Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phật và ‘bác’

Trân Văn, VOA, 17/05/2019

Sự xut hin ca tm tranh sơn mài "Đo pháp và dân tộc", vi Pht mt bên và "bác" mt bên đã tr thành đ tài được người s dng mng xã hi bàn lun rôm r sut tun.

phat1

Gii thiu bc tranh "Đo pháp và dân tc" ti mt bui l mng ngày sinh ca Đc Pht ti Hc vin Pht giáo Sóc Sơn, Hà Ni, hôm 10/5. (nh chp màn hình VietNamNet)

Theo hệ thng truyn thông chính thc ti Vit Nam, tranh dài 4,2 mét, ngang 2 mét được thc hin bng sơn ta và vàng tht, theo ý tưởng ca Thượng ta Thích Thanh Quyết, Phó Ch tch Giáo hi Pht giáo Vit Nam, còn chi phí thì do mt doanh nhân tên là Hà Huy Thanh dâng cúng.

Cho dù tượng ông H Chí Minh đã được đt trong mt s ngôi chùa nhưng vic tng tm tranh "Đo pháp và dân tc" cho Học vin Pht giáo, nhân dp Pht đn năm nay trùng vi sinh nht ông H Chí Minh, vn khiến dư lun dy lên thành bão, nh hưởng không ch ti th din ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam, uy tín ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam mà còn liên lụy c ti… "bác".

***

Trên facebook của mình, Phan Đăng – mt MC ca Đài Truyn hình Quc gia – bo rng, dù ngưỡng m và ngưỡng vng c hai nhưng vn không thông v chuyn đt mt vĩ nhân khi xướng triết lý "buông b" bên cnh mt lãnh t ch trương "ly bo lc cách mng đ gii phóng xã hi" (1). Ngh sĩ Thành Lc thì than : Chùa chính tr ri ! Đâu được phép ngi ngang chiếu như vy ! By ri (2) !

Không những không đng tình vi tm tranh "Đo pháp và dân tc", nhiu người còn ch trích vic đưa "bác" sánh vai với Pht hết sc gay gt. Đó cũng là lý do hàng lot trang web kiu nguyenxuanphuc.org, nguyentandung.org,… và mt s trang facebook mà ai cũng biết là ca ai như Chính tr Vit Nam, hi h gii thiu mt s bài kiu như "Bác xut hin trong bức tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" (3).

Tác giả "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" cho rng, MC Phan Đăng, ngh sĩ Thành Lc – nhng nhân vt ca công chúng – rt đáng trách vì "không ng được triết lý sng tương đồng bên trong Đạo Pht và Tư tưởng H Chí Minh", thành ra "nhn đnh, bình phm lch lc v ni dung, ý nghĩa ca tm tranh".

Tác giả "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" còn dn li Thượng ta Thích Thanh Quyết, gii thích, trong tranh, Phật – mt bên - tượng trưng cho "đo pháp", "bác" - mt bên - tượng trưng cho tinh thn dân tc. Tranh đã th hin đúng tôn cho pháp – Dân tc – Ch nghĩa xã hi" ca Giáo hi Pht Giáo". Không th xem đó như bng chng… nnh đng được !

Biện giải như thế có thuyết phc không ? Câu tr li là không. Có th thưởng lãm câu tr li trên facebook ca Chính tr Vit Nam (4). Tình đến rng sáng ngày 17 tháng 5, bài "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" mà Chính tr Vit Nam giới thiu có 282 lượt bình phm. Ch có ba tán thành vic nâng "bác" lên ngang hàng vi Pht.

Nhiều friend ca Chính tr Vit Nam khng đnh, dù tôn kính, yêu quý "bác" nhưng h vn không nut ni tm tranh "Đo pháp và dân tc", cũng như cách lp lun của tác gi "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau". Hoang Van Thuy nhn mnh, "bác" sng mãi trong lòng người dân Vit Nam, đng khoác nhng th khác lên "bác" na. Cũng vi suy nghĩ đó, Trung Dũng lưu ý, "bác" có công ln nhưng đem "bác" sánh vai với Pht khp khing lm.

Tran Vu – một người nhn mnh vic xem "bác" là đáng kính gi "Đo pháp và dân tc là… nâng bi thái quá như thế gây phn cm, phn tác dng. Thoavls Tran dù "luôn yêu quý bác" nhưng lưu ý, ăn chay vi ăn mn khác nhau, một người cu nhân đ thế bng tay không, khác vi cm súng, bi vy phi tách bch rõ ràng. Phuc Nguyen gi li chi nhng "thng" liên quan ti tm tranh vì ngu xun, xúc phm Pht giáo và làm cho người ta suy nghĩ không hay v "bác". Huy Hungphong nhắc nh : Đng đưa người đã khut làm bia ming cho thế gian.

Một lý do khác khiến nhiu friend ca Chính tr Vit Nam bt bình vi "Đo pháp và dân tc" vì xúc phm Pht giáo. Theo Phm Minh Tun, "bác" có trên vạn người thì cũng là người trần, a, làm vua một nước còn phải xây chùa kính Phật, đừng đem kẻ phàm ngi chung vi Thánh, đúng là thời mạt Pháp, thế tục vấy bẩn cửa chùa. Lâm Là Tui gi c tm tranh "Đo pháp và dân tc" ln bài viết "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đạo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" là "mt s gi danh Pht giáo và ông Thích Thanh Quyết chng hiu biết gì v Đc Pht".

Ngoài ra, không ít friend của Chính tr Vit Nam nhìn tm tranh "Đo pháp và dân tc" vi nhãn quan ging như Long Ngo : mt bên, Pht ngi dưới gc b đ, lp lánh hào quang. Bên còn li, "bác" hin din gia mt qung la ging như đang b giam trong ha ngc. Vanbeo Dinh cũng nghĩ như thế và nói thêm, "thng" đưa ra ý tưởng làm tm tranh này là thng "đi phn đng".Diêu Quc Thái thì xem "Đạo pháp và dân tc" là bng chng suy kit v ý tưởng tuyên truyn nên mi ghép "bác" vi Pht. C đà này, "bác" có th được ghép vào nhng chuyn như… tiêu dit ma cà rng, giết zombie...

"Đạo pháp và dân tc" đã to cơ hi cho nhiu friend ca Chính tr Vit Nam bn ct v "bác. Nguyen Van Môn nhn đnh, chính tr Mác - Lê nêu ra hàng lot hn chế ca tôn giáo. "Bác" là người theo ch nghĩa Mác - Lê nên xếp "bác" vi Pht là vô nghĩa. Liet Dang khen đúng vì Phật có bao nhiêu tui đng mà đng ngang hàng vi "bác h dĩ đi". Hoàng Nguyn thì đ cp ti mt khía cnh khác – khía cnh phi bo lc, "bác" tng đòi "đt sch c dãy Trường Sơn" thì không th đng cùng mt phía vi Pht được ! Cùng bàn vềo pháp và dân tc", Nguyn Công Thành không đ đng gì đến "bác" và pht mà ch thc mc : Sao không thy ông Đng vi ông Giáp – ri chi : Đúng là bn ngu. Tm tranh to thế mà ch v có hai ông.

***

Giống như nhiu viên chc cao cp, tăng nhân cao cấp ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam, tác gi bài viết "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau", t ra hết sc hoan h khi có "1.650 đi biu quc tế t 112 quc gia và vùng lãnh th, trong đó có nhiu v là tăng vương, tăng thng, lãnh đạo giáo hi, nhà nghiên cu Pht giáo…" đến Vit Nam tham d Đi l Vesak 2019. Thy Du phng đoán, tu sĩ, Pht t ca thiên h chc s khóc thét khi thy tm tranh "Đo pháp và Dân tc". C Kim Youngun mà cũng chưa dám làm nhng tm tranh kiu đó cho cha và ông nội ca hn, vy mà…

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/05/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=423966038397065&set=a.119659132161092&type=3&theater

(2) https://tv.nguyentandung.org/dat-hinh-anh-duc-phat-va-chu-tich-ho-chi-minh-cung-nhau-co-gi-ma-xuyen-tac-1557914558.html

(3) https://nguyenxuanphuc.org/bac-xuat-hien-trong-buc-tranh-dao-phap-va-y-nghia-dang-sau.html

(4) https://www.facebook.com/tinnoichinh/posts/2082958925136095

*******************

Hoa Sen lấm ‘bùn đỏ’

Mạnh Kim, VOA, 15/05/2019

Những gì đang din ra khiến din mo Pht giáo ngày càng bi thm là kết qu ca chính sách "nhum đ" Pht giáo, trong lp áo "Đo pháp và Dân tc" ra đi t đu thp niên 1980…

hoa1

Thượng ta Thích Thanh Quyết, cũng là đi biu Quc hi Vit Nam, gii thiu bc tranh "Đo pháp và dân tc" ti mt bui l mng ngày sinh ca Đc Pht ti Hc vin Pht giáo Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5. (nh chp màn hình VietNamNet)

Đàn áp tàn bạo

Một trong nhng hành đng đu tiên ca chính quyn đi vi Pht giáo miền Nam ngay sau tháng 4-1975 là t chc các chiến dch đàn áp và khng b tinh thn. Tượng Pht nhiu nơi b đp phá. Các cơ s t thin Pht giáo, chng hn Cô nhi vin Quách Th Trang (Sài Gòn) và nhiu phòng phát thuc min phí ti nhiu đa phương, b tch thu. Các nhà n loát thuc qun lý Pht giáo b đóng ca. Vin Đi Hc Vn Hnh b dp. Trường Thanh Niên Phng S Xã Hi b ngưng hot đng. y ban Tái thiết và Phát trin Pht giáo b gii tán, ngân qu b tch thu. Tu sĩ b ép lên khu "kinh tế mi". Thm chí Th tướng Phm Văn Đng còn ký mt quyết đnh yêu cu nam tu sĩ (18-25 tui) phi đi "nghĩa v quân s" (Quyết đnh s 310/TTG ngày 22-7-1976). Nhiu chùa được yêu cu treo hình ông H Chí Minh. Trong mt s trường hp, tu sĩ b trit luôn đường sng. "Thí d ti Long Thành mt s tăng sĩ năm 1975 đã trng tiêu và h đã bán mùa tiêu trong năm đó được 2 triu đng. Chính ph đánh thuế 1 triu 9 trăm ngàn đng. Mt s các tu sĩ khác làm mía năm 1976. H bán v mía được 300.000 đng, và b đánh thuế là 300.000 đng" - theo "Li kêu gi bo v nhân quyn" ca Vin Hóa đo, ngày 9/6/1977 (1).

Trong một bc thư ngày 28/11/1975 lên án sự ngược đãi chính quyn, Hòa thượng Thích Trí Th, Vin Trưởng Vin Hóa Ðo, viết :

"Ngày 24 tháng 10 năm 1975, Ủy Ban Cách Mng xã Tân Bình đã cho gi Ði đc Thích Hu Hin đến văn phòng xã buc phi chp hành nhng điu sau đây :

1. Cấm tuyt đi không được treo c Pht giáo ngoài chùa.

2. Cm tuyt đi không được đ chung vic cu nguyn tôn giáo cho Bác và lit sĩ vào các chương trình hành l.

3. Tăng Ni thin vin không được nhp tht và tnh khu mà phi ăn cơm và nói chuyn để học theo đường li cách mng.

4. Ông Tr Trì phi có trách nhim phát huy thng li v vang lch s vĩ đi ca Cách Mng cho Tăng Ni Thin Vin.

5. Tăng Ni Thin Vin phi hp tác sinh hot chính tr các t chc đoàn th ca Cách Mng.

6. Cm tuyt đi không được thu nhn đ t xut gia và ti gia (2).

Câu chuyện liên quan Ði đc Thích Hu Hin, như trong bc thư ca Hòa thượng Thích Trí Th, không ch có vy. Nó là mt s kin kinh khng chn đng. Trước đó, ngày 2/11/1975 (ngày 29 tháng 9 t Mão), 12 v tăng ni, vi người đng đu là thy tr trì-Đi đức Thích Hu Hin, thuc Thin vin Dược Sư (p Tân Long A, xã Tân Bình, huyn Phng Hip, Cn Thơ) đã thc hin mt cuc t thiêu tp th ! Trong Bn tuyên b, 12 v tăng ni nêu : "Chúng tôi sp sa th hin vic thiêu thân đ bo toàn chánh pháp, đ bo v danh nghĩa ca gii Tăng sĩ ti đa phương cũng như toàn quc… Hành đng ca chúng tôi ngày hôm nay là ct đem tm nhc thân này làm bó đuc soi sáng cho nhng người mê mui vô ý thc, nhng người vi lòng lang d thú"…

Cùng với vic xóa m nh hưởng Phật giáo, chính xác hơn Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất), các chiến dch nhm vào nhng gương mt uy tín Pht giáo cũng được thc hin vi cách thc cng rn và quyết lit. Năm 1977, hàng lot nhân vt nòng ct ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất b bt : Hòa thượng Thích Huyền Quang - Phó Vin Trưởng Vin Hóa Đo ; Hòa thượng Thích Qung Đ - Tng thư ký Vin Hóa Đo ; Hòa thượng Thích Thuyn n - Tng V trưởng Tng V Hong Pháp ; Thượng ta Thích Thông Bu - Quyn Tng V trưởng Tng V Cư Sĩ ; Thượng ta Thích Thông Huệ - Chánh Đi din Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Qun Gò Vp kiêm Trưởng ban kinh tế t túc Tăng Ni ; và Thượng ta Thích Thanh Thế, Trưởng ban thanh tra Ban kinh tế t túc Tăng Ni.

Riêng đối vi Hòa thượng Thích Thin Minh (c vn Hi đng Vin Hóa Đo) - mt gương mt rt "cứng đu", sau khi yêu cu các chùa không được "cha chp" khiến ông lang thang hết nơi này đến nơi khác, ngày 13/4/1978, nhà cm quyn bt ông. Ban đu ông b giam s 4 Phan Đăng Lưu (Bình Thnh) ri sau đó được đưa qua Chí Hòa. Ti đây, ông b tra tấn cho đến chết ch vài tháng sau. Thi th ông được bí mt đưa đến tri ci to Hàm Tân. Theo bài viết ngày 10/9/2011 ca Hòa thượng Thích Nguyên Siêu thì :

"Hình ảnh cui cùng ca Thượng ta Thin Minh mà người ta thy, là mt thi th được che ph kín mít, nằm ti mt khu rng Hàm Tân (Bình Tuy) ngày 18 tháng 10, 1978. Hòa thượng Thích Trí Th, Vin trưởng Vin Hóa Đo, là mt trong s rt ít người được công an thành ph Sài Gòn cho phép đến thăm và nhìn thi th ca Thượng ta ln chót. Khi Hòa thượng Trí Thủ gi tm vi che mt, nhng người chng kiến xúc đng, thy khuôn mt ca Thượng ta bm đen và râu tóc trng xóa mc dài. Nhng gì có th thy được và biết được v Thượng ta Thin Minh ch có thế. Chính quyn cng sn Vit Nam cũng mun gói trn cái thi thể và tt c nhng tin tc v cái chết ca Thượng Ta Thin Minh ti khu rng Hàm Tân xa xôi, ho lánh"…

Khống chế

Năm 1977, Nghị quyết 297/NQ-CP (11/11/1977) v hot đng tôn giáo ra đi. Ngh quyết nêu : "Các cp chính quyn phi bo đm t do tôn giáo cho đồng bào có đo, quan tâm ti vic tuyên truyn, giáo dc chc sc tín đ tôn giáo tích cc tham gia xây dng đt nước sau chiến tranh, cnh giác đu tranh vi vic k đch li dng tôn giáo chng phá thành qu cách mng". Cui thp niên 1970, chiến dịch vn đng "thng nht Pht giáo" ráo riết được thc hin, vi s tham gia ca đi din chính quyn gm Nguyn Văn Linh, Trn Bch Đng, Xuân Thy, Trn Quc Hoàn…

Đầu xuân Canh Thân (1980), chính quyn t chc gp mt s đi din Pht giáo ti tr s Ủy ban Trung ương Mt trn T quc, s 176 đường Võ Th Sáu, Sài Gòn. Trước mt các hòa thượng Thích Đôn Hu, Thích Trí Th và Thích Minh Châu, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Văn Linh nói :

"Mun to nên mt thành trì kiên c làm ch da vng chc cho Đng, cho cách mng Vit Nam, không có cách nào tt hơn là phi cng c và thng nht Pht giáo… Xin quí hòa thượng cho phép chúng tôi được gi là Pht giáo ca chúng ta, và đ ngh quí ngài cũng nên gi là Đng ca chúng ta" (3).

Cuối cùng, ngày 7/11/1981, "thành trì kiên c" - "Giáo hi Pht giáo Vit Nam" - ra đi, hot đng theo đường hướng : "Đo pháp-Dân tc-Ch nghĩa xã hi" (4). S ra đi cái gi là "Giáo hi Pht giáo Vit Nam" đã vp phi phn ng quyết lit ca gii chân tu. Kết qu, nhiu v đã b bt. Ngày 1/4/1984, Hòa thượng Thích Tuệ S và Thích Nguyên Giác b bt ti chùa Già Lam, trong khi Hòa thượng Thích Trí Siêu (Lê Mnh Thát) và Thích Như Minh b bt ti Vin Pht hc Vn Hnh. Chiến dch vây bt được t chc cht ch. Đ tránh vp phi phn ng kháng c ca các thy tr trì, cả thy tr trì Già Lam (Thích Trí Th) ln Vn Hnh (Thích Minh Châu) đã được vi đi vng vào ngày công an m chiến dch. Thy Trí Th có giy mi lên "hp" Mt trn T quc Thành phố Hồ Chí Minh ; trong khi thy Minh Châu được "triu" ra Hà Ni. Cùng đt bt này còn có Thích Nữ Trí Hi. Ngày 30/9/1988, trong phiên tòa xét x ti "hot đng lt đ chính quyn nhân dân", thy Tu S và thy Trí Siêu b x t hình (dưới áp lc quc tế, năm 1998, thy Tu S và Trí Siêu được th). Và trong s các thy b đàn áp dai dẳng nhất phi k đến thy Thích Huyn Quang (tch dit ngày 5/7/2008) và thy Thích Qung Đ

Sen vẫn n

Ngoại tr cuc biu tình ca khong 40.000 Pht t Huế ngày 24/5/1993 (sau v t thiêu ca mt Pht t trước Bo tháp ca Đc c Đ tam Tăng Thng, Đi lão Hòa thượng Thích Đôn Hu, ti chùa Linh M), cho đến nay, không có bt kỳ "biến c Pht giáo" nào đáng k. T mt tôn giáo - vi yếu to" và "triết", Pht giáo bt đu b "nhum đ" và tr thành mt t chc "bán chính tr", dưới s điu hành ca Ban Tôn giáo Chính phủ, cơ quan thuc qun lý B Ni v. Chính quyn tht ra chng che giu v vic "chính tr hóa" Pht giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

Quyết đnh s 06/2015/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 ca Th tướng Chính ph, v "Chc năng, nhim v, quyn hạn ca Ban Tôn giáo Chính ph", đã ghi rõ :

- Thông tin, tuyên truyền, vn đng qun chúng nhân dân thc hin các ch trương, chính sách, pháp lut ca Đng và Nhà nước v tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thống nht qun lý v xut bn các loi sách kinh ; các n phẩm, giáo trình ging dy, văn hóa phm thun túy tôn giáo ca các t chc tôn giáo được Nhà nước cho phép hot đng theo phân cp ca B trưởng B Ni v.

- Khen thưởng theo thm quyn và đ xut vi cp có thm quyn khen thưởng và áp dng chính sách đãi ngộ đi vi các t chc tôn giáo, cá nhân tham gia hot đng tôn giáo.

- Đào tạo, bi dưỡng v chuyên môn, nghip v công tác tôn giáo cho cán b, công chc làm công tác tôn giáo thuc các cơ quan Trung ương và đa phương…

Trong bài "Công tác quản lý nhà nước v tôn giáo hin nay" (tạp chí Lý Luận Chính Tr, số 12, 2015), bàn tay ca Đng thò ra thm chí công khai hơn, khi tác gi Hà Quang Trường viết : "Nhà nước là ch th qun lý các tôn giáo"... Xét góc đ chính tr, nhà cm quyn đã thành công trong việc thao túng gn như tuyt đi Giáo hi và to ra được mt h thng "sư quc doanh". Tuy nhiên, điu đó ch cho thy rõ hơn chân tướng ca "t chc giáo hi" ch không phi là s xung dc ca Pht giáo hay s suy đi ca triết lý thâm sâu Pht giáo. Làm thế nào đ chng li s áp bc thô lu ca chính quyn đi vi Pht giáo ? Có l ch cn thc tnh nhn ra rng, cho dù con đường mà "giáo hi Pht giáo cng sn" có dn dt sai lch như thế nào thì nguyên y nhng gì Đc Pht dy vn không h suy suyn và mai một. Nhng đóa sen Pht giáo, trong đám "bùn đ", chưa bao gi tàn. Ngm Pht thôi, đng nhìn "giáo hi". Thy sen thôi, không cn nhìn "qu".

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 15/05/2019

(1) "Phật giáo Vit Nam, Biến c và tư liu : Hai mươi năm trong chế đ cộng sản, 1975-1995", Văn Phòng II Viện Hóa Ðo, Hoa Kỳ, 1996

(2) "Phật giáo Vit Nam, Biến c và tư liu"

(3) trích tâm thư ca quyn Vin trưởng Vin Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Thích Huyn Quang, ngày 24/9/1992 - ngun : "Phật giáo Vit Nam, Biến c và tư liu"

(4) "60 năm Ngành quản lý nhà nước v tôn giáo Vit Nam 1955-2015" của Ban Tôn giáo Chính ph

********************

Phản đối bức tranh "Đạo pháp và Dân tộc"

Giang Nam, VNTB, 15/05/2019

Với tư cách Phật tử truyền gia, bản thân từng đọc kinh Phật, đã từng giảng văn chương Phật cho SV đại học khoa Văn, tôi hiểu được tấm gương vĩ đại xuất chúng của Đức Phật tổ. Trong tâm thế và nhận thức tôn giáo của mình, tin chắc rằng Đức Phật là độc nhất vô nhị, không so sánh với ai khác. Đó là đức tin. Đó là bản chất của tự do tín ngưỡng mà các bản hiến pháp văn minh đều khẳng định.

hoa2

Sư Thích Thanh Quyết đem tranh của họa sĩ Ngô Hải Yến ra mắt tại học viện Phật giáo nhân dịp Đại lễ Vesak 2019)

Đó cũng là đức tin của nhiều chục triệu Phật tử trên khắp thế giới, cụ thể là phật tử 112 nước và vùng lãnh thổ - thành viên của Đại lễ Vesak năm 2019 hiện đang diễn ra tại Việt Nam.

Kẻ nào báng bổ đức tin ấy dù với bất cứ lý do gì cũng không thể được chấp nhận.

Tôi theo dõi đại lễ với sự quan tâm của một phật tử bình thường. Đức Phật dạy rằng chung sinh bình đẳng, có nghĩa, phật tử cũng bình đẳng. Bởi vậy tôi phản đối ông Thích Thanh Quyết được cho là tiến sĩ phật học, phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người đã đưa và giới thiệu một bức tranh báng bổ coi thường Đức Phật ra trưng bày khoe khoang trong đại lễ VESAX năm nay.

Đó là bức tranh mang tên"Đạo pháp và Dân tộc" treo ở Học viện Phật giáo và chèo kéo mời quan khách 112 nước ghé thăm.

Đây là bức tranh sơn dầu khổ lớn của nữ họa sĩ tà đạo Ngô Hải Yến vẽ, cúng dường cho nhà chùa.

Phân tích bức tranh quái gở

Trong tranh, Phật tổ ngự toàn thân tọa thiền trên tòa sen bên trái, ông Hồ Chí Minh chân dung bán thân ngồi bên phải. Hai hình tượng nhân vật "khập khiễng"như vậy đã không thể chấp nhận được cùng ở chung một tác phẩm. Nó nói lên sự chắp vá, cắt dán tùy tiện mà những người am hiểu nghệ thuật tranh, tượng quần thể đã thấy ngay sự lố bịch của cấu trúc. Chưa nói đến tự do đức tin nổi giận, nếu chỉ là người thưởng thức tranh bình thường đã không tránh khỏi phì cười chế giễu tay nghề họa sĩ.

Xưa nay chưa từng có ai trên thế giới dám tùy tiện "sắp xếp" chỗ ngồi của Đức Phật tổ, ngồi chung chiếu, chung bàn với ai khác, dẫu đó là những vĩ nhân nổi tiếng khác, kể gì cả Hồ Chí Minh.

Rút cục, tôi không thấy có gì chung giữa hai nhân vật này.

Những người chân tu sao lại có thể chấp nhận một lối hoằng pháp thực dụng "ăn theo" trơ trẽn như vậy được ?

Sự ngu dốt của ai khi tạo ra cái gọi là "bánh xe pháp luân" dưới đây trong Phật giáo Việt Nam ? Xin lưu ý bánh xe gồm 4 căm xe lớn và 4 căm nhỏ, cộng chung là số 8.

Trang web Phật giáo Việt Nam : "Bánh xe pháp luân"

hoa3

Bánh xe pháp luân

Hình "bánh xe pháp luân VIệt Nam" ở trên bắt nguồn từ "mô hình bát quái", vốn là cốt lõi tư tưởng KINH DỊCH của Lão tử - Lão giáo - Đạo Lão gốc Trung Quốc sau đây.

Bánh xe 8 căm xe thể hiện cấu trúc 8 yếu tố cố định của Kinh Dịch.

Đó là sự xuyên tạc quan miệm Phật giáo gốc Ấn Độ- Nepal.

Xin hãy xem nguồn gốc của Bánh xe Pháp luân từ Ấn Độ - Nepal :

Bánh xe có nhiều căm xe (hơn số 8 nhiều lần, tùy ý ít nhiều không hạn định)

Bánh xe thể hiện vũ trụ liên tục quay, thế gian vô thường.

hoa4

Kỹ sư xây dựng Ngô Đồng Toản bèn mần thơ ngẫu hứng vịnh "bánh xe nhái" như sau : 

Bánh Xe Kẽo Kẹt

"Bánh xe tròn khéo vạn luân Nay lăn tới Việt, bất tuân luật già

Lạ lùng thay cõi ta bà

Người ta chính quả, mình là phụ tu".

Ông Thích Thanh Quyết cười toe toét đón nhận bức tranh của nữ họa sĩ Ngô Hải Yến vẽ tặng. Bởi không hiểu gì Phật học và tự do tín ngưỡng, ông ta đã hồ hởi đón nhận bức tranh tà đạo này mà chẳng chút lăn tăn ! ?

hoa5

Nhà văn Phạm Lưu Vũ một phật tử Hà Nội đã gửi bức thư ngỏ cho Sư Quyết. 

Như sau :

Nhắn với SƯ QUYẾT

Chưa xong chuyện Vesak ở Tam Chúc (tác giả đại gia Xuân Trường) thì lại đến việc anh sư Quyết hớn hở như anh hề bên bức tranh gọi là "Đạo pháp và dân tộc" của một kẻ ngu si nào đó tặng các anh.

Này anh sư Quyết, tôi từng gọi anh là sư đại gia, được chế độ bưng anh vào ngồi trong quốc hội cho có đủ sắc màu, cho anh nắm những ngôi chùa ngàn tỷ, lễ tết cúng dâng sao giải hạn thu hàng trăm tỷ… thì cứ coi như đó là phước báo của anh. Nhưng càng ngày anh càng quá lắm, đến nỗi tham không biết đường mà dấu, si không biết lối mà che, nịnh không biết chừa phương mà diễn… Tự cho mình cái quyền lộng hành ngang ngược, đã hủy hoại chánh Pháp, phá hòa hợp Tăng, lại còn phỉ báng cả Đức Phật nữa thì anh liều thật, dẫu Phật từ bi anh không e sợ, thế chẳng lẽ anh không sợ các vị hộ Pháp Kim Cương, không sợ cả nhân quả nữa hay sao ?

Này anh sư Quyết, "Đạo pháp và dân tộc" là đạo riêng của các anh, quyết không phải đạo của Đức Phật. Chánh pháp chỉ có một, thì cái đó là tà pháp. Khoác áo nhà Phật mà hành theo tà pháp thì đó là tà sư. Vẽ bánh xe Pháp mà có cả đồ hình Thái cực thì đó là hổ lốn Phật, Lão. Đưa (ông cụ) Bác Hồ vào tranh, ngang với Đức Phật là hủy báng Như Lai. Đức Phật là đức Thế Tôn, là Thiên Nhân sư, là Thường Tịch Quang Tịnh độ… Bác Hồ dẫu vĩ đại với chế độ này, thời đại này, thì vẫn còn ở trong Tam giới. Trong Thường tịch quang Tịnh độ không có Tam giới. Trong Tam giới không có Thường tịch quang Tịnh độ, thì sao có thể hiện cùng lúc Thánh với phàm ? Hưởng ơn mưa móc của chế độ thì anh cứ việc nịnh bợ, thế nào cũng được. Nhưng mà nịnh ngu như thế thì không những anh và bọn làm tranh tạo nghiệp nặng, mà còn tạo nghiệp dữ cho chính Bác Hồ nữa anh có biết không ?

Anh sư Quyết đảo điên, diễn "hề mồi" tứ phía lung tung như thế, chẳng lẽ bộ văn hóa không ai nhận ra ? Chính phủ "kiến tạo" không ai nhận ra ? Anh Phúc đang bận hóa rồng đã đành, thế còn anh Đam, phó phụ tránh Văn hóa, Giáo dục… ? Hay là về đạo pháp, anh sư Quyết ví như con chim cú có bộ lông vàng đậu trên cành cây, anh phó Đam ví như chú gà rù đứng ở dưới gốc, cho nên mới không dám cục tác lên một tiếng ?

Về cô nữ họa sĩ Ngô Hải Yến, cố ấy có thể là Phật tử, hoặc có thể là "Đạo Hồ Chí Minh". Việc đó là tùy tự to tìn ngưỡng của cô ấy. Là một họa sĩ cô ấy muốn vẽ sao cũng tùy, song cô ấy có thể treo ở nhà riêng hoặc bán. Cô ấy không có quyền đem treo nơi công cộng dù là bất cứ đâu. Tuy nhiên phải có kẻ tiếp tay thì bức tranh nhếch nhác của cô mới treo nơi công cộng được. Cả ông sư Quyết và họa sĩ đã xúc phạm Đức Phật, xúc phạm những Phật tử chân chính bình thường trên toàn thể giới. Tuy nhiên suy cho cùng, lỗi của sư Quyết nặng hơn".

Tôi nghiêm khắc lên án sư Thích Thanh Quyết phó Chủ tịch Phật giáo Việt Nam, đại biểu quốc hội, về hành vi tà đạo nói trên.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 15/05/2019

**********************

Đại lễ Vesak 2019 : Những vết đen điếm nhục của Phật giáo Quốc Doanh

Gió Bấc, RFA, 14/05/2019

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam lẽ ra là niềm vui hạnh phúc của cộng đồng Phật giáo và niềm vui chung của dân tộc là cơ hội để mỗi con người gội rửa thân tâm hướng đến thảnh thơi an lạc và ứng xử với nhau bằng hạnh hỷ xả. Việt Nam cũng chia sẻ với thế giới những giá trị trí tuệ của tinh hoa Phật học.

hoa6

Các nhà sư đang tụng kinh tại một lễ ở Chùa Tam Chúc ở Hà Nam hôm 13/5/2019 trước lễ Vesak AFP

Rất tiếc, những đồng chí được đảng nhà nước phân công vào vai hòa thượng, thượng tọa Phật giáo quốc doanh đã quá trâng tráo, hành xử ngông nghênh vô học, báng bổ phật pháp, tạo ra những vết đen nghiệp chướng muôn đời không tẩy xóa

Báng bổ đạo pháp

Ngay trước đại hội, báo chí quốc doanh đồng loạt đưa tin về bức tranh Đạo Pháp và dân tộc. Tối 10/5/2019, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam, tọa lạc tại Sóc Sơn, Hà Nội, hòa thượng, tiến sĩ Thích Thanh Đạt, Ủy viên thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thượng tọa, tiến sĩ Thích Thanh Quyết- Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các vị cán bộ lão thành các cấp cùng hàng trăm tăng ni phật tử tham dự, thượng tọa Thích Thanh Quyết công bố ra mắt bức tranh sơn ta "Đạo pháp và dân tộc" Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã cùng Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, làm lễ kéo khăn nhiễu công bố bức tranh trước tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, phật tử.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai bút" vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. "Đạo pháp và dân tộc" là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của thượng tọa, TS Thích Thanh Quyết cùng đông đảo cán bộ và tăng ni sinh của học viện Phật Giáo Việt Nam.

Thích Thanh Quyết còn dám đại xảo ngôn cho rằng, bức tranh có bố cục trọng tâm là bánh xe chuyển pháp luân nói lên sự vận động của quy luật nhân quả, sinh diệt mà chúng sinh giác ngộ được Phật Pháp. Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là "Đạo pháp và dân tộc", Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc (1).

Bức tranh đã tạo ra cơn địa chấn phẫn nộ trong cộng đồng phật tử Việt Nam vốn dĩ hiền hòa đôn hậu. Nội dung hình ảnh trong bức tranh và lời lẽ xảo ngôn của Thích Thanh Quyết đã chạm vào những giá tri thiêng liêng của Phật pháp. Sự sắp đặt đức Thích Ca Mâu Ni ngang hàng với Hồ Chính Minh xem Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biếu cho Dân Tộc là xúc xiểm không chỉ cộng đồng Phật giáo mà đến cả dân tộc Việt Nam trong ngoài nước.

Không cứ phải là Phật tử, một người khách quan, tác giả Bên Thắng Cuộc, nhà báo Huy Đức nhìn hiện tượng này với vẻ diễu cợt đau xót "Suốt hơn hai nghìn năm qua, giới tăng lữ luôn được đặt ở đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Chỉ trong thời mạt pháp, các chức sắc của một tôn giáo có đông tín đồ nhất mới tụt xuống hàng cuối cùng cả về văn hóa và tư cách như thế :

PS : Chân tướng cái gọi là "Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" đang chuẩn bị được làm rõ ; rồi chúng ta sẽ biết bản chất bọn buôn thần bán thánh ra sao" (2).

Xảo ngôn, ninh hót

Cư sĩ, nhà văn, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn đang giảng dạy đai học ờ Mỹ, có bài viết trên Fb "ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC... CẦN ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN CĂN BẢN NHÂN VĂN VÀ TRUNG THỰC".

Ông Đoàn viết, Trong khi Vesak - Lễ hội Phật Đản Thế giới - đang diễn ra ở Hà Nam thì "hậu trường sân khấu" lại có những màn trình diễn vớ vẩn như bức tranh này. Đây là một hình thức báng bổ Phật giáo cũng như hạ thấp tinh thần dân tộc và lịch sử Việt Nam xuống ngang tầm với trò quảng cáo lãnh tụ và tuyên truyền chính trị !

Nhiều Phật tử và Thân hữu đã bày tỏ tâm đắc với lời nhận định của ông NT về bức tranh sơn mài "Mừng Phật Đản 2019" nầy, khi ông viết :

" Đây là biểu tượng cho một thứ văn hóa nô bộc và tôn sùng lãnh tụ theo tâm lý bầy đàn thời Trung Cổ".

Đức Phật là Đức Phật ;

Cụ Hồ Chí Minh là cụ Hồ Chí Minh.

Đức Phật là biểu tượng truyền thống cho tôn giáo Phật giáo. Quả nhiên đây là điều không thể hiểu mập mờ hay phủ nhận được.

Nhưng cụ Hồ Chí Minh không phải là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam nói chung. Cụ là một nhà lãnh đạo của phong trào Cộng Sản thời 1930. Người cộng sản Việt Nam có quyền tôn sùng Cụ Hồ như là biểu tượng cho một dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Xã Hội hay Cộng Sản mà thôi. Nhưng không ai có quyền áp đặt Cụ Hồ trở thành biểu tượng chung cho toàn thể dân tộc Việt Nam cả. Sự nịnh hót lộ liễu và trắng trợn luôn luôn đồng nghĩa với sự hủy hoại thanh danh và nhân cách của cả hai đối tượng NỊNH HÓT và BỊ NỊNH HÓT !" (3).

hoa7

Hòa thượng Thích Thanh Quyết Courtesy of phatgiao.org

Thích Thanh Quyết đã hết sức xảo ngôn khi đánh đồng Đức Phật với Hồ Chí Minh là cúu tinh của nhân loại. Đức Phật thật sự là vị cứu tinh khi tìm ra chân lý Tứ diệu đế, Bát chánh đạo để con người thoát khỏi sự vô minh hướng đến tuệ giác, an lạc. Còn Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại di sản gì ? Có lẽ với lòng hỷ xả của Phật tử, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn chỉ không chấp nhận Hồ Chí Minh là đại diện của dân tộc Việt Nam mà không nhắc đến những tội ác của họ Hồ đã gây ra với dân tộc. Hồ Chí Minh đã đem về cái chủ nghĩa Mác Lê thống trị dân tộc Việt hơn nửa thê kỷ. Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ bài viết "Địa chủ ác ghê !" của Hồ đã giết oan hàng vạn người ở Miền Bắc. Cái ý chí hiếu chiến hiếu thắng "thà đốt cháy cả dãi Trường Sơn cũng quyết thắng giặc Mỹ" đã thúc đẩy cuộc nội chiến 20 năm giết chết hàng triệu người Việt và gây ra hiềm khích, ngăn cách trong lòng dân tộc không biết đến bao giờ có thể hàn gắn. Riêng bài thơ Mừng xuân 68 phát trên đài Hà Nội lúc giao thừa là mật lệnh mở màn cho cuộc chiến Mậu Thân làm chết oan hàng vạn thường dân đã đủ truy cứu Hồ Chí Minh như tội phạm diệt chủng.

Đánh đồng đức từ bi vô lượng với kẻ hiếu sát, Thích Thanh Quyết đã tự lột áo nhà tu lộ nguyên hình là tên cán bộ cộng sản nói dối không biết ngượng mồm.

Văn nghệ sex phục vụ chư tăng !

Không chỉ sốc với bức tranh của ma tăng Thích Thanh Quyết, dư luận còn sốc hơn khi xem đài truyền hình Việt Nam tường thuật diễn biến dại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 trong đó có chương trình văn nghệ với điệu múa sexy của các nữ diễn viên với trang phục mỏng tang, được pha đèn ngược sáng lộ rỏ đường cong cơ thể và cả sắc màu da thịt,

Fb Võ Khánh Tuyển đăng bài viết NGHĨ GÌ ? và một chùm ảnh các điệu múa này đã nhận được 393 like, 158 bình luận và 98 lượt chia sẻ.

Võ Khánh Tuyến nêu vấn đề "...Nếu là chương trình biểu diễn bình thường, thì có sexy và khêu gợi hơn nữa cũng chẳng có gì đáng nói.

...Nhưng đây lại là Chương trình hoạt động của Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức. Đài Truyền hình Quốc Gia Việt Nam VTV trực tiếp truyền hình.

Không biết các vị Chức sắc tu hành của Phật Giáo, đại biểu Phật Giáo của bao nhiêu nước tham dự... sẽ có suy nghĩ gì khi được Giáo hội Phật Giáo Việt Nam " chiêu đãi" như thế này ?" (4).

Fb Chu Hồng Quỳ đã chỉ ra điều cốt tử là "CẤM NGHE, XEM CÁC HÌNH THỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT là 1 trong 28 giới cấm của giới Bồ-tát tại gia, cũng là 1 trong 48 giới cấm của giới Bồ-tát xuất gia, 1 trong 250 giới cấm của giới Tỳ-kheo, cũng như 1 trong 384 giới cấm của giới Tỳ-kheo ni. Thậm chí trong 8 giới cấm ở ngày thọ giới Bát quan trai của Phật tử tại gia cũng có giới cấm nghe xem này.

Vậy mà các người ngửa cổ, vểnh tai xem người ta hát hò múa may ở Đại lễ Phật đản Thế giới Vesak 2019.

Hỡi các tăng, ni phá giới, hỡi các bồ-tát xú uế, bồ-tát chi-đà-na ! Các vị tu cả đời cũng không bù lại một giờ phá giới. Các người đang hủy hoại chánh pháp và phỉ báng Đức Thế tôn Như-Lai vào đúng dịp kỷ niệm ngày đãn sinh của Ngài" (5).

Cũng cùng quan điểm này, Fb của Nguyễn Đình Bổn có bài "Đi ngược với Giới, Luật của Thích Ca !"

Nguyễn Đình Bổn lý giải "Trong nhiều kinh và luật của Phật giáo dạy rằng các vị tu sĩ xuất gia và các vị cư sĩ tại gia tự nguyện tập sự xuất gia qua việc thọ Bát Quan Trai giới cần tránh xa việc xem nghe ca hát và tự mình ca hát vì mục đích của người tu hành là giải thoát mọi sự khổ đau của cuộc đời.

Trong Tạng luật, Tiểu phẩm chương "Các Tiểu Sự" ghi lại lời Đức Phật đã dạy : "Này các tỳ khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc ; vị nào đi thì phạm tội dukkaa (tác ác- nghĩa là không tốt, không thiện, làm chuyện xấu).

Ngay cả khi giảng pháp, Đức Phật cũng không cho phép ngâm nga theo âm điệu trầm bổng, Đức Phật dạy về 5 điều sai trái khi ngâm nga như sau : "Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài : Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu, hàng tại gia phàn nàn, trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái". Và trong "Pháp hội Vườn xoài", được ghi trong Kinh Trường Bộ - Sa Môn Quả, [Điều thứ 45] Đức Phật nhân giảng cho vua nước Magadha về Tỳ-kheo giới hạnh cụ túc, Ngài nói : "Phải từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch".

Giáo hội Phật giáo VN ngày nay đã suy đồi cùng cực và bày ra nhiều trò dị hợm đi ngược với Giới, Luật của Thích Ca !" (6).

Quảng bá kinh doanh du lịch tâm linh

Nguyên Giảng viên đại học, Nhà báo Nguyễn Thông cũng ngậm ngùi viết trên Fb "Hỏng cả sinh nhật Đức Phật

Thú thực, xem các cảnh trên tivi, tôi có cảm giác đại lễ Vesak Phật đản 2019 mà xứ ta đăng cai tổ chức không khác gì một chương trình nghệ thuật tổng hợp ca nhạc-tạp kỹ-thời trang và kết hợp khoe mẽ chính thể, quảng bá du lịch, chứ chả có gì của Phật, của tôn giáo từ bi bác ái. Rồi không hiểu những ngày tiếp theo họ còn làm cái gì để rồi sẽ "thành công tốt đẹp" (7).

Những giòng ngắn ngủi của Nhà báo Nguyễn Thông đã bật ra một vấn đề quan trọng. Ngoài việc làm bức tranh, làm hoạt cảnh tự do tôn giáo che đậy cho sự đàn áp dã man những bậc tu hành chân chính, đại lễ Vesak do giáo hôi Phật giáo quốc doanh Việt Nam tổ chức còn là cơ hội quảng cáo cho mô hình du lịch tâm linh của các nhóm lợi ích đang khuynh đảo quốc gia.

Báo Dân Việt có bài viết nhận xét "Những năm gần đây, một khái niệm mới trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng ra đời, đó là "du lịch tâm linh". Đây là loại hình vừa đáp ứng nhu cầu thờ tự, tín ngưỡng lại vừa giúp mọi người có cơ hội đi thưởng ngoạn, ngắm cảnh".

hoa8

Hình minh họa. Người dân thắp đền tại chùa Tam Chúc ở Hà Nam hôm 13/5/2019 trước lễ Vesak AFP

Thử dùng từ khóa "Du lịch tâm linh Việt Nam" trên công cụ tìm kiếm của Google, chúng ta sẽ có 14.200.000 kết quả. Điều đó cho thấy sức quảng bá cho mô hình này kinh khủng đến mức nào. Càng kinh khủng hơn là việc các nhóm lợi ích đã chia chác tài nguyên đất đai núi rừng, thắng cảnh thiên nhiên di tích lịch sử trục lợi qua danh nghĩa mỹ miều "du lịch tâm linh".

