Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bài viết cố ý đặt tựa đề như vậy để làm nổi bật ba vấn đề : Nạn ấu dâm của cán bộ về hưu ; Trào lưu ấu dâm ở giới cán bộ và ; Ai là kẻ phản động, lật đổ chế độ ? Nói như vậy để thấy rằng không ai khác ngoài những đảng viên cộng sản đang cố tình lật độ chế độ bằng nhiều hình thái và không có ai khác ngoài giới chức đảng viên cộng sản đang ngày đêm âm thầm lật đổ chế độ.

imlang1

Phiên toà xử ông Nguyễn Khắc Thủy hôm 17/11/2017 tại Thành phố Vũng Tàu

Ở vấn đề thứ nhất, từ Nguyễn Khắc Thủy cho đến hai cán bộ thường tới lui với đương kim Thủ tướng Việt Nam trong thời gian gần đây đang trở thành trung tâm của dư luận bởi hành vi bởi hành vi cưỡng dâm và ấu dâm của họ. Và không riêng gì cán bộ về hưu mà cả những đảng viên đương chức như Đinh Bằng Mi, Sầm Đức Xương và Đỗ Mạnh Hùng là cán bộ thân cận của Thủ tướng đương nhiệm là những cán bộ đang giữ nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống nhà nước. Họ không thiếu tiền, không thiếu quyền, có thể nói rằng họ chỉ thiếu điều chưa ăn gan trời.

Ngày xưa ông bà có câu, nếu không ăn được gan trời thì ăn tạm cứt, cả hai thứ ấy không phải ai cũng dám ăn, chỉ có những người đã quá no đủ và quá quyền lực mới dám nghĩ tới, dám thử. Và các cán bộ cộng sản thời bây giờ họ không thiếu thứ gì, họ chỉ thiếu gan trời để ăn, không ăn được gan trời, món thử thứ hai thì không dại gì họ công khai, họ sáng tạo thêm món thứ ba : Ấu Dâm và Cưỡng Dâm. Chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng đã có hai vụ ấu dâm, cưỡng dâm trong thang máy.

Giới cán bộ về hưu thường kháo nhau rằng bây giờ đi chơi, ăn nhậu xong thì phải gái gú, mà gái chân dài, gái đồng bằng, gái Kinh thì nhàm chán rồi, chỉ có "chơi mọi" (chữ dùng của bọn họ, ám chỉ việc dụ dỗ, rủ rê các cô gái dân tộc thiểu số lên giường) mới thích. Chơi mọi một lúc rồi cũng chán, có vẻ như cưỡng dâm, ấu dâm là trào lưu mới của họ. Và nếu lỡ bị bắt, bị tố, bị phạt thì họ nộp phạt, vài trăm ngàn, thậm chỉ vài trăm triệu lót tay, hối lộ đối với họ cũng chỉ như lá mít ! Trước tòa thì bất quá cũng như Trịnh Xuân Thủy là cùng, có tấm gương Trịnh Xuân Thủy rồi, có sẵn tiền, sợ gì ai nữa ! Đó là sự thật !

Và khi mọi thứ trở nên dễ dàng bởi đồng bạc xé toạc công lý, bởi lý lịch che mờ lương tri và luật, bởi tấm thẻ đảng như một tấm bùa hộ mệnh… Thì mọi thứ xấu xa, tệ hại, trái với lương tri con người đều có thể trở thành trào lưu đối với kẻ lắm tiền, lắm quyền nhưng không có nhân tính. Và chuyện ấy đang xảy ra.

Nói như vậy để thấy rằng có một sự nhầm lẫn hết sức đáng sợ mà bấy lâu nay Đảng cộng sản đang phạm phải. Sự nhầm lẫn này có thể đi đến cái đích tồi tệ nhất đối với Đảng cộng sản, đó là sự sụp đổ.

Người cộng sản vẫn luôn nghi ngờ, thậm chí sợ sệt, lo lắng trước các nhà hoạt động môi trường, các nhà hoạt đông xã hội dân sự và các nhà phản biện chế độ, các nhà báo tự do. Họ bị xem là kẻ phản động và có thể bị ghép tội ở điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam bất kì giờ nào. Một cái tội "âm mưu lật đổ chế độ" hoặc "hoạt động lật đổ chế độ" cho những con người không có thứ gì trong tay ngoài thứ tư duy phản biện và trong một chừng mực nào đó, họ đang góp tay làm sạch chế độ bằng cách tẩy cái xấu ra khỏi bộ máy, khỏi chế độ cộng sản một cách cố ý hay vô tình.

Thử đặt lại vấn đề, trong những người bị ghép tội "âm mưu lật đổ chế độ", có bao nhiêu người có đủ tài lực, vật lực và quyền lực để làm điều đó. Hiếm, quá hiếm, may ra có Trần Huỳnh Duy Thức hay Nguyễn Quang A. Nhưng tài lực, vật lực của họ chỉ là bọt biển trong đại dương, chả thấm vào đâu ! Trong khi đó, nhưng kẻ cố tình lật đổ chế độ thì nhởn nhơ hưởng thụ ngay trong lòng chế độ ! Và những người này có nói một triệu lời bôi xấu chế độ cộng sản cũng không bằng một hành vi xấu nào đó của chính các đảng viên cộng sản. Chính hành vi đồi bại của đảng viên cộng sản là một kiểu thị phạm, một lời hùng biện tốt nhất cho những nhận định của "các nhà phản động" (nói theo ngôn ngữ lề đảng).

Họ là ai ? Họ là những quan chức, không ai khác. Họ được hưởng bổng lộc của đảng, của nhà nước, họ được hưởng quyền lực và họ đã âm thầm lợi dụng quyền lực mà đảng cộng sản, nhà nước ban cho để phá rối, gây ung thối từ bên trong lòng đảng bằng nhiều cách. Trong đó, lũng đoạn chính trị, cát cứ quyền lực, tham nhũng trơ tráo, dâm loạn và bất chấp dân tộc, làm tay sai cho ngoại bang là những hành vi cụ thể nhất nhằm lật đổ chế độ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Tham nhũng, lũng đoạn và cát cứ quyền lực khiến cho ngân sách nhà nước kiệt quệ, quyền lực địa phương lấn áp quyền lực trung ương và quyền lực trung ương trở thành cái bóng mờ hình thức. Dâm loạn, bất chấp đạo đức làm cho hình ảnh và uy tín của Đảng cộng sản nhanh chóng lao dốc, chỉ cần vài đảng viên xấu cũng đủ làm cho mọi thứ cố gắng xây dựng đổ sông đổ bể, ở đây, có quá nhiều đảng viên dâm loạn, trước mặt thì thờ Bác Hồ nhưng sau lưng thì thờ thần dâm. Không có thứ gì làm mất uy tín và đẩy Đảng cộng sản vào chỗ bế tắc hơn là hành vi thú tính của các đảng viên. Và họ đã làm ! Và đương nhiên, những kẻ dâm loạn, thú tính, cát cứ quyền lực và tham nhũng đều là những đảng viên bất minh, liên quan đến yếu tố ngoại bang.

Bởi chỉ có những kẻ bất minh, làm tay sai cho ngoại bang mới dám phản lại Đảng cộng sản Việt nam và làm những gì trái với "ý đảng, lòng dân". Chỉ có những kẻ tay sai cho ngoại bang mới nhanh chóng giàu lên một cách không kiểm soát được và sẵn sàng vung ít tiền để hưởng thụ như những tay trọc phú ngoại bang. Nói một cách công tâm thì chuyện ấu dâm, cưỡng dâm mà giới chức cộng sản Việt nam đang có trào lưu gần đây lại bắt nguồn từ thứ bệnh hoạn của giới trọc phú và quyền lực Trung Hoa. Đây là một thứ rác nhà giàu của Trung Hoa.

Nói như vậy để thấy rằng hơn bao giờ hết, vận mệnh của Đảng cộng sản đang lung lay tận gốc rễ. Và đáng sợ hơn là tính mệnh của ông Nguyễn Phú Trọng cũng chẳng còn an toàn, bởi ông (nếu thực sự thanh bần, trung kiên và liêm khiết) đang chống lại một bộ máy lúc nhúc sâu bọ, tham lam và bệnh hoạn, chúng chỉ cần ông sơ hở là thịt ông bất cứ giờ nào.

Nói đến đây để thấy rằng mối nguy chỉ nằm gói gọn trong tương lai của Đảng cộng sản chứ không nằm trong tương lai dân tộc. Bởi dân tộc này vẫn còn quá nhiều nghĩa cử giữa người với người. Bởi dân tộc này còn biết căm phẫn cái ác, bởi dân tộc này muốn loại bỏ cái ác, cái xấu ra khỏi xã hội, bởi dân tộc này không chỉ có ngót nghét 5 triệu người mà đến thời điểm hiện nay, có đến hơn trăm triệu.

Chính vì lẽ đó, một khi các đảng viên tiếp tục phơi bày cái xấu, cái ác, chính quyền cấp cao tiếp tục làm ngơ, che chở và tiếp tục bỏ tù những người phản biện xây dựng xã hội… Thì chắc chắn một điều, chính Đảng cộng sản đang cố tình làm ngơ để cho các đảng viên kéo họ vào công cuộc đào thải của dân tộc. Không có gì đáng sợ hơn cho Đảng cộng sản khi cấp trung ương, cấp tối cao của đảng vẫn cứ giữ thái độ làm ngơ trước cái xấu, cái ác và cái thậm tệ của các thành viên nội bộ như một thứ đặc quyền, một thứ ân sủng. Bởi điều đó chỉ đi đến đúng một cái đích quá gần và quá rõ : Xuống hố, lụn bại và bị triệt tiêu !

Hi vọng rằng những người cộng sản nắm quyền lực, nắm sinh mệnh của đảng còn nghĩ đến tương lai của bản thân và tương lai của đảng, trong đó có cả tương lai phồn thịnh, không biến động xấu của dân tộc mà làm việc triệt để, tiêu diệt những thành phần phản động ngay trong nội bộ đảng !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 03/04/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Chuyện này chỉ có trong truyện của Kim Dung, truyện của Thi Nại Am bên Tàu và một vài truyện lẻ trong thời phong kiến Việt Nam, khi mà triều đình lụn bại, sa đọa, các thế lực nổi lên cát cứ, dân tình oán thán… Trong thời đại rực rỡ "Đất nước có bao giờ được như hôm nay" – lời của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – sao lại có chuyện giang hồ thế thiên hành đạo ?

thethien1

Giang hồ "thế thiên hành đạo" ? !

Có đấy, và chuyện này nghe ra không chỉ khôi hài mà đáng sợ ! Mới nhìn thấy đơn giản, Dương Minh Tuyền, một đại ca (lẻ) giang hồ, cũng không mấy khét tiếng bỗng dưng đứng ra thế thiên hành đạo trong vụ cô bé học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên bị bạn đánh đập, lột áo quần và hành hạ đến mức phải nhập viện tâm thần. Điểm khác biệt ở đây là khi cô bé bị hành hạ, bị bạn cùng lớp đánh đập và nhục mạ, video clip ghi được từ camera an ninh của trường đã bị "ai đó" xóa mất và giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng thay vì lên tiếng, lên kế hoạch bảo vệ cho cô bé học sinh cũng như giáo dục các học sinh đã bạo lực thì lại giấu nhẹm câu chuyện.

Điều này cho thấy ngay từ trứng nước của sự giáo dục đã có vấn đề, một kiểu lách trách nhiệm để giữ thành tích nhà trường và hơn hết là sự dối trá tự thân của những người làm công tác giáo dục. Tuy vậy, đáng bàn hơn là hệ thống an ninh, cơ quan công quyền địa phương cũng không có động thái đúng mực, và họ đã vô trách nhiệm. Một học sinh nữ bị rơi vào trạng thái nạn nhân bạo lực học đường triền miên đến mức phải nhập viện tâm thần mà cơ quan có trách nhiệm của địa phương vẫn không hay biết. Trong khi đó, theo luật hiện hành, các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học được quản lý và giám sát trực tiếp từ chính quyền địa phương. Đó chỉ mới một vế !

