Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Con số tăng trưởng tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam được chính phủ đưa ra vào tháng 10 năm nay rất khả quan, lên đến 7,46% trong quí ba. Điều đó có nghĩa là áp lực về nợ công của Việt Nam sẽ được giảm, cũng như chỉ tiêu tăng trưởng ở mức 6,7% cho cả năm, mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra sẽ đạt được.

gdp1

Biển quảng cáo công ty Samsung ở Hà Nội. Samsung đóng góp đến 28% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam cho đến tháng 10 2008. Ảnh chụp 7/2000. AFP

Tuy nhiên một số nhà quan sát, và cả một số đại biểu quốc hội Việt Nam nghi ngờ những con số lạc quan của chính phủ đưa ra.

Nghi ngờ những con số thống kê

Trong phiên họp ngày 31 tháng 10 của Quốc Hội Việt Nam, một số đại biểu lo ngại là sự tăng đột ngột của GDP trong quí ba như vậy có kéo theo sự sụt giảm vào đầu năm 2018 như vẫn xảy ra ở những năm trước hay không ?

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư trả lời rằng cách tính GDP của Việt Nam được các định kinh tế tài chính quốc tế công nhận, và chất lượng tăng trưởng trong thời gian qua là tích cực.

Vào ngày 2 tháng 11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu trong một buổi họp của Quốc Hội được truyền hình trực tiếp qua trang Thông tin chính phủ rằng sự phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là lạc quan :

"Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, thì năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong 2017-18 đã tăng được năm bậc, thứ hai là Ngân hàng Thế giới vừa xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2018, dự kiến sẽ tăng 14 bậc, và hãng đánh giá quốc tế Mody cũng nâng mức tín nhiệm của ngân hàng Việt Nam lên mức độ tích cực".

Ông Nguyễn Huy Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế vĩ mô tại Na Uy, nghi ngờ các con số được Tổng cục thống kê Việt Nam đưa ra là không chính xác vì thiếu sự minh bạch. Ông nói thêm :

"Cái phương pháp tính thì chúng ta có thể dùng phương pháp tính của họ, nhưng vấn đề nằm ở chổ những số liệu được cung cấp, những số liệu họ thu thập như thế nào, có đúng hay không, nhào nặn như thế nào. Điều đó là quan trọng nhất, đầu vào của dữ liệu".

Ông Nguyễn Huy Vũ dẫn lại lời của ông Cục trưởng Cục thống kê Nguyễn Bích Lâm vào tháng Tám, năm 2016 rằng báo cáo số liệu thật đôi khi phải trả giá.

Trong cuộc họp với các vị lãnh đạo Chính phủ vào tháng Tám năm 2016, ông Lâm nói rằng nếu đưa ra các số liệu thật thì nhân viên của Cục thống kê có thể sẽ bị các địa phương cô lập, phân biệt đối xử, vì họ muốn rằng những con số đưa ra phải chứng tỏ được thành tích của họ.

Ngay giữa các con số được chính chính phủ đưa ra kỳ này, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, cũng thiếu sự hợp lý :

"Tốc độ tăng trưởng GDP mà Tổng cục thống kê công bố đã gây ra ngạc nhiên, vì tốc độ tăng trưởng của quí ba lên đến 7,46%. Đó là một tốc độ ngoài sự suy nghĩ của chúng tôi. Nếu GDP tăng cao như vậy, thì mức tiêu thụ điện cũng phải tăng trưởng tương ứng. Điều thứ hai là chúng tôi tính toán rằng nếu tăng GDP như vậy thì khối lượng hàng hóa nhập và xuất phải tăng tương ứng".

Theo ông thì với một sự gia tăng của GDP thì sản lượng điện tiêu thụ phải tăng tương ứng cao hơn 2,5 lần. Trong khi con số của chính phủ đưa ra là GDP 7,46%, tiêu thụ điện chỉ tăng 12%. Và theo quan sát của ông Lê Đăng Doanh thì số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không tăng tương ứng, mà chỉ có một biệt lệ là công ty Samsung của Hàn Quốc đầu tư sản xuất điện thoại tại Việt Nam tăng số lượng hàng xuất khẩu mà thôi.

Mối lo ngại về biệt lệ Samsung

Vào đầu tháng 10, Viện nghiên cứu chính sách kinh tế Việt Nam đưa ra cảnh báo là trong quí một, nền kinh tế quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài, nói rõ rằng chỉ riêng công ty Samsung đã chiếm 28% tổng số giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong phiên họp trực tuyến ngày 31 tháng 10, ông Trịnh Đình Dũng trấn an các đại biểu quốc hội, sau khi đưa ra những con số tăng trưởng của ba lĩnh vực : nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ.

"Như vậy tốc độ tăng trưởng không chỉ phụ thuộc vào một số ngành, lãnh vực, chẳng hạn như phụ thuộc vào Samsung, hay một vài sản phẩm thép, mà tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành, các lãnh vực, các sản phẩm, của nền kinh tế ở cả ba khu vực".

Các con số của ông đưa ra là nông nghiệp 2,78%, công nghiệp 12,77%, và dịch vụ là 7,25%. Như vậy trong chính những con số này cũng có sự chênh lệch rất cao, trong đó công nghiệp là cao nhất. Nhưng ngành công nghiệp, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh phụ thuộc quá lớn vào đầu tư nước ngoài :

"Đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% tổng sản lượng công nghiệp và 71% tổng giá trị xuất khẩu. Riêng Samsung đã là 28%. Chúng ta hoan nghênh đầu tư nước ngoài, nhưng chúng ta thấy rằng là xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có giá trị gia tăng của Việt Nam trong sản phẩm là thấp. Tôi có thể nói ngắn gọn là Việt Nam với dân số là 100 triệu người thì không thể nào công nghiệp hóa bằng cách dựa vào đầu tư nước ngoài ở mức độ cao như vậy".

Ông Nguyễn Huy Vũ đồng quan điểm với Tiến sĩ Doanh về sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào đầu tư nước ngoài, ông nhấn mạnh thêm khía cạnh giá trị gia tăng của chính nền kinh tế Việt Nam, mà ông gọi là phải phát triển một cách bền vững :

"Samsung hay Formosa đóng góp ít hay nhiều cho nền kinh tế, là một con số. Nhưng ở đây khi chúng ta đề cập đến tăng trưởng bền vững thì câu hỏi nên được đặt ra là liệu sự đóng góp của Samsung hay Formosa có thể giúp cho người dân Việt Nam có thu nhập nhiều hơn, hay là một năng suất lao động cao hơn theo thời gian, sau khi đánh đổi điều đó với môi trường hay không ?"

Ông Vũ nhắc lại thảm họa môi trường Formosa-Vũng Áng, bùng nổ vào tháng Tư năm 2016 làm cá chết hàng hoạt tại biển miền Trung, và ảnh hưởng đến đời sống hàng trăm ngàn người dân. Ông Vũ đặt câu hỏi là liệu những sản phẩm thép của Formosa xuất khẩu có bù lại được thiệt hại đó hay không ?

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển của Đại học Fulbright Việt Nam, sau khi phân tích những số liệu tăng trưởng mà Chính phủ đưa ra, thì thấy rằng ngành điện tử của Samsung và thép của Formosa tăng không kéo lên các ngành công nghiệp khác tăng theo, mà các ngành đó lại sụt giảm, như vậy không rõ tại sao con số tăng trưởng công nghiệp nói chung lại tăng đến 12,8%, ông kết luận rằng điều đó chỉ có Tổng cục thống kê mới biết.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Huy Vũ thì nói rằng điều quan trọng hơn những con số tăng trưởng GDP là tình trạng công ăn việc làm của người dân, nhưng trong các báo cáo của Chính phủ lại không có những con số này.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 06/11/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 novembre 2017 12:28

Doanh nhân Việt Nam và Cán bộ cao cấp

Can thiệp của cơ quan công an

Cuối tháng Chín, một số phụ huynh học sinh ở trường tư thục của công ty Vincom tại Hà Nội than phiền việc trường này tăng học phí. Cơ quan công an ở Hà Nội gửi giấy mời một số phụ huynh học sinh lên làm việc, với lời mời vắn tắt là để hỏi về việc có liên quan. Sau khi dư luận trên báo chí chính thống của nhà nước cũng như mạng xã hội lên tiếng chỉ trích cho rằng cơ quan công an đã can thiệp vô lý vào những hoạt động dân sự của người dân, đại diện cơ quan công an trả lời báo chí rằng họ mời phụ huynh vì cho rằng những phụ huynh này xúc phạm đến lãnh đạo của công ty Vincom.

doanhnhan1

Một biển quảng cáo tại Sài Gòn, thành phố có nhiều công ty thương mại tư nhân 12/1997. AFP

Công ty Vincom do ông Phạm Nhật Vượng, một tỉ phú người Việt làm chủ.

Cuối tháng 10, xảy ra chuyện bà Dương Thị Hằng Nga, nhà báo trưởng văn phòng khu vực miền Trung và Tây nguyên của Báo Giao thông vận tải, khiếu nại về việc bà bị công an không cho xuất cảnh theo lời đề nghị của ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ nhôm, vì có viết những bài báo liên quan đến ông này. Cơ quan công an Đà Nẵng nói rằng họ làm đúng pháp luật vì ông Vũ gửi đơn than phiền rằng bà Nga viết bài làm xấu hình ảnh ông. Khi đăng tải tin này, Báo Tuổi trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh liệt kê toàn bộ điều luật về việc cấm xuất cảnh đối với công dân Việt Nam, không có điều nào liên quan đến phát biểu của công an Đà Nẵng.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc ở báo Thanh Niên, hiện sống ở Đà Nẵng bình luận về việc này :

"Nếu cô đó có liên quan đến một vụ án nào đó, hay bị công dân tố cáo là có nợ nần gì đó, thì người ta có thể chận. Mà nếu chỉ vì một bài báo, mà qua yêu cầu của ông Vũ nhôm mà chận thì ông Vũ nhôm là sếp của nhà nước này".

Ông Phan Văn Anh Vũ từng xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ trong vụ ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật. Theo báo Tuổi Trẻ một trong những căn nhà mà ông Xuân Anh đang ở là của ông Phan Văn Anh Vũ.

Khi đề cập với nhà báo Pham Chí Dũng, hiện đang sống tại Sài Gòn về hai trường hợp nêu trên, ông nói rằng cần phải thêm vào một trường hợp nữa ở miền Nam :

"Phải bổ sung thêm chuyện trạm BOT Đồng Nai vừa rồi, khi mà công an và cảnh sát cơ động dàn quân ra giống như là khủng bố tinh thần lái xe, ép lái xe không trả tiền lẻ, chuyện đó rất lộ liễu. Hồi trước có một số công an đóng vai trò bảo kê, đi đòi nợ, xã hội đen, nhưng kính đáo hơn, nhưng bây giờ rất lộ liễu".

Các trạm BOT có nghĩa là các trạm thu phí đường bộ do các công ty tư nhân lập ra để thu tiền chi phí các đoạn đường bộ hoặc cầu mà họ đã đầu tư để xây dựng. Nhưng trong thời gian qua, nhiều lái xe từ Bắc đến Nam phản đối chi phí họ cho rằng quá cao của các trạm này, và các trạm này đặt quá gần nhau. Họ đã dùng tiền lẻ, một việc làm hoàn toàn hợp pháp, để trả tiền tạo nên tình trạng kẹt xe để phản đối.

Doanh nhân và pháp luật

Tất cả ba sự việc vừa nêu đều liên quan đến các công ty tư nhân, trong đó cơ quan công an đã hành động bảo vệ quyền lợi cho các công ty này. Tuy nhiên ông Huỳnh Ngọc Chênh nói :

"Nó rất phức tạp, muốn sai được công an thì phải nắm mấy ông lớn hơn, chứ không phải mấy ông ở dưới này mà sai được. Thật ra công an cũng không quan trọng lắm, mà quan hệ là quan hệ với chính quyền, khi chính quyền ra lệnh thì công an cũng phải làm việc, bản thân công an cũng chỉ lắt nhắt thôi".

Bình luận về việc các công ty tư nhân phải có sự quan hệ với chính quyền như thế nào tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh nói :

"Kinh doanh ở Việt Nam muốn phất lên thì phải dựa vô chính quyền, từ ông tổ trưởng tổ dân phố cho đến ông công an khu vực. Mà muốn làm ăn lớn thì phải dựa những ông lớn nữa".

Một doanh nhân giấu tên ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng nói với chúng tôi là nếu chỉ một mình kinh doanh dựa theo cung và cầu của thị trường thì không thể nào cạnh tranh lại với những công ty khác có được sự hậu thuẫn của các quan chức, hay các nhóm quan chức mà ông gọi là các nhóm lợi ích.

Ông Phạm Chí Dũng gọi tên sự câu kết này là mafia :

"Đó là một quan hệ của chủ nghĩa tư bản thân hữu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dã man. Đó là quan hệ móc xích giữa những lợi ích và quyền lợi với nhau. Nói thẳng ra đó là quan hệ mafia".

Theo ông các nhóm thân hữu hiện nay có hệ thống trải rộng từ trung ương đến các địa phương khác nhau.

Việc tham gia vào các nhóm lợi ích này, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, là một con dao hai lưỡi, vì khi người đỡ đầu cho một doanh nhân bị thất thế, nếu doanh nhân đó không kịp tìm được một người đỡ đầu mới thì sẽ có nguy cơ bị trừng phạt.

Theo những nguồn tin và dư luận ở Đà Nẵng, thì ông Phan Văn Anh Vũ xuất thân là một người làm cửa nhôm và kính, sau đó được sự tín cẩn của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành ủy, và sau khi ông Thanh mất, ông Vũ tìm được một sự đỡ đầu ở cấp cao hơn. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp về sự việc ông Vũ đề nghị cơ quan công an không cho nhà báo Dương Thị Hằng Nga xuất cảnh :

"Ông Vũ nhôm bị mọi người đồn đại là người của ông Trần Đại Quang, ông ấy mạnh là có cái thế như vậy. Qua chuyện này cho thấy ông ấy vẫn còn mạnh".

Cũng trong thời gian cuối tháng 10, người ta chứng kiến việc ông Hoàng Khải, chủ công ty Khai Silk, một thương hiệu nổi tiếng bấy lâu nay ở Việt Nam, bị cáo buộc là đã nhập hàng Trung Quốc về và gắn nhãn hiệu Việt Nam để bán. Ngày 31 tháng 10, cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh đã niêm phong hơn 1000 sản phẩm của công ty Khai Silk để điều tra về cáo buộc gian lận.

Tuy nhiên người ta nói rằng việc công ty này dùng hàng có xuất xứ khác nhau rồi gắn nhãn hiệu Việt Nam lên đã bị phát hiện từ cả chục năm nay. Bình luận về sự việc mới xảy ra, ông Phạm Chí Dũng nói :

"Có những chuyện to lớn hơn nhiều mà không đem ra xử, mà cái chuyện Khaisilk như vậy mà Trần Tuấn Anh Bộ Công thương đưa hồ sơ sang Bộ Công an tức là nó có vấn đề. Tức là có thể là Khaisilk này thuộc một phe phái nào đó không ăn cánh".

Ông Hoàng Khải được xem là một doanh nhân rất thành đạt tại Việt Nam, ngoài thương hiệu Khai Silk ông còn kinh doanh địa ốc, sở hữu nhiều nhà hàng ăn sang trọng trên các con đường rất đắt tiền tại Hà Nội và Sài Gòn.

Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng muốn xóa bỏ tình trạng cơ quan công an làm việc vì quyền lợi của các công ty tư nhân, thì phải tôn trọng cơ chế thị trường thực sự, chứ đừng gọi là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự can thiệp quá lớn của nhà nước. Còn ông Phạm Chí Dũng thì nói rằng tình trạng câu kết hiện nay giữa các quan chức chính trị và các đại gia tư nhân sẽ làm cho công cuộc chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở nên vô cùng khó khăn, mặc dù theo ông Dũng, ông Trọng không có liên quan đến những nhóm lợi ích khác nhau.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 03/11/2017

Published in Diễn đàn

Giữa tháng 10, 2017, nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa, sống ở Hải Phòng bị cơ quan an ninh thành phố này thẩm vấn trong thời gian tám ngày, với những cáo buộc có liên quan đến Hội Anh em dân chủ.

anhem1

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người được xem là quan tâm đến dân chủ và nhân quyền hơn ông Donald Trump. Ảnh chụp nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, tháng Năm, 2016. AFP

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là người mới nhất có liên quan đến vụ trấn áp Hội Anh em dân chủ suốt một năm nay.

Có nhiều hội, nhóm hoạt động không chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng tại sao Hội Anh em dân chủ lại bị đàn áp mạnh tay như vậy trong thời gian qua ?

Đàn áp Hội Anh em dân chủ

Hội Anh em dân chủ được Luật sư Nguyễn Văn Đài và một số đồng sự thành lập vào tháng Tư năm 2013, với chủ trương đấu tranh bất bạo động cho dân chủ ở Việt Nam.

Tháng 12 năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và một người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 luật hình sự Việt Nam.

Đến tháng Bảy, 2017 có thêm bốn thành viên của Hội Anh em dân chủ bị bắt, đó là mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển, với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 luật hình sự Việt Nam.

Một tháng sau, ông Nguyễn Trung Trực, người được giao nhiệm vụ phát ngôn nhân của Hội Anh em dân chủ bị bắt, cũng theo điều luật số 79.

Đầu tháng Chín, đến phiên ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em dân chủ ở Thái Bình bị bắt.

Ngày 20 tháng 10, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Đà Nẵng là anh Khúc Thừa Sơn bị thẩm vấn vì tình nghi có liên quan đến Hội Anh em dân chủ.

Sau khi kết thúc việc thẩm vấn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cơ quan an ninh thành phố Hải Phòng nói với ông rằng họ không bắt giam ông. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói với chúng tôi :

"Họ gắn tôi vào vụ án anh Nguyễn Văn Đài và Hội anh em dân chủ. Họ biết tôi có tham gia vào Hội anh em dân chủ trong thời gian hai tháng, sau đó tôi rút. Họ qui kết Hội anh em dân chủ có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm vào điều 79 bộ luật hình sự của nước Việt Nam. Nhưng tôi bác bỏ qui kết của họ".

Ông Nghĩa nói rằng nếu thấy những thành viên của Hội Anh em dân chủ có tội thì hãy đưa ra bằng chứng, và để tòa án quyết định.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia Hội Anh em dân chủ trong thời gian hai tháng, từ tháng 12 năm 2015 đến tháng Giêng năm 2016, và ông xin rút lui vì lý do sức khỏe.

Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì những thành viên của Hội Anh em dân chủ là những con người rất ôn hòa. Trên trang web của Hội Anh em dân chủ người ta thấy tất cả các bài viết là nhắm vào những vụ bê bối trong quản lý kinh tế, những vấn đề an sinh xã hội tại Việt Nam.

Vậy tại sao họ lại bị đàn áp ?

anhem2

Biểu tượng của tổ chức Hội Anh em dân chủ. Hội Anh em dân chủ.

Những lý do đàn áp

Khi được đặt câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội trả lời :

"Nó có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đại hội vừa rồi là những người cứng rắn. Hoàn cảnh bây giờ làm cho họ lo sợ, vì phong trào dân chúng theo tôi đánh giá là phát triển đến mức có thay đổi về chất. Hội Anh em dân chủ lại là một hội có tổ chức chặt chẽ, của một tổ chức chính trị rất là cổ điển".

Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2016, một tháng sau khi Luật sư Đài bị bắt. Sau đại hội này, nhiều tướng lĩnh quân đội và công an được vào trung ương đảng và bộ chính trị, những nơi có quyền lực chính trị lớn nhất nước.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết ông không biết gì nhiều về Hội Anh em dân chủ vì thời gian hoạt động chỉ có hai tháng, nhưng ông cho rằng Hội này có tổ chức chặt chẽ, và trải rộng từ Bắc đến Nam.

Anh Lê Sơn, một cựu tù nhân chính trị, cho biết nhận định của mình về vụ đàn áp Hội Anh em dân chủ :

"Họ có đề cương rất rõ ràng, rất cụ thể, đó là Việt Nam tự do dân chủ, nhân quyền, có được đa nguyên đa đảng và hoạt động xã hội dân sự tự do. Đương nhiên với việc làm như thế thì đảng cộng sản họ không thích, và đến một lúc nào đó họ sẽ ra tay đàn áp, bắt bớ, bố ráp. Họ đã bắt bớ một loạt những người được cho là chủ đạo từ Bắc vào Nam để làm giảm sức mạnh của Hội Anh em dân chủ".

Vào tháng Bảy năm 2015, trong một lần trao đổi với Đài Á Châu tự do, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho chúng tôi biết rằng tổ chức của ông không có mục tiêu lật đổ, mà là đấu tranh bất bạo động, đi vào chiều sâu :

 "Mình tìm kiếm những người có khả năng tham gia ứng cử để mình đào tạo, trở thành những người lãnh đạo ở cấp địa phương tới trung ương trong tương lai".

Ông cũng kể lại rằng vào thời kỳ đầu mới thành lập, năm 2013, cơ quan an ninh liên tục gây sức ép bắt buộc Hội Anh em dân chủ phải chấm dứt hoạt động, nhưng sau đó họ đã đổi thái độ, và đối xử với Hội Anh em dân chủ một cách ôn hòa :

"Trước đây khi làm việc với nhau thì họ luôn có vẻ kể cả bề trên, luôn luôn muốn áp đặt với chúng tôi. Nhưng bây giờ thì không. Thái độ của họ thay đổi hoàn toàn, họ vẫn nói mình không nên làm cái này cái kia, hay từ từ hẳn làm, nhưng không còn kiểu áp đặt ra lệnh theo kiểu ăn sống nuốt tươi mình được".

Khoảng thời gian 2014-2015 cũng là lúc Việt Nam đang rất nổ lực để tham gia vào Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương do Mỹ cầm đầu, với những điều kiện ràng buộc về nhân quyền và quyền lợi lao động theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Lúc đó dư luận thậm chí đã nói đến việc thành lập nghiệp đoàn tự do tại Việt Nam.

Giải thích về việc gia tăng đàn áp Hội Anh em dân chủ trong năm 2017, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng việc đó có phần quan trọng là do ảnh hưởng của tình hình quốc tế, ông nói :

"Theo quan sát của cá nhân tôi thì là do tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình Hoa Kỳ, sau khi ông Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, thì điều đó có lợi cho họ, nên họ ra tay đàn áp khủng bố những người hoạt động xã hội dân sự trong nước, khi mà Hoa Kỳ đã không còn quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền Việt Nam, đã tạo điều kiện cho chính quyền cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp. Thời Tổng thống Obama, việc quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền trên toàn thế giới, cũng như vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam được chính phủ thời đó chú trọng hơn".

Ông nói tiếp sở dĩ như vậy là do phong trào đấu tranh cho dân chủ ở trong nước còn rất ít và yếu, do vậy tình hình quốc tế rất có ảnh hưởng đến hoạt động dân chủ trong nước. Giải thích tại sao sau đến bốn năm hoạt động, Hội Anh em dân chủ mới bị đàn áp mạnh tay, ông nói tiếp :

"Luật pháp của nhà nước cộng sản là như vậy, nó xử lý theo từng thời gian, theo từng trạng thái và theo từng cá nhân, chứ không phải là một thứ luật pháp nghiêm minh và sòng phẳng".

Ông Nguyễn Quang A thấy có sự tương đồng giữa việc đàn áp Hội Anh em dân chủ với việc đàn áp tổ chức của Luật sư Lê Công Định, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, và Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung vào năm 2009, đó là sự lo ngại của đảng cộng sản đối với những tổ chức mang khuynh hướng chính trị và có tổ chức chặt chẽ.

Kính Hòa RFA

Nguồn : RFA, 31/10/2017

Published in Diễn đàn

…nhưng chống tham nhũng trầy trật

Quyền lực một mối

Sau sáu ngày nhóm họp, Hội nghị trung ương đảng cộng sản lần thứ sáu đã kết thúc mà không có thay đổi nhân sự lớn lao nào ở tầm mức Bộ chính trị, cũng như Trung ương đảng, những cơ quan có quyền lực thực sự cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Có hai ủy viên trung ương được vào Ban bí thư là ông Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng, một ủy viên trung ương khác chuyển công tác là ông Trương Quang Nghĩa chuyển từ Bộ giao thông vận tải về làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng.

tbt1

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, được xem là đã củng cố quyền lực sau hội nghị trung ương 6. Ảnh chụp tháng 6/2017. AFP

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị Việt Nam sống ở Sài Gòn nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị trí quyền lực của mình một cách vững chắc :

"Ông Trọng hiện nay không còn đối thủ chính trị trực tiếp để cạnh tranh với mình về chức vụ Tổng bí thư nữa, mà ngay cả nếu ông ấy muốn hợp nhất hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì cũng khó có ai cạnh tranh với ông ấy".

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, hiện nay quyền lực đang tập trung vào tay ba người đứng đầu Bộ chính trị là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Phạm Minh Chính, và ông Trần Quốc Vượng, trong đó, ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách lãnh đạo đảng ở hai ngành công an và quân đội, đã nắm gần như quyền lực tuyệt đối ở Việt Nam hiện nay.

Trước khi hội nghị trung ương sáu diễn ra với những thông tin rằng hội nghị này sẽ bàn về vấn đề nhân sự, người ta đã trông chờ việc kỷ luật khai trừ khỏi trung ương đảng, thậm chí xử lý hình sự đối với ông Đinh La Thăng, một cựu ủy viên Bộ chính trị, vì những sai phạm của ông khi còn đứng đầu ngành dầu khí. Ông Thăng bị cách chức ủy viên Bộ chính trị, và Bí thư thành ủy Hồ Chí Minh trước khi hội nghị trung ương lần thứ sáu diễn ra vài tháng. Nhưng việc đó đã không xảy ra.

Thay vào đó, hội nghị chỉ công bố một bản án kỷ luật dành cho ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí Thư thành ủy Đà Nẵng, vì những sai phạm của ông khi tiếp nhận những quà biếu, và sử dụng bằng cấp không đúng. Trong diễn văn bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhắc lại vụ việc này, và cảnh báo các quan chức, theo nguyên văn lời ông, đã trót nhúng chàm thì phải tự gột rữa.

Khi được hỏi về câu chuyện này, ông Trần Văn Lĩnh, nguyên thành viên Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng cho rằng thực ra ông Nguyễn Xuân Anh chưa bị kết luận là tham ô, vì chiếc xe quà biếu là quà biếu dành cho thành ủy Đà Nẵng, còn hai căn nhà ông đang cư ngụ vẫn đứng tên doanh ngiệp cho ông mượn. Tuy vậy ông Lĩnh cho rằng ông Xuân Anh, với tư cách một người lãnh đạo cấp cao, bị kỷ luật là xứng đáng. Ông nói tiếp :

"Đảng họ đã làm như vậy tôi cho là kịp thời, kỷ luật như vậy là nghiêm khắc. Giá mà, từ trước đến nay không phải chỉ Đà Nẵng mà là nhiều nơi, không phải chỉ mình Xuân Anh mà nhiều người khác, cũng được thực hiện một kỷ luật như vậy thì có lẽ niềm tin vào Đảng nó không giảm sút giống như hiện tại. Nhưng mà thôi, nếu từ trước đến giờ không làm được, nhưng nay vụ Xuân Anh làm được thì từ nay tiếp tục làm như vậy, không phải Xuân Anh mà nhiều người khác, không phải Đà Nẵng mà nhiều nơi khác, cũng làm nghiêm khắc như vậy thì dân mình đỡ khổ".

Vụ kỷ luật ông Xuân Anh đã được công bố trước khi hội nghị trung ương diễn ra, và trong hội nghị ông bị chính thức khai trừ ra khỏi trung ương đảng.

Chống tham nhũng vất vả

Nhận xét về chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như diễn tiến của hội nghị trung ương sáu, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế sống ở Hà Nội cũng cho rằng trường hợp kỷ luật ông Xuân Anh là đáng hoan nghênh, tuy nhiên ông nói tiếp :

"Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một chiến dịch sâu rộng, và cho đến nay đạt được rất nhiều tiến bộ về những trường hợp cụ thể. Nhưng chiến dịch đó không thấy có các thay đổi về mặt công khai minh bạch, về mặt giám định độc lập, về mặt giám sát quyền lực".

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, mặc dù đã tập trung được quyền lực, nhưng có thể ông Trọng vẫn bị những thế lực mạnh mẽ là sự liên kết với nhau của các quan chức, để bảo vệ họ chống lại chiến dịch chống tham nhũng của ông. Ông Dũng nêu lên vấn đề thanh tra tài sản của các quan chức :

"Từ tháng Năm, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra việc kiểm tra tài sản đến 1000 quan chức, khá là rầm rộ. Nhưng cho đến nay không nghe nói chiến dịch này được triển khai như thế nào. Không có thông tin, cũng không có bằng chứng nào là chiến dịch này được triển khai. Trong khi đó lại có những bằng chứng là ông Nguyễn Phú Trọng lại lơ đi những vụ mà tài sản quan chức bị dư luận lên án, chẳng hạn như cái biệt phủ của ông Phạm Sĩ Quí, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, em bà Phạm Thanh Trà, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Điều đó cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng sau hội nghị trung ương 6 này vẫn trầy trật, vất vả".

Tuy nhiên theo ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng thanh tra chính phủ, thì tình trạng tham nhũng trong năm 2018 sẽ giảm bớt nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Theo số liệu của truyền thông trong nước thì năm 2016 có 1 triệu 100 ngàn người kê khai tài sản, trong đó 77 người được kiểm tra, và chỉ có ba trường hợp vi phạm, nhưng không rõ là ai.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 11/10/2017

Published in Diễn đàn
lundi, 09 octobre 2017 21:33

Trump hay không Trump tại APEC 25

Trump hay không Trump tại APEC 25 không quan trọng cho quan hệ Việt Mỹ

APEC không liên quan nhiều đến quan hệ Việt- Mỹ

Việc chuẩn bị cho hội nghị APEC lần thứ 25 đã bắt đầu từ tháng 12 năm 2016 đến nay, qua nhiều cuộc họp khác nhau, trong đó có cuộc họp của các bộ trưởng thương mại của các thành viên APEC diễn ra vào tháng Năm, 2017, ba cuộc họp dành cho các viên chức cao cấp diễn ra vào tháng Ba, tháng Năm, và tháng Tám. Tất cả các cuộc họp này đều diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

apec1

Các Bộ trưởng thương mại APEC gặp nhau vào tháng Năm, 2017 để chuận bị hội nghị APEC vào tháng 11, 2017.  AFP

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, hiện sống ở Hà Nội thì trong những cuộc họp đó Việt Nam cũng đã có đưa ra nhiều sáng kiến, dù hiện nay chưa được tiết lộ, nhưng sẽ được bàn đến khi hội nghị APEC khai mạc vào tháng 11 tới đây.

Một sự kiện được mọi người trông đợi nữa là sự có mặt của Tổng thống mới của nước Mỹ là ông Donald Trump, tại Đà Nẵng trong những ngày diễn ra hội nghị. Tuy nhiên ông Bùi Kiến Thành cho rằng chuyện này không có gì quan trọng :

"Sự tham gia của Tổng thống Mỹ, một quốc gia thành viên của APEC, một diễn đàn để trao đổi những sáng kiến của nhau thôi, chứ không phải là một cuộc họp đi đến những quyết định song phương hay đa phương gì, những việc có sự thỏa thuận. Vì vậy sự hiện diện của ông Donald Trump trong diễn đàn này thì cũng hạn chế thôi, không có cái gì thật sự gọi là mới mẻ trong quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Việc đấy sẽ được giải quyết trong khung cảnh khác".

Tuy nhiên ông Bùi Kiến Thành lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc lựa chọn thành phố Đà Nẵng để tiến hành đăng cai tổ chức hội nghị APEC lần thứ 25 :

"Thành phố Đà Nẵng là một thành phố rất đặc biệt. Đối với Việt Nam nó có một không khí mới, nó không phải là Hà Nội đông đúc, kẹt xe đủ thứ kiểu, nó cũng không phải là Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng, đối với Việt Nam nó là một thành phố có bộ mặt mới của nước Việt Nam trong thời đổi mới phát triển. Đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý".

Trong thời gian hơn 10 năm nay Thành phố Đà Nẵng được xem là nơi phát triển cơ sở hạ tầng khá tốt, không gặp phải những vấn đề xấu về môi trường và giao thông như hai thành phố lớn khác là Hà Nội và Sài Gòn. Tuy nhiên ngay trước khi diễn ra Hội nghị APEC tại Đà Nẵng, vào đầu tháng 10, 2017, đã có một sự thay đổi lớn về lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng, người đứng đầu của thành ủy của đảng cộng sản tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức, người đứng đầu Ủy ban nhân dân là ông Huỳnh Đức Thơ bị cảnh cáo, và đương kim Bộ trưởng Giao thông- Vận Tải Trương Quang Nghĩa được điều về thay thế cho ông Nguyễn Xuân Anh.

Nhưng ông Bùi Kiến Thành cho rằng những việc đó không có liên quan gì đến việc Hội nghị APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Đà Nẵng :

"Tôi thấy không có liên quan gì. Không phải Thành phố Đà Đẵng tổ chức mà chỉ có vai trò hỗ trợ thôi. Việc tổ chức diễn đàn này là việc của trung ương làm. Cho nên là sự đổi thay của lãnh đạo Đà Nẵng không có ảnh hưởng gì đến trọng tâm của việc tổ chức diễn đàn này".

Cơ hội kinh tế nhưng còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác

Một doanh nhân ở Đà Nẵng là ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần thương mại và thủy sản Thuận Phước nói với chúng tôi rằng Hội nghi APEC tại Đà Nẵng là một cơ hội cho các doanh nhân Việt Nam :

"Thông qua hội nghị APEC, tôi nghĩ doanh nhân Việt Nam, vốn ít có những cơ hội gặp gỡ những doanh nhân lớn trên thế giới, đây là dịp để họ tận mặt nhìn thấy được mình, và mình thấy được họ".

Công ty Thuận Phát của ông Lĩnh có xuất khẩu nhiều mặt hàng hải sản vào thị trường Mỹ. Ông nói rằng sản phẩm của công ty ông có mặt ở các siêu thị lớn của Mỹ như Costco, Walmart, nhưng có khi phải qua nhiều người trung gian, vậy Hội nghi APEC là nơi mà ông có thể gặp trực tiếp những khách hàng của ông ở Mỹ để loại đi lớp trung gian này.

Ông Lĩnh cũng có nói tới sự đáng tiếc là hiện nay Việt Nam không được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường nên các sản phẩm hải sản của Việt Nam bị Mỹ đánh thuế chống phá giá, mặc dù theo ông là những người nuôi thủy sản ở Việt Nam không hề được trợ cấp gì của nhà nước cũng như giá của thủy sản Việt Nam bán ở Mỹ có khi còn cao hơn thủy sản của một số nước khác.

"Trên đấu trường kinh tế thế giới mạnh được yếu thua hiện nay, mình là một quốc gia yếu, làm sao mà mình có thể chống lại sự áp đặt của một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu được. Mình phải chịu thôi, còn sắp tới đây nó có như thế nào thì còn tùy nhiều chuyện lắm".

Theo ông, những vụ kiện chống hàng hóa Việt Nam lệ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó có cả chính trị, ông lấy ví dụ như các nước Philippines, Indonesia không hề bị áp thuế chống phá giá, mặt dù giá tôm của các nước này có khi còn thấp hơn cả giá tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Một vấn đề nữa mà theo ông Lĩnh, đã ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong thời gian qua là khuynh hướng hướng vào bên trong của nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump.

Khi được hỏi là liệu giới doanh nghiệp cũng như quan chức Việt Nam có lợi dụng diễn đàn APEC để thương lượng giành lại sự công bằng cho sản phẩm của Việt Nam hay không, ông nói :

"Cũng không phải dễ, ngay cả APEC như thế này cũng không dễ. Thời gian thì không nhiều, mà thế giới thì có rất nhiều chuyện để cần bàn, chứ đâu phải chuyện hai bên, mà họ bàn đa phương chứ đâu phải song phương. Mà ngay như song phương thì giữa Việt Nam và Mỹ cũng có rất nhiều chuyện để bàn. Tất nhiên vấn đề này sẽ được biết đến, tuy nhiên tôi không tin là nó có thể được giải quyết bây giờ".

Chuyên gia Bùi Kiến Thành thì nói với chúng tôi rằng có thể sẽ có những cuộc gặp gỡ giữa hai nước Việt và Mỹ bên lề Hội nghi APEC 25, nhưng không phải để giải quyết một điều gì cụ thể ngay lúc này mà để khởi đầu những bước đi trong tương lai.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 09/10/2017

Published in Diễn đàn

Chuyện hợp nhất các chức danh của đảng cộng sản với các cơ quan chính quyền làm một là việc được bàn đến từ lâu ở Việt Nam, vốn chỉ do duy nhất đảng cộng sản lãnh đạo. Liệu trong hội nghị trung ương đảng lần thứ sáu đang tiến hành tại Hà Nội sẽ bàn đến vấn đề này hay không ? Và nếu có thì có quyết định thực hiện hay không ?

hop1

Các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ, và Quốc hội Việt Nam tại Đại hội đảng toàn quốc đầu năm 2016. AFP

Nhất thể hóa là một dự án nghiên cứu từ lâu

Tiêu biểu nhất cho ý tưởng hợp nhất, hay còn gọi là nhất thể hóa này là bài báo của ông Nhị Lê trên Tạp chí cộng sản ra vào tháng Tám, năm 2016. Sang đến tháng Sáu năm nay lại có bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nguyên Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, viết trên tạp chí Tia sáng đưa ra khái niệm Tổng thống lưỡng tính thực chất là gộp hai chức danh Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nước như mô hình Trung Quốc.

Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội, thì đảng cộng sản Việt Nam đã đưa chuyện gộp các chức danh đảng với nhà nước làm một vào một đề án nghiên cứu bấy lâu nay.

"Vấn đề nhất thể hóa người ta đã bàn từ lâu rồi. Nội dung của kỳ họp trung ương 6, khóa 12 này có rất nhiều vấn đề, nhưng cái nội dung ấy là cốt lõi. Việc thu gọn hệ thống hành chính, chính trị của Việt Nam là không thể lùi lại được nữa, vì hiện nay nợ công rất lớn, bội chi thì cao, cho nên phải tinh giản mới giảm được chi phí thường xuyên, còn chuyện có quyết định hay không thì phải chờ hội nghị".

Trong cơ cấu tổ chức của nhà nước Việt Nam hiện nay, cứ một bộ phận của chính quyền thì song song đó có một bộ phận của đảng, ví dụ như bên cạnh Ủy ban nhân dân tỉnh, có tỉnh ủy của đảng cộng sản. Đây được xem như là mô hình đảng cộng sản lãnh đạo mọi hoạt động của xã hội.

Tuy nhiên sự trùng lấp như vậy tạo nên một biên chế rất lớn cho lĩnh vực hành chính công tại Việt Nam. Tại hội nghị Trung ương 6, một số thống kê cụ thể được đưa ra là hiện nay có 2,5 triệu biên chế của chừng 58 ngàn đơn vị sự nghiệp công lập, chưa kể tổ chức trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Khi bài báo của tác giả Nhị Lê xuất hiện vào năm 2016, Luật sư Lê Công Định, hiện sống ở Sài Gòn có nói với chúng tôi :

"Lẽ ra họ đã làm cái điều này trong lần cải cách chính trị lần đầu tiên hồi năm 1986. Thời điểm đó là thích hợp để đưa ra cải tổ này, nhưng 30 năm sau mới được đưa ra một cách chính thức. Từ trước đến giờ cứ song song với bộ máy chính quyền thì có bộ máy đảng tồn tại để điều khiển mọi hoạt động. Trên thực tế hai bộ máy này chồng chéo nhau với cùng một nhiệm vụ".

Theo ghi nhận của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, trả lời đài RFA vào tháng Sáu năm 2017, thì việc nghiên cứu hợp nhất hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng đã được đảng cộng sản Việt Nam bàn luận suốt 15 năm qua, nhưng không thực hiện được.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ sáu, Tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng có nói rằng sẽ sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn. Nhưng đồng thời ông cũng nói rằng đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến vai trò lãnh đạo của đảng.

Có khả thi hay không ?

Một nhà quan sát độc lập tại Sài Gòn là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng không tin rằng chuyện hợp nhất bộ máy đảng và chính quyền trong hoàn cảnh hiện nay có thể xảy ra. Một lý do quan trọng được ông đưa ra là khả năng của các viên chức đảng thuần túy, và sự kháng cự của bộ máy chính quyền :

 "Khi mà nhất thể hóa thì nói theo ngôn từ dân gian, chúng tôi thường nói là đảng tràn sang chính quyền, người của đảng vốn dĩ là có nhiều người không có chuyên môn, nhưng nhờ vào sự nhất thể hóa nên tràn sang chiếm những vị trí bên chính quyền, những vị trí được cho là màu mỡ hơn, tiếp xúc với dân, với doanh nghiệp, màu mỡ hơn. Nhưng những cán bộ đảng đó lại không có chuyên môn như những người bên chính phủ và chính quyền, vì thế chắc chắn sẽ bị sự kháng cự lại".

Một lý do nữa được ông Phạm Chí Dũng đưa ra là nếu gộp hai bộ phận làm một thì sẽ dư ra rất nhiều…. vị lãnh đạo mà không biết đưa vào đâu, ngoài ra với các mối quan hệ chằng chịt về gia đình và quyền lợi thì khó có thể loại một cán bộ đảng nào đó.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Ngô Trí Long thì mô hình hợp nhất này đã được thí nghiệm ở Việt Nam :

"Cái này Quảng Ninh người ta đã làm rồi và cảm thấy rất là hiệu quả. Thì đó là mô hình điểm rồi mới đưa ra hội nghị trung ương, không lùi được nữa, phải tiến, nhưng nhanh hay chậm là một vấn đề".

Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện mô hình nhất thể này ở cấp xã, chỉ có một viên chức được chỉ định điều hành mọi công việc cho xã, chứ không phải là hai vị trí Chủ tịch xã và Bí thư xã như trước kia. Theo một số nguồn tin thì chính từ việc thực hiện thành công mô hình này, mà Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính được thăng chức Ủy viên Bộ chính trị trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

Một điều đáng chú ý là trong cả hai bộ phận, bộ phận chính quyền như mọi quốc gia khác, và bộ phận đảng, tất cả các viên chức đều là đảng viên, nhưng tại sao lại không thể sắp xếp họ theo mong muốn của đảng ?

Ông Phạm Chí Dũng, một cựu đảng viên cộng sản nói :

"Đảng viên là một khái niệm hết sức trừu tượng, mà vấn đề là lợi ích. Những vị trí như thế gắn liền với quyền lực, và quyền lực với lợi ích. Sự khác biệt giữa các đảng viên là sự khác biệt giữa thực quyền và lợi ích. Nếu không phải vì thực quyền và lợi ích thì sẽ có rất nhiều người sẽ chẳng ham hố gì mà duy trì cái mác đảng viên của họ".

Theo ông Ngô Trí Long, với những bức bách về ngân sách quốc gia thì việc nhất thể hóa đảng và chính quyền chắc chắn phải được thực hiện, nhưng có thể tùy theo một lộ trình nhanh hay chậm là tùy theo tình hình thực tế.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, thì có thể là Hội nghị trung ương 6 sẽ ra nghị quyết về vấn đề nhất thể hóa, nhưng ông vẫn dè dặt :

"Cái này phải chờ quyết định của trung ương thôi, không phải là các dự án trình ra thì trung ương chấp nhận như thế, rất nhiều quyết định của trung ương khác khá nhiều so với sự án".

Đánh giá về khả năng nhất thể hóa đảng và nhà nước, ông Hà Hoàng Hợp nói rằng điều đó tùy thuộc vào nhóm người mong muốn thay đổi đông hay ít, và một trở ngại nữa cho việc nhất thể hóa này theo ông Hợp là đảng cộng sản Việt Nam sợ rằng quyền hành tập trung vào một mối dẫn đến việc không kiểm soát được.

Tuy nhiên từ khi đảng cộng sản bước lên vũ đài chính trị Việt Nam từ 1954 ở miền Bắc, và từ 1975 trên cả nước, quyền lực lãnh đạo đất nước chỉ tập trung duy nhất vào đảng cộng sản Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 05/10/2017

Published in Diễn đàn

Bộ phim ‘The Vietnam War’ của hai đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick là phim tài liệu mới nhất về cuộc chiến đã kết thúc cách đây hơn 40 năm.

hauchien1

Bia tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. 5/2017. AFP

Đã có nhiều phê bình, khen ngợi, chỉ trích bộ phim này từ nhiều phía.

Những người Việt Nam trưởng thành sau chiến tranh nghĩ gì về bộ phim này ?

Chúng tôi tìm đến những người sinh ra trong thời chiến tranh, và lớn lên sau khi chiến tranh kết thúc tại hai miền Nam Bắc để ghi nhận những gì họ suy nghĩ về bộ phim này.

Những người miền Nam

Ông Lê Dũng, là một người sinh trưởng ở Sài Gòn trước năm 1975, hiện nay đang dạy toán tại Đại học Texas ở San Antonio, tiểu bang Texas, Mỹ, nói với chúng tôi nhận xét chung của ông về bộ phim này :

"Cái này dành cho người Mỹ, nhìn những sai lầm của họ, hy vọng là họ sửa sai, mà tôi thì không thấy họ sửa sai trong những cuộc chiến sau đó. Họ phỏng vấn cựu chiến binh của họ là nhiều, rồi họ phỏng vấn một vài người để hiểu suy nghĩ của kẻ thù của họ vào lúc đó".

Cùng suy nghĩ với ông Dũng rằng bộ phim này là một góc nhìn của người Mỹ, là kỹ sư Trần Quốc Sĩ hiện sống tại tiểu bang Maryland Hoa Kỳ. Tự nhận mình là một người hâm mộ đạo diễn Ken Burns, nhưng ông Sĩ không đồng ý với việc ông Ken Burns so sánh cuộc chiến tranh Việt- Pháp và cuộc chiến tranh Việt Nam, trong tập đầu của bộ phim.

"Tôi nghĩ cách làm đó là sai lầm vì người Mỹ không đô hộ Việt Nam như là Pháp. Cái so sánh này theo tôi thì Ken Burns đã công nhận sự xâm chiếm của miền Bắc Việt Nam, là một cuộc giải phóng, giống như chúng ta đã đánh cuộc chiến chống Pháp và giành độc lập".

Ông Sĩ nói rằng khởi đầu của cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến ý thức hệ giữa một bên là thế giới tự do, với bên kia là quốc tế cộng sản, và người dân miền Nam Việt Nam không cần có sự giải phóng của miền Bắc.

Ông Sĩ nói tiếp rằng trước khi xem phim, sau hơn 40 năm ông nghĩ rằng những cảm xúc thù hận, tiếc nuối đã qua đi, nhưng sau khi xem xong ông lại thấy rằng có sự nuối tiếc vì bộ phim đã bỏ qua một phần quan trọng là tiếng nói của Việt Nam Cộng hòa, những đồng minh của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Giải thích điều này ông Lê Dũng có ý kiến :

"Đồng minh của họ thì họ cho rằng họ đã hiểu rồi. Và những đồng minh đó cũng không có tiếng nói quan trọng nào với họ. Người Mỹ chỉ làm cái gì có lợi cho họ, vậy thì đồng minh của họ ngày xưa có lợi gì cho họ ? Kẻ thù của họ ngày xưa bây giờ còn có lợi cho họ hơn, vậy thì tại sao lại đi phỏng vấn những người không có lợi ?"

Theo nhiều người, trong bộ phim ý kiến của những người thuộc phe miền Bắc trong chiến tranh áp đảo hẳn những ý kiến của những người thuộc phe miền Nam. Ông Lê Dũng nói tiếp :

"Chuyện phỏng vấn những người phía bên kia thực ra mới làm bộc lộ ra cho người Mỹ hiểu ra rằng, tôi xin mở ngoặc kép, chiến đấu với những kẻ khùng điên như vậy. Có Nguyên Ngọc, Bảo Ninh, Huy Đức, nói tương đối một chút nào đó là người có suy nghĩ".

Nhận định này của ông Dũng cũng là nguyên nhân mà ông và ông Sĩ cho rằng bộ phim này có điểm khá công bằng, chứ không phải như những chỉ trích cho rằng bộ phim được thực hiện bởi những người có tư tưởng cánh tả phản chiến.

"Ken Burns cũng có nói lúc đầu là cuộc chiến này bắt đầu bằng mong muốn giữ cho miền Nam được tự do, thành ra nó không phải là một chiều như những phim khác. Có một ông nói rằng : chúng ta, tức là người Mỹ, cố tình hạ thấp cái khả năng của Việt Nam Cộng hòa để nâng cao mình lên. Tôi nghĩ đó là một điểm chứng tỏ bộ phim không phải là một chiều, nó cũng khá cân bằng trong đó".

Những người miền Bắc

Một người sinh trưởng ở miền Bắc cùng trang lứa với ông Lê Dũng và ông Trần Quốc Sĩ là bà Nguyễn Hoàng Ánh, hiện đang dạy đại học tại Hà Nội, cho chúng tôi biết cảm xúc khi xem bộ phim Chiến tranh Việt Nam :

"Tôi có cảm giác rất đau buồn. Nói chung với chúng tôi thì chiến tranh Việt Nam là một cái gì đó rất đau buồn. Đau buồn không phải chỉ vì những mất mát, mà còn là những gì để lại cho hậu chiến. Khi xem phim thì rất dè dặt vì sợ là sẽ đau buồn quá. Cuộc đời thế hệ chúng tôi gắn liền với cuộc chiến tranh đó nên bây giờ nó cũng không hết. Rồi thì cũng phải xem vì cũng muốn biết được là sự kiện đã tác động lớn đến cuộc đời mình nó như thế nào".

Bà Nguyễn Hoàng Ánh cho biết là có nhiều điều bà mới biết khi xem bộ phim này, bắt đầu từ tên gọi, vì đối với thế hệ của bà, sinh trưởng ở miền Bắc thì cuộc chiến này được gọi là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra những dẫn chứng về sự dối trá của chính quyền Mỹ mà bộ phim đưa ra cũng là một điều gây ngạc nhiên cho bà, mà bà so sánh nó với cách thức mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đối xử với những hoạt động đối lập trong xã hội.

Bà cũng thấy có cảm giác bị xúc phạm khi xem một số đoạn trong bộ phim này :

"Những người lính rất thành thật nói rằng trước khi sang Việt Nam thì họ tập luyện, không được biết rằng đó là người Việt Nam, mà gọi chúng tôi là gook, phụ nữ Việt Nam thì gọi là Mama San, tức là những phụ nữ quản lý gái điếm".

Và những điều gây bối rối :

"Có những cái cũng gây bối rối, ví dụ như trình bày những cái tội ác của phía miền Bắc. Những điều đấy chúng tôi không biết. Xem nó gây bối rối vì trước giờ mình có nghe, nhưng không có nhân chứng nào, hình ảnh nào nói rõ ràng như bộ phim này".

Một điều mới mẽ với bà Hoàng Ánh nữa là khái niệm về cuộc chiến tranh du kích do phía cộng sản thực hiện, mà bộ phim đã cho thấy nó không có nhân tính vì sử dụng dân thường làm bia đỡ đạn.

Bình luận về hình ảnh của chính thể Việt Nam Cộng hòa trong bộ phim này bà cho rằng :

"Chính thể Việt Nam Cộng hòa đã không đủ quyền lực và bản lĩnh nên nó mới sinh ra tất cả những chuyện sau này. Mọi người quá trông đợi vào viện trợ nước ngoài, cái điều đấy khác với miền Bắc, vì miền Bắc lúc ấy có viện trợ hay không thì người ta cũng đánh".

Một người trẻ hơn thế hệ của bà Hoàng Ánh, cũng sinh trưởng và lớn lên ở miền Bắc là nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, viết trên mạng xã hội sau khi xem bộ phim Chiến tranh Việt Nam :

"Chưa bao giờ tôi ghét những khẩu AK văn thơ còn cái lai quần cũng đánh, những lưỡi lê bài ca đường ra trận mùa này đẹp lắm như lúc này, lúc bình yên ngồi xem từng khối máu, từng khối thanh xuân tràn ra từ lớp lớp thân thể trai trẻ, xây nên chiến thắng, xây nên ngai vàng cho kẻ chỉ biết quật roi, hô vang hô vang".

Bà Đỗ Hoàng Diệu cũng có trao đổi với chúng tôi rằng bộ phim cũng gây cho bà nhiều bối rối. Và bà cũng cho rằng bộ phim không đúng khi cho rằng trách nhiệm lao vào chiến tranh của miền Bắc hoàn toàn là của cố Tổng bí thư Lê Duẫn, vì ông Hồ Chí Minh cũng chịu trách nhiệm rất lớn.

Một cái nhìn về cuộc chiến của người Việt Nam

Sau khi bộ phim Chiến tranh Việt Nam được chiếu, đã có nhiều ý kiến cho rằng cần có một tác phẩm hoàn chỉnh dưới góc nhìn của người Việt Nam, trong số này có bà Nguyễn Hoàng Ánh :

"Chúng ta không có một bộ phim được trình bày dưới góc độ Việt Nam Cộng hòa, cũng không có một bộ phim tổng thể, tôi nghĩ giá mà Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được dựng lên thành phim, thì chúng ta có một phần của bộ phim của miền Bắc. Một cuộc chiến kép dài hai mươi mấy năm mà không có một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim nào đến đầu đến đũa".

Bà Ánh nói rằng cuộc hòa giải giữa người Việt với nhau có thể bắt đầu dễ nhất tại những gia đình, chẳng hạn như gia đình của bản thân bà, có người thân tham chiến ở cả hai bên. Nhưng bà cũng nói rằng đó là chuyện không dễ, vì sự thù hận vẫn còn, vì những gì người ta nghĩ là thiêng liêng vẫn còn.

Ông Lê Dũng cũng đồng ý rằng nhìn nhận về Cuộc chiến Việt Nam thật sự phải được thực hiện bởi những người Việt Nam, nhưng theo ông điều này sẽ không xảy ra vì những người Việt vẫn chưa ngồi lại với nhau, và thực ra ông tiếp lời, những người Việt có suy nghĩ như Trịnh Công Sơn hay Bảo Ninh, cũng không cần xem bộ phim này để có thể cảm nhận điều gì thực sự đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 04/10/2017

Published in Diễn đàn

Trong tổ chức chính trị của Việt Nam hiện nay có ba ban chỉ đạo cấp vùng, ở ba vùng địa lý khác nhau của Việt Nam là Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam bộ.

banchidao1

Một nhóm người thiểu số Tây Nguyên tị nạn tại Campuchia gặp đại diện Liên Hiệp Quốc. 12/2014. AFP

Hoạt động của các ban này như thế nào ? Nhằm mục đích gì ?

Các vấn đề tôn giáo và sắc tộc

Ban chỉ đạo Tây Bắc được thành lập vào năm 2004, phụ trách các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Hiện đứng đầu Ban này là ông Nguyễn Văn Bình, một Ủy viên Bộ chính trị.

Ban chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập vào năm 2002, phụ trách một vùng rộng lớn ở cao nguyên Trung phần Việt Nam. Người phụ trách ban này là Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành lập vào năm 2004, phụ trách khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay ban này do Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ chính trị Vương Đình Huệ đứng đầu.

Sự thành lập các ban này được thực hiện bởi các quyết định của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải do Chính phủ Việt Nam ban hành. Trong các sắc lệnh thành lập các ban chỉ đạo đặc biệt đều có ghi rằng nhiệm cụ của các ban chỉ đạo là xác định phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ba vùng đất Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam bộ có một đặc điểm chung là có nhiều sắc tộc thiểu số, và những giáo hội tôn giáo mà nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo không công nhận.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, người từng làm việc trong cơ quan an ninh Việt Nam cho biết :

"Các vấn đề tôn giáo và sắc tộc là những yêu cầu để thành lập ba ban này. Trước đây Chính phủ có từ 18 đến 20 ban thì có ba ban chỉ đạo đặc biệt, tức là ba vùng Tây, gọi là ba Tây, gồm Tây Bắc, chủ yếu là vấn đề đạo Tin Lành, sau này có đạo Dương Văn Mình. Tây Nguyên cũng đạo Tin Lành, Tây Nam thì có Đạo Phật giáo Hòa Hảo".

Vào năm 2015, một bản tin trên truyền hình Việt Nam có tường thuật về một buổi họp của Ban chỉ đạo Tây Bắc, trong đó các vị đại biểu có nhấn mạnh đến chuyện là không để các đối tượng xấu lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trước đó, vào năm 2011, tại vùng Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã có một cuộc biểu tình của một số người dân tộc thiểu số Hmong có liên quan đến những tổ chức tôn giáo của họ mà Chính phủ không công nhận. Chính quyền đã huy động quân đội đến giữ trật tự. Nhiều người Hmong đã trốn chạy khỏi miền Tây Bắc sang Thái Lan tị nạn.

Tại Tây Nguyên, vào tháng Bảy năm nay, báo chí Việt Nam đưa tin nói rằng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã trở thành đầu mối chỉ đạo giải quyết những vấn đề chính trị, các cuộc biểu tình bạo động. Trong những năm 2001, 2004 vùng Tây Nguyên đã chứng kiến những cuộc biểu tình đòi tự trị của các sắc tộc thiểu số. Quân đội đã được điều động, và vùng Tây Nguyên bị cô lập trong vài ngày. Những sự việc này đã làm cho vài trăm người dân thiểu số bỏ chạy sang Campuchia và Thái Lan tị nạn.

Tại Tây Nam Bộ là những vấn đề giáo hội Phật giáo Hòa Hảo không được nhà nước công nhận. Sự kiện mới nhất là một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo là ông Vương Văn Thả bị bắt vào tháng Năm, 2017. Ngoài ra đôi khi tại vùng này cũng có những chuyện rắc rối với cộng đồng người Khmer Krom theo Phật giáo Tiểu thừa, như vào năm 2015, một số chùa của người Khmer phản đối chính quyền về việc sử dụng những con dấu khác nhau.

Ông Phạm Chí Dũng nhận xét về các ban chỉ đạo đặc biệt này :

"Việc chỉ đạo, quản lý các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam, đã gây ra những hậu quả lớn về nhân quyền, vi phạm nhân quyền. Mà đó là vấn đề cộng đồng quốc tế, Mỹ, phương Tây, Châu Âu rất quan tâm, luôn luôn chỉ trích và lên án Việt Nam các vấn đề nhân quyền ở các khu vực đó".

Kinh tế hay chính trị ?

Như đã đề cập trong phần đầu, trong các sắc lệnh thành lập các ban chỉ đạo đặc biệt đều có ghi rằng nhiệm cụ của các ban chỉ đạo là xác định phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên theo một số nhà quan sát thì các ban này được thành lập cho mục đích chính trị mà thôi.

Cuối tháng 9/2017, sau một hội nghị lớn về phát triển bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long, một số viên chức cao cấp của chính phủ đã đề nghị thành lập một Ban điều phối chung cho hoạt động kinh tế và phát triển của vùng này. Chúng tôi có đặt câu hỏi với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện trưởng Viện biến đổi khí hậu tại Cần Thơ là tại sao không sử dụng một cơ cấu đã có sẳn là Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ông trả lời :

"Ba cái ban của ba vùng đó nặng về vấn đề chính trị xã hội, chứ không phải những vấn đề kinh tế, vấn đề phát triển".

Về quyền lực thực tế của ba ban này, có những ý kiến cho là nó không có quyền lực thực sự. Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, nói với chúng tôi :

"Các ban này là các ban của đảng, theo dõi các tổ chức đảng ở các vùng ba Tây đó. Nói chung là nó mang tính chất tư vấn cho trung ương, tham mưu làm tư vấn chứ không có quyền lực, quyền lực là ở các tỉnh".

Vào tháng 9, 2017, một vụ bê bối đã xảy ra tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam cho biết là đã kỷ luật hàng loạt cán bộ của ban này, kể cả ông Phó trưởng Ban Nguyễn Phong Quang. Nguyên nhân của việc kỷ luật này là do những sai phạm về quản lý đất đai, và bổ nhiệm nhân sự sai qui định.

Một cựu Ủy viên trung ương đảng không muốn tiết lộ danh tánh nói với chúng tôi :

"Tôi nghĩ nó có những mặt được và những mặt chưa được. Nhưng phải nói là nó có tính trung gian nhiều, mà chuyện này thì hồi mới lập ra đã thấy là nó có tính trung gian. Bởi vì ở dưới là có cấp tỉnh, ở trên thì có cơ quan lãnh đạo chung của trung ương rồi. Nhưng vì nó có đặc thù là xa xôi hẻo lánh, khó khăn, đồng bào các dân tộc ít người, vì có đặc thù như thế nên mới sinh nó ra".

Ông cho rằng có thể trong những kỳ họp của đảng cộng sản vào cuối năm nay, đảng sẽ quyết định có nên duy trì các ban chỉ đạo đặc biệt này hay không.

Ông Nguyễn Minh Nhị tiếp lời :

"Đúng rồi, người ta cũng phê phán dữ lắm. Thì cái chuyện này người ta lập ra, mình đâu có quyền nói nó nên duy trì hay không, mà mình thấy nó như vậy. Nó có những cái rất là rắc rối, phiền phức, nhưng mà người ta lập ra thì người ta có yêu cầu của người ta mình đâu có biết".

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng thì việc duy trì hay không các ban này phụ thuộc vào cách đánh giá tầm quan trọng của những vấn đề chính trị, nếu đảng cộng sản thấy những vấn đề chính trị vẫn là mối bận tâm hàng đầu thì họ vẫn sẽ duy trì các ban này.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 28/09/2017

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam rất nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng. Trước khi qua đời vào năm 2013, ông nổi tiếng như là người có những phát biểu thẳng thắn và mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm.

nbt1

Ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đứng đầu Ban nội chính trung ương, tại một kỳ họp Quốc hội, tháng 10/2013. AFP

Tuy nhiên sau những bản án kỷ luật các quan chức Đà Nẵng vừa qua và việc thanh tra sai phạm đất đai đang được tiến hành ở địa phương này, người ta cho rằng di sản ông Nguyễn Bá Thanh để lại đang được khai thác cho cuộc đấu tranh phe phái trong đảng trước những sắp xếp nhân sự trong tháng 10 tới đây qua kỳ họp lần thứ sáu của Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Điều tra sai phạm đất đai

Vào ngày 18 tháng Chín, 2017, Trung ương đảng cộng sản Việt Nam công bố rằng ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng bị kỷ luật vì nhận quà biếu là một chiếc xe hơi từ doanh nghiệp tư nhân, sử dụng nhà của doanh nghiệp tư nhân, sai phạm trong bổ nhiệm nhân sự. Trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng kỷ luật ông Huỳnh Đức Thơ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vì lý do ông đã có sai phạm trong việc quản lý đất đai tại thành phố Đà Nẵng.

Bản kỷ luật hai vị đứng đầu thành phố Đà Nãng ghi rõ là sai phạm của hai ông đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền, gây bức xúc trong đảng viên, cán bộ và nhân dân.

Vài ngày sau khi bản kỷ luật hai ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ, hai người đứng đầu thành phố Đà Nẵng được công bố, báo chí trong nước cho biết là cơ quan điều tra của Bộ Công an sẽ điều tra những sai phạm trong việc quản lý đất đai tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Trong khoảng thời gian dài đó có đến 7 năm là thời gian cầm quyền của cố Bí thư thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, từ 2006 đến 2013. Thời gian đó được cho là thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh làm được nhiều việc cho Đà Nẵng, nhưng đồng thời cũng có ý kiến chỉ trích là chính thời kỳ đó để lại nhiều di hại cho Đà Nẵng hiện nay :

Nhà báo Hoàng Hải Vân, từng là phóng viên của tờ Thanh Niên tại Sài Gòn viết trên trang Facebook của ông rằng :

"Tôi có thể nói ngay, ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ suy cho cùng cũng là nạn nhân của một khối ung nhọt lưu cữu từ thời ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch. Nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh có thể là chuyện "nhạy cảm" vì ông ấy đã qua đời, nhưng nếu né tránh những di hại mà ông ấy đã để lại cho Đà Nẵng thì những vấn đề cốt lõi của Đà Nẵng sẽ không bao giờ được xử lý đến nơi đến chốn".

Nhà báo Hoàng Hải Vân viết tiếp rằng Thanh tra Chính phủ đã kết luận Đà Nẵng có sai phạm đất đai đến hàng ngàn tỉ đồng, nhưng kết luận đó đã không được nhắc tới, và nhất là sai phạm nghiêm trọng thời ông Nguyễn Bá Thanh, khi xảy ra việc cấp giấy phép sử dụng đất đai tràn lan phá nát bán đảo Sơn Trà, một khu dự trữ sinh quyển quan trọng của Việt Nam.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói với chúng tôi :

Cả ông Anh, cả ông Thơ đều kế thừa những gì mà ông Nguyễn Bá Thanh để lại. Ông Nguyễn Bá Thanh có quyền uy trong một thời gian rất dài. Chuyện đất đai, chuyện qui hoạch, chuyện lợi ích nhóm là do ông Nguyễn Bá Thanh để lại và những ông này kế thừa.

Những người dân Đà Nẵng nghĩ về ông Nguyễn Bá Thanh

Thời kỳ cầm quyền của ông Nguyễn Bá Thanh được những người dân Đà Nẵng nhìn nhận khá khác biệt với nhau.

Một nữ doanh nhân ngành địa ốc không muốn nêu danh tánh nói với chúng tôi rằng :

"Mỗi một vị lãnh đạo có cách làm và tầm nhìn khác nhau. Không thể nói bác Xuân Anh hay bác Thơ là làm theo bác Thanh được. Thời kỳ của bác Thanh là đổi mới. Bác Thanh bác làm mạnh tay, làm cho bộ mặt của Đà Nẵng thay đổi, bác làm cho Đà Nẵng cũng được nhiều, thì trong những cái được đó có những cái mà tôi không biết dùng từ như thế nào, mà theo tôi thì mỗi người có một cách riêng. Bác đã làm rất được cho Đà Nẵng, bên cạnh đó có thể có những cái gọi là hạn chế, là sai sót".

Một người dân Đà Nẵng là nhạc sĩ Diệp Chí Huy nhận xét về thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh cầm quyền :

"Thành phố Đà Nẵng này có sự thay đổi thì phải nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh đã làm ra sự thay đổi đó. Còn có những cái bất chấp luật thì do là anh nắm quyền mà không ai kiểm soát anh thì anh cũng có sai. Ông này để lại những cái mà ngày hôm nay phanh phui ra. Tức là sự không có sự kiểm soát. Tôi biết là người ta trồng một cái cây người ta cũng phải hỏi ý kiến ông ấy. Tức là không có sự phân quyền".

Ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng từ năm 2003 cho đến hết năm 2012, ông được điều ra Hà Nội nắm giữ Ban Nội chính trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm chống tham nhũng của đảng cộng sản hiện nay. Và với cương vị Bí thư Đảng, trong cơ chế đảng lãnh đạo tuyệt đối như ở Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thanh là người có quyền lực cao nhất tại Đà Nẵng trong 10 năm liên tục.

Một cựu giáo viên xin được giấu tên tại Đà Nẵng nói với chúng tôi :

"Thời kỳ Bá Thanh ở Đà Nẵng, thì Bá Thanh hành xử như một ông vua mà không có một cơ chế nào có thể chế tài Bá Thanh cả. Bá Thanh thì có lòng, nhưng mà mình không thể thập bát ban võ nghệ để có thể định hướng đủ mọi chuyện, từ xây dựng tới kinh tế, tới cảng, đủ thứ mọi chuyện cả. Mà bao giờ ý kiến của mình cũng là đúng, điều đó không hợp lý. Có tiếng nói nào thì sẽ bị dập liền thôi".

Khi được hỏi là tại sao vẫn có nhiều người dân Đà Nẵng mến mộ ông Nguyễn Bá Thanh, thì người cựu giáo viên này cho rằng những phát ngôn của ông Nguyễn Bá Thanh đễ làm xiêu lòng dân chúng :

"Người ta nói rằng ông ta có ăn nhưng mà ông ta có làm, quan điểm đó là không hiểu gì về thể chế và luật pháp hết. Mình nên nhớ rằng chủ nghĩa dân túy dễ được những người bình thường ủng hộ, Trump được ủng hộ thì Bá Thanh cũng vậy".

Tuy nhiên ông nói tiếp rằng thực ra ông Nguyễn Bá Thanh chỉ là một đinh ốc trong guồng máy cai trị của đảng cộng sản hiện nay, và những sai phạm từ thời ông Nguyễn Bá Thanh cai trị, cho đến những sai phạm của các vị lãnh đạo Đà Nẵng hiện nay vẫn là bình thường như hàng ngàn sai phạm ở các tỉnh và thành phố khác, nhưng, người cựu giáo viên này đặt câu hỏi tại sao các lãnh đạo Đà Nẵng lại bị kỷ luật ?

Ông cho rằng những bản án kỷ luật này nằm trong cuộc đấu tranh nội bộ cho những vị trí trong hội nghị trung ương lần thứ sáu sắp tới đây của đảng cộng sản Việt Nam, và di sản ông Nguyễn Bá Thanh để lại cho Đà Nẵng đang được khai thác cho cuộc đấu tranh đó.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 25/09/2017

Published in Diễn đàn
mercredi, 20 septembre 2017 19:23

Vụ Đà Nẵng : Ẩu đả cung đình ?

Ngày 18 tháng 9, 2017, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin hai nhân vật lãnh đạo cao nhất của thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy, và Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, sẽ bị kỷ luật vì nhiều sai phạm khác nhau.

auda1

Những sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh được liên tục đưa trên báo chí Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Chống tham nhũng hay tranh giành phe phái

Liên tục những ngày sau khi bản tin đầu tiên về việc kỷ luật ông Anh và ông Thơ được loan báo, báo chí Việt Nam liên tục đưa tin những sai phạm cụ thể của hai người này.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh ở Đà Nẵng, cho rằng việc cho phép báo chí đưa tin như vậy là một chuyện không bình thường :

"Đảng đang làm rầm rộ hơi bất thường, cho báo chí nói thoãi mái, tất cả những lỗi lầm của ông Xuân Anh được tung lên không còn sót cái gì hết. Chuyện đó hơi lạ, và dĩ nhiên nó dính đến chuyện nhân sự sắp tới, hội nghị sắp tới".

Hội nghị sắp tới mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đề cập là Hội nghị trung ương đảng lần thứ sáu, dự trù tổ chức vào đầu tháng mười, và theo nhiều nguồn tin khác nhau là hội nghị này sẽ bàn về vấn đề nhân sự.

Các sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh được báo chí loan tin rất chi tiết, từ việc ông sử dụng ba ngôi nhà liền nhau như thế nào, cho đến trường học mà ông lấy bằng cấp ở Mỹ ra sao, từ việc ai là người tặng chiếc xe hơi mà ông đang sử dụng cho đến tên vợ ông trùng với tên của người đứng đầu công ty cho ông sử dụng nhà.

Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, những sai phạm như vậy là rất bình thường của các cán bộ cộng sản :

"So với lãnh đạo của đảng cộng sản, từ cấp quận, cấp tỉnh đến trung ương, những cái lỗi như ông Xuân Anh thì đầy hết, như là nhận quà, nhận quà, nhận xe, bằng cấp thì không trung thực, thậm chí tuổi tác lý lịch không trung thực thì đầy cả ra".

Một nhà báo kỳ cựu của Đà Nẵng là ông Trương Duy Nhất cũng có nhận định gần giống như ông Huỳnh Ngọc Chênh, ông Nhất đưa ra các so sánh với những địa phương khác cũng có những sai phạm, mà ông cho là rất nghiêm trọng. Ông nhắc tới câu nói của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng rằng chống tham nhũng như đốt một lò lửa :

"Nhưng mà trong cái cuộc đốt lò chung của ông Trọng thì tôi thấy Đà Nẵng so với qui mô các địa phương khác như thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa, tỉnh ủy Yên bái, rồi tỉnh Hà Giang, có ông bí thư đấy, có con cháu trong dòng tộc cài cắm cả một địa phương. Tại sao cho đến nay chưa có ý kiến gì ? Thì tôi cho rằng việc này nhằm vào việc triệt phá, đánh phá một phe phái nào đó, chứ không phải nhằm vào mục tiêu chung, là hô hào chống tham nhũng".

Tại tỉnh Thanh Hóa, báo chí Việt Nam đã từng đưa tin về việc nhân tình của ông Bí thư tỉnh ủy được cất nhắc và thăng tiến rất nhanh, và sở hữu một tài sản rất lớn.

Tại tỉnh Yên Bái, báo chí Việt Nam đưa tin về những dinh thự lớn gọi là biệt phủ của các quan chức tỉnh này.

Ai thuộc phe phái nào

Theo thông tin của báo Tuổi Trẻ tại Sài Gòn thì một trong các ngôi nhà mà ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng là của ông Phan Văn Anh Vũ, một doanh nhân có biệt danh là Vũ nhôm. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng theo dư luận của người dân Đà Nẵng thì ông Phan Văn Anh Vũ có quan hệ thân cận với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chúng tôi chưa có một nguồn tin khác để xác nhận tin này.

Ông Nguyễn Xuân Anh là con của một nhân vật có thế lực đã về hưu của đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Văn Chi từng đảm trách Trưởng ban tổ chức trung ương đảng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Còn người tiền nhiệm của ông Xuân Anh là ông Nguyễn Bá Thanh, từng được điều ra trung ương đảng để giữ chức vụ trưởng ban nội chính trung ương, có nhiệm vụ chống tham nhũng, trước khi ông đột ngột lâm bệnh và từ trần.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói :

"Chắc chắn ông Nguyễn Bá Thanh có lên được thì nhờ sự nâng đỡ của ông Nguyễn Văn Chi. Cái cơ chế của đảng này là muốn đề bạt, muốn đưa người lên thì phải có người đi trước nâng đỡ. Mà những người đi trước người ta hay chú ý đến người mình quen, người của địa phương, đó là chuyện bình thường của tổ chức đảng này".

Đánh giá về ông Nguyễn Bá Thanh, cả hai ông Trương Duy Nhất và Huỳnh Ngọc Chênh đều cho rằng ông Thanh là một nhân vật để lại nhiều dấu ấn cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo lời ông Trương Duy Nhất thì những gì ông Thanh để lại cũng có mặt trái của nó, và ông chỉ ra rằng cho đến nay thành phố Đà Nẵng vẫn không có được một sức mạnh kinh tế mà với lợi thế trung tâm miền trung của nó, đáng ra nó phải có.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh tiếp lời :

"Cả ông Anh, cả ông Thơ đều kế thừa những gì mà ông Nguyễn Bá Thanh để lại. Ông Nguyễn Bá Thanh có quyền uy trong một thời gian rất dài. Chuyện đất đai, chuyện qui hoạch, chuyện lợi ích nhóm là do ông Nguyễn Bá Thanh để lại và những ông này kế thừa. Trong đó ông Thơ ở đó lâu thì kế thừa nhiều hơn, liên quan nhiều hơn ông Anh, ông Anh mới về chưa nắm được gì nhiều, ông Thơ từ trong nội bộ đi lên, nắm nhiều hơn. Mà dư luận ở Đà Nẵng cho rằng hai ông thuộc hai phái khác nhau, nên có sự lùm xùm mất đoàn kết giữa hai ông".

Khi thông tin về việc kỷ luật hai vị đứng đầu thành phố Đà Nẵng, một nhà báo của Đà Nẵng không muốn nêu danh tánh nói với chúng tôi rằng việc kỷ luận đó cao hơn kỳ vọng của nhiều người, và theo nhà báo này thì tiết lộ về việc sử dụng bằng cấp không trung thực, nói theo thông báo của đảng cộng sản, của ông Nguyễn Xuân Anh có nghĩa là con đường thăng tiến của ông Xuân Anh đã chấm dứt, mặc dù ông còn rất trẻ.

Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, có hai điều mà những người ủng hộ đảng cộng sản đang hài lòng về những việc làm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến lúc này là việc chống tham nhũng của ông và việc chống lại sự bổ nhiệm người thân trong gia đình của các quan chức Việt Nam, mà trong đó trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh là một ví dụ.

Tuy nhiên ông Huỳnh Ngọc Chênh nhấn mạnh rằng nếu ông Trọng làm việc đó một cách thực tâm thì ông chỉ có thể giải quyết trong nhiệm kỳ của ông mà thôi, vì theo lời ông Huỳnh Ngọc Chênh, không thể chống tham nhũng, chống bổ nhiệm người thân,… trong một cơ chế độc tài.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 20/09/2017

Published in Diễn đàn