Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

QUAD lo ngại về việc quân sự hóa các vùng biển xung quanh Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 03/03/2023

Hôm 03/03/2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, các nước nằm trong Bộ Tứ (QUAD) đã bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa các vùng biển xung quanh Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.

tqcpc1

Từ phải sang trái : Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar, ngoại trưởng Úc Penny Wong, ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong buổi thảo luận về Bộ Tứ - QUAD, tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 03/03/2023. Reuters – Anushree Fadnavis

Theo hãng tin AFP, bên lề cuộc họp nhóm G20 ở New Delhi, các ngoại trưởng các thành viên nhóm QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn và Úc) đã có một cuộc họp riêng. Trong tuyên bố chung do nước chủ nhà Ấn Độ công bố sau cuộc họp, nhóm QUAD nhấn mạnh đến "tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế" ở vùng biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố chung khẳng định : "Chúng tôi kiên quyết chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng hoặc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực". 

Tuy không nêu tên Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ, Ấn, Nhật, Úc bày tỏ quan ngại trước "việc quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp, việc sử dụng một cách nguy hiểm các lực lượng hải cảnh và dân quân biển, cũng như những nỗ lực nhằm cản trở các hoạt động của những nước khác khai thác tài nguyên trên biển". 

QUAD (Đối thoại An ninh Bốn bên) là một liên minh chiến lược không chính thức được khởi xướng từ năm 2007, sau đó đến năm 2017 được khởi động trở lại trước ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Bắc Kinh thì vẫn xem QUAD là một công cụ của Washington để chống Trung Quốc. 

Nhưng phát biểu tại New Delhi hôm nay, ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho rằng Trung Quốc không có lý do gì để e ngại QUAD, vì đây không phải là một tổ chức hợp tác về quân sự.

Thanh Phương

***************************

Cam Bốt : Lãnh đạo phe đối lập Kem Sokha bị kết án 27 năm tù vì tội phản quốc

Phan Minh, RFI, 03/03/2023

Một tòa án Cam Bốt hôm 03/03/2023 đã kết án thủ lĩnh phe đối lập Kem Sokha 27 năm tù vì tội phản quốc. Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng ông Sokha bị kết án hoàn toàn vì mục đích chính trị, khi cuộc tổng tuyển cử Cam Bốt sẽ diễn ra vào tháng 07/2023. 

tqcpc2

Nhà đối lập Cam Bốt Kem Sokha, cựu chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc, tại Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 03/03/2023. AP - Heng Sinith

Từ Phnom Penh, thông tín viên Juliette Buchez tường trình : 

Ngay sau khi có tuyên án, Kem Sokha đã rời Tòa án theo một lối khác, cách xa khu vực các nhà báo và một số ít người ủng hộ ông tập trung trước Tòa sáng nay. Chính trị gia 69 tuổi vừa mới bị tuyên án : 27 năm tù và bị cấm vĩnh viễn tham gia hoạt động chính trị hay đi bầu cử. 

Hiện đang bị quản thúc tại gia, Kem Sokha sẽ phải giữ im lặng. Tòa cũng cấm ông không được giao tiếp với bất kỳ ai ngoại trừ gia đình thân cận. Như vậy là kết thúc phiên tòa khởi động vào tháng 01/2020, hơn 2 năm sau khi ông bị bắt và sau hơn 60 phiên xét xử. 

Vụ xét xử Kem Sokha đã trở thành chủ đề chất vấn từ phía các tổ chức nước ngoài. Phiên tòa cũng chịu sự chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền tố cáo bản án được tuyên với động cơ chính trị. 

Kể từ cuối năm 2017 và sự giải thể của đảng đối lập chính do Kem Sokha đồng sáng lập, các thủ tục pháp lý chỉ trích chính phủ Cam Bốt đã tăng lên gấp bội. Có nhiều người ủng hộ Kem Sokha có mặt trước Tòa án, cùng với một số tổ chức phi chính phủ về nhân quyền đã lo ngại về thông điệp mà bản án này gửi đi.

Bản án được tuyên chỉ 4 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc Hội, tại một quốc gia mà phe đối lập chính trị vẫn bị trấn áp mạnh mẽ. Tại đây, thủ tướng Hun Sen sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ mới, 38 năm sau khi ông lên cầm quyền. 

Phan Minh

Published in Châu Á

Đầu tư Trung Quốc vào Bắc Mỹ và Âu Châu giảm 73% trong năm 2018 (Người Việt, 14/01/2019)

Mức đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Bắc Mỹ và Âu Châu giảm khoảng 73% trong năm 2018, xuống tới mức thấp nhất từ sáu năm nay, trong lúc Mỹ gia tăng việc xem xét các thỏa thuận đầu tư, cũng như biện pháp giới hạn đầu tư ra nước ngoài từ phía chính quyền Trung Quốc, theo bản báo cáo của tổ hợp luật sư Baker & McKenzie hôm Chủ Nhật, ngày 13 Tháng Giêng.

hun1

Họp báo của giới chức công ty Trung Quốc ChemChina về việc mua lại công ty Syngenta của Thụy Sĩ. (Hình : Sebastien Bozon/AFP/Getty Images)

Bản tin của hãng thông tấn Reuters nói rằng các con số này cho thấy ảnh hưởng của cuộc đối đầu cả về chính trị lẫn mậu dịch giữa Washington và Bắc Kinh. Và nếu tính luôn cả việc các công ty Trung Quốc bán đi các cổ phần đầu tư để rút ra thì nguồn tiền đầu tư FDI vào Mỹ đã ở mức âm.

Trong khi mức đầu tư vào Mỹ giảm 83%, số tiền các công ty Trung Quốc đầu tư vào Canada lại tăng 80% trong cùng thời gian. Tại Âu Châu, dù rằng nói chung có sự giảm sút, nguồn đầu tư FDI của Trung Quốc vào các quốc gia như Đức, Pháp và Tây Ban Nha lại tăng.

Trị giá các thỏa thuận đầu tư FDI của Trung Quốc vào Bắc Mỹ và Âu Châu giảm xuống còn 30 tỉ USD trong năm 2018, so với con số 111 tỉ USD của năm trước đó, theo bản báo cáo của Baker & McKenzie, cùng thực hiện với công ty nghiên cứu Rhodium Group.

Các kiểm soát gắt gao hơn về đầu tư cũng khiến phía Trung Quốc hủy 14 thỏa thuận tại Bắc Mỹ, có trị giá chung vào khoảng 4 tỉ USD, cùng với 7 thỏa thuận ở Âu Châu, trị giá 1,5 tỉ USD. (V.Giang)

******************

Hun Sen dọa sẽ tiêu diệt phe đối lập nếu EU rút ưu đãi thuế quan (VOA, 14/01/2019)

Hôm 14/1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen da s tr đũa phe đi lp nếu Liên Hiệp Châu Âu (EU) ngng quy chế ưu đãi thuế quan đi vi hàng hóa Campuchia vì quan ngi v nhng hành đng vi phm nhân quyn ca Phnom Penh.

hunsen1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen ti l k nim 70 năm chiến thng Khmer Đ hôm 7/1/2019.

Vào tháng 11/2018, EU bắt đu tiến hành thủ tc chính thc đ tước b mt quy chế ưu đãi gi là "Mi th tr Vũ khí - EBA) đi vi Campuchia, sau khi ông Hun Sen tái đc c trong các cuc tng tuyn c vào tháng 7/2018, khi đng ca ông giành được tt c các ghế trong quc hi sau mt chiến dch đàn áp phe đối lp.

Phát biểu ti l khánh thành mt tuyến đường vành đai th đô Phnom Penh hôm 14/1, Th tướng Hun Sen nói :

"Nếu các ông mun phe đi lp chết, thì c vic ct nó đi", ông Hun Sen nói khi đ cp ti quy chế EBA ca EU.

"Còn nếu các ông muốn phe đi lp tn ti thì đng ct và hãy cùng đàm phán", ông Hun Sen nói thêm.

EBA là một sáng kiến nhm giúp đ các nước nghèo hơn, nhưng sáng kiến này có th b rút li trong trường hp nước liên h có hành đng vi phm nghiêm trng các công ước quc tế v nhân quyn.

EU đe dọa s rút các ưu đãi thương mi đi vi Campuchia vì mt chiến dch đàn áp nhm vào phe đi lp trước cuc bu c tháng 7/2018.

EU lên án kết qu cuc bu c này là không đáng tin cy.

Published in Châu Á

Cam Bốt nới lỏng gọng kềm với phe đối lập (RFI, 04/12/2018)

Chính quyền Cam Bốt ngày 03/12/2018 tuyên bố các nhà đối lập đang lưu vong nước ngoài từ khi đảng của họ bị cấm, có thể hoạt động trở lại.

campu1

Lãnh đạo đối lập Cam Bốt, Kem Sokha. Ảnh ngày 05/09/2017. Reuters/Samrang Pring

Văn phòng các đài phát thanh Mỹ như Châu Á Tự Do RFA và Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA được mở cửa lại, tờ báo độc lập Cambodia Daily được phép tái bản.

Theo hãng tin Pháp AFP, lý do đã đến các quyết định trên là việc chính quyền Hun Sen lo ngại bị Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt và xét lại thỏa thuận thương mại với Cam Bốt.

Từ khi đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt – CNRP bị giải thể cách đây một năm, cả trăm thành viên của đảng này bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 5 năm, và một số đông đã đi lưu vong, trong lúc chủ tịch đảng Kem Sokha bị bắt giam với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền". Truyền thông nước ngoài và báo chí độc lập đã bị đóng cửa.

Tình hình này khiến Châu Âu cũng như Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa trừng phạt Cam Bốt. Sau cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 7 năm ngoái, với việc chỉ có Đảng Dân Tộc của thủ tướng Hun Sen chiến thắng, Liên Hiệp Châu Âu vào tháng 10, đã dọa xem xét lại thỏa thuận thương mại đã dành nhiều ưu đãi cho Phnom Penh.

Theo AFP, sau cuộc bầu cử mà ông toàn thắng, thủ tướng Hun Sen đã trả tự do cho một số nhà hoạt động, nhà báo từng chỉ trích chính phủ, nhưng những cử chỉ đó không thuyết phục được Châu Âu.

Cho dù vẫn tuyên bố là sức ép nước ngoài không có ảnh hưởng gì, nhưng thủ tướng Hun Sen cảm thấy vẫn nên hòa dịu với Châu Âu để tránh thiệt thòi, mất đi cả tỷ đô la trong ngành may mặc Cam Bốt.

Bộ Ngoại Giao Cam Bốt vào hôm qua, thông báo : "Để cổ vũ hơn nữa nền dân chủ và Nhà Nước Pháp Quyền, Quốc Hội đang xem xét việc sửa đổi luật để cho phép những người bị cấm hoạt động chính trị có thể tiếp tục trở lại".

Tuy nhiên thông báo trên không nói rõ là việc truy tố một số người như với ông Kem Sokha có được bãi bỏ hay không. Phe đối lập tỏ ra rất thận trong trước thông báo trên.

Mai Vân

********************

Bị EU dọa cấm vận, Campuchia tái xét lệnh cấm đối lập hoạt động (VOA, 04/12/2018)

Quốc hi Campuchia đang xét li lnh cm hot đng năm năm áp dng cho hơn 100 thành viên đng đi lp chính trong nước. Nếu được thc hin, điu này có th cho phép các chính khách đi lp tr li chính trường, sau khi Liên minh Châu Âu đe da s không cho Campuchia giao dịch min thuế.

campu2

liu : Ông Kem Sokha, lãnh t đng Cu quc Campuchia, 28/5/2017. Reuters/Samrang Pring

Tháng trước, EU phát đng mt th tc chính thc đ tước quyn ca Campuchia được tham gia sáng kiến "Mi th tr vũ khí" (EBA), sau khi Th tướng Hun Sen tr li nm quyn trong cuc tng tuyn c hi tháng 7, trong đó đng ca ông giành được tt c các ghế trong quc hi.

"Mọi th tr vũ khí" (EBA) là một sáng kiến ca Liên minh Châu Âu, theo đó tt c hàng nhp khu vào EU t các nước kém phát trin nht, ngoi tr vũ khí, s được min thuế và không có hn ngch. EBA có hiu lc t ngày 5 tháng 3 năm 2001.

Bộ ngoi giao Campuchia hôm th Hai nói : "Đ thúc đy dân ch và quyn pháp tr, Quc hi đang xem xét các quy đnh pháp lý đ cho phép nhng cá nhân b cm được tiếp tc các hot đng chính tr".

Đó là lệnh cm hot đng chính tr do Tòa án ti cao Campuchia ban hành, áp dụng đi vi 118 thành viên ca đng đi lp CNRP. Đng này đã b gii tán hi năm ngoái theo yêu cu ca chính ph Hun Sen sau khi đng này b cáo buc là âm mưu lên chiếm quyn vi s giúp đ ca Hoa Kỳ.

Lãnh đạo ca đng CNRP, Kem Sokha, được th khi nhà tù hi tháng 9 sau hơn mt năm tù giam v ti phn quc, nhưng ông vn b qun thúc ti gia.

Phó chủ tch đng, bà Mu Sochua, đòi tr t do cho ông Sokha, hy b mi cáo buc đi vi ông và đng CNRP được phc hi hot đng.

Trong thời gian qua, truyn thông đc lp ca Campuchia cũng đi mt vi áp lc ngày càng tăng t ông Hun Sen và các đng minh ca ông trước cuc bu c tháng By.

Báo Campuchia Thời báo bng tiếng Anh đã đóng ca hi năm ngoái sau khi chính ph Hun Sen đói h trả hàng triệu đô la tin thuế, bng không s b đóng ca. Khong 30 đài phát thanh cũng đã đóng ca trong năm ngoái.

Đài phát thanh Á Châu Tự do (RFA) có tr s ti Washington đóng ca văn phòng ti Phnom Penh hi tháng 9, phàn nàn v mt "chiến dch đàn áp không ngừng chng li nhng tiếng nói đc lp".

Trong một tuyên b hôm th Hai, B Ngoi giao Campuchia nói chính ph "luôn luôn trân trng và c vũ cho t do báo chí và t do ngôn lun".

Bộ nói thêm rng RFA và VOA được t do m ca văn phòng tr li Campuchia.

EU, khối thương mi ln nht thế gii, đã tiến hành quy trình thm đnh theo đnh k sáu tháng v quyn min thuế ca Campuchia, có nghĩa là hàng may mc, đường và các mt hàng xut khu khác ca Campuchia có th b EU áp thuế quan ni trong vòng 12 tháng tới.

Phát ngôn viên của đài RFA Rohit Mahajan nói mt s vn đ cn được gii quyết trước, chng hn như hy mi cáo buc đi vi hai cu phóng viên RFA, trước khi đài Á Châu T do xét ti vic ni li hot đng ti Campuchia.

Published in Châu Á

Châu Âu và Mỹ kêu gọi Cam Bốt hủy quyết định giải tán đảng đối lập (RFI, 17/11/2017)

Ngay sau khi Tòa án tối cao Cam Bốt ra phán quyết giải tán Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt, đảng đối lập chính tại quốc gia này, vào ngày 16/11/2017, Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ kêu gọi Phnom Penh hủy quyết định nói trên, bị lên án là phản dân chủ. Bruxelles để ngỏ khả năng trừng phạt Cam Bốt về thương mại.

kampu1

Biểu ngữ có hình ông Kem Sokha, lãnh đạo Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt, tại Phnom Penh, ngày 17/11/2017. Reuters/Samrang Pring

AFP cho hay, tối 16/11, Nhà Trắng ra thông cáo kêu gọi "chính phủ hoàng gia Cam Bốt hủy các biện pháp mới đây chống lại đảng Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt, trả tự do cho lãnh đạo của đảng này, ông Kem Sokha, cho phép các đảng phái đối lập, xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông tiếp tục hoạt động". Hoa Kỳ lên án Cam Bốt thụt lùi về dân chủ, và báo trước sẽ chấm dứt ủng hộ Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia Cam Bốt, bởi trong tình trạng hiện nay, "cuộc bầu cử năm tới (2018) sẽ không mang tính chính đáng, không tự do và không công bằng".

Về phần mình, một người phát ngôn của Liên Hiệp Châu Âu cũng nhấn mạnh là cuộc bầu cử Quốc hội Cam Bốt năm 2018 sẽ không có tính chính đáng, nếu không có sự tham gia của đảng đối lập chính, Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt. Liên Hiệp Châu Âu cũng cảnh báo : "việc tôn trọng nhân quyền" là một điều kiện tiên quyết để bảo đảm Cam Bốt có thể tiếp tục được hưởng các điều kiện thương mại ưu đãi của Liên Âu.

Theo phán quyết của Tòa án tối cao Cam Bốt, Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt phải giải thể, do bị khép tội âm mưu tổ chức dân chúng nổi dậy. Hậu quả là đảng này mất đi toàn bộ 489 lãnh đạo dân cử địa phương và 55 ghế nghị sĩ. Các ghế dân biểu bị trống tại Quốc hội sẽ được phân phối cho các đảng nhỏ thân chính quyền.

Trả lời phỏng vấn RFI, nhà chính học Mỹ gốc Cam Bốt Sophal Ear, Đại học Los Angeles, cho biết một số đảng nhỏ đã nhận tiền của chính quyền Hun Sen để kiện đảng đối lập, và kết quả là họ đã "thành công".

Theo ông, quyết định của Tòa án tối cao Cam Bốt trên thực tế chính là quyết định của thủ tướng Hun Sen, bởi chánh tòa là thành viên ban lãnh đạo Đảng Nhân Dân Cam Bốt cầm quyền. "Chúng ta đang chứng kiến những giờ phút cuối cùng của nền dân chủ tại Cam Bốt", ông nói.

Theo các nhà quan sát, cho đến nay, được chính quyền Trung Quốc chống lưng, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tỏ ra không mấy quan tâm đến các áp lực từ phương Tây. Sau vụ chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt bị bắt, hơn một nửa nghị sĩ đảng này đã phải chạy ra nước ngoài để tránh đàn áp, thủ tướng Cam Bốt đe dọa các nghị sĩ đối lập nào không tuân phục sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Trọng Thành

***************

Tòa Campuchia giải thể đảng đối lập chính (BBC, 16/11/2017)

Tòa Tối cao Campuchia đã giải thể đảng đối lập chính, Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), trong bối cảnh bầu cử sẽ diễn ra năm 2018.

campu1

Thủ tướng Hun Sen nói ông dám cược cuộc đời mình rằng phe đối lập sẽ bị tòa cấm hoạt động

Phe đối lập, Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), bị cáo buộc là có âm mưu lật đổ chính quyền - điều mà đảng này bác bỏ và gọi cáo buộc đó là có động cơ chính trị.

Thẩm phán xem xét vụ việc là đảng viên của đảng cầm quyền, và được trông đợi là sẽ ra phán quyết có lợi cho chính phủ.

Chủ tịch Tòa tối cao, Dith Munty, là thành viên đảng cầm quyền.

Khi loan báo quyết định, chánh án Dith Munty nói CNRP đã thừa nhận tội âm mưu làm cách mạng khi không gửi luật sư tới tòa.

CNRP trước đó tuyên bố bản án bị định sẵn.

Tòa cũng quyết định cấm 118 thành viên CNRP hoạt động chính trị trong 5 năm.

Hơn một nửa nghị sĩ của CNRP trước đó đã chạy khỏi Campuchia vì sợ bị bắt.

Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố các ghế của CNRP sẽ được chia lại cho các đảng thân chính phủ sau vụ giải tán.

Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích vụ kiện, vốn được đưa ra ngay trước khi có kỳ tổng tuyển cử vào năm 2018.

Đảng CNRP được coi là đối thủ cạnh tranh với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) hiện đang cầm quyền.

CNRP đã giành thêm được lợi thế trước CPP trong kỳ bầu cử 2013, và là thách thức to lớn nhất cho đảng cầm quyền trong suốt hơn một thập niên nay.

Hồi đầu năm, CNRP thắng thêm ghế ở kỳ bầu cử địa phương, vốn được cho là chỉ dấu về kết quả kỳ bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra vào 7/2018 tới đây.

Tuy nhiên, nếu tòa ra phán quyết bất lợi thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải thể đảng CNRP, và các chính trị gia của đảng này sẽ bị cấm hoạt động trong vòng năm năm.

Chính phủ bị cáo buộc là đã trấn áp những tiếng nói chỉ trích và bất đồng chính kiến.

Hồi tháng Chín, lãnh đạo của CNRP Kem Sokha đã bị bắt, bị cáo buộc tội âm mưu cùng Hoa Kỳ lật đổ chính phủ. Ông bị cáo buộc tội phản quốc.

campu2

An ninh được thắt chặt bên ngoài trụ sở Tòa Tối cao

Hôm thứ Năm, an ninh được thắt chặt bên ngoài trụ sở tòa án tại thủ đô Phnom Penh, với cảnh sát chống bạo động được triển khai tại đó.

Nhiều đường phố chính của thủ đô bị chặn trong buổi sáng.

Thủ tướng Hun Sen trước đó kêu gọi các nhà lập pháp CNRP hãy bỏ đảng trước khi tòa ra phán quyết.

Ông cũng nói ông tin chắc rằng đảng CNRP sẽ bị giải tán, và nói thêm rằng "tôi dám đánh cược cuộc đời mình rằng điều này sẽ xảy ra".

Hun Sen, một cựu chỉ huy thời Khmer Đỏ và là người đã nắm quyền cai trị Campuchia từ hơn 30 năm nay, là một trong các nguyên thủ tại nhiệm lâu nhất thế giới.

Ông đã đem tới một giai đoạn hòa bình, phát triển kinh tế nhanh chóng cho đất nước, nhưng cũng bị các nhóm nhân quyền, trong đó có Human Right Watch, chỉ trích là một nhà lãnh đạo tàn nhẫn, luôn sử dụng tòa án và các lực lượng an ninh để gạt bỏ và hăm dọa các thành phần chính trị đối lập.

Hồi 2015, lãnh đạo của CNRP khi đó là ông Sam Rainsy đã phải bỏ chạy sang Pháp để khỏi bị bắt về cáo buộc tội phỉ báng.

Ông đã ra khỏi CNRP hồi tháng 2, nhưng hôm thứ Tư tuyên bố sẽ quay trở lại hoạt động chính trị.

kampu3

Ông Kem Sokha (trái) bị cáo buộc tội phản quốc

Trong những tháng gần đây, chính phủ Hun Sen cũng đã tấn công vào các nhóm có liên hệ với Hoa Kỳ, trong đó có cả các tờ báo và các tổ chức NGO, một phần trong chiến dịch trấn áp những tiếng nói chỉ trích và bất đồng.

Hồi tháng 9, một trong những tờ báo độc lập cuối cùng ở Campuchia, Cambodia Daily, đã bị buộc phải đóng cửa sau khi chính phủ đòi họ phản trả một khoản thuế khổng lồ.

Chính phủ trước đó đã đe dọa sẽ đóng cửa các tờ báo nào giới chức thấy là làm phương hại tới "sự ổn định" ở Campuchia.

********************

Đảng đối lập Campuchia đối mặt với nguy cơ giải tán trong tuần này (RFA, 15/11/2017)

Đảng cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng đối lập tại nước này có khả năng sẽ bị giải tán vào ngày thứ năm, 16/11 sau khi có phán quyết của Tòa tối cao.

kampu4

Chủ tịch đảng cứu quốc Campuchia (CNRP Son Chhay (phải) và người phó bà Mu Sochua (giữa) đứng cùng với những người ủng hộ trong một cuộc tập trung bên ngoài tòa phúc thẩm ở Phnom Penh hôm 26/9/2017- AFP

Người đứng đầu đảng CNRP, ông Son Chhay hôm 15 tháng 11 cho báo giới biết ông không có hy vọng là phán quyết của tòa sẽ khác so với những gì Thủ tướng Hun Sen mong muốn, và vì vậy nhiều khả năng CNRP sẽ bị giải tán.

Ông Son Chhay giải thích hệ thống tòa án của Campuchia không độc lập với chính phủ cho nên việc giải tán đảng theo mong muốn của Thủ tướng là điều gần như chắc chắn.

Hồi cuối tháng 10 vừa qua chính phủ của Thủ tướng Hun Sen đã cáo buộc đảng CNRP có kế hoạch lật đổ chính phủ và đề nghị tòa ra phán quyết giải tán đảng. Chính phủ của ông Hun Sen cũng nói đã có hơn 20 bằng chứng chắc chắn chứng minh đảng CNRP có kế hoạch nổi dậy.

Đảng CNRP đã bác bỏ cáo buộc này.

Thủ tướng Hun Sen đã cầm quyền ở Campuchia trong suốt 32 năm qua. Chiến dịch đàn áp ở Campuchia nhắm vào đảng đối lập của Thủ tướng Hun Sen đã bị quốc tế chỉ trích. Quốc tế cho rằng ông Hun Sen đang muốn giành chiến thắng chắc chắn trong cuộc bầu cử vào năm tới, kéo dài những thời gian nắm quyền của mình ở xứ Chùa tháp.

Trong khi đó, cựu lãnh đạo đảng CNRP đang sống lưu vong là ông Sam Rainsy hôm 15/11 tuyên bố ông sẽ trở lại chính trường.

Ông Rainsy viết trên facebook rằng ông sẽ lại trở thành thành viên của đảng CNRP bắt đầu từ ngày 15/11 trở đi dù cho đảng này có bị giải tán đi chăng nữa.

Ông Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo đảng CNRP hồi đầu năm nay. Người thay ông nắm quyền lãnh đạo đảng là ông Kem Sokha. Chính phủ Campuchia đã bắt ông Kem Sokha hôm 3 tháng 9 với cáo buộc tội phản quốc.

Ông Sam Rainsy hiện đang ở Washington, Hoa Kỳ.

Published in Châu Á

Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không sợ trừng phạt của Mỹ (RFI, 27/10/2017)

Phát biểu trước hội đồng bộ trưởng vào ngày 27/10/2017, thủ tướng Cam Bốt tuyên bố không sợ trừng phạt của phương Tây, sau khi một số thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa áp đặt giới hạn đi lại đối với viên chức cao cấp Cam Bốt, do việc lãnh đạo đối lập bị bắt. Thủ tướng Hun Sen bị tố cáo "phá hủy" nền dân chủ ở Cam Bốt để đảm bảo thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2018 và tiếp tục nắm quyền, sau 32 năm.

campu1

Thủ tướng Hun Sen tại phiên họp toàn thể Quốc hội Cam Bốt, Phnom Penh, ngày 12/10/2017. Reuters/Samrang Pring

Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz cho biết sẽ thúc đẩy việc cấm các viên chức cao cấp chính quyền Cam Bốt vào Mỹ nếu lãnh đạo đối lập Kem Sokha không được trả tự do vào ngày 09/11. Các thượng nghị sĩ John McCain và Dick Durbin cũng kêu gọi việc giới hạn trên nếu đàn áp tiếp diễn tại Cam Bốt.

Phát biểu trong cuộc họp thường kỳ, thủ tướng Cam Bốt cho là trừng phạt của phương Tây không làm ông lo ngại. Theo người phát ngôn của chính phủ, Phay Siphan trả lời Reuters, ông Hun Sen còn nói thêm là ông "không có tài sản ở nước ngoài và ông cũng không có việc gì cần đặt chân lên đất Mỹ".

Ông Kem Sokha bị bắt giữ vào ngày 03/09, bị tố cáo là phản nghịch, muốn chiếm chính quyền với sự trợ giúp của người Mỹ. Chính quyền Phnom Penh còn yêu cầu tòa án giải tán đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc của ông Sokha.

Các quốc gia phương Tây đã lên án vụ bắt giam lãnh đạo đối lập, gia tăng vận động, kêu gọi trả tự do cho ông Kem Sokha.

Ngày 26/10, Nhật Bản đã lên tiếng, qua lời thứ trưởng ngoại giao Iwao Horii, kêu gọi Cam Bốt tổ chức bầu cử tự do và minh bạch.

Trọng Nghĩa

*******************

Thủ tướng Campuchia nói đảng đối lập sẽ bị giải tán (RFA, 23/10/2017)

Ông Hun Sen Thủ tướng Campuchia nói rằng việc đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc bị giải tán là một chuyện đương nhiên.

hun1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tới dự lễ khởi công cầu bắc qua sông Tonle Sap, tại làng Russey Keo gần Phnom Penh, Campuchia. Ảnh chụp ngày 23 tháng 10 năm 2017. AP

Ông nói như vậy nhân buổi lễ kỷ niệm ngày ký Hiệp Định Paris, tái dựng nền dân chủ đa đảng tại đất nước Campuchia vào năm 1991.

Hơn 50 nhóm nhân quyền đã kêu gọi các quốc gia ký Hiệp Định Paris cần phải hành động gấp vì nền dân chủ đang bị đe dọa tại Campuchia.

Hiện nay lãnh tụ của đảng đối lập Kem Sokha đang bị cầm tù với tội danh được cho là âm mưu lật đổ nhà nước với sự giúp đỡ của ngoại bang là Hoa Kỳ.

Nhiều đại biểu quốc hội của đảng này cũng chạy trốn ra nước ngoài vì sợ bị đàn áp.

Ông Hun Sen bị chỉ trích là đang định biến Campuchia trở thành một đất nước độc đảng với đảng Nhân Dân Cách Mạng do ông lãnh đạo.

Vào ngày này năm 1991 nhiều quốc gia với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã ký một hiệp định tại Paris, theo đó quân đội Việt Nam đang chiếm đóng Campuchia phải rút quân về nước, đồng thời Campuchia sẽ trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến với nhiều đảng chính trị cùng tham gia cạnh tranh chính trị.

Ông Hun Sen nói rằng sau Hiệp Định Paris, Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong việc đem lại hòa bình cho Campuchia, mà nền hòa bình này chỉ có được là do sự thương lượng của ông với lực lượng du kích Khmer đỏ lúc đó mà thôi.

