Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Càng nhiều cán bộ bị xử lý vẫn càng hư hỏng và tha hóa : Vì đâu nên nỗi ? (RFA, 29/07/2019)

Nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật

Truyền thông trong nước, vào ngày 29/7 cho biết Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng và chuyển hồ sơ qua Tòa án Nhân dân quận 4 để tiến hành xét xử sơ thẩm về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

chong1

Nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh (phải) ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng tại nhà riêng khi đã về hưu. File Photo

Trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh sờ soạng bé gái trong tháng máy hồi đầu tháng 4 vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm vì vụ án này được tòa thông báo xử kín phiên sơ thẩm và tòa án đã trả hồ sơ hai lần, yêu cầu Điều tra bổ sung.

Trong cùng ngày 29/7, truyền thông quốc nội cũng loan tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ba ngày trước đó đã ký quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản thi hành kỷ luật với hình thức tương tự hồi đầu tháng 6.

Báo giới cho biết ông Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật là do vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Hồi tháng 11/2018, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải kết hôn với ca sĩ Đinh Hiền Anh, Hoa hậu doanh nhân quý bà thế giới năm 2017 gây xôn xao dư luận, qua chia sẻ của "cô dâu" về mối tình nồng ấm của hai người kể từ khi "chú rể" còn chưa ly dị vợ.

Hai trường hợp vừa được báo chí đăng tải không phải là cá biệt, mà theo công bố của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra trong ngày 26/7 thì có hơn 100 tổ chức Đảng và xấp xỉ 8.000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2019. Trong đó, một tổ chức đảng và 13 đảng viên cả đương chức lẫn nghỉ hưu thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận tăng 21 trường hợp cán bộ tham nhũng so với cùng kỳ năm 2018 và tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự lên đến hơn 70 người. Đây là con số được thống kê nhiều nhất so với các khóa gần đây.

Đài RFA nêu thắc mắc của không ít người cho rằng có phải chiến dịch "đốt lò" do ông Nguyễn Phú Trọng phát động nhằm làm trong sạch hóa nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam thật sự không mang lại hiệu quả nào, bởi vì số cán bộ bị xử lý, kỷ luật ngày càng đông hơn trước và được nghe Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét :

"Là một người quan sát, tôi thấy rằng là đến lúc ông Trọng lên giữ chức Tổng bí thư thì ông có ý định như thế nhưng đã quá muộn rồi vì nhiều quá. Thứ hai, điều nghiêm trọng hơn là như chúng ta còn nhớ thời ông Nguyễn Sinh Hùng còn làm Chủ tịch quốc hội thì trong cuộc họp ở Quốc hội, trước thắc mắc của nhiều người liên quan vấn đề cán bộ tham nhũng, hư hỏng nhiều quá và cần phải xử lý, ông Nguyễn Sinh Hùng đã trả lời tỉnh queo rằng ‘Nếu kỷ luật hết thì lấy ai làm việc’. Tức là câu nói đó cho chúng ta thấy được hàm ý về hiện tượng cán bộ hư hỏng, tham nhũng, lạm quyền, có hành vi đạo đức không tốt… là chiếm gần tuyệt đại bộ phận".

Quan điểm của nhà báo Võ Văn Tạo nhận được sự đồng tình của một số nhà quan sát tình hình Việt Nam mà chúng tôi có dịp trao đổi. Họ cho rằng tình trạng cán bộ hư hỏng, tha hóa tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn và nghiêm trọng hơn. Một trường hợp điển hình được các nhà quan sát tình hình Việt Nam đề cập đến là nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Hình ảnh ông ngồi trên chiếc ghế "ngai vàng" tại tư gia trong lúc tiếp đón Ban Bí thư trung ương Đoàn đến chúc Tết Ất Mùi, hồi trung tuần tháng 2/2015 gây phẫn nộ trong dư luận.

Mặc dù báo Tiền Phong Online gỡ bỏ tấm hình ông Nông Đức Mạnh ngồi trên ghế gỗ chạm rồng vàng ngậm ngọc xanh, nhưng những lời bình luận về bức hình đó vẫn luôn được nhắc tới mỗi khi dân tình có dịp nói về đời sống của các quan chức Việt Nam như, với đồng lương nhận lãnh thì làm sao ông Nông Đức Mạnh có thể sắm được cơ ngơi và bộ ghế gỗ trị giá hàng tỉ đồng hay bản thân ông từng học Trường Trung cấp Nông Lâm trung ương Hà Nội và từng du học tại Học viện Lâm nghiệp Leningrad, ở Liên Xô thì làm thế nào ông Nông Đức Mạnh có thể sử dụng bộ bàn ghế gỗ như thế khi nạn phá rừng bị lên án gay gắt tại Việt Nam ? Riêng về đời sống cá nhân của ông Nông Đức Mạnh, cư dân mạng còn bàn tán qua những tờ đơn của con gái ông Nông Đức Mạnh là bà Nông Thị Bích Liên kiện Đại biểu quốc hội Đỗ Thị Huyền Trâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đảng viên trong mối quan hệ tình cảm với cha của bà.

chong2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26/07/2019 ký quyết định kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nguoi-viet.com

Sẽ còn tiếp diễn

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại phiên họp thứ 16 diễn ra vào hôm 26/7 nhận định, công tác xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý là "không có vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể đó là ai" trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông Trọng cũng nhiều lần lên tiếng cảnh báo tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức về nhiều mặt ngày càng đông thì sẽ dẫn đến nguy cơ Đảng không còn uy tín lãnh đạo đối với nhân dân Việt Nam.

Mặc dù vậy, các nhà quan sát tình hình Việt Nam cho rằng việc tiến hành xử lý, kỷ luật cán bộ, đảng viên hiện nay chỉ là bề nổi nhằm xoa dịu dư luận như nhận định của Giáo sư Nguyễn Đình Cống khi nhận định rằng :

"Kỷ luật cái quái gì khi cách chức mà người ta không còn giữ nữa, còn phạm những tội tày đình nhưng trong Đảng cũng chỉ đến mức cảnh cáo thôi. Không thể nói vì như thế rồi để có thể làm trong sạch và làm vững mạng Đảng được đâu. Tôi không tin".

Còn về mặt xử lý pháp luật các trường hợp cán bộ, đảng viên, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định :

"Thứ nhất luật pháp dường như đã lờn với họ, không đủ hiệu lực để làm họ sợ để họ tuân thủ luật pháp nữa. Thứ hai là sự coi thường pháp luật của những cán bộ đó. Cán bộ công nhân viên chức đúng ra phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc tuân thủ luật pháp nhưng họ lại không thực hiện được thì điều này đáng trách là trách từ cả hai phía".

Không chỉ tình trạng cán bộ, đảng viên ngày càng bị dư luận phản ánh lạm quyền, tha hóa, hư hỏng mà dân chúng thường nói cửa miệng là "quan chức coi trời bằng vung" ở khắp các địa phương và diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước Việt Nam. Một hiện tượng khác cũng được ghi nhận là tình trạng ngày càng xuất hiện nhiều người có những việc làm sai trái, nhưng lại vênh vang có mối quan hệ với giới chức chính quyền nhằm đe dọa những ai dám tố cáo họ. Trường hợp mới nhất gây xôn xao trong dư luận là vụ việc hành khách Vũ Anh Cường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đất Lành, đi trên một chuyến bay vào sáng ngày 28/7 đã có hành vi sờ soạn nữ hành khách đi cùng chuyến bay và còn đe dọa có mối quan hệ rộng với quan chức khi tiếp viên trưởng đến xử lý vụ việc.

Một số nhà quan sát tình hình Việt Nam nói với RFA rằng những hậu quả đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam như vậy là do nguồn cơn bản chất của Đảng cộng sản lãnh đạo, bởi vì Đảng độc quyền và tuyệt đối lãnh đạo sẽ dẫn đến sự suy thoái và tình trạng cán bộ, đảng viên suy đồi đạo đức, tha hóa, hư hỏng là lẽ đương nhiên.

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hồi trung tuần tháng 3/2017 từng lên tiếng với báo giới rằng cần phải có chương trình hành động về kiểm soát quyền lực để ngăn chặn sự tha hóa của cán bộ như ông đã đề cập từ Hội nghị cuối cùng của Trung ương khóa VIII để chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng nhưng đáng tiếc là cơ chế kiểm soát quyền lực quá chậm.

Trong khi đó, cả người dân trong nước và dư luận quốc tế kêu gọi Việt Nam cần thay đổi đa nguyên chính trị và cho truyền thông hoạt động độc lập thì mới có thể kiểm soát được quyền lực và giải quyết được gốc rễ của vấn đề và đất nước mới được tiến bộ, phát triển. Còn bằng ngược lại thì như nhận định của Nhà báo Võ Văn Tạo rằng :

"Việt Nam vẫn cứ độc tài, độc quyền cai trị của Đảng cộng sản thì tôi cho rằng tham nhũng, xấu xa hư hỏng về đạo đức…sẽ còn dài dài và việc làm của ông Trọng, tôi cho rằng như dã tràng xe cát Biển Đông".

***************

Ông Trọng chính thức đưa em trai của Lê Thanh Hải vào ‘tầm ngắm’ (VOA, 27/07/2019)

Hôm 26/7, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ch trì cuc hp ca hp Ban Chỉ đạo trung ương v phòng, chng tham nhũng và ngay sau đó ban này ra quyết đnh đưa v án ca ông Lê Tn Hùng, em trai của cu bí thư thành y Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi, vào din ‘theo dõi, ch đo.’

dotlo1

Ông Lê Tn Hùng, em trai của cu bí thư thành y Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi, bị đưa vào tầm ngắm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hôm 26/7, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ch trì cuc hp ca hp Ban Chỉ đạo trung ương v phòng, chng tham nhũng và ngay sau đó ban này ra quyết đnh đưa v án ca ông Lê Tn Hùng vào din ‘theo dõi, ch đo’.

Ông Hùng là em trai nguyên Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi. Trước khi gi chc Tng giám đc Công ty Nông nghip Sài Gòn (Sagri), ông là Ch huy trưởng lc lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi bị bt Sài Gòn hôm 6/7/2019, ông Hùng đã b di lý ra Hà Ni đ phc v công tác Điều tra.

Ông Lê Tấn Hùng hiện không phi là thành y viên, và cũng chưa được vào y viên trung ương.

Quyết đnh "b sung" đưa v án Sagri ca ông Hùng, mt cán b cp đa phương, vào din "theo dõi, ch đo" ca Ban Chỉ đạo trung ương v phòng, chng tham nhũng dường như là điu chưa có tin l.

Ông Phạm Chí Dũng, mt nhà quan sát chính tr Vit Nam nhn đnh vi VOA sau khi ông Hùng b bt rng có nhiu du hiu cho thy ông Lê Thanh Hi, cu y viên B Chính tr, cu Bí thư Thành y Thành ph H Chí Minh, đang trong tm ngm ca chiến dch ‘đt lò’ của Tng bí thư Nguyn Phú Trng và nhiu kh năng ông này s b đưa ra truy t vào đu năm 2020.

"Một khi đã bt Lê Tn Hùng thì tôi không nghĩ vn đ Lê Thanh Hi và nhóm li ích ca ông ta s b cho chìm xung. Vn đ còn li là thi gian", ông Phm Chí Dũng nói.

Phát biểu kết lun ti phiên hp hôm 26/7, Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng nhn mnh, trong 6 tháng đu năm, "công tác phòng, chng tham nhũng tiếp tc được duy trì, đy mnh theo hướng có chiu sâu, đt kết qu toàn din, đng b, rõ nét hơn", theo báo Thanh Niên.

Ông Trọng cũng nhn mnh chiến dch bài tr tham nhũng tham nhũng mà ông đang lãnh đo đã khi t thêm nhiu b can, trong đó có nhiu trường hp là cán b cp cao thuc din Trung ương qun lý, tiếp tc khng đnh quan đim "không có vùng cấm, không có ngoi l, bt k người đó là ai".

Truyền thông Vit Nam trích báo cáo ca Ban cho biết t đu năm đến nay, các cp đã thi hành k lut đi vi 123 t chc đng và 7.923 đng viên vi phm ; trong đó có 256 đng viên b k lut do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, tăng 21 trường hp so vi cùng kỳ năm 2018.

Đặc bit, báo cáo cho biết B Chính tr, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thi hành k lut Đng và x lý hình s trên 70 cán b, đng viên thuc din B Chính tr, Ban Bí thư qun lý.

********************

Chủ tịch Trọng : 'Chống tham nhũng tiếp tục được duy trì' (BBC, 27/07/2019)

Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền thông Việt Nam hôm 26/07/2019, chủ trì cuộc họp tổng kết nửa năm chống tham nhũng.

dotlo2

Công cuộc đốt lò của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục dù có những vấn đề liên quan đến sức khỏe của ông

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu ở cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Truyền thông Việt Nam đăng hình ông Trọng đứng cạnh bàn khi phát biểu tại phiên họp 16 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.

Báo chí Việt Nam trích lời ông nói "trong 6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh theo hướng có chiều sâu, đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn".

Ông Trọng cũng cam kết tiếp tục đẩy mạnh Điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án, với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn.

Đặc biệt, truyền thông Việt Nam đưa tin về cuộc họp đã nói rằng :

"Nhiều vụ án được mở rộng Điều tra, chứng minh làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm nhiều bị can, trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý".

"Các cơ quan đã kết thúc xác minh, giải quyết 24 vụ việc, mở rộng Điều tra, khởi tố mới 5 vụ án, phục hồi Điều tra 4 vụ án, khởi tố thêm 26 bị can".

Không có 'vùng cấm'

Phương châm được nêu ra là "không có vùng cấm".

Thời gian qua, trong số các nhân vật nổi tiếng bị bắt, khởi tố có ông Lê Tấn Hùng, em ruột Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Nhật Vũ, em trai tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng, cũng bị bắt tạm giam, khám nhà trong một vụ việc khác.

Ông Vũ bị cáo buộc 'đưa hối lộ' cho quan chức.

Nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son (nhiệm kỳ 2011-2016) và nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn (nhiệm kỳ 2016-2018), cùng hai cựu lãnh đạo cao cấp của MobiFone, ông Lê Nam Trà và ông Cao Duy Hải trước đó đã bị truy tố với tội danh khác trong vụ án liên quan.

Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc ngân hàng BIDV, doanh nhân đầy thế lực Trần Bắc Hà cũng bị bắt đưa về Việt Nam, nhưng sau đột nhiên chết "ngoài bệnh viện".

Nhìn lại nửa năm 'đốt lò' Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã thông báo họ kết thúc Điều tra 3 vụ án/19 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 6 vụ án/27 bị can ; xét xử sơ thẩm 9 vụ án/21 bị cáo, xét xử phúc thẩm 10 vụ án/149 bị cáo.

Có ý kiến từ giới quan sát cho rằng công cuộc chống tham nhũng gắn liền với sức khoẻ của Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, người bước sang tuổi 75.

Việc ông xuất hiện trở lại trong các cuộc họp như hôm 26/07 cho thấy công tác này vẫn tiếp tục.

Cùng lúc, có các ý kiến cho rằng để chống tham nhũng tốt, Việt Nam cần thay đổi thể chế, để cho hệ thống tư pháp độc lập vào cuộc.

Chẳng hạn ở nước hậu cộng sản là Romania, không cần phải có lãnh đạo đảng cầm quyền hay tổng thống vào cuộc, chỉ một nữ công tố Laura Codruta Kovesi đã đem 1.250 quan chức tham nhũng ra xử, gồm cả một cựu thủ tướng.

*********************

Hơn 70 cán bộ cấp cao bị kỷ luật Đảng, xử lý hình sự (RFA, 26/07/2019)

Tổng cộng có hơn 100 tổ chức đảng và xấp xỉ 8.000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2019. Trong đó, có 256 đảng viên bị kỷ luật do liên quan đến tham nhũng, tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018.

dotlo3

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, diễn ra vào ngày 26/07/2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình VGP News

Số liệu vừa nêu được Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng công bố tại phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra trong ngày 26 tháng 7.

Trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra trung ương trong 6 tháng qua đã kỷ luật 1 tổ chức đảng và 13 đảng viên cả đương chức lẫn nghỉ hưu thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý và con số cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm hiện tại lên tới 70 người. Số lượng 70 cán bộ này được ghi nhận là rất lớn so với nhiều khóa gần đây.

Tại phiên họp thứ 16, ông Nguyễn Phú Trọng nhận định công tác xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý là "không có vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể đó là ai" trong đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam.

Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng còn khẳng định công tác phòng chống tham nhũng đạt kết quả tích cực với nhiều vụ án tham nhũng lớn bị đưa ra xét xử, đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch, chuyển nhượng tài sản liên quan các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, với giá trị tài sản trên 10 ngàn tỷ đồng.

Ban Chỉ đạo yêu cầu trong 6 tháng cuối năm 2019 khẩn trương hoàn thành công tác thanh tra, Điều tra các vụ việc liên quan tham nhũng mà dư luận quan tâm tại Nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Bình Phước, Nhà máy đạm Ninh Bình ; đồng thời tiến hành thanh tra chuyên đề trong lãnh vực y tế bao gồm quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm, mua sắm thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế.

Cũng tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất quyết định đưa vụ án của "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

****************

Thay đổi tội danh đối với nhà báo độc lập Trương Duy Nhất (RFA, 25/07/2019)

Nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất vào ngày 23/7 được phép gặp vợ và thông báo Cơ quan Cảnh sát Điều tra thay đổi tội danh đối với ông.

dotlo4

Nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất - RFA

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của gia đình người đang bị tạm giam để Điều tra tại Trại T16 của Bộ Công an, thông báo trên tài khoản Facebook cá nhân tin vừa nêu.

Vào chiều tối ngày 25/7, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin thăm nuôi ông Trương Duy Nhất như sau :

"Hôm 23/7, Chị Cao Thị Xuân Phượng, vợ của anh Trương Duy Nhất theo định kỳ lại ra trại T16 của cơ quan Cảnh sát Điều tra để thăm nuôi chồng. Có hai khoản là thăm nuôi và tiếp tế, thì từ lần thăm đầu hồi tháng 3 thì có gởi được một ít thức ăn và quần áo, còn lần thứ hai trở đi thì không được tiếp tế, chỉ được gởi tiền. Trong khi những người khác được tiếp tế thức ăn, còn Trương Duy Nhất thì không. Chị Phượng là vợ thì được vô thăm, và cũng có làm giấy tờ cho người em gái ruột của Anh Nhất là chị Cúc vô thăm, nhưng trại giam chỉ cho chị Phượng vô thăm, còn cô Cúc thì ngồi ngoài".

Lần thăm gặp ông Trương Duy Nhất vào ngày 23/7 được cho biết là theo đơn của bà Cao thị Xuân Phượng gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra ngày 6/7. Theo qui định nêu trong Sổ Tiếp Tế và Thăm Gặp, những người thân gồm có ông bà nội, ngoại ; bố mẹ đẻ ; bố mẹ vợ hoặc chồng ; vợ hoặc chồng ; anh chị em ruột ; hoặc con đẻ, con nuôi… Do đó vào ngày 23/7 ngoài bà Cao thị Xuân Phượng, vợ của ông Trương Duy Nhất, còn có người em gái út cũng đến trại để thăm ; thế nhưng cô này không được cho thăm gặp anh trai.

Thông tin từ bà Cao thị Xuân Phượng sau cuộc gặp là ông Trương Duy Nhất cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố. Trước đây ông Nhất bị khởi tố tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ ; thế nhưng do không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản nên Cơ quan Cảnh sát Điều tra chuyển sang tội danh ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Tuy nhiên theo bà Cao thị Xuân Phượng thuật lại thì ông Trương Duy Nhất phủ định cáo buộc nói ông lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cũng nói về điều này với Đài Á Châu Tự Do :

"Trương Duy Nhất có nói là có sự thay đổi về quá trình khởi tố, khi mới bắt Nhất, thì khởi tố Nhất với tội ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước’, nhưng từ khi bị bắt hồi tháng 1 năm 2019 đến giờ, Nhất cho vợ biết là qua lấy cung bên cơ quan Cảnh sát Điều tra không chứng minh được tội chiếm đoạt tài sản. Cho nên họ chuyển sang tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. Chịu tội danh này có vẻ nhẹ hơn, nhưng Nhất vẫn nói với vợ là Anh sẽ tiếp tục đấu tranh, là Anh không hề lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ".

Vào ngày 10/6/2019, ông Trương Duy Nhất bị Bộ Công an truy tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng.

Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết cho Đài Á Châu Tự Do. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ bởi những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1 tại Bangkok. Con gái của blogger Trương Duy Nhất cho Đài Á Châu Tự Do biết là cha cô không hề có ý định trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ rằng an ninh Việt Nam đã sang Thái Lan thực hiện vụ bắt cóc.

Quốc tế lên án vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có câu trả lời về sự mất tích khó hiểu đó.

Published in Việt Nam

Nguyên phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bị Bộ Chính trị cảnh cáo (RFA, 19/07/2019)

Nguyên phó thủ tướng Vũ Văn Ninh của chính quyền Hà Nội bị Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật cảnh cáo.

lo1

Ảnh minh họa : những cán bộ cấp cao bị kỷ luật - RFA edited

Truyền thông trong nước loan tin ngày 19/7/2019. Cụ thể vào ngày 19 tháng 7 Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam họp dưới sự chủ trì của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Ninh, nguyên ủy viên Trung ương đảng, nguyên ủy viên Ban cán sự đảng chính phủ, nguyên phó thủ tướng.

Những vi phạm của ông Vũ Văn Ninh được Ủy ban Kiểm tra nêu ra vào ngày 8/7 vừa qua. Theo đó thì ông Vũ Văn Ninh trong thời gian từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2016 trong cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực đổi mới doanh nghiệp. Vào thời gian này ông Vũ Văn Ninh đã ký các văn bản đồng ý cho giảm và thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn ; bán phần vốn nhà nước hiện có tại Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh ; đồng ý chủ trương để Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh hòa sau khi nhận chuyển giao Công ty cổ phần cảng Nha Trang tiếp tục được thoái vốn nhà nước theo hướng nhà nước không giữ cổ phần chi phối ; đồng ý chủ trương cổ phẩn hóa công ty mẹ - Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam dù doanh nghiệp này không thuộc đối tượng cổ phần hóa ; đồng ý chủ trương cổ phẩn hóa 10 đoạn quản lý đường thủy nội địa, đây là các đơn vị sự nghiệp kinh tế chưa được qui định cổ phẩn hóa.

Trong thời gian gừ tháng 7/2006 đến năm 2011, ông Vũ Văn Ninh làm Bộ trưởng Tài chính kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam bị kết luận thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, vi phạm Luật bảo hiểm xã hội, Nghị định của chính phủ qui định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam để hai tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2008-2009 vi phạm nghiêm trọng các qui định của pháp luật nhà nước trong việc ký các hợp đồng cho công ty Cho Thuê Tài chính II vay 1.100 tỷ đồng. Đến nay, công ty này đã phá sản làm cho Nhà nước thiệt hại lớn số tiền cả gốc lẫn lãi.

Những vi phạm của ông Vũ Văn Ninh bị cho là nghiêm trọng và hình thức kỷ luật đối với ông này là cảnh báo và Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Văn Ninh tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng.

***************

Hà Nội loan báo Nguyễn Phú Trọng chủ trì việc kỷ luật Vũ Văn Ninh (Người Việt, 19/07/2019)

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam quyết định thi hành kỷ luật cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bằng hình thức cảnh cáo, yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông này "tương ứng với xử lý kỷ luật về đảng" sau hàng loạt sai phạm liên quan đến cổ phần hóa, gây thất thoát vốn nhà nước.

lo2

Cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa bị kỷ luật. (Hình : VnExpress)

Chiều 19/7/2019, Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thông cáo rằng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị tại Hà Nội xem xét, quyết định cảnh cáo cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh.

Ông Vũ Văn Ninh là Phó Thủ tướng từ 2011 đến 2016, trong nội các của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tin từ báo chí Việt Nam, trong thời gian giữ vị trí phó thủ tướng, ông Vũ Văn Ninh "có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị".

"Thêm nữa, thời gian giữ cương vị bí thư Ban Cán sự đảng, bộ trưởng tài chính kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Ninh đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế bảo hiểm xã hội Việt Nam cho công ty Cho Thuê Tài Chính II (Agribank Leasing Company n°2-ALC II) vay tiền", báo VnExpress cho hay.

Hậu quả là hai tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam (năm 2008-2009) "vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật" trong việc ký hợp đồng cho Công ty ALC IIlà tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, vay 1.010 tỷ đồng (43,4 triệu USD).

Đến nay, Công ty ALC II đã phá sản, làm cho Nhà nước thiệt hại lớn số tiền gốc và lãi, hai lãnh đạo bảo hiểm xã hội Việt Nam và nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị khởi tố để điều tra hình sự.

Trước đó ngày 8/7, tại kỳ họp thứ 37, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Ninh sau khi xác định vi phạm của ông này là "nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân".

Ông Vũ Văn Ninh sinh năm 1955, quê Nam Định, từng là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu quốc hội, thứ trưởng tài chính, phó chủ tịch thành phố Hà Nội, bộ trưởng tài chính. Từ tháng 8/2011, đến tháng 4/2016, ông Ninh giữ chức phó thủ tướng. (Tr.N)

Published in Việt Nam

11 dự án nghìn tỷ thua lỗ của ngành công thương bàn giao về "siêu ủy ban" (RFA, 09/07/2019)

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh vừa bàn giao 11/12 dự án kém hiệu quả, chậm tiến độ của ngành công thương về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp -còn được gọi là "siêu ủy ban". Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam chưa bàn giao lần này.

ngoan1

Tại lễ bàn giao 11/12 dự án chậm tiến độ của ngành công thương - Courtesy of Vietnamplus

Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 9 tháng 7. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, 12 dự án tồn đọng của ngành công thương là vấn đề lớn liên quan đến công tác quản lý Nhà nước.

Phát biểu trên Vietnamplus, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng việc bàn giao, tiếp nhận chỉ là trên nguyên tắc, công việc thời gian tới vẫn là sự phối hợp giữa các bên. Ông cũng nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp trong việc triển khai có hiệu quả các dự án sau khi tiếp nhận từ Bộ Công thương.

Theo Vụ kế hoạch (Bộ Công thương), 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ sau hơn 2 năm triển khai xử lý có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên khó khăn vướng mắc còn lại vẫn rất lớn.

Được biết, đây đều là các doanh nghiệp có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào cung cầu, ngân sách nhà nước.

Trước đó, ngày 30/5/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 650/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương và bổ sung Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vào Ban chỉ đạo, giữ vị trí Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thay Bộ trưởng công thương làm phó trường ban chỉ đạo.

12 dự án thua lỗ nghìn tỷ gồm Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai, Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án nhà máy thép Việt-Trung, Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Dự án nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi, Dự án sản xuất NLSH Bình Phước, Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, Dự án nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2-Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Cũng tin liên quan tình trạng các dự án thua lỗ, gây thất thoát lãng phí vốn nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư trong báo cáo gửi thủ tướng chính phủ cho biết trong năm 2018 có 400 dự án trên cả nước nằm trong danh sách diện này.

Báo cáo nêu rõ Bắc Giang là tỉnh có gần 200 dự án bị phát hiện có thất thoát, lãng phí ; Phú Thọ có hơn 110 dự án, Quảng Ngãi gần 60 dự án… Nguyên nhân thất thoát được cho biết chủ yếu gồm chi phí không hợp lý phát hiện trong giai đoạn, thanh/quyết toán, kiểm toán.

******************

Cựu Thứ trưởng quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đang chờ Chính phủ kỷ luật (RFA, 09/07/2019)

Bộ Quốc phòng Việt Nam đang làm thủ tục kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi ông này bị kỷ luật đảng vào ngày 21 tháng 6 vừa qua.

ngoan2

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đang chờ phía Chính phủ kỷ luật sau khi đã bị kỷ luật đảng vào ngày 21/06/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vnexpress.net

Thông tin vừa nêu được công bố trong cuộc họp báo vào chiều ngày 9 tháng 7 và Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Tuyên huấn, thuộc Tổng cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam được báo giới dẫn lời cho biết đây là bước tiếp theo sau khi Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị kỷ luật đảng.

Bộ Chính trị ra quyết định kỷ luật đảng đối với cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý kỷ luật tương ứng vì cho rằng ông Nguyễn Văn Hiến đã buông lỏng công tác lãnh đạo để những vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010, cụ thể là thực hiện không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng 10 khu đất quốc phòng thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010.

Các cơ quan chức năng đã tiến hành xem xét, xác định vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Văn Hiến là rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về tiền, tài sản của nhà nước và quân đội ; để cho một số cán bộ, đảng viên trong Quân Chủng Hải quân phạm những lỗi buộc phải khởi tố, điều tra và xử lý hình sự.

Bộ Chính trị, đồng thời yêu cầu cơ quan nhà nước thi hành xử lý kỷ luật về chính quyền đối với Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến.

Cục trưởng Tuyên huấn, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, tại buổi họp báo vào ngày 9 tháng 7 nhấn mạnh rằng Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét kỷ luật về chính quyền đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến "đúng quy trình và đúng khuyết điểm".

Hai lãnh đạo cấp cao khác trong cùng vụ việc, bao gồm Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo lần lượt trong tháng 5 và tháng 6 năm 2019.

*****************

Con trai cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh thôi làm đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng (RFA, 09/10/2019)

Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã thống nhất, quyết định thôi chức vụ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và cách hết các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai cố Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.

ngoan3

Ông Nguyễn Bá Cảnh - Courtesy of Báo Lao Động

Báo chí trong nước loan tin ngày 9/7 và trích quyết định được đưa ra trong kỳ họp thứ 11 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng diễn ra sáng cùng ngày.

Trước đó, vào tháng 5/2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương và nhận thấy ông nguyễn Bá Cảnh đã vi phạm quy định các điều đảng viên không được làm, làm ảnh hưởng hình ảnh cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, đứng đầu các cấp.

Cụ thể, khi còn đương chức Thành ủy viên, Bí thư thành đoàn Đà Nẵng, Phó trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Cảnh đã sống chung với một phụ nữ khác như vợ chồng, có cả con riêng trong khi vẫn đang có vợ.

Do đó, xét theo quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên, Ban Bí thư quyết định cách các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Bá Cảnh.

Trước đó, vào năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12 thành phố Hồ Chí Minh cũng bị kỷ luật khiển trách vì có quan hệ với một phụ nữ và có 2 con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức.

Ông Lê Trương Hải Hiếu là con trai của ông Lê Thanh Hải - cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và bà Trương Thị Hiền – em gái ruột bà Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch nước Việt Nam nhiệm kỳ 2002-2007.

******************

Bắt thêm viên chức SAGRI thời ông Lê Tấn Hùng làm Tổng Giám đốc (RFA, 09/07/2019)

Thêm hai người thuộc Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn (SAGRI) trong vụ ông Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Tp Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, vào ngày 8 tháng 7 bị khởi tố và bắt tạm giam.

ngoan4

Ông Vân Trọng Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Thành viên SAGRI và bà Nguyễn Thị Thúy, nguyên kế toán trưởng SAGRI. Courtesy bocongan.gov.vn

Đó là ông Vân Trọng Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Thành viên SAGRI và bà Nguyễn Thị Thúy, nguyên kế toán trưởng SAGRI.

Ông Vân Trọng Hùng liên quan đến sai phạm trong chuyển nhượng dự án tại Phường Phước Long B, Quận 9 của SAGRI và bà Nguyễn Thị Thúy có sai phạm chi khống 13 tỉ đồng cho kế hoạch ‘ma’ đưa cán bộ, người lao động đi học tập nước ngoài.

Vào ngày 6 tháng 7, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an cho biết đang điều tra vụ án ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ xảy ra tại Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên (SAGRI) mà ông Lê Tấn Hùng từng làm giám đốc.

Vào ngày 5 tháng 7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công An đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chổ ở, nơi làm việc đối với bị can về hành vi ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ theo qui định tại khoản 3, Điều 219 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đối với ông Lê Tấn Hùng.

Từ sáng đến trưa ngày 6 tháng 7, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra đã tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Lê Tấn Hùng tại số 22Bis Trương Định, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến chiều, ông Lê Tấn Hùng bị di lý ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.

Ông Lê Tấn Hùng, sinh năm 1963, là em trai ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Lê Tấn Hùng vì lý do ‘vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác điều hành, quản lý đất đai và chi tiêu tài chính'.

Published in Việt Nam

Kỷ luật và đề nghị kỷ luật một số quan chức lãnh đạo trung ương và địa phương (RFA, 08/07/2019)

Một loạt cán bộ lãnh đạo cấp trung ương và cấp tỉnh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng đề nghị kỷ luật. Truyền thông trong nước loan tin ngày 8 tháng 7.

lo1

Nhiều cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật. RFA

Những người bị nêu danh trước hết là nguyên Phó thủ tướng chính phủ, Vũ Văn Ninh. Tin nói rõ trong thời gian giữ chức Phó thủ tướng chính phủ, ông Vũ Văn Ninh có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh, trái với kết luận của Bộ Chính Trị.

Ngoài ra, trong thời gian giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Tài chính kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Vũ Văn Ninh thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để xảy ra sự việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà Nước ; nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho Công ty Cho Thuê Tài Chính II (ALC II) vay tiền.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cũng kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Văn Công, ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giao Thông- Vận Tải ; ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ ; Ông Trần Ngọc Thành, nguyên ủy viên Ban chấp hành đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương, nguyên Bí thư đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Hai thứ trưởng khác của Bộ Giao thông và vận tải là ông Nguyễn Nhật và Nguyễn Ngọc Đông bị kỷ luật khiển trách. Cùng bị kỷ luật khiển trách là ông Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên bí thư đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban bí thư xem xét, thi hành thi hành kỷ luật Ban Cán sự đảng Bộ GT-VT nhiệm kỳ 2011-2016 và ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên ủy viên Ban Cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng GT-VT.

Đối với cấp tỉnh, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Giám đốc Công an Đồng Nai, Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh vì 'gây hậu quả rất nghiêm trọng'.

Thẹo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau kỳ họp thứ 37, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 7 năm 2019, tại Hà Nội, ban lãnh đạo Công an Đồng Nai đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo.

Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Đồng Nai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, giám sát… để xảy ra nhiều vi phạm trong điều tra, xử lý các vụ án. Ngoài ra, Công an Đồng Nai còn sai phạm trong công tác quản lý đất đai, sử dụng vũ khí, tài chính…

Ngoài ra, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cũng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai.

Hàng loạt các phó giám đốc Ngô Minh Đức, Lý Quang Dũng, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Xuân Kim cùng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm vừa nêu.

Cũng tại kỳ họp thứ 37, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Đỗ Thế Nhữ và ông Nguyễn Đức Luyện, đều là nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, do những sai phạm trong việc quản lý đất và rừng.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật một số cán bộ tại tỉnh Đắk Nông như việc thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian giữ chức Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông, ông Nguyễn Mạnh Cường đã thiếu trách nhiệm để xảy ra một số vi phạm khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và trong đầu tư mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

*****************

Ông Vũ Văn Ninh : Con đường từ Huân chương hạng Nhất đến kỷ luật (BBC, 08/07/2019)

Vào ngày 20/6/2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

lo2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huy hiệu 50 năm, 45 năm và 30 năm tuổi Đảng cho các ông Trần Quốc Toản, Đoàn Mạnh Giao và Vũ Văn Ninh

Hôm nay (8/7), hai năm sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản nói ông Vũ Văn Ninh có vi phạm "nghiêm trọng", và đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật.

Thông cáo của Ủy ban kỷ luật của Đảng nói khi làm phó thủ tướng, ông Vũ Văn Ninh có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, khi còn là Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Vũ Văn Ninh đã "thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) vay tiền".

Sinh năm 1955 ở Nam Định, ông Ninh có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Xuất phát điểm của ông là từ Bộ Tài chính liên tục từ 1977.

Năm 1999, ông được phong thứ trưởng tài chính.

Đến năm 2003, ông được điều động về làm phó chủ tịch Hà Nội, cho tới tháng Giêng năm 2006.

Sau Đại hội Đảng X năm đó, ông trở thành Bộ trưởng tài chính, cũng là ủy viên Trung ương Đảng.

5 năm sau, ông tiếp tục ngồi trong Trung ương Đảng, trở thành Phó Thủ tướng.

Tháng 4/2016, ông nhận quyết định nghỉ hưu, được nhận xét rằng đã "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Thanh tra cảng Quy Nhơn

Tình hình chính trị biến chuyển khi vào tháng 2/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.

Ba tháng sau, Ban Bí thư tổ chức họp, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuộc họp này ra quyết định cảnh cáo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện.

Một trong các lý do kỷ luật là ông Thiện đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký văn bản đề nghị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh.

Sang năm 2018, vào tháng 10, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra toàn diện cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.

Kết luận này kiến nghị thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu Nhà nước.

*********************

Cựu phó thủ tướng, nhiều quan chức giao thông, công an Việt Nam đối mặt kỷ luật (VOA, 08/07/2019)

Một cu phó th tướng Vit Nam cùng mt s quan chc hàng đu ti B Giao thông - Vn ti và công an tnh Đng Nai đang đi mt vi các hình thc k lut, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ca Đng Cng sn thông báo hôm 8/7.

lo3

Cựu Phó Th tướng Vũ Văn Ninh "trong tm ngm" ca Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đng Cng sn Vit Nam

Trang Facebook chính thức ca chính ph Vit Nam cho hay, kết lun nêu trên được đưa ra sau khi y ban Kim tra hp trong 3 ngày, t 2 - 4/7.

Một phn ni dung bn kết lun nói rng y ban "xem xét, thi hành k lut" ông Vũ Văn Ninh, cu y viên Trung ương Đng, cu Phó Th tướng, vì "có vi phạm, khuyết đim trong vic quyết đnh ch trương thc hin c phn hóa, thoái vn nhà nước ti các cng Quy Nhơn, Qung Ninh trái vi kết lun ca B Chính tr". Sai phm này xy ra trong nhim kỳ ông Ninh gi chc phó th tướng t năm 2011-2016.

Một sai phm khác ca ông Ninh, theo y ban ca đng, là trong thi gian t 2006 đến 2011, khi gi cương v Bí thư Ban cán s đng, B trưởng B Tài chính kiêm nhim Ch tch Hi đng qun lý Bo him xã hi Vit Nam, ông Ninh đã "thiếu trách nhim trong lãnh đạo, ch đo, kim tra, giám sát, đ xy ra v vic gây thit hi ln tin ca Nhà nước".

y ban Kim tra cho biết đó là v án kinh tế Bo him xã hi Vit Nam cho Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) vay tin. Liên quan đến v này, nhiu cán b, đng viên đã b xử lý hình s.

Vi phạm ca cu phó th tướng b đánh giá là "nghiêm trng" và y ban Kim tra "đ ngh B Chính tr xem xét, thi hành k lut" đi vi ông Ninh.

Theo tìm hiểu ca VOA, tài liu xét x hi tháng 6/2019 cho hay, Bo him xã hi Vit Nam cho ALC II vay hàng nghỉn t đng mt cách "d dàng" và 1.700 t đng đã b "tht thoát".Có ít nht 6 người, bao gm c 2 cu tng giám đôc Bo him xã hi, đã b truy t.

Vẫn bn kết lun ca Ủy ban Kiểm tra Trung ương đăng ti hôm 8/7 trên trang Facebook Thông tin Chính phủ thông báo rng ông Nguyn Hng Trường, cu Th trưởng B Giao thông - Vn ti, y viên Ban cán s đng ca b, cùng tp th Ban cán s đng ca b, cũng thuc din b "xem xét, thi hành k lut".

Những thông tin VOA thu thp được cho thy, ông Trường và mt s quan chc Bộ Giao thông và vận tải "đ xy ra nhiu vi phm, khuyết đim" trong thc hin c phn hóa, thoái vn nhà nước ti mt s doanh nghip thuc b.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương tuyên b hôm 8/7 rng h đ ngh Ban Bí thư ca đng "xem xét, thi hành kỷ lut" Ban cán s đng Bộ Giao thông và vận tải nhim kỳ 2011 – 2016 và cu Th trưởng Nguyn Hng Trường

Bên cạnh đó, y ban ra quyết đnh thi hành k lut bng hình thc "cnh cáo" ông Nguyn Văn Công, mt cu th trưởng khác ca Bộ Giao thông và vận tải, và thi hành k lut bng hình thức "khin trách" ông Nguyn Ngc Đông, cũng tng là th trưởng Bộ Giao thông và vận tải.

Một ni dung chiếm phn đáng k trong bn kết lun mi đây ca Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói rng mt lot quan chc hàng đu ca công an tnh Đng Nai có nhng vi phm "gây hu quả rt nghiêm trng, nh hưởng xu đến uy tín ca t chc đng và các cơ quan bo v pháp lut, gây bc xúc trong xã hi, đến mc phi xem xét, thi hành k lut".

y ban đã tiến hành kim tra và xác đnh rng Ban Thường v Đng y Công an tnh Đng Nai "đ xy ra nhiu vi phm, khuyết đim trong hot đng điu tra, x lý các v án, v vic ; trong công tác qun lý, s dng vũ khí, đt đai, tài chính, tài sn và công tác cán b ; đ nhiu cán b, chiến sĩ b x lý hình s".

Những người phải chu trách nhim chính v các sai phm, theo y ban, là Đi tá Huỳnh Tiến Mnh, Giám đc Công an tnh ; Thiếu tướng Nguyn Văn Khánh, cu Giám đc Công an tnh ; ngoài ra là 5 đi tá công an, trong đó có ít nht 1 phó giám đc công tnh.

VOA quan sát thấy, dư lun Vit Nam có phn ng trái ngược v các đng thái k lut mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đng va công b.

Một s người viết trên mng xã hi rng h "cm ơn" Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng vì thc hin đúng nhng gì đã nói là "chống tham nhũng không có vùng cấm". Nhng người này nhn xét thêm rng "chưa khi nào công cuc chng tham nhũng trong c nước lên cao và rm r đến vy" và by t hy vng "sau công cuc này đt nước s hi sinh và phát trin".

Trong khi đó, khá nhiều người li đưa ra quan đim rng điu quan trng là phi thu hi được các tài sn hoc s tin tht thoát, đi cùng vi x lý hình s như xét x, b tù các quan chc vi phm. Bng không, theo nhng người có cái nhìn kht khe, vic cnh cáo, bãi chc khi quan chc đã nghỉ hưu "chng răn đe, phòng nga được ai c" hay ch xem như là "trò h c thôi".

Published in Việt Nam

Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn SAGRI bị cách chức (RFA, 20/05/2019)

Ông Lê Tấn Hùng, em trai cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải, vào ngày 20 tháng 6, bị cách chức Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên (SAGRI). Lý do cách chức ông này được nói vì vi phạm rất nghiêm trọng.

cui1

Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn- Sagri, Lê Tấn Hùng (thư ba từ phải sang) tại một cuộc triển lãm của công ty Sagri. Courtesy Sagri

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Quyết định cách chức được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký ngày 19/6.

Cụ thể, với vai trò Tổng giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Tổng công ty, ông Hùng đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, đầu tư dự án, sử dụng mặt bằng, nhà đất trong doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ...

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra 3 sai phạm tại SAGRI, là cho thuê đất, hợp tác đầu tư chưa xin phép và kinh doanh trên đất ngoài ngành.

Thanh tra thành phố vào tháng 10 năm 2017, cũng xác định ông Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy - kế toán trưởng, đã ký và chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ đi học tập nước ngoài.

Tuy nhiên, có 22 người không tham gia chuyến đi. Ngoài ra 40 trong 70 người tham gia chuyến đi nước ngoài không có trong danh sách, số còn lại không có thông tin trên hệ thống xuất nhập cảnh.

*******************

Cần thay đổi thể chế để người dân tham gia phòng chống tham nhũng (RFA, 19/06/2019)

Thanh tra để kiểm tra hay nhận phong bì ?

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhiều chủ doanh nghiệp cho biết tình trạng cán bộ đoàn thanh tra nhũng nhiễu, đòi phong bì có ở Việt Nam từ trước đến nay chứ không phải mới bây giờ.

cui2

Công an tỉnh Vĩnh Phúc khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 cán bộ Đoàn Thanh tra Bộ Xây Dựng. RFA edit

Chị G., chủ chuỗi đồ uống tại Sài Gòn cho biết những cửa hàng của chị cũng hay bị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thanh tra. Vẫn theo chị G., tùy theo đợt cán bộ thanh tra mà sẽ có người khó hay dễ, nhưng hầu như lần nào nhân viên chị cũng phải để phong bì 1-2 triệu để không bị hạch sách. Thậm chí có lần dù thanh tra đã nhận phong bì nhưng vẫn cố tìm lỗi ghi giấy phạt :

"Vừa lấy phong bì vừa phạt tiền, chứ không là phạt nữa, thay vì phạt nặng hơn thì phạt bớt bớt lại".

Còn theo anh S., chủ một khách sạn nhỏ tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc đối phó với đoàn thanh tra hiện nay không hề dễ dàng :

"Không phải lúc nào cũng đưa phong bì, tùy thanh tra cái gì. Thanh tra thuế phạt dữ lắm, nó vô là thương lượng hết, nó hỏi giá, nói thẳng luôn".

Do vậy, việc chạy chọt hay có đường dây để thông báo mỗi lần thanh tra đến hay chỉ ‘thanh tra hình thức’ đã được đa số chủ doanh nghiệp áp dụng.

Xác nhận thực tế này, chị Y. cho biết khi chị và cộng sự xây dựng nhà nghỉ ở Đà Lạt cũng bị thanh tra bên xây dựng đến công trình, nhưng do cộng sự của chị đã ủy nhiệm cho một người quen lo lót trước nên không gặp phải khó khăn gì.

Còn theo chị G. thì chị luôn biết trước ngày nào đoàn thanh tra xuống :

"Có connection với nó, nó báo trước chuẩn bị xuống thanh tra nhưng báo cũng gần lắm. Cách khoảng 2, 3 ngày nó xuống thì báo 1 ngày, hôm sau nó xuống, chưa biết lúc nào".

Tuy nhiên, chị G. cũng cho rằng nếu cán bộ thanh tra thực hiện đúng các hạng mục kiểm tra tiêu chuẩn mà không phải thái độ hạch sách, bắt lỗi để ghi giấy phạt thì việc thanh tra như vậy rất tốt, đảm bảo các cửa hàng thực hiện đúng quy trình, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Giải pháp

Từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho rằng để ngăn chặn nạn tham nhũng, đảng và chính phủ Hà Nội đưa ra rất nhiều biện pháp, nhưng ở Việt Nam biện pháp và pháp luật vẫn chưa được thực thi triệt để.

cui3

Ông Đinh La Thăng (đứng) và ông Trịnh Xuân Thanh (ngồi) tại Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 8 tháng 1 năm 2018. AFP

"So với Bộ luật Hình sự của nhiều nước trên thế giới thì Bộ luật Hình sự Việt Nam có mức phạt cao hơn nhiều, nhất là nhóm tội tham nhũng thì phạt rất nặng. Nhưng vấn đề là có chứng minh được tham nhũng không, thường tội gây thất thoát tài sản người ta nói do thiếu trách nhiệm, do cơ chế, thể chế, có chiếm đoạt hay không chiếm đoạt. Có chiếm đoạt thì mới dẫn đến những tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ thì lúc đó hình phạt mới nặng, có thể lên đến mức tử hình".

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự độc lập cho rằng chính phủ Hà Nội cần phải thay đổi nhiều :

"Phải có tự do báo chí và tư pháp độc lập, chừng nào những vấn đề cơ bản như thế giải quyết được thì những người có quyền luôn có thể dùng quyền để làm tiền, như thế thì tham nhũng đã, đang, và sẽ tồn tại".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết thêm việc này không hề dễ dàng, rất phức tạp. Ông cho rằng chừng nào đảng cộng sản Việt Nam còn độc quyền thì những điều kiện ông vừa nói hoàn toàn không khả thi.

Với cách nhìn tích cực hơn, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cho rằng trước đây việc phòng chống tham nhũng chưa hiệu quả, những vụ tham nhũng bị phát hiện còn ít, chưa tương xứng với thực tế, chỉ như phần nổi của tảng băng trôi. Nhưng gần đây theo sự chỉ đạo của Tổng bí thư kiêm Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người phát động phong trào chống tham nhũng, tình hình đã chuyển biến tích cực, các vụ đại án tham nhũng ngày càng được xử phạt công khai.

Mặc dù vậy, theo Luật sư Trần Quốc Thuận, việc phá được một vụ án tham nhũng không phải là chuyện đơn giản. Những vụ tham nhũng lớn dây chuyền, ‘dây mơ rễ má’ ăn chia với nhau nên việc bóc gỡ để xử lý phải có nhiều thời gian, công phu.

"Cần phải có cơ chế, thể chế thích hợp để người dân tham gia thì may ra mới làm tốt được vì những cuộc tham nhũng khi tháo gỡ ra thì nó dính chùm với mấy ông lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương".

Trong vụ việc đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ khi đang công tác tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, báo chí trong nước đăng tải thông tin cho biết bà Nguyễn Thị Kim Anh và bà Nguyễn Thùy Linh là 2 chị em. Do vậy, việc bà Thùy Linh được vào đoàn thanh tra dù không phải công chức nhà nước cũng đang làm dấy lên quan ngại tình trạng ‘ô dù’ ở bộ máy nhà nước hiện nay.

Theo ông Lê Văn Cuông, trước đây mọi người cho rằng phòng, chống tham nhũng chỉ nắm những người với chức vụ nhất định trở xuống, có những đối tượng không thể đụng tới hoặc có vùng cấm. Nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi :

"Vừa qua đã thể hiện phòng chống tham nhũng không loại trừ bất cứ ai, cũng không có vùng cấm, ai vi phạm tới đâu thì xử lý tới đó. Từ đó tạo niềm tin cho nhân dân là công tác phòng chống tham nhũng đang có chiều sâu và có hiệu quả".

Tổng bí thư kiêm Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người nắm giữ nhiều quyền lực nhất trong bộ máy chính trị tại Việt Nam, tỏng các cuộc họp của chính phủ Hà Nội luôn kêu gọi đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng do chính ông đề ra.

Tuy nhiên, thời gian gần đây ông Nguyễn Phú Trọng thường xuyên vắng mặt trong các sự kiện quan trọng.

Điều này gây ra quan ngại liệu công cuộc chống tham nhũng có bị gián đoạn khi vắng bóng người khởi xướng.

Giải thích về mối quan ngại này, Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết cơ chế làm việc của nhà nước Việt Nam hiện nay là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư là 4 người chịu trách nhiệm điều hành, nên việc vắng Tổng bí thư kiêm Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn không ảnh hưởng đến việc chống tham nhũng.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc chống tham nhũng không phải chỉ là công việc của riêng bộ máy nhà nướcViệt Nam mà là sự kết hợp giữa lãnh đạo và toàn dân :

"Vấn đề hoàn toàn phụ thuộc vào người lãnh đạo đất nước và sự lên tiếng của người dân. Người dân phải thúc ép rất mạnh mẽ và người lãnh đạo phải có quyết tâm thì việc chống tham nhũng mới có kết quả".

Published in Việt Nam

Kính gửi :

Đng chí Nguyn Phú Trng, Tng Bí thư cộng sản Việt Nam,

Ban Chp hành Trung ương cộng sản Việt Nam,

Ban Tuyên giáo Ban chấp hành trung ương cộng sản Việt Nam,

Quc hi, Nhà nước, Chính ph Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam

Thưa các đng chí,

Nhiều người s dng mng xã hi Vit ng đang thc mc (1), ti sao tháng trước, đng ta chi vài t k nim "60 năm ngày ‘Bác’ đến thăm Sơn La" (2) mà hôm nay (18 tháng 6) li không đ đng gì đến chuyn "Yêu sách ca nhân dân An Nam" do Nguyn Ái Quc son tho (3) tròn 100 năm ?

Vì "Yêu sách của nhân dân An Nam" đã được ging dy rng rãi trong chương trình giáo dc ph thông như mt "văn kin lch s" và vì trước nay, chúng ta vn t chc cho toàn đng, toàn quân, thm chí không ngng vn đng toàn dân "hc tp và làm theo tm gương, tư tưởng ca Bác" nên tôi thy chúng ta không th b qua thc mc này.

annam1

"Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam" (Revendications du peuple annamite) được gửi ngày 18/6/1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và gửi tới Hội nghị hòa bình Versailles bản "Yêu sách của nhân dân An Nam"

Trong bối cnh như hin nay, rõ ràng vic t chc k nim 100 năm ngày ra đi "văn kin lch s" như "Yêu sách ca nhân dân An Nam" là hết sc "nhy cm, phc tp" nhưng làm ngơ là thiếu trách nhiệm, khiến "t din biến, t chuyn hóa" tr thành trm trng hơn, đng ta cn nghiêm khc "t phê", rút kinh nghim sâu sc và sa sai ngay.

Im lặng trước cht vn, ti sao t chc rm r "60 năm ngày ‘Bác’ đến thăm Sơn La" mà làm ngơ 100 năm ngày "Yêu sách của nhân dân An Nam" ra đi (?) chính là tha nhn "lun điu ca các thế lc thù đch, phn đng" là đúng. Nguy hi hơn là khiến đng chí, đng bào, đng cm sâu rng vi "các phn t cơ hi, thoái hóa, biến cht v chính tr".

Thưa các đng chí,

Cho dù "Yêu sách của nhân dân An Nam" không phù hp vi bi cnh chính tr - xã hi hin nay. Tám đòi hi trong "văn kin lch s" này có th b… li dng đ xuyên tc, nguy hi cho vic bo đm quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi ca đng ta, thành ra mun chiến thng trên "mt trn tư tưởng", tôi nghĩ, đng ta nht thiết phi lên tiếng.

Trong quá khứ, đng ta đã tng vn dng hết sc nhun nhuyn "hoàn cnh lch s" đ gii thích nhiu vn đ liên quan đến trách nhim ca đng ta đi vi quc gia, dân tộc, tại sao ln này, các đng chí li ngn ngi s dng "hoàn cnh lch s" đ đp tan "lun điu ca các thế lc thù đch, phn đng" và ý kiến ca các "phn t cơ hi, thoái hóa, biến cht v chính tr" ? Chng l các đng chí cũng "t din biến, t chuyn hóa" nên cũng chao đảo v… lp trường, thiếu kiên đnh v… tư tưởng ?

***

"Yêu sách của nhân dân An Nam" (Tổng ân xá tt c nhng người bn x b án tù chính tr. Ci cách nn pháp lý Đông Dương bng cách đ người bn x cũng được quyn hưởng nhng bo đm pháp lý như người Châu Âu. Xóa b hoàn toàn nhng tòa án đc bit dùng làm công c đ khng b và áp bc b phn trung thc nht trong nhân dân An Nam. T do báo chí và t do ngôn lun. T do lp hi và hi hp. T do cư trú nước ngoài và t do xut dương. Tự do hc tp, thành lp các trường k thut ti tt c các tnh cho người bn x. Thay chế đ ra các sc lnh bng chế đ ra các đo lut. Có đi biu thường trc ca người bn x do người bn x bu ra ti Ngh vin Pháp đ giúp cho Ngh vin biết được nguyn vng ca người bn x) là yêu sách giữa phía b tr vi phía thng tr.

Cần phi tái khng đnh, chính quyn thc dân, phong kiến không bao gi có th sánh được vi đng ta - đi tiên phong và đi biu trung thành ca giai cp công nhân, ca nhân dân lao động và ca dân tc Vit Nam. Đến gi này, phn t nào thy "Yêu sách ca nhân dân An Nam" vn còn là mơ ước ngoài tm vi ca các công dân Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam thì phi đt nhng phn t đó vào nhóm cn… cưỡng bc giáo dc v tư tưởng.

Tuy nhiều người đã biết, Nguyn Ái Quc là tên chung ca mt nhóm các nhân vt lch s lng danh như Phan Văn Trường, Nguyn Thế Truyn, Phan Chu Trinh, "bác" ch là giúp vic. Gn đây, do "các thế lc thù đch, phn đng" và "nhng phn t cơ hi, thoái hóa, biến cht v chính tr" có khuynh hướng khai thác tư tưởng ca Nguyn Ái Quc đ so sánh vi thc tế nước ta, đ kích đng ta, tôi đ ngh đng ta cn minh đnh, vai trò tht s ca "bác" trong giai đon y.

annam2

"19 điu đng viên không được làm".

Chấm dt lp l, xác đnh mt cách rõ ràng, "bác" chỉ tm ng, xài đ tên Nguyn Ái Quc đ bi đp s nghip ca "bác" trên con đường dn dt đng ta tr thành chính đng duy nht xng đáng lãnh đo cách mng Vit Nam hôm qua, hôm nay và ngày mai, s giúp chúng ta có th phân tích sâu hơn đ đồng chí, đồng bào thy rng, dù yêu nước, thương nòi, Nguyn Ái Quc – do ch dính dáng chút ít ti "bác" - nên vn có nhng hn chế v… nhn thc vì chưa… "giác ng cách mng".

Không chỉ càng ngày càng nhiu đng bào b "các thế lc thù đch, phn đng" kích động mà ngay c các đng chí cũng vy. Cho dù đng ta đã k lut mt s đng chí như Chu Ho, Trn Đc Anh Sơn,… nhưng theo tôi, rung như thế chưa đ da… "kh". Tôi tin, n lc ngăn chn tình trng suy thoái v tư tưởng s hiu qu hơn nếu y ban Kim tra của Ban chấp hành trung ương đng ta xem xét, kiến ngh B Chính tr, Ban Bí thư x lý k lut "bác" vì vi phm nhiu điu trong "19 điu đng viên không được làm".

Xử lý k lut đng viên theo các quy đnh ca Ban chấp hành trung ương đng ta đã được áp dng vi hàng lot đng viên sau khi nghỉ hưu, không còn gi bt kỳ chc v nào c trong h thng chính tr ln h thng công quyn đ chng t "không có vùng cm", hà c gì chúng ta không áp dng đi vi "bác" đ n lc rung cây, tht s đt tác dng da… "kh", không đ các "văn kin lịch sử" nh hưởng tiêu cc ti s tin yêu ca nhân dân dành cho đng ta.

Chưa k x lý k lut "bác" s giúp ngăn chn các thế lc thù đch, phn đng", "các phn t cơ hi, thoái hóa, biến cht v chính tr" tìm cách khai thác nhng "văn kin lch s" như "Yêu sách của nhân dân An Nam", "Tuyên ngôn Đc lp" (4)… đ chng minh dân tc ta đã b đng ta dùng chiêu bài "giành ly chính quyn v tay nhân dân" lường gt đ tr thành chính đng duy nht, đc quyn lãnh đo toàn din ti Vit Nam. Sau vài thp niên máu chảy thành sông, xương cht thành núi, kết qu ch là : "Không có gì…".

Nguy hiểm quá các đng chí !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 18/06/2019

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/tranhai.vune/posts/3428134013879151

(2) https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/40088902-son-la-ky-niem-60-nam-ngay-bac-ho-ve-tham-tay-bac.html

(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Yêu_sách_của_nhân_dân_An_Nam

(4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_độc_lp_(Vit_Nam_Dân_ch_Cng_hòa)

Published in Diễn đàn

Luật sư Đài Loan giúp nạn nhân Việt Nam kiện Formosa ra tòa ở Đài Bắc (RFI, 11/06/2019)

Ngày 11/06/2019, các luật sư Đài Loan đã chính thức kiện tập đoàn công nghiệp Formosa lên một tòa án ở Đài Bắc. Năm 2016, tập đoàn gang thép của Đài Loan đã bị chính phủ Việt Nam phạt 500 triệu đô la vì xả hóa chất ra biển gây thảm họa môi trường cho vùng duyên hải miền trung Việt Nam.

dailoan1

Biểu tình trước trụ sở tập đoàn Formosa ở Đài Bắc ngày 17/06/2016 đòi điều tra về thảm họa cá chết tại Việt Nam. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Theo AFP, khoảng vài chục người dân địa phương và các nhà đấu tranh Việt Nam đã tập hợp trước một tòa án quận ở Đài Bắc trong tuần này, vào thời điểm các luật sư nộp đơn kiện. Họ cho rằng dù thảm họa môi trường xảy ra ở Việt Nam, nhưng tòa án Đài Loan có thẩm quyền xét xử vì các bị cáo - thành viên Hội đồng Quản trị, cũng như cổ đông chính của tập đoàn gang thép Formosa ở Hà Tĩnh - phần lớn là công dân Đài Loan.

Tổ chức Quyền Môi trường Đài Loan hỗ trợ các nạn nhân Việt Nam trong đợt kiện này. Ông Đồ Ngọc Văn (Tu Yu Wen), đứng đầu hiệp hội, phát biểu : "Đây là lần đầu tiên một công ty Đài Loan bị kiện vì gây ô nhiễm ở nước ngoài. Chúng tôi hy vọng tòa án sẽ thụ lý hồ sơ và sẽ tạo ra một tiền lệ tốt".

Trước đó, trong một thông cáo, tập đoàn Formosa khẳng định đã trả 500 triệu đô la vào tháng 08/2016 để bồi thường cho ngư dân Việt Nam bị nạn, thông qua chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đấu tranh Việt Nam khẳng định chỉ "một vài người" nhận được khoảng 20.000 đô la Đài Loan, trong khi đó nhiều người đấu tranh đòi được bồi thường nhiều hơn lại bị bắt giam.

Khi gây ra thảm họa môi trường biển ở miền trung Việt Nam, nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, có trị giá khoảng 11 tỉ đô la, đang được xây dựng. Tháng 04/2017, nhà máy được phép hoạt động trở lại. Đến tháng 12/2017, công ty này lại bị phạt thêm 25.000 đô la vì xả chất thải rắn "độc hại" một cách bất hợp pháp xuống lòng đất năm 2016.

*****************

Các nạn nhân khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh ra tòa (RFA, 10/06/2019)

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa (JfFV) đại diện cho gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) gây ra hồi đầu tháng 6 năm 2016 sẽ chính thức khởi kiện công ty này cùng 17 công ty khác ra tòa tại Đài Loan vào ngày 11/6. Thông cáo báo chí của JfFV cho biết như vậy hôm 10/6.

Những người Việt lao động tại Đài Loan phản đối Công ty Formosa ngay trước trụ sở công ty này ở Đài Bắc hôm 10/8/2016

Những người Việt lao động tại Đài Loan phản đối Công ty Formosa ngay trước trụ sở công ty này ở Đài Bắc hôm 10/8/2016 AFP

Theo thông cáo báo chí, mục đích của vụ kiện là nhằm yêu cầu Tập đoàn FHS phải bồi thường thỏa đang cho các nạn nhân và làm sạch vùng biển bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên.

Trong số 18 công ty bị khởi kiện, ngoài FHS, còn có một số công ty khác tại Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore và Cayman.

Vụ kiện FHS lần này còn được sự hỗ trợ của 5 tổ hợp Luật sư như Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (ERF) và Hội Luật sư Bảo vệ Môi trường.

Cũng theo thông cáo báo chí, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc tế Quyền Môi trường (Earth Rights International – ERI) tại New Jersey, Mỹ cũng sẽ đại diện các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có trụ sở của Công ty Formosa Mỹ.

Vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển hồi năm 2016 đã làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn người dân dọc 4 tỉnh miền trung Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, khiến hàng trăm tấn cá chết dạt lên bờ. Sau vụ việc, Fomrosa đã phải công khai xin lỗi và nộp 500 triệu đô la tiền bồi thường.

Tuy nhiên, nhiều người dân là nạn nhân của thảm họa này cho rằng việc bồi thường không đủ và cuộc sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn.

Hồi năm 2016, khoảng 500 người dân đã ký đơn kiện công ty Formosa Hà Tĩnh ra tòa ở Việt Nam đòi bồi thường. Tuy nhiên đơn kiện đã bị trả về. Chính quyền Hà Tĩnh nói với báo giới rằng các đơn kiện của người dân "không đưa ra được chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế".

*****************

Cựu tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam - Lê Bạch Hồng - bị truy tố (RFA, 11/06/2019)

Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, ông Lê Bạch Hồng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Truyền thông trong nước đưa tin 11/6/2019.

Résultat de recherche d'images pour "Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, ông Lê Bạch Hồng bị truy tố"

Ông Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Courtesy of vn.sputniknews

Cùng bị truy tố với ông Hồng có năm đồng phạm là ông Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính, bảo hiểm xã hội Việt Nam) và hai cán bộ của Ban Kế hoạch - Tài chính là Trần Tiến Vỹ và Hoàng Hà.

Bà Trần Thị Thanh Thủy (chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính, bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hồi tháng 5/2019, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có kết luận điều tra vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam ; Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II) và một số đơn vị có liên quan khác, và chuyển hồ sơ vụ án đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 6 bị can trên.

Truyền thông trong nước trích cáo trạng rằng từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009, ông Nguyễn Phước Tường đã chỉ đạo ông Trần Tiến Vỹ và ông Hoàng Hà lập 14 Tờ trình đề nghị ông Nguyễn Huy Ban và ông Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ Quỹ bảo hiểm xã hội, tổng số tiền là 1.010 tỷ đồng.

Theo quy định, bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được cho phép các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn.

Đến cuối tháng 12/2015, bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa thu hồi được hết nợ gốc và lãi của Công ty ALC II với số tiền hơn 750 tỉ đồng vốn quá hạn và 735 tỉ đồng tiền lãi. Nguyên nhân là do Công ty ALC II không có khả năng trả nợ. Tính đến nay, cộng cả gốc và lãi Công ty ALC II còn nợ bảo hiểm xã hội là hơn 1.700 tỉ đồng.

Tháng 12/2016, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định mở thủ tục phá sản đối với ALC II. Ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ALC II phá sản.

Tính đến nay, Bảo hiểm xã hội chưa thu hồi được nợ gốc và lãi của Công ty ALC II, số tiền chưa được thu hồi là hơn 1.700 tỷ đồng cả gốc và lãi.

*****************

Xử phúc thẩm Vũ ‘nhôm’ và hai tướng Công an (RFA, 10/06/2019)

Sáng 10/6, Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao tại Hà Nội đã mở phiên xử phúc thẩm ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘nhôm’) và 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an, cùng một số cán bộ công an liên quan trong vụ án thâu tóm bảy dự án đất vàng tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, gây thiệt hại hơn một ngàn tỷ đồng.

Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) trước tòa tại Hà Nội hôm 30/7/2018

Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) trước tòa tại Hà Nội hôm 30/7/2018 Reuters

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết Tòa đã triệu tập nhiều người làm chứng là lãnh đạo các công ty bất động sản có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ; cũng như đại diện Bộ Công an, UBND Thành phố Đà Nẵng, UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Phiên tòa phúc thẩm vụ án dự kiến diễn ra đến ngày 15/6.

Trước đó hồi cuối tháng 1 trong phiên xử sơ thẩm, Tòa đã tuyên án ông Phan Văn Anh Vũ 15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau đó, Vũ ‘nhôm’ đã kháng cáo cho rằng mình hoàn toàn không phạm tội và không đồng ý với nội dung án sơ thẩm đã tuyên.

Cũng tại phiên sơ thẩm, cựu thứ trưởng Trần Việt Tân bị án 36 tháng tù, cựu thứ trưởng Bùi Văn thành 30 tháng tù, với cùng tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Bùi Văn Thành sau đó cũng kháng cáo, đề nghị được hưởng án treo. Ông Trần Việt Tân không chấp nhận phát quyết của tòa cũng như hình phạt bị tuyên.

Hai bị cáo khác liên quan đến vụ án là ông Phan Hữu Tuấn (cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an) và ông Nguyễn Hữu Bách (cựu cán bộ Tổng cục V). Hai người này cùng bị tuyên 5 năm tù giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Phan Văn Anh Vũ sinh năm 1975 tại Đà Nẵng, từng kinh doanh nhôm, kính nên có biệt danh Vũ ‘nhôm’. Ông này có hàm thượng tá công an, từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây Dựng Bắc Nam 79 ở Đà Nẵng và Công ty Cổ Phần Nova 97 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông bị Bộ Công an truy nã vào tháng 12/2017 và bị bắt giữ tại Singapore sau đó vì vi phạm luật di trú của nước này. Đầu tháng 1/2018, Vũ ‘nhôm’ bị dẫn độ về Việt Nam.

Tháng 7/2018, Vũ ‘nhôm’ bị tuyên án 9 năm (sau đó được giảm xuống còn 8 năm) vì tội làm lộ bí mật nhà nước.

Vào ngày 7/6/2019 tại phiên phúc thẩm vụ án thất thoát hơn 3 ngàn tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DAB), Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tuyên y án 17 năm tù đối với ông Phan Văn Anh Vũ về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

****************

Một người Mỹ gốc Việt sẽ bị đem ra xét xử vì cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ" (RFA, 10/06/2019)

Ông Michael Phương Minh Nguyễn, người Mỹ gốc Việt và 2 thanh niên là Huỳnh Đức Thanh Bình cùng với Trần Long Phi sẽ bị chính quyền Việt Nam đem ra xét xử tại tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 ngày 24 và 25/6/2019 tới đây với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Hình minh họa. Ông Michael Phương Minh Nguyễn cùng vợ và con ở Mỹ

Hình minh họa. Ông Michael Phương Minh Nguyễn cùng vợ và con ở Mỹ - Hình do gia đình cung cấp

Một người khác là ông Huỳnh Đức Thịnh, cha của anh Thanh Bình bị xét xử về hành vi "Không tố giác tội phạm".

Thông tin này được luật sư Nguyễn Văn Miếng, luật sư đại diện cho Huỳnh Đức Thanh Bình, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do vào chiều ngày 10/6/2019. Ông nói qua điện thoại như sau :

"Sáng nay anh cũng nhận được thông tin đó, phiên tòa xử 4 người về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ diễn ra vào ngày 24, 25/6.

Trong cáo trạng thì ông Phương Minh có về Việt Nam, có liên kết với 1 số người đi chụp hình quay phim một số buổi biểu tình. Điển hình là cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 về nhà làm thành những cái clip rồi đưa lên mạng".

Bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của anh Huỳnh Đức Thanh Bình cho biết bà đã được gặp con trai mình 3 lần kể từ tháng 4 do kết thúc giai đoạn điều tra, tuy nhiên không được nói gì nhiều về vụ án.

"Bình vẫn khỏe mạnh bình thường, rất an nhiên tự tại. Bình có nói là con lớn rồi, con tự chịu trách nhiệm về những hành động của con chứ không có thời gian nói nhiều vì có công an mà.

Công an có 3 người luôn nên đâu có nói được gì đâu, chỉ nói chuyện ăn uống, sức khỏe và gia đình và gặp trong nửa tiếng".

Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Miếng thì vụ án này có điều bất thường là hồ sơ chỉ gồm 2 tập hồ sơ, ít hơn rất nhiều so với các vụ án về an ninh quốc gia khác do hành vi của các bị cáo đơn giản, chỉ đơn thuần là lập nhóm và bàn bạc hành động.

Theo Quyết định đem vụ án ra xét xử của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Michae Phương Minh Nguyễn, Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi bị bắt giữ vào ngày 14/7/2018, tức là khoảng hơn 1 tháng sau các cuộc biểu tình rầm rộ chống Luật Đặc khu và An ninh mạng mà 3 người này có tham gia.

Hồi tháng 10/2018, có hai mươi mốt dân biểu Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa gửi thư đến Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo yêu cầu gây áp lực phía Việt Nam nhằm trả tự do cho ông Michael Phương Minh Nguyễn, người đang bị phía Việt Nam tạm giam để điều tra về cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".

Cả 3 bị truy tố theo khoản 1 điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức án từ 12 đến 20 năm nếu bị tuyên là có tội.

Hồi tháng 5/2019, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố một bản danh sách gồm 128 Tù nhân lương tâm Việt Nam hiện vẫn đang bị giam giữ, đây là những người bị chính quyền Việt Nam cầm tù vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ một cách bất bạo động.

*****************

Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam : Thua nhiều hơn thắng (RFI, 10/06/2019)

Vào ngày 01/04/2019, một quan chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố là ngân hàng này chưa cấp phép cho sàn giao dịch tiền ảo hay tiền mã hóa nào, bác bỏ thông tin là đã có sàn giao dịch tiền ảo được Nhà nước cấp phép. Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết là thủ tướng chỉ mới giao cho bộ Tư Pháp "xây dựng đề án và tham mưu cho chính phủ ... hoàn thiện khung khổ pháp lý trong vấn đề này".

Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam: Thua nhiều hơn thắng

Ảnh minh họa. Bitcoin, loại tiền ảo thu hút ngày càng nhiều người ở Việt Nam Reuters/Dado Ruvic

Đại diện của Ngân hàng Nhà nước tuyên bố như trên sau khi vào cuối tháng 3, trang mạng PR Newswire loan tin tập đoàn Linh Thanh Group của Việt Nam và tập đoàn KROWN Ventures AG của Thụy Sĩ đã ký với nhau một biên bản ghi nhớ (MOU) để lập sàn giao dịch tiền ảo đầu tiên ở Việt Nam. Tập đoàn KROWN khẳng định là Việt Nam đã cấp phép cho sàn giao dịch tiền ảo đầu tiên này.

Sau khi đại diện Ngân hàng Nhà nước bác bỏ thông tin của trang mạng PR Newswire, trang TheCryptoUpdates ngày 01/05/2019 lại loan tin là công ty Bcnex của Trung Quốc đang thương lượng với chính phủ Việt Nam về việc cấp phép để trở thành sàn giao dịch tiền mã hóa đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam.

Bất kể biện pháp ngăn chặn và cảnh báo từ chính phủ, thực tế cho thấy đầu tư vào tiền ảo vẫn gia tăng tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Theo một báo cáo của DataLight, một trang web chuyên phân tích về tiền ảo, công bố ngày 29/04/2019, Việt Nam hiện trở thành một trong 10 nước hàng đầu thế giới về tiền ảo (đứng hàng thứ 8, sau các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc, Nga, Brazil, Đức, và trước Thổ Nhĩ Kỳ, Canada).

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Đô đốc ‘vi phạm quản lý đất quốc phòng’ bị đề nghị kỷ luật (VOA, 04/06/2019)

y ban Kim tra Trung ương va đ ngh B Chính tr xem xét thi hành k lut Đô đc Nguyn Văn Hiến, nguyên Th trưởng b Quc phòng, vì nhng sai phm trong công tác qun lý và s dng đt quc phòng.

vipham1

Đô đốc Nguyn Văn Hiến, nguyên th trưởng b Quc phòng, va b y ban Kim tra Trung ương đ ngh k lut vì nhng sai phm trong công tác qun lý và s dng đt quc phòng. (nh chp màn hình Báo Giao Thông)

Báo điện t ca y ban Kim tra Trung Ương hôm 3/6 cho biết rng y ban này đã xem xét và thi hành k lut Ban Thường v Đng y Quân chng Hi quân và các cá nhân liên quan v vi phm, khuyết đim đã được kết lun ti kỳ hp 35.

Tại kỳ hp 35 t ngày 24-26/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết lun rng Ban thường v Quân chng Hi quân đã "vi phm nguyên tc tp trung dân ch và quy chế làm vic, thiếu trách nhim, buông lng lãnh đo, thiếu kim tra, giám sát, đ xy ra nhiu vi phm, khuyết đim trong công tác quản lý, s dng đt quc phòng, đ mt s cán b, đng viên trong Quân chng b x lý hình s".

Theo ủy ban này, ông Hiến, nguyên y viên Quân y Trung ương và nguyên Tư lnh Quân chng Hi quân, trong thi gian gi cương v Phó Bí thư Đng y, lnh Quân chng "cùng chu trách nhim v nhng vi phm, khuyết đim ca Ban Thường v Đng y". Nguyên Th trưởng B Quc phòng "chu trách nhim chính v nhng vi phm, khuyết đim ca Quân chng và trách nhim cá nhân trong công tác qun lý, s dng đất quc phòng", theo kết lun ca Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

y ban này nói rng vi phm ca Ban Thường v Đng y Quân chng Hi quân và nhng cá nhân, gm c Phó Đô đc Nguyn Văn Tình và Chun Đô đc Lê Văn Đo, đã "gây thit hi ln v tin và tài sn ca Nhà nước, nh hưởng xu đến uy tín ca t chc Đng và Quân đi, đến mc phi xem xét thi hành k lut". Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương không nói rõ mc thit hi là bao nhiêu.

Tại kỳ hp 36 được tiến hành t ngày 29-31/5, cùng vi Đô đc Hiến, phó Đô đc Tình, nguyên chính y Quân chủng Hi quân ca B Quc phòng, cũng b đ ngh xem xét thi hành k lut. Trong khi đó, Chun Đô đc Lê Văn Đo, nguyên phó tư lnh Quân chng Hi quân ca B Quc phòng, b thi hành k lut bng hình thc cnh cáo.

Trong những năm gn đây, vn đ s dng đất Quc phòng, mà có người nói là "tùy tin", ni lên qua v xung đt gia dân và chính quyn xã Đng Tâm, huyn M Đc Hà Ni. V vic lên ti đnh đim khi người dân bt gi 38 cnh sát, xut phát t v tranh chp gn 50ha đt ca xã này mà chính quyền mun giao cho công ty Viettel ca B Quc phòng qun lý.

Ngoài ra, vụ vic các đơn v được cho là mang danh Quân đi "chiếm lĩnh sân bay Tân Sơn Nht và ct mt din tích 157ha đ làm sân golf" cũng đã gây nên làn sóng phn đi trong dư lun xã hi vì việc này làm cho vic m rng kéo dài đường băng cũ không th thc hin được và gây tc nghn giao thông  Thành phố H Chí Minh.

Hồi tháng 3, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã phi kêu gi x lý nghiêm sai phm trong qun lý, s dng đt quc phòng, theo Bnews ca TTXVN.

Theo phúc trình có tên gọi "Báo cáo Vit Nam 2035" ca chính ph và Ngân hàng Thế gii, các tranh cãi v s hu đt đai trong nhiu năm gn đây là mt trong nhng nguyên nhân gây bt n xã hi. Ngoài ra, đt đai là mt trong nhng vn đ nóng bng nhất trong mi quan h gia Nhà nước và người dân Vit Nam.

Số liu trong báo cáo trên cho thy, 70% trong s khong 700.000 đơn khiếu ni gi đến chính quyn trong giai đon 2009-2011 có liên quan đến vn đ thu hi và mâu thun v đt đai.

*********************

Bộ Chính trị Việt Nam ‘xem xét kỷ luật hai danh tướng’ (BBC, 03/06/2019)

Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010.

vipham2

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Đây là thông cáo thứ hai liên quan việc kỷ luật hải quân Việt Nam, ra ngày 3/6, sau khi đã có thông cáo hôm 5/5.

Lần này, cơ quan kiểm tra của đảng cộng sản nêu rõ Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Trong giai đoạn này, Bí thư Đảng ủy Hải quân là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, còn Phó Bí thư Đảng ủy là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.

Đây là hai tướng cấp cao của Việt Nam, đều từng ngồi trong Trung ương Đảng.

Ông Nguyễn Văn Tình nổi tiếng từ thời chiến tranh Việt Nam, và được bầu vào Trung ương Đảng từ Đại hội IX năm 2001.

Cuối năm 2005, ông Nguyễn Văn Tình, Phó Tư lệnh về Chính trị được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Hải quân.

Trước đó, Đại tá Lê Văn Đạo, Đảng ủy viên Quân chủng, Giám đốc Công ty Tân cảng Sài Gòn được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân chủng.

Tại Đại hội Đảng X năm 2006, ông Tình tiếp tục được bầu vào trung ương. Lần này hải quân có thêm ông Nguyễn Văn Hiến, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh cũng vào Trung ương.

Ông Tình nghỉ hưu cuối tháng 12/2007 khi đang là Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân chủng.

Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010 còn có các ông Trần Quang Khuê, Phó Tư lệnh ; Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng ; Trần Thanh Huyền, Chủ nhiệm Chính trị.

Khi ông Tình nghỉ hưu, chuẩn Đô đốc Trần Thanh Huyền, Phó Chính ủy được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Hải quân cho đến năm 2012 và được Đảng ủy bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân chủng.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến

Tốt nghiệp năm 1980 ở trường hải quân Baku, ông Nguyễn Văn Hiến giữ chức Tư lệnh hải quân cuối năm 2004.

Vào Trung ương năm 2006, vào Quốc hội khóa XII năm 2007, ông Nguyễn Văn Hiến tiếp tục được bầu lại vào Trung ương ở Đại hội X năm 2011.

Cuối năm 2011, ông Hiến được bổ nhiệm giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân và được thăng quân hàm Đô đốc Hải quân.

Trong cử chỉ được Đảng trọng thị, ông Hiến được trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cuối năm 2014.

Năm 2016, ông Hiến nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

vipham3

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến dự một hội nghị Asean tháng 7/2011 ở Hà Nội

Vi phạm, khuyết điểm

Hồi tháng 5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Đô đốc Nguyễn Văn Hiến "chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng".

Còn Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình "chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng".

Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Đến ngày 3/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói đã cảnh cáo Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010.

*******************

Gian lận thi cử : Quyết định kỷ luật hàng loạt lãnh đạo tỉnh Sơn La (RFA, 03/06/2019)

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Sơn La liên quan vụ gian lận điểm thi Trung học Phổ thông quốc gia 2018.

dotlo1

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La. Screen Capture of giaoduc.vn

Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 3/6 dẫn thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau cuộc họp thứ 36 diễn ra từ ngày 29/5-31/5 tại Hà Nội.

Kết luận cho biết những sai phạm trong vụ sửa điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Sơn La năm 2018 đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự.

Thông báo kết luận rằng, ban thường vụ Tỉnh Sơn La đã chấp hành không nghiêm các nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý cán bộ nhất là tại kỳ thi trung học phổ thông năm 2018.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, trưởng ban chỉ đạo kỳ thi Trung học Phổ thông.

Kết luận của Ủy ban cũng xác định ông Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng và ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh.

******************

Bí thư Sơn La ‘chỉ kiểm điểm’ vì các vi phạm (BBC, 03/06/2019)

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Hoàng Văn Chất được yêu cầu "kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc" vì một số vi phạm ở tỉnh.

dotlo3

Phụ huynh chờ đón con sau kỳ thi đại học 2015 kết thúc

Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo hôm 3/6 rằng Sơn La đã xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (Trung học phổ thông) quốc gia năm 2018.

Thông cáo nói ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh "chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La".

Ông Chất được yêu cầu "kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới".

Người bị kỷ luật đảng nặng nhất là Phạm Văn Thủy, bị cảnh cáo.

Ông Thủy là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi Trung học phổ thông ở tỉnh.

Tiếp theo, ông Cầm Ngọc Minh bị khiển trách, trong tư cách nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói họ đề nghị cấp cao hơn là Ban Bí thư hãy "xem xét thi hành kỷ luật" ông Hoàng Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, vì kỳ thi Trung học phổ thông năm 2018 xảy ra nhiều "hậu quả rất nghiêm trọng".

Cũng liên quan bê bối kỳ thi Trung học phổ thông năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói thêm rằng họ đã yêu cầu tỉnh Hà Giang và Hòa Bình kiểm điểm, xử lý cán bộ để báo cáo.

Cuối tháng 5, tin cho hay công an Sơn La đề nghị khởi tố 8 người vì xảy ra bê bối trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La.

Trong số này có Trần Xuân Yến - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Trần Xuân Yến khai với công an rằng, có 8 trường hợp được giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La Hoàng Tiến Đức đề nghị cho nâng điểm.

*******************

Thứ trưởng Bộ Tài chính bị kỷ luật vì vi phạm đạo đức (RFA, 03/06/2019)

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì vi phạm đạo đức lối sống.

dotlo2

Thứ trưởng Bộ tài chính Huỳnh Quang, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy giaothong.vn

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 3/6/2019.

Quyết định kỷ luật ông Huỳnh Quang Hải được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra tại kỳ họp thứ 36, tổ chức tại Hà Nội từ ngày 29 đến 31/5.

Ông Huỳnh Quang Hải thời gian qua được dư luận chú ý nhiều xung quanh việc kết hôn với ca sĩ Đinh Hiền Anh, người từng đoạt giải Hoa hậu doanh nhân quý bà thế giới 2017. Những hình ảnh về đám cưới và cuộc sống của ông Hải và vợ mới được báo chí và mạng xã hội đăng tải khiến dư luận thắc mắc về thu nhập thực sự của ông Hải, đến mức vợ ông phải lên tiếng thanh minh ông hoàn toàn "tay trắng" khi cưới vợ.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, ông Huỳnh Quang Hải đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng ; vi phạm đạo đức, lối sống và các quy định đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Bộ Tài chính…

Ông Huỳnh Quang Hải sinh năm 1961 được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Tài chính từ giữa năm 2015. Hiện ông phụ trách quản lý về thị trường chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, công tác tài chính nội ngành...

Cũng tại kỳ họp thứ 36, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và một số cá nhân vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 35.

Kết luận của kỳ họp 35 xác định những cá nhân này đã có vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Các hình thức kỷ luật cụ thể là cảnh cáo Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương bị xem xét, thi hành kỷ luật.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010, vì những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Published in Việt Nam

Việt Nam : Đảng muốn 'ra quân' xử các đại án 'đúng tiến độ' (BBC, 21/05/2018)

Thường trực Ban bí thư thay Tổng bí thư chủ trì cuộc họp phòng chống tham nhũng.

Ông Trần Quốc Vượng là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Ông Trần Quốc Vượng là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Tin cho hay ông Trần Quốc Vượng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp hôm 21/5 tại Hà Nội.

Truyền thông trong nước cho hay cuộc họp nhấn mạnh nhu cầu "hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ; xác minh, xử lý các vụ việc theo "Kế hoạch của Ban Chỉ đạo".

Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tại cuộc họp nói đã kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật "nhiều cán bộ cấp cao" có sai phạm liên quan đến tham nhũng kinh tế và được "nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao".

"….Phấn đấu từ nay đến hết năm 2019, kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ việc", trang web ban Nội chính đưa tin về phiên họp lần này".

Được biết cuộc họp này nói việc "tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm" 8 vụ án được mô tả là nghiêm trọng, phức tạp".

Các vụ án được mô tả là "dư luận xã hội quan tâm trong năm nay" liên quan tới Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công ty Hải Thành, Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Ngân hàng Phương Nam, Sabeco, thất thoát lãng phí đất đai Đà Nẵng và dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Được biết cuộc họp này là cũng là để để "biểu dương, thảo luận, và cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 15 đến nay".

Phiên họp thứ 15 do Tổng bí thư Trọng chủ trì hồi tháng 1/2019 đưa ra mục tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ (Đại hội 12) xây dựng cơ chế phòng ngừa để "không thể tham nhũng" và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng "tham nhũng vặt".

Phiên họp đó cũng nhắc tới nỗ lực chống tham nhũng "không có vùng cấm" trong khi tăng cường điều được mô tả là "chống suy thoái, tự diễn biến và tự chuyển hóa".

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng với 17 thành viên với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Tuy nhiên sự vắng mặt của ông Trọng trong hôm 21/05 và hôm 19/05, khi người ta không thấy ông có mặt trong đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy dường như ông chưa được khỏe hẳn.

Phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Đảng cộng sản Việt Nam hôm 16/05 ở Hà Nội, ông Trọng nhấn mạnh về yếu tố luật pháp và con người trong nỗ lực chống tham nhũng.

"Sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ, con người, phương thức, lề lối làm việc, chế độ chính sách, luật pháp.

"Trị nước bằng luật pháp, cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thế mới chống được tham nhũng. Đây cũng là sơ hở đẻ ra tiêu cực, tham nhũng, hư hỏng, rồi đảng xuống cấp".

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp quản vai trò Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp quản vai trò Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ ông Nguyễn Tấn Dũng, đưa ban này từ Chính phủ về để Đảng nắm.

Tám đại án dự kiến xử tại Việt Nam năm 2019

- Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Thiếu trách nhiệm gây gậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ;

- Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty Hải Thành ;

- Vụ án "Nhận hối lộ, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty viễn thông Mobifone ;

- Vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ ;

- Vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam ;

- Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Đà Nẵng ;

- Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Bia rượu nước giải khát (Sabeco) ;

- Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

*******************

Tranh cãi việc Hà Nội chi thêm 4 triệu đôla để quảng bá du lịch (VOA, 21/05/2019)

Hôm 20/5, chính quyền thành ph Hà Ni đã ký bn ghi nh đ qung bá ngành du lch th đô "như là mt đim đến hàng đu thế gii" tr giá hơn 4 triu đôla trên đài truyn hình CNN.

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và đại diện CNN ký bản ghi nhớ quảng bá du dịch, ngày 20/5/2019. Photo Nhandan.com.vn

Báo Tiền Phong loan tin ông Nguyn Đc Chung, Ch tch UBND Thành phố Hà Ni, hôm 20/5, đã ký kết văn bn hp tác vi bà Sunita Rajan, Phó Ch tch cp cao khu vc Châu Á-Thái Bình Dương, đi din CNN khu vc Châu Á Thái Bình Dương ti Singapore và Vit Nam, v chương trình hp tác tuyên truyn qung bá Hà Ni trên kênh CNN quc tế giai đon 2019-2024.

Một s người dân th đô bày t quan ngi rng vic qung bá này phn nhiu mang ý đ đánh bóng tên tui, làm li v mt chính tr cho chính quyn, hơn là mang li hiu qu thc tế cho người dân.

Trao đổi vi VOA, ông Trương Thanh Đc, mt người dân sng ph c Hà Ni, nói rng làm du lch nên bt đu t nhng nn tng căn bn như an ninh trt t, giao thông… hơn là đu tư cho qung cáo.

"Bốn triu đôla cũng là mt s tin ln. Qung bá du lch phi bt đu bng vic chính quyn làm nhng điu tt đp thì người dân mi tin, phi có nn tng tt như an ninh trt t, giao thông, môi trường lành mnh…".

Nhà hoạt đng xã hi Lã Vit Dũng chia s :

"Tôi nhận thy nhiu du khách bay thng t Sài Gòn ra Vân Đn và b qua Hà Ni. Qung bá du lch phi đi kèm theo mt chiến lược tng th phát trin du lch, ch không có các bin pháp khác thì không n".

Theo truyền thông trong nước, ch đ qung bá cho tng năm trong giai đon 2019-2024 là : Hà Nội m ra vi bnHà Nội : Sn sàng xut phátHà Nội : Hơn là mt đim đến du lchHà Nội : Trung tâm sáng toHà Nội : Mt tư duy dn đu.

Vẫn theo truyn thông Vit Nam, d kiến chi phí 5 năm qung bá trên CNN ca chính quyn Hà Ni là 4,2 triu đôla.

Trước đó, chính quyn Hà Ni đã ký gói hp tác truyn thông tr giá 2 triu đôla trong thi gian t đu năm 2017 đến cui năm 2018.

Theo ông Lã Việt Dũng, không loi tr đây là mt chiến dch qung bá mang màu sc chính tr đ nâng v thế ca th đô Vit Nam trên thế gii.

"Ý đồ chính tr đây là quá rõ ri. Bt c s kin nào thì chính quyn luôn gn hình nh đt nước tươi đp dưới s cai tr của h. Còn tính v mc đ cn thiết thì Vit Nam còn rt nhiu vic cn phi làm, ch không ch đu tư cho du lch".

Trang An ninh Thủ đô hôm 20/5 trích báo cáo ca S Du lch thành ph cho biết, chương trình hp tác gia UBND Thành phố Ni vi Mng tin tc truyền hình cáp CNN đ qung bá hình nh v thành ph Hà Ni đã mang li "hiu qu truyn thông đáng k".

Sở Du lch Hà Ni đưa ra con s tăng trưởng khách du lch như mt ch s đo hiu qu ca các chiến dch qung bá du lch ca Th đô. Theo S này, khách du lịch ti Hà Ni năm 2017 đt 23,8 triu lượt, trong đó khách quc tế gn 5 triu, tăng 23% và trong năm 2018, có hơn 6 triu lượt khách quc tế, tăng hơn 21%.

Published in Việt Nam

Lý do chính khiến Thánh Gióng – cách mà gii bình dân ti Vit Nam gi Phù Đng Thiên Vương, mt nhân vt trong huyn s Vit Nam, đến gi vn còn được rt nhiu người th phng và cùng vi ba nhân vt huyn s khác (Tn Viên Sơn Thn, Ch Đng T, Liu Hạnh Công chúa) hợp thành T Bt t ca tín ngưỡng dân gian - là vì được xem như t Tri xung trn làm người, sut ba năm đu đi không nói, không cười, mãi ti khi quc gia lâm nguy mi m ming xin roi st, nga st, giáp st, ri ăn không ngng và vươn vai trở thành tráng sĩ, mc giáp st, cm roi st, cưỡi nga st ra trn dp gic…

vuon0

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh minh họa phiên họp ngày 22/01/2018 : HH.

Nếu đem cuc đi và s nghip mang tính huyn thoi ca Thánh Gióng so vi mt vài báo cáo v kết qu kim tra công tác thu hi tài sn b chiếm đot, tht thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế mà mt s đoàn kim tra do Ban Ch đo Trung ương v Phòng – chng tham nhũng thành lp, mi công b trong tun va qua, t s thy đã ti lúc, Thánh Gióng phi nhường bước cho h thng chính tr, h thng công quyền Việt Nam…

***

Theo hệ thng truyn thông chính thc ti Vit Nam, trong "D tho Báo cáo Kết qu kim tra công tác thu hi tài sn b chiếm đot, tht thoát trong các v án hình s v tham nhũng, kinh tế", mà Đoàn Kim tra s 1 ca Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, công b hi cui tun va qua, cho biết, các đơn v nghip v ca B Công an Vit Nam (Văn phòng Cơ quan Cnh sát điu tra, Cc Cnh sát Điu tra ti phm v tham nhũng - kinh tế, Cơ quan An ninh điu tra) đã khi t, th lý 242 v tham nhũng, kinh tế. Qua đó thu hồi ít nht 21.046 t đng, 3,9 triu M kim, chưa k s bt đng sn là nhà, đt,… s đng sn là tài khon, st thép,… tr gía hàng trăm ngàn t đng na đã b tch thu, tm gi, phong ta. Ông Tô Lâm, B trưởng Công an, kiêm Trưởng đoàn, hoan h bo rng : Công tác thu hi tài sn b tht thoát, chiếm đot đã đt được nhng kết qu tích cc (1).

Trước đó vài ngày, mt Đoàn Kim tra khác cũng do Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng thành lp, loan báo, kết qu kim tra công tác thu hi tài sn b chiếm đot, tht thoát trong các vụ án hình s v tham nhũng, kinh tế ti Ngân hàng Nhà nước Vit Nam, cho thy, t năm 2013 đến tháng 9 năm 2018, s tin mà các t chức tín dụng làm thất thoát, bị chiếm đoạt lên tới 62.000 tỷ đồng, 18,52 triệu Mỹ kim và chỉ thu hồi được hơn 10.000 tỉ đồng, 10 triệu  triệu Mỹ kim. Khác với Đoàn Kiểm tra số 1 do ông Tô Lâm làm Trưởng đoàn, ông Phan Đình Trạc, Trưởng đoàn kiểm tra ti Ngân hàng Nhà nước nhn đnh, vic thu hi tài sn b chiếm đot, tht thoát trong các v án liên quan ti tham nhũng, kinh tế ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam còn bc l mt s hn chế, nhiu v kéo dài t trước năm 2013 đến nay chưa được ch đo gii quyết dt đim (2).

Cho dù hai ông lãnh đạo hai Đoàn kim tra do Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng thành lp, có thái đ và nhn đnh khác hn nhau v việc thu hi tài sn b tht thoát, chiếm đot trong các v án liên quan ti tham nhũng, kinh tế nhưng mâu thun y (ông Tô Lâm rt lc quan, ông Phan Đình Trc thì không hài lòng) chưa phi là điu đáng chú ý nht. Đim đáng chú ý nhât nm các con s liên quan đến tài sn b chiếm đot, tht thoát trong các v án liên quan ti tham nhũng, kinh tế mà h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đã thu hi được.

Cách nay khoảng 18 tháng, ti kỳ hp cui cùng ca năm 2017, Quc hi Vit Nam tng công bố một thng kê, theo đó, trong mười năm, t 2006 đến 2016, tham nhũng gây ra thit hi khong 60.000 t đồng và 400 héc ta đt nhưng ch thu hi được khong 4.676 t và 216 héc ta đt, hiu qu ch xp x 10% (3). Mt năm sau, hi cui tháng giêng va qua, ti phiên họp th 15 ca Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, ông Nguyn Phú Trng, Tng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Ch tch nước, kiêm lãnh đo Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, tuyên b, ch trong năm 2018 đã thu hi 33.000 t b tht thoát, tham nhũng, hiu qu tương đương 30% (4).

So kết qu thu hồi tài sn b tht thoát, tham nhũng trong mười năm mà Quc hi Vit Nam loan báo hi cui năm 2017, vi kết quả thu hi tài sn b tht thoát, tham nhũng trong mt năm (2018) mà ông Trng công b hi đu 2019, có th thy hiu qu thu hi tài sn b tht thoát, tham nhũng của năm 2018 gp… by ln hiu qu ca mười năm trước đó ! Thánh Gióng cn ti ba năm đ vươn vai tr thành tráng sĩ ra trn dit gic, còn Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng ch cn mt năm là có th xoay chuyn tình thế trong công cuc chng tham nhũng mt cách ngoạn mc như vy ?

Chưa hết, Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng có ti by đoàn kim tra (5), ch cng kết qu thu hi b tht thoát, chiếm đot mà hai đoàn thng kê, con s s là 31.000 t đng và 13 triu M kim (khong 300 t na). S tài sn thu hi được rõ ràng không phải là nh, thiên h ch không biết nhng con s này được thng kê t thi đim nào : T năm 2013 đến tháng 9 năm 2018 như Đoàn kim tra do ông Phm Đình Trc làm Trưởng đoàn tp hp hay t… hư vô (vì không xác đnh thi đim khi đu) đến hin nay do Đoàn Kiểm tra s 1 do ông Tô Lâm làm Trưởng đoàn tp hp ?

Nếu "D tho Báo cáo Kết qu kim tra công tác thu hi tài sn b chiếm đot, tht thoát trong các v án hình s v tham nhũng, kinh tế" ca Đoàn Kim tra s 1 là hoàn toàn chính xác, do d tho không xác định thi gian, đành phi suy đoán đó là kết qu t đu năm đến nay. Chng l ch t đu năm đến nay, các đơn v nghip v ca B Công an đã khi t, th lý 242 v tham nhũng, kinh tế. Qua đó thu hi ít nht 21.046 t đng, 3,9 triu M kim, chưa k số bt đng sn là nhà, đt,… s đng sn là tài khon, st thép,… tr gía hàng trăm ngàn t đng na đã b tch thu, tm gi, phong ta ? Tài thế ? Án đâu ?

Chỉ cn liếc qua báo cáo ca hai Đoàn Kim tra thuc Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng là có th thy ngay, đoàn nào cũng kiểm tra các v án hình s v tham nhũng, kinh tế, vy thì kết qu mà hai đoàn này đã công b và năm đoàn khác s công b có gim đp nhau không ? Nếu có và chc là có thì s liu còn kh tín không ? Không và chc là không thì có t chc kim tra hot đng và kết qu ca by… Đoàn Kim tra không ? Kim tra như thế thì kim tra làm gì và chi phí cho c by đoàn sut t 2016 ti nay có lãng phí không ? Lãng phí là mt trong nhng yếu t cu thành t nn tham nhũng, có truy cu trách nhim ca Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng không ?

***

Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng được B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam thành lp vào đu năm 2013. T đó đến nay, có bao nhiêu "đi án" mà các b can b khi t ri b truy t và b kết án vì "tham ô", "nhn hi l", phi lãnh nhn mc án tương xng vi hình pht mà Lut Hình sự đã đt đnh cho hai ti này (b pht tù t chung thân đến t hình) ?

Chỉ truy cu trách nhim hình s vì "c ý làm trái", "thiếu trách nhim", "lm quyn khi thi hành công v", "li dng chc v, quyn hn khi thi hành công v", "lm dng chc v, quyn hạn chiếm đot tài sn", "li dng chc v, quyn hn gây nh hưởng đi vi người khác đ trc li",… thì làm sao tch thu, sung công tài sn do phm ti mà có ?

Lúc nào Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng mi t cm thy h thn vì ln nào, sau khi tng hp ý kiến ca c tri trước các kỳ hp Quc hi, báo cáo mà y ban Trung ương ca Mt trn T quc gi cho Quc hi cũng ghi nhn, c tri phàn nàn : Vic thu hi tài sn b tham nhũng còn rt hn chế. Tình trng ‘nhũng nhiu’ chưa được khc phc (6) – đ thôi khoe "công cuc chống tham nhũng có nhiều chuyn biến tích cc" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 21/05/2019

Chú thích :

(1) http://ndh.vn/bo-cong-an-thu-hoi-hang-chuc-nghin-ty-dong-tu-cac-vu-an-tham-nhung-20190518084551850p145c151.news

(2) http://ndh.vn/xu-ly-dut-diem-an-tham-nhung-ton-dong-keo-dai-trong-linh-vuc-tin-dung-ngan-hang-20190516113832176p4c149.news

(3) https://news.zing.vn/tham-nhung-gay-thiet-hai-gan-60000-ty-chi-thu-hoi-duoc-hon-4500-ty-post797699.html

(4) https://thanhnien.vn/thoi-su/chong-tham-nhung-nam-2018-thu-hoi-tren-33000-ti-dong-dat-ty-le-tren-30-1045584.html

(5) https://dantri.com.vn/chinh-tri/lap-7-doan-cong-tac-kiem-tra-cac-vu-an-tham-nhung-kinh-te-nghiem-trong-20160526152409328.htm

(6) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/chay-chuc-chay-quyen-van-ton-tai-ma-it-duoc-phat-hien-va-xu-ly-1413121.tpo

Published in Diễn đàn