Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 15 décembre 2018 21:56

Đôi điều nghĩ về lòng tốt

Không khí giáng sinh đã bắt đầu rộn ràng tại nhiều nơi trên thế giới, còn tại Việt Nam, khoảng thêm tuần lễ nữa thôi, đèn Giáng Sinh sẽ sáng khắp mọi ngã thành phố, các nhà thờ, thị xã, thị trấn… và cả một số quán xá, nhà hàng khắp mọi miền Nam Bắc. Thế nhưng những chuyện xảy ra tại Việt Nam trong những ngày gần đây như những bàn tay vô hình bứt dần những bóng đèn giáng sinh xuống khỏi cây thông noel, khiến lòng người không khỏi lạnh !

longtot1

Bé trai 10 tuổi này bị sư thầy ở Thanh Hóa dùng roi mây đánh, khiến hàng chục vết thâm tím hằn đầy lưng, bắp tay và ngực cũng bị chi chít các vết bầm tím. Ngoài ra, giữa đầu em D. có 1 vết thương rất lớn.

Hạ tuần tháng 11, chuyện cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy 41 tuổi, trú xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình phạt tát một nam học sinh lớp sáu 231 cái.

Khoảng nửa tháng sau, một cô giáo tên Trang ở trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) được cho là con của một quan chức phạt tát một bé gái học lớp hai 50 cái tát. 

Mới đây dư luận tại thị trấn Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xôn xao thông tin một viên chức thị trấn Hồ bị một số người lạ mặt khống chế tại một nhà nghỉ ở huyện này và tung clip ông này ông này đang ở cùng phòng với một người phụ nữ không phải vợ ông ta.

Chuyện một bé trai 10 tuổi mồ côi cha bị sư thầy ở Thanh Hóa dùng roi mây đánh, khiến bầm tím cả người, trước đó bé còn bị sư thầy này dùng xô đánh vào đầu, bắt ngâm mình dưới ao… Sư thầy trụ trì chùa Long Yên, xã Hà Hải huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa sau đó không phủ nhận sự việc mà bao biện rằng việc mình dùng roi là "để dạy dỗ cháu, uốn nắn các cháu nên người, nhà chùa sẽ rút kinh nghiệm, chứ không để làm ơn lại mang tiếng ác…".

Rồi đến chuyện một nam thanh niên ở Quảng Nam vào Sài Gòn, bị người lạ thổi thuốc mê lấy mất 50 triệu đóng viện phí để chữa tay, cuối cùng anh buộc quay trở về quê và nguy cơ mất luôn cánh tay còn lại vì không còn tiền để nối gân…

Gần đây nhất, liên quan đến các bê bối trong hệ thống giáo dục hiện tại, trưa 13-12, một lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ cho hay sở này đang xác minh thông tin hàng chục học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) bị hiệu trưởng lạm dụng tình dục, trước đó nhiều nạn nhân đã chia sẻ sự việc lên facebook cũng như với báo giới…

longtot2

Một quốc gia sẽ như thế nào nếu như từ giới lãnh đạo đến giáo viên, bác sĩ, sư thầy… đều liên tục xuất hiện những con sâu lông, ngứa bựa.

Không hiếm chuyện buộc người ta ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, về số phận quốc gia. Một quốc gia sẽ như thế nào nếu như từ giới lãnh đạo đến giáo viên, bác sĩ, sư thầy… đều liên tục xuất hiện những con sâu lông, ngứa bựa. Người ta bảo một con sâu làm rầu nồi canh nhưng hiện tại, việc tìm giữa nồi canh xã hội một thứ gì đó không phải là sâu e rằng khó như tìm nhặt hoa giữa mùa đông.

Trong những cuộc nói chuyện gần đây của một vài nhóm bạn trẻ mà vô tình tôi cùng tham gia, tôi nghe thấy họ bình luận về việc tốt và việc xấu. Mỗi người một biên kiến, mỗi giới mỗi suy nghĩ nhưng tựu trung lại họ đều thắc mắc về hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là có vẻ như lòng tốt nhiều khi đến từ việc diễn và vấn đề thứ hai là có phải nhiều lúc người ta vô tình chìa lòng tốt của mình ra cho người khác lợi dụng.

Ở vấn đề thứ nhất, thử nhìn nhận về một sự việc liên quan đến pháp luật : Trong hôm 13 tháng 12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Long Biên cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Thắng 29 tuổi, trú tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội về tội danh "Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người". Trước đó, nam thanh niên này đã bán một quả thận của mình, sau đó môi giới bán thành công cho 15 người khác để hưởng chênh lệch từ 30 đến 80 một trường hợp…

Trong trường hợp này, đa số các nạn nhân đều xem nam thanh niên trên là một ân nhân, người giúp họ có cơ hội đổi đời hoặc thực hiện một điều gì đó nhờ việc bán đi một quả thận. Họ biết việc mình làm và đau đớn thay nhiều người trong số họ nghĩ rằng giờ bán đi một quả thận, giải quyết công việc hoặc làm việc cần làm rồi lúc nào giàu có sẽ mua lại một quả thận khác.

Một số thùng bánh mì miễn phí ở các ngã tư từ thành thị đến nông thôn như một sự phì đại, hoặc một số mặt hàng miễn phí ở nơi chưa hẳn có người dùng đến… há phải chăng là một kiểu phô diễn lòng tốt ?

Vấn đề thứ hai, tôi lại liên tưởng đến hành động đáng quý của anh Đặng Văn Thọ, chủ tiệm sửa xe máy Lộc Thọ trên đường Phạm Như Xương quận Liên Chiểu, Đà Nẵng khi anh này đã sửa hơn cả trăm chiếc xe máy bị ngập lụt trong hai ngày 10 và 11 tháng 12 vừa rồi, giúp những công nhân, sinh viên, người dân nghèo nhanh chóng có phương tiện đi lại, trở về với cuộc sống thường nhật. Ở đây đã gọi là đáng quý, vậy tại sao lại đáng bàn ? Bởi lẽ, đa số các xe anh này sửa giúp là xe ga, xe côn, những loại xe có giá vài chục đến gần cả trăm triệu đồng. Vậy thử hỏi, có lẫn trong đó không những người không nghèo khổ, không phải công nhân, người nghèo… nhờ anh Thọ sửa giùm xe để khỏi tốn vài chục hoặc vài trăm ngàn đồng ?

Hành động giúp đỡ người khác của anh Thọ hoặc một số người vá xe miễn phí giữa đêm ở các thành phố lớn, để rồi không ít người gặp nạn khi người gọi điện cầu cứu là giả mà người cướp của thì thật… tất cả chỉ cho thấy việc tốt, người tốt đôi khi bị lợi dụng.

Con người nói chung không ít người tốt và dân tộc nào cũng vậy, Việt Nam nói riêng cũng không ngoại lệ. Chúng ta không thiếu những mạnh thường quân, cũng không thiếu những người cố gắng hết sức, bằng mọi cách giúp đỡ người khác, chúng ta cũng có không ít người khó, cảnh khó cần giúp đỡ và trong số họ cũng nhiều người biết thầm cảm ơn khi không biết ân nhân của mình là ai, họ là một người, một tổ chức, một cộng đồng cùng chung tay. Nhưng rõ ràng trong xã hội rối ren, mục nát như hiện tại, lòng tốt đôi khi có nhưng chưa đủ, kẻ cần cũng chưa chắc đã khác !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/12/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 30 novembre 2018 23:11

Nếp chợ, nếp quan

Quê hương trong ký ức, mấy ai không nhớ đến cây đa, bến nước, con đò… Tuy không nhắc về chợ nhưng rõ ràng, chợ vẫn là một thứ gì đó trong xó xỉnh ký ức để ai nhớ về quê cũng nhớ về ít nhất một ngôi chợ hay một thức quà quê nào đó mẹ mua cho. Chợ đôi khi cũng là nhiệt kế để đo lòng người, tình người ngoài việc người ta nhìn vào cái chợ để thấy kinh tế của vùng miền nào đó, đất nước nào đó ra sao…

nep1

Những người phụ nữ ngồi cạnh nhau bán cùng mớ rau, trái mướp, xấp bánh tráng không chút ngần ngại thoái mạ nhau trước bất kì ai mua bên này, bỏ bên nọ…

Nói về nếp chợ Việt Nam hiện tại, có thể nhắc đến ba nếp đặc trưng nhất : siêu chợ, chợ lớn và chợ quê.

Siêu chợ nôm na có thể nhắc đến là các siêu thị, trung tâm thương mại ở các thành phố lớn, nơi ngoài bày bán các mặt hàng còn kèm theo những dịch vụ vui chơi, giải trí. Người ta tìm đến siêu chợ để thỏa cái thú muốn gì sắm đó và không phải mặc cả giá hàng hóa, cũng có người tìm đến siêu chợ chỉ để tham quan hoặc đôi khi là tìm đến ăn uống. Dựa vào các nhãn hàng, thương hiệu bày bán trong các siêu chợ, phần nào cũng biết được mức đô chi tiêu hay mức độ văn hóa của vùng miền đó. Cách người ta ứng xử với nhau khi mua hàng, tìm hay lựa chọn hàng hóa, thái độ của nhân viên các ngành hàng, dịch vụ, có thể nói là bề ngoài có thể nhìn thấy mức độ chuyên nghiệp hay đẳng cấp của siêu chợ ở mức nào, bởi các mặt hàng đa số đã được tuyển chọn, nhân viên đã được đào tạo.

Chợ lớn có thể kể đến các chợ ở thành phố, chợ huyện lớn hoặc chợ đầu mối. Nhìn vào các mặt hàng có thể biết được văn hóa tiêu dùng ở nơi đó.

Còn nhớ cách đây không lâu, nhiều người bạn của tôi đến Sài Gòn du lịch, ghé đến tham quan chợ Bến Thành, lúc ra về họ đều phàn nàn rằng sợ móc túi quá, hàng gì toàn đồ Trung Quốc rồi thì người bán hô giá quá cao, nào là ‘ăn vạ mở hàng’. Đủ các kiểu để thấy rằng một khu chợ lớn về thời gian cũng như quy mô như chợ Bến Thành cũng không làm người ta yên lòng. Chợ Cồn Đà Nẵng, chợ Thanh Xuân Hà Nội, chợ Đông Ba Huế… có chợ nào không đầy rẫy hàng Trung Quốc.

Mơ hồ nghĩ đến chuyện làm quan ở Việt Nam, không ít bà con nông dân cho con đi học, mong con kiếm được một chân trong cơ quan nhà nước khi ra trường. Nhưng ngược lại giới quyền lực, giàu có… không ít người đưa con ra nước ngoài từ tấm bé để sống trong một môi trường tự do hơn, làm việc trong một môi trường tiến bộ hơn hoặc giả nếu trở về lại hoặc ở lại Việt Nam ngay từ đầu, họ cũng thuộc lớp "siêu chợ’. Nói vậy bởi lẽ những người này sẽ có những chức quan to, những ngôi nhà biệt phủ, những hồ bơi nguy nga, nhưng khi bị bắt đi đốt lò, mới tá hỏa ra là họ ăn chặn của công ty này, lừa công ty nọ hoặc chiếm đoạt tiền của cơ quan này hoặc lợi dụng chức vụ, móc ngoặc buôn bán hàng hóa Trung Quốc với cơ quan nọ, suy cho cùng họ cũng chỉ là dân buôn, được đào tạo bài bảng và sắm vai với áo dài, đầm váy hoặc veston.

Chuyện ông đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an thành phố Thanh Hóa đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ việc liên quan đến đơn thư tố cáo nhận tiền "chạy án", chuyện ông cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh bị phạt 9 năm tù và bị cáo Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ"… há phải chăng là một trong số ít vụ để thấy rõ con người ta vẫn đang ở trong thời kỳ kẻ chợ và mọi chuyện vẫn lẩn quẩn trong mua bán mặc dù họ đã khoác cho mình chiếc áo từ chức tước cho đến tiền tài.

Chiều đông, chạy xe dọc những con đường quê hun hút, ghé vào một ngôi chợ quê bên đường. Cơ hà thức lúa, nếp, bánh tráng, bánh chưng, bánh tổ, con tôm đất hay lát thịt heo quê… Trách sao người ta không khỏi yêu quê hương hay thấy mình bỗng dưng bé lại để được mẹ cho cái bánh ú, miếng mít hay lát dưa mỗi khi đi chợ về ? Nhưng hỡi ôi, nếp xưa nay đã khác, chợ chỉ còn hình bóng và chẳng còn hồn. Không ít người đưa máy lên chụp góc chợ quê bị đòi tiền chụp ảnh, bởi lẽ "Sapa chụp cái 10 ngàn đồng, ở đây cũng vậy". Những người phụ nữ ngồi cạnh nhau bán cùng mớ rau, trái mướp, xấp bánh tráng không chút ngần ngại thoái mạ nhau trước bất kì ai mua bên này, bỏ bên nọ…

Hồn quê, chợ quê đâu mất dấu. Những ông cán bộ suốt đời thề thốt làm đầy tớ muôn dân chỉ trên lý thuyết. Phó chủ tịch thành phố nhặt được nhẫn mang nộp công an, tướng công an ngồi tù vì lừa đảo, chiếm đoạt, anh thanh niên thì ngồi tù vì nhà có quán karaoke hay vì tiền bia, tiền rượu quá rẻ. Thử nghĩ nếu hệ thống pháp luật của Việt Nam và việc thực thi nghiêm minh hơn, sao tồn tại được những con sâu nghe ra làm hỏng luôn cả nồi canh Việt Nam. Bước tới một cái chợ, nghe tiếng cãi cọ, tranh gianh qua về, dù có yêu cảnh chợ đến mấy, người tham quan cũng chùn chân trước lần thứ hai. Đến một đất nước mà đài báo ngày nào cũng xuất hiện mặt quan tham, nhân viên dởm thì thử hỏi ai dám đến lần 2.

Nếp chợ cũng như nếp quan, không phải tự nhiên mà có. Nhưng giữ được nếp hay không, câu trả lời không phụ thuộc vào tên chợ, mà phụ thuộc vào thái độ, cái nhìn hay những hành động ấm áp của những người làm nên khu chợ. Nếp quan không phụ thuộc vào việc anh ở chức quan nào, mà là việc anh hành xử như thế nào, anh ở chức quan đó ra sao, giúp được gì cho dân, để người ta hết xì xào cách anh đối nhân xử thế ! Suy cho cùng, nếp chợ hay nếp quan, nghe ra tưởng đơn giản nhưng nó cũng đòi hỏi một quá trình lâu dài với sự sẻ chia và kết nối của các giới liên quan, sự phản tỉnh và dám thay đổi để đâu đó cái tốt cũ còn giữ lại và cái mới được phát huy !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 30/11/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Chuyện trở nên "đáng bàn" từ việc cô giáo Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2 ở trường trung học cơ sở Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bắt 23 học sinh trong lớp, mỗi em tát bạn 10 cái và sau khi nhận 230 cái tát vì "tội văng tục" thì cô giáo tiếp tục tát bồi một cái "ân huệ" khiến em phải đi bệnh viện.

tat1

Cơ quan điều tra Công an huyện Quảng Ninh đã khởi tố vụ án Hành hạ và làm nhục người khác để làm rõ việc cô giáo Thủy áp dụng hình phạt tát vào má của học sinh.

Vụ việc chưa dừng ở đó, hiệu trưởng nhà trường còn kêu gọi báo chí đừng làm lớn chuyện vì trường đang đón nhận "chuẩn quốc gia cấp độ II" !

Đến đây thì mọi chuyện trở nên hãi hùng hơn người ta tưởng, bởi nó khiến cho ai từng học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đều phải suy nghĩ về cách dạy và học, về các chỉ tiêu thi đua, bệnh thành tích đang tràn lan từ mọi ngõ ngách.

Và những cái tát kia không đơn thuần là cái tát của những học sinh tát vào mặt bạn mình trong lớp học mà là những cái tát vào nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Em học sinh bị tổn thương bởi những cái tát cũng không đơn giản là một tổn thương cá nhân mà là một tổn thương thế hệ, tổn thương chung của học trò thời xã hội chủ nghĩa. Liệu nói vậy có quá đáng ? Và vì sao lại "nâng quan điểm" lên như vậy ?

Có thể nói rằng hoàn toàn không có chuyện nâng quan điểm ở đây. Bởi người viết cũng từng là một học sinh xã hội chủ nghĩa, từng trải qua quá trình học, có năm làm lớp trưởng, có năm làm lớp phó học tập, rồi làm sao đỏ (bây giờ gọi là cờ đỏ). Có thể nói rằng trong lớp học, hiền nhất là lớp phó học tập, sau đó là lớp trưởng, còn đội trưởng đội sao đỏ là đáng sợ nhất, quyền lực nhất, một kiểu quyền lực đấu tố được người ta ký thác vào những đứa trẻ non nớt, chưa biết gì và khiến chúng xem đó là việc tốt, là điều gương mẫu, đạo đức…

Chúng được đấu tố ra sao ? Đơn giản, đội trưởng đội Sao Đỏ (tức cờ đỏ bây giờ) không cần học giỏi, chỉ cần nhanh nhẹn, to con một chút và chịu soi mói. Đội trưởng và các thành viên đội sao đỏ sẽ đi từng lớp, soi xem lớp này quét lớp sạch sẽ chưa, góc bàn nào còn dính bụi, có cái rác nào sót lại dưới chân bàn, lớp nào có học sinh không mang khăn quàng, nếu đã mang đầy đủ thì soi tiếp đã mang đúng hướng dẫn chưa… Rồi chuyện bạn nào nói tục, bạn nào nói chuyện phản động (chỉ cần xưng "ông Hồ" thay vì xưng Bác Hồ hoặc chỉ cần nói Mỹ tốt hơn Liên Xô, tốt hơn Trung Quốc thì bị cờ đỏ, sao đỏ xếp vào loại phản động, ghi vào sổ). Tất cả những ghi chép của Sao Đỏ (cờ đỏ) sẽ được mang về văn phòng, giao cho Hội đồng thi đua của trường (lúc tôi học thì Chủ tịch hội đồng thi đua là một ông cà ngất, làm thủ thư kiêm Chủ tịch hồi đồng thi đua, không có chuyên môn dạy học, hình như chưa tốt nghiệp cấp 2 nhưng là đảng viên cộng sản. Và vị trí Chủ tịch hội đồng thi đua phải là đảng viên), hội này sẽ chấm điểm thi đua từng lớp và đưa kết quả này ra trước lễ chào cờ vào đầu tuần sau. Thường thì các lớp từ khá đến trung bình được điểm sơ qua, riêng lớp nào bị chê, bị kỉ luật thì hội đồng thi đua sẽ không tiếc lời giáo huấn. Những lúc như vậy, cô giáo chủ nhiệm của lớp bị giáo huấn sẽ ngồi như trời trồng, thậm chí không biết giấu mặt vào đâu.

Tôi còn nhớ chuyện một thằng bạn thân năm tôi học lớp 8, vì tội đi trễ nhiều lần nên nó bị "giáng chức" từ lớp phó học tập xuống đội trưởng sao đỏ. Từ việc chỉ biết học và theo dõi các chương trình thi đua học tốt của trường để phổ biến cho lớp, nó buộc chuyển sang đi soi mói người khác. Nhưng được tuần đầu tiên soi mói theo ‘đúng chuẩn’, qua tuần thứ hai, tuần thứ ba và những tuần sau đó, nó bảo hình như nó không có khả năng làm sao đỏ nên cứ tới buổi trực của nó thì hầu hết các lớp đều khăn quàng xộc xệch, quét lớp sơ sài cho có quét nhưng trong sổ trực luôn ghi điểm Tốt cho mọi lớp. Có lẽ vì vậy mà anh em lớp trưởng các lớp khoái nó nên cứ mỗi lần nó trực thì cách gì họ cũng lén rủ mai mốt đá banh, đi bơi hoặc vào vườn nhà bạn nào đó hái trái cây… Chuyện trở nên phức tạp khi nó được nước cứ như vậy mà ghi Tốt tất tần tật. Và rồi đi đêm nhiều cũng gặp ma, có một ông thầy mới ra trường, vừa nhận lớp, rất hăng say thi đua… chiếu tướng nó mà nó không biết.

Một bữa nọ không thấy nó đi học, hỏi ra tôi mới hay là hôm trước nó tuyên bố bỏ học. Ra là ông thầy nọ bắt nó dùng tay hốt rác của một lớp dọn chưa sạch. Lý do là vì nó hoàn thành không tốt chức năng của sao đỏ, không đôn thúc, bắt ép các lớp dọn sạch rác, vậy nên chính nó phải hốt. Nó bảo không có cái hốt rác thì nó không hốt, thầy trò lời qua tiếng lại vì chuyện hốt rác bằng tay và ki hốt rác, cuối cùng thầy đòi đánh nó, đuổi học nó, nó bực quá tuyên bố bỏ học luôn.

Nói là làm thật, nó nghỉ học đến tận gần hai tuần lễ và sau này đi học lại sau vài lời xin lỗi gượng gạo của ông thầy mê thành tích kia.

Chuyện gần 30 năm nhưng giờ lâu lâu gặp lại, ngồi nhâm nhi ly cà phê, thi thoảng bàn về chuyện giáo dục, nó cũng còn nhắc lại bởi theo nó thì gương mặt vừa lạnh lùng vừa có chút gì đó hèn hèn khi xuống nước đến nhà nó xin cho nó đi học lại khiến nó không thể nào quên, mãi cho đến bây giờ, mỗi khi nghe chuyện gì liên quan đến tiêu cực trong giáo dục, nó vẫn thấy gương mặt của ông thầy kia.

Nói như vậy để thấy mức độ kinh khủng cũng như sức ép của thành tích giáng xuống đầu giáo viên, học sinh ra sao. Miễn bàn về hành vi thú tính của cô giáo Thủy, người đã ra lệnh tát học sinh 231 cái. Mà vấn đề đáng bàn ở đây là hiệu trưởng nhà trường, ban thi đua nhà trường đã làm gì, đã thúc đẩy thi đua để đạt chuẩn quốc gia cấp độ II ra sao để đến mức một giáo viên chủ nhiệm ngang nhiên ra lệnh các học sinh thay phiên nhau mỗi đứa tát bạn mình 10 cái. Thiết nghĩ, thời lượng diễn ra 10 cái tát không thể là tích tắt và 230 cái tát không thể diễn ra trong vài phút để qua mặt nhà trường, ban giám hiệu. Trong khi đó, chức năng của ban giám hiệu theo luật giáo dục hiện hành, ngoài việc quản lý hành chính thì quản lý chuyên môn được đặt lên hàng đầu. Trong quản lý chuyên môn, có phần chống bạo lực học đường và cấm đánh đập học sinh.

Ở phần quản lý chuyên môn, bất kì giáo viên nào đánh học sinh mà bị phản ánh đến hiệu trưởng thì bắt buộc hiệu trưởng phải mang ra cuộc họp hội đồng nhà trường (vào thứ Năm, tuần thứ 4 mỗi tháng) để răn đe, kỉ luật. Nhưng ở đây, trong cậu học sinh bị tát 231 cái ở trường Duy Ninh, thay vì Hiệu trưởng đứng ra xin lỗi cha mẹ học sinh, xin lỗi trước công luận và kỉ luật giáo viên, thậm chí phải từ chức hiệu trưởng vì tự thấy mình quản lý kém, làm ảnh hưởng đến số phận của một học sinh… Thì bà ta lại kêu gọi báo chí đừng nói nhiều để được "công nhận chuẩn quốc gia". Vậy cái chuẩn quốc gia này là cái gì mà bà hiệu trưởng dám đạp qua dư luận, đạp qua lương tri, đạp qua số phận, tương lai của người khác để đoạt cho bằng được ?!

Mọi thứ cũng bắt đầu từ cái "chuẩn quốc gia" ngớ ngẩn kia, khi đạt chuẩn quốc gia thì lương bổng cũng được khá hơn, chính sách bảo trợ nhà trường từ phía nhà nước cũng khá hơn, nhận thưởng thi đua hằng năm cũng tốt hơn… Nhìn chung là béo bở hơn. Chính cái miếng mồi béo bở mang tên chuẩn này chuẩn nọ, danh hiệu này danh hiệu kia đã đẩy cả một nền giáo dục vào chỗ thi đua, thi đua và thi đua, điểm số học sinh thì cứ nâng khống giỏi, xuất sắc cho dù học sinh lớp 5 vẫn chưa đánh vần được để đọc, giáo viên thì bất chấp mọi thứ để đạt danh hiệu, đạt thành tích. Mà cái thành tích thì lại chẳng liên quan gì đến giáo dục, đến nhân cách, đạo đức của học sinh, thậm chí cũng không liên quan đến cả chuyên môn dạy và học !

Thiết nghĩ, đã đến lúc ông Chủ tịch nước kiếm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải vào cuộc, phải xóa bỏ gấp những cái chuẩn vớ vẩn cũng như bệnh thành tích điên rồ này đi. Vì muốn cho tương lai tốt thì phải có giáo dục tốt, muốn có giáo dục tốt thì giáo dục phải mang tính người, muốn giáo dục mang tính người thì phải dẹp bỏ mọi thứ bệnh hoạn trong ngành giáo dục. Có như vậy thì đội ngũ thầy cô sẽ bớt suy thoái, ngừng suy thoái và níu kéo được chút lương tri còn sống sót trong mỗi người !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 24/11/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Không ai mong thiên tai, cũng chẳng ai mặn mà với nhân họa và khi con số thiệt hại về người và tài sản phải khủng lắm người ta mới dán gán từ "thảm họa" nhưng với Nha Trang, theo UBND tỉnh Khánh Hòa, đến sáng 19/11, vụ sạt lở ở thành phố này vào hôm 18/11 đã làm 13 người chết, 11 người bị thương, 5 người mất tích ; 43 căn nhà bị sập, hư hỏng… Với chừng đó, tôi cũng nghĩ đã là thảm họa.

hienchuong1

Cảnh hoang tàn ở xóm Núi sau 1 ngày xảy ra thảm họa Nha Trang

Thảm họa với những gia đình có người thân bị mất, bị thương, mất nhà mất cửa, thảm họa với một thành phố được xây dựng trên nền đất đá với một bên sát biển, một bên dựa núi, tưởng chừng như chẳng bao giờ có lũ, vậy mà đùng một cái, lũ cuốn trôi mọi thứ, đất đá sạt lở vùi chôn người, nhà, tài sản, nước từ trên trời rơi xuống do thiên tai, nước cuốn dưới đất do nhân họa và nước đổ trên đầu người cũng chỉ vì cái thú muốn có hồ bơi của người giàu…

Ngày 19/11 tại Việt Nam, ngày mà các cháu học sinh, các em sinh viên, các bậc phụ huynh tươi cười hoặc tất bật ghé các hàng hoa, hàng quà để tri ân các thầy cô giáo, tôi bỗng chạnh buồn bởi cảnh hiến chương và thảm họa ở Nha Trang. Bởi lẽ có cái gì đó tương đồng giữa những cái cây được nuôi dưỡng trong bóng râm rậm rạp và những cái chết oan khiên khi thành phố biển ngập tràn nước.

hienchuong2

Ngày 19/11 tại Việt Nam là ngày mà các cháu học sinh, các em sinh viên, các bậc phụ huynh tươi cười hoặc tất bật ghé các hàng hoa, hàng quà để tri ân các thầy cô giáo

Hãy tưởng tượng một buổi sáng đẹp trời, người nông dân trẻ mừng rỡ thấy trời thay áo mới, những búp chuối nhỏ xinh hé nụ, những cây cà đơm bông, thế rồi trái cà lớn lên, búp chuối trổ dần và buồng chuối nhỏ thuông mình thả xuống. Sứ mệnh của cây chuối hoàn thành, một vài mầm cây mới nhô lên khỏi mặt đất, những nải chuối nho nhỏ đúng nghĩa với một giống chuối ba hương tầm cỡ, những trái cà cũng vào mâm cơm với câu nói "hỡi ôi cà điếc đặc". Ra là chuối kia quá rậm rạp, cà kia thiếu ánh sáng, chúng cũng đi hết vòng đời của cái cây, cái hoa trước khi hóa thành bùn đất nhưng nải chuối, trái cà chẳng nhỏ xíu thì cũng thiếu màu sắc…

Cũng giống như một con người sống và học tập trong một sinh quyển thiếu tự do. Đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình thuần nông : "Học ngoại ngữ làm sao được khi chưa biết tiếng Việt"., đứa trẻ được sinh ra trong gia đình sĩ, thương, thành thị : "Ờ thì con mình chưa nói tiếng Việt, bập bẹ nói toàn tiếng Anh, tiếng Mỹ là bình thường"… Đứa trẻ lớn lên, đứa thì "nông dân chay" với đủ loại giấy khen trường quê để rồi thả ra đời, mớ kiến thức học được không khả dụng mấy. Đứa thành phố lớn lên chút hoặc là cha mẹ phát hiện con bị rối loạn ngôn ngữ chứ không phải thần đồng, hoặc là bắn tiếng Anh như gió và chẳng biết gì về cây đa, bến nước hay mái đình ở Việt Nam.

Ngày hiến chương, tự dưng thấy các bậc cha mẹ tri ân thầy cô giáo thì ít mà ‘sợ chiêu’ của thầy cô giáo thì nhiều mà buồn. Họ sợ con bị trù dập, hoặc đâm ra tự kỷ hoặc bị kỳ thị nếu không có sự ân cần tích cực từ thầy cô giáo. Mặc dù suy cho cùng, học tập trong môi trường giáo dục hiện nay, đứa trẻ cũng chẳng khác mấy so với những bụi chuối, vườn rau bị rợp bóng cây, thiếu ánh sáng, vẫn sinh ra những buồng chuối, đọt rau nhưng những thứ vitamin có trong nó chỉ còn chút đỉnh. Đứa trẻ biết đọc biết viết, biết một số kiến thức về tài nguyên vô tận của quốc gia, một chút ít về địa lý vùng miền… nhưng chẳng ứng dụng được gì nhiều bởi tài nguyên vô tận đó thật ra là có hạn, cái địa lý vùng miền kia cũng chưa chắc đã đúng vì người ta phá rừng, đắp đập, xây dựng khắp mọi nơi, dòng chảy của sông thay đổi, hướng gió bị phân tán, đất đai cũng không khác mấy…

Ngày hiến chương, không ít thầy cô giáo tuổi đã già ngồi nghiền ngẫm lại thời gõ đầu trẻ để tự dưng thấy chút nhớ trường xưa, nhớ trò cũ, nhớ thưở hàn vi đất nước, ngày hiến chương đôi khi cô thầy tự biết với nhau hoặc nhận được củ khoai, củ sắn từ những người bà, người mẹ, người ông của các cháu. Ngày hiến chương, những cô giáo trẻ vùng cao ngồi thu lu góc phòng nướng trái bắp cùng các em học sinh… Ngày hiến chương, những học trò tri ân thầy cô giáo với lời cảm ơn tự đáy lòng bởi những gì thầy cô đã truyền dạy… Và ngày hiến chương cũng không thiếu những bậc thầy vô cảm, những cô giáo thành tích ngồi chờ xem năm nay nhận được bao nhiêu quà !

Và sở dĩ tôi nhắc đến ngày hiến chương trong cái thảm họa Nha Trang cũng một phần vì lẽ đó. Ắt hẳn phải có những gia đình cẩn trọng trong từng li xây dựng, những gia đình thót tim khi nghe dự báo thời tiết, những gia đình sống để ngày này hết ngày nọ hốt tiền Trung Quốc hay Nga nhờ cái biển hiệu tiếng Trung, tiếng Nga treo to đùng trước cửa mà chẳng cần nghĩ ngợi gì. Người ta vẫn sống, giữa một thành phố biển, một thành phố du lịch, một thành phố với đất chật và người ngày càng đông, họ vẫn sống, kiếm tiền và chi trả cho những nhu cầu thiết yếu hay thú vui của mình, để rồi, người giàu thì làm khu nhà ở cao cấp với hồ bơi trên núi, người nghèo thì dựng nhà chui dưới chân núi.

Đùng ! Thiên tai giáng tới, hồ bơi vỡ, gia đình thầy giáo mất mạng, bốn chiếc quan tài trong ngày hiến chương.

Một thành phố biển chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới với mưa nhiều trong ngày hôm trước thì tới sáng hôm sau đã ngập chìm trong biển nước. Những nắp cống được người dân mở ra để thoát nước nhưng không được tới đâu.

Thiên tai hay nhân họa ? Nhiều người chẳng đồng ý với cụm từ thiên tai. Bởi quá trình đô thị hóa ở thành phố này quá nhanh, hệ thống hạ tầng không đáp ứng được sự phì đại của dân số và công trình. Những con đường trở thành sông chảy mạnh, những nắp cống trở thành hố tử thần có thể cuốn người đi đường theo dòng chảy xiết của nước.

Tất cả như một vườn chuối bị bóng cây rậm rạp, con người ta vẫn sống, vẫn thở, vẫn cật lực kiếm tiền mặc cho kẻ mang tiền đến sẽ làm gì, lấy gì của họ để rồi khi thiên tai quét qua, không còn thứ gì giá trị.

Nha Trang có thể đối mặt với con bão số 9 vào tuần tới, dẫu sao, cũng cầu mong Thượng Đế ban phước lành, che chở cho muôn nơi khỏi tai ương bão táp. Để rồi một ngày như mọi ngày, thầy cô giáo đến trường, Nha Trang rực ánh điện… Tất cả chỉ để sống (hay đúng hơn là tồn tại !), trách sao được khi người ta chẳng hề sá chi đến hậu họa về sau !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 19/11/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Một người đi đường, thấy người bán cua bên đường, ông này đặt một rổ cua to tướng chất đầy cua và không đậy nắp, ngồi ung dung uống trà, hút thuốc, mắt lơ đãng. Ông đi đường liếc thấy rổ cua không đậy nắp thì quay xe lại nhắc ông bán cua đậy rổ lại kẻo mất cua. Ông bán của cười to, cảm ơn rồi nói rằng nếu cua chỉ có một con duy nhất trong rổ thì không đậy sẽ mất ngay, chứ rổ chứa rất nhiều cua sẽ không mất con nào bởi tự chúng sẽ kéo nhau xuống lại đáy rổ, con nào vừa lòm ngòm bò lên miệng rổ thì con khác, thậm chí hàng chục con khác sẽ lôi xuống…

giocua1

Rổ chứa rất nhiều cua sẽ không mất con nào bởi tự chúng sẽ kéo nhau xuống lại đáy rổ, con nào vừa lòm ngòm bò lên miệng rổ thì con khác, thậm chí hàng chục con khác sẽ lôi xuống…

Sở dĩ giữa lúc có hàng trăm chuyện để quan tâm, bài viết lại đề cập đến cái rổ cua và chuyện nhà buôn, nhà nông Việt Nam bởi lẽ, người Việt giết người Việt đã quá lâu và điều này đang thành thói quen ; Dường như người Việt chưa bao giờ ngừng kéo nhau xuống hố, điều này chẳng khác nào những con cua tự níu càng với nhau để kéo vào rổ, không cho con nào thoát khỏi rổ, và kết quả là cả rổ cua vào nồi ! Hiện tại, khi nhà nông Việt Nam đang quằn quại trên cánh đồng vì thanh long, khoai lang, rau, củ, quả ế ẩm, không có chỗ để bán tháo thì ngoài thị trường, nhà buôn vẫn hét giá trên trời để lấy lãi khủng. Nói cho cùng, đây là kiểu chơi rất ích kỉ và tự giết hại lẫn nhau của người Việt.

Tại sao ? Tại qua rất nhiều năm quan sát và điều này cũng không cần quan sát mà nó hiển hiện trước mắt, dường như người ta phải lắc đầu ngao ngán cho mối quan hệ giữa nhà buôn và nhà nông Việt Nam. Trong khi Việt Nam là nước chưa thoát khỏi nông nghiệp và có vẻ như vĩnh viễn không bao giờ thoát khỏi nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp là nền tảng kinh tế dựa trên thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình của quốc gia hình chữ S, nhiệt đới gió mùa này. Và muốn giàu, muốn giữ hệ sinh thái tốt, không còn cách gì hơn là phải phát triển nông nghiệp sạch, nông sản cao cấp. Mà muốn vậy, phải có đầu ra cho nông nghiệp. Chưa cần bàn đến các chính sách vĩ mô cho nông nghiệp, ở đây, mối tương tác giữa nhà nông và nhà buôn có tính sống còn.

giocua2

Không còn làm được việc gì nữa thì người ta chuyển sang làm nông để sống qua ngày.

Không ai khác nhà buôn khi nói tới đầu ra cho nông sản nhà nông và cũng không ai khác nhà nông khi nói đầu vào cho nông sản nhà buôn. Thế nhưng dường như tại Việt Nam, nông nghiệp không phải là nền kinh tế hay thế mạnh, nền tảng kinh tế của gia đình, xã hội mà là sự bất đắc dĩ. Nghĩa là ‘chuột chạy cùng sào bâu vào đám ruộng", nghĩa là không còn làm được việc gì nữa thì người ta chuyển sang làm nông để sống qua ngày.

Và trong cái sự "sống qua ngày" ấy, có cả thử vận và mưu cầu kinh tế mỗi khi có đầu ra cho nông sản. Chẳng hạn như thanh long có giá, cau non có giá, khoai lang có giá thì người nông dân chăm chuốt, nhân rộng vườn cau, vườn khoai, vườn thanh long với hi vọng cuối vụ khấm khá hơn. Nhưng cái sự "chăm chuốt" của nhà nông cũng ẩn chứa mối nguy không nhỏ, dùng thuốc hóa học kích thích tăng trưởng lá, củ, quả là sở trường của nhà nông Việt Nam, sản xuất dòng thuốc này thì phải nói tới người Trung Quốc.

giocua3

Nhà nông chết đứng bên cạnh cánh đồng hồ tiêu hi vọng.

Thế rồi, đùng một cái, nhà buôn bên ngoài (tức Trung Quốc) không tới mua hàng, doanh nghiệp Việt Nam cũng không tới mua hàng, bỏ lơ nhà nông. Nhà nông chết đứng bên cạnh đồng hi vọng. Và người ta cũng thường hay nói với nhau, na ná kiểu Bùi Giáng thi sĩ là "anh những tưởng đầu đường thương xó chợ/ Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau", điều này ám chỉ mối tương đồng cảnh ngộ, trong cõi đau đớn người ta dễ thương nhau, chia sẻ nhau và hiểu thấu nhau hơn. Nhưng nghe ra cái đạo lý này chỉ có trên lý thuyết, trên bàn rượu hoặc trong các cuộc ngâm ngợi trà dư… Trong thực tế, sự tàn nhẫn của người Việt dành cho nhau khốc liệt đến độ khó tin !

Lấy một ví dụ nhỏ về mối tương tác giữa nhà nông với nhà buôn. Trong hai tháng vừa qua, tỏi Lý Sơn rớt giá thê thảm, thanh long mang ra đường để đổ, khoai lang chất núi trên đồng, nhà nông chỉ mong có chỗ để bán tháo cho dù bán mỗi ký lô lấy hai ngàn đồng, ba ngàn đồng cũng đỡ được đôi chút. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ khoai lang, thanh long, tỏi tại Việt Nam là thị trường khá mạnh. Nhưng cái thị trường này bị chính nhà buôn bóp chặt, khóa mất sức mua của người dân.

Cụ thể, mặc dù giá khoai rớt xuống còn 500 đồng mõi ký, thanh long bán tháo cũng 500 đồng mỗi ký, tỏi Lý Sơn thì còn 50.000 đồng mỗi ký. Nhưng thị trường lại rất quái lạ, khoai lang vẫn dao động từ 15 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng, tùy vào loại, thanh long cũng vậy, về chuyện tỏi, tỏi Trung Quốc tràn ngập thị trường với giá tương đương tỏi Lý Sơn !

Rõ ràng, ở đây, thay vì hạ giá các mặt hàng nông sản để kích thích sức mua, giả sử như người ta mua 15 ngàn đồng khoai lang, trước đây được 1 ký lô, giờ được ba ký lô, không chừng người ta sẽ mua thêm 3 ký nữa để mang về thái nhỏ, phơi khô cho mùa mưa. Ở đây, với giá 5 ngàn đồng thì nhà buôn đã lãi được chừng 3 ngàn đồng mỗi ký, nông dân vẫn có thể bán được 2 ngàn đồng mỗi ký chứ không đến nỗi ọp ẹp 500 đồng rồi mang chất thành núi trên đồng. Nhà buôn đã không nghĩ đến nỗi khổ của nhà nông và chỉ nghĩ đến mức lãi. Và khi mọi sự đều qui ra tiền, nó sẽ có thế giới ngầm của nó. Mặc dù nông dân rên xiết nhưng nhà buôn lại mặc định với nhau về mức giá trên thị trường, cho dù nhà nước có can thiệp chăng nữa thì bất quá nhà buôn tạm nghĩ vài ngày không bán mặt hàng nhà nước qui định giá. Như vậy, vô hình trung nhà buôn vì ham lãi mà hại đồng loại, đồng thời cũng hại chính mình.

Bởi một khi nông sản không ổn định, tâm lý nhà nông không ổn định và nguồn cung không ổn định, nhà buôn Việt buộc phải tìm một đầu vào khác, ở đây, hàng nông sản Trung Quốc sẽ là cái chạm đầu tiên của nhà buôn Việt. Và cái giá phải trả khi buôn hàng Trung Quốc không hề nhỏ chút nào, nó không những nguy cơ cho mỗi nhóm ngành nghề mà nó là nguy cơ dân tộc, nguy cơ đến sức khỏe, sinh mệnh quốc gia. Hệ lụy của nó thì khỏi phải nói thêm. Như vậy, suy cho cùng thì cách hành xử của người Việt bấy lâu nay chẳng khác nào những con cua trong cái rổ. Mà cách hành xử này không riêng gì nhà nông với nhà buôn hay ngược lại, hầu như bất kì lĩnh vực nào, người ta cũng sẵn sàng kéo nhau vào nồi để chết !

Viết từ Sài Gòn

Nggt RFA, 07/11/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Chỉ trong vòng một tuần lễ, tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra hai vụ việc liên quan đến giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vụ việc thứ nhất (của tuần) xảy ra vào sáng sớm hôm 15 tháng 10, khi một chiếc xe tải chở cam va quệt với mái che công trình cầu 19 (thuộc dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm) làm giàn giáo đổ sập xuống đường khiến 1 người bị thương và hầm Thủ Thiêm "tê liệt" hơn 5 giờ đồng hồ. Vụ việc thứ hai xảy ra tối muộn hôm 21 tháng 10, một phụ nữ trong cơn say xỉn lái một chiếc BMW tông vào một nhóm người đi xe máy đang dừng đèn đỏ khiến 1 người tử vong tại chỗ và 5 người khác bị thương phải nhập viện.

giaothong1

Hình minh họa. Một tai nạn giao thông ở Quảng Nam hôm 30/7/2018 - AP

Tại một thành phố lớn với hơn 13 triệu dân sinh sống và làm việc, hai vụ tai nạn trên như vén lên bức màn để người ta thấy rõ hơn bức tranh về văn hóa giao thông tại Việt Nam và câu hỏi được đặt ra là ai giữ cán cân văn hóa khi tham gia giao thông ở đất nước chữ S này.

Ở vụ thứ nhất, giới hữu trách sau đó xác định, thùng xe tải chở cam đã cơi nới trái phép với tổng chiều cao trên 4,48 m nên vướng vào giàn giáo công trình (chiều cao quy định tối đa khi qua hầm Thủ Thiêm là 4,2), trước đó, lái xe đã đến trình diện công an và cho hay ông hoàn toàn không biết sự việc xảy ra và trước đó ông đã lái xe tải qua 2 barie 4,2m trước hầm nhưng không sao. Vụ việc này sau đó trở thành một đề tài nóng hổi của báo giới trong nước trong hơn 3 ngày, từ việc truy tìm tài xế đến lời giải thích của tài xế và kết luận của cơ quan chức năng nhưng có vẻ, ông tài xế này cũng nhận được nhiều lời biện hộ từ phía người dân khi nhiều người đặt câu hỏi, lỗi do tài xế hay do đội thi công công trình. Bởi lẽ tại sao xe có thể qua 2 barie 4,2m nhưng lại bị vướng vào giàn giáo công trình ? Thêm vào đó, theo như các hình ảnh thông tin về sự việc, chỉ có một vài tấm giàn giáo bị rơi xuống đất, vậy tại sao người ta phải mất đến 5 tiếng mới có thể thông xe qua hầm ? Họ đã làm gì trong 5 tiếng đóng cửa hầm sữa chữa, có cơi nới giàn giáo cao lên hơn hay là do khả năng tháo gỡ tình huống của đơn vị sữa chữa/cứu hộ quá chậm ?

Người dân cũng tỏ ra bất bình khi hệ thống cảnh báo của Sài Gòn quá kém, sao không phân luồng xa khu vực hầm hơn để người dân tìm đường khác mà đợi họ ùn ùn kéo đến gần hầm và lâm vào thế tới không được lui không xong ?

Và nếu kết quả đo đạc thùng chiếc xe tải kia đúng là 4,48m thì rõ ràng cái lợi trong kinh doanh đã che mất cái an toàn mà lý ra người lái xe phải luôn nhớ trước khi ra đường. Hoặc giả kết quả có sự gian lận để giảm bớt trách nhiệm thì hiển nhiên, hệ thống liên đới của Sài Gòn hiện tại quá kém nếu không nói là xảo trá.

Ở vụ việc thứ hai, người phụ nữ tên Nguyễn Thị Nga, chủ một chuỗi nhà hàng lớn ở Sài Gòn sau khi tông chết 1 người và bị thương 5 người đã không ra khỏi xe khi nhiều người gõ cửa bảo ra xem như thế nào và tìm cách cứu chữa. Lúc này, đâu đó trong lòng những người gõ cửa kia có sự cảm thông giữa con người với con người, có lẽ, ai đó nghĩ rằng có nguyên nhân nào đó, hoặc xe bị mất phanh chăng hoặc giả người lái xe kia quá kinh hãi và cần ai đó mở lời bởi họ không đủ bình tĩnh cũng như dũng cảm để đối diện với sự thật, để ngay lập tức thấy hậu quả do mình gây ra mà có cách cứu chữa… Nhưng không, bà ta không ra khỏi xe ngay, bà ta cố thủ trong xe khoảng 20 phút và liên tục gọi điện. Có lẽ những người có lòng tốt kia không biết rằng kẻ gây ra vụ tai nạn vừa ‘chén chú chén anh’ trong bữa tiệc sinh nhật của con gái mình trước khi tự lái xe về nhà.

"Chuyện này để em lo, em nói thật. Mọi người ở đây có gì cứ để em lo, cứ chờ em một chút. Đời em chưa bao giờ như thế này..".. Đó là những lời bà Nga nói khi vừa bước khỏi xe, có lẽ lúc này bà ta đã tỉnh rượu hay đủ tỉnh để nhận ra nỗi đau của người bị nạn và của chính bà, hay nói cách khác, bà đã thấy được tội lỗi của mình, thế nên mới có câu "đời em chưa bao giờ như thế này !". Đương nhiên, trên một góc độ nào đó giữa con người với con người thì có thể hiểu vậy, ngược lại, nếu hiểu theo tính kệch cỡm, hợm hĩnh của bọn trọc phú thì đó lại là vấn đề than vãn của một kẻ vốn dĩ ghét mọi thứ bất lợi cho bản thân ! Nhưng có vẻ như đó là câu ta thán của một người vừa nhận ra tội lỗi. Nếu không, sẽ không có chữ "em" ở đây mà sẽ là "tao", "bà"… Kiểu xưng hô này không ít gặp trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Vẫn chưa nghe thông tin gì về từ phía nhà chức trách về vụ việc, liệu bà ta có phải trả giá cho tội lỗi của mình hay như cách mà nhiều người nghĩ ‘chuyện này để em lo’ ?. Đến thời điểm này, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng bởi chính họ vừa đi qua đó vài phút trước, thậm chí vài giây trước khi đèn đỏ và bởi vì hôm đó có cảnh sát đang phân luồng giao thông ngay gần đó.

Giàu có mua xe, làm ăn tặng xe, tích cóp mua xe, vay vốn mua xe hay thậm chí chơi trò cướp tiền mua xe, cướp xe đổi xe… Trung bình mỗi ngày người Việt mua mới thêm gần 9000 xe máy và khoảng gần 1000 ô tô mới cũng lăn bánh trên đường. Vậy nhưng không biết ai trong số 10.000 người điều khiển xe mới ra đường kia đã chuẩn bị cho mình một văn hóa tham gia giao thông ( ?). Và không biết bao nhiêu phần trăm trong số chủ nhân của gần 50 triệu chiếc xe máy và vài triệu chiếc ô tô đang sử dụng ở Việt Nam có được văn hóa đi đường.

Sẽ không ai ngạc nhiên khi lái xe ra đường, gặp người đi quá nhanh hoặc đi quá chậm, hoặc thích rẽ đâu thì rẽ không cần báo trước, hoặc người ta xin đường một đoạn dài vẫn bị ép hoặc vượt đầu xe, hoặc vừa kẹp điện thoại vừa qua đường, hoặc phớt lờ đèn xanh đèn đỏ, hoặc chở năm, chở ba, hoặc phóng nhanh vượt ẩu, hoặc… đủ thứ hoặc. Có lẽ ở một đất nước xa xôi nào đó, người ta sẽ mừng khi thấy cảnh sát giao thông nhưng ở đất nước này, điều đó chỉ đúng một nửa, bởi nói không ngoa, đa phần họ ra đường cũng vì chén cơm manh áo, để ‘xin ổ bánh mì’. Rõ ràng người ta thừa tiền để sắm cho mình những chiếc xe mới nhưng không đủ thời gian, tự trọng để rèn cho mình nếp văn hóa khi tham gia giao thông ; người ta thừa thời gian để lấy bằng cảnh sát giao thông nhưng lại thiếu lương tâm để học được cách thực sự làm một người cảnh sát.

Có lẽ, một lúc nào đó, việc đi lại trên đường, việc đến công ty, trường học, nơi làm việc, thăm thú bà con, về nhà sau một ngày dài làm việc, học tập… sẽ không còn là cuộc chiến với từng đoạn đường đi của mỗi người tham gia giao thông. Nhưng có vẻ giấc mơ quá xa vời bởi cán cân văn hóa giao thông tại Việt Nam ắt hẳn chỉ nhỉnh hơn cái bulon một chút !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 22/10/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Thông tin về sự cố dây điện trung thế bị đứt rơi xuống trước cổng trường Trung học cơ sở An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An làm 2 học sinh tử vong, 4 học sinh bị thương vào cuối tuần trước hiện vẫn đang là đề tài bàn tán của nhiều người. Người ta thương cho những em học sinh gặp nạn, người ta bất bình bởi kiểu trả lời "lỗi do ông trời" của giám đốc Điện lực huyện Châu Thành, ông Nguyễn Tuấn Anh khi ông này phát ngôn : "… xác định nguyên nhân là do sét đánh đứt dây điện trong cơn mưa lớn vào chiều 13/10…". Câu chuyện này một lần nữa phơi bày thân phận của học sinh Việt Nam hiện tại.

dien1

…nguyên nhân là do sét đánh đứt dây điện trong cơn mưa lớn vào chiều 13/10…

Tại sao lại nói đến thân phận học sinh ? Xin thưa, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, các em học sinh buộc lòng phải biết chữ trước khi vào lớp 1 nếu không sẽ thua xa bạn bè. Ở mái trường xã hội chủ nghĩa, các em buộc lòng học một ngày hai buổi (ngoại trừ một số trường bán trú), người thân phải đánh thức các em vào sáng sớm và các em phải ăn víu vắm một thứ gì đó lót bụng rồi tha nguyên một cặp sách tới trường, từ sách giáo khoa cho đến sách tham khảo, sách học dành cho các vùng miền theo quy định (mà nhiều khi là trường buộc học để lấy hoa hồng từ nhà xuất bản sách địa phương), 7 giờ 15 vào lớp, 10g30 các em ra về, 14 giờ chiều lại vào lớp, 16g30 lại về. Thử hỏi, với thời gian như vậy, nếu không có ông bà đón giùm hoặc một người trong gia đình phải ở nhà, thu xếp công việc đưa đón trẻ tới trường thì làm sao đảm bảo các em có mặt ở trường đúng giờ, đón đúng bữa ?!

Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính buộc các em học tiểu học và trung học cơ sở ở Việt Nam, nhất là các vùng quê phải tự đi bộ hoặc xe đạp đến trường. Nếu như đường đi học ở các nước tiên tiến là quảng đường an toàn để các em tới lớp thì ở Việt Nam, không mấy bậc cha mẹ dám để con ra đường (trước tình trạng ý thức giao thông kém, nạn bắt cóc trẻ em…) nếu họ không còn giải pháp nào khác.

Từ nhỏ, không hiếm trẻ em Việt Nam đã có thể tự lo mọi việc trước khi tới trường nhưng không phải các em được rèn luyện tính tự lập (như trẻ con Nhật Bản chẳng hạn !) mà đó lại là sự thích nghi tồn tại. Cha mẹ bận bịu kiếm cơm, ông bà già còn phải lo mảnh vườn, nuôi con gà, con heo hay thậm chí đi lượm ve chai, đi phụ bán quán cơm, rửa chén, làm thuê cho người ta để kiếm thêm chút tiền trang trải giúp con cháu mua gói xôi ăn sáng, mua cuốn tập... Các em buộc phải tự lập, tự lo cơm ăn, nước uống, đến trường và tự chống chọi với một mớ hỗn độn sách vở cũng như một mớ bòng bòng kiến thức hằng ngày (mà không phải ai cũng may mắn được cha mẹ giúp đỡ) mà chưa chắc đã ứng dụng được gì sau này.

Các em trơ cứng, biết ứng phó với kiểu đói ăn khát uống nhưng không được bày những kỹ năng mềm trong cuộc sống, không được dạy phải ứng phó thế nào lúc có thiên tai. Và phải chăng thân phận các em lộ rõ ra dần từ đây ?

Trở lại vụ việc trên, cơ quan điện lực sở tại sau đó đã "hỗ trợ" gia đình mỗi trẻ tử vong 50 triệu đồng, 4 trẻ đang nằm viện điều trị tổng số tiền 50 triệu đồng, tin tức được đưa lên báo chí trong nước và nhận không ít sự phản hồi bất bình từ nhiều người. Người ta cho rằng vụ việc phải được khởi tố để làm rõ trách nhiệm của điện lực, và không thể gọi số tiền trên là "hỗ trợ" mà phải gọi là "bồi thường". Nhưng, bồi thường hay hỗ trợ thì các em cũng không còn nữa, trẻ bị thương thì khó thoát khỏi nỗi ám ảnh trong những ngày sắp tới. Nhưng lỗi đâu phải của các em ?

Nhiều kỹ sư điện hoặc các thợ điện lành nghề cho biết, ở các trạm biến điện, đường dây trung, cao thế đều được lắp đặt hệ thống rơ-le tự động để ngắt điện khi dòng điện bị đoản mạch, chạm chập do sự cố. Vì vậy, khi sét đánh trúng đường dây, dòng điện bị đoản mạch, chập điện thì rơ-le sẽ tự động bật để ngắt nguồn điện.

Vì vậy, vấn đề ở đây là cần làm rõ đường dây trung thế chạy qua trước cổng Trường Trung học cơ sở An Lục Long được sửa chữa bảo trì lần gần nhất là khi nào, việc lắp đặt hệ thống rơ-le tự động có đúng quy trình kỹ thuật hay không, và hệ thống này còn hoạt động hay đã hư hỏng ?

Một vấn đề mới được đưa ra, rõ ràng tai nạn các em gặp phải là nhân tai chứ không phải thiên tai. Thân phận các em quá nhỏ bé đễn nỗi giới hữu trách liên quan không biết vô tình hay cố ý không nhìn thấy sự việc, không đưa sự việc ra ánh sáng, một hệ thống từ trên xuống dưới không thấy sự công bằng.

Và thân phận bé nhỏ ấy cũng không thấy được an ủi khi ngay cả trường học, nơi giáo dục các em hằng ngày đến nay vẫn chưa đưa ra lời lên án nào về phía điện lực, ví dụ như bắt đường dây chạy ngay trước cổng trường hay nói rõ hơn về trách nhiệm, đốc thúc truy cứu trách nhiệm ?

Nhưng hẳn cũng chẳng có gì ngạc nhiên với hệ thống giáo dục hiện tại. Chưa kể đến giáo trình, học phí, cách dạy… chỉ kể đến việc ứng xử của các trường trước việc đưa đón học sinh đi học đã có cái đáng bàn. Người ta để sân trường trống trơn và đề biển : "Phụ huynh đón con em đứng xa cổng trường…", thử hỏi cổng trường ngay đường đi, phụ huynh đứng xa cổng trường là đứng ở đâu. Thường thì nhiều phụ huynh đứng ngay trước cổng trường rồi tràn ra đường làm giao thông loạn xà ngầu, trẻ em tự đi xe ra thì không có đường đi, người lớn loay hoay không biết con mình ở đâu rồi khi đón được con rồi thì không có đường cua xe, thử hỏi nếu lỡ có bắt cóc hoặc tai nạn gì đó làm sao xử lý. Sao người ta không mở cổng trường, cắm các mốc cột lớp và phụ huynh cứ theo đến đó mà đón con mình về, âu đó cũng là một cách khả dĩ ! (Cũng may là hôm sét đánh ở cổng trường Trung học cơ sở An Lục Long không có phụ huynh nào đứng chờ con, bởi nếu có, e rằng lại có thêm một mạng sống bị cướp !).

Trẻ em bị bảo mẫu bạo hành, trẻ em bị thầy cô bắt tát nhau, trẻ em bị uống nước giặt giẻ lau bảng, trẻ em bị điện giật tại trường hay trẻ em bị dây điện trung thế rơi giật tử vong… Tất cả như những gam màu tối thêm vào trong bức tranh thân phận của trẻ em Việt Nam hiện nay.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/10/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 04 octobre 2018 23:08

Đầu ngõ có lò ung thư

Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh. Nếu như năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư thì năm 2015 lên đến 150.000 ca mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người. Như vậy, số ca ung thư tăng dần theo từng năm. Hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. 

ungthu1

Hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. 

Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính : thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng, trong đó tác nhân thực phẩm không an toàn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%. 

Vậy thực phẩm không an toàn tại Việt Nam có nguồn gốc từ đâu, ngoài các nguồn tự cung trong nước, một số ít nhập từ các nước khác trên thế giới thì không ai chối bỏ rằng, đa phần thực phẩm không an toàn tại Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoặc nhập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hóa chất từ nước này mà nông dân, nhà buôn Việt Nam sử dụng cho thực phẩm tại Việt Nam.

Trong một công văn của Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương về tình hình hoạt động các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, trong giai đoạn 2013 – 2018, chỉ tính riêng qua các cửa khẩu biên giới đất liền, Việt Nam đã nhập siêu lên tới 150 tỷ USD từ Trung Quốc. Đó là còn chưa tính đến hàng tỷ USD từ xuất nhập khẩu tiểu ngạch/lối mở biên giới, buôn lậu hàng hóa qua biên giới.

Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn là cao su và các sản phẩm từ cao su, nông sản, gỗ ván bóc và một số mặt hàng khác. Trong khi đó, mặt hàng Việt Nam nhập từ Trung Quốc chủ yếu gồm máy móc thiết bị, điện năng, phân bón các loại, than cốc, nguyên liệu lá thuốc lá, trái cây tươi và một số mặt hàng khác.

Đi cùng với thói quen ăn nhậu của người Việt, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nội tạng gia súc lớn nhất thế giới với khoảng 288 tấn nội tạng được tiêu thụ mỗi tháng. Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018 lượng phụ phẩm gia súc (heo, bò, trâu) sau giết mổ sống nhập khẩu là 22.831 tấn, trị giá hơn 23 triệu USD. Tính ra giá phụ phẩm gia súc nhập khẩu chỉ hơn 1 USD/kg và mỗi tháng người Việt tiêu thụ gần 4.000 tấn phụ phẩm gia súc các loại.

Thử hỏi ở đâu có nhiều quán nhậu hơn Việt Nam khi ra đầu ngõ đã gặp và gần đây, câu nói : "Đầu ngõ mới có lò ung thư" dường như đã thành câu cửa miệng khi nói về một quán nhậu mới mở.

Với thực phẩm, phụ gia giá rẻ chỉ bằng 1/4 đến 1/3 giá trong nước, phụ phẩm gia súc và nội tạng động vật ngoại nhập đang ngày càng lấn sân trong bàn nhậu bình dân Việt Nam, nói không ngoa đó là nơi có hơn 80% dân nhậu của Việt Nam ghé đến hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần và lượng quán nhậu cũng mọc lên tương xứng.

ungthu2

Lò ung thư xuất hiện ngay từ đầu ngõ - Ảnh minh họa

Những quán nhậu với các món đặc sản đồng quê như gà quê, cá lóc đồng, ếch mương… mọc lên nhan nhản với nguồn cung gà công nghiệp từ các trang trại, cá lóc nuôi với giá rẻ bằng 55 – 60% giá cá lóc đồng… Và đương nhiên được nuôi bằng bột tăng trọng của Trung Quốc. Người ta thi nhau đến quán nhậu để bàn về công việc, để hâm nóng tình cảm anh em, bạn bè, để tạo quan hệ… gần như mọi mục đích trong giao tiếp đều được mang đến quán nhậu để giải quyết và không biết tiến trình quan hệ đi đến đâu nhưng những mầm mống đầu tiên của ung thư được đưa vào cơ thể của mỗi khách nhậu: mồi nhậu bẩn, bia giả, gái hư, trai đểu… quán nhậu đều có thể đáp ứng.

Nhậu đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Việt Nam, là một trong những cái lò ung thư của xã hội, giúp "thanh lọc xã hội" bằng cách châm ngòi các cuộc đánh nhau thậm chí tước đoạt tính mạng người khác chỉ vì chuyện không đâu, hay nói cách khác nhậu giúp nâng cao tỷ lệ "thọ tử". Vậy nhưng vai trò của quán nhậu không chỉ dừng lại ở đó, quán nhậu còn là trong trong những nơi nhiều cương lĩnh, chính sách được thông qua một cách cực kì ngoạn mục: việc nhân sự xã giảm bớt, tích hợp quyền của bí thư xã và chủ tịch xã, những bài hát đoàn đội, hội ca… được lan truyền mà không gây mất đoàn kết nội bộ.

Và nhân nhậu, việc ông tổng bí thư được giới thiệu là nhân sự lên làm chủ tịch nước, việc các trang báo thi nhau dẫn lời ông này ông nọ rằng việc này là hợp lý, là chân lý, là bước tiến tất yếu trong quá trình phát triển của đảng cầm quyền cũng giống như Trung Quốc, Lào, Cuba… một lần nữa được mang ra làm mồi (cũng là một loại thực phẩm rất đậm ung thư chất).

Những khách nhậu dùng dĩa trưng mồi bằng các bài báo, bằng các ý kiến cá nhân, lý luận của anh khách nhậu, để đến một kết luận bàn nhậu mình nhiều mồi quá, tích hợp đủ mồi từ hải sản, lòng lợn nướng uống bia, cá nướng uống rượu gạo cho đến "tri đức nhân loại…. một lúc nào đó cũng ung thư thôi, thì đủ kiểu hóa chất độc hại vô người sao tránh khỏi.

Thôi thì bàn nhậu ung thư một, mồi bàn nhậu gây ra ung thư mười, mà mồi càng nhiều loại, càng trộn xàm cho phong phú thì càng gây ung thư… Có chăng mấy ông nhạc sĩ thích bưng bô có bài ca cho anh hùng trên bàn nhậu, cho cô chủ quán thống trị nhậu thôn, xã, phường, thành phố, quốc gia… Và các bác cứ a vô nhậu để nhanh thuộc ca khúc mới với những ca từ bất hủ thay thế cho "đêm qua em mơ gặp bác Hồ…", có lẽ nay mai, người lớn sẽ lẩm nhẩm: "Sáng nay mong gặp bác T.". Biết đâu đấy, một vài nghề cũ lại có dịp lên ngôi.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 04/10/2048 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 27 septembre 2018 23:42

Thêm một cái quốc tang

Chiều thứ Năm ngày 26 tháng 9 năm 2018, ông Đại tướng Trần Đại Quang đã về với đất mẹ ở Ninh Bình, nơi ông sinh ra và lớn lên, kết thúc hai ngày Quốc tang ở Việt Nam dành cho chủ tịch nước. Vậy nhưng có một quốc tang khác đang treo cờ rũ hàng ngày trước mỗi gia đình Việt Nam lúc này : quốc tang cho tính người, cho tình làng nghĩa xóm, cho sự gắn kết trong gia đình của mỗi thành viên.

tang1

Có một quốc tang khác đang treo cờ rũ hàng ngày trước mỗi gia đình Việt Nam lúc này : quốc tang cho tính người

Những vụ việc như hiếp dâm chị dâu không được, một thanh niên ở Cao Bằng đã dùng dao chém chết ông nội mình, người đứng ra can ngăn và cháu mình, sau đó treo cổ tự tử… đến mâu thuẫn trên bàn nhậu, một người đàn ông dùng dao đâm chết hai người hoặc xin ngủ lại qua đêm, một người đàn ông đâm chết ân nhân của mình để cướp tiền hay mâu thuẫn trong việc ly hôn, chồng cầm dao đâm vợ ngay trước sân tòa, cha cắt cổ con gái vì nài nỉ đi tập múa trung thu… Và gần đây là mâu thuẫn trong gia đình, một người đàn ông ở Thái Nguyên nửa đêm cầm dao sang nhà anh em, hàng xóm đâm chết 3 người và làm bị thương 4 người khác… không ít chuyện lên báo và làm nhiều người suy nghĩ miên man suốt ngày khi đọc tin vào sáng sớm, cũng không ít sự việc người ta chỉ truyền tai nhau ở quán cà phê vì là chuyện trong nhà, ngoài ngõ… nhưng đa phần người ta thường truyền cái tin xấu, cái sự việc xấu đi xa, cơ bản do đâu ?

Với những người tỉnh thức, người ta buồn trước một xã hội dần mất hết tính người và cảm thấy đau đầu cho tương lai đất nước. Nhưng ở đây tôi chỉ xin bàn đến đại đa số bộ phận dân chúng hiện tại, những người muốn đem cái xấu đi bêu riếu, đàm tiếu, phê phán… cơ bản là để che bớt cái xấu của mình.

Với gần 100 triệu dân, cứ trung bình một gia đình có khoảng 4 người thì hiện tại Việt Nam có khoảng 25 triệu gia đình, tức 25 triệu tế bào của xã hội. Trên một cơ thể hình chữ S được ví như người trẻ mắc phải chứng bệnh già cỗi khi tài nguyên, nguyên khí quốc gia hầu như không còn, thì những tế bào (gia đình) gốc rễ của đất nước là cứu cánh mà xã hội đang cần, thế nhưng không ? Gia đình ở Việt Nam hiện tại có thể nói không ngoa là không mấy gia đình hạnh phúc và cũng là những tế bào đang dần hoại thư.

Người ta rời bóng tối kinh tế tập thể, đi vào thời kỳ kinh tế thị trường từ những hũ vàng nhặt được lúc người khác chạy, cướp được của người khác khi anh ở ban này ngành nọ, từ những hũ vàng tổ tiên để lại, cất giấu được hay từ những mối quan hệ, những chuyến lao động nước ngoài… chung quy lại anh có cái vốn, và khi anh không có vốn luân chuyển được thì anh tìm mọi cách tạo ra vốn liếng riêng của mình, từ việc vay mượn, bán trôn nuôi miệng, bán sức lao động… rốt cuộc là để có cuộc sống tốt hơn, tiện nghi hơn.

Nhưng cũng chính vì cái tốt hơn, tiện nghi hơn (nhưng lại không có căn bản văn hóa, nhân tính và được phô diễn trên một nền giáo dục tệ hại) này mà nhiều người dần mất đi tính người, người ta chỉ miễn sao thu vào càng nhiều tiền càng tốt, càng có nhiều nhà, nhiều đất, nhiều xe càng tốt, người ta ăn trên ngồi trốc khi có cơ hội và khi đã ngồi trên được họ thi nhau vơ vét, quan thì thi nhau vơ vét theo đường quan, lợi dụng chức quyền và tìm mọi cách để tiền tự tìm đến túi của mình, dân thì vơ theo kiểu dân, ép sức lao động của người khác rồi lại đến người khác hét công lao động cao lên khi công trình thì nhiều mà lao động trong ngành nghề ít, cũng do từ đầu người ta vốn không có tính người với nhau.

Trường hợp những người Bắc miền Trung băng đèo Hải Vân, vào Đà nẵng, Quảng Nam để xin ăn vào thập niên 1990 không phải là ít, thời đó, khi cái ăn cái mặc cái ở vẫn còn là nỗi lo canh cánh, nhưng người ta vẫn sẵn sàng chia cho nhau lon gạo, củ khoai, cái áo… Nhưng thời này lại khác, vẫn có những người do hoàn cảnh đẩy đưa đi xin, nhưng có không ít người nằm trong một đường dây đi xin chuyên nghiệp, một tập đoàn sáng xin chiều xế xịn, người ta không còn tự trọng khi chọn cách sống, cách hành xử… Đừng hỏi vì sao nhiều người thờ ơ trong nhiều trường hợp người khác cần mình, bởi họ đã bị quá nhiều cú lừa, quá nhiều cái tính người của họ phải đánh đổi bằng lương thực, tiền bạc và đôi khi là cả mạng sống một cách phi lý, vô nghĩa.

Tình làng nghĩa xóm cũng dần mất hẳn, người ta thi nhau treo băng rôn khẩu hiệu này nọ khi Tết đến xuân về, hội hè đình đám hát nhậu say sưa nhưng khi một nhà có việc, một ai đó kêu cứu, không ai dám sang, cơ bản là vì người ta thờ ơ, thôi thì việc của nhà họ, nhưng trên hết là người ta sợ, bởi cái tính người của họ không còn đủ mạnh để thôi thúc họ can thiệp vào chuyện người khác và họ cũng hiểu rằng hàng xóm cũng chưa hẳn có tính người mạnh hơn mình, dính chuyện người ta, nhiều khi mất mạng như chơi.

Ông bà ta bảo : "Bán anh em xa mua láng giềng gần". Nhưng thời nay gần như chẳng mấy ai dám tin vào điều đó, anh em xa cũng không giúp được gì bởi gần chắc hẳn đã giúp được nhau ?! Xóm làng thì từ nông thôn đến thành thị, ngoại trừ vùng cao sâu hẻo lảnh, thôi thì phần ai nấy biết, nhà ai nấy rào.

Anh em trong gia đình cũng không ngoại lệ, khi đất đai lên giá, từ cái miếng đất cha mẹ, ông bà khai hoang hoặc xin không mấy chục năm trước, người ta thi nhau phân lô, lên ủy quyền, tranh thừa kế thừa tự, đùn đẩy trách nhiệm, bổn phận với cha mẹ và tranh nhau xâu xé miếng đất lúc cần. Họ hàng trở nên xa cách, chẳng còn ai muốn nhận bà con bởi trong một lúc nào đó, cái sự tranh giành, cái thờ ơ, cái lắm chuyện đã dần đẩy họ ra xa.

Một xã hội nhố nhăng với đủ màu xanh đỏ nhà cửa, xe cộ, áo quần và đen thùi lùi những trái tim đang di chuyển trên đường, ngồi trong nhà, buôn chuyện ngoài xóm. Một xã hội với tính người mất dần từ bên trong và không ít gia đình đang dần dà tan vỡ vì cái cốt lõi gắn kết không còn, với tình làng nghĩa xóm không hơn một lá cờ rũ… Thử hỏi đó có phải một quốc tang ? ! Một quốc tang dai dẵng lịch sử !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 27/09/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Trạng thái ốp đồng, nếu bỏ qua những luận lý khoa học thì đâu đó trong sâu thẳm vùng hố đen mà khoa học chưa chạm tới hoặc chưa muốn chạm tới, nó có thật. Nó như một sự cưỡng bức sóng, một tần số, một linh hồn nào đó đóng vai trò tha lực xâm chiếm, cưỡng bức ngôi nhà thể xác của một tần số, linh hồn yếu đuối hơn. Và trên hết là sự tự nguyện lép vế của linh hồn chủ khi mời hoặc chấp nhận để linh hồn bên ngoài vào áp đảo thể xác của mình.

damtang0

Tình trạng ốp đồng thì có liên quan gì đến cái chết của ông Trần Đại Quang ? Có đấy, từ chỗ bấm Kim Cang Ấn của ông Nguyễn Phú Trọng khi đứng trước bàn thờ vong Trần Đại Quang đã cho thấy tình trạng ốp đồng đã ăn sâu tận gốc rễ dân tộc này. Và đây là một hiểm họa khôn lường !

Trở lại chuyện Kim Cang Ấn, đây là cách bắt quyết, hay còn gọi là cách bắt ấn của những người theo Mật Tông trước đây, hiện tại thì không riêng gì người theo Mật Tông mà dường như hầu hết Phật Tử, người nhà chùa đều dùng đến Kim Cang Ấn. Bởi đây là ấn quyết nhằm hội tụ chân khí, tạo thăng bằng tâm linh và tránh các tha lực (gồm cả tà khí) thâm nhập.

Đương nhiên, vấn đề chính vẫn là Kim Can Ấn chống tà khí. Khi một người theo Mật Tông hoặc một người tu hành tinh tấn, nếu gặp một chỗ ốp đồng (thật), họ chỉ cần bắt quyết Kim Cang Ấn và niệm chú Kim Cang (hoặc kết hợp Bạch Y Thần Chú) thì liền sau đó, hồn sẽ thoát xác đồng, cuộc ốp đồng chấm dứt. Nói như vậy để thấy mức độ và công hiệu của Kim Cang Ấn. Và có một nghịch lý là người nào, nhà nào, nơi nào dùng Kim Cang Ấn càng nhiều thì người đó, nhà đó, nơi đó càng có nhiều chuyện ma ám, chuyện đồng bóng và trên hết là tính vong bản.

Vì sao ? Vì nếu không sợ những tần số, tha lực hay linh hồn khác, người ta không cần dùng đến Kim Cang Ấn. Nói cho cùng, tâm hồn càng thanh thản, tâm linh vững vàng thì chẳng cần bất cứ cái ấn hay cái quyết nào để bắt/bấm. Thế giới đại đồng, tình yêu chan hòa chính là cái ấn lớn nhất của nhân loại. Mọi cái ấn, cái quyết khác chỉ nhằm hỗ trợ cho linh hồn yếu đuối, sợ sệt của con người.

Một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự chủ và nhu nhược, muốn nương nhờ đến một thứ gì đó bên ngoài để dựa dẫm thì hay chấp nhận bán mình cho những thứ bên ngoài bằng cách cầu cho thứ bên ngoài bước vào thân thể mình, cưỡng bức thân thể mình nói và hành động theo sự mong muốn của linh hồn kia. Nói khác đi, thân thể con người cũng giống như một ngôi nhà, nếu chủ nhà yếu đuối, nhu nhược và bất lực, chấp nhận để kẻ bên ngoài vào làm chủ và bản thân lùi ra xó bếp hay một góc phòng nào đó giữ yên lặng, để mặc kẻ lạ hô mưa làm gió trong nhà của mình… Rõ ràng, ở đây đã mất tính tự chủ.

Nói rộng ra, một quốc gia, một dân tộc chấp nhận đứng lùi trong góc khuất nhân loại, để cho một nền văn hóa khác, một thể chế chính trị khác từ một dân tộc khác hô mưa gọi gió trên lãnh thổ của mình, đó cũng là một kiểu bất lực của chủ thể. Xét trong ý nghĩa này, đây cũng là một kiểu ốp đồng của quốc gia, dân tộc về mặt văn hóa, chủ quyền và dân tộc tính.

Trở lại hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt ấn Kim Cang trước bàn vong của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ viếng, chuyện này có liên quan gì tới tính tự chủ dân tộc hay ốp đồng quốc gia ?

Xin thưa là có ba vấn đề để bàn ở đây để thấy rằng chưa bao giờ hồn thiêng sông núi nước Việt trở nên héo mòn, lu mờ và yếu đuối như hiện tại.

Thứ nhất, người Cộng sản vô thần, họ không theo tôn giáo nào và họ cực lực chống "mê tín dị đoan". Thế tại sao có hàng chục ngôi chùa qui mô, đồ sộ và hàng trăm cái điện ốp đồng được xây dựng, bảo trợ bởi các quan chức cấp trung ương ? Thế tại sao người ta lại cho một nhóm sư sãi tổ chức cầu siêu cho ông Trần Đại Quang ? Và ông Nguyễn Phú Trọng bấm ấn Kim Cang Ấn trong lúc viếng tang lễ ông Trần Đại Quang là ý gì ?

Thực ra, người Cộng sản chưa bao giờ vô thần, cái vỏ vô thần chỉ là cái áo giáp để chinh chiến trong quá trình dẹp bỏ mọi tôn giáo để rồi sau đó, khi các tôn giáo chết dần chết mòn trên vùng đất Cộng sản, họ lại cho khôi phục bằng cách thổi vào đó một thứ thần linh khác, thuộc thế giới độc thần – Thần Cộng sản. Và giả sử như thế giới thần linh hay thế giới tâm linh thuần túy lấy yêu thương làm nền tảng, lấy nhân ái làm kim chỉ nam thì với Thần Cộng sản, kim chỉ nam và tồn tại là đấu tranh, đấu tố, phe nhóm lợi ích và thủ đoạn. Chính vì thứ tôn chỉ gắt máu này mà người Cộng sản sẽ sớm dùng các phương tiện bảo tồn sức mạnh cho dù là tâm linh hay vật chất từ các giáo phái, tôn giáo mà họ đã trù dập. Họ dùng nó như một sự "lấy nọc rắn để giết rắn" chứ không phải dùng cho mục đích bồi bổ tâm linh hay dùng như một phương tiện đi đến cứu cánh tư tưởng, tâm hồn.

Và một khi mỗi đảng viên, mỗi nhà lãnh đạo trở thành một đầu lĩnh, thậm chí một giáo chủ Cộng Sản Thần tiềm năng, họ sẽ dùng mọi ấn quyết để triệt tiêu đối phương mà đi đến độc tôn. Bởi chỉ có độc tôn mới thỏa mãn tham vọng của họ, bởi chỉ có độc tôn mới đảm bảo tính mạng của họ. Và họ không còn lựa chọn nào khác.

Hành vi bấm Kim Cang Ấn của Nguyễn Phú Trọng không chỉ đơn thuần là bấm ấn chống tà khí, đề phòng tha lực trước bàn vong của Trần Đại Quang, bởi nếu lực ông Quang đủ mạnh thì ông Trọng mới là người ngồi trên bàn vong kia chứ không phải Quang. Và ở đây cũng không cần bàn thêm về mối quan hệ "bên ngoài thơn thớt nói cười" nhưng bụng chứa đầy dao găm, thuốc độc và không ngoại trừ polonium 210 dành sẵn cho nhau của người Cộng sản. Vấn đề muốn nói ở đây là sự bất an, mất tự chủ trong hệ thống này.

Ở một hệ thống chính trị mà kẻ nắm quyền hành đứng đầu lại có hành tung giống như một phù thủy hoặc giả một giáo chủ tông giáo, giáo phái nào đó ; Ở một hệ thống chính trị mà căn nhà quốc gia, dân tộc đã bị cưỡng bức bởi một nền văn hóa, một thế lực chính trị của một quốc gia, dân tộc khác và kẻ đại diện chủ nhà chấp nhận đứng lùi vào xó bếp sau khi dựa dẫm, gọi mời kẻ kia đến tác oai tác quái trong nhà của mình thì e rằng, không chỉ Kim Cang Ấn mà còn hàng trăm, hàng ngàn thứ ấn, quyết, bùa chú, mantra… cũng chẳng thể nào cứu vãn được tình thế. Và bắt ấn chỉ là một cách chống lại sự sợ hãi mơ hồ nào đó đang vây bủa.

Sau cái chết của ông Trần Đại Quang, dường như mọi chân tướng hiện ra rõ hơn. Rất tiếc là nó rõ theo chiều kích đáng sợ và đáng lo cho dân tộc, quốc gia này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 28/09/2018 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn