Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vũ khí hạng nặng rất cần cho Ukraine trong trận chiến quyết định Donbass

Phương Tây cần cung ứng cho Ukraine nhiều vũ khí hạng nặng loại mới, vì trận đánh Donbass quan trọng không kém trận Kiev.

hangnang1

Một quân nhân Ukraine sử dụng hỏa tiễn chống tăng NLAW trong một cuộc tập trận tại Donetsk, ngày 25/02/2022.  AP - Vadim Ghirda

L'Obsra số báo thứ 3.000 sau 60 năm hiện diện, nhân dịp này tuần báo điểm qua "60 năm đã thay đổi nước Pháp". Trang bìa L'Expresslà hình vẽ bà Marine Le Pen như một con rối đang bị một bàn tay cầm ngôi sao đỏ giựt dây, với tựa nhỏ "Marine Le Pen và Châu Âu, NATO, Nga..." và dòng tít lớn "Một ứng cử viên dưới ảnh hưởng". Le Pointđăng ảnh hai ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình, chạy tựa trang nhất "Những mối đe dọa mới theo cách nhìn của CIA", giới thiệu bản báo cáo của tình báo Mỹ.

Bìa báoCourrier Internationalthể hiện hai chủ đề chính tuần này. Phía trên là hàng tít lớn trên nền đỏ "Marine Le Pen, cơn ác mộng của Châu Âu". Phần dưới, hai hàng xác người nằm dọc theo lối đi của chiếc xe tăng mang chữ Z, với dòng chữ "Làm thế nào xét xử tội ác chiến tranh ?". Tuy là tuần lễ quyết định của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, tình hình Ukraine vẫn chiếm phần lớn số trang các tuần báo.

Trận đánh Donbass quan trọng không kém trận Kiev

The Economistkêu gọi "Phương Tây cần gởi cho Ukraine vũ khí nhiều hơn và tốt hơn", vì giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến được cho là rất khó khăn. Trận đánh Kiev có thể đã kết thúc, ít nhất là vào lúc này, nhưng trận đánh Donbass đang dữ dội, trên chiến tuyến trải dài 400 km. Vladimir Putin muốn chiếm phần còn lại của Donbass và những vùng đất khác ở miền đông, miền nam Ukraine. Thoạt nhìn có vẻ như không quan trọng bằng Kiev, nhưng hậu quả nếu Nga chiến thắng không kém phần trầm trọng.

Cho đến nay, ông Putin chẳng chứng tỏ được gì qua cuộc chiến của ông ta, chỉ thành công trong việc giết hại thường dân, tiêu diệt lực lượng của chính mình, biến phần lớn miền đông Ukraine thành bình địa. Việc mất đi một số lượng lính không kể xiết (trên 20.000, theo phía Ukraine), tám tướng lãnh tử trận và soái hạm Moskva chìm xuống Hắc Hải thật là nhục nhã.

Nếu đợt tấn công Donbass có kết quả, nhà độc tài Nga có thể biện minh cho cuộc chiến tranh, trong khi Ukraine bị chia rẽ và thất vọng. Tiếp đến Nga có thể chọn lựa hoặc dấn lên, hoặc đơn giản là "đóng băng" cuộc xung đột, để lại phía sau một Ukraine bị tàn phá, rối loạn. Dù gì đi nữa, Putin cũng ngáng được chân để Ukraine không thể trở thành một quốc gia thịnh vượng thân phương Tây mà ông ta hằng lo ngại.

Vũ khí thời Liên Xô dần cạn kiệt, cần NATO tiếp sức

Sẽ là vội vã nếu nghĩ rằng Nga cũng sẽ tệ hại như trận đánh Kiev ở miền bắc. Lần này quân Nga tấn công từ đất nhà, không phải mượn đường Belarus với cớ "tập trận" nữa, đường tiếp tế rất gần. Họ tìm cách đánh trên những địa hình tương đối thoáng, trái với những khu rừng xung quanh Kiev, quân kháng chiến khó phục kích hơn. 

Cho đến nay, trợ giúp của phương Tây đặc biệt là Mỹ rất đáng kể. Một lượng vũ khí, đặc biệt là hỏa tiễn chống tăng và hỏa tiễn phòng không vác vai đã tạo ra sự khác biệt lớn. Nhưng để chặn quân Nga trên một tuyến phòng thủ dài, chưa nói đến việc buộc Nga rút khỏi những vùng đất đã chiếm từ ngày 24/02, Ukraine cần vũ khí hạng nặng : xe tăng, máy bay, pháo và đạn dược kèm theo.

Điều này không đơn giản. Lực lượng Ukraine chủ yếu sử dụng vũ khí từ thời Liên Xô. Trước mắt, Kiev cần thêm nhiều chiến đấu cơ Mig, xe tăng T-72, hỏa tiễn S-300, pháo tự hành Gvordika... Các nước NATO vốn là vệ tinh của Liên Xô cũ như Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia đã chuyển cho Ukraine một phần, cần phải nhiều hơn nữa, nhưng những vũ khí loại này sẽ cạn dần và không thể bổ sung. Phương Tây nên cung cấp những vũ khí hiện đại hơn và huấn luyện cách sử dụng.

Tuần này, Mỹ, Anh, Canada cho biết bắt đầu giao vũ khí hạng nặng. Tin vui là đường vận chuyển chủ yếu từ Ba Lan hoạt động tốt, Nga chưa tìm ra cách phá rối. Nếu vũ khí tiếp tục đổ sang và cuộc chiến tiếp diễn, nền kinh tế của Nga vốn chỉ tương đương với Tây Ban Nha cộng thêm các biện pháp trừng phạt, không thể cung ứng vũ khí với tầm mức như NATO. Muốn Putin bị đánh bại và Ukraine có thể tự quyết định tương lai của mình, không chỉ những người lính Ukraine ở Donbass - đang bị tấn công ồ ạt bằng máy bay, hỏa tiễn và đại pháo Nga - phải bình tĩnh, mà NATO cũng phải kiên định.

Ba kịch bản cho trận Donbass

L’Expressđưa ra "Ba kịch bản cho cuộc tấn công mới của Putin". Kịch bản thứ nhất : Quân Nga tiến được đến Dnipro, tức là chọc thủng phòng tuyến của Ukraine đến tận sông Dniepr, chiếm được những lãnh thổ rộng lớn ở phía tây của hai tỉnh vùng Donbass. Như vậy Putin thực hiện được một phần giấc mộng "Tân Nga", chỉ thiếu Kharkov, Odessa và Mykolaiev ; có thể khoe khoang thành công của "chiến dịch đặc biệt". Theo cựu đại tá Pháp Michel Goya, như vậy Nga phải tập trung nhiều phương tiện cho nơi yếu nhất là phía nam Zaporijia. Có điều nếu chiếm được vẫn khó thể giữ.

Kịch bản thứ hai là chiếm trọn vùng Donbass. Tướng Pháp Dominique Trinquand cho rằng mục đích này khả thi hơn. Quân Nga phải phối hợp hai cánh quân từ Izium ở phía bắc và Donetsk ở phía nam để bao vây quân Ukraine, cắt đứt tuyến sau. Đồng thời phải tấn công từ đông sang tây, buộc Ukraine đối mặt với ba trục của Nga, bắt đầu một cuộc vây hãm mới - nhưng khó khăn hơn cả Mariupol vì có nhiều lực lượng Ukraine gần đó. Hiện thời quân Nga đã phối hợp tốt hơn và hậu cần cũng được chuẩn bị kỹ hơn so với đợt đầu.

Khả năng thứ ba là đợt tấn công lần này thất bại. Lực lượng Ukraine có thể được phương Tây tăng cường thêm nhiều vũ khí, trong đó có những vũ khí hạng nặng. Nếu cuộc phản công ở Kharkov giúp phá vỡ thế bao vây của Nga, sẽ là thất bại lớn cho Moskva sau trận Kiev. Còn lại là việc Mariupol thất thủ, như Putin đã tuyên bố hôm thứ Năm, coi như chiến công trước lễ mừng chiến thắng phát-xít Đức 09/05. Sẽ có một giai đoạn tạm nghỉ ngơi hoặc ngưng bắn nếu Nga không tiến được thêm, nhưng Moskva sẽ lại cho tấn công vài tháng sau khi củng cố được lực lượng.

Thảm sát thường dân : Tiền lệ Srebrenica

Sau khi quân Nga rút khỏi Kiev, báo chí quốc tế tố cáo tội ác chiến tranh ở quy mô lớn : thảm sát thường dân, hãm hiếp... và đặt câu hỏi liệu một ngày nào đó đưa được Vladimir Putin ra trước tòa án hay không. Đây cũng là hồ sơ của Courrier International. Tuần báo đăng lời kể của một phụ nữ trẻ Ukraine thuật lại với Times : quân Nga bắn chết người chồng và cưỡng hiếp cô nhiều lần. Đây có thể là ca đầu tiên được đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế.

Những hố chôn tập thể, những xác thường dân bị trói tay ở Bucha gây sốc cho cả thế giới, trước sự tàn sát dã man diễn ra ngay tại Châu Âu tưởng chừng đã là dĩ vãng. Phó thủ tướng Anh Dominic Raab thông báo tặng 1 triệu bảng Anh cho Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye, chưởng lý Suella Braverman phối hợp với đồng nhiệm Iryna Venediktova của Ukraine để nhận dạng và khởi tố những người Nga đã gây tội ác ở Mariupol và những nơi khác.

Vụ thảm sát Bucha là vụ tồi tệ nhất kể từ sau Srebrenica năm 1995, khi 8.000 người Bosnia bị Serbia giết hại. Khoảng 6.800 trong số đó đã được nhận dạng nhờ ADN, nhưng vào thời đó, ít ai nghĩ có thể khởi tố các quản giáo, chưa nói đến Radovan Karadzic, kẻ đã ra lệnh vây hãm Sarajevo và giám sát Srebrenica. Nhưng rốt cuộc Karadzic bị bắt năm 2008 và bị tù chung thân, còn tổng thống Slobodan Milosevic đã chết vì đau tim trong khi chờ đợi xét xử.

Putin đối mặt với công lý quốc tế ? Ngày đó còn xa !

Trước Liên Hiệp Quốc cách đây hai tuần, tổng thống Volodymyr Zelensky đã trình ra những hình ảnh xác thường dân ở Motyjine, Irpin, Mariupol và Bucha, nhưng khó thể hữu ích trước tòa án, các video trên mạng cũng vậy. Cần phải có chứng cứ pháp y và nhân chứng. Bộ Tư Pháp Anh đề nghị giúp điều tra, đơn vị SO15 của cảnh sát Anh đã thu thập được nhiều lời chứng giá trị. Một công việc khổng lồ : trong số 3,6 triệu video về tội ác chiến tranh ở Syria, chỉ 600.000 được phân tích và chỉ có 8.000 được coi là bằng chứng. Nhiệm vụ này vượt quá sức của một chính quyền Ukraine đang phải tiếp tục chiến đấu để sống còn. Sir Howard Morrison, thẩm phán đã kết án Karadzic được Luân Đôn điều đến hỗ trợ cho Kiev.

Nếu việc xâm lăng Ukraine bị coi là tội ác chiến tranh, có thể những nước như Ấn Độ, Nam Phi sẽ từ bỏ thái độ trung lập. Còn với Putin ? Các nước vẫn muốn chừa cho ông ta một đường lui : một tên tội phạm chiến tranh không thể tham dự một hội nghị thượng đỉnh quốc tế vì rời khỏi nước sẽ bị bắt giữ. Cũng khó đưa được Putin ra trước công lý, vì Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye không được cả Nga lẫn Hoa Kỳ công nhận thẩm quyền.

Hãy còn Tòa án Công lý Quốc tế cũng ở La Haye, nhưng mọi quyết định phải được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua và Nga lại có quyền phủ quyết. Theo The Spectator Die Zeit được Courrier International dịch lại, vấn đề là phải nhanh chóng thu thập nhiều bằng chứng để thay đổi cán cân ngoại giao, trong lúc cuộc chiến vẫn ác liệt. Human Rights Watch, Hồng thập tự Quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác đang góp sức một cách công tâm.

Các bài học cho Đài Loan từ Ukraine

"Trông người lại nghĩ đến ta", người Đài Loan có lẽ quan tâm theo dõi diễn biến ở Ukraine chặt chẽ nhất. The Economist phân tích về những gì Đài Loan có thể học hỏi được từ cuộc kháng chiến chống xâm lăng của Ukraine.

Nếu bị Trung Quốc chiếm, nền dân chủ Đài Loan bị bóp nghẹt ; kinh tế thế giới chao đảo vì đảo quốc này là nơi sản xuất chip điện tử tân tiến nhất. "Chuỗi đảo thứ nhất" bị phá vỡ, đặt Nhật Bản vào vòng nguy hiểm và đảo lộn trật tự tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Bài học lớn nhất cho Đài Loan, Hoa Kỳ và các đồng minh từ cuộc xâm lược của Nga : mối đe dọa là có thật, tốt nhất là chuẩn bị ngay từ bây giờ thay vì lúng túng đối phó khi ngọn lửa chiến tranh đã dấy lên.

Ukraine đã chứng tỏ rằng tinh thần chiến đấu kiên cường, lãnh đạo can đảm, dân chúng đồng tâm kháng chiến - cộng với vũ khí phương Tây có thể chống lại kẻ thù mạnh hơn như thế nào. Thế nên Đài Loan cần chuẩn bị chu đáo, từ huấn luyện quân sự cho mọi người trong tuổi quân dịch, lập lực lượng phòng vệ lãnh thổ cho đến tăng ngân sách quốc phòng. Hiện nay ngân sách này chỉ chiếm 2% GDP, quá thấp đối với một đất nước đang bị nguy hiểm (Israel chi 5,6%). Chủ yếu tập trung cho các loại vũ khí cơ động như hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn phòng không, thay vì các loại phi cơ, chiến hạm, tàu ngầm đắt tiền.

Là đảo quốc, Đài Loan khó xâm lăng hơn Ukraine nhưng ngược lại, cũng khó tiếp vận. Đài Bắc có thể phải đơn độc chiến đấu nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng : không biết Mỹ có đến tiếp cứu hay không và bao giờ. Vấn đề là cầm cự được càng lâu càng tốt. Hãy nhìn Ukraine : càng trụ được lâu dài, Kiev càng nhận được nhiều sự giúp đỡ. The Economist lưu ý là không có tổ chức nào tương đương NATO tại Châu Á. Mỹ có các hiệp định song phương với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng những nước này không có nghĩa vụ gì với nhau, không có bộ chỉ huy quân sự thống nhất như NATO.

