Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/08/2019

Tàu Trung Quốc trở lại Tư Chính thách thức quyết tâm của Việt Nam

Tổng hợp

Trung Quốc đưa hai tàu hải cảnh tối tân tới Bãi Tư Chính ? (VOA, 14/08/2019)

Một nhà nghiên cu v hi quân Trung Quc ca M cho biết rng Bc Kinh dường như đang đưa hai tàu hi cnh ti tân nht ti Bãi Tư Chính, sau khi tàu thăm dò đa cht Hi Dương 8 tr li khu vc tng xy ra "đi đu" vi tàu cnh sát bin Vit Nam trên Bin Đông.

haicanh1

Một tàu hải cảnh 33111 thuc lp Zhaojun (nng 2.700 tn) của Trung Quốc (ảnh minh họa).

"Dường như hai tàu hi cnh ti tân nht ca Trung Quc (31302 và 33111) đang tiến ti hin trường [Bãi Tư Chính]. Đáng chú ý là c hai tàu này thường hot đng Bin Hoa Đông [có tranh chp vi Nht] và năm ngoái không hot đng Bin Đông, nếu không mun nói là chưa tng", ông Ryan Martinson, chuyên gia ca Trường Hi Chiến Hoa Kỳ, viết trên Twitter.

"31302 thuộc lp Zhaoduan (nng hơn 4.000 tn). 33111 thuc lp Zhaojun (nng 2.700 tn). C hai đu được trang b các pháo 76 li".

Nhà nghiên cứu tng là người đu tiên công b thông tin v cuc "đi đu" gia tàu hi cnh ca Trung Quc và Vit Nam Bãi Tư Chính nói thêm rng vic tàu Hi Dương 8 tr li sau ít ngày ri đi đ tiếp nhiên liu Đá Ch Thp đánh du vic bt đu "giai đon hai ca cuc ging co gia Trung Quc và Vit Nam".

Tới ti ngày 14/8, c Hà Ni và Bc Kinh đu chưa lên tiếng v tin tàu thăm dò đa cht Hi Dương 8 quay li Bãi Chính.

Liên quan tới căng thng gia đôi bên, ông Murray Hiebert, chuyên gia v Bin Đông ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế có tr s th đô Washington, nhn đnh vi VOA tiếng Vit rng tình hình có th "vượt ra khi tm kim soát" nếu "xy ra mt vụ tai nn" cũng như "phn ng thái quá" ca đôi bên.

Trong khi đó, Stratfor, trang thông tin về tình hình đa chính tr trên toàn cu, cho rng vic tàu Hi Dương 8 tái xut hin Bãi Tư Chính "đng nghĩa vi vic nguy cơ đng đ gia tàu Vit Nam và Trung Quốc Bin Đông s li tăng lên".

Chuyên gia Carl Thayer cho biết rng tàu Hi Dương 8 tr li Vùng Đc quyn Kinh tế ca Vit Nam đúng đt các nhà lãnh đo Trung Quc đang hp bàn trong hai tun Bc Đi Hà cho ti ngày 17/8 vi vic bàn tho 3 vn đề chính, trong đó chuyn Vit Nam và Philippines tìm cách "đy lùi s xâm phm ca Trung Quc đi vi Vùng Đc quyn Kinh tế và thm lc đa" ca hai quc gia Đông Nam Á này.

Theo Bộ Ngoi giao M, Th trưởng Ngoi giao Vit Nam Nguyn Quc Cường đang thăm Hoa Kỳ và chiu ngày 14/8, ông s cùng vi Đi s Vit Nam ti M Hà Kim Ngc gp g vi các quan chc ngoi giao nước ch nhà, trong đó có ông David Stilwell, Tr lý Ngoi trưởng đc trách các vn đ Đông Á và Thái Bình Dương.

Hiện chưa rõ vn đ Bin Đông, nht là v Bãi Tư chính, có nm trong ngh trình tho lun ca các quan chc M và Vit Nam hay không.

Mới tháng trước, trong mt tuyên b được cho là nghiêng v phía Hà Ni, phát ngôn viên B Ngoi giao M Morgan Ortagus bày t "quan ngi" v "s can thip ca Trung Quc vào các hot đng du khí Bin Đông, trong đó có các hot đng sn xut và thăm dò by lâu nay ca Vit Nam".

"Trung Quốc nên chm dt hành vi bt nt và kim chế không có hot đng gây bt n và khiêu khích kiu này", bà Ortagus nói.

Viễn Đông

*****************

Biển Đông : Trung Quốc tăng cường Hải cảnh xuống Bãi Tư Chính ? (RFI, 14/08/2019)

Bên cạnh thông tin được Reuters tiết lộ đầu tiên ngày 13/08/2019 cho biết là tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã trở lại khu vực Bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa, các mạng xã hội, đặc biệt là Twitter, theo dõi vụ việc đã cho biết thêm nhiều chi tiết, đặc biệt là dấu hiệu Bắc Kinh điều tàu hải cảnh từ Biển Hoa Đông xuống khu vực này.

haicanh2

Ảnh chụp từ trang Twitter của Giáo sư Ryan Martinson.@twitter>

Trong một tin nhắn Twitter phát đi vào khoảng 5 giờ chiều, giờ Washington vào hôm qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, ghi nhận : "Giai đoạn 2 cuộc đọ sức Việt-Trung đã bắt đầu".

Giáo sư Martinson đã dẫn lại một tin nhắn Twitter của trang South China Sea News (Tin tức Biển Đông) với sơ đồ vị trí tàu thuyền trong khu vực, cho thấy là cùng với chiếc Hải Dương Địa Chất 8, một tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 45111 đã túc trực gần lô khai thác 06.01 của Việt Nam, thay thế cho chiếc 35111.

Trong một tin nhắn tiếp theo khoảng một tiếng đồng hồ sau, giáo sư Martinson nêu bật sự kiện là hai chiếc tàu hải cảnh thuộc loại tiên tiến nhất của Trung Quốc đang trực chỉ hướng Bãi Tư Chính. Đó là hai chiếc 31302 và 33111. Theo ông Martinson : "Tàu 31302 thuộc lớp Zhaoduan (nặng hơn 4.000 tấn). Còn tàu 33111 thuộc lớp Zhaojun (nặng khoảng 2.700 tấn). Cả hai đều được trang bị pháo 76 mm"

Chuyên gia Mỹ này ghi nhận là hai chiếc tàu đó đều đặt căn cứ tại vùng Biển Hoa Đông, và ít ra là trong năm ngoái 2018, chưa hề hoạt động tại Biển Đông.

Chi tiết này phải chăng cho thấy là Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tàu hải cảnh xuống khu vực Bãi Tư Chính để sẵn sàng đối phó với cảnh sát biển Việt Nam ?

Dẫu sao thì một thông tin được giáo sư Martinson loan báo vào 3 giờ sáng nay 14/08/2019, cho biết là ảnh vệ tinh đã xác nhận là chiếc Hải Cảnh 31302 đã đến Trường Sa, và neo đậu ở Đá Chữ Thập, gần khu vực Bãi Tư Chính.

Trọng Nghĩa

*****************

Bãi Tư Chính : Trung Quốc tiếp tục thách thức Việt Nam và quốc tế (RFI 14/08/2019)

Ngày 13/08/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã trở lại Bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa. Trong một tin nhắn twitter phát đi vào buổi chiều, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người đã tiết lộ lần thâm nhập đầu tiên, ghi nhận : "Giai đoạn 2 cuộc đọ sức Việt-Trung đã bắt đầu".

tau1

Ngày 13/08/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã trở lại Bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa.

Điều được giáo sư Martinson chú ý là lần này có hai chiếc tàu hải cảnh thuộc loại tiên tiến nhất của Trung Quốc trực chỉ hướng Bãi Tư Chính. Theo ông Martinson, hai chiếc đều đặt căn cứ tại vùng Biển Hoa Đông, và ít ra là trong năm ngoái 2018, chưa hề hoạt động tại Biển Đông.

Chi tiết này phải chăng cho thấy là Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tàu hải cảnh xuống khu vực Bãi Tư Chính để sẵn sàng đối phó với cảnh sát biển Việt Nam ?

Dẫu sao thì sự kiện Trung Quốc cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng Bãi Tư Chính đã được các nhà quan sát dự đoán ngay khi chiếc tàu này di chuyển qua neo đậu tại Đá Chữ Thập, tiền đồn mà Bắc Kinh đã xây dựng sẵn trên một số thực thể ở quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đã chiếm lấy từ tay Việt Nam và Philippines trước đây.

Theo giới quan sát, hành vi của Trung Quốc một lần nữa phản ánh thái độ coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh, đã từng được thấy rõ qua việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đã phủ nhận các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Trong bài phân tích đăng ngày 08/08/2019 trên trang mạng của cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington, nhà nghiên cứu Lê Thu Hường, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Institute ASPI), đã không ngần ngại cho rằng khi cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc không chỉ thách thức Việt Nam, mà còn thể hiện thái độ coi thường cộng đồng và luật pháp quốc tế.

Tác giả bài nghiên cứu nêu bật trước hết tính phi pháp trong hành động của Trung Quốc, với việc một chiếc tàu của một tập đoàn chính phủ Trung Quốc "rõ ràng là đang thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí trên hai lô nằm bên trong thềm lục địa Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".

Giống như thời 2014, khi Bắc Kinh cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam ngoài khơi miền Trung, lần này tàu khảo sát của Trung Quốc cũng được một lực lượng bán quân sự bao gồm hải cảnh và dân quân biển đi theo hộ tống.

Điểm mới lần này là ngoài việc bảo vệ tàu khảo sát, lực lượng hải cảnh Trung Quốc còn bung ra sách nhiễu các hoạt động khoan dò của Việt Nam tại Lô 06.1 ở khu vực Bãi Tư Chính.

Đối với chuyên gia Úc, hành động xâm nhập của Trung Quốc vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam không phải là một hiện tượng mới, vụ giàn khoan HD-981 năm 2014 là một ví dụ điển hình, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai láng giềng. Tuy nhiên, vụ bãi Tư Chính lần này lại thể hiện một thách thức nghiêm trọng hơn ở nhiều cấp độ.

Thách thức pháp lý : Hủy bỏ quyền của các nước trên thềm lục địa

Trước hết, các hoạt động khảo sát của tàu Trung Quốc đã đặt ra một thách thức pháp lý.

Các hành vi đó chứng tỏ rằng Trung Quốc vẫn kiên trì tìm cách áp đặt quyền kiểm soát hành chính trong đường 9 đoạn mà họ tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền, bất chấp việc yêu sách của Bắc Kinh mâu thuẫn với luật pháp quốc tế.

Tiến sĩ Lê Thu Hường ghi nhận rằng kể từ khi đường 9 đoạn của họ bị Tòa Trọng Tài Thường Trực phán quyết là bất hợp pháp vào năm 2016, đây là lần đầu tiên mà Trung Quốc tiến hành một cuộc khảo sát tại vùng biển của nước khác mà Bắc Kinh cho là của họ.

Khi cho tàu vào khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bắc Kinh đang công khai kháng lại tính hợp pháp của các quyền thềm lục địa được Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bảo đảm.

Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Bãi Tư Chính đã được Việt Nam khai thác trong nhiều thập kỷ qua. Thế mà Bắc Kinh hiện đang cố gắng tạo ra một cuộc tranh chấp trên các khu vực vốn không hề có tranh chấp trong quá khứ.

Thách thức ngoại giao nhắm vào cả cộng đồng quốc tế

Bắc Kinh đang thách thức không chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ và cộng đồng quốc tế. Vấn đề đặt ra, theo tác giả bài phân tích là liệu phản ứng quốc tế có sẽ thờ ơ như sau phán quyết của Tòa Trọng Tài năm 2016 không ?

Vào lúc này, Trung Quốc như đang công khai phỉ nhổ vào các cuộc đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) mà họ đang theo đuổi với khối Đông Nam Á ASEAN. Tiến bộ đã được thông báo về quá trình thương thuyết rõ ràng chỉ tồn tại trên giấy tờ, chứ không phải trong thực tế.

Hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính cũng phủ một áng mây đen trên niềm hy vọng theo đó COC sẽ có tác động thực sự trong việc quản lý các tranh chấp hoặc cách ứng xử của Trung Quốc.

Thách thức kinh tế : Bắt buộc các nước phải đồng khai thác với Trung Quốc

Việc Bắc Kinh liên tục gây sức ép trên các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của các bên yêu sách khác tại Biển Đông là nhằm buộc các nước này phải tham gia các kế hoạch đồng khai thác với Bắc Kinh, ngay cả ở những vùng biển không có tranh chấp.

Riêng đối với Việt Nam, Trung Quốc đã khởi động vụ Bãi Tư Chính đúng vào thời điểm Hà Nội chuẩn bị lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2020, làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Không những thế, ngay trong nước, Việt Nam phải chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 13 vào năm 2021, với khả năng là sự thay đổi ban lãnh đạo.

Trong số các các sự kiện, theo tiến sĩ Lê Thu Hường, có vẻ như Bắc Kinh muốn dằn mặt Hà Nội trước khi Việt Nam lên làm chủ tịch ASEAN.

Trọng Nghĩa

*******************

Tàu khảo sát của Trung Quốc trở lại vùng biển Việt Nam (RFI, 13/08/2019)

Theo hãng tin Reuters, chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm 13/08/2019, đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chưa tới một tuần sau khi rời khỏi khu vực này.

tau2

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm 13/08/2019, đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Bãi Tư ChíCette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Chiếc Hải Dương Địa Chất 8, mà theo Việt Nam đã rời khu vực bãi Tư Chính, Biển Đông, ngày 07/08, đã quay trở lại đây với sự hộ tống của ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc, theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu trên biển.

Cũng với sự hộ tống của nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc, Hải Dương Địa Chất 8 vào tháng trước đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của Việt Nam, để gọi là "khảo sát địa chất" trên Biển Đông, vùng biển tranh chấp ngày càng trở thành một điểm nóng trên thế giới. Các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã xâm nhập khu vực mỏ dầu của Việt Nam, nơi mà một giàn khoan của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đang hoạt động.

Hà Nội đã mạnh mẽ lên án hành động nói trên của các tàu Trung Quốc và đã yêu cầu các tàu này rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Sau khi rời bãi Tư Chính ngày 07/08, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã đến neo đậu tại Đá Chữ Thập, đảo mà Việt Nam và Philippines đòi chủ quyền, nhưng Trung Quốc đang kiểm soát và đã bồi đắp thành một đảo nhân tạo.

Hiện giờ Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng gì về thông tin nói trên của Reuters.

RFI tiếng Việt

******************

Tàu Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (RFA, 13/08/2019)

Tàu thăm dò của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày thứ ba 13 tháng 8.

tau3

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc - Photo : SCMP

Reuters loan tin dẫn dữ liệu theo dõi tàu trên biển của Marine Traffic. Như vậy sau chưa đầy một tuần rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính, tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng biển Việt Nam.

Ông Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông độc lập đánh giá rằng, lần quay trở lại này Trung Quốc sẽ gây sức ép nhiều hơn lần thứ nhất :

"Theo tôi đoán rằng, nếu trên biển Đông không đón những cơn bão mới và thỏa thuận kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ không có chiều hướng tốt đẹp cho Trung Quốc thì họ sẽ gây sức ép lớn hơn lần thứ nhất.

Vấn đề biển Đông vấn đề xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phụ thuộc vào quan hệ kinh tế Mỹ - Trung và nếu Trung Quốc chấp nhận trả giá trong mối quan hệ này bằng việc tiếp tục bị Mỹ gây sức ép thì Việt Nam sẽ là chỗ để Trung Quốc ra đòn cứu vãn uy tín của Tập Cận Bình".

Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện đang sống ở Sài Gòn cũng đánh giá, lần này chính quyền Việt Nam sẽ kiên quyết hơn vì hai lý do, thứ nhất là không đủ tiền để đền bù cho các hợp đồng dầu khí, thứ hai là mất chủ quyền và tiếng nói bảo vệ chủ quyền trước nhân dân. Ông Đinh Kim Phúc nhận định :

"Nếu như Việt Nam tiến thêm một bước nữa là nên mời gọi các nhà báo quốc tế ở các nước lên tiếng ủng hộ Việt Nam ra ngay tại hiện trường để thấy hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.

Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cũng nên lắng nghe tất cả các nhà phân tích trong và ngoài nước để tìm ra được một biện pháp đối phó tốt nhất đối với Trung Quốc, không chỉ hiện nay, không chỉ đối với tàu Hải Dương Địa Chất 8 mà sẽ là các biện pháp tốt nhất để đối phó với từng đợt khống chế của Trung Quốc trên Biển Đông
".

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có trả lời cho Reuters về yêu cầu phát biểu đối với thông tin vừa nêu khi bản tin phát đi vào lúc 6 :45 chiều ngày 13 tháng 8.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc có tàu tuần duyên hộ tống đã đi vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 7. Sau đó tiến hành đợt thăm dò đia chấn.

Việt Nam cho biết tàu Hải Dương Địa Chất 8 rời khu vực Bãi Tư Chính vào ngày 7 tháng 8. Tuy nhiên nay đã trở lại dưới sự hỗ trợ của ít nhất hai tàu tuần duyên.

Tin nói rõ rau khi rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính, tàu thăm dò về neo đậu tại Đá Chữ Thập. Đây là một đảo đá mà Trung Quốc bồi lấp và cải tạo thành một tiền đồn quân sự tại Biển Đông.

Vào tháng qua, Việt Nam cáo buộc tàu thăm dò và những tàu hộ tống của Trung Quốc thực hiện những hoạt động phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hà Nội yêu cầu Trung Quốc rút hết tàu ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc năm 1982.

***************

Tàu Trung Quốc khảo sát địa chất ở bãi Tư Chính kiêm luôn tình báo (Người Việt, 12/08/2019)

Đoàn tàu khảo sát địa chất đông đảo của Trung Quốc, ngoài chuyện thu thập dữ kiện khoa học, còn giúp Bắc Kinh khẳng định chủ quyền lãnh thổ, và kiêm luôn cả tình báo, trinh sát.

tau4

Tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc ngang nhiên hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Hình : SCMP)

Tờ South China Morning Post (SCMP) ở Hongkong nêu sự nghi ngờ của các nước khác đối với đoàn tàu khảo sát đại dương lên tới 54 tàu thuộc nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau của Trung Quốc.

Chúng được trang bị nhiều loại máy móc điện tử tối tân để thi hành các sứ mạng giúp Bắc Kinh mở rộng các hoạt động trên biển thuộc các lãnh vực khác nhau.

Những tuần lễ gần đây, một số trong các tàu khảo sát nói trên đã xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philipines, Malaysia. Chúng không đi lẻ loi một mình mà còn có các tàu hải cảnh hộ tống.

Cuộc đối đầu giữa nhóm tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam với tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 được hộ tống với nhóm tàu hải cảnh và "dân quân biển" xâm phạm khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam, từ đầu tháng Bảy. Có thời điểm chúng lên tới 80 tàu, đã buộc Hà Nội phải cho Bộ Ngoại Giao đòi hỏi "qua các kênh khác nhau" gồm cả gửi công hàm, phản đối Bắc Kinh.

