Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo giải thích của từ điển tiếng Việt, ‘suy thoái’ là động từ dùng để chỉ tình trạng suy yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài. Ví dụ hay được viện dẫn là ‘suy thoái kinh tế’.

suythoai1

Phải tiến những tiến như thế nào ? Ảnh biếm họa

Còn theo cách của ngôn ngữ tuyên giáo đảng, ‘suy thoái về tư tưởng chính trị’ có nghĩa là người dân và đảng viên đang ngờ vực, hoặc không còn tin tưởng vào vai trò đảng cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Nôm na, nếu mở ra cuộc trưng cầu ý dân, rất có thể sẽ nhiều lá phiếu được nhân dân chọn bỏ vào thùng bất tín nhiệm đảng cộng sản Việt Nam.

Sự suy thoái về tư tưởng chính trị đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chia làm 27 nội dung cụ thể (xem Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII).

3 điều đầu tiên của dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, như sau :

"1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng ; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị ; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".

Nếu căn cứ vào Hiến pháp 2013, thì 3 nội dung kể trên có dấu hiệu vi hiến. Điều 4 của Hiến pháp nói rằng vai trò của đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của đảng và đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy, khi người dân sử dụng quyền giám sát để chỉ trích, phê phán về những sai lầm của đảng, thì đảng không thể dùng quyền lực để chụp mũ người dân là ‘hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’, là ‘không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội’, rồi biến họ thành những tù nhân lương tâm. Đảng là ‘lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’, thì trước tiên Bộ Chính trị với người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải đặt trách nhiệm tối thượng là phục vụ cho ‘Nhà nước và xã hội’, chứ không phải cho chính bản thân đảng cộng sản như nội dung của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.

Hiến pháp 2013, Điều 14 cho biết ở Việt Nam, "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".

Quyền công dân về chính trị đã bảo hộ cho mọi người dân có hay không là đảng viên, quyền tự do cá nhân về tư tưởng chính trị. Quyền này chỉ bị hạn chế khi sự tự do cá nhân đó về tư tưởng chính trị đưa đến chủ quyền quốc gia bị xâm hại, chứ không phải là đảng bị thiệt hại.

Muốn nhân dân đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, thúc đẩy tính tích cực chính trị của nhân dân, thì trước hết phải quan tâm đến lợi ích của dân, chứ không phải lợi ích của đảng cộng sản theo kiểu khẩu hiệu ‘còn đảng – còn mình’, hay ‘tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản’. 

Quản trị quốc gia phải lấy lợi ích thiết thân của người lao động làm cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách, xây dựng và phát triển đất nước, chứ không phải cứ khăng khăng định hướng xã hội chủ nghĩa, bất chấp những điều không phù hợp thực tế Việt Nam. 

Về mặt luật pháp cũng cần phải xây dựng các thiết chế tạo điều kiện, có cơ sở để đảm bảo rằng mọi người dân đều có thể thực thi đầy đủ quyền làm chủ trực tiếp của mình. 

Còn nói theo ngôn từ báo chí tuyên giáo, thì cần thông qua công tác dân vận để đảng cầm quyền và người dân cùng tìm ra những tương đồng chung, biết gác lại những khác biệt và hành động trên cơ sở những tương đồng chung ấy. Nếu tất cả thành phần trong xã hội, từ đảng cầm quyền, cán bộ nhà nước cho tới từng người lao động thành thị, nông thôn, hải đảo… đều lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết thì sẽ không khó có sự đồng tâm nhất trí.

Đó còn là 'lấy dân làm gốc' như nhận định của tác giả Thảo Vy trên trang Việt Nam Thời Báo hôm 6/2 vừa qua.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 08/02/2019

Published in Diễn đàn

"Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn" là tựa một bài báo được ký tên với chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Các báo đều phải đăng bài viết này gọi là chào mừng "nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2019)".


manh1

Tổng bí thư cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng.

Toàn bài viết đều có gam màu hồng của tụng ca quanh chủ đề như tựa của bài báo. Xin được trao đổi cùng tác giả Nguyễn Phú Trọng vài ý.

Thứ nhứt, bài báo có đoạn viết : "Đặc biệt, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo, làm nhiều lần, làm tích cực từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt".

Chiều ngày 30/01/2019, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân nhận 36 tháng tù, còn ông Bùi Văn Thành lĩnh 30 tháng tù về "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Nhân vật chính trong vụ án này là Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm"). Mức án 36 tháng tù và 30 tháng tù và không kèm theo phần tuyên tịch biên tài sản có được do phạm tội, đã biến phiên tòa bỗng chốc là sân khấu hài kịch cho những lời hoa mỹ về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ông chủ lò Nguyễn Phú Trọng. 

Điều đó còn cho thấy đảng cộng sản không hề vững mạnh theo nghĩa trong sạch, mà là vững mạnh trong lũng đoạn chính sách quốc gia.

Thứ hai, bài báo có câu khẳng định đầy tự tin : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".

Việc ‘tự sướng’ ấy là đang tự huyễn hoặc để bốc thơm nhau. Bởi nếu có đủ tiềm lực – vị thế - uy tín, thì chắc chắn làm gì có chuyện phải chờ đợi từ 3 đến 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP hiệu lực, Việt Nam mới có các tổ chức nghiệp đoàn độc lập, mới có quyền tự do lập hội. Và nếu thật sự có vị thế - uy tín, thì chắc chắn Hiệp định EVFTA đã nhận được cái gật đầu của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Chủ đề nhân quyền cho Việt Nam là bài toán mà EU vẫn chờ đợi đáp số cụ thể từ nhà cầm quyền Việt Nam, chứ không phải các mỹ từ ‘tiềm lực – vị thế - uy tín’ như bài báo ký tên Nguyễn Phú Trọng.

Thứ ba, bài báo tiếp tục tự tin khi cho rằng : "Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác".

Nếu thực sự có đủ bản lĩnh, thì đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận những cuộc cạnh tranh công bằng trong quản trị quốc gia. Đàng này vẫn là độc đảng, vẫn tiếp tục trấn áp thô bạo bất kỳ ai đưa ra yêu cầu đa nguyên, đa đảng. Ngoài ra cách hiểu của đảng cộng sản trong việc "đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác", là chưa rõ khi mang so sánh với quốc gia nào khác. 

Bởi nền kinh tế liên tục có những thay đổi, thiếu sự ổn định suốt 44 năm qua, khiến mãi đến hôm nay Việt Nam vẫn là quốc gia có nền công nghiệp gia công bằng sức người là chính. Nhiều thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam như Bia Sài Gòn, kem đánh răng Hynos, Perlon, xà bông Cô Ba… đã thuộc về quyền sở hữu nước ngoài. Xe hơi La Dalat của Công ty Xe hơi Sài Gòn với mức nội địa hóa đến 40%, sản xuất từ năm 1970, đã bị bóp chết sau tháng 4/1975.

"Trong cách viết một bài báo, tôi cho rằng thật dại dột khi tự xác nhận là mình đã đến đỉnh, đến bến bờ vinh quang, vì sau đó thì dân tộc này sẽ từ trên đỉnh cao ấy, từ bến bờ vinh quang ấy, họ sẽ tuột xuống và trôi dạt về đâu ? Bến bờ vinh quang thì không thể có chuyện mỗi công dân Việt Nam khi vừa chào đời đã cùng gánh khoản nợ công cùng mọi người là gần 54,5 triệu đồng.

Những người làm nghề biên tập như chúng tôi khi nhận bài báo ký tên Nguyễn Phú Trọng viết để kỷ niệm ngày thành lập đảng 3/2/2019, đã nói với nhau rằng có lẽ tay thư ký báo chí muốn xỏ lá ông tổng bí thư. Ai từng phải đến dự mấy lớp học về tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ nhớ chuyện báo cáo viên cứ ra rả việc ông Hồ Chí Minh từng huấn thị về ‘Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính’. Như vậy, nếu đặt trong huấn thị ấy, không nhiều khả năng ‘Đảng vững mạnh’ như lời tựa của tác giả Nguyễn Phú Trọng". Biên tập viên Nguyễn Hồng Phúc, nhận xét.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 03/02/2019

Published in Diễn đàn

Làm rầu nồi canh ở đây không phải chỉ một con sâu trong làng báo, mà là cả bầy sâu bọ nhung nhúc.

Sáng thứ ba 15/1, nhật báo Sài Gòn Giải Phóng và trang báo điện tử của tờ báo này đã đăng bài viết "134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài" (1). Người dân khu vườn rau Lộc Hưng nói rằng bài viết sai sự thật.

sau1

Trưa Chủ nhật 20/1, cô giáo Trần Minh Thi, cư dân khu vườn rau Lộc Hưng đăng tải trên trang cá nhân facebook tấm hình với ghi chú đây chính là cô phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng đã gặp gỡ bà con hôm đó (xem ảnh). Đầu giờ chiều, tấm hình này được tháo xuống kèm lời chia sẻ (trích nguyên văn, bao gồm cách viết tắt) : "Vẫn biết sự lan tỏa đã có, nhưng với thiện chí tôi sẽ rút bài về phóng viên báo SG vì lòng thiện của con người VrLH".

Bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng của phóng viên ký tên Hoàng Phương được thể hiện theo dạng tường thuật phiếm chỉ lời của một quan chức quản lý cấp quận Tân Bình.

sau2

Phóng viên Hoàng Phương của báo đảng Sài Gòn Giải Phóng

Đoạn mang tính tìm hiểu thực tế của cá nhân phóng viên được sử dụng đại từ nhân xưng ‘chúng tôi’, có nguyên văn như sau :

"Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, tình hình ở khu đất này khá phức tạp với việc chuyển nhượng đất bằng giấy tay, còn có tình trạng đầu nậu đầu cơ, bảo kê xây dựng trái pháp luật. Một số người dân khu vực còn cho biết có người mua đất nông nghiệp ở đây bằng giấy tay với giá 10 triệu đồng/m2 rồi xây dựng không phép để cho thuê phòng trọ hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh". Qua những lần có mặt tại hiện trường, PV còn được nghe thông tin có hộ dân sau đợt tháo dỡ nhà không phép đã thở phào nhẹ nhõm : "May mà không xây nhà". Số là hộ này đang khai thác đất trồng rau và thấy "phong trào xây nhà trái phép" trong năm 2018 nên người nhà dự định đầu tư 500 triệu đồng để xây phòng trọ. Nhưng may mắn là có người khác can ngăn, vì thấy rằng đây là đất nông nghiệp nên xây nhà là vi phạm".

Lưu ý đoạn trích trên, câu Qua những lần có mặt tại hiện trường, PV còn được nghe thông tin có hộ dân sau đợt tháo dỡ nhà không phép đã thở phào nhẹ nhõm : "May mà không xây nhà", là đặt trong ngữ cảnh "Đại diện UBND quận Tân Bình khẳng định còn có tình trạng "mặt rô" vào chiếm đất người dân đang trồng rau để xây nhà trái phép rồi cho thuê". Nói một cách khác, có thể hiểu là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng đã đi cùng với người nào đó của UBND quận Tân Bình khi đến ghi nhận ý kiến của cư dân vườn rau Lộc Hưng. Sự khách quan ở đây được giới hạn trong hoàn cảnh ‘người chính quyền’ đi kèm.

Tựa bài viết được đặt ở thể khẳng định : "134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài". Nếu tựa này được kết thúc bằng dấu chấm hỏi của thể nghi vấn thì bài viết sẽ dễ được chấp nhận hơn, mặc dù phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng đã cố tình không tường thuật đầy đủ các ý kiến của người dân vườn rau Lộc Hưng mà cô đã gặp gỡ.

Cuối giờ sáng Chủ nhật 20/1, trên báo điện tử Người đô thị, có bài viết "Cưỡng chế ‘vườn rau Lộc Hưng’ : Người dân gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Trung ương" (2).

Cũng ở thể tường thuật, nhưng báo Người đô thị dẫn tên cụ thể (trích) :

"Ngồi bên đống đồ đạc ngổn ngang, bà cho biết gia đình không nhận được "miếng giấy" (thông báo cưỡng chế -PV) từ chính quyền. Đồ đạc chạy không kịp. Cái gì còn cái gì mất cũng không biết. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ mới "thấy" cảnh màn trời chiếu đất. Không biết nương tựa vào đâu. Hai vợ chồng đã lớn tuổi. Sống nay chết mai. Chỉ thương đàn con đàn cháu không biết bám víu vào đâu. Năm cháu, sáu con chưa kể dâu rể đều sống cùng với vợ chồng già.

"Tôi khổ thì mọi người cũng khổ", bà Thái nghẹn ngào, không biết nói gì thêm.

"Ngoài đường" là nơi tá túc của gia đình bà Ngô Thị Nga khi chỉ còn non tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Bà về làm dâu Vườn rau Lộc Hưng từ năm 1986. Trồng rau mà sống. Trải qua hằng chục năm canh tác, đất đai ngày càng bạc màu, chưa kể cánh đồng thường xuyên ngập úng do nước mưa, nước thải… Không thể tiếp tục canh tác, năm 2012 gia đình cất nhà trọ cho thuê, làm kế sinh nhai. Cũng như bà Thái, bà Nga cho biết không nhận được thông báo từ chính quyền trước khi tiến hành cưỡng chế. "Còn tí xà bần cũng không bán được. Tiền nhận rồi phải trả lại vì xe của bên mua không được phép vào", bà Nga uất ức".

Dễ dàng nhận ra đâu là sự thật, nếu so bài báo trên tờ Sài Gòn Giải Phóng với bài trên tờ Người Đô Thị.

Để một bài báo lên khuôn, ở đây cụ thể là bài "134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài" thuộc chuyên trang xã hội, trước tiên bài viết phải được trưởng ban xã hội duyệt và biên tập lần 1, chuyển ban thư ký tòa soạn. Biên tập nâng cao sẽ có trách nhiệm lần biên tập 2. Những bài có nội dung được cho là nhạy cảm sẽ được chuyển tiếp cho phó tổng biên tập trực xuất bản, duyệt lần nữa. Những bản in đầu tiên sẽ được vị phó tổng đó duyệt lần cuối trước khi chạy in và phát hành.

Bài báo "134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài" đã được một trong hai phó tổng biên tập sau đây đã phê duyệt trong ca trực xuất bản : Lê Tiền Tuyến, Nguyễn Thành Lợi.

Theo Luật Báo chí, trách nhiệm cao nhất ở đây là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên, Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, ông Nguyễn Tấn Phong.

Như vậy, trong trường hợp bài báo "134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài" là cố tình tránh né sự thật, tuyên truyền theo hướng biện minh giảm nhẹ sự sai trái của chính quyền quận Tân Bình, thì làm rầu nồi canh ở đây không phải chỉ một con sâu trong làng báo, mà là cả bầy sâu bọ nhung nhúc.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 22/01/2019

*******************

(1) 134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài

Hoàng Phương, SGGP Thứ Ba, 15/1/2019

Chiều 14/1, đại diện UBND quận Tân Bình (TPHCM) khẳng định, 134 hộ dân đang khai thác 4,8ha đất vườn rau tại phường 6, quận Tân Bình đều có nhà ở bên ngoài. Các công trình được người dân xây dựng không phép ở khu đất nông nghiệp, được quy hoạch làm công trình công cộng là để cho thuê nhà trọ hoặc hàng quán. 

Vì vậy, quận xử lý việc chiếm đất, cất nhà cho thuê tại khu vực vườn rau trên (vào ngày 4 và 8/1) là "không phải đẩy người dân ra đường". Đối với những trường hợp thuê nhà ở trọ tại đây, sau khi địa phương thực hiện tháo dỡ mà không có chỗ ở, quận hỗ trợ kinh phí thuê nhà 3 triệu đồng/tháng cho người có nhu cầu, hỗ trợ trước mắt 2 triệu đồng cho mỗi hộ và sẽ có sự hỗ trợ thêm.

Ngăn chặn "cơn lốc nhà không phép"

Theo UBND quận Tân Bình, trong năm 2018, tình trạng vi phạm xây dựng tại khu đất được quy hoạch làm công trình công cộng này đã "lây lan nhanh chóng như cơn lốc". Sau ngày 1/1-2018 đến trước thời điểm xử lý đã phát sinh thêm 42 công trình không phép tại khu đất này, bằng số công trình không phép của 10 năm trước đó cộng lại.

Đại diện UBND quận Tân Bình phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, rằng địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các công trình vi phạm xây dựng tại đây, như tình trạng xây dựng lây lan rất nhanh, nhiều người rất manh động trong khi chính quyền sợ đụng chạm. Song, vị này cũng nhìn nhận trách nhiệm trong quản lý nhà nước còn yếu kém khi để xảy ra tình trạng xây dựng trái pháp luật trong thời gian dài mà không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. "Trách nhiệm của 2 cấp gồm phường và quận, chúng tôi xin nhận. Cho dù hình thức kiểm điểm của cấp trên thế nào chúng tôi cũng nhận", vị đại diện UBND quận Tân Bình bày tỏ.

Theo UBND quận Tân Bình, việc cưỡng chế hành chính nêu trên nhằm ngăn chặn những công trình xây dựng trái pháp luật đang lây lan một cách nhanh chóng tại khu đất nông nghiệp, được quy hoạch làm công trình công cộng. Việc này cũng nhằm làm giảm tệ nạn xã hội đang bành trướng tại đây - nơi tập trung nhiều đối tượng hút chích, thậm chí xây hầm dưới lòng đất để tổ chức cờ bạc. Sau khi tháo dỡ các công trình trái phép thì đồng thời cũng giải tỏa được các điểm tệ nạn trên. Kết quả này được người dân xung quanh rất phấn khởi, đồng thuận với chủ trương xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia để phục vụ nhu cầu học tập của các cháu học sinh trên địa bàn.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, tình hình ở khu đất này khá phức tạp với việc chuyển nhượng đất bằng giấy tay, còn có tình trạng đầu nậu đầu cơ, bảo kê xây dựng trái pháp luật. Một số người dân khu vực còn cho biết có người mua đất nông nghiệp ở đây bằng giấy tay với giá 10 triệu đồng/m2 rồi xây dựng không phép để cho thuê phòng trọ hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Qua những lần có mặt tại hiện trường, PV còn được nghe thông tin có hộ dân sau đợt tháo dỡ nhà không phép đã thở phào nhẹ nhõm: "May mà không xây nhà". Số là hộ này đang khai thác đất trồng rau và thấy "phong trào xây nhà trái phép" trong năm 2018 nên người nhà dự định đầu tư 500 triệu đồng để xây phòng trọ. Nhưng may mắn là có người khác can ngăn, vì thấy rằng đây là đất nông nghiệp nên xây nhà là vi phạm. Đại diện UBND quận Tân Bình khẳng định còn có tình trạng "mặt rô" vào chiếm đất người dân đang trồng rau để xây nhà trái phép rồi cho thuê.

Không để người dân mất quyền lợi

Đề cập đến quá trình xử lý công trình vi phạm, đại diện UBND quận Tân Bình cho rằng, trước các vụ việc vi phạm, cơ quan chức năng đã lập biên bản (nhưng người vi phạm không hợp tác, không ra mặt nên phải lập biên bản với người chứng kiến theo quy định của pháp luật) đầy đủ theo trình tự và công bố, phát loa cũng như vận động những người ở trọ và người kinh doanh không thuê nhà xây dựng trái pháp luật nhưng vẫn không hiệu quả. Người đang khai thác khu đất nêu trên lại không thừa nhận công trình xây dựng của mình. Do đó, để ngăn chặn tình trạng xây dựng trái pháp luật và giảm thiệt hại cho những người thuê trọ, kinh doanh cũng như những người mua giấy tay xây nhà trái phép, quận đã lập kế hoạch xử lý các công trình xây dựng không phép. Đây hoàn toàn không phải "đập nhà lấy đất".

Đại diện UBND quận Tân Bình cũng cho hay, qua việc công bố quy hoạch công trình công cộng và chính sách hỗ trợ mới đây, người dân trên địa bàn quận rất đồng tình. "Nhiều người dân đang trồng rau trong khu đất này cũng ủng hộ", vị đại diện này thông tin.

Tuy nhiên, đặc thù khu vực này có một nhóm đối tượng chuyên "khống chế" người dân, ép phải theo sự dẫn dắt của họ. Do đó, trong công tác tuyên truyền vận động, chính quyền phải sử dụng nhiều giải pháp. Tính đến nay đã có 30/134 hộ dân kê khai, đăng ký nhận hỗ trợ theo chính sách quận mới công bố. Hiện quận đang rà soát xem có chủ sở hữu mới không, để người dân tiếp tục kê khai. Ngoài ra, qua đối chiếu các thời kỳ về công tác quản lý, kê khai tại địa phương của các năm 1991, 1995 và 2005, nếu trùng khớp về diện tích, đối tượng kê khai không thay đổi thì quận sẽ tạm ứng kinh phí hỗ trợ trước Tết Nguyên đán. Số còn lại, dự kiến quận sẽ giải quyết sau. Quận đang khẩn trương cho công tác tạm ứng, dự kiến từ 7 đến 10 ngày tới, nếu không có gì thay đổi, quận sẽ tạm ứng đợt đầu cho những hồ sơ kê khai một chủ, chưa có chuyển nhượng.

Đối với nhóm mua bán giấy tay, quận sẽ thành lập hội đồng, đối chiếu với các thời kỳ kê khai để tính toán thêm. "Tinh thần chung là không để người dân mất quyền lợi qua chính sách của Nhà nước, không để kẻ xấu lợi dụng và gây thất thoát cho ngân sách nhà nước", vị này khẳng định.

HOÀNG PHƯƠNG

***********************

(2) Cưỡng chế ‘vườn rau Lộc Hưng’: Người dân gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Trung ương

Thượng Tùng & Mai KỳNgường Đô Thị, Chủ nhật, 20/01/2019

Khoảng một tuần sau khi chính quyền quận Tân Bình thực hiện xong đợt cưỡng chế cuối cùng "vườn rau Lộc Hưng" phường 6, quận Tân Bình, hơn 100 hộ dân sinh sống và sử dụng đất tại khu vực này đã làm đơn kêu cứu gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cơ quan thẩm quyền trung ương và TP. HCM cùng báo chí.

Ngày 17/1/2019, người dân Lộc Hưng đã cùng nhau mang đơn kêu cứu khẩn cấp đến một số cơ quan Nhà nước tại TP.HCM. Tại trụ sở Ban tiếp công dân thành phố (thuộc Văn phòng UBND TP.HCM), đại diện cơ quan này đã tiếp xúc với 5 người, đại diện cho 172 hộ dân hiện diện tại Ban tiếp công dân thành phố (theo số liệu ghi trong biên bản tiếp công dân).

Cũng theo biên bản tiếp công dân, đại diện các hộ dân đề nghị lãnh đạo thành phố tiếp bà con tại khu vườn rau Lộc Hưng - phường 6 quận Tân Bình - để giải quyết ngay việc cưỡng chế khoảng 200 căn nhà vào ngày 4 và 8/1/2019.

Đại diện Ban tiếp công dân thành phố ghi nhận ý kiến và sẽ xem xét xử lý theo quy định. Cuộc tiếp xúc diễn ra từ 8g đến 8g15p cùng ngày.

sau3

Bà Nguyễn Thị Thái vẫn còn thất thần sau cuộc cưỡng chế

Một trong năm đại diện tham gia cuộc tiếp xúc là bà Nguyễn Thị Thái, cũng là hộ cuối cùng có nhà bị lực lượng cưỡng chế giật sập. "Tôi không dám nhìn", bà Thái bần thần. Người đàn bà 64 tuổi gắn bó với vườn rau từ khi theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954. Bà lớn lên ở đây. Lấy chồng ở đây. Sinh con cũng ở đây. Sáu người con, 5 đứa cháu cũng thế.

Ngồi bên đống đồ đạc ngổn ngang, bà cho biết gia đình không nhận được "miếng giấy" (thông báo cưỡng chế -PV) từ chính quyền. Đồ đạc chạy không kịp. Cái gì còn cái gì mất cũng không biết. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ mới "thấy" cảnh màn trời chiếu đất. Không biết nương tựa vào đâu. Hai vợ chồng đã lớn tuổi. Sống nay chết mai. Chỉ thương đàn con đàn cháu không biết bám víu vào đâu. Năm cháu, sáu con chưa kể dâu rể đều sống cùng với vợ chồng già.

"Tôi khổ thì mọi người cũng khổ", bà Thái nghẹn ngào, không biết nói gì thêm.

"Ngoài đường" là nơi tá túc của gia đình bà Ngô Thị Nga khi chỉ còn non tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Bà về làm dâu Vườn rau Lộc Hưng từ năm 1986. Trồng rau mà sống. Trải qua hằng chục năm canh tác, đất đai ngày càng bạc màu, chưa kể cánh đồng thường xuyên ngập úng do nước mưa, nước thải… Không thể tiếp tục canh tác, năm 2012 gia đình cất nhà trọ cho thuê, làm kế sinh nhai. Cũng như bà Thái, bà Nga cho biết không nhận được thông báo từ chính quyền trước khi tiến hành cưỡng chế. "Còn tí xà bần cũng không bán được. Tiền nhận rồi phải trả lại vì xe của bên mua không được phép vào", bà Nga uất ức.

sau4

Bà Ngô Thị Nga chưa biết những ngày Tết tới đây sẽ nương náu chỗ nào.

Gương mặt thứ ba là Nguyễn Ngọc Khánh, chủ động tiếp xúc với phóng viên Người Đô Thị. Người đàn ông tái nhợt, hom hem hơn nhiều so với tuổi 50. Làm rể vườn rau, hai vợ chồng được bên vợ chia hơn trăm mét đất, cất vài phòng trọ. Khoản thu nhập này giúp ông trang trải phần nào chi phí chạy thận nhân tạo tại một bệnh viện công. Vợ ông làm lao công trường học. Tương lai bất trắc chờ đợi bệnh nhân này.

Còn nhiều, còn nhiều nữa những gương mặt lam lũ lướt qua những đống đổ nát ngổn ngang. Một số gia đình đã tản mác đi đâu không rõ. Hàng xóm láng giềng vội vã giã biệt nhau. Nhưng cứ đến cuối tuần thì họ lại lục tục trở về, rì rầm cầu nguyện trước đài Đức Mẹ. Công trình duy nhất còn vẹn nguyên trên "vườn rau Lộc Hưng".

Người Đô Thị sẽ tiếp tục phản ánh đa chiều vụ việc này khi có diễn biến mới.

Chùm ảnh những gì còn sót lại sau cuộc cưỡng chế "vườn rau Lộc Hưng" :

sau5

sau6

sau7

sau8

sau9

sau10

sau11

sau12

sau13

sau14

sau15

sau16

Bài, ảnh : Thượng Tùng - Mai Kỳ

Published in Diễn đàn
mardi, 15 janvier 2019 11:59

Đảng hóa mọi hoạt động ?

"Đảng của chúng ta là Đảng lãnh đạo, chỉ đưa đường lối chứ không quyết định. Khi đưa ra đường lối, Đảng phải thuyết phục Nhà nước có đồng ý hay không ?". Tài liệu tuyên truyền chính trị hay lập luận như vậy khi nói về tính dân chủ ưu việt trong nền pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

danghoa1

Theo quyết định của Bộ Chính trị, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, phó bí thư Thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu từ ngày 1/1/2019.

Sáng 14/01, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc nghỉ hưu của cán bộ. Theo quyết định được ông Trần Quốc Vượng - thường trực Ban bí thư - thay mặt Bộ Chính trị ký ngày 29/10/2018, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu từ ngày 01/01/2019.

"Mấy em sinh viên thực tập hỏi tôi là họ không tìm thấy quy định nào trong Luật tổ chức chính quyền địa phương về điều khoản cho phép Bộ Chính trị can thiệp vào vấn đề lựa chọn nhân sự của Hội đồng nhân dân. Vấn đề tuổi nghỉ hưu của đại biểu Hội đồng nhân dân cũng không thấy nêu ở điều luật nào tương ứng… Nói chung là sinh viên thắc mắc rất nhiều quanh chuyện tuổi hưu, kể cả vì sao bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 vẫn đương chức, còn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm sinh năm 1958 lại phải nghỉ hưu…". Luật sư Nguyễn Thu Trang, chuyên trách về tham vấn lao động, cho biết như vậy.

Cùng chia sẻ câu chuyện, luật gia Lê Đức Du, cựu hội thẩm nhân dân, nói rằng ông đã đọc nhiều lần Chương III "Chính quyền địa phương ở đô thị" của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, thì thấy rằng ở Điều 39 có hai ý liên quan :

1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Liên quan đến việc chọn ai sẽ là người đứng đầu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 ghi rõ là tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.

Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, cấp tỉnh, thành phố phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Luật cũng quy định nếu người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe, hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Không có bất kỳ điều khoản nào cho phép sự can thiệp của Bộ Chính trị vào các hoạt động nhân sự của Hội đồng nhân dân các cấp. Do vậy nên với việc báo chí đưa tin ông Trần Quốc Vượng - thường trực Ban bí thư - thay mặt Bộ Chính trị ký quyết định ngày 29/10/2018 để bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu từ ngày 01/01/2019 chỉ đúng có một vế về chức vụ ‘phó bí thư Thành ủy’, còn chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại là vấn đề của "Đảng hóa" ; có nghĩa Đảng đã trực tiếp can thiệp vào bộ máy hoạt động hình thành trên cơ sở dân cử (mặc dù chỉ là dân cử về mặt hình thức theo dạng 'Đảng cử - dân bầu').

"Một đảng cầm quyền, ở bất cứ đâu cũng phải thâu tóm quyền lực công. Đó là mục đích cơ bản mà sinh ra đảng chính trị. Chính điều này giải thích vì sao những người giữ trọng trách trong các cơ quan Chính phủ khi bị đại biểu Quốc hội chất vấn, thường đưa lý do "đã báo cáo với tổ chức Đảng" để khước từ trả lời, hoặc giải thích cho những cách giải quyết vượt ra ngoài nguyên tắc tôn trọng pháp luật của mình. Khi ấy cử tri có quyền nghĩ rằng, những quan chức đó là đảng viên nên được hưởng một quyền lợi riêng, có quyền hành động và được xử lý ngoài phạm vi của pháp luật. Trường hợp cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu có lẽ nằm trong cách hiểu đó…". Luật gia Lê Đức Du đặt vấn đề.

Một cách dè dặt, luật sư Nguyễn Thu Trang nói rằng trên cương vị là một đảng viên, bà thấy rằng mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước dù chặt chẽ đến mức "hóa thân" vào nhau, nhưng vấn đề đặt ra vẫn là không nên Đảng hóa Nhà nước, và cũng tránh Nhà nước hóa Đảng.

"Không để 'nhầm lẫn' giữa quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước, không để Đảng trùm lên Nhà nước, hay Nhà nước trùm lên Đảng bằng phương thức "nhất thể hóa". Nếu xảy ra tình trạng đó, hệ thống quyền lực sẽ bị rối loạn, tê liệt, mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ rất tiện dụng…", Luật sư Nguyễn Thu Trang chia sẻ.

Thế nhưng cách nhìn này của luật sư Trang lại lấn cấn với ‘phản biện’ của các sinh viên đang thực tập tại Văn phòng luật của bà. Nguyên lý của giới hạn quyền lực nhà nước là nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Ở Việt Nam hiện nay, "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ". (Điều 8, Hiến pháp năm 2013).

Vậy thì cần phải trả lời là cơ sở pháp lý nào để ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư của Bộ Chính trị, có thể ký quyết định cho bà chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nghỉ hưu ở tuổi 60 ; trong khi bà chủ tịch Quốc hội đã 65 tuổi thì vẫn đương chức ? Nói không gọi "Đảng hóa mọi hoạt động", thì tên gọi của sự độc tài chính trị, độc tài Nhà nước ấy là gì ?

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 15/01/2019

Published in Diễn đàn

Ngoài cư dân Lộc Hưng, thì nạn nhân hiểu theo nghĩa bóng, có thể đó là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Trưởng Ban Cải cách Tư pháp Quốc gia. Bởi mọi lời tán dương hoa mỹ của ông về đạo đức, về kỷ cương pháp luật của đảng viên đã thực sự trôi sông, đổ biển trong vụ đập phá nhà dân khu vườn rau Lộc Hưng.

ai0

Những nạn nhân của vụ đập phá nhà dân ở khu vườn rau Lộc Hưng

Tên gọi đúng của vụ việc xảy ra vào ngày 4 và 8/1/2018 tại khu vườn rau Lộc Hưng, là chính quyền đã dùng bạo lực để đập phá – như chính xác nhận của lãnh đạo quận Tân Bình, tổng cộng 112 căn nhà của người dân nơi đây. Vì nếu đó là ‘cưỡng chế’ để thi hành quyết định hành chính về hành vi vi phạm xây dựng, thì các thủ tục giấy tờ pháp lý mãi cho đến nay, vẫn chưa đưa ra cho người dân tỏ tường.

Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực từ ngày 1/7-2018, nói rằng "mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin" (Điều 3.1). Chương II "Công khai thông tin", của luật này, tại Điều 17. ‘Thông tin phải được công khai’, cho biết chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải công khai toàn bộ nội dung dự án quy hoạch khu vườn rau Lộc Hưng, bao gồm cả vốn ngân sách của thành phố đã duyệt chi cho dự án này là bao nhiêu, tiến độ thực hiện ra sao ?

Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tiếp cận thông tin được ban hành từ tháng 1/2018 (1), nên chính quyền các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh không thể viện dẫn lý do gì mà mập mờ chuyện quy hoạch như trong vụ vườn rau Lộc Hưng.

Trước hôm đập phá nhà dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74. Trong bài phát biểu, ông Nguyễn Phú Trọng khen tặng ngành công an : "Riêng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực xã hội, các đồng chí đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; tổ chức đồng bộ, có hiệu quả các mặt công tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và với Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước đánh đúng, đánh trúng nhiều tổ chức tội phạm, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, củng cố được niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giữ được ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước" (2).



Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trung tướng Lê Đông Phong có mặt ở hội nghị nói trên, để rồi bất ngờ bước sang ngày 4/1/2018, lực lượng công an Thành phố Hồ Chí Minh với đầy đủ súng ống, trang thiết bị chống bạo động đã bất ngờ yểm trợ để cho chính quyền quận Tân Bình tấn công đập bỏ 2 nhà dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, bỏ qua tất cả mọi trình tự liên quan về thủ tục cưỡng chế nhà dân dụng xây dựng không giấy phép. Đến ngày 8/1, vụ việc càng khốc liệt hơn, dẫn đến 110 căn nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Vậy là có ít nhất 112 gia đình sẽ không ăn Tết cổ truyền Kỷ Hợi. Có vài trăm con người bỗng dưng mất nơi chốn an cư, và lạc nghiệp phút chốc trở thành cổ tích. Họ đã mất trắng ngôi nhà dành dụm biết bao lâu mới cất lên được. Bàn thờ tổ tiên ông, bà của người dân đã bị vứt chỏng chơ ra đường. Những người già cả xứ đạo Lộc Hưng đã thất thần ngỡ rằng hiểm họa "cải cách ruộng đất" hồi nào mà họ đã trốn chạy, giờ quay về như hồi chuông báo tử…

Không thể trách trong nỗi niềm cùng cực ấy, người dân không riêng gì xứ Lộc Hưng, họ đã réo tên của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra như một kẻ thủ ác vào loại bậc nhất trong lịch sử của thành phố này. Hố sâu ngăn cách giữa chính quyền với người dân thêm khoét rộng.

Và trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng ấy, xem ra yêu cầu các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, phải "Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia - dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ở Quy định 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 (3), đã trở nên quá mỉa mai và đầy lạc lõng.

Bài học Thủ Thiêm còn nóng hổi, nước mắt của dân Thủ Thiêm còn chảy. Nỗi oan khuất còn hiện diện chưa giải quyết xong. Bây giờ lại Lộc Hưng. Nỗi đau Lộc Hưng tiếp nối nỗi đau Thủ Thiêm. Năm hết, Tết đến, những người dân bị đuổi khỏi căn nhà của mình sẽ thắp nén nhang vào đâu, đốt cây đèn vào đâu để đón ông bà, để chào xuân mới khi ngôi nhà của họ chỉ còn là đống đổ nát ?

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 13/04/2019

(1) http://bit.ly/2QCEFeq

(2) http://bit.ly/2FnfD0I

(3) http://bit.ly/2Fi4tuZ

Published in Diễn đàn

Tại sao không sử dụng cụm từ "thay đổi quyền sử dụng đất" thay cho "thu hồi đất". Lý do là "thu hồi đất" chỉ phù hợp với các trường hợp vi phạm pháp luật khi sử dụng đất và phải bị thu hồi bằng một bản án tuyên ; còn các trường hợp khác là nhà nước nhận đất từ người nhượng đất, hiến đất…

dat1

Việc cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân ở đây.

Chỉ có thể truất quyền bằng một bản án hiệu lực

"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".

Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã giải thích như vậy về ý nghĩa cụm từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cũng xác lập quyền sở hữu tư nhân này bằng các nội dung thể hiện trong "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" (1).

Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 236 "Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật", quy định : "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác" (2).

Từ hai căn cứ văn bản nói trên, cho thấy Nhà nước cần thay đổi cách nhìn pháp lý để phù hợp với Luật Đất đai, cũng như Hiến pháp 2013, Điều 32 :

"1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường".

Đã là "quyền" được xác lập bằng Hiến định và Bộ Luật Dân sự, thì mệnh lệnh hành chính "thu hồi đất" cần phải dựa trên những căn cứ pháp lý nào để đưa đến sự truất quyền đó của người dân. Và trên hết, nếu vẫn không được sự đồng tình của người dân, thì chỉ bằng một án tuyên từ tòa án, các quyền đó của người dân mới có thể bị hạn chế, hay thu hồi. Các bước cưỡng chế cho ‘thu hồi quyền sử dụng đất’ chỉ được tiến hành sau bản án này của tòa.

Quyết sách nào từ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương ?

Có thể dẫn chứng bằng một sự kiện đang rất nóng : thu hồi đất khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh bất chấp pháp luật, kèm cả vũ lực diễn ra hôm 4-1, và tái diễn từ sáng sớm ngày 8-1. Nhiều người dân phản đối đã bị chính quyền bắt giữ. Không có bất kỳ thỏa thuận đền bù nào ở đây khi nhân danh Nhà nước, chính quyền quận Tân Bình đã thẳng tay đập phá tài sản công dân, cô lập toàn bộ các sinh hoạt trong đời sống cư dân vườn rau Lộc Hưng (3).

Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết theo tiến trình di cư từ Bắc vào Nam, 1954, hàng trăm gia đình Công giáo và Lương đã đến khu đất Lộc Hưng gầy dựng cuộc sống như những nông dân. Nhà thờ Lộc Hưng cũng hình thành theo dòng di dân đó. Nơi đây, từ trước năm 1954 cũng đã có một số gia đình canh tác trên những phần đất nhỏ, trong cả khu vực rộng lớn sau này gọi là vườn rau Lộc Hưng.

Sau 30 tháng Tư năm 1975, Lộc Hưng được UBND phường 7, nay là phường 6 quận Tân Bình, chia thành 4 tổ nông hội có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Việc đóng và thu thuế được xác nhận bằng biên lai cho đại diện các tổ trong khu vực vườn rau Lộc Hưng. Năm 1999, theo nội dung Luật Đất Đai sửa đổi, đặc biệt theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.

Tuy nhiên câu trả lời của hai vị chủ tịch phường Vũ Xuân Tâm và bà Trần Thị Ngọ tiếp đó vẫn đại ý là "đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định qui hoạch nào nên không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên".

Như vậy nếu tính từ mốc thời gian năm 1954 đến năm 1999, người dân khu vườn rau Lộc Hưng đã có 45 năm sinh sống, canh tác ổn định, thực hiện đầy đủ trách nhiệm về thuế cho chính quyền. Bất kỳ dự án quy hoạch đất đai nào trên phần diện tích khu vườn rau Lộc Hưng, như các viện dẫn luật ở đầu bài viết, đều phải tiến hành các bước thỏa thuận đền bù, minh bạch nội dung lý do "thu hồi đất".

Một lưu ý, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, không trao bất kỳ quyền lực nào cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về kiểu cách quản lý đất đai bất chấp pháp luật, như trong vụ cưỡng chế đất đai, nhà cửa khu vườn rau Lộc Hưng đang diễn ra.

Có thể tìm hiểu nội dung "thí điểm cơ chế" từ phát biểu liên quan đến Nghị quyết này của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân vẫn còn được lưu giữ trên nhiều trang báo điện tử, như Tuổi Trẻ (4), Nhân Dân (5). Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng có những phát biểu tương tự : trang web của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (6), báo Tiền Phong (7).

Thế nhưng trên thực tế không rõ vì sao giữa nói và làm lại có khoảng cách quá xa. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh tay đàn áp, cưỡng chế bất chấp quy định pháp luật ở khu dân cư vườn rau Lộc Hưng.

Có lẽ đã đến lúc với tư cách Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng cần ban hành những quyết sách giúp chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước ; đặc biệt là vai trò của tòa án trong mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền công dân.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 09/01/2019

(1) http://bit.ly/2SOG03q

(2) http://bit.ly/2QwdJNp

(3) http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/vntb-chu-tich-nguyen-thanh-phong-va-bi.html

(4) http://bit.ly/2SHFuo6

(5) http://bit.ly/2RhWVyX

(6) http://bit.ly/2Au9uN9

(7) http://bit.ly/2QsonVb

Published in Diễn đàn
mardi, 04 décembre 2018 12:28

Pháp quyền hay Đảng trị ?

"Thành ủy đề nghị Thường trực UBND Thành phố chỉ đạo quận 2 có khảo sát đối với những hộ dân thuộc khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch đã bị cưỡng chế, xem xét điều kiện người dân sống như thế nào. Nếu họ đang khó khăn về chỗ ở thì có hướng mời người dân vào những khu tái định cư".

phapquyen1

Người dân căng băng-rôn phản đối liên quan đến dự án Đô thị mới Thủ Thiêm

Đó là yêu cầu đưa ra hôm 1/12 của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, khi nói về các vấn đề đang diễn ra tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (1).

Đề xuất này của ông Nguyễn Thiện Nhân cho thấy lại tiếp tục thỏa hiệp cái ác, và có dấu hiệu trên cương vị Bí thư Thành ủy, ông đang dùng quyền lực đảng để bao che những cựu quan chức đã sai phạm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 1 và 2/12, lác đác vài hộ dân nằm ngoài ranh quy hoạch quy hoạch đã bị chính quyền quận 2 cưỡng chế di dời, họ đã về lại nền nhà cũ, miếng đất cũ để cắm cọc, dựng chòi khẳng định quyền sở hữu cá nhân hợp pháp đã bị chính quyền dùng vũ lực tước đoạt. 

Sao không giải quyết theo luật ?

Góc nhìn pháp quyền, như yêu cầu hôm 1/12 của ông Nguyễn Thiện Nhân là chỉ đạo quận 2 có khảo sát đối với những hộ dân thuộc khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch đã bị cưỡng chế [nguồn đã dẫn], cho thấy để giải quyết tận gốc ngọn việc khiếu kiện kéo dài ở Thủ Thiêm, thì với những hộ ngoài ranh đã bị chính quyền ‘đập’ nhà, ‘chiếm’ đất… cần được giải quyết tại Toà án với tuyên bố "vô hiệu" theo Điều 127, Bộ Luật Dân sự 2015 về các quyết định cưỡng chiếm này.

Điều luật kể trên có nội dung như sau : Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên, hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên, hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Nếu tòa án từ chối thụ lý, cần thiết chuyển toàn bộ hồ sơ những hộ dân thuộc khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch đã bị cưỡng chế cho cơ quan công an để làm rõ các hành vi quy định tại Điều 127, Bộ Luật Dân sự.

Lưu ý, trong trường hợp khu đô thị mới Thủ Thiêm thì không có vấn đề thời hiệu cho chuyện yêu cầu tòa tuyên "vô hiệu". Điều này được ghi rõ trong Bộ Luật Dân sự 2015. Theo đó, Điều 132 cho biết đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này, thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Điều 123 nói rằng giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 124 quy định khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Dĩ nhiên để làm rõ từng tình tiết pháp lý tố tụng ở Điều 123, 124 trong vụ việc kéo dài ròng rã suốt hai mươi năm, gây nhiều bức xúc niềm tin vào công lý của người dân, nếu Tòa án không có điều kiện trực tiếp điều tra, thì chuyển hồ sơ yêu cầu cơ quan công an làm rõ ; bao gồm không loại trừ cả việc xem xét nếu có dấu hiệu hình sự trong những giả tạo được lập ra nhằm cưỡng ép người dân Thủ Thiêm phải rời bỏ tài sản đất đai hợp pháp của họ, thì cần truy cứu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật hình sự.

Vì đó là "Pháp trị" ?

Trở lại với cách đặt vấn đề ở tựa bài viết : Pháp quyền hay Đảng trị ? Ở đây, dường như "Đảng trị" được xem là tương đồng với "Pháp trị", khi mà Điều 4.1, Hiến pháp 2013 trao cho đảng cộng sản Việt Nam cái quyền "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Vậy "Pháp quyền" khác với "Pháp trị" chỗ nào ? Theo cách hiểu của Điều 4, Hiến pháp, thì giới cầm quyền là đảng cộng sản có quyền ban hành pháp luật để cai trị, hay nói bằng ngôn từ hiện đại là để quản lý. Mặc dù pháp luật được tuân thủ tuyệt đối, nhưng ban hành pháp luật như thế nào lại là quyền độc đoán của tổng bí thư đảng cộng sản, hay của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là pháp trị.

Pháp quyền lại không hoàn toàn như vậy. Trước hết, pháp quyền là việc pháp luật đứng trên tất cả, trên cả nhà nước, đương nhiên là trên cả tổng bí thư đảng cộng sản. Và quan trọng hơn nữa, người dân cũng như nhà nước, hay tổng bí thư đảng cộng sản đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều 2, Hiến pháp 2013 ghi rằng "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân". Tuy nhiên cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có tòa án Hiến pháp, hoặc các thiết chế bảo hiến khác được thành lập và vận hành trên thực tế để bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp, và bảo vệ các quyền của con người khỏi sự xâm hại của các quyền lực lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp.

Chính điều đó nên mãi cho đến nay đảng cộng sản vẫn chưa chịu sự điều chỉnh nào của pháp luật về đảng như quy định tại Điều 4.3, Hiến pháp 2013, "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Do đó, xem ra chỉ đạo của đối với những hộ dân thuộc khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch đã bị cưỡng chế, xem xét điều kiện người dân sống như thế nào. Nếu họ đang khó khăn về chỗ ở thì có hướng mời người dân vào những khu tái định cư, của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng không sai khi hiểu rằng đó là "Pháp trị" của những người nhân danh quyền lực đảng cầm quyền.

Thay lời kết

Là phóng viên có thời gian dài ‘đeo bám’ vụ khiếu kiện của người dân ở khu đô thị Thủ Thiêm, người viết cho rằng gốc ngọn của cụm từ ‘dân oan’, xuất phát chuyện từ trước đến nay, nhà nước vẫn quan niệm mục tiêu của pháp luật là giữ gìn trật tự xã hội. Đó là một cách nghĩ quá đơn giản và đã tầm thường hóa vai trò của pháp luật.

Sứ mệnh của pháp luật là đảm bảo tự do và phát triển quyền tự do của con người. Nếu pháp luật được định ra bởi ý chí của nhà cầm quyền, thay vì là kết quả của quá trình thảo luận và đàm phán giữa các thành viên trong xã hội, thì pháp luật đó sẽ trái với ý chí xã hội và không thể hiện các giá trị tự do.

Nếu không có những thay đổi phù hợp, thì ‘dân oan’ sẽ là cấp số nhân trong nhiều ngóc ngách của xã hội. "Chúng ta được tự do vì chúng ta sống với dân luật", triết gia Montesquieu, nhận xét như vậy.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 04/12/2018

(1) http://bit.ly/2zAQPyS

Published in Diễn đàn

Bộ Lao động, thương binh và xã hội đề xuất gì về quyền tự do thành lập công đoàn của người lao động ?

Theo tờ trình của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, thì dự kiến Bộ luật Lao động 2012 sẽ sửa đổi, trong đó các liên quan về công đoàn độc lập sẽ nằm ở chương XII "Tổ chức đại diện của người lao động".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Nghị quyết 72/2018/QH14 về phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. Nghị quyết có yêu cầu sửa đổi Bộ luật Lao động 2012 để phù hợp với cam kết CPTPP.

Bộ Lao động, thương binh và xã hội được Thủ tướng giao chấp bút soạn thảo theo yêu cầu này của Quốc hội.

congdoan1

Mẫu tranh cổ động chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Ảnh : Công đoàn điện lực Việt Nam

Theo tờ trình của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, thì dự kiến Bộ luật Lao động 2012 sẽ sửa đổi, trong đó các liên quan về công đoàn độc lập sẽ nằm ở chương XII "Tổ chức đại diện của người lao động".

Đáng chú ý là Bộ Lao động, thương binh và xã hội không có đề xuất nào hạn chế về quyền tham gia trong các tố tụng dân sự của công đoàn/ nghiệp đoàn độc lập. Nôm na, nghiệp đoàn độc lập không bị giới hạn về quyền đại diện người lao động trong tranh tụng, tổ chức đình công, bãi thị…

Xin giới thiệu toàn văn của nội dung chương XII, từ Điều 149 đến 161 của dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động 2012.

Điều 149. Tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ, thúc đẩy quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động.

2. Tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp bao gồm công đoàn cơ sở được thành lập theo quy định của Luật Công đoàn ; và tổ chức khác của người lao động (sau đây gọi là nghiệp đoàn) được thành lập theo quy định của Bộ luật này.

Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Điều 150. Thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp.

2. Tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi gia nhập hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

a) Trường hợp gia nhập vào hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì sau khi hoàn thành việc gia nhập, công đoàn có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc công nhận gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh quyết định thành lập, quyết định công nhận, số lượng đoàn viên, danh sách Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

b)

Phương án 1 : Trường hợp đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập ; thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Phương án 2 : Trường hợp đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thực hiện theo quy định tại các điều : Điều 151, 152, 153, 154, 155, và 156 của Bộ luật này.

3. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và nghiệp đoàn tại cơ sở có tư cách pháp nhân phi thương mại, có các quyền, nghĩa vụ và được bảo vệ theo quy định của Bộ luật này và văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 151. Hồ sơ đăng ký nghiệp đoàn (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

1. Văn bản đề nghị đăng ký nghiệp đoàn do người đại diện của nghiệp đoàn ký và phải bao gồm các thông tin tối thiểu sau : a) Tên nghiệp đoàn ; b) Địa chỉ nghiệp đoàn ; c) Họ, tên và địa chỉ của người đứng đầu nghiệp đoàn.

2. Điều lệ của nghiệp đoàn theo quy định tại Điều 153 của Bộ luật này.

3. Biên bản bầu cử và danh sách họ tên, địa chỉ của ban lãnh đạo được bầu của nghiệp đoàn.

4. Danh sách có chữ ký của những thành viên sáng lập và những người tự nguyện tham nghiệp đoàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 152 của Bộ luật này.

5. Bản sao có chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện và các thành viên ban lãnh đạo nghiệp đoàn.

Điều 152. Điều kiện về số lượng đoàn viên tối thiểu, ban lãnh đạo và người đứng đầu của nghiệp đoàn để được đăng ký (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

1. Tại thời điểm đăng ký, nghiệp đoàn phải có tối thiểu 20 đoàn viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

2. Thành viên Ban lãnh đạo được bầu của nghiệp đoàn là người lao động Việt Nam.

3. Thành viên Ban lãnh đạo được bầu của nghiệp đoàn không phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia ; các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân ; các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều 153. Điều lệ của nghiệp đoàn (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

Điều lệ của nghiệp đoàn phải các nội dung chủ yếu sau đây :

1. Tên, địa chỉ của nghiệp đoàn.

2. Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động của nghiệp đoàn.

Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động của nghiệp đoàn phải đáp ứng những yêu cầu sau :

a) Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động của nghiệp đoàn là nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền và lợi ích của đoàn viên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp ; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

b) Nghiệp đoàn đăng ký theo quy định của Bộ luật này không được là tổ chức có mục đích chính trị hoặc chỉ thuần túy là tổ chức nhằm thực hiện các hoạt động xã hội hoặc các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên.

3. Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi nghiệp đoàn của người lao động.

Nghiệp đoàn không được đồng thời bao gồm đoàn viên là người lao động thông thường và người lao động là người đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động. Người lao động là người đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động là người có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, kỷ luật lao động, thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động và điều kiện lao động của người lao động.

4. Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của nghiệp đoàn. Người đại diện của nghiệp đoàn là người đứng đầu nghiệp đoàn hoặc người khác được bầu theo quy định của điều lệ của nghiệp đoàn.

5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và thể thức thông qua quyết định của nghiệp đoàn. Tổ chức và hoạt động của nghiệp đoàn thực hiện theo các nguyên tắc sau đây :

a) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ ;

b) Tự nguyện, tự quản ;

c) Dân chủ, minh bạch.

6. Những nội dung sau đây phải do đoàn viên quyết định theo đa số.

a) Thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của nghiệp đoàn ;

b) Bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và ban lãnh đạo của nghiệp đoàn ;

c) Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên, giải thể nghiệp đoàn.

7. Đoàn phí, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của nghiệp đoàn.

Việc thu, chi tài chính của nghiệp đoàn phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hàng năm công khai cho đoàn viên nghiệp đoàn.

8. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của đoàn viên trong nội bộ nghiệp đoàn.

9. Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Điều 154. Trình tự, thủ tục đăng ký nghiệp đoàn (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

1. Người đại diện của nghiệp đoàn gửi hồ sơ đăng ký theo quy định tại Bộ luật này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký nghiệp đoàn. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký nghiệp đoàn phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập đến ngày nộp hồ sơ đăng ký.

2. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký thiếu các thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký thông báo cho người nộp hồ sơ đăng ký trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký phải cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký từ chối đăng ký trong các trường hợp sau :

a) Tài liệu và nội dung hồ sơ đăng ký không theo quy định tại các Điều 151, 152, 153 của Bộ luật này.

b) Có căn cứ cho rằng tổ chức của người lao động có hành vi gian dối trong quá trình thành lập tổ chức.

c) Tổ chức có nguồn tài chính không phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 155. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể và các thay đổi khác của nghiệp đoàn (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

1. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể nghiệp đoàn :

a) Hợp nhất là trường hợp hai hoặc nhiều nghiệp đoàn đang hoạt động trong cùng một đơn vị sử dụng lao động hợp nhất thành một nghiệp đoàn mới tại đơn vị sử dụng lao động đó. Các nghiệp đoàn bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại và hoạt động. Nghiệp đoàn hợp nhất mới của người lao động phải tiến hành đăng ký để được thừa nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật.

b) Sáp nhập là trường hợp một hoặc nhiều nghiệp đoàn đang hoạt động sáp nhập vào một nghiệp đoàn khác tại đơn vị sử dụng lao động. Nghiệp đoàn bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại và hoạt động. Nghiệp đoàn nhận sáp nhập phải tiến hành các thủ tục cập nhật hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật để được thừa nhận hợp pháp.

c) Chia nghiệp đoàn là trường hợp một nghiêp đoàn chia thành hai hoặc nhiều nghiệp đoàn mới. Nghiệp đoàn bị chia chấm dứt sự tồn tại và hoạt động. Các nghiệp đoàn mới phải tiến hành đăng ký để được thừa nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật.

d) Tách nghiệp đoàn là trường hợp nghiệp đoàn đang hoạt động tách thành nghiệp đoàn mới. Nghiệp đoàn bị tách vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động hợp pháp sau khi hoàn thành thủ tục cập nhật hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật. Nghiệp đoàn mới tách ra phải tiến hành đăng ký để được thừa nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật.

đ) Giải thể nghiệp đoàn là việc nghiệp đoàn tự chất dứt sự tồn tại và hoạt động của mình do đoàn viên quyết định theo quy định của điều lệ tổ chức. Trình tự, thủ tục giải thể nghiệp đoàn thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Việc gia nhập của nghiệp đoàn với hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Nghiệp đoàn đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền gia nhập Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Khi gia nhập Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tôn chỉ, mục đích, tổ chức và hoạt động của nghiệp đoàn thực hiện theo Điều lệ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc tiếp tục thực hiện theo điều lệ đã đăng ký của mình trên cơ sở thống nhất giữa nghiệp đoàn và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

3. Trong trường hợp nghiệp đoàn có các thay đổi về tên của nghiệp đoàn, địa chỉ của nghiệp đoàn, người đứng đầu của nghiệp đoàn, điều lệ của nghiệp đoàn thì phải tiến hành các thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký nghiệp đoàn.

4. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều này.

Điều 156. Thu hồi đăng ký nghiệp đoàn (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

Nghiệp đoàn bị thu hồi đăng ký theo một trong các trường hợp sau đây :

1. Đơn vị sử dụng lao động chấm dứt hoạt động ; nghiệp đoàn chấm dứt sự tồn tại trong các trường hợp quy định tại Điều 155 của Bộ luật này ;

2. Vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 153 của Bộ luật này.

Điều 157. Thẩm quyền chấp thuận đăng ký, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, thu hồi đăng ký của nghiệp đoàn (Bỏ điều này nếu điểm b Khoản 2 Điều 150 đi theo phương án 1)

1. Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động thực hiện việc chấp thuận đăng ký, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, thu hồi đăng ký của nghiệp đoàn.

2. Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, thu hồi đăng ký nghiệp đoàn.

Điều 158. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn

1. Phân biệt đối xử đối với người lao động và cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn, bao gồm :

a) Yêu cầu không tham gia hoặc ra khỏi công đoàn, nghiệp đoàn để được tuyển dụng hoặc gia hạn hợp đồng lao động ;

b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động, thuyên chuyển người lao động vì lý do người lao động thành lập, gia nhập hoặc tham gia hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn ;

c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động đối với người lao động hoặc cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn ;

d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến việc làm của người lao động và cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn nhằm làm suy yếu hoạt động của công đoàn, nghiệp đoàn.

2. Can thiệp, thao túng, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác, vào quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của công đoàn, nghiệp đoàn nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của công đoàn, nghiệp đoàn.

Điều 159. Quyền của cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn

1. Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn, nghiệp đoàn.

2. Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của công đoàn, nghiệp đoàn.

3. Được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện các công việc của công đoàn, nghiệp đoàn mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương. Tổng thời gian làm việc của toàn bộ cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn tối thiểu là 24 giờ làm việc trong một tháng đối với mỗi 100 đoàn viên, không kể thời gian tham gia các cuộc họp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, mà vẫn được trả lương và vẫn được coi là thời giờ làm việc, trừ trường hợp Luật Công đoàn có quy định khác. Tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm và cách thức sử dụng thời gian làm việc của cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn phù hợp với điều kiện thực tế.

4. Được hưởng các bảo đảm khác theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật Công đoàn.

Điều 160. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của công đoàn, nghiệp đoàn.

2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn đã được thành lập hợp pháp.

3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban lãnh đạo của tổ chức nghiệp đoàn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ được bầu của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban lãnh đạo nghiệp đoàn và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác của người sử dụng lao động theo quy định của Luật Công đoàn và Bộ Luật này.

Điều 161. Quyền của công đoàn, nghiệp đoàn trong quan hệ lao động

1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật này.

2. Đối thoại, tham vấn tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Luật này.

3. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động ; được tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là đoàn viên của mình.

4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động yêu cầu.

5. Tổ chức và lãnh đạo đình công.

6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu về pháp luật lao động, trình tự, thủ tục thành lập công đoàn, nghiệp đoàn, tiến hành các hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn sau khi được thành lập.

7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn.

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 26/11/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 23 novembre 2018 12:08

Tôi tố cáo

Người có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật ở đây là ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1).

tocao0

"Chống lưng", "sân sau", "nhóm lợi ích", "luật ngầm" là những thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trên báo chí những năm gần đây. Tranh minh họa

Chứng cứ cho tố cáo

Trong bản tin phát hành lúc 14g50 ngày 21/11, báo Tuổi Trẻ điện tử có đoạn viết : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém do không chịu đổi mới, đặc biệt là "có những anh mười mấy sân sau, đừng tưởng Thủ tướng không biết" (2).

"Có đồng chí ở đây, tôi không tiện nói tên, có đến 14 -15 cái ‘sân sau’, đừng nói Thủ tướng không biết đâu. Tình trạng như vậy, các đồng chí ạ, không phải cơ quan chức năng người ta không biết. Các đồng chí phải tự nhìn vào các yếu kém của mình". Báo Thanh Niên điện tử đã trích dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bản tin phát hành lúc 15g02 ngày 21/11 (3).

Một nội dung tương tự như báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên cũng được đăng trên báo Người Lao Động điện tử lúc 13g34 ngày 21/11 (4). Báo Sài Gòn Giải Phóng phiên bản điện tử trong bản tin phát hành lúc 16g58 ngày 21/11 cũng trích dẫn tương tự về lời phát biểu liên quan ‘sân sau’ của Thủ tướng Phúc (5).

Báo điện tử Vietnam Net cũng có bài tường thuật với lời dẫn trực tiếp lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tương tự như các tờ báo kể trênn (6). Báo điện tử VnExpress cũng có bài cùng nội dung như các đồng nghiệp (7).

Các nhật báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng ở số phát hành báo giấy sáng ngày 22/11 cũng có bài tường thuật như nội dung đã đăng trên báo điện tử vào chiều hôm 21/11 về tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trong kinh doanh, khái niệm ‘sân sau’ của doanh nghiệp nhà nước, đồng nghĩa với một hình thức của tham nhũng. Hồi trung tuần tháng 5/2018, khi góp ý cho đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, được Hội nghị Trung ương 7 thảo luận, Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói rằng nhiều lãnh đạo tỉnh như chủ tịch, bí thư có cả doanh nghiệp "sân sau", đặt trụ sở ngay tại nhà mình. Những người đó không hề nghĩ đến sự phát triển cho tỉnh, mà chỉ nghĩ đi xin Trung ương được dự án nào thì nghĩ cách tạo lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, ủng hộ tùy tiện nhà thầu này, nhà thầu kia... (8)

Những dẫn chứng khác

Dễ dàng kiểm chứng lời của ông Nguyễn Chí Dũng qua vụ việc bà Phan Thị Mỹ Thanh, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian giữ các cương vị tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Công thương, bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn tham gia điều hành Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, chủ tịch hội đồng thành viên. Điều này là vi phạm Luật phòng chống tham nhũng.

Trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Phan Thị Mỹ Thanh có các vi phạm, khuyết điểm : ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.

Trong thời gian này, bà Thanh còn ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách, vi phạm quy chế làm việc và vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư. Bà Thanh còn không minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

Tuy nhiên bà Phan Thị Mỹ Thanh không bị khởi tố hành vi vi phạm pháp luật hình sự tương ứng với hàng loạt sai phạm được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận và được báo chí đăng tải rộng rãi vào sáng ngày 4/7/2017.

Một vụ việc đình đám khác. Đầu tháng 10/2014, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vũng Rô (gọi tắt là công ty Cảng Vũng Rô) để đối tác nợ lớn, khó đòi đề nghị xét xử đối với các bị can Nguyễn Minh (SN 1958, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty Cảng Vũng Rô) và 7 cộng sự. Tất cả 8 bị can đều bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3, Điều 281, Bộ luật Hình sự.

Hồ sơ vụ án cho biết ông Nguyễn Minh trong quá trình điều hành công ty Cảng Vũng Rô, đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Thương mại Đại Lộc (địa chỉ tại khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An, Bình Dương). Ông Minh nhờ một người cháu và chồng bà Nguyễn Vũ Thùy Trang (thủ quỹ công ty Cảng Vũng Rô - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) đứng tên góp vốn thành lập công ty Đại Lộc, mỗi người góp 200 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, hai người này không hề góp vốn mà do ông Minh nhờ đứng tên.

Sau khi thành lập ‘công ty sân sau’, ông Minh đã tuồn vốn của Nhà nước cho công ty Đại Lộc thông qua các hợp đồng mua bán vải sợi với nhiều điều khoản có lợi cho công ty Đại Lộc... Việc chuyển tiền từ công ty Cảng Vũng Rô sang cho công ty Đại Lộc gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 37,3 tỉ đồng.

Biết mà không xử lý là dung dưỡng hay đồng phạm ?

"Chống lưng", "sân sau", "nhóm lợi ích", "luật ngầm" là những thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trên báo chí những năm gần đây. Và như tường thuật của các tờ báo kể trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tự cho biết là ông tường tận những doanh nghiệp nhà nước nào đang có "sân sau". Nôm na, ông Nguyễn Xuân Phúc gián tiếp xác nhận có chuyện móc ngoặc giữa một số quan chức nhà nước với các doanh nghiệp để giành những dự án kinh tế, gói thầu...

Với người dân, kể cả các nhà báo chuyên trách mảng nội chính thì đúng là không dễ trả lời rằng có bao nhiêu doanh nghiệp "sân sau" đã thắng thầu ở các dự án kinh tế, ở các gói thầu… ? Bởi bằng chứng đâu để nói các doanh nghiệp thắng thầu là "sân sau" hay có "mối quan hệ" với những người có chức, có quyền ? Quả là quá khó để tìm được câu trả lời thỏa đáng, càng khó hơn khi phải đưa ra bằng chứng để chứng minh quan chức có liên quan với các "mối quan hệ" đã tác động như thế nào để có được lợi thế.

Tuy nhiên một khi chính miệng người đứng đầu Chính phủ tuyên bố là ông biết "có những anh mười mấy sân sau", thì đó là một chứng cứ được xác lập, và cơ quan điều tra đã có thể nhanh chóng vào cuộc.

Ngoài ra cũng cần làm rõ vì sao Thủ tướng biết đâu là những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn không yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật xử lý ? Liệu đây có phải là hành vi được coi là ‘đồng phạm’, là của 'bánh ít đi, bánh quy lại' ?

Có ý kiến cho rằng sở dĩ Thủ tướng chỉ dừng ở mức đánh tiếng hăm he, vì thực tế, có thể còn nhiều "sân sau" khác khó phát hiện hơn. Bởi "sân sau" núp bóng dưới nhiều hình thức, được ngụy trang nhiều lớp mà quan chức hưởng lợi có khi chỉ góp vốn bằng... chính sách.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 23/11/2018

Chú thích :

(1) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011, công dân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, trên tinh thần mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, người dân có quyền tố cáo bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào. 

Do đó không thể quy chụp người viết bài này về tội danh nói xấu lãnh đạo nằm trong nhóm tội danh 'làm nhục, vu khống' ; hoặc nhóm tội danh 'sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân' ở Điều 16, Luật An ninh mạng.

(2) http://bit.ly/2Q5QU79

(3) http://bit.ly/2KnuFUQ

(4) http://bit.ly/2Fz8Seb

(5) http://bit.ly/2A9CJ72

(6) http://bit.ly/2BpT89j

(7) http://bit.ly/2DQJNd2

(8) http://bit.ly/2Kp7PMl

Published in Diễn đàn

Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có ít bài viết đề cập đến ông Tất Thành Cang trong nhiều vụ việc tiêu cực, sai trái liên quan đến vai trò của một phó bí thư thường trực Thành ủy. Không phải nghiệp vụ kém, mà là 'vuốt mặt nể mũi' với cơ quan chủ quản là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. 

tat1

Những sai phạm của ông Tất Thành Cang "có vẻ" vắng bóng trên báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : chụp màn hình

Người đảng viên thành đạt (!?)

Điều 31.1, Hiến pháp 2013 ghi rằng : "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Như vậy tính đến hiện tại, ông Tất Thành Cang có thể được xem là một người đàn ông thành đạt theo nghĩa có quyền lực, danh vọng, tài sản và... chưa bị kết án về tội danh nào đó.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 31 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, viết (trích) :

"Đồng chí Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.

Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông và vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật" (1).

Người ta hay nói "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ", người viết cho rằng nếu chiếc tổ ấy là "tổ tham nhũng", thì điều đó càng được nhân lên gấp bội trong một số trường hợp cặp vợ chồng đều là những đảng viên có quyền lực. Ví dụ như vợ chồng ông Lê Thanh Hải – Trương Thị Hiền, như vợ chồng ông Tất Thành Cang – Nguyễn Thị Ngọc Bích.

Lý lịch phần liên quan đường học vấn của ông Tất Thành Cang mà báo chí đăng tải, có nội dung khó hiểu (2) : Ông Tất Thành Cang là đảng viên chính thức từ ngày 7/9/1991. Từ tháng 6/1993 - 9/1998, ông Tất Thành Cang học tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, Tất Thành Cang là Chủ tịch Hội sinh viên Trường, phó Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.

Gọi là khó hiểu vì không rõ ông Tất Thành Cang học khoa gì, hệ đào tạo ra sao mà có thể cùng lúc đảm nhiệm vừa chức chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Tổng hợp, vừa là phó bí thư đoàn trường Đại học Luật, rồi còn thêm phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.

Mặt khác, vào ngày 30/03/1996, theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được chia tách thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và hai trường đều là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy thực sự là ông Tất Thành Cang học trường nào trong thời gian này ?

Từ năm 1999 đến năm 2001, ông học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Học vị trong lý lịch được công bố của ông Tất Thành Cang thì học vị là cử nhân chính trị, học hàm thạc sĩ luật. Tuy nhiên không rõ là do trường đại học nào cấp, và thạc sĩ chuyên ngành hẹp gì ?

Đường hoạn lộ của ông Tất Thành Cang được báo chí đăng tải như sau : Từ tháng 12/2004 đến năm 2009, là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII.

Từ năm 2009 đến năm 2012, Tất Thành Cang là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tất Thành Cang được bầu giữ chức vụ Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014, ông giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ; Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016.

Từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2015, ông Tất Thành Cang là phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm 2015 đồng thời là phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020. Tháng 12 năm 2015, ông được miễn nhiệm chức danh phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ngày 26/1/2016, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Tháng 2/2016, ông được Thành ủy phân công làm phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Võ Văn Thưởng. Tháng 5/2016, ông Tất Thành Cang trúng cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX với 68,1% số phiếu bầu hợp lệ.

Sau lưng người đàn ông thành đạt

Từ số liệu ở trên cho thấy rằng ông Tất Thành Cang là một đảng viên thành đạt, và sau lưng ông cũng là một người vợ đảng viên thành đạt.

tat2

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Bích phát biểu trong buổi gặp gỡ buổi gặp gỡ, đối thoại với hơn 130 cán bộ, hội viên phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn Thành phố ngày 17/10/2017.

Trang web của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết "Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích sinh năm 1975, quê quán tỉnh Long An, là Thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tư tưởng văn hóa ; từng đảm nhiệm các chức vụ : phó Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 8, phó Chủ tịch UBND quận 8. Từ tháng 10/2014 đến 3/2017, đồng chí là phó Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan, phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh" (3).

Cũng theo bản tin trên website Thành ủy, chiều 20/03/2017, "Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần 4, nhiệm kỳ 2016-2021 bầu Chủ tịch Hội Liên hệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Các đại biểu đã nhất trí 100% bầu đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức danh Chủ tịch Hội thay cho đồng chí Tô Thị Bích Châu vừa nhận nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh".

Câu hỏi đặt ra là mai này nếu đảng viên Tất Thành Cang bị quy kết tham nhũng, thì đảng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích có là đồng phạm, vì là người vợ - đồng thời còn là một cán bộ cao cấp của Thành Hội Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, tin rằng bà phải hiểu rõ số tài sản, bất động sản mà gia đình bà có là từ đâu ?

Tuy nhiên nếu căn cứ vào Quyết định số 102-QĐ/TW "về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm" do Bộ Chính trị ban hành ngày 15/11/2017, thì bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn ‘trắng án’ trong liên đới với đảng viên Tất Thành Cang, phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Còn nếu xét thuần theo quan hệ dân sự, ngoại trừ trường hợp chỉ là quan hệ vợ chồng mang tính hình thức trên giấy tờ pháp lý, bằng không thì khó thể nào đảng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích – người vợ lại không nhận ra những sai phạm của người chồng đảng viên Tất Thành Cang ; nhất là trình độ học vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Bích được ghi là "Thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tư tưởng văn hóa", từng trải qua chức vụ phó chủ tịch UBND quận 8.

"Của chồng công vợ" là câu thành ngữ nêu vai trò quan trọng của người vợ đối với thành công của người chồng. Người chồng có làm nên việc gì cũng đều có công sức đóng góp của người vợ, vì thế giữa vợ chồng không nên tách bạch, rạch ròi. Cho dù người vợ không làm gì liên quan đến công việc của chồng, nhưng cũng nhờ có người vợ là hậu phương vững chắc, biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình, thì người chồng mới có thể yên tâm làm việc, có động lực phát triển sự nghiệp để đạt được thành công. Lẽ ấy nên người vợ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của người chồng.

"Đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ". Thành ngữ phương Tây nói như vậy. (Behind the success of the men is shadows of women). Một câu tục ngữ cũng nói lên ý nghĩa quan trọng của tình cảm vợ chồng là : "Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn".

Ngay cả những tiết rao giảng đạo đức người cộng sản thường thấy ở những lần ‘học’ nghị quyết đảng, tuyên giáo vẫn ra rả những kiểu nội dung tương tự như các tham vấn đời sống hôn nhân, "tham vọng có thể thiêu rụi chúng ta và dễ dẫn đến những quyết định vội vàng. Một người vợ thông minh có thể giúp bạn lựa chọn và đi đến quyết định đúng đắn".

Lẽ nào ở đây người vợ đảng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích cam phận gái 12 bến nước, không khuyên nhủ được người chồng là đảng viên Tất Thành Cang về những sai trái mà ông này đã vi phạm suốt thời gian dài ? Hay là do đây là chuỗi sai phạm mang tính hệ thống trong bộ máy cầm quyền của đảng, nên bà chủ tịch, bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, dù có trình độ Thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tư tưởng văn hóa, cũng đành lực bất tòng tâm ?

Mai này nếu đảng viên Tất Thành Cang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhóa XII bị ‘kết tội’, thì trách nhiệm ‘đồng phạm’ lớn nhất ở đây xem ra không ai khác ngoài người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Nhà dột từ nóc dột xuống. Nếu không giải quyết được vấn đề tận gốc, tin rằng rồi đây sẽ còn nhiều đảng viên Tất Thành Cang khác.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 20/11/2018

Chú thích :

(1) http://bit.ly/2RyudPl

(2) http://bit.ly/2FqHXB7

(3) http://bit.ly/2DKSxkz

Published in Diễn đàn