Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng "hãy dám đánh". Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng "Huy động Quốc phòng" mới trên toàn quốc.

tcb1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Bắc Kinh, tháng 3 năm 2023 - Noel Celis / Bi-a / Reuters

Còn quá sớm để biết được những bước đi này có ý nghĩa gì. Xung đột hiện vẫn không chắc chắn hoặc không gần kề. Nhưng có điều gì đó đã thay đổi ở Bắc Kinh và các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới không nên bỏ qua. Nếu Tập nói rằng ông đã sẵn sàng cho chiến tranh, sẽ thật ngu ngốc nếu chúng ta không tin lời ông ấy.

Quỷ thần phải khiếp sợ

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc họp năm nay của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) – được gọi là "lưỡng hội" vì cả hai cơ quan họp đồng thời – có thể sẽ không như bình thường đã xuất hiện vào ngày 1/3, khi tạp chí lý luận hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc cho xuất bản một bài tiểu luận có tiêu đề "Dưới sự chỉ đạo của Tư tưởng Tập Cận Bình về củng cố quân đội, chúng ta sẽ tiến lên thắng lợi". Tác giả bài viết được đề tên là Quân Chính (Jun Zheng) – một từ đồng âm với "chính phủ quân sự", nhiều khả năng đang ám chỉ cơ quan quân sự hàng đầu của Trung Quốc, Quân ủy Trung ương. Bài viết lập luận rằng "việc hiện đại hóa quốc phòng và quân đội phải được đẩy nhanh" và kêu gọi tăng cường tích hợp quân sự-dân sự, vốn là chính sách do Tập đề xuất, yêu cầu các công ty tư nhân và các tổ chức dân sự phục vụ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Ngoài ra, khi trích dẫn bài phát biểu mà Tập đọc trước các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc vào tháng 10/2022, bài tiểu luận này cũng có ý mỉa mai người Mỹ :

Đứng trước nguy cơ rơi vào chiến tranh, chúng ta phải nói chuyện với kẻ thù bằng thứ ngôn ngữ mà họ hiểu được, và sử dụng chiến thắng để giành được hòa bình và sự tôn trọng. Trong thời đại mới, Quân đội Nhân dân nhất quyết dùng vũ lực để chấm dứt giao tranh… Quân đội ta nổi tiếng thiện chiến, có tinh thần chiến đấu kiên cường. Chỉ với kê và súng trường [1], chúng ta đã đánh bại quân đội Quốc Dân Đảng có các trang bị từ Mỹ. Chúng ta đã đánh bại kẻ thù số một thế giới được trang bị đến tận răng trên chiến trường Triều Tiên, và mang đến những chiến công oai hùng khiến thiên hạ chấn động, còn quỷ thần phải khiếp sợ.

Ngay từ trước khi bài tiểu luận được xuất bản, đã có những dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một cuộc xung đột tiềm tàng. Vào tháng 12, Bắc Kinh đã ban hành một luật mới cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) dễ dàng huy động lực lượng dự bị của mình và thể chế hóa một hệ thống bổ sung lực lượng tác chiến trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Các biện pháp này, như hai nhà phân tích Lyle Goldstein và Nathan Waechter đã lưu ý, cho thấy rằng Tập có lẽ đã rút ra bài học về việc huy động quân đội từ những thất bại của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine.

Luật quản lý quân nhân dự bị không phải là thay đổi pháp lý duy nhất cho thấy Bắc Kinh đang bắt đầu chuẩn bị. Vào tháng 2, cơ quan thảo luận hàng đầu của Quốc hội đã thông qua "Quyết định Điều chỉnh việc Áp dụng Một số Quy định của Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc đối với Quân đội trong Thời chiến", mà theo tờ Nhân dân Nhật báo đã trao cho Quân ủy Trung ương quyền điều chỉnh các quy định pháp luật, bao gồm "thẩm quyền xét xử, bào chữa và đại diện, các biện pháp bắt buộc, lập hồ sơ vụ án, điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành án". Dù không thể đoán chắc quyết định này sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng nó có thể sẽ trở thành vũ khí nhắm vào các cá nhân phản đối việc tiếp quản Đài Loan. PLA cũng có thể sử dụng nó để khẳng định thẩm quyền hợp pháp đối với một lãnh thổ có khả năng bị chiếm đóng, chẳng hạn như Đài Loan. Hoặc Bắc Kinh có thể sử dụng nó để buộc công dân Trung Quốc ủng hộ các quyết định của họ trong thời chiến.

Kể từ tháng 12, chính phủ Trung Quốc đã mở một loạt văn phòng Huy động Quốc phòng – hoặc trung tâm tuyển quân – trên khắp đất nước, bao gồm ở Bắc Kinh, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Nội Mông, Sơn Đông, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Tây Tạng và Vũ Hán. Đồng thời, các thành phố ở tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện Đài Loan, đã bắt đầu xây dựng hoặc nâng cấp các hầm tránh bom cùng với ít nhất một "bệnh viện thời chiến", theo tin tức truyền thông nhà nước Trung Quốc. Sang tháng 3, Phúc Kiến và một số thành phố của tỉnh này đã bắt đầu chặn các địa chỉ IP ở nước ngoài truy cập các trang web của chính phủ, có lẽ là nhằm cản trở việc theo dõi tiến độ chuẩn bị cho chiến tranh của Trung Quốc.

Suy nghĩ của Tập Cận Bình

Nếu những diễn biến này gợi ý về một sự thay đổi trong tư duy của Bắc Kinh, thì hai phiên họp vào đầu tháng 3 gần như đã xác nhận điều đó. Trong số các đề xuất được thảo luận bởi Chính Hiệp – cơ quan tư vấn của đất nước – đã xuất hiện một kế hoạch lập danh sách đen các nhà hoạt động ủng hộ độc lập và các nhà lãnh đạo chính trị ở Đài Loan. Được soạn bởi blogger theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng Chu Tiểu Bình (Zhou Xiaoping), kế hoạch này sẽ cho phép ám sát những cá nhân có tên trong danh sách đen – gồm cả Phó tổng thống Đài Loan, William Lại Thanh Đức – nếu họ không cải cách đường lối của mình. Chu sau đó nói với tờ Minh Báo của Hong Kong rằng đề xuất của ông đã được hội nghị chấp nhận và "đã được chuyển đến các cơ quan hữu quan để đánh giá và xem xét". Những đề xuất như của Chu không xuất hiện một cách tình cờ. Hồi năm 2014, Tập từng ca ngợi Chu vì "năng lượng tích cực" trong những lời công kích của ông đối với Đài Loan và Mỹ.

Cũng tại hai phiên họp này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đã công bố ngân sách quốc phòng trị giá 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 224,8 tỷ USD) cho năm 2023, tăng 7,2% so với năm ngoái. Ông cũng kêu gọi tăng cường "chuẩn bị cho chiến tranh". Các chuyên gia phương Tây từ lâu đã tin rằng Trung Quốc luôn báo cáo chi tiêu quốc phòng một cách không đầy đủ. Chẳng hạn, vào năm 2021, Bắc Kinh tuyên bố họ đã chi 209 tỷ USD cho quốc phòng, nhưng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra con số thực là 293,4 tỷ USD. Tuy nhiên, con số chính thức của Trung Quốc vẫn lớn hơn chi tiêu quân sự của tất cả các đồng minh hiệp ước tại khu vực Thái Bình Dương của Mỹ (gồm Australia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan) cộng lại, và có thể chắc chắn rằng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn đáng kể so với những gì họ nói.

Nhưng những khoảnh khắc đáng chú ý nhất trong hai phiên họp lại liên quan đến chính Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có tổng cộng bốn bài phát biểu – một bài phát biểu trước các đại biểu của Chính Hiệp, hai bài phát biểu trước Quốc hội, và một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo quân sự và bán quân sự. Trong đó, ông mô tả bối cảnh địa chính trị ảm đạm, chỉ ra Mỹ là đối thủ của Trung Quốc, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phục vụ các mục tiêu chiến lược và quân sự của Trung Quốc, đồng thời nhắc lại rằng ông coi việc thống nhất giữa Đài Loan và đại lục là yếu tố sống còn đối với sự thành công của chính sách mà ông đề xướng nhằm đạt được "sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa".

Trong bài phát biểu đầu tiên vào ngày 6/3, Tập đã ám chỉ việc chuẩn bị cho cơ sở công nghiệp của Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh và xung đột. Ông cảnh báo, "Trong giai đoạn tới, những rủi ro và thách thức mà chúng ta phải đối mặt sẽ ngày càng gia tăng và ngày càng gay gắt hơn. Chỉ khi nào toàn dân cùng nhìn về một hướng, cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng, dám đánh và đánh giỏi thì mới có thể tiếp tục giành được những thắng lợi mới, to lớn hơn". Để giúp Đảng cộng sản Trung Quốc đạt được những "thắng lợi to lớn hơn" này, ông tuyên bố sẽ "hướng dẫn một cách đúng đắn" để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các dự án mà nhà nước ưu tiên.

Tập Cận Bình cũng trực tiếp đả kích Mỹ trong bài phát biểu của mình, vi phạm thông lệ không gọi Washington là kẻ thù, trừ khi nhắc lại lịch sử. Ông mô tả Mỹ và các đồng minh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề hiện tại của Trung Quốc. Ông nói, "Các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, bao vây và đàn áp chúng ta từ mọi hướng, từ đó gây ra những thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của đất nước chúng ta". Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đến "hàng rào bảo vệ" và các biện pháp khác để làm chậm lại sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh rõ ràng lại đang chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới, đối đầu hơn.

Vào ngày 5/3, Tập đã có bài phát biểu đưa ra tầm nhìn về khả năng tự cung tự cấp của Trung Quốc, vượt xa bất kỳ cuộc thảo luận nào trước đây của ông về chủ đề này, trong đó ông nói rằng bước tiến tới hiện đại hóa của Trung Quốc phụ thuộc vào việc phá vỡ sự phụ thuộc công nghệ vào các nền kinh tế nước ngoài – nghĩa là Mỹ và các nền dân chủ công nghiệp hóa khác. Tập cũng nói rằng ông muốn Trung Quốc chấm dứt sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc và sản phẩm chế tạo. "Trong trường hợp chúng ta thiếu một trong hai mặt hàng này, thị trường quốc tế sẽ không bảo vệ chúng ta", ông tuyên bố. Vào cùng ngày, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh điểm tương tự trong "báo cáo công tác" hàng năm của chính phủ, nói rằng Bắc Kinh phải "không ngừng giữ vững bát cơm của hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc". Nước này hiện đang nhập khẩu hơn một phần ba lượng tiêu thụ thực phẩm ròng của mình.

Trong bài phát biểu thứ ba, vào ngày 8/3 trước các đại diện của PLA và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, Tập tuyên bố rằng Trung Quốc phải tập trung nỗ lực đổi mới vào việc củng cố nền quốc phòng và thiết lập một lực lượng dự bị quốc gia có thể được huy động trong thời chiến. Ông cũng kêu gọi triển khai chiến dịch "Giáo dục Quốc phòng" để đoàn kết xã hội cùng ủng hộ PLA, lấy cảm hứng từ Phong trào Song ủng Vận động (Double Support Movement), một chiến dịch năm 1943 của phe Cộng sản nhằm quân sự hóa xã hội trong khu vực căn cứ của họ ở Diên An.

Trong bài phát biểu thứ tư (và là bài phát biểu đầu tiên của ông với tư cách là chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba), vào ngày 13/3, Tập tuyên bố rằng "bản chất" của chiến dịch phục hưng vĩ đại là "sự thống nhất của tổ quốc". Dù ông từng nói bóng gió về mối liên hệ giữa việc sáp nhập Đài Loan và chiến dịch về cơ bản là "làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại" của mình, nhưng hiếm khi ông làm điều đó một cách công khai như vậy.

Hãy lắng nghe Tập

Sau một thập niên Tập Cận Bình cầm quyền, rõ ràng điều quan trọng là phải nhìn nhận ông một cách nghiêm túc – nhưng đáng tiếc là nhiều nhà phân tích Mỹ lại không làm vậy. Khi Tập phát động một loạt chiến dịch tích cực chống tham nhũng, hay đàn áp doanh nghiệp tư nhân, tổ chức tài chính, lĩnh vực bất động sản và công nghệ, nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng những chiến dịch này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng chúng đã kéo dài rất lâu. Điều này cũng đúng với chính sách zero-Covid hà khắc suốt ba năm – mãi cho đến khi Tập buộc phải đảo ngược hướng đi một cách bất thường vào cuối năm 2022.

Tập hiện đang củng cố một chiến dịch đã tồn tại được một thập niên, nhằm phá vỡ sự phụ thuộc kinh tế và công nghệ quan trọng vào thế giới dân chủ do Mỹ lãnh đạo. Ông làm như vậy để đón đầu một giai đoạn mới của "cuộc đấu tranh" về ý thức hệ và địa chiến lược. Thông điệp của ông về việc chuẩn bị cho chiến tranh và việc ông đánh đồng giữa phục hưng dân tộc và thống nhất tổ quốc đánh dấu một giai đoạn mới trong chiến dịch chiến tranh chính trị của ông nhằm đe dọa Đài Loan. Tập rõ ràng đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo. Điều vẫn chưa rõ là liệu ông có nghĩ rằng mình có thể làm vậy mà không dẫn đến leo thang không kiểm soát với Mỹ hay không.

John Pomfret & Matt Pottinger

Nguyên tác : "Xi Jinping Says He Is Preparing China for War", Foreign Affairs, 29/03/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 06/04/2023

John Pomfret, cựu Giám đốc Văn phòng Bắc Kinh của tờ The Washington Post, là tác giả của cuốn sách "The Beautiful Country and the Middle Kingdom : America and China, 1776 to the Present".

Matt Pottinger là Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Tổ chức Bảo vệ Dân chủ. Từ năm 2019 đến 2021, ông giữ chức Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

———————–

[1] "Kê và súng trường" là cụm từ mà Mao Trạch Đông dùng để chỉ nguồn lực ít ỏi của quân đội Trung Quốc

Published in Diễn đàn

Thế giới theo Tập Cận Bình : Mạnh được yếu thua

Les Echos không cho rằng Trung Quốc có thể thay thế nước Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Những mô hình do Bắc Kinh đưa ra chỉ nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của chính mình. Xử sự kiểu mạnh được yếu thua, Bắc Kinh không thể chiếm được tình cảm của người dân các nước. Bên cạnh đó Trung Quốc còn lá mặt lá trái trong đối ngoại.

macron1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón tiếp ở Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/04/2023 via Reuters - Pool

Ngày hành động thứ 11 chống cải cách hưu trí tại Pháp, chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Pháp và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, tổng thống Ukraine thăm Ba Lan, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phản công sau khi bị truy tố là những vấn đề được đề cập nhiều hôm nay trên báo chí Pháp.

"Ông Thiện" và "Ông Ác"

Libération nhận thấy "tại Trung Quốc, ông Macron muốn đi xa hơn", tái thúc đẩy "đối tác chiến lược toàn diện" với Trung Quốc sau ba năm đại dịch. Le Figaro nói về "Bước song đôi của Macron và ‘VDL’" : bà Ursula von der Leyen đến Trung Quốc theo lời mời của tổng thống Emmanuel Macron, để đóng vai trò cứng rắn trước Bắc Kinh. Tổng thống Pháp không còn gợi ra giấc mơ "nhà hòa giải" Trung Quốc, nhưng quyết tâm thuyết phục ông Tập "không ngả sang phe gây chiến" qua việc cung cấp vũ khí cho Nga. Tuy nhiên, ông không đe dọa trừng phạt nếu Trung Quốc vượt qua lằn ranh đỏ.

Ngược lại, bà Leyen trước khi bay đến Bắc Kinh đã kêu gọi 27 nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) nên thực tế trước nhà lãnh đạo độc tài nhất kể từ thời Mao. EU cần phải "mạnh mẽ hơn" trước một tổng bí thư "đàn áp nhiều hơn trong nước và hung hăng trên trường quốc tế", với mục tiêu "thay đổi trật tự thế giới đế đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm". Tờ National Defence Times của chế độ đả kích "ý đồ xấu" của bà, đồng thời cổ vũ ông Macron nên theo vết của tướng De Gaulle, tách biệt với Mỹ. Nhà nghiên cứu Philippe Le Corre của ESSEC nhận định việc đi song đôi này nhằm phân vai để gây áp lực mạnh hơn lên Trung Quốc, giữa bà Leyen đóng vai "Ác" và Macron vai "Thiện".

Thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos cho biết "các doanh nghiệp Pháp thận trọng trong việc kết nối trở lại với Trung Quốc". Tình hình không giống như trước đại dịch, vì số điểm bất đồng đang tăng lên. Thị trường Hoa lục cũng chưa khởi sắc : trước mắt thì tiêu thụ vẫn thấp, còn trong trung hạn, việc Đảng cộng sản kiểm soát kinh tế và căng thẳng địa chính trị (đặc biệt về Đài Loan) gây lo ngại. Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc nói doanh nghiệp không rời thị trường này, nhưng đầu tư vào Trung Quốc trở nên phức tạp hơn rất nhiều, phải lưu tâm đến nguy cơ trừng phạt.

Cũng như những người tiền nhiệm, Emmanuel Macron có tham vọng làm cân bằng lại cán cân thương mại với Trung Quốc. Nhưng thâm hụt luôn khổng lồ, không ngừng tăng lên từ 20 năm qua, đạt mức kỷ lục 53,6 tỉ euro năm 2022. Trong những container từ Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến sang Pháp là máy tính, điện thoại di động, hàng điện tử tiêu dùng. Ở chiều ngược lại, Pháp bán Airbus, động cơ máy bay, rượu vang, dầu thơm, hàng hiệu, nông phẩm.

Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tưởng chừng mở ra thị trường lớn cho phương Tây, nhưng thực tế đã diễn ra ngược lại. Năm 2000, thâm hụt thương mại giữa Pháp với Trung Quốc chỉ là 5,7 tỉ euro, nay tăng gấp 10 lần. Đối với Hoa Kỳ, thâm hụt tăng gấp 4 lần, Anh gấp 3, Tây Ban Nha gấp 6, Ý gấp 11 lần. Chỉ có Đức là không thâm thủng bao nhiêu nhờ xuất sang Trung Quốc máy công cụ và xe hơi, nhưng lại tăng lệ thuộc vào Bắc Kinh !

Bắc Kinh và mưu đồ thống trị thế giới

Trong bài xã luận "Thế giới theo cách nghĩ của Tập Cận Bình", Les Echos cho rằng không phải vì nước Mỹ mất đi vai trò lãnh đạo toàn cầu mà Trung Quốc có thể thay thế. Bắc Kinh không đưa ra được mô hình quản trị nào khác với những gì phương Tây đã thiết lập sau Đệ nhị Thế chiến. "Con đường tơ lụa mới" được cho là giúp các nước mới nổi trở nên thịnh vượng, đã tạo ra những núi nợ và cảm giác cay đắng. Nhóm BRICS, Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng Châu Á, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải… chỉ nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của Trung Quốc.

Chính với tầm nhìn cá lớn nuốt cá bé mà Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng, nhưng không thể chiếm được tình cảm lẫn lòng tin của người dân các nước. Bên cạnh đó còn là ngoại giao hai mặt, kiểu như Thổ Nhĩ Kỳ vừa bán drone cho Ukraine vừa giúp Nga tránh né trừng phạt. Bắc Kinh, bạn thân thiết của Moskva ? Tuần trước Tập Cận Bình đã thẳng thừng bác dự án đường ống dẫn khí mà Vladimir Putin hy vọng xây dựng. Trong khi ông Tập đầy thủ đoạn tìm cách khích bác các nước Châu Âu chống đối lẫn nhau, theo Les Echos phương Tây cần tố cáo những đòn chơi xấu đối tác của Trung Quốc, vạch trần kiểu tuyên truyền về một "phương nam" - chỉ "toàn cầu" có mỗi cái tên.

Ba Lan : Hết lòng giúp Ukraine cũng là tự vệ

Một chuyến công du khác được tất cả báo Pháp chú ý, là chuyến thăm Ba Lan của tổng thống Ukraine. Libération, Le Monde, Le Figaro, Les Echos đều nhận thấy Zelensky đến Warszawa để "siết chặt liên minh", "mừng sự đồng thuận" "tình bạn vĩnh cửu", "làm hồi sinh sự ủng hộ", La Croix cho rằng "tình hữu nghị giữa Kiev và Warszawa được vun đắp nhờ mối đe dọa từ Nga".

Les Echos lưu ý, lần đầu tiên chuyến viếng thăm của tổng thống Volodymyr Zelensky được loan báo trước nhiều ngày trong khi những lần công du Washington, Luân Đôn, Paris và Bruxelles được giữ kín cho tới phút chót. Chuyên gia Wojciech Lorenz của think tank Polish Institute of International Affairs cho rằng "đó là dấu hiệu tin cậy, Zelensky muốn cho thấy ông có cảm giác an toàn".

Chuyến thăm cũng quan trọng đối với tổng thống Duda và thủ tướng Morawiecki của Ba Lan. Từ đầu cuộc xâm lăng, nhờ ủng hộ Kiev hết mình mà chính phủ dân túy nước này ra khỏi tình trạng bị cô lập. Le Figaro nhắc lại, có đến 73% dân Ba Lan coi cuộc chiến ở Ukraine đe dọa đến an ninh nước mình. La Croix cho biết món quà ngày gặp mặt là Warszawa tặng toàn bộ số tiêm kích MiG-29 có từ thời Liên Xô gồm khoảng 30 chiếc (đã giao 8 chiếc). Ba Lan đứng thứ tư về quân viện cho Ukraine, chỉ sau Hoa Kỳ, Anh, Đức.

Tính chung, viện trợ quân sự, nhân đạo và tài chánh đã lên đến 3,5 tỉ euro, hơn 0,6% GDP Ba Lan (so với Pháp chỉ có 0,07%). Nước này cũng tiếp đón 1,3 triệu người tị nạn Ukraine, 200.000 học sinh Ukraine đang theo học ở các trường Ba Lan. Cuộc chiến cũng làm gác lại một vấn đề nhạy cảm trong lịch sử : tổng thống tiền nhiệm Viktor Yuchenko đã phong anh hùng cho nhân vật dân tộc chủ nghĩa Stepan Bandera, mà lực lượng liên kết với quốc xã đã sát hại mấy chục ngàn người Ba Lan thời Đệ nhị Thế chiến.

Phụ nữ Nga sang Argentina sinh con để có quốc tịch

Liên quan đến nước Nga, các báo có nhiều bài phóng sự, từ "Trường ‘đại học’ cho lực lượng đặc biệt của Kadyrov ở Chechnya", cho đến cuộc sống ở vùng ngoại ô Kharkiv sau khi tái chiếm – dù đạn bom, người dân vẫn trở về. Đáng chú ý là bài phóng sự trên Le Figaro về "Những phụ nữ Nga đến sinh con ở Buenos Aires".

Chỉ riêng trong tháng Giêng năm nay, đã có 4.523 công dân Nga nhập cảnh vào Argentina, tăng gấp bốn so với năm trước. Từ đầu cuộc chiến tranh ở Ukraine, có ít nhất 22.000 người Nga chạy sang quốc gia Châu Mỹ La tinh này. Tuy Buenos Aires lên án cuộc xâm lăng, nhưng không áp dụng các biện pháp trừng phạt Moskva. Sang sinh con tại đây, đứa trẻ sẽ có quốc tịch Argentina, hộ chiếu được miễn visa vào 171 quốc gia, trong khi công dân Nga bị nhiều nước cấm nhập cảnh. Hơn nữa hệ thống y tế nước này rất tốt và miễn phí. Hiện nay tại bệnh viện công Fernandez ở khu phố Palermo, trẻ sơ sinh Nga chiếm 20%.

Mỹ : Cực tả mất đà

Nhìn sang nước Mỹ, cựu tổng thống Donald Trump sau khi bị tòa án New York cáo buộc nhiều tội danh đã bác bỏ tất cả. Đa số các báo đều nhận thấy ông Trump lại càng hăng hái hơn trước, thậm chí vụ này có thể mang lại lợi thế cho ông trong kỳ bầu cử năm 2024. Trên lãnh vực xã hội, tác giả Édouard Tetreau nhận định xu hướng "woke" (tỉnh thức) ở Mỹ đang xuống dốc.

Tại Chicago, thành phố mỗi năm có 700 người chết vì súng đạn, một số chính khách cực đoan đã im tiếng. Lori Lightfoot, nhân vật nổi tiếng của phe cực tả, thị trưởng da đen đồng tính nữ đầu tiên của một thành phố lớn nước Mỹ đã mất chức chỉ sau một nhiệm kỳ - lần đầu tiên trong 40 năm. Đó là do cách làm việc của bà (không trả lời các ký giả nam da trắng), kinh tế, an ninh tồi tệ. Ở các thành phố khác cũng vậy, người dân muốn được phục vụ thay vì những biểu tượng ngồi đó làm vì.

Tại New York, những con đường của một thành phố tiêu biểu cho văn hóa lao động, sáng tạo nay đầy mùi cần sa. Thành phố có đến 1.400 "smoke shop", nhiều gấp 7 lần các quán cà phê Starbuck ; người vô gia cư đông hơn. Trong ba năm qua, gần 200.000 người New York đã chuyển sang Florida sinh sống.

Pháp : Lại xuống đường thay vì đối thoại

Quay lại với thời sự nước Pháp, trong bài xã luận mang tên "Nguyên trạng", La Croix ngao ngán "Trở lại với (biểu tình) đường phố". Nhật báo thiên tả Libération tập trung đả kích bộ trưởng Nội vụ Gérard Darmanin, tờ báo cánh hữu Le Figaro phản đối "Bạo lực và thù ghét".

Nhà sử học André Siegfried từ năm 1950 đã chỉ ra "tính cách phá hoại", "thoải mái khi chống đối hơn là hợp tác" của người Pháp. Từ 70 năm qua, có bao nhiêu là dịp chứng minh ông đã đúng. Như cuộc họp hôm qua giữa thủ tướng và các nghiệp đoàn, đối thoại là bất khả, bất đồng luôn diễn ra. Tất nhiên là chính phủ luôn bị đổ lỗi. Những từ ngữ phóng đại như "bộ trưởng bộ Ma-trắc" khiến Hội Đồng Châu Âu và Liên Hiệp Quốc lo ngại, ngay cả một bộ phận trong đa số cầm quyền cũng lung lay. Nước Pháp của ông Macron là Nhà nước công an chuyên đàn áp như Chile của Pinochet chăng ? Đi biểu tình với dao rựa, tạ sắt, bom xăng là chuyện bình thường chăng ? Một đất nước kỳ lạ - theo Le Figaro.

Thụy My

Published in Châu Á

"Trt t mi theo kiu Trung hoa" nn hòa bình trong khung kh "Pax Sinica" là mi nguy cho c thế gii. Đó là nhn xét ca hu hết h thng truyn thông quc tế trước và sau chuyến thăm Nga ca Trung Quc.

luanvu1

Tng thng Putin và Ch tch Tp gi nhau là "người bn thân thiết", bày t ng h tăng cường quan h song phương ti cuc gp Đin Kremlin.

Bc Kinh luôn ng h các chế đ đc tài đang gieo rc tai ha cho nhân loi và không t th đon nào đ có th ht cng M, khng chế toàn cu. Vươn lên v trí cường quc s mt thế gii là mc tiêu công khai ca Bc Kinh. Dù tuyên b không liên minh, không chng nước th ba thì mi quan h Nga Trung là đ làm gim v thế ca Hoa K, là đ đi trng li vi Hoa Kỳ…

Putin nói mi chuyn minh bch

Ch tch Tp Cn Bình mi Tng thng Putin sang thăm Trung Quc. Li mi thăm Trung Quc được đưa ra sau khi Tp Ch tch đến Moscow và gp Tng thng Putin ngày 21/3/2023,trong bi cnh hai nước đang tho lun v vic thúc đy quan h kinh tế song phương. Không rõ trang mng Vietnamplus ca Chính ph Vit Nam có biết rng, ông Putin có th b bt gi theo lnh truy nã Tòa án Hình s Quc tế (ICC) ? Nhưng theo mt trang mng ca tnh Thanh Hóa, vic phát lnh bt Tng thng Nga, nước là y viên thường trc ca Hi đng Bo an Liên hp quc, là vô tin khoáng hu. Tuy nhiên, c Nga, M và Ukraine đu không tham gia phê duyt Quy chế Rome và ICC, nên vic bt gi Tng thng Putin vì ti phm chiến tranh càng tr nên khó khăn. Tuy vy,vic truy t và phát lnh bt gi ông Putin vn nm trong thm quyn ca Tòa ICC.

Tng thng Putin và Ch tch Tp gi nhau là "người bn thân thiết", bày t ng h tăng cường quan h song phương ti cuc gp Đin Kremlin. Ông Putin tiếp ông Tp Cn Bình trong mt cuc hp không chính thc ti Đin Kremlin hôm 21/3, vài gi sau khi ông Tp đến sân bay ngoi ô th đô Moscow và bt đu chuyến thăm cp nhà nước t ngày 20 đến 22/3. Tng thng Nga gi Ch tch Trung Quc là "người bn thân thiết" và khng đnh chuyến thăm ca ông Tp mang tính biu tượng. Ông Putin cho biết đã nghiên cu đ xut hòa bình Ukraine do Bc Kinh công b và bày t tôn trng nhng gii pháp do Bc Kinh đưa ra."Chúng tôi luôn sn sàng đàm phán và chúng ta s tho lun nhng vn đ như vy", ông nói.

Hôm 26/3, vài ngày sau khi đón tiếp nhà lãnh đo Trung Quc Tp Cn Bình ti Đin Kremlin, ông Putin khng đnh, Nga và Trung Quc không thành lp liên minh quân s và s hp tác gia lc lượng vũ trang đôi bên là "minh bch". Hai ông Putin và Tp đã tuyên b tình hu ngh và cam kết các mi quan h cht ch hơn, bao gm c trong lĩnh vc quân s, trong mt hi ngh thượng đnh ngày 21/3, trong khi Nga đang tìm cách giành được thng li trên chiến trường trong cái mà h gi là "chiến dch quân s đc bit" Ukraine. "Chúng tôi không thành lp bt k liên minh quân s nào vi Trung Quc", ông Putin nói trên truyn hình nhà nước. "Vâng, chúng tôi có hp tác trong lĩnh vc tương tác k thut quân s. Chúng tôi không che giu điu này"."Mi th đu minh bch, không có gì là bí mt".

Trước khi ông Tp sang Moscow, Tng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đến thăm Nht Bn và Hàn Quc hi đu tháng hai, và nhn mnh tm quan trng ca vic liên minh Đi Tây Dương hp tác cht ch vi các đi tác khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương. Ông cũng nói v căng thng gia tăng gia phương Tây và Trung Quc, đng thi kêu gi h tr quân s nhiu hơn cho Ukraine. Ông Putin đã mô t các hành đng ca Nga Ukraine như mt s đy lùi phòng th chng li mt phương Tây thù đch hiếu chiến, tương đng vi cuc chiến ca Moscow chng li lc lượng Đc Quc xã xâm lược trong Thế chiến Th hai. Kyiv và các đng minh phương Tây bác b nhng ý kiến như vy là vô lý, nói rng Moscow đang tìm cách chiếm lãnh th và làm tê lit kh năng hot đng ca Ukraine như mt quc gia đc lp. Ukraine nói rng không th có đàm phán hòa bình cho đến khi tt c các lc lượng Nga rút khi lãnh th ca h. Nga nói Ukraine phichp nhn mt nhng di lãnh th mà Moscow tuyên b đã sáp nhp.

Hai nước đã đi ngôi cho nhau

Vic Trung Quc m ly" Nga có v ri ro v mt chính tr, nhưng Bc Kinh cũng được hưởng li nhiu v kinh tế và đang ni lên như mt cường quc thng tr. Nhng năm 50, dưới con mt Ban lãnh đo do Stalin và sau đó là Khơ-rút-sp cm đu thì Trung Quc là "chư hu" ca Liên Xô. Ngày nay, tình thế lt ngược hoàn toàn, nước Nga ca Puitn thoát thai t "thây ma" Xô viết li tr thành "chư hu" ca Tp Ch tch. Lch s cho thy mi quan h Nga Trung là mi quan h đi th cnh tranh thôn tính. Đó là hai quc gia có cùng chung truyn thng ln chiếm và bành trướng. Là hai quc gia cùng có mc tiêu bá ch toàn cu. Bi vy, các nước có cùng chung biên gii vi Nga và Trung trong lch s luôn là nn nhân ca h ròng rã qua nhiu thế k. Và ri s phân b l k ca to hóa trên hành tinh là Nga và Trung Quc đã giáp gii nhau.

Thc ra ban đu, h không lin k nhau, mà cách xa nhau hơn 10.000 cây s. Nhưng mc tiêu bá ch thế gii đã làm hai trung tâm bành trướng, bng cách cướp đot đt đai ca người khác, rng đến mc gp nhau. Đó là lúc h bt phi thôn tính đt đai ca nhau. Nhưng ri c hai đu chưa th tiến v phía trước. Và biên gii chính là s hoà hoãn ca c hai. Quan h Nga Trung rc r nht là vào thp niên 1950. Ch không phi bây gi như ông Putin ca ngi. Thp niên 1950, trong tình thế chiến tranh lnh hai phe, trong s ng nhn tình giai cp vô sn cao hơn tình máu m t tiên, Liên Xô đã giúp Trung Quc t lc hu nghèo nàn tr thành mt quc gia công nghip mt người chơi ln trên bàn c đa-chính tr thế gii.

Sau khi đ lông cánh, Trung Quc gi đây đang kéo Nga vào "Trt t thế gii" do mình dn dt. Chưa biết Trt t này có đ mnh đ thay thế Trt t ca M và thế gii dân ch hay không ? Nhưng "Trt t mi theo kiu Trung hoa" nn hòa bình trong khung kh "Pax Sinica" – là mi nguy cho c thế gii. Đó là nhn xét ca hu hết h thng truyn thông quc tế trước và sau chuyến thăm Nga ca Trung Quc. Trước mt, Trung Quc s thu được li t công ngh ca Nga. Dù Nga ch chia s công ngh không phi tiên tiến nht cho Trung Quc, thì đó cũng đ đ Trung Quc khám phá và phát trin. Trung Quc hc mót công ngh máy bay th cp ca Nga, nhưng đã có máy bay tàng hình thế h th năm J20 trước c Nga. Trung Quc mua li tàu sân bay đóng gi ca Liên Xô, nhưng gi đây đã vượt Nga v s lượng hàng không mu hm. Trong tình thế bi thm bt buc phi chia s công ngh quân s ca Nga, Trung Qucs có bước tiến đáng k v quân s trong thp niên ti.

*

Cuc viếng thăm Moscow ca ông Tp cũng được la chn vì mc đích to ln v kinh tế và quân s. Trung Quc s nhn được dòng chy khí đt khng l 50 t m3 mi năm t Nga sang theo đường ng dn khí Power Siberia 2 vi giá cc kỳ ưu đãi, bi Nga đang b cm vn, mt th trường Châu Âu, chưa biết bán khí đt đi đâu. Đó chính là thi đim Trung Quc tr thành th trường khí đt to ln đy tham vng ca Nga. Nga phi chào giá cc k ưu đãi cho Trung Quc. B cô lp trên toàn thế gii, Nga ch còn trông cy vào Trung Quc. Hàng hóa Trung Quc s tràn ngp th trường Nga. Cùng vi đó là người Trung Quc và các công ty Trung Quc cũng s tràn ngp Nga.

Các chính khách lão luyn tha biết kế hoch hoà bình ca Trung Quc ch là mt trò chơi chính tr, không bao gi thành hin thc. Là mt người luôn mưu chiến tranh nhưng sao li phi đi bán do hòa bình ? Bi vì chng ai tin chiêu trò này ! Th nht, Trung Quc không thc tâm. Trung Quc ngoài ming nói mong mun hoà bình cho Ukraine, nhưng trong thâm tâm Trung Quc mong các đi th chính ca mình suy yếu bi cuc chiến tranh ca Nga Ukraine. Th hai, Trung Quc không có kh năng thuyết phc ông Putin tôn trng toàn vn lãnh th ca Ukraine theo lut pháp quc tế, mà Trung Quc luôn cao ging. Th ba, Trung Quc biết rõ không th thuyết phc Putin ri b các vùng lãnh th Ukraine mà Nga đã và đang chiếm đóng. Đ xut ca Trung Quc là mt đ xut mâu thun : Trung Quc tuyên b tôn trng toàn vn lãnh th các quc gia theo Hiến chương Liên hp quc. Nhưng li đ xut ngng chiến ngay. Tc là chp nhn Nga chiếm đóng lãnh th ca Ukraine. Nga thì m c trong bng. Còn Ukraine thì s không bao gi đng ý.

Hoàng Trường

Nguồn : VOA, 29/03/2023

Published in Diễn đàn

Các bộ trưởng kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn quyền hoạch định chính sách.

lygiai1

Chủ tịch Tập Cận Bình, ở giữa, đã chọn một nhóm kinh tế bao gồm, theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái, Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang), Thống đốc Ngân hàng trung ương Dịch Cương (Yi Gang), Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn (Liu Kun) và Bộ trưởng Giao thông vận Lý Tiểu Bằng (Li Xiaopeng). (Nikkei /Reuters/Kyodo/Yusuke Hinata)

"Yếu một cách đáng ngạc nhiên" là cách mà một số nhà quan sát mô tả đội hình mới của Quốc vụ viện Trung Quốc, tức chính phủ của nước này, khi thông tin được công bố tại kỳ họp thường niên gần đây của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.

Các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương), đã không còn nằm trong ban lãnh đạo cao nhất.

Dịch Cương (Yi Gang), Thống đốc Ngân hàng nhân dân, đã được tái bổ nhiệm vào vị trí của mình dù ông đã đến tuổi nghỉ hưu thông thường là 65. Tuy nhiên, Dịch không còn là một trong số hơn 200 thành viên của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, thậm chí không còn nằm trong số hơn 170 ủy viên dự khuyết của ban chấp hành – một chức vụ ông đã giữ cho đến kỳ đại hội toàn quốc của đảng vào tháng 10 vừa qua.

lygiai2

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương trả lời phóng viên ở Bắc Kinh vào ngày 3/3. © Reuters

Tương tự, Lưu Côn (Liu Kun) đã được tái bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính nhưng bị loại khỏi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng. Ở tuổi 66, ông thậm chí còn già hơn Dịch Cương.

lygiai3

Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn, 66 tuổi, đã bị loại khỏi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng. © Reuters

Nhiều vị bộ trưởng khác cũng đánh mất những vị trí quan trọng. Lý Tiểu Bằng (Li Xiaopeng), 63 tuổi, tiếp tục giữ vị trí Bộ trưởng Giao thông Vận tải, nhưng đã rời Ban chấp hành Trung ương vào năm ngoái. Ông là người phụ trách các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đường sắt và đường bộ.

Lý Tiểu Bằng là con trai cả của cố thủ tướng Lý Bằng, người được cho là đã dẫn đầu cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn  nhắm vào những sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 1989.

Giống như Chủ tịch Tập Cận Bình, Lý Tiểu Bằng là một "thái tử đảng," như cách gọi con cái của các quan chức cấp cao của đảng, và cũng thuộc về "thế hệ đỏ thứ hai" – một nhóm nhỏ con của các nhà lãnh đạo đảng thời kỳ cách mạng.

Việc bổ nhiệm các vị trí có liên quan đến kinh tế đã khiến nhiều nhà quan sát phải thất vọng, ngay trong thời điểm thế giới đang theo dõi xem Trung Quốc sẽ vực dậy nền kinh tế đang chững lại của mình như thế nào.

Dường như có một vài nguyên nhân để giải thích cho đội hình khá yếu của Quốc vụ viện. Một trong số đó là việc tân Thủ tướng Lý Cường cần có những nhân sự an toàn, dày dạn kinh nghiệm khi ông tiếp quản Quốc vụ viện mà không có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ. Cụ thể, ông chưa bao giờ giữ chức vụ phó thủ tướng.

lygiai4

Tại cuộc họp báo đầu tiên với tư cách Thủ tướng Trung Quốc vào ngày 13/3, Lý Cường bày tỏ ý định hỗ trợ các công ty tư nhân đang gặp khó khăn và đề cập đến việc thúc đẩy chính sách "cải cách và mở cửa" lâu đời. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Dù sao đi nữa, đôi cánh quyền lực của Quốc vụ viện rõ ràng đang bị cắt xén. Với việc các quan chức kinh tế bị loại khỏi Ban chấp hành Trung ương và các cấp cao hơn của đảng, cán cân quyền lực đã nghiêng hẳn về phía Đảng cộng sản – do Tập đứng đầu – chứ không phải Quốc vụ viện.

Quá trình cải cách thể chế hiện tại rõ ràng đã được thiết kế để củng cố sức mạnh của đảng, và các chính sách của ngân hàng trung ương trong tương lai nằm trong số những chính sách dự kiến sẽ chứa đựng dấu ấn mạnh mẽ của đảng.

Ban lãnh đạo Trung Quốc hiện đều đã bước vào tuổi cao niên. Ở tuổi 69, chính Tập Cận Bình đã phá vỡ quy tắc nghỉ hưu truyền thống – dù không chính thức – của Đảng đối với các nhà lãnh đạo cấp cao : họ sẽ hoàn toàn rời bỏ các chức vụ nhà nước ở tuổi 68.

Tại đại hội toàn quốc năm 2022 của Đảng, Vương Nghị, người cũng 69 tuổi, đã được đề bạt vào Bộ Chính trị và trở thành nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc.

Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), tân Bộ trưởng Quốc phòng, đã 65 tuổi. Là thành viên của Quân ủy Trung ương, tổ chức quốc phòng cao nhất của đất nước, ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực không gian và phát triển vũ khí. Ông cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ vì đứng sau việc Trung Quốc mua vũ khí từ Nga.

Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), 65 tuổi, một phụ tá thân cận của Tập Cận Bình, vừa được thăng chức trở thành ủy viên quốc vụ, một chức vụ ngang hàng cấp phó thủ tướng. Trước đó, Vương đã được tái bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công an, điều hành lực lượng cảnh sát.

Thông điệp rất rõ ràng : tuổi cao không quan trọng bằng lòng trung thành với Tập, nhà lãnh đạo không thể bị thách thức. Khi thẩm quyền của Quốc vụ viện suy yếu, không có gì ngạc nhiên khi bài phát biểu bế mạc của Tập Cận Bình tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm thứ Hai (13/03/2023) lại thu hút nhiều sự chú ý hơn so với cuộc họp báo của Thủ tướng Lý Cường.

Trong bài phát biểu của mình, Tập liên tục gắn các khái niệm "quốc gia vĩ đại" và "an ninh quốc gia" với vai trò lãnh đạo của đảng.

Trong phần kết, ông nói "Để làm tốt công việc điều hành đất nước, đảng phải làm tốt công việc quản lý chính mình ; và để xây dựng một đất nước vĩ đại, đảng phải phát triển mạnh mẽ".

Một lần nữa, trong một cuộc họp chính thức, Tập đã tái khẳng định tư cách nguyên thủ quốc gia của mình, tuyên bố công khai rằng đảng là trên hết. Cứ như thể ông đang tự tuyên bố mình là "chủ tịch đảng" – một chức danh mà Mao Trạch Đông từng nắm giữ, nhưng Tập thì chưa.

Việc giảm bớt quyền lực của Quốc vụ viện sẽ là điều không tưởng dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, từ năm 2003 đến năm 2013, khi vai trò của đảng và chính phủ được tách biệt rõ ràng.

Tại cuộc họp báo đầu tiên của mình, Lý Cường hứa sẽ hỗ trợ các công ty tư nhân đang gặp khó khăn và thúc đẩy chính sách "cải cách và mở cửa" đã có từ lâu đời. Nhưng các nhà phân tích lại cho rằng lời hứa này cần phải được xem xét cẩn trọng.

Lý do là bởi trong bài phát biểu của mình, Tập đã nói về "thịnh vượng chung," khái niệm do chính ông đặt ra, nhấn mạnh vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hơn là đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Nếu được triển khai một cách nghiêm ngặt, nó có thể đi ngược lại cam kết hỗ trợ khu vực tư nhân của Lý Cường.

lygiai5

Thủ tướng Lý Cường đứng cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 11/3. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Lý cũng không đưa ra dấu hiệu nào về việc đảo ngược các chính sách kinh tế mà trong những năm gần đây đã gây áp lực bất thường lên Tập đoàn Alibaba và những gã khổng lồ công nghệ khác. Điểm này cho thấy lợi ích quốc tế dường như đã bị bỏ qua.

Các công ty nước ngoài dự kiến đầu tư vào Trung Quốc đang theo sõi sát sao các chính sách có vẻ ưu ái hơn cho các doanh nghiệp nhà nước. Liệu chúng có thể thay đổi dưới thời Tập ?

Một điều đáng chú ý khác trong kỳ họp quốc hội gần đây là sự thăng tiến của những nhân vật từng làm việc dưới quyền Tập Cận Bình ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.

Trịnh Sách Khiết (Zheng Shanjie), 61 tuổi, đã trở thành người đứng đầu Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan quyền lực phụ trách việc lập kế hoạch kinh tế. Người tiền nhiệm của ông, Hà Lập Phong (He Lifeng), 68 tuổi, đã được thăng chức lên phó thủ tướng.

Cả hai người này đều có quan hệ mật thiết với Hạ Môn, nơi Tập giữ chức phó thị trưởng trong ba năm, cho đến năm 1988.

Điều cần nhớ ở đây là các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc có thể là những nhà kỹ trị dày dạn kinh nghiệm, nhưng lại yếu thế về chính trị. Giờ đây, họ đã ở dưới quyền Hà Lập Phong và Trịnh Sách Khiết, hai thành viên thuộc phe Hạ Môn trung thành của Tập.

Chỉ còn lại một "nhân vật nặng ký" duy nhất ở Trung Quốc, và lời nói của bất kỳ ai khác đều sẽ có ít trọng lượng hơn trước. Trong tương lai, thế giới sẽ ngày càng chỉ được nghe tiếng nói của duy nhất Tập Cận Bình.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Heavyweight Xi Jinping gives himself a lightweight cabinet," Nikkei Asia, 16/03/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/0/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Theo giới chuyên gia, Tập Cận Bình là nhà độc tài đầy mưu mô chiến thuật

Trên báo La Croix, chuyên gia François Godement nhận xét Tập Cận Bình là nhà độc tài mưu mô. Ông ta nhiều lần dối trá, như khẳng định sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Tập cũng rất cơ hội, có thể quay ngoắt 180 độ. Cứng rắn về chiến lược và khôn khéo về chiến thuật, Tập Cận Bình khó thể bị sập bẫy. Nhà phân tích Nicolas Baverez cảnh báo, tham vọng của chủ tịch Trung Quốc không dừng lại ở Đài Loan.

tcb1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong kỳ họp Quốc Hội ở Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 10/03/2023. AP - Mark Schiefelbein

Thách thức lớn cho Lý Cường, tay chân trung thành của ông Tập

Le Figaro cho rằng tân thủ tướng Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng giảm sút, trong bối cảnh đang căng thẳng với Washington. Xuất thân từ Chiết Giang, Lý Cường (Li Qiang) vốn là chánh văn phòng của Tập Cận Bình khi ông Tập là bí thư của tỉnh duyên hải giàu có vào đầu những năm 2000. Sự gần gũi này giúp ông bước lên ngôi cao hai mươi năm sau.

Lý Cường đã chứng tỏ lòng trung thành khi ông ta cho phong tỏa ngặt nghèo Thượng Hải theo lệnh Tập Cận Bình, bất chấp sự phản đối của dân chúng. Nhà chính trị học Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) nhận xét, với tư cách bí thư thành ủy một đại đô thị lớn nhất nước, Lý Cường có đôi chút độc lập nhưng ông ta đã tuân phục. "Đó là đặc trưng của tân chính phủ". Ông Trần lo lắng : "Ê-kíp mới lệ thuộc hoàn toàn vào ý muốn của ông Tập, chính quyền trở thành cơ quan thi hành mệnh lệnh". 

John Delury, nhà Trung Quốc học của đại học Yonsei ở Seoul nhận xét : "Chế độ cố gắng giới thiệu Lý Cường như một nhà cải cách, để đối phó với những lo ngại trong những tháng vừa qua. Nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình bắt đầu một cách khó khăn". Thời gian không còn nhiều đối với Lý Cường, bản thân ông nhìn nhận khó thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2023. Ông Delury cho rng ông Tp có th giao nhim v ci cách kinh tế cho tân th tướng. Nếu thành công, cả hai đều có lợi, nhưng nếu thất bại, Lý Cường sẽ lãnh đủ.

Tập Cận Bình nham hiểm hơn Vladimir Putin

Về việc Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực chưa từng thấy kể từ thời Mao, chuyên gia François Godement trên La Croix lưu ý quyền hành của ông Tập là từ đảng chứ không phải chức chủ tịch nước, dù vừa được ngồi tiếp nhiệm kỳ thứ ba. Tập Cận Bình là nhà độc tài cực kỳ quỷ quyệt. Ông ta nhiều lần dối trá với các đối tác nước ngoài nhất là Mỹ, như việc khẳng định sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Tập cũng rất cơ hội, có thể quay ngoắt 180 độ như vụ xử lý Covid. Cứng rắn về chiến lược và khôn khéo về chiến thuật, Tập Cận Bình khó thể sập bẫy, khác với Saddam Hussein hay Vladimir Putin. Theo giáo sư Godement, cần phải cảnh giác với Bắc Kinh vì Tập vô cùng thâm hiểm, ông ta biết cách hoãn lại hoặc tránh một cuộc xung đột nếu tự thấy không thể thắng được đối thủ.

Nhìn rộng ra thế giới trên bình diện địa chính trị, "Các nền dân chủ liệu có trang bị để đối phó với các đế chế độc tài ?". Le Figaro lược trích một số đoạn trong tác phẩm mới nhất của tác giả Nicolas Baverez để đi tìm câu trả lời. Theo ông, tham vọng của Tập Cận Bình không dừng lại ở Đài Loan, cũng như nước Nga của Vladimir Putin ở Ukraine. Các quốc gia dân chủ phải biết bảo vệ lợi ích của mình, không thể ngây thơ như khi giúp Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Châu Âu cần rút ra bài học từ những sai lầm quá khứ : thương mại không mua được hòa bình, mà còn có thể trở thành vũ khí chiến tranh, như khí đốt trong cuộc xâm lăng Ukraine.

Bắc Kinh luôn lăm le soán ngôi Mỹ

Trên lãnh vực kinh tế, Le Figaro đặt vấn đề "Nếu rốt cuộc Trung Quốc không vượt qua được Hoa Kỳ ?". Nhiều nhà kinh tế cho tới gần đây vẫn cho rằng đến cuối thập niên này, Bắc Kinh sẽ qua mặt Washington về tổng sản phẩm nội địa (GDP). Tuy nhiên khủng hoảng Covid đã làm thay đổi đồ thị tăng trưởng, thời điểm Hoa Kỳ bị rơi khỏi chiếc bệ đã ngự trị từ hơn một thế kỷ qua, đã lùi xa.

Trong thập niên 70, giải Nobel kinh tế Mỹ Paul Samuelson dự báo Liên Xô sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ. Nhưng rốt cuộc Liên Xô sụp đổ, và nước Nga ngày nay có GDP chỉ bằng 1/10 Mỹ. Sau đó đến "hiểm họa da vàng", người ta nói rằng Nhật Bản sẽ vượt Mỹ vào cuối thập niên 90. Tuy nhiên bong bóng tài chính bị vỡ, khiến xứ sở mặt trời mọc bị suy trầm kéo dài. Những thập niên gần đây, Trung Quốc trỗi dậy. Chưa đầy hai thế hệ, một quốc gia nông nghiệp nghèo biến thành công xưởng thế giới. Tập Cận Bình khẳng định đến 2035, GDP của Trung Quốc sẽ lên đến 29.000 tỉ đô la, cao hơn Hoa Kỳ.

Ở đất nước Chú Sam, chặn bước Trung Quốc là chủ đề được cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhất trí. Từ Barack Obama với TPP, đến Donald Trump áp đặt thuế nhập khẩu rồi Joe Biden tiếp tục một loạt biện pháp như Chips Act. Nhưng chính Tập Cận Bình đã tự hại mình bằng "zero Covid". Một phần năm thanh niên thành thị thất nghiệp, địa ốc khủng hoảng, nợ công và tư lên đến 275% GDP, dân số sút giảm… chưa kể nguy cơ gây chiến với Đài Loan. Thị trường Hoa lục khổng lồ vẫn thu hút, nhưng nếu một ngày nào đó Trung Quốc soán được ngôi vị của Hoa Kỳ cũng sẽ không ngồi được lâu : Ấn Độ đến 2075 có thể đạt GDP cao nhất thế giới.

Đối lập Nga chiến đấu bên cạnh Kiev

Liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine, Le Monde cho biết những người đối lập với Vladimir Putin thuộc cánh tả hay cực hữu đã đứng về phía Kiev, và bắt đầu tập hợp xung quanh Ilya Ponomarev, một cựu dân biểu Nga. Năm nay 47 tuổi, Ponomarev, là dân biểu duy nhất bỏ phiếu chống việc sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Không chịu nổi những sách nhiễu của Moskva, ông sống lưu vong tại Hoa Kỳ và nay tại Ukraine, cho biết muốn "tiêu diệt đế chế Nga và trừ khử Putin". Aleksey Baranovski, nhà báo kiêm luật sư cùng làm việc với ông thì nói về giấc mơ một "Kremlin bốc cháy". Họ muốn xây dựng một quân đội lưu vong và một phong trào du kích trên đất Nga.

Phong trào nổi dậy Nga chính thức khai sinh ngày 31/08/2022, vào dịp ký kết "Tuyên bố Irpin", tập hợp binh đoàn "Nước Nga Tự Do" gồm các tình nguyện quân tham gia lực lượng vũ trang Ukraine, và "Quân đội Cộng hòa quốc gia" (NRA), một mạng lưới bí mật ở Nga. Hai nhóm vũ trang này chấp nhận Ilya Ponomarev làm điều phối viên chính trị cho họ. Nhóm thứ ba, "Quân đoàn tình nguyện Nga" (RDK) hôm đó cũng hiện diện nhưng rốt cuộc muốn độc lập.

Sau khi Putin xâm lăng Ukraine, Ponomarev đóng vai phát ngôn viên của "Quân đội Cộng hòa quốc gia" đầy bí ẩn, đưa ra những thông cáo khó thể kiểm chứng về những vụ tấn công vào các trung tâm tuyển mộ, đường sắt, cả vụ ám sát nhân vật cực hữu Darya Dugina ở khu vực Moskva. Có quan điểm trung tả, Ilya Ponomarev không lập đảng chính trị nhưng có tham vọng tập hợp rộng rãi những người đối lập với Vladimir Putin, kết hợp lại bằng đấu tranh vũ trang.

Sát cánh với Ukraine "cho đến ngày chiến thắng"

Tuy giữ khoảng cách với nhà đối lập đang bị cầm tù Alexei Navalny - chủ trương biểu tình ôn hòa – Ponomarev khẳng định có đối thoại với các khuôn mặt chống Putin khác như Mikhail Khodorkovski hay Gary Kasparov. Dù đều đồng ý là nước Nga phải dân chủ hóa, nhưng Khodorkovski không muốn tỏ ra quá gần gũi với Ukraine, còn Kasparov chống lại vũ lực ; cả hai không ký vào Tuyên bố trên.

Tính chính danh của Ponomarev có được là nhờ được chọn là thủ lãnh chính trị của "Nước Nga Tự Do". Thành lập vào tháng 3/2022 sau khi Nga xâm lăng Ukraine, được lãnh đạo bởi "Legat", một nhân vật chưa bao giờ xuất hiện trước công chúng, binh đoàn này có bốn tiểu đoàn quân tình nguyện với khoảng 1.000 chiến binh - theo Ponomarev, chiến đấu trong lực lượng chí nguyện quân quốc tế của Ukraine. Đó là những công dân Nga sống tại Ukraine trước chiến tranh, hoặc lính Nga đào ngũ khỏi chiến trường, hay những người bí mật từ Nga đến cách đây một năm. Trong tháng này, "Nước Nga Tự Do" bị "Quân đội Cộng hòa quốc gia" qua mặt với một hoạt động gây tiếng vang tại làng biên giới Lyubechan thuộc vùng Bryansk của Nga.

Aleksey Baranovski nói, mục tiêu là gây ra những cuộc nổi dậy vũ trang tại Nga và về lâu về dài, "chúng tôi muốn hỗ trợ các chiến hữu Ukraine cho đến ngày chiến thắng, rồi tiếp tục chiến đấu ở Nga". Khi đó Ukraine trở thành hậu cứ của họ. Điều chắc chắn nhất theo Baranovski, là nếu Ukraine hoàn toàn được giải phóng, các tình nguyện quân Nga sẽ lập tức rời khỏi lực lượng vũ trang Ukraine. "Chính phủ Kiev sẽ không đi xa hơn biên giới năm 1991. Ngược lại một số chiến hữu Ukraine có thể đi theo chúng tôi với tư cách quân tình nguyện. Bởi vì, sau cuộc chiến tranh này, họ có lý do để nhìn thấy điện Kremlin bốc cháy".

Thụy Sĩ "trung lập" phá bỏ vũ khí phòng không thay vì giao cho Ukraine

Cũng liên quan đến Ukraine, thông tín viên Le Monde tại Genève cho biết một thông tin gây sốc : chính phủ Thụy Sĩ biến các giàn hỏa tiễn phòng không thành sắt vụn thay vì trao cho Kiev. Tờ báo mỉa mai : Thụy Sĩ còn nhất quyết không giúp đỡ Ukraine về quân sự, ngay cả một cách gián tiếp, cho đến chừng nào ?

Từ đầu cuộc xâm lăng, Bern đã gây phẫn nộ cho các đối tác Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch khi cấm các nước này chuyển giao cho Kiev các loại đạn dược đã bán. Một giai đoạn mới của chủ trương bất hợp tác đã được vượt qua hôm Chủ nhật 12/03. Báo NZZ am Sonntag tiết lộ Bern sắp sửa phế thải 60 giàn hỏa tiễn địa-không Rapier do Anh sản xuất trong thập niên 60. Thụy Sĩ mua 60 giàn năm 1980 và nhiều lần hiện đại hóa, chỉ xếp vào kho từ cuối năm 2022. Một số giàn đã bị tháo dỡ, và sắp tới thêm ba giàn Radier nữa.

Chuyên gia Peter Schneider nhấn mạnh những giàn hỏa tiễn này tuy cũ nhưng vẫn dùng được. Anh quốc đã sử dụng Radier để bảo vệ Thế vận hội Luân Đôn năm 2012. Vũ khí này có thể chống lại các loại drone, trực thăng và cả chiến đấu cơ. Nhưng chúng sẽ không bao giờ được dùng để bảo vệ bầu trời Ukraine ! Nhiều dân biểu Thụy Sĩ choáng váng khi biết tin này. Nhất là Rapier do Anh sản xuất chứ không phải Thụy Sĩ, không lệ thuộc vào luật cấm xuất khẩu thiết bị quân sự sang những nước đang trong chiến tranh. Nhưng tổng thống thuộc đảng xã hội của Thụy Sĩ vẫn khăng khăng bảo vệ chủ trương "trung lập" mà các đối tác chỉ trích là được diễn dịch một cách cứng nhắc.

Bóng ma Lehman lởn vởn quanh SVB

Trên lãnh vực tài chánh, Les Echos nhận thấy sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) gợi nhớ vụ ngân hàng Lehman Brothers phá sản. Hai câu chuyện rất khác nhau, nhưng những rủi ro vẫn còn đó. Hôm thứ Sáu 10/03/2023, Silicon Valley Bank bị chính quyền Mỹ đóng cửa sau vụ "bank run" (hoảng loạn rút tiền) lớn nhất lịch sử. Khách hàng muốn rút lại 42 tỉ đô la ký gởi chỉ trong vòng một ngày.

Chủ nhật 12/03, Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) thông báo "bảo vệ toàn bộ những người gởi tiền" - điều cốt yếu cho các khách hàng của SVB trong đó 97% vượt mức 250.000 đô la tiền gởi được Federal Deposit Insurance Corporation bảo hiểm. Nhưng bóng ma Lehman vẫn ám ảnh thị trường tài chánh, trong khi Silicon Valley Bank hoàn toàn trái ngược với Lehman Brothers.

SVB là ngân hàng thương mại địa phương, còn Lehman là ngân hàng đầu tư quốc tế. Trụ sở SVB ở Santa Clara chỉ là một tòa nhà hai tầng khiêm tốn, còn Lehman chiếm hẳn một tòa nhà chọc trời 38 tầng ở Manhattan. Vấn đề cũng rất khác nhau. Lehman bị phá sản vì đổ tiền cho vay quá nhiều vào tín dụng địa ốc đầy rủi ro, cú sốc là khủng khiếp vì liên hệ đến nhiều ngân hàng lớn khác. Ngược lại SVB thiệt hại không phải vì đầu tư vào những tích sản rủi ro, mà vào trái phiếu nhà nước Mỹ vốn chắc chắn nhất, và vào trái phiếu địa ốc có thể bán lại bất kỳ lúc nào. Nhưng FED bỗng tăng lãi suất khiến SVB khi bán ra trái phiếu đã bị thiệt 1,8 tỉ đô la.

SVB ngưng hoạt động không tạo ra nguy cơ trực tiếp như Lehman Brothers, nhưng có những rủi ro gián tiếp. Chẳng hạn thân chủ của các ngân hàng nhỏ lo sợ, có thể chuyển tài khoản sang những ngân hàng lớn được giám sát và bảo vệ kỹ hơn. Chính để tránh luồng tiền rời đi hàng loạt mà Mỹ quyết định bảo vệ người gởi tiền vào SVB (và cả Signature Bank, một ngân hàng rất tích cực trong lãnh vực tiền kỹ thuật số, đóng cửa ngày 12/03).

Thụy My

Published in Châu Á

Tân thủ tướng Trung Quốc khẳng định khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5%

Trọng Thành, RFI, 13/03/2023

Hôm 13/03/2023, trong phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tân thủ tướng Lý Cường, lần đầu tiên xuất hiện trước báo giới, đã cố gắng trấn an giới kinh tế tư nhân, và kêu gọi siết chặt hợp tác với Mỹ. Ông Lý Cường cũng thừa nhận Trung Quốc sẽ khó đạt được tỉ lệ tăng trưởng 5% trong năm nay, như thủ tướng mãn nhiệm đề ra.

thutuong1

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh (Trung Quốc), sau phiên bế mạc của khóa họp Quốc hội Trung Quốc, ngày 13/03/2023. Reuters – Florence Lo

Tỉ lệ tăng trưởng 5% vốn đã là một trong những mức tăng trưởng thấp nhất trong lịch sử Trung Quốc trong những thập niên gần đây. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

"Khuôn mặt tươi cười, ngón tay trỏ nhiều lần hướng về phía rừng máy quay, trong bài phát biểu đầu tiên trước báo giới, thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã trở lại với mục tiêu tăng trưởng Trung Quốc. Theo ông, mức dự báo 5% cho năm nay "sẽ khó đạt được", nhưng người đứng đầu chính phủ Trung Quốc tự tin vào các nền tảng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với thị trường cực lớn, sự năng động của các công ty, đặc biệt là về xuất khẩu. 

Chỉ trích những người ở Mỹ chủ trương tách Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc, ông Lý Cường khẳng định : "Theo các số liệu của Trung Quốc, thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt 760 tỷ đô la vào năm ngoái, đây là một kỷ lục trong lịch sử. Trung Quốc và Hoa Kỳ phải hợp tác.Nếu chúng ta hợp tác, chúng ta có thể đạt được nhiều điều lớn lao. Bao vây và trấn áp không phải là một giải pháp". 

Để trấn an thị trường một lần nữa, thủ tướng Trung Quốc nhắc lại hiểu biết của mình về giới kinh doanh, đã được đúc kết trong thời gian làm việc tại các tỉnh miền đông, nơi mà chính sách mở cửa đã được thiết lập và ông cho biết sẽ tiếp tục mở cửa. Thủ tướng Lý Cường nói : "Tất cả các nước đều trải qua những khó khăn, người dân Trung Quốc luôn vượt qua khó khăn của mình".

Trọng Thành

************************

Trung Quốc bổ nhiệm tướng bị Mỹ trừng phạt làm bộ trưởng quốc phòng

Minh Anh, RFI, 12/03/2023

Quốc hội Trung Quốc, hôm 12/03/2023, thông qua thành phần nội các mới, bao gồm 4 phó thủ tướng, 4 ủy viên quốc vụ và 26 bộ trưởng. Đáng chú ý là thượng tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), một quân nhân kỳ cựu nhưng lại là nhân vật bị Mỹ trừng phạt, đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng, thay tướng Ngụy Phượng Hòa về hưu. 

CHINA-POLITICS

Tướng Lý Thượng Phúc (bìa phải) tuyên thệ ttrước Quốc hội sau khi được bổ nhiệm là bộ trường quốc phòng, ngày 12/03/2023, Bắc Kinh, Trung Quốc. AFP - Noel Celis

Reuters trích dẫn nhận định từ nhiều chuyên gia cho rằng với quyết định bổ nhiệm này, ông Lý Thượng Phúc, 65 tuổi, một kỹ sư về hàng không vũ trụ sẽ nắm một vai trò then chốt để thực hiện các mục tiêu trung hạn do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra, đưa Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thành một "quân đội đẳng cấp thế giới từ nay đến năm 2049". 

Năm 2016, ông Lý được bổ nhiệm làm phó tư lệnh lực lượng Chi viện Chiến lược, một đơn vị tinh nhuệ chuyên trách thúc đẩy phát triển các năng lượng không gian và chiến tranh mạng của Trung Quốc. Sau đó, ông được đề bạt làm chủ nhiệm Cục Phát triển Trang bị (CMC), một cơ quan tham mưu cho Quân ủy Trung ương do Tập Cận Bình chủ trì. 

Tháng 9/2018, Lý Thượng Phúc bị đưa vào trong danh sách trừng phạt sau việc ký kết hợp đồng mua 10 chiến đấu cơ Su-35 của Nga năm 2017 và nhiều trang thiết bị khác có liên quan đến hệ thống phòng không địa đối không S-400 từ hãng Rosoboronexport của Nga. 

Theo giới quan sát, việc ông Lý Thượng Phúc, một người thân tín làm bộ trưởng quốc phòng cho thấy Tập Cận Bình đã củng cố ảnh hưởng của mình trong quân đội. Đích thân Lý Thượng Phúc đã bổ nhiệm một người thân cận khác, ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) làm phó chủ nhiệm của CMC. 

Reuters nhận định, ông Lý Thượng Phúc bắt đầu một nhiệm kỳ vào lúc Washington đang nỗ lực tái lập đối thoại và liên lạc quân sự đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Bắc Kinh đã giận dữ phản ứng chuyến thăm Đài Loan của cựu chủ tịch Hạ Viên Nancy Pelosi hồi tháng 8/2022. Trả lời báo chí trong tuần, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, trung tá Marty Meiners, tuyên bố quân đội Mỹ vẫn muốn duy trì các kênh liên lạc với PLA. 

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết về thành phần chính phủ mới :

"Những gương mặt mới của Quốc Vụ Viện Trung Quốc được các đại biểu họp tại Lễ đường Nhân dân sáng nay xác nhận đều không xa lạ. Do tân thủ tướng bổ nhiệm, hầu hết những người này là những người cộng tác lâu năm của nguyên thủ quốc gia. 

Nếu như các đối thủ của Tập Cận Bình phải nghỉ hưu, thì nhiều người khác đã được đặc cách tiếp tục tại vị. Đó là trường hợp của thống đốc Ngân hàng Trung ương và bộ trưởng Tài Chính đã vượt quá tuổi hạn định, nhưng vẫn phụ trách chính sách kinh tế và tiền tệ. 

Ông Dịch Cương và Lưu Côn, đang trên cùng một con thuyền, đó là rủi ro hệ thống tài chính ngày một tăng (khủng hoảng bất động sản, nợ cấp tỉnh) và một mức tăng trưởng Trung Quốc trì trệ. Đối mặt với sự bất mãn của xã hội, Đảng cộng sản Trung Quốc đã chọn sự ổn định và phục hồi kinh tế hậu Covid-19 là một ưu tiên. Xin lưu ý là các nỗ lực thay đổi cơ cấu và quy định cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp diễn. 

Một ưu tiên khác cho nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình, chính là cuộc chiến chống nguy cơ bóp nghẹt công nghệ và nhất là chống thế bá quyền của đồng đô la. Do vậy, các bộ trưởng Nông Nghiệp và Công Nghệ vẫn được giữ nguyên chức vụ."

Minh Anh

************************

Tân thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, nhân vật thân tín với ông Tập

Thanh Hà, RFI, 11/03/2023

Một trong những nhân vật thân tín nhất của ông Tập Cận Bình, ông Lý Cường (Li Qiang), 63 tuổi, được Quốc hội Trung Quốc bầu vào chức vụ thủ tướng. Trong cuộc bỏ phiếu sáng 11/03/2023, nguyên bí thư Thượng Hải được 2.936 phiếu ủng hộ, 3 phiếu chống và 8 đại biểu Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

tcb2

Thủ tướng Lý Cường, lúc còn là bí thư Thành ủy Thượng Hải tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 23/10/2022. © Noel Celis / AFP

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại ông Lý Cường là ứng viên duy nhất vào chức vụ thủ tướng được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề cử để thay thế thủ tướng Lý Khắc Cường.

Sinh năm 1959 tại Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, tân thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tốt nghiệp Đại Học Nông Nghiệp Chiết Giang. Đây cũng là nơi ông xây dựng một phần lớn sự nghiệp và trở thành nhân vật thân tín với bí thư tỉnh ủy Chiết Giang Tập Cận Bình. Lý Cường được giới quan sát quốc tế xem là thuộc thành phần "phái Chiết Giang" chung quanh ông Tập.

Ngay từ Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc tháng 10/2022, ông Lý Cường đã là ứng viên làm lu mờ hết tất cả những đối thủ khác để thay thế thủ tướng mãn nhiệm Lý Khắc Cường, bất chấp quyết định tai hại phong tỏa thành phố Thượng Hải trong nhiều tuần lễ. Ở cương vị bí thư thành phố Thượng Hải, Lý Cường áp dụng chính sách zero-Covid, làm tê liệt lá phổi kinh tế, công nghiệp và tài chính của Trung Quốc với 25 triệu dân này.

Richard McGregor thuộc viện nghiên cứu Úc Lowy Institut tại Sydney đánh giá trường hợp của ông Lý Cường "là bằng chứng rõ rệt nhất thể hiện sự trung thành với tổng bí thư và chủ tịch nước Tập Cận Bình là yếu tố quan trọng hơn hết" để thăng tiến. "Khó có thể hiểu được làm sao họ Lý vươn lên được đến cương vị này nếu không nhờ quan hệ cá nhân" với ông Tập, bởi đến nay, ông này không có nhiều "kinh nghiệm ở cấp trung ương".

Thủ tướng Trung Quốc có trọng trách điều hành chính sách kinh tế vào lúc nền kinh tế thứ nhì thế giới đang gặp nhiều khó khăn. Một số nhà phân tích chờ đợi, với ông Lý Cường ở chức vụ này, kinh tế Trung Quốc có khuynh hướng "bảo thủ" và họ Lý sẽ chỉ là người thi hành ý của Tập Cận Bình.

Cũng trong cuộc biểu quyết hôm nay, Quốc hội Trung Quốc thông qua việc chỉ định ông Lưu Kim Quốc (Liu Jinguo) vào chức vụ chủ nhiệm Ủy Ban Giám Sát Quốc Gia, với trọng trách chống tham nhũng. Ông Trương Quân (Ying Yong) sẽ đứng đầu Tòa Án Nhân Dân Tối Cao.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Tái đắc cử, Tập Cận Bình trong thế mạnh thách thức Hoa Kỳ ?

Thanh Hà, RFI, 10/03/2023

Quốc hội Trung Quốc ngày 10/03/2023 "nhất trí" củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Ở tuổi "thất thập", ông đang điều hành một đất nước Trung Hoa "tự tin hơn bao giờ hết trên sân khấu chính trị quốc tế". Đầu tuần, nhân vật số 1 tại Bắc Kinh trực tiếp lên án Washington "ngăn chận, bao vây, trấn áp" Trung Quốc : phải chăng đây là khúc dạo đầu báo trước Bắc Kinh bắt đầu thế tấn công, thách thức Mỹ, siêu cường số 1 thế giới ?  

tcb1

Tập Cận Bình tuyên thệ trung thành với Hiến pháp. Ảnh : Tân Hoa Xã

Không còn nói gần nói xa, hay bóng gió, cũng không cần sử dụng ngôn từ ngoại giao, lãnh đạo Trung Quốc hôm 06/03/2023 đã trực tiếp lên án một nước Mỹ "bá quyền", dẫn đầu một liên minh "kiềm tỏa" nền kinh tế thứ hai toàn cầu. Lời lẽ cứng rắn này được đưa ra vào lúc tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm qua thấp chưa từng thấy và vẫn bị cái bóng của dịch Covid đe dọa. Căng thẳng Đài Loan và chiến tranh Ukraine tiếp tục đè nặng lên xuất khẩu và cỗ máy sản xuất của nước này. Trong khi đó, Washington liên tiếp mạnh tay trừng phạt các tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc. Từ Hoa Vi đến TikTok càng lúc càng bị "gạt ra ngoài thị trường Mỹ". Thêm vào đó, chính quyền Biden tăng tốc mở rộng hợp tác quân sự, an ninh với các đối tác trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, gần đây nhất là với Philippines, một trong những quốc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.    

Như để mọi người biết rõ được hơn ý định của Bắc Kinh, chỉ một ngày sau ông Tập Cận Bình, đến lượt ngoại trưởng Trung Quốc sắp được bổ nhiệm, là ông Tần Cương - nguyên là đại sứ Trung Quốc tại Washington, trong buổi họp báo đầu tiên (ngày 07/03/2023) buông lời đe dọa là quan hệ Mỹ-Trung đang tiến triển theo "hướng xấu" và nếu "không kềm hãm từ bây giờ" e rằng rồi đây kịch bản "xung đột" và một cuộc "đối đầu" sẽ xảy ra. Hiếm khi nào ngành ngoại giao của Bắc Kinh nêu lên khả năng xung đột với Mỹ. Cùng lúc, ngoại trưởng tương lai của Trung Quốc đề cao mối bang giao với nước Nga của Vladimir Putin.   

Những lời lẽ cứng rắn đó của các ông Tập Cận Bình và Tần Cương vài ngày trước cuộc biểu quyết của Quốc hội tín nhiệm ông Tập thêm nhiệm kỳ thứ 3 ở các cương vị chủ tịch nước và chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, là đòn tâm lý và chính trị nhắm vào công luận trong nước, là một lời cảnh cáo các đảng viên nên ngoan ngoãn đứng về phía ông để đối phó với một hiểm họa là Mỹ, hay đây là thông điệp Bắc Kinh gửi tới Washington ?   

Adrian Geiges, một nhà báo Thụy Sĩ từng viết tiểu sử ông Tập Cận Bình, được AFP trích dẫn, cho rằng nhân vật quyền lực nhất tại Bắc Kinh hiện nay "thực sự có một tầm nhìn cho đất nước, ông muốn rằng Trung Quốc phải trở thành cường quốc số 1 thế giới". Còn theo Steve Tsang, thuộc viện nghiên cứu về Trung Quốc SOAS- đại học Luân Đôn, thì ở thời điểm này, Trung Quốc đang tỏ ra "tự tin hơn bao giờ hết trên sân khấu quốc tế". Cũng chưa bao giờ quốc gia rộng lớn này có phương tiện như bây giờ để "giảm mức độ lệ thuộc vào phần còn lại của thế giới".   

Nhưng cũng có thể nhìn chính sách đối ngoại của Bắc Kinh ở một góc độ khác. Chuyên gia Lâm Hòa Lập (Willy Lam) thuộc viện nghiên cứu Jamestown Foundation của Mỹ nhận định, ở nhiệm kỳ 3, ưu tiên của ông Tập là kinh tế, vào lúc mà tăng trưởng đã rơi xuống còn có 3 % trong năm ngoái và mục tiêu cho năm 2023 chỉ là 5 %. Để vượt qua khó khăn kinh tế lúc này liệu rằng Bắc Kinh có dám "gây sự" với khách hàng nặng ký nhất của mình là Mỹ hay không ?   

Thêm một giả định khác, được một số các nhà quan sát nêu lên, qua việc ông Tập Cận Bình "cứng giọng" với Mỹ : đây có thể là đòn đánh lạc hướng công luận Trung Quốc, để mọi người bớt chú ý đến những sai lầm tai hại của chính sách Zero Covid từ 3 năm qua và những khó khăn về kinh tế. Đó là những đề tài nhậy cảm mà giới quan sát cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã cố tình "tránh nhắc đến" trong chương trình kỳ họp Quốc hội lần này.   

Pierre Haski, chuyên bình luận về địa chính trị trên tuần báo L’Obs và của đài phát thanh France Inter, cho rằng việc Bắc Kinh lên giọng với Mỹ thể hiện hai điều. Một là thất vọng sau khi sự cố quả bóng dọ thám Trung Quốc bị phát hiện trên không phận Hoa Kỳ đẩy ra xa hơn viễn cảnh hai cường quốc kinh tế thế giới này cải thiện bang giao. Hai là chiến thuật của ông Tập để chính quyền Biden phải đấu dịu, giải tỏa bớt áp lực đang nhắm vào các tập đoàn Trung Quốc.   

Trong mọi trường hợp, thực tế cho thấy là những hiềm khích giữa Washington với Bắc Kinh hiện nay đang "càng lúc càng nhiều" : từ vấn đề Đài Loan đến quyền tự do giao thông trên Biển Đông, từ cuộc chiến công nghệ đến chuyến viếng thăm dự trù diễn ra vào tháng tới của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại điện Capitol thể theo lời mời của chủ tịch Hạ Viện Mỹ.

Đồng thời, như Alex Payette điều hành cơ quan tư vấn Cercius tại Canada nhận định, Bắc Kinh lên giọng đe dọa trước hết là một thông điệp ông Tập Cận Bình gởi đến nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không loại trừ khả năng sau 10 năm điều hành đất nước, Tập Cận Bình bị hụt hơi và những hiềm khích trong nội bộ lại bùng phát trong những năm sắp tới. Do vậy, mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất mà khóa họp Quốc hội tại Bắc Kinh lần này cần nhắm tới đó là "thể hiện tình đoàn kết của Đảng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình".

Thanh Hà

**********************

Quốc hội Trung Quốc nhất trí trao Tập Cận Bình nhiệm kỳ ba

Thanh Hà, RFI, 10/03/2023

Không một phiếu chống, không ai vắng mặt. 2952 đại biểu quốc hội Trung Quốc ngày 10/03/2023 nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm ông Tập Cận Bình, ứng viên duy nhất, thêm nhiệm kỳ thứ ba ở chức vụ chủ tịch nước và chủ tịch Quân ủy Trung ương. Tổng thống Nga Vladimir Putin lập tức "thành thật chúc mừng" ông Tập Cận Bình và Moskva "cảm kích trước những đóng góp cá nhân của ông Tập củng cố quan hệ" song phương.

tcb2

Ông Tập Cận Bình tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ 3 trong phiên họp Quốc hội, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 10/03/2023. AP - Mark Schiefelbein

Việc bầu tại Quốc hội chỉ là thủ tục nhưng giới quan sát vẫn xem đây là một sự kiện lịch sử. Với nhiệm kỳ thứ ba này, ông Tập trở thành lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất từ thời Mao Trạch Đông đến nay.

Thông tín viên RFI từ Bắc Kinh, Stéphane Lagarde tường thuật :

"2952 lá phiếu được ghi nhận sau cuộc kiểm phiếu và được thông báo trước các đại biểu tập hợp ở Đại Sảnh đường Nhân dân sáng hôm nay (10/03). 2952 lá phiếu thu nhận được và 2952 lá phiếu đều đã được chấp nhận. Các đại biểu nhất trí bỏ phiếu bầu lại ông Tập Cận Bình. Không có bất kỳ một lá phiếu chống đối nào, không một ai vắng mặt. Kế tới là những tràng pháo tay dài.

Sau 10 năm điều hành đất nước, nhân vật số 1 tại Trung Quốc đã loại hết các đối thủ. Cuộc biểu quyết hôm nay là thủ tục thông qua quyết định từ Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 hồi tháng 10 năm ngoái. Và sự kiện này mang ý nghĩa chính trị mạnh mẽ. Phiên họp sáng nay đã được đài truyền hình Nhà nước phát trực tiếp và cho thấy giới tinh hoa cộng sản đoàn kết dưới sự lãnh đạo của chủ tịch nước. 

Tương tự như vậy, không có bất kỳ một tiếng nói chống đối nào bên Quân ủy Trung ương, với 2952 phiếu và những tràng pháo tay, Quân ủy Trung ương cũng đã tín nhiệm ông Tập Cận Bình tiếp tục là người đứng đầu quân đội. Khoảng một chục sĩ quan, đầu đội mũ trắng, xanh và xanh lá cây đại diện cho lục quân, hải quân và không quân từ, trên bục cao đi xuống, mang theo cuốn sách đỏ. Đó là bản Hiến pháp Trung Quốc. Đây là một biểu tưởng nhắc nhở tầm mức quan trọng của văn bản này, sau khi văn bản đã được sửa đổi cách nay 5 năm, xóa bỏ điều khoản giới hạn quyền lực của chủ tịch nước.

Trong buổi lễ tuyên thệ, ông Tập Cận Bình đã "Thề trung thành với Hiến pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Trong thời gian gần đây, ông thường tự cho mình là nhà cầm lái vĩ đại, sẵn sàng lèo lái con tàu của Trung Quốc, để vượt qua các vùng biển đầy bão táp trong quan hệ quốc tế".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 10/03/2023

Published in Diễn đàn

Ông Tp Cn Bình có mt gic mng nh. Gic mng ln ca ông, "Trung Quc Mng" là đưa nước Trung Quc lên hàng cường quc s mt v kinh tế và quân s. Gic mng nh, ông tng nói rõ ràng, là có ngày nước ca ông s đng ra t chc Túc Cu Thế Gii (World Cup), hoc đi tuyn Trung Quc chiếm gii vô đch. "Em ơi nếu mng (nh) không thành thì sao ?", Tp Cn Bình phi ra tay cu : Bài tr tham nhũng !

tap0

Năm 2010 Công ty xây dng Hng Đi (Evergrande) đã mua đi banh thành ph Qung Châu t mt công ty dược phm quc doanh.

Lnh ban ra ! Ch tch Hip hi Túc cu Trung Quc, kiêm phó thư ký đng y, mi b ct chc, tng giam đ điu tra, sau khi đng đu t năm 2019. Ngày 14/2, cơ quan th thao ca nhà nước cho biết ông Trn Tt Nguyên (陈戌源), tng làm phu bến tàu Thượng Hi, đã "vi phm nghiêm trng k lut và lut pháp". Trong ngôn ng quen dùng ca Đảng cộng sản Trung Quc, đó là ti tham nhũng. Năm ngoái, hun luyn viên trưởng tc ông bu ca đi banh toàn quc đã b vô tù vào tháng 11. Lý Thiết (,Li Tie), 45 tui đã tng đu cho Everton ca Liverpool, nước Anh, khi còn tui 20. Tháng Giêng 2023, hai viên chc cao cp ca hi Túc cu, k c tng thư ký, cũng b bt.

Dân Trung Quc không ngc nhiên khi nghe tin các v bt b trên ; có l h ch ngc nhiên hi nhau ti sao đến bây gi mi bt. Nn Túc cu Trung Quc lt bt không sao ngóc đu lên ni trên sân banh thế gii. Trung Quc đông dân nht thế gii và kinh tế đng hng nhì ch thua M. Nhưng đi tuyn quc gia ch được d vòng chung kết World Cup đúng mt ln, năm 2002, và b loi ngay sau khi thua c ba trn đu mà không ghi được mt bàn thng nào. Nguyên nhân chính, ai cũng biết, ch vì nn tham nhũng t trên xung dưới.

Bt đu t cp thp nht. Tr em mun được chn vào đi banh ca trường, ca làng, th xã hay thành ph thì cha m phi biết theo th tc đu tiên : Tin đâu ? Được tuyn vào hc các trường có hun luyn đá banh càng tn tin hơn. Vic tuyn chn vào đi banh đa phương nào cũng vy. Trong tt c các chng đường đó, tt nhiên con cháu các đng viên được ưu đãi. Mt chế đ như vy không th thng gii World Cup !

Dân Trung Quc biết hết. Ngày 17/6/2013, Đông Phương V Báo Nam Kinh t cnh các khán gi bao vây đi túc cu toàn quc, hô to : "Gii tán Quc Túc !". Ba đó, đi tuyn Trung Quc thua đi Thái Lan vn đng trường Hp Phì, 5-1 trước 20.000 khán gi - sau khi đã thua hai đi Uzbekistan và Hòa Lan ri.

Năm 2001, trưởng ty th thao tnh Triết Giang đã công khai t cáo chuyn các tay đánh cá hi l trng tài. Hi Túc Cu m cuc điu tra, cui cùng ch có mt trng tài thú ti và b tù. Năm 2008, đài truyn hình CCTV ca nhà nước chm dt không chiếu các trn đá banh na.

Nhiu công ty mua các đi banh đ qung cáo cho các món hàng hay dch v mình bán. Nhưng chưa đ, các v ch nhân coi "câu lc b túc cu" như mt đ chơi ca mình, các cu th, hun luyn viên ging như th h đ sai bo. Mt tay t phú, Chu Quân (, Zhu Jun) mua c phn kim soát đi banh ln Thân Hoa (申花) Thượng Hi. Trong mt trn đu vi đi banh Anh quc Liverpool năm 2007, Chu Quân, ngoài 40 tui, bt hun luyn viên phi cho mình ra sân c, chy loanh quanh 5 phút mi ra ngoài !

Năm 2009, hai đi banh T Xuyên và Thanh Đo đu vi nhau. MngThe China Story, Trung Quc C Sk chuyn : Gn hết hip nhì, ch nhân đi Thanh Đo bo các cu th phi chu thua ngay mt bàn, vì ông ta đã đánh cá như vy. Mt cu th vâng lnh, đá banh thng vô lưới nhà, nhưng trái bóng trượt ra ngoài. C nước Trung Quc k câu chuyn cười này, đt tên là iếu X Môn" (diaoshemen 吊射), đá ngược ca !

Chuyn tham nhũng Trung Quc đã được phô bày trước thế gii năm 2008, khi Cnh sát Quc tế Interpol Singapore ra lnh bt người qun lý mt đi banh thuc tnh Liêu Ninh v ti gian ln, match-fixing, giàn xếp kết qu trn đu theo đ ngh ca dân đánh cá cược. Anh ta trn v Trung Quc, mt năm sau cũng b bt. Chính ph Bc Kinh lp mt y ban 12 b đ điu tra nn tham nhũng, nhưng không đi ti đâu.

Mt trng tài huýt còi ni tiếng đc tính trung thc Trung Quc, Lc Tun (陆俊, Lu Jun), được suy tôn là "Cây còi vàng" (Kim Tiêu). Tháng 12/2011, Lc Tun b ra tòa, thú nhn đã ăn tin khong 700.000 đng nguyên trong bn năm. Nhiu người trong đám lãnh đo Hi Túc Cu, trng tài, cu th, hun luyn viên cũng b dính v này, tng cng 33 người. Nhng đi banh thng gii nh gian ln b tước mt huy chương.

Gic mng nh ca ông Tp Cn Bình ngày càng xa vi. Năm 2017, túc cu Trung Quc được xếp hng th 77 trên thế gii, ngang hàng vi Curaçao, mt cu thuc đa ca Hòa Lan din tích rng 444 km2, vi dân s 158.665 người. Năm 2022, đi tuyn Curaçao tt xung hàng 88 còn Trung Quc đng hàng th 80 !

Vi hình nh không có gì đáng hãnh din cho mt cường quc, dân Trung Hoa cũng không tha thiết cho con mình đá banh. Hơn na, trong các thành ph rt ít sân banh và tr em phi cm cúi hc đ lo thi vào đi hc, cũng không ham đá. Năm 2011, Hi Túc Cu Trung Quc ch có 7.000 tr em t 13 đến 18 tui ghi tên. Con s nước Nht là 600.000 và Pháp 1.460.000 !

Nhưng lòng yêu đá banh ca ông ch tch đng và nhà nước vn kích thích các công ty ln đ tin vào bóng đá. Năm 2010 Công ty xây dng Hng Đi (Evergrande) đã mua đi banh thành ph Qung Châu t mt công ty dược phm quc doanh. Hai năm sau, h mướn hun luyn viên người Ý Marcelo Lippi, đã thng gii World Cup. Ti sao đu tư vào đá banh ? Ch nhân Ha Gia n (Xu Jiayin,许家印) gii thích : Đ qung cáo, ngày nào các đài các báo cũng nhc đến tên công ty mình.

Nhưng các tài ch không phi ch quan tâm đến qung cáo. H t ra hăng hái yêu chung túc cu cũng vì mun có ngày được Tp Cn Bình đ ý ! Sau khi Tp Cn Bình lên ngôi năm 2012, các đi gia Trung Quc đã b tin đu tư vào c nhng đi banh Châu Âu ni tiếng, t Inter Milan ti Manchester City.

Hơn na, thuê các cu th và hun luyn viên ngoi quc còn to cơ hi ra tin, lách được chế đ kim soát ngoi t ca nhà nước. Nhng người ngoi quc được tr lương rt cao, h có th lng lng ký thác mt s tin vào tài khon nước ngoài ca các ông ch. Lương các cu th ngoi quc rt cao, trung bình 1,2 triu mt năm, ngang vi các đi cu hng nht Pháp.

Nhiu người ngoi quc va lãnh lương cao va cười. Carlos Tevez, mt cu th Argentina đã quá thi, k rng ông được tr 40 triu USD. Ông nói, thi gian làm vic cho đi Thân Hoa Thượng Hi năm 2017 là "by tháng ngh hè được tr lương !".

Nhà nước cng sn không nhng mun can thip vào c xã hi, c đến chuyn đá banh, mà còn mun đóng vai ông ch, bo gì bn tôi t cũng phi vâng vâng d d. Năm 2017, các quan chc ngành th thao ra lnh các đi banh, trong mi trn, phi có mt cu th dưới 23 tui ! Không biết có quan chc ln nào, hay mt triu phú nào có con mi 22 tui mun ra sân c !

Các đi banh đu tuân lnh. Trn nào h cũng đưa mt cu th dưới 23 tui ra sân. Mt phút sau, cho anh bn tr ra ngoài. "Lãnh đo" bèn sa lnh : Phi có mt cu th dưới 23 tui trong sut trn đu !

Trong mt bài v nn tham nhũng Trung Quc tun này, báoEconomist trích dn mt nht báo Bc Kinh, Economic Observer, viết rng, "Trong đá banh, khi nhà nước can thip vào xã hi, can thip vào vic kinh doanh s phi đ ra tham nhũng".

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 06/03/2023

Published in Diễn đàn

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố ?

tcb1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở giữa, bị kẹt giữa khó khăn và khó khăn. Bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng quốc tế, nhưng ông cũng không muốn cúi đầu trước những lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nikkei dựng phim/Getty Images/Reuters)

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc  vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố.

Ngay cả khi Trung Quốc không bị nêu đích danh là khủng bố, thì các biện pháp trừng phạt khiến nước này bị xếp ngang hàng với Iran, Triều Tiên và Syria vẫn sẽ tạo thêm một khía cạnh nguy hiểm mới cho quan hệ Mỹ-Trung.

Một nguồn tin quen thuộc với ngoại giao Mỹ-Trung tin rằng điều có thể khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mất ngủ không phải là hậu quả từ vụ khinh khí cầu, mà là khả năng Mỹ có thể áp dụng một đường lối trừng phạt cứng rắn hơn trước.

Trong cuộc gặp ở Đức giữa Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, và người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken, Blinken đã cảnh báo sẽ có "hệ lụy và hậu quả" nếu Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga hoặc giúp nước này trốn tránh các biện pháp trừng phạt một cách có hệ thống.

Tuyên bố đó có thể còn ẩn chứa nhiều hàm ý.

tcb2

Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Trung Quốc, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp nhau tại Munich, Đức, vào ngày 18/2 để thảo luận về mức độ hỗ trợ của Trung Quốc đối với Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. (Nguồn ảnh : AP và EPA/Jiji)

Như một cách để phản ánh sự ngờ vực của Bắc Kinh đối với Washington, Trung Quốc đã lạnh lùng mô tả cuộc gặp ở Munich là "một cuộc tiếp xúc không chính thức" diễn ra theo yêu cầu của người Mỹ.

Sau cuộc gặp, Blinken đã lên mạng truyền hình Mỹ để trình bày câu chuyện từ góc nhìn của ông.

"Chúng tôi biết họ cung cấp hỗ trợ phi sát thương cho Nga để sử dụng ở Ukraine," Blinken nói với đài CBS. "Mối lo hiện tại của chúng tôi được dựa trên thông tin mà chúng tôi thu thập được, rằng họ đang xem xét cung cấp hỗ trợ sát thương, và chúng tôi đã nói rất rõ ràng với họ rằng điều đó sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng cho chúng tôi và cho quan hệ giữa hai bên".

Blinken đã nói rõ rằng Trung Quốc vẫn chưa vượt qua lằn ranh đỏ – tức viện trợ vũ khí sát thương cho Moscow – và bằng cách đó, họ đã để ngỏ cánh cửa cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung trong tương lai giữa Tập và Tổng thống Joe Biden.

Vài ngày sau, ở Thổ Nhĩ Kỳ, Blinken được các phóng viên hỏi về hậu quả của việc Trung Quốc cung cấp hỗ trợ cho Nga.

"Tôi sẽ không nêu chi tiết những hậu quả sẽ xảy ra," nhà ngoại giao này nói, đồng thời lưu ý rằng ông đã trực tiếp chuyển những lo ngại của Mỹ tới Vương Nghị ở Munich. "Tôi nghĩ Trung Quốc hiểu rủi ro là gì".

Theo nguồn tin ngoại giao, nguy cơ đó có thể gồm các biện pháp trừng phạt tương đương với các biện pháp áp dụng cho những nước mà Mỹ cho là tài trợ khủng bố.

Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết với đa số phiếu thuận, xem Nga là nước tài trợ khủng bố, nhưng nghị quyết này không mang tính ràng buộc pháp lý.

Nếu chính quyền Biden tấn công Trung Quốc bằng các lệnh trừng phạt ở cấp độ đó, thì cơ bản là họ đã coi Trung Quốc là đồng phạm của Nga.

tcb3

Sau khi một máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ quả khí cầu do thám của Trung Quốc ở vùng trời Bắc Đại Tây Dương, Bắc Kinh đã phản đối rằng đó chỉ là khí cầu khí tượng bị thổi bay lệch hướng và đe dọa sẽ giảm hợp tác với Mỹ. © Chad Fish /AP

Gần đây, sau khi máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ bắn hạ quả khí cầu do thám Trung Quốc đang bay ngang qua nước Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong đã gửi công hàm phản đối tới Washington. Ông là người phụ trách các vấn đề ngoại giao với Mỹ và công hàm phản đối của ông đi kèm một thông điệp thể hiện rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến Bắc Kinh không thể thỏa hiệp về vấn đề Ukraine theo cách mà Washington mong muốn.

Trung Quốc có thể nhận ra rằng Biden đang rất dễ bị tổn thương, khi ông cố gắng đạt được tiến bộ ở Ukraine trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Một trong những lợi ích chính của Bắc Kinh là ngăn chặn các hạn chế sâu rộng của Washington đối với xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, gồm cả việc thành lập một liên minh quốc tế với Nhật Bản và Hà Lan. Họ đang cố gắng hợp tác để giải quyết tình trạng bế tắc ở Ukraine với điều kiện là Washington phải nhượng bộ về lệnh cấm chip bán dẫn. Đây là một trong những vấn đề được thảo luận tại Munich, trong cuộc giằng co phức tạp giữa Vương và Blinken.

Hôm thứ Tư (22/02/2023), Vương đã đến Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để duy trì quyết tâm chiến lược," Tân Hoa Xã thuật lại lời Vương.

tcb4

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi (trái) gặp Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, tại Munich vào ngày 18/2. © Bộ Ngoại giao Nhật Bản/Kyodo

Lần này cũng có sự tham gia của Nhật Bản. Ngày 18/2, Vương Nghị đã hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi bên lề Hội nghị An ninh Munich.

Vương khẳng định rằng chủ nghĩa đơn phương và quan điểm phân tách sẽ "không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai". Ông nói với Hayashi rằng Nhật Bản "nên nắm bắt tình hình và đưa ra lựa chọn một cách độc lập".

Từ quan điểm kinh tế thuần túy, phân tách chắc chắn là điều không được mong muốn, đúng như Vương nói. Nhưng khi tính đến cả an ninh quốc gia – bao gồm Ukraine, Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông – vấn đề chắc chắn sẽ trở nên phức tạp hơn.

Ký ức về chính sách "ngoại giao chiến lang" của Trung Quốc vẫn còn rất tươi mới, và các công ty Nhật Bản có thể phải suy nghĩ kỹ về việc mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc trong lúc những quả khí cầu gián điệp bị nghi đến từ Trung Quốc bay ngang qua không phận Nhật Bản.

Quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên tồi tệ hơn vào ngày 4/2/2022, khi Tập Cận Bình có cuộc gặp với Putin, người đã đến Bắc Kinh để dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông. Ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế, nhà lãnh đạo Nga đã có mặt ở Trung Quốc theo lời mời của Tập.

Trung Quốc khi đó mô tả quan hệ với Nga là hữu nghị và hợp tác "không giới hạn". Có lẽ chính nhờ lời trấn an này, Putin đã quyết định xâm lược Ukraine chỉ 20 ngày sau đó.

Chuỗi sự kiện đó rất dễ bị hiểu là bằng chứng về hợp tác quân sự và ngoại giao giữa Nga và Trung Quốc. Bất kể điều đó có thực hay không, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc đã bị sứt mẻ đáng kể – đặc biệt là khi Tập không bác bỏ cách giải thích này. Nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục duy trì một lập trường mơ hồ.

tcb5

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thể hiện sự ủng hộ hết mình đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bằng chuyến thăm không báo trước tới Kyiv vào ngày 20/02. © Reuters

Chuyến thăm bất ngờ của Biden tới Ukraine vào ngày 20/02, ngay trước lễ kỷ niệm cuộc xâm lược của Nga, đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng Mỹ kiên quyết sát cánh với Ukraine. Liệu Tập có gửi thông điệp của riêng mình tới thế giới hay không ?

Người ta đồn rằng Tập sẽ đến thăm Nga trong thời gian tới. Khi Putin nói chuyện qua điện thoại với Tập vào cuối năm ngoái, truyền thông nhà nước Nga đã đề cập đến chuyến thăm của Tập vào mùa xuân. Putin được dẫn lời rằng ông sẽ tìm cách tăng cường trao đổi giữa quân đội hai nước.

Nếu Trung Quốc và Nga tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự và an ninh, liệu chính quyền Biden có coi hai nước là đồng minh về thực chất ? Nếu câu trả lời là có, các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc có lẽ đang được chuẩn bị.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi ponders ramifications of supporting Russia," Nikkei Asia, 23/02/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/02/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Đến năm 2026 dân s n Đ s cao hơn Trung Quc. Nhưng quan trng hơn na là dân n Đ rt tr ; mt na dưới 30 tui. Ph n n Đ sinh sn nhiu hơn ph n Trung Quc, trung bình mi bà sanh 2.1 đa con.

tap1

Theo ước tính hin nay, c 100 người trong tui làm vic ti Trung Quc nuôi 22 người v hưu. Đến cui thế k, 100 người làm vic phi nuôi 120 người già.

Đài truyn hình Bc Kinh và nhiu thành ph Trung Quc mi chiếu mt "phim b" dài 24 hi được c gung máy tuyên truyn đng Cng Sn Trung Quc c võ, ca ba đo din Khng Sanh, Mao Lâm, và Vương Hoành. Cun phim Huyn y Đi Vin(县委大院) k chuyn mt ông thư ký huyn y, đúng đu mt huyn Quang Minh gi tưởng. Nhân vt Mai Hiu Ca (晓歌) được din t như mt cán b tài ba, hết lòng thương yêu hy sinh cho dân, thành khn đến ni nhiu người nghe ông ta nói đã khóc vì cm đng.

Đon cui cùng ca b phim hơi đt ngt, chiếu hình nh huyn Quang Minh vi nhng tr con chơi đùa và các em bé b bm, mt cnh tượng không dính dáng chi đến câu chuyn chính. Ti sao các đo din li kết thúc cun phim mt cách bt ng như vy ? Tun báoEconomist đã bt mch, viết rng vì đng Cng sn đang lo dân s Trung Quc bt đu gim !

Báo South China Morning Post cho biết trong năm 2022 s người chết Trung Quc so vi s tr mi ra đi chênh lch 850.000 người. Các bà m năm ngoái sanh 9,56 triu đa con, trong năm 2021 sanh 9,98 triu. Dân s tt t 1,4126 t xung 1,4118 t, theo thng kê ca chính ph. Đây là ln đu tiên dân s Trung Quc gim k t thi 1960, khi chính sách "Bước Nhy Vt" ca Mao Trch Đông khiến my chc triu dân chết đói.

Liên Hip Quc d đoán đến năm 2050 dân s nước này ch còn 1,31 t ; đến cui thế k 21 s xung 771 triu, gim mt gn mt na. Vin Nghiên Cu Nhân Khu Vưu Ngõa (YuWa, 尤瓦人口研究) Bc Kinh gii thích rng dân s xung vì s ph n trong tui sinh đ đang gim, mà h li đ ít hơn trước. Năm 2021 c 1.000 dân thì có 7,52 tr ra đi, năm ngoái tt xung ch có 6,77 em, con s thp nht thế gii.

Năm 2016, Trung Quc đã xóa b "chính sách mt con" ca thi 1976, khuyến khích dân sanh 2, 3 con, bng cách tr cp khi sinh n, cho các bà m sinh con được ngh đi làm lâu hơn, lp thêm nhng nhà gi tr. Năm nay, tnh T Xuyên bt đu công nhn nhng đa con ca các cp chưa kết hôn cũng coi là hp pháp, mt bin pháp trái vi phong tc chưa nơi nào áp dng.

Nhưng ph n Trung Hoa không mun sanh con vì xã hi đã thay đi. Nhiu người b thôn quê ra thành ph ; năm 2022 dân các đô th tăng thêm 4,5 triu, lên ti 921 triu, bng 65% dân c nước. Ph n thành ph lo kiếm ăn, gi vic làm và thăng tiến trong ngh nghip, h không mun lp gia đình sm. Tun báoEconomist cho biết trong năm 2020 tui trung bình ca nhng người kết hôn ln đu là gn 29 tui (28,7) ; tăng 4 tui so vi mười năm trước. Trong năm 2021 c nước Trung Quc ch có 7,6 triu đám cưới, chưa bao gi ít như vy. Cuc sng đt đ, nhà cht chi, công vic không chc chn, mi người không mun sanh đ trước khi thy có th bo đm mt mc sng kha khá cho đa con.

Mun dân s mt nước không thay đi, mt ph n tính bình quân phi sinh hơn 2 con. Theo thng kê ca Liên Hip Quc thì vào năm 2022, t l sinh sn bình quân ca ph n Trung Quc là 1,7 đa con, đng hàng th 148 trong s 193 quc gia. Dân s Nht Bn gim bt 3 triu t 2011 đến 2021 vì mt bà trung bình ch sanh 1,4 đa con, đng hàng 178.

Theo tài liu ca Liên Hip Quc, đến cui thế k này s người trong tui làm vic Trung Quc, t 15 đến 64 tui, s gim t 579 triu xung 378 triu. Lp người trong tui lao đng gim s đưa ti mt h qu là vic tuyn m binh sĩ s khó khăn hơn. Quân đi khó lôi cun được nhng người ưu tú trong gii tr vì h có công vic làm tt hơn và, nói chung, xã hi Trung Hoa không coi trng giá tr ca gii cm súng.

Nhưng hu qu tc thi khi lc lượng lao đng gim bt là các công nhân s đòi tăng lương khiến giá sinh hot lên cao.

Trong khi s người làm vic gim, s người già v hưu đang tăng lên. Trung Quc tui v hưu ca đàn ông là 60, đàn bà là 55. S Thng Kê ca nhà nước cho biết s người trong lp tui t 16 đến 59 hin là 875 triu, bng 62% dân s, trong khi nhng người t 65 tui tr lên là 210 triu, chiếm 15% ; nhưng các t s đó đang thay đi.

Theo ước tính ca Bc Kinh được hãng tin AP tường thut, s người 60 tr lên đang chiếm 20% dân s. Đến năm 2035, s lên ti 30%, tng cng 400 triu người. Hin nay, c 100 người trong tui làm vic nuôi 22 người v hưu. Đến cui thế k, 100 người làm vic phi nuôi 120 người già.

Trong 20 năm đu đi mi kinh tế, Trung Quc tiến nhanh nh lương công nhân rt thp. Li thế đó bây gi đã chuyn qua các nước như n Đ, Vit Nam. Trong mươi năm na, n Đ s thay thế Trung Quc trên bàn c Á Châu.

Đến năm 2026 dân s n Đ s cao hơn Trung Quc. Nhưng quan trng hơn na là dân n Đ rt tr ; mt na dưới 30 tui. Ph n n Đ sinh sn nhiu hơn ph n Trung Quc, trung bình mi bà sanh 2,1 đa con.

Báo South China Morning Post tiên đoán đến năm 2050 s tr em ra đi Trung Quc s ch bng mt phn ba con s n Đ ; và đến cui thế k s xung bng mt phn tư. Ngày 1/1/2022, có 60.000 tr em ra đi n Đ, ch có 35,000 bé sơ sinh trong nước Trung Quc. Theo ước tính ca Vin Nghiên Cu Nhân Khu Vưu Ngõa, năm 2050, lp người đng gia trong bc thang tui tác (median age) Trung Quc s là 50 tui, M là 42,3 tui, còn n Đ ch mi 37 tui rưỡi.

Trung Quc có th đi phó vi nhng khó khăn kinh tế khi s người làm vic gim và phi nuôi nhiu người v hưu hơn. Nht Bn đã tri qua tình trng này mà vn tiếp tc đóng vai mt cường quc kinh tế. Mt gii pháp gin d nht là nâng cao sn năng lao đng ca nhng người làm vic, vi các máy móc đa dng và tinh xo. Nước Nht cũng ch trương đu tư ra nước ngoài, đc bit là Trung Quc, đ s dng các công nhân nước khác làm vic, sinh li, và dùng li tc đó phng dưỡng nhng người Nht càng ngày càng sng lâu hơn.

Mt chìa khóa thành công ca nước Nht là h thng kinh tế t do thúc đy các phát minh, sáng kiến. Nn giáo dc Nht Bn đã tiến b t hơn mt thế k, đào to nhng công nhân đng ra s dng nhng máy móc mi năm li mi hơn.

Không biết Trung Quc có th theo bước chân Nht Bn được không, nếu còn tiếp tc chính sách cai tr đc tài, đc đng. Nn giáo dc Trung Quc còn chưa cao, nht là các vùng thôn quê. Nhiu sinh viên du hc đu tiến sĩ, đã quyết đnh không v nước vì mun được sng t do.

Ông Tp Cn Bình đã đ xướng kế hoch i phc hưng Trung Quc," đt mc tiêu hoàn tt vào năm 2049, k nim 100 năm đng Cng sn cướp được chính quyn. Đến năm đó, ông s t chc l lc, liên hoan cho c nước chúc mng đng ca ông. Nhưng t nay đến năm 2049 s người tham d s gim bt 100 triu. Tp Cn Bình không th thay đi được s tri !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 07/02/2023

Published in Diễn đàn