Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc thông báo biện pháp trừng phạt nhắm vào những người ủng hộ độc lập cho Đài Loan

Thùy Dương, RFI, 06/11/021

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc ngày 05/11/2021 thông báo sẽ xử lý hình sự những người muốn độc lập cho Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh thông báo công khai các biện pháp trừng phạt nhắm vào những người ủng hộ Đài Loan độc lập. Bắc Kinh luôn coi hòn đảo là một tỉnh của Trung Quốc.

dailoan1

Một phụ nữ vẫy cờ Đài Loan trong ngày Quốc Khánh Trung Hoa Dân Quốc ngày 10/10/2021.  AP - Chiang Ying-ying

Những người có tên trong "danh sách đen" của Trung Quốc cũng như các công ty của họ, hay những tổ chức tài trợ cho họ, sẽ không được phép hợp tác hoặc nhận tiền từ các cá nhân và tổ chức tại Hoa lục.

Theo AFP, điều này sẽ gây khó khăn cho các chiến dịch tranh cử tại Đài Loan, bởi các chính trị gia Đài Loan phụ thuộc phần nào vào sự đóng góp tài chính của các doanh nghiệp Đài Loan mà đa phần thu lợi nhuận từ giao thương với Trung Quốc đại lục, nơi có hàng chục ngàn dân Đài Loan sinh sống và làm việc. 

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde giải thích :

"Kiên quyết" là từ ngữ mà Văn phòng sự vụ Đài Loan ở Bắc Kinh sử dụng. Hồi năm 2020, chế độ Bắc Kinh đã đề cập đến việc thiết lập một danh sách đen "những phần tử Đài Loan ly khai cứng rắn".

Lần đầu tiên Bắc Kinh đưa ra những cái tên cụ thể, chẳng hạn thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang), chủ tịch Quốc hội  Du Tích Khôn (You Shi-kun) và ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu), người vừa trở về sau chuyến công du Châu Âu.

Những nhân vật nói trên và thân nhân của họ không còn được phép nhập cảnh vào Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc đại lục và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự suốt đời vì "ủng hộ độc lập" cho Đài Loan.

Sự thay đổi thái độ của Bắc Kinh diễn ra sau chính sách bị xem là "mơ hồ về chiến lược" của Washington đối với Đài Loan. Chính quyền Trung Quốc cũng đang tìm cách phá vỡ cuộc phản công ngoại giao của Đài Bắc. Trong những tuần qua, Đài Bắc ngày càng có nhiều sự ủng hộ, nhất là từ các nghị sĩ Châu Âu".

Ngay sau thông báo của Văn phòng sự vụ Đài Loan ở Bắc Kinh, Hội đồng sự vụ đại lục của Đài Loan khẳng định quy định mà Đảng cộng sản Trung Quốc đơn phương đưa ra không hề có bất cứ hiệu lực với nhân dân Đài Loan.

Thùy Dương

***********************

Nhóm thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đề xuất dự luật viện trợ quân sự 2 tỉ đô la hàng năm cho Đài Loan

Thùy Dương, RFI, 05/11/2021

Nhóm thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ ngày 04/11/2021 đề xuất dự luật viện trợ quân sự 2 tỉ đô la/năm cho Đài Loan, trong vòng 10 năm, đến năm 2032, để giúp Đài Bắc đối phó với Trung Quốc.

dailoan2

Binh sĩ Đài Loan chuẩn bị tham gia cuộc tập trận thường niên Hán Quang (Han Kuang), tại Đài Nam, Đài Loan, ngày 14/09/2021.  Reuters – Ann Wang

Dự luật nhấn mạnh : “Việc bảo vệ Đài Loan là rất quan trọng để duy trì sự tín nhiệm của Hoa Kỳ với tư cách là nước bảo vệ nền dân chủ và các giá trị và nguyên tắc thị trường tự do” mà người dân và chính phủ Đài Loan là hiện thân.Dự luật sẽ giúp các công ty Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan dễ dàng hơn, góp phần cải thiện trao đổi quân sự Mỹ - Đài, mở rộng giáo dục quân sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cho quân nhân Đài Loan, tạo cơ hội cho họ được đào tạo tại Hoa Kỳ.

Việc tài trợ sẽ đi kèm với các điều kiện, bao gồm cả việc Đài Loan phải cam kết chi tiêu tương ứng với số tiền Hoa Kỳ tài trợ. Washington đang thúc giục Đài Bắc cải cách quốc phòng, tập trung vào các khả năng để lực lượng quân sự Đài Loan cơ động hơn, khó bị tấn công hơn. Đài Bắc cũng phải bảo đảm duy trì một lực lượng dự bị động viên. Dự luật sẽ yêu cầu đánh giá thường niên về những nỗ lực của Đài Bắc trong chiến lược phòng thủ trước Trung Quốc.

Theo hãng tin Anh Reuters, với dự luật này, nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn gây thêm áp lực để tổng thống Mỹ Joe Biden có những hành động mạnh mẽ hơn và tăng cường quan hệ với Đài Loan. Hoa Kỳ hiện giờ là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo. Hiện chưa rõ đảng Dân chủ phản ứng ra sao về dự luật, nhưng Đài Loan là một trong những chủ đề hiếm hoi được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Thượng Viện bên cạnh những hồ sơ gây chia rẽ nặng nề.

Bắc Kinh lập danh sách để trừng phạt những người ủng hộ Đài Loan độc lập

Phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc hôm nay 05/11/2021 phát biểu Bắc Kinh sẽ khiến những ai ủng hộ nền độc lập của Đài Loan phải chịu trách nhiệm hình sự suốt đời. Quan chức này cho biết Trung Quốc đã lập danh sách những người “ngoan cố ủng hộ Đài Loan độc lập” và sẽ trừng phạt họ : không cho những người này vào Trung Hoa đại lục, đặc khu Hồng Kông và Ma Cao, cấm họ được hưởng tiền lợi nhuận từ Hoa lục.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Trung Quốc và 50 năm gia tăng ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc

Thanh Phương, RFI, 25/10/2021

Cách đây đúng 50 năm, ngày 25/10/1971, một nghị quyết do Albani đề nghị đã được thông qua, chính thức thâu nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên Hiệp Quốc, đồng nghĩa với việc Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan, bị loại ra khỏi tổ chức quốc tế này, sau khi đã là đại diện của Trung Quốc suốt từ năm 1950. Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong Liên Hiệp Quốc, kiểm soát ngày càng nhiều cơ quan chuyên trách của tổ chức quốc tế này. 

tqdl1

Phái đoàn Liên Hiệp Quốc nhân diễn đàn Một Vành Đai Một Con Đường ngày 26/04/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.  Andrea Verdelli/Pool via Reuters

Như tờ nhật báo kinh tế của Pháp Les Echos ấn bản ngày 25/10/2021 nhắc lại, từ năm 2003 và kể từ khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền, Trung Quốc, từ vai trò một quan sát viên khiêm tốn, đã đầu tư ngày càng nhiều phương tiện tài chính và nhân lực vào Liên Hiệp Quốc. Với tư cách một quốc gia đang trỗi dậy, Trung Quốc đã tự đặt mình vào vị trí người bảo vệ các nước nghèo, mạnh mẽ lên án chủ nghĩa thực dân và kiên quyết bảo vệ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Bắc Kinh ngày càng xem Liên Hiệp Quốc là một công cụ rất hữu hiệu để bày tỏ những mối quan ngại của họ, dập tắt những tiếng nói chỉ trích và quảng bá những quan điểm của Trung Quốc. 

Nền kinh tế càng phát triển, vị thế quốc tế của Trung Quốc càng lớn mạnh, và Bắc Kinh đã chứng tỏ tham vọng bên trong Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc hiện là nước đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho ngân sách hoạt động của Liên Hiệp Quốc, với 3,2 tỷ đôla cho năm 2021, kể từ nay chiếm 12% tổng đóng góp tài chính. Trung Quốc cũng hiện là nước đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho các chiến dịch duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Việc chính quyền Donald Trump trước đây gần như tẩy chay các định chế đa phương càng giúp cho Trung Quốc gia tăng kiểm soát các cơ quan Liên Hiệp Quốc phục vụ cho các lợi ích của Bắc Kinh. Trang mạng Foreign Policy vào năm 2019 đã kể lại làm cách nào mà Bắc Kinh áp đặt được ứng viên Trung Quốc vào chức tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã không ngần ngại xóa một món nợ cho Yaoundé để nước này rút lại ứng viên của Camroun. Bắc Kinh còn đe dọa ngăn chận xuất khẩu của các nước Achentina, Brazil và Uruguay để ba nước này bỏ phiếu ủng hộ ứng viên Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) lên lãnh đạo FAO.

Theo ghi nhận của Les Echos, trong tổng số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện đang đứng đầu đến 4 cơ quan (FAO, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Liên minh Viễn thông Quốc tế, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc) trong khi Pháp , Anh và Hoa Kỳ mỗi nước chỉ lãnh đạo một cơ quan (UNESCO, Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Thế giới). Bắc Kinh cũng đã cài được đến 7 phó giám đốc, một con số kỷ lục, vào nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc.

Cũng theo nhận định của Les Echos, ảnh hưởng của Trung Quốc trong Liên Hiệp Quốc còn được nhận thấy rõ qua việc nước này đã ngăn chận được Đài Loan tham gia các hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới và qua việc tổ chức này đã tỏ ra rất khoan dung với Bắc Kinh khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lây lan từ Trung Quốc ra khắp thế giới. 

Bên trong Hội đồng Bảo an, mà Trung Quốc là một trong những thành viên thường trực, Bắc Kinh không còn kín đáo như trước nữa, mà sử dụng ngày càng nhiều quyền phủ quyết để ngăn chận mọi nghị quyết hay tuyên bố bất lợi. Trung Quốc cũng đã thắt chặt quan hệ với một thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an là Nga, bởi vì hai nước có cùng quan điểm là không chấp nhận mọi can thiệp từ bên ngoài và chống lại các biện pháp trừng phạt của quốc tế.

Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc khi khai thác tối đa vai trò của nước này trong Liên Hiệp Quốc có lẽ là nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới, cũng mang tính đa phương, nhưng là đa phương theo sự áp đặt của Bắc Kinh, đối lại với trật tự thế giới của phương Tây. 

Thanh Phương

********************

Kỷ niệm 50 năm thay Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình thế giới

Thanh Phương, RFI, 25/10/2021

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 50 ngày Trung Quốc giành được chiếc ghế ở Liên Hiệp Quốc từ tay Đài Loan, hôm 25/10/2021, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Bắc Kinh sẽ luôn "duy trì hòa bình thế giới và trật tự quốc tế", trong bối cảnh Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang rất quan ngại về những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên toàn cầu. 

tqdl2

50 năm Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết tiếp tục "duy trì hòa bình thế giới".  © AFP

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại một hội nghị tại Bắc Kinh đánh dấu 50 năm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc, thay thế Đài Loan. Hội nghị có sự tham dự của các nhà ngoại giao và đại diện các tổ chức quốc tế tại Trung Quốc, cũng như có sự tham dự trực tuyến của của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. 

Theo hãng tin Reuters, trích dẫn Tân Hoa Xã, trong bài phát biểu hôm nay, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ luôn là "một người xây dựng hòa bình thế giới" và "một người bảo vệ trật tự và luật lệ quốc tế".

Rõ ràng là ám chỉ Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Quốc tuyên bố các luật lệ và trật tự quốc tế "không thể do một cường quốc duy nhất hay một khối nào áp đặt".

Lãnh đạo họ Tập còn khẳng định Bắc Kinh "kiên quyết chống lại mọi hình thức bá quyền và chính sách dựa trên vũ lực, chống lại chủ nghĩa đơn phương và chính sách bảo hộ mậu dịch". Chủ tịch Trung Quốc còn kêu gọi đẩy mạnh hợp tác toàn cầu trên những vấn đề như các xung đột khu vực, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng và an ninh sinh học.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố như trên vào lúc Đài Loan báo động căng thẳng quân sự với Trung Quốc trong tháng này đang lên đến mức cao nhất từ hơn 40 năm qua, gây càng nhiều lo ngại là Bắc Kinh có thể sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo mà Trung Quốc luôn cho là một bộ phận không thể tách rời.

Trung Quốc cũng ngày càng có những hành động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền trong các tranh chấp biển đảo với một số nước Đông Nam Á trên Biển Đông, với Nhật Bản trên biển Hoa Đông và tranh chấp biên giới trên bộ với Ấn Độ.

Vào trước ngày kỷ niệm 50 năm Trung Quốc thay thế Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc, theo bộ Ngoại Giao Mỹ, các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ và Đài Loan hôm thứ Sáu 22/10/2021 đã có một cuộc họp trực tuyến để thảo luận về những cách thức có thể giúp Đài Loan tham gia "đáng kể" vào các công việc của Liên Hiệp Quốc.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Trung Quốc, kẻ thù hữu ích cho Đài Loan

Thanh Hà, RFI, 14/10/2021

Nhờ Trung Quốc, Đài Loan trở thành tâm điểm của thế giới. Hai nhà nghiên cứu Marc Julienne và John Seaman của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp - IFRI cùng nhận định, Đài Loan là một bậc thầy trong việc "khai thác mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc để thoát khỏi thế cô lập trên trường quốc tế".

dailoan1

Ảnh minh họa Reuters - DADO RUVIC

Đối với công luận trong nước, điểm tín nhiệm của tổng thống Thái Anh Văn thực sự vững vàng. Kinh tế Đài Loan tăng trưởng tốt bất chấp đại dịch Covid-19 và những đòn trừng phạt của Bắc Kinh. Đài Bắc đã chứng minh là một mắt xích không thể thiếu trong tầm nhìn về một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Cuối cùng về công nghệ, Trung Quốc gián tiếp giúp cho các tập đoàn Đài Loan được cả từ Mỹ đến Châu Âu, Nhật Bản ve vãn hơn bao giờ hết.

Trong bài tham luận mang tựa đề "Bắc Kinh : Kẻ thù tệ nhất và tốt nhất của Đài Loan" đăng trên tạp chí Politique Etrangère (số 2021/2), Marc Julienne và John Seaman nhắc lại : khi mới lên cầm quyền năm 2013 ông Tập Cận Bình đã ngỡ rằng sẽ dễ dàng thuyết phục Đài Loan "trở về với đất mẹ". Nhưng rồi cử tri Đài Loan đã bầu lãnh đạo đảng Dân Tiến vào chiếc ghế tổng thống năm 2016.

Trở thành vị nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan, bà Thái Anh Văn đoạn tuyệt với chính sách của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu bên Quốc Dân Đảng, thân Bắc Kinh. Điều khó chấp nhận hơn nữa trong mắt ông Tập Cận Bình là bà Thái Anh Văn đã tái đắc cử vẻ vang hồi năm 2020 đúng vào lúc mà Vũ Hán trở thành tâm dịch, Bắc Kinh bị chỉ trích bưng bít thông tin, thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới về mức độ nguy hiểm của virus corona chủng mới.

Uy hiếp tinh thần, làm sói mòn sức lực của đối phương 

Hai đồng tác giả bài viết trên tạp chí Politique Etrangère nêu ra hàng loạt những thành công của Đài Loan từ 2016 khiến Hoa Lục càng tức giận và điều đó giải thích phần nào cho thái độ càng lúc càng "hung hăng" của Bắc Kinh đối với Đài Bắc.

Vào lúc hình ảnh của Trung Quốc xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế về nhiều mặt, từ y tế cho đến việc nuốt lời hứa về một mô hình "một quốc gia hai chế độ" dành cho Hồng Kông, hay trước những tiết lộ cưỡng bức lao động tại tỉnh Tân Cương và nhất là Trung Quốc đang trực diện đối đầu với Mỹ về mọi mặt, thì Đài Loan được xem như là mô hình mẫu mực trong việc giải quyết khủng hoảng Covid. Chính quyền Đài Loan chứng minh rằng một chế độ dân chủ cũng có thể dập được dịch. Virus corona chủng mới không làm xáo trộn kinh tế Đài Loan. Thế rồi Đài Bắc mở rộng cửa đón các nhà đấu tranh nhân quyền Hồng Kông.

Ngần ấy cũng đủ để Trung Quốc gia tăng áp lực với Đài Loan về mặt quân sự với những đợt tập trận của Hải Quân càng lúc càng cận kề với các vùng biển của Đài Loan, với các chiến dịch dồn dập đưa chiến đấu cơ vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Tuy nhiên tính toán của Trung Quốc muốn vừa uy hiếp tinh thần 23 triệu dân Đài Loan, vừa khiến đối phương mòn sức vì phải chống đỡ, tạm thời thất bại. 

Những lá chủ bài của Đài Loan

Hai đồng tác giả bài tham luận "Bắc Kinh : kẻ thù tệ nhất và tốt nhất của Đài Loan" giải thích, về đối nội, bà Thái Anh Văn được công luận Đài Loan ủng hộ hơn bao giờ hết. Về mặt kinh tế, đành là Đài Loan bị cấm xuất khẩu quả na, quả dứa sang Hoa Lục nhưng hòn đảo tí hon này lại có những lá chủ bài khác trong tay mà ông khổng lồ Bắc Kinh không có được : đó là những con bọ "chip" điện tử, là linh kiện bán dẫn mà ngay cả các tập đoàn Trung Quốc cũng xem là "cột xương sống" để phát triển. 

Chip điện tử và linh kiện bán dẫn là hai chìa khóa giúp Đài Loan "tự đặt mình vào trung tâm bàn cờ công nghệ cao", và là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi sản xuất toàn cầu mà qua đó Đài Loan là một chìa khóa trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung về công nghệ cao, về kinh tế và chiến lược. Chỉ nội với việc một tập đoàn TSMC của Đài Loan, dẫn đầu trong ngành công nghệ nano, những ông khổng lồ Trung Quốc như Hoa Vi hay HiSilicon hay Hik Vision cũng có thể bị điêu đứng, nếu không được TSMC cung cấp bọ nano kịp thời. 

Mỹ thở phào nhẹ nhõm khi thuyết phục được TSMC mở nhà máy ở bang Arizona. Liên Âu đang ráo riết đàm phán để cũng trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt nhà sản xuất bọ điện tử này. Chỉ nội với lá chủ bài công nghệ cao cũng đủ sức thuyết phục các siêu cường phương Tây không nên bỏ rơi Đài Loan trước những nanh vuốt của Bắc Kinh.

Về địa chính trị, từ trước đại dịch, Đài Loan luôn chứng minh là một quốc gia "chia sẻ tầm nhìn và những giá trị" với các nền dân chủ tự do, là một điểm tựa hữu ích trong chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Mỹ. Điểm trớ trêu nhất đối với Bắc Kinh có lẽ là từ 2016, chưa bao giờ Hoa Kỳ giờ tỏ thái độ ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ như hiện nay. Marc Julienne và John Seaman đặt câu hỏi : không hiểu Donald Trump có ý thức được về tầm mức quan trọng cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan trước khi chính thức bước vào Nhà Trắng hay không ? Có một điều chắc chắn là dưới chính quyền Trump, Mỹ đã tăng tốc các dự án cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Người kế nhiệm ông là Joe Biden đang tiếp tục đi theo con đường đó.

Không phủ nhận tình hình eo biển Đài Loan đang tựa như một thùng thuốc súng, nhưng hai đồng tác giả của bài tham luận trên tạp chí Politique Etrangère ghi nhận là : Trung Quốc mà càng hung hãn, càng hiện nguyên hình là một chế độ độc đoán thì lại càng khiến mô hình dân chủ Đài Loan trở nên "hấp dẫn hơn". Bắc Kinh càng muốn cô lập Đài Bắc thì lại càng có nhiều phái đoàn các quan chức quốc tế đến thăm hòn đảo với 23 triệu dân này, gần đây nhất là phái đoàn của các thượng nghị sĩ Pháp, hay chuyến viếng thăm Đài Loan của cựu thủ tướng Úc, Tony Abbot. 

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 14/10/2021

*********************

Căng thằng Trung Quốc – Đài Loan : Đài bắc cảnh báo mạnh mẽ đáp trả

Thanh Hà, RFI, 14/10/2021

Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chinh (Chiu Kuo Cheng) ngày 14/10/2021 cảnh báo sẽ có những biện pháp trả đũa mạnh mẽ nếu chiến đấu cơ Trung Quốc bay quá sâu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Bắc Kinh giải thích các phi vụ của bên Không Quân "chỉ nhằm" bảo vệ hòa bình và ổn định. 

dailoan2

Một chiếc F-16 của không quân Đài Loan bám theo một chiếc máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc bay qua kênh Bashi ở phía nam Đài Loan và eo biển Miyako gần Nhật Bản, ngày 25/05/2018.  AFP - Handout

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan đang ở mức cao nhất từ hơn 40 năm qua. Tuần trước bộ trưởng quốc phòng Đài Loan đã nêu lên khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quy mô toàn diện vào năm 2025 sau đợt hơn 150 chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan từ 01 đến 04/10/2021.

Theo một báo cáo trình lên Quốc Hội, bộ quốc phòng Đài Loan ghi nhận không một sự cố nào đã xảy ra và chiến đấu cơ của Trung Quốc không thâm nhập không phận Đài Loan, nhưng đã tập trung hoạt động tại phía tây nam hòn đảo này. Lãnh đạo bộ quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh "tuyệt đối không phát động chiến tranh hay gây hấn", nhưng "sẽ có những biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu như đối phương tiến vào quá gần" và Đài Loan sẽ tự vệ ở mức "tối đa" trong trường hợp bị tấn công.

Trước đó vài giờ, phát ngôn viên văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, Mã Hiểu Quang (Ma Xiao Guang) giải thích : các hoạt động quân sự của Bắc Kinh gần Đài Loan là những hành động chính đáng nhằm "bảo vệ hòa bình và ổn định" và sự cấu kết của chính quyền Đài Bắc với các lực lượng nước ngoài là nguyên nhân dẫn tới căng thẳng.

Thanh Hà

********************

Giới hạn của cuộc đối đầu Trung-Mỹ trên hồ sơ Đài Loan

Anh Vũ, RFI, 13/10/2021

Những căng thẳng gia tăng xung quanh số phận của Đài Loan đang đặt Trung Quốc và Hoa Kỳ trước sự lựa chọn khá tế nhị : Duy trì áp lực với nhau đến mức nào để không dẫn đến xung đột giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu của thế giới ?

dailoan3

Cờ Mỹ và Trung Quốc. © Reuters/Tingshu Wang

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt thời gian qua đối đầu căng thẳng với nhau trong đủ các hồ sơ, trong số đó có vấn đề Đài Loan khiến nhiều người lo ngại có thể dẫn tới xung đột quân sự lớn.

Vẫn coi đảo Đài Loan như một tỉnh ly khai, Trung Quốc thường xuyên đe dọa sử dụng vũ lực mỗi khi Đài Bắc có dấu hiệu, chưa cần phải có tuyên bố độc lập. Đợt xâm nhập ồ ạt của không quân Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan những ngày đầu tháng 10 vừa qua là một ví dụ mới nhất. 

Bà Oriana Skylar Mastro, nhà nghiên cứu thuộc cơ quan tư vấn Mỹ American Enterprise Institute giải thích với AFP hành động của Bắc Kinh "là để nói với Đài Loan rằng không ai có thể đến cứu được họ" và Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ quyết tâm thống nhất Đài Loan, cho dù hòn đảo đã có chính phủ riêng từ năm 1949, chỉ 10 ngày sau khi chế độ cộng sản tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tuy nhiên giới quan sát nhận thấy những hành động thị uy sức mạnh của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan vẫn chỉ mang ý nghĩa cảnh cáo, chưa phải đã là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Đồng thời đó cũng là hành động thử nắn gân xem những nước đồng minh của Đài Loan phản ứng ra sao.

Bởi vì gần đây, mặt trận chống Trung Quốc với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ đang trở nên sôi động hơn và Đài Loan cũng trở thành một mảnh ghép trong bức tranh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Ngoài Washington, các đồng minh của Hoa Kỳ cũng liên tiếp tỏ lập trường ủng hộ Đài Loan, khiến cho Bắc Kinh không khỏi tức tối khó chịu.

Dù không ít lần các quan chức của Bắc Kinh tuyên bố rằng vấn đề Đài Loan là của người Trung Quốc, Bắc Kinh không có gì để thương lượng … Nhưng, theo AFP, trong cuộc đối thoại mới đây tại Thụy Sĩ tuần qua giữa ông Jake Sullivan cố vấn an ninh của tổng thống Joe Biden và lãnh đạo ngoại giao cao cấp của Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, hai bên đã bàn đến vấn đề Đài Loan. Điều này cho thấy cả hai bên đều không muốn đầy vấn đề Đài Loan đi ngoài tầm kiểm soát.

Trả lời câu hỏi của BBC rằng liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng can thiệp quân sự để bảo vệ đảo Đài Loan hay không, cố vấn An Ninh Mỹ trả lời : "Chúng tôi sẽ hành động ngay bây giờ để cố gắng làm sao điều đó không bao giờ là cần thiết". 

Mỹ có thể tiếp tục bán vũ khí hay huấn luyện cho quân đội Đài Loan như thông tin được một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với AFP gần đây, nhưng thừa nhận một quy chế ngoại giao nào đó với Đài Loan là điều khó có thể xảy ra.

Khi những căng thẳng trong eo biển Đài Loan bị đẩy lên cao độ, hôm 06/10, hãng tin Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay ông đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Đài Loan và hai bên đồng ý tuân thủ "thỏa thuận Đài Loan" năm 1979.

Đó là cam kết đã được luật hóa ở Mỹ, theo đó cho phép duy trì các mối quan hệ văn hóa, thương mại và những mối quan hệ không chính thức khác giữa Mỹ và Đài Loan, sau khi Mỹ chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh. Đạo luật liên quan đó cho phép Mỹ cung cấp vũ khí mang tính phòng thủ cho Đài Loan, nhưng không nói rõ Mỹ sẽ chiến đấu để bảo vệ hoàn đảo.

Trong một sự kiện mới đây ở Bắc Kinh, chủ tịch trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tuyên bố Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu "thống nhất" Đài Loan nhưng trong "hòa bình". Thông điệp được giới quan sát đánh giá là có chừng mực và thực tế, khác với những tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực quân sự của ông trước đây không lâu.

Giới quan sát có thể dễ dàng nhận thấy trong hồ sơ Đài Loan, Mỹ, Trung không giống nhau về mục tiêu nhưng có điểm chung về hành động theo kiểu "mềm nắn, rắn buông". Bởi cả hai đều đang cố tìm một sự cân bằng để không đẩy sự việc đi quá xa.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 13/10/2021

**********************

Đài Loan : Đim nóng chiến tranh leo thang

Phạm Phú Khải, VOA, 12/10/2021

Đài Loan trước nay luôn là đim nóng đa chính tr ca vùng Á Châu Thái Bình Dương. Gi đây Đài Loan là trung tâm ca đim nóng đó khi căng thng gia Hoa K và Trung Quc ngày mt gia tăng.

dailoan4

S thành công ca Đài Loan không t nhiên mà có, mà do chính s chăm ch và lòng qu cm ca 23.5 triu dân ti đây.

Ch ni trong tun đu tháng 10, Bc Kinh đã gi tng cngkhong 150 máy bay chiến đu  bay trên không phn, hay gn không phn, ca hòn đo này. Năm nay Bc Kinh mun dùng ngày quc khánh ca Trung Quc, 1 tháng 10, đ va th uy chính quyn Đài Loan, cũng t chc ngày quc khánh 9 ngày sau, tc 10 tháng 10, va mun cho Hoa K biết s bt mãn ca mình đi vi vic Hoa K ngày càng tách ri chính sách công nhn "mt Trung Quc" đ công khai ng h Đài Loan. Trước đó vài hôm,thông cáo ca B ngoại giao Hoa K vào ngày 3 tháng 10 kêu gi Bc Kinh ngng áp lc và cưỡng ép quân s, ngoi giao và kinh tế lên Đài Loan. Hoa K còn khng đnh s tiếp tc h tr Đài Loan duy trì kh năng t v đy đ, và rng s cam kết này đi vi Đài Loan là không h lay chuyn. Điu này đã làm cho Bc Kinh gin d. Nhưng Bc Kinh phn n hơn khi biết tin rng Hoa K đã tnggi lc lượng đc bit đến hun luyn quân đi Đài Loan, mc du Ngũ Giác Đài chưa xác nhn ngun tin này.

Sut 72 năm qua, Bc Kinh vn không t b ch quyn ca mình lên hòn đo này k t khi Trung Hoa Quc Dân Đng do Tưởng Gii Thch cm đu đã b lc đa đ đến đây năm 1949. Bc Kinh nhiu lnđe da s dùng vũ lc đ chiếm hòn đo này nếu các chính quyn dân c ti Đài Loan tuyên b đc lp. Tp Cn Bình khng đnh mun đt đượcs thng nht bng hòa bình, không phi chiến tranh, nhưng sn sàng làm mi th đ đt được mc tiêu này. Mi đây Tptuyên b rng s thng nht trước sau gì cũng phi xy ra, bi vì vn đ này không th c chuyn giao t thế h này sang thế h khác mãi được. Điu này cũng có nghĩa là Tp mun thy nó din ra trong thi ca ông !

Có Tp Cn Bình ti Bc Kinh thì cũng có Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) ti Đài Bc. Tng thng Thái trước nay vn kiên đnh lp lilp trường nhiu ln rng Đài Loan đã là mt quc gia đc lp, cho nên mi s tuyên b (đc lp quc gia) như thế đu không cn thiết. Tp và Bc Kinh thù ghét lp trường cng rn này ca bà Thái và không mun đi thoi vi bà Thái, tuy bà cho biết sn sàng đi thoi mt cách bình đng, tc vi tư cách đi din ca mt quc gia có ch quyn.

Lp trường dt khoát này đã được th hin ln na vào ngày quc khánh ca Đài Loan 10 tháng 10 va qua. Tng thng Thái Anh Văn khng đnh rng, chính quyn Đài Loan, dưới s lãnh đo ca bà, s không nhượng b trước áp lc thng nht t Bc Kinh. Tuybà Thái không mun nhìn thy s căng thng leo thang như tun qua tiếp din, nhưng cam kết s không hành đng mt cách hp tp, và rng "tuyt đi không nên o tưởng rng nhân dân Đài Loan s cúi đu trước áp lc".

Trong bài phát biu nhân ngày quc khánh Đài Loan 10 tháng 10, Tng thng Thái Anh Văn khng đnhlp trường nht quán ca mình :

"Đài Loan s tiếp tc cng c nn quc phòng ca chúng tôi và th hin quyết tâm t v đ đm bo rng không ai có th buc Đài Loan đi theo con đường mà Trung Quc đã vch ra cho chúng tôi. Đó là bi vì con đường mà Trung Quc đã vch ra không mang li mt li sng t do và dân ch cho Đài Loan, cũng như ch quyn cho 23 triu người dân ca chúng tôi".

Tng thng Thái Anh Văn đã viết mt bài quan đim đáng chú ý tr trên tp chí Foreign Affairs vào đu tháng 10 (cho s tháng 11/12 này) vi ta "Đài Loan và cuc chiến cho cân ch" (Taiwan and the Fight for Democracy).

Trong bài lun văn này, bà Thái xác đnh s thành công ca Đài Loan là mt minh chng rng nhng người/quc gia hành x dân ch (được th hin bng cung cách qun tr tt và s minh bch), nếu quyết tâm, thì s đt được. S thành công đó không t nhiên mà có, mà do chính s chăm ch và lòng qu cm ca 23.5 triu dân ti đây. Bà Thái ghi nhn Đài Loan là ngưỡng ca ca nhiu s đi nghch : ý thc h chính tr, đc bit gia t do và cng sn ; gia Tây và Đông, mà trong đó Đài Loan va tiếp thu tích cc các giá tr dân ch và văn minh phương Tây, đng thi chu nh hưởng bi văn minh Trung Hoa và được đnh hình bi truyn thng Á Châu.

Trong nhng năm qua, như có trình bày trongbài trước, mc tiêu ca Đng cộng sản Trung Quc là truyn bá ch nghĩa chuyên chế, m rng hot đng thông tin, cng c nh hưởng kinh tế và can thip vào các h thng chính tr nước ngoài. Bc Kinh mun làm mt đi các thiết chế và chun mc dân ch trong và gia các quc gia. Nói cách khác, Bc Kinh munxut khu ch nghĩa cường quyn, vì cho rng nó mang tính ưu vit hơn : phát trin nhanh hơn, k c xóa đói gim nghèo ; chăm lo cho đi sng người dân hơn, k c nhân quyn ; và nó là mt mô hình chính tr và kinh tế vượt tri hơn. Mc tiêu ca Bc Kinh không phi là đ giúp cho các nước khác thành công như mình, mà ch yếu là khi các nước khác kính n mình, hay ít nht là chp nhn mô hình này, dù có đi theo mô hình đó hay không cũng không quá quan trng. Chp nhn thì s không, hay bt phê phán, nhng vi phm nhân quyn trm trng, hay nhng mưu toan chiến lược cũng như các tính cách chuyên chế ca h.

Trong khi đó, Đài Loan là hin thân ca s thành công ca mt nn dân ch linh đng, trách nhim và có th đóng góp rt nhiu cho s thnh vượng chung ca nhân loi. Đài Loan không ch tn ti trước áp lc liên tc t Bc Kinh, mà còn là bng chng ca s thành công và thnh vượng. Như thế, như bà Thái Anh Văn trình bày, Đài Loan không ch là s cn tr cho tham vng bá quyn ca Trung Quc trong vùng và thế gii, mà còn là s ma mai đi vi nhng tuyên b giáo điu t Bc Kinh.

Đng trước áp lc và căng thng ngày càng gia tăng v chính tr và quân s này, hơn bao gi hết, Tng thng Thái hiu rõ tính cách vô cùng tế nh và phc tp ca tình hung này. Bà Tháikhng đnh rng tình hình ca Đài Loan "phc tp và linh hot hơn bt k thi đim nào khác trong 72 năm qua", và s hin din quân s thường xuyên ca Trung Quc trong vùng nhn dng phòng không ca Đài Loan đã nh hưởng nghiêm trng đến an ninh quc gia và an toàn hàng không.

Chc chn ước mơ ca Tp Cn Bình là mun thy Đài Loan sát nhp vi Trung Hoa đi lc trong lúc ông còn ti nhim. Khi nào Trung Quc sn sàng tiến hành mc tiêu này, k c tiến hành mt cuc xâm lăng, thì chưa rõ. Theo B trưởng Quc phòng Đài Loan, Chiu Kuo-cheng, thì Trung Quc có thsn sàng tn công vào năm 2025. Hoa Kỳ, dưới s lãnh đo ca Tng thng Joe Biden hay mt tng thng Mỹ nào khác vào lúc đó, có bo v Đài Loan bng mt cuc chiến toàn din, mà hy sinh và mt mát s rt là khng khiếp, thì cũng chưa ai rõ.

Trong lúc này, mt li nói, hay mt hành đng, không kim chế, có th là cái ngòi châm vào kho đn. Thêm vào đó, như mt s nhà bình lunphân tích, mt Trung Quc đang trên đà đi xung v kinh tế/phát trin (n nng quc gia rt cao, năng lượng thiếu ht, năng xut gia gim, và nhân công ngày càng già đi) li là nguy cơ đưa đến chiến tranh hơn là mt Trung Quc vn tiếp tc trên đà phát trin. Vì s tham vng, cung vng và tuyt vng gp chung. Tham vng và cung vng t bá quyn ca ông Tp và Bc Kinh, khi thy gic mơ ca mình không thành, thì có kh năng chơi liu đánh ván c cui cùng. Trong khi đó, lp trường cng rn ca bà Thái và Đài Bc là không lay chuyn. Thêm vào đó, s leo thang ca liên minh an ninh AUKUS, QUAD v.v đ khng đnh Trung Quc không th cưỡng chế hay hiếp đáp các quc gia khác. Tt c tr thành nguy cơ làm cho Thế Chiến III là điu khó tránh khi trong thi gian ti. Ln này, Trung Quc có Iran và Nga làm đng minh hay không thì chưa rõ.

Hin nay, chưa có gì đm bo chc chn rng Hoa K, AUKUS, hay QUAD, s hoàn toàn đng v phía Đài Loan nếu nước này b xâm chiếm. Không có nước nào mun chiến đu hy sinh c triu hay hàng chc triu người đ đánh nhau vimt quân đi rt mnh ca mt nước đông dân nht thế gii vi nhiu vũ khí ti tân hàng đu hin nay. Tuy nhiên, nếu các nn dân ch chn đng ngoài thì hu qu s vô cùng khc lit. Như bà Thái bin lun trong bài trên Foreign Affairs : "H nên nh rng nếu Đài Loan sp đ, hu qu s là thm khc đi vi hòa bình khu vc và h thng liên minh dân ch. Điu đó s báo hiu rng trong cuc cnh tranh toàn cu v các giá tr ngày nay, ch nghĩa chuyên chế chiếm ưu thế hơn so vi nn dân ch".

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 12/10/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc và Đài Loan chưa bao giờ xa nhau đến vậy

Bài xã luận của Le Monde nói về giải Nobel, cỗ máy đánh thức tự do báo chí. Về Trung Quốc, Le Monde nhận định "Mọi ánh nhìn đều hướng về Trung Quốc nhân khai mạc hội nghị về đa dạng sinh học". Chuyên mục Thời luận - kinh tế cũng được dành cho Trung Quốc : "Trung Quốc sẽ chậm lại". Nhưng đáng chú ý hơn là bài viết của thông tín viên Frédéric Lemaitre tại Bắc Kinh : "Chưa bao giờ Trung Quốc và Đài Loan xa nhau đến vậy".

dailoan1

Một máy bay trực thăng CH-47 Chinook mang cờ Đài Loan bay trên bầu trời Đài Bắc trong lễ Quốc Khánh 10/10/2021.  Sam Yeh AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân hôm thứ Bảy, nhân kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi, nhắc lại rằng việc "thống nhất" Trung Quốc và Đài Loan "phải đạt được và sẽ đạt được". Theo ông, những người ly khai là trở ngại chính cho việc đưa Đài Loan thống nhất với mẫu quốc và là một mối nguy nghiêm trọng cho "công cuộc đổi mới đất nước".

Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Đài Loan, với tư cách là một thực thể chính trị, là "kết quả của sự yếu kém và hỗn loạn của đất nước Trung Quốc và chắc chắn sẽ được giải quyết khi công cuộc đổi mới đất nước trở thành hiện thực (…) Những ai quên tổ tiên, phản bội Tổ quốc, chia rẽ đất nước đều bị lên án. Họ sẽ vĩnh viễn bị nhân dân gạt bỏ và bị lịch sử phán xét".

Thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh cho biết phần này trong bài phát biểu đã được giới truyền thông Trung Quốc săn đón. Tuy nhiên, trước đó, nhân vật số 1 Trung Quốc đã cẩn thận nói rằng việc thống nhất "bằng các biện pháp hòa bình" sẽ có lợi cho toàn thể đất nước, kể cả cho "các đồng bào ở Đài Loan". Từ "hòa bình" được ông Tập nhắc lại tới 3 lần như để thể hiện chủ ý muốn làm giảm căng thẳng sau khi quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan tới hơn 150 lần từ hôm Quốc Khánh Trung Quốc 01/10.

Ngày 10/10, Quốc Khánh Đài Loan, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đáp lại rõ ràng : "Đài Loan phải chống lại sự sáp nhập hoặc xâm phạm chủ quyền của mình (…) Tương lai Đài Loan phải được quyết định theo ý nguyện của người dân Đài Loan".

Tái khẳng định mong muốn duy trì nguyên trạng - tổng thống Thái Ăn Văn cũng như các người tiền nhiệm đều không chính thức tuyên bố độc lập cho hòn đảo. Bà khẳng định Đài Loan đang ở trên "tuyến đầu", "bảo vệ nền dân chủ", "đối phó với sự bành trướng của chủ nghĩa độc tài". Tổng thống Thái Anh Văn cũng vui mừng vì Đài Loan đã đạt được tầm quan trọng trên trường quốc tế và không còn là chủ đề bị gạt ra bên lề, cho dù là ở Washington, Tokyo, Canberra hay Liên Âu và bà nhận định Đài Bắc càng gặt hái được nhiều thành tựu thì sức ép từ Trung Quốc lại càng lớn.

Trên thực tế, Le Monde nhắc lại cho đến năm 2020, giữ nguyên trạng Đài Loan là có lợi cho Bắc Kinh. Nhờ trọng lượng kinh tế và ngoại giao, Bắc Kinh dần dần tiến tới gạt Đài Loan ra khỏi sân khấu quốc tế. Nhưng chính sách của chính quyền Mỹ thời Donald Trump và cách Đài Loan xử ký khủng hoảng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi "cuộc chơi".

Hoa Kỳ chỉ công nhận một nước Trung Hoa, không cam kết bảo vệ Đài Loan mà chỉ cung cấp cho Đài Bắc phương tiện phòng vệ, nhưng Bắc Kinh coi là Washington không "giữ lời", "thay đổi chính sách", chẳng hạn về việc Mỹ có thể cho Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Washington đổi tên thành Văn phòng Đại diện Đài Loan.

Bà Shelley Rigger, giáo sư tại Davidson College, Đại học Bắc Carolina, không tin vào khả năng Trung Quốc can thiệp vào Đài Loan, vì Bắc Kinh sẽ có nhiều rủi ro về quân sự và phải trả giá đắt về ngoại giao.

Dân Đài không lo lắng, nhưng chính quyền Đài Bắc lo ngại

Điều đáng ngạc nhiên đối với thông tín viên Le Monde là công luận Đài Loan cũng ngả theo hướng này. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân không mấy lo ngại về khả năng bị Trung Quốc tấn công. Bà Rigger phân tích là người dân Đài Loan không tự coi họ là ly khai, không có cảm giác là họ đe dọa công cuộc đổi mới của Trung Quốc và đối với họ Trung Quốc "sẽ mất nhiều hơn được" nếu xảy ra xung đột với Đài Loan.

Trái lại, giới lãnh đạo Đài Loan lại lo ngại hơn. Cả nội dung phát biểu cũng như giọng điệu của tổng thống Thái Anh Văn đều cho thấy điều đó. Quả thực, theo Le Monde, "đường lối cứng rắn" dường như đang dần chiếm thế thượng phong tại Bắc Kinh. Cách nay 2 năm, Victor Gao, từng là thông dịch viên tiếng Anh của cựu chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và hiện là phó chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, giải thích là Trung Quốc khó có khả năng tấn công Đài Loan, bởi vì "người Trung Quốc ở cả hai phía".

Nhưng nay, phát biểu của ông Victor Gao đã thay đổi hoàn toàn. Đối với nhân vật này, "10% trong tổng số 23 triệu dân Đài Loan là hậu duệ của người Nhật" (từng xâm chiếm hòn đảo đến năm 1945) và chính nhóm người này là "những kẻ ly khai" và khi Bắc Kinh "lấy lại hòn đảo", họ sẽ hỏi nguồn gốc người dân và "những ai là hậu duệ của người Nhật phải cam kết bằng văn bản là ủng hộ việc thống nhất", nếu không họ sẽ phải rời Đài Loan.

Phó chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa cũng không tin là Mỹ sẽ can thiệp quân sự để bảo vệ Đài Loan, bởi "Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc hạt nhân. Giữa hai quốc gia này, hòa bình là điều không thể tránh được". Thế nhưng, theo một cuộc thăm dò Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu công bố hồi tháng 08/2021, kể năm 1982, khi khảo sát bắt đầu được thực hiện, lần đầu tiên đa số người Mỹ (52%) ủng hộ việc Washington điều quân đến bảo vệ Đài Loan khỏi Trung Quốc.

Đe dọa đài Loan : Chắc chắn Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn thế

Nhìn sang Libération, tờ báo thiên tả đăng bài thông tín viên Adrien Simorre phỏng vấn tại Đài Bắc cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Alain Richard, chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Đài, khi ông dẫn đầu phái đoàn thượng nghị sĩ sang thăm Đài Loan và chuyế thăm bị chính quyền Bắc Kinh chỉ trích nặng nề.

Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp nhận định chắc chắn là Trung Quốc sẽ tiến xa hơn nữa trong việc đe dọa Đài Loan. Tiềm lực quân sự của Bắc Kinh lớn hơn nhiều chứ không chỉ là các vụ xâm nhập bằng chiến đấu cơ. Hải quân Trung Quốc đặc biệt đã phát triển đáng kể và chỉ sau vài năm đã được trang bị nhiều tàu đổ bộ. Trung Quốc từng khẳng định khả năng dùng vũ lực nếu Đài Loan đòi độc lập. Theo ông Richard, Hoa Kỳ sẽ tham chiến nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan nhưng có thể sẽ không chiếm được ưu thế trước Bắc Kinh.

Trả lời câu hỏi về khả năng tự phòng vệ của Đài Loan, quan chức Pháp nói rằng ai cũng thấy là có sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nhưng lịch sử 60 năm qua cho thấy các ý tưởng ​​chiến tranh ca cng sn Trung Quc không phi lúc nào cũng thành công, và nếu thành công thì Trung Quốc cũng phải trả giá rất đắt về nhân mạng.

Về phía Pháp, cựu bộ trưởng cho biết sau nhiều năm tạm ngưng, Paris đã bật đèn xanh trở lại về khả năng bán trang thiết bị quốc phòng cho Đài Loan. Hồi năm 1991, Đài Bắc từng mua 6 tầu hộ tống chống tàu ngầm Lafayette của Pháp và năm sau đó mua 60 máy bay tiêm kích Mirage 2000.

Canada một mình chống Trung Quốc sau liên minh quân sự AUKUS

Giống như đa phân báo Pháp, hôm nay báo Le Figaro quan tâm nhiều đến thời sự trong nước : vấn đề có cần duy trì chứng nhận y tế, khẩu trang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã bị đẩy lui, chiến dịch tiêm mũi 3 ngừa virus corona cho 22 triệu người Pháp, kế hoạch đầu tư quy mô lớn France 2030 của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cuộc gặp giữa chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp và bộ trưởng Nội Vụ Darmanin một tuần sau báo cáo Sauvé về nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo hội Pháp giai đoạn 1950 - 2020 …

Nhìn ra quốc tế, ngoài giải Nobel Kinh Tế 2021, Pakistan - "đối tác khó tính" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, việc thủ tướng Ý huy động các nước G20 hỗ trợ Afghanistan, chế độ Taliban dưới mối đe dọa khủng bố từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhánh Khorasan, Canada trong bối cảnh liên minh Mỹ - Anh - Úc AUKUS mới được thành lập đặc biệt thu hút sự chú ý của Le Figaro qua bài viết "Canada một mình chống Trung Quốc sau liên minh quân sự AUKUS".

Các nguồn tin từ chính phủ Canada tiết lộ Ottawa đã không được Washington, Canberra và Luân Đôn (3 đồng minh của Canada trong liên minh Ngũ Nhãn/Five Eyes) báo trước là họ đang đàm phán về một liên minh mới xuyên Thái Bình Dương. Canada đã bị 3 đồng minh gạt ra ngoài liên minh mới, không chỉ về tàu ngầm hạt nhân và cả về phòng thủ mạng, trí tuệ nhân tạo và chia sẻ thông tin.

Ferry de Kerckhove, giáo sư tại Đại học Ottawa và là cựu đại sứ Canada, nhận định Canada rất yếu kém trong một thế giới mà cho đến nay Ottawa vẫn chưa điều chỉnh cho phù hợp. Canada vẫn "bất di bất dịch" ở Đại Tây Dương khi "trung khu thần kinh" của thế giới đang dịch chuyển sang Thái Bình Dương. Ottawa tuyên bố là một phần của Thái Bình Dương do vị trí địa lý nhưng mới chỉ đóng vai phụ trong khu vực này.

Canada cũng không còn uy tín quân sự với các đồng minh. Chuyên gia quốc phòng Canada, Paul T. Mitchell, từng viết trên trang mạng nghiên cứu The Conversation : "Các lực lượng vũ trang Canada đã dần loại bỏ những khả năng cơ bản, nhất là về pháo tầm xa, xe tăng, máy bay tiêm kích, lực lượng tàu ngầm, tàu khu trục và hậu cần hàng hải". Thái độ liên tục do dự của Ottawa trước Trung Quốc trong vụ giám đốc tài chính Hoa Vi, Mạnh Vãn Châu, cũng khiến các nước đồng minh có cảm giác Canada yếu thế.

Trong khi đó, Ottawa lại lo ngại bị chế độ độc tài Trung Quốc trả đũa nếu Canada gia nhập liên minh AUKUS. Theo chuyên gia quốc phòng Julian Spencer-Churchill, Canada cũng muốn tránh bị lôi kéo vào các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ.

Than đá, nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm nhất, lại hồi sinh ?

Chỉ 3 tuần trước khi diễn ra hội nghị khí hậu thế giới COP26 tại Gasgov, Scotland, Anh Quốc, Le Figaro chú ý đến "Cuộc khủng hoảng nhiên liệu khiến thế giới phụ thuộc nhiều hơn vào than đá". Nghịch lý là nguồn năng lượng gây ô nhiễm hành tinh mạnh nhất lại đang hồi sinh, thay vì là phải đang bị loại trừ do nhu cầu năng lượng tăng mạnh đẩy giá khí đốt tăng vọt.

Mặc dù không tăng nhiều như khí gaz, nhưng giá than đá cũng đã cao gấp 7 so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu liên quan đến sự tái khởi động nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Theo Le Figaro, than đá sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu. Khoảng 8.500 nhà máy điện than đang hoạt động trên hành tinh, với tổng công suất tương đương với hơn 2.000 nhà máy điện hạt nhân tầm cỡ Fessenheim của Pháp. Than đá cung cấp hơn 60% sản lượng điện ở Trung Quốc và 70% ở Ấn Độ.

Theo báo cáo năng lượng toàn cầu của tập đoàn BP, trong năm 2020, than đá cung cấp 27% nguồn năng lượng tiêu thụ trên thế giới (cho sản xuất điện, sưởi ấm và vận chuyển), sau dầu lửa (31%) và trước khí đốt (25%). Điều đáng ngại là các nhà máy nhiệt điện than tạo ra 20% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, nhiều hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác, theo phát biểu của David Malpass và Fatih Birol, quan chức của Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Năng lượng Quốc tế với Le Monde hồi tuần trước.

Thoát khỏi than đá : mối bận tâm của Châu Âu

Trong bài viết "Các công ty năng lượng cố gắng thoát khỏi than đá nhanh nhất có thể", Le Figaro cho biết các tập đoàn năng lượng đang chịu sức ép. Hiện nay lĩnh vực than đá ngày càng bị các công ty tài chính loại ra khỏi danh mục đầu tư. Theo Morgan Stanley, đây là lĩnh vực bị loại khỏi danh mục đầu tư nhiều thứ hai ở Châu Âu, chỉ sau một số loại vũ khí như mìn sát thương, vũ khí hóa học, trước cả thuốc lá.

Tuy nhiên, việc loại trừ than vẫn là mối bận tâm chính của Châu Âu và phương Tây, bởi theo tổ chức phi chính phủ Đức Urgewald, gần 50% số công ty có tiếng vẫn đang lên kế hoạch khai thác mỏ than, nhà máy điện hoặc các dự án cơ sở hạ tầng mới trong lĩnh vực than đá, chỉ có 49 trong số 1.030 công ty công bố thời điểm ngưng khai thác than đá.

Pháp : Hạt nhân tiến bước !

Nhân sự kiện tổng thống Pháp Emmanul Macron hôm nay công bố kế hoạch đầu tư France 2030, báo kinh tế Les Echos lưu ý đến ngành điện nguyên tử qua hàng tựa "Pháp đặt cược vào các lò phản ứng hạt nhân nhỏ", khẳng định vị trí của lĩnh vực điện hạt nhân trong thị trường lương lai, đặc biệt với dự án "Hạt nhân tiến bước". Theo Les Echos, thông điệp của tổng thống Macron gửi đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng như cho các nước khác là Pháp sẽ vẫn là một quốc gia hạt nhân.

Tương tự như Les Echos, báo Công giáo La Croix nhận định "Tổng thống Macron chuẩn bị phục hồi ngành hạt nhân" và chạy tựa trang nhất "Nước Pháp vẫn tin tưởng vào lĩnh vực hạt nhân".

Thùy Dương

Published in Châu Á

Các doanh nghip Đài Loan tìm s giúp đ ca Vit Nam đ gia nhp CPTPP trước lo ngi v Trung Quc

VOA, 04/10/2021

Mt hip hi các doanh nghip Đài Loan Vit Nam s trình mt văn bn lên chính ph Vit Nam vào ngày 4/10 đ yêu cu quc gia Đông Nam Á ng h n lc ca quc đo nhm tham gia Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong lúc lo ngi vic Trung Quc s tr thành mt thành viên ca hip đnh này.

cptpp1

Các đi din thành viên ca Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ti l ký kết Chile hôm 3/8/2018. Các doanh nghip Đài Loan đang tìm s ng h ca Vit Nam đ gia nhp hip đnh này.

Trích dn bn tin ca CNA bng tiếng Quan Thoi, Taiwan News  và Focus Taiwan  cho biết quyết đnh tìm s ng h ca chính ph Vit Nam được đưa ra sau khi khong 200 thành viên ca Hi đng Phòng Thương mi Đài Loan Vit Nam (CTCVN) gp mt trc tuyến hôm 30/9.

Sau khi Đài Loan công b hôm 22/9 rng quc đo này đã đ đơn xin gia nhp CPTPP, hip hi này đã ly ý kiến ca các doanh nghip thành viên Vit Nam và tho ra mt đ ngh đ trình lên B Công Thương Vit Nam, thông qua Din đàn Doanh nghip Vit Nam, mt kênh đi thoi chính sách gia chính ph Vit Nam và cng đng doanh nghip, theo giám đc điu hành CTCVN.

Trước đó vào ngày 16/9, Trung Quc cho biết rng B trưởng Thương mi nước này đã np đơn đ nn kinh tế ln th 2 thế gii xin gia nhp hip đnh thương mi t do, hin đang được xem là mt đi trng kinh tế quan trng đi vi nh hưởng ca Trung Quc trong khu vc.

Đài Loan đã bày t lo ngi  v quyết đnh np đơn xin tham gia ca Trung Quc. Trong khi đó Trung Quc, nước luôn tuyên b Đài Loan là lãnh th ca h, cho biết h s không hài lòng nếu Đài Bc được phép tham gia hip đnh trước Bc Kinh.

Vit Nam là mt trong 11 thành viên ca CPTPP, được ký kết ti Chile vào tháng 3/2018 sau khi Tng thng Donald Trump rút M ra khi hip đnh tin thân TPP, tng là trng tâm trong chiến lược xoay trc sang Châu Á ca Tng thng Barack Obama, ngay khi lên nhm chc vào tháng 1/2017.

Vit Nam cho biết "sn sàng chia s thông tin, kinh nghim ca mình vi Trung Quc v vic tham gia Hip đnh này", theo người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng cho phóng viên biết ti cuhp báo thường k Hà Ni hôm 23/9. Bà Hng nói rng CPTPP "là mt Hip đnh Thương mi t do m vi các cam kết toàn din nhm thúc đy hp tác kinh tế - thương mi gia các nn kinh tế thành viên".

Cũng ti cuc hp báo khi được hi v phn hi ca Hà Ni trước thông tin Đài Loan thông báo gia nhp hip đnh này, bà Hng cho biết rng "Vit Nam s tham vn cht ch vi các thành viên CPTPP khác v các đ ngh tham gia Hip đnh này".

Các thành viên khác ca CPTPP bao gm Canada, Australia, Brunei, Chile, Nht Bn, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.

Điu quan trng đi vi Đài Loan là nhn được s ng h ca Vit Nam vì đây là mt thành viên ca CPTPP, Giám đc điu hành CTCVN, Chen Chia-cheng, được Taiwan News và Focus Taiwan trích dn cho biết.

Các doanh nghip ca Đài Loan đã đu tư sâu vào nhiu lĩnh vc ca nn kinh tế Vit Nam. Theo Taiwan News, các công ty Đài Loan hot đng trong lĩnh vc dt may, giày dép, đ ni tht và nông nghip, cũng như ngành công nghip đin t.

Ông Chen cho biết rng vic Đài Loan tr thành thành viên trong hip đnh này s làm sâu sc hơn na quan h hp tác gia nước này và Vit Nam. Theo đó, các doanh nghip Đài Loan ti Vit Nam s có kh năng tiếp cn tt hơn các ngun lc Đài Loan và do đó s cng c v trí ca h trong chui cung ng. Giám đc điu hành ca CTCVN còn được trích dn nói rng Vit Nam và Đài Loan chia s liên kết sâu rng v công ngh và chui cung ng.

**********************

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP

Katsuji Nakazawa, Nghiên cứu quốc tế, 01/102021

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và "tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc".

cptpp1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chơi trò bắt chẹt Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bằng cách nộp đơn gia nhập một khối thương mại CPTPP hiện do Nhật Bản chủ trì sớm hơn dự kiến. (Nikkei dựng phim / AP / Wataru Ito / Văn phòng Tổng thống Đài Loan)

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên "nền tảng chính trị chung" đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói.

Ông Tập đã không gửi điện mừng khi bà Thái Anh Văn của Đảng Dân Tiến vốn ủng hộ Đài Loan độc lập giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Đài Loan, cũng như khi người tiền nhiệm của ông Chu được bầu làm chủ tịch Quốc Dân Đảng.

Việc gửi điện mừng được thực hiện ngay sau khi Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, cách nhau chỉ một tuần.

Đột nhiên, những con sóng ở eo biển Đài Loan trông như dâng cao hơn.

Cơn bão chính trị đã ập vào Nhật Bản. Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP, 10 thành viên khác của khối đang trông chờ vào vai trò lãnh đạo của Tokyo. Nhật Bản sẽ phải đóng vai trọng tài trong cuộc chơi kéo co này giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

Năm nay, Nhật Bản đảm nhận vai trò chủ tịch Ủy ban cấp bộ trưởng của CPTPP, cơ quan ra quyết định cao nhất của khối, khiến nước này càng bắt buộc phải đóng vài trò dẫn dắt.

Vấn đề là Nhật Bản đã không chuẩn bị. Sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga tuyên bố hồi tháng 9 rằng ông sẽ không tìm cách tái cử chức chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, qua đó xác nhận rằng ông sẽ từ chức thủ tướng, mọi con mắt ở Nhật đều hướng về phía trong. Khía cạnh chính sách đối ngoại ít được chú ý.

Nhật Bản cũng không ngờ Trung Quốc sẽ chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP trong thời gian Tokyo vẫn là chủ tịch ủy ban của khối, vốn kéo dài đến cuối năm nay.

Dù ông Tập đã nói rõ ý định của mình vào tháng 11 năm 2020 rằng Trung Quốc sẽ "cân nhắc thuận lợi" việc tham gia CPTPP, Nhật Bản nghĩ rằng chuyện này sẽ diễn ra vào năm 2022, sau khi Singapore đảm nhận ghế chủ tịch.

"Có bằng chứng cho thấy Nhật Bản đã bất cẩn", một nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán CPTPP cho biết, chỉ ra một tuyên bố chung cấp bộ trưởng được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban CPTPP vào ngày mồng 1 tháng 9.

Cuối tuyên bố là dòng chữ : "Cuộc họp tiếp theo của Ủy ban CPTPP sẽ do Singapore chủ trì vào năm 2022".

Đây là điều Trung Quốc muốn nghe.

Câu nói trên cho thấy Nhật Bản thừa nhận là nhiệm kỳ chủ tịch của mình đã kết thúc. Tokyo đã coi việc đơn xin gia nhập của Vương quốc Anh là nhiệm vụ chính của mình trong thời gian làm chủ tịch ủy ban. Rõ ràng là Nhật đã không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào liên quan động thái của Trung Quốc.

Như đã thảo luận trong chuyên mục này vào tuần trước, Trung Quốc đã có "kế hoạch 300 ngày" để đăng gia nhập CPTPP, cố gắng chặn trước khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden quay trở lại khối.

Sau khi nhìn thấy tuyên bố của Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lập tức bay đến Singapore, chủ tịch Ủy ban vào năm sau.

Sau khi hoàn thành tất cả các thao tác hậu trường cần thiết, Trung Quốc đã chính thức nộp đơn gia nhập TPP với New Zealand, nước lưu chiểu hiệp định. Nhật đã bị qua mặt.

Mỹ và Đài Loan cũng mất cảnh giác.

Chính quyền Biden đang bận rộn với việc thành lập AUKUS, khuôn khổ hợp tác an ninh mới với Vương quốc Anh và Australia. CPTPP không nằm trong tầm ngắm của họ.

Về phần mình, Đài Loan đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập CPTPP và đã hoàn thành bài tập về nhà của mình. Với tất cả các vấn đề pháp lý đã được giải quyết, câu hỏi còn lại là khi nào, chứ không phải là có nên chính thức nộp đơn xin gia nhập hay không. Đơn xin gia nhập sớm đầy bất ngờ của Trung Quốc đã khiến Đài Loan phải làm theo.

Bất kỳ quyết định nào về cách xử lý hai lá đơn xin gia nhập của Trung Quốc và Đài Loan sẽ không được thực hiện dễ dàng. Cần có sự đồng ý nhất trí của tất cả các thành viên hiện tại thì mới có thể bắt đầu các cuộc đàm phán với ứng viên mới, cũng như chấp nhận việc ứng viên đó gia nhập khối.

Mỗi thành viên CPTPP có quan hệ khác nhau với Trung Quốc và Đài Loan. Nhưng Nhật Bản, với tư cách là nước chủ tịch năm nay, có trách nhiệm dẫn dắt các cuộc thảo luận khó khăn này hướng tới tương lai.

Do đó, Nhật Bản cần tổ chức một cuộc họp khác của Ủy ban CPTPP vào cuối năm để đánh giá quan điểm và đưa ra lập trường thống nhất cho các nước TPP-11.

Nếu tình hình đại dịch lắng xuống và tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ ở Nhật Bản, đây có thể là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Ủy ban CPTPP trong năm nay. Nhật Bản không nên từ bỏ cơ hội này vì lý do chính trị trong nước, bất kể việc thay đổi lãnh đạo, và hiện vẫn còn quá sớm để bỏ qua cơ hội. Vẫn còn rất nhiều thời gian trước thời điểm kết thúc năm.

Điều quan trọng là Nhật Bản phải đưa ra một logic để ngăn Trung Quốc và Đài Loan mang vấn đề chính trị của họ vào CPTPP.

Chắc chắn, TPP là một khuôn khổ được tạo ra với ý định đằng sau liên quan đến Trung Quốc. Nhưng chủ tịch của khối cần có sự công bằng trong việc chủ trì các cuộc thảo luận.

Một nguyên tắc dẫn dắt là phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn cao của CPTPP. Chỉ ứng viên nào có thể đáp ứng các tiêu chuẩn như vậy mới có cơ hội tham gia các cuộc đàm phán gia nhập và trở thành thành viên thực tế.

Trước câu hỏi về việc Đài Loan muốn tham gia CPTPP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên : "Chỉ có một nước Trung Quốc trên thế giới, và khu vực Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ tương tác chính thức nào giữa Đài Loan và bất kỳ quốc gia nào khác, kiên quyết bác bỏ việc Đài Loan gia nhập bất kỳ thỏa thuận hoặc tổ chức nào có tính chất chính thức. Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này là rõ ràng".

Nhưng Trung Quốc và Đài Loan đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tên gọi chính thức của Đài Loan tại cơ quan giám sát thương mại có trụ sở tại Geneva này là "Lãnh thổ hải quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ".

Đối với CPTPP, Đài Loan cũng nộp đơn xin gia nhập với tư cách là Lãnh thổ Hải quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ.

Tổng thống Thái Anh Văn đã tweet bằng tiếng Nhật rằng Đài Loan sẵn sàng chấp nhận mọi quy định của TPP và bà muốn những người bạn của Đài Loan ở Nhật Bản ủng hộ nỗ lực này.

Các quan chức chính phủ Nhật đã hoan nghênh tuyên bố của Đài Loan. Trong số đó có Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi, Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato và Yasutoshi Nishimura, quốc vụ khanh phụ trách chính sách kinh tế, ngân sách và phục hồi kinh tế.

Lưu ý rằng hiệp định TPP quy định rằng các quốc gia lẫn các vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt đều có thể nộp đơn xin gia nhập, chính phủ Nhật Bản đã giải thích rằng việc Đài Loan gia nhập TPP là điều "khả dĩ" theo hiệp định.

Theo logic này, rào cản duy nhất mà Đài Loan cần vượt qua là đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của khối.

Nhóm làm việc đầu tiên về đơn xin gia nhập của Vương quốc Anh đã được tổ chức trực tuyến hôm thứ Ba. Với tư cách là chủ tịch Ủy ban CPTPP năm nay, Nhật Bản có thể được ghi nhận công lao vì giúp cho đơn xin gia nhập mới đầu tiên của khối kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2018 có một khởi đầu thuận lợi.

Nhưng vai trò chủ tịch của Nhật Bản vẫn chưa kết thúc. Còn ba tháng nữa trước khi trao ghế chủ tịch cho Singapore, Nhật Bản nên nỗ lực hết sức để vạch ra con đường thích hợp cho sự phát triển trung và dài hạn của CPTPP.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard", Nikkei Asia, 30/09/2021.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 01/10/2021

Published in Diễn đàn

Trong lúc thế giới đang chú tâm đến Afghanistan, các chiến hạm và phi cơ tiêm kích Trung Quốc hôm nay 17/08/2021 tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan, mà theo Bắc Kinh là để trả đũa "sự can thiệp từ bên ngoài" và những "hành động gây hấn". 

dailoan1

Các chiến đấu cơ J15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc trong một cuộc tập trận ngày 24/04/2018.  AFP

Reuters dẫn một thông cáo của Quân khu miền đông Trung Quốc nói rằng các chiến hạm, phi cơ chống tàu ngầm và phi cơ tiêm kích đã được điều đến gần Đài Loan để "tập trận tấn công và các cuộc tập trận khác với sự tham gia của binh lính", tuy nhiên thông cáo không cho biết chi tiết.

Thông cáo của quân đội Trung Quốc nói thêm, Hoa Kỳ và Đài Loan mới đây đã "liên tục khiêu khích, gởi đi những dấu hiệu sai trái, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và gây tổn hại nặng nề cho hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan". Theo bản thông cáo, cuộc tập trận này là "biện pháp cần thiết" để đối phó với các "can thiệp từ bên ngoài và sự khiêu khích của các lực lượng đòi Đài Loan độc lập".

Bộ Quốc phòng Đài Loan đáp trả rằng quân đội Đài Loan "hoàn toàn hiểu và đánh giá toàn bộ tình hình tại khu vực eo biển Đài Loan, cũng như các diễn biến liên quan trên biển và trên không", đồng thời khẳng định Đài Loan "đã chuẩn bị những biện pháp trả đũa khác nhau".

Từ gần 2 năm qua, Đài Loan tố cáo Trung Quốc tập trận thường xuyên ở vùng biển kế cận nhằm gây áp lực buộc Đài Bắc phải quy phục Bắc Kinh. Vào đầu tháng 08, Hoa Kỳ đã thông qua chương trình bán vũ khí mới cho Đài Loan trị giá 750 triệu đô la.

Thụy My

Published in Châu Á

Khả năng xảy ra xung đột trên eo biển Đài Loan

Tình hình trên eo biển Đài Loan đang diễn ra với các viễn cảnh đáng lo ngại. Các tàu chiến Trung Quốc đang bao vây và đe dọa Đài Loan. Máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng liên tục xâm phạm không phận Đài Loan. Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ là bất lợi cho Trung Quốc nếu tấn công Đài Loan lúc này, bởi vì, nói cho cùng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, đây sẽ là sự tàn sát giữa những anh em trong một nhà ; đồng thời, cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng bằng cách cô lập Trung Quốc, điều này sẽ khiến Trung Quốc gặp bất lợi.

dailoan1

Cờ Trung Quốc và cờ Đài Loan và hình máy bay chiến đấu - Reuters

Tuy nhiên, thái độ thù địch của Bắc Kinh ngày càng dâng cao ở khu vực này. Đặc biệt, Tập Cận Bình đã cảm thấy rất tự tin trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường, thỏa mãn "Giấc mộng Trung Hoa". Chính những điều này đã dẫn đến những xung đột tiềm ẩn tại eo biển Đài Loan.

Mỹ đang lo ngại rằng họ có thể không còn đủ khả năng để ngăn cản Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Đô đốc Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lo ngại nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 rằng, từ nay đến năm 2027, có thể Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan.

Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Mỹ sẽ buộc phải tham gia. Mặc dù Mỹ không bị ràng buộc theo hiệp ước phải bảo vệ Đài Loan, nhưng một cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là phép thử đối với sức mạnh quân sự cũng như quyết tâm ngoại giao và chính trị của Mỹ. Nếu Hạm đội 7 không xuất hiện, Trung Quốc sẽ sớm trở thành cường quốc ở Châu Á. Các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới sẽ biết rằng không thể tin tưởng vào Mỹ. Nền hòa bình do Mỹ thống trị (Pax Americana) sẽ sụp đổ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo rằng có thể Trung Quốc sẽ không chọn cách tấn công Đài Loan từ biển vào, mà Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật phong tỏa để dần dần xâm chiếm Đài Loan nhưng lại hạn chế được sự tham gia từ Mỹ và các quốc gia khác. Đó sẽ là một cuộc phong tỏa nhằm tấn công Đài Loan trong vòng vài tháng hoặc vài năm, mở đường cho một chiến dịch không kích cuối cùng để buộc hòn đảo này phải đầu hàng.

dailoan2

Tuần duyên Đài Loan tuần tra gần quần đảo Đông Sa ở Biển Đông do Đài Loan kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Hình : Reuters

Kịch bản Trung Quốc phong tỏa Đài Loan

Trong những năm tới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ lợi dụng thành quả của một cuộc bầu cử ở Đài Loan làm cái cớ để thông báo rằng họ sẽ bắt đầu khai thác và thực thi Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh hòn đảo này để chuẩn bị cho một cuộc "thống nhất". Động thái này sẽ nhanh chóng leo thang thành cuộc xâm nhập quy mô lớn và có tổ chức nhắm vào các vùng biển của Đài Loan bằng các tàu không vũ trang hoặc vũ trang hạng nhẹ, tương tự như việc Bắc Kinh chiếm đóng Đá Ba Đầu trong năm nay. Do thiếu lực lượng quân sự truyền thống, nên hải quân Đài Loan sẽ không thể ngăn chặn các cuộc xâm nhập này, vì việc sử dụng lực lượng gây chết người sẽ là bất khả thi về mặt chính trị trong mắt dư luận thế giới.

Trong lúc Đài Loan phải vật lộn với những sự việc gần giống như các cuộc đột kích, hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu ngăn chặn và kiểm tra các tàu trong vùng biển của Đài Loan. Các tàu này sẽ chỉ được trả tự do nếu thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc. Các lực lượng hải quân khác, trong đó có hải quân Mỹ và Nhật Bản, có thể cố gắng đảm bảo cho tàu của họ tiếp cận các cảng của Đài Loan, nhưng việc này đòi hỏi một nỗ lực không thể duy trì lâu dài.

Hơn nữa, Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng các chiến thuật va chạm và cản trở bằng các tàu chuyên dụng giá rẻ, độ bền cao, trước khi gia tăng sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm nhưng không gây sát thương trực tiếp. Chẳng hạn, Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị phát sóng siêu ngắn và các vũ khí sóng âm - loại vũ khí đã được sử dụng để chống lại Ấn Độ. Đây sẽ là những vũ khí vô giá trên biển và có thể khiến các nỗ lực quốc tế dần sụp đổ, qua đó giúp Trung Quốc thắt chặt phong tỏa Đài Loan.

Tại thời điểm này, các đồng minh của Đài Loan sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn đầy khó khăn : một là chấp nhận thất bại và rút lui, để Đài Loan tự định đoạt số phận của họ ; hai là bắt đầu đánh chìm tàu Trung Quốc. Lựa chọn đầu tiên, mặc dù đáng lo ngại, nhưng dường như lại dễ xảy ra nhất. Khi các đồng minh của Đài Loan dần dần bỏ mặc họ và dư luận nước ngoài không còn quan tâm, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa kế hoạch phong tỏa bằng cách cắt đứt mọi cách tiếp cận với bên ngoài qua đường hàng không và đường biển. Nếu quân đội Đài Loan bắt đầu sử dụng vũ lực để phá vỡ phong tỏa, Trung Quốc sẽ triển khai một chiến dịch không kích nhằm vào Đài Loan bằng lực lượng không quân và dàn tên lửa mặt đất của nước này.

Bởi Đài Loan sẽ không thể bảo vệ các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của họ khỏi bị tấn công hoặc tiếp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài, nên hòn đảo này sẽ dần kiệt quệ, cuối cùng chấp nhận một giải pháp chính trị - tương tự như sự đầu hàng. Câu hỏi duy nhất là liệu Đài Loan sẽ cầm cự được trong 6 tháng hay 3 năm. Kết quả sẽ không khiến bất kỳ ai phải nghi ngờ.

Vậy còn lựa chọn thứ hai ? Điều gì sẽ xảy ra nếu một liên minh quốc tế bắt đầu đánh chìm các tàu Trung Quốc và cố gắng phá vỡ lớp phong tỏa ? Thứ nhất, về mặt chính trị, đây là phương án khó thực hiện. Các quốc gia phương Tây hoàn toàn có khả năng đánh bom các nước có nền quân sự yếu kém. Tuy nhiên, việc đối đầu với một cường quốc sẽ khó hơn nhiều. Điều này được chứng tỏ một phần qua phản ứng nhẹ nhàng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với sự xâm lược của Nga ở Caucasus và Ukraine, trái với hành động quyết liệt của họ nhằm chống lại Serbia trong những năm 1990, hay gần đây hơn là Libya, Iraq và Syria.

Thứ hai, tính ưu việt của các loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc, cũng khoảng cách địa lý xa xôi đồng nghĩa rằng hải quân Mỹ sẽ không bao giờ có thể duy trì hạm đội của nước này đủ gần Đài Loan như trước. Đây không phải là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Khối lượng lớn tên lửa, máy bay không người lái, tàu nhỏ và máy bay truyền thống mà Trung Quốc có thể sử dụng trong khu vực nhiều khả năng sẽ áp đảo các hạm đội và căn cứ trên đảo của Mỹ, tất cả đều dựa vào hệ thống phòng không vốn có rất ít đạn dược sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Thậm chí các tàu khu trục Zumwalt - vũ khí hủy diệt hàng loạt tân tiến nhất - cũng sẽ khó có thể đánh chặn hơn vài chục mục tiêu đang bay tới, ngay cả khi giả sử chúng hoạt động gần như hoàn hảo. Trên thực tế, các loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc cũng được bổ sung nhanh hơn các hệ thống trên biển của Mỹ.

Kịch bản phong tỏa sẽ được lặp lại

Nếu Trung Quốc thành công trong chiến thuật phong tỏa để xâm chiếm Đài Loan, kịch bản này sẽ được Trung Quốc tiếp tục áp dụng để có thể giành vị trí thống lĩnh trên biển Đông. Các quốc gia ASEAN đang trực tiếp kiểm soát một số thực thể trên biển Đông sẽ là mục tiêu tiếp theo, trong đó Việt Nam có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc muốn nhắm tới.

Tại sao lại là Việt Nam ? Bởi vì các lý do sau đây :

Thứ nhất, Việt Nam hiện nay là quốc gia đang kiểm soát nhiều thực thể nhất tại Trường Sa, gồm 21 thực thể (gồm 9 đảo nổi, 12 đảo chìm) với 33 điểm đóng quân. Vì vậy, nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt các thực thể này của Việt Nam thì Bắc Kinh có thể mở rộng sự hiện diện ở biển Đông một cách dễ dàng.

Thứ hai, Việt Nam được coi là nước "cứng đầu" nhất trong các quốc gia ASEAN có tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Nếu "trị" được Việt Nam, các quốc gia ASEAN khác sẽ dễ dàng "quy thuận" Trung Quốc.

Thứ ba, các nguồn lực của Việt Nam để chống lại cuộc phong tỏa trên biển Đông của Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Việt Nam cũng không có hiệp ước an ninh nào ràng buộc để các cường quốc khác tham chiến hỗ trợ Việt Nam như trường hợp Nhật Bản hoặc Đài Loan.

dailoan3

Tàu dân quân biển của Trung Quốc tập trung ở đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa. Hình chụp hôm 31/3/2021. AFP

Trung Quốc đã và đang áp dụng chiến thuật phong tỏa này ở các khu vực nhỏ hơn. Sự kiện Đá Vành khăn năm 1995, Scarborough năm 2012 hay sự kiện Đá Ba Đầu mới đây là minh chứng cho các hoạt động đó của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã từng đe dọa tấn công các thực thể Việt Nam đang chiếm giữ tại Trường Sa nếu Việt Nam không rút các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại các Lô 07.3 hồi năm 2018.

Chính vì vậy, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trực tiếp liên quan đến tranh chấp biển Đông cần phải đặt ra các chiến lược đối phó khi bị Trung Quốc phong toả. Trung Quốc sẽ giành chiến thắng nhờ chiến thuật tiêu hao hậu cần - một dạng tấn công âm ỉ mà không phải dồn dập. Đồng thời các quốc gia này cần phải tập trung các nguồn lực cần thiết để sẵn sàng đối phó trong trường hợp này xảy ra.

Viên Chinh Chiến

Nguồn : RFA, 04/052021

Published in Diễn đàn

Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Đài Loan : "Thay đổi nguyên trạng" là "sai lầm nghiêm trọng"

Mai Vân, RFI, 12/4/2021

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 11/04/2021 cho biết Hoa Kỳ lo ngại về các hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Đài Loan và cảnh báo sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng" nếu bất kỳ ai cố gắng thay đổi hiện trạng ở Tây Thái Bình Dương bằng vũ lực.

canhbao01

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trong chiến dịch tuần tra qua eo biển Đài Loan hôm 06/07/2020.( Ảnh do Hải Quân Mỹ cung cấp)  © AP -

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Mỹ NBC, ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Những gì chúng ta đã thấy và thực sự quan tâm là các hành động ngày càng hung hăng của chính quyền Bắc Kinh nhắm vào Đài Loan, làm gia tăng căng thẳng ở vùng eo biển".

Bắc Kinh hôm thứ Năm 08/04 đã đổ lỗi cho Washington là bên gây ra căng thẳng sau vụ một tàu chiến Mỹ áp sát Đài Loan.

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có phản ứng quân sự để đáp trả một hành động của Trung Quốc ở Đài Loan hay không, ông Blinken từ chối bình luận về một giả thuyết.

"Tất cả những gì tôi có thể nói là chúng ta - tức là nước Mỹ - có một cam kết nghiêm túc để giúp Đài Loan tự vệ… một cam kết nghiêm túc đối với hòa bình và an ninh ở Tây Thái Bình Dương".

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ rất tôn trọng lời hứa và "sẽ là một sai lầm nghiêm trọng cho bất kỳ ai cố gắng thay đổi hiện trạng đó bằng vũ lực".

Trong vài tháng qua, Đài Loan đã phàn nàn về các phi vụ thường xuyên của Không Quân Trung Quốc gần hòn đảo.

Nhà Trắng hôm 09/04 cho biết là Washington đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động quân sự ngày càng nhiều của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan, xem đó là các hành động có khả năng gây bất ổn.

Cùng ngày, bộ ngoại giao Mỹ đã ban hành bản hướng dẫn mới cho phép các quan chức Hoa Kỳ gặp gỡ các quan chức Đài Loan một cách tự do hơn. Đây được cho là động thái góp phần làm cho quan hệ Washington-Đài Bắc thêm sâu sắc, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 12/04/2021

*********************

Đài Loan nâng cấp đường băng trên đảo Đông Sa

RFA, 13/04/2021

Mạng báo Focus Taiwan loan tin vào ngày 12 thánẢnh Taiwan Newsg tư, dẫn nguồn từ Cơ Quan Phòng Vệ Đài Loan nêu rõ, dự án nâng cấp đường băng bị trì trệ lâu nay nay được bắt đầu bất chấp những mối đe dọa quân sự gia tăng từ phía Trung Quốc.

canhbao02

Đài Loan đang nâng cấp đường băng trên quần đảo Đông Sa tại khu vực Biển Đông. Ảnh Taiwan News

Cũng theo Cơ quan Phòng Vệ Đài Loan, vào tháng hai năm ngoái, nhà thầu cho dự án đã được chọn và công khác khởi công dự kiến bắt đầu vào tháng tư ; thế nhưng do căng thẳng trong khu vực cộng thêm thời tiết xấu nên phải ngưng lại. Gần đây công tác nâng cấp đường băng trên đảo Đông Sa đã được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng hai năm 2022.

Cơ quan Phòng Vệ Đài Loan cho biết sau khi công tác nâng cấp hoàn thành, đường băng trên quần đảo Đông Sa sẽ được dùng để vận chuyển nhanh chóng các khí tài quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng phòng thủ trên đảo.

Cơ quan này cũng cho biết sẽ sớm triển khai 292 tên lửa chống tăng Kestrel cho lực lượng phòng thủ ở đảo Đông Sa.

Đài Loan gần đây đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh nhiều lần điều máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không ở đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý.

Nguồn : RFA, 13/04/2021

*********************

Kỷ lục mới : 25 chiến đấu cơ Trung Quốc sách nhiễu Đài Loan

Thụy My, RFI, 13/04/2021

Hôm 12/04/2021 có đến 25 chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, một con số kỷ lục, một ngày sau khi Mỹ lên tiếng cảnh cáo Bắc Kinh. AFP dẫn nguồn từ chính quyền Đài Bắc cho biết như trên.

canhbao3

Oanh tạc cơ Trung Quốc bay ở eo biển Đài Loan trong một động thái hù dọa. Ảnh minh họa chụp ngày 18/09/2020. © via Reuters – Taiwan National Defense Ministry

Sự hiện diện đông đảo của các máy bay quân sự Trung Quốc trong đó có 18 phi cơ tiêm kích, đã buộc không quân Đài Loan cho các phi cơ cất cánh và ra lệnh cho phía Trung Quốc ra khỏi ADIZ. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp trong tháng này, phi cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không Đài Loan, với số lượng hùng hậu nhất từ trước đến nay.

Chuyên gia Antoine Bondaz nhận xét trên Twitter, hồi tháng Giêng đã có đến 81 lượt phi cơ Trung Quốc xâm nhập, nhưng đó là trong suốt cả tháng, còn hôm qua có đến 25 chiến đấu cơ cùng bay vào thị uy. Trang web của bộ quốc phòng Đài Loan nêu chi tiết : 2 chiếc Y-8 (Thiểm Tây), 1 chiếc KJ-500 (Không Cảnh), 4 chiếc tiêm kích J-10 (Mãnh Long), 14 chiếc tiêm kích J-16 (Thẩm Dương), 4 oanh tạc cơ H-6K (Tây An).

Động thái này diễn ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm Chủ nhật 11/04 tố cáo "các hành động ngày càng hiếu chiến của Bắc Kinh đối với Đài Loan". Ông nói thêm "sẽ là sai lầm nghiêm trọng đối với những ai mưu toan dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng". Trong ngày 13/04/2021, Đài Loan cũng là một đề tài quan trọng trong cuộc đối thoại của ngoại trưởng ba nước Pháp, Ấn Độ và Úc.

Nhà nghiên cứu Cleo Paskal chuyên về Ấn Độ-Thái Bình Dương của Viện Chatham House trụ sở tại Luân Đôn nhận định :

"Lúc nào thì Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan ? Theo như cách mà họ đang tiến hành, thì Bắc Kinh sẽ cố tình gây ra căng thẳng tại nhiều địa điểm khác nhau. Chẳng hạn nếu Nga tiến vào Ukraina, nếu khủng hoảng tăng lên ở Miến Điện, nếu các vấn đề khác xảy ra với Iran, Bắc Triều Tiên, và Washington, Paris và Luân Đôn phải quan tâm đến tất cả những xung đột khác, thì sẽ có khoảng hở để tung ra cuộc tấn công tin học vào Đài Loan. Thế nên tôi không nhìn thấy được lối thoát cho tình hình căng thẳng này.

Bắc Kinh sẽ khuấy động lên nhiều xung đột ở một chừng mực nào đó, Moskva cũng vậy. Và rốt cuộc, Trung Quốc sẽ đạt được điều mình muốn, có nghĩa là chiếm lấy Đài Loan. Nhưng đồng thời, họ cũng cố gắng tung ra đồng tiền ảo của mình để phá hoại đồng đô la Mỹ. Đó là hai mục đích chính của Bắc Kinh hiện nay."

Hôm qua kênh truyền hình quân đội Trung Quốc CCTV-7 đăng một video cho thấy Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, nói rằng để trả đũa "sự khiêu khích của Hải quân Mỹ". Trước đó Hải quân Hoa Kỳ đăng ảnh khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Mustin đi qua phía cửa sông Dương Tử trong khi chiếc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang hướng về phía Đài Loan. Những hình ảnh hiếm hoi được phía Mỹ đăng lên cho thấy thuyền trưởng USS Mustin, Robert Briggs và thuyền phó Richard Slye đang quan sát chiếc Liêu Ninh.

Thụy My

Nguồn : RFI, 13/04/2021

**********************

Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông và Đài Loan

Thanh Phương, RFI, 08/04/2021

Hôm 07/04/2021, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc về những hành động ngày càng hung hăng đối với Philippines và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh đến những nghĩa vụ của Washington đối với các đối tác châu Á.

canhbao03

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao, Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 31/03/2021. Reuters - Pool

Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định : "Một cuộc tấn công vũ trang chống các lực lượng quân sự, các tàu hay các phi cơ của Philippines tại vùng Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sẽ buộc chúng tôi thi hành các nghĩa vụ chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines".

Ông Ned Price nói thêm : "Chúng tôi chia sẻ mối quan ngại của đồng minh Philippines trước những thông tin về sự tập hợp liên tục của lực lượng trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại khu vực gần Đá Ba Đầu".

Khoảng 200 tàu của Trung Quốc đã bị tuần duyên Philippines phát hiện từ ngày 07/03 ở khu vực Đá Ba Đầu, thuộc Cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, cách tỉnh Palawan của Philippines 320 km. Nhưng đa số các tàu này sau đó đã phân tán ra những khu vực khác của quần đảo Trường Sa. Từ mấy tuần qua, Bắc Kinh vẫn từ chốt rút các tàu của họ, mà Manila khẳng định là đã xâm nhập trái phép vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Căng thẳng cũng đã bùng lên giữa Trung Quốc với Đài Loan. Theo Đài Bắc, hôm qua đã có thêm 15 phi cơ Trung Quốc, trong đó có 12 chiến đấu cơ, xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Trong những tháng gần đây, hầu như ngày nào cũng có phi cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Tình hình lên đến mức mà ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) hôm qua đã tuyên bố Đài Loan sẽ "chiến đấu đến cùng" nếu bị Trung Quốc tấn công.

Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price đã bày tỏ mối "quan ngại" của Washington về những hành động này của Bắc Kinh. Ông Ned Price nhắc lại là chiếu theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), Mỹ có nghĩa vụ cung cấp vũ khí cho Đài Loan nếu đảo này bị Trung Quốc tấn công.

Trong bối cảnh căng thẳng này, hải quân Mỹ thông báo là chiếc khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường John S. McCain hôm qua đã đi ngang qua eo biển Đài Loan trong một chuyến đi "bình thường".

Thanh Phương

Published in Châu Á

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò "nhà chinh phục" diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan.

tqdl1

Có lẽ ông Tập sẽ diễu qua những con phố Đài Bắc vẫn còn nghi ngút lửa, đầy máu và vắng bóng dân thường do lệnh thiết quân luật. Nhưng cuộc chinh phục Đài Loan vẫn sẽ đánh dấu sự nâng tầm Trung Quốc lên hàng các cường quốc hùng mạnh đến mức không một quốc gia nào dám thách thức mong muốn của họ. Đối với những lãnh đạo cứng rắn cai trị Trung Quốc, lịch sử không được viết bởi những kẻ mềm yếu. Nếu ông Tập ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm Đài Loan, quyết định của ông sẽ được định hình bởi một nhận định quan trọng nhất: liệu Mỹ có thể ngăn cản ông hay không. Trong 71 năm, sự tồn tại của Đài Loan như một hòn đảo tự trị là nhờ vào khả năng của Mỹ trong việc răn đe ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Đúng vậy, Đài Loan cũng được hưởng lợi từ sự kiên nhẫn của Trung Quốc trong khi Trung Quốc muốn thử nghiệm các kế sách khác để có thể tránh được chiến tranh.

Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ràng buộc Đài Loan với đại lục về mặt kinh tế. Họ cũng đã cố gắng lôi cuốn công chúng Đài Loan bằng những lời hứa về quyền tự chủ nếu họ chấp nhận sự cai trị từ Bắc Kinh, theo tiêu chuẩn "một quốc gia, hai chế độ". Năm ngoái, nhận thức về khái niệm đó đã được chuyển từ ngờ vực thành bác bỏ bởi sự phá hủy các quyền tự do công dân ở Hồng Kông, một lãnh thổ được trao những lời hứa tương tự. Nhưng Trung Quốc đang mất kiên nhẫn với việc "tái thống nhất bằng biện pháp hòa bình", và những tính toán lạnh lùng hơn luôn quan trọng hơn. Về cơ bản, Trung Quốc vẫn e ngại vì sợ rằng quân đội Đài Loan có thể sẽ cầm cự được cho đến khi lực lượng Mỹ đến ứng cứu.

Tổng thống Joe Biden và các trợ lý chính sách đối ngoại của ông, những người rất giàu kinh nghiệm, biết rõ vai trò trung tâm của nước Mỹ trong thế trận này. Đó là lý do tại sao vào ngày thứ tư sau khi chính quyền Biden nhậm chức, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án các nỗ lực quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc nhằm đe dọa Đài Loan, đồng thời tuyên bố cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này là "vững như bàn thạch".

Trên thực tế, khả năng của Mỹ trong việc ngăn chặn một cuộc xâm lược Đài Loan đang suy yếu dần. Lý do chính là vì Trung Quốc trong hơn 20 năm đã theo đuổi mục tiêu duy nhất là các vũ khí tiên tiến và các kỹ năng cần thiết để ngăn chặn sự can thiệp của các lực lượng Mỹ. Một yếu tố khác là ý thức về vận mệnh lịch sử của ông Tập và việc ông sử dụng chủ nghĩa dân tộc dân túy để củng cố quyền lực của mình — mặc dù chủ nghĩa dân tộc cũng làm tăng chi phí của một cuộc tấn công bất thành. Trên một số diễn đàn, các học giả Mỹ và các quan chức cấp cao nghỉ hưu đã ca ngợi chính quyền Trump vì đã thông qua giao dịch bán vũ khí cho Đài Loan trị giá hơn 17 tỷ USD. Họ cũng phê phán các trợ lý của Trump, những người đã phô trương sự ủng hộ đối với Đài Loan như một cách khiêu khích Trung Quốc mà không nghĩ đến những rủi ro đối với hòn đảo này. Một số học giả từng là nhà ngoại giao, chẳng hạn như Richard Haass của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), đã thúc giục Mỹ chấm dứt chính sách "mơ hồ chiến lược", tức tránh đưa ra các cam kết rõ ràng trong việc đáp lại các hành động gây hấn chống lại Đài Loan. Sự mơ hồ này là nhằm ngăn cản sự hấp tấp của các chính trị gia Đài Loan và gây phẫn nộ cho Trung Quốc.

Bonnie Glaser, chuyên gia về an ninh Trung Quốc và Đài Loan tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một viện nghiên cứu chính sách ở Washington, nói rằng chính quyền Biden đang tỏ ra kiên quyết khi nói về Trung Quốc và Đài Loan, vì họ "rất lo lắng về khả năng xảy ra tai nạn và tính toán sai lầm". Bà Glaser, một học giả có nhiều mối quan hệ, bày tỏ lo ngại về các cuộc đụng độ ngẫu nhiên, chẳng hạn như giữa các máy bay hoặc tàu của Trung Quốc và Đài Loan, và về khả năng xảy ra xung đột quân sự có chủ ý trong 5 hoặc 10 năm nữa.

Robert Blackwill, cựu trợ lý an ninh quốc gia của George W. Bush và là đồng tác giả của bài phân tích mới của CFR, The United States, China and Taiwan: A Strategy to Prevent War (Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan: Chiến lược ngăn chặn chiến tranh), muốn Mỹ tạo ra "khả năng răn đe địa – kinh tế đáng tin cậy", cũng như củng cố sự răn đe về mặt quân sự. Ông cho rằng Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản nên nói rõ rằng Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi các hệ thống tài chính và thương mại dựa trên đồng đô la nếu nước này tấn công Đài Loan. Blackwill nói nếu các chỉ huy Trung Quốc thúc giục chiến tranh, "chúng ta muốn các lãnh đạo kinh tế có mặt trong phòng" để chỉ ra các chi phí kinh tế của hành động đó.

Tuy nhiên, phần khó nhất của việc ngăn chặn Trung Quốc là việc xây dựng các liên minh vững mạnh sẵn sàng thách thức sự xâm lược của Trung Quốc. Các so sánh với thời Chiến tranh lạnh không phù hợp với vấn đề Đài Loan. Sự sống còn của Tây Berlin được coi là lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ và các đồng minh NATO, những người đã lên kế hoạch chiến tranh để ngăn chặn việc Liên Xô phong tỏa thành phố. Nhưng điều quan trọng là Liên Xô là đối thủ yếu về kinh tế. Ngày nay, không có sự đồng thuận nào giữa các đồng minh khu vực của Mỹ rằng sự sống còn của Đài Loan là một lợi ích quan trọng đáng để họ phải chọc giận Trung Quốc, vốn thường là đối tác thương mại lớn nhất của họ.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt tính dễ bị tổn thương của đất nước trước áp lực kinh tế bên ngoài. Trong một bài báo vào tháng 5 năm ngoái, Qiao Liang, một thiếu tướng không quân đã nghỉ hưu, dự đoán rằng nếu chiến tranh xoay quanh Đài Loan nổ ra, Mỹ và các đồng minh sẽ chặn các tuyến đường biển chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời cắt đứt khả năng tiếp cận thị trường vốn của Trung Quốc. Tướng Qiao ủng hộ các động thái của ông Tập nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhu cầu kinh tế bên ngoài. Ông nói thêm rằng chìa khóa cho câu hỏi Đài Loan sẽ là kết quả của cuộc cạnh tranh sức mạnh giữa Trung Quốc với Mỹ. Vị tướng này là một kẻ khiêu khích theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, nhưng những bình luận của ông phản ánh quan điểm của nhiều người ở Trung Quốc ngày nay. Điều đó sẽ khiến các đồng minh của Mỹ phải suy nghĩ. Đối với nhiều người Trung Quốc, việc thu hồi Đài Loan không chỉ là một sứ mệnh quốc gia thiêng liêng. Việc hoàn thành sứ mệnh này cũng sẽ báo hiệu rằng vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ sắp kết thúc. Nếu Trung Quốc tin rằng họ có thể hoàn thành sứ mệnh đó với chi phí có thể chấp nhận được, họ sẽ ra tay.

The Economist

Nguyên tác : "China faces fateful choices, especially involving Taiwan", The Economist, 18/02/2021.

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 22/03/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc hành động quyết liệt với Đài Loan do thiếu lương thực ?

Dipanjan Roy Chaudhury, BBC tiếng Việt, 27/09/2020

Trung Quốc được cho là đang trên bờ vực nạn thiếu lương thực trầm trọng, điều có thể gây ra một cạnh tranh chiến lược về an ninh lương thực, có tiềm ngăn gây rắc rối cho Đài Loan và các khu vực khác, theo tạp chí The Economic Times.

tap1

Tập Cận Bình - Ảnh minh họa

Trong năm nay, Trung Quốc đã gặp phải một loạt cơn bão thiên tai tàn khốc. Bên cạnh sự đảo lộn đời sống do đại dịch Covid-19, những trận mưa xối xả đã gây lũ lụt thảm khốc ở lưu vực sông Dương Tử, khu vực nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc.

Tình hình ngày càng phức tạp hơn do dịch châu chấu và sâu bọ phá hoại mùa màng ở các khu vực khác, nơi các cánh đồng bị trơ trọi, và ba cơn bão lớn tháng trước kéo vào vùng đông bắc Trung Quốc.

Trích một bài xã luận trên The Taipei Times, The Economic Times cho biết nước lũ ước tính đã phá hủy mùa màng trên 6 triệu ha đất nông nghiệp.

Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy giá thực phẩm tăng 13% trong tháng 7, trong đó giá thịt lợn tăng 85%. Cũng có báo cáo về việc nông dân tích trữ sản phẩm, dự trù giá sẽ bị đẩy cao hơn nữa.

Sau khi thoạt đầu tung hô là "vụ mùa bội thu", truyền thông nhà nước Trung Quốc chuyển từ che đậy sự thật sang kiểm soát hành vi, quảng cáo chiến dịch quốc gia "Ăn sạch đĩa" chống lãng phí thực phẩm, theo bài xã luận.

Tháng trước, ông Tập đã kêu gọi công chúng Trung Quốc "trau dồi thói quen tiết kiệm và thúc đẩy một môi trường xã hội nơi lãng phí là điều đáng xấu hổ và tiết kiệm là điều đáng hoan nghênh".

Thiếu lương thực có vẻ không chỉ là một vấn đề ngắn hạn. Trong tình trạng Trung Quốc trở nên giàu có hơn, chế độ ăn - và vòng eo của người dân - đã nới rộng, gây căng thẳng cho cung và cầu. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính rằng nguồn cung cấp gạo, lúa mì và ngô của Trung Quốc gạo, sẽ thấp hơn nhu cầu khoảng 25 triệu tấn vào cuối năm 2025. Điều này đặt ra câu hỏi, làm thế nào Trung Quốc có thể nuôi sống 1,4 tỷ người của họ trong dài hạn ?

An ninh lương thực, do đó, có thể sẽ trở thành một mặt trận chiến lược mới.

Trong vài năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp của châu Phi như một phần của chiến lược rộng lớn hơn, nhằm khuyến khích các tập đoàn thực phẩm Trung Quốc sản xuất cho thị trường nội địa trên đất thuê ở nước ngoài.

Nếu tình trạng thiếu lương thực trở nên nghiêm trọng, Trung Quốc sẽ phải đối phó với việc phải chia khẩu phần ăn, hoặc thậm chí nạn đói. Ông Tập lúc đó sẽ cần tìm cách đánh lạc hướng quần chúng - và một cuộc chiến tranh biên giới nhỏ với Ấn Độ có lẽ sẽ không đủ. Bài viết trên The Taipei Times lập luận.

Máy bay quân sự Trung Quốc hầu như hàng ngày đều thăm dò vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Ông Tập có thể đang tìm cách khiêu khích Đài Loan vào tình trạng phải có cuộc xung đột quân sự đầu tiên. Một điểm nguy hiểm đáng kể đối với Đài Loan là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Do sự phân cực của Mỹ. Chính trị, kết quả có thể sẽ bị tranh cãi gay gắt. Tạp chí này viết.

Nếu Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn với một tranh chấp kéo dài tại tòa để giải quyết kết quả bầu Tập Cận Bình có thể coi đây là cơ hội chỉ có một lần trong thế hệ để giải quyết "vấn đề Đài Loan".

Thêm vào đó, ngày 31 tháng 7 năm sau đánh dấu 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Với việc bị người dân trong nước ngày càng bất mãn vì vô số thất bại trong chính sách, ông Tập liệu có cần một cái gì đó để lôi kéo sự quan tâm của họ qua hướng khác ? The Economic Times đặt câu hỏi.

Nguyên tác : Food shortages in China might push Xi Jinping to take drastic actions against Taiwan and elsewhere, The Economic Times, 26/09/2020

Nguồn : BBC, 27/09/2020

********************

Trung Quốc "lồng lộn" – Đài Loan "dấn tới"

Trung Kiên, Thoibao.de, 26/09/2020

Trong khi Trung Quốc đã nản với ý tưởng "thống nhất hòa bình" với Đài Loan nên ngày càng trở nên hung hăng trong cả lời nói và hành động với hòn đảo 23 triệu dân này thì Mỹ lại ngày càng siết chặt quan hệ với Đài Loan như để thách thức những đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hồ sơ Đài Loan đã leo thang đến mức báo động đỏ khi không bên nào có dấu hiệu nhượng bộ.

tap2

Ảnh : Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Keith Krach tới sân bay Đài Bắc, Đài Loan, ngày 17/09/2020

Ông Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao (đứng hàng thứ ba trong Bộ Ngoại giao Mỹ) đặc trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường đã công du Đài Loan ba ngày kể từ ngày 17 đến 20/09.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mục đích của cuộc viếng thăm Đài Loan của nhà ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ là để tham dự buổi lễ tưởng niệm cố tổng thống Lý Đăng Huy, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, quốc hiệu chính thức của Đài Loan, được bầu một cách dân chủ vào năm 1988.

Phát ngôn viên Morgan Ortagus cho biết thêm : "Hoa Kỳ tôn vinh di sản của tổng thống Lý Đăng Huy bằng cách tiếp tục mối quan hệ chặt chẽ với Đài Loan và nền dân chủ năng động qua các giá trị chung về chính trị và kinh tế."

Đáng chú ý là chuyến đi này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của Bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar.

Từ năm 1979 đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ gửi đến Đài Loan các quan chức cao cấp như thế với tần suất nhiều như thế, hai chuyến thăm của một bộ trưởng và một thứ trưởng trong vòng hai tháng liên tiếp.

Chuyến thăm của ông Krach còn có mục đích khảo sát xem Đài Loan có thể giúp Hoa Kỳ bớt lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc, nhất là trong lãnh vực điện tử.

Đồng thời, Washington còn bán cho Đài Bắc bảy hệ thống vũ khí trong đó có các hỏa tiễn cơ động giúp quân đội tiếp tục tự vệ cho dù các phi cơ đã bị hải quân hoặc không quân Trung Quốc loại ra ngoài vòng chiến.

Trong khi đó, về phần mình, Đài Loan không ngừng tăng cường các quan hệ không chính thức, đặc biệt về kinh tế, với phương Tây. Liên minh châu Âu hôm 22/09 đã mở diễn đàn đầu tư đầu tiên với Đài Loan, với sự tham gia của khoảng 15 nước châu Âu trong đó có Pháp, Đức.

Những sự kiện trên đã làm Bắc Kinh nổi đóa.

Để trả đũa chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc đã cho tập trận với quy mô chưa từng thấy.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường (Ren Guoqiang) tuyên bố : "Hôm nay, quân đội Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận chiến đấu gần sát eo biển Đài Loan… Đây là một hoạt động chính đáng và cần thiết để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, và được tiến hành để đáp trả tình hình hiện nay tại eo biển Đài Loan."

Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận, nhưng luôn luôn tuyên bố là không nhằm vào một nước hay lãnh thổ nào. Lần này, Bắc Kinh không kìm được sự tức giận và nói thẳng mục đích cuộc tập trận là do tình hình Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan, cho biết tổng cộng 19 phi cơ Trung Quốc đã tham gia vào cuộc tập trận tại eo biển. Các phi cơ tham gia tập trận hôm 19/09 bao gồm 12 máy bay tiêm kích J-16, 2 chiến đấu cơ J-10, 2 chiến đấu cơ J-11, 2 oanh tạc cơ H-6 và một phi cơ chống tàu ngầm Y-8. Cuộc tập trận hôm 18/09 có 18 máy bay tham gia.

tap3

Ảnh : Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường

Đặc biệt, trong thời gian nhà ngoại giao Mỹ ở thăm, không quân Trung Quốc đã hai lần vượt qua "đường trung tuyến", tức ranh giới trên không ngầm định giữa Hoa Lục và Đài Loan tại eo biển, vốn chưa từng bị xâm phạm trong suốt hai thập niên, từ 1999 đến 2019.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, công bố hồi thượng tuần tháng 09, cho biết Không quân Trung Quốc đã không hề vượt qua "đường trung tuyến" tại eo biển Đài Loan trong vòng hai thập niên, từ năm 1999 đến hồi tháng 3/2020.

Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, chỉ riêng từ tháng 03/2020 đến nay, chiến đấu cơ Trung Quốc đã vượt qua "đường trung tuyến" tổng cộng 5 lần, trong đó có 2 lần vào hôm 18 và 19/09, tức đúng vào thời điểm Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đang công du Đài Bắc.

Cũng trong ngày 19/09, Không quân Trung Quốc đã tung lên mạng Weibo một video rất dữ dội mang tựa đề : "Nếu chiến tranh nổ ra, đây là hành động đáp trả của chúng ta". Trong video là cảnh bắn tên lửa, khói lửa ngùn ngụt và cảnh lính Trung Quốc chạy, nhảy, vượt qua các chướng ngại vật, trên nền những bài ca ái quốc…

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì hung hăng bắn ra loạt đạn từ ngữ : "Đài Loan là một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Trung Quốc".

Không chỉ quân đội phô trương thanh thế mà ngành truyền thông Trung Quốc cũng lao vào chiến dịch đe dọa Đài Loan và Mỹ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, đại diện cho quan điểm dân tộc chủ nghĩa cứng rắn của chính quyền Trung Quốc, hôm 19/09 có bài xã luận, trực tiếp đe dọa : "Nếu Hoa Kỳ và Đài Loan tiếp tục có các hành động khiêu khích, chiến tranh sẽ không thể tránh khỏi."

Tiếp đó, đến lượt ngành ngoại giao Trung Quốc giở mánh khóe, chiêu trò.

Một quan chức cao cấp Trung Quốc mới đây đã bác bỏ sự tồn tại của một đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan từng được mặc nhiên công nhận là ranh giới trên biển giữa Đài Loan và Hoa lục trên eo biển Đài Loan.

Hành vi leo thang ngôn từ của Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại nổ ra xung đột võ trang trong bối cảnh sự cố xẩy ra ngày càng nhiều ở các vùng ven biển Trung Quốc.

Thủ tướng Lý Khắc Cường trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội vào tháng 05 đã đặc biệt không nêu ra khái niệm "thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc một cách hòa bình" được giới quan sát đánh giá đã là một tín hiệu của sự hiếu chiến đầy tham vọng.

Về phía Đài Loan, vào thời điểm diễn ra chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Bộ Quốc phòng vùng lãnh thổ này cho biết đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không để sẵn sàng đối phó và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, nhưng đồng thời khẳng định không có phi cơ nào áp sát hải đảo hoặc trực tiếp xâm phạm không phận Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn cho rằng các hành động đe dọa của Trung Quốc không có lợi gì cho hình ảnh của chính Trung Quốc trên trường quốc tế. Thêm vào đó, người dân Đài Loan được thấy rõ chân tướng của chế độ cộng sản Bắc Kinh và sẽ cảnh giác nhiều hơn nữa. Rồi các nước trong khu vực cũng có dịp hiểu sâu hơn về mối đe dọa của Trung Quốc. Để kết luận, Tổng thống Đài Loan khuyên : "Cộng sản Hoa Lục cần chừng mực hơn là gây sự".

Tổng thống Thái Anh Văn hôm 21/09 cũng thông báo các máy bay tiêm kích Đài Loan từ nay được "vũ trang", như một lời cảnh báo với Trung Quốc. Quân đội Đài Loan được đặt trong tình trạng báo động, bố trí hỏa tiễn trên cụm đảo Bành Hồ dọc theo bờ biển phía tây đối diện Trung Quốc.

Trong chuyến thị sát một căn cứ không quân vào hôm 22/09, bà Thái Anh Văn đã ca ngợi các phi công Đài Loan, trong những ngày qua, đã liên tục xuất kích để ngăn chặn các phi cơ Trung Quốc áp sát hải đảo.

RFI dẫn lời của chuyên gia về Trung Quốc tại Trường Khoa học Chính trị Lyon Stéphane Corcuff, cho rằng Trung Quốc đã bước qua một giai đoạn mới trong việc khiêu khích quân sự với Đài Loan.

tap4

Ảnh : Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott

Eo biển Đài Loan đang trong khủng hoảng quân sự trầm trọng kể từ 1958 (Trung Quốc oanh tạc các đảo Kim Môn, Mã Tổ) và 1996 (Trung Quốc bắn mấy chục hỏa tiễn vào Đài Loan). Không loại trừ trường hợp một phi công có hành động quá trớn, làm nổ ra chiến tranh.

Nhà nghiên cứu người Pháp cho rằng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫn chừng mực để không tạo cớ cho Trung Quốc gây chiến, một cuộc chiến mà bà không chắc thắng. Còn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn tranh thủ các phần tử dân tộc chủ nghĩa trong quân đội, nhưng không đến nỗi khởi động một cuộc chiến tổng lực với Đài Loan. Bởi một kịch bản như vậy sẽ khiến quân đội Mỹ có phản ứng quân sự ngay lập tức và gây ra một cuộc chiến khu vực đẫm máu.

Một số chuyên gia khác thì nhận định Trung Quốc muốn tiến hành chính sách "việc đã rồi" như trên Biển Đông khi áp đặt dần ưu thế quân sự và qua đó thu thập tối đa những dữ liệu về không quân Đài Loan. Còn Hoa Kỳ thì gửi đến các quan chức để đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh : Không được tấn công Đài Loan.

Đúng vào dịp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Đài Loan, ngày 18/09/2020, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott đã đệ trình lên Thượng Viện Hoa Kỳ dự luật H.R. 7758 Taiwan Invasion Prevention Act. "Dự luật chống xâm lăng Đài Loan" cho phép Hoa Kỳ huy động quân đội để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo bị Trung Quốc tấn công, do dân biểu Cộng Hòa Ted S. Yoho đề xuất.

Tại Washington, những tiếng nói có ảnh hưởng đã kêu gọi chính quyền Mỹ chấm dứt "chiến lược mập mờ", công khai cam kết bảo vệ đảo Đài Loan để răn đe Tập Cận Bình. Họ cho rằng cách tốt nhất để bảo đảm Hoa Kỳ sẽ không cần phải đến cứu Đài Loan là đánh tín hiệu cho Trung Quốc thấy là Mỹ sẵn sàng làm việc đó.

Giới quan sát nhận định những gì đang diễn ra tại eo biển Đài Loan có thể quyết định tương lai châu Á nên rất đáng để làm bùng lên một cuộc khủng hoảng lớn ở eo biển này, bất chấp cam kết về nguyên tắc một nước Trung Quốc duy nhất. Bởi lùi bước ở Đài Bắc sẽ là dấu hiệu Washington từ bỏ cam kết trong khu vực, đồng thời làm tổn hại sự tin cậy của các đồng minh vào Mỹ, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc và như thế sẽ mở ra cho nước Trung Quốc chuyên chế con đường thênh thanh tại khu vực chiến lược quan trọng này.

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/09/2020

Published in Diễn đàn