Omicron hạ gục Tập hoàng đế

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Pointnhận định "Hoàng đế đỏ bị Covid đánh bại". Thất bại của chính sách zero Covid đi ngược lại với tuyên truyền về "sự ưu việt" của mô hình toàn trị so với dân chủ. Tên tuổi trên trường quốc tế bị vấy bẩn vì ủng hộ Nga xâm lăng Ukraine. Kinh tế chậm lại làm giảm đi cơ hội đuổi kịp Hoa Kỳ từ nay đến 2030. Đó là ba mối nguy cho Tập Cận Bình, vào lúc chỉ vài tháng nữa đến đại hội đảng.

Trung Quốc (không kể Hồng Kông) tuyên bố chỉ có chưa đến 5.000 trường hợp tử vong do con virus từ Vũ Hán, một trong những tỉ lệ thấp nhất thế giới. Nhưng biến thể Omicron lây lan nhanh hơn đã khiến chính quyền áp đặt phong tỏa mạnh mẽ, nhưng lại kém hiệu quả. Tại Thượng Hải, 26 triệu dân bị buộc ở trong nhà, các siêu thị đóng cửa, thực phẩm được phân phối. Các drone và những đội bảo vệ mặc đồ bảo hộ trắng đe dọa những ai dám ra khỏi nhà hoặc phản đối từ balcon. Hàng mấy chục ngàn người nhiễm bệnh bị đưa đến các trung tâm cách ly kém vệ sinh, trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ.

Đến giữa tháng Tư, 1/5 dân số Hoa lục bị phong tỏa, vào lúc thế giới đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp dịch tễ. Các nhà đầu tư nản chí, tỉ lệ tăng trưởng khó đạt nổi, nhưng nếu từ bỏ zero Covid chẳng khác nào nhìn nhận Tập Cận Bình đã sai lầm. Tuần báo phân tích, nguyên nhân sâu xa là sự cạnh tranh với Mỹ. Dân Hồng Kông bị đè bẹp năm 2020 vì ủng hộ Washington. Mọi chỉ trích Vladimir Putin bị cấm tiệt vì mang lại lợi ích cho Mỹ. Dù đại dịch lan tràn, Bắc Kinh vẫn không muốn mua vac-xin ARN thông tin, vì như vậy là nhìn nhận vac-xin nội địa không hiệu quả bằng tư bản.

Bầu cử tổng thống Pháp : Bộ mặt thật của cực hữu

Tại Pháp, thời sự nóng nhất tất nhiên là cuộc bầu cử tổng thống ngày Chủ nhật 24/04/2022. Đây là hồ sơ chính của L'Express, tuần báo nhận định nếu Marine Le Pen đắc cử, nước Pháp sẽ yếu đi và bị cô lập, đồng thời nhấn mạnh đến mối liên hệ nguy hiểm của ứng cử viên cực hữu với Nga.

Trong bài "Khuôn mặt thật của Marine Le Pen", L’Express đặt câu hỏi, làm thế nào giao chìa khóa điện Élysée cho một người hồi năm 2017 từng tuyên bố "ngưỡng mộ" Vladimir Putin trong khi tự do liên tục bị bóp nghẹt ở Nga ? Ba năm trước đó, bà nói rằng "không có việc xâm lăng Crimea", và cùng năm 2014 đó, đảng của bà vay hai món tín dụng 2 triệu và 9 triệu euro từ một ngân hàng Nga. Nhiều nhân vật trong đảng đến Donbass để ủng hộ phe ly khai, sang thăm Crimea nhằm tạo tính chính danh cho cuộc trưng cầu dân ý do Moskva tổ chức. Và mới nhất hồi tháng Hai năm nay, Le Pen tung ra những tờ truyền đơn có ảnh bà hãnh diện đứng cạnh nhà độc tài Nga để chứng tỏ "vị thế quốc tế".

Tờ báo nhắc lại, suốt mười năm qua, quan điểm của đảng Tập hợp Dân tộc (RN) đều tương đồng với Moskva, và trong chương trình hành động 2012 đã đề nghị "một liên minh Pháp-Đức-Nga". Chuyên gia Bruno Tertrais của Quỹ nghiên cứu Chiến lược nhận xét, thật là nghịch lý khi một đảng nói rằng bảo vệ chủ quyền nước Pháp nhưng lại duy trì liên hệ về tài chánh và thân thiết với một cường quốc độc tài.

Cử tri Pháp mau quên thế sao ? Theo L’Express, đó là nhờ những tuyên bố thân Nga của một ứng cử viên cực hữu khác là Eric Zemmour đã thu hút mọi chỉ trích. Còn Marine Le Pen khôn khéo nhấn mạnh đến sức mua – mối quan tâm lớn của người dân, thậm chí còn tìm cách đổ lỗi cho ông Emmanuel Macron về cuộc chiến Ukraine. Nhưng khi tiếp tục khẳng định muốn xây dựng một "liên minh" với Nga, chiếc mặt nạ của bà đã rơi.

Kịch bản đen tối nếu Le Pen cầm quyền

Trả lời phỏng vấn Le Pointtriết gia Đức Peter Sloterdijk than phiền "Người Pháp không bỏ phiếu bằng bộ óc". Pháp là một nước mà vòng một cuộc bầu cử tổng thống cứ mỗi năm năm là dịp để "biểu hiện quan điểm" : chống lại giới tinh hoa, trừng phạt chính phủ, phản đối sức mua giảm… Trong khi theo các nhà kinh tế, sức mua của người Pháp đã tăng trung bình khoảng 300 euro/năm từ năm 2017 đến năm 2021.

L’Obshình dung ra "Kịch bản đen 100 ngày đầu cầm quyền của Le Pen". Nội các của thủ lãnh đảng cực hữu gồm bộ máy xưa nay, những người trung thành chưa bao giờ có kinh nghiệm tham chính để có thể lãnh đạo những bộ quan trọng. Có thể bổ sung một số khuôn mặt cánh hữu nhưng chỉ những ai không bầu cho Emmanuel Macron trong vòng hai. Le Pen cho trưng cầu dân ý về nhập cư, một cuộc "đảo chánh Hiến pháp", dành việc làm và phúc lợi cho người Pháp gốc, người nước ngoài thất nghiệp quá một năm sẽ bị trục xuất.

Sau đó là thương lượng với Bruxelles về nhiều nguyên tắc Châu Âu, nhưng trước mắt là phủ quyết việc trừng phạt Nga, rút khỏi bộ chỉ huy NATO… Nhiều chủ trương gây tranh cãi khác, chẳng hạn bỏ thuế thu nhập cho tất cả những ai dưới 30 tuổi. Như vậy cầu thủ Kylian Mbappé, 23 tuổi, lương 26,5 triệu euro/năm khỏi phải đóng thuế. Marine Le Pen sẽ trở thành "tổng thống của người giàu", một "danh hiệu" vẫn được gán cho Emmanuel Macron. Về đối ngoại, Elysée sẽ đồng hành với Kremlin của Putin, và giấc mơ làm phương Tây yếu đi của ông ta.

Thụy My

Published in Quốc tế
mercredi, 23 février 2022 23:09

Phía sau quê hương

Sức nóng của một cuộc chiến có thể diễn ra giữa Ukraine và Nga đang chạm vào từng người dân ở đó. Là một quốc gia nhỏ bé, và khả năng quân đội cũng khó lòng có thể đương cự được với nước Nga, viễn cảnh đổ nát và bị xâm lược và điều mà báo chí Ukraine nói mỗi ngày.

quehuong0

Trên truyền hình của Ukraine, người ta tìm thấy nhiều bản video kêu gọi tinh thần sẵn sàng chiến đấu của chính phủ gửi đến người dân. Trong lời kêu gọi gia nhập quân đội để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, có bản tự giới thiệu của nhiều người, từ nhiều thành phần khác nhau, nhiều cuộc đời khác nhau.

"Tôi là một tài xế xe bus", một người mặc quân phục nói. Lại có những người không có gì để giới thiệu về mình, ngoài lời mô tả mộc mạc "tôi là một đứa em trong gia đình". Những người Ukraine bình thường hàng ngày, được bắt gặp trên mọi ngã đường, có thể họ đang chạy trên một chiếc xe đạp, họ là người giao hàng hay là một sinh viên đang đi học... tất cả cùng đi đến tiền tuyến, từ những cuộc đời tầm thường vô danh của họ, và rồi chợt trở thành những điểm pháo sáng lóe lên trong đêm mịt mù của chiến tranh, với niềm tin rằng họ phải hành động để bảo vệ đất nước của mình.

Bản video kết thúc với dòng chữ "Không ai trong chúng ta sinh ra cho chiến tranh". Ý niệm như tiếng nhịp đập thổn thức của trái tim, đột nhiên bùng lên vĩ đại trong cảm giác tràn ngập. Quả vậy, Không ai trong chúng ta trên thế gian này sinh ra cho sự khốn cùng, cam chịu, hy sinh hay bị sai khiến như nô lệ.

Không ai trong chúng ta sinh ra để bị đẩy vào một cuộc chiến, đẩy vào cái chết. Và chỉ có điều duy nhất có thể được lựa chọn để đánh đổi : đó là tự do và cuộc sống của những người phía sau mà chúng ta cần phải bảo vệ. Những con người Ukraine vô danh ấy đã dệt nên bản giao hưởng vĩ đại có tên tổ quốc - danh dự - trách nhiệm.

Cũng trong những điểm pháo sáng chớp lóe kiêu hãnh đó, bất giác tôi lại chợt tự hỏi "ở đâu rồi, những doanh gia trẻ thành đạt, những con cái của giới quan chức cầm quyền, hay những thành phần giàu có cơ hội của đất nước ấy ? Họ ở đâu trong những giờ phút sẽ là sống chết cận kề vì quê hương ?".

Trong mọi giờ phút kiêu hãnh nhất của một quốc gia đứng trước nguy nan, chắc người ta không có nhiều thì giờ đi cho những suy nghĩ bi phẫn đó. Nhưng những tin tức báo chí quốc tế quan sát từ bên ngoài, vẫn nói về chuyện giới nhà giàu Ukraine đang lặng lẽ di chuyển ra khỏi đất nước, những thành phần thân Nga đang tháo chạy một cách bí mật trước một cuộc chiến, trốn chạy ngay trên miền đất mà họ đã sống và thịnh vượng bằng cả sức lao động và máu của người dân ở đó. Ở đâu cũng vậy, luôn có những bọn vô lại trên quê hương, đứng phía sau máu và nước mắt. Họ có đủ lý do để từ chối : bệnh tật, du học hay trơ trẽn gọi nhau là thành phần cốt cán cầm quyền tương lai của đất nước, với ý thức cần tự bảo vệ.

Trong những hình ảnh cuộc chiến 1979 ở biên giới phía Bắc, và kể cả cuộc chiến ở biên giới phía Tây Nam Việt Nam với Khmer Đỏ, người ta từng nhìn thấy rất nhiều những hình ảnh các người lính, chàng trai, cô gái... rất vô danh xuất hiện trên những hình ảnh báo chí, mà rồi không biết giờ này họ đang ở đâu, sống hay chết – những số phận vì tổ quốc ấy, đang ở đâu. Có thể họ còn sống lây lất đâu đó hoặc nấm mồ im lặng của họ chưa được tìm thấy. Nhiều người trong số đó chắc họ cũng từng là giáo viên, cũng là người tài xế, đứa con út trong gia đình, hoặc là một người đang mơ vào đại học. Lịch sử đi qua, với khúc quanh bất thường như một nấm mồ khổng lồ đã chôn chặt rất nhiều thứ trong quá khứ ẩn ức. Đi qua cuộc cuộc chiến 1979, có những ước mơ và có những cuộc đời mãi sẽ không bao giờ được nhắc đến, dù đó là sự dâng hiến kiêu hãnh vì tổ quốc - danh dự - trách nhiệm theo quy luật vĩ đại của lịch sử loài người. Tất cả được hy sinh cho mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc của một số ít người.

Thỉnh thoảng, đôi khi nhìn thấy những đoạn phim đối diện cuộc chiến của người Ukraine, câu hỏi vô ích trong tôi lại chợt vọng lên "ở đâu, con cái những người đủ đầy cơ hội, con cái quan chức... trong những cuộc chiến 1979, 1984, 1988… hay trước đó trong cuộc nội chiến Bắc Nam ?". Thậm chí một ngày tưởng niệm chung cho những người đã chết vì đất nước, chống giặc Trung Quốc xâm lược, vẫn chưa bao giờ được chính thức tổ chức.

Thường thì khi đi qua cuộc chiến, sau những chặng khốn cùng của quê hương, người ta dễ tìm thấy những đại công ty, những nhà tư bản đỏ đột ngột xuất hiện. Họ ung dung tự giới thiệu tài năng thịnh vượng của riêng mình, và thanh thản tận hưởng thanh bình từ sự hy sinh của những đồng bào vô danh vĩ đại.

Hãy im lặng lắng nghe. Bên ngoài kia, lớp người đó vẫn đang cao giọng nói về sự hãnh tiến của mình, nói về quyền lực và quyền lợi, trên những nấm mồ im lặng vẫn còn đang ôm chặt quê hương.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 20/02/2022 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Tổng thống Volodymyr Zelensky và bài học cho những nhà dân chủ quốc nội

Theo dõi và ủng hộ phong trào dân chủ quốc nội, tôi cũng từng đọc một số bài viết của một số người được xem là "những nhà dân chủ" tại quốc nội trước kia. Và có phần mến mộ vì thái độ can đảm, cũng như vì thỉnh thoảng họ cũng có được dăm bài viết hay ý tưởng thú vị về các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

ukraine1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp mặt tại New York, ngày 25/9/2019 - Ảnh minh họa

Nhưng tôi không vào các trang facebook cá nhân của họ bởi ở đó, chúng đời thường quá. Điều nói ở đây là, đôi năm qua, kể từ khi chính trường Hoa Kỳ trở nên xáo trộn và chia rẽ trầm trọng, họ cũng "chia phe", binh chống kịch liệt tổng thống Donald Trump. Nó cho tôi và những người khác phần nào hiểu thêm về khả năng cùng kiến thức, nhận thức của họ về vấn đề dân chủ trong bối cảnh toàn cầu ra sao, khác hơn những bài viết phản kháng nhà cầm quyền trước kia. Nếu không nói thêm là, thấy được tâm thức cùng bản lĩnh của họ ra sao.

Tôi tôn trọng quyền phát biểu cá nhân và nhận thức chính trị. Chỉ thú thật, tôi không đồng ý với hành xử, ngôn từ họ sử dụng như số đông ngoài kia, tự đánh mất nhân cách của mình khi trở thành những người ủng hộ Trump một cách quá khích, mất đi lý lẽ và phải trái. Tôi mong được đọc các lý luận mang tính học thuật, phân tích phản biện có chứng cứ, luận cứ trong việc ủng hộ Trump cùng chính sách của ông ta ra sao, hơn là đôi dòng viết tung hô Trump một cách dễ dãi, cảm tính. Thậm chí đăng tải, phát tán cả những bản tin giả mạo, như tôi đã phân tích về Lê Công Định trong một bài viết vài ngày trước.

Hôm nay thì tình cờ đọc đôi dòng của Huỳnh Thục Vy nhờ một phản biện của một Facebooker gởi đến cô. Vào xem, quả thật cũng một chuyện đáng tiếc khác. Cô viết rằng, "sự dốt nát của một tổng thống cánh tả"- tức đang nói đến Tổng thống Kennedy, cùng sự chỉ trích đảng Dân Chủ và "truyền thông cánh tả" trong cuộc chiến Việt Nam. Huỳnh Thục Vy kết thúc mẩu viết này bằng câu, "còn nhiều thứ trong đầu muốn viết… nhưng phải dọn phân ị cho con nên thôi" (!?).

Tôi sẽ không phân tích về sự mâu thuẫn trong nhận xét cùng một thái độ ngông cuồng đến thất lễ, kém văn hóa trong mẩu viết đơn giản và hồ đồ đó. Vì tổng thống Kennedy được xem là một trong những tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ, cũng như cuộc chiến Việt Nam qua năm đời tổng thống Mỹ là một vấn đề lớn của nước Mỹ. Giới sử gia cùng những nhà học thuật vẫn đang bỏ công nghiên cứu, xem xét ở nhiều góc cạnh khác nhau cho đến nay.

Ở đây, tôi nói về một tình trạng phổ biến của người dân trong nước ra đến hải ngoại đang ủng hộ Donald Trump mà Huỳnh Thục Vy là một ví dụ : họ mắng chửi thậm tệ các ứng viên và đảng Dân Chủ cùng các tổng thống tiền nhiệm một cách lỗ mãng. Điều này nguy hiểm và sai lầm thế nào ?

Hãy lấy câu chuyện của Ukraine và thái độ, bản lĩnh của Tổng thống Volodymyr Zelensky, 42 tuổi của quốc gia này làm bài học cho cộng đồng người Việt. Vì ở mặt nào đó, nó có những tương đồng trong mối quan hệ ngoại giao đầy xung đột và cân nhắc. Với Ukraine là Nga và Hoa Kỳ, còn với Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Dù Ukraine rõ ràng hơn Việt Nam vì nó đang là đồng minh của Hoa Kỳ, không phải một thái độ đu dây như Việt Nam, muốn vuốt ve, thủ lợi hay là con bài trong tay cả hai thế lực.

Sự thử thách về bản lĩnh chính trị đầu tiên trong vai trò tổng thống Ukaine của Tổng thống Volodymyr Zelensky, người được đích thân Tổng thống Trump gọi điện chúc mừng ngay khi đắc cử, đã xảy ra chỉ vài tháng sau khi ông nhậm chức vào tháng Năm 2019. Đến tháng Chín, Zelensky bị Trump làm áp lực, hoặc điều tra cha con Joe Biden hay bị cúp viện trợ, vô tình trở thành tâm điểm can dự đến việc điều tra và cuộc xét xử truất phế Tổng thống Trump tại Hoa Kỳ hồi đầu năm nay.

Là một tổng thống non trẻ và cần sự ủng hộ vào một đồng minh lớn như Hoa Kỳ, lẽ ra Zelensky đã dễ dàng nghe theo Donald Trump. Nhưng ông vẫn không bị áp lực từ Trump hay ngoại trưởng Mike Pompeo khi tuyên bố không muốn can dự vào việc bầu cử tổng thống của nước ngoài. Bởi Zelensky hiểu rằng, Ukraine cần sự ủng hộ lâu dài từ Hoa Kỳ, từ giới lập pháp bao gồm cả lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, chứ không phải từ một tổng thống Mỹ chỉ mang tính giai đoạn. Liệu điều gì xảy ra nếu Zelensky trở thành một loại bù nhìn trong tay Trump, đặt cược vận mệnh và quan hệ ngoại giao của quốc gia mình vào mỗi ông ta, một khi tổng thống Dân Chủ lên nắm quyền hay Quốc hội Hoa Kỳ thuộc về tay đảng Dân Chủ trong tương lai ?

Kỷ niệm một năm nắm quyền hồi tháng trước, các thăm dò cho thấy Volodymyr Zelensky được 68% người dân Ukraine ủng hộ, một phần vì thái độ và bản lĩnh chính trị khôn ngoan của ông. Trả lời phỏng vấn trên báo Time hồi cuối năm trước, Zelensky bảo rằng, dù rất cần sự viện trợ, ông không muốn Ukraine trở thành quân cờ dễ dàng bị tung hứng trên bàn cờ chính trị của các tay cờ thế giới.

Ông bảo rằng, "Tôi chẳng tin ai cả. Tôi nói một cách trung thực với các bạn. Chính trị không phải là môn khoa học chính xác. Đó là lý do tôi yêu toán học hồi còn đi học. Mọi thứ trong toán học đều rõ ràng với tôi. Bạn có thể giải một phương trình một biến số với một biến số. Nhưng ở đây, chính trị có nhiều biến số, bao gồm cả các chính khách ở nước tôi. Tôi không biết họ và không thể hiểu được họ có đồng thuyền hay không. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ không thể đặt bất cứ sự tin tưởng vào ai. Ai cũng chỉ có quyền lợi của họ".

Trump là tổng thống Mỹ nhưng không đại diện cho chính sách Hoa Kỳ mãi mãi, nếu không nói là đang bị chống đối mạnh mẽ tại Mỹ và bị cộng đồng thế giới xem thường như hiện nay. Sự ủng hộ cuồng nhiệt của đa số người Việt đặt vào Trump, dẫn đến sự chỉ trích, mạ lị nặng nề các ứng viên và đảng Dân Chủ, đã cho thấy một thái độ chưa trưởng thành, gây nguy hại cho chính mình. Bởi với những người gốc Việt tại Hoa Kỳ, luôn có các vị dân cử, cấp chính quyền địa phương thuộc đảng Dân Chủ, là những người đưa ra các quyết định can dự trực tiếp đến đời sống của họ. Còn với dăm nhà dân chủ quốc nội ủng hộ Trump, hãy tiếp tục học hỏi và cẩn trọng hơn trong thái độ cùng lời nói của mình để có thể có những ảnh hưởng tích cực hơn với đại chúng, giả sử là nếu có.

Chính trị là những bàn cờ cần nhiều sự thận trọng. Nó không thể đặt cược vào một cá nhân hay chính sách mang tính giai đoạn, mà đòi hỏi sự cân bằng, khôn ngoan và bản lĩnh. Bài học từ tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine xứng đáng cho những người dự phần cuộc tranh luận suy nghĩ.

Nhã Duy

09/06/2020

Published in Diễn đàn

Đầu tháng Ba tôi có dp ti Ukraine, vùng đt cách đây 30 năm còn thuc v quc gia cng sn ln nht hành tinh. Ngày nay đt nước này đã hoàn toàn rũ b quá kh cng sn và hướng v Châu Âu thay vì đi theo đường li toàn tr như nước láng ging Nga khng l. Nhng người theo đường li cng sn vn còn nhưng các chính đng như vy không còn tn ti.

tham1

nh chp quanh khu tưởng nim nhng người ngã xuống vì t do hi năm 2014.

Đón tôi ở sân bay Boryspil ti th đo Kiev là bác tài xế tui trc 50. Bác k đã tng đi lính nghĩa vụ dưới ti Liên Xô t năm 1986-1988. Sau đó bác cưới mt cô gái Nga và hôn nhân kéo dài cho ti vài năm gn đây khi mi người mi ng. "Tôi không bàn ti chuyn Liên Xô tt hay xu, nhưng khi đó các nước trong Liên Xô người ta coi nhau như anh em", bác nói. Giờ thì anh gu Nga đã v cho đa em Ukraine my cái và chiếm luôn bán đo Crimea hi năm 2014.

tham2

Di ảnh ca hàng chc người dũng cm xung đường đòi t do được bày dc theo bc tường ca khu tưởng nim, mt s được treo trên các thân cây phía đi din.

2014 cũng là năm cuối cùng đng cng sn Ukraine được phép tham gia tranh c. Lut gii tr cng sn trong năm 2015 đã loi Đảng cộng sản Ukraine khi các cuc bu c và cũng cm luôn các biu tượng cng sn. Trong các năm sau đó hàng ngàn tượng đài ca Lenin và các nhà lãnh đo Xô Viết khác đã b d b và hàng chục ngàn tên các đa phương xut phát t thi Liên Xô đã được thay đi.

Trước khi ti Kiev, cũng còn được gi là Kiev theo cách viết ca Nga, tôi có tham khảo khuyến cáo ca B Ngoi giao Anh. Li khuyên ca h là không nên ti các vùng min đông Ukraine bao gm Donetsk, Luhansk và c Crimea. Min đông là nơi phiến quân thân Nga và quân chính ph giao tranh trong my năm qua. Ngay gn khách sạn City Hotel nơi tôi có mt tòa nhà đang b d. Công ty đu tư làm ăn chính Donetsk và gp khó khăn v tài chính do chiến s din ra. Tòa nhà đã hoàn thin phn khung nhưng không còn tin đ làm nt phn còn li cũng như ni đin và nước.

Tôi tới Kiev hôm 3/3 thì ngày 4/3 Tổng thng Volodymyr Zelensky, vn là cu danh hài, quyết đnh thay thế gn như toàn b ni các. Đó là lần th ba ông Zelensky thay thủ tướng và các b trưởng trong na năm qua. V tng thng va bước sang tui 42 lên cm quyn sau khi được s ng h ca trên 70% c tri trong bu c hi tháng Tư năm 2019. Nhưng ch chưa đy mt năm sau s người ng h ông đã gim xung dưới 50%. Một trong nhng lý do khiến người dân không còn ng h ông như trước là h không tin vào đi ngũ chính tr gia ông chn đ điu hành đt nước. Hơn na h cũng nói ông ha tht nhiu khi tranh c nhưng chưa làm được bao nhiêu trong khi đường hướng phát triển cho đt nước còn rt mù m.

Ukraine nay không còn là nước cng sn và nhng người cng sn ít i còn li hin có cũng như không nhưng nhiu vn đ h đang đi mt chng khác gì các vn đ ca Vit Nam. Tham nhũng là mt vn nn và gn như bt kỳ vấn đề gì trong xã hi cũng có th được gii quyết bng tin dưới gm bàn. Người ta cũng mua bng lái xe, tr tin cho cnh sát đ được b qua nhng li giao thông, gii tài phit dùng tin đ mua công lý trong khi li ha tăng lương đáng k cho công nhân viên chức ca ông Zelensky hin vn ch là li ha. Sang năm đã là 30 năm k t khi Ukraine bt đu quá trình gii tr cng sn nhưng các vn đ t thi cng sn vn mi nguyên. Thế mi thy đ có mt xã hi thnh vượng, trong sch và thượng tôn pháp lut người ta cn phi c gng trong vài thế h.

Cũng giống như Vit Nam, mt trong nhng tr ngi cho mt Ukraine thc s dân ch và t do là ông láng ging khng l. Nếu Trung Quc không mun Vit Nam ng v phía Hoa Kỳ và Châu Âu thì Nga cũng không h mun Ukraine làm điều tương t. Mt s người dân Ukraine đang nghi ng rng ông Zelensky s có chính sách mm mng hơn vi Nga. Trong s các vn đ gây căng thng gia Nga và Ukraine hin nay còn có chuyn chính quyn Kiev đã ngưng cung cp nước cho Crimea t năm 2014 khiến bán đo này luôn trong tình trng thiếu nước. Nếu ông Zelenksy m li ngun nước t Ukraine ti Crimea, ông s gp phi s phn đi t phn ln dân chúng vn không bao gi chp nhn chuyn Nga thôn tính Crimea.

Ukraine là quốc gia ln nht nm trọn trong Châu Âu và có din tích gn gp đôi Vit Nam. Nhưng dân s Ukraine chưa bng mt na dân s Vit Nam trong khi thu nhp bình quân đu người ch nhnh hơn quc gia cng sn chút ít. Mt người bn Ukraine đi cùng chuyến bay vi tôi t Kiev v li London nói : "Chúng tôi đang trong một m hn đn và chưa thy đường ra. Tng thng và nhóm lãnh đo hin nay chng có đường hướng gì rõ ràng c".

tham3

Ukraine nay không còn là nước cng sn và nhng người cng sn ít i còn li hin có cũng như không.

Trong ngày thứ By trước khi ri Kiev, tôi ra Qung trường Đc lp và lng người đng trước khu tưởng nim nhng người đã ngã xung vì t do xung quanh qung trường hi năm 2014. Di nh ca hàng chc người dũng cxuống đường đòi t do được bày dc theo bc tường ca khu tưởng nim, mt số được treo trên các thân cây phía đi din. Người tr nht mi 17 còn người già nht đã ngoài 80. Thc s t do chng bao gi t nhiên ti và nhng mt mát trong quá trình đi tìm hay đòi li t do tht đáng tiếc li là điu tht khó tránh nếu không muốn nói là không tránh khỏi.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 18/03/2020

Published in Diễn đàn

Từ năm 1932 đến 1933, một nạn đói khủng khiếp đã diễn ra tại Liên bang Xô viết. Gần 5 triệu người đã bị chết đói, trong đó có đến 4 triệu tại Ukraine. Được gọi là "holodomor" (diệt chủng bằng nạn đói), thảm trạng này không phải do thiên tai hay mất mùa, là mà hậu quả của chính sách cưỡng bức tập thể hóa ở nông thôn do đảng cộng sản đưa ra, buộc nông dân phải từ bỏ mảnh đất thân yêu của họ để vào nông trang hợp tác.

ukraine0

Người dân đặt vòng hoa và nến tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói Holodomor năm 1932-1933 tại Kiev, ngày 23/11/2019. Genya SAVILOV / AFP

Tại Ukraine, một loạt các chỉ thị trấn áp đã gây ra "nạn đói trong nạn đói, một thảm họa dành riêng cho người Ukraine". Đó là danh sách đen các làng và nông trang cần phải trừng phạt vì không đạt chỉ tiêu về ngũ cốc, tịch thu tất cả những thứ gì có thể ăn được, kiểm soát biên giới không cho những người nông dân đói khổ ra khỏi làng…

Song song đó, là một chiến dịch đàn áp trí thức Ukraine : giáo sư, nhà văn, nghệ sĩ, linh mục bị vu khống, đày ải, tàn sát, nhằm hủy hoại từ gốc rễ mọi ý định dân tộc vừa chớm nở - bị coi là thách thức cho sự "đoàn kết" của Liên bang Xô viết, được Stalin tưởng tượng ra.

"Diệt chủng bằng nạn đói" hoàn toàn bị che giấu trong thời Liên Xô cũ : về mặt chính thức, thì không hề có nạn đói. Các tài liệu lưu trữ bị hủy một cách có phương pháp, gây khó khăn cho mọi nghiên cứu về chủ đề này, ngoài những nhân chứng còn sống sót. Sau khi Liên Xô sụp đổ, người dân bắt đầu lên tiếng và các bằng chứng xuất hiện.

Nhà sử học kiêm nhà báo Anne Applebaum, đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2004 với tác phẩm "Gu-lắc, một câu chuyện" lần này ra mắt cuốn sách gây chấn động "Nạn đói đỏ". Tác phẩm kể lại một chương tang tóc trong quá khứ của Ukraine, nay đã trở thành một quốc gia độc lập nhưng luôn phải chiến đấu với nước láng giềng to lớn là Nga để bảo vệ chủ quyền. Tác giả đã trả lời phỏng vấn báo Libération số ra ngày 26/12/2019.

Libération : Điều gì đã thúc đẩy bà viết về chủ đề này ?

Anne Applebaum : Cuốn sách là sự tiếp nối những cuốn trước, theo một cách nào đó. Tôi đã viết hai cuốn khác về chủ nghĩa Stalin, và nay có thể coi như một bộ ba cuốn. Từ lâu tôi đã muốn tìm hiểu về nạn đói này : tại sao nó xảy ra, tại sao Nhà nước lại để xảy ra, và vì sao người dân lại chấp nhận. Trong thập niên 80, nhà sử học tên tuổi Robert Conquest đã viết một tác phẩm nổi tiếng là "Mùa mưa đẫm máu". Ngày nay khi chúng ta có thể tham khảo văn khố, thì thời kỳ này phải được mô tả cụ thể hơn, từ đầu cho đến cuối. Tôi muốn viết về lịch sử Liên Xô là vì vậy : chúng ta có thể tham khảo các tài liệu lưu trữ mới, các hồi ký, một điều không thể có được cách đây mười năm.

Libération : Phải chăng nạn đói không phải là không tránh được, nhưng Stalin vẫn để cho diễn ra ?

Anne Applebaum : Còn hơn thế nữa ! Cuốn sách của tôi chứng minh rằng vào năm 1932, sự hỗn loạn, nạn đói ngự trị khắp nơi tại Liên bang Xô viết, và Stalin biết rằng Ukraine bị ảnh hưởng nặng nhất. Ông ta đã có một loạt quyết định vào mùa thu 1932, nhằm làm trầm trọng thêm nạn đói ở Ukraine. Quota ngũ cốc phải nộp được tăng lên, kèm theo các đạo luật làm giảm đi khả năng sử dụng ngôn ngữ Ukraine. Nói cách khác, đây là sự tấn công vào bản sắc Ukraine. Có những vụ bắt bớ hàng loạt trí thức. Stalin muốn thông qua sự hỗn loạn từ nạn đói để tiêu diệt ý hướng xác lập chủ quyền Ukraine.

Libération : Một trong những khó khăn đối với việc xác lập trách nhiệm của Stalin, là không có tờ giấy nào mang chữ ký của ông ta, ra lệnh gây ra nạn đói…

Anne Applebaum : Hẳn là như vậy, nhưng chúng tôi có những lá thư do Stalin viết vào mùa hè1932 cho Kaganovitch, một trong những tay sai của ông ta, trong đó Stalin tỏ ra giận dữ. Vào lúc tập thể hóa, khi Ukraine bắt đầu chịu đựng nạn đói, đã xảy ra các vụ nổi dậy và phản kháng, thậm chí nổi dậy vũ trang chống lại đảng, để chống chủ trương tịch thu ngũ cốc. Một số đảng viên cộng sản Ukraine bắt đầu đánh hơi thấy, họ từ chối tịch thu thực phẩm của nông dân, khiến Stalin nổi trận lôi đình. Ông ta viết trong thư, đây là lúc phải đàn áp.

Vài tuần sau, có các chỉ thị mật nhắm vào Ukraine. Nạn đói gia tăng, và đến mùa xuân 1933, tỉ lệ tử vong lên rất cao. Cần nhắc lại rằng đó không phải do hạn hán, mà trước hết là lúa mì rồi rau quả, khoai tây và gia súc lần lượt bị tịch biên. Tháng 12 rồi tháng Giêng, tháng Hai, các đội dân quân đi càn khắp Ukraine và tịch thu thực phẩm, tuy biết rằng người dân đang chết đói. Có rất nhiều bản báo cáo, kể cả của công an, về các vụ ăn thịt người. Như vậy có rất nhiều bằng chứng là Stalin đã biết.

Libération : Bà dành phần kết cho nạn "diệt chủng" khi nói về nạn đói này …

Anne Applebaum : Từ này là của Raphael Lemkin, một luật sư Ba Lan gốc Do Thái, nay sống tại Ukraine. Theo định nghĩa ban đầu, đây không chỉ là sự tàn sát hàng loạt mà còn là mưu toan tiêu diệt một nền văn hóa khác, vốn đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử thế giới và đặc biệt tại khu vực này của Châu Âu. Một sự chiếm đóng không chỉ đơn thuần chính trị mà đi kèm việc phá hủy các nhà thờ, cấm sử dụng ngôn ngữ…đó là hiện tượng mà Lemkin muốn định nghĩa.

Sau Đệ nhị Thế chiến, từ "diệt chủng" đã được quốc tế luật hóa, có hẳn một chương của Liên Hiệp Quốc. Rốt cuộc ý nghĩa được chấp nhận là điều tương tự như diệt chủng người Do Thái, tức là một quốc gia muốn sát hại toàn bộ cư dân của một quốc gia khác. Nạn đói ở Ukraine như vậy không nằm trong ý nghĩa này, nhưng là diệt chủng theo nghĩa nguyên thủy – mưu toan giết người vì nguồn gốc của họ, gây thiệt hại về văn hóa và hủy hoại chủ quyền Ukraine.

Tôi đưa chủ đề diệt chủng vào phần kết vì không muốn cuốn sách bị coi là tranh luận về diệt chủng – vốn mang tính pháp luật và đạo đức – trong khi tôi viết sách về lịch sử. Việc này làm nhiều người Ukraine thất vọng vì họ muốn holodomor phải được nhìn nhận là diệt chủng.

Libération : Có sự lặp lại trong quan hệ giữa Moskva và Kiev trong thập niên 30 và ngày nay ?

Anne Applebaum : Cần chú ý, Putin không phải là Stalin, chúng ta đang trong một kỷ nguyên hoàn toàn khác. Nhưng lịch sử nạn đói cho thấy tư duy của Moskva về Ukraine. Điều làm Stalin lo sợ là khả năng nổ ra một phong trào quốc gia Ukraine, tách rời Ukraine ra khỏi Liên Xô, thách thức lý tưởng bôn-sê-vich. Stalin lo ngại chủ nghĩa dân tộc tự do phương Tây và ý hướng dân chủ, sợ Ukraine quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây.

Putin ngày nay cũng nghi ngại Ukraine với cùng một lý do. Tất nhiên Ukraine không phải là mối đe dọa quân sự cho Nga, nhưng là vấn đề lớn về ý thức hệ. Khi những người biểu tình ở Kiev vẫy cờ Châu Âu, kêu gọi chấm dứt tham nhũng và tổng thống phải bỏ trốn, đó chính là kịch bản mà Putin sợ hãi. Trong thập niên 30 cũng như bây giờ, phong trào quốc gia Ukraine luôn là thách thức đối với Kremlin. Trong quá khứ là chế độ toàn trị bôn-sê-vich, còn giờ đây là chế độ độc tài tham nhũng của Putin.

Libération : Ngược lại, nạn đói đã thay đổi cái nhìn của Ukraine về Nga như thế nào ?

Anne Applebaum : Chính phủ Ukraine luôn rất thận trọng, nói về một tội ác do Nhà nước xô viết gây ra chứ không phải Nga. Đây không phải là xung đột quốc gia giữa Nga với Ukraine. Nhưng trong suốt thế kỷ 20, nạn đói là bí mật tại Liên Xô và chỉ được cộng đồng Ukraine lén lút đề cập đến. Đó là điều đã diễn ra khi người Ukraine không có chủ quyền và Nhà nước của chính mình : họ bị thảm sát.

Libération : Bà hy vọng cuốn sách của mình sẽ có tác động gì ngoài giới học thuật ?

Anne Applebaum : Tôi viết cho một công chúng rộng hơn. Tôi muốn người đọc biết được lịch sử Ukraine, nhất là từ khi nước này trở thành vấn đề địa chính trị hết sức quan trọng. Nói thẳng ra là nếu bị Nga nuốt chửng, thì Nga sẽ trở thành một siêu cường Châu Âu ; nhưng không có Ukraine, Nga không thể là đế quốc. Như vậy Ukraine độc lập, có chủ quyền và làm chủ định mệnh của mình chứ không phải chư hầu, là điều cốt lõi cho an ninh Châu Âu, cho tất cả chúng ta.

Libération : Lịch sử ít được biết đến này ảnh hưởng đến dư luận phương Tây về cuộc xung đột hiện nay giữa hai nước ?

Anne Applebaum : Chắc chắn rồi. Người ta không biết về lịch sử Ukraine, không coi là một Nhà nước thực sự - điều này có thể hiểu được vì cho đến 1991 Ukraine mới có chủ quyền. Một trong những mục tiêu của tác phẩm là giới thiệu đất nước này, lý do của cuộc xung đột với Nga, những nguyên nhân sâu xa hơn trong lịch sử đương đại.

Libération : Liệu bà sẽ tiếp tục nghiên cứu về thời kỳ xô viết ?

Anne Applebaum : Tôi sẽ không viết thêm cuốn sách nào nữa về Stalin, "Nạn đói đỏ" quá đau lòng khi viết ra. Trận đói này là một trong những thảm họa tàn bạo nhất, câu chuyện của những nông dân mù chữ và các em bé chết vì đói. Những trí thức bị nhốt trong trại cải tạo thì còn có thể hiểu được, đằng này tai họa lại giáng xuống những con người nhỏ nhoi tội nghiệp không thể tự vệ…

Một số đoạn trong cuốn sách khó viết ra hơn là "Gu-lắc" - dù "Gu-lắc" nói về một chủ đề phức tạp hơn. Nhưng khi tôi kết thúc bằng màu sắc hết sức bi quan, và đưa cho một nhà sử học Ukraine trẻ đã giúp đỡ tôi xem qua, thì cô ấy nói : "Bà không thể kết như vậy được. Lịch sử của chúng tôi không dừng lại vào năm 1934. Stalin tìm cách tiêu diệt Ukraine nhưng thất bại. Ukraine đã sống sót và ngày nay là một quốc gia có chủ quyền, đó là hồi kết có hậu". Cô ấy có lý, và tác phẩm của tôi đã kết thúc như thế. Chúng ta có thể vui mừng với sự độc lập của Ukraine ngày nay.

Thụy My biên dịch

Nguồn : RFI, 27/12/2019

Published in Diễn đàn

Bầu cử Tổng thống Ukraine : Diễn viên hài Zelensky chiến thắng áp đảo (RFI, 22/04/2019)

Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Ukraine vào trưa ngày 22/04/2019, kết quả dựa trên 96% số phiếu đã kiểm nhân vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hôm qua (21/04) cho thấy diễn viên hài, kiêm ngôi sao truyền hình Volodymyr Zelensky, đã chiến thắng áp đảo, với 73% số phiếu.

ukraine1

Ukraine : Ông Volodymyr Zelensky, sau cuộc bầu cử. Ảnh tối 21/04/2019. Reuters/Valentyn Ogirenko

Đối thủ của ông là tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko chỉ nhận được 24% phiếu.

Ngoài số phiếu cực cao giành được, ông Zelensky còn chiến thắng ở cả các vùng phía tây lẫn phía đông của Ukraine, có truyền thống chống nhau. Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, một trong những khẩu hiệu được ông Zelensky nêu bật là đoàn kết Ukraine, vốn đang bị chia rẽ giữa miền tây có xu hướng thân Tây phương, với miền đông ly khai thân Nga.

Theo đặc phái viên RFI Anastasia Becchio tại Ukraine, chiến thắng áp đảo của ông Zelensky, cho thấy là người dân Ukraine đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào ông.

Cho đến nay, không một ứng cử viên tổng thống Ukraine nào mà lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi như vậy trên toàn quốc, từ miền tây nói tiếng Ukraine cho đến miền đông nói tiếng Nga. Và vào hôm qua, người ta có thể thấy là tại tổng hành dinh ban vận động tranh cử của ông Volodymyr Zelensky, bên cạnh niềm vui chiến thắng, nhiều người ủng hộ ông đã cảm thấy lo lắng về những thách thức đang chờ đón ông, và nhất là làm sao đáp ứng được kỳ vọng cao của người dân.

Năm năm sau cuộc cách mạng Maidan, các cử tri bị mệt mỏi vì tham nhũng, nghèo đói và chiến tranh, một lần nữa đã cho thấy lòng khao khát thay đổi. Họ đặt hy vọng vào một người không hề có kinh nghiệm chính trị, vẫn rất mơ hồ về chương trình hành động cũng như đội ngũ cộng sự viên của mình. Cuộc họp báo ngắn ngủi của ông Zelensky tối qua đã không hề giúp làm rõ thêm những điều này.

Sự lựa chọn của cử tri Ukraine chẳng khác gì một vụ đánh cuộc : "Nên lo lắng hay là hy vọng rằng điều tốt sẽ đến ?"

Trên các phương tiện truyền thông Ukraine, các chuyên gia suy đoán về các kịch bản đang chờ đợi đất nước. Một trong số các câu hỏi là quyền hạn của người chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ ra sao. Ông Zelensky tốt nhất là nên giải tán ngay Nghị Viện để cho bầu lại sớm để tận dụng lợi thế hiện nay, thay vì chờ đợi các cuộc bầu cử lập pháp dự kiến ​​vào tháng 10.

Vấn đề là ông Zelensky sẽ không có đủ thì giờ, trong lúc những người thua cuộc ở vòng một và vòng hai đang bị rập rình tìm cách chống lại ông, đặc biệt là ông Petro Porochenko. Tối hôm qua, bất chấp thất bại thê thảm, tổng thống Ukraine mãn nhiệm vẫn tuyên bố với những người ủng hộ rằng "Zelensky sẽ gặp một phe đối lập rất rất mạnh mẽ… Chúng ta không chiến thắng trong trận đánh, nhưng chưa thua cuộc chiến".

Dẫu sao thì từ tối hôm qua, các thông điệp chúc mừng đã liên tiếp được gởi đến tổng thống tân cử Ukraine. Liên Hiệp Châu Âu hôm nay đã hoan nghênh sự "gắn bó chặt chẽ" của Ukraine vào nền dân chủ. Trong lúc đó nước Nga, qua lời thủ tướng Dmitri Medvedev, đã cho rằng "cơ may" cải thiện quan hệ với Ukraine đã xuất hiện.

Trọng Nghĩa

*******************

Danh hài Ukraine ‘đắc cử tổng thống’ (VOA, 21/04/2019)

Diễn viên hài không có kinh nghim chính tr đã d dàng giành đ phiếu đ tr thành tng thng kế tiếp ca Ukraine, Reuters đưa tin, dn kết qu thăm dò ý kiến c tri sau khi ri phòng b phiếu.

ukraine2

Ông Volodymyr Zelenskiy sau khi biết tin về kết quả thăm dò cử tri rời phòng phiếu hôm 21/4.

Chiến thng được coi là vang di ca ông Volodymyr Zelenskiy, 41 tuổi, là cú giáng mnh vào đương kim Tng thng Petro Poroshenko.

Theo kết qu thăm dò c tri ri phòng phiếu trên toàn quc, ông Zelenskiy giành 73% s phiếu, trong khi ông Poroshenko ch được 25%.

Nếu kết qu thăm dò trên là đúng, ông Zelenskiy, người vào vai tng thng gi tưởng trong lot phim truyn hình, s lãnh đo mt quc gia trên mt trn ca phương Tây chng li Nga, sau khi Moscow thôn tính Crimea và ủng h mt cuc ni dy thân Nga min đông Ukraine.

Theo Reuters, chiến thng ca ông Zelenskiy ging vi nhiu v các ng viên h b các lãnh đo đương quyn Châu Âu gn đây.

Ông Zelenskiy đã cam kết s chm dt cuc chiến vùng Donbass min đông và chống tham nhũng Ukraine trong bi cnh giá c gia tăng và mc sng gim.

Published in Quốc tế

Ukraine : "Anh hề" Zelensky, tổng thống mỵ dân mới hay nhà cải cách ?

Về thời sự quốc tế, vụ khủng bố kinh hoàng tại Sri Lanka đúng vào dịp lễ Phục Sinh tiếp tục là chủ đề lớn. Một chủ đề trung tâm khác : Chính trị Ukraine với thắng lợi áp đảo của diễn viên hài Zelensky ngày Chủ Nhật 21/04/2019, với tỉ lệ chưa từng có kể từ khi quốc gia này độc lập với Nga. Lịch sử Ukraine đang sang trang : Hy vọng lớn xen với hoài nghi cao độ.

he1

Ứng cử viên tổng thống Volodymyr Zelensky tại trụ sở tranh cử, Kiev, ngày 21/04/2019. Sergei GAPON / AFP

Thách thức vô cùng lớn với tân tổng thống. Nhiều người đặt hy vọng vào một thay đổi ngoạn mục sẽ đến với Ukraine, quốc gia nằm ở tâm điểm cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga, nhưng không ít người lo ngại nhân vật tân binh trong chính trường này sẽ bị chính quyền Nga thao túng, cũng như bị thao túng bởi chính một số thế lực tài phiệt Ukraine.

Les Echos, trong bài "Ukraine, giữa hy vọng và bất an sau khi Volodymyr Zelensky đắc cử", trước hết nhận xét : thắng lợi lịch sử, với tỉ lệ 73% phiếu bầu của doanh nhân trẻ, anh hài Zelensky, 41 tuổi, là một thất bại đau đớn của tổng thống mãn nhiệm Porochenko. Kết cục nói trên cho thấy đông đảo dân chúng muốn đoạn tuyệt với giới chính trị truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề trong hiện tại là tổng thống tân cử, "người hùng của các mạng xã hội", sẽ làm gì với những công trình ngổn ngang người tiền nhiệm để lại.

Đối với nhiều người, trước mặt tổng thống là "một trang giấy trắng tinh", nơi người ta có quyền đặt mọi hy vọng vào các cải cách và thay đổi. Nhưng đối với nhiều người khác, với "anh hề" Zelensky rất có thể Ukraine "sẽ lún thêm vào bất ổn định, nếu tân tổng thống bị láng giềng Nga chi phối".

Vào thời điểm này, với chiến thắng của Zelensky, "tương lai của Ukraine là vô cùng bất trắc", bởi một mặt, tân tổng thống không có đa số trong Quốc hội, mặt khác, các mục tiêu cũng như các phương thức hành động của Zelensky hoàn toàn không rõ ràng. Trong suốt thời gian tranh cử, Zelensky chỉ nêu ra một số hứa hẹn chung chung về "một nền dân chủ trực tiếp, thường xuyên mở cửa cho các cuộc trưng cầu dân ý toàn dân, cải thiện quan hệ với Nga và chống tham nhũng".

Ukraine – Một "hoa tiêu dân chủ" trong khu vực hậu Xô Viết

"Thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống, anh hề Zelensky chuẩn bị lột xác" là một bài phân tích đáng chú ý trên Le Figaro.

Le Figaro đặc biệt chú ý đến mục tiêu đầy tham vọng của tổng thống tân cử. Ngay sau khi kết quả được công bố, ông Volodymyr Zelensky tuyên bố : "Tôi chưa phải là tổng thống, tôi có thể hướng đến mọi công dân tại tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ (bao gồm cả nước Nga) : Mọi sự đều có thể !".

Các cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tranh cử tổng thống Ukraine được theo dõi tại nhiều quán bar ở Minsk, Belarus, cũng như được truyền hình tại Nga. Với phát biểu nói trên, ông Zelensky lần đầu tiên khẳng định quan điểm của ông về ý nghĩa lịch sử của bầu cử Ukraine, ý thức rõ ràng về "tính chất định hướng" của nền dân chủ Ukraine đối với khu vực.

Sau một giai đoạn nghỉ ngơi ngắn, để phục hồi sức lực sau cuộc tranh cử quyết liệt ba tháng, đối với Le Figaro, thách thức đầu tiên với tổng thống tân cử là tìm được một đội ngũ cộng sự vững vàng, đủ sức hóa giải các thách thức phức tạp. Trong hàng ngũ cộng sự này, chắc chắn sẽ có cựu bộ trưởng Kinh Tế của chính quyền tiền nhiệm. Ông Aivaras Abromavacius, một quan chức cao cấp Litva, tham gia chính trường Ukraine từ năm 2014. Nhân vật này đã từ chức bộ trưởng Kinh Tế để phản đối các chính sách của tổng thống Porochenko, tạo thuận lợi cho tham nhũng.

Một cộng sự đắc lực khác của Zelensky là dân biểu Serhiy Leshenko, nổi tiếng với lập trường chống tham nhũng. Chính dân biểu trẻ tuổi này đã tư vấn cho ứng cử viên Zelensky về một số nét lớn trong cương lĩnh tranh cử. Vị cộng sự này dự đoán tân tổng thống ngay lập tức sẽ có các biện pháp mạnh tại Quốc hội, với các đề xuất như thiết lập nhanh chóng thể thức phế truất tổng thống, ra luật để đưa trở về nước các khoản tiền bị chuyển ra ngoài một cách bất hợp pháp, hay bỏ quyền miễn trừ với các nghị sĩ.

Nhiều nhân vật cải cách uy tín

Trong những ngày gần đây, giới thân cận với ứng cử viên tổng thống để lọt ra ngoài ý tưởng, nếu đắc cử, ông Zelensky sẽ xây dựng một chính phủ của các chuyên gia, với nhiều nhân vật độc lập, hay các nhà kỹ trị có quan điểm cải cách, nắm rõ từng lĩnh vực. Một trong những nhân vật nặng ký trong hàng ngũ này là cựu bộ trưởng tài chính Oleksandrs Danylyuk.

Theo Le Figaro, cựu bộ trưởng Oleksandr Danylyuk, vừa có chuyến công du Paris tuần trước, "là người được cộng đồng quốc tế đánh giá như một nhà cải cách có uy tín". Hồi 2016, chính ông là người đã chủ trì chương trình quốc hữu hóa Privat, tập đoàn ngân hàng tư lớn nhất nước (chiếm 20% cổ phiếu của người Ukraine). Tỉ phú Ihor Kolomoisky từng bị cáo buộc biểu thủ 5,5 tỉ đô la của Privat.

Quan hệ gây hoài nghi với tỉ phú Kolomoisky

Quan hệ của tổng thống tân cử với nhà tỉ phú Kolomoisky là điều gây hoài nghi nhất. Le Figaro chú ý đến sự có mặt đồng thời, hôm Chủ Nhật vừa qua, của nhà cải cách Oleksandr Danylyuk và luật sư của nhà tỉ phú Kolomoisky trong số những người thân cận với diễn viên hài/ứng cử viên tổng thống.

Theo tổng biên tập tuần báo Novoe Vremia, Vitaly Sytch, một trong những ẩn số lớn nhất của nhiệm kỳ Zelensky là khả năng tân tổng thống giữ khoảng cách với nhà tỉ phú, hiện đang tạm cư ở Israel, và đang nằm trong tầm ngắm của FBI, do nghi vấn tham nhũng.

Nghị Viện : Thách thức lớn nhất trước mắt

Theo La Croix (trong bài "Cái khó nhất với tân tổng thống"), rào cản lớn đầu tiên mà tổng thống Zelensky phải vượt qua là Nghị Viện. Trả lời báo Pháp, ông Rouslan Stefantchouk – người được xem là nhà tư tưởng của đảng của tổng thống – cho biết có hai kịch bản. Thứ nhất là tổng thống có được một Quốc hội hợp tác và thứ hai là một Quốc hội đối địch. Những bước đi đầu tiên của chính quyền Zelensky phụ thuộc vào việc kịch bản nào sẽ xảy ra.

Trong trường hợp kịch bản thứ hai xảy ra, tổng thống tân cử sẽ lâm vào "tình trạng bất lực", tương tự như tổng thống Viktor Yuchtchenko, người lên nắm quyền sau cuộc Cách mạng màu Da Cam năm 2004. La Croix kết luận với hình ảnh so sánh : "Nếu như nhân vật (người giáo viên) mà diễn viên hài Zelensky thủ vai trong loạt phim truyền hình "Người phục vụ nhân dân" cuối cùng đã vượt qua được sự chống đối của các nghị sĩ tham nhũng, thì nhiệm vụ giờ đây sẽ phức tạp hơn bội phần đối với vị tổng thống thực".

Nga hài lòng, nhưng thận trọng

Về quan điểm đối ngoại của tân tổng thống Ukraine, Le Figaro có bài "Thái độ hài lòng thận trọng của Moskva trước thất bại của Porochenko". Ngay sau thắng lợi của diễn viên hài, chính quyền Nga có một số phản ứng tích cực. Ngoại trưởng Nga tuyên bố Ukraine bước sang một thời kỳ "chấn hưng". Thủ tướng Nga nói đến khả năng cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Trên thực tế, quan điểm của ông Zelensky với nước Nga mang khá mâu thuẫn và nước đôi. Ứng cử viên Zelensky không chống Nga quyết liệt như tổng thống tiền nhiệm, nhưng ông cũng sẵn sàng thừa nhận Putin là "kẻ thù". Dù không đòi lấy lại bán đảo Crimée, Zelensky cũng tuyên bố trưng cầu dân ý do Nga tổ chức là "phi pháp".

Nhưng dù sao, nhiều quan điểm của tân tổng thống Ukraine cũng được Moskva cho là khả dĩ. Cụ thể như không đòi hỏi áp đặt tiếng Ukraine, đẩy lùi tiếng Nga. Bản thân anh hề Zelensky vẫn thường sử dụng tiếng Nga. Những lời bông đùa bằng tiếng Ngacủa ông được dân Nga, và dân nói tiếng Nga vùng Donbass nói riêng, thích thú.

Tuy nhiên, trên hết, Le Figaro ghi nhận lập trường thân Châu Âu của tân tổng thống Ukraine, tự coi mình là người thừa kế di sản cuộc Cách mạng Maidan 2014, đã buộc tổng thống thân cận với điện Kremli, Victor Yanukovych, phải tháo chạy.

Sri Lanka : Khủng bố khiến các quan hệ sắc tộc - tôn giáo càng thêm mong manh

Cuộc thảm sát kinh hoàng nhắm vào nhiều nhà thờ Công giáo tại Sri Lanka hôm Chủ Nhật là chủ đề trang nhất của Libération, với hàng tựa "Khủng bố tại Sri Lanka : Địa ngục trần gian". Libération dành nhiều trang cho thảm nạn này, trước hết là bài phóng sự mang hàng tựa "Sri Lanka : Gần nhà thờ, gia đình nào cũng có người thiệt mạng". Ít nhất 290 người chết, trong đó 35 người nước ngoài, cùng khoảng 500 người bị thương.

Theo Libération, các cuộc tấn công khủng bố được tổ chức kỹ lưỡng, chính quyền bị phê phán là đã không ngăn được khủng bố, cho dù đe dọa được báo trước. Theo Alan Keenan, Hiệp hội International Crisis Group, các cuộc tấn công khủng đến từ bên ngoài, chứ chắc chắn không có liên hệ gì với các xung đột nội bộ của Sri Lanka.

Theo xã luận Libération, các vụ khủng bố tại Sri Lanka đã báo động với cộng đồng quốc tế là, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, cho dù bị đánh bại tại Iraq và Syria, nhưng khủng bố và nạn Hồi giáo cuồng tín tiếp tục là mối đe dọa tiềm tàng đáng sợ ở khắp nơi. Libération nhấn mạnh đến tính chất gây chia rẽ, kích động hận thù của những kẻ chủ mưu khủng bố. Cuộc nội chiến đẫm máu tại Sri Lanka vừa khép lại ít năm. Quan hệ giữa các cộng đồng Phật giáo chiếm đa số dân cư với các cộng đồng thiểu số Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo đang vẫn còn rất mong manh.

Les Echos cho biết hiện tại một tổ chức Hồi Giáo địa phương đang nằm trong tầm ngắm của cơ quan điều tra. Hôm qua, bộ ngoại giao Mỹ cảnh báo không loại trừ có thể có thêm các mưu toan khủng bố mới. Cũng hôm qua, cảnh sát Sri Lanka phát hiện được khoảng 90 kíp nổ ở khu vực gần nhà thờ Thánh Antoine, một nơi bị khủng bố.

Về phần mình, báo La Croix, cho biết chính quyền Sri Lanka, hôm qua, khẳng định tổ chức Hồi giáo National Thowheeth Jama’ath (NTJ) là thủ phạm. Nhật báo Công Giáo cũng có bài phân tích nhấn mạnh đến tình trạng cộng đồng Thiên Chúa giáo, tại một số khu vực ở Sri Lanka, là đối tượng truy bức từ nhiều năm nay. Cũng như người Thiên Chúa giáo, người Hồi giáo thiểu số tại Sri Lanka thường duy trì một lối sống ôn hòa, tại một quốc gia nơi xung đột và căng thẳng kéo dài giữa hai cộng đồng sắc tộc Sinhala (chủ yếu theo đạo Phật) và sắc tộc Tamul (chủ yếu theo Ấn Độ giáo). Cũng như Libération, La Croix thừa nhận các tấn công khủng bố khiến khả năng đoàn kết dân tộc tại Sri Lanka vốn đã mong manh, càng trở nên mong manh hơn.

Chính trị Châu Âu : Rất cần một "ngân hàng dân chủ"

Về các chủ đề trang nhất khác hôm nay, đáng chú ý có tựa trang nhất của Le Figaro về việc "Các đảng phái khó tìm được nguồn tài chính" cho cuộc tranh cử Nghị Viện Châu Âu.

Đúng một tháng trước tranh cử Nghị Viện (khai mạc 23/05, kết thúc ngày 26/05), Le Figaro ghi nhận tình trạng nhiều ngân hàng không muốn cho các đảng phái vay tiền, cho dù về nguyên tắc, Nhà nước sẽ bồi hoàn tiền vận động tranh cử cho các đảng có được từ 3% cử tri ủng hộ trở lên. Tình thế này buộc nhiều đảng phải quay sang nhờ cậy đến những người ủng hộ. Theo Le Figaro, hậu thuẫn tài chính cho các đảng phái chính trị nói chung, dù tả hay hữu, cực tả, hay cực hữu, đều là điều hệ trọng đối với nền dân chủ, và hệ thống tài trợ hiện nay của Nhà nước hoàn toàn có thể cải cách được. Cụ thể là với dự án "Ngân hàng dân chủ", từng được lãnh đạo đảng cánh trung Modem, François Bayrou, đề xuất trong thời gian ông tham gia chính phủ Macron, mùa hè năm 2017.

"Văn hóa chung" : Cội rễ sức mạnh của Châu Âu

La Croix cũng dành một phần trang nhất cho chủ đề Châu Âu, với bài xã luận "Châu Âu của chúng ta". Đối với La Croix, trong bối cảnh Châu Âu chia rẽ sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, điều quan trọng hiện nay là hướng sự chú ý đến "nền văn hóa chung", mà dân chúng Châu Âu khắp các quốc gia chia sẻ, dù ý thức hay không. Trong nền hóa chung đó, Thiên Chúa giáo đóng góp phần đặc biệt quan trọng, nhưng không phải độc tôn.

Đối với La Croix, nền văn hóa chung của Châu Âu "đặt tự do và phẩm giá con người ở tầm rất cao", nhưng cùng lúc đó, đây cũng là một nền văn hóa "mong manh", trước sự tấn công của các thế lực cuồng tín. Trong những tuần lễ tới trước thềm bầu cử, La Croix sẽ lần lượt giới thiệu về những giá trị tích cực của nền văn hóa chung này với các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, và không chỉ với Châu Âu.

Loạt bài về Châu Âu của La Croix mở màn hôm nay với bốn bài viết. Luật sư Pháp Daniel Soulez Larivière nổi tiếng trong ngành luật hình sự có bài "Những giá trị của Châu Âu".

Nhà văn người Ý Erri de Luca, giải thưởng Văn học Châu Âu 2013, có bài viết thâm trầm, đầy cảm xúc với tựa đề "Dự án Châu Âu thống nhất, điều không thể bàn lùi". Mở đầu với những kinh nghiệm khủng khiếp của một Châu lục, "nơi xuất khẩu ra toàn bộ phần còn lại của thế giới các vũ khí và các cuộc chiến tranh", mà đỉnh cao của sự hủy diệt là Thế chiến Hai. Bài viết kết luận : "Mỗi lần tôi nói về Châu Âu, là tôi lại nhắc về một lục địa được dựng lên từ đống tro tàn, nhờ những tư tưởng lớn, những tưởng tượng vĩ đại". Đối với nhà văn, dịch giả người Ý, các nước Châu Âu đang trên đường đi đến một Nhà nước Liên bang, dù chưa tới đích.

Tu sĩ Alois Prieur - lãnh đạo cộng đoàn đại kết Thiên Chúa giáo Taizé có bài "Xây dựng một Châu Âu, nơi tứ phương hội ngộ", nhấn mạnh đến giá trị "của đối thoại, của suy tư tập thể" trong dự án xây dựng Châu Âu, một Châu Âu mở rộng cho sự tham gia của cả những quốc gia nằm ngoài biên giới Liên Âu hiện tại. Cộng đoàn đại kết Taizé, do các tu sĩ Tin lành lập ra từ năm 1940 tại Pháp, ngay trong thời gian Thế chiến 2, là một thể nghiệm cho tinh thần đối thoại đó. Taizé mở rộng không chỉ với mọi truyền thống Thiên Chúa giáo, mà với cả các truyền thống tâm linh khác, như Phật giáo hay Hồi giáo. Mỗi năm, cả trăm nghìn người đến nơi đây để tĩnh tâm, tu tập, giao lưu…

Trong bài "Khoa học thuộc về bản sắc Châu Âu", nhà vật lý gốc Séc Lenka Zdeborova – giải thưởng Nghiên cứu của Hội Đồng Châu Âu 2016 – làm việc tại CNRS (Pháp) từ năm 2010, kể lại đường đời của chính mình. Đối với nhà vật lý gốc Czech, lớn lên dưới chế độ cộng sản, Châu Âu về đa văn hóa, đa ngôn ngữ là một cơ may lớn. Ý định làm luận án tại Pháp và cuộc gặp bất ngờ với người chồng tương lai, một nhà vật lý lý thuyết gốc Ý yêu mến nước Pháp, đã thúc đẩy Lenka Zdeborova đến Paris. Giải thưởng của Hội Đồng Châu Âu cho phép nhà vật lý gốc Séc tuyển mộ một ê-kíp 7 người, với bốn quốc tịch Ý, Pháp, Đức và Bỉ. Đối với Lenka Zdeborova, sự đa dạng về nguồn gốc xuất thân địa lý, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả gia tài về triết học, tâm linh của mỗi thành viên của cộng đồng khoa học là những điều vô cùng quý giá. Sự hòa hợp và hội tụ này chính là một thế mạnh của Châu Âu, khiến Châu Âu tiếp tục đóng một vai trò trung tâm trong đời sống khoa học quốc tế.

Liên Hiệp Châu Âu : Mô hình nhân loại vô cùng cần đến

Trong đóng góp mở đầu cho loạt bài một tháng trước kỳ tranh cử Nghị Viện Châu Âu, luật sư Daniel Soulez Larivière nhận xét : Liên Hiệp Châu Âu – với nền móng từ Hiệp ước Roma năm 1957 - là một kinh nghiệm hoàn toàn mới không chỉ với Châu Âu. Sự hình thành một liên minh tự nguyện giữa các quốc gia Châu Âu cũng chính là quá trình xây dựng và thử nghiệm lâu dài nhiều thiết chế mang tính liên bang "đầu tiên trên thế giới" giữa nhiều quốc gia (không kể kinh nghiệm quy mô nhỏ của Thụy Sĩ), với các ngôn ngữ khác nhau, với các truyền thống khác nhau. Với một nghị viện, một bộ máy hành pháp, một cơ quan tư pháp, Châu Âu gần như có đủ các thành tố của một Nhà nước Liên bang.

Liên Hiệp Châu Âu có thể là một mô hình cho một tổ chức toàn cầu mà nhân loại chúng ta đang vô cùng cần đến. Không có một định chế như vậy, luật sư Daniel Soulez Larivière dự báo "nhân loại sẽ tiêu vong". Bởi các thách thức toàn cầu hiện nay là vô cùng ghê gớm. Và cho dù, một bộ phận dân cư trên Trái đất có di cư được sang một hành tinh khác, thì họ cũng sẽ gặp phải cùng một loại vấn đề : Sai lầm sẽ lặp lại, nếu các giải pháp không được tìm ra ngay từ bây giờ, ngay trên Trái đất này.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Ai giết thủ lĩnh Ukraine ly khai tại Donbass ?

"Dấu hiệu báo động" là tựa bài xã luận trên Le Figaro cảnh giác tổng thống Macron trong mùa học sinh tựu trường và chính phủ trở lại làm việc. Từ Châu Âu cho đến Châu Mỹ, nhiều hồ sơ nóng bỏng khác có thể dẫn đến bất ổn định chính trị và địa-chính trị chiếm các trang quan trọng trên báo chí Pháp ngày 03/09/2018. Liên quan đến Châu Âu, cột trụ cuối cùng của phong trào ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine bị ám sát. Ai là thủ phạm ?

lykhai1

Lãnh đạo nước Cộng Hòa Donesk tự phong, Alexander Zakharchenko, tại Donetsk, 11/8/2014. Reuters/Sergei Karpukhin/File Photo

Ai giết "tổng thống" Cộng hòa Donetsk tự phong Alexander Zakharchenko ?

Tất cả báo Pháp đều đặt câu hỏi này và về hệ quả sau vụ lãnh tụ Ukraine ly khai cuối cùng ở miền đông Ukraine bị ám sát bằng chất nổ trong một quán caphê cạnh "phủ tổng thống" Cộng hòa Nhân dân Donetsk hôm thứ sáu 31/08/2018.

Trước hết, Alexander Zakharchenko là nhân vật như thế nào ?

Theo Le Monde, Alexander Zakharchenko, 42 tuổi, không phải là thủ lĩnh phe ly khai đầu tiên bị ám sát. Từ khi miền đông Ukraine, với sự ủng hộ của Nga, tuyên bố ly khai vào mùa xuân 2014, ít nhất 15 thủ lĩnh quân sự và chính trị bị giết chết. Phe ly khai lên án "khủng bố" và "bọn phá hoại" người Ukraine. Moskva cũng gián tiếp cáo buộc Kiev giựt dây. Một trong những cận vệ của "tổng thống" quá cố biến mất. Biên giới với Nga và phần lãnh thổ còn lại của Ukraine đã được phong tỏa. Tuy nhiên, tại Kiev, Igor Gouskov, một trong những chỉ huy của tình báo (SBU) tuyên bố "vô can" : Alexander Zakharchenko là nạn nhân của tình trạng tranh giành quyền lợi nội bộ và của người bảo hộ Nga.

Báo chí Kiev, hồi tháng 6 năm nay, cho biết ngôi sao của thủ lĩnh phe ky khai đã mờ nhạt vì hậu thuẫn chính ở điện Kremlin là Vlasdilov Sourkov cũng bị hạ tầng công tác, bị Mỹ và Châu Âu trừng phạt như Alexander Zakharchenko. Cũng theo Le Monde, Alexander Zakharchenko, là một thủ lĩnh liều lĩnh, cứng rắn và thủ đoạn. Ông thành công trong việc loại hết những đối thủ có thế lực trong phe ly khai thân Nga kể cả đồng sự "tổng thống Cộng hòa Luhansk" vào tháng 11/2017.

Từ một thợ máy và tham gia vào một đường dây buôn lậu với Nga, Alexander Zakharchenko trở thành doanh nhân thân cận với cựu tổng thống (bị lật đổ) Viktor Yanukovitch, rồi trở thành thủ lĩnh quân sự đứng đầu một tiểu đoàn dân quân, chiếm được lòng tin của điện Kremlin, kiểm soát tất cả các nguồn thu nhập từ viện trợ kinh tế của Nga cho đến "tiền hoa hồng" của doanh nghiệp.

La Croix, cũng thiên về giả thuyết của giới quan sát cuộc chiến Ukraine, theo đó thủ lĩnh ly khai bị nội bộ thanh toán. Le Figaro, trích lời bình luận của một doanh nhân Donetsk cũng nghi ngờ đây là một vụ thanh toán nội bộ hoặc là một cuộc thanh trừng do Moskva chủ trương. Nhưng điều chắc chắn, theo ba nhật báo Pháp, tình hình bất ổn sẽ bất ổn thêm, thỏa thuận hòa bình ký năm 2015 tại Minsk khó có thể tồn tại.

Ống dẫn khí đốt gây căng thẳng ở Châu Âu

Dòng Bắc hải lưu số 2 bắt đầu được xây dựng để cung cấp khí đốt cho Châu Âu vào cuối năm 2019. Nhưng vì liên quan đến Ukraine, hồ sơ này gây căng thẳng giữa Nga và một số nước Liên Hiệp Châu Âu. Mỹ dọa sẽ không đứng ngoài.

Theo Les Echos, vào giữa mùa hè nắng cháy, và 8 năm sau dòng Bắc hải lưu số 1, đường ống dẫn khí đốt thứ hai vận chuyển khí đốt từ Nga cho Châu Âu, không qua Ukraine, bắt đầu được xây dựng. Một chiếc "bắc" của một công ty Ý khởi công đặt móng cho con đường 1.230 cây số dưới đáy biển : dự án trị giá 10 tỷ đôla của tập đoàn Nga Gazprom.

Tuy nhiên, nếu bốn nước Nga, Phần Lan, Thụy Điển và Đức cấp giấy phép thì Đan Mạch từ chối cho đi ngang qua lãnh hải. Hệ quả là đường ống phải dài hơn. Dự án cung cấp nhiên liệu cho 26 triệu hộ gia đình trên thực tế không phải nước nào cũng ủng hộ. Đức và Áo rất muốn dòng Bắc lưu số hai, nhưng Ý chống lại, Pháp không ý kiến, có lẽ để trao đổi gì đó với Đức. Bruxelles cũng có ý riêng : khối lượng khí đốt, 77 tỷ mét khối, từ Nga chuyển đến Châu Âu trong năm 2017, đã giúp cho Ukraine thu được 3 tỷ đôla tiền thuế trung chuyển. Với hệ thống thứ hai, và nếu nhu cầu tiêu thụ của Châu Âu không tăng, thì Ukraine không có đồng nào, theo nhận định của một chuyên gia. Ủy Ban Châu Âu muốn Ukraine có tiền cho ngân sách, thu của Gazprom, thay vì lấy từ ngân sách viện trợ của Bruxelles.

Hoa Kỳ cũng đang "phục kích". Theo Les Echos, Quốc hội Mỹ sẽ chụp lấy dòng Bắc hải lưu số 2 để bài Nga còn Donald Trump sẽ chụp cơ hội này để làm khó chính phủ Đức, bị chỉ trích là không đóng góp nhiều cho NATO và không ưu tiên mua khí đốt hóa lỏng của Mỹ.

Trung Quốc muốn nhạc "rap" khen đảng

Thời sự Châu Á nổi bật nhất là chuyến công du Israel của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Le Figaro quan tâm bởi vị tổng thống thích cường điệu này buộc phải xin lỗi quốc gia Do Thái từng bị ông đụng chạm cách nay hai năm với lời so sánh : Hitler giết "3 triệu" người Do Thái, nếu Philippines có 3 triệu con nghiện ma túy thì tôi cũng rất sung sướng giết hết. Thực ra thì thủ tướng Israel không quên ơn tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vì trong thời gian qua, ở Liên Hiệp Quốc, Manila nhiều lần không bỏ phiếu bất lợi cho Israel.

Trung Quốc muốn nhạc "rap" không vượt ra khỏi chủ trương của đảng cộng sản : cấm nhạc sĩ, ca sĩ xâm mình, bắt buộc trong lời ca phải tôn vinh đảng. Theo phóng sự của nhật báo cánh tả Libération, nhạc "rap" và các ban nhạc "rap" ở Trung Quốc bị kiểm duyệt làm phong trào "mất trớn". Năm 2017 là năm vàng son.

Chương tình China Has Hip Hop "tài năng mới" thành công vượt mức với 100 triệu khán giả xem trực tuyến hôm đầu tiên và 2,94 tỷ lượt người xem trong tháng tranh tài. Thế nhưng những lời lẽ của ban nhạc chiến thắng là PG One ở Hắc Long Giang như "bột trắng trên bàn" hay là "đây là tiền mặt quà cho bạn" không làm cho đảng cộng sản bằng lòng. Nhạc "rap" bị phê bình là tuyên truyền cho "văn hóa đồi trụy" phương tây, ban nhạc PG One "dẹp tiệm". Một ban nhạc khác ở Tứ Xuyên "nối nghiệp", nhưng chấp nhận tự kiểm duyệt "thích nghi với thời đại, với Đảng".

Đĩa nhạc "Đây là Trung Quốc", do đảng cộng sản bảo trợ biến ban nhạc "CD Rew" thành phát ngôn viên cho các chính sách "lợi ích" của chính quyền. Lời dịch sang tiếng Anh cũng được thu để "tác động" đến công luận quốc tế. Libération kết luận hóm hỉnh : không phải giới lãnh đạo Bắc Kinh chướng tai vì nhạc "rap", mà chính là "những giá trị bị xem là đồi trụy" của Tây phương làm họ khó chịu.

Brazil trước tương lai bất định

Lula bị bác đơn ứng cử, chính trường tái phối trí. Còn năm tuần là đến bầu cử tổng thống tại Brazil. Đảng Người Lao động phải đề cử một ứng cử viên mới gần như vô danh, vì cựu tổng thống Lula ngồi tù và bị bác đơn tranh cử. Theo Le Figaro, cánh tả Brazil đã trù liệu giải pháp B, còn nước còn tát dùng uy tín của Lula để giúp cho nhân vật mới Haddad cơ may vào được vòng hai. Khẩu hiệu "Lula là Haddad, Haddad là Lula" đánh cược vào tâm lý "hoài cổ" của một phần công luận mà theo thăm dò ý kiến, vẫn còn 39% ủng hộ cựu tổng thống cho dù tai tiếng tham ô. Còn theo Le Monde, ứng cử viên mới của cánh tả có ít nhiều cơ may chiến thắng, nếu chinh phục được cử tri cánh trung với diễn văn ôn hòa chừng mực.

Trái đất có thể hồi sinh, nhưng loài người thì không

Trong hồ sơ môi trường, Le Monde dành nhiều trang để mở đầu loạt phóng sự "7 vùng bị ô nhiễm vĩnh viễn" trên địa cầu : Dấu hiệu một hành tinh không sự sống.

Trong phần mở đầu, hai sử gia lịch sử khoa học phát họa diễn tiến của tệ nạn con người gây ô nhiễm từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Thoạt đầu, những phát minh công nghệ mới gây hưng phấn. Đời sống được cải thiện, mức sống lên cao nhưng không ai ngờ là những hóa chất, những hợp chất mang lại tiện nghi từ quần áo, giày dép là những hàng hóa cơ bản nhất cho đến thuốc diệt cỏ trừ sâu, thực sự là chất độc hoặc thải ra chất độc trong quá trình điều chế. Tiếp theo đó dã tâm che giấu sự thật cúa giới doanh nghiệp với sự tiếp tay của một số khoa học gia bị mua chuộc, giới luật sư chỉ biết có tiền… đã làm cho tình hình nghiêm trọng thêm mà nạn nhân đầu tiên là các thành phố nghèo của người Mỹ da đen, theo bài phóng sự đầu tiên của Le Monde. Nhật báo độc lập trong các số tới sẽ đưa độc giả đến nhiều nước khác.

Tựu trường năm nay có gì lạ ?

Tại Pháp, hôm nay 12 triệu học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 đi học trở lại sau hai tháng nghỉ hè. Báo chí khen chê chính phủ :

La Croix hoan nghênh chương trình mới, học sinh tiểu học phải viết chính tả mỗi ngày : đó là bài tập xưa nhất có tương lai hứa hẹn nhất, bởi vì cho phép học sinh đạt được khả năng viết đúng một cách tự nhiên và thói quen đọc lại mỗi khi làm bài.

Trái lại Libération "lật tẩy" chính phủ : bên cạnh chính tả, bộ giáo dục cũng nói đến biện pháp "khảo sát" trình độ học sinh thường xuyên. Nghe qua thì lý tưởng, nhưng ngay trước tựu trường, bộ trưởng giáo dục nói đến "tưởng thưởng giáo chức xứng đáng". Tờ báo đặt câu hỏi : phải chăng khảo sát trình độ học sinh là một cách để khảo sát khả năng giáo viên ?

Tú Anh

Published in Quốc tế

Nga chỉ trích Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine (RFI, 24/12/2017)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 23/12/2017 kêu gọi các bên ở Ukraine thi hành các hiệp định Minsk càng sớm càng tốt, vào lúc một lệnh hưu chiến mới nhân dịp lễ bắt đầu có hiệu lực từ nửa đêm thứ Bảy. Trong khi đó, Nga lên án Hoa Kỳ cổ vũ cho xung đột, sau khi Washington loan báo tăng cường khả năng phòng thủ cho Kiev.

ukraine1

Lính Ukraine tại vùng Donetsk. Ảnh minh họa. OLEKSANDR RATUSHNIAK / AFP

Từ Moskva, thông tín viên RFI Etienne Bouche cho biết thêm chi tiết :

"Đối với ông Serguei Riabkov, một lằn ranh đã bị vượt qua. Trong thông cáo đưa ra hôm qua, thứ trưởng Ngoại Giao Nga tố cáo Hoa Kỳ kích động hận thù tại Ukraine. Nhà ngoại giao này phản ứng lại trước việc Mỹ loan báo viện trợ quân sự cho Nhà nước Ukraine.

Washington khẳng định việ trợ đó là nhằm giúp cho Kiev bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, còn quan điểm của Moskva hoàn toàn trái ngược. Ông Serguei Riabkov tuyên bố : "Những người muốn trả thù ở Kiev không chịu thương lượng hòa bình, mơ xóa sổ những người dân bất khuất. Và Hoa Kỳ lại quyết định trao cho Kiev để làm điều đó".

Theo phía Nga, quyết định này đã phá hoại việc thực hiện hiệp định Minsk, được thương thảo trong năm 2015, với Pháp và Đức đóng vai trò trung gian hòa giải.

Nhưng Nga lại bị Ukraine và các đồng minh phương Tây lên án là đã yểm trợ quân sự cho phe đòi độc lập ở Donbass, điều mà Moskva luôn bác bỏ. Trong cuộc xung đột này, điện Kremlin muốn tổ chức đàm phán trực tiếp giữa chính quyền Ukraine và chính quyền vùng Donbass - vốn không được quốc tế nhìn nhận".

Thụy My

******************

Merkel, Macron : không có giải pháp nào khác về đông Ukraine (VOA, 23/12/2017)

Thủ tướng Đc Angela Merkel và Tng thng Pháp Emmanuel Macron kêu gi các bên dính líu vào các v vi phm lnh ngng bn đang ngày càng tăng Đông Ukraine hãy thc hin các quyết đnh mà h đã đng ý càng sm càng tt.

ukraine1

Tổng thng Pháp Macron và Th tướng Đc Merkel ti mt hi nghị ca EU mi đây Brussels.

Các quan chức Ukraine, các nhân viên giám sát an ninh, và các bên nước ngoài hu thun cho Kiev đã cnh báo hôm 20/12 rng quyết đnh ca Moscow rút khỏi mt nhóm kim soát ngng bn Ukraine-Nga có th làm ti t thêm cuc chiến min đông Ukraine.

Hai ông bà Macron và Merkel nói trong tuyên bố ca h rng không có gì thay thế cho mt gii pháp hòa bình duy nht và kêu gi các sĩ quan Nga quay lại vi Trung tâm Kim soát và Điu phi Chung. Nga đã cáo buc phía Ukraine cn tr công vic ca h và hn chế vic tiếp cn tin tuyến.

"Trước tình hình an ninh bp bênh, h [các lãnh đo Pháp, Đc] yêu cu các bên có các bin pháp tc thi và kim chứng được đ khc phc tình trng này", tuyên b ca ông Macron và bà Merkel viết.

"Cần phi thc hin các tho thun v ngng giao chiến và rút vũ khí hng nng v phía sau các ranh gii rút quân đã được tho thun, rút xe tăng, pháo binh và súng ci v các vị trí kho bãi đã được thng nht".

"Các khía cạnh khác ca các hip đnh Minsk, như vic rút quân nước ngoài hoc tr li quyn kim soát biên gii Nga-Ukraine, cũng cn được gii quyết mt cách nghiêm túc".

Chiến s min đông Ukraine đã leo thang đến mức ti t nht trong nhiu tháng, các quan chc giám sát cuc xung đt cho biết hôm 19/12.

********************

Mỹ gia tăng trợ giúp Ukraine vũ khí tự vệ (RFI, 23/12/2017)

Hôm 22/12/2017, chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng cường cung cấp phương tiện để giúp Kiev "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ", trong bối cảnh quan hệ phương Tây và Nga tiếp tục căng thẳng trong hồ sơ Ukraine.

ukraine2

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tham dự một cuộc trưng bày xe quân sự trước ngày Quốc Khánh, Kiev, 23/08/2017. Reuters/Gleb Garanich

AFP dẫn thông báo của người phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ, Heather Nauert, theo đó : "Hoa Kỳ đã quyết định cung cấp cho Ukraine nhiều phương tiện phòng vệ hiệu quả hơn (…) để giúp Ukraine xây dựng nền quốc phòng về dài hạn, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại mọi can thiệp trong tương lai". Phát ngôn viên Mỹ cũng nhấn mạnh : "các trợ giúp của Mỹ hoàn toàn mang tính phòng thủ". Theo kênh truyền thông ABC, Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm cho Kiev nhiều tên lửa chống tăng tân tiến.

Washington đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của các thỏa thuận Minsk, có mục tiêu lập lại hòa bình tại miền đông Ukraine, hiện một phần do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Hồi đầu tháng 12, Hoa Kỳ cảnh báo Moskva : bất đồng sâu sắc về cuộc khủng hoảng Ukraine gây "trở ngại cho mọi nỗ lực bình thường hóa" quan hệ giữa hai nước, vốn được coi là xấu nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

Hôm nay, sau thông báo nói trên, Moskva tố cáo ý đồ của Washington hậu thuẫn cho "một cuộc tắm máu mới" tại miền đông Ukraine. Một thứ trưởng ngoại giao Nga ra thông cáo, lên án việc "những kẻ thù hận Kiev đang bắn phá hàng ngày tại vùng Donbass, họ không muốn thương thuyết hòa bình, và chỉ mơ tưởng đến việc tiêu diệt toàn bộ những ai không vâng lời".

Liên Âu triển hạn trừng phạt

Thông báo gia tăng hỗ trợ quốc phòng của Mỹ cho Ukraine được đưa ra đúng một ngày sau khi Liên Hiệp Châu Âu quyết định kéo dài, thêm sáu tháng, các trừng phạt kinh tế nặng nề đang nhắm vào Nga. Moskva bị cáo buộc can thiệp vào Ukraine, ủng hộ phe ly khai từ hơn 3 năm nay.

Trong một thông điệp về gia tăng trừng phạt nói trên, Liên Hiệp Châu Âu lấy làm tiếc là các thỏa thuận Minsk, mà Nga là một bên tham gia, đã "không được tôn trọng đầy đủ". Người phát ngôn Liên Âu nhấn mạnh là kể từ tháng 2/2017, tình hình an ninh tại miền đông Ukraine càng trở nên tồi tệ hơn, với nhiều vụ vi phạm lệnh ngừng bắn.

Việc Nga thông báo rút người khỏi một trạm kiểm soát đa phương, hồi đầu tuần qua, cũng bị lên án khiến cho tình hình xấu đi hơn nữa. Kiev lo ngại, phe ly khai thân Nga chuẩn bị một đợt phản công mới.

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hôm thứ Năm, 21/12, trong năm 2017, mỗi ngày có một em nhỏ Ukraine là nạn nhân của chiến sự tại miền đông. Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF, mạng sống của hai trăm nghìn em bị đe dọa, khi buộc phải sống tại một trong những khu vực được coi là nhiều bom mìn nhất thế giới.

Nga lên án Chiến Lược An Ninh quốc gia mới của Mỹ

Vẫn về quan hệ Nga – Mỹ, theo AFP, hôm qua, trong một cuộc họp với các giới chức quân đội, được truyền hình trực tiếp, tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án tính chất "gây hấn" của Chiến Lược An Ninh quốc gia mới của Washington, vừa được công bố hồi đầu tuần. Lãnh đạo Nga cũng tố cáo Mỹ "vi phạm" thỏa thuận Mỹ-Xô hồi 1987 về các lực lượng hạt nhân tầm trung (FNI), đe dọa an ninh "tại Châu Âu và trên toàn cầu".

Ông Putin khẳng định lực lượng hạt nhân răn đe của Nga hiện tại là đáng tin cậy, nhưng cần được tăng cường. Chiến lược quân sự của Moskva sắp tới sẽ là tập trung phát triển các vũ khí "có độ chính xác cao… cùng với các hệ thống tình báo và thông tin hiện đại hơn", để Nga tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Ukraine tiếp tục thanh toán di sản Liên Xô

Với tựa đề : "Ukraine vĩnh biệt Lênin", nhật báo Công giáo La Croix ghi lại một thực tế đang diễn ra ở đất nước Đông Âu thuộc Liên Xô cũ, đó là việc chính quyền ra đời từ sau cuộc cách mạng Maidan đang muốn xóa đi ký ức về Liên Xô, bắt đầu là từ hình ảnh của Lênin, cha đẻ ra cuộc cách mạng Nga tháng 10/1917 dẫn đến hình thành Liên Bang Xô Viết.

disan1

Tượng Vladimir Lenine bị những người biểu tình thân Ukraine lật đổ ở thành phố phía đông Kharkiv ngày 28/09/2014. Reuters/Stringer

Tác giả bài viết ghi nhận : "Ở Ukraine Lênin đã rơi khỏi bệ. Những bức tượng bán thân, đầu, thân bằng đồng, sắt, đá hay thạch cao của nhà cách mạng đã bị cơn gió của một cuộc cách mạng khác cuốn đi, đó là cuộc cách mạng Maidan (2013-2014)". Từ các thành phố đến vùng nông thôn, các cơ quan chính quyền mới thân Châu Âu đang xóa đi các biểu tượng của ký ức Liên Xô sau khi thông qua bộ luật về ký ức hồi tháng 4/2015. Chính sách phi cộng sản đã hạ 1.500 bức tượng Lênin và đặt tên lại 22.000 đường phố. Một chương trình được tiến hành rầm rộ, nhưng không diễn ra nhẹ nhàng.

Tác giả bài phóng sự của La Croix đưa độc giả đến Korji, một làng nhỏ cách thủ đô Kiev 80 km. Dân làng nơi đây cũng là những người ái quốc không kém những người Ukraine khác. Họ nói tiếng Ukraine thường ngày, quyên góp tiền ủng hộ các binh sĩ đang chiến đấu ở miền Đông chống lại phe ly khai thân Nga. Tuy nhiên khi luật phi cộng sản được thông qua, việc hạ tượng Lênin đã gây chia rẽ trong người dân. Dân làng đã quyết định cứu bức tượng Lênin bán thân bằng sắt duy nhất ở địa phương ra khỏi bãi rác bằng cách sơn lại bức tượng bằng màu vàng và xanh, màu cờ Ukraine. Họ muốn bán lại bức tượng Lênin để lấy tiền hoàn thiện ngôi nhà thờ của xã với cái giá 10 nghìn euro. Nhưng đến giờ vẫn chưa có ai hỏi mua.

Trở lại Kiev, tác giả bài viết gặp giám đốc viện Ký Ức Quốc Gia trong văn phòng làm việc từng là tổng hành dinh của Tcheka, cơ quan an ninh chính trị của cách mạng Bolsevik. Tại đó ông Volodymyr Viatrovitch chỉ đạo tiến trình phi công sản ở Ukraine. Ông nhận định : "Nhiều nước đã rũ bỏ hết, từ tội ác Lênin cho đến phá bỏ bức tường (Berlin), hãy xem chúng tôi giờ đang ở đâu. Ở miền Đông, những phần tử ly khai thân Nga đang bảo vệ bản sắc Xô Viết. Phi cộng sản là vấn đề an ninh đất nước".

Sau tượng Lênin, theo bài viết, mục tiêu sắp tới của tiến trình phi cộng sản đó là các biểu tượng búa liềm trên đại lộ Viktor ở Kiev. Đây cũng không phải là vấn đề được nhất trí hoàn toàn. Vẫn còn có người nhận thấy đó không phải là cách tốt nhất để hòa hợp dân tộc trong lúc người Ukraine đang chia rẽ.

"Lênin cũng hung bạo như Stalin ?"

Đó là tiêu đề bài viết ngắn cùng chủ đề của La Croix. Bài viết ngược dòng lịch sử với nhận định : "Cuộc cách mạng Bolsevik chiến thắng trong máu và trong một cuộc nội chiến kinh hoàng". Theo tác giả bài viết, dưới cái nhìn của Lênin, cần phải tước bỏ vũ khí của tất cả những bộ phận xã hội chống lại cải cách, đó là : Nhà thờ, giới quý tộc, những người nông dân ngang bướng, giới tư sản và những người Xã Hội-Dân Chủ…. Để làm được việc đó, Lênin sẵn sàng dùng các biện pháp như hành quyết hàng loạt, bắt đi đày vào các trại tập trung. Cuộc nội chiến tiếp theo sau khi những người Bolsevik lên nắm quyền tháng 11/1917 là một chiến trường đầy bạo lực kinh hoàng của tất cả các bên tham chiến.

Theo đánh giá của nhà sử học, François-Xavier Néard, được bài báo trích dẫn : "Bạo lực theo kiểu Lênin hướng ra vòng ngoài, những người chống chế độ Bolsevik. Bạo lực của Stalin lại là vô lối và nhằm vào tứ hướng để trở thành một hệ thống quản lý xã hội. Khi Stalin phát động cuộc đại thanh trừng (1936-1938) gây ra gần một triệu nạn nhân, ông ta không hề có kẻ thù thực sự hay cụ thể trước mặt".

Pháp : Luật lao động, cải cách gây nhiều chú ý

Ngày 31/08/2017, chính phủ Pháp công bố 5 nội dung cải cách luật lao động bằng sắc lệnh, một hồ sơ nóng liên quan trực tiếp đến nền kinh tế nói chung cũng như công ăn việc làm, đời sống người lao động Pháp. Sự kiện này đã được dư luận Pháp mong đợi từ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron và đây cũng là một trong những lời hứa tranh cử quan trọng của ông. Bởi thế mà cải cách luật lao động là chủ đề phủ kín các trang báo Pháp hôm nay. Hầu hết các báo đều dành dung lượng lớn để khai thác mổ xẻ nội dung cải cách luật lao động với các ý kiến ủng hộ và chống, những cái được và mất của người lao động, của các doanh nghiệp.

Điểm qua những hàng tựa lớn trang nhất của một số tờ báo, ta thấy : "Việc làm : Cuộc cải cách làm thay đổi ván bài", tựa của Le Figaro. Trong khi đó Libération, một tờ báo có xu hướng thiên tả thì ghi nhận nội dung cải cách lần này mang lợi nhiều cho giới chủ. Trang nhất của tờ báo đăng hình lớn chủ tịch nghiệp đoàn giới chủ bắt tay tổng thống Macron cùng hàng tựa : Luật lao động : "Cảm ơn Macron". Libération tập trung chủ yếu vào phản ứng của các công đoàn vẫn coi nội dung cải cách luật nhằm chiều lòng giới chủ.

Nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận : Luật lao động : "Chìa khóa của một cuộc cải cách lớn". Nhật báo công giáo La Croix cũng ghi nhận bằng hàng tựa trang nhất : "Lao động : những động lực của một cuộc cải cách". Tờ báo nhận định, các nội dung cải cách luật lao động bằng sắc lệnh vừa thông báo tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyền lợi của người lao động và công ăn việc làm sẽ đến theo sau những phát triển của các doanh nghiệp. Tờ báo nhận định, nhìn chung những nội dung cải cách là giúp luật lao động trở nên linh hoạt hơn.

Đàm phán Brexit vẫn trong ngõ cụt

Về thời sự nổi cộm của Châu Âu. Nhật báo Le Figaro chú ý đến tiến trình ly dị giữa Anh Quốc với Liên Hiệp Châu Âu với bài "Các cuộc đàm phán về Brexit sa lầy".

Tờ báo ghi nhận đảo quốc Anh và Liên Âu lục địa đã kết thúc vòng 3 của cuộc thảo luận để chia tay nhau, nhưng không đạt được một tiến bộ quyết định nào. Trong khi đó, thời điểm ấn định cho cuộc chia tay là ngày 29/03/2019. Đến giờ đã qua 3 vòng đàm phán, nhưng "mỗi bên vẫn cứ tố cáo nhau là phủ nhận thực tế và giữ cho mình các lá bài trước khi đến thời điểm sự thật dự kiến vào giữa tháng 10 tới (Thượng đỉnh thường niên Liên Hiệp Châu Âu)".

Trưởng đoàn đàm phán của Châu Âu, ông Michel Barnier khẳng định, vòng đàm phán kéo dài 4 ngày vừa qua, không thu được tiến bộ quyết định nào. Còn đại diện của nước Anh, ông David Davis thì cho biết, các cuộc trao đổi đã diễn ra "rất căng thẳng" và "khó khăn kinh khủng", nhất là trên các khoản nợ tồn đọng mà Liên Hiệp Châu Âu muốn Luân Đôn phải thanh toán, ước chừng từ 50 đến 100 tỷ euro. Thời điểm ấn định cho cuộc ra đi chính thức của nước Anh, ngày 29/03/2019 không phải là quá xa. Tại cuộc gặp Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu thường kỳ vào ngày 19/10, hai bên hy vọng sẽ ấn định được các quy định để chuyển qua bước mới cho cuộc ly dị. Đó là mối quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh Quốc và Châu Âu.

Với tiến trình đàm phán như hiện nay, những người trong cuộc đều nhận thấy khó có thể lịch trình chia tay sẽ được bảo đảm. Tóm lại, theo Le Figaro, không một bên nào thấy được lối ra cho cuộc ly dị đầy toan tính vào lúc này.

Bảo hộ mậu dịch : Tổng thống Mỹ dọa dẫm và đàm phán

Chuyển qua bên kia bờ Đại Tây Dương, báo chí Pháp tiếp tục dành sự chú ý đến vụ thiên tai lớn ở bang Texas. Tuy nhiên chủ đề được nhật báo Le Monde quan tâm là các động thái của chính quyền Trump với hồ sơ kinh tế đối ngoại.

Theo Le Monde, "tiếp theo các hứa hẹn trong tranh cử của ông Donald Trump, giờ là lúc chuyển qua hành động. Tổng thống Mỹ, trong mùa hè này đã tấn công vào hai hồ sơ thương mại lớn : Đàm phán lại Thỏa thuận tự do trao đổi Bắc Mỹ (Alena) với Canada và Mexico mà vòng hai của cuộc đàm phán mở ra hôm nay (01/09). Bên cạnh đó, là mở điều tra về những nghi ngờ Trung Quốc cưỡng đoạt sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ qua đòi hỏi chuyển giao công nghệ để đổi lại việc được cắm chân vào thị trường Trung Quốc".

Le Monde nhận thấy trên hai hồ sơ Trung Quốc và Alena : "Trump đe dọa nhưng vẫn phải đàm phán". Đã không ít lần tổng thống Mỹ, dọa đơn phương dẹp bỏ Thỏa thuận Alena hay đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng cuối cùng Hoa Kỳ vẫn cứ phải ngồi vào đàm phán với các đối tác khó chịu của tổng thống Trump. Bởi trong một thế giới toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay, Hoa Kỳ dù có là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới cũng không thể hành động đơn phương mà không có sự đáp trả lại tương tự.

Mỹ : Donald Trump vẫn còn rất đông fan

Le Figaro có bài viết với tựa đề đáng chú ý : "Các fan của Trump vẫn luôn ở bên ông". Theo Le Figaro, mặc dù gây ra không ít tranh cãi, chỉ trích từ khi lên lãnh đạo nước Mỹ, tổng thống Trump không bị mất đi sự ủng hộ của các cử tri cơ sở.

Le Figaro nhận thấy, "khi xem phần lớn các kênh truyền hình Mỹ từ Washington, người ta có cảm giác chính quyền Trump đang sắp chết chìm trong những vụ lùm xùm. Thế nhưng thực tế tại các tiểu bang từng bỏ phiếu cho ông Trump, những cử tri ủng hộ ông vẫn còn rất đông" . Tờ báo trích dẫn khá nhiều ý kiến của người dân bênh vực bảo vệ ông trước các chuyện lùm xùm xung quanh các phát ngôn của ông từng bị báo chí Mỹ không ngớt lời lên án, bêu riếu.

Thế nhưng không ít cử tri hoàn toàn tin rằng những lời mắng nhiếc của tổng thống Trump đối với giới báo chí gần đây là hoàn toàn đúng. Tờ báo dẫn một người dân nói, nếu ngày mai ông Trump ra tái cử tổng thống, ông ta không ngần ngại bỏ phiếu cho Donald Trump. Le Figaro cho biết : ở thành phố Orange thuộc bang Virginia, gần 75% cử tri của đảng Cộng Hòa vẫn ủng hộ tổng thống.

Bóng đá Pháp : Thế hệ trẻ thể hiện

Một tin thể thao mà tất cả các báo Pháp hôm nay đều hân hoan đăng tải. Đó là chiến thắng đậm đà 4-0 của đội tuyển quốc gia bóng đá Pháp tối qua trước đội tuyển Hà Lan trong khuôn khổ vòng loại khu vực Châu Âu cho Cúp bóng đá Thế giới 2018.

Các báo đều chạy những tít lớn bằng những câu cảm thán hoan hỉ : "Một buổi tối trong mơ", tựa của nhật báo Le Parisien. Báo thể thao L’Equipe thì ngắn gọn "Huy hoàng !". Các báo đều đồng thanh ghi nhận màn trình diễn của các cầu thủ Pháp, đặc biệt là lớp cầu thủ trẻ, là rất thuyết phục, đẹp mắt và đem lại những hy vọng cho người hâm mộ Pháp. Đội tuyển Pháp đang tiến gần đến chiếc vé đi dự vòng chung kết Cúp Thế giới 2018 tại Nga.

Anh Vũ

 

Published in Quốc tế