Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

04/11/2018

Việt Nam gấp rút thông qua Hiệp định CPTPP

Tổng hợp

Vào CPTPP, Việt Nam có còn là ‘nước hưởng lợi nhất’ ? (VNTB, 04/11/2018)

Trong thâm tâm, giới chóp bu Việt Nam vẫn hy vọng Tổng thống Trump sẽ "nghĩ lại" để thay đổi quyết định Mỹ rút khỏi TPP.

cptpp1

Gần như chắc chắn rằng kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018 sẽ thông qua CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), để cùng với việc 6 quốc gia đã thông qua hiệp định này, CPTPP - hay còn gọi là TPP - 11 khi không còn Mỹ tham gia - sẽ có hiệu lực triển khai ngay vào đầu năm 2019 như một món ăn ngay và nhanh dành cho Việt Nam, trong bối cảnh chế độ này đang sa chân vào đêm đen kinh tế với nhiều tử huyệt về nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng ngân sách, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và cũng cạn kiệt luôn các nguồn ngoại viện từ viện trợ ODA ưu đãi và kiều hối gửi về nước từ ‘khúc ruột ngàn dặm’…

Nhưng khi không còn nước Mỹ chiếm đến 60% giá trị tổng sản lượng của TPP- 12, Việt Nam cũng đương nhiên không còn được xem là ‘quốc gia hưởng lợi nhất trong TPP’.

Tâm trạng cay đắng quá thể đã xảy đến với chính thể Việt Nam khi Donald Trump - không biết do tính khí thất thường hay một quan điểm bảo hộ thương mại ‘nước Mỹ trên hết’ - đã tung ra quyết định chấn động là Mỹ rút khỏi TPP - 12 vào đầu năm 2017, chỉ vài tháng sau khi Trump chính thức nhậm chức. Quyết định đó đã xóa tan 6 năm đàm phán hao tiền tốn của dân của chính quyền Việt Nam và biết bao công sức mà chính quyền này đã phải đổ ra nhằm trí trá và lấp liếm trước cộng đồng quốc tế về ‘thành tích cải thiện nhân quyền’ của Việt Nam đã nổi bật đến thế nào khi chính quyền này bị tố cáo đã thẳng tay đàn áp các quyền làm người ngay sau khi được tham gia vào Tổ chức Thươg mại thế giới (WTO) vào năm 2017 và liên tục đàn áp nghiêm trọng nhân quyền từ đó đến nay.

Quyết định rút khỏi TPP của Trump cũng đã khiến giới chóp bu Việt Nam choáng váng và khiến lâu đài cát "GDP Việt Nam sẽ tăng 25% khi tham gia TPP" sụp đổ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn hy vọng vớt vát vào TPP-11 không có Mỹ nhưng vẫn còn những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Canada, Úc.

Tuy nhiên, thực tế mà việt Nam đã trải nghiệm qua những hiệp định thương mại song phương (FTA) với một số nước lại không hề "dễ ăn".

Đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (sáu FTA trong số này với tư cách là thành viên ASEAN, bốn FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và EEC). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Bốn FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Israel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA).

Chỉ có hai FTA của Việt Nam với Mỹ và Châu Âu là còn xuất siêu được – lần lượt là 30 – 35 tỷ USD và 25 tỷ USD mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong khi ngay cả Hàn Quốc, tưởng là "dễ ăn", nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và 25 tỷ USD vào năm 2017.

Còn với Trung Quốc thì khỏi nói : con số nhập siêu chính ngạch lên đến gần 30 tỷ USD/năm, chưa kể phần tiểu ngạch khoảng 20 tỷ USD nữa, tổng cộng đến 40 – 50 tỷ USD nhập siêu mỗi năm dành cho Việt Nam.

Trong thâm tâm, giới chóp bu Việt Nam vẫn hy vọng Tổng thống Trump sẽ "nghĩ lại" để thay đổi quyết định Mỹ rút khỏi TPP.

Vào tháng Hai năm 2018, đã xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy Trump có vẻ hơi "nghĩ lại" về TPP : trong một bài phát biểu ở Davos, Thuỵ Sĩ nhân chuyến công du 2 ngày đến quốc gia này, Tổng thống Donald Trump có nhắc đến vấn đề TPP : "Chúng tôi đã có các thỏa thuận với một số nước trong TPP. Nước Mỹ sẽ đàm phán với những quốc gia còn lại, từng nước một hoặc một nhóm nước, miễn là lợi ích chia đều cho tất cả".

Nếu Trump thay đổi quyết định của ông ta để nước Mỹ tiến hành đàm phán và có thể chiếm cái ghế thứ 12 trong CPTPP, đó sẽ là một tin vui khó tả dành cho giới chóp bu và nhiều doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân ở Việt Nam, đồng thời phác ra hy vọng cho nền ngân sách Việt Nam – vốn đang quặt quẹo và phải đè đầu dân thu thuế để "còn nước còn tát" từng năm một cho chế độ độc đảng – có thêm một khoản thu không quá nhỏ từ việc hưởng lợi trong quan hệ thương mại song phương với Hoa Kỳ.

Còn trong thời gian chờ Trump ‘nghĩ lại’, có còn hơn không, Việt Nam đang cần có bất cứ hiệp định thương mại đa phương hay song phương nào để bù đắp cho khoảng trống toang hoác về nhập siêu trong hoạt động buôn bán làm ăn hai chiều với ‘bạn vàng’ Trung Quốc và kể cả với đối tác mới tưởng ‘ngon ăn’ là Hàn Quốc.

Minh Quân

****************

Nguyễn Phú Trọng ‘chỉ thị’ Quốc hội thông qua Hiệp định CPTPP (Người Việt, 02/11/2018)

Hôm 2 tháng Mười Một, các báo ở Việt Nam đồng loạt đăng tin Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội thông qua Hiệp định CPTPP (Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

cptpp1

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP vào tháng Ba, 2018 tại Chile. (Hình : TheLeader.vn)

Việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hiệp định này dự trù vào ngày 12 tháng Mười Một là thủ tục mang tính hình thức vì tổ chức này lâu nay vẫn được truyền thông quốc tế gọi là "con dấu cao su", do luôn thông qua mọi dự luật theo chỉ thị từ Bộ Chính trị "với đa số phiếu tán thành và đạt sự đồng thuận cao".

Báo Zing dẫn lời ông Trọng : "Việc Quốc hội Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP sẽ giúp nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực và thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện".

Hồi tháng Ba, 2018, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã ký kết hiệp định này Santiago, Chile cùng đại diện mười quốc gia khác.

Hiệp định CPTPP dự trù có hiệu lực vào ngày 30 tháng Mười Hai, 2018 do đã có sáu nước chính thức thông qua gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc.

Giới quan sát đánh giá nhà cầm quyền Việt Nam đang bám víu vào CPTPP cũng như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam–EU (EVFTA) và xem cả hai là "phép màu mới hồi sinh" cho nền kinh tế và làm giảm quan ngại về nợ công gia tăng sau khi từng thất vọng vì Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP hồi tháng Giêng, 2017.

Theo VnExpress, giới chức Việt Nam kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 1,32% vào năm 2035 khi tham gia CPTPP và khi đó "thành tích" tăng GDP sẽ được chính phủ đem ra khỏa lấp những yếu kém trong chính sách điều hành nền kinh tế.

Đáng lưu ý, truyền thông của Hà Nội khi tường thuật về hiệp định này chỉ tập trung nhấn mạnh vào những tác động tích cực đến nền kinh tế như một cách tuyên truyền mà gần như không đề cập gì đến thách thức phải đổi mới thể chế, pháp luật cũng như cam kết bảo vệ môi trường, quyền lao động và quyền tự do thành lập nghiệp đoàn…

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa thông qua ba công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), gồm Điều 87 về thành lập nghiệp đoàn độc lập, Điều 98 về thương lượng tập thể và Điều 105 về quyền chống cưỡng bách lao động và cũng không cho thấy chỉ dấu sẽ cam kết thực hiện ký kết trong tương lai.

Trong một diễn biến khác, ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban Pháp Chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích trên trang cá nhân : "Sau khi tụt ba bậc trong Chỉ số cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cách đây hai tuần, Việt Nam tiếp tục tụt một bậc trong Doing Business 2019, từ 68 xuống 69 trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi của môi trường kinh doanh của Ngân Hàng Thế Giới (WB). Trong các thước đo của WEF và WB, năm nay Việt Nam đều tụt hạng, có lẽ đòi hỏi các cải cách trong nước cần mạnh mẽ và thực chất hơn !" (T.K.)

*************

Quốc hội Việt Nam xem xét thông qua CPTPP (VOA, 02/11/2018)

Ngày 2/11, Chủ tch nước Nguyn Phú Trng trình Quc hi Hip đnh Đi tác Toàn din và tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đ xem xét thông qua, sau khi Austraulia là nước th 6 phê chun hip đnh vào đu tun này, biến tha thun thương mi ca 11 nước trở nên có hiu lc k t ngày 30/12 ti.

cptpp2

Chủ tch nước Nguyn Phú Trng đc t trình trước Quc hi v vic phê chun CPTPP.

Trong tờ trình Quc hi, Ch tch nước Nguyn Phú Trng nói rng vic phê chun CPTPP th hin cam kết mnh m ca Vit Nam đi vi vic đi mi và hi nhp quc tế toàn din, đng thi khng đnh vai trò và v thế đa-chính tr quan trng ca Vit Nam, theo VOV.

Tuy nhiên, hiệp đnh thương mi t do cũng đt ra nhiu thách thc cho Vit Nam, đòi hi quc gia đc đng phi điu chnh các quy đnh v pháp lý và th chế, lãnh đo Vit Nam tha nhn trước Quc hi.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hip đnh ca 12 quc gia, TPP-11 được đi tên thành CPTPP nhưng phn ln ni dung vn như TPP (Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương), ch tm hoãn 20 nhóm nghĩa v liên quan đến s hu trí tu, mua sm ca chính ph, qun lý hi quan và tạo thun li cho thương mi đu tư, thương mi dch v xuyên biên gii, dch v tài chính, vin thông, môi trường, minh bch hóa và chng tham nhũng.

Là một đi tác trong hip đnh có quy mô chiếm khong 13% GDP toàn cu, Vit Nam được xem là mt trong những nước hưởng li nhiu nht t CPTPP vi thế mnh v xut khu dt may, giày dép, hi sn và các sn phm nông nghip. D kiến, hip đnh s giúp to ra khong 20.000 – 26.000 vic làm mi năm và giúp Vit Nam ci thin môi trường đu tư, thu hút vốn đu tư nước ngoài.

Ngoài ra, theo Phó Thủ tướng-B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh, CPTPP s giúp cho GDP ca Vit Nam tăng thêm 1,3 đim phn trăm và to tin đ quan trng đ Vit Nam thúc đy các hip đnh t do thương mi khác như Hip đnh t do thương mi Vit Nam-Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Dự kiến, Quc hi Vit Nam s thông qua CPTPP vào tun ti.

Quay lại trang chủ
Read 490 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)