Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau khi vụ án với 2 bản kết tội sơ thẩm và phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị hủy bỏ để điều tra lại, luật sư Trần Hồng Phong có bài " Vụ án Hồ Duy Hải : Những dấu hiệu phạm tội của Nguyễn Văn Nghị".

hai0

Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con là Hồ Duy Hải - Courtesy of FB - Hình minh hoạ.

Cơ sở nào để khẳng định danh tính can phạm như thế ?

Trao đổi qua điện thư với RFA, luật sư Trần Hồng Phong cho biết :

"Thực ra không phải là tôi viết, mà sau khi mới đây Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị, thì báo chí đăng bài phản ánh, trong đó có dẫn lại nội dung đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị của gia đình Hồ Duy Hải từ năm 2015 mà tôi là người giúp gia đình Hải soạn lá đơn đó, cũng như ý kiến trao đổi của tôi. Trong vụ án Hồ Duy Hải, qua nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy vai trò của một người có tên Nguyễn Văn Nghị là rất quan trọng, vì đây là một nhân chứng có khả năng cao đã vào Bưu điện Cầu Voi trong đêm xảy ra vụ án, thậm chí có thể liên quan đến cái chết của hai nạn nhân".

Vẫn lời luật sư Trần Hồng Phong, điều rất bất thường là toàn bộ thông tin liên quan đến đối tượng này đã bị cơ quan tiến hành tố tụng rút khỏi hồ sơ vụ án. Trong hồ sơ vụ án chỉ có duy nhất cái tên "Nghị" trong một bản khai của một nhân chứng phụ. Chính vì vậy, gia đình Hồ Duy Hải đã làm đơn tố giác đối tượng này, với mục đích là qua đó chứng minh hung thủ thật sự không phải là Hồ Duy Hải. Vấn đề này cũng đã được nêu trong quyết định kháng nghị mới đây của Viện Kiểm sát nhân dân Tối Cao. Điều này cho thấy nội dung tố giác của gia đình Hồ Duy Hải Hải là có cơ sở bước đầu.

Với câu hỏi là vào khi thông tin về đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị xuất hiện trên mạng hai ngày qua, luật sư Trần Hồng Phong có lường được tính chất nguy hiểm cho gia đình Hồ Duy Hãi lẫn bản thân người bào chữa là ông hay không, hơn nữa nếu bị cho là tố giác không đúng ông sẽ bị kết tội vu khống, luật sư Trần Hồng Phong cho rằng đúng là chuyện không đơn giản khi là đơn tố giác một người không liên quan đến hành vi giết người. Vẫn qua điện thư, ông viết :

"Vì nếu tố giác không đúng có thể bị quy chụp là "vu khống". Tuy nhiên tôi có thể khẳng định là đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ và hết sức thận trọng trước khi quyết định gửi đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị. Việc mới đây trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nêu vấn đề chưa làm rõ thông tin về Nguyễn Văn Nghị cũng như dấu vân thu giữ tại hiện trường cho thấy những nội dung mà chúng tôi nêu ra trong đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị là có cơ sở".

"Vu khống" được xác định là việc một người biết rõ là một người khác không có hành vi đó, nhưng vẫn cố tình bịa đặt ra ra và gửi đơn tố giác, công khai ra bên ngoài xã hội. Ở đây, tôi đã nghiên cứu hồ sơ rất kỹ và hoàn toàn dựa trên những chứng cứ, tình tiết có thật, nên tôi và gia đình Hồ Duy Hải không ngại bị quy kết là "vu khống". Nhưng cũng cần nói thật là tôi đã rất đắn đo cân nhắc, và chỉ khi đã tự xác định đây là việc cần thiết nên làm để bảo đảm sự khách quan, công minh của pháp luật, tránh gây oan sai cho Hồ Duy Hải tôi mới đi đến quyết định gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị"

Tưởng cần nhắc từ tháng Năm 2015, sau khi có quyết định hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải, với sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong thì gia đình Hồ Duy Hải đã gởi đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị lên Công an tỉnh Long An cũng như Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An. Khi nhận thấy đơn tố giác không có tác dụng, luật sư bào chữa đã gởi tiếp một đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.

hai2

Anh Hồ Duy Hải trong phiên xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An năm 2008 - Ảnh TL Photo : RFA

Luật sư Trần Hồng Phong cho hay khi ấy ông không cảm thấy bất ngờ về kết quả tiêu cực của đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị mà gia đình Hồ Duy Hải gởi đến các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm ở Long An :

"Tuy nhiên chúng tôi cũng không bất ngờ gì về điều này, vì Long An chính là nơi đã điều tra xét xử Hồ Duy Hải trước đây, nên sẽ rất khó để họ chấp nhận và giải quyết đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị, vì điều này có khác nào thừa nhận họ đã điều tra, truy tố sai Hồ Duy Hải".

"Ngoài việc gửi đơn đến Long An, chúng tôi còn gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị, và sau đó từ tháng 3/2017 làm và gửi thêm đơn tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án đến Bộ công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Thật đáng mừng là nay đã có kết quả bước đầu, sau nhiều năm kiên trì gửi đơn. Cụ thể là những nội dung mà chúng tôi nêu trong các lá đơn đều đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ghi nhận trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm mới đây".

"Qua việc làm và gửi thêm đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, chúng tôi muốn chứng minh một cách toàn diện và mạnh mẽ hơn khả năng Hồ Duy Hải đã bị kết án oan, do quá trình điều tra, truy tố và xét xử có quá nhiều sai sót, sai phạm ở mức độ rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận được".

Từ lâu dư luận liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải cho rằng có nhiều điều khuất tất trong vụ án này. Nhiều người còn nghĩ rằng thủ phạm đích thực được bao che hay được chống lưng bằng một thế lực nào đó rất mạnh. Không những thế, vì sao lại có tiếng nói can thiệp hay yêu cầu từ cấp lãnh đạo cao nhất như chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ chẳng hạn. Luật sư Trần Hồng Phong phân tích :

"Chỉ từ việc rút toàn bộ thông tin, tài liệu về đối tượng Nguyễn Văn Nghị ra khỏi hồ sơ vụ án và kết án Hồ Duy Hải một cách rất chủ quan, với nhiều sai sót mang tính chất cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An, đã cho thấy vụ án này có gì đó chưa rõ ràng, thậm chí khuất tất. Tuy nhiên cho tới giờ phút này, cả tôi cũng không thể và không có quyền kết luận rằng một ai đó (không phải là Hồ Duy Hải) là hung thủ thật sự. Chúng tôi chỉ tố giác đối tượng có dấu hiệu nghi vấn, việc còn lại là của cơ quan điều tra. Còn việc có ai đó được chống lưng hay không thật sự tôi không nắm rõ".

Cùng câu hỏi đặt ra cho luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn Luật Sư Hà Nội, thì câu trả lời từ luật sư Nguyễn Hà Luân là :

"Tôi cũng có suy nghĩ riêng của mình, thực sự ra những nghi ngờ trên truyền thông cả chính thức và không phải bây giờ mới đưa ra mà từ nhiều năm rồi, cho rằng người có tên Nguyễn Văn Nghị này có thể là con cháu của một trong những lãnh đạo cao cấp. Thực ra chưa có bất kỳ cơ sở nào để tin hoặc không tin vào những đồn đoán đó, tuy nhiên tôi cho rằng nếu Nguyễn Văn Nghị là một công dân bình thường thì chắc hẳn không bao giờ có sự bỏ qua của cơ quan điều tra Long An, mà sự bỏ qua đó lại còn bất thường như vậy. Cho nên sự đồn đoán đó của dư luận tôi cho rằng có một phần khá vững chắc về mặt cơ sở"

Còn luật sư Trần Hồng Phong thì cho biết ông rất vui khi thấy rằng một trong những lý do để vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là nhờ có văn bản yêu cầu làm rõ từ văn phòng Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Vẫn theo lời ông thì các vị này có nhận được kháng thư lưu ý nhà nước Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải từ Liên Hợp Quốc. Đây là những tình tiết có thể nói là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng hình sự tại Việt Nam, ông khẳng định.

Trong khi nội vụ vẫn chưa được sáng tỏ thì luật sư Trần Hồng Phong báo cho biết gia đình Hồ Duy Hải lẫn cá nhân ông vẫn an toàn. Ông đồng thời cũng bày tỏ mong muốn phải tìm ra sự thật và Hồ Duy Hải được xét xử một cách thật sự công bằng đúng theo pháp luật.

Sự đồng tình từ du luận xã hội, kể cả các cơ quan pháp luật, truyền thông và báo chí về vụ án Hồ Duy Hải trước nay, luật sư Trần Hồng Phong kết luận, đã cho ông niềm tin là gia đình Hồ Duy Hải cũng như bản thân ông vẫn tiếp tục được bảo vệ và được an toàn trong những ngày tới.

Dưới mắt luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn Luật Sư Hà Nội, việc làm của luật sư Trần Hồng Phong thể hiện tư cách đáng khuyến khích của một người bảo vệ pháp lý cho thân chủ của mình đến nơi đến chốn :

" Đây là một nỗ lục mà các đồng nghiệp của tôi, nhất là anh Trần Hồng Phong, trong một thời gian rất dài mà cuối cùng tạo cơ hội dẫn đến một kết quả lớn, xác định Hồ Duy Hải không phải người thủ ác trong vụ án tại bưu điện Cầu Voi ở tỉnh Long An ngày đó"

"Khi mà có dấu hiệu oan khuất, đồng thời bỏ lọt kẻ thực sự phạm tội thì trong vụ án Hồ Duy Hải này đã có được những cơ sở cho rằng Hồ Duy Hải thực sự bị oan, tôi cho rằng lập luận mà đồng nghiệp Trần Hồng Phong đưa ra là hết sức hợp lý. Nếu trong tay tôi có những hồ sơ liên quan đến vụ án này thì chắc hẳn tôi cũng sẽ đưa ra những điều hợp lý về sự dính líu của một người khác có khả năng là kẻ thủ ác trong vụ án này".

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 19/12/2019

Published in Diễn đàn

Đến mộ liệt sĩ cũng giả để ăn tiền !

Thanh Trúc, RFA, 05/12/2019

Bên dưới 13 ngôi mộ liệt sĩ ở Bắc Cạn chỉ toàn đất với đá khi được khai quật để giám định ADN thể theo yêu cầu của thân nhân, là thông tin gây sốc không chỉ đối với gia đình mà còn đối với nhiều người Việt Nam trong những ngày này.

mo1

Bên dưới 13 ngôi mộ liệt sĩ ở Bắc Cạn chỉ toàn đất với đá khi được khai quật để giám định ADN. Courtesy of VOV

Ủy ban nhân dân địa phương đã xác nhận về 13 mộ liệt sĩ ở Bắc Cạn không có hài cốt, không cả tiểu sành là vật dụng tùy táng bắt buộc mà chỉ có những túi nylon đựng đất đá không thôi. Việc khai quật được Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh tiến hành với sự chứng kiến của thân nhân những người quá cố được mời đến lấy mẫu để so sánh.

Đây là 13 liệt sĩ, còn được gọi là chiến sĩ thanh niên xung phong, hy sinh khi đang thi hành nhiệm vụ trong tai nạn vỡ đập tại hồ Tân Minh, xã Thanh Vận, Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn hồi năm 1968.

Sau 3 lần qui tập nhưng không thể xác định danh tính, hài cốt 13 chiến sĩ thanh niên xung phong được đưa về chôn tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bắc Cạn.

Cựu chiến binh, nhà báo Võ Văn Tạo, đang theo sát vụ việc, giải thích :

"Khái niệm liệt sĩ của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ 1945 trở đi bao hàm chủ yếu là lực lượng vũ trang hy sinh trong chiến đấu, trong công tác phục vụ chiến đấu. Sau đó thêm các thành phần khác nữa gồm các thanh niên xung phong, các cán bộ nhà nước đi làm nhiệm vụ mà bị tử nạn được công nhận là liệt sĩ. Đây là qui định của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và sau này là Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kế thừa".

Việc khai quật một lúc 13 mộ liệt sĩ ở Bắc Cạn xảy ra có thể do những thông tin không hay đã bị rò rĩ dù 50 năm đã trôi qua, nhà báo Võ Văn Tạo nói tiếp :

"Câu chuyện gian lận ấy nó đã rò rỉ, âm ỉ lâu nay. Tâm lý người Việt Nam mình thì ai cũng muốn người thân trong gia đình, tử nạn ở xa, chôn cất ở xa, nếu không có điều kiện thì chịu chứ có điều kiện thì cũng cố gắng gom về quê hương xứ sở để tiện thăm nom mồ mả. Người ta đưa ra yêu cầu phải giám định AND để xác định đúng đấy là xương cốt của thân nhân chứ không phải người khác. Đó là cái tâm lý bình thường, theo tôi cảm nhận thì cái tâm lý đó ở miền Bắc nó nặng nề hơn".

mo2

Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bắc Cạn - Courtesy of backan.gov.vn

Ông Lê Phú Khải, cựu phóng viên VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam, cho rằng đây là một vụ việc rất tiêu cực :

"Đài báo có nói về vụ này mà. Không có hài cốt mà họ cứ xây lên để lấy kinh phí, dứt khoát đó là có tiêu cực, vụ lợi chứ không có lý do gì khác. Mà chuyện này xảy ra trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ còn khó khăn, thế thì có thể giải thích được là tiêu cực, thế thôi".

Điểm rất đáng tiếc trong vụ việc này, nhà báo Lê Phú Khải nói tiếp, ngoài nỗi đau của thân nhân và sự ngỡ ngàng của dư luận thì còn có sự nghi ngờ rằng những nơi chôn cất hay cải táng liệt sĩ tại các địa phương đâu đó trên cả nước thực sự có điều gì như 13 ngôi mộ không hài cốt ở Bắc Cạn hay không.

Được biết để có căn cứ báo cáo lên bộ trưởng, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đề nghị Cục Người có công phối hợp cùng Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bắc Cạn tiến hành xác minh, làm rõ sự việc trong thời gian sớm nhất, có nghĩa là trước 4 giờ chiều ngày 4/12.

Trách nhiệm ở ai là câu hỏi của cựu chiến binh Trần Bang, hiện mà một nhà hoạt động xã hội trong nước :

"Có thể là bên Sở Lao động, thương binh và xã hội, hoặc Phòng Chính sách của tỉnh đội hoặc tỉnh đội, dưới Cục Chính sách của Bộ Quốc phòng. Nó gian dối ở khâu những người làm hồ sơ liệt sĩ mà không có hài cốt. Bây giờ không kiểm tra chứ kiểm tra thì tôi nghĩ chắc còn nhiều bởi vì có sự gian dối của những người thực hiện công tác thương binh xã hội. công tác tìm hài cốt rồi qui tập liệt sĩ".

