Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính phủ Việt Nam liên tục bị kiện, đó là một thực tế không thể chối cãi. Nguyên nhân vì sao chính phủ này liên tục bị kiện, và khả năng thua kiện rất cao ? Phải có một công trình nghiên cứu thật công phu để có câu trả lời thỏa đáng, nhưng câu trả lời đầu tiên phải là : hành pháp Việt Nam quá kém, vận dụng luật và diễn giải luật pháp sai lệch, sự can thiệp thô bạo từ phía chính quyền.

daukhi1

ConocoPhillips và Perenco kiện chính phủ Việt Nam vì muốn áp mức thuế lên lợi nhuận chuyển nhượng giữa hai công ty – Ảnh : Reuters. The Guardian ...

Theo VOA, Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Paris vừa gửi thông báo thắng kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình, người đã theo đuổi vụ kiện xuyên thế kỷ đối với chính phủ Việt Nam. Theo đó, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.

Đây được xem là một sự kiện chưa từng có đối với chính phủ Việt Nam khi phải bồi thường số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân gốc Việt vì đã chiếm đoạt sai trái tài sản đầu tư của họ tại Việt Nam.

Không chỉ có vụ kiện xuyên thế kỷ của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Trước đó, vào ngày 15/08/2018, tờ báo của Anh là The Guardian đã có bài viết gây chấn động ngành thăm dò khai thác dầu khí thế giới : Các công ty dầu sử dụng phiên tòa xét xử kín trong nỗ lực ngăn chặn Việt Nam đánh thuế lợi nhuận (1). Theo bài báo, hai hãng dầu khí ConocoPhillips và Perenco đang cố gắng ngăn chặn khoản thu thuế 140 triệu GBP (bảng Anh), tức khoảng 179 triệu USD, từ việc bán mỏ dầu trong vụ kiện quan trọng trốn thuế của các công ty đa quốc gia, và đã tiến hành biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn Việt Nam thu thuế đối với lợi nhuận thu được trong một thương vụ dầu mỏ lớn.

Cũng theo The Guardian, vụ tranh chấp sẽ được xét xử tại một tòa án quốc tế đầy quyền lực nhưng ít được biết đến, và bí mật đến nỗi việc tiết lộ thông tin về ngày và địa điểm của phiên xét xử đều bị hạn chế. Tòa án này do Liên Hiệp Quốc quản lý, và ít được biết đến bên ngoài giới pháp lý được ưu tiên. Nhưng kết quả phiên tòa có thể đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong cách mà các công ty đa quốc gia cố gắng tránh đóng thuế cho các nước nghèo hơn.

Vụ việc xảy ra sau vụ mua bán năm 2012 hai công ty thuộc sở hữu một chi nhánh tại Anh của công ty dầu khí Mỹ khổng lồ ConocoPhillips là ConocoPhillips Gama Ltd, và ConocoPhillips Cuu Long. 2 công ty này được bán cho một công ty của Vương quốc Anh thuộc sở hữu của công ty dầu Anh-Pháp tên là Perenco.

Theo các hồ sơ lưu tại trụ sở công ty ở Anh, ConocoPhillips đã bán các công ty này với giá 1,3 tỷ đô la, thu được lợi nhuận 896 triệu đô la. Lẫn trong chi tiết của những hồ sơ đó là một ghi chú nhỏ cho rằng công ty không phải đóng thuế cho khoản tăng vốn này.

Các khoản lợi nhuận miễn thuế được thực hiện theo điều luật "miễn thuế cổ đông có tài sản" của Vương quốc Anh, có nghĩa là lợi nhuận từ việc bán cổ phần trong các công ty con không phải chịu thuế lợi tức ở Anh.

Nhưng trong khi Vương quốc Anh có thể chọn không thu bất kỳ khoản thuế tăng vốn nào, Chính phủ Việt Nam đã thông báo ý định đánh thuế cho vụ giao dịch này.

Một phát ngôn viên của ConocoPhillips cho biết : "Việc mua bán diễn ra giữa hai công ty đăng ký thường trú tại Vương quốc Anh và không chịu thuế tại Việt Nam. Các công ty đối tác cũng là các công ty của Anh. Vì vậy thương vụ này không nợ khoản thuế nào tại Việt Nam".

Công ty cho biết sẽ "theo đuổi mọi biện pháp pháp lý sẵn có để thách thức bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam về việc đánh thuế giao dịch này".

ConocoPhillips và Perenco đã đệ đơn kiện theo Hiệp ước đầu tư song phương Anh - Việt, vụ kiện này sẽ theo đúng quy trình chế tài được điều hành bởi Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế.

Vụ kiện xuất phát từ việc hai công ty ConocoPhillips Gama Ltd và ConocoPhillips Cửu Long, thuộc sở hữu của một công ty dầu khí Anh Quốc là công ty con của Tập đoàn ConocoPhillips (Mỹ), được bán cho một công ty của Anh Quốc thuộc sở hữu của Tập đoàn Perenco vào năm 2012.

ConocoPhillips sở hữu hơn 23% cổ phần trong tổ hợp năm giếng dầu ở lô 15-1 thuộc bể trầm tích Cửu Long. ConocoPhilips cũng nắm giữ 36% cổ phần mỏ Rạng Đông tại lô 15-2 và hơn 16% cổ phần trong dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Những tài sản do hai công ty ConocoPhillips Gama Ltd và ConocoPhillips Cuu Long nắm giữ đều nằm ở Việt Nam.

Vào tháng 2/2012, Conoco Philips - hãng dầu mỏ lớn thứ 3 nước Mỹ đã ký thỏa thuận bán toàn bộ tài sản tại Việt Nam (ba đơn vị cổ phần) nói trên cho Perenco France (Pháp) với tổng giá trị khoảng 1,3 tỷ đôla. Đây là một trong 3 thương vụ và ConocoPhilips thu về lần lượt từng đơn vị cổ phần là 615 triệu USD, 397 triệu đôla, 287,3 triệu USD. Với việc bán ba đơn vị cổ phần dự án này, ConocoPhillips đã thu được lợi nhuận 896 triệu đô la, và không phải trả thuế khi chuyển nhượng cổ phần.

Một chuyên gia về thuế của hãng kiểm toán khổng lồ KPGM nói với người viết bài này rằng : Các khoản lợi nhuận miễn thuế (của ConocoPhilips) được thực hiện nhờ chính sách "miễn thuế cổ đông lớn" của Vương quốc Anh. Điều này có nghĩa là lợi nhuận từ việc bán cổ phần trong các công ty con không phải chịu thuế lợi tức ở Vương quốc Anh.

Việc sang nhượng dự án, hoặc một phần dự án khai thác dầu khí là chuyện bình thường từ nhiều năm nay trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.

Vào năm 2000, ConocoPhilips đã tiến hành mua lại một số lớn cổ phần của dự án mỏ dầu Vừng Đông và Rạng Đông của Công ty dầu khí Việt- Nhật (JVPC) ở lô 15.1 và trở thành cổ đông lớn của dự án này. Việt Nam đã không tiến hành thu thuế sang nhượng dự án đối với bên bán là JVPC.

Cũng vào năm 2001, tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC và tập đoàn dầu khí Na Uy Statoil đã bán cổ phần của mình tại dự án khí đốt Nam Côn Sơn Pipelines cho chính ConocoPhilips khi dự án đang trong giai đoạn xây dựng và triển khai. Vào thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam đã không thu thuế chuyển nhượng cổ phần đối với hai tập đoàn này.

Vào tháng 3/2012, Tập đoàn Dầu khí Soco International PLC của Anh Quốc chi 95 triệu USD để mua lại 20% cổ phần trong Soco Vietnam từ Lizeroux Oil & Gas Ltd. Soco Vietnam nắm giữ 28,5% cổ phần ở giếng dầu Tê Giác Trắng lô 16-1, và 25% trong giếng Cá Ngừ Vàng lô 9-2. Trong khi đó, Lizeroux là công ty có cổ phần chính. Trong thương vụ này, phía Việt Nam không tiến hành đánh thuế sang nhượng cổ phần dự án.

Cũng vào năm 2012, tập đoàn dầu khí BP đã sang nhượng toàn bộ cổ phần của mình trong dự án khí Nam Côn Sơn Pipelies cho tập đoàn TNK. BP đã không mất một đồng thuế nào từ vụ chuyển nhượng cổ phần dự án khí đốt khổng lồ này.

Ông Cavinder Bull, Chủ tịch hội đồng trọng tài đang thụ lý vụ kiện của ConocoPhilips và Perenco, nói rằng không phù hợp để đưa ra bình luận "bằng bất cứ cách nào" về vụ kiện, vốn được xem là vụ đầu tiên thuộc loại này để giải quyết vấn đề thuế lợi tức. Nó cũng đặt ra một tiền lệ đáng lo ngại cho các nước nghèo hơn, vì bất kỳ tranh chấp nào cũng sẽ liên quan đến các khoản chi phí pháp lý rất lớn.

Theo một luật sư thương mại quốc tế ở Vũng Tàu - nơi diễn ra phần lớn các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam, Luật doanh nghiệp sửa đổi được ban hành vào năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013 NĐ- CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ ra đời vào năm 2013 nên ba thương vụ chuyển nhượng cổ phần dự án dầu khí của ConocoPhilips vào năm 2012 không thuộc phạm vi điều chỉnh thu thuế của các luật và nghị định này. Hơn nữa, các luật và nghị định này không có các điều khoản về thu thuế đối với việc sang nhượng cổ phần giữa các doanh nghiệp.

Cũng theo luật sư này, Luật Dầu khí 2000 sửa đổi của Việt Nam và Luật dầu khí 2010 sửa đổi của Việt Nam không có bất cứ điều khoản nào về việc đánh thuế vào chuyển nhượng cổ phần trong các dự án dầu khí. Và quan trọng nhất, cũng theo vị luật sư này, trong Hiệp định tự do thương mại song phương Việt-Anh và Hiệp định đầu tư song phương Anh-Việt không có bất cứ điều khoản nào quy định về việc đánh thuế vào việc chuyển đổi cổ phần sở hữu. "Nếu ConocoPhilips và Perenco kiện Chính phủ Việt Nam ra tòa án quốc tế, phần bất lợi đang thuộc về phía Chính phủ Việt Nam", vị luật sư đề nghị giấu tên nói.

Trong vụ kiện của ConocoPhilips và Perenco, có một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận bằng cảm tính đã bày tỏ thiện chí và đồng cảm với chính phủ Việt Nam. Theo The Guardian, bà Sarah-Jayne Clifton của tổ chức Chiến dịch nợ Jubilee cho rằng "thật sỉ nhục khi một công ty đa quốc gia đang cố gắng sử dụng một quy trình pháp lý không phù hợp để buộc Việt Nam từ bỏ việc thu thuế. Nhiều vụ kiện chống lại các nước nghèo khó đang tìm cách để truy bức họ phục tùng. Chúng tôi đã nhận thấy điều này ở các quỹ kền kền, nơi mà các công ty, thông qua các tòa án trên khắp thế giới, đã truy đuổi chính phủ các nước đang phát triển trong việc theo đuổi đòi lại các khoản nợ phi lý".

Nhưng, cảm tính không có chỗ đứng, không có sức thuyết phục trong các vụ kiện. Với một hệ thống luật pháp không rõ ràng, không tương đồng với các hệ thống luật pháp minh bạch và tiến bộ của thế giới trong trào lưu toàn cầu hóa, Việt Nam chắc chắn sẽ mất mát nhiều trong vụ kiện của ConocoPhilips và Perenco.

Sự can thiệp thô bạo từ phía chính quyền Hà Nội khiến cho Việt Nam chịu nhiều mất mát. Các thỏa thuận dân sự giữa hãng dầu Repsol của Tây Ban Nha và phía nhà nước Việt Nam đang được tiến hành theo hướng, Việt Nam sẽ đền bù cho Repsol bao nhiêu triệu USD và theo cách nào ?

Theo hợp đồng hợp tác thăm dò và phân chia sản phẩm dầu khí giữa nhà nước Việt Nam và hãng Repsol, hãng Repsol sẽ khai thác dầu khí ở các block 136-03 và block 07-03 trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế Việt Nam. Phía Trung Quốc cho rằng, hai block này nằm trong đường lưỡi bò - đường chín đoạn của Trung Quốc và gây áp lực lên chính phủ Việt Nam buộc hãng Repsol phải từ bỏ khai thác dầu ở hai block này. Hãng Repsol đã buộc tuân theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam dù hãng này đã đầu tư vào hai block 136-03 và 07-03 khoảng hơn 200 triệu USD. Tháng 7/2017, hãng Repsol phải ngừng khoan ở block 136-03, cách Vũng Tàu khoảng 450 km về phía động nam. Tháng 3/2018, Repsol ngừng khoan ở block 07-03.

Hiện tại phía chính phủ Việt Nam và hãng Repsol đang thỏa thuận đền bù cho Repsol, có thể theo hướng giao cho Repsol điều hành và khai thác một mỏ dầu có sản lượng khoảng 14.000 thùng dầu/ngày đêm.

Khi một quốc gia có hành pháp kém, khi một quốc gia có một chính phủ bạc nhược, dĩ nhiên, quốc gia đó phải chịu nhiều mất mát.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 13/04/2019

(1) Oil firms use secretive court hearing in bid to stop Vietnam taxing their profits

Published in Diễn đàn

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc giờ đây không còn ý nghĩa thuần túy kinh tế nữa, mà đã chuyển sang hình thái chiến tranh kinh tế chính trị. 

tradewar01

Cuốn sách mới đầy hy vọng của Tổng thống Cộng hòa Donald Trump "Làm tê liệt nước Mỹ: Cách làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" được trưng bày tại Tháp Trump vào ngày 3 tháng 11 năm 2015 tại New York (Ảnh AFP / Kena Betancur) - Thương chiến Mỹ-Trung

Yêu cầu mới và bất ngờ

Cuối tuần vừa rồi, báo chí Mỹ và Châu Âu cho biết, phái đoàn đàm phán của Mỹ tại Trung Quốc đã thẳng thắn yêu cầu phía Trung Quốc thay đổi, nới lỏng Luật An ninh mạng nếu muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ. Đây là yêu cầu mới và bất ngờ từ phía Mỹ.

Phái đoàn đàm phán của Mỹ cho rằng, Luật An ninh mạng của Trung Quốc đang là một thách thức đáng kể đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại nước này, bởi luật này yêu cầu doanh nghiệp Mỹ và các quốc gia khác phải lưu trữ dữ liệu nhạy cảm ở Trung Quốc và ưu tiên sử dụng thiết bị mạng của Trung Quốc hơn các thiết bị nước ngoài, đồng thời kiểm duyệt nghiêm ngặt thông tin.

Để đáp trả sự kiểm duyệt mạnh mẽ của Trung Quốc, vào năm 2010, Apple đã rời bỏ thị trường bao la Trung Quốc, nhưng vào cuối năm 2017, không thể từ chối một thị trường hấp dẫn, Apple đã quay lại thị trường này với khá nhiều nhượng bộ. Apple tuân thủ luật pháp Trung Quốc, tuyên bố rằng họ sẽ lưu trữ dữ liệu của dịch vụ iCloud Trung Quốc tại một trung tâm dữ liệu do chính phủ tài trợ có tên Gu Fuzhou-Cloud Big Data. Trong khi đó, hai hãng khác của Mỹ là Skype và WhatsApp từ chối lưu trữ dữ liệu của họ tại máy chủ địa phương và chấp nhận bị cấm hoạt động ở Trung Quốc.

Ngày càng nhiều các công ty Hoa Kỳ hoạt động tại Trung Quốc, đặc biệt là các công ty công nghệ, ngân hàng hoặc công ty năng lượng lo ngại việc tiếp tục cung cấp dịch vụ và đầu tư tại Trung Quốc sẽ làm lộ bí mật kinh doanh, thông tin lưu trữ tuyệt mật của các công ty và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Họ đã và đang xem xét việc rút lui khỏi Trung Quốc, tìm kiếm thị trường khác.

Theo báo chí nước ngoài, việc Mỹ đòi hỏi Trung Quốc thay đổi và nới lỏng Luật an ninh mạng là một bước đi kinh tế chính trị khôn ngoan và mạnh mẽ. Đòi hỏi này làm cho phía Trung Quốc ớn lạnh. Nếu chấp nhận đòi hỏi của Mỹ, không gian tự do sẽ phần nào được mở ra ở Trung Quốc, mà Tự Do là kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc cộng sản. Nếu Trung Quốc không chấp nhận đòi hỏi của Mỹ, nền kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ lao dốc, và chính quyền Bắc Kinh sẽ dần mất tính chính danh.

Báo chí thế giới và nhiều Facebookers nổi tiếng ở Việt Nam cùng có nhận định rằng, trong thương chiến Mỹ- Trung, Mỹ đang làm chủ cuộc chơi và đang dồn dần Trung Quốc về một góc của võ đài.Một Facebooker bình luận hài hước : "Cowboy bắn súng có uy lực hơn mấy kẻ lục lâm thảo khấu luôn làm oai bằng những miếng võ Tàu vờn vẽ".

Ông D. Trump "chưa bao giờ lùi bước"

Tại Việt Nam, có một số ít người tỏ ý lo ngại rằng, tổng thống Hoa Kỳ, ông D. Trump sẽ không cương quyết và mạnh mẽ đến cùng trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc vì ông ta phải vật lộn với cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra chưa đầy hai năm nữa. Lo ngại này có lẽ không phù hợp với tính cách của D. Trump, người chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu đã đặt ra.

Trước khi đắc cử tổng thống, ông D. Trump đã có nhận thức thấu đáo về một nước Trung Quốc cộng sản với nhiều thói hư tật xấu. D. Trump là tác giả của cuốn sách Crippled America : How To Make America Great Again (Nước Mỹ nhìn từ bên trong : Làm thế nào để nước Mỹ què quặt hùng mạnh trở lại) được xuất bản vào năm 2015, và nhiều nội dung trong cuốn sách này đã trở thành cương lĩnh tranh cử của ông. Trong cuốn sách này, ông D. Trump nhìn nhận về Trung Quốc :

"Ngày hôm nay, thế giới phải đối đầu với hai phiên bản Trung Quốc.

Trung Quốc "tốt" là Trung Quốc đã xây dựng những thành phố vĩ đại và cung cấp nhà ở lẫn giáo dục cho hàng triệu người. Trung Quốc " tốt" cho phép công dân họ du lịch khắp thế giới để học tập và giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển.

Trung Quốc " xấu" là Trung Quốc gần như bị che kín với người bên ngoài. Đó là chính quyền kiểm soát quyền tiếp cận Internet của người dân, áp chế bất đồng chính trị, bất đồng chính kiến, hạn chế quyền tự do, phát động tin tặc tấn công trên mạng, và sử dụng sức ảnh hưởng của họ trên khắp thế giới để thao túng các nền kinh tế.

Và đồng thời trong suốt thời gian đó, họ đang củng cố sức mạnh quân sự của mình.

Không còn nghi ngờ rằng, việc giải quyết Trung Quốc, cùng với việc giải quyết nước Nga, sẽ tiếp tục là thách thức dài hạn lớn nhất của chúng ta".

Rõ ràng, ông D. Trump đã nhận thức được mặt thật giả dối và xấu xa của Trung Hoa đỏ, và ông sẽ kiên nhẫn và cương quyết đi trọn con đường "giải quyết Trung Quốc". Nếu lòng tốt của D. Trump là vô giới hạn thì sự cương quyết và khéo léo của ông cũng vô giới hạn.

Cũng trong cuốn sách này, ông D. Trump viết :

"Hẳn sẽ có người mong tôi không nhắc đến Trung Quốc như kẻ thù của chúng ta. Song họ chính xác là như thế. Họ đã hủy diệt toàn bộ những ngành công nghiệp bằng việc tận dụng lao động giá rẻ, khiến chúng ta mất hàng chục ngàn việc làm, do thám các doanh nghiệp của chúng ta, đánh cắp công nghệ của chúng ta, thao túng và hạ giá đồng tiền của họ, khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa của chúng ta bị tốn kém hơn và đôi khi là bất khả thi.

...Vậy chúng ta cần làm gì đây ? Chúng ta sẽ sử dụng đòn bẩy đang có để thay đổi tình hình sao cho có lợi cho đất nước và người dân Mỹ. Chúng ta phải bắt đầu bằng việc trở nên cứng rắn với người Trung Quốc. Họ là những người tinh thông nhưng tôi chưa bao giờ lùi bước".

Đó là những tâm huyết của D. Trump vào 4 năm trước. Còn giờ đây, trong thương chiến Mỹ- Trung, ông D. Trump không những không lùi bước mà còn tiến bước mạnh mẽ. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề từ thương chiến thì nền kinh tế Mỹ chỉ bị sụt sịt đôi chút, nghĩa là, vẫn khỏe re như bò kéo xe. Không chỉ đòi hỏi các điều kiện về thương mại công bằng và bình đẳng, vào cuối tuần qua, phái đoàn đàm phán của Mỹ đã mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc thay đổi và nới lỏng Luật An ninh mạng của Trung Quốc được ban hành để tiêu diệt tự do. 

Rõ ràng, trong thương chiến Mỹ- Trung Quốc, giờ đây, ông D. Trump đang chủ động và quyết liệt chơi con bài kinh tế chính trị. Nếu nước Mỹ trở nên vĩ đại nhờ tự do thì Trung Quốc tồn tại và tăng trưởng nhờ cấm đoán. Ông D. Trump hiểu rõ điều đó và đang nỗ lực phá đi sự cấm đoán đó của Trung Quốc, đồng nghĩa đang nỗ lực mang một ít tự do cho người dân Trung Quốc. Có thể chiến thắng của D. Trump không dễ dàng và nhanh chóng nhưng vẫn là chiến thắng.

Ai nghĩ ông D. Trump không kiên nhẫn ? Người Trung Hoa tuy tinh thông nhưng ông D. Trump chưa bao giờ lùi bước.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 06/04/2019

Published in Diễn đàn

Mùa hè năm 2018một nam thanh niên ở quận Thương Nam (Cangnan), thị trấn Ôn Châu (Wenzhou), tỉnh Chiết Giang thi đậu vào một trường đại học danh giá ở Bắc Kinh- Trung Quốc. Cả nhà hết sức vui mừng, nhưng một cú điện thoại từ nhà trường đã sớm dập tắt niềm hoan hỉ của họ : vì người cha nằm trong danh sách "người không có điểm tín nhiệm", trường không thể nhận nam thanh niên vào học.

tinhdiem1

Ông Nguyễn Anh Tuấn – CEO của Diễn đàn toàn cầu Boston tại Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 (VIF19). 
Ảnh : Vietnamnet. 

Vào năm 2014, Trung Quốc bắt đầu tiến hành xây dựng bộ Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội của công dân. B hệ thống này được các hãng công nghệ kỹ thuật số Trung Quốc do Alibaba đứng đầu phối hợp thực hiện bằng các thuật toán phức tạp theo đơn đặt hàng của chính phủ Trung Quốc. Đến đầu năm 2018 đã có 10 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc áp dụng bộ hệ thống này. Đến thời điểm hiện nay, đã có 23 triệu công dân Trung Quốc bị bộ hệ thống này chấm điểm thấp, và họ không thể mua vé máy bay, vé tàu cao tốc và thụ đắc các dịch vụ công khác.

Theo đánh giá của báo chí nước ngoài, việc chính quyền Trung Quốc triển khai thực hiện Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội của công dân đã khiến cho xã hội Trung Quốc ngột ngạt hơn bao giờ hết, công dân Trung Quốc bị giám sát toàn diện. Rất có thể phiên bản ngột ngạt ở Trung Quốc sẽ xuất hiện ở Việt Nam.

Vào ngày 23/3, báo điện tử Vietnamnet cho đăng tải bài viết "Chính phủ có thể vận hành bằng AI, đánh giá người dân qua điểm xã hội" (1), trong đó dẫn thuật lời của ông Nguyễn Anh Tuấn- CEO Diễn đàn Toàn cầu Boston về một xã hội trí tuệ nhân tạo, nơi mà các công dân được đánh giá bằng hệ thống thang điểm xã hội còn chính phủ tạo ra các chuẩn mực chung để dẫn dắt người dân. Ông Nguyễn Anh Tuấn chính là cựu tổng biên tập báo Vietnamnet- tờ báo mạng đầu tiên ở Việt Nam.

Bài báo viết : "Trong xã hội trí tuệ nhân tạo, Diễn đàn toàn cầu Boston đưa ra 5 thang điểm để đánh giá công dân. Thứ nhất là công dân cơ bản, những người sống nghiêm túc theo hiến pháp và pháp luật. Thứ 2 là những công dân đóng góp giúp đỡ người khác và cộng đồng xã hội. Thứ 3 là những nhà sáng tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới. Thứ 4 là những nhà kiến tạo, những người có phát minh lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nhân loại. Cuối cùng là những nhà lãnh đạo xuất chúng, có khả năng dẫn dắt một quốc gia, dân tộc"…

Bài báo còn cho biết "Diễn đàn toàn cầu Boston sẽ xây dựng ra những hệ thống đánh giá. Các công ty được đánh giá bằng điểm số trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ cũng có thể có được các điểm số từ hệ thống đánh giá xã hội. Điểm xã hội của công dân cũng sẽ được ghi nhận".

Có lẽ, ông Nguyễn Anh Tuấn đã có chung nhận thức với chính quyền Trung Quốc khi quốc gia này vào năm 2018 đã dùng Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân để kiểm soát công dân qua đó bảo vệ chế độ cộng sản Trung Quốc. Thế giới đã cực lực lên án Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân của Trung Quốc vì nó vi phạm quyền riêng tư, quyền tự do của công dân. Kể từ khi áp dụng Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân đến nay đã có hơn 23 triệu người dân Trung Quốc không được mua vé máy bay, các phương tiện giao thông công cộng, hoặc thụ đắc các dịch vụ công khác. Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân của Trung Quốc đã làm cho con người vô cùng sợ hãi, khiến người dân co mình trong lạnh cóng, mất hết các khả năng phản kháng, qua đó giúp cho chế độ độc tài toàn trị Trung Quốc thêm vững chắc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn "đưa ra 5 thang điểm để đánh giá công dân. Thứ nhất là công dân cơ bản, những người sống nghiêm túc theo hiến pháp và pháp luật". Ông Nguyễn Anh Tuấn có lẽ nào không biết một nguyên lý rằng, khi luật pháp bất công thì chống đối luật pháp ấy phải trở thành một nghĩa vụ của công dân, dĩ nhiên, công dân không có nghĩa vụ tuân theo luật pháp bất công ? Ông Nguyễn Anh Tuấn cần phải đưa ra nhận định rằng, luật pháp và hiến pháp Việt Nam hiện nay bất công hay không bất công trước khi đưa ra đề nghị "để đánh giá công dân sống nghiêm túc theo hiến pháp và pháp luật". Nếu ông đánh giá hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện nay là tốt thì quả thực lời đề nghị của ông chỉ là một chính sách chính trị không hơn không kém. Còn nếu ông Nguyễn Anh Tuấn đánh giá hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện nay không tốt thì lời đề nghị của ông chẳng khác nào đồng lõa với chính quyền để cưỡng bức công dân Việt Nam vào vòng kim cô nghiệt ngã.

Các chính quyền của dân- do dân- vì dân không bao giờ đánh giá tín nhiệm công dân. Việc một chính quyền tiến hành đánh giá và xem xét tín nhiệm cộng dân bằng điểm số công nghệ chẳng khác nào việc xem xét lý lịch đến 3-4 đời trong các quốc gia độc tài toàn trị. Một chính quyền tốt là một chính quyền biết xây dựng và vun đắp các giá trị công dân, chỉ một chính quyền tồi tệ mới phán xét và đánh giá mức độ tín nhiệm công dân.

Trên hết, các mức thang đánh giá tín nhiệm công dân( mô phỏng Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân của Trung Quốc) mà ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất sẽ vi phạm quyền riêng tư của người dân, quyền tự do của người dân- quyền tối cao và thiêng liêng nhất.

Có phải ông Nguyễn Anh Tuấn đang nói lời của chính quyền Việt Nam để dọn đường dư luận, ném đá dò đường cho việc áp dụng hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân mà Trung Quốc đang thực hiện lên nhân dân Việt Nam ?

Ông Nguyễn Anh Tuấn nên nhớ, chính quyền được sinh ra để phục vụ nhân dân và nhân dân có quyền phán xét và đánh giá chính quyền ấy, chính quyền không có trách nhiệm đánh giá tín nhiệm công dân.

Ông Nguyễn Anh Tuấn ạ, người viết bài này tin rằng, nhân dân Việt Nam không cần hệ thống đánh giá của Diễn đàn toàn cầu Boston do ông giữ vị trí CEO - một phiên bản khác của Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân của chính phủ Trung Quốc. Nếu ông áp đặt hệ thống đánh giá của Diễn đàn toàn cầu Boston lên nhân dân Việt Nam, trong tương lai, lịch sử sẽ ghi nhận ông là một tội đồ.

Trong quá khứ, việc Việt Nam bê nguyên xi nhiều chính sách sai lầm của Trung Quốc để áp dụng vào Việt Nam đã gây nên những thảm cảnh đau lòng. Đó là chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1956, chính sách cải tạo công thương 1958-1960, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp 1958-1960, cách mạng văn hóa tư tưởng, chính sách quốc hữu hóa kinh tế, chính sách hộ khẩu....Nếu Việt Nam bê nguyên xi mô hình Hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội công dân của Trung Quốc vào Việt Nam, Việt Nam chắc chắn sẽ gây nên những nỗi đau tinh thần khủng khiếp trong xã hội.

Có lẽ nào ông Nguyễn Anh Tuấn muốn Việt Nam có một xã hội khiến người ta nhớ lại những gì được nhà văn George Orwell mô tả trong tiểu thuyết "1984" : chính quyền muốn kiểm soát tất cả, mọi nơi mọi lúc và cả tư tưởng con người ?

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 01/04/2019

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/chinh-phu-co-the-van-hanh-bang-ai-danh-gia-nguoi-dan-qua-diem-xa-hoi-515405.html ). 

******************

Một người Việt từng học Harvard đề nghị ‘chấm điểm công dân’ (Người Việt, 30/03/2019)

Sau những ngày bị cộng đồng mạng chỉ trích về đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiến hành "chấm điểm công dân", ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu tổng biên tập VietnamNet, đã tận dụng tờ báo mà ông từng điều hành để biện hộ rằng giải pháp của ông "khác với Trung Quốc".

Hkg10083638

Có 17 triệu 500 ngàn người Trung Quốc bị xếp hạnh kiểm kém trong năm 2018 không được mua vé tàu, vé máy bay… Liệu Việt Nam sẽ học Trung Quốc? Trong hình, người dân Sài Gòn trên đường phố. (Hình minh họa : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Sau khi rời ghế tổng biên tập báo này, ông Tuấn định cư ở Boston, Mỹ, và được biết đến với danh xưng giám đốc Diễn Đàn Toàn Cầu Boston, thường xuyên khoe ảnh cho thấy ông đi diễn thuyết, đăng đàn tại các hội nghị quốc tế.

Báo VietnamNet hôm 28 tháng Ba ghi : "Sáng kiến điểm giá trị xã hội (Social Value Point, SVP) do nhóm học giả xã hội trí tuệ nhân tạo cùng với ông Nguyễn Anh Tuấn khác hẳn về bản chất với Hệ thống tín nhiệm xã hội (Social Credit System, SCS) của chính phủ Trung Quốc".

"Những điểm khác biệt nổi bật của SVP là : Sáng kiến này tôn trọng quyền riêng tư, không ủng hộ thu thập dữ liệu công dân mà không được phép của công dân đó, hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận mọi công dân đóng góp xây dựng xã hội, công dân có quyền tham gia trực tiếp vào các quyết sách chính trị, xã hội… ghi nhận những cống hiến của công dân trên nền tảng những giá trị chuẩn mực chung đã được Liên Hiệp Quốc và UNESCO ban hành", theo bài báo.

"Việc ghi nhận cống hiến của công dân cũng không do chính phủ đánh giá mà là sự ghi nhận của những tổ chức phi chính phủ qua việc công dân chủ động gửi dữ liệu, những thông tin về cống hiến xã hội của bản thân, hoặc ghi nhận cống hiến qua các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức có uy tín", vẫn theo bài báo.

tinhdiem3

Ông Nguyễn Anh Tuấn, tác giả của đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiến hành "chấm điểm công dân", tại một hội thảo. (Hình : Facebook Nguyen Anh Tuan)

Tuy vậy, mạng xã hội dấy lên những hoài nghi về cái gọi là "sáng kiến" của ông Tuấn cùng các cộng sự.

Facebooker Pham Terry The, một người Việt sống ở Mỹ, bình luận ngay trên trang cá nhân của ông Tuấn : "Ở những quốc gia văn minh, chỉ có người dân có quyền cho điểm với chính phủ, chứ không chính phủ nào có quyền chấm điểm với người dân cả. Tôi không hiểu ông Tuấn sống ở Mỹ mà quảng cáo cái trò chấm điểm người dân này để áp dụng cho ai? Cho Việt Nam chăng ? Thưa ông ?".

Hồi tháng Mười, 2012, nhà báo Bùi Tín viết trên VOA Việt ngữ : "Ông Nguyễn Anh Tuấn, từng học ở Harvard, về nước làm tổng biên tập của tờ VietnamNet, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông ở Hà Nội trong hơn 10 năm, nay trở lại Đại học Harvard, được dư luận một số người Việt hải ngoại coi là viên chức của cộng sản Việt Nam hoạt động ở hải ngoại theo tinh thần của nghị quyết 36. Ông Tuấn từng tháp tùng Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải trong chuyến thăm Hoa Kỳ. Ông Tuấn hiện đảm nhận việc hình thành Trần Nhân Tông Academy thuộc Đại học Harvard, dựng lên Thư viện Trần Nhân Tông, còn lo việc dựng tượng Trần Nhân Tông rất lớn bằng đồng tại Trần Nhân Tông Academy, qua quyên góp xã hội và trợ giúp của nhà nước Việt Nam".

"Chính hoạt động năng nổ của ông Tuấn làm cho bà con ta nghi ngại. Phải chăng đây là một mưu đồ xâm nhập cộng đồng, xâm nhập nước Mỹ bằng con đường văn hóa-tín ngưỡng-giáo dục, như kiểu thâm nhập của Bắc Kinh bằng các Viện Khổng Tử", ông Bùi Tín viết (T.K.).

Published in Diễn đàn

Trong các quốc gia độc tài có nền kinh tế quan liêu bao cấp và kế hoạch hóa tập trung cao độ, tư bản thân hữu đã không xuất hiện. Nhưng trong các quốc gia độc tài có nền kinh tế mang bóng dáng kinh tế thị trường như Trung Quốc, Cộng hòa liên bang Nga và Việt Nam, tư bản thân hữu nhanh chóng xuất hiện, và nhanh chóng tàn phá khốc liệt đất nước. Nhiều chuyên gia và học giả đã nhất trí cho rằng, tư bản thân hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực, tạo ra các bất công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, là tiền đề để cho việc mafia hóa quyền lực nhà nước.

taisan1

Phan Văn Anh Vũ trong buổi xét xử. Ảnh : TTO

Tư bản thân hữu lần đầu tiên được quan chức Việt Nam nhắc đến và thừa nhận vào đầu năm 2015 bởi Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban Ban tuyên giáo trung ương trong bài viết Nhận Diện Và Ngăn Chặn Lợi Ích Nhóm đăng trên báo Tuổi Trẻ. Ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đại biểu quốc hội, cũng đề cập đến nhóm lợi ích ngân hàng với đặc trưng là sở hữu chéo và quản lý rủi ro lỏng lẻo. Trước đó, vào năm 2014, Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã xuất bản công trình nghiên cứu "Lợi ích nhóm, thực trạng và giải pháp" trong đó khẳng định rằng : "Những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực đã được xã hội tổng kết thành các hành vi "chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương". Và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức quyền, lợi ích phải có "tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ". Tiếc rằng, công trình nghiên cứu này đã không được công chúng biết đến.

Không giống nhận thức của Việt Nam về tư bản thân hữu, giới nghiên cứu quốc tế có những góc nhìn bao quát hơn về tư bản thân hữu. Theo giới nghiên cứu quốc tế, tư bản thân hữu có bốn đặc trưng chính : 01) Hiện trạng mua quan bán chức đã làm hình thành một chợ đen quyền lực chính trị. 02) Sự cấu kết chặt chẽ giữa quan chức và doanh nhân để hai bên cùng thu lợi khủng bất chính. 03) Tham nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước để ăn cắp tài sản của nhà nước. 04)Sự cấu kết giữa lực lượng thực thi pháp luật với tội phạm có tổ chức để thu lợi bất chính.

Mua rẻ tài sản nhà nước

Việt Nam có tư bản thân hữu không nếu căn cứ vào việc giới học giả quốc tế xác định các đặc trưng của tư bản thân hữu ? Hãy bắt đầu chỉ với vụ án thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ, còn có tục danh là Vũ "nhôm".

Trong các ngày 08 và 09/01/2019, báo chí nhà nước đồng loạt thông tin rằng, cơ quan điều tra Bộ công an đã xác định với sự giúp sức của một số cán bộ có vị trí cao trong ngành công an và lãnh đạo địa phương, Vũ "nhôm" thâu tóm 7 khu đất "vàng" tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng rồi chuyển nhượng để thu lời bất chính, gây thiệt hại 1.159 tỉ đồng. Trong thời gian công tác trong ngành công an, với danh nghĩa thành lập công ty bình phong cho cơ quan, năm 2015, Vũ thành lập công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 và được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập. Công ty này Bộ công an không góp cổ phần mà do Vũ điều hành hoàn toàn.

Việc 2 công ty trên được xác định là công ty bình phong của Bộ Công an đã tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ thâu tóm các khu đất vàng tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi được giao quyền sử dụng đất tại 7 nhà, đất công sản Vũ đã nhanh chóng chuyển nhượng cho cá nhân mình hoặc liên kết, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính.

Trong số 7 khu đất "vàng" bị Vũ "nhôm" thâu tóm, Cơ quan điều tra xác định khu đất dự án vệt du lịch ven biển, từ Vegas Resort đến khu du lịch Bến Thành Non Nước thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng, gây thiệt hại lớn nhất cho Nhà nước, khoảng hơn 400 tỉ đồng.



Cụ thể, ngày 22/01/2010, Bộ Công an có công văn do Phan Hữu Tuấn (Cục trưởng, sau là phó tổng cục trưởng tổng cục V) ký nháy để lãnh đạo Bộ Công an ký đề nghị UBND Thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho công ty của Vũ "nhôm" được nhận quyền sử dụng khu đất 1,5 ha ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc.

Sau khi nhận được công văn từ Bộ Công an, UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định phê duyệt giá thu tiền sử dụng khu đất trên cho Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 để xây dựng khu trung tâm thương mại dịch vụ với giá 5 triệu đồng/m2. Sau khi được giảm trừ giá thuê đất xuống còn 3,7 triệu đồng/m2, Công ty này đã nộp đủ hơn 52 tỉ tiền sử dụng đất.

