Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khí hậu : Nhu cầu năng lượng hóa thạch "quá cao" đe dọa các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE), khó thể duy trì tham vọng hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu do nhu cầu về năng lượng hóa thạch vẫn còn "quá cao". 

khihau1

Hơi nước và khói bốc lên từ nhà máy nhiệt điện Gelsenkirchen, Đức. Ảnh tư liệu chụp ngày 16/12/2009. Associated Press / Martin Meissner

Trong một bản báo cáo dài 354 trang, được công bố hôm nay 24/10/2023, một tháng trước khi diễn ra hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 28, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) cảnh báo vẫn có thể thực hiện được mục tiêu "đảo chiều đường cong tăng phát khí thải để có thể kềm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C, nhưng con đường đi đến mục tiêu dự báo là rất khó khăn".  

Các chuyên gia AIE nhận định, bất chấp đà tăng trưởng của nhiều nguồn năng lượng sạch nhờ vào một số chính sách hiện nay, lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn còn cao, đủ để làm tăng thêm nhiệt độ trung bình trên thế giới khoảng 2,4°C trong thế kỷ này.  

Theo giải thích của giám đốc điều hành AIE, Fatih Birol, các chính phủ, doanh nghiệp và các nhà đầu tư hiện có xu hướng cho rằng dầu hỏa và khí đốt vẫn là những nguồn năng lượng cần thiết do những căng thẳng và các biến động trên thị trường năng lượng truyền thống và đó là những nhận định "vô căn cứ". 

Báo cáo của AIE cảnh báo, "cái giá phải trả cho sự thụ động có thể sẽ rất lớn", đồng thời đưa ra dự phóng từ đây đến năm 2030, lượng xe ô tô điện trên thế giới sẽ phải tăng thêm 10 lần, trong khi tỷ trọng năng lượng tái tạo trong gói năng lượng hỗn hợp sẽ phải tiệm cận đến mức 50% (so với tỷ lệ 30% như hiện nay). 

Hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 28 sẽ được tổ chức ở Dubai, Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất từ ngày 30/11 – 12/12/2023. 

Minh Anh

Published in Quốc tế

Châu Âu : Giới trẻ "lo" khí hậu, nhân viên "muốn dân chủ hóa" công ty

"Một phần sáu" thanh thiếu niên Pháp có vấn đề tâm lý, tâm thần. Giá trị của việc làm sụt giảm rất mạnh trong con mắt dân Pháp (sụt 3 lần so với 30 năm trước). Nước Pháp buộc phải chuẩn bị cho "7 kịch bản" chiến tranh trong những năm tới.

khihau1

Khoảng 29.000 đến 40.000 người biểu tình vì khí hậu, đa số là giới trẻ, tuần hành thứ Sáu, 15/03/2019, trên đường phố Paris. Reuters/Gonzalo Fuentes

Thanh thiếu niên lo lắng cho tương lai, đặc biệt là về biến đổi khí hậu. Đời sống doanh nghiệp – động lực của chủ nghĩa tư bản - đứng trước áp lực thay đổi "cách mạng", trong bối cảnh đại khủng hoảng môi sinh, đi liền với nguy cơ chiến tranh. Trên đây là chủ đề chính của các tuần báo Pháp ít hôm trước ngày hành động toàn quốc chống dự luật cải cách hưu trí tại Pháp, 07/03/2023, dự kiến đi liền với tổng đình công lớn, và có thể kéo dài.

Thanh thiếu niên Âu – Mỹ : báo động khẩn

Trang bìa của tuần báo thiên hữu Le Point chạy tựa : "Thanh thiếu niên : Tình trạng khẩn cấp", trên nền hình ảnh một em gái gương mặt dáng như mệt mỏi, lo âu, mắt dán vào điện thoại cầm tay. Các đe dọa lớn được nêu bật : "Nghiện ngập, suy nhược thần kinh, bạo lực…". Hồ sơ chính của Le Point mở đâu với vụ một giáo viên bị sát hại trường trung học Saint-Thomas-d’Aquin, ở Saint-Jean-de-Luz, tỉnh Pyrénées-Atlantiques, miền tây nam nước Pháp, hồi cuối tháng trước. Thủ phạm là một học sinh lớp 7.

"Nghiện ngập, suy nhược, bạo lực…" và tình trạng thiếu nhân viên y tế

Sau cơn chấn động, một tâm trạng đáng sợ lan rộng, đó là "những hành động tương tự có thể xảy ra ở mọi nơi, và bất cứ lúc nào". Thảm kịch ở trường trung học Saint-Thomas-d’Aquin diễn ra trong bối cảnh những rối loạn tâm lý của giới trẻ Pháp bùng phát, đặc biệt là chứng "lo hãi – trầm cảm" (anxio-depressif). Theo cơ quan nghiên cứu, thống kê của bộ Y Tế Pháp Drees, 22% thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi mắc hội chứng trầm cảm so với chỉ 4% năm 2014.

Đại dịch Covid với tình trạng sống cách ly, phong tỏa phổ biến, là một nguyên nhân quan trọng. Theo SOS Amitié, số ca kêu gọi trợ giúp tăng 30% so với trước dịch. Tuy nhiên, xu thế bệnh tâm thần, rối loạn tâm lý đã có trước dịch. Tình hình thêm nghiêm trọng gấp bội trong bối cảnh bộ máy chăm sóc, chữa trị, về y tế và tâm lý, thiếu hụt ghê gớm về nhân viên và phương tiện. Gần 17.000 học sinh mới có một bác sĩ học đường. Số y tá học đường chỉ đáp ứng một phần ba nhu cầu. Tình hình nguy ngập đến mức, thậm chí nhiều thiếu niên có nguy cơ tự sát cũng không có đủ "cơ sở điều trị chuyên trách" để chăm sóc, theo nhà tâm thần học Anne Perret (trung tâm y tế - tâm lý Frédéric Nowak).

Đại dịch Covid là tác nhân gia tăng xu thế nghiêm trọng vốn có. Tổng hợp các nhận định của giới chuyên gia, Le Point ghi nhận các nguyên nhân chính : "nỗi lo hãi liên quan đến đại khủng hoảng khí hậu – môi sinh ("éco-anxiété")… phát ngôn bạo lực về giới, về tình dục", cũng như phong trào phô bày cơ thể nữ giới trên các mạng xã hội. Bên cạnh đó là các nguyên nhân lớn khác, như "bối cảnh kinh tế bất định, tác động của chiến tranh Ukraine, áp lực học tập".

Gần 1 phần 3 học sinh Mỹ từng muốn tự sát

Le Point dẫn lời một hiệu trưởng từ 20 năm nay, vốn hết sức tự tin vào ngành giáo dục, vào bản thân, gần đây cũng phải thú nhận bà bất lực với một số học sinh. Ngành giáo dục ngày càng mong manh, khi có đến một nửa giáo viên từng là nạn nhân bạo lực bằng lời, hoặc bạo lực thể xác, từ phía học sinh hoặc cha mẹ, 17% riêng trong năm 2021, theo một điều tra của Ifop. 

Tình hình không chỉ ở Pháp mà còn là chung đối với đại đa số các nước Âu-Mỹ. Tình hình ở Mỹ có lẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Theo một điều tra của CDC Mỹ, có đến gần 1 phần 3 học sinh Mỹ thực sự có ý định tự sát năm 2021. Có đến 57% cảm thấy buồn bã, hay tuyệt vọng ít nhất trong hai tuần lễ năm 2021, đến mức bỏ bê mọi thứ. Tỉ lệ này "chỉ là 36%" hồi 2021.

Khủng hoảng khí hậu bị nhấn thái qua ?

"Hãy thương lấy giới trẻ Pháp…", là tựa đề bài viết của nhà báo Sylvain Fort, chuyên gia về truyền thông, trên L’Express. Nhà báo Sylvain Fort nguyên là cố vấn truyền thông của tổng thống Macron năm đầu tiên nhiệm kỳ thứ nhất, và một thời gian phụ trách truyền thông của điện Elysée.

Thế chiến 3, cải cách hưu trí, khí hậu… : "Hãy thương lấy giới trẻ" !

Nhà báo Sylvain Fort đặc biệt cáo buộc giới trẻ Pháp đang bị đầu độc với việc các thảm họa hay nguy cơ thảm họa được nhấn mạnh thái quá trong xã hội, từ cuộc xung đột xã hội về cải cách hưu trí, đến nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3, hay đại họa khí hậu về môi trường, chưa kể đến các nỗ lực vận động cho quyền được chọn cái chết với trẻ em, thiếu nhi… Nhà báo L’Express cũng vạch ra một tương lai mà theo ông hết sức nguy hiểm, khi chính quyền áp đặt việc giáo dục về các vấn đề khí hậu với biện pháp "quân sự hóa".

Cả hai tuần báo thiên hữu Le Point L’Express đều nhấn mạnh đến nỗi lo hãi trong giới trẻ Pháp liên quan đến việc nhấn mạnh thái quá đến đại khủng hoảng khí hậu – môi sinh ("éco-anxiété"). Liệu có việc nguy cơ đại khủng hoảng khí hậu – môi sinh bị nhấn mạnh thái quá hay không ?

"Kịch bản nhiệt độ tăng 4°C" : Bộ trưởng Pháp lỡ miệng ?