"Nói chung chỗ nào có chi ngân sách là chỗ ấy có gian dối, xây ra đấy thì chẳng hạn tổng cộng tất cả các khâu từ tìm kiếm đến đào đến vận chuyển đếm mua các dụng cụ như tiểu sành này khác... Tức là cứ dự toán 5 triệu hay 10 triệu một ngôi mộ. Không tìm được nhưng bảo có tìm được, người ta vẽ ra để tính tiền, xây kim tĩnh phía bên trên thì ăn bớt phía bên dưới. Đây là cách "ăn" mộ phần liệt sĩ gọi là tán tận lương tâm".

Không chỉ liệt sĩ thật nhưng mộ giả, cựu chiến binh Trần Bang kể tiếp, thương binh giả cũng đang là vấn đề :

"Vừa rồi người ta tìm ra số thương binh giả ở một số tình thành cũng lên đến mấy ngàn chẳng hạn. Năm 2014 tôi đã có bài thơ Trâu Đỏ, Trâu Đỏ là ăn cả mộ phần liệt sĩ. Thương binh giả được thì liệt sĩ thật nhưng mộ giả cũng có thôi, có mộ giả thì có tiền. Người ta không có sự trung thực, người ta coi thường người đã chết, đã khuất. Thế thì trách nhiệm ở ai ? Ở Nhà nước, ở Bộ Lao động, thương binh và xã hội, ở Cục Chính sách. Nhưng mà chắc chắn người ta sẽ nói liệt sĩ nhiều quá, không đủ ngân sách, thực chất nó là như vậy".

Trở lại chuyện phải 3 lần qui tập hài cốt 13 chiến sĩ thanh niên xung phong, tử nạn khi đập Bắc Cạn bị vỡ nhưng mộ phần của họ chỉ toàn đất với đá, cựu chiến binh Võ Văn Tạo giải thích thêm :

"Mộ liệt sĩ mà thực chất không có hài cốt của liệt sĩ không phải là hiếm. Bộ đội tử nạn trong chiến tranh không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà cả Lào và Campuchia cho nên việc gom hài cốt ở các nghĩa trang rồi đưa về gia đình cũng có nhiều sai sót, luộm thuộm".

"Ngay cả địa phương chúng tôi là tỉnh Khánh Hòa, huyện Diên Khánh, cách đây hơn chục năm cũng đã vở lở một vụ liệt sĩ bộ đội có tên có tuổi nhưng không có hài cốt" .

"Thứ nhất là do số liệt sĩ hy sinh quá nhiều, trong thời gian quá dài ở một địa bàn rất rộng, Nhà nước thì để quá chậm mới tiến hành qui tập. Tôi nhớ chủ trương qui tập một cách rộng rãi và mạnh mẽ cũng phải sau chiến tranh 15 năm, khoảng 90s trở đi. Để lâu như thế thì việc quản lý hồ sơ và địa hình địa vật thay đổi rất nhiều. Trong đơn vị chúng tôi chứng kiến đồng đội chết được chôn xuống rồi lại bị bom pháo cày lên, lại nhặt lại rồi chôn xuống. Lúc ấy không biết thịt đấy xương đấy là của ai nữa,chỉ biết chôn anh em xuống cho đỡ tội nghiệp và đỡ ô nhiễm môi trường thôi. Mộ thì nông và bia thì mỏng, chỉ cần 3 mùa mưa là trôi hết. Quá trình qui tập chủ yêu là những vùng rừng núi, từ đó vận chuyển về những khu vực tập trung là có sự sai lệch, cho nên hiện tượng mộ giả, mộ có tên có tuổi mà không có hài cốt như trường hợp vừa rồi của Bắc Cạn không phải là quá hiếm, rất nhiều nơi bị cái hiện tượng đó"

Thực trạng phơi bày, mà nhà báo Võ Văn Tạo dùng từ "khốn nạn" để mô tả, chính là :

"Biết không có hài cốt mà vẫn cứ lên danh sách để lấy tiền công vận chuyển, xây mộ đủ thứ… gọi là dự án khống, lấy tiền từ ngân sách để chia nhau bỏ túi. Hiện tượng này là có.

Tính đến lúc này mọi liên lạc của chúng tôi đến thẩm quyền Bắc Cạn đều không thể thực hiện được. Báo chí trong nước đưa tin là lãnh đạo tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục tìm kiếm thông tin liên quan việc qui tập hài cốt liệt sĩ của 13 thanh niên xung phong hy sinh tại hồ Minh Tân 50 năm về trước.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 05/12/2019

**********************

Vụ mộ liệt sĩ toàn đất đá ở Bắc Cạn : Lời kể sửng sốt của thân nhân liệt sĩ

Tâm Am, Lao Động, 05/12/2019

Ông Tạ Viết Đoàn (xã Nông Thượng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn), là cháu của liệt sĩ Đoàn Thị Nga, vẫn chưa hết sửng sốt khi biết thông tin 13 mộ liệt sĩ thanh niên xung phong được quy tập tại Nghĩa trang tỉnh Bắc Cạn (Nghĩa trang Bạch Thông) không có hài cốt mà chỉ chứa nylon gói đất đá.

mo4

Ông Đoàn bên mộ của liệt sĩ Đoàn Thị Nga tại nghĩa trang gia đình. Ảnh : Tâm Am

Ngôi mộ thứ 2 và... vô danh

Nữ liệt sĩ Đoàn Thị Nga (xã Nông Thượng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn), sinh năm 1947, mất ngày 15/7 âm lịch năm 1968, là một trong số 13 liệt sĩ đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ tại đập Tân Minh (xã Thanh Vận- huyện Chợ Mới).

mo5

Tên liệt sĩ Đoàn Thị Nga có trên bia tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bắc Cạn. Ảnh : Tâm Am

Ông Tạ Viết Đoàn và toàn thể gia đình ông không mảy may biết là có một ngôi mộ khác của liệt sĩ Đoàn Thị Nga, nằm cùng dãy 12 ngôi mộ khác của các liệt sĩ thanh niên xung phong, đều gắn bảng vô danh trên nghĩa trang Bạch Thông. Cho đến khi...

"Vô tình xem trên truyền hình, tôi nhận thấy tại nghĩa trang Bạch Thông có 13 ngôi mộ của liệt sĩ thanh niên xung phong, trong đó có mộ của dì tôi là bà Đoàn Thị Nga. Mà trong mộ lại toàn nylon bọc đất đá. 

13 ngôi mộ trên nghĩa trang Bạch Thông lấy lên toàn túi nylon đựng gạch đá như vậy là quá vô lý. Năm 1973, gia đình tôi đã đưa hài cốt dì tôi về rồi, sao lại có mộ ở nghĩa trang Bạch Thông ? Năm nào thắp hương, tôi cũng chỉ lên thắp hương ở mộ của dì tôi ở nghĩa trang gia đình chứ không hề biết là có một ngôi mộ trên nghĩa trang Bạch Thông" - ông Đoàn khẳng định. 

mo6

Di ảnh và Bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Đoàn Thị Nga, đang thờ phụng tại nhà ông Đoàn. Ảnh : Tâm Am

"Tôi thấy vô lý quá, vì tôi đã cùng gia đình đưa dì tôi về nghĩa trang gia đình năm 1973, đủ hết hài cốt. Cả chính quyền địa phương đều biết. Ngôi mộ của dì tôi, hài cốt của dì tôi là gia đình đang quản lý tại nghĩa trang gia đình. Năm nào thắp hương, tôi cũng chỉ lên thắp hương ở mộ của dì tôi ở nghĩa trang gia đình"- ông Đoàn nói. 

Bố đẻ liệt sĩ chính tay chôn cất con, cất bốc mang hài cốt về

Nhớ lại về lần quy tập mộ liệt sĩ Nga về nghĩa trang gia đình, ông Đoàn kể lại : "Năm đó tôi 12 tuổi, cùng ông ngoại tôi là bố liệt sĩ, cùng anh trai của liệt sĩ và ông anh gọi liệt sĩ bằng cô, 4 người chúng tôi đi xe đạp vào xã Thanh Vận, qua cánh đồng, lên một chân đồi thoai thoải, chỉ có cây cỏ cao bằng ngang đầu tôi, mộ của dì tôi được phát quang, vì hàng năm, ngày 3.3, ông tôi vào thắp hương, phát quang.

Sau khi ông tôi thắp hương, chúng tôi bắt đầu đào, ông ngồi khấn, chúng tôi đào. Đào 60 phân thì thấy ván thiên, chúng tôi nạo vét đất lên, thấy nắp bị mục, lấy xương lên, rửa rồi gói vào nylon mang về chôn cất tại nghĩa trang".

Lúc đó, theo ông Đoàn nhớ lại, khu vực an táng các nữ thanh niên xung phong có khoảng trên dưới chục ngôi mộ, một số ngôi mộ đã được cất bốc trước đó, chỉ còn hố sâu. 

Khi nghe tin con gái hy sinh, người cha luống cuống, không biết làm thế nào. "Ông tôi và cậu tôi đi bộ vào hồ Tân Minh, nơi dì tôi hy sinh, khoảng 13 cây số, cùng các cơ quan ban ngành đoàn thể nhận thi thể của dì tôi chôn cất rồi mới về. Ông ngoại tôi - bố đẻ  liệt sĩ - đã chính tay chôn cất con, cũng chính tay mang hài cốt của con về gần gia đình"- ông Đoàn rưng rưng nói. 

Trước sự việc 13 ngôi mộ liệt sĩ không có xương cốt, thậm chí không có tiểu, chỉ toàn đất đá bọc trong túi nylon, ông Đoàn quá sốc. "Nếu họ quy tập mộ liệt sĩ, không thấy hài cốt thì thôi, đằng này lại cho đất đá vào thì đáng sợ quá. Nếu là hài cốt, thì phải có đất đen, đằng này toàn đá, gõ keng keng thì không đúng. Tôi thấy rất buồn"- ông Đoàn nói. 

Nhớ lại ký ức về người thân liệt sĩ, ông Đoàn xúc động nói: "Tôi còn nhớ hết về dì tôi, vì ông bà ngoại nuôi tôi từ bé, tôi sống cùng ông bà, cùng dì từ bé cho đến khi dì đi thanh niên xung phong. Hàng tháng, dì tôi đi bộ ra chợ Bắc Cạn khoảng 2 lần, ngủ qua đêm xong mới vào đơn vị. Dì tôi rất hiền, rất xinh xắn, tóc dài, đen, thắt bím 2 bên".

Liệt sĩ Đoàn Thị Nga, hy sinh năm 21 tuổi, khi ấy, liệt sĩ còn chưa lấy chồng. "Ông bà tôi vô cùng đau xót, ông chỉ ngồi khóc. Nghe tin dì tôi hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, ông tôi lập tức đi bộ 13 cây số đến xã Thanh Vận để nhận thi thể và chôn cất. Giờ ông bà tôi cũng đã mất" - ông Đoàn bồi hồi nhớ lại. 

Cách đây hơn 50 năm, ngày 9/8/1968, chân đập ở hồ Tân Minh (xã Thanh Vận - Chợ Mới, Bắc Cạn) bất ngờ bị vỡ, khiến 13 chiến sĩ thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ hi sinh. 

Sau 3 lần quy tập, hài cốt của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bắc Cạn.

Theo đề nghị của thân nhân các liệt sĩ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Cạn đã tiến hành khai quật phần mộ của 13 thanh niên xung phong để giám định ADN. Người thân của các liệt sĩ cũng được mời đến lấy mẫu để so sánh. 

Tuy nhiên, 13 ngôi mộ không hề có hài cốt, chỉ có những chiếc túi nylon đựng đất, đá bên trong. Ngay cả đến tiểu sành, một vật dụng tùy táng bắt buộc phải có khi quy tập hài cốt liệt sĩ, ở dưới những ngôi mộ này cũng không có.

Tâm Am

Nguồn : Lao Động, 05/12/2019

**********************

Đến liệt sĩ cũng bị… làm thịt

Trân Văn, VOA, 06/12/2019

Phải mt 51 năm sau khi 13 thanh niên xung phong ca C933 – N92 Thanh vn t nn ti đp Yên Minh (ta lc ti xã Thanh Vn, huyn Ch Mi, tnh Bắc Cạn), thân nhân ca h mi được S Lao động, thương binh và xã hội tnh Bắc Cạn vi đến để th ADN, nhm xác đnh danh tính cho tng b hài ct…

mo3

Hình trích xuất t website báo Thanh Niên.

Đáng nói hơn là khi khai qut, không ngôi m nào trong s này có hài ct ! Lòng m ch có nhng túi nylon đng… đt và đá ! Thân nhân ca 13 lit sĩ này bo rng, đng đi ca 13 người khng đnh, khi chôn cất h, m nào cũng có tên tui người đã khut. Sau khi được "quy tp" v nghĩa trang lit sĩ, m nhng người đã khut b mt tên, bia m ch còn dòng ch Thanh niên xung phong C933 – N92 Thanh vn. Đến đt "quy tp" th ba v Nghĩa trang Lit sĩ tnh Bắc Cạn, dòng ch va k cũng mt, bia m ch còn "Lit sĩ không xác đnh được danh tính"… song thân nhân tiếp tc tìm đến viếng m, thp hương cho đến cui tun va qua, tt c cùng bt nga khi hóa ra, trong lòng nhng ngôi m y ch có đt đá !

Chính quyền tnh Bắc Cạn đã yêu cầu Sở Lao động, thương binh và xã hội tnh Bắc Cạn kim tra và báo cáo ti sao, trước ngày 4 tháng 12 nhưng đến hôm nay – 6 tháng 12 – gii hu trách vn chưa tr li. Các viên chc hu trách t đa phương đến trung ương (Cc Người có công, B Lao động, thương binh và xã hội) cùng ly thi gian và nhiều ln "quy tp" làm lý do.

"Quy tập" – tìm kiếm, t chc ci táng, đưa hài ct lit sĩ v nhng nghĩa trang lit sĩ – vn được xem như mt hot đng báo ân. Hot đng báo ân này luôn được qung bá rng rãi và ngn không ít tin. Đó cũng là lý do khiến người ta ngc nhiên khi trong lòng 13 ngôi m không nhng không có hài ct mà ngay c tiu sành cũng… thiếu (1) !

***

Sau khi có tin : Toàn bộ h sơ liên quan đến 13 lit sĩ là Thanh niên xung phong C933 - N92 Thanh vn đã mt sch, Nhuan Nguyenvan bình lun : Mt thì phi "đn" vì trước gi mt đ th, mt nhiu quá ri. V Hoàng không đng ý vì : Bao nhiêu tin mi đ bù đp nhng mt mát của các gia đình lit sĩ ? Trí Trnh nhìn ý tưởng "đn" góc đ khác : Tin đn" không phi là tin ca chúng nó mà là thuế, là m hôi, nước mt ca dân mình. Phi tng chúng nó vào tù (2)…

Trước s kin va k, Li Phan và nhiu thân hu cùng but ming than : Chúng nó ăn cả hài ct ! Thi Kim Vang Massmann nhn mnh s phn n khi lit sĩ cũng b… "làm tht" và "ăn" không cha c xương. Loc Pham nhn đnh : To lp m gi vn là mt kiu kiếm tin và gian – gi thì đã là "chuyn thường ngày" ca "cán b". Vo Thi Thanh Hai cũng nghĩ như vy, đng thi góp thêm : Không gian manh, xo quyt không phi là cng sn (3) !

Cách giải thích ca ông Dương Bng Giang (Phó Giám đc Sở Lao động, thương binh và xã hội Hà Giang) vi phóng viên VTV (Đài Truyn hình Vit Nam) v vic trong các m chỉ có túi nylon đựng đt đá là do đã lâu nên có th ct hóa thành… đt (4) – làm nhiu người phn n. Nguyn Phan xem đó là bng chng cho thy : "Chúng" xem dân như rác nên mun nói gì thì nói vì tin chc, biết chc rng không ai dám làm gì "chúng" ! Huỳnh T Thanh Nhàn, thân hữu ca Loi Phan ch còn biết dùng hai t "khn nn" đ dành cho đng !

Tương t, trên facebook ca Dương Sông Lam, s kin 13 m lit sĩ ch chôn đt đá làm dy lên nhng tiếng nguyn ra vì ch có súc vt mi hành x như thế. Mt s người không đồng tình, theo h, hành x như thế còn t hơn c cm thú ! Quoc Viet Hoang nhc rng, "ăn" c xương lit sĩ không phi là chuyn l, mi xy ra ln đu, Qung Tr đã tng xy ra chuyn dùng xương trâu, bò đ làm gi hài ct lit sĩ kiếm tin… Và dù xót xa, căm phẫn nhưng ít ai tin chuyn này s được x lý đến nơi, đến chn (5) !

Cũng xót xa, căm phẫn, cũng nhc mi người nh đến nhng scandal tương t : Tìm được vài b hài ct lit sĩ thì bc thêm vào chc nm đt, nâng khng s lượng đ kiếm tin vốn là "trò không mới" – song Quc Thái Ly lưu ý mt khía cnh khác : Ti cho my em Đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản c đến 27 tháng 7 là ra to "m", ha vi nhng nm đt đá s quyết tâm hc tp, lao đng đ xây dng xã hội xã hội chủ nghĩa. Ti cho nhiu người, c đêm 27 tháng 7 ra "m" thp đèn, đọc thơ ri khóc rưng rc (6)…

***

Đúng là "làm thịt" c lit sĩ không phi là chuyn l, b thí c lit sĩ ln thân nhân cũng không l, chng hn đến nay, đng ta vn còn chn ch, chưa quyết đnh có nên chi tin đ đưa hài ct ca khong 2.500 người Việt t trn khi chng tr quân xâm lược Trung Quc Hà Giang vào thp niên 1980 v nhà hay không (7) – cn nh t đó đến nay đã hơn ba thp niên, khong 2.500 lit sĩ này vn chưa được an táng, hài ct ca h vn đang b phơi gia tri !

Cũng vì vậy, có một câu hi cn phi nêu : Ti sao thnh thong, hot đng "đn ơn, đáp nghĩa" li rm r như đã tng thy nhiu ln trên toàn quc ? Rt nhiu người khng đnh, t chc "đn ơn, đáp nghĩa" ch là to cơ hi đ "ăn" nhưng dường như đó là chuyn th yếu. Nếu nhìn và ngẫm k, t s thy, "đn ơn, đáp nghĩa" chính là mt cách thông qua vic đ cao công ơn anh hùng, lit sĩ đ nhc toàn dân phi tiếp tc nh ơn đng, bo v đng ! Qu là chng đng nào… tài tình như… đng ta c !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 06/12/2019

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/13-mo-liet-si-o-bac-kan-chi-chua-tui-ni-long-dung-dat-da-1155748.html

(2) https://www.facebook.com/hoang.vy.378199/posts/817600375345803

(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3089315127749538&set=a.725605827453825&type=3&theater

(4) https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bac-kan-hang-loat-mo-liet-sy-khong-co-hai-cot-chi-toan-dat-da-2019120218384081.htm

(5) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1282233818648621&set=a.330257457179600&type=3&theater

(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2898380156894362&set=a.212717055460699&type=3&theater

(7) https://soha.vn/tuong-sung-thin-co-nhin-len-dinh-nui-biet-rang-hang-nghin-dong-chi-van-nam-do-20171102162626581.htm

Published in Diễn đàn

Hành Lang Đông Tây, dự án giao thông nối kết Thái Lan, Miến Điện, Lào, Việt Nam được khởi công xây dựng năm 1992 với sự tài trợ của ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á).

corridor1

Tại hội thảo "Logistics kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây" - thương mại trong khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây phát triển là nhân tố quyết định cho việc phát triển vận tải xuyên biên giới với các nước trong khu vực (hình minh họa) - Courtesy of VnEconomy

Đến năm 2004, 4 nước đồng ý nâng cấp Hành Lang Đông Tây thành Hành Lang Kinh Tế Đông Tây nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch giữa 4 quốc gia với khu vực và cả Châu Á.

Đây là trục Xuyên Á dài 1.700 km chạy từ bán đảo Đông Dương xuất phát từ Việt Nam, Thái Lan, Lào, Miến Điện, từ đó băng qua vịnh Bengal đến Ấn Độ Dương, với tiềm năng kinh tế hứa hẹn cho khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.

Theo nhà nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Hành Lang Đông Tây là cơ hội cho Việt Nam theo đuổi chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế và để tránh không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất nào :

"Vì thế cho nên Hành Lang Đông Tây mở ra cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng quan hệ hợp tác, xuất nhập khẩu với Ấn Độ mà tôi coi đó là một nhân tố tích cực cho chiến lược đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam. Rõ ràng Việt Nam đã vươn tới được thị trường Myanmar và Lào. Tôi nghĩ việc tăng cường hợp tác với Lào và Myanmar cũng sẽ đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng kinh tế Châu Á cũng như sự hợp tác trong khối ASEAN. Điều ấy mang lại lợi ích cho tất cả các bên cùng tham gia. Việc tăng mậu dịch buôn bán với các nước trong ASEAN và Ấn Độ hy vọng sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc".

"Tuy vậy hiện nay Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc mà cho đến bây giờ đã nhập siêu khoảng 30 tỷ USD. Đó là chỉ số đáng lo ngại cho nên Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển quan hệ với các nước, đồng thời phải cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu để cân bằng được các cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc".

Theo ký giả Yuichi Nitta qua bài viết trên tờ Nikkei Asia Review hôm 2/12, thì Hàng Lang Đông Tây chạy qua Kampuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam không chỉ giúp 5 quốc gia này hội nhập và vươn tới thị trường rộng lớn của Ấn Độ mà còn giúp giảm thiểu sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc ngay bên cạnh.

Ngay từ đầu, các hạng mục được coi là quan trọng nhất của Hành Lang Đông Tây có cầu Savanakhet ở Lào, cầu Mukdahan ở Thái Lan và đường hầm Hải Vân ở Việt Nam.

hanhlang2

Hàng Lang Đông Tây chạy qua Kampuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam không chỉ giúp 5 quốc gia này hội nhập và vươn tới thị trường rộng lớn của Ấn Độ mà còn giúp giảm thiểu sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc ngay bên cạnh.

Hành Lang Đông Tây còn được coi là con đường huyết mạch kết nối cơ sở hạ tầng của Việt Nam vào khu vực. Tại một hội nghị ở Bangkok năm 2017, chủ đề Đối Thoại Hợp Tác ASEAN trong mục đích tăng cường kết nối khu vực, đại diện Việt Nam là bà Trần Thị Thanh Thúy, phó vụ trưởng Vụ Hợp Tác Quốc Tế thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam, cho đài Châu Á Tự Do biết :

"Hành Lang Đông Tây là dự án rất hiệu quả trong khu vực GMS. Về khai thông, vào năm 2009 đã khai thông hành lang này để xe của các nước có thể đi từ Thái Lan sang đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam.Trước đây tuyến đó chỉ dừng ở cảng Đà Nẵng thôi, từ cảng đó đến các nơi như Hà Nội, Hải Phòng… còn bị hạn chế."

"Đầu năm nay, bộ trưởng giao thông- vận tải ba nước Việt Nam- Lào- Thái Lan ký sửa đổi Bản ghi nhớ thực hiện GMS, cho phép mở rộng Hành Lang Đông- Tây đến thủ đô của các nước, ví dụ tại Việt Nam có thể đến Hà Nội, Hải Phòng ; Thái Lan đến Bangkok và cảng Laem Chabang ; Lào đến Vientaine. Hy vọng khi mở rộng hành lang như thế có thể tăng cường khả năng kết nối, từ đó sự quan tâm của các nhà đầu tư, kinh doanh sẽ tăng lên.Tuy vậy, hiệu quả kinh tế của một số khu vực doạc hành lang như Lao Bảo được tăng lên rất nhiều".

Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng, cho rằng Hành Lang Đông Tây biến Đà Nẵng thành điểm đến và điểm đi của khách du lịch quốc tế :

"Tôi nghĩ Hành Lang Đông- Tây mở rộng bản đồ du lịch thế giới cho Đà Nẵng, mang lượng khách ở bán đảo Đông Dương đến vùng biển Đà Nẵng và ngược lại. Đà Nẵng như là cửa ngỏ phía Đông của Hành Lang Đông Tây, trước đây Đà Nẵng chỉ là nơi nhận khách nhưng đã đến lúc có thể phân phối khách cho miền Bắc và miền Nam và ngược lại cho Hành Lang Đông Tây, cho Lào và Thái Lan. Tôi không phải người làm kế hoạch và dự đoán nhưng tôi nghĩ cảng Đà Nẵng mà kết nối với những cảng biển quốc tế thì đó là điểm đến rất tốt cho đầu tư.

Tiềm năng giao thương của Hành Lang Kinh Tế Đông- Tây thực tế không lớn và không phải là chiến lược hấp dẫn đối với đầu tư, là phân tích của ông Bùi Văn, từng là giảng viên Chương Trình Fulbright Việt Nam, chuyên nghiên cứu sâu về AEC - Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN và hiện phụ trách kênh truyền hình FBNC chuyên về kinh tế :

"Bởi vì Hành Lang Đông- Tây này chủ yếu nối các vùng nghèo của Việt Nam với vùng nghèo của Lào, vùng nghèo Thái Lan và vùng nghèo Myanmar mà lợi ích kinh tế rất là ít. Xuất nhập khẩu của Lào chỉ bằng 1/3 hay 1/4 của nguyên tỉnh Bình Dương, thí dụ xuất khẩu của Lào được 4 tỷ USD thì riêng xuất khẩu tỉnh Bình Dương đã 15 tỷ rồi. Như vậy tiềm năng kinh tế của những vùng này là các vùng nghèo với nhau".

"Điểm thứ hai, xu thế chung là người ta đi theo hướng Bắc Nam nhiều hơn là Đông Tây. Ta cứ hình dung từ vùng Vientiane của Lào đi xuống Bangkok rồi đi sang Đà Nẵng để ra nước ngoài. Thế thì đường đi sang Bangkok bằng 2/3 đường đi sang Đà Nẵng như vậy là dài hơn, đồi núi khó đi hơn và dọc đường đó kinh tế không phát triển mạnh bằng Thái Lan".

"Còn từ Myanmar đi xuôi đường Đông Tây xuống Việt Nam toàn đi quanh đường rừng và đèo. Tóm lại tiềm năng giao thương Đông Tây không lớn, các doanh nghiệp thì rất nhậy bén, nhìn thấy cơ hội của Hành Lang Đông- Tây rất hạn chế".

Vẫn theo ông Bùi Văn, Hành Lang Kinh Tế Đông- Tây mang tính hữu nghị, tính hỗ trợ phát triển nhiều hơn là một dự án giao thương và phát triển bền vững :

"Chính vì mình nghèo thì mình phải dùng tiền đầu tư cho có hiệu quả, nghĩa là đầu tư vào hạ tầng, vào cây cầu, con đường mà sang năm hoặc sang năm nữa có thể dùng được ngay, còn nếu 10 hay 20 năm nữa mới dùng được thì không thực tế. Tôi nghĩ Hành Lang Kinh Tế Đông Tây là một ý tưởng mang tính hữu nghị và tính hỗ trợ phát triển nhưng không hấp dẫn doanh nghiệp cho nên tương lai chung là không có triển vọng".

Được biết bản tin 2 tháng 12 vừa qua trên Nikkei Asia Review có loan báo chiếc cầu Hữu Nghị thứ hai từ thị trấn Myawaddy mạn Đông Myamar bắc qua vùng Maesot mạn Tây Thái Lan, nằm trong toàn dự án Hành Lang Đông- Tây, đã hoàn tất và thông thương cách nay 3 tuần lễ. Maesot và Myawaddy là hai vùng cao của Thái Lan và Myanmar với đa số là nông dân.

Dưới mắt phóng viên Yuichi Nitta của Nikkei Asia Review, sự hình thành của chiếc cầu Hữu Nghị Thái- Miến thứ hai này ghi thêm một bước tiến tốt đẹp của Hàng Lang Kinh Tế Đông- Tây trong tiến trình kinh tế hội nhập từ Đông Dương ra tới Ấn Độ Dương.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/12/2019

Published in Diễn đàn

Ông thủ tướng nhắc đến ý tưởng của James A. Robinson, được báo chí trích dẫn lại, rằng "Một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể chế" , đồng thời nhắn nhủ là "Đừng sợ dân giàu", rằng "Nếu cứ giữ mãi tư duy lạc hậu thì không thể phát triển"…

caicach1

Luật Doanh nghiệp 1999 thực sự đã trao quyền tự do cho người dân, cho doanh nghiệp với tinh thần người dân và doanh nghiệp được quyền kinh doanh bất cứ lãnh vực gì mà Nhà nước không cấm (Ảnh minh họa) -AFP

Chí ít phát biểu này hợp tình hợp lý, nói có sách mách có chứng, là ghi nhận ban đầu của kinh tế gia kiêm nhà nghiên cứu độc lập Phạm Chi Lan :

Tôi hoàn toàn hiểu và rất tán thành những điều ông nói. Ông cũng đã có đọc cuốn "Tại sao các quốc gia thất bại" (Why The Nations Failed), một số lần nói chuyện ở các nơi hoặc khi nói với doanh nghiệp thì ông cũng đã nhắc đến những điều rất cơ bản được nêu trong cuốn sách đó. Tôi nghĩ thủ tướng cũng đã thấy rõ vấn đề phải cải cách thể chế, ông nhắc lại 3 lần "thể chế, thể chế và thể chế" là hoàn toàn đúng.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc gia ở Hà Nội, nhận định ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hướng tới chuyện "Dân giàu nước mạnh" :

Đây cũng là điều gây sự quan tâm của dư luận suốt thời gian qua. Dân giàu thì nước mới mạnh. Rõ ràng chính phủ nào, quốc gia nào cũng mong muốn người dân có thể có thu nhập ngày càng tăng hơn thì kinh tế ngày càng mạnh hơn.

Theo kinh tế gia Phạm Chi Lan, những điều ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói lúc này thực tế đã được đề cập nhiều lần từ lúc Việt Nam bắt đầu đổi sang nền kinh tế thị trường dưới trào 2 vị cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phân Văn Khải. Nói gần nói xa thì cải cách thể chế chẳng qua là để cho người dân và doanh nghiệp được quyền làm giàu bằng những lãnh vực mà luật pháp không cấm :

Hai ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải đã quan tâm đến vấn đề tư nhân khi Việt Nam bắt đầu đổi mới sang nền kinh tế thị trường. Chính vì ý thức được sự cần thiết các ông đã xây dựng được Luật Doanh nghiệp. Năm nay là kỷ niệm đúng 20 năm Luật Doanh nghiệp 1999 (1) ra đời vào thời thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng ý tưởng cải cách Luật Doanh nghiệp cũ thành Luật mới theo tinh thần giải phóng cho dân và doanh nghiệp thì đã được khởi xướng từ thời ông Võ Văn Kiệt.

Trong thực tế, bà Phạm Chi Lan giải thích tiếp, Luật Doanh nghiệp 1999 thực sự đã trao quyền tự do cho người dân, cho doanh nghiệp với tinh thần người dân và doanh nghiệp được quyền kinh doanh bất cứ lãnh vực gì mà Nhà nước không cấm, và nếu cấm thì cũng không thể vượt qua Luật :

Những lãnh vực cấm là thông thường các nước khác đều cấm thôi, thí dụ phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên hay sản xuất vũ khí, thuốc nổ này khác. Còn tinh thần dựa vào dân cho dân phát triển, tham gia các hoạt động kinh tế để từ đó Nhà nước giảm dần vai trò của mình đi, nhất là rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh rồi sau đó rút khỏi những lãnh vực mang tính chất truyền thống như là các dịch vụ công và đầu tư hạ tầng chẳng hạn. Những cái đó càng ngày càng được triển khai mạnh mẽ hơn.

Những điều kinh tế gia Phạm Chi Lan lý giải chính là sự cải cách thể chế được mong đợi, nhưng chừng như chỉ được nghe nhiều về mặt lý thuyết, là nhận xét của tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân :

Cải cách thể chế thì cũng nói đến rất nhiều rồi. Nói nhiều rồi thì bây giờ phải tạo thuận lợi cho khối tư nhân. Thế nhưng vấn đề bây giờ của Việt Nam vẫn là" phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa"...

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là sự đánh tráo khái niệm.

Bây giờ người ta bắt đầu thấy sự phá sản của kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa và loay hoay, rón rén tuyên bố kinh tế tư nhân là quan trọng, kinh tế tư nhân đóng góp 40, 50% thu nhập quốc dân.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thừa nhận Luật Lệ và Nghị Định các thứ chồng chéo nhau, ràng buộc nhau và không tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân phát triển. Nhận thức ra như thế cũng là điều may nhưng đòi hỏi phải có luật. Người ta nói nếu không có luật lệ tử tế thì không thể làm giàu được.

Kinh tế tư nhân càng ngày càng chứng tỏ họ đi con đường đúng. Hai nữa, thực sự họ đã vươn lên trong những điều kiện rất khó khăn.

Dưới mắt nhà nghiên cứu độc lập Phạm Chi Lan, càng về sau này chính phủ càng chứng tỏ có sự cố gắng thúc đẩy cải cách nhiều hơn, tuy nhiên :

Nhưng cũng có một thời gian độ khoảng chục năm gần đây thì có ý tưởng trở lại là thúc đẩy khu vực Nhà nước lên và trao cho Doanh Nghiệp Nhà nước quá nhiều quyền, nhất là khi biến họ thành các tập đoàn kinh tế và cho phép kinh doanh đa ngành. Chủ trương đó làm cho Doanh Nghiệp Nhà nước tràn sang rất nhiều lãnh vực và quá trình cổ phần hóa để rút dần hoạt động của những Doanh Nghiệp Nhà nước khỏi những lãnh vực mang tính chất kinh doanh, tính chất thương mại thuần túy nó bị chậm lại.

Hệ qua là sau này đổi mới Doanh Nghiệp Nhà nước rất chậm, số Doanh Nghiệp Nhà nước thua lỗ, hoạt động không hiệu quả thì vẫn rất cao. Cả 12 dự án của Bộ Công Thương chẳng hạn, mà các doanh nghiệp tư nhân có thể làm được nhưng Nhà nước lại ôm lấy để làm. Cả 12 dự án đó rốt cuộc bị thua lỗ rất nặng nề. Đến tận bây giờ tổng số lỗ của các dự án đó cũng vẫn còn treo đấy, trở thành gánh nặng của nền kinh tế.

Tình thế như vậy buộc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thốt ra những lời lẽ hàm ý và xu hướng để cho dân, tức là cho tư nhân, được chủ động nhiều hơn trong việc làm ra của cải cho mình và cho đất nước :

Những năm gần đây thì Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, việc tiếp cận các nguồn vốn ODA không dễ dàng nữa. Nhà nước càng thấy là không có đủ nguồn lực và sẽ phải chuyển mạnh hơn nữa sang khu vực tư nhân.

Thủ tướng đã thấy rõ vấn đề phải cải cách thể chế, điều này thậm chí đã được nêu lên từ Đại Hội XI cách đây 9 năm rồi. Năm nay, trong Diễn Đàn Kinh Tế tháng Chín vừa rồi mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự thì một số chuyên gia nước ngoài đã nói rất rõ rằng yêu cầu cải cách thể chế là rất lớn nhưng quan trọng không kém là phải thực thi, hành động có thứ tư ưu tiên và tập trung giải quyết các vấn đề. Thủ tướng cũng tán thành những cách như vậy, nghĩa là luật pháp, chính sách và cơ chế thi hành thật tốt và phải có hành động thực tế.

Được hỏi khi ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố là "đừng sợ dân giàu" thì phải chăng ông muốn xóa bỏ suy nghĩ của thể chế cộng sản rằng dân mà giàu lên thì Nhà nước mất quyền lực, bà Phạm Chi Lan phản biện :

Suy nghĩ đó vẫn có trong một số người, nhưng mà nói về thể chế thì trong các chính sách, pháp luật Việt Nam ban hành chưa có bất cứ đạo luật nào hoặc văn bản nào mà lại thể hiện cái sự ngần ngại đối với việc để cho dân làm giàu. Kể cả khi nói về xây dựng kinh tế thị trường theo thì lãnh đạo Việt Nam vẫn giải thích đó là xây dựng một xã hội Việt Nam dân giàu nước mạnh, tức vẫn đặt dân giàu lên trên nước mạnh, vẫn hiểu dân có giàu thì nước mới mạnh.

Cũng tại phiên thảo luận về Dự Luật Đầu Tư mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố thẳng quan điểm thị trường đừng sợ dân giàu, rằng quyền sở hữu , quyền tài sản được bảo vệ theo Hiến Pháp, nếu thủ tục thuận lợi và mang tính thị trường thì nước lên thuyền lên. Giảng viên Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, góp ý :

Nước lên thuyền lên là vì khi doanh nghiệp hay dân chúng có thu nhập tăng cao lên. Nhưng bây giờ vẫn có cái tâm lý e ngại của các doanh nghiệp là khi mà lớn lên trên mức vừa và nhỏ thì các cơ quan nhà nước lại nhũng nhiễu khó khăn.

Rõ ràng cách thức quản lý của Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng cái thời thuế khóa tập trung, tức là cái gì không quản được thì cấm, cái gì không hiểu được là cấm. Cần phải xóa bỏ cái tâm lý không quản được là cấm.

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, những lời này nghe hay nhưng chưa đủ làm an lòng giới đầu tư tư nhân vì :

Vẫn rụt rè, rón rén và không làm một cách công khai, minh bạch, không tạo ra một thể chế văn minh, nhân văn để cho người dân có quyền tiếp cận tín dụng, tiếp cận đất đai, tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ của các nước tiên tiến.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 13/11/2019

(1) Luật Doanh nghiệp năm 1999

Published in Diễn đàn

Kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương cho thấy một qui định pháp luật có thể "đẻ" ra một loạt chi phí khiến doanh nghiệp khó có khả năng sống còn.

VIETNAM-POLITICS

Một người đạp xích lô đi qua biểu tượng búa - liềm ở Hà Nội. AFP

Luật chồng chéo

Phát biểu tại hội thảo về nâng cao chất lượng qui định pháp luật, viện phó Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, CIEM, ông Phan Đức Hiếu, cho rằng ở Việt Nam một qui định pháp luật tạo ra 5 loại chi phí gồm chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư, phí lệ phí, chi phí cơ hội, chi phí phi chính thức.

Những chi phí này không chỉ đơn thuần thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, mà còn có thể giết chết doanh nghiệp.

Theo ông, nếu chỉ tính chi phí nguyên liệu đầu vào không thôi thì sản phẩm của Việt Nam có chất lượng và giá cả tương đương với sản phẩm của Thái Lan. Thế nhưng, điều khiến sản phẩm của Việt Nam có giá cao hơn sản phẩm của Thái Lan là do chi phí từ hệ thống luật pháp của Việt Nam.

Phó Giáo Sư -Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính và thị trường, giải thích bổ sung :

Bản thân ông so sánh và nghiên cứu giữa Việt Nam và Thái Lan thì ông rút ra kết luận như vậy : tại sao hiện nay năng suất, chất lượng hiệu quả Việt Nam thấp hơn khu vực là do những chi phí đó nó đội lên, nó tăng lên. Mà khi chi phí lên thì giá thành tăng, giá thành tăng làm cho khả năng cạnh tranh yếu đi. Đấy là những cái mà ông Hiếu nói căn cứ trên cơ sở và kết quả điều tra.

Một chi tiết quan trọng mà chuyên gia tài chính và thị trường Ngô Trí Long nói ông muốn làm rõ là pháp luật không qui định 5 loại chi phí vừa kể mà trong quá trình tạo ra những điều kiện hoạt động thì những chi phí cơ hội, chi phí phi chính thức và những chi phí khác phát sinh ra khiến giá thành tăng cao lên.

Phản ảnh của viên chức Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương cũng có thể được coi là phản ảnh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, là nhận định của tiến sĩ Trần Quang Thắng, viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý Thành phố Hồ Chí Minh :

Luật nước ngoài đơn giản lắm, ít có Nghị Định, Thông Tư lắm, luật là luật thôi. Luật đó trước khi ban hành thì nó phải thông qua một tiểu ban soạn thảo luật, Thủ tướng, Chủ tịch nước và các Bô trưởng cùng tham gia hết. Cho nên khi ban hành bất kỳ luật nào đều có sự đồng bô liên thông giữa tất cả các bộ ngành, và khi ban hành thì không thể nói của bộ này là không phú hợp với bô kia, giữa quan chức và dân (doanh nghiệp)đều suy nghĩ giống nhau hết.

Đây là những luật được phổ cập ngoài xã hội dưới hình thức sách hướng dẫn luật có những phần hỏi đáp được cụ thể hóa, tiến sĩ Trần Quang Thắng nói tiếp. Người dân và doanh nghiệp sẽ căn cứ vào những tài liệu hướng dẫn đó và có thể giải quyết khoảng 80% những vấn đề của riêng mình. Số 20% còn lại thuộc về những trường hợp, những tình tiết khó khăn, khúc chiết sẽ do luật sư trợ giúp :

Còn của mình đúng là mỗi luật đưa ra có nhiều cách lý giải, thí dụ luật của Bộ Xây dựng nó lại chỏi với luật của Bộ Tài Nguyên- Môi Trường, chỏi với bên Qui Hoạch-Kiến Trúc.

Những cái đó gây trở ngại rất lớn vì không đồng bộ với nhau, mỗi ông một cách làm doanh nghiệp lúng túng không biết cái nào làm trước cái nào làm sau, không biết cái nào là đúng qui định. Từ đó mới đẻ ra vấn đề phí phi chính thức mà đúng ra không được khuyến khích.

Những vấn đề chồng chéo như vậy là đầu mối tiêu cực cần phải loại bỏ trong kinh doanh sản xuất, tiến sĩ Trần Quang Thắng kết luận.

Thà chết chứ không đầu tư

Theo phân tích của viện phó Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương Phan Đức Hiếu, trong 5 loại chi phí phát sinh từ một qui định pháp luật, mà doang nghiệp phải đương đầu, chi phí đầu tư là gánh nặng lớn nhất.

Viện dẫn trường hợp dịch vụ ô tô chở khách như Grab hay Uber mà nếu phải theo qui định gắn thêm mào lên nóc xe thì chi phí phát sinh sẽ rất lớn.

Cũng vậy, với qui định về số lượng bình gas tối thiểu, nhiều doanh nghiệp đã tính toán rằng nếu vay vốn ngân hàng để đáp ứng qui định về số lượng bình gas tối thiểu thì doanh nghiệp sẽ phá sản do thị phần không tăng thêm. Dẫn lời giới kinh doanh trong lãnh vực này, ông Hiếu cho hay đầu tư cũng chết mà không đầu tư cũng chết, thì thôi thà chết chứ không đầu tư.

Đó là chi phí đầu tư, về chi phí cơ hội cũng là nhân tố giết chết doanh nghiệp. Thí dụ đơn giản được viện phó CIEM vạch ra là khi 2 doanh nhiệp cùng nhập khẩu một mặt hàng tại 2 cửa khẩu khác nhau , một bên chỉ mất 1 tiếng trong lúc bên kia phải mất 3 ngày thì hiệu quả, lợi thế mua bán, phân phối và mất thời gian tính là điều không thể chối cãi.

Đấy là một qui định "không rõ ràng, minh bạch, thời gian giải quyết kéo dài tạo ra chi phí cơ hội từ đó phát sinh thêm chi phí không chính thức" là nguyên văn đúc kết của ông Phan Đức Hiếu.

Tiến sĩ Trần Quang Thắng bình luận thêm về những chi phí phát sinh

Tắc nghẽn thủ tục hành chánh còn là khâu thuế và khâu hải quan, nhưng cũng có thể nói trở ngại nằm ở vấn đề logistics cơ sở hạ tầng chưa được tốt nữa. Khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện thì chi phí vận chuyển rất cao, rồi phải tính thời gian nữa vì thời gian cũng là chi phí, chậm trể quá làm người ta mất nhiều cơ hội. Còn cái nữa là cách sắp xếp khoa học, cách cải tiến bằng sử dụng những thành quả công nghiệp 4.0 ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi. Tất cả những yếu tố đó làm doang nghiệp Việt Nam hụt hơi về vấn đề cạnh tranh. Đó là cái nhìn toàn diện.

Để giải quyết gốc rể vấn đề chất lượng qui định pháp luật, ông Phan Đức Hiếu đề nghị chính phủ thành lập một cơ quan độc lập có nhiệm vụ giám sát qui trình soạn thảo.

Ông thừa nhận trong bối cảnh hiện giờ mà lập ra một cơ quan mới là chuyện vô cùng khó nhưng cần thiết phải tiến hành trong tinh thần những gì không cần thiết và cồng kềnh thì phải loại bỏ.

Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Trần Quang Thắng :

Những gì trở ngại nó đã trở ngại rồi, có than phiền cũng đâu giải quyết được, phải có lối thoát thì hay hơn.Làm thế nào quốc hội phải có giải pháp tích cực, mạnh m, đưa đến vấn đề đồng bộ hóa, cụ thể hóa về nâng cao tính hiệu quả của luật.

Chẳng hạn thành phố Hồ Chí Minh có chương trình là nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chánh là cũng nhằm mục tiêu như vậy. Nhưng của thành phố thì nó cũng có sự chừng mực quyết định nào thôi. Thành phố vẫn bị chi phối bởi những Nghị Định, những Thông Tư của bộ ngành. Những thông tư đó vẫn tiếp tục gây khó khăn cho sự phát triển của thanh phố. Những gì tôi đi họp hàng ngày tôi thấy chuyện đó vẫn tồn tại.

Đối với chuyên gia tài chính và thị trường, tiến sĩ Ngô Trí Long, khi đã biết luật không làm ra chi phí nhưng qui định pháp luật đẻ ra những 5 loại chi phí khiến doanh nghiệp ngắc ngoài thì điều đơn giản là :

Thế nên bây giờ giảm bớt thủ tục hành chính là giảm phiền hà, tạo điều kiện tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch.

Vẫn theo lời chuyên gia, thủ tục bớt rườm rà đi thì chi phí phát sinh giảm bớt đi nhiều. Dẫu biết là khó, ông xác quyết, tất cả các bô các ngành đều phải cố biến yêu cầu này thành khả thi vì một Việt Nam phát triển.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 22/10/2019

Published in Diễn đàn

Trái với một thời mà doanh nhân, gọi chung là người buôn bán kinh doanh, bị nhìn với con mắt tiêu cực, nay một đội ngũ doanh nhân sáng tạo, đổi mới là điều rất cần thiết cho Việt Nam trên con đường phát triển một nền kinh tế hùng cường.

doanh1

Các tòa nhà cao tầng nhìn từ phía sông Sài Gòn -Reuters

Đó là nội dung thảo luận trong buổi tọa đàm về vai trò và động lực chủ đạo của doanh nhân, được tổ chức mới đây tại Đà Nẵng.

Môi trường kinh doanh dần chuyển đổi ?

Ông Nguyễn Trần Nam, chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam, nói tại hội thảo rằng " Ít có nước nào mà giới doanh nhân hình thành và đi lên trong bối cảnh trầy trật, khó khăn của một rừng pháp luật, trong một tư tưởng coi doanh nhân là con buôn, thậm chí vùi dập trong thời kỳ đầu hình thành"

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng thừa nhận đã có một thời người làm kinh doanh ở Việt Nam bị mô tả qua một lăng kính tiêu cực.

Nói một cách khác, từ lâu về trước, từ thưở bao cấp, cùng kế hoạch hóa tập trung, trong tiềm thức giới lãnh đạo thì người làm kinh doanh là con buôn, con phe, là những kẻ làm giàu một cách không chính đáng.

Bây giờ, tại buổi tọa mang tên "Doanh Nhân Việt Nam Đồng Hành Cùng Dân Tộc", những thành phần buôn bán làm ăn đó được đề cao là "Doanh Nhân Việt", là "Động lực chủ đạo xây nền kinh tế hùng cường".

Ý nghĩa lời phát biểu của chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Nguyễn Trần Nam được chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh diễn giải như sau :

Trước hết từ "Doanh Nhân" đấy là chỉ những người tự đứng lên xây dựng cái sản nghiệp, cái kinh doanh của mình. Nhưng ở Việt Nam hiện một số Doanh Nghiệp Nhà Nước vẫn còn tồn tại thì lãnh đạo những doanh nghiệp ấy cũng được xếp vào hàng doanh nhân. Thực ra cái được chia sẻ ở đây là khu vực kinh tế ngoài Nhà Nước. Khoảng năm 2000, từ khi Luật Doanh Nghiệp bắt đầu có hiệu lực thì đội ngũ doanh nhân ngoài Nhà Nước mới gọi là chính thức được công nhận và được tạo điều kiện để phát triển. Tư duy gọi là coi thường doanh nhân, thậm chí là chèn ép và không muốn họ phát triển lên dần dần cũng suy giảm đi.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói ông đồng tình với khái niệm, thực ra đã có cách đây 10 năm, là :

Nếu ở thời chiến, ngoài mặt trận là những người lính xung phong thì ở thời bình những doanh nhân chính là những người xung phong. Khái niệm đó tôi cho là rất thú vị. Doanh nhân bây giờ được coi như hình mẫu, nhiều giới trẻ cũng mong muốn, ước mơ trở thành doanh nhân. Việc tuyên truyền về những doanh nhân thành đạt ở Việt Nam hiện nay cũng khá là tích cực.

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, nay là nhà nghiên cứu độc lập,thì lập luận về doanh nhân được ông đánh giá là sự thay đổi tư duy vô cùng quan trọng :

Theo quan niệm cũ, chủ nghĩa xã hội lập ra trên cơ sở tiêu diệt bóc lột. Tư sản là bóc lột sức lao động của công nhân nên cần phải được cải tạo. Ngày nay đảng cộng sản Việt Nam đã có thay đổi, đã có Nghị Quyết về việc phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế.

Luật Doanh Nghiệp năm 1999, mà tôi có góp phần biên soạn và tổ chức thực hiện, qui định công dân Việt Nam được quyền tự do kinyh doanh tất cả những ngành nghề mà Pháp Luật không cấm, vì vậy cho nên đã có sự phát triển bùng nổ khu vực kinh tế tư nhân.

doanh2

Công nhân xí nghiệp may Thành Công tại Thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc hôm 9/7/2019 Reuters

Thế nhưng, vẫn lời nhà nghiên cứu Lê Đăng Doanh, tiến trình cải thiện và động thái thay đổi không theo kịp đà tiến bộ cũng như nguyện vọng của người dân :

Mới đây Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đánh giá Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu (Global Competitiveness Index) của Việt Nam từ hạng 77 năm 2018 đã lên hạng 67 năm 2019, trong đó rất nhiều chỉ tiêu đã được cải thiện.Tuy vậy chỉ tiêu về thể chế vẫn là chỉ tiêu được xếp tương đối thấp. Việt Nam vẫn phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phải công khai minh bạch, phải thực hiện chế độ tiếp nhận cá nhân, tiếp nhận giải trình để có thể phát triển.

Hay nhờ sự minh bạch, công khai ?

Năm 2011, Bộ Chính Trị Việt Nam ban hành Nghị Quyết 09 về xây dựng và phát huy vai trò của doanh nhân theo chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, qua đó vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân được qui định trong Hiến Pháp.

Trong lúc chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, xác định vị thế cần thiết của doanh nhân, nói rằng sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nhân trong 30 năm qua là thành quả của tiến trình đổi mới. Chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam, ông Nguyễn Trần Nam, thì nhắc lại rằng doanh nhân Việt phải đi lên trong bối cảnh trầy trụa, khó khăn, vùi dập của một rừng Pháp Luật bên cạnh thái độ rẻ rúng của thể chế.

Lời ta thán về "một rừng Pháp Luật" được tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích rằng bản thân của rừng luật ấy không chỉ là các luật lệ do Quốc Hội ban hành mà còn cả một hệ thống văn bản hướng dẫn Luật. Ông nói cái nhiêu khê là chỉ khi có các văn bản ấy thì Luật mới được áp dụng và được thực thi.

Do đó quan trọng nhất của Việt Nam là phải sắp xếp lại hệ thống Luật để đảm bảo làm sao có tính đồng bô, giảm bớt rắc rồi, chồng chéo thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các qui định.

Cái nhóm thứ hai mà doanh nhân phải đối mặt nhiều hơn chính là trong quá trình thực thi Pháp Luật. Bản thân các doanh nhân phải đối diện với các cơ quan chính quyền, trong suốt quá trình hoạt động từ thuế má cho đến kinh doanh, quản lý thị trường hay chống hàng gian hàng giả. Tóm lại là vấn đề quản lý Nhà Nước mà bản thân cơ quan chức năng hay công chức vẫn gây không ít khó khăn, khó dễ cho doanh nhân dù rằng qui định Pháp Luật đã có. Nên là khi ông Nguyễn Trần Nam nói doanh nhân trầy trật là nó trầy trật cả từ phía hệ thống văn bản và đặc biệt vấn đề thực thi hệ thống văn bản Pháp Luật đấy.

Nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh thì lại có ý kiến :

Tôi rất chia sẻ và thông cảm với những khó khăn. Năm 1978 tôi được cử vào giám sát quá trình cải tạo ở thành phố Hồ Chí Minh và đã thấy rất nhiều người bị oan uổng, bị qui là tư sản. Tôi nghĩ quá khứ không thể làm lại được nhưng chúng ta hãy cố gắng cùng nhau xây dựng tương lai tốt đẹp hơn với các nhận thức tiến bộ hơn.

Hiện đang có gợi ý là đối với những doanh nhân thực sự có đóng góp thì cũng nên phong làm anh hùng lao động, nên được khen thưởng huân chương. Tôi nghĩ đấy là tiến bộ.

Chuyên gia ngân hàng và tài chính Nguyễn Trí Hiếu, ví von rằng một rừng Pháp Luật thì không giống với điều người ta thường gọi là Luật rừng, và nhất là đối với doanh nhân hay doanh nghiệp thì phải hiểu là :

Tôi đã về Việt Nam 10 năm và nhận thấy Luật càng lúc càng rõ ràng hơn. Ba mươi hay bốn mươi năm trước Luật Pháp Việt Nam rất là rối ren và tạo rào cản cho sự phát triển xã hội. Ngày hôm nay những Luật chẳng hạn Luật Doanh Nghiệp rồi Luật Đầu Tư, Luật Dân Sự, Hình Sự, Luật Tổ chức Tín dụng ngày càng được cải tiến. Thành ra nói Luật rừng thì có lẽ cũng không công bằng mà phải nói rằng hệ thống Luật Pháp Việt Nam dĩ nhiên còn nhiều cái chồng chéo và đang được cải tổ.

Vế ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp, rằng Việt Nam cần "làn sóng cải cách đổi mới lần thứ hai, cần xây dựng Nhà Nước kiến tạo, nghĩa là không chỉ tháo gỡ khó khăn như ba thập niên qua mà phải bước vào giai đoạn dẫn dắt, thúc đẩy, yểm trợ, ông Nguyễn Trí Hiếu bổ sung :

Quan điểm chính phủ kiến tạo (Creative Government) có sự sáng tạo có tinh thần đổi mới. Ông Nguyễn Xuân Phúc chủ trương một chính phủ kiến tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp Start Up. Chính sách, chủ trương thì tốt nhưng cần hành động, và một trong những hành động cần thiết là hỗ trợ vốn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc đi tìm vốn.

Về nguyên tắc thì ông Vũ Tiến Lộc nói đúng, chính phủ không chỉ có lo tháo gỡ khó khăn mà phải kiến tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Nói thì dễ nhưng phải hành động nhiều hơn. Một trong những hành động tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần phải làm là huy động được sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế và một môi trường rộng mở hơn. .

Có mặt tại buổi tọa đàm ở Đà Nẵng, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nhận định trong vòng 5 năm trở lại đây doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có những thành tựu lớn, ý nghĩa và có chất lượng, do đó, dù còn nhiều vấn đề lăn tăn hay nghi hoặc, doanh nhân Việt, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, đã và đang truyền cảm hứng cho giới trẻ. Chính vì thế, ông khẳng định tiếp, doanh nhân chính là động lực chủ đạo xây dựng nền kinh tế hùng cường cho đất nước.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 18/10/2019

Published in Diễn đàn

Nhà nước kiến tạo phát triển : mô hình tối ưu cho Việt Nam, là phát biểu của nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, tại phiên thảo luận về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập diễn ra trong tháng Chín vừa qua.

bern0156

Một bức tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/9/2016. AFP photo

Nhà nước vẫn đang loay hoay

Bài nhận định của nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Sỹ Dũng, được báo chí trong nước đăng tải lại, cho thấy ý kiến nguyên văn của ông là "Các mô hình thể chế đưa lại thành công và thịnh vượng không thiếu trên thế giới, vấn đề là phải lựa chọn cho được mô hình phù hợp với Việt Nam.

Vẫn theo lời ông, Việt Nam là nước có nền tảng văn hóa Đông Bắc Á nên mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển có thể là "tối ưu cho Việt Nam". Ông nói thực tế trong thời gian gần đây Việt Nam đã lựa chọn mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển rồi, tuy nhiên điều đáng băn khoăn là nỗ lực đạt tới đó có vẻ đang đi chệch khỏi mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển sang mô hình Nhà nước điều chỉnh.

Rối rắm và tối nghĩa là phản hồi từ một số trí thức trong nước xung quanh phát biểu nguyên phó chủ nhiện VP Quốc hội. Điển hình như facebooker Ngô, ông Ngô cho rằng ông Nguyễn Sỹ Dũng đang tạo một tiền đề không bao giờ giải được.

Một facebooker khác ghi rằng ý kiến này lấy mất thời gian và suy nghĩ của mọi người.

Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại Học Luật Sài Gòn, giải thích qua một cách nhìn xa hơn :

Ở Việt Nam khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển là ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay nói đến, đương nhiên ông không nói rõ Nhà nước kiến tạo phát triển là sao. Cá nhân tôi là nhà nghiên cứu về Luật học cũng như thể chế thì tôi thấy Nhà nước kiến tạo phát triển được hiểu là Nhà nước chỉ đóng vai trò điều hành và không can thiệp.

Tại sao phải nói như vậy ? Bởi vì Việt Nam có một thời gian kéo dài gọi là quan liêu bao cấp, và một nền kinh tế gọi là kế hoạch hóa, dẫn tới khủng hoảng những năm sau 1975cho tới những năm 1990, thậm chí còn đẩy cao đến mức độ lạm phát trên 70%. Vây khi muốn xây dựng một nền kinh tế thị trường thì điều đầu tiên là Nhà nước không được can thiệp quá sâu vào thị trường. Nhà nước phải để thị trường tư phát triển và chỉ đóng vai trò bên ngoài để tác động, điều hành, nếu có vấn đề thì mới phải can thiệp. Nhà nước kiến tạo phát triển tạo cơ hội, tạo ra những hành lang pháp lý, những điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước và cho người dân. Hiểu một cách nôm na là như vậy.

Xây dựng một thể chế như vậy không phải chuyện đơn giản, thạc sĩ Hoàng Việt nói tiếp, nhất là khi Việt Nam đang cố nhích gần mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển với tốc độ rùa bò mà lại còn có điều băn khoăn rằng không chừng chệch hướng sang mô hình Nhà nước điều chỉnh như ông Nguyễn Sỹ Dũng nói, ông phân tích tiếp :

Ngay cả các lãnh đạo của Việt Nam cũng thấy điều đó, nhưng để thúc cả bộ máy thì câu chuyện không đơn giản. Cái mà ông Nguyễn Sỹ Dũng nói thì nên hiểu thế này : tức là nếu mà Nhà nước kiến tạo phát triển thì nó ở cái tầm cao, Nhà nước nhìn thấy trước, đưa ra những vấn đế để hướng dẫn xã hội phát triển theo hướng đó. Đấy gọi là Nhà nước kiến tạo phát triển.

Về Nhà nước điều chỉnh có lẽ ông Nguyễn Sỹ Dũng muốn nói rằng Nhà nước cứ loay hoay đi giải quyết vấn đề thị trường, nó bục chỗ này nó có vấn đề chỗ này thì loay hoay giải quyết chứ không hoạch định trước sẽ có vấn đề thế này và giải quyết theo hướng này, tức là đụng tới đâu thì xử lý tới đó. Có lẽ ông Nguyễn Sỹ Dũng muốn nói là Nhà nước vẫn chưa đặt trọng tâm hoạch định cho phát triển mà vẫn loay hoay về những vấn đề trong thể chế.

Bất cập trong phân quyền

Có vẻ như sự lựa chọn đúng đắn hơn cho đất nước vẫn là mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển (theo mô hình các quốc gia Đông Bắc Á) chứ không hẳn là mô hình Nhà nước điều chỉnh (theo kiểu Anh, Mỹ) là điều được nguyên phó Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh đôi ba lần trong bài tham luận của ông ta.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Sỹ Dũng còn đề cập đến những vấn đề liên quan tới bộ máy công quyền, chẳng hạn chuyện phân cấp, phân quyền. Theo ông, phải phân quyền cho địa phương thì đất nước sẽ thịnh vượng nhanh hơn rất nhiều.

Qua việc nêu ra một số mô hình của các quốc gia trên thế giới như song trùng giám sát, song trùng trực thuộc, Nhà nước điều chỉnh, Nhà nước bổ trợ, ông Nguyễn Sỹ Dũng khẳng định ông thiên về mô hình bổ trợ, có nghĩa cấp dưới làm được thì phân quyền, cái gì cấp dưới không làm được thì mới đẩy lên cấp trên.

Đây chẳng qua là tập quyền và tản quyền mà ông Nguyễn Sỹ Dũng không giải thích rõ thôi, là nhận định của luật sư Đặng Trọng Dũng, Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh, cũng là thành viên của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam :

Tức là Centrallize tập trung quyền hành về Trung Ương, hay Decentralize là tản quyền. Dùng 2 từ đó thì có lẽ người nghe dễ hiểu hơn. Ý của ông Nguyễn Sỹ Dũng theo tôi hiểu là bây giờ phải để cho địa phương có thế chủ động. Đi theo hình thức như vậy thì mỗi địa phương có hình thức phát triển riêng của nó. Thí dụ Đà Nẵng có khả năng, có tiềm năng về mặt khách quan, chủ quan, thì họ sẽ phát triển theo mô hình nào họ thấy có lợi nhất.

Đối với thạc sĩ Hoàng Việt, phân cấp cho ai và phân quyền như thế nào là cả một vấn đề quan trọng :

Việt Nam bây giờ cũng đã có phân quyền rồi, hiện có một số cái đã phân quyền cho địa phương khá nhiều, thí dụ quyền quản lý đất đai. Điều đó nãy sinh nhiều bất cập về đất đai.

Còn vấn đề lẽ ra phải phân cấp phân quyền thì lại không làm. Ví dụ thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, một ngày thu ngân sách cho Trung Ương trên 1.000 tỷ đồng nhưng không được giữ lại quá nhiều để tái đầu tư và phát triển mà chỉ được giữ lại 18% là tối đa. Sài Gòn đang xây 2 tuyến đường sắt nội ô, gần đây nổi lên vấn đề thiếu vốn để xây tiếp mà muốn được cấp vốn thì phải làm thủ tục gởi lên cho TW quyết định, dẫn đến chuyện chậm trễ và kéo dài hàng năm trời. Đó là câu chuyện cụ thể về những cái cần phân cấp phân quyền thì lại không phân cấp phân quyền, còn chuyện đất đai quá lớn thì lại phân cho chủ tịch tỉnh quyết định. Hơn nữa, Việt Nam cần phải có sự kiểm soát quyền lực. Kiểm soát quyền lực như thế nào lại là câu chuyện phải tranh cãi tiếp.

Luật sư Đặng Trọng Dũng cho hay ông có lý do để hoài nghi về khả năng một Nhà nước kiến tạo phát triển cũng như triển vọng phân cấp phân quyền, trừ khi chính phủ thực sự muốn thay đổi và nhất quyết đi theo hướng đó :

Tôi thấy ở Việt Nam mình là chắp vá lắm. Trước đây thì chạy theo mô hình của Liên Xô xong rồi không thành, bắt chước Singapore không được rồi lại sáng tạo tùy tiện. Ý của ông Nguyễn Sỹ Dũng không có giá trị về mặt học thuật cũng như về mặt thực tiễn đâu.

Trao đổi với RFA qua email, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Viện Nghiên Cứu SENA ở Hà Nội, nói rằng đáng tiếc ông chưa thông hiểu lắm về ý tưởng Nhà nước kiến tạo phát triển của tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng.

Lại nữa, những người phát kiến ý tưởng tối ưu đó (launch a new ideal) chừng như cũng chưa thống nhất được với nhau nên nội hàm của khái niệm vẫn còn mù mờ. Vấn đề cốt lõi, vẫn lời tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, phải xem lại thể chế Nhà nước kiến tạo phát triển là chế độ chính trị hay chỉ là thể chế hành chính, quản trị.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 02/10/2019

Published in Diễn đàn

Báo chí Việt Nam loan tin Hội nghị Chuyên đề về đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh Nghiệp Quốc Doanh, hay Doanh Nghiệp Nhà Nước, sẽ được tổ chức cuối tháng Chín đầu tháng Mười tới đây.

khoi1

Hình minh hoạ. Một người đạp xe qua một biển hiệu của công ty Quân đội Viettel ở Hà Nội hôm 30/1/2007 AFP

Tin cho hay phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ là trước ngày 25 tháng Chín phải hoàn tất báo cáo lên Bộ Tài Chính cũng như Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, đánh giá tình hình triển khai phương án tái cơ cấu đã được cấp thẩm quyền phê duyệt từ năm 2016.

Ngoài Bộ Tài Chính và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, các bộ khác được nhắc đến là Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Nội Vụ, Bộ Lao Động,Thương Binh Và Xã Hội.

Về phía các cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ còn có Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Theo tin thì tại Hội nghị Chuyên đề do ông Vương Đình Huệ đề nghị, dựa trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị được nêu tên, Bộ Tài Chính sẽ xây dựng và trình bày tổng hợp về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp quốc doanh dựa cơ sở trên các báo cáo từ các đơn vị được nêu tên ở đây.

Đây không phải lần đầu tiên việc đổi mới và tái cơ cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước, mà các chuyên gia lẫn giới quan sát kinh tế tài chính đánh giá là một cỗ máy cồng kềnh và yếu kém, được nói đến một cách khá là qui mô như lần này.

Chuyên gia kinh tế, tài chính, giới nghiên cứu độc lập nghĩ gì và góp ý như thế nào ?

Hơn 4 thập kỷ qua, Doanh Nghiệp Nhà Nước tuy có mang lợi ích nhưng sự tổn thất gây ra cho đất nước cũng không nhỏ, là nhận định của chuyên gia ngân hàng và tài chính Nguyễn Trí Hiếu :

Việt Nam là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp có vốn Nhà Nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, thể hiện qua việc nắm giữ những vị trí, những nguồn lực quan trọng, những quyền lợi đặc biệt để vận hành doanh nghiệp của họ. Cách đây 40 năm nền kinh tế Việt Nam rất èo uột, chỉ có doanh nghiệp có vốn Nhà Nước hoặc Doanh Nghiệp Nhà Nước vận hành trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp đó đã đóng góp rất nhiều, biến nền kinh tế Việt Nam từ lạc hậu và một trong những nước nghéo nhất thế giới trở thành một nền kinh tế có 250 tỷ đô la GDP thuộc hàng các nước có thu nhập trung bình.

Mặt trái của các doanh nghiệp có vốn Nhà Nước là không vận hành theo yêu cầu thị trường mà vận hành theo chỉ đạo của chính phủ. Vì họ là những đứa con cưng của chính phủ nên trong hoàn cảnh nào đó, tại địa phương nào đó họ tạo ra những khó khăn về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không theo cung cầu không theo thị hiếu của thị trường, nhiều doanh nghiệp thua lỗ trong mấy chục năm qua. Sự thua lỗ đó đưa đến những thất thoát nguồn vốn chính phủ, chi phí của những doanh nghiệp đó quá cao, người lao động không được trả lương phù hợp. Một điều nữa ai cũng biết Doanh Nghiệp Nhà Nước là những doanh nghiệp dễ dàng trở thành đối tượng của tham nhũng. Tất cả những điều đó đều bất lợi cho nền kinh tế.

Theo chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành, cơ cấu lại Doanh Nghiệp Nhà Nước thì trước hết phải đặt người vào đúng chỗ :

Nói chung vấn đề Doanh Nghiệp Nhà Nước là do vấn đề bố trí nhân lực, toàn là đảng viên vào đó làm mà đảng viên thì chuyên về chính trị, chạy chức chạy quyền. Còn đảng viên thật sự có năng lực điều khiển doanh nghiệp đếm trên bàn tay được bao nhiêu người. Nguyên nhân sự hoạt động không hiệu quả của Doanh Nghiệp Nhà Nước là như vậy.

Vì sao không hiệu quả mà vẫn phải duy trì rồi tính chuyện đổi mới hoặc nâng cao năng lực, lại còn huy động tất cả bộ ngành ban bệ của nhà nước vào phương án ? Chuyên gia kiêm nhà tư vấn kinh tế Bùi Kiến Thành nhắc lại trên tất cả vấn đề then chốt vẫn nằm ở chỗ bố trí nhân lực :

Một số Doanh Nghiệp Nhà Nước cần duy trì vì tư nhân chưa làm được, ví dụ vấn đề cung cấp điện lực cho cả nước hay những công ty có tính chất công ích. Ngoài ra thì mấy chục năm nay đã có chủ trương về cổ phần hóa, không dám nói "tư nhân hóa" vì động chạm đến vấn đề tư duy. Chủ trương cổ phần hóa mấy mươi năm nay tại sao không làm vì không có người chỉ đạo dứt khoát để mà làm. Mấy ông chủ tịch, tổng giám đốc mấy công ty nhà nước ấy sợ mất quyền mất chức đâu có chịu làm. Vấn đề là chỉ đạo không quyết liệt, cuối cùng nó kẹt trong vấn đề tổ chức, mấy ông trong đảng ông này nể nang ông kia, ông kia nể nang ông nọ, rồi vướng mắc chi bộ này kia, nói không ai nghe.

khoi2

Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia. RFA/internet RFA/internet

Vẫn theo lời ông Bùi Kiến Thành, từ lâu Việt Nam đã có một ủy ban trung ương về quản lý Doanh Nghiệp Nhà Nước nhưng :

Tại sao lập ủy ban ra rồi bây giờ mới ngồi lại mà bàn với bộ này bộ khác ? Mấy ông bộ trưởng đó là từ bí thư tỉnh, quận rồi lên làm bộ trưởng chứ thật sự có học quản lý hồi nào đâu. Hội lại bộ này bộ nọ cũng chỉ là ngồi bàn với nhau mà không giải quyết được gì cả. Cái quan trọng nhất là Nghị Quyết Trung Ương Khóa X của đảng cách đây mười mấy năm rồi, là mở ra vấn đề quản lý nhà nước, mở vấn đề hành chính cho tất cả những người có năng lực trong đảng cũng như ngoài đảng, trong nước cũng như ngoài nước. Đã có Nghị Quyết Trung Ương như thế mà không làm thì sao mà bố trí người có tài có lực.

Chỉ riêng việc cứ phải họp rồi hội nghị hết năm này sang năm khác để nâng cao năng lực và hiệu quả của Doanh Nghiệp Nhà Nước đủ thấy đây là một việc hết sức khó khăn, dù cố gắng thế nào thì kết quả cũng không được như mong muốn, không dễ dàng, là ý kiến của chuyên gia kinh tế cũng là nhà nghiên cứu độc lập Phạm Chi Lan :

Đầu năm nay thì đảng cộng sản Việt Nam, trung ương đảng, cũng ra Nghị Quyết số 39, đặt trong tâm vào việc nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Tôi nghĩ việc đó càng cho thấy rõ cần cải thiện rất nhiều về mặt Doanh Nghiệp Nhà Nước sử dụng các nguồn lực.

Mấy năm vừa rồi thì cũng có những trường hợp như là 12 dự án do Bộ Công Thương quản lý mà thua lỗ nặng nế, không hoạt động được, kể cả những cái chưa quyết toán xong, nhà máy chưa hoạt động mà cũng đã thấy là không thể có hiệu quả nỗi. Mấy năm trời không xử lý hết 12 dự án này, chứng tỏ gánh nặng của Doanh Nghiệp Nhà Nước đối với kinh tế như thế nào.

Tất nhiên trong số các Doanh Nghiệp Nhà Nước thì cũng đôi ba cái hoạt động có hiệu quả và được biểu dương, bà Phạm Chi Lan nhắc nhở, thí dụ Tập Đoàn Viettel chẳng hạn :

Tập Đoàn Viettel đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài và có kết quả rất đáng khích lệ, hoặc một số tập đoàn khác cũng có cố gắng cải thiện dần. Nhưng mà nhìn chung, bức tranh chung của Doanh Nghiệp Nhà Nước còn rất đáng lo ngại.

Đối với đề xuất của phó thủ tướng Vương Đình Huệ về Hội nghị Chuyên đề cuối tháng này để các bộ ngành báo cáo phương án tái cơ cấu Doanh Nghiệp Quốc Doanh, đồng thời tham luận việc nâng cao năng lực và hiệu quả, bà Phạm Chi Lan nói bà tin rằng lần này phó thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ đặt vấn đề trên góc độ Việt Nam đang tham gia và có những cam kết mạnh mẽ trong các Hiệp Định Thương Mại FTA mới :

Thí dụ như CPTTP hoặc EVFTA thì đều có những đòi hỏi như minh bạch hóa các hoạt động của Doanh Nghiệp Nhà Nước, đặt Doanh Nghiệp Nhà Nước trên nền tảng các nguyên tắc thị trường, cạnh tranh sòng phẳng so với các doanh nghiệp khác. Phải hết sức minh bạch cho xã hội và cho các nước liên quan có thể giám sát. Có lẽ trong bối cảnh đó cho nên phó thủ tướng Vương Đình Huệ phải họp và tôi chắc sẽ nhấn mạnh vào khía cạnh đó, đòi hỏi các Doanh Nghiệp Nhà Nước phải hoạt động có hiệu quả hơn.

Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, cổ phần hóa là giải pháp quan trọng nhất trong việc cơ cấu lại Doanh Nghiệp Nhà Nước. Chuyện này được nói đến từ lâu, chuyên gia góp ý cũng đã nhiều, nhưng cái mà Việt Nam bị vướng mắc là :

Theo ngôn từ xã hội chủ nghĩa dùng từ "tư nhân hóa" là rất kỵ và họ dùng từ cổ phần hóa (Equitization), thay vì nằm trong tay chính phủ thì bán những cổ phần đó ra xã hội cho những thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa, được tái cơ cấu thì tỷ lệ cổ phần của chính phủ vẫn nắm phần lớn. Rất tiếc việc tái cơ cấu rất chậm, nó mang tính chất nhạy cảm nhưng thực tế là các lãnh đạo Doanh Nghiệp Nhà Nước không muốn thực hiện việc cổ phần hóa vì muốn giữ vị trí của họ, giữ nồi cơm của họ.

Một điều cũng rất quan trọng nữa, cổ phần hóa không phải là dễ dàng. Một doanh nghiệp đã hoạt động hàng chục năm nay rồi, có cả một hệ thống, một cơ chế, bộ máy các đơn vị vận hành, có chân rết có quan hệ mua bán liên quan đến các doanh nghiệp khác. Bây giờ cổ phần hóa có nghĩa cả bộ máy đó phải thay đổi, việc các lãnh đạo của các doanh nghiệp có vốn nhà nước phản ứng ngược lại với kế hoạch của chính phủ cũng là điều tất nhiên. Cuối cùng nó cũng nằm trong cái thể chế của Việt Nam là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Được biết tại Hội nghị Chuyên đề nhằm đồi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh Nghiệp Nhà Nước dự trù cuối tháng này, Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ báo cáo về thực trạng và kết quả giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong phương án cổ phần hóa, thoái vốn. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội cũng như Bộ Nội Vụ sẽ có bài tham luận trước hội nghị.

Đối với chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, chỉ nói và nghe mà không quyết liệt hành động quả là không đáng. Nhà nghiên cứu độc lập Phạm Chi Lan cũng góp ý mạnh mẽ hơn :

Những trường hợp nào mà Doanh Nghiệp Nhà Nước không thể gượng được nữa, sự tồn tại của nó không thể mang lại hiệu quả thay đổi lớn được thì có lẽ nên thúc đẩy cổ phần hóa, bán được thì cứ bán. Trường hợp mà thua lỗ nặng nề quá thì nên cho họ phá sản.

Bà Phạm Chi Lan nói rõ nếu giữ mãi các Doanh Nghiệp Nhà Nước mà quá trình cổ phần hóa khó khăn nhọc nhằn như thời gian vừa qua thì tiếp tục làm đọng lại phần tài sản rất lớn do các Doanh Nghiệp Nhà Nước sử dụng và gây ảnh hưởng chung tới nền kinh tế cũng như tiếp tục chèn lấn các doanh nghiệp khác khiến họ không phát triển được. Thà duy trì một số ít Doanh Nghiệp Nhà Nước trong những lãnh vực thật cần còn hơn là để quá nhiều như hiện nay. Nhà Nước nên chủ động giảm bớt gánh nặng của mình, thậm chí cho họ phá sản đi để may chăng còn có thể có hiệu quả hơn.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 24/09/2019

Published in Diễn đàn

Hôm 23 tháng Tám vừa qua, Tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sản Việt Nam, có bài tựa đề "Nhập khẩu thuyết "Tam Quyền Phân Lập" hay lá bài cổ xúy bất ổn chính trị, xung đột quyền lực".

phanlap1

Đảng cộng sản Việt Nam Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng

Đây là bài xã luận dài của tác giả Trần Hậu Thành, một tiến sĩ thuộc Ban Tổ chức trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, phân tích về "Tam Quyền Phân Lập", nhấn mạnh đó là học thuyết du nhập từ bên ngoài, cũng là nguồn gốc của điều ông tiến sĩ này cho là cổ xúy bất ổn và xung đột quyền lực.

Người đọc nghĩ gì trước nhận định của ông Trần Hậu Thành về "Tam Quyền Phân Lập" ? Đầu tiên là nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già :

"Nếu gọi là ‘nhập khẩu thuyết Tam Quyền Phân Lập" thì người cộng sản Việt Nam buộc phải nhớ lại chính Hồ Chí Minh đã nhập khẩu chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. Hơn nữa bất kỳ một học thuyết nào cũng phải được kiểm nghiệm bằng thực tế cuộc sống. Nói cách khác lý thuyết không bao giờ tách rời thực tiễn, và nếu thuyết Tam Quyền Phân Lập sai thì tại sao hàng trăm quốc gia đi theo mô hình đó ? Đơn giản bởi thuyết Tam Quyền Phân Lập là khoa học và đã được kiểm chứng bằng thực tế của hàng trăm quốc gia bằng sự phú cường, văn minh và nhân ái.

Việc ông Trần Hậu Thành gọi Tam Quyền Phân Lập là "lá bài cổ súy bất ổn chính trị, xung đột quyền lực", tôi cho đó là phép ngụy biện mang tên 'đảo ngược nhân quả'. Ông ta cố tình lấy hậu quả, nghĩa là sự bất ổn chính trị và xung đột quyền lực gán cho nó là nguyên nhân, tức là ông ta đổ thừa cho Tam Quyền Phân Lập. Thực tế đã chứng minh ông Trần Hậu Thành sai bởi vì "quả" bất ổn chính trị như hiện nay tại Venezuela, Hong Kong hay Việt Nam đều do "nhân", tức là do độc đảng toàn trị nhưng được khoác chiếc áo gọi là "ổn định chính trị".

Nhà nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì cho rằng suy cho cùng nếu gọi Tam Quyền Phân Lập là học thuyết nhập khẩu thì cũng không sai vì :

"Thứ nhất Tam Quyền Phân Lập là tư tưởng được phát triển ở phương Tây từ thế kỷ 18, 19 đến 20, nó xa lạ với Việt Nam. Từ thời các vua chúa cho đến thời cộng sản tại Việt Nam đều không có dân chủ, cho nên khía cạnh nhập khẩu thì không sai. Nhưng những tư tưởng tốt của nhân loại mà nhập khẩu vào là chuyện tốt cho dân tộc, chẳng có gì phải ngại cả. Những người cộng sản luôn tự xưng họ là học trò của ông Hồ Chí Minh, người nhập khẩu cái tư tưởng cộng sản vào Việt Nam. Chính bản thân ông Hồ là người nhập khẩu tư tưởng cộng sản vào. Đáng tiếc những học trò của ông Hồ, và có lẽ cả ông thời còn sống, đã không thực hiện những điều nhập khẩu đấy, cho nên những cái hay ho đấy bây giờ là bất ổn".

Trong phần đầu bài xã luận, ông tiến sĩ Trần Hậu Thành viện dẫn nguyên văn Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ "Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hiến định nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Theo luật sư Phạm Công Út, không chấp nhận Tam Quyền Phân Lập là quan điểm trái chiều. Mặt khác, theo ông ngày nào còn tồn tại một đảng lãnh đạo thì không thể tuyên truyền "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" với những người biết suy nghĩ :

"Tôi tôn trọng các quan điểm trái chiều với mình, nhưng tôi cũng mong người khác tôn trọng quan điểm trái chiều của tôi chứ tôi không đả phá và tôi sẵn sàng phản biện. Tôi không nhắm vào cá nhân, chỉ muốn nói rằng học vị tiến sĩ mà vẫn bảo lưu cái việc thống nhất quản lý lập pháp, hành pháp về phía cơ quan nhà nước thì chuyện đó cũng không làm tôi ngạc nhiên.

Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp minh định một điều mà Quốc hội đã biểu quyết thông qua. Hiến pháp thường xuyên thay đổi chứ không mang tính ổn định vĩnh viễn. Có thế bối cảnh lịch sử ngày nay người ta chưa chấp nhận Tam Quyền Phân Lập, tức 3 cơ quan quyền lực tách bạch lẫn nhau, kiểm soát lẫn nhau và không bị phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hiện nay Nhà nước thống nhất quản lý rồi nói là nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về tay nhân dân. Điều đó không đúng theo hiến pháp bởi vì hiện nay người bị mất đất, bị mất tài sản, bị tù oan… đã xuất hiện rất nhiều. Mất tài sản thì gắn liền với đất, trải dài 63 tỉnh thành từ Nam ra Bắc trong một diện rộng".

Nếu thực sự nhân dân làm chủ, luật sư Phạm Công Út lập luận, sẽ không có tình trạng dân phải đi đòi lại quyền của mình nhiều đến mức như hiện nay. Vị luật sư này khẳng định vấn đề Tam Quyền Phân Lập hiện vần không được Việt Nam công nhận vì một đảng lãnh đạo, chiếm vị trí 3 cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp hầu hết là đảng viên cộng sản. Theo ông nói ‘quyền lực thuộc về nhân dân trở thành một khẩu hiệu sáo mòn, người dân thực sự không làm chủ mà ông chủ chính là những người khác.

Ông tiến sĩ Trần Hậu Thành lý luận tiếp trong bài báo của mình rằng "Thực tiễn cho thấy việc phân định rõ ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là cách thức quan trọng để phát huy vai trò của nhà nước, đồng thời là cơ sở để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Ông nói chúng ta, tức nhà nước Việt Nam, đã tiếp thu mặt tiến bộ trong kỹ thuật tổ chức các thiết chế nhà nước trên thế giới, trong đó việc "phân công" và "phối hợp" giữa 3 nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để tổ chức bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thể hiện rõ ở các bản Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013.

Cán bộ của Ban Tổ chức trung ương nói như thế để đánh giá tiếp rằng "Trong hời gian gần đây vẫn còn một số cá nhân lợi dụng việc chậm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp, tình trạng tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và việc hoạt động chưa thật sự hiệu quả của một số thiết chế trong bộ máy nhà nước... để phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước và tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết "tam quyền phân lập", coi nó là "phương thuốc vạn năng" cho kiểm soát quyền lực nhà nước và ngăn ngừa tham nhũng. Có thể khẳng định ngay rằng, đó là luận điệu sai trái, cực đoan và cơ hội chính trị. Học thuyết "tam quyền phân lập" được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và một số nước phương Tây mặc dù có mang lại một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu, tham khảo, nhưng không nên vì thế mà cường điệu hóa, lý tưởng hóa và xem nó như là chìa khóa vạn năng của "dân chủ - pháp quyền".

Ông còn nêu tư tưởng Các Mác, Ăng Ghen và nhiều luận cứ khác để chốt lại một điều rằng "Tam Quyền Phân Lập" là nguyên nhân sâu xa của bất ổn chính trị và xung đột quyền lực, hai yếu tố mà ông cho là phương hại đến quyền lực nhân dân.

Trong lúc luật sư Phạm Công Út nói đây là những biện luận lý giải cố ý áp đặt, chưa kể là nhập nhằng giữa quyền lực Nhà nước và quyền lực nhân dân, thì nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Quang A, từng dịch thuật nhiều tác phẩm kinh điển về dân chủ và chính trị trên thế giới, nói rằng không có gì đáng ngạc nhiên về những luận cứ như vậy :

"Không lạ khi Tạp chí Cộng sản đăng cái bài như vậy của một ông tiến sĩ nào đấy, bởi vì chủ thuyết của Đảng cộng sản Việt Nam, mà được thể hiện đúng là trong cái người ta áp đặt vào Hiến pháp năm 2013, nghĩa là đảng cộng sản ngồi xổm lên Pháp Luật, đảng cộng sản cai quản hết mọi thứ không chia sẻ cho ai bất kỳ cái gì cả.

Cho nên chuyện đả phá tư tưởng về Tam Quyền Phân Lập, về kiểm soát và đối trọng, về Luật trị tức Rule Of Law, là chuyện nhất quán từ trước đến nay của Đảng cộng sản Việt Nam. Một ông được coi như là một nhà lý luận của đảng cộng sản mà nói như vậy không có gì đáng ngạc nhiên cả. Phải rất lưu ý là từ ngữ họ dùng khác với từ ngữ mà thế giới văn minh đều dùng. Họ nói đến nhân dân là họ nói đến những người ngoan ngoãn nghe theo Đảng cộng sản Việt Nam".

Với tất cả những luận cứ nêu trên, ông tiến sĩ Trần Hậu Thành của Ban Tổ chức trung ương cho rằng về mặt lý luận thì Tam Quyền Phân Lập là một học thuyết phức tạp, đa chiều và còn có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới mắt nhà báo, cựu tù lương tâm Nguyễn Ngọc Già, đây là cách ngụy biện nhằm phức tạp hóa vấn đề của người không am hiểu và không nhìn rõ vấn đề đó.

"Phân quyền, tập quyền và tản quyền là những khái niệm về các môn chính trị học và quản lý nhà nước. Người cộng sản Việt Nam không am tường, không chịu học những trường phái khác nhau và không chịu lắng nghe ý kiến trái ý của họ, nên họ lẫn lộn các khái niệm trên là điều dễ hiểu. Họ thấy rối rắm, nên họ gán cho "phân quyền là một tư tưởng phức tạp" để né tránh, nói cách khác đó là phép ngụy biện mang tên là phức tạp hóa vấn đề. Người cộng sản trước giờ chỉ lo tập trung quyền lực, tập trung để củng cố quyền bính mà thôi. Tôi cho rằng họ đang bị vây khốn giữa "tập quyền" và 'tản quyền" hơn là có "phân quyền" mà họ ngỡ họ đang làm đúng".

Trở lại với phân tích của ông Trần Hậu Thành, rằng trong thời gian gần đây một số cá nhân, vì muốn phủ nhận nguyên tắc tập trung quyền lực trong bộ máy nhà nước cũng như trong hoạt động của nhà nước, đã lợi dụng sự chậm trể trong việc cụ thể hóa những qui định của Hiến pháp, lợi dụng những tiêu cực trong việc phòng chống tham nhũng để từ đó mà tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết "Tam Quyền Phân Lập", coi đó là "phương thuốc vạn năng" cho kiểm soát quyền lực nhà nước và ngăn ngừa tham nhũng.

Thực tế không phải chỉ một số cá nhân mà phải nói đại bộ phận người dân, với kiến thức trung bình và lành mạnh, cũng đã hiểu ra sự khác biệt giữa tam quyền phân lập với trung ương tập quyền, là khẳng định của tiến sĩ Nguyễn Quang A :

"Dân chủ, tam quyền phân lập có thực sư gây bất ổn hay không ? Kinh nghiệm trên thế giới từ cổ cho đến bây giờ thì Tam Quyền Phân Lập và Luật trị - mà ông Hồ cũng rất ca ngợi - những tư tưởng đấy được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ làm cho xã hội Việt Nam ổn định hơn, lành mạnh hơn và sự phát triển của đất nước tốt hơn mà thôi. Còn họ muốn sự ổn định là nhân dân ngoan ngoãn nghe lời và im thì cái đấy sẽ biến dân tộc thành nô lệ và về dài hạn sẽ dẫn đến những bất ổn định khủng khiếp".

Ở cuối bài xã luận, ông tiến sĩ Trần Hậu Thành của Ban Tổ chức trung ương sử dụng nhiều từ "nhưng" để kết luận rằng quyền lực nhà nước ở nước ta bắt nguồn từ nhân dân nhưng thống nhất và tập trung vào quốc hội nhưng được phân công cụ thể, rành mạch, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao hơn 40 năm đất nước không còn chia cắt và chính phủ Hà Nội luôn nói đang hội nhập thế giới mà Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận tam quyền phân lập, coi đó là mầm mống phản động, bất ổn. Sợ mất quyền thống trị là câu trả lời của luật sư Phạm Công Út :

"Từ bỏ quyền thống trị không đơn giản. Để mà quản lý và thống trị một quốc gia thì người ta sử dụng sức mạnh quyền lực để bảo vệ vị trí thống trị của mình chứ không dễ dàng chuyển giao bằng luật pháp. Ví dụ chẳng hạn cho thành lập đảng, hội một cách tự do và không nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước thì việc mất kiểm soát đó dẫn đến mất vị trí thống trị.

Việt Nam cũng chọn cho mình một bản Hiến pháp riêng, nhưng Hiến pháp của Việt Nam đã kéo dài vị trí một đảng lãnh đạo trong nhiều thập kỷ. Trong giai đoạn hiện nay người ta không thể nào chấp nhận Tam Quyền Phân Lập.

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì Hiến pháp của Việt Nam thiếu 3 yếu tố quan trọng, tính khoa học, tính hội nhập và tính dân chủ :

Tôi nhớ nhà tư tưởng Benjamin Barber đã nói Hiến pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên Hiến pháp.

Tính khoa học ở đây là Hiến pháp của người cộng sản Việt Nam không đúc kết từ thực tiễn cuộc sống. Nói cách khác, người cộng sản Việt Nam áp dụng "tư duy tư biện", nghĩa là suy luận đơn thuần trên lý thuyết sao cho có lợi cho họ, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến thực tế.

Vế tính hội nhập, thoạt nhìn có vẻ Việt Nam tiếp thu từ các Hiến pháp trước đây nhưng xem ra không có gì thay đổi, đặc biệt vấn đề Tam Quyền Phân Lập bị cho là mối nguy hại quá lớn cho sự trường tồn độc đảng.

Về tính dân chủ, Quốc hội là nơi gọi là "thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (theo luật tổ chức quốc hội), nhưng thực chất chỉ là cơ quan bù nhìn của Đảng cộng sản Việt Nam. Quốc hội chưa bầu thì dân đã biết rõ ai sẽ là chủ tịch, ai sẽ là thủ tướng…".

Chính vì thế, nhà báo Nguyễn Ngọc Già kết luận, mang Hiến pháp ra để củng cố cho quan điểm quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân, gọi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước chỉ là phép ngụy biện gần như bất biến của người cộng sản.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 30/08/2019

Published in Diễn đàn

Nghiên cứu để loại bỏ ngay hoặc giữ lại những quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước là đề nghị mới đây nhất của Đoàn Giám sát thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam.

bo1

Trạm thu phí BOT Nam Bình Định trên quốc lộ 1 đoạn qua thị xã An Nhơn. Courtesy of zing.vn

Không hiệu quả thì bỏ

Theo nguồn từ báo chí trong nước thì chiều ngày 13/8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập trong giai đoạn 2013-2018.

Chuyên gia tài chính Ngô Trí Long giải thích :

Những quỹ này không phải từ tiền ngân sách nhà nước mà tiền từ các tổ chức doanh nghiệp và của người dân đóng góp vào, thí dụ như Quỹ Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá thì nó trích bao nhiêu phần trăm không phải từ ngân sách.

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là công việc đúng và cần thiết, là nhận định của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc :

Đó là kết quả một cuộc giám sát trong bối cảnh ngân sách công hay đầu tư công đang được siết chặt. Vả lại khi thành lập những quỹ ấy tất nhiên có nhiều lý do để cho là cần thiết, nhưng mà lẽ ra nó chỉ cần thiết ở thời điểm nào đó thôi và phải được giám sát một cách chặt chẽ.

Có lẽ chỉ những người giám sát trực tiếp và có nghiệp vụ thì mới phát hiện được một là không có hiệu quả, không hiệu quả thì có thất thoát. Vì thế mà tôi cho việc giám sát này liên quan đến tiền bạc ngân sách trong bối cảnh cơ chế đẻ ra rất nhiều yếu tố lỏng lẻo trong quản lý và kẽ hở của luật pháp để mà thất thoát.

Trong báo cáo kết quả giám sát, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân Sách trong quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải, cũng khẳng định việc giám sát nhằm xem xét hiệu quả từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được lập ra trong quá trình cải cách kinh tế giai đoạn 2013 đến 2018.

Kết quả giám sát cho thấy do trước nay chưa có cơ quan nào từ Trung ương đến địa phương giữ trách nhiệm thống nhất quản lý, vì thế nhiều mặt tồn tại và hạn chế đã phát sinh khi thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến các quỹ tài chính ngoài ngân sách đó.

Mặt khác, vẫn lời ông Nguyễn Đức Hải, nguồn tài chính hình thành các quỹ này còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm hoạt động độc lập với ngân sách, Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc thể hiện chức năng, nhiệm vụ của các quỹ tài chính ngoài ngân sách có dấu hiệu trùng lặp trong lúc hiệu quả hoạt động không cao.

Thuế chồng thuế là sai

Dưới mắt chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, việc loại bỏ nhiều loại quỹ tài chính ngoài ngân sách, trong đó có Quỹ Bảo Trì Đường Bộ, Quỹ Phòng Chống Thiên Tai chẳng hạn, là một đề nghị cần thiết : :

Về quan điểm là hoàn toàn đúng, nhưng phải xét cụ thể từng loại một. Thứ nhất mục đích của quỹ là gì, có nên lập quỹ đó hay không. Vấn đề thứ hai là nguồn thu của quỹ từ đâu, và cái thứ ba là vấn đề sử dụng quỹ đó ra làm sao, thứ tư là vấn đế quản lý quỹ đó như thế nào. Ví dụ Quỹ bảo Trì Đường Bộ là bỏ rồi, là vì ông trong Ủy ban Tài Chính Quốc hội, là ông Hải đấy, ông nói rằng thực chất quỹ là một loại thuế, mà như vậy là thuế chồng thuế, phí chồng phí rất không cần thiết. Hiện chính phủ đã quyết định bỏ cái Quỹ Bảo Trì Đường Bộ rồi, còn những quỹ kia thì đang nghiên cứu và xem xét.

Đại biểu Dương Trung Quốc đồng tình với ý kiến đơn cử là đề nghị bãi bỏ ngay Quỹ Bảo Trì Đường Bộ từ Trung Ương cho đến địa phương mà Đoàn Giám sát Quốc hội đưa ra :

Người dân đương nhiên có nghĩa vụ khi sử dụng các phương tiên đi lại trên đường hạ tầng nhưng mà nó chồng chéo với nhau. Ô tô khi sử dụng mặt đường vừa phải mua xăng vừa phải đóng nhiều khoản thu là vô lý. Vì thế tôi nghĩ việc làm này là qui về một mối và đó là đúng. Tất nhiên lần này mới xử lý một số quỹ mà nó bộc lộ quá rõ những hạn chế, những tiêu cực. Tôi nghĩ về lâu dài cũng phải xem xét lại việc bất kỳ một chi tiêu nào của nhà nước cũng phải nằm trong vòng kiểm soát của ngân sách.

Ngoài Quỹ Bảo Trì Đường Bộ, còn có một loạt quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác như Quỹ Phòng Chống Thiên Tai, Quỹ Bình Ổn Giá Xăng Dầu, Quỹ Dịch Vụ Viễn Thông Công Ích, Quỹ Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá, vân vân…

Kết quả kiểm tra còn phát hiện quá nhiều quỹ ở địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế. Ngoài ra, một số quỹ tài chính ngoài ngân sách còn bộc lộ sự yếu kém về quản lý và hoạt động, trong khi đó công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán chưa thực hiện đến nơi đến chốn.

Đoàn Giám Sát còn kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị Quyết nhằm tăng cường quản lý cũng như kiểm tra việc sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách đó.

Theo nhà nghiên cứu độc lập trong nước, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, hầu hết những quỹ tài chính ngoài ngân sách, thí dụ Quỹ Bảo Trì Đường Bộ, là nguồn cơn của tình trạng thuế chồng thuế, phí chồng phí mà dân phải gánh chịu :

Đoàn Thanh Tra đã đề nghị bỏ bớt một số quỹ thì tôi nghĩ nhân dịp này nên cố gắng công bố đầy đủ tất cả các quỹ đã được lập ra, do cơ quan nào lập,ai chịu trách nhiệm, chi tiêu như thế nào, công khai minh bạch đến đâu, việc bảo đảm sự giám sát độc lập như thế nào. Tất cả những việc ấy rất cần thiết bởi các quỹ này đều là tiền của dân, nếu không được công khai mình bạch , không đước đảm bảo có sự giám sát của người dân thì chắc chắn người dân không đồng tình.

Kiến nghị còn nói chính phủ, trong việc quản lý duyệt xét, cần vạch lộ trình cho những quyết định như rà soát, tái cơ cấu, sát nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các quỹ không hiệu quả, trùng lập, không đúng mục tiêu và không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội . Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết điều này không có nghĩa là bãi bỏ hết tất cả các quỹ tài chính ngoài ngân sách :

Cái nào còn tồn thì phải xem xét lại nguồn hình thành từ đâu, sử dụng thế nào, quản lý ra sao… Phải xem xét cụ thể từng quỹ một, ví dụ Quỹ Bảo Trì Đường Bộ xét thấy không hợp lý là yêu cầu bỏ rồi, Quỹ Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá bây giờ cũng cần phải xem xét lại.

Không phải cái nào cũng bỏ hết mà xem ra có những cái rất cần, không nên cực đoan quá. Riêng Quỹ Bình Ổn Giá Xăng Dầu hiện có 2 quan điểm là nên bỏ hoặc không nên bỏ. Quan điểm của Bộ Tài Chính và chính phủ là không nên bỏ bởi vì hiện nay giá xăng dầu không do thị trường quyết định mà do Nhà Nước quyết định. Nhà Nước quyết định cho nên trong bối cảnh kiểm soát lạm phát và tăng mặt hàng dầu rất quan trọng mà nếu không có quỹ dự phòng thì sẽ tác động. Cho nên bây giờ phải xem xét lại quỹ đó, hình thành từ đâu, người tiêu dùng đóng góp vào một lít xăng là bao nhiêu, doanh nghiệp có phải đóng hay không, sử dụng như thế nào.

Được biết kiến nghị của Đoàn Giám Sát đều nhấn mạnh đến việc nghiên cứu để trình Chính phủ cho ý kiến về lộ trình bãi bỏ hay sát nhập hoặc cơ cấu lại từng quỹ tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên với động thái của đoàn giám sát -Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, lần đầu tiên có một bản báo cáo tương đối đầy đủ về tình hình hoạt động của các quỹ và kết luận nên chấm dứt việc cứ mỗi khi ban hành một luật thì lại cho ra đời một quỹ.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 15/08/2019

Published in Diễn đàn