Tháng 10/2014, UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định giao đất cho công ty của Vũ "nhôm" với thời hạn sử dụng 50 năm. Địa phương này cũng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 15.577m2. Đến nay Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 chưa triển khai xây dựng tại khu đất này.

Theo kết luận định giá tài sản, ở thời điểm vụ án được khởi tố khu đất có giá trị gần 488 tỉ. Như vậy trừ đi số tiền mà công ty đã nộp thì Nhà nước bị thiệt hại hơn 435 tỉ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà đất số 129 Pasteur (Q.3) gồm 1.500m2 nhà và 2.200m2 đất do Tổng cục IV Bộ Công an quản lý, sử dụng làm nhà khách đối ngoại.

Tháng 5/2015, ông Bùi Văn Thành, cựu thứ trưởng Bộ Công an, khi đó đã ký tờ trình báo cáo Thủ tướng cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu nhà này cho công ty Nova Bắc Nam 79 để phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an.

Ông Thành cũng ký công văn đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh trình hội đồng thẩm định giá phê duyệt chứng thư thẩm định giá bán bất động sản khu nhà đất 129 Pasteur.

Ngày 25/01/2016, Tổng cục IV Bộ Công an và Công ty của Vũ "nhôm" ký hợp đồng chuyển nhượng khu nhà đất trên với giá 294 tỉ.

Mặc dù trên các văn bản giấy tờ khu đất này để phục vụ công tác nghiệp vụ nhưng chỉ đúng một ngày sau (26/01), công ty của Vũ "nhôm" và công Công ty cổ phần Đầu tư Peak View ký hợp đồng hứa mua và hứa bán về việc chuyển nhượng nhà, đất 129 Pasteur với giá 300 tỉ.

Ngày 28/01, Công ty cổ phần Đầu tư Peak View đã thanh toán 300 tỉ đồng cho công ty của Vũ "nhôm".

Theo kết luận của Hội đồng thẩm định giá, khu nhà đất 129 Pasteur tại thời điểm khởi tố vụ án có trị giá hơn 517 tỉ. Như vậy thủ đoạn "ăn đất" của Vũ "nhôm" với sự giúp sức của một số cán Bộ công an tại dự án này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 223 tỉ.

Liên quan đến vụ án Vũ "nhôm" thâu tóm đất vàng đã có nhiều tướng công an bị khởi tố, riêng hai tướng Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành sẽ đối diện với mức án 3-12 năm tù.

Vụ án Vũ "nhôm" là minh chứng thực tế có sức thuyết phục để khẳng định rằng, tư bản thân hữu ở Việt Nam là một câu chuyện có thật, là một hiện trạng nhức nhối. Khi vụ án Vũ "nhôm" bục vỡ, nhiều ý kiến cho rằng, trên đất nước này có hàng ngàn Vũ "nhôm".

Trung Quốc có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nên tư bản thân hữu ở Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ hơn , và số phi vụ cũng khủng hơn nhiều. Vào năm 2003, anh trai của ông Trần Lương Vũ, cựu bí thư Thượng Hải và ủy viên bộ chính trị đã sử dụng quyền lực của em trai và sử dụng các mối quan hệ khác để mua quyền sử dụng một khu đất công ở Thượng Hải và nhanh chóng bán lại kiếm lợi 118 triệu nhân dân tệ. Đó chỉ là một trong hàng triệu triệu phi vụ đau đớn ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, từ năm 1013 đến tháng 6/2017, hơn 1,34 triệu quan chức các cấp ở Trung Quốc đã bị trừng phạt trong các chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Trong khi đó, chiến dịch " đốt lò" ở Việt Nam do ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng vào cuối năm 2016 chỉ mới diễn ra trong một phạm vi rất hẹp, bằng chứng là rất ít quan chức bị trừng trị.

Mua đắt tài sản tư nhân

Dùng công quỹ để mua đắt tài sản của tư nhân là một hình thức khác của tư bản thân hữu cấu kết giữa quan chức và doanh nhân. Theo các học giả quốc tế, quyền lực chính trị do các quan chức kiểm soát có thể nhanh chóng biến thành vô vàn của cải nếu có các đối tác cấu kết trong khu vực kinh tế tư nhân. Ở Việt Nam, vụ án Mobifone mua AVG đang trên bờ vực phá sản với giá trên trời là điển hình cho việc dung công quỹ để mua đắt tài sản tư nhân.

Thương vụ Mobifone mua cổ phần AVG được thực hiện từ cuối năm 2015 với giá gần 8.900 tỉ đồng. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, việc mua bán cổ phần này đã gây ra nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó có khoản thiệt hại 1.134 tỉ đồng do mua nợ phải trả của AVG.

Theo Thanh tra Chính phủ, thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cuối tháng 3/2015 là rất xấu, tổng tài sản hơn 3.260 tỉ đồng ; nợ phải trả hơn 1.266 tỉ đồng ; giá trị còn lại của tài sản cố định khoảng 208,5 tỉ đồng.

Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ với khoản lỗ luỹ kế đến 31/03/2015 là hơn 1.632 tỉ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng ; vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm 73,3% vốn điều lệ.

Thanh tra Chính phủ xác định, đã có hàng loạt hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, làm trái quy định trong việc việc lập, trình dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của MobiFone, Bộ Thông tin và truyền thông cùng một số bộ, ngành có liên quan.

Liên quan đến vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, ngày 14/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm Phó Tổng giám đốc và nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty viễn thông Mobifone. Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng giám đốc và ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc Mobifone. Cả ông Hải và bà Phương Anh đều bị bắt để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3, Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, ngày 10/07, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

Cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Mobifone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông) và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp (Bộ Thông tin và truyền thông). Ông Trà và ông Trọng bị bắt để điều tra về cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong đại án Mobifone mua AVG, số phận của hai cựu lãnh đạo Bộ thông tin- truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đang như chỉ mành treo chuông.

Dư luận cho rằng, đằng sau sự vụ mua bán bất thường này là sự "lại quả" khủng khiếp mà AVG giành cho các quan chức. Nếu không được "lại quả" khủng khiếp làm sao vụ mua bán này có thể diễn ra ?

Vào năm 1994, tại Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra doanh nghiệp nhà nước mua đắt tài sản tư nhân. Vào năm này, giám đốc công ty Lanzhou Liancheng Aluminum Corp, ông Wei Guangqian trở thành bạn thân của của một nhà kinh doanh tư nhân ở Quảng Đông. Ngoài việc nhận lại quả từ nhà kinh doanh tư nhân trong một giao dịch đất đai, Wei đã chỉ đạo cấp dưới thành lập một liên doanh với nhà kinh doanh tư nhân, và phần vốn góp của nhà kinh doanh tư nhân được thổi phồng giá trị từ 20 triệu nhân dân tệ lên 92 triệu nhân dân tệ. Dĩ nhiên , mất mát thuộc về doanh nghiệp nhà nước, lợi lộc thuộc về Wei và người bạn.

Nếu xét tư bản thân hữu theo bốn đặc trưng cơ bản của các học giả quốc tế, Việt Nam có đầy đủ ví dụ điển hình cho ba đặc trưng. Hai đại án Vũ "nhôm" và Mobifone mua AVG là ví dụ điển hình cho đặc trưng 02) Sự cấu kết chặt chẽ giữa quan chức và doanh nhân để hai bên cùng thu lợi khủng bất chính. Vụ án ngân hàng Oceanbank chi lãi ngoài khủng cho các quan chức trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam dẫn đến hàng chục quan chức cao cấp của tập đoàn này vướng vòng lao lý, mà gần đây nhất bà Vũ Thị Ngọc Lan, Phó tổng giám đốc Công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam bị công an bắt vào ngày 06/01/1019 là ví dụ điển hình cho đặc trưng 03) Tham nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước để ăn cắp tài sản của nhà nước. Vụ án Năm Cam diễn ra vào năm 2000 là ví dụ điển hình cho đặc trưng thứ tư của tư bản thân hữu 04) Sự cấu kết giữa lực lượng thực thi pháp luật với tội phạm có tổ chức để thu lợi bất chính.

Trung Quốc đã làm rõ nhiều vụ án mua quan bán chức nên có thể khẳng định rằng, hình thái tư bản thân hữu mua quan bán chức là một hiện thực, nhưng ở Việt Nam, chưa có vụ án mua quan bán chức nào được phanh phui. Tuy vậy, giới chuyên gia và công chúng quá hiểu rõ rằng, từ lâu Việt Nam cũng như Trung Quốc đã hình thành một chợ đen mua bán chức tước.

Các quan chức hàng đầu Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng cảnh báo thảm họa tư bản thân hữu một cách đầy đủ và liên tục, trong khi đó, người đứng đầu Trung Quốc, ông Tập Cận Bình liên tục chỉ rõ thảm trạng. Ngày 28/06/2013, ông Tập nói : "Nếu chúng ta không thể quản lý Đảng của chúng ta một cách chặt chẽ và hiệu quả… chẳng bao lâu nữa Đảng sẽ đánh mất quyền lãnh đạo đất nước và sẽ bị lịch sử loại bỏ". Ngày 16/10/2014, ông Tập nói : "Tham nhũng trong công tác nhân sự là một vấn đề nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc trong bổ nhiệm cán bộ rất phổ biến. Hệ thống quản lý cán bộ chỉ để phô trương. Trong một số lĩnh vực, vấn đề hối lộ lấy phiếu bầu, chạy chức chạy quyền, và mua quan bán chức rất trầm trọng".

Rõ ràng, tư bản thân hữu đã mang đến cho nhiều người ở Việt Nam và Trung Quốc những tài sản khổng lồ, nhưng đồng thời cũng gieo rắc vào chính quyền của hai quốc gia này những tuyệt vọng khủng khiếp.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 11/01/2019

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/truy-to-2-cuu-tuong-cong-an-bui-van-thanh-va-tran-viet-tan-20190105221229976.htm

https://tuoitre.vn/hai-cuu-tuong-cong-an-giup-vu-nhom-thau-tom-dat-cong-ra-sao-20190107221350748.htm

https://tuoitre.vn/thu-doan-an-dat-cong-cua-vu-nhom-20190108211233527.htm

Published in Diễn đàn

Khoảng 20 năm lại nay, thơ là mặt hàng ế ẩm nhất trong thị trường sách vở. Không ai bỏ tiền ra, dù chỉ vài chục ngàn đồng, để mua một tập thơ. Những người bỏ tiền ra để in thơ, thường tặng bạn bè và những người quen biết. Người được tặng thơ cũng hờ hững đón nhận theo phép lịch sự. Có thể nói thơ ca Việt đã không còn đất sống trong tâm hồn người Việt.

tho1

Tập thơ Thương ơi là thương của một tác giả có tên ngắn ngủn : TRẦN.

Trong hoàn cảnh éo le ấy, một tia chớp đã xuất hiện trên thi đàn Việt như một niềm kinh dị. Vào dịp giáng sinh này, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã tiến hành xuất bản tập thơ Thương ơi là thương của một tác giả có tên ngắn ngủn : TRẦN.

Theo các nhà hoạt động xã hội và những người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, TRẦN là ẩn danh của tù nhân lương tâm nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức. Các bài thơ trong Thương ơi là thương được Trần Huỳnh Duy Thức viết trong nhà tù, khi người nhà đến thăm nuôi, anh đưa cho người thân trong gia đình. Quản giáo đã đọc những bài thơ này rất kỹ nhưng họ thấy không có vấn đề gì nên để cho người nhà nhận. Gia đình và thân hữu anh Trần Huỳnh Duy Thức đã đi đến quyết định cho ra đời tập thơ này. Để lọt lưới kiểm duyệt gắt gao ở Việt Nam, những người lo cho tập thơ này ra đời đã quyết định lấy ẩn danh Trần. Sự ngắn gọn này đã giúp tập thơ Thương ơi là thương vượt mặt kiểm duyệt, để hiện nay đang gây sốt trên mạng.

Và, còn một điều rất đặc biệt, tập thơ Thương ơi là thương còn hãnh diện xuất hiện trong các nhà sách trên phạm vi toàn quốc.

Khi biết tin Trần Huỳnh Duy Thức cho ra đời tập thơ Thương ơi là thương, một nhà báo trong hệ thống báo chí nhà nước đã ngay lập tức ra nhà sách mua luôn 10 cuốn, và hào hứng viết trên trang FB cá nhân của mình :

"Các bạn có thể tưởng tượng được rằng, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vừa được xuất bản tập thơ Thương ơi là thương ? Đó là một sự thật. Bằng một cách thức nào đó, tập thơ Thương ơi là thương của TRẦN- ẩn danh của Trần Huỳnh Duy Thức đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép xuất bản".

Về mặt hình thức, tập thơ Thương ơi là thương được trình bày nền nã, sang trọng nhưng vẫn toát lên vẻ dung dị và đằm thắm.

Tập thơ Thương ơi là thương là tiếng lòng khắc khoải, đau đớn, hy vọng và lạc quan của một tù nhân lương tâm. Trong tập thơ này chỉ có chỗ cho nhân bản, bao dung và bác ái, không có chỗ cho căm ghét và thù hận.

