Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

31/05/2023

Bao giờ công đoàn cơ sở mới là tiếng nói của người lao động ?

RFA tiếng Việt

Tất cả chừng 124.000 tổ chức công đoàn cơ sở  đang hoạt động trên cả nước phải tiến hành tổ chức Đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ mới 2023 - 2028 trước ngày 31/5. Đây là chỉ thị của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam  (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) được ban hành vào ngày 20/4 vừa qua.

laodong1

Công nhân ở nhà máy Tỷ Hùng do Đài Loan đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 30/11/2022 (minh họa) AFP

Theo Kế hoạch 179  được ban hành bởi Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, một trong các nhiệm vụ mà công đoàn cơ sở phải thực hiện sắp tới là cần tập trung vào đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Bà T., một người lao động từ Hà Nội, với hơn 20 năm làm việc trong doanh nghiệp nhà nước cho biết :

"Khi mình được nhận vào doanh nghiệđó thì tự động mình trở thành đoàn viên công đoàn và bắt buộc phải đóng đoàn phí.

Người lao động khi gặp bất công trong vấn đề tính lương, thưởng hay bất cứ vấn đề gì trong công việc thì hầu như là không, tôi chưa từng thấy một trường hợp nào nhờ công đoàn mà công đoàn có thể giúđỡ được".

Theo quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, lệ phí mà đoàn viên công đoàn phải đóng ít nhất là 1% lương thực lãnh, cao nhất là 10%.

Theo bà T, sở dĩ công đoàn không bảo vệ được quyền lợi cho người lao động là bởi cán bộ công đoàn thường là những người thân cận với ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Một bài nghiên cứu của tiến sĩ Joe Buckley, chuyên gia về Phát triển quốc tế tại Đại học SOAS London, có tiêu đề tạm dịch là "Cải cách lao động ở Việt Nam : Động lực và tác động"  (Vietnams Labour Reforms : Drivers and Implications) được đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) vào tháng 4/2022.

Tiến sĩ Joe Buckley nhận định trong bài viết của mình rằng LĐLĐ bị chỉ trích nặng nề vì không đại diện cho người lao động một cách đúng đắn.

Ở doanh nghiệp, Công đoàn bị chi phối bởi chủ doanh nghiệp, với đại diện công đoàn thường là giám đốc nhân sự của công ty, những người thường không đứng về phía người lao động. Hơn nữa, Công đoàn do nhà nước lãnh đạo nên không thể đấu tranh cho quyền lợi của người lao động một cách độc lập.

Đến nay, không có cuộc đình công nào là do Công đoàn đứng ra tổ chức, sắp xếp đòi quyền lợi cho người lao động.

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly, từng công tác tại Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam & tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Hà Nội, cho biết :

"Kể từ khi Bộ Luật lao động đầu tiên được ban hành vào năm 1994, số lượng đình công tự phát và không có sự lãnh đạo của công đoàn cơ sở thu hút sự tham gia của đông đảo người lao động vẫn xảy ra thường xuyên. Đây là một vấn đề nhức nhối trong quan hệ lao động tai Việt Nam".

Bà Khánh Ly lấy ví dụ, trong năm 2022, cả nước xảy ra 157 cuộc đình công tập thể, tăng 50 cuộc so với cùng kỳ năm 2021, với tổng số hơn 102.540 người lao động tham gia, tập trung tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cải cách luật trên lý thuyết

Nhìn lại nhiệm kỳ 2017 - 2022, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định.

Tác giả bài viết cho rằng dưới áp lực từ quốc tế, như yêu cầu của các hiệđịnh thương mại ; hay đòi hỏi từ bên trong như các cuộc biểu tình của công nhân… đã khiến Quốc hội phải thông qua Bộ Luật lao động mới năm 2019 với nhiều cải cách đáng ghi nhận.

Một số nội dung được sửa đổi mang tính tích cực trong bộ luật này bao gồm bảo vệ người lao động không có hợđồng, bổ sung định nghĩa về phân biệt đối xử và quấy rối, quy định rõ ràng hơn về lao động cưỡng bức và lao động trẻ em…

Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất và được thảo luận nhiều nhất là lần đầu tiên Việt Nam cho phép một hình thức tự do hip hội, trong đó người lao động được phép thành lập các tổ chức cơ sở không trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Theo bà Khánh Ly nhận xét :

"Đây là một điểm mới thể hiện cam kết của Việt Nam trong lộ trình sửa đổi pháp luật để phù hợp vi các nghĩa vụ theo qui định tại các Công ước và Hiệđịnh quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể ; Hiệđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệđịnh Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)…".

Bài viết của tiến sĩ Joe Buckley cho rằng, mặc dù chưa thấy rõ vai trò của các tổ chức độc lập của người lao động tại cơ sở. Tuy nhiên, áp lực từ việc có một tổ chức độc lập hoạt động về quyền của người lao động cũng khiến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phải đấu tranh nhiều hơn cho người lao động.

Ví dụ, khi Việt Nam vừa mở cửa trở lại sau dịch Covid-19 hi cuối năm 2021. Để kéo công nhân quay trở lại làm việc ở các thành phố lớn, Tổng Liên đoàn lao động các cấđã đàm phán với chủ doanh nghiệđể cải thiện tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc.

Thực tế trái ngược

Dù quy định về việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở đã chính thức có hiệu lực từ năm 2021. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay nhà nước vẫn không ban hành các nghị định để cấp phép cho tổ chức độc lạp của người lao động. Bên cạnh đó, các tổ chức lao động độc lập vẫn bị Chính quyền đàn áp mạnh tay.

Bà Khánh Ly cho biết :

"Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục sửa đổi các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hình sự ; Luật công đoàn… để đồng bộ hóa việc thừa nhận tổ chức đại diện của người lao động độc lập với Công đoàn hiện nay theo qui định tại các Công ước và Hiệp định quốc tế nói trên".

Các tổ chức độc lập đại diện cho người lao động cấp cơ sở không có quyền tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách và chính trị như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, vốn trực thuộc Mặt trận Tổ quốc.

Ông Bùi Thiện Tri, chủ tịch Nghiệp đoàn độc lập, một tổ chức chưa được chính phủ cấp phép hoạt động, cho biết :

"Ngày 1/11/2021, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam đã có gửi một lá thư cho Chính phủ Việt Nam và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhắc nhở về việc ban Nghị Định về việc thành lập các tổ chức đại diện người lao động, thế nhưng không được phản hồi".

Tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho người lao động ở Việt Nam này vẫn bị cho là chưa hoàn thành được sứ mệnh bảo vệ quyền lợi thực sự cho người lao động.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn bị cáo buộc đàn áp, ngăn cản các tổ chức lao động độc lập hoạt động. Ông Bùi Thiện Tri cho biết :

"Chính phủ không cho phép thành lập tổ chức, các thành viên đều bị an ninh theo dõi sát sao, thậm chí bị bắt vì và bị gán cho các tội như lập hội trái phép, lợi dụng các quyền tự do dân chủ hoặc tuyên truyền chống nhà nước hay trốn thuế…"

Nguồn : RFA, 31/05/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 260 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)