Báo Dân Việt đã giới thiệu khái quát về một trong những mô hình này "Đáng chú ý, cái tên Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (có trụ sở ở Ninh Bình) của tỷ phú Xuân Trường đang là tâm điểm du luận sau hàng loạt dự án tâm linh có số vốn đầu tư "khủng" dao động từ 10.000 - 15.000 tỷ đồng, với diện tích đất mỗi dự án hàng nghìn ha. Dư luận xã hội đặc biệt quan tâm ở cả khía cạnh kinh tế và văn hóa, tâm linh khi phát triển dự án tâm linh này.

Đầu tiên phải kể đến dự án quần thể tâm linh chùa Bái Đính tại Ninh Bình. Quần thể chùa này có diện tích 1.700ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như : công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...

Sau khi tạo được tiếng vang lớn từ dự án chùa Bái Đính, doanh nghiệp Xuân Trường "bắt tay" xin đầu tư, kinh doanh những dự án tâm linh khác với quy mô càng ngày càng "khủng". Trong đó, xôn xao dư luận gần đây là dự án chùa Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam). Theo giới thiệu của doanh nghiệp Xuân Trường, khu dự án tâm linh này có tổng diện tích lên tới 5.100ha (bằng kích thước gần 300 sân vận động quốc gia Mỹ Đình cộng lại)…" (8).

Xin đừng tiếp tay cho cái ác !

Đại lễ năm nay được đăng cai tổ chức tại Tam Chúc thực chất chỉ là tấn tuồng quảng bá cho dự án kinh doanh mua thần bán thánh này, Nếu soi từ triết lý sống thiểu dục của Đức Phật "Tài sản của mỗi người chỉ là mấy bộ cà sa và y bát. Tất cả cũng chỉ là để hành đạo" thì việc xây chùa to, phật lớn đã là đi ngược đạo pháp.

Những vết nhơ về nội dung tổ chức đại lễ cho thấy thực tâm của nhà nước và giáo hội quốc doanh. Đại lễ Vesak 2014 tổ chức tại Bái Đính và lần này tại Tam Chúc đều là cơ hội và mục tiêu quảng bá cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch tâm linh Xuân Trường. Trong các dịch vụ kinh doanh ấy có cả casino. Trong khi đó chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, chùa An Cư ở Đà Năng bị chính quyền đập phá cũng để phục vụ cho các dự án kinh doanh địa ốc. Một dự án Bản Hoa Anh Đào ở Bảo Lộc chuyên điều tri bệnh nhân trầm cảm của Đại đức Thích Minh Niệm, tác giả quyền sách nổi tiếng Hiểu về trái tim cũng buộc phải đóng cửa không có lý do. Đai đức Minh Niệm phải "tu dạo" nhờ các chùa khác và thuyết pháp online.

Viết những giòng chữ này, chúng tôi muốn gởi đến quý cao tăng, quý nguyên thủ quốc gia đã nhọc công tham dự Vesak 2019 xin hãy phát tâm lắng nghe tiếng nói đau khổ của chư tăng ni phật tử Việt Nam và có thái độ đúng đắn trong ứng xử với Giáo hội Phật giáo quốc doanh hiện nay. Đây thực chất không phải là giáo hội Phật giáo mà chỉ là một tổ chức ngoại vi trá hình của đảng cộng san. Họ đang kinh doanh mua thần bán thánh gieo rắc mê tín di đoan như cúng sao giải hạn, giải oan trái chủ, kích hoạt lòng tham mê muội của con ngượi Hệ thống công an tôn giáo, Ban Tôn Giáo chính phủ kiểm soát về nhân sự toàn bộ hệ thống giáo hội này.

Những nhà tu chân chính như Thích Quảng Độ và Giáo hội phật giáo VN thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy đang bị đàn áp, bức hại khốc liêt.

Hy vọng rằng quý vị đừng vì ngộ nhận mà vô tình trở thành kẻ tiếp tay, trở thành những diễn viên cho các tấn tuồng dối trá, làm bình phong cho chế độ độc tài khống chế người dân, biến nền đạo pháp trí tuệ từ bi thành phương tiện chiếm đoạt tài nguyên đất nước để kinh doanh trục lợi.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 14/05/2019

1. http://bit.ly/2WIncot

2. https://www.facebook.com/Osinhuyduc

3. https://www.facebook.com/TranKiemDoan?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARCVYYxmUSf9L...

4. http://bit.ly/2JHDGJW

5. http://bit.ly/2Q4BOfp

6-.http://bit.ly/2Q47xO0

7. http://danviet.vn/kinh-te/kinh-doanh-tam-linh-khu-chua-nghin-ha-day-song-du-luan-956978.html

******************

Khi tư tưởng Hồ Chí Minh tràn vào đạo pháp

Cánh Cò, RFA, 14/05/2019

Người theo Thiên chúa giáo lấy ngày Giáng sinh làm biểu tượng ra đời của đấng cứu chuộc. Người Phật tử lấy Lễ Phật Đản làm ngày tôn kính, vui mừng đối với Đức Thích ca. Hai tôn giáo lớn của Việt Nam theo dòng chảy truyền giáo từ các nước trên thế giới chia sẻ sự vui mừng của họ trước hai vị chí tôn không ai có thể thay thế lòng kính ngưỡng.

hoa9

Một thủ lĩnh chính trị được đưa vào chùa để tín đồ thờ phụng như một Bồ tát - Chùa Đại Nam Thành phố Hồ Chí Minh 

Ngày Phật đản sanh năm nay Việt Nam có hai sự kiện lạ được cộng đồng mạng chia sẻ trong trạng thái giận dữ và tuyệt vọng. Giận dữ vì ảnh Đức Thích ca bị đặt ngang hàng với một thủ lĩnh chính trị, tuyệt vọng vì đạo pháp bị lợi dụng nặng nề qua sự kiện Vesak được nhà nước tổ chức tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc, một nơi bị xem là dùng chùa chiền để kinh doanh niềm tín ngưỡng của Phật tử.

Song song với sự kiện Vesak, Học viện Phật Giáo Việt Nam, Sóc Sơn Hà Nội đã ra mắt bức tranh sơn mài của nữ họa sĩ Ngô Hải Yến có chủ đề "Đạo pháp và dân tộc" trên đó hình ảnh của Đức Phật Thích ca được đặt song song với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một nền sơn đỏ chói. Người kéo tấm khăn choàng của bức tranh xuống để công bố bức tranh là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với một số quan chức chính quyền và tăng lữ của giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có chiều cao 2 mét, chiều ngang 4,2 mét, tổng diện tích 8,4 mét, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, đã được 6 họa sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt 1 tháng qua.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết trong phần giới thiệu bức tranh cho biết chính ông là người đặt nét cọ đầu tiên lên bức tranh này như một cách hướng dẫn họa sĩ tiếp cận với Phật tổ và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo tường thuật của báo chí thì Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã phát biểu : "Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là "Đạo pháp và dân tộc", Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc".

Với nội dung này người Phật tử chân chính nếu không dám tức giận cũng không khỏi ngậm ngùi vì tính cách báng bổ của Giáo hội Phật giáo quốc doanh Việt Nam trước Đức Phật. Đặt ông Hồ Chí Minh ngang hàng với một tượng đài bất khả xâm phạm trong lòng người Phật tử không những hàm hồ, bất kính mà còn cuồng ngạo thách thức cả một khối quần chúng lấy đạo Phật làm tín ngưỡng xuyên qua bao nhiêu thế kỷ.

Người Cộng sản luôn chống lại tôn giáo là một sự thật không thể chối cãi qua lịch sử mà họ từng chà đạp các giáo phái, tôn giáo tại Việt Nam. Hòa Hảo gần như bị tận diệt, Cao Đài hoi hóp thở bằng oxy do chính Ban Tôn giáo chính phủ cung cấp. Nhiều chi phái Tin Lành bị cấm truyển giáo, Công giáo tuy bề ngoài phát triển nhưng bên trong nhà nước không ngừng sách nhiễu, bắt bớ đàn áp giáo dân cũng như linh mục nhất là những nơi xa xăm như Tây nguyên hay vùng sâu vùng xa của các tỉnh nghèo.

Theo Báo điện tử Giác Ngộ thì tín đồ Phật Giáo chính thức là 6.802.318 người. Số tín đồ này thường xuyên lui tới các chùa trên khắp nước. Tuy nhiên đối với người dân cứ biết cầm nhang quỳ lạy thì đã là người theo đạo Phật, cách nhìn này tuy bỗ bả nhưng nói lên một sự thật về Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo quá nhiểu thăng trầm trong lịch sử tín ngưỡng.

Nhiều người trong cũng như ngoài Phật giáo cho rằng Chùa là nơi chỉ thờ Đức Thích ca Mâu ni, Phật Quan Âm cùng những vị Bồ tát, La hán. Riêng về thần thì 4 vị được thờ nhiều nhất là là Tứ pháp : Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tượng trưng cho Mây-Mưa-Sấm-Chớp.

Tuy nhiên đạo Phật cũng có các hệ thống thờ phụ tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu Thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Có lẽ xuất phát từ cung cách thờ cúng này mà gần đây nhiều chùa chiền tại Việt Nam xuất hiện ba khuôn mặt : Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và gần đây nhất là Trần Đại Quang. Cả ba người được đúc tượng đặt ngang hàng với Phật tổ và ăn theo nhang khói khi người dân xì xụp lễ bái Đức Phật.

Hiện tượng này cho thấy tín đồ Phật giáo Việt Nam không nhất quán trong các ảnh tượng trên bàn thờ tạo nên cách hiểu sai lệch về Phật giáo. Tuy nhiên ba hình tượng chính trị được lồng ghép vào chùa chiền không hẳn phát suất từ Phật tử mà có thể nó được tính toán tỉ mỉ của Ban Tôn giáo chính phủ với mục tiêu xóa dần lòng tôn kính đức Phật trong lòng Phật tử để từ đó Đạo Phật có một diện mạo khác : mê tín chính trị.

Đối với chính quyền nắm được Phật giáo là nắm được phân nửa dân số Việt Nam vì vậy bằng mọi cách phải tập hợp các tăng lữ của tôn giáo này vào sự cai quản của nhà nước đó là lý do khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời. Được gián tiếp điều hành từ cấp nhà nước tổ chức này tuy tai tiếng rất nhiều trong các vụ kinh doanh Phật giáo vẫn được ưu ái trong các lễ hội mang yếu tố "quốc tế". Đại lễ Phật đản thế giới có tên gọi Vesak được Việt Nam đăng cai trong năm nay.

Vesak 2019 là Đại lễ Phật đản quốc tế lớn nhất với 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và 20.000 đại biểu trong nước tham dự. Sự kiện còn có 40.000 suất ăn miễn phí phục vụ phật tử và du khách. Đại lễ có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các quốc gia : Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc, các quan chức bộ trưởng của các nước…

Ông Bùi Quang Cẩm - phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết trong suốt hai tháng qua, 3.000 công nhân, kỹ sư... đã làm việc suốt ngày đêm tại tòa nhà Trung tâm hội nghị của khu du lịch tâm linh Tam Chúc để kịp làm địa điểm tổ chức Vesak.

Với cung cách tổ chức quy mô như thế nhà nước không dấu giếm sự đóng góp của mình cho một tôn giáo lớn nhất nước đáng lẽ nên cho một điểm son nhưng ngược lại không ít dư luận nghi ngờ "lòng tốt" vượt giới hạn này.

Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" góp phần giải mã cho câu hỏi tại sao nhà nước lại hào phóng bỏ ra một số tiền lớn như thế cho hoạt động của một tôn giáo trong khi các tôn giáo khác tiếp tục bị chà đạp, sách nhiễu ?

Thì ra, gom người khắp nơi về tham gia đại lễ Vesak không ngoài mục đích lăng xê tư tưởng của Bác Hồ.

Mà khi Bác được đặt ngang hàng với Đức Phật thì mấy ai còn tin vào Phật của mình nữa ? Lâu dần sống trong sự hoang mang giữa Phật tổ và những kẻ ăn theo người nào không nắm vững giáo lý nhà Phật sẽ trở thành những con robot xì xụp nhang đèn hơn là tin theo tín lý của Đức Phật. Đây chính là mục tiêu mà Ban tôn giáo chính phủ cần phải đạt được và họ đã đạt được qua sự tận tâm của một Thượng tọa, người luôn hãnh diện phát biểu những câu chữ "đỏ thắm" trước Quốc hội Việt Nam.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 14/05/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc không phải hoàn toàn là thương mại

Scott B. MacDonald, VNTB, 15/05/2019

Tăng trưởng kinh tế vẫn là nền tảng quan trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và là ảnh hưởng của Tập Cận Bình trong việc nắm giữ quyền lực quốc gia.

trade9

Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện giống như trâu bò đánh nhau ; trong khi chúng hùng hùng hổ hổ và giành giật nhau, mục đích tối hậu chỉ là hăm dọa mà không hủy diệt nhau. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đều tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù một thỏa thuận thương mại có thể sẽ được ký giữa chính quyền của Tổng thống Donald Trump và Tập Cận Bình vào một thời điểm nào đó trong năm 2019, nhưng các vấn đề cạnh tranh kinh tế và đối đầu địa chính trị cho thấy rằng cuộc chiến thương mại hiện tại chỉ là một màn trong một tấn kịch dài giữa hai hệ thống hết sức khác biệt nhau, một khu vực tư nhân và định hướng dân chủ, còn khu vực kia lại hướng đến sự phát triển kinh tế theo hướng nhà nước và chuyên quyền.

Vấn đề kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là do chuỗi thặng dư thương mại khổng lồ và kéo dài của Trung Quốc với Hoa Kỳ. Bất chấp cuộc thương chiến một năm giữa hai nước (với các biện pháp gia tăng thuế quan và phản đòn thuế quan đối kháng), Trung Quốc đã kết thúc năm 2018 với thặng dư thương mại hàng hóa kỷ lục là 419,2 tỷ đô la với Hoa Kỳ (theo Cục điều tra Hoa Kỳ). Ngay cả sau khi đã trừ đi số xuất khẩu dịch vụ của Hoa Kỳ, thặng dư của Trung Quốc trong năm 2018 (đối với Hoa Kỳ) vẫn là một con số đáng kể - 378,6 tỷ đô la.

Đối với nhiều người Mỹ, (đặc biệt là những người sống ở Vành đai công nghiệp - Rust Belt - và trong số những nhân vật điều hâu thương mại), nguyên nhân của việc mất công ăn việc làm trong khu vực sản xuất chế tạo chính là sự trỗi dậy của một Trung Quốc sẵn sàng tiến hành các hoạt động thương mại không công bằng bằng gian lận. Các hoạt động này bao gồm việc bảo hộ thị trường trong nước cho ngành công nghiệp còn non trẻ ; cung cấp tín dụng giá rẻ từ các ngân hàng phát triển nhà nước ; bắt buộc phải chuyển giao công nghệ từ các công ty của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Trung Quốc cho các đối tác địa phương ; và thao túng tiền tệ. Mặc dù phần lớn các công ăn việc làm trong ngành sản xuất ở Hoa Kỳ bị mất là do việc tự động hóa sử dụng tiến bộ công nghệ để nâng cao năng suất, khả năng vạch mặt thủ phạm vẫn có tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị trong nước của Hoa Kỳ.

Mất việc làm trong các nhóm có thế lực rất mạnh trong khu vực sản xuất chế tạo trước đây ở Hoa Kỳ chắc chắn là một yếu tố giúp Trump giành được chiến thắng tại các tiểu bang như Ohio, Michigan và Wisconsin. Lời kêu gọi của ông Trump "Làm cho nước Mỹ trở nên hùng mạnh hơn", vốn được ủng hộ bởi quan điểm thương mại bảo hộ, rõ ràng là đã tạo ra được sự hưởng ứng nhạy bén. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ứng cử viên Trump lúc bấy giờ đã tuyên bố : "Chúng ta không thể tiếp tục cho phép Trung Quốc hãm hiếp đất nước chúng ta, và đó là những gì họ đang làm".

Các công ty Hoa Kỳ đã thực sự phải đối mặt với một sân chơi không bình đẳng với nhiều đối tác Trung Quốc của họ. Có quan điểm chung đáng kể là tán thưởng cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc. Liên quan đến đó là kế hoạch của Trung Quốc để trở thành một cường quốc công nghệ thống trị thế giới (kế hoạch của "Chế tạo tại Trung Quốc, năm 2025") vì nó nhấn mạnh vai trò của các công ty công nghệ Trung Quốc trong tất cả mọi thứ (bao gồm 5G, thăm dò không gian và theo dõi, giám sát con người) như là một sự bành trướng của chính sách nhà nước.

Một phần của phản đòn của Washington là vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu, nữ giám đốc phụ trách công tác tài chính Huawei tại Canada vào tháng 12 năm 2018 vì vi phạm luật trừng phạt của Hoa Kỳ. Như nhà báo Kenneth Rapoza của Forbes đã viết, "Những bê bối mới nhất của Huawei cho thấy rằng các công ty công nghệ Trung Quốc có thể nổi lên một cách ngoạn mục bằng cách sao chép các công nghệ nước ngoài trong các dự án liên doanh hoặc thông qua các hành động tội phạm của công nhân ký thuật cao như trộm cắp tài sản trí tuệ và đánh cắp các bí mật của các công ty".

Ngoài việc cân nhắc địa chính trị về sự trỗi dậy lặng lẽ của Trung Quốc, Trump cần một thỏa thuận thương mại vì chuẩn bị cho mùa bầu cử năm 2020. Trong khi nền kinh tế Mỹ hiện đang mở rộng nhanh chóng và thất nghiệp giảm xuống tới mức (thấp) 3,6%, một thất bại trong thỏa thuận thương mại có thể kìm hãm tăng trưởng ; cho dù có sử dụng từ nào đi chăng nữa, thì thuế quan vẫn là thuế và thuế đó đánh thẳng vào túi tiền của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong một cuộc chiến thương mại toàn diện, GDP thực tế của Hoa Kỳ sẽ giảm tới 0,6%.

Một trong những lĩnh vực mà cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã làm tổn thương nền kinh tế Hoa Kỳ nhiều nhất là nông nghiệp. Theo Cục Nông nghiệp nước ngoài, kể từ khi ông Trump nhậm chức và bắt đầu cuộc chiến thương mại, tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đã giảm từ 17,142 tỷ đô la năm 2017 xuống còn 11,853 tỷ đô la vào năm 2018, như vậy là đã giảm 31%. Chính quyền Trump, vốn nhận thức sâu sắc rằng ngành nông nghiệp là nền tảng của ông ta, đã cung cấp một khoản cứu trợ 12 tỷ đô la cho nông dân, nhưng các vấn đề vẫn càng ngày càng gia tăng (bao gồm việc mất thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh và lũ lụt).

Việc ký kết một thỏa thuận thương mại cũng không kém phần quan trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng một cuộc chiến thương mại toàn diện với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến việc giảm 1,5% tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế vẫn là nền tảng quan trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình trong việc nắm giữ quyền lực ở Trung Quốc. Suy thoái kinh tế kéo dài sẽ gây ra những vấn đề đáng kể cho Tập Cận Bình, bao gồm những căng thẳng tiềm ẩn về thất nghiệp, lo ngại về lương hưu khi số lượng người lớn tuổi ngày càng tăng cao và khả năng của chính phủ về phúc lợi xã hội. Mặc dù sự kiện Quảng trường Thiên An Môn đã diễn ra vào năm 1989 và việc lặp lại sự kiện ấy là một khả năng xa vời, nhưng đó vẫn hằn trong ký ức giới lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là do giá cả tăng, tham nhũng và những nỗi âu lo về tương lai của đất nước. Hai yếu tố cuối cùng được thể hiện rõ ở Trung Quốc ngày nay.

Trong vài năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại khi chính phủ tìm cách tái cấu trúc từ các chính sách định hướng xuất khẩu chuyển sang phát triển nền kinh tế nội địa mạnh hơn. Nhưng cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ phức tạp hóa thêm viễn cảnh này. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP thực tế của Trung Quốc chỉ đạt 6,6% trong năm 2018, giảm so với GDP thực tế năm 2017 là 6,8%. Dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục giảm trong các năm 2019 và 2020.

Tình hình ngặt nghèo của nền kinh tế Trung Quốc thể hiện rõ ở nhiều chỉ báo khác nhau, có lẽ thách thức nhất là các mức nợ cao. Trong những năm gần đây, vay nợ của các công ty Trung Quốc đã tăng một cách đáng kể ; Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, trong năm 2017, tỷ lệ này chiếm 160,3% GDP. Tổng nợ của Trung Quốc trên GDP thậm chí còn lớn hơn. Theo Viện Tài chính Quốc tế, vào cuối năm 2018, nợ tài chính, nợ chính phủ, hộ gia đình và phi tài chính tổng cộng ở mức gần 300%, một trong những mức cao nhất thế giới. 

Việc chính phủ siết chặt tín dụng đen và tăng trưởng kinh tế chậm hơn do thương chiến đã làm cho nợ của Trung Quốc trở nên trầm trọng bởi vì các khoản nợ đến hẹn phải trả đang càng ngày càng gia tăng, đã đánh thẳng vào thị trường trái phiếu trị giá 13 tỷ USD của Trung Quốc. Hồi năm ngoái, các khoản nợ trái phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng gấp ba lần so với năm 2017, và năm 2019 cũng sẽ tăng nhiều hơn năm trước. Theo Bloomberg, các công ty Trung Quốc đã không trả được 39,2 tỷ nhân dân tệ (5,8 tỷ USD) trái phiếu trong bốn tháng đầu năm nay, tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Thủ đoạn thương mại không công bằng của Trung Quốc cũng đã gây ra rắc rối cho các đối tác thương mại khác. Châu Âu gặp nhiều vấn đề tương tự đối với Trung Quốc, bao gồm chuyển giao công nghệ bắt buộc và các hạn chế khác đối với các công ty hoạt động trong nền kinh tế Châu Á. Thật vậy, sự nhảy vọt của Huawei Technologies trong lĩnh vực 5G đã dẫn đến việc một số quốc gia Châu Âu đã chọn không sử dụng công ty của Trung Quốc này. Vào tháng 3 năm 2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng đã có một sự "thức tỉnh của Châu Âu" về sự thống trị tiềm năng của Trung Quốc đối với lục địa này, sự thống trị tiềm năng mà có thể được xem là được dẫn dắt bởi vị trí thống trị của Huawei trên thị trường 5G. Vụ bắt giữ một nhân viên Trung Quốc của Huawei tại Ba Lan do các cáo buộc gián điệp hồi tháng 1 năm 2019 cũng không giúp giảm đi những nghi kỵ với Trung Quốc.

Chúng ta trở lại với cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Cả hai bên đều cần một thỏa thuận cho phép họ tuyên bố chiến thắng. Thất bại trên mặt trận này rất có thể sẽ có tác động xấu đối với cả hai nền kinh tế, mà không có ai thắng cuộc. Điều này khiến Trung Quốc và Hoa Kỳ tìm kiếm một thỏa thuận có khả năng sẽ xóa đi những khác biệt mà sẽ còn tồn tại một cách dai dẳng. Có đủ những lợi ích chung giữa Bắc Kinh và Washington để thực hiện một thỏa thuận, điều này tốt cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh sẽ tiếp tục và các lĩnh vực như công nghệ sẽ tiếp tục là trung tâm của những xung đột thương mại và địa chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Scott B. MacDonald

Nguyên tác : Chinás Trade War Isn't Entirely About Trade, Tne National Interest, 09/05/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 15/05/2019

Tác giả bài báo : Scott B. MacDonald là kinh tế gia trưởng của Smith’s Research and Gradings - một công ty phân loại, xếp hạng tín dụng tài chính được thành lập vào năm 1992, có trụ sở tại Great Falls, Virginia. 

*******************

Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội 'ngàn năm một thuở' cho Việt Nam

Đinh Trường Hinh, BBC, 15/05/2019

Những ngày gần đây, cuộc chiến Mỹ - Trung đã lên đến cao điểm sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa đối với những gì họ đã đưa ra trong cuộc đàm phán thương mại, đó là sẽ ban hành các đạo luật nhằm thực thi những cam kết đạt được.

trade1

Công nhân Trung Quốc làm việc tại một xưởng chế biến sản phẩm tre nứa

Do đó, Tổng thống Trump đã cho tăng thuế nhập cảng trên 5.700 loại hàng hóa có trị giá 200 tỷ Mỹ kim từ Trung Quốc đến Mỹ, từ 10% lên 25%.

Hôm thứ Hai, 13/04, Trung Quốc trả đũa để giữ thể diện bằng cách tăng thuế nhập cảnh của một số hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ Mỹ kim lên 25%.

Chắc chắn Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn Mỹ nhiều trong cuộc chiến này.

Hầu hết tất cả các chuyên viên kinh tế trên thế giới đều cho rằng dù cho đàm phán Mỹ - Trung sẽ xảy ra với kết quả tốt đi chăng nữa, hay dù Tổng thống Trump có được thay bằng một tổng thống Đảng Dân chủ đi chăng nữa, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại cao điểm như ba thập niên qua.

Về phía Mỹ, họ nhận ra rằng Trung Quốc đã tận dụng sự cởi mở của các nước Âu Mỹ cũng như toàn cầu hóa để hiện đại hóa nền kinh tế và để bắt kịp các nước tân tiến.

Tham vọng của Bắc Kinh

Nếu mục đích của Trung Quốc dừng lại ở đây thì cũng không có gì đáng nói.

Nhưng mà cùng lúc, càng ngày Trung Quốc càng lộ rõ bá đồ muốn thống trị cả thế giới về kinh tế cũng như về quân sự. Điển hình là chương trình 2025, trong đó Bắc Kinh muốn trở thành lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ năm 2049 ; và hành động quân sự cũng như thái độ thách thức của họ trên Biển Đông, nhất là đối với các nước láng giềng và đối với Nhật Bản.

Các nước Âu Mỹ nay đều đã tỉnh ngộ và thấy rằng Trung Quốc sẽ là mối hiểm họa lớn về kinh tế cũng như về quân sự trong Thế kỷ 21.

Thế nhưng cho đến khi ông Trump lên làm tổng thống, hầu như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều né tránh việc đối diện với sự thật, và đều dùng các phương pháp gián tiếp, thay vì trực tiếp, trong việc đối đầu với những thách thức của Trung Quốc.

Tòa Bạch Ốc của ông Trump đã thẳng thắn gọi hành động kinh tế hung hãn của Trung Quốc là mối đe dọa cho công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ và của thế giới.

Tác động của cuộc thương chiến đối với kinh tế Việt Nam

Nếu viễn ảnh tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc không còn sáng lạn như trước đây và sự cạnh tranh Mỹ - Trung càng ngày càng gắt gao, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào ?

Thứ nhất, các công ty phi quốc gia lớn trên thế giới (đa số là của Âu Mỹ) sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa các hoạt động đầu tư ở Trung Quốc, và sẽ chuyển một số các cơ số sản xuất hay thương mại đi các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Chính Tổng thống Trump đã nói hôm 13/05 : "... Ngoài ra, thuế quan của Mỹ hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua từ một quốc gia không bị áp thuế, hoặc bạn mua sản phẩm bên trong Hoa Kỳ (ý tưởng này là tốt nhất). Đó là mức thuế Zero. Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở Châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này !"

Việt Nam đang là một nước có tiềm năng lớn có thể thay thế sản xuất của Trung Quốc, cho nên các công ty đa quốc gia sẽ dò xét xem Việt Nam có làm vậy được hay không.

Theo so sánh thế giới thì Việt Nam có tiềm năng về năng lực rất khá so với các nước khác ở Á châu.

Thứ hai, xuất khẩu của Trung Quốc hiện vẫn còn đang tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ (do công nghiệp tích hợp dọc -- 'vertically integrated industries'), cho nên các công ty công nghệ Trung Quốc cũng sẽ kiếm cách dọn qua Việt Nam sản xuất, hầu có thể dùng cái nhãn hiệu "Made in Vietnam" để quay lại thị trường Mỹ và tránh thuế nhập cảng của Mỹ.

Thứ ba, những chính sách kinh tế của Trung Quốc nhằm đương đầu với những thách thức mới về kinh tế cũng sẽ có ảnh hưởng đến Việt Nam, chẳng hạn như hối đoái hay tiền tệ. Do đó các chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới cũng phải thật là linh động để có thể đem lại quyền tự chủ cho quốc gia.

Cơ hội và thách thức

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung do đó sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội độc nhất vô nhị, mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm.

Mặt khác, nếu không biết nắm lấy cơ hội này và không giải quyết được những thách thức mới thì Việt Nam sẽ suy sụp và không vươn lên nổi trong một thế giới cạnh tranh mãnh liệt này.

Do đó, kết quả tốt hay xấu đều tuỳ thuộc vào các chính sách kinh tế mà Việt Nam cần phải xác định rõ ràng.

Muốn nắm lấy cơ hội để tiến lên, chuyện đầu tiên Việt Nam phải làm là duyệt xét lại luật đầu tư hầu có thể kiểm soát chặt chẽ các đầu tư từ nước ngoài, nhằm tránh tình trạng bị các nước lạ lợi dụng để bán sang Mỹ.

Chính phủ phải giới hạn các khuyến khích về đầu tư trong những lãnh vực có thể làm hoàn thiện chuỗi khâu sản xuất hiện nay, và ưu tiên cho các nhà máy dùng những máy móc tối tân (như máy sợi cho ngành dệt), đầu tư vào các ngành công nghệ và trí tuệ cao, và nhất là phải tạo cơ hội để huấn luyện công nhân Việt Nam có thể hấp thụ công nghiệp mới.

Chính phủ cần phải nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trội quan trọng có nhiều liên kết ngược (backward linkages) với các công kỹ nghệ trong nước cũng như có lợi thế so sánh xuất cảng.

Thứ hai, chính phủ cần phải cấp tốc cải tổ và hoàn chuẩn nền giáo dục đại học và các chương trình dạy nghề.

Việt Nam cần phải có cơ cấu về nghiên cứu (R&D), trong đó có ba cơ quan nghiên cứu nằm trong khu vực công, khu vực hãng xưởng tư nhân, và khu vực đại học.

trade2

Chính phủ cần phải nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trội quan trọng có nhiều liên kết ngược với các công kỹ nghệ trong nước.

Chính phủ phải giúp tạo ra cơ cấu này và thắt chặt mối liên hệ giữa ba lãnh vực này, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo một cách hữu hiệu.

Để thu hút nhân tài, chính phủ cần đi mọi nơi thuyết phục các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài về cũng như để tạo điều kiện cho họ làm việc trong nước.

Thứ ba, cần phải xét lại vai trò của nhà nước : Có những lãnh vực nhà nước cần phải giữ một vài trò quan trọng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, an ninh thực phẩm, bảo vệ quyền công nhân, lập một hệ thống phân xử minh bạch giữa chủ và thợ khi có các tranh chấp, đầu tư vào hạ tầng cơ sở để giúp đỡ các xí nghiệp tư, v.v... Ngược lại, có những lãnh vực về sản xuất, nhất là công nghiệp, thì chính phủ cần phải đi ra khỏi 100% để tư nhân có thể hoàn toàn vượt lên.

Quan trọng hơn hết là phải biết nếu Việt Nam muốn tiến lên thì phải tạo điều kiện cho "Made by Vietnam" chứ không phải "Made in Vietnam", tức là phải tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam sản xuất đi từ giai đoạn lắp ráp đến sản xuất kỹ thuật riêng (OEM --own engineering manufacturing), đến giai đoạn sản xuất thiết kế riêng (ODM-own design manufacturing), đến sản xuất thương hiệu riêng (OBM-own brand manufacturing).

trade3

Việt Nam được nhiều hãng đa quốc gia chọn đầu tư một phần nhờ có lực lượng lao động giá rẻ

Một thí dụ dễ hiểu là mặc dù hiện giờ điện thoại Samsung của Nam Hàn làm ở Việt Nam (Made in Việt Nam) rất nhiều (Việt Nam xuất cảng trên 25 tỷ đô la điện thoại mỗi năm), nhưng tuyệt đại đa số các thành phần trong điện thoại là nhập cảng từ các nước khác và Nam Hàn chỉ dùng công nhân Việt Nam giá rẻ để lắp ráp mà thôi. Vì vậy mà 99% giá tri của điện thoại là không phải do Việt Nam làm (Made by Vietnam).

Nếu không làm được điều này thì cả đời Việt Nam chỉ làm công nhân lắp ráp. Và muốn làm được điều này thì chính phủ phải đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên một nền kinh tế dựa trên trí tuệ con người.

Làm sao kỹ nghệ Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nhất là về giá cả đầu vào, nhiên liệu v.v... ?

Tôi đã trình bày những yếu tố để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong cuốn sách "Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2013.

Nói tóm lại, không có gì người dân Việt Nam không làm được nếu có được sự hỗ trợ đắc lực và khéo léo của chính phủ. Đây cũng là cơ hội ngàn năm một thuở.

Nếu Việt Nam không nắm lấy thì chắc chắn các nước cạnh tranh sẽ lấy đi mất.

Đinh Trường Hinh

Nguồn : BBC, 15/05/2019

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ tịch Công ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và là Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014).

Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ Châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hóa (2017).

******************

Chuỗi cung ứng đảo lộn

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA, 14/05/2019

Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đi vào giai đoạn căng thẳng nhất với các biện pháp trả đũa hai bên tung ra gần như hàng ngày sẽ được áp đặt vào thời gian tới. Trong bối cảnh đó, chuỗi cung ứng hàng hóa và giá trị sản xuất giữa các nước đang có thay đổi lớn, Việt Nam sẽ ở vào vị trí nào, và hưởng lợi ra sao ? Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.

trade4

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc tới Việt Nam như một giải pháp thay thế thị trường Trung Quốc. (Ảnh minh họa) AFP

Việt Nam : giải pháp thay thế ?

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, như diễn đàn này đã dự báo, trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc còn kéo dài chứ chưa dứt và nay đang lên tới một cao độ mới sau các quyết định trả đũa giữa đôi bên. Người ta đặc biệt chú ý là trong ngày thứ Hai 13 tháng năm vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump hai lần nhắc tới Việt Nam, trên trương mục Twitter và khi tiếp xúc với báo chí bên Thủ tướng Hungary, như một giải pháp thay thế thị trường Trung Quốc. Ông nghĩ sao về biến chuyển này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ ông Trump trễ mất vài năm khi nhắc tới Việt Nam như một giải pháp điền thế cho giới đầu tư khi họ rút khỏi thị trường Trung Quốc vì thật ra điều ấy đã xảy ra từ lâu, mà trong giới đầu tư trực tiếp cũng có các nhà đầu tư từ Trung Quốc. Còn lại, Việt Nam tính sao trước cục diện mới là điều chúng ta cần tìm hiểu kỳ này…

Trước hết, Hoa Kỳ là siêu cường rất trẻ nếu so với các cường quốc hay Đế quốc xuất hiện trước đó trên thế giới. Nhờ ưu điểm tự do, siêu cường này phát triển mạnh về tư tưởng, kinh tế lẫn quân sự. Nhưng vì quá trẻ nên mắc bệnh lạc quan, tưởng mình muốn làm gì ở nơi nào cũng được, rồi sau đó hốt hoảng bi quan và tái phối trí ưu tiên cùng phương tiện sau khi căng mỏng lực lượng ra khắp nơi và hụt hơi. Còn Trung Quốc lụn bại sau mấy thế kỷ duy trì hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu nay muốn tìm lại vị trí cường quốc của mình. Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai nước từ hai bờ Thái Bình Dương tất nhiên xảy ra, và rút tỉa các bài học thất bại quân sự, nhiều lắm, Hoa Kỳ chọn trận địa chiến là kinh tế thay cho quân sự.

Nguyên Lam : Ông cho rằng trận thương chiến giữa hai cường quốc kinh tế từ hai bờ Thái Bình Dương hiện nay là giải pháp thay thế cho đụng độ quân sự ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hoa Kỳ đã thất bại trong Chiến tranh Cao Ly 1950-1953 và Chiến tranh Việt Nam, chưa kể nhiều nơi khác trong hơn 70 năm qua, nên đã trưởng thành hơn xưa. thứ hai, cũng do tinh thần lạc quan đến độ chủ quan, nhiều thế hệ lãnh đạo Hoa Kỳ còn tưởng kinh tế thị trường tất nhiên dẫn đến chính trị dân chủ và việc hợp tác để trợ giúp Trung Quốc khiến cường quốc này sẽ thành quốc gia biết điều cùng tham gia giải quyết các vấn đề của thế giới. Một quốc gia tiên tiến về kinh tế như Hoa Kỳ bên một nước đông dân có nhân công rẻ như Trung Quốc là sự hội nhập lý tưởng. Do đó, chuỗi cung ứng toàn cầu hình thành giữa các nước cùng tham dự tiến trình tạo thêm giá trị kinh tế. Nhưng nay sự thể đổi khác trước mắt chúng ta vì Trung Quốc không hành xử như Hoa Kỳ trông đợi và các doanh nghiệp Mỹ đang thấy ra điều ấy. Họ rút khỏi trị trường Trung Quốc vì hết còn lời như xưa và trận thương chiến sẽ tăng tốc hiện tượng triệt thoái ấy. Đấy cũng là cơ hội cho Việt Nam.

Nguyên Lam : Ông vừa nói Tổng thống Donald Trump trễ mất vài năm khi nhắc tới Việt Nam như một giải pháp thay thế cho thị trường Trung Quốc. Xin đề nghị ông giải thích chuyện này cho thính giả của chúng ta.

trade5

Công nhân có trình độ và tay nghề cao mới có thể giúp cho Việt Nam được lựa chọn trong việc "điền thế". (Ảnh minh họa) AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Từ nhiều năm trước khi ra tranh cử tổng thống, doanh gia Donald Trump đã thấy Trung Quốc trục lợi và Hoa Kỳ bị thiệt khi buôn bán với nhau. Sau khi đắc cử, ông muốn cải sửa chuyện đó và chọn trận địa mậu dịch là nơi có lợi nhất cho nước Mỹ vì Hoa Kỳ không lệ thuộc vào ngoại thương như Trung Quốc dù rằng chiến tranh mậu dịch tất nhiên gây tổn thất cho cả hai.

Tôi lấy một thí dụ về sự tình của ngày thứ Hai 13 vừa qua, khi truyền thông loan tin rằng các thị trường cổ phiếu toàn cầu đã mất giá chừng ngàn tỷ đô la vì Bắc Kinh dọa áp thuế trên 60 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ bán vào Trung Quốc. Đấy là sự nông cạn điển hình vì trị giá của doanh nghiệp Mỹ có thể mất 700 tỷ, chứ giới đầu tư quốc tế đã rút một ngàn tỷ 900 triệu đô là khỏi thị trường Trung Quốc.

Điều đáng nói là sau 30 năm tăng trưởng mạnh, kinh tế và dân số Trung Quốc cũng thay đổi khiến ưu thế dân số đông và nhân công rẻ hết còn như xưa. Kinh tế xứ này không còn một "công xưởng toàn cầu" và giới đầu tư quốc tế đã phải tìm nơi thay thế là các nền kinh tế đông dân có nhân công rẻ hơn Trung Quốc trong khi Bắc Kinh ra sức leo lên một trình độ sản xuất cao hơn, với công nghệ hay "thuật lý" tiên tiến, theo phương pháp bất chính như ăn cắp hay ăn cướp đang bị Hoa Kỳ khiếu nại và truy tố. Vì vậy, từ năm năm về trước, giới đầu tư quốc tế đã tìm hơn chục bãi đáp khác, như Bangladesh, Mexico, Malaysia hay Việt Nam và riêng số lượng đầu tư của Mỹ vào thị trường Trung Quốc đã giảm từ năm 2016.

Việt Nam hưởng lợi từ thương chiến ?

Nguyên Lam : Thưa ông, nếu vậy thì ta có nên kết luận rằng kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi trong trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta nên nhìn theo hai giác độ ngắn hạn và dài hạn và tôi thiển nghĩ rằng Việt Nam cũng đã thấy ra điều ấy. Trước mắt thì Việt Nam có lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu có thay đổi và đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ chọn thị trường Việt Nam làm bãi đáp thay thế Trung Quốc, nhưng lợi nhiều hay ít thì còn tùy vào khả năng tiếp nhận và khai thác của Việt Nam vì yếu tố quan trọng nhất vẫn là năng suất và tay nghề của nhân công xứ này. thứ hai, cũng thuộc về ngắn hạn thì Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Chính quyền Donald Trump có biệt nhãn với Việt Nam nên lặng lẽ yểm trợ các hoạt động công thương nghiệp dù bộ máy hành chính công quyền Mỹ vừa nhắc tới nạn lũng đoạn hối đoái hay thao túng tiền tệ, là tìm lợi thế nhờ tỷ giá thấp của đồng bạc Việt Nam so với đô la Mỹ. Chúng ta không quên rằng nước nào cũng có chính sách kích thích kinh tế với hậu quả là sai biệt về lãi suất và phân lời sẽ làm đồng bạc của mình rẻ hơn so với ngoại tệ phổ biến nhất là Mỹ kim… Chính Tổng thống Mỹ cũng còn muốn Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tham gia trận thương chiến bằng cách hạ lãi suất cơ bản khi Bắc Kinh sẽ lại bơm thêm tiền để kích thích kinh tế cho thấy sự thể đó. Nhưng việc Việt Nam được Hoa Kỳ nhắc tới như một quốc gia có thể chiếm lợi thế ngoại hối là một sự quảng cáo bất ngờ !

Nguyên Lam : Thưa ông, đó là về chuyện ngắn hạn, chứ trong dài hạn thì sự thể sẽ ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ trận thương chiến Mỹ-Hoa sẽ kéo dài, có tính chất đa diện và, như trong mọi trận chiến, thể nào cũng có tổn thất. Tổn thất toàn cầu là sự sút giảm trong luồng ngoại thương giữa các nước, sau đó là đà tăng trưởng toàn cầu. Nằm giữa chuỗi cung ứng đó, Việt Nam cũng sẽ bị chi phối, khi kinh tế quá lệ thuộc vào xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp của quốc tế là những nhược điểm quan trọng nhất của Việt Nam, chưa nói tới giáo dục và đào tạo.

Chuyện kế tiếp và quan trọng hơn vậy là vai trò đầu tư trực tiếp của Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu xứ này sớm hiểu ra sự thể khi thương chiến bùng nổ từ 10 tháng trước nên đã cố tìm giải pháp thay thế, là đầu tư vào các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Cam Bốt hay Việt Nam. Mục tiêu của họ là vẫn xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ nhưng không dưới nhãn "Made in China". Khi đã tuyên chiến về thương mại với Trung Quốc, Hoa Kỳ tích cực canh chừng chuyện đó nên Việt Nam cần thận trọng để khỏi là một nước ngầm xuất khẩu hàng Trung Quốc dưới thương hiệu của mình.

