Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/05/2019

Phật giáo quốc doanh : Hồ Chí Minh được nâng ngang hàng với Phật

Nhiều tác giả

Phật và ‘bác’

Trân Văn, VOA, 17/05/2019

Sự xut hin ca tm tranh sơn mài "Đo pháp và dân tộc", vi Pht mt bên và "bác" mt bên đã tr thành đ tài được người s dng mng xã hi bàn lun rôm r sut tun.

phat1

Gii thiu bc tranh "Đo pháp và dân tc" ti mt bui l mng ngày sinh ca Đc Pht ti Hc vin Pht giáo Sóc Sơn, Hà Ni, hôm 10/5. (nh chp màn hình VietNamNet)

Theo hệ thng truyn thông chính thc ti Vit Nam, tranh dài 4,2 mét, ngang 2 mét được thc hin bng sơn ta và vàng tht, theo ý tưởng ca Thượng ta Thích Thanh Quyết, Phó Ch tch Giáo hi Pht giáo Vit Nam, còn chi phí thì do mt doanh nhân tên là Hà Huy Thanh dâng cúng.

Cho dù tượng ông H Chí Minh đã được đt trong mt s ngôi chùa nhưng vic tng tm tranh "Đo pháp và dân tc" cho Học vin Pht giáo, nhân dp Pht đn năm nay trùng vi sinh nht ông H Chí Minh, vn khiến dư lun dy lên thành bão, nh hưởng không ch ti th din ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam, uy tín ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam mà còn liên lụy c ti… "bác".

***

Trên facebook của mình, Phan Đăng – mt MC ca Đài Truyn hình Quc gia – bo rng, dù ngưỡng m và ngưỡng vng c hai nhưng vn không thông v chuyn đt mt vĩ nhân khi xướng triết lý "buông b" bên cnh mt lãnh t ch trương "ly bo lc cách mng đ gii phóng xã hi" (1). Ngh sĩ Thành Lc thì than : Chùa chính tr ri ! Đâu được phép ngi ngang chiếu như vy ! By ri (2) !

Không những không đng tình vi tm tranh "Đo pháp và dân tc", nhiu người còn ch trích vic đưa "bác" sánh vai với Pht hết sc gay gt. Đó cũng là lý do hàng lot trang web kiu nguyenxuanphuc.org, nguyentandung.org,… và mt s trang facebook mà ai cũng biết là ca ai như Chính tr Vit Nam, hi h gii thiu mt s bài kiu như "Bác xut hin trong bức tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" (3).

Tác giả "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" cho rng, MC Phan Đăng, ngh sĩ Thành Lc – nhng nhân vt ca công chúng – rt đáng trách vì "không ng được triết lý sng tương đồng bên trong Đạo Pht và Tư tưởng H Chí Minh", thành ra "nhn đnh, bình phm lch lc v ni dung, ý nghĩa ca tm tranh".

Tác giả "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" còn dn li Thượng ta Thích Thanh Quyết, gii thích, trong tranh, Phật – mt bên - tượng trưng cho "đo pháp", "bác" - mt bên - tượng trưng cho tinh thn dân tc. Tranh đã th hin đúng tôn cho pháp – Dân tc – Ch nghĩa xã hi" ca Giáo hi Pht Giáo". Không th xem đó như bng chng… nnh đng được !

Biện giải như thế có thuyết phc không ? Câu tr li là không. Có th thưởng lãm câu tr li trên facebook ca Chính tr Vit Nam (4). Tình đến rng sáng ngày 17 tháng 5, bài "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" mà Chính tr Vit Nam giới thiu có 282 lượt bình phm. Ch có ba tán thành vic nâng "bác" lên ngang hàng vi Pht.

Nhiều friend ca Chính tr Vit Nam khng đnh, dù tôn kính, yêu quý "bác" nhưng h vn không nut ni tm tranh "Đo pháp và dân tc", cũng như cách lp lun của tác gi "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau". Hoang Van Thuy nhn mnh, "bác" sng mãi trong lòng người dân Vit Nam, đng khoác nhng th khác lên "bác" na. Cũng vi suy nghĩ đó, Trung Dũng lưu ý, "bác" có công ln nhưng đem "bác" sánh vai với Pht khp khing lm.

Tran Vu – một người nhn mnh vic xem "bác" là đáng kính gi "Đo pháp và dân tc là… nâng bi thái quá như thế gây phn cm, phn tác dng. Thoavls Tran dù "luôn yêu quý bác" nhưng lưu ý, ăn chay vi ăn mn khác nhau, một người cu nhân đ thế bng tay không, khác vi cm súng, bi vy phi tách bch rõ ràng. Phuc Nguyen gi li chi nhng "thng" liên quan ti tm tranh vì ngu xun, xúc phm Pht giáo và làm cho người ta suy nghĩ không hay v "bác". Huy Hungphong nhắc nh : Đng đưa người đã khut làm bia ming cho thế gian.

Một lý do khác khiến nhiu friend ca Chính tr Vit Nam bt bình vi "Đo pháp và dân tc" vì xúc phm Pht giáo. Theo Phm Minh Tun, "bác" có trên vạn người thì cũng là người trần, a, làm vua một nước còn phải xây chùa kính Phật, đừng đem kẻ phàm ngi chung vi Thánh, đúng là thời mạt Pháp, thế tục vấy bẩn cửa chùa. Lâm Là Tui gi c tm tranh "Đo pháp và dân tc" ln bài viết "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đạo pháp...’ và ý nghĩa đng sau" là "mt s gi danh Pht giáo và ông Thích Thanh Quyết chng hiu biết gì v Đc Pht".

Ngoài ra, không ít friend của Chính tr Vit Nam nhìn tm tranh "Đo pháp và dân tc" vi nhãn quan ging như Long Ngo : mt bên, Pht ngi dưới gc b đ, lp lánh hào quang. Bên còn li, "bác" hin din gia mt qung la ging như đang b giam trong ha ngc. Vanbeo Dinh cũng nghĩ như thế và nói thêm, "thng" đưa ra ý tưởng làm tm tranh này là thng "đi phn đng".Diêu Quc Thái thì xem "Đạo pháp và dân tc" là bng chng suy kit v ý tưởng tuyên truyn nên mi ghép "bác" vi Pht. C đà này, "bác" có th được ghép vào nhng chuyn như… tiêu dit ma cà rng, giết zombie...

"Đạo pháp và dân tc" đã to cơ hi cho nhiu friend ca Chính tr Vit Nam bn ct v "bác. Nguyen Van Môn nhn đnh, chính tr Mác - Lê nêu ra hàng lot hn chế ca tôn giáo. "Bác" là người theo ch nghĩa Mác - Lê nên xếp "bác" vi Pht là vô nghĩa. Liet Dang khen đúng vì Phật có bao nhiêu tui đng mà đng ngang hàng vi "bác h dĩ đi". Hoàng Nguyn thì đ cp ti mt khía cnh khác – khía cnh phi bo lc, "bác" tng đòi "đt sch c dãy Trường Sơn" thì không th đng cùng mt phía vi Pht được ! Cùng bàn vềo pháp và dân tc", Nguyn Công Thành không đ đng gì đến "bác" và pht mà ch thc mc : Sao không thy ông Đng vi ông Giáp – ri chi : Đúng là bn ngu. Tm tranh to thế mà ch v có hai ông.

***

Giống như nhiu viên chc cao cp, tăng nhân cao cấp ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam, tác gi bài viết "Bác xut hin trong bc tranh ‘Đo pháp...’ và ý nghĩa đng sau", t ra hết sc hoan h khi có "1.650 đi biu quc tế t 112 quc gia và vùng lãnh th, trong đó có nhiu v là tăng vương, tăng thng, lãnh đạo giáo hi, nhà nghiên cu Pht giáo…" đến Vit Nam tham d Đi l Vesak 2019. Thy Du phng đoán, tu sĩ, Pht t ca thiên h chc s khóc thét khi thy tm tranh "Đo pháp và Dân tc". C Kim Youngun mà cũng chưa dám làm nhng tm tranh kiu đó cho cha và ông nội ca hn, vy mà…

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/05/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=423966038397065&set=a.119659132161092&type=3&theater

(2) https://tv.nguyentandung.org/dat-hinh-anh-duc-phat-va-chu-tich-ho-chi-minh-cung-nhau-co-gi-ma-xuyen-tac-1557914558.html

(3) https://nguyenxuanphuc.org/bac-xuat-hien-trong-buc-tranh-dao-phap-va-y-nghia-dang-sau.html

(4) https://www.facebook.com/tinnoichinh/posts/2082958925136095

*******************

Hoa Sen lấm ‘bùn đỏ’

Mạnh Kim, VOA, 15/05/2019

Những gì đang din ra khiến din mo Pht giáo ngày càng bi thm là kết qu ca chính sách "nhum đ" Pht giáo, trong lp áo "Đo pháp và Dân tc" ra đi t đu thp niên 1980…

hoa1

Thượng ta Thích Thanh Quyết, cũng là đi biu Quc hi Vit Nam, gii thiu bc tranh "Đo pháp và dân tc" ti mt bui l mng ngày sinh ca Đc Pht ti Hc vin Pht giáo Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5. (nh chp màn hình VietNamNet)

Đàn áp tàn bạo

Một trong nhng hành đng đu tiên ca chính quyn đi vi Pht giáo miền Nam ngay sau tháng 4-1975 là t chc các chiến dch đàn áp và khng b tinh thn. Tượng Pht nhiu nơi b đp phá. Các cơ s t thin Pht giáo, chng hn Cô nhi vin Quách Th Trang (Sài Gòn) và nhiu phòng phát thuc min phí ti nhiu đa phương, b tch thu. Các nhà n loát thuc qun lý Pht giáo b đóng ca. Vin Đi Hc Vn Hnh b dp. Trường Thanh Niên Phng S Xã Hi b ngưng hot đng. y ban Tái thiết và Phát trin Pht giáo b gii tán, ngân qu b tch thu. Tu sĩ b ép lên khu "kinh tế mi". Thm chí Th tướng Phm Văn Đng còn ký mt quyết đnh yêu cu nam tu sĩ (18-25 tui) phi đi "nghĩa v quân s" (Quyết đnh s 310/TTG ngày 22-7-1976). Nhiu chùa được yêu cu treo hình ông H Chí Minh. Trong mt s trường hp, tu sĩ b trit luôn đường sng. "Thí d ti Long Thành mt s tăng sĩ năm 1975 đã trng tiêu và h đã bán mùa tiêu trong năm đó được 2 triu đng. Chính ph đánh thuế 1 triu 9 trăm ngàn đng. Mt s các tu sĩ khác làm mía năm 1976. H bán v mía được 300.000 đng, và b đánh thuế là 300.000 đng" - theo "Li kêu gi bo v nhân quyn" ca Vin Hóa đo, ngày 9/6/1977 (1).

Trong một bc thư ngày 28/11/1975 lên án sự ngược đãi chính quyn, Hòa thượng Thích Trí Th, Vin Trưởng Vin Hóa Ðo, viết :

"Ngày 24 tháng 10 năm 1975, Ủy Ban Cách Mng xã Tân Bình đã cho gi Ði đc Thích Hu Hin đến văn phòng xã buc phi chp hành nhng điu sau đây :

1. Cấm tuyt đi không được treo c Pht giáo ngoài chùa.

2. Cm tuyt đi không được đ chung vic cu nguyn tôn giáo cho Bác và lit sĩ vào các chương trình hành l.

3. Tăng Ni thin vin không được nhp tht và tnh khu mà phi ăn cơm và nói chuyn để học theo đường li cách mng.

4. Ông Tr Trì phi có trách nhim phát huy thng li v vang lch s vĩ đi ca Cách Mng cho Tăng Ni Thin Vin.

5. Tăng Ni Thin Vin phi hp tác sinh hot chính tr các t chc đoàn th ca Cách Mng.

6. Cm tuyt đi không được thu nhn đ t xut gia và ti gia (2).

Câu chuyện liên quan Ði đc Thích Hu Hin, như trong bc thư ca Hòa thượng Thích Trí Th, không ch có vy. Nó là mt s kin kinh khng chn đng. Trước đó, ngày 2/11/1975 (ngày 29 tháng 9 t Mão), 12 v tăng ni, vi người đng đu là thy tr trì-Đi đức Thích Hu Hin, thuc Thin vin Dược Sư (p Tân Long A, xã Tân Bình, huyn Phng Hip, Cn Thơ) đã thc hin mt cuc t thiêu tp th ! Trong Bn tuyên b, 12 v tăng ni nêu : "Chúng tôi sp sa th hin vic thiêu thân đ bo toàn chánh pháp, đ bo v danh nghĩa ca gii Tăng sĩ ti đa phương cũng như toàn quc… Hành đng ca chúng tôi ngày hôm nay là ct đem tm nhc thân này làm bó đuc soi sáng cho nhng người mê mui vô ý thc, nhng người vi lòng lang d thú"…

Cùng với vic xóa m nh hưởng Phật giáo, chính xác hơn Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất), các chiến dch nhm vào nhng gương mt uy tín Pht giáo cũng được thc hin vi cách thc cng rn và quyết lit. Năm 1977, hàng lot nhân vt nòng ct ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất b bt : Hòa thượng Thích Huyền Quang - Phó Vin Trưởng Vin Hóa Đo ; Hòa thượng Thích Qung Đ - Tng thư ký Vin Hóa Đo ; Hòa thượng Thích Thuyn n - Tng V trưởng Tng V Hong Pháp ; Thượng ta Thích Thông Bu - Quyn Tng V trưởng Tng V Cư Sĩ ; Thượng ta Thích Thông Huệ - Chánh Đi din Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Qun Gò Vp kiêm Trưởng ban kinh tế t túc Tăng Ni ; và Thượng ta Thích Thanh Thế, Trưởng ban thanh tra Ban kinh tế t túc Tăng Ni.

