Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/05/2019

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn thay người đổi việc vì… sợ ?

Nhiều tác giả

Nước mắt là hồng ân

Minh Châu, VNTB, 19/05/2019

Nước mắt của đau khổ hay của tình yêu thương, tự nó là ngôn ngữ. Một thứ ngôn ngữ không có văn phạm. Vì nước mắt là ngôn ngữ không có văn phạm nên ai cũng có thể đọc được. Người giàu khóc. Kẻ nghèo cũng thế. Người trí thức, kẻ quê mùa, ai cũng có lúc khóc. 

giot1

Linh mục Nguyễn Duy Tân khóc trong ngày chia tay Giáo xứ Thọ Hòa - Courtesy of FB Phạm Thanh Nghiên

Nước mắt và đau khổ hay yêu thương hoặc bi phẫn đều là ngôn ngữ chung. Người từ phương đông cũng có thể gặp kẻ từ phương tây trong ngôn ngữ ấy. Mình có nước mắt và thấy người khác có nước mắt.

Tôi muốn nói đến giọt nước mắt của linh mục Nguyễn Duy Tân đã chảy không giấu diếm ở sau buổi Thánh Lễ nhận nhiệm sở mới của ngài, là Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, sáng 17/05/2019. Tôi là người ngoại đạo, và cũng ứa lệ vừa yêu thương, vừa bi phẫn khi nghe bè bạn kể lại rằng đây là một Thánh Lễ lạ lùng nhất mà họ đã chứng kiến.

Cô MC Lê Nguyễn Phương Trâm của kênh Amen TV, có lời nhận xét thật buồn : "Đây là Thánh lễ nhận nhiệm sở mới nhiều điều ngộ nghĩnh. Các cha được mời không được đồng tế. Chỉ có người của Trung tâm mới được quay phim, chụp hình. Không cho cha Tân nói lời chia tay. Khách mời không được dùng cơm trưa, ngay cả cơm hộp tại Trung tâm cũng không được".

"Điều tôi thắc mắc là khi vào nhà thờ tôi thấy cha Paulo Lộc Dòng Chúa Cứu Thế ngồi phía dưới. Chút nữa có thêm một cha xách túi đựng áo Lễ cũng ngồi như vậy. Tôi tự hỏi sao các cha không lên đồng tế ? Hóa ra là có yêu cầu các cha được cha Tân mời không được đồng tế trong Thánh lễ này. 

Lễ xong cha con chụp hình lưu niệm trao nhau những lời cầu chúc thì nước mắt cha rơi. Khi ra nhà thờ để lên nhà khách cha đã khóc và khóc thật nhiều... Cha con chúng tôi chia tay nhau trong nước mắt, nước mắt của sự yêu thương, nước mắt của niềm hy vọng nước mắt của sự ủi an... không ai có thể cầm được nước mắt... Có lẽ hôm nay là ngày buồn nhất của cha chăng ?". Một người bạn khác trong đoàn, kể trong nước mắt.

"Trong các Tin mừng, Chúa Giêsu cũng khóc. Chúa Giêsu mang lấy thân phận của chúng ta, Ngài trở thành một người trong chúng ta, và vì điều này, nước mắt của chúng ta được kết hợp trong nước mắt của Người. Người thực sự mang lấy những giọt nước mắt. Khi Người khóc, Người thu nhận và cách liên đới, lau đi tất cả nước mắt của thế giới". 

Trên trang của Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế có bài viết với đoạn trích như trên khi tường thuật linh mục José Tolentino Mendonça, giảng thuyết viên tuần tĩnh tâm dành cho Đức Thánh Cha và giáo triều Roma, với bài suy niệm thứ 6, tựa đề "Nước mắt nói lên cơn khát" đăng trên Vatican News 21/02/2018.

Nước mắt là ngôn ngữ chung. Nhưng ‘đọc’ được không có nghĩa là ‘hiểu’ được. Từ ‘đọc’ được đến ‘hiểu’ được vẫn còn là chặng đường dài. Dòng nước mắt này không có văn phạm để đọc, nhưng lại có văn phạm để hiểu. Văn phạm để hiểu những dòng nước mắt của đau khổ là con tim. 

Nhìn một người khóc, tôi biết đó là nước mắt. Tôi đã ‘đọc’ được. Nhưng tôi có hiểu dòng nước mắt đó không lại là một chuyện khác. Ðã bao lần tôi thấy người khóc, nhưng tôi vẫn bình thản. Ðã bao lần tôi thấy nước mắt chảy, nhưng chẳng có nghĩa gì đối với tôi. Cũng có những lần tôi không muốn nhìn nước mắt chảy. Nước mắt đau khổ là ngôn ngữ chẳng cần học cũng thấy, nhưng chẳng bao giờ hiểu nếu không học. Ðể hiểu dòng nước mắt đó phải có con tim của yêu thương và tâm hồn của chia sẻ.

Tôi không theo đạo Công giáo. Với tôi, nước mắt của linh mục Nguyễn Duy Tân dường như mang nhiều ẩn ngữ, cả khổ đau, yêu thương, bi phẫn và… bất lực. Bởi lâu nay linh mục Nguyễn Duy Tân, được biết đến là người luôn dấn thân, mạnh mẽ lên tiếng cho những ai bị áp bức bất công, và ngài luôn thẳng thắn đứng về phía sự thật, bất chấp cường quyền, bạo lực. Thế rồi ngài đã nhận được bài Sai của phía bề trên Công giáo để đi về phụ việc ở Núi Cúi, nơi ngài không còn giáo dân như ở giáo xứ Thọ Hòa…

Những ngày này có quá nhiều chuyện xảy ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn có thể khiến nhiều người rơi nước mắt. Trong buổi tiệc đêm chia tay linh mục Trương Hoàng Vũ nhận nhiệm sở mới, đã có cả giọt nước mắt rơi của vị linh mục duy nhất còn ở lại phòng Công lý và Hòa bình (chỉ một ngày sau đó, vị mục tử ấy cũng không còn ở phòng Công lý và Hòa bình này nữa !) và nhiều tình nguyện viên.

Nỗi đau đã nói bằng nước mắt, thì để hiểu, cũng cần trả lời bằng nước mắt. Nhưng người ta chẳng thể trả lời được bằng nước mắt, nếu người ta không học yêu thương và chia sẻ.

Tôi tin rằng khi linh mục Lê Quang Uy lúc chia sẻ những dòng sau đây, có lẽ chính ngài cũng phải nuốt nước mắt (trích) : "Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con" (Ga 13, 18). Kính thưa Thầy Giêsu. Chắc Thầy buồn ghê lắm khi đang giữa bữa Tiệc Vượt Qua với các Môn Đệ, đã thốt lên lời trích dẫn từ câu Thánh Vịnh 41, 10 : "Cả người bạn thân con hằng tin cậy, kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh, lại giơ gót đạp con".

Chúng con hôm nay cũng xót xa thấm thía điều ấy khi nhiều lần chúng con cũng bị chính người tin cậy thân tình nhất trong gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm bạn của mình, lại bất ngờ phản bội, lại trở mặt lật lọng, chơi xấu tệ hại, khiến chúng con không đỡ nổi. Chúng con chỉ biết tự an ủi rằng chúng con đã được cùng là nạn nhân với Thầy, chịu chung nỗi đau này với Thầy để học biết phải bao dung tha thứ là thế nào… Amen".

Lời nói thì dễ, quà tặng cũng có thể mua. Khóc thì thật khó, vì nước mắt là mức độ rung cảm sâu xa nhất của con tim, và cũng chính vì chỗ đó, nước mắt là hồng ân.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 19/05/2019

********************

Giọt nước mắt của chủ chăn

Cánh Cò, RFA, 18/05/2019

Người Công giáo xem một linh mục là chủ chăn mà đàn chiên là người theo cây gậy của linh mục để hướng về một mục tiêu chung là Thiên Chúa.

giot2

Hình chụp hôm 7/5/2010 : giáo dân cầm biểu ngữ ủng hộ Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội - AFP

Có rất nhiều câu chuyện về người chủ chăn vì lạc mất một con chiên đã phải lo lắng tìm kiếm cho bằng được để đem nó về chuồng. Câu chuyện ẩn dụ về con chiên trót mang tội lỗi bỏ Chúa mà đi theo tiếng gọi của ma quỷ và vị chủ chăn phải tranh đấu với nó để giành lấy con chiên này về lại với gia đình chung là giáo hội.

Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay vừa chứng kiến một linh mục khóc vì bị bứt ra khỏi đàn chiên của mình để tới một nơi không có giáo dân, tức là không có con chiên nào cần sự chăn dắt. Đó là linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân vâng lệnh bề trên rời giáo xứ Thọ Hòa nơi ông gắn bó bao năm qua để về Núi Cúi, một vùng đất rộng lớn nhưng không có giáo dân vì nơi đây đang xây dựng một khu hành hương lớn nhất Việt Nam và mục tiêu chính là đón đức Giáo Hoàng về thăm khi thuận tiện.

Linh mục Nguyễn Duy Tân trong ngày từ giã đã chịu một kịch bản khá đau lòng đối với một linh mục khi ông không được dâng thánh lễ cũng như đọc bài giảng trong buổi chia tay với những người tiễn đưa ông, một số là dân oan Vườn rau Lộc Hưng, những người từng được an ủi vỗ về và chia sẻ bởi linh mục Duy Tân trong những ngày họ bị nhà cầm quyền khiến cho nhà tan cửa nát. Người linh mục ấy đối với họ không những là một chủ chăn đúng nghĩa mà ông còn là một người thân trong từng hộ gia đình của vườn rau Lộc Hưng bởi ông từng chung vai sát cánh với họ đòi nhà nước trả lại công bằng cho họ.

Câu chuyện của linh mục Tân tiếp nối tin đồn râm ran về việc Văn phòng Công lý và Hòa Bình phải đóng cửa đồng nghĩa với chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" được coi như biến mất vì không ai trông nom, gánh vác.

Nói đến Văn phòng Công lý và Hòa bình người từng biết về nó không khỏi khâm phục vì công cuộc truyền giáo bằng hành động bác ái và chia sẻ của những linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cũng như sự trợ giúp của hàng trăm giáo dân và những người hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Các linh mục như Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục Đinh Hữu Thoại người phụ trách chính chương trình tri ân, Linh mục Lê Ngọc Thanh người Điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, là một trong ba người Việt Nam nằm trong danh sách 100 anh hùng thông tin thế giới được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vinh danh năm 2014. Tất cà những linh mục sống đời tận hiến ấy đều bị luân chuyển đi nơi khác khi thành quả của họ đe dọa sự thống trị của chính quyền sở tại.

Đó là Dòng Chúa Cứu Thế trong Nam, riêng tại miền Bắc thì nhà thờ Thái Hà là nơi lên tiếng mạnh mẽ nhất bảo vệ không những tài sản của Giáo hội mà còn cho những người dân oan mất đất, những hoàn cảnh cơ nhỡ cần cứu giúp. Những câu chuyện về bất công trong đời sống được chia sẻ trong các bài giảng Chúa Nhật đã khiến cho Hà Nội một thời rúng động. Hệ quả là linh mục Nguyễn Văn Khải từng được xem là tiếng nói mạnh mẽ nhất giáo xứ Thái Hà sau khi được sang Rome để theo lớp thần học lại không được phép trở lại quê nhà. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, người không kém gì linh mục Nguyễn Văn Khải được luân chuyển vào Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng cũng như những linh mục khác không thể ở lại nơi mình đã gây dựng được đàn chiên yêu mến mình.

Các vị chủ chăn lớn như Giám mục Ngô Quang Kiệt hết mình bảo vệ tài sản Giáo hội đến nỗi bị chính quyền làm áp lực phải bỏ Giáo phận Hà Nội để trở thành một giám mục không có con chiên. Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, từng nổi tiếng vì đồng hành cùng giáo dân đòi công lý trong vụ Formosa khi còn là giám mục Giáo phận Vinh. Ông ra thư chung nói về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung gây tranh cãi và theo nhận định của VTV, Thư Chung của Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã kêu gọi người dân và chính phủ tìm ra nguyên nhân cá chết, đồng thời cũng phân tích rõ những tác hại của việc cá chết với môi trường biển và đất, cũng như những tác hại nếu con người ăn phải những cá chết có nhiễm độc cuối cùng VTV cho rằng ông kích động giáo dân chống chính quyền.

Kết quả là Giám mục Nguyễn Thái Hợp không thể ở lại Giáo phận Vinh mà phải kết thúc sứ vụ mục tử ở đây để về cai quản giáo phận Hà Tĩnh là giáo phận mới thành lập và Giám mục Nguyễn Thái Hợp là Giám mục tiên khởi.

Nếu giáo phận Vinh có giám mục Nguyễn Thái Hợp hết lòng vì mục tử thì trong Nam, Tổng Giáo phận Sài Gòn nơi có nhà thờ Đức Bà nổi tiếng khắp nước lại vừa chứng kiến một vị chủ chăn làm đau lòng giáo hội.

Những câu chữ của Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng ghi trong sổ tang của tang lễ Lê Đức Anh đã dấy lên phản ứng bất lợi cho người Công giáo tại Sái gòn khi ông viết : "Cùng với đồng bào cả nước, thay mặt các hồng y, các giám mục, linh mục, tu sĩ và toàn thể giáo dân Công giáo của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản tông tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, chia buồn sâu sắc cùng toàn thể gia quyến.

Vĩnh biệt ngài Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài ba đã góp phần to lớn cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam".

Chưa bao giờ một vị chủ chăn lại có những câu chữ mang dấu ấn tuyên giáo đậm đặc như thế. Tổng Giáo phận Sái Gòn cũng chưa bao giờ đổi tên thành Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và sự thay đổi danh xưng này làm đau lòng không ít cho những giáo dân tha thiết với niềm tin vào Chúa.

Và dĩ nhiên vì đức vâng lời họ không thể công khai chống đối hay phản biện. Người giáo dân chí thành nhất với niểm tin vào chủ chăn cũng không thể chịu nỗi ngôn ngữ mà một vị giám mục hạ mình đối với nhà cầm quyền rõ ràng như thế.

Linh mục Nguyễn Duy Tân có khóc thì cũng đúng vì ông đứt ruột xa rời đàn chiên mà ông yêu mến, thế còn những con chiên lạc của ông có khóc được không khi bề trên của họ phải thần phục nhà nước để nhà thờ vang vang tiếng chuông đầu thánh lễ ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 18/05/2019

*******************

Xung quanh việc Văn phòng Công lý và Hòa bình tạm đóng cửa

Nguyễn Tường Thụy, VNTB, 18/05/2019

Dù Văn phòng đổi tên thì tôi vẫn thích cái tên cũ đã trở nên thân thuộc cũng như thích cái tên Sài Gòn khi thành phố này bị đổi tên. Không biết với tên mới, hoạt động của Văn phòng sẽ thay đổi theo hướng nào. Chỉ mong Văn phòng không biến thành nơi giao thoa một cách khiên cưỡng, gán ghép giữa lý tưởng của Chúa với lý tưởng cộng sản.

dcct1

Nhìn hình ảnh u buồn của các tình nguyện viên, Phạm Thanh Nghiên than : "Ôi ! Giây phút cuối cùng của Văn phòng Công lý Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế đây ư !"

Văn phòng Công lý và Hòa bình Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn từ lâu đã trở thành địa chỉ thân thương quen thuộc đối với tôi và chắc rằng còn đối với những anh chị em Hà Nội và các tỉnh thành khác nữa.

Văn phòng có vai trò như là một đầu mối giao lưu gặp gỡ anh chị em đấu tranh ở mọi miền của đất nước. Tại đây, tôi đã quen biết rồi trở thành thân thiết với nhiều anh chị em Sài Gòn và các tỉnh phía Nam.

Một công việc hữu ích nhất, có ý nghĩa nhất mà Văn phòng làm được là Chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa được tổ chức hàng năm. Hoạt động của chương trình còn gọi là phong trào Bên nhau đi nốt cuộc đời. Đây là một chương trình qui mô và dài hơi. Tôi có may mắn tham gia được một số buổi và được các cha tạo điều kiện giao lưu với các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.

Ngoài ra, Văn phòng còn hỗ trợ pháp lý và truyền thông cho dân oan bị cướp đất và hỗ trợ giúp đỡ khó khăn cho anh chị em tù nhân lương tâm.

Với những hoạt động ấy, Văn phòng không bị để ý, theo dõi và tìm cách cản trở hoạt động mới là chuyện lạ. Nó như một cái gai trong mắt của nhà chức trách.

Mỗi lần vào Sài Gòn, tôi đều tìm nơi ở xung quanh 38 Kỳ Đồng như Rạch Bùng Binh, Nguyễn Thông, Bà Huyện Thanh Quan. Ngoài 38 Kỳ Đồng thì khu Vườn rau Lộc Hưng cũng là một địa điểm rất thân thiện, tôi gọi là cơ sở vệ tinh. Khu này đã bị nhà cầm quyền đập phá hoàn toàn vào đầu năm nay.

*

Nhưng những gì mà Văn phòng làm được có nguy cơ chỉ còn là kỷ niệm.

Ngày 15/5/2019, trước cửa Văn phòng Công lý và Hòa bình dán một thông báo với nội dung : "Kể từ hôm nay 15/5/2019 Phòng Công lý và Hòa bình tạm ngưng làm việc đến khi có thông báo mới".

Linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc, người đóng cánh cửa Văn phòng Công lý và Hòa bình cho biết Văn phòng Phát triển con người toàn diện (tên mới) vẫn lo cho thương phế binh theo cách thức và nhân sự mới.

Không biết với nhân sự mới và cách thức mới như thế nào, chỉ biết rằng Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang hoạt động rất hiệu quả và ý nghĩa, với một đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, tâm huyết. Từ vài trăm thương phế binh cách đây 7 năm, đến nay Chương trình đã chăm sóc, hỗ trợ cho hơn 7 nghìn anh chị em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Bằng nỗ lực của các linh mục và anh chị em tình nguyện viên, Chương trình đã làm được một khối lượng công việc thật đáng khâm phục.

Facebooker Nguyễn Ngọc Sơn đánh giá : Không có một cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành thì khó có ai quy tụ được một số đông tình nguyện viên nhiệt tình, năng nổ, quên mình phục vụ trong chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Không có một cha Giuse Lê Quang Uy thì khó có ai làm được chương trình "Bữa cơm Niềm vui" tại 38 Kỳ Đồng.

Facebooker này băn khoăn : "Vậy thì "nhân sự mới" liệu có đủ năng lực và uy tín như các cha đã làm được và làm thành công hai chương trình trên ?".

Mặc dù có sự trấn an rằng Văn phòng vẫn lo cho thương phế binh, nhưng mọi người tỏ ra hoài nghi, nếu có thì nội dung hoạt động sẽ như thế nào, có được như trước không hay theo khuôn khổ nhà cầm quyền đặt ra ?

*

Mấy ngày vừa qua, nhiều cộng tác viên tâm huyết tập trung về Văn phòng cho đến khi Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc đóng cửa tạm ngừng hoạt động. Họ đều thể hiện sự buồn thương, tiếc nuối khi không còn được đóng góp sức lực và tâm huyết của mình cho những hoạt động vì thương phế binh. Khi cánh cửa Văn phòng đóng, có cả những thương phế binh lặng rẽ rời đi trong buồn tủi.

Song song với việc tạm đóng cửa Văn phòng, một số linh mục đang chăm lo rất tốt cho chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã bị điều chuyển đi : Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, Trương Hoàng Vũ, Lê Quang Uy.

Chị Dương Thị Tân kể một khoảnh khắc về cha Uy thật cảm động, ngậm ngùi : Hôm qua (15/5) được gặp Cha Giuse Lê Quang Uy khi Cha chống cây gậy 4 chân ghé qua phòng Công lý và Hòa bình, như để chào mọi người trước khi Cha đến chỗ ở mới. Tôi lắng nghe và biết được nơi Cha đến là ngôi nhà của cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế ở Vũng Tàu, phải leo nhiều bậc thang mới lên tới được... cái nơi mà người khoẻ mạnh leo lên còn nhọc ? Trong khi Cha Quang Uy giờ phải chống gậy mà đi còn không vững"

Chị Nguyễn Thúy Hạnh thốt lên trước tờ thông báo Văn phòng tạm ngưng làm việc : "Bàn tay ma quỷ đã thò được vào cả nơi này rồi ư ? Than ôi !".

Nhà báo Sương Quỳnh đặt câu hỏi : "Thưa cha Ngọc Bích, ông đang phụng sự ai vậy ? Nếu đã sợ một thế lực nào và cung phụng nó thì đừng làm linh mục".

Facebooker Nguyễn Lai than : "Tan đàn xẻ nghé rồi chắc Ngài vui ? Ngài đã hất đổ chén cơm của người nghèo, đã cướp đi niềm vui nhỏ nhoi của những chú thương phế binh gần đất xa trời. Ngài sẽ được gì sau thỏa hiệp với quỉ dữ ?"

Nhà báo Minh Tâm viết trên Sài Gòn Báo : "Không quá lời khi nói rằng, ngay chính nơi này, một lần nữa, Công lý đã bị bức tử". Tác giả cảnh báo : ‘Ngày 15/05/2019 sẽ được ghi nhớ, không chỉ là cáo chung của "Công lý và Hòa bình", mà còn là nhắc nhở dường như cái sự ác thì luôn vô cùng !’

Cựu Tù nhân lương tâm Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình một tình nguyện viên của Văn phòng không nén được bức xúc, viết status ngỏ gửi Giám tỉnh dòng Chúa Cứu thế Nguyễn Ngọc Bích : "Ông nhìn kỹ đi !... chúng tôi làm những việc này là muốn phần phúc mai sau nơi toà phán xét của Chúa. Còn ông đã & đang làm gì tổn hại đến chính hình ảnh của Chúa qua những người khốn cùng này... ông phải trả cái giá rất đắt cho việc làm cộng tác với quỷ dữ"

Còn cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình thì gọi thẳng Linh mục Bích là Giuda.

Chị Dương Thị Tân nhận xét : "Có thể nói sang nhiệm kỳ thứ hai này, cha Ngọc Bích đã hoàn thành nhiệm cụ được giao là phân tán, cô lập các cha đang thực thi rất tốt sứ vụ mà Thiên Chúa trao ban. Hiện cha Bích chỉ còn giữ bên mình những cha luôn tuân phục cha, cũng như tuân phục nhà cầm quyền...".

Những tình nguyện viên, của những anh chị em bấy nay gắn bó với Văn phòng Công lý và Hòa bình đều bày tỏ sự thất vọng và bức xúc và hoài nghi. Chưa thấy lời nào giải thích hay bênh vực cho những thay đổi lạ của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tuy nhiên, khi mọi chỉ trích đều nhằm vào Linh mục Nguyễn Ngọc Bích thì cũng có ý kiến cho rằng, trách nhiệm còn ở cả những người đã bầu cho ông.

Những lời bàn tán không chỉ xuất phát từ việc tạm đóng cửa Văn phòng Công lý và Hòa bình mà còn từ những việc làm khó hiểu của Linh mục Nguyễn Ngọc Bích kể từ khi ông nhậm chức Giám tỉnh đến nay.

Trả lời nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh khi vừa được bầu làm Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hồi tháng 4/2015, Linh mục Nguyễn Ngọc Bích cho biết : "Những sự thay đổi, nếu có những gì tốt thì không có lý do gì để thay đổi cả". Điều này có nghĩa là, nếu có sự thay đổi thì đã có những điều không tốt.

Việc tạm đóng cửa Văn phòng để bàn giao và việc giúp đỡ thương phế binh theo cách thức mới với những nhân sự mới là một sự thay đổi. Như vậy, phải chăng Văn phòng Công lý và Hòa bình với những công việc đang thực hiện, trong đó có Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã có điều gì không tốt ? Và không tốt đối với ai ?

*

Như vậy, Văn phòng Công lý và Hòa bình đổi tên thành Văn phòng Phát triển con người toàn diện, một cái tên đầy hơi hướng tuyên giáo đảng.

Theo Facebooker Nguyễn Lai thì trong "gói" bàn giao có yêu cầu cả "Danh sách các vị Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia chương trình" cùng với "Danh sách các vị ân nhân trong và ngoài nước đã đóng góp ủng hộ chương trình" và lo những danh sách này có thể lọt vào tay an ninh. Sau khi dẫn ra các qui định pháp luật, facebooker này khẳng định : "Những thông tin cá nhân của các vị thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và thông tin của các vị ân nhân trong và ngoài nước mà Văn phòng Công lý và Hòa bình có được là những bí mật riêng tư, bất khả xâm phạm và không thể chuyển giao cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, nếu không có sự đồng ý của họ".

Tuy nhiên, theo thông báo của Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc về việc thay đổi hoạt động của Văn phòng Công lý và Hòa bình thì ông cam kết sẽ bảo mật thông tin cá nhân của thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và các dân oan, tù nhân lương tâm…

Thông báo của Linh mục Lê Xuân Lộc cũng nói rõ việc ông đã bàn giao lại văn phòng Công lý và Hòa Bình ngày 15/5/2019, không còn tiếp tục chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nữa

Dù Văn phòng đổi tên thì tôi vẫn thích cái tên cũ đã trở nên thân thuộc cũng như thích cái tên Sài Gòn khi thành phố này bị đổi tên. Không biết với tên mới, hoạt động của Văn phòng sẽ thay đổi theo hướng nào. Chỉ mong Văn phòng không biến thành nơi giao thoa một cách khiên cưỡng, gán ghép giữa lý tưởng của Chúa với lý tưởng cộng sản. 

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 18/05/2019

********************

BBC đang bị lợi dụng ?

Trúc Giang, VNTB, 18/05/2019

Lúc 14:14:23 ngày thứ Năm 16/5, trang web của Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế có đăng bài ghi nguồn là từ BBC, nội dung liên quan đến vụ việc đóng cửa phòng Công lý và Hòa bình.

Ở câu đánh số 5 của bài thể hiện dạng phỏng vấn, nội dung như sau :

"Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông.

Chúa Giêsu đã dậy rằng : "Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ" (Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm".

Phần chữ được in đậm là cách thể hiện trên trang web Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế (Dòng Chúa Cứu Thế), 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

Tuy nhiên liên quan đến nội dung đăng trên BBC vào cuối buổi sáng ngày 17/5/2019, cho thấy có những sai biệt mà nếu độc giả chỉ đọc trên trang của Dòng Chúa Cứu Thế sẽ không hình dung đầy đủ như bài đa chiều trên BBC.

dcct2

BBC đang bị giả mạo ?

Do nội dung bài trả lời của linh mục Nguyễn Ngọc Bích có câu đánh số 5 liên quan đến nhiều nội dung về chuyện đóng cửa phòng Công lý và Hòa bình, về tạm dừng chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa mà trang Việt Nam Thời Báo đã và đang có nhiều bài viết, với cáo buộc gián tiếp những nội dung đăng tải trên Việt Nam Thời Báo là truyền thông không đạo đức, suy diễn bừa bãi, vu khống, bịa đặt, nên để rộng đường dư luận, người viết xin trao đổi một số ý kiến của linh mục Nguyễn Ngọc Bích.

Theo bài báo nói trên, giải thích quanh thông tin về đóng cửa phòng Công lý và Hòa bình, dừng không rõ thời hạn chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, linh mục Nguyễn Ngọc Bích nói (trích và giữ nguyên định dạng, cách viết hoa thể hiện trên trang Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế, ngoại trừ việc tô đậm chữ) : "Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Còn tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng với Ban Quản Trị, chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết.

Phòng Công lý và Hòa bình ở Saigon trực thuộc Tu Viện Saigon chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên Phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha Tân Bề Trên Tu Viện Saigon. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin nêu trên là không đúng sự thật" (Hết trích).

Xin đặt câu hỏi với linh mục Nguyễn Ngọc Bích : Chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang chuẩn bị cho ngày thực hiện được lên kế hoạch trước là vào sáng sớm thứ hai 20/05/2019. Vì sao bất ngờ chỉ tuần lễ trước ngày diễn ra, các tình nguyện viên nơi đây lại nhận 'lệnh' là dừng chương trình, chưa biết bao giờ sẽ hoạt động trở lại. Các hoạt động khác liên quan về chương trình này cũng phải dừng lại.

Sau đó là việc gấp rút bàn giao cơ sở vật chất phòng Công lý và Hòa bình cho nhóm linh mục lãnh đạo mới. Động cơ và mục đích của hàng loạt gấp rút ấy ?

Vấn đề tiếp theo, trên trang web Dòng Chúa Cứu Thế, có bài viết giống như trang Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế, tuy nhiên ở phần mở đầu giải thích lý do đưa đến bài phỏng vấn, ghi :

"Kính thưa quý vị, trước những tình hình gian ác, dối trá và sống không nghiêm túc của một vài người sống đời tu sĩ đã cố tình tạo ra một số dư luận về trái ngược với đường hướng mục vụ của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong thời gian qua… vì thế BBC đã có cuộc phỏng vấn với cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam".

Câu hỏi đặt ra với đài BBC : Nếu đúng câu trích ở trên là từ quý đài lúc thực hiện phỏng vấn (tuy không thể hiện trên bài đăng ở trang BBC ngày 17/05), điều này BBC cần cho biết các căn cứ nào được thu thập, đưa đến cáo buộc như phía nhà đài là "có một vài người sống đời tu sĩ đã cố tình tạo ra một số dư luận về trái ngược với đường hướng mục vụ" ?

Nói thêm, đoạn mở đầu đó, tính đến cuối giờ chiều ngày 16/05, đã được tháo bỏ trên trang web của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Người viết cũng như nhiều độc giả khác đã kịp chụp lại phần hình ảnh bài viết lúc mới đăng tải.

Liệu BBC đã bị lợi dụng, hay có ‘thế lực thù địch’ nào đó đang cố tình phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 đang nhóm họp ? Thiết nghĩ điều này cần làm rõ, vì đó là đòi hỏi của những người quan tâm đến vấn đề này trên truyền thông mạng xã hội cả trong lẫn ngoài nước.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 18/05/2019

**********************

Thời gian, viên thuốc tốt nhất cho thuyết âm mưu

Mặc Lâm, VOA, 17/05/2019

Trong khi bức tranh "Đo pháp và dân tc" v Ch tch H Chí Minh ngang hàng vi Đc Thích Ca còn đang sôi sc thì ngun tin chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" có nguy nơ b gii tán khiến người ta liên tưởng ti mt đt giông t sp tràn vào các t chc tôn giáo Vit Nam trong nhng ngày ti.

dcct3

Ngày Tri ân Thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hôm 28/4/2014.

Nếu bc tranh "Đo pháp và dân tc" b cho là đang c ý tiêu dit, làm mai mt dn mòn giáo lý nhà Pht thì vic gii tán chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" có mc tiêu khác : trit h mm móng phát trin uy tín ca Phòng Công Lý và Hòa Bình thường được biết có liên quan mt thiết vi Dòng Chúa Cu Thế Sài gòn, nơi đng ra làm công vic bác ái này t năm 2012 đến nay sau khi chương trình được chuyn giao t Hòa thương Thích Không Tánh, tr trì chùa Liên Trì nay đã bị đp b.

Theo trả li ca Linh mc Giuse Nguyn Ngc Bích, Giám Tnh Dòng Chúa Cu Thế đương nhim cho biết chương trình "tri ân…" được Phòng Công Lý Hòa Bình t chc hàng năm nên không có vic nhà dòng này ch trương gii th chương trình vì i qun lý trc tiếp Phòng Công Lý Hòa Bình trc thuc Tu Vin Sài Gòn ch không thuc Tnh Dòng.

Theo linh mục Đinh Hu Thoi, tin nhim trưởng Phòng Công lý và Hòa bình cho biết thì "Chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nhm giúp đ h trong vic khám sức khe, trang b nhng phương tin trong cuc sng như bo him y tế, xe lc, xe lăn, xe ba bánh hay nn, gy, tùy nhu cu mà chương trình giúp. Sa nhà, xây nhà mi, c th là nhiêu ngôi nhà tuy nh bé nhưng khang trang trong Vườn rau Lc Hưng đã được chuyển giao cho nhiu thương phế binh khó khăn. Chương trình cũng đi thăm bnh và khi các ông thương phế binh qua đi thì c người đi viếng..".. Nhng hot đng c th và đy thin ý này đã gây tiếng vang ln trong nước cũng như hi ngoi. Đng bào khp nơi tiếp tay giúp cho qu ca chương trình làm được nhiu phn vic khó khăn mà mt t chc ngoài phm vi tôn giáo khó lòng gy dng ni.

Thông tin việc chương trình này s b ngưng hot đng vào cui tháng 5 năm 2019 gây hoang mang cho nhng người đang được giúp đỡ cũng như nhng thành viên tng đóng góp công sc cho chương trình có cách suy nghĩ khác v nhng ch du mà vài tháng qua đã xy ra. Các linh mc ph trách Phòng Công lý và Hòa Bình đã đng lot b thuyên chuyn ti nhng Dòng tnh khác như linh mục Đinh Hu Thoi thuyên chuyn ra Qung Nam, linh mc Lê Ngc Thanh t Sài Gòn v Giáo phn Long Xuyên, linh mc Trương Hoàng Vũ, th qu chương trình "Tri ân thương phế binh Vit Nam Cng Hòa" v Cn Gi. Tt c nhng linh mc rường ct ca chương trình đã không còn cơ hi làm nhng công vic mà h b công trong hơn 7 năm qua.

Linh mục Giuse Nguyn Ngc Bích vi tư cách giám tnh, là người trách nhim phân b các v trí trong thi gian qua, tr li phng vn ca BBC cho biết : "S b nhim và thuyên chuyển là việc rt bình thường ca tt c các dòng tu. Đó là công vic ni b mà người ngoài, thm chí c các giám mc, chng có lý do gì đ xen vào hay thc mc vì h không th biết được nhng gì liên quan đến phm cht, đến tư cách và đến hoàn cnh ca từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhim phi tr li trước mt Chúa v nhng gì liên quan đến s mng và s phát trin ca Dòng. Khi mt người được b nhim hay thuyên chuyn là đưa v mt cng đoàn vì s v ch không đ "cô lp" hay "phân tán" như cách hành xử thế tc. Khi b nhim, B Trên phi hướng v Thiên Chúa và nhm li ích ca hi dòng, phi b nhim nhng người mà trước mt Chúa h xét là xng đáng và có kh năng, tránh mi lm dng và thiên v. Nếu không làm đúng, h phi tr l vi Chúa và vi Hi Dòng".

y ban Công lý và Hòa bình là mt t chc trc thuc Hi đng Giám mc Vit Nam được thành lp vào năm 2010. y ban này có nhim v c vũ công lý và hòa bình ti Vit Nam theo đường hướng và mô hình Hi đng Giáo hoàng v Công lý và Hòa bình của Giáo hi Công giáo Hoàn vũ nhưng thích ng vi điu kin văn hóa và xã hi Vit Nam. Vì vy Phòng Công Lý và Hòa Bình trc thuc Tu Vin Sài Gòn và Dòng Chúa Cứu Thế không có quyn đóng ca hay thay đi danh xưng ca Văn phòng này mc dù có quyn luân chuyn các linh mục thành viên vì s v.

Bên cạnh đó, các linh mc tuy không ph trách Văn phòng Công lý và Hòa Bình trong Dòng Chúa Cứu Thế nhưng đã tng h tr trong nhng ln t chc phát quà cho thương phế bính hay các công tác xã hi khác như giúp nơi tm trú cho nhng người cơ nh, nhng người tù nhân lương tâm không có cơ hi làm li cuc đi sau khi ra tù, nhng mái m ngn ngi cho nhng người bt hnh… nhng công tác bác ái y được Văn phòng Công Lý và Hòa Bình thc hin trong nhiu năm qua vi s tr giúp ca hàng trăm tình nguyn viên ca giáo x Kỳ Đồng nơi có nhà th Dòng Chúa Cứu Thế cùng vi rt nhiu nhng người tranh đu cho t do nhân quyn ca Vit Nam.

Căn cứ trên cách t chc này khó có th cho rng Linh mc Giám tnh có quyn đnh đot cho s phn ca mt văn phòng trc thuc Hi Đng Giám Mc Vit Nam, tuy nhiên còn những câu hi bên dưới tng băng chìm cn có thi gian đ tr li c th.

Trong vai trò một người đng đu Dòng Chúa Cu Thế Sài gòn nếu ngài Linh mc Giám tnh không cho phép s dng mt bng, phòng c cũng như nhng phương tin khác thì liệu chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" có còn thành công như nhng ln trước ?

Những linh mc thành viên mi trong Văn phòng Công lý và Hòa Bình có th nghĩ ra nhng chương trình truyn giáo, hot đng bác ái, xã hi khác mà h cho rng thiết thc n thì qu bóng "tri ân" ai là người trách nhim khi nó không còn lăn trên sân c ?

Với lý do h sơ cá nhân ca các thành viên thương phế binh tng nhn tương tr trước đây không còn na sau các luân chuyn ca các linh mc, liu Văn phòng Công lý và Hòa Bình có trách nhiệm gì trong s đi thay mt cách trit đ đó ?

Thuyết âm mưu ch đúng sau khi được thi gian chng thc, vy chúng ta có nên ch đi s tht y s hin ra sau nhng xác quyết ca mt v Linh mc Giám tnh đã th tn hiến trước mt Chúa ch không phải trước sc ép ca tà quyn ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 17/05/2019

********************

Chuyện gì đang diễn ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ?

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trả lời BBC Tiếng Việt về những chỉ trích "phân tán, cô lập" các linh mục giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa thời gian gần đây.

dcct4

Một buổi lễ tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hồi tháng 2/1019

Những ngày qua, một số blogger chỉ trích và cáo buộc việc một số linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn "bị thuyên chuyển khắp nơi, phòng Công lý & Hòa bình của nhà dòng này có thể bị xóa sổ, chương trình tri ân thương phế binh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cũng có thể bị dẹp, chính quyền chi phối hệ thống nhà thờ..".

'Mọi thứ chỉ là thử thách'

Hôm 15/5, nhà hoạt động Nguyễn Nữ Phương Dung, người từng làm tình nguyện viên ở Phòng Công lý & Hòa bình, nói với BBC :

"Theo như tôi cảm nhận, từ khi phòng Công lý & Hòa bình được thành lập, các linh mục đã làm rất tốt sứ mệnh bảo vệ người cô thế mà Thiên Chúa giao phó. Từ ban đầu là bảo vệ những người dân oan mất đất, trợ giúp pháp lý cho họ, đến trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, các cha và thiện nguyện viên ở đây đã làm rất tốt và lan tỏa thông điệp tình yêu tinh thần hòa hợp đến với mọi người".

"Nơi đây đã giúp chăm sóc sức khỏe cũng như tổ chức những buổi thăm gặp tạo niềm vui tinh thần cho các thương phế binh, ngoài ra còn giúp tìm kiếm chỗ ở cho các thương phế binh đơn chiếc".

"Nhưng cũng có thể việc giúp đỡ này đã làm nhà cầm quyền lo sợ".

"Theo tôi thì có mối liên hệ gì giữa việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn phải ra đi và những thay đổi hiện nay ở nhà dòng".

"Tôi thấy các linh mục ở nhà dòng có tinh thần đấu tranh và đang làm tốt hiện nay hầu hết đều bị thuyên chuyển đi hết. Dường như có sự thay đổi ngầm kể từ khi Linh mục Đinh Hữu Thoại bị thuyên chuyển đi cho đến nay".

"Việc nhà dòng có sự thay đổi thì bản thân tôi và những người khác quan tâm đến hoạt động của nơi đây cũng rất buồn. Nhưng dù buồn thì ai cũng nghĩ tích cực là mọi thứ chỉ là thử thách, vượt qua thử thách thì mọi chuyện sẽ ổn thôi".

dcct5

Thông báo dán ở cửa phòng Công lý & Hòa bình

'Sự băn khoăn không cần thiết'

Hôm 16/5, trả lời BBC, Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nói :

"Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Còn tôi, với tư cách Giám tỉnh cùng với Ban Quản Trị, chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết.

"Phòng Công lý và Hòa bình ở Sài Gòn trực thuộc Tu Viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha bề trên Tu Viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin trên mạng xã hội về việc này là không đúng sự thật".

Được yêu cầu bình luận về việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn được thấy đồng hành cùng người dân Vườn rau Lộc Hưng trong các hoạt động, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói : "Đối với tôi, tu sĩ nào thấy và biết rõ những nỗi oan ức hay khốn khó của dân thì cứ biểu lộ sự liên đới với họ và giúp họ tìm công lý bằng những phương tiện hữu hiệu và phù hợp với Tin Mừng".

dcct6

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn là nơi quen thuộc của người Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trở lại với những quan tâm về thay đổi chủ trương của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đến từ việc một số vị linh mục được cho là bị thuyên chuyển vì chủ trì chương trình giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích khẳng định :

"Như tôi đã nói ở trên không có việc thay đổi chủ trương nên chẳng có gì liên quan đến vấn đề thuyên chuyển. Từ khi tôi làm Giám Tỉnh đến nay đã có hơn 280 văn thư bổ nhiệm và thuyên chuyển. Việc thuyên chuyển không chỉ có vài người mà rất nhiều người. Việc này vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, việc quan tâm đến một vài sự thuyên chuyển so với con số hơn 280 không biết có phải là sự thiếu cân đối quá lớn không ?

Nhiều người đang giữ những chức vụ như bề trên, linh mục chính xứ, giám đốc các trung tâm, giáo sư Đại Chủng Viện, giáo sư các học viện với bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ… cũng đã được thuyên chuyển mà không có gì ồn ào.

Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các dòng tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các đức giám mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển của nhà dòng".

dcct7

Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (áo đen) thăm và tặng quà một số người dân Vườn rau Lộc Hưng hồi tháng 1/2019 trước khi ông được chuyển về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ, thuộc Giáo phận Long Xuyên hồi tháng 4/2019

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói thêm :"Chúng tôi là hội dòng chứ không phải cơ quan hay xí nghiệp để phải giữ lại nhân sự làm việc tốt tại một nơi. Nếu đang làm tốt ở nơi này thì vẫn có thể làm tốt ở nơi các cộng đoàn khác và như vậy những nơi có nhu cầu khẩn thiết hơn cần được quan tâm và phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa, sẽ không ai nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.

Khi một người được bổ nhiệm hay thuyên chuyển là đưa về một cộng đoàn vì sứ vụ chứ không để "cô lập" hay "phân tán" như cách hành xử thế tục. Khi bổ nhiệm, bề trên phải hướng về Thiên Chúa và nhắm lợi ích của hội dòng, phải bổ nhiệm những người mà trước mặt Chúa họ xét là xứng đáng và có khả năng, tránh mọi lạm dụng và thiên vị. Nếu không làm đúng, họ phải trả lẽ với Chúa và với hội dòng".

Và kết luận :

"Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông.

"Chúa Giêsu đã dạy rằng : "Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ" ( Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm".

Ben Ngô

Nguồn : BBC, 17/05/2019

***********************

Linh mục Nguyễn Duy Tân bị chuyển về nơi không còn giáo dân

T.K., Người Việt, 17/05/2019

Không ngoài dự báo, sau thời gian dài bị chính quyền cộng sản Việt Nam sách nhiễu, cấm xuất cảnh, hôm 17 tháng Năm, tin cho hay Linh mục Nguyễn Duy Tân, chánh xứ giáo xứ Thọ Hòa, được điều về phụ việc ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi, Đồng Nai, nơi ông từ nay sẽ không còn giáo dân.

dcct8

Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân (phải) luôn bênh vực những người bị áp bức bất công và chống Trung Quốc. (Hình : Facebook Nguyen Khanh)

Linh mục Giuse Duy Tân từng được biết trong vụ khoảng 20 người đàn ông trang bị súng và dùi cui đến giáo xứ Thọ Hòa hồi tháng Chín, 2017, đòi "đối thoại" với ông về "những lời lẽ phỉ báng Hồ Chí Minh và lật đổ chính quyền". Sau đó, vị Linh mục cho biết trên trang cá nhân rằng ông chưa giờ đề cập đến việc "lật đổ đảng CSVN".

Facebook Lê Nguyễn Phương Trâm ghi nhận buổi lễ từ biệt và nhận nhiệm sở mới của Linh mục Duy Tân có "nhiều điều lạ" : "Các cha được mời không được đồng tế. Không quay phim, không chụp hình, không cho cha Tân nói lời chia tay, khách mời không được dùng cơm trưa ngay cả cơm (hộp) tại nhiệm sở".

Vụ điều chuyển Linh mục Duy Tân là vụ mới nhất sau vụ Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, bất ngờ chuyển về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ, thuộc Giáo Phận Long Xuyên và là thành viên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Vĩnh Long hồi tháng Tư, 2019. Việc ông chuyển đi làm dấy lên nhiều cáo buộc rằng các Linh mục giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và bà con Vườn rau Lộc Hưng "lần lượt bị phân tán và cô lập khỏi nhà dòng".

Đáng lưu ý, vụ điều chuyển Linh mục Duy Tân diễn ra trong bối cảnh Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc bất ngờ phát đi thông báo nói Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn "vừa bắt đầu một nhiệm kỳ mới, do đó có những thay đổi nhân sự trong cộng đoàn, không còn tiếp tục chương trình ‘Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.’"

Các vụ điều chuyển Linh mục diễn ra liên tiếp cùng với việc thay đổi đường hướng của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khiến mạng xã hội dấy lên quan ngại hệ thống Công giáo nay bị chế độ cộng sản Việt Nam chi phối tương tự "Phật Giáo quốc doanh".

Trước đó, hôm 13 tháng Năm, trong đoạn video ghi lại buổi tiếp xúc của giới đấu tranh Việt Nam với phái đoàn Bộ ngoại giao Mỹ đăng trên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, Linh mục Giuse Duy Tân phát biểu : "Với thể chế Cộng sản độc tài, quý vị nào nghe Linh mục nói có tự do tôn giáo thì người đó nói dối. Bản thân tôi là người đấu tranh cho công lý, nhân quyền, nên tôi chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhà thờ của tôi xin chuyển đất nông nghiệp lên đất tôn giáo, xin 5 năm không cho. Xin xây đài Đức Mẹ hai năm cũng không xong, nên tôi phải xây chui. Tôi đi viếng Đức Mẹ La Vang đến Huế thì bị đuổi về. Tôi xin cấp passport để định sang Hoa Kỳ thăm thân nhân thì cũng không được cấp, còn bị những người mang súng bắn bi đến nhà thờ đòi ‘đối thoại’…".

"Tôi tóm tắt thế này, ở Việt Nam, nếu một Linh mục nào bưng bô cho Cộng sản thì một ngày được cho ăn ba tô cơm, Linh mục im lặng thì hai tô, Linh mục nào lên tiếng chống đối, bênh vực công lý thì một tô cơm thôi và còn bị đàn áp," Linh mục nói trong clip.

Từ nhiều năm qua, Linh mục Duy Tân công khai lên tiếng bất đồng với chế độ. Trang cá nhân của ông bày tỏ ủng hộ lời tuyên bố xuống đường của Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để Trung Quốc làm nhà thầu dự án đường cao tốc Bắc-Nam.

Trong những post khác, Linh mục cũng lên tiếng về Luật Biểu Tình, Luật Đặc Khu và các vụ dân oan bị cướp đất…

Hồi tháng Hai, 2019, một clip đăng tải trên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho thấy Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân đến thăm và chúc tết dân oan Vườn rau Lộc Hưng. (T.K.)

*******************

Ai xóa sổ phòng Công lý và Hòa bình ?

Người Thủ Thiêm, VNTB, 15/05/2019

Lạc quan thì gọi đó là ‘đổi tên’, từ "phòng Công lý và Hòa bình" thành "phòng Phát triển Con người toàn diện" thuộc của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. 

ai1

Tình nguyện viên chương trình Tri ân thương phế binh

Nhìn thẳng thực tế, thì đó là xóa hẳn các hoạt động thiện nguyện về bảo vệ những người cô thế, nơi có sứ mệnh lên tiếng về quyền con người… của phòng Công lý và Hòa bình.

Một bản tin cũ xin được nhắc lại

Vào lúc 14 giờ 30 ngày Chủ nhật 24/03/2013, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khai trương phòng Công lý và Hòa bình , tại khu nhà Hiệp nhất B của Nhà Dòng. 

Đến khai trương phòng Công lý và Hòa bình có Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ trưởng, Tổng Vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ; Linh mục Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện kiêm chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ; quý linh mục phụ trách về Công lý và Hòa bình, về truyền thông trong Nhà Dòng ; cùng một số cộng tác viên.

Bắt đầu nghi thức khai trương, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành chủ sự giờ cầu nguyện và chúc lành cho căn phòng làm việc. Ngài mời gọi mọi người có mặt đọc 3 kinh Kính Mừng để cầu nguyện cho Việt Nam được công bằng và tự do. Linh mục Thành cũng nhắc tới tân Giáo hoàng Phanxicô như là vị Giáo hoàng quan tâm đến những người nghèo khổ cách đặc biệt. 

Sau cùng, mọi người cùng cất lên lời bài hát Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, thư ký Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và cũng là người sẽ phụ trách chính phòng Công lý và Hòa bình cho biết : "Gần hai năm nay, Dòng Chúa Cứu Thế đã lên tiếng, cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình. Cụ thể lên tiếng và cầu nguyện cho những người dân oan khắp nơi trên cả nước : họ là những người bị mất đất, bị tù tội oan sai chỉ vì dám nói lên sự thật trong xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay trên cả nước có rất nhiều người dân bị oan sai họ đang cần có nơi giúp đỡ để lên tiếng, tư vấn về pháp luật cho họ. Và thực tế có rất nhiều anh chị em đã đến với chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết đón tiếp họ như thế nào. Do đó, các vị Bề trên của chúng tôi thấy, cần một nơi để đón tiếp những anh chị em này".

Cha Thoại nhấn mạnh : "Công lý và Hòa bình không phải là vấn đề xa lạ với Giáo hội. Hiện tại, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có Ủy ban Công lý và Hòa bình, có trụ sở tại số 6 bis Tôn Đức Thắng, quận 1, Sài Gòn. Cho nên việc mở phòng Công lý và Hòa bình để đáp ứng, giúp đỡ những anh chị em đang cần sự giúp đỡ là việc làm cần thiết. Hơn nữa, đây việc đứng về phía những con người nghèo, người bị oan sai áp bức còn là nhiệm vụ của những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi".

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cũng cho biết về nhiệm vụ của phòng Công lý và Hòa bình như sau : "Sau khi xác minh thông tin của những người bị oan một cách rõ ràng, chúng tôi có thể hỗ trợ họ về mặt truyền thông, tư vấn pháp luật cho họ và thay mặt thân chủ để chất vấn các cơ quan và cá nhân có liên quan".

Phòng Công lý và Hòa bình đã khai trương, nhưng theo lời linh mục Thoại, ngày hoạt động chính thức là vào thứ Hai, ngày 08/04/2013. Thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy.

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từng tạm ngưng chương trình ‘Trợ giúp thương phế binh’

Trong 6 lần liên tiếp Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã tổ chức các cuộc quyên góp tài vật trong và ngoài nước để giúp đỡ anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Từ chiếc xe lăn cho tới những phần tiền tuy ít ỏi nhưng đầy tình người đã vực dậy niềm cô đơn và số phận không may của họ.

Thế nhưng trong lần thứ 7, Dòng Chúa Cứu Thế gửi thư mời 152 anh em thương phế binh từ Đà Nẵng cho tới Cà Mau đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào sáng ngày thứ Sáu, 17/04/2015 để được khám tổng quát sức khỏe, xét nghiệm cận lâm sàng, do 4 cơ sở đa khoa thiện nguyện đứng ra phụ trách đã gặp trở ngại. 

"Tôi được cha Thoại cho tôi cái thông tin chuyện chuẩn bị vào ngày thứ Sáu tức hôm nay cho 152 thương phế binh, lần này là đợt thứ bảy rồi. Hôm thứ Ba, cha Vũ Trọng Phiệt, tức là cha Hoàng Phúc là cha giám đốc nhà sách là nơi mà Ban tổ chức sử dụng phòng ốc để mà làm, thì cha thông tin là hạ tất cả các poster xuống và nói rằng cha Giám tỉnh không cho phép làm. Cha Thoại cẩn thận đi gặp trực tiếp cha Giám tỉnh để hỏi ý kiến có phải là chính cha hay không.

Cha Thoại bảo là cha rất trung thực để nói về thông tin này, tức là không phải là cha Giám tỉnh không cho làm mà ngài bảo là chưa làm, cái cách ngài nói như thế. Cha Giám tỉnh có giải thích một vài điều và cha Thoại nói con chỉ cần biết có phải lệnh của cha hay không, và chỉ cần biết có cho làm hay không mà thôi". Linh mục Phạm Trung Thành nói (1).

Sau đó, tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cho biết nguyên nhân mà ông cho là hợp lý khi tôn trọng sự đồng thuận của người khác, cụ thể là linh mục phụ trách nhà sách của Dòng Chúa Cứu Thế : "Thứ nhất là tôi không cấm chuyện giúp đỡ anh em thương phế binh đâu nhưng mà có những cơ sở của nhà dòng thì cần có sự đồng thuận của những người trách nhiệm thì mới nên làm. Tôi không cấm việc giúp cho anh em thương phế binh, cái đó tôi không ngăn cản gì hết, ai làm thì cứ làm không sao hết. Nhưng mà việc tổ chức thì nơi nào đó cần phải có sự đồng ý của người có trách nhiệm. Việc giúp anh em thương phế binh tôi hoàn toàn ủng hộ. Các cha cần giúp thì cứ giúp không sao hết, không có cản trở gì hết" [nguồn đã dẫn].

Thế nào là phát triển con người toàn diện ?

"Bề trên nhà Sài Gòn bảo vẫn tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cách thức và nhân sự sẽ thay đổi. Tạ ơn Chúa và đợi xem". Đây là nội dung chia sẻ trên trang facebook của linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh ở thời điểm nửa đêm về sáng ngày 14/05, sau khi nhóm các linh mục cùng tình nguyện viên của phòng Công lý và Hòa bình dự tiệc tiễn linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ chuẩn bị rời Sài Gòn về nhiệm sở mới ở Cần Giờ.

"Văn phòng Phát triển Con người toàn diện vẫn lo cho thương phế binh theo cách thức và nhân sự mới", là một chia sẻ vào sáng 14/05 của linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc ngay trong lúc đang diễn ra cảnh các tình nguyện viên dọn dẹp các hồ sơ cá nhân, vật dụng của phòng Công lý và Hòa Bình để sáng ngày 15/05 sẽ chính thức bàn giao cho ‘chủ nhân mới’ là linh mục Giuse Nguyễn Hồng Phước (số điện thoại của cha Phước : 0907.990.895).

Ban đầu, việc bàn giao này dự kiến sẽ được thực hiện sau khi thực hiện xong chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa "Bên nhau đi nốt cuộc đời", hôm thứ Hai 20/05. Tuy nhiên bất ngờ có sự thay đổi, hủy bỏ chương trình từ thiện này và phải bàn giao sớm để có thể trương bảng hiệu mới "Phòng Phát triển Con người toàn diện", thay cho "Phòng Công lý và Hòa bình".

Về nguyên tắc thì việc đổi tên này được cho rằng phù hợp quy định. Theo đó, từ đầu năm 2017, Tòa Thánh đã gộp một số cơ quan, hội đồng, trong đó có Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình để lập ra Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện. Bộ này có thẩm quyền đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến di dân, những người nghèo, các bệnh nhân và những người bị loại trừ, bị gạt là ngoài lề và các nạn nhân chiến tranh và thiên tai, các tù nhân, người thất nghiệp cũng như các nạn nhân của bất kỳ hình thực nô lệ và tra tấn. Và vị bộ trưởng đầu tiên của bộ này chính là  Hồng y Turkson, trước đó vốn là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình.

"Nhân bản" trong bài giảng tôn giáo, đó là việc Thiên Chúa ban cho con người sự tự do và ngài không can dự vào sự tự do đó. Nhưng bản tính con người thường thích ngã theo những khuynh hướng xấu, dùng chính sự tự do Chúa ban để làm những điều xấu xa tội lỗi. Giả sử trong cộng đồng, ai cũng dùng sự tự do của mình để nói gì thì nói, ra đường muốn đi đâu thì đi. Đi không cần luật lệ giao thông đèn xanh, đèn đỏ,… thì xã hội sẽ ra sao ? Và những gì sẽ xảy ra cho những sự tự do ấy ? (2).

Như vậy, ở đây "nhân bản" nghiêng về phạm trù đạo đức. Còn ở phòng Công lý và Hòa bình, lâu nay vẫn như lời của linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại : "Sau khi xác minh thông tin của những người bị oan một cách rõ ràng, chúng tôi có thể hỗ trợ họ về mặt truyền thông, tư vấn pháp luật cho họ và thay mặt thân chủ để chất vấn các cơ quan và cá nhân có liên quan…". Liệu tinh thần dấn thân, chấp nhận đối mặt với chính quyền trong những sai phạm mà họ đã cố tình gây ra như ở vườn rau Lộc Hưng, ở khu đô thị Thủ Thiêm mà nhóm linh mục cùng các tình nguyện viên phòng Công lý và Hòa bình đã từng ‘nhập cuộc’, sẽ vẫn được ‘ông chủ mới’ của phòng Phát triển Con người toàn diện, tiếp nối ?

Vấn đề khác, theo tin tức công khai trên trang xã hội của chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện tại số ngân quỹ dành cho chương trình còn khoảng 10 tỷ đồng. Số thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa có trong danh sách tri ân "Bên nhau đi nốt cuộc đời", là gần 8.000 ông, bà. 

Số tiền được vận động từ đóng góp của Mạnh thường quân để phục vụ chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, sẽ được các ‘chủ nhân’ mới sử dụng ra sao, với các cam kết về tính hiệu quả như thế nào, đang là điều mà ngài Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cần minh bạch cho rộng rãi cộng đồng, chứ không chỉ gói gọn nội bộ của tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.

Trong một chia sẻ hôm 13/05, linh mục Giuse Ngô Văn Kha của Dòng Chúa Cứu Thế, đã viết đầy cảm xúc (trích) : "Dẫu chẳng còn được Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời, nhưng bây giờ chính là lúc phải xác tín và chứng tỏ rằng, chúng ta cần có nhau, như lịch sử luôn phải tôn trọng sự thật về sự đóng góp cao cả của những người đã từng bảo vệ những giá trị làm người, chiến đấu cho tổ quốc hy sinh cho quê hương, và luôn hiên ngang là con dân Đất Việt. Xin tri ân các anh, những anh hùng Đất Việt - Những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa" (3).

Một chút bên lề thay lời kết

Ở thời Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế là linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, với người ngoại đạo, họ tìm đến địa chỉ 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn không chỉ đến phòng Công lý và Hòa bình để nhờ lên tiếng bảo vệ kẻ cô thế, mà họ còn sang một phòng gần đó chuyên điều trị cơ, xương, khớp miễn phí với các vị thầy thuốc được đánh giá là mát tay.

Khi Dòng Chúa Cứu Thế có tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích, phòng điều trị miễn phí nói trên bị đóng cửa.

Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, với việc linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích ra quyết định thuyên chuyển linh mục Giuse Lê Quang Uy từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, coi như ‘tạm’ khép lại chương trình "Bữa cơm niềm vui" do linh mục Giuse Lê Quang Uy khởi xướng.

"Hai tuần nay, ở Giáo xứ chúng tôi bắt đầu có "Bữa cơm niềm vui" dành cho người có hoàn cảnh khó khăn. Loay hoay mãi không tìm được tên gọi nào cho nó khác với các nơi đã làm, cả bên Nhà Thờ lẫn bên Nhà Chùa, và có cả nhiều tư nhân tốt bụng bây giờ cũng phát tâm nguyện lo bữa ăn cho người nghèo, người bệnh, người khuyết tật, người bán vé số, cả người vô gia cư ngoài lòng lề đường… Cuối cùng, chúng tôi chọn tên gọi "Bữa cơm niềm vui" để xin được cuộn theo với dòng chảy từ Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của Papa Phanxicô".

Linh mục Giuse Lê Quang Uy đã chia sẻ như vậy hồi cuối tháng 09/2018. Linh mục Giuse Lê Quang Uy còn được biết đến là vị Mục tử hết lòng cho những mái ấm tình thương ở những phận đời éo le của các cô gái 'trót dại' đã bị bạn tình chối bỏ...

Giờ thì phải chăng ‘niềm vui’ đó đã tắt lịm cùng với sự hụt hẫng của gần 8.000 ông, bà thương phế binh đang ngỡ ngàng chờ sẽ có người cùng đồng hành với họ để "Bên nhau đi nốt cuộc đời"…

Dường như cái ác thì luôn vô cùng !

Người Thủ Thiêm

Nguồn : VNTB, 15/05/2019

(1) http://bit.ly/2VmI3MH

(2) trích Giáo lý Ki tô giáo, mục Tu Đức, bài Giáo dục - Đời sống Nhân bản, http://bit.ly/2HgGhci

(3) http://bit.ly/2JcfPeN

*******************

Ai khiến phân hóa Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ?

Minh Châu, VNTB, 13/05/2019

Các vị linh mục chủ trì chương trình này lần lượt được thuyên chuyển nhiệm sở. Nhiều khả năng phòng 'Công lý và Hòa bình' của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cũng sẽ khép lại tên gọi quen thuộc đó từ cuối tháng 05/2019.

redempt1

Nhà thờ Kỳ Đồng, Sài Gòn

Có nhiều chỉ dấu cho câu trả lời về khả năng chương trình nhân đạo "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" ở ngày 20/05/2019 sẽ là 'kỳ cuối', qua việc thuyên chuyển vị trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn là linh mục Lê Ngọc Thanh từ Sài Gòn về Giáo phận Long Xuyên (thuộc Nhà Vĩnh Long), linh mục Trương Hoàng Vũ, thủ quỹ chương trình "Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa", kể từ ngày 10/05, bắt đầu "thôi làm thành viên Nhà Sài Gòn" để "về làm thành viên Nhà Cần Giờ". Trước đó, linh mục Đinh Hữu Thoại, tiền nhiệm trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình, thuyên chuyển ra Quảng Nam.

Theo lời chia sẻ của linh mục Lê Ngọc Thanh với người viết bài này, thì việc thuyên chuyển là theo quy định của Nhà dòng, các anh em ở một chỗ tối đa là 8 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt. "Mình đã ở Sài Gòn được 10 năm. Việc thuyên chuyển là bình thường, và đây cũng là dịp để mình ‘thử sức’ trong môi trường mới. Có lẽ phải sau năm đầu tiên ổn định, mình sẽ triển khai các dự tính tiếp theo đã hoạch định sẳn…". Linh mục Lê Ngọc Thanh chia sẻ.

Linh mục Lê Ngọc Thanh là người gắn bó với Phòng Công lý và Hòa bình suốt chục năm vừa qua với các hoạt động từ thiện nhân ái, và là người được các nhóm, hội đoàn xã hội dân sự kính trọng về tinh thần dấn thân mạnh mẽ trong các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. 

Phòng Công lý và Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn còn là địa chỉ quen thuộc của tất cả các ông, bà thương phế binh, khi chương trình giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa được chuyển giao vào năm 2012 từ Hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn về Phòng Công lý và Hòa bình, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Linh mục Đinh Hữu Thoại, một trong những người phụ trách chương trình này, nhớ lại : "Năm chúng tôi bắt đầu tổ chức giúp cho chùa Liên Trì là tháng Bảy 2012. Do chúng tôi làm truyền thông thì nhiều người biết tới và con số thương phế binh đến càng ngày càng nhiều. Chương trình chúng tôi giúp đỡ họ là khám sức khỏe, trang bị cho họ những phương tiện trong cuộc sống như bảo hiểm y tế, xe lắc, xe lăn, xe ba bánh hay nạn, gậy, tùy nhu cầu mà chúng tôi giúp. Rồi thì sửa nhà, xây nhà mới, đi thăm bịnh và khi các ông qua đời thì chúng tôi đi viếng…".

Linh mục Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, người hết lòng ủng hộ chương trình hỗ trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ những ngày đầu, nói rằng thương phế binh xứng đáng được tuyên dương chứ không thể bị quên lãng, vì họ đã hy sinh tuổi thanh xuân cũng như một phần thân thể của mình cho đất nước : "Tôi hiện diện và đóng góp với anh em linh mục nhóm Công lý Hòa bình để nâng đỡ và chia sẻ với anh em thương phế binh. Tưởng tượng bây giờ họ sáu bảy chục tuổi rồi, mù què rồi thân xác cũng tàn tạ hết cả...

Rất vui mừng vì có dịp để bày tỏ nhận thức của mình về anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ; nhận thức tôn trọng, nhận thức yêu thương, nhận thức muốn nâng đỡ và tri ân anh em thương phế binh, phục hồi quyền làm người và nhân phẩm của anh em mà trong nhiều năm qua cách này cách khác đã không được tôn trọng, đã không được đối xử đúng mức…".

Tuy nhiên dường như vị giám tỉnh kế nhiệm linh mục Phạm Trung Thành là linh mục Nguyễn Ngọc Bích không hẳn đồng quan điểm như vậy. Sau thời gian ngắn gián đoạn của việc chuyển giao chức vụ giám tỉnh, chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn được vị tân Giám tỉnh đồng ý tiếp tục, và chỉ có một vài "thay đổi nhỏ" về nhân sự khi thuyên chuyển linh mục Đinh Hữu Thoại, người phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình ra Quảng Nam.

Kênh truyền thông "Tin mừng cho người nghèo" do linh mục Lê Ngọc Thanh phụ trách cũng được bàn giao lại, và rất nhanh sau đó mọi dữ liệu video trên kênh này bất ngờ bị khóa. Sau đó, nhóm linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục Lê Xuân Lộc, linh mục Trương Hoàng Vũ cùng một số anh, chị, em cùng mở kênh mới Amen tv.

Thời gian đi qua, vị tân Giám tỉnh hồi nào giờ tiếp tục được chọn làm Giám tỉnh cho nhiệm kỳ kế tiếp. Việc thay đổi nhân sự của Phòng Công lý và Hòa bình diễn ra ‘khốc liệt’ hơn với việc thuyên chuyển linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục Trương Hoàng Vũ, linh mục Lê Quang Uy. Vị linh mục sẽ về phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình từ 19/05/2019, nghe đâu cũng đã có ý thay đổi tên của văn phòng này…

"Lạy Chúa, con là kẻ ngoại đạo, nhưng con xin Ngài tha tội cho con. Hôm nay con phải bật ra lời nguyền rủa kẻ đang tiếp tay phá nát những điều tốt đẹp còn sót lại nơi nhà Ngài ! Buồn rất nhiều ! Điên cũng rất nhiều !". Bà Dương Thị Tân, một tình nguyện viên của Phòng Công lý và Hòa bình đã không dằn được cảm xúc, chia sẻ như vậy trên trang cá nhân facebook hôm 10/05.

Nhà báo Ngô Kim Hoa thì ‘nặng giọng’ hơn : "Tôi là tân tòng, nhưng từ khi được làm con cái Chúa tôi luôn phó thác cho Ngài mọi sự và tin tưởng nơi Ngài. Nhưng bao năm qua nhìn chủ chăn Dòng Chúa Cứu Thế hiện tại, người thay hai quý cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành và Giuse Hồ Đắc Tâm (là hai người đã làm lễ rửa tội và thêm sức cho tôi) thực lòng nhiều lúc cứ ngỡ ngàng vì cách hành xử của vị chủ chăn này. Thưa cha Ngọc Bích, ông đang phụng sự ai vậy ? Nếu đã sợ một thế lực nào và cung phụng nó thì đừng làm linh mục. Xin Chúa tha thứ cho ông vì những việc ông đã làm".

Bình tĩnh quan sát, một nhà báo ngoại đạo đang cộng tác với kênh Amen tv, nói rằng dường như đang có cả một kế hoạch dài hơi nhằm ‘quốc doanh hóa’ các vị linh mục.

Trước tiên, tại sổ tang Lê Đức Anh, khi viết chia buồn, vị Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn lại ghi là "Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh". Cách dùng từ này gây bất ngờ, vì căn cứ hồ sơ pháp lý liên quan về tôn giáo của Bộ Nội vụ, thì cho đến nay chỉ có một tên gọi là "Tổng giáo phận Sài Gòn" trong mọi hoạt động, kể cả phát hành văn bản hành chính. Hoặc hạn hữu nếu có sử dụng từ "Thành phố Hồ Chí Minh", thì sẽ là cụm từ "Tổng giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh" [*].

Dự kiến vào hạ tuần tháng 05/2019, đến lượt Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn sẽ thay đổi tên gọi của "Phòng Công lý và Hòa bình". Nguồn tin cho biết, tên mới khi đọc lên sẽ mang sắc thái của Tuyên giáo đảng : "Phòng Phát triển con người toàn diện".

Việc ‘đóng cửa’ Phòng Công lý và Hòa bình liệu có dẫn tới ‘khép lại’ chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ? Việc thuyên chuyển linh mục Lê Ngọc Thanh, rồi linh mục Trương Hoàng Vũ, phải chăng nhằm đến việc ‘bứng cái gai truyền thông’ mà kênh Amen tv đang rất mạnh mẽ trong lên tiếng các vụ việc áp bức, bất công ; đặc biệt là vụ vườn rau Lộc Hưng, nơi có một dãy nhà dành cho các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ‘đầu đường xó chợ’, mà nhóm linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục Trương Hoàng Vũ đã vận động xây dựng, để rồi bị chính quyền thẳng tay đập phá.

Không lạm bàn về thuyết âm mưu ở đây, song thực tình đang có quá nhiều nghi vấn về một hoạch định ‘quốc doanh hóa’ các vị linh mục của nhà nước độc đảng toàn trị hiện nay.

Phải chăng đúng như lời nhận xét của bà Dương Thị Tân : "Có thể nói sang nhiệm kỳ thứ hai này, cha Ngọc Bích đã hoàn thành nhiệm cụ được giao là phân tán, cô lập các cha đang thực thi rất tốt sứ vụ mà Thiên Chúa trao ban. Hiện cha Bích chỉ còn giữ bên mình những cha luôn tuân phục cha, cũng như tuân phục nhà cầm quyền…".

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 13/05/2019

Chú thích :

 [*] Trong Sắc lệnh đề ngày 08/03/2018, Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc công bố rằng "vì Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giáo phận Sài Gòn, Việt Nam, qua đời, Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc muốn tìm đặt người điều hành cho Tổng giáo phận này. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và lắng nghe ý kiến những người liên quan, với năng quyền đặc biệt do Đức Thánh Cha Phanxicô ban, chúng tôi đề cử và bổ nhiệm : Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng hiện là Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn làm Giám quản tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn "do trống tòa và theo sự xếp đặt của Tòa Thánh", với tất cả thẩm quyền và năng quyền dành cho các Bản quyền địa phương tại các địa hạt trực thuộc Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc".

Quay lại trang chủ
Read 1231 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)