Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng tham nhũng, tiêu cực và suy thoái tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông.

tongtrong1

Tổng Trọng và ban lãnh đạo Đảng và Nhà cộng sản nước dự bế mạc hội nghị - Ảnh : TTXVN

Ông Trọng, 79 tuổi, đã giữ chức Tổng bí thư từ khóa đảng XI năm 2011, thay Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ông được tái bầu nhiệm kỳ 2 năm 2016. Đến năm 2021, vì không có ai đủ uy tín thay thế nên Ban Chấp hành trung ương phải tự vi phạm Điều lệ đảng (chỉ cho phép giữ 2 nhiệm kỳ) để ông Trọng tiếp tục cầm quyền khóa đảng XIII (2021-2026).

Nhưng tình trạng tham nhũng đã được quan tâm từ năm 2005, sau 4 năm nhiệm kỳ đảng thứ IX thời ông Nông Đức Mạnh.

Vẫn đứng nguyên

Hồi ấy Bách khoa toàn thư mở viết : "Trong cuộc điều tra năm 2005 , Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là :

1. Địa chính nhà đất,

2. Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu,

3. Cảnh sát giao thông.

Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (Consul General - CG) ngày 9/6/2006 đều nhận định : "Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động".

Theo báo Vietnam Investment Review thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% đầu tư hạ tầng".

Khi nhắc đến tham nhũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5/2011, Chủ tịch nước lúc đó là Trương Tấn Sang  đã nói : "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cả đất nước này".

Nhưng từ đó đến nay đã 12 năm, đặc biệt là trong kỳ họp giữa nhiệm kỳ của khóa Đảng XIII ngày 15/5/2023, vấn đề tham nhũng, tiêu cực vẫn song hành với tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy ông Nguyễn Phú Trọng mới nói : "Phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, coi đây là gốc của mọi vấn đề".

Như thường lệ, ông Trọng hứa : "Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Nhưng ông lại thanh minh : "Phòng chống tham nhũng không phải nội bộ đánh nhau, phe nọ đánh phe kia mà thể hiện quyết tâm của Đảng vì dân, vì đất nước".

Cuối cùng, ông Trọng khoe : "Đến nay, có thể khẳng định, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt, và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây ; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta".

Có thật như vậy không ?

Thực tế lại khác hẳn

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, ông Trọng thừa nhận : "Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, như : Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nắm tình hình; nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn có mặt, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao… Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, diễn biến phức tạp, không thể chủ quan, lơ là. Một số đồng chí lãnh đạo cấp cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhận trách nhiệm chính trị, có vi phạm, có trường hợp cũng phải xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước".

Ông Trọng chỉ nói chung chung như thế nên rất khó biết tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong Đảng bây giờ ra sao. Chỉ biết rằng, khi Đảng nhìn nhận có "suy thoái về tư tưởng chính trị" trong cán bộ đảng viên thì đó chính là khi đảng viên đã quay lưng lại với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và không còn tin vào chủ trương xây dựng đất nước của Đảng nữa.

Tham nhũng vẫn tinh vi và phức tạp

Bằng chứng ông Trọng chưa chống nổi tham nhũng, lãng phí còn được phơi bầy trên báo Thanh Tra điện tử ngày 01/3/2023 của Chính phủ, theo đó : "Trong những năm qua, tham nhũng, lãng phí ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, yêu cầu phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ, kiểm soát quyền lực của Nhà nước để ngăn ngừa hành vi vi phạm tham nhũng".

Báo này cho biết : "Trong 10 năm (2012-2022), các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo, về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế ; trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét xử sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo.

Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa gần 1.000 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ ; trong đó có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, với mức án nghiêm khắcnhưng cũng rất nhân văn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".

Báo Thanh tra cũng khoe : "Đối với công tác thu hồi tài sản tham nhũng, cùng với việc phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thu hồi tài sản được nâng lên. Nếu như trước năm 2013, tỷ lệ thi hành án về tiền đối với các vụ án tham nhũng chỉ đạt dưới 10%, thì giai đoạn 2012-2022 đã đạt tỷ lệ 34,7% (60.940 tỷ đồng/175.608 tỷ đồng)".

Như vậy, tổng số tài sản do tham nhũng không thu được là 65,3%. Lý do thất thu được giải thích là vì Việt Nam chưa có Luật cho phép tịch thu tài sản không chứng minh được nguồn gốc.

Càng chống càng xiêu

Nên biết ông Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng và tiêu cực từ ngày 1/2/2013 ,khóa đảng XI. Nhưng tại Hội nghị toàn quốc về tổng kết 10 năm chống tham nhũng 2012-2022 ngày 30/06/2022, ông Trọng đã thừa nhận chưa chống nổi giặc nội xâm.

Ông nói : "Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng : Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Đó là : Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế ; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp ; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta".

tongtrong0

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa XIII ngày 17/05/2023 - Ảnh : TTXVN

Chống diễn biến, chuyển hóa

Trong lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ông Trọng hứa : "Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", bất kể người đó là ai ; không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Ông cho biết : "Đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý ; các địa phương cũng bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Đảng về việc "có vào, có ra ; có lên, có xuống".

Đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật mà ông Trọng tự khen thực hiện nghiêm túc, đã : "Đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tình trạng tham nhũng, "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" ; "chủ nghĩa cá nhân", "tha hóa quyền lực" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên".

Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng không cho biết con số một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu trong tổng số 5,3 triệu đảng viên. Nhưng lối nói này đã được ông Trọng sử dụng từ khóa đảng XII năm 2016, khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng bí thư lần thứ 2.

Nhưng tại sao người đứng đầu Đảng lại không dám nói trắng ra cho dân biết ? Ông ngại nói ra sẽ mất danh dự, sợ bị đánh giá bất lực, hay sợ chia rẽ trong nội bộ ?

Bất cứ vì lý do nào thì kết quả tay trắng vẫn hoàn trắng tay của Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ vừa kết thúc ngày 17/5/2023 đã cho thấy không có ai trong số 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư đảng bị kiểm điểm hay bị kỷ luật.

Chỉ thấy ông Trong nói : "Từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần phát huy cao độ tinh thần nêu gương, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng ; nghiêm túc tự soi, tự sửa, tự phê bình và phê bình ; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tự giác nhận trách nhiệm chính trị lĩnh vực mình phụ trách ; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác ; giữ gìn sự đoàn kết nội bộ ; tư tưởng, chính trị vững vàng, quan điểm đúng đắn ; gương mẫu về đạo đức, lối sống trong công tác, trong cuộc sống của bản thân, gia đình và người thân. Hết sức tránh tình trạng :

"Chân mình còn lấm bê bê

Lại cầm bó đuốc đi rê chân người !".

Thì ra trong số lãnh đạo hàng đầu cũng đã có kẻ nhìn ngang, người liếc dọc chứ không phải đã đoàn kết một lòng, dọc ngang thông suốt như ông Trọng khoe trong diễn văn.

Bẳng chứng như ông nói : "Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm, thậm chí còn có hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm ; cái gì có lợi thì kéo về cho cơ quan, đơn vị và cá nhân mình ; cái gì khó khăn thì đùn đẩy ra xã hội, cho cơ quan khác, người khác...".

Do đó, ông kêu gọi Đảng phải : "Chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, lo ngại rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn", né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tôi đã nhiều lần nói rồi, nay xin nhắc lại : Những ai có tư tưởng ấy thì hãy đứng sang một bên để người khác làm !".

Cuối cùng, ông cảnh giác : "Tất cả chúng ta, nhất là những người trực tiếp làm công tác tổ chức, cán bộ, phải có ý chí, quyết tâm cao, có tấm lòng trong sáng, có con mắt tinh đời, đừng "nhìn gà hóa quốc" ; "đừng thấy đỏ tưởng là chín" !

Nhưng ai là gà, ai là quốc trong các kỳ lấy phiếu tín nhiệm sắp diễn ra trong toàn Đảng ? Chỉ biết rằng cuộc bỏ phiếu sẽ được đánh giá như bằng chứng để quy họach Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV nhiệm kỳ 2026-2031.

Biển Đông

Cũng đáng quan tâm là trong toàn Diễn văn bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ, tuyệt nhiên không thấy ông Trọng nói gì đến biến cố Trung Quốc, vào ngày 10/05/2023 đã cho một tầu nghiên cứu được hộ tống bởi lực lượng tuần duyên và 11 tàu dân quân xâm nhập vùng biển trong thềm lục địa của Việt Nam đang được khai thác dầu chung bởi 2 công ty Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam.

Hành động phá rối của Trung Quốc không mới mà gần như thường xuyên đối với các thuyền đánh cá và khai thác dầu khí của Việt Nam.

Vụ nghiêm trọng nhất xẩy ra khi Trung Quốc hạ giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông  gần quần đảo Hoàng Sa  vào ngày 1/5/2014.

Tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm, nhưng không gây thương vong. Sau khi bị Việt Nam và quốc tế lên án, giàn khoan 981 đã rút lui vào ngày 27/05/2014.

Tuy nhiên, lập trường về Biển Đông chỉ được ông Trọng nói sơ sài trong diễn văn ngày 17/05/2023, theo đó Việt Nam đã : "Xử lý linh hoạt, cân bằng, hài hòa quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khu vực cũng như các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới".

Với tuyên bố nhũn nhặn này, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng muốn tránh gây bất hòa với Trung Quốc trong mọi hoàn cảnh.

Phạm Trần

(21/05/2023)

Published in Diễn đàn

"Xúc phạm uy tín, danh dự của Đảng cộng sản Việt Nam" : tội hình sự

Hoài Nguyễn, VNTB, 13/05/2023

Sáng 12/5, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Văn Bang (62 tuổi, quê Hải Dương) 8 năm tù về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

dang1

Ông Trần Văn Bang nhận án tuyên sơ thẩm 8 năm tù vì đã có nhiều bài viết "xúc phạm uy tín, danh dự của Đảng cộng sản Việt Nam".

Theo cáo trạng, ông Trần Văn Bang đã sử dụng 3 tài khoản Facebook gồm "Trần Bang", "Bang Trần" và "Tran Josh" để soạn thảo, đăng tải 39 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng, nói xấu chính quyền nhân dân, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, thể hiện thái độ thù ghét, bất mãn đối với chính quyền, Đảng, Nhà nước và các vị lãnh đạo.

Cơ quan công tố cho rằng ông Trần Văn Bang có loạt hành vi như sau : Xuyên tạc sự thật lịch sử ; phủ nhận thành quả cách mạng ; vu khống ; xúc phạm dân tộc ; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân ; xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh ; xúc phạm uy tín, danh dự của Đảng cộng sản Việt Nam ; kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động ; có thông tin bịa đặt, sai sự thật xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của Tòa án nhân dân, lực lượng Công an nhân dân.

Bàn luận về các hành vi cáo buộc trên, cho thấy nếu quả thật có hành vi gọi là "xúc phạm uy tín, danh dự của Đảng cộng sản Việt Nam", vậy thì vì sao cơ quan hữu trách không có hướng xử trí ngay từ ban đầu ‘dẹp trong trứng nước’, mà lại để vụ việc kéo dài như một ‘nuôi dưỡng’ đến mấy chục bài viết trên các tài khoản mạng xã hội facebook của ông Trần Văn Bang ?

Lưu ý, hành vi xúc phạm, bôi nhọ chính quyền trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ.

Theo đó, cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân (Điểm a, Khoản 1, Điều 101) và cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác (Điểm g, Khoản 3 Điều 102) bị phạt từ 5-10 triệu đồng.

Ngoài ra, tại Điểm a, Khoản 3, Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội quy định, phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Quy định trên có nghĩa chịu trách nhiệm vụ việc 39 bài viết ở đây không chỉ là cá nhân của ông Trần Văn Bang, mà còn là ‘đồng phạm’ từ phía mạng xã hội facebook.

Riêng hành vi xúc phạm, bôi nhọ cán bộ đảng viên trên mạng xã hội, ngoài xử lý hình sự về tội làm nhục người khác, còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 330, Bộ luật Hình sự năm 2015) bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

Như vậy nếu như cơ quan quản lý chuyên trách nghiêm túc hành pháp ngay từ ban đầu, tin chắc sẽ hạn chế được những hành vi kéo dài trong vi phạm như cáo buộc của các bên giữ quyền công tố ở vụ án ông Trần Văn Bang.

Một chính quyền vì dân thì không thể chấp nhận việc ‘nuôi dưỡng vi phạm’ của người dân, để sau đó nhân danh pháp luật hình sự cho việc bắt người dân ấy bỏ tù.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 14/05/2023

********************************

Đi tù 8 năm vì nhận thức cá nhân

Hà Nguyên, VNTB, 13/05/2023

Ngày 12/5, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Văn Bang (62 tuổi, quê Hải Dương) 8 năm tù về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015.

dang2

Theo cáo trạng, ông Trần Văn Bang có nhận thức và tư tưởng cho rằng việc Đảng cộng sản cầm quyền tuyệt đối sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa, không có tự do dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, báo chí, biểu tình…

Theo cáo trạng, ông Trần Văn Bang có nhận thức và tư tưởng cho rằng việc Đảng cộng sản cầm quyền tuyệt đối sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa, không có tự do dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, báo chí, biểu tình…

Bản án trên cho thấy loạt vấn đề khó thuyết phục đó là quyền tự do biểu đạt chính trị của cá nhân, bởi trên thực tế thì ngay cả Đảng cộng sản cũng thừa nhận đang có tình trạng tha hóa, và vì báo chí chịu "định hướng chính trị" nên những tha hóa này chỉ được công khai khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘xướng tên’ các vụ án đặt dưới sự giám sát của Ban phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trung ương.

Trước đây, khi nói về thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, có ý kiến từng cho rằng, khó có thể có sự tha hóa quyền lực bởi chính quyền cách mạng được xác lập, thực thi là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tuy nhiên, những năm qua, mặt trái của kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa như một "cơn lốc dữ" đã khiến một bộ phận cán bộ, đảng viên bị chao đảo, thậm chí bị "nhấn chìm" trong "dòng xoáy" của quyền lực.

Từ người nắm giữ, thực thi quyền lực, không ít cán bộ, đảng viên đã bị quyền lực quyến rũ, mê hoặc đến mức u mê để rồi trượt dài vào "vũng lầy" tha hóa quyền lực. Đây chính là nguy cơ mà nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả làm mọt ruỗng thể chế chính trị từ bên trong, làm lung lay bộ máy công quyền từ gốc rễ.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên ngộ nhận về "màu hồng" của quyền lực, đó là một thực tế mà tin chắc không riêng cá nhân ông Trần Văn Bang trong bản án kể trên đã "nhận thức", mà nó còn phổ biến rộng rãi trong tâm thức cộng đồng, có điều là người dân dám lên tiếng đến mức độ nào mà thôi.

"Tha hóa" được hiểu là trở nên khác đi cái ban đầu, biến thành cái khác theo chiều hướng tiêu cực. "Tha hóa quyền lực" thực chất là hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước để làm những việc sai trái, khuất tất nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân hay lợi ích một nhóm người, làm tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, lợi ích của quốc gia dân tộc.

Nói theo cách diễn đạt đầy uyển ngữ của văn phong tuyên giáo đảng, thì những năm gần đây, trong khi phần lớn cán bộ, đảng viên làm tròn bổn phận, trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị ; thì vẫn còn không ít người nắm giữ, thực thi công quyền đã bị cám dỗ bởi "màu hồng" của quyền lực.

Khi đã có quyền lực, nhiều người nhận thức không đúng đắn, thấu đáo về tính hai mặt của quyền lực, chỉ nhăm nhăm khai thác, phát huy triệt để ưu thế, quyền lợi, bổng lộc nhờ quyền lực mang lại mà không chú trọng tự giác khép mình vào khuôn khổ tổ chức, quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Theo nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong một báo cáo công khai trên báo chí, thì hầu hết các vụ việc cán bộ, đảng viên bị thi hành kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đều có chung hành vi vi phạm nguyên tắc dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của cấp ủy.

Trong tổng số gần 40 cuộc kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Trung ương đối với các trường hợp khi có dấu hiệu vi phạm, số cuộc kiểm tra phát hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ chiếm 61%, vi phạm quy chế làm việc của cấp ủy chiếm 66%.

Số tổ chức đảng, đảng viên bị thi hành kỷ luật do vi phạm quy chế làm việc, vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng chiếm 74% tổng số tổ chức đảng và chiếm 56% tổng số đảng viên, hầu hết có trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương, đơn vị.

Diễn giải và luận bàn quanh con số trên, từ "bài học Trần Văn Bang", cho thấy người ta dễ bị chụp mũ chống đối, rằng đó là "nhận thức và tư tưởng của việc Đảng cộng sản cầm quyền tuyệt đối sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa"…

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 13/05/2023

Published in Diễn đàn

Sau 48 năm Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cầm quyền như "lực lượng chiếm đóng"

Kể từ biến cố 30/4/1975, bốn mươi tám năm đã qua, thế nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn ứng xử với đất nước "như một lực lượng chiếm đóng", theo một nhà phân tích chính trị và hoạt động dân chủ, đa nguyên từ Châu Âu.

chiemdong1

Lực lượng an ninh đặt bảng cấm quay phim, chụp hình ở gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trong khi có cuộc biểu tình nhỏ chống Trung Quốc diễn ra ngày 18/5/2014 - AP

"Chính quyền cộng sản ứng xử như một lực lượng chiếm đóng, tất cả những chức vụ dù rất nhỏ như là phó phòng, như là hạ sĩ quan, đều chỉ dành cho người cộng sản", từ Paris, Pháp quốc, kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người từng làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế chính trị tại đại học Minh Đức, Sài Gòn rồi giữ cương vị phụ tá Bộ trưởng kinh tế chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ nhị Cộng hòa với hàm Thứ trưởng cho đến ngày 30/4/1975, nói với đài Á Châu Tự Do tuần này trên quan điểm riêng, trong dịp nhìn lại và đánh dấu tròn 48 năm biến cố lịch sử đối với đất nước Việt Nam.

"Chúng ta đang có cả một thế hệ mới có kiến thức, hiểu biết, một thế hệ đã từ bỏ được di sản Khổng giáo để nhìn chính trị một cách đúng đắn như là một phương thức điều hành quốc gia mang lại phúc lợi cho người dân, một thế hệ rất là lớn.

Đảng cộng sản Việt Nam có bao nhiêu người ? Tôi nghĩ rằng họ có 5 triệu đảng viên, nhưng thực ra, nếu bỏ ra những vị đã về hưu rồi, thì còn lại khoảng 3 triệu đảng viên, họ là một thành phần rất là nhỏ. Nhưng họ chiếm lĩnh hết.

Vậy thì chúng ta có một thành phần trí thức trẻ có hiểu biết, đã rũ bỏ được văn hóa nhân sĩ của Khổng giáo, thành phần đó có kiến thức, có khả năng, rất nhiều anh em bây giờ đi du học tại Châu Âu, hoặc du học tại Mỹ. Họ có những kiến thức dân chủ và tự do, nhưng họ bị gạt ra ngoài lề xã hội".

Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, thành viên sáng lập Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, một tổ chức tập hợp nhiều trí thức, nhân sĩ Việt Nam ở Pháp quốc, Châu Âu và hải ngoại vốn có chủ trương vận động cho dân chủ và dân chủ hóa Việt Nam hậu 30/4/1975 bằng đường lối bất bạo động và trong tinh thần hòa giải dân tộc, đồng thời cổ súy cho các đối thoại chính trị đa nguyên, đưa ra một lời cảnh báo với chính quyền cộng sản Việt Nam ngày hôm nay, ông nói :

"Những chức vụ dù nhỏ nhất cũng dành cho những người cộng sản, và tôi sợ rằng nếu Đảng cộng sản và những người cộng sản Việt Nam không ý thức được điều đó, nó có thể là một trái bom nổ chậm và không tránh khỏi thảm kịch như đã từng xảy ra ở Romania và Indonesia".

Tại Romania trước đây, chính phủ của Tổng bí thư Đảng cộng sản Romania khi đó, ông Nicolae Ceaușescu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính vào tháng 12 năm 1989, theo trang Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia phiên bản tiếng Việt, mà trong biến cố đó, ông Ceaușescu và vợ là Elena đã trốn khỏi thủ đô bằng trực thăng, nhưng họ đã bị quân đội bắt giữ và bị kết án với hình phạt cao nhất bởi các lực lượng đảo chính trong cuộc cách mạng này.

Còn tại Indonesia trước đây, những vụ thanh trừng tại đây trong giai đoạn hai năm 1965-1966 được cho là một cuộc thanh trừng chống cộng sản, sau một cuộc đảo chính không thành ở thủ đô Jakarta mà sau này cuộc đảo chính này bị đổ lỗi cho Đảng cộng sản Indonesia (PKI). Và vẫn theo trang mạng Wikipedia phiên bản tiếng Việt, một ước tính được chấp nhận rộng rãi nhất là hơn nửa triệu người đã thiệt mạng. Các cuộc thanh trừng là một sự kiện quan trọng trong quá trình chuyển đổi các "trật tự mới" với Đảng cộng sản Indonesia (PKI) đã bị loại bỏ như là một lực lượng chính trị và các biến động dẫn đến các sự sụp đổ của Tổng thống Sukarno, và bắt đầu thời kỳ cầm quyền 30 năm của tổng thống Suharto.

Và ông Nguyễn Gia Kiểng, vẫn trên quan điểm cá nhân, nói tiếp :

"Đó là điều mà không ai muốn, bởi vì đất nước Việt Nam, trên cơ thể Việt Nam, đã có quá nhiều vết thương rồi, và chúng ta không có quyền tạo ra một vết thương nào mới nữa.

Chúng ta phải cố gắng một mặt phải giảng giải để cho các anh em cộng sản hiểu rằng tương lai nào bắt buộc phải có đối với Việt Nam ; và mặt khác, chúng ta cũng phải giải thích cho những người tự coi là nạn nhân của chế độ hiểu rằng nếu chúng ta tiếp tục trong tinh thần thù hận, chúng ta sẽ còn tiếp tục là nạn nhân nữa. Con đường và lối thoát duy nhất, là lối thoát của sự quảng đại, của tình cảm dân tộc, của tình anh em".

chiemdong2

Cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn - Nghĩ lại đất nước trên ngưỡng cửa một thế kỷ và một thiên niên kỷ mới" của tác giả Nguyễn Gia Kiểng xuất bản tại Paris năm 2004 và cuốn "Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai - Dự án chính trị dân chủ đa nguyên" do tác giả Nguyễn Gia Kiểng tham gia chấp bút, xuất bản và được in năm 2015 tại Hoa Kỳ. Ảnh : Quốc Phương/RFA

Khi được hỏi liệu một lực lượng chính trị nào đó lâu nay cầm quyền và củng cố quyền lực đã nắm được nó qua suốt nhiều thập niên liên tục, có thể nào dễ dàng và tự nhiên từ bỏ quyền lực hay không, có dám làm một cuộc thay đổi có thể hiểu theo cách Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng đã đề cập, hay gợi ý như trên ở Việt Nam hay không. Ông Nguyễn Gia Kiểng, cựu thành viên nội các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho đến tận ngày 30/4/1975 và người đã từng có thời gian bị đi tù ‘học tập cải tạo’ dưới chính quyền cộng sản sau biến cố này, nói :

"Theo tôi, việc này dễ chứ không khó. Nếu chúng ta đọc lại chính những con số, những báo cáo của Đảng cộng sản Việt Nam, họ nói rằng trong 10 năm qua, họ đã kỷ luật 8.300 người về tội ‘tham nhũng’ mặc dù chiến dịch chống tham nhũng là một chiến dịch rất lớn, nhưng bên cạnh đó họ đã kỷ luật 25.000 người vì ‘suy thoái tư tưởng’, vì ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’.

Tôi nghĩ rằng phong trào lớn nhất trong Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay là phong trào hướng về dân chủ ; và ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ chính là một cụm từ để chỉ những người có khuynh hướng dân chủ.

Tôi nghĩ chống tự diễn biến, tự chuyển hóa sự thực là một điều vô lý. Một mặt thì kêu gọi ‘đổi mới’, chủ trương ‘đổi mới’, một mặt lại chống ‘diễn biến’. Đổi mới là gì ? Đổi mới là tự diễn biến chứ còn là gì nữa ?

Họ muốn đổi mới nhưng không thay đổi và họ luẩn quẩn ở trong sự bế tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin mà ngày nay cả thế giới nhận định là không những là sai lầm, mà còn độc hại nữa.

Thành ra tôi nghĩ họ không thể ngăn cản phong trào và tâm lý tự diễn biến, tự chuyển hóa được đâu. Và trong số 25 ngàn người bị quy là ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đó, phải là những người có trình độ lý luận, có tư tưởng đổi mới, tức là những cán bộ trung cao cấp.

Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay, niềm tin, niềm lạc quan chính là tinh thần dân chủ và tình cảm dân tộc đã xâm nhập vào Đảng cộng sản Việt Nam, và có những anh em ở trong đảng cộng sản đã nhận ra được rằng tương lai của họ không phải là với đảng cộng sản, mà là với dân tộc".

Khi được hỏi liệu Việt Nam nói chung tới nay đã sẵn sàng hay chưa cho một sự đổi thay, hay cải tổ triệt để thể chế chính trị - xã hội mà có thể được toàn xã hội và nhân dân cùng các giới kỳ vọng, mong đợi, ông Nguyễn Gia Kiểng nói :

"Để trả lời câu hỏi trên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhìn vào vấn đề, nhìn vào thực tại, nhìn vào những vụ án như là vụ xử mới đây, xử 6 năm tù giam mà lại xử kín với một người như là Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, bởi vì anh bị cho là đả kích cố Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng hạn, và qua đó chúng ta thấy chế độ này còn tàn bạo, còn dữ dằn lắm.

Nhưng thực ra, nếu chúng ta bình tĩnh nghĩ lại, nhìn lại toàn cảnh của đất nước, chúng ta thấy rằng dân chủ hóa là không xa và tôi nghĩ hạn kỳ dân chủ hóa là tương đối gần.

Vấn đề là tất cả chúng ta có quyết tâm hay không mà thôi, mà nếu chúng ta chủ trương phải dân chủ hóa trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bằng đường lối gạt bỏ tất cả những âm mưu, những ý tưởng về bạo lực, có thể hạn kỳ dân chủ sẽ rất là gần và không những chỉ là gần mà nó còn đẹp nữa", ông Nguyễn Gia Kiểng nêu quan điểm với RFA tiếng Việt trên quan điểm riêng từ Lognes, một thành phố nhỏ trong vùng Île-de-France, miền bắc nước Pháp trong dịp này.

Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, sinh năm 1942 tại Thái Bình, miền Bắc Việt Nam, xuất thân từ một gia đình mà cha và các chú bác đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, theo trang Wikipedia tiếng Việt. Năm 1954, ông di cư vào miền Nam cùng với gia đình. Nguyễn Gia Kiểng học hết trung học năm 1961 và được học bổng đi du học Pháp. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại trường École Centrale de Paris, ông học thêm cao học kinh tế rồi làm việc tại Pháp 5 năm và về nước năm 1973. Về nước, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ông làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế chính trị tại đại học Minh Đức Sài Gòn rồi làm phụ tá Bộ trưởng kinh tế với hàm Thứ trưởng cho đến ngày 30/4/1975.

chiemdong3

Ông Nguyễn Gia Kiểng từng làm Phụ tá Bộ trưởng Kinh tế thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa và phụ trách một số lĩnh vực cố vấn về kinh tế và kỹ thuật - Ảnh Quốc Phương

Sau ngày này, ông bị đưa đi tập trung cải tạo trong hơn ba năm rồi được sử dụng làm chuyên viên dưới chế độ mới cho đến khi được đi Pháp do sự can thiệp của chính phủ Pháp năm 1982. Năm 1982, trở lại Pháp, Nguyễn Gia Kiểng hành nghề kỹ sư và doanh nhân. Ông trở thành Chủ tịch, Tổng giám đốc một công ty tư vấn cho đến khi nghỉ hưu năm 2005, để dành toàn thời gian cho hoạt động chính trị, trong đó ông có thành lập một tổ chức chủ trương đối thoại chính trị đa nguyên, bất bạo động, mang tên gọi Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Ông là tác giả của cuốn sách chính luận bằng tiếng Việt "Tổ quốc ăn năn – Nghĩ lại đất nước trên ngưỡng cửa một thế kỷ và một thiên niên kỷ mới" (Paris, 2004), đã được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề "Whence… Whither… Viêtnam ?). Năm 2015, ông cũng tham gia chấp bút một cuốn sách khác có tựa đề "Khai sáng kỷ nguyên thứ hai – Dự án chính trị dân chủ đa nguyên" (2015), đã được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề "Opening the Second Era".

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 30/04/2023

Published in Quan điểm

Chính quyền Việt Nam rơi vào bế tắc. Nguyên nhân do đâu ?

cóngan0

Sai lầm đầu tiên, sai lầm mà không ai cải chính được, đó là thực hành một chủ nghĩa độc hại mà thế giới trước đó đã xem như một tội ác. Sai lầm thứ hai – hệ quả của sai lầm thứ nhất, do thiếu vắng tư tưởng chính trị nên đảng cộng sản chỉ biết mải mê làm theo Liên Xô và Trung Quốc, do độc quyền lẽ phải, cấm đoán ý kiến nên họ không có viễn kiến, chỉ biết tới thực tại do đó không thể nhìn xa.

Trước kia chính quyền Việt Nam dựa vào Liên Xô vì Liên Xô là bà mẹ đã khai sinh cho Đảng cộng sản Việt Nam. Nhìn lại trong suốt 4000 năm lịch sử, hai nước chẳng có một mối quan hệ nào. Nước Nga xưa nay không có quan hệ nhiều với bên ngoài. Một đất nước chậm tiến về cả văn hóa, tư tưởng chính trị, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Chính do sự chậm tiến đó mà Lê-nin đã đưa được chủ nghĩa Marx vào được Nga trong khi chủ nghĩa Marx đã bị bãi bỏ từ năm 1875 tại nơi khai sinh ra nó. Đúng 100 năm sau, chủ nghĩa độc hại đó lại toàn thắng tại Việt Nam năm 1975. Gần đây Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy bùn đen để bôi lên mặt người Việt Nam chỉ vì bênh vực nước Nga trong cuộc chiến Nga - Ukraine một cách mù quáng. Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Hồ Chí Minh là đại diện đã tuyên thệ nhìn nhận Liên Xô là Tổ quốc duy nhất (Tổ quốc xã hội chủ nghĩa) tại đại hội VI của quốc tế cộng sản III năm 1928. Đây là một điều đáng xấu hổ với mọi người Việt Nam. Chúng ta phải có một tật nguyền nào đó rất lớn về tâm hồn thì mới để cho những điều ngoài sức tưởng tượng như vậy xảy đến.

Khi Liên Xô đứng trên bờ vực sụp đổ, buộc các nước cộng sản xây dựng xã hội chủ nghĩa tại mỗi quốc gia thì Đảng cộng sản Việt Nam đã tự biến mình thành Tổ quốc Việt Nam, quay qua xin được thần phục Trung Quốc với những nhượng bộ bất lợi cho đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam luôn có một phản xạ : Học tập và làm theo Trung Quốc, nghĩa là trao quyền suy nghĩ của mình cho Trung Quốc.

Kể từ khi thành lập, Đảng cộng sản Việt Nam bắt chước Đảng cộng sản Trung Quốc một cách máy móc, tăm tối. Khi Trung Quốc thủ tiêu, bách hại những người không ủng hộ chủ nghĩa cộng sản thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng làm theo. Khi Trung Quốc kêu gọi đấu tranh giai cấp thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng đấu tố để giết hại đồng bào mình. Trung Quốc mở ra chính sách "Bách hoa vận động" nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề hiện hữu. Đây cũng là cái bẫy khi đó Mao Trạch Đông đưa ra để loại bỏ trí thức bất đồng với mình ra khỏi đảng thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng học theo với "Trăm hoa đua nở" rồi bỏ tù những người trong phong trào "Nhân văn giai phẩm". Dù đã bị Trung Quốc sỉ nhục vào những năm 1979, 1984, 1988 nhưng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn ái mộ Trung Quốc một cách mê muội và cố gắng giấu nhẹm đi những trang sử giai đoạn đó và thần phục một cách tuyệt đối. Trong thâm tâm những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi những lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc như ánh sáng dẫn đường, họ làm theo bất chấp đạo đức, lý luận, đúng sai. Khi Mao Trạch Đông thực hiện chính sách " Tiến về Nông thôn" nhằm lùa những người dân đói khổ ở thành thị về nông thôn cho khuất mắt thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng thực hiện bằng "Kinh tế mới" trong khi lại hô hào "công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Sau này khi Trung Quốc thực hiện chính sách "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng lao theo. Khi Trung Quốc lấy lập trường căn bản là trung thành với chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng lấy lập trường kiên trì chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi Trung Quốc cố tỏ ra dân chủ trong nội bộ bằng việc để Tổng bí thư giữ 2 nhiệm kỳ thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng lựa chọn trương tự. Khi nội bộ hỗn loạn Trung Quốc nhất thể hóa thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng xé bỏ điều lệ của mình để nâng nhiệm kỳ của người đứng đầu. Khi Trung Quốc cho rằng phải chống lại "tự diễn biến, tự chuyển hóa’ thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng làm điều tương tự và nhận lấy cay đắng ngay trong nội bộ. Trong công cuộc chống lại "tự diễn biến, tự chuyển hóa" Đảng cộng sản Việt Nam đã khiến cho ít nhất 25.000 đảng viên nòng cốt của mình quay lưng lại với Đảng và buộc phải "kỷ luật" như Đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận. Khi nền kinh tế đứng trước nguy cơ sụp đổ thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng học theo Trung Quốc tạo ra sự tăng trưởng giả tạo thông qua bất động sản rồi tạo ra được cho đất nước một tầng lớp dân oan và kinh tế nguy ngập.

Đến bây giờ Trung Quốc bế tắc thì Đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn bối rối.

Trung Quốc chống tham nhũng bằng "đả hổ, diệt ruồi" thì Việt Nam cũng "đốt lò". Khi Trung Quốc bỏ quên cuộc chống tham nhũng vì tê liệt thì Việt Nam cũng tạm dừng cuộc chiến chống tham nhũng vì lo sợ cuộc "đốt lò" này sẽ đốt luôn chế độ trong thời gian ngắn. Chính ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư Đảng cộng sản gần đây cũng bối rối mà điều đình với tham nhũng : "Trung ương có một quyết định mới, bây giờ không phải chỉ cốt kỷ luật, nếu như anh thấy có khuyết điểm, anh tự nhận đi, và anh xin thôi, tự từ chức ủy viên Trung ương thì các cơ quan có thẩm quyền đồng ý quyết định cho thôi, còn đồng chí nào có điều kiện, có sức khỏe, có trình độ, có khả năng thì có thể tham gia vào những công việc khác phù hợp hơn, chứ không phải là cốt chỉ xử thật nặng, hoặc không còn tình nghĩa gì thì đấy mới là nghiêm". Điều này cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã lung lay tận gốc rễ, tình trạng nội chiến ngay trong Đảng đang diễn ra. Trước kia những người cộng sản đã đoàn kết được với nhau vì họ có một lý tưởng chung nhưng giờ đây mẫu số chung đó đã không còn, tình trạng chia rẽ đã tự động đưa tới tham nhũng, phe phái, đấu đá để dành quyền sống trên nhau.

Giải pháp nào cho bế tắc của Đảng cộng sản Việt Nam và đất nước ?

Ở hiện tại, những ơn huệ mà bấy lâu nay mà khối dân chủ dành cho Đảng cộng sản Việt Nam và đất nước Việt Nam đang dần mất đi. Những tập đoàn kinh tế đã không rời khỏi Trung Quốc để tới đầu tư ở một nước chu hầu của Trung Quốc, họ chỉ dời đi tới những nước dân chủ. Trước kia đã có một hợp đồng bất thành văn giữa người dân Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam là người dân phần nào đó chịu đựng chế độ này với điều kiện Đảng cộng sản phải duy trì một mức độ tăng trưởng tốt. Nhưng bây giờ mức độ tăng trưởng đó không còn nữa, người dân Việt Nam sẽ đặt ra dấu hỏi về kết quả của sự chịu đựng bấy lâu nay. Đảng cộng sản không còn đủ tư cách lãnh đạo đất nước và đại diện cho hình ảnh của người Việt Nam.

Giờ đây Đảng cộng sản Việt Nam cần ôn lại bài học lịch sử về sự chuyển hóa về dân chủ của các nước cộng sản Đông Âu mà chính họ đã từng cho nhiều tình báo qua để quan sát sự sụp đổ của Liên Xô và quá trình chuyển hóa về dân chủ của các nước Đông Âu. Họ đã chứng kiến cả hai kịch bản chuyển hóa khi đó : Một là các chế độ cộng sản tham gia vào cuộc chuyển hóa dân chủ như Ba Lan hay Tiệp Khắc ; hai là chống đối lại cuộc chuyển hóa tới cùng như Rumania.

Trong thâm tâm những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chắc cũng không muốn số phận của mình lại rơi vào tình trạng như Ceausescu khi cố gắng chuyển về chế độ công an trị để cố thủ. Vào lúc này Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có hai lựa chọn : thua trong bạo loạn khi cố gắng cố thủ trước sự phẫn nộ ngày càng tăng của người dân Việt Nam hoặc thua trong hòa bình khi chấp nhận dân chủ hóa. Giải pháp an toàn và hiệu quả để đưa tất cả ra khỏi bế tắc hiện nay là Đảng cộng sản Việt Nam nên tìm cách để đối thoại với đối lập Việt Nam, với những tổ chức, với những con người lương thiện thực sự muốn dân chủ hóa đất nước trong tình dân tộc, trong nghĩa đồng bào để tránh được cả cho mình và Đất nước một lần nữa lại rơi vào thảm kịch.

Trần Khánh Ân

(30/04/2023)

Published in Quan điểm

Trước thềm Hội nghị Trung ương lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII (2021-2026), Ban Tuyên giáo đảng đã chỉ đạo báo chí phải kiên quyết "bảo vệ tư tưởng đảng".

dcsvn1

Theo Ban Tuyên giáo trung ương, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chọn làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Vì vậy, "bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được coi là nhiệm vụ sống còn, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ, vì vậy đây chính là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay" (Theo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, ngày 12/09/2022).

Nhưng tại sao phải "bảo vệ" ?

Bởi vì đã có "một số không nhỏ" cán bộ, đảng viên "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" không còn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản và đương lối lãnh đạo của đảng. Trong số này có cả đảng viên trẻ trong Quân đội, Công an và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những người được coi là "hạt giống đỏ" tương lai của đảng.

Vì vậy, bộ Nội vụ Việt Nam đã viết : "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là một thách thức to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. "Tự diển biến", "tự chuyển hóa" là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ "giặc nội xâm" rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. Vì thế phòng chống"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay" (Ban cán sự Bộ Nội Vụ, ngày 23/12/2018).

Lời cảnh báo này sau 5 năm vẫn còn nguyên vẹn, và càng nghiêm trọng hơn với tình trạng "tham nhũng, tiêu cực" vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng.

Đáng chú ý hơn là tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống, đã được nhập chung với "suy thoái tư tưởng chính trị" vào lúc toàn đảng chuẩn bị Hội nghị Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ các chức vụ do Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bầu.

Cuộc bỏ phiếu này nhắm gạn lọc đội ngũ lãnh đạo cho nhiệm kỳ khóa đảng XIV 2026-2031, với khả năng ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước, sẽ giữ chức Tổng bí thư thay ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Thưởng, sinh năm 1970 tại Hải Dương (miền Bắc) nhưng trưởng thành ở Vĩnh Long (miền Nam). Cha mẹ ông được nói đã tập kết ra Bắc trong thời kỳ chiến tranh. Có tin nói cha ông là ông Võ Trần Chí, từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh... Mẹ ông là con gái Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Kẻ thù số một

Nên biết công tác phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nằm trong chủ trương "xây dựng, chỉnh đốn Đảng", được đặt lên hàng đầu từ sau Đại hội đảng khóa XI năm 2011 đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên chức Tổng bí thư thay ông Nông Đức Mạnh.

Nhưng sau 12 năm, Bộ Nội vụ cho biết : "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều mức độ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây thực sự là một hiểm họa tiềm tàng, một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ "giặc nội xâm" nguy hiểm rất khó nhận diện và đáng sợ nhất".

Sự sợ hãi này còn được Bộ Nội vụ giải nghĩa : "Nếu hiện nay chúng ta xác định nền tảng tư tưởng chính trị với những nguyên lý, quy luật trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của cách mạng Việt Nam mang mầu "đỏ thắm" thì sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo hướng tiêu cực sẽ làm màu đỏ thắm phai nhạt dần, cuối cùng chuyển sang màu khác hoặc màu đối lập. Hoặc mục tiêu lựa chọn của chúng ta là chủ nghĩa xã hội, song "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm nhận thức phai nhạt dần và mục tiêu bị chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản…".

Thật ra "chệch hướng" đã xẩy ra từ khi Đảng cộng sản Việt Nam buộc phải thi hành chính sách "Đổi mới" để tồn tại từ năm 1986, thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Chủ trương này phát triển mạnh hơn từ năm 1991, sau khi khối Liên bang Xô viết tan rã. Sau đó xuất hiện những tiếng nói đòi dân chủ hóa chế độ và xét lại vai trò lãnh đạo của đảng. Tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa trong hàng ngủ đảng viên công khai trên nhiều mặt như nói một đàng, làm một nẻo; không làm theo chỉ thị của Trung ương ; đùn đầy trách nhiệm; tranh chức tranh quyền và lợi ích nhóm ; không học và làm theo Nghị quyết đảng ; bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiêm trọng hơn cả là tệ nạn tham nhũng đã bùng phát song song với chủ trương làm kinh tế "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" rất mơ hồ.

Vì vậy, một trong 10 nhiệm vụ được chuẩn bị cho Hội nghị giữa nhiệm kỳ lần này là "tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó có công tác bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia" (theo báo Lao Động, ngày 01/01/2023).

Sau đó là : "Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031".

Tiêu chuẩn được chọn

Theo tài liệu đảng (Viện chiến lược và Chính sách tài chính), tiêu chuẩn được chọn vào chức vụ lãnh đạo phải hội đủ các điếu kiện :

Về chính trị tư tưởng : "Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân ; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân của của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao".

Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật : "Có phẩm chất đạo đức trong sáng ; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị ; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư ; Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh ; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm ; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình".

Cùng với chiến dịch cổ võ cho Hội nghị bỏ phiến tín nhiệm, Tuyên giáo đã hô hào báo chí tăng cương "tuyên truyền về xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch…".

Phát biều tại Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023 tổ chức ở Hà Nội ngày 17/3/2023, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nói : "Báo chí cách mạng Việt Nam thực sự là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta".

Ông Nghĩa, một Thượng tướng, còn khuyến cáo : "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước".

Sau đó tại lễ bế mạc ngày 19/3 (2023), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng chỉ thị : "Đội ngũ những người làm báo phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng; ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế. Hệ thống báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò là công cụ truyền thông sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân; đồng thời là phương tiện giám sát, phản biện xã hội hiệu quả".

Sở dĩ có lời khuyến nghị này vì đã có hiện tượng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong hàng ngũ ngưới làm báo. Tình trạng báo chí tham nhũng và "tự phá rào" đi chệch hướng đảng cũng đã xuất hiện.

Tuy nhiên, Tuyên giáo không coi đó là nghiêm trọng mà chỉ coi đó là những trường hợp đơn lẻ, mặc dù tình trạng "sáng đăng, trưa gặp, chiếu gỡ" vẫn xẩy ra.

Tính đến ngày 30/11/2021, ở Việt Nam có 816 cơ quan báo chí in và điện tử, trong đó có 557 báo và tạp chí in ; 29 báo và tạp chí điện tử ; 114 báo và 116 tạp chí có cả hai loại hình (báo chí in và báo điện tử) ; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, trong đó có 2 Đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài kỹ thuật số, 64 đài địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Về đội ngũ những người làm báo, cả nước có khoảng 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có 17.161 người được cấp Thẻ Nhà báo.

Tuy đội ngũ báo chí đông như thế nhưng Ban Tuyên giáo là cơ quan đảng duy nhất quyết định đường lối thông tin và tuyên truyền cho cả làng báo.

Đó là lý do tại sao đảng cấm tư nhân ra báo, nhưng ngược lại, vì không có báo tư nhân nên đảng đã thất bại chống tham nhũng. Cũng tương tự như thế với Cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội do đảng tổ chức, chọn ứng cử viên và đếm phiếu nên kết quả là của đảng, do đảng và vì đảng mà thôi.

Phạm Trần

(25/04/2023)

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền lãnh đạo là phản dân chủ vì dân chưa bao giờ bỏ phiếu giao quyền cai trị cho Đảng.

Thế nhưng Đảng vẫn cãi lý rằng "vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, không thể thay thế" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 10/02/2020).

Nhưng "lịch sử nào" đã chọn Đảng thay dân ? Nói cách khác, Đảng là của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam ?

dcsvn0

Đảng là của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam ? Người dân chỉ có hai bàn tay trắng vì Đảng làm chủ tất cả, kể cả nhà cửa đất đai. Ảnh minh họa 

Lịch sử đã chứng minh, từ ngày thành lập 03/02/1930 đến nay, chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến hay tổ chức bầu cử nào đã giao quyền lãnh đạo đất nước cho đảng.

Ấy thế mà Đảng vẫn tự phong để áp đặt : "Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (Điều 4 Hiến pháp năm 2013).

Cương lĩnh tự chế

Điều 4 Hiến pháp đã được "luật hóa" theo quy định của Cương lĩnh đảng được gọi là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)".

Cương lĩnh này đã viết những điều phản dân chủ như sau :

- "Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

- "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản".

- "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Để ru ngủ nhân dân, Cương lĩnh 2011 đã hão huyền viết :

- "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản".

- "Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".

Nhưng hậu quả của lập luận không tưởng này của Cương Lĩnh đã mang đến thất bại ê chề cho những kẻ giáo điều và bảo thủ cộng sản khi "thế giới cộng sản" không còn nữa. Ngược lại, chỉ còn lại 5 nước theo chủ nghĩa cộng sản gồm Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào và Cuba, nhưng không có tổ chức thống nhất như thời kỳ chiến tranh lạnh (1947-1991).

Ngoài ra cũng không có thêm nước nào bỏ từ bỏ chủ nghĩa tư bản để theo chủ nghĩa cộng sản.

Vì vậy, Cương lĩnh chỉ được coi là của riêng Đảng cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ đảng này. Tuyệt nhiên nó không dính dáng gì đến toàn dân. Do đó, khi Đảng đem "cái riêng" của mình tròng vào cổ đại chúng để tiếm quyền cai trị là độc tài và phản động.

Bằng chứng mạo danh nghĩa dân để thủ lợi còn được đảng tự phong : " Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam. Khẳng định đó xuất phát từ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta của Đảng" (báo Quốc phòng Toàn dân, ngày 03/02/2023).

Quyền lợi đảng

Nhưng khi nói Đảng là của "toàn dân tộc" là Đảng cũng đã tự khoác cho mình chiếc áo đại diện không do dân ủy thác. Do đó, Đảng càng mị dân hơn với tuyên bố "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo".

Cũng với ý tưởng tiếm quyền, Đảng còn tự viết trong Điều 53 Hiến pháp 2013 : "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Như vậy rõ ràng nhân dân chỉ có hai bàn tay trắng trong chế độ cộng sản, vì Nhà nước là chủ nhân của đất đai. Nhân dân chỉ là người thuê đất và được giao đất canh tác và xây dựng.

Việc này được chứng minh trong Điều 5 của Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận trong năm nay.

Điều 5 viết : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Chi tiết hơn, Điều 6 viết : "Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất ; nhận chuyển quyền sử dụng đất ; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này, bao gồm :



1. Tổ chức trong nước gồm :

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự ;

b) Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này ;

c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất (sau đây gọi chung là tổ chức tôn giáo).

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân).

3. Cộng đồng dân cư.

4. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận ; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư (sau đây gọi chung là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Quyền lợi ngập đầu như thế mà Đảng vẫn chối khi nói rằng : "Đảng không có lợi ích riêng, mà Đảng là tổ chức đại diện cho lợi ích toàn dân". Nhưng vấn đề là không phải chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam mới xứng đáng đóng vai trò đại diện cho toàn dân. Nếu không có đảng cộng sản độc quyền cai trị thì vẫn có đảng khác, hay tập thể lãnh đạo khác đứng ra điều hành và xây dựng đất nước.

Vì vậy ít lâu nay, Đảng vẫn vịn vào lý do tự chế ra như "được toàn dân đồng tình ủng hộ" để chống đa nguyên đa đảng, chống tự do tư tưởng và tự do báo chí.

Do đó, mỗi khi có đòi hỏi dân chủ hóa chế độ để đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước thì các cơ quan báo chí và tuyên truyền của Đảng lại đồng loạt hô hoán đó là âm mưu của các thế lực thù địch nhằm gây mất ổn định để loại Đảng ra khỏi vị trí lãnh đạo.

Sự sợ hãi bị mất quyền của Đảng cũng dễ hiểu vì sau 37 năm gọi là "Đổi mới" (1986-2023), 4 nguy cơ đe dọa sự sống còn của Đảng vẫn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Những "nguy cơ" này được nói ra lần đầu tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1/1994, bao gồm : tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch".

Thực tế hơn, 4 lĩnh vực đang làm cho đảng điên đầu, đó là :

1. Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của nhiều cán bộ, đảng viên đưa tới tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa", kể cả việc phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm trong Đảng càng ngày càng diễn biến phức tạp, lan rộng sau hơn 10 năm phòng, chống.

3. An ninh nội bộ, theo lời Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm thì : "Đất nước đang đứng trước 3 thách thức lớn đe dọa trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ". Cụ thể, theo ông Lâm, thách thức đầu tiên là âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn. Thứ hai là nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng. Thách thức thứ ba là nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp".

Ông Lâm nói : "Trong 3 thách thức nêu trên, nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ ta từ gốc, từ bên trong là nguy hiểm nhất" (Tuyên bố ngày 03/02/2021).

Nhưng tại sao lại sợ không còn "thế trận lòng dân" nữa ? Tại vì nhân dân ngày nay "đã sáng mắt sáng lòng" sau bao nhiêu năm bị Đảng tuyên truyền lừa dối. Bằng chứng là ngày nay người dân không còn ngây thơ làm theo lời tuyên truyền hợm hĩnh của Đảng như : "cán bộ đi trước, làng nước theo sau".

Ngoài ra, xuyên qua những hành động phi dân chủ và độc quyền cai trị, nhân dân cũng đã nhìn thấy Đảng cộng sản Việt Nam không phải là lựa chọn duy nhất của thời đại ngày nay.

Phạm Trần

(18/04/2023)

Published in Diễn đàn
dimanche, 09 avril 2023 10:30

Cầu thang

"Anh là ai ?" - Quỷ hỏi anh.

"Tôi sinh ra là dân thường và tất cả những người khố rách áo ôm đều là anh em tôi ! Than ôi thế gian này sao quá xấu xa và dân chúng sao quá đau khổ !"

cauthang1

Người nói là người trẻ tuổi có vầng trán cao và hai tay nắm chặt. Anh đứng dưới chân cầu thang - một cầu thang cao bằng đá cẩm thạch trắng có vân hồng. Anh nhìn đăm đăm ở đằng xa, nơi những đám đông cùng khổ xám xịt gào thét như những đợt sóng âm u của một dòng sông đang dâng trào. Bất ngờ họ náo động, sôi sục, giơ cả rừng bàn tay đen khô quắt lên. Những tiếng thét phẫn nộ và uất hận vang rền như sấm sét rung chuyển cả không trung rồi tiếng vang ấy lịm dần như tiếng đại bác từ xa vọng về. Đám đông càng lúc càng đông, họ kéo đến trong những đám mây bụi vàng, và những bóng người riêng lẻ hiện ra càng rõ nét hơn trên cái nền xám chung ấy. Một ông già đi tới, người chúi xuống sát mặt đất như thể tìm lại tuổi thanh xuân đã mất. Một bé gái đi chân không níu chặt chéo áo rách của ông và nhìn đăm đăm chiếc cầu thang cao với ánh mắt trong xanh dịu dàng. Em nhìn chăm chú và mỉm cười. Theo sau họ là càng lúc càng đông những bóng dáng rách rưới, xám xịt, tiều tụy, vừa đi vừa hát nhạc buồn thảm. Người thì rú lên, kẻ thì đút tay vào túi quần, cười to đến khản đặc, mắt ánh lên vẻ man dại.

"Tôi sinh ra là dân thường và tất cả những người khố rách áo ôm đều là anh em tôi ! Than ôi thế gian này sao quá xấu xa và dân chúng sao quá đau khổ ! Thế mà các người ở trên đấy, các người lại…".

Người nói là người trẻ tuổi có vầng trán cao và hai tay nắm chặt với vẻ đe dọa.

"Vậy anh ghét những người ở trên đấy ?" - Quỷ hỏi, và ranh mãnh nghiêng người về phía anh.

"Đúng, tôi sẽ trả thù lũ vua chúa này. Tôi sẽ trả thù chúng tàn bạo thay cho anh em tôi, thay cho những người anh em tôi mà mặt họ vàng như nghệ, và tiếng than khóc của họ còn thê lương hơn tiếng bão tuyết mùa đông gào thét. Hãy nhìn da thịt đẫm máu trần trụi của họ, hãy nghe bao tiếng than van của họ ! Tôi sẽ trả thù chúng ! Hãy để tôi đi !

cauthang2

Quỷ mỉm cười : "Tôi bảo vệ những người ở bên trên, cho nên sẽ không phản bội họ nếu không có của đút lót".

"Tôi chẳng có vàng, và tôi cũng chẳng có gì để đút lót ông cả… Tôi là người đói rách… Nhưng tôi sẵn sàng hy sinh đời mình".

Quỷ lại mỉm cười : "Ấy, tôi chẳng lấy nhiều đến như thế đâu ! Anh chỉ cho tôi thính giác của anh !".

"Thính giác của tôi ư ? Tôi rất vui lòng trao cho ông…  Thôi từ nay tôi không bao giờ còn nghe gì được nữa…".

"Anh vẫn còn nghe chứ !" - Quỷ nói trấn an và nhường chỗ cho anh bước qua : "Hãy đi lên đi".

Người trẻ tuổi bắt đầu chạy lên ba bậc một lần, nhưng bàn tay lông lá của Quỷ kéo anh lại : "Đủ rồi ! Hãy dừng lại mà nghe những anh em của anh than khóc ở bên dưới kìa !".

Người trẻ tuổi lắng nghe : "Lạ thật, tại sao họ tự dưng lại ca hát rất vui vẻ và cười nói rất vô tư ?"

Rồi anh bắt đầu chạy lên. Nhưng Quỷ lại chặn anh lại : "Nếu anh muốn leo lên ba bậc nữa, anh phải cho tôi đôi mắt của anh !"

Người trẻ tuổi vẩy tay ra chiều tuyệt vọng : "Nhưng rồi tôi sẽ chẳng có thể thấy anh em tôi hay những kẻ mà tôi muốn trả thù !"

"Anh vẫn còn có thể thấy… Tôi sẽ cho anh đôi mắt khác tốt hơn nhiều !"

Người trẻ tuổi leo lên ba bậc nữa rồi quay lại nhìn. Quỷ nhắc anh : "Hãy nhìn da thịt đẫm máu trần trụi của họ !"

"Chúa ơi ! Việc này quả thật rất kỳ lạ. Họ ăn mặc rất đẹp đẽ khi nào vậy ! Và thay vào những vết thương đẫm máu là những bông hoa hồng đẹp đỏ thắm tô điểm thân thể họ !

Cứ mỗi ba bậc thang Quỷ đều thu ít đút lót. Nhưng người trẻ tuổi vẫn tiếp tục đi lên, sẵn sàng từ bỏ tất cả để đạt được mục đích trả thù lũ vua chúa béo tốt này. Bây giờ chỉ còn một bậc thang, một bậc thang nữa thôi là anh sẽ lên đến đích ! Lúc ấy anh sẽ trả thù cho những người anh em mình !

"Tôi sinh ra là dân thường và tất cả những người khố rách áo ôm…".

cauthang3

"Này người trẻ tuổi kia, chỉ còn một bậc thang nữa ! Một bậc thang nữa thôi là anh sẽ trả thù được họ ! Nhưng với bậc thang cuối cùng này tôi luôn luôn thu của đút lót gấp đôi : hãy trao cho tôi trái tim và ký ức của anh".

Người trẻ tuổi xua tay : "Trái tim tôi ư ? Không ! Làm như thế tàn nhẫn quá !"

Quỷ cười vang, rồi nói với giọng kẻ cả : "Tôi không tàn nhẫn như anh tưởng. Đổi lại tôi sẽ cho anh trái tim vàng và ký ức mới ! Còn nếu anh không chấp nhận, thì anh chắc chắn không bao giờ vượt qua bậc thang này, anh chắc chắn không bao giờ trả thù được cho những người anh em của anh mà có mặt vàng như nghệ, và tiếng than khóc của họ còn thê lương hơn tiếng bão tuyết mùa đông gào thét".

Người trẻ tuổi thấy trong đôi mắt xanh của Quỷ ánh lên vẻ mỉa mai.

"Nhưng tôi sẽ rất đau khổ. Ông đang lấy đi tất cả những gì là con người ở tôi !"

"Ngược lại là đằng khác. Anh sẽ là người hạnh phúc nhất ! Vậy anh có đồng ý hay không : chỉ có trái tim và ký ức của anh thôi ?"

Người trẻ tuổi nghĩ ngợi, một bóng đen phủ xuống mặt, trán nhăn lại và lấm tấm những giọt mồ hôi nằng nặng, anh tức giận nắm chặt tay lại và nói rít qua kẽ răng.

"Thôi được ! Lấy đi !"

cauthang4

Giống như cơn giông hè cuồng nộ, tóc đen bay tung trong gió, anh bước qua bậc thang cuối cùng. Bây giờ anh ở trên đỉnh cao. Bất ngờ mặt anh nở ra nụ cười thật tươi, mắt anh rạng rỡ với niềm hân hoan thầm lặng, hai nắm tay anh thả lỏng ra. Anh nhìn vua chúa đang dự tiệc, rồi anh nhìn xuống đám đông xám xịt, rách rưới đang la thét nguyền rủa. Anh nhìn, nhưng mặt anh không co giật gì, mặt anh rạng rỡ, hớn hở và mãn nguyện. Ở dưới kia anh thấy đám đông ăn mặc thật đẹp, còn tiếng than ai oán của họ đã biến thành tiếng ca tụng.

"Anh là ai ?" - Quỷ hỏi với giọng khàn khàn, quỷ quyệt.

"Ta sinh ra là vua chúa và thần thánh là anh em ta. Ôi thế gian này quá đẹp và dân chúng quá hạnh phúc !"

Hristo Smirnenski

Nguyên tác : "The tale of the stairs", trích từ tác phẩm "The Truth That Killed" của Georgi Markov, nhà xuất bản Ticknor & Fields New York 1984, trang 271-273. Bản dịch tiếng Anh của Liliana Brisby.

Trần Quốc Việt dịch (09/04/2023)

Hristo Smirnensky (1898 -1923) là nhà thơ người Bulgaria.

Published in Văn hóa

Giới chuyên gia có một số nhận định về tầm quan trọng của việc ông Võ Văn Thưởng được bổ nhiệm làm chủ tịch nước Việt Nam. Ngày 03/03/2023, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết ý kiến của ông về các nhận định này.

ai1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 05/11/2015. AP - Minh Hoang

1. Một số nhà quan sát khẳng định rằng khi bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng vào chức chủ tịch nước, tổng bí thư (Đảng cộng sản Việt Nam) Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực, điều này có thể dấy lên những lo ngại về việc Đảng kiểm soát chặt chẽ hơn nền kinh tế.

Carl Thayer : Nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tịch nước được nêu trong Hiến Pháp và tất cả các quyết định của chủ tịch nước và các hành động của chính phủ đều phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Thủ tướng và chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế và phải chấp hành các nghị quyết mà các hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã thông qua.

Các mục tiêu kinh tế chính của Việt Nam đã được Đại Hội Đảng lần thứ 13 đề ra. Các mục tiêu này được thực hiện trong khuôn khổ các kế hoạch năm năm và hàng năm mà Quốc hội đã thông qua.

Quyền lực của tổng bí thư xuất phát từ vị trí ông là lãnh đạo số một của Đảng và thâm niên của ông với tư cách là "người đứng đầu trong số các đồng nghiệp" trong Bộ Chính trị. Không có gì thay đổi liên quan đến cân bằng quyền lực sau khi ông Võ Văn Thưởng được bầu làm chủ tịch nước. Trước tháng Giêng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần có một đa số trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị. Giờ đây, ông cần có đa số trong số 16 ủy viên.

2. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đưa Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh trong lúc ông tập trung vào việc củng cố Đảng.

Carl Thayer : Chính sách của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc được thiết lập từ nhiều năm nay và mạch lạc, duy trì độc lập, chủ quyền, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ của Việt Nam. Tổng bí thư không có không có quyền đơn phương đưa Việt Nam xích lại gần Trung Quốc.

Tuy nhiên, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị theo đuổi chính sách tranh thủ sự tương đồng về hệ tư tưởng của hai đảng cộng sản - Trung Quốc và Việt Nam – quảng bá thúc đẩy chủ nghĩa xã hội.

Năm 2003, Việt Nam thông qua chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung Quốc và với Mỹ. Chính sách này được tái khẳng định năm 2013. Điều này đã được tái khẳng định vào năm 2013. Hiện nay, các quan chức trong Đảng đang thảo luận định nghĩa đối tác. Bất kể những thay đổi về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, nếu có, thì đó sẽ là kết quả của một sự đồng thuận trong Bộ Chính trị với sự ủng hộ của đa số các ủy viên Ban Chấp Hàng Trung Ương, chứ không phải là kết quả của những khuynh hướng của tổng bí thư Trọng hay chủ tịch Thưởng.

3. Ông Thưởng vốn đứng đầu Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng, nay trở thành chủ tịch nước, vậy vấn đề kiểm duyệt và nhân quyền sẽ ra sao ?

Carl Thayer : Ông Thưởng lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương từ tháng 02/2016 đến tháng 02/2023. Ban này đóng vai trò tham vấn chủ chốt cho Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để hướng dẫn các hoạt động thông tin và tuyên truyền của Đảng. Ban chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát các cơ quan báo chí Việt Nam, các nhà báo và nhân viên của các cơ quan này từ cấp trung ương cho tới cấp địa phương, các nhà xuất bản và các hoạt động quảng bá nghệ thuật, văn hóa và khoa học nhằm bảo đảm là họ tuyên truyền đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức và tác phong sinh hoạt. Trong phạm vi này, với tư cách là trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ông Thưởng đã có đóng góp vào văn hóa kiểm duyệt tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam và Bộ Công an là những tổ chức chính áp dụng kiểm duyệt và Bộ Luật hình sự Việt Nam. Bộ Công an hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và các cuộc biểu tình ôn hòa, vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Có ít khả năng là nhiệm kỳ chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng có tác động – tích cực hay tiêu cực – đến các hoạt động kiểm duyệt và hủy bỏ các quyền công dân, chính trị đang có hiệu lực tại Việt Nam.

Đức Tâm

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 avril 2023 15:16

Đảng nói ai nghe ?

63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, Chính trị và Tổ chức, "theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, Đảng cộng sản Việt Nam đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và tham nhũng.

Bản sao của Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỳ họp thứ sáu

Dòng chảy này là hậu quả tất yếu của tình trạng có nhiều cán bộ, đảng viên chỉ biết vinh thân phì gia, vây bè kết cánh, độc tài, phản dân chủ và không được nhân dân "đồng tình ủng hộ" như đảng tuyên truyền.

Tạp chí Tuyên giáo ngày 22/05/2022 đã thừa nhận : "Bên cạnh phần lớn cán bộ, đảng viên luôn tuân thủ và thực hành tốt đạo đức cách mạng đối với công việc, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về nhiều mặt, trong đó có suy thoái về đạo đức công vụ với nhiều biểu hiện cơ bản như : phai nhạt lý tưởng, lười học tập lý luận chính trị ; chỉ lo vun vén lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân ; không chấp hành kỷ luật, kỷ cương ; quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và nhân dân. Thực tế những năm qua, đã có hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống đã bị kỷ luật, trong đó, có cả những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo thiếu gương mẫu, đạo đức, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cá nhân chủ nghĩa, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và phải chịu các hình thức kỷ luật đảng như cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng ; bị pháp luật trừng trị, khởi tố, bắt giam".

Chi tiết hơn, hãng tin chính thức của Nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cho biết : "Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 ủy viên, nguyên ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang" (TTXVN, ngày 30/06/2022).

Vẫn cứ ỳ ra

Với hình ảnh có nhiều cấp cán bộ vướng vào vòng lao lý như thế, tưởng đâu vấn đề "xây dựng, chỉnh đốn Đảng" đã có biến chuyển theo hướng tốt hơn, nhưng ngược lại, đã tụt dốc hơn bao giờ hết.

Bằng chứng đi xuống này được báo điện tử của Chính Phủ nhìn nhận : "Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như : Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) năm 1992 về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng ; Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) năm 1999 về "một số vấn đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay"... Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng, chặt chẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước" (báo Chính phủ ngày 17/08/2022).

Nhưng tại sao không có chuyển biến gì, dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định : "Công tác xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta" (Diễn văn tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 9/12/2021).

Thậm chí tình trạng suy thoái tư tưởng và tham nhũng của Đảng viên còn được cảnh giác, nếu không chận đứng, sẽ "đe dọa sự sống còn của chế độ"

Biết như thế, nhưng mọi người, mọi cấp và mọi nơi cứ ỳ ra không nhúc nhích khiến ông Trọng phải thừa nhận : "Hiện nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm : "Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình ; công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Hệ thống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh như mong muốn".

dang2

Lan rộng

Lý do vì suy thoái và tham nhũng đã lan nhanh từ trong nội bộ đảng sang cả "hệ thống chính trị". Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XIII đã quyết định : "Mở rộng phạm vi không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị. Theo đó, khi tổ chức thực hiện phạm vi rộng, liên quan đến cả hệ thống chính trị, nhiều người, nhiều cơ quan dẫn đến việc thực hiện sẽ gặp khó khăn nếu như người đứng đầu ở cơ sở thiếu kiên quyết, thiếu sáng tạo…".

Nhưng càng mở rộng, Đảng càng bế tắc vì đảng viên đã tự tìm cách thoát thân để tự cứu mình khiến cho tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" lan nhanh như hiện nay.

Cụ thể hơn, nhiều đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo đã không còn coi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của mình. Nhiều người đã không còn làm theo yêu cầu của Đảng mà làm theo ý riêng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình và địa phương mình.

Bằng chứng của tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", hay "trên nóng dưới lạnh" đã diễn ra trong công tác chống tham nhũng và xây dựng đảng. Vì vậy Đảng phải thành lập các ban phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương để cùng chống tham nhũng trên phạm vi cả nước với Ban chỉ đạo, phòng, chống tham nhũng trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Thế nhưng, sau hơn 10 năm làm công tác này, ông Trọng vẫn than phiền : "Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó ?" (Tuyên bố ngày 21/01/2022).

Như vậy rõ ràng Đảng nói mà có ai nghe đâu.

Phạm Trần

(05/04/2023)

Published in Diễn đàn

Quy hoạch cán bộ vẫn mang tính thử nghiệm

Người Buôn Gió, 04/04/2023

Trung ương đảng dự tính sẽ lấy phiếu tín nhiiệm vào khoảng giữa năm nay, dựa trên cơ sở này để quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho khóa 14.

quyhoach1

Trước tiên nêu đến những điểm tích cực hoặc điểm mới trong công tác cán bộ.

Thứ nhất trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khuyến khích cán bộ năng động dám nghĩ, dám làm, kể cả làm điều khác lạ không như thông lệ mọi khi. Miễn sao mang lại lợi ích công và đúng với mục đích của đảng và nhà nước. Ra chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm để khuyến khích họ.

Điểm này thực ra chỉ mới ở chỗ là nghiên cứu chính sách để bảo vệ cán bộ dám đột phá chứ còn việc kêu gọi năng động dám nghĩ, dám làm thì đảng kêu ra rả vài chục năm nay rồi.

Nhưng nhiều cán bộ dám nghĩ, dám làm muốn noi gương ông Kim Ngọc xưa kia đều đã vào tù vì tội "cố ý làm trái quy định quản lý của Nhà nước" về quản lý kinh tế. Ai cũng biết việc đột phá bất kể lĩnh vực nào cũng có ít nhiều yếu tố rủi ro. Nhất trong thời buổi kinh tế thị trường thì sự thất bại đôi khi nằm ngoài dự tính, chẳng hạn chiến tranh hay dịch bệnh như vừa qua hay thay đổi chính trị.

Sự bảo vệ cán bộ chỉ là đặc quyền dành cho một số người. Như vụ đầu tư 5 tỷ USD vào Venezuela cả tứ trụ lúc đó và thường trực ban bí thư, trưởng ban kinh tế trung ương đều đồng ý. Khi mất trắng chẳng truy xét gì ai cả.

Nhưng nhiều người khác nếu quyết định như vậy, sẽ nhận đòn trừng phạt tàn khốc. Ngay như vụ Việt Á vừa quan, không phải tất cả cán bộ đều vì hoa hồng của Phan Quốc Việt mà ký kết mua kít của Việt Á giá cao. Nếu nhìn nhận lại bối cảnh lúc đó, một đằng dịch bệnh hoành hành, một đằng thủ tướng Phúc cứng rắn tuyên bố nếu cơ quan, địa phương nào không có biện pháp phòng dịch triệt để thì sẽ bị kỷ luật, đằng khác Việt Á mang kít đến chào, đằng khác nữa có những cú điện hay những lời giới thiệu Việt là chỗ của chị nọ, chị kia vợ ông này, ông nọ.

Trên đe, dưới búa, ngang hai bên hông là những người thân của lãnh đạo cao cấp hối thúc. Thực sự nhiều địa phương không mua không được trong tình thế cấp bách

Mua xong thì đi tù vì tội làm trái, không qua đầu thầu, không có hội đồng đánh giá.

Hay vụ nhà công vụ, đất công ở Đà Nẵng khiến chủ tịch, phó chủ tịch đi tù vì cái gọi là đột phá, sáng tạo.

Chủ trương bán nhà công vụ, đất công dư thừa để lấy ngân sách phát triển thành phố là đúng. Trong quá trình bán lãnh đạo thành phố nhận thấy rằng nếu quá trình bán kéo dài đến cả năm mới nhận được đủ tiền thì số tiền đó rải rác, không đủ tạo thành lực để thúc đẩy giải quyết vấn đề. Lại còn trượt giá, lạm phát.

