Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam và ASEAN chọn lợi ích nhưng không chọn phe

"Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất trên thế giới và tương lai của nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi nơi". Nhận định này của Washington cũng là cơ sở để Mỹ, cũng như nhiều cường quốc khác, xây dựng chiến lược đối với khu vực có tầm địa-chiến lược quan trọng, trong đó có Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

chonphe1

Máy bay E/A-18G Growler cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Nimitz của Mỹ ở Biển Đông, ngày 24/02/2019.  AP - Joseph Calabrese

Các nước thành viên ASEAN trở thành trọng tâm trong các chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp (2018), Liên Hiệp Châu Âu (2021), Hoa Kỳ (2022), Hàn Quốc (2022), Nhật Bản (phiên bản mới 2023), cũng như mong muốn mở rộng "sự hiện diện rộng nhất, bao trùm nhất" của Anh Quốc trong khu vực.

Ngoài mục đích an ninh, dù không nêu đích danh nhưng Trung Quốc luôn là "đối thủ" bị ngầm ngắm tới, những chiến lược này đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế, môi trường, bảo vệ sự hiện diện, lợi ích của họtrong khu vực và hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh. Một "chủ nghĩa đế quốc mới" đang trỗi dậy ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Châu Đại Dương, theo phát biểu của tổng thống Pháp tại Vanuatu nhân chuyến công du Châu Đại Dương trong tuần qua, ám chỉ đến những nỗ lực bành trước của Trung Quốc.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương và tầm quan trọng của khu vực, tạp chí Hérodote  của Pháp, chuyên về địa lý và địa-chính trị, ra số đặc biệt quý II/2023 đề cập đến "Những cách nhìn địa-chính trị về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt, đồng chủ biên số đặc biệt, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, nhận định trước những chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Việt Nam và các nước Đông Nam Á chọn lợi ích nhưng không chọn phe.

RFI : Tạp chí Hérodote ra số đặc biệt về những thách thức địa-chính trị ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn. Tại sao chủ đề này được đề cập riêng trong một số ?

Benoît de Tréglodé : Hiện giờ, "Ấn Độ-Thái Bình Dương" là một khái niệm rất thịnh hành và được các chuyên gia về Châu Á, cũng như tại các bộ và các đại sứ quán ở các nước Châu Á sử dụng nhiều. Trước hết là do sự trỗi dậy, đúng hơn là nhờ vào việc ý thức được sự xác quyết của Trung Quốc, cũng như sự trỗi dậy của Ấn Độ ở Châu Á, cùng những hệ quả có thể xảy ra đối với Châu Âu, với Pháp, và nhất là sự hiện diện của Mỹ ở trong vùng và ở Ấn Độ Dương.

Do đó phải suy nghĩ lại một cách tổng thể mối quan hệ của các nước phương Tây với Châu Á. Châu Á, hiểu đơn thuần theo nghĩa địa lý, không còn đủ nữa. Từ giờ, vấn đề địa-chính trị gộp cả vế ngoại giao, kinh tế, chính trị, cần đến một vùng rộng hơn bao trùm tất cả. Chính vì thế, "Ấn Độ-Thái Bình Dương" xuất hiện như một khái niệm hơi ôm đồm một chút nhưng hiện giờ được sử dụng rất nhiều để suy nghĩ lại về mối quan hệ với Châu Á.

Ấn Độ-Thái Bình Dương hoàn toàn không có gì rõ ràng nếu chỉ nhìn về mặt địa lý, cho nên cần tập hợp được trong số đặc biệt này của tạp chí các nhà nghiên cứu có những cách nhìn tương đối khác nhau về cách hình thành khái niệm địa-chính trị này. Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khái niệm chính trị, do đó phải để các nhà nghiên cứu nêu lên vấn đề này và kết nối khái niệm đó vào những thực tế lãnh thổ.

RFI : Khoảng 10 chuyên gia Pháp và quốc tế chia sẻ quan điểm của họ trong số đặc biệt này. Điểm đặc biệt của họ là gì ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên cần nhắc lại việc hình dung ra không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương này nằm trong chủ trương mới về tương quan lực lượng của quốc gia đang thực sự tìm cách cải thiện tình hình của mình, thậm chí là chiếm ưu thế nào đó. Cho nên cần có những nhà nghiên cứu Pháp và nước ngoài suy nghĩ về khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhìn từ Nhật Bản, Châu Âu hay từ Đông Nam Á, bởi vì mỗi quốc gia, mỗi một vùng nhỏ có cách nhìn khác nhau về khái niệm bao quát này.

Thực thể địa lý này không tồn tại, mà đây là một thực thể chính trị được hình thành, hình dung và phát triển qua lập luận chính trị của các Nhà nước liên quan. Điều thú vị là trong thời gian đầu, mục đích của những người sử dụng rộng rãi khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương này, như các nhà ngoại giao, các nhà quân sự, không giống nhau.

Thực vậy, chúng ta biết là khái niệm xuất hiện trong khoảng những năm 2000 - 2010. Ý tưởng gộp cả hai vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thành một thực thể địa lý thực sự là vô cùng kỳ lạ đối với các nhà khoa học, cũng như đối với những người không có thói quen gộp cả hai vùng này với nhau. Nhưng nhìn từ quan điểm của các Nhà nước, từ các nhà hoạch định thì đó là nhằm tạo sự nhất quán cho một chính sách cấp vùng mà người ta gọi là "phương Đông" có độ phủ rộng hơn, để củng cố tính chính đáng cho chiến lược gây ảnh hưởng của họ. Và điều này là hoàn toàn mới, là hệ quả trực tiếp từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước hiện trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn đối với tất cả các nước phương Tây. Vì vậy, cần phải suy nghĩ lại một cách tổng thể về mối quan hệ ở khu vực địa lý vô cùng rộng lớn này. 

chonphe2

Bìa tạp chí Pháp Hérodote, số 189 "Những cách nhìn địa chính trị về Ấn Độ-Thái Bình Dương", quý II/2023.  © herodote.org

RFI :Việt Nam được đề cập như thế nào trong số tạp chí lần này ?

Benoît de Tréglodé : Chương mà tôi soạn thảo trong số này được dành để nói về Đông Nam Á trước thách thức Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đông Nam Á, được nhìn từ cấp vùng là ASEAN, nhưng cũng từ các nước chủ đạo trong khu vực như Indonesia, Philippines, Việt Nam… Điều đáng chú ý là làm thế nào Việt Nam, làm thế nào Đông Nam Á thích ứng với khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, được các cường quốc thúc đẩy theo hướng cạnh tranh và đối đầu nhau. Chúng ta nghĩ ngay đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Các nước Đông Nam Á vẫn nhắc lại khá thường xuyên rằng họ không muốn cảm thấy bị bắt làm con tin bởi sự phân định mới về không gian quốc tế này, một biện pháp mà có thể khiến họ nghĩ tới những lập luận và kí ức thời Chiến tranh lạnh chẳng hạn. Điều này đã được Singapore và các nước Đông Nam Á kiên quyết nhắc lại tại Đối thoại Shangri-La gần đây ở Singapore vào đầu tháng 6. Đối với đa số các nước trong vùng, không có chuyện phải chọn một phe Ấn Độ-Thái Bình Dương, kể cả bên thân Mỹ, để có thể "hạn chế hoặc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong vùng"

RFI :Cả Hoa Kỳ, Pháp, Liên Hiệp Châu Âu đều đề xuất những chiến lược riêng về Ấn Độ-Thái Bình Dương. Liệu những chiến lược đó có đặt những nước nhỏ trong vùng, ví dụ Việt Nam, vào thế khó xử, như ông nói là khó chọn phe, hay những nước này chỉ được lợi ?

Benoît de Tréglodé : Hiện giờ, Ấn Độ-Thái Bình Dương trước hết là một khái niệm thực tiễn được các nước lớn sử dụng, đứng đầu là Hoa Kỳ, để có thể suy nghĩ toàn diện về chính sách gây ảnh hưởng của họ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó chỉ là một cách diễn đạt để có thể duy trì sự hiện diện và sức ảnh hưởng vừa mang tính chính trị vừa mang tính chiến lược và kinh tế trên thế giới.

Quan hệ quốc tế mọi thời đại đều được nuôi dưỡng từ những cuộc đối đầu và ngoại giao gây ảnh hưởng của nước này chống lại nước kia. Điều này không hoàn toàn mới. Khi đến Đông Nam Á, quả thật khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, chủ yếu do Mỹ, Nhật Bản và phần nào là Liên Hiệp Châu Âu hoặc Ấn Độ đề cao, bị đơn giản hóa đôi khi là quá mức để thuyết phục các nước trong vùng hợp tác nhiều hơn với họ và để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn về sự trỗi dậy của Trung Quốc ở trong vùng.

Thực ra, việc 10 nước Đông Nam Á khám phá "logic cân bằng" này trong khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương không phải là mới mà chỉ là cập nhật lại logic trước đó. Đáp án vẫn như trước : triển khai một chính sách ngoại giao cân bằng để vừa tiếp tục hợp tác giữa nước này với nước khác mà không lợi dụng phe này chống phe kia.

Ví dụ Việt Nam cho thấy rõ điều này. Hà Nội hiện giờ tranh thủ ý định xích lại gần hơn của Mỹ nhưng sẽ không đi quá xa. Họ biết rất rõ rằng họ không có lợi khi làm phật lòng nước láng giềng Trung Quốc khi cố tăng cường một cách lộ liễu quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Khi đến thăm Hà Nội vào tháng 04/2023, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã không giấu ý định đề nghị chính quyền Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng, thành Đối tác chiến lược chứ không dừng ở Đối tác toàn diện. Đây là điểm nằm trong nguyện vọng của chính quyền Mỹ hiện diện trở lại ở trong vùng và tăng cường các mối quan hệ truyền thống của họ. Nhưng không ai ngờ nghệch cả. Tất cả các nước Đông Nam Á, cũng như ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nói chung, duy trì mong muốn giữ thế cân bằng giữa các cường quốc và không muốn bị lôi vào một cuộc đối đầu không phải của họ.

RFI :Ấn Độ cũng muốn hiện điện thường xuyên hơn ở Đông Nam Á và ở Biển Đông, cùng với các cường quốc khác, như Mỹ. Liệu việc này có gây thêm căng thẳng không có lợi cho các nước trong vùng, trong đó có Việt Nam ?

Benoît de Tréglodé : Giải pháp là điều được tôi đề cập trong bài dành nói về Đông Nam Á. Một trong những hệ quả của việc tăng cường chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của phương Tây - tôi xin đặt Nhật Bản vào phía phương Tây cho tiện - ở khu vực Đông Nam Á, đó là sự thay đổi của tương quan lực lượng giữa các quốc đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á thắt chặt cùng lúc mối quan hệ của họ với Washington và với Bắc Kinh để cân bằng hơn sức ảnh hưởng của hai cường quốc.

Nhưng người ta lại có thể nghĩ rằng hoạt động tích cực trở lại của ngành ngoại giao Mỹ ở Jakarta, Kuala Lumpur, Singapore, Manila hay ở Hà Nội có lẽ đã làm gia tăng dần dần ảnh hưởng của Mỹ ở trong vùng. Các nước trong khu vực và các nhà lãnh đạo đã có chiến thuật khác nhau, một lựa chọn khác. Họ biết là tương lai chính trị của họ nằm trong khả năng duy trì sự ổn định xã hội ở trong nước. Và sự ổn định này lại được nuôi dưỡng bằng tăng trưởng kinh tế. Hiện sự tăng trưởng kinh tế này ở Đông Nam Á trước hết là từ Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng nhờ Mỹ. Do đó, về mặt chiến lược, việc chọn phe có lẽ sẽ vô cùng mạo hiểm cho các quốc gia trong vùng. Tuy nhiên, việc lựa chọn cân bằng, từ chối để bị lôi vào đối đầu giữa các bên, nhất là trong các chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương cuối cùng chính lại giúp củng cố chính sách gây ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

RFI : RFI tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, đồng chủ biên số đặc biệt về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của tạp chí Hérodote.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 31/07/2023

Published in Diễn đàn

Từ đầu tháng 3/2021, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã cho tàu tập trung gần tất cả các đảo tranh chấp do Philippines kiểm soát và tìm cách đe dọa các nước láng giềng ven biển, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Malaysia, để khẳng định yêu sách đối với các đảo trên Biển Đông. Theo thông tin từ Philippines, ước tính có hơn 200 tàu neo đậu tại Đá Ba Đầu mà Philippines khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Philippines đã chính thức phản đối hành vi xâm phạm của các tàu Trung Quốc đối quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán trên biển. Song song đó, Philippines đã triển khai các máy bay chiến đấu hạng nhẹ giám sát các tàu bất hợp pháp này.

lamgi1

Tàu cá Trung Quốc xếp hàng tại đá Ba Đầu (Trường Sa) hôm 27/3/2021 - Courtesy National Task Force on the West Philippine Sea

Vì Trung Quốc đã tôn tạo một số đảo nhân tạo và triển khai các thiết bị quân sự và vũ khí trên các đảo này nên việc các tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại vùng biển này rõ ràng cho thấy hành vi quyết đoán của Trung Quốc cũng như đe dọa các đối thủ trong khu vực Biển Đông. Có vẻ như các tàu này hoàn toàn mới được triển khai chỉ để phục vụ chiến thuật của Trung Quốc và nhằm kiểm soát các đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Các tàu Trung Quốc neo đậu gần Cụm Sinh Tồn, vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines. Nơi neo đậu của hơn 200 tàu Trung Quốc nằm gần 2 căn cứ của Trung Quốc và 4 đảo nhỏ hơn của Việt Nam. Một trong những vấn đề mà cộng đồng quốc tế thực sự quan tâm là việc Trung Quốc muốn mở rộng quyền kiểm soát đối với các đảo này. Sau khi kiểm soát Đá Vành Khăn vào năm 1995, Trung Quốc đang tìm kiếm các đảo khác thuộc quyền kiểm soát của các bên tranh chấp khác để mở rộng sự hiện diện trên thực tế của họ.

Nhìn từ việc Trung Quốc tôn tạo Đá Vành Khăn thành một trong những đảo nhân tạo lớn nhất (dù nước này thường nói đây là nơi trú ẩn cho ngư dân) và hiện giờ Đá Vành Khăn trở thành căn cứ quân sự chính thức, việc tàu của Trung Quốc đổ dồn về Đá Ba Đầu là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn kiểm soát khu vực biển này và cả vùng không phận trên đó. Trong bối cảnh phán quyết của tòa trọng tài thường trực về Biển Đông sắp tròn 5 năm, Trung Quốc đang phủ nhận phán quyết này và đòi hỏi yêu sách đối với tất cả các vùng biển và các vùng trời trên đó. Trung Quốc luôn sử dụng "chiến thuật vùng xám" với lực lượng dân quân biển Trung Quốc, được Hải cảnh yểm trợ, tiến hành kiểm soát các vùng biển. Ngoài ra, có thể thấy rằng các kiểu chiến thuật mà Trung Quốc đang áp dụng là đe doạ, ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực như Bể Nam Côn Sơn, Bãi Cỏ Rong, Đá Ba Đầu và các khu vực lân cận nằm ngoài vùng biển kiểm soát của Trung Quốc nhưng nằm trong vùng biển của các nước có yêu sách khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia.

lamgi2

Ảnh vệ tinh chụp tàu Trung Quốc đang nạo vét và xây lấp đảo nhân tạo ở đá Vành Khăn vào năm 2015. AFP

Các nước ASEAN, dưới sự chủ trì của Chủ tịch luân phiên Brunei, phải nhận thức rõ điều đó và cần triệu tập ngay cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN để ưu tiên giải quyết các vấn đề này. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế phải gây sức ép với Trung Quốc để tháo gỡ cuộc khủng hoảng và thực hiện các cam kết để sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) vẫn đang trong giai đoạn đàm phán. Đại sứ quán Mỹ tại Manila và Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra nhiều tuyên bố ủng hộ Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc rút lực lượng dân quân biển và tăng cường hỗ trợ cho Philippines. Trên thực tế, nếu các chiến thuật của Trung Quốc không được ngăn chặn thì điều đó cũng có thể mở đường cho Trung Quốc áp dụng các chiến thuật tương tự để đe dọa các nước có yêu sách khác ở Biển Đông mà trọng tâm chính là Việt Nam. Các nước như Australia, Anh, Canada và Nhật Bản đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines và tuyên bố rằng đội tàu của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền và các vùng biển của Philippines.

Trong khi cộng đồng quốc tế im lặng đối với vấn đề can thiệp quân sự, quân đội Philippines đã tiến hành bay giám sát hàng trăm tàu Trung Quốc. Động thái này có nguy cơ làm leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn. Những tuyên bố của Tổng thống Philippines Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana về việc triển khai lực lượng hải quân Philippines và thực hiện diễn tập quân sự có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng trên biển. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng là ASEAN phải ngay lập tức đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về các chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng, đồng thời tuyên bố này cũng phải được các đối tác đối thoại ASEAN cũng như các nước trong nhóm "Bộ tứ" ủng hộ.

Trung Quốc đã học được một hoặc hai bài học từ sự bế tắc biên giới với Ấn Độ ở miền Đông Ladakh. Trung Quốc đã đối đầu với quân đội Ấn Độ và cuối cùng phải rút lui để giải quyết cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đang áp dụng các chiến thuật tương tự trên Biển Đông. Do đó, cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN cần có các biện pháp đối phó để tình hình không leo thang thành khủng hoảng. Điều cần thiết là Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an phải ghi nhận những diễn biến này và yêu cầu Trung Quốc tránh thái độ đối đầu kiểu đó. Trung Quốc biết rất rõ rằng Brunei, với tư cách Chủ tịch ASEAN sẽ không chỉ trích trực tiếp Trung Quốc, nhưng rõ ràng nước này sẽ phải nêu vấn đề ở cấp khu vực. Cộng đồng quốc tế cũng phải đưa hải quân đến để đảm bảo rằng Trung Quốc chấm dứt các động thái này và quay trở lại duy trì nguyên trạng.

Ngô Bang Quốc

Nguồn : RFA, 02/04/2021

Published in Diễn đàn

Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Dư luận đã đánh giá cao tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

SouthChinaSea

Nhiều máy bay bay theo đội hình trên USS Ronald Reagan, một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ. (Kaila V. Peters / Hải quân Hoa Kỳ)

Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN

Theo báo chí quốc tế, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm 2020, "đã khẳng định nguyên tắc UNCLOS 1982 là cơ sở duy nhất để phán quyết về quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng tại các vùng biển" (1).

Lần đầu tiên, tuyên bố của Hội nghị Cấp cao ASEAN làm rõ lập trường cứng rắn hơn về tranh chấp ở Biển Đông. Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cam kết đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN và sự gắn bó chiến lược. Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho đàm phán về COC, và hoan nghênh các biện pháp làm giảm căng thẳng và tránh sự cố rủi ro, hiểu lầm hay tính toán sai.

Theo Collin Koh (Rajaratnam School), "ASEAN đã đoàn kết hơn dưới sự dẫn dắt của Việt Nam" (BBC News, 10/7). Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN về Biển Đông là do vai trò Chủ tịch của Việt Nam đã vận động các nước đoàn kết giải quyết tranh chấp. Tuy đại dịch đã cản trở ASEAN họp cấp cao theo truyền thống để các nhà lãnh đạo làm việc trực tiếp, nhưng Tuyên bố của ASEAN vẫn là một điểm sáng của Hội nghị Cấp cao ASEAN 36.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng Việt Nam đã gián tiếp chỉ trích Trung Quốc về "những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật quốc tế". Trung Quốc và Mỹ đã tập trận quy mô lớn tại Biển Đông vào đầu tháng 7/2020, làm tranh chấp khu vực tại Biển Đông tiến gần hơn tới xung đột giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc (2).

Ông Phạm Quang Vinh (cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, là cố vấn cho Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN) nhận xét : "Chúng tôi phải làm việc với mọi người…Chúng tôi phải đảm bảo các nước tham gia duy trì hòa bình và ổn định. Nói chung, chúng tôi nhất trí rằng Mỹ quan trọng đối với khu vực về an ninh và thịnh vượng…Chúng tôi cần Mỹ hợp tác với các thể chế khác nhau của ASEAN vì ASEAN chỉ mạnh nếu hợp tác với các nước lớn… Chúng tôi muốn trung lập, nhưng không muốn bất kỳ ai khống chế khu vực".

Phán ứng mạnh hơn của Mỹ

Chính quyền Mỹ đã hoan nghênh tuyên bố của ASEAN. Ngày 29/6, Ngoại trưởng Mike Pompeo viết : "Mỹ hoan nghênh các nhà lãnh đạo ASEAN đòi tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết theo luật quốc tế, trong đó có UNCLOS. Trung Quốc không được phép coi Biển Đông như vương quốc biển của họ. Chúng tôi sẽ lên tiếng mạnh hơn về vấn đề này".

Theo Wall Street Journal, (4/7/2020), tuyên bố cứng rắn của Mike Pompeo trùng hợp với việc Mỹ điều động nhóm tác chiến gồm ba tàu sân bay USS Ronald Reagan, USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt, tới Tây Thái Bình Dương (6/2020). Hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz được 4 chiến hạm hộ tống, bắt đầu tập trận lớn tại Biển Đông vào ngày độc lập của Mỹ (4/7), sau cuộc tập trận tại vùng biển Philippine (28/6).

Những hành động nói trên tiếp nối các hoạt động của hải quân Mỹ vào tháng 4/2020 để hỗ trợ Malaysia thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhằm đối phó với hoạt động quấy rối và bắt nạt của Trung Quốc. Những hành động đó chứng tỏ Mỹ cũng sẽ làm như vậy để hỗ trợ Viêt Nam thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế gần Bãi Tư Chính, nhằm thách thức các hoạt động quấy rối và bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn là thảm họa toàn cầu, Trung Quốc tăng cường bắt nạt các nước ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Hoàng Sa (1-5/7), làm gia tăng đối đầu Mỹ-Trung ở khu vực, trước tin đồn Trung Quốc có thể tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Trung Quốc đã gây áp lực về chính trị buộc Việt Nam dừng kế hoạch triển khai giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã thuê từ 30/4.

Trong cuộc tập trận hợp đồng tác chiến tại vùng biển Hoàng Sa, Trung Quốc đã sử dụng các tàu chiến thế hệ mới (như tàu tuần dương có tên lửa điều khiển "Type 052D" và khinh hạm có tên lửa điều khiển "Type 054A") và tên lửa mới diệt tàu sân bay "DF-21D và DF-26" có thể nhắm vào các tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, tàu hải cảnh Trung Quốc (5402) liên tục áp sát giàn khoan tại mỏ Lan Tây (lô 06) đã hoạt động ổn định qua nhiều năm.

Theo các nhà phân tích, lần đầu tiên trong sáu năm qua, Mỹ điều nhóm tác chiến gồm ba tàu sân bay đến khu vực để đối phó với hoạt động của Trung Quốc bắt nạt các nước ở Biển Đông, đẩy họ xích lại gần Mỹ và từ bỏ chiến lược phòng ngừa. Điều đó càng làm tăng rủi ro vì tính toán nhầm, biến Biển Đông thành vùng nguy hiểm nhất (3).

Tàu sân bay tuy mạnh, nhưng cũng dễ bị tổn thương trước tên lửa diệt hạm loại mới. Mỹ triển khai cùng lúc hai tàu sân bay tại Biển Đông nhằm hỗ trợ lẫn nhau để có thể hoạt động liên tục 24 giờ. Các cuộc tập trận gần đây bao gồm tàu ngầm tấn công, tàu sân bay, và máy bay ném bom tầm xa, phản ánh quan điểm mới (paradigm shift) của Bộ Quốc Phòng Mỹ về cơ chế răn đe, và gửi thông điệp cho Trung Quốc về sức mạnh của hải quân Mỹ.

Robert Kapland (CNAS) lập luận rằng liên minh phải dựa vào răn đe, và răn đe phải dựa vào cam kết chiến lược vững chắc. Hiện nay, các đồng minh và đối tác Châu Á của Mỹ vẫn thấy cô đơn và dễ bị tổn thương. Vì vậy, trong khi phải thận trọng để tránh va chạm trực tiếp với Bắc Kinh, họ vẫn tỏ ra khá dè dặt với Washington. Vị trí địa lý làm Việt Nam dễ bị Trung Quốc bắt nạt, nếu Trump vẫn không đủ tin cậy. Philippines, Malaysia, Indonesia cũng như vậy (4).

Cơ hội và thách thức mới

2020 là một năm đầy biến động, làm các nước ASEAN phải đối phó với đại dịch, đứng trước các thách thức và cơ hội lớn tại một bước ngoặt lịch sử. Một là hành động bắt nạt của Trung Quốc tại Biển Đông tăng lên. Hai là hệ quả kinh tế của đại dịch Covid-19 rất lớn và khó lường. Ba là một số nước ASEAN bị Trung Quốc phân hóa và thao túng.

Đại dịch Covid-19 đang làm thế giới thay đổi căn bản, vượt qua các khái niệm thông thường. "Sự gắn kết và chủ động thích ứng" hay "Bản sắc và vai trò trung tâm" của ASEAN đòi hỏi phải đổi mới tư duy và thể chế, nếu không muốn ASEAN bị mắc kẹt vào nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp, có thể làm ASEAN trở thành "vịt què" (lame duck).

Toàn cầu hóa đã làm thay đổi thế giới trong mấy thập kỷ qua, nhưng gần đây đã bị suy yếu và phải nhường bước cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập đang trỗi dậy ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Thay vì giúp thế giới đối phó với đại dịch Covid-19 thì toàn cầu hóa đã làm cho đại dịch lan nhanh hơn và rộng hơn. Vì toàn cầu hóa đang bị suy yếu, muốn giúp nó tồn tại trước thách thức mới, cộng đồng thế giới phải thay đổi hệ quy chiếu.

Nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp của ASEAN theo thuyết ZOPFAN đã được "năm nước ASEAN" khởi xướng từ năm 1967. Khi được mở rộng thành "mười nước ASEAN" từ năm 1997, ASEAN tuy "càng đông càng vui" trong thập niên đầu, nhưng từ thập niên tiếp theo khi Trung Quốc trỗi dậy và muốn biến Biển Đông thành cái ao của họ thì ASEAN bắt đầu bị Trung Quốc phân hóa và thao túng, gây bất ổn cho cơ cấu an ninh khu vực.

Theo Randall Schriver (cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng) Trung Quốc khuấy động chủ nghĩa dân tộc mỗi khi nội bộ bất ổn. Mỹ triển khai lực lượng đối phó với Trung Quốc một phần do yêu cầu của các đồng minh và đối tác Châu Á (như Việt Nam, Đài Loan, Philippines). Gần đây, đe dọa từ Trung Quốc gia tăng làm Manila phải "suy nghĩ lại" (5).

Ngày 11/2, Ngoại trưởng Philippine Tedoro Locsin tuyên bố Hiệp định VFA (Visiting Forces Agreement) giữa Manila và Washington (ký năm 1998) sẽ chấm dứt sau 180 ngày. Theo Carl Thayer, nguyên nhân trực tiếp là do ông Duterte tức giận vì Mỹ từ chối cấp visa cho thượng nghị sỹ Ronald Muff Dela Rosa. Ngày 4/6, Ngoại trưởng Tedoro Locsin bỗng thông báo đảo ngược quyết định gây tranh cãi nói trên, chờ quyết định cuối cùng.

Carl Thayer nói với BBC (4/6) rằng bốn năm qua tuy Duterte ngả theo Bắc Kinh, nhưng nay thất vọng vì họ viện trợ kinh tế thì ít mà bắt nạt thì nhiều, trong khi Washington vẫn tăng cường vận động sau hậu trường để cải thiện quan hệ. Ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Mỹ  đã phê chuẩn hợp đồng để Philippines mua vũ khí Mỹ trị giá 2 tỷ USD, để Đài Loan nâng cấp tên lửa Patriot trị giá 620 triệu USD, để Nhật Bản mua 105 chiếc máy bay F-35 của Mỹ trị giá 23 tỷ USD…

Thay lời kết

Kinh tế Mỹ lớn hơn kinh tế Trung Quốc 50% và GDP bình quân đầu người của Mỹ gấp 6 lần Trung Quốc. Các chuyên gia lập luận rằng "nếu Mỹ không thể tồn tại như một siêu cường toàn cầu, thì làm sao Trung Quốc có thể trở thành một siêu cường như vậy ?". Tuy họ chỉ trích BRI và nhấn mạnh các nước nhận viện trợ của Trung Quốc có thể sa vào bẫy nợ, nhưng họ lại quên rằng Trung Quốc cũng mắc nợ rất lớn vì BRI. Các chuyên gia của CSIS dự đoán rằng ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ giảm mạnh vào năm 2020 (6).

Theo một chuyên gia của Hội đồng Đối ngoại (CFR), chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hệ lụy của đại dịch Covid-19, và tăng cường cạnh tranh quân sự làm gia tăng rủi ro xung đột tại Biển Đông. Nhưng Mỹ có thể ngăn chặn hay làm giảm thiểu xung đột quân sự tại Biển Đông bằng cách kết hợp sáng kiến ngoại giao với thế răn đe quân sự mạnh hơn (7).

Nếu Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc bá chủ Biển Đông thì họ phải tăng cường răn đe đủ mạnh để Trung Quốc chùn bước, và phải giúp các nước khu vực mạnh lên để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng đến lúc Mỹ phải quay lại hiệp định TPP, và duy trì áp lực đủ mạnh để đối với Trung Quốc qua chạy đua vũ trang và cạnh tranh chiến lược tại Indo-pacific, làm Trung Quốc kiệt sức và suy sụp như Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Theo Minxin Pei (Claremont McKenna College), thói quen tư duy (mindset) làm lãnh đạo Trung Quốc mắc phải một loạt sai lầm chiến lược tai hại. Vì vậy, chiến lược "tách đôi" (decoupling) của Mỹ làm lãnh đạo Trung Quốc bất ngờ (8).

Năm 2020 chứng kiến Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19 và tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 36. Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) dự kiến vào tháng 11/2020 là một cơ hội và thách thức mới, trong bối cảnh cuối năm Mỹ bầu cử Tổng thống và Việt Nam chuẩn bị họp Đại hội Đảng. Trong khi Việt Nam tham gia "Bộ Tứ Cộng" (Quad plus), thì nhóm "ASEAN 4" có vai trò ngày càng quan trọng. Nếu biết tranh thủ cơ hội mới, Việt Nam có thể "biến nguy thành cơ", để đón nhận sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 11/07/2020

(1) ASEAN finally pushes back on China’s sea claims, Richard Javad Heydarian Asia Times, June 30, 2020

(2) US and China inch closer towards a conflict at sea, Richard Javad Heydarian , Asia Times, July 6, 2020

(3) This is no time to take eyes off the South China Sea, Huong Le Thu  & Alexandra Pascoe , ASPI, July 6, 2020

(4) How Trump is losing Asia, Robert Kaplan, Washington Post, July 9, 2020

(5) US Carriers Send a Message to Beijing Over South China Sea, Jack Detsch, Foreign Policy, July 9, 2020

(6) China’s Superpower Dreams Are Running Out of Money, Salvatore Babones , Foreign Policy, July 6, 2020

(7) Military Confrontation in the South China Sea, Oriana Skylar Mastro,  CFR, May 21, 2020

(8) The political logic of China’s strategic mistakes, Minxin Pei, ASPI Strategist, July 9, 2020

Published in Diễn đàn

Năm 2020 là một năm mà các nhà ngoại giao của Việt Nam hết sức bận rộn, bởi vì Việt Nam vừa đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vừa làm hội viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong 2 năm (nhiệm kỳ 2020-2021), thậm chí trong tháng 1 năm nay còn nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội Đồng. Nhưng liệu Việt Nam có thể tận dụng được hai vị thế đặc biệt này để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và khu vực trên vấn đề Biển Đông ?

bd1

Đá Chữ Thập, một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 09/03/2017. Reuters

Đối với nhiều nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, thách đố lớn nhất trong năm nay vẫn là sự lớn mạnh của Trung Quốc và việc Bắc Kinh vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm gây áp lực lên các nước yếu hơn. Trên Biển Đông, việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo đang gây nhiều quan ngại sâu sắc không chỉ cho ASEAN, mà cả các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 17/01/2020 từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang trước hết nhận định về khuôn khổ hành động của Việt Nam trong hai cương vị đó, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông :

"Việt Nam đã gia nhập ASEAN từ năm 1995 và như vậy là hai lần làm chủ tịch ASEAN, lần thứ nhất là vào năm 2010. Năm đó có những chuyển biến quan trọng trong ASEAN, chẳng hạn như có hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng mở rộng, bao gồm cả Úc, Nhật, Mỹ và có những sáng kiến mới trong thời gian đó. Phải nói đây là một thành công về phương diện ngoại giao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.

Sau 10 năm thì Việt Nam luân phiên trở lại giữ chức chủ tịch ASEAN và lần này trùng hợp với chức vụ khác cũng tương đối quan trọng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nói chung đây cũng là một thành công của ngành ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhưng nói đến ngoại giao thì phải nói đến sự mặc cả với các nước để có được những vị trí này. Riêng trong trường hợp ASEAN thì đây là chức chủ tịch luân phiên, nên không có vấn đề vận động, tranh đấu, còn về chiếc ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì phải vận động rất nhiều, nhất là khi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ứng viên duy nhất (của khu vực Châu Á). Tôi đặt câu hỏi là Việt Nam đã phải trả giá như thế nào đối với Bắc Kinh để lấy sự ủng hộ ?

Khi nhậm chức thành viên không thường trực, đại diện của Việt Nam đã tuyên bố rõ là sẽ không nêu vấn đề Biển Đông tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đây có thể là một quyết định thực tiễn, bởi vì Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bị chi phối bởi năm hội viên thường trực có quyền phủ quyết. Giả sử Việt Nam có nêu lên (vấn đề Biển Đông) mà Trung Quốc phủ quyết thì cũng như không. Tuy vậy, tôi cho rằng đây là một thái độ dè dặt quá đáng, vì Việt Nam sẽ không mất gì cả khi nêu lên vấn đề này để Trung Quốc phủ quyết, để cho thế giới thấy lập trường ngang ngược của Bắc Kinh.

Trở lại chức chủ tịch ASEAN 2020, chủ đề mà Việt Nam đưa ra là "gắn kết" và "chủ động thích ứng", rồi họ giải thích qua năm điểm : đoàn kết thống nhất, lợi ích kinh tế, giá trị chung, quan hệ đối tác và năng lực thể chế. Đây là những khái niệm chung, cái quan trọng là đoàn kết và thống nhất, nhưng mà đoàn kết và thống nhất như thế nào ? Chúng ta đặt ra vấn đề này để chúng ta có thể lấy Biển Đông làm ví dụ".

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực ở Biển Đông, tranh chấp tại vùng biển này được dự báo sẽ là vấn đề nổi cộm nhất trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên ASEAN của Việt Nam, theo nhận định của trang mạng ASEAN Today ngày 04/12/2019. Theo ASEAN Today, với việc Hà Nội nay giữ chức chủ tịch ASEAN, tranh chấp với Bắc Kinh về Biển Đông có thể sẽ định hình cho vai trò của Việt Nam trong khu vực cũng như thế giới.

Hà Nội đã đề ra năm ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2020 : an ninh khu vực, kết nối khu vực, các giá trị chung của ASEAN, quan hệ đối tác với các nước khác, hiệu quả hoạt động của ASEAN. Theo ASEAN Today, tuy phần lớn chỉ mang tính chất "hô hào", những ưu tiên đó có thể là nền tảng để Việt Nam thúc đẩy ASEAN đạt đồng thuận trên vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ đại diện cho các nước Đông Nam Á trong các quan hệ với các nước khác, đặc biệt là với Trung Quốc, và trong hồ sơ Biển Đông, Hà Nội được dự báo là sẽ có thái độ cứng rắn hơn so với các nước khác từng nắm chiếc ghế này nhưng không có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh hoặc ngại đụng chạm Bắc Kinh.

Năm 2020 sẽ là năm mà các nước ASEAN và Trung Quốc theo dự kiến sẽ phải đẩy mạnh đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC để có thể thông qua văn bản này vào năm 2022. Trong chiếc ghế chủ tịch ASEAN, Việt Nam chắc chắc cũng sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến quyền "tự do hàng hải" ở Biển Đông theo hướng có lợi cho mình và điều này cũng sẽ khiến Hoa Kỳ hài lòng.

Nhưng vấn đề là ASEAN vẫn còn bị chia rẽ quá nặng nề trên vấn đề Biển Đông để có thể đạt được sự đồng thuận cần thiết để đạt được một bộ quy tắc ứng xử theo mong muốn của Việt Nam, như nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang :

"Thương thuyết về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trên Biển Đông COC đã có từ rất lâu, nhưng hai thập niên qua thì vẫn dậm chân tại chỗ, vì Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ bất cứ một điểm gì trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Trước đây, Bắc Kinh khăng khăng loại bỏ Hoàng Sa ra khỏi phạm vi áp dụng của COC và nhất quyết giữ lập trường thương thuyết song phương, chứ không phải đa phương, trong khi tranh chấp Biển Đông là vấn đề vừa song phương, vừa đa phương. Nếu Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ chút nào về vấn đề Hoàng Sa, cũng như về phương thức giải quyết song phương hay đa phương, thì Việt Nam sẽ làm gì ?

Nếu Việt Nam nói là chúng ta theo đuổi mục đích đoàn kết và thống nhất, do đó nhượng bộ để cho bộ quy tắc COC được đồng ý, và để Brunei, quốc gia chủ tịch kế tiếp, thông qua vào năm 2021, điều này có nghĩa là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bán nước và mang tội với lịch sử. Còn nếu Việt Nam vẫn giữ lập trường đòi Hoàng Sa phải được bao gồm trong bộ quy tắc ứng xử, thì tất nhiên thương thuyết sẽ dậm chân tại chổ.

Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả trong ưu tiên đầu tiên là "đoàn kết và thống nhất". Trong vấn đề COC, tôi rất hoài nghi là nó sẽ đạt được đồng thuận để có thể được hoàn tất vào năm 2021.

Việt Nam có thể có một vài lợi thế là sau khi Malaysia và Indonesia đã bắt đầu có những sự tranh chấp rõ rệt hơn với Bắc Kinh, thì Malaysia và Indonesia cũng đã có lập trường cứng rắn hơn khi thương thuyết về COC. Nhưng điều này chỉ có lợi một phần nào cho lập trường của Việt Nam, bởi vì ASEAN rất chia rẽ. Philippines đã ngả theo lập trường là phần lớn ủng hộ Trung Quốc. Miến Điện hay Thái Lan thì không có quyền lợi gì ở Biển Đông, do đó có thể ngả theo Bắc Kinh để thủ lợi. Còn tất nhiên Cam Bốt và Lào là hai quốc gia bị ảnh hưởng rất nhiều của Bắc Kinh từ nhiều năm nay. Nội bộ ASEAN chia rẽ như vậy, tôi không lạc quan vào khả năng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc đạt được đoàn kết và thống nhất để có thể giải quyết vấn đề Biển Đông. Vì không có sự đoàn kết, thống nhất đó, thời gian Việt Nam làm chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ phung phí đi".

Cũng giống như vào năm 2012 và 2016, chắc chắn là Cam Bốt sẽ ngăn chặn các tuyên bố của ASEAN về Biển Đông, để bảo vệ liên minh giữa nước này với Trung Quốc. Nhất là vào lúc mà quan hệ quân sự giữa Phnom Penh với Bắc Kinh dường như đang chặt chẽ hơn, theo nhà báo Lưu Tường Quang :

"Cam Bốt không chỉ là tiếng nói của Bắc Kinh trong nội bộ ASEAN, mà chúng ta chưa bao giờ thấy một bản thông cáo chung nào của ASEAN nêu lên vấn đề Biển Đông hoặc chỉ trích Trung Quốc một cách rõ rệt, bởi lý do đơn giản là Cam Bốt bao giờ cũng chống đối. Trong năm 2020 này, Cam Bốt còn có vấn đề khác gây chia rẽ trầm trọng hơn : có những nguồn tin cho rằng Bắc Kinh có những mật ước với Phnom Penh và đã viện trợ rất nhiều cho Hun Sen để có thể sử dụng độc quyền một căn cứ gần Sihanoukville vào mục đích quân sự. Mặc dù chế độ Hun Sen đã cải chính, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng điều này có thể đã xảy ra, vì chính Hoa Kỳ và Úc đã nêu quan ngại.

Nếu Trung Quốc sử dụng căn cứ ở Cam Bốt như là bàn đạp để ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông và ảnh hưởng đến hoạt động trong ASEAN, tôi không nghĩ là Việt Nam có khả năng "gắn kết" và "chủ động thích ứng", để có thể thực hiện mục đã đề ra khi làm chủ tịch ASEAN năm 2020.

Trong bài báo đề ngày 04/12/2019, ASEAN Today nhắc lại là đầu tháng 11 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tuyên bố, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, chính phủ Việt Nam có thể sẽ sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng nếu có kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Thường Trực như Philippines đã làm vào năm 2016, thì Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa.

Do đó, theo ASEAN Today, Hà Nội sẽ cố tận dụng chiếc ghế chủ tịch ASEAN để xây dựng một sự đồng thuận trong khối trước khi tiến hành một hành động pháp lý. Cho dù điều này có thể sẽ không ngăn cản Trung Quốc xâm nhập vùng biển của các nước ASEAN, nhưng ít ra nó sẽ là một thắng lợi ngoại giao đối với Việt Nam.

Nhà báo Lưu Tường Quang cũng cho rằng, dù biết trước là Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết, Việt Nam cũng nên kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Trọng tài Thường trực như Philippines đã làm :

"Tôi không nghĩ là vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020 có thể củng cố hay cải thiện khả năng của Việt Nam để đối chọi với thách đố của Trung Quốc. Vào năm 2010, Việt Nam đã từng làm chủ tịch ASEAN và lúc bấy giờ còn là thời của ông Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc chưa bắt đầu xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông. Mãi đến tháng 12/2013, khi ông Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư, họ mới bắt đầu một tiến trình kéo dài trong 3,4 năm trời để biến 6,7 đá thành 6,7 đảo và sau đó quân sự hóa hoàn toàn các đảo nhân tạo này, trở thành các căn cứ quân sự, có cả chiến đấu cơ, có cả những tàu chiến thăm viếng.

Cho nên, cục diện của Biển Đông đã hoàn toàn đổi khác và sự xác quyết về chủ quyền, về thế đứng của Bắc Kinh trên các diễn đàn quốc tế cũng mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta thấy là Philippines dưới thời tổng thống Aquino đã đưa Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài Thường trực CPA tại La Haye. Tòa Trọng tài này đã có một phán quyết rất rõ rệt, công bố ngày 12/07/2016 theo đó, đường "lưỡi bò" chín đoạn của Bắc Kinh hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và do đó hoàn toàn bất hợp pháp. Phán quyết của CPA là chung quyết và có tính chất cưỡng hành, nhưng Bắc Kinh vẫn một mực từ chối chấp nhận.

Tuy rằng tổng thống Duterte của Philippines đã không dám sử dụng phán quyết của tòa CPA và cũng không bao giờ dám nhắc đến phán quyết này. Ngược lại, tổng thống Indonesia Widodo không những đã nhắc lại phán quyết năm 2016, mà còn sử dụng phán quyết này trong tranh chấp với Bắc Kinh về vấn đề đánh cá, về vùng đặc quyền kinh tế tại quần đảo Natuna. Tổng thống Indonesia đã đích thân đến đảo này và xác quyết chủ quyền, đồng thời gia tăng hoạt động của tàu chiến và phi cơ của Indonesia để bảo vệ chủ quyền.

Trong vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi chưa hề thấy một vị bộ trưởng, một vị thủ tướng hay một vị ủy viên Bộ Chính trị nào đến một đảo của Việt Nam tại Trường Sa để xác quyết chủ quyền cả !

Cũng vì lý do đó tôi không nghĩ là với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam có thể làm gì khác hơn là trong quá khứ. Một việc mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể làm và có thể gây ra sự khác biệt, là kiện Trung Quốc ra trước tòa trọng tài quốc tế tương tự như Philippines đã làm. Mặc dù chắc chắc là Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết đó, nhưng phán quyết đó vẫn là một thành phần của luật pháp quốc tế, trong luật về biển, chẳng hạn như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Nếu Việt Nam có can đảm làm việc ấy, thật sự đó là điều mà Việt Nam dù là chủ tịch ASEAN hay sau khi là chủ tịch có thể làm được và vẫn có thể mang lại một kết quả thuận lợi, mặc dù trên thực tế không đủ hoặc không có khả năng thi hành phán quyết như vậy. Tuy nhiên, đứng về phương diện công pháp quốc tế, đó cũng là một thành quả đáng kể và đó cũng là một thành phần của luật pháp quốc tế, được tồn tại sau này".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 20/01/2020

Published in Diễn đàn

Lối thoát nào cho vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ Việt - Trung

Hoàng Bích Sơn, RFA, 18/01/2020

Báo Sputnik ngày 16/1/2020 có bài viết "Tổng bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói gì với ông Tập Cận Bình qua điện thoại". Bài báo cho biết, "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, trải qua 70 năm kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng trong thực tiễn lịch sử cho thấy, hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai đảng cộng sản, hai nước láng giềng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc".

bd1

Hình minh họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay tại văn phòng Trung ương đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 5/11/2015 - AFP

Và cũng thời điểm ngày 16/1/2020, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) đã công bố kết quả khảo sát "Thông điệp Đông Nam Á 2020" (The State of Southeast Asia 2020) . Trong kết quả khảo sát này thì cho thấy có đến 86% số người Việt Nam được khảo sát chọn Mỹ nếu buộc phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này. Và đây là tỉ lệ cao nhất trong số 10 nước ASEAN. Xếp thứ nhì là Philippines, một đồng minh của Mỹ, với 83%. Kế đến là Singapore với 61%. 7 nước còn lại đều có tỷ lệ nghiêng về Trung Quốc. (Báo cáo của Viện ISEAS-Yusof Ishak dựa trên kết quả khảo sát 1.308 người đến từ 10 quốc gia ASEAN. Thành phần chủ yếu là các quan chức chính phủ (40%), giới nghiên cứu, học giả (36,2%) và giới doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông.)

Mặc dù việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn là cần thiết, hơn thế nữa, Việt Nam đang cần phải tranh thủ được cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc cân bằng quan hệ này của Việt Nam có một số vấn đề cần tranh luận.

Thứ nhất, trong cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình như tờ Sputnik tường thuật, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng: "quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc". Tuy nhiên, khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á lại cho thấy người dân Việt Nam thể hiện ý kiến qua cuộc khảo sát lại cho rằng nên chọn Mỹ thay vì chọn Trung Quốc. Như vậy, quan điểm của người đứng đầu Đảng cộng sản và cũng là người đứng đầu nhà nước thể hiện quan điểm của Đảng cộng sản (đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay) và quan điểm của Nhà nước Việt Nam khác xa quan điểm của người dân, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lại nhân danh "nhân dân Việt Nam". Vậy thì phải chăng, quan điểm trên chỉ thuộc về Đảng cầm quyền chứ không thể hiện chính xác nguyện vọng của người dân Việt Nam về vấn đề này?

bd2

Hình minh họa. Tàu hải cảnh của Trung Quốc nhìn từ tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông Reuters

Thứ hai, vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ hai Đảng cộng sản, hai nước Việt - Trung chính là vấn đề Tranh chấp biển Đông. Tất cả các nhà nghiên cứu, chuyên gia ở Việt Nam và trên thế giới đều biết, đều nói rằng, tranh chấp biển Đông khó giải quyết chính vì từ phía Trung Quốc. Với tham vọng trở thành một "siêu cường" nhằm thay thế Mỹ, để "cai trị" thế giới. Muốn làm được điều đó, Trung Quốc trước hết phải trở thành một "cường quốc biển". Muốn trở thành "cường quốc biển", Trung Quốc phải độc chiếm bằng được biển Đông, để từ đó vươn ra biển và đại dương, trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" của họ. Viện cớ để thực hiện tham vọng ấy, Trung Quốc vẽ ra một thứ "yêu sách" mơ hồ, gọi là "đường lưỡi bò". Cái gọi là "yêu sách" này đã bị thế giới phản đối và đặc biệt bị Toà trọng tài trong vụ Philippines bác bỏ vì nó "trái với UNCLOS 1982 và do đó vô giá trị". Và các chuyên gia này cũng khẳng định là Trung Quốc không dễ gì từ bỏ tham vọng đó, cho dù nó vô lý.

Và để biến nó thành hiện thực, Trung Quốc đã sử dụng đủ mọi biện pháp, từ việc sử dụng sức mạnh cứng như đe dọa quân sự, cho tàu quấy nhiễu trong EEZ của Việt Nam đến việc sử dụng các lợi ích kinh tế trong BRI để "đưa Việt Nam vào tròng" của họ.

Và trong các lần phản ứng lại Trung Quốc về vấn đề biển Đông của Việt Nam, chính mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản đã "trói tay" chính phía Việt Nam. Ngay khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng Bí thư hồi 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến viếng thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm đó, hai bên Việt - Trung đã ký kết "Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết những vấn đề trên biển". Bản Thoả thuận đó do phía Trung Quốc đã soạn thảo sẵn, và phía Việt Nam chỉ có thể đồng ý ký vào mà thôi. Nhóm chuyên gia luật quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam đi cùng đoàn nhưng không được tham gia góp ý vào bản Thoả thuận vì đây là "chuyện nội bộ giữa hai Đảng". Và kết quả là trong bản Thoả thuận đó, bản tiếng Trung lại có điểm khác bản tiếng Việt. Theo nội dung bản tiếng Trung thì Việt Nam đồng ý tham gia "Gác tranh chấp, cùng khai thác", nhưng đối với bản tiếng Việt thì ghi là Việt Nam đồng ý tham gia "Hợp tác cùng phát triển". Cũng theo Thoả thuận này, Hai nước sẽ thành lập một kênh ngoại giao đặc biệt để "cùng nhau xử lý các bất đồng trên biển", nhưng ngay trong năm 2011, đã xảy ra sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng EEZ của Việt Nam.

Đến năm 2014, với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc cho hạ đặt ngay trong vùng EEZ của Việt Nam, phía Việt Nam đã liên lạc với phía Trung Quốc theo kênh này, nhưng chỉ là sự im lặng "ngoài vùng phủ sóng, trong vòng phủ phê" của phía Trung Quốc.

Năm 2017, phía Trung Quốc đã "ngầm đe doạ tấn công" khu vực Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát, khiến Bộ chính trị Việt Nam đã quyết định rút việc thăm dò tại hai khu vực lô 07-03 và 136-03.

bd3

Hình Mình Họa. Giàn khoan JDC Hakuryu-5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 16/5/2018 Reuters

Năm 2019, Trung Quốc dùng nhiều loại tàu để quấy nhiễu các giàn khoan thăm dò Việt Nam ngay trong EEZ của Việt Nam cà hơn trăm ngày.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông là không đổi, với nhiều chiến thuật phức tạp, tinh vi và khó dự đoán. Và Việt Nam luôn bị Trung Quốc sử dụng một "vòng kim cô" trói tay chính Việt Nam, đó chính là dùng "mối quan hệ hai Đảng" để "bịt miệng" mỗi khi Trung Quốc "đe doạ, quấy nhiễu" Việt Nam trên biển Đông.

Chính vì vậy, năm 2019, hơn một trăm ngày tàu Trung Quốc hoành hành tại EEZ của Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam sợ ảnh hưởng tới tình hữu nghị hai đảng nên đã tỏ ra hoà hoãn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở thăm Trung Quốc khi sự kiện xảy ra vẫn coi như không có chuyện gì. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thì khẳng định "Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng phải giữ được môi trường hòa bình để phát triển". Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì nói "chúng ta không quay lưng được với Trung Quốc".

Trước sự hoà hoãn đến mức "cố gắng bằng mọi cách" như vậy, cho thấy Trung Quốc đang làm chủ cuộc chơi ở biển Đông như thế nào. Và mặc dù các lãnh đạo Việt Nam luôn khẳng định sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền nhưng vấn đề người dân cần biết là họ sẽ bảo vệ bằng cách nào? Chứ không thể chỉ bảo vệ bằng lời nói suông và khi Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nằm trong "rọ" của Bắc Kinh.

Hoàng Bích Sơn

Nguồn : RFA, 18/01/2020

*****************

Khảo sát : Việt Nam muốn ASEAN làm đồng minh với Mỹ hơn là Trung Quốc

VOA, 18/01/2020

Một kho sát mi ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak Singapore cho thy ASEAN b chia r nếu phi la chn gia M và Trung Quc làm đồng minh.

bd4

Việt Nam muốn ASEAN làm đồng minh với Mỹ hơn là Trung Quốc

Việt Nam đng đu trong khu vc Đông Nam Á v thái đ "ưa chung" dành cho M so vi Trung Quc, trong khi ASEAN b chia r v quan đim nếu phi la chn gia hai cường quc này, theo mt kho sát mi nht ca Vin ISEAS-Yusof Ishak.

Khảo sát qua mng do vin nghiên cu Đông Nam Á Singapore tiến hành cho thy 86% người Vit Nam nói h thích M hơn khi được hi : "Nếu ASEAN buc phi làm đồng minh vi mt trong hai đch th chiến lược, M và Trung Quc, bn s chn ai ?".

Đứng th 2 trong khu vc v s ưa chung dành cho M là Philippines vi 81%. Singapore đng th 3 vi 61%.

Sự ng h mnh m ca nhng người tham gia kho sát t Vit Nam, Philippines và Singapore đi vi M dường như có phn xut phát t nhng tranh chp hàng hi trên bin Đông gia các quc gia ca h vi Trung Quc, theo nhn đnh ca Nikkei Asia Review.

Quan hệ gia Hà Ni và Bc Kinh tăng cao trong năm 2019 do Trung Quc điu tàu kho sát Hi Dương 8 vào vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam trong nhiu tháng mà Hà Ni cáo buc là vi phm ch quyn ca h.

bd5

Đồ th do Nikkei Asian Review thc hin da trên d liu kho sát ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak.

Ngoài 3 quốc gia k trên, 7 nước còn li trong s 10 quc gia ASEAN mun đng minh vi Trung Quc hơn là vi M, theo kho sát ca ISEAS có tên "Tình trng ca Đông Nam Á 2020".

Lào đứng đu trong nhóm này vi 74%, trên Brunei vi 69%, Myanmar vi 62%, Malaysia với 61%, và Campuchia vi 58%.

Indonesia và Thái Lan là hai quốc gia tương đi trung lp khi có s lượng 52% người được hi cho biết thích Trung Quc hơn.

Với mc trung bình 54% thích M và 46% nghiêng v Trung Quc trong toàn khi ASEAN, kho sát này cho thấy s bế tc trong la chn gia hai cường quc đi vi khu vc.

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Th Hà ca ISEAS nói vi Nikkei Asian Review, s chia r trong khu vc v quan đim đi vi M và Trung Quc cho thy rõ ràng là "ASEAN phi làm mi th để tránh phi la chn gia M và Trung Quc hay thm chí phi đưa điu này ra bàn tho".

Đông Nam Á không chỉ đang ni lên như mt khu vc kinh tế năng đng mà vi v trí ni lin Thái Bình Dương và n Đ Dương, nó còn là mt khu vc quan trng v mt chiến lược đi vi hai siêu cường kình đch này.

Published in Diễn đàn

Tại cuộc họp báo của Chính phủ Việt Nam diễn ra vào hôm 18/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 nhấn mạnh Việt Nam đảm trách hai vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 trong bối cảnh khu vực và thế giới diễn biến phức tạp.

asean1

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 - AFP

Đài RFA thực hiện cuộc hội luận để ghi nhận ý kiến của giới quan sát tình hình Việt Nam về thách thức nào cho Việt Nam khi đảm nhận cùng lúc hai vai trò như vừa nêu ?

Khối ASEAN bị chia rẽ

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhận định về thực tiễn bối cảnh khu vực và thế giới trong năm 2020 với 3 điểm cần lưu ý :

"Thứ nhất, bước sang năm 2020, cuộc ganh đua giữa các nước lớn có thể từ địa-kinh tế sẽ chuyển mạnh hơn sang địa-chính trị mà sẽ tập trung trên Biển Đông. Việc mẫu hạm Sơn Đông diễu võ dương oai mấy ngày qua trên Biển Đông là một điềm báo (xấu). Nói thế không có nghĩa là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ chấm dứt. Sau khi thoả thuận giai đoạn 1, cuộc chiến chắc vẫn còn tiếp diễn. Chưa ai biết với tính khí của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nội tình khó khăn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, liệu hai bên có quyết định xuống thang hay không và xuống với nhịp độ như thế nào. Tuy nhiên, có nhiều dự báo cho rằng sự cạnh tranh về địa-chính trị mà tâm điểm sẽ là sự đối đầu giữa các nước lớn trên Biển Đông năm tới sẽ lớn hơn năm trước đó.

Thứ hai, trên quy mô toàn cầu, cuộc đối đầu giữa FOIP (Không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở) với BRI (Sáng kiến Vành đai-Con đường) của ông Tập Cận Bình về giấc mộng Trung Hoa sẽ có những màn đấu quyết liệt hơn. Bởi vì các vật cược giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây xung quanh hai đại chiến lược này là rất lớn. Năm 2019 đang qua, mỗi bên đã có những tuyên bố chính sách rất cương quyết. Chúng ta thấy chính sách quốc phòng Mỹ cũng như báo cáo về Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở thực hiện hơn 2 năm đã khẳng định dứt khoát rằng đối thủ chính tới đây của Mỹ là Trung Quốc. Và ngược lại, Trung Quốc cũng không kiệm lời trong phê phán vai trò của Mỹ ở khu vực. Vậy thì, chúng ta nhận thấy hai khối chiến lược này đụng độ quyết liệt như thế, vì nó liên quan đến tầm nhìn của mỗi bên về trật tự thế giới trong tương lai.

Thứ ba, những chuyển động trong khu vực, đặc biệt là tình hình trên Biển Đông sẽ ngày càng phực tạp hơn. Chúng ta có thể thấy Trung Quốc ngoài chuyện vứt bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế PCA, thì đã hoàn tất quá trình quân sự hoá các thực thể địa lý mà Trung Quốc cưỡng chiếm và đang đưa các cơ cở đó vào sử dụng cho các mục đích thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên trong lòng biển. Trong khi đó, Mỹ thì xuất phát từ UNCLOS (Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982) cũng sẽ đẩy mạnh FONOP (Tuần tra vì Tự do hàng hải). Vì thế, xung đột này sẽ có nguy cơ làm sâu sắc thêm những rạn nứt từ trước tới nay giữa các nước ASEAN với nhau, đặc biệt trong năm qua khi Trung Quốc có những hành động rất căng thẳng, những việc làm rất thái quá trên Biển Đông. Bối cảnh này sẽ làm sự chia rẽ sâu sắc thêm".

Theo ghi nhận của Nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải thì khối ASEAN sẽ còn bị chia rẽ bởi yếu tố Trung Quốc trong các chiến lược lâu dài của Bắc Kinh. Nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải phân tích :

"Với chiến lược "Sáng kiến Vành đai-Con đường" của Trung Quốc thì cứ nghĩ rằng nó sẽ đi qua eo biển Malacca. Nhưng thực ra, những xu hướng triển khai dự án hay siêu dự án thuê đất lên đến 99 năm và những khảo sát vừa rồi thì báo chí cũng đã đăng Trung Quốc không chỉ khảo sát vùng đáy biển mà còn khảo sát về thủy văn và khảo sát ở khu vực phía Bắc biển Andaman ở Ấn Độ Dương. Việc triển khai những căn cứ quân sự và những dự án lớn thuê của Campuchia ở ngã ba biên giới Thái Lan-Campuchia hay sử dụng một phần quân cảng Ream cho thấy rằng việc quân sự hóa ở khu vực Vịnh Thái Lan cũng như phía bên kia Ấn Độ Dương, hai bên của bờ kênh đào Kra chứng tỏ là Trung Quốc sẽ có xu hướng mở một đường đi qua kênh Kra, mà không phải đi qua eo biển Alacca trong khi Mỹ cầm chìa khóa ở vùng biển này. Và nếu như Trung Quốc mở ra con đường đi qua kênh Kra thì sẽ gây ra những xung đột ngay trong khối ASEAN. Vì vậy mà mọi thế đàm phán cũng sẽ như Campuchia, chỉ trong vòng bí mật cho đến giờ chót khi triển khai được dự án".

Thách thức đối với vai trò Chủ tịch ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, tại Họp báo về Năm Chủ tịch 2020 của Việt Nam, hôm 18/11 cho biết rằng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là ưu tiên của cả ASEAN và Trung Quốc và hai bên muốn thúc đẩy hoàn thiện bộ quy tắc này nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, Chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông-Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng mặc dù "Việt Nam luôn có quan điểm rất mạnh mẽ và cứng rắn từ trước đến nay rằng COC phải là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý, tức là nếu một bên nào trong đó vi phạm thì bên còn lại có quyền mang ra các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có tòa án quốc tế để giải quyết". ; thế nhưng Thạc sĩ Hoàng Việt khẳng định Việt Nam sẽ đối mặt với sự thách thức :

"Ưu tiền về COC thì cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều mong chờ. Tuy nhiên vấn đề là nội dung của COC sẽ như thế nào ? Bởi vì bây giờ Trung Quốc muốn sử dụng COC như một công cụ để ngăn cản sự tham gia của các quốc gia bên ngoài ASEAN và trong khu vực Biển Đông. Và trong thời gian gần đây, một số học giả tiết lộ cho rằng Trung Quốc đã yêu cầu thêm điều khoản ‘không có những quốc gia thứ 3 được tham gia vào khai thác khu vực Biển Đông’. Đây là sự ám chỉ về những doanh nghiệp của Mỹ hoặc các chuyến tuần tra tự do hàng hải-FONOP của Hải quân Hoa Kỳ.

Tôi nghĩ rằng cả ASEAN và Trung Quốc đều tỏ ra muốn có COC, nhưng nội dung COC của các bên lại khác nhau, mỗi quốc gia trong ASEAN lại có quan điểm khác nhau. Do đó, sự chia rẽ trong ASEAN về lợi ích sẽ dẫn đến những quan điểm khác biệt về COC mà trong đó chúng ta có thể thấy quan điểm của Campuchia nghiêng về Trung Quốc rất nhiều, bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trong việc đàm phán COC này.

Đặc biệt trong năm 2019, sự kiện Trung Quốc đã cho đoàn tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong thời gian kỷ lục 113 ngày.

Với tất cả các điều như vậy cho thấy rằng khả năng đi đến thỏa thuận chung COC được hài lòng cho tất cả các bên sẽ vẫn còn rất xa vời bởi vì sự khác biệt về quan điểm và về nội dung của COC.

Gần đây giới chức của Việt Nam đã chính thức lên tiếng trên báo là Việt Nam đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông trong thời gian Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 cũng như Chủ tịch ASEAN 2020. Thế thì điều khó nhất cho Việt Nam ở chỗ là một mặt Việt Nam vẫn muốn thúc đẩy vấn đề Biển Đông, nhưng mặt thứ hai với sức ép của Trung Quốc cũng như sự chia rẽ của ASEAN thì Việt Nam muốn là một chuyện còn thực hiện được như thế nào lại là một chuyện khác".

asean2

Ba nhà quan sát tình hình Việt Nam (bìa phải qua) : Nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng và Thạc sĩ Hoàng Việt trong cuộc hội luận trực tuyến với RFA ngày 20/12/19. RFA

Cựu viên chức ngoại giao của Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng còn nhấn mạnh về điều ông gọi là "nan đề kép" đối với Việt Nam khi ASEAN đứng ở vị trí ngã ba trong tam giác Mỹ, ASEAN và Trung Quốc trong bối cảnh Hoa Kỳ đặt trọng tâm vào chiến lược an ninh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp diễn :

"Nếu nói về tình thế ‘ngã ba đường’, thì ở đây có hai loại ‘ngã ba đường’. Thứ nhất, đó là Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với ‘tam giác’ Mỹ-Trung-ASEAN. Nan đề này không mới, nó đã xuất hiện nhiều năm nay trong quan hệ tay ba ‘bất cân xứng’ này. Nhưng Việt Nam trong năm tới đây có vai trò là Chủ tịch ASEAN, với trách nhiệm này thì có nghĩa là phải cân bằng về lợi ích giữa ba cực. Ở đây không thể đi "hàng giẹo" để đến mục tiêu được. Không thể đứng yên (cân bằng tĩnh) mà vấn đề là phải tạo thế ‘cân bằng động’ để vừa bảo vệ lợi ích cộng đồng, vừa giữ ‘thống nhất trong đa dạng’, mà bản thân việc thống nhất trong đa dạng lại là một nan đề nữa của ASEAN, nhưng đồng thời lại phải thúc đẩy quan hệ tay ba.

Ở đây, còn một ‘ngã ba đường thứ hai’ nữa cũng sẽ gay go không kém, đó là quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung. Năm tới là năm Việt Nam chuẩn bị Đại hội Đảng. Vấn đề Đại hội sẽ chiếm nhiều thời gian và năng lượng của Việt Nam đối với cả lãnh đạo lẫn các nhà hoạch định chính sách. Vậy thì Việt Nam sẽ phân bổ quỹ thời gian như thế nào giữa ứng phó trong quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung với ASEAN-Mỹ-Trung bởi vì các tương tác này sẽ là một phép tổng – tích hợp giữa nội trị với ngoại giao của Việt Nam, và sự cộng hưởng của hai tay ba này sẽ có ảnh hưởng lớn đến đường lối ở Đại hội Đảng sắp tới".

Cơ hội nào cho Việt Nam ?

Trả lời câu hỏi của RFA với những thách thức như vừa nêu khi Việt Nam đảm trách vai trò kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 thì liệu rằng có những yếu tố lạc quan hay thuận lợi nào cho Việt Nam hay không, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng đây là một cơ hội quan trọng để Việt Nam thể hiện vai trò năng động của mình, nếu Việt Nam biết thúc đẩy đoàn kết theo như yêu cầu tâm điểm trong năm hành động 2020 của ASEAN cũng như Việt Nam năng động hơn trong việc tìm kiếm những biện pháp, giải pháp cho vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Đinh Hòang Thắng còn cho rằng không thể bỏ qua thuận lợi tiềm năng, đó là xuất hiện không gian đối ngoại mới ; bao gồm FOIP và OAIP. Đối với FOIP thì Việt Nam có cơ hội mở chất lượng hợp tác mới với bộ tứ gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Hoa Kỳ. Còn OAIP là quan điểm của ASEAN về Không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở được hình thành sau 2 năm. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhấn mạnh :

"Hy vọng khi Việt Nam hoàn thành ‘sứ mệnh kép’, Việt Nam sẽ rút ra được 2 bài học cốt tử , thậm chí sống còn trong tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng. Thứ nhất, đó là, độc lập dân tộc của Việt Nam từ nay phải gắn chặt với hội nhập quốc tế. Thứ hai, cũng từ nay, một trong những sức mạnh thời đại mà Việt Nam và ASEAN cần phải tận dụng, đó chính là không gian FOIP. Cho nên với cương vị là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam phải dẫn dắt và thúc đẩy ASEAN thực hiện bằng được OAIP, tức là quan niệm về hai đại dương liền kề cộng với hội nhập sâu rộng về kinh tế giữa ASEAN và khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Tham khảo toàn bộ nội dung cuộc hội luận :

Nguồn : RFA tiếng Việt, 20/12/2019

Published in Diễn đàn

Tin tặc Việt Nam tấn công máy tính các nước ASEAN (RFA, 07/11/2017)

Một nhóm tin tặc, trước đây từng bị cho là có liên quan đến Chính phủ Việt Nam, xâm nhập vào các máy tính của những quốc gia láng giềng, trong đó có tổ chức Hiệp hội Đông Nam Á-ASEAN.

hack1

Ảnh minh họa -  AFP

Tập đoàn an ninh mạng Volexity cho Reuters biết thông tin vừa nêu vào ngày 7 tháng 11.

Ông Steven Adair, người sáng lập và là Giám đốc Điều hành của Volexity nói rằng nhóm tin tặc này từng hoạt động và xâm nhập vào website của ASEAN trong một số cuộc họp thượng đỉnh. Ông Steven Adair nhấn mạnh là không có cơ sở để xác định ai đứng phía sau nhóm tin tặc, nhưng nhóm này có thể so sánh với các nhóm đe dọa nguy hiểm kéo dài khác, mà thuật ngữ dùng cho các nhóm đó gọi là APT.

Báo cáo của Volexity cho thấy nhóm tin tặc đã tấn công vào website của các Bộ hoặc các cơ quan chính phủ của Lào, Campuchia và Philippines và đã truyền mã độc vào máy tính của các nạn nhân mà nhóm này nhắm tới.

Giám đốc Điều hành của Volexity còn nói thêm rằng không rõ nhóm tin tặc đã lấy được chính xác bao nhiêu thông tin, tuy nhiên ông Steven Adair khẳng định dữ liệu mà nhóm tin tặc thu thập được là rất nhiều.

Giới chức Việt Nam chưa lên tiếng trước báo cáo của Volexity. Tuy nhiên, Hà Nội trước đây đã bác bỏ những cáo buộc về các cuộc tấn công trên mạng đối với các tổ chức, cá nhân và cho biết sẽ truy tố tất cả các vụ tấn công mạng xảy ra ở Việt Nam.

Hồi tháng Năm vừa qua, Công ty an ninh mạng FireEye cũng có một báo cáo về nhóm tin tặc APT32, được biết với tên gọi OceanLotus, từng hoạt động nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia và các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

FireEye cho biết nhóm APT32 vào thời điểm đó chỉ nhắm vào mục tiêu là Việt Nam.

***************************

Hacker Việt Nam tấn công mạng ASEAN, và các nước trong khu vực (VOA, 07/11/2017)

Một nhóm hacker có liên h vi chính ph Vit Nam hoc tng phc v các li ích ca Hà ni đã đt nhp máy tính ca các nước láng ging và ca ASEAN, theo công ty an ninh mng Volexity.

hack2

Một nhóm hacker có liên h vi chính ph Vit Nam hoc tng phc v các li ích ca Hà ni đã đt nhp máy tính ca các nước láng ging.

Hãng tin Reuters trích lời ông Steven Adair, người sáng lp và Giám đốc Điều hành công ty an ninh mng Volexity, cho biết nhóm hacker này vn hot đng và đã xâm nhp trang web ca ASEAN, khi hip hi t chc mt s cuc hp cp cao.

Trong tuần này ASEAN t chc hi ngh thượng đnh ti th đô Manila ca Philippines, quy t các nhà lãnh đạo khu vc.

Tháng 5 vừa qua, công ty an ninh mng FireEye báo cáo nhóm tin tc còn được gi là APT32 hay OceanLotus, đang tích cc nhm vào các tp đoàn đa quc và các nhà bt đng chính kiến Vit Nam. Khi y, công ty FireEye nói các hot đng ca nhóm tin tc có liên h ti "các li ích ca đt nước Vit Nam".

Ông Adair nói với hãng tin Reuters rng ông không có cơ s đ xác đnh ai đng đng sau nhóm tin tc, nhưng cho biết nhóm này có kh năng ngang hàng vi các nhóm hacker tiên tiến b coi là mi đe da kéo dài (APT), mt thut ng được s dng đ ch các nhóm hacker có sự h tr ca nhà nước.

Ông Adair nói : "Chúng tôi chỉ có th nói đây là mt nhóm tn công được đu tư bng nhng ngun lc rt tt, có kh năng thc hin mt s chiến dch tn công đng lot".

Các giới chc Vit Nam chưa đưa ra bình lun tc thi nào v vic này. Hà Ni trước đây bác b nhng cáo buc v các cuc tn công trên mng đi vi các t chc, cá nhân, và cho biết s truy t mi trường hp vi phm.

Ông Adair nói không rõ nhóm này đã đánh cắp bao nhiêu thông tin :

"Chúng tôi không có bất cứ thông tin nào v quy mô d liu b trm cp, nhưng chúng tôi có th cho quý v biết quy mô và phm vi ca các trang web mà chúng đã xâm nhp là rt ln".

Công ty an ninh mạng Volexity cho biết trong mt phúc trình rng nhóm hacker đã xâm nhp trang web của các b, cơ quan chính ph Lào, Campuchia và Philippines và ti mã đc vào máy tính ca các nn nhân.

Mã độc sau đó s chuyn nn nhân ti mt trang Google yêu cu cho phép truy cp tài khon Google ca h. Nếu nn nhân đng ý, hacker s truy cp được toàn bộ danh sách đa ch liên lc và email có trong máy tính.

Tại Campuchia, các mc tiêu b tn công gm B ngoi giao, B môi trường, B dch v dân s và xã hi, cũng như cnh sát quc gia. Philippines, nhóm tin tc xâm nhp vào trang web ca lc lượng vũ trang và cả Văn phòng Tng thng.

Tương t, ba trang web ca Hip hi ASEAN, và các trang web ca hàng chc nhóm phi chính ph, các cá nhân và báo chí Vit Nam, cũng là mc tiêu b tn công. Nhóm tin tc còn cài mã đc vào các trang web ca mt s công ty dầu m Trung Quc.

Ông Kirt Chanthearith, người phát ngôn cnh sát quc gia Campuchia, cho biết trang web ca cnh sát đã b tn công khong sáu tháng trước nhưng ông không biết th phm là ai.

Các giới chc Thái Lan cho biết h không h hay biết bất kỳ vụ tn công nào vào các trang web ca chính ph hoc cnh sát.

Tại Manila, ông Allan Cabanlong, giám đc điu hành ca Trung tâm Phi hp điu tra Ti phm Mng, nói không có thit hi nào cho các trang web ca chính ph Philippines, nhưng nhà chc trách đang áp dụng các bin pháp phòng nga.

Published in Châu Á