Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình ?

Trong Đảng cộng sản Việt Nam thì hầu như ai cũng thuần phục Bắc Kinh, chỉ có điều là khác nhau về mức độ. Chính như vậy mà Đảng cộng sản mới đảm bảo chính sách thân Trung Quốc từ thế hệ lãnh đạo này đến thế hệ lãnh đạo khác. Và từ sau Hội Nghị Thành Đô, Việt Nam ngày một tiến gần hơn với Bắc Kinh chứ chưa bao giờ giám độc lập. Nền kinh tế Việt Nam ngày một phụ thuộc Trung Quốc, hiện tượng nhập siêu cứ ngày một tăng.

tcb1

Từ sau hội nghị Thành Đô 1990, lãnh đạo nào thân Trung Quốc sẽ có sức mạnh - Ảnh minh họa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng

Đấy là tình trạng nền kinh tế, còn vấn đề xây dựng cơ bản hoặc xây dựng công nghiệp thì từ nhiều năm nay, gói thầu EPC luôn rơi vào tay Trung Quốc. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là quả đắng mà Việt Nam đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà không dám cắt hợp đồng đuổi nhà thầu Trung Quốc có quá nhiều sai phạm.

Từ khi Đảng cộng sản giành quyền lãnh đạo cho đến nay, thì đảng luôn dùng đất nước này, dân tộc này như là công cụ phục vụ đảng chứ không phải ngược lại. Và vì thế chủ quyền đất nước cứ bị đem ra đổi chác từ thế hệ cầm quyền này đến thế hệ cầm quyền khác. Điều đó dẫn tới kết quả, đất nước này ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Nền kinh tế Việt Nam sống nhờ vào thị trường nguyên liệu của Trung Quốc cấp cho. Ấy vậy mà, các lãnh đạo đảng và nhà nước không tách số phận đất nước này ra khỏi bàn tay Bắc Kinh mà ngược lại. Vậy câu hỏi đặt ra là ai đã làm những điều đó.

Thời ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là Hội nghị Thành Đô, thời Lê Khả Phiêu là hiệp định biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc, thời ông Nông Đức Mạnh là 16 Chữ vàng và 4 Tốt, thời ông Nguyễn Phú Trọng là đã ký được 27 văn kiện bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2017. Như vậy thì từ sau đời ông Lê Duẩn, mỗi đời tổng bí thư lên luôn củng cố quyền lực cho mình bằng những nhượng bộ trước Bắc Kinh. Ngược lại, để trả công cho những nhượng bộ đó thì sự nghiệp chính trị các tổng bí thư được đảm bảo. Từ yếu sẽ sang mạnh, từ mạnh trở thành độc tôn. Đấy là những hình ảnh được tổng kết từ sau hội nghị Thành Đô.

Điều đáng buồn là hầu hết những lãnh đạo cao cấp trong Đảng cộng sản hiện nay đều theo lối mòn đó, không ai đột phá cả. Ông Nguyễn Phú Trọng thì theo mẫu của ông Nông Đức Mạnh trong công tác đối ngoại với Bắc Kinh, và hiện nay ông Phạm Minh Chính chỉ mới ngồi lên ghế thủ tướng, nhưng có vẻ như ông Chính là người học trò xuất sắc của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Xuân Phúc trước đây đã học theo đường lối của ai ?

Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn tiến thân trong môi trường chính phủ. Vì thế ông Phúc gần gũi với tiền nhiệm của mình hơn. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuần phục Bắc Kinh, tuy nhiên mức độ thân thiết với lãnh đạo Bắc Kinh thì không như ông Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi tiếp nhận ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm như vậy. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng dùng tiền bạc để tạo vây cánh, còn bây giờ ông Nguyễn Xuân Phúc cũng làm nhưng không hiệu quả bằng ông Dũng. Kết quả là, ông Phúc chỉ ngồi ghế thủ tướng một nhiệm kỳ và phải bị mất ghế vào tay ông Phạm Minh Chính.

Ông Phạm Minh Chính từ cơ quan đảng tạt ngang giành lấy ghế thủ tướng thì có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải mở mắt mà không còn ngủ yên trên chiến thắng nữa. Đây là thất bại rất đau của ông Phúc. Vấn đề là lý do tại sao ?

Sau thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, chính trường Việt Nam ngày càng chứng kiến sức mạnh của những chính trị gia thân Bắc Kinh. Ông Trọng trở nên mạnh hơn Nguyễn Tấn Dũng ở nhiệm kỳ đầu cũng bởi thân thiện Bắc Kinh, ông Trọng loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi đại hội 12 được cũng nhờ thân thiện Bắc Kinh ; ông Trọng ngồi xé bỏ điều lệ đảng tự tạo cho mình suất đặt biệt để ngồi lại ghế tổng bí thư ở nhiệm kỳ 3 cũng là nhờ gần giũi với Bắc Kinh, ông Phạm Minh Chính từ bí thư tỉnh về nắm trưởng ban tổ chức cũng nhờ thân mật với Bắc Kinh ; ông Phạm Minh Chính nhảy ngang cướp ghế thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là nhờ Bắc Kinh. Như vậy bao nhiều đó đủ để ông Nguyễn Xuân Phúc mở mắt ra chưa ? Chắc là điều này đã giúp ông Phúc sáng mắt ra rồi.

Hiện nay ai cũng sợ cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng mạnh đến nỗi bắt luôn cả ủy viên bộ chính trị rồi hành hạ người này vào tù ra tòa nhiều lần. Sức mạnh như vậy là chưa từng có trong lịch sử.

Trước khi đưa ủy viên Bộ Chính trị Đinh la Thăng vào lò thì cũng chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là người chuyển từ cửa thua sang cửa thắng trước đối thủ đang ở chiếu trên – Nguyễn Tấn Dũng.

Thân Bắc Kinh có hại cho đất nước những có lợi cho sự nghiệp chính trị nên nó như một loại ánh đèn thu hút những con thiêu thân lao vào. Chính những con thiêu thân đặc biệt này không thiêu chính nó mà thiêu số phận đất nước.

Nguyễn Xuân Phúc tỉnh ngộ

Có thể nói khi mà mất chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực và bị đẩy sang ghế chủ tịch nước thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phải thấm thía, sức mạnh của những người làm chính trị không gần gũi Bắc kinh là một thiệt thòi.

Ngày 28/03 Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu. Ông Phúc cho rằng do chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận nên chưa thành công. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

Luật đặc khu đã bị tạm hoãn do bị nhân dân biểu tình phản đối vào ngày 10/6/2018. Đây là dự luật dọn đường cho Trung Quốc vào thuê đất một thế kỷ tại các khu kinh tế. Dự luật này ai cũng biết là có lợi cho Trung Quốc và là có hại cho chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên với giới quan chức cấp cao của chính quyền Hà Nội lại nghĩ khác, họ thấy đây là cơ hội kết nối với Trung Quốc tạo quan hệ làm lợi thế chính trị để tiến lên.

Có vẻ như ông Nguyễn Xuân Phúc đã tỉnh ngộ ra rằng, ông cần phải làm gì đó để o bế Bắc Kinh nhằm tìm kiếm quyền lực chăng ? Nếu như vậy thì đấy là tội đồ dân tộc. Chủ quyền quốc gia, số phận dân tộc không thể bị đem ra đánh đổi như vậy.

Sáng 28/3, giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021 – 2025) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt văn kiện Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị nông thôn.

Nếu đây là vấn đề quan trọng thì ông Nguyễn Xuân Phúc lo công việc này chứ ông lo nói đến Luật đặc khu làm gì ? Hay ông Phúc kỳ vọng có thể gỡ gạt lại chiếc ghế quyền lực mà ông đã để mất vào tay Phạm Minh Chính. Không thể được nữa, muộn rồi.

tcb2

Cuối nhiệm kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc o bế Bắc Kinh ?

Trong cuộc họp trực tuyến ấy, ông Phúc nói rằng : "Nhân đây, tôi nói rộng hơn. Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu, nhưng hồi đó nhận thức còn nhiều vấn đề. Chúng ta chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận cho nên chúng ta chưa thành công. Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Cũng như đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Hồ Chí Minh – Cần Thơ… Tất cả những vấn đề đó tốn tiền cũng phải làm, phải có nghiên cứu để làm".

Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và các lãnh đạo cộng sản nói riêng, lúc nào cũng nói về ý dân. Tuy nhiên, người cộng sản thì bản chất từ xưa đến nay vẫn vậy, nói một đường làm một nẻo. Ý dân là chúng Luật Đặc Khu, nhưng quan chức thì vẫn muốn phớt lờ.

Nguyễn Xuân Phúc dọn lên mâm cho Phạm Minh Chính xơi

Sắp rời ghế thủ tướng lẽ ra ông Nguyễn Xuân Phúc nên im lặng. Bởi chức vụ sắp tới của ông là chủ tịch nước chứ không phải là thủ tướng. Như vậy việc ông đề xuất soạn Luật đặc khu rồi trình Quốc hội là làm để cho người kế nhiệm thực hiện chứ ông Phúc không thực hiện. Công tác hiện nay của ông Phúc là tranh thủ thực hiện tốt các chính sách khác.

Ông Phạm Minh Chính vốn hưởng lợi rất lớn từ chính sách kinh tế có dính đên Trung Quốc. Để có chức thủ tướng hôm nay thì khi còn làm bí thư tỉnh Quảng Ninh ông Chính đã tận dụng dự án xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn để tạo mối quan hệ chính trị. Phần xây dựng đã xong, việc khó khăn nhất bây giờ là làm sao áp dụng luật đặc khu vào 3 khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là xong, Phạm Minh Chính sẽ làm Bắc Kinh rất hài lòng.

Những ngày cuối cùng ở vai trò làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc hối thúc soạn luật đặc khu rồi cuối cùng ông cũng phải trao bản thảo đó lại cho người kế nhiệm Phạm Minh Chính. Và khi Phạm Minh Chính trình lên Quốc hội khóa XV thông qua thì xem như lúc đó công lao với Bắc Kinh Phạm Minh Chính hưởng hết. Tuy nhiên tai tiếng thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ gánh. Bởi vì nếu dự Luật Đặc khu mà được thông qua thành luật thì người cho soạn luật là người bị dân chửi nhiều nhất. Việc làm này chẳng khác nào chính Nguyễn Xuân Phúc làm cỗ dọn lên cho Phạm Minh Chính xơi.

Hành động cho khởi động lại Luật đặc khu, rõ ràng là Nguyễn Xuân Phúc muốn o bế Bắc Kinh. Tuy nhiên khi đã chắc chắn mất ghế thủ tướng thì ông Phúc o bế Bắc Kinh làm gì ? Hay là ông muốn xây dựng lại lộ trình thâu tóm quyền lực mà ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã đi ? Không thể được nữa rồi, mọi thứ đối với ông Phạm Minh Chính là quá muộn.

Đảng cộng sản luôn nói về sự "vì dân" trong các khẩu hiệu. Tuy nhiên khi thực hiện thì muốn vì lợi ích đảng còn dân ý gì thì mặc kệ. Hành động này của ông Nguyễn Xuân Phúc và những người liên quan khác rồi đây cũng sẽ bị lịch sử ghi lại đầy đủ.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2021

*************************

Phan Văn Giang cúi đầu trước Tập trước khi ngồi vào ghế

Phải nói rằng dưới quyền cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam thì nhân dân chịu uất ức rất nhiều. Không phải chỉ dân oan mới uất ức mà những ai yêu quý mảnh đất hình chữ S cũng uất. Bởi chủ trương của Đảng cộng sản là nhịn nhục để mua lấy sự bình yên cho đảng.

tcb3

Phạm Bình Minh, người chọn cách cúi đầu với Tàu

Bao nhiêu năm nay đảng đang luôn hô khẩu hiệu "chống mỹ cứu nước" mỗi khi 30/4 đến. Tuy nhiên xét cho cùng thì Mỹ cũng chẳng lấy một tấc đất nào của đất nước. Đã vậy hiện nay Mỹ là thị trường mà Việt Nam kiếm nhiều ngoại tệ nhất. Khoảng 40 tỷ đô la mỗi năm. Trong khi ấy, đảng luôn xem Trung Quốc là bạn thì nay Trung Quốc ngày càng trắng trợn lấn tới gặm nhấm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, từ Hoàng Sa năm 1974 đến Trường Sa năm 1988. Và điều đáng nói là đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc áp đặt đã làm cho Việt Nam mất gần hết lãnh hải truyền thống.

Việt Nam là quốc gia trăm triệu dân, tuy là ít hơn Trung Quốc, nhưng việc bắt nạt quốc gia trăm triệu dân không phải là dễ dàng gì đối với Mỹ chứ đừng nói đến Trung Quốc.

Ý thức được phận nước nhỏ, nhân dân không ủng hộ việc gây hấn với Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng đòi hỏi là nhà nước phải có sự cương quyết chứ không thể cứ cúi đầu nhường nhịn chịu đựng, hễ người ta lấn tới là âm thầm nhường để mua lấy bình yên cho đảng.

Sự hèn nhát của quân đội Việt Nam thời nay không phải vì lính hèn, cũng không phải vì sĩ quan hèn mà vì sự hèn nhát hiện diện ngay trong những con người có quyền lực cao nhất.

Ở đất nước này, người có quyền lực lớn nhất là Nguyễn Phú Trọng, và cũng là người có quyền lực cao nhất về mặt đảng đối với quân đội. Với ông Nguyễn Phú Trọng thì nhân dân không xa lạ gì. Chính ông đã nhờ kết thân với lãnh đạo Bắc Kinh mà từ đó ông có được sức mạnh vô đối ở chính trường. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam xem mình là Đảng cộng sản đàn em thì chính Nguyễn Phú Trọng cũng đang xem mình hoặc là đàn em, hoặc là học trò của Tập Cận Bình.

Sự nhu nhược của quân đội Việt Nam từ nhiều năm qua bắt nguồn từ con người đó chứ không từ ai khác. Hiện nay ông Trọng lại tham quyền ở lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3 thì quân đội Việt Nam thời Pham Văn Giang cũng chẳng khác nào thời Ngô Xuân Lịch hay thời Phùng Quang Thanh.

Kiểu mẫu Phạm Bình Minh, biết sợ trước thiên triều thì đổi lại số phận được thay đổi

Ngày 28/9/2019, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh có bài phát biểu 15 phút nói về vấn đề an ninh Biển Đông. Nếu phát biểu 15 phút thì có thể nói, ông Phạm Bình Minh đã nói được khoảng 3.500 từ. Được biết, tính đến lúc ông Phạm Bình Minh phát biểu thì Trung Quốc đã có nhiều tháng quần thảo các cơ sở khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Ấy vậy mà trong khoảng 3.500 từ nói liên tục, không từ nào ông dám nhắc tên Trung Quốc. Và thậm chí sự đe dọa bằng quân sự ở Biển Đông của hải quân Trung Quốc cũng được ông Phạm Bình Minh nói nhẹ nhàng bằn từ "sự cố". Ông Phạm Bình Minh đã hành động rất mất lòng dân.

Ngay sau hiện tượng câm nín tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Phạm Bình Minh đã bị rất nhiều người dân trong nước và hải ngoại chỉ trích và lên án dữ dội. Tuy nhiên thái độ nhất quán của Phạm Bình Minh là im lặng, chấp nhận chịu nhục để mưu cầu việc khác cho bản thân.

Hành động của Trung Quốc lúc đó được ví như anh cướp xem thường luật pháp xông vào nhà ông Việt Nam đòi cái này, lấy cái kia mà Việt Nam không dám tố giác mặc dù xung quanh đó có rất nhiều người mà anh Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ họ, ít nhất là hỗ trợ tiếng nói để cho kẻ cướp chùn bước.