Nguyên Lam : Thưa ông, chúng ta có thể kết luận như thế nào về biến cố quá phức tạp này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến một sự đổi thay lớn kể từ 40 năm nay, khi Hoa Kỳ bắt đầu xét lại đối sách thân hữu của mình với Trung Quốc và mâu thuẫn đa diện giữa đôi bên ngày càng lan rộng có thể kéo dài nhiều năm. Điều tích cực là hai nước đều nói rất mạnh nhưng chẳng muốn có chiến tranh. Điều tiêu cực là trận chiến kinh tế này sẽ lây lan qua nhiều lĩnh vực và ảnh hưởng đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. So với thời 1979, thì Việt Nam có ưu thế là đã cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ về nhiều mặtt, nhưng chưa thể thoát vòng lệ thuộc vào Trung Quốc từ những năm 1989 trở về sau. Thuần về kinh tế thì lãnh đạo Việt Nam nên khai thác ưu thế đó cho người dân của mình và đấy mới là nền tảng của một kế hoạch kinh tế trường kỳ. Nền tảng đó không nên là nằm giữa hai trục Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cần mở rộng qua các cường quốc kinh tế và khoa học kỹ thuật trong một chuỗi cung ứng đa diện, như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và cả Ấn Độ. Các quốc gia này thật ra cũng không an tâm trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc mà cũng chẳng tin vào khả năng ứng phó lâu dài của nước Mỹ.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 14/05/2019

**********************

Trung Quốc yếu trong cuộc chiến mậu dịch

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 14/05/2019

Ngày thứ Sáu Mỹ bắt đầu tăng thuế quan từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng mua từ nước Tàu, hiệu lực ngay tức khắc. Ngày thứ Hai Trung Quốc mới trả đũa, đánh thuế trên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, đến đầu Tháng Sáu mới thi hành. Phản ứng chậm ba ngày và hoãn một tháng rưỡi mới áp dụng, rất có ý nghĩa. Bắt buộc phải trả đũa, nếu không sẽ mất mặt với dân chúng, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn tỏ ý hòa hoãn.

trade6

Trong hình, một người Trung Quốc chạy xe ngang cửa hàng của công ty sản xuất xe mô tô Harley-Davidson ở Thượng Hải. (Hình : Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

Nhưng Tổng thống Donald Trump không hòa hoãn mà còn đả mạnh hơn : Ra lệnh cho Cơ Quan Đại Diện Thương Mại (USTR, đóng vai trò một Bộ Ngoại Thương) công bố danh sách những món hàng còn lại nhập cảng từ bên Tàu, trị giá 300 tỷ USD, sẽ bị đánh giá 25% nốt.

Trung Quốc đấu dịu, Mỹ cứ tiếp tục găng. Vì trong trận chiến quan thuế này Mỹ ở thế mạnh, Trung Quốc thế yếu.

Trong bất cứ cuộc chiến tranh thương mại nào, người mua mạnh hơn kẻ bán, nhất là khi họ có thể mua những thứ hàng đó ở nhiều nơi khác. Mỹ mua của Trung Quốc nhiều hơn bán cho nước Tàu. Cho nên mạnh hơn.

Số hàng Mỹ bán cho Tàu không quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, chỉ bằng 0,7% Tổng sản lượng nội địa (GDP), nếu mất đi cũng không ghê gớm lắm. Trong khi đó số hàng Tàu bán qua Mỹ chiếm gần 4% GDP, cao nhất so với số xuất cảng qua các nước khác. Nếu giao thương đứt đoạn thì bên Tàu sẽ thiệt hại nặng hơn. Người ta đã ước tính nếu chiến tranh thương mại toàn diện xảy ra kinh tế Mỹ có thể bị tụt giảm, GDP mất từ 0,5% đến 0,7% ; còn Trung Quốc sẽ bị mất khoảng từ 1% đến 1,5%.

Trung Quốc phát triển trong ba chục năm qua phần lớn nhờ làm hàng rẻ tiền để xuất cảng. Năm vừa qua Trung Quốc bán qua Mỹ thặng dư gần 400 tỷ USD, trong khi số thặng dư với cả thế giới chỉ khoảng 300 tỷ USD. Nghĩa là ngoài thị trường Mỹ ra cán cân thương mại của Trung Quốc bị khiếm hụt 100 tỷ USD so với các nước còn lại. Trong ba tháng đầu năm nay số khiếm hụt đó lại tăng thêm. Tức là, nếu không bán được cho Mỹ thì cũng khó đi tìm khách hàng mới.

Cuộc chiến thương mại lại diễn ra trong lúc kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ phát triển. Trung Quốc từng phát triển 9%, 10% một năm, gần đây đã xuống 6,5% và năm nay có thể xuống 6%, nếu tụt xuống dưới 6% thì hàng triệu người sẽ thất nghiệp. Trong khi đó thì kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh. Có thể nói : Nếu Mỹ không "gây chiến" ngay bây giờ thì trong tương lai sẽ khó tìm ra một cơ hội tốt như vậy.

Giới lãnh đạo nước Tàu cũng biết như thế. Cho nên họ luôn tỏ ra hòa hoãn. Ông Trump đã lớn tiếng tố cáo Bắc Kinh đã đồng ý rồi lại rút lời. Ông nói phải ký thỏa hiệp ngay, nếu không sẽ tăng thuế từ 10% lên 25%, chỉ báo trước có năm ngày ! Nhưng Tập Cận Bình vẫn gửi Phó Thủ Tướng Lưu Hạc qua Mỹ nói chuyện tiếp. Đi không lại trở về không, ông Lưu Hạc vẫn tuyên bố sẽ còn tiếp tục thương nghị.

Trả lời đài truyền hình Phoenix Television ở Hồng Kông, ông Lưu Hạc nói Trung Quốc không "rút lại" những gì đã đồng ý với phía Mỹ. Ông giải thích : "Chỉ là bất đồng ý kiến về ngôn từ viết ra sao mà thôi".

Nghĩa là, Bắc Kinh sẵn sàng làm theo các yêu cầu của Mỹ, nhưng cách viết ra những nhượng bộ đó trên giấy thì họ muốn sửa đổi !

Những yêu cầu nào của Mỹ đã gây ra vụ bất đồng rắc rối đó ?

Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải cắt bỏ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, để bắt họ phải cạnh tranh ngang sức với các xí nghiệp Mỹ. Đây cũng chính là chương trình dài hạn của ông Tập Cận Bình, nhằm cải thiện chính các xí nghiệp quốc doanh. Nhưng đó là chính sách của chính Tập Cận Bình, ông ta đã nói ra từ mấy năm nay rồi. Không thể cho dân chúng Trung Hoa nghĩ rằng Tập Cận Bình bị Mỹ ép cho nên phải theo chính sách đó. Có nhiều cách để thỏa thuận này được viết ra sao cho hai bên không bên nào bị mất mặt.

Nhưng vấn đề các doanh nghiệp Mỹ vào nước Tàu làm ăn rắc rối hơn. Mỹ muốn Trung Quốc tôn trọng quyền sở hữu tri thức, bản quyền các sáng chế kỹ thuật của các xí nghiệp Mỹ. Trung Quốc đồng ý nguyên tắc này. Nhưng Mỹ còn muốn Trung Quốc phải cho các xí nghiệp Mỹ làm ăn ở bên Tàu phải có quyền thưa kiện nếu bị lấy cắp hoặc bị ép buộc phải chuyển giao các sáng chế của mình cho các công ty Trung Quốc cùng làm ăn.

Đến đây thì rắc rối. Có thể tưởng tượng biết bao nhiêu chi tiết cần ghi trong thỏa hiệp : Thưa kiện ở đâu ? Có thể tin tòa án bên Tàu xét xử công bằng hay không ? Thưa kiện tại một tòa án quốc tế hay tòa án Mỹ được không ? Phán quyết sẽ được thi hành như thế nào ?

Hai bên có thể đã thỏa hiệp về vấn đề này, viết cách nào để cho Mỹ an tâm nhưng không làm mất mặt ai cả. Nhưng khi Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc xem bản dự thảo thỏa hiệp họ thấy không ổn. Họ muốn phải viết một cách mơ hồ hơn, để đỡ mất mặt ! Bởi vì có những điều đã thỏa hiệp trong bản văn viết nháp nếu đem thi hành thì Trung Quốc phải thay đổi cả luật lệ thương mại của nước họ.

Ông Tập Cận Bình không dám chấp nhận. Ông đã lỡ kích động tự ái dân tộc của người dân từ năm, sáu năm nay ! Người Trung Quốc còn nhớ mãi những thỏa hiệp thương mại phải ký với các nước Tây phương trong thế kỷ 19. Dưới sức đe dọa của họng súng, nhà Thanh đã phải thay đổi nhiều thứ luật lệ, chỉ dùng cho người Tàu nhưng không được áp dụng với người da trắng.

Vì vậy, Tập Cận Bình muốn sửa đổi lời lẽ trong bản thỏa hiệp nháp. Đối với người Trung Hoa, những sửa đổi đó không quan trọng. Nếu tôi đã hứa với anh sẽ làm gì, anh phải tin tôi sẽ làm đúng lời hứa. Thay đổi một vài câu để "rửa mặt" cho nhau, việc đó không thay đổi lời đã hứa, vì danh dự của tôi đặt trên chữ Tín !

Người Mỹ không suy nghĩ theo lối đó. Cái gì cũng phải giấy trắng mực đen. Thế là cuộc đàm phán bế tắc.

Cuộc đàm phán bế tắc vì hai hệ thống pháp lý nước Tàu và nước Mỹ khác nhau, không thể liên kết được. Người Tàu nghĩ rằng luật pháp thành văn không quan trọng bằng cách người ta thi hành luật, có thể luồn lách, gia giảm, tùy theo chính sách của cấp trên. Nếu Tập Cận Bình bảo phải tôn trọng quyền lợi các công ty Mỹ thì các quan tòa sẽ xử theo lối đó ; đâu việc gì phải lo ? Nhưng người Mỹ không có thói quen suy nghĩ như vậy.

Tháng Sáu này Trump và Tập sẽ gặp nhau ở Osaka, Nhật Bản, bên lề hội nghị G20. Ông Tập sẽ hỏi ông Trump : Tại sao ông bạn đã đặt hết tin tưởng vào Kim Jong Un mà lại không tin tôi ? So sánh những lời lẽ của ông Trump nói về Bắc Hàn trước đây thì những điều ông đang nói về Trung Quốc còn nhẹ nhàng hơn nhiều.

Ông Trump có thể sẽ hòa hoãn. Ngày thứ Ba, 14 Tháng Năm, ông mới nói rất lạc quan : "Họ muốn ký một thỏa hiệp. Thế nào cũng có, tuyệt đối !"

Vì tuy trên mặt trận kinh tế nước Tàu rất yếu so với Mỹ, nhưng vị thế của ông Trump ở Mỹ lại yếu hơn ngôi vua của ông Tập trong nước Tàu. Nhà nông Mỹ không bán được đậu nành thì kêu trời, còn dân Trung Hoa thất nghiệp cũng đành chịu. Donald Trump sang năm sẽ phải tái tranh cử, còn Tập Cận Bình có thể làm chủ tịch nước Trung Hoa Cộng Sản suốt đời ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 14/05/2019

*******************

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo hai bên đi xuống

Trọng Thành, RFI, 14/05/2019

Trong tuần lễ thứ hai của tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ - Trung bất ngờ chuyển sang một bước quanh mới. Vòng thương thuyết thứ 11 tưởng như gần đạt kết quả, bất ngờ đổ vỡ. Cùng lúc đó Hoa Kỳ quyết định tăng thuế với toàn bộ hơn 300 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ba ngày sau, Bắc Kinh trả đũa. Xung đột thương mại Mỹ - Trung tác động đến hai bên ra sao ?

trade7

Ảnh minh họa : Đồng đô la Mỹ (trái) và nhân dân tệ của Trung Quốc (phải). Reuters/Jason Lee

Sau đây là một số nhận định của nhà báo Dominique Baillard, phụ trách chuyên mục Thời sự Kinh tế của RFI.

RFI : Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát trở lại với quyết định trả đũa của Bắc Kinh hôm qua, 13/05/2019. Trung Quốc quyết định tăng thuế nhập khẩu với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, từ 10 đến 25%, kể từ đầu tháng 6/2019. Cuộc chiến tăng thuế qua lại bắt đầu gây tổn hại cho nền kinh tế hai quốc gia. Bên nào thiệt hại nặng nhất ?

Dominique Baillard : Theo tổng thống Mỹ Donald Trump, thì chắc chắn không phải là Hoa Kỳ. Ông Trump coi Mỹ là bên thắng lớn trong xung đột này. Theo tổng thống Mỹ, các biện pháp bảo hộ mậu dịch, được thiết lập để trừng phạt Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải ký kết một thỏa thuận mang lại nhiều tiền cho nước Mỹ. Kể từ thứ Sáu tuần trước, 10/05, thuế nhập khẩu vào Mỹ với hàng Trung Quốc đã tăng từ 10 đến 25% đối với tổng cộng 200 tỉ đô la hàng hóa. Và chính quyền Mỹ dự kiến tiếp tục nâng thuế với toàn bộ hàng trăm tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại. Trên thực tế, nếu như chính quyền Liên bang thực sự có thêm nhiều khoản thu mới, thì ngược lại các nhà xuất khẩu Trung Quốc không có vẻ chấp nhận mất tiền, chưa có gì cho thấy trong hiện tại, phía Trung Quốc sẽ giảm giá hàng hóa bán sang Mỹ.

RFI : Vậy ai sẽ phải trả giá ?

Dominique Baillard : Cho đến nay, theo các kinh tế gia của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, cũng như của Ngân Hàng Thế Giới, các doanh nghiệp và người tiêu thụ Mỹ là thiệt hại nhất. Các doanh nghiệp Mỹ có nguy cơ tổn thương nhiều hơn cả, bởi họ cần đến thị trường Trung Quốc để sản xuất hoặc bán các sản phẩm như Apple, Caterpillar, hay Intel, vốn nhập từ Trung Quốc đến 25% số linh kiện cần thiết. Các tập đoàn này đang gánh chịu các tổn thất nặng nề trên thị trường chứng khoán. Kể từ khi chính quyền Trump gia tăng áp lực với Trung Quốc, ba tập đoàn này đã mất hơn 10% trị giá cổ phiếu trên chứng khoán Wall Street. Các công ty phân phối như WallMart hay Macy’s chắc chắn cũng sẽ gánh chịu hậu quả của việc tăng thuế với hàng dệt may Trung Quốc. Nếu họ không tăng giá hàng bán ra, để có thể duy trì khả năng cạnh tranh, thì phần lãi thu về sẽ sụt giảm.

RFI : Chứng khoán Mỹ hôm qua sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng Giêng đến nay. Vì sao lại như vậy ?

Dominique Baillard : Bởi các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ về khả năng hai nước tìm được một thỏa thuận, trong lúc dường như cách đây chục hôm, viễn cảnh đó là nằm trong tầm tay. Tại các vùng nông thôn nước Mỹ, nỗi nghi ngờ nhường chỗ cho sự tuyệt vọng. Các chủ trang trại Mỹ đã thiệt hại nhiều trong cuộc chiến thương mại này, bất chấp việc họ đã nhận được những khoản trợ cấp đặc biệt, nhằm bù lại việc không bán được đậu tương sang Trung Quốc chẳng hạn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nạn nhân của việc tăng thuế Mỹ. Về mặt số lượng thuần túy, Trung Quốc là bên thiệt hại hơn. Do Trung Quốc xuất khẩu nhiều sang Mỹ hơn là nhập khẩu - một trong các nguồn gốc của xung đột song phương, điều tự nhiên là kinh tế Trung Quốc bị tổn thương nhiều hơn, do việc tăng thuế. Quý một năm nay là quý đầu tiên, mà tổng trao đổi thương mại song phương sụt giảm, so với cùng kỳ năm ngoái 2018.

RFI : Tuy nhiên, phải chăng Trung Quốc vẫn còn các lá chủ bài trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ ?

Dominique Baillard : Trước hết, để giảm nhẹ các cú sốc, chính quyền Trung Quốc có trong tay phương tiện tiền tệ. Hồi năm ngoái, đồng nhân dân tệ đã giảm giá 8%. Điều này làm vô hiệu hóa các tác động của việc tăng thuế nhập khẩu Mỹ. Với các biện pháp trả đũa hôm qua, chính quyền Trung Quốc cho thấy là họ không có ý định để bị tấn công, mà không có phản ứng gì, và Bắc Kinh cũng sẵn sàng sử dụng các vũ khí gây thiệt hại hơn nhiều. Theo một nhật báo lớn của Trung Quốc, số lượng phi cơ Boeing Trung Quốc đặt mua của Mỹ có thể sẽ giảm bớt. Dư luận cũng ngày càng nói đến nhiều hơn một vũ khí ghê gớm khác. Đó là việc bán ồ ạt ra thị trường các trái phiếu của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Trung Quốc là quốc gia mua nhiều trái phiếu của Mỹ nhất, với tổng dự trữ 1.200 tỉ đô la). Đây là một vũ khí gây tổn hại kinh hoàng. Một mặt, việc này gây tổn thất đáng kể cho nước Mỹ, khiến Mỹ phải chi nhiều tiền hơn cho các khoản nợ. Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả ngược lại, với việc làm tổn hại chính giá trị của kho dữ trữ tiền tệ của họ. Một điều chắc chắn là, trước mắt, cuộc chạy đua tăng thuế nhập khẩu chỉ khiến các bên thua thiệt.

***

Theo AFP, các chuyên gia cũng nói đến một số biện pháp trả đũa khác của Trung Quốc, và những hậu quả gậy ông đập lưng ông. Như kêu gọi tẩy chay một số mặt hàng mũi nhọn Mỹ, như điện thoại iPhone. Điều mà Trung Quốc đã từng làm với Nhật Bản vào năm 2012 và Hàn Quốc, năm 2017. Các đợt vận động tẩy chay do chính quyền giật dây khiến doanh thu ngành xe hơi hai nước tại Trung Quốc sụt giảm đến 50%. Tuy nhiên, biện pháp tẩy chay cũng sẽ ảnh hưởng đến chính hàng triệu người Trung Quốc làm việc cho các công ty Mỹ, cùng các đối tác địa phương Trung Quốc.

Việc siết chặt kiểm soát nhằm ngăn cản hoạt động của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, cũng là điều nằm trong tầm tay của Bắc Kinh. Như đòi hỏi phải tuân thủ ngặt nghèo các quy định, tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh, hay làm nghẽn việc lưu thông hàng hóa tại hải quan… Một thành viên của phòng Thương Mại Mỹ tại Trung Quốc cảnh báo là, cho dù các biện pháp này được "một bộ phận đông đảo người Trung Quốc ủng hộ, nhưng sẽ khiến các doanh nghiệp (nước ngoài) mất lòng tin". Ngược lại, Washington cũng có thể đáp trả bằng việc cấm cửa một số doanh nghiệp Trung Quốc, ngăn chặn doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận một số công nghệ cao cấp, như đã từng làm với tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc ZTE hồi năm ngoái.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 14/05/2019

******************

Chiến tranh thương mại : Bắc Kinh kích động dân chúng chống Mỹ

Thùy Dương, RFI, 14/05/2019

Ba ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh khởi động thủ tục áp thuế đối với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, truyền thông Nhà nước Trung Quốc từ tối hôm qua, 13/05/2019, đã "lên giọng" tuyên bố "Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng".

trade8

Trang mạng thông tin thời sự Trung Quốc Tân Văn Liên Bá (Xinwen Lianbo) Ảnh : Wikipedia

Chỉ một giờ sau tuyên bố của truyền thông Nhà nước, Bắc Kinh thông báo biện pháp đáp trả Washington : Trung Quốc sẽ áp thuế trên 60 tỉ đô la hàng nhập từ Mỹ.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde cho biết chi tiết :

"Sau nhiều ngày yên ả và che giấu thông tin, sự thức tỉnh của các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của cư dân mạng.

Tân Văn Liên Bá (Xinwen Lianbo), bản tin thời sự lúc 19 giờ của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc, đã được hơn 3 tỉ lượt "like" vào sáng hôm nay. Người dẫn bản tin thời sự được xem nhiều nhất ở Trung Quốc đã nói dằn từng chữ, xin trích : "Hoa Kỳ đã phát động chiến tranh thương mại. Quan điểm của chúng ta rất rõ ràng : Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng không sợ chiến tranh. Nếu chúng ta không có lựa chọn nào khác, chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng".

Những lời nói trên không phải là tình cờ. Những tuyên bố đó được ra chỉ một giờ trước khi bộ Tài Chính phát đi một thông cáo về các biện pháp đáp trả nhắm vào 60 tỉ đô la hàng nhập từ Hoa Kỳ. Băng vidéo về những tuyên bố trên được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Các cư dân mạng đã tới tấp bình luận : "Trung Quốc không bao giờ lùi bước về các nguyên tắc", "Tôi rất xúc động, tôi ủng hộ đất nước tôi".

Hôm nay, sự ủng hộ này đã được thể hiện dưới hình thức một cuộc thăm dò ý kiến trên Đậu Biện (Douban), diễn đàn trên mạng hiện giờ được nhiều người biết đến nhất. Trả lời cho câu : "Nếu leo thang thương mại vẫn tiếp diễn, nếu Trung Quốc cần quý vị, thì quý vị sẽ làm gì ?", 66 % cư dân mạng cho biết sẵn sàng tẩy chay các sản phẩm của Mỹ, trong đó có cả iPhone. 59% nói sẽ không bao giờ uống Coca Cola nữa. Ngược lại, chỉ có 15 % cho biết sẵn sàng hiến vàng cho Nhà nước. 9 % sẵn sàng làm việc thêm giờ mà không cần được trả thêm tiền".

Trong khi đó, tại Mỹ, hôm qua 13/05, phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump thông báo chính phủ sẽ chi 15 tỉ đô la để hỗ trợ nông dân đối phó với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Năm ngoái, Washington cũng đã chi 12 tỉ đô la trợ giúp nông dân bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 14/05/2019

Published in Diễn đàn

Sáng 13/5 : Chưa đối thoại Mỹ - Việt 2019 đã vi phạm nhân quyền !

Mai ThanhVNTB, 14/05/2019

Thêm một lần nữa, chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam đã vi phạm trắng trợn quyền con người và quyền công dân ngay trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt 2019.

nq1

Phái đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ do ông Scott Busby (giữa) gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự ở Sài Gòn vào sáng 13/5/2019.  Ảnh : Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

"Sáng nay tôi ra khỏi nhà thì bị một lực lượng an ninh đông đảo chặn lại, cấm ra khỏi nhà cả ngày hôm nay và sáng mai.

Lý do là vì tôi được phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời gặp vào sáng mai để trao đổi ý kiến trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2019.

Nhân khi các anh em an ninh mời tôi ngồi nói chuyện, tôi thẳng thắn cho biết việc ngăn chặn tôi đến dự buổi họp mặt sẽ gửi một thông điệp tệ hại về tình trạng nhân quyền hiện nay. Vì vậy, nếu tôi không thể ra khỏi nhà vì lý do đó thì còn tốt hơn ngàn lời mà cơ quan an ninh sợ tôi nói ra.

Anh an ninh của Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh giải thích rằng họ cấm tôi đi vì lẽ ra các nhà ngoại giao Mỹ phải xin phép nhà nước Việt Nam trước khi gặp tôi.

Tôi cười hỏi lại tôi đang ở tù hay đang là công dân tự do, và có luật nào yêu cầu điều đó không. Anh ấy không trả lời được. Tuy nhiên, sau đó tôi kiểm tra lại thì biết rằng anh ấy nói sai sự thật, vì việc phái đoàn Mỹ gặp tôi đã được thông báo cụ thể cho các bộ liên quan của Việt Nam một cách đàng hoàng…".

Luật sư Lê Công Định ‘tố’ như thế trên facebook của anh.

Định là một trong những khách mời của cuộc gặp giữa phái đoàn Vụ Dân chủ, Lao đông và Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi ông Scott Busby - Trợ lý ngoại trưởng - đến Việt Nam để tiến hành cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt 2019, với một số nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập tại nhà riêng của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Sài Gòn vào buổi sáng ngày 13/5/2019.

Cùng bị công an ngăn chặn thô bạo còn có anh Phạm Bá Hải - điều phối viên của Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.

Vào tháng 5/2017 khi đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt của Trợ lý ngoại trưởng Virginia Bennett đến Sài Gòn sau khi kết thúc đối thoại, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã bị đến hai chục công an vây chặn tại nhà riêng nhằm không cho ông tiếp xúc với phái đoàn Hoa Kỳ.

Nhưng vào lần này và khác với bà Bennett, đoàn của Trợ lý ngoại trưởng Scott Busby đã tiếp xúc và tham vấn ý kiến của các nhà hoạt động nhân quyền trước khi cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt diễn ra tại Hà Nội.

Cả hai nhà hoạt động nhân quyền gặp được phái đoàn Hoa Kỳ là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và nhà báo Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam - đều có chung ý kiến ‘không thể tin và chẳng có cơ sở nào để tin những lời hứa hẹn hay cam kết của chính quyền Việt Nam về cải thiện nhân quyền’. Bằng chứng quá rõ ràng là sau hàng chục kỳ đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt, điều được xem là ‘thành tích cải thiện nhân quyền’ của chính quyền Việt Nam không những không khá hơn mà còn tồi tệ hơn hẳn.

Một số viên chức Hoa Kỳ có lẽ chưa có mấy kinh nghiệm về các thủ thuật trả treo nhân quyền của giới lãnh đạo Việt Nam, về những lời hứa hẹn chung chung và xảo ngôn của trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Việt Nam - một quan chức chỉ ở cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao và năm nào cũng có nhiệm vụ thông báo những lời hứa hẹn không hề được bảo chứng như thế.

Sau khi Thủ tướng Phúc kết thúc cuộc gặp với Tổng thống Trump ở Mỹ vào tháng 5 năm 2017 mà đã không nhận được tín hiệu nào về Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, thậm chí còn bị Trump "đòi nợ" về tình trạng nhập siêu quá nhiều của Mỹ đối với Việt Nam trong lúc Trump lại gần như không quan tâm đến vấn đề nhân quyền, giới cầm quyền Việt Nam đã bắt bớ đến gần ba chục nhà hoạt động nhân quyền chỉ riêng trong năm 2017, đồng thời đưa ra xử tù cực kỳ nặng nề đối với họ.

Sang năm 2018, tình hình vẫn chưa thể khả quan hơn. Cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt thường niên vẫn diễn ra tại Washington nhưng có vẻ vẫn bế tắc. Mặc dù khi đó đã nhận được tín hiệu ‘cho qua cầu’ của Liên Hiệp Châu Âu (EU) về EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam), chính quyền Việt Nam vẫn chỉ thả nhỏ giọt vài tù nhân bất đồng chính kiến như luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc có vẻ Hoa Kỳ đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của chính quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình, chính quyền Việt Nam lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã đề nghị kết quả của Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt cần được chi tiết hóa bằng biên bản, trong đó nhấn mạnh những nội dung mà phía Việt Nam cam kết sẽ cải thiện nhân quyền nhưng với mốc thời gian cụ thể để tránh tình trạng ‘lưỡi không xương nhiều đừng lắt léo’. Hơn nữa, biên bản này cần được ký xác nhận bởi một quan chức Việt Nam với chức vụ bộ trưởng.

Vào lần này và khác hẳn những lần đối thoại nhân quyền trước đây, Hoa Kỳ đang có hai ưu thế nổi bật: ngay phía tước là chuyến đi Mỹ dự kiến của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, với điều kiện ông ta kịp phục hồi sức khỏe. Những lợi ích về ‘can đảm bám Mỹ để khai thác dầu khí’, cố gắng duy trì giá trị xuất siêu lên tới 35 tỷ USD hàng năm của Việt Nam vào thị trường Mỹ và thể diện cá nhân khi được tiếp đón chính thức với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia có thể khiến Trọng phải nhân nhượng một số điều kiện nhân quyền được nêu ra từ Mỹ.

Ưu thế thứ hai của Hoa Kỳ được thể hiện một cách gián tiếp qua EVFTA mà có thể sắp được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng 6 năm 2019, với điều kiện chính thể Việt Nam phải chấp nhận gói cải thiện nhân quyền do Nghị viện Châu Âu đòi hỏi, bao gồm Việt Nam phải ký kết và phê chuẩn 3 công ước quốc tế còn lại về lao động và công đoàn độc lập, sửa đổi Bộ Luật Lao động một cách thực chất chứ không phải chỉ để đối phó, và có thể phải ban hành Luật về Hội…

Mặc dù một nửa số khách mời đã bị công an Việt Nam ngăn cặn thô bạo, nửa còn lại vẫn nói được những gì cần nói với phái đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ. Một cuộc gặp chia sẻ, ấm áp và khá nhiều thông tin.

Nếu Hoa Kỳ tận dụng được hai ưu thế lớn mà họ đang có trong tay, cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt năm 2019 có thể sẽ mang một sắc thái khác hơn và hy vọng hơn nhiều so với con số 0 tròn trĩnh hai năm trước đó.

Mai Thanh

Nguồn : VNTB, 14/05/2019

********************

Hội đồng Liên tôn : ‘Không có nhân quyền tại Việt Nam’

TN, Người Việt, 13/05/2019

Hội đồng Liên tôn Việt Nam nói với phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ rằng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có tự do, dân chủ và nhân quyền.

nq2

Phái đoàn Liên tôn Việt Nam ngày 13/5/2019, chụp hình chung với phái đoàn Ngoại Giao Mỹ đến Việt Nam đối thoại nhân quyền. (Hình: FB Lê Quang Hiển)

Hôm Thứ Hai 13/5/2019, phái đoàn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến Việt Nam đã gặp một số nhà hoạt động, tổ chức hội đoàn độc lập và tổ chức tôn giáo tại Sài Gòn trước khi họ đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam trong tuần này.

Theo bản tin của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, trưa ngày 13/5/2019, phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do ông Scott Busby, Cố vấn cao cấp Cục Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đồng thời là trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đến thăm và làm việc với Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa, Bình Thạnh, Sài Gòn.

Phía Hội đồng Liên tôn Việt Nam gồm các vị như Hòa thượng Thích Không Tánh ; Mục sư Lê Hoàng Hoa, ông Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo), Linh mục Lê Xuân Lộc, bà Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài), Lê Quang Hiển (PGHH), Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (Cao đài), Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (Phật giáo), cùng một số vị khách mời đại diện cho các tổ chức khác là Linh mục Nguyễn Duy Tân, cô Ngọc Linh, Liên đoàn Lao động Việt tự do, ông Nguyễn Thiện Nhân, Hội Nhà báo Độc lập và ông Trương Văn Kim, tù nhân lương tâm.

Bản tin viết tóm tắt cuộc tiếp xúc cho biết : "Hòa thượng Thích Không Tánh đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam tường trình chung của Hội đồng Liên tôn Việt Nam và kiến nghị gởi đến phái đoàn, tiếp theo Linh mục Nguyễn Duy Tân nói rằng những ai nói Việt Nam có tự do tôn giáo là không đúng sự thật, Linh mục Lê Xuân Lộc nói có vài linh mục vì lên tiếng về quyền con người và tự do tôn giáo thì không được nhà cầm quyền cấp passport, Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân thì cho rằng vụ đàn áp Chánh trị Sự Hứa Phi, ngăn cản không cho vô Sài Gòn tham dự cuộc gặp hôm nay là một bằng chứng hùng hồn về Việt Nam không có tự do tôn giáo, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quan tâm về nhân quyền khi bang giao với chánh phủ Việt Nam, Đạo huynh Lê Văn Sóc nói tại Việt Nam không có tự do, dân chủ và nhân quyền".

nq3

Nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự gặp gỡ phái đoàn Hoa Kỳ trước đối thoại Việt -Mỹ - SBTN

Đồng thời "các vị khách mời cũng nêu lên ý kiến của mình, cô Ngọc Linh nói Việt Nam chưa có công đoàn lao động độc lập, thỉnh cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ can thiệp trả tự do cho tù nhân lương tâm Trương Minh Đức và Hoàng Đức Bình, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng tình hình nhân quyền Việt Nam thật tồi tệ và chưa có tự do báo chí, các facebooker liên tục bị đe dọa đàn áp".

Cũng được mời đến để phái đoàn Hoa Kỳ nghe những người từng là và hiện cũng đang là nạn nhân của tình trạng đàn áp nhân quyền của chế độ Hà Nội, nhưng bị cấm ra khỏi nhà là Luật sư Lê Công Định, và như trên đề cập trong bản tin của Hội đồng Liên tôn là Chánh trị sự Hứa Phi của đạo Cao đài đã bị lực lượng Công An canh giữ chặt chẽ tại nhà.

"Nhân khi các anh em an ninh mời tôi ngồi nói chuyện, tôi thẳng thắn cho biết việc ngăn chặn tôi đến dự buổi họp mặt sẽ gửi một thông điệp tệ hại về tình trạng nhân quyền hiện nay. Vì vậy, nếu tôi không thể ra khỏi nhà vì lý do đó thì còn tốt hơn ngàn lời mà cơ quan an ninh sợ tôi nói ra". Luật sư Lê Công Định thuật lại những lời ông nói với viên chức an ninh cấm ông ra khỏi nhà, và cho hay trên trang facebook cá nhân rằng, dù bị công an ngăn chặn, ông vẫn nói chuyện qua điện thoại với phái đoàn Mỹ, kể tất cả những gì ông thấy cần phải nói với họ.

Giữa tháng Ba vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới. Trong đó, bản phúc trình vẫn cáo buộc như những năm trước là chế độ Hà Nội tiếp tục đàn áp các người bất đồng chính kiến khi bỏ tù tùy tiện, ngược đãi tù nhân, siết chặt các quyền bày tỏ trên mạng, quyền tự do hội họp, quyền tự do lập hội…

Bản phúc trình nêu ra các trường hợp cụ thể chứng tỏ chế độ Hà Nội trước nay vẫn nói một đàng làm một nẻo về nhân quyền. Phản ứng lại, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn luôn cho phát ngôn viên Bộ Ngoại giao kêu là "không khách quan". (TN)

*****************

Công an Việt Nam chặn một số nhà hoạt động, chức sắc gặp Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (RFA, 13/05/2019)

Một số các nhà bất đồng chính kiến tại Sài Gòn và các tỉnh bị công an, an ninh ngăn chặn, cấm cản, không thể đến gặp Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo lời mời gặp vào sáng ngày 13/5/2019, để trao đổi ý kiến trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2019.

nq1

Một số các nhà bất đồng chính kiến tại Sài Gòn đến được nơi gặp Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Courtesy BS Nguyễn Đan Quế

Một trong những người bị ngăn cản là Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, ông Hứa Phi, và cũng là đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam cũng bị Công an Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ngăn chặn. Ông cho Đài Á Châu Tự Do biết sự việt như sau :

"Trong chương trình người ta biết ngày 13/5 xuống Sài Gòn gặp Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đông Liên tôn Việt Nam. Bốn ngày nay, tôi bị Công an cộng sản Việt Nam ở Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng canh tôi liên tục và liên tục cho nên tôi không thể xuống Sài Gòn gặp Lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng như Cục Dân chủ Nhân quyền mời. Công an chặn quanh nhà tôi, tôi ra đi thì công an đem những vật cản đến chặn cửa nhà tôi như giường bố, bàn ghế… Tuy tôi không đi được nhưng tôi cũng đã ủy quyền cho một số vị trong đạo Cao đài xuống dự".

Một cựu tù nhân lương tâm tại Sài Gòn, là Luật sư Lê Công Định, cũng viết trên trang cá nhân về tình trạng bị công an, an ninh ngăn cản cấm ra khỏi nhà từ trước cuộc gặp 2 ngày.

Lý do mà an ninh của Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấm Luật sư Lê Công Định đi ra khỏi nhà, được cho biết là các nhà ngoại giao Mỹ phải xin phép nhà nước Việt Nam trước khi gặp ông.

Luật sư Lê Công Định viết rằng, ông đã thẳng thắn nói với công an việc ngăn chặn đến dự buổi họp mặt sẽ gửi một thông điệp tệ hại về tình trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam.

Theo Luật sư Lê Công Định, việc cấm ông ra khỏi nhà đã trái với Điều 23 của Hiến pháp năm 2013, trong đó nêu rõ : "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Ngoài Luật sư Lê Công Định và Chánh trị sự đạo Cao Đài Hứa Phi còn một số nhà hoạt động khác được mời đến gặp Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trao đổi ý kiến trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2019, như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Phạm Bá Hải.v.v… Tuy nhiên, Đài Á Châu Tự Do tạm thời chưa thể liên lạc được với các nhà hoạt động này.

Lâu nay, mỗi khi những phái đoàn Phương Tây như Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu-EU có những cuộc gặp với các thành phần hoạt động, đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam thì hầu như những thành phần được mời bị an ninh Hà Nội ngăn chặn. Nhiều người phải tìm cách trốn trước ra khỏi nhà mới có thể được chỗ gặp.

Published in Diễn đàn

Cổ động Phật giáo để nịnh bợ đảng cộng sản !

Trúc Giang, VNTB, 14/05/2019

Tình huống phân tích : Hòa thượng treo tranh hay tác giả tranh vi phạm điều luật cấm nịnh bợ cấp trên ?

phatgiao4

Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" đang gây phản ứng tiêu cực về Phật giáo và về đảng cộng sản Việt Nam.

Tin tức báo chí cho biết, mới đây, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, tọa lạc tại Sóc Sơn (Hà Nội), đã diễn ra nghi thức trang trọng, linh thiêng của Đại lễ kính mừng Phật Đản, và giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc". Bức tranh có chiều cao 2m, chiều ngang 4,2m, tổng diện tích 8,4m, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, đã được 6 họa sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt hơn 1 tháng qua.

Tác phẩm gây chú ý với nhiều phản đối, khi được vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là ông Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. Giải thích của nhóm tác giả, bức tranh được họ thực hiện theo đơn hàng để đón chào 129 năm ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5) và dịp Lễ quốc tế Phật Đản được tổ chức tại Việt Nam.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai bút" cho quá trình thực hiện tranh. Ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, là người bỏ tiền ra thuê nhóm họa sĩ thực hiện. Nữ họa sĩ Ngô Hải Yến là trưởng nhóm họa sĩ vẽ theo đơn đặt hàng của ông Hà Huy Thanh và thượng tọa Thích Thanh Quyết.

Phật Thích Ca Mâu Ni tượng trưng cho vế đạo pháp. Ông Hồ Chí Minh tượng trưng cho vế dân tộc. Đó là cách giải thích của thượng tọa Thích Thanh Quyết. Cách giải thích này cho thấy không phù hợp. 

Trong một bài viết đăng trên trang của Viện Triết học, tác giả Nguyễn Mạnh Tường, tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, lập luận : "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh" (1).

Như vậy, ông Hồ Chí Minh là một tượng trưng cho cách mạng Việt Nam, cho chủ nghĩa xã hội. Phải chăng ‘dân tộc’ ở đây mà thượng tọa Thích Thanh Quyết muốn nói đến qua hình tượng ông Hồ Chí Minh, là mong muốn lại có một cuộc cách mạng cho Việt Nam ? Hay là thượng tọa Thích Thanh Quyết đang hoài nghi cho một chủ nghĩa xét lại ?

Ở đây có lẽ đơn giản chỉ là hành vi mang tính ‘nịnh bợ’ đảng cộng sản của thượng tọa Thích Thanh Quyết. Sẳn việc ông Hà Huy Thanh bỏ tiền thuê vẽ tranh, ông Thích Thánh Quyết đã tiện thể ‘mượn hoa cúng đảng’. Bởi biết đâu bức tranh này sẽ được chọn trưng bày ở vị trí nào đó tại phủ Chủ tịch nước, hay nơi làm việc của Tổng bí thư đảng.

Thế nhưng nội dung bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có thể mang dấu hiệu của hành vi gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và xâm phạm tự do tôn giáo.

Ngôn ngữ hội họa, khi thể hiện đối xứng tỷ lệ 1:1 ở bức tranh "Đạo pháp và dân tộc", có nghĩa nhóm tác giả đồng ý với yêu cầu của đơn hàng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đồng giá trị tâm linh với ông Hồ Chí Minh. Đó sẽ là sự xúc phạm tôn giáo, nguy cơ gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 

Vấn đề khác, hiểu dân dã hơn, lâu nay một số địa phương thuộc miền Bắc có đạo thờ phượng ông Hồ Chí Minh gọi là "Tâm linh Hồ Chí Minh"(2). Liệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có nhằm ám chỉ đến tôn giáo mới ra đời ở chục năm trở lại đây này ?

Trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam, có lẽ chưa có tác phẩm hội họa nào thể hiện về hình ảnh Đức Phật Thích Ca cùng song hành với một lãnh đạo chính trị cụ thể. Hà Nội có bức tượng ở chùa Hoè Nhai, tương truyền được vua Lê Hy Tông cho tạc tượng mình quỳ rạp để Phật tổ ngồi trên. Vua sám hối và tạ tội với Đức Phật vì đã phỉ báng Phật, đuổi sư ra khỏi Thăng Long (3).

Sự sáng tạo luôn đáng được trân trọng. Hội họa về Phật giáo ở hôm nay đang đem hơi thở cuộc sống đương đại hình tượng hoá một phong cách đa dạng, sinh động từ nguồn thiền thể hiện bằng loại hình tranh ảnh Phật giáo, được phát triển theo đúng sự cần thiết của xã hội, có vị trí xác thực, tôn nghiêm không chỉ ở các thiền tự, thiền thất, ở nơi thờ phụng, mà có thể còn được sử dụng lan toả trong cộng đồng. 

Thế nhưng sự sáng tạo ấy không hề đồng nghĩa với chuyện ‘mượn tranh tôn giáo’ để nịnh bợ đảng cộng sản như bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" mà ông Hà Huy Thanh và thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đặt hàng cho nhóm họa sĩ Ngô Hải Yến thực hiện.

Một số bức tranh khác chủ đề Phật giáo được nhóm họa sĩ Phật Diện ở Sài Gòn thể hiện mừng Phật Đản 2019.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 14/05/2019

(1) http://bit.ly/2Vlbn6m

(2) http://bit.ly/2Vz62xk

(3) http://bit.ly/2Yn55oD

*******************

Phật ở đâu ?

Trân Văn, VOA, 13/05/2019

Phật t Vit Nam đang chun b cho Pht Đn – sinh nht ca Đc Pht. Năm nay, rm tháng 4 rơi vào ngày 19 tháng 5 dương lch và dp Pht Đn 2019 này s là ln th ba, Vit Nam đăng cai t chc Đi l Vesak (đi l mang tính quc tế ca Pht giáo, k nim cùng lúc ba sự kin : Pht Đn, Pht Thành đo và Pht nht Niết bàn).

phat1

Một bui ăn ca các em ti Tnh thất Sơn Lâm.

Đang có rất nhiu lý do đ người Vit, đc bit là Pht t Vit Nam nên t hi : Pht đâu ?

***

Cách nay bốn tun, facebooker Chau Thi Phan đưa lên facebook ca bà câu chuyn mà bà đặt tên là : Ở đó, chùa đã được cu chng bi giáo dân (1)…

Ngôi chùa ấy không có bin đ người ta biết tên ca t vin, không có chánh đin, ch có hai tăng nhân và mt lũ tr t hai đến hơn mười tui. Nếu không có hai bóng áo vàng, hàng chc bóng áo lam, áo nâu sồng ca nhng đa tr thp thoáng bên trong, không ai nghĩ đó là "ca Pht".

Theo mô tả ca bà Châu, tht ra, ngôi chùa mà bà và bn bè đến thăm ch là mt căn nhà tunh toàng, vách gch, mái tôn. Căn nhà y va đt bàn th Pht, va là ch ăn ca lũ trẻ. Trong khuôn viên cái gi là chùa, có mt căn nhà khác trong tình trng xây dng d dang, tượng và bát nhang nm ri rác chung quanh, chng khác gì b b hoang...

Sở dĩ bà Châu và bn bè b thi gian, công sc t Sài Gòn đến Long Khánh, băng qua thêm một con đường đt đ ngon nghèo dn vào chân núi Cha Chan, khó đi đến mc người ngi trên xe ch s xe… lt, tìm ti "chùa" vì qua facebook, h biết, đó là nơi hai người đàn ông thí phát quy y đang nuôi lũ tr, đa thì b vt b t lúc mi chào đi, đứa thì vì cha mẹ không th hoc không mun nuôi dưỡng do chúng thiu năng,...

12 đứa tr vn dĩ bt hnh y đã có mt mái m, đang và s còn ln lên trong tình thương, bng m hôi ca hai tăng nhân. C hai qun qut làm vườn, thu hoch rau c, trái cây, làm sữa đu nành, bún xào chay, ch giò chay… mang đi bán đ mua sa, mua qun áo và nhng nhu yếu phm ti cn thiết giúp lũ tr tn ti.

Hai tăng nhân kể vi bà Châu, h có chung thy. Tám năm trước, c hai ri thy, cùng nhau đi tìm mt nơi thanh tnh làmi tu tp và chn ch hin nay – vn là mt cái cc b b hoang và ch cc đng ý bán… chu. H da vào mình, da vào nhau, không da vào bá tánh. Ri hoàn cnh đy đưa, h t nguyn làm ch da cho lũ tr

Do ái ngại trước… cnh chùa, mt s Pht t phát tâm muốn h tr c hai tăng nhân dng mt gian nhà riêng đ th Pht nhưng chính quyn đa phương không cho vì c hai tăng nhân không phi là thành viên ca… Giáo hi Pht giáo Vit Nam. Gian nhà bên cnh d dang là vì thế.