Riêng đối vi Hòa thượng Thích Thin Minh (c vn Hi đng Vin Hóa Đo) - mt gương mt rt "cứng đu", sau khi yêu cu các chùa không được "cha chp" khiến ông lang thang hết nơi này đến nơi khác, ngày 13/4/1978, nhà cm quyn bt ông. Ban đu ông b giam s 4 Phan Đăng Lưu (Bình Thnh) ri sau đó được đưa qua Chí Hòa. Ti đây, ông b tra tấn cho đến chết ch vài tháng sau. Thi th ông được bí mt đưa đến tri ci to Hàm Tân. Theo bài viết ngày 10/9/2011 ca Hòa thượng Thích Nguyên Siêu thì :

"Hình ảnh cui cùng ca Thượng ta Thin Minh mà người ta thy, là mt thi th được che ph kín mít, nằm ti mt khu rng Hàm Tân (Bình Tuy) ngày 18 tháng 10, 1978. Hòa thượng Thích Trí Th, Vin trưởng Vin Hóa Đo, là mt trong s rt ít người được công an thành ph Sài Gòn cho phép đến thăm và nhìn thi th ca Thượng ta ln chót. Khi Hòa thượng Trí Thủ gi tm vi che mt, nhng người chng kiến xúc đng, thy khuôn mt ca Thượng ta bm đen và râu tóc trng xóa mc dài. Nhng gì có th thy được và biết được v Thượng ta Thin Minh ch có thế. Chính quyn cng sn Vit Nam cũng mun gói trn cái thi thể và tt c nhng tin tc v cái chết ca Thượng Ta Thin Minh ti khu rng Hàm Tân xa xôi, ho lánh"…

Khống chế

Năm 1977, Nghị quyết 297/NQ-CP (11/11/1977) v hot đng tôn giáo ra đi. Ngh quyết nêu : "Các cp chính quyn phi bo đm t do tôn giáo cho đồng bào có đo, quan tâm ti vic tuyên truyn, giáo dc chc sc tín đ tôn giáo tích cc tham gia xây dng đt nước sau chiến tranh, cnh giác đu tranh vi vic k đch li dng tôn giáo chng phá thành qu cách mng". Cui thp niên 1970, chiến dịch vn đng "thng nht Pht giáo" ráo riết được thc hin, vi s tham gia ca đi din chính quyn gm Nguyn Văn Linh, Trn Bch Đng, Xuân Thy, Trn Quc Hoàn…

Đầu xuân Canh Thân (1980), chính quyn t chc gp mt s đi din Pht giáo ti tr s Ủy ban Trung ương Mt trn T quc, s 176 đường Võ Th Sáu, Sài Gòn. Trước mt các hòa thượng Thích Đôn Hu, Thích Trí Th và Thích Minh Châu, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Văn Linh nói :

"Mun to nên mt thành trì kiên c làm ch da vng chc cho Đng, cho cách mng Vit Nam, không có cách nào tt hơn là phi cng c và thng nht Pht giáo… Xin quí hòa thượng cho phép chúng tôi được gi là Pht giáo ca chúng ta, và đ ngh quí ngài cũng nên gi là Đng ca chúng ta" (3).

Cuối cùng, ngày 7/11/1981, "thành trì kiên c" - "Giáo hi Pht giáo Vit Nam" - ra đi, hot đng theo đường hướng : "Đo pháp-Dân tc-Ch nghĩa xã hi" (4). S ra đi cái gi là "Giáo hi Pht giáo Vit Nam" đã vp phi phn ng quyết lit ca gii chân tu. Kết qu, nhiu v đã b bt. Ngày 1/4/1984, Hòa thượng Thích Tuệ S và Thích Nguyên Giác b bt ti chùa Già Lam, trong khi Hòa thượng Thích Trí Siêu (Lê Mnh Thát) và Thích Như Minh b bt ti Vin Pht hc Vn Hnh. Chiến dch vây bt được t chc cht ch. Đ tránh vp phi phn ng kháng c ca các thy tr trì, cả thy tr trì Già Lam (Thích Trí Th) ln Vn Hnh (Thích Minh Châu) đã được vi đi vng vào ngày công an m chiến dch. Thy Trí Th có giy mi lên "hp" Mt trn T quc Thành phố Hồ Chí Minh ; trong khi thy Minh Châu được "triu" ra Hà Ni. Cùng đt bt này còn có Thích Nữ Trí Hi. Ngày 30/9/1988, trong phiên tòa xét x ti "hot đng lt đ chính quyn nhân dân", thy Tu S và thy Trí Siêu b x t hình (dưới áp lc quc tế, năm 1998, thy Tu S và Trí Siêu được th). Và trong s các thy b đàn áp dai dẳng nhất phi k đến thy Thích Huyn Quang (tch dit ngày 5/7/2008) và thy Thích Qung Đ

Sen vẫn n

Ngoại tr cuc biu tình ca khong 40.000 Pht t Huế ngày 24/5/1993 (sau v t thiêu ca mt Pht t trước Bo tháp ca Đc c Đ tam Tăng Thng, Đi lão Hòa thượng Thích Đôn Hu, ti chùa Linh M), cho đến nay, không có bt kỳ "biến c Pht giáo" nào đáng k. T mt tôn giáo - vi yếu to" và "triết", Pht giáo bt đu b "nhum đ" và tr thành mt t chc "bán chính tr", dưới s điu hành ca Ban Tôn giáo Chính phủ, cơ quan thuc qun lý B Ni v. Chính quyn tht ra chng che giu v vic "chính tr hóa" Pht giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

Quyết đnh s 06/2015/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 ca Th tướng Chính ph, v "Chc năng, nhim v, quyn hạn ca Ban Tôn giáo Chính ph", đã ghi rõ :

- Thông tin, tuyên truyền, vn đng qun chúng nhân dân thc hin các ch trương, chính sách, pháp lut ca Đng và Nhà nước v tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thống nht qun lý v xut bn các loi sách kinh ; các n phẩm, giáo trình ging dy, văn hóa phm thun túy tôn giáo ca các t chc tôn giáo được Nhà nước cho phép hot đng theo phân cp ca B trưởng B Ni v.

- Khen thưởng theo thm quyn và đ xut vi cp có thm quyn khen thưởng và áp dng chính sách đãi ngộ đi vi các t chc tôn giáo, cá nhân tham gia hot đng tôn giáo.

- Đào tạo, bi dưỡng v chuyên môn, nghip v công tác tôn giáo cho cán b, công chc làm công tác tôn giáo thuc các cơ quan Trung ương và đa phương…

Trong bài "Công tác quản lý nhà nước v tôn giáo hin nay" (tạp chí Lý Luận Chính Tr, số 12, 2015), bàn tay ca Đng thò ra thm chí công khai hơn, khi tác gi Hà Quang Trường viết : "Nhà nước là ch th qun lý các tôn giáo"... Xét góc đ chính tr, nhà cm quyn đã thành công trong việc thao túng gn như tuyt đi Giáo hi và to ra được mt h thng "sư quc doanh". Tuy nhiên, điu đó ch cho thy rõ hơn chân tướng ca "t chc giáo hi" ch không phi là s xung dc ca Pht giáo hay s suy đi ca triết lý thâm sâu Pht giáo. Làm thế nào đ chng li s áp bc thô lu ca chính quyn đi vi Pht giáo ? Có l ch cn thc tnh nhn ra rng, cho dù con đường mà "giáo hi Pht giáo cng sn" có dn dt sai lch như thế nào thì nguyên y nhng gì Đc Pht dy vn không h suy suyn và mai một. Nhng đóa sen Pht giáo, trong đám "bùn đ", chưa bao gi tàn. Ngm Pht thôi, đng nhìn "giáo hi". Thy sen thôi, không cn nhìn "qu".

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 15/05/2019

(1) "Phật giáo Vit Nam, Biến c và tư liu : Hai mươi năm trong chế đ cộng sản, 1975-1995", Văn Phòng II Viện Hóa Ðo, Hoa Kỳ, 1996

(2) "Phật giáo Vit Nam, Biến c và tư liu"

(3) trích tâm thư ca quyn Vin trưởng Vin Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Thích Huyn Quang, ngày 24/9/1992 - ngun : "Phật giáo Vit Nam, Biến c và tư liu"

(4) "60 năm Ngành quản lý nhà nước v tôn giáo Vit Nam 1955-2015" của Ban Tôn giáo Chính ph

********************

Phản đối bức tranh "Đạo pháp và Dân tộc"

Giang Nam, VNTB, 15/05/2019

Với tư cách Phật tử truyền gia, bản thân từng đọc kinh Phật, đã từng giảng văn chương Phật cho SV đại học khoa Văn, tôi hiểu được tấm gương vĩ đại xuất chúng của Đức Phật tổ. Trong tâm thế và nhận thức tôn giáo của mình, tin chắc rằng Đức Phật là độc nhất vô nhị, không so sánh với ai khác. Đó là đức tin. Đó là bản chất của tự do tín ngưỡng mà các bản hiến pháp văn minh đều khẳng định.

hoa2

Sư Thích Thanh Quyết đem tranh của họa sĩ Ngô Hải Yến ra mắt tại học viện Phật giáo nhân dịp Đại lễ Vesak 2019)

Đó cũng là đức tin của nhiều chục triệu Phật tử trên khắp thế giới, cụ thể là phật tử 112 nước và vùng lãnh thổ - thành viên của Đại lễ Vesak năm 2019 hiện đang diễn ra tại Việt Nam.

Kẻ nào báng bổ đức tin ấy dù với bất cứ lý do gì cũng không thể được chấp nhận.

Tôi theo dõi đại lễ với sự quan tâm của một phật tử bình thường. Đức Phật dạy rằng chung sinh bình đẳng, có nghĩa, phật tử cũng bình đẳng. Bởi vậy tôi phản đối ông Thích Thanh Quyết được cho là tiến sĩ phật học, phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người đã đưa và giới thiệu một bức tranh báng bổ coi thường Đức Phật ra trưng bày khoe khoang trong đại lễ VESAX năm nay.

Đó là bức tranh mang tên"Đạo pháp và Dân tộc" treo ở Học viện Phật giáo và chèo kéo mời quan khách 112 nước ghé thăm.

Đây là bức tranh sơn dầu khổ lớn của nữ họa sĩ tà đạo Ngô Hải Yến vẽ, cúng dường cho nhà chùa.

Phân tích bức tranh quái gở

Trong tranh, Phật tổ ngự toàn thân tọa thiền trên tòa sen bên trái, ông Hồ Chí Minh chân dung bán thân ngồi bên phải. Hai hình tượng nhân vật "khập khiễng"như vậy đã không thể chấp nhận được cùng ở chung một tác phẩm. Nó nói lên sự chắp vá, cắt dán tùy tiện mà những người am hiểu nghệ thuật tranh, tượng quần thể đã thấy ngay sự lố bịch của cấu trúc. Chưa nói đến tự do đức tin nổi giận, nếu chỉ là người thưởng thức tranh bình thường đã không tránh khỏi phì cười chế giễu tay nghề họa sĩ.

Xưa nay chưa từng có ai trên thế giới dám tùy tiện "sắp xếp" chỗ ngồi của Đức Phật tổ, ngồi chung chiếu, chung bàn với ai khác, dẫu đó là những vĩ nhân nổi tiếng khác, kể gì cả Hồ Chí Minh.

Rút cục, tôi không thấy có gì chung giữa hai nhân vật này.

Những người chân tu sao lại có thể chấp nhận một lối hoằng pháp thực dụng "ăn theo" trơ trẽn như vậy được ?

Sự ngu dốt của ai khi tạo ra cái gọi là "bánh xe pháp luân" dưới đây trong Phật giáo Việt Nam ? Xin lưu ý bánh xe gồm 4 căm xe lớn và 4 căm nhỏ, cộng chung là số 8.

Trang web Phật giáo Việt Nam : "Bánh xe pháp luân"

hoa3

Bánh xe pháp luân

Hình "bánh xe pháp luân VIệt Nam" ở trên bắt nguồn từ "mô hình bát quái", vốn là cốt lõi tư tưởng KINH DỊCH của Lão tử - Lão giáo - Đạo Lão gốc Trung Quốc sau đây.

Bánh xe 8 căm xe thể hiện cấu trúc 8 yếu tố cố định của Kinh Dịch.

Đó là sự xuyên tạc quan miệm Phật giáo gốc Ấn Độ- Nepal.

Xin hãy xem nguồn gốc của Bánh xe Pháp luân từ Ấn Độ - Nepal :

Bánh xe có nhiều căm xe (hơn số 8 nhiều lần, tùy ý ít nhiều không hạn định)

Bánh xe thể hiện vũ trụ liên tục quay, thế gian vô thường.

hoa4

Kỹ sư xây dựng Ngô Đồng Toản bèn mần thơ ngẫu hứng vịnh "bánh xe nhái" như sau : 

Bánh Xe Kẽo Kẹt

"Bánh xe tròn khéo vạn luân Nay lăn tới Việt, bất tuân luật già

Lạ lùng thay cõi ta bà

Người ta chính quả, mình là phụ tu".

Ông Thích Thanh Quyết cười toe toét đón nhận bức tranh của nữ họa sĩ Ngô Hải Yến vẽ tặng. Bởi không hiểu gì Phật học và tự do tín ngưỡng, ông ta đã hồ hởi đón nhận bức tranh tà đạo này mà chẳng chút lăn tăn ! ?

hoa5

Nhà văn Phạm Lưu Vũ một phật tử Hà Nội đã gửi bức thư ngỏ cho Sư Quyết. 

Như sau :

Nhắn với SƯ QUYẾT

Chưa xong chuyện Vesak ở Tam Chúc (tác giả đại gia Xuân Trường) thì lại đến việc anh sư Quyết hớn hở như anh hề bên bức tranh gọi là "Đạo pháp và dân tộc" của một kẻ ngu si nào đó tặng các anh.

Này anh sư Quyết, tôi từng gọi anh là sư đại gia, được chế độ bưng anh vào ngồi trong quốc hội cho có đủ sắc màu, cho anh nắm những ngôi chùa ngàn tỷ, lễ tết cúng dâng sao giải hạn thu hàng trăm tỷ… thì cứ coi như đó là phước báo của anh. Nhưng càng ngày anh càng quá lắm, đến nỗi tham không biết đường mà dấu, si không biết lối mà che, nịnh không biết chừa phương mà diễn… Tự cho mình cái quyền lộng hành ngang ngược, đã hủy hoại chánh Pháp, phá hòa hợp Tăng, lại còn phỉ báng cả Đức Phật nữa thì anh liều thật, dẫu Phật từ bi anh không e sợ, thế chẳng lẽ anh không sợ các vị hộ Pháp Kim Cương, không sợ cả nhân quả nữa hay sao ?

