Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thiên An Môn : Bắc Kinh "chiếm đoạt ký ức tập thể" của người dân Trung Quốc

Thùy Dương, RFI, 10/06/2026

Chủ Nhật 04/06/2023 là đúng 34 năm sau vụ thảm sát đẫm máu tại quảng trưởng Thiên An Môn, Bắc Kinh, hồi năm 1989, cướp đi mạng sống của hơn 1000 người biểu tình ôn hòa. 

thienanmon1

Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 06/06/1989 sau vụ đàn áp phong trào biểu tình. Manny Ceneta / AFP

Trên thế giới, lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn diễn ra tại nhiều nơi như Nhật Bản, Úc, Mỹ. Ở Tại Luân Đôn, sự kiện Thiên An Môn đã được tái hiện tại Quảng trường Trafalgar. Trong khi đó, ở Đài Loan, vở kịch "Ngày 35 tháng Năm" của tác giả Hồng Kông Candace Chong, được công diễn ở tại một nhà hát của Đài Bắc. Một lễ tưởng niệm cũng được tổ chức ở quảng trường Tự Do, trung tâm Đài Bắc, quy tụ được nhiều người dân Đài Loan và các nhà tranh đấu cho Tây Tạng hay Hồng Kông.

Ngược lại, ngay chính tại Trung Quốc, không chỉ cấm mọi hoạt động tưởng niệm, mà chính quyền Bắc Kinh còn xóa sạch mọi dấu vết của sự kiện Thiên An Môn. Mọi thảo luận về đề tài này trên các mạng xã hội bị kiểm duyệt có hệ thống. Sách giáo khoa lịch sử không hề đề cập đến vụ thảm sát năm 1989. Cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh, nơi xảy ra một cuộc biểu tình hiếm hoi chống Tập Cận Bình hồi mùa thu năm 2022, bị lực lượng an ninh theo dõi nghiêm ngặt để tránh sự việc tương tự tái diễn.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm về tình hình :

"Ngọn nến ảo mà Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc thắp sáng trên tài khoản mạng xã hội Vi Bác (Weibo) của họ hôm Chủ Nhật (04/06) không duy trì được lâu. Cũng giống như những ngọn nến tưởng niệm khác được đăng trực tuyến, ngọn nến của Đại sứ quán Đức đã bị các nhà kiểm duyệt dập tắt ngay lập tức. Lực lượng kiểm duyệt là những những người làm mọi chuyện để bảo đảm rằng không có bất cứ điều gì ám chỉ đến sự kiện Thiên An Môn, thậm chí cả cụm từ ngày 04/06, nay được gọi tránh đi là ngày 35 tháng 05, cũng không được xuất hiện trên mạng.

Nhưng luật sư Đằng Bưu (Teng Biao), trả lời đài RFI, nhận định là sau 34 năm cưỡng đoạt ký ức tập thể, nhưng chính quyền vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn ký ức về "ngày 35 tháng 5" : "Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường, củng cố các hoạt động kiểm duyệt và nỗ lực tuyên truyền. Nhiều người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, ngày nay không biết chuyện gì đã xảy ra vào năm 1989. Họ cũng không biết chuyện gì đã xảy ra ở Hồng Kông, Tây Tạng và Tân Cương. Nhưng tôi không nghĩ chính quyền có thể xóa bỏ hoàn toàn ký ức tập thể. Bởi vì đó là thời điểm quan trọng đối với rất nhiều người Trung Quốc, đến mức họ không quên vụ thảm sát Thiên An Môn".

Nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​​​đang b giam gi, chng hn như ông Ha Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), năm nay li kêu gi tuyệt thực hoặc ít nhất là nhịn ăn vào ngày 04/06 để tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn. Nhưng ngoài các hành động cá nhân, các cuộc biểu tình công khai là không thể. Lực lượng kiểm duyệt làm mọi việc để tránh xảy ra chuyện như hồi năm ngoái, khi một chiếc bánh gateau hình xe tăng, gợi nhớ đến những chiếc xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn, xuất hiện trực tiếp trong chương trình của một người nổi tiếng và có ảnh hưởng trên mạng xã hội".

Nhìn đến đặc khu hành chính Hồng Kông, theo luật an ninh mới mà Bắc Kinh áp đặt cho thành phố, mọi hoạt động tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn cũng bị cấm tuyệt đối. Cảnh sát tăng cường giám sát an ninh tại công viên Victoria, nơi mọi năm vẫn diễn ra các hoạt động tưởng niệm quy tụ đông đảo người dân. Hôm 04/06, hơn 20 người, đa phần là các gương mặt của phong trào ủng hộ dân chủ, đã bị bắt giữ vì những cáo buộc có "hành vi gây mất trật tự ở lối đi công cộng", "gây rối trật tự công cộng", "hành động với mưu đồ nổi loạn"… 

Vụ vỡ đập Kakhovka : Bán đảo Crimea có nguy cơ mất lợi thế nông nghiệp

1,9 triệu dân bán đảo Crimea của Ukraine mà Nga đã sáp nhập, hiện đang sống với nhiều nỗi lo sợ sau vụ vỡ đập Kakhovka. Từ Djankoi, thông tín viên Anissa El Jabri gửi về bài phóng sự :

"Những trái mâm xôi, những quả cerise ngọt và mọng nước, những hạt đậu tươi xếp chồng lên nhau thành đống cao ngất … Nhưng mọi người dần ý thức được rằng sự phong phú đa dạng này sẽ không còn kéo dài lâu nữa. Chỉ mới hai tháng trước đây, khi chúng tôi đến nơi cách khu chợ này chỉ vài kilomet, người nông dân còn mơ sẽ gieo cấy lúa trở lại, rằng nông nghiệp trong vùng sẽ lớn mạnh trở lại. Giấc mơ được chẳng mấy chốc, nay lại tan biến.

Một người nói : "Gạo của vùng Crimea rất ngon. Chúng tôi cần các sản phẩm của chính chúng tôi. Quý vị thấy đấy, trái cây và rau của chúng tôi rất ngon. Tôi nói thành thật với quý vị là chúng rất ngon, rau quả ở những nơi khác của Châu lục này không thể sánh bằng được đâu. Ở đây, chúng tôi trồng được những loại ngon nhất".

Thương nhân duy nhất chịu nói với chúng tôi đã nói rất dài và đã được tất cả những người khác xung quanh lắng nghe và tán đồng trong yên lặng. Ai cũng dè chừng, bởi nước là một đề tài rất nhạy cảm và mang tính chính trị. Các nông dân ở đây đã nhận được lệnh từ chính quyền là phải tuyệt đối giữ yên lặng trong thời gian nhà chức trách đánh giá tình hình. Tuy nhiên, ai cũng lo ngại về hệ đối với môi trường. Những hậu quả này sẽ rất khủng khiếp đối với tất cả mọi người. Bùn lầy, đất đai bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu, kim loại nặng… đủ thứ sẽ xảy ra.

Sau các vụ tấn công bằng drone, vụ nổ ở cầu Kertch, rồi những lời đồn thổi về chiến dịch phản công của các lực lượng Ukraine, bán đảo Crimea đã trở nên vắng vẻ. Nhưng theo báo chí Nga hôm thứ Tư (07/06), nay thì ngay cả những lao động thời vụ cũng sợ phải đến làm việc tại đây".

Khí hậu : Thế giới đối phó với El Nino, nắng nóng, cháy rừng…

Tuần qua có ngày 05/06 là ngày Môi trường Thế giới, nhưng cũng trong tuần qua, nhiều nơi trên thế giới đã phải trải qua những đợt nắng nóng như thiêu đốt, thời tiết khô hạn, nạn cháy rừng dữ dội. Tỉnh Quebec của Canada đến hôm thứ Năm 08/06 vẫn còn hơn 150 đám cháy rừng chưa được dập tắt, trong đó có khoảng 90 đám cháy đã vượt tầm kiểm soát.

Miền đông bắc Mỹ rộng lớn, với hơn 111 triệu dân, cũng trở thành nạn nhân liên đới của các vụ cháy rừng ở nước láng giềng Canada. Riêng ở thủ đô Washington, đến chiều tối thứ Năm 08/06, báo động ô nhiễm không khí đã lên đến mức "đỏ". Sự kiện dự kiến được tổ chức tại Nhà Trắng vào tối thứ Năm để mừng Pride Month, tháng Tự hào của cộng đồng người đồng tính, chuyển giới LGBT+, cuối cùng đã phải hoãn lại, tương tự như một trận bóng chày chuyên nghiệp. Nhìn đến New York, theo AFP, cũng giống như ở Washington, các vườn thú Bronx và công viên Central Park buộc phải đóng cửa. Thứ Sáu 09/06, các trường công ở New York cho học sinh học từ xa.

Ở Châu Âu, theo Viện nghiên cứu khí hậu và môi trưởng của Na Uy (NILU), khói bốc lên từ hàng trăm đám cháy rừng hiện tại ở Canada thậm chí đã lan sang tận Na Uy, cách những điểm cháy rừng ở Canada hàng ngàn kilomet.

Nhìn đến Châu Á, Bangladesh đang đối phó với đợt nắng nóng dài nhất tính từ gần nửa thế kỷ trở lại đây. Tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ đã phải quyết định đóng cửa đến ngày 08/06 hàng trăm ngàn trường tiểu học. Tại Trung Quốc, nắng nóng kéo dài ở tỉnh Hải Nam, miền trung đất nước, vựa lương thực của Trung Quốc, đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh lương thực.

Điều đáng lo ngại đối với thế giới nói chung, theo thông báo hôm 08/06 của Cơ quan Đại dương và Khí quyển của Mỹ (NOAA), là hiện tượng thời tiết El Nino, thường gắn với sự tăng nhiệt độ trên thế giới, đã bắt đầu và có thể sẽ gây ra những đợt nhiệt độ tăng cao kỷ lục mới tại một số vùng.

Bị truy tố vì giữ tài liệu mật trái phép, Donald Trump khăng khăng vô tội

Lần đầu tiên trong lịch sử, một cựu tổng thống Mỹ bị Tư pháp liên bang truy tố. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 08/06/2023 thông báo ông bị truy tố về tội tàng trữ trái phép tài liệu mật của Nhà Trắng tại tư dinh ởMar A Lago, bang Florida. Theo dự kiến, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phải trình diện một tòa án liên bang ở Miami vào thứ Ba 13/06.

Khi mãn nhiệm tổng thống, ông Donald Trump đã rời Nhà Trắng và mang về tư dinh ở Mar a Lago nhiều thùng hồ sơ, sau này Cục Điều tra Liên bang FBI đã tịch thu 2 đợt và phát hiện trong số đó vài trăm tài liệu mật, có liên quan đến những hồ sơ rất nhạy cảm, chẳng hạn về Iran và Trung Quốc.

Lần này, vẫn như thường lệ, trên một video được đăng tải trên Truth Social, mạng xã hội của chính ông, Donald Trump khẳng định rằng mình vô tội và xem đó là một mưu đồ của "chính quyền tham nhũng của Biden" để cản trở ông tái tranh cử tổng thống Mỹ.

Từ Miami, thông tín viên David Thomson cho biết thêm chi tiết :

"Vài phút sau khi Tư pháp liên bang thông báo truy tố, từ câu lạc bộ Golf Bedminister của ông tại New Jersey, Donald Trump đăng tải một video lên mạng xã hội của chính ông để tố cáo một âm mưu của phe Dân chủ. Cách bào chữa của Donald Trump vẫn không thay đổi : 5 thùng tài liệu mật mà FBI tìm thấy tại tư dinh của ông ở Florida dường như chỉ là cái cớ nhằm ngăn cản ông ra tái tranh cử.

Donald Trump nói : "Tôi là một người vô tội. Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó thêm một lần nữa. Đây là một trò lừa bịp. Đây là sự can dự vào cuộc bầu cử. Họ đang tìm cách hủy hoại danh tiếng để giành chiến thắng trong bầu cử. Chúng ta không thể để họ làm điều đó".

Cách bào chữa này dường như không ổn, thế mà trong phe của Donald Trump, chiến thuật này vẫn đang hoạt động hết công suất. Tất cả các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa đều đồng lòng ủng hộ Donald Trump. Ngay cả Ron DeSantis, đối thủ chính của Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa cũng lên tiếng bảo vệ ông Trump. Ron DeSantis viết trên Twitter : "Việc biến Tư pháp liên bang thành một công cụ chính trị là một mối đe dọa về mặt đạo đức đối với xã hội của chúng ta".

Và ở trường quay của đài Fox News, cũng có rất nhiều người ủng hộ ông Trump, chẳng hạn như mục sư Robert Jefress của bang Texas khẳng định đã gọi điện để nói với Trump rằng hàng ngàn người Cơ đốc giáo đang cầu nguyện cho ông. Hồi tháng 03 vừa qua, vụ truy tố đầu tiên nhắm vào ông trong vụ nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels đã đưa Donald Trump lên đầu các cuộc thăm dò dư luận".

Thùy Dương

Published in Châu Á

Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm (RFI, 04/06/2020)

Viện cớ dịch Covid-19, cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên từ ba thập niên qua, cấm tổ chức đêm canh thức tại công viên Victoria, tưởng niệm cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn ngày 04/06/1989. Dù vậy dân Hồng Kông dự trù thắp nến vào lúc 8 giờ tối nay, ở rải rác trên toàn lãnh thổ đặc khu hành chính này.

thienanmon1

Thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn, Hồng Kông, ngày 03/06/2020 Reuters - Tyrone Siu

Trong đêm mồng 3 rạng sáng ngày 04/06/1989 chính quyền Bắc Kinh huy động quân đội và xe tăng giải tán hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại khu vực Thiên An Môn. Phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh đã bị đàn áp đẫm máu. Từ đó đến nay, đây luôn là đề tài cấm kỵ tại Hoa lục. Hồng Kông là phần lãnh thổ Trung Quốc duy nhất hàng năm vẫn tổ chức đêm canh thức, với hàng trăm ngàn người tham dự tưởng nhớ các nạn nhân Thiên An Môn. Nhưng năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thêm vào đó là luật an ninh quốc gia nhằm tái lập trật tư tại Hồng Kông vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua, đang đặt ra nhiều thách thức cho ban tổ chức.

Thông tín viên Florence de Changy tại Hồng Kông cho biết thêm :

"Covid-19 là cái cớ để biện minh cho quyết định cấm tổ chức đêm canh thức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trong khi đó thì trường học đã được mở cửa lại từ lâu và mọi hoạt động kinh tế đã được trở lại bình thường như trước.

Từ 30 năm nay, kể cả trong những điều kiện thời tiết tệ hại nhất, Hồng Kông không quên tưởng niệm những sinh viên Trung Quốc thiệt mạng vì đã can đảm và một cách ôn hòa đòi Đảng cộng sản Trung Quốc nới lỏng các quyền tự do. Dù vậy dân cư Hồng Kông vẫn trung thành với truyền thống vốn có, nhưng bằng một cách khác. Ông Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan) đồng sáng lập Liên minh Hồng Kông hỗ trợ phong trào dân chủ yêu nước tại Hoa lục, từ năm 1990, hàng năm, hiệp hội này vẫn tổ chức đêm canh thức giải thích : "Chúng tôi tiếp tục thắp nến ở khắp lãnh thổ Hồng Kông trong đêm canh thức. Không chỉ đơn thuần ở công viên Victoria, bởi vì chúng tôi bị cấm tập họp như bình thường. Dù vậy, đương nhiên một số người cũng sẽ đến địa điểm này và chúng tôi khuyến khích mọi người tự chọn nơi thắp nến. Khoảng 100 quầy sẽ được dựng lên ở khắp nơi để cung cấp nến cho mọi người. Hy vọng là mọi người có thể cùng đến với chúng tôi với một ngọn nến, và kể cả hưởng ứng phong trào qua mạng internet vào lúc 8 giờ tối".

Ngoài ra, ban tổ chức tin chắc rằng với luật an ninh Hồng Kông đang được Bắc Kinh soạn thảo, trong tương lai, những đêm canh thức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn sẽ bị xếp vào danh sách những hoạt động chống đối chế độ và như vậy sẽ bị cấm".

Dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc 

Nghị Viện Hồng Kông trên nguyên tắc chiều ngày 04/06/2020 biểu quyết về dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc. Tuy nhiên phiên họp đã bị gián đoạn do sự cố một dân biểu thuộc phe đối lập ném hỗn hợp phân bón với mùi nồng nặc ngay trong tòa nhà của Nghị Viện. Hành động này nhằm phản đối chính quyền Hồng Kông cấm cho tổ chức buổi tưởng niệm nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.

Nhân kỷ niệm 31 năm biến cố Thiên An Môn, tại Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 03/04/2020 đã tiếp 4 thành viên tham gia phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc hồi năm 1989. Thủ tướng Anh, Boris Johnson trên báo The Times ngày 03/06/2020 nhấn mạnh "Hồng Kông thành công là nhờ dân cư vùng lãnh thổ này được tự do" và Luân Đôn sẽ không bao giờ "bỏ rơi người dân Hồng Kông, vùng đất từng là thuộc địa cũ của nước Anh".

Thanh Hà

***********************

Người Hong Kong tìm cách kỷ niệm ‘lần cuối’ cuộc thảm sát Thiên An Môn (VOA, 04/06/2020)

Bất chp lnh cm ca cnh sát, hàng ngàn người Hong Kong hôm 4/6 t tp thp nến tưởng nim cuc đàn áp dân ch đm máu ti Qung trường Thiên An Môn ở Bc Kinh vào năm 1989, đng thi cáo buc chính quyn Trung Quc bóp nght các quyn t do trên lãnh th bán t tr ca h, theo Reuters.

thienanmon2

Hàng ngàn người Hong Kong thp nến tưởng nim v thm sát Thiên An Môn công viên Victoria vào ti 4/6/2020.

Tụ hp ti Công viên Victoria, mt s người Hong Kong đã hô vang các khu hiu như "Chm dt đc đng cm quyn", "Dân ch cho Trung Quc ngay bây gi"… trong lúc vn tuân th các quy đnh giãn cách xã hi do dch Covid-19.

Vào ngày 4/6/1989, quân đội và xe tăng Trung Quốc đã n súng vào nhng người biu tình ng h dân ch Bc Kinh. Ước tính s người chết có th t vài trăm đến vài nghìn người.

Mọi năm, người Hong Kong vn t chc các bui l tưởng nim biến c này. Nhưng năm nay, cnh sát Hong Kong vin lý do các quy định hin hành v vic hn chế các cuc t hp đông người do đi dch Covid-19 nên t chi cp phép biu tình. Nhiu người cho rng đây ch là cái c vì các khu mua sm, tàu đin ngm và công viên trong thành ph đã được m ca nhiu tun trước.

Cảnh sát nói vi truyn thông đa phương rng 3.000 sĩ quan chng bo đng s được trin khai đ ngăn chn các l bui k nim nh hoc ngu hng.

Lễ tưởng nim ti Hong Kong din ra trong bi cnh được xem là nhy cm, khi Bc Kinh va thông qua nghị quyết v d lut an ninh quc gia mi đi vi Hong Kong, trong đó hình s hóa nhng hành đng được xem là không tôn trng quc ca ca Trung Quc.

Trong khi tìm cách tổ chc bui thp nến hoc tưởng nim trên mng xã hi, nhiu người e rng đây s là ln cuối cùng người dân Hong Kong có th công khai tưởng nim biến c Thiên An Môn.

Liên Hiệp Châu Âu đã lên tiếng kêu gi Trung Quc cho phép người dân Hong Kong và Ma Cao - mt thành ph bán t tr khác ca Trung Quc - được tưởng nim cuc đàn áp như là một biểu hiu v bo đm các quyn t do ca người dân.

Trong khi đó, Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ bày t thương tiếc đi vi các nn nhân Thiên An Môn và đng hành vi nhng người Trung Quc yêu t do.

Đài Loan thì yêu cầu Trung Quc phi "xin li", và Bc Kinh nói đây là điều "vô nghĩa".

Viết trên trang Facebook cá nhân, Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn nói : "Ti Trung Quc, hàng năm ch có 364 ngày. Mt ngày đã b lãng quên. Tôi hy vng rng mi nơi trên trái đt, s không có mt ngày nào b biến mt thêm na. Và tôi cũng cầu chúc điu đó cho Hong Kong".

Published in Châu Á

Hồng Kông : Cấm tưởng niệm vụ Thiên An Môn, dấu hiệu tự do bị co hẹp

Nước Mỹ tiếp tục bị chia rẽ vì các cuộc biểu tình sôi sục chống kỳ thị chủng tộc từ sau vụ người đàn ông Mỹ da đen George Floyd ở Minneapolis bị đè chết dưới đầu gối của cảnh sát. Lần đầu tiên từ 30 năm qua người Hồng Kông không được tổ chức tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn - Bắc Kinh, vì dịch covid 19 hay dấu hiệu quyền tự do bị thắt lại ? 

tuongniem1

Những người biểu tình tham gia một buổi cầu nguyện dưới ánh nến để kỷ niệm 31 năm ngày đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh vào năm 1989, sau khi cảnh sát từ chối một buổi cầu nguyện hàng năm tại khu vực y tế công cộng, tại Công viên Victoria, Hồng Kông, Trung Quốc. , 2020. Reuters - TYRONE SIU

Trên đây là 2 chủ đề quốc tế chính được hầu hết các báo Pháp ra hôm nay quan tâm nhiều. 

Trước hết đến với Hồng Kông, thuộc địa cũ của Anh Quốc nay là đặc khu hành chính của Trung Quốc. Nhật báo Libération khẳng định, các hoạt động kỷ niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn sẽ không diễn ra ngày hôm nay tại vùng đất thuộc địa cũ của Anh. Về mặt chính thức là vì dịch virus corona, nhưng giới đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông đều nhận thấy ở đây một bằng chứng cho thấy chế độ Bắc Kinh siết chặt các quyền tự do của đặc khu, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh vừa thông qua luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông nhắm chủ yếu vào giới đấu tranh đòi dân chủ. Quyền tự trị ở vùng đất mang quy chế đặc khu hành chính này đang ngày thêm co hẹp dần, như các nhận xét của giới quan sát được Libération trích dẫn. 

Như vậy là lần đầu tiên trong 30 năm qua, đã không diễn ra hoạt động thắp nến trong công viên Victoria ở trung tâm thành phố để tưởng niệm hàng nghìn người chết dưới làn đạn của quân đội Trung Quốc đêm 3 rạng sáng 4 tháng 6 năm 1989, trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, tờ báo nhận xét. Cuộc tưởng niệm hàng năm này vẫn được coi như là chiếc phong vũ biểu đo tình hình chính trị ở đây. Nỗi lo các quyền tự trị của Hồng Kông bị Bắc Kinh trấn áp càng lớn thì cuộc huy động của người dân vào dịp này càng đông đảo.

Từ năm 2007 đến nay, hoạt động này vẫn tập hợp hơn 100 nghìn người tham dự. Chính nhờ quy chế đặc biệt, trên lý thuyết còn kéo dài đến năm 2047, mà người Hồng Kông vẫn có thể tổ chức các hoạt động kỷ niệm vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ mùa xuân Bắc Kinh.

Libération nhận thấy, "31 năm sau sự kiện ở Bắc Kinh, những người đã từng chứng kiến, từng kinh sợ trước cuộc thảm sát giờ đang lo sợ mình cũng phải chịu số phận tương tự, nhưng theo cách ngấm ngầm không đổ máu".

Nhân sự kiện này, trả lời phỏng vấn Libération, nhà nghiên cứu Trung Quốc Jean-Philippe Béja, thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS) nhận định, việc cấm các hoạt động kỷ niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn tiếp theo sau luật an ninh quốc gia là một đe dọa mới cho quyền tự trị của Hồng Kông.

Nhưng lý do tại sao Bắc Kinh lại mạnh tay can thiệp vào các quyền tự do ở Hồng Kông vào lúc này ? Chuyên gia Jean-Philippe Béja phân tích : Trước hết là quan hệ Trung Quốc với Hoa Kỳ đang cực kỳ căng thẳng. Tiếp đó là thế giới đang tập trung vào đối phó với đại dịch virus corona. Sau cùng Bắc Kinh không còn tin cậy vào những người ủng hộ mình ở Hồng Kông, nhất là trưởng đặc khu hành chính bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, sau một loạt thất bại trước phong trào dân chủ ở Hồng Kông và không đáp ứng được chỉ đạo của Hoa Lục. Thêm vào đó chế độ Bắc Kinh lo sợ các cuộc biểu tình tưởng niệm như năm trước lại tái diễn, thấy cần phải ngăn chặn ngay. Rồi đến cuộc bầu cử lập pháp ở Hồng Kông vào ngày 06/09 tới đây có nguy cơ phe thân Bắc Kinh sẽ thất bại thê thảm. Luật an ninh mới sẽ góp phần ngăn chặn các lực lượng dân chủ tham gia tuyển cử ở Hồng Kông.

Tóm lại, theo chuyên gia Pháp, "Đảng cộng sản Trung Quốc làm những gì họ muốn với luật, vì chính họ viết ra luật".

Anh sẽ mở cửa đón người Hồng Kông ?

Tuy nhiên phong trào đấu tranh đòi dân chủ của người Hồng Kông cũng được an ủi phần nào bởi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhất là Mỹ và Anh Quốc.

Nhật báo Les Echos cho biết "Luân Đôn dọa Bắc Kinh là sẽ tạo điều kiện đón nhận người Hồng Kông". Tiếp sau những phản ứng gay gắt của ngoại trưởng về luật an ninh quốc gia vừa được Bắc Kinh cho thông qua, hôm qua (03/06), thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẽ mở rộng cửa đón người dân Hồng Kông nếu Trung Quốc vẫn quyết giữ luật an ninh quốc gia. Lãnh đạo chính phủ Anh cảnh báo sẽ cho sửa đổi luật di trú cho phép người Hồng Kông được quyền mang "hộ chiếu hải ngoại Anh Quốc". Như vậy người dân Hồng Kông mang hộ chiếu này sẽ có quyền đến Anh không cần visa trong vòng 12 tháng, thay vì 6 tháng như hiện nay và được cấp phép làm việc. Thủ tướng Anh ước tính có 350 nghìn kiều dân Hồng Kông đang có hộ chiếu hải ngoại và 2,5 triệu người trên tổng số 7 triệu dân ở vùng đất thuộc địa cũ của Anh có thể được cấp hộ chiếu hải ngoại.

Đây không phải lần đầu tiên Anh đe dọa Trung Quốc trên vấn đề tự trị của Hồng Kông, nhưng đích thân thủ tướng Anh lên tiếng thì quả là một sức ép không nhẹ đối với Bắc Kinh. Tất nhiên Trung Quốc phản công, coi đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ đồng thời không quên khẳng định, "Hồng Kông đã được trả lại cho Trung Quốc".

Theo Les Echos, dù khả năng làm Bắc Kinh phải chùn bước là rất ít nhưng ông Boris Johnson biết là làm như vậy ông có thể lấy lòng được đảng Bảo Thủ Anh, đang ngày càng tỏ xu hướng chống Trung Quốc ra mặt.

Biểu tình bạo loạn Mỹ : Tổng thống Donald Trump lên tuyến đầu ?

Chuyển qua thời sự nóng đang làm náo động nước Mỹ, vụ George Floyd. Các báo Pháp đặt tổng thống Trump vào trung tâm của sự kiện.

Le Monde chạy tựa lớn trang nhất : " Hoa Kỳ : Những mầm mống của sự phẫn nộ". Tờ báo ghi nhận, phải đối mặt liên tiếp với khủng hoảng y tế, kinh tế, và cuộc nổi dậy vì kỳ thị chủng tộc, trước kỳ bầu cử tổng thống 5 tháng, ông Donald Trump vẫn từ chối đóng vai trò một vị tổng thống biết đoàn kết tập hợp người dân. Bài viết liệt kê lại những hành động, những tuyên bố của tổng thống Mỹ mỗi khi xảy ra khủng hoảng ở trong nước, ông Trump luôn né tránh trách nhiệm chính của mình chỉ chăm chút cho hình ảnh của cá nhân. Điển hình là sự kiện cảnh sát thẳng tay dẹp người biểu tình để dọn đường cho ông Donald Trump tới nhà thờ đối diện Nhà Trắng chỉ để chụp tấm ảnh cầm cuốn kinh thánh trên tay. Một hình ảnh gây nhiều tranh cãi trong dư luận Mỹ và được xã luận báo công giáo La Croix đánh giá là "lợi dụng đức tin" qua tựa bài xã luận. Theo La Croix, "đức tin phải đoàn kết con người với nhau, nhưng ở đây nó bị lợi dụng. Tổng thống Trump không phải là người duy nhất hành động như vậy".

Trong khi đó Le Figaro có bài viết với hàng tựa : "Donald Trump trên tuyến đầu đối mặt với phẫn nộ". Bài báo ghi nhận tâm chấn của phong trào phản kháng sôi sục sau cái chết của người Mỹ da đen George Floyd dưới bạo lực cảnh sát đã nhanh chóng chuyển từ Minneapolis về Washington. Chỉ cần 48 giờ đồng hồ, tổng thống Donald Trump đã thu hút được sự chú ý về mình, cho dù chắc chắn đó không phải theo tính toán trước. Ông Trump đã chứng tỏ được mình vị tổng thống sẵn sàng làm tất cả, kể cả những biện pháp cứng rắn nhất là điều động quân đội nhằm vãn hồi trật tự.

Tuy nhiên mệnh lệnh điều quân đội kiểm soát đường phố đã vấp phải thái độ dè dặt của nhiều giới, trong đó có cả Bộ Quốc phòng và lực lượng Cảnh vệ Quốc gia. Nhiều thống đốc bang đã không tuân theo chỉ thị của Donald Trump. Tổng thống chỉ còn lại khả năng vận dụng đạo luật chống nổi loạn để điều binh dẹp làn sóng biểu tình bạo động.

Trong một bài viết mang tiêu đề "Nước Mỹ vẫn ám ảnh bởi vết thương chủng tộc dai dẳng", Le Figaro nhận thấy : Hy vọng về một nước Mỹ hòa hợp từ khi bầu Barack Obama lên làm tổng thống đã nhanh chóng nhường chỗ cho bóng ma của một đất nước chia rẽ giữa hai màu da đen và trắng.

Bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc, không chỉ có ở Mỹ

Trong dòng sự kiện đang diễn ra ở nước Mỹ, nhật báo Libération nhìn rộng hơn vấn đề liên quan đến nước Pháp với hàng tựa lớn trang nhất : "Bạo lực cảnh sát : Tình trạng khẩn cấp khác".

Libération cho biết : "Mười ngày sau cái chết của George Floyd tại Mỹ trong một vụ bắt giữ của cảnh sát Minneapolis, đã xuất hiện tại Pháp nhiều cuộc biểu tình lên án bạo lực cảnh sát và bày tỏ phẫn nộ với tình trạng bất công. Tại Paris, Marseille, Lyon hay Lille, bất chấp lệnh cấm tụ tập trên 10 người vì dịch bệnh và nước Pháp vẫn trong tình trạng y tế khẩn cấp, hàng nghìn người vẫn tập hợp để gợi lại những phẫn nộ xung quan một vụ việc được cho là đã xảy ra tương tự ở Pháp từ năm 2016, liên quan đến cái chết của một thiếu niên Traoré Adama trong một vụ truy bắt tội phạm của cảnh sát ở ngoại ô Paris. Vụ án đã khép lại nhưng các kết luật điều tra và của tư pháp bị cho là bất công. Một phong trào mới đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát đang hình thành sau sự kiện George Floyd ở Mỹ. Xã luận tờ báo bình luận : "Không so sánh sơ sài giữa Pháp và Mỹ, nhưng các cuộc biểu tình phản kháng ở Pháp hôm 02/06 vừa rồi là hoàn toàn chính đáng".

Bên cạnh đó tờ báo cũng ghi nhận, các cuộc biểu tình đó đang làm phân hóa chính trị thêm sâu sắc tại Pháp, nơi mà các vấn đề chủng tộc, tôn giáo luôn là chuyện hết sức nhạy cảm với chính quyền.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ‘thành tâm hối lỗi’ về vụ Thiên An Môn (VOA, 03/06/2019)

Đài Loan hôm 3/6 nói rằng Trung Quốc phi "thành tâm hi li" vì đã đàn áp đm máu nhng người biu tình ng h dân ch Qung trường Thiên An Môn ba thp niên trước, trong khi mt t báo Trung Quc nói rng không ai Trung Quc quan tâm đến vic "đào bi quá kh", theo Reuters.

tiananmen1

Lực lượng an ninh có mt ti Qung trường Thiên An Môn Bc Kinh vào ngày 3/6/2019.

Thứ Ba (4/6) là ngày đánh dấu 30 năm k t khi quân đi Trung Quc n súng nhm chm dt tình trng bt n do các sinh viên lãnh đo. Chính quyn Trung Quc cm mi hot đng k nim công khai v s kin này trong nước và chưa bao gi công b toàn b s người chết. Ước tính t các nhóm nhân quyn và nhân chng cho biết con s này dao đng t vài trăm đến vài nghìn người.

"Trung Quốc phi thành tâm hi li v s kin ngày 4 tháng 6 và ch đng thúc đy ci cách dân ch", Reuters dn tuyên b ca Hi đng các vn đề đi lc ca Đài Loan nói và cho rng tuyên b này có kh năng làm cho Trung Quc ni gin.

"Chúng tôi nghiêm túc khuyên chính quyền Trung Quc hãy đi mt vi sai lm lch s và chân thành xin li sm nht có th".

Hội đng ca Đài Loan nói rng Bc Kinh đã nói dối đ che đy s kin năm 1989 và bóp méo s tht.

Khi được hi v tuyên b ca Đài Loan, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng nhng thành tu vĩ đi k t khi Cng hòa Nhân dân Trung Quc được thành lp vào 70 năm trước đã "chng minh đy đ rng con đường phát trin mà chúng tôi chn là hoàn toàn đúng đn".

Trong một bài xã lun hôm 3/6 trên trang web phiên bn tiếng Anh, t Hoàn cu Thi báo ca Trung Quc nói rng ngày 4/6 "đã chng nga cho Trung Quc khi bo lon".

"Chỉ phin toái cho Trung Quc mt ln, nhưng v vic đã không trở thành cơn ác mng lâu dài đi vi đt nước này", ph bn ca t Nhân dân Nht báo ca đng Cng sn Trung Quc nói.

"Nó đã trở thành mt s kin lch s m nht, thay vì ri rm thc s", t báo nói thêm, ch trích người bt đng chính kiến và nhng người hi ngoi, vn là nhng người vn tiếp tc nói v s kin này.

"Tuy nhiên, tất c nhng n ào này s chng có tác đng thc s đến xã hi Trung Quc. Hành đng ca các thế lc bên ngoài hoàn toàn vô ích".

Phiên bản tiếng Trung Quc ca t báo, vn có lượng người đc nhiu hơn, không đăng bài xã lun này.

Bắc Kinh đang gia tăng đàn áp đi vi hot đng nhân quyn, khiến cho mc tiêu ban đu ca nhng người biu tình xa vi hơn bao gi hết.

Đài Loan dân chủ có xu hướng s dng dp k nim s kin Thiên An Môn để ch trích Trung Quc và kêu gi Bc Kinh đi mt vi nhng gì h đã làm.

Bộ trưởng Quc phòng Trung Quc Ngy Phượng Hòa hôm 2/6 lên tiếng bênh vc vic x lý ca Bc Kinh Thiên An Môn, nói rng chính quyn đã "kiên quyết trong vic ngăn chn hn lon", mt s tha nhn chính thc hiếm hoi v s kin ngày 4/6, theo Reuters.

****************

Facebook kiểm duyệt nội dung Thiên An Môn (VNTB, 03/06/2019)

Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có Facebooker đã nói : "Mark bẩn ! Facebook cũng bẩn !"

tiananmen2

Facebook kiểm duyệt nội dung liên quan đến sự kiện Thiên An Môn.

Cộng đồng Facebookers ở Việt Nam đang lan truyền một thông tin hoàn toàn không tốt lành về chính sách kiểm duyệt gắt gao của Facebook bằng tiện ích báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng - dòng trạng thái (status) của chủ trang không đến được với các bạn bè tương tác vì bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng này của FB diễn ra xung quanh việc các Facebookers có các bài viết (status) về sự kiện 30 năm chính quyền Trung Quốc thực hiện thảm sát Thiên An Môn.

Sự kiện Thiên An Môn là một khúc bi tráng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Vào tháng 4-1988, hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên và giáo viên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đã tiến hành biểu tình đòi tự do, dân chủ. Vào đêm 3 rạng sáng ngày 4-6-1988, chính quyền Trung Quốc đã cho xe tang tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nổ súng xối xả vào đám đông biểu tình. Con số người biểu tình thiệt mạng được cho là từ 5.000-11.000 người và hàng ngàn người khác bị thương. Ngay lập tức, nhiều nước trên thế giới đã lên án Trung Quốc là đã thực hiện "một tội ác kinh tởm", và Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Vào ngày 2/6/2019, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Ngụy Phương Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore đã trắng trợn tuyên bố rằng "việc Trung Quốc tiến hành đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn là đúng đắn nhằm bảo vệ ổn định chính trị".

Trong ngày 3/6/2019, các Facebookers có ảnh hưởng trên mạng đã tập trung thông tin về sự kiện Thiên An Môn và chỉ trích quan điểm diều hâu của ông Ngụy Phương Hòa. Hầu hết các dòng trạng thái hay của các Facebookers có tăm tiếng đều bị đóng và bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Facebooker - nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải cho biết : ông viết một status khá dài về sự kiện Thiên An Môn có kèm hình người bị bắn chết, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông bèn copy lại bài viết và post kèm theo hình tank man nổi tiếng, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông copy lại và chỉ cho đăng bản word - bản chỉ có chữ cũng bị Fb thông báo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Sau đó, ông chụp màn hình các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của FB đưa lên trang cá nhân cũng bị Facebook báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Ông Chu Vĩnh Hải Nói : "Rõ ràng, Facebook đang tiến hành kiểm duyệt gắt gao các thông tin về sự kiện bi thảm Thiên An Môn. Ai bảo Facebook không hợp tác với kẻ thủ ác ?".

tiananmen3

Facebooker Nguyễn Đạt cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết về sự kiện Thiên An Môn. Thậm chí khi Facebooker này chia sẻ hoặc copy các bài viết liên quan đến Thiên An Môn cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Facebooker Nguyễn Bắc Tiến cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết, chia sẻ hoặc copy các bài lien quan đến sự kiện Thiên An Môn.

Cộng đồng mạng đang sôi nổi lý giải hiện tượng Facebook khóa các bài viết liên quan đến sự kiện Thiên An Môn. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo cho rằng : "Có thể do FB nhân nhượng, hợp tác với an ninh mạng của các chế độ độc tài. Nhưng cũng có thể do an ninh mạng của các chế độ ấy khai thác lỗ hổng kỹ thuật của FB (máy móc xử lý khi có nhiều báo cáo từ an ninh mạng của nhà nước độc tài giả danh facebooker)".

Facebooker Nguyễn Tâm cho rằng : "Hoặc là Facebook đang nghiêng ngửa theo quyền lực của anh Tàu cộng, hoặc nó đang áp dụng nội quy một cách cứng nhắc. Hy vọng là nó cứng nhắc chứ không phải nghiêng ngửa". Còn Facebooker Đào Nguyên Ngọc cho rằng : "Có bọn tin tặc luôn rình rập báo cáo bài viết của những người có sức ảnh hưởng đến độc giả. Rất dễ hiểu".

Facebooker Trần Duy Bình nói : Từ lâu tôi cũng đã nghi ngờ, và giờ có quá nhiều người phàn nàn về sự kiểm duyệt của Facebook. Khẳng định chắc chắn Facebook bị chi phối bởi chính trị, có sự bắt tay dưới gầm bàn với chính giới".

Người dùng Facebook ở Việt Nam đang nhìn về Mark Zuckerberg với nhiều nghi ngại. Bài viết "Facebook đang hợp tác với chính quyền Việt Nam như thế nào ?" trên trang Luật Khoa (1) cho biết : "Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng". Bài viết này còn cho biết thêm : "Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi".

Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có Facebooker đã nói : "Mark bẩn ! Facebook cũng bẩn !".

Tâm Don

(1) https://www.luatkhoa.org/2019/05/facebook-dang-hop-tac-voi-chinh-quyen-viet-nam-nhu-the-nao/

******************

Trung Quốc nói biến cố Thiên An Môn 'là chính sách đúng' (BBC, 02/06/2019)

Một quan chức cao cấp của Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho đàn áp Thiên An Môn 1989, trong một bình luận hiếm hoi.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

tam1

Hình tư liệu ngày 2/6/1989

Mùa xuân 1989, sinh viên và công nhân chiếm Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Nhiều người đã chết trong cuộc đàn áp đẫm máu ngày 3 và 4/6 của chính phủ cộng sản.

Việc tường thuật về sự kiện này bị kiểm duyệt chặt ở Trung Quốc.

Trả lời một câu hỏi của khán giả ở Singapore, bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nói :

"Vụ việc đó là sự hỗn loạn chính trị, và chính phủ trung ương có biện pháp ngừng sự hỗn loạn, đó là chính sách đúng".

"30 năm đã chứng tỏ Trung Quốc đi qua các đổi thay to lớn".

Ông Ngụy Phượng Hòa nói do hành động khi đó, mà Trung Quốc "đã có ổn định và phát triển".

Chính phủ Trung Quốc chưa khi nào cho hay bao nhiêu người biểu tình bị giết, mặc dù có ước đoán từ hàng trăm tới hàng ngàn.

**********************

Thảm sát Thiên An Môn : Công nghệ thay thế xe tăng (RFI, 02/06/2019)

30 năm sau vụ đàn áp phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, quảng trường Thiên An Môn là nơi an toàn nhất, được canh gác kỹ nhất tại thủ đô Bắc Kinh. Hàng ngàn ống kính thu hình camera đã thay thế những chiếc thiết giáp ngày nào. Công nghệ cao là công cụ theo dõi lợi hiệu quả hơn các trang thiết bị quân sự của thời kỳ 1989.

tam2

Du khách tham quan quảng trường Thiên An Môn dưới sự giám sát của vài ngàn camera. Stéphane Lagarde/RFI

Trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc nổ súng vào tầng lớp sinh viên tập hợp trên quảng trưởng Thiên An Môn đòi dân chủ, phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP có bài viết "Công nghệ thay thế xe tăng".

Người ta không còn trông thấy những chiếc xe thiết giáp cồng kềnh trấn ngự ở quảng trường nổi tiếng này ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Tai mắt của quân đội Trung Quốc giờ đây là hàng ngàn ống kính camera hiện đại, kín đáo mà chính quyền đã trang bị để theo dõi mọi hành vi của những người qua lại, đề phòng từ trong trứng nước những mầm mống của một làn sóng nổi dậy.

Hàng ngàn máy thu hình được gắn ở Thiên An Môn để theo dõi các lớp du khách ngoại quốc hay từ ngoại thành Bắc Kinh đổ về chiêm ngưỡng chân dung Mao Trạch Đông, cha đẻ ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đấy chỉ là "bề nổi của tảng băng". Công nghệ high tech, internet là công cụ của Đảng cộng sản Trung Quốc để kịch bản 1989 không bao giờ tái diễn.

Trí thông minh nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã trở thành những đồng minh lợi hại của chế độ Trung Quốc để bảo vệ trật tự công cộng, đề phòng, ngăn chận mọi hành vi phạm pháp… Kèm theo đó là bất kỳ một ai cũng có thể là các "đối tượng" của công an Trung Quốc. Ống kính camera được đặt trên đường phố, ở các trường đại học, nơi mà đến nay vẫn được xem là một trong những không gian tự do hiếm hoi trong xã hội.

Patrick Poon của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ghi nhận với công nghệ mới và các chiến dịch kiểm soát chặt chẽ như hiện nay, kịch bản Trung Quốc lại trải qua một mùa xuân dân chủ như hồi năm 1989 là điều "rất khó xảy ra".

Theo cơ quan tư vấn IHS Markit, trụ sở tại Luân Đôn, năm 2016, Trung Quốc đã trang bị 176 triệu máy camera theo dõi trên toàn quốc. Đến năm 2022 con số này sẽ đạt ngưỡng 2,76 tỷ tại một quốc gia với 1,5 tỷ dân. Nếu đúng như dự báo của HIS, chỉ bốn năm nữa thôi, mỗi công dân Trung Quốc sẽ được đến gần 2 máy camera "theo sát gót" !

RFI tiếng Việt

Published in Châu Á

Sau ba thập niên, Trung Quốc vẫn ráo riết kiểm duyệt vụ thảm sát Thiên An Môn

Gia Hưng, RFI, 31/05/2019

Cách nay 30 năm, vào đêm mùng 3 và mùng 4 tháng 6 năm 1989, quân đội Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp đẫm máu phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.

tienanmen1

Ảnh tư liệu : Lính Trung Quốc vượt rào để vào trấn áp người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 04/06/1989 CATHERINE HENRIETTE / AFP

Ba thập niên sau, sự kiện này vẫn rất nhậy cảm đối với chính quyền. Các cơ quan kiểm duyệt ngập đầu trong công việc và chính quyền tăng cường giám sát các cựu thành viên phong trào.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

Các số điện thoại có đuôi "8964" không có tín hiệu phản hồi nữa tại Trung Quốc. Đây là con số mà các cựu thành viên phong trào Thiên An Môn thường lựa chọn như một tín hiệu để nhận biết nhau. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, ngày mà những chiếc xe tăng tiến vào quảng trường lớn nhất thế giới.

Những người đăng ký số điện thoại này, cách nay vài tuần còn có thể gọi được thì nay đều vắng mặt. Đường dây điện thoại bị cắt, còn các mạng xã hội cũng bị theo dõi nghiêm ngặt.

Kể từ vài hôm trước, trang web wikipedia về sự kiện Quảng Trường Thiên An Môn không thể truy cập nếu không dùng ứng dụng VPN. Và điều kỳ lạ là cho dù nội dung trang wikipedia này không hề liên quan đến sự kiện không được nói tới trong các sách giáo khoa sử. Một số website phát trực tiếp thông tin và các bình luận thì đều đang được bảo trì cho tới ngày 06 và 07/06.

Một số nhà tranh đấu-nghệ sĩ đã bị bắt ở Nam Kinh, một nhà văn bị bắt là An Huy, và một số khu triển lãm tại Bắc Kinh và vùng ngoại ô đều bị kiểm soát chặt. Tại các trường đại học, và đặc biệt là đại học Bắc Kinh danh giá, nơi phong trào được khởi xướng cách đây 30 năm, người ta lịch sự đề nghị hoãn các cuộc xin phỏng cho tới tuần thứ 2 của tháng 6.

Gia Hưng

Nguồn : RFA, 31/05/2019

*******************

Thảm sát Thiên An Môn sau 30 năm : Bài học gì cho Việt Nam ?

VOA, 31/05/2019

Sự kin Thiên An Môn Trung Quc cách nay 30 năm đem li bài hc cho gii tranh đu Vit Nam v huy đng lc lượng và nht là biết đánh giá tương quan lc lượng khi hành đng, mt nhà hot đng dân ch trong nước nhn đnh.

tiananmen2

Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 6/6 năm 1989

Hoa Kỳ gọi hành đng ca nhà cầm quyn Trung Quc đàn áp đm máu cuc biu tình ôn hòa ca sinh viên Qung trường Thiên An Môn là mt cuc ‘thm sát toàn din’.

"Hoa Kỳ kêu gọi và tiếp tc kêu gi, cũng như các nước khác trong cng đng quc tế, là phi có s chu trách nhim công khai đối vi nhng người b giết hi, b bt gi và mt tích", n phát ngôn nhân B Ngoi giao M Morgan Ortagus nói vi VOA hôm 30/5 ti mt cuc hp báo thường kỳ.

"Chúng tôi muốn h phi th nhng người đã b b tù vì n lc gi cho ký c v s kin Thiên An Môn sống mãi cũng như phi chm dt vic sách nhiu nhng người tng tham gia vào cuc biu tình và gia đình h", bà Ortagus nói thêm.

Cách nay ba thập niên, vào ngày 4/6/1989, các cuc biu tình đòi dân ch do gii sinh viên lãnh đo din ra ti Qung trường Thiên An Môn th đô Bc Kinh. Mt trong nhng nguyên nhân bt bình ch yếu ca nhng người biu tình là tình trng tham nhũng tng lp tinh hoa. Người biu tình cũng kêu gi ci cách chính tr và đòi hi mt xã hi công bng hơn và ci m hơn.

Chính quyền Trung Quc khi đó dưới lnh ca nhà lãnh đo ti cao Đng Tiu Bình đã cho quân đi võ trang ti đàn áp người biu tình. Các t chc nhân quyn tin rng có t vài trăm cho đến vài ngàn người đã b sát hi khi xe tăng lăn bánh trên Qung trường Thiên An Môn để dp tt biu tình.

Từ đó đến nay, s kin Thiên An Môn vn là ch đ cm k không được phép nhc đến Trung Quc đi lc và người dân đây đa s hu như không biết gì v s kin đm máu này.

Tổ chc Ân xá Quc tế cho biết trong nhng tun qua, cnh sát Trung Quc đã bt gi và qun chế cũng như đe da hàng chc nhà hot đng và thân nhân ca nhng người thit mng vn tìm cách k nim ngày 4/6.

"Chúng tôi có đọc nhng tin tc đó, điu đó không thể ti t hơn được na", bà Ortagus nói. "Chúng ta không th quên vic này. Đó là cuc thm sát toàn din".

‘Kết qu ca nn chính tr ci m

Trao đi vi VOA nhân dp này, Tiến s Nguyn Quang A, mt nhà hot đng dân ch ti Vit Nam, nhn đnh rng sở dĩ người dân Trung Quc có cao trào dân ch mnh m vào năm 1989 là vì trước đó h ‘đã có gn chc năm không khí chính tr rt ci m’.

"Sau khi Trung Quốc bt đu ci cách m ca, nht là sau khi H Diu Bang lên làm Tổng bí thư và Triu T Dương lên làm Thủ tướng, thì chính sách ca Trung Quc đã có s ci m khá nhiu, chng hn như lt li nhng bn án ca Cách mng Văn hóa, phc hi danh d cho rt nhiu người", ông nói. "Cng thêm Gorbachev Liên Xô vào lúc đó và phong trào dân ch Đông Âu cng hưởng li thành phong trào sinh viên rt mnh".

Tiến sĩ A cho rng gii đu tranh Vit Nam có th hc được bài hc v huy đng lc lượng ca phong trào Thiên An Môn mà ông cho là ‘rt tt’ vào thi kỳ chưa có Internet, chưa có mng xã hi như bây gi.

Tuy nhiên, ông nói, Việt Nam cũng cn rút ta t s tht bi ca cuc biu tình vn b đàn áp đm máu và không đem li kết qu gì cho công cuc dân ch hóa Trung Quc.

"Chúng ta phải áp dng cho phù hp vi hoàn cnh Vit Nam", ông phân tích. "Không nht thiết phi có s xung đường ca hàng trăm ngàn người và chiếm qung trường đ ri vp phi s đàn áp rt khc lit".

"Đấu tranh là quá trình lâu dài ch không phi ch vài ngày là xong ngay", ông nói thêm và cho rng cn phi xét tương quan lc lượng gia hai phía.

"Nếu hai phía bên tám lng người na cân, như Tip Khc, Cng hòa Dân ch Đc, thì mt đt huy đng ngn và rm r như thế có th dn đến dân ch hóa. Ngược li, huy đng rm r cũng có th dn đến tht bi như Thiên An Môn và mt s nước Rập vào năm 2011 (trong phong trào Mùa xuân Ả Rp)".

Còn nói về bài hc cho Đảng cộng sản Vit Nam, ông A khuyến cáo s kin Thiên An Môn là ‘vết nhc ca Đảng cộng sản Trung Quc’ và Vit Nam ‘không bao gi được hc cách ng x ca Đng Tiu Bình và mt s nhân vật chóp bu khác ca Đảng cộng sản Trung Quc’.

Nhà hoạt đng này cũng bày t nui tiếc khi phong trào Thiên An Môn ngày nay không còn ý nghĩa gì na Trung Quc do chính sách qun lý, kim duyt cht ch ca chính quyn Bc Kinh sut 30 năm qua.

"Chính quyền Trung Quc h đã làm rt thành công", ông nói và nhn xét thêm rng mng internet ca Trung Quc dù có s lượng người s dng ln nht thế gii nhưng ch là ‘mng ni b’ b chính quyn hoàn toàn nm quyn kim soát ni dung.

Theo lời ông, 30 năm trước ‘thông tin rt là kém’, cng thêm chính quyn Vit Nam không nói gì nhiu v s kin Thiên An Môn hay s chuyn đi dân ch Đông Âu sau đó nên toàn b phong trào Đông Âu, Liên Xô và Trung Quc ‘mc dù có nh hưởng mt chút đến gii trí thc Vit Nam khi đó, nhưng không nhiu lm’.

"Bây giờ tt c nhng s kin trên thế gii người Vit Nam tiếp nhn rt nhanh chóng. Hy vng người Vit Nam hiu k hơn v s kin xy ra Thiên An Môn", Tiến sĩ A nói.

‘Nhà lãnh đạo cp tiến’

Ông A cũng là người tích cực ph biến trong cng đng đu tranh dân ch Vit Nam quyn Hi ký Triu T Dương, v Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quc có cm tình vi phong trào sinh viên v sau b mt chc trong s kin Thiên An Môn và b giam lng cho đến chết.

"Việt Nam và Trung Quốc có rt nhiu đim chung cho nên vic hc kinh nghim ca Trung Quc cũng như ca các nước khác là rt quan trng", ông gii thích vic làm ca mình.

Tiến sĩ A nói c Tổng bí thư Triu T Dương là mt ‘nhà ci cách quan trng’ ca Trung Quc.

"Thật sự ông y là người thc hin ci cách kinh tế ca Trung Quc trong sut 10 năm làm Th tướng. Trong nhng năm cui đi b giam lng, ông y đã suy gm đ tìm cách ci cách chính tr", ông A cho biết.

"Ông Triệu ng ra rng nhng vic ông y làm trước kia về ci cách chính tr là chưa thu đáo và cách làm thu đáo nht là không có cách nào khác mà phi thc thi dân ch kiu phương Tây, ít nht đó là mô hình tt nht cho đến lúc ông y còn sng", ông A nói và cho rng bài hc mà ông Triu rút ra ‘đáng đ các nhà lãnh đạo Vit Nam suy gm’.

Vẫn theo li nhà hot đng Nguyn Quang A, ông Triu có cách tiếp cn mm do vi phong trào sinh viên vì ‘ông là nhà lãnh đo tr và rt đng cm vi các ci cách chính tr ca Tổng bí thư H Diu Bang’. Tuy nhiên, Đng Tiu Bình, vn là người rt cng rn, mi là nhà lãnh đo ti cao ca Trung Quc vào lúc đó. Chính vì vy mà phong trào Thiên An Môn b đàn áp và Triu T Dương b sa cơ.

Tiến sĩ A cho rng nếu Vit Nam có mt người có tư tưởng cp tiến như ông Triu T Dương lên làm lãnh đo ‘s thúc đy dân ch hóa Vit Nam rt nhanh chóng’.

"Nếu người dân Vit Nam c gng thc hin đy đ quyn ca mình mt cách ôn hòa và gây sc ép liên tc lên chính quyn và đng thi có nhân vt cp tiến nào đy được s ng h ca nhân dân thì hai quá trình đấy s tương tác vi nhau và thúc đy dân ch hóa đt nước".

Nguồn : VOA, 31/05/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc chặn Wikipedia trước kỷ niệm Thiên An Môn (RFI, 15/05/2019)

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa toàn bộ việc truy cập trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, vào thời điểm tháng tới sẽ kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trang web này hôm nay 15/05/2019 loan báo như trên.

tq1

Một tờ báo nói về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 26/04/2019. Reuters/Tyrone Siu

Phát ngôn viên của Wikimedia Foundation, Samantha Lien tuyên bố, việc phân tích dữ liệu kết nối cho thấy việc truy cập Wikipedia đã bị chặn từ hôm 23/4 tại Trung Quốc.

Phiên bản tiếng Hoa của Wikipedia đã bị "Vạn Lý Hỏa Thành" phong tỏa từ năm 2015. Bức tường lửa này ngăn không cho người sử dụng Trung Quốc truy cập vào một số trang web hay mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, Instagram.

Các bài viết bằng ngoại ngữ của bộ bách khoa toàn thư này về vụ đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở Thiên An Môn  năm 1989, và về tình hình Tây Tạng cũng đã bị chặn từ rất lâu, nhưng phần còn lại của trang web này cho đến nay vẫn đọc được.

Bà Samantha Lien khẳng định, quỹ Wikimedia không hề được thông báo về việc Bắc Kinh thay đổi chính sách. Cơ quan kiểm duyệt internet của Trung Quốc không trả lời câu hỏi của Reuters.

Bắc Kinh thường xuyên tăng cường kiểm duyệt trước khi diễn ra các sự kiện lớn hoặc nhạy cảm. Chẳng hạn như năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tứ (sinh viên Trung Quốc biểu tình ngày 04/05/1919 chống lại việc các cường quốc thắng trận giao cho Đức quản lý tỉnh Sơn Đông), 30 năm vụ thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn (ngày 04/06/1989), và 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (01/10/1949).

Thụy My

****************

Trung Quốc tự nhận là ôn hòa nhưng có kế hoạch đánh chiếm Đài Loan (RFI, 15/05/2019)

Nền văn minh Trung Quốc là một "hệ thống cởi mở" và không ngừng học hỏi từ các nền văn hóa khác. Phát biểu tại "Hội thảo về Đối thoại các nền văn minh Châu Á" do bộ Tuyên Truyền tổ chức tại Bắc Kinh ngày 15/05/2019, chủ tịch Tập Cận Bình trấn an Trung Quốc là cường quốc ôn hòa, trong khi đó vẫn chuẩn bị quân sự sẵn sàng xâm chiếm Đài Loan.

tq2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội thảo về Đối thoại giữa các nền Văn ninh Châu Á tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 15/05/2019. Reuters/Thomas Peter

Trong lần phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng "các nền văn minh sẽ mất sinh lực nếu các nước tự cô lập và cắt đứt với thế giới bên ngoài", ngụ ý nhắm đến chính sách "America First" của tổng thống Donald Trump.

Theo Reuters, diễn đàn trên được tổ chức để nhằm thể hiện Trung Quốc là một cường quốc yêu hòa bình trong bối cảnh phương Tây quan ngại đà bành trướng của Bắc Kinh.

Trung Quốc sẵn sàng chiếm Đài Loan

Tuy nhiên, trái với hình ảnh ôn hòa trên, Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự để sẵn sàng chiếm Đài Loan. Trong bản báo cáo trình Nghị Viện về "Những phát triển Quân sự và An ninh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 2019", Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cho biết quân đội Trung Quốc vẫn "tiếp tục chuẩn bị lực lượng ở eo biển Đài Loan để răn đe và nếu cần thiết, buộc Đài Loan từ bỏ độc lập", đồng thời sẽ "dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan với Hoa Lục".

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc chỉ cần chuẩn bị hơn mức huấn luyện thường lệ là có thể chiếm được những hòn đảo mà Đài Loan kiểm soát như quần đảo Đông Sa (Pratas) hoặc đảo Ba Bình (Itu Aba) ở Biển Đông.

Theo trang The National Interest ngày 11/05/2019, trong trường hợp tấn công bất ngờ Đài Loan, lực lượng hùng hậu trên bộ còn được hỗ trợ từ hai đơn vị mới của Trung Quốc : Lực lượng Hỗ Trợ Chiến Lược (Strategic Support Force, SSF) chuyên về hoạt động không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh tâm lý và Lực Lượng Hỗ Trợ Hậu Cần (Joint Logistics Support Force, JLSF) chuyên điều phối các trung tâm hậu cần và cung cấp trang thiết bị cho cuộc tấn công.

Trước mối đe dọa thường trực trên, Đài Loan tăng cường hiện đại hóa quân đội và phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng. Hành động cụ thể gần đây nhất, vào ngày 09/05, Đài Loan khởi công xây dựng một cơ sở đóng tầu ngầm, ở thành phố Cao Hùng, để đối phó với Trung Quốc.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Ngày 04/06/2017 đánh dấu 28 năm vụ thảm sát Thiên An Môn nhắm vào sinh viên Trung Quốc đòi dân chủ. Trong khi người ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông đốt nến tưởng niệm nạn nhân Phong trào Thiên An Môn năm 1989, thì ở Trung Hoa lục địa, sự kiện này vẫn là một điều cấm kỵ và những cụm từ liên quan đến cuộc biểu tình đều bị "xóa" triệt để.

tam1

Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen), Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/06/2017. Reuters

Mất con trong cuộc thảm sát đẫm máu, "Các Bà mẹ Thiên An Môn" vẫn miệt mài đấu tranh đòi sự thật và công lý cho những người đã khuất. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh ngờ vực hoạt động của họ và lo sợ một phong trào phản kháng mới có thể xảy ra.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt giải thích  :

"Từ năm 1989 và sau khi con trai mất, bà Trương Tiên Linh (Zhang Xian Ling), cùng với nhiều bà mẹ khác, không ngừng đòi quyền được tưởng niệm tại nơi an nghỉ của các nạn nhân Thiên An Môn. Nhưng, lại thêm một năm nữa, vẫn không có gì xảy ra. Hơn nữa, mỗi bước đi của người phụ nữ đã 80 tuổi này còn bị cảnh sát theo dõi.

Bà Trương Tiên Linh kể lại con trai bà tên là Vương Nam (Wang Nan) đã bị quân đội giết chết ngày 04/06/1989 khi đang đứng chụp ảnh bên quảng trường Thiên An Môn, sau đó được chôn cất sơ sài. Từ 28 năm nay, cảnh sát theo dõi gia đình bà. Cách theo dõi cũng thay đổi theo thời gian. Lúc đầu họ kín đáo, sau đó chẳng che giấu gì hết. Nhiều lúc gia đình bà Trương Tiên Linh thấy rất nặng nề và có cảm giác bị đối xử như những người sống ngoài vòng pháp luật.

Khi hiểu ra tại sao các bà mẹ Thiên An Môn đấu tranh chống chính phủ, cảnh sát tỏ ra thông cảm. Hơn nữa, chính phủ đã thay đổi chiến thuật  : họ bị theo dõi nhân những sự kiện lớn mang tính nhạy cảm, như họp Quốc Hội, lễ tảo mộ, Sự kiện 04/06, Thế Vận Hội, những hội nghị quốc tế lớn như Diễn đàn Con Đường Tơ Lụa Mới. Ở những sự kiện lớn như vậy, các thành viên quan trọng của nhóm "Các Bà mẹ Thiên An Môn" bị theo dõi ngoài đường.

Chính quyền Bắc Kinh luôn giữ im lặng về cuộc thảm sát phong trào đòi dân chủ nhờ biện pháp kiểm duyệt gắt gao. Hiện nay, một phần lớn thanh niên Trung Quốc không biết chuyện gì xảy ra vào ngày 04/06/1989 trên quảng trường Thiên An Môn".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trung Quốc : Những hậu duệ Thiên An Môn trên mạng

thienanmen1

Thắp nến tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn tại Hồng Kông. Ảnh : Wikipedia

Le Courrier International tuần này trích dịch bài viết trên trang Duanchuanmei (Đoan Truyện Môi) mang tựa đề "Những hậu duệ của Thiên An Môn". Bài báo nhận định, trong khi ông Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc, những hạt giống nổi loạn lại xuất hiện nhiều thêm. Đã hình thành một lực lượng chính trị mới gồm các cựu sinh viên những trường đại học tên tuổi, đại diện cho giai cấp trung lưu đấu tranh chống bất công xã hội, trong đó thế hệ Thiên An Môn đóng vai trò cố vấn.

Đây là trang mạng thông tin độc lập do một số công dân Hoa lục từng sống ở ngoại quốc lâu năm thành lập vào tháng 8/2015 tại Hồng Kông nhằm tránh né lưỡi kéo kiểm duyệt của Bắc Kinh. Mạng chú trọng đến các bài điều tra và tư liệu. Tác giả bài viết là Lôi Cường (Wu Qiang), tiến sĩ khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về các phong trào xã hội tại trường đại học Duisburg-Essen, Đức.

Bài báo nhận định, trong khi ông Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc, những hạt giống nổi loạn lại xuất hiện nhiều thêm. Sự kiện Lôi Dương (Lei Yang), một thanh niên tốt nghiệp một trường đại học lớn "tự chết" ở đồn công an, đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Cũng giống như phong trào Thiên An Môn năm 1989, các sinh viên đã tổ chức phản kháng, nhưng lần này chỉ trên internet.

Từ một vụ "tự chết" trong đồn công an…

Vụ Lôi Dương có thể tóm tắt như sau : 21 giờ tối 07/05/2016, chàng thanh niên 29 tuổi ra khỏi nhà để chuẩn bị ra sân bay đón người thân. Theo chính quyền, 15 phút sau anh bị năm công an bắt giữ khi ra khỏi một cơ sở mát-xa, đưa lên xe về đồn, và lúc gần 23 giờ anh tử vong vì "lên cơn đau tim". Đến một giờ sáng, công an gọi điện thoại báo cho gia đình. Bạn bè anh phẫn nộ đòi điều tra, vì người được cho là nhân viên mát-xa không mô tả đúng về Lôi Dương. Kết quả giám định tử thi được trao cho gia đình chứ không thông báo cho báo chí.

Đến ngày 23/12/2016, tức một hôm trước lễ Giáng sinh, tòa án quận Phong Đài (Fengtai), Bắc Kinh quyết định không khởi tố năm công an liên can đến cái chết của Lôi Dương. Thông báo này đã gây ra một trận bão phản kháng trong các cựu sinh viên trường đại học Nhân Dân Trung Quốc (còn gọi là Renda), nơi người thanh niên xấu số từng theo học. Lá thư ngỏ gởi đến cơ quan tư pháp đã thu thập được 1.600 chữ ký chỉ trong ba ngày. Trên 800 cựu sinh viên đại học Thanh Hoa (Qinghua) ở Bắc Kinh cũng ký kiến nghị, kéo theo nhiều trường đại học khác. Một phong trào phản kháng chưa từng thấy.

Những người tốt nghiệp đại học chiếm phần lớn giai cấp trung lưu mới nổi tại Trung Quốc. Trường đại học là đòn bẩy để thăng tiến trên thang bậc xã hội, và các trường đại học tên tuổi nhất thủ đô lại càng có giá, vì thường là sau khi ra trường sẽ được các cơ quan nhà nước hay các công ty lớn tiếp nhận.

Các trường Bắc Đại (Beida), Thanh Hoa hay Nhân Dân được coi là các cỗ máy tái lập mối liên hệ giữa giới tinh hoa và bộ máy chính trị. Riêng trường đại học Nhân Dân có lịch sử đặc biệt : thành lập vào thập niên 50 theo mô hình xô-viết, với đường lối giáo dục do đảng Cộng sản Trung Quốc ở Diên An thời đó quyết định, Nhân Dân được coi như một trường đảng thứ hai để đào tạo cán bộ, do chú trọng đến ý thức hệ và kinh tế kế hoạch hóa.

Ngày nay, khi cơ cấu của các phe phái chính trị truyền thống hay các nhóm lợi ích bị yếu đi do Tập Cận Bình tập trung quyền lực trong tay, các cử nhân ngoan ngoãn này bỗng tỉnh thức nhân một sự kiện đặc biệt. Họ cũng đánh thức cả cộng đồng - cựu sinh viên cùng trường đại học, thành viên cùng giai cấp xã hội, hay cùng chia sẻ một thang bậc giá trị - hình thành một lực lượng chính trị mới.

Thế hệ Thiên An Môn đóng vai trò nòng cốt

Những cựu sinh viên Nhân Dân lên tiếng phản đối đầu tiên là những người hành nghề tự do, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc giữa đời thực và chính trị. Hầu hết tốt nghiệp khoa văn chương và khoa học xã hội, rất đoàn kết với nhau từ sau chủ trương mở cửa. Họ đóng vai trò đầu tàu trong việc phản kháng những bất công xã hội, đấu tranh cho các vấn đề chính trị cơ bản như nhân quyền và Nhà nước pháp quyền.

Kể từ thập niên 90, mặc cho xu hướng phi chính trị hóa sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, giới trí thức đã làm khơi dậy một xã hội dân sự. Họ lập ra các tổ chức phi chính phủ, lao vào các hoạt động như vụ Tôn Chí Cương (Sun Zhigang) năm 2003 (một cử nhân ở Quảng Đông bị công an bắt vì không có giấy chứng nhận tạm trú, bị đánh đập và tử vong). Các nhà tranh đấu, trí thức, thành viên tổ chức phi chính phủ, bảo vệ nhân quyền, truyền thông độc lập thường bị chính quyền trấn áp.

Qua vụ Lôi Dương, các cựu sinh viên trường đại học Nhân Dân đã thành công trong việc liên kết với các luật sư nhân quyền còn sót lại sau đợt bắt bớ gần đây. Các mạng xã hội đã giúp kết nối nhiều khóa sinh viên trước và sau 1989, nhờ đó phong trào có được tư vấn từ thế hệ Thiên An Môn, mang tầm vóc khác hẳn với các phong trào trước đó với khả năng huy động quy mô, bền bỉ và mang đậm tính chính trị hơn.

Thư ngỏ của các sinh viên tốt nghiệp niên khóa 1988 nhấn mạnh, cái chết của Lôi Dương không phải là một tai nạn, mà là bi kịch của chế độ, "một hành động độc ác ngẫu nhiên nhắm vào một người bình thường, vào giai cấp trung lưu thành thị". Lá thư tố cáo việc tập trung quyền lực vào công an, xóa mờ tính "nhân dân" của chính quyền. Thế nên không có gì là ngạc nhiên khi thư ngỏ được lan truyền rộng rãi trong dân chúng và ngay từ đầu, vụ Lôi Dương đã bị các cấp cao nhất coi là một vụ chính trị theo kiểu "cách mạng màu". Sau đó, một lá thư ngỏ mới do các khóa 1977 và 1978 cùng ký tên lại phá vỡ sự im lặng, các cựu sinh viên gây ngạc nhiên vì dám ký tên thật trên mạng.

Cựu sinh viên : Đại diện cho giai cấp trung lưu mới tại Trung Quốc

Các khóa sinh viên thập niên 80 là lực lượng chủ lực. Họ cố gắng tìm ra sự thật và công lý, theo con đường của Nhà nước pháp quyền. Từ sáu tháng qua, phong trào ngày càng có tổ chức và lớn mạnh dần. Lời kêu gọi quyên góp được đưa ra, và ngay trong ngày đầu tiên đã nhận được 430.000 nhân dân tệ (gần 60.000 euro). Trên 1.400 cựu sinh viên đóng góp được 1,3 triệu nhân dân tệ (138.000 euro) giúp cho gia đình nạn nhân.

Qua mạng WeChat, các cựu sinh viên cũng tập hợp lại nhân dịp giỗ 49 ngày và 100 ngày của Lôi Dương. Nhiều bài viết, bài thơ, bản nhạc, lời bình được đăng lên các mạng xã hội của cựu học sinh. Họ đến dự đám giỗ theo từng khóa, chia thành những nhóm làm những công việc khác nhau.

Khi đòi hỏi công lý cho Lôi Dương, những cựu sinh viên đã thành công trong việc bày tỏ những quan ngại chung của giai cấp trung lưu. Kết quả bước đầu : Tập Cận Bình nhìn nhận cần phải đối xử đúng mức đối với lớp người thu nhập trung bình, và xem xét lại các quy định về hành vi của công an. Giai cấp trung lưu mới nổi nay đã góp mặt trên sân khấu chính trị Trung Quốc thông qua các phong trào xã hội - lần đầu tiên kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 !

Đáng buồn là gia đinh nạn nhân sau đó từ chối kháng án, do đã nhận được số tiền bồi thường kỷ lục từ Nhà nước, tương đương 5,7 triệu euro, theo Minh Báo. Tuy phong trào bất ngờ bị chựng lại, nhưng tiến sĩ Lôi Cường cho rằng từ nay mọi thay đổi đều có thể, kể cả diện mạo chính trị Trung Quốc hiện nay.

Putin và một trật tự thế giới mới

Tuần này tổng thống Nga Vladimir Putin là nhân vật trung tâm được các tuần báo Pháp chú ý. Le Point đăng ảnh ông Putin trên trang bìa, chạy hàng tựa lớn : "Một trật tự thế giới mới", phía dưới là dòng chữ "Putin, Trump, Tập Cận Bình… và Châu Âu : các quy tắc đã bị thay đổi ra sao". Hồ sơ chính của Le Courrier International đặt câu hỏi : "Putin liệu có thực sự mạnh mẽ như thế hay không ?". Ở trang trong là bức biếm họa, vẽ tổng thống Nga đứng trước một tấm gương cong cho ra ảnh ảo. Trong gương là Putin vai u thịt bắp, nhưng đối diện là một Putin bằng xương bằng thịt, "bụng ỏng, đít vòn".

Về tình hình nước Pháp, tuần báo L’Obs nêu ra "25 ý tưởng để đánh thức cánh tả", từ thu nhập dành cho mọi người cho đến rút thăm chọn đại biểu thay vì bầu cử. L’Express dành chủ đề chính cho vấn đề "Các nhân viên tình báo của chúng ta đối đầu với thánh chiến". Nhìn bao quát hơn, The Economist quan tâm đến việc "Làm cách nào sống sót trong thời đại tự động hóa".

Về một "trật tự thế giới mới", hồ sơ của Le Point nhận định nước Nga của ông Vladimir Putin đang quay lại trường quốc tế với thế mạnh. Mỹ quốc của ông Trump thì rơi vào khoảng không bất định, Trung Quốc của Tập Cận Bình đang tăng cường quyền lực, trong lúc Châu Âu chia rẽ. Từ khi bức tường Berlin sụp đổ đến nay, chưa bao giờ bản đồ địa chính trị thay đổi đến thế.

Đối với Le Courrier International, tuy được chọn là nhân vật trong năm 2016 với những thành công bên ngoài, trong năm 2017 ông Vladimir Putin lại phải đối mặt với những thử thách nặng nề từ trong nước. Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười 1917, cần phải đưa nước Nga ra khỏi suy thoái kinh tế, tránh làm tan vỡ "thỏa thuận Putin" - thụ động chính trị để đổi lấy sự thịnh vượng. Tuy hầu như chắc chắn sẽ tái đắc cử vào năm 2018, nhưng số 20% người Nga đang đóng vai trò đầu tàu kinh tế đang chống lại Putin.

Nga liệu có thể trở thành siêu cường ?

Trước câu hỏi, liệu Nga có phương tiện để trở thành siêu cường hay không, tờ báo nêu ra hai quan điểm trái ngược nhau. Đối với tờ Vzgliad ở Moskva, thì mọi chuyện đều ổn thỏa. Đối thoại giữa ông Trump và ông Putin sẽ là một sự kiện lớn trong năm, và điểm quan trọng thứ hai là tam giác Putin-Trump-Tập Cận Bình. Thứ ba, đây là năm bầu cử của ba nước lớn Châu Âu Pháp, Đức, Ý. Một diện mạo mới của Châu Âu mang lại hy vọng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ được dỡ bỏ, và đến cuối năm Nga, Trung, Mỹ sẽ bắt đầu vẽ nên vóc hình một trật tự thế giới mới.

Ngược lại, theo tờ Washington Post có trụ sở ở Hoa Kỳ, thì câu trả lời là không : nền kinh tế Nga quá yếu. Từ 2013 đến nay, nước Nga đã nghèo đi rất nhiều. Theo số liệu của Moscow Times, tổng sản phẩm nội địa từ 2.200 tỉ đô la năm 2013 rơi xuống còn 1.300 tỉ đô la, thấp hơn Ý, Brazil, Canada, và tính trên đầu người xuống dưới mức 9.000 đô la.

Nước Nga vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, tỉ lệ tiền tiết kiệm của người dân từ 72% năm 2012 rớt xuống còn 27% trong năm 2016. Lần đầu tiên kể từ bảy năm qua, người Nga phải dành đến hơn phân nửa chi tiêu cho thực phẩm. Thành công vừa qua của Putin ở Syria chỉ là nhờ các nước khác không muốn can thiệp. Tờ báo nhắc lại, khi ông Trump muốn tăng cường vũ khí nguyên tử, chính Putin đã tuyên bố việc hiện đại hóa quân sự của Nga mới đây chỉ nhằm phòng vệ, chứ không phải chạy đua vũ trang "vì Nga không có đủ phương tiện".

Đôi bạn Trump-Putin có lâu bền ?

Đối với tác giả Christian Makarian trên tuần san L’Express, thì "Trump không thể trở thành bạn của Putin", vì cả hai tổng thống Mỹ và Nga đều rất cần trưng ra một mối đe dọa nào đó từ bên ngoài, nhằm khẳng định vai trò của mình.

Bài viết mỉa mai nhắc đến "sáng tạo" chủ yếu của kỷ nguyên Trump được cho là việc xích lại gần với Nga, hay cụ thể hơn là giữa tổng thống Mỹ thứ 45 và ông Vladimir Putin. Nhưng đây là lần "reset" không biết thứ bao nhiêu : ông George W.Bush năm 2001, rồi đến Barack Obama năm 2009 đã từng chìa tay thân thiện với Putin nhưng rốt cuộc chỉ nhận được những cú đá giò lái.

Theo tác giả, một khi ông Trump đã đắc cử, thì tổng thống Nga đã đạt được mục tiêu chính là làm yếu đi phe Obama-Clinton. Chiến thắng rồi, Kremlin không việc gì phải thay đổi. Thứ nhất, Nga chỉ tìm lại được thế mạnh trên trường quốc tế khi làm lung lay vai trò đại cường hàng đầu của Mỹ, mà bằng chứng đã thấy rõ tại Syria. Thứ hai, Vladimir Putin hết sức cần đến một con ngoáo ộp thường xuyên. Để duy trì bộ máy trấn áp trong nước, để dùng sức mạnh quân sự làm quên đi yếu kém kinh tế, để biện minh cho việc xâm lăng lãnh thổ. Tóm lại, ông Trump và Putin quá giống nhau nên không thể làm bạn với nhau vì lợi ích trái ngược.

Trò chơi nguy hiểm trên Biển Đông

Hồ sơ của Le Point có nhắc đến "Trò chơi nguy hiểm trên Biển Đông" với bản đồ biểu thị các lãnh thổ theo khẳng định chủ quyền của mỗi nước, yêu sách, các khu vực dầu khí và những nơi có sự hiện diện quân sự của Mỹ.

Trên Twitter và trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump công khai chiến lược : sẽ không dành món quà nào cho Bắc Kinh. Trung Quốc với tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, muốn bảo vệ các lợi ích thương mại và chiến lược, qua việc bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông bằng mọi cách.

Một Hà Nội quyến rũ

Liên quan đến Việt Nam trên lãnh vực du lịch, tuần san Le Monde giới thiệu những nét quyến rũ của Hà Nội, thủ phủ Đông Dương thuộc Pháp ngày xưa.

Từ khách sạn Sofitel Legend Metropole do người Pháp xây dựng từ năm 1901 nay được nâng cấp sang trọng, cho đến Cộng Cà phê đầy chất "Việt Cộng", thưởng ngoạn các sản phẩm gốm, đồ gỗ, trang phục Made in Vietnam tại Module 7. Du khách có thể đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm với truyền thuyết rùa thần, may đo quần áo tại chỗ ở chợ vải, thưởng thức món vịt chiên nước mắm hay gỏi ngó sen tại Don’s ở Hồ Tây do đầu bếp người Canada Donald Berger phục vụ, vui chơi đến tận khuya ở bar Tadioto…

Thụy My

Published in Châu Á

Tưởng niệm biến cố Thiên An Môn tại Hong Kong (VOA, 10/01/2017)

tienanmen1

Người dân Hong Kong thp nến tưởng nim nhng người đã chết trong cuc thm sát Thiên An Môn.

Những nhà hot đng dân ch Hong Kong ngày 9/1 tuyên b s tưởng nim cuc đàn áp đm máu ca Trung Quc nhm vào nhng cuc biu tình do hc sinh sinh viên lãnh đạo vào năm 1989 ti mt vin bo tàng gây tranh cãi vì kế hoch trưng bày nhng bo vt quc gia t Vin Bo tàng C Cung ca Bc Kinh.

Viện bo tàng Văn hóa C Cung Hong Kong cui tháng 12 được loan báo s là mt trong nhng nơi tham gia hot đng k nim 20 năm ngày thuc đa cũ này ca Anh được trao tr cho Trung Quc. Đây là din biến mi nht khơi lên căng thng gia hai phe ng h và chng đi Bc Kinh.

Lee Cheuk-yan thuộc Liên minh ng h Nhng Phong trào Dân ch Yêu nước Hong Kong cho biết ông có ý đnh t chc nhng hot đng xung quanh vin bo tàng này đ nhc nh mi người v nhng s kin bên ngoài nhng bc tường ca T Cm Thành vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.

"Khi chúng ta nhìn vào Viện Bo tàng C Cung này, nhng gì nó nhc nh chúng ta không phải là nhng th bên trong mà là nhng chuyn xy ra bên ngoài vào năm 1989, khi xe tăng lăn bánh vào Qung trường Thiên An Môn, khi Quân đi Gii phóng Nhân dân bn vào chính người dân ca mình," ông Lee nói. Ông trước đây tng là nhà lp pháp và là người t chc nhng bui thp nến tưởng nim hàng năm.

"Chúng tôi sẽ c gng biến Bo tàng C Cung này thành Vin Bo tàng 4 tháng 6," ông nói thêm.

Đảng Cng sn Trung Quc vn cm nhc ti biến c ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi mà nhng cuc biu tình làm tắc nghn Qung trường Thiên An Môn Bc Kinh và lan sang nhng thành ph khác. Chính ph chưa bao gi chính thc công b s người chết trong cuc đàn áp, nhưng ước tính t nhng nhóm nhân quyn và nhân chng cho biết con s này dao đng t vài trăm tới vài ngàn.

Hong Kong được cai tr theo công thc "mt quc gia, hai chế đ" cho lãnh th này nhng quyn t do rng rãi mà Trung Quc đi lc không được hưởng, bao gm quyn t chc nhng bui thp nến tưởng nim v đàn áp Thiên An Môn.

**********************

Dân biểu Hồng Kông chống Trung Quốc thăm Đài Loan (RFI, 08/01/2017)

tienanmen2

Ảnh minh họa : Dân biểu trẻ Hồng Kông chống Hoa Lục : Diêu Tùng Viêm (trái), Lương Quốc Hùng, Lưu Tiểu Lệ và La Quán Thông (phải). Ảnh chụp ngày 15/12/2016 - Reuters

Sinh viên Hoàng Chi Phong, lãnh tụ phong trào dù vàng và ba dân biểu Hồng Kông chống Hoa Lục đến Đài Bắc tham dự hội thảo chính trị do đảng Tân Quyền Lực, chủ trương vận động quốc tế công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, tổ chức.

Theo AFP, ngày thứ bảy 07/01/2017, sinh viên Hoàng Chi Phong, lãnh tụ phong trào Dù Vàng và ba dân biểu trẻ Hồng Kông chống Hoa lục, gồm La Quán Thông (Nathan Law), Chu Khải Di (Eddie Chu) và Diêu Tùng Viêm (Edward Yiu) đặt chân đến hải đảo bị Bắc Kinh gọi là "tỉnh nổi loạn".

Trong bối cảnh quan hệ giữa Hoa Lục và Đài Loan cũng như giữa Hoa Lục và Hồng Kông đang căng thẳng, bốn nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đến Đài Loan tham gia hai ngày hội thảo chính trị do đảng Tân Quyền Lực, mới thành lập trong khuôn khổ phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương năm 2014, đứng ra tổ chức.

Sự kiện phong trào dân chủ tại Hồng Kông và phong trào chống Bắc Kinh tại Đài Loan nối vòng tay lớn đã gây phản ứng của Trung Quốc và phe thân Bắc Kinh.

Hiệp hội đặc trách quan hệ qua eo biển Đài Loan (của Trung Quốc) ra thông cáo lên án sự "thông đồng" giữa những phe nhóm muốn độc lập với Trung Quốc và cho rằng "âm mưu độc lập» sẽ thất bại

Tại Đài Loan, phe thân Bắc Kinh ghi trên biểu ngữ khẩu hiệu này đi biểu tình chống Hoàng Chi Phong và phái đoàn Hồng Kông. Theo AFP, ống kính đài truyền hình Đài Loan ghi lại hình ảnh của khoảng 200 người xuống đường với biểu ngữ "độc lập là ngõ cụt".

Tú Anh

Published in Châu Á