Vấn đề thứ hai là tại sao khi đã biết ban giám hiệu nhà trường cố tình xóa đi video clip bạo lực học đường mà cơ quan hữu trách không vào cuộc điều tra, không có động thái chăm sóc với nạn nhân và không có biện pháp răn đe kịp thời đối với những học sinh đã gây bạo lực ? Chuyện răn đe học sinh bạo lực và thăm hỏi, chia sẻ với nạn nhân, dường như giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường không hề có động thái nào, nó chỉ diễn ra với một đại ca giang hồ. Rõ ràng, ở đây có một sự bất lực không thể chối bỏ của cơ quan công lực, họ không thể hoặc có tình không thể làm gì trước một hiện tượng xã hội có tên gọi là bạo lực học đường một cách dã man, máu lạnh (năm đứa học trò là con gái xúm vào đánh, hành hạ, lột quần áo một đứa bởi đứa bị đánh là con nhà nghèo, cô thế và hơi khờ khạo !).

Sự thờ ơ có tính hệ thống từ giáo viên chủ nhiệm cho đến ban giám hiệu, rồi cơ quan công quyền, thờ ơ đến mức độ chuyện này xảy ra nhiều lần, diễn đi diễn lại, đến mức nạn nhân trở nên trầm cảm và sang chấn tâm lý… Lẽ nào camera an ninh của nà trường chỉ sắm ra để cho có ? Lẽ nào ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm không một lần thử nhìn vào màn hình camera an ninh mà chỉ sắm để gọi là ? Và nếu có nhìn thì biết bao nhiêu lần diễn đi diễn lại, rồi đến khi sự việc tồi tệ xảy ra thì nhà trường lại tổ chức họp kín với phụ huynh của năm đứa gây bạo lực trước, sau đó mời phụ huynh của nạn nhân và trước khi mời đã xóa sạch bằng chứng ?

Như vậy phải chăng có sự đồng lõa, toa rập giữa nhà trường và các gia đình của những đứa gây bạo lực ? Và khi Dương Minh Tuyền đến thăm hỏi, tặng tiền cho gia đình nạn nhân, lên Youtube tuyên bố sẽ hỏi thăm gia đình những đứa gây bạo lực… Thì, xóm làng của gia đình nạn nhân đón Tuyền như một ngôi sao chính trị, thậm chí mức độ nồng hậu còn cao hơn cả việc đón Thủ tướng hay Chủ tịch nước về thăm làng. Liền sau sự việc thăm hỏi của Tuyền là việc ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đến bệnh viện thăm nạn nhân !

Chuyện khôi hài và lố bịch ở chỗ, một người đầu ngành chỉ lên tiếng sau khi giang hồ (mà báo chí trong nước gọi là "người xã hội") lên tiếng ! Và chuyện càng khôi hài hơn khi ông Bộ trưởng Nhạ đến thăm, gần như chẳng có ma nào đón ngoài những người trong ngành giáo dục, nó khác xa với cuộc đón tiếp hết sức nồng hậu và rầm rộ của người dân khi Tuyền đến thăm. Mặc dù số tiền của Tuyền mang đến tặng cũng không phải là lớn, chưa đầy 30 triệu đồng (đương nhiên không phải là nhỏ) nhưng không ít người cho rằng đó là số tiền "cải cách giáo dục", số tiền làm thay đổi tư duy giáo dục, số tiền nhân đạo và sạch sẽ nhất…

Ơ hay ! Tiền của giới giang hồ được xem là tiền sạch sẽ, tiền làm thay đổi tư duy giáo dục nghĩa là sao ? Trong khi tiền của ngành giáo dục là tiền mồ hôi, xương máu của nhân dân góp trong từng đồng thuế, vậy mà khi qua tay ông Nhạ, nó trở thành một thứ gì đó vô nghĩa, không ai nhắc đến, vậy nghĩa là sao ? Và, cả một hế thống công quyền, hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục đang đứng ở đâu mà để cho một kẻ giang hồ với đúng bộ dạng xăm trỗ đầy mình, vận quần đùi, đi dép lê, tóc húi cua dài tó, mặt mày bặm trợn lại lên tiếng giáo huấn đạo đức cho những đứa học trò hư hỏng ? Và hơn nữa, lẽ nào đất nước này không còn có người nào đủ tư cách, đủ đạo đức và đủ sức hút quần chúng, nhân dân hơn một kẻ giang hồ (mà trong giới xã hội đen thì Tuyền cũng chả có tên tuổi gì) ? Lẽ nào mọi thứ cơ quan hay quan chức chỉ là loại bù nhìn, việc thu xếp, củng cố trật tự, đạo đức xã hội lại là trách vụ của giới giang hồ ? ! Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy xã hội Việt Nam đang chạm đáy ? ! Và giới giang hồ đã chính thức bước vào "thế thiên hành đạo" ? !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 02/04/2019 (VietTuSaiGon's blog)

*******************

‘Thánh chửi’ giúp gia đình học sinh bị đánh hội đồng được ca ngợi là ‘anh hùng’ (VOA, 03/04/2019)

Hình ảnh mt người đàn ông xăm tr đy mình được nhiu người vây quanh chào đón khi ti thăm gia đình mt hc sinh mi nhp vin do b bn cùng lp hành hung đang được chia s rng rãi trên mng xã hi trong nhng ngày qua. Có người gi người đàn ông được biết vi cái tên ‘thánh chi Dương Minh Tuyn’ là ‘hip sĩ’ hoc tung hô là ‘anh hùng’.

thethien2

'Thánh chửi' Dương Minh Tuyn được người dân chào đón khi đến thăm gia đình hc sinh b hành hung trường ti Hưng Yên. (Facebook Trang Tin Vit Nam)

Anh Tuyền, mt người tng vào tù vì "quy ri trt t công cng", ti Hưng Yên hôm 31/3 gia lúc dư lun đang bc xúc và phn n trước vic mt n sinh phi nhp vin tâm thần sau khi b năm hc sinh khác đánh hi đng, lt đ ri quay clip xy ra trường Trung học cơ sở Phù ng, Hưng Yên.

Theo Tuổi Tr, ban giám hiu ca nhà trường đã không có hành đng nào trong sut mt tun sau khi cô n sinh có tên là N.T.H.Y, b các bạn n cùng trường hành hung trước s chng kiến ca các bn hc.

Một s hc sinh khác cùng lp vi H.Y. cho Tui Tr biết H.Y. có hoàn cnh gia đình khó khăn, tính tình nhút nhát nên thường xuyên là nn nhân ca nhng v hành hung và đánh hi đng.

Vào ngày 28/3, H.Y phải nhp vin trong tâm trng hong lon, mt sưng tím nhiu ch. Theo Báo Mi, bác sĩ chn đoán H.Y có nhng biu hin sang chn v tâm lý và tinh thn.

Trong lúc truyền thông chính thng đưa nhng hình nh B trưởng Giáo dc Phùng Xuân Nh tới "thăm hi đng viên" H.Y ti bnh vin thì mng xã hi lan truyn hình nh ca Minh Tuyn ti thăm gia đình cô n sinh này đ trao tin quyên góp và sau đó ti thăm H.Y ti bnh vin.

Theo ZingNews, ‘thánh chửi’ đt Bc Ninh Minh Tuyn tng lĩnh 32 tháng tù vào năm 2017 về ti gây ri trt t công cng và phá hoi tài sn.

Trong video clip quay ảnh ‘thánh chi’ nói chuyn vi gia đình nn nhân bnh vin, Minh Tuyn cho biết anh đã quyên góp được 35 triu đng đ giúp gia đình và cam kết bo v H.Y đ cô nữ sinh này không còn b bt nt hay đánh đp trường na.

Bùi Sơn, mt người tình c gp Minh Tuyn ti bnh vin khi cũng đến thăm gia đình H.Y, đã quay li video đó và khng đnh v nhng li nói trên ca người được coi là có nhiu tăm tiếng trong giới xã hi.

"Hôm Tuyền v Hưng Yên, Tuyn được nhiu người chào đón. Lý do mi người hưởng ng là do Tuyn cho biết s v thăm em (hc sinh) b bo hành và ng h gia đình v vt cht cũng như đm bo vic s bo v cháu bé đ ln sau không b các bn trong lớp bt nt na và không s b tr thù. Hành đng đó được nhiu người ghi nhn".

Trong đoạn video do anh Sơn đăng ti trên Facebook, Minh Tuyn nói rng anh mun "bênh vc cái đúng, tìm li công bng cho cháu" H.Y cũng như giúp ngăn chn nhng hành vi bạo lực hc đường.

Theo anh Sơn, mt người dân Hà Ni hay lên tiếng v các vn đ bc xúc trong xã hi, bo lc hc đường là mt vn đ đáng lo ngi và vic cách chc hoc k lut các giáo viên hay hiu trưởng đ xy ra nhng v vic này mi ch là "gii quyết phn ngn". Còn phn "chìm" ca vn đ là làm sao đ bo v hc sinh thì chưa được gii quyết.

"Về phía các nhà qun lý trong lĩnh vc giáo dc, h có quyn lc đ làm nhng vic khác nhưng đ đm bo chc chc rng nn nhân s không còn b tiếp tc bt nạt na thì xem ra cách ca Minh Tuyn hiu qu hơn tt c trong bi cnh các nhn nhân ca bo lc hc đường không dám nói vi gia đình, không dám nói vi thày/cô giáo vì s b tr thù, và điu đó thì đương nhiên lãnh đo ngành giáo dc không gii quyết được".

Nhiều người s dng mng Facebook gọi Minh Tuyn, mt người trong gii giang h, là mt hip sĩ và anh hùng.

Một Facebooker có tên Ngô Thng viết "Giang h mà có đo lý, giang tay che tr giúp đ người nghèo, người yếu thế, người b đánh đp hành h thì đúng là hip sĩ anh hùng ca dân Vit ta".

Một s người so sánh vic làm này vi nhng quan chc khi đt câu hi liu "Quan chc Vit Nam mà có mt chút tm lòng nghĩa hip như vy thì dân sao kh được".

Facekooker Mạnh Ngô cm thán rng s vic này "tht làm cho người ta suy nghĩ v nhân tình thế thái !".

"Nó phản ánh rt rõ tâm thế bàng quang ca thượng tng và mt s gh lnh ca h thng qun lý đi vi mt h tng xã hi bt n", Facebooker Nguyn Tiến Trường viết trên trang cá nhân, và cho rng các lãnh đo cao cp không "chu xung thăm hỏi công dân đau kh ca h" trong khi đây là mt vic làm mà đi vi nguyên th nước ngoài gn như mt phn x".

Facebooker này kết lun rng khi mt "giang h", mt thanh niên ng ngáo "cht vn v đo lý giáo dc có nghĩa là xã hi đó đang được vn hành bởi thước đo cơ bp và cái ác. Ch cái ác mi có th khut phc cái ác, mt vòng lun qun".

Published in Diễn đàn

Câu trả lời rõ, nhanh, gọn là : Không thể công bố, vì sự gian lận có trong một hệ thống chứ không riêng gì vài trường hợp, nếu công bố thì cả hệ thống giáo dục lung lay. Vì sao ?

Vì không riêng gì lúc này, không riêng gì năm 2018, 2019 mới có chuyện gian lận cộm cán trong giáo dục. Cũng không riêng gì ngành công an hay trường an ninh mới có gian lận cộm cán trong giáo dục mà hầu hết các ngành.

thicu1

Việc không công bố danh tánh 44 thí sinh ở Sơn La gian lận điểm chẳng liên quan gì đến tính nhân văn mà cũng chẳng liên quan gì đến cái gọi là "cơ hội học tập nghiêm túc hơn" cho họ

Sở dĩ năm 2018 ngành công an bị thòi ra một mớ thí sinh gian lận thi cử vì ngành này đang hot, đang được xem là ngành kiếm ăn dễ nhất và có quyền lực nhất trong mọi ngành (thời công an trị thì phải vậy thôi !).

Trước đây, khi ngành tòa án, giáo dục hay y tế có ăn, chuyện gian lận thi cử cũng xảy ra nhiều vô kể nhưng thời đó không có các mạng xã hội để phanh phui. Hơn nữa, thời đó "con quan lại được làm quan" như một hiển nhiên, người ta biết con của cán bộ đó dốt đặc cán mai, học hành, đạo đức chả ra trò trống gì nhưng vẫn thi được điểm cao và khi ra trường giữ ghế quyền lực… Và xem đó là lẽ đời, thói đời, chẳng có gì để bàn.

Những năm 2000, hình ảnh các nhóm sinh viên tốt nghiệp ra trường và các nhóm giang hồ phối hợp với nhau ở các hội đồng thi tốt nghiệp từ Nam chí Bắc, còn công an thì cũng đứng canh, cũng làm mọi thủ tục nhưng "không hề nhìn thấy chuyện gì". Các nhóm giang hồ nhảy rào vào trong phòng thi để lấy đề ra, ngoài này các sinh viên ngồi giải bài rồi giao cho giang hồ mang vào bên trong cho thí sinh…

Những năm 2010 trở đi, chuyện này có phần giảm bớt, thậm chí không thấy ở một số thành phố lớn bởi các trang mạng xã hội bắt đầu xuất hiện và hình ảnh nhảy rào sẽ bị phanh phui. Có vẻ như thấy được điều này, các hội động thi chuyển vào hoạt động kín, thay vì nhận tiền, làm ngơ để các thí sinh tha hồ copy và đề thi lộ ra ngoài thì người ta làm nghiêm chuyện này và có những thương lượng bên trong. Hơn nữa, thời kinh tế phát triển, mọi thứ dễ mua dễ bán hơn và cũng tinh vi hơn.

Và, không ít những trường hợp dốt đặc cán mai, thi toàn quay cóp của những năm 2000 bây giờ đã ngồi ghế lãnh đạo. Đó là chưa nói đến các ông, các bà cán bộ học hệ tại chức hoàn toàn không biết gì khi ngồi trên lớp nhưng có điểm thi cao ngất. Có nhiều ông, nhiều bà khi chép bài giải, dấu hiệu vô cực mà các ông, các bà cứ nghĩ đó là số 8 viết bị nghiêng nên sửa cho nó đứng lại thành số 8 và khi ra khỏi phòng thi còn hí hửng khoe cái sự thông minh, nhanh trí này của mình ! Các lớp cán bộ này hiện nay không ít người đứng đầu tỉnh, có người lóp ngóp bò ra tới trung ương.

Thử hỏi, bây giờ nếu chấp nhận cuộc chơi, phanh phui tên tuổi 44 thí sinh ở Sơn La thì hệ quả là các thí sinh bị phanh phui sau 44 thí sinh kia cũng bị nêu danh tánh. Mà nêu danh tánh họ thì việc gì sẽ xảy ra ?

Trước nhất, phải hỏi là 44 thí sinh kia và những thí sinh gian lận điểm thi là ai ? Là con ông nào, bà nào ? Câu trả lời là chắc chắn một điều cha mẹ họ có quyền lực, đặc biệt là quyền lực liên quan đến ngành công an. Mà một khi nêu danh tánh của con thì phải lòi mặt cha mẹ. Người ta nói "đánh chó phải ngó mặt chủ" là vậy !

Giờ nếu tên tuổi của những thí sinh kia bị lộ trước công chúng, cha mẹ cũng bì thừ mặt trước công luận, thì hậu quả cho giới quan chức đương quyền thật là khó mà lường. Người Việt thường nói, "chó chết thì mèo cũng nhăn răng" là vậy. Giờ mà tên tuổi thí sinh gian lận điểm bị phanh phui thì không chừng, có cả hàng tá, hàng đống cán bộ có bằng đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ cũng bị phanh phui, cũng chịu nhục còn nặng nề hơn vụ các thí sinh kia !

Vì cả một hệ thống toàn những tấm bằng giả cầy, những tấm bằng chưa một ngày đi học và người cầm bằng không biết gì về lượng tri thức mà tấm bằng ấy bảo chứng. Thứ mà họ biết là luồn lách, thủ đoạn, chơi bẩn với nhau… Giờ nếu như có một cuộc thanh lọc bằng cấp, nếu như có một cuộc tổng kiểm tra bằng cấp và trình độ của chủ bằng, không chừng tỉ lệ sống sót chưa tới 10% !

Và đây không còn là vấn đề đơn giản, nó trở thành chuyện nhức nhối của chế độ. Bởi đuổi hết những kẻ bằng giả về vườn hoặc để họ lòi mặt, mất uy tín thì lấy ai làm cán bộ ? Mà để cho họ ngồi thêm thì lại càng làm cho chế độ lung lay tận gốc rễ !

Từ đó để suy ra, để thấy rằng việc không công bố danh tánh 44 thí sinh gian lận điểm chẳng liên quan gì đến tính nhân văn mà cũng chẳng liên quan gì đến cái gọi là "cơ hội học tập nghiêm túc hơn" cho họ. Đơn giản, đó là sự sợ hãi từ phía ban ngành chủ quản. Mà đúng hơn, không chừng nó là sự sợ hãi từ trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi nhìn bề ngoài thì đơn giản vậy thôi. Nhưng một khi nhà đã cháy thì câu chuyện trở nên thê thảm hơn nhiều.

Chính vì vậy, hiện tại, mọi thủ tục cần làm của nhà nước là bưng bít và ém nhẹm tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề thi cử, gian lận điểm. Bởi có rất nhiều vị ngồi ở ghế công đường, đang xét xử chuyện gian lận nhưng sống lưng họ chẳng còn chút nhiệt nào vì sợ. Họ sợ cái đà xâu chuỗi như vậy thì họ cũng không tránh khỏi tội gian lận điểm, gian lận bằng cấp.

Khi viết bài này, tôi nhớ đến một nhân vật hiện nay đang là chánh án một tòa án huyện, nói một cách nghiêm túc là hắn dốt đặc cán mai nhưng rất giỏi nịnh và xảo trá. Cách đây chừng 15 năm, một hôm đứa em kết nghĩa của tôi chạy vào tá hỏa bảo lỡ giải đề thi giùm. Hỏi sao nó bảo hôm trước ông kia vào nhờ viết giùm một bài văn và giải giùm mấy bài vật lý trước ngày thi tốt nghiệp, hôm sau, đề thi mới được công bố thì đúng y đề nó đã giải. Hóa ra hắn đã biết trước đề thi từ một "ai đó" ! Và mới tép riu như hắn đã biết như vậy thì các ông lớn hơn hắn biết cỡ nào chắc đã rõ !

Và có bao nhiêu cán bộ trên đất nước này không sợ bị soi mói quá trình học và thi ? Vì vậy, cũng đừng ngạc nhiên khi nhóm 44 thí sinh kia và rất nhiều cán bộ khác không bị công bố tên. Và càng phải đừng ngạc nhiên hơn nếu họ bị công bố tên, bởi lúc đó, cần phải biết rằng cha mẹ họ đang bị cô thế, thuộc một bang phái đang mất quyền lực trong hệ thống. Vậy thôi !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 26/03/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Nói hai thứ chống này giống nhau vì lẽ, nó đòi hỏi tâm huyết, trí tuệ và đặc biệt là sự hi sinh. Nếu chỉ thiếu một trong ba yếu tố này thì việc chống chỉ mang tính hình thức hoặc mượn việc chống để mưu sự cá nhân.

chong1

Chống tham nhũng, lò ông Trọng rực lửa nhưng chưa đủ cháy

Sở dĩ phải nói như vậy vì hai lý do : Lò ông Trọng rực lửa nhưng vẫn chưa đủ cháy và cho đến thời điểm hiện nay, những cán bộ kiểm dịch Việt Nam hiện rõ gương mặt của kẻ ăn không ngồi rồi, ăn hại chứ không làm gì cho ra trò trống.

Ở vấn đề thứ nhất, chống tham nhũng, lò ông Trọng rực lửa nhưng chưa đủ cháy, vì sao ? Vì ông đã đốt khá nhiều thanh củi tham nhũng cộm cán, điều đó cho thấy ngọn lửa chống tham nhũng trong lò không nhỏ. Nhưng bên cạnh đó, hàng trăm gương mặt tham nhũng, có liên quan đến BOT, liên quan đến đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhiều biệt phủ lấn chiếm rừng phòng hộ… Những kẻ chủ mưu vẫn ung dung, lớn tiếng. Và sự lớn tiếng này phải chăng đã có sự bảo bọc, che chở từ một cấp cao nào đó ? Cái cấp cao nào đó có liên quan gì đến việc miễn cháy trong lò ông Trọng ?

Và đến đây, người ta buộc lòng phải hỏi liệu cuộc đốt lò của ông có thực sự tiêu diệt những kẻ tham nhũng bằng ngọn lửa công lý, công bằng xã hội và làm sạch bộ máy công quyền ? Hay đây chỉ là động thái đánh vào đối phương ? Nó chỉ cho thấy ngay trong nội bộ đảng Cộng sản cũng đã chia ra làm nhiều bè phái và kẻ mạnh thì được mượn danh công lý để tiêu diệt công lý, kẻ yếu thì chết một cách tức tưởi hoặc nhục nhã ?

Đương nhiên, cái chết tức tưởi hay nhục nhã đều xứng đáng với những kẻ mang tâm hồn đen tối, sâu mọt trước nỗi thống khổ của nhân dân, trước hàng triệu con người vẫn còn lây lất kiếm từng bữa cơm và trong mỗi hạt gạo họ nấu cơm đều gánh tiền thuế. Nhưng nếu tiêu diệt một nửa sâu mọt thì nửa còn lại vẫn cứ là sâu mọt, chúng không thể biến thành chim chóc để ca hát. Tiêu diệt đối phương để hệ thống mình mạnh lên và thả sức hoành hành vì không có đối trọng là một lựa chọn hoàn toàn không dựa trên lương tri công chính.

Nói như vậy để thấy rằng trong ba yêu cầu diệt tham nhũng gồm tâm huyết, trí tuệ và sự hi sinh, công cuộc chống tham nhũng vẫn thiếu một thứ gì đó rất quan trọng để làm sạch hệ thống công quyền. Và lý lẽ nếu diệt hết tham nhũng thì lấy ai phục vụ đất nước là một thứ lý luận cùn. Bởi trí thức Việt Nam không thiếu, người tâm huyết với đất nước không ít và hơn nữa nếu như chấp nhận chỉ để đủ người trong hệ thống mà bỏ qua các tội lỗi cộm cán như tham nhũng, cửa quyền là một lựa chọn không lành mạnh, thậm chí không có tương lai.

Điều đó cũng giống như chống dịch trong một quốc gia theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Nếu như chống dịch mà chỉ ngồi chơi xơi nước và đợi kết quả rồi phán xàm thì chắc chắn dịch sẽ hoành hành. Rõ nét nhất là đại dịch tả châu Phi ở heo và đại dịch A/H5N6 hoành hành ở gia cầm. Mặc dù cả nước nhốn nháo, nhiều trường hợp bị nhiễm dịch gồm trẻ em và người lớn nhưng thử đến các khu chợ từ miền Bắc vào miền Trung đều có chung một không khí : người mua hoang mang, người bán than thở.

Trong khi đó, lực lượng cán bộ kiểm dịch, cán bộ y tế Việt Nam có con số khổng lồ, và khi cần huy động, họ sẽ có những cơ quan liên ngành hỗ trợ nhằm chống dịch và trấn an nhân dân. Thay vì đợi dịch đến mới cho thiêu hủy tài sản của nhân dân thì ngay từ lúc mới xuất hiện dịch, cục phòng chống dịch và cục thú y phải đứng ra thanh lọc tất cả các nguồn heo, gà từ nước ngoài nhập vào Việt Nam. Điều này hoàn toàn không khó, chỉ cần kiểm định, kiểm dịch ngay tại đầu vào ở các cửa khẩu thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Thử hỏi, trong lúc dịch xảy ra, các cục, chi cục thú ý và kiểm dịch đang ở đâu ? Có bao nhiêu cán bộ, chuyên viên của các cục này có mặt tại các cửa khẩu ?

chong2

Lực lượng chức năng vừa tiến hành tiêu hủy 226 con lợn bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Vấn đề thứ hai, để tránh tình trạng tổn thất kinh tế và tránh hoang mang trong nhân dân thì cục kiểm dịch và các chi cục phải vào cuộc để tránh tình trạng heo không bị dịch cũng chịu chung số phận với heo bị dịch và nhà buôn đi từ thua lỗ đến phá sản. Thử nghĩ, suốt nhiều năm, nhiều tháng ngồi chơi xơi nước theo cung cách cán bộ nhà nước xã hội chủ nghĩa, khi có sự cố thì chịu khó huy động nhau và kêu gọi liên ngành cùng ra tay bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nhà buôn. Việc có gì khó đâu ! Chỉ cần mỗi sáng, cắt hai cán bộ kiểm dịch, trang bị đầy đủ dụng cụ kiểm dịch, sau đó kêu gọi bảo vệ chợ và công an cấp tương đương cùng hỗ trợ. Tất cả thịt heo hay gà muốn vào chợ thì phải có con dấu kiểm dịch, phải qua kiểm dịch tại chỗ. Như vậy thì người mua không bị hoang mang mà người bán cũng không đến nỗi ế ẩm, than trời kêu đất như hiện tại.

Thử nghĩ, tại cửa khẩu có kiểm dịch, tại các đường vào tỉnh, huyện có kiểm dịch, nguồn thịt vào chợ được kiểm dịch chặt chẽ thì dịch nào lọt vào được ? Đương nhiên không thể nói rằng làm như vậy là ngăn chặn được dịch một cách tuyệt đối, nhưng chí ít nó cũng giải quyết được ba vấn đề : Giúp cho việc mua, bán trong các chợ được xác tín ; Tránh được tình trạng hoang mang và khủng hoảng kinh tế xâu chuỗi ; Và quan trọng nhất là giải quyết được bệnh mòn đũng quần vì ngồi lên la hết quán cà phê tới quán nhậu rồi lại ghế văn phòng của cán bộ nhà nước, tạo được thiện cảm của nhân dân và tự tạo tinh thần trách nhiệm của một người ăn ương từ thuế của dân.

Nhưng không, không hề có động thái nào cho thấy các ban, ngành nhà nước thể hiện quyết tâm hay trách nhiệm với nhân dân. Bài cũ dở đi dở lại đến nhàm chán vẫn không thôi, đó là đợi tỉnh nào có người bị mắc dịch thì công bố dịch ở tỉnh đó, gia súc, gia cầm nơi có dịch vẫn chuyển đi như chốn không người, khi có dịch thì thả sức đốt, phá tài sản của nhân dân. Ví dụ ở xã A có một chuồng lợn bị dịch thì lợn cả xã đó bỉ bị thiêu hủy không cần xét nghiệm hay kiểm dịch gì. Chủ nuôi lợn khóc lên khóc xuống vẫn không thoát. Muốn thoát thì phải hối lộ cho cán bộ thú ý và kiểm dịch.

Thử hỏi, với một bộ máy cán bộ và cơ chế hoạt động kiểu như vậy thì không gọi là ăn hại thì gọi bằng gì ? Và cái thói quen chây lười, nhũng nhiễu, ham ăn của giới cán bộ không chừng đã lấp mất tư duy cũng như kĩ năng nghề nghiệp của họ. Không chừng bây giờ, có lệnh tổng thanh tra, kiểm dịch, cho họ đi chốt chặn để kiểm dịch, họ không biết kiểm cái gì và kiểm làm sao. Họ lại kêu cứu cấp trên đào tạo, tập huấn và cho hưởng chi phí đào tạo, tập huấn (mức tiền ngoài lương cơ bản). Khi đào tạo, tập huấn cho họ xong, mất một núi tiền ngân sách, họ có thể làm tàm tạm thì dịch đã hoành hoành khắp nơi hoặc dịch đã tạm lắng xuống, đã hết mùa dịch… !

Chuyện cán bộ vô trách nhiệm, mất phẩm chất, tham lam, hống hách ở Việt Nam cứ như chuyện bước ra đường mà không gặp rác, không gặp phân là ngày quá lạ, quá đặc biệt vậy ! Và chuyện chống tham nhũng, chống dịch, xin đừng lên đồng như một kiểu câu view thời loạn mà hãy làm thật, làm mạnh và dứt khoát.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/03/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Trích dẫn từ báo Tuổi trẻ : "Sáng 6/3, UBND huyện Việt Yên, Bắc Giang đã cung cấp thông tin báo chí liên quan đến vụ thầy giáo chủ nhiệm bị phụ huynh tố dâm ô hàng loạt học sinh trong lớp do thầy giáo này chủ nhiệm.

damo1

Trường Tiểu học Tiên Sơn, nơi thầy Dương Trọng Minh bị tố có hành vi sàm sỡ các học sinh lớp 5 do mình làm chủ nhiệm.

Theo kết quả xác của các cơ quan chức năng huyện Việt Yên, ngày 1/3/2019, ông Dương Trọng M., giáo viên chủ nhiệm lớp 5A Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, nhận lời mời của một số phụ huynh học sinh đến uống rượu tại thôn Phù Tài, xã Tiên Sơn. 

Khoảng 15h, ông M. về lớp dạy phụ đạo cho học sinh. Một số học sinh mất trật tự, ông M. đã véo tai, véo mũi, dí tay vào vai, xoa lưng, vỗ mông một số em.

Tối 1-3, một số phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương yêu cầu ông M. đến Đình làng thôn Thần Chúc để làm việc. 

Tại buổi làm việc, ông M. mệt mỏi, hoang mang và không nói được gì. Kết thúc buổi làm việc, ông M. đã ký vào biên bản làm việc. Trong biên bản làm việc có ghi ông Minh "sờ vào vùng nhạy cảm của học sinh" (…).

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đại Lượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, cho hay tuy đến thời điểm hiện tại, Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa đủ chứng cứ chứng minh ông Dương Trọng M. dâm ô học sinh nhưng đây là các hành vi xâm hại đến thân thể của học sinh.

"Mặc dù chỉ là véo mũi, véo tai, vỗ mông... nhưng có những em thấy rất đau. Hành vi đó không phù hợp. Sự việc chưa hoàn toàn kết thúc tại đây. Chúng tôi tiếp tục điều tra, xác minh. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ có các biện pháp xử lý nghiêm", ông Lượng nói.

Về thông tin thầy giáo Dương Trọng M. có đơn xin ra khỏi ngành, ông Nguyễn Đại Lượng cho biết đến thời điểm hiện tại UBND huyện chưa nhận được đơn của ông M.

Nếu ông M. có xin ra khỏi ngành sau khi sự việc xảy ra, UBND huyện vẫn xử lý các vấn đề liên quan đến vụ việc trước sau đó mới xem xét đơn của ông M.

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục - đào tạo Bắc Giang cho rằng đây là một sự việc đáng tiếc. UBND tỉnh Bắc Giang đã có các quy định cấm công chức, viên chức uống rượu vào buổi trưa, trong ngày làm việc.

Lãnh đạo Sở Giáo dục - đào tạo Bắc Giang khẳng định sẽ tiếp tục làm việc với Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Việt Yên để chấn chỉnh, thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước và nguyên tắc, đạo đức của ngành…".

Sở dĩ phải trích dẫn khá dài, gần như nguyên một bài báo về câu chuyện này bởi lẽ, nó liên quan đến quá nhiều vấn đề từ xã hội học, đạo đức học đến mỹ học, giáo dục học và cả chính trị học. Nhưng trong đó, có vẻ như nổi cộm vẫn là vấn đề xã hội học, mỹ học và đạo đức học.

Sở dĩ nói câu chuyện liên quan đến ba vấn đề này nhất bởi trong một nền giáo dục, đạo đức và chính trị mà hướng đến của nó là gì sẽ cho ra sản phẩm đó. Đương nhiên điều này không đúng hoàn toàn nhưng đúng cho số đông, bởi không phải ai cũng có thể phản tư, phản tỉnh hay phản kháng dễ dàng trước mọi tương tác có tính trực tiếp của xã hội. Mà ở đây, vấn đề đạo đức đang nhức nhối bởi sự "lộng giả thành chân".

Một vấn đề, một hành vi xấu xa, thậm chí gây chướng tai gai mắt nhưng nó được diễn đi diễn lại một cách phổ biến và chính thống thì trước sau gì nó cũng trở thành chuẩn mực, một thứ chuẩn mực đạo đức mới được áp đặt, cưỡng bức lên tư duy và đạo đức thời đại trong một xã hội cụ thể.

Ở đây, có mấy vấn đề mà nguyên nhân hay nói chính xác hơn là từ phía nhà cầm quyền, chính xác là từ Đảng cộng sản Việt Nam. Các hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (là cánh tay nối dài và là nguồn tiềm năng của Đảng, hầu hết đảng viên Cộng sản đều lấy nguồn từ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh này) trong nhiều năm nay có những chiêu trò, hành vi hết sức lố bịch, phản đạo đức. Việc chơi những trò chơi đầy tính khiêu dâm cho đến các hoạt động kém trí tuệ, bị xem là thiểu năng được phổ biến mà các trang mạng xã hội đã lên án trong thời gian qua lẽ nào Đảng không nhìn thấy, không nghe ?

Và những trò chơi, những hoạt động này không dừng ở các khối đoàn địa phương, nó lọt thẳng vào môi trường giáo dục, các ông thầy, bà cô đã tóc muối tiêu, với trang phục nhà giáo vẫn chơi các trò vô bổ, khiêu dâm một cách vô tư như đó là thứ chuẩn mực mới về đạo đức, về tính cởi mở trong sinh hoạt nhà trường. Đương nhiên, tác động của các hoạt động này lên giới trẻ là vô cùng lớn. Và hệ quả của nó đã bày ra trước mắt, không cần bàn gì thêm. Một đảng viên, giáo viên dâm ô với trẻ em không còn là chuyện xa lạ ở Việt Nam, và đáng sợ hơn là nó đang được bao che công khai !

Nói rằng hành vi dâm ô kia được bao che công khai để phân biệt với hành vi dâm ô được bao che kín đáo từ thời Sầm Đức Xương cho đến Đinh Bằng Mi hay Nguyễn Khắc Thủy… và hàng loạt tay nhà giáo, đảng viên, đoàn viên khác đã phạm tội và nếu như xét đúng người, đúng tội, tất cả bọn họ đều xứng đáng lãnh án từ chung thân đến tử hình.

Rất tiếc, trong nền đạo đức Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, họ vẫn bị xử nhưng chỉ mang tính tượng trưng, và sự bao che cho họ cũng khéo léo, chưa đến nỗi lộ liễu như vụ thầy giáo – đảng viên Cộng sản Dương Trọng Minh. Và sự bao che một cách công khai của công an, thậm chí công an đứng về phía Dương Trọng Minh như một thầy cãi cho Minh cho thấy điều gì ?

Thứ nhất, nó cho thấy dường như ngoài những vụ nổi cộm đã nói và Dương Trọng Minh, vẫn còn rất nhiều tên vô hạnh, mất dạy vẫn còn ngồi trong hệ thống, và một khi trừng phạt nặng những tên này thì sẽ bị "bứt dây động rừng". Thứ hai, đây có thể là một thứ qui chuẩn đạo đức mới mà Đảng cộng sản muốn phổ biến nó để biến dân tộc này thành một cái chuồng lợn chỉ biết ăn, ngủ và làm chuyện dâm dật. Bởi hơn bao giờ hết, kinh tế Việt Nam đang đà phát triển, cơ hội phát triển bản năng tốt chưa từng có và khi người ta bận ăn, ngủ, giao phối và đào thải thì người ta chẳng còn bụng dạ nào để quan tâm chính trị hay vận hệ quốc gia. Và khả năng thứ ba, cũng rất có thể xảy ra, là các đảng viên Cộng sản đều biết rằng từ cấp địa phương đến trung ương, chẳng có ai thanh sạch và chức càng cao thì đàn đúm, đú đởn càng nặng, càng tinh vi nên họ chẳng sợ, họ sẵn sàng chơi tới bến bởi trong chuồng lợn thì lợn mập, lợn ốm đều bốc mùi phân lợn như nhau ? !

Và tất cả những gì đang diễn ra cho thấy rằng hệ đạo đức, hệ mỹ học và hệ chính trị Việt Nam đã đến độ bộc phát, nó đã làm mục ruỗng mọi giá trị nền tảng và thay vào đó một thứ giá trị như đang thấy. Và, nếu như điều này không phải là chủ ý của Đảng cộng sản, thì có lẽ, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng như hệ thống trung ương đảng phải có hành động cụ thể với loại tội phạm đạo đức kiểu hiện tại chứ không thể để cho đám bên dưới biến thành đám lâu la phá vỡ dân tộc và các ông chỉ gật gù bên trên như không biết gì !

Thực sự, chưa bao giờ đạo đức xã hội thối nát đến độ mà mỗi khi người ta nói về cái xấu, cái ác, cái tệ mạt trong xã hội lại thở dài và buông một câu thảm não rằng "Kệ nó đi, thời Cộng sản mà nói cho lắm càng dễ mất mạng !". Như vậy nghĩa là sao thưa các lãnh đạo đáng kính ?!

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 06/03/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 21 février 2019 23:32

Những ngòi nổ nội chiến Việt Nam

Việt Nam có chỉ số và thực tiễn phát triển kinh tế khá tốt trong ba năm trở lại đây. Và Việt Nam cũng manh nha những ngòi nổ nội chiến khủng khiếp nhất kể từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay.

noichien1

Một dòng sông, hai phương trời cách biệt

Nếu như sau 1975, có những cuộc "nuôi quân", "phục quốc" của các "anh hùng rừng lá thấp" bên tận trời Thái Lan, Campuchia hay những cánh rừng ngập mặn heo hút muỗi mòng Tây Nam Việt Nam và những cuộc "phục quốc" ấy nhanh chóng bị dập tắt bởi các lực lượng an ninh, du kích hay dân phòng, kể cả vệ tinh nhân dân… Thì hiện nay, các ngòi nổ lại nằm ngay trong mỗi người dân. Và nguyên nhân rõ nét nhất là mâu thuẫn một cách phồn thịnh giữa nhân dân và nhà nước.

Nói "mâu thuẫn một cách phồn thịnh" nghe có vẻ sến súa hoặc cải lương. Nhưng thực ra, điều đáng sợ nhất của con người không phải là mâu thuẫn gay gắt, mâu thuẫn không đội trời chung, mâu thuẫn bởi cái đói, mâu thuẫn bởi miếng ăn… Mà là mâu thuẫn một cách phồn thịnh.

Bởi khi đất nước phục hồi kinh tế sau chặng đường dài đau khổ, đói khát, mất tự do trong từng bữa ăn, đến nay, phải nhìn thẳng một sự thật là điều kiện vật chất tại Việt Nam không đến nỗi tệ, cảnh siêu giàu cũng có, cảnh giàu, khá cũng nhiều, cảnh đói từng bữa ăn hầu như rất hiếm, chỉ xuất hiện ở một số bản nhỏ miền núi (và có thể hình ảnh này bị lợi dụng trắng trợn để trục lợi những người Việt yêu nước sống trên quê hương thứ hai, để họ phải đau đáu nghĩ về quê hương và ki cóp từng đồng gửi về cho quê nhà – nhưng thực tế là phần lớn vào túi các "nhà hoạt động", "nhà từ thiện"). Và điều này lại gây thêm một kiểu mâu thuẫn khác.

Trở lại chuyện mâu thuẫn một cách phồn thịnh, khi con người đủ ăn, đủ mặc, đủ chỗ ở sau chuỗi dài khó khăn, dẫu sao, người ta cũng thấy mãn nguyện một phần nào và dễ dàng bỏ qua, xí xóa cho những lỗi "không làm vỡ hủ gạo của mình".

Trường hợp các BOT tận thu, thu vô tội vạ dù đã quá hạn phép thu trên khắp nẻo đường Việt Nam mà người lái xe phần đông vẫn không quan tâm hoặc có biết nhưng cũng "ném một cục lơ" cho xong chuyện cũng là một biểu hiện của mâu thuẫn một cách phồn thịnh. Xét về mặt nội tâm, lý lẽ, chắc chắn chẳng mấy ai chấp nhận chuyện cống nạp cho các trạm BOT quá hạn hoặc các trạm BOT phi lý, nhưng người ta bận bịu, nếu làm cho ra lẽ thì lại mất thời gian và trở ngại cho việc đã dự tính nên cuối cùng là "phá tiểu hao thu đại lợi". Nghĩa là chấp nhận mất vài chục ngàn mua vé BOT để kịp việc.

Lợi dụng vào tâm lý "phá tiểu hao thu đại lợi" của những người dân mới bắt đầu ngấp nghé chạm vào thương mại, chạm vào lĩnh vực kinh doanh hoặc chạm vào kinh tế khấm khá mà hầu hết giới cán bộ từ ngành giao thông đến công an, tòa án, tư pháp, kinh tế, thuế vụ, giáo dục, y tế… kính thưa các loại hình hành chính công đều thay phiên nhau bóc lột của người dân. Đi công chứng một tờ giấy hợp đồng mua bán nhà hoặc đất đai, muốn nhanh thì phải có tiền lót tay ; đi đường, bị công an giao thông thổi, muốn khỏi bị hư xe sau khi công an cẩu về đồn hoặc rầy rà thì thôi có lỗi hay không lỗi, cứ lót tay vài trăm gọi là "ổ bánh mì" cho công an giao thông để đi cho nó nhanh…

Có hàng trăm thứ bóc lột một cách tinh vi đối với người dân mà họ không biết. Nổi cộm nhất vẫn là ngành y tế, giáo dục và giao thông. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy, ngày xưa ông bà nghĩ sao không biết mà nói ra câu này, cho đến bây giờ, tình yêu thầy cô được qui ra tiền rất rõ rệt, tiền càng lớn thì tình yêu càng nhiều, con em càng đỡ vất vả, đỡ bị ép trong học hành. Muốn người thân mau lành bệnh hoặc tránh bị sốc thuốc, tránh bị tủi nhục hoặc cô đơn vì bị bác sĩ ghẻ lạnh, hất hủi, cách tốt nhất là lót tay bác sĩ. Mặc dù trong bệnh viện để bảng sờ sờ ra đó là cấm bác sĩ nhận quà cho, biếu, camera gắn trong cả thang máy… Nhưng không biếu ở bệnh viện thì phải tìm tới nhà biếu, có vậy người thân mới được yên thân.

Ngành giao thông thì thảm khốc nhất, có thể nói là người đi đường bị bóc lột không chừa thứ gì, ngay trong việc đổ xăng để chạy, một lít xăng đã gánh hơn 50% thuế trên tổng giá, đi xe hơi thì việc đăng kiểm cũng bất minh không kém. Một chiếc xe, khi đăng kiểm, ngoài việc kiểm định chất lượng chiếc xe ấy còn đủ để lăn bánh hay không, chủ xe phải mua bảo hiểm giao thông, đóng phí bảo trì đường bộ. Mức phí bảo trì đường bộ mỗi xe dao động từ 1 triệu 500 ngàn đồng đến 18 triệu 500 ngàn đồng mỗi năm tùy thuộc vào tải trọng chuyên chở. Thử làm một phép tính nhỏ, chỉ tính riêng năm 2018, có gần 300 ngàn xe ô tô mới ra khỏi cửa hàng và đến đăng kiểm để lăn bánh, như vậy, chỉ riêng năm 2018, chi phí bảo trì đường bộ những xe mới này phải đóng dao động từ 450 tỷ đồng đến 5.550 tỷ đồng. Đó là chưa nói đến hàng chục ngàn chiếc xe cũ vào đăng kiểm. Một con số khủng khiếp và có thể xây dựng, tái thiết bất kì con đường nào. Và cũng xin nhấn mạnh, đây là con số đã hạ xuống mức thấp nhất, thực thu còn cao hơn nhiều !

Đã vậy, một chiếc xe giả sử ngừng lăn bánh, bỏ trong kho suốt 3 năm, khi đi đăng kiểm, chủ xe buộc phải mua bảo hiểm và đóng phí đường bộ cho suốt 3 năm không lăn bánh đó. Đây là điều khoản cực kì vô lý và bất minh trong ngành đăng kiểm Việt Nam. Và nếu chủ xe không chấp nhận đóng khoản phí đó thì xe vĩnh viễn không được lăn bánh vì không có đăng kiểm tiếp theo ! Thử đặt một câu hỏi : Xe không lăn bánh, không tham gia giao thông thì ảnh hưởng gì tới đường sá, ảnh hưởng gì tới an toàn giao thông nói chung ? Câu trả lời là không ảnh hưởng gì cả, nhưng muốn đăng kiểm thì phải nộp khoản tiền cho ba nằm nằm kho kia, nộp đủ !

Nói ra điều này để thấy rằng sự bóc lột không cần phải tinh vi và không có một qui chuẩn nào nữa, nó vượt ngoài mọi giới hạn cho phép của lương tri. Nhưng giới cán bộ, công chức vẫn nghĩ đủ trò để lách luật, để bóc lột. Đó là chưa nói tới nạn xin bánh mì của cảnh sát giao thông khắp nẻo đường Việt Nam…

Và còn hàng trăm ngàn nạn bóc lột khác mà người dân luôn nhìn thấy, luôn thấu hiểu, luôn tức giận nhưng chấp nhận "ngậm miệng qua ải", "phá tiểu hao thu đại lợi" để tồn tại, để kinh doanh, làm ăn. Và không chừng có nhiều người ranh ma, biết biến cái tiêu cực thành cái sinh lợi của họ bằng cách toa rập với cán bộ, bày trò bóc lột đối thủ cạnh tranh.

Chính cái sự chấp nhận, cam chịu và xem điều đó như một khổ ải đương nhiên đã nhanh chóng đẩy chính quyền và người dân đến chỗ không thể giải quyết mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này cộng nghiệp với các chính sách về văn hóa, giáo dục, chính trị luôn có khuynh hướng bóp nát mọi ý thức tự do cũng như giá trị truyền thống trong nhân dân từ phía nhà nước lại một lần nữa đẩy mâu thuẫn đến cao độ. Nhưng cái ngòi nổ vẫn chưa thật sự phát tác một khi yếu tố ngoại bang và sự khinh rẻ đồng tộc đang ngày càng bùng phát. Một người Việt Nam, dù nói như thế nào đi nữa thì khi sang Mỹ hay sang một quốc gia nào đó, gặp các đồng hương cư trú tại đây sẽ bị nhìn bằng ánh mắt nghi ngại, sự nghi ngại này không phải do cố ý mà do có từ trong huyết quản, trong vô thức.

Cái vô thức tập thể đầy tính hoài nghi và thù hận bắt đầu có từ 500 năm trước, khi mà những đoàn lưu dân toàn những thành phần bất mãn, bất phùng thời, bất hảo, bất cần… Bị triều đình nhà Lê, Trịnh, Nguyễn xua khéo vào miền Nam trong cuộc Nam Tiến lịch sử. Nỗi bất mãn của người ra đi đối với người ở lại không hề nhỏ chút nào. Và sau nhiều thế kỉ, nỗi bất mãn ấy trở thành vô thức tập thể, đến mức một người Nam có thể buột miệng nói "dân Bắc Kỳ" đối với bất kỳ người Bắc nào họ gặp một cách đầy mỉa mai, kì thị mà trong thâm tâm họ không hiểu vì sao mình lại coi thường dân Bắc ! Và đáng sợ hơn là để bao biện cho sự kì thị, mỉa mai của mình, người Nam có thể viện đủ các tật xấu để áp lên người Bắc mặc dù họ không tin chắc và cũng không có cơ sở nào để tin rằng người Bắc ấy xấu thực sự.

Và, xin lỗi, nói thì đụng chạm nhưng cũng đành chấp nhận nói ra sự thật : Chưa đầy một thế kỉ, mà người Việt lưu vong, trở thành công dân của các quốc gia tiến bộ đã có vô thức tập thể của họ, đã có chút gì đó kì thị và coi thường, thậm chí hoài nghi đối với người Việt trong nước. Bởi cuộc ra đi của người Việt trên khắp năm Châu kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975 là một vết thương lớn khó lành. Chính cái vết thương này tạo ra nỗi đau tập thể và một thứ vô thức tập thể mới đang hình thành ngay trong lòng các quốc gia tiến bộ, ngay trong tầm đời sống tiến bộ, cởi mở. Nói thật thì đâm mất lòng, chứ có mấy người Việt ở hải ngoại không nhìn người Việt (trừ thân quyến của họ) trong nước là những "cộng sản nằm vùng" hoặc những "kẻ sống trong chuồng cộng sản" ?!

Và cũng không ít người, kể cả trí thức nhà nước và trí thức tiến bộ, cả phụ nữ trong nước và phụ nữ theo chồng Tây luôn nhìn những phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc như một loại người biến mình thành món hàng đổi đời cho gia tộc, một loại người không có hạnh phúc mà chỉ có cam chịu và chấp nhận… Với lý lẽ biện minh rằng "khác văn hóa, khác giọng nói thì làm sao có được hạnh phúc". Mà họ quên mất một điều rằng trong một quốc gia không may mắn, vẫn có người dính một chút may mắn và có người suốt đời sống trong rủi ro, đau khổ. Những người may mắn được xuất cảnh sang phương Tây tự do, giàu có bằng nhiều con đường, trong đó có đường hôn nhân, những người không may mắn bị xuất cảnh sang đất Hàn với bao chông gai chờ đợi. Tất cả đều mong mỏi đổi đời, và tất cả đều mong ước thoát khỏi thực tại đau khổ. Chính vì thế, nếu không thông cảm, thương yêu được nhau thì tốt nhất cũng đừng bao giờ ném cho nhau sự kì thị bằng cái nhìn đạo đức và văn minh !

Tất cả mọi mâu thuẫn, nhìn từ Việt Nam, nó bắt đầu từ nỗi đau của cái phồn thịnh đánh đổi, cái phồn thịnh nửa vời, cái phồn thịnh giả tạo và cam chịu nhiều hơn là cái phồn thịnh mọc lên từ nền tảng văn minh, tiến bộ. Và đáng sợ hơn nữa là mâu thuẫn của người Việt lại hình thành trên nỗi mặc cảm nhược tiểu. Một người đi đường bị mặc cảm nhược tiểu trong sâu thẳm nên xem việc ném vài chục ngàn đồng vào trạm BOT như là chuyện bình thường, bởi nếu cần, họ sẽ ném nhiều hơn để thể hiện đẳng cấp. Và điều này dẫn tới hệ lụy là một thứ đằng cấp ảo hình thành, những ai đấu tranh cho sự thật, cho giá trị chân chính có thể bị nhìn bằng ánh mắt kì thị, coi thường. Và ngay cả những người đấu tranh, dù đã vượt qua ngưỡng sợ hãi nhưng vẫn nuôi trong mình (dù không muốn) một phần mặc cảm vô hình, nên họ dễ dàng dẫn đến thái độ khinh thị đối với những ai không dám hoặc không biết đấu tranh. Nhìn người khác nhỏ bé, thiếu thông cảm cũng là một cách tự xây dựng mình to lớn khác thường so với người, một cách để che lấp mặc cảm sâu xa.

Và còn hàng triệu vấn đề khác mà khi nói tới, dường như đang chạm vào ngòi nổ nào đó vô hình mà khủng khiếp ! Trong bầu không khí mâu thuẫn và chứa đầy mặc cảm, thì có vẻ như những người làm công tác quản lý, những kẻ có cơ hội để tương tác và nhận chịu sự cúi luồn, chấp nhận tủi nhục, mượn nhân dân để xin xỏ, vay không thời hạn của đối tác bên ngoài hoặc các tổ chức kinh tế nhiều nhất, nỗi nhược tiểu của họ cũng nặng nề nhất. Càng nhược tiểu, càng mâu thuẫn, họ càng có những hành vi quái dị, những hành vi bất chấp luân thường, đạo lý và dám thách đấu với cả thần linh như vụ cẩu lư hương trước tượng Đức Thánh Trần tại quận 1, Sài Gòn. Và không ai khác, chính những nhà quản lý đã châm ngòi nổ mâu thuẫn Việt Nam một cách vô thức. Hệ quả của nó không hề nhỏ một chút nào. Xét trên diện rộng, nó gây nguy cơ mất ổn định và có thể bùng phát cuộc nội chiến bất kì giờ nào. Một cuộc nội chiến không đáng có và hoàn toàn không được phép xảy ra trong lúc này, khi mà kẻ xâm lăng chỉ mong giây phút ấy đến. Hơn bao giờ hết, sự bình tĩnh cần thiết quí hơn mọi thứ trong lúc này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 21/02/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
samedi, 09 février 2019 19:42

Xuân 2019 và những đống rác

Rác ! Thứ đập vào mắt nhiều nhất trong mùa Xuân 2019 và Tết Nguyên Đán này. Rác có mặt khắp mọi nơi, rác từ thành thị đến nông thôn, những con sông thơ mộng bỗng chốc trở thành sông rác, bầu không khí Tết là một bầu trời mùi rác ! Mùi rác vào tận giấc ngủ và đi ra từ não trạng bệnh hoạn Việt Nam.

rac1

Rác có mặt khắp mọi nơi, rác từ thành thị đến nông thôn

Cho đến lúc này, dùng cụm từ "não trạng bệnh hoạn Việt Nam" là hoàn toàn chính xác. Bỏi lẽ, chúng ta đi từ tâm thức nông nghiệp sang tư duy thì trường Á Đông. Mà tư duy thị trường Á Đông là gì ? Đó là, rõ nét hơn bao giờ, Việt Nam, một quốc gia đậm tâm thức nông nghiệp, được du nhập tư duy thị trường phương Tây và hưởng ứng văn hóa tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng lại giới hạn trong thứ văn hóa cộng sản xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc. Hay nói cách khác, Việt Nam nhập vào kiểu Mỹ nhưng xuất ra kiểu Tàu.

Nó gợi nhắc những ông lý trưởng, ông chánh tổng thời xa xưa, trước khi đi ăn cỗ làng thì dắt theo đôi đũa trong lưng quần, để khi ngồi vào mâm mà bọn hầu chưa mang đũa tới kịp thì còn có thứ mà lấy ra gắp. Chứ không thủ theo đũa thì bọn lý, chánh khác chúng có đũa trước, lại gắp hết miếng ngon ! Cũng theo tinh thần này mà giới quan lại xưa đúc kết ra câu bất hủ "Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau" ! Đó là đường vào, gắp càng nhiều thì càng thành công, bụng càng no, no đến ợ thì mới ngon ! Ăn no, hả hê, về đường, đường quê, hương đồng gió nội, nếu lỡ đau bụng vì no thì lại chui vào bụi cây hay tìm một chỗ vắng vẻ nào đó để thải.

Cái sự nhập vào vô tội vạ và thải ra vô tổ chức, vô kỉ luật ấy được tiếp nối một cách có hệ thống cho đến bây giờ. Nghĩa là sau nỗi đói kinh hoàng từ năm 1976 đến 1986, suốt 10 năm, cái bao tử người Việt trở nên sôi sục và gào thét. Khi kinh tế mở cửa, kinh tế thị trường xuất hiện, sau đó không lâu, chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ cũng có mặt tại Việt Nam. Vậy là người Việt tiêu dùng ồ ạt, tiêu dùng cho bõ những tháng năm đói kém.

Điều đáng sợ ở đây là Việt Nam vẫn là quốc gia có nền chính trị đu dây, đâm ra nền kinh tế cũng đu dây và đáng sợ hơn cả là văn hóa ba rọi. Có thể nói người Việt có tâm lý yêu chuộng nước Mỹ hơn Trung Quốc, và cách tiêu xài, ăn uống, người ta cũng học theo phương Tây. Có nghĩa là đầu vào học theo phương Tây, dường như văn hóa tiêu dùng đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng đáng sợ hơn cả là nền kinh tế này được định hướng xã hội chủ nghĩa. Được định hướng theo văn hóa Trung Hoa và dường như cách ứng xử cũng như văn hóa Trung Hoa được cổ xúy một cách chính thống và quyết liệt nhất.

Thử tưởng tượng đầu vào theo văn hóa tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng đầu ra lại chứa toàn ích kỉ, độc tài, mạnh được yếu thua thì sẽ ra sao ? Đương nhiên, kẻ có quyền lực cũng sẽ lượm được miếng ngon nhất trong thứ văn hóa tiêu dùng ở đầu vào và cũng sẽ tự cho họ cái quyền đào thải tùy tiện bởi chẳng ai dám nói gì họ ở đầu ra. Nhà quan thải theo kiểu nhà quan, nhà dân thải theo kiểu nhà dân. Bởi nền kinh tế thị trường chỉ du nhập được một nửa, cái nửa tiêu dùng và mua bán nhưng lại không du nhập, hoặc bị cấm tuyệt đối du nhập văn hóa tiêu dùng của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung.

Chính vì kiểu kinh tế ba rọi này mà người ta rất nhanh tay lẹ mắt trong chuyện đầu vào nhưng lại hết sức man rợ ở đầu ra. Người ta thi nhau ăn và cũng thi nhau thải vào bất cứ thứ gì có thể thải được, thải vô tội vạ, thải bất chấp. Kiểu thải này chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam, ngay cả quốc gia cộng sản gắt máu như Bắc Hàn cũng không có chuyện này.

Khi người ta được ăn, uống như một người nhà giàu nhưng lại không được dạy cho cách thải ra những thứ đã ăn theo người nhà giàu mà bị bịt mắt, bị thụ động giữ nguyên nếp cũ thì chắc chắn khó mà có được thứ gì cho ra hồn. Nền kinh tế thị trường và tiêu dùng kiểu Mỹ làm cho những dòng sông trên đất Mỹ trong lành và thơ mộng hơn. Bởi thiên nhiên nơi đây được giữ gìn theo những qui chuẩn văn hóa Mỹ. Ngược lại, Việt Nam gần đây cũng học đòi tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng lại ứng xử trong phông văn hóa xã hội chủ nghĩa, hậu quả là rác có mặt mọi nơi, rác như một biểu tượng của nền văn hóa ba rọi Việt Nam hiện nay.

rac2

Bây giờ, mùa Xuân, lên núi thì thấy những núi rác, ra biển thì thấy những biển rác, đi ngược sông thì thấy những sông rác.

Bởi người Việt học cách ăn, ngủ… theo kiểu Mỹ. nhưng người Việt lại bị bắt buộc giữ nếp hành xử khác, trong đó có việc đào thải theo kiểu Trung Hoa. Hệ quả của việc này là các hố rác vĩ đại có mặt mọi nơi, không ngoại trừ cả rừng vàng biển bạc.

Bây giờ, mùa Xuân, lên núi thì thấy những núi rác, ra biển thì thấy những biển rác, đi ngược sông thì thấy những sông rác. Với đà này, ngành du lịch Việt Nam sẽ sớm phá sản, và kéo theo hệ lụy kinh tế kiệt quệ, ngành địa ốc lại một lần nửa chết lâm sàn. Lúc đó, không chừng nhà nước cộng sản sụp đổ. Không phải theo kiểu bị dân nổi dậy hay đảo chính mà vì họ cảm thấy giải thể đi cho nhẹ gánh, họ sợ phải ôm một khối quyền lực rác trong khi bụng đói !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 09/02/0019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 27 janvier 2019 15:00

Tản mạn chuyện ăn mày cuối năm

Một năm qua đi, vần vũ bốn mùa xuân hạ thu đông, khắp dải đất hình chữ S này không thiếu những biệt thự siêu đẹp mọc lên, những siêu xe được tậu về… Thế nhưng phảng phất đâu đó người ta vẫn nghe thấy thanh âm của những tiếng kêu xé vì oan ức, vì thiếu sữa mẹ, vì thiếu bàn tay cha, tiếng người ta gọi nhau bàn thảo để giúp đỡ một cộng đồng, một hoàn cảnh nào đó. Bỏ qua những hoàn cảnh này, có một thực tế đáng bàn về tính xin ăn, lòng nhân từ thiên vị của người Việt.

anmay0

Cuối năm là dịp để các ông trùm, bà trùm ăn mày bảo kê hoặc thuê, ép nhiều người giả vờ thành người tàn tật

Vì sao nói thế, bởi lẽ cuối năm là mùa người Việt dù giàu hay nghèo cũng cố gắng sắm mâm cỗ gia tiên, sắm cho con cái, ông bà cái áo mới, là dịp để cả gia đình đoàn viên sau một năm bôn tẩu xứ người làm ăn, cố gắng làm thêm chút việc, bon chen thêm chút để kiếm thêm tiền tiêu Tết. Đây cũng là lúc mà một bộ phận không nhỏ những người chuyên dắt mối, là ông trùm, bà trùm ăn mày cho xuất quân. Họ bảo kê hoặc thuê, ép nhiều người giả vờ thành người tàn tật, có người còn bò bằng cả hay tay, lết đất từ km đường này qua km đường khác, có những bà mẹ bồng con đứng lay lắt nơi góc chợ để xin từng đồng lẻ của người đi qua hay những phụ nữ trạc tuổi ngũ tuần bồng theo bình chuyền nước, chuyền đạm lòng thòng dây đi xin tiền để trả viện phí.

Việc ai đó động lòng giúp đỡ hoặc rủ thêm bạn bè chung tay giúp đỡ hoàn cảnh khó ở Việt Nam quả thật không hiếm, nó xuất phát từ sự cảm thông, yêu thương đồng loại. Tuy nhiên điều đó cũng không ngoại trừ việc đôi khi người ta buộc phải làm người tốt nếu không muốn bị nghĩ là mình vô cảm.

Thử đến một quán cà phê, quán bún hay quán cơm, từ thành thị đến nông thôn, mùa này hiếm khi người ta không rơi vào tình trạng lưỡng lự, khó xử. Đang uống cà phê cần yên tĩnh, đang ăn miếng cơm lót bụng, bỗng dưng một "cụ già" trạc 50 tuổi hay một "em bé" trạc 15 xuất hiện và xin vài ngàn để ăn cơm, một lát sau lại có một cụ già khác xuất hiện xin vài ngàn lẻ để uống thuốc… Người ta không còn cảm giác muốn tặng nữa bởi hôm trước vừa gặp ở một quán nước cách đó không xa, hôm nay lại gặp. Có lẽ người đi xin vài ngàn lẽ không nhớ nhưng người bị xin lại nhớ nhiều bởi chính họ hôm trước vừa buông lời xì xầm những người ở bàn đối diện rằng anh ta/chị ta quả thật vô cảm, có vài đồng lẻ mà cũng không chia sẻ cho người ta.
Đi chợ, khi chỉ còn vài ngàn lẻ phải tính lên chi xuống, nhiều phụ nữ cũng không ngại chia sẻ với những người phụ nữ bồng con đi chợ xin tiền hoặc những người tàn tật nhờ một người tàn tật khác đẩy xe đi xin. Thế nhưng sau đó không lâu, chị ta nhìn thấy người phụ nữ đó lên xe hơi, người tàn tật nó lên xe buýt với dáng vẻ bình thường.

Rõ ràng có một thực tế đáng bàn ở đây. Người đi xin không cần quan tâm đến phẩm giá của mình hay nguồn gốc đồng tiền mình có được. Họ đánh vào lòng thương cảm, vào tinh thần lá lành đùm lá rách của những người Việt khác và làm giàu bằng cách lừa lọc, ép người khác vào chỗ thụ động trắc ẩn.

Ngược lại, nhiều người cho đi hẳn chưa chắc đã tốt. Nhiều người sẵn sàng chia sẻ với người khác khi họ nghèo đói hoặc lâm cảnh ngặt nghèo, sẵn sàng kể về hoàn cảnh khốn khổ của người được giúp đỡ với người khác như tìm kiếm một sự cảm thông. Thế nhưng khi người đó cố gắng làm lụng, khấm khá lên chút thì lại bị chính ân nhân của mình đi bôi nhọ, nào là từng thế này, từng thế kia, hoặc là gia đình đó vợ chồng sao đó… Dường như người ta ăn mày sự tử tế của mình trên cái nghèo của người khác. Và khi người đó hết nghèo thì xem như mất một mối để làm từ thiện, để chứng tỏ lòng tốt, lòng bao dung và hơn hết là mình giàu hơn người đó.

Cũng có những người chẳng bao giờ mở hầu bao của mình để giúp đỡ một người Việt nghèo khổ mình gặp trên đường, nhưng lại sẵn sàng chi mạnh tay để giúp đỡ một khách Tây nào đó đang treo bảng ‘Free’ bên đường. Ở đây cũng có thể giải thích là người ta quá sợ người Việt rồi, sợ vào cái nghề giả ăn mày hoặc cái tính muốn moi tiền của người khác nên tránh xa những hoàn cảnh đó. Cũng có thể lý giải là người Việt mến khách. Nhưng cũng có thể lý giải theo tâm lý sính ngoại của người Việt. Từ kẹo Tây, rượu Tây, vật dụng từ Tây, cứ gắn nhãn Tây vào là không thiếu người hỏi và người Tây cũng vậy, giúp đỡ một người Tây oai vang hơn nhiều giúp một người Việt (mặc dù cũng không thiếu khách Tây đang bôi nhọ hình ảnh của đất nước họ bằng cách qua nước khác đi xin để du lịch).

Cuối năm, những đoàn từ thiện lần lượt rời bản doanh để đi đến những bản làng xa xôi, mang chút ít quà bánh mong đồng loại mình có cái Tết ấm hơn. Cuối năm, không ít người Việt xa quê trở về quê ăn Tết. Đón họ là những cái ôm, những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi, những thức quà quê chỉ ngày xưa mới có, hay rủ nhau đi thắp hương mộ ông bà. Đón họ cũng có thể là những cái ôm vắt kiệt sức lực, nào là thăm người này, họp người kia, nào là chi phí sửa mộ ông bà, sửa nhà cửa cha mẹ, chi phí lo đám này, đám nọ… Người phương xa chỉ còn cách gắng gồng lưng mà chi trả để rồi Xuân còn Tết qua, lại lao sang trời Tây cày thí xác để trả nợ, để về thăm quê dịp cuối năm, hoặc để ổn định và một đi không trở lại.

Cuối năm, người Việt đôi khi hóa thân thành ăn mày để ăn mày mồ hôi, nước mắt của đồng loại. Cũng có người biến mình thành ăn mày, ăn mày của người thân. Cũng có người trở thành ăn mày trên những đồng tiền cứu trợ, hỗ trợ người nghèo bị bóp xén. Tâm lý dễ xin và dễ cho đôi khi trở thành lưỡi dao nhiều người lợi dụng để gọt chút lòng tốt hoặc sự ám ảnh về sự tử tế của người Việt để làm giàu.

Chẳng biết đến bao giờ đất nước thôi nghe tiếng ăn mày giả dối cuối năm, để một lần, mọi lòng tốt đều đến được đúng nơi và người cần thêm được chút hơi ấm !?

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 25/01/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
samedi, 05 janvier 2019 10:43

Một nền giao thông bệnh hoạn

Tai nạn giao thông, chết, tàn tật suốt đời và mất tương lai sau một lần ra đường, đó là câu chuyện rất thời sự tại Việt Nam. Lượng người chết vì tai nạn giao thông cao hơn lượng người chết vì ung thư và các bệnh khác cộng lại.

giaothong1

Vụ tai nạn thảm khốc ở Long An kinh hoàng hơn khủng bố

Như vậy có thể thấy rằng giao thông Việt Nam cũng là một loại bệnh, hay nói cách khác, Việt Nam đang mang trong mình một loại văn hóa giao thông bệnh hoạn ! Và nó bệnh hoạn như thế nào ? Thử soi lại câu chuyện tai nạn giao thông gần đây nhất tại Bến Lức, Long An.

Một vụ tai nạn làm chết nhiều người đang dừng đèn đỏ do một xe container chạy như điên đâm và kéo những người chờ đèn đỏ. Sau đó, cơ quan chuyên môn đã giám định và khẳng định hệ thống phanh của xe container đạt 75% thông số yêu cầu, vượt đến 25% yêu cầu vì các xe khi đăng kiểm, thông số phanh từ 50% trở lên đã đạt yêu cầu. Nguyên nhân được cho là do tài xế đã nhậu say trước khi lái và trong tình trạng vừa say vừa phê ma túy.

Sau sự vụ tang tóc này, một ông tiến sĩ cho rằng người đi xe máy đã phạm luật giao thông, phát biểu của ông bị ném đá tới tấp. Và sau toàn bộ những gì diễn ra, thử bình tĩnh suy xét về ứng xử của người đi đường, thói quen tham gia giao thông và sức ép của những tài xế xe đường dài, xe tải… Nguyên nhân đến từ đâu ?

Trước hết, nói về người đi xe máy tại Việt Nam, có thể nói rằng tìm một người đi xe máy không phạm luật giao thông khi dừng đèn đỏ là hết sức khó, cho dù tìm ngay tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng hay Nha Trang, Huế, Cần Thơ… Bởi vì bất kì nơi nào, cho dù đường có chia làn cho xe cơ giới, xe ô tô và xe máy, nhưng chỉ cần có đèn đỏ thì người đi xe máy dàn xe qua tận làn đường của xe ô tô, xe cơ giới để đứng. Nói không ngoa là nơi nào cũng có chuyện này. Theo đúng luật giao thông thì người đi xe máy chỉ được phép đứng chờ đèn xanh trên làn đường của xe máy và làn kết hợp xe máy – ô tô chứ không được phép dừng trên làn dành riêng cho ô tô. Nhưng người Việt dường như đã mang sẵn thói quen cứ đèn đỏ thì bỏ làn, không có bất cứ làn đường hay ranh giới nào nữa.

Và khi nhìn lại videoclip xe container cán xe máy thì quả thật, cũng không phải không có người đi xe máy đã dừng vào làn của ô tô.

Có một thực tế : Nếu kiểm tra, xét nghiệm ma túy các tài xế xe tải và xe đường dài, có khả năng hơn 90% tài xế đều dương tính với ma túy. Người bạn tôi có đứa em lái xe đường dài, nó lái được ba năm, ban đầu nó nặng 75kg, cao 1,75m. Lái được ba tháng, nó tăng lên thành 90kg, mập ú. Hỏi sao nó tăng cân nhanh và khuyên nó đi khám sức khỏe xem sao, nó nói : "Em tăng cân là do ăn mì gói, ăn nhiều đến độ đi tiểu cũng nghe mùi mì gói, rồi uống bò húc (redbull) nhiều quá cũng nhanh tăng cân…". Hỏi sao không ghé tiệm ăn cho đàng hoàng, nó bảo : "Xe chạy phải luôn ở ga 70km/h để bù những đoạn bắn tốc độ thì kéo rề 50km/h. Nhà xe thì quản lý qua vệ tinh nên mình không được phép dừng quá lâu để ăn uống. Thôi thì ghé vào bên lề, kiếm miếng nước sôi chế mì ăn. Để dành tiền, chứ lỡ bị xin bánh mì một phát thì còn đâu tiền mang về…".

Bẵng đi một thời gian, hai năm sau, từ một đứa to vâm, mập ú, nó còn 65kg, mắt nhìn lơ đãng, tôi hỏi làm ăn ra sao, nó nói cũng đủ sống nhưng nó khó mập như cũ vì dính ma túy. Nghe nó nói dính ma túy mà không hề ngần ngại, tôi lấy làm lạ : "Sao em không cai đi, nguy hiểm lắm đó, tan cửa nát nhà chứ không chơi đâu !". Nó nói tỉnh bơ : "Bệnh nghề nghiệp mà anh, có thằng tài xế xe đường dài nào mà không dính ma túy đâu, đâu phải do mình nghiện mà do sức ép công việc. Thử hỏi cứ lái luôn ngày luôn đêm, đi cả hơn ngàn cây số (km) như vậy thì bò húc ban đầu uống còn tỉnh ngủ, chứ dần quen rồi thì chỉ có ma túy nó mới giúp mình trụ được !". Tôi hỏi : "Sao em không thay phiên lái để tranh thủ chợp mắt ?". Nó nói : "Mỗi xe chỉ có một tài ôm vô lăng thì anh thay với ai. Bây giờ làm ăn khó lắm, nhà xe chỉ thuê một tài thôi, nếu anh không nhận việc thì có người khác nhận ngay ! Mỗi chuyến nếu khéo léo, đi về đủ giờ, không chậm trễ và không bị giao thông xin đểu mới có ăn, chứ đụng phải giao thông và đi về chậm thì coi như trắng tay. Bây giờ cạnh tranh dữ lắm. Thắng tài xế đường dài nào cũng dính ma túy hết, vì sức ép công việc cả thôi… !".

Điều thằng em nói dường như không sai, vấn đề chung chi cho các ngành liên quan đến giao thông dường như quá nặng đối với bất kì nhà xe nào. Bù vào đó, họ lại giảm phiên chế tài xế, thay vì trả lương cho hai tài/xe đường dài, họ chỉ thuê 1 tài và tăng chừng 25% lương. Như vậy dư được 75% của tài nhì họ dành cho việc chung chi các cơ quan, trong đó chủ yếu cơ quan cảnh sát giao thông. Và sức ép công việc của tài xế cũng tăng từ chỗ này. Hầu như đã bước vào nghề tài xe đường dài thì 100% cày và cày, cạnh tranh khốc liệt mà chẳng biết là cạnh tranh cái gì, cạnh tranh với ai !

Đó là chưa nói đến tình trạng thi bằng, học bằng qua quýt và nhiều người có bằng lái, chạy xe cả ba, bốn năm trời mà không biết tí gì về luật gia thông ! Bởi vì cái bằng lái của người đó là bằng mua. Tình trạng mua – bán bằng lái xe tại Việt Nam diễn ra còn mạnh hơn cả mua – bán bằng đại học hay thạc sĩ, tiến sĩ. Mà thử nghĩ, những cái bằng đòi hỏi quá trình học cả mấy chục năm trời, tốn vài trăm triệu, có khi cả tỉ đồng đầu tư cho việc ăn học mà người ta còn dám mua – bán, cấp vô tội vạ thì nghĩa lý gì một cái bằng chỉ học vài tháng, chi phí ngót nghét chục triệu đồng mà không dám mua – bán ! Cái khốn nạn trong giao thông Việt Nam lại nằm ở chỗ hệ thống quản lý của nó quá lỏng lẻo và bệnh hoạn.

Cái thứ bệnh hoạn của hệ thống quản lý cao nhất chi phối mọi thứ bệnh hoạn của hệ thống bên dưới, mua bán bằng cấp, tham nhũng, móc ngoặc, cắt xén đi từ giáo dục tới y tế, giao thông và các ngành nghề khác. Mọi thứ bệnh hoạn một khi bùng phát thì những gì người ta nhìn thấy không phải là hiện tượng mà là hệ quả của một quá trình dài.

Tình trạng tai nạn giao thông Việt Nam tăng một cách đột ngột và ngày càng dữ dội, nó không phải là hiện tượng bất thường mà nó chỉ cho thấy bệnh hoạn trong giao thông đã đến lúc bùng phát. Muốn nó thuyên giảm không phải là khó mà nhà quản lý chỉ cần ngay lúc này làm được ba việc cụ thể : Chấn chỉnh quản lý ; Thực hiện trách nhiệm và ; Xây dựng văn hóa đi đường.

Chấn chỉnh quản lý thì nên bắt đầu đốt một cái lò tham nhũng của ngành giao thông và đốt một cách triệt để nhằm loại bỏ mọi thành phần sâu mọt. Biến các chiến dịch màu mè, lý thuyết trong giao thông thành hành vi cụ thể trong quản lý giao thông. Việc này liên quan đến vế thừ hai là Thực hiện trách nhiệm.

Để thực hiện đúng trách nhiệm, các tổ, nhóm công tác giao thông đứng đường xin bánh mì nên dẹp hẳn, thay vào đó là các tổ hướng dẫn giao thông đứng ở các ngã tư để hướng dẫn người đi đường dừng đèn đỏ đúng làn và thực hiện luật giao thông triệt để. Các cảnh sát giao thông nên thực hiện đúng chức năng cảnh sát (tức là cảnh giới và thị sát, sát hạch giao thông) hơn là biến mình thành những kẻ ăn xin, xin đểu đứng đường. Có như vậy uy tín của ngành giao thông mới củng cố !

Vấn đề thứ ba là xây dựng văn hóa đi đường, điều này cần sự kết hợp liên ngành giữa thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự, kể cả cảnh sát cơ động. Các tổ liên ngành này thay vì đứng một điểm nào đó để thổi, phạt và mè nheo người đi đường thì hãy thực hiện chức năng hướng dẫn và dạy luật đi đường, phạt những người vi phạm giao thông một cách công tâm chứ không thể qua loa theo kiểu đồng bạc đâm toạc công lý như bấy lâu nay.

Chỉ có như vậy mới hi vọng giảm bớt căn bệnh giao thông tại Việt Nam. Nhưng muốn được như vậy thì không hề dễ dàng một chút nào ! Nó đòi hỏi lương tri và tâm huyết của rất nhiều người, trong đó có cả từng người dân trong đất nước đang lún vào tuyệt vọng này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 05/01/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 23 décembre 2018 16:09

Một quốc gia vô pháp

Rải đinh trên một đoạn đường vắng để người đi đường hỏng lốp, phải vào tiệm để sửa và bị chặt chém giá trên trời. Chuyện này cả ba miền đều có.

vophap1

Người bị va quẹt yêu cầu gọi công an thì rút dao ra đe dọa - Ảnh minh họa

Cố tình đâm vào xe người khác để ăn vạ tai nạn, đòi bồi thường với mức giá không tưởng và khi người bị va quẹt yêu cầu gọi công an thì rút dao ra đe dọa, đòi đâm, chém. Chuyện này có trên cả ba miền.

Giả danh công an để đón xe qua đường, xin đểu bánh mì. Chuyện này có trên cả ba miền.

Cấm người khác đậu xe trên lề đường trước nhà và nếu ai đó vô tình đậu xe thì có thể bị xịt sơn, bị đập bể kính, móp xe, bẻ gạt nước, chuyện này có trên cả ba miền và có cả điển hình là một ông tiến sĩ khá nổi tiếng ở Hà Nội xông ra bẻ gạt nước, đập bể kính xe.

Cả bốn chuyện trên đây đều nằm trong lĩnh vực giao thông và liên quan đến văn hóa đi đường. Và cả bốn chuyện trên đều biểu hiện một vấn đề rất rõ : Đất nước đã vô pháp đến tận chân tơ kẽ tóc. Vì sao ?

Vì mỗi câu chuyện trên như một chiếc chìa khóa hay một câu trả lời cho sự vô pháp tại Việt Nam. Chỉ cần đặt câu hỏi cho mỗi câu chuyện thì sẽ thấy ngay vấn đề.

Rải đinh, nhìn bề ngoài chỉ nghĩ đơn giản là chuyện kiếm cơm bất lương của một kẻ bất lương nào đó. Nhưng ẩn sâu bên trong nó lại liên quan đến ngành giao thông, ngành môi trường và đặc biệt là ngành công an. Nếu ngành giao thông có trách nhiệm với lượng đường sá do họ quản lý, thì lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông phải giám sát từng mét vuông đường nhằm đảm bảo tính mạng người đi đường cũng như sự an toàn trong giao thông. Lực lượng của họ có thừa để làm việc này, nhưng không, mỗi chuyến ra đường chỉ để bắt xe, vòi vĩnh tiền và thời gian rảnh thì đi hát karaoke, đi nhậu… Đã có không ít vụ cảnh sát giao thông đánh nhau, thậm chí bắn nhau trong giờ làm việc tại một quán nhậu có karaoke.

Bên cạnh ngành giao thông, ngành vệ sinh môi trường cũng có một đội ngũ khá hùng hậu, tiền lương trả cho họ cũng chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách nhà nước. Nhưng họ càng đông thì đường sá càng lộn xộn, nhếch nhác bởi kiểu làm ăn qua loa chiếu lệ, hách dịch và quan liêu của họ. Bạn thử lên cầu, bỏ một câu biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo thì chừng 10 phút sau, nó đã bị gỡ bỏ bởi lực lượng chuyên nghiệp và sau đó bạn bị bắt. Thế tại sao có người rải đinh trên cầu một thời gian dài, người đi đường kêu trời mà không có ai giải quyết ? Và lực lượng trị an vốn xem những chiếc cầu là điểm chiến lược cần bảo vệ nhất đã đi đâu ?

Đi đường, cố tình va quẹt vào người khác để ăn vạ là do pháp luật không được thực hiện, không có người thực thi pháp luật đúng nghĩa nên những kẻ ăn vạ có đất sống. Và hơn hết là luật rừng được sử dụng thoải mái.

Từ chuyện tham nhũng, cửa quyền, hách dịch và đầy rẫy móc ngoặc của giới công an, đặc biệt là công an giao thông mà có không ít kẻ rỗi hơi mới nghĩ ra chuyện giả công an giao thông để xin đểu tiền của người khác. Bởi kẻ giả danh kia biết rằng nếu giả danh trót lọt thì cách gì cũng vớ bẫm. Khi người ta giả danh, giả hình một ai đó để làm việc xấu thì nên xem lại hình mẫu thử nó như thế nào.

Cấm người khác đậu xe trên lề đường ngay trước nhà mình. Thực ra, theo luật nhà đất Việt Nam qui định hiện hành, không gian sinh hoạt của một căn nhà được tính căn cứ trên diện tích sử dụng đã ghi trên sổ đỏ hoặc sổ hồng, không gian sinh hoạt phát sinh được tính ở phần hành lang cho người đi bộ trước nhà nhưng chỉ giới hạn bằng việc tập thể dục, sinh hoạt ngắm cảnh và chủ nhà không được bài trí, đậu xe (cho dù là xe máy, xe đạp) hoặc để vật dụng gây cản trở. Như vậy, thẩm quyền của một gia đình không bao giờ lan rộng ra đến phần lề đường và gia đình đó có trách nhiệm giữ vệ sinh chung quanh khu vực sinh hoạt.

Các trường hợp đập phá xe của người ta đậu "trước cửa nhà" thực ra là người đập phá xe hoàn toàn có lỗi. Người ta không đậu xe trên phần hành lang đi bộ. Nếu như đậu xe dưới lề đường sai qui định thì đã có thanh tra giao thông lo việc này và chủ nhà không có thẩm quyền can thiệp. Chỉ duy nhất một trường hợp là đậu xe chắn ngay cửa ra vào hoặc chắn ngay trước đầu hẻm hoặc cổng nhà nhưng lại lệch vào phần đất mà chủ nhà chừa ra để tạo không gian cổng thì chủ nhà mới có quyền yêu cầu chủ xe dời xe tránh cổng ra vào. Trường hợp đậu ngay trước cổng và đầu hẻm cũng không phải ít, đây là cái sai của tài xế.

Và cả hai trường hợp này, dường như chẳng mấy ai nhận lỗi về mình. Nếu tài xế đậu xe trước cổng mà chủ nhà nhỏ con hoặc tài xế là dân anh chị xã hội đen, đậu xe trước hẻm, bít lối vào hẻm thì hình như chủ nhà và dân trong hẻm chỉ biết ngậm bồ hòn cho qua chuyện. Ngược lại, chủ xe đậu xe tít dưới lề đường, nơi không bị cấm nhưng chủ nhà gấu một chút thì chiếc xe đó cách gì cũng bị xịt sơn đen, bôi bẩn hoặc bị bẻ gạt nước, bị đập kính… Ở đây không có nguyên tắc đúng/sai mà chỉ có kẻ nào mạnh thì kẻ đó đúng, không có lẽ phải nào cả !

Điều này cho thấy rằng người ta đã sống trong bầu không khí vô pháp, không coi trọng những qui định của luật pháp mặc dù luật pháp có qui định rõ ràng, chi tiết. Nhưng tại sao lại xảy ra chuyện vô pháp ? Bởi nguyên tắc tối thượng của pháp luật, công lý đã bị phá vỡ từ lâu "Quân pháp bất vị thân" để thay thế bằng một thứ nguyên tắc khác "Kim ngân phá luật lệ". Khi kẻ nắm quyền không tuân thủ pháp luật thì kẻ thứ dân sẽ chẳng coi luật ra gì. Đó là một tất yếu !

Một ông chủ tịch, bí thư hay giám đốc sẵn sàng bỏ qua những nguyên tắc đạo đức, pháp luật để thỏa mãn chuyện cá nhân thì chẳng mấy chốc, các nguyên tắc này mất giá trị và tính hiệu quả sẽ đảo ngược. Và chuyện những kẻ quyền thế, những kẻ lắm tiền sẵn sàng hống hách, bất chấp đạo đức, bất chấp pháp luật để làm điều xằng bậy xảy ra nhiều như nấm sau mưa tại Việt Nam thì làm sao người dân có thể tin vào pháp luật.

Ngay cả một lãnh đạo cấp cao từng phát biểu, đại ý "nhà nước làm sai thì nhà nước xin lỗi dân, còn dân làm sai thì dân chịu trách nhiệm với pháp luật". Cách nói lẹo lưỡi này nhanh chóng rũ bỏ trách nhiệm trước pháp luật của hệ thống nhà nước, hệ thống quan chức ! Trong khi đó, trên lý thuyết thì giới chức cán bộ chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép và người dân có quyền làm những việc luật không cấm. Từ chỗ biên độ sinh hoạt cực rộng trên lý thuyết, người dân nhanh chóng bị bó hẹp biên độ sinh hoạt trước các qui định thiên lệch về giới quan chức. Đây chỉ là ví dụ nhỏ trong thiên hình vạn trạng kiểu biến hình của qui định luật Việt Nam sau khi vào tay quan chức.

Thử hỏi, với một quốc gia mà giới chức, những kẻ nắm trách nhiệm hàng đầu và có bổn phận gương mẫu thì lại hỏng hóc đến độ lếu láo, đạp trên đạo đức, pháp luật như vậy thì làm sao ra đường không gặp chuyện vô pháp. Người ta nói, chỉ cần bước ra đường, đi ba bước đã biết quốc gia đó có nền pháp luật ra sao. Tại Việt Nam hiện nay, không cần đi ba bước mà mới chỉ bước ra đường đã gặp sự lộn xộn, vô pháp, vô đạo ! Đáng buồn thay !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 23/12/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn