Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một phong trào mới

Tỉnh ủy Bình Thuận vừa mở cái gọi là "đợt sinh hoạt chính trị" với chủ đề "Giữ trọn lời thề đảng viên" từ ngày 1/2 đến 19/5.

Đợt phát động này do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương và phát động. Theo cơ quan này cho biết, thì : "nhằm để kỳ vọng giúp cán bộ, đảng viên tự rà soát, đánh giá lại quá trình thực hiện lời tuyên thệ trước cờ Đảng".

loithe1

Tỉnh ủy Bình Thuận vừa mở "đợt sinh hoạt chính trị" với chủ đề "Giữ trọn lời thề đảng viên" từ ngày 1/2 đến 19/5. Ảnh minh họa

Người ta thấy điều gì qua sự kiện này ở Bình Thuận ?

Người ta không thấy có gì mới, chẳng có gì hay, có gì trí tuệ hoặc khác trước, mà chỉ là gây nên sự ngạc nhiên, rằng thì là đảng ở đây cũng biết được điều mà dân biết tỏng tòng tong và những lời "thề cá trê chui ống" của người cộng sản đã đến mức mà ngay cả đảng còn phải muối mặt nhắc lại cho các đảng viên.

Nghe qua cái tên của đợt sinh hoạt "Giữ trọn lời thề đảng viên" người dân cảm thấy độ hài hước đã đến cực điểm trong xã hội.

Bởi, ai chẳng biết lời thề của Đảng là gì.

Lời thề, và lời thề của Đảng

Lời thề

Trong ngôn ngữ của người Việt, lời thề, hay lời tuyên thệ, là lời cam đoan sẽ làm đúng như mình đã cam kết trước nhiều người khi gia nhập một đoàn thể hay nhận một chức vụ nào đó. Đó là một lời hứa về những điều sẽ xảy ra, những tình huống sẽ gặp phải và ý chí của mỗi người trong tương lai. Đó là một lời trói buộc chắc chắn về hành vi, cách xử sự của người đó trong thời tương lai và điều này được nhiều người chứng giám, có thể kiểm tra tính trung thực và được thực hiện trên thực tế.

Truyền thống xưa nay ở đất nước ta, lời thề là sự cam kết xuất phát từ nội tâm, được xem là điều thiêng liêng không thể lay chuyển, không thể thay đổi và càng không thể phản bội. Lời thề, hay lời tuyên thệ, là lời nói hoặc hứa một cách chắc chắn bằng cách lấy cái thiêng liêng, quý báu như danh dự, niềm tin, tính mạng, quỷ thần hay những điều mình tin tưởng là có sức mạnh, có khả năng giám sát và trừng phạt… để làm chứng, làm điều đảm bảo cho lời nói ấy.

Như vậy, lời thề hay lời tuyên thệ có ý nghĩa như là một sự đảm bảo với người khác về tính trung thực của những gì đã nói và những lời này sẽ được thực hiện. Nó là một sự bảo đảm vững chắc về nhân cách đạo đức của con người, tỏ rõ sự quyết tâm, sự kiên định với một sự lựa chọn nào đó. Thế nên, lời thề, lời tuyên thệ của con người có ý nghĩa và được coi là hết sức quan trọng.

Với ý nghĩa như vậy, nên mỗi khi nói ra lời thề, lời tuyên thệ, tuyên hứa, người ta hết sức cẩn thận cân nhắc và thường chỉ chắc chắn rằng nó sẽ không hề thay đổi, người ta mới thề.

Có thể nói rằng, trong lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc, những lời thề thốt có một giá trị nhân văn hết sức to lớn. Ở đó, khi người ta tuyên thệ người ta thề hứa, thì mãi mãi là những điều không thay đổi trong hành động, suy nghĩ của họ, dù cuộc sống phải trải qua những hoàn cảnh nhiều khi đi ngược với lời thề, lời tuyên thệ của họ.

Chẳng cần nói đến những điều xa xôi nặng nề mang tính xã hội hoặc chính trị, chỉ trong tình cảm đôi lứa nữa nàng Kiều và Kim Trọng, khi hai người chỉ mới gặp nhau và trao đổi lời thề hứa lứa đôi:

Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng, một lời song song.

Chỉ một lời thề hứa vậy thôi giữa hai người, với trời đất, không ai hay biết. Vậy mà Kiều vẫn luôn tâm niệm :

Đã nguyền hai chữ đồng tâm

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

Thế rồi khi mà cả cuộc đời Kim Trọng và Kiều đã trải qua đủ mọi sự éo le, trớ trêu. Nàng Kiều dù đã phải đi qua "Thanh y hai lượt, Thanh Lâu hai lần" trong xã hội phong kiến, thì nàng vẫn ôm trong lòng sự tôn trọng đối với lời thề khi xưa.

Rộng hơn một chút, trong lịch sử dân tộc, Hội thề Lũng Nhai vào năm 1416 do Lê Lợi khởi xướng, những người con đất Việt thề sống chết cùng nhau vì giang sơn, xã tắc.

Tuy nhiên, những ý nghĩa và hành xử, thể hiện và sự gìn giữ chữ Tín của lời thề, lời tuyên thệ như đã nói ở trên, chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối những người có nhân cách, có lòng tự trọng, có nghĩa khí và nhất là được giáo dục với những giá trị nhân bản nhất.

Và đặc biệt, đó là lời thề, lời hứa, lời tuyên thệ đó được thực hiện với những tổ chức mang tính chính nghĩa và nhất là với những động cơ, mục đích trong sáng.

Lời thề của Đảng

Trở lại lời thề của những đảng viên cộng sản, người ta thấy gì ?

Có thể nói rằng, dù đã được thay đổi, chau chuốt nhiều lần, thì những mẫu lời thề của Đảng viên khi kết nạp đảng cộng sản ngày nay, vẫn là những điều mà nếu đọc lại, người ta thấy rằng : Nếu những đảng viên giơ tay thề thốt kia mà tin vào lời thề của mình, thì chắc chắn rằng họ chẳng bao giờ vào đảng.

Điều này có thể khẳng định.

Bởi, nếu đảng viên mà "có lối sống lành mạnh ; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác" thì lấy ai ra để tham nhũng, ăn cướp của công ?

Bởi không phải 100% đảng viên đều có thể tham nhũng, nhưng chắc chắn là đã tham nhũng, thì 100% là đảng viên cộng sản.

Bởi, nếu đảng viên mà "Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân" thì làm sao mà ông chủ nhân dân lại trở thành nô lệ cho đám đầy tớ như hiện nay? Và như vậy tiền của, tài sản của dân sao nhanh chóng chui vào tay các cán bộ, đảng viên ?

Thế nên, chỉ cần nghe đã đủ thấy đó là những lời thề "bán Trời không văn tự" như ông cha ta thường nói.

Bởi trước hết, cần hiểu bản chất của cái tổ chức này.

Nó được sinh ra bởi một đám đi theo Chủ nghĩa cộng sản Quốc tế, được lập ra ở nước ngoài, tôn thờ mớ thứ lý thuyết bạo lực và dối trá, tôn thờ vật chất, loại bỏ quyền tư hữu khỏi đời sống xã hội, loại bỏ đời sống tâm linh, thần thánh ra khỏi vũ trụ. Nhưng, thực tế chúng là đám tư bản đỏ, chỉ biết vun vén cá nhân và vinh thân phì gia, nhổ toẹt vào cái lý thuyết của nó.

Thế nhưng, cái miệng chúng vẫn cứ rêu rao về Chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Nó cứ nói một đằng, làm một nẻo, lỳ lợm, leo lẻo, bất chấp đến mức tởm lợm.

Và khi nó đã không chính danh, không chính đạo, thì hẳn nhiên là những kẻ cố tình chui vào đó, thì lại cứ :

"Ma đưa lối, quỷ dẫn đường.

Cứ lần theo bước đoạn trưởng mà đi".

Bởi lời thề, lời hứa, lời tuyên thệ nó chỉ có giá trị với, và từ những người được sự giáo dục một cách nhân bản, có nếp văn hóa, văn minh của loài người mà thôi. Còn lại, những lời thề hứa mà ngay chính người thề, người tuyên thệ cũng chẳng tin, thì đó là sự lừa đảo không hơn không kém.

Chưa đủ, nếu chỉ nhắc lại lời thề

Thỉnh thoảng, hoặc ở Trung ương, hoặc ở cơ sở nào đó, các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam lại phát động các phong trào nghe hết sức cải lương và hài hước.

Mục đích của những cái gọi là "phong trào" đó, hoặc để tiêu bớt mớ tiền dân mà đảng mặc sức bày trò để sử dụng tiền dân theo cách "vén tay đốt nhà táng", hoặc để kiếm chác qua phong trào, hoặc đơn giản là để "có việc mà làm". Người ta có thể thấy thường xuyên mọi nơi mọi lúc các phong trào như vậy. Nào là "về nguồn", nào là "học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh", nào là "ba không", "ba dám", nào là "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa"… thôi thì đủ thứ từ ngữ và những màn múa may mà đám tuyên giáo, tuyên truyền có thể nghĩ ra để thi thố.

Nhưng, chung quy lại, nó chẳng có gì mới. Nhìn lại, đó chỉ là những bổn cũ soạn lại những điều ấm ớ, những thứ mà chỉ nghe đã thấy bốc lên mùi ôi thiu, tanh tưởi, những thứ mà chỉ nghe qua, người dân đã có thể đọc vanh vách nội dung, hình thức của nó là gì, được tổ chức bởi ai, và mục đích của nó là gì.

Nhưng Đảng cộng sản thì vẫn cứ bày ra để nhai lại. Bởi không nhai lại, thì hàng đàn, hàng lũ những cán bộ của Đảng được sinh ra, nuôi bằng tiền dân, cũng ban, bệ, phòng, tổ, nhóm… tương đương, nhưng quyền lực và tiêu tiền nhiều hơn cả bộ máy công quyền thì biết làm gì cho hết ngày, hết tháng mà lĩnh lương, lấy đâu cơ hội mà kiếm chác thêm.

Nhìn qua hình thức và nội dung của những cái gọi là "Phong trào" mà người phát động suốt những năm qua, người ta thấy được nhiều điều, nhưng điều cơ bản nhất, đó là sự thiếu vắng trí tuệ, thiếu sự trung thực, thiếu thực tế và nhất là thiếu sự thật trong các hoạt động của các phong trào này.

Người ta thấy, nàng Kiều, bị xã hội xô đẩy trở thành một con đĩ, bị coi là dơ bẩn, là mạt hạng trong xã hội phong kiến, nhưng vẫn tôn trọng lời thề hứa của mình.

Ngược lại, một đảng viên, là Ủy viên Bộ Chính trị, một chủ tịch nước đã giơ tay thề thốt "vì nhân dân, chăm lo quyền lợi của nhân dân, chống chủ nghĩa cá nhân"… leo lẻo chưa dứt, thì ngay sau đó, đã công khai làm ngược những lời vừa thề hứa, tuyên thệ kia đến 180 độ để tôn sùng cá nhân mình, mặc cho người đời chửi rủa.

Và cũng một chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị mới mấy tháng trước cò giơ tay, đặt lên Hiến pháp mà thề hứa, mà tuyên thệ, để mấy tháng sau buộc phải phủi tay mà ra về vì những điều mà ai cũng biết.

Và không chỉ có một hoặc vài, mà hầu hết những cá nhân cộng sản đã to mồm hô hào chống chủ nghĩa cá nhân, thì ngày nay đã là biểu tượng của Chủ nghĩa Cá nhân điển hình. Nếu ai chưa rõ, mời đi qua những đền đài, lăng tẩm của quan chức cộng sản từ Hồ Chí Minh, đến Võ Nguyên Giáp cho đến Đỗ Mười, Phan Văn Khải, Trần Đại Quang cho đến Phùng Quang Thanh, để hiểu được các quan chức cộng sản đã "chống chủ nghĩa cá nhân" đến mức độ nào.

Thế nên, chỉ riêng việc các đảng viên phải hò hét nhau đọc lại lời thề khi đứng dưới cờ, vào đảng, đã nói lên bản chất của không chỉ lời thề, mà là tổ chức đảng đó là gì mà chẳng cần giải thích.

Bởi, những lời thề đó, đúng nguyên mẫu của câu thành ngữ đã bao đời nay cha ông ta đúc kết: "Thề cá trê chui ống".

Đến cả điều lệ đảng mà Nguyễn Phú Trọng còn ngang nhiên xé toạc, để ngồi xổm lên đó, thì lời thề cộng sản làm gì có ý nghĩa ngoài một sự hài hước đế lỳ lợm mà thôi.

Thái độ đó, cha ông ta đã tổng kết ở trong chỉ một lời thôi, đó là "Đồ mặt dày".

Đó là một vở bi hài kịch của Đảng không hơn không kém.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 31/03/2023

Published in Diễn đàn

Hồi đầu tháng này, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất – kinh doanh của khoảng 100 doanh nghiệp ở thành phố này trong hai tháng đầu năm 2023. Theo đó, có đến 83% "đang gặp khó khăn" vì thị trường bị thu hẹp, vì lượng hàng tồn kho lớn, vì giá nguyên liệu đầu vào tăng, vì khó tiếp cận vốn, vì lãi suất vay cao – thủ tục phức tạp tốn nhiều thời gian, Cũng từ cuộc khảo sát vừa kể, HUBA cho biết : Nhiều doanh nghiệp lớn đang dừng ký hợp đồng lao động với một lượng lớn người lao động vì không có đơn hàng dự trữ. Số doanh nghiệp có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng/tháng/người đã giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. HUBA nhấn mạnh, đó là tín hiệu báo động rằng sắp tới, thị trường lao động sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn (1)...

doanhnghiep1

Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất – kinh doanh của khoảng 100 doanh nghiệp ở thành phố này trong hai tháng đầu năm 2023

Đến cuối tuần vừa qua, HUBA tiếp tục công bố những số liệu khác liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, từ đầu năm đến nay, tuy chưa đầy ba tháng nhưng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có thêm 11.324 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng 20,1%. HUBA lưu ý, điều đó cho thấy số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn và buộc phải rời bỏ thị trường đang có xu hướng tăng thêm. HUBA tiếp tục lập lại đề nghị mà doanh giới đã nêu ra từ lâu : Sớm có chính sách hỗ trợ thật sự hiệu quả về vốn cho các doanh nghiệp. Minh bạch và nhất quán trong quy hoạch, xây dựng, đất đai. Hoàn thuế đúng thời hạn Đồng thời : Tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 8% cho tất cả doanh nghiệp tới hết năm nay. Tiếp tục thực hiện chương trình cho vay kích cầu đầu tư (2).

Doanh giới điêu đứng vì lối quản trị - điều hành vừa quái gở, vừa trì trệ vốn không phải là chuyện chỉ mới vài tháng. Hậu quả tất nhiên là số doanh nghiệp thu hẹp hoạt động hoặc ngưng hoạt động càng lúc càng cao, con số thất nghiệp càng ngày càng lớn. Nay, không chỉ thành phần yếu thế khốn khổ mà thành phần trung lưu hoặc cao hơn nữa lao đao, tuyệt vọng...

Tuy hiện tại rối rắm và tương lai ảm đạm như thế nhưng từ đảng, nhà nước, tới quốc hội, chính phủ vẫn không đề ra được bất kỳ giải pháp nào cụ thể. Qua báo chí, thiên hạ chỉ thấy những sự kiện kiểu như : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đóng góp to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước Chủ tịch nước dự gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 60 năm phong trào 'Nghìn việc tốt'. Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân Thủ tướng thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, nhắn nhủ "Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển"… Thủ tướng dự lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'

Nếu chịu khó vào thăm website chinhphu.vn hẳn sẽ thấy tuần nào cũng có thống kê về "Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần" nhưng những cái gọi là "chỉ đạo, điều hành" đó không phải là điều thiên hạ trông chờ vì trước đã thế, nay cũng thế, vẫn chung chung, thiếu cụ thể. Chẳng hạn tuần từ 18/3/2023 – 24/3/2023 có : Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách. Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, ba Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Công nhận Khu phức hợp văn phòng FPT là khu công nghệ thông tin tập trung (3).

doanhnghiep2

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt tại phiên bế mạc Đại hội. Ảnh: TTXVN

***

Dân gian có giai thoại về một Nguyễn Xiển thường ra vào cung điện khám bệnh, chữa bệnh cho Hoàng đế. Ngày nọ, khi Hoàng đế đang vui đừa với cung phi thì Nguyễn Xiển bước vào. Hoàng đế hỏi Nguyễn Xiển vào cung làm gì khi vua không vời thì ông thưa rằng ông nghe dân chúng kháo nhau Hoàng đế đang mắc "tứ chứng nan y" là què, mù, câm, điếc Hoàng đế nổi giận đòi tìm - cắt lưỡi những kẻ phao tin đồn nhảm. Nguyễn Xiển thừa nhận đó đúng là tin đồn nhảm nhưng nói thêm, tin đồn đó hẳn có nguyên do : Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ tưởng ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung hưởng lạc thú nên họ tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị giặc giày xéo mà Hoàng thượng ngồi im nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi dân chúng ta thán Hoàng thượng hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họ tưởng là ngài điếc...

Thử đối chiếu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam với hoạt động, cũng như hiệu quả hoạt động của đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ Việt Nam và ngẫm xem đảng ta, nhà nước ta, quốc hội ta, chính phủ ta có mắc "tứ chứng nan y" như Hoàng đế thời Nguyễn Xiển chăng ? Nếu không "què, mù, câm, điếc" thì tại sao phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công đẩy hoài vẫn chẳng mạnh ? Nếu không "què, mù, câm, điếc" thì tại sao càng nỗ lực thực thi các chương trình mục tiêu quốc gia thì kinh tế - xã hội càng lụn bại ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 26/03/2023

Chú thích :

(1) https://vtc.vn/83-doanh-nghiep-tp-hcm-duoc-khao-sat-dang-gap-kho-khan-ar745544.html

(2) https://thoibaonganhang.vn/tphcm-11324-doanh-nghiep-tam-ngung-hoat-dong-137432.html

(3) https://baochinhphu.vn/chi-dao-dieu-hanh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu-noi-bat-tuan-tu-18-24-3-2023-102230324172033028.htm

Published in Diễn đàn

Nhóm lợi ích Nghệ An có 14 ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có 3 ủy viên Bộ Chính trị và 1 Ủy viên dự khuyết. Chưa có nhóm lợi ích địa phương nào mạnh như nhóm Nghệ An hiện nay. Lớp ủy viên Bộ Chính trị vốn quá đông mà lớp kế thừa cũng rất nhiều. Hứa hẹn, nhóm lợi ích Nghệ An còn thống trị lâu dài trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

hue0

Hai người trong nhóm Nghệ An trong Bộ Chính trị là ông Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư

Người đang có vị trí cao nhất của nhóm Nghệ An hiện nay là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội. Hiện nay ông Huệ 66 tuổi, tuy nhiên, ông đang ở trong nhóm Tứ Trụ nên hoàn toàn có thể hưởng suất đặt biệt, tiếp tục nhiệm kỳ sau. Còn 2 ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Phan Đình Trạc, năm nay 65 tuổi, đến năm 2026, ông Trạc 68 tuổi, đã quá tuổi ở lại Bộ Chính trị. Người thứ ba, đó là ông Nguyễn Xuân Thắng, hiện nay, ông Thắng là 66 tuổi, cùng tuổi với ông Vương Đình Huệ. Đến năm 2026, ông Thắng sẽ rời khỏi Bộ Chính trị.

Nghệ an có 3 ủy viên Bộ Chính trị, nhưng dự tính nhiệm kỳ sau sẽ rụng 2, chỉ còn một mình ông Vương Đình Huệ (nếu Vương Đình Huệ không bị đồng chí hạ). Tuy nhiên, tre già thì măng mọc. Nhóm lợi ích Nghệ An đang có rất nhiều ủy viên Trung ương Đảng có triển vọng vào Bộ Chính trị ở nhiệm kỳ sau. Những nhân vật có thể được kể ra như :

Thứ nhất, ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Phớc hiện nay 60 tuổi. Khả năng ông Phớc vào Bộ Chính trị rất cao. Thứ nhì là ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Ông Thanh chỉ mới 52 tuổi, còn rất trẻ. Nếu không bị ngã ngựa như hai người tiền nhiệm, thì khả năng ông Thanh vào Bộ Chính trị cũng rất cao. Người thứ ba là bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Bà Trà còn trẻ, chỉ mới 61 tuổi. Bà Trà đang nhắm vào chiếc ghế Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đang nằm trong tay bà Trương Thị Mai. Cơ hội cho bà Trà không cao, tuy nhiên, đứng sau lưng bà Trà là nhóm lợi ích Nghệ An rất mạnh, không loại trừ khả năng bà Trà có thể nắm ghế này trong tương lai.

Nếu may mắn, sang nhiệm kỳ sau, nhóm lợi ích Nghệ An rớt 2 ủy viên Bộ Chính trị, nhưng có thể có thêm 3 ủy viên Bộ Chính trị mới. "Em út" trong nhóm lợi ích Nghệ An là Bùi Quang Huy, hiện là Ủy viên dự khuyết và là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn. Bùi Quang Huy chỉ mới 46 tuổi, và điều đặc biệt là, Huy được đàn anh Vương Đình Huệ dìu dắt. Vậy nên, thế và lực của Bùi Quang Huy mới mạnh nhất Trung ương Đoàn. Con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết, dù đã cố gắng, nhưng vẫn dậm chân tại chỗ ở Trung ương Đoàn nhiều năm qua, là vướng cái bóng quá lớn của Bùi Quang Huy.

hue2

"Anh cả" Vương Đình Huệ và "em út" Bùi Quang Huy

Đứng đầu nhóm lợi ích Nghệ An là Vương Đình Huệ, ông Huệ đang nhắm vào chiếc ghế Tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau. Ông Huệ có lợi thế là đang nắm chức Chủ tịch Quốc hội, một chức vụ không dính đến các quyền lợi kinh tế lớn. Chính vì thế, ông Huệ né được cuộc chiến giữa các chân trụ, khi các chân này lấy việc "chống tham nhũng" làm công cụ để triệt nhau.

Điểm lợi thế thứ nhì là ông Huệ đang được Nguyễn Phú Trọng "chọn mặt gửi vàng". Ông Trọng đang miệt mài chiến đấu để triệt hạ đối thủ cho ông Vương Đình Huệ. Có thể nói, ông Huệ hiện nay đang "ngồi mát ăn bát vàng", đợi ông Tổng bí thư dọn cho thật sạch sẽ con đường, rồi ông Vương Đình Huệ bước lên bục cao nhất.

Nếu nói ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực và ông tỏ ra độc đoán một, thì ông Vương Đình Huệ có thể độc đoán đến hai hoặc ba lần như thế. Ông Vương Đình Huệ thực tế hơn ông Trọng, hiểu biết về kinh tế hơn ông Trọng và có nhóm lợi ích địa phương hùng hậu hơn ông Trọng. Nếu ông Phạm Minh Chính không quật cường, e ông Chính khó mà sống được với ông Huệ, nếu ông Huệ kế thừa được "ngai vàng" do ông Trọng để lại.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/03/2023

Published in Diễn đàn

Hơn 20 ngày nhận chức Chủ tịch nước, ông Thưởng chưa ký một quyết định kinh tế nào. Trước khi ông Thưởng nhận chức, bà Võ Thị Ánh Xuân ký liên tục những quyết định mang tính khen thưởng như trao tặng huân chương lao động, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, danh hiệu anh hùng lao động.

thuong1

Hơn 20 ngày nhận chức Chủ tịch nước, ông Thưởng chưa ký một quyết định kinh tế nào

Trong vòng 20 ngày từ khi nhận chức Chủ tịch nước, người tiền nhiệm của ông Thưởng là ông Phúc đã ký nhiều quyết định khen thưởng, đặc biệt trên cương vị tân chủ tịch nước chỉ vài ngày, ông Phúc còn ký hai quyết định về kinh tế đó là đồng ý sửa đổi khoản viện trợ số 0550 của ngân hàng phát triển Châu Á đối với chương trình đô thị xanh loại 2 và phê chuẩn hiệp định viện trợ dự án hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy chương trình điện mặt trời.

Khoản viện trợ số 0550 của ADB được dành cho ba tỉnh là Huế, Hà Giang, Vĩnh Phúc

Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu là chỗ thân cận của ông Phúc. Người đã giúp ông Phúc trong việc cho công ty Banyan Tree của Sing đầu tư dự án cờ bạc, du lịch ở Chân Mây nâng vốn lên 2 tỷ usd vào năm 2018. Trước đó dự án này bị đình trệ do một số vướng mắc, nguy cơ còn bị thu hồi.

Bí thư Hà Giang là Đặng Quốc Khánh, con nuôi ông Tư Sang, ông Sang là đàn anh ông Phúc.

Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Loan từng bị kiểm điểm ở khóa 12 do trách nhiệm trong những sai phạm về buông lỏng quản lý, dẫn đến nhiều đất đai được cấp không đúng mục đích... giới thiệu nhân sự mang tính cục bộ, không khách quan. Đến khóa 13 con gái bà Loan được bổ nhiệm phó giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh gây bức xúc dư luận, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã vào cuộc và quyết định bổ nhiệm con gái bà bị thu hồi. Bà cũng gây xôn xao dư luận vào tháng 8/2022 khi có một nam cán bộ dưới quyền đột tử tại nhà bà vào ngày chủ nhật.

Trong nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Phúc khen ngợi Vĩnh Phúc hết lời. Ông phát biểu :

- Thành tựu của Vĩnh Phúc là minh chứng sống động cho đường lối đổi mới đúng đắn của đảng (phát biểu năm tháng 12/2020).

- Vĩnh Phúc là tỉnh đi đầu trong phòng chống dịch (phát biểu tháng 9/2021).

Mặc dù cả khóa 12, 13 Ủy ban Kiểm tra trung ương đều nhắc đến khuyết điểm của bà Loan, nhưng ông Phúc luôn bảo vệ bà bằng những lời khen ngợi.

Việc ký quyết định viện trợ số 0550 của ông Phúc khi mới làm Chủ tịch nước mấy ngày để có lợi cho 3 tỉnh này có vô tư hay không là một câu hỏi.

Quyết định về kinh tế thứ hai trong vòng 20 ngày ông Phúc nhận chức Chủ tịch nước là phê chuẩn hiệp định viên trợ của ngân hàng thế giới về hỗ trợ kỹ thuật phát triển điện mặt trời.

Đặng Văn Thành chủ tập đoàn TTC đang sở hữu nhiều dự án về điện mặt trời, ông Thành là chỗ thân tình với ông Phúc nhiều năm như người trong gia đình (lời của ông Thành khi giải thích việc con trai ông Phúc ở nhà con gái ông bên Mỹ).

Chỉ trong vòng 20 ngày nhận chức Chủ tịch nước, hoạt động của ông Phúc và ông Thưởng đã có những khác biệt.

Điều này có thể do những khả năng sau.

1. Ông Thưởng không có những vây cánh sân sau để ưu ái như ông Phúc.

2. Ông Thưởng năng lực kém hơn ông Phúc.

3. Ông Thưởng tư cách đạo đức hơn ông Phúc.

4. Ông Thưởng vào lựa chọn để đi xa hơn.

Khả năng 1 rõ ràng ông Thưởng không có vây cánh sân sau như ông Phúc. Khả năng thứ 2 khó có thể xét đoán vì cả hai đi hai hướng khác nhau đến chức Chủ tịch nước. Ông Thưởng nặng về đoàn, đảng còn ông Phúc thì hướng thiên về kinh tế. Khoản 3 thì cho đến nay (không tính nghi vấn 4 tiếp viên vừa qua) thì ông Thưởng đang hơn ông Phúc về mặt này.

Khả năng 4 là đáng xem xét nhất, nếu như 3 khả năng về lợi ích nhóm, năng lực quản lý và tư cách đạo đức đều không có vấn đề. Ông Thưởng sẽ lọt vào tốp 3 người có khả năng kế vị chức tổng bí thư.

Thông lệ chọn tổng bí thư có những quy định, đó là người ứng cử phải là người đã ở trong các vị trí như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội hoặc có thể là thường trực ban bí thư.

Trong 3 vị trí này, sẽ chọn người có thâm niên ở trong Bộ Chính trị lâu nhất.

Lựa chọn như thế, sẽ bảo đảm được tính bảo thủ hay gọi cách khác là tính trung thành với lý tưởng của đảng.

Cả 3 ông Huệ, Chính, Thưởng đều đang ở vị trí bằng nhau về thời gian trong Bộ Chính trị, cả ba đều vào Bộ Chính trị cùng năm 2016.

Ông Huệ đang là người có độ tuổi ông lớn hơn 2 ông kia, hai thời trước Tổng bí thư đều đi lên từ ghế Chủ tịch quốc hội. Ông có thời gian làm bộ tài chính, tổng kiểm toán, bí thư Hà Nội, phó thủ tướng... do đặc tính vùng miền và vị trí công tác, ông có nhiều mối quan hệ hơn hai ông còn lại.

thuong2

Ông Vương Đình Huệ

Từ khi ông Thưởng làm Chủ tịch nước, ông Huệ hăng hái hoạt động hơn, ông vừa có chuyến đi Bình Thuận khá oai phong, ông cũng vừa có quốc điện đàm với ông Triệu Lạc Tế, ủy viên trưởng ban thường vụ Nhân Đại Toàn Quốc của Trung Quốc, chức vụ như chủ tịch quốc hội Việt Nam. Nội dung cuộc điện đàm mang tầm vóc của người đứng đầu đất nước khi đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, chủ quyền biển đảo.

Ông Huệ được lựa chọn làm người chỉ mặt, gọi tên ông Phúc trong cuộc họp Bộ Chính trị đầu tháng 1/2023 và lớn tiếng đề nghị ông Phúc phải xin nghỉ vì những gì liên quan đến vụ Việt Á.

Nhìn tổng quan về mọi mặt, ông Huệ đang là ứng cử viên thứ nhất cho chức Tổng bí thư khi ông Trọng nghỉ.

Hầu như các cuộc thanh trừng hoặc kiểm tra từ Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ban kiểm tra trung ương và Bộ công an đều né tránh những gì liên quan đến ông Huệ. Việc nhà máy nước sông Đuống được Bộ tài chính đồng ý cho Viettinbank vay đến 80% vốn, dự định tăng giá nước cho nhà máy này gây ầm ĩ thời gian trước đã được bỏ qua một bên, cùng với việc thanh tra bảo hiểm của đại gia Đỗ Liên cũng bị vào quên lãng. Suốt quá trình từ khi làm bộ trưởng tài chính, bí thư Hà Nội, phó thủ tướng… bóng dáng của ông Huệ gắn bó với đại gia bảo hiểm, nước sinh hoạt Đỗ Liên có quá nhiều thứ cần phải thanh tra, xem xét nhưng việc bỏ qua thanh tra những dự án, hoạt động của Đỗ Liên là điều cho thấy ông Huệ rất mạnh, khiến công cuộc đốt lò của đảng có thể động đến mọi nơi, nhưng trừ ông ra.

Đến đây phải nói rằng ai là người kế nhiệm ông Trọng là do chính ông Trọng quyết định, người được ông Trọng đưa ra giới thiệu chắc chắn sẽ đến 90% giữ chức Tổng bí thư tương lai. Ông Huệ đang là người có lợi thế nhất, nhưng nếu ông Trọng chưa đưa ra giới thiệu kế nhiệm ông, thì mọi lợi thế chẳng nói lên được điều gì.

Trong cuộc đua ứng cử viên cho chức Tổng bí thư tương lai, ông Chính hầu như không có cửa, nếu may mắn có lẽ ông làm trọn được nhiệm kỳ thủ tướng này, bởi ông Tô Lâm đang theo sát ông Chính từ bà Nhàn cho đến những sơ hở của ông Chính thời kỳ ở Quảng Ninh.

Cuộc đua chức ứng cử viên (nên nhớ chỉ là ứng cử viên) hiện nay chỉ diễn ra giữa hai người là ông Huệ và ông Thưởng.

Trong đó ông Huệ đang dẫn nhiều ưu thế hơn, chắc chắn trong thời gian tới, ông Huệ sẽ đẩy mạnh mối quan hệ với những tỉnh thành phía Nam để dành sự ủng hộ từ vùng miền này. Nếu ông không sớm dành được các mối ủng hộ nơi đó, sự ủng hộ từ những vùng đất này sẽ sớm hình thành quanh ông Thưởng.

Từ ông Phiêu, ông Mạnh đến ông Trọng đều đi đến chức tổng bí thư qua những quá trình hoạt động, cương vị không dính dáng mấy đến điều hành chính phủ, họ đều khá mờ nhạt không tạo dấu ấn trước khi đi đến chức tổng bí thư. Ông Thưởng cũng dạng người như các ông này.

Sự khôn ngoan, từng trải, lọc lõi, kinh qua nhiều lĩnh vực của ông Huệ đôi khi lại trở thành điểm hạn chế của ông, nó khiến cho nhiều người e sợ khi ông nắm quyền sẽ thực sự là người rất mạnh. Vì thế có khi họ muốn một Tổng bí thư ít đáng lo như ông Thưởng hơn, họ sẽ dành ủng hộ ông Thưởng vào vị trí Tổng bí thư.

Nếu ông Trọng không có ý định về, tiếp tục làm tiếp nhiệm kỳ sau thì chẳng thể biết được Tổng bí thư sau ông là ai, khả năng lớn sẽ là ông Thưởng.

Còn nếu ông Trọng hết nhiệm kỳ này về, chắc hẳn ông phải đưa người kế nhiệm ra giới thiệu vào năm sau, tức năm 2024 để kịp bồi dưỡng, vun vén người kế nhiệm đảm nhận tốt chức vụ của ông để lại. Nhiều khả năng sẽ là ông Huệ.

Người Buôn Gió

Nguồn Facebook, 28/03/2023

Published in Diễn đàn

Cụm từ "tù nhân lương tâm" chỉ những người đấu tranh chống lại sự bất công xã hội, hay phản đối thể chế chính trị hiện tại và bị tù đày. Ngành công an trong chế độ cộng sản cũng là những tù nhân lương tâm như thế. Những tù nhân lương tâm bị đánh cướp cuộc đời vì đã hành động theo lương tâm của họ, còn người công an cộng sản bị cầm tù trong chính lương tâm của mình. Hãy nhận diện họ.

Mặt thật

Lịch sử Việt Nam luôn là chiến tranh và nội chiến nên đã tạo ra trong con người Việt Nam phản xạ đặc biệt với bạo lực, khiến nó trở thành thước đo quan trọng để phân tầng và giải quyết vấn đề trong xã hội. Dù đề cao bạo lực cũng là phẩm chất chung của các dân tộc bán khai nhưng Việt Nam vẫn là đất nước xuyên suốt dòng lịch sử hơn 2.000 năm được hình thành và thấm đẫm bản năng sinh tồn bằng bạo lực. Văn hóa Khổng giáo dễ dàng chế ngự tâm hồn người Việt theo chiều hướng hợp pháp hóa sức mạnh vũ lực thành công cụ cai trị của thiên tử. Nếu thiên tử là hiện thân của Trời trong cai quản muôn dân thì lực lượng vũ trang, biểu trưng cho sức mạnh vũ lực là hiện thân của ý chí thiên tử trong đa phần các triều đại của dải đất hình chữ S này. Việt Nam chỉ có những chế độ chính trị cường quyền mà chế độ cộng sản không phải là ngoại lệ.

Khi trật tự xã hội vận hành theo vòng xoáy bạo lực thì đối thoại, hòa bình và hợp tác sẽ biến mất và tất yếu công lý sẽ không được thực thi. Dù hòa bình và thịnh vượng là các giá trị chung mà không quốc gia nào dám phủ nhận thì cường quyền thực tế vẫn tồn tại. Chế độ cộng sản được tinh chỉnh để nắm quyền lực cũng dựa trên lập trường chung là do dân và vì dân. Thực tế trái ngược hoàn toàn khi nhân dân không thể làm gì để phản biện và đấu tranh với Đảng cộng sản, đơn giản vì cái gốc của Đảng cộng sản là tổ chức khủng bố.

Trong các chế độ chuyên chế, lực lượng công an là quan trọng nhất, nó được cụ thể hóa bởi phân bổ ngân sách hoạt động, các đặc quyền trong xã hội, nắm giữ các vị trí trọng yếu ngầm ở những doanh nghiệp quốc doanh lớn và luôn được ưu tiên ở các vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Thậm chí Bộ Công an là ngành mà có thể xử lý sai phạm theo dạng "đóng cửa bảo nhau". Ở Việt Nam, công an cùng quân đội được gắn thêm hai từ "nhân dân" để tăng tính chính danh và để đánh lừa quần chúng rằng hai lực lượng này gắn bó với dân như cá với nước. Khi Đảng cộng sản độc tôn vai trò lãnh đạo đất nước, họ tuyệt đối hóa lực lượng công an thành khối thống nhất trong việc bảo vệ chế độ. Thay vì bảo vệ và thực thi công lý, công an trở thành công cụ bảo vệ công quyền.

congan1

Lực lượng công an vừa là công cụ bảo vệ chế độ vừa là nạn nhân của chế độ. Ảnh minh họa Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca một thời hét ra lửa nay đang vào lò

Rồi từ đây, bi kịch sau ngày thống nhất 30/4/1975 bắt đầu, khi công an trở thành kẻ nắm quyền sinh sát đối với đồng bào. Được dẫn dắt bởi tư duy "Còn Đảng còn mình", ngành công an thiết lập một vùng cấm, cũng là luật bất thành văn thời cộng sản : phạm tội gì cũng có thể thỏa thuận, giảm nhẹ hay chạy án nhưng chống đối chế độ thì phải xử. Vậy là những tù nhân lương tâm với đủ các thể loại ra đời, dù có những công dân chỉ giản dị phản đối một chính sách bất cập. Bất cứ lý do gì nhưng nếu động chạm tới uy tín của Đảng thì đều bị trừng phạt ngay lập tức.

Vì trách nhiệm của ngành công an là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ nên tất cả các hoạt động an ninh còn lại đều có thể tùy biến theo thỏa thuận. Công an được trọng dụng làm kinh tế, tham gia chạy án, tham nhũng, vi phạm nhân quyền, triệt hạ nhau… miễn là không đụng tới "vùng cấm". Họ còn có thể tự do tuyển lựa nhân sự không theo tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang hoặc không cần đào tạo miễn là tư tưởng của ứng viên phải biết còn Đảng thì mới còn mình. Một tiêu chuẩn căn bản trong việc thi vào các trường an ninh bậc đại học là thuộc thành phần "con nhà nòi", tức là có bố mẹ làm trong ngành công an.

Cấu trúc

Công thức mà cựu tổng bí thư Đảng cộng sản Romania, Nicolae Ceausescu từng đề ra trong bảo vệ an ninh chế độ là "bốn người dân thì có một công an". Tỉ lệ 4:1 là công thức mà các chế độ cộng sản đều mong muốn. Hãy thử hình dung vài hình thức tổ chức an ninh và số lượng cơ bản hiện nay :

- Ở Việt Nam, có khoảng 5 triệu đảng viên, chiếm 5% dân số nên cần một lực lượng đủ để bảo vệ 5% này. Nếu tùy chỉnh công thức Ceausescu cho phù hợp thực tế của Việt Nam ở mô hình 10 đảng viên có 1 công an thì cần 500.000 công an để bảo vệ các đảng viên. Đây là lực lượng chính quy. Nhưng như vậy là chưa đủ an toàn ở các cấp cơ sở.

- Ở cấp tự quản nhỏ nhất, nhưng vẫn có quy chế tổ chức là tổ dân phố, thường một tổ có khoảng 250-450 hộ, trung bình có 1.000 – 1.800 người/tổ. Lấy trung bình 350 hộ/tổ, một hộ 4 người dân, thì một tổ có 1.400 người và sẽ có chừng 71.000 tổ trên 100 triệu dân. Dân số trong độ tuổi lao động Việt Nam chừng 50 triệu dân, nếu lấy tiêu chí này nhằm loại ra trẻ em, người yếu già bệnh tật để "bảo vệ" số còn lại, thì ta có thể giảm 50% số công an phân bổ theo tổ. Như vậy, vẫn theo tỉ lệ 10:1 và giảm đi 50%, một tổ có thể có 70 công an. Giả sử số lượng chính quy chiếm 70%, thì vẫn còn 21 vị trí "chìm", tương đương 21*71.000 = 1.500.000 công an phân bổ theo tỉ lệ các tổ.

- Vậy tổng cộng có trên dưới 2.000.000 công an. (Tạm gọi là X. Vậy công thức Ceausescu có thể theo tỉ lệ 50:1, 50 người dân có 1 công an). Hiện nay, trừ quốc phòng và an ninh, tổng số công chức, viên chức ở Việt Nam gần 2 triệu.

- Tỉ lệ giả thuyết trên cũng không cách biệt nhiều với số liệu công khai mà Bộ công an dự trù sẽ có 1,5 -2 triệu người hoạt động trong lực lượng an ninh các cấp cơ sở.

- Mức lương trung bình ngành công an khoảng 84 triệu VNĐ/năm, vậy ngân sách phải chi ra X*84 triệu, tức 168 nghìn tỉ (10% ngân sách 2023), khoảng 7,2 tỉ USD cho quỹ lương hằng năm của lực lượng công an chính quy.

Con số này khả năng sẽ vượt quá ngân sách được phân bổ nên Đảng sẽ cơ cấu lại lực lượng chính quy và bán chuyên để giảm quỹ lương và bảo hiểm. Nếu thông tin chất vấn công khai trong kì họp Quốc hội là mỗi tỉnh có 3.000-4.000 công an chính quy, lấy trung bình 3.500 người, tổng là 220.500 người trên 63 tỉnh thành, thì ngân sách lương, bảo hiểm, phụ cấp cho khối chính quy này khoảng 20.000 nghìn tỷ. Khối trật tự cơ sở, số này sẽ lãnh phụ cấp, gọi là công an bán chuyên, khoảng 3.000.000 VNĐ/tháng, dự tính 450 tỉ/năm.

Bên cạnh ngân sách cho những hoạt động an ninh đặc thù, mang tính kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, kể cả lực lượng an ninh ngầm trong cộng đồng người Việt nước ngoài và vì luôn được ưu tiên đứng trên luật, ngân sách lương thường chiếm khoảng 20 - 25% ngân sách vận hành, vậy có thể ngành công an sẽ hoạt động với ngân sách từ Bộ và địa phương trên dưới 90.000 nghìn tỉ, khoảng 4 tỉ USD mỗi năm.

Chúng ta sẽ tạm neo lại con số đại cương đó. Ngành công an (Bộ và địa phương) không công khai ngân sách hoạt động vì nhiều lí do, nhưng chỉ riêng ngân sách hoạt động thường xuyên (lương, bảo hiểm, phụ cấp) của ngành này có thể lớn hơn tổng chi của một số bộ như Y tế, Tài nguyên môi trường, Tài chính. Và tổng chi ngân sách ngành công an có thể vượt qua tổng các khoản chi ngân sách trung ương trong các khoản chi về Y tế, dân số và gia đình, bảo vệ môi trường, truyền hình, đào tạo dạy nghề. (Theo số liệu công khai dự toán ngân sách 2022).

congan2

Công an là công cụ hành pháp, cũng là công cụ trừng trị người dân và trừng phạt lẫn nhau của các phe phái. Ảnh minh họa hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị hộ tống tới phòng xử án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 30 tháng 11 năm 2018

Thủ phạm kiêm nạn nhân

Khi tôn vinh sứ mệnh của ngành công an, Đảng cũng gieo hạt giống mà sớm muộn, chính người trong ngành sẽ phải gặt quả. "Không chơi với an ninh" là câu mà không ít thành phần trong nội bộ Đảng bảo nhau. Không chơi nhưng vẫn ám ảnh. Có lẽ trừ quân đội, mọi người, mọi nơi đều ngại công an. Người dân ngại trước bạo quyền, các đảng viên ngại trước thủ đoạn và công an ngại nhau vì cả hai điều đấy. Công an là công cụ hành pháp, cũng là công cụ trừng trị người dân và trừng phạt lẫn nhau của các phe phái. Niềm tin mà Đảng gieo vào tâm hồn lực lượng vũ trang cũng tước đoạt đi niềm tin vào công lý của những người bảo vệ công lý.

Công an ở mọi nơi, ở ngay cả trong các hoạt động tôn giáo, giải trí. Bạo lực len lỏi vào tận ngõ ngách trong tâm hồn người Việt và thể chế hóa thành bạo quyền. Công an là ngành tạo ra nhiều oán hận nhất từ sau năm 1975 với người dân và với nhau. Thể chế này biến công an thành tội phạm và cũng biến họ thành nạn nhân. Bi kịch ở mỗi thân phận an ninh là ở chỗ họ không thể bảo vệ chính bản thân mình và gia đình mình khi việc của họ là ưu tiên bảo vệ Đảng. Còn khi điều tra và chống tham nhũng, chính họ biết hơn ai hết, bắt thì phải bắt hết, chỉ là ai vắn số hay chưa.

Chiến dịch "đốt lò" của Đảng hiện nay đang tạo ra một thị phần mới cho ngành công an. Họ sẽ chiếm lĩnh các thành phần kinh tế và dân sự một cách công khai và lấy được vị thế trong chế độ công an trị. Những nhân sự lãnh đạo của Đảng sẽ quy chuẩn hóa thành những tướng lãnh công an xuất sắc nhất : có ý chí thép, có sự thông minh và bản lãnh, có khả năng chỉ huy và nhạy bén về dân sự và trên hết, có tham vọng về độc quyền đối thoại để đưa Việt Nam chuyển hóa về dân chủ.

Một ám ảnh kỳ lạ nhưng có thể hiểu được. Người an ninh cộng sản có bản năng sinh tồn mạnh, họ biết làn sóng dân chủ không thể đảo ngược, dù trá hình hay thực chất, sự chuyển hóa bắt buộc phải đến, vấn đề chỉ là ai sẽ là người giành công đưa đất nước đến đích đấy. Một tham vọng sâu kín nhưng rõ nét.

Trên hành trình và mục tiêu ấy, sẽ có những nạn nhân không nằm trong diện tham nhũng mà bị bắt, cũng không nằm trong diện trừ khử nhau mà nằm trong diện không đồng tình với tham vọng độc quyền chuyển hóa. Đây là một trong những phân hóa nội bộ Đảng và ngành công an rất sâu sắc. Đến đây, tù nhân lương tâm cấp cao trong ngành cũng sẽ xuất hiện. Không có thành trì nào là bất khả xâm phạm nữa.

Nhưng không cần phải chờ đến quá trình phân hóa này. Tự thân người an ninh cộng sản nào cũng mang trong mình tâm tính của người Việt, cũng duy tình, cũng có sự liên đới tình cảm xung quanh như bất kỳ ai. Cấu trúc xã hội Việt Nam vẫn duy trì những nếp sống chung 3 thế hệ. Vô hình trung sẽ tạo ra sự ràng buộc tình cảm trong ứng xử, và càng đúng hơn khi bố trí quân lực ngầm ở các cấp cũng là cách đồng hóa lẫn nhau trong hành vi và tư tưởng. Một điều có lẽ là lợi bất cập hại trong hình dung của các lãnh đạo ngành và lãnh đạo cộng sản. Đặc quyền trở thành gánh nặng, cả ngân sách lẫn điều phối tư tưởng, khi ngân sách cũng cạn và tư tưởng thì không còn.

Chúng ta vẫn là một dân tộc chưa tìm được phương thức để giải quyết vấn đề ngoài bạo lực. Sự đổi thay với tốc độ quá lớn mang tính thời đại của tư tưởng tự do, kinh tế, cấu trúc xã hội đã tác động đáng kể tới suy nghĩ từng người trong ngành công an. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng là bảo vệ nền tảng tư tưởng của lực lượng vũ trang, bảo vệ họ trước tiền bạc, trước tự diễn biến. Nhưng dù áp dụng kỉ luật khắc nghiệt và với đãi ngộ đặc biệt, trong thâm tâm từng người, sẽ không ai muốn làm điều trái với lương tâm của chính mình, nhất là khi tự tay mình đi bắt đồng đội, bắt cấp trên hay đi bắt người mà mình quen biết. Còn những lúc công an bị dân phản kháng bằng bạo lực, gia đình họ sẽ nghĩ sao khi người con của họ hy sinh. Vì công lý hay công quyền ? Tính duy tình của chúng ta đặt chữ tình trên lý. Tự thân đặc tính đó mâu thuẫn với lí tưởng ngành an ninh mà người Việt hiểu hơn ai hết : khi vi phạm pháp luật, dù dân sự hay hình sự, ai cũng sẽ tìm cách "quen" trong ngành để được xử lý vi phạm theo cấp độ quen biết. Người chiến sĩ công an trong chế độ cộng sản, cũng bị cầm tù trong chính lương tâm của mình.

Công lý ở đâu ?

"Bài học lớn nhất của lịch sử thế giới là một dân tộc muốn vươn lên chỉ cần ba yếu tố : một xã hội tự do, những con người cần mẫn và đồng thuận dân tộc. Chúng ta là một dân tộc cần mẫn đã có đồng thuận dân tộc và sắp có tự do. Chúng ta sẽ vươn lên. Chúng ta có quyền lạc quan trong cuộc hành trình về tương lai". Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên  đã đề cập như thế. Ngành công an phải trở thành một lực lượng bảo vệ công lý và các giá trị tự do. Về thể chế, đây là ngành phải phi chính trị hóa, độc lập với mọi chính đảng và phục tùng mọi chính quyền dân cử. Trong giai đoạn chuyển tiếp, phần lớn cơ quan công an tình báo, bảo vệ chính trị sẽ chuẩn hóa thành lực lượng gìn giữ trật tự và môi trường. Tệ nạn xã hội sẽ giảm khi không được bao che và ngân sách sẽ tiết kiệm bởi sự hoạch định đúng đắn vai trò lực lượng vũ trang thành những cơ cấu vận hành có tính chuyên nghiệp cao, được huấn luyện và trang bị chu đáo cùng đãi ngộ xứng đáng.

Chúng ta cũng có một vũ khí chuyển hóa rất đặc biệt là tình cảm. Người viết từng chứng kiến khát khao công lý thực sự trong những người chiến sĩ khi thực hiện các chuyên án lớn. Và cũng cảm nhận được tình người của họ. Hãy tin rằng phần lớn họ sẽ đồng thuận khi thấy chúng ta cũng hiểu họ, sự ngang ngược sẽ dần trở thành chính trực, ngụy tạo sẽ trở thành chân chính và công lý sẽ được thực thi.

Quốc Bảo

(22/03/2023)

Published in Quan điểm

Phan Văn Mãi đầu hàng, Phạm Minh Chính xua hùng binh chiến. Hậu chiến sẽ ra sao ?

Thu Phương, Thoibao.de, 17/03/2023

Đầu tư công là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua. Khả năng lãnh đạo yếu kém, cơ chế đầy lỗ hổng, bộ máy thì đầy tham nhũng, nên khó lòng mà khai thông được.

noibo1

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao quyết định cho ông Võ Thành Hạo và Phan Văn Mãi (bên trái) ngày 03/08/2019 - Ảnh minh họa

Đầu tư công là phần cốt lõi trong chính sách tài khóa, nó quyết định sức khỏe của nền kinh tế. Thành phố có nền kinh tế thành phố, tỉnh có nền kinh tế tỉnh, quốc gia có nền kinh kinh tế quốc gia. Nếu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mà không khai thông được nguồn vốn đầu tư công, thì đấy là sự yếu kém đáng bị cách chức, bởi nó ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn tỉnh.

Sáng 1/2, trong một buổi Hội nghị Tổng kết công tác chăm lo Tết Quý Mão và sơ kết tình hình kinh tế – xã hội tháng 1, đề ra nhiệm vụ tháng 2/2023 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Ông Phan Văn Mãi đã nói rằng, ông ta tự hạ bậc thi đua vì giải ngân đầu tư công thấp.

"Tôi, chị Mai (bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh), Phó Giám đốc phụ trách đầu tư công, các trưởng ban lớn, người đứng đầu các chủ đầu tư giải ngân 0 đồng, sẽ không được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2022. Với vai trò nêu gương của người đứng đầu, tôi xin tự hạ một bậc thi đua vì cũng có phần trách nhiệm trong vấn đề giải ngân đầu tư công không đạt chỉ tiêu đề ra".

Nghe thì nhẹ nhàng, nhưng thực ra, hậu quả của việc chỉ đạo yếu kém không khai thông dòng tiền đầu tư công là rất nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp nhận thầu sẽ lâm vào khó khăn và có thể bị phá sản, nguy hại hơn là nó có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền đối với nền kinh tế, bởi sự yếu kiếm của người đứng đầu bộ máy Chính quyền thành phố.

Đầu tư công trong cơ chế rối rắm, không minh bạch của chế độ này hầu như rất khó để giải ngân hết. Câu nói này được xem như là lời thú nhận rằng, chính ông Mãi đã bất lực không hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Cũng về vấn đề đầu tư công, nhưng mà trên toàn quốc. Ngày 15/3, ông Phạm Minh Chính đã phân công 3 Phó Thủ tướng và hai Bộ trưởng thủ lĩnh dẫn 5 "mũi giáp công" đi đôn đốc giải ngân đầu tư công. Đây là vấn đề rất cấp bách, nó liên quan đến sức khỏe nền kinh tế.

Mũi số một do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng ; mũi số hai do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng ; mũi số 3 do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng ; mũi số 4 do Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng ; mũi số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng.

5 "mũi giáp công" này sẽ kiểm tra xem các dự án đầu tư công tại các tỉnh, các thành phố và các bộ bị kẹt nguồn vốn như thế nào ? Đây là khối lượng công việc rất lớn, được xem như là ngoài khả năng của 5 mũi giáp công này.

Được biết, với một đơn vị hành chính địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh mà ông Phan Văn Mãi còn bó tay thì với quy mô toàn Việt Nam, liệu ông Phạm Minh Chính có làm được hay không ? Câu trả lời thì đã rõ. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính vẫn phải làm, vì sao ?

Đối thủ của ông Phạm Minh Chính là ông Vương Đình Huệ, ông Huệ là người có chuyên môn về kinh tế mà lại đang nắm cơ quan có quyền giám sát Chính phủ. Nếu không làm thì rất có thể Vương Đình Huệ lại đi "mách" Nguyễn Phú Trọng, thì phe Tổng lại có cớ "dần" phe Chính.

Như vậy, phải xông pha mà chiến, dù biết trận chiến này không hề dễ dàng đối với ông Thủ tướng một chút nào. Cứ xông pha trước đã, nếu làm không được thì chuyện đó tính sau. Thậm chí có thể thúc đẩy để dòng tiền đầu tư công ít bị nghẽn hơn, cũng là một lý do để thoát tội. Cho nên chiến là việc bắt buộc ông Phạm Minh Chính phải làm.

Đầu tư công là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua. Bất kể đời Thủ tướng nào cũng để bị nghẽn, nó thuộc về bản chất của chế độ. Khả năng lãnh đạo yếu kém, cơ chế đầy lỗ hổng, bộ máy thì đầy tham nhũng, nên khó lòng mà khai thông được.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 17/03/2023

***************************

"Lời phán" năm xưa nay phang lại cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ?

Thu Phương, Thoibao.de, 16/03/2023

Nhắc đến ông cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thì người ta nghĩ ngay đến câu nói nổi tiếng "Nếu sai, chúng ta nhận lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật". Câu nói này được ông Mai Tiến Dũng nói trong buổi họp báo Chính phủ vào tháng 4/2017, trong vụ cưỡng chế đất bất thành ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội.

noibo2

Thực ra câu nói đúng là "Nếu sai, chúng ta nhận lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật" - Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Gần 3 năm sau, quân của Tô Lâm kéo đến Đồng Tâm giết chết cụ Kình và bắt nhiều người trong gia đình cụ. Phía chính quyền tấn công giết người giữa lúc đêm khuya đã được xem là đúng, những người nông dân bảo vệ đất bị tòa án kết những bản án nặng nề. Qua vụ án này, sự bất bình đẳng giữa chính quyền và người dân hiện ra rất rõ ràng. Chính quyền sai, chính quyền cũng chẳng cần xin lỗi, và người dân chỉ tự vệ thì mặc nhiên trở thành tội phạm.

Thực tế là trong suy nghĩ của quan chức chính quyền luôn coi thường dân. Nó bắt nguồn từ thời ông Hồ Chí Minh, khi thực hiện chiến dịch Cải cách Ruộng đất, khi đó, chính quyền cộng sản đã giết chết 172.000 người, chỉ vì họ có tài sản nhiều hơn người khác. Tội ác man rợ này sau đó được Đảng cộng sản xí xóa, xem như ông Hồ Chí Minh không nhúng tay vào tội ác này vậy. Ông Hồ Chí Minh chỉ cần khóc trước ống kính và dùng khăn lau nước mắt, thì ông vẫn là "Bác Hồ vĩ đại".

Ông Mai Tiến Dũng nói ra câu trên là nói lời của Đảng. Thời kỳ man rợ, người dân ít học không nhận ra sự bất bình đẳng, tuy nhiên, ngày nay là thời đại internet toàn cầu, nên câu nói của ông Mai Tiến Dũng mới bị phản ứng. Dù phản ứng thế nào thì bản chất chế độ vẫn vậy.

Thực tế, không có quan chức nào là sạch, chỉ có quan chức chưa bị lộ. Năm 2017, ông Mai Tiến Dũng nói câu nói nổi tiếng trên với tư cách là "quan phụ mẫu" muốn dạy bảo toàn dân. Thực chất, ông Mai Tiến Dũng lúc đó chỉ là quan chức nhúng chàm chưa bị lộ, chứ không phải ông đủ trong sạch để "dạy bảo dân".

Ngày 13/3, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin, ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ, bị kỷ luật do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác. Người ký Quyết định kỷ luật là ông Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng.

Trước đó, vào đầu tháng Giêng vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy ông Mai Tiến Dũng với cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ông Dũng cũng thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19 ; để xảy ra việc một số cán bộ của Văn phòng Chính phủ tham mưu, đề xuất không đúng kết luận của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời nhận hối lộ, đã bị khởi tố và bị bắt tạm giam.

Trước đây, ông Mai Tiến Dũng nói "chúng ta sai chúng ta xin lỗi", "dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật". Nghĩa là chỉ có dân khi làm sai mới bị dính tới pháp luật thôi, còn quan thì không. Quả thật xưa nay Đảng cộng sản luôn làm vậy, nhưng hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng đang dùng công cụ chống tham nhũng để thanh trừng, nên quan chức vẫn bị pháp luật sờ gáy như thường.

Bị kỷ luật về mặt Đảng chưa chắc gì đã bị pháp luật sờ gáy. Tuy nhiên, để dọn đường cho việc khởi tố bắt giam, thì thường ông Nguyễn Phú Trọng cho kỷ luật về mặt Đảng trước. Hãy chờ xem, ông Nguyễn Phú Trọng có làm đến nơi đến chốn việc sai phạm của ông Mai Tiến Dũng hay không ?

Ông Mai Tiến Dũng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dưới thời ông Nguyễn Xuân Phúc. Rất có thể vụ án này là nhắm tới ông Phúc. Hãy đợi mà xem, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì tiếp theo ?

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 16/03/2023

Tham khảo :

https://vietnamfinance.vn/nguyen-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-mai-tien-dung-bi-ky-luat/20180504224281806.htm

**********************

Ông Tổng chọn "đỏ" hơn "giỏi" để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong thế hệ kế tiếp

David Brown, Thu Phương, Thoibao.de, 16/03/2023

Ngày 12/3, trang Asia Sentinel đăng bài bình luận về chính trị Việt Nam với tựa đề tạm dịch là "Cuộc thập tự chinh cô độc của Nguyễn Phú Trọng", của tác giả David Brown.

noibo3

Nguyễn Phú Trọng và cuộc thập tự chinh cô độc - Ảnh minh họa

Tác giả cho rằng, Tổng bí thư Việt Nam chấp nhận hy sinh năng lực để đổi lấy sự trung thành. Hơn 10 năm qua, ông Trọng đã nỗ lực làm trong sạch Đảng cộng sản Việt Nam, thoát khỏi tham nhũng và sự mềm yếu về giáo lý, và ông không bỏ cuộc. Tháng 6 vừa qua, ông Trọng đưa ra một số thống kê ấn tượng : Gần 17.000 vụ án tham nhũng hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đã bị truy tố ; 175.000 đảng viên bị kỷ luật hoặc bị trừng phạt.

Tuy nhiên, tác giả nhận xét, càng bỏ tù các quan chức sai phạm bao nhiêu thì mọi thứ càng không thay đổi bấy nhiêu. Đó là một điều mang tính cấu trúc : từ trên xuống dưới, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào chất bôi trơn để hoạt động.

Theo tác giả, thông thường, những giao dịch tham nhũng nhất thiết được thực hiện trong bóng tối, ngoài tầm nhìn của công chúng. Nhưng ngược lại, các vụ bê bối liên quan đến Covid-19 ở Việt Nam vào cuối năm 2021 đã xảy ra một cách trắng trợn. Họ đã chạm trực tiếp vào phần lớn tầng lớp trung lưu. Bộ mặt quốc gia trông xấu xí. Những kẻ gian ác đang bị trừng phạt.

Tác giả cho rằng, những vụ bê bối công khai này tạo cho ông Trọng một cái cớ để thắt chặt kỷ luật Đảng. Sau một thập niên nhắm vào những cá nhân cơ hội, ông Trọng đã tái tập trung chiến dịch của mình vào vấn đề quản lý của Việt Nam. Tổng bí thư đã "thúc đẩy việc sa thải kịp thời những quan chức làm việc kém hiệu quả và những người vi phạm, sai phạm". Kết quả, hai Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước bị thanh trừng do không để ý đến những hành vi sai trái của cấp dưới, hoặc – có lẽ tệ hơn – vì dung túng cho những hoàn cảnh cho phép những hành vi sai trái đó phát triển.

Tác giả dẫn lời chúc Tết của ông Trọng, trong đó ông bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã "củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa", mà theo tác giả, đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh. Bởi vì, kết quả của sự thanh trừng do quản lý yếu kém đã làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính.

Tác giả dẫn lời ông Michael Tatarski trong bản tin Vietnam Weekly, nhận xét : "Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất của vụ này là sự thất bại liên tục ở các cấp chính quyền trong việc giải ngân nguồn vốn công" ; dẫn lời nhà phân tích Lê Hồng Hiệp ở Singapore : "Một số ý kiến cho rằng không phải tất cả các quan chức này cố ý tham nhũng, mà do các quy định phức tạp, đặc biệt là về mua sắm công, nên có thể họ vô tình phạm sai lầm" ; và dẫn quan điểm của ông Nguyễn Khắc Giang cho rằng, bài học rút ra ở đây là Chính phủ Việt Nam đã phục tùng Đảng cộng sản một cách hiệu quả.

Tác giả cũng dẫn quan điểm cho rằng, mục tiêu thật sự của ông Trọng là trao Đảng vào tay những tín đồ thật sự "đỏ", những người có thể tin tưởng, để dập tắt những sai lệch của các "chuyên gia" cơ hội. Và tác giả lấy dẫn chứng từ việc bổ nhiệm thành viên trẻ tuổi nhất trong Bộ Chính trị lên làm Chủ tịch nước thay ông Phúc.

Tác giả nhận xét rằng, việc đặt bộ máy Chính phủ vào tay những người đỏ hơn là giỏi, thì có khả năng xảy ra nhiễu loạn chính sách và bỏ lỡ cơ hội. Nhưng theo quan điểm của Tổng bí thư, điều đó không sao cả. Ông Trọng sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế, để bảo đảm rằng, tại Đại hội 14 sắp tới, đường lối của Việt Nam được thiết lập bởi một Đảng không bị thụt lùi về ý thức hệ.

Tác giả phân tích, để truyền lại nguyên vẹn di sản của mình cho người kế nhiệm đáng tin cậy, Trọng phải tập hợp đa số khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập các phiên họp vào năm 2025, để viết kịch bản cho Đại hội 14. Các quyết định của Đại hội sẽ được thực hiện bằng bỏ phiếu kín, và không có gì chắc chắn rằng, trong cuộc bỏ phiếu kín, họ sẽ bỏ phiếu cho mà ông Trọng lựa chọn.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 16/03/2023

***************************

Võ Văn Thưởng cố tránh dớp, nội lực yếu dễ "sụm"

Thu Phương, Thoibao.de, 14/03/2023

Sau hơn 10 ngày nhậm chức, Võ Văn Thưởng đang chứng tỏ là một Chủ tịch nước năng động. Ắt ông Võ Văn Thưởng cũng biết mạng xã hội không đánh giá cao chức Chủ tịch nước mà ông đang ngồi, bởi chức này không có thực quyền. Chưa có Chủ tịch nước nào có thực quyền, ngoại trừ ông Lê Đức Anh. Ông này từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nắm chắc Cục tình báo Quân đội khi rời ghế. Thậm chí khi về vườn, ông Lê Đức Anh vẫn có quyền lực. Lời can thiệp của ông vào chính trường rất có trọng lượng.

noibo4

Trong vai trò Chủ tịch nước, ông Võ Văn Thưởng muốn tỏ ra là người năng động, có quyền uy - Ảnh minh họa

Sau đó, ông Trần Đức Lương, rồi đến các Chủ tịch đời sau đều không có thực quyền. Bắt đầu từ đời ông Trần Đại Quang, ghế Chủ tịch nước mới bộc lộ ra yếu điểm, ghế này mất an toàn nhất trong Tứ Trụ. Trần Đại Quang vốn là Bộ trưởng Bộ Công an thét ra lửa một thời, khi ngồi vào ghế Chủ tịch nước vẫn giữ thái độ cứng rắn "không vâng lời" và đã nhận hậu quả. Tới khi ông Nguyễn Phú Trọng bị đổ bệnh suýt chết, không phải vì chiếc ghế Chủ tịch nước không bảo vệ được ông, mà là bởi ông tự nguyện "chui vào hang cọp" tại Kiên Giang và ông đã ngã bệnh. Ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó kiêm hai chức nên chức Tổng bí thư có thể bảo vệ ông.

Đến đời Nguyễn Xuân Phúc, ông Phúc cũng không lường hết sự nguy hiểm khi ngồi vào ghế Chủ tịch nước, nên ông đã bị truất phế. Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc biết "vâng lời" hơn, thì ông có thể ngồi ghế này đến hết nhiệm kỳ.

Bao nhiêu đó đủ thấy ghế Chủ tịch nước vô cùng mong manh. Ông Võ Văn Thưởng là một Chủ tịch nước còn rất trẻ, có lẽ ông Thưởng không muốn người đời coi khinh chức vụ mà ông đang có. So với các Chủ tịch nước đời trước, ông Võ Văn Thưởng có vẻ năng động hơn nhiều. Cũng dễ hiểu, bởi ông Võ Văn Thưởng đang dựa uy ông Tổng. Tuy nhiên, không thể dựa mãi được, bởi ông Nguyễn Phú Trọng đã già.

Ông Võ Văn Thưởng có thể dựa uy ông Tổng bí thư đến năm 2026, lúc đó, khả năng cao là ông Nguyễn Phú Trọng rút khỏi ghế Tổng bí thư, vậy thì Võ Văn Thưởng còn chỗ dựa nào để ra oai đây ? Mà khi ông Nguyễn Phú Trọng rút, e rằng lò của ông cũng sẽ tắt theo, và khi đó, các thế lực cát cứ nổi lên tranh giành ảnh hưởng. Hiện nay các thế lực địa phương đang chực chờ ông Tổng bí thư rút để họ nổi lên.

Thế lực mạnh nhất hiện nay là Nghệ An, thế lực mạnh thứ nhì là Hà Tĩnh, thế lực Tây Ninh cũng đang nổi lên như là một thế lực miền Nam mạnh nhất ở Trung ương. Thế lực Vĩnh Long của ông Võ Văn Thưởng không mạnh. Hiện nay, ông Võ Văn Thưởng cũng chưa gầy dựng sức mạnh cho người Vĩnh Long tại Trung ương, mặc dù ông Thưởng đang là người miền Nam có chức vụ cao nhất hiện nay.

Võ Văn Thưởng cố chứng tỏ cũng là cách ông muốn phá dớp, tuy nhiên, cố chứng tỏ quyền lực, trong khi không có nội lực là một điều nguy hiểm. Ghế Chủ tịch nước đã làm cho một người bỏ mạng và một người khác "sém" bỏ mạng, cho thấy, việc chứng tỏ quyền lực trên chiếc ghế này nguy hiểm như thế nào ?

Khi là Thường trực Ban Bí thư, Võ Văn Thưởng có thể có quyền lớn hơn khi ngồi ghế Chủ tịch nước, bởi làm phó cho ông Nguyễn Phú Trọng cũng đồng nghĩa được dùng quyền lực ông Trọng mà mạnh tay với cấp dưới. Còn giờ đây, Trụ Chủ tịch nước không mượn được nhiều quyền của Tổng bí thư.

Xét về tuổi, Võ Văn Thưởng còn rất trẻ, tuy nhiên, một khi đã bị đẩy vào ghế Chủ tịch nước thì khó mà tiến lên cao hơn nữa. Không biết, sau đời ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Võ Văn Thưởng bám vào ai, khi mà lẽ ra, với vai trò là một Trụ trong Tứ Trụ, thì ông phải làm chủ một trụ như Phạm Minh Chính mới đúng.

Có những chức vụ cần người dẫn dắt, tuy nhiên, đã là một Trụ trong Tứ Trụ mà vẫn phải nhờ người dẫn dắt thì đấy là thiếu nội lực. Thiếu nội lực mà hay chứng tỏ có khi lại "sụm bà chè" sớm.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 14/03/2023

*************************

Trò chơi "thay ngựa giữa dòng", búa tạ ông Tổng đánh nát "chuột" ?

Thu Phương, Thoibao.de, 13/03/2023

Chưa có nhiệm kỳ Trung ương Đảng nào mà biến động nhiều như nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nhiệm kỳ đi chưa được nửa đường đã có đến 4 kỳ hội nghị bất thường. Hội nghị bất thường là hội nghị được triệu tập không đúng lịch, mục đích là để giải quyết vấn đề phát sinh, mà hầu hết là vấn đề nhân sự.

noibo5

Bà Trương Thị Mai, một người phụ nữ ít nói, âm thầm, nhưng hiện nay kiêm nhiệm đến hai chức lớn trong Ban Bí thư.

Ở nhiệm kỳ này, có hai ủy viên Bộ Chính trị bị rụng và rất nhiều ủy viên Trung ương Đảng, đồng thời cũng có một quan chức trong Chính phủ phải đi chữa bệnh nước ngoài vì căn bệnh bí hiểm. Đó là ông Lê Văn Thành – Phó Thủ tướng. Và cũng chưa có nhiệm kỳ Thủ tướng nào chưa hết nửa chặng đường mà đã rụng đến 3 Phó Thủ tướng. Điều này cho thấy, chính trường của Việt Nam hiện nay không khác gì chiến trường.

Lâu nay, trong chính trường Việt Nam, phụ nữ chỉ là thứ yếu, chỉ là để làm cảnh. Tuy nhiên, vì mày râu bị đánh rụng quá nhiều, đồng thời ông Tổng bí thư cũng e dè mưu thâm kế hiểm của cánh mày râu, nên phụ nữ được trọng dụng. Bà Trương Thị Mai, một người phụ nữ ít nói, âm thầm, nhưng hiện nay kiêm nhiệm đến hai chức lớn trong Ban Bí thư. Có thể cũng do bà Trương Thị Mai là người phụ nữ bản lĩnh nhất trong những phụ nữ làm chính trị ở Việt Nam, nhưng quan trọng hơn cả là bà được ông Tổng bí thư tín nhiệm hơn các đấng mày râu còn lại trong Ban Bí thư.

Chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương là một chức đầy quyền lực, hiện nay, trong Bộ Chính trị đang có hai người ngồi trong Bộ Chính trị nhưng lại chỉ được giao cho chức của một ủy viên Trung ương Đảng. Đó là ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và ông Lương Cường – Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Dường như ông Nguyễn Phú Trọng chỉ biết đánh và đánh, ông đá văng được ai thì cứ làm, chứ ông không chuẩn bị nhân sự thay thế. Việc truất phế ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam không có nhân sự thay thế ngay, mà phải mất công chọn người sau đó một thời gian. Hay như việc truất phế ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng cũng không có người trám vào ngay, mà phải đợi sau Tết Nguyên đán, sau khi ông Tô Lâm và ông Võ Văn Thưởng đùn đẩy nhau. Điều này cho thấy, trong Đảng cộng sản đang khủng hoảng nhân sự trầm trọng.

Nguyên nhân vì sao lại khủng hoảng nhân sự ? Cũng dễ hiểu là trong các thuộc hạ dưới quyền, ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng không phải tin tưởng tất cả, mà ông chỉ tin một số rất ít. Ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương của bà Trương Thị Mai, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn bế tắc trong vấn đề bố trí thay thế. Chọn Nguyễn Hòa Bình thì quá rủi ro vì con người này thâm hiểm, và không khó nhận thấy rằng, ông này sẵn sàng việc làm ác để đạt mục đích. Còn ông Lương Cường thì lại cũng không đáng tin. Vậy nên đành để bà Trương Thị Mai kiêm luôn hai chức. Phụ nữ dù cứng rắn cỡ nào cũng không hiểm như các mày râu trong Ban Bí thư.

Có thể nói rằng, với quyền lực quá lớn như hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng như đang nắm trong tay búa tạ để đập chuột. Và ông đã đập rất nhiều, nhưng những con chuột mà ông đập là phe khác, chuột phe ông cũng rất khủng nhưng ông có chịu đập đâu ?

Ông Nguyễn Phú Trọng là người cộng sản trung kiên, e là sau đời ông thì không còn ai như ông nữa, mà hầu hết chỉ là chạy theo đồng tiền. Vì ngụp lặn trong mớ chủ thuyết mà thế giới đã xem là rác, nên trong đầu ông Nguyễn Phú Trọng cũng ngập ngụa rác của mớ lí luận này. Đến giờ này ông vẫn không nhìn thấy, chính thể chế chính trị mà ông Hồ Chí Minh lập ra, nó là nguyên nhân sản sinh ra chuột. Ông cho rằng, Đảng của ông luôn đúng, Bác Hồ của ông vĩ đại, nên không bao giờ thừa nhận rằng, chính thể chế chính trị mà ông là người đứng đầu đang sinh ra toàn là chuột. Ông miệt mài đánh chuột, nhưng cuối cùng ông chỉ làm một việc như dã tràng se cát, đó là đập lớp chuột này thì tạo điều kiện cho lớp chuột khác trồi đầu lên mà thôi.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 13/03/2023

Published in Diễn đàn

Mọi việc dường như đã trở lại bình thường sau những xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với việc Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước.

xaotron1

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước tại Quốc hội hôm 2/3/2023 - AFP

Vào cuối tháng 12 năm ngoái, hai phó thủ tướng là Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh bị buộc phải từ chức. Ông Phạm Bình Minh sau đó bị buộc phải rời khỏi Bộ Chính trị. Chỉ vài ngày trước Tết, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ nhiệm và cũng rời khỏi Bộ Chính trị.

Đối với một chính quyền thích khoe mình là ít chuyên chế nhưng lại ổn định về chính trị giống Trung Quốc, những xáo trộn vừa qua là một biến động lớn.

Tất cả đều liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng hay còn được biết đến với cái tên "đốt lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh bị cho là phải chịu trách nhiệm đối với các vụ bê bối liên quan đến thời kỳ đại dịch covid-19 ở các bộ mà hai ông phụ trách, mặc dù cả hai đều không liên quan trực tiếp. Điều này ít gây tranh cãi hơn trong trường hợp của ông Nguyễn Xuân Phúc, người đã bác bỏ những liên quan dù là bản thân hay gia đình trong vụ Việt Á và các giao dịch kinh doanh khác.

Dẫu vậy, vẫn cần phải đặt ra ba câu hỏi : Thứ nhất, ai sẽ là Chủ tịch và việc bổ nhiệm người mới này có quan trọng không ? Thứ hai, liệu có thêm người nào bị "kỷ luật" ? Thứ ba, liệu điều này có báo hiệu gì cho những vị trí trong Đại hội 14 sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2026 ?

Võ Văn Thưởng là ai ?

Võ Văn Thưởng là người trẻ nhất trong Bộ Chính trị, và mới chỉ đang ở nhiệm kỳ thứ hai. Ông được cho là người trung thành với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kể từ năm 2016, ông Võ Văn Thưởng đã thuộc trong hàng ngũ cấp cao của Đảng, là người đứng đầu về ý thức hệ. Ông là người đứng đầu Ban Tuyên giáo.

Đây là lý do vì sao nhiều người gọi ông là "một lãnh đạo của Đảng". Nhưng trước năm 2016, con đường sự nghiệp của ông ít mang tính lý luận hơn khi ông là một quan chức cấp cao của Đảng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Việc bổ nhiệm ông Thưởng sẽ không có nhiều ý nghĩa về chính sách đối ngoại của Việt Nam vốn bị ràng buộc bởi nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi vẫn phải duy trì vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng. Chính sách đối ngoại được quyết định bởi trung ương Đảng do Bộ Chính trị lãnh đạo. Vai trò Chủ tịch nước mang tính hình thức và ông Thưởng không có kinh nghiệm về đối ngoại.

Nhưng đối với cộng đồng kinh doanh quốc tế, ông là một gương mặt mới. Mặc dù ông Phúc có ít quyền lực hơn khi ở vị trí Chủ tịch nước so với thời ông làm Thủ tướng, ông là một gương mặt đảm bảo đối với giới đầu tư và lãnh đạo nước ngoài.

Trong khi những đồn đãi về việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm có thể trở thành Chủ tịch nước thì nhiệm kỳ phục vụ của ông sẽ bị giới hạn trong vai trò mới, và có thể ông đã tìm cách thoái thác khỏi vị trí Chủ tịch nước. Ông cũng không nhận được đủ sự hậu thuẫn.

Và cuối cùng thì người đứng đầu ngành công an mật và các cuộc điều tra tham nhũng lại không phải là nhân vật được yêu thích nhất.

Liệu có thêm ai bị "xử lý" ?

Các cáo buộc tham nhũng vây quanh Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gia tăng thời gian qua. Các lời đồn kết nối ông với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – một chủ doanh nghiệp đang bỏ trốn (người đứng đầu Công ty cổ phần Quốc tế Tiến bộ - AIC). Bà này bị tòa tuyên có tội trong vụ án gian lận lên đến 6,3 triệu đô la.

Nhưng trong môi trường truyền thông bị che phủ của Việt Nam, lời đồn này đơn giản cũng có thể là do những đối thủ của ông Chính đưa ra.

Trong khi khả năng ông Chính bị đẩy ra có thể xảy ra, ông cũng rất có thể sẽ vẫn phục vụ hết nhiệm kỳ của mình bởi ba lý do : Thứ nhất, thị trường sẽ bị rối loạn với bất cứ biến động nào. Đã có những bực bội thực sự khi việc đưa ra quyết định tại các ngành chủ chốt như y tế, bất động sản, ngân hàng, và năng lượng đang bị chững lại. Một thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ đẩy lùi mọi thứ lại.

Người đứng đầu Quốc hội, ông Vương Đình Huệ, là một trong hai ứng viên cho vị trị Tổng bí thư. Với tuổi tác và sức khỏe của ông Trọng, ông có nhiều khả năng sẽ tiếp tục ở lại.

Người cần chú ý là Phó thủ tướng thường trực mới được bổ nhiệm Trần Lưu Quang (thường trực nghĩa là ông có thể đảm nhận vị trí thủ tướng khi cần). Cuộc họp của Bộ Chính trị mới đây đã quyết định đưa ông Quang lên. Mặc dù là ngôi sao đang lên, ông Quang vẫn không có nhiều kinh nghiệm ở tầm quốc gia và vị trí cao nhất mà ông đảm nhận là Bí thư Hải Phòng. Ông có thể được đề bạt tại Đại hội 14 sắp tới.

Thứ ba là ông Trọng phải quan ngại về một tác động ngược. Tại Đại hội 13 năm 2021, ông đã không thể đưa được người mình chọn là Trần Quốc Vượng – người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng – lên. Ông Vượng đặt ra một mối nguy lớn cho những người còn lại trong Bộ Chính trị và đã phải nghỉ khỏi Bộ Chính trị, và đó là lý do ông Trọng ở lại thêm nhiệm kỳ ba.

Có những dấu hiệu cho thấy có những phản ứng lại đối với ông Trọng người đã thâu tóm một quyền lực chưa từng có và khiến những đối thủ của mình như ông nguyễn Xuân Phúc phải ra đi và đưa những người thân cận của mình vào các vị trí quyền lực.

Điều này không có nghĩa là sẽ không có những người mới bị kỷ luật. Năm 2022 đã chứng kiến một con số chưa từng thấy những quan chức cấp cao, bao gồm cả ủy viên Trung ương bị truy tố, khiển trách và khai trừ đảng.

Cuộc họp bất thường của Bộ Chính trị đã chọn ra ba người mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra chống tham nhũng và kỷ luật. Sẽ có thêm các điều tra mới tiếp theo sau hội nghị giữa kỳ của Đảng diễn ra vào tháng tư tới.

Báo hiệu điều gì ?

Đảng tìm kiếm sự ổn định và có thể dự đoán được. Mỗi kỳ họp năm năm của Đảng chứng kiến sự thay đổi của 1/3 Bộ Chính trị để đảm bảo tính kế thừa.

Vào lúc này chỉ có năm trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị đã phục vụ đủ hai nhiệm kỳ bắt buộc nhưng ba trong số này là Phạm Minh Chính, Tô Lâm và Trương Thị Mai khó có khả năng là các ứng viên tiếp theo.

Bà Mai vừa tiếp nhận vị trí Thường trực Ban Bí thư của ông Thưởng. Đây là vị trí cao cấp và tốn nhiều thời gian.

Còn lại hai người là ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Ở tuổi 52, ông Thưởng đủ trẻ để ở lại cho hai nhiệm kỳ mà không cần phải miễn trừ vấn đề tuổi tác. Công việc trong Đảng của ông, ngoài lĩnh vực quản lý chính phủ, là một lợi thế cho ông. Ông Huệ lớn tuổi hơn, bây giờ đã 65, và sẽ cần miễn trừ tuổi tác để được trở thành Tổng bí thư.

Nhưng ông Thưởng có một số khúc mắc. Thứ nhất là dù ông sinh ra ở vùng đồng bằng Sông Hồng, gia đình ông là người Nam và tập kết ra bắc sau năm 1954, hầu như toàn bộ sự nghiệp của ông là ở phía Nam và ông tự nhận là người Nam. Vị trí Tổng bí thư thường là người Bắc, nhưng ông Thưởng có thể là một nhân vật chuyển đổi.

Thứ hai là vị trí Chủ tịch nước chỉ là công việc "hưu" thay vì là một bước đệm để tiến lên.

Ông Nguyễn Phú Trọng, nếu trong trường hợp phải nghỉ giữa chừng vì sức khỏe kém, sẽ không để lại cơ hội nào cho Đại hội 14. Với những người như ông Thưởng và Huệ ở vị trí sẵn sàng, ông Trọng đang lặng lẽ bảo vệ những di sản của mình và đảm bảo là sẽ không có sự lặp lại như trường hợp người được ông chọn trong Đại hội 13 lại không được bầu.

Zachary Abuza

Nguồn : RFA, 13/03/2023

Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

Published in Diễn đàn

Đảng có thể thu hút người tài thực sự ?

RFA, 08/03/2023

Bộ Chính trị hôm 7/3/2023 có thông báo số 50 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương Đảng, trong đó yêu cầu ban hành chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong cơ quan nhà nước.

dang1

Sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam ngày 2/3/2020. Reuters

Theo Bộ Chính trị, việc thực hiện Nghị quyết 18 thời gian qua chưa đầy đủ, chưa gắn sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thu hút nhân tài. Một số chủ trương mới như chính sách tiền lương, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị chậm được cụ thể hóa, một số cán bộ, công chức, viên chức có năng lực đã chuyển sang khu vực tư.

Nghị quyết số 18-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, thu hút nhân tài… được ban hành ngày 25/10/2017. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, số nhân tài thu hút được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh qua năm năm thí điểm nghị quyết thu hút nhân tài, theo truyền thông trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 19 nhà khoa học về làm việc, nhưng sau đó 14 người đã rời đi và ba năm qua không tuyển được chuyên gia nào.

Từ Sài Gòn, bác sĩ Đinh Đức Long - một trí thức từng công tác trong bộ máy Nhà nước, một đảng viên đã từ bỏ Đảng, hôm 8/3 nhận định :

"Chính sách này có từ lâu rồi, từ thời ông Hồ Chí Minh dựng nước đã thu hút nhân tài. Chính sách có nhưng triển khai cụ thể mỗi nơi mỗi khác và trên thực tế rất khó. Đầu tiên phải định nghĩa thế nào là nhân tài, tiêu chí nào để thu hút ? Đa số hiện nay Nhà nước thu hút bằng tiêu chí vật chất là chính, ví dụ trong ngành y ai về tỉnh sẽ được bao nhiêu tiền. Hỗ trợ vật chất cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn đối với nhân tài là môi trường làm việc, có phát huy được khả năng hay không, khi đề xuất có được ủng hộ hay không…".

Theo bác sĩ Đinh Đức Long, việc giữ được người tài phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo trực tiếp. Ông Long nêu ví dụ :

"Ví dụ anh là chuyên gia, nhưng nhà quản lý 100 % là đảng viên, người ta có sẵn sàng chấp nhận đề xuất hay không, điều đó phụ thuộc vào tâm và tầm của người quản lý. Thứ nhất người lãnh đạo có hiểu được đề xuất đó không ? Có muốn cấp dưới vượt mặt mình về chuyên môn không ? Rất khó, cho nên đây là câu chuyện nói vài chục năm nay nhưng trên thực tế rất hạn chế. Cụ thể như nhân tài từ nước ngoài về theo nghị quyết 36 thu hút nhân tài, những người đó không phải là đảng viên liệu có được phát huy không ?"

Bởi vì theo ông Long, trong bất cứ một tổ chức nhà nước nào ở Việt Nam đều theo chủ trương ở trên là Ban chấp hành trung ương của Đảng, đều làm theo nghị quyết của Đảng, dù có là nhân tài mấy đi nữa đều phải làm theo nghị quyết. Nhưng ông Long cho rằng, nhân tài Việt Kiều đấy không phải đảng viên thì sao được vô họp để đóng góp theo nghị quyết, kể cả vô họp thì chỉ là một phiếu chi bộ, cho nên thực tế là rất khó.

Dù Nghị quyết 18 của Trung ương về thu hút nhân tài không đạt được kết quả như mong muốn, nhưng Bộ Chính trị vẫn ra thông báo số 50 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết này. Theo thông báo số 50, Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thành rà soát chức vụ theo phân cấp quản lý, ban hành bảng lương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở ; sửa mức phụ cấp chức danh…

Một công chức nhà nước, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường Trung học Cơ sở Thường Tín – Hà Nội, hôm 8/3 cho biết ý kiến :

"Với tình hình chính trị của Việt Nam hiện nay thì theo tôi, thu hút nhân tài vào luôn luôn thất bại, nhân tài sẽ đi các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Bộ máy công chức Nhà nước chắc chắn họ không vào và nếu vào thì nhân tài đấy cũng bị thui chột, không thể phát huy được. Giải pháp tốt nhất là nhìn vào Trung Quốc, có thể nói mặc dù cùng thể chế, nhưng Trung Quốc nói và làm tôi thấy hiệu quả, nhân tài của họ đem lại rất nhiều lợi ích trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kỹ thuật cao, lĩnh vực công nghệ…".

Theo thầy Khoa, bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam thực sự là không có nhân tài, thầy Khoa nói tiếp :

"Bộ máy hành chính Nhà nước chỉ cần những người am hiểu một chút pháp luật, thượng tôn pháp luật, không tham nhũng, biết phục vụ, biết phụng sự, vì nhân dân và đất nước, lợi ích của mình đặt xuống bên dưới. Thế nhưng trong thực tế hiện nay, các công chức Nhà nước đang tìm cách kiếm cho mình đủ bằng tiến sĩ, thạc sĩ hay những cái tương đương để nâng lương, để ra oai với người dân… Chứ thực tế họ học xong những bằng cấp ấy, không phục vụ gì được cho công việc quản lý đất nước".

Nói tóm lại, theo thầy Khoa, nếu tình hình cứ tiếp tục như thế này, thì không bao giờ cơ quan nhà nước có được nhân tài vào làm việc.

Dù nhiều chuyên gia cho rằng nếu chỉ tăng lương thì không thể thu hút nhân tài, nhưng Bộ Nội vụ Việt Nam vào cuối năm 2022 lại cho rằng cần cải cách tiền lương để trọng dụng nhân tài. Cụ thể, theo Bộ này, cần có chính sách cải cách tiền lương, đảm bảo tương đồng giữa khu vực công và tư để thu hút, trọng dụng nhân tài. Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đề xuất cơ chế trả lương cho người tài theo thị trường, mức trần 120-150 triệu đồng, để thu hút các nhà khoa học.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy đại học, hiện là giảng viên tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trả lời RFA liên quan vấn đề này khi đó cho rằng :

"Nhân tài là một câu chuyện dài, tiền lương chỉ là một phần trong đó chứ không phải là tất cả. Bộ Nội vụ nói như thể là chỉ trong lĩnh vực nhà nước, chứ còn tư nhân đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt, người ta sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để có một người tài năng, bởi vì người tài năng mà về công ty là tăng thu nhập cho công ty, đó là đầu tư có lãi. Còn Nhà nước thì đủ các thứ giấy tờ rắc rối, không hy vọng gì mà Bộ Nội vụ có thể quyết định được tiền lương một người tài được tăng gấp ba gấp bốn lần. Đó là chưa kể so với tiền lương hiện nay thì gấp ba gấp bốn lần có đủ sống ung dung hay không ?"

Ngay cả khi Bộ Nội vụ có giải quyết xong tiền lương đi nữa thì theo ông Dũng vẫn chưa thể thu hút nhân tài. Bởi vì cơ chế nhà nước hiện nay người làm việc bị bó chân bó tay, khó lòng mà ý kiến của họ lại được nhanh chóng sử dụng. Tiền lương là quan trọng, nhưng ông Dũng cho rằng việc sử dụng người tài như thế nào mới quan trọng hơn, làm sao ý kiến của họ đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của nhà nước, và việc này liên quan đến vấn đề thể chế.

Nguồn : RFA, 08/03/2023

**************************

Trung ương Đảng lại ra Quy định siết chặt đối với báo chí

RFA, 08/03/2023

Ban Bí thư Trung ương Đảng lại ra quy định kiểm soát truyền thông. Theo đó sẽ phạt nặng đến mức khai trừ Đảng đối với những người đứng đầu cơ quan báo chí duyệt đăng các bài viết bị cho đi ngược Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hay phủ nhận vai trò của Đảng.

dang2

Một người dân đọc báo Nhân Dân - Ảnh minh hoạ - AFP

Phạt nặng nếu đăng bài bất lợi cho Đảng

Hôm 28/2, Quy định về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí được Ban Bí thư ban hành.

Quy định mới nêu rõ ba mức độ kỷ luật đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí : Nhắc nhở, khiển trách ; Kỷ luật cảnh cáo, cách chức ; và Khai trừ Đảng, khi những người mắc phải các lỗi sau :

Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị nhắc nhở, khiển trách khi viết bài, duyệt đăng bài mà thông tin, hình ảnh được lấy từ các hội nhóm, mạng xã hội bị cho là không đúng sự thật…

Mức kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức đối với hành vi duyệt đăng thông tin sai lệch chủ trương của Đảng, pháp luật hoặc không chấp hành chỉ đạo của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về thông tin tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. 

Trên thực tế, một đơn cử có thể nêu ra là về cuộc chiến Nga - Ukraine, báo chí Việt Nam chưa bao giờ sử dụng từ "xâm lược" khi nói về hành vi Nga tấn công quân sự vào Ukraine ; hay một ví dụ khác là báo chí Nhà nước cũng chưa bao giờ đăng tải các thông tin về việc Chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền, điều mà truyền thông quốc tế vẫn thường xuyên đưa tin lên án Chính quyền ông Tập.

Đặc biệt, hình phạt nặng nhất là khai trừ Đảng khi các lãnh đạo cơ quan báo chí cho đăng bài về nội dung phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng…

Nhà báo Ngọc Vinh, từng có hơn 20 năm công tác tại tờ báo Tuổi Trẻ cho biết thật ra nội dung văn bản này không mới. Luật Báo chí 2016 nghiêm cấm tất cả những điều nêu trên. Dù trong Luật Báo chí không quy đinh chế tài cụ thể, tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tổng biên tập các tờ báo bị kỷ luật :

"Trước đây, Đảng đã từng chế tài nhiều tổng biên tập báo vì nội dung này. Gần nhất là anh Lê Hoàng của báo Tui Trẻ và anh Nguyễn Công Khế của Báo Thanh Niên. Hai anh bị mất chức cùng lúc trong vụ đưa tin tường thuật, được cho là có một số nội dung sai sự thật, trong vụ PMu 18".

Lãnh đạo cơ quan báo chí phải là Đảng viên

Quy định mới được ban hành còn quy định rõ cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương ; ở địa phương là ban tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ.

Người được bổ nhiệm làm lãnh đạo các cơ quan báo chí phải có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm. Trường hợđặc biệt, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.

Người đó phải là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có trình độ lý luận chính trị cao cấp (không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo), và không đảm nhiệm chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một cơ quan báo chí.

Nhà báo Ngọc Vinh cho biết, lâu nay, chức Tổng biên tập hoặc lãnh đạo cơ quan báo chí được Đảng các cấp bổ nhiệm, thông qua cơ quan chủ quản của tờ báo, qua Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông. Những người này có thể không phải là nhà báo nhưng buộc phải là Đảng viên :

"Như một số Tổng biên tập của Báo Tui Trẻ lâu nay chẳng hạn, họ là cán bộ lãnh đạo thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đưa về, không phải nhà báo và cũng không có nghiệp vụ báo chí. Trường hợhai Tổng biên tập Báo Thanh Niên mới đây thì khác, cả hai anh đều là nhà báo từ phó tổng được đề bạt lên Tổng biên tập".

Theo ông Vinh, bởi Tổng biên tập là người do nhà nước chỉ định, do đó, họ phải chấp nhận các định chế nêu trên vì nó dành chung cho tất cả các ngành hay giới chức chính quyền, chứ không riêng gì báo chí :

"Ví dụ như quy định về nhiệm kỳ, trước đây, ngay cả Tổng Bí thư cũng chỉ được phép ngồi ghế hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, giờ thì Tổng Bí thư được ngồi tới nhiệm kỳ thứ ba thì quy định này lại được đưa ra cho các Tổng biên tập, khiến người ta cảm thấy nó có gì đó sai sai".

Báo chí không thể trung thực nếu bị định hướng

Ông Nguyễn Vũ Bình, từng làm việc tại Tạp chí Cộng sản cho rằng Quy định này nhấn mạnh mức chế tài đối với các hành vi phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là bởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người luôn trung thành với tư tưởng này, và rằng Đảng đang muốn nắn cho báo chí đi đúng định hướng :

"Quy tắc hoạt động của Đảng là Tập trung dân chủ, nhưng mà vai trò và tiếng nói của người đứng đầu bao giờ cũng quan trọng và ông ấy (Nguyễn Phú Trọng - PV) thì lại tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin thì tất nhiên là ảnh hưởng nó phải lớn rồi.

Quy định này nhằm răn đe những người có tư tưởng mà theo Đảng nói là lệch lạc hay là không trung thành, hay thậm chí là phản động thì để có cơ sở để trừng trị…"

Theo quan điểm của nhà báo Ngọc Vinh, quy định về việc báo chí không được phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hay phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng là điều hợp lý trong thể chế chính trị hiện nay :

"Tôi thấy cũng hợp lý với tính chất của chế độ độc đảng, đơn nguyên cầm quyền. Nếu quy định này khác đi thi thì Việt Nam đã có tự do báo chí - mà bạn biết đó là điều không thể.

Rõ ràng, báo chí Việt Nam hoạt động dưới sự cầm tay chỉ việc của đảng lâu nay, việc hạn chế của nó để phát triển xã hội công dân là rõ ràng".

Tóm lại, theo kinh nghiệm làm báo của mình, ông Vinh có biết những tờ báo lớn ở Việt Nam hiện nay hầu hết trực thuộc thẳng các cơ quan Đảng hoặc chính quyền. Điều này khiến báo chí không thể có tiếng nói trung thực, khách quan được.

Nguồn : RFA, 08/03/2023

************************

Lý giải kêu gọi tố cáo điều sai mà Tuyên giáo cộng sản Việt Nam lặp lại !

RFA, 06/03/2023

Cơ quan Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam mới đây có bài viết cho rằng cán bộ, đảng viên nào thể hiện sự im lặng, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì sẽ trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành.

dang3

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Trọng Nghĩa. RFA edit

Trong khi đó, những người dân cất lên tiếng nói phản biện thì sẽ bị chính quyền sách nhiễu, bắt bớ, ghép tội. Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch, từ khi Việt Nam tuyên bố ra ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền ngày 22 tháng 2 năm 2021… đến ngày 22/12/2022, Việt Nam đã câu lưu, bắt giữ và xử án ít nhất là 48 nhà báo, nhà hoạt động với các tội danh tùy tiện, từ "lợi dụng các quyền tự do dân chủ," "tuyên truyền chống nhà nước," "trốn thuế" theo các Điều 331, 117 và 200 của Bộ luật Hình sự.

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn hôm 6/3, nhận định :

"Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra vấn đề im lặng và lên tiếng nhưng họ khoanh vùng lại chỉ có cán bộ đảng viên, tức là người dân không có mặt trong vấn đề này. Đây là một nghịch lý, bởi vì người dân hàng chục năm qua là những người bị xâm phạm lợi ích một cách là mãnh liệt và rõ ràng thì lại không được phép lên tiếng. Còn nhiệm vụ của cán bộ đảng viên không phải là lên tiếng hay im lặng, mà nhiệm vụ của cán bộ đảng viên là phải làm việc theo pháp luật".

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, cán bộ đảng viên cấp càng cao thì họ ngày càng hèn nhát. Ông Già nêu lý do :

"Nó có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất cấp càng cao thì lợi ích vật chất và tinh thần càng nhiều, do đó họ phải im lặng thôi, chứ nếu lên tiếng thì ai bảo vệ họ ? Họ chỉ lên tiếng khi lợi ích của họ bị động chạm. Vì vậy ở đây là một cách đánh tráo về vai trò. Tôi muốn nhấn mạnh nhiệm vụ của cán bộ đảng viên là làm việc theo pháp luật, công việc lên tiếng là của người dân. Như vậy việc nhà cầm quyền, mà cụ thể là Ban Tuyên giáo Trung ương nêu lại vấn đề ‘im lặng và lên tiếng’ mà chỉ khoanh vùng trong nội bộ đảng viên… thì tôi cho rằng chỉ là một hình thức khích lệ cho việc đấu tố lẫn nhau, nhằm mục đích thanh trừng chính trị, chứ không có giá trị gì đối với người dân chúng tôi".

Một ví dụ khác là vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số những nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Mỹ để loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Tuy nhiên các tờ báo trong nước dưới sự kiểm soát của cơ quan Tuyên giáo, trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022 khi tường thuật về vụ việc này đã không hề đề cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam.

Trước đó, khi Liên Hợp Quốc ra hai nghị quyết lên án và yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, thì Việt Nam cũng đều đã bỏ phiếu trắng.

Từ Đức Quốc hôm 6/3, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cho biết ý kiến :

"Từ xưa đến nay chúng ta đều biết bản chất của Nhà nước cộng sản Việt Nam là nói một đằng làm một nẻo, không bao giờ tin vào những gì họ tuyên truyền. Bởi vì nếu như họ khuyến khích cán bộ đảng viên trong nội bộ của họ mà tố cáo những vấn đề tham nhũng tiêu cực, hay những vấn nạn xã hội lên cơ quan truyền thông… thì chắc chắn họ sẽ bị kỷ luật ở cấp chi bộ đảng, rồi sau đó ở những cấp cao hơn. Từ xưa đến nay thì chúng ta từng chứng kiến rất nhiều những tấm gương ví dụ như cựu Trung tá Trần Anh Kim ở trong quân đội tố cáo tham nhũng tiêu cực rồi cuối cùng bị cấp trên vu khống, chụp mũ và phải chịu ba năm tù. Còn trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam không thiếu những trường hợp tương tự như vậy xảy ra trong nhiều thập kỷ vừa qua".

Cho nên theo Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Tuyên giáo Việt Nam nói như vậy chỉ mang tính chất mị dân. Ông Đài cho biết ông không tin vào những lời của Ban tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam khi họ khuyến khích cán bộ tố cáo những vấn đề tham nhũng, tiêu cực…

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí Cộng sản, hôm 6/3, nói :

"Đảng có nhiều văn bản, những quy định rất là hay và rất nhân văn… nhưng việc thực hiện nó luôn luôn đi ngược lại với lại những cái hay và những cá nhân văn đó. Cho nên chúng ta phải hiểu như vậy, đó là trong đảng. Còn ngoài xã hội cũng vậy, như việc họ nói chống tham nhũng là được thưởng các thứ… nhưng trên thực tế bao nhiêu người tố cáo tham nhũng thì thân bại danh liệt, vào tù… Đấy là việc giữa nói và làm của đảng cộng sản Việt Nam".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội đã tự giải thể, khi trả lời RFA liên quan việc tuyên truyền của ngành Tuyên giáo cho rằng :

"Tuyên truyền là công cụ rất hữu hiệu của Đảng cộng sản Việt Nam mà Ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan chỉ huy toàn bộ việc tuyên truyền của đảng, hay nói cách khác là công tác tẩy não người dân, thuyết phục người dân, lừa bịp để làm người dân mụ mẫm đi tin tưởng và theo Đảng cộng sản. Công việc đấy là một sai lầm lớn bởi vì một số đông người ở Việt Nam vẫn bị lừa bởi ngón tuyên truyền như vậy. Đấy là vũ khí rất lợi hại của Đảng cộng sản Việt Nam và chúng ta cần vạch ra để người dân được rõ".

Chính vì muốn bóp nghẹt quyền tự do lên tiếng của người dân, theo nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, Chính phủ Hà Nội và Đảng cộng sản nhiều năm qua đã mạnh tay sách nhiễu, bắt bớ các nhà hoạt động, nhà báo độc lập ở Việt Nam.

Nguồn : RFA, 06/03/2023

***********************

Liệu có đội ngũ công an trong sạch khi chỉ kêu gọi bằng lời ?

RFA, 06/03/2023

dang4

Cảnh sát 113 trên đường phố Hà Nội. AFP

Hôm 6/3/2023, nhân buổi lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống xây dựng lực lượng công an nhân dân (11/3/1948 - 11/3/2023), Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải luôn vững vàng, không lợi dụng cương vị công tác của mình để làm phương hại đến lợi ích chung, lợi ích chính đáng của nhân dân, phải thực sự là điểm tựa bình yên của Nhân dân.

Ông Trọng cũng nêu rõ : "Quân đội và công an là hai lực lượng thanh kiếm và lá chắn, hai cánh của một con chim, bảo vệ, giữ gìn hòa bình, ổn định, phát triển đất nước". Phải làm sao để thanh bảo kiếm ngày càng sắc bén hơn, lá chắn ngày càng vững chắc hơn, hai cánh của con chim bảo vệ hòa bình ngày càng cứng cáp, khỏe mạnh hơn.

Nhiều người cho rằng, sai phạm của lực lượng công an chủ yếu là tham nhũng, nhận hối lộ. Muốn công an trong sạch như yêu cầu của ông Tổng bí thư thì phải thay đổi cơ chế, bởi chính cơ chế tạo ra kẽ hở làm hư công an. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam, nói với RFA quan điểm của ông :

"Muốn công an nhân dân phải luôn giữ mình trong sạch rất khó. Vì muốn công an sạch thì chung quanh phải sạch. Mà muốn chung quanh sạch thì các văn bản phải sạch ; các văn bản về luật pháp phải đúng, phải tốt ; việc thực thi luật pháp phải đúng theo hiến pháp. Văn bản luật nào sai phải sửa, thừa phải bỏ đi và thiếu phải thêm vào.

Có những văn bản chả đúng vào đâu cả, sai cả Hiến pháp mà vẫn dùng thì không được, ví dụ thế. Nó là một chuỗi hành động bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau.

Bản chất là chỗ nào cũng có tham nhũng cả, nhưng với một thể chế không minh bạch, không theo pháp quyền, tức là không làm đúng pháp luật và không cho người dân can dự thì cách gì nó vẫn là cái nôi của tham nhũng. Mình cứ hình dung người tốt nó như giọt nước trong suốt. Bây giờ nhiều ao, hồ đều dơ bẩn. Bây giờ có đổ vài giọt nước sạch hay cả một chậu nước sạch thì nó không làm cái ao, cái hồ đó sạch được. Nó vẫn bẩn".

Ông Minh, một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh không tin yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng dành cho cán bộ, chiến sĩ công an sẽ được thực thi nếu cơ chế không thay đổi. Ông nói với RFA :

"Việt Nam đâu có thiếu luật mà hàng loạt công an vẫn sai phạm, lãnh án tù. Ngay cả những người phải nêu gương trong thực thi luật pháp là công an mà còn vào tù do tham nhũng, lạm quyền thì làm sao có chuyện là điểm tựa bình yên cho dân, làm sao mà trong sạch như yêu cầu của ông Trọng được. Phải thay đổi cơ chế làm việc, không cho cảnh sát tiếp xúc với dân nhiều thì mới tránh nhũng nhiễu, tránh vòi vĩnh, tránh làm khổ dân. Kêu gọi công an trong sạch thì phải áp dụng luật pháp rõ ràng mới thực thi được lời kêu gọi này".

Tháng 7 năm ngoái, tại buổi tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Bộ Chính trị nêu rõ tên hàng loạt cán bộ diện trung ương quản lý bị xử lý hình sự. Trong đó có hai sĩ quan công an cấp tướng nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an, đó là cựu trung tướng Bùi Văn Thành và cựu thượng tướng Trần Việt Tân.

Ngoài ra còn có 10 sĩ quan cấp tướng khác trong lực lượng công an, cảnh sát. Đó là các ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) ; Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) ; Phan Hữu Tuấn (cựu trung tướng, cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo) ; Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển) ; Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy Cảnh sát biển) ; Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó chính ủy Cảnh sát biển) ; Phan Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển) ; Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh Cảnh sát biển) ; Lê Xuân Thanh (cựu thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) ; Lê Văn Minh (cựu thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4).

Bên cạnh việc yêu cầu mỗi chiến sĩ công an phải trong sạch, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc nhở mỗi cán bộ chiến sĩ công an phải thường xuyên tự soi lại chính mình, tự sửa đổi và nỗ lực thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong ứng xử hàng ngày, phải giữ để không sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường,

Nhà báo Trần Ngọc Tuấn từ Âu Châu cho rằng, nếu không thay đổi cơ chế thì yêu cầu của ông Trọng chỉ là ‘nước đổ lá khoai’. Ông phân tích :

"Phần tử xấu là ai ? Có ai ở bên ngoài xui các ông ấy những nhiễu, ức hiếp nhân dân đâu. Tự họ thôi. Suy cho cùng, cơ chế nó làm hỏng con người. Bây giờ công khai tài sản của các ông ấy so với đồng lương, thu nhập thì lòi ra chuyện tham nhũng ngay thôi. Nó như cái vòi bạch tuộc. Cắt cái vòi này xong nó lại ra cái vòi khác. Tôi nghĩ đây chỉ là giơ cao đánh khẽ hoặc tự thắng lợi tinh thần thế thôi.

Điều ông tổng bí thư nói sẽ không bao giờ thực hiện được trong một cái cơ chế như hiện nay. Nhiều vụ án thời gian qua có dính đến lực lượng công an, àm công an cũng là con người nên chuyện tham nhũng là điều tất yếu, là sản phẩm của chế độ".

Cuối năm ngoái, tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân từ năm 2013, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, một trong những thành công quan trọng của đất nước là đã đưa ra xét xử nhiều vụ án quan trọng với nhiều bị cáo là những cán bộ cấp cao. Điều đó đã củng cố niềm tin của nhân dân với đảng, củng cố niềm tin của quốc tế với Việt Nam. Trong thành công đó, lực lượng Công an nhân dân đóng vai trò nòng cốt.

Ông Phúc cho biết, Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí xã hội, ứng dụng công nghệ, nhất là dịch vụ công, hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với cán bộ của cơ quan chức năng.

Nguồn : RFA, 06/03/2023

Published in Việt Nam

Bà Trương Th Mai tiếp qun Thường trc Ban bí thư mà sao vn gi ghế Trưởng ban T chc Trung ương ?

T nay, ông Nguyn Phú Trng luôn cnh giác vi s xut hin ca mt chính tr gia t mt phe cánh khác có th làm phc tp quá trình chuyn giao quyn lc.

mai1

Bộ ba nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối guồng máy Đảng cộng sản Việt Nam : Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư), Trương Thị Mai (Thường trực Ban bí thư Đảng) và Võ Văn Thưởng (Chủ tịch nước, cựu Trưởng ban Tuyên giáo trung ương)

Bà Mai và ông Thưởng va o c". Ông Thưởng va lên v trí "Quc trưởng" trên danh nghĩa. Bà Mai được chuyn sang ghế "Phó Tổng bí thư", thay ch ca ông Thưởng.

Thường trc Ban bí thư thc cht là cu ni gia các cơ quan Đng vi Nhà nước. Đng v "biên chế chính tr", quyn uy ca bà Mai t nay ch dưới mt người (Tổng bí thư) nhưng trên tt c các y viên B Chính tr khác.

Nguyên nhân chính là do ông Nguyn Phú Trng vn chưa tìm được người thay thế bà Mai ghế Trưởng ban T chc trung ương. Các chuyn đng trên "thượng tng" Ba Đình vn ha hn nhiu pha gay cn. Dù sao khi Tổng bí thư Nguyn Phú Trng hôm 6/3/2023 trao quyết đnh ca B Chính tr, cơ quan quyn lc cao nht ca Vit Nam, phân công bà Mai gi chc Thường trc Ban bí thư khóa 13, ch vài ngày sau khi ông Thưởng ri chc v này đ tr thành tân Ch tch nước ngày 2/3/2023, thì đó là trường hp chưa tng có trong h thng quyn lc Ba Đình. 

Vươn lên v trí th năm, xếp sau "B t" trong B Chính tr, bà Mai gi đây là n Trưởng ban T chc Trung ương đu tiên và cũng là n Thường trc Ban bí thư đu tiên trong lch s Đảng cộng sản Việt Nam. Như thế là cùng mt lúc bà gi hai k lc ca Đng. Điu này khng đnh uy tín cao ca người ph n hot đng trong bui giao thi ca nhng cơn đa chn v nhân s trên thượng tng Ba Đình.

Nhưng c th thì công vic hàng ngày ca Thường trc Ban bí thư là gì ? Câu tr li được tìm thy Quy đnh s 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 ca Ban chp hành trung ương Đng v phân cp qun lý cán b và b nhim, gii thiu cán b ng c. Qua đó còn cho thy gi d sau này các nhân s đã tng nhn được cái "gt đu" trong cơ cu ghế t Thường trc Ban bí thư, nhưng li là nhng k "nhúng chàm", vy thì cũng cntruy ngược trách nhim v kh năng "la chn người ca Thường trc Ban bí thư

Vic bà Mai "ngi mt lúc hai ghế" tt nhiên ch là tm thi. Trước sau ông Trng s tìm được "người ca phe mình" đ đt vào đy.Mc tiêu nht quán và cao nht ca Tổng bí thư là phi duy trì và tăng cường được vai trò kim soát ca Đng đi vi Chính ph, cũng như giành được quyn lc tuyt đi trong tay. Đ đt được điu này, ông Trng đã cùng vi phe nhóm loi b hết nhng người hiếm hoi có năng lc, có đu óc ci m (Phm Bình Minh, Vũ Đc Đam) đ ch chn chung quanh mình hoc là nhng nhân vt xut thân t công an như Phan Đình Trc, Tô Lâm, hoc d b kim soát như Vương Đình Hu, Võ Văn Thưởng.

Tân Thường trc Ban bí thư Trương Th Mai, trong bài phát biu khi nhn nhim v đã khng đnh rng Đảng cộng sản Việt Nam "là đng cm quyn" và cam kết "phi gi gìn Đng tht trong sch". Bà Mai, 65 tui, còn ha s "phi xng đáng là người lãnh đo" và là "người đy t trung thành ca nhân dân". Trước bà Mai, nhng người đng đu Ban bí thư đu là cánh đàn ông.Theo nhn đnh ca Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, thuc Vin nghiên cu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), bà Trương Th Mai, người có bng c nhân v Lut và Lý lun Chính tr, ược chn theo tiêu chun ch không phi theo cơ cu v gii". Nhà nghiên cu ca ISEAS, có tr s Singapore, cho rng gi chc v Thường trc Ban bí thư là rt quan trng vì nó "là cu ni và là b lc gia B Chính tr ca Đng vi Nhà nước". Ban bí thư lãnh đo công vic hàng ngày ca Đng, trong đó có giám sát vic thc hin các ngh quyết, ch th ca Đng v kinh tế, xã hi, quc phòng, an ninh, đi ngoi, cũng như ch đo phi hp hot đng gia các t ch c trong h thng chính tr ca Vit Nam. Tiến sĩ Hp cho biết :"Mi hot đng ca Nhà nước phi được B Chính tr và Ban bí thư phê duyt thì mi được làm và Thường trc Ban bí thư là người thm đnh mi đ xut ca Nhà nước".

Tuy nhiên, đi vi bên ngoài xã hi, t bao năm nay, mi khi có nhân vt quan chc nào "v vườn" dù t nguyn hay b chính các ng chí" ca mình làm áp lc hoc có nhân vt nào sp/mi ngi vào ghế này ghế kia, k c nhng v trí cao nht, người dân Vit thường chép ming, tc lưỡi : "Tay" nào lên, "tay" nào xung thì cũng thế thôi". Vì có ai biết gì v h, có ai bu cho h đâu.

Theo mt s nhà phân tích thi s, vic Tổng bí thư đ c hai người "cánh hu" ca mình sp xếp Võ Văn Thưởng ngi ghế Ch tch nước và bà Trương Th Mai ngi ghế Thường trc Ban bí thư là cách ông Nguyn Phú Trng mun đy ra khi Đng nhng k mà ông không thích hnh hưởng quyết đnh ti chiếc ghế Tổng bí thư khi ông ta v vườn. Candidate cho chiếc ghế đó phi là do ông đ xut và mi người ch có tuân th bm nút ! Ông Trng hy vng, tiếng tăm chng tham nhũng s giúp ông gii quyết chuyn chuyn giao quyn lc êm xuôi theo ý ông ta.

Khi Đi hi Đng đu năm 2021, gii phân tích tình hình cho hay, Nguyn Phú Trng mun đưa Trn Quc Vượng, lúc đó là Thường trc Ban bí thư lên thay ông ghế Tổng bí thư. Ông Vượng là nhân vt tin cn, thân tín ca ông Trng, cùng lp trường giáo điu bo th. Tuy nhiên, Nguyn Xuân Phúc và phe cánh khác chng li rt mnh đến ni Vượng b ht văng v vườn.Ghế "Thường trc Ban bí thư" được giao cho Võ Văn Thưởng.

Còn vi cơ cu "B ngũ" như hin nay ("B t" cng thêm bà Mai), nhiu chuyên gia quc tế v chính trường Vit Nam cho rng, chế đ đc đng Hà Ni s vn gi nguyên chính sách ưu tiên phát trin kinh tế và đa phương trong đi ngoi sau khi ông Võ Văn Thưởng được bu vào chc v Ch tch nước. Nhưng nhà báo Tomoya Onishi li nhn đnh trong bài viết đăng trên t Nikkei Asia rng "Vic la chn mt đng minh thân cn ca Nguyn Phú Trng làm Ch tch nước ca Vit Nam càng cng c quyn lc ca Tổng bí thư Đảng cộng sản, làm dy lên lo ngi v s kim soát cht ch hơn ca đng đi vi nn kinh tế" và ng Trng có th đưa Hà Ni xích li gn Bc Kinh hơn khi ông tp trung cng c Đng". Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Hng Hip cũng t Vin nghiên cu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) li có mt nhn đnh khác.Tiến sĩ Hip cùng vi mt s nhà quan sát khác trong nước thì cho rng, vic bu ông Thưởngvà bà Mai vào v trí mi liên quan đến các dàn xế p ni b thượng tng Đảng cộng sản Việt Nam, đc bit là vic thc hin mt quá trình chuyn giao quyn lc êm thm t Tổng bí thư Nguyn Phú Trng cho người kế nhimtrong tương lai.Vic ông Thưởng và bà Mai gi các cương v như hin nay có th to thun li cho kế hoch chuyn giao chc v đng đu Đng ca ông Trng, mt vic không thành công ti Đi hi Đng ln th 13 năm 2021. T nay, ông Nguyn Phú Trngluôn cnh giác vi s xut hin ca mt chính tr gia t mt phe cánh khác có th làm phc tp quá trình chuyn giao quyn lc.

Nguồn : VOA, 07/03/2023

Published in Diễn đàn
vendredi, 24 février 2023 22:45

Gặp gỡ nguyên lãnh đạo các thế hệ

"Toàn trị" với bộ máy công an, quân đội, an ninh hùng hậu "rất ít có khả năng sẽ ‘có biến’ từ bên dưới, với một phong trào của quần chúng". Nếu như xảy ra, thì sự thay đổi chỉ có thể đến từ "bộ phận thượng tầng của ban lãnh đạo Đảng" – nơi Đảng luôn đề phòng nguy cơ bất ổn. Ngày 17/1 việc ông Chủ tịch Nước "xin" từ chức về hưu khi đương nhiệm tiếp ngay sau hai ông Phó Thủ tướng Chính phủ bị "hạ bệ" là chưa có tiền lệ trong lịch sử Đảng. Tuy nhiên, lý do không được công khai rõ ràng, chưa có quy chế về "chịu trách nhiệm chính trị", khiến khoảng một phần ba số Uỷ viên trung ương của Ban Chấp hành khoá 13 và cũng với tỷ lệ như vậy số Đại biểu Quốc hội khoá 15 đã không đồng ý trong các hội nghị được triệu tập bất thường mới đây. Sự kiện này chứa đựng sự bất ổn ở thượng tầng.

gapgo1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cùng nguyên lãnh đạo Đảng dự hội nghị hôm 6/2/2023 ở Hà Nội - Quốc hội

Ngày 6/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản mồng 3/2 và dịp đầu Xuân Quý Mão 2023 với các nguyên lãnh đạo "Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng và tương đương", ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu mong muốn các vị tiếp tục "có những đóng góp cho Đảng, cho nhân dân, cho đất nước…". Cuộc gặp này về hình thức mang tính "biểu tượng" nhưng hàm ý sâu xa rằng Đảng luôn "quan tâm" đến họ.

Các "nguyên lão" của Đảng được coi là đối tượng quan trọng của bộ máy cai trị đặc quyền đặc lợi, lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của Đảng với phương châm "còn Đảng còn mình !". Mặc dù không trực tiếp "tham chính" nhưng sự ủng hộ của họ là quan trọng bởi những mối quan hệ và tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh chống tham nhũng, thanh trừng lên tới "vùng cấm" và ngày càng khó khăn, Đảng muốn họ phải được quản lý, phải trong tầm kiểm soát. Sự "cảnh giác" như một bản năng chuyên chế là có thể hiểu được bởi trong thời kỳ Đổi mới đã có một số "sự cố nghiêm trọng" xảy ra ở thượng tầng. Dưới đây là điển hình.

Trước hết là vụ ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nguyên Bí thư Trung ương Đảng, là người có chủ trương đa đảng ở Việt Nam đã bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương nhưng không bị khai trừ khỏi Đảng năm 1990. Từ đó, ông ta đã bị "quản thúc" cho đến ngày qua đời.

Vụ tướng Trần Độ (1923 – 2002), từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Quốc hội khóa 7 (1987-1992).Những phát biểu đòi đa nguyên đa đảng, áp dụng mô hình chính trị phương Tây, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản bị đánh giá là "vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng viên" và, ông bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản khi đã 59 năm tuổi đảng.

Ông Lê Khả Phiêu nắm quyền Tổng bí thư hơn ba năm nhiệm giữa kỳ Đại hội 9 (1996-2001). Ông là người thay thế ông Nguyễn Hà Phan, nguyên Trưởng ban kinh tế Trung ương, Phó chủ tịch Quốc hội bị kỷ luật khai trừ Đảng năm 1996. Dưới thời cố Tổng bí thư Phiêu, Hội đồng cố vấn Trung ương, từng tồn tại trong các khóa Đại hội 7, 8 và 9 của Đảng CS, bao gồm các nguyên lãnh đạo trong "tứ trụ" và "có tiếng nói rất lớn trong tập thể lãnh đạo ở Việt Nam, đã bị giải thể. Và, vì thế ông đã phải trả giá, tuy nhiên quyết định này vẫn gây tranh cãi, có ý kiến coi là "sai lầm chính trị" và số khác cho là quyết đoán.

Và mới đây, trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngày 23/11/2022, nhiều báo chí đánh giá vai trò to lớn của ông thúc đẩy chính sách Đổi Mới năm 1986. Ông được ví như "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo và được ca ngợi là lãnh đạo "vì dân" như bí danh Sáu Dân của ông. Tuy nhiên truyền thông Nhà nước đã không nhắc tới nhiều đề xuất của ông về chính sách phát triển đất nước, trong đó đặc biệt về quan điểm "hòa hợp dân tộc". Ông từng nói : "Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng…" 

Nhìn sang Đảng cộng sản Trung Quốc "anh em" cũng thấy hình ảnh như vậy, nhưng được "nâng tầm" bởi nền văn minh tập quyền lâu đời. Các Hội nghị Bắc Đới Hà , truyền thống có từ thời Mao Trạch Đông, là nơi diễn ra các cuộc gặp "hậu trường" chính trị quan trọng thường niên của các chính trị gia, giữa các lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo nước này. Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình các hội nghị kiểu này đã diễn ra "căng thẳng" bởi các quy chế đảng, vốn được thiết lập dưới thời Đặng Tiểu Bình theo hướng nới lỏng "toàn trị", nay bị siết lại, thanh trừng phe phái quyết liệt, để ông Tập tiếp tục kéo dài cai trị. Dường như, nhiều ý kiến không "ủng hộ" Tổng bí thư tại Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2020 trước Đại hội 20 khiến ông Tập không "hài lòng". Bởi vậy, sự cố hy hữu đã diễn ra trong phiên khai mạc Đại hội 20, khi nguyên Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào miễn cưỡng bị "hộ tống" rời khỏi nghị trường, bị coi là "trò diễn thâm nho kiểu Tàu" - một cơ hội để ông Tập Cận Bình công khai thể hiện quyết tâm không khoan nhượng với bất kỳ ai có thái độ, ý kiến khác biệt với ông ta, và cũng có nghĩa là với Đảng.

Thực tế cho thấy việc quay lại chế độ chuyên chế "toàn trị" của hai Đảng cộng sản ở hai nước giống nhau "kỳ lạ", có chăng chút khác biệt về chiều kích và hình thức biểu hiện như đã nêu trong loạt bài trước*. Trước hết, cả hai Đảng đều phải đương đầu với "nhà nước tư bản thân hữu" vì cải cách thể chế chính trị không theo hướng kiểm soát quyền lực bằng đối trọng chính trị để thích ứng với kinh tế thị trường. Tiếp đến, việc giải quyết quốc nạn tham nhũng như hậu quả của thực trạng rối loạn này, Đảng đã kết hợp với thanh trừng nội bộ bằng cách tập trung quyền lực tuyệt đối, trong đó ông Tập Cận bình tiến hành "đả hổ diệt ruồi" và ông Nguyễn Phú Trọng phát động "đốt lò"… Chính sách này cho thấy giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nghiêng hẳn về Trung Quốc.

Những sự kiện trên cho thấy bất ổn chính trị được cảnh báo, nguy cơ lớn dần bởi người dân "đứng ngoài cuộc" không chỉ trong công tác cán bộ mà còn cả trong phòng chống tham nhũng. Và, việc quay lại chế độ chế độ "toàn trị" khiến vấn đề thêm tồi tệ khi cơ chế công khai minh bạch và giải trình trách nhiệm của quan chức trước nhân dân, những nguyên tắc cơ bản của dân chủ, không được thiết lập. Quan điểm "dân là gốc" vẫn chỉ là tuyên truyền, và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" - từng được là "điểm mới !" trong Văn kiện Đại hội 13 Đảng cộng sản cũng chỉ là khẩu hiệu khi những nguyên tắc dân chủ không được thể chế hoá, và vì vậy không có cơ sở pháp lý, điều kiện để nhân dân tham gia.

Các nhà nghiên cứu chính trị chỉ ra rằng cơ hội chuyển đổi dân chủ tối ưu đối với các chế độ chuyên chế "toàn trị" kiểu Trung Quốc là chuyển từ một Nhà nước pháp trị (rule by law) sang Nhà nước pháp quyền (rule of law), một Nhà nước chịu sự kiểm soát của luật pháp. Nghĩa là quá trình cải cách thể chế cần phải thiết lập các quy định rõ ràng áp dụng cho người dân thường, cho đến các quan chức cấp thấp hơn, rồi với cả chính bản thân Đảng. Việc thực thi quyền lực cần phải được khống chế, kiểm soát thực sự về mặt Hiến pháp. Tư pháp phải có quyền tự trị rộng rãi. Người dân phải được có thêm quyền tự do. Tất nhiên, chỉ có cải cách chính trị theo hướng này, thì quốc nạn tham nhũng mới có thể diệt trừ tận gốc, thể chế mới có thể phù hợp với thị trường, tránh được bất ổn, và đất nước mới có thể phát triển bền vững.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 24/02/2023

Ông Phạm Quý Thọ- Phó Giáo sư Tiến sĩ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam

Xem thêm :

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/how-does-vcp-reform-when-anti-graft-campaign-struggles-02062023095345.html

(2) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/ultimate-power-of-the-party-chief-challenge-to-find-successor-02132023071449.html

(3) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/returning-to-totalism-signals-of-a-slowdown-in-economic-development-02172023100602.html

Published in Diễn đàn