Cả hai tăng nhân gii thích, h không ghi danh làm thành viên Giáo hi Pht giáo Vit Nam vì s phi đóng nhiu th tin. Hóa ra, ngay c treo bin đ tên t vin cũng phi đóng hàng trăm triu. Chng l không phi thành viên Giáo hi Pht giáo Vit Nam thì không phi là… tu (?). Thôi thì dành khoản tin đó đ nuôi lũ tr !

Một trong hai tăng nhân bo vi bà Châu. Vài năm trước, do tường nt toác mà không có tin, ông tâm s trên facebook, hi vng có ai đó s giúp cho ba bao xi măng. Thế ri mt trong nhng người đc nhc rng, Đc Pht bỏ c ngai vàng, ta thin dưới gc cây chu bao mưa nng đ tu, gi, ti sao ch vì bt tin chút xíu mà đã đi xin ? Li nhc nh đó khiến ông git mình và k t đó, c hai t làm, t lo…

Có một tình tiết mà sau khi phát giác, bà Châu mnh ming kết lun, ngôi chùa không ra chùa ấy đã được các giáo dân Công giáo cu chng : Khi xung bếp, trò chuyn vi nhng người mà bà cho là đến chùa làm công qu, giúp hai tăng nhân nu nướng cho lũ tr, h làm bà sng st khi khng đnh h không phi là Pht t

Họnhững giáo dân Công giáo sng quanh chùa. Cm đng trước cnh hai tu sĩ khác tôn giáo thc khuya, dy sm, làm vic qun qut ri tt t chy ch, bán nhng th t làm, va đ nuôi thân, va đ nuôi lũ tr, khiến h t thy cn xúm vào ph mt tay. Bà Châu gọi đó là bng chng chùa đã được cu chng – thm đnh giá tr !

Cuối câu chuyn va k, bà Châu gii thích, bà không nêu tên t vin vì bà không mun tâm s ca bà gây thêm khó khăn cho hai tăng nhân. Nhng câu chuyn mà mt vài facebooker khác tng k trên mạng xã hi v ngôi chùa này đã tr thành lý do khiến hai tăng nhân b chính quyn đa phương gi lên răn đe : Đng li dng lũ tr đ kiếm tin !

Dẫu bà Châu không nêu nhưng tìm trên facebook vn có th biết ngôi chùa trong câu chuyn bà Châu k là Tnh thất Sơn Lâm, ta lc ti p 1, xã Xuân Hưng, huyn Xuân Lc, tnh Đng Nai. Hai tăng nhân trú trong tnh tht là Đi đc Thích Chơn Lâm và Tỳ kheo Thích Nhun Hin (2).

Tịnh tht Sơn Lâm chưa có bin, chưa có chánh đin, tượng ri bát nhang đang ngn ngang giữa nng mưa nhưng có Pht không ? Ai dám bo là không ?

***

Cuối tun này, đi din Pht giáo ca nhiu quc gia s đến Vit Nam tham d Đi l Vesak.

Ai cũng biết, vi Vit Nam, Đi l Vesak không ch là s kin ca riêng Pht giáo, đã rt nhiu ln chính quyền Vit Nam s dng Đi l Vesak như mt bng chng, chng minh rng Vit Nam tôn trng "t do tôn giáo", n lc không ngưng ngh đ thăng tiến nhân quyn như đã cam kết vi cng đng quc tế.

Năm nay là lần th ba Đi l Vesak din ra ti Vit Nam. Trừ ln đu (2008), Đi l Vesak được t chc Trung tâm Hi ngh Quc gia M Đình như mt bng chng, chng minh s ng h vô điu kin ca chính quyn Vit Nam vi Pht giáo. Ln th hai và ln này, Đi l Vesak đu din ra ti các đi t cùng do… Công ty Xây dựng Xuân Trường đu tư.

phat2

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn Đại lễ Vesak  12/5/2019

Chùa Bái Đính – nơi din ra Đi l Vesak ln th hai ti Vit Nam (2014) – là mt kiến trúc nm trong Khu Du lch Tâm linh Tràng An.

Cho đến gi này, người ta ch biết chùa Bái Đính có chín cái nht, không… Châu Á thì cũng… Đông Nam Á hoc Vit Nam, có xá li Pht được rước t n Đ v, Đi l Vesak tng được t chc ti đó… và cũng t đó, Khu Du lch Tâm linh Tràng An tr thành mt điểm hành hương, tham quan ni tiếng, khách du lch tăng theo mc triu/năm.

Người ta chưa biết ti sao Công ty Xây dng Xuân Trường được giao hàng chc ngàn héc ta công th, k c núi, rng, sông, sui ? Người ta cũng chưa biết ti sao vn đu tư vào Khu Du lch Tâm linh Tràng An, đc bit là h tng, tuy là công qu (ít nht cũng khong 3.000 t) nhưng t chc khai thác thì li do Công ty Xây dng Xuân Trường đm nhn và hưởng… 90% doanh thu (3).

Chẳng biết có phi Đi l Vesak hi 2014 Vit Nam m đường hay không mà Công ty Xây dựng Xuân Trường li được giao chng 4.000 héc ta na đ xây dng Khu Du lch Tâm linh Tam Chúc. Trong Khu Du lch Tâm linh Tam Chúc cũng có đi t : Chùa Tam Chúc và đây là nơi được chn đ t chc Đi l Vesak vào cui tun này.

Công ty Xây dựng Xuân Trường không giu giếm tham vng s đu tư xây dng T hp Du lch Tâm linh chùa Hương, din tích 1.000 héc ta. Nếu tham vng này được chp nhn, Công ty Xây dng Xuân Trường s là doanh nghip khai thác Kế hoch thc hin "tuyến du lch tâm linh" từ Hà Ni đến Ninh Bình đã được chính quyn Vit Nam phê duyt và h thng h tng ca tuyến du lch tâm linh này hoàn toàn là vn ngân sách.

Phật có trong nhng đi t cu thành các Khu Du lch Tâm linh không ? Rng hơn, Pht có trong nhng đại t do các tăng nhân đang nm gi đ loi chc v, c chính tri biu quc hi, đi biu hi đng nhân dân, y viên Mt trn T quốc…), ln lãnh đo tăng đoàn các cp ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam, đang tr trì hay không ?

Phật đâu khi nhng tăng nhân của Giáo hi Pht giáo Vit Nam t chc bán sao đ gii hn, bán vong đ gii nghip ? Pht đâu khi nhng tăng nhân này tu tp trong xa hoa, thm chí đua nhau phô trương sang, giàu qua xe hơi, đin thoi, đng h... Va nim Pht va chi th, ra xả chúng sinh, va gõ mõ, va đánh người, thm chí đánh ln nhau như thi gian va qua ?

Theo Phật có nên theo nhng tăng nhân, thay vì nhìn vào giáo pháp đ t vn, t điu chnh trên con đường tu tp thì li thnh th ý kiến ca h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam trong tt c mi chuyn và tìm mi cách đ gn cho bng được đo pháp vi ch nghĩa xã hi hay không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/05/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/chuoichin.cay.3/posts/1095372360663800

(2) https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1048420785349791

(3) http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/22463602-%C2%A0phan-dinh-ro-loi-ich-trach-nhiem-quan-ly-tai-chua-bai-%C3%B0inh-va-khu-du-lich-trang-an.html

****************

Vẽ ông Hồ Chí Minh ngang hàng Đức Phật là "nông cạn và bệnh hoạn"

RFA, 13/05/2019

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên "Đạo Pháp và Dân Tộc". Bức tranh khiến công luận phản ứng với hình ảnh một bên là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, một bên là ông Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.

phatgiao1

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên "Đạo Pháp và Dân Tộc". Courtesy hvpgvn.edu.vn

Tác phẩm ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, cháu nội của cố Tổng bí thư đảng cộng sản Hà Huy Tập, cùng sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của Thượng tọa Thích Thanh Quyết cùng đông đảo cán bộ và tăng ni sinh của học viện Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng chính là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai bút" cho quá trình thực hiện bức tranh.

Nhận định về Bức tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’, Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình hôm 13/5/2019, như sau :

"Bức tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ do một nhóm họa sĩ tặng cho Học Viện Phật giáo mà người nhận là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, đã gây một chấn động lớn trên mạng xã hội, và gây một sự phản ứng lớn trong cộng đồng mạng. Tôi có xem bức tranh đó, trước hết tôi thấy sự hiểu biết quá nông cạn và quá bệnh hoạn của các họa sĩ này. Bởi vì những họa sĩ có học hành đầy đủ và có nền tảng về tri thức thì không bao giờ người ta vẽ bức tranh như thế, cho dù người ta có tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay tôn kính cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không, thì người ta cũng không thể phác họa đồ án và trình bày như thế".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, sự việc này thể hiện sự hiểu biết về văn hóa rất là thấp kém, thể hiện sự sùng bái quá đáng, nó là sự xúc phạm lớn đến cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cả ông Hồ Chí Minh. Ông nói tiếp :

"Tôi cho rằng những người vẽ bức tranh này xứng đáng nhận những lời đàm tiếu của thiên hạ, của mọi người. Ngoài ra, Thượng tọa Thích Thanh Quyết là Phó Học Viện Phật giáo Việt Nam, người đã hồ hởi nhận bức tranh đó, theo tôi biết cũng là người tư vấn ban đầu cho dự án vẽ bức tranh này, xứng đáng nhận lời chê trách, phê bình và khinh bỉ của mọi người".

phatgiao2

Ảnh: Thượng Tọa Thích Thanh Quyết tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Bình Liêu

Tin cho biết, bức tranh "Đạo Pháp và Dân Tộc" có chiều cao 2 m, chiều ngang 4,2 m, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, thời gian thực hiện kép dài 1 tháng, với sự tham gia của họa sĩ Ngô Hải Yến và 5 họa sĩ khác.

Phát biểu tại Lễ công bố bức tranh, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết :

"Toàn bộ bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ Đức Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm nay ngày sinh của đức Phật và chủ tịch Hồ Chí Minh lại trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một bức tranh đặc biệt như vậy".

Tuy nhiên từ Đà Nẵng, Hòa thượng Thích Thiên Phúc lại bày tỏ sự không đồng tình :

"Lắm lúc mình nói thì cũng không hay cho lắm, nhưng thực chất vẽ như vậy là không đúng. Thứ nhất các nhà hội họa, tầm cỡ họ nhìn không rõ ràng và sắc nét, bởi vì có vẽ gì thì nội dung họ muốn được phong phú. Thứ hai đồng ý ông Hồ là vị lãnh tụ quốc gia, nhưng ổng ở tại thế gian mà, đâu có xuất gia, làm sao so sánh với Đức Phật. Đức Phật là xuất thế gian, mình là tại thế gian. Đức Phật thì tầm cỡ năm châu bốn bể, mình chỉ tầm cỡ quốc gia, ý thức hệ được lòng dân thì 5, 7 chục năm, 100 năm, không được thì còn ít hơn. Từ ngàn xưa đã như thế, Đức Phật đã hơn 25 thế kỷ rồi, ông Hồ làm sao ngang hàng được".

Hòa thượng Thích Thiên Phúc cho rằng, các thầy, các sư là người xuất gia không nên tô son đánh phấn một cách sai trái văn hóa, sai trái về lịch sử Phật giáo từ ngàn xưa đến giờ. Theo ông, ý thức hệ thì sẽ mai một, không trường tồn, chế độ nào cũng tuyên bố muôn năm, nhưng thực chất không muôn năm. Ông dẫn chứng, Phật giáo không cần nói muôn năm, nhưng Phật giáo vẫn tồn tại trong lòng dân tộc. Ông cho rằng, Đạo Pháp là của dân tộc chứ không của riêng một ý thức hệ nào cả.

Hòa thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhận định :

"Những vị Tu sĩ Phật giáo mà thực chất họ là những đảng viên cộng sản, nên đương nhiên họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào đảng và nhà nước. Họ ca ngợi ông Hồ chỉ vì quyền lợi của họ mà thôi. Những ‘đảng sư’, những nhà sư ủng hộ đảng và nhà nước, thì vốn từ lâu họ cũng tôn thờ, coi ông Hồ Chí Minh như Bồ Tát, coi như Phật cho nên họ làm vậy cũng là bình thường đối với họ. Nhưng làm đau lòng những chức sắc tôn giáo, những phật tử chân chính, rất là đau đớn".

Theo Hòa thượng Thích Không Tánh, những vị sư không còn đi theo đúng đường hướng của Đức Phật thì đương nhiên họ cũng không cần biết đúng hay sai, miễn sao họ được hưởng lợi. Cho nên theo ông, họ mới có những hành động tung hê, lấy lòng một cách lộ liễu như vậy.

Còn Hòa thượng Thích Thiên Phúc thì cho rằng, đã là con nhà Phật, đã cát ái từ thân xuất gia, thì không thể làm như thế được. Ông cho biết, khi nhìn bức tranh vẽ như thế, nhìn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhìn các vị ‘Họ Nô’, ông đã xót xa cho Phật giáo vô cùng.

Đối với thực tế lâu nay có tình trạng đưa tượng bán thân của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong các ngôi chùa để thờ cạnh Đức Phật, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cho rằng điều này phản ánh một tín ngưỡng, một tâm thế của xã hội Việt Nam, có một cái gì đấy bất ổn về mặt tâm linh.

Trung Khang

******************

Tranh vẽ Hồ Chí Minh ngồi ngang Phật Thích Ca: ‘Phật giáo quốc doanh thời mạt pháp’

TK, Người Việt, 12/05/2019

Cộng đồng mạng xã hội hôm 12 tháng Năm bày tỏ phẫn nộ về bức tranh sơn mài dát vàng "Đạo Pháp và Dân Tộc" được vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.

phatgiao3

Thượng tọa Thích Thanh Quyết và bức tranh vẽ Phật Thích Ca và Hồ Chí Minh. (Hình : VietnamNet)

Bức tranh có kích cỡ 2 x 4,2 mét, của họa sĩ Ngô Hải Yến cùng nhóm họa sĩ được cho là vẽ từ ý tưởng của ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.

Tranh do Thượng tọa Thích Thanh Quyết, phó chủ tịch "Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam", đồng thời còn là đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh giới thiệu mừng đại lễ Phật Đản.

Báo điện tử VTC News tường thuật rằng buổi lễ ra mắt bức tranh nêu trên "diễn ra trong tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, Phật tử".

Thượng tọa Quyết được VietnamNet dẫn lời : "Bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ đức Phật và Hồ Chí Minh. Năm nay ngày sinh của đức Phật và Hồ Chí Minh trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một bức tranh đặc biệt như vậy. Đức Phật tổ Thích Ca và Hồ Chí Minh đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là "Đạo Pháp và Dân Tộc" mà trong đó, Đức Phật biểu trưng cho đạo pháp, Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh thần dân tộc".

Người được mạng xã hội gọi là "sư quốc doanh" này trụ trì khu di tích-chùa Yên Tử và chùa Phúc Khánh, nơi hàng năm đều tổ chức lễ dâng sao giải hạn và đại lễ cầu an và được chính quyền huy động hàng trăm cảnh sát bảo vệ an ninh.

Bức tranh vẽ Phật Thích Ca và Hồ Chí Minh bị nhiều blogger chỉ trích là biểu hiện của mạt pháp và là cách "Phật giáo quốc doanh" mừng Đại Lễ Phật Đản.

Tuy vậy, thực tế là nhiều chùa ở cả ba miền tại Việt Nam đều có để hình ông Hồ, bên cạnh tượng Phật trong khu thờ. Thậm chí, mới đây người ta còn phát giác một ngôi chùa tại Đà Nẵng để hình cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong khu thờ.

Luật sư Luân Lê bình luận trên trang cá nhân hôm 12 tháng Năm : "Thích Thanh Quyết, kẻ bán sao trên trời không cho nợ dù chỉ một đồng, vẫn đứng vào hàng ngũ nhà Phật, trưng một bức tranh để hình chân dung Hồ Chí Minh sánh ngang với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi không còn tưởng tượng nổi thứ đạo Phật bị báng bổ và hủy hoại đến khi nào mới dừng lại ?".

"Đức Phật không sát sinh đến một con kiến, và không màng lợi danh hay vị thế chính trị (cung triều) để hành hương cứu vớt chúng sinh bằng việc phổ độ giáo lý, phật pháp nhằm làm cho con người bao dung, bớt đi khổ hạnh do lòng tham (tranh đoạt), tâm sân (thù, ghét, hận), sự si (ngu dốt) tạo nên, trong đó có ngũ giới cấm kỵ. Ông Hồ còn phải khóc lóc và xin lỗi trước toàn dân về cuộc cách mạng cải cách ruộng đất gây bao đau thương khiến hàng trăm ngàn người bị đấu tố, bị cướp đoạt điền địa và bị giết", theo Facebook Luân Lê.

Thượng tọa Quyết cũng từng bị Luật sư Nguyễn Danh Huế chỉ trích trên trang cá nhân hồi tháng 2/2019 : "Với hàng loạt chức danh, đúng ra ông Thích Thanh Quyết phải thượng tôn pháp luật, phổ biến phật pháp, làm cho người dân hiểu đúng về đạo phật, tránh u mê và tránh cho người dân bị kẻ xấu lợi dụng. Thế nhưng ông Quyết đã không làm vậy, ngược lại trong nhiều năm qua, ông tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh – một hình thức mê tín dị đoan không có trong giáo lý của đạo Phật, làm cho dân chúng mê muội, gây ách tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng, làm nhếch nhác đô thị và làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế".

Đến nay, nhiều blogger vẫn nhắc lại phát biểu hùng hồn của ông Quyết tại một phiên họp Quốc hội hồi năm 2014 : "Đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn". 

T.K.

Published in Diễn đàn

Nước mắt là hồng ân

Minh Châu, VNTB, 19/05/2019

Nước mắt của đau khổ hay của tình yêu thương, tự nó là ngôn ngữ. Một thứ ngôn ngữ không có văn phạm. Vì nước mắt là ngôn ngữ không có văn phạm nên ai cũng có thể đọc được. Người giàu khóc. Kẻ nghèo cũng thế. Người trí thức, kẻ quê mùa, ai cũng có lúc khóc. 

giot1

Linh mục Nguyễn Duy Tân khóc trong ngày chia tay Giáo xứ Thọ Hòa - Courtesy of FB Phạm Thanh Nghiên

Nước mắt và đau khổ hay yêu thương hoặc bi phẫn đều là ngôn ngữ chung. Người từ phương đông cũng có thể gặp kẻ từ phương tây trong ngôn ngữ ấy. Mình có nước mắt và thấy người khác có nước mắt.

Tôi muốn nói đến giọt nước mắt của linh mục Nguyễn Duy Tân đã chảy không giấu diếm ở sau buổi Thánh Lễ nhận nhiệm sở mới của ngài, là Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, sáng 17/05/2019. Tôi là người ngoại đạo, và cũng ứa lệ vừa yêu thương, vừa bi phẫn khi nghe bè bạn kể lại rằng đây là một Thánh Lễ lạ lùng nhất mà họ đã chứng kiến.

Cô MC Lê Nguyễn Phương Trâm của kênh Amen TV, có lời nhận xét thật buồn : "Đây là Thánh lễ nhận nhiệm sở mới nhiều điều ngộ nghĩnh. Các cha được mời không được đồng tế. Chỉ có người của Trung tâm mới được quay phim, chụp hình. Không cho cha Tân nói lời chia tay. Khách mời không được dùng cơm trưa, ngay cả cơm hộp tại Trung tâm cũng không được".

"Điều tôi thắc mắc là khi vào nhà thờ tôi thấy cha Paulo Lộc Dòng Chúa Cứu Thế ngồi phía dưới. Chút nữa có thêm một cha xách túi đựng áo Lễ cũng ngồi như vậy. Tôi tự hỏi sao các cha không lên đồng tế ? Hóa ra là có yêu cầu các cha được cha Tân mời không được đồng tế trong Thánh lễ này. 

Lễ xong cha con chụp hình lưu niệm trao nhau những lời cầu chúc thì nước mắt cha rơi. Khi ra nhà thờ để lên nhà khách cha đã khóc và khóc thật nhiều... Cha con chúng tôi chia tay nhau trong nước mắt, nước mắt của sự yêu thương, nước mắt của niềm hy vọng nước mắt của sự ủi an... không ai có thể cầm được nước mắt... Có lẽ hôm nay là ngày buồn nhất của cha chăng ?". Một người bạn khác trong đoàn, kể trong nước mắt.

"Trong các Tin mừng, Chúa Giêsu cũng khóc. Chúa Giêsu mang lấy thân phận của chúng ta, Ngài trở thành một người trong chúng ta, và vì điều này, nước mắt của chúng ta được kết hợp trong nước mắt của Người. Người thực sự mang lấy những giọt nước mắt. Khi Người khóc, Người thu nhận và cách liên đới, lau đi tất cả nước mắt của thế giới". 

Trên trang của Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế có bài viết với đoạn trích như trên khi tường thuật linh mục José Tolentino Mendonça, giảng thuyết viên tuần tĩnh tâm dành cho Đức Thánh Cha và giáo triều Roma, với bài suy niệm thứ 6, tựa đề "Nước mắt nói lên cơn khát" đăng trên Vatican News 21/02/2018.

Nước mắt là ngôn ngữ chung. Nhưng ‘đọc’ được không có nghĩa là ‘hiểu’ được. Từ ‘đọc’ được đến ‘hiểu’ được vẫn còn là chặng đường dài. Dòng nước mắt này không có văn phạm để đọc, nhưng lại có văn phạm để hiểu. Văn phạm để hiểu những dòng nước mắt của đau khổ là con tim. 

Nhìn một người khóc, tôi biết đó là nước mắt. Tôi đã ‘đọc’ được. Nhưng tôi có hiểu dòng nước mắt đó không lại là một chuyện khác. Ðã bao lần tôi thấy người khóc, nhưng tôi vẫn bình thản. Ðã bao lần tôi thấy nước mắt chảy, nhưng chẳng có nghĩa gì đối với tôi. Cũng có những lần tôi không muốn nhìn nước mắt chảy. Nước mắt đau khổ là ngôn ngữ chẳng cần học cũng thấy, nhưng chẳng bao giờ hiểu nếu không học. Ðể hiểu dòng nước mắt đó phải có con tim của yêu thương và tâm hồn của chia sẻ.

Tôi không theo đạo Công giáo. Với tôi, nước mắt của linh mục Nguyễn Duy Tân dường như mang nhiều ẩn ngữ, cả khổ đau, yêu thương, bi phẫn và… bất lực. Bởi lâu nay linh mục Nguyễn Duy Tân, được biết đến là người luôn dấn thân, mạnh mẽ lên tiếng cho những ai bị áp bức bất công, và ngài luôn thẳng thắn đứng về phía sự thật, bất chấp cường quyền, bạo lực. Thế rồi ngài đã nhận được bài Sai của phía bề trên Công giáo để đi về phụ việc ở Núi Cúi, nơi ngài không còn giáo dân như ở giáo xứ Thọ Hòa…

Những ngày này có quá nhiều chuyện xảy ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn có thể khiến nhiều người rơi nước mắt. Trong buổi tiệc đêm chia tay linh mục Trương Hoàng Vũ nhận nhiệm sở mới, đã có cả giọt nước mắt rơi của vị linh mục duy nhất còn ở lại phòng Công lý và Hòa bình (chỉ một ngày sau đó, vị mục tử ấy cũng không còn ở phòng Công lý và Hòa bình này nữa !) và nhiều tình nguyện viên.

Nỗi đau đã nói bằng nước mắt, thì để hiểu, cũng cần trả lời bằng nước mắt. Nhưng người ta chẳng thể trả lời được bằng nước mắt, nếu người ta không học yêu thương và chia sẻ.

Tôi tin rằng khi linh mục Lê Quang Uy lúc chia sẻ những dòng sau đây, có lẽ chính ngài cũng phải nuốt nước mắt (trích) : "Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con" (Ga 13, 18). Kính thưa Thầy Giêsu. Chắc Thầy buồn ghê lắm khi đang giữa bữa Tiệc Vượt Qua với các Môn Đệ, đã thốt lên lời trích dẫn từ câu Thánh Vịnh 41, 10 : "Cả người bạn thân con hằng tin cậy, kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh, lại giơ gót đạp con".

Chúng con hôm nay cũng xót xa thấm thía điều ấy khi nhiều lần chúng con cũng bị chính người tin cậy thân tình nhất trong gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm bạn của mình, lại bất ngờ phản bội, lại trở mặt lật lọng, chơi xấu tệ hại, khiến chúng con không đỡ nổi. Chúng con chỉ biết tự an ủi rằng chúng con đã được cùng là nạn nhân với Thầy, chịu chung nỗi đau này với Thầy để học biết phải bao dung tha thứ là thế nào… Amen".

Lời nói thì dễ, quà tặng cũng có thể mua. Khóc thì thật khó, vì nước mắt là mức độ rung cảm sâu xa nhất của con tim, và cũng chính vì chỗ đó, nước mắt là hồng ân.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 19/05/2019

********************

Giọt nước mắt của chủ chăn

Cánh Cò, RFA, 18/05/2019

Người Công giáo xem một linh mục là chủ chăn mà đàn chiên là người theo cây gậy của linh mục để hướng về một mục tiêu chung là Thiên Chúa.

giot2

Hình chụp hôm 7/5/2010 : giáo dân cầm biểu ngữ ủng hộ Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội - AFP

Có rất nhiều câu chuyện về người chủ chăn vì lạc mất một con chiên đã phải lo lắng tìm kiếm cho bằng được để đem nó về chuồng. Câu chuyện ẩn dụ về con chiên trót mang tội lỗi bỏ Chúa mà đi theo tiếng gọi của ma quỷ và vị chủ chăn phải tranh đấu với nó để giành lấy con chiên này về lại với gia đình chung là giáo hội.

Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay vừa chứng kiến một linh mục khóc vì bị bứt ra khỏi đàn chiên của mình để tới một nơi không có giáo dân, tức là không có con chiên nào cần sự chăn dắt. Đó là linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân vâng lệnh bề trên rời giáo xứ Thọ Hòa nơi ông gắn bó bao năm qua để về Núi Cúi, một vùng đất rộng lớn nhưng không có giáo dân vì nơi đây đang xây dựng một khu hành hương lớn nhất Việt Nam và mục tiêu chính là đón đức Giáo Hoàng về thăm khi thuận tiện.

Linh mục Nguyễn Duy Tân trong ngày từ giã đã chịu một kịch bản khá đau lòng đối với một linh mục khi ông không được dâng thánh lễ cũng như đọc bài giảng trong buổi chia tay với những người tiễn đưa ông, một số là dân oan Vườn rau Lộc Hưng, những người từng được an ủi vỗ về và chia sẻ bởi linh mục Duy Tân trong những ngày họ bị nhà cầm quyền khiến cho nhà tan cửa nát. Người linh mục ấy đối với họ không những là một chủ chăn đúng nghĩa mà ông còn là một người thân trong từng hộ gia đình của vườn rau Lộc Hưng bởi ông từng chung vai sát cánh với họ đòi nhà nước trả lại công bằng cho họ.

Câu chuyện của linh mục Tân tiếp nối tin đồn râm ran về việc Văn phòng Công lý và Hòa Bình phải đóng cửa đồng nghĩa với chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" được coi như biến mất vì không ai trông nom, gánh vác.

Nói đến Văn phòng Công lý và Hòa bình người từng biết về nó không khỏi khâm phục vì công cuộc truyền giáo bằng hành động bác ái và chia sẻ của những linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cũng như sự trợ giúp của hàng trăm giáo dân và những người hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Các linh mục như Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục Đinh Hữu Thoại người phụ trách chính chương trình tri ân, Linh mục Lê Ngọc Thanh người Điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, là một trong ba người Việt Nam nằm trong danh sách 100 anh hùng thông tin thế giới được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vinh danh năm 2014. Tất cà những linh mục sống đời tận hiến ấy đều bị luân chuyển đi nơi khác khi thành quả của họ đe dọa sự thống trị của chính quyền sở tại.

Đó là Dòng Chúa Cứu Thế trong Nam, riêng tại miền Bắc thì nhà thờ Thái Hà là nơi lên tiếng mạnh mẽ nhất bảo vệ không những tài sản của Giáo hội mà còn cho những người dân oan mất đất, những hoàn cảnh cơ nhỡ cần cứu giúp. Những câu chuyện về bất công trong đời sống được chia sẻ trong các bài giảng Chúa Nhật đã khiến cho Hà Nội một thời rúng động. Hệ quả là linh mục Nguyễn Văn Khải từng được xem là tiếng nói mạnh mẽ nhất giáo xứ Thái Hà sau khi được sang Rome để theo lớp thần học lại không được phép trở lại quê nhà. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, người không kém gì linh mục Nguyễn Văn Khải được luân chuyển vào Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng cũng như những linh mục khác không thể ở lại nơi mình đã gây dựng được đàn chiên yêu mến mình.

Các vị chủ chăn lớn như Giám mục Ngô Quang Kiệt hết mình bảo vệ tài sản Giáo hội đến nỗi bị chính quyền làm áp lực phải bỏ Giáo phận Hà Nội để trở thành một giám mục không có con chiên. Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, từng nổi tiếng vì đồng hành cùng giáo dân đòi công lý trong vụ Formosa khi còn là giám mục Giáo phận Vinh. Ông ra thư chung nói về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung gây tranh cãi và theo nhận định của VTV, Thư Chung của Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã kêu gọi người dân và chính phủ tìm ra nguyên nhân cá chết, đồng thời cũng phân tích rõ những tác hại của việc cá chết với môi trường biển và đất, cũng như những tác hại nếu con người ăn phải những cá chết có nhiễm độc cuối cùng VTV cho rằng ông kích động giáo dân chống chính quyền.

Kết quả là Giám mục Nguyễn Thái Hợp không thể ở lại Giáo phận Vinh mà phải kết thúc sứ vụ mục tử ở đây để về cai quản giáo phận Hà Tĩnh là giáo phận mới thành lập và Giám mục Nguyễn Thái Hợp là Giám mục tiên khởi.

Nếu giáo phận Vinh có giám mục Nguyễn Thái Hợp hết lòng vì mục tử thì trong Nam, Tổng Giáo phận Sài Gòn nơi có nhà thờ Đức Bà nổi tiếng khắp nước lại vừa chứng kiến một vị chủ chăn làm đau lòng giáo hội.

Những câu chữ của Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng ghi trong sổ tang của tang lễ Lê Đức Anh đã dấy lên phản ứng bất lợi cho người Công giáo tại Sái gòn khi ông viết : "Cùng với đồng bào cả nước, thay mặt các hồng y, các giám mục, linh mục, tu sĩ và toàn thể giáo dân Công giáo của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản tông tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, chia buồn sâu sắc cùng toàn thể gia quyến.

Vĩnh biệt ngài Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài ba đã góp phần to lớn cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam".

Chưa bao giờ một vị chủ chăn lại có những câu chữ mang dấu ấn tuyên giáo đậm đặc như thế. Tổng Giáo phận Sái Gòn cũng chưa bao giờ đổi tên thành Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và sự thay đổi danh xưng này làm đau lòng không ít cho những giáo dân tha thiết với niềm tin vào Chúa.

Và dĩ nhiên vì đức vâng lời họ không thể công khai chống đối hay phản biện. Người giáo dân chí thành nhất với niểm tin vào chủ chăn cũng không thể chịu nỗi ngôn ngữ mà một vị giám mục hạ mình đối với nhà cầm quyền rõ ràng như thế.

Linh mục Nguyễn Duy Tân có khóc thì cũng đúng vì ông đứt ruột xa rời đàn chiên mà ông yêu mến, thế còn những con chiên lạc của ông có khóc được không khi bề trên của họ phải thần phục nhà nước để nhà thờ vang vang tiếng chuông đầu thánh lễ ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 18/05/2019

*******************

Xung quanh việc Văn phòng Công lý và Hòa bình tạm đóng cửa

Nguyễn Tường Thụy, VNTB, 18/05/2019

Dù Văn phòng đổi tên thì tôi vẫn thích cái tên cũ đã trở nên thân thuộc cũng như thích cái tên Sài Gòn khi thành phố này bị đổi tên. Không biết với tên mới, hoạt động của Văn phòng sẽ thay đổi theo hướng nào. Chỉ mong Văn phòng không biến thành nơi giao thoa một cách khiên cưỡng, gán ghép giữa lý tưởng của Chúa với lý tưởng cộng sản.

dcct1

Nhìn hình ảnh u buồn của các tình nguyện viên, Phạm Thanh Nghiên than : "Ôi ! Giây phút cuối cùng của Văn phòng Công lý Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế đây ư !"

Văn phòng Công lý và Hòa bình Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn từ lâu đã trở thành địa chỉ thân thương quen thuộc đối với tôi và chắc rằng còn đối với những anh chị em Hà Nội và các tỉnh thành khác nữa.

Văn phòng có vai trò như là một đầu mối giao lưu gặp gỡ anh chị em đấu tranh ở mọi miền của đất nước. Tại đây, tôi đã quen biết rồi trở thành thân thiết với nhiều anh chị em Sài Gòn và các tỉnh phía Nam.

Một công việc hữu ích nhất, có ý nghĩa nhất mà Văn phòng làm được là Chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa được tổ chức hàng năm. Hoạt động của chương trình còn gọi là phong trào Bên nhau đi nốt cuộc đời. Đây là một chương trình qui mô và dài hơi. Tôi có may mắn tham gia được một số buổi và được các cha tạo điều kiện giao lưu với các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.

Ngoài ra, Văn phòng còn hỗ trợ pháp lý và truyền thông cho dân oan bị cướp đất và hỗ trợ giúp đỡ khó khăn cho anh chị em tù nhân lương tâm.

Với những hoạt động ấy, Văn phòng không bị để ý, theo dõi và tìm cách cản trở hoạt động mới là chuyện lạ. Nó như một cái gai trong mắt của nhà chức trách.

Mỗi lần vào Sài Gòn, tôi đều tìm nơi ở xung quanh 38 Kỳ Đồng như Rạch Bùng Binh, Nguyễn Thông, Bà Huyện Thanh Quan. Ngoài 38 Kỳ Đồng thì khu Vườn rau Lộc Hưng cũng là một địa điểm rất thân thiện, tôi gọi là cơ sở vệ tinh. Khu này đã bị nhà cầm quyền đập phá hoàn toàn vào đầu năm nay.

*

Nhưng những gì mà Văn phòng làm được có nguy cơ chỉ còn là kỷ niệm.

Ngày 15/5/2019, trước cửa Văn phòng Công lý và Hòa bình dán một thông báo với nội dung : "Kể từ hôm nay 15/5/2019 Phòng Công lý và Hòa bình tạm ngưng làm việc đến khi có thông báo mới".

Linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc, người đóng cánh cửa Văn phòng Công lý và Hòa bình cho biết Văn phòng Phát triển con người toàn diện (tên mới) vẫn lo cho thương phế binh theo cách thức và nhân sự mới.

Không biết với nhân sự mới và cách thức mới như thế nào, chỉ biết rằng Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang hoạt động rất hiệu quả và ý nghĩa, với một đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, tâm huyết. Từ vài trăm thương phế binh cách đây 7 năm, đến nay Chương trình đã chăm sóc, hỗ trợ cho hơn 7 nghìn anh chị em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Bằng nỗ lực của các linh mục và anh chị em tình nguyện viên, Chương trình đã làm được một khối lượng công việc thật đáng khâm phục.

Facebooker Nguyễn Ngọc Sơn đánh giá : Không có một cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành thì khó có ai quy tụ được một số đông tình nguyện viên nhiệt tình, năng nổ, quên mình phục vụ trong chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Không có một cha Giuse Lê Quang Uy thì khó có ai làm được chương trình "Bữa cơm Niềm vui" tại 38 Kỳ Đồng.

Facebooker này băn khoăn : "Vậy thì "nhân sự mới" liệu có đủ năng lực và uy tín như các cha đã làm được và làm thành công hai chương trình trên ?".

Mặc dù có sự trấn an rằng Văn phòng vẫn lo cho thương phế binh, nhưng mọi người tỏ ra hoài nghi, nếu có thì nội dung hoạt động sẽ như thế nào, có được như trước không hay theo khuôn khổ nhà cầm quyền đặt ra ?

*

Mấy ngày vừa qua, nhiều cộng tác viên tâm huyết tập trung về Văn phòng cho đến khi Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc đóng cửa tạm ngừng hoạt động. Họ đều thể hiện sự buồn thương, tiếc nuối khi không còn được đóng góp sức lực và tâm huyết của mình cho những hoạt động vì thương phế binh. Khi cánh cửa Văn phòng đóng, có cả những thương phế binh lặng rẽ rời đi trong buồn tủi.

Song song với việc tạm đóng cửa Văn phòng, một số linh mục đang chăm lo rất tốt cho chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã bị điều chuyển đi : Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, Trương Hoàng Vũ, Lê Quang Uy.

Chị Dương Thị Tân kể một khoảnh khắc về cha Uy thật cảm động, ngậm ngùi : Hôm qua (15/5) được gặp Cha Giuse Lê Quang Uy khi Cha chống cây gậy 4 chân ghé qua phòng Công lý và Hòa bình, như để chào mọi người trước khi Cha đến chỗ ở mới. Tôi lắng nghe và biết được nơi Cha đến là ngôi nhà của cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế ở Vũng Tàu, phải leo nhiều bậc thang mới lên tới được... cái nơi mà người khoẻ mạnh leo lên còn nhọc ? Trong khi Cha Quang Uy giờ phải chống gậy mà đi còn không vững"

Chị Nguyễn Thúy Hạnh thốt lên trước tờ thông báo Văn phòng tạm ngưng làm việc : "Bàn tay ma quỷ đã thò được vào cả nơi này rồi ư ? Than ôi !".

Nhà báo Sương Quỳnh đặt câu hỏi : "Thưa cha Ngọc Bích, ông đang phụng sự ai vậy ? Nếu đã sợ một thế lực nào và cung phụng nó thì đừng làm linh mục".

Facebooker Nguyễn Lai than : "Tan đàn xẻ nghé rồi chắc Ngài vui ? Ngài đã hất đổ chén cơm của người nghèo, đã cướp đi niềm vui nhỏ nhoi của những chú thương phế binh gần đất xa trời. Ngài sẽ được gì sau thỏa hiệp với quỉ dữ ?"

Nhà báo Minh Tâm viết trên Sài Gòn Báo : "Không quá lời khi nói rằng, ngay chính nơi này, một lần nữa, Công lý đã bị bức tử". Tác giả cảnh báo : ‘Ngày 15/05/2019 sẽ được ghi nhớ, không chỉ là cáo chung của "Công lý và Hòa bình", mà còn là nhắc nhở dường như cái sự ác thì luôn vô cùng !’

Cựu Tù nhân lương tâm Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình một tình nguyện viên của Văn phòng không nén được bức xúc, viết status ngỏ gửi Giám tỉnh dòng Chúa Cứu thế Nguyễn Ngọc Bích : "Ông nhìn kỹ đi !... chúng tôi làm những việc này là muốn phần phúc mai sau nơi toà phán xét của Chúa. Còn ông đã & đang làm gì tổn hại đến chính hình ảnh của Chúa qua những người khốn cùng này... ông phải trả cái giá rất đắt cho việc làm cộng tác với quỷ dữ"

Còn cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình thì gọi thẳng Linh mục Bích là Giuda.

Chị Dương Thị Tân nhận xét : "Có thể nói sang nhiệm kỳ thứ hai này, cha Ngọc Bích đã hoàn thành nhiệm cụ được giao là phân tán, cô lập các cha đang thực thi rất tốt sứ vụ mà Thiên Chúa trao ban. Hiện cha Bích chỉ còn giữ bên mình những cha luôn tuân phục cha, cũng như tuân phục nhà cầm quyền...".

Những tình nguyện viên, của những anh chị em bấy nay gắn bó với Văn phòng Công lý và Hòa bình đều bày tỏ sự thất vọng và bức xúc và hoài nghi. Chưa thấy lời nào giải thích hay bênh vực cho những thay đổi lạ của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tuy nhiên, khi mọi chỉ trích đều nhằm vào Linh mục Nguyễn Ngọc Bích thì cũng có ý kiến cho rằng, trách nhiệm còn ở cả những người đã bầu cho ông.

Những lời bàn tán không chỉ xuất phát từ việc tạm đóng cửa Văn phòng Công lý và Hòa bình mà còn từ những việc làm khó hiểu của Linh mục Nguyễn Ngọc Bích kể từ khi ông nhậm chức Giám tỉnh đến nay.

Trả lời nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh khi vừa được bầu làm Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hồi tháng 4/2015, Linh mục Nguyễn Ngọc Bích cho biết : "Những sự thay đổi, nếu có những gì tốt thì không có lý do gì để thay đổi cả". Điều này có nghĩa là, nếu có sự thay đổi thì đã có những điều không tốt.

Việc tạm đóng cửa Văn phòng để bàn giao và việc giúp đỡ thương phế binh theo cách thức mới với những nhân sự mới là một sự thay đổi. Như vậy, phải chăng Văn phòng Công lý và Hòa bình với những công việc đang thực hiện, trong đó có Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã có điều gì không tốt ? Và không tốt đối với ai ?

*

Như vậy, Văn phòng Công lý và Hòa bình đổi tên thành Văn phòng Phát triển con người toàn diện, một cái tên đầy hơi hướng tuyên giáo đảng.

Theo Facebooker Nguyễn Lai thì trong "gói" bàn giao có yêu cầu cả "Danh sách các vị Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia chương trình" cùng với "Danh sách các vị ân nhân trong và ngoài nước đã đóng góp ủng hộ chương trình" và lo những danh sách này có thể lọt vào tay an ninh. Sau khi dẫn ra các qui định pháp luật, facebooker này khẳng định : "Những thông tin cá nhân của các vị thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và thông tin của các vị ân nhân trong và ngoài nước mà Văn phòng Công lý và Hòa bình có được là những bí mật riêng tư, bất khả xâm phạm và không thể chuyển giao cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, nếu không có sự đồng ý của họ".

Tuy nhiên, theo thông báo của Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc về việc thay đổi hoạt động của Văn phòng Công lý và Hòa bình thì ông cam kết sẽ bảo mật thông tin cá nhân của thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và các dân oan, tù nhân lương tâm…

Thông báo của Linh mục Lê Xuân Lộc cũng nói rõ việc ông đã bàn giao lại văn phòng Công lý và Hòa Bình ngày 15/5/2019, không còn tiếp tục chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nữa

Dù Văn phòng đổi tên thì tôi vẫn thích cái tên cũ đã trở nên thân thuộc cũng như thích cái tên Sài Gòn khi thành phố này bị đổi tên. Không biết với tên mới, hoạt động của Văn phòng sẽ thay đổi theo hướng nào. Chỉ mong Văn phòng không biến thành nơi giao thoa một cách khiên cưỡng, gán ghép giữa lý tưởng của Chúa với lý tưởng cộng sản. 

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 18/05/2019

********************

BBC đang bị lợi dụng ?

Trúc Giang, VNTB, 18/05/2019

Lúc 14:14:23 ngày thứ Năm 16/5, trang web của Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế có đăng bài ghi nguồn là từ BBC, nội dung liên quan đến vụ việc đóng cửa phòng Công lý và Hòa bình.

Ở câu đánh số 5 của bài thể hiện dạng phỏng vấn, nội dung như sau :

"Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông.

Chúa Giêsu đã dậy rằng : "Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ" (Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm".

Phần chữ được in đậm là cách thể hiện trên trang web Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế (Dòng Chúa Cứu Thế), 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

Tuy nhiên liên quan đến nội dung đăng trên BBC vào cuối buổi sáng ngày 17/5/2019, cho thấy có những sai biệt mà nếu độc giả chỉ đọc trên trang của Dòng Chúa Cứu Thế sẽ không hình dung đầy đủ như bài đa chiều trên BBC.

dcct2

BBC đang bị giả mạo ?

Do nội dung bài trả lời của linh mục Nguyễn Ngọc Bích có câu đánh số 5 liên quan đến nhiều nội dung về chuyện đóng cửa phòng Công lý và Hòa bình, về tạm dừng chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa mà trang Việt Nam Thời Báo đã và đang có nhiều bài viết, với cáo buộc gián tiếp những nội dung đăng tải trên Việt Nam Thời Báo là truyền thông không đạo đức, suy diễn bừa bãi, vu khống, bịa đặt, nên để rộng đường dư luận, người viết xin trao đổi một số ý kiến của linh mục Nguyễn Ngọc Bích.

Theo bài báo nói trên, giải thích quanh thông tin về đóng cửa phòng Công lý và Hòa bình, dừng không rõ thời hạn chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, linh mục Nguyễn Ngọc Bích nói (trích và giữ nguyên định dạng, cách viết hoa thể hiện trên trang Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế, ngoại trừ việc tô đậm chữ) : "Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Còn tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng với Ban Quản Trị, chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết.

Phòng Công lý và Hòa bình ở Saigon trực thuộc Tu Viện Saigon chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên Phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha Tân Bề Trên Tu Viện Saigon. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin nêu trên là không đúng sự thật" (Hết trích).

Xin đặt câu hỏi với linh mục Nguyễn Ngọc Bích : Chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang chuẩn bị cho ngày thực hiện được lên kế hoạch trước là vào sáng sớm thứ hai 20/05/2019. Vì sao bất ngờ chỉ tuần lễ trước ngày diễn ra, các tình nguyện viên nơi đây lại nhận 'lệnh' là dừng chương trình, chưa biết bao giờ sẽ hoạt động trở lại. Các hoạt động khác liên quan về chương trình này cũng phải dừng lại.

Sau đó là việc gấp rút bàn giao cơ sở vật chất phòng Công lý và Hòa bình cho nhóm linh mục lãnh đạo mới. Động cơ và mục đích của hàng loạt gấp rút ấy ?

Vấn đề tiếp theo, trên trang web Dòng Chúa Cứu Thế, có bài viết giống như trang Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế, tuy nhiên ở phần mở đầu giải thích lý do đưa đến bài phỏng vấn, ghi :

"Kính thưa quý vị, trước những tình hình gian ác, dối trá và sống không nghiêm túc của một vài người sống đời tu sĩ đã cố tình tạo ra một số dư luận về trái ngược với đường hướng mục vụ của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong thời gian qua… vì thế BBC đã có cuộc phỏng vấn với cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam".

Câu hỏi đặt ra với đài BBC : Nếu đúng câu trích ở trên là từ quý đài lúc thực hiện phỏng vấn (tuy không thể hiện trên bài đăng ở trang BBC ngày 17/05), điều này BBC cần cho biết các căn cứ nào được thu thập, đưa đến cáo buộc như phía nhà đài là "có một vài người sống đời tu sĩ đã cố tình tạo ra một số dư luận về trái ngược với đường hướng mục vụ" ?

Nói thêm, đoạn mở đầu đó, tính đến cuối giờ chiều ngày 16/05, đã được tháo bỏ trên trang web của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Người viết cũng như nhiều độc giả khác đã kịp chụp lại phần hình ảnh bài viết lúc mới đăng tải.

Liệu BBC đã bị lợi dụng, hay có ‘thế lực thù địch’ nào đó đang cố tình phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 đang nhóm họp ? Thiết nghĩ điều này cần làm rõ, vì đó là đòi hỏi của những người quan tâm đến vấn đề này trên truyền thông mạng xã hội cả trong lẫn ngoài nước.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 18/05/2019

**********************

Thời gian, viên thuốc tốt nhất cho thuyết âm mưu

Mặc Lâm, VOA, 17/05/2019

Trong khi bức tranh "Đo pháp và dân tc" v Ch tch H Chí Minh ngang hàng vi Đc Thích Ca còn đang sôi sc thì ngun tin chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" có nguy nơ b gii tán khiến người ta liên tưởng ti mt đt giông t sp tràn vào các t chc tôn giáo Vit Nam trong nhng ngày ti.

dcct3

Ngày Tri ân Thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hôm 28/4/2014.

Nếu bc tranh "Đo pháp và dân tc" b cho là đang c ý tiêu dit, làm mai mt dn mòn giáo lý nhà Pht thì vic gii tán chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" có mc tiêu khác : trit h mm móng phát trin uy tín ca Phòng Công Lý và Hòa Bình thường được biết có liên quan mt thiết vi Dòng Chúa Cu Thế Sài gòn, nơi đng ra làm công vic bác ái này t năm 2012 đến nay sau khi chương trình được chuyn giao t Hòa thương Thích Không Tánh, tr trì chùa Liên Trì nay đã bị đp b.

Theo trả li ca Linh mc Giuse Nguyn Ngc Bích, Giám Tnh Dòng Chúa Cu Thế đương nhim cho biết chương trình "tri ân…" được Phòng Công Lý Hòa Bình t chc hàng năm nên không có vic nhà dòng này ch trương gii th chương trình vì i qun lý trc tiếp Phòng Công Lý Hòa Bình trc thuc Tu Vin Sài Gòn ch không thuc Tnh Dòng.

Theo linh mục Đinh Hu Thoi, tin nhim trưởng Phòng Công lý và Hòa bình cho biết thì "Chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nhm giúp đ h trong vic khám sức khe, trang b nhng phương tin trong cuc sng như bo him y tế, xe lc, xe lăn, xe ba bánh hay nn, gy, tùy nhu cu mà chương trình giúp. Sa nhà, xây nhà mi, c th là nhiêu ngôi nhà tuy nh bé nhưng khang trang trong Vườn rau Lc Hưng đã được chuyển giao cho nhiu thương phế binh khó khăn. Chương trình cũng đi thăm bnh và khi các ông thương phế binh qua đi thì c người đi viếng..".. Nhng hot đng c th và đy thin ý này đã gây tiếng vang ln trong nước cũng như hi ngoi. Đng bào khp nơi tiếp tay giúp cho qu ca chương trình làm được nhiu phn vic khó khăn mà mt t chc ngoài phm vi tôn giáo khó lòng gy dng ni.

Thông tin việc chương trình này s b ngưng hot đng vào cui tháng 5 năm 2019 gây hoang mang cho nhng người đang được giúp đỡ cũng như nhng thành viên tng đóng góp công sc cho chương trình có cách suy nghĩ khác v nhng ch du mà vài tháng qua đã xy ra. Các linh mc ph trách Phòng Công lý và Hòa Bình đã đng lot b thuyên chuyn ti nhng Dòng tnh khác như linh mục Đinh Hu Thoi thuyên chuyn ra Qung Nam, linh mc Lê Ngc Thanh t Sài Gòn v Giáo phn Long Xuyên, linh mc Trương Hoàng Vũ, th qu chương trình "Tri ân thương phế binh Vit Nam Cng Hòa" v Cn Gi. Tt c nhng linh mc rường ct ca chương trình đã không còn cơ hi làm nhng công vic mà h b công trong hơn 7 năm qua.

Linh mục Giuse Nguyn Ngc Bích vi tư cách giám tnh, là người trách nhim phân b các v trí trong thi gian qua, tr li phng vn ca BBC cho biết : "S b nhim và thuyên chuyển là việc rt bình thường ca tt c các dòng tu. Đó là công vic ni b mà người ngoài, thm chí c các giám mc, chng có lý do gì đ xen vào hay thc mc vì h không th biết được nhng gì liên quan đến phm cht, đến tư cách và đến hoàn cnh ca từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhim phi tr li trước mt Chúa v nhng gì liên quan đến s mng và s phát trin ca Dòng. Khi mt người được b nhim hay thuyên chuyn là đưa v mt cng đoàn vì s v ch không đ "cô lp" hay "phân tán" như cách hành xử thế tc. Khi b nhim, B Trên phi hướng v Thiên Chúa và nhm li ích ca hi dòng, phi b nhim nhng người mà trước mt Chúa h xét là xng đáng và có kh năng, tránh mi lm dng và thiên v. Nếu không làm đúng, h phi tr l vi Chúa và vi Hi Dòng".

y ban Công lý và Hòa bình là mt t chc trc thuc Hi đng Giám mc Vit Nam được thành lp vào năm 2010. y ban này có nhim v c vũ công lý và hòa bình ti Vit Nam theo đường hướng và mô hình Hi đng Giáo hoàng v Công lý và Hòa bình của Giáo hi Công giáo Hoàn vũ nhưng thích ng vi điu kin văn hóa và xã hi Vit Nam. Vì vy Phòng Công Lý và Hòa Bình trc thuc Tu Vin Sài Gòn và Dòng Chúa Cứu Thế không có quyn đóng ca hay thay đi danh xưng ca Văn phòng này mc dù có quyn luân chuyn các linh mục thành viên vì s v.

Bên cạnh đó, các linh mc tuy không ph trách Văn phòng Công lý và Hòa Bình trong Dòng Chúa Cứu Thế nhưng đã tng h tr trong nhng ln t chc phát quà cho thương phế bính hay các công tác xã hi khác như giúp nơi tm trú cho nhng người cơ nh, nhng người tù nhân lương tâm không có cơ hi làm li cuc đi sau khi ra tù, nhng mái m ngn ngi cho nhng người bt hnh… nhng công tác bác ái y được Văn phòng Công Lý và Hòa Bình thc hin trong nhiu năm qua vi s tr giúp ca hàng trăm tình nguyn viên ca giáo x Kỳ Đồng nơi có nhà th Dòng Chúa Cứu Thế cùng vi rt nhiu nhng người tranh đu cho t do nhân quyn ca Vit Nam.

Căn cứ trên cách t chc này khó có th cho rng Linh mc Giám tnh có quyn đnh đot cho s phn ca mt văn phòng trc thuc Hi Đng Giám Mc Vit Nam, tuy nhiên còn những câu hi bên dưới tng băng chìm cn có thi gian đ tr li c th.

Trong vai trò một người đng đu Dòng Chúa Cu Thế Sài gòn nếu ngài Linh mc Giám tnh không cho phép s dng mt bng, phòng c cũng như nhng phương tin khác thì liệu chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" có còn thành công như nhng ln trước ?

Những linh mc thành viên mi trong Văn phòng Công lý và Hòa Bình có th nghĩ ra nhng chương trình truyn giáo, hot đng bác ái, xã hi khác mà h cho rng thiết thc n thì qu bóng "tri ân" ai là người trách nhim khi nó không còn lăn trên sân c ?

Với lý do h sơ cá nhân ca các thành viên thương phế binh tng nhn tương tr trước đây không còn na sau các luân chuyn ca các linh mc, liu Văn phòng Công lý và Hòa Bình có trách nhiệm gì trong s đi thay mt cách trit đ đó ?

Thuyết âm mưu ch đúng sau khi được thi gian chng thc, vy chúng ta có nên ch đi s tht y s hin ra sau nhng xác quyết ca mt v Linh mc Giám tnh đã th tn hiến trước mt Chúa ch không phải trước sc ép ca tà quyn ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 17/05/2019

********************

Chuyện gì đang diễn ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ?

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trả lời BBC Tiếng Việt về những chỉ trích "phân tán, cô lập" các linh mục giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa thời gian gần đây.

dcct4

Một buổi lễ tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hồi tháng 2/1019

Những ngày qua, một số blogger chỉ trích và cáo buộc việc một số linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn "bị thuyên chuyển khắp nơi, phòng Công lý & Hòa bình của nhà dòng này có thể bị xóa sổ, chương trình tri ân thương phế binh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cũng có thể bị dẹp, chính quyền chi phối hệ thống nhà thờ..".

'Mọi thứ chỉ là thử thách'

Hôm 15/5, nhà hoạt động Nguyễn Nữ Phương Dung, người từng làm tình nguyện viên ở Phòng Công lý & Hòa bình, nói với BBC :

"Theo như tôi cảm nhận, từ khi phòng Công lý & Hòa bình được thành lập, các linh mục đã làm rất tốt sứ mệnh bảo vệ người cô thế mà Thiên Chúa giao phó. Từ ban đầu là bảo vệ những người dân oan mất đất, trợ giúp pháp lý cho họ, đến trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, các cha và thiện nguyện viên ở đây đã làm rất tốt và lan tỏa thông điệp tình yêu tinh thần hòa hợp đến với mọi người".

"Nơi đây đã giúp chăm sóc sức khỏe cũng như tổ chức những buổi thăm gặp tạo niềm vui tinh thần cho các thương phế binh, ngoài ra còn giúp tìm kiếm chỗ ở cho các thương phế binh đơn chiếc".

"Nhưng cũng có thể việc giúp đỡ này đã làm nhà cầm quyền lo sợ".

"Theo tôi thì có mối liên hệ gì giữa việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn phải ra đi và những thay đổi hiện nay ở nhà dòng".

"Tôi thấy các linh mục ở nhà dòng có tinh thần đấu tranh và đang làm tốt hiện nay hầu hết đều bị thuyên chuyển đi hết. Dường như có sự thay đổi ngầm kể từ khi Linh mục Đinh Hữu Thoại bị thuyên chuyển đi cho đến nay".

"Việc nhà dòng có sự thay đổi thì bản thân tôi và những người khác quan tâm đến hoạt động của nơi đây cũng rất buồn. Nhưng dù buồn thì ai cũng nghĩ tích cực là mọi thứ chỉ là thử thách, vượt qua thử thách thì mọi chuyện sẽ ổn thôi".

dcct5

Thông báo dán ở cửa phòng Công lý & Hòa bình

'Sự băn khoăn không cần thiết'

Hôm 16/5, trả lời BBC, Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nói :

"Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Còn tôi, với tư cách Giám tỉnh cùng với Ban Quản Trị, chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết.

"Phòng Công lý và Hòa bình ở Sài Gòn trực thuộc Tu Viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha bề trên Tu Viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin trên mạng xã hội về việc này là không đúng sự thật".

Được yêu cầu bình luận về việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn được thấy đồng hành cùng người dân Vườn rau Lộc Hưng trong các hoạt động, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói : "Đối với tôi, tu sĩ nào thấy và biết rõ những nỗi oan ức hay khốn khó của dân thì cứ biểu lộ sự liên đới với họ và giúp họ tìm công lý bằng những phương tiện hữu hiệu và phù hợp với Tin Mừng".

dcct6

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn là nơi quen thuộc của người Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trở lại với những quan tâm về thay đổi chủ trương của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đến từ việc một số vị linh mục được cho là bị thuyên chuyển vì chủ trì chương trình giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích khẳng định :

"Như tôi đã nói ở trên không có việc thay đổi chủ trương nên chẳng có gì liên quan đến vấn đề thuyên chuyển. Từ khi tôi làm Giám Tỉnh đến nay đã có hơn 280 văn thư bổ nhiệm và thuyên chuyển. Việc thuyên chuyển không chỉ có vài người mà rất nhiều người. Việc này vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, việc quan tâm đến một vài sự thuyên chuyển so với con số hơn 280 không biết có phải là sự thiếu cân đối quá lớn không ?

Nhiều người đang giữ những chức vụ như bề trên, linh mục chính xứ, giám đốc các trung tâm, giáo sư Đại Chủng Viện, giáo sư các học viện với bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ… cũng đã được thuyên chuyển mà không có gì ồn ào.

Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các dòng tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các đức giám mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển của nhà dòng".

dcct7

Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (áo đen) thăm và tặng quà một số người dân Vườn rau Lộc Hưng hồi tháng 1/2019 trước khi ông được chuyển về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ, thuộc Giáo phận Long Xuyên hồi tháng 4/2019

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói thêm :"Chúng tôi là hội dòng chứ không phải cơ quan hay xí nghiệp để phải giữ lại nhân sự làm việc tốt tại một nơi. Nếu đang làm tốt ở nơi này thì vẫn có thể làm tốt ở nơi các cộng đoàn khác và như vậy những nơi có nhu cầu khẩn thiết hơn cần được quan tâm và phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa, sẽ không ai nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.

Khi một người được bổ nhiệm hay thuyên chuyển là đưa về một cộng đoàn vì sứ vụ chứ không để "cô lập" hay "phân tán" như cách hành xử thế tục. Khi bổ nhiệm, bề trên phải hướng về Thiên Chúa và nhắm lợi ích của hội dòng, phải bổ nhiệm những người mà trước mặt Chúa họ xét là xứng đáng và có khả năng, tránh mọi lạm dụng và thiên vị. Nếu không làm đúng, họ phải trả lẽ với Chúa và với hội dòng".

Và kết luận :

"Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông.

"Chúa Giêsu đã dạy rằng : "Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ" ( Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm".

Ben Ngô

Nguồn : BBC, 17/05/2019

***********************

Linh mục Nguyễn Duy Tân bị chuyển về nơi không còn giáo dân

T.K., Người Việt, 17/05/2019

Không ngoài dự báo, sau thời gian dài bị chính quyền cộng sản Việt Nam sách nhiễu, cấm xuất cảnh, hôm 17 tháng Năm, tin cho hay Linh mục Nguyễn Duy Tân, chánh xứ giáo xứ Thọ Hòa, được điều về phụ việc ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi, Đồng Nai, nơi ông từ nay sẽ không còn giáo dân.

dcct8

Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân (phải) luôn bênh vực những người bị áp bức bất công và chống Trung Quốc. (Hình : Facebook Nguyen Khanh)

Linh mục Giuse Duy Tân từng được biết trong vụ khoảng 20 người đàn ông trang bị súng và dùi cui đến giáo xứ Thọ Hòa hồi tháng Chín, 2017, đòi "đối thoại" với ông về "những lời lẽ phỉ báng Hồ Chí Minh và lật đổ chính quyền". Sau đó, vị Linh mục cho biết trên trang cá nhân rằng ông chưa giờ đề cập đến việc "lật đổ đảng CSVN".

Facebook Lê Nguyễn Phương Trâm ghi nhận buổi lễ từ biệt và nhận nhiệm sở mới của Linh mục Duy Tân có "nhiều điều lạ" : "Các cha được mời không được đồng tế. Không quay phim, không chụp hình, không cho cha Tân nói lời chia tay, khách mời không được dùng cơm trưa ngay cả cơm (hộp) tại nhiệm sở".

Vụ điều chuyển Linh mục Duy Tân là vụ mới nhất sau vụ Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, bất ngờ chuyển về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ, thuộc Giáo Phận Long Xuyên và là thành viên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Vĩnh Long hồi tháng Tư, 2019. Việc ông chuyển đi làm dấy lên nhiều cáo buộc rằng các Linh mục giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và bà con Vườn rau Lộc Hưng "lần lượt bị phân tán và cô lập khỏi nhà dòng".

Đáng lưu ý, vụ điều chuyển Linh mục Duy Tân diễn ra trong bối cảnh Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc bất ngờ phát đi thông báo nói Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn "vừa bắt đầu một nhiệm kỳ mới, do đó có những thay đổi nhân sự trong cộng đoàn, không còn tiếp tục chương trình ‘Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.’"

Các vụ điều chuyển Linh mục diễn ra liên tiếp cùng với việc thay đổi đường hướng của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khiến mạng xã hội dấy lên quan ngại hệ thống Công giáo nay bị chế độ cộng sản Việt Nam chi phối tương tự "Phật Giáo quốc doanh".

Trước đó, hôm 13 tháng Năm, trong đoạn video ghi lại buổi tiếp xúc của giới đấu tranh Việt Nam với phái đoàn Bộ ngoại giao Mỹ đăng trên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, Linh mục Giuse Duy Tân phát biểu : "Với thể chế Cộng sản độc tài, quý vị nào nghe Linh mục nói có tự do tôn giáo thì người đó nói dối. Bản thân tôi là người đấu tranh cho công lý, nhân quyền, nên tôi chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhà thờ của tôi xin chuyển đất nông nghiệp lên đất tôn giáo, xin 5 năm không cho. Xin xây đài Đức Mẹ hai năm cũng không xong, nên tôi phải xây chui. Tôi đi viếng Đức Mẹ La Vang đến Huế thì bị đuổi về. Tôi xin cấp passport để định sang Hoa Kỳ thăm thân nhân thì cũng không được cấp, còn bị những người mang súng bắn bi đến nhà thờ đòi ‘đối thoại’…".

"Tôi tóm tắt thế này, ở Việt Nam, nếu một Linh mục nào bưng bô cho Cộng sản thì một ngày được cho ăn ba tô cơm, Linh mục im lặng thì hai tô, Linh mục nào lên tiếng chống đối, bênh vực công lý thì một tô cơm thôi và còn bị đàn áp," Linh mục nói trong clip.

Từ nhiều năm qua, Linh mục Duy Tân công khai lên tiếng bất đồng với chế độ. Trang cá nhân của ông bày tỏ ủng hộ lời tuyên bố xuống đường của Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để Trung Quốc làm nhà thầu dự án đường cao tốc Bắc-Nam.

Trong những post khác, Linh mục cũng lên tiếng về Luật Biểu Tình, Luật Đặc Khu và các vụ dân oan bị cướp đất…

Hồi tháng Hai, 2019, một clip đăng tải trên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho thấy Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân đến thăm và chúc tết dân oan Vườn rau Lộc Hưng. (T.K.)

*******************

Ai xóa sổ phòng Công lý và Hòa bình ?

Người Thủ Thiêm, VNTB, 15/05/2019

Lạc quan thì gọi đó là ‘đổi tên’, từ "phòng Công lý và Hòa bình" thành "phòng Phát triển Con người toàn diện" thuộc của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. 

ai1

Tình nguyện viên chương trình Tri ân thương phế binh

Nhìn thẳng thực tế, thì đó là xóa hẳn các hoạt động thiện nguyện về bảo vệ những người cô thế, nơi có sứ mệnh lên tiếng về quyền con người… của phòng Công lý và Hòa bình.

Một bản tin cũ xin được nhắc lại

Vào lúc 14 giờ 30 ngày Chủ nhật 24/03/2013, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khai trương phòng Công lý và Hòa bình , tại khu nhà Hiệp nhất B của Nhà Dòng. 

Đến khai trương phòng Công lý và Hòa bình có Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ trưởng, Tổng Vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ; Linh mục Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện kiêm chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ; quý linh mục phụ trách về Công lý và Hòa bình, về truyền thông trong Nhà Dòng ; cùng một số cộng tác viên.

Bắt đầu nghi thức khai trương, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành chủ sự giờ cầu nguyện và chúc lành cho căn phòng làm việc. Ngài mời gọi mọi người có mặt đọc 3 kinh Kính Mừng để cầu nguyện cho Việt Nam được công bằng và tự do. Linh mục Thành cũng nhắc tới tân Giáo hoàng Phanxicô như là vị Giáo hoàng quan tâm đến những người nghèo khổ cách đặc biệt. 

Sau cùng, mọi người cùng cất lên lời bài hát Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, thư ký Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và cũng là người sẽ phụ trách chính phòng Công lý và Hòa bình cho biết : "Gần hai năm nay, Dòng Chúa Cứu Thế đã lên tiếng, cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình. Cụ thể lên tiếng và cầu nguyện cho những người dân oan khắp nơi trên cả nước : họ là những người bị mất đất, bị tù tội oan sai chỉ vì dám nói lên sự thật trong xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay trên cả nước có rất nhiều người dân bị oan sai họ đang cần có nơi giúp đỡ để lên tiếng, tư vấn về pháp luật cho họ. Và thực tế có rất nhiều anh chị em đã đến với chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết đón tiếp họ như thế nào. Do đó, các vị Bề trên của chúng tôi thấy, cần một nơi để đón tiếp những anh chị em này".

Cha Thoại nhấn mạnh : "Công lý và Hòa bình không phải là vấn đề xa lạ với Giáo hội. Hiện tại, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có Ủy ban Công lý và Hòa bình, có trụ sở tại số 6 bis Tôn Đức Thắng, quận 1, Sài Gòn. Cho nên việc mở phòng Công lý và Hòa bình để đáp ứng, giúp đỡ những anh chị em đang cần sự giúp đỡ là việc làm cần thiết. Hơn nữa, đây việc đứng về phía những con người nghèo, người bị oan sai áp bức còn là nhiệm vụ của những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi".

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cũng cho biết về nhiệm vụ của phòng Công lý và Hòa bình như sau : "Sau khi xác minh thông tin của những người bị oan một cách rõ ràng, chúng tôi có thể hỗ trợ họ về mặt truyền thông, tư vấn pháp luật cho họ và thay mặt thân chủ để chất vấn các cơ quan và cá nhân có liên quan".

Phòng Công lý và Hòa bình đã khai trương, nhưng theo lời linh mục Thoại, ngày hoạt động chính thức là vào thứ Hai, ngày 08/04/2013. Thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy.

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từng tạm ngưng chương trình ‘Trợ giúp thương phế binh’

Trong 6 lần liên tiếp Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã tổ chức các cuộc quyên góp tài vật trong và ngoài nước để giúp đỡ anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Từ chiếc xe lăn cho tới những phần tiền tuy ít ỏi nhưng đầy tình người đã vực dậy niềm cô đơn và số phận không may của họ.

Thế nhưng trong lần thứ 7, Dòng Chúa Cứu Thế gửi thư mời 152 anh em thương phế binh từ Đà Nẵng cho tới Cà Mau đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào sáng ngày thứ Sáu, 17/04/2015 để được khám tổng quát sức khỏe, xét nghiệm cận lâm sàng, do 4 cơ sở đa khoa thiện nguyện đứng ra phụ trách đã gặp trở ngại. 

"Tôi được cha Thoại cho tôi cái thông tin chuyện chuẩn bị vào ngày thứ Sáu tức hôm nay cho 152 thương phế binh, lần này là đợt thứ bảy rồi. Hôm thứ Ba, cha Vũ Trọng Phiệt, tức là cha Hoàng Phúc là cha giám đốc nhà sách là nơi mà Ban tổ chức sử dụng phòng ốc để mà làm, thì cha thông tin là hạ tất cả các poster xuống và nói rằng cha Giám tỉnh không cho phép làm. Cha Thoại cẩn thận đi gặp trực tiếp cha Giám tỉnh để hỏi ý kiến có phải là chính cha hay không.

Cha Thoại bảo là cha rất trung thực để nói về thông tin này, tức là không phải là cha Giám tỉnh không cho làm mà ngài bảo là chưa làm, cái cách ngài nói như thế. Cha Giám tỉnh có giải thích một vài điều và cha Thoại nói con chỉ cần biết có phải lệnh của cha hay không, và chỉ cần biết có cho làm hay không mà thôi". Linh mục Phạm Trung Thành nói (1).

Sau đó, tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cho biết nguyên nhân mà ông cho là hợp lý khi tôn trọng sự đồng thuận của người khác, cụ thể là linh mục phụ trách nhà sách của Dòng Chúa Cứu Thế : "Thứ nhất là tôi không cấm chuyện giúp đỡ anh em thương phế binh đâu nhưng mà có những cơ sở của nhà dòng thì cần có sự đồng thuận của những người trách nhiệm thì mới nên làm. Tôi không cấm việc giúp cho anh em thương phế binh, cái đó tôi không ngăn cản gì hết, ai làm thì cứ làm không sao hết. Nhưng mà việc tổ chức thì nơi nào đó cần phải có sự đồng ý của người có trách nhiệm. Việc giúp anh em thương phế binh tôi hoàn toàn ủng hộ. Các cha cần giúp thì cứ giúp không sao hết, không có cản trở gì hết" [nguồn đã dẫn].

Thế nào là phát triển con người toàn diện ?

"Bề trên nhà Sài Gòn bảo vẫn tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cách thức và nhân sự sẽ thay đổi. Tạ ơn Chúa và đợi xem". Đây là nội dung chia sẻ trên trang facebook của linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh ở thời điểm nửa đêm về sáng ngày 14/05, sau khi nhóm các linh mục cùng tình nguyện viên của phòng Công lý và Hòa bình dự tiệc tiễn linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ chuẩn bị rời Sài Gòn về nhiệm sở mới ở Cần Giờ.

"Văn phòng Phát triển Con người toàn diện vẫn lo cho thương phế binh theo cách thức và nhân sự mới", là một chia sẻ vào sáng 14/05 của linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc ngay trong lúc đang diễn ra cảnh các tình nguyện viên dọn dẹp các hồ sơ cá nhân, vật dụng của phòng Công lý và Hòa Bình để sáng ngày 15/05 sẽ chính thức bàn giao cho ‘chủ nhân mới’ là linh mục Giuse Nguyễn Hồng Phước (số điện thoại của cha Phước : 0907.990.895).

Ban đầu, việc bàn giao này dự kiến sẽ được thực hiện sau khi thực hiện xong chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa "Bên nhau đi nốt cuộc đời", hôm thứ Hai 20/05. Tuy nhiên bất ngờ có sự thay đổi, hủy bỏ chương trình từ thiện này và phải bàn giao sớm để có thể trương bảng hiệu mới "Phòng Phát triển Con người toàn diện", thay cho "Phòng Công lý và Hòa bình".

Về nguyên tắc thì việc đổi tên này được cho rằng phù hợp quy định. Theo đó, từ đầu năm 2017, Tòa Thánh đã gộp một số cơ quan, hội đồng, trong đó có Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình để lập ra Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện. Bộ này có thẩm quyền đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến di dân, những người nghèo, các bệnh nhân và những người bị loại trừ, bị gạt là ngoài lề và các nạn nhân chiến tranh và thiên tai, các tù nhân, người thất nghiệp cũng như các nạn nhân của bất kỳ hình thực nô lệ và tra tấn. Và vị bộ trưởng đầu tiên của bộ này chính là  Hồng y Turkson, trước đó vốn là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình.

"Nhân bản" trong bài giảng tôn giáo, đó là việc Thiên Chúa ban cho con người sự tự do và ngài không can dự vào sự tự do đó. Nhưng bản tính con người thường thích ngã theo những khuynh hướng xấu, dùng chính sự tự do Chúa ban để làm những điều xấu xa tội lỗi. Giả sử trong cộng đồng, ai cũng dùng sự tự do của mình để nói gì thì nói, ra đường muốn đi đâu thì đi. Đi không cần luật lệ giao thông đèn xanh, đèn đỏ,… thì xã hội sẽ ra sao ? Và những gì sẽ xảy ra cho những sự tự do ấy ? (2).

Như vậy, ở đây "nhân bản" nghiêng về phạm trù đạo đức. Còn ở phòng Công lý và Hòa bình, lâu nay vẫn như lời của linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại : "Sau khi xác minh thông tin của những người bị oan một cách rõ ràng, chúng tôi có thể hỗ trợ họ về mặt truyền thông, tư vấn pháp luật cho họ và thay mặt thân chủ để chất vấn các cơ quan và cá nhân có liên quan…". Liệu tinh thần dấn thân, chấp nhận đối mặt với chính quyền trong những sai phạm mà họ đã cố tình gây ra như ở vườn rau Lộc Hưng, ở khu đô thị Thủ Thiêm mà nhóm linh mục cùng các tình nguyện viên phòng Công lý và Hòa bình đã từng ‘nhập cuộc’, sẽ vẫn được ‘ông chủ mới’ của phòng Phát triển Con người toàn diện, tiếp nối ?

Vấn đề khác, theo tin tức công khai trên trang xã hội của chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện tại số ngân quỹ dành cho chương trình còn khoảng 10 tỷ đồng. Số thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa có trong danh sách tri ân "Bên nhau đi nốt cuộc đời", là gần 8.000 ông, bà. 

Số tiền được vận động từ đóng góp của Mạnh thường quân để phục vụ chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, sẽ được các ‘chủ nhân’ mới sử dụng ra sao, với các cam kết về tính hiệu quả như thế nào, đang là điều mà ngài Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cần minh bạch cho rộng rãi cộng đồng, chứ không chỉ gói gọn nội bộ của tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.

Trong một chia sẻ hôm 13/05, linh mục Giuse Ngô Văn Kha của Dòng Chúa Cứu Thế, đã viết đầy cảm xúc (trích) : "Dẫu chẳng còn được Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời, nhưng bây giờ chính là lúc phải xác tín và chứng tỏ rằng, chúng ta cần có nhau, như lịch sử luôn phải tôn trọng sự thật về sự đóng góp cao cả của những người đã từng bảo vệ những giá trị làm người, chiến đấu cho tổ quốc hy sinh cho quê hương, và luôn hiên ngang là con dân Đất Việt. Xin tri ân các anh, những anh hùng Đất Việt - Những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa" (3).

Một chút bên lề thay lời kết

Ở thời Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế là linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, với người ngoại đạo, họ tìm đến địa chỉ 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn không chỉ đến phòng Công lý và Hòa bình để nhờ lên tiếng bảo vệ kẻ cô thế, mà họ còn sang một phòng gần đó chuyên điều trị cơ, xương, khớp miễn phí với các vị thầy thuốc được đánh giá là mát tay.

Khi Dòng Chúa Cứu Thế có tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích, phòng điều trị miễn phí nói trên bị đóng cửa.

Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, với việc linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích ra quyết định thuyên chuyển linh mục Giuse Lê Quang Uy từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, coi như ‘tạm’ khép lại chương trình "Bữa cơm niềm vui" do linh mục Giuse Lê Quang Uy khởi xướng.

"Hai tuần nay, ở Giáo xứ chúng tôi bắt đầu có "Bữa cơm niềm vui" dành cho người có hoàn cảnh khó khăn. Loay hoay mãi không tìm được tên gọi nào cho nó khác với các nơi đã làm, cả bên Nhà Thờ lẫn bên Nhà Chùa, và có cả nhiều tư nhân tốt bụng bây giờ cũng phát tâm nguyện lo bữa ăn cho người nghèo, người bệnh, người khuyết tật, người bán vé số, cả người vô gia cư ngoài lòng lề đường… Cuối cùng, chúng tôi chọn tên gọi "Bữa cơm niềm vui" để xin được cuộn theo với dòng chảy từ Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của Papa Phanxicô".

Linh mục Giuse Lê Quang Uy đã chia sẻ như vậy hồi cuối tháng 09/2018. Linh mục Giuse Lê Quang Uy còn được biết đến là vị Mục tử hết lòng cho những mái ấm tình thương ở những phận đời éo le của các cô gái 'trót dại' đã bị bạn tình chối bỏ...

Giờ thì phải chăng ‘niềm vui’ đó đã tắt lịm cùng với sự hụt hẫng của gần 8.000 ông, bà thương phế binh đang ngỡ ngàng chờ sẽ có người cùng đồng hành với họ để "Bên nhau đi nốt cuộc đời"…

Dường như cái ác thì luôn vô cùng !

Người Thủ Thiêm

Nguồn : VNTB, 15/05/2019

(1) http://bit.ly/2VmI3MH

(2) trích Giáo lý Ki tô giáo, mục Tu Đức, bài Giáo dục - Đời sống Nhân bản, http://bit.ly/2HgGhci

(3) http://bit.ly/2JcfPeN

*******************

Ai khiến phân hóa Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ?

Minh Châu, VNTB, 13/05/2019

Các vị linh mục chủ trì chương trình này lần lượt được thuyên chuyển nhiệm sở. Nhiều khả năng phòng 'Công lý và Hòa bình' của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cũng sẽ khép lại tên gọi quen thuộc đó từ cuối tháng 05/2019.

redempt1

Nhà thờ Kỳ Đồng, Sài Gòn

Có nhiều chỉ dấu cho câu trả lời về khả năng chương trình nhân đạo "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" ở ngày 20/05/2019 sẽ là 'kỳ cuối', qua việc thuyên chuyển vị trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn là linh mục Lê Ngọc Thanh từ Sài Gòn về Giáo phận Long Xuyên (thuộc Nhà Vĩnh Long), linh mục Trương Hoàng Vũ, thủ quỹ chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa", kể từ ngày 10/05, bắt đầu "thôi làm thành viên Nhà Sài Gòn" để "về làm thành viên Nhà Cần Giờ". Trước đó, linh mục Đinh Hữu Thoại, tiền nhiệm trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình, thuyên chuyển ra Quảng Nam.

Theo lời chia sẻ của linh mục Lê Ngọc Thanh với người viết bài này, thì việc thuyên chuyển là theo quy định của Nhà dòng, các anh em ở một chỗ tối đa là 8 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt. "Mình đã ở Sài Gòn được 10 năm. Việc thuyên chuyển là bình thường, và đây cũng là dịp để mình ‘thử sức’ trong môi trường mới. Có lẽ phải sau năm đầu tiên ổn định, mình sẽ triển khai các dự tính tiếp theo đã hoạch định sẳn…". Linh mục Lê Ngọc Thanh chia sẻ.

Linh mục Lê Ngọc Thanh là người gắn bó với Phòng Công lý và Hòa bình suốt chục năm vừa qua với các hoạt động từ thiện nhân ái, và là người được các nhóm, hội đoàn xã hội dân sự kính trọng về tinh thần dấn thân mạnh mẽ trong các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. 

Phòng Công lý và Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn còn là địa chỉ quen thuộc của tất cả các ông, bà thương phế binh, khi chương trình giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa được chuyển giao vào năm 2012 từ Hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn về Phòng Công lý và Hòa bình, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Linh mục Đinh Hữu Thoại, một trong những người phụ trách chương trình này, nhớ lại : "Năm chúng tôi bắt đầu tổ chức giúp cho chùa Liên Trì là tháng Bảy 2012. Do chúng tôi làm truyền thông thì nhiều người biết tới và con số thương phế binh đến càng ngày càng nhiều. Chương trình chúng tôi giúp đỡ họ là khám sức khỏe, trang bị cho họ những phương tiện trong cuộc sống như bảo hiểm y tế, xe lắc, xe lăn, xe ba bánh hay nạn, gậy, tùy nhu cầu mà chúng tôi giúp. Rồi thì sửa nhà, xây nhà mới, đi thăm bịnh và khi các ông qua đời thì chúng tôi đi viếng…".

Linh mục Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, người hết lòng ủng hộ chương trình hỗ trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ những ngày đầu, nói rằng thương phế binh xứng đáng được tuyên dương chứ không thể bị quên lãng, vì họ đã hy sinh tuổi thanh xuân cũng như một phần thân thể của mình cho đất nước : "Tôi hiện diện và đóng góp với anh em linh mục nhóm Công lý Hòa bình để nâng đỡ và chia sẻ với anh em thương phế binh. Tưởng tượng bây giờ họ sáu bảy chục tuổi rồi, mù què rồi thân xác cũng tàn tạ hết cả...

Rất vui mừng vì có dịp để bày tỏ nhận thức của mình về anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ; nhận thức tôn trọng, nhận thức yêu thương, nhận thức muốn nâng đỡ và tri ân anh em thương phế binh, phục hồi quyền làm người và nhân phẩm của anh em mà trong nhiều năm qua cách này cách khác đã không được tôn trọng, đã không được đối xử đúng mức…".

Tuy nhiên dường như vị giám tỉnh kế nhiệm linh mục Phạm Trung Thành là linh mục Nguyễn Ngọc Bích không hẳn đồng quan điểm như vậy. Sau thời gian ngắn gián đoạn của việc chuyển giao chức vụ giám tỉnh, chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn được vị tân Giám tỉnh đồng ý tiếp tục, và chỉ có một vài "thay đổi nhỏ" về nhân sự khi thuyên chuyển linh mục Đinh Hữu Thoại, người phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình ra Quảng Nam.

Kênh truyền thông "Tin mừng cho người nghèo" do linh mục Lê Ngọc Thanh phụ trách cũng được bàn giao lại, và rất nhanh sau đó mọi dữ liệu video trên kênh này bất ngờ bị khóa. Sau đó, nhóm linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục Lê Xuân Lộc, linh mục Trương Hoàng Vũ cùng một số anh, chị, em cùng mở kênh mới Amen tv.

Thời gian đi qua, vị tân Giám tỉnh hồi nào giờ tiếp tục được chọn làm Giám tỉnh cho nhiệm kỳ kế tiếp. Việc thay đổi nhân sự của Phòng Công lý và Hòa bình diễn ra ‘khốc liệt’ hơn với việc thuyên chuyển linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục Trương Hoàng Vũ, linh mục Lê Quang Uy. Vị linh mục sẽ về phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình từ 19/05/2019, nghe đâu cũng đã có ý thay đổi tên của văn phòng này…

"Lạy Chúa, con là kẻ ngoại đạo, nhưng con xin Ngài tha tội cho con. Hôm nay con phải bật ra lời nguyền rủa kẻ đang tiếp tay phá nát những điều tốt đẹp còn sót lại nơi nhà Ngài ! Buồn rất nhiều ! Điên cũng rất nhiều !". Bà Dương Thị Tân, một tình nguyện viên của Phòng Công lý và Hòa bình đã không dằn được cảm xúc, chia sẻ như vậy trên trang cá nhân facebook hôm 10/05.

Nhà báo Ngô Kim Hoa thì ‘nặng giọng’ hơn : "Tôi là tân tòng, nhưng từ khi được làm con cái Chúa tôi luôn phó thác cho Ngài mọi sự và tin tưởng nơi Ngài. Nhưng bao năm qua nhìn chủ chăn Dòng Chúa Cứu Thế hiện tại, người thay hai quý cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành và Giuse Hồ Đắc Tâm (là hai người đã làm lễ rửa tội và thêm sức cho tôi) thực lòng nhiều lúc cứ ngỡ ngàng vì cách hành xử của vị chủ chăn này. Thưa cha Ngọc Bích, ông đang phụng sự ai vậy ? Nếu đã sợ một thế lực nào và cung phụng nó thì đừng làm linh mục. Xin Chúa tha thứ cho ông vì những việc ông đã làm".

Bình tĩnh quan sát, một nhà báo ngoại đạo đang cộng tác với kênh Amen tv, nói rằng dường như đang có cả một kế hoạch dài hơi nhằm ‘quốc doanh hóa’ các vị linh mục.

Trước tiên, tại sổ tang Lê Đức Anh, khi viết chia buồn, vị Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn lại ghi là "Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh". Cách dùng từ này gây bất ngờ, vì căn cứ hồ sơ pháp lý liên quan về tôn giáo của Bộ Nội vụ, thì cho đến nay chỉ có một tên gọi là "Tổng giáo phận Sài Gòn" trong mọi hoạt động, kể cả phát hành văn bản hành chính. Hoặc hạn hữu nếu có sử dụng từ "Thành phố Hồ Chí Minh", thì sẽ là cụm từ "Tổng giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh" [*].

Dự kiến vào hạ tuần tháng 05/2019, đến lượt Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn sẽ thay đổi tên gọi của "Phòng Công lý và Hòa bình". Nguồn tin cho biết, tên mới khi đọc lên sẽ mang sắc thái của Tuyên giáo đảng : "Phòng Phát triển con người toàn diện".

Việc ‘đóng cửa’ Phòng Công lý và Hòa bình liệu có dẫn tới ‘khép lại’ chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ? Việc thuyên chuyển linh mục Lê Ngọc Thanh, rồi linh mục Trương Hoàng Vũ, phải chăng nhằm đến việc ‘bứng cái gai truyền thông’ mà kênh Amen tv đang rất mạnh mẽ trong lên tiếng các vụ việc áp bức, bất công ; đặc biệt là vụ vườn rau Lộc Hưng, nơi có một dãy nhà dành cho các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ‘đầu đường xó chợ’, mà nhóm linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục Trương Hoàng Vũ đã vận động xây dựng, để rồi bị chính quyền thẳng tay đập phá.

Không lạm bàn về thuyết âm mưu ở đây, song thực tình đang có quá nhiều nghi vấn về một hoạch định ‘quốc doanh hóa’ các vị linh mục của nhà nước độc đảng toàn trị hiện nay.

Phải chăng đúng như lời nhận xét của bà Dương Thị Tân : "Có thể nói sang nhiệm kỳ thứ hai này, cha Ngọc Bích đã hoàn thành nhiệm cụ được giao là phân tán, cô lập các cha đang thực thi rất tốt sứ vụ mà Thiên Chúa trao ban. Hiện cha Bích chỉ còn giữ bên mình những cha luôn tuân phục cha, cũng như tuân phục nhà cầm quyền…".

