Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo báo chí Việt Nam, đề nghị này được nhiều ý kiến đồng tình, chưa thấy có ý kiến ngược lại.

hoity2

Hội nghị ký cam kết về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Ảnh minh họa

Từ một bộ luật có từ xa xưa

Qui định không để cho người địa phương đứng đầu tỉnh thành ở địa phương mình, theo một số nhà hoạt động dân sự và nghiên cứu chính sách như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì nó đã có nguồn gốc từ thế kỷ 15 thời Vua Lê Thánh Tôn, có tên là luật Hồi tỵ, được áp dụng rộng rãi thời Vua Minh Mạng, và thậm chí trong thời cai trị của Đảng Cộng sản nữa.

Ông Nguyễn Quang A, nhà báo Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng, Luật sư Trần Quốc Thuận tại Sài Gòn có cùng một ý kiến rằng một qui chế không cho người có trách nhiệm cao nhất là người địa phương sẽ có thể có một tác dụng nào đó trong việc chống tham nhũng hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói :

"Việc làm đó chắc chắn là sẽ đỡ cái chuyện một ông làm quan, cả nhà làm cán bộ, việc đó đang rất là nhức nhối. Việc đưa lại luật hồi tỵ 5, 6 thế kỷ trước của các cụ quay trở lại thì tôi nghĩ nó cũng cải thiện được một phần về cái tính tương đối trung lập của cái bộ máy quan chức".

Tuy nhiên ông cho rằng thời xưa thông tin liên lạc không dễ dàng như bây giờ, cho nên hiện nay nếu muốn thì dù khác địa phương người ta vẫn có thể cấu kết được với nhau.

Đồng ý với nhận định đó, nhưng Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho rằng những qui định như vậy cũng góp phần ngăn chận những người bà con liên kết với nhau ở một địa phương.

"Thời kỳ này là thời kỳ bùng nổ thông tin, thì họ cũng có thể bằng con đường đó để tìm hiểu. Còn con đường kia, là quen biết ăn chịu với nhau thì rõ ràng họ có dây mơ rễ má thì… như nhiều tỉnh đưa điển hình lên, nào là con chú con bác, con ruột, cấp dưới toàn là bí thư, chủ tịch, giám đốc sở, … Người mà có quyền quyết thì ăn chịu với nhau rồi, khi họ biết chuyện gì có tiêu cực, tạo lợi ích nhóm thì cũng tạo lợi ích nhóm với nhau rồi, bây giờ có một người xa lạ, muốn bắt rễ thì cũng phải có thời gian".

Một nhà nghiên cứu chính sách khác là Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, hiện sống và làm việc tại Na Uy lại cho rằng việc áp dụng luật hồi tỵ sẽ là một sai lầm.

"Để mà mình đưa ra một chính sách nào đó hợp lý, thì cần phải hiểu về địa phương, về văn hóa, về an ninh trật tự, để đưa ra chính sách tốt nhất tạo sự phát triển cho các vùng đó. Một lãnh đạo mới, về một địa phương mới, ông ta không có nắm được những thông tin đó, cần phải có thời gian vài năm, trước khi đưa ra một chính sách gọi là hữu hiệu. Nhưng khi tốn vài năm để tìm hiểu, để biết thông tin về vùng đó thì cũng là lúc mà hết nhiệm kỳ rồi".

Ông Nguyễn Huy Vũ còn nhấn mạnh rằng có khi luật hồi tỵ sẽ có tác dụng ngược, khi một người xa lạ, thiếu hiểu biết về địa phương, nhưng lại xông xáo, nghĩ rằng mình hiểu rõ địa phương ấy. Ông nêu ra ví dụ về ông Đinh La Thăng là một người không hiểu biết gì về thành phố Sài Gòn lại được đưa về đứng đầu thành phố này, và thực sự ông Thăng đã chẳng làm được điều gì có thực chất cho địa phương này, ông Vũ nói như thế.

Luân chuyển cán bộ và hồi tỵ

Thực ra việc một người không phải là người địa phương lại đảm nhiệm chức vụ bí thư tỉnh ủy, vị trí cao nhất tại một tỉnh dưới chế độ cộng sản hiện nay, cũng đã được thực hiện trong thời gian những năm gần đây.

Có thể kể ra vài trường hợp sau đây :

Ông Nguyễn Văn Thể, sinh ra ở Đồng Tháp, làm Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng, rồi lên làm Bộ trường Bộ Giao thông vận tải.

Ông Võ Văn Thưởng, quê quán ở Vĩnh Long, từng làm Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ngãi, trước khi nắm chức vụ Trưởng Ban tuyên giáo trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Trần Cẩm Tú, quê quán và nơi sinh là tỉnh Hà Tĩnh, từng làm Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Thái Bình, trước khi được bầu vào Ban bí thư đảng vào tháng 5/2018.

Tuy nhiên những trường hợp này được gọi là luân chuyển cán bộ chứ không phải là một qui định như được đề nghị trong kỳ họp trung ương đảng lần thứ 7 khóa 12. Và việc luân chuyển cán bộ như thế là để tạo điều kiện cho những cán bộ đó thăng tiến. Việc này cũng bị khá nhiều chỉ trích.

Nhà báo Trương Duy Nhất nói với chúng tôi :

"Trước đây không có qui định. Trong Đảng có luân chuyển cán bộ, từ trung ương về địa phương, từ địa phương này qua địa phương khác thì ít thôi. Điều đó có hai nghĩa, thứ nhất là những cán bộ đó coi như cán bộ nguồn, anh xuống địa phương để thử thách rồi ra trung ương để được cất nhắc cao hơn. Cái thứ nhì là người ta cũng đặt vấn đề rằng luân chuyển đó là để sắp đặt các ê kíp, bộ máy của những nhóm quyền lực, để mà kiếm phiếu, sắp xếp ghế trong các bộ máy".

Đã có những ý kiến cho rằng trước Đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng việc luân chuyển cán bộ để loại bỏ những đồng minh chính trị của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Kết quả là ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực sau đại hội đó.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A so sánh việc luân chuyển cán bộ với luật hồi tỵ :

"Người mà được nhắm, chẳng hạn như ông Trịnh Xuân Thanh chẳng hạn, được đưa về Đồng bằng Sông Cửu Long, làm phó chủ tịch một cái tỉnh, rồi sau được cất nhắc lên đâu đó. Cơ chế đó là một cơ chế thất bại hoàn toàn. Quay trở lại cái luật hồi tỵ này thì nó cũng có nguy cơ thất bại như thế".

Ông Trịnh Xuân Thanh là người gốc gác Hà Nội, được điều từ Tập đoàn Dầu khí về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang để chuẩn bị ra trung ương, nhưng sau đó ông bị cáo buộc tham nhũng, phải trốn qua Đức, rồi bị bắt cóc về Việt Nam, ra tòa, bị xử chung thân.

Chỉ là một biện pháp tạm thời

Các nhà bình luận và quan sát mà chúng tôi tiếp xúc được cho biết ý kiến của họ về một giải pháp cho việc chống tham nhũng như sau :

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng việc qui định người đứng đầu tỉnh không phải là người địa phương không phải là một giải pháp toàn diện :

"Dĩ nhiên tôi cũng cho đó là thay đổi tạm thời, phải thay đổi cơ chế thể chế, để cho người dân họ có nhiều quyền hơn, công khai minh bạch, để họ có thể kiểm soát được, giao cho dân kiểm soát thì sự kiểm soát là tốt hơn là để cho một ông ngồi chông chênh không dám quyết gì hết thì chưa chắc gì hay".

Nhà báo Trương Duy Nhất nhấn mạnh đến khía cạnh kiểm soát quyền lực của đảng cộng sản và tự do báo chí :

"Cơ bản là anh xây dựng thế nào để giám sát được, thứ nhất là anh có cái gì giám sát quyền lực của Đảng đâu. Nói gì thì nói thì cũng phải tư pháp độc lập và cởi trói cho báo. Đó là một nhánh kiểm soát quyền lực, giúp Đảng chống tham nhũng cực kỳ hiệu quả".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói đến việc phải có một chế độ đa đảng, trong đó khối đối lập trong chính phủ để có thể đưa ra những sai phạm, tham nhũng của đảng đang cầm quyền.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nêu lên trường hợp các quốc gia dân chủ, ở đó người dân biểu, cũng như người đứng đầu địa phương thường là người ở địa phương, do dân bầu lên. Ông nói việc đó là không thể làm được dưới chế độ một đảng như ở Việt Nam, trong đó Đảng Cộng sản muốn kiểm soát hết mọi thứ với quyền lực độc tôn, nhưng lại muốn chống tham nhũng, cho nên ông kết luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam cứ loay hoay mà không tìm được giải pháp nào.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 10/05/2018

Published in Diễn đàn

Cuối tháng Tư năm 2018, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế tại Viện Yusof Ishak, Singapore, dự báo một số gương mặt mới có khả năng vào Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hội nghị trung ương 7 sắp tới đây, đó là các ông Lương Cường, thuộc quân đội, ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn phòng trung ương đảng, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án tòa án tối cao, ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban nội chính, và ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc học viện chính trị Hồ Chí Minh.

nhansu1

Bầu bổ sung ông Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng vào Ban Bí thư (06/10/2017)

nhansu2

Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ nhất đã bầu 3 vị vào Ban bí thư. Trong ảnh (từ trái qua) : Thượng tướng Lương Cường, ông Nguyễn Văn Nên và ông Nguyễn Hòa Bình

Cả năm người này đều thuộc Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp giải thích những lý do mà ông dựa vào đấy để đưa ra dự báo nhân sự này :

Lê Hồng Hiệp : Cơ sở để đưa ra phán đoán này là vì trong cơ cấu của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại, cơ quan cao nhất đưa ra quyết định là Bộ chính trị, còn Ban Bí thư là cơ quan vận hành những công việc hàng ngày của đảng trong thời gian Bộ chính trị và Trung ương đảng không họp.

Trong thành phần Ban Bí thư này có một số người là Ủy viên Bộ chính trị, một số người thì chưa. Theo sự phân tích của tôi thì những người mà chưa phải thuộc Bộ chính trị mà nằm trong Ban Bí thư thì họ giống như là lực lượng dự bị, giống như ủy viên dự khuyết, đợi đến lúc có những thay đổi thì những người này sẽ được đôn lên, tương tự như trong Ban chấp hành trung ương cũng có những ủy viên dự khuyết. Những người chưa là ủy viên Bộ chính trị mà nằm trong Ban bí thư thì cũng có thể được coi là ủy viên Bộ chính trị dự khuyết, và khi có sự thay đổi thì họ có thể được đôn lên để trám vào Bộ chính trị, và những người này, theo tôi hiểu thì cũng là những người đã được cơ cấu từ trước. Nếu nhìn vào danh sách thì vừa rồi có hai người được bổ sung vào Ban Bí thư là ông Trạc và ông Thắng, thì dường như người ta nhắm trước cho hai ông đấy vào Bộ chính trị và đưa vào Ban Bí thư như là một bước đệm, để mà bầu cho hai ông đấy vào Bộ chính trị.

Nhìn tổng thế về qui trình thì trong tổng số 180 Ủy viên trung ương, nếu chọn ứng cử viên xứng đáng thì không có ai xứng đáng hơn những ông đấy, vì họ là thành viên Ban Bí thư, trên những ủy viên bình thường một bậc.

Kính Hòa : 5 Là một con số không nhỏ, vậy thì nếu suy đoán này đúng thì những thành phần mới này, mà ít lâu nay chúng ta thấy họ không nổi tiếng lắm, sẽ tạo ra điều gì thay đổi của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không ?

Lê Hồng Hiệp : Không phải là không nổi tiếng, ví dụ như ông Nên là Chánh văn phòng Trung ương đảng thì trước đó đã nắm nhiều chức như là Phó Chánh văn phòng Thủ tướng chẳng hạn, hay như ông Nguyễn Hòa Bình cũng vậy từ bên Viện Kiểm sát sang làm Chánh án Tòa án tối cao, Ông Trạc là một ngôi sao đang lên, từ Nghệ An đi lên, v.v… Nếu xét với những người trong Bộ chính trị thì những người này chưa nổi bật bằng, nhưng cũng có thể coi họ là những người được cơ cấu để bầu vào Bộ chính trị. Nhìn vào độ tuổi của họ thì họ đang ở trong độ tuổi có thể làm thêm một nhiệm kỳ sau nữa.

Rồi họ cũng có những chuyên môn phù hợp với những vị trí mà Bộ chính trị muốn cơ cấu vào, ví dụ như ông Thắng, xuất phát từ Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thì ông có thể phù hợp với nhiệm vụ tuyên giáo chẳng hạn, thì người ta nhắm ông Thắng để thay ông Thưởng, trong trường hợp điều động ông Thưởng qua vị trí khác.

Ông Trạc, ông Bình, ông Nên đều có xuất thân từ công an, thì nếu như có những vị trí ào chẳng hạn như bên Bộ Công an, hay bên nội chính chẳng hạn, các cơ quan có liên quan đến an ninh, cần một vị trí thì họ có thể đưa những người này vào.

Những người này mặc dù chưa nổi bật bằng những ủy viên Bộ chính trị, nhưng họ có thể là những người đã được cơ cấu để chuẩn bị để nắm những nhiệm vụ chủ chốt, nếu không trong nhiệm kỳ này thì là nhiệm kỳ sau.

Kính Hòa : Chúng ta giả sử như họ là thế hệ lãnh đạo sắp tới của Việt Nam, thì cái đường hướng của Việt Nam đi sẽ như thế nào ? Tiếp tục cởi mở về kinh tế, sẽ có khả năng cởi mở một chút về tư tưởng, về chính trị không ?

Lê Hồng Hiệp : Tôi nghĩ sẽ không có thay đổi nhiều vì nếu những người này được bầu vào Bộ chính trị, thì sẽ làm việc cùng những ủy viên Bộ chính trị khác, những người có thâm niên cao hơn. Những người này trẻ hơn, được sắp xếp vào sau, thì họ vẫn có vị trí thấp hơn so với những người đã có mặt trong Bộ chính trị từ trước. Nhiệm kỳ sau, những người này có thể vào Bộ chính trị, nhưng vẫn sẽ còn những ủy viên Bộ chính trị khác hiện tại, và nhiệm kỳ sau họ vẫn còn đủ tuổi, đủ điều kiện để làm tiếp, thì có lẽ là những người này trong nhiệm kỳ sau khó có thể được vào trong tứ trụ chẳng hạn, khả năng rất thấp.

Do đó ảnh hưởng của họ đến đường hướng chính sách của quốc gia cũng hạn chế thôi, không nhiều, mà tôi nghĩ là cái đường hướng sẽ được quyết định bởi những nhân vật nằm trong tứ trụ ở nhiệm kỳ sau, mà những vị trí đấy có lẽ chưa phải là cơ hội cho những người mới được bầu bổ sung, chẩn bị bầu bổ sung lần này.

Kính Hòa : Nếu như bầu bổ sung thì khả năng đó sẽ xảy ra trong kỳ Hội nghị trung ương 7 sắp tới đây ?

Lê Hồng Hiệp : Vâng, kỳ họp trung ướng đảng lần thứ bảy tới đây được coi là kỳ họp giữa nhiệm kỳ của đảng. Thì một trong những nhiệm vụ của hội nghị giữa nhiệm kỳ là chuẩn bị nhân sự, đường hướng nhân sự cho Đại hội đảng lần thứ 13 sắp tới.

Cũng giống như giữa nhiệm kỳ lần trước, thì có bầu cho ông (Nguyễn Thiện ) Nhân, và bà (Nguyễn Thị Kim) Ngân vào Bộ chính trị, thì sau đó ông Nhân và bà Ngân cũng có những thăng tiến. Thì cũng vậy, trong giữa nhiệm kỳ này những người này sẽ được bầu, thì một số trong những người này cũng có thể sẽ được thăng tiến trong tương lai.

Có thể coi vấn đề nhân sự là nội dung chủ chốt của Hội nghị trung ương 7 lần này.

Kính Hòa : Nếu chúng ta quan sát thấy quê hương của 5 người trong danh sách mình giả định này thì thấy họ xuất thân từ cả ba miền, vậy liệu điều đó có nghĩa gì không trong chuyện cơ cấu ?

Lê Hồng Hiệp : Trong hoạch định cơ cấu nhân sự của Đảng Cộng sản thì họ có lưu ý đến sự cân đối vùng miền để có sự hài hòa giữa các vùng miền với nhau, tránh sự chi phối của một vùng miền nhất định, tránh sự lép vế của vùng miền nào đấy, có thể tạo ra sự mất đoàn kết trong nội bộ. Chính vì vậy mà trong thành phần từ Ban chấp hành trung ương, tới Bộ chính trị, tới tứ trụ, họ đều có cân nhắc yếu tố vùng miền, tất nhiên không thể là tuyệt đối, có thể có vùng miền nào đấy nổi trội hơn, nhưng nhìn chung họ có cân nhắc yếu tố đấy.

Lần này thì năm người này xuất thân từ những vùng miền khác nhau, thì cũng có lẽ là phù hợp với truyền thống lâu nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác hoạch định cán bộ, trong công tác qui hoạch nhân sự của họ, nhất là ở cấp cao.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 01/05/2018

Published in Diễn đàn

Giới bất đồng chính kiến nghĩ về chống tham nhũng và cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng

Giới bất đồng chính kiến, trong đó có nhiều người từng bị bỏ tù vì những hoạt động ôn hòa, nhận định thế nào về chiến dịch chống tham nhũng của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay và cá nhân ông ?

batdong1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. AFP

Có hai nhóm ý kiến khá trái ngược nhau về chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Nhóm thứ nhất không cho rằng chuyện chống tham nhũng là để chống tham nhũng thật sự.

Chống tham nhũng chỉ là mị dân

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một người hoạt động xã hội từng bị cầm tù, hiện sống tại Vũng Tàu, nói về ông Nguyễn Phú Trọng :

"Với cá nhân tôi thì tôi chả đặt niềm tin gì vào cá nhân này, khi mà hiện tình đất nước hiện nay rất tồi tệ, từ văn hóa chính trị cho đến xã hội. Nếu nói vai trò ông Nguyễn Phú Trọng là chống tham nhũng thì họ chỉ mị dân thôi, ve vuốt cái bức xúc của người dân, để người dân tin. Tôi đã từng tin bao nhiêu năm nay rồi, chúng tôi tin và làm theo rất nhiều điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra, từ đường lối, chính sách, tất cả mọi cái, rồi cuối cùng thì mọi người đều phẫn nộ trước sự lừa mị và dối trá".

Một nhà hoạt động bất đồng chính kiến hiện sống ở Sài Gòn là ông Huỳnh Công Thuận, từng bị đánh đập vì những hoạt động của mình, thì nói chuyện chống tham nhũng chỉ là cái cớ để Đảng Cộng sản làm chuyện khác :

"Nói về tham nhũng thì các ông cán bộ cộng sản Việt Nam này, kể cả những người làm cho nhà nước mà không có trong đảng, thì không người nào mà không tham nhũng. Càng cao thì tham nhũng càng nhiều, thành ra ông ấy chọn việc chống tham nhũng là chỉ trên danh nghĩa thôi, rồi ông ấy lựa người, người nào ông ấy thích. Cánh ông Trọng hay cánh nào mạnh sẽ lợi dụng việc này để đánh thôi, chứ thật sự không có hiệu quả gì về chống tham nhũng".

Bà Cấn Thị Thêu, một nông dân bị mất đất ở Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, từng hai lần bị kêu án tù, nói rằng tham nhũng là những gì rất cụ thể trước mắt mà Đảng Cộng sản không hề đụng tới :

"Tôi là nông dân, về am hiểu tình hình chính trị thì tôi không biết nhiều đâu, nhưng tôi thấy thế này, nếu như họ thật sự chống tham nhũng, thực sự nghĩ đến người dân, thì chắc họ cũng không ra tay đàn áp khốc liệt những người bất đồng chính kiến trong năm 2017 vừa qua. Nếu họ chống tham nhũng thật thì họ phải xem xét đến quyền lợi của người dân. Đấy, cái bọn cướp đất trả bọn tôi chỉ 250 nghìn, 260 nghìn một mét vuông, mà bán ít nhất 31 triệu 500 nghìn một mét vuông. Cái đấy là tham nhũng, cái đấy là cướp đất của nhân dân. Họ cũng chưa có động thái gì cả, còn chống tham nhũng chổ nào thì chúng tôi chẳng biết".

Khi được hỏi rằng những phiên xử án liên quan đến những vụ tham nhũng đang diễn ra tại Việt Nam có liên quan gì đến uy tín của Đảng Cộng sản trong dân chúng hay không, Linh mục Phan Văn Lợi, một người bất đồng chính kiến sống tại Huế nói với RFA :

"Những người không thấy, không theo dõi thì họ nghĩ rằng bây giờ có những quan chức to như Đinh La Thăng, một thành viên Bộ chính trị mà bị như vậy, thì họ cho rằng Đảng Cộng sản cũng có thiện chí gì đó, bắt tù những ai phạm pháp, gây tổn hại nền kinh tế. Nhưng những người theo dõi thời cuộc và việc làm của Đảng Cộng sản độc tài này thì người ta cũng không có hy vọng gì cả".

Chống tham nhũng có tạo nên sự tích cực

Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng việc chống tham nhũng hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng có tạo nên những ảnh hưởng tích cực, nhưng cho rằng việc này cũng không động đến gốc rễ của vấn đề tham nhũng của xã hội Việt Nam.

Blogger Nguyễn Vũ Bình, một nhân vật bất đồng chính kiến hiện sống ở Hà Nội, từng bị bỏ tù vì những phát biểu đòi cải cách thể chế chính trị Việt Nam sang hệ thống đa nguyên, nói với RFA về uy tín của Đảng Cộng sản hiện nay :

"Tất nhiên là có ít nhiều tăng lên. Mình là người bất đồng chính kiến mà mình cũng phải công nhận là nó có tiến bộ vì nó động đến những nhân vật và nhóm nhân vật quyền lực nhất. Đối với những người trong Đảng và nhân dân còn ít nhiều tin Đảng thì nó ít nhiều tăng lên. Nhưng vấn đề tham nhũng ở Việt Nam không phải là nhân vật, thậm chí cũng không phải là nhóm lợi ích, mà là cơ chế. Cũng không có nhiều người hiểu được cái này, bởi vì tham nhũng tràn lan ở tất cả các cấp. Tham nhũng là phương thức tự tồn tại của mỗi cá nhân trong hệ thống".

Nhà văn Nguyễn Viện hiện sống tại Sài gòn cũng có cái nhìn khá tương đồng với ông Nguyễn Vũ Bình :

"Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có vẻ là đang đi vào cao trào, càng ngày người ta càng thấy sự quyết liệt của ông Trọng rõ rệt hơn. Xét về mặt nhà nước đây cũng là một cố gằng mà ông Trọng muốn làm, trước hết là làm trong sạch bộ máy nhà nước, sau là bộ máy đảng của ông ấy. Dù thế nào thì nó cũng có mặt tích cực là làm lành mạnh hóa bộ máy nhà nước, cho dù cũng không ít dư luận cho rằng đây cũng là góc độ của việc thanh trừng nội bộ".

Ông Nguyễn Viện là một nhân viên chế độ Việt Nam Cộng Hòa, được nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng lại sau năm 1975. Ông là một trong những người khởi xướng việc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, và vì thế đã bị tù cải tạo từ trong những năm cuối thập niên 1970.

Ông Nguyễn Viện giải thích rõ hơn những gì ông chia sẻ với ông Nguyễn Vũ Bình :

"Cái cơ sở để tạo ra tham nhũng thì có lẽ ông Trọng không sờ tới, chưa dám đụng tới. Cái cơ chế của chế độ thiếu sự kiểm soát, vì đảng ông là một đảng độc tài, thành ra là thiếu sự kiểm soát của công luận, thiếu sự minh bạch đối với công luận, không được nhân dân kiểm soát một cách thực tế. Tức là quyền phát biểu chính kiến, tự do ngôn luận để ngăn ngừa, giảm tác hại của sự khiếm khuyết trong hệ thống cai trị".

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi về sự cảm nhận của những người bất đồng chính kiến về cá nhân ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Huỳnh Công Thuận nói rằng không như mọi người nghĩ, ông Trọng là người có thể làm những chuyện mà ông gọi là kinh thiên động địa, ví dụ như ông đã cho phép mật vụ Việt Nam sang Đức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một bị can tham nhũng mang về nước.

Chuyện này đã gây nên khó khăn cho quan hệ Việt Đức cho đến nay.

Linh mục Phan Văn Lợi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã tạo nên uy tín trong đảng của ông để có thể ngồi lại ở chức vị Tổng Bí thư cho đến hết nhiệm kỳ.

Nhà văn Nguyễn Viện cũng công nhận rằng ông Nguyễn Phú Trọng là một con người nhiều mưu lược :

"Xưa nay ông ấy hay bị người ta gọi xách mé, nhưng cho tới nay ai cũng thấy ông ấy là quá thâm trầm, quá mưu lược, để ông ấy đi từng bước, chậm nhưng chắc, trong vấn đề củng cố quyền lực và để thực hiện những ước vọng của ông ấy. Có lần ông ấy cũng không giấu khi ông ấy làm một bài thơ tặng khách sạn Mường Thanh rằng ông ấy cũng muốn lưu truyền sử xanh. Dù thế nào thì đấy cũng là một ý hướng tốt. Người ta chỉ lưu truyền sử xanh khi người ta làm điều gì ích quốc lợi dân".

Ông Nguyễn Viện kết thúc rằng ông cũng mong rằng ông Trọng sẽ làm điều gì đó ích quốc lợi dân".

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 04/04/2018

Published in Diễn đàn

Thương mại và nhân quyền

Có hai lý do được các nhà phân tích trong và ngoài nước đưa ra để chứng minh rằng đối với Chính phủ và Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Pháp là rất quan trọng, đó là thương mại và nhân quyền.

tbt1

Hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bài viết của ông đăng trên trang quảng cáo của tờ Le Monde. 3/2018. Courtesy of Ảnh chụp màn hình.

Trước chuyến đi 3 ngày, nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nói với đài RFA :

"Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, chính thể Việt Nam hiện nay phải xuất tướng, dùng người cao nhất trong đảng đi Châu Âu. Tôi cho rằng mục đích lớn nhất của ông Nguyễn Phú Trọng trong đợt đi Châu Âu kỳ này là sớm thông qua hiệp định thương mại tự do Việt Nam Châu Âu trong năm 2018".

Cộng đồng Châu Âu là một thị trường lớn thứ hai của hàng xuất khẩu Việt Nam, sau nước Mỹ. Nhưng từ khi Mỹ có chính quyền mới từ năm 2017, Việt Nam gặp khó khăn vì chính sách bảo hộ mậu dịch, đánh thuế lên các mặt hàng của Việt Nam như thép, nhôm, và gần đây nhất là cá ba sa, với quyết định của Bộ Thương mại Mỹ tăng thuế lên đến hơn 100%.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, Việt Nam đã tổ chức đến ba phái đoàn đi Châu Âu để cố gắng thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do với thị trường này. Đó là những chuyến thăm cấp nhà nước của bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội đi Hungary, Cộng hòa Séc, và Thụy Điển vào tháng 4/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Bỉ, Slovakia, Thụy sĩ vào tháng 9/2017. Ngoài ra còn có chuyến thăm nước Đức của ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 7/2017.

Tuy nhiên ông Phạm Chí Dũng cho rằng các chuyến đi này đều không đạt được kết quả mong muốn :

"Nhưng tất cả ba chuyến đi của các vị này đều nhận được những lời xã giao và hứa hẹn rất chung chung, mà không có một cam kết nào từ các nước, các quốc hội ở Châu Âu ủng hộ Việt Nam đề nghị Châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Châu Âu, và kết quả là cho tới gần đây, hiệp định này vẫn giẫm chân tại chỗ, mặc dù đã hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015".

Ông Nguyễn Gia Kiểng, đứng đầu tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên tại Pháp, đấu tranh cho một nước Việt Nam đa đảng, cũng đồng ý với ông Phạm Chí Dũng về tầm quan trọng của thị trường Châu Âu đối với Việt Nam, một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào ngoại thương.

Ngoài lý do về kinh tế, ông Nguyễn Gia Kiểng còn nêu lên vấn đề hình ảnh của Việt Nam trong chuyến đi lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng :

"Điều rất quan trọng hiện nay là quan hệ giữa Việt Nam và Châu Âu rất xuống cấp. Hình ảnh của Việt Nam tại Châu Âu rất xuống cấp sau khi Việt Nam làm một hành động mà tới bây giờ không ai có thể tưởng tượng ra là đi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay thủ đô của một quốc gia cột trụ của Châu Âu. Cho nên Việt Nam cũng có nhu cầu sửa sang lại hình ảnh của Việt Nam".

Ông Trịnh Xuân Thanh là một quan chức bị cáo buộc tham nhũng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, trốn sang Đức xin tị nạn vào năm 2016. Tháng 7/2017 ông được cho là đã bị phía Việt Nam tổ chức bắt cóc trên đất Đức để đưa về nước. Cho tới nay Chính phủ Việt Nam không chính thức công nhận hay phủ nhận hành động này, nhưng phía Đức đã trưng ra nhiều bằng chứng cho việc này và đình chỉ những quan hệ đối tác chiến lược đối với Việt Nam.

Ngoài ra ông Nguyễn Gia Kiểng còn cho rằng hình ảnh Việt Nam xấu đi trong mắt người Châu Âu vì sự đàn áp nhân quyền trong nước, nhất là ông nhấn mạnh đến hai phiên tòa xử hai người phụ nữ hoạt động xã hội có hai con nhỏ là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù, những bản án mà ông Nguyễn Gia Kiểng nói rằng với những tiêu chuẩn nhân quyền của Cộng đồng Châu Âu là những bản án dã man.

Ông Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp như thế nào

Hai ngày trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đến Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng cho chúng tôi biết quan sát của ông ở Pháp :

"Có thể nói là báo chí Pháp không có một tờ nào, viết một chữ nào về việc ông Nguyễn Phú Trọng chính thức tới thăm nước Pháp. Chỉ có một tờ thôi, đó là tờ Humanité của Đảng cộng sản Pháp, mà cũng chỉ viết có vài dòng".

Ngày 26/3/2018, trang tin điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam đưa ra một bài viết nói là của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về quan hệ Việt Pháp đăng trên báo Le Monde, một trong những tờ báo lớn nhất của nước Pháp.

Chúng tôi đã vào trang của tờ Le Monde nhưng không hề thấy bài viết này.

Ngày 27/3/2018, một tác giả của trang Diễn Đàn của một số trí thức Việt Nam tại Pháp cho biết rằng bài viết của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam được đăng trên một tờ quảng cáo của tờ báo Le Monde, và cho biết để được quảng cáo thì phải trả một số tiền là 151 ngàn Euro, tức tương đương 4 tỉ đồng tiền Việt Nam.

Điều khá đặc biệt là những tờ báo lớn của Chính phủ Việt Nam cũng không đăng tải nhiều về chuyến đi Pháp của ông Tổng bí thư. Trang điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam thì có đăng một số ảnh về hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng tại Pháp, trong đó có một số quan chức Quốc hội Pháp đón ông.

Trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, cho đến cuối ngày 27/3 không có tin tức và hình ảnh nào của ông Trọng tại Pháp.

Bình luận về những câu chuyện có thể được diễn ra mà không công bố trong chuyến đi này, ông Nguyễn Gia Kiểng nói :

"Tôi nghĩ rằng cũng chỉ là dịp để chính quyền Pháp làm phát ngôn viên của chính quyền Đức, nước có trọng lượng lớn nhất và có nhiều điều để nói nhất đối với Việt Nam. Mà Đức đã từ chối tiếp các quan chức Việt Nam rồi, nên những gì cần nói thì Pháp sẽ nói. Và những lời nói đó sẽ là những lời khiển trách, hơn là những lời khuyến khích, và đây có thể là dịp để ông Nguyễn Phú Trọng cam kết lại là sẽ cải tổ, cải tiến về mặt nhân quyền. Không nên chờ đợi một quyết định ngoạn mục cụ thể nào trong chuyến đi này".

Trả lời chúng tôi câu hỏi là liệu ông Nguyễn Phú Trọng có trong tay những lá bài nào thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ với Pháp và Châu Âu trong chuyến đi lần này hay không, ông Nguyễn Gia Kiểng nói :

"Liên Hiệp Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng cần có một sự hiện diện (ở Đông Nam Á) và Việt Nam có thể làm một đầu cầu, nhưng đừng quên rằng nước Pháp và Liên hiệp Châu Âu cũng có thể có những đầu cầu khác. Nhất là Việt Nam với tình trạng nhân quyền tồi tệ như vậy, thì cũng không xứng đáng để cho người ta làm đầu cầu".

Vào ngày 12/3/2018 một chiến hạm của Pháp ghé Manila, Philippines, trong một chuyến thăm mà các quan chức Pháp nói rằng để thúc đẩy sự hợp tác an ninh giữa Pháp, và Cộng đồng Châu Âu với vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chiến hạm này đã không thăm Việt Nam, láng giềng của Philippines và là một quốc gia có gắn bó về văn hóa và lịch sử lâu đời với Pháp.

Ông Phạm Chí Dũng so sánh chuyến đi lần này của ông Nguyễn Phú Trọng với chuyến thăm Pháp của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sang Paris vào năm 2000 :

"Thế là lực của Việt Nam hiện nay đã yếu đi nhiều, so với thời điểm ông Lê Khả Phiêu đi Pháp cách đây mười mấy năm. Việt Nam không còn nhiều thế và lực để trả treo với phương Tây mà đang ở thế cầu cạnh phương Tây về đủ thứ".

Ông Nguyễn Gia Kiểng thì cho rằng chuyến đi của ông Phiêu đến Pháp cách đây 18 năm được Pháp và Châu Âu đánh giá cao hơn chuyến đi của ông Trọng, vì rằng ông Lê Khả Phiêu thực sự mong muốn có sự thay đổi khi trước đó ông đã gặp gỡ một số nhà hoạt động bất đồng chính kiến tại Việt Nam một cách trọng thị. Ông Nguyễn Gia Kiểng nói tiếp rằng lẽ ra với dân số gần 100 triệu dân, và có một địa thế chiến lược quan trọng, Việt Nam hiện nay đáng ra phải được nước Pháp, cũng như Châu Âu và phương Tây trọng thị hơn, và lỗi đó là nằm ở phía Việt Nam đã không làm cho người khác kính trọng mình.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 27/03/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ trong vòng vài ngày của tháng 3/2018, người ta thấy có đến hai vụ án kinh tế, hình sự lớn có dính dáng đến nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đó là vụ công ty Mobifone của nhà nước mua công ty truyền hình An Viên (AVG), vụ ông Đinh La Thăng đầu tư vào ngân hàng Đại Dương.

ntd1

Ông Nguyễn Phú Trọng (hàng đầu bên trái) và ông Nguyễn Tấn Dũng (hàng đầu bên phải) tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đầu năm 2016. AFP

Liệu vị cựu Thủ tướng này sẽ bị dính dáng đến pháp luật Việt Nam trong thời gian sắp tới hay không ?

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị dính đến pháp luật

Đầu tháng 3/2018, trước khi các vụ án, phiên xử này diễn ra, nhà bình luận chính trị nội bộ Việt Nam tại Sài Gòn là nhà báo Phạm Chí Dũng bình luận với đài RFA như sau :

"Rất nhiều người đang nói tới ông Nguyễn Tấn Dũng, bất chấp cái chuyện trong Tết nguyên đán vừa rồi, Bí thư thành ủy Sài Gòn là ông Nguyễn Thiện Nhân có đến thăm ông Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí tri ân ông Nguyễn Tấn Dũng, rồi sau đó là mời Nguyễn Tấn Dũng tham dự một hội nghị gọi là tìm cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh. Bất chấp những chuyện đó, vẫn có những nghi ngại đồn đoán rất lớn về số phận không an lành của ông Nguyễn Tấn Dũng. Người ta đồn từ khá lâu nay là ông Dũng trong thời gian gần đây đã bị gọi là thiết lập biện pháp ngăn chận đặc biệt".

Tin ông Nguyễn Thiện Nhân chúc Tết ông Nguyễn Tấn Dũng được một số báo đưa tin, cũng như đăng trên trang web của cơ quan đảng Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 9/2/2018.

Ngày 14/3/2018, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng bản kết luận của Thanh tra chính phủ Việt Nam về sai phạm của việc công ty Mobifone mua công ty tư nhân AVG, trong đó AVG đã được nâng giá quá cao làm tổn thất vốn của nhà nước do Mobifone quản lý.

Ông Phạm Chí Dũng bình luận về bản kết luận này :

"Trong cái vụ Mobifone mua AVG, hoàn toàn không thấy nhắc tới bóng dáng công ty VCSC (Bản Việt) của bà Nguyễn Thanh Phượng con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, trong bốn công ty tư vấn, trong khi trước đó có nhiều đồn đoán, dư luận là công ty của bà Phượng đã trực tiếp tư vấn cho Mobifone mua AVG, và nâng giá lên rất cao. Thế nhưng mà gần đây lại xuất hiện một thông tin đáng chú ý là trong bốn công ty tư vấn đó có một công ty tên là AMAX, một công ty rất nhỏ, đưa ra cái giá khả thi nhất, giá mua thấp nhất, khoảng tám ngàn mấy trăm tỉ, thì đó chính là công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng".

Ngày 20/3/2018, trong phiên xử ông Đinh La Thăng liên quan đến Ngân hàng Đại Dương, theo báo chí Việt Nam tường thuật, ông Thăng nói rằng ông không làm gì sai mà chỉ tuân theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 22/3/2018, từ Sài Gòn ông Phạm Chí Dũng nhắc lại quan điểm của ông rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang có nguy cơ phải dính dáng đến pháp luật :

"Tôi vẫn còn giữ quan điểm nhận định đó, vấn đề là thời điểm mà thôi. Tại thời điểm này tôi cho là Nguyễn Tấn Dũng tạm thời yên ổn. Bây giờ có quá nhiều vụ việc mà ông Dũng để lại dấu vết. Sờ vào vụ nào cũng thấy bóng dáng ông ấy, chẳng hạn vụ bên công an, vụ Mobifone mua AVG, vụ Đinh La Thăng, tất cả những vụ như vậy đều thấy ông ấy. Chẳng qua ổng là Thủ tướng, phải ký duyệt, phải chỉ đạo, bút phê nhiều vấn đề. Tôi cho là bản thân ông ấy cũng không nhớ mình bút phê, chỉ đạo cái gì liên quan".

Một số nhà bình luận chính trị khác cũng đồng quan điểm với ông Phạm Chí Dũng. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm từ Hawaii trả lời cho chúng tôi rằng không loại trừ khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị đụng đến.

Blogger Trương Duy Nhất thì nêu quan điểm rằng với tất cả những lời khai của các bị cáo như ông Đinh La Thăng, có đề cập đến vị cựu Thủ tướng thì ít nhất việc ông Nguyễn Tấn Dũng phải ra tòa làm nhân chứng là một việc làm hợp lý. Luật sư Lê Công Định cũng cho rằng đứng về khía cạnh pháp luật thuần túy thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải ra tòa làm nhân chứng.

Không chắc ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ dính đến pháp luật

Tuy nhiên cũng có ý kiến thận trọng hơn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ an toàn.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, trong một lần bình luận với chúng tôi trước đây nói với chúng tôi rằng có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim Tổng bí thư, sẽ không nặng tay với người trên danh nghĩa là đồng chí của ông, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Dù không loại trừ khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng phải ra tòa, sau phiên xử ông Thăng vào ngày 20/3/2018, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với chúng tôi :

"Đồng chí của họ thì họ có thể giết như chơi, nhưng vấn đề ở chổ là nó rắm rối, nó ràng buộc chằng chịt lẫn nhau. Ông đánh tôi thì tôi cũng có thể thò ra chuyện khác là ông toi. Họ phải cân nhắc là vì nó có thể đụng tới mình".

Theo quan điểm từ trước đến nay của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, những vụ án lớn tại Việt Nam có liên quan đến các viên chức cao cấp đều mang tính chính trị, dù vấn đề tham nhũng, liên quan đến luật pháp cũng là một chuyện thực tế. Ngay sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt hồi năm ngoái, 2017, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với chúng tôi rằng vụ án này thực chất là Đảng cộng sản Việt Nam xử ông Đinh La Thăng, chứ không phải luật pháp xử ông Đinh La Thăng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận với chúng tôi về hình ảnh ông Nguyễn Tấn Dũng đằng sau việc xử các vụ án lớn đang diễn ra :

"Đối với ông Tấn Dũng thì chỉ là vấn đề chính trị. Ngay cả đối với ông Thăng, người ta không nói cái chuyện là ông tham nhũng, ông cầm ngần này tiền, từ ai, có chứng cứ vật chứng hẳn hoi, người ta không làm được việc đấy mà chỉ kết tội cố ý làm trái, thế này thế kia, mà bản thân cái điều cố ý làm trái ấy đã bị bỏ đi rồi".

Nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một điều đáng chú ý vì theo báo chí Việt Nam, tội danh cố ý làm trái đã bị loại khỏi luật hình sự Việt Nam từ ngày 1/1/2018, tuy nhiên trong bản tin truyền hình của báo Thanh Niên ngày 20/3/2018 vẫn đề cập đến tội danh này.

Chúng tôi hỏi ông Phạm Chí Dũng về bình luận của Tiến sĩ Nguyễn Quang A về tính chính trị trong các vụ án có hình bóng ông cựu Thủ tướng, ông nói rằng dù quan điểm của ông là ông NguyễnTấn Dũng sẽ bị dính đến pháp luật, nhưng ông đồng ý với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, vì rằng nền chính trị Việt Nam dựa quá nhiều vào những thỏa thuận chính trị, ngầm hay công khai giữa các phe nhóm khác nhau, cho nên chuyện pháp luật chỉ là thứ yếu.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 22/03/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 14/3/1988 Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma của Việt Nam giết chết 64 thủy thủ và chiếm đóng đảo đó đến nay. Lực lượng Liên Xô, đồng minh của Việt Nam có mặt tại Cam Ranh đã không can thiệp.

baihoc1

Tàu Trung Quốc bắn vào tàu vận tải Việt Nam tại Gạc Ma vào ngày 14/3/1988. File Photo

Hiệp ước Việt Xô 1978

Vào tháng 11 năm 1978, Hiệp ước hữu nghị Việt Xô được ký giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là ông Lê Duẫn với người đồng cấp bên phía Liên Xô là ông Leonid Brejnev. Hiệp ước này có hiệu lực trong vòng 25 năm, được xem như một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Liên Xô đối đầu với bên kia là trục Trung Quốc Khmer đỏ. Đây sự đối đầu giữa các quốc gia cộng sản với nhau.

Cũng cuối năm 1978 hải quân Liên Xô được phép sử dụng căn cứ Cam Ranh cho hạm đội Thái Bình Dương của mình.

Vào ngày 14/3/1988 hải quân Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, giết chết 64 thủy thủ Việt Nam, và chiếm giữ đảo đó cho đến nay.

Ngay thời điểm đó hải quân Liên Xô có mặt tại Cam Ranh, chỉ cách Gạc Ma vài trăm hải lý nhưng quân đội Liên Xô đã không can thiệp.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nói với chúng tôi về nội dung của hiệp ước hữu nghị Việt Xô :

"Trong hiệp ước Việt Xô ký trước đó 10 năm có một điều khoản rất quan trọng. Điều khoản đó nói rằng một khi một trong hai nước có nguy cơ bị tấn công, hay là bị đe dọa tấn công, thì hai nước ngồi lại bàn với nhau để đẩy lùi nguy cơ bị tấn công. Điều khoản này nó rất tế nhị, nó khác với những hiệp ước an ninh khác như của NATO, là khi anh tấn công một bên thì coi như anh tấn công bên kia. Hiệp ước này (Việt Xô) không nói như thế".

Một cựu nhân viên Bộ Ngoại giao khác là ông Đặng Xương Hùng, hiện đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, phân tích với chúng tôi rằng vào thời điểm năm 1988 Liên Xô có những quan ngại về an ninh khác lớn hơn nhiều so với mối liên kết an ninh với Việt Nam ở Đông Nam Á :

"Người Nga cũng phải căng ra nhiều nơi để đối phó. Những quyền lợi coi là thiết thực của nước Nga ở Việt Nam hầu như là chỉ giữ một mức liên kết, liên minh ở mức độ nào đó chứ không bảo vệ Việt Nam như bảo vệ lợi ích của chính nước Nga. Họ tránh đụng độ trực tiếp, có thể trực tiếp nơi Nga giáp Trung Quốc thôi chứ không phải trên lãnh thổ Việt Nam".

Ngoài ra theo ông Hùng, sự việc Trung Quốc tấn công Garma có nguyên nhân từ trong nội bộ Việt Nam. Theo ông mặc dù có hiệp ước hữu nghị với Liên Xô, nhưng Việt Nam không thể chịu đựng nỗi sự cấm vận của cả thế giới, sự bao vây của Mỹ và Trung Quốc sau khi quân đội Việt Nam tràn vào Campuchia vào năm 1979, do đó Việt Nam phải phá thế bế tắc bằng cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

"Lúc đó ông Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Lê Đức Anh, thuộc cái phái chủ trương là nên bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để cứu Đảng Cộng sản Việt Nam. Trung Quốc đã ngửi được dấu hiệu qui phục của Việt Nam đối với Trung Quốc, để dấn tiếp".

Trước trận Gạc Ma đến 9 năm, ngay sau khi Việt Nam tràn vào Campuchia vào tháng Giêng 1979, tháng Hai 1979 Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh biên giới, gọi là dạy Việt Nam một bài học.

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu này cũng có nguồn cơn từ hiệp ước hữu nghị Việt Xô 1978.

"Mãi về sau này khi chúng ta đọc những tài liệu đã bạch hóa, nhất là những tài liệu của Trung Quốc, thì chúng ta hiểu rằng thực ra đấy (hiệp ước Việt Xô) là một tai họa cho Việt Nam. Trung Quốc cay cú hiệp ước đấy, và khi mà Trung Quốc tiến công Việt Nam năm 1979, thì lúc đầu người ta nghĩ đó là vì chuyện Campuchia, đó có thể là một nguyên nhân, nhưng quan trọng hơn là Trung Quốc muốn thách cái hiệp ước Việt Xô này, xem là tôi tấn công anh thì anh phản ứng gì ?".

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 kéo dài một tháng gây ra tổn thất lớn cho cả hai bên, và liên tục sau đó là căng thẳng kéo dài đến hơn 10 năm sau giữa hai nước Việt Nam Trung Quốc.

Đứng giữa các cường quốc, Gạc Ma 1988 và Hoàng Sa 1974

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói tiếp về trận Gạc Ma 14/3/1988, thời điểm mà hiệp ước hữu nghị Việt Xô vẫn còn hiệu lực :

"Chúng ta cũng thấy Liên Xô án binh bất động. Sự án binh bất động lần này so với lần Trung Quốc dạy cho Việt Nam bài học (1979) như thế nào, thì đến bây giờ nó vẫn là một điểm trắng trong lịch sử mà chúng ta vẫn cần phải tìm hiểu. Liên Xô có mặt ở cảng Cam Ranh, hạm đội 7 của Mỹ vẫn lởn vởn ở khu vực Thái Bình Dương. Cả hai đều không có hành động gì cả trong vụ Gạc Ma. Như vậy ở đây có thể nói là Trung Quốc đã bắt đúng thời điểm để hành động".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng giả định hai nguyên nhân mà theo đó lực lượng Liên Xô đã không can thiệp khi Trung Quốc đánh Gạc Ma, đó có thể là Liên Xô đã đánh hơi thấy một thỏa thuận lớn giữa Hà Nội và Bắc Kinh sắp tới. Điều thứ hai là lúc ấy Liên Xô gặp rất nhiều khó khăn.

Sự dính líu của người Mỹ ở Việt Nam trước năm 1975 được giới quan sát cho rằng đã chính thức kết thúc vào năm 1972, khi Tổng Thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng ra tuyên bố Thượng Hải, bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tháng Giêng 1973 hiệp định Paris được ký kết, quân đội Mỹ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Tháng Giêng năm 1974 Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa, phía Bắc Biển Đông lúc đó do quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ, trong lúc lực lượng Mỹ vẫn còn hiện diện hùng hậu ở Biển Đông, và trên nguyên tắc Hoa Kỳ vẫn là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa.

Hải quân Mỹ đã không can thiệp, và hơn nữa, theo hồi ức của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, thì Mỹ đã gây sức ép không cho lực lượng Việt Nam Cộng Hòa phản công tái chiếm Hoàng Sa.

So sánh hai vụ Hoàng Sa 1974 và Garma 1988, ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi :

"Một kinh nghiệp là khi câu chuyện không cam kết lợi ích cho họ thì khó có chuyện rằng người ta sẽ bảo vệ mình như bảo vệ chính người ta, mình phải đặt hoàn cảnh là bảo vệ nước Việt Nam như bảo vệ quyền lợi của chính họ".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng thì nói bài học rút ra từ sự kiện Gạc Ma là khi nội tình yếu kém thì liên minh không giúp gì được cho quốc gia. Khi kết thúc buổi nói chuyện với đài RFA về tận chiến Gạc Ma 1988, ông nói rằng :

"Điều này nói lên sự cam kết của các nước lớn đối với các nước nhỏ là rất bấp bênh, nó rất là bất định. Nếu như khi các nước lớn họ đã thỏa hiệp, họ móc ngoặc với nhau thì lợi ích của các nước nhỏ không bao giờ được tính đến cả. Lợi ích của các nước nhỏ thường bị các nước lớn đem ra trao đổi, theo kiểu thỏa thuận vô nguyên tắc của các nước lớn".

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Việt Nam hiện nay đã hiểu rõ vị trí của một quốc gia nhỏ như Việt Nam trên bàn cờ lớn của thế giới vì thế chính sách ngoại giao của Việt Nam đang đi theo một hướng cân bằng giữa các quốc gia lớn. Ông nói rằng chính sách đó không phải là sự đu dây mà là một nghệ thuật đưa ra những lợi ích để bảo vệ chính quốc gia mình.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 13/03/2018

Published in Diễn đàn

Một nhân vật thân cận với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là ông Trần Quốc Vượng được cất nhắc giữ chức vụ Thường trực Ban bí thư trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam.

tqv1

Ông Trần Quốc Vượng (trái) vừa nhận chức Thường trực Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, được các viên chức chúc mừng trong dịp lễ quốc khánh 2017. 31/8/2017.  AFP

Liệu sự thăng tiến của ông Vượng cộng với sự tập trung quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm cho Việt Nam đi theo con đường bảo thủ hơn trong thời gian tới hay không ?

Marxist hơn hay không, và chuyện nhân quyền

Theo những thông tin không đầy đủ trên báo chí Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng sinh năm 1953, tốt nghiệp thạc sĩ luật ở Việt Nam, và cũng như tất cả các cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Việt Nam, ông có bằng lý luận chính trị Marx Lenin cao cấp. Sự nghiệp của ông Vượng được thăng tiến tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam, cơ quan tương đương với các viện công tố ở các thể chế dân chủ đa nguyên. Từ năm 2007 ông giữ chức Viện trưởng viện này cho đến năm 2011.

Sau đó ông bắt đầu giữ những chức vụ quan trọng ở Trung ương Đảng. Sau khi đắc cử vào Bộ chính trị của đảng vào đầu năm 2016, ông giữ chức vụ Trưởng ban kiểm tra trung ương, cơ quan chống tham nhũng của đảng. Với chức vụ mới nhất được chỉ định vào ngày 5/3/2018, là Thường trực Ban bí thư trung ương, ông được xem như người có thể kế tục chức vụ Tổng bí thư vào nhiệm kỳ tới.

Như vậy ông Vượng là một người nằm bên guồng máy đảng khá thuần túy, không đảm nhận những chức vụ bên ngành hành pháp của chính phủ.

Đánh giá về ông Vượng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội cho biết :

"Ông Vượng thay ông Đinh Thế Huynh, mà ông Huynh lại là đặc sệt về tư tưởng, thực sự là một cảnh sát tư tưởng. Mà ông Vượng này được ông Trọng chọn thì chắc chắn phải vào cánh với ông ấy, thì đó là một điều mình có thể ái ngại, là ông ấy cũng sẽ cứng rắn như ông Trọng, cũng lại bảo thủ, cũng đủ mọi thứ".

Tuy nhiên ông Nguyễn Quang A cũng nói rằng những thông tin về ông Vượng không có nhiều để có thể đánh giá rằng ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đường hướng sắp tới của guồng máy lãnh đạo Việt Nam, bảo thủ hơn, hay cải cách hơn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, điều chắc chắn hơn là sự thăng tiến của ông Vượng nằm trong sự cân bằng giữa các thế lực bên trong nội bộ đảng cầm quyền.

Trả lời câu hỏi với sự kiểm soát quyền lực của hai nhân vật có thể có khuynh hướng cộng sản bảo thủ, thì liệu cuộc cải cách sắp tới của Việt Nam có bị ngăn trở hay không, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, trả lời chúng tôi từ Na Uy :

"Những tranh cãi về Marxist hay không Marxist không còn nữa. Câu hỏi hiện nay đối với các lãnh đạo mới là liệu họ có duy trì được Đảng cộng sản hay không. Để duy trì được Đảng cộng sản, tạo được tính chính danh thì họ phải duy trì sự ổn định trong nước, đem lại sự phát triển tương đối cho người dân, tránh sự mất lòng tin. Về đối ngoại thì họ phải cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, còn những tuyên truyền về Marxist thực chất chỉ là vỏ bọc mà thôi".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhà nghiên cứu kinh tế trong nước cũng đồng tình với ý kiến này của ông Vũ, cho rằng những cải cách kinh tế mà chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang thực hiện sẽ không dừng lại.

Ngoài chuyện cải cách kinh tế, khi được hỏi liệu sắp tới đây với khả năng ông Trần Quốc Vượng tiếp bước ông Nguyễn Phú Trọng, những biện pháp cứng rắn về tư tưởng, về kiểm duyệt, đàn áp nhân quyền sẽ tiếp tục hay không, ông Nguyễn Huy Vũ trả lời :

"Cái này không chỉ tùy thuộc vào chính quyền, mà tùy thuộc rất lớn vào vào người dân Việt, bằng cách lên tiếng thông qua mạng xã hội, nó sẽ dẫn tới những thay đổi. Ngoài ra còn tùy thuộc vào chính quyền Hoa Kỳ, cách tiếp cận của chính quyền Hoa Kỳ sẽ dẫn đến cách phản ứng của chính quyền trong nước".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng đồng ý rằng vai trò của dân chúng sẽ là quan trọng nhất.

Chống tham nhũng

Theo các nhà quan sát trong và ngoài nước, từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986 đến nay, quyền lực tại Việt Nam dần dần ngã qua tay những người điều hành bộ máy chính phủ chứ không phải những người làm công tác đảng. Đó là các ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, là các thủ tướng chính phủ.

Sự thay đổi bắt đầu khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng vào đầu năm 2013, lấy lại nhiệm vụ này của cơ quan thanh tra chính phủ trực thuộc Thủ tướng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận về chuyện này :

"Nếu họ tách bạch ra như thế, là bên hành pháp không làm chuyện chống tham nhũng, mà chuyển sang bên đảng, là bên ít có cơ hội tham nhũng hơn, thì cái hiệu chỉnh như vậy có vẻ là hợp lý hơn. Nhưng đến lúc người ta muốn nhất thể hóa, ông Tổng bí thư lại trở thành ông Chủ tịch, thâu tóm hết mọi quyền lực thì nó lại càng dễ tham nhũng hơn".

Chuyện nhất thể hóa là chuyện hợp nhất hai hệ thống đảng và chính phủ làm một, để tránh sự chồng lấn lên nhau về nhiệm vụ cũng như lãng phí. Chuyện này được đề cập nhiều tại Việt Nam trong thời gian hai năm trở lại đây.

Hiện nay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoài vị trí người đứng đầu đảng, ông còn là Chủ tịch quân ủy trung ương của quân đội Việt Nam, cũng như tham gia trực tiếp vào việc điều hành bộ máy đảng của Bộ công an.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng việc đó tạo điều kiện cho ông Trọng đẩy mạnh công tác chống tham nhũng :

"Tôi nghĩ rằng việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có điều kiện tập trung quyền lực để có thể thúc đẩy như vậy, có thể đem lại các chuyển biến mà người dân mong đợi trong cuộc chống tham nhũng hiện nay".

Tuy nhiên Ông Nguyễn Quang A lại cho rằng việc tập trung quyền lực về bên đảng như hiện nay có thể chỉ là một sự điều chỉnh nhỏ, chứ còn về lâu về dài, quyền lực vẫn sẽ ngã về phía những người nắm guồng máy chính phủ, nơi có nhiều quyết định về kinh tế. Ngoài ra ông đánh giá rằng tham nhũng tại Việt Nam là sản phẩm của một thể chế chứ không phụ thuộc nhiều vào một cá nhân.

Một nhà quan sát trong nước nói với chúng tôi với điều kiện ẩn danh rằng người có năng lực nhất hiện nay trong Bộ chính trị của Đảng cộng sản là ông Phạm Minh Chính, người hiện đang giữ chức vụ Trưởng Ban tổ chức trung ương nhiều quyền lực, từng thực hiện thành công việc ghép hai bộ phận đảng và chính quyền tại tỉnh Quảng Ninh. Nhà quan sát này cũng cho rằng vào năm 2021, khi Đảng cộng sản Việt Nam thay đổi thế hệ lãnh đạo thì lúc đó ông Trần Quốc Vượng đã quá tuổi và ông Phạm Minh Chính có khả năng sẽ là người đứng đầu đảng hơn.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 07/03/2018

Published in Diễn đàn

Cuối năm 2017 vụ án Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã gây sự chú ý lớn trong và ngoài nước, khi nhân vật từng đứng đầu tổng công ty này, ông Đinh La Thăng, từng là một trong 19 Ủy viên Bộ chính trị có quyền nhất nước, bị bỏ tù với mức án 13 năm.

chong0

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, người có quyền lực chính trị nhất Việt Nam trong mấy mươi năm qua. Ảnh chụp tháng 6/2017.  AFP

Tuy nhiên không khí yên lặng lại bao trùm đầu năm 2018, khi không thấy báo chí của nhà nước nhắc nhiều đến các vụ án tham nhũng vẫn còn đang được xét xử, hoặc những quan tâm của dư luận về những bê bối có thể liên quan đến tham nhũng.

Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra sao, và tương lai quyền lực của ông như thế nào ?

Chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục hay không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị nội bộ Việt Nam sống ở Sài Gòn cho rằng đây có thể chỉ là khoảng yên lặng trước một cơn bão, như trước đây trong hai tháng 10 và 11, năm 2017, người ta cũng đã từng không nhắc nhiều đến ông Đinh La Thăng để rồi sau đó ông bị kêu án tù giam vào cuối năm. Ngoài ra ông Dũng còn đưa ra lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng hiện nay, ông Trọng nói vào dịp trước Tết nguyên đán rằng trong trong lúc Tết thì không nên làm cho không khí nặng nề.

Ông Phạm Chí Dũng đưa ra một số vụ án có thể được đem ra xử trong thời gian ngắn sắp tới đây :

"Sẽ có những động thái liên quan đến những mặt trận khác, chẳng hạn như "Vũ nhôm", 12 đến 13 dự án trùm mền ngàn tỉ liên quan đến cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, và cũng có thể liên quan đến vụ đất Kiên Giang liên quan đến bí thư ở đó là Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng. Mà nói gì thì nói thì năm 2018 được đảng nói là sẽ đưa ra 21 vụ đại án để xử".

21 vụ đại án mà ông Phạm Chí Dũng đề cập đã được báo chí Việt Nam nhắc tới vào ngày 22/1/2018, khi ông Nguyễn Phú Trọng điều khiển cuộc họp của Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương. Trong 21 vụ án đó sẽ có vụ án ông Đinh La Thăng liên quan đến ngân hàng Đại Dương, được dự kiến đem ra xét xử vào ngày 19/3/2018.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng cho biết đã có những thông tin là nhiều nhân viên viện kiểm sát đã về hưu được huy động trở lại làm việc, vì sắp tới sẽ có một khối lượng lớn công việc liên quan đến điều tra.

Việc xét xử ông Đinh La Thăng, nhân vật cao cấp nhất của Đảng cộng sản bị công khai xử tù trong lịch sử của đảng này đã đem lại những nhận xét tích cực cho Việt Nam. Vào ngày 22/2/2018, tổ chức Minh bạch quốc tế có trụ sở tại Đức đã tăng hai điểm cho Việt Nam về tính minh bạch trong việc điều hành đất nước.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, làm việc tại Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam ở Đại học quốc gia Hà Nội, viết trên tạp chí chính trị Châu Á Diplomat thì bằng việc phát động chiến dịch chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng giành được sự ủng hộ lớn trong và ngoài đảng cộng sản, được xem như là một người liêm khiết, không tham nhũng.

Quyền lực của đương kim Tổng bí thư

Mặt khác, cũng theo ông Giang, ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật chính trị nhiều quyền lực nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam đương đại, nắm việc kiểm soát cả ba bộ phân có thực quyền nhất đất nước là Đảng cộng sản, công an, và quân đội.

Chia sẻ quan điểm này của ông Nguyễn Khắc Giang, ông Phạm Chí Dũng nói :

"Đang xuất hiện khuynh hướng là ca ngợi, tụng ca Nguyễn Phú Trọng, đưa lên thành một thần tượng chính trị, cho nên khả năng rất nhiều là không có khả năng Nguyễn Phú Trọng rời bỏ chức Tổng bí thư vào đại hội giữa nhiệm kỳ, nếu có cái đại hội đó. Và thậm chí cũng sẽ không có đại hội giữa nhiệm kỳ mà chỉ là những đại hội trung ương thôi. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn là sẽ ngồi đến mãn nhiệm kỳ của khóa 12, nếu không muốn nói là cả khóa 13".

Sở dĩ ông Dũng nói như vậy là vì vào đầu năm 2016, lúc ấy ông Trọng đã 71 tuổi, được cho là vượt quá tuổi đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đảng, cho nên đã có những lời đồn đãi là ông chỉ giữ phân nữa nhiệm kỳ tổng bí thư.

Ngay lúc này lại có thông tin là Đảng cộng sản Trung Quốc đang sửa hiến pháp để cho ông Tập Cận Bình có thể trở thành một nhà lãnh đạo suốt đời.

Vậy với tình hình hiện nay là ông Trọng là nhân vật duy nhất có quyền lực, và truyền thống lâu nay là Đảng cộng sản Việt Nam hay làm theo những mô hình của Đảng cộng sản Trung Quốc, liệu ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục cầm quyền sau năm 2021, và Việt Nam sẽ tiến tới mô hình Trung Quốc với quyền lực tập trung vào tay một người hay không ?

Ông Phạm Chí Dũng cho rằng còn sớm để có thể xảy ra điều đó :

"Chính trường Việt Nam khác Trung Quốc, là các mối tương quan quyền lực chưa ngã ngũ. Với quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay thì mặc dù đã về cơ bản nắm hết, nhưng đó là trên bề mặt thôi, còn chiều sâu thì ông cần ít nhất vài ba năm để gia cố để có thể giống như Tập Cận Bình bên Trung Quốc".

Ông Nguyễn Khắc Giang thì cho rằng Việt Nam đang dần chuyển sang chế độ một người cai trị như Trung Quốc, mặt dù theo truyền thống từ trước đến nay, sự cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, với mô hình quyết định tập thể, có tính dân chủ tốt hơn Đảng cộng sản Trung Quốc.

Tuy không loại trừ khả năng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm quyền sau năm 2021, nhà báo Phạm Chí Dũng đánh giá việc Việt Nam theo bước Trung Quốc một cách thận trọng :

"Cho tới nay thì ở Việt Nam chưa có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ theo chân Tập Cận Bình trong việc có nhiệm kỳ thứ ba Tổng bí thư. Chưa có dấu hiệu rõ ràng về chuyện này. Nhưng trước mắt đang có trào lưu và xu thế nhất thể hóa. Xu thế này sẽ không dừng lại ở cấp quận huyện mà sẽ đưa lên cấp tỉnh thành, chắc chắn sẽ lên cấp trung ương. Liệu nó sẽ xảy ra như kịch bản từng xảy ra ở Trung Quốc hay không ?".

Nhất thể hóa là nói về việc sát nhập bộ máy song trùng đảng – nhà nước trùng lắp lên nhau gây ra sự cồng kềnh và lãng phí.

Trả lời câu hỏi ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2021, ông Phạm Chí Dũng nói rất khó đoán định việc này vì hiện thời cái bóng quyền lực của ông Trọng là quá lớn, người ta thậm chí không nói đến ai sẽ là người kế nhiệm ông Trọng sắp tới đây, như người ta đã từng bàn đến ông Phạm Quang Nghị vào năm 2015, ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang trong năm 2017.

Một nhà nghiên cứu chính trị tại Việt Nam xin ẩn danh nói với chúng tôi rằng ông Nguyễn Phú Trọng không có khả năng ở lại nắm quyền sau năm 2021 vì đã lớn tuổi gây ra nhiều sự phản đối, và cũng theo nhà nghiên cứu này, người kế tiếp có khả năng cao nhất để giữ chức Tổng bí thư là ông Phạm Minh Chính, một đồng minh hiện nay của ông Trọng, từng làm việc ở ngành công an, và đã từng thí nghiệm thành công mô hình nhất thể hóa tại tỉnh Quảng Ninh, trước khi thăng tiến vào Bộ chính trị đảm nhận chức vụ Trưởng Ban tổ chức trung ương đảng.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 01/03/2018

Published in Diễn đàn

Một số ngân hàng rút vốn

Theo thông tin từ báo chí Việt Nam, vào tháng Giêng năm nay, 2018, một ngân hàng Mỹ là Standard Chartered đã bán toàn bộ 8,75% cổ phần của mình trong liên doanh với Ngân hàng Á Châu của Việt Nam.

rut1

Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải, tại Hà Nội. Ảnh chụp tháng 8/2011. AFP

Trong năm 2017, người ta cũng nhận thấy hai ngân hàng có tên tuổi của nước ngoài là BNP Paribas của Pháp, HSBC của Hongkong, và Commonwealth của Úc cũng bán cổ phần của mình trong các liên doanh với những ngân hàng địa phương của Việt Nam.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng hiện sống trong nước, nói với tờ báo mạng Vnexpress bảng tiếng Anh một số nguyên nhân khiến cho các ngân hàng có tên tuổi của nước ngoài phải rút vốn đó là môi trường kinh doanh không thuận lợi do sự trùng lắp của nhiều vấn đề pháp lý, và điều thứ hai là các ngân hàng này bị hạn chế ở tỉ lệ cổ phần tối đa trong các liên doanh là 30%.

Hồi giữa năm 2017, khi trả lời phỏng vấn đài RFA ông Hiếu có nói rằng ông tiếc cho thời kỳ các ngân hàng lớn nước ngoài vào Việt Nam cách đây 20 năm, nhưng hiện nay hoạt động của họ rất hạn chế tại đất nước này.

Ngân hàng nước ngoài sẽ vẫn hoạt động mạnh tại Việt Nam

Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý rằng các ngân hàng nước ngoài đang rút ra khỏi Việt Nam.

Một chuyên gia ngân hàng sống tại Sài Gòn là ông Huỳnh Bửu Sơn nói với chúng tôi :

"Tôi nghĩ đây cũng là những chuyện thông thường thôi, có thể là những mảng hoạt động nào đó của một ngân hàng nước ngoài, họ nhượng lại cho một ngân hàng khác quan tâm đến mảng đó, chứ chắc chắn không có việc ngân hàng nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam".

Ông Sơn phân tích rằng mặt dù nền kinh tế Việt Nam hiện đang có nhiều mặt chưa được tốt, nhưng có xu hướng phát triển, và sắp tới đây với việc ký kết thỏa thuận mậu dịch xuyên Thái Bình Dương gồm 11 quốc gia, Việt Nam là một thị trường hứa hẹn cho ngành ngân hàng.

Ông Sơn đồng ý rằng việc qui định mức trần tối đa về cổ phần của các đối tác nước ngoài ở một ngân hàng thương mại Việt Nam cũng là điều gây trở ngại cho hoạt động của họ, nhưng theo phán đoán của ông thì mức trần này sẽ được Ngân hàng nhà nước nâng lên trong tương lai.

Hiện nay theo qui định thì tổng số vốn của các đối tác nước ngoài tại các liên doanh ngân hàng thương mại là 30%.

Trong một buổi làm việc với các quĩ đầu tư Hong Kong tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói rằng ông có thể quyết định tăng mức trần giới hạn cổ phần nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam lên hơn 30%.

Theo ông Sơn thì việc tạo nên mức trần qui định này là do sự lo ngại của Nhà nước Việt Nam về việc mất kiểm soát của mình đối với các tổ chức ngân hàng và tín dụng trong nước. Tuy vậy ông cũng nêu ý kiến của một số chuyên gia nói rằng nếu muốn Việt Nam hội nhập nhiều vào nền kinh tế thế giới thì điều đó là điều không đáng ngại.

Chúng tôi có tiếp xúc với một người phụ trách một phòng nghiệp vụ tại một ngân hàng nước ngoài tại Sài Gòn, xin được không nêu danh tánh, thì chị cho biết rằng các ngân hàng nước ngoài hiện nay tại Việt Nam được đối xử bình đẳng về mặt luật pháp với các ngân hàng trong nước.

"Tuy nhiên ở một số mặt ngân hàng nước ngoài không cạnh tranh được là bởi vì hệ thống ngân hàng trong nước hiện nay cũng rất mạnh, mà tôi nghĩ đó là một tín hiệu tốt về mặt kinh tế. Họ hoàn toàn có thể cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài. Có một điều họ khó cạnh tranh là những khách hàng quốc tế. Những khách hàng này nằm ở khắp nơi, và thường họ chọn ngân hàng nước ngoài".

Chị cho biết thêm là các ngân hàng nước ngoài thua các ngân hàng Việt Nam trong thị trường bán lẻ, tức là dành cho những khách hàng cá nhân, gửi tiền tiết kiệm.

Ông Huỳnh Bửu Sơn nêu nhận xét của ông về sự khó khăn của các ngân hàng nước ngoài khi cạnh tranh với các ngân hàng địa phương của Việt Nam :

"Thực ra những chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bị hạn chế rất nhiều trong việc cho các doanh nghiệp Việt Nam vay, đặc biệt là các dự án lớn, nó tùy thuộc số vốn đăng ký của họ, cũng như khả năng huy động vốn của họ trong nước. Mà thật ra so với các ngân hàng Việt Nam đã hoạt động lâu, ví dụ như Vietcombank chẳng hạn, thì những ngân hàng nước ngoài ở đây thật sự là nhỏ thôi".

Nhận xét tổng quát về sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua ông Huỳnh Bửu Sơn nói tiếp :

"Sự hiện diện của họ là một sự thúc đẩy cho các ngân hàng Việt Nam cố gắng cải tiến về mặt công nghệ, về mặt kỹ năng quản lý. Thêm vào đó là có sự đan xem về vốn đầu tư, tức là những ngân hàng nước ngoài trong quá trình phát triển cũng có xu hướng mua các cổ phần của các ngân hàng thương mại ở đây. Họ không chỉ mang đến đồng vốn mà còn mang lại công nghệ ngân hàng, về kiến thức, về nhân sự".

Khi được hỏi về các vụ án ngân hàng tại Việt Nam vừa qua, cũng như những tuyên bố sẽ sắp xếp lại hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua, ông Huỳnh Bửu Sơn cho rằng đó là những điều cần làm, nhưng phải thận trọng để duy trì sự ổn định và lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam, và ông khẳng định một lần nữa rằng sẽ không có chuyện các ngân hàng nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam.

Còn ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành của nhóm ngân hàng ANZ, có hoạt động tại Việt Nam và vừa bán các khách hàng lẻ sang cho một ngân hàng Hàn Quốc, trả lời báo chí Việt Nam rằng ANZ vẫn tiếp tục hoạt động Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cho các tập đoàn lớn vay tiền, trong cả vùng lưu vực sông Mekong chứ không riêng Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 28/02/2018

Published in Diễn đàn

Đàn áp công đoàn độc lập

Việc bắt giam và kết án ông Hoàng Đức Bình đưa tổng số những thành viên của tổ chức Phong trào Lao động Việt, hiện bị giam giữ lên bốn người. Đó là các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đức Độ, và Hoàng Đức Bình.

congdoan1

Phong trào đòi trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình (ảnh giữa), một thành viên Phong trào Lao động Việt vừa bị kết án 14 năm tù. Tháng 2/2018. Courtesy of Green Tree Hanoi.

Một trong những người chủ chốt của tổ chức này là ông Đoàn Huy Chương đang trốn tránh sự bắt bớ của công an Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2006, ông Chương và một số người khác thành lập Hội Đoàn kết công nông để đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và nông dân, nhưng chỉ vài ngày sau là ông bị bắt. Ông ra tù năm 2006, rồi lại bị bắt một lần nữa sau khi tổ chức một cuộc đình công tại Trà Vinh lên đến hơn 10.000 công nhân tham gia. Ông được trả tự do vào đầu năm 2017 sau khi mãn án tù.

Từ nơi ẩn náu, ông Chương cho chúng tôi biết hiện nay có hai tổ chức nghiệp đoàn độc lập đang hoạt động là Phong trào Lao động Việt do ông và một số người thành lập vào tháng Tám, năm 2008, và tổ chức thứ hai là Liên đoàn Lao động Việt tự do. Ông nói về hoạt động của hai tổ chức này :

"Có thể hỗ trợ nhau về thông tin, chứ không dẫm chân lên nhau bởi vì tuy rằng là hai tổ chức nhưng cùng một mục tiêu là giúp đỡ những người công nhân nói lên sự bất công mà giới chủ doanh nghiệp đàn áp họ, hay là những cái mà công đoàn Việt Nam không bảo vệ họ, thì chúng tôi, Lao động Việt hay Phong trào Lao động Việt làm mọi cách để hướng dẫn họ, bảo vệ họ chứ không giẫm chân lên nhau".

Ông Đoàn Huy Chương cho biết là từ cuối tháng 12 năm 2017 đến nay, cha ông nhiều lần bị công an tỉnh Đồng Nam tạm giữ. Ông cho rằng công an làm như vậy là để làm cho ông ra khỏi chổ ẩn náu để bắt, vì họ lo ngại ông Chương là người hay tiếp xúc với giới công nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội nói với chúng tôi về sự đàn áp hiện nay của nhà cầm quyền đối với các tổ chức đối lập nói chung, và các tổ chức công đoàn độc lập nói riêng :

"Những người mà họ cảm thấy rằng hành động của những người đấy thực sự nguy hiểm đối với sự tồn tại của họ, sự nắm quyền của họ, thì họ tìm mọi cách để trừng trị, vu khống, vu cáo những tội như thế, còn những người họ cảm thấy không quá nguy hiểm thì họ cứ để đấy".

Ông Chương cũng nói rằng những người cộng sản rất ngại những tổ chức được thành lập mà họ không thể kiểm soát được.

Vào cuối năm 2012, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng có nói chuyện trong một hội nghị của ngành công an rằng không để cho các tổ chức, các nhóm đối lập được thành lập.

Cuối năm 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng lại lặp lại tuyên bố đó, cũng trong một hội nghị của ngành công an.

Những tổ chức công đoàn độc lập mà nhà nước Việt Nam không kiểm soát được thì luôn được báo chí nhà nước Việt Nam gọi là những tổ chức phản động. Sau khi bản tuyên án ông Hoàng Đức Bình được công bố, báo điện tử Nghệ An nói rằng ông Bình đã tham gia tổ chức phản động là Phong trào Lao động Việt.

Tuy nhiên một nhạc sĩ tự do ở Sài Gòn là ông Nguyễn Tín nói với chúng tôi :

"Ngày xưa tôi cũng có làm công nhân, tôi biết những cái công đoàn không nói tiếng nói của người công nhân, không đứng về phía công nhân, cho nên việc anh (Bình) thành lập Lao động Việt, tôi thấy rất hợp lý, nơi đó sẽ đòi lại những quyền lợi mà công nhân Việt Nam cần phải có".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, điều mà ông Nguyễn Tín trình bày là một nhu cầu rất cao trong giới lao động tại Việt Nam hiện nay, vì thực sự các công đoàn của nhà nước, mà ông gọi là công đoàn vàng theo tiếng lóng của báo chí phương Tây, là không đại diện cho công nhân.

Thực trạng và tương lai của hoạt động công đoàn tại Việt Nam

Tuy nhiên theo quan sát của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ngoài những tổ chức gọi là "công đoàn vàng" của nhà nước, những hoạt động công đoàn độc lập chưa thực sự tồn tại, mặc dù ông công nhận rằng có những hoạt động có thể có tính tổ chức của các cuộc đình công xảy ra đây đó trên cả nước :

"Tôi nghĩ là chưa có thực sự một tổ chức công đoàn độc lập nào ở Việt Nam cả. Lao động Việt là một phong trào để xúc tiến thành lập những công đoàn độc lập ấy. Họ có những tổ chức không chính thức của họ.

Những tổ chức ấy bất kể là nó có đăng ký hay không, nó phải có một hoạt động nhất định nào đó, và nó phải kéo tương đối là dài".

Quan sát của ông trái với sự khẳng định của một số nhà hoạt động nghiệp đoàn tự do nói với chúng tôi rằng hiện nay các hoạt động nghiệp đoàn thực sự đã bắt đầu và dưới hình thức mà họ gọi là không cần một tổ chức.

Khẳng định điều này với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hùng, hiện nay là Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt tự do dẫn chứng trường hợp đấu tranh của giới lái xe chống trạm thu phí Cai Lậy, không cần một tổ chức mang tính hình thức.

Cho dù là với hiện trạng không có tổ chức, hoặc có thể là có tổ chức bí mật như hiện nay, những người hoạt động công đoàn độc lập đã bắt đầu nói nhiều đến áp lực của bên ngoài khi Việt Nam gia nhập những tổ chức thương mại quốc tế, có những điều kiện ràng buộc về công đoàn độc lập, chẳng hạn như thỏa thuận thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam mong muốn tham gia, có yêu cầu phải để cho công nhân tự thành lập tổ chức của mình.

Hy vọng này một lần nữa lại được nhen nhóm trong những ngày đầu năm 2018, khi mà tại diễn đàn kinh tế Davos, chính phủ Mỹ có tuyên bố khả năng nước này quay trở lại TPP sau khi đã rút ra hồi đầu năm 2017. Điều này sẽ làm cho thỏa thuận TPP mạnh mẽ và có sức ép lớn hơn.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu Chính phủ Việt Nam có thành lập những tổ chức công đoàn độc lập giả hiệu hay không ? Vì rằng trong quá khứ Đảng cộng sản Việt Nam đã từng thành lập những tổ chức ngoại vi của họ, mang danh nghĩa không cộng sản.

Ông Đoàn Huy Chương tự tin rằng tổ chức của ông có thể đương đầu được với viễn cảnh đó :

"Thành lập một tổ chức công đoàn ảo thì đối với họ là không khó. Nhưng chúng tôi không ngại chuyện đó, chúng tôi đấu tranh cho sự thật, làm những gì thực chất cho công nhân. Những người nhìn thấy việc đó là công nhân chứ không để cho những người cộng sản nhìn thấy, hay một tổ chức nào nhìn thấy. Sự quyết định là ở những người công nhân".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cảnh báo những người hoạt động nghiệp đoàn độc lập hiện nay về điều đó :

"Những người hoạt động vì phong trào lao động phải chú ý đến khả năng đó. Theo suy đoán của tôi thì khả năng đấy chắc chắn xảy ra. Khi đó mình phải tương kế tựu kế biến cái đó thành của mình, hay là vô hiệu hóa nó đi. Đây là một cuộc đấu tranh trí tuệ và cân não".

Theo ông Nguyễn Quang A, các nhà hoạt động công đoàn độc lập có thể bắt đầu bằng những hoạt động nhỏ cho giới công nhân để cho nhà nước độc đảng của Việt Nam không cảm thấy sợ hãi, từ đó dẫn đến việc họ sẽ thấy sự tồn tại của những công đoàn độc lập là một chuyện bình thường.

Ông cũng nói là những hoạt động công đoàn nên công khai, tuy ông vẫn không loại trừ những hoạt động ngầm vì quyền lợi của người công nhân.

Như vậy là sau hơn 40 năm cầm quyền của Đảng cộng sản, một đảng tự xưng là đảng của giai cấp công nhân với biểu tượng búa liềm trên lá cờ đảng, những người cộng sản tiếp tục gọi các tổ chức độc lập của công nhân là phản động, còn những người hoạt động nghiệp đoàn như ông Đoàn Huy Chương, hoạt động xã hội dân sự như ông Nguyễn Quang A, đang tìm cách thực hiện những điều bình thường trong một xã hội bình thường, đó là tổ chức tranh đấu cho quyền lợi thực sự của người công nhân.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 08/02/2018

Published in Diễn đàn