Này anh sư Quyết, "Đạo pháp và dân tộc" là đạo riêng của các anh, quyết không phải đạo của Đức Phật. Chánh pháp chỉ có một, thì cái đó là tà pháp. Khoác áo nhà Phật mà hành theo tà pháp thì đó là tà sư. Vẽ bánh xe Pháp mà có cả đồ hình Thái cực thì đó là hổ lốn Phật, Lão. Đưa (ông cụ) Bác Hồ vào tranh, ngang với Đức Phật là hủy báng Như Lai. Đức Phật là đức Thế Tôn, là Thiên Nhân sư, là Thường Tịch Quang Tịnh độ… Bác Hồ dẫu vĩ đại với chế độ này, thời đại này, thì vẫn còn ở trong Tam giới. Trong Thường tịch quang Tịnh độ không có Tam giới. Trong Tam giới không có Thường tịch quang Tịnh độ, thì sao có thể hiện cùng lúc Thánh với phàm ? Hưởng ơn mưa móc của chế độ thì anh cứ việc nịnh bợ, thế nào cũng được. Nhưng mà nịnh ngu như thế thì không những anh và bọn làm tranh tạo nghiệp nặng, mà còn tạo nghiệp dữ cho chính Bác Hồ nữa anh có biết không ?

Anh sư Quyết đảo điên, diễn "hề mồi" tứ phía lung tung như thế, chẳng lẽ bộ văn hóa không ai nhận ra ? Chính phủ "kiến tạo" không ai nhận ra ? Anh Phúc đang bận hóa rồng đã đành, thế còn anh Đam, phó phụ tránh Văn hóa, Giáo dục… ? Hay là về đạo pháp, anh sư Quyết ví như con chim cú có bộ lông vàng đậu trên cành cây, anh phó Đam ví như chú gà rù đứng ở dưới gốc, cho nên mới không dám cục tác lên một tiếng ?

Về cô nữ họa sĩ Ngô Hải Yến, cố ấy có thể là Phật tử, hoặc có thể là "Đạo Hồ Chí Minh". Việc đó là tùy tự to tìn ngưỡng của cô ấy. Là một họa sĩ cô ấy muốn vẽ sao cũng tùy, song cô ấy có thể treo ở nhà riêng hoặc bán. Cô ấy không có quyền đem treo nơi công cộng dù là bất cứ đâu. Tuy nhiên phải có kẻ tiếp tay thì bức tranh nhếch nhác của cô mới treo nơi công cộng được. Cả ông sư Quyết và họa sĩ đã xúc phạm Đức Phật, xúc phạm những Phật tử chân chính bình thường trên toàn thể giới. Tuy nhiên suy cho cùng, lỗi của sư Quyết nặng hơn".

Tôi nghiêm khắc lên án sư Thích Thanh Quyết phó Chủ tịch Phật giáo Việt Nam, đại biểu quốc hội, về hành vi tà đạo nói trên.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 15/05/2019

**********************

Đại lễ Vesak 2019 : Những vết đen điếm nhục của Phật giáo Quốc Doanh

Gió Bấc, RFA, 14/05/2019

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam lẽ ra là niềm vui hạnh phúc của cộng đồng Phật giáo và niềm vui chung của dân tộc là cơ hội để mỗi con người gội rửa thân tâm hướng đến thảnh thơi an lạc và ứng xử với nhau bằng hạnh hỷ xả. Việt Nam cũng chia sẻ với thế giới những giá trị trí tuệ của tinh hoa Phật học.

hoa6

Các nhà sư đang tụng kinh tại một lễ ở Chùa Tam Chúc ở Hà Nam hôm 13/5/2019 trước lễ Vesak AFP

Rất tiếc, những đồng chí được đảng nhà nước phân công vào vai hòa thượng, thượng tọa Phật giáo quốc doanh đã quá trâng tráo, hành xử ngông nghênh vô học, báng bổ phật pháp, tạo ra những vết đen nghiệp chướng muôn đời không tẩy xóa

Báng bổ đạo pháp

Ngay trước đại hội, báo chí quốc doanh đồng loạt đưa tin về bức tranh Đạo Pháp và dân tộc. Tối 10/5/2019, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam, tọa lạc tại Sóc Sơn, Hà Nội, hòa thượng, tiến sĩ Thích Thanh Đạt, Ủy viên thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thượng tọa, tiến sĩ Thích Thanh Quyết- Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các vị cán bộ lão thành các cấp cùng hàng trăm tăng ni phật tử tham dự, thượng tọa Thích Thanh Quyết công bố ra mắt bức tranh sơn ta "Đạo pháp và dân tộc" Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã cùng Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, làm lễ kéo khăn nhiễu công bố bức tranh trước tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, phật tử.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai bút" vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. "Đạo pháp và dân tộc" là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của thượng tọa, TS Thích Thanh Quyết cùng đông đảo cán bộ và tăng ni sinh của học viện Phật Giáo Việt Nam.

Thích Thanh Quyết còn dám đại xảo ngôn cho rằng, bức tranh có bố cục trọng tâm là bánh xe chuyển pháp luân nói lên sự vận động của quy luật nhân quả, sinh diệt mà chúng sinh giác ngộ được Phật Pháp. Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là "Đạo pháp và dân tộc", Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc (1).

Bức tranh đã tạo ra cơn địa chấn phẫn nộ trong cộng đồng phật tử Việt Nam vốn dĩ hiền hòa đôn hậu. Nội dung hình ảnh trong bức tranh và lời lẽ xảo ngôn của Thích Thanh Quyết đã chạm vào những giá tri thiêng liêng của Phật pháp. Sự sắp đặt đức Thích Ca Mâu Ni ngang hàng với Hồ Chính Minh xem Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biếu cho Dân Tộc là xúc xiểm không chỉ cộng đồng Phật giáo mà đến cả dân tộc Việt Nam trong ngoài nước.

Không cứ phải là Phật tử, một người khách quan, tác giả Bên Thắng Cuộc, nhà báo Huy Đức nhìn hiện tượng này với vẻ diễu cợt đau xót "Suốt hơn hai nghìn năm qua, giới tăng lữ luôn được đặt ở đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Chỉ trong thời mạt pháp, các chức sắc của một tôn giáo có đông tín đồ nhất mới tụt xuống hàng cuối cùng cả về văn hóa và tư cách như thế :

PS : Chân tướng cái gọi là "Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" đang chuẩn bị được làm rõ ; rồi chúng ta sẽ biết bản chất bọn buôn thần bán thánh ra sao" (2).

Xảo ngôn, ninh hót

Cư sĩ, nhà văn, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn đang giảng dạy đai học ờ Mỹ, có bài viết trên Fb "ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC... CẦN ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN CĂN BẢN NHÂN VĂN VÀ TRUNG THỰC".

Ông Đoàn viết, Trong khi Vesak - Lễ hội Phật Đản Thế giới - đang diễn ra ở Hà Nam thì "hậu trường sân khấu" lại có những màn trình diễn vớ vẩn như bức tranh này. Đây là một hình thức báng bổ Phật giáo cũng như hạ thấp tinh thần dân tộc và lịch sử Việt Nam xuống ngang tầm với trò quảng cáo lãnh tụ và tuyên truyền chính trị !

Nhiều Phật tử và Thân hữu đã bày tỏ tâm đắc với lời nhận định của ông NT về bức tranh sơn mài "Mừng Phật Đản 2019" nầy, khi ông viết :

" Đây là biểu tượng cho một thứ văn hóa nô bộc và tôn sùng lãnh tụ theo tâm lý bầy đàn thời Trung Cổ".