Năm 1979, Việt Nam đánh cho giặc bay giáp rồi năm 1990 sang thần phục nhận làm phên giậu chư hầu. Đó là sách lược của rất nhiều tổng bí thư từ thời Nguyễn Văn Linh đến bây giờ. Đến nay, Việt Nam đã đi 1/5 của thế kỷ 21 nhưng lối ngoại giao đầu lụy ấy vẫn còn duy trì. Để rồi ông Phạm Bình Minh đi theo lối mòn ngoại giao như vậy.

Kết quả thì sao ? Hiện nay Phạm Bình Minh được nâng lên thẳng chiếc ghế phó thủ tướng thường trực. Vị trí mà cách ghế thủ tướng chưa đầy gang tay. Đó là phần thưởng cho những con người biết cúi đầu trước ngoại bang phương bắc. Ông Phạm Bình Mình khác với cha ông. Cha là người ngẩn đầu còn Phạm Bình Minh là người cúi đầu nên leo cao hơn cha mình lúc trước.

Thực ra nhiệm vụ đi phát biểu là ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò chủ tịch nước phát biểu chứ không phải Phạm Bình Minh. Bởi nếu Nguyễn Phú Trọng đi dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông ta chắc chắn cũng phải nhận rất nhiều phản ứng của dư luận bởi không mấp máy nổi một từ về Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà ông Trọng né, hoạc ông muốn đẩy Phạm Bình Minh đi để xem Phạm Bình Minh có biết thuần phục hay không.

Phan Văn Giang học theo mẫu Phạm Bình Minh

Ngày 28/03/2021, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị này trình bày nội dung về Biển Đông diễn biến căng thẳng, và thách thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

tcb4

Phan Văn Giang, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong những ngày sắp tới, làm theo cách Phạm Bình Minh

Đã nhiều năm nay, đã nói đến vấn đề Biển Đông là nói đến yếu tố Trung Quốc. Mà yếu tố Trung Quốc ở đây không phải để hợp tác lầm ăn mà nói đến chủ quyền quốc gia.

Với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thượng tướng Phan Văn Giang cho hay Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Đánh giá về bối cảnh tình hình, Thượng tướng Phan Văn Giang nói môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Việc chạy đua vũ trang, không gian chiến lược mới đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trên thế giới, khu vực, nhất là nước nhỏ đang phát triển.

Nói chung ông Giang nói rất nhiều bằng những ngôn từ quan thuộc. Tuy nhiên lại một làn nữa người đại diện cho Bộ Quốc Việt Nam làm công việc cúi đầu trước ngoại bang y hệt như Phạm Bình Minh cách đây 2 năm.

Ông Thượng tướng Phan Văn Giang – tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng – người đã được đảng phân công nắm bộ quốc phòng trong những ngày sắp tới.

Không biết đối với quan chức cấp cao của Đảng cộng sản thì nếu tình hình Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng, phức tạp hơn, thì họ mừng hay họ buồn. Những ai tỏ thái độ thuần phục là mừng vì đó là cơ hội thể hiện sự phục tùng. Họ biết buồn khi và chỉ khi họ biết xen quyền lợi của đất nước vượt lên quyền lợi đảng phái.

Thời đại công nghệ 4.0 thì khoa học cũng phát triển. Được biết năm 2021, Đảng cộng sản Việt Nam đã chi 7,2 tỷ đô la cho Quốc phòng. Một chi phí rất cao. Đó sẽ là cơ hội để Đảng cộng sản Việt nam không cúi đầu. Tuy nhiên, với tư duy nô lệ. Ông bộ trưởng Bộ quốc phòng vẫn phải cúi đầu.

Đảng đã cúi thì đảng viên làm sao thẳng ?

Phan Văn Giang (sinh năm 1960) thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông hiện là Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong Đảng cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương

Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng phức tạp, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng cùng đánh cá, thềm lục địa… chưa giải quyết được.

Trước sự e dè không dám nhắc tên Trung Quốc thì điều đó cho thấy, quốc phòng Việt Nam lại một lần nữa có ông bộ trưởng nhu nhược mặc dù ông xuất thân thì bổ thông mưu trưởng. Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống

Từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc, các lãnh đạo Việt Nam đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt Đảng cộng sản Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế, cũng là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc Biển Đông.

Kể ra ông Phan Văn Giang cúi đầu cũng phải. Nếu không biết cúi đầu thì ông đã không leo lên chức cao như ngày hôm nay của Việt Nam. Nói là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng sắp tới Phạn Văn Giang cũng sẽ chẳng làm gì khác so với những người tiền nhiệm trước đây.

Ở chế độ này, một khi Chủ tịch quân ủy trung ương mà cúi đầu thì nó như là cái khung buộc Phó chủ tịch quân ủy tuân theo thôi.

Cứ mỗi nhiệm kỳ, Trung Quốc cứ kéo dàn khoang, kéo tàu hải cảnh, xua dân quân xuống Biển Đông để nắn gân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu họ gặp phản ứng trong Bộ Chính trị yếu ớt thì chắc chắn họ sẽ lấn tới.

Phan Văn Giang, dù nắm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng khó mà ông có thể cứng rắn được. Vẫn theo thông lệ là kiên cữ tên húy của thiên triều để tránh rủi ro sự nghiệp.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sử dụng tiếng Quan thoại ở Nội Mông

Thùy Dương, 06/03/2021

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 05/03/2021 kêu gọi tăng cường sử dụng "ngôn ngữ quốc gia chung" - tiếng Quan thoại - ở Nội Mông và thúc đẩy "công cụ giáo dục quốc gia" ở các trường học trong vùng này.

tap1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, ngày 04/03/2021, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh. Reuters – Carlos Garcia Rawlins

Tân Hoa Xã nhấn mạnh lời kêu gọi của chủ tịch Tập Cận Bình là nhằm điều chỉnh "những tư tưởng sai lầm" về văn hóa và quốc gia. Đây là lập luận của ông Tập với các đại biểu của Nội Mông, bên lề phiên họp Quốc hội Trung Quốc.

Nội Mông, vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc Trung Quốc, từng bị rung chuyển hồi năm 2020 bởi các cuộc biểu tình phản đối chính sách ngôn ngữ mới mà người dân Nội Mông coi là mối đe dọa đối với văn hóa bản địa. Nội Mông có khoảng 25 triệu dân, 1/5 dân số là người Hoa thuộc tộc người Mông Cổ. Đa số họ vẫn tự hào là có sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ với Mông Cổ, quốc gia độc lập nằm xa hơn về phía bắc Trung Quốc.

AFP nhắc lại kể từ khai giảng năm học, tất cả các trường học trong khu vực phải dạy tiếng Trung ngay từ khi học sinh còn nhỏ tuổi. Chính sách mới của Bắc Kinh gây tác hại cho tiếng Mông Cổ và đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt hồi tháng 09/2020. Nhiều cuộc biểu tình lớn đã diễn ra ở khu vực trước đây không thường xảy ra biểu tình. Nhiều phụ huynh từ chối cho con đến trường để phản đối chính quyền Bắc Kinh. Nhiều người Nội Mông lo sợ sẽ bị đồng hóa.

Các chính sách tương tự đã được đưa ra ở các khu vực có đông sắc dân khác, đặc biệt là ở Tây Tạng (sắc dân Tây Tạng) và Tân Cương (sắc dân Duy Ngô Nhĩ), nơi Bắc Kinh tìm cách kiềm chế các phong trào bảo vệ bản sắc. Nhà chức trách Trung Quốc lập luận rằng, với việc sử dụng tiếng Quan thoại, người dân thuộc các sắc tộc thiểu số có nhiều cơ hội hơn để phát triển, tìm việc làm và thuyên chuyển công tác ở Trung Quốc.

Thùy Dương

*********************

Mỹ : Cải cách bầu cử do Trung Quốc áp đặt là "tấn công trực tiếp" vào quyền tự trị của Hồng Kông

Thụy My, RFI, 06/03/2021

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 05/03/2021 tố cáo cải cách về bầu cử mà Trung Quốc muốn áp đặt cho Hồng Kông là một cuộc "tấn công trực tiếp" vào quyền tự trị, các quyền tự do và tiến trình dân chủ của Hồng Kông.

tap2

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Ned Price, hôm qua 05/03/2021 từ Washington lên án Trung Quốc tấn công không ngừng nghỉ vào các định chế dân chủ của Hồng Kông.  Reuters - Pool

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ned Price, trong cuộc họp báo đã lên án "các cuộc tấn công không ngơi nghỉ của Trung Quốc vào các định chế dân chủ của Hồng Kông". Bắc Kinh ngày càng bóp nghẹt Hồng Kông với việc "cải tổ" bầu cử nhằm loại trừ những ứng cử viên đối lập. Theo ông Ned Price, việc cải cách này "hạn chế sự tham gia của đại diện dân chủ và bóp nghẹt tranh luận, đi ngược lại ý nguyện của người dân Hồng Kông".

Trước đó, Liên Hiệp Châu Âu đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chú ý xem xét "những hậu quả chính trị và kinh tế" của mọi quyết định cải cách hệ thống bầu cử có thể làm hại cho "các quyền tự do căn bản, đa nguyên chính trị và các nguyên tắc dân chủ".

Tại Hồng Kông, hôm qua 4 nhà đấu tranh đã được tại ngoại hầu tra, sau khi viện công tố rút kháng cáo. Bốn người này nằm trong số 47 nhà hoạt động bị cáo buộc "nổi dậy", gồm cựu dân biểu, giảng viên đại học, luật sư, nhân viên xã hội… Đón họ trước tòa án, những người ủng hộ hô vang "Không có nổi dậy, chỉ có bạo chúa !"

Cựu ngoại trưởng Pompeo ủng hộ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022

Từ Hoa Kỳ, cựu ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 05/03/2021 đã đứng về phía các nhân vật trong đảng Cộng Hòa, đòi hỏi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 vì Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

Trả lời đài phát thanh Hugh Hewitt, ông Mike Pompeo nhấn mạnh "Thế vận hội là nơi biểu lộ sự tự do và tài năng của các vận động viên, việc tổ chức tại Bắc Kinh hoàn toàn không phù hợp"  "Chúng ta không thể cho phép các vận động viên đến Bắc Kinh và tưởng thưởng cho Đảng cộng sản trong khi Trung Quốc có nhiều hành động gây hại cho toàn thế giới".

Nhân vật diều hâu trong chính quyền Donald Trump cho đến ngày cuối trong vai trò ngoại trưởng vẫn chưa bày tỏ quan điểm về việc tẩy chay. Hôm qua, ông Pompeo khẳng định đang nghiên cứu chủ đề này để tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm "trừng phạt tối đa Đảng cộng sản Trung Quốc".

Những lời kêu gọi liên tục được đưa ra, nhất là từ Hạ Viện, đề nghị tổng thống Joe Biden quyết định tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 tại Bắc Kinh, do Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ mà Washington đã đánh giá là "diệt chủng". Sự kiện này trên nguyên tắc sẽ khai mạc vào ngày 04/02/2022, chưa đầy 6 tháng sau Thế vận hội mùa hè ở Tokyo - bị dời lại vì đại dịch Covid.

Thụy My

*********************

Quốc hội Trung Quốc họp với trọng tâm là cải tổ bầu cử để loại bỏ phe dân chủ ở Hồng Kông

Thanh Phương, RFI, 05/03/2021

Hôm 05/03/2021, Quốc hội Trung Quốc khai mạc kỳ họp thường niên, với trọng tâm là cải tổ bầu cử ở Hồng Kông, nhằm mục tiêu loại trừ các ứng cử viên thuộc phe đối lập dân chủ ở đặc khu hành chính này.

tap3

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga - Carrie Lam (trái) trong phiên khai mạc Quốc hội Trung Quốc tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 05/03/2021.  Reuters - Carlos Garcia Rawlins

Dự luật về cải tổ bầu cử ở Hồng Kông trên nguyên tắc sẽ được các đại biểu Quốc hội Trung Quốc thông qua vào thứ Năm 11/03. Văn bản dự luật chưa được công bố, nhưng theo một quan chức cao cấp của Hồng Kông, mục tiêu chính là thay đổi thể thức bầu cử Hội Đồng Lập Pháp, nghị viện của Hồng Kông.

Bắc Kinh đã từng báo trước là sẽ chỉ có những người "yêu nước" mới xứng đáng lãnh đạo đặc khu hành chính 7 triệu dân này. Nói cách khác, với luật bầu cử mới, Trung Quốc sẽ có quyền phủ quyết đối với những ứng cử viên bị xem là không thân chế độ Bắc Kinh.

Theo hãng tin AFP, các nhà đối lập xem dự luật này là "cái đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài của nền dân chủ Hồng Kông".

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gởi về bài tường trình :

"Bắc Kinh vẫn chưa nói rõ chi tiết về những cải tổ luật bầu cử mà họ muốn áp đặt ở Hồng Kông, nhưng theo các thông tin rò rỉ được đăng trên báo chí địa phương, 5 ghế được bầu "một cách dân chủ nhất" sẽ bị loại bỏ, và tổng số ghế trong Hội đồng Lập pháp sẽ tăng từ 70 lên 90. Các nghị viện cấp quận sẽ không còn được quyền bầu lãnh đạo hành pháp, hậu quả của chiến thắng áp đảo của phe đối lập trong cuộc bầu cử cấp quận năm 2019.

Hội đồng cử tri bầu chọn lãnh đạo hành pháp sẽ tăng từ 1.200 ghế lên 1.500 ghế, chắc là nhằm "pha loãng" hơn nữa những tiếng nói dân chủ trong diễn đàn này.

Để những thay đổi đó có thời gian được thực hiện, cuộc bầu cử lập pháp, vốn đã bị dời lại một năm vào tháng 09/2020, sẽ bị dời lại thêm 1 năm nữa.

Tóm lại, đó là tất cả những biện pháp mà Bắc Kinh có thể tưởng tượng ra được để kiểm soát một cách rất chặt chẽ đời sống chính trị ở Hồng Kông, nhưng vẫn cố duy trì một cái vỏ dân chủ".

Trung Quốc tăng ngân sách quân sự

Bên lề kỳ họp thường niên ngày 05/03 của Quốc hội, bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo ngân sách quân sự của nước này trong năm 2021 sẽ tăng nhẹ, tức là tăng 6,8%, trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn với Hoa Kỳ về Đài Loan và Biển Đông. Cụ thể, năm 2021, Bắc Kinh dự trù chi ra 209 tỷ đô la cho quốc phòng, một ngân sách vẫn còn thấp hơn từ ba đến bốn lần so với chi phí quân sự của Mỹ.

Về kinh tế, trong buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội, thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc đề ra chỉ tiêu tăng trưởng cho năm nay là 6%, trong bối cảnh kinh tế nước này đang gượng dậy từ cú sốc đại dịch Covid trong năm 2020.

Thanh Phương

**********************

Trung Quốc : 5.000 đại biểu dự họp Chính Hiệp và Quốc hội

Thụy My, RFI, 04/03/2021

Gần 5.000 đại biểu và cố vấn của Đảng cộng sản Trung Quốc họp đại hội trong tuần này ở Bắc Kinh. Hôm 04/03/2021 khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp). Ngày mai Quốc hội Trung Quốc chính thức họp, với các quy định chặt chẽ về y tế như năm ngoái.

tap4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp), tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/03/2021.  Reuters - Carlos Garcia Rawlins

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài phóng sự :

"Các đèn tín hiệu giao thông cho khách bộ hành tự chuyển mầu trong buổi sáng sớm ở thủ đô Bắc Kinh. Chẳng có mấy người qua lại trên những giao lộ gần đại lộ Tràng An, nơi có những khách sạn lớn đón tiếp các đại biểu của Lưỡng Hội (Liang Hui), tức hai kỳ họp của Quốc hội và Chính Hiệp như người Trung Quốc thường gọi.

Mặc áo phản quang bên ngoài bộ cảnh phục, công an kiểm soát các lối vào quảng trường Thiên An Môn, những cư dân trong khu vực được yêu cầu trình thẻ căn cước, lối ra các trạm xe điện ngầm gần Đại sảnh đường Nhân Dân đã bị đóng từ vài ngày qua. Một người giao hàng xuất hiện trong sương mù với hai tô mì, đã bị công an chận lại, không cho đi xa hơn.

Người này nói : "Nếu khu vực giao hàng bị hạn chế, thì chúng tôi đã được báo trước. Chúng tôi sẽ gọi cho khách để họ đến lấy món hàng đã đặt mua. Giờ đây thì gắt gao hơn, thậm chí còn có những nơi mà bản đồ định vị chỉ hiện lên toàn một màu trắng, thường là gần các tòa nhà chính phủ".

Không chỉ kiểm tra an ninh mà còn kiểm soát về y tế. Việc ra vào thủ đô trong thời gian nghỉ Tết âm lịch bị hạn chế, tất cả nhằm tránh nguy cơ con virus quay lại Bắc Kinh. Những camera kiểm tra thân nhiệt được bố trí ở khu vực tiếp tân, các thang máy, phòng họp của các khách sạn đều được khử trùng hai tiếng đồng hồ một lần.

Các đại biểu Quốc hội đều đã xét nghiệm và đa số đã được tiêm chủng, như 200 đại biểu Hồng Kông thân Bắc Kinh đã được chích ngừa tại Thâm Quyến. Tương tự đối với các tài xế xe buýt và xe hơi chuyên đưa đón đại biểu từ các khách sạn đến Đại sảnh đường Nhân Dân. Cũng như năm ngoái, các đoàn đại biểu được yêu cầu không ra ngoài trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội".

Thụy My

*******************

Nhân quyền : Bắc Kinh "thảo luận" với Liên Hiệp Quốc về chuyến khảo sát Tân Cương

Trọng Thành, RFI, 03/03/2021

Từ nhiều tuần nay chính quyền Bắc Kinh liên tục chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế về các cáo buộc giam giữ tùy tiện, bạo lực tình dục và lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương. Hôm 02/03/2021, Trung Quốc cho biết đang thảo luận về chuyến thăm khu vực Tân Cương của lãnh đạo Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. 

tap5

Bà Michelle Bachelet, khi còn là tổng thống Chile gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ngày 14/05/2017, tại Bắc Kinh trong một hội nghị về dự án "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc.  AP - Aly Song

Hãng tin Anh Reuters cho hay, Bắc Kinh đang thảo luận về chuyến đi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, nhưng đồng thời nhấn mạnh là cơ quan này không nên lên án trước các chính sách của Trung Quốc. Ông Tưởng Đoan (Jiang Duan), đại diện Trung Quốc tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ở Genève, tuyên bố : "Cánh cửa đến Tân Cương luôn rộng mở, và chúng tôi hoan nghênh cao ủy đến thăm vùng Tân Cương. Liên lạc vẫn được duy trì giữa hai bên, và mục đích của chuyến thăm là để trao đổi và hợp tác hơn là ... cái gọi là tiến hành điều tra dựa trên ‘‘việc khép tội trước khi được chứng minh’’".

Đại diện Trung Quốc phản đối việc mà ông gọi là "chính trị hóa" lĩnh vực nhân quyền và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này, đồng thời bác bỏ các lo ngại của Úc, Thụy Điển và Hoa Kỳ tại diễn đàn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Genève.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu 26/02 vừa qua khẳng định cần có các đánh giá toàn diện và độc lập về những cáo buộc liên quan đến tình trạng giam giữ tùy tiện, ngược đãi, bạo lực tình dục và lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Nhưng giới bảo vệ nhân quyền hoài nghi về ý nghĩa thực sự của chuyến thị sát sắp tới của cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bởi bà Michelle Bachelet khó có thể được tới các địa điểm theo yêu cầu, mà không bị chính quyền Trung Quốc cản trở. Lần cuối cùng một cao ủy phụ trách Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đến Trung Quốc là vào tháng 9/2005.

Về vấn đề này, trong một thông điệp trên Twitter hôm qua, bà Sophie Richardson, giám đốc phụ trách hồ sơ Trung Quốc của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, lưu ý là trên thực tế chính quyền Bắc Kinh đã tìm mọi cách ngăn chặn giới quan sát tiếp cận với sự thực tại vùng Tân Cương, và kinh nghiệm hai năm thất bại vừa qua cho thấy là cao ủy Nhân Quyền và các cộng sự của định chế này phải thay đổi quan điểm.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Tập Cận Bình đã định hình Trung Quốc ra sao và điều đó có ý nghĩa gì với Phương Tây ?

xi1

Các quan chức Bắc Kinh tin rằng phương pháp lãnh đạo chuyên quyền của ông vượt trội hơn so với thể chế dân chủ kiểu phương Tây. Ảnh minh họa (The Wall Street Journal, 23/02/2021)

Tập Cận Bình đã mang lại nhiều thay đổi cho Trung Quốc hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Các quan chức Bắc Kinh tin rằng phương pháp lãnh đạo chuyên quyền của ông vượt trội hơn so với thể chế dân chủ kiểu phương Tây.

Năm ngoái, The Wall Street Journal đã tìm hiểu mô hình chính trị của Tập Cận Bình đang định hình lại Trung Quốc ra sao và tại sao điều đó lại tạo nên sự va chạm với phương Tây. Sau đây là một số phát hiện chính.

1. Phương Tây đã đánh giá sai về Tập Cận Bình

Trước khi ông Tập trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc, các quan chức Hoa Kỳ nghĩ rằng ông sẽ ủng hộ việc hội nhập chặt chẽ hơn với trật tự toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo. Tuy nhiên, gốc gác của ông cho thấy một thế giới quan dân tộc cực đoan hơn, có tham vọng lớn hơn trong việc khôi phục Trung Quốc và chấp nhận rủi ro nhiều hơn.

Những xu hướng đó đã dẫn đến việc huy động quân sự nhiều hơn, giam giữ hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tây Bắc Trung Quốc và quyết định hủy bỏ các nhiệm kỳ chủ tịch nước cho thấy ý định nắm quyền vô thời hạn của ông.

2. Một số người ủng hộ lo lắng tầm nhìn dân tộc chủ nghĩa của ông Tập thiếu các biện pháp bảo vệ

Tư tưởng chỉ đạo của ông Tập, bao gồm những quan điểm của ông về các khía cạnh quản trị khác nhau có chung nhãn hiệu "Tư tưởng Tập Cận Bình", là sự kết hợp của các tư tưởng chống tự do được thiết kế chủ yếu để hợp pháp hóa việc tiếp tục cai trị và nhiệm vụ đổi mới đất nước của ông.

Nó giữ lại phần lớn mô hình tư bản nhà nước đã thúc đẩy sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, nhưng làm sống lại các phương pháp vận động quần chúng của chủ nghĩa Mao, sử dụng giám sát kỹ thuật số để tái tạo các biện pháp kiểm soát xã hội toàn trị của Stalin và chẳng chiếu cố hơn cho người thiểu số hoặc cư dân Đài Loan và Hồng Kông.

"Mục tiêu của ông ấy là làm cho cả thế giới xem Trung Quốc là một cường quốc và ông ấy là nhân vật chủ chốt làm cho Trung Quốc vĩ đại". Xiao Gongqin, một học giả ủng hộ cái gọi là chế độ chuyên quyền khai sáng ở Trung Quốc, nói. "Thực tâm, ông ấy là một người theo dân tộc chủ nghĩa"

Mặc dù là người ủng hộ ông Tập như nhiều người trong giới chóp bu của Trung Quốc, ông Xiao nói rằng ông lo lắng ông Tập "thiếu tinh thần thỏa hiệp" và "không có cơ chế nào để sửa sai" ông ta.

3. Cá nhân ông Tập đã can thiệp để chặn đợt phát hành IPO lớn nhất chưa từng có

Trọng tâm trong tầm nhìn của ông Tập là vai trò lớn hơn của nhà nước trong việc hướng dẫn nền kinh tế, như việc khẳng định quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Vào tháng 11, Wall Street Journal đã đưa tin độc quyền rằng ông Tập đã tự cho dừng đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 34,4 tỷ USD của Tập đoàn Ant, một tập đoàn công nghệ tài chính khổng lồ. Cổ đông lớn nhất của Ant, Jack Ma, đã khiến ông Tập và các nhà lãnh đạo khác tức giận với bài phát biểu chỉ trích các cơ quan quản lý đã kìm hãm sự đổi mới tài chính và công nghệ. Ngoài ra, ngày càng có nhiều sự bất an đối với cấu trúc quyền sở hữu phức tạp của Ant — và những người hưởng lợi nhiều nhất từ ​​đó.

Tăng quyền kiểm soát đối với nền kinh tế cũng mang lại cho Bắc Kinh nhiều quyền lực hơn để đạt được các mục tiêu như xóa nghèo, một dự án mà ông Tập coi là quan trọng trong việc cai trị của mình.

4. Chính phủ của ông Tập đang khơi dậy chủ nghĩa siêu quốc gia và dập tắt sự chỉ trích

Chính phủ của ông Tập đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc thông qua một chiến dịch giáo dục lòng yêu nước bao gồm những thay đổi trong sách giáo khoa và các video bóng bẩy ủng hộ Trung Quốc nhắm vào giới trẻ thông qua mạng xã hội.

Trên mạng, đám đông thường quấy rối và bịt miệng bất kỳ ai bị coi là chỉ trích đất nước hoặc sự lãnh đạo của Trung quốc mà một số người coi là dư âm của Cách mạng Văn hóa 1966-76.

Và Bắc Kinh đã tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến, cả những phụ nữ dự định biểu tình chống quấy rối tình dục và các luật sư nhân quyền.

"Mục tiêu của họ là làm cho bạn cảm thấy bất lực, tuyệt vọng, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào và khiến bạn suy sụp, vì vậy bạn bắt đầu coi hoạt động xã hội là việc làm ngu xuẩn không mang lại lợi ích cho ai và gây đau khổ cho mọi người xung quanh", Yaxue Cao – một nhà hoạt động ở Washington điều hành China Change, một trang web tin tức và bình luận, nói. "Trong rất nhiều trường hợp, họ đã thành công".

5. Trung Quốc đang cố tác động các nhóm quốc tế để tránh cho Bắc Kinh khỏi sự giám sát, nhưng họ vấp phải sự phản ứng dữ dội 

Báo cáo của Wall Street Journal cho thấy Trung Quốc đã vận động hành lang để được bầu vào các vai trò quan trọng tại Liên Hợp Quốc, trong một trường hợp sử dụng ống kính tele để quan sát một cuộc bỏ phiếu và quay phim một cuộc bỏ phiếu đáng lẽ phải bí mật. Mùa hè năm ngoái, sau khi Trung Quốc hạn chế các quyền tự do chính trị ở Hồng Kông, một tuyên bố quan ngại do Vương quốc Anh soạn thảo đã được 27 quốc gia ủng hộ, nhưng một tuyên bố khác khen ngợi Bắc Kinh của Cuba đã có 53 người ủng hộ.

Các quốc gia ở những nơi như Châu Âu, trước đây e ngại đối đầu với Bắc Kinh, giờ đây đang chịu áp lực nội bộ về một đường lối cứng rắn hơn, với một số quốc gia đã cấm đầu tư từ Trung Quốc và thông qua các lệnh trừng phạt.

Patrick Barta

Nguyên tác : How Xi Jinping Is Reshaping China and What It Means for the West, The Wall Street Journal, 23/02/2021

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 28/02/2021

Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình sẽ đi vào lịch sử nếu chiếm được Đài Loan

Nếu ngày nào đó, một chiếc limousine chống đạn treo cờ đỏ, đưa người chiến thắng là Tập Cận Bình diễu qua những con đường của thủ đô Đài Bắc, Tập sẽ trở thành hoàng đế cộng sản bất diệt. Ông ta sẽ đi vào lịch sử cùng với Mao Trạch Đông, kết thúc cuộc nội chiến vẫn chưa hoàn thành năm 1949 khi Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan.

dailoan1

Binh sĩ Đài Loan tập trận tại huyện Tân Trúc (Hsinchu) ngày 19/01/2021, dùng xe tăng, súng cối chống lại cuộc tấn công giả định của quân Trung Quốc.  AP - Chiang Ying-ying

Hồ sơ của Le Point tuần này mang tựa đề "Macron đã thay đổi như thế nào" điểm lại những quyết định của tổng thống Pháp, những gì đã được ông rút kinh nghiệm (hoặc không) sau một năm khủng hoảng. L’Obs quan tâm đến "Cuộc thú tội lớn" về quấy nhiễu tình dục trong giáo hội.Courrier International dành hồ sơ cho "Cuộc đổ xô vào vàng xanh" : ngày càng có nhiều nước lao vào việc trồng cần sa dùng cho mục đích y học. Một thị trường đầy hứa hẹn, tuy luật pháp không phải lúc nào cũng phù hợp.

Trang bìa L’Expresstrên nền màu đỏ chói là hình vẽ một bàn tay cầm đôi đũa, gắp trọn trái đất, chạy tựa "Thời của Trung Quốc" và dòng tựa nhỏ "Một năm sau đại dịch, Bắc Kinh biểu dương sức mạnh".

Từ ngoại giao khẩu trang đến ngoại giao vac-xin

Trong bài "Những mũi tiêm của bác sĩ Tập Cận Bình", tờ báo nhận định, là nước đầu tiên ra khỏi suy thoái, Trung Quốc liền khoe khoang thắng lợi với ngoại giao vac-xin. Có một ngạc nhiên là việc châm chích Hoa Kỳ không dừng lại khi ông Donald Trump đã ra đi. Ngược lại, nó đã chuyển thành những mũi tiêm từ khi ông Joe Biden bước vào Nhà Trắng.

Những mũi tiêm nhằm nhắc nhở Washington quyết tâm bền bỉ của chế độ Bắc Kinh trong việc buộc thế giới phải nghe theo phiên bản về nguồn gốc đại dịch của mình. Nhưng cũng là những mũi tiêm theo nghĩa đen, với vac-xin chống Covid được chuyển đến 53 nước trên thế giới, sau đợt "ngoại giao khẩu trang" trước đây.

Một cách để cố làm người ta quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh khi để con virus độc hại từ Vũ Hán lan tràn ra toàn cầu. Để đánh bóng lại hình ảnh, sau khi đã bị phỉ nhổ vì đàn áp Tân Cương, Hồng Kông, đe dọa Đài Loan. Không ngày nào là không có loan báo về việc giao vac-xin Sinopharm hay Sinovac, trong khi phương Tây lo cung cấp cho công dân nước mình. Một loại "quyền lực mềm" hiệu quả.

Nhờ Covid, Trung Quốc xuất khẩu mạnh chưa từng thấy

Về mặt kinh tế, mới cách đây vài tháng người ta còn nói đến việc kết thúc toàn cầu hóa, quay lại với sản xuất địa phương. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc chưa bao giờ xuất khẩu nhiều như thế, nhất là sang Châu Âu.

Bằng chứng là giá vận tải đường biển giữa Trung Quốc và cựu lục địa đến cuối năm 2020 đã tăng vọt 150% so với cùng kỳ năm trước. Nếu trước đây một container từ Hoa lục sang đến cảng Le Havre giá 3.000-4.000 đô la, nay phải trả đến 10.000 thậm chí 12.000 đô la cho cuộc hành trình. Tất nhiên là có tác động của Covid.

Dược phẩm, thiết bị y tế, hàng điện tử thông dụng, tivi, điện thoại di động, máy tính… Trung Quốc có sẵn để cung cấp cho một Châu Âu đang bị phong tỏa một phần, nhiều người phải làm việc từ xa. Cụ thể, Bắc Kinh đã xuất khẩu 220 tỉ chiếc khẩu trang y tế, 2,3 tỉ bộ trang phục bảo hộ, 1 tỉ bộ xét nghiệm. Sự lệ thuộc nặng nề này cho thấy đằng sau những bài diễn văn về chủ quyền kỹ nghệ, cần phải chờ nhiều năm, kể cả nhiều thập niên nữa. Trong khi chờ đợi, giá vận tải tăng có thể làm ảnh hưởng đến túi tiền người tiêu thụ với những món hàng Made in China – một nỗi đau nhân đôi.

Tuyên truyền rầm rộ nhân 100 năm thành lập đảng

Chỉ mới hồi đầu năm Canh Tý, vào tháng Hai dương lịch 2020, Trung Quốc còn bị tê liệt vì một con virus bí ẩn, thành phố Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch chuẩn bị phong tỏa triệt để. Nay bước sang năm Tân Sửu 2021, đất nước đông dân nhất thế giới, "xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Hoa", lại chuẩn bị mưu đồ chinh phục toàn cầu.

Bộ máy tuyên truyền sẽ hoạt động rầm rộ trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, 01/07/2021. Sẽ là những show diễn thường trực : diễu hành chúc tụng vinh quang đảng và tổng bí thư, triển lãm hoành tráng, hàng trăm bộ phim giả tưởng, phim truyền hình nhiều tập, phim tài liệu, hoạt họa… Tất cả ca ngợi sự chuyển đổi từ một nước nghèo sau vài thập niên đã trở thành đại cường về kinh tế, công nghệ và quân sự, có thể tranh đua với Mỹ.

Chuyên gia Alice Ekman của Viện nghiên cứu an ninh Liên Hiệp Châu Âu dự báo "ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục lên mặt dạy đời phương Tây, nhất là những nước nào phản đối chính sách của họ hoặc từ chối công nghệ Trung Quốc". Chẳng hạn Bắc Kinh trừng phạt Úc về thương mại vì đã đòi mở điều tra độc lập về nguồn gốc con virus ở Vũ Hán và loại Hoa Vi (Huawei) khỏi mạng 5G.

Trói buộc kinh tế, lũng đoạn các nền dân chủ

Với "ngoại giao vac-xin" và Con đường tơ lụa mới, Trung Quốc dấn lên những nước cờ tại các quốc gia mới nổi và Đông Âu. Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan tóm tắt : "Phương pháp gây ảnh hưởng là thiết lập sự lệ thuộc kinh tế và tài chính đối với càng nhiều nước càng tốt, đồng thời cố gắng làm các nền dân chủ yếu đi".

Phải chăng Trung Quốc sẽ lại thắng thế trong năm 2021, vì không có đối thủ xứng tầm ? Theo L’Express, không có gì là chắc chắn vì còn rất nhiều yếu tố bất định, nhất là nợ của các công ty quốc doanh. Cuối 2020, nợ cả nước lên đến 280% GDP, và theo chuyên gia Sophie Wieviorka của Crédit Agricole, thì "Đây là một trong những điều mà Tập Cận Bình lo lắng nhất".

Vì vậy mà có thể hiểu được đòn đánh vào Mã Vân (Jack Ma), ông chủ tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, bị cáo buộc là thúc đẩy các hộ gia đình vay nợ thông qua chi nhánh Ant Financial. Từ lâu Bắc Kinh tìm cách giảm lệ thuộc vào xuất khẩu, nhưng tiêu thụ nội địa vẫn chưa thể là động lực cho kinh tế, do thu nhập của các hộ gia đình tăng quá thấp.

Tác động từ thuế quan của Mỹ, công nghệ, vac-xin…

Về quan hệ Mỹ-Trung, một phần tương lai Trung Quốc tùy thuộc vào Hoa Kỳ. Liệu ông Joe Biden sẽ duy trì mức thuế của người tiền nhiệm Donald Trump đánh vào hàng Trung Quốc và trừng phạt Hoa Vi hay không ? Bắc Kinh tìm cách phát triển các công nghệ của riêng mình, nhưng liệu sẽ thành công ? Trung Quốc tiến rất nhanh về trí tuệ nhân tạo, nhưng điểm yếu lớn nhất là chất bán dẫn.

Theo nhà nghiên cứu Triệu Thông (Tong Zhao), trung tâm Carnegie-Thanh Hoa, thì việc trấn áp Alibaba có nguy cơ khiến các doanh nghiệp không dám đầu tư vào công nghệ mới. Tất nhiên cũng không nên đánh giá quá thấp khả năng của chế độ, với việc tài trợ ồ ạt và đội ngũ những nhà nghiên cứu, doanh nhân dân tộc chủ nghĩa.

Cũng theo ông Triệu Thông, nếu Trung Quốc không thể mở cửa biên giới nhanh bằng phương Tây – hiện có vac-xin rất tốt trong khi vac-xin Sinovac chỉ hiệu quả 50,4% - thì viễn cảnh kinh tế sẽ giảm xuống. Dù vậy, con rồng Trung Hoa vẫn giương móng vuốt, và Tập Cận Bình đang mơ đến Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sang năm.

Tập Cận Bình sợ bị Biden cô lập

Nhà báo Cyrille Pluyette nhận định "Tập Cận Bình lo sợ bị ‘ông bạn cũ’ Joe Biden cô lập", trong lúc cố tìm cách chia rẽ phương Tây để tránh hình thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc.

Mãi đến ba tuần sau khi bước vào Nhà Trắng, lãnh đạo của hai đại cường mới nói chuyện với nhau hôm 10/01, khoảng hai tiếng đồng hồ. Cuộc điện đàm là một vụ so găng : Biden bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về Hồng Kông, Tân Cương, hà hiếp láng giềng (nhất là Đài Loan), còn Tập Cận Bình nói rằng đó là "chuyện nội bộ". Tuy nhiên nhà nghiên cứu Triệu Thông nhận định Trung Quốc lo sợ nhất là phải đơn thân độc mã đối mặt với một phương Tây đoàn kết. "Nếu Hoa Kỳ gây dựng lại được sức sống cho các liên minh và phối hợp với các đối tác, Trung Quốc sẽ lâm vào tình cảnh rất khó khăn".

Để tránh cơn ác mộng này, Bắc Kinh vội vã ký thỏa thuận nguyên tắc về đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu cuối năm 2020, và một tháng rưỡi trước đó gút được hiệp định RCEP với 14 nước Châu Á-Thái Bình Dương. Là bậc thầy trong nghệ thuật "chia để trị", Trung Quốc sẽ tận dụng trọng lượng kinh tế của mình để gây áp lực lên các đồng minh của Mỹ, tránh bị cô lập.

Trung Quốc muốn gì khi tập trung cho đảo Hải Nam ?

L’Expressnói về "Hòn đảo thiên đàng Hải Nam", tủ kính trưng bày tham vọng Trung Quốc". Chỉ 9 triệu dân, Hải Nam có đến 9 khu vực miễn thuế. Riêng trung tâm thương mại Begonia Bay lớn nhất Châu Á rộng đến 120.000 mét vuông, tập hợp 300 cửa hàng. Trong khi doanh số hàng xa xỉ giảm 23% trên thế giới năm 2020, tại Trung Quốc lại tăng 48% trong đó phân nửa ở Hải Nam.

Nhưng đây không chỉ là thiên đàng mua sắm, mà theo tuyên bố của Tập Cận Bình tháng 4/2019, sẽ "trở thành tấm danh thiếp của Trung Quốc",  "hình mẫu cho đất nước" trong mọi lãnh vực. Trước hết là quân sự : một phần của hạm đội 3 Trung Quốc được triển khai tại căn cứ Longpo, còn căn cứ Lingshui đón nhận một phi đội máy bay dọ thám. Ở phía bắc, Du Lâm (Yulin) là căn cứ của một phần đội tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc, có một mạng lưới đường hầm quân sự 25 kilomet vuông. Tàu sân bay Sơn Đông thường thả neo ở đây. Giá trị chiến lược là khóa chặt lối vào Hoa lục ở Biển Đông, nơi các chiến hạm Mỹ tuần tra thường xuyên. Cũng tại đây, các tàu vũ trụ được phóng lên Mặt Trăng và Hỏa Tinh.

Bắc Kinh dự định chuyển đổi hòn đảo chỉ nắm cách Hồng Kông 500 kilomet thành đặc khu kinh tế. Tesla sẽ xây một nhà máy công suất hơn 1 triệu xe hơi chạy điện một năm, chính quyền lập một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học, một cảng nước sâu và một sân bay quốc tế thứ ba. Nhiều đoàn doanh nhân đã đến tham khảo, bị thu hút vì nhà nước trợ giá của và thuế má rất nhẹ. Dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của Hải Nam : Người đứng đầu là là Thẩm Hiểu Minh (Shen Xiaoming), quan chức có thanh thế đang lên từng làm trưởng đặc khu Thâm Quyến.

Chiếm được Đài Loan, Tập Cận Bình sẽ đi vào lịch sử

Đối với The Economist, "Trung Quốc đang đứng trước những chọn lựa ngặt nghèo, nhất là về Đài Loan". Nhiều người Trung Quốc coi việc xâm lược Đài Loan là "thống nhất giang san", một nhiệm vụ được cho là thiêng liêng. Không có gì quan trọng hơn là tấn công hòn đảo dân chủ có 24 triệu dân, đặt Đài Loan dưới sự cai trị của Đảng cộng sản.

Nếu ngày nào đó, một chiếc limousine chống đạn treo cờ đỏ, đưa người chiến thắng là Tập Cận Bình diễu qua những con đường của thủ đô Đài Bắc, Tập sẽ trở thành hoàng đế cộng sản bất diệt. Ông ta sẽ đi vào lịch sử cùng với Mao Trạch Đông, kết thúc cuộc nội chiến vẫn chưa hoàn thành năm 1949 khi Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan.

Có thể là ông Tập phải đi xuyên qua những đường phố Đài Bắc còn đẫm máu, những ngọn lửa vẫn còn bốc cháy, vắng bóng người dân thường vì lệnh thiết quân luật. Nhưng chinh phục được Đài Loan sẽ đưa Trung Quốc lên hàng siêu cường, không nước nào còn dám đọ sức.

Quân Mỹ có kịp giải cứu ?

Nếu Tập ra lệnh cho quân đội "giải phóng" Đài Loan, trước hết ông ta phải tính toán : liệu Mỹ có chận được Trung Quốc không. Suốt 71 năm Đài Loan tồn tại như một đảo quốc độc lập, trước hết là nhờ sự răn đe của Washington trước những hành động hiếu chiến của Bắc Kinh. Trung Quốc chưa dám ra tay vì sợ quân đội Đài Loan cầm cự được cho đến khi quân Mỹ đến cứu.

Theo tuần báo Anh, thật ra khả năng Hoa Kỳ can thiệp khi Đài Loan bị xâm lược đã giảm dần, vì suốt 20 năm qua, Trung Quốc quyết tâm hiện đại hóa vũ khí và khả năng chiến đấu để giữ quân Mỹ ở một khoảng cách xa. Robert Blackwill, cựu trợ lý an ninh quốc gia của George W. Bush cho rằng bên cạnh quân sự, Mỹ còn phải "răn đe bằng địa kinh tế". Hoa Kỳ và các đồng minh như Nhật Bản phải nói rõ, Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi hệ thống tài chính và thương mại dựa trên đồng đô la, nếu tấn công Đài Loan.

Tuy nhiên nếu trong thời chiến tranh lạnh, sự tồn tại của Tây Berlin được Mỹ và NATO coi là lợi ích sống còn, thì ngày nay khó có được sự đồng thuận này. Có thể nào coi Đài Loan là lợi ích thiết thân, với nguy cơ làm Bắc Kinh – thường là đối tác thương mại quan trọng – giận dữ ? Còn đối với nhiều người Trung Quốc, chiếm được Đài Loan cũng là vị trí lãnh đạo thế giới của siêu cường Mỹ kết thúc. Nếu cho rằng sẽ thành công với một cái giá chấp nhận được, Bắc Kinh sẽ hành động.

Thụy My

Published in Châu Á

Quả bom nổ chậm của Donald Trump dành cho Tập Cận Bình

Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc ra thế giới, tổng thống Mỹ Donald Trump trước nhiều khó khăn một khi mãn nhiệm, nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị bắt ngay khi về nước, vac-xin chống Covid là những đề tài chính của các báo Pháp hôm nay 18/01/2021.

bom1

Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh 13959 bổ sung cho luật HFCAA, ngăn chận các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ trong tương lai. Ảnh tư liệu chụp ngày 20/11/2020.  AP - Susan Walsh

Bị Mỹ cô lập, Trung Quốc muốn ký hiệp định thương mại với nhiều nước

Le Mondetrong bài "Trung Quốc mở rộng mang lưới thương mại ở khắp thế giới" nhận định, trong lúc Washington tìm cách cô lập Bắc Kinh, Trung Quốc tìm mọi cách để ký bằng được các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương tại Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.

Sau khi ký hiệp định RCEP với 14 nước Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11/2020, đến cuối tháng 12 Trung Quốc gút được với Liên Hiệp Châu Âu (EU) hiệp định tự do mậu dịch đã thương lượng từ 2013, đến lượt đảo Maurice ở Châu Phi. Tổng cộng đến nay Bắc Kinh có trong tay 19 hiêp định tự do mậu dịch ký với 26 quốc gia, chiếm 35% ngoại thương.

Trung Quốc tả xung hữu đột để nhân lên các đối tác trước khi chính quyền mới của Mỹ lên thay. Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc phải rời Wall Street vì bị ông Trump cho vào danh sách đen. Gần đây nhất là Xiaomi vì có liên hệ với quân đội Trung Quốc, và tập đoàn dầu khí CNOOC vì quấy nhiễu, đe dọa Việt Nam ở Biển Đông.

Châu Âu vội tin vào lời hứa của Bắc Kinh

Riêng hiệp định đầu tư ký với EU, theo Le Monde, vừa là chiến thắng về ngoại giao, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Bắc Kinh : đang căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc rất cần thu hút công nghệ và đầu tư. Trong hậu trường, một số nước thành viên (như Hà Lan, Pháp, Ý, Áo, Hung) tỏ ra bất mãn trước sự vội vã ký kết này. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, làm thế nào một Nhà nước tập quyền lại có thể cho mở cửa các lãnh vực chiến lược cho đầu tư nước ngoài ?

Trong 20 năm qua, Trung Quốc ít khi tôn trọng các hiệp ước đã ký. Dù đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bắc Kinh vẫn trợ giá ồ ạt cho khu vực quốc doanh, vi phạm sở hữu trí tuệ, áp đặt chuyển giao công nghệ. Các quy định của Trung Quốc cũng giống như những con búp bê Nga Matrioska, dẹp cái này lại mọc ra cái khác.

Chuyên gia Alicia Garcia Herrero của Natixis nhận xét : "Ngay cả nếu Bắc Kinh không còn đòi liên doanh đối với các dưỡng đường, các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn phải xin giấy phép". Tin cậy vào một chế độ độc tài, hiếu chiến là quá rủi ro, và theo chuyên gia Amrita Narlikar ở Đức, thì EU đã "đặt lợi ích lên trên các giá trị, đặt kinh tế ngắn hạn lên trên độc lập về chiến lược dài hạn".

Sau con đường tơ lụa là bức tường nợ nần

Le Mondecũng đề cập đến "Con đường tơ lụa mới : Các nước nghèo lọt vào bẫy nợ". Những món tiền lớn mà Trung Quốc cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng có thể dẫn đến vỡ nợ đối với một số nước.

Đại dịch từ Vũ Hán đã làm giảm hẳn khả năng trả nợ : thuế thu vào ít hơn nhưng lại phải chi ra nhiều cho y tế, xã hội, giá nguyên liệu xuất khẩu lao dốc. Tháng 12/2020, các nhà nghiên cứu trường đại học Boston khẳng định từ 2008 đến 2019, Trung Quốc đã cho vay đến 462 tỉ đô la, ngang với Ngân hàng Thế giới trong cùng thời kỳ. Chính sách này đã khựng lại vào 2016 vì rủi ro cả về tài chính lẫn chính trị.

Tại Pakistan, nơi 50 tỉ đô la đổ vào cơ sở hạ tầng, nhiều công dân Trung Quốc đã bị tấn công. Năm 2020, nhóm nổi dậy Sindhudesh Revolutionary Army tố cáo Bắc Kinh cưỡng chiếm đất, hai lần toan sát hại nhiều người Hoa, còn nhóm Baloch Liberation Army giết chết một số cảnh sát trong vụ tấn công vào thị trường chứng khoán Karachi, nơi Trung Quốc nắm giữ 40%.

Giáo sư Ni Gao của Kedge Business School ghi nhận do dịch Covid và quan hệ căng thẳng trên thế giới, đầu tư của Trung Quốc được đưa về những nước lân cận có văn hóa gần gũi hơn. Đại dịch đã làm hình thành một trật tự kinh tế thế giới mới, tạo điều kiện cho "khu vực hóa". Sau ba thập niên phát triển, mức độ lệ thuộc kỹ nghệ và bổ sung cho nhau giữa các nước Châu Á khá cao, thị trường và tầng lớp trung lưu Châu Á tăng trưởng nhanh.

Quả bom nổ chậm của Donald Trump dành cho Trung Quốc

"Trước tham vọng của Trung Quốc, có một sự đồng thuận ở Mỹ", đó là nhận định của chuyên gia Isabelle Feng ở Bruxelles. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sau thời gian dài lơi lỏng, đã thông qua một luật mà về lâu về dài sẽ loại các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán New York.

Đầu năm nay, thị trường NYSE loan báo hủy niêm yết ba tập đoàn Trung Quốc là China Telecom, China Mobile, China Unicom, theo sắc lệnh 13959 của tổng thống Donald Trump có hiệu lực từ ngày 11/01, cấm 35 công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội lên sàn. Các chỉ số Dow Jones, S&P, FTSE Russell và MCSI rút ba công ty Trung Quốc khỏi danh sách, các ngân hàng Goldman Sachs, JPMorgan, Morgan Stanley hủy 500 mã chứng khoán.

Sắc lệnh 13959 bổ sung cho luật về trách nhiệm các công ty ngoại quốc (HFCAA) được cả Thượng Viện (Cộng hòa) và Hạ Viện (Dân chủ) nhất trí thông qua. Dù tên gọi chung chung, thực ra luật này được đo ni đóng giày để chĩa mũi dùi vào Trung Quốc. Mục 2 quy định phải khai báo có phụ thuộc vào một định chế tư pháp nước ngoài hay không, còn Mục 3 buộc khai tên các nhà lãnh đạo và người điều hành là đảng viên cộng sản Trung Quốc.

Và nếu không tuân thủ các quy chế của cơ quan quản lý chứng khoán Hoa Kỳ ba năm liên tiếp và từ chối cho thanh tra, sẽ bị loại khỏi sàn. Trong khi theo báo cáo của Quốc hội Mỹ tháng 10/2020, trong số 260 công ty ngoại quốc không chấp nhận cho thanh tra, có đến 238 có trụ sở ở Hoa lục và Hồng Kông.

Khác với các sắc lệnh khác của ông Trump đánh vào WeChat, TikTok, Bắc Kinh không thể kiện tụng gì được vì Lầu Năm Góc nêu vấn đề an ninh quốc gia. Đây là quả bom nổ chậm được tổng thống Trump cài lại, và tác động đối với quan hệ Mỹ-Trung sẽ được nhận ra trong vòng bốn năm tới.

Khúc ca khải hoàn mong manh của Tập Cận Bình

Trên lãnh vực y tế, bài điều tra của Les Echos nhận định "Covid : Tại Trung Quốc, khúc khải hoàn mong manh của Tập Cận Bình". Một năm sau khi đại dịch khởi phát, ông Tập ca ngợi chiến thắng trước con virus và kinh tế khởi sắc trở lại. Nhưng thách thức là vô cùng lớn đối với một Trung Quốc mà hình ảnh đã sụp đổ tại phương Tây.

Bắc Kinh đàn áp các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo và các nhà báo công dân, chê bai các nước dân chủ phương Tây chống dịch không tốt. Tuy nhiên dịch corona lại bùng lên lần nữa ở Hà Bắc gần Bắc Kinh, nhắc nhở rằng con virus độc hại vẫn quanh quẩn đâu đó. Về kinh tế, ông Tập khoe rằng đã xóa đói giảm nghèo, nhưng hố sâu bất bình đẳng ngày càng rộng. Về chính trị, việc Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh đến an ninh, ổn định, đã tố cáo nỗi lo sợ bị lật đổ của ông ta.

Còn về đối ngoại, lợi dụng tổng thống Donald Trump mãn nhiệm, Hoa Kỳ đang sa sút, Trung Quốc ngỡ rằng sẽ độc chiếm thiên hạ. Nhưng việc đàn áp Tân Cương, Hồng Kông, thái độ hung hăng với Đài Loan, Ấn Độ và trên Biển Đông ; tung những "chiến binh sói" ra thế giới, viết lại lịch sử Vũ Hán để trốn tránh trách nhiệm, cản trở WHO điều tra… khiến thế giới càng ác cảm với Bắc Kinh.

Tổng thống Donald Trump đứng trước những khó khăn khi mãn nhiệm

Về tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm,Libérationchạy tựa trang nhất "Donald Trump, sau thất cử lại đến phá sản ?". Gần đến ngày rời Nhà Trắng, các khách sạn của ông vắng khách, các chủ nợ đòi tiền, còn các sân gôn thì thua lỗ.

Việc thị trưởng Dân chủ New York loan báo chấm dứt các hợp đồng thương mại với Trump Organization mang tính biểu tượng, tuy vài triệu đô la không thấm vào đâu so với gia tài của nhà tỉ phú. Không còn được quyền đặc miễn kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ vào thứ Tư tới, Donald Trump có nguy đối mặt với một số vụ kiện. Có thể kể : vụ chi 130.000 đô la cho cô đào Stormy Daniel, chưởng lý Manhattan đòi điều tra thuế, khoảng 10 cáo buộc tấn công tình dục, lại thêm cô cháu gái Mary Trump khiếu nại về thừa kế.

Deutsche Bank, đối tác trung thành từ 20 năm qua cũng chia tay với ông. Signature Bank, nơi Ivanka nằm trong hội đồng quản trị suốt hai năm, đề nghị Donald Trump từ chức chủ tịch và đóng hai tài khoản của ông. Một công ty môi giới địa ốc ngừng hợp tác. Ngay cả khi "lưu vong" dưới bầu trời xanh biếc của Palm Beach, Trump cũng không thể làm ngơ trước những đám mây xám ở New York, nơi đặt trụ sở của tổ chức do hai con trai ông điều hành từ năm 2017.  

Có đến 70% tài sản của Donald Trump nằm tại đây, chủ yếu là năm cao ốc trong đó bốn ở Manhattan, nổi tiếng nhất là Trump Tower ở Đại lộ số 5. Do đại dịch và một phần do biểu tình, các căn hộ sang trọng tại đây phải bán lỗ, không ít văn phòng cho thuê phải bỏ trống, nhà hàng, quán bar trong cao ốc đóng cửa.

Thất bại về chính trị, túi tiền Trump còn có thể bị đe dọa – điều tồi tệ nhất đối với ông. Nhưng Donald Trump vẫn là tỉ phú : Bloomberg ước lượng tài sản của với khoảng 500 khách sạn, cao ốc cho thuê, văn phòng, câu lạc bộ gôn…lên đến 3,2 tỉ đô la. Hiện nay các nhà tài trợ vắng bóng, tuy nhiên bài xã luận của tờ báo cho rằng vẫn còn hy vọng vì họ biết là thương hiệu Trump có đến trên 70 triệu "khách hàng" tiềm năng.

Nga : Nhà đối lập Navalny và "cuộc hạ cánh thô bạo"

Nhìn sang nước Nga, sự kiện nhà đối lập Alexei Navalny bị đầu độc suýt chết cách đây năm tháng nay từ Đức bất chấp nguy hiểm trở về Nga và bị bắt ngay lập tức, vụ này cũng rất ly kỳ.

Le Figaro cho biết các hành khách trên chuyến bay 936 Berlin-Moskva của công ty Pobeda đã cười rộ lên khi phi công loan báo sẽ không hạ cánh xuống Vnoukovo như dự kiến, mà là Sheremetyeto, một sân bay khác ở đầu kia của thủ đô Nga. Nhưng phi công không nhầm lẫn như họ tưởng. Trên máy bay có Alexei Navalny, 44 tuổi, kẻ thù số một của điện Kremlin. Libération nói về "một sự hạ cánh thô bạo" lúc 21 giờ đêm qua : Anh thậm chí còn chưa chính thức đặt chân vào lãnh thổ Nga, vì bị bắt dẫn đi ngay khi trình passport, để lại người vợ Ioulia cùng với phát ngôn viên Kira Yarmish, bất chấp sự phản đối kịch liệt của luật sư Olga Mikhailova.

Việc chuyển hướng máy bay vào phút chót rõ ràng là để nhà đối lập không thể gặp được những người ủng hộ ra đón ở phi trường. Vnoukovo hôm Chủ nhật dày đặc các đơn vị cảnh sát chống bạo động, chỉ những ai có vé bay trong ngày mới được cho vào, báo chí bị cấm đưa tin. Nhiều phi đạo ở sân bay này bị đóng, và nhiều chuyến bay bị buộc đổi hướng. Khoảng 60 người bị bắt trong đó có em trai nhà đối lập, Oleg Navalny và luật gia Lioubov Sobol.

Thụy My

Published in Quốc tế
vendredi, 01 janvier 2021 19:59

Điểm báo Pháp - Bộ ba ghi dấu 2020

Bộ ba ghi dấu 2020 : Covid-19, Donald Trump và Tập Cận Bình

Tất cả báo Pháp đều nghỉ Tết Dương Lịch, riêng tờ Le Monde, vì ra số cuối năm vào hôm qua, nên vẫn có mặt trên sạp báo. Tờ báo dành tựa lớn trang nhất cùng nhiều trang bài cho "Những câu hỏi về chiến lược tiêm chủng", một vấn đề đang đặc biệt gây tranh cãi tại Pháp, nhưng cũng rất quan tâm đến tình hình Châu Á với một loạt bài liên quan đến Trung Quốc ỏ trang quốc tế.

trio1

Donald Trump và Tập Cận Bình, tháng 11/2017 – Ảnh Nicolas Asfouri-AFP

Nhà báo Alain Frachon trên Le Monde đã có một tổng kết năm 2020 rất lý thú khi ghi nhận bộ ba tiểu biểu của năm vừa kết thúc là "Covid-19, Donald Trump và Tập Cận Bình"… Trong bài viết mang tựa "Bộ Ba khó cưỡng", nhà báo Pháp xác nhận rằng con virus đã làm tăng thêm cuộc đối đầu nhiều mặt giữa hai lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tương lai sẽ tiếp tục mang dấu ấn của Covid-19, Tập và Trump

Bộ ba Covid-19, Tập Cận Bình và Donald Trump đã thống trị năm 2020 và tương lai sẽ tiếp tục mang dấu ấn của bộ ba đó. Virus đã thay đổi mọi thứ, đối với tất cả mọi người và trong một thời gian dài.

Về tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc, Le Monde rất nghiêm khắc : "là nạn nhân của đại dịch và sự kém cỏi của mình, ông Trump sẽ phải ra đi, bị thất bại ám ảnh, bị cử tri đuổi về nhà, phải đánh gôn suốt đời giữa hai phiên tòa và ba chương trình truyền hình thực tế. Trong khi đó, làm chủ được virus tại nhà, người đồng cấp Trung Quốc của ông Trump hơn bao giờ hết là người mạnh nhất trong lúc này và đáng lo ngại trên nhiều mặt".

Về toàn cảnh năm 2020, Le Monde ghi nhận năm này đã kết thúc với những tháng bị Covid-19 tàn phá về kinh tế và y tế. Theo ước tính của tuần báo The Economist, đại dịch đã ảnh hưởng đến khoảng 500 triệu người, mà phần đông chưa bao giờ được xét nghiệm. Đại dịch cũng đã khiến gần hai triệu người chết. Ở thế giới phát triển cũng như thế giới thứ ba, người giàu được thoát nạn hơn là người nghèo.

2020 : Thế giới nghèo đi vì Covid

Năm kết thúc với sự suy giảm tài sản toàn cầu khoảng 7% - mức suy thoái nặng nhất kể từ Thế Chiến II. Năm 2021 có lẽ sẽ báo hiệu sự phục hồi kinh tế dưới dạng hình chữ "V". Đại dịch đã đẩy nhanh nhiều biến động đang diễn ra. Người ta sẽ không có lại cuộc sống "như trước đây". Covid-19 đã tạo cơ hội cho công nghệ kỹ thuật số, các công ty thống trị ngành này và những người sử dụng. Hình thức làm việc từ xa đã bùng nổ. Người ta sẽ không trở lại văn phòng "như trước đây". Nợ, đặc biệt là nợ công, cũng bùng nổ. Nhu cầu nhiều hơn bao giờ hết, Nhà nước được kêu gọi can thiệp ở khắp mọi nơi...

 Cuối cùng, theo Le Monde, đại dịch đã phơi bày sự lệ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc và đã thúc đẩy tiến trình xét lại sự phi lý của "chuỗi giá trị" - các quy trình sản xuất quá manh mún về mặt địa lý - làm suy yếu chủ quyền của các quốc gia trong lĩnh vực then chốt là y tế.

Covid-19 sẽ tăng cường xu hướng khu vực hóa thương mại xung quanh ba cực thương mại chính : Châu Á (hoặc các Châu Á), Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU). Bộ mặt mới của toàn cầu hóa đang xuất hiện.

Giữa hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh, con virus đã làm tăng thêm cuộc đối đầu vốn đa dạng, một bên là Tập Cận Bình vẻ không nao núng, một bên là Donald Trump nóng nẩy. Trung Quốc đã thắng được Covid-19, nhưng khủng hoảng đã phơi bày ra ánh sáng tính thiếu minh bạch và tàn nhẫn của một chế độ truy bức không nương tay những người đã chứng kiến những gì đã xảy ra ở Vũ Hán, điểm khởi đầu của đại dịch. Phải chăng Bắc Kinh đang có điều gì đó phải che giấu ?

Năm 2020 một lần nữa chứng kiến chiến dịch đè bẹp những người đòi dân chủ ở Hồng Kông, chủ trương cầm cố người Duy Ngô Nhĩ và quyết tâm thôn tính ngấm ngầm những vùng tranh chấp biên giới trên bộ ở dãy Himalaya, cũng như vùng Biển Đông.

Pháp : Tranh cãi về tiến độ chậm chạp của chiến dịch tiêm chủng

Theo ghi nhận của Le Monde, ngày 27/12 vừa qua, cùng với nhiều nước Liên Âu và Vương quốc Anh, Pháp đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vac-xin ngừa Covid-19. Thế nhưng, chỉ ít lâu sau, một cuộc tranh luận đã bùng lên trong chính giới Pháp, với các đảng đối lập cả tả lẫn hữu đều chỉ trích chính phủ là đã quá chậm trễ.

Các số liệu thật rõ ràng. Tính đến ngày 30/12 vừa qua, chỉ mới có 138 người được tiêm chủng tại Pháp, trong khi tại nước Đức láng giềng, số người được chích ngừa đã vượt mốc 78.000.

Theo Le Monde, các thách thức về hậu cần và quyết định ưu tiên chích ngừa cho cư dân các viện dưỡng lão đã làm cho vấn đề tổ chức tiêm chủng trở nên phức tạp, trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể mới của con virus mà tính chất lây nhiễm mạnh đang gây lo ngại, có thể thúc đẩy chính quyền đẩy nhanh lịch trình tiêm chủng.

Trước những chỉ trích ngày càng nhiều về tiến độ chậm chạp của chiến dịch tiêm chủng, chính quyền Pháp đã khẳng định tính đúng đắn trong quyết định thận trọng của mình, và để cho hiểu là họ vẫn bám sát chiến lược đề ra.

Le Monde ghi nhận là khi được hỏi vào tối thứ Ba 29/12 trên đài truyền hình France 2, bộ trưởng Y tế Olivier Véran công nhận là chiến dịch đã khởi sự rất chậm tại Pháp, nhưng theo ông : "Điều quan trọng là vào cuối tháng 1, Pháp bắt kịp khoảng cách đối với mọi nước khác".

Đối với chủ tịch Hội đồng Định hướng Chiến lược Vac -xin Pháp, ông Alain Fischer, sự chậm chạp được ghi nhận xuất phát từ một thái độ cẩn trọng, để bảo đảm được vấn đề "an toàn, hiệu quả, tổ chức và đạo đức", tức là với sự đồng ý của người được chích ngừa.

Theo ông, Pháp thực sự là quốc gia duy nhất tìm kiếm sự đồng ý của những người được tiêm chủng, sau khi họ được bác sĩ điều trị gợi ý hoặc qua sự giới thiệu của viện dưỡng lão.

Ông Jean-Daniel Lelièvre, trưởng khoa miễn dịch lâm sàng và bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Henri-Mondor ở Créteil, giải thích : "Nếu chúng ta đi quá nhanh, chúng ta có nguy cơ gia tăng sự ngờ vực". Do vậy thời gian chậm trễ vài tuần hay thậm chí một tháng không phải là vấn đề.

Ngoài ra, theo chuyên gia này, phải chú ý đến khía cạnh văn hóa : "Không phải tất cả các quốc gia ở Châu Âu đều có cùng thói quen văn hóa, cùng mối quan hệ với các ngày lễ. Ở Pháp, người ta không tiêm chủng 10.000 người giữa hai ngày Giáng Sinh và Tết Tây"

Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại hoặc bùng phát do biến biến thể mới, liệu có thể tăng tốc không ?

Ông Fischer thừa nhận rằng ông "không chắc" rằng công việc có thể "thực sự nhanh hơn" những gì đang làm hiện nay, nhấn mạnh đến các khó khăn hậu cần trong việc phân phối vac-xin đến một số nơi ở Pháp trước khi phục vụ công bằng cho 14.000 viện dưỡng lão trên lãnh thổ.

Cuba khai tử chế độ hai đồng tiền chính thức 

Trên bình diện quốc tế, Le Monde cũng quan tâm đến việc "Cuba chấm dứt hệ thống hai đồng tiền". Theo tờ báo, được áp dụng vào ngày 01/01/2021, giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc cải cách được chờ đợi từ nhiều năm sẽ có tác động đau đớn đến giá cả và cuộc sống hàng ngày của người dân Cuba.

Sau nhiều năm trì hoãn, thất bại và những lời hứa hão huyền, Cuba đã quyết định thực hiện và thống nhất hệ thống tiền tệ của mình. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2021, chính quyền La Habana sẽ từ bỏ một trong hai loại tiền tệ quốc gia được lưu hành trên đảo kể từ năm 1994, một hệ thống trước đây xem là duy nhất trên thế giới.

Cuộc cải cách quan trọng và phức tạp này được Chủ tịch Miguel Diaz-Canel công bố trên truyền hình vào ngày 10 tháng 12, và diễn ra vào thời điểm mà tình trạng thiếu hụt chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay, kể từ sau khi khối Liên Xô tan rã vào những năm 1990, khiến Cuba rơi vào tình trạng kinh tế sụt giảm chưa từng thấy.

Vì không còn thu nhập từ du lịch do cuộc khủng hoảng virus corona, lại phải tăng chi tiêu để đối phó với đại dịch và các biện pháp trừng phạt gia tăng của chính quyền Trump, nền kinh tế Cuba đang hoạt động yếu ớt và lâm vào tình trạng thiếu ngoại hối.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Tập Cận Bình nhắm tới đại hội đảng năm 2022

Tập Cận Bình, chủ tịch kiêm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, đang củng cố hơn nữa quyền lực của mình khi đặt mục tiêu vào nhiệm kỳ thứ ba tại đại hội đảng toàn quốc 5 năm vào năm 2022.

xi1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của mình kể từ khi dập tắt thành công sự lây lan của Covid-19. Các quy định mới của đảng yêu cầu các cán bộ đảng viên phải "bảo vệ" địa vị của ông Tập. © AP

Đầu năm nay, kế hoạch kéo dài thời gian cầm quyền của ông Tập đã vấp phải những trở ngại do sự lây lan của Covid-19. Nhưng bằng cách kiểm soát sự bùng phát virus diễn ra khá nhanh chóng – trái ngược với những nỗ lực không thành công của các nước phương Tây – ông Tập đã biến những cơn gió ngược đó thành cơn gió thoảng qua.

Câu hỏi lớn đối với những người bàn luận đến Trung Quốc trên toàn thế giới là làm thế nào để đối phó với ông Tập vốn hiện có vẻ như sẽ vẫn nắm quyền trong nhiều năm tới.

Theo hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton, ông Tập đã nói với Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 12 năm 2018 rằng ông muốn làm việc với Trump thêm sáu năm nữa. Ông Tập dường như đang đề cập đến năm 2024, đây sẽ là năm cuối cùng của nhiệm kỳ Trump thứ hai. Nhưng các nhận xét đó cũng ám chỉ tham vọng của ông trong nhiệm kỳ 5 năm nữa với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản khi nhiệm kỳ hiện tại hết hạn vào năm 2022.

Các động thái của ông Tập trong những tháng gần đây dường như xác nhận dự đoán của Bolton. Một là thông báo vào tháng 10 của đảng về các mục tiêu kinh tế dài hạn cho năm 2035, cũng như kế hoạch 5 năm mới, bắt đầu vào năm 2021. Thông báo này được đưa ra lần đầu tiên trong 25 năm về chính sách cho một khoảng thời gian dài như vậy. Kế hoạch trước đó đã được đưa ra vào năm 1995 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Giang Trạch Dân khi đó.

Kế hoạch dài hạn gần đây nhất kêu gọi Trung Quốc xây dựng quân đội hiện đại vào năm 2027, trùng với một mốc quan trọng : kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân. Mục tiêu sẽ đạt được bằng cách thực hiện các ý tưởng của ông Tập về việc củng cố quân đội.

Năm này cũng rất đáng chú ý vì một đại hội đảng toàn quốc sẽ được tổ chức vào năm 2027. Một nguồn tin quân sự ở Bắc Kinh ẩn danh cho biết điều này chỉ ra rằng "ông Tập dự định ở lại vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương cho đến ít nhất là năm 2027". Chủ tịch Quân uỷ Trung ướng chỉ huy Quân giải Phóng Trung Quốc và được cho là có quyền lực hơn người đứng đầu Đảng cộng sản.

Vào tháng 10, các truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về các quy tắc làm việc mới cho khoảng 200 thành viên của Ủy ban Trung ương đảng. Các quy tắc phản ánh rõ ràng phạm vi của ông Tập : yêu cầu các cán bộ đảng viên phải kiên quyết bảo vệ "tư cách của Tổng Bí thư Tập Cận Bình là nòng cốt của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản và của toàn đảng".

Điểm mấu chốt là Ủy ban Trung ương đã ghi tên ông Tập vào các quy tắc, đồng thời cho phổ biến rộng. Các quy tắc sẽ tồn tại cho đến khi được sửa đổi hoặc bãi bỏ. Có thể là theo quy định mới, các cán bộ đảng viên sẽ không còn được phép chỉ trích hoặc phản đối sự lãnh đạo của ông Tập.

Nội quy làm việc của Ban chấp hành trung ương cũng quy định Tổng bí thư có thẩm quyền đề ra chương trình nghị sự của Thường vụ Bộ Chính trị. Ban thường vụ là cơ quan quyết định hàng đầu của đảng hiện có bảy thành viên kể cả Tập Cận Bình.

Chức vụ tổng bí thư đã được cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình hồi sinh như để góp phần cải cách chính trị. Mao Trạch Đông từng là "Tổng bí thư" và tự cho mình là một nhà độc tài. Sau khi Mao qua đời, chức chủ tịch bị bãi bỏ, trong khi chức vụ tổng bí thư được lập ra để ngăn chặn chế độ độc tài quay trở lại.

Kết quả là, Trung Quốc chuyển sang hệ thống lãnh đạo tập thể, theo đó tổng bí thư đồng thời là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Ủy ban Thường vụ có số thành viên lẻ để đảm bảo rằng đối với các câu hỏi gây chia rẽ, các quyết định có thể được đưa ra theo đa số phiếu. Tổng bí thư chỉ có một phiếu bầu.

Tháng 10 năm 2017, hệ thống lãnh đạo tập thể bắt đầu bị xói mòn. Vào thời điểm đó, ban lãnh đạo dưới quyền của ông Tập đã lập ra các quy định mới nhằm vào 25 thành viên Bộ Chính trị,

Các quy định mới yêu cầu các thành viên Bộ Chính trị phải báo cáo với ông Tập hàng năm về kết quả công việc của họ. Các quy tắc cũng áp dụng cho các thành viên Ủy ban Thường vụ, buộc họ phải phục tùng ông Tập.

Khi thâu tóm được nhiều quyền lực hơn ở trong nước, ông Tập đang cố gắng cải thiện mối quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản. Nhưng tình cảm đối với Trung Quốc đã trở nên tồi tệ ở Nhật Bản do virus corona và cuộc đàn áp Hồng Kông của Bắc Kinh. Hiện chưa rõ khi nào chuyến thăm cấp nhà nước bị trì hoãn của ông Tập tới Nhật Bản sẽ được thực hiện ; chuyến đi này bị trì hoãn một phần là do sự phản đối từ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản.

Nhưng Tập dường như sẽ chẳng sớm đi đâu cả. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ phải làm quen với ý tưởng giáp mặt Tập lâu dài.

Tsukada Hadano

Nguyên tác : Xi sets new rules and goals to extend reign as China's leader, Nikkei Asean, 07/12/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 08/2/2020

Published in Diễn đàn
vendredi, 16 octobre 2020 21:53

Tập Cận Bình bị dính Covid-19 ?

Phía Đài CNN (1) có ý bênh vực ông Tập Cận Bình khi đưa ra lý giải đại khái là, "có thể do khô cổ vì ông nói trong gần 1 giờ, còn tòa nhà thì bật điều hòa".

Trong đoạn câu Anh ngữ tiếp theo trên CNN, viện dẫn theo lập luận, "cũng cần chú ý việc Trung Quốc ghi nhận chưa tới 100 ca bệnh Covid-19 khắp cả nước trong tuần qua. Điều đó khiến khả năng ông Tập mắc Covid-19 là không thể".

Đài CNN đã mang vị Tổng thống của nước họ để ‘đọ’ với sức khỏe của ông Tập Cận Bình.

ho1

Chủ tịch Trung Quốc - ông Tập Cận Bình - đã liên tục ho trước ống kính truyền hình hôm 14/10/2020. Dư luận đồn đoán rất có thể ông Tập Cận Bình đã bị dính Covid-19.

"Chuyến đi đến Thâm Quyến, cho thấy Trung Quốc đã phục hồi được sau đại dịch virus corona, ông Tập gần như đã được miễn dịch với virus cúm Vũ Hán. Điều này trái ngược với các nhà lãnh đạo thế giới khác, một số người trong số họ đã bị nhiễm virus corona, chẳng hạn như Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson".

Ghi nhận từ nhật báo Anh ngữ của Hong Kong là tờ Apple cho biết, về hình thức đang cho thấy dường như con virus cúm Vũ Hán đã hiện diện trong cơ thể của ông Tập Cận Bình :

"Trong nửa đầu bài phát biểu, ông Tập nói với tốc độ chậm. Nửa phần còn lại, ông thường ngưng lại để uống nước và ho liên tục. Cảnh quay của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy trong một khoảnh khắc ông Tập đưa tay lên miệng. Khi ông Tập dừng lại và ho, Đài CCTV quay camera sang các khách mời đang ngồi. Tuy nhiên, tiếng ho vẫn liên tục vang lên trong phòng.(2)

Trong các bản tin của Đài CCTV tường thuật về bài phát biểu của ông Tập sau sự kiện trên không có tiếng ho và nhiều phần phát biểu của ông Tập được tắt tiếng. Lồng vào đó là lời dẫn của đài".

Trong một bài tường thuật khác cũng trên nhật báo Apple của Hong Kong, nhận xét rằng trước chuyến đi, các báo cáo liên quan cho biết hành trình của ông Tập sẽ kéo dài một tuần, và chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Triều Châu, Sán Đầu, Thâm Quyến, Quảng Châu và Chu Hải. Tuy nhiên trên thực tế, ông Tập đã không đi đến Quảng Châu và Chu Hải.

Chuyên gia về Trung Quốc Willy Lam (Lâm Hòa Lập) nói với Apple Daily, rằng các chuyến thăm trước đây của ông Tập tới miền nam Trung Quốc thường kéo dài từ 5 đến 6 ngày, nhưng chuyến đi lần này chỉ dài có 3 ngày mà thôi.

Tác giả bài báo đoán già – đoán non là có thể ông Tập không bị dính Covid-19, mà đó là lịch trình thay đổi liên quan đến phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa 19, sẽ bắt đầu vào ngày 26 tháng 10, ông Willy Lam nói. Theo đó, ông Tập có thể cần chuẩn bị cho phiên họp toàn thể, đây sẽ là một dịp quan trọng để ông củng cố quyền lực và chuẩn bị cho động thái cuối cùng là kéo dài nhiệm kỳ vào năm 2022 (3).

Còn theo ghi nhận của báo South China Morning Post (SCMP), ông Tập đã nhấn mạnh những gì Thâm Quyến đã đạt được trong 40 năm qua là rất to lớn, rằng các nước khác sẽ phải "mất cả trăm năm mới làm được như vậy" (4).

Phát biểu ‘tự sướng’ về Thẩm Quyến của Tập Cận Bình dường như là cùng mẫu câu như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, "Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ…" (5), được ông ‘đọc diễn văn’ tại phiên khai mạc Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 12-10.

Trở lại với nghi vấn là nếu ông Tập Cận Bình bị nhiễm Covid-19, liệu dân chúng Việt Nam sẽ mua bia về mở tiệc, hay là họ cũng cầu nguyện cho sức khỏe giống như mới đây đã nguyện cầu cho ngài Donald Trump ?

Loan Thảo

Nguồn : VNTB, 16/10/2020

Chú thích :

(1)https://edition.cnn.com/2020/10/15/asia/xi-jinping-shenzhen-speech-cough-intl-hnk/index.html

(2)https://hk.appledaily.com/news/20201014/Y7WBXVSNRNEM3LAEJMGSITCJHQ/

(3)https://hk.appledaily.com/news/20201016/NTIJUEQVTVF4ZNGC6NR4BTK27E/

(4)https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3105537/chinas-xi-jinping-praises-shenzhen-economic-model-country

(5)http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tong-bi-thu-Chu-tich-nuoc-Nguyen-Phu-Trong-Dang-bo-Ha-Noi-phai-nhin-xa-hon-nua/410158.vgp

Published in Diễn đàn

Sau Tân Cương, chính sách cải tạo của Trung Quốc ở Tây Tạng bị vạch trần

Trọng Nghĩa, RFI, 23/09/2020

Tương tự như chính sách đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc cũng đã đưa hàng trăm ngàn người Tây Tạng vào trong những trại cải tạo lao động. Một cuộc điều tra của hãng tin Anh Reuters và một báo cáo của một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố ngày 22/09/2020 đã vạch trần chiến dịch đàn áp nói trên được bao bọc dưới lớp vỏ xóa đói giảm nghèo.

tcb01

Cảnh sát Trung Quốc tuần hành trên đường phố Lhasa, thủ phủ vùng tự trị Tây Tạng.  Reuters/Handout/The International Campaign for Tibet

Trong bài "Trung Quốc thẳng tay mở rộng chương trình chuyển đổi cơ cấu lao động hàng loạt ở Tây Tạng (China sharply expands mass labor program in Tibet)", Reuters nêu bật việc Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch đưa ngày càng nhiều lao động nông thôn người Tây Tạng ra khỏi các vùng đất canh tác để chuyển họ đến các "trung tâm huấn nghệ kiểu quân đội" vừa được xây dựng.

Reuters ghi nhận là với chính sách đó, các nông dân Tây Tạng đã bị biến thành công nhân nhà máy, tương tự như chương trình đã được áp dụng tại vùng Tân Cương, nhắm vào thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, vốn đã bị quốc tế lên án là hành vi cưỡng bức lao động.

Kết luận trên đây đã được Reuters đưa ra sau khi tham khảo hàng trăm bài viết trên báo chí chính thức của Trung Quốc, văn kiện chính sách của các cơ quan chính quyền tại Tây Tạng cũng như các yêu cầu tuyển dụng được ban hành trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.

Nội dung giảng dạy trong các trung tâm huấn nghệ dành cho người Tây Tạng đã được nêu bật trong bài nghiên cứu mang tựa đề "Hệ thống huấn nghệ theo kiểu quân sự áp dụng tại Tân Cương đang được triển khai tại Tây Tạng (Xinjiang’s System of Militarized Vocational Training Comes to Tibet)", đăng trên trang mạng trung tâm nghiên cứu Mỹ Jamestown Foundation.

Tác giả bài viết, chuyên gia người Đức về Tân Cương Adrian Zenz, đã nói đến việc người Tây Tạng đã được dạy về tinh thần "kỷ luât" và "lòng biết ơn" Đảng và Nhà nước Trung Quốc để sửa chữa "tư duy lạc hậu".

Đối với Adrian Zenz, chương trình áp dụng tại Tây Tạng chẳng khác gì điều đã được thấy tại Tân Cương, nơi những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị tẩy não và bị buộc phải làm việc trên dây chuyền sản xuất của các nhà máy.

15% dân số Tây Tạng đã bị đưa vào các trại huấn nghệ

Dù quy mô chiến dịch tại Tây Tạng không lớn bằng những gì đang diễn ra ở Tân Cương, nhưng theo hai bài nghiên cứu, đã có hàng trăm ngàn người Tây Tạng, tương đương với 15% dân số Tây Tạng, đã bị đưa vào các trại huấn nghệ nói trên. Kế hoạch bắt đầu vào năm 2016 nhưng đã tăng tốc vào năm 2020.

Theo Reuters, trên danh nghĩa, chính sách mà Bắc Kinh tiến hành tại Tây Tạng là nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển lực lượng lao động dư thừa từ vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, ở Tây Tạng cũng như những vùng khác đang cần nhân công.

Một thông báo hồi tháng 8 của chính quyền Tây Tạng cho biết, trong bảy tháng đầu năm 2020, hơn 500.000 người đã được đào tạo theo chương trình huấn nghệ được áp dụng, với gần 50.000 người được bố trí việc làm tại Tây Tạng, hàng ngàn người còn lại được chuyển tới các nơi khác ở Trung Quốc.

Ghi nhận của Reuters là nhiều người phải trở thành công nhân dệt may, xây dựng và nông nghiệp với đồng lương rẻ mạt. Điều đáng nói là cách làm của Trung Quốc rất thô bạo, ép buộc các nông dân hay người chăn nuôi Tây Tạng rời bỏ nông thôn, đưa họ vào các trung tâm huấn luyện khắc nghiệt tương tự như những trung tâm dùng để giam giữ người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Ép người Tây Tạng thay đổi phương thức sống

Trả lời hãng Reuters, Adrian Zenz, nhà nghiên cứu độc lập về Tây Tạng và Tân Cương tố cáo : "Đây là cuộc tấn công trực diện, mạnh mẽ và rõ ràng nhất vào truyền thống sinh hoạt của dân Tây Tạng kể từ thời Cách Mạng Văn Hóa".

Đối với ông Zenz : "Đó là hành vi ép buộc thay đổi phương thức sống từ trang trại và du mục sang lao động lãnh lương".

Trả lời Reuters, bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận chuyện lao động cưỡng bức, khẳng định rằng Trung Quốc là đất nước pháp quyền và công nhân tình nguyện làm việc và được trả lương thỏa đáng.

Truyền thông Nhà nước Trung Quốc thì đưa tin chi tiết về chương trình này, mô tả đó là cách xóa đói giảm nghèo cho người Tây Tạng.

Chính sách Tân Cương và Tây Tạng do cùng một người đề xuất

Điểm được Reuters chú ý là một trong những người lập ra kế hoạch ở Tây Tạng, lại chính là Trần Toàn Quốc, người đã thực hiện chính sách đàn áp dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từ năm 2016.

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 1 triệu người ở Tân Cương, đã bị quây bắt và giam giữ trong các trại, đồng thời bị giáo dục tư tưởng. Ban đầu, Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các trại, nhưng sau đó lại biện minh rằng đó là các trung tâm dạy nghề và giáo dục.

Tuy nhiên theo ông Zenz, chương trình và điều kiện ở Tân Cương và Tây Tạng khác nhau.

Mô hình ở Tây Tang có vẻ tự nguyện hơn, và "không có dấu hiệu cho thấy có tình trạng giam cầm không xét xử ở vùng tự trị Tây Tạng".

Cho dù vậy, cũng theo chuyên gia này, trong một chế độ độc đoán như Trung Quốc, thì khó mà xác định ranh giới giữa cưỡng bức và tự nguyện.

Cũng như ở Tân Cương, Tây Tạng đã trở thành mục tiêu của các chính sách hà khắc để "duy trì ổn định", dập tắt "chủ nghĩa ly khai", trong đó có việc thắt chặt kiểm soát hoạt động tôn giáo.

Bắc Kinh bị tố cáo "diệt chủng văn hóa" ở Tây Tạng

Tháng 8 vừa qua, chính chủ tịch Tập Cận Bình đã cho biết là Bắc Kinh sẽ tăng cường các nỗ lực chống chủ nghĩa ly khai ở Tây Tạng, Giới bảo vệ nhân quyền không ngần ngại cáo buộc chính quyền Trung Quốc thực hiện một chính sách "diệt chủng văn hóa".

Chuyên gia Zenz nêu rõ : "Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng chính sách đồng hóa dân tộc ít người, các chính sách này về lâu về dài sẽ làm mất đi di sản ngôn ngữ, văn hóa và tinh thần"..

Điểm chung của các trại "huấn nghệ" ở Tân Cương hay Tây Tạng, theo ông Zenz là chương trình huấn luyện theo kiểu quân sự, thuật ngữ tiếng Hoa "quân lữ thức (junlüshi)" bao gồm giáo dục tinh thần yêu nước và dĩ nhiên là dạy tiếng Hoa.

Phát hiện của giới nghiên cứu cho thấy là Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến đồng hóa ngôn ngữ, văn hóa, áp đặt những chính sách sẽ xóa đi di sản các nhóm chủng tộc khác như Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và trong một tương lai gần là sắc dân Mông Cổ ở vùng Nội Mông.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 23/09/2020

*******************

Tập Cận Bình dùng 'viễn kiến quan hệ Trung – Việt' cho cả thế giới ?

BBC, 23 tháng 9 2020

Phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc qua mạng trực tuyến hôm 22/09/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình dùng khái niệm 'vận mệnh chung' để đề xuất vai trò lãnh đạo thế giới cho Trung Quốc.

tcb02

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015

Ngay lập tức, các báo Phương Tây đã cho rằng đây là 'viễn kiến' nhà lãnh đạo cộng sản Trung Hoa tung ra nhằm đối chọi chủ thuyết 'cô lập, đối đầu' của Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Với người Việt Nam, khái niệm 'common shared destiny' (vận mệnh cùng chia sẻ) mà ông Tập nêu ra nghe rất quen.

Vì trong quan hệ Trung - Việt, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần nói về 'vận mệnh chung' của hai quốc gia, gây ra nhiều bình luận khác nhau.

Nhưng trước hết, ta hãy xem ông Tập nói gì tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vừa qua.

Không chỉ đề cao hòa bình, phát triển, ông còn nhấn mạnh đến dân chủ, tự do, công lý :

"Chúng ta hãy chung tay gìn giữ, củng cố các giá trị hòa bình, phát triển, bình đẳng, công lý, dân chủ và tự do vốn được chia sẻ bởi tất cả chúng ta, nhằm xây dựng một dạng quan hệ quốc tế mới, vì một cộng đồng chia sẻ tương lai chung của nhân loại. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt hơn cho tất cả".

Theo một đánh giá của Shannon Tiezzi trên trang The Diplomat (23/09), khái niệm cộng đồng chia sẻ tương lai, hoặc 'chia sẻ vận mệnh chung' (community of common destiny) mà Trung Quốc nêu ra luôn có hàm chứa lời đả phá hệ thống liên minh của Hoa Kỳ.

Nhưng quan sát kỹ thì đây không phải là viễn kiến gì mới, và chắc chắn không phải là tác phẩm lý luận của Chủ tịch Tập.

Các văn bản tiếng Trung đã nói nhiều về khái niệm 'Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể' (类命运共同体) từ nhiều năm qua.

Không có gì mới ?

Trên thực tế, theo đánh giá của Richard Rigby và Brendan Taylor trong một nghiên cứu về ngoại giao Trung Quốc, phát biểu về 'vận mệnh chung' không đến từ miệng nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, mà lần đầu do Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nêu ra năm 2005.

Thậm chí có người còn cho rằng ý tưởng này đến từ viễn kiến của lãnh đạo Úc trước đó nói về nhu cầu kiến thiết 'cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương hài hòa, ổn định'.

Còn tại Trung Quốc, vào năm 1991, ngay khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ở hội nghị Thành Đô, lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nói về 16 chữ vàng gồm một câu về 'vận mệnh tương quan'.

"Sơn thủy tương liên,

Lý tưởng tương thông,

Văn hóa tương đồng".

tcb03

Đoàn đại biểu Tân Cương ở Bắc Kinh, ảnh tư liệu 2014

"Vận mệnh tương quan"

Những người chỉ trích hai đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc thường cho rằng các cụm từ trên mang tính "bùa chú" đảm bảo cho hai đảng này cầm quyền bằng một liên minh nào đó.

Nhưng thực ra, công thức nêu ra sự 'chia sẻ vận mệnh' đã được Trung Quốc áp dụng với tất cả các láng giềng.

Theo một nghiên cứu của Trương Đăng An (Zhang Dengan) thì ban đầu, việc nêu ra 'vận mệnh chung' được Trung Quốc "đề xuất với các láng giềng nhằm hàn gắn quan hệ bị căng thẳng bởi các tranh chấp lãnh thổ".

Chỉ sang thế kỷ 21, khái niệm nói trên "mới trở thành một phần của chiến lược lâu dài của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế".

Tác giả Trương Đăng An, người Trung Quốc, cũng nhận định rằng khái niệm 'vận mệnh chung' được đề cao nhằm "tận dụng cơ hội hòa bình trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21" mà Trung Quốc rất cần, để phát triển tối đa.

Theo ông, quốc tế khó chấp nhận khái niệm này vì nó chưa đủ tính minh bạch, sự cam kết và hành động cụ thể từ chính quyền Trung Quốc.

Vào thời điểm hiện nay, phát biểu của Chủ tịch Tập tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm nay (qua video) lại bị cho là lời đả phá ngấm ngầm nhằm vào khẩu hiệu 'Hoa Kỳ trên hết' của Tổng thống Donald Trump.

Năm 2018, ông Tập nói y nguyên như thế về quan hệ với Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á, và sang thăm Moscow năm 2020, ông cũng nhắc lại thuyết 'vận mệnh chung' với Nga và rộng ra là cả nhân loại.

Tuy vậy, cần phải nói rằng ông Tập Cận Bình đã diễn giải mở rộng định nghĩa 'cộng đồng chung vận mệnh'.

Hồi năm 2015, nó mới chỉ có năm thành tố gồm 'đối tác chính trị, an ninh, phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa, và bảo vệ môi trường'.

Nay, việc chia sẻ vận mệnh chung khiến nhân loại cần tập trung vào 'toàn cầu hóa, chống biến đổi khí hậu, và củng cố cải thiện quản trị tầm toàn cầu' (global governance reform).

Khẳng định Trung Quốc "không bao giờ làm bá chủ" và "không có ý định mở cuộc Chiến tranh Lạnh hay chiến tranh Nóng với bất cứ nước nào", chủ tịch Trung Quốc cũng cam kết sẽ dẫn dắt cuộc chiến chống Covid-19.

Các liều vaccine mà Trung Quốc đang chế tạo, thử nghiệm, sẽ được ưu tiên cho các nước đang phát triển, ông nói.

Nguồn : BBC, 23/09/2020

Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình thao túng đảng, tự biến mình thành kẻ thù của cả thế giới

Bà Thái Hà (Cai Xia), cựu giảng viên Trường Đảng trung ương : "Đảng cộng sản Trung Quốc đã trở thành một xác sống chính trị (…). Tập Cận Bình đã chứng tỏ chỉ một mình ông ta có thể giết chết một đảng và cả một đất nước".

xi1

Bìa tuần báo Courrier International số ra ngày 10/09/20120. © Capture d'écran Courrier International

Le Point tuần này bực tức trước tình trạng bạo lực tại Pháp, đặt câu hỏi "Quyền lực Nhà nước ở đâu ?" trong các lãnh vực tư pháp, cảnh sát, giáo dục… L’Express chú ý đến "Những ông vua của thế giới", đó là các tập đoàn công nghệ số GAFA. L’Obs dành chủ đề cho "Thế hệ Covid" - phải chăng đó là một thế hệ trẻ bị hy sinh ? Riêng Courrier International chạy hàng tựa lớn "Tập Cận Bình khóa chặt Trung Quốc" trên nền đỏ chói, với hình vẽ ông Tập quay lưng đá giò lái vào logo búa liềm.

Ở trang trong với hai màu đen và đỏ, cũng khuôn mặt Tập Cận Bình, phía sau là hàng quân đang vác súng, Courrier International tố cáo : đàn áp Tân Cương, áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, đe dọa Đài Loan, bỏ tù bất kỳ tiếng nói phản biện nào trên toàn Trung Quốc… Mức độ đàn áp của ông Tập lên cao chưa từng thấy, tại một đất nước vốn đã độc tài, với sự lên ngôi của những kẻ chủ trương cứng rắn.

"Trung Hoa mộng" không dành cho các dân tộc thiểu số

Đặng Tiểu Bình đề ra nguyên tắc "nhất quốc, lưỡng chế" năm 1984, nhưng chỉ áp dụng được cho Hồng Kông từ năm 1997, còn Đài Loan bác bỏ. Đặng tin rằng hai lãnh thổ này sẽ gắn bó với Hoa lục nhờ dòng máu Hán tộc. Tuy nhiên sau hai thập niên, hơn phân nửa dân số Hồng Kông không coi mình là người Trung Quốc, và ba phần tư người Đài Loan cũng thế.

Theo nhà sử học James Milward, những quyền được đảng cộng sản Trung Quốc dành cho các dân tộc thiểu số sau 1949 nhằm "lãnh đạo một đế quốc nhưng không có vẻ như đô hộ". Tuy nhiên giảng viên đại học Mã Nhung (Ma Rong) cho rằng nếu "chính trị hóa" tư cách các dân tộc thiểu số dễ dẫn đến ly khai. Một số trí thức như Hồ An Cương (Hu Angang), Hồ Liên Hiệp (Hu Lianhe) thậm chí còn đòi đồng hóa hẳn với người Hán.

Rất có thể những ý tưởng dân tộc chủ nghĩa này đã làm nảy sinh chủ trương đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và các sắc tộc khác ở Tân Cương, nhằm xóa bỏ tín ngưỡng, phong tục và ngôn ngữ của họ. Một triệu người bị tống vào trại cải tạo, nửa triệu trẻ em bị tách rời khỏi gia đình ; và trong một chiến dịch cuối năm 2017, một triệu đảng viên được phân công sống chung trong các gia đình Duy Ngô Nhĩ để tỏ tình "đoàn kết". Gần đây là chiến dịch triệt sản người Hồi giáo, công nghệ giám sát phổ biến ở Tân Cương và Tây Tạng. Tất cả diễn ra từ khi Tập Cận Bình lên ngôi, mơ một "Giấc mộng Trung Hoa".

"Một mình Tập Cận Bình có thể giết chết một đảng và một đất nước"

Trong bài trả lời phỏng vấn The Guardian được Courrier International dịch lại, bà Thái Hà (Cai Xia), giáo sư Trường Đảng trung ương đã bị khai trừ đảng và nay sống lưu vong, vẽ ra một toàn cảnh đáng lo ngại sẽ mang lại những hậu quả trầm trọng về chính trị, thậm chí địa chính trị, khi quyền lực chỉ tập trung trong tay nhân vật số 1 Trung Quốc.

Về việc hủy bỏ quy định trong Hiến Pháp làm chủ tịch nước không quá hai nhiệm kỳ, theo bà Thái Hà, ông Tập buộc Quốc Hội phải "nuốt lấy sự cải cách thô bạo này như những con chó". Tập Cận Bình đã soạn thảo ra và buộc mọi người phải chấp nhận. Không ai dám phản đối sự thụt lùi này, cho thấy "đảng cộng sản Trung Quốc đã trở thành một xác sống chính trị", không có cách nào sửa chữa những sai lầm. "Tập Cận Bình đã chứng tỏ chỉ một mình ông ta có thể giết chết một đảng và cả một đất nước".

Ông Tập tự biến mình thành kẻ thù của cả thế giới. Trước những xung đột trong nội bộ, Tập Cận Bình muốn lái dư luận sang hướng khác qua việc gây sự với các nước, thúc đẩy tinh thần chống Mỹ, gây sự với Ấn Độ… Do chỉ một mình ông quyết định những việc lớn từ đối nội đến đối ngoại, rất dễ phán đoán nhầm lẫn, không ai dám nói trái lại hoặc báo cáo tình hình thực tế. Về đại dịch corona, bà Thái Hà cho biết Tập Cận Bình không có được những thông tin trung thực, cho đến ngày 07/01 khi ông tuyên bố bắt tay vào việc. Nhưng tại sao phải đợi đến 20/01 mới công bố dịch bệnh ?

Khi không còn tường lửa, tự do ngôn luận sẽ đánh đổ toàn trị

Trả lời câu hỏi vì sao đảng cộng sản không thể kìm được ông Tập, bà Thái Hà cho rằng do nhiều quan chức tham nhũng nên không dám lên tiếng, còn những ai không tham nhũng cũng rất dễ dàng bị quy chụp. Điều lệ được thông qua năm 2016 cũng không cho phép đảng viên nói trái lại đường hướng của đảng. Theo bà, có đến 70% đảng viên nghĩ rằng cần phải cải cách, tỉ lệ này còn lớn hơn nữa trong số các quan chức đảng.

Nắm quyền từ năm 1949, đảng cộng sản Trung Quốc đã phạm phải nhiều sai lầm và tội ác : gần 40 triệu người chết đói từ 1959-1961, phong trào chống hữu khuynh năm 1957 và Cách mạng văn hóa đã làm tổn hại cho giới trí thức, quân đội xả súng vào sinh viên biểu tình Thiên An Môn năm 1989… Trung Quốc cần phải tiến đến dân chủ, tự do chính trị, Nhà nước pháp trị và thượng tôn Hiến Pháp.

Hiện giờ thì xã hội dân sự bị Tập Cận Bình tiêu diệt : mỗi ngày đều có những nhóm thảo luận WeChat bị đóng, đảng lấy cớ dịch bệnh để tăng cường giám sát. Theo cựu giảng viên Trường Đảng, việc đầu tiên cần thực hiện là xô ngã Vạn Lý Hỏa Thành, chấm dứt phong tỏa thông tin. Một khi người dân biết được sự thật, thì không gì có thể ngăn chặn được, tự do ngôn luận sẽ đánh đổ toàn trị. Bên cạnh đó, nếu mỗi người hành động như một con người tự do chứ không phải nô lệ, thì thay đổi sẽ đến nhanh hơn.

Courrier International cũng cho biết đã băn khoăn khi chọn chủ đề chính cho số báo tuần này : Trung Quốc hay Belarus, hai đề tài thời sự chiếm trang nhất từ nhiều tuần qua, và rốt cuộc đã đưa hai hồ sơ cùng một lúc. Hai quốc gia toàn trị với những tiếng nói phản kháng như Thái Hà của Trung Quốc, và Serguei Dylevski của Belarus – một công nhân đấu tranh đã bị bắt, ba ngày sau khi trả lời một tờ báo.

Belarus : Một nền kinh tế không hiện hữu

Trong bài phỏng vấn đăng trên Novaia Gazeta được Courrier International trích dịch, anh công nhân 30 tuổi Serguei Dylevski cho biết chưa bao giờ thấy một phong trào phản kháng đoàn kết như thế. Làm việc cho một công ty quốc doanh sản xuất xe máy cày, anh tình cờ trở thành người đứng đầu ủy ban đình công của nhà máy và quyết tâm đi đến cùng. Anh nói : "Chúng tôi sống trong thế kỷ 21, ở trung tâm Châu Âu, mà các nhà lãnh đạo vẫn ra lệnh tra tấn, đánh đập người dân", là không thể chấp nhận được.

Trên lãnh vực kinh tế, Courrier International dịch một bài báo khác trên tờ Moskovski Komsomolets xuất bản ở Moskva, mang tựa đề "Một nền kinh tế không hiện hữu" : Lạc hậu, chính quyền kiểm soát tuyệt đối tất cả mọi hoạt động, độc quyền được dành cho phe nhóm của tổng thống Loukachenko.

Trong sáu tháng đầu năm 2020, GDP đã sụt 1,7%, đồng tiền của Belarus giảm giá 19% so với đô la. Theo chuyên gia Dimitri Potapenko, thật ra Belarus không có một nền kinh tế thực sự, vì hoàn toàn sống dựa vào dầu khí Nga. Đổi lại, Belarus bán rất nhiều sữa và thịt cho Moskva, và những sản phẩm công nghiệp chẳng còn ai muốn xài như xe tải MAZ, xe máy cày, máy công cụ. Thâm hụt mậu dịch hàng năm khoảng 6-7 tỉ đô la, vì đa số hàng hóa đều nhập từ Nga.

Ông Lukashenko trông cậy vào đủ loại viện trợ có được nhờ một dự án hội nhập kinh tế với Nga ký năm 1999. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong thập niên qua Minsk được viện trợ 10 tỉ đô la một năm. Nợ công của Belarus là 17 tỉ đô la, tương đương 30% GDP, trong đó Nga là chủ nợ lớn nhất. Các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát chiếm đến 70% việc làm, khái niệm tư nhân hóa thậm chí còn không hiện hữu vì phe nhóm Lukashenko chiếm trọn các chức vụ chủ chốt trong nền kinh tế.

Belarus bị biến thành một đại tập đoàn quốc doanh, mà đại gia đứng đầu là tổng thống. Lukashenko sở hữu đến 17 dinh tổng thống, có đội máy bay riêng, các biệt thự ở nước ngoài và nhiều tỉ đô la gởi tại các ngân hàng ngoại quốc. Ngược lại người dân sống vất vưởng, phải nuôi thêm gia súc, gia cầm và trồng khoai tây trong vườn nhà để tồn tại. Trong điều kiện đó, chẳng ai ở phương Tây muốn đầu tư hay cung cấp công nghệ cho Belarus. Giáo sư Alexei Zoubets của trường đại học tài chính Nga cho rằng trong trường hợp Minsk và Moskva cắt đứt quan hệ, nền kinh tế Belarus sẽ tan rã trong vòng không đầy sáu tháng.

Putin sẽ cứu Lukashenko hay không ?

"Liệu ông Putin có cứu Lukashenko hay không ?" The Economist đặt câu hỏi. Tuần báo Anh cho rằng để đổi lấy sự hỗ trợ của Nga, nhà độc tài đang chuẩn bị bán nước.

Theo The Economist, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cần phải có phản ứng mạnh mẽ hơn, bằng một tiếng nói thống nhất. Thay vì gởi quân can thiệp, Vladimir Putin muốn Belarus hội nhập thật sâu vào Nga, Lukashenko trao cho Nga quyền kiểm soát quốc phòng, an ninh nội chính và một số cơ sở kinh tế quan trọng. Đổi lại, một ngày nào đó Lukashenko sẽ được trao cho một chức vụ mang tính danh dự ở Moskva. Tóm lại, Nga muốn một sự sáp nhập êm dịu.

Người Belarus đã tỉnh thức, không muốn quy phục Moskva, họ xứng đáng được ủng hộ. EU cần phải trừng phạt cá nhân Lukashenko và những người thân cận, tuyên bố mọi thỏa thuận giữa Nga với ông ta là vô hiệu. Không ai nên nhìn nhận một hiệp ước khả nghi ký bởi một kẻ chuyên quyền đang tuyệt vọng, bán nước để cứu lấy bản thân mình.

Những thành công của Donald Trump cần nhìn nhận

Nhìn sang nước Mỹ, bài xã luận của Le Point kể ra một loạt những thành công cần ghi nhận nơi tổng thống Donald Trump.

Thoạt nhìn thì ông Trump, 74 tuổi, có vẻ đang thất thế. Cho dù điểm tín nhiệm đã lên lại trong một số thăm dò, vẫn có thể nghĩ Donald Trump sẽ không tái đắc cử. Dù thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, ông đã sai trong một số lãnh vực nhất là sinh thái. Còn Joseph (Joe) Biden, được cho là sẽ trở thành tổng thống ở tuổi 78, hy vọng ông còn đủ sức lực để chống đỡ với chính phe ông, và duy trì một số thành tựu của Donald Trump nhất là về quốc tế, vì điều này là sự thật.

Tác giả Franz-Olivier Giesbert trước hết tự nhận sai khi cách đây bốn năm đã tố cáo ông Trump siêu bảo hộ. Khi thương lượng lại các hiệp ước, tổng thống Mỹ chỉ muốn chấm dứt tình trạng ngây thơ của phương Tây trong quan hệ thương mại bất bình đẳng với Trung Quốc. Trong khi đó Liên Hiệp Châu Âu nhân danh tự do trao đổi thường phải chịu thiệt thòi trước Bắc Kinh. Chẳng hạn thâm hụt thương mại của Pháp với Trung Quốc hàng năm đều tăng lên, đến năm 2019 đạt mức kỷ lục 30 tỉ euro. Không thể có tự do trao đổi chỉ một chiều !

Về Iran cũng vậy, từ thập niên 70 quốc gia này nằm trong tay giới mafia của những giáo chủ Hồi giáo tội phạm, lọc lừa, có thể gây hấn bất cứ lúc nào. Ví dụ như năm 2019 Tehran tấn công các tàu dầu ở biển Oman, oanh kích các cơ sở dầu lửa của Saudi Arabia. Iran chỉ tỏ ra biết điều sau khi tổng thống Mỹ cho trừ khử tướng Qasem Soleimani, người tổ chức nhiều vụ tấn công phá rối của các lực lượng dân quân.

Tại vùng Cận Đông, Donald Trump đã dám vượt qua điều cấm kỵ xưa nay là đặt trụ sở đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem, bên cạnh đó ông còn đưa Israel ra khỏi thế cô lập. Giới lobby chống Do Thái lâu nay vẫn dọa quyết định này sẽ làm nổ tung thùng thuốc súng khu vực, thậm chí đại chiến thế giới, nhưng rốt cuộc chẳng có chuyện gì xảy ra.

Bầu cử Mỹ : Thăm dò vẫn có thể tiếp tục sai lạc

Cũng về bầu cử tổng thống Mỹ, L’Express giải thích "Vì sao các cuộc thăm dò (vẫn) có thể sai lạc". Khó thể dự báo được chính xác kết quả cuộc song đấu Trump-Biden, vì những rắc rối của hệ thống bầu cử và vì virus corona.

Một số người gọi đây là "sự kiện 11 tháng Chín của các viện thăm dò". Đã hẳn năm 2016 các cơ quan này đã đúng khi dự báo về số phiếu của bà Hillary Clinton : hơn đối thủ gần ba triệu phiếu. Nhưng không ai đoán được chiến thắng của ông Donald Trump, đắc cử nhờ số lượng đại cử tri. Kỳ này dự báo lại càng khó khăn hơn so với cách đây bốn năm.

Chuyên gia Scott Keeter của Pew Research Center cảnh báo : "Ngay trong đại dịch, với các phong trào xã hội chưa từng thấy và mối đe dọa can thiệp từ bên ngoài, cuộc bầu cử này là phức tạp nhất trong lịch sử. Chúng ta biết được ý định bầu cử, nhưng số tham gia thì không, trong khi hố sâu luôn rất lớn giữa những người có định đi bầu và số người thực sự bỏ phiếu".

Có bao nhiêu người Mỹ sợ đến phòng phiếu vì virus ? Bưu điện có quản nổi hàng triệu lá phiếu gởi qua thư, sẽ nhiều hơn thường lệ ? Những người trẻ phải về sống chung với cha mẹ có biết đi bầu ở đâu ? Thêm vào các ẩn số trên còn có hiện tượng "Shy Trump voters" - những cử tri không muốn nói thật với các cơ quan thăm dò. Hồi 2016, những cử tri vô hình này đã làm thay đổi kết quả vào phút chót, và gây ngạc nhiên cho toàn thế giới.

Các viện thăm dò còn lo ngại "sự ngạc nhiên của tháng 10", có nghĩa là các sự kiện bất ngờ làm đảo lộn cuộc đua vào phút chót. Năm 2016, FBI đã mở điều tra bà Clinton chỉ 10 ngày trước thời điểm bầu cử. Năm 2020 này vốn đã rất nhiều sự kiện không ai ngờ được, điều gì sẽ còn xảy đến ? Vac-xin chống Covid, chiến tranh với Iran hay một ứng cử viên có vấn đề về sức khỏe ? Người ta tha hồ mà cá cược.

Thụy My

Published in Châu Á