Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mất cân đối trong đầu tư phát triển Vùng Miền

Thanh Trúc, RFA, 15/02/2019

Sau sự kiện quốc lộ chính từ Đông và Tây Nam Bộ lên Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh bị tắc nghẽn do lượng người đổ về quá tải, trong khi đó lại có cảnh người dân trải chiếu nhậu ngay trên đường cao tốc ở ngoài bắc, công luận đã thắc mắc vì sao cơ sở hạ tầng ở Nam Bộ, điển hình các trục giao thông quan trọng, không được đầu tư phát triển thỏa đáng như ở miền Bắc.

miennam1

Nông dân chăn vịt trên đồng lúa ở huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang, Việt Nam ngày 16 tháng 1 năm 2007. AP

Đây là câu hỏi này đọc được trên các báo mạng trong nước mà mới nhất là bài có tựa đề Nói thẳng đầu Xuân với tác giả tự xưng "một người con Nam Bộ, quê quán Bắc Bộ", viết rằng khúc ruột của miền Nam tức Quốc lộ 1 của các tỉnh Nam Bộ sao mà chật hẹp khốn khổ, thậm chí nhiều đoạn tỉnh lộ quá kém so với các tuyến đường thênh thang của miền Bắc.

Số liệu tác giả nêu trong bài viết cho thấy Nam Bộ, gồm hai tiểu vùng Đông và Tây Nam Bộ với 19 tỉnh thành và 34 triệu người, là vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng và có mức tăng trưởng GDP hơn 12,6% so với tầm 7% cả nước, cống hiến 60% sản lượng công nghiệp, chưa kể 40% giá trị GDP là phần đóng góp từ Nam Bộ và 70% giá trị xuất khẩu của đất nước.

Tại sao lại có sự mất cân đối trong đầu tư trầm trọng giữa Bắc, Trung và Nam tới như vậy, là nguyên văn câu hỏi trong bài. "Người con Nam Bộ quê quán Bắc Bộ" này cho rằng nếu cứ vắt sức nộp ngân sách mãi mà không được tập trung tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì liệu con gà Nam Bộ có còn đẻ trứng vàng mãi nữa hay không.

Không phải lần đầu tiên mà từ trước những câu hỏi tương tự về sự mất cân đối trong việc phân bổ phát triển cơ sở hạ tầng giựa Bắc, Trung Nam từng được báo chí trong nước trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến.

Trao đổi cùng đài Á Châu Tự Do, ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động, cho biết :

Tôi đồng ý với những ý kiến trên báo mà tôi đã đọc, đó là hiện tượng mất cân đối phải sửa chữa. Tôi biết tiềm lực của miền Nam, của Sài Gòn và Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, đầu tư không thỏa đáng như vậy sẽ hạn chế sự phát triển. Ý kiến mất cân đối rất đúng, và nếu đúng như nhận xét đó thì phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư cho Sài Gòn và Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển các công trình, các con đường huyết mạch cũng nằm chung trong xây dựng cơ sở. Nếu các con đường huyết mạch không tốt thì lưu thông sẽ đình trệ. Nói chung ở nước mình tam quyền phân lập không rõ, có phân quyền nhưng mà do đảng lãnh đạo hết. phải có điều kiện tổng quát để phát triển đất nước cho cân đối mới được.

miennam2

Sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long tuy vẫn phát triển nhưng hơn 90% công việc làm trên đồng ruộng đều cơ giới hóa - Ảnh minh họa

Các yếu tố gọi là vùng- miền hoặc trung ương-địa phương đã chi phối, dẫn đến sự mất cân đối trong chính sách phân bổ đầu tư phát triển hạ tầng ở Nam Bộ, là phân tích của nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng :

Trung ương phải hơn địa phương, Hà Nội vẫn coi các tỉnh ở miền Bắc phải hơn các tỉnh ở khu vực miền Nam, cho nên mức độ đầu tư ở miền Bắc, thậm chí miền Trung, cao hơn miền Nam.

Lý do thứ ba, những nhóm lợi ích ở trung ương có mối quan hệ mật thiết, gần gũi và hiệu quả hơn các nhóm lợi ích ở miền Nam, thành thử dành được nhiều dự án đầu tư hạ tầng cơ sở từ vốn ngân sách và ODA nhiều hơn, từ đó dẫn tới tình trạng hạ tầng cơ sở miền Bắc và miền Trung được đầu tư và phát triển hơn ở miền Nam là như vậy.

Mất cân đối trong đầu tư phát triển hạ tầng giữa Bắc Bộ và Nam Bộ đến từ chính sách phân bổ ngân sách bất hợp lý, là nhận xét của ông Nguyễn Văn Mỹ, công ty du lịch lữ hành Lửa Việt ở Sài Gòn.

Trong bài viết tựa đề Cần sự công bằng trong thu nộp và chi ngân sách đăng trên các báo trong nước, tác giả Nguyễn Văn Mỹ căn cứ trên số liệu của Tổng Cục Thống Kê để viết như sau :

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 nếu thu được 100 đồng thì chỉ được giữ lại 18 đồng để chi cho đủ thứ, chưa kể chuyện bị thất thoát hoặc sử dụng không đúng. Ngân sách để lại ít ỏi như vậy thì có thể đầu tư được gì cho hạ tầng hay cho phúc lợi xã hội.

Được biết chỉ tiêu nộp ngân sách mà trung ương giao cho thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là trên 347 ngàn tỷ đồng. Năm 2018 chỉ tiêu này tăng lên gần 10%. Như vậy mỗi ngày thành phố phải thu được 1.032 tỷ đồng tiền thuế, mỗi giờ phải thu được 43 tỷ và mỗi phút là 717 triệu đồng bất kể buổi tối hay ngày nghỉ. Năm 2019, chỉ tiêu giao nộp ngân sách về trung ương tăng thêm thành 400 ngàn tỷ đồng nhưng tỷ lệ được giữ lại thì càng giảm :

Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh là ông Phan Nguyễn Như Khuê có từng nói thẳng với Bộ Tài Chính là các anh đối xử với thành phố như là con bò sữa. Tôi thì tôi bảo rằng thật ra bò muốn có sữa thì phải được chăm sóc được bồi dưỡng, còn cứ tận thu như hiện nay thì có khi nó không có sữa đâu, có khi nó chết queo thì không biết lấy gì mà thu nữa..

Trong tất cảc tỉnh thành hiện nay, trích nộp nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh tới 82% tiền thu được. Hà Nội ít hơn với 65%, Bình Dương 64%. Đà Nẵng miền Trung được trích lại 32% trong lúc tỉnh miền núi như Vĩnh Phúc lại được trích tới 47% và tỉnh Hải Dương chỉ đóng góp 2% thôi. Bên cạnh đó, 47 tỉnh còn lại, được cho là làm bao nhiêu xài bấy nhiêu, còn được trung ương hỗ trợ ngân sách. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, điều phi lý hơn nữa nữa là các tỉnh làm bao nhiêu xài bấy nhiêu và được hỗ trợ đó thì cơ ngơi của các cơ quan văn phòng rất to lớn, bộ máy nhân sự thì rất cồng kềnh.

Về phần Nam Bộ, đặc biệt Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Mỹ nói :

Người ta thường kháo nhau ngoài Bắc thừa đường mà thiếu xe, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thì ngược lại thừa xe mà thiếu đường, nói lên việc mất cân đối giữa đầu tư cho các vùng. Có thể vì là thủ đô thì Hà Nội được ưu tiên hơn, đặc biệt trong lãnh vực hạ tầng và giao thông vận tải, nhiều cầu lớn được xây dựng, nhiều đường cao tốc và cầu cống được phát triển rất tốt.

Còn trong Nam, đặc biệt vùng Đông Nam Bô, đường sá phát triển không tương xứng. Riêng miền Tây, mật độ xe cộ trên Quốc lộ 1 từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây là nhiều nhất và gần như đó là độc đạo. Thậm chí khi cây cầu Long An bị xà lan tông hư không đi được thì lúc đó Bộ Giao thông và vận tải mới hốt hoảng lập tức làm ngay cái cầu một bên. Trước đây nếu nhỡ có chuyện gì mà cầu hỏng là không đi được. Chuyện kẹt xe liên tục từ miền Tây về thành phố ngày Tết ngày lễ là hồi chuông cảnh báo. Hiện nay theo tôi biết Trung ương đang đầu tư vào việc phát triển hệ thống đường Hồ Chí Minh song song với đường Quốc lộ 1 nhưng mà phải khẩn trương hơn. Vấn đề hiện nay là phải tập trung hơn cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm lại, phản ảnh từ các bài viết trên mạng cũng như qua báo giới đã cho thấy để khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bổ đầu tư cơ sở hạ tầng thì Việt Nam cần hoạch định chính sách hợp lý, có tầm nhìn thiết thực, tương xứng với khả năng và tiềm lực của Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa lúa trù phú và nguồn nông sản dồi dào của cả nước.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 15/02/2019

*******************

Thiếu hụt lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thanh Trúc, RFA, 13/02/2019

Bản tin của Việt Nam Thông Tấn Xã cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng trọng điểm của lúa gạo, nông sản, thủy sản trên cả nước, nay tình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề khó khăn mà nhà nông, doanh nghiệp chế biến thủy sản và các công ty sản xuất nông phẩm tại các nơi như Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu… phải đương đầu bao năm qua.

miennam3

Thu hoạch lúa tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long AFP

Báo Tiền Phong thì dẫn lời một nông dân ở Sóc Trăng rằng làng quê của ông bây giờ gần như toàn người già và trẻ con thôi, còn thanh niên trai tráng đều bỏ lên Bình Dương để làm công nhân trong các hãng xưởng trên đó.

Thiếu hụt lao động là một trong những thực tế chung khi một nước nông nghiệp chuyển sang giai đoạn công nghiệp, và Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực bị tác động nhiều nhất bởi tiến trình công nghiệp hóa này, là nhận định của tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược nông nghiệp, hiện tại là viện trưởng Viện Nghiên cứu Thể chế và thị trường nông thôn :

Trong sản xuất nông nghiệp khi phát triển lên thì máy móc cũng tăng lên nên nó đẩy bớt lao động ra, và khi giá chênh lệch giữa lao động đô thị cao hơn so với nông thôn thì lao động thường chuyển về các vùng công nghiệp đô thị. Có lẽ ở Việt Nam vùng chịu tác động rõ rệt nhất chính là Đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, cũng đồng ý rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, viếc máy móc thay thế sức người càng ngày càng phổ biến và trở thành một vấn đề cho khu vực :

Đúng là lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng yếu đi vì các vùng công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, của Bình Dương, của Long An ngày càng thu hút thêm nhiều lao động. Có thể nói sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long tuy vẫn phát triển nhưng cơ giới hóa là phần lớn, hơn 90% công việc làm trên đồng ruộng đều cơ giới hóa, người nông dân không tham gia bao nhiêu trong việc sản xuất lúa. Còn các công việc khác, thí dụ trồng mía người ta cũng trồng bằng máy, chỉ còn một số ít trồng bằng tay thôi. Tới lúc thu hoạch cũng bằng máy, nếu thu hoạch bằng tay thì rất đắt tiền. Ngay cây lúa cũng vậy nữa, người nông dân không thể nào có đủ tiền để trả cho công nhân. Đây là sự thật đang xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long của mình.

Như vậy sau Đồng bằng Bắc Bộ, đến lượt Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nhiều. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn phân tích :

Trong tất cả các vùng sinh thái ở Việt Nam thì chỉ có Đồng bằng sông Cửu Long là tăng trưởng âm về mặt lao động, tức là số người chuyển ra khỏi vùng nhiều hơn số người đẻ ra hoặc đi đến. Cái này vừa đúng theo qui luật nhưng mà mặt khác thì nó cũng thể hiện một điều là ở Đồng bằng sông Cửu Long thì cơ hội về sản xuất phi nông nghiệp, về công nghiệp… là không có nhiều, cho nên sức hút về giá lao động đã kéo người lao động trẻ ra khỏi vùng. Đó là lý do khiến lao động nông nghiệp rất khó khăn để có đủ người lao động. Ngay cả những đô thị như Cần Thơ chẳng hạn cũng là tình trạng phổ biến.

Chuyện bỏ quê lên tỉnh kiếm sống khiến là nhiều cặp vợ chồng phải gởi con trẻ lại cho cha mẹ để đi làm ăn xa, các cháu thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc của bố mẹ trong lúc tuổi còn quá nhỏ. Mặt khác, mức lương cao trên thành phố có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những người trẻ không kiếm được việc làm ở nông thôn. Giáo sư Võ Tòng Xuân :

Các doanh nghiệp thủy sản, đóng giày, may mặc, thường thu hút một lượng lớn lao động tương đối lớn, nhưng mà sau khi nghĩ Tết rồi thì số người trở lại không đủ, nhiều doanh nghiệp bị thiếu lao động bởi vì người ta có thể tìm được việc làm khác có thu nhập cao hơn. Sau đợt Tết này nhiều công ty đã có trường hợp phải tăng mức lương cho công nhân lên để người lao động có thể trụ lại làm việc với họ. Tôi nghĩ khuynh hướng này cũng giống như bên Thái Lan, Singapore hoặc Trung Quốc. Bây giờ mấy chỗ đó đâu phải là chỗ lao động rẻ nữa đâu.

miennam4

Những xóm nhà lưa thưa ở vùng biên giới An Giang - RFA

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn của Viện Nghiên cứu Thể chế và thị trường nông thôn, đề nghị cách khắc phục tình trạng mất cân bằng trong phân bổ lao động ở nông thôn và thành thị :

Năm nay, ngày mùng Năm mùng Sáu Tết, lúc các doanh nghiệp quay lại làm việc thì đường từ Cần Thơ lên Sài Gòn tắc nghẽn hàng chục tiếng đồng hồ, cho thấy mức độ di chuyển của lao động lên là khủng khiếp.

Để ngăn chặn tình trạng này thì có một cách làm mà một số nước một số nền kinh tế đã làm và đã khá thành công như trường hợp Đài Loan, và gần đây ở giai đoạn cuối của công nghiệp hóa thì Nhật Bản và Hàn Quốc cũng áp dụng, tức là đưa cơ sở hạ tầng về nông thôn, nhất là đường xá rồi là điện và đặc biệt là đào tạo nghề. Làm được như thế thì điều kiện đầu tư ở nông thôn trở nên thuận lợi không kém gì ở đô thị, các nhà máy sẽ chuyển về nông thôn, các khu công nghiệp sẽ đưa về nông thôn, nhất là những vùng đồng bằng có nhiều lao động.

Tiếp đấy, các đô thị lớn cũng giảm bớt các chức năng không cần thiết, ví dụ các trường đại học, các bệnh viện lớn. thậm chí các khu đô thị vệ tình được giãn về nông thôn. Nhờ thế cho nên điều kiện sống ở nông thôn và cơ hội việc làm ở nông thôn xuất hiện nhiều. Trong trường hợp đấy người dân nông thôn có thể không làm nông nghiệp nữa nhưng cũng không phải di chuyển lên thành phố. Đây là một trong những mô hình mà gần đây người ta gọi là ‘tăng trưởng bao trùm" .

Cách làm như thế rất tốt và có lẽ là cách duy nhất, tiến sĩ Đặng Kim Sơn khẳng định, để vừa giảm tải cho các thành phố lớn vừa không rút rỗng nông thôn đi, không để lại nông thôn chỉ toàn người già và trẻ em như hiện nay ở Việt Nam và đắc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Với câu hỏi Việt Nam đã nỗ lực đến mức nào để tiếp cận và tiến hành mô hình khắc phục mà tiến sĩ Đặng Kim Sơn gọi là mô hình tăng trưởng bao trùm, viện trưởng Viện Nghiên cứu Thể chế và thị trường nông thôn trả lời :

Ở Việt Nam các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân đã nhìn thấy. Tuy nhiên cách của chúng ta trong thời gian qua nhiều khi vẫn còn tiếp cận theo cách cũ, tức là thu hẹp khoảng cách đô thị và nông thôn bằng thuế thu ngân sách khá mạnh ở những vùng tăng trưởng cao, sau đó phân bổ trở lại cho những vùng nông thôn tăng trưởng thấp, để một mặt là xóa đói giảm nghèo, mặt khác là giản bớt chênh lêch thu nhập giữa đô thị với nông thôn nhằm giữ chân người lao động ở lại với nông thôn.

Thế nhưng cách làm này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn bởi cách làm vừa qua tập trung quá nhiều vào đầu tư công để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ của đô thị :

Chiến lược đó vô hình chung đã tạo sức hút về mặt thị trường, tạo điều kiện rất thuận lợi cho đầu tư tư nhân. Đặc biệt đầu tư nước ngoài tập trung vào hai trục tăng trưởng lớn của đất nước là chung quanh thành phố Hà Nội và chung quanh thành phố Hồ Chí Minh.

Chính mô hình tăng trưởng như vậy đã tạo điều kiện để hút tài nguyên ra khỏi hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng Đồng bằng sông Hồng trong chừng mực nào đấy là còn gần các khu công nghiệp, gần với các khu đô thị, trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn là bị rút rỗng để chuyển về Đông Nam Bộ và quanh thành phố Hồ Chí Minh.

Khắc phục không hiệu quả khiến Đồng bằng sông Cửu Long bị rút rỗng lao động dần đi như hiện nay :

Nếu thực sự muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề chênh lêch về bố trí dân cư, chênh lệch về phân bổ lao động, ông Đặng Kim Sơn nhấn mạnh, thì cách tốt nhất để khắc phục là phải phát triển cơ sở hạ tầng ở hai vùng đồng bằng.

Đồng bằng sông Cửu Long mà cả Tây Nguyên vốn có lợi thế rất mạnh về và Tây Nguyên là hai nơi có lợi thế rất mạnh về phát triển nông nghiệp thì phải đưa về đây các ngành công nghiệp và dịch vụ hậu cần phục vụ cho nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản.

Đây là giải pháp căn cơ nhất để có việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn ngay tại chỗ. Nói một cách khác, đây chính là mô hình tăng trưởng vừa vững bền vừa bao trùm mà trong thời gian tới Việt Nam chắc chắn phải tính đến như kết luận mà Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nêu ra.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 13/02/2019

Published in Diễn đàn

Trong lúc các dân tộc Châu Á trong đó có Việt Nam bước vào năm mới âm lịch Kỷ Hợi, các thầy phong thủy suy luận rằng năm Hợi nói chung không tốt không xấu nhưng lại gây xung khắc chia rẽ trong giới lãnh đạo các nước, đặc biệt rất xấu với vị nào tuổi Tuất như ông Tổng thống Trump của nước Mỹ chẳng hạn.

tuvi1

Đóa hoa ngọc lan giữa Chợ hoa trên đường hoa Nguyễn Huệ ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 3/2/2019 AFP

Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc, là cây trong vườn ,cây trên đất bằng, không có gì độc hại cả, đó là thứ rất hiền lành thậm chí dễ bị dày xéo làm hư hỏng đi. Và Kỷ Hợi không có hại cho tuổi Bính Tuất đâu.

Đó là lời kiến trúc sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội, chuyên nghiên cứu phong thủy và thường có những bài viết về bộ môn này trên các báo mạng trong nước.

Tuy nhiên theo một bản tin của AFP cuối tháng Giêng vừa qua, dẫn lời thầy phong thủy Tsai Shang Chi ở Đài Loan và thầy tướng số Thierry Chow ở Hong Kong, thì năm Kỷ Hợi này gây khá nhiều xáo trộn và chia rẽ giữa các vị lãnh đạo thế giới, và với người nổi tiếng cầm tinh con chó như Tổng thống Donald Trump sang năm Hợi bao nhiêu bí mật quá khứ bị lôi ra ánh sáng, thậm chí nhiều chuyện không hay có thể dẫn đến chuyện ông Trump bị luận tội.

tuvi2

Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng hôm 31/1/2019AFP

AFP còn dẫn lời thầy phong thủy Alion Yeo, cũng là người Hồng Kông, rằng thời điểm thuận lợi nhất để luận tội ông Trump là từ mùng 6 tháng Chạp năm Hợi đến mùng 6 tháng Giêng năm Tý. Kiến trúc sư Trần thanh Vân giải thích :

Ông Trump tuổi Bính Tuất là đất trên mái nhà, vậy cây mọc trong vườn nhà không có tác dụng gì xấu cho đất trên mái nhà cả. Năm nay không có gì xấu cho tuổi của ông Trump nhưng có thể có hại cho ông về chuyện khác. Là con người đã hình thành, thói xư tật xấu đã có rồi, năm trước, năm xưa chưa bộc lộ thì năm nay sẽ bộc lộ hết vì thời vận của ông hết. Cái đó hoàn toàn không phải vì chữ Bính Tuất và chữ Kỷ Hợi.

Kỷ Hợi này đối với lãnh đạo Việt Nam như thế nào, vẫn lời kiến trúc sư Trần Thanh Vân :

Lãnh đạo Việt Nam đông quá nhưng giờ cứ tạm nói về ông Nguyễn Phú Trọng đi. Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, tuổi Giáp Thân, là Tuyền Trung Thủy, nước ở trong giếng. Nếu chỉ nước trong giếng thôi thì ông cũng sẽ chẳng làm được gì bởi nó không phải là Thiên Hà Thủy, nước ở trên dội xuống tạo lũ lụt, hay Trường Lưu Thủy nước của giòng sông thì vô tận. Nước trong giếng phải múc từng gầu lên, nếu tuổi đó mà sống đúng mức, sống điều độ thì chẳng có hại gì. Thủy là nước, năm nay ông có thể tưới cho cây, giúp cho cây tốt lên, đó là nói về tuổi.

Nhưng quan trọng hơn chính là vận hạn của đất nước năm Kỷ Hợi này, dựa trên phong thủy, kiến trúc sư Trần Thanh Vân nói tiếp :

Vận hạn liên quan đến tuổi tác và không gian. Xin nói thật không gian của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang rất xấu, xấu lắm.

Phong là gió, thủy là nước, có gió lành có nước trong thì cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh và sẽ làm được nhiều việc.

Nhưng hiện nay đất nước Việt Nam của chúng ta, Hà Nội của chúng ta hiện 80%, 85% diện tích ao hồ đã bị san lấp để làm nhà. Sông Tô Lịch hiện nay thì hôi thối, cống rãnh, sông Nhuệ cũng vậy. Sông Đáy 1000 năm trước khi Lý Thái Tổ đi thuyền từ Hoa Lư ngược dòng sông Đáy về định đô ở Thăng Long, xây dựng nên thành Thăng Long trên bến dưới thuyền. Sông Đáy hiện nay bị tắc nghẽn, hôi thối. Dòng sông xấu tạo nên cuộc sống, vệ sinh, môi trường cực kỳ xấu, đó là cái vận hạn rất buồn...

Vậy thì bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng hay bất cứ ông nào lãnh đạo đất nước này đều bị như chị như tôi thôi, đều bị cái xấu xí bẩn thỉu đó nó ám. Không gian xấu xí bẩn thỉu như vậy, Hà Nội chỗ nào cũng cống rãnh, chưa mưa đã lụt thì thưa không có năm nào là năm tốt hết. Do cái phong thủy lụn bại, do sự ngu dốt, người ta nhầm lẫn và người ta bắt tay với Tàu sâu quá. Tôi linh cảm những người theo Tàu vẫn theo nhưng người có lương tri bắt đầu tỉnh ngộ lại. Đầu tiên của việc tỉnh ngộ là phải khai thông những dòng sông, phải phục hồi phong thủy cho toàn bộ người dân đất nước này được sống bình an.

tuvi3

Người vớt rác trên một con sông ô nhiễm ở Hà nội hôm 20/10/2006 AFP

Tóm lại, năm Kỷ Hợi nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam không dũng cảm cho khai thông các dòng sông, không có dũng cảm để khắc phục cái xấu về phong thủy về không gian thì không bao giờ có cái tốt về thời gian và vận nước cả, kiến trúc sư Trần Thanh Vân kết luận.
Tiến sĩ Hà Ngọc Cư, cựu giáo sư LaSalle Taberd ở Sài Gòn, cựu Giám đốc cơ quan Di Trú Và Tị Nạn Lutheran ở Texas, hiện là nhà báo ở Houston, nói rằng những lời tiên tri của các nhà phong thủy Đài Loan và Hồng Kông có vẻ có trọng lượng vì họ biết kết hợp phong thủy với hoàn cảnh hay tình hình thực tế :

Kỷ Hợi là năm rất mệt cho ông Trump đúng như mấy ông thầy phong thủy Đài Loan và Hồng Ko6ng nói. Theo tôi biết năm Hợi là năm âm, mà ông Trump năm Hợi này bị sao Thái Âm. Thái Âm nó cầm cái búa nó trấn ở đó, ông thích xây tường thì nó phá tường.
Đến ngày thứ Ba này, tức mùng Một Tết Kỷ Hợi, ông Trump sẽ đọc bài điều trần quốc hội hàng năm, mà ông lại chọn đúng ngày mùng Một Tết.

Ngày mùng Một Tết là ngày kiện tụng rất xấu, nếu ông đưa chiêu bài tuyên bố tình trạng khẩn trương để lấy tiền nơi nào đó, Bộ Quốc Phòng chẳng hạn, để xây tường, thì đời nào Quốc Hội chịu và phải đưa tới kiện cáo. Kiện cáo ngày mùng Một Tết chả đi tới đâu thì lại có chuyện shut down (đóng cửa). Theo thăm dò mới nhất của đài CNN thì 65% dân Mỹ nói sẽ không bầu cho ông Trump nếu ông Trump tái cử.

Về giới lãnh đạo Việt Nam, cao nhất nước như Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mà cầm tinh con khỉ (Giáp Thân) thì cũng sẽ rất mệt trong năm Kỷ Hợi vì Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung. Nhà báo Hà Ngọc Cư nói tiếp :

Cái mệt của ông Nguyễn Phú Trọng là cuối 2018 đầu 2019 xảy ra vụ Lộc Hưng, rồi vụ 5 lô đất vàng ở Thủ Thiêm bày đặt rút thăm mà chia nhau. Ngày nhỏ bố mẹ tôi thường nói không học hành thì lớn lên cạp đất mà ăn, nhưng giờ những người cạp đất toàn là những người giàu dễ sợ lắm. Thứ hai là ông Trọng không làm được cái gì cả, cứ dựa vào Tàu mà ngồi đó rồi thì 2 kinh vững vàng, miền Bắc miền Nam chả ai làm gì cả.

tuvi4

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 5/2/2019 - AFP

Nhưng biết đâu trong cái rủi tứ hành xung lại có cái may từ ông Trump đưa tới thì sao, nhà báo Hà Ngọc Cư nhận định một cách hài hước :

May cho ông Trọng là tự nhiên Mỹ lại chọn Đà Nẵng làm nơi họp giữa Trump và Kim Jong-un, như vậy ông Trọng và Việt Nam được quốc tế để ý tới. Và nhỡ ra mà ông phò mã (con rể) Kushner mà đi theo ông Trump, nếu có thầy phong thủy nào ở Việt Nam gạ gẫm là đất Đà Nẵng tốt rồi ông Kushner lại xây lên một cái Trump Tower thì phe ta, phe cánh tư bản đỏ lại có ăn nữa, cho nên chuyến này họ rập rình lắm. Tôi thấy tình hình Việt Nam cứ rối mù như nồi canh hẹ chả biết đâu mà mò, tất cả đều dựa vào hai ông Tàu vào Mỹ thì mình có đường nào đi đâu.

Dưới mắt ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, chuyên nghiên cứu về Lý Số Đông Phương ở Sài Gòn, đã có tam hạp như Thân Tý Thìn chẳng hạn thì cũng không thể chối cãi những tứ hành xung mà điển hình là Dần Thân Tỵ Hợi . Ông nói năm nay tất cả những người tuổi Hợi đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của sao Thái Tuế, còn gọi là Tuế Phá :

Bốn tuổi Dần Thân Tỵ Hợi thì 3 tuổi bị dính đến sao Thái Tuế rồi. Tuổi Hợi là tuổi Tỵ, tuổi Thân, tuổi Dần, 3 cái này cũng bị ảnh hưởng sao Thái Tuế rồi, trong đó nặng nhất là hai tuổi Tỵ và Hợi. Tuổi Hợi không những bị sao Thái Tiế chiếu mà còn là năm tuổi nữa, còn năm Thân tương đối là nhẹ nhất.

Nhưng mà Dần Thân Tỵ Hợi cũng chỉ là yếu tố mang tính tổng quát mà thôi. Đi vào cụ thể cũng là Tỵ nhưng mà Tân Tỵ thì nó lại khác với Đinh Tỵ bởi vì ngoài chi và can thì còn vận khí năm nay là Bình Địa Mộc. Thế thì người Tân Tỵ mạng Kim thì Kim khắc Mộc thì cũng vất vả, nhưng mà chữ Kỷ sinh chữ Tân cho nên anh Tân Tỵ đỡ khổ hơn anh Đinh Tỵ. Năm Đinh Tỵ còn bị tam tai nữa, và tất cả các tuổi Tỵ Dâu Sửu đều bị tam tai.

Đó chỉ là một trong những thí dụ cho thấy theo Lý Số Đông Phương thì dù cho có tứ hành xung nhưng không có gì tuyêt đối là xấu hay hoàn toàn tốt mà phải dựa vào những yếu tố khác nhau trong phong thủy, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định.

Từ Melbourne, Australia, ông Nguyễn Cung Thông, chuyên nghiên cứu về Thập Nhị Chi và 12 con giáp theo cổ ngữ, cho rằng phong thủy thật ra có những yếu tố quyết định nhưng không phải là tất cả, nếu quan niệm bói toàn đầu năm là chuyện vui cửa vui nhà, trà dư trà dư tửu hậu thì mọi chuyện của 365 ngày trước mắt sẽ nhẹ nhàng biết bao.

Phong cách sống, sự quyết tâm và nỗ lực làm việc của mỗi người, theo ông Nguyễn Cung Thông, mới là những điều kiện cần thiết để có được một đời sống an vui, tốt lành cho một năm mới.

Sau hết, theo lời dặn dò của nhà Lý Số Đông Phương Tuấn Anh đền quí thính giả đài Á Châu Tự Do thì hướng Nam là hướng xuất hành tốt nhất đầu năm Kỷ Hợi này.

Xin quí vị nhớ thời gian xuất hành thuận lợi nhất là từ từ 1 đến 3 giờ sáng, cứ đi về hướng Nam trong khoảng thời gian đó, quan trọng là trở về nhà trước 3 giờ sáng để đạp đất nhà mình thì mọi sự mới hanh thông như ý.

Mùng Hai là ngày khai trương tốt nhất. Tất nhiên mùng Hai Tết chả ai mở cửa hàng cả nhưng nên chọn mùng Hai Tết để khai trương lấy ngày. Nếu không kịp thì Mùng Bốn, Mùng Sáu hoặc Mùng Tám cũng được.

Thay mặt toàn Ban Việt Ngữ, Thanh Trúc kính chúc quí thính giả một năm Kỷ Hợi an bình, thịnh vượng, hạnh phúc, ước gì được nấy.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 04/02/2019

Published in Văn hóa

Theo bản tin AFP hôm 27 tháng Giêng, Thủ tướng Mahathir Mohamad quyết định hủy bỏ dự án đường sắt từ Tây sang Đông trên lãnh thổ Malaysia, gọi tắt là ECRL, mà Trung Quốc trúng thầu với trị giá 81 tỷ ringgit tương đương 19 tỷ 600 triệu đô la.

vay1

Nhà máy Đạm Ninh Bình, một trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ có vốn ODA Trung Quốc đã không thể tiến hành sau khi vay vốn và sử dụng nhà thầu Trung Quốc Courtesy : Ảnh chụp màn hình cafef.vn

Đây là dự án lớn ký với Trung Quốc từ thời chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Najib Razak, hiện đang bị truy tố vì tội tham nhũng.

Tin cho biết Bộ trưởng Kinh tế Malaysia, ông Azmin Ali, nói rằng phát triển tuyến hỏa xa từ Tây sang Đông là dự án quá sức tốn kém vào lúc Malaysia không đủ khả năng tài chính trong lúc này.

Vẫn theo lời ông Azmin Ali, nếu không ngưng lại thì mỗi năm chính phủ phải chi trả 500 triệu ringgit tiền lời mà Kuala Lumpur không kham nổi.

Trong lúc giới phân tích bên ngoài quan ngại rằng quyết định của Thủ tướng Mahathir Mohamad ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ song phương Malaysia-Trung Quốc, người am hiểu tình hình ở Việt Nam, nơi có nhiều dự án bạc tỷ vay vốn và thực hiện bởi tổng thầu Hoa Lục, lại bày tỏ sự đồng tình với vị Thủ tướng cao tuổi của Malaysia,

Đối với Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thủ tướng Mahathir Mohamad là một người sáng suốt :

"Sáng suốt ở quyết định phải ngưng lại hơn là tiếp tục theo đuổi, bởi từ 16 đến 20 tỷ đô la mà chưa nói tới phát sinh thì mỗi năm như thế lấy đâu cả mấy trăm triệu đô la để trả cho nhà thi công. Hai nữa cái thiệt hại của họ là người Malaysia không được công ăn việc làm, vì người Trung Quốc đưa cả thợ thuyền của họ kéo sang làm. Nghĩa là công việc làm cho người bản địa là không có mà lại còn gánh năng nợ nần. Quyết định phải ngưng lại là sáng suốt".

Nhà quan sát Phạm Chí Dũng, từng làm việc trong ngành Nội Chính Đảng, cho rằng quyết định của Thủ tướng Malaysia là một đòn đau cho Trung Quốc đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài mà không mang lại phúc lợi cho dân bản địa :

Tôi cho đấy là một quyết định tuyệt vời. Vào năm 2013, dự án đập thủy điện Myitsone trị giá 7 tỷ đô la của Trung Quốc ở Myanmar đã phải ngưng lại và từ đó tới nay không triển khai nữa. Và quyết định thứ hai mà Mahathir Mohamad giáng vào Trung Quốc cho thấy không thể dùng tiền mua cả thế giới như Trung Quốc thường khoe khoang, và Malaysia cũng không phải như một số nước Châu Phi, không phải là Zimbabwe hay là Venezuela ở Châu Mỹ La Tinh mà Trung Quốc có thể vung tiền vào các dự án đầu tư để chi phối nền kinh tế và thao túng chính trị.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong một thập niên trở lại đây nhiều nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu các dự án của Việt Nam. Quá trình thực hiện cho thấy nhiều dự án lâm cảnh chậm trễ, đội vốn, kiện tụng. Nguyên nhân trì trệ phần lớn từ phía Trung Quốc, điển hình như dự án đạm Ninh Bình đã không thể tiến hành sau khi vay vốn và sử dụng nhà thầu Trung Quốc. Kế đó là dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên từ năm 2007 vì kéo dài khiến mức vốn tăng cao.

Nhiều dự án của ngành Công Thương cũng gặp cảnh gọi là ngậm đắng nuốt cay khi đối mặt và làm việc chung với nhà thầu Trung Quốc.

vay2

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Courtesy : mt.gov.vn

Một trong những chuyện gần nhất và được nói tới nhiều nhất là dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã hai lần tăng vốn khiến một số nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và các tổ chức dân sự lên tiếng bằng nhiều bài phản biện trên mạng.

Dưới mắt Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, đường sắt đô thị Cái Linh - Hà Đông là dự án kéo dài quá lâu :

"Quá lâu mà còn đôi vốn lên nhiều lần, còn công nghệ thì theo tôi biết cũng không phải là công nghệ tiên tiến. Người sử dụng kỹ thuật đưa sang đây làm cũng không phải loại hảo hạng, có thể nói là người của công ty bản địa thuộc hạng kém mới cho sang đây. Đấy là những yếu tố làm cho kéo dài, đội vốn. Khi đấu giá thì họ đấu giá thấp, nhưng quá trình làm thì cứ phát sinh và phát sinh mãi làm đội vốn lên nhiều và thời gian lâu".

Tháng Mười Một năm 2018 vừa qua, một bản tin trên VietnamNet cũng cho hay vì nhiều vấn đề trì trệ và bất ưng khiến nhiều chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng với phía nhà thầu Trung Quốc, thậm chí chấp nhận bị thưa kiện.

Câu hỏi ở đây là tại sao Việt Nam không thể chấm dứt hay ngưng cho tiến hành những dự án tốn kém đã ký với tổng thầu Trung Quốc như Myanmar lúc trước và Malaysia mới đây ? Kỹ sư Ngô Sĩ thiết, một thành viên nhóm Minh Triết ở Hà Nội nhận định :

"Đất nước người ta có độc lập trong cách hành xử, còn Việt Nam lãnh đạo phải xứ lý những quan hệ rất khó khăn vì bị phụ thuộc vào nhiều thứ mà từ góc độ ở ngoài mình không thể biết hết được. Cho nên đối với những dự án có Trung Quốc đầu tư thì không dễ mà từ chối như là Malaysia hoặc một nước khác.

Từ việc khởi xướng dự án đến việc chọn nhà thầu đến việc vay vốn đến tiến trình triển khai Việt Nam thực sự bị lệ thuộc trong việc đưa ra những quyết định mang tính chất độc lập. Ngày trước ông Đinh La Thăng có thể hiện ý kiến cá nhân là "đuổi nhà thầu Trung Quốc" mà hậu quả là ông bây giờ đã bị bỏ tù, hầu như không ai dám mạnh bạo như ông Đinh La Thăng nữa".

Đinh La Thăng là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, từng có thời là Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải và đã có những chỉ trích mạnh mẽ đối với nhà thầu Trung Quốc. Ông Thăng bị kết án tù vào năm ngoái về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Tế nhị và phức tạp là nhận xét của giáo sư Đào Công Tiến, cựu Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Sài Gòn :

"Bỏ một dự án ? Có những cái không thể chuyển được đâu, còn cái chuyển được thì cũng phải gỡ những cái vướng những cái phức tạp. Đấy là vì sao ? Vì nó liên quan đến những cái không thể giải quyết bằng phương án bỏ được, phải tính toán nhiều thứ không thể nói dông dài trên máy được".

Nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng phân tích thêm :

"Tại sao không dừng được ? Lý do đầu tiên thành thực mà nói là khó có bằng chứng nhưng mà vô cùng nhiều dư luận cho rằng lãnh đạo hoặc giới chuyên trách đã không quyết tâm, không dứt khoát và không dám làm rõ. Các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ liên kết liên doanh với Trung Quốc thì đã nhận chung chi, và rất nhiều dư luận cho rằng Trung Quốc là một quốc gia chịu chung chi, chịu hối lộ thoáng nhất thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt những doanh nghiệp có mối quan hệ đặc thù với Trung Quốc, đặc thù ở đây có nghĩa là có lợi nhuận, và những dự án liên quan tới ODA hoặc liên quan tới ngân sách nhà nước, thì dư luận cho rằng không hiếm những doanh nghiệp này đã nhận tiền từ các doanh nghiệp Trung Quốc và để cho Trung Quốc trở thành tổng thầu. Tôi cho rằng vấn đề tham nhũng là lý do đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam không dám bỏ những dự án với Trung Quốc.

Lý do thứ hai thì cho tới nay Việt Nam không chỉ lệ thuộc vào kinh tế cho tới những dự án đấu thầu có Trung Quốc mà còn bị chi phối bởi mặt chính trị, thậm chí dư luận còn đồn đoán là Trung Quốc chi phối tới cấp trung ương của đảng. Thế thì việc hủy bỏ những dự án lớn của Trung Quốc ở Việt Nam thì rõ ràng vì lý do chính trị Việt Nam đã không dám làm, điển hình là dự án bô xít Tây Nguyên".

Vẫn theo báo mạng Vietnam.Net tháng Mười Một năm 2018, để nâng cao giải pháp cũng như chấn chỉnh công tác quản lý lãnh vực đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thông qua các dự án lớn nhỏ, từ năm 2015 Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương đồng thời sửa đổi Luật Đấu Thầu và các văn bản liên quan.

Bên cạnh đó, chính phủ và các cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm mà theo báo cáo thì đã có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên theo các nhà quan sát và các tổ chức dân sự ở trong nước, minh bạch mới là cần thiết chứ không chỉ những qui định trên giấy mà đủ, và giải pháp nào cho những gói thầu với Trung Quốc bị trì trệ và đội vốn vẫn còn là câu hỏi phía trước.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 02/02/2019

Published in Diễn đàn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua năng suất quốc gia là nội dung cuộc hội thảo khoa học do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20 tháng 12 vừa rồi ở Hà Nội.

dnnn1

Hai cựu quan chức dầu khí Việt Nam, Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, trước tòa vào tháng giêng năm 2018 - AFP

Dịp này, những vấn đề cản trở năng lực cạnh tranh được nêu lên như khẩn cấp cải cách doanh nghiệp nhà nước đang là bộ máy kém hiệu quả và gây cản trở, tính bền vững của kinh tế thị trường vẫn là điều cần quan tâm, tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam bị chậm lại trong thời gian qua, mô hình phát triển của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp để thúc đẩy đất nước tiến lên trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp, cho biết nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước bạn trong khu vực ASEAN, xác định những rào cản có thể có trong phát triển của đất nước. Đây cũng được coi như những khuyến nghị đối với nền kinh tế, qua đó vấn đề cải cách doanh nghiệp quốc doanh và sự kém hiệu quả của khu vực là điểm đáng chú ý nhất.

Cải cách doanh nghiệp quốc doanh là đề tài được nhắc đi nhắc lại nhiều lần chứ không đợi đến lần khuyến nghị cuối năm 2018 này, là nhận định của chuyên gia kinh tế trong nước, tiến sĩ Ngô Trí Long :

Không phải bây giờ mới khẩn cấp, hiện với tỷ trọng của doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả so với các thành phần kinh tế khác thì đây là vấn đề cấp bách, vấn đề thời sự mà lúc nào cũng được đặt trên bàn nghị sự của nhà nước Việt Nam.

Dưới mắt một nhà trí thức nước ngoài đang sống tại Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư danh dự đại học Liège, Bỉ, hiện là cố vấn cấp cao đại học Duy Tân ở Đà Nẵng, cải tổ hay cải cách doanh nghiệp nhà nước là phạm trù được đưa ra từ thập niên 80 trở đi mà chừng như không kết quả hay không tiến triển gì mấy :

Vì trong nghị quyết của đảng thì kinh tế nhà nước là chủ đạo,đây là nỗi thống khổ của kinh tế và lý do kinh tế trì trệ, đến nỗi bây giờ phát triển kinh tế đứng sau Lào. Bản thân của kinh tế nhà nước cũng có ở những nước tư bản như nước Pháp, cũng có những công ty của nhà nước nhưng cách quản lý của họ không như của Việt Nam.

Vấn đề loại bỏ kinh tế nhà nước thành không chủ động thì không được vì có Nghị Quyết đảng, nhưng điều có thể làm được là thay đổi phong cách quản lý, nhất là cách sử dụng nhân sự và chấp nhận nhân tài. Nhưng trên thực tế thì rất khó vì những người đã nắm quyền nắm tiền rồi thì họ dễ gì buông bỏ để những người có tài có đức lên làm, và cái tư duy trong đảng không cho phép làm được như vậy. Quan trọng phải phát xuất từ một nghị quyết là phải loại bỏ chủ trương chủ đạo của kinh tế nhà nước thì mới được.

Bên cạnh những khuyến nghị cụ thể, nhóm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp còn vạch lộ trình chính sách mà Việt Nam phải theo hầu có thể bắt kịp đà tiến của ASEAN vào năm 2040.

dnnn2

Trụ sở Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) ở Hà Nội - RFA file

Một trong những cản trở chính của kinh tế Việt Nam là bộ máy cồng kềnh và kém hiệu quả của khu vực quốc doanh. Nói một cách khác, bộ máy kém hiệu quả này đe dọa tính bền vững của kinh tế thị trường. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu nói rằng những cải cách về thể chế không bắt kịp những cải cách về kinh tế.

Những vấn đề vừa nêu được giải thích là Việt Nam thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, hoạt động không hữu hiệu, tham nhũng trong khu vực quốc doanh đã cản trở việc thực hiện chính sách nhằm giải quyết mọi khó khăn về tình trạng kinh tế của Việt Nam.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp, tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, cũng cho rằng cải cách doanh nghiệp quốc doanh dù như không phải là vấn đề mới nhưng điều cấp thiết phải coi đó là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Vẫn theo lời ông, đề xuất của nhóm nghiên cứu kêu gọi chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa và thoái vốn từ các doanh nghiệp nhà nước, hợp lý hóa đồng thời tập trung hóa hệ thống quản lý tài sản công. Khẳng định cần loại bỏ tình trạng ông gọi là méo mó, thiếu cân bằng của thị trường do việc ưu ái khu vực công thì mới tạo được sân chơi bình đẳng, lành mạnh và mới áp dụng được các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hữu hiệu giữa hai khu vực công và tư.

Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Ngô Trí Long, nhận định :

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nhìn chung thường làm ăn không có hiệu quả bởi rất nhiều vấn đề. Ngoài vấn đề mục tiêu kinh doanh còn vấn đề về mặt chính trị. Trong bối cảnh tình hình đó, qua nhiều lần qua nhiều cuộc thì mới đây ủy ban quản lý tài sản vốn nhà nước được thành lập và tập hợp lại. Đây là vấn đề cấp bách mà người ta tiến hành bằng nhiều hình thức như cổ phần hóa, bán khoán hoặc thoái vốn.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được. Còn để những tập đoàn của nhà nước mà làm ăn kém hiệu quả thì coi như là gây thất thoát, lãng phí, coi như của cải xã hội sẽ mất dần mà cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bội chi của ngân sách nhà nước.

Chính vì vậy Hội nghị Trung ương V của Khóa XII đảng mới đưa ra và coi kinh tế tư nhân là động lực. Hiện nay người ta theo mô hình quản lý mới là thành lập cái ủy ban quản lý tài sản và vốn của nhà . Nhưng theo tôi nghĩ thì ủy ban này cũng khó có khả năng mà quản lý được. Chỉ có con đường phải đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp thì may chăng mới có khả năng cải tạo năng lực của các doanh nghiệp nhà nước.

Còn vấn đề tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp nhà nước thì sao ? Theo tiến sĩ Ngô Trí Long thì đây là chuyện không thể phủ nhận :

Mà thất thoát, lãng phí, tham nhũng thì đây là cái ổ, cái ung nhọt. Rất nhiều tập đoàn làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng, có nghĩa là tiền thuế của dân đội nón ra đi. Cho nên không phải bây giờ mà từ lâu rồi nhà nước phải quyết tâm, chính sách thì đã có, đã nghiên cứu đã quan tâm, nhưng vấn đề phải thực thi làm sao mới là quan trọng.

Trong lúc tiến sĩ Vũ Tiến Lộc khẳng định để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với ASEAN, ngoài việc cải tạo khu vực quốc doanh thì những biện pháp cần thiết khác phải là xây dựng một hệ thống hành chính công sao cho thật hiện đại, chuyên nghiệp và minh bạch, phải có sự đào tạo hữu hiệu trong tầng lớp quan chức chính phủ. Ngoài ra, cần phải hướng đến giám sát hiệu quả và tuyển mộ nhân tài thực thụ cho khu vực công.

Còn theo tiến sĩ Ngô Trí Long, những điều vừa nói được lập đi lập lại bao năm qua, ai cũng nghe cũng biết nhưng để nhìn thấy xảy ra trên thực tế lại là một chuyện khác.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 27/12/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 21 décembre 2018 10:22

Chống tham nhũng : Niềm tin bị xói mòn

Một ngày trước Ngày Quốc Tế Phòng Chống Tham Nhũng, Việt Nam công bố hai đường dây nóng và một địa chỉ điện thư để dân gọi vào tố cáo những hành vi tham ô hối lộ của người thi hành công vụ.

chong1

Các bạn trẻ Hà Nội sử dụng internet tại một quán cà phê vỉa hè. AFP

Hai số điện thoại mà Cục Phòng Chống Tham Nhũng, Thanh Tra Chính Phủ cho công bố vào ngày 19 tháng Mười Hai, là 08048228 gọi trong giờ hành chính và số di động để lưu tin nhắn là 091115616.

Cùng với hai số trên, việc tố giác tham nhũng cũng được tiếp nhận qua hộp thư điện tử tại địa chỉ Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Báo chí trong nước loan tải tin này với hàng tít " Thanh tra tiếp nhận phản ảnh tham nhũng cả qua điện thoại, tin nhắn và email. Bản tin trên các báo trong nước còn cho thấy việc thông báo đường dây tiếp nhận thông tin này là nhằm triển khai thực hiện Luật Phòng Chống Tham Nhũng qua Nghị Định Chính Phủ từ năm 2013, và kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2018 này thì Cục Phòng Chống Tham Nhũng bắt đầu tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua hai số điện thoại nóng có thể lưu lời nhắn và qua hộp thư điện tử mà báo chí đăng tải.

Điểm đáng nói ở đây là các thông tin trên được đưa ra một ngày trước Ngày Quốc Tế Phòng Chống Tham Nhũng 20 tháng Mười Hai, cũng là ngày có buổi tọa đàm về công tác phòng chống tham nhũng tại Việt Nam ở Hà Nội.

Được hỏi ông nghĩ thế nào về những thông tin này, ông Đào Công Tiến nguyên là hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế ở Sài Gòn cho rằng chuyện này cũng tốt và nếu cần thì cứ gọi thử :

Đường dây này tốt thôi, có nhu cầu thì cứ làm thôi, có điều nguồn thông tin nắm được thì có lẽ không nhiều đâu, không đáp ứng được đâu. Thì cứ làm thử đi còn đối với tôi thì cái đảng và nhà nước này thì tui phản bác nhiều việc lắm, tôi đặt kỳ vọng vào đó đến mức mà kết quả hay hiệu quả của nó mang lại thì không.

Để có thể kiểm chứng, đường dây viễn liên của Á Châu Tự Do được nối về số 0804228 gọi trong giờ hành chánh. Rất tiếc câu trả lời tự động là " số máy này không đúng" :

Đối với số di động 091115616 thì "thuê bao không liên lạc được", do đó cũng không có phần lưu lại lời nhắn.

Bà Kim Hoa, một cư dân Tiền Giang, đang gặp khó khăn trong vụ khiếu kiện tham nhũng, nói rằng đích thân lên cơ quan chính phủ mà kêu còn không xong huống gì gọi điện để lời nhắn mà có hiệu lực :

Chỉ là hình thức còn thực chất là không có đâu. Trong tư cách người dân thì chính bản thân tôi đã khiếu nại với thanh tra Bộ Tư Pháp, có văn bản của thanh tra Bộ Tư Pháp gởi về yêu cầu cục trưởng Cục Thi Hành Án Tiền Giang giải quyết. Cục trưởng lại đá cho cục phó để cục phó giải quyết. Văn bản trên xuống chỉ là ổn định lòng dân tạm thời, chứ cái chuyện đi tố cáo tham nhũng thì coi chừng cái mạng mình khó giữ. Đích thân tôi đi tới các cơ quan công quyền cấp cao, tới Viện Kiểm Sát cấp cao tới Cục Thi Hành Án. Đích thân tới thì người ta tiếp mình nhưng ý kiến của mình thì đợi xem xét, không biết đã rơi vào đâu, kết quả chẳng đi về đâu hết.

Dầu có thông báo công khai hay báo có đăng thì cũng không mấy ai tin tưởng là câu trả lời của bà Kim Võ ở Đồng Nai :

Không tin bởi vì không hình dung được họ sẽ làm đúng sự thật, mà hình như người dân cũng không quan tâm nữa bởi có nhiều chuyện mà họ che đậy hơn là nói ra ngoài cho người ta biết. Nói chống tham nhũng là họ muốn có cái lòng tin của người dân nhưng mà đa số người dân họ không màng nữa, tin hay không tin họ cũng không dám nói nữa. Dân bây giờ người ta cũng biết rồi, thí dụ như có làm đơn gởi tới chính quyền thì chuyện cũng trở đi rồi trở lại, tới lui cũng không có câu trả lời thỏa đáng thì chuyện mình không thấy làm sao mình tin.

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Giang, đang điều trị trong bệnh viện K ở Hà Nội, nói rằng hai đường dây nóng để tố giác tham nhũng chỉ khiến ông thêm bức xúc và cám cảnh thân phận của mình hơn mà thôi :

Không có tác dụng ! Chuyện thanh tra chính phủ mà đưa email với đường dây nóng tố cáo tham nhũng thật ra chỉ là trò mị dân của đảng cộng sản này thôi, nó không thực tế , người dân nhìn thấy hết. Nói chung tất cả trò này là trò lừa đảo, không thực tế và không bao giờ có được.

Bây giờ tham nhũng trong việc tôi đi nằm viện đây này, ngay bệnh viện K ở Hà Nội thì có hai máy xạ trị và máy gia tốc. Máy cũ kỹ là máy A và máy xịn là máy C. Máy C thì bảo là mới phải nộp tiền gấp 2 lần máy cũ, xạ trị cũng đắt hơn. Dân nghèo như tôi dùng máy cũ thôi, sau một thời gian họ kêu là máy hỏng họ bắt dùng cái đắt tiền. Nếu tôi gọi được để tố cáo thì tôi sẽ bị đẩy ra khỏi cái bệnh viện K đấy và đưa về cái bệnh viện mà khả năng chữa bệnh là không ra gì luôn và thế là rơi vào bế tắc.

Tại cuộc tọa đàm ngày 20 tháng Mười Hai vừa qua ở Hà Nội nhân Ngày Quốc Tế Chống Tham Nhũng, ghi nhận có sự hiện diện của phó tổng thanh tra chính phủ là ông Trần Ngọc Liệm, phó cục trưởng Cục Phòng Chống Tham Nhũng là ông Ngô Mạnh Hùng.Lên tiếng tại cuộc tọa đàm, ông Francesco Checchi, cố vấn khu vực về phòng chống tham nhũng vùng Đông Nam Á-Thái Bình Dương, khẳng định từ cuối 2009 Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước Liên Hiệp Quốc về phòng chống tham nhũng, vì thế Hà Nội cần thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, truyền thông, báo chí… vào chu trình đánh giá UNCAC. Bên cạnh đó, vẫn theo lời ông Francesco Checchi, Hà Nội nên khuyến khích sự góp mặt của các tổ chức xã hội dân sự cũng như các cộng đồng vào quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách phòng chống tham nhũng.

Đáp lại, phó cục trưởng Cục Phòng Chống Tham Nhũng Ngô Mạnh Hùng giới thiệu Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 vừa được quốc hội thông qua để thay thế luật cũ năm 2015. Ông Ngô Mạnh Hùng cho biết Việt Nam đã hoàn thành hai giai đoạn của việc thực thi UNCAC và đang tiến tới giai đoạn 3 là giai đoạn thẩm định toàn diện việc thực hiện công ước này.

Đó là đánh giá chống tham nhũng của viên chức nhà nước, còn nhận xét của người dân thì sao. Không đâu vào đâu cả là ý kiến của ông Trần Ngọc Quang, cựu phóng viên báo đảng, nay là nhà báo độc lập tại Nha Trang :

Vừa rồi ông Lưu Bình Nhưỡng nói trước diễn đàn quốc hội rằng vấn đề xử lý đơn thư tố cáo là không đâu vào với đâu cả. Đấy là thực trạng của Việt Nam. Người ta cũng rõ mười mươi cả cái thành phố Hồ Chí Minh hai đời Đinh La Thăng và Nguyễn Thiện Nhân mà các chi bộ còn chưa phát hiện ra tham nhũng thì bây giờ cái vụ Thủ Thiêm đấy là cả khối ung nhọt. Tham nhũng hay không thì nó là cả một hệ thống rồi. đụng vào đâu thì tham nhũng ở đấy.

Ngay cả Nha Trang Khánh Hòa này, tất cả những dự án mà thanh tra chính phủ nhảy vào đã để lại cái dư âm xã hội khủng hoảng. Tất cả mọi thứ, dân oan mất đất rồi các dự án lấy tiền lấy đất xong rồi không thực hiện gì cả mà ôm tiền đi đâu mất. Ngay cái sân bay Nha Trang nó đã xẻ hết để bán trong đó Vũ Nhôm là hàng chục nghìn đô rồi. Người ta biết cả đấy chứ, họ không làm mà làm cũng không xuể, ngay cả báo chí cũng không che đậy được, mỗi một ngày đăng một vụ đại án thì không có ý nghĩa gì cả.

Nhiều năm qua, đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Hà Nội nhiều lần kêu gọi người dân tham gia tố cáo những cán bộ, viên chức tham nhũng ; thế nhưng có trường hợp làm theo kêu gọi đó lại bị trả thù bởi chính phía có sai phạm đáng phải trừng trị.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 21/12/2018

Published in Diễn đàn

Theo Blue Dragon Việt Nam, một tổ chức thiện nguyện nước ngoài ở Hà Nội, đã có 400 nạn nhân phần lớn là phụ nữ hay thiếu nữ bị bán sang Trung Quốc rồi bị ép vào đường mãi dâm hay lấy chống bản xứ, được Blue Dragon giải cứu đưa về Việt Nam từ năm 2007.

DOUNIAMAG-VIETNAM-CHINA-WOMEN-TRAFFICKING-CRIME-RESCUES

Một phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc được giải cứu hôm 22/11/2018 - AFP

Trong khi đó theo tin AFP trích dẫn số liệu của tổ chức ngoài chính phủ NGO Plan International ở Việt Nam thì 3.000 vụ buôn người sang biên giới Trung Quốc được ghi nhận từ năm 2012 đến năm 2017.

Tuy nhiên theo bà Lê Quỳnh Lan của NGO Plan International thì số người bị bán qua Trung Quốc trên thực tế trong giai đoạn 2012 đến 2017 chắc chắn là cao hơn dọc theo đường biên giới dài và rộng giữa hai quốc gia.

Bà Diệp Vương, chủ tịch tổ chức Pacific Links Vòng Tay Thái Bình, có mặt trong cộng việc phòng chống và giúp đỡ nạn nhân buôn người ở Việt Nam từ năm 2005, đồng tình với nhận định của NGO Plan International :

Trong 3.000 vụ việc đã được ghi nhận đó thì thực sự con số nạn nhân cao hơn nhiều vì mỗi vụ việc không chỉ có một nạn nhân mà nhiều khi là là một nhóm người. Một số đã được Blue Dragon giúp đỡ và một số khác được chúng tôi giúp đỡ. Tuy nhiên rõ ràng còn một con số rất lớn không nhận được sự giúp đỡ nào hết hay là không cần sự giúp đỡ nào hết .

Theo bà Diệp Vương tình trạng buôn bán người Việt qua Trung Quốc sự không thể giảm được. Lý do không giảm là vì nhu cầu với thực tế chênh lệch giới tính bên Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết. Thứ hai nữa, biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dù muốn dù không là một biên giới rất dài, khó mà kiểm soát trong từng cây số một. Vì như vậy người Việt Nam, nhất là những người sống ở biên giới, người ta qua lại bao nhiêu năm nay để buôn bán, làm ăn, thành ra chuyện bị bắt hay bị bán sang Trung Quốc khó lòng giảm được.

Cũng phải hiểu đối với người dân sống tại vùng biên giớ này, khi gặp nạn rồi người ta mới hiểu chỗ này là nơi nguy hiểm, chứ thực sự ra đồi với các bạn trẻ thì cũng khó lòng cho các bạn hiểu được tại sao biên giới là nơi nguy hiểm. Còn những người bị bán từ Bạc Liêu, Cà Mau qua biên giới, rất nhiều người nói với chúng tôi chỉ được rủ đi không phải qua Trung Quốc làm vợ,làm gái mà được rủ đi ra ngoài Bắc để làm việc. Đến lúc nhìn lên toàn những cái bảng không đọc được thì lúc đó mới biết đã bị bán sang Trung Quốc.

Tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc làm vợ hay làm gái không có dấu hiệu giảm bớt, là nhận định của bà Lê Thị Phương Thúy, trưởng phòng Tư Vấn Và Hỗ Trợ Phát Triển thuộc CWD tức Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tại Hà Nội :

Không có con số nào để nói nó tăng lên hay nó giảm đi, vì mình không có thống kê. Tuy nhiên cái chắc chắn là thủ đoạn càng ngày càng tinh vi, thí dụ dưới hình thức tuyển mộ lao động chẳng hạn, cũng đưa vài người sang rồi gởi tiền về nhà hoặc là quay trở về nhà một vài lần chẳng hạn như thế. Tuy nhiên sau đấy thì tuyển mộ nhiều người hơn, có khi hàng chục người. Sang bên kia biên giới thì toàn bộ giấy tờ bị giữ hết. Một cách nữa là đường du lịch, người dẫn đường đóng vai người yêu chẳng hạn, sang bên kia bắt đầu thu hết giấy tờ và rất dễ dàng để bán người phụ nữ ấy đi. Chúng ta vẫn phải tiếp tục đối mặt với câu chuyện này, người thì vẫn tiếp tục phải hỗ trợ, chứ còn tăng lên hay giảm đi thì thực sự chưa có con số thống kê quốc gia và chúng tôi cũng không biết thực tế là nó đang diễn ra thế nào ở mức độ số lượng. Xuất phát điểm người ta đi bởi rất nhiều vấn đề nhưng đặc biệt trong đó là người ta có nhu cầu kiếm việc làm.

Đó là bản chất của tệ nạn buôn người sang Trung Quốc vào đường mãi dâm hay đường hôn nhân cưỡng ép mà đa phần phụ nữ hay thiếu nữ Việt Nam trở thành con mồi ngon của bọn buôn người.

Tưởng cần biết từ lâu Trung Tâm Phụ Nữ Và Phát Triển thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam đã có một Nhà Bình Yên dành để đón tiếp và giúp đỡ nạn nhân buôn người chữa trị những chấn thương tâm lý hay thể xác khi được cứu thoát từ Trung Quốc về.

Cô Trang, chuyên trách việc giám sát và nâng cao năng lực phụ nữ trong Nhà Bình Yên này, cho biết :

Nhà Bình Yên của Trung Tâm Phụ Nữ Và Phát Triển là một địa điểm bí mật, 20 Thụy Khuê là địa chỉ đặt văn phòng của Nhà Bình Yên. Tuy nhiên để đảm báo ti1nyh bảo nật của thông tin để không ảnh hưởng đến vấn đề như thủ phạm uy hiếp nạn nhân thì Nhà Bình Yên là một địa chỉ bí mật, những người đến Nhà Bình Yên phải có đầy đủ các giấy tờ, căn cứ pháp lý hoặc là làm việc tại đấy thì mới được tiếp xúc với nạn nhân.

Giúp đỡ nạn nhân trở về là công việc phức tạp và tế nhị, bà Lê Thị Phương Thúy, trưởng Phòng Tư Vấn Và Hỗ Trộ Phát Triển :

Phải dựa trên nhu cầu và khả năng của từng người, nếu về mà chưa được học hành, thiếu công ăn việc làm, chưa có giấy tờ … thì tùy những nhu cầu đấy chúng tôi cung cấp dịch vụ cho họ. Nhưng cái quan trọng nhất họ phải được đảm bảo an toàn về tâm lý, an toàn về mặt cơ thể. Thứ hai họ phải được cái gọi là sự chào đón của cộng đồng để họ tái hòa nhập cộng đồng. Thứ ba họ phải có điều kiện pháp lý, nhân thân, giấy tở để có thể học nghề và tự kiếm sống.

Trong mối quan hệ của họ với gia đình, bạn bè, hàng xóm chúng tôi cũng phải có những can thiếp để tạo mối quan hệ xã hội của họ được an toàn. Tóm lại chúng tôi làm việc với ba mục tiêu là để họ hồi gia, an toàn và bền vững.

Từ năm 2005, Pacific Links tức Vòng Tay Thái Bình đã có mặt tại An Giang với một Nhà Mở và một chương trình có tên ADAPT hỗ trợ nạn nhân buôn người tái hòa nhập xã hội. Từ 2010, Vòng Tay Thái Bình có thêm Nhà Nhân Ái ở Lào Cai phía Bắc. Không thể đơn phương giải cứu và tiếp nhận nạn nhân trở về mà phải có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương Lào Cai, là chia sẻ của bà Diệp Vương, chủ tịch Vòng Tay Thái Bình :

Nhà Nhân Ái từ lúc thành lập đến giờ đã đón khoảng trên 150 bạn từng là nạn nhân của nạn mua bán người. nạn nhân có thể kêu chúng tôi nhờ giúp đỡ và chúng tôi cũng phải liên lạc với các lưc lượng an ninh để họ tham gia giải cứu. Chúng tôi đã rất nhiều lần đưa thông tin để nhờ giúp các em. Tuy nhiên các em nào tự giải cứu và trở về cũng phải có cái động tác là đi ra báo với chính quyền địa phương, lúc đó chính quyền địa phương mới nói cho chúng tôi nghe . Nếu có em nào tự giải cứu rồi đi tới nói với chúng tôi thì mình cũng vô cái thế khó xử vì làm sao mình biết thiệt hay không.

Trung bình mấy em có thể ở trong Nhà Nhân Ái hai ba năm lận, thành ra cái này cũng là quyết định của các em và gia đình các em nữa.

Theo bà Lê Thị Phương Thúy của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, phụ nữ Việt Nam không chỉ bị bán sang Trung Quốc mà còn sang các nước khác trong khu vực :

Nhiều đấy, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan và mấy năm sau này là các nước bên Châu Âu nữa.

Tháng Sáu năm nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố phúc trình 2018 về nạn buôn người trên thế giới, cho thấy năm 2018 này Việt Nam tiếp tục giữ Bậc 2 những nước đang có vấn đề, rằng dù đã có nỗ lực đáng kể song chính phủ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ những qui chuẩn tối thiểu nhằm xóa bỏ tệ nạn buôn người.

Bậc 2 là mức độ mà Bộ Ngoại Giao Mỹ áp dụng đối với Việt Nam từ năm 2012 đến giờ. Trước đó, từ 2012 trở về trước, Việt Nam bị liệt vào Tier 2 Watch List tức có vấn đề về nạn buôn người nghiêm trọng và cần được giám sát.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 21/12/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 10 août 2017 20:24

Nuôi tôm hay trồng lúa ?

Nuôi tôm thay vì trồng lúa giúp cho nhiều nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ăn nên làm ra và thoát nghèo trong gần hai thập niên qua.

tom1

Những vuông tôm của nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ảnh chụp hôm 13/7/2017. AFP photo

Thoát nghèo

Sau một thời gian dài được mệnh danh là vựa lúa hay kho gạo của cả nước, từ năm 2000 Đồng Bằng Sông Cửu Long trở thành nơi mà nhiều nông dân thay vì trồng lúa đã chuyển sang nuôi tôm và có cuộc sống khấm khá hơn trước.

Hãng tin AFP hôm 9 tháng Tám cho biết như vừa nêu và dẫn lời một người chuyên nuôi tôm ở khu vực này xác nhận việc nuôi tôm có lợi nhiều hơn trồng lúa gạo, và người này hy vọng có thể kiếm được một tỷ đồng, tương đương 44.000 đô la, trong năm 2017.

Ông Sáu, chủ nhân một đầm tôm ở Tiền Giang cho biết vì tôm đang được giá nên hiện nhiều người muốn vay thêm vốn để phát triển ngành nghề đã giúp họ cơ hội thoát nghèo này :

Cá nhân chú thì không cần, nhưng mà nông dân nuôi tôm, nuôi trồng hải sản thì người ta thiếu nguồn vốn.

Ông Thời, một người nuôi tôm ở Sóc Trăng, đồng ý rằng vùng duyên hải Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực thuận lợi để nuôi tôm, thế nhưng muốn có hiệu quả thì vẫn phải có vốn để đầu tư :

Điều kiện thuận lợi thì cũng không thể không vay, nếu như thuận lợi và lời thì có lời nhưng vẫn không đủ để mà lấp vụ. Lấp vụ tức là cải tạo lại ao đìa, thả con giống mới vân vân...

Từ năm 2000, hoạt động nuôi tôm ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long được nhà nước khuyến khích trở thành một ngành công nghiệp với kỹ thuật nuôi trồng cải tiến, trong lúc nhu cầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước EU tăng cao. Ông Thắng, chủ nhân một hộ nuôi tôm ở Tiền Giang, cho biết :

Trước đây mình làm theo dạng nông dân tức mạnh ai người đấy làm. Sau này chính phủ làm theo công nghệ mới và làm theo chuỗi sản phẩm mới thì chắc chắn đã đẩy mạnh để mình có thương hiệu tôm sạch. Những người nông dân như bọn anh đều được đi học và được cập nhất những kiến thức mới về nuôi tôm. Trước đây 1 hectare chỉ được khoảng 5 tấn thôi, bây giờ 1 hectare có thể nuôi được 7 tấn đến 8 tấn.

Ngành nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không chỉ đang phát triển rất tốt mà còn mang lại thu nhập cao cho người nuôi trồng, là khẳng định của tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chiến lược nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam :

Có thể sản lượng sẽ không nhiều nhưng mà giá bán ổn định hơn, rủi ro ít đi, đặc biệt đảm bảo thu nhập cho bà con tăng lên, tôi cho đó là điều quan trọng.

Từ tháng Hai 2017, Việt Nam đề ra mục tiêu 10 tỷ đô la xuất khẩu tôm một năm cho đến năm 2025, nghĩa là tăng hơn gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu tôm hiện tại ở mức 3 tỷ đô la.

Đây là thông tin từ Hội nghị Phát triển ngành tôm qui tụ đại diện chính phủ cùng lãnh đạo của gần 30 tỉnh và hơn 50 doanh nghiệp nuôi tôm được tổ chức tại Cà Mau ngày 6 tháng Hai năm 2017, qua đó cho thấy Việt Nam dự định tập trung nguồn lực vào kỹ nghệ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vựa lúa truyền thống nhưng đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị rằng biến đổi khí hậu đang đe dọa ngành sản xuất lúa gạo khiến Việt Nam phải thay đổi lại việc sản xuất hiệu quả và bền vững hơn. Vẫn theo lời ông, ngành nuôi trồng tôm đang chứng minh rằng con tôm hiện là sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam.

VIETNAM-ECONOMY-FARMING-AGRICULTURE-SHRIMP

Một đầm nuôi tôm của nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh chụp hôm 13/7/2017. AFP photo

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, sau đó là cục trưởng Cục Chế biến nông lâm, thủy sản và nghề muối ở Hà Nội, nói rằng phát triển là tốt nhưng có nhiều điểm Việt Nam cần lưu ý :

Đồng Bằng Sông Cửu Long không phải nơi nào cũng có thể nuôi tôm được thành ra phải có qui hoạch cụ thể. Vừa rồi thủ tướng nói làm sao từ đây tới 2025 phải nâng xuất khẩu đang 3 tỷ lên thành 10 tỷ. Đó là ước vọng nhưng muốn thành hiện thực cũng hết sức khó khó khăn. Bởi vì trồng lúa thì kỹ thuật không cần cao lắm, thứ hai là chi phí, vốn đầu tư cũng không cần cao lắm, hệ thống cơ giới thiết bị máy móc nó đầy đủ.

Bây giờ chuyển sang nuôi tôm thì nó để ra nhiều chuyện khác, đất đai môi trường như thế nào là một việc, thứ hai nuôi tôm nuôi cá phải cả chục tỷ mới làm được mà rất là rủi ro về môi trường, có thể thắng hai ba vụ đầu mà thất bại một vụ là bán nhà. Hiện nay thấy người ta nuôi tôm có một số rất giàu, nhưng đại đa số đất đai những người nuôi tôm đều nằm trong ngân hàng.

Cái thứ hai nữa là thị trường, qua Mỹ hay qua Úc mà chỉ cần rào cản kỹ thuật hoặc rào cản thương mại thì sẽ bị vướng, người làm chưa chắc đã thắng lợi. Thành ra vấn đề này theo tôi cũng phải cân nhắc chứ không phải cứ bỏ lúa nuôi tôm là tốt đâu.

Làm sao phát triển bền vững

Biến tôm thành một ngành công nghiệp đại trà chưa chắc là sự phát triển bền vững nếu ảnh hưởng đến rừng ngập mặn và phá hủy cảnh quan hay môi trường, là khuyến cáo của ông Andrew Wyatt, giám đốc quản lý chương trình của tổ chức có tên Liên Minh Quốc Tế Bảo Tồn Thiên Nhiên, gọi tắt là IUCN (International Union for Conservation of Nature).

Ông Phong, người có đến 20 hecta diện tích nước nuôi trồng tôm ở Kiên Giang, xác nhận chuyện nguồn nước nuôi tôm bị nhiễm bẫn là vì :

Thường nước nuôi mà có tôm bị bịnh khi người này xả ra môi trường thì người kia lấy vô thôi.

Trong cương vị một tổ chức chuyên bảo vệ những khu rừng ngập mặn. một di sản thiên nhiên quí báu của Đồng bằng sông Cửu Long, Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên thường nhắc nhở nông gia tránh sử dụng chất hóa học trong khi nuôi trồng với mục đích giữ nguồn nước sạch cũng như bảo đảm tôm họ nuôi trồng là sản phẩm sạch.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu phó Đại học Nam Cần Thơ :

Rất đúng ở cái phần phải tiếp tục giữ rừng ngập mặn, cái đó dứt khoát phải làm. Nuôi tôm trên vùng trồng lúa thì rất bền vững, chỉ có một cái là không phá rừng ngập mặn để nuôi tôm nữa, vấn đề này là các tỉnh cũng đang lo.

Việc nuôi tôm này là bây giờ phải tổ chức lại để nuôi được khoa học hơn. Nuôi theo cách tự phát, mạnh ai nấy nuôi, đo đó nước của ruộng tôm này đổ ra thì ruộng tôm kia lấy vô thì nó lây lan bịnh. Tới đây phải tổ chức lại để nông dân nào cũng có nước mới, khi xả nước cũ ra thì xả ra chung một dòng kinh đưa ra ngoài biển. Tổ chức được như vậy thì nuôi tôm rất bền vững. Tới đây cũng phải có những loại thuốc an toàn để kiểm soát bệnh của tôm, cấm là cấm những loại thuốc kháng sinh, nhưng những loại thuốc probiotic thì có thể sử dụng được vì không bị cấm.

Xuất khẩu tôm của Việt Nam ra các nước thời gian qua đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2016, xuất khẩu tôm vượt qua xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau mặt hàng cà phê mà thôi.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 10/08/2017

Published in Diễn đàn

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

nth1

Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt. Courtesy of Pham Quang Long FB

Trở về từ Đài Loan, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết :

Nguyễn Thái Hợp : Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi rất vui mừng về chuyến đi đó.

Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia trực tiếp hưởng khói của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.

Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.

Thanh Trúc : Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?

Nguyễn Thái Hợp : Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.

Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016 thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là vấn để đặt ra.

Thanh Trúc :Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không ?

Nguyễn Thái Hợp : Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu "Hành Tinh Đen". Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.

Thanh Trúc : Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này ?

Nguyễn Thái Hợp : Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.

Hơn nữa thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không phải ta thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài nói chuyện này.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Một tàu sân bay Mỹ sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam năm 2018 thể theo quyết định của hành pháp Hoa Kỳ ở Washington DC. Chuyên gia trong và ngoài nước nói gì về động thái này của Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng vì hành động quân sự hóa Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh dành gần như hầu hết chủ quyền.

tau1

Chiến hạm USS John S. McCain của Mỹ tại Biển Đông. Ảnh chụp hôm 10/8/2017. AFP photo

Lời hứa từ Tổng thống Mỹ

Gởi một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam là lời hứa từ tổng thống Donald Trump với thủ tướng Việt Nam khi ông Nguyễn Xuân Phúc ghé Nhà Trắng ngày 31 tháng Năm 2017.

Nếu mọi chuyện diễn biến như dự định thì năm 2018 Việt Nam sẽ lần đầu tiên đón tiếp một tàu sân bay chứ không phải những chiến hạm thông thường từng cập cảng Việt Nam trước giờ.

Tin được loan báo vào lúc dư luận trong nước tập trung mọi chú ý vào chuyến thăm Hoa Kỳ của đại tướng Ngô Xuân Lịch lần này trong cương vị bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam.

Trên báo mạng National Business Times hôm 9 tháng Tám vừa qua, với câu hỏi "Tại sao Hoa Kỳ gởi tàu sân bay đến Việt Nam", ký giả Pritha Paul dẫn lời bộ trưởng Jim Mattis của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói với đối tác Việt Nam Ngô Xuân Lịch hôm thứ Ba rằng Wahington và Hà Nội có cùng lợi ích chung, đó là tuyến lưu thông tự do trên vùng biển Nam Trung Hoa không thể gặp trở ngại vì những hành động có tính cách liên tục và thách đố từ phía Trung Quốc.

Cùng ngày văn bản gởi ra từ Lầu Năm Góc cho thấy bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói với bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam rằng Mỹ ca ngợi sự dấn thân cũng như phát triển vai trò lãnh đạo của Việt Nam trước những vấn đề thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Quyết định của Mỹ gởi tàu sân bay đến Việt Nam được tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan, hiện là viện phó Viện nghiên cứu các vấn đề phát triển của Việt Nam (Vietnam institute of development studies-VIDS), cho là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 quốc gia :

Bước ngoặt ở đây thể hiện qua 3 điểm, thứ nhất là tổng thống Trump nói ít làm nhiều. Thứ hai, Việt Nam cũng đến lúc không thể lần khân mãi được như qua vụ Giàn khoan 360 cuối tháng Bảy vừa qua. Thứ ba, quyết định này từ cả 2 phía nó càng nói lên "điểm tới hạn" của chính sách an ninh quốc phòng "ba không" của Việt Nam với Mỹ và thế giới.

Tôi không muốn dùng chữ "hai cựu thù" vì từ này đã lỗi thời từ lâu, cả Mỹ lẫn Việt Nam nên cảm ơn Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn so với các chuyển động nội tại bên trong nền chính trị vốn rất khó phân biệt và khó nhận dạng của Việt Nam.

Được hỏi tại sao một quyết định quan trọng như vậy, tức gởi tàu sân bay đến Việt Nam, không được tiến hành ngay mà phải chờ đến sang năm, ông Đinh Hoàng Thắng phân tích :

Nhà báo hẳn còn nhớ câu của người Châu Âu, là "thuốc súng luôn phải giữ khô", kéo dài việc thực thi một quyết định hệ trọng như vậy phải cần thời gian để tất cả các bên liên quan quen với trạng thái "thuốc súng đang được sấy".

Có thể sẽ có thay đổi từ giờ đến sang năm, thế nhưng quyết định này khó dẫn đến xung đột quân sự. Mỹ và Trung Quốc khó có thể đụng độ quân sự vì các bãi đảo đá ngầm mà nhiều nước cũng đang tranh giành chủ quyền. Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi ích toàn cầu lớn hơn nhiều, nhưng vấn đề FONOPS và "đi qua vô hại" là lý do tồn tại qui chế siêu cường của Hoa Kỳ, nếu không thì đấy không còn là nước Mỹ nữa.

Trung Quốc khiến Việt Nam gần Mỹ hơn

Giáo sư Amitav Acharya, chuyên gia quan hệ quốc tế, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á thuộc American University ở Washington DC, nói rằng tình hình căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, khiến Việt Nam phải lo củng cố mối quan hệ quân sự song phương với Hoa Kỳ bằng cách này cách khác, thế nhưng :

Tôi không nghĩ tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam có nghĩa là Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh, đó chỉ là biểu tượng hay giản dị đó là dấu hiệu cho thấy hai bên đang xích lại gần nhau hơn về mặt quân sự.

Có rất nhiều việc khác trong mối quan hệ quân sự đó, thí dụ những cuộc tập trận chung trong tương lai, những loại vũ khí nào Mỹ sẽ bán cho Việt Nam, những cái đó quan trọng hơn là điều động một tàu sân bay tới một nước.

tau2

Bãi Đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. AFP

Không thể chối cãi là Hoa kỳ đang nỗ lực để chứng tỏ sự hiện diện của mình trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giáo sư Acharya khẳng định tiếp, nhưng cũng đừng quên là chiến lược tái cân bằng lực lượng mà tổng thống tiền nhiệm Obama đề ra cho vùng Châu Á Thái Bình Dương đã chấm dứt từ lúc tổng thống Trump bước vào Nhà Trắng :

Ngoại trừ lập trường tự do lưu thông và tự do hàng hải ra thì không ai biết thực sự chính sách quân sự của hành pháp Trump đối với biển Nam Trung Hoa như thế nàoTheo tôi tốt nhất là nên chờ đợi và theo dõi, nhất là khi hành pháp Mỹ có vẻ như đang quá bận bịu với vấn đề Bắc Hàn. Ngay cả phản ứng của Trung Quốc sẽ như thế nào một khi khi tàu sân bay Mỹ tiến vào hải phận Việt Nam cũng là điều tôi không muốn phán đoán trước. Tôi nghĩ chúng ta nên chờ một thời gian để xem mối quan hệ quân sự Việt Nam Hoa Kỳ trong đó có yếu tố Trung Quốc nó sẽ chuyển biến như thế nào.

Tôi cũng không thấy có dấu hiệu nào là Hoa Kỳ với hành pháp Trump sẽ hết lòng bảo vệ cho Việt Nam, một điều chừng như vượt quá chính sách hiện hành vốn rất không rõ ràng của ông Trump. Hãy còn quá sớm để bình luận, đó là tất cả những gì tôi có thể nói về quan hệ quân sự Mỹ Việt tính đến lúc này.

Theo nhận định của ông Rodger Baker, nhà phân tích chiến lược và địa chính trị của công ty tham vấn Stratfor, được ký giả Prathi Paul trích dẫn trong bài của ông liên quan đến việc tàu sân bay Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam năm tới, thì cuộc gặp gỡ và lời hứa hẹn của tổng thống Donald Trump với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng Năm là sự kiện được hành pháp Trump tính toán kỹ lưỡng nhằm tạo một thế phòng vệ mới trước ý đồ quân sự hóa các bãi đá và các đảo trên biển Nam Trung Hoa.

Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam Á, ông Rodger Baker nhận định, đã có nhiều tàu tuần tra cỡ nhỏ đã được Mỹ chuyển giao cho lực lượng tuần duyên Việt Nam mấy tuần qua, những cuộc giao lưu trao đổi giữa hải quân 2 nước đã và đang diễn ra, trong lúc quyết định bán vũ khí cho Việt Nam đã được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần từ năm ngoái.

Tuy nhiên vẫn lời ông Baker thì sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Việt Nam đến Nhà Trắng hồi tháng Năm thì quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc càng ngày càng xấu đi.

Theo giới quan sát, trong bối cảnh Việt Nam trở nên thân thiện hơn với Hoa Kỳ về mặt quân sự thì Biển Đông sẽ trở thành tâm điểm biểu dương lực lượng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế đang làm việc tại Singapore :

Tôi cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ muốn Việt Nam can dự nhiều hơn, muốn Việt Nam trở thành đối tác để xử lý vấn đề Biển Đông, ứng phó với tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp kết luận là dù tàu chiến hay hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ có ghé Việt Nam hay không thì Trung Quốc cũng sẽ không ngưng hành động bành trướng thế lực trên biển. Ông nói tác động bên ngoài không làm Bắc Kinh nao núng, họ chỉ nhượng bộ khi gặp khó khăn trong nước hoặc khi nào đã hoàn tất kế hoạch quân sự hóa của mình.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Tự động vây bắt rồi đánh đập những ai tình nghi bắt cóc trẻ con hay trộm chó, gây thương tích trầm trọng hoặc thậm chí đánh chết nạn nhân, là chuyện liên tiếp xảy ra trong xã hội Việt Nam thời gian qua.

Bạo lực gia tăng vì bức xúc và nghi ngờ trong xã hội

Hai người phụ nữ nghi bắt cóc trẻ con bị người dân vây bắt và đánh đập hôm 22/7/2017 ở Sóc Sơn, Hà Nội - Citizen

Đây là những câu chuyện được báo chí trong nước đưa lên tin tức, thí dụ trường hợp một thanh niên đi ăn trộm chó ở miền Trung bị dân làng xúm vô đánh tới chết hồi năm 2015.

Gần đây, dư luận lại xôn xao trước những tin như bắt người nhốt vào lồng vì nghi trộm chó, bắt và hành hung lầm người ở thôn Văn Phú, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tại xã Hồng Lạc, tỉnh Hải Dương, do tình nghi bắt cóc trẻ em mà dân làng đã đập phá, đốt xe của người họ cho là có hành vi đáng ngờ.

Và mới đây nhất là vụ việc ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cũng do nghi ngờ có kẻ đi bắt cóc trẻ con mà người dân ở đây xúm nhau hành hung 2 phụ nữ đi bán tăm bông để gây quĩ từ thiện. Hậu quả là 2 phụ nữ không may này phải nhập viện vì bị đánh một cách dã man.

Bức xúc hay phẫn nộ trước những chuyện sai trái tiêu cực trong xã hội là thái độ đương nhiên, thế nhưng phải hiểu là dân thì không thể manh động và không có quyền đứng ra trừng phạt kẻ phạm tội thay cho pháp luật. Điểm đáng nói trong những câu chuyện vừa nêu là bạo lực xảy ra nhiều phần do nghi ngờ dẫn đến bắt oan và hành hung người vô tội. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm, chẳng những phương hại đến tính mạng, sự an toàn, sức khỏe cũng như tài sản của người dân mà còn gây náo loạn và mất trật tự xã hội.

Một viên chức Ủy Ban Nhân Dân một tỉnh, không muốn tiết lộ danh tính, nói với đài Á Châu Tự Do như vậy qua điện thư, rằng :

“Phải nói thẳng là bây giờ người dân hay làm những việc có tính tự phát trong lúc có những thông tin chưa được kiểm chứng, hơn nữa họ dễ bị khích động nên mới có những hành vi bạo lực như vậy”.

Thứ hai, vẫn theo lời viên chức này :

“Bản chất người dân ở một đất nước phát triển như Việt Nam thì thường có những mâu thuẫn nội tại trong chính các khối dân chúng. Khi những mâu thuẫn nội tại như thế không được giải quyết một cách thấu đáo, và khi có chuyện này chuyện kia thì họ rất dễ tự họ thổi bùng lên cơn giận dữ, họ nhắm vào những người yếu thế, những người cô thế. Họ tự cho mình làm thay pháp luật, họ nghĩ họ làm đúng và họ có phần hả hê khi nghĩ rằng đó là cái xấu cái ác mà họ được góp phần trừng trị cái ác cái xấu đấy.

Và cũng thêm một phần nữa là nhiều khi họ, tức người dân, đã không tin tưởng vào pháp luật lắm, viên chức này khẳng định, vì thế họ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, xé chuyện nhỏ ra chuyện lớn để khích động xã hội và hãm hại người vô tội.

Để dân không tự xử thì pháp luật phải nghiêm là tựa đề một trong những bài liên quan trên các báo trong nước khi nói về những vụ dân tự động đánh người mà họ nghi ngờ trộm chó hay bắt cóc trẻ.

Bà Kim Hoa, dân oan bị vu cáo và thua kiện đến phải đi học luật để tự chống án cho mình, góp ý rằng người dân tự hành xử đánh người như vậy là phạm pháp :

Thí dụ như bắt chó trộm đi, giờ có đem tới công an thưa một lát cũng thả về, rồi chỗ mà thay vì đưa tới công an để có biện pháp nào đó răn đe để không tái phạm nữa thì người ta nói thế nào công an cũng thả vậy mình đánh chết cho rồi. Bây giờ bên đây có những việc to bằng trời lại không giải quyết gì hết, còn việc nhỏ xé ra to, do đó dân cứ nghĩ thôi thả “tao” làm trước vì báo chính quyền cũng không làm gì.

Theo tôi thì người dân không được quyền làm chuyện đó, nhưng thứ nhất do người ta không hiểu luật pháp, thứ nhì người ta thấy đem tới thì chính quyền cũng không xử lý đúng việc đúng tội. Người ta cảm thấy coi như là thôi để người ta giải quyết nhưng không hiểu rằng chuyện người ta làm là vi phạm luật, vi phạm đến tính mạng con người.

Để giải quyết hiện trạng này thì không chỉ dân mà trước hết là chính quyền phải nêu cao tinh thần thượng tôn luật pháp, bà Kim Hoa bày tỏ tiếp :

Kỷ cương không nghiêm thì sinh loạn, hôm rồi tôi có lên facebook tôi viết một câu là “quan bất minh thì thần dân tác loạn, hạ bất nghiêm thì xã tắc đảo điên”. Có nghĩa là từ trên mà không giải quyết được thì cuối cùng dân ở dưới này người ta xài theo kiểu luật rừng đó.

Phải thượng tôn pháp luật và phải tập trung giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của dân trong việc đối phó với những chuyện tiêu cực là ý kiến của một nhà giáo yêu cầu không nêu tên đang sinh sống ở ở Hà Nội. Theo ông, chuyện dân ngang nhiên xúm vào đánh người tình nghi trộm cắp hay bắt cóc trẻ là hiện tượng đáng lo ngại trong một xã hội vốn dĩ hòa vi quí như Việt Nam :

Nó phản ánh sự mất lòng tin của người dân đối với nhau và đối với xã hội, phản ánh sự mất lòng tin của dân với pháp luật, phản ánh sự lên ngôi của bạo lực trong những con người bình thường nhất.

Đứng về góc độ vĩ mô của nhà nước quả thực trong một sớm một chiều không thể giải quyết được ngay. Biện pháp căn bản nhất, lâu dài nhất, đấy là sự giáo dục từ những đứa trẻ con đến những công dân của một đất nước về tinh thần thượng tôn pháp luật.

Thứ hai, đấy là sự kiện toàn của chính bộ máy nhà nước với bộ phận pháp luật gồm công an cảnh sát, là những người mà đáng ra dân có thể gởi gắm lòng tin cậy của họ nhưng nay đã bị thoái hóa và biến chất.

Hơn thế nữa, vị giáo viên này kết luận, phản ứng và ngăn chận hữu hiệp kịp thời cái ác cái xấu của công an nhân dân hay cảnh sát nhân dân là một điều kiện tiên quyết để những chuyện dân đánh chết người, dù là người có tội, không còn tái diễn và trở thành một tiền lệ vô thiên vô pháp trong xã hội Việt Nam.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 25/07/2017

Published in Diễn đàn
Trang 5 đến 5