Đức Phật là Đức Phật ;

Cụ Hồ Chí Minh là cụ Hồ Chí Minh.

Đức Phật là biểu tượng truyền thống cho tôn giáo Phật giáo. Quả nhiên đây là điều không thể hiểu mập mờ hay phủ nhận được.

Nhưng cụ Hồ Chí Minh không phải là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam nói chung. Cụ là một nhà lãnh đạo của phong trào Cộng Sản thời 1930. Người cộng sản Việt Nam có quyền tôn sùng Cụ Hồ như là biểu tượng cho một dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Xã Hội hay Cộng Sản mà thôi. Nhưng không ai có quyền áp đặt Cụ Hồ trở thành biểu tượng chung cho toàn thể dân tộc Việt Nam cả. Sự nịnh hót lộ liễu và trắng trợn luôn luôn đồng nghĩa với sự hủy hoại thanh danh và nhân cách của cả hai đối tượng NỊNH HÓT và BỊ NỊNH HÓT !" (3).

hoa7

Hòa thượng Thích Thanh Quyết Courtesy of phatgiao.org

Thích Thanh Quyết đã hết sức xảo ngôn khi đánh đồng Đức Phật với Hồ Chí Minh là cúu tinh của nhân loại. Đức Phật thật sự là vị cứu tinh khi tìm ra chân lý Tứ diệu đế, Bát chánh đạo để con người thoát khỏi sự vô minh hướng đến tuệ giác, an lạc. Còn Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại di sản gì ? Có lẽ với lòng hỷ xả của Phật tử, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn chỉ không chấp nhận Hồ Chí Minh là đại diện của dân tộc Việt Nam mà không nhắc đến những tội ác của họ Hồ đã gây ra với dân tộc. Hồ Chí Minh đã đem về cái chủ nghĩa Mác Lê thống trị dân tộc Việt hơn nửa thê kỷ. Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ bài viết "Địa chủ ác ghê !" của Hồ đã giết oan hàng vạn người ở Miền Bắc. Cái ý chí hiếu chiến hiếu thắng "thà đốt cháy cả dãi Trường Sơn cũng quyết thắng giặc Mỹ" đã thúc đẩy cuộc nội chiến 20 năm giết chết hàng triệu người Việt và gây ra hiềm khích, ngăn cách trong lòng dân tộc không biết đến bao giờ có thể hàn gắn. Riêng bài thơ Mừng xuân 68 phát trên đài Hà Nội lúc giao thừa là mật lệnh mở màn cho cuộc chiến Mậu Thân làm chết oan hàng vạn thường dân đã đủ truy cứu Hồ Chí Minh như tội phạm diệt chủng.

Đánh đồng đức từ bi vô lượng với kẻ hiếu sát, Thích Thanh Quyết đã tự lột áo nhà tu lộ nguyên hình là tên cán bộ cộng sản nói dối không biết ngượng mồm.

Văn nghệ sex phục vụ chư tăng !

Không chỉ sốc với bức tranh của ma tăng Thích Thanh Quyết, dư luận còn sốc hơn khi xem đài truyền hình Việt Nam tường thuật diễn biến dại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 trong đó có chương trình văn nghệ với điệu múa sexy của các nữ diễn viên với trang phục mỏng tang, được pha đèn ngược sáng lộ rỏ đường cong cơ thể và cả sắc màu da thịt,

Fb Võ Khánh Tuyển đăng bài viết NGHĨ GÌ ? và một chùm ảnh các điệu múa này đã nhận được 393 like, 158 bình luận và 98 lượt chia sẻ.

Võ Khánh Tuyến nêu vấn đề "...Nếu là chương trình biểu diễn bình thường, thì có sexy và khêu gợi hơn nữa cũng chẳng có gì đáng nói.

...Nhưng đây lại là Chương trình hoạt động của Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức. Đài Truyền hình Quốc Gia Việt Nam VTV trực tiếp truyền hình.

Không biết các vị Chức sắc tu hành của Phật Giáo, đại biểu Phật Giáo của bao nhiêu nước tham dự... sẽ có suy nghĩ gì khi được Giáo hội Phật Giáo Việt Nam " chiêu đãi" như thế này ?" (4).

Fb Chu Hồng Quỳ đã chỉ ra điều cốt tử là "CẤM NGHE, XEM CÁC HÌNH THỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT là 1 trong 28 giới cấm của giới Bồ-tát tại gia, cũng là 1 trong 48 giới cấm của giới Bồ-tát xuất gia, 1 trong 250 giới cấm của giới Tỳ-kheo, cũng như 1 trong 384 giới cấm của giới Tỳ-kheo ni. Thậm chí trong 8 giới cấm ở ngày thọ giới Bát quan trai của Phật tử tại gia cũng có giới cấm nghe xem này.

Vậy mà các người ngửa cổ, vểnh tai xem người ta hát hò múa may ở Đại lễ Phật đản Thế giới Vesak 2019.

Hỡi các tăng, ni phá giới, hỡi các bồ-tát xú uế, bồ-tát chi-đà-na ! Các vị tu cả đời cũng không bù lại một giờ phá giới. Các người đang hủy hoại chánh pháp và phỉ báng Đức Thế tôn Như-Lai vào đúng dịp kỷ niệm ngày đãn sinh của Ngài" (5).

Cũng cùng quan điểm này, Fb của Nguyễn Đình Bổn có bài "Đi ngược với Giới, Luật của Thích Ca !"

Nguyễn Đình Bổn lý giải "Trong nhiều kinh và luật của Phật giáo dạy rằng các vị tu sĩ xuất gia và các vị cư sĩ tại gia tự nguyện tập sự xuất gia qua việc thọ Bát Quan Trai giới cần tránh xa việc xem nghe ca hát và tự mình ca hát vì mục đích của người tu hành là giải thoát mọi sự khổ đau của cuộc đời.

Trong Tạng luật, Tiểu phẩm chương "Các Tiểu Sự" ghi lại lời Đức Phật đã dạy : "Này các tỳ khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc ; vị nào đi thì phạm tội dukkaa (tác ác- nghĩa là không tốt, không thiện, làm chuyện xấu).

Ngay cả khi giảng pháp, Đức Phật cũng không cho phép ngâm nga theo âm điệu trầm bổng, Đức Phật dạy về 5 điều sai trái khi ngâm nga như sau : "Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài : Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu, hàng tại gia phàn nàn, trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái". Và trong "Pháp hội Vườn xoài", được ghi trong Kinh Trường Bộ - Sa Môn Quả, [Điều thứ 45] Đức Phật nhân giảng cho vua nước Magadha về Tỳ-kheo giới hạnh cụ túc, Ngài nói : "Phải từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch".

Giáo hội Phật giáo VN ngày nay đã suy đồi cùng cực và bày ra nhiều trò dị hợm đi ngược với Giới, Luật của Thích Ca !" (6).

Quảng bá kinh doanh du lịch tâm linh

Nguyên Giảng viên đại học, Nhà báo Nguyễn Thông cũng ngậm ngùi viết trên Fb "Hỏng cả sinh nhật Đức Phật

Thú thực, xem các cảnh trên tivi, tôi có cảm giác đại lễ Vesak Phật đản 2019 mà xứ ta đăng cai tổ chức không khác gì một chương trình nghệ thuật tổng hợp ca nhạc-tạp kỹ-thời trang và kết hợp khoe mẽ chính thể, quảng bá du lịch, chứ chả có gì của Phật, của tôn giáo từ bi bác ái. Rồi không hiểu những ngày tiếp theo họ còn làm cái gì để rồi sẽ "thành công tốt đẹp" (7).

Những giòng ngắn ngủi của Nhà báo Nguyễn Thông đã bật ra một vấn đề quan trọng. Ngoài việc làm bức tranh, làm hoạt cảnh tự do tôn giáo che đậy cho sự đàn áp dã man những bậc tu hành chân chính, đại lễ Vesak do giáo hôi Phật giáo quốc doanh Việt Nam tổ chức còn là cơ hội quảng cáo cho mô hình du lịch tâm linh của các nhóm lợi ích đang khuynh đảo quốc gia.

Báo Dân Việt có bài viết nhận xét "Những năm gần đây, một khái niệm mới trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng ra đời, đó là "du lịch tâm linh". Đây là loại hình vừa đáp ứng nhu cầu thờ tự, tín ngưỡng lại vừa giúp mọi người có cơ hội đi thưởng ngoạn, ngắm cảnh".

hoa8

Hình minh họa. Người dân thắp đền tại chùa Tam Chúc ở Hà Nam hôm 13/5/2019 trước lễ Vesak AFP

Thử dùng từ khóa "Du lịch tâm linh Việt Nam" trên công cụ tìm kiếm của Google, chúng ta sẽ có 14.200.000 kết quả. Điều đó cho thấy sức quảng bá cho mô hình này kinh khủng đến mức nào. Càng kinh khủng hơn là việc các nhóm lợi ích đã chia chác tài nguyên đất đai núi rừng, thắng cảnh thiên nhiên di tích lịch sử trục lợi qua danh nghĩa mỹ miều "du lịch tâm linh".

Báo Dân Việt đã giới thiệu khái quát về một trong những mô hình này "Đáng chú ý, cái tên Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (có trụ sở ở Ninh Bình) của tỷ phú Xuân Trường đang là tâm điểm du luận sau hàng loạt dự án tâm linh có số vốn đầu tư "khủng" dao động từ 10.000 - 15.000 tỷ đồng, với diện tích đất mỗi dự án hàng nghìn ha. Dư luận xã hội đặc biệt quan tâm ở cả khía cạnh kinh tế và văn hóa, tâm linh khi phát triển dự án tâm linh này.

Đầu tiên phải kể đến dự án quần thể tâm linh chùa Bái Đính tại Ninh Bình. Quần thể chùa này có diện tích 1.700ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như : công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...

Sau khi tạo được tiếng vang lớn từ dự án chùa Bái Đính, doanh nghiệp Xuân Trường "bắt tay" xin đầu tư, kinh doanh những dự án tâm linh khác với quy mô càng ngày càng "khủng". Trong đó, xôn xao dư luận gần đây là dự án chùa Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam). Theo giới thiệu của doanh nghiệp Xuân Trường, khu dự án tâm linh này có tổng diện tích lên tới 5.100ha (bằng kích thước gần 300 sân vận động quốc gia Mỹ Đình cộng lại)…" (8).

Xin đừng tiếp tay cho cái ác !

Đại lễ năm nay được đăng cai tổ chức tại Tam Chúc thực chất chỉ là tấn tuồng quảng bá cho dự án kinh doanh mua thần bán thánh này, Nếu soi từ triết lý sống thiểu dục của Đức Phật "Tài sản của mỗi người chỉ là mấy bộ cà sa và y bát. Tất cả cũng chỉ là để hành đạo" thì việc xây chùa to, phật lớn đã là đi ngược đạo pháp.

Những vết nhơ về nội dung tổ chức đại lễ cho thấy thực tâm của nhà nước và giáo hội quốc doanh. Đại lễ Vesak 2014 tổ chức tại Bái Đính và lần này tại Tam Chúc đều là cơ hội và mục tiêu quảng bá cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch tâm linh Xuân Trường. Trong các dịch vụ kinh doanh ấy có cả casino. Trong khi đó chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, chùa An Cư ở Đà Năng bị chính quyền đập phá cũng để phục vụ cho các dự án kinh doanh địa ốc. Một dự án Bản Hoa Anh Đào ở Bảo Lộc chuyên điều tri bệnh nhân trầm cảm của Đại đức Thích Minh Niệm, tác giả quyền sách nổi tiếng Hiểu về trái tim cũng buộc phải đóng cửa không có lý do. Đai đức Minh Niệm phải "tu dạo" nhờ các chùa khác và thuyết pháp online.

Viết những giòng chữ này, chúng tôi muốn gởi đến quý cao tăng, quý nguyên thủ quốc gia đã nhọc công tham dự Vesak 2019 xin hãy phát tâm lắng nghe tiếng nói đau khổ của chư tăng ni phật tử Việt Nam và có thái độ đúng đắn trong ứng xử với Giáo hội Phật giáo quốc doanh hiện nay. Đây thực chất không phải là giáo hội Phật giáo mà chỉ là một tổ chức ngoại vi trá hình của đảng cộng san. Họ đang kinh doanh mua thần bán thánh gieo rắc mê tín di đoan như cúng sao giải hạn, giải oan trái chủ, kích hoạt lòng tham mê muội của con ngượi Hệ thống công an tôn giáo, Ban Tôn Giáo chính phủ kiểm soát về nhân sự toàn bộ hệ thống giáo hội này.

Những nhà tu chân chính như Thích Quảng Độ và Giáo hội phật giáo VN thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy đang bị đàn áp, bức hại khốc liêt.

Hy vọng rằng quý vị đừng vì ngộ nhận mà vô tình trở thành kẻ tiếp tay, trở thành những diễn viên cho các tấn tuồng dối trá, làm bình phong cho chế độ độc tài khống chế người dân, biến nền đạo pháp trí tuệ từ bi thành phương tiện chiếm đoạt tài nguyên đất nước để kinh doanh trục lợi.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 14/05/2019

1. http://bit.ly/2WIncot

2. https://www.facebook.com/Osinhuyduc

3. https://www.facebook.com/TranKiemDoan?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARCVYYxmUSf9L...

4. http://bit.ly/2JHDGJW

5. http://bit.ly/2Q4BOfp

6-.http://bit.ly/2Q47xO0

7. http://danviet.vn/kinh-te/kinh-doanh-tam-linh-khu-chua-nghin-ha-day-song-du-luan-956978.html

******************

Khi tư tưởng Hồ Chí Minh tràn vào đạo pháp

Cánh Cò, RFA, 14/05/2019

Người theo Thiên chúa giáo lấy ngày Giáng sinh làm biểu tượng ra đời của đấng cứu chuộc. Người Phật tử lấy Lễ Phật Đản làm ngày tôn kính, vui mừng đối với Đức Thích ca. Hai tôn giáo lớn của Việt Nam theo dòng chảy truyền giáo từ các nước trên thế giới chia sẻ sự vui mừng của họ trước hai vị chí tôn không ai có thể thay thế lòng kính ngưỡng.

hoa9

Một thủ lĩnh chính trị được đưa vào chùa để tín đồ thờ phụng như một Bồ tát - Chùa Đại Nam Thành phố Hồ Chí Minh 

Ngày Phật đản sanh năm nay Việt Nam có hai sự kiện lạ được cộng đồng mạng chia sẻ trong trạng thái giận dữ và tuyệt vọng. Giận dữ vì ảnh Đức Thích ca bị đặt ngang hàng với một thủ lĩnh chính trị, tuyệt vọng vì đạo pháp bị lợi dụng nặng nề qua sự kiện Vesak được nhà nước tổ chức tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc, một nơi bị xem là dùng chùa chiền để kinh doanh niềm tín ngưỡng của Phật tử.

Song song với sự kiện Vesak, Học viện Phật Giáo Việt Nam, Sóc Sơn Hà Nội đã ra mắt bức tranh sơn mài của nữ họa sĩ Ngô Hải Yến có chủ đề "Đạo pháp và dân tộc" trên đó hình ảnh của Đức Phật Thích ca được đặt song song với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một nền sơn đỏ chói. Người kéo tấm khăn choàng của bức tranh xuống để công bố bức tranh là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với một số quan chức chính quyền và tăng lữ của giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có chiều cao 2 mét, chiều ngang 4,2 mét, tổng diện tích 8,4 mét, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, đã được 6 họa sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt 1 tháng qua.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết trong phần giới thiệu bức tranh cho biết chính ông là người đặt nét cọ đầu tiên lên bức tranh này như một cách hướng dẫn họa sĩ tiếp cận với Phật tổ và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo tường thuật của báo chí thì Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã phát biểu : "Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là "Đạo pháp và dân tộc", Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc".

Với nội dung này người Phật tử chân chính nếu không dám tức giận cũng không khỏi ngậm ngùi vì tính cách báng bổ của Giáo hội Phật giáo quốc doanh Việt Nam trước Đức Phật. Đặt ông Hồ Chí Minh ngang hàng với một tượng đài bất khả xâm phạm trong lòng người Phật tử không những hàm hồ, bất kính mà còn cuồng ngạo thách thức cả một khối quần chúng lấy đạo Phật làm tín ngưỡng xuyên qua bao nhiêu thế kỷ.

Người Cộng sản luôn chống lại tôn giáo là một sự thật không thể chối cãi qua lịch sử mà họ từng chà đạp các giáo phái, tôn giáo tại Việt Nam. Hòa Hảo gần như bị tận diệt, Cao Đài hoi hóp thở bằng oxy do chính Ban Tôn giáo chính phủ cung cấp. Nhiều chi phái Tin Lành bị cấm truyển giáo, Công giáo tuy bề ngoài phát triển nhưng bên trong nhà nước không ngừng sách nhiễu, bắt bớ đàn áp giáo dân cũng như linh mục nhất là những nơi xa xăm như Tây nguyên hay vùng sâu vùng xa của các tỉnh nghèo.

Theo Báo điện tử Giác Ngộ thì tín đồ Phật Giáo chính thức là 6.802.318 người. Số tín đồ này thường xuyên lui tới các chùa trên khắp nước. Tuy nhiên đối với người dân cứ biết cầm nhang quỳ lạy thì đã là người theo đạo Phật, cách nhìn này tuy bỗ bả nhưng nói lên một sự thật về Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo quá nhiểu thăng trầm trong lịch sử tín ngưỡng.

Nhiều người trong cũng như ngoài Phật giáo cho rằng Chùa là nơi chỉ thờ Đức Thích ca Mâu ni, Phật Quan Âm cùng những vị Bồ tát, La hán. Riêng về thần thì 4 vị được thờ nhiều nhất là là Tứ pháp : Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tượng trưng cho Mây-Mưa-Sấm-Chớp.

Tuy nhiên đạo Phật cũng có các hệ thống thờ phụ tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu Thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Có lẽ xuất phát từ cung cách thờ cúng này mà gần đây nhiều chùa chiền tại Việt Nam xuất hiện ba khuôn mặt : Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và gần đây nhất là Trần Đại Quang. Cả ba người được đúc tượng đặt ngang hàng với Phật tổ và ăn theo nhang khói khi người dân xì xụp lễ bái Đức Phật.

Hiện tượng này cho thấy tín đồ Phật giáo Việt Nam không nhất quán trong các ảnh tượng trên bàn thờ tạo nên cách hiểu sai lệch về Phật giáo. Tuy nhiên ba hình tượng chính trị được lồng ghép vào chùa chiền không hẳn phát suất từ Phật tử mà có thể nó được tính toán tỉ mỉ của Ban Tôn giáo chính phủ với mục tiêu xóa dần lòng tôn kính đức Phật trong lòng Phật tử để từ đó Đạo Phật có một diện mạo khác : mê tín chính trị.

Đối với chính quyền nắm được Phật giáo là nắm được phân nửa dân số Việt Nam vì vậy bằng mọi cách phải tập hợp các tăng lữ của tôn giáo này vào sự cai quản của nhà nước đó là lý do khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời. Được gián tiếp điều hành từ cấp nhà nước tổ chức này tuy tai tiếng rất nhiều trong các vụ kinh doanh Phật giáo vẫn được ưu ái trong các lễ hội mang yếu tố "quốc tế". Đại lễ Phật đản thế giới có tên gọi Vesak được Việt Nam đăng cai trong năm nay.

Vesak 2019 là Đại lễ Phật đản quốc tế lớn nhất với 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và 20.000 đại biểu trong nước tham dự. Sự kiện còn có 40.000 suất ăn miễn phí phục vụ phật tử và du khách. Đại lễ có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các quốc gia : Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc, các quan chức bộ trưởng của các nước…

Ông Bùi Quang Cẩm - phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết trong suốt hai tháng qua, 3.000 công nhân, kỹ sư... đã làm việc suốt ngày đêm tại tòa nhà Trung tâm hội nghị của khu du lịch tâm linh Tam Chúc để kịp làm địa điểm tổ chức Vesak.

Với cung cách tổ chức quy mô như thế nhà nước không dấu giếm sự đóng góp của mình cho một tôn giáo lớn nhất nước đáng lẽ nên cho một điểm son nhưng ngược lại không ít dư luận nghi ngờ "lòng tốt" vượt giới hạn này.

Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" góp phần giải mã cho câu hỏi tại sao nhà nước lại hào phóng bỏ ra một số tiền lớn như thế cho hoạt động của một tôn giáo trong khi các tôn giáo khác tiếp tục bị chà đạp, sách nhiễu ?

Thì ra, gom người khắp nơi về tham gia đại lễ Vesak không ngoài mục đích lăng xê tư tưởng của Bác Hồ.

Mà khi Bác được đặt ngang hàng với Đức Phật thì mấy ai còn tin vào Phật của mình nữa ? Lâu dần sống trong sự hoang mang giữa Phật tổ và những kẻ ăn theo người nào không nắm vững giáo lý nhà Phật sẽ trở thành những con robot xì xụp nhang đèn hơn là tin theo tín lý của Đức Phật. Đây chính là mục tiêu mà Ban tôn giáo chính phủ cần phải đạt được và họ đã đạt được qua sự tận tâm của một Thượng tọa, người luôn hãnh diện phát biểu những câu chữ "đỏ thắm" trước Quốc hội Việt Nam.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 14/05/2019 (canhco's blog)

Quay lại trang chủ
Read 694 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)