế thì các quan chức cộng sản cũng rất mê tín, tuy nhiên, một nhà quan sát cho rằng, cách mê tín của quan chức cộng sản là mê tín cao cấp. Tức là họ không chịu đến các tụ điểm hành nghề mê tín dị đoan của các chùa quốc doanh, vì nơi này đông người và dân biết mặt họ. Những nơi này chỉ để cho dân đen cúng vái cầu xin, còn họ thì đi những nơi "sang chảnh" hơn để cầu cúng.

Không ít quan chức cộng sản đã đến tận Ấn Độ, nơi được cho là khởi nguồn của đạo Phật để cầu xin. Trong số đó, có thể kể đến như Nguyễn Tấn Dũng, Trần Bắc Hà và Trần Đại Quang. Đấy là những nơi thờ đạo Phật thực sự, chứ không phải mê tín. Tuy nhiên, các quan chức cộng sản thì lại đem lòng mê tín của mình đến đất Phật mà xin.

Thực tế, đạo Phật của chính đạo không hề có chuyện cầu xin Phật ban phước. Với đạo Phật đúng nghĩa, anh muốn có phước báo thì anh phải hành thiện, thế thôi. Anh đã ác với dân thì dù anh có cầu xin Phật cạn nước bọt, anh cũng chẳng thoát được kiếp nạn.

Có một bạn đọc chia sẻ với cộng tác viên của Thoibao một ý kiến rằng, không biết các ông lãnh đạo cộng sản đã chết có quyền năng gì hay không ? Những ông này chưa chắc gì là thánh thần, mà có khi đang ở địa ngục. Vậy thì, nếu cầu xin các vị này chưa chắc gì họ có đủ quyền năng để ban phước lành.

Thực ra câu chuyện tâm linh là có, nhưng nó chẳng liên quan gì đến chuyện cầu xin cả. Hãy làm thiện thì tự nhiên điều thiện sẽ tới. Làm chính trị chia phe đấu nhau rồi giành quyền lực, giành tiền bạc phải đi đến đối đầu và sống mái với nhau trên chính trường, thì điều tất yếu là có kẻ bị đánh bại và có kẻ chiến thắng. Nếu không tham thì đâu thể xảy ra họa bị tấn công để đến giờ phải xin ? Đạo lý đơn giản đó có lẽ người cộng sản không bao giờ nhận ra. Lòng tham là một trong bộ tam gồm "tham sân si" là thứ mà đạo Phật bảo phải diệt bỏ. Không diệt mà còn nuôi lòng tham cho lớn, thì khấn vái làm gì cho mất công ?

 Tú Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/02/2023

*************************

Chng tham nhũng, ‘phía bên kia’ bt đu phn công ?

Trân Văn, VOA, 01/02/2023

Sau nhng Trn Th Nguyt Thu, Nguyn Th Xuân Trang, Vương Hà My, mi đây, công chúng bt đu tho lun sôi ni v Tô Hà Linh (ái n ca ông Tô Lâm - y viên B Chính tr, B trưởng Công an Vit Nam),...

kytri4

Ông Tô Lâm.

Sau nhng Nguyn Xuân Phúc, Phm Bình Minh, Vũ Đc Đam, Hunh Tn Vit, Bùi Nht Quang, Nguyn Thành Phong, Phm Xuân Thăng, Nguyn Thanh Long, Chu Ngc Anh, Trn Văn Nam nhng y viên Ban chp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã thôi... "phc v", mng xã hi và mt s cơ quan truyn thông bt đu nhc đến danh tính nhng cá nhân là thân nhân gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam.

Sau nhng Trn Th Nguyt Thu (phu nhân ca ông Nguyn Xuân Phúc cu y viên B Chính tr, cu Ch tch nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam), Nguyn Th Xuân Trang (ái n ca ông Nguyn Xuân Phúc), Vương Hà My (ái n ca ông Vương Đình Hu - y viên B Chính tr, Ch tch quc hi Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam), mi đây, công chúng bt đu tho lun sôi ni v Tô Hà Linh (ái n ca ông Tô Lâm - y viên B Chính tr, B trưởng Công an Vit Nam)...

Ging như cô My đt nhiên ni như cn sau khi khoe va tt nghip Oberlin College - mt trường đi hc ta lc tiu bang Ohio, M (1) - khiến thiên h thc mc v chng ông Hu đã làm gì đ có th trang tri chi phí được ước đoán ti thiu cũng phi 85.000 M kim/năm (2), cô Linh cũng đang ni như cn vì vi mc thu nhp chính thc ca ông Tô Lâm (khong 7.860 M kim mt năm), ông ly tin t đâu đ tr khon hc phí khong 25.000 M kim/năm cho ái n (3) đ theo hc ti SOAS ?

SOAS (School of Oriental and African Studies) ta lc London, Vương quc Anh - mt nơi vn ni tiếng là đt đ nên khon hc phí 25.000 M kim/năm là chưa đúng và chưa đ. Nếu k c chi phí ăn, , sách v... cho ái n mi năm thì con s thc chi chc phi gp năm, by ln mc thu nhp chính thc/năm ca ông Tô Lâm. Nhân vt đang ch đo điu tra, truy cu trách nhim hình s hàng lot viên chc tham nhũng moi t đâu ra khon tin y đ lo cho ái n ?

Không cn tr li thì ai cũng biết vì sao ông Tô Lâm có th cho con gái du hc. Bi ai cũng biết nên mi có chuyn cô Linh tt nghip SOAS ni như cn. Có mt đim đáng chú ý là cô Linh khoe vic cô tt nghip SOAS trên trang facebook ca cô t tháng 7 năm ngoái nhưng tháng giêng năm nay lúc cha cô đang ch đo m rng cuc tn công tham nhũng - chuyn cô du hc ti Vương quc Anh mi được gii thiu vi công chúng và vì vy, cô phi vi vi, vàng vàng đóng trang facebook ca cô (4).

Tô Hà Linh còn quá tr nên có l cô chng đc ti vi ai đến mc phi vi vàng "mai danh, n tích" trên mng xã hi nhưng thân ph ca cô thì ngược li. Điu đó cho thy cuc chiến được dán nhãn "chng tham nhũng" Vit Nam đã bước vào giai đon hết sc khc lit. Nhng cá nhân, nhng nhóm b tn công vì tham nhũng đang phn công. Có bên c gng bày ra đ thiên h tường, v con Ch tch Nhà nước tham tàn đến mc nào. Có bên c gng minh ha Th tướng dính líu đến "sâu dân, mt nước" ra sao. Cũng có bên chng t Ch tch Quc hi chng sch s gì hơn và B trưởng Công an cũng thế ! Chng tham nhũng càng quyết lit thì thiên h càng có thêm nhiu thông tin, bng chng đ nhn ra, ti Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam chng có "bàn tay" nào "sch" !

***

Thu nhp chính thc ca các viên chc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương ti Vit Nam ch dao đng trong khong t 5.000 M kim/năm đến 8.000 M kim/năm nhưng khó mà đếm xu đã và đang có bao nhiêu viên chc cho con du hc ngoi quc. Ai cũng biết ti sao li thế và các h thng chính tr ln h thng công quyn t trung ương đến đa phương xem đó như điu đương nhiên, thm chí còn xem vic tt nghip đi hc ngoi quc ca con các viên chc như mt im son" đ tuyn dng, ct nhc, chưa k còn da vào yếu t này đ qung cáo v "năng lc" ca đi ngũ kế tha, thành ra chng khó khăn gì khi tìm ví d cho thc trng trái khoáy này.

Đâu phi t nhiên mà tt c viên chc t Tng bí thư tr xung thng tay gt b đ ngh hình s hóa "giàu có bt thường" (điu tra truy cu trách nhim hình s, tch thu tài sn ca nhng viên chc không th gii trình hp lý v ngun gc tài sn ca h) khi sa Lut Hình s (5) vào các năm 2015 và 2017, Lut Phòng chng tham nhũng vào năm 2018 [6]. Nên hiu thế nào khi ông Nguyn Phú Trng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tng tuyên b rt nhiu ln, nhiu nơi rng chng tham nhũng ti Vit Nam "không có vùng cm, không có ngoi l, bt k đó là ai" nhưng cũng chính ông Trng cương quyết t chi công b t khai tài sn ca nhng cá nhân được đng la chn bi "nhy cm và khó vì liên quan đến các quyn v đi tư" (7) ?

Nếu không gt b đ ngh hình s hóa "giàu có bt thường" khi sa Lut Hình s và Lut Phòng chng tham nhũng, không ng"nhy cm và khó" ri bác b đ ngh công b công b t khai tài sn ca nhng cá nhân được đng la chn thì t không có chuyn trong cuc chiến chng tham nhũng, "phía bên kia" khai thác chuyn con cái "phía bên này" du hc và tt nghip nhng đi hc mà toàn b chi phí cho mi năm hc xp x hàng trăm ngàn M kim/năm. Thu nhp chính thc chưa ti chc ngàn M kim/năm nhưng đ kh năng tài chính đ chi hàng trăm ngàn M kim/năm cho con cái du hc thì làm sao đ "sch" đ ty ra h thng ? Theo logic thì phi thc mc như thế ch chp nhn hình s hóa "giàu có bt thường" thì còn gì các h thng ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 01/02/2023

Chú thích

(1) https://thoibao.de/blog/2022/08/20/chu-tich-quoc-hoi-da-ho-suon-chinh-phuc-co-tan-dung-de-ha-guc/

(2) https://www.oberlin.edu/admissions-and-aid/tuition-and-fees

(3) https://www.soas.ac.uk/international/study-abroad-and-exchange/inbound-students-study-abroad-soas/study-abroad-fees-and

(4) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mang-xa-hoi-ro-ri-hinh-anh-con-gai-to-lam-tot-nghiep-dai-hoc-o-anh/

(5) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm

(6) https://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-nhieu-can-bo-co-tai-san-rat-lon-ma-khong-the-giai-trinh-20180910105202887.htm

(7) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-ke-khai-tai-san-can-bo-la-van-de-rat-kho-nhay-cam-1286576.tpo

*************************

Loạt các lãnh đạo "kỹ trị" buộc phải từ chức và những hiệu ứng ngược khó lường

Phạm Quý Thọ, RFA, 30/01/2023

Ông Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, nhân vật thứ hai sau Tổng bí thư trong cơ chế lãnh đạo "tôn ty trật tự", đã xin từ chức, và được Đảng cộng sản chuẩn thuận công khai ngày 17/1/2023. Trong thông cáo của hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nêu : "nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ông Phúc quyết định từ chức và nghỉ hưu" và đồng thời nhấn mạnh ông Phúc phải chịu trách nhiệm về việc "để một số cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng".

kytri1

Cựu Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - A FP

Như vậy, trong vòng hơn một tuần, ba lãnh đạo kỹ trị chủ chốt, nguyên và đương nhiệm của Chính phủ đồng loạt rời chính trường với cách thức như trên. Ông Nguyễn Xuân Phúc từng là Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021, các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam từng là phó Thủ tướng cho ông Phúc là những lãnh đạo được phân nhiệm điều hành kinh tế - xã hội.

Đây là sự kiện "chưa từng có" trong lịch sử cầm quyền của Đảng cộng sản, bởi vậy nó thu hút sự chú ý của các nhà quan sát chính trị trong và ngoài nước cũng như sự quan tâm của dư luận trong nước. Khi đặt sự kiện này trong bối cảnh Đảng cộng sản cam kết chống tham nhũng "không vùng cấm" để củng cố quyền lực bài viết trình bày ba nội dung sau : Một, các vị lãnh đạo trên buộc phải từ chức vì cùng lý do ; Hai, lý giải vì sao họ là đối tượng chống suy thoái chính trị của Đảng cộng sản ; Ba, việc thanh lọc họ gây ra những hiệu ứng ngược khó lường.

Một

Các vị lãnh đạo trên buộc phải từ chức thay vì tự nguyện và, Đảng cộng sản cho rằng họ phải "chịu trách nhiệm chính trị" về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực được Đảng phân công. Đảng quyết định như vậy nhằm đạt ba mục đích chủ yếu : phá vỡ thế bế tắc chống tham nhũng trong "vùng cấm", cam kết diệt trừ "tận gốc" tham nhũng và làm dịu sự bất mãn của công chúng về quốc nạn này.

Họ buộc phải từ chức vì hành vi "từ chức" không có trong văn hóa chính trị của Đảng cộng sản. Để minh họa xin nêu hai ví dụ điển hình. Một là, việc ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ Giáo dục và đào tạo) xin từ chức  năm 2001 với lý do bất đồng về chương trình cải cách giáo dục. Vụ việc được coi là "lạ lẫm", gây chút ồn ào và nhanh chóng bị quên lãng. Hai là, năm 2013 ông Dương Trung Quốc, nguyên Đại biểu Quốc hội đã nêu "văn hóa từ chức" tại nghị trường, ám chỉ về sự điều hành của Chính phủ có liên quan tới sự "bất ổn kinh tế vĩ mô" trong giai đoạn này. Xin trích : "Thủ tướng có tán thành sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không ?" Lời phát biểu này cho dù làm thị trường nóng lên, nhưng cũng chỉ là ý kiến.

Đảng cộng sản dựa trên tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa tập thể, trong đó thứ bậc quyền lực với tôn sùng lãnh tụ được đề cao trong tập thể lãnh đạo về hình thức, đối nghịch với chủ nghĩa cá nhân, coi các thành viên là bộ phận cấu thành tổ chức, họ cam kết trung thành và "nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng cộng sản". Bởi vậy, từ chức, như một phạm trù đạo đức, có thể bị coi là không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí vi phạm nguyên tắc đảng gây tổn hại uy tín, thể diện của tổ chức đảng.

Sự kiện này là "khác thường" đang dẫn dắt công chúng trong nước đồn đoán về "trùm cuối" hay sự dính líu của người nhà của các lãnh đạo trên trong các vụ đại án tham nhũng "bộ kít xét nghiệm" và "các chuyến bay giải cứu" (vẫn tiếp tục điều tra, chưa xét xử), và hơn thế, dư luận đặt nghi vấn ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo.

kytri2

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội Khóa XV ngày 20/10/2022. Ảnh Nguyễn Nhạc/AFP

Hai

Nội các Chính phủ, các lãnh đạo "kỹ trị", bị coi là "đối tượng" chống suy thoái chính trị của Đảng cộng sản. Họ là những trí thức am hiểu chuyên môn, thị trường trước khi chuyển sang làm quản lý, do đó họ có quan điểm điều hành dựa trên cơ sở thống kê hay bằng chứng thực tế thay vì cảm tính, ảo tưởng. Và, cán bộ kỹ trị được cho là có "ưu thế tương đối", "có quyền và gần tiền" trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế sang thị trường và vẫn duy trì chế độ Đảng cộng sản lãnh đạo về chủ trương, đường lối. Mâu thuẫn giữa hai hệ thống giá trị : thị trường, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngày càng trở nên căng thẳng khiến sự thống nhất lãnh đạo của Đảng cộng sản bị phá vỡ. Sự chia rẽ thành hai phe : Chính phủ, "kỹ trị" đối lập với Đảng, "chính trị".

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự chia rẽ bùng phát, đặc biệt nóng trong những năm 2010, thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư và ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng Chính phủ. Sự bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế đã xảy ra, và Bộ Chính trị cho rằng ông Dũng phải "chịu trách nhiệm chính trị", nhưng đã không đồng nhận được sự đồng thuận của Ban Chấp hành trung ương. Như đã biết, ông nguyên Thủ tướng Dũng đã cho rằng trong hơn 50 năm theo Đảng ông ta luôn chấp hành sự phân công của tổ chức, và không xin chức quyền… Không thể bị kỷ luật, ông Dũng chỉ nghỉ hưu về làm người "tử tế" khi nhiệm kỳ 2011-2016 kết thúc.

Đó là bài học đắt giá đối với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và cá nhân người đứng đầu. Hai nhiệm kỳ tiếp theo 2016-2021 và 2021-đến nay cương vị Tổng bí thư vẫn do ông Nguyễn Phú Trọng "đặc cách" nắm giữ. Và, bài học trên đã là "cú huých" quay lại chế độ toàn trị mới, theo đó mô hình Đảng – Nhà nước mạnh đang được thử nghiệm vận hành, trong đó quan chức chính phủ "kỹ trị" có nguy cơ suy thoái cao. Ông ấy từng nhận định, rằng sau 10 năm phát động công tác phòng chống tham nhũng mặc dù có "chuyển biến tích cực" nhưng "chưa đạt kết quả như mong muốn". Cách tiếp cận "chịu trách nhiệm chính trị" áp dụng đối với các lãnh đạo "kỹ trị" ở "vùng cấm" như một bước đột phá, phá vỡ thế bế tắc này, trong đó các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam từng là phó Thủ tướng dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng.

kytri3

Cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (trái) và Vũ Đức Đam (phải). Ảnh AFP-RFA edited

Ba

Dường như có lý do biện minh để Đảng phán xét các lãnh đạo kỹ trị trên phải "chịu trách nhiệm chính trị", nhưng việc thanh lọc họ gây ra những hiệu ứng ngược khó lường. Trước hết, việc họ buộc phải từ nhiệm sẽ gây ra "khoảng trống" năng lực điều hành. Chuyển đổi sang thị trường càng sâu rộng càng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng quản trị phù hợp, nghĩa là vai trò của họ cần được coi trọng chứ không phải ngược lại.

Ngoài ra, trong con mắt các nhà đầu tư, họ là các nhà "kỹ trị" có năng lực điều hành kinh tế. Ông Phúc đã tạo được hình ảnh thân thiện, có thái độ khá cởi mở trong ngoại giao nhà nước, các ông Minh, ông Đam là được cho là có năng lực, kinh nghiệm thực tế… Đây là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư vượt qua những rào cản của môi trường kinh doanh còn thiếu minh bạch. Họ có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển khu vực kinh tế này như một trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Cạnh tranh thể chế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn.

Hiệu ứng ngược tiếp theo là bộ máy hành chính dường như bị "đóng băng" bởi nỗi bất an từ các hồ sơ chống tham nhũng trong quá khứ, và nay sẽ tăng thêm bởi sự mơ hồ về chuẩn mực "chịu trách nhiệm chính trị". Hơn thế, việc áp dụng tuỳ tiện mang tính độc đoán có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, sản sinh ra những kẻ cơ hội, chờ thời… Đây là nguy cơ tiềm ẩn bất ổn về công tác nhân sự.

Sau cùng, như hệ quả, việc giải trình trách nhiệm trước công chúng thêm tồi tệ và quá trình dân chủ hóa trong đảng và ngoài xã hội bị kìm hãm. Mặc dù mới đây Đảng nhận định "nhiều vụ tham nhũng được cho là 'vùng cấm, nhạy cảm' đã được xử lý nghiêm", nhưng từ sự kiện loạt các lãnh đạo buộc phải từ nhiệm cho thấy sự công khai hoá, minh bạch hóa và bình đẳng trước pháp luật đang là đòi hỏi cấp thiết từ phòng chống tham nhũng để có được niềm tin và sự ủng hộ của người dân.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 30/01/2023

Tiến sĩ Phạm Quý Thọ là Giáo sư Tiến sĩ, nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam

Published in Diễn đàn