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 13/05/2019

Chú thích :

 [*] Trong Sắc lệnh đề ngày 08/03/2018, Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc công bố rằng "vì Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giáo phận Sài Gòn, Việt Nam, qua đời, Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc muốn tìm đặt người điều hành cho Tổng giáo phận này. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và lắng nghe ý kiến những người liên quan, với năng quyền đặc biệt do Đức Thánh Cha Phanxicô ban, chúng tôi đề cử và bổ nhiệm : Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng hiện là Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn làm Giám quản tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn "do trống tòa và theo sự xếp đặt của Tòa Thánh", với tất cả thẩm quyền và năng quyền dành cho các Bản quyền địa phương tại các địa hạt trực thuộc Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc".

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm điểm

Daniele Palumbo & Ana Nicolaci da Costa, BBC, 10/05/2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi mức thuế trên 200 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu kể cả những hàng hóa mới mới "trong thời gian ngắn". Mặc dù vậy, người Trung Quốc đang bắt đầu hai ngày đàm phán với Mỹ. Đe dọa tăng thuế của tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang cố gắng đi ngược lại thỏa thuận thương mại.

chien1

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - có lúc đã tưởng như sắp kết thúc - giờ đây bất ngờ leo thang với mối đe dọa về thuế quan mới.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.

Tiếp tục leo thang tranh chấp thương mại sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm bất ổn, gây tổn thương cho nền kinh tế thế giới.

Dưới đây là một số vấn đề trọng yếu trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung :

1. Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng trưởng như thế nào ?

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc giao dịch không công bằng, và phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc vào năm ngoái.

Không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà Hoa Kỳ còn muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, điều nước này cho rằng Trung Quốc không công bằng khi hỗ trợ các công ty trong nước qua nhiều trợ cấp.

chien2

Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ để kiềm chế thâm hụt thương mại trị giá 419 tỷ đôla với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại là sự khác biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với nước khác. Giảm khoảng cách này là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của ông Trump.

2. Thuế quan nào đã được áp đặt ?

Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ đôla vào năm ngoái. Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế đối với các sản phẩm trị giá 110 tỷ đôla của Mỹ.

Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc lẽ ra sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm nay, nhưng việc tăng này đã bị trì hoãn.

Giờ thì ông Trump nói rằng gia tăng này sẽ bắt đầu vào thứ Sáu vì các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đang tiến triển "quá chậm". Thêm vào đó, ông tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 325 tỷ đôla hàng hóa khác của Trung Quốc.

3. Những sản phẩm có thể bị ảnh hưởng ?

Các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế quan của Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại có phạm vi rất rộng, từ máy móc đến xe máy.

Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.

Những sản phẩm đó sẽ tiếp tục bị tăng thuế lên đến 25%, nếu Mỹ nhất quyết làm thế trong tuần này.

chien3

Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Trung Quốc thì nhắm tới những hàng hóa Mỹ như hóa chất, rau và rượu whisky.

Họ có chiến lược đặc biệt nhắm vào các sản phẩm sản xuất tại các quận của đảng Cộng hòa và hàng hóa có thể mua được ở nơi khác, như đậu nành.

4. Chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng thị trường chưa ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là nguyên do của sự bất ổn lớn cho thị trường tài chính trong năm qua. Sự bất ổn đó đè nặng lên niềm tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới và góp phần gây ra nhiều lỗ lã.

Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm hơn 13% và Shanghai Composite sụt gần 25%.

Cả hai chỉ số đã phục hồi chút ít và tăng lần lượt 12% và 16% trong năm 2019, tính cho đến nay.

chien4

Trong khi đó, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay.

Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô a Mỹ năm ngoái, bắt đầu ổn định vào năm 2019, theo Reuters.

5. Trận chiến thương mại nào khác đang diễn ra ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có tác động dây chuyền đối với các quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể trong việc phát triển toàn cầu" vào cuối năm ngoái khi cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Một số quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp - đặc biệt là những quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - hoặc đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của hai nước này.

Ông Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh Châu Âu, để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ. Tất cả các quốc gia này đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa của Mỹ.

Daniele Palumbo & Ana Nicolaci da Costa

******************

Hải quan Mỹ ra thông báo tăng thuế hàng Trung Quốc

VOA, 10/05/2019

quan Hi quan và Bo v biên gii M (CBP) ngày 9/5 loan báo s bt đu thu thuế 25% trên 200 t đô la tr giá hàng Trung Quc nhp khu vào M bt đu t 12 gi 01 phút rng sáng ngày 10/5/2019, thêm mt bước kích hot kế hoch tăng thuế do Tng thng Trump đề ngh.

chien5

Trong thông báo hướng dn phát hành trên website ca CBP, cơ quan này cho biết s áp dng thuế 25% lên trên 5700 hng mc hàng nhp khu t Trung Quc vn trước đây b đánh thuế 10%.

Trừ phi b thay đi bi chính quyn Trump, thông báo này là bước cui cùng cn thiết đ M bt đu thu mc thuế cao hơn lên hàng Trung Quc.

******************

Mỹ áp thuế mới, Trung Quốc "hứa" có biện pháp đáp trả

Thu Hằng, RFI, 10/05/2019

Hoa Kỳ áp dụng, kể từ 0 giờ, (giờ Washington) ngày 10/05/2019, mức thuế mới, tăng từ 10% lên thành 25% đối với 200 tỉ hàng hóa hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vòng đàm phán lần thứ 11 giữa hai nước vẫn tiếp tục trong ngày hôm nay. Trung Quốc thông báo sẽ có những biện pháp đáp trả riêng.

chien6

Một xưởng may cờ Mỹ tại Phụ Dương (Fuyang), tỉnh An Huy (Anhui), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/07/2018 Reuters/Aly Song

Tổng cộng có đến 5.700 loại mặt hàng, từ hóa chất, vật liệu xây dựng, cho đến đồ nội thất và hàng điện tử…
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, nổi bật trong các sản phẩm bị tăng thuế là các loại modem cũng như thiết bị kết nối và truyền mạng internet. Trị giá nhập khẩu của riêng loại mặt hàng này thôi, cũng đã lên đến 20 tỷ đô la hàng năm.

Thuế quan 25% đã được áp dụng trên hàng nhập Trung Quốc đúng vào lúc diễn ra hai ngày đàm phán ở Washington giữa phái đoàn thương mại hai nước. Vào hôm qua, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đã gặp phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong một tiếng rưỡi đồng hồ và đã đồng ý nối lại thương thuyết vào hôm nay, 10/05.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cho biết là ông đã nhận được một "bức thư rất hay" từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kêu gọi hai bên hợp tác. Tuy nhiên, ông Trump đã lên tiếng đả kích thái độ tiền hậu bất nhất của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ tuyên bố nguyên văn như sau :

Tôi đã nhận được tối qua, một bức thư rất hay từ chủ tịch Tập Cận Bình (nói rằng) chúng ta hãy làm việc cùng nhau, xem liệu chúng ta có thể đạt thỏa thuận hay không... Thế nhưng họ đã đàm phán lại thỏa thuận, ý tôi muốn nói là họ đã nuốt lại rất nhiều cam kết đã đưa ra và đòi thảo luận trở lại về những cam kết đó. Đây là một điều mà không ai làm cả.

Về phần tôi, không giống như nhiều người khác, tôi cho rằng thuế hải quan là một công cụ rất mạnh, vì vậy, chúng ta đã áp đặt các loại thuế mới có hiệu lực vào thứ Sáu (10/05) như đã từng làm cách nay tám tháng. Và trong tám tháng qua, người Trung Quốc đã bắt đầu phải trả tiền cho chúng ta, trả hàng tỷ và hàng tỷ đô la.

Do đó, điều mà chúng ta đang làm là tăng thuế lên mức 25% trên 200 tỷ đô la kể từ thứ Sáu, và sau đó chúng ta sẽ đánh thuế trên 325 tỷ đô la hàng hóa khác ở mức 25%. Thủ tục cho việc này đã bắt đầu khỏi động vào chiều nay, chuyện ra sao thì chúng ta sẽ thấy, nhưng trong tư cách là tổng thống của đất nước này, tôi phải làm một cái gì đó, và chúng ta sẽ thu về nhiều tiền hơn bao giờ hết.

Vài phút sau khi việc áp mức thuế 25% đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực, Bắc Kinh đã có phản ứng :

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde giải thích từ Bắc Kinh :

"Trung Quốc vô cùng lấy làm tiếc về việc Mỹ tăng thuế hải quan. Chỉ 4 phút sau khi thời hạn chót mà Washington ấn định hết hiệu lực, Tân Hoa Xã đã chạy dòng tin khẩn trên. Ngay sau đó, các cơ quan truyền thông chính thức khác cũng lần lượt đưa tin về việc chấm dứt 5 tháng đình chiến thương mại.

Trên website, bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo : Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra các biện pháp trả đũa, nhưng hiện tại không cung cấp chi tiết về các sản phẩm bị nhắm đến .

Từ đầu cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã tăng thuế đối với 5.200 sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Xuất khẩu của các nhà sản xuất sữa của Mỹ đã bị giảm hơn 48%. Trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post, phó chủ tịch Hội đồng các ngành công nghiệp sữa Mỹ cho rằng quyết định tăng thuế mới của Trung Quốc sẽ đóng chặt thêm chiếc quan tài đối với ngành này. Các nhà sản xuất đậu nành, quả việt quất đen, vang Calif ornia, phụ tùng ô tô, pin mặt trời cũng có chung quan ngại.

Phía Trung Quốc thì ngược lại, hiện chưa có bất kỳ bình luận gì từ các doanh nghiệp sẽ bị tác động từ biểu thuế mới của Mỹ. Từ đầu tuần, các cơ quan truyền thông Nhà nước đăng tải cùng một thông điệp : Giữ bình tĩnh, mọi việc đều nằm trong vòng kiểm soát".

Thu Hằng

******************

Trung Quốc cứng giọng trước khi bước vào đàm phán với Mỹ

Thụy My, RFI, 09/05/2019

Trước tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump là Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận về thương mại, hôm nay 09/05/2019 Bắc Kinh lại đổ lỗi cho phía Washington. Đồng thời bộ Thương Mại Trung Quốc cảnh báo "sẽ không đầu hàng trước áp lực", vài giờ trước khi bước vào vòng đàm phán được cho là cuối cùng trước cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập sắp tới.

chien7

Ảnh minh họa : Cờ Mỹ và Trung Quốc nhân phát biểu của ông Trump tại Bắc Kinh, ngày 9/11/2017. Reuters/Damir Sagolj

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết các phản ứng từ phía Trung Quốc :

"Bắc Kinh tỏ ý tiếc, đồng thời đe dọa trả đũa. Nếu Hoa Kỳ tăng thuế hải quan lên 25%, thì sẽ là leo thang chiến tranh thương mại, và Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc có những biện pháp chống lại, đó là nội dung chính của bản thông cáo hết sức ngắn, vỏn vẹn 80 từ, được công bố tối thứ Tư, vào lúc 23 giờ 23 phút trên trang web của bộ Thương Mại Trung Quốc.

Còn báo chí Nhà nước, cũng như vào đầu tuần, chỉ đưa lại các thông báo chính thức của một Trung Quốc điềm tĩnh trước một Donald Trump được mô tả là chộn rộn, gây sự vào phút chót ; một nền kinh tế Trung Quốc bền vững, có thể đối phó với khả năng đàm phán thất bại.

Trang web báo Nhà nước The Paper so sánh tình hình hiện nay với cuộc chiến tranh Triều Tiên, phải thương lượng đồng thời chiến đấu trong ba năm trời. Tờ Global Times bản tiếng Hoa ví vòng đàm phán thứ 11 này như những dạ tiệc của Thiên Địa Hội vào cuối thời nhà Thanh, nói cách khác, là bẫy rập và phản trắc.

Ngược lại, không có một dòng nào về văn bản của Bắc Kinh tối thứ Sáu tuần trước, được hãng tin Reuters tiết lộ, trong đó phía Trung Quốc quay ngược lại, hủy bỏ những nhượng bộ chính ghi trong bản dự thảo dày 150 trang, được đàm phán từ nhiều tháng qua".

Thụy My

******************

Đàm phán thương mại : Trump cáo buộc Bắc Kinh "phá vỡ thỏa thuận"

Thanh Phương, RFI, 09/05/2019

Hôm 09/05/2019, tại Washington, Hoa Kỳ và Trung Quốc mở đợt đàm phán mới về thương mại trong hai ngày, mà không chắc đạt được kết quả, do hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đe dọa lẫn nhau là sẽ thi hành các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới.

chien8

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải), bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin (giữa) và đại diện Thương Mại Robert Lighthizer (trái), nhân cuộc tại Bắc Kinh ngày 01/05/2019. Andy Wong/Pool via Reuters

Tối hôm qua, tại một cuộc họp ở bang Florida, tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố : "Chúng ta sẽ tăng thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc cho đến khi họ ngưng đánh cắp các việc làm của chúng ta". Ông Trump khẳng định là Bắc Kinh đã "không tôn trọng thỏa thuận".

Hôm Chủ nhật vừa qua, chính quyền Trump đã báo trước là, do Bắc Kinh đã từ bỏ những cam kết chủ yếu, việc tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đôla hàng nhập từ Trung Quốc, tạm hoãn từ đầu tháng Giêng, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thứ Sáu, ngay giữa lúc hai phái đoàn thương mại Mỹ-Trung còn đang đàm phán.

Hôm qua, phát ngôn viên của bộ Thương Mại Trung Quốc đã tuyên bố là trong trường hợp đó, nước này sẽ buộc phải thi hành các biện pháp trả đũa "cần thiết". Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn cử phó thủ tướng Lưu Hạc, được xem là nhân vật thân cận của chủ tịch Tập Cận Bình, dẫn đầu phái đoàn đàm phán sang Washington.

Theo hãng tin Reuters, tổng thống Trump đã dọa tăng thuế hải quan đối với hàng hóa Trung Quốc sau khi vào tối thứ Sáu tuần trước nhận được một công điện ngoại giao từ Bắc Kinh, trình bày một bản dự thảo thỏa thuận thương mại. Trong toàn bộ 7 chương của bản dự thảo này, Trung Quốc đã xóa bỏ những cam kết của họ về việc sửa đổi các luật nhằm giải quyết những vấn đề đã khiến Washington phát động cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh : ăn cắp bản quyền và bí mật thương mại, ép buộc chuyển giao công nghệ, chính sách cạnh tranh, thao túng tiền tệ và tiếp cận các dịch vụ thương mại. Bản dự thảo mà Bắc Kinh đề nghị như vậy sẽ phá hỏng hàng mấy tháng trời thương lượng giữa hai nước.

Cũng theo Reuter, vào tuần trước, phó thủ tướng Lưu Hạc đã nói với đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin rằng phải tin tưởng là Trung Quốc sẽ thực hiện toàn bộ các cam kết của họ thông qua các sửa đổi về luật lệ và hành chính. Nhưng hai lãnh đạo thương mại và tài chính của Hoa Kỳ đáp lại rằng nói như thế là không thể chấp nhận được, bởi vì trong quá khứ, Bắc Kinh vẫn thường không tuân thủ các cam kết cải tổ.

Các nhà đầu tư và các nhà phân tích đã tự hỏi không biết những tuyên bố của tổng thống Trump về tăng thuế hải quan có phải là một đòn để buộc Trung Quốc nhân nhượng hơn nữa hay không. Nhưng các nguồn tin của Reuters khẳng định rằng những bước lùi thể hiện qua bản dự thảo thỏa thuận thương mại mà Bắc Kinh đề nghị là "nghiêm trọng" và câu trả lời của tổng thống Trump không chỉ là một chiến lược đàm phán.

Thanh Phương

********************

Trump-Tập công khai thách đấu

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 07/05/2019

Ngày Chủ Nhật, 5/5/2019, Tổng thống Donald Trump dọa nếu Bắc Kinh không nhượng bộ ông sẽ tăng thuế nhập cảng từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa mua của Trung Quốc, bắt đầu từ thứ Sáu. Ông dọa thêm, sẽ còn đánh thuế 25% trên hơn 300 tỷ USD hàng hóa khác.

US Trump China Tariffs

Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu qua điện thoại tại thị thường chứng khoán Thượng Hải hôm thứ Hai, 6 tháng Năm, 2019. Các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị. (Hình : AP Photo)

Trong ngày thứ Hai, các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị, số tụt giảm nặng nhất trong ba năm qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng xuống, nhưng nhẹ hơn vì nước Mỹ xuất cảng sang Tàu ít hơn Tàu bán sang Mỹ. Trong hai ngày cổ phiếu 500 công ty Mỹ trong chỉ số S&P500 mất tổng cộng 500 tỷ USD. Ngày thứ Ba, Chỉ số DJ trên thị trường chứng khoán New York tụt 473 điểm, mất 1,8%, xuống nhiều nhất kể từ đầu tháng Giêng năm nay.

Với gần 100 chữ viết trong thông điệp Twitter, ông Donald Trump đã thách thức ông Tập Cận Bình, trước mắt bàn dân thiên hạ.

Trong hai ngày, báo, đài của Trung Quốc không đả động gì đến lời đe dọa của ông Trump. Tới ngày thứ Ba, ông Tập Cận Bình mới trả lời, qua một bài ý kiến của nhật báo Nhân Dân ở Bắc Kinh. Họ viết trên WeChat, một thứ giống như Tweeter ở bên Tàu, "Làm việc gì có ích lợi, không ai đòi hỏi chúng tôi cũng làm. Cái gì không thuận lợi, thì dù anh đòi hỏi cách nào, chúng tôi cũng không lùi bước". Và kết luận bằng giọng điệu thách thức : "Đừng ai nghĩ đến chuyện đó !"

Đúng là Trump và Tập đang gườm nhau trên võ đài mậu dịch.

Chuyện gì đã gây nên tình trạng căng thẳng này ?

Donald Trump bắt đầu tăng thuế đánh trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc với mục đích giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Mỹ, hàng 400 tỷ USD mỗi năm đối với nước Tàu. Trung Quốc đã trả đũa, đánh thuế trên hàng do Mỹ xuất cảng sang Tàu. Trong hai năm qua, số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ vẫn tăng thêm, không giảm.

Kể từ tháng Mười năm ngoái, các cuộc thương thuyết giữa hai nước diễn ra trên hai vấn đề chính. Trên một mặt trận, Mỹ tiếp tục đòi Bắc Kinh phải nhập cảng hàng của Mỹ nhiều hơn để chấm dứt cuộc đấu võ bằng quan thuế. Mặt trận thứ hai quan trọng hơn. Mỹ yêu cầu Tàu phải thay đổi chính sách kinh tế. Phải mở cửa cho các công ty Mỹ làm ăn dễ dàng hơn, chấm dứt việc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước giúp họ cạnh tranh với các công ty Mỹ, chấm dứt việc lấy trộm các "sản phẩm trí tuệ" như các kỹ thuật tân tiến của xí nghiệp Mỹ.

Cuộc thương thuyết gần đây đã tiến bộ trên cả hai mặt đó. Nhưng cho đến cuối tuần qua, hai bên bước đến một vấn đề mấu chốt : Làm cách nào để kiểm chứng các hứa hẹn của chính quyền Trung Quốc, bắt buộc họ phải thi hành nghiêm chỉnh ?

Phía Mỹ muốn các biện pháp "trừng phạt" nếu Bắc Kinh không giữ lòi. Chẳng hạn, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục vi phạm tác quyền kỹ thuật của Mỹ, hay đối xử bất công với các công ty Mỹ, thì chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế nhập cảng trên hàng mua từ nước Tàu để trừng phạt, mà phía Tàu không được phép đánh thuế trả đũa. Mỹ cũng muốn nước Tàu phải đặt ra những luật lệ mới bảo vệ quyền sở hữu trên các "sản phẩm trí tuệ" thay vì chỉ thi hành các đạo luật đang có, mà Mỹ đòi là không đủ mạnh. Đặc biệt, phía Mỹ yêu cầu phải ghi rõ các điều này trong bản thỏa hiệp hai bên sẽ ký kết.

Đến chỗ đó thì Bắc Kinh không nhượng bộ.

Theo nhật báo South China Morning Post, ông Tập Cận Bình không chấp nhận yêu cầu của Mỹ, Ông nói rằng : "Tôi sẽ là người gánh tất cả hậu quả !".

Khi Phó Thủ Tướng Lưu Hạc báo tin cho các bộ trưởng trong chính phủ Mỹ biết, ông Trump nổi giận.

Nếu nhượng bộ, ông Tập Cận Bình lo sẽ có những hậu quả nào ?

Trước hết, Tập sẽ mất mặt. Người dân nước Tàu sẽ hỏi tại sao nhượng bộ nhiều quá như thế ? Trong bản thỏa hiệp, Mỹ chỉ nhượng bộ một điều, là bãi bỏ thuế quan mới đánh. Còn Trung Quốc vừa phải xóa bỏ thuế, lại vừa phải chịu thêm các điều kiện khác !

Giấc Mộng Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình vẫn hô làm khẩu hiệu từ dăm năm nay đã kích thích tự ái dân tộc của người Trung Hoa trong lục địa. Người dân đã nuôi dưỡng hình ảnh một Trung Quốc vĩ đại, sắp vượt qua Mỹ quốc đến nơi rồi. Họ không nhìn thấy những yếu kém của kinh tế Trung Quốc. Ngay cả Bộ Chính Trị đảng cũng vậy.

Trong phiên họp thường lệ vào tháng Hai vừa qua, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc không bàn gì đến vấn đề kinh tế, dù cuộc chiến tranh mậu dịch đang tới hồi gay cấn. Người dân cũng không thấy cuộc chạy đua tăng quan thuế với Mỹ ảnh hường đến đời sống hằng ngày của họ như thế nào. Vì các báo, đài không được loan báo tin tức về số xuất cảng sang Mỹ tụt giảm. Ngược lại, ở Mỹ thì ai cũng được nghe tin về hàng mua từ bên Tàu đã lên giá.

Tập Cận Bình đang sa chân vào cái bẫy do chính mình dựng lên. Năm 2019 lại là một năm đặc biệt, đánh dấu nhiều biến cố trong lịch sử Trung Quốc. tháng Năm, ngày bốn là 100 năm Ngũ Tứ Vận Động. tháng Muời sẽ là lễ hội lớn, 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tình tự dân tộc được khích động, đến ngày 4 tháng Sáu người ta sẽ nhớ đến cuộc tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, đúng 30 năm, nếu trong lòng bất mãn với chế độ. Tập Cận Bình không rút chân ra khỏi cái bẫy này được.

Đúng lúc đó thì Donald Trump "tuýt" những lời đe dọa "quyết chiến" và đặt ra những điều kiện phũ phàng !

Vì vậy Tập Cận Bình càng phải tỏ ra cứng rắn !

Cả hai người, Trump và Tập Cận Bình đều được lợi nếu ký kết một "thỏa ước đình chiến" trong cuộc chiến tranh mậu dịch này. Nhưng hai người đang khóa tay khóa chân nhau, đẩy nhau tới bờ vực. Cả hai không thể cho dân chúng thấy mình đã nhượng bộ đối thủ. Cả hai đều được phấn khích về nền kinh tế nước mình, vẫn tăng trưởng dù đang tranh chấp. Cứ như vậy, tại sao phải nhượng bộ, mất mặt.

Nếu nhìn thuần túy về kinh tế, Tập Cận Bình cần một thỏa hiệp nhiều hơn Trump. Kinh tế Mỹ có dấu hiệu vẫn vững mạnh. Kinh tế Trung Quốc khá hơn trong mấy tháng vừa qua nhưng trên đường dài thì sẽ bất lợi hơn nếu cuộc chiến tiếp diễn.

Nhưng đó là cách nhìn khách quan và trường kỳ. Trong ngắn hạn, câu chuyện có thể khác.

Ông Trump sẽ phải tranh cử trong năm tới. Ông Tập Cận Bình thì không. Nếu kinh tế mỗi nước đều xuống, thì dân Mỹ sẽ kêu trời. Còn dân Tàu có muốn kêu cũng không được mở miệng.

Tổng thống Donald Trump rất quan tâm đến thị trường chứng khoán, ông vẫn coi thị trường lên là một thành quả nhờ ông mới có. Nhưng người ta tiên đoán, nếu ông thực sự tăng thuế quan lên 25% như lời đe dọa, chỉ số S&P500 sẽ tụt mất 2% ; và nếu chiến tranh mậu dịch tiến đến hơn nữa, S&P500 có thể mất 7% giá trị. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ tìm cách can ngăn ông tổng thống.

Ngày thứ Ba nhật báo The Wall Street Journal mới viết trong bài quan điểm, nhắc nhở Tổng thống Trump : "Ngày Chủ Nhật, tổng thống mới viết trên Twitter rằng đánh thuế quan (trên hàng hóa Trung Quốc) là một lý do khiến kinh tế Mỹ vững mạnh". Nhưng tờ báo có khuynh hướng Cộng Hòa viết tiếp, "điều này trái ngược với sự thật. Kinh tế vẫn tăng trưởng mặc dù tăng thuế quan, nhưng số công việc làm trong các ngành chế tạo năm nay đã giảm bớt một phần vì kinh tế nước Tàu tiến chậm hơn". 

Ngô Nhân Dụng

*******************

Thương chiến chưa dứt

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA, 08/05/2019

Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là một diện trong mâu thuẫn đa diện giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất địa cầu ở hai bờ Thái Bình Dương vì vậy, hai xứ này khó dàn xếp được những thỏa thuận có thể kiểm chứng được. Nhưng hậu quả cho các nước khác như Việt Nam thì sao ? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hậu quả này…

tradewar1

Thương chiến Mỹ-Trung chưa dứt (Ảnh minh họa) AFP

Hậu quả của thương chiến Mỹ-Trung

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, dư luận quốc tế đã tưởng đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể ngã ngũ sau 10 vòng thương thảo suốt 10 tháng vừa qua. Nào ngờ, phía Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh là bội tín vì phủ nhận những cam kết trong các hội nghị trước và ra tối hậu thư sẽ tăng thuế nhập nội trên hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc, kể từ Thứ Sáu mùng 10 này. Biến cố ấy làm các thị trường chấn động, từ Á Châu qua Âu Châu về tới Hoa Kỳ. Theo dõi chuyện này, ông nhận xét thế nào và rút tỉa bài học gì cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Tôi thiển nghĩ nhiều người đã lầm khi cho là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thu gọn vào số nhập siêu của Mỹ khi buôn bán với Bắc Kinh. Một trong các lý do giải thích sự hiểu lầm đó xuất phát từ phía Hoa Kỳ khi Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập nội trên hàng Trung Quốc để tái cân bằng quan hệ thương mại với Bắc Kinh trong tinh thần gọi là công bằng và hai chiều, có đi có lại. Thật ra, mâu thuẫn kinh tế giữa hai nước gồm có nhiều vế khác nhau, như thương mại, chế độ đầu tư và bảo hộ kín đáo của Bắc Kinh nhằm tiếp thu công nghệ cao cấp của thiên hạ mà không tôn trọng luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ, v.v....

Ngoài hồ sơ kinh tế vốn đã rắc rối, hai quốc gia còn có nhiều mâu thuẫn về an ninh và chính trị trong khu vực Đông Á, là điều có thể hiểu được khi Trung Quốc muốn tiến lên vị trí siêu cường có khả năng cạnh tranh và đe dọa quyền lợi lẫn ảnh hưởng của nước Mỹ. Các mâu thuẫn an ninh chính trị ấy tiềm ẩn bên dưới nhưng vẫn chi phối các vòng đàm phán thương mại. Khi Tổng thống Trump rồi ban tham mưu thương mại của Mỹ tố cáo việc Bắc Kinh đảo ngược cam kết trước đó về chế độ cưỡng hành những điều đã thỏa thuận nên dọa áp giá từ 10% lên 25% trên lượng hàng Trung Quốc trị giá tương đương với 200 tỷ đô la kể từ mờ sáng Thứ Sáu này, rồi trên một lượng hàng hóa trị giá 325 tỷ khác, chúng ta trở về với thực tại phũ phàng….

Thực tại phũ phàng

Nguyên Lam : Thưa ông, thực tại đó là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thực tại đó có nhiều mặt. Một là lãnh đạo đôi bên đều nghĩ mình giữ thế mạnh nên không nhượng bộ. Phía Hoa Kỳ là tình hình kinh tế và nhân dụng khả quan hơn với thất nghiệp thấp. Phía Trung Quốc cũng vậy sau biện pháp kích thích kinh tế và sự thành công của hội nghị quốc tế về Con Đường Tơ Lụa tại Bắc Kinh. Hai là chính quyền đôi bên đều không có đất lùi vì áp lực từ trong nội bộ. Chính quyền Trump nghĩ tới cuộc bầu cử năm tới và duy nhất có sự đồng thuận với đối lập Dân Chủ và các công đoàn là chính sách cứng rắn với Bắc Kinh. Chính quyền Tập Cận Bình cũng bị sức ép của phe thủ cựu theo chủ nghĩa Đại Hán khi năm nay có nhiều sinh hoạt tưởng niệm lịch sử. Chuyện thứ ba là sau khi ông Trump đưa ra tối hậu thư qua hai Twitter vào ngày Chủ Nhật thì các thị trường cổ phiếu tuột giá thê thảm vào phiên chợ ngày Thứ Hai.

Tuột mạnh nhất là Chỉ số Phức hợp Thượng Hải mất gần 6% và Chỉ số Thâm Quyến mất 7,4%, coi như tuột giá nặng nhất kể từ tháng Hai năm 2016. Tính ra tiền thì hai thị trường đó mất khoảng 420 tỷ Mỹ kim trong có một ngày ! Vì vậy, sau khi nín thinh không cho dân chúng biết về vụ này, Bắc Kinh vẫn phải quyết định là để Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế và là đại diện cho Tổng bí thư Tập Cận Bình cầm đầu một phái bộ qua thủ đô Mỹ đàm phán trong hai ngày mùng chín mùng 10. Nhưng tôi không tin đôi bên sẽ đạt thỏa thuận trước kỳ hạn áp thuế của Mỹ vào mùng 10 và trận chiến sẽ còn leo thang. Qua Thứ Ba mùng bảy thì thị trường cổ phiếu Trung Quốc còn nhen nhúm hy vọng chứ thị trường Mỹ lại tuột giá thê thảm, bình quân mất 2% vì nỗi lo leo thang. Thành thử đôi bên đang dàn trận và các thị trường hàng ngày tính điểm được thua. Mà mọi trận chiến đều có tổn thất nên vấn đề là ai chịu được tổn thất nhiều hơn thì có hy vọng thắng.

Thế rồi còn một yếu tố bất ngờ khác là nạn dịch tả heo lợn do vi khuẩn xuất phát từ Châu Phi lại hoành hành dữ dội tại Trung Quốc kể từ tháng Tám năm ngoái và lan tại Việt Nam thì từ các tỉnh miền Bắc đã vào Đồng Nai với ảnh hưởng là giá thịt heo sẽ tăng và giá ngô bắp đậu nuôi heo sẽ sụt. Loại ảnh hưởng đó tác động vào Trung Quốc và Việt Nam là hai xứ ăn nhiều thịt heo nhất Châu Á tính theo đầu người, mà cũng chi phối trận thương chiến Mỹ-Hoa vì Trung Quốc nhập khẩu ngô đậu từ Mỹ và áp giá trên loại nông sản này để trả đũa. Chúng ta đừng quên Việt Nam là nước sản xuất thịt heo đứng hàng thứ sáu của thế giới với một bày heo lên tới 27 triệu con so với hơn 400 triệu con của Trung Quốc.

tradewar2

Việt Nam là nước sản xuất thịt heo đứng hàng thứ sáu trên thế giới (Ảnh minh họa). AFP

Nguyên Lam : Câu chuyện quả thật phức tạp rắc rối tới mức bất ngờ. Trong viễn ảnh trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa thể dàn xếp được một thỏa thuận tạm và còn lây lan thì thưa ông, ảnh hưởng cho kinh tế Việt Nam sẽ là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Như chúng ta đã trình bày nhiều lần trên diễn đàn này, Việt Nam có lợi vì là bãi đáp cho giới đầu tư trực tiếp từ các nước khác khi mà thị trường Trung Quốc hết còn ưu thế nhân công đông và lương bổng thấp. Nhưng khi trận thương chiến Mỹ-Hoa leo thang với viễn ảnh bị áp thuế tới 25% trên 325 tỷ hàng hóa thì chính nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bị thiệt hại nên cũng tìm cách đầu tư ra khu vực Đông Nam Á để bù lỗ dù có tốn kém hơn. Nơi đó có thể là Việt Nam nên Việt Nam có cơ hội hơn trước mà cũng dễ bị rủi ro.

Rủi ro cho Việt Nam

Nguyên Lam : Thưa ông, những rủi ro đó là gì cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta có các bài toán chủ quan nội tại của Việt Nam là nạn ô nhiễm môi sinh và khả năng kiểm soát vệ sinh và dịch tễ. Bài toán khác là hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất phù trợ cho sản xuất và xuất khẩu trong khi lại lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp của ngoại quốc. Nếu ngoại quốc đây lại là từ Trung Quốc với quá nhiều dự án gây tai tiếng và tai họa cho Việt Nam, khi họ lánh nạn thương chiến và đầu tư vào Việt Nam thì ta chớ vội mừng mà nên nghĩ đến chuyện cháy nhà hàng xóm lan qua nhà mình !

Nguyên Lam : Chúng ta đang chứng kiến một mâu thuẫn thuộc cơ chế kinh tế, xã hội và chính trị giữa hai quốc gia, với hậu qủa dồn dập gần như hàng ngày hàng giờ tràn lan qua các nước khác. Theo như ông nghĩ thì Việt Nam nên tự chuẩn bị ra sao với tình huống đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là nên nhìn từ xa tới gần thay vì phản ứng với chuyện trước mắt. Chuyện trước mắt là sự trồi sụt của thị trường, chuyện sâu xa lâu dài là chính sách kinh tế trong nhiều năm sắp tới vì đã quyết định rồi thì mất dăm ba năm mới thực hiện và hoàn thành. Khi đã quyết định thì nên thường xuyên kiểm chứng tiến độ thi hành đối chiếu với các thay đổi dồn dập ở bên ngoài.

Sở dĩ như vậy vì Việt Nam ở bên Trung Quốc với lãnh đạo Bắc Kinh có tham vọng trường kỳ và toan tính lâu dài. Lần này, họ lúng túng vì Hoa Kỳ có một tổng thống là ông Donald Trump không muốn đi vào vết xe đổ của các vị tiền nhiệm nên gây áp lực dữ dội. Nhưng Bắc Kinh có thể nghĩ Tổng thống Mỹ chẳng tồn tại mãi mà cứ hai năm lại bị tấm lịch bầu cử chi phối nên họ đối phó theo hướng đó như đã từng làm như vậy và thành công trong mấy chục năm qua với Hoa Kỳ. Việt Nam nên thức tỉnh với thực tế khá phũ phàng này và tự hỏi là vài chục năm tới thì mình sẽ là gì, làm gì…

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 08/05/2019

Published in Diễn đàn

Môi trường nào cho chúng ta ?

Viết từ Sài Gòn, RFA, 09/05/2019

Theo thông tin của các báo trong nước, mà sau đó links bài bị gở bỏ, không thể vào đọc, chỉ còn bài tổng hợp trên RFA, cảnh sát môi trường Hà Tĩnh phải chào thua, bó tay trước nạn ô nhiễm chất thải do Formosa gây ra. Đây là thông tin có thật, nó thật vì số lượng bãi chất thải do RFA tổng hợp vẫn chưa đủ, dẫn đến khối lượng chưa đủ. Nó thật vì tình trạng môi trường Hà Tĩnh và biển miền Trung ngày càng xấu đi. Nó thật vì lời cảnh báo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là có thật.

formosa1

Cụm kinh tế Formosa đang xây dựng - RFA

Nhưng, ông Phúc đã cảnh báo gì ? Bãi thải của Formosa nằm ở đâu ? Và môi trường miền Trung xấu cỡ nào ?

Trích RFA : "Hôm 24 tháng 7 năm 2017, tại buổi thị sát khu liên hợp gang thép của Công tay TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh (FHS) và làm việc với FHS, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng "Không an toàn thì không được sản xuất ; nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy. Việc nâng công suất nhà máy phải đi liền với bảo vệ môi trường".

Lời phát biểu của ông Thủ tướng vừa là lời cảnh tỉnh đối với Formosa và các cơ quan liên ngành Hà Tĩnh (nói là lời đe nẹt cũng không sai), đồng thời là lời cảnh báo về môi trường đang xấu đi ở tỉnh này nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Và, đứng trên cương vị Thủ tướng, dù muốn hay không muốn, ông Phúc vẫn phải nhìn thấy thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi ở khu vực này. Sự xấu đi này không chỉ riêng môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội cũng có vấn đề nốt. Lời cảnh báo của ông Phúc trong lúc này không cho thấy tâm huyết của ông với môi trường mà đó là sự phát biểu thụ động bởi đứng trên cương vị này, ông không thể nói khác đi !

Và vấn đề thứ hai, bãi thải Formosa, theo như RFA tổng hợp từ các báo trong nước thì : "Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết.

Chưa đến một tháng sau, ngày 23 tháng 7 năm 2016, báo chí trong nước loan tải thông tin các cơ quan chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà tĩnh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh lúc đó thì khi kiểm tra chứng từ xuất kho cho thấy số lượng chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra khỏi nhà máy lên đến 267 tấn. Về việc này ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét chuyện cũ chưa giải quyết xong lại tiếp tục vi phạm mới".

Ở đây, các báo trong nước chỉ đưa ra được 8 điểm chứa thải của Formosa, chủ yếu nằm dọc bờ biển Hà Tĩnh, chung quanh khu vực công ty này cắm mốc và hoạt động. Nhưng trên thực tế, điểm thứ 9 nằm giáp giới với thôn Xuân Sơn, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đây là bãi thải chất thải nặng, không được nhắc tới trong các báo. Có thể vì điều này nằm ngoài quan sát của báo chí hoặc cố tình mua chuộc báo chí để che mắt thiên hạ. Chất thải ỡ Formosa được tập kết và đưa lên Kỳ Lạc vào nửa đêm, đổ giữa hai hẻm núi và hiện tại, khối lượng của nó có thể lên đến hàng triệu mét khối chứ không còn là con số vài trăm ngàn như các bãi ven biển. Và chất thải ở bãi Kỳ Lạc là chất thải rắn, có mùi khét rất khó chịu, mỗi khi trời mưa, chất thải tự bốc khói, tỏa ra mùi hôi thối cả vùng rừng.

Bãi chất thải Kỳ Lạc mới là bãi chất thải đáng kể, đáng bàn nhất trong vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Bởi đây là vùng đất cao, mọi nguồn nước chảy về đồng bằng đều đi qua đây, và một khi chất thải ngấm vào đất thì mối nguy môi trường khó mà lường được. Nhưng đáng sợ hơn nữa, có lẽ là môi trường xã hội ở Kỳ Anh.

Hiện tại, số phụ nữ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Vĩnh Tân, Bình Thuận nói riêng cũng như các khu vực có người Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam nói chung bỏ chồng theo đàn ông Trung Quốc vì đồng tiền là quá cao. Riêng huyện Kỳ Anh, con số thông kê do một số giáo xứ ở đây cung cấp đã lên đến hàng trăm phụ nữ bỏ chồng theo trai Trung Quốc. Và trong số hàng trăm phụ nữ này, có không ít người là con chiên ngoan đạo của Kitô Giáo. Như trường hợp 1 phụ nữ theo Kito Giáo ở xã Kỳ Lạc, cô này bỏ chồng và ba đứa con để theo trai Trung Quốc, đến Tết, dắt trai về nhà ăn Tết và "hưởng tuần trăng mật" như không có gì, người chồng thấy vậy đuổi gã bạn trai Trung Quốc đi, cô vợ đứng ra cãi cọ, gã trai Trung Quốc đấm thẳng vào người chồng làm anh này tổn thương mắt và mù mất một bên mắt trái. Khi chúng tôi đến thăm thì cô vợ và gã Trung Quốc kia đã cao chạy xa bay, anh chồng vừa xuất viện và những đứa con ngơ ngác, dáo dác khó mà nói cho trọn… !

Tình trạng này ở Vĩnh Tân, Bình Thuận và nhiều nơi khác cũng xảy ra tương tự, nó khiến cho người ta phải đặt câu hỏi : Liệu đàn ông Việt Nam bất lực, kém hấp dẫn đến độ đã có con với nhau mà người vợ vẫn bỏ theo trai Trung Quốc ? Câu trả lời là Không. Vấn đề nằm ở chỗ hệ qui chiếu đạo đức của người Việt đã bị đánh tráo từ những dự án có người Trung Quốc tham gia. Nó bị đánh tráo thế nào ? Người nông dân Việt Nam, người lao động Việt Nam vốn thật thà, chân chất và có thêm một cái chứng nữa là nghèo khổ. Đùng một cái, chính quyền mang dự án về, giá đất tăng vụt vụt, thế giới kim tiền lấn áp mọi thứ. Vòng quay đồng tiền cuốn đi mọi thứ, và mọi giá trị tình cảm, mọi qui ước về đạo đức của người bản địa tưởng chừng như trường tồn hoặc khó thay đổi bỗng chốc trở nên đổ sập trước sức mạnh đồng tiền. Có tiền là có tất cả, có tiền, khi ra chợ, có thể hô biến, mua một món hàng tầm thường với giá trên trời và biến mình trở thành tâm điểm của người bán, được săn đón… Đây cũng là lúc những người nghèo cảm thấy mình bị thiệt thòi, cảm thấy mặc cảm và thù hận cái nghèo của mình. Những cô vợ nghèo cắn răn, nhắm mắt bỏ chồng cũng không ngoài vòng xoáy này.

Một khi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bị xuống cấp trầm trọng như vậy thì những báo cáo về môi trường của các cơ quan nhà nước đôi khi chỉ là trò mị dân, lấy vải thưa che mắt thánh, trích RFA : "Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được xếp đứng đầu danh sách các công ty gây ô nhiễm.

Formosa đã gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền trung, bắt đầu từ ven biển Hà Tĩnh lan dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, công ty Formosa đã có những vi phạm dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa xử lý xả thẳng ra môi trường.

Formosa được ký hợp đồng thuê đất đến 70 năm, thuế thu nhập chỉ là 10%. Ngoài ra Formosa còn được miễn thuế thu nhập trong bốn năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuế tài nguyên".

Dù muốn hay không muốn, cũng phải nhìn thấy một thực tế là môi trường tự nhiên của Việt Nam hiện nay, nếu xét trên bình diện khu vực, chúng ta còn hi vọng khá hơn môi trường của Trung Quốc. Nhưng nếu xét trên tổng quan môi trường tự nhiên và xã hội, có vẻ như Việt Nam kém hơn Trung Quốc rất xa. Vì Trung Quốc nó xấu cỡ nào vẫn có khả năng thu hút đàn bà Việt. Đó là sự thật phũ phàng nhưng không thể nói khác ! Và điều này cũng khó mà trách nhà nước quản lý yếu kém, lỏng lẽo. Vì chuyện này có trách hay không trách, họ vẫn vậy. Nên chăng là trách cái hệ qui chiếu đạo đức, hay trách cái hòn đá tảng nhân phẩm của người Việt nó quá mỏng, quá dễ vỡ. Không cần bom nguyên tử hay vũ khí hạt nhân mà chỉ cần ném một trái lựu đạn tiền tệ thì xem như người ta có thể chết đầy mặt nước chẳng khác nào ném cá, chết từ chính quyền đến nhân dân.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 09/05/2019

********************

Việt Nam sẽ khó xử lý được bùn thải độc hại của Formosa ? (BBC, 10/05/2019)

Một khoa học gia cho hay công nghệ hiện nay chưa xử lý được các chất độc hại thải ra từ hoạt động sản xuất thép như của nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh.

formosa2

Một ngư dân vớt cá chết dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế năm 2016

"Trong công nghệ sản xuất thép, các chất thải ra như bùn, xỉ chứa nhiều thành phần độc hại như kim loại nặng, axit, lưu huỳnh, ô xít sắt tồn dư. Những chất này sẽ rất gây hại cho môi trường", Giáo sư Lê Huy Bá nói với BBC hôm 8/5.

Bình luận của ông Bá được đưa ra trong lúc cảnh sát môi trường Hà Tĩnh vừa công bố phát hiện nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh đang tồn đọng hàng trăm ngàn mét khối chất thải độc hại.

Gần một triệu tấn chất thải độc hại

formosa3

Nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Một văn bản công bố hồi tháng Tư của công an Hà Tĩnh cho hay cảnh sát môi trường phát hiện công ty Formosa Hà Tĩnh hiện đang tồn đọng hoảng 900.000 tấn phế thải xỉ thép và các loại bùn.

Đây là các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất thép của nhà máy này, được chia làm 14 nhóm và 64 danh mục với hàng ngàn tên chất thải khác nhau.

BBC liên hệ với ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường để đề nghị bình luận về sự việc nhưng ông Tùng từ chối trả lời, nói rằng hiện ông đã về hưu và hai năm qua có nhiều thay đổi, ông không theo dõi tiếp vụ việc của Formosa nữa.

Ông Tùng từng tuyên bố với báo giới Việt Nam năm 2017 rằng Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng gần hết các chỉ tiêu môi trường được yêu cầu trong ngày chạy thử trở lại trong cùng năm.

Công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra hơn 3 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, theo báo cáo của công an Hà Tĩnh.

Trong số này, bùn thải và xỉ thép hiện tồn kho với số lượng nhiều nhất. Chỉ một số lượng ít ỏi được tái sản xuất.

Chẳng hạn, với lượng xỉ thép thải ra là hơn 2.500 tấn/ngày, mới đây Formosa chỉ sử dụng được một lượng nhỏ để làm đường công vụ. Số lượng tồn đọng hiện lên tới vài trăm ngàn tấn.

Nguy hiểm ở chỗ, việc phân tích các chỉ tiêu môi trường của các chất thải này từ trước đến nay vẫn do Formosa thuê các đơn vị tư nhân làm, cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng, nên kết quả 'khó khách quan'.

Với các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi, xử lý.

Giáo sư Lê Huy Bá cho BBC hay rằng hiện nay công nghệ tiên tiến trên thế giới chưa xử lý được các chất độc hại này, chứ chưa nói đến Việt Nam.

"Các giải pháp chúng ta sử dụng cho đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Hoặc tái sử dụng các chất thải bùn, xỉ để làm đường, san lấp nền. Nhưng các cách này không ngăn chặn được các chất độc hại tồn dư trong bùn, xỉ ngấm vào nước, gây ô nhiễm nguồn nước", nhà khoa học cho hay.

"Những nhà khoa học nhưng chúng tôi hiện 'lực bất tòng tâm'. Chúng tôi đã từng đóng góp các ý kiến về các tác hại tiềm ẩn đến môi trường của hoạt động của nhà máy thép Formosa, những mặt trái, mặt tiêu cực, nhưng các nhà quản lý có lắng nghe hay không thì lại là chuyện khác".

Công an Hà Tĩnh cũng cho hay Formosa tự đặt tên cho bùn thải là 'bùn quặng', 'bùn khoáng', là 'không thể hiện đúng bản chất' vấn đề. Do 'bùn quặng', 'bùn khoáng' là hai loại khoáng sản thiên nhiên quý giá được khai thác từ mỏ trong khi bùn thải là chất thải ra từ hoạt động sản xuất, có thể chứa các chất độc hại.

Nguy cơ từ tái sử dụng chất thải độc hại

formosa4

Biểu tình phản đối nhà máy Formosa tại Hà Nội năm 2016

Bên cạnh đó, Formosa đã tự ý xử lý và tái sử dụng một số loại bùn, nhưng việc xử lý tách chất độc hại không đạt hiệu quả 100%.

Ví dụ, Formosa dùng công nghệ tách kẽm trong bùn lò cao để tái sử dụng trực tiếp. Nhưng việc tách kẽm này chỉ đạt hiệu quả khoảng 30%. Cộng thêm các thành phần nguy hại khác trong bùn như chì, mà công ty Formosa Hà Tĩnh không phân tích, nếu đưa vào tái sử dụng sẽ gây ô nhiễm không khí nặng nề.

Formosa cũng bán một số loại xỉ thép cho các nhà máy thép để tái sử dụng, nhưng đây là các loại xỉ thép có hàm lượng lưu huỳnh cao, nếu hệ thống xử lý khí thải trong các nhà máy này không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm không khí.

Công văn của Công an Hà Tĩnh đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường giám sát và yêu cầu Formosa phân loại, xử lý chất thải theo đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và theo quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu Formosa có hướng xử lý hàng chục ngàn tấn chất thải nguy hại tồn đọng hiện nay.

Công an Hà Tĩnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá mức độ phát thải khí lưu huỳnh tại các nhà máy sử dụng xỉ than của Formosa.

Hầu như không có tờ báo lớn nào ở Việt Nam đưa thông tin về nguy cơ bùn thải của Formosa Hà Tĩnh ngoại trừ một vài tờ báo nhỏ như Một Thế Giới hay Infonet.

Cùng thời điểm đó, một số tờ báo kinh tế như Vietnamfinance cho hay Formosa Hà Tĩnh đã tích cực đóng thuế, chỉ trong ba tháng đầu năm 2019 đã nộp tới 2000 tỷ đồng tiền thuế.

Thảm họa Formosa

formosa5

Người Việt Nam tại Đài Loan biểu tình phản đối nhà máy Formosa gây thảm họa môi trường năm 2017

Công ty thép Formosa Hà Tĩnh từng gây thảm họa môi trường cho nhiều tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam vào năm 2016, thông qua hoạt động xả thải chất độc hại không qua xử lý ra biển.

Thời điểm đó, các chết trắng biển miền Trung, đẩy hàng ngàn ngư dân vảo cảnh phải bán thuyền, treo lưới, đi lang bạt sang các tỉnh khác để làm thuê kiếm sống.

Sau đó là các cuộc biểu tình phản đối Formosa diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù một số nhà hoạt động tham gia vào các cuộc biểu tình này, trong đó có Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trần Thị Nga, ông Hoàng Đức Bình... Hiện mới chỉ có Mẹ Nấm được trả tự do và hiện đang sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Sau đó, Formosa đã đồng ý bồi thường khoảng 500 triệu đô la và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về xả thải.

Năm 2017, Formosa Hà Tĩnh được hoạt động trở lại. Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, ông Nguyễn Ngọc Linh thời điểm đó cho hay Formosa đã đáp ứng các yêu cầu trong buổi chạy thử.

Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường lúc đó cho hay giới chức sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, các kết quả chạy thử sẽ được giám sát 24 giờ, các mẫu kiểm nghiệm sẽ được thực hiện 5 phút một lần.

Ông Tùng cũng nói Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng được 52 chỉ tiêu trong số 53 chỉ tiêu được yêu cầu.

Sau đó truyền thông Việt Nam có đăng các hình ảnh một số quan chức đi tắm biển miền Trung và ăn cá đánh bắt tại đây để chứng tỏ rằng đã 'an toàn'.

Tuy nhiên vào năm 2018, lại có một số tin trên mạng xã hội về tình trạng cá chết ở biển miền Trung. Nhưng không thấy báo chính thống đăng những tin này.

Trong khi đó, nhiều người dân miền Trung từng cho biết việc chi trả bồi thường không thỏa đáng. Nhiều người nói chưa nhận được một đồng nào vào giữa năm 2017.

Bà Trần Thị Loan, chủ cơ sở Cường Loan, nói với BBC rằng năm 2017 bà đã nhận được một phần của khoản bồi thường cho các mặt hàng tươi sống bị hỏng, nhưng khoản còn lại nhà nước xin khất lúc đó đến giờ vẫn chưa trả. Đây là số hải sải không tiêu thụ được do người tiêu dùng lo ngại chúng bị nhiễm độc.

Facebooker Cát Linh đặt câu hỏi trên trang cá nhân : "Formosa : Tác động về kinh tế : hàng triệu hộ dân điêu đứng, thất nghiệp, hàng hóa không thể tung ra thị trường, không thể xuất khẩu, du lịch không thể phát triển. Tác động về môi trường : hàng triệu tấn cá, hải sản chết, hàng triệu tấn tro xỉ không thể xử lý.... Môi trường nước, không khí, mặt đất đều ô nhiễm. Dân ăn các sản phẩm từ "biển chết" có đảm bảo sức khỏe không ? Vậy lý do là gì mà lại mang Formosa về ?"

Vụ việc Formosa là một chủ đề nhạy cảm đối với chính phủ Việt Nam vì nó liên quan đến một bên là sự ổn định chính trị, bảo vệ môi trường với một bên là đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của đất nước. Formosa là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam, theo bình luận của Reuters.

*********************

Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng về chất thải của Formosa (RFA, 09/05/2019)

Vài ngày sau khi thông tin Công an Hà Tĩnh ‘bó tay’ với việc xả thải của Formosa được loan truyền rộng rãi ngay cả trên báo chính thống nhà nước Việt Nam, tối ngày 8/5, Bộ Tài nguyên và môi trường lên tiếng phân trần chưa nhận được văn bản kiến nghị từ Công an Hà Tĩnh đề nghị kiểm tra, xử lý gần 900.000 tấn phế thải tồn đọng tại FHS. Bộ này khẳng định từ tháng 7 năm 2016 đến nay đã tổ chức nhiều đoàn giám sát, kiểm tra và yêu cầu FHS khắc phục công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, và kết quả giám sát cho thấy nước thải, khí thải của FHS trước khi xả ra ngoài môi trường luôn đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

formosa6

Dân làng chôn cá chết trên một bãi biển ở Quảng Bình, Việt Nam hôm 28/4/2016. AP

Báo Pháp Luật dẫn khẳng định của Bộ Tài nguyên và môi trường rằng bộ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh và các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải, quản lý chất thải rắn của FHS, đảm bảo các loại chất thải trước khi xả ra ngoài môi trường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về môi trường theo quy định.

Theo công văn của Công an Hà Tĩnh thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm từ nhà máy Formosa ở tỉnh này là gần 3 triệu 700 ngàn tấn.

Công luận xã hội lên tiếng cho rằng phải đóng cửa Formosa vì Formosa đã từng tái phạm việc xả thải ra môi trường. Chính thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, từng lên tiếng rằng nếu Formosa tái phạm xả thải ra môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy.

********************

Công an Hà Tĩnh bất lực với vi phạm xả thải của Formosa (RFA, 08/05/2019)

Một công văn của Công an Hà Tĩnh gửi Ủy ban Nhân dân Hà Tĩnh vào ngày 6 tháng 4 vừa qua nêu rõ Nhà máy Gang Thép Formosa tại Khu Công Nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn tên chất thải khác nhau. Qua đó cơ quan này kiến nghị một số việc liên quan công tác xử lý những chất thải của nhà máy thép Formosa. Tuy nhiên chính Công an Hà Tĩnh phải than rằng các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng theo dõi, quản lý.

formosa7

Người dân biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh tại Hà Nội hôm 1/5/2016. AP

Hàng loạt chất thải độc hại

Theo công văn của Công an Hà Tĩnh gửi đi thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm từ nhà máy Formosa ở tỉnh này là gần 3 triệu 700 ngàn tấn. Trong đó, các loại bùn thải, xỉ thép phát sinh và tồn kho với khối lượng rất lớn, cụ thể : Bùn cán nóng phát sinh 35 tấn/ngày, lượng tồn kho 10.700 tấn ; bùn phối trộn tồn kho 28.737 tấn ; bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70.000 tấn ; bùn lò chuyển phát sinh 303 tấn/ngày, từ khi đi vào hoạt động đến nay lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất, xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn.

Nhà báo Đỗ Cao Cường, một nhà báo chuyên tìm hiểu những tác hại môi trường do các nhà máy gây ra trên khắp đất nước Việt Nam đã đến tận Kỳ Anh, Hà Tĩnh tìm hiểu mức độ ô nhiễm tại đây và nhận định việc để Formosa tiếp tục xả thải như vậy là một sự thất bại của cơ quan chức năng :

"Khi Formosa Hà Tĩnh không cung cấp kết quả phân tích chất thải cho cơ quan chức năng để theo dõi xử lý thì rõ ràng trách nhiệm thuộc về chính quyền Hà Tĩnh. Cả thế giới biết đến Formosa là một trong những "sát nhân" môi trường của hành tinh mà cơ quan chức năng không quản lý được thì có thể nói đây là một sự thất bại".

Xử lý ra sao ?

formosa8

Người Việt Nam làm việc tại Đài Loan biểu tình bên ngoài trụ sở Tập đoàn Formosa tại Đài Bắc vào ngày 10 tháng 8 năm 2016. AFP

Vậy nếu Formosa không cung cấp những kết quả nhận được cho cơ quan chức năng thì sao, chẳng lẽ tất cả các cơ quan đành chịu để cho Formosa "tác oai tác quái" ?

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì Cảnh sát môi trường có thẩm quyền xử lý luôn, chẳng hạn như ra quyết định xử phạt hoặc là khởi tố vụ án nếu có những bằng chứng cụ thể :

"Thật ra thì bên cảnh sát môi trường không cần phải trình bên cơ quan chức năng khác vì bản thân họ có thẩm quyền xử lý luôn. Ví dụ như họ có quyền ra quyết định xử phạt hoặc là họ khởi tố vụ án xâm phạm môi trường".

Luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định bất cứ doanh nghiệp nào, dù Nhà nước hay nước ngoài khi hoạt động ở Việt Nam đều phải tuân thủ quy định luật pháp Việt Nam.

"Khi có kết luận từ cơ quan điều tra thì nếu vi phạm ở mức độ hành chính thì chuyển cơ quan hành chính xử phạt hành chính, nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra phải có nghĩa vụ chuyển sang Viện kiểm sát để khởi tố vụ án. Đó là nguyên tắc không loại trừ bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp Nhà nước hay Doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài thì cũng phải có nghĩa vụ tuân theo quy định pháp luật Việt Nam".

Hôm 24 tháng 7 năm 2017, tại buổi thị sát khu liên hợp gang thép của Công ty TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh (FHS) và làm việc với FHS, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng "Không an toàn thì không được sản xuất ; nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy. Việc nâng công suất nhà máy phải đi liền với bảo vệ môi trường".

Đến nay Formosa vẫn tiếp tục vi phạm. Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang hiện ở Hà Nội nêu quan điểm của ông về vấn đề Formosa tái phạm :

"Theo quan điểm của tôi thì phải đóng cửa Formosa và tống xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chừng nào Formosa còn hiện diện thì nguy cơ bùng phát thảm họa môi trường còn hiện hữu. Thế thì tại sao không buộc Formosa phải bồi thường thỏa đáng những hậu quả họ gây nên và đóng cửa Formosa ngay lúc này để trừ hậu họa ?"

Cựu nhà báo Minh Thọ từ Sài Gòn cho rằng đối với Formosa thì cần phải khởi tố, điều tra về vi phạm môi trường thì mới ra vấn đề chứ theo kiểu ‘bất khả xâm phạm’ thì sẽ không giải quyết được gì. Ông nhận định :

"Cảnh sát môi trường kết hợp Sở Tài nguyên - Môi trường rồi Ủy ban Nhân dân Tỉnh dư sức xử lý nhưng họ lại không làm, có bàn tay nào ngăn chặn họ. Cái này là một dấu hỏi lớn".

Hiện một số bài viết liên quan đến Formosa như : "Phó Thủ tướng yêu cầu xem lại ưu đãi thuế cho Formosa Hà Tĩnh" của báo Tuổi Trẻ ; "Có thể đàm phán lại với Formosa về chính sách ưu đãi thuế" của báo Thanh Niên ; "Hà Tĩnh : Cảnh sát môi trường 'bó tay' với hàng triệu tấn chất thải của Formosa" của Báo Mới đã bị lấy xuống không thể truy cập được nữa.

Tội chồng tội

Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được xếp đứng đầu danh sách các công ty gây ô nhiễm.

Formosa đã gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền trung, bắt đầu từ ven biển Hà Tĩnh lan dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, công ty Formosa đã có những vi phạm dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa xử lý xả thẳng ra môi trường.

Formosa được ký hợp đồng thuê đất đến 70 năm, thuế thu nhập chỉ là 10%. Ngoài ra Formosa còn được miễn thuế thu nhập trong bốn năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuế tài nguyên.

Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết.

Chưa đến một tháng sau, ngày 23 tháng 7 năm 2016, báo chí trong nước loan tải thông tin các cơ quan chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà tĩnh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh lúc đó thì khi kiểm tra chứng từ xuất kho cho thấy số lượng chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra khỏi nhà máy lên đến 267 tấn. Về việc này ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét chuyện cũ chưa giải quyết xong lại tiếp tục vi phạm mới :

"Sau khi Formosa xin lỗi và chưa ráo lời xin lỗi thì họ lại phạm tội ác kinh hoàng là lén lút thuê và chỉ đạo bọn quan tham địa phương chôn trộm hàng trăm tấn chất thải độc hại chưa qua xử lý ngay trên đất Kỳ Anh và nhiều nơi khác nữa đang còn bỏ ngỏ thì không hiểu các cơ quan chức năng sẽ xử lý trường hợp này như thế nào. Bây giờ Formosa thuê các công ty tư nhân của Việt Nam đã được cấp phép của Bộ tài nguyên Môi trường xử lý chất thải của Formosa thì khó mà khách quan được".

Vào ngày 8 tháng 5 năm 2019, trên trang Tiếng Dân có bài của tác giả Nguyễn Ngọc Chu, trong đó tác giả viết rõ ‘Nhưng Formosa đang ngang nhiên vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều này Công an Hà Tĩnh đã khẳng định. Lời nói của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây không có lẽ không có giá trị đối với Formosa Hà Tĩnh ? Ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi Trường hãy làm cho Formosa biết thế nào là lễ độ. Không để cho Formosa khinh nhờn cấp tỉnh, rồi thừa cơ coi thường cả Chính Phủ".

Diễm Thi

Published in Diễn đàn

Theo tự điển mở của Wikipedia định nghĩa thì "Thần tượng là hình ảnh hay một vật chất khác tượng trưng cho một vị thần được hướng đến để thờ phụng, tôn sùng trong tôn giáo, hoặc còn có thể là bất kỳ người nào hay thứ gì được quan tâm bằng sự ngưỡng mộ, yêu mến hay sùng bái".

lhat6

Lê Hoàng Anh Tuấn, người được Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc 3 đón về như một thần tượng - Ảnh minh họa 

Trong lĩnh vực con người thần tượng được định danh qua tài năng, sự nổi tiếng cũng như con đường hoạt động trên một lĩnh vực nào đó được cộng đồng chia sẻ và tôn vinh. Thần tượng có thể là một ca nhạc sĩ, một nhà hoạt động chính trị, một tỷ phú thành tựu bởi năng lực làm việc hay một nhà khoa học cống hiến sự nghiệp của mình cho nhân loại.

Ở Việt Nam có một loại thần tượng khác mà thế giới chưa hoặc không có, thần tượng được cả triệu người trẻ tôn vinh bởi tài năng "chửi bới" được nâng lên hàng "thánh chửi" hoặc tệ hơn, kẻ được tôn làm thần tượng được báo chí lăng xê, vinh danh tới điểm cao nhất là người của "quốc tế".

Thánh chửi có Khá Bảnh và Dương Minh Tuyền, hai nhân vật từng làm cho sinh viên học sinh cả nước sôi lên từng ngày qua các video clip chửi bới, hằn học, lên án mọi thứ. Những người theo dõi như lên đồng với từng câu chửi rủa của hai nhân vật này và hơn hai triệu người theo dõi đã khiến cho Khá Bảnh ngang hàng với Bi Rain, một ngôi sao Hàn Quốc từng làm điên đảo tuổi trẻ Việt Nam nhiều năm trời. Câu hỏi đặt ra cho các nhà phân tâm học về hiện tượng này và phần lớn câu trả lời đều cho rằng xã hội Việt Nam xuống thấp vì nhận thức lệch lạc của giới trẻ qua phương tiện thông tin của mạng Internet đã ảnh hưởng sâu đậm tới tư duy của họ.

Nhưng câu hỏi tiếp được đặt ra : tại sao chỉ một mình Việt Nam là có hiện tượng này trong khi cả thế giới đều có hệ thống Internet trong từng gia đình ?

Lại nữa, không chỉ người trẻ cuồng lên với hiện tượng Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền mà có chỉ dấu cho thấy một sự cuồng khác từ những người "không còn trẻ" qua câu chuyện của Lê Hoàng Anh Tuấn, người được Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc 3 đón về như một thần tượng vì Tuấn từng là cựu học sinh của ngôi trường này. Nhà trường bắt hơn 1.400 em học sinh ngồi nghe "cựu học sinh lừng danh" kể chuyện gương thành công của anh dưới tấm biểu ngữ trên khán đài ghi rành rành cho nội dung buổi lễ : "Chào mừng nhà báo quốc tế, thạc sĩ Luật học Lê Hoàng Anh Tuấn. Tiến sĩ cựu học sinh khóa 1995-1998, Tiến sĩ danh dự từ Vương quốc Anh. Tổng Biên tập tạp chí Chống tham nhũng".

Trong buổi lễ "vinh quy" tại trường Trung học phổ thông Nghi Lộc 3 có mặt Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc, ông Nguyễn Thành Lợi, Phó Giáo sư Tiến sĩ, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng bí thư Tạp chí Người làm báo. Chính ông này đã ca ngợi hết lời Lê Hoàng Anh Tuấn chẳng khác lấy danh dự của riêng ông ra bảo kê cho tên tuổi của Lê Hoàng Anh Tuấn.

Những tưởng Lê Hoàng Anh Tuấn tự tôn vinh mình qua một danh sách dài ngoằn những chức danh cùng với hai chữ "quốc tế" do sự háo danh đã thành dịch tại Việt Nam thì cũng không đáng làm lạ, đằng này cả hệ thống báo chí cũng thi nhau nâng Lê Hoàng Anh Tuấn lên tới đỉnh vinh quang thì đáng phải suy gẫm. Lê Hoàng Anh Tuấn cũng viết lách và được tờ báo quốc doanh cao cấp là báo Nhân Dân trân trọng đăng bài "Chống tham nhũng, câu chuyện từ Xin-ga-po" vào tháng 9 năm 2018 là một quả lừa cay đắng cho tờ báo vốn mang tiếng nhất nước này (1).

Còn nhiều bài báo vinh danh anh ta rải rác trên báo chí "cách mạng" không đếm xuể, tựu trung nhằm xác nhận danh vị của anh ta là nhà báo "quốc tế’ để dễ dàng hù dọa người không biết chuyện cũng như tạo ra một thần tượng cho giới trẻ Việt Nam với ảo tưởng về sự thành công vượt qua khó nghèo của một nhân tài đất Việt.

Một tờ báo đã mạnh dạn phỏng vấn Nguyễn Hoàng Anh Tuấn và giới thiệu rằng anh "thông thạo 4 ngoại ngữ tiếng Anh, Séc, Slovakia, Ba Lan, Lê Hoàng Anh Tuấn có 10 năm học tập và nghiên cứu tại Séc về kinh tế học, ngôn ngữ học, báo chí học. Đầu năm 2018, anh được Hội đồng các Nhà khoa học quốc tế của Tạp chí Chống tham nhũng & Hợp tác quốc tế bầu chọn làm Phó Tổng Biên tập, đồng thời được cấp thẻ Nhà báo quốc tế thông qua các bộ ngành và hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Séc. Anh cũng từng đoạt nhiều giải quán quân thể thao các môn Boxing, Karate, đua ô tô hạng A1 và từng là niềm tự hào lớn của cộng đồng người Việt tại Séc".

Điều đáng nói hơn là Tuấn được Học viện Chính trị quân sự và một số trường khác trong đó có Học viện Báo chí mời về dạy như một giáo sư có kinh nghiệm. Vậy Lê Hoàng Anh Tuấn là ai và những danh hiệu anh ta được trưng bày một cách trang trọng là có thật đáng để học sinh trường Trung học phổ thông Nghi Lộc lấy đó làm tiêu biểu cho một thần tượng mà các em nên theo ?

Không may cho anh ta, câu chuyện bị phanh phui và người ta biết được chính xác tên tuổi, nghề nghiệp, công ăn việc làm của Lê Hoàng Anh Tuấn không phải là nhà báo "quốc tế" như báo chí PR, cũng không phải là Tiến sĩ hay Thạc sĩ như nhà trường Nghi Lộc 3 bị lừa mà anh là một tài xế Taxi, từng đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Séc, sau đó lấy một cô vợ làm việc trong ngành công an, sau bị cô vợ phát hiện anh ta là người lừa đảo nên chủ động ly hôn vì sợ ảnh hưởng tới công việc trong ngành công an. Hiện nay Tuấn đang lái xe cho cục Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ.

Vời thành tích lửa đảo như thế Tuấn vẫn hiên ngang đứng giữa trường Nghi Lộc 3 nơi anh ta từng học những ngày đầu tiên nói về những điều không có thật về mình với sự tiếp tay của báo chí mà cụ thể là hai ông Mai Đức Lộc và Nguyễn Thành Lợi, những cây đa cây đề trong ngành báo chí Việt Nam thì xã hội tất phải lên tiếng vì hành vi lừa đảo có tổ chức này.

Nếu lừa để kiếm tiền thì luật pháp sẽ lấy lại số tiến ấy bằng những bản án phù hợp nhưng lừa học sinh ngây thơ bằng ảo tưởng một thần tượng thi di hại của nó làm sao trả lại cho các em, những người sẽ đặt niềm tin đầu đời của mình vào một thứ thần tượng giả ?

Người lớn trót bị lịch sử lừa qua không ít thần tượng giả đã dẫn dắt đất nước ra khỏi u tối của phong kiến thực dân, hôm nay chỉ biết chịu đựng sự thật phô trần những dối trá mà thần tượng được tôn vinh như thánh sống. Trẻ nhỏ tiếp tục bài học lịch sử ấy qua sự tiếp tay của báo chí lề phải để mỗi ngày thâm nhập tư tưởng phải làm theo gương của những thần tượng ngụy tạo thì đất nước này sẽ trôi về đâu trên dòng nước đục ngầu đầy sự giả dối ấy ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 08/05/2019 (canhco's blog)

(1) http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/37751702-chong-tham-nhung-cau-chuyen-tu-xin-ga-po.html?fbclid=IwAR3UTvHPMKHkAZaeYDschkAOGS0AtDXJCnnVnQNtYObtCBZ1BTkWN6oyxa8

***********************

Bảy cách phát hiện nhà báo quốc tế rởm

Nguyễn Hùng, VOA, 09/05/2019

Cả tun nay làng báo Vit Nam dy sóng vi chuyn hàng ngàn hc sinh trung hc Ngh An và c các lãnh đo báo chí, kim sát và giáo dục b "la" bi mt người t xưng là nhà báo quc tế.

lhat1

Hình trích xuất t mt bài báo đã b xóa trên trang ca Hi Nhà Báo, vi chú thích nguyên thy : "Ch tch Hip hi đi ngoi Châu Âu – Tiến sĩ Pavel Janasek trao bằng Tiến sĩ danh d chuyên ngành "Ngôn ng hc" cho Nhà báo quc tế Lê Hoàng Anh Tun - nh : Marie Leova"

Chữ la trên đây được đ trong ngoc kép vì ch chc gì nhng người có mtại bui tri ân ca ông Lê Hoàng Anh Tun như phó ch tch Hi Nhà báo Vit Nam, tng biên tp Tp chí Người Làm báo hay vin trưởng Vin Kim sát nhân dân tnh Ngh An… đã b la tht.

Ông Tuấn t nhn là tng biên tp Tp chí Chng tham nhũng và Hp tác quc tế và cũng còn là tiến sĩ danh d được Vương quc Anh công nhn. Ông v trường Trung hc Ph thông Nghi Lộc 3 đ cm ơn trường cũ và chia s vi các hc sinh hin ti ca trường.

Ngoài trường trung hc ph thông này, Hc vin Báo chí và Tuyên truyn cũng đã từng mi ông Lê Hoàng Anh Tun tham gia ging dy vì các nhãn mác ông tự dán cho bn thân.

Vậy có cách nào đ nhn biết mt nhà báo quc tế rm không ? Thc ra có rt nhiu cách và ch cn trình đ trung hc là đã có th kim tra được ri.

1. Nhà báo quốc tế y có tho tiếng m đ không ? Th nht hãy xem nguyên văn băng rôn mà chính ông Tun được cho là t thiết kế và mang v trường Trung hc Ph thông Nghi Lc 3 trong đó phn gii thiu nhân vt ghi :

‘NHÀ BÁO QUC T.

THC SĨ LUT HC.

LÊ HOÀNG ANH TUN, TIN SĨ’.

Tiếp theo đó là :

‘TIN SĨ DANH D T VƯƠNG QUC ANH’

‘TNG BIÊN TP TP CHÍ CHNG THAM NHŨNG & HP TÁC QUC T.

Ch nhìn cách s dng my du chm, du phy cùng vi vic sp xếp th t chc danh là đã thy nhà báo này tiếng Vit cũng chng tho.

Trước khi v trường cũ, mà sau người ta tra ra không thấy có hc sinh nào là Lê Hoàng Anh Tun cả, nhà báo quc tế đã xut hin ti mt s kin khác trong đó ông chém gió về cách mng 4.0. Ông nói : "Chúng ta phải làm gì với Cách mng Công nghip 4.0 ? Đó chính là, chúng ta phi thách thc nó, phi gây chiến vi nó. Ti sao ? Là bi vì, mt cá nhân, mt tp th, mt quc gia mun phát trin bn vng thì không th thiếu s thành công trong đi ni và đi ngoi, đi ngoi là cánh tay nối dài ca đi ni, mà chính sách ca đi ngoi chính là gây chiến, là thách thc, đ thách thc được thì phi có "thế" và "lc". Đc hiu chết lin thế này mà cũng có trang mng đăng và nhng người khác không chu khó Google tên ông mà đc đ hiu s thông thái ca nhà báo quc tế thì tht l. Tôi cũng có gi email cho nhà báo quc tế theo đa ch trên danh thiếp – Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. từ hôm 7/5 và gi vn đi hi âm.

2. Trình độ tiếng Anh ca nhà báo quc tế thế nào ? Một bài báo mà nay có v đã b xóa trên trang nguoilambao.vn nhưng vẫn được thế gii mạng lưu gi cho biết ông Tun thông tho tiếng Anh, Séc, Slovakia, Ba Lan. Bài báo được đăng nhân dp ông Tun được gii thưởng báo chí ti Châu Âu trích li nhà báo quc tế nói : "Và t trái tim, tôi xin cm ơn "s c ti t" ca quá kh, bi "pain past is pleasure", tạm dch là "s đau đn ca quá kh thì hin ti là hnh phúc". Tôi sng Anh gn 20 năm nay chưa bao gi nghe thy người ta nói tiếng Anh như thế. Và kh năng dch t tiếng Anh sang tiếng Vit thế này thì có l người Vit cũng không hiu nhà báo muốn nói gì. Bài báo cũng tng được mt trang mng ca Mt trn T quc Vit Nam đăng tnhưng nay cũng đã b g b. Tìm tên nhà báo xem có sản phm báo chí nào bng tiếng Anh không thì kết qu là không có bài nào c.

3. Địa ch email ca nhà báo có đáng tin không ? Th nht đa chCette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. nghe rất kỳ. Eagle tiếng Anh là con đại bàng còn eafer là viết tt ca European Association for External Relations, tc Hip hi đi ngoi Châu Âu. Thường nhng người làm cho các công ty nước ngoài thường có đa ch email là tên.h@têncôngty.co.tênnướcviếttt, chng hn khi tôi còn làm cho BBC email của tôi là Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser..

4. Nhà báo quốc tế có trang web nào không ? Vào trang eafer.eu chỉ thy vn vn 15 dòng ngn ngi gii thiu Hip hi đi ngoi Châu Âu, không thấy nh hay bt c tài liu nào khác.

5. Hiệp hi đi ngoi Châu Âu có tht không ? Nghe tên hip hi người ta c nghĩ đó là mt t chc đi ngoi ca Liên minh Châu Âu EU nhưng thc ra không phi vy. Trang web eafer.eu ca hmới được đăng ký ngày 23/10/2017 bởi mt người có email Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. và có địa ch Praha. Trang web được đt ti máy ch Cng hòa Séc. Hip hi t nhn xut bn Tp chí Chng tham nhũng & Hp tác quc tế. Ri chính người có email đăng ký trên, ông Pavel Janasek li là người đng tên trao cái gi là "gii thưởng báo chí" cho ông Tun hi tháng 8/2018. Như vy ông Ch tch Hip hi đng ra xut bn tp chí kia li trao giải cho ông tng biên tp tp chí nhà trng được. Tht là màn h mà ch có nhng ai ng ngn mi có th tin được.

6. Tạp chí ca nhà báo quc tế có tht không ? Thi bui này cái gì thuc v lĩnh vc xut bn mà Google không ra thì khó có ca tht. Cái gì không có trên mạng xã hi cũng khó có tht. Và mt tp chí quc tế không có ni mt trang web là đáng ng. Trong thi bui thông tin s mà lãng phí ba cơ hi đ người ta tìm đc mình – trang mng riêng, công c tìm kiếm, và mng xã hi – thì không đáng gọi là tp chí quc tế. Tôi có tìm ra duy nht hình nh ca tp chí trên một trang mng ca Cng hòa Séc. Trang này cũng nói tạp chí đã xut bn được 13 s. Tôi đã email đề ngh được xem hình chp vài trang ca tp chí và đang đi h tr li.

7. Bằng Tiến sĩ danh d ca nhà báo quc tế có tht không ? Đc bài đã b xóa trên trang ca Hi Nhà báo nhưng vn còn bn sao đã có thể thy màn la đo quen thuc li được lp li. Người ta li thy người thay mt Đi hc Leeds ca Anh trao bng chính là ông Pavel Janasek. Chỉ cn vào trang web ca Đi hc Leeds là thdanh sách 15 người được trao bng Tiến sĩ danh d trong năm 2018, đứng đu là cây piano tài ba người Trung Quc Lang Lang. Trường cũng có danh sách tất c nhng người đã tng được trao bng danh d t năm 1904. Tôi tìm xem kể t khi tôi sang Anh năm 2000 đã có người Vit nào trong danh sách chưa và kết quả là chưa có ai.

Mọi s đã rõ ràng thế mà ông nhà báo quc tế vn còn tiếp tc nói đã gi h sơ ti t chc quc tế đ h gi công hàm sang Vit Nam làm rõ trng đen. Khi đượphóng viên Tiền Phong hi đó là t chc nào, ông Tuấn tr li : "Đó là Ch tch Hip hi đi ngoi Châu Âu -cơ quan ch qun ca Tp chí chng tham nhũng và hp tác quc tế mà tôi đang ph trách, có ch s ISSN quốc tế, trung tâm ti Pháp cp, có giy phép xut bn ca B văn hóa Cng hòa Séc".

Mong nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tun nghĩ ra trò gì mi hơn được không ? Trò ch tch rm ca hip hi rm mi chưa đy hai năm tui đó nhàm quá ri.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 09/05/2019

***************

Sống với nền văn hóa ‘nổ’

Mạnh Kim, VOA, 08/05/2019

Vụ "nhà báo quc tế" Lê Hoàng Anh Tun t xưng với mt lô lc "danh hiu" đang gây n ào tht ra là "s kin" mi nht ca chui hành vi l bch ca mt khoe danh xưng bùng n nhiu năm qua. Nó phn ánh chính xác din mo xã hi như là kết qu tt yếu ca mt nn giáo dc không được xây dng và bi đắp dựa trên yếu t "hc làm người". Nó cũng cho thy khi mà xã hi được dng trên căn bn ca s "nói láo không chp mt" thì đương nhiên xã hi nhan nhn k nói láo…

lhat2

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn khi v thăm trường cũ. (Hình : Trích xut t Soha.vn)

Chỉ có nn giáo dc t tế mi có nhng con người t tế và biết cách khiêm cung, biết cách giới hn lòng t tôn và biết cách kim soát bn thân trước nhng li khen cũng như biết mc c không dám khoe khoang bn thân. Nhng người tht s tài năng thường hiếm khi, hoc không bao gi, phô trương cá nhân, đc bit phô trương s hc. H ý thc rõ bin hc và tri thc là vô cùng tn. Th nhìn li thái đ khiêm nhường ca nhng hc gi đích thc ngày trước. S khiêm cung th hin ngay trong tác phm h son hoc dch.

Trong "Nam Hoa Kinh" (Tủ sách Tân Vit xut bn, 1962), dch gi - c Nhượng Tng - viết li m đu như sau : "… Tôi mong các bạn s phân-tích và được chu nhng li dy-bo cao-minh. Tài hc tôi có l chưa đ hiu hết phn cao-siêu trong hc-thuyết Trang và chưa đ quyn nói đến nhng chuyn mà phm-vi là "vô cc"… Trong "Lịch s truyn giáo ở Vit Nam" (Nhà xuất bản Hin Ti, 1959), Linh mc Mu Hi viết li gii thiu cho tác gi-Linh mc Nguyn Hng : "… Nhưng trí mt người có hn, óc cá nhân có mc nên tác gi cũng như k cm bút viết my li này vn thành thc thm ước được nghe li ch giáo ca chư đc gi bn phương". Trong "Việt Nam Văn hc S yếu" (Trung tâm Hc liu, B Giáo dc Việt Nam Cộng Hòa, 1968), c Dương Qung Hàm viết : "Quyển sách này còn có nhiu ch thiếu-thn sơ-lược, sau này cn phi b-khuyết hoc gii-thích thêm…, ngõ-hu mt ngày kia tìm thấy nhng hoa l qu quý hin nay còn n khut trong đám cành lá rm-rp, thì tht là hân-hnh cho chúng tôi lm". Và trong "Việt-Nam Văn-Phm", tác gi Trn Trng Kim (cùng làm vi Phm Duy Khiêm và Bùi K - Nhà xuất bản Lê Thăng, Hà Ni, 1940) viết : "Chúng tôi không dám chắc rng sách này đã là hoàn-toàn, không có ch khiếm-khuyết và sai-lm. Điu đó xin đ đc-gi xét cho. Chúng tôi ch xin đc-gi lượng-tt cho ít nhiu vì ni chúng tôi mun v cánh đng b hoang mà m ra mt con đường mi. Mong rng các nhà thức-gi cùng vi chúng tôi đi vào con đường y, ri ch-bo giúp chúng tôi mà sa đi nhng điu lm-li. Nếu mi người biết cho chúng tôi vì chút lòng nhit-thành mun nâng cao cái đa-v tiếng nước nhà lên cái ch xng-đáng, được như thế thì chúng tôi đã là mãn-nguyện lm vy".

Không phải trong gii nghiên cu hc thut mi có s khiêm cung và thái đ chng mc. Có th thy điu này trong gii khoa hc lng ly hi ngoi. Người ta đã nghe nói đến k sư Đinh Trường Hân (đot gii môi sinh ca Nhà Trng năm 2006, được tp chí Public Works chọn là mt trong 50 nhà lãnh đo có nh hưởng ln nht nước M năm 2006) ; tng nghe nói đến bà Lê Duy Loan (k sư Texas Instruments-TI ; vi hàng chc bng sáng chế ; tr thành ph n đu tiên và là gương mt Châu Á đu tiên được bu làm vin sĩ TI – chc danh trước đó ch được trao cho bn gương mt nam trong lch s TI) ; tng nghe nói đến bà Dương Nguyt Ánh (cu tng giám đc Phòng khoa hc-k thut thuc Trung tâm chiến s Hi quân Hoa Kỳ, người thiết kế bom cc mnh chuyên phá hầm bêtông) ; tng nghe nói đến ông Trung Dũng (tiến sĩ khoa hc máy tính Đi hc Boston ; c nhân toán và khoa hc máy tính Đi hc Massachusetts ; tng xut hin trên các tp chí Forbes, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle cũng như trong quyThe American Dream của nhà báo kỳ cu Dan Rather)… Nhiu người đã nghe v tài năng và s ni tiếng ca h. Điu người ta chưa nghe đến, và có l không bao gi, là thái đ ngo mn, t cao, t đi ca h.

Trong chương trình "Tôi Là Người Vit Nam" (Paris By Night 99), MC Nguyn Cao Kỳ Duyên đã k đến trường hp ông Trnh Tiến Trinh, người dù tng được gii "NASA's Inventor of The Year 1992" nhưng vn thy… "mc c" khi được ông Ngc Ngn dùng t "khoa hc gia" gi mình ! Hoc chuyn ông Đinh Xuân Anh Tuấn (bác sĩ, giáo sư, nhà nghiên cu). Khi được ông Ngn hi "Ông va là mt bác sĩ va là mt nhà giáo vy ông mun tôi xưng bác sĩ hay giáo sư ?". Ông Tun tr li : "Thưa anh Ngn, tôi ch là mt bác sĩ khi đng trước bnh nhân và mt giáo khi đng trước hc trò, còn đây anh c gi bng tên thường được ri".

Tại sao nhng v này nhún mình khiêm cung ? H hn hiu rng chng ai có th toàn bích và s hiu biết dù mênh mông ca h vn luôn có nhng gii hn nht đnh. Thái đ này cũng là kết qu ca mt nn giáo dc không ch biết dy người ta hc nhng điu t tế mà còn biết hướng người ta đến vic làm thế nào đ "hành" cho đúng mc. Ngày nay, tính khiêm cung đã phi nhường ch cho li th hin kiu khác. "Nhà báo quc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn không là người duy nht "n" và "xo không có căn". "N" đã tr thành "hin tượng thi đi". "N" càng "phát huy" khi người ta "tin" rng thế gii quanh h có nhiu người mù hơn người sáng mt. T l nhng "ông cht" do vy c thế bùng n, đc bit khi mà nền giáo dc không to ra mt môi trường cnh tranh bng năng lc và do đó không th có nhiu người tài tht s đ h n nang nhau và phi th hin s khiêm cung và khiêm nhường cn có.

Cái sự "n", nói rng ra, còn ny sinh bi nn văn hóa "n" hình thành một phn t nn chính tr "n". Báo chí hàng ngày vn nói di công khai v "thành tích" và "thành tu". Báo chí vn "được phép" nói láo, hoc "buc phi" nói láo, v "tài năng" điu hành ca chính ph, trong khi thành viên chính ph và b máy chính quyền nói chung cũng nói láo về năng lc ln bng cp ca mình. Báo chí vn c tô v "công trng" nhng v "công thn" và "tài liu lch s" vn dng lên nhng "chiến công", thm chí "con người", không có tht. Trong mt xã hi như vy thì trách sao không xut hiện nhng k như Lê Hoàng Anh Tun, mà nói cho cùng, chng là gì so vi các ông trùm nói láo, dù luôn ming "không có gt bà con", đang ngi v trí "lãnh đo nhân dân".

Những k như Lê Hoàng Anh Tun tht ra là "sn phm" ca mt xã hi đo điên, t một nền giáo dc đo điên, "có được" t mt nn chính tr thường xuyên t ra "thiếu khiêm tn" đến mc luôn khiến người dân thc mc không biết chính quyn này đang tnh hay điên. Dân chúng vn c phi sng chung vi nhng cái "thùng rng kêu to" cùng vi nền văn hóa "nổ", không gii hn và không mt chút ngượng, rng Vit Nam là quc gia có "nn giáo dc thuc hàng top 10 thế gii", rng Vit Nam là "hình mu phát trin kinh tế ca Đông Nam Á", rng đt nước ta ri s "hóa rng"… Nhng qu bom kiu Lê Hoàng Anh Tuấn xét cho cùng chng nh hưởng gì my vi xã hi nhưng "bom" t chính quyn thì luôn mang li mc đ "sát thương" đáng k cho chính nhà cm quyn. Nó trc tiếp tàn phá uy tín chính quyn và tiêu dit nim tin người dân. Điu này chng phi là "cnh báo" gì cả. Vì nó đang xy ra...

Mạnh Kim

Nguồn : VOA 08/05/2019

*********************

Đã xóa tên "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn khỏi Hội Nhà báo Việt Nam

Văn Duẩn, Người Lao Động, 08/05/2019

Hội Nhà báo Việt Nam ngày 8/5 đã ban hành quyết định xóa tên nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn khỏi danh sách hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

lhat3

Thẻ Nhà báo quốc tế của ông Lê Hoàng Anh Tuấn

Hôm nay ngày 8/5, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã ký quyết định số 36/QĐ-HNBVN, về việc xóa tên hội viên.

Theo đó, xét công văn số 69-CV/CHNBKBC ngày 6-5 của Chi hội nhà báo Khoa báo chí, Học viên Báo chí và Tuyên truyền về việc đề nghị xóa tên hội viên. Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã chuẩn y việc xóa tên hội viên Lê Hoàng Anh Tuấn thuộc Chi hội nhà báo Khoa báo chí.

Như vậy, "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn đã chính thức bị xóa tên khỏi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

lhat3

Quyết định của Hội Nhà báo Việt Nam về việc xóa tên hội viên Lê Hoàng Anh Tuấn.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, những ngày qua, cộng đồng mạng đang xôn xao trước việc có một người tên Lê Hoàng Anh Tuấn, xưng danh là nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ, Tổng biên tập Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế, cựu học sinh khóa 1995-1998 tại Trung học phổ thông Nghi Lộc III (Nghệ An).

Đáng chú ý, theo thông tin được đăng tải trên một số tờ báo, tạp chí, sáng 27/02/2019, Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc III, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi lễ "Ngày trở về", chào mừng nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn, cựu học sinh khóa 1995-1998 Trung học phổ thông Nghi Lộc III, tiến sĩ triết học danh dự từ Vương quốc Anh 2018, Tổng Biên tập Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế.

Tham dự buổi lễ có sự tham dự của Tiến sĩ Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo - Hội Nhà báo Việt Nam ; ông Tôn Thiện Phương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, cùng nhiều đại biểu khác.

lhat4

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn đã bị xóa tên khỏi Hội Nhà báo Việt Nam

Bà Phạm Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc III, cho biết để tổ chức buổi lễ, nhà trường cho học sinh toàn trường nghỉ 1 tiết học, buổi lễ có sự tham gia của hơn 1.200 em học sinh. Cũng theo đại diện Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc III, trong danh sách của nhà trường khóa học 1995 - 1998 không có ai tên là Lê Hoàng Anh Tuấn.

Được biết, năm 2016, ông Lê Hoàng Anh Tuấn, tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở Hà Tĩnh nhưng không trúng.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xôn xao trước thông tin một người có tên Lê Hoàng Anh Tuấn, xưng danh là nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ, Tổng Biên tập Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Ngoài ra, chiều tối ngày 6/5, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An cho biết sẽ cho các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin về ông Lê Hoàng Anh Tuấn bị một số người dân tố cáo có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Văn Duẩn

Nguồn : Người Lao Động, 08/05/2019

Published in Diễn đàn

Trưởng khoa Trường Chính Trị bị cách chức vì nói ông Trọng chết

RFA, 09/05/2019

Ông Lê Hữu Thuận, Trưởng khoa Lý luận Mác- Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phó Bí thư chi bộ trường Chính Trị Trần Phú tại Hà Tĩnh bị đình chỉ chức vụ và hoạt động chuyên môn với lý do viết trên tài khoản Facebook cá nhân là ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chết.

npt1

Ảnh chụp lại trang Facebook của ông Lê Hữu Thuận - Courtesy Facebook

Truyền thông trong nước loan tin ngày 9 tháng 5 dẫn phát biểu của ông Nguyễn Trọng Tứ, phó hiệu trưởng Trường Chính Trị Trần Phú tại Hà Tĩnh về quyết định vừa nêu.

Lý do được đưa ra là ‘việc làm của ông Lê Hữu Thuận làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân và uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội’.

Tin cho biết vào tối ngày 4 tháng 5, trên tài khoản Facebook cá nhân của ông Lê Hữu Thuận với tên Út Hữu có đăng đoạn với nội dung ‘mọi người cứ thắc mắc sao ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt ở lễ tang ông Lê Đức Anh ?’. Trả lời cho thắc mắc này là ‘ơ hay, ông ấy đã ngỏm rồi, lấy mô mà ra nữa’.

Nội dung này bị cho là bịa đặt, xúc phạm đến lãnh đạo đảng và nhà nước. Tin nói thêm rằng sau đó, Facebooker Út Hữu còn tiếp tục có những bình luận bị cho là xuyên tạc sự thật. Và Ban Chấp hành đảng bộ Trường Chính Trị Trần Phú tiến hành cuộc họp bất thường để xử lý ông Lê Hữu Thuận về việc này.

Cơ quan chức năng cho biết đang tiếp tục làm rõ sự việc.

***********************

Trưởng khoa ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ bị cách chức vì loan tin ông Trọng ‘ngỏm rồi’

Người Việt, 09/05/2019

Ông Lê Hữu Thuận, phó bí thư Chi Bộ, Trưởng khoa Lý luận Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh của Trường Chính Trị Trần Phú, Hà Tĩnh, bị cách hết chức vụ vì "đăng thông tin sai sự thật trên Facebook" liên quan sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.

npt2

Hình ông Nguyễn Phú Trọng (giữa) trong chuyến thăm Kiên Giang, một trong số những tấm hình cuối cùng của ông Trọng xuất hiện trên truyền thông Việt Nam từ ngày 14 tháng Tư đến nay. (Hình : Báo Thanh Niên)

Báo Infonet tường thuật : "Vào lúc 8 giờ 54 phút tối 4 tháng Năm, 2019, trên tài khoản Facebook ‘Út Hữu’ của ông Lê Hữu Thuận đăng tải nội dung bịa đặt liên quan đến sức khỏe của lãnh đạo cấp cao của đảng. Sau đó, ông Thuận tiếp tục có những bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm đến lãnh đạo cao cấp của đảng".

Báo này dẫn lời ông Nguyễn Trọng Tứ, hiệu phó trường Trường Chính Trị Trần Phú, nói : "Có sự việc ông Lê Hữu Thuận đăng tải thông tin bịa đặt trên mạng xã hội. Vừa qua chúng tôi đã tổ chức cuộc họp bất thường để đình chỉ các chức vụ Phó Bí thư Chi bộ, đồng thời đình chỉ việc giảng dạy và chức trưởng khoa đối với ông Lê Hữu Thuận".

Tuy nhiên, bản tin không nói rõ cụ thể "nội dung bịa đặt liên quan đến sức khỏe của lãnh đạo cấp cao của đảng" là gì và không nhắc đến danh tính của vị "lãnh đạo" liên quan vụ việc.

Thế nhưng qua một số trang Facebook của dư luận viên sau đó tiết lộ Facebook Út Hữu viết : "Mọi người cứ thắc mắc sao ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt ở lễ tang ông Lê Đức Anh ? Ơ hay, ông ấy đã ngỏm rồi, lấy mô mà ra nữa".

Báo Sài Gòn Giải Phóng hôm 9 tháng Năm viết : "Trong giải trình với cơ quan về việc đăng tin giả mạo, sai sự thật lên mạng xã hội Facebook, bước đầu ông Lê Hữu Thuận cho biết là "do trót dại lỡ đăng thông tin trên mà không có động cơ gì khác".

Cùng thời điểm, mạng xã hội cũng rò rỉ biên bản cuộc họp bất thường của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Chính Trị Trần Phú với nội dung : "Việc làm của đồng chí đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân và uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội…".

Việc này xảy ra khoảng gần một tháng kể từ thời điểm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trước công chúng với lý do được cho là chưa hồi phục sau khi bị đột quỵ.

Trước đó, ông Trọng không có mặt để làm trưởng ban tang lễ trong quốc tang ông Lê Đức Anh hôm 3 và 4 tháng Năm khiến dư luận càng thêm tin mức độ bệnh tình của ông tổng bí thư nghiêm trọng hơn những thông tin được loan báo chính thức cho đến nay.

npt3

Biên bản kỷ luật ông Lê Hữu Thuận. (Hình chụp qua màn hình)

Kể từ "chuyến thăm và làm việc" tại Rạch Giá hôm 14/04/2019, tuy hình ảnh ông Trọng chưa lần nào xuất hiện trước công chúng, kể cả những cuộc tiếp xúc cử tri hàng năm, nhưng người ta thấy truyền thông liên tục đưa tin ông không ngừng "gửi điện mừng" đến lãnh đạo các nước. Gần đây nhất là tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 8/5 cho hay ông Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng Tổng Thống mới đắc cử của Ukraine, ông Volodymyr Zelensky.

Hôm 7/5, là lần thứ ba, một vị lãnh đạo cấp cao của chính phủ là Bí thư Thành ủy ở Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân được báo chí dẫn lời : "Tôi tin rằng các đồng chí sẽ sớm thấy tổng bí thư, chủ tịch nước xuất hiện và làm việc".

Nếu ông Trọng còn đang "tập đi", "tập nói" và "bị méo mồm" đúng như tin tức trên mạng xã hội thì rất có thể, hai ba tháng nữa, người ta vẫn còn được đọc các bản tin thông báo ông "chủ lò" Nguyễn Phú Trọng gửi điện, gửi thư chúc mừng hay chia buồn đến nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao. (T.K)

************************

Sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không còn là bí mật 100%

Joaquin Nguyễn Hòa, BBC, 09/05/2019

Ông Nguyễn Phú Trọng đã không tới dự lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Việt Nam hôm 3/5/2019.

npt4

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng sự vắng mặt của ông tạo nhiều chú ý.

Lần đầu là vào ngày 14/4 ông đang thăm Kiên Giang nhưng từ đó không xuất hiện làm nảy sinh tin đồn trên mạng xã hội, nào là ông bị tai biến phải chở gấp về bệnh viện Chợ Rẫy, rồi có tin còn nói ông được chở thẳng qua Nhật Bản điều trị.

Truyền thông nhà nước im lặng về tình trạng của ông trong hơn 10 ngày, đến 25/4 người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói sức khỏe ông bị "ảnh hưởng do làm việc nhiều và thời tiết", nhưng sẽ "sớm làm việc lại bình thường".

npt5

Hình ảnh các nhân vật số hai và số ba trong hệ thống chính trị Việt Nam dự lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sáng 03/05 tại Hà Nội

Ngay sau đó là tin nói ông Trọng gửi điện mừng các nguyên thủ nước ngoài, dù không thấy hình ảnh ông, và điều đáng mong đợi hơn là người ta nói ông sẽ là trưởng ban tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh.

Nhưng 'đến hẹn' mà Tổng bí thư Trọng đã không xuất hiện và cũng không có lời giải thích trực tiếp nào từ nhà nước Việt Nam cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thế nhưng, đến ngày 7/̀05 Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân lại được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng tốt lên.

"Chúng ta cũng biết về sức khỏe thì mỗi người có một mức độ khác nhau, chúng ta không thể tự đưa ra một thời hạn nhất định nào được. Nhưng tôi tin rằng cử tri sẽ sớm thấy đồng chí Tổng bí thư xuất hiện làm việc".

Trước những sự việc này, một người đọc bình thường cũng có thể nghĩ ra hai trường hợp sau đây :

Một là Tổng bí thư, Chủ tịch nước đang bận một công việc gì đó quan trọng hơn việc làm trưởng ban tang lễ. Nếu vậy thì hẳn phải có thông báo.

Hai là sức khỏe của ông vẫn chưa hết "bị ảnh hưởng".

Bí mật về sức khỏe

Sức khỏe của các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam vốn được giữ kín từ lâu.

Khi ông Hồ Chí Minh bị bệnh nặng, thông tin cũng được giữ rất kín.

Ngay cả ngày ông tạ thế vào ngày nào người ta cũng giữ kín, và sửa lại để không trùng với ngày quốc khánh, chuyện cả chục năm sau mới được công bố.

Song song với chuyện sức khỏe, chuyện ông Hồ không hoàn toàn chỉ đạo công việc trong những quyết định quan trọng như cuộc tấn công Tết Mậu Thân, cũng được giữ kín.

Mấy mươi năm sau, có những thông tin thế này thế kia đưa ra người ta mới được biết, nhưng biết một cách không chính thức.

Thường thì người ta không nghe gì cả về việc bệnh tật của một vị lãnh đạo, một chuyện thường tình của con người, rồi đùng một cái người ta hay tin người đó mất.

Thế nhưng chuyện giữ kín như vậy bắt đầu không được dễ dàng nữa khi có internet, khi có mạng xã hội.

Với hơn 30 triệu tài khoản Facebook, chưa kể YouTube, Twitter, người Việt Nam hiện nay biết được các nhà lãnh đạo nổi bật của chính phủ ở đâu từng ngày một, sự vắng mặt hoặc biến mất của họ được loan tải ngay lập tức.

Chuyện như vậy đã xảy ra với ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng ban nội chính trung ương, ông Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước.

Người ta bàn tán với nhau hai ông bị bệnh nặng, thậm chí là đã mất, trong một thời gian dài, mà truyền thông nhà nước cứ im lặng như tờ.

Rồi cũng sau đó có tin họ qua đời.

Luật về sức khỏe lãnh đạo là bí mật nhà nước được bàn ở Quốc hội tháng 10/2018, và thông qua vào tháng 11 cùng năm.

Như vậy chuyện không công bố tình trạng sức khỏe của ông Trọng là đúng theo luật này, mặc dầu nó chỉ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Tại sao sức khỏe các vị lãnh đạo lại bí mật như thế ?

Có người cho rằng đó là thói quen hoạt động bí mật của những đảng cộng sản trước khi họ cầm quyền.

Nhưng nay họ đã cầm quyền rồi, mà còn là cầm quyền không có sự thách thức nào cả thì tại sao vẫn giữ bí mật ?

Nếu ta nhìn các tượng đài kỷ niệm các lãnh tụ cộng sản từ Tây sang Đông, ta thấy có một kiểu rất giống nhau là các vị ấy có dáng cao lớn mạnh khỏe, vươn người về phía trước, tay giơ cao rất dứt khoát.

Từ tượng Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật tới tượng Hồ Chí Minh, tất cả đều có dáng dấp khỏe mạnh.

Trước khi Mao qua đời, Trung Quốc nói ông ấy còn từng bơi vượt sông Trường Giang để chứng minh sức khỏe tuyệt vời của người "cầm lái vĩ đại".

Có thể giữ kín tin tức về bệnh tật của lãnh đạo thuộc dòng ý thức xem lãnh tụ là mạnh mẽ, 'sống mãi' trong truyền thống sùng bái cá nhân ở các nước cộng sản.

Ngoài ra còn có thể là để dè chừng các phe phái với nhau trong nội bộ nữa.

Tin đồn về việc ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quị càng có vẻ kích thích người dân hơn nữa khi biết là ông biến mất khỏi truyền thông sau ngày 14/4 khi thăm tỉnh Kiên Giang, nơi được xem là căn cứ địa của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu đối thủ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng dù vắng mặt ông Trọng trong tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh, Ủy ban kiểm tra Trung ương tiếp tục được các công bố đề nghị kỷ luật hàng loạt cựu viên chức cao cấp, tướng lĩnh quân đội, trong đó cả Hải quân và Quân khu 9, vì có liên quan đến những cáo buộc tham nhũng.

npt6

Lần gần nhất Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón khách quốc tế là dịp đón lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội ngày 1/3/2019

Người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện là ông Trần Cẩm Tú, và người được xem là nhân vật thứ hai về mặt Đảng hiện nay là ông Trần Quốc Vượng, một đồng minh của ông Trọng.

Theo ông Nguyễn Khắc Giang, từng làm ở Viện nghiên cứu chính sách tại Hà Nội, viết trên trang The Diplomat rằng yếu tố sức khỏe đã được đảng cộng sản đưa ra làm một tiêu chuẩn cho việc phân chia quyền lực.

Đầu năm 2018, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã đưa ra Quy định 90 nói rằng lãnh đạo phải có sức khỏe tốt, tuổi tác phù hợp.

Ông Nguyễn Khắc Giang nói qui định đó được xem như là để ông Trọng dùng để hạn chế ảnh hưởng của ông Trần Đại Quang, lúc ấy cũng được xem là lớn tuổi và không khỏe. Nay, theo lời ông Khắc Giang, Quy định 90 sẽ cản trở người tạo ra nó là ông Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên nếu nhìn theo hướng tích cực người ta cũng thấy "bí mật sức khỏe" không còn gay gắt như xưa.

Hồi năm 2018 Trung ương đảng chính thức công bố ông Đinh Thế Huynh, lúc ấy đang nắm vị trí thường trực ban bí thư, một vị trí rất quan trọng, vì bị bệnh nên không đảm nhiệm chức vụ được nữa, dù rằng việc công bố ấy cũng khá muộn sau một thời gian mạng xã hội bàn tán về sự vắng bóng của ông Đinh Thế Huynh.

Còn hiện nay, rõ ràng việc công bố ông Trọng có "sức khỏe bị ảnh hưởng", dù hơi muộn nhưng cũng là có công bố.

Với luật sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia đã thông qua, nhà nước Việt Nam hiện nay hoàn toàn có quyền phớt lờ chuyện ông Trọng khỏe hay yếu.

Nhưng họ cũng đã phải nói là sức khỏe ông "bị ảnh hưởng".

Có thể giải thích sự "công khai dần" như thế bởi hai lý do, thứ nhất là sức ép của mạng xã hội quá mạnh, thứ hai là chính phủ Việt Nam vẫn phải tiếp xúc với các chính phủ nước ngoài, báo chí nước ngoài, người ta cần biết sức khỏe của đối tác của mình.

Ngay trong những ngày ông Trọng có "sức khỏe bị ảnh hưởng", theo lịch trình ông phải tiếp phái đoàn nghị sĩ Mỹ do ông Patrick Lehy dẫn đầu.

Chắc hẳn người Mỹ cũng muốn biết lý do tại sao một vinh dự tiếp đón bởi chủ tịch nước như vậy lại không diễn ra.

Và tháng Năm này ông Trọng còn phải chủ trì kỳ họp quan trọng của Trung ương Đảng, được xem là để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, 2021.

Trong bài trả lời BBC News Tiếng Việt, chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer nói nếu nói Tổng bí thư bị bệnh thì có gì là xấu hổ đâu chứ, vì sức khỏe của ông Tổng thống Donald Trump bên Mỹ vẫn được người ta theo dõi đều.

Nhưng sự khác nhau là ông Trump được người Mỹ thuê để lãnh đạo đất nước qua cuộc bầu cử trực tiếp, còn ông Trọng thì không phải như thế.

Sức khỏe của ông vẫn ít nhiều là một thứ 'bí mật quốc gia'.

Joaquin Nguyễn Hòa

Nguồn : BBC, 09/05/2019

Tác giả Joaquin Nguyễn Hòa sinh sống tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

********************

Có phải Đảng không tự tin để thông báo sức khỏe ông Trọng ?

Trung Khang, RFA, 08/05/2019

Đã hơn 3 tuần kể từ ngày có tin đồn ông Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh và rồi không hề xuất hiện trước công chúng, chỉ có vài cá nhân quan chức lên tiếng về tình hình sức khỏe của ông này ; trong khi đó cơ quan trung ương phụ trách sức khỏe cho các lãnh đạo đảng và chính phủ cũng như Ban Bí thư… không hề lên tiếng ?

npt7

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ảnh minh họa chụp trước đây. Reuters

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị tại Việt Nam, thì đó là thói quen của đảng cầm quyền trong tình cảnh, bối cảnh đảng không tự tin đưa ra thông báo, thông tin và quyết định của mình. Ông đưa ra dẫn chứng :

"Ví dụ như trước đại hội 12, khi mà phe Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị gạt Nguyễn Tấn Dũng thì cũng đưa những cá nhân để thông tin những vấn đề quan trọng của đảng nhưng không phải tổ chức đảng thông báo. Bây giờ thì vấn đề sức khỏe Nguyễn Phú Trọng đã làm cho rất nhiều người không tự tin, nên họ đưa cá nhân thông báo chứ không phải tập thể hay tổ chức thông báo. Thứ hai, khi đưa ra cá nhân thông báo có nghĩa là nếu có chuyện gì, thì cá nhân chịu trách nhiệm chứ không phải tổ chức. Đó là hai lý do vì sao không phải Ban bí thư hay chính phủ thông báo tình hình sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng mà do những cá nhân thông báo".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể từ Hà Nội nhận định :

"Nói thật tôi không quan tâm đến ông Trọng, bởi vì kể từ ngày 14/4 sự nghiệp của ông ấy đã hết rồi. Dẫu có làm việc trở lại thì chỉ là hình thức mà thôi. Thời kỳ ông Trọng đã qua, mà nếu giả sử sức khỏe ông ấy phục hồi tốt và có thể làm việc thì đấy cũng chỉ là một bước quá độ mà thôi".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bà Hằng, bà Ngân hay ông Nhân nói mấy ngày tới ông Trọng sẽ xuất hiện, là có nhiều hàm ý, nếu… ông ấy không xuất hiện… thì lời nói của tôi… Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, điều này có nghĩa là ông Trọng bệnh rất trầm trọng. Nhưng vì đó là bí mật quốc gia, nên những vị đó không đưa ra được nên phải nói bóng, nói gió như thế. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ở một chế độ mà sức khỏe lãnh đạo phải giấu như vậy thì hơi lạ.

Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên từ bỏ đảng nhận định :

"Ở Việt Nam thì việc gì cũng có mục đích chính trị. Chính thức thì chưa có thông báo ông Trọng bệnh, họ chỉ nói sức khỏe không tốt thôi. Nhưng vì dư luận nên họ mới thừa nhận một cách gián tiếp là ông Trọng sắp khỏe. Ở Việt Nam thì mọi thứ không được minh bạch, không được giám sát quyền lực. Ban sức khỏe trung ương không nói theo tôi là vì tiêu chuẩn, thế nào là bệnh, thế nào là khỏi bệnh… chứ không thể nói theo ý thức hệ chính trị. Trong lịch sử, chế độ cộng sản Việt Nam từng nói trái với sự thật như ngày ông Hồ Chí Minh chết, chỉ vì mục đích chính trị, an dân, dẹp dư luận… định hướng dư luận theo kiểu tuyên huấn".

Còn Nhà báo Chu Vĩnh Hải thì cho rằng, luật của Việt Nam, giống như luật của Liên Xô, Trung Quốc và các nước cộng sản trước đây, coi sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia. Cho nên việc họ không thông báo cặn kẽ sức khỏe người đứng đầu thì cũng là chuyện bình thường.

Từ ngày 14/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền thông tin ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khẩn cấp khi đang làm việc ở Kiên Giang. Các thông tin từ các Facebookers chuyên đưa tin về chính trường Việt Nam cho biết ông bị chảy máu não. Tuy nhiên, báo chí nhà nước khi đó không có bất cứ thông tin gì khẳng định hay phản bác tin này.

Mãi đến ngày 25/4, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bà Lê Thị Thu Hằng, mới chính thức thừa nhận Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không được khỏe.

Sau đó, đến ngày 26/4, tại buổi tiếp xúc cử tri ở Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng cho biết sức khỏe của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đang phục hồi tốt và sẽ sớm trở lại làm việc.

Nhà báo Võ Văn Tạo nhận định :

"Tôi nhớ cách đây vài ba năm có một ông cỡ bộ trưởng trở lên từng nói sức khỏe lãnh đạo phải công khai, có gì mà cần bí mật. Mãi đến năm ngoái thì có luật sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia. Vì vậy không ai dám nói về sức khỏe ông Trọng, mãi cho đến khi dư luận lên tiếng nhiều quá thì bà Hằng, bà Ngân… mới lên tiếng về vấn đề này. Nhưng tôi rất ngạc nhiên là đã luật hóa mà bây giờ lại nói, tức là 3 người cấp cao trong bộ máy nhà nước đã vi phạm làm lộ bí mật quốc gia ! ? Điều này giống như gậy ông đập lưng ông".

Và thông tin làm mọi người tin rằng Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hồi phục sức khỏe khi vào chiều ngày 27/4, Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát ra thông báo, ông Trọng sẽ làm trưởng ban lễ tang đại tướng Lê Đức Anh diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 5 năm 2019.

Tuy nhiên đến ngày diễn ra tang lễ nguyên Chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh, ông Trọng vẫn không xuất hiện cho đến hôm nay. Thay vào đó Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là trưởng ban Lễ tang.

npt8

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân gặp gỡ cử tri ở quận 3 hôm 7/5/2019. Courtesy VietnamFinance

Thông tin mới nhất về sức khỏe ông Trọng được Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khi trả lời cử tri ở quận 3 hôm 7/5/2019 rằng, sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng tốt lên. Tuy nhiên ông Nhân nói : "Chúng ta cũng biết về sức khỏe thì mỗi người có một mức độ khác nhau, chúng ta không thể tự đưa ra một thời hạn nhất định nào được. Nhưng tôi tin rằng cử tri sẽ sớm thấy đồng chí Tổng bí thư xuất hiện làm việc".

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân :

"Với tính rụt rè, cố thủ của ông Nguyễn Thiện Nhân không dám nói một vấn đề nhạy cảm nào trước khi có ý kiến chỉ đạo. Điều này cho thấy đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, mà Nguyễn Thiện Nhân là một thành viên trong Bộ Chính trị. Điểm thứ hai là có nội dung rất đặc biệt, trong thông tin về sức khỏe ông Trọng, mặc dù ông Nhân có đề cập là ông Trọng sẽ sớm trở lại làm việc như, như nội dung được bà Hằng và bà Ngân thông báo trước đây, nhưng lại có thêm nội dung là ‘về mức độ phục hồi thì mỗi người một khác và không thể nói trước được’. Cách nói mập mờ này đã gián tiếp khẳng định là Nguyễn Phú Trọng không thể sớm trở lại làm việc được, và tình hình sức khỏe của ông Trọng khá là tồi tệ".

Theo ông Dũng, điều này đang hợp lý với việc đã hơn 3 tuần qua kể từ ngày 14/4 khi ông Trọng bị bạo bệnh ở Kiên Giang, vẫn chưa thấy hình ảnh hay video nào của ông Trọng. Điều này theo ông làm cho người ta rất nghi ngờ khả năng tập đi và tập nói của ông Trọng là chưa tới đâu cả.

Một điểm đáng chú ý khác theo ông Dũng, trong phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân vừa qua, là ông Nhân gọi ông Trọng là là Tổng bí thư, nhưng không kèm theo chức danh chủ tịch nước. Trong khi đó kể từ sau tháng 9 năm 2018, kể từ khi ông Trọng thay thế ông Quang ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì tất cả các kênh từ đảng đến chính quyền đều gọi ông là Tổng bí thư- Chủ tịch nước. Nhưng vì sao lần này Nguyễn Thiện Nhân lại bớt đi chức danh Chủ tịch nước của Nguyễn Phú Trọng, đó là sự vô tình hay chủ ý của Nguyễn Thiện Nhân ? Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói tiếp :

"Việc ông Nhân nói thiếu chức danh này liệu có liên quan đến một động thái khác trong lễ tang của ông Lê Đức Anh, khi đó Trưởng ban tổ chức lễ tang Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khi giới thiệu quan chức tham dự lễ tang đã đọc Chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân, chứ không phải Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây có phải là một sự nhầm lẫn của ông Trương Hòa Bình ? Theo tôi đây là một sự nhầm lẫn ám ảnh, hoặc là một sự nhầm lẫn tiềm thức".

Theo ông Dũng, có thể đã có ý sắp xếp người kế nhiệm cho ông Nguyễn Phú Trọng, và phải chăng Bộ Chính trị đã có phương án bà Ngân sẽ làm Chủ tịch nước, cho nên ông Trương Hòa Bình đã ám ảnh về phương án đó. Và điều đó theo ông Dũng cũng ảnh hưởng đến phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng.

Nếu tình trạng ông Trọng tồi tệ về sức khỏe, khả năng tập đi tập nói chưa tới đâu, thì ông Trọng khó có thể tham dự hội nghị trung ương 10,. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch nhân sự của ông Trọng ? Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, hai ứng viên sáng giá nhất hiện nay có thể thay thế ông Trọng là thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ông Vượng được sự ủng hộ của ông Trọng hơn. Và nếu như sức khỏe ông Trọng nói theo cách của ông Nhân là chưa biết chừng nào phục hồi, hay nếu ông Trọng không xuất hiện ở hội nghị trung ương 10, thì liệu ông Vượng có bị gạt đi hay không ? Hay chỉ là hoãn hội nghị trung ương 10 nếu không có ông Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ?

Trung Khang

Nguồn : RFA, 08/05/2019

Published in Diễn đàn

Nhà nước & Nhà thổ

Tưởng Năng Tiến, RFA, 08/05/2019

Đưa người cửa trước rước người cửa sau.

Kiều

tenuoc01

Phạm Tuân và nhà du hành Gorbatko trở về Việt Nam sau chuyến bay lịch sử trên tàu Liên hợp 37 năm 1980.

Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980 :

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân

Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời !

Sao mà (khi khổng) khi không được, cha nội ? Ðây là một cú "nhẩy" lịch sử, được chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, chớ bộ – theo như lời của chính phi hành gia Phạm Tuân :

"Khi đi tôi mang theo Tuyên ngôn Độc lập, bản Di chúc của Bác Hồ, một nắm đất Ba Đình, một lá cờ Tổ quốc, hai Huy hiệu của Bác Hồ và ảnh của Bác. Tất cả những ảnh, cờ và sách đều được đóng dấu trong vũ trụ. Nắm đất Ba Đình, lá cờ Tổ quốc, Tuyên ngôn Độc lập, Di chúc của Bác và ảnh của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đều thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam đưa lên vũ trụ, đóng dấu ở trên vũ trụ cũng là khẳng định người Việt Nam sánh vai cùng với quốc tế và đã có mặt trên vũ trụ".

Cách "thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam" của Phạm Tuân, dường như, không được dân Việt tận tình chia sẻ. Họ nhìn vấn đề, ngó bộ, hơi sai :

Cơm ăn một gạo hai mì

Mày vào vũ trụ làm gì hở Tuân ?

Đúng là ý kiến của đám đông hàm hồ và thất học, không có căn cứ hay cơ sở gì ráo trọi. Người ta "quá giang" vào vũ trụ, có phải mua vé đâu mà lo tốn kém hay đủ thiếu. Tuy tiếng là đi "ké" nhưng lúc về người hùng Phạm Tuân vẫn được đón rước vô cùng đình đám – theo như tường thuật của báo Công An Nhân Dân :

"Ngày ông trở về Việt Nam, người dân đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội với những bức ảnh chân dung Phạm Tuân, cờ hoa, biểu ngữ chào đón. Lúc đó ông thấy một cảm xúc xúc động đến nghẹt thở cứ dâng tràn trong lòng".

Quả là một ngày vui. Đời là vạn ngàu sầu nên những ngày vui bao giờ cũng hiếm. Phải đợi mãi đến ngày 3 tháng 5 năm 2019, dân Hà Nội mới có dịp trải qua một buổi chiều tưng bừng khác, khi Nhà Nước tổ chức một cuộc chào đón tưng bừng và trọng thể, dành cho cô Đoàn Thị Hương :

- Bộ Ngoại giao Việt Nam đang chuẩn bị đưa Đoàn Thị Hương về nước

- Bộ Ngoại giao đang triển khai thủ tục cần thiết để đưa Đoàn Thị Hương về nước

- Đã xác định ngày trả tự do cho Đoàn Thị Hương

- Bộ Ngoại giao : Đoàn Thị Hương được thả là nỗ lực bảo hộ công dân

- Đoàn Thị Hương xuất hiện tại sân bay Nội Bài

- Cận cảnh Đoàn Thị Hương trở về Việt Nam tối 3/5

- Đoàn Thị Hương về Việt Nam, được chào đón như diễn viên điện ảnh tại sân bay Nội Bài

Thiệt là quá đã, và quá đáng !

tenuoc02

Đoàn Thị Hương về Việt Nam, được chào đón như diễn viên điện ảnh tại sân bay Nội Bài

Không ít kẻ, xem ra, chả tỏ ra hứng hay "nồng nhiệt" gì cho lắm :

Võ Ngọc Ánh : Lưu manh đang tung hô một kẻ giết người như một minh tinh.

Trần Thị Sánh : Mấy hôm nay, tràn ngập các mặt báo hoan hỉ đưa tin Đoàn Thị Hương trở về. Mình đọc cứ thấy nó sượng sượng, dơ dáy thế nào ấy...

Lê Dũng : Càng ngày chúng ta càng thấy, Lý Thông giờ không phải là một mà chúng là cả một đảng, cả một chính quyền. Đảng Lý Thông, chính quyền Lý Thông. 

Nghiem Vietanh : Khởi đầu thì nhà sản vệ xem như chuyện của người ta,nên tỏ thái độ thờ ơ,vô trách nhiệm. Sau những diễn biến thực tế,bị dư luận,trong ngoài nước chửi rủa sml, nhà sản vệ mới làm màu, cố tạo ra chút váng... để lợi dụng.

Hôm qua cô "sát thủ đầu mưng mủ" được tha tội, cho về cố quốc, cung đình sản vệ cử người đón rước hoành tráng hơn cả siêu sao, khoa trương và lộ liễu, kệch cỡm đến bỉ ổi...

Ngô Thanh Tú : Khi những kẻ như Vũ Quang Hùng-người ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông khiến ông chết ngay tại chỗ được tôn vinh như người hùng, thì việc cô Đoàn Thị Hương ám sát thành công Kim Jong-nam được truyền thông tiếp đón như minh tinh thì đâu có gì là lạ. Vì xét trên nhiều mặt cả hai việc làm này đều là khủng bố, giết người như nhau.

Do Duy Ngoc : Xã hội hôm nay mọi giá trị đều bị đảo lộn. Đạo lý, đạo đức nháo nhào chẳng còn biết đâu là giá trị thật của cuộc sống. Kẻ bán nước được tôn sùng như thánh nhân. Tên trùm xã hội đen cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn thành thần tượng của tuổi trẻ. Kẻ giết người được tung hô như một anh hùng.

Mai Thy : Cô ấy đã được đào tạo để trở thành một sát thủ Quốc tế, và vừa được trả từ sự giúp đỡ của rất nhiều những người yêu nước mà cộng sản gọi là "phản động". Và giờ thì được chính Phủ Việt Nam chào đón long trọng …

Nói nào ngay thì "chính phủ Việt Nam" không chỉ "chào đón long trọng" phi hành gia Phạm Tuân hay sát thủ Đoàn Thị Hương. Trong vài thập niên qua, kể từ khi Đảng quyết tâm và dũng cảm đổi mới, vẫn luôn luôn có những cuộc đón rước tưng bừng tương tự :

- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết chào đón kiều bào về quê ăn Tết

- Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang gặp gỡ kiều bào vui Xuân quê hương

- Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp gỡ các đại biểu kiều bào về nước đón Tết

- Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê Cha đất Tổ ăn Tết

Nói là "nhiệt liệt chào mừng kiều bào từ khắp nơi về quê cha đất tổ ăn Tết" nhưng tưởng cũng cần "chua" thêm cho rõ (để tránh mọi sự hiểu lầm không cần thiết) là cũng có đôi ba trường hợp ngoại lệ : Đám kiều bào ở Miên/Lào (không có, hoặc có rất ít tiền đô) thì khỏi à nha.

Đám Thượng Tây Nguyên, thường được xe tải của Liên Hiệp Quốc chở về bằng đường bộ – qua cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai – cũng thế. Tuy cùng là dân "vượt biên trái phép" hết trơn, và ai cũng ra đi chỉ vì "nghe lời bọn xấu" (chỉ trừ mấy cái cột đèn, vì không có tai nên mới ở lại thôi) nhưng Nhà Nước – rất tiếc – không thể tiếp rước họ được.

Sao kỳ vậy cha nội ? Cao Miên cũng là nước ngoài, chớ bộ ?

Đồng ý là thế nhưng phải xét đến sự dị biệt về phong tục nữa. Thượng Kiều về không đúng lúc, không phải dịp Tết, vậy thôi. Tết mới vui chớ. Ngày thường, ai cũng bận thấy bà luôn, làm sao mà đón người về cho được.

Ngoài phong tục còn vấn đề phong thổ nữa. Thượng Kiều chả những về không đúng lúc mà còn không đúng chỗ nữa kìa. (Wrong time and wrong place, too). Thay vì lếch thếch về bằng xe tải, qua ngả biên giới của tỉnh Gia Lai, nếu họ dùng phản lực cơ, đáp cái ào xuống phi trường Tân Sơn Nhất… (với chút đỉnh tiền đô kẹp hờ trong passport) thì chuyện đón tiếp – tất nhiên – đã khác, và rất khác.

Ở bình diện quốc gia (at national level) thì việc đưa đón đều phải có lý do, và đúng qui trình mới được. Nhà Nước chớ bộ nhà thổ sao mà bạ ai cũng rước. Đón Phạm Tuân và Đoàn Thị Hương linh đình "để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế". Đón kiều bào từ Âu Mỹ còn linh đình hơn nữa để nâng cao mức kiều hối hàng năm. Chớ đám Thượng Kiều và Việt Kiều Lào/Miên (gì đó) thì ở bển luôn đi. Còn về làm chi cho má nó khi.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 08/05/2019 (tuongnangtien's blog)

********************

Đoàn Thị Hương : Ai là người "té nước theo mưa" ?

Cánh Cò, RFA, 06/05/2019

Sân bay Nội Bài Hà Nội vào ngày 3 tháng 5 đã mục kích một cuộc chào đón khá lạ lùng, hàng trăm nhà báo, cùng với cả Cục trướng Cục lãnh sự, cán bộ ngành ngoại giao, hàng chục luật sư trong Hội Luật sư Việt Nam cùng nhiều người khác chào đón một người vừa từ cõi chết trở về : Cô Đoàn Thị Hương.

tenuoc0

Đoàn Thị Hương bị Tòa án Malysia kết tội mưu sát tham dự vào cuộc ám sát ông Kim Jong-nam, người anh trai cùng cha khác mẹ với đương kim Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên

Lạ lùng vì Hương không có công trạng gì với quốc gia dân tộc để được chào đón trọng thể như thế mà cô là một tội phạm quốc tế, can tội cùng với đồng phạm là Siti Aisyah quốc tịch Indonesia tham dự vào cuộc ám sát ông Kim Jong-nam, người anh trai cùng cha khác mẹ với đương kim Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên bằng chất độc thần kinh VX tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur vào tháng 2 năm 2017.

Bản án cho một tội danh giết người tại Malaysia thường kết thúc với tử hình hay chung thân, nhưng do hai nghi can là người nước ngoài nên phiên tòa có khác với thường lệ.

Đoàn Thị Hương ngay từ khi bị bắt Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia liên tục tuyên bố rằng cần phải xác minh quốc tịch của cô mặc dù giấy tờ tùy thân và hộ chiếu do Việt Nam cấp phát đang được cơ quan điều tra Malaysia nắm giữ. Trong suốt thời gian dài bị giam, cô không được chính phủ Việt Nam cung cấp luật sư, mãi đến lúc gần đây một nhóm luật sư tư nhân tự nguyện sang Malaysia tham gia đọc hồ sơ và xin bảo vệ cô.

Nghi phạm thứ hai là cô Siti Aisyah, mang quốc tịch Indonesia, ngay từ ngày đầu tiên bị cơ quan điều tra thụ lý đã có sự hiện diện của một nhóm luật sư Indonesia đại diện cho cô nghe và tư vấn. Thời gian hơn hai năm trong nhà giam nếu Đoàn Thị Hương không có một chút hy vọng mỏng manh nào cho số phận của mình thì ngược lại Siti Aisyah luôn được chính phủ Indonesia theo dõi, động viên và can thiệp bằng vũ khí ngoại giao cho vụ án của cô.

Ngày 11 tháng 3 năm nay, Thẩm phán tòa án Malaysia đã hủy bỏ cáo trạng đối với Siti Aisyah và lập tức cô này được trả tự do tại tòa, trong khi đó cùng một vụ án, nhưng Đoàn Thị Hương vẫn bị tiếp tục giam giữ để ra tòa lần kế tiếp. Luật sư của Hương là ông Hisyam Teh Poh Teik miêu tả sự sụp đổ của Hương sau khi nghe phán quyết của tòa án vì quá bất công đối với cô.

Sự bất công mà Đoàn Thị Hương than vãn thật ra không phải từ phán quyết mà được định đoạt từ nỗ lực vận động ngoại giao của chính phủ Indonesia bao gồm cả Tổng thống Joko Widodo.

Theo The Guardian, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gặp Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir, vào tháng Bảy năm ngoái để vận động cho vụ việc của cô Siti Aisyah, sau đó gặp một lần nữa với ông Mahathir, Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas. Chính phủ Indonesia cũng cho biết việc thả cô Siti là kết quả của việc vận động hành lang cấp cao liên tục.

Tòa Malaysia thả cô Siti Aisyah ra trước chứng tỏ chính phủ Malaysia phản hồi tích cực trước những vận động của chính phủ Indonesia, đã làm hết sức mình cho một công dân đang bị giam giữ tại nước ngoài.

Đó là các vận động ngoại giao của Indonesia còn Việt Nam đã làm gì cho Đoàn Thị Hương ?

Một ngày sau khi phiên tòa thứ 22 phán quyết trả tự do tại tòa cho Siti Aisyah, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gọi điện thoại cho Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah yêu cầu trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Người ta không tin một cú phone lại có thể làm cho Malaysia phải sợ hãi mà phóng thích Đoàn Thị Hương, nhưng người ta tin rằng tòa án hủy cáo trạng giết người và chỉ kết án cố ý gây thương tích bằng vũ khí nguy hiểm đối với Đoàn Thị Hương là phù hợp với bản án cũng bị hủy đối với cô Siti Aisyah, mặc dù Việt Nam không có một động thái nào can thiệp cho Đoàn Thị Hương trước đó. Nói một cách công bằng là Đoàn Thị Hương ăn theo Siti Aisyah.

Và công bằng hơn, nếu chính phủ Indonesia không vận động thì Đoàn Thị Hương không có cái để mà ăn theo.

Vậy tại sao Đoàn Thị Hương khi về tới Nội Bài lại được xem như một người hùng vừa thoát án tử hình ? Không khó để trả lời rằng báo chí đang kéo dư luận về một phía nhằm cám ơn chính phủ Việt Nam đã "can thiệp" cho Hương có tự do hôm nay, bằng chứng là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố :

"Chúng tôi vui mừng trước việc công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương đã được trả tự do và trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình. Đây là kết quả của các nỗ lực bảo hộ công dân của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Liên đoàn Luật sư của Việt Nam cùng các luật sư người Malaysia. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận các cơ quan chức năng Malaysia thời gian qua đã tích cực giải quyết vụ việc".

tenuoc04

Vừa trở về nước, Đoàn Thị Hương bất ngờ lộ ảnh mặc bikini phản cảm - Ảnh motgiadinh.net

Đây là điển hình cho hành động "té nước theo mưa" của chính phủ Việt Nam. Công trạng bảo hộ người dân của chính phủ Indonesia bị Bộ ngoại giao Việt Nam lươn lẹo để trờ thành kết quả của mình, bất kể dư luận báo chí quốc tế rõ rành rành từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc vụ án. Theo phân tích của nhà báo Nguyễn Thông thì "té nước" là động tác tung, vung nước lên thành những giọt nhỏ, giống như hạt mưa vào lúc trời đang mưa. Sự trà trộn này khó bị phát hiện, khó phân biệt đâu là nước mưa, đâu là nước té.

Đoàn Thị Hương vốn là một ngôi sao xấu, từng có những vết đen trong quá khứ tuy được Bộ Ngoại giao nâng cấp thành một ngôi sao sáng cô vẫn không thể nào lấp liếm được sự thật về hành vi phạm tội của mình. Chỉ có điều từ một tội phạm biến thành một ngôi sao qua bàn tay của chính phủ Việt Nam thật đáng cho người ta suy gẫm về tính chân thực, lòng tự trọng quốc gia và nhất là sự dối trá phi biên giới đáng ghi vào lịch sử của ngành ngoại giao nước nhà.

Cánh Cò

Published in Diễn đàn