Bạn hãy thưởng thức những câu thơ tự nhiên như nhiên, tràn đầy nhân bản của Trần Huỳnh Duy Thức :

"Giọt nước mắt rơi trên đất cằn cỗi

Thương hạt mầm nứt nẻ khát mưa

Mặt trời ủ rủ

Xám đen

Không chờ mùa thu

cành lá rơi

tự cháy

thương chồi non trổ đất cần tìm sáng

Lửa tình

thương khát khao xanh

nhen lửa hy vọng

Ngọn gió nhẹ êm

thổi bùng khát vọng"

Trần Huỳnh Duy Thức tôn kính yêu thương, với anh, yêu thương là tất cả :

"Có nhiều cái nên

Nhưng tóm bốn chữ

Thương ơi là thương

Kêu gọi yêu thương

Tỏ lòng trắc ẩn"

Trần Huỳnh Duy Thức đắm chìm vào chiêm nghiệm yêu thương :

"Thế giới này, có lẽ

Thứ duy nhất nhân loại cần phải chung

Là THƯƠNG YÊU"

Luật sư Lê Công Định, cũng là một cựu tù nhân lương tâm đã viết về Thương ơi là thương : "Đọc thi phẩm của Trần tiên sinh, tôi mang cảm giác phiêu bồng thư thái trong tâm hồn như thuở xưa đọc danh tác "Hoàng tử bé" nổi tiếng của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry, xuất bản năm 1943.

Bàng bạc trong "Thương ơi là thương" là suy tư sâu lắng về vẻ đẹp của cuộc sống thuận theo quy luật hài hòa của vũ trụ, được diễn đạt bằng ngôn từ giản dị, mộc mạc. Chẳng hạn, bài thơ "Cân bằng" tại trang 103 :

"Tôi chết thì vẫn nguy

cái nguy cho muôn loài

lại mất bầu trời chung

Nguyên nhân là Bóng tối

Hãy phân biệt bóng tối

chứ không phải bóng đêm

đêm tối, ngày thì sáng

là cân bằng tự nhiên -

Cân bằng theo quy luật

để tồn tại muôn loài

Tối không phải là xấu

Sáng không phải là tốt

mà chính sự cân bằng

mới là điều tốt đẹp".

Vẫn giản dị và mộc mạc như vậy, Trần tiên sinh viết về tình yêu thương mà nhân loại cần để sống và chuyển sinh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bài thơ "Bầu trời chung" tại trang 132 như một cơn gió thoảng nhẹ nhàng mang thông điệp đó :

Trăng khuya mỏi, tựa đỉnh đồi

Sao kim lấp lánh, như vội vàng

Trôi trôi mây nâng trăng, gió thổi

Bầu trời chung, đêm vẫn đẹp sáng trong

Ngủ ngoan anh nhé

Em bước lên nữa một tầng lầu

để tận hưởng tình yêu anh rộng lớn

Em trưởng thành rồi anh nhỉ

như anh ví, nho chín mộng cáo chê xanh

Trần tiên sinh ấy tuy thân thể trong lao tù, nhưng vẫn không ngừng nghĩ về cuộc sống tươi đẹp bên ngoài và vận nước sáng lạn ngày mai, bất chấp những thử thách khắc nghiệt mà ông đang trải qua hàng ngày. Tiên sinh họ TRẦN ấy chính là tù nhân nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức.

Anh Thức đã viết những vần thơ đẹp đẽ và trong sáng giữa những ngày tù đày từ nhiều năm qua. Gia đình đã mang tập thơ ra ngoài và cùng với bạn bè anh lo toan việc ấn hành. Để thi phẩm được xuất bản và đến tay độc giả, chúng tôi chỉ ghi họ của anh, một họ chung của rất nhiều người Việt, thay vì nguyên tên anh.

Đây là một món quà Giáng Sinh đầy ý nghĩa, mà anh Thức muốn tặng và chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn, những người yêu mến và quý trọng tinh thần, tư tưởng, nhân cách và sự hy sinh vô bờ bến của Trần Huỳnh Duy Thức".

Có lẽ nào bạn bỏ qua tập thơ Thương ơi là thương ? 

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 27/12/2018

Published in Văn hóa

Cuốn sách Chia tay ý thức hệ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được Tự do Xuất bản ấn hành đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Rất nhiều người quyết tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị này. Và Việt Nam Thời Báo đã có cuộc chuyện trò với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn sách để đời của ông.

hsp1

Cuốn sách "Chia tay ý thức hệ" của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu - Ảnh minh họa

VNTB : Cuốn sách Chia tay ý thức hệ đối với ông, là một đứa con tinh thần hay là một sản phẩm trân quý ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Những bài tôi viết ra đều là từ tim óc của mình mong góp chút nhận thức để làm tốt xã hội, để trả ơn đất nước và cuộc đời đã nuôi dưỡng mình, nên đương nhiên là những đứa con tinh thần của mình, còn mọi đánh giá là do độc giả. Riêng cuốn "Chia tay ý thức hệ" vốn manh nha từ năm 2012 do thiện ý của bạn đọc trong và ngoài nước. Lúc ấy tôi có viết mấy lời gửi độc giả 2012, nhưng không hiểu sao sự việc không thành, nay mới thấy tiếp tục và tôi vui biết đã có sách.

VNTB : Ông viết ba tiểu luận : Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ, Đôi điều suy nghĩ của một công dân và Chia tay ý thức hệ trong hoàn cảnh nào ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Hoàn cảnh ư, có hơi phức tạp một chút. Tôi là người làm khoa học tự nhiên, ngành sinh học, chuyển từ Viện Khoa học Việt Nam ở Hà Nội vào Đà Lạt định nuôi cấy mô vài cây thuốc quý.

Một hôm ngồi nghe tuyên giáo báo cáo thời sự ở Đà Lạt (1988), chị tiến sĩ kiến trúc Đặng Việt Nga, con cụ Trường Chinh, bảo tôi : Một vài điều anh thường nói chuyện với bạn bè gần gũi khiến tôi cắt nghĩa được nhiều vấn đề, hôm nào anh hệ thống lại nói với bạn bè cho vui. Thế là sau đó có một cuộc chuyện trò tại nhà tôi, tôi vẽ một biểu đồ, như một cuộc thuyết trình sinh học, chứng minh nếu xuất phát từ đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản thì không đến được cái đích tốt đẹp mong muốn, nửa đường sẽ tắc, sẽ ngụy biện, sẽ phải theo thế giới về kinh tế nhưng sẽ đổi mới giả về chính trị và tư tưởng…

Nghe xong mọi người đồng tình lắm và bảo tôi phải viết thành bài nghiêm chỉnh gửi ngay cho các cơ quan lý luận và báo chí. Thế là với chiếc máy chữ cọc cạch (1988 làm gì có vi tính và Internet), không có một cuốn sách nào, trong đầu có thế nào viết ra thế ấy. Ai ngờ 10 trang đánh máy ấy gây chuyện to : Hội nhà văn Việt Nam và Tạp chí Sông Hương và một số nhà văn thì nhiệt liệt hưởng ứng, ủy viên bộ chính trị Đào Duy Tùng thì vác bài ấy đi phê phán khắp nơi, các báo chí chính thống của đảng cộng sản liên tiếp viết hơn 30 bài phê phán (huy động cả triết gia Trần Đức Thảo).

Bài lan ra hải ngoại thì tạo ra làn sóng khen ngợi, tán dương, tự nhiên Hà Sĩ Phu thành nhân vật chính trị mà từ thuở bé đến giờ có biết chính trị là cái gì ?

Chỉ định viết một bài ấy thôi, nhưng thấy bị phê phán buộc phải viết thêm hai bài sau để giải thích, để thành một hệ thống mạch lạc cho có đầu có đuôi.

VNTB : Điều gì ông tâm đắc nhất trong cuốn sách Chia tay ý thức hệ ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Chọn ra cái gì tâm đắc nhất thì cũng khó. Nhưng cứ tạm ghi nhận thì có thể kể ra mấy điểm sau đây :

- Trước hết vạch được cái sai lầm lớn nhất của cái gọi là "hòn đá tảng" để thiết kế toàn bộ chủ thuyết cộng sản là việc lấy đấu tranh giai cấp làm động lực của tiến hóa và dùng giải pháp chuyên chính vô sản để giải quyết bất công. Tôi nêu được vai trò Tiền phong của Trí tuệ và sự tự do cạnh tranh Trí tuệ chính là động lực Tiến hóa.

- Chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một chế độ phong kiến độc tài biến tướng, nên gieo vào mảnh đất phong kiến phương Đông mới đúng đất của nó, để nó đâm rễ sâu rộng nên sẽ kéo dài hơn các nước Đông Âu.

- Nêu được tính chất tạm thời của chủ nghĩa thực dân, tất yếu sẽ hết khi nhân loại đi lên, nên nóng vội đánh chủ nghĩa thực dân bằng mọi giá (kể cả cái giá gây tác hại về sau) là dại dột. Điều này về sau đọc Phan Châu Trinh tôi mới biết cụ Phan đã nói như thế rồi.

- Ngay 30 năm trước tôi đã dự đoán "người ta" sẽ mắc kẹt giữa chủ nghĩa với thực tế nên nhất định sẽ ứng xử bằng cách dối trá và ngụy biện, ngụy trang…

VNTB : Nhiều ý kiến của ông trong ba tiểu luận nói trên vào thời điểm 25-30 năm trước là táo bạo và mạnh mẽ nhưng ở thời điểm hiện nay nó không có gì mới mẻ nếu không nói là ấu trĩ, nhưng tại sao khi quyết định xuất bản thành sách Chia tay ý thức hệ ông không bổ sung và chỉnh sửa ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Tất cả những bài viết và trả lời phỏng vấn của tôi có thể gom thành 3 cụm :

- Ba bài lý luận cơ bản (từ 1988 đến 1995)

- Hơn 200 bài sau đó (từ 1997 đến nay), để đáp ứng những tình hình thực tế, thời sự của xã hội Việt Nam, nhất là nạn cướp đất, đàn áp dân quyền và nguy cơ Bắc thuộc.

- Những bài có tính văn học như văn xuôi, thơ và câu đối.

Cuốn Chia tay ý thức hệ chỉ là "cụm" bài thứ nhất, chỉ về nhận thức cơ bản, chứng minh lý thuyết Mác-Lê là những ảo tưởng phi khoa học và tai hại, lại viết từ 30 năm trước, khi chưa có phong trào dân chủ như hiện nay, thì đương nhiên chưa có tính thời sự nóng bỏng và về nhận thức cũng chưa chín muồi như hiện nay. Sự cập nhật về nhận thức và thời sự như VNTB đề cập xin dành cho 200 bài viết bổ sung về sau, chắc phải thành một tập riêng, nên chưa có mặt trong tập Chia tay ý thức hệ này. Tôi chỉ đề nghị quý vị có hảo tâm in sách thì bổ sung thêm 1 hoặc 2 bài mới trong con số 200 bài mới đó như một sự báo trước mà thôi. Vì tôn trọng tính chất lịch sử của ba bài chính luận ấy nên tôi muốn giữ nguyên văn, không chỉnh sửa gì.

hsp0

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu (Đà Lạt) - Ảnh minh họa

VNTB : Vào thời điểm 1988-1995, ông có nghiên cứu tài liệu, sách vở nào để phản bác chủ nghĩa Marx-Lenin ? Hay sự phản bác của ông chỉ dựa vào nhận thức của ông ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Tìm ra chân lý thì rất khó, nhưng khi đã tìm được chân lý thì có thể diễn đạt theo kiểu bác học, kinh viện, nhưng cũng có thể diễn đạt một cách phổ thông, ai cũng hiểu được vì chân lý chính là thực tiễn của đời sống không có gì xa lạ (việc phát hiện thuyết Nhật tâm để thay thuyết Địa tâm là một ví dụ). Tôi không dám nhận mình là phát hiện ra chân lý mà chỉ là nhận thức được chân lý, đối chiếu lý luận Mác-Lê với những quy luật sinh học, và tìm cách diễn đạt thôi. Tôi chọn cách diễn đạt thứ hai, phổ thông, ai nghe cũng hiểu được, nhân dân cần cái đó. Chính cơ quan An ninh, những khi hỏi cung tôi, họ cũng bảo "bài viết của ông nguy hiểm vì quá dễ hiểu, không cần sách vở gì cũng hiểu được". Tất nhiên khi gặp điều gì cần "check" lại thêm cho chắc thì tôi phải tìm sách để duyệt lại xem cho kỹ lưỡng, nhưng đọc để cho mình, thành nhận thức của mình rồi tôi mới viết ra, chỉ khi thật cần thiết tôi mới dẫn sách.

VNTB : Có khá nhiều người đã gọi ông là nhà tư tưởng. Ông có nhận mình là nhà tư tưởng không ? Tại sao ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Tôi nhận thức thế nào, viết ra thế đó. Tôi biết cũng có lúc tôi được gọi là nhà văn hóa, nhà tư tưởng, là thức giả-học giả gì đó…Tôi cảm ơn nhưng không dám nhận bất cứ danh hiệu gì, có danh chỉ thêm phiền thêm khổ. Tôi chỉ là một anh làm khoa học tự nhiên, nhìn quê hương mình đang tơi bời và tương lai bất trắc mà phải dâng xã hội chút nhận thức của mình như sự đền đáp phần nào công ơn của đất nước, của cuộc đời đã tạo sinh ra mình và cho mình tọa hưởng bao nhiêu thành quả quá vĩ đại, chết mà không trả ơn thì là thằng ăn quịt. Vậy thôi.

Ngay cái bút danh Hà Sĩ Phu cũng không phải tôi tự xưng là Sĩ Phu Bắc Hà. Chữ Hà khi là họ Hà thì có nghĩa nghi vấn như một dấu hỏi Sĩ Phu là ai, là thế nào, có Sĩ Phu không ?

VNTB : Ông có dự đoán rằng, vào thời điểm nào đó, chính quyền Việt Nam sẽ nói lời Chia tay ý thức hệ với chủ nghĩa cộng sản không ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Quy luật của sự nhận lỗi xưa nay là : Trước một lỗi lầm nếu nhận sớm ngay từ đầu thì rất đơn giản, nhưng đã chọn con đường ngụy biện, dối trá để chống lại lẽ phải thì cứ phải sinh ra sự dối trá sau để củng cố sự dối trá trước, lúc đầu còn châm chước được sau càng ngày càng cãi chầy cãi cối, cứ thế ngày càng rúc sâu thêm vào con đường cụt, càng khó quay ra.

Tôi có kinh nghiệm : Khi tình hình đã đủ chín để không thể cãi được nữa thì ta để kẻ có lỗi được tự thân tìm cách nhận lỗi một cách nào đó gián tiếp, nhận lỗi mà không quá mất mặt. Chứ lúc ấy mà còn tiếp tục dồn nó vào đường cùng thì nó phát khùng : "Ông vô lý thế đấy, mày làm đ… gì được ông" thì có phải dở không, chẳng có lợi gì. Còn như kẻ có lỗi không tự biết lỗi mà còn dùng vũ lực hại ta thì lúc ấy đâu còn là chuyện đối thoại, tranh cãi nữa ?

Nhưng thực ra điều này mới quan trọng : thằng thầy, thằng chủ nợ, thằng bạn vàng 16 chữ có cho phép nó giã từ đường cũ hay không, con đường Ý THỨC HỆ tai hại đã dẫn lối cho con sói Bắc phương đặt cả 4 chân vào ngôi nhà Việt Nam yêu dấu của chúng ta mà tổ tiên ta đã chống chọi cả 1000 năm vô cùng tài giỏi ?

Phải "Chia tay ý thức hệ" bởi cứ nghĩ đến công lao tổ tiên mà nay bị tan hoang là không cầm được nước mắt.

VNTB : Chân thành cám ơn ông !

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 22/12/2018

Published in Diễn đàn
samedi, 08 décembre 2018 18:56

Đừng lấy bạo lực dọa chúng tôi !

Vào đêm 07/12/2018, bốn nhà hoạt động xã hội ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bị công an tỉnh Đồng Nai tấn công bằng gạch đá vào ô tô, khiến ông Võ Tấn Trai bị thương nặng, bà Trần Ngọc Anh bị thương nhẹ.

baoluc1

Nhà hoạt động Võ Tấn Trai bị ném đá.

Tấn công tàn bạo

Nhà hoạt động Huỳnh Tấn Tuyên- người bị an ninh Sài Gòn đánh gãy răng trong ngày tổng biểu tình 10-6 cho biết : 4 anh em chúng tôi gồm Nguyễn Thanh Hải, Võ Tấn Trai, Trần Ngọc Anh và tôi chạy xe hơi từ Bà Rịa- Vũng Tàu lên Biên Hòa- Đồng Nai để thăm các gia đình có thân nhân bị tù trong đợt biểu tình ngày 10/6 vừa qua. Khi xe vừa đến ngã tư Vũng Tàu, cảnh sát giao thông đã thổi còi. Họ nói rằng, xe của chúng tôi đã va quẹt với một xe khác, nên họ có nhiệm vụ điều tra. Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, cảnh sát giao thông cho chúng tôi tiếp tục lưu thông. Qua ngã tư Biên Hòa một đoạn, trời bắt đầu tối dần.

Ngay lập tức, hàng trăm công an mặc thường phục và côn đồ đi trên những chiếc xe máy có phân khối lớn, chủ yếu là xe Exciter đã tấn công xe chúng tôi một cách khốc liệt bằng gạch và đá. Một sự tàn bạo đến tột đỉnh. Suốt chiều dài 30 km, anh em chúng tôi đã lọt vào trận địa của bọn họ một cách trọn vẹn. Những người ngôi sau xe máy đã lạnh lùng ném gạch đá vào xe chúng tôi. Các cửa kính phía trước, phía sau và hai bên thành xe đều vỡ nát. Anh Võ Tấn Trai đã bị một viên gạch ném trúng đầu, máu chảy ra rất nhiều. Chúng tôi cho rằng, nếu chúng tôi dừng lại để cấp cứu cho anh Trai, cả đoàn chúng tôi sẽ bị tấn công nặng nề hơn, nên đã quyết định sơ cứu cho anh Trai và lái xe thoát khỏi đám người hung hãn. Trong quá trình chạy thoát đó, chị Trần Ngọc Anh cũng bị một viên đá vào đầu, nhưng chỉ bị thương nhẹ. Chúng tôi đã không thể đến được nơi cần đến là cuộc gặp với gia đình có tù nhân lương tâm. Và sau một tiếng đồng hồ lượn lách để thoát khỏi đoàn xe máy ném đá, chúng tôi đã thoát ra khỏi trận địa bạo tàn của bọn họ, và về tới chùa Phước Bửu ở Bà Rịa-Vũng Tàu vào lúc 22g30.

Cựu tù nhân lương tâm, dân oan Trần Ngọc Anh cho biết : Họ thật tàn bạo. Hai người ngồi trên một xe máy. Tôi ước tính có khoảng từ 20-30 xe máy phân khối lớn. Người ngồi phía sau thò tay vào ba lô móc gạch đá ra và ném vào xe chúng tôi. Họ không chỉ gây nguy hiểm cho chúng tôi mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người đi đường khác. Chúng tôi bị tấn công trong một tiếng đồng hồ. Chúng tôi không sợ hãi, chúng tôi chưa bao giờ sợ hãi.

Sau khi về đến chùa Phước Bửu, nhà hoạt động xã hội Võ Tấn Trai đã được cấp cứu, hiện tại sức khỏe của ông đã ổn định.

Chúng tôi lên án

Nhà báo Lê Bảo Nhi- một thành viên trong tổ chúc xã hội dân sự Nhóm vì môi trường, người có nhiều năm hành nghề phóng viên trong hệ thống báo chí nhà nước cho biết : Hôm 7/12, nhóm chúng tôi gồm có Võ Hồng Ly, anh Trần Bang, Hưng Tran và tôi kết hợp với anh chị em Vũng Tàu đến Biên Hòa- Đồng Nai thăm gia đình có thân nhân bị bắt vì đi biểu tình chống luật đặc khu ngày 10-6. Không ngờ tới Biên Hòa, anh em Vũng Tàu bị công an Đồng Nai ném đá bể nát kính xe, cả kính trước, kính sau, kính bên hông. Một người bị thương máu chảy ướt áo mà không vào bất cứ bệnh viện nào cấp cứu được vì chúng nó chạy theo ném tiếp.

Nhóm anh em Sài Gòn tới thăm gia đình em Nguyễn Thị Trúc Ly . Em cùng chồng và em gái đi biểu tình và bị bắt. Em bị kêu án 16 tháng tù treo do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Chồng em là Diệp Úc Tiền bị kêu án 10 tháng tù giam. Em gái em Nguyễn Thị Thùy Dung bị kêu án 10 tháng tù giam . Em kể : Em gái em vừa mua một chiếc xe honda trả góp, công an Biên Hòa lấy luôn không trả. Trong 9 ngày tạm giam, công an đánh em nhiều, rất nhiều, tát tai tới ù tai.

baoluc2

Nhà hoạt động Huỳnh Tấn Tuyên với hai con gái của anh Hứa Hoàng Anh

Chúng tôi tiếp tục tới thăm em Nguyễn Thị Thủy. Em và chồng em đi biểu tình và bị bắt cả hai vợ chồng. Cha em bệnh nặng nghe con gái bị bắt đã không qua khỏi. Em được về chịu tang cha. Em bị kêu án 16 tháng tù treo, chồng em là Đoàn Văn Thưởng bị kêu án 10 tháng tù giam. Giờ một mình em nuôi 6 đứa con và cả chồng trong tù vô cùng khó khăn vất vả.

Chúng tôi đã gửi quà cho hết 11 gia đình có người thân bị bắt giam vì luật đặc khu, mỗi phần quà 1 triệu đồng. Rất mong cộng đồng quan tâm tới những người biểu tình chống luật đặc khu bị bắt giam, bị đánh đập và bị kêu án.

Chúng tôi lên án những hành động côn đồ khốn nạn của công an Đồng Nai đối với anh chị em Vũng Tàu. Đó là hành động khủng bố, hèn hạ và vô pháp. Một hành động mà thế giới văn minh không chấp nhận được. Chúng tôi, những anh chị em Sài Gòn và Vũng Tàu trong phong trào đấu tranh đòi quyền con người khẳng định : Đừng mong lấy bạo lực dọa chúng tôi. Yêu thương, san sẻ với gia đình tù nhân lương tâm là việc tốt đẹp cần làm là chúng tôi vẫn làm thôi.

Sẽ đi nốt chặng đường còn lại

Nhóm các nhà hoạt động Nguyễn Thanh Hải, Huỳnh Tấn Tuyên và Trần Ngọc Anh hay đi thăm hỏi gia đình các tù nhân lương tâm. Trong hai ngày 3 và 4 tháng 12 vùa qua, nhóm hoạt động này đã đi đến Trà Vinh để thăm hỏi hai người con còn nhỏ dại của anh Hứa Hoàng Anh- người sau khi tham gia biểu tình tại Sài Gòn vào ngày 10/6 đã chết đầy bí ẩn sau đó.

Nhà hoạt động Huỳnh Tấn Tuyên cho biết : Ngày 10-6, ông tham gia tổng biểu tình tại Sài Gòn. Bất ngờ, ông bị một nhóm an ninh đánh vào mặt gây gãy răng và kéo ông nhốt vào xe. Khi ông chưa biết xử lý tình huống thế nào cả thì anh Hứa Hoàng Anh bất chấp nguy hiểm, lao qua vòng vây an ninh, mở cửa xe và kéo ông ra ngoài. Ông Tuyên nói, nếu không có anh Hứa Hoàng Anh, chắc chắn ông đã bị nhốt và bị bỏ tù. Khi cả hai người đã an toàn trong vòng tay của đoàn người biểu tình, ông Tuyên nói với anh Hứa Hoàng Anh : Anh cám ơn em đã cứu mạng. Anh sẽ đến thăm gia đình em vào một dịp nào đó. Phải gần 6 tháng sau ngày tổng biểu tình, ông Tuyên và các chiến hữu mới thực hiện được ước nguyện.

Ông Tuyên đã nói trước bàn thờ anh Hứa Hoàng Anh : “Trước hết, anh xin tạ lỗi với em, vì anh đã không đến thăm em sớm hơn. Nếu hương linh em chứng kiến được sự giao hoà lúc gặp gỡ vợ con em với những tấm lòng đầy cảm xúc ,chắc hẳn em sẽ rất an vui và mãn nguyện vì sự ấm áp tình người mà chỉ có những ai dám dấn thân như anh em mình mới có. Ngày em ra đi, với cái chết đầy oan khiên và uẩn khúc, anh và hàng vạn người yêu quí em vẫn không đến được vì an ninh đã thắt chặt ở tang trường, nhưng hương linh em đã được khắp nơi cung thỉnh, các chư tăng làm lễ cầu siêu tại chùa Phước Bửu,di ảnh của em cũng được thờ phụng nơi đây vô cùng ấm cúng.

Em cứ yên nghỉ như một người đã hoàn thành nhiệm vụ. Anh và bạn bè đồng cảm sẽ đi nốt chặng đường còn lại và chắc chắn sẽ bảo bọc những đứa con em. 

Tam Don

Nguồn : VNTB, 08/12/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử quan hệ lâu đời phức tạp, và trong thời hiện tại, hai quốc gia này lại gắn chặt với nhau bằng ý thức hệ cộng sản, thiết chế chính trị tương đồng. Trong những sự tương đồng đau đớn đó có sự dị biệt về quy mô của nền kinh tế, thu nhập hàng năm trên đầu người với phần thấp kém thuộc về phía Việt Nam. Nếu nền tảng của sự phát triển kinh tế-xã hội là sự sáng tạo , chua xót thay, nền kinh tế Việt Nam hiện không có tính sáng tạo, và nền kinh tế Trung Quốc có tính sáng tạo thấp (các thành quả sáng tạo của Trung Quốc đến từ cướp đoạt công nghệ dưới nhiều hình thức). Cả Việt Nam và Trung Quốc liệu sẽ có lựa chọn nào cho sự phát triển ?

chon1

Các thách thức về kinh tế và xã hội đang đòi hỏi Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn một thiết chế chính trị tiến bộ hơn thiết chế chính trị hiện tại

Việt Nam có thu nhập GDP bình quân là 2300 USD/người/năm, nằm trong số những nước thấp nhất trên thế giới. Vậy Việt Nam cần gì để phát triển ?

Trung Quốc có GDP bình quân là 8600 USD/người/năm và nằm trong hiện trạng bẫy thu nhập trung bình thấp- một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nền kinh tế buộc phải có một lựa chọn quyết định để phát triển ở mức tầm cao hơn, hoặc phải hài lòng và chấp nhận tình trạng trung bình thấp đó. Vậy, Trung Quốc cần gì để thoát ra khỏi tình trạng bẫy thu nhập trung bình thấp đó ?

David Shambaugh, một học giả nổi tiếng người Mỹ đã viết trong cuốn China's Future - Tương Lai Trung Quốc, rằng : "Phát triển tương lai của Trung Quốc cũng sẽ là bài kiểm tra của các cuộc tranh luận triền miên giữa các nhà khoa học xã hội về vấn đề liệu dân chủ hóa chính trị có cần đi cùng hiện đại hóa kinh tế. Cho đến nay, chưa từng có trường hợp một nước phát triển kinh tế hiện đại mà không đồng thời dân chủ hóa. Kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa là dân chủ không chỉ là kết quả của hiện đại hóa- nó cũng là nhân tố hỗ trợ cần thiết của quá trình này. Tối thiểu, chúng là quá trình cộng sinh". Quan điểm của David Shambaugh cũng là quan điểm của nhiều học giả chuyên nghiên cứu về các chế độ độc tài toàn trị. Nếu theo quan điểm của David Shambaugh, để thoát bẫy thu nhập trung bình thấp, Trung Quốc bắt buộc phải thay đổi về chính trị, hay nói cách khác, thay đổi chính trị ở Trung Quốc là bắt buộc.

Trung Quốc trong giai đoạn 1998 đến 2008 đã có những sự cởi mở khá rộng rãi về xã hội dân sự, về truyền thông báo chí, về cách đối xử bao dung với người dân. Trong giai đoạn này, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc luôn tăng trưởng ở mức cao, trung bình là 8,7%năm. Phải chăng đó là thành quả của sự khá cởi mở ? Nhưng kể từ năm 2009 trở đi, Trung Quốc đã kiên quyết giải tán xã hội dân sự yếu ớt, siết chặt truyền thông báo chí, tăng cường đàn áp dân chúng. Đặc biệt, kể từ khi Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực vào năm 2012, chính quyền Trung Quốc ngày càng độc tài sắt máu. Các trại cải tạo mọc lên như nấm ở Tân Cương, hệ thống camera nhận diện khuôn mặt, chỉ số đánh giá tín nhiệm công dân, truyền thông báo chí tung hô Tập Cận Bình, đàn áp khốc liệt các cuộc phản kháng...là những bằng chứng cho thấy chính thể Trung Quốc càng ngày càng độc tài toàn trị. Trong giai đoạn 6 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, tính trung bình là 6,7%/năm. Phải chăng, các yếu tố tự do vừa mới nảy nở đã mau chóng bị dập tắt là nguyên nhân làm chậm lại quá trình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ?

Trung Quốc sẽ lựa chọn thiết chế chính trị tự do, dân chủ- nền tảng làm nảy sinh tính sáng tạo để phát triển, hay Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện thể chế chính trị độc tài toàn trị để rồi mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình thấp ? Từ khoảng 30 năm nay, nhiều học giả, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã đưa ra nhiều dự báo về tương lai Trung Quốc. Đa phần các dự báo đều trực diện nêu lên thời điểm nền kinh tế Trung Quốc sẽ đổ vỡ, thể chế chính trị Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng tất cả đều sai. Giờ đây, đối với các học giả, việc dự báo về tương lai của Trung Quốc- cũng là dự báo về tương lai của Việt Nam, khó khăn như việc tìm kim dưới đáy biển. Tuy không thể dự báo, tuy không đưa ra dự đoán, nhưng cần phải đưa ra những con đường mà Trung Quốc- dĩ nhiên là cả Việt Nam, phải lựa chọn để phát triển đối với Việt Nam, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp đối với Trung Quốc.

Nếu cả Trung Quốc và Việt Nam đều lựa chọn thể chế độc tài toàn trị hiện nay, thì, Trung Quốc sẽ khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp, và đành phải chấp nhận vị thế của một kẻ chiếu dưới về kinh tế và quyền lực mềm, bởi không thể nào hiện đại hóa kinh tế nếu không có dân chủ. Nếu lựa chọn thể chế độc tài toàn trị hiện nay, sự bất ổn ở Trung Quốc sẽ càng ngày càng dâng cao(vào năm 2015, Trung Quốc có 210.000 cuộc phản kháng có từ 100 người đến hơn 10.000 người so với 9.800 cuộc phản kháng vào năm 1998) kéo theo sự trì trệ về kinh tế và xã hội. Việt Nam, nếu vẫn chọn độc tài toàn trị thì kinh tế sẽ phát triển ở cấp số cộng trong khi thế giới phát triển với cấp số nhân, và bất ổn xã hội ngày càng lớn. Từ khoảng 5 năm nay, các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam đã chính thức thừa nhận sự tụt hậu về kinh tế của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng, Châu Á và thế giới nói chung. Và những thực tế xã hội đau lòng đã xuất hiện với tần suất liên tục. Nỗi đau Thủ Thiêm đang rộ lên là điển hình cho những bất công và cay đắng ở Việt Nam. Nhưng khi Trung Quốc đã thay đổi hiến pháp để ông Tập Cận Bình nắm quyền trọn đời, khi ông Nguyễn Phú Trọng sắp có trong tay chức vụ chủ tịch nước, có vẻ như, cả Trung Quốc và Việt Nam đều kiên định con đường độc tài toàn trị, ít nhất là trong vòng 5-10 năm nữa.

Con đường thứ hai mà Trung Quốc và Việt Nam có thể lựa chọn là thiết chế chính trị độc tài mềm đang tồn tại ở khá nhiều quốc gia với đặc trưng có nền kinh tế thị trường khá cao, có đối lập vừa phải, có đa nguyên chính trị tương đối, có xã hội dân sự tương đối rộng khắp, có báo chí truyền thông chút ít tự do. Phẩm chất của mô hình chính trị này là xã hội có tự do tương đối nên sẽ có sáng tạo tương đối, và có các chính sách thực dụng giúp kinh tế phát triển. Nếu lựa chọn con đường này, Trung Quốc sẽ thoát ra bẫy thu nhập trung bình thấp, xã hội bất ổn ở mức thấp, và Trung Quốc sẽ có tiếng nói khá trọng lượng đối với cộng đồng quốc tế, có hành xử trách nhiệm. Nếu Việt Nam lựa chọn con đường này, Việt Nam sẽ tương đối phát triển, và tiến nhanh về bẫy thu nhập trung bình thấp mà Trung Quốc đang vướng phải, xã hội Việt Nam có độ bất ổn thấp.

Con đường thứ ba mà Trung Quốc và Việt Nam có thể lựa chọn là xây dựng một thể chế dân chủ nửa vời kiểu Singapore với đặc điểm đa đảng nhưng đa nguyên chính trị thấp, đảng cầm quyền nhưng tam quyền phân lập đích thực, triệt để một nền kinh tế thị trường, xã hội dân sự phát triển cao, tự do báo chí ở mức khá cao. Cách đây khoảng 20-30 năm về trước, Trung Quốc đã muốn đi theo hình mẫu Singapore, nhưng sau biến cố Thiên An Môn vào năm 1989, ông Đặng Tiểu Bình đã âm thầm tiêu diệt ước mơ này. Nếu Trung Quốc đã có ước mơ đó tại sao không nghĩ rằng họ sẽ mơ ước lại ? Giờ đây, cả chính thể và người dân Việt Nam đều ngưỡng mộ đất nước Singapore, thế tại sao họ không cố gắng xây dựng đất nước theo hình mẫu ấy ? Nếu chọn con đường dân chủ nửa vời theo kiểu Singapore, cả Trung Quốc và Việt Nam sẽ mau chóng phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.

Có chọn lựa nào, có con đường nào khác cho Trung Quốc và Việt Nam ? Có con đường mà nhân loại văn minh đã dày công vun đắp và trên con đường ấy luôn ngập tràn yêu thương, bao dung và tha thứ. Đó là con đường tự do, dân chủ hoàn toàn theo kiểu Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, New Zealand, Canada, Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có sức hấp dẫn cực kỳ lớn đối với thế giới thứ ba và thế giới thứ nhất. Nếu cả Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn con đường này, đấy là niềm hạnh phúc lớn lao không chỉ riêng của nhân dân Trung Quốc và Việt Nam, mà còn là niềm hạnh phúc vô bến vô bờ của nhân dân toàn thế giới.

Các thách thức về kinh tế và xã hội đang đòi hỏi Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn một thiết chế chính trị tiến bộ hơn thiết chế chính trị hiện tại, và đây không phải là một lựa chọn may rủi mà là sự lựa chọn dựa trên thông minh hay ngu xuẩn. Kẻ thông minh sẽ có lựa chọn thông minh, kẻ ngu xuẩn sẽ có lựa chọn ngu xuẩn.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 22/10/2018

Published in Diễn đàn

Vào sáng ngày 11/10/2018, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, chính quyền đã tiến hành trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha sau 6 năm giam giữ. Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha được các nhân viên của trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đưa về bàn giao cho địa phương trên một chiếc xe cấp cứu. Vào giữa buổi sáng 11/10, chính quyền và công an thành phố Tân An đã cho phép người nhà của Đinh Nguyên Kha đưa anh về nhà.

kha1

Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha và mẹ trong ngày 11/10/2018. Ảnh : Tâm Don

Rất đông bà con thân thích và hàng xóm láng giếng đã đến thăm hỏi Đinh Nguyên Kha và mong anh sớm ổn định cuộc sống, có sức khỏe tốt. Nhiều nhà hoạt động xã hội từ Sài Gòn, Long An và Bà Rịa- Vũng Tàu cũng đã đến gia đình tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha để chia vui với anh và gia đình.

kha2

Bà con láng giềng đến thăm hỏi tù nhân Đinh Nguyên Kha. Ảnh : Tâm Don

Trao đổi nhanh với VNTB, tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha cho biết, trong 6 năm ở trong tù, anh được chăm sóc y tế ở mức căn bản, điều kiện ăn uống cũng không đến nỗi tệ, và anh không bị tra tấn. Tuy nhiên sức khỏe anh không được tốt, vì lẽ đó, phía trại giam đã đưa anh về Long An bằng xe cấp cứu. Anh Kha cho biết, hiện anh đang bị bệnh trĩ, thoát vị đĩa đệm và cao huyết áp. Theo lời anh Kha, bác sĩ Hồ Hải, một tù nhân lương tâm ở cùng trại tù với Đinh Nguyên Kha, đã khuyên anh sau khi ra tù phải cấp tốc đi khám tổng quát. "Điều tôi cần nhất bây giờ là sức khỏe. Tôi muốn yên tĩnh một thời gian và sẽ đi khám tổng quát ngay", anh Đinh Nguyên Kha nói.

kha3

Một số nhà hoạt động xã hội chúc mừng Đinh Nguyên Kha được tự do. Ảnh : Tâm Don

Vào ngày 16/05/2013, tòa án nhân dân tỉnh Long An đã đưa vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam", theo đó, Đinh Nguyên Kha phải nhận mức án 10 năm tù giam, Nguyễn Phương Uyên nhận mức án 6 năm tù giam. Tại phiên tòa sơ thẩm, Đinh Nguyên Kha nói : "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". Còn Nguyễn Phương Uyên nói tại phiên tòa : "Ông Hồ Chí Minh nói : Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước".

Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 16-8-2013, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã tuyên phạt Đinh Nguyên Kha mức án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo và được trả tự do ngay tại phiên tòa.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 12/10/2018

******************

Tù nhân trẻ Đinh Nguyên Kha mãn án 6 năm (RFA, 10/10/2018)

Tù nhân chính trị trẻ Đinh Nguyên Kha vào ngày mai 11 tháng 10 sẽ mãn án 6 năm tù mà thanh niên này phải chịu do bị cáo buộc chính là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

kha4

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên (thứ 2 từ phải sang) và Đinh Nguyên Kha (giữa) tại tòa án ở tỉnh Long An - Hình chụp hôm 16/5/2013 : AFP

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, thân mẫu của Đinh Nguyên Kha vào chiều ngày 10 tháng 10, cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan như sau :

"Bữa hôm 8 Tây cô ra tận trại tù cô thăm Đinh Nguyên Kha một lần chót để cô hỏi hỏi kỹ nó có đúng là 11 Tây tháng 10 họ thả không.

Thì đúng như vậy. Thằng cán bộ cũng nói 11 Tây tháng 10 thả nhưng mà họ sẽ đưa về địa phương quản lý chứ không cho thằng Kha tự động đi về. Mình không biết họ đưa về chỗ nào thành ra ngày mai cô cũng đi săn đón coi ngày mai đưa về chỗ nào chứ họ cũng không muốn mình đi đón thằng con mình.

Hình như nó bị án quản thúc 3 năm thành ra họ sẽ quản lý nó ở đâu rồi họ bắt nó đi honda ôm về hay đi bộ về. Cho con mình về một cách hèn hạ, không cho ai tiếp rước. Cái trận chiến nầy là một mất một còn. Nó tính toán thì cô cũng tính toán.

Ngày mai cô sẽ nhờ những anh honda ôm canh những cổng của nó để coi con mình nó xuống chỗ nào".

Đinh Nguyên Kha sinh năm 1988, cư ngụ tại Long An. Anh bị bắt vào ngày 11 tháng 10 năm 2012 và bị đưa ra xét xử vào ngày 16 tháng 5 năm 2013 với mức án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc chính như vừa nêu. Đinh Nguyên Kha ra tòa cùng vụ với bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên.

Đinh Nguyên Kha từng tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông.

Người anh trai của Đinh Nguyên Kha là Đinh Nhật Uy bị bắt vào tháng 6 năm 2013 với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ và bị tuyên án treo 15 tháng.

Sau khi hai người con bị bắt và bị bỏ tù vì những hoạt động yêu nước, thân mẫu của hai anh, tìm cách sử dụng mạng để lên tiếng đòi công lý con con trai bà.

Published in Diễn đàn
lundi, 08 octobre 2018 19:45

Một bức thư gây bão

Vào trưa ngày 5/10, facebooker Đoàn Quý Lâm đã cho đăng tải "Thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng" (*) lên tài khoản cá nhân của mình. Ngay lập tức bức thư này đã gây bão trên mạng, chỉ trong vòng một ngày đã có 2500 lượt chia sẻ, hàng ngàn lượt copy, 300 bình luận và gần 4000 thể hiện yêu thích.

bucthu2

Ảnh chụp màn hình lá thư của Nhà báo Đoàn Quý Lâm gửi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Facebooker Đoàn Quý Lâm trước đây là một nhà báo chuyên nghiệp, có một thời kỳ dài làm phóng viên trong hệ thống báo chí nhà nước với vai trò biên tập viên ở Đài truyền hình Việt Nam, phóng viên ở báo Người Lao Động, và hiện làm quản lý cho một công ty truyền thông ở Sài Gòn. Tài khoản facebook Đoàn Quý Lâm có hơn 4000 bạn và gần 10.000 người theo dõi.

Trong dòng trạng thái "Thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng", ông Đoàn Quý Lâm tự giới thiệu : "Tôi là một nhà báo gần như đã giải nghệ. Tuy vậy, tôi vẫn đáu đáu với vô vàn ngang trái bủa giăng trên đầu nhân dân và sự thối nát của các cơ quan công quyền, từ trung ương đến từng cơ sở. Tôi chứng kiến những điều đó trong quãng thời gian 10 năm tác nghiệp báo chí ở Sài Gòn. Rất rõ nét".

Trong "Thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng", ông Đoàn Quý Lâm nhìn nhận về tình hình quốc tế, mà cụ thể là các nước áp dụng lý thuyết chủ nghĩa cộng sản : "Chính quyền Bắc Kinh với những chính sách vô đạo, gieo sự ô nhiễm, bẩn thỉu và sợ hãi cho nhân loại, giờ đang giãy dụa dưới các đòn trừng phạt đến từ thế giới văn minh.

Bắc Triều Tiên đã nắm chặt tay Nam Hàn. Hai bên đang chờ một ngày thống nhất để giải phóng sự thống khổ của một nửa dân tộc bị mắc kẹt trong ý thức hệ dã man, tàn bạo.

Cuba, Venezuela không chóng thì chầy, nhất địch sẽ quay đầu. "Sức khỏe" họ quá yếu, không thể duy trì được lâu".

Từ hiện tại, ông Đoàn Quý Lâm nhìn nhận về quá khứ : "Khi Liên Xô-nơi mà chúng ta gọi là anh cả, sụp đổ, vị lãnh đạo cộng sản cuối cùng của họ là ông Mikhail Gorbachev thốt lên rằng : "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá".

Ông là một giáo sư, một nhà trí thức, ông có nhận ra giống Gorbachev hay không ?".

Ông Đoàn Quý Lâm kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản : "Thực lòng mà nói, giờ đây hầu hết người Việt đã ngán tận cổ cái gọi là Chủ nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa xã hội rồi. Tôi biết là các ông cũng cố giữ hoặc là chưa đủ dũng cảm buông bỏ thôi, chứ các ông cũng đã mất niềm tin dữ dội lắm. Nếu ông dọn được mấy thứ ảo tưởng, huyễn hoặc, lừa dối này ra khỏi Việt Nam, chắc rằng cả đất nước này sẽ tôn thờ ông, mãi mãi".

Ông Đoàn Quý Lâm kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện ngay ba vấn đề cấp bách : "Về giáo dục, hãy giải phóng cho học sinh, sinh viên. Xin làm ơn. Cho các em, các cháu bớt học những thứ vô bổ để cái đầu được tỉnh táo, thông minh một chút. Tất cả giáo viên cần được học lại về đạo đức nhà giáo và kỹ năng sư phạm đích thực để truyền thụ thay vì tra tấn.

Về kinh tế, rất đơn giản là bỏ quách những thứ gọi là "Thu hút vốn FDI", "công nghiệp hóa, hiện đại hóa"… v.v… Tất cả những thứ đó, không biết mang lại bao nhiêu tiền thuế cho nước Việt, nhưng nó là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường và bần cùng hóa một bộ phận đông đúc công nhân, con em của nông dân.

Về giao thông, chỉ đạo dẹp ngay 2 thứ này : Một là đám người mặc sắc phục đứng đường chuyên gài bẫy ăn mãi lộ, "bóp cổ" cánh tài xế ở khắp mọi nơi ; Hai là dẹp hết tất cả các trạm thu phí không thuộc phạm vi đường cao tốc".

Hầu hết các bình luận về bức thư gửi ông Trọng đều nhất trí về cách nhìn nhận và đánh giá thời cuộc của ông Đoàn Quý Lâm, và tỏ ý có sự thay đổi về thể chế chính trị ở Việt Nam, tỏ ý mong mỏi ông Nguyễn Phú Trọng trở thành một Gorbachov của Việt Nam. Nhưng mong ước là một chuyện còn hiện thực lại là câu chuyện khác. Nhiều chủ tài khoản đã có những bình luận khá tỉnh táo. Họ cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là một người giáo điều và bảo thủ nên ông sẽ không thể tiến hành thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, ông Trọng không có viễn kiến chính trị nên không thể trở thành một Gorbachov.

Có nhiều chủ tài khoản tếu táo rằng, ông Nguyễn Phú Trọng không dùng mạng xã hội, không chơi Facebook nên bức thư tâm huyết này cũng sẽ là đá ném ao bèo. Cũng có một số tài khoản khuyên ông Đoàn Quý Lâm nên gửi thẳng đến email của ông Trọng.

Khi nhiều người đã đặt câu hỏi : "Anh không sợ khi viết những dòng này à ?", ông Đoàn Quý Lâm thẳng thắn trả lời : "Tôi không sợ vì tôi viết sự thật, vì tôi viết với sự tâm huyết".

Nhiều người cho rằng, ông Đoàn Quý Lâm đã thể hiện sự can đảm, dũng cảm, yêu ghét rõ ràng khi viết thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 08/10/2018

******************

(*)Thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Quý Lâm, 05/10/2018

bucthu10

Tôi là một nhà báo gần như đã giải nghệ. Tuy vậy, tôi vẫn đáu đáu với vô vàn ngang trái bủa giăng trên đầu nhân dân và sự thối nát của các cơ quan công quyền, từ trung ương đến từng cơ sở.

Tôi chứng kiến những điều đó trong quãng thời gian 10 năm tác nghiệp báo chí ở Sài Gòn. Rất rõ nét.

Thưa ông,

Ông năm nay 74 tuổi. Lý lịch, ngoài việc chưa đóng góp được gì to tát cho đất nước, thì cũng tương đối sạch.

Và bây giờ là vận hội lớn. Tôi rất kỳ vọng ở ông.

Bất luận trước đây như thế nào, xin không nhắc. Vì nói lại thì quá dài, quá buồn, quá chán ngán.

Hiện tại, thực tại vẫn là một vận hội lớn. Cho ông và cho đất nước này.

Ông đang ở tuổi 74, vâng. Thời gian để làm một điều gì đó thực sự có ích và vĩ đại là không nhiều nữa.

Tôi khẩn cầu ông hãy nhìn xuống dân, nhìn vào đất nước mình để xử lý, quản lý, điều hành. Không cần nhìn sang Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh với những chính sách vô đạo, gieo sự ô nhiễm, bẩn thỉu và sợ hãi cho nhân loại, giờ đang giãy dụa dưới các đòn trừng phạt đến từ thế giới văn minh.

Bắc Triều Tiên đã nắm chặt tay Nam Hàn. Hai bên đang chờ một ngày thống nhất để giải phóng sự thống khổ của một nửa dân tộc bị mắc kẹt trong ý thức hệ dã man, tàn bạo.

Cuba, Venezuela không chóng thì chầy, nhất địch sẽ quay đầu. "Sức khỏe" họ quá yếu, không thể duy trì được lâu.

Khi Liên Xô - nơi mà chúng ta gọi là anh cả, sụp đổ, vị lãnh đạo cộng sản cuối cùng của họ là ông Mikhail Gorbachev thốt lên rằng : "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá".

Ông là một giáo sư, một nhà trí thức, ông có nhận ra giống Gorbachev hay không ?

Thực lòng mà nói, giờ đây hầu hết người Việt đã ngán tận cổ cái gọi là Chủ nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa xã hội rồi. Tôi biết là các ông cũng cố giữ hoặc là chưa đủ dũng cảm buông bỏ thôi, chứ các ông cũng đã mất niềm tin dữ dội lắm. Nếu ông dọn được mấy thứ ảo tưởng, huyễn hoặc, lừa dối này ra khỏi Việt Nam, chắc rằng cả đất nước này sẽ tôn thờ ông, mãi mãi.

Về chống tham nhũng, ông đang làm tốt. Ít ra là có những dấu hiệu như vậy. Khi nắm thêm quyền bính trong tay, tin chắc ông sẽ làm tốt hơn nhiều. Hẳn nhiên là chúng ta không thể trừng trị hết được, vì tham nhũng nhỏ to lớn bé dày đặc khắp mọi nơi. Thôi thì tha chọ họ, cũng là lỗi cơ chế cả.

Nhưng, nhất định là phải ngăn chặn. Ngăn chặn ngay từ bây giờ. Hãy tuyên bố mạnh mẽ tương tự như Park Chung Hee của Hàn Quốc : "Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng". Kể từ bây giờ. Ngay bây giờ. Thưa ông.

Về giáo dục, hãy giải phóng cho học sinh, sinh viên. Xin làm ơn. Cho các em, các cháu bớt học những thứ vô bổ để cái đầu được tỉnh táo, thông minh một chút. Tất cả giáo viên cần được học lại về đạo đức nhà giáo và kỹ năng sư phạm đích thực để truyền thụ thay vì tra tấn.

Về kinh tế, rất đơn giản là bỏ quách những thứ gọi là "Thu hút vốn FDI", "công nghiệp hóa, hiện đại hóa"… v.v… Tất cả những thứ đó, không biết mang lại bao nhiêu tiền thuế cho nước Việt, nhưng nó là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường và bần cùng hóa một bộ phận đông đúc công nhân, con em của nông dân.

Về giao thông, chỉ đạo dẹp ngay 2 thứ này : Một là đám người mặc sắc phục đứng đường chuyên gài bẫy ăn mãi lộ, "bóp cổ" cánh tài xế ở khắp mọi nơi ; Hai là dẹp hết tất cả các trạm thu phí không thuộc phạm vi đường cao tốc.

Việt Nam có 2 mỏ tiềm năng cực kỳ lớn, đó là sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái. Hai yếu tố này đủ để làm nên một xã hội thanh bình, giàu đẹp, hạnh phúc. Tập trung khai thác thật tốt nông nghiệp và du lịch thì chỉ cần chính phủ điều hành, hỗ trợ và người dân có thể giải quyết tốt tất cả những thứ còn lại. Chừng đó nên dẹp đi 2/3 cán bộ công chức để đỡ tốn ngân sách vô ích. 

Chỉ thế thôi. Chỉ vậy thôi. Chỉ rứa thôi.

Ông sẽ trở nên vĩ đại và vô cùng đáng kính.

Tôi đã nghiên cứu nhiều về cuộc sống và hiểu rằng không có cái chết cho bất cứ ai.

Cơ thể vật lý này là một phương tiện cho ta thi hành những phận sự, xấu xa hay tốt đẹp, trong tạm thời trăm năm ngăn ngủi. Khi rời đi, nó chỉ là chiếc áo cũ cần được thay. Chết không phải là hết.

Hiểu về điều này, không có gì phải sợ hãi hay tham lam. 
Ở một vị trí có thể chi phối muôn dân, thật là cơ hội tốt để làm cho kiếp sống Địa Cầu này của ông trở nên ý nghĩa thay vì vô nghĩa, tạo hành trang tốt cho sự tiến hóa về sau, nhiều kiếp sau sau nữa.

Chúc ông có đủ bản lĩnh, trí tuệ và sức khỏe để giúp người dân Việt Nam được sống trong hạnh phúc thật sự.

Trân trọng cảm ơn ông.

Ngày 5/10/2018

Nhà báo Đoàn Quý Lâm

Nguồn : Đoàn Quý Lâm, 05/10/2018

TB : Xin bạn hãy "share" giúp tôi để thư này đến được với người đang nắm giữ vận mệnh Việt Nam.

Published in Diễn đàn