Ví dụ bán cái nhà 10 triệu, nhưng phải một năm mới lấy được hết tiền. Lãi suất ngân hàng cũng đang xấp xỉ 10% một năm.

Lãnh đạo Đà Nẵng quyết định ai mua mà trả tiền luôn thì giảm 10%.

Sau vì cái 10% này mà lãnh đạo Đà Nẵng như Trần Văn Minh đi tù, vì làm gì có chính sách nào của nhà nước cho giảm giá như thế. Mặc dù chính sách này lúc đầu còn được đảng và nhà nước khen ngợi là chủ động sáng tạo.

Nguyên nhân đằng sau là do phe phái đánh nhau. Cho nên công trước kia bây giờ thành tội. Hay cái nếu ông Minh bán cho con A vân kiểu giảm 10% thì không bị sao, nhưng cứ cái nào bán cho thằng B giảm 10% là mang ra thành tội kết luận việc mua bán đó là sai trái, bất hợp pháp.

Thế nên việc đảng nói khuyến khích cán bộ mạnh dạn, sáng tạo, đột phá và có cơ chế bảo vệ thực ra nó không mới và cũng chẳng tích cực thế nào. Không có pháp luật nào của chế độ cộng sản này bảo đảm cho cán bộ đột phá cả. Sự sáng tạo, đột phá mang lại lợi ích cho ngành này nhưng ít nhiều sẽ gây thiệt hại cho ngành khác. Thời ông này cầm quyền thì đó là công khi đánh giá những lợi ích mang lại 10 đồng cho lợi ích công. Đến thời ông sau cầm quyền, muốn thanh trừng phe phái thì lại lôi chuyện làm thiệt hại 3 đồng của ngành kia ra làm tội.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.hieugio1972, 04/04/2023

**********************

Tại sao ông Trọng, ông Thưởng, ông Huệ, ông Chính ‘không nghĩ, không làm’ ?

Trân Văn, VOA, 29/03/2023

Xét v bn cht, D tho "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" là s tha nhn ch trương, chính sách bt cp, phi lý.

song1

Ti sao ông Trng, ông Thưởng, ông Hu, ông Chính ‘không nghĩ, không làm’ ?

Khi "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" đã tr thành mt loi tuyên ngôn ca "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" Vit Nam thì ti sao t trên xung dưới vn c phi lp đi lp li v "dám nghĩ, dám làm" ?

Chính quyn Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam tiếp tc chng minh h có th làm nhng chuyn mà phn còn li ca nhân loi "không th", "không dám", "không cn", "không mun" làm (1) và d tho "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" do B Ni v son và công b chính là bng chng mi nht.

Theo d tho va k thì chính quyn Vit Nam không ch "khuyến khích" cán b "dám nghĩ, dám làm" mà đang lp quy đ "bo v" nhng cán b "dám nghĩ, dám làm". Không nhng không x lý (2), chính quyn Vit Nam còn có ý đnh "tuyên dương, khen thưởng" nhng cán b "dám nghĩ, dám làm" và ha hn s "ưu tiên bi dưỡng, quy hoch, b nhim vào v trí cao hơn hoc được b nhim, quy hoch vượt cp(3).

***

Văn minh nhân loi đã giúp ngn ng pháp lý (legal maxim) "công dân được phép làm mi th lut pháp không cm" (everything which is not forbidden is allowed) phát trin thêm vế sau "công chc ch được làm nhng điu mà lut pháp cho phép" (for the individual citizen, everything which is not forbidden is allowed ; but for public bodies, and notably government, everything which is not allowed is forbidden) đ ngăn chn s tùy tin, lm quyn và điu này tr thành nn tng lut pháp ca nhiu quc gia(4).

Tuy không công khai xác lp quan đim va đ cp là nn tng lut pháp nhưng rt nhiu tài liu, giáo trình liên quan đến "công chc, công v" Vit Nam tha nhn - "công dân được phép làm mi th lut pháp không cm" và "công chc ch được làm nhng điu mà lut pháp cho phép". Chng hn trong "Tài liu bi dưỡng thi nâng ngch chuyên viên cao cp khi đng, đoàn th năm 2011", phn v "Chế đ công v và qun lý cán b, công chc" nhn mnh :Trong khi mingười dân được làm nhng vic mà pháp lut không cm thì cán b, công chc ch được làm nhng gì mà pháp lut cho phép. Chp nhn s hn chế v quyn (quyn hn) là yêu cu ch yếu ca cán b, công chc trong hot đng công v - theo quan đim "chp nhn s thit thòi v phía nhà nước (công chc) đ đem li li ích cho xã hi".Có th phi kim bng cách download tài liu mi dn t website ca Tp chí Xây dng đng (5) và xem trang 22.

Đâu phi t nhiên mà chính quyn Vit Nam đ ra - giương cao khu hiu "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut". Khi "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" đã tr thành mt loi tuyên ngôn ca "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" Vit Nam thì ti sao t trên xung dưới vn li nhi v "dám nghĩ, dám làm", gi thm chí còn toan "lp quy" – ban hành "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" ?

222222222222222222222222222

H thng công quyn và h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam tng tôn vinh ông Đinh La Thăng, ông Nguyn Bá Thanh như nhng đin hình "dám nghĩ, dám làm".

Xét v bn cht, D tho "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" là s tha nhn ch trương, chính sách bt cp, phi lý, h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương không ch trì tr mà còn hết sc kém ci nên hiu qu hot đng t hi đến mc phi s dng bin pháp "lp quy" thúc gic cá nhân công chc "mnh dn đt phá, tháo g nhng đim nghn, nút tht, nhng vn đ chưa có quy đnh hoc có nhưng không còn phù hp vi thc tin" ! Vi h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương như thế, có cn phi dùng đến 75% tng thu ngân sách đ nuôi và duy trì hot đng hay không ? Ti sao Tổng bí thư, Ch tch nhà nước, Ch tch quc hi, Th tướng chính phủ không nghĩ, không làm đ to ra s thay đi cn thiết, bo đm "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" vn là tôn ch ca"nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" mà li khuyến khích cá nhân công chc "dám nghĩ, dám làm" ?

Hi trung tun tháng 9 năm ngoái, trước tình trng hot đng ca h thng y tế gn như tê lit vì thiếu đ th, khi hp vi lãnh đo các tnh, thành ph trên toàn quc, ông Phm Minh Chính ly tư cách Th tướng ra lnh :"Cương quyết, dt khoát không vì th tc hành chính, vì vướng mc quy đnh, vì thiếu trách nhim mà đ thiếu thuc, sinh phm, vt tư y tế kéo dài" (3).

Dường như nhn thy chng đó chưa đ đ thiên h hoang mang, lúc y, ông Chính người có hc hàm Phó Giáo sư, hc v Tiến sĩ Lut gii thích thêm : "Ai làm sai thì phi x lý, k lut nhưng không đ vì x lý, k lut mà đ nh hưởng ti vic bo v sc khe, tính mng người dân". Có đng não ti nhũn não cũng không th hiu ti sao đã "cương quyết, dt khoát" không đ "th tc hành chính" và "quy đnh" cn tr khiến "thuc, sinh phm, vt tư y tế" khiếm ht ri tr thành "thiếu trách nhim", mà "làm sai thì phi x lý, k lut" ? Ti sao đã "làm sai thì phi x lý, k lut" mà còn đòi hi "không đ vì x lý, k lut mà đ nh hưởng ti vic bo v sc khe, tính mng người dân" ?

Ti sao nhng người va góp mt trong cơ quan ban hành văn bn lp pháp (Đại biểu quốc hội), va đng đu các cơ quan hành pháp (Th tướng) nơi ban hành nhng văn bn lp quy như ông Chính li đt ra các quy phm pháp lut gây "vướng mc" nhưng thay vì bãi b, sa đi li khuyến khích thuc cp nên "dũng cm" làm ngược li ? Bi ông Chính nói riêng và h thng chính tr, h thng công quyn nói chung như thế nên tình trng hot đng ca h thng y tế gn như tê lit vì thiếu đ th mi kéo dài cho đến gi này !

***

H thng chính tr, h thng công quyn và h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam tng tôn vinh ông Đinh La Thăng, ông Nguyn Bá Thanh như nhng đin hình "dám nghĩ, dám làm". Tháng 2/2015, tang l ông Nguyn Bá Thanh, ông Tô Huy Ra thay mt lãnh đo đng, nhà nước, quc hi chính ph ca ngi ông Thanh là "mt người tài năng, trí tu, dám nghĩ, dám làm" (7). Bây gi thiên h đã rõ hu qu ca vic ông Thanh "dám nghĩ, dám làm" nghiêm trng và nng n thế nào ! Tương t, tháng 3/2016, ông Thăng còn được tung hô là "hin tượng", là tm gương v "văn hóa lãnh đo" vì "dám nghĩ, dám làm" (7). Mt năm sau, cũng h thng chính tr, h thng công quyn và h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam tr mt, ch trích ông Thăng, bo ông nên "dám chu trách nhim" (8). Ông Thăng đã b truy cu trách nhim, đã b pht nhưng ngoài thường dân đã, đang, cũng như s còn gánh chu hu qu, có ai "dám nhn trách nhim" liên đi không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/03/2023

Chú thích :

(1) https://vietnamfinance.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-nguoi-viet-co-the-lam-ra-nhung-thu-ma-the-gioi-chua-tung-lam-20180504224228952.htm

(2) https://vnexpress.net/bo-noi-vu-de-xuat-can-bo-dam-nghi-dam-lam-duoc-mien-ky-luat-4585334.html

(3) https://thanhnien.vn/can-bo-dam-nghi-dam-lam-co-the-duoc-bo-nhiem-vuot-cap-185230327120610693.htm

(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Everything_which_is_not_forbidden_is_allowed

(5) http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/thuhuyen/4-ChuyendeCongvu-Congchuc.pdf

(6) https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-lam-ro-nguyen-nhan-tien-do-tiem-vaccine-phong-covid-19-o-mot-so-dia-phuong-dang-cham-lai-20220913100958144.htm

(7) https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=4835&_c=3

(8) https://cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Hien-tuong-dinh-La-Thang-hay-cau-chuyen-ve-van-hoa-lanh-dao-i384116/

(9) https://vietnamnet.vn/hy-vong-nguoi-dam-nghi-dam-lam-thi-cung-dam-nhan-sai-pham-370702.html

Published in Diễn đàn