Tàu khảo sát vừa kể chỉ đi khỏi khu vực Tư Chính ngày 7 tháng Tám 2019 sau khi đã quanh quẩn ở đó hơn một tháng. Tin tức quốc tế cho hay nguyên nhân chính yếu là Bắc Kinh cho nhóm tàu tới quấy phá với mục đích thúc ép Hà Nội dừng các hoạt động khoan tìm dầu khí ở lô 6-1 nằm trong bãi Tư Chính.

Bãi Tư Chính và các khu vực phụ cận thuộc bồn trũng nam Côn Sơn nằm trong phạm vi 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại nằm trong 9 cái vạch chủ quyền ngang ngược nối lại giống hình "Lưỡi bò" của Trung Quốc, chiếm hơn 80% Biển Đông.

Theo thông tin của nhóm Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (cộng sảnIS) tại Washington DC, chiếc tàu Haiyang Dizhi 8 được hộ tống chính yếu từ chiếc tàu hải cảnh 12.000 tấn, mang số hiệu 3901, và tàu hải cảnh 2.200 tấn mang số hiệu 37111.

Hiện nay, người ta chỉ biết tàu Haiyang Dizhi 8 đi khỏi nhưng các tài hải cảnh vẫn quanh quẩn tại bãi Tư Chính. Nó sẽ quay lại sau khi được tiếp dầu và thực phẩm ở đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa hay đi luôn, không ai được biết.

Hiện đang có nhiều dự đoán khác nhau, theo đó có cả sự lo ngại, rất có thể Bắc Kinh, sau khi không thuyết phục được Hà Nội ngừng khoan thêm mỏ mới ở khu vực Tư Chính, sẽ đưa giàn khoan nước sâu tới để khoan dầu khí ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Nếu chuyện này xảy đến, liệu Hà Nội sẽ đưa thêm nhiều tàu cảnh sát biển, kiểm ngư tới để xua đuổi hay không, và liệu có thành công không khi quá nhỏ bé so với sức mạnh của đội tàu Trung Quốc.

Khi Việt Nam đưa một nhóm tàu kiểm ngư, cảnh sát biển tới xua đuổi giàn khoan nước sâu Haiyang 981 khoan tìm dầu khí phía nam quần đảo Hoàng Sa hồi giữa năm 2014, họ chỉ lòng vòng phía xa chứ không thể tới gần vì bị đội tàu hải cảnh Trung Quốc lớn hơn, đông hơn ngăn cản. Một số tàu của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm hư hại nghiêm trọng.

Cho tới giờ này, không ai biết chuyện đối đầu ở khu vực Tư Chính còn hay đã qua đi, báo chí tại Việt Nam không được cho phép đến tận nơi lấy tin, chụp hình, quay phim. Họ cũng không được tường thuật chi tiết gì ngoài những bài viết lòng vòng về pháp lý, đặc quyền kinh tế theo Công Ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) dựa trên ý kiến của một số chuyên viên trong ngoài nước.

Hôm Thứ Sáu tuần qua, báo Inquirer của Philippines cho hay đại sứ Trung Quốc tại Manila là Zhao Jianhua (Triệu Giám Hoa) tuyên bố lập trường của Bắc Kinh phủ nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế The Hague năm 2016 vẫn không thay đổi.

Tổng thống Phi Rodrigo Duterte dự trù đi Bắc Kinh gặp chủ tịch Tập Cần Bình cuối tháng này và ông dự trù đề cập cả phán quyết vừa kể.

Lời ông Triệu Giám Hoa vừa là trực tiếp nói với Phi nhưng đồng thời gián tiếp nói với Việt Nam khi một số bài phỏng vấn trên báo chí Việt Nam thúc giục kiện Trung Quốc như Philippines đã làm và đã thắng. Vấn đề chính yếu vẫn là có ngăn cản được tham vọng muốn nuốt trọn Biển Đông của Bắc Kinh hay không.(TN)

Quay lại trang chủ
Read 515 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)