Trước lời kêu gọi của các nhóm nhân quyền, ông Hun Sen nói rằng chuyện kêu gọi các quốc gia đã ký Hiệp Định Paris hành động, là một chuyện lỗi thời và không thể xảy ra, vì một trong những nước ký hiệp định đó là Liên Xô không còn tồn tại nữa.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của đảng cộng sản Trung Quốc, một trong những quốc gia ký hiệp định Paris như vừa nêu thì bình luận rằng nước ngoài không nên can thiệp vào chính trị nội bộ của Campuchia.

Published in Châu Á

Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập (RFI, 06/10/2017)

Chính phủ Cam Bốt ngày 06/10/2017 đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải thể đảng đối lập chủ chốt, sau khi đã bắt giam chủ tịch đảng này vì tội phản quốc, khiến nhiều dân biểu sợ hãi phải đi lưu vong.

campu1

Người dân ủng hộ Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP), bên ngoài tòa kháng án, Phnom Penh ngày 26/09/2017. Reuters/Samrang Pring

Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị trấn áp bằng nhiều cách, từ việc vận dụng luật pháp cho đến hăm dọa bên ngoài, trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử 2018. Kỳ bầu cử này là một thử thách cho thủ tướng Hun Sen sau 32 năm nắm quyền.

Phân nửa số dân biểu của đảng CNRP đã phải sống lưu vong, sau khi chủ tịch đảng Kem Sokha bất ngờ bị bắt, khiến sự tồn tại của đảng này đang như mành treo chuông. Tương lai của CNRP còn trở nên u ám hơn, khi các luật sư của bộ Nội Vụ hôm nay gởi đơn đến Tòa án Tối cao, đề nghị giải thể đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt do đã vi phạm đạo luật về các chính đảng.

Đạo luật được thông qua vào năm 2016 trao quyền cho các thẩm phán giải thể những đảng nào bị xem là đe dọa an ninh quốc gia, nhận lệnh từ các tổ chức nước ngoài hoặc cấu kết mưu phản. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo đây là nỗ lực của Hun Sen nhằm đánh bại phe đối lập vốn đang lên trong các cuộc thăm dò dư luận.

Một luật sư nói với AFP : "Có đầy đủ những chứng cứ vững chắc để Tòa án Tối cao giải thể CNRP. Nếu cứ duy trì, đảng này sẽ hủy hoại quốc gia". Luật sư này cho biết một trong những bằng chứng là bài phát biểu của ông Kem Sokha tại Úc năm 2013, nói rằng ông đã nhận được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để xây dựng phong trào dân chủ tại Cam Bốt.

Thủ tướng Hun Sen xem đây là bằng cớ chứng minh ông Kem Sokha bí mật âm mưu với Mỹ để lật đổ chính quyền Cam Bốt. Ông này đã bị bất ngờ bắt giữ vào ngày 03/09/2017. Thông qua luật sư của ông, hồi đầu tuần, Kem Sokha cho rằng tội danh phản quốc gán cho ông là "hoàn toàn vu khống".

Thụy My

*****************

Lãnh đạo đối lập Campuchia muốn 'chế tài lên Hun Sen' (BBC, 06/10/2017)

Mu Sochua, một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Campuchia và là phó chủ tịch của đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP), đã phải trốn chạy lưu vong.

campu2

Bà Mu Sochua nói bà phải lưu vong vì lo sợ bị bắt giữ, bỏ tù như lãnh đạo Đảng CNRP Kem Sokha vào tháng trước

Trả lời nhà báo Jonathan Head của BBC tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bangkok, bà Mu Sochua nói : "Tôi không còn cảm thấy an toàn. Điều tôi sợ là bị bắt và bị giữ im lặng, bị bỏ tù, và để bị xét xử qua những phiên tòa trá hình kéo dài từ tháng này sang tháng khác".

Bà vừa trốn chạy khỏi Campuchia sau khi có nguồn thân cận trong chính phủ cho biết họ lên kế hoạch bắt giữ bà vào cuối tuần này.

"Chúng tôi không có nhiều tháng để lãng phí. Các cuộc bầu cử ở Campuchia dự kiến sẽ diễn ra vào 29/7 năm 2018. Vì vậy tôi muốn lên tiếng".

Tháng trước, lãnh đạo Đảng, nhà vận động nhân quyền kỳ cựu Kem Sokha, đã bị bắt giữ tại gia bởi 200 cảnh sát và bị cáo buộc tội phản quốc. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen nói những người khác cũng sẽ bị bắt với cùng tội danh.

Chính phủ Campuchia vừa thông qua một đạo luật mới nới rộng quyền hạn để giải thể các đảng phái chính trị nếu lãnh đạo của các đảng này đối mặt với cáo buộc hình sự, vốn rất có thể xảy ra đối với CNRP.

Bà lập luận rằng cần phải có các biện pháp chế tài nhắm vào Hun Sen và nhóm thân cận của ông ngay lập tức, và từ chối cấp thị thực vào các nước phương Tây để họ không thể tự do thăm nom gia tài bất động sản họ sở hữu và để con và cháu của họ được giáo dục ở đó.

campu3

Tháng trước, 200 cảnh sát đã bắt giữ nhà lãnh đạo Đảng CNRP, Kem Sokha (áo trắng)

Khi đối mặt với những cáo buộc về việc đàn áp dân chủ, Thủ tướng Hun Sen gạt đi và nói rằng đó là những âm mưu của thế lực bên ngoài. Tháng trước, chính phủ Campuchia cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này sau khi bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ Kem Sokha - một cáo buộc mà Mỹ cho là vô lý.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nói ủng hộ Phnom Penh trong nỗ lực "bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia".

"Cộng đồng quốc tế đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển Campuchia và biến nó thành một quốc gia dân chủ, nếu họ tiếp tục đổ đôla vào Campuchia, thì sẽ chỉ giúp Hun Sen hưởng thụ thêm 10 năm nữa. Đó không phải là viện trợ chất lượng", bà Mu Sochua nói.

"Trung Quốc có thể cho ông ta số tiền mà ông ta cần", bà nói, ám chỉ đến ảnh hưởng của Trung Quốc khi Bắc Kinh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, "nhưng Trung Quốc không thể cho ông ta tính chính danh mà ông ta nhận được từ các chính phủ dân chủ".

Việc sách nhiễu các nhân vật đối lập không phải là điều mới mẻ ở Campuchia. Kể từ khi đất nước thoát khỏi hàng thập kỷ chiến tranh và trải qua một cuộc cách mạng lớn vào đầu thập niên 90 và mới thiết lập một nền dân chủ mới, các tổ chức nhân quyền đã liệt kệ được hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền.

campu4

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia từ năm 1985

Một số đã bị xét xử ở các phiên tòa trá hình, tham nhũng khét tiếng của Campuchia, một số khác thì đã bị tấn công bạo lực.

Một cuộc thăm dò gần đây do CPP tiến hành, nhưng kết quả bị rò rỉ với phe đối lập, dự đoán rằng CPP sẽ thất bại trước CNRP trong cuộc bầu cử năm sau.

Vào tháng Tám, chính phủ đã cho ngừng một số đài phát thanh do Mỹ tài trợ như Đài Á Châu Tự do (RFA) và Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Sau đó, ép buộc tờ Campuchia Daily, một tờ báo độc lập bằng tiếng Anh, phải trả một hóa đơn thuế trị giá 6,3 triệu đôla hoặc phải đóng cửa.

Mọi nghi ngờ gần như đều đổ dồn về Hun Sen - vị lãnh đạo đanh thép đã cai trị đất nước này từ năm 1985 - hoặc những kẻ thân cận ông ta.

Chưa có một ai đứng ra chịu trách nhiệm về các vụ giết người mang yếu tố chính trị. Vụ việc gần đây nhất là Kem Ley, một nhà phê bình gay gắt về Hun Sen đã bị bắn chết hồi tháng Bảy năm ngoái.

Tuy nhiên, một hệ thống dân chủ thô sơ nhưng vẫn hoạt động cùng với một nền báo chí tương đối tự do đã tồn tại được 25 năm qua với các cuộc bầu cử địa phương và quốc gia 5 năm một lần.

Vẫn có đủ không gian cho các quan điểm chỉ trích để ghi nhận sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng tham nhũng, tàn phá môi trường và khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Nhưng điều này có thể không còn tồn tại lâu nữa.

Trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2013, Đảng CNRP, khi đó là một phong trào mới được kết hợp bởi hai đảng đối lập cũ, gần như lật đổ Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen (CPP).

Phe đối lập cáo buộc chính phủ gian lận và bắt đầu một loạt các cuộc diễu hành đường phố ở thủ đô Phnom Penh, nhưng sau bốn tháng thì bị các lực lượng an ninh đàn áp.

Dân số cũng thay đổi đã tạo ra một số lượng cử tri trẻ hơn và có trình độ học vấn cao, và hiểu biết hơn nhờ mạng xã hội, không còn lo sợ trước những lời đe dọa của Hun Sen nếu đảng của ông ta bị lật đổ.

campu5

Phe đối lập đã rất gần với việc lật đổ đảng Nhân dân của Hun Sen hồi 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập kỷ qua đã biến đổi Phnom Penh nhưng lại lãng quên những phần còn lại của đất nước, và làm cho Hun Sen và người thân cận của ông ta giàu có một cách lố bịch.

Mu Sochua thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt không phải là điều mà hầu hết các quốc gia muốn nghe, nhưng bà cho rằng hành động đó hiện nay là cần thiết để bảo vệ những gì còn sót lại của nền dân chủ Campuchia.

"Chúng tôi chỉ còn ít hơn 10 tháng nữa. Cộng đồng quốc tế có thể gây áp lực với Hun Sen. Cộng đồng quốc tế cần phải nói rõ rằng chính phủ kế nhiệm, nếu nó không được hình thành từ cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ không được công nhận", bà Mu Sochua nói.

"Trốn chạy khỏi đất nước chưa bao giờ là một phần trong kế hoạch của tôi", Mu Sochua nói.

"Đó là một sự lựa chọn mà tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ phải làm. Đây là một sự lựa chọn rất đau đớn".

*******************

Gần phân nửa dân biểu đối lập Cam Bốt trốn ra nước ngoài (RFI, 05/10/2017)

Do bị chính quyền Phnom Penh đàn áp, hơn 20 dân biểu đối lập ở Quốc Hội Cam Bốt, tức gần phân nửa số dân biểu của Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, đã trốn khỏi xứ Chùa Tháp trong vòng một tháng qua. Trên đây là tuyên bố của một dân biểu đối lập Cam Bốt với báo giới hôm qua, 04/10/2017.

campu6

Bà Mu Sochua, phó chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, trả lời Reuters ngày 04/10/2017. Reuters/Staff

Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Arnaud Dubus cho biết :

"Bà Mu Sochua, phó chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, đã buộc phải vội vã rời khỏi Cam Bốt, sau khi được thông báo là sẽ bị bắt vì những bài phát biểu mang phê phán thủ tướng Hun Sen. Những lời chỉ trích nói trên được bà đưa ra trong bối cảnh chính quyền Phnom Penh đang gia tăng đàn áp thẳng tay trước bầu cử Quốc Hội vào năm tới.

Phó chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt giải thích : "Tôi không muốn đánh mất tiếng nói của mình, vì đó là một tiếng nói cần thiết cùng với những tiếng nói khác. Nếu như tôi bị bắt, phe dân chủ sẽ mất đi một tiếng nói và tôi không có ý định ngồi tù. Tôi muốn nhấn mạnh đến một cuộc bầu cử công bằng, đáng tin cậy, bởi nếu không hội tụ được những điều kiện đó, coi như chính quyền của ông Hun Sen được công nhận là chính đáng. Đấy sẽ là sự tự sát đối với đối lập và sẽ là hồi kết của nền dân chủ ở Cam Bốt".

Tới nay, 25 dân biểu thuộc phe đối lập đã rời khỏi Xứ Chùa Tháp vì cũng những lý do đã được bà Mu Sochua nêu trên. Lãnh đạo Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, Kem Sokha đã bị cầm tù dựa trên những cáo buộc không mấy phân minh, như là tội "phản quốc". Kể từ sau hiệp định hòa bình năm 1991, chưa bao giờ nền dân chủ Cam Bốt lại bị đe dọa như hiện nay".

Thanh Hà

Published in Châu Á
mardi, 26 septembre 2017 21:17

Cam Bốt : đàn áp đối lập gia tăng

Lãnh đạo đối lập Kem Sokha bị từ chối tại ngoại hầu tra (RFI, 26/09/2017)

Phát ngôn viên của tòa án PhnomPenh cho biết lãnh đạo đối lập Kem Sokha tiếp tục bị tạm giam chờ ngày xét xử tội làm "gián điệp cho Mỹ". Đơn xin đóng tiền thế chân bảo lãnh tự do tạm đã bị từ chối.

campu1

Phe ủng hộ lãnh đạo đối lập Cam Bốt, Kem Sokha. Ảnh ngày 26/09/2017. Reuters/Samrang Pring

Theo AFP, phiên tòa xét đơn xin tại ngoại hầu tra cho ông Kem Sokha được tổ chức "kín"vào ngày 26/09/2017 tại Phnom Penh. Các dân biểu đối lập và bản thân bị cáo không được tham dự. Để phản đối, các luật sư của nhà đối lập đã tẩy chay phiên xử.

Trong khi đó tại Paris, ngày 25/09/2017, khi tiếp ngoại trưởng Cam Bốt Prak Sokkhonn, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian bày tỏ quan ngại về sự kiện chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt bị bắt giam, nhiều cơ quan truyền thông bị đóng cửa, vào lúc xứ chùa Tháp sắp bước vào mùa bầu cử 2018. Ngoại trưởng Pháp kêu gọi Cam Bốt chọn con đường mở rộng dân chủ, đa đảng tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Theo AFP, để buộc tội chủ tịch đối lập làm gián điệp, chính quyền của thủ tướng Hun Sen dựa vào trích đoạn một bài diễn văn của ông Kem Sokha đọc tại Úc vào năm 2013 trong đó ông nói đến vai trò của một nhà đối lập.

Tú Anh

*******************

Đối lập Campuchia đòi thả ông Kem Sokha (RFI, 25/09/2017)

Các thành viên đảng đối lập Cứu quốc tại Campuchia ngày 25 tháng 9 cho căng băng rôn tại nhiều nơi trên cả nước yêu cầu trả tự do cho lãnh đạo của họ là ông Kem Sokha, người bị bắt giam 3 tuần trước với cáo buộc ‘phản quốc’.

campu1

Ông Kem Sokha (trái), lãnh đạo Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) chào mừng các cổ động viên trong một cuộc vận động bầu cử ở Phnom Penh vào ngày 2 tháng 6 năm 2017.  AFP photo

Sự việc diễn ra một ngày trước phiên xét xử ông Kem Sokha.

Các tấm băng rôn in hình ông Sokha vẫy tay chào những người ủng hộ ông trong cuộc biểu tình do Đảng Cứu quốc khởi xướng sau cuộc bầu cử năm 2013 vì cho rằng kết quả gian lận .

Phó chủ tịch Đảng, ông Pol Ham, nói với báo giới rằng băng rôn sẽ được căng lên tại trụ sở của Đảng trên tất cả các tỉnh thành. Nghị sĩ Son Chhay nói thêm rằng mục đích của việc này là để tìm công lý cho Chủ tịch Kem Sokha.

Nếu ông Kem Sokha bị tòa phán xét là có tội thì những tấm băng rôn này sẽ bị tháo gỡ xuống, lý do là vi phạm luật cấm sử dụng âm thanh, hình ảnh, hay các tài liệu của bất cứ cá nhân nào bị kết tội.

Luật này vừa được thông qua vào đầu năm nay với mục tiêu được nhận định nhắm đến nhân vật đối lập trước của ông Kem Sokha là ông Sam Rainsy. Ông này hiện đang sống lưu vong nhằm trách những cáo buộc của chính quyền Hun Sen mà ông cho là vì động cơ chính trị.

Published in Châu Á

Đối lập Campuchia đến nhà tù gần Việt Nam (BBC, 11/09/2017)

Một nhóm chính trị gia Campuchia đến nhà tù gần biên giới Việt Nam để đòi thả lãnh đạo đối lập Kem Sokha bị giam tại đây trong lúc Thủ tướng Hun Sen dọa giải tán đảng của ông này.

camtrung1

Một nhóm cảnh sát chặn các chính trị gia đối lập trước nhà tù tại Tboung Khmum

Theo AFP, ông Kem Sokha, 64 tuổi, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia bị buộc tội lập mưu bí mật "với các chủ thể ngoại quốc" để lật đổ chính quyền và đã bị bắt.

Sáng hôm thứ Hai 11/09, chừng hơn 20 người thuộc phe đối lập Campuchia đã đến nhà tù ở Tboung Khmum, nơi ông Ke Sokha bị giam giữ để phản đối.

Tại Phnom Penh, ông Hun Sen nói nếu đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia còn tiếp tục bảo vệ ông Kem Sokha thì họ "sẽ bị giải tán".

Nhắm vào đối lập và báo chí

Hôm 03/09, ông Kem Sokha bị bắt tại tư gia ở thủ đô Phnom Penh.

Thủ tướng Hun Sen nói ông Kem Sokha bị buộc tội 'làm phản'.

Ông Kem Sokha đã dẫn dắt đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia từ tháng 2.

Hồi tháng 8 vừa qua, báo tiếng Anh Cambodia Daily cũng phải đóng cửa sau khi bị giáng cho một hóa đơn truy thuế 6,3 triệu đô la.

camtrung2

Hàng rào cảnh sát trước nhà tù ở Tboung Khmum

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen nói nếu khoản truy thu thuế này không được nộp, thì tòa báo "hãy đóng gói đồ đạc và rời đi".

Ông cũng gọi các phóng viên báo này là "trộm cắp".

Nhưng theo phóng viên BBC Kevin Ponniah từ Phnom Penh thì động thái chống lại tờ báo này - được nhiều người cho là có động cơ chính trị trước cuộc bầu cử mùa hè 2018 - khiến các nhà báo Campuchia lo ngại.

camtrung3

Tỉnh Tbong Khmum của Campuchia giáp biên với tỉnh Tây Ninh và Bình Phước của Việt nam

Cùng thời gian, các nhân viên Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) được lệnh rời khỏi Campuchia sau khi chính phủ ra một luật năm 2015 nhắm vào các tổ chức phi chính phủ.

NDI là tổ chức phi lợi nhuận do Hoa Kỳ tài trợ, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra những bất thường trong cuộc bầu cử quốc gia năm 2013.

*******************

Quân khủng bố IS tại Marawi, Philippines gửi "tín hiệu" đầu hàng (RFA, 11/09/2017)

Một số phiến quân Hồi giáo có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) bao vây thành phố Marawi, miền Nam Philippines vừa gửi "tín hiệu" sửa soạn đầu hàng sau 3 tháng rưỡi chống cự.

camtrung4

Thủy quân lục chiến Philippines hành quân ngang các tòa nhà bị hư hại trong khu Mapandi, thành phố Marawi, thuộc phía Nam của đảo Mindanao vào ngày 30/08/2017. Photo : AFP

Hãng thông tấn Reuters hôm 11 tháng 9 dẫn nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết như vậy.

Quân đội Philippines đã dùng loa kêu gọi khoảng 50 đến 60 chiến binh còn bám trụ trong thành phố Marawi nên đầu hàng, buông súng, thay bỏ bộ đồ đen mà họ mặc và đi đến nơi được chỉ định.

Phát ngôn nhân của quân đội Phi, Đại tá Romeo Brawner nói trong một buổi họp báo rằng ông hy vọng các tay súng IS sẽ đầu hàng trong một vài ngày tới.

Lời kêu gọi đầu hàng được đưa ra sau nỗ lực của Tổng thống Rodrigo Duterte để nối lại kênh đàm phán với các chiến binh IS qua vai trò trung gian của cựu thị trưởng Marawi, ông Omar Solitario Ali.

Hôm thứ Bảy vừa qua, Tổng thống Duterte cũng lên tiếng bác bỏ khả năng cho phép quân nổi dậy trốn chạy để đổi lấy việc phóng thích hàng chục con tin mà nhóm này đang cầm giữ.

Quân đội Phi cho biết đã có 147 binh sĩ và 45 thường dân đã thiệt mạng trong cuộc xung đột với phiến quân IS tại Marawi, tính đến thời điểm cuối tuần rồi và có khoảng 655 chiến binh bị tiêu diệt.

*****************

Sẽ không còn xe chạy bằng xăng ở Trung Quốc ? (RFA, 11/09/2017)

Trung Quốc có thể sẽ cấm xe hơi chạy bằng xăng dầu trong tương lai.

camtrung5

Một chiếc xe hơi chạy bằng điện tại một trạm thu phí ở Bắc Kinh vào ngày 11 tháng 9 năm 2017. AFP photo

Ông Tân Quốc Bân, Thứ trưởng Bộ công nghiệp và công nghệ thông tin nói tại thành phố Thiên Tân rằng một biện pháp như vậy sẽ làm thay đổi tận gốc vấn đề môi trường và tạo nên sức bật cho sự phát triển của Trung Quốc.

Ông nói thêm là Bộ của ông đang nghiên cứu vấn đề này, nhưng chưa cho biết cụ thể là lúc nào thì Trung Quốc sẽ chính thức cấm xe chạy bằng xăng dầu.

Giới quan sát cho rằng quyết định của Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất Trung Quốc, sẽ làm thúc đẩy việc phát triển xe chạy bằng điện, và thay đổi nền sản xuất xe hơi trên thế giới.

Một chuyên gia về thị trường xe hơi thế giới nói rằng nếu Trung Quốc làm điều đó thì cả thế giới sẽ theo sau vì không ai muốn mất phần ở thị trường Trung Quốc. Theo Tổ chức các nhà chế tạo xe hơi thế giới thì số xe sản xuất và bán ở Trung Quốc vào năm 2016 là 28 triệu chiếc. Hầu hết các nhà chế tạo xe hơi lớn trên thế giới đều có mặt ở Trung Quốc.

Trước khi có tin Trung Quốc sẽ cấm xe chạy xăng dầu trong tương lai, Anh và Pháp cũng tuyên bố sẽ cấm xe chạy xăng dầu bắt đầu từ năm 2040.

Published in Châu Á

Trong cuộc bầu cử cấp địa phương tại Campuchia vào đầu tháng Sáu năm 2017, Đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập giành được nhiều thắng lợi, mặc dù Đảng đương quyền của Thủ tướng Hun Sen vẫn chiếm vị thế thượng phong.

kampu1

Thủ tướng Hun Sen tại biên giới Việt Nam-Campuchia, ở tỉnh Tboung Khmum ngày 21/06/17. AFP photo

Theo các nhà quan sát chính trị khu vực thì một tương lai cầm quyền tại Campuchia của Đảng Cứu nguy Dân tộc là chuyện có thể xảy ra.

Việt Nam phải ứng xử ra sao trong viễn cảnh đó ?

Quan hệ với các đảng phải chính trị

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore là người đầu tiên đặt vấn đề là Việt Nam nên có một mối quan hệ chính thức với đảng đối lập lớn nhất Campuchia hiện nay là Đảng Cứu nguy Dân tộc. Theo Tiến sĩ Hiệp, hiện Việt Nam chỉ có quan hệ với đảng Nhân dân Cách mạng của Thủ tướng Hun Sen (gọi tắt là CPP).

Chúng tôi đã liên lạc với Phòng Chính trị, Đại Sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tìm hiểu về vấn đề này thì được trả lời rằng nơi đây không có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề được đặt ra.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam giải thích tại sao Việt Nam chỉ có mối quan hệ với đảng của Thủ tướng Hun Sen :

"Mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị với Việt Nam có vấn đề lịch sử. Trong đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, mà mọi người nói là đảng của ông Hun Sen, có mối quan hệ hết sức đặc biệt với Việt Nam, có gắn bó rất lâu dài, cho nên tất nhiên người ta cảm thấy có mối khăng khít hơn. Còn những đảng phái khác đối lập với đảng đó thì rõ ràng là có mối quan hệ không tốt đẹp".

Theo các tài liệu đã được công bố hiện nay thì ông Hun Sen đã từng đào thoát sang Việt Nam dưới thời chế độ diệt chủng Khmer Đỏ cai trị Campuchia. Sau đó ông cùng với quân đội Việt Nam trở lại Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng.

Ngày 21 tháng Sáu vừa qua, kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, ông Hun Sen đã thăm Việt Nam và ông đã thực hiện một chuyến đi mang tính biểu tượng rất cao, tái lập lại hành trình của ông xuyên qua biên giới hai nước vào năm 1977.

Giải thích nguyên do tại sao hiện nay Việt Nam không có kênh liên lạc chính thức với Đảng Cứu nguy Dân tộc, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đưa ra ba lý do : thứ nhất là giữa Việt Nam và Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia chưa có sự tin cậy đầy đủ, thứ hai là có thể Việt Nam e ngại làm phật lòng Đảng Nhân dân Cách mạng đang nắm quyền, thứ ba là có thể Việt Nam thấy chưa cần thiết vì Đảng Nhân dân Cách mạng vẫn chiếm thế thượng phong về chính trị tại Campuchia.

Đứng trước khả năng Đảng Cứu nguy Dân tộc có thể nắm quyền ở nước láng giềng Campuchia, Tiến sĩ Trần Công Trục nói :

"Các chính khách, các nhà làm chính trị cần lưu ý điều này. Vì rõ ràng là mình không thể làm thay được nhân dân Campuchia. Nếu một đảng được nhân Campuchia ủng hộ mà trước đây không có quan hệ tốt đẹp với anh thì anh phải tìm cách thay đổi, tìm cách giữ mối quan hệ. Tất nhiên không phải là mối quan hệ mình áp đặt người ta, mà là bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, dù họ trong lịch sử có những vấn đề gây cấn hay mâu thuẫn. Tôi nghĩ những người lãnh đạo đất nước khôn ngoan, thì người ta sẽ tìm cách giữ mối quan hệ đảng, để rồi từ đó duy trì được mối quan hệ truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia".

Theo thông tin từ Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thì những sự thay đổi đã bắt đầu, vì trong một lần đến thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ, ông Sam Rainsy, một lãnh tụ đối lập có tiếng ở Kampuchia thuộc đảng Cứu nguy dân tộc, dường như đã tiếp xúc với tòa đại sứ Việt Nam tại đây.

Vấn đề biên giới

kampu2

Thủ tướng Hun Sen bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Phnom Penh ngày 11/05/2017. AFP photo

Một trong những vấn đề gây mâu thuẫn giữa phía đối lập tại Campuchia và Việt Nam là vấn đề phân định biên giới giữa hai nước. Ông Sam Rainsy luôn cho rằng rằng trong quá trình phân định biên giới, Việt Nam đã lấn nhiều đất đai của Campuchia.

Tiến sĩ Trần Công Trục, người hiểu rõ vấn đề này nói với chúng tôi :

"Trong quá trình vận động bầu cử thì rõ ràng là đảng của ông Sam Rainsy dùng vấn đề biên giới để đả kích đảng CPP, mà trong đảng đó ông Hun Sen giữ vai trò quan trọng, để hạ uy tín. Đây cũng là một thủ thuật chính trị thôi. Ví dụ như bản đồ chẳng hạn, họ tìm cách đưa ra bản đồ nhưng không phải là bản đồ gốc, bị cạo sửa, không đúng. Cách đây một thời gian không lâu thì chính ông Sam Rainsy đã nói rằng thôi không nói chuyện biên giới nữa. Ví dụ như vậy. Tôi nghĩ đây là những thủ thuật của những nhà chính trị cạnh tranh nhau trong chính trường hết sức phức tạp của Campuchia".

Trong hai năm 2015, 2016 có xảy ra những xung đột nhỏ ở biên giới hai nước, trong đó những nghị sĩ của đảng đối lập Cứu nguy dân tộc chỉ trích Việt Nam lấn đất của Campuchia, cũng như chỉ trích đảng CPP là nhân nhượng Việt Nam trong vấn đề biên giới.

Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết là hiện nay việc phân định biên giới trên đất liền giữa hai nước dựa theo các bản đồ của người Pháp để lại, và việc cắm mốc biên giới đã hoàn thành 90%, phần còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật.

Tuy nhiên ông cho biết là việc phân định biên giới trên biển vẫn chưa đạt được nguyên tắc chung, vì phía Campuchia muốn sử dụng đường phân định do toàn quyền Pháp Jules Brévié thời Đông Dương thuộc địa để lại. Phía Việt Nam lại muốn xác định biên giới trên biển dựa theo Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982.

Tiến sĩ Trần Công Trục dự đoán cách ứng xử vấn đề biên giới của Campuchia nếu như ông Sam Rainsy của phía đối lập nắm được chính quyền :

"Nếu như ông ấy được nhân dân Campuchia tín nhiệm, nếu ông ấy vì đất nước Campuchia, vì mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam cho sự ổn định của đất nước Chùa tháp, thì tôi nghĩ rằng ông ấy cũng phải theo lập trường khách quan như các chính thể khác đã làm. Tôi nghĩ là như vậy, và tôi tin rằng nếu như người Việt Nam vẫn giữ lập trường đúng đắn như từ trước đến nay đã làm, tránh đi sự áp đặt lợi dụng, mà phải thực sự khách quan, thì chắc chắn tôi tin rằng công việc đó sẽ được giải quyết vì đó là cái việc đầu tiên bất cứ một nhà nước nào cũng cần quan tâm giải quyết xử lý, mới tạo được sự phát triển ổn định cho đất nước đó".

Cùng quan điểm với ông Trần Công Trục, tác giả Vannarith Chheang hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng Campuchia không thể có được hòa bình và phát triển nếu không có được quan hệ tốt với một lân bang trực tiếp và đang phát triển mạnh là Việt Nam. Tác giả kêu gọi các đảng chính trị Campuchia không nên sử dụng Việt Nam như một con bài chính trị trong cuộc đấu tranh giành quyền lực với nhau.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Published in Việt Nam