Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong không khí sặc sùi mùi chiến tranh, Trung Quốc bằng sức mạnh kinh tế của mình đã ra các yêu sách để phân ly nhóm nước trong cộng đồng ASEAN. Từ việc Brunei tăng cường sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thông qua các thỏa thuận tài chính và thương mại. Đến Philippines đã hợp tác với Trung Quốc sau khi bị lôi vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. 

bd1

Đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa 21/04 2017.

Mới đây, trong một phản ứng được cho là "có phần mạnh mẽ" liên quan đến vấn đề Biển Đông, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã trao công hàm phản đối và đề nghị Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Đồng thời, liên quan đến những thông tin khác nhau về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo cho biết đã cứu hộ một tàu cá Việt Nam, trong khi cơ quan tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam cho biết tàu cá này đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Những phản ứng có liên quan này là chuỗi phản ứng vượt ra khỏi thông lệ "nước lạ, quan ngại" của Bộ ngoại giao Việt Nam trước sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.

Mới đây, trang The Diplomat đã đăng tải bài viết của Tiến sĩ Scott N. Romaniuk, một Nghiên cứu sinh tại Viện Trung Quốc, Đại học Alberta. Theo ông Scott N. Romaniuk, Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo về quân sự hóa trên Biển Đông (với sự mở rộng 1,35 triệu dặm vuông trên vùng biển tranh chấp này), đưa Biển Đông trở thành một ngòi nổ về tranh chấp an ninh trong tương lai. 

Và vào năm 2019, Bắc Kinh có thể sẽ củng cố mạnh hơn lợi ích của mình ở Biển Đông thông qua việc sử dụng các sức mạnh quân sự và chính trị song song với việc duy trì sự đe dọa, đến từ các cuộc tuần tra quân sự và triển khai máy bay giám sát, tàu khu trục tên lửa dẫn đường,…

Bắc Kinh đang muốn thống trị Biển Đông, điều này rõ ràng là như thế. Và khi lợi ích của Trung Quốc vẫn bị coi là đe dọa bởi các quốc gia như Mỹ, thì sự tăng cường quân sự Biển Đông sẽ tiếp tục là xu hướng then chốt trong thời kỳ tới. 

Trung Quốc đã mở rộng căn cứ quân sự, thiết lập đồn trú trên các bãi cạn chiến lược, làm thay đổi hoàn toàn cán cân chiến lược quân sự tại vùng Biển Đông. Và điều này hoàn toàn không phải là trò đùa, mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông.

Vũ khí, máy bay chiến đấu, lực lượng bộ binh, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm, radar gây nhiễu,.. tiếp tục được huy động về Biển Đông như một cách thể hiện sức mạnh quân sự của nước này. 

Trong không khí sặc sùi mùi chiến tranh, Trung Quốc bằng sức mạnh kinh tế của mình đã ra các yêu sách để phân ly nhóm nước trong cộng đồng ASEAN. Từ việc Brunei tăng cường sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thông qua các thỏa thuận tài chính và thương mại. Đến Philippines đã hợp tác với Trung Quốc sau khi bị lôi vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. 

Và Việt Nam, quốc gia nhiều năm tìm cách hòa hiếu với Trung Quốc, với sức ép liên tục từ năm 2008 đến nay, và là quốc gia tranh chấp chủ quyền nhiều nhất với Bắc Kinh trở thành một đối tượng chính trong hiện trạng bị cô lập tại Biển Đông. Điều duy nhất mà Việt Nam có thể phá vỡ thế bế tắc trong vấn đề này chính là việc tiến hành hợp tác quân sự đối với các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ,… điều mà Hà Nội tiến hành một cách dè dặt. 

Hà Nội hay bất kỳ quốc gia nào khác trong ASEAN luôn bị chế ngự bởi quan điểm rằng, bất kỳ quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương nào dám chế ngự tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với chiến tranh với Trung Quốc.

Nhưng nếu không chế ngự tham vọng kiểm soát của Trung Quốc, thì không chỉ Hà Nội hay nhóm ASEAN bị thương tổn, mà ngay cả giá trị của các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay Mỹ và các quốc gia Tây Âu cũng bị đe dọa. Bởi nó khóa chặt "quyền tự do hàng hải" trên con đường được cho là tuyến hàng hải thương mại có giá trị lớn trên thế giới. Và giờ đây, trước sự "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh, Biển Đông trở thành nơi có nguy cơ tiềm tàng đối đầu quân sự mở ; một tình huống sẽ dẫn đến một tác động tàn phá trên thị trường tài chính và hội nhập kinh tế của khu vực, theo quan điểm của ông Panos Mourdoukoutas, giảng viên tại ĐH Columbia trên Forbes.

Điều này cho thấy rằng, việc Hà Nội mạnh mẽ lên tiếng trong thời kỳ gần đây không chỉ đến từ nhu cầu nội tại trong nước, mà Hà Nội cảm nhận rõ ràng về nguy cơ mất chủ quyền quốc gia trước sức nóng của Bắc Kinh, trong bối cảnh thờ ơ của các nước ASEAN. Một nguy cơ mà có thể khiến cho chính Đcộng sản Việt Nam có thể mất đi việc họp Hội nghị Đảng trong tương lai. 

Ở phương diện khác, sự lớn tiếng làm rõ hành động của Trung Quốc trên Biển Đông về mặt ngoại giao cũng cho thấy xu hướng gần gũi hơn với các nước Tây phương, trong khía cạnh hợp tác quân sự, trong tương lai của Hà Nội ?. Và nguy cơ chiến tranh có thể hỗ trợ hình thành một liên minh trong tương lai, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao bấy lâu nay của Việt Nam ?

An Viên tóm lược

Nguồn : VNTB, 23/03/2019

Nguyên tác : Scott N. Romaniuk & Tobias Burgers : China’s Next Phase of Militarization in the South China Sea, The Diplomat, 20/03/2019

Published in Diễn đàn

Hãy tự hào về điều đó, tự hào vì thực thi quyền xã hội dân sự, và những ngọn nến trong đêm sẽ tiếp tục đối diện với bạo lực, nhưng nó sẽ không bao giờ tắt đi, như cách mà nhân phẩm và luân lý con người vẫn sẽ trường tồn qua các bão giông của những thể chế phi con người.

cao1

Cao Shunli, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc được trang The Guardian vinh danh, đã qua đời ở bệnh viện năm 2014.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhận lời mời thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump, thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.

Tin tức này nhanh chóng trở thành luận điểm vững chắc của những người ghét "dân chủ, nhân quyền" vịn vào để tấn công.

"Vậy đấy, bọn phá rối kia với giọng nói yếu ớt, bọn chúng tiếp tục phải trả giá cho hành động chống phá nhà nước của chúng, bêu rếu đảng. Mỹ, quốc gia dựa dẫm của chúng tiếp tục có mối quan hệ ấm nóng với Việt Nam chúng ta", Facebooker Ngọc Khánh phản hồi về sự kiện này.

"Bọn chúng" mà Ngọc Khánh đề cập chính là những nhà hoạt động nhân quyền và vận động dân chủ cho Việt Nam. Mới đây, trong một bài viết trên trang web HRW cho biết, trong phiên tòa sắp tới đây (18/03/2019), 6 nhà hoạt động và blogger người Việt đang phải đối mặt với án tù dài vì sự chống đối ôn hòa của họ (từu 8 - 15 năm tù). 

Hai năm trở lại đây, số người hoạt động nhân quyền, dân chủ hoặc đơn thuần bày tỏ quan điểm của mình đối với các sự kiện chính trị - kinh tế quốc gia (như dự luật đặc khu vào mùa hè 2018) đã lần lượt đối diện với sự sách nhiễu và án tù dài hạn.

Cộng đồng những người đấu tranh mặc dù có sự tăng lên, và nhận được sự ủng hộ dần từ phía người dân, tuy nhiên đến nay tiếng nói vẫn còn nhỏ lẻ. Một sự kiện được cho là làm nổi bật giá trị của cộng đồng đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam là thư hồi đáp của EU về EVFTA cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập người Việt trong và ngoài nước. Nhưng sự kiện này, nhìn chung cũng chỉ là một tia sáng nhỏ trong một không gian mù mịt và đặc sánh vì áp bức và mật vụ.

Câu hỏi về việc, đến bao giờ, giới đấu tranh cho quyền dân sự, chính trị Việt Nam sẽ có một tác động lớn. Câu trả lời này tùy thuộc vào cách thức trưởng thành về mặt tổ chức và con người cũng từng nhóm hội dân sự trong nước, cũng như tùy thuộc vào ý thức trưởng thành của các cá nhân tham gia đấu tranh về nhân quyền, dân sự. Tuy nhiên, niềm tin luôn là điều quan trọng.

"Rất khó để nói trước một điều gì đó về tương lai, liệu có sự lớn mạnh hay không. Nhưng cuộc đấu tranh chống lại sự kiểm soát quyền lực nhằm tước đoạt lợi ích của người dân thì cần sự bền bĩ", B. Vân – một người từng tham gia phong trào cây xanh Hà Nội (2015) cho biết.

Sự bền bĩ đó là điều có thể tiếp tục gia cố khi thành quả của sự đấu tranh được nhìn thấy. Thực tế, câu chuyện đấu tranh dân chủ, nhân quyền có thể nhìn thấy qua khía cạnh chống BOT bẩn. 

Một nhóm nhà báo dấn thân, mà đứng đầu là nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã tạo nên phong trào rộng lớn từ bắc đến nam, đó là phong trào giám sát những BOT đặt sai trái địa điểm hoặc có báo cáo lưu lượng xe không chính xác (dẫn đến thất thu thuế của nhà nước cũng như bóc lột tiền thuế của người dân). Phong trào này đã gặp sự ủng hộ từ người dân, nhưng đồng thời những người trong cuộc đang bị "sách nhiễu" từ các cơ quan công quyền, từ việc bắt Hà Văn Nam (một người phản đối BOT bẩn ở miền Bắc) với tội danh "gây rối trật tự công cộng" đến nhũng nhiễu kinh tế nhóm Trương Châu Hữu Danh.

Sự "nhũng nhiễu, sách nhiễu" bằng những phương pháp, thủ thuật đầy chất… nghiệp vụ từ các nhân viên nhà nước đã cho thấy, tính lợi ích về vật chất và quyền lực đang chống đỡ một cách quyết liệt, ngoan cố trước sự trỗi dậy của phong trào đòi quyền lực lại về tay nhân dân, và nó cũng gây ra sự mệt mỏi của không ít người (hoạt động dân chủ, nhân quyền).

Không ít nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam đã rời bỏ cuộc đấu tranh… Một trong số đó là trở về làm kinh tế. Câu nói về tiếng nói đơn lẻ, sự mỏi mệt, quyền lực tập trung với công cụ và phương pháp, lực lượng đánh phá, bao vây… trở thành một mệnh đề ám ảnh.

Nhưng, những người hoạt động Việt Nam có thể nhìn qua Trung Quốc, nơi những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền đối diện với mức độ khó khăn hàng trăm lần.

Cao Shunli, một người mới đây được trang The Guardian vinh danh, nhưng cô đã chết cách đây 5 năm.

Trong tiêu đề bài viết, The Guardian đã phản ảnh đúng tính chất của những nhà đấu tranh nhân quyền, đó là "Cô ấy đã đứng lên vì nhân quyền, và chúng ta cũng phải như vậy".

Vào tháng 9. 2013, khi Cao Shunli cố bay đến Geneva để tham dự phiên họp của hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC). Cô hy vọng sẽ gửi thông tin về việc giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc tới Liên Hợp Quốc. Nhưng cô chẳng thể nào thực hiện được điều đó, bởi cô đã bị giữ lại tại sân bay, cô bị bắt giam trong 6 tháng và giới cầm quyền Bắc Kinh đã từ chối điều trị y tế cho cô, mặc dù các luật sư của cô nhiều lần lên tiếng rằng sức khỏe của Cao Shunli đang xấu đi.

Cao Shunli đã chết trong khi giam. Nhiều người hiện cũng bị đối xử như Cao Shunli, trong đó có Liu Xiaobo, Muhammad Salih Hajim, Tenzin Delek Rinpoche, Huang Qi,…

Nhà nước Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình là nhà nước mà theo The Guardian mô tả, các đặc vụ nhà nước được hưởng hoàn toàn sự miễn trừ khi các thành viên gia đình, luật sư, bạn bè và những người ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền bị đe dọa, biến mất, bị giam giữ hoặc bị tra tấn.

Những gì đã và đang diễn ra ở Trung Quốc có vẻ đã và đang diễn ra tại Việt Nam thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng đúng như Cao Shunli nói trước khi chết, cô thừa nhận rằng, ảnh hướng của cô và những người như cô có thể lớn, có thể nhỏ, và có thể không là gì. Nhưng tất cả phải cố gắng, bởi đó không chỉ là nghĩa vụ của họ, mà đó là quyền của xã hội dân sự.

Hãy tự hào về điều đó, tự hào vì thực thi quyền xã hội dân sự, và những ngọn nến trong đêm sẽ tiếp tục đối diện với bạo lực, nhưng nó sẽ không bao giờ tắt đi, như cách mà nhân phẩm và luân lý con người vẫn sẽ trường tồn qua các bão giông của những thể chế phi con người.

An Viên

Nguồn : VNTB, 17/03/2019

Published in Diễn đàn

Những tiểu xảo tinh vi và chiến thuật sử dụng kinh tế - thương mại để vận động hành lang EU của Hà Nội đã không thể ‘cả vú lấp miệng em’ tất cả nghị viện Liên Âu (EU), và lá thư ngày 1/2 đã càng chứng minh cho thấy, tính chất nhân tâm và giá trị cốt lõi nhân quyền đã và sẽ tồn tại trong EU như một thực thể sống động làm nên tính nhân bản của tổ chức này. Tất nhiên, điều này cần phải được nhân rộng hơn, để đưa quan điểm tiến bộ và sâu sát của 09 Nghị viên EU trong bức thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng lên gấp nhiều lần hơn, để từ đó trở thành một chế tài thực tế trong mọi hoạt động giao thương với Hà Nội, đặc biệt thông qua EVFTA.

eu2

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

Theo đài RFA, vào ngày 1/2/2019, 09 vị dân biểu Nghị viện EU đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động về môi trường và quyền của người lao động Hoàng Đức Bình. Điều đáng chú ý, là ngoài kêu gọi trả tự do, các Nghị viên EU còn yêu cầu Hà Nội phải ‘đảm bảo chắc chắn và trả bồi thường đầy đủ theo luật quốc tế ; điều tra những quan chức đối xử tàn tệ với ông Hoàng Đức Bình. Đồng thời nhấn mạnh, ông Bình không buộc phải trục xuất như điều kiện để được trả tự do.

Đây là lần đầu tiên, mà những chính khách nước ngoài có những quan điểm tiến bộ và sâu sát với tâm nguyện của những nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam. Bao gồm trả tự do, truy cứu trách nhiệm ‘đối xử tàn tệ’, cũng như không trục xuất.

Mặc dù chỉ dừng ở mức 09 dân biểu, nhưng những tư tưởng tiến bộ và sâu sát trong lá thư đã cho thấy, các nghị viên EU đã tỉnh táo hơn trước những ‘báo cáo và cam kết nhân quyền’ từ phía Hà Nội, những báo cáo và cam kết mà chính bản thân những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nhiều lần lên án là ‘hời hợt, thiếu trung thực về độ cam kết lẫn sự thành tâm trong thực hiện cam kết’. Và mới đây nhất, HRW – tổ chức quan sát nhân quyền quốc tế đã ‘tố Việt Nam gian dối Liên Hiệp Quốc về hồ sơ nhân quyền’.

Những lá thư đòi hỏi ‘nhân quyền’ từ nghị viên EU ngày một nhiều, và điều này xuất phát từ chính sự chuyển tiếp vai trò ‘quan sát nhân quyền’ từ Mỹ sang Việt Nam. Nhưng giá trị quan sát nhân quyền từ EU có tính chất ngày càng quan trọng bởi gắn liền với các hợp tác thương mại ngày càng tăng giữa khối này với Hà Nội, và một trong đó là EVFTA. Trong trường hợp này, EU nhận thức được vai trò của EVFTA đối với Hà Nội, cũng như nhận diện được cách Hà Nội ‘tung hứng’ với nhân quyền trong nhiều năm qua.

eu0

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (phải) tại cuộc họp, vào ngày 17 tháng 10 tại Brussels, với Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu Bernd Lange. Ảnh : Thống Nhất / VNA / CVN

Sự xuất hiện của lá thư trong bối cảnh vào những ngày cuối của năm Mậu Tuất, rất nhiều Facebooker lẫn nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt giữ, một số được công khai lên báo, một số khác được báo cáo là ‘mất tích’.

Gần đây, nhiều người đã bị cơ quan an ninh triệu tập và bắt giam với các cáo buộc liên quan tới chính trị và tự do ngôn luận trên Facebook, bao gồm Trần Văn Quyền (Bình Dương), Trần Ngọc Phúc (Bến Tre), Dương Thị Lanh (Dak Nong).

Đây rõ ràng là một món quà đầu năm mới của Hà Nội gửi đến bà Ủy viên EU phụ trách Thương mại Cecilia Malmstrom – người từng bày tỏ niềm tin và hy vọng của bà về nhân quyền của Việt Nam : Việt Nam đã thể hiện những cam kết rõ ràng về tôn trọng quyền con người và tuân thủ các công ước [ILO].

Tuy nhiên, như bài viết trước đây, những tiểu xảo tinh vi và chiến thuật sử dụng kinh tế - thương mại để vận động hành lang EU của Hà Nội đã không thể ‘cả vú lấp miệng em’ tất cả nghị viện EU, và lá thư ngày 1.2 đã càng chứng minh cho thấy, tính chất nhân tâm và giá trị cốt lõi nhân quyền đã và sẽ tồn tại trong EU như một thực thể sống động làm nên tính nhân bản của tổ chức này. Tất nhiên, điều này cần phải được nhân rộng hơn, để đưa quan điểm tiến bộ và sâu sát của 09 Nghị viên EU trong bức thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng lên gấp nhiều lần hơn, để từ đó trở thành một chế tài thực tế trong mọi hoạt động giao thương với Hà Nội, đặc biệt thông qua EVFTA.

Giống như HRW, bài viết này kêu gọi sự lương tri trong mỗi Nghị viên EU, hãy hành động vì giá trị phổ quát nhân loại được hiện thực hóa tại Việt Nam, trong đó bao gồm quyền dân sự và chính trị, mà cụ thể là quyền tự do biểu đạt quan điểm bằng lời nói và hