Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sở dĩ tôi phải nhắc đến hai từ "công cộng" để rồi bàn về "công cuộc" bởi vì ở hầu hết các quốc gia dân chủ cũng như phi dân chủ trên thế giới này, có những thứ, những tiêu chí không thể bỏ qua khi xét về công cuộc chung của quốc gia đó. Trong đó, đáng nói nhất vẫn là công cuộc xây dựng đất nước thông qua ý thức hệ, giáo dục, giao thông, y tế, kinh tế, cơ sở hạ tầng… Và, cả cái chợ ! Nghĩa là tất cả các đối tượng có tính công cộng sẽ phát biểu cho công cuộc xây dựng quốc gia.

cho1

Chợ thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang - Ảnh minh họa

Bước vào cái chợ, cho dù cái chợ nhỏ ở ngã ba đầu làng, nhìn qua các mặt hàng và sức mua, chủng loại bán ở cái chợ đó, người ta sẽ dễ dàng đoán khả năng kinh tế của khu làng phía sau cái chợ. Bước vào chợ thị trấn, chợ huyện, người ta cũng thông qua sức mua và chủng loại hàng hóa của cái chợ đó để đoán ra sức mạnh kinh tế của thị trấn, huyện đó.

Bước vào bệnh viện, mà phải là bệnh viện công kia mới thấy hết, người ta sẽ đoán ra được mức độ chăm sóc y tế của chính phủ, nhà nước dành cho quốc dân. Một chính phủ tốt không thể kéo theo một bộ y tế tầm thường, nhặng xị và không bao giờ chấp nhận tình trạng bệnh nhân nằm la liệt, nạn buôn thuốc giả, buôn lậu thuốc và tham nhũng y cụ, tham nhũng thuốc men, tham nhũng xây dựng cơ sở y tế…

Bước vào trường học, người ta không thể nói rằng quốc gia này có một môi trường giáo dục lành mạnh nếu như học sinh không biết tôn trọng thầy cô giáo, nói năng bổ bả, thậm chí gây bạo lực, vô lễ với thầy cô và ngược lại, thầy cô không có đủ liêm khiết và mẫu mực của nhà giáo… Thậm chí, ông bộ trưởng giáo dục giống kẻ hoạn lợn hơn là người đứng đầu ngành quan trọng, ngành trồng người.

Bước ra đường, tham gia giao thông, người ta không thể tin hoặc cố ma mị mình rằng đang đi trong một quốc gia tốt nếu như hình ảnh cảnh sát giao thông xấu xí bởi nạn mãi lộ, xe cộ bang ngang bang dọc, nhất là những chiếc xe buýt, phương tiện giao thông công cộng cứ ỷ vào cái "quyền công cộng" của mình mà nhấn ga, thích dừng, đỗ đâu cũng được…

cho2

Hình ảnh cảnh sát giao thông xấu xí bởi nạn mãi lộ, xe cộ bang ngang bang dọc

Còn hàng trăm thứ tiêu chí và tín hiệu khác để nhận biết một quốc gia có tầm văn hóa hay không và chiến lược phát triển quốc gia đó ra sao. Hay nói cách khác là nhìn vào cái công cộng để nhận biết công cuộc kiến thiết, xây dựng quốc gia. Rất tiếc là tại Việt Nam hiện nay, nhìn vào mọi thứ công cộng đều cho thấy đất nước vẫn còn thấp kém, lạc hậu đến độ không thể tưởng tượng được.

Các ông, các bà lãnh đạo, đầu ngành thì cũng giữ quan điểm vật chất, nghĩa là nhìn vào cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trại… để nhận biết đất nước phát triển hay không và khẳng định mình "chưa có bao giờ được như hôm nay", "chưa có bao giờ rực rỡ như ngày nay…". Nhưng rất tiếc, vấn đề phát triển khác xa với trương nở và các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hay cộng sản Trung Quốc đã trượt dài trong ý nghĩa trương nở mà cứ nhầm mình phát triển.

Tiêu chuẩn phát triển luôn là tiêu chuẩn tỉ lệ thuận, bất kì yếu tố tỉ lệ nghịch nào xuất hiện đều làm giảm thang số phát triển và một khi chỉ số tỉ lệ nghịch quá cao thì không thể gọi là phát triển được, có khi xếp vào nhóm lạc hậu.

Tiêu chuẩn phát triển ở đây được hiểu theo hai nghĩa : tính công bằng xã hội và tính cân bằng văn hóa – kinh tế. Nghĩa là một đất nước, nếu tính GDP hằng năm cho dù có cao cỡ nào mà chỉ đổ dồn cho một nhóm lợi ích, còn đại bộ phận nhân dân khác lầm than, khó khăn thì đất nước đó vẫn cứ là quốc gia lạc hậu, man di mọi rợ. Hoặc là kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt nhưng tinh thần, văn hóa xuống cấp, phân rã thì đất nước đó đang tụt hậu trầm trọng.

Thường thì các quốc gia có GDP cao đổ dồn cho lợi ích nhóm và đại bộ phận nhân dân chịu thiệt, chịu khổ, chịu lạc hậu thì kéo theo tình trạng văn hóa xuống cấp, đạo đức băng hoại, các yếu tố công cộng bị vằm nát như tương. Việt Nam cũng là trường hợp điển hình trong vấn đề này.

Nợ công cao chất ngất, tiềm lực kinh tế gần như khủng hoảng và bế tắc, xã hội loạn lạc, tình cảm con người bị giảm thiểu đến mức tối đa, xã hội ngày càng trở nên đen đúa và trầm cảm văn hóa… Tất cả các dấu hiệu này đều cho thấy đất nước đang đứng trước tình trạng mục ruỗng và mọi thứ rất khó níu kéo. Tôi xin nhấn mạnh, vấn đề cần níu kéo ở đây là sự phát triển đích thực chứ không phải thứ ảo giác vay mượn và hàm chứa sự mập mờ.

Nếu đứng trên góc độ đạo đức học, xã hội học hay mỹ học để so sánh, tìm ra giềng mối cân bằng với kinh tế thì có vẻ như Việt Nam hiện nay hoàn toàn bế tắc, không có đường lui.

Cái đường lui mà tôi muốn nhắc tới ở đây chính là vượt qua các cơn ốp đồng tập thể về "rực rỡ", "bay bổng", "sống mãi trong sự nghiệp", "vĩ đại", "quang vinh muôn năm"… Tất cả những kiểu hành động của trạng thái vĩ cuồng này vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và có vẻ như nó đang bước thêm một bậc mới manh động hơn trong hành xử của nhà nước và đảng cầm quyền. Điều này cho thấy đạo đức đã bị đánh tráo bởi các xảo ngôn chế độ cũng như những hoang tưởng còn sót lại đang trương nở ở xứ sở châu Á nhiệt đới gió mùa này.

Và một khi mọi thứ giá trị (gồm cả ảo và thật) chỉ xoay quanh trục vật chất, vật dục mà các yếu tố về tinh thần ngày càng nặng nề, băng hoại thì đây chỉ là trạng thái trương nở về vật dục chứ không phải là trạng thái phát triển.

Sự trương nở này biểu hiện thông qua sự lộn xộn, rối rắm xã hội nhưng lại mang màu sắc và ảo giác về giá trị vật chất tăng đột biến. Như giá đất tăng đột biến tại Việt Nam cũng là một biểu hiện. Nó chỉ mang lại hệ lụy phân rã tình cảm gia đình bởi yếu tố tinh thần đã bị đánh cắp quá lâu trong cái nôi vật dục cộng sản xã hội chủ nghĩa.

Và cái giá phải trả cho vấn đề này là không hề nhỏ, nếu không muốn nói là trầm trọng, thậm chí có thể dẫn tới nạn diệt vọng. Tình trạng diệt vong trong tương lai của một dân tộc trương nở mà không có phát triển cũng giống như cái chết sau một bữa no. Bởi nó đi từ chết đói sang chết no nhưng lại không có khả năng ớn và cũng không có khả năng ngừng nhồi nhét thức ăn vào bụng. Thật là đáng sợ nếu như thực thể tử vong tiên phong theo kiểu này là đảng cộng sản ! Bởi nguy cơ lây nhiễm của nó không hề nhỏ chút nào !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 06/04/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
samedi, 31 mars 2018 16:33

Ai là kẻ bán nước ?

Một người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nỗ lực giúp dân oan tìm lại công lý, cho dù người ấy có nhận tiền của người nước ngoài hay một tổ chức chính trị nào đó từ bên ngoài có tính đối lập, thậm chí cừu thù với đảng cầm quyền vẫn không thể gọi họ là kẻ bán nước.

bannuoc1

Một người hay nhiều người biểu tình sau một sự cố về môi trường không phải là kẻ bán nước.

Một người nhận tiền của một người hay một tổ chức chính trị đối lập nào đó đứng ra kêu gọi lật đổ chế độ cầm quyền, cho dù đứng trên góc độ chính thống của đảng cầm quyền để luận tội họ, họ có thể là phản động nhưng không phải là kẻ bán nước.

Một người hay nhiều người tổ chức biểu tình hàng loạt sau một sự cố về môi trường hay tài nguyên nào đó, cuộc biểu tình phát triển đến cấp độ kêu gọi lật đổ chính quyền và ngày càng lộ rõ chân tướng của người chủ mưu. Càng không thể gọi người chủ mưu tổ chức biểu tình là kẻ bán nước cho dù họ có âm mưu phản động lại nhà nước đương quyền.

Còn rất nhiều tội liên quan đến quốc gia đại sự nhưng không có bất kì một cơ sở nào để khép các tội nhân vào tội bán nước. Bởi họ không thể bán nước, họ không có khả năng bán nước.

Vậy ai là kẻ có khả năng bán nước và giữa tội phản động với tội bán nước, tội nào nặng hơn ?

Ở đây, vấn đề dễ nhận thấy nhất là không riêng gì kẻ nắm quyền, đảng nắm quyền hoặc nắm lãnh thổ mới có khả năng bán nước. Vấn đề là kẻ bán nước đã bán nước kiểu gì và bán như thế nào ?

Một công hàm gửi tháng Giêng năm 1959, công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc của Phạm Văn Đồng khi đang làm Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong lúc này Hoàng Sa không thuộc về quyền quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Như vậy, nếu nhìn từ bên ngoài, nó có thể là một thứ công hàm vô giá trị. Nhưng nhìn vào bản chất hành động và hệ quả của nó thì cái công hàm kia đích thị là một thứ văn bản bán nước.

bannuoc2

Công hàm của Phạm Văn Đồng gửi tháng Giêng năm 1959, công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc khi đang làm Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một thứ văn bản bán nước.

Bởi nhìn vào thực tế, sau khi cái công hàm này gửi đi, số hàng hóa, vũ khí mà Đảng cộng sản Trung Quốc viện trợ cho Đảng cộng sản Bắc Việt tăng lên một cách đáng kể để đánh miền Nam như một thứ bánh ít trao đi, bánh qui trả lại. Rõ ràng về mặt bản chất, đây là hành vi bán nước của Phạm Văn Đồng và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Và về sau, sự bán nước xuất hiện ngày càng nhiều hơn, dày đặc hơn và chính thống hơn. Nguyễn Ngọc Thiện, một tay cựu Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, hiện nay đang nắm chức Bộ Trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam đã từng ký một văn bản cho Trung Quốc thuê 200 hecta đất trên 50 năm tại Mũi Cửa Khẻm, Hải Vân, nơi được xem là "bàn thờ quốc gia", yết hầu quân sự của miền Trung Việt Nam lúc ông này còn giữ chức Bí thư tỉnh.

Sau đó ông này lọt tọt nhảy lên ghế cấp bộ và ngồi ghế Bộ Trưởng, đến Tháng Giêng năm nay (2018), ông lại cấp phép cho Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông của Trung Quốc vào diễn ngay tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào ngày 19 Tháng Giêng, ngày kỷ niệm Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhưng vì dư luận phản đối mạnh mẽ nên sau đó buổi diễn này bị hoãn lại với lý do "vì sự cố kỹ thuật".

Mấy ngày gần đây, Nguyễn Ngọc Thiện, trước vụ ồn ào phim Điệp Vụ Biển Đỏ, Bộ Văn Hóa do ông ta đứng đầu liên tiếp khiến công luận phẫn uất vì hành vi ngang nhiên tuyên truyền, bảo kê cho Trung Quốc ngay trên đất Việt Nam cũng như cách trả lời vô trách nhiệm, vô cảm của ông ta trước tình hình Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn lướt cả trên bờ lẫn dưới nước.

Cái kiểu nói dấm dúi rằng đoạn cuối phim Điệp Vụ Biển Đỏ là "lạc lõng" và "hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo" là một cách nói đầy xảo trá, nó hàm chứa một thứ tội lỗi nấp bóng văn hóa, nấp bóng sự ngu dốt hoặc giả ngây.

Trong khi đó, khán giả xem phim, ai cũng có thể nhận ra cái thông điệp của Trung Quốc gửi gắm ở cuối phim rằng biển Đông là của Trung Quốc và không có quốc gia nào được phép xâm phạm. Một kiểu tuyên bố trắng trợn và tráo trở như vậy mà ông Thiện cho rằng nó "không có gì ghê gớm".

Đến đây, có thể thấy chân dung kẻ bán nước trắng trợn, không cần giấu diếm là ai. Mà đáng sợ hơn là những kiểu chân dung bán nước như Nguyễn Ngọc Thiện đầy rẫy trên đất nước này. Từ Nguyễn Kim Cự huênh hoang, bán đứng Formosa cho Trung Quốc đến những tay không cần nghe ai khuyên can, cứ cho Trung Quốc thỏa sức mà khai thác bauxite Tây Nguyên, rồi những kẻ rước điện than vào Việt Nam… Tất cả bọn họ đều tạo ra một thứ cực kì nguy hiểm mà luật Việt Nam hiện tại không thể nào điều chỉnh để cứu nguy cho quốc gia. Đó là phá nát môi trường, rước voi về dày mả tổ, rước giặc vào sinh con đẻ cái trên đất nước.

Môi trường đã nát, người Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng vẫn chưa đáng sợ bằng hàng ngàn đứa trẻ mang dòng máu Trung Quốc. Hiện nay, con số những đứa trẻ cha Trung mẹ Việt có độ tuổi từ 0 tuổi đến 10 tuổi trên khắp đất nước này có thể lên đến hàng vạn. Đây là con số khủng khiếp !

Nó khủng khiếp bởi nó có đủ khả năng hợp thức hóa quyền cai trị của Trung Quốc trên đất Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Thử nghĩ, một người nước ngoài thì không thể mua đất tại Việt Nam. Nhưng họ có quyền thuê, để rồi họ làm ăn, lấy gái Việt, đẻ ra những đứa con mang dòng máu cha Trung Quốc. Nhưng đa phần là những đứa con này ngoài giá thú. Nghĩa là chúng khai sinh theo mẹ, mang họ mẹ và được hưởng mọi quyền như những đứa trẻ Việt.

Trong khi đó, cha của chúng vẫn tiếp tục nuôi nấng chúng và cung cấp tiền cho mẹ của chúng mua đất. Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ đã có hàng triệu lô đất mà người Trung Quốc mua tại Việt Nam thông qua con đường này.

Bởi con đường này an toàn, cha mua cho con đứng tên hoặc mẹ đứa bé đứng tên, chẳng sợ mất, bởi có mất thì cũng mất của cha mà được của con. Nhưng với đứa bé, bên họ nội chúng vẫn là cái nôi, cái gốc, một khi cha chúng vẫn lo cho chúng mọi thứ. Đương nhiên, chúng sẽ nghe theo cha và chúng coi trọng bên nội. Và thử tưởng tượng khi chúng đủ tuổi làm chủ tương lai, làm chủ đất nước như những đứa trẻ Việt bình thường thì chuyện gì sẽ xảy ra ?

Thử tưởng tượng khi chúng được đặt định từ đầu và sự có mặt của chúng trên đất nước này là một thứ định mệnh điệp báo ? Thử tưởng tượng khi chúng được "thiên triều" chỉ vẽ và đào tạo thành những đại diện của họ ? Thật là khó để tưởng tượng hậu quả !

Nhưng ai đã tạo ra những tai ương này ? Đó là những kẻ bán nước, những kẻ chỉ vì vài đồng mọn của ngoại bang đã sẵn sàng biến mình thành thứ tay sai, phản động và bán đứng quốc gia, dân tộc. Tội này còn đáng khinh hơn cả Trần Ích Tắc !

Và những kẻ bán nước kia vẫn còn ngồi chễm chệ trên ghế quan lại trung ương hay cấp cao của tỉnh cho đến bao giờ ? Thật là khốn nạn cho dân tộc này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 31/03/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 30 mars 2018 17:30

Cuộc chiến tâm hồn

Sau hàng loạt động thái có tính chiến tranh ngoại giao giữa Nga và các nước Âu Châu cũng như giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ trong mối quan hệ ngoại giao xám xịt, và quan hệ thương mại có phần u ám mà cộng đồng các nước Châu Âu, Châu Mỹ đã nhắm vào Trung Quốc trong mấy tuần qua… Điều này gây câu hỏi tò mò : Liệu có cuộc chiến tranh nào xảy ra ? Và nếu có chiến tranh thì Việt Nam ra sao ?

tamhon1

Cuộc chiến tâm hồn người Việt đã lấy đi quá nhiều sinh mạng văn hóa và tiêu trừ, tận diệt căn tính của người Việt.

Có vẻ như câu hỏi này cực kì ngớ ngẩn, bởi với Việt Nam, có chiến tranh hay không có chiến tranh thì suốt nửa thế kỉ nay, thậm chí gần một thế kỉ nay, cuộc chiến tâm hồn người Việt đã lấy đi quá nhiều sinh mạng văn hóa và tiêu trừ, tận diệt căn tính của người Việt.

Đụng đến khái niệm "căn tính" lại có vẻ chữ nghĩa. Nhưng thực tế, cuộc chiến tâm hồn đã giết rất nhiều thế hệ Việt Nam. Và giả sử có một cuộc chiến tranh thế giới hay cuộc chiến tranh khu vực xảy ra, thì điều đó không đáng kể so với cuộc chiến tâm hồn.

Hãy nhìn lại hành trình tâm hồn của người Việt sau gần nửa thế kỉ. Đó là chia lìa, mất mát, anh em, cha con, vợ chồng phải lênh đênh trên biển sau những năm tháng dài làm phận thuyền nhân, tứ tán. Những người ở lại thì cúi mặt mà sống qua ngày, ngay cả kẻ thắng cuộc, hãnh tiến cũng chẳng ngóc đầu lên nổi bởi thứ chủ nghĩa cào bằng, phân phát từng miếng ăn và cái đói, nỗi bất hạnh chính trị vì miếng ăn cứ như một tai họa luôn rập rình, treo trên đầu…

Để rồi, khi cái ăn, cái mặc, sự ở tạm ổn, một người cha sẵn sàng để người khác quay phim, bỏ lên mạng xã hội hình ảnh ông vừa nhai cơm, vừa nhoàm nhàm nói (với đứa con gái bên kia đại dương) rằng "không có tiền thì đừng về, đã là Việt Kiều thì về quê phải có tiền, phải cho họ hàng, cha mẹ, về không thì về làm gì, về báo hại à !..." (trích nguyên văn). Cách nói chẳng còn chút tình cảm hay tình người nào của người cha do đâu mà có ?

tamhon2

"Không có tiền thì đừng về, đã là Việt Kiều thì về quê phải có tiền, phải cho họ hàng, cha mẹ…"

Trường hợp khác, người cha ngồi kể với con gái và con rể của ông ta (giọng kể đầy hàm ý rằng) nhà bên cạnh có phước, có cô con gái đi làm gái bên Singapore gởi tiền về cho cha mẹ xây nhà, rồi sau đó cô con gái này lấy được anh Tây nên được qua Tây làm dâu, có nhiều tiền để gởi về cha mẹ xây nhà thờ ông bà… Nôm na là cả dòng họ được nhờ vả cô gái kia ! Câu chuyện cũng ngầm chứa lời trách cứ của người cha với con gái của ông, bởi trước đây ông từng khuyên con gái ông lấy một ông Hàn Quốc già mà giàu có nhưng cô con gái không nghe theo và quyết theo đuổi tình cảm để xây dựng gia đình. Cô vẫn báo hiếu nhưng không dư dả để cho cha mẹ xây nhà, xây nhà thờ như cô "dâu tây" kia… Vì sao nên nỗi ?

Câu chuyện thứ ba, cũng tựa như câu chuyện thứ hai, là một ông cha, đang là cán bộ cấp phường, có ba đứa con gái, cho đi hớt tóc thanh nữ ở Sài Gòn rặt ba đứa, làm được bao nhiêu tiền chúng gởi về cho ông ta xây nhà, cái nhà ông ta thuộc hạng khủng nhất nhì trong phường. Và sau đó ông tiếp tục lấy tiền chúng gởi về để xây nhà thờ họ…

Cả hai trường hợp này, đều liên quan đến mồ hôi, nước mắt của các cô bán thân kiếm tiền báo hiếu cha mẹ và tiền xây nhà, xây nhà thờ họ đều liên quan đến mồ hôi bán thân của các cô. Nhưng kinh khủng nhất là người ta vẫn tự hào, vẫn hãnh diện vì cái nhà thờ to, cái nhà hoành tráng. Người ta quên mất nguồn gốc của đồng tiền để xây nên !

Và có bao nhiêu cái nhà thờ họ, nhà thờ tộc ở Việt Nam được xây từ những đồng tiền nếu không bán thân thì cũng bán danh dự, bán lương tri ? Có lẽ con số đếm không xuể ! Bởi hầu hết nhà thờ hoành tráng, to lớn, vĩ đại đều hoặc là tiền của giới quan chức cộng sản mang về xây, hoặc là tiền bán trôn nuôi dòng họ của các cô gái thập thành thập quốc, hoặc là tiền chắt chiu, ki cóp từng đồng của người Việt hải ngoại gửi về xây dựng. Nhưng số nhà thờ được xây bằng tiền chắt chiu của người Việt hải ngoại thấp hơn rất nhiều lần so với số được xây bằng tiền quan chức và tiền bán trôn của gái thập thành thập quốc.

Như vậy, suy cho cùng thì tiền xây nhà, tiền để khoe mẽ thiên hạ, tiền để gọi là củng cố thế lực, sức mạnh dòng tộc thông qua việc xây dựng nhà thờ họ tại Việt Nam, đa phần là những đồng tiền bẩn, những đồng tiền bất chấp danh dự và bất chấp lương tri ! Thử hỏi, giềng mối lớn nhất trong quan hệ của người Việt nằm ở yếu tố dòng tộc, giống nòi. Nhưng với cách xây dựng giềng mối như đang thấy thì liệu cái sức mạnh dòng tộc hay tình yêu quê hương gì đó nó có thật hay không ?

Vì sao nên nỗi ? Có lẽ phải xét đến thế hệ làm cha làm mẹ trước. Tại Việt Nam, hầu hết kinh sách từ Khổng Nho cho đến các sách tôn giáo đều dạy người ta cách làm con nhưng tuyệt nhiên không có cuốn sách nào dạy cách làm cha làm mẹ. Và việc bóc lột sức lao động của con cái, đặc biệt là con gái trong gia đình có vẻ như là chuyện đương nhiên của đại bộ phận người Việt.

Nhưng vấn đề mấu chốt cũng không nằm ở những cuốn sách dạy làm con nhiều hơn những cuốn sách dạy làm cha làm mẹ hay là những cuốn sách dạy làm cha làm mẹ không có. Bởi yêu thương thuộc về bản năng nhiều hơn lý trí, con khỉ, con bò, con gà, con chó, nhìn chung vạn vật thương con của chúng không nhờ cuốn sách nào cả. Mà đôi khi chính cái xã hội đầy lý thuyết này đã dạy con người trở nên máu lạnh và man rợ hơn. Nhưng cái xã hội nào đã dạy con người Việt Nam tốt đến độ tâm hồn tổn thương dai dẳng và người ta sống trong cuộc chiến tâm hồn mà không nhìn ra ?

Có lẽ, cái chủ thuyết lấy vật dục làm kim chỉ nam của chủ nghĩa cộng sản đến sau khi giai cấp phong kiến (một giai cấp cũng đen tối và tham lam, ích kỉ vô độ) lụi tàn. Điều này khiến cho nhiều ông, nhiều bà có truyền thống năm đời, bảy đời cắt cỏ chăn trâu bỗng dưng trở thành "ông quyền thế", hoặc có quan hệ dây mơ rễ má với "cách mạng" với cái danh xưng "người có công cách mạng". Tất cả điều đó như là một bước lên mây, người ta tha hồ tung hê, tha hồ móc ngoặc, tha hồ thể hiện quyền uy và vơ vét…

Và người dân thấp cổ bé miệng, cho dù sống lênh đênh nơi xứ tự do hay sống ngay trong lòng chế độ, sống cùng kẻ thắng cuộc… thì thân phận của họ cũng chẳng có gì thay đổi ngoài bất hạnh và đau khổ. Và kinh nghiệm mấy chục năm sống trong lòng chế độ đã dạy cho họ rằng chỉ có tiền, tiền mang đến vị thế xã hội cho dù đó là tiền bẩn, tiền bán danh dự và lương tri. Bằng chứng là những quan tham luôn sống chễm chệ, người thanh liêm bị xem là ngu si, đần độn.

Lương tri chảy máu, lòng lân mẫn bị tổn thương, tâm hồn con người thụ động bước vào cuộc chiến một mất một còn với vật dục. Và vật dục đã thắng thế, nó nhanh chóng đẩy tâm hồn, đẩy lòng yêu thương, tính tự trọng và danh dự làm người vào chỗ hố rác chế độ. Con người nhanh chóng băng hoại, tâm hồn mục ruỗng một sớm một chiều trong cuộc chiến này.

Bây giờ, giả sử có chiến tranh thế giới hay chiến tranh khu vực xảy ra thì nghĩa lý gì nữa một khi cuộc chiến tâm hồn đã đến hồi kết, tâm hồn không còn chỗ đứng trên đất nước này. Và vô cảm, và máu lạnh, và đội trên đạp dưới, và đạp lên danh dự, lương tri để hưởng lạ… và… có hàng triệu cái và nữa mà chẳng có chỗ cho tâm hồn con người sống sót.

Liệu đất nước này sẽ ra sao nếu có chiến tranh ? Không, đáng sợ nhất lúc này là chiến tranh súng đạn không xảy ra, con người không có cơ hội phục chế lòng yêu thương, và con người tiếp tục sống trong cuộc chiến rách nát của tâm hồn !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 30/03/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
mardi, 20 mars 2018 16:53

Kẹt xe và kẹt chính trị

Tình trạng ngập ngụa và kẹt xe triền miên ở các thành phố lớn, có vẻ như chưa đủ với các nhà quản lý, lãnh đạo. Thế nên họ mới quyết định chia sẻ thêm một phần kẹt xe của người anh em "bốn tốt mười sáu vàng" của họ. Kể từ những ngày đầu năm 2017, xe của khách du lịch Trung Quốc có thể tự do ra vào các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh trong bán kính 100 km (có tính ước định, thực ra không ít xe mang biển Trung Quốc chạy thẳng xuống Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên…). Đầu năm 2018, lại nghe tin xe của người Trung Quốc được chạy sang Việt Nam, tôi lấy hơi làm lạ vì chuyện này đã xảy ra một năm rồi, sao bây giờ mới thông tin chính thức ?!

ketxe1

Nạn kẹt xe ở Việt Nam - Ảnh minh họa

Nhưng lần này có phần khác, nghĩa là không có bán kính giới hạn (ước định) cho xe của khách du lịch Trung Quốc khi sang Việt Nam, chỉ có giới hạn số lượng 100 xe trên một ngày và cũng không qui định xe đó được lưu trú bao nhiêu ngày. Bởi chắc chắn không có chuyện một xe hơi đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để du lịch rồi quay về trong ngày mà kịp. Vả lại, nếu đi – về trong ngày thì các khách sạn, nhà nghỉ phía Bắc phải đóng cửa sớm !

Thử tưởng tượng một ngày có 100 xe sang Việt Nam, bủa đi khắp nơi để thăm thú và họ ở lại chừng 3 ngày, theo cấp số nhân, mười ngày thì đã có hơn 1.000 xe Trung Quốc lưu hành tại Việt Nam (bởi họ không bị giới hạn thời gian ở lại Việt Nam trong ba ngày hay nửa tháng). Với đà này, đường sá Việt Nam đã kẹt càng thêm kẹt, bởi kiểu lái xe lớ ngớ của các tài xế nước khác. Mà theo thông lệ thì tài xế Việt Nam phải nhường đường cho tài xế nước ngoài theo phép ngoại giao… Hệ quả của điều này là đường sá Việt nam vốn đã chật càng thêm kẹt cứng !

Không lẽ nào các ông lãnh đạo, các bà quản lý chưa nhìn thấy môi trường Việt Nam xuống cấp trầm trọng, chưa nhìn thấy đường sá Việt Nam ngày một chật chội, ổ gà, ổ voi, kẹt đường, tai nạn… có hàng trăm thứ vấn nạn đường sá… hay sao mà còn rước thêm mối tai họa đường sá, tai họa môi trường ? Bởi tăng 100 chiếc xe hơi thải khói vào môi trường Việt Nam mỗi ngày cũng có nghĩa là đang rước đồ tể về làng.

Hay là để cứu các BOT một khi không thể tận thu được của nhà xe người Việt, đưa nhà xe Trung Quốc vào để họ "làm gương" đóng phí BOT ?

Bởi hiện tại, không có bất kỳ lý do nào để tăng thêm số lượng xe lưu thông cũng như khói thải trên đất nước này ! Một khối độc do Formosa thải ra ở biển miền Trung, bùn đỏ thải ra ở Tây Nguyên, khói bụi thải ra ở các khu điện than… Người Việt Nam tiến đến tỉ lệ và số lượng bệnh ung thư cao nhất thế giới, bệnh tật càng ngày càng nhiều, bệnh viện ngày càng chật chội, khủng hoảng giường bệnh… Giờ còn thêm nạn thải khói độc và rau cải độc…

Thử hỏi có thứ gì đó trục trặc ở đây khi mà xe cộ, đường sá, khói bụi tại Việt Nam đang gây ngộp thở, rau củ quả của nông dân Việt Nam phải mang đi đổ thì nhà nước là thản nhiên để cho mỗi ngày 100 xe đi vào Việt Nam thải khói, hàng chục ngàn tấn rau củ quả Trung Quốc vào Việt Nam để phá giá nông dân Việt Nam ? Rõ ràng, đã có một thứ gì đó rất trục trặc và với đà này thì bên cạnh cái lò chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đốt lên để tiêu diệt một số quan tham (mà theo đồn đoán là phe đối thủ của ông Trọng), còn một cái lò khác cũng nhen nhóm để đốt sạch sức khỏe của người dân !?

ketxe2

Khói xe, bụi đường : một cái lò khác đang được nhen nhóm để đốt sạch sức khỏe của người dân

Như vậy thì nên vui hay nên buồn khi mà Việt Nam trở thành một Hỏa Diệm Sơn từ chính trị đến an sinh xã hội ? Vì chắc chắn một điều là hiện nay, cuộc chống tham nhũng sẽ đi vào cao trào, sẽ có hàng trăm cái tên xộ khám. Và con số hàng tỉ đô la thất thoát sẽ thòi ra. Nhưng vấn đề mấu chốt là khi con số thòi ra thì nó có được trả về cho ngân sách nhà nước, cho toàn dân ? Hay chỉ là trò chơi hạ bệ vô thưởng vô phạt giữa các phe nhóm ? Một khi chỉ là trò chơi hạ bệ thì phỏng ích gì ?

Và hiện tại, vấn đề sức khỏe của người dân Việt Nam, hơn bao giờ hết, nó phải được bảo vệ từ mọi góc, đặc biệt là từ góc chính trị, sức khỏe của người dân phải đặt lên hàng đầu. Đằng này chính trị nắm thóp kinh tế, y tế, và để đạt mục tiêu chính trị, không ít lần kinh tế, y tế và giáo dục trở thành con rối ăn hại, giết dân ngấm ngầm, đẩy vào chỗ u mê, chết dần chết mòn trong băng hoại.

Trách nhiệm này thuộc về ai ? Và nếu thực sự có trách nhiệm, thiết nghĩ ngay từ giây phút này, đảng, chính phủ, nhà nước cộng sản Việt Nam phải dừng ngay ba cái trò mua rau, cho xe lượn lờ trên lãnh thổ như vậy. Người dân mãi mãi là một đám đông, là nhân dân của một quốc gia độc tài, để kiếm được chén cơm manh áo phải rỏ nước mắt, chảy máu linh hồn như Việt Nam… Thì chắc chắc khi thấy tiền, họ phải thích, không ít kẻ bất chấp để có tiền.

Nhưng nhà lãnh đạo thì khác, cho dù anh như thế nào nhưng khi ngồi ghế lãnh đạo, nắm quyền lãnh đạo, anh phải có trách nhiệm điều chỉnh, chấn chỉnh mọi sai lầm xã hội bằng cách ngăn cấm những mối nguy từ bên ngoài mang vào quốc gia, đặc biệt là ngăn chặn những cơn gió độc đánh thẳng vào tính thực dụng của nhân dân. Nhưng có vẻ như kẻ nắm quyền còn tham hơn cả đám đông nhân dân gấp nhiều lần !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 20/03/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Có thể nói rằng năm Mậu Tuất 2018 là một năm khá đặc biệt đối với người Việt Nam. Một năm có cái Tết dài nhất, mặc dù đã qua khỏi Rằm tháng Giêng, có nghĩa là sau Tết Nguyên Đán 14 ngày, nhưng không khí ăn Tết vẫn còn khắp mọi nơi, và cũng là một năm có ngày 8 tháng 3 rầm rộ nhất. Nhưng liệu đây có phải là tín hiệu tốt ? Nó cho thấy đất nước phát triển ?

anchoi1

Tháng Giêng là tháng… ăn chơi thả giàn - Ảnh minh họa

Câu trả lời là 30% tốt và 70% xấu. Tỉ lệ này tương đối, nếu chia chính xác, có thể tỉ lệ tốt chỉ còn dưới 25%. Và căn cứ vào đâu mà tôi đưa ra những tỉ lệ này ?

Thứ nhất, nói tốt, đương nhiên là có, nếu không có tiền, lấy gì để người kéo dài đến tận nửa tháng Giêng ? Điều đó cho thấy tình hình kinh tế nói chung có phần khả quan và hãy khoan nói về nợ công trong lúc này. Nó cho thấy công nhân, người lao động và cả nông dân có được chút tích lũy để ăn Tết. Nếu không có tích lũy, thì sao qua mấy trận lụt kinh hoàng, sau đó nông sản rớt giá thê thảm mà người ta vẫn có cái để ăn, để chơi ? !

Nhưng ăn, chơi như thế nào ? Đó là hơn 4 ngàn vụ phải nhập viện vì đánh nhau trong mấy ngày Tết, hơn 24 ngàn ca nhập viện vì đụng xe, say xỉn. Nhưng con số này cũng chưa nói được gì. Sở dĩ có cái Tết kéo dài cho đến tận tháng Giêng, có vẻ như những giàn karaoke lưu động do Trung Quốc sản xuất, bán với giá rẻ bèo góp phần không nhỏ.

Bắt đầu từ đầu tháng Chạp, những giàn karaoke này đã khởi động với giá cho thuê từ 500 ngàn đồng đến 700 ngàn đồng trên một ngày. Và giá bia hạ xuống một cách có chủ ý, bên cạnh đó, nhà nước cũng hỗ trợ cho các tổ an ninh, tổ dân phố một ít tiền, thường là 200 ngàn đồng để các ông tổ trưởng về kêu gọi các thành viên trong tổ góp thêm tiền mua bia, mồi mà nhậu. Nhậu xong thì hát, lại góp tiền thuê karaoke lưu động. Khắp nơi ăn nhậu, hát hò…

Đến cận Tết, lao động khắp nơi đổ về quê ăn Tết, tiền sau một năm làm thuê xứ người lại được mang ra "dung dăng dung dẻ", thuê karaoke, tổ chức nhậu. Mặc dù lúc này giá thuê một giàn karaoke tăng lên gấp đôi, từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng nhưng dường như ở đâu có nhậu thì ở đó có karaoke. Khắp nơi, trên hát, dưới hát, đầu làng nghe karaoke, cuối bãi cũng gặp karaoke !

Có thể nói là dịp Tết Mậu Tuất 2018 này, số lượng giàn karaoke do Trung Quốc sản xuất đã được bán ra trên thị trường Việt Nam là một con số khổng lồ, đi đâu cũng gặp loại âm thanh, ánh sáng, âm nhạc kiểu này. Và những cuộc vui chơi, nhậu nhẹt, hát hò kéo dài từ tháng Chạp cho đến gần 20 tháng Giêng vẫn còn xập xình. Riêng ngày 8 tháng 3, đi bất kỳ đoạn đường nào trên quốc lộ 1A cũng có thể gặp cảnh những cặp đôi chở nhau trên xe tay ga, nữ ngồi sau cầm hoa, nam lái chạy bất cố nhi nhướng, chạy băng ngang băng dọc sau khi đã nốc đầy men vào người.

Đi chừng 500 mét đã thấy một tụ điểm karaoke cùng một nhóm người ngồi hát hò, nhậu nhẹt, mặc cho xe cộ ồn ào, khói bụi đầy đường, mặc cho những cái xe phóng vun vút có thể đâm vào lưng bất kỳ giờ nào, ngồi quay lưng ra đường hoặc ngồi ngang hông đường mà hát, mà uống, mà dzô dzô…

Dường như người ta chỉ cần hát và hát, uống và uống, không cần biết gì thêm ! Người ta sung sướng vì sau một năm thiên tại, nhân họa, vẫn còn có cái để ăn, để uống, để hát… Và quên đi mọi chuyện.

Đương nhiên, bạn không thể bắt ai đó phải nhớ rằng ngày 05 tháng Ba năm 2018, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ ghé cảng Tiên Sa, Đà Nẵng và hải quân Hoa Kỳ đã ở lại 5 ngày điể giao lưu với người dân Đà Nẵng, để làm từ thiện và người dân vui mừng, hồ hởi đón những người lính Mỹ.

Dĩ nhiên, bạn không thể bắt ai đó để nhớ rằng có một cuộc chiến biên giới phía Bắc giữa Trung Quốc và Việt Nam, cuộc chiến này, quân xâm lược Trung Quốc đã dọn cỏ, san phẵng các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, thị trấn Cam Đường, có hàng chục ngàn thường dân chết oan, hàng ngàn người lính Việt Nam ngã xuống mà không được nhắc tên trong lịch sử.

Dĩ nhiên, người dân không phải ai cũng biết rằng việc hải quân Hoa Kỳ kết hợp với hải quân Việt Nam trong tác chiến sẽ là một tương lai hòa bình và ổn định cho biển Đông nếu như điều này diễn ra sau khi USS Carl Vinson ghé Đà Nẵng.

Dĩ nhiên là bạn càng không thể bắt người dân phải nhớ là mình đã đổi 360 ngày làm việc vất vả trong những ly bia, trong tiếng hô dzô dzô ba ngày Tết hay người phụ nữ Việt phải chật vật, khốn đốn, thậm chí có khi bị chồng đánh đập nhiều lần trong năm để rồi trong ngày 8 tháng 3, họ được tặng những bông hồng mọng nước, những gói quà, họ được cho ăn chơi thoải mái… Và đây là dịp để hoa, quà tăng giá không ngừng.

Dĩ nhiên, có hàng trăm điều dĩ nhiên khi con người quên mất một thứ "dĩ nhiên" khác, đó là quyền làm người - nhân quyền - dân chủ. Bởi một khi cả năm chật vật, lo âu và thậm chí đau khổ, ki cóp từng đồng lương héo hắt và chịu lép vế, bị ép chế, thậm chí chịu ô nhục. Tết về, tha hồ tung hê, tha hồ hò hét, tha hồ thể hiện mình như một phút thăng hoa kiếp người, như một lần "huy hoàng rồi chợt tối" cho dù uống say, ra đường có thể nghe cái rầm là đời tắt lịm, người ta vẫn uống, vẫn chơi. Đừng quên những cuộc chơi như thế này nó rất gần với cuộc truy tìm bản ngã trong vô thức. Người ta cố để thấy sự tồn tại của mình là ý nghĩa, không quá tệ !

Và với người phụ nữ cũng vậy, ra chợ bán dưa, bán gà, bán cà, bán muối, bán chuối bán bắp… có thể bị lão trưởng công an xã hoặc chủ tịch xã nổi hứng trệu ghẹo hoặc đá hắt mọi thứ vì lấn chiếm vỉa hè, nhục hơn một chút là bị những ông dân phòng, những thanh niên xung kích hù dọa, đánh đập… về nhà, chồng nhậu say, nhỡ to tiếng thì bị đập không thương tiếc, con cái cũng nhìn không ra mẹ mình. Những ngày tưởng chừng như bình yên nhất thì có thể được chồng khen vì nấu ăn ngon, mừng một chút nhưng lại thấy lo vì không biết mai hắn có đưa cho một ít tiền để đi chợ… ?

Nói cho cùng, người phụ nữ Việt Nam là những osin của gia đình, họ bị quá nhiều bất công. Và những ai đấu tranh, chịu hết nổi sự bất công thì liền nhận một cái kết li hôn. Sống với một gia đình mà mình đóng vai trò là cái bóng hoặc chấp nhận giải thoát bằng li hôn ? Hình như Thượng Đế hay nữ thần tự do chưa bao giờ mỉm cười với số đông phụ nữ Việt mà họ chỉ mỉm cười với một số rất ít, ít tưởng chừng đếm được !

Thử hỏi, với đà ăn nhậu, vui chơi đàn đúm như hiện tại, cuối cùng nó cho ra niềm hạnh phúc nào không ? Xin thưa là chơi càng nhiều thì càng mau hết tiền, mà khi hết tiền thì ở đâu không biết chứ tại Việt Nam thì nguy cơ gia đình hục hặc là có rồi. Một khi gia đình hục hặc, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng sự áp đặt của chồng nhiều hơn là vợ chồng cùng xem xét vấn đề mà tìm hướng đi.

Và với đà này, càng vui chơi, càng bất công và càng tuột dốc. Sự bất công đối với người phụ nữ được xem là điển mẫu năm 2018, có vẻ như là chuyện cô giáo ở trường tiểu học Bình Chánh bị một nam phụ huynh bắt quì xin lỗi. Tôn vinh người phụ nữ đến thế là cùng !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 09/03/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 28 février 2018 20:26

Khi thánh thần bị mang ra đấu giá

Thánh thần bị đấu giá như thế nào ? Giá cả thánh thần ra sao ? Ai là người mua thánh thần ? Ai được lợi trong việc đấu giá thánh thần ? Và thánh thần thoi thóp ra sao khi bị mang ra đấu giá ? Những câu hỏi nghe ngô nghê và mớ ngủ này tưởng như là một thứ ngôn ngữ đã bị bọc một lớp sương mù của hoang tưởng. Nhưng không, đó là những câu hỏi rất nghiêm túc, rành mạch và có tính cập nhật, hoàn toàn không rời xa thực tiễn xã hội chủ nghĩa !

ban1

Tượng bồ tát Hồ Chí Minh (giữa, tầng thấp nhất) được thờ ở Chánh điện Đại Nam Quốc Tự Bình Dương

Thiết nghĩ, trước khi nói đến chuyện thánh thần bị mang ra bán, cần phải nói đến chuyện người ta đã bắt nhốt thánh thần ra sao trước khi bán. Bởi từ con gà, con vịt hay bất kì con vật gì, dù là vật hoang dã hay vật nuôi, trước khi bán, người ta đều phải bắt nhốt nó. Và thánh thần cũng không thoát khỏi số phận này.

Đầu tiên, có lẽ phải nói đến thời kỳ ‘chống mê tín dị đoan’ gắt gao nhất ở những năm giữa thập niên 1980. Khi mà tất cả đền đài miếu mạo, lăng tẩm, phủ… đều bị đập không thương tiếc. Cái gì đập được thì đập, thánh thần chạy tứ tán, mà có chạy cũng chẳng được yên bởi không có bất kì nơi đâu để nấp. Có thể nói rằng nếu thực sự có thần thánh và đền đài miếu mạo, lăng tẩm, phủ, điện thờ là trú xứ của họ thì những năm thập niên 1980 là thời gian họ khủng hoảng hoàn toàn, không còn trú xứ và họ rơi vào thất thủ.

Trong lúc này, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng hoành tráng, trang nghiêm nhất, và đương nhiên, ông nghiễm nhiên trở thành "danh môn chánh thần", được chiêm bái, phụng thờ như một mẫu mực thánh thần của quốc gia, dân tộc. Thử hỏi, chắc gì các thánh thần khác không bị bắt nhốt, cầm tù sau một cuộc tứ tán, thiếu đói, không nơi nương tựa ?

Và cuộc tứ tán này kéo dài mãi cho đến những năm đầu của thế kỉ sau nữa. Qua hai mươi năm xiêu dạt, thánh thần giờ chắc cũng đã mệt mỏi và buông xuôi, ai làm gì thì mặc kệ. Và người ta không cần bắt thánh thần bằng cách càn quét, bố ráp hay còng số 8, họ chỉ cần bắt những thành thần bằng một bữa no. Mà cái bữa no đây chính là cách thức chính qui hóa các loại lễ bái, các loại hình mê tín di đoan. Và thánh thần bị biến thành trò hề trong cuộc chơi này.

Nếu như trước đây việc thờ cúng, chiêm bái là một động thái tâm linh, nhớ ơn bậc tiền nhân, tiền hiền khai khẩn hay tổ nghề và sự chiêm bái này chỉ dừng ở mức giao thoa tâm hồn con người với trời đất, tổ tiên, thần linh. Sự giao thoa này mang tính kính ngưỡng, biết ơn và thờ phụng như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, tránh tình trạng vong thân, vong nô. Sự thờ phụng này không có tính lợi dụng hay lừa đảo. Thì ngược lại, các hoạt động mà người ta gọi là lễ hội hay tâm linh trong thời này, yếu tố buôn thần bán thánh, vay mượn thần thánh và lợi dụng lòng tốt của thần thánh một cách mù quáng, đôi khi không hề có tín ngưỡng mà chỉ có những đám đông cuồng tín và man rợ.

Thử hỏi có Bà Chúa Kho nào đủ sức cung cấp tài, lộc cho hàng triệu con người mà ở họ, sự giàu có, lòng tham là không giới hạn ? Thử hỏi, có thánh Gióng hay Đức thánh Trần nào chịu đựng nổi lòng tham của hàng triệu con người, ai cũng đến cầu tài, cầu lộc, cầu quyền lực ?

Ở yếu tố này, thánh thần bị bán đấu giá và linh hồn con người cũng bị mang ra đấu giá một cách rẻ rúng đến độ người ta chỉ có một lựa chọn : bán và bán ! Nếu như thần thánh bị đấu giá rẻ rúng trong thứ quan niệm thực dụng cũng như cơn ốp đồng tập thể thì linh hồn, tư duy con người cũng bị rao bán rẻ rúng trong cơn hỗn loạn của thực dụng tính và vô cảm.

Thử hỏi, có bao giờ xã hội phát triển theo chiều hướng người ta định giá con người bằng những thứ bâu bám chung quanh như xe cộ, nhà cửa và những tấm bằng (giả thật lẫn lộn) ? Thử hỏi có khi nào tình mẹ con, tình anh em được qui đổi bằng sự cho, tặng, thừa kế hay cung phụng đầy dối trá chiếm số đông như bây giờ ? Thử hỏi có bao giờ con người lừa đảo thần thánh bằng vài mâm lễ, vài chục bộ vàng mã, vài cành hoa giả, vài con gà… để vay mượn lộc trời, để thu về bạc tỉ, thậm chí trăm tỉ, ngàn tỉ, triệu tỉ… càng nhiều càng thỏa mãn như bây giờ ?

Con người, dù đứng trên góc độ nào thì có hai thứ anh không được phạm vào, đó là Pháp Luật và Người Cõi Âm (trong đó gồm cả Thượng Đế, thánh thần, và ma quỉ). Ngay cả những nước phương Tây, nơi mà tưởng như người dân ít quan tâm đến đời sống cõi âm, nhưng thực tế, mức độ tôn trọng pháp luật và người cõi âm của họ rất cao. Mức độ quan tâm pháp luật của người phương Tây thể hiện trong tinh thần vì cộng đồng, tinh thần thượng tôn pháp luật và đề cao dân chủ của họ. Mức độ quan tâm đến cõi âm thể hiện qua lòng yêu kính Thượng Đế, yêu kính Chúa và các bậc thánh thần, thiên sứ, yêu kính và tôn trọng người đã khuất, không lợi dụng Thượng Đế, không lợi dụng Chúa và các thánh thần cũng như không lợi dụng bậc tiền nhân đã khuất.

Ngược lại, số đông, rất đông người Việt hiện tại không những không coi pháp luật ra gì mà mức độ bán rẻ, khinh nhờn và lợi dụng người cõi âm của họ quá cao. Không tôn trọng pháp luật bởi không có một hệ thống pháp luật tốt để họ tôn trọng. Bán rẻ và khinh nhờn người cõi âm bởi ngay cả chính sách vĩ mô của nhà cầm quyền đã ngầm bán rẻ, khinh nhờn tổ tiên, thần linh. Từ việc đập bỏ đền đài, miếu mạo, lăng tẩm, điện, phủ và chăm chuốt lăng Hồ Chủ Tịch như một vị công thần hộ quốc cho đến khi công nghiệp du lịch phát triển thì chính nhà nước, chính các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương đã xắn tay nhào nặn những lễ hội, những ông thần, bà chúa và khuấy động truyền thông để tiếp thị các ông thần, bà chúa này thành sản phẩm du lịch với cái tên trá hình là "du lịch tâm linh".

Nhà nhà lên đồng, người người lên đồng, cả một đất nước đi đâu cũng thấy đồng bóng, đến độ có người bạn Tây phải há hốc : Tại sao Việt Nam có nhiều nhà thơ và nhiều người đồng bóng thế ? Có lẽ, câu trả lời này đã có sẵn trong chính sách vĩ mô về văn hóa, giáo dục, kinh tế của nhà nước.

Và một khi đất nước trở nên lơ ngơ như nhà thơ, đồng bóng như xác cậu, xác cô, tham lam như kẻ háo lộc và giành giật, cướp lộc như kẻ điên loạn thì không cần đoán cũng biết nó sẽ đi đến đâu. Nhưng đáng sợ hơn cả, chính những kẻ tổ chức, bày trò thơ ca và đồng bóng lại trở thành con nghiện của thơ ca và đồng bóng. Cụ thể, hãy nhìn bốn câu lục bát của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết ở khách sạn Mường Thanh cũng như các hoạt động đi xin lộc, cầu tài, cầu quyền chức của giới chức Trung ương Cộng sản thì sẽ biết mức độ bệnh hoạn đến đâu ! Cuối cùng, chẳng có ai được lợi trong việc mua bán thánh thần cả, ngay cả kẻ nghĩ ra điều này cũng trả giá không nhỏ !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 28/02/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Tự dưng năm chó nói chuyện cáo ! Cáo với chó có liên quan gì với nhau ? Xin thưa, chó với cáo chẳng liên quan gì nhau xét trên huyết hệ, giống nòi. Cáo lùi lũi vào hang, chó hừng hực khí thế đồng bằng, hoặc khí thế rừng rú. Chó gặp cáo thì đôi bên chẳng bao giờ nghiêm túc trò chuyện với nhau như những thằng đực có đạo đức hay những con cái có phẩm hạnh. Chó gặp cáo, không rượt đuổi thì cũng gâu gâu, cáo gặp chó, không lén lút cắn trộm thì cũng chạy thục mạng.

cho00

Chó sống lâu năm, tu luyện nhiều kiếp hóa thiên cẩu, cáo sống lâu năm, tu luyện nhiều kiếp hóa hồ ly. Thiên cẩu thì trung thành, hồ ly thì giảo hoạt. À mà tự dưng năm chó lại đi nói chuyện có cáo vào đây làm gì ? Bởi vì chó với cáo chẳng thể ngồi chung một bàn thờ khi chết, lại chẳng thể ở chung một hang hay một nhà khi sống. Cái hang, ngôi nhà nào có chó và cáo sống chung, nhất định nơi đó chẳng bình yên.

Tình trạng Việt Nam hiện nay là tình trạng chó với cáo bị nhốt chung một chuồng, cái chuồng Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã nuôi hai thứ này từ trứng nước và khi lớn lên, chúng vẫn nhầm tưởng là cùng giống nòi. Nhưng rồi đến lúc chó phát triển tính chó, cáo phát triển tính cáo, mọi thứ trở nên rối rắm và loạn xà ngầu.

Thói thường, chó không bao giờ chấp nhận nổi mùi hôi thối cũng như thức ăn của cáo, ngược lại, cáo cũng không bao giờ chấp nhận những thứ chó ưa thích, nên đâm ra đôi bên bất đồng quan điểm, đôi bên ngày càng trở nên cay cú, căm phẫn nhau và cuối cùng thì chó đi đường chó, cáo lui đường cáo.

Nếu như những con chó trung thành với chủ nghĩa, với lý tưởng, với giấc mơ xây dựng tương lai, với sự hòa ái và thân thiện, cùng chung vai gánh vác trọng trách canh giữ hòa bình thế giới trước khi ai đó chơi ác nếm một cục xương bao nhiêu thì cáo, ngược lại, biết giấu cái đuôi của mình trong cái vai mỹ miều, lừa chó cả trăm đường, cho đến lúc chó biết được mình bị lừa thì mọi chuyện đã trở nên muộn màng bấy nhiêu.

Vậy ai là chó, ai là cáo trong cái chuồng Cộng sản xã hội chủ nghĩa này ?

Xin thưa, chó ở đây được hiểu với đầy đủ lòng tôn kính và yêu thương của người viết bởi tính trung thành, trung thực và nghĩa hiệp của chó. Xin thưa, Việt Nam có hàng triệu người mài mòn đũng quần, ăn cơm độn, cơm muối để đi học với giấc mơ cống hiến cho xã hội. Và cái cánh cửa hẹp công chức cũng như chính sách lương bổng theo kiểu gặm xương cho đỡ thèm thịt đã nhanh chóng đẩy hàng triệu số phận vào chỗ bất định, cắn răng chịu đựng, hi vọng vào cuốn sổ lương hưu, bởi dù hiện tại khó khăn, khốn khổ nhưng về già còn có cửa ra. Hàng triệu cuốn sổ lương hưu giống như hàng triệu cục sườn nướng thơm tho bỏ trong tủ gương có khoét một cái lỗ thoát mùi để hàng triệu con chó vây quanh mà giữ cái tủ. Bụng càng đói thì càng phải giữ. Cái tủ ấy chính là cái tủ kiên định xã hội chủ nghĩa.

Trong khi đó, có những kẻ học hành chả ra làm sao cả, kiến thức phọt phẹt, đầu óc đặc sệt sự ù lì và liều mạng, lao động chân tay thì lười nhát, nhưng lại thích ăn trên ngồi trốc, thích làm oai cho dù bụng đói... Đã nhanh chân vào làm việc ở các cơ quan xã, cơ quan thôn. Để rồi leo dần lên cơ quan huyện, cơ quan tỉnh, thậm chí cơ quan trung ương bằng chiêu bài lấy của làng làm lịnh.

Đùng một cái, có quyết định của chính phủ, mà tôi nhớ không lầm là quyết định của Nguyễn Tấn Dũng, khi ấy ông mới lên làm Thủ tướng, biên chế hóa các nhân viên cơ quan cấp xã vào diện sự nghiệp hành chính. Như vậy, rất nhiều kẻ hôm qua đi phụ hồ, đi vác thuê, đi đổ xăng, đi buôn chó.. rồi đi làm cán bộ xã với bộ vó trống rỗng, đói khổ lại được hưởng lương nghiêm túc, lại có chế độ bảo hiểm xã hội lúc về già.

Lúc này, cáo đã bước vào giai đoạn hóa hồ ly, bằng giả, hai chữ đó như một thứ phép màu tăng công lực cho cáo tăng công lực. Từ một kẻ làm thuê, hoạn lợn hay phụ hồ, bảy đáp, cáo chỉ cần biết quan hệ, biết sắm những cục xương ngon và nướng lên thơm tho để hối lộ, chó im hơi lặng tiếng mà gặm xương, mà hòa giải với cáo, cấp cho cáo cái tư cách và lưu cáo vào phổ hệ dòng họ chó.

Cáo nghiễm nhiên hóa hồ ly, công lực ngày càng tăng, từ chỗ thất nghiệp, đi làm một anh dân phòng, rồi rị mọ lên công an xã, rồi trưởng công an xã với cái bụng đói, cáo nhanh chóng được kiêm thêm cái chức phó chủ tịch xã, rồi tiến thẳng vào hội đồng nhân dân xã, lên nắm lãnh đạo, tiến thẳng ra huyện, lại tiếp tục tăng công lực để ra tỉnh... Cuối cùng, đùng một cái, khi chó chịu hết nổi mùi của cáo, chó bắt đầu khịt mũi và tìm ra những con chồn hôi trong đám cáo. Ai dè mọi con cáo đều hôi thối và chẳng còn cách nào khác là phải đuổi cáo ra khỏi chuồng.

Nhưng cái khó là càng muốn chứng mình con này là con cáo, giảo hoạt và gian manh bao nhiêu thì lại lòi ra hàng tá chó, vô thiên lủng chó từng dại dột cấp giấy chứng nhận chó cho cáo. Cái rối rắm nằm ở đây. Đương nhiên chó đầu đàn phải có sức mạnh khác thường. Nhưng vấn để là bắt đầu cắn cổ con chó nào trước để trừng phạt cái tội cấp bằng chó cho cáo. Và làm sao thật khéo, thật êm chứ không chừng thì cả bầy nổi khùng lên, hất đổ cái tủ gương đựng xương sườn nướng và ăn luôn một mạch thì lúc này chẳng còn cái tủ gương để mà chúng đồng lòng giữ. Mà một khi cái đói, sự thèm ăn cộng hưởng thì đầu đàn hay chót đàn gì rồi cũng bị cắn cổ trong cuộc hỗn chiến.

Không chừng làm như vậy, cáo lại đắc lợi. Bởi không có thứ gì nhanh chân và ranh ma hơn cáo. Cái khó của chó là cái khó chung của cả chuồng trại. Bây giờ chỉ còn một cách, phá tan chuồng trại. Nhưng phá tan chuồng trại thì cáo lại càng có cơ hội chui tột vào hang sâu, lại tiếp tục tu kiếp hồ ly. Thôi thì phải bằng mọi giá loại cáo ra khỏi chuồng trại trước khi phá tan cái chuồng trại vốn đã ngấm mùi của cáo.

Nhưng làm sao để diệt cáo, xua cáo, làm sao để phá tan chuồng trại ? Cái câu hỏi này nghe ra cắc cớ và hóc búa còn hơn cả chuyện chó thưởng thức, nhâm nhi cà phê !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : VOA, 22/02/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Văn hóa
lundi, 19 février 2018 21:39

Từ chặt hoa đến bẻ hương

Đầu năm, đầu tháng, lẽ ra tôi nên nói chuyện gì đó vui vui. Nhưng thực sự khó mà nói chuyện vui được khi mọi thứ trong xã hội tôi sống trở nên tệ hại và bệ rạc. Từ chuyện cuối năm nông dân bán hoa không được thì thẳng tay chặt hoa cho đến chuyện một người đàn bà xông vào phá lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến Việt – Trung 1979, và thêm nữa, Võ Văn Thưởng, con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hiện là Trưởng ban tuyên giáo Trung ương trả lời với truyền thông là "tôi mới nhậm chức nên không biết gì về cuộc chiến biên giới 1979".

chathoa1

Những cặp đôi nhảy đầm ở tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội hôm 17/2/2018 - Courtesy FB Lê Hoàng

Vì sao nông dân trở nên máu lạnh ? Họ máu lạnh từ bao giờ ? Vì sao người ta trở nên hỏng hóc tư duy đến độ không biết phải trái, xông vào bẻ hương, phá đám lễ tưởng niệm ? Vì sao Võ Văn Thưởng lại trả lời ngô nghê như một đứa thất học ?

Ở khía cạnh thứ nhất, nói nông dân trở nên máu lạnh, điều này vô hình trung vơ đũa cả nắm và xúc phạm những người quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo, làm ra lương thực cho quốc gia. Nhưng đâu đó, rau bơm thuốc hôm nay, ngày mai hái đi bán, bơm dầu nhớt cho rau muống, nhúng rau củ quả vào hóa chất để tăng trọng lượng sau một đêm và đi bán, đều do người nông dân, nhà buôn Việt Nam và cả nông dân Trung Quốc thực hiện. Và người tiêu dùng Việt Nam trở thành cái sọt rác hứng toàn bộ chất độc của nông nghiệp vô lương Việt – Trung.

Vì sao lại có chuyện đổ đốn, đau khổ như vậy ? Khi chính những người chân lấm tay bùn, những người gần gũi thiên nhiên và lương thiện nhất lại trở thành kẻ giết đồng loại không thương tiếc, tôi nhấn mạnh là cả nông dân Trung Quốc và nông dân Việt Nam đều là những kẻ máu lạnh đáng thương, giết đồng loại một cách không thương tiếc. Và sở dĩ xảy ra nông nổi này, nói cho cùng, nông dân cũng là nạn nhân, họ là nạn nhân của nhà quản lý và nạn nhân của sự mù mờ, thiếu kiến thức khoa học và cả ham tiền bởi từng sống qua quá nhiều gian khổ, đau khổ.

Một đứa bé đói khổ, cần ăn một ổ bánh mì cầm hơi, đang nằm giữa đường, thứ mà nó cần nhất không phải là bài giảng về lòng yêu thương hay tính từ bi hỉ xả của một vị sư hay một vị linh mục nào đó, mà một ổ bánh mì của kẻ cướp có giá trị hơn nhiều trong lúc ấy.

Tình trạng người nông dân Việt Nam và nông dân Trung Quốc là tình trạng của đứa bé đói ăn trong câu chuyện dài dòng của lịch sử. Người nông dân không có kiến thức về hóa chất, đương nhiên, người nông dân cần có tiền để tồn tại, thậm chí để làm giàu, đương nhiên. Và mọi hoạt động, làm ăn của người nông dân, bao giờ cũng thụ động hơn rất nhiều so với các nhóm ngành nghề khác, người nông dân, đặc biệt là nông dân Việt buộc lòng phải chạy theo thị trường, chạy theo chính sách nhà nước. Nhà nước mở cửa cho lưu thông hành hóa với Trung Quốc thì người nông dân cả hai quốc gia này nghĩ đến chuyện làm sao có nhiều nông sản bán sang nước kia. Nhà nước thả cửa các loại hóa chất bơm kích thích hoa củ quả chóng lớn thì người nông dân tin rằng nó không tệ, nó giúp mình mau giàu.

Bởi nhà nước chi phối toàn bộ, từ y tế đến giáo dục, văn hóa, khoa học… Người nông dân tiếp nhận một cách thụ động mọi thứ nhà nước bán ra, ban hành ra… Đó là sự thật ở các nước độc tài, gồm cả Việt Nam và Trung Quốc. Và cái giá của việc thụ động này là vì chén cơm manh áo, vì chút tiền để nộp các khoản phí cho con học hành, vì chút tiền để ăn Tết, người nông dân phải chạy đua, chạy đua đến độ bất chấp và máu lạnh.

Câu chuyện, hình ảnh người nông dân chặt cây quất, bẻ hoa mào gà, đập nát hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa thược dược, hoa lay ơn, hoa cẩm chướng… (Ui cả chục loài hoa và cả hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, hàng triệu chậu hoa trên cả nước bị chính tay người đã trồng, đã nâng niu hoặc chí ít người đã dám bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để mua nó về với tràn trề hi vọng… đập nát, giết chết trong trưa Ba Mươi, Chiều Ba Mươi Tết...) lại cho thấy một ‘ổ bánh mì khác’.

Vì sao ? Vì lẽ, cái ổ bánh mì trong cơn đói, hay niềm hi vọng nào đó đã bị giết trong cơn hỗn loạn của sự trí trá, của một chính sách vô trách nhiệm hay trong một giác độ khác, đó là thứ đòn mị dân và người nông dân nếm đủ, nếm trọn vẹn. Để rồi, đôi khi người ta đâm ra giận và thù ghét cả máu tim hay sự tồn tại của mình. Phản ứng của người nông dân đầy vẻ máu lạnh từ chuyện nhúng hóa chất rau củ quả để bán kiếm nhiều tiền, chặt cây, chặt hoa khi không bán được… Tất cả, như một sự quyên sinh về nhân cách. Rất may là người ta đã có cái cây, chậu hoa để thế mạng trong cuộc quyên sinh này ! Nhưng cũng không ít nông dân, nhà buôn đã tự tử, đã quyên sinh bản thân vì những chuyện tương tự !

Và hôm 17 tháng 2, khi các nhà hoạt động dân chủ, xã hội dân sự tổ chức tưởng niệm cuộc chiến Biên giới phía Bắc 1979, đã có một người đàn bà bước vào buổi lễ trang nghiêm, sẵn sàng để người khác ghi hình ảnh quấy rối, hành vi nhiễu loạn, hồ đồ của mình. Rồi thêm cảnh các cặp đôi hưu trí mặc áo dài, veston ôm nhảy xà nẹo với nhau, tan, te ngay trước tượng đài, một số khác thì đi rút chân hương mà bẻ… Dường như mọi hành vi xấu xa, hoen ố nhất đều được họ trưng ra ngay giữa thủ đô Hà Nội, trong ngày Tết Nguyên Đán, ngày thiêng liêng của đất nước, dân tộc, họ không ngán gì cả !

Điều này khiến tôi liên tưởng đến cuộc chiến Mậu Thân 1968, khi mà cả nước đang trong giờ phút thiêng liêng, đón giao thừa, thì họ đã khai hỏa, tiếng súng của họ làm cho nhiều người mơ hồ, nhầm tưởng là tiếng pháo. Dường như không còn yếu tố nhân cảm hay tôn trọng một luật chơi nhân đạo nào đối với người Cộng sản mặc dù họ nhân danh hòa bình, nhân đạo và tương lai dân tộc để phát động chiến tranh chiếm miền Nam.

Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều thế hệ trở nên máu lạnh dưới triều đại cộng sản xã hội chủ nghĩa. Bởi phải sinh ra và lớn lên trong một chế độ chính trị mà ở đó, sự tàn độc, tính tiểu nhân, nhược tiểu sợ lớn hiếp bé, tính thủ đoạn được thả sức lên ngôi. Con người ngày càng trở nên mụ mị bởi chính sách ngu dân của nhà cầm quyền… Thì e rằng rất khó để có được một xã hội tử tế.

Một xã hội mà con người muốn thỏa mãn cái ăn, cái mặc và chỗ ở thì phải chấp nhận quyên sinh nhân cách, quyên sinh mọi giá trị đạo đức và quyên sinh cả tình thương, tình thân để đánh đổi lấy nó, thì làm sao tìm ra sự tử tế, lòng lân mẫn hay tính tự trọng?

Một xã hội có bề dày cả ngàn năm văn minh lúa nước, con người gắn bó, hòa điệu với cây cỏ, thiên nhiên, nhưng cũng chính những con người gần với thiên nhiên nhất lại vung tay chặt phá thiên nhiên một cách không thương tiếc và có chút gì đó hả hê, thỏa mãn trong đau khổ… Thì liệu sự tử tế có còn?

Một xã hội có cả ngàn năm Bắc thuộc, trải qua nhiều cuộc binh biến, chiến tranh và giữ nước, xây dựng đất nước. Nhưng cuối cùng cái tinh thần xây dựng đất nước lại gắn với tính lệ thuộc chính trị và mọi gái trị qui ước về đạo đức chính trị bị phá vỡ không thương tiếc, dẫn đến hệ lụy một dân tộc đáng tự hào trở nên đớn hèn và tội nghiệp thì liệu tương lai dân tộc sẽ về đâu?

Một năm mới ghé đến, nhưng nghe sao buồn vẫn cứ nhiều hơn vui ? "Vui là vui gượng kẻo mà" !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 18/02/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Ngày cuối tháng Chạp, chỉ còn chưa đầy 24 giờ đồng hồ nữa là Giao Thừa, sương đục giăng mắc, đoán rằng trời sẽ nắng to, nhưng tin bão số hai đang vần vũ ngoài khơi biển Đông khiến cho mọi thứ trở nên lạc lỏng. Mẹ gánh một gánh rau ra chợ bán, một ít đậu tây, một ít xà lách, một ít lá tía tô, một ít đọt bí và một nhành mai. Toàn bộ số rau mà mẹ bán, tôi đoán chắc rằng không tới 100 ngàn đồng, trong khi đó, nhành mai có thể giúp gia đình mẹ đủ tiền ăn Tết, nhìn nhành mai cốt cách, da sần sùi, nụ và búp non mỡn, tôi đoán chắc nó có giá không dưới 500 ngàn đồng. Tự dưng, tôi nghĩ về đất nước.

ganhrau1

Từ thời trước 1975, rồi thời kinh tế tập trung bao cấp, cho đến thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thời nào người nông dân cũng trồng rau bán Tết.

Nhìn gánh rau của mẹ, nhìn nhành mai rồi lại nghĩ về đất nước liệu có logic, có hợp lý ? Và giữa gánh rau, nhành mai và đất nước có gì liên quan ?

Trước nhất, tôi muốn nói về sức nặng của đôi gánh cũng như giá trị thiết thực và tầm nhìn chứa trong đôi gánh. Chuyện trồng rau, trồng cải, trồng đậu, dưa... để bán vào dịp Tết của người nông dân Việt là câu chuyện muôn thuở, từ thời trước 1975, rồi thời kinh tế tập trung bao cấp, cho đến thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thời nào người nông dân cũng trồng rau bán Tết. Có thể trước năm 1975, đất đai phì nhiêu, rộng rãi và giống rau chưa bị biến đổi gen như bây giờ. Nhưng thời nào, tư duy của người nông dân vẫn quanh quẩn theo thời vụ.

Và ít ai nghĩ đến chuyện trồng thêm vài cây mai trong vườn rau để bán Tết, gần đây thì người ta đã làm như vậy nhiều chứ trước đây chừng 10 năm, dường như chẳng mấy ai làm vậy. Và có ai đó trồng vài cây mai trong đất trồng rau, có khi lại bị cho là không bình thường hoặc có thể bị vợ hục hặc vì ảnh hưởng đất trồng sau. Bởi cây mai phát triển chậm, không cho thấy giá trị ngay tức thời trong quãng thời gian ngắn như cây rau. Với tư duy ngắn hạn, với nếp nghĩ ăn xổi, sẽ chẳng mấy ai quan tâm tới việc trồng những gốc mai xen canh để tính chuyện lâu dài. Và gánh rau nặng trĩu trên vai những người mẹ vô hình trung lại chứa cả nỗi trĩu nặng của một nền nông nghiệp lạc hậu, một kiểu tư duy có tính truyền thống, bền bĩ của người Việt về những giá trị trước mắt, giá trị ngắn hạn.

Ngược lại, một nhành mai nhỏ có thể giúp cho một gia đình nghèo có tiền ăn Tết mặc dù nó không phải là điển hình hay mẫu mực của tư duy dài hạn hay chuẩn mực nông cao sản. Nhưng nó lại phản ánh một cách suy nghĩ có tính chất lâu dài và thậm chí đột phá, dám đập vỡ hoặc chịu đánh đổi với cái ngắn hạn, với nếp nghĩ cố hữu để chọn một phương cách mới hơn, mạo hiểm hơn và nhẹ nhàng hơn bởi nó đã được tính toán hoặc chí ít nó hàm chứa tư duy bứt phá khỏi nếp truyền thống. Chính vì vậy mà nó trở nên nhẹ nhàng nhưng lại chứa sức nặng về hiệu quả kinh tế. Cụ thể ở đây là giúp người nông dân ăn Tết thoải mái hơn.

Điều này cũng giống như đất nước phát triển, nếu nói suốt nửa thế kỉ nay Việt Nam không phát triển hoặc đi thụt lùi thì không đúng. Việt Nam vẫn phát triển, những con đường thời chiến tranh là đường bùn, sình lầy, thì bây giờ đã được bê tông hóa, nhà cửa cũng khang trang, xe cộ cũng đầy đường, mọi thứ cũng phát triển hơn rất nhiều so với các nước châu Phi, các nước thế giới thứ ba. Bởi Việt Nam không phát triển kia mới là chuyện đáng ngạc nhiên, chứ Việt Nam phát triển là lẽ đương nhiên. Bởi xét về địa lý, tài nguyên, môi trường, Việt Nam là nước giàu tài nguyên, từng có một thảm thực vật dày đặc điều hòa môi trường, từng có một lãnh hải rộng lớn, phong phú. Và đáng nói hơn cả là tài nguyên con người. Mặc dù không thể so sánh với những nước tiến bộ, văn minh nhưng rõ ràng tài nguyên con người của Việt Nam là nguồn tài nguyên khổng lồ.

Nhưng nguồn tài nguyên Việt Nam đã được khai thác, sử dụng ra sao ? Ở đây có thể ví quốc gia như một mảnh đất, tài nguyên chính là hạt giống và chất xám được gieo vào mảnh đất đó và chăm sóc ra sao. Thành tựu kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị chính là đôi gánh mẹ mang ra chợ, là nông sản thu được. Và trong thời gian suốt gần nửa thế kỉ, mảnh đất Việt Nam được trồng như hạt giống gì, thu hoạch những cây rau gì ? Rất tiếc phải nói rằng suốt quá trình phát triển từ 1975 đến nay, những hạt giống đại trà, có sức tồn tại và chịu đựng tốt nhưng lại không có giá trị thoát nghèo, thậm chí trở thành gánh nặng trên đôi vai người mẹ Việt Nam đã gieo đầy mặt đất Việt Nam.

ganhrau2

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khóa XI đã bầu ra Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa XI ngày 13/12/2017

Và đầu mối, mầm họa của nó lại nằm vỏn vẹn trong hơn năm triệu hạt giống cộng sản xã hội chủ nghĩa. Vì sao tôi gọi hơn 5 triệu hạt giống cộng sản này là mầm họa ? Vì lẽ, không có cách chứng minh hay phân tích nào mạnh hơn nhìn vào thực tiễn. Trong suốt gần nửa thế kỉ qua, những hạt mầm tư tưởng cộng sản nằm trộn lẫn trong giáo dục, văn hóa, tôn giáo và kinh tế đã dần đẩy nhiều thế hệ Việt Nam vào chỗ thực dụng, thiển cận và vô cảm.

Điều này chẳng khác nào việc người nông dân miệt mải trồng những cây cải, cây rau, miệt mài bơm thuốc trừ sâu và bón phân hóa học. Để đến một lúc nào đó, niềm tin vào cây cải, cây rau không còn ở chính người nông dân và nó trở thành một loại sản phẩm rẻ tiền, một gánh nặng trên đôi vai những người mẹ khi ra chợ. Thử nhìn lại, đất nước sau 50 năm đã đặt gánh nặng nào lên đôi vai nhân dân ? Đó là hệ thống cán bộ, đảng viên tham nhũng không từ một thứ gì, đó là hàng chục ngàn cán bộ quản lý nhưng thực tế là những tên trộm tài nguyên, trộm chính sách, đó là hàng trăm ngàn nhân viên, cán bộ kiểm lâm nhưng thực chất là những tên lâm tặc, đó là hàng trăm ngàn những nhà báo, nhà văn, nhà bút chiến nhưng thực chất đó là những kẻ bới lông tìm vết, soi mói và có thể qui kết, chụp mũ nhân dân vào thành phần "phản động, bán nước" một khi có những phản ứng, phản tỉnh về tự do, nhân quyền, chống Trung...

Để giữ độc tài, độc trị, đảng cộng sản Việt Nam đã không thoát khỏi luật chơi của cộng sản thế giới, đó là dùng những chiêu bài rẻ tiền, những chiến thuật man rợ nhất để trị dân, đàn áp dân. Và những chiêu bài rẻ tiền này cũng chính là thứ "nông sản" mà họ phải gánh chịu sau nhiều năm "canh tác". Hàng chục ngàn tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, cử nhân được đào tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa không những không làm được gì mà còn có nguy cơ trở thành đám ăn hại đất nước. Nhiều thế hệ trở nên máu lạnh, nhiều thế hệ trở nên thực dụng và sẵn sàng đạp qua đồng loại để sung sướng... Những người tốt, những người thiện lương và có lòng tự trọng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trở nên hiếm hoi vô cùng trong chế độ cộng sản.

Trong khi đó, mùa xuân của thế giới văn minh, tiến bộ không cần những thứ rau xanh đầy độc tố, không cần những mùa vụ được ăn cả ngã về không, không cần những mùa vụ được làm từ những bàn tay, khối óc thiển cận.

Rất tiếc, suốt nửa thế kỉ và hơn thế nữa, Việt Nam đã chìm trong những vụ mùa chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí y tế của bàn tay, của nếp nghĩ thiển cận và vô trách nhiệm. Dẫu sao, một mùa xuân mới lại về, đâu đó trong triệu triệu mùa xuân tâm hồn, có những tâm hồn đã nhen nhóm một màu xuân khác, thơm tho hương tự do, tình yêu và sự tử tế giữa người với người, người với thiên nhiên, vạn vật. Hãy tin là vậy !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 15/04/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Nếu xét trên chính sách vĩ mô của nhà cầm quyền, ba khái niệm : Hố chôn tập thể ; Nghĩa trang (Yên Trung) nghìn tỉ và ; Những đứa bé đói khổ, rét lạnh nơi miền núi không có gì liên quan với nhau. Bởi chính sách dành cho mỗi lĩnh vực, mỗi mảng đều riêng lẻ. Nhưng xét trên khía cạnh con người, tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo và trách nhiệm của nhà cầm quyền, thì ba vấn đề này đều thuộc về lương tri. Sự cân đối, phân bổ hợp lý ở ba lĩnh vực, khía cạnh này sẽ cho thấy mức độ quan tâm, trách nhiệm và lương tri của nhà cầm quyền.

Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản thế giới từng đưa ra một nhận định trong Tư Bản Luận (sau này, trong Chính sách kinh tế mới, viết tắt là NEP – New Economy Policy của Lênin cũng nhắc lại) : Chỉ có những con thú mới quay lưng đi để liếm bộ lông trước đồng loại bị thương. Và xét trên một ý nghĩa nào đó, khi no đủ, người cộng sản lại chọn khuynh hướng đi ngược với giáo huấn của tổ phụ Karl Marx.

Nghĩa là, xét lại tiền ngân sách nhà nước, do đâu mà có. Xin nói nhanh, do nhân dân đóng thuế mà có ngân sách nhà nước. Bản chất và hiệu dụng của ngân sách nhà nước là gì ? Đó là nói một cách sâu xa, ngân sách nhà nước đóng vai trò quĩ tiết kiệm và an sinh cho toàn dân thông qua sự điều hành của nhà nước. Vấn đề an sinh xã hội, cân bằng dân số, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh xã hội đều phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Một khi các vấn đề an sinh xã hội và an ninh xã hội được đáp ứng đầy đủ, nhà nước mới được quyền dùng ngân sách trong các lễ lạc, tượng đài, những công trình không mang tính xã hội.

ho1

Mô hình Nghĩa trang Yên Trung dự trù kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng dành cho các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. (Ảnh : VietnamFinance)

Ở đây, nghĩa trang Yên Trung có được xem là công trình xã hội hay không ? Bởi ngày trong lúc này, có quá nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm đúng mức và đầy đủ, nếu chưa thực hiện được các vấn đề như an ninh, chủ quyền quốc gia, an ninh xã hội, an sinh xã hội… Thì tất cả những vấn đề khác nhà nước đều không được trích thuế của dân để thực hiện. Phải dành thuế của dân cho những vấn đề có tính thiết thực cho nhân dân.

ho2

Những đứa trẻ miền núi phong phanh trong tuyết rơi.

Thử đặt những câu hỏi : Có bao nhiêu đứa bé dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi được đến trường, cơm đủ ngày ba bữa, có áo ấm để mặc ? Có bao nhiêu hố chôn tập thể gồm cả hai phía Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản Bắc Việt đã thành những hố lãng quên ? Và tất cả những cổng chào, tượng đài, nghĩa trang nghìn tỉ của nhà nước mang lại giá trị gì cho quốc gia, dân tộc ?

Ở câu hỏi thứ nhất, về những đứa bé nghèo, có thể nói rằng khắp đất nước Việt Nam, từ thành phố đến thôn quê, vùng sâu vùng xa, miền núi, càng đi sâu vào vùng hoang vắng thì sự nghèo khổ càng hiện rõ. Bạn tôi từng lắc đầu, chép miệng nói với tôi về những đứa bé đồng bào thiểu số khi trời rét còn chưa tới 10 độ C mà chúng vẫn không mặc quần (do không có quần để mặc) rằng "mấy đứa này trời nuôi chứ không phải người nuôi". Bất kỳ huyện miền nhúi vùng sâu, vùng xa nào tại Việt Nam đều có cảnh thiếu, đói, trời lạnh không có áo ấm, trẻ con bỏ học sớm hoặc không có cơ hội đến trường hoặc đến trường bằng những chiếc cầu dây tử thần băng qua suối chảy xiết… Có một ngàn lẻ một kiểu thiếu, đói tại Việt Nam.

ho3

Những hố của quan chức Việt Nam Cộng Hòa và thường dân (bị cộng sản nằm vùng giết để trả thù và bịt đầu mối cơ sở) trong trận Mậu Thân Huế, 1968

Nói về những hố chôn tập thể, sở dĩ tôi phải nói đến cả hai phía bởi chỉ riêng chiến dịch tổng tiến công Mậu Thân 1968, tại Huế và nhiều tỉnh khác đã xuất hiện hàng trăm hố chôn tập thể. Trong đó, có những hố của quan chức Việt Nam Cộng Hòa và thường dân (bị cộng sản nằm vùng giết để trả thù và bịt đầu mối cơ sở) và có những hố chôn của chính những người cộng sản chôn người cộng sản.

Trường hợp cộng sản chôn cộng sản diễn ra như thế nào ? Đó là những người bộ đội cộng sản Bắc Việt bị tổng động viên từ những ngày đầu năm 1967 cho đến thời điểm hành quân vào miền Nam để tham gia "tổng tiến công". Cũng xin nói thêm, những bộ đội cộng sản Bắc Việt tham chiến Mậu Thân là những cậu bé từ 13 đến 15 tuổi, họ không có gì ngoài lòng căm thù Mỹ, Ngụy rất con nít mà họ có được thông qua nền giáo dục miền Bắc với thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu… Họ chỉ biết Mỹ, Ngụy là những kẻ ăn thịt người man rợ và họ phải đi vào miền Nam để "giải phóng cho người miền Nam", một số người trước khi đi đã xăm hàng chữ "sinh Bắc tử Nam".

Khi vào đến miền Nam, vào Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, có nhiều bộ đội trẻ giật mình vì "lập trường chính trị không vững", khi nhìn thấy miền Nam đẹp, thanh bình và giàu có, hiện đại, không như những gì họ được dạy… Nhiều bộ đội đã tỏ ra lơ là, không còn hăng say tinh thần chiến đấu. Và cái đêm giao thừa định mệnh Tết Mậu Thân, họ bị cấp chỉ huy đưa vào vị trí chiến đấu, xích chân vào nhau để khỏi bỏ chạy lúc đánh nhau. Thường thì một tiểu đội hoặc một trung đội trẻ bị xích chân với nhau để từ đó họ phải bắn và bắn, chiến đấu và chiến đấu cho đến lúc chết.

Và hầu hết những tiểu đội, trung đội thiếu niên này đều chết trong lúc vứa đánh vừa bị xiềng chân. Họ cũng không được chôn cất tử tế, sau này, xương cốt của họ được phát hiện và chôn cất, cởi trói khi có những người dân xây cất nhà cửa, đào móng nhà và đào trúng nơi họ nằm. Tại Gò Vấp, Sài Gòn, tại trung tâm thành phố Huế, tại Đà Nẵng, Quảng Nam đều có những hố chôn như vậy. Và vẫn còn một vài nhân chứng sống, đã chứng kiến những bộ đội trẻ nít phải chiến đấu, chết và bị chính các đồng đội lấp đất trước khi rút quân ra sao. Đó là chưa nói đến một số trường hợp chính cộng sản bị cộng sản giết do họ không muốn tiếp tục theo con đường "giải phóng miền Nam’, họ xin về quê làm ăn, cưới vợ, và khi ra khỏi bưng, họ bị giết, bị chôn ở bìa rừng, con số này không hề ít.

Nếu cộng thêm các hố chôn tập thể mà quan chức, cán bộ miền Nam bị giết trong chiến tranh, đặc biệt là Tết Mậu Thân và những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, có lẽ con số lên đến cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn xác người vẫn còn nằm lây lất, rải rác, vất vưởng đâu đó trong lòng đất mẹ. Lẽ ra, trong nhiều năm nay, nhà cầm quyền, cụ thể là đảng cộng sản phải có những hành động qui tập, hỗ trợ qui tập cho cả hai phía để thực hiện tinh thần "nghĩa tử là nghĩa tận" và cũng là động thái hòa giải dân tộc để đi đến hòa hợp dân tộc thay vì kêu gọi bằng những văn bản, lời nói suông. Nhưng họ đã không làm vậy !

Bây giờ, xương máu, sự đau khổ của nhân dân vẫn còn đầy rẫy mặt đất, đi đâu cũng gặp cảnh khổ, đi đâu cũng gặp những gia đình mất con, mất anh em chưa tìm thấy xác vì chiến tranh. Vậy mà người cộng sản lại nghĩ đến chuyện lấy tiền thuế của nhân dân để xây khu nghĩa trang cho cán bộ cao cấp ! Nên nhớ, trong tiền ngân sách nhà nước, cụ thể là tiền thuế của dân, gồm cả sự đóng góp của cả hai phía, không có đồng thuế nào là không nhuốm mồ hôi, nước mắt của dân nghèo, của những bà mẹ liệt sĩ cộng sản, của những bà mẹ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận và cả những đồng đô la của người Việt hải ngoại gửi về cho người thân trong nước.

Nói một cách nghiêm túc, ngân sách nhà nước có không dưới 40% là tiền có gốc gác của người "phía bên kia". Dù có chối bỏ, léo hánh cách gì thì đây cũng là sự thật. Nhưng vấn đề tôi muốn nói ở đây không phải là tiền phía bên này hay bên kia trộn lẫn trong ngân sách nhà nước. Mà vấn đề là một đất nước đang bị tùng xẻo, cây xanh, môi trường, tài nguyên đang kiệt quệ, những khối bê tông cơ quan, nhà quan và tượng đài mọc lên ngày càng quá nhiều, nó hiện hữu như thách thức nỗi khốn cùng, đói khổ và đau khổ của nhân dân.

Trong lúc biển bị nhiễm độc vẫn chưa kịp lành lặn, tiếp tục bị đe dọa bởi Formosa, trong lúc miền Tây Nam bộ đang bị nhiễm mặn trầm trọng, nhân dân đói khổ, trong lúc trẻ em miền núi, nhân dân miền núi vẫn đói khổ, lạc hậu, trong lúc tài nguyên rừng và khoáng sản bị tùng xẻo không thương tiếc, trong lúc vết thương Nam – Bắc chưa kịp lành lặn, trong lúc nợ công cao chất ngất, người dân còng lưng đóng thuế vì nợ công, giá xăng tăng, điện tăng, vật giá leo thang, các bệnh viện không có chỗ nằm, bệnh nhân phải chui gầm giường, nằm hành lang mà chờ điều trị… Thì nhà cầm quyền lại quyết định xây dựng thật nhiều tượng đài, cổng chào, ngốn hàng tỉ tỉ đồng, rồi lại nghĩ thêm chuyện xây khu nghĩa trang cao cấp cho cán bộ.

Liệu có khi nào giới cầm quyền suy nghĩ về những gì họ đã làm bấy lâu nay ? Liệu có khi nào họ đặt mình vào nhân dân nghèo khổ để thấy sự vô lý và trơ tráo của họ ? Và liệu có khi nào họ nghĩ đến một chân lý : Tượng đài xây được thì đập được, nghĩa trang xây được thì cào bằng được, cổng chào xây được thì hạ được… Bởi những thứ này không phải là sức mạnh, không phải là trường tồn. Bởi sức mạnh, sự trường tồn của một dân tộc nằm trong tay nhân dân.

Cụ thể, sức mạnh dân tộc nằm trong niềm tin, sự hưởng ứng, đồng thuận và cảm phục của nhân dân. Và sức mạnh của một đảng phái so với sức mạnh của một dân tộc cũng chỉ bằng một bụi cây trong một vườn cây. Liệu cách lựa chọn đạp qua mọi dư luận, đạp qua mọi sự bất bình, bất công để đạt sự thỏa mãn của một đảng phái, một nhóm lợi ích có phải là lựa chọn thông minh ?

Và vấn đề cần đặt ra ở đây không phải là sự lựa chọn có thông minh hay không thông minh của đảng cầm quyền, mà là sự công bằng xã hội, sự sòng phẵng, tính minh bạch và tôn trọng nhân dân bắt buộc phải có của nhà lãnh đạo. Họ dù muốn hay không muốn cũng phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân và không được phép đạp lên nỗi đau, nỗi khổ của nhân dân mà hưởng lộc ! Bởi đất nước đã quá đủ đau khổ, nhân dân đã quá đủ lầm than và hơn bao giờ hết, nhân dân, đất nước cần phát triển, cần tiến bộ, cần tồn tại đúng nghĩa một dân tộc, một quốc gia !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 05/02/20148

(VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn