Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quân đội Đài Loan khẳng định quyền "tự vệ" và "đáp trả" Trung Quốc

Thanh Hà, RFI, 21/09/2020

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 21/09/2020 khẳng định quyền tự vệ đáp trả đối với các hành vi "sách nhiễu và đe dọa" của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục phô trương sức mạnh tại eo biển Đài Loan.

taiwan1

Một bệ phóng tên lửa phòng không của Đải Loan. Ảnh chụp ngày 11/09/2020, không nêu địa điểm via Reuters – Taiwan Presidential Office

Văn bản nói trên cho biết đã "quy định rõ ràng" về những "phản ứng đầu tiên" của Đài Loan trong trường hợp bị tấn công. Chiến lược này được đưa ra trong bối cảnh Đài Bắc ghi nhận từ đầu năm tới nay "tàu chiến và chiến đấu cơ của kẻ thù có những hành động dồn dập sách nhiễu và gia tăng hù dọa" nhắm vào hòn đảo này.

Đài Loan nhắc lại nguyên tắc "không leo thang" và "không gây hấn trước" nhưng có quyền tự vệ, phản công và "không sợ kẻ thù". Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng tài liệu của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã nhiều lần sử dụng cụm từ "kẻ thù" trong thông cáo hôm nay. Lập trường cứng rắn của Bộ Quốc phòng Đài Loan được đưa ra một ngày sau phát biểu của tổng thống Thái Anh Văn, xem Trung Quốc là mối đe dọa đối với toàn khu vực.

Tại Bắc Kinh báo China Daily trong bài xã luận hôm 21/09/2020 trực tiếp lên án Hoa Kỳ dùng lá bài Đài Loan để kềm tỏa ảnh hưởng Trung Quốc đồng thời khẳng định quyết tâm của Bắc Kinh thống nhất Đài Loan.

Hãng tin Reuters nhắc lại Bắc Kinh phẫn nộ trước việc Mỹ ngày càng ủng hộ Đài Loan. Hai quan chức cao cấp trong chính quyền của tổng thống Trump liên tục đến thăm Đài Loan. Thêm vào đó Washington đang có kế hoạch bán thêm vũ khí cho Đài Bắc. 

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 21/09/202

********************

Quân đi Đài Loan nói có quyn phn công trong bi cnh b Trung Quc đe da

VOA, 21/09/2020

Hôm 21/9, trong mt cnh báo đi vi Trung Quc, Đài Loan cho biết các lc lượng vũ trang ca h có quyn t v và phn công trong bi cnh b "quy ri và đe da", theo Reuters.

taiwan2

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.

Hôm 18/9 và 19/9, máy bay Trung Quc vượt qua ranh gii đ tiến vào vùng nhn dng phòng không ca Đài Loan, khiến Đài Loan điu máy bay phn lc đ nghênh cn và Tng thng Thái Anh Văn gi Trung Quc là mi đe da đi vi khu vc.

Trong mt tuyên b, B Quc phòng Đài Loan cho biết h đã "xác đnh rõ ràng" các th tc cho phn ng đu tiên ca hòn đo trong bi cnh "tn sut quy ri và đe da cao t tàu chiến và máy bay ca đi phương trong năm nay".

Tuyên b nói rng Đài Loan có quyn "t v và phn công" và tuân theo phương châm "không leo thang xung đt và không gây ra s c".

Đài Loan s không khiêu khích, nhưng h cũng "không s k thù", tuyên b nói thêm.

Người phát ngôn B Ngoại giao Trung Quc Vương Văn Bân nói vi báo gii Bc Kinh : "Đài Loan là mt phn lãnh th không th tách ri ca Trung Quc. "Cái gi là đường ranh gii ca Eo bin không tn ti".

Hôm 21/9, Nhân dân nht báo, t báo chính thc ca Trung Quc, cho biết Hoa K đang c gng s dng Đài Loan đ kim chế Trung Quc nhưng không ai nên đánh giá thp quyết tâm khng đnh ch quyn ca Bc Kinh đi vi hòn đo này.

"Chính quyn Hoa K không nên phiến din trong tuyt vng đ kim chế s tri dy hòa bình ca Trung Quc và mãi mê nghin bá quyn ca mình", bài xã lun ca Trung Quc trên trang Nhân dân Nht báo viết.

T trước đến nay Trung Quc ni gin khi M tăng cường h tr Đài Loan, bao gm hai chuyến thăm trong nhiu tháng qua ca các quan chc hàng đu, mt chuyến thăm vào tháng 8 ca B trưởng Y tế Alex Azar và chuyến thăm tun trước ca ông Keith Krach, Th trưởng ph trách các vn đ kinh tế Hoa K.

Theo Reuters

*******************

Tổng thống Đài Loan : Trung Quốc tập trận chỉ có hại cho Bắc Kinh

Tú Anh, RFI, 20/09/2020

Những vụ máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan trong hai ngày qua chứng tỏ Bắc Kinh là mối đe dọa cho toàn khu vực và giúp cho dân Đài Loan thấy rõ bản chất của chính quyền Hoa Lục. Trên đây là tuyên bố của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn về các hành động phô trương vũ lực của Trung Quốc.

taiwan3

Ảnh tư liệu chụp ngày 10/02/2020 do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố : Một chiếc F-16 của Không Quân Đài Loan (phía dưới) áp sát một oanh tạc cơ H-6 của Không Quân Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan.  AP

Trong lúc Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach viếng thăm Đài Loan (từ 17-19/09), Trung Quốc cho máy bay quân sự nhiều lần xâm nhập đường trung tuyến phân chia eo biển và vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan bắt buộc hải đảo phải hai lần cho chiến đấu cơ F-16 bay lên cảnh cáo.

Theo bản tin ngày 20/09/2020 của Reuters, trả lời các câu hỏi của báo chí về sự kiện này, tổng thống Thái Anh Văn cho rằng các hành động đe dọa này không có lợi gì cho hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Thêm vào đó, người dân Đài Loan được thấy rõ chân tướng của chế độ cộng sản Bắc Kinh và sẽ cảnh giác nhiều hơn nữa. Rồi các nước trong khu vực cũng có dịp hiểu sâu hơn về mối đe dọa của Trung Quốc.

Để kết luận, tổng thống Đài Loan khuyên : "Chế độ cộng sản Hoa Lục cần chừng mực hơn là gây sự".

Còn trong quan hệ tay ba Bắc Kinh - Đài Bắc - Tokyo, tổng thống Thái Anh Văn cho biết "không có kế hoạch" điện đàm với thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide như cựu thủ tướng Yoshiro Mori đề xuất nhân lễ truy điệu cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy.

Dường như để tránh gây căng thẳng vô ích với Bắc Kinh, tổng thống Đài Loan nói là cho đến hiện tại, bà chưa có kế hoạch. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật cũng hòa điệu với tuyên bố của lãnh đạo Đài Loan.

Ngày hôm qua, bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết đã đặt câu hỏi với Tokyo và được xác nhận "chuyện điện đàm sẽ không bao giờ có".

Theo Reuters, khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, dân Đài Loan rất có thiện cảm với Nhật Bản và xem cuộc đô hộ từ 1895 đến 1945 đã giúp Đài Loan, một nền nông nghiệp chậm tiến, phát triển mạnh.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 20/09/2020

**********************

Đài Loan : Chiến đấu cơ Trung Quốc vượt đường trung tuyến ngày thứ 2 liên tiếp

Trọng Thành, RFI, 19/09/2020

Bắc Kinh tiếp tục phô trương sức mạnh tại eo biển Đài Loan, trong lúc một thứ trưởng Ngoại giao Mỹ viếng thăm Đài Bắc. Hôm nay, 19/09/2020, nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc vượt qua "đường trung tuyến", tức ranh giới trên không ngầm định giữa Hoa lục và Đài Loan tại eo biển, vốn chưa từng bị xâm phạm trong suốt hai thập niên. Đây là ngày thứ hai liên tiếp máy bay Trung Quốc vượt qua "đường trung tuyến".

taiwan4

Một oanh tạc cơ H-6 và hai tiêm kích hộ tống của Trung Quốc bay sát vùng phòng không Đài Loan trong cuộc tập trận của Trung Quốc ở vùng eo biển Đài Loan, ngày 18/09/2020.  AP

Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Đài Loan, cho biết tổng cộng 19 phi cơ Trung Quốc đã tham gia vào cuộc tập trận tại eo biển. Các phi cơ tham gia tập trận hôm nay bao gồm 12 máy bay tiêm kích J-16, 2 chiến đấu cơ J-10, 2 chiến đấu cơ J-11, 2 oanh tạc cơ H-6 và một phi cơ chống tàu ngầm Y-8. Cuộc tập trận hôm qua có 18 máy bay tham gia.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không để sẵn sàng đối phó, và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, nhưng đồng thời khẳng định không có phi cơ nào áp sát hải đảo hoặc trực tiếp xâm phạm không phận Đài Loan.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, công bố hồi tuần trước, cho biết Không Quân Trung Quốc đã không hề vượt qua "đường trung tuyến" tại eo biển Đài Loan trong vòng hai thập niên, từ năm 1999 đến hồi tháng 3/2020. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, chỉ riêng từ tháng 3/2020 đến nay, chiến đấu cơ Trung Quốc đã vượt qua "đường trung tuyến" tổng cộng 5 lần, trong đó có hai lần vào hôm qua và hôm nay, tức đúng vào thời điểm thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đang công du Đài Bắc, nhằm siết chặt quan hệ song phương.

Chuyến công du của lãnh đạo ngoại giao Mỹ tới hòn đảo, mà Trung Quốc coi là vùng lãnh thổ ly khai, khiến Bắc Kinh giận dữ. Hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, đại diện cho quan điểm dân tộc chủ nghĩa cứng rắn của chính quyền Trung Quốc, có bài xã luận, trực tiếp đe dọa : "Nếu Hoa Kỳ và Đài Loan tiếp tục có các hành động khiêu khích, chiến tranh sẽ không thể tránh khỏi".

Đúng vào dịp thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Đài Loan, vào hôm qua, 18/09/2020, thượng nghị Cộng Hòa Rick Scott đã đệ trình lên Thượng Viện Hoa Kỳ dự luật H.R. 7758 Taiwan Invasion Prevention Act. "Dự luật chống xâm lăng Đài Loan" cho phép Hoa Kỳ huy động quân đội để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo bị Trung Quốc tấn công, do dân biểu Cộng Hòa Ted S. Yoho đề xuất.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 19/09/2020

***************************

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Đài Bắc : Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan

RFI, 18/09/2020

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Keith Krach, ngày hôm qua 17/09/2020, đã tới Đài Loan. Sự kiện này đã làm chính quyền Bắc Kinh nổi đóa. Hôm nay, Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận ở eo biển Đài Loan.

taiwan5

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach tới sân bay Đài Bắc, Đài Loan, ngày 17/09/2020.  Reuters - POOL

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường (Ren Guoqiang), được AFP trích dẫn, tuyên bố : "Hôm nay, quân đội Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận chiến đấu gần sát eo biển Đài Loan".

Đại diện quân đội Trung Quốc còn nói rõ : "Đây là một hoạt động chính đáng và cần thiết để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, và được tiến hành để đáp trả tình hình hiện nay tại eo biển Đài Loan".

Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận, nhưng luôn luôn tuyên bố là không nhằm vào một nước hay lãnh thổ nào. Lần này, Bắc Kinh không kìm được sự tức giận và nói thẳng mục đích cuộc tập trận là do tình hình Đài Loan.

Trong khi đó, tại Đài Loan, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach, có các cuộc tiếp xúc và tham khảo với giới chức Đài Loan. Về mặt chính thức, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tới Đài Loan để tham dự lễ tưởng niệm cố tổng thống Lý Đăng Huy. Theo lịch trình, ông Krach sẽ hội đàm với ngoại trưởng Đài Loan và sẽ được tổng thống Thái Anh Văn tiếp vào tối nay, 18/09/2020.

Nguồn : RFI, 18/09/2020

***********************

Đài Loan chuẩn bị ký với Mỹ các hợp đồng mua nhiều loại vũ khí

RFI, 18/09/2020

Một dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ ngày càng gia tăng của Mỹ đối với Đài Loan : chính quyền Washington và Đài Bắc chuẩn bị ký kết các hợp đồng mua bán thiết bị quân sự, trong đó có ít nhất 7 loại vũ khí khác nhau.

taiwan6

Tập trận tại Taichung, Taiwan, ngày 16/07/2020.  Reuters/Ann Wang

Các giao dịch này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng và Bắc Kinh liên tục đe dọa Đài Bắc. Nếu được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn, đây sẽ là một trong những đợt chuyển giao vũ khí lớn nhất của Mỹ cho Đài Loan.

Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre gửi về bài tường trình :

"Mìn, tên lửa, drone (máy bay tự hành) để ngăn chặn Trung Quốc xâm lược hòn đảo. Theo hãng tin Reuters, đó là các loại vũ khí nằm trong những hợp đồng mua bán thiết bị quân sự mà Đài Loan dường như chuẩn bị ký với Hoa Kỳ.

Cho đến lúc này, chính quyền Đài Loan tuy không thừa nhận việc mua cùng một lúc nhiều loại vũ khí, nhưng cũng không bác bỏ thông tin là đang có các cuộc thương lượng về việc này.

Nếu được ký kết thì đây sẽ là những hợp đồng lịch sử. Từ trước tới nay, Washington chưa bao giờ ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Bắc, nhưng chỉ làm dưới dạng nhỏ giọt để tránh gây căng thẳng với Bắc Kinh. Do vậy, đây sẽ là lần đầu tiên trong chính sách đối với Đài Loan, Hoa Kỳ cung cấp nhiều loại vũ khí cho Đài Bắc.

Sở dĩ có bước ngoặt này vì quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington thúc đẩy Hoa Kỳ nhích lại gần đồng minh Đài Loan hơn. Về phần mình, Đài Loan hoan nghênh việc ký kết các hợp đồng như vậy.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc gia tăng các cuộc tập trận ngay sát Đài Loan. Hơn bao giờ hết, tổng thống Đài Loan tìm cách hiện đại hóa quân đội và rất trông cậy vào các loại thiết bị quân sự của Mỹ để làm việc này".

Nguồn : RFI, 18/09/2020

Published in Diễn đàn

Vùng biển trong khu vực đã bị biến thành một vạc dầu trong cuộc đối đầu siêu cường vì sự đổ vỡ quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc – một cuộc chiến tranh lạnh mới do tham vọng hung hăng của Tập Cận Bình và tính toán bầu cử ngày càng tuyệt vọng của Donald Trump.

biendong1

Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tập trận tàu sân bay kép ở Biển Đông vào ngày 6 tháng 7 - JASON TARLETON / US NAVY / REX

Cuộc tập trận kéo dài năm ngày của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các đối thủ đẩy Đông Á đến bờ vực đối đầu.

Máy bay Trung Quốc đã nhiều lần gây xâm phạm Đài Loan khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch đe dọa và uy hiếp khi Tập Cận Bình tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Khi cuộc tập trận bắt đầu, một máy bay do thám Mỹ đã bay sát bờ biển Trung Quốc để theo dõi hoạt động quân sự.

Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan bị Bắc Kinh thù ghét bỏ, theo dõi các cuộc tập trận bắn đạn thật trong trang phục vũ trang. Các nhà quan sát quân sự Mỹ được cho cũng cùng tham dự.

Mỹ vừa phê duyệt một hợp đồng trị giá 495 triệu bảng của hãng Lockheed Martin để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Đài Loan, khiến Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công ty này. Trump cũng đã ký một hợp đồng bán máy bay F-16 và nhiều khí tài khác.

Nhưng sự khác biệt quân sự vẫn rất lớn. Vì vậy, chiến lược chống xâm lược của Đài Loan đã được kéo dài nhằm tranh thủ hỗ trợ quốc tế. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là dựa vào sự can thiệp vũ trang của Mỹ để bảo vệ nhà nước dân chủ chống lại sự sáp nhập vào Trung Quốc.

Eo biển Đài Loan tiếp giáp với Biển Đông, nơi có các tuyến đường vận chuyển nhiều nhất thế giới và tuyến hàng hải nguy hiểm nhất. Lần thứ hai trong hai tuần, hai tàu sân bay Mỹ đi vào vùng biển này hôm thứ Sáu, khiến Bắc Kinh nổi giận.

Vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ trở thành nơi nơi thể hiện sự gia tăng sức mạnh quân sự hàng hải cũng như các tàu cứu hộ hiếu chiến của Bắc Kinh lẫn Washington.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, trong khi hải quân Mỹ tổ chức cuộc tập trận ở những nơi khác trên Biển Đông.

Các lực lượng hàng hải Bắc Kinh, bao gồm cả các tàu đánh cá quân sự, đã quấy rối, đe dọa hoặc có khi đánh chìm các tàu cá của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia, ngay cả khi các tàu này hoạt động trong vùng biển của họ ở Biển Đông. Bốn quốc gia, cùng với Đài Loan và Brunei đều có yêu sách ở Biển Đông.

Cả Bắc Kinh và Washington đều không muốn xung đột mở, nhưng mối nguy về cuộc đối đầu trên biển giữa các siêu cường có thể vượt khỏi tầm kiểm soát đã tăng lên đáng kể. Việc một tàu Trung Quốc xém đâm vào tàu chiến Mỹ vào năm 2018 là một lời nhắc nhở nghiêm khắc rằng điều đó có thể dễ dàng xảy ra như thế nào.

Alexander Neill, một nhà tư vấn an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore cho biết, "Với việc quân sự hóa Biển Đông, triển vọng va chạm vô tình và khả năng leo thang chiến sự không được kiểm soát là rất lớn và ngày càng tăng cao".

Ngay cả khi hai nhóm tấn công của Mỹ quay trở lại, các nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ rằng Bắc Kinh dự kiến ​​s xut xưởng tàu sân bay thế h tiếp theo trong vòng mt năm và s chế to gp mt chiếc tương t.

Tàu mới sẽ mang theo hệ thống phóng máy bay điện từ tiên tiến nhất thế giới, tương đương với công nghệ mới nhất của Mỹ, các nguồn tin cho biết. Một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới gần đây đã được đưa vào sản xuất hàng loạt, sẵn sàng ra mắt khi tàu sân bay hạ thuỷ.

Hạm đội khu trục hạm của hải quân Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và dự định sẽ có ít nhất sáu nhóm tàu sân bay một thập kỷ sau đó, để đọ với tiềm lực hải quân của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Trên toàn thế giới, Mỹ có 11 tàu sân bay lớn, với hai chiếc đang được đóng.

Với một cuộc chạy đua vũ trang ở Châu Á đang diễn ra, tuần trước, Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch tăng cường chi tiêu quân sự và nâng cấp lực lượng hải quân của mình để chống lại các yêu sách lãnh thổ hung hăng của Bắc Kinh gia tăng trong bối cảnh đại dịch corona. Tokyo đã lên án sự xâm nhập không ngừng của những người Trung Quốc trên các tàu Trung Quốc quanh Quần đảo Senkaku, thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.

Scott Morrison, thủ tướng Úc, xem khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là một "cuộc thi thống trị toàn cầu trong thời đại của chúng ta", và nói rằng "nguy cơ tính toán sai lầm, và thậm chí là xung đột, đang tăng cao", khi ông tuyên bố kế hoạch chi tiêu quốc phòng mới là 150 tỷ bảng.

Úc là mục tiêu của trút giận của Trung Quốc với trừng phạt thuế quan thương mại và nghi ngờ tấn công mạng sau khi ông Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch corona. Mỹ cũng đang hy vọng xây dựng một căn cứ hải quân mới ở miền bắc Australia

Anh dự kiến ​​s tham gia liên minh chng lại tham vọng hàng hải của Bắc Kinh bằng cách triển khai tàu sân bay Queen Elizabeth, tới Biển Đông trên hành trình lớn đầu tiên. Các nhà phân tích an ninh Châu Á cho rằng con tàu có thể được trú đóng ở trong khu vực, nhưng có thể sẽ ghé thăm Singapore, Nhật Bản và Úc trong các chuyến hải trình dài ngày.

Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn, cảnh báo Anh không nên "hùa với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc" bằng cách gửi tàu sân bay đến Biển Đông. Trong một cuộc phỏng vấn với The Times ngày hôm qua, ông Liu Xiaoming nói rằng đặt căn cứ một tàu sân bay trong khu vực sẽ là "một động thái rất nguy hiểm".

Quan hệ của Anh với Trung Quốc đã rơi tự do sau khi Bắc Kinh áp đặt luật pháp an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông, vi phạm mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Trung Quốc đồng ý với London sau khi bàn giao năm 1997. Quyết định của chính phủ Anh về việc loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G đã làm tổn hại sâu hơn mối quan hệ giữa Bắc Kinh và London.

Tổng thống tuyên bố tại Vườn Hồng về việc tước đi quy chế tối huệ quốc của Hồng Kông để đối phó với Trung Quốc, trong khi Tổng chưởng lý William Barr cáo buộc Bắc Kinh dàn dựng một vụ "chiến tranh kinh tế chớp nhoáng" để thách thức Mỹ.

Nhà Trắng đang xem xét lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các đảng viên cộng sản và gia đình của họ – ước tính khoảng 270 triệu người. Bắc Kinh chắc chắn sẽ áp đặt các biện pháp đối phó với du khách Mỹ nếu Trump ký dự thảo này. Hai nước đã trục xuất các nhà báo trong để ăn miếng trả miếng nhau trong những tháng gần đây.

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đưa ra lời phản bác cứng rắn nhất của Hoa Kỳ đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên ở Biển Đông nơi có tuyến hàng hải trị giá 4,2 tỷ bảng Anh và trữ lượng dầu khí khổng lồ.

Ông đã tố cáo những nỗ lực thành lập một "đế chế hàng hải" của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên dưới đáy biển là "hoàn toàn bất hợp pháp" theo luật pháp quốc tế. Mỹ làm thế nào để cố gắng củng cố lập trường đó dự kiến ​​s do Mark Esper, B trưởng quc phòng, tuyên b vào th ba trong mt bài phát biểu phác thảo tầm nhìn của Hoa Kỳ về an ninh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Tại Washington, Trump hy vọng hồi sinh chiến dịch tái tranh cử đang bị chững lại với chính sách cực kỳ hiếu chiến đối với Trung Quốc, ra lệnh cho các nhân vật hàng đầu trong chính quyền đưa ra các cuộc tấn công phối hợp vào Bắc Kinh.

Khi sự phẫn nộ của Washington gia tăng, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo Mỹ đã "mất trí và điên rồ" khi chỉ trích Bắc Kinh.

Nhưng Trump vẫn ca ngợi Tập Cận Bình là một người bạn và đối tác thương mại cho đến gần đây, ngay cả khi Bắc Kinh thể hiện sự hung hăng trên khắp Đông Á. Cuộc tấn công gần đây của lực lượng Trung Quốc vào quân đội Ấn Độ ở biên giới Hy Mã Lạp Sơn đã mở ra một mặt trận khác.

"Rõ ràng quyết định chiến lược của ủy ban quân sự trung ương Trung Quốc được đưa ra nhằm tiếp cận kiên quyết hơn, quyết đoán hơn những gì họ gọi là lợi ích cốt lõi", ông Neill nói. "Sau đó, Bắc Kinh cảm thấy mạnh dạn hơn sau khi từ bỏ chiến lược ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình.

"Hoa Kỳ cảm thấy họ đã muộn, và hiện đang xem xét mọi lựa chọn để đẩy lùi Trung Quốc".

Tuy nhiên, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình sẽ không lùi bước.

"Không bên nào chịu tránh và chuyện đó sẽ không sớm xảy ra".

Chính quyền Trump đổ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama và chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ hiện đang tập trung xung quanh Joe Biden vì đã không phản đối Bắc Kinh ở Biển Đông trong thời gian họ xây dựng căn cứ quân sự ở đó.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã thành lập một trung tâm nghiên cứu hải dương học trên đảo Vành Khăn vào năm ngoái. Các đội tàu dân quân lớn trong khu vực, và một trung tâm cứu hộ hàng hải mới được mở trên đảo Chữ Thập. Bắc Kinh cũng đã tạo ra các trung tâm hành chính dân sự để điều hành khu vực này.

Bắc Kinh lấn lướt bành trướng trong khi các đối thủ đang lo chống lại đại dịch.

Chiến thuật thường lệ của Bắc Kinh, Richard McGregor, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Lowy ở Sydney cho biết.

"Trung Quốc đang tiếp tục làm những gì họ đã làm trước khi có đại dịch", ông nói. "Họ chỉ có không ngừng lại trong khi gần như cả thế giới bất động.

Nhưng Neill lưu ý rằng Trung Quốc hiện đã chuyển sang các hoạt động dân sự và khoa học để củng cố các yêu sách ở Biển Đông.

Neill nói "Về cơ bản đó là chuyện đã rồi, ông Neill nói. Tôi mong Hoa Kỳ thách thức bất kỳ hành động chiếm đóng nào, nhưng Trung Quốc đã thiết lập các căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự".

"Họ đang bão hòa Biển Đông với sự hiện diện của họ. Đưa dân ra các đảo là mục tiêu rõ ràng. Họ đã chuyển sang giai đoạn thứ hai để làm cho đường thủy không thể đảo ngược Trung Quốc".

Philip Sherwell

Nguyên tác : Superpowers face off over South China Sea, as Taiwan drills for war, The Time, 19/07/2020

Khánh An dịch

Nguồn: VNTB, 22/07/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc có thể sẽ "giải phóng" Đài Loan bằng vũ lực. Việc này có thể xảy ra cùng lúc với việc "bình định" Hong Kong bằng các biện pháp "chế tài" mạnh mẽ. Đại dịch Covid-19 đã gây ra một "khoảng trống chiến lược" trên toàn thế giới. Các quốc gia Châu Âu, Châu Á… trong suốt ba tháng qua xem như "bất động". Nếu có biến cố, như Trung Quốc đổ quân chiếm Đài Loan, sẽ khó có quốc gia nào (kể cả Mỹ) dấn thân can thiệp. Mỹ có thể "bán" thêm vũ khí cho Đài Loan, hoặc cho các hạm đội đến trợ thủ với Đài Loan. Nhưng quân Mỹ không thể đổ bộ cứu giúp.

Vấn đề là Trung Quốc có thể khai thác thời cơ "ngàn năm có một" này hay không ?

taiwan1

Lễ thượng ký ở Đài Loan - Ảnh minh họa

Nếu so sánh dân số và ngân sách quốc phòng cán cân chênh lệch thấy quá rõ.

Ngân sách quốc phòng của Đài Loan từ nhiều thập niên nay không quá 3% GDP. Ngân sách năm 2020 dự trù là 11 tỉ đô la, phần lớn (8 tỉ đô) dành cho chi phí nhân sự và bảo trì. Phần còn lại 3 tỉ chi cho việc mua sắm vũ khí phòng vệ và đào tạo nhân sự.

Trong khi ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2020 lên đến 178 tỉ đô. Số này là số "chính thức". Con số thực sự dự đoán có thể cao hơn nhiều. Từ những năm 2000, lục địa có ngân sách dành riêng cho "vấn đề Đài Loan" lên đến 53% ngân sách quốc phòng. Nếu con số này vẫn còn giữ đến hôm nay, ngân sách Bắc Kinh dành riêng cho (giải phóng Đài Loan và các lãnh thổ khác) lên tới 90 tỉ đô la.

Nhưng thấy vậy con cá mập Bắc Kinh không dễ "nuốt" con cá "fugu" tên Đài Loan.

Trung Quốc thường hay tổ chức các cuộc diễn binh "hoành tráng", chủ ý "sô hàng" vũ khí "tối tân", với các loại hỏa tiễn siêu thanh "chống tiếp cận" và bội siêu thanh "tấn công - phòng ngự từ xa" nối với các hệ thống điều khiển C4ISR trên căn bản 5G. Các loại phi cơ, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm… đủ thứ... Một mặt răn đe Mỹ nhưng mặt khác như khuyên thầm Đài Loan "bó giáo qui hàng" trở về với đất mẹ.

Tuy nhiên thấy vậy mà không phải vậy. Nạn tham nhũng của Trung Quốc trong lãnh vực quốc phòng cũng không thua Việt Nam. Nó là cái thùng không đáy. Chi phí để "bảo trì" khí cụ quốc phòng cứ mỗi 3 năm "ngốn" khoảng 50% ngân sách quân đội. Trong khi từ năm 1949 đến nay, Đài Loan luôn sống với sự đe dọa của Bắc Kinh mà vẫn phát triển kinh tế đều đặn. Dĩ nhiên họ có một "chiến lược phòng thủ" hữu hiệu.

Lịch-sử chiến-lược quốc-phòng của Đài-Loan có thể tóm gọn qua 3 giai-đoạn. Cả ba chỉ nhắm vào việc phòng-thủ.

Giai-đoạn đầu, sau khi mất lục-địa về phe cộng-sản 1949, Tưởng Giới Thạch củng-cố lực-lượng ở Đài-Loan và dựa vào Hoa-Kỳ vừa để tự-vệ, vừa hy-vọng (được Mỹ chống lưng) đổ quân vô lục-địa đánh đuổi "cộng phỉ" quang phục đất nước. Giai-đoạn này chiến-lược quốc-phòng của Đài-Loan là "tấn-công – phòng-ngự".

Đến thập niên 60 mộng-ước "quang-phục" ngày một xa-vời, chính-phủ Trung-Hoa Dân-Quốc cố-gắng giữ "nguyên-trạng - statu quo", tức giữ thẩm-quyền của mình trên đảo Đài-Loan và các đảo Bành-Hồ, Kim-Môn, Mã-Tổ (và đảo Ba-Bình, thuộc Trường-Sa của Việt-Nam). Chiến-lược quốc-phòng bỏ phần tấn công để chuyển sang việc "củng-cố - phòng-ngự".

Đến đầu thập-niên 90, trước đe-dọa mất còn do quyết-tâm "thống-nhất" của lãnh-đạo Bắc-Kinh, Đài-Loan đưa vào chiến-lược quốc-phòng quan-niệm "dự-phòng chiến-tranh" nhằm nghiên-cứu các khả-năng có thể xảy ra chiến-tranh.

Sách trắng quốc-phòng Đài-Loan dự-phòng 3 trường-hợp có thể xảy ra chiến-tranh "cục-bộ - régional" liên-quan đến Đài-Loan : 1/ Cộng-sản từ lục-địa xâm-lăng Đài-Loan. 2/ Việc ly-khai, đòi độc-lập của các tỉnh trong lục-địa. 3/ Tranh-chấp vùng Biển Đông.

Cả ba trường-hợp này sẽ kéo nhiều nước trong vùng Đông và Đông-Nam Châu Á vào cuộc chiến.

Giả-thuyết thứ nhất sẽ có thể xảy ra trong 2 trường-hợp : Đài-Loan (và Hong kong) tuyên-bố độc-lập hay Đài-Loan trang-bị vũ-khí nguyên-tử.

Giả-thuyết thứ hai có thể sẽ xảy ra nếu khủng-hoảng kinh-tế, chính-trị và xã-hội rộng lớn ở lục-địa làm mất uy-tín chính quyền trung-ương. Các tỉnh có truyền-thống tự-trị hay phát-triển ven biển nhân cơ-hội này để tuyên-bố độc-lập.

Giả thuyết thứ ba sẽ có thể xảy ra nếu trữ-lượng dầu-khí vùng Biển Đông được xác-định là to lớn. Việc tranh-chấp chủ-quyền Trường-Sa và vùng biển chung quanh có thể sẽ là một cái cớ để Bắc-Kinh gây chiến-tranh nhằm giải-tỏa một số khủng-hoảng kinh-tế, chính-trị hay xã-hội ở lục-địa.

Tình hình hiện tai cho thấy cả ba giả thuyết đều hội đủ các điều kiện.

Nhưng khả-năng quân-sự vượt trội không đồng nghĩa với chiến-thắng. Vấn-đề thắng hay thua cũng tùy-thuộc vào ý chí toàn dân và "nghệ-thuật" phòng-thủ.

Sau khi bị Mỹ cắt đứt ngoại-giao năm 1979, các căn-cứ quân-sự của Mỹ trên đảo lần-lượt đóng cửa và mọi kết-ước trước đó giữa Mỹ và Trung-Hoa Dân-Quốc đều trở thành vô giá-trị (caduc). Năm 1982 Mỹ còn ký-kết với Trung-Quốc sẽ giảm dần số lượng vũ khí phòng vệ bán cho Đài Loan.

Vì vậy Đài Loan phải nghĩ đến việc "tự lực tự cường", không chỉ ở việc sản xuất vũ khí phòng vệ mà còn phải phát huy khả năng răn đe nguyên tử.

Trên "giấy tờ" Đài-Loan, cũng như Nhật, không có vũ-khí nguyên-tử nhưng người ta nghĩ rằng hai nước này đã có đủ phương-tiện – kiến-thức cũng như kỹ-thuật – để chế-tạo bom nguyên-tử trong một thời-gian tương-đối ngắn.

Lịch-sử nghiên-cứu nguyên-tử của Đài-Loan bắt đầu sau khi lục-địa thử-nghiệm thành-công bom A năm 1964. Lúc này Đài-Loan vẫn còn giữ ghế thường-trực Hội-Đồng Bảo-An Liên-Hiệp Quốc.

Ban đầu Viện Nghiên-cứu Năng-lượng Nguyên-tử của Đài Loan trách-nhiệm lo cho hồ sơ này. Sau đó giao lại viện nghiên-cứu Trung-Sơn (vì nhân-sự của Viện Nghiên-cứu Năng-lượng Nguyên-tử đều thuộc viện Trung Sơn).

Thế-giới biết đến chương trình nghiên-cứu nguyên-tử của Đài-Loan từ năm 1967 và Đài-Loan buộc phải ký Công-ước Không Phổ biến Nguyên-tử (Traité de Non-Prolifération Nucléaire) tháng 7 năm 1968. Nhưng đến năm 1971 Đài-Loan bị mất ghế đại-diện tại LHQ, do đó bị trục-xuất ra khỏi AIEA (Agence Internationale de l'Energie Atomique), các công-ước đã ký-kết không còn giá-trị ràng-buộc. Nhưng do áp-lực của Mỹ, Đài-Loan ký-kết sau đó 3 công-ước liên-quan đến năng-lượng nguyên-tử. Nội-dung các công-ước Đài-Loan chỉ được nghiên-cứu nguyên-tử cho mục-tiêu dân-sự mà thôi.

Chương trình nguyên tử của Đài Loan xếp lại cho đến năm 1975, VNCH sụp đổ. Chương tình này khởi động trở lại vì phe Quốc dân đảng lo ngại Kissinger "bán đứng" Đài Loan cho lục địa (như đã bán Việt Nam Cộng Hòa cho miền Bắc). Đến năm 1976, sau nhiều áp-lực của Mỹ, các nhân-viên của AIEA mới vào kiểm-soát được các cơ-sở nghiên-cứu của Đài-Loan và tìm thấy được các bằng-chứng Đài-Loan vẫn tiếp-tục nghiên-cứu nguyên-tử nhằm mục-tiêu quân-sự.

Lập tức Mỹ yêu-cầu Đài-Loan ngưng các chương-trình nghiên-cứu này. Tuy nhiên, năm 1978, Tưởng Kinh Quốc ra lệnh tiếp-tục việc nghiên-cứu và một vụ nổ thí-nghiệm nguyên-tử cỡ nhỏ năm đã được thực-hiện tại vùng quân-sự thuộc Pingtung vào tháng 4 năm 1986. Vụ nổ này đã bị vệ-tinh do-thám Mỹ khám-phá.

Đến tháng 12 năm 1987 một vụ xì-căng-đan nổ ra : CIA đã bắt quả-tang ông Chang Hsien-yi, cấp bậc đại-tá, phó giám-đốc trung-tâm Nguyên cứu Nguyên tử với một số tài-liệu mật đang tại Hoa-Kỳ dự-tính trở về Đài-Loan.

Có tin cho rằng tháng giêng năm 1988, trong lúc Tưởng Kinh Quốc đang hấp-hối, các lực-lượng của CIA đã bí-mật tấn-công và phá-hủy các cơ-sở nghiên-cứu nguyên-tử của Đài-Loan tại trung-tâm Trung-Sơn cùng tịch-thu một số tài-liệu kỹ-thuật liên-quan đến việc chế-tạo vũ-khí nguyên-tử. Như vậy Tưởng Kinh Quốc đi về cõi chết với lời nguyền rủa Kissinger trên miệng và nỗi căm hờn người Mỹ trong tâm.

Câu hỏi đặt ra, bà tổng thống Thái Anh Văn luôn "cứng cựa" với Trung Quốc trong hồ sơ "thống nhứt đất nước" đồng thời chủ trương độc lập cho đảo quốc. Người phụ nữ "thép" của Châu Á có "bật đèn xanh" chế tạo bom nguyên tử hay chưa ?

Dĩ nhiên khó có câu trả lời. Nhưng nếu Bắc Hàn chế được thì chắc chắn Đài Loan (dư sức) chế tạo bom nguyên tử.

Vì vậy ta thấy lực lượng hải quân Trung Quốc ngày càng lớn lao, ngày càng "hiện đại". Nhưng đến nay họ vẫn chỉ "vờn quanh" mà không dám "chụp" con mồi.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 25/05/2020

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Trung Quốc loan báo hết ca lây nhiễm (RFI, 19/03/2020)

Ngày 19/03/2020, giới chức y tế Trung Quốc thông báo có thêm 34 ca lây nhiễm nhưng tất cả đều du nhập từ bên ngoài. Trái lại, toàn quốc không có một trường hợp nào mới xuất phát trong nội địa. Tuy nhiên, cũng theo chính quyền Trung Quốc, vỉrus corona từ nước ngoài xâm nhập trở lại vẫn là nguy cơ lớn.

dai1

Nhân viên y tế bệnh viện Leishenshan, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 01/03/2020. Reuters - CHINA DAILY

Từ Thượng hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích : 

"Hai tháng hy sinh gian khổ đã cho thấy rõ thành quả đầu tiên. Từ khi dịch corona chủng mới xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố không còn ca nhiễm trong ngày hôm nay. Ít ra là không ca nào trong nước. Trung Quốc vẫn tiếp tục phát hiện siêu vi ở các hành khách từ nước ngoài. 

Có nên tin vào số liệu của Bắc Kinh hay không ? Thái độ của chính quyền Trung Quốc vào giữa tháng Hai rất đáng nghi ngờ khi ông Tập Cận Bình chỉ đạo phải ưu tiên phục hồi kinh tế, hãng xưởng hoạt động lại. Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể che giấu hàng ngàn ca lây nhiễm nếu dịch thật sự vẫn lan rộng.

Chúng ta có thể nghi ngờ chính quyền địa phương tô hồng kết quả nhưng phải nhìn nhận rằng dịch đã bị khống chế.

Thành công này là nhờ vào các biện pháp vô cùng nghiêm ngặt. Sau khi che giấu thực trạng suốt một tháng trời, chính quyền phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc và lập rào cách ly toàn quốc.

Ngày hôm nay, dân chúng ra đường vẫn phải đeo khẩu trang, khi vào siêu thị vẫn phải qua thủ tục đo thân nhiệt và rửa tay sát trùng. Và những người Trung Quốc từ nước ngoài hồi hương phải chịu cách ly 14 ngày là điều​​​​​​​ không tránh được".

Tú Anh

********************

Virus corona : Đài Loan chống dịch thành công, Trung Quốc tức tối (RFI, 18/03/2020)

Theo nhật báo Le Figaro, đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán vẫn đang hoành hành, nhưng Bắc Kinh vẫn không quên việc khiêu khích Đài Loan. Đó là do thành công của Đài Bắc trong cuộc chiến chống virus corona khiến Trung Quốc càng thêm bực tức.

dai2

Người dân xếp hàng chờ mua khẩu trang để tự bảo vệ trước dịch bệnh coronavirus (Covid-19) bên ngoài một hiệu thuốc ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 17 /3 năm 2020. Reuters - ANN WANG

Trong đêm đen, những chiến đấu cơ F-16 của quân đội Đài Loan đã khẩn cấp bay lên, sẵn sàng ngăn chận các đối thủ đang lao đi với vận tốc siêu thanh trên bầu trời eo biển Formosa. 

Lần đầu tiên, nhiều phi cơ tiêm kích J-11 của Trung Quốc tiến sát vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, trong đêm tối mịt mùng ; gây lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh khi Tập Cận Bình năm 2019 đã từng đe dọa dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan. 

Rốt cuộc các phi công Hoa lục đã đổi hướng sau khi Đài Loan phát lời cảnh cáo qua làn sóng điện. Hôm thứ Hai 16/03/2020 bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết như trên. 

Nhiều sự cố tương tự đã xảy ra trong những tuần lễ vừa qua, cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc lại tăng lên, ngay trong thời điểm đại dịch virus corona. 

Bị o ép, Đài Loan vẫn xoay sở được để chống dịch 

Vào lúc chế độ cộng sản Trung Quốc đang phải chiến đấu với nạn dịch virus Vũ Hán trong nước, Bắc Kinh vẫn gia tăng áp lực lên địch thủ truyền kiếp, khuấy động dân tộc chủ nghĩa trước một công chúng đang lo ngại. Sau chiến thắng vang dội của bà Thái Anh Văn trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hôm 11/1, nạn dịch Covid-19 bùng nổ càng làm quan hệ trở nên xấu đi giữa đôi bờ eo biển Đài Loan. 

Các nhà ngoại giao trước hết tranh cãi gay gắt về việc di tản công dân Đài Loan bị kẹt lại khi ổ dịch Vũ Hán bị phong tỏa. Ngay trong đại dịch, Đài Bắc một lần nữa tố cáo việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới sự áp đặt của Trung Quốc, không cung cấp cho Đài Loan những thông tin quý giá để chống dịch, và đòi hỏi tư cách quan sát viên. 

Hòn đảo 23 triệu dân còn đặt ra một thử thách khiến chế độ Bắc Kinh bối rối, đó là việc xử lý một cách hiệu quả cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán. Kể từ đầu nạn dịch cho đến nay, Đài Loan chỉ có khoảng 60 người bị nhiễm và một trường hợp tử vong duy nhất, cho dù có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa lục. Đây là thành tựu tuyệt vời, khi so sánh với 80.000 ca dương tính và 3.100 người chết chỉ riêng tại tỉnh Hồ Bắc. 

Sản xuất 10 triệu khẩu trang một ngày 

Nhờ các biện pháp phòng chống cụ thể ngay từ đầu, Đài Bắc dường như chận đứng được nạn dịch virus corona mà không cần đến việc cách ly thô bạo toàn bộ người dân như ở Hồ Bắc, và nay thì phần lớn Châu Âu cũng đã phải dùng đến biện pháp phong tỏa.

Dựa vào kinh nghiệm từ thời dịch SARS, từ đầu tháng Giêng, Đài Loan đã cho xét nghiệm các hành khách và cách ly tất cả những người nào có triệu chứng, đồng thời phổ biến việc xét nghiệm virus corona. Trong khi đó, công an Vũ Hán lại bắt giữ, o ép bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), và rốt cuộc bác sĩ Lý đã chết vài tuần sau đó vì căn bệnh mà ông cố gắng đưa ra lời cảnh báo. 

Bộ trưởng Y Tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih Chung) tuyên bố : "Người dân Đài Loan không tin vào cơ chế dự phòng ở Hoa lục, và sự không minh bạch của hệ thống y tế Trung Quốc". Ngay từ cuối tháng Giêng, Đài Bắc đã dự trữ được 44 triệu khẩu trang, và hiện nay sản xuất thêm 10 triệu chiếc mỗi ngày cho dân chúng có thể tự bảo vệ khi di chuyển, trong khi khẩu trang vô cùng thiếu thốn trong suốt nhiều tuần lễ tại Hoa lục. 

Tin vịt tràn ngập 

Thực tế này khiến Bắc Kinh khó nuốt trôi, và Trung Quốc đã đẩy mạnh đợt tuyên truyền phản công trên mạng. Nhiều tài khoản đáng ngờ trên các mạng xã hội tung ra những tin đồn như nữ tổng thống Thái Anh Văn đã bị dương tính với virus corona, hoặc cáo buộc Đài Loan giấu đi tình trạng số người bị nhiễm đang tăng lên. Một dòng thác "fake news" được tin tặc Hoa lục dựng lên, cáo buộc ngành ngoại giao Đài Loan, tố cáo một cuộc chiến bóp méo thông tin. 

Cùng với Hàn Quốc, Đài Loan là mô hình xử lý sớm nạn dịch virus Vũ Hán một cách dân chủ tại Châu Á, trái ngược với cung cách độc đoán mà Bắc Kinh đã thành công trong việc "xuất khẩu" sang nhiều nước trên thế giới, với sự góp sức của WHO. 

Từ Genève, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi kinh nghiệm của Trung Quốc có thể được "dùng làm bài học" cho các nước khác. Ông Ghebreyesus được bầu lên nhờ sự ủng hộ của Bắc Kinh và Nhóm 77 gồm các nước đang phát triển. 

Le Figaro ghi nhận, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã chận được con virus Vũ Hán mà không phải phong tỏa đất nước, buộc mọi sinh hoạt của người dân phải dừng lại.

Thụy My

Published in Châu Á

Đài Loan, một vố đau đối với Trung Quốc

Tổng thống Đài Loan tái đắc cử, đảng Dân Tiến bài Bắc Kinh chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội là một vố đau đối với Trung Quốc. "Chính sách hù dọa và cô lập Đài Loan của Bắc Kinh thất bại", "Thắng lợi vẻ vang của nữ tổng thống Thái Anh Văn là một cái tát tai" cử tri Đài Loan giáng cho Hoa Lục, "Đài Bắc nói không với Trung Quốc cộng sản"... là một số nhận định trên các báo Pháp hôm 13/01/2020.

taiwan0

Cử tri Đài Loan ăn mừng thắng lợi của tổng thống Thái Anh Văn, ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu

Le Figaro mở đầu bài báo : "Sau Hồng Kông, đến lượt Đài Loan cưỡng lại trước móng vuốt của Tập Cận Bình. Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử với hơn 57 % cử tri ủng hộ, đảng Dân Tiến của bà giành được đa số tại Quốc hội". Về tỷ lệ cử tri tham gia cuộc tổng tuyển cử cuối tuần qua, tác giả bài báo nói đến hiện tượng "làn sóng thủy triều, thể hiện ý chí của toàn dân ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Đài Loan đối với Hoa Lục". Lá phiếu của cử tri biến Đài Loan thành "thành trì dân chủ".

Đặc phái viên báo Les Echos lưu ý, giữa Đài Loan và Hoa lục là một eo biển chỉ rộng có 130 cây số, nhưng chưa bao giờ khoảng cách giữa Đài Bắc và Bắc Kinh lại xa đến ngàn trùng như vậy. "Thái Anh Văn không sợ Bắc Kinh". Dorian Malovic của tờ La Croix phác họa sơ qua chân dung bà Thái Anh Văn và nhắc lại, "từ năm 2016, nữ tổng thống Đài Loan liên tục ghi những bàn thắng quan trọng, từ việc điện đàm với tổng thống Mỹ tân cử, Donald Trump, cho đến việc bà ủng hộ phe dân chủ Hồng Kông trong những tháng gần đây. Nhờ vậy, bà Thái Anh Văn thuyết phục được giới trẻ Đài Loan, vốn rất tự hào về bản sắc và đặc thù chính trị" của hòn đảo này.

Nguy cơ Trung Quốc siết chặt gọng kềm

Đối với Bắc Kinh, tất cả các báo Paris đều nói đến "hiệu ứng boomerang", "thất bại", cú "revers" vỗ vào mặt chính quyền của ông Tập Cận Bình. Theo quan điểm của Mathieu Duchâtel, giám đốc khoa Châu Á, Viện nghiên cứu Montaigne, "khủng hoảng tại Hồng Kông lót đường cho thắng lợi vừa qua của đảng Dân Tiến Đài Loan. Về Trung Quốc, các thế hệ ở Đài Loan có quan điểm rất khác nhau. Các đợt đàn áp ở Hồng Kông và Tân Cương khiến giới trẻ Đài Loan lo sợ cũng sẽ chịu chung số phận, bị cướp đoạt tự do".

Chuyên gia Pháp Jean-Yves Heurtebise giảng dậy tại Đại học công giáo Phụ Nhân (Fu Jen University), trên tờ Les Echos cho rằng, kết quả cuộc tổng tuyển cử hôm 11/01/2020 tại Đài Loan là một thất bại kép đối với "quyền lực mềm - soft power - của Bắc Kinh, cũng như đối với các chiến dịch nhằm thao túng công luận - sharp power - mà Hoa Lục đã đặc biệt nhắm vào Đài Loan". Các đòn đó đều "phản tác dụng". Theo ông Heurtebise, nếu đủ khôn ngoan thì chính quyền Trung Quốc phải hiểu được rằng "chủ trương hù dọa, cô lập Đài Bắc và cắt đứt quan hệ với đảng Dân Tiến Đài Loan đã thất bại. Nhưng có nhiều khả năng, Bắc Kinh sẽ đi đến những kết luận khác hẳn hoàn toàn với logic đó, và sẽ quyết định gia tăng áp lực với chính quyền ở Đài Bắc".

(...) Vấn đề đặt ra là Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều hồ sơ nóng cùng một lúc, từ khủng hoảng tại Hồng Kông đến những cáo buộc tống giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong các nhà tù khổng lồ hay chiến tranh thương mại với Mỹ, sự kháng cự của nhiều nước Đông Nam Á ở Biển Đông từ phía các quốc gia như Việt Nam hay Indonesia". Trong hoàn cảnh đó, chính quyền Tập Cận Bình có còn khả năng chi phối Đài Loan nữa hay không ?

Trên ấn bản internet được cập nhật của tờ Le Monde, chuyên gia Heurtebise cho rằng bầu cử Đài Loan lần này là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy, "một quốc gia có thể tự do và thịnh vượng, một nền dân chủ và những giá trị văn hóa Trung Hoa hoàn toàn có thể đi đôi với nhau. Đấy là điều khiến Bắc Kinh đang đau đầu nhất". Trường hợp của Đài Loan đi ngược lại với những gì Đảng cộng sản Trung Quốc luôn hô hào từ năm 1949. Do vậy, theo chuyên gia này, Đài Loan là cái gai trong mắt giới lãnh đạo cộng sản tại Bắc Kinh và Trung Quốc "có lẽ đang tìm cách để gạt trường hợp của Đài Loan sang một bên, thậm chí là loại bỏ hẳn mô hình Đài Loan".

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ hạ nhiệt chảo lửa Libya

Nhìn đến những điểm nóng khác trên thế giới, Le Monde và báo La Croix xoáy vào sự kiện : Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang nổi lên như hai đối tác quan trọng trong cuộc nội chiến tại Libya. Bằng chứng rõ rệt nhất là thủ tướng đứng đầu chính phủ Đoàn kết Dân tộc và lãnh đạo lực lượng Quân đội Quốc gia Libya cùng đến Moskva đàm phán về một thỏa thuận vãn hồi hòa bình.

Trước đó, Quân đội Quốc gia trong tay thống chế Khalifa Haftar thông báo chấp nhận lệnh ngừng bắn. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia bảo trợ cho lệnh ngừng bắn đó, trong lúc Ankara đứng về phía chính phủ Đoàn kết Dân tộc, còn nước Nga thì đã ngầm đưa hàng trăm lính đánh thuê sang Libya yểm trợ cho tướng Haftar.

Libya được tạm im tiếng súng là nhờ có sự dàn xếp giữa hai tổng thống Putin và Erdogan. Còn Ý đang mất hẳn vai trò và ảnh hưởng đối với một quốc gia từng là thuộc địa của mình, như báo kinh tế Les Echos phân tích.

Le Monde không vòng vo : "Putin và Erdogan, hai người cha đỡ đầu mới của Libya" khiến Châu Âu "ngỡ ngàng" và lo ngại việc đưa Libya ra khỏi khủng hoảng càng thêm "phức tạp". Tờ báo có uy tín của Paris nhận định : Liên Hiệp Châu Âu phải đối mặt với ba đám cháy cùng một lúc. Đó là căng thẳng leo thang giữa Iran với Mỹ có nguy cơ làm tan vỡ liên minh chống khủng bố Hồi giáo, thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ còn là cái vỏ rỗng, và thứ ba là tình hình Libya. Trên cả ba hồ sơ này, Liên Hiệp Châu Âu bất lực và phải thu mình làm những diễn viên phụ. Riêng trong trường hợp cuộc xung đột tại Libya, Bruxelles buộc phải nhường cho Thổ Nhĩ Kỳ và Nga các vai diễn chính.

Pháp và mặt trận chống khủng bố tại Châu Phi

Một chủ đề quốc tế lớn khác trong ngày, là thượng đỉnh 5 nước Châu Phi trong vùng Sahel với Pháp họp tại Pau. Từ năm 2013, Pháp điều 4.500 lính sang Châu Phi trong khuôn khổ chiến dịch quân sự Bakhane với mục đích giúp Châu Phi tiêu diệt khủng bố. Tới nay, 41 lính Pháp tử vong và các tổ chức khủng bố có khuynh hướng mở rộng ảnh hưởng tại Châu lục này. Tại một số nơi, tinh thần bài Pháp gia tăng.

Trong bối cảnh đó, tờ Le Figaro nhấn mạnh thượng đỉnh tại Pau, miền nam nước Pháp, là cơ hội để các đối tác Châu Phi "làm sáng tỏ lập trường về sự hiện diện của quân đội Pháp tại vùng Sahel và định nghĩa lại khuôn khổ can thiệp của chiến dịch Barkhane", chống khủng bố Hồi giáo đe dọa Châu Phi.

Thiệt hại quân sự không chỉ nhắm vào lính Pháp ở Châu Phi. Quân đội của 5 nước Châu Phi tại Sahel, một dải đất trải dài từ đông sang tây Châu Phi ở giữa khu vực sa mạc Sahara, liên tục bị tấn công, từ Burkina Faso đến Mali. Trong bài viết mang tựa đề "Tại Sahel, Paris và đồng minh ngày càng phải cấp bách đối mặt với nạn khủng bố của quân thánh chiến Hồi giáo". "Sahel, Paris muốn đồng minh trong thế sẵn sàng chiến đấu", tựa một loạt bài chiếm 3 trang báo Libération. Tờ báo trích lời một chuyên gia cho rằng, chống khủng bố là giải pháp đang nằm trong tay 5 nước Châu Phi và có lẽ đã đến lúc Châu Phi cần năng động trên hơn trong mục đích tiêu diệt quân thánh chiến.

Cải tổ hưu trí : đòn ngoạn mục của thủ tướng Pháp

Cũng về Pháp, liên quan đến kế hoạch cải tổ hưu trí, thủ tướng Edouard Philippe thông báo tạm thời rút lại biện pháp gây tranh cãi nhiều nhất liên quan tới ngưỡng 64 tuổi. Đây là ngưỡng tuổi cho phép lãnh đầy đủ lương hưu cơ bản.

Báo La Croix xem chiến lược chìa bàn tay thân thiện của chính phủ là một cơ may cho "đối thoại trong xã hội". Libération thiên tả đặt câu hỏi : Đó là "màn ảo thuật hay bước nhượng bộ thực sự ?".

Ở trang trong, tờ báo này nhấn mạnh đến một quyết định gây chia rẽ giữa các công đoàn bảo vệ người lao động. Trong bài xã luận, Laurent Joffrin cho rằng "còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, cho nên hơn bao giờ hết, các công đoàn cần hợp lực với nhau". Le Figaro thân hữu thận trọng cho rằng bước nhượng bộ của thủ tướng Philippe khiến "các công đoàn ôn hòa hài lòng, nhưng còn quá sớm để khép lại cuộc đọ sức với phe chống đối kế hoạch cải tổ hưu trí" của Pháp.

Nhật báo kinh tế Les Echos tán đồng chính phủ, vẫn coi mục tiêu cân bằng quỹ hưu trí của Pháp là một ưu tiên, đồng thời ý thức được rằng cần có thêm thời gian hoàn thành mục tiêu đó. Trong ấn bản được cập nhật trên internet, tờ báo cho rằng thủ tướng Pháp đã khéo léo tìm ra ngõ thoát, nhưng vẫn còn nhiều thách thức chờ đợi ông Edouard Philippe. Khó khăn lớn nhất là làm thế nào để lấy lại cân bằng cho quỹ hưu trí đang bị thâm hụt 12 tỷ euro. Dù vậy, tác giả bài viết đánh giá là chính phủ đã nhượng bộ, giờ đây, đến lượt các công đoàn cũng phải biết điều. Thái độ cực đoan nhất có nguy cơ dẫn tới những tình huống "đáng tiếc".

Vai trò xã hội của các trung tâm thương mại

Cuối cùng, cũng về Pháp, hai tờ Les EchosLibération cùng bất ngờ nhận thấy rằng, các trung tâm thương mại thu hút trở lại người mua bán trong lúc mà ai cũng tưởng rằng, các dịch vụ giao dịch trên mạng có nguy cơ từng bước khai tử các thương xá - nơi tập trung nhiều cửa hàng và rất sầm uất vào mỗi cuối tuần, trước những dịp lễ lạt hay vào mùa bán hàng đại hạ giá.

Libération trích dẫn phân tích của nhà xã hội học Vincent Chabault, theo đó, các siêu thị lớn hay những cửa hàng, ngoài việc mua bán còn là điểm hẹn của những người cần có một đời sống hàng ngày, cần có quan hệ với đồng loại. Trong điều kiện đó, các dịch vụ mua bán trên mạng có được phát triển đến đâu đi chăng nữa, lượng người lui tới các trung tâm thương mại vẫn không giảm.

Còn theo báo Les Echos, trào lưu giảm tiêu thụ để bảo vệ môi trường, các đợt biểu tình của phong trào Áo Vàng năm ngoái hay những ngày đình công kéo dài hiện tại không ảnh hưởng đến số người lui tới các trung tâm thương mại. Hơn thế nữa, những khu vực này đang trở thành một nét tiêu biểu của đời sống tại các thành phố lớn ở Pháp.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Bầu cử Đài Loan : Thất bại thấy trước của quyền lực mềm Trung Quốc

Trong bài "Đài Loan bỏ phiếu chống lại Tập Cận Bình", tác giả Pierre Haski trên L’Obs nhận xét, lần thứ hai chỉ trong vài tuần lễ, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ bị thua trong cuộc bầu cử dân chủ. Tất nhiên là không phải tại Hoa lục, nơi không thể có bầu cử một cách dân chủ.

dailoan1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc vận động tranh cử ngày 21/12/2019 tại Đài Bắc. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Nền dân chủ Đài Loan không hề muốn tự sát với "nhất quốc, lưỡng chế"

Tháng trước, những người trẻ đấu tranh cho dân chủ đã chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương ở Hồng Kông, giáng một đòn nặng nề cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn ngỡ rằng "đa số thầm lặng" sẽ xuất hiện sau sáu tháng xung đột ngày càng bạo lực. Ngày 11/01/2020, chính tại Đài Loan mà Bắc Kinh một lần nữa có thể sẽ gánh thêm một thất bại mới.

Đài Loan, hòn đảo chỉ có 23 triệu dân đối đầu với người khổng lồ 1,4 tỉ dân, nền kinh tế thứ nhì thế giới. Vào thời chiến tranh lạnh, cả Đài Loan lẫn Trung Quốc đều độc tài, một bên là Cộng sản, một bên thân Mỹ. Nhưng từ thập niên 90, Đài Loan đã thành công đáng kể trong việc chuyển đổi thành chế độ dân chủ, và nay trở thành một trong những xã hội tự do nhất Châu Á.

Đài Loan, đứng nhất hay nhì châu lục, tùy theo năm, trong bảng xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên Không biên giới (RSF) ; nước Châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, nhiều xu hướng dân chủ… Trong khi đó, Trung Quốc đi con đường ngược lại, với chế độ độc tài đảng trị khắc nghiệt.

Nếu hồi năm 1949, Đài Bắc muốn "tái chinh phục" lục địa đã rơi vào tay quân cộng sản, thì ngày nay Bắc Kinh muốn thu hồi Đài Loan. Cuộc bầu cử tổng thống ngày 11/01 tới sẽ là một thử nghiệm về tình cảm người dân đối với Trung Quốc, và mọi thứ đều do Tập Cận Bình mà ra.

Năm 2018, đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn đã thất bại trong cuộc bầu cử địa phương, khiến cơ hội tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trở nên mong manh. Nhưng đến tháng Giêng 2019, Tập Cận Bình có bài phát biểu đầy hung hăng, chỉ cho người dân Đài Loan chọn một trong hai con đường. Hoặc thống nhất hòa bình theo quy chế "một đất nước, hai chế độ" theo kiểu Hồng Kông, hoặc bằng vũ lực ! Sau bài diễn văn này, tỉ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn tăng trở lại.

Nhưng chính từ khi khởi đầu phong trào phản kháng ở Hồng Kông tháng 06/2019 mà nữ tổng thống mãn nhiệm trở thành khó thể đánh bại, trước đối thủ Quốc Dân đảng thân Bắc Kinh. Tại Đài Bắc, tất cả những người mà tác giả bài viết gặp gỡ đều cho biết đã quyết định bầu cho bà Thái Anh Văn khi liên tưởng đến Hồng Kông, cho dù họ có bất đồng về những chủ đề khác hay về kết quả nhiệm kỳ đầu.

Nền dân chủ Đài Loan vẫn sống động và không hề có ý định tự sát, cũng như thử nghiệm một quy chế mà người Hồng Kông đã tố cáo sự phá sản. Ông Tập Cận Bình với sự không khoan nhượng của mình rốt cuộc có thể giúp kẻ thù tái đắc cử, cho dù ông vẫn có đủ phương tiện để gây áp lực lên đảo quốc.

Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ củng cố thêm sự gắn bó của người dân với nền dân chủ của mình, và các cuộc thăm dò cho thấy chỉ có 10% dân Đài Loan muốn thống nhất với "mẫu quốc". Đó là dấu hiệu thất bại của quyền lực mềm Trung Quốc, và là thông điệp của những lá phiếu ngày 11/1 tới tại Đài Loan.

"Nhờ" Trung Quốc hung hăng, bà Thái Anh Văn có thể tái đắc cử

The Economist có cùng nhận định "Tổng thống vốn nghi ngại Trung Quốc, bà Thái Anh Văn có thể thắng cử lần nữa".

Tờ báo điểm lại : từ năm 2000 đến nay, đảng Dân Tiến đã thắng ba lần trong cuộc bầu cử tổng thống, Quốc Dân đảng hai lần. Còn Quốc hội thường do các phe thân Trung Quốc kiểm soát, cho đến năm 2016, lần đầu tiên Dân Tiến giành được cả ngôi vị tổng thống lẫn phe đa số trong Quốc hội.

Việc bà Thái ủng hộ người biểu tình Hồng Kông có thể làm tăng cơ may thắng cử, bên cạnh đó sự kiện Mỹ nói không với công nghệ Trung Quốc cũng mang lại thế mạnh cho bà. Các tập đoàn công nghệ Đài Loan không muốn gánh lấy rủi ro bị mất thị trường phương Tây nếu đứng về phía Bắc Kinh. Một số còn dịch chuyển sản xuất từ Hoa lục sang các nước Đông Nam Á hoặc về Đài Loan. Ít gắn bó với Trung Quốc, họ sẽ quan tâm đến Dân Tiến hơn.

Đối thủ chính của bà Thái Anh Văn là Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), thị trưởng Cao Hùng ; nhưng cơ hội của ông này bị giảm sút từ tháng 11/2019 khi một chính khách thân Trung Quốc khác là Tống Sở Du (James Soong), chủ tịch đảng Thân Dân ra tranh cử, có thể chia bớt phiếu của ông.

Tổng thống Thái Anh Văn thường đả kích Trung Quốc. Trong một cuộc tranh luận truyền hình, bà đọc lá thư của một thanh niên Hồng Kông : "Tôi mong người Đài Loan đừng tin Trung Quốc cộng sản, đừng rơi vào bẫy tiền của họ". Bà cũng tự hào kinh tế Đài Loan dưới thời đảng Dân Tiến đã tăng trưởng, sau khi bị suy thoái lúc Quốc Dân đảng cầm quyền trước đó.

Một số cử tri có thể không cảm thấy thuyết phục, vì tiền lương vẫn đứng nguyên một chỗ từ hai thập niên qua. Những người nghèo, người già có xu hướng ủng hộ ông Hàn Quốc Du. Ông này nhắc lại thời kỳ kinh tế bùng nổ những năm 70 và 80 với chính quyền Quốc Dân đảng, nhưng tránh nói thời đó Đài Loan dưới chế độ độc tài, độc đảng.

The Economist cảnh báo về bầu cử Quốc hội : nếu đảng Dân Tiến mất quyền kiểm soát (hiện nay đảng này chiếm 68/113 ghế), Quốc Dân đảng có thể chận các dự luật mà Bắc Kinh không ưa, như luật hôm 31/12 chống sự can thiệp của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tố cáo luật này nhưng cố kềm chế để tránh làm lợi cho bà Thái.

Sau khi Thái Anh Văn đắc cử năm 2016, Trung Quốc thường xuyên diễu võ dương oai, chẳng hạn cho oanh tạc cơ bay vòng quanh hòn đảo, dụ dỗ bảy đồng minh của Đài Bắc cắt đứt quan hệ. Nhưng từ giữa năm 2019 không thấy chiến đấu cơ bay sang nữa. Là người thực dụng, nếu tái đắc cử, bà Thái vẫn cố tránh xung đột quân sự. Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục củng cố mối quan hệ không chính thức với Đài Bắc, như vụ bán 66 phi cơ F-16 mới đây, tuần báo Anh cho rằng một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ mất kiên nhẫn.

Mỹ-Trung : Cuộc chia ly quan trọng nhất thế giới đang diễn ra

Cũng về Trung Quốc nhưng trong quan hệ với Hoa Kỳ, The Economist khuyến cáo "Đừng bị lừa trước thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung" giai đoạn 1. Thỏa thuận khiêm tốn này không thể che đậy được sự rạn nứt trầm trọng nhất trong quan hệ đôi bên, kể từ khi hai ông Richard Nixon và Mao Trạch Đông bắt tay nhau cách đây nửa thế kỷ.

Mối đe dọa của một Trung Quốc độc tài, công nghệ cao đối với phương Tây là quá rõ, các công ty về trí tuệ nhân tạo Trung Quốc cũng như các gu-lắc Tân Cương là những cảnh báo cho toàn cầu.

Cội rễ có từ 20 năm trước, khi Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Người ta mong rằng Bắc Kinh sẽ tự do hóa nền kinh tế và có thể cả chính trị, hội nhập dần vào một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Nhưng ảo vọng này đã tan tành. Phương Tây đối mặt với khủng hoảng tài chính và thu mình lại, còn Trung Quốc giàu có lên, muốn áp đặt các quy tắc cho thương mại toàn cầu, xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, can thiệp vào cộng đồng 45 triệu người Hoa ở các nước và đe dọa những tiếng nói chỉ trích từ bên ngoài.

Tổng thống Donald Trump đáp trả bằng chính sách đối đầu được lưỡng đảng ủng hộ. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa có được đồng thuận về mục tiêu - làm giảm thâm hụt thương mại hay rộng lớn hơn về địa chính trị, ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc ? Về phía Tập Cận Bình, khi thì kêu gọi tự cung tự cấp, lúc khác lại nhấn mạnh toàn cầu hóa ; trong lúc Liên Hiệp Châu Âu không chắc mình là đồng minh của Mỹ, đối tác của Trung Quốc hay siêu cường mới bắt đầu thức tỉnh.

Thỏa thuận Mỹ-Trung giai đoạn 1 vẫn giữ nguyên đa số thuế quan, tạm gác những bất đồng sâu sắc nhất để giải quyết sau. Mục đích chiến thuật của ông Trump là hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong năm bầu cử, còn Trung Quốc vui mừng "câu" được thêm giờ. Mỗi bên đều cố gắng hạn chế ảnh hưởng của nhau, nhưng việc này rất phức tạp, vì hai siêu cường đang bị buộc chặt vào nhau.

Đa số các dụng cụ điện tử của Mỹ được lắp ráp tại Trung Quốc, còn các công ty công nghệ Trung Quốc phụ thuộc các nhà cung cấp phương Tây đến 65% trong điện toán đám mây và 90% về chất bán dẫn. Phải mất 10-15 năm nữa, Bắc Kinh mới có thể tự chủ được về chip máy tính, và ít nhất một thập niên nữa về giao dịch ngoại hối, vì đồng nhân dân tệ chỉ mới chiếm tỉ lệ 2% trong thanh toán quốc tế.

Châu Âu đứng nhìn Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tung hoành tại Libya

Nhìn sang Bắc Phi, bài xã luận của Le Point nhận định về "Cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Libya chống lại Châu Âu". Cũng như Syria, Châu Âu đang phải đứng ngoài nhìn một thảm họa đang lan rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mình.

Tám năm sau cái chết của Mouammar Kadhafi, Libya trở thành chiến trường của các cường quốc. Tình hình ngày càng giống với thảm kịch Syria : các thế lực trong nước không tìm được tiếng nói chung, quốc tế hóa cuộc chiến trên cơ sở Mỹ rút lui, có cùng các nhân tố nước ngoài là Moskva và Ankara - nay không ngần ngại can dự trực tiếp vào sân khấu Libya. Châu Âu phải đóng vai khán giả, trong khi Libya có tầm quan trọng hơn hẳn Syria.

Trước hết, Libya là nhà cung cấp dầu lửa, có trữ lượng lớn nhất Châu Phi. Lãnh thổ rộng lớn của nước này là điểm trung chuyển của di dân Phi Châu vào cựu lục địa, và là hậu cứ cho thánh chiến đang làm bất ổn vùng Sahel. Pháp, Anh từng đi đầu trong cuộc can thiệp quân sự của NATO vào Libya năm 2011, để cứu người dân vùng nổi dậy khỏi bị Kadhafi thảm sát, nhưng sau đó không có nỗ lực cần thiết để áp đặt một giải pháp chính trị.

Libya từ sau cuộc bầu cử 2014 nằm trong tay hai phe đối địch. Ở miền tây là chính phủ Tripoli được Liên Hiệp Quốc công nhận, được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ. Còn ở miền đông là chính quyền của thống chế Khalifar Haftar, được sự hỗ trợ của Nga, Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất, Saudi Arabia và Ai Cập.

Ông Haftar khởi động cuộc nội chiến tháng 4/2019, tấn công Tripoli với hy vọng giành được Ngân hàng Trung ương đang rủng rỉnh tiền từ dầu lửa, làm hơn 1.000 người chết và 120.000 thường dân phải di tản. Nga làm lợi thế nghiêng về Haftar với việc điều mấy trăm lính đánh thuê của công ty tư nhân Wagner, thân cận với Putin, và mới đây cả quân đội chính quy Nga đến giúp. Thấy phe mình bị đe dọa, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng gởi quân sang.

Thổ Nhĩ Kỳ vừa ký được với Tripoli hiệp định ranh giới trên biển, dòm ngó các mỏ khí bị Hy Lạp và Chypre đòi hỏi chủ quyền. Còn Nga theo đuổi nhiều mục tiêu : đặt một chân vào phía nam Đại Tây Dương, làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu, kiểm soát dầu lửa Libya để khống chế nguồn năng lượng cho Châu Âu. Bảo vệ quyền lợi của mình, Ankara và Moskva có biết tránh được một cuộc xung đột tại Libya hay không ? Hai ông Erdogan và Putin sẽ gặp nhau trong tháng Giêng. Có một điều đã là chắc chắn : nếu họ thỏa thuận được với nhau, thì đều bất lợi cho Châu Âu.

Đơn giản hóa cuộc sống thực và ảo

Trên lãnh vực xã hội, hồ sơ của L’Obs cho rằng dọn dẹp đồ đạc trong các ngăn tủ, giảm bớt các cuộc hẹn hò, không vào mạng xã hội, dành thời gian cho riêng mình… là giải pháp tốt cho dịp đầu năm. Tự giải thoát khỏi những gì không cần thiết để tập trung vào những vấn đề chính yếu, đã trở thành một nghệ thuật sống.

Nhà xã hội học Razmig Keucheyan điều tra ra rằng một người Đức, và nói rộng ra là người Châu Âu, sở hữu trung bình đến 10.000 đồ vật. Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng các buổi "vide-grenier" (bán lại đồ cũ) nở rộ, các kênh buôn bán những món đồ đã qua sử dụng làm ăn phát đạt : mỗi ngày có 800.000 lời rao trên trang Leboncoin của Pháp. Tuy nhiên bán ra bao nhiêu thì người ta mua lại bấy nhiêu ! Còn trong đời sống ảo, nhiều người cũng đã "thấm mệt về cuộc sống trên mạng" với vô số thông tin, tin nhắn… dồn dập hàng ngày.

Tựa chính các tuần báo

Trong tuần lễ đầu năm dương lịch, Courrier International vẫn còn nghỉ lễ. Chủ đề của L’Obs xoay quanh việc "Dọn sạch" những vật dụng không cần thiết, ngắt kết nối mạng xã hội… để đầu óc được nhẹ nhàng, tự bằng lòng với những nhu cầu tối thiểu. Le Point nói về "Những lãnh địa mà đạo Hồi đã chinh phục được", L’Express chạy tựa "Albert Camus, Thần tượng Pháp", đăng chân dung nhà văn, nhà báo nổi tiếng đã qua đời cách đây đúng 60 năm, ngày 04/01/1960 vì tai nạn xe hơi. Trang bìa The Economist đăng ảnh một quả địa cầu có hai cực, một bên có nền đỏ với sáu ngôi sao vàng, bên kia là màu cờ Mỹ với những sọc trắng đỏ và những ngôi sao nhỏ trên nền xanh, chơi chữ "Nghịch lý".

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó

Natasha Kassam, Nghiên cứu quốc tế, 18/12/2019

"Không thể nào thành công", đó là nội dung tweet bằng tiếng Hoa của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào ngày 5 tháng 11, sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một loạt chính sách nhằm lôi kéo các công ty và người dân Đài Loan đến đại lục.

tqdl1

"26 biện pháp mới của Bắc Kinh là một phần của nỗ lực nhằm áp đặt hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan", nội dung tweet của bà Thái viết, nhắc đến nguyên tắc mà Hồng Kông, một lãnh thổ khác mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát trong tương lai, được cai trị lúc này, với sự tự trị được đảm bảo phần nào từ Bắc Kinh. "Tôi muốn nói rõ rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và ép buộc chúng ta phải chấp nhận ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không bao giờ thành công". Những người biểu tình ở Hồng Kông trong nhiều tháng qua có thể xem là đã lên tiếng rằng nguyên tắc trên là một điều dối trá.

Ở Đài Loan, mục tiêu lâu dài của chính phủ Trung Quốc là "thống nhất một cách hòa bình", "thống nhất" dù rằng Đài Loan chưa bao giờ nằm dưới thẩm quyền hoặc sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu trên, Bắc Kinh đã nỗ lực trong nhiều năm nhằm vừa thuyết phục vừa ép buộc Đài Loan gắn kết với đại lục bằng những hứa hẹn về lợi ích kinh tế kèm những đe dọa quân sự. Đầu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng "thống nhất hoàn toàn" là một "sứ mệnh lịch sử". Ông nói thêm rằng "Chúng ta sẽ không hứa hẹn từ bỏ sử dụng vũ lực và giữ để ngõ mọi phương án cần thiết".

Đài Loan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 1/2020. Vào ngày 17/11, Bà Thái tuyên bố ông William Lai Ching-te (Lại Thanh Đức), một cựu thủ tướng và là người có quan điểm ủng hộ độc lập, là ứng viên phó tổng thống trong liên danh tranh cử với bà. Cùng ngày hôm đó, Trung Quốc đã cho một tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan. (Vào tháng 7, Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng, trong đó nói rằng, "bằng việc cho tàu chiến và máy bay đi vòng qua Đài Loan, lực lượng vũ trang gửi một lời cảnh báo mạnh mẽ đến những thế lực ly khai đòi độc lập của Đài Loan".) Joseph Wu (Ngô Chiêu Tiếp), ngoại trưởng Đài Loan, phản ứng bằng cách tweet rằng : "Trung Quốc âm mưu can thiệp vào bầu cử Đài Loan. Cử tri sẽ không để mình bị đe dọa ! Họ sẽ nói không với Trung Quốc ở hòm phiếu".

Chính phủ Trung Quốc dường như cũng nghi điều đó sẽ xảy ra. Cho dù họ vẫn duy trì những biện pháp cứng rắn (dù không hiệu quả), họ cũng đã dùng nhiều phương cách mới. Họ không đơn thuần chỉ ủng hộ các ứng cử viên từ Quốc dân đảng, đảng hiện ủng hộ liên kết bền chặt hơn với Bắc Kinh. Họ còn cố gắng phá rối quá trình dân chủ của Đài Loan và gieo mầm chia rẽ xã hội trên hòn đảo này.

Đến lúc này thì rõ ràng là ngay cả những ứng cử viên có tư tưởng thân Bắc Kinh cũng không thể đem Đài Loan đến cho Trung Quốc. Chỉ một trong mười người Đài Loan ủng hộ việc thống nhất với Trung Quốc, cho dù sớm hay muộn, theo một cuộc thăm dò bởi Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan hồi tháng 10. Nếu xét công luận như vậy thì các ứng viên tổng thống sẽ chắc chắn tự gây hại cho khả năng tranh cử của mình nếu họ bị xem là quá thân Trung Quốc.

Bằng cách "khoe cơ bắp", Bắc Kinh dường như chỉ càng đẩy người Đài Loan ra xa. Một loạt các vụ thử tên lửa bởi Giải phóng quân Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 3/1996 đã được dùng để đe dọa cử tri Đài Loan và ngăn cản họ bầu lại cho ông Lý Đăng Huy. Một trong những đối thủ của ông Lý, Chen Li-an, cảnh báo rằng "nếu bầu cho Lý Đăng Huy nghĩa là bạn lựa chọn chiến tranh". Tuy vậy, ông Lý thắng 3 ứng cử viên khác một cách dễ dàng, với 54% số phiếu bầu.

Nhà cầm quyền Trung Quốc dường như cũng nghĩ rằng sự tương thuộc kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan sẽ là một con đường dẫn đến thống nhất. Đến một lúc nào đó, cái giá Đài Loan phải trả để tháo gỡ những liên kết kinh tế này sẽ trở nên quá đắt.

Tuy vậy, giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan đã đạt hơn 181 tỉ đô la Mỹ vào năm 2017, so với mức 35,5 tỉ đô la vào năm 1999, và cho dù hai nền kinh tế xích lại gần nhau hơn, nhưng tỷ lệ người tự nhận mình là người Đài Loan ngày càng tăng, từ mức hơn 48% năm 2008 lên khoảng 60% năm 2015, trong giai đoạn ông Mã Anh Cửu của Quốc dân đảng làm tổng thống.

Phong trào Hoa Hướng dương năm 2014, một loạt những cuộc biểu tình được lãnh đạo bởi một liên minh giữa sinh viên và các nhà hoạt động xã hội dân sự, đã cho thấy thế hệ trẻ Đài Loan muốn khước từ quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Việc bà Thái, người có tư tưởng ủng hộ độc lập, thắng cử vào năm 2016 cũng nói lên điều đó.

Mức độ ủng hộ dành cho bà Thái sau này có trượt dốc, đa phần bởi vì bà không thể lôi kéo sự ủng hộ dành cho các cải cách lớn về lương hưu và hôn nhân đồng tính, hay đạt được những tiến bộ trong việc giải quyết mức lương đình trệ và kiểm soát ô nhiễm. Đến lúc diễn ra các cuộc bầu cử địa phương vào cuối năm 2018, cơ hội thắng cử nhiệm kỳ thứ hai của bà gần như là con số không. Nhưng bây giờ thì bà đang dẫn đầu các cuộc thăm dò.

Với sự ủng hộ tăng trở lại này, bà có thể phải phần nào cảm ơn những cuộc biều tình kéo dài nhiều tháng ở Hồng Kông. Bắc Kinh thiết kế mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đang hiện hành ở Hồng Kông với mục tiêu áp dụng nó cho Đài Loan. Ý tưởng này, vốn lâu nay không được ủng hộ rộng rãi bởi người Đài Loan, giờ ngày càng mất uy tín.

Trung Quốc vẫn giăng lưới rất rộng, và họ sẽ vẫn tiếp tục sử dụng những đòn bẩy quân sự và kinh tế mà họ có. Chắc chắn là họ sẽ tiếp tục thao túng việc đưa tin tức để giúp các ửng cử viên có tư tưởng thân Bắc Kinh. Và giờ họ cũng đã bắt đầu một chiến dịch tung tin giả nhằm làm xói mòn lòng tin của người Đài Loan vào các thể chế chính trị của mình và gieo mầm bất mãn.

Cuối tháng trước, bà Thái tố Trung Quốc "viết tin giả và lan truyền những tin đồn thất thiệt để đánh lừa và làm người Đài Loan nghĩ sai" với hy vọng "phá hoại nền dân chủ của chúng ta". Bà Thái cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc bác bỏ cáo buộc rằng bà không có bằng tiến sĩ từ Đại học Kinh tế London, cho dù trường đã xác nhận rằng bà đã "được cấp bằng Tiến sĩ luật vào năm 1984". Các quan chức Trung Quốc được cho là đã thừa nhận ngầm rằng việc Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016 đã khiến họ suy nghĩ lại những cách họ có thể can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan.

Trung Quốc cũng không hề che đậy ý định làm gia tăng những xung đột xã hội ở Đài Loan. Một bài xã luận đăng vào tháng 4 trên tờ Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, viết : "Chúng ta không cần một cuộc chiến tranh thật để giải quyết vấn đề Đài Loan. Đại lục có thể sử dụng nhiều phương pháp để đưa Đài Loan được lãnh đạo bởi Dân tiến Đảng (DPP) rơi vào tình trạng như ở Lebanon, khiến các phần tử ‘ủng hộ Đài Loan độc lập’ không thể chống đỡ nổi". Điều này cũng có nghĩa là chính phủ Trung Quốc tin rằng họ có thể khiến các thành phần sắc tộc, chính trị và xã hội Đài Loan xung đột lẫn nhau.

Trung Quốc cũng có khả năng sẽ tận dụng điểm yếu của nền chính trị Đài Loan, đó là các hệ thống bang hội. Những hệ thống nói trên ngày nay không còn quan trọng như trong thời chuyên chế của Đài Loan, nhưng nó vẫn cho phép các lãnh đạo cộng đồng, hiệp hội nông dân và thậm chí các nhân vật xã hội đen tổ chức mua phiếu bầu.

Các mạng truyền thông xã hội cũng là một chiến trường quan trọng, vì gần 90% tổng số dân Đài Loan có sự hiện diện trên các nền tảng này, và các kênh tin tức chính thống đã từng đăng những bài tin giả lấy từ mạng xã hội mà không kiểm chứng. Theo Reuters, các cơ quan chính phủ Trung Quốc đã trả tiền cho các phương tiện truyền thông Đài Loan để đăng những tin tức ủng hộ Bắc Kinh.

Theo một số nguồn tin, một chiến dịch loan tin giả được phát động bởi một tổ chức mạng chuyên nghiệp từ Trung Quốc, có nguồn gốc liên quan đến Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã giúp ông Hàn Quốc Du có tư tưởng thân Trung Quốc thắng cử thị trưởng Cao Hùng. Một tin (giả) viết rằng trong một cuộc tranh luận, đối thủ của ông Hàn đã đeo một tai nghe để người khác mớm cho ông những điều cần nói. Trung Quốc đang tìm cách làm suy yếu nền chính trị Đài Loan từ bên trong.

Nhưng Đài Loan đang kháng cự lại. Các nhà lập pháp gần đây đã gia tăng nỗ lực nhằm thông qua một đạo luật chống nước ngoài xâm nhập và can thiệp chính trị trước thềm bầu cử. Một cố vấn cho một ứng viên tổng thống nói với tôi vào mùa hè này ở Đài Bắc rằng "Câu hỏi dành cho cử tri trong cuộc bầu cử này là, quý vị muốn chết nhanh hay chết chậm ?". Nhưng có thật là như vậy không ? Bởi vì mặc cho những nỗ lực quấy phá của Bắc Kinh, nền dân chủ Đài Loan đã chứng minh rằng nó vẫn tràn đầy sức sống.

Natasha Kassam

Nguyên tác :"China Has Lost Taiwan, and It Knows It",The New York Times, 01/12/2019

Ngô Việt Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 21/12/2019

Natasha Kassam, nghiên cứu viên chính tại Viện Lowy, từng là một nhà ngoại giao Australia có nhiệm kỳ công tác tại Trung Quốc và Quần đảo Solomon.

*******************

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào ?

Nick Frisch, Nghiên cứu quốc tế, 08/02/2016

Vào một ngày thứ ba nhiều mưa vào đầu tháng này, Chen Li-hung, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, sải bước trên sân khấu ở Chương Hóa, miền trung Đài Loan, và bắt đầu một bài diễn văn đầy tâm huyết, thêm lửa cho những thành viên nhiệt huyết của Dân Tiến Đảng đã tụ họp ở đó.

tqdl2

"Ba mẹ chúng tôi đến từ Đại Lục", ông nói với khán giả. "Nhưng tôi được sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên ở Đài Loan. Vậy thì vì sao những thầy cô trong trường nói với tôi rằng tôi vẫn là người Trung Quốc ? Từ nhỏ, tôi đã cảm thấy tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là người Đài Loan !" Ông đả kích tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu. "Tám năm trước, Tổng thống Mã giành được một chiến thắng khá thuyết phục ở thùng phiếu, nhưng ông ấy lại dẫn dắt chúng ta đến gần Trung Quốc hơn bao giờ hết, và Đài Loan có trở nên tốt đẹp hơn chút nào không ?"

Trong nhiều tiếng, những diễn giả như ông Chen đã hâm nóng khán giả. Rồi bà Thái Anh Văn, ứng viên tổng thống của đảng, đến để hạ nhiệt.

Bà Thái, một cựu giáo sư luật và nhà đàm phán thương mại, cho những đồng nghiệp dưới quyền thay mặt bà hâm nóng đám đông quần chúng trong chiến dịch tranh cử vốn chấm dứt vào ngày 16/1 với chiến thắng thuộc về bà và đảng của bà. Bà biết rằng nếu cử tri phát hiện mức độ dân túy quá cao, họ sẽ quay lại chống bà. Và bà nhận thức rằng Bắc Kinh và Washington theo dõi lời nói của bà sát sao.

Các màn trình diễn của ông Chen và bà Thái giúp giải thích mức độ chiến thắng vang dội của Dân Tiến Đảng trước Quốc Dân Đảng của ông Mã hai tuần trước khi họ đã mất cả ghế tổng thống và, lần đầu tiên, cả quốc hội. Cuộc mít tinh cho thấy vì sao, qua cuộc bầu cử này, Trung Quốc đã mất Đài Loan vĩnh viễn.

Khi Quốc Dân Đảng bị đánh bại trong cuộc nội chiến vởi Đảng Cộng Sản của Mao vào năm 1949, giới lãnh đạo Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan với hàng triệu người tị nạn từ Đại lục như ba mẹ của ông Chen, và thành lập một chính phủ chuyên chế mà sau này đã nhường bước cho dân chủ vào thập niên 1990. Từ năm 1949, Bắc Kinh đã tuyên bố Đài Loan là một tỉnh "nổi loạn" và sẽ phải thống nhất với Trung Quốc, một cách hòa bình nếu được và bằng vũ lực nếu cần. Mỹ là nước bảo hộ an ninh cho Đài Loan, nhưng họ cũng muốn tránh xúc phạm Bắc Kinh và đã không ủng hộ những lãnh đạo Đài Loan nào gây bất ổn nguyên trạng. Cử tri Đài Loan trừng phạt những ứng cử viên thách thức Trung Quốc ở mức không cần thiết, hay là chọc giận Washington.

Bắc Kinh đã đeo đuổi một chiến lược dài nhiều thập niên bằng sự kiên nhẫn và lôi kéo kinh tế, với mong muốn Đài Loan sẽ tái hợp một cách hòa bình với Đại lục. Còn người Đài Loan mong muốn các mối quan hệ ổn định và hiệu quả với Trung Quốc. Các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Đài Loan ủng hộ hiện trạng của một Đài Loan độc lập trên thực tế, mà không cần có bất kỳ một tuyên bố (độc lập) chính thức nào vốn sẽ làm Bắc Kinh phẫn nộ và có thể châm ngòi cho một cuộc xâm lược.

Nhưng với phép màu kinh tế của Đại lục giờ ngày càng mờ mịt đi, nhiều người Đài Loan đang nghi ngờ sự khôn ngoan của việc trói mình vào cột buồm. Người Đài Loan lo rằng việc xích lại gần Bắc Kinh của ông Mã đã đi quá xa, và không mang lại lợi ích cho những người dân thường Đài Loan. Một dự luật có thể đã cho phép các ngành nhạy cảm, như là truyền thông, được sở hữu bởi người Trung Quốc đại lục, đã bị kẹt lại ở quốc hội vào năm 2014 trong làn sóng những cuộc biểu tình của sinh viên, giờ được biết tới với tên gọi Phong trào Hoa hướng dương.

Cùng lúc đó, người Đài Loan thấy một chính quyền đại lục ngày càng thô bạo ở bên kia eo biển – và họ không muốn trở thành một phần của chính quyền đó. Việc Chủ tịch Tập Cận Bình đàn áp những người bất đồng chính kiến và vận dụng những luận điệu dân tộc chủ nghĩa về nền văn hóa Trung Quốc vinh quang gợi nhắc một cách khó chịu về những trải nghiệm của Đài Loan trong thời thiết quân luật.

Nhưng chính những tình cảm của ông Chen thể hiện trong cuộc mít tinh giải thích vì sao, trừ khi Bắc Kinh dùng vũ lực, cuộc "ly dị" Trung-Đài sẽ trở nên vĩnh viễn. Các cuộc thăm dò cho thấy thế hệ cư dân đảo tự nhận mình là người Trung Quốc đang phai mờ dần đi, và ngày càng nhiều người tự nhận mình là người Đài Loan. Nhiều thập niên độc lập trên thực tế đã kích thích sự mong muốn của người Đài Loan có được độc lập thực thụ. Các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Đài Loan thậm chí không muốn tái hợp với một Trung Quốc dân chủ.

Những cảm giác như thế sẽ ngày càng ăn sâu khi một thế hệ người Đài Loan trẻ tìm được tiếng nói chính trị. Bản sắc bản địa và sự trung thành với những giá trị công dân tự do thể hiện mạnh mẽ nhất ở một giới trẻ giờ ngày càng tự khẳng định mình hơn, những người mà Phong trào Hoa hướng dương của họ đã khai sinh nên Đảng Lực lượng Thời đại (New Power Party) mới, đảng đã liên minh với Dân Tiến Đảng của bà Thái để lật đổ một vài dân biểu đương chức của Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử.

Dù vậy, trong khi người Đài Loan có thể ngày càng tự nhận mình thuộc về một nền văn hóa mang đậm bản sắc địa phương – và ủng hộ nhiệt huyết của một vài người như ông Chen – nhưng vào lúc này họ thích vai trò điềm đạm trước công chúng của bà Thái. Là một nhà kỹ trị nhiều đầu óc, bà khác với những bậc cao niên bình dân hơn trong đảng của bà, một vài người trong số họ khởi đầu sự nghiệp chính trị trong tù của Quốc Dân Đảng.

Ngay cả khi những người dưới trướng của bà Thái sử dụng ngón bài bản sắc, chiến dịch của bà vẫn nhấn mạnh năng lực kinh tế và hứa sẽ không có tuyên bố độc lập, một lập trường nhằm tránh kích động Bắc Kinh và Washington. Nhưng đường lối đảng của bà Thái vẫn ủng hộ độc lập, và chiến thắng của bà sẽ cho bà quyền lực để bảo vệ sự tách biệt của Đài Loan bằng những thay đổi chính sách tinh tế.

Những thay đổi chính trị ở khu vực vành đai Thái Bình Dương cũng có thể thay đổi những tính toán của Washington. Từ thời chính quyền Nixon, Washington đã chú trọng một mối quan hệ thực dụng với Trung Quốc hơn là bất kỳ một mối quan hệ nào với Đài Loan. Lập trường hiện tại của Mỹ đối với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan là một sự chấp nhận ngầm. Nhưng việc Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn gây báo động cho các đồng minh của Mỹ ở Tokyo, Seoul và Manila, tất cả đều đang theo dõi sát sao cách Trung Quốc thách thức những cam kết phòng thủ của Mỹ đối với Đài Loan.

Bà Thái sẽ không bỏ lỡ cơ hội để nhắc nhở Washington về tầm quan trọng của liên minh đó. Đảng của bà dự tính sẽ sử dụng ưu thế đa số ở quốc hội để dẫn dắt Đài Loan vào TPP, một hiệp định sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế hòn đảo vào Trung Quốc và gắn nó gần hơn với Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Trong lúc ông Chen chấm dứt bài diễn văn đầy lửa, đoạn kết của bản giao hưởng số 5 của Beethoven được phát ra từ những chiếc loa. "Bảo vệ lối sống của chúng ta, giữ vững tính cách của chúng ta… hãy đi bầu !" ông kêu gọi. "Hãy giúp Dân Tiến Đảng có một khởi đầu mạnh mẽ trong nhiệm kỳ của mình !"

Các cử tri Đài Loan đã làm như vậy, và thông qua đó đẩy giấc mơ thống nhất của Bắc Kinh ngày càng xa tầm với hơn.

Nick Frisch

Nguyên tác : "How China Lost Taiwan", The New York Times, 27/01/2016.

Ngô Việt Nguyên biên dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 08/02/2016

Nick Frisch đang học tiến sĩ ngành Châu Á học tại trường cao học của Đại học Yale và là một nghiên cứu sinh tại Trường luật Yale.

Published in Diễn đàn

Trung Quốc lại tập trận đe dọa Đài Loan (RFI, 29/07/2019)

Từ ngày 29/07/2019, Trung Quốc bắt đầu các cuộc tập trận trên Biển Hoa Đông và Biển Đông gần Đài Loan. Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi Bắc Kinh công bố Sách Trắng quốc phòng khẳng định không loại trừ khả năng chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực.

taiwan1

Đội tàu sân bay Liên Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông. Ảnh Reuters tháng 12/2016

Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc hôm Chủ Nhật (28/07) lấy lý do "các hoạt động quân sự", cảnh báo là các máy bay và tàu bè không được xâm nhập vùng không phận và lãnh hải khu vực bờ biển phía đông tỉnh Chiết Giang và phía nam tỉnh Quảng Đông.

Thông cáo nêu rõ các cuộc tập trận tại Biển Hoa Đông kéo dài đến hết ngày thứ Năm 01/08 và trên Biển Đông kết thúc vào thứ Sáu 02/08. Tuy nhiên, cơ quan này không cho biết chi tiết về quy mô các cuộc tập trận.

Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi Bắc Kinh công bố Sách Trắng quốc phòng nêu lên khả năng thống nhất Đài Loan với Hoa lục bằng vũ lực. Đặc biệt, các cuộc tập trận này diễn ra vài ngày sau vụ khu trục hạm có trang bị tên lửa hành trình USS Antietam của Mỹ đi qua khu vực eo biển Đài Loan.

AFP nhắc lại, Bắc Kinh đã có phản ứng giận dữ khi Quốc hội Mỹ hồi đầu tháng 7/2019 chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan trị giá tổng cộng 2,2 tỷ đô la. Chính quyền Trung Quốc còn đe dọa trừng phạt những công ty nào có liên quan đến thương vụ này.

Quan hệ Bắc Kinh và Đài Bắc ngày càng xấu đi kể từ khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền từ năm 2016. Đảng cầm quyền tại Đài Loan luôn từ chối chấp nhận khái niệm Đài Loan là một phần của "một nước Trung Quốc duy nhất".

Minh Anh

**************

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, gần Đài Loan (VOA, 29/07/2019)

Quân đội Trung Quc bt đu t chc các cuc tp trn trong tun này ti các vùng bin gn Đài Loan, Reuters dn ngun t cơ quan an toàn hàng hi Trung Quc cho biết hôm 29/7, vài ngày sau khi Bc Kinh tuyên b sn sàng chiến đu nếu Đài Loan có bt kỳ động thái nào hướng ti ly khai.

taiwan2

Reuters cho biết Trung Quc đã thiết lp mt khu vc gii nghiêm ngoài khơi tnh Qung Đông và Phúc Kiến, phía tây Đài Loan, t 6 gi sáng ngày 29/7 ti 6 gi chiu ngày 2/8, đ phc v cho hot đng quân s.

Tờ Global Times ca Trung Quc dn tin t chính quyn nói rng cuc tp trn din ra trên Bin Hoa Đông và Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông].

Theo Reuters, cơ quan an toàn hàng hi Trung Quc không cho biết khi nào cuc tp trn sẽ được t chc hoc loi lc lượng nào s tham gia, nhưng cơ quan này đã thiết lp mt khu vc gii nghiêm ngoài khơi tnh Qung Đông và Phúc Kiến, phía tây Đài Loan, t 6 gi sáng ngày 29/7 ti 6 gi chiu ngày 2/8, đ phc v cho hot đng quân s.

quan này cũng cho biết đã lp mt khu vc gii nghiêm ngoài khơi tnh Chiết Giang, phía đông bc Đài Loan, đ phc v cho các cuc tp trn quân s cho đến ti ngày 1/8.

Trung Quốc tuyên b đo t tr Đài Loan thuc ch quyn ca mình và chưa bao gi t bỏ khả năng s dng vũ lc đ đưa hòn đo này nm dưới s kim soát ca Bc Kinh, theo Reuters.

Từ trước đến nay, Đài Loan luôn theo dõi cht ch tình hình eo bin đ đm bo an toàn và n đnh khu vc, B Quc phòng Đài Loan cho Reuters biết.

"Quân đội quc gia tiếp tc cng c năng lc phòng th ch cht ca mình cũng như hoàn toàn t tin và đ kh năng bo v an ninh quc gia", B Quc phòng Đài Loan nói trong mt tuyên b.

Tuần trước, Trung Quc đã nhc li rng h s sn sàng gây chiến vi nhng người c tách Đài Loan ra khi Hoa lc, cáo buc Hoa Kỳ phá hoi s n đnh toàn cu, và t cáo Washington bán vũ khí cho hòn đo này.

Published in Châu Á

Dù không chiếm lĩnh vị trí đầu trong dòng thời sự quốc tế trong những ngày gần đây, nhưng vấn đề Đài Loan tiếp tục gây xáo động trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc hai bên bước vào điều có thể gọi là giai đoạn cuối rất gay go của vòng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại. Giới quan sát ghi nhận một loạt động thái ngoại giao-quân sự của Washington mang dụng ý thị uy trên hiện trường, bên cạnh rất nhiều bài bình luận trên báo chí Mỹ cảnh báo Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan.

acmong1

Hải quân Đài Loan và 4 chiếc tàu phá mìn lớp Aggressive mua của Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 01/03/2019 tại một căn cứ Hải quân ở miền nam Đài Loan. JAMES HUANG / AFP

Một trong những phân tích đáng chú ý gần đây là của trung tâm tham vấn chiến lược Stratfor, trụ sở tại Austin (Texas – Hoa Kỳ), gắn liền hai điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc này là Biển Đông và Đài Loan để khẳng định rằng "Washington đang cân nhắc về khả năng hiện diện quân sự trên một hòn đảo Đài Loan". Bài phân tích này đã được tạp chí bảo thủ Mỹ The National Interest đăng lại ngày 22/03/2019 dưới một tựa đề đầy ấn tượng : "Phải chăng ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Quốc là Hoa Kỳ hiện diện quân sự tại Đài Loan ? - China's Worst Nightmare : A U.S. Military Presence on Taiwan ?".

Mỹ tăng hiện diện hải quân ở eo biển Đài Loan và Biển Đông

Theo phân tích của Stratfor ngay từ cuối năm ngoái 2018, chiều hướng mà Mỹ đang theo đuổi là tiếp tục củng cố sự hiện diện hải quân của họ ở Biển Đông, và tiếp tục xây dựng các mối quan hệ quốc phòng và kinh tế với các láng giềng trên biển của Trung Quốc từ Đài Loan đến Đông Nam Á.

Trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn đẩy mạnh chiến lược cô lập Đài Loan, Washington sẽ tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ với Đài Bắc trong nỗ lực đối phó với Bắc Kinh trong khu vực.

Nhận định đầu tiên của Stratfor là hợp tác an ninh được tăng cường giữa Đài Loan và Hoa Kỳ có khả năng được mở rộng rất dễ dàng nhờ việc hai bên đều muốn cân bằng sự hiện diện quân sự gia tăng của Trung Quốc tại hai vùng eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Đài Loan sẵn sàng xem xét việc cho Mỹ tiếp cận đảo Ba Bình

Hai khu vực này đã được Đài Bắc đặt trong sự tương quan chặt chẽ với nhau gắn khi vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, tướng Nghiêm Đức Phát (Yen Teh Fa) xác định tại Nghị Viện Đài Loan rằng chính quyền Đài Bắc sẵn sàng xem xét việc cho phép Hải quân Hoa Kỳ tiếp cận đảo Ba Bình (tên tiếng Hoa là Thái Bình) nếu Washington yêu cầu.

Nhận xét này theo Stratfor không hề có nghĩa là Đài Loan đã đồng ý, mặc dù bộ trưởng Đài Loan nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có thể được quyền ghé Ba Bình trong các hoạt động nhân đạo hoặc vì an ninh khu vực nếu phù hợp với lợi ích của Đài Loan.

Đối với Stratfor, việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng đảo Ba Bình có khả năng làm thay đổi nguyên trạng trong khu vực vào thời điểm Hải quân Mỹ đang đẩy mạnh sự hiện diện tại vùng eo biển Đài Loan.

Ngay từ cuối năm ngoái, tàu hải quân Mỹ đã hai lần đi qua eo biển Đài Loan trong một nỗ lực được cho là nhằm áp đặt những cuộc tuần tra thường xuyên, thậm chí mở đường cho một hải đội tàu sân bay đi qua khu vực.

Các hoạt động khởi sự từ năm ngoái đã tiếp tục được đẩy mạnh trong ba tháng đầu năm nay. Ngày 25/02 vừa qua, hai chiếc tàu hải quân Mỹ, bao gồm khu trục hạm Stethem và tàu chở hàng và đạn dược Cesar Chavez đã đi qua eo biển Đài Loan, làm dấy lên những lời phản đối từ phía Trung Quốc.

Không đầy một tháng sau đó, ngày 24/03 vừa qua, lại có thêm hai chiến hạm Mỹ xẻ dọc eo biển Đài Loan. Trong chiến dịch tuần tra này, Hoa Kỳ đã có dấu hiệu gia tăng áp lực khi lần đầu tiên, tàu của lực lượng Tuần Duyên Mỹ được huy động vào chiến dịch tuần tra ở vùng biển nhạy cảm này.

Đây có thể được xem là một bước dấn thân mạnh mẽ hơn của Mỹ vào vùng biển quanh Trung Quốc, trước đây chỉ do Hạm Đội 7 phụ trách, sau này được thêm Hạm Đội 3 tiếp ứng, và bây giờ là Lực Lượng Tuần Duyên.

Giá trị chiến lược của Ba Bình

Theo nhận xét của Stratfor, đảo Ba Bình mà Đài Loan kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, có một giá trị chiến lược quan trọng.

acmong2

Đảo Ba Bình - Ảnh minh họa

Đảo nằm giữa Biển Đông này là một địa điểm lý tưởng để đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển, và để thiết lập một sự hiện diện trong khu vực đang tranh chấp.

Ba Bình còn sở hữu nguồn thủy sản dồi dào và là hòn đảo duy nhất ở khu vực Trường Sa có nguồn cung cấp nước ngọt trên đảo.

Nhờ vào vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên đó, Ba Bình có thể đẽ dàng đóng vai một căn cứ hậu cần quan trọng.

Việc tiếp cận Ba Bình sẽ hỗ trợ đáng kể cho hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông, qua đó khuyến khích các nước như Việt Nam hay Philippines mạnh dạn hơn trong việc chống lại các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh.

Theo Stratfor, một sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên Ba Bình hoặc trên đảo Đài Loan, sẽ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với Bắc Kinh, luôn luôn coi Đài Loan là một tỉnh ngỗ nghịch đòi ly khai, và coi quan hệ Washington - Đài Bắc là mối đe dọa đối với chủ quyền của Trung Quốc.

Phản ứng lo ngại của Trung Quốc

Bắc Kinh đã cực lực phản đối các động thái hậu thuẫn của Mỹ đối với Đài Loan, thâm chí từng đe dọa tấn công Đài Loan nếu để cho chiến hạm Mỹ ghé cảng.

Vào lúc này, Đài Loan và Trung Quốc là hai bên tranh chấp khác nhau ở Biển Đông. Hy vọng sâu xa của Bắc Kinh là trong tương lại, sau khi họ thống nhất được với Đài Bắc, Ba Bình cũng như một vài đảo đá khác trong tay chính quyền Đài Loan sẽ đương nhiên trở về dưới trướng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc rất lo ngại trước hai khả năng : Một là Đài Loan không đủ sức bảo vệ Ba Bình, để đảo này bị một đối thủ tranh chấp nào đó chiếm mất, và hai là Đài Loan bật đèn xanh cho các đối thủ của Trung Quốc như là Việt Nam hay là Mỹ sử dụng đảo Ba Bình.

Về phần mình, Đài Bắc trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực tang cường sức mạnh để kháng lại sức bành trướng của Bắc Kinh. Trong hai năm gần đây, áp lực của Trung Quốc trên Đài Loan không ngừng gia tang, thúc đẩy chính quyền Đài Bắc xem hợp tác với Hoa Kỳ là một phương án tốt bảo đảm quyền kiểm soát của Đài Loan trên đảo Ba Bình và kháng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Eo biển Đài Loan.

Một số học giả Đài Loan từng cho rằng chính quyền nên cho quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình, một động thái chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ làm cho tình hình căng thẳng leo thang.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 29/03/2019

Published in Diễn đàn

Thêm một dấu hiệu về quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan : Chính quyền Đài Bắc hôm qua 23/06/2018 xác nhận là đã tung chiến đấu cơ và chiến hạm ra để theo dõi hai chiếc tàu chiến Trung Quốc đã đi ngang qua eo biển Đài Loan để xuống Biển Đông.

dailoan1

Chiến đấu cơ F-5 của Đài Loan xuất phát từ căn cứ không quân Đài Đông (Taitung) ngày 30/01/2018. Ảnh minh họa Reuters/Tyrone Siu

Trong một thông báo, Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết là một khu trục hạm thuộc lớp 052C và một hộ tống hạm lớp 054A đã đi chuyển trên biển khơi sát vùng lãnh hải phía Đông Đài Loan, trước khi đi ngang qua eo biển Ba Sĩ ở phía Nam Đài Loan hướng xuống vùng Biển Đông vào hôm thứ Sáu 22/06.

Thông báo đã nêu bật phản ứng của phía Đài Loan : "Chúng tôi đã lập tức tung máy bay và tàu hải quân ra để giám sát hoạt động của các tàu chiến (Trung Quốc) theo đúng quy định của chúng tôi".

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, nhật báo tiếng Hoa Liên Hợp Báo tại Đài Loan hôm 22/06 đã tiết lộ rằng tàu khu trục Tế Nam (Jinan) và hộ tống hạm Hoàng Cương (Huanggang) của Trung Quốc đã đi vào eo biển Đài Loan từ tuần trước, bên trong vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, lưu lại gần hòn đảo hơn một tuần trước khi di chuyển về hướng Biển Đông hôm 22/06.

Việc Trung Quốc khiêu khích Đài Loan, kéo theo phản ứng kiên quyết của Đài Bắc diễn ra vài hôm trước lúc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis chuẩn bị ghé Trung Quốc trong một chuyến thăm đầu tiên kể từ ngày ông lên đứng đầu Lầu Năm Góc.

Theo giới quan sát, nhân chuyến công du dự trù vào tuần tới, chắc chắn ông Mattis sẽ đề cập với phía Trung Quốc về hai hồ sơ đang có bất đồng giữa hai nước : Đài Loan và Biển Đông.

Theo các nguồn tin báo chí trong thời gian gần đây, Mỹ đang cân nhắc khả năng cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan và gia tăng việc bán vũ khí cho Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường tập trận xung quanh hòn đảo này với sự tham gia của cả oanh tạc cơ chiến lược H-6K.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á