Đối với tuần báo thiên tả L’Obs, chính quyền Pháp có lẽ đã cố tránh việc nhấn mạnh với người dân về sự thật của đại khủng hoảng khí hậu, nhưng mới đây, bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Christophe Béchu đã bất ngờ khẳng định Pháp phải chuẩn bị đối phó với nhiệt độ tăng hơn 4°C. Phát biểu được ví với một "trái bom nhỏ". Theo L’Obs, đây là lần đầu tiên một thành viên của chính phủ hàm ý nói đến việc nước Pháp không thực thi được cam kết trong Hiệp định Khí hậu 2015, theo đó cần phải giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C (lý tưởng là 1,5°C). L’Obs đặt câu hỏi : "Lỡ lời, bày tỏ thái độ thất vọng hay đơn giản chỉ là một cách nhìn hiện thực ?".

Theo L’Obs, thái độ của viên bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái nhìn chung được giới bảo vệ môi trường hoan nghênh, vì thái độ cần nhìn thẳng vào sự thật để chuẩn bị đối phó với các hậu quả của Biến đổi khí hậu là điều đã được các chuyên gia Liên Hiệp Quốc khuyến cáo từ lâu.

"Dân chủ hóa" doanh nghiệp tại Châu Âu

Cuộc xung đột xã hội liên quan đến cải cách hưu trí tại Pháp cũng là điều bị nhà báo L’Express phàn nàn là lý do chính khiến giới trẻ bị trầm cảm. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề riêng tại Pháp. Tuần san Courrier International chọn đăng một bài tổng hợp của báo Đức Die Zeit, về cuộc tranh đấu đòi hỏi dân chủ trong doanh nghiệp, trong "lĩnh vực lao động" nói chung (Le monde du travail / World of Work), trên khắp Châu Âu, chứ không riêng tại Pháp.

Đòi dân chủ trong doanh nghiệp : thực trạng bị cố làm lu mờ

Đây là điều mà theo Die Zeit - tuần báo rất có uy tín tại Đức, thường được coi là thuộc cánh trung tả, nhìn chung đã hoặc "bị lờ đi", "bị bôi bác" như một tập quá lỗi thời (thói quen thích biểu tình tại Pháp), hoặc gán cho việc tranh đấu chỉ để "bảo vệ một số quyền lợi về tài chính cụ thể". Theo Die Zeit, "những cuộc biểu tình tại Pháp chống dự luật cải cách hưu trí", bãi công lớn nhất ở Anh từ thời Thatcher (năm 1990), hay bãi công lớn trong ngành vận tải làm tê liệt nước Đức, có mục tiêu chung là "tranh đấu đòi dân chủ hóa doanh nghiệp". Cuộc tranh đấu nhìn chung đã bị giới chủ cản phá, đặc biệt với việc rất thiếu vắng các tranh luận trên không gian công về vấn đề này.

Die Zeit giễu cợt hành xử của chính quyền nhiều nước Châu Âu "liên tục lên án tình trạng mất dân chủ trên thế giới, nhưng bỏ qua những tình trạng mất dân chủ trong lĩnh vực lao động, vốn là nơi những người trưởng thành gắn bỏ cả cuộc đời". Die Zeit nhấn mạnh : Thế giới lao động là "góc chết của nền dân chủ" phương Tây.

Tuần báo thiên hữu Le Point cũng thừa nhận cần có thay đổi lớn trong lĩnh vực lao động. Bài xã luận "Sáng tạo lại lao động", của nhà báo Nicolas Baverez, nhấn mạnh cần thúc đẩy "một thứ chủ nghĩa tư bản hướng đến các sứ mạng hơn là chủ nghĩa tư bản cướp bóc", "chủ nghĩa tư bản động viên con người hơn là kiểm soát con người", và lao động luôn là "phương tiện không thể thay thế được trong việc phát hiện ra chính mình và phát hiện người khác", "không phải là một thứ định mệnh đáng nguyền rủa, mà là trụ cột của liên đới xã hội và tính công dân trong xã hội dân chủ".

Vấn đề là thực trạng quan hệ với lao động, việc làm hiện tại ra sao và làm thế nào để thực hiện mục tiêu Le Point đề ra ? Lao động, việc làm cũng là chủ đề chính của tuần báo L’Obs. Bài xã luận của L’Obs, nhan đề "Rối loạn trong lĩnh vực lao động", nhấn mạnh đến xu thế chuyển biến "gây bàng hoàng" : tỉ lệ người Pháp "rất gắn bó với công việc" sụt giảm từ 61% năm 1990 xuống còn 21% năm 2022 (theo thăm dò của Ifop).

Việc làm "tốt" là phải "có ích cho xã hội"

Theo L’Obs, thái độ ít gắn bó với công việc xuất phát chủ yếu từ chỗ giờ đây, nhân viên, người lao động đặt ra nhiều hơn vấn đề "ý nghĩa của công việc, chất lượng của đời sống nghề nghiệp", chứ không đơn giản là làm việc chỉ để kiếm tiền. Hai kinh tế gia Thomas Courtrot và Coralie Perez tóm lại điều này qua tiểu luận "Mang lại ý nghĩa cho công việc" (2022).

Cụ thể là một nghề nghiệp có giá trị hay không được đánh giá "qua ba tiêu chí, tính có ích với xã hội của việc làm, khả năng thực thi công việc mà không đi ngược lại các giá trị của bản thân, khả năng học hỏi những điều mới mẻ". Theo L’Obs, bản thân chính phủ Pháp cũng đã phác họa một văn bản bảo vệ "chất lượng công việc" và ủng hộ việc tìm kiếm "một công việc tốt" theo hướng này, nếu dự luật cải cách hưu trí được thông qua.

Doanh nghiệp Châu Âu : thử nghiệm tuần 4 ngày làm việc

Chủ đề chính của tuần san L’Obs là sự thay đổi lớn trong việc làm trong lĩnh vực văn phòng, bàn giấy. Bài "Các quy tắc mới của đời sống nơi văn phòng" của L’Obs lược lại 7 thay đổi quan trọng, trong đó có tình trạng "làm việc từ xa" càng phổ biến, việc bỏ dần đi "các chỗ ngồi cố định" tại văn phòng, thay vào đó là chỗ ngồi mở cho tất cả (flex office), hay làm việc tại nhiều nơi khác ngoài văn phòng cơ quan chủ quản, và đặc biệt là việc thay đổi rất lớn trong khâu quản lý. Quan hệ giữa người quản lý và nhân viên chuyển mạnh sang thái độ "thông cảm, tin tưởng", thay vì "kiểm soát" nhiều hơn như trước đây. Việc quản lý công việc của nhân viên từ xa đòi hỏi những kỹ năng khác, như "biết cách tốt hơn giao tiếp tốt hơn, phối hợp tập thể, trao đổi bình đẳng hơn".

Theo giám đốc Quỹ Jean Jaurès, ông Jérémie Peltier, "giới trẻ hiện nay ít hy sinh vì công việc như các thế hệ trước… bởi họ hiểu là có sự mất cân bằng giữa cái họ cống hiến và cái họ nhận được". Vẫn theo chuyên gia Quỹ Jean Jaurès, chỉ có 39% nhân viên hiện nay cảm thấy quan hệ cho – nhận là "cân bằng", trong lúc tỉ lệ này là 54% năm 1993. Nếu như vào năm 2008 chẳng hạn, đông đảo thích làm việc nhiều hơn để kiếm được nhiều tiền hơn, thì giờ đây cách nghĩ này chỉ còn là thiểu số.

Tại Pháp, và một số nước Châu Âu khác, như Anh, Ireland hay Tây Ban Nha, nhiều doanh nghiệp đã thử nghiệm chuyển sang làm việc tuần 4 ngày, với lương tương tự. Hàng chục doanh nghiệp Anh đã thử nghiệm trong 6 tháng, và hơn 90% doanh nghiệp hài lòng. Kết quả công bố hồi tháng 1/2023. Tây Ban Nha bắt đầu thử nghiệm với 200 doanh nghiệp trong 3 năm. Làm việc ít hơn, thời gian nghỉ dài ra, thu nhập không giảm sút, nhưng chất lượng lao động cao hơn là mục tiêu.

Vòng xoáy chiến tranh

"Kế hoạch hòa bình" của Bắc Kinh đang chỉ là "trò múa rối"

Chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine tiếp tục là chủ đề chính của các tuần báo, với trọng tâm là "kế hoạch hòa bình" do Bắc Kinh đề xuất. Xã luận của Le Point, Luc de Barochez, nhan đề "Trung Quốc muốn cứu anh lính Putin", tỏ ra không hề tin tưởng gì vào "kế hoạch hòa bình" Bắc Kinh tung ra cuối tháng 2. Theo tuần báo Pháp, Trung Quốc đã đứng hẳn về phía Nga, và mục tiêu của Bắc Kinh là để cho chiến tranh kéo dài, bởi chiến tranh sẽ khiến nước Mỹ ít ý chú ý hơn đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, bên cạnh đó có thể "duy trì Nga trong thế yếu, nếu không phải là chư hầu".

"Kế hoạch hòa bình" của Bắc Kinh đang chỉ là "trò rối" là nội dung chính bài thời luận của Pierre Haski trên L’Obs. Theo L’Obs, trong hiện tại, quyết định thực sự vẫn là trên chiến trường. Quy tắc chủ yếu hiện nay được Ukraine theo đuổi là cố gắng tăng cường phương tiện để giành thêm thắng lợi, chứ không thỏa hiệp. Dù sao, L’Obs cũng để ngỏ cánh cửa hy vọng, với việc nếu có cơ hội thực sự cho thương thuyết hòa bình, thì các bên cần nắm lấy, cho dù phải chấp nhận các thua thiệt đau đớn.

7 kịch bản khiến quân đội Pháp phải lâm chiến

Chiến tranh không dừng lại ở Ukraine, mà có thể lan rộng, nước Pháp có thể buộc phải tham chiến trong ít năm tới. Đây là một trong "bảy kịch bản đen tối", mà quân đội Pháp cần chuẩn bị đối mặt. Hồ sơ trang bìa của L’Express chạy hàng tựa như trên, trên nền bầu trời đỏ rực với một hàng không mẫu hạm bị trúng đạn, đang chìm.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp bị tên lửa Trung Quốc bắn chìm trên đường vào Biển Đông để tiếp cứu Đài Loan bị Trung Quốc vây hãm năm 2026, theo lời kêu gọi của Mỹ, là kịch bản thứ 4. Trong kịch bản chiến tranh thứ ba, quân đội Pháp cũng đối đầu với Trung Quốc năm 2025, khi Bắc Kinh triển khai lực lượng hậu thuẫn Madagascar, giành lại một số đảo tranh chấp nằm không xa Madagascar. Đây là cụm đảo Pháp quản lý từ hồi chế độ thực dân, nhưng đã bị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi giao trả cho quốc gia Châu Phi, thuộc địa cũ của Pháp.

Tuy nhiên, kịch bản gần nhất, và gay cấn nhất vẫn là nguy cơ Nga tấn công ba nước cộng hòa Baltic, vào năm 2026. Pháp buộc phải trở thành lãnh đạo các nước NATO giáng trả Nga, trong bối cảnh tổng thống tương lai của nước Mỹ, được dự báo là thống đốc Florida Ron DeSantis, trung thành với tư tưởng nước Mỹ trên hết của Donald Trump, từ chối tham gia thực thi nghĩa vụ bảo vệ đồng minh theo điều 5 Hiến chương NATO. Cuộc kháng cự Nga của NATO thành công, nhưng tổn thất rất lớn.

7 kịch bản và chi phí quân sự gấp đôi

7 kịch bản nước Pháp tham chiến từ nay đến 2030 nói trên là sản phẩm công việc của khoảng 40 chuyên gia, bao gồm các nhà nghiên cứu, ngoại giao, giới tướng lĩnh quân đội, tình báo. L’Express nhấn mạnh đây là các phương hướng đối phó, chứ không phải là các dự báo. Kịch bản được lập ra để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Các kịch bản chiến tranh nhãn tiền được lập vào lúc chính quyền Pháp dự kiến đầu tư thêm 413 tỉ euro từ đây đến 2030, tức 60 tỉ/năm. Gấp đôi so với năm 2017. Tình hình hiện nay hoàn toàn ngược lại với năm 2017, khi tổng tham mưu trưởng quân đội Pierre de Villiers đã bị cách chức chỉ vì phản đối việc Bộ tài chính yêu cầu cắt giảm 850 triệu eurro cho quân đội.

Vũ trụ kỳ diệu và vận mệnh mong manh của nhân loại

Khủng hoảng nhiều mặt tại Pháp, khủng hoảng bộn bề trên quy mô toàn hành tinh. Tránh được chiến tranh, hãm được đã hủy hoại môi sinh, trái đất hâm nóng, cải thiện được tình hình kinh tế, giảm bớt xung đột xã hội… là vô cùng nan giải trong tình hình hiện nay.

Quan điểm của Stephen Hawking : con người tham gia sáng tạo Vũ trụ hay đang hủy diệt Môi sinh ?

Le Point trong số ra tuần này dường như muốn ngước lên bầu trời để tìm cảm hứng mới. Tuần báo thiên hữu có bài phỏng vấn nhà vũ trụ học Thomas Hertog, học trò và bạn tri kỷ của nhà bác học Anh Stephen Hawking. Theo nhà vũ trụ học Thomas Hertog, Stephen Hawking sinh thời đã có một thay đổi rất đáng chú ý trong quan niệm về vũ trụ, và điều này có thể có ích cho nhân loại đang phải đương đầu với hàng loạt thách thức hiện nay.

Bài trả lời phỏng vấn nhan đề "Ta cũng tham gia sáng tạo nên Vũ trụ như Vũ trụ đã tạo ra Ta", nhấn mạnh đến bước ngoặt nhận thức rất lớn trong quan điểm của Stephen Hawking. Sinh thời khi còn trẻ thiên tài vũ trụ học người Anh từng cho rằng vũ trụ một khi định hình đã có đầy đủ các quy tắc, hằng số, được xác lập một cách bất biến. Tuy nhiên, khi trưởng thành hơn, Stephen Hawking rút ra nhận định : chính con người tham gia vào tạo tác các quy luật của vũ trụ, cụ thể là các quy luật liên quan đến sinh giới, bởi "trước khi có sự sống trên trái đất, trong vũ trụ đã không có các quy luật về sinh học".

Theo học trò và đồng nghiệp của Stephen Hawking, đúc kết nói trên có hệ quả rất lớn, như "những nền tảng đầu tiên" của một cách hình dung khác về tương lai nhân loại. Bởi, một cái nhìn mang tính vật lý học, cơ học, nơi mọi quy tắc đã được xác định, ý thức của con người được coi là "nằm ngoài hệ thống" vốn đã mang trong mình mầm mống hủy diệt.

Thoát khỏi thân phận voi ma mút : loài người không còn nhiều thời gian

L’Obs tuần này cũng có bài chiêm nghiệm về sự tiến hóa của sinh giới và vận mệnh nhân loại. Không cần mượn đến môn vũ trụ học và các bộ óc thiên tài, nhà văn Aurélien Bellanger, trong bài thời luận mang tựa đề "Khoa học cứng, khoa học mềm", nêu bật sự đối lập giữa hai quan điểm. Quan điểm về sự sống, với sự thống trị của các khoa học "cứng" với thuyết Big Bang, các phát hiện về hệ di truyền ADN (DNA), hay cuộc cách mạng tin học, đã thống trị thế giới đến đầu những năm 2000, từng làm mê hoặc đông đảo nhân loại. Tuy nhiên, cái thế giới với sự thống trị của các khoa học cứng như vậy đã không giúp nhân loại mở mắt trước viễn cảnh hủy diệt. Theo nhà văn Aurélien Bellanger, chính các khoa học mềm, ví dụ như môn cổ sinh học, mà bản thân ông được tiếp xúc với một số thành quả nghiên cứu khi tham quan một Bảo tàng Tiền sử ở miền tây nước Pháp, đã ngộ ra rằng : Để thoát khỏi số phận diệt vong như loài ma mút từng thống trị nhiều khu vực trên địa cầu trước đây, loài người không còn nhiều thời gian.

Nhân loại phải tìm cách thay đổi lối sống, thay đổi cách quan hệ với thế giới vật chất, thế giới sinh vật trên Trái đất. Thay đổi khi còn kịp. Đấy là "cơ may duy nhất để sống sót của chúng ta", L’Obs kết luận.

Chủ nghĩa tư bản : thủ phạm của đại họa môi sinh ?

Nhưng thay đổi như thế nào ? Tuần san Courrier International đăng lại một bài viết của báo Anh Times, với một bức hý họa đơn giản, nhưng nói lên tất cả. Một bàn tay, ắt hẳn là tượng trưng cho giới tài phiệt, toàn bộ biến thành gạch và ống khói, nhú lên trên đầu ngón cái là một lùm cây xanh ngắt, nhưng nhỏ xíu.

Mặt đất quá hẹp để trồng hết cây theo hứa hẹn của các công ty

Tựa đề bài viết của The Times là "Trồng cây, nhưng trồng ở đâu đây ?". "Mặt đất quá nhỏ hẹp để trồng được hết cây như hứa hẹn của các công ty". Thật hiếm có bài viết nào và hình ảnh nào lại châm biếm một cách đơn giản và hiệu quả đến như vậy điều mà giới bảo vệ môi trường vẫn gọi là greenwashing, tức tuyên truyền rầm rộ các biện pháp vì môi trường, cụ thể như phong trào ra kế hoạch "trồng rừng" trên giấy, đang nở rộ, nhưng thực tế chỉ để lòe mắt thiên hạ, tạo niềm tin hoang đường bảo vệ thiên nhiên bằng cách này.

Đơn cử như công ty hàng không Anh British Airways, đánh đổi lấy những cánh rừng trên giấy, những khu rừng mới không mấy có hiệu quả trong việc hấp thu khí thải, mà các hành động tiếp tục gây ô nhiễm, gây hiệu ứng nhà kính thực sự.

Trò chơi điện tử lật tẩy tham vọng của chủ nghĩa tư bản

Cũng Courrier Internatinal trích đăng một bài viết thú vị khác về trò chơi video. Tuy chơi nhưng mà thật. Bài viết của báo Anh Financial Times tố cáo mục tiêu của rất nhiều trò chơi điện tử, tưởng như vô hại, nhưng thực chất là để kích thích ở người chơi tham vọng "chiếm đoạt các nguồn lực" trên Trái đất, "để trở nên hùng mạnh hơn kẻ khác, để thống trị thế giới". Tham vọng đó chính là cội rễ sâu xa đẩy thế giới chúng ta đến bờ vực thẳm của các đại khủng hoảng môi sinh, đe dọa sự tồn vong của nhân loại.

Bài viết của Financial Times cũng nhắc đến một số trò chơi video hiếm hoi đưa ra các quan điểm đối trọng lại mô hình tư bản chủ nghĩa thống trị. Trò chơi Victoria 3 giúp cho người chơi có một cái nhìn toàn diện về các mô hình kinh tế xã hội, có điều kiện so sánh chủ nghĩa tư bản với các mô hình xã hội khác. Người chơi có điều kiện so sánh xuyên qua nhiều thế kỷ, để nhận ra sự ưu việt của mô hình dân chủ - xã hội chủ nghĩa, "khi người lao động hợp tác với nhau trong sản xuất, tái phân phối nguồn lực cho các tầng lớp nghèo".

Trò chơi The Outer Worlds, khá giống với phim Avatar, đưa người chơi vào cuộc đối đầu giữa hai mô hình xã hội, cho phép người xem lựa chọn chống lại trật tự xã hội thống trị, hay "đồng lõa với hệ thống", ngậm miệng để được hưởng lợi. Trò Citizen Sleeper cho phép người chơi hóa thân vào một robot giống người, "tìm cách chiến đấu để thoát khỏi sự kiểm soát của một doanh nghiệp công nghệ, quản lý robot này cả phần xác lẫn phần hồn".

Để giúp cho giới trẻ đương đại giảm bớt các vấn đề tâm thần, tâm lý, mà không ít trong số đó do các tệ nạn của mô hình xã hội hiện nay, phải chăng những trò chơi điện tử mang tính giáo dục, nhận thức (như Financial Times giới thiệu), cần được khuyến khích ?

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Khí hậu - vũ khí cạnh tranh chiến lược khác của Trung Quốc

TTXVN, Hội đồng lý luận trung ương,16/02/2021

Tháng 9/2020, Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm khí thải carbon đến gần 60% từ nay đến năm 2060. Nguồn năng lượng từ than đá sẽ được thay thế dần bằng nguồn năng lượng tái tạo. Mục tiêu này thoạt nhìn có vẻ thiếu thực tế, nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định khoảng một nửa các dự án của Trung Quốc là dựa vào những công nghệ cho phép phát triển một cách bền vững.

khihau1

Ông David Baverez, một nhà đầu tư có cơ sở kinh doanh tại Hong Kong (Trung Quốc) từ năm 2011, trên báo L’Opinion nhận định rằng trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang dần bỏ xa Mỹ và Châu Âu và thống lĩnh thế giới trong những thập niên tới. 

Lý do thứ nhất là bình diện xã hội. Dịch Covid-19 để lại những vết hằn tâm lý trong người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, họ ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Đây cũng chính là những thành phần xã hội mà Bắc Kinh rất cần đến cho những tham vọng thúc đẩy tiêu thụ nội địa thời kỳ hậu Covid-19. Điều này giải thích vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình tấn công trực diện vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân thứ hai là trên phương diện kinh tế. Trong số 200 GW bổ sung vào nguồn năng lượng gió và Mặt Trời trên thế giới trong năm 2020, có đến 120 GW ước tính tại Trung Quốc. Đó là nhờ vào việc Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu đề ra năm 2009, đó là giảm giá thành năng lượng Mặt Trời đến 90%, biến chúng thành nguồn năng lượng rẻ tiền nhất.

Bởi Trung Quốc kiểm soát từ 65-90% nguồn silicon đa tinh thể (sicilium polycristallin) và kính quang điện, hai thành phần tối quan trọng trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời. Goldman Sachs, trong một báo cáo mới nhất đề tựa “China net zero”, đưa ra dự báo rằng có nhiều cơ hội hấp dẫn trong việc tận dụng khoản ngân sách 400 tỷ USD đầu tư hàng năm cần thiết cho 40 năm tới.

Điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Trung Quốc dường như đã đi trước Châu Âu và Mỹ khi hiểu rõ rằng kiểm soát những nguồn năng lượng mới sẽ mang lại lợi thế địa chính trị quan trọng trong thế kỷ XXI tương tự như khi làm chủ được nguồn năng lượng hóa thạch ở thế kỷ XX.

Do đó, Trung Quốc dốc toàn sức xây dựng vị thế độc quyền bằng ba cách. Thứ nhất, kiểm soát các nguồn nguyên liệu thiết yếu như lithium hay cobalt. Thứ hai, đặt ra tầm nhìn đến năm 2050 phát triển mạng lưới điện toàn cầu, thông qua tập đoàn phân phối điện khổng lồ của nhà nước Trung Quốc State Grid of China. Cuối cùng, đó là làm chủ các ngành công nghệ chủ đạo như pin sạc điện chẳng hạn nhằm đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh Samsung và LG (Hàn Quốc) hay Panasonic (Nhật Bản).

khihau2

Giờ đây, người ta hiểu rõ cái khó của Chính quyền tân Tổng thống Joe Biden là đề ra một kế hoạch phát triển xanh, nhưng không để chiến lược này giúp củng cố thêm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các ngành năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, là vì sao Bắc Kinh trong các cuộc thương lượng Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) với Liên minh Châu Âu (EU) đã đòi mở rộng đến 5% thị trường nội địa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Vòng xoáy chiến lược phát triển khép kín đã định hình và rất rõ ràng.

Theo TTXVN

Nguồn : Hội đồng lý luận trung ương, 16/02/2021

***********************

Khí hậu : Vũ khí cạnh tranh chiến lược khác của Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 15/02/2021

Tháng 9/2020, Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm thải khí cac-bon đến gần 60% từ đây đến năm 2060. Nguồn năng lượng từ than đá sẽ được thay thế dần bằng nguồn năng lượng tái tạo. Mục tiêu này thoạt nhìn có vẻ "điên rồ" nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế thẩm định khoảng một nửa các dự án của Trung Quốc là dựa vào những công nghệ cho phép phát triển một cách bền vững.

khihau3

Trung tâm khai thác điện mặt trời tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc.  AP - Ng Han Guan

Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang dần bỏ xa Hoa Kỳ và Châu Âu và thống lĩnh thế giới trong những thập niên tới. Ông David Baverez, một nhà đầu tư có cơ sở kinh doanh tại Hồng Kông từ năm 2011, trên báo L’Opinion đưa ra ba luận điểm giải thích vì sao.

Thứ nhất, trên bình diện xã hội. Dịch bệnh Covid-19 để lại những vết hằn tâm lý trong người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, họ ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Và đây cũng chính là những thành phần xã hội mà Bắc Kinh rất cần đến cho những tham vọng thúc đẩy tiêu thụ nội địa thời hậu Covid-19. Điều này giải thích vì sao ông Tập Cận Bình, đang tìm kiếm lại tính chính đáng sau những sai lầm ban đầu về Vũ Hán, phải tấn công trực diện vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Yếu tố thứ hai là trên phương diện kinh tế. Trong số 200 Gigawatts bổ sung vào nguồn năng lượng gió và mặt trời trên thế giới trong năm 2020, có đến 120 Gigawatt dường như là tại Trung Quốc. Đó là nhờ vào việc Bắc Kinh đã thắng cuộc cược "điên rồ" đề ra năm 2009 : Giảm giá thành năng lượng mặt trời đến 90%, biến chúng thành nguồn năng lượng rẻ tiền nhất.

Bởi vì, Trung Quốc kiểm soát từ 65% đến 90% nguồn silicon đa tinh thể (sicilium polycristallin) và kính quang điện, hai điểm "yết hầu" trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Golman Sachs, trong một báo cáo mới nhất đề tựa "China net zero", đưa ra các dự báo có nhiều cơ hội hấp dẫn tận dụng khoản ngân sách 400 tỷ đô la đầu tư hàng năm cần thiết cho 40 năm tới.

Tam bá quyền

Điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Trung Quốc dường như đã đi trước Châu Âu và Mỹ khi hiểu rõ rằng kiểm soát những nguồn năng lượng mới sẽ mang lại lợi thế địa chính trị quan trọng trong thế kỷ XXI tương tự như khi làm chủ được nguồn năng lượng hóa thạch ở thế kỷ XX.

Thế nên, Trung Quốc dốc toàn sức xây dựng một thế tam độc quyền bằng cách : Thứ nhất, kiểm soát các nguồn nguyên nhiên liệu thiết yếu như lithium hay cobalt. Thứ hai, tổ chức thị trường thế giới dư thừa sản lượng điện trong tương lai, với tầm nhìn đến năm 2050 qua việc phát triển mạng lưới điện toàn cầu, thông qua tập đoàn vận chuyển phân phối điện khổng lồ của Nhà nước Trung Quốc State grid of China. Cuối cùng, đó là làm chủ các ngành công nghệ chủ đạo như pin sạc điện chẳng hạn nhằm đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh Samsung và LG (Hàn Quốc) hay Panasonic (Nhật Bản).

Giờ đây, người ta hiểu rõ 2 điều : thứ nhất, cái khó của chính quyền Biden là đề ra một kế hoạch phát triển xanh nhưng không để chiến lược này giúp củng cố thêm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các ngành năng lượng tái tạo ; điều thứ hai là vì sao Bắc Kinh trong các cuộc thương lượng Thỏa thuận Đầu tư toàn diện với Liên Hiệp Châu Âu, đã đòi mở rộng đến 5% các thị trường nội địa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Vòng xoáy chiến lược phát triển khép kín đã định hình và rất rõ ràng.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 15/02/2021

Published in Diễn đàn

Khí hậu : Mặt trận đầu tiên của tân Ủy ban Châu Âu

Thời sự trong nước là chủ đề lớn của nhiều nhật báo Pháp. "Ngày thứ Sáu đen" mua sắm (Black Friday) gây nhiều phản ứng trái ngược. Hồ sơ cải cách hưu trí nóng hẳn lên trước ngày 05/12/2019, với cuộc tổng đình công dự kiến theo lời kêu gọi của nhiều nghiệp đoàn.

khihau1

Tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu, nữ chính trị gia người Đức, Ursula von der Leyen. Reuters/Vincent Kessler

Trước hết xin giới thiệu bài xã luận của Le Monde, "Những thách thức chủ yếu cho (tân) Ủy ban Châu Âu".

Về mặt chính thức, thành phần Ủy ban Châu Âu được đa số rộng rãi các nghị sĩ ủng hộ, với 461 phiếu thuận, 157 chống và 89 phiếu trắng, trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Tư 27/11. Tỷ lệ này trái ngược hẳn với đa số mong manh, hơn 9 phiếu quá bán, dành cho nữ chủ tịch Ursula von der Leyen hồi tháng 7.

Tuy nhiên, ẩn đằng sau tỉ lệ ủng hộ lớn này là nhiều bất đồng sâu sắc trong nội bộ Châu Âu. Ủy ban Châu Âu, do nữ chính trị gia Đức Ursula von der Leyen lãnh đạo, chính thức đi vào hoạt động ngày thứ Hai, 01/12 tới, trễ hơn dự kiến một tháng, thời gian cho các thương lượng về nhân sự Ủy ban.

Lần đầu tiên, Ủy ban Châu Âu do một phụ nữ lãnh đạo, phải đối mặt với một bối cảnh chính trị và quan hệ quốc tế "đặc biệt khó khăn". Le Monde cảnh báo là tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Đức, sẽ phải xử lý hàng loạt hồ sơ lớn liên quan đến vận mệnh Châu lục.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã quyết định chọn khí hậu là mặt trận mở màn. Bà Ursula von der Leyen sẽ dành chuyến công du đầu tiên cho vấn đề Khí hậu và Môi trường. Mồng 3/12, tân chủ tịch sẽ có mặt tại Madrid, để tham dự thượng đỉnh Khí hậu của Liên Hiệp Quốc. Phó chủ tịch Frans Timmermans, nhân vật số hai của Ủy ban Châu Âu, trực tiếp phụ trách hồ sơ này. Cho đến nay, mục tiêu cắt giảm hơn 50% khí thải trước 2030 và đánh thuế các-bon tại Liên Âu vẫn gặp phải nhiều chống đối.

Cùng với khí hậu và môi trường, kỹ thuật số là ưu tiên khác của tân Ủy ban. Tìm ra một thỏa thuận mới trong lĩnh vực di cư là thách thức thứ ba được Le Monde nêu ra.

Xã luận Le Monde nhấn mạnh là, mệnh lệnh sống còn đối với Liên Hiệp Châu Âu là huy động được các nguồn lực và phương tiện cho phép bảo vệ được các lợi ích của khối, đối mặt với ba đại cường, Mỹ, Trung Quốc và Nga. Để làm được điều này, bên cạnh việc tân Ủy ban ý thức được rõ về các thách thức, Ủy ban Châu Âu cũng cần nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên trong nỗ lực chung này.

Nghị quyết về "Tình trạng khẩn cấp Khí hậu"

Trong hồ sơ Khí hậu, theo nhật báo La Croix, Nghị Viện Châu Âu hôm 28/11, đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về Tình trạng khẩn cấp về Khí hậu và Môi trường, với đa số áp đảo (429 thuận, 225 chống và 19 vắng mặt). Đây là một nghị quyết "mang tính biểu tượng", nhằm gây áp lực với các tân lãnh đạo Châu Âu, với tân Ủy ban Châu Âu, vào thời điểm trước thềm thượng đỉnh Khí hậu COP25.

Nghị quyết khẳng định mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C, mục tiêu ở mức cao mà cộng đồng quốc tế đã đề ra với Hiệp định Paris 2015 (mục tiêu tối thiểu là không tăng quá 2°C).

Trang nhất phụ trương Les Echos có bài "Khí hậu : Bruxelles nâng cao chỉ tiêu", dẫn lời chủ tịch Ủy viên Môi trường của Nghị Viện Châu Âu, chính trị gia Pascal Canfin (đảng Cộng Hòa Tiến Bước, Pháp), nhấn mạnh : "Việc Châu Âu là lục địa đầu tiên trên thế giới tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp về Khí hậu ngay trước thềm COP25, và ba tuần sau khi tổng thống Mỹ rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến các công dân Châu Âu và phần còn lại của thế giới". (Tuyên bố tình trạng Khẩn cấp về Khí hậu, để huy động toàn lực cho mục tiêu chống khí thải, là đòi hỏi lâu nay của nhiều phong trào xã hội, môi trường Châu Âu và quốc tế).

Tân chủ tịch ủng hộ mục tiêu giảm ít nhất 50% khí thải

Theo Les Echos, khí hậu là "những quyết định đầu tiên" trong chiến lược hành động của tân Ủy ban. Nhật báo kinh tế Pháp, dẫn lại một nguồn tin nội bộ Châu Âu, mà Financial Times đăng tải, cho thấy tân Ủy ban sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên ngay từ năm tới cam kết giảm lượng khí thải "ít nhất là 50% và hướng đến 55%", trước năm 2030. Mục tiêu này là cao hơn nhiều so với tỉ lệ 40% dự kiến lâu nay. Hiện tại mới có 9 trên tổng số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ mục tiêu giảm hơn 55%, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha.

Việc thông tin về chủ trương Khí hậu nói trên của tân chủ tịch Ủy ban lọt ra ngoài hôm 29/11 được Les Echos coi là một tín hiệu cho thấy Ủy ban Châu Âu đã lắng nghe nghị quyết về Tình trạng Khí hậu, Nghị viện thông qua hôm qua. Ủy ban Châu Âu cũng chính thức công bố chính sách khí hậu vào ngày 11/12.

Châu Âu đầu tư mạnh cho Không gian

Một mặt trận khác mà Châu Âu vừa có được thành công là không gian. Hai mươi hai quốc gia Châu Âu, thành viên Cơ quan Không gian Châu Âu, vừa đạt thỏa thuận đầu tư hơn 14 tỉ euro cho ngành không gian của Châu lục trong những năm tới. Theo Le Figaro, bước đi này cho phép Châu Âu hướng đến một "Không gian hợp nhất - United Space of Europe", để không bị NASA vượt mặt. Thỏa hiệp vừa đạt được là điều hoàn toàn không dễ. Đức là quốc gia đầu tư nhiều nhất, với 3,29 tỉ euro, Pháp, thứ hai, với 2, 66 tỉ.

Donald Trump khiến Bắc Kinh giận dữ

Về Trung Quốc, Les Echos có bài "Donald Trump khiến Bắc Kinh giận dữ, vì ra luật ủng hộ (người tranh đấu) Hồng Kông". Hôm thứ Tư 27/11, tổng thống Mỹ đã chính thức ban hành đạo luật về Dân chủ và Nhân quyền của Hồng Kông, được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua trước đó. Theo Les Echos, với quyết định này từ phía Mỹ, khả năng Washington và Bắc Kinh đạt thỏa thuận thương mại trở nên khó khăn. Các thị trường tại Châu Á phản ứng tiêu cực, nhưng ở mức độ vừa phải.

Vạch mặt kẻ đứng sau các đàn áp Tân Cương

Báo La Croix có bài vạch mặt kẻ trực tiếp đứng đằng sau các đàn áp tàn bạo nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) tại khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Theo La Croix, Chu Hải Luân (Zhu Hailun), sinh năm 1958 tại tỉnh Giang Tô, sát Thượng Hải, lớn lên tại Tân Cương trong thời gian Cách mạng Văn hóa. Chính tại đây, Chu Hải Luân đã học được tiếng nói của người Duy Ngô Nhĩ.

Theo Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra (ICJI), trong một tài liệu được công bố hôm 25/11, thì chính nhân vật này là người trực tiếp thực thi các chiến dịch đàn áp, theo chỉ đạo của lãnh đạo Tập Cận Bình, để biến vùng Tân Cương trở thành một trại cải tạo mênh mông. ICJI cho biết Chu Hải Luân đã đứng đầu cơ quan an ninh và pháp luật của Đảng cộng sản tại khu vực này.

Ông ta chính là người nắm trọn quyền lực trong tay và sử dụng quyền lực này để truy bức những người Hồi Giáo. Khả năng nói và hiểu tiếng Duy Ngô Nhĩ không hề làm cho ông ta có chút đồng cảm nào với dân tộc này, mà ngược lại, nhờ năng lực này Chu Hải Luân đã thực thi tận tụy chính sách đồng hóa và thanh lọc sắc tộc, được cấp trên ban xuống.

Bất đồng về ngày "thứ Sáu đen"

Hôm nay là "Ngày thứ Sáu đen" (Black Friday), tức ngày mà hàng hóa được bán hạ giá hàng loạt, trước dịp Noel, để kích thích mua sắm. Lối kinh doanh – tiêu thụ từ Hoa Kỳ lan sang Pháp, bị Libération phản đối. Trang nhất nhật báo thiên tả chạy tựa : "Tiêu thụ : Mặt mờ ám của ngày thứ Sáu đen".

Theo Libération, ngày kích thích mua sắm này đã trở thành một hiện tượng "ngày càng mất lòng dân, cho dù có được đông người hưởng ứng". Libération nhấn mạnh đây là một ngày hội kích thích tiêu thụ đến điên cuồng, đi ngược lại với xu thế hướng đến một xã hội tiêu thụ có trách nhiệm, hạn chế tổn hại đến môi trường. Libération dẫn lại kết quả thăm dò dư luận của báo Le Figaro, theo đó hơn 50% độc giả đồng tình với quan điểm phê phán ngày thứ Sáu đen của một số thành viên chính phủ.

Cùng với Libération, nhật báo L’Humanité, lên án mạnh mẽ ngày thứ Sáu đen, làm đảo lộn nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội, không gian đô thị và cuộc sống chung.

Ngược lại nhật báo kinh tế Les Echos có bài "Liệu người ta có đi đến chỗ cấm ngày Noel hay không ?", lên án thái độ cực đoan nhắm vào ngày thứ Sáu đen. Cho dù việc lên án ngày thứ Sáu đen - vì có hại cho môi trường, sinh thái - vấp phải nhiều chỉ trích trong công luận, vì bị coi là biện pháp cực đoan. Áp lực lên những hoạt động kinh doanh gây hại cho khí hậu và môi trường gia tăng.

Khí hậu : Các nhà băng ngày càng bị áp lực

Trong một báo cáo công bố hôm 28/11, trước thềm Ngày Khí hậu Tài chính (Climate Finance Day), hai tổ chức bảo vệ môi trường Oxfam và Les Amis de la Terre kêu gọi chính phủ Pháp có các biện pháp để buộc các ngân hàng phải thoái vốn ra khỏi các đầu tư vào năng lượng hóa thạch.

Trang nhất các báo

Về hồ sơ các cải cách của chính phủ, trang nhất nhật báo Le Monde chạy tựa : "Hưu trí : Chính phủ sẵn sàng nhân nhượng". Thủ tướng Edouard Philippe hôm thứ 27/11 cho biết mở cửa đón nhận với ý tưởng hoãn lại việc áp dụng dự án cải cách bị phản đối.

Trang nhất La Croix : "Muốn tiến hành cải cách thì phải giảng giải", với bài phỏng vấn thống đốc Ngân hàng Pháp François Villeroy de Galhau. Chủ đề chính của Le Figaro hôm nay là việc chính quyền Pháp mở rộng nhiều biện pháp chống Hồi giáo cực đoan ra toàn quốc, tiếp theo các thí điểm tại một số địa phương.

Vẫn về khủng hoảng khí hậu, trang nhất Le Monde đăng tải lời kêu gọi của một nhóm nghệ sĩ, với tiêu đề "Khí hậu : Chúng ta là dàn nhạc trên con tàu Titanic". Nhóm The Freaks đề xuất 42 cử chỉ nhỏ cho phép góp phần chống biến đổi khí hậu.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Khí hậu : Nỗi tức giận của Greta và thông điệp "lạnh gáy" của giới khoa học

Hồi chuông báo động khẩn của chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Đại dương, Khí hậu với vận mệnh nhân loại là tựa lớn trang nhất của đa số các nhật báo Pháp ra hôm nay : Khí hậu nóng lên khiến băng tan ồ ạt, nước biển dâng nhanh hơn nhiều so với dự kiến, các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng vọt, đe dọa hàng tỉ dân cư ven biển và nhiều nơi khác, gây thiệt hại đến hàng trăm nghìn tỉ đô la một năm.

greta0

Gương mặt Greta Thunberg, thiếu nữ Thụy Điển 16 tuổi, biến dạng vì xúc động và giận dữ, khi phát biểu tại Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hiệp Quốc (Climate Action Summit), New York, ngày 23/09/2019@ Reuters/Carlo Allegri

Hạ Viện Mỹ mở điều tra luận tội nhằm tiến tới phế truất tổng thống Donald Trump và chính trường Anh chao đảo sau quyết định của Tòa án Tối cao bác quyết định đình chỉ Nghị Viện của thủ tướng là các chủ đề chính khác.

"Gương mặt biến dạng vì giận dữ" và không khí bình lặng trong Bảo tàng Đại dương

Le Figaro có bài xã luận, mang tựa đề "Cô gái nhỏ và các nhà khoa học", kêu gọi công chúng nhìn thẳng vào sự thật, để có cách hành xử thích đáng. "Cô gái nhỏ" ở đây là thiếu nữ Thụy Điển, Greta Thunberg - ngôi sao của phong trào Khí hậu của giới trẻ, đang có mặt tại nước Mỹ để gây áp lực lên chính quyền các nước. Le Figaro ghi nhận sự tương phản cao độ về mặt hình thức, giữa một bên là thông điệp của các nhà khoa học nhóm GIEC, "được công bố trong không khí bình lặng" của một bảo tàng về đại dương học sang trọng ở công quốc Monaco, và bên kia là thiếu nữ Thụy Điển trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, "mặt biến dạng vì giận dữ".

Theo Le Figaro, thái độ đầy bạo lực, "đe dọa", những lời lẽ "sỉ nhục", "công kích dữ dội" của cô gái nhắm vào thế hệ những người trưởng thành có thể gây phản cảm đối với những ai quen với cách ứng xử chừng mực. Và "những lời tiên tri gây kinh sợ" của cô, đồng điệu với những lời cảnh báo văn minh nhân loại đang trên đường sụp đổ, có thể khiến nhiều người lo sợ về việc "một nền độc tài kinh hoàng của chủ thuyết coi sinh thái là trên hết" sẽ lên ngôi.

Tuy nhiên, Le Figaro cũng nhấn mạnh là bất chấp sự tương phản về hình thức, điểm chung của hai thông điệp là nhân loại đang đối mặt với một tình thế khẩn cấp. Quá trình Trái đất bị hâm nóng đang tiếp tục diễn ra hoàn toàn phù hợp với các ghi nhận của các chuyên gia GIEC cách nay 29 năm, trong bản báo cáo đầu tiên. Cuộc khủng hoảng hiện nay là "nghiêm trọng" và cần "các phản ứng tương thích", cho dù các thảm họa sẽ không đến mức khiến toàn nhân loại diệt vong, và hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất. Nhưng tảng lờ các báo động mới này "sẽ là sai lầm".

"Con người khó chịu, đứa trẻ bị nhồi sọ, cô bé quá xúc cảm…"

Libération chạy tựa trang nhất : "Nước Pháp. Đại dương đe dọa nhấn chìm. Hơn một mét từ đây đến năm 2100 theo báo cáo GIEC. Từ Soulac đến Palavas (hai bãi biển tuyệt đẹp của nước Pháp ở bên bờ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải), từ Dunkerque đến quần đảo Antilles, nước dâng cao đe dọa một phần rộng lớn vùng ven biển nước Pháp và dân cư sở tại".

Xã luận Libération, mang tựa đề "Thiện chí", ví cô gái Thụy Điển với một nhân vật nữ trong bi kịch Hy Lạp cổ đại. Cassandra được thần Apollon ban cho khả năng biết được tương lai, nhưng đã không có ai tin vào những lời tiên tri của cô. Libération nhấn mạnh : Những ai từng cho Greta Thunberg là "một con người khó chịu, đứa trẻ bị nhồi sọ, một cô bé quá xúc cảm…", khi đọc bản báo cáo của GIEC mới, chỉ cần với "một chút thiện chí", cũng sẽ thay đổi thái độ ngay lập tức. "Không cần đến bằng cấp của một nhà khí hậu học", việc Khí hậu bị hâm nóng, do khí thải, dẫn đến băng tan, nước biển dâng cao không thể khác, là bài học của học sinh lớp Một. Mà khí hậu bị hâm nóng không chỉ khiến nước biển dâng cao, mà còn gây nhiều hệ quả kinh hoàng khác, như đại dương bị axit hóa, bão tố nhiều hơn.

"Thảm họa đã nhãn tiền, nhưng thà thế còn hơn !"

"Thảm họa đã nhãn tiền, nhưng thà thế còn hơn !" là tựa bài xã luận La Croix. Nhật báo công giáo, khi nhắc lại thần thoại Hy Lạp về thiếu nữ Cassandra, thừa nhận "không một ai muốn nghe báo trước về các thảm họa, và thường là người ta thích tin rằng chúng sẽ không xảy ra". Từ 30 năm nay, các cảnh báo mà GIEC liên tục đưa ra "đã không làm thay đổi gì nhiều". Thượng đỉnh Khí hậu mới đây tại Liên Hiệp Quốc (Climate Action Summit) "gần như là một thất bại", ngoại trừ sự xuất hiện của Greta Thunberg.

Tuy nhiên, La Croix nhấn mạnh điểm khác biệt là : Lần này không còn là sự cảnh báo, mà thảm họa đã thực sự xẩy ra. Kể từ năm 2006 đến nay, mỗi năm trung bình 430 tỉ tấn băng hà tan chảy, khiến nước biển dâng nhanh hơn gấp 2,5 lần so với thế kỉ trước.

"Thảm họa đã nhãn tiền. Không ai có thể phủ nhận. Về một mặt nào đó, điều này có lẽ tốt hơn, bởi sẽ giúp cho mỗi người tăng tốc nhận thức về tính chất khẩn cấp của việc thay đổi triệt để lối sống, phương thức vận hành của nền kinh tế. Chính quyền các nước không còn có thể thoái thác, ẩn núp đằng sau lập luận cho là cần phải xem chừng công luận nữa. Vấn đề giờ đây không còn là cứu lấy hành tinh của chúng ta nữa, mà rất cụ thể là, làm thế nào để chăm sóc nó".

"Trật tự sinh thái thế giới mới"

Les Echos hôm nay, tuy không lấy báo cáo GIEC làm tựa trang nhất, nhưng dành nhiều bài bên trong để nói về cuộc chiến bảo vệ khí hậu. Theo Les Echos, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trước năm 2030 của Liên Hiệp Quốc là cơ hội duy nhất cho phép thoát được các thảm họa do khí hậu bị hâm nóng và môi trường suy thoái. Mà để làm được điều này các nước đang phát triển cần phải có thêm đầu tư, ước tính nhiều hơn 12% hàng năm so với hiện nay. Lấy tiền đâu ra ?

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD / CNUCED) khuyến nghị xây dựng dựng một "Trật tự sinh thái thế giới mới". Để có thêm tiền cho môi trường, CNUCED đề nghị tăng cường chống lại việc các đại tập đoàn lậu thuế, ước tính có thể thu về từ 50 đến 200 tỉ đô la/năm. Bên cạnh đó, các khoản thuế mới nhắm vào ngành công nghệ kỹ thuật số đang trỗi dậy cũng có thể là một nguồn thu bổ sung.

Cũng Les Echos cho biết một số đại tập đoàn xa xỉ phẩm Pháp bắt đầu chuyển mạnh sang các cam kết môi trường, vốn không phải là ưu tiên. LVMH hôm qua, công bố lộ trình từ đây đến 2025, thực hiện việc 100% nguyên liệu có nguồn gốc động vật phải ghi rõ nguồn gốc.

Chuyên gia Allan Litchman : Donald Trump sẽ bị phế truất

Vụ tổng thống Mỹ bị Hạ Viện khởi sự điều tra để tiến tới phế truất cũng được nhiều báo Pháp quan tâm. Đây là lần đầu tiên, tại Mỹ khởi sự thủ tục phế truất một đương kim tổng thống, kể từ 20 năm nay. Đe dạo phế truất tổng thống đảo lộn cuộc tranh cử Mỹ là tựa lớn hồ sơ của Les Echos. Nhật báo kinh tế Pháp có cuộc phỏng vấn đáng chú ý với nhà chính trị học Allan Litchman về tác động của tiến trình phế truất tổng thống đối với cuộc tranh cử 2020.

Theo giáo sư Allan Litchman không có gì gây khó khăn hơn cho tổng thống Trump là trở thành đối tượng của thủ tục phế truất. Ông Litchman dự đoán Donald Trump có thể sẽ bị phế truất trước khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc, cuối năm 2020. Allan Litchman là một trong số ít người dự báo Donald Trump đắc cử năm 2016, cũng như dự báo đúng kết quả của 8 cuộc bầu cử tổng thống trước đó.

Vì sao chủ tịch Hạ Viện Mỹ quyết định hành động ?

Lý do chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi mạo hiểm quyết định khởi sự điều tra, nhằm phế truất tổng thống là chủ đề một bài viết khác của Les Echos.

Theo Les Echos, dù xác xuất thành công được coi là rất nhỏ, và hành động này có nguy cơ làm nhiễu loạn cuộc tranh cử tổng thống (tiến trình luận tội bị ông Trump sử dụng làm phương tiện đả kích phe Dân chủ), nhưng đối với chủ tịch Hạ Viện, việc khởi sự thủ tục phế truất lần thứ tư trong lịch sử chính trị Mỹ này vừa là "một nghĩa vụ", và cũng là "một cơ hội chính trị". Les Echos nhấn mạnh đến ba lý do khiến chủ tịch Hạ Viện quyết định hành động.

Thứ nhất, điều quá rõ ràng là ông Donald Trump đã nhờ cậy đến một thế lực nước ngoài can thiệp vào bầu cử Mỹ. Thứ hai là, nếu lời báo động từ một nhân viên tình báo Mỹ là xác thực, thì tổng thống Trump đã đánh đổi một trợ giúp về tài chính, gây áp lực với nguyên thủ Ukraine, để lấy "các thông tin tiêu cực" về con trai ứng cử viên tranh cử tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden. Như vậy rõ ràng đây là tội "phản bội". Lý do thứ ba là chủ tịch Hạ Viện đứng trước áp lực của cử tri Dân chủ, từ lâu nay, đã hết sức bất mãn trước một tổng thống "bất tài" và "không đủ tư cách", và đây là một cơ hội để ông Trump phải ra đi.

Thủ tướng Anh về nước, Nghị Viện náo động

Quyết định đình chỉ Quốc hội của thủ tướng Johnson bị Tòa án Tối cao nước Anh bác bỏ. Le Figaro ghi nhận, vừa từ New York trở về, thủ tướng Anh đã rơi vào chảo lửa của điện Westminster, nơi Nghị Viện vừa nhóm họp trở lại và đối lập sẵn sàng chống lại ông.

Thủ tướng Anh, vừa phê phán phán quyết của Tòa Án, vừa lên án tình trạng "tê liệt" tại Quốc hội, và mưu toan của các nghị sĩ nhằm phá hỏng các thương thuyết về Brexit với Liên Âu. Thủ tướng Anh thách các nghị sĩ giải tán Quốc hội tổ chức bầu cử sớm, để cử tri bầu lên một Quốc hội mới nhằm thực thi quyết định chia tay với Liên Âu, theo kết quả trưng cầu dân ý 2016.

Theo Les Echos, điều mà các nghị sĩ Anh lo ngại hiện nay là thủ tướng Johnson tìm được phương tiện để lách luật, khiến nước Anh rời khỏi Liên Âu không có thỏa thuận (no-deal Brexit), với các hệ quả dự kiến vô cùng lớn cho đôi bên.

Khách Trung Quốc xuất ngoại tăng vọt

Về Châu Á, Les Echos chú ý đến sự bùng nổ của du lịch Trung Quốc. Hôm qua, Trung Quốc khánh thành sân bay Bắc Kinh – Đại Hưng (Daxing), được coi là sân bay lớn nhất thế giới. Nhân dịp này, nhật báo kinh tế Pháp giới thiệu về tình trạng khách du lịch người Trung Quốc tăng vọt, dẫn đến tình trạng phải xây dựng thêm hàng loạt cơ sở hạ tầng mới. Khách Trung Quốc du lịch nước ngoài năm ngoái là 150 triệu, so với 4,5 triệu cách nay hơn 20 năm. Chủ yếu du khách Hoa lục đến các nước Châu Á, trước hết là hai vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc : Hồng Kông 49 triệu, Macao 20 triệu, tiếp theo là Thái Lan (10,5) và Nhật Bản (8,4).

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Khí hậu, tâm điểm của thế giới

Liên Hiệp Quốc gióng tiếng chuông báo động"cần khẩn cấp hành động" cứu hành tinh. Các số báo của Libération trong tuần này đều dành rất nhiều hồ sơ vì một hành tinh "Xanh".

climat1

Khu băng đá Pasterze, lớn nhất ở Áo, nhìn từ núi Hohe Tauern, tỉnh Carinthia, ngày 14/08/2011. Reuters/Lisi Niesner

Một tuần lễ "quyết định" đối với môi trường, La Croix đề xuất ba biện pháp để giữ nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá ngưỡng 2°C. Ba giải pháp đó khá đơn giản : dùng ít năng lượng hơn, thay đổi thói quen về ăn uống và tính lại về các phương tiện giao thông của hơn 7 tỷ con người trên hành tinh.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres kêu gọi quốc tế hãy "bắt tay hành động" và ông đã mất một năm để chuẩn bị cho hội nghị khai mạc hôm nay ở New York. Libération lo ngại thành công sẽ không bao nhiêu. Bởi lãnh đạo các nước gây ô nhiễm nhất, như Trung Quốc hay Ấn Độ và nhất là Hoa Kỳ đều vắng mặt. Ngay cả Nhật hay Canada vốn đã cam kết rất nhiều về quyết tâm phát triển năng lượng sạch cũng không tham dự hội nghị về môi trường mở ra chiều nay tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Pháp không có chiếc đũa thần

Về phần nước Pháp, tờ báo thiên tả Libération nhắc lại : năm ngoái Chương trình vì Môi trường của Liên Hiệp Quốc đã tặng cho nguyên thủ Pháp danh hiệu "nhà vô địch của Trái Đất", vinh danh những nỗ lực của Paris trong công cuộc chống biến đổi khí hậu. Lần này, trong buổi làm việc đầu tiên tại New York sáng nay, tổng thống Emmanuel Macron sẽ chủ trì một cuộc họp nhằm huy động vốn trồng lại rừng Amazon thường được mệnh danh là lá phổi của hành tinh. Cũng tại New York, nguyên thủ Pháp sẽ "khẳng định lại những mục tiêu đầy tham vọng của Pháp về môi trường"... Có điều Libération dự báo, ngoài những tuyên bố chung chung, tổng thống Macron sẽ không đưa ra thêm những cam kết cụ thể nào. "Pháp phô trương các mục tiêu về môi trường nhưng lại không làm gương cho những quốc gia khác".

Công nghệ cao và khí hậu

Bức ảnh người máy robot tay cầm một hai chiếc lá xanh tươi minh họa cho hồ sơ trên Le Figaro mang tựa đề "Công nghệ cao trong thế tiến thoái lưỡng nan trước những thách thức về môi trường". Công nghệ tin học vừa tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, vừa là giải pháp cho phép tiết kiệm năng lượng. Thí dụ cụ thể là mỗi lần dùng Google tìm kiếm thông tin, chúng ta thải ra 0,2 gr CO2. Khối lượng đó không nhiều so người dùng xe hơi để di chuyển. Hiềm nỗi mỗi tháng, trung bình trên thế giới có tới 13 tỷ lượt truy cập vào Google, lượng khí carbon thải ra như vậy tương đương với mức tiêu thụ điện của 4.300 hộ gia đình Mỹ trong một tháng. Đó là chưa kể ở đầu bên kia máy điện toán của chúng ta, Google phải tích trữ không biết bao nhiêu dữ liệu để cung cấp cho người sử dụng. Việc tích trữ dữ liệu đó cũng rất tốn năng lượng. Nhưng bù lại, cũng nhờ có các phương tiện tìm kiếm như Google hay những ứng dụng mà chúng ta tiết kiệm được không biết bao nhiêu điện, xăng... Thí dụ như tại Pháp, người ta thường dùng ứng dụng của Blablacar để đi quá giang xe, chia sẻ tiền xăng với tài xế... nhờ vậy, tiết kiệm được đến 1,6 triệu tấn CO2 thải ra một năm

Ngòi thuốc nổ Iran

Bên cạnh rất nhiều bài vở nói về khí hậu, Iran cũng chiếm nhiều trang báo không kém. Le Monde ngay trang hai khẳng định "căng thẳng Iran là trọng tâm khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc". Le Figaro nhấn mạnh đến những nỗ lực của tổng thống Pháp Emmanuel Macron hạ nhiệt tình hình, nhưng "hy vọng Tehran và Washington nối lại đối thoại ngày càng thêm xa vời", nhất là sau loạt tấn công nhắm vào các cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia.

Báo La Croix mời hai chuyên gia trả lời câu hỏi "Chiến lược của Iran có dẫn tới chiến tranh hay không ?". Clément Therme, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Quan hệ Quốc tế CERI nhận định : về mặt chiến lược, căng thẳng hiện nay bắt nguồn từ việc Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran, trừng phạt kinh tế nước này, và qua đó Washington chấp nhận rủi ro đối đầu với Tehran về mặt quân sự. Trên phương diện kinh tế, Iran không thể đọ lại với Hoa Kỳ nên tìm cách phá bĩnh, đủ để cho Mỹ hiểu rằng, chủ trương "gây áp lực tối đa" của Nhà Trắng lôi kéo nhiều quốc gia dầu hỏa khác ở Trung Đông vào vòng lao đao. Đứng đầu trong số đó là Saudi Arabia, đồng minh của Mỹ.

Thierry Coville, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược của Pháp lạc quan hơn một chút, khi cho rằng Tehran phô trương sức mạnh để thị uy nhưng biết dừng lại đúng mức. Mục tiêu sau cùng của Iran là được xóa bỏ cấm vận. Kể cả giáo chủ Khamenei cũng để ngỏ khả năng trở lại với thỏa thuận đã được ký kết hồi tháng 7/2015 nếu quốc tế ngừng trừng phạt kinh tế Iran. Trong khi đó ở Washington, tổng thống Trump liên tục hô hào "tăng cường các biện pháp trừng phạt", nhưng Nhà Trắng có thể làm được gì hơn nữa ? Chiến thuật "gây sức ép tối đa" của ông Trump vô hiệu. Đến một lúc nào đó, Mỹ chỉ có hai lựa chọn : hoặc là lao vào một cuộc chiến, hoặc phải nhìn nhận thất bại trong chính sách về Iran và thất bại đó buộc Washington phải thay đổi.

Thierry Coville kết luận : đã đến lúc phải ngừng xem Iran là một mối đe dọa thường trực và phải đàm phán. Ở đây không có bên "thiện", bên "ác" mà chỉ có những người tôn trọng đối phương. Xét cho cùng thì Mỹ cũng đã bắt đầu đàm phán với phe Hồi giáo cực đoan Taliban ở Afghanistan !

Pháp : còn nước còn tát

Trong tiến trình đàm phán Mỹ-Iran sắp tới, tất cả các tờ báo Pháp đều cho rằng Paris là một nhịp cầu quan trọng. "Macron nỗ lực làm hạ nhiệt tình hình", tựa một bài báo trên Le Figaro. Sáng kiến của Pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tổng thống Mỹ và Iran gặp nhau bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần này đang bị nhận chìm sau loạt tấn công 14/09/2019 nhắm vào các cơ sở dầu khí của Saudi Arabia. Nếu như tổng thống Trump vẫn có thể thay đổi ý kiến vào phút chót để có thể tiếp xúc với đồng nhiệm Iran, thì ngược lại phía ông Hassan Rohani không được tự do bằng. Chỉ cần bắt tay với nguyên thủ Mỹ cũng phải có sự chuẩn bị từ trước. Paris ý thức được tất cả những khó khăn này.

Tại New York trong hai ngày hôm nay và ngày mai, nguyên thủ Pháp sẽ gặp riêng tổng thống Mỹ và Iran, đồng thời thuyết phục cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản ủng hộ Paris lôi kéo Tehran và Washington trở lại kế hoạch giải trừ hạt nhân Iran. Có điều như báo Le Figaro ghi nhận, Tehran không vội vàng thu về thành tích như tại các nền dân chủ phương Tây.

Chính sách ngoại giao của Donald Trump : nói nhiều, thành quả chẳng bao nhiêu

Vài giờ trước khi khóa họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc, đồng minh, đối tác và cả các đối thủ của Washington đều hồi hộp. Đó là nội dung bài viết của nhà báo Adrien Jaulmes trên Le Figaro.

Từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, các nhà cố vấn, các định chế mà từ trước đến nay có trách nhiệm hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đều bị "vô hiệu hóa". Donald Trump không nghe bất kỳ một ai và có thói quen phản ứng theo cảm tính. Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời tổng thống Trump bị gạt ra bên lề. Thí dụ điển hình nhất là cuối năm ngoái, khi Nhà Trắng thông báo rút quân khỏi Syria, cả bộ quốc phòng lẫn ngoại giao đều bị bất ngờ.

Có điều như ghi nhận của Robert Malley, người từng phục vụ dưới chính quyền Clinton và Obama, mâu thuẫn của Donald Trump nằm ở chỗ ông muốn đưa ra hình ảnh một nhà lãnh đạo quyết đoán, thế nhưng về cơ bản Trump không chủ trương dùng sức mạnh quân sự cho dù là "những tuyên bố và hành động của ông có thể dẫn tới chiến tranh". Đáng buồn hơn, theo cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama là về ngoại giao, chính quyền Trump hô hào rất nhiều, nhưng về thực chất thành công trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong ba năm qua lại "chẳng bao nhiêu".

Năm 2016 Donald Trump mạnh mẽ chỉ trích chính quyền Obama can thiệp quân sự tại Afghanistan, Syria... Nhưng ba năm sau, lính Mỹ vẫn hiện diện tại Afghanistan, tiến trình đàm phán với quân Taliban thất bại. Với Iran, tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Vienna, làm dấy lên căng thẳng trong vùng Vịnh, nhưng Nhà Trắng không đạt được một thỏa thuận "tốt hơn" với Tehran như Donald Trump từng hứa hẹn.

Nhìn đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, Donald Trump- Kim Jong-un sau ba lần bắt tay nhau, Bình Nhưỡng vẫn chưa đình chỉ chương trình nguyên tử. Tại Venezuela, Washington yểm trợ phe đối lập, nhưng bất chấp áp lực dồn dập của Hoa Kỳ, chế độ Maduro vẫn tồn tại.

Tác giả bài báo không đề cập đến tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc hay với Nga mà chỉ lưu ý độc giả rằng, ông Trump cho dù hay tuyên bố hùng hồn với các nước trong tầm ngắm của mình, nhưng lại là một người rất "thận trọng". Thành tích lớn nhất về ngoại giao của ông có lẽ là đã tránh mở thêm những mặt trận quân sự mới, tránh mạo hiểm trên phương diện này.

Thanh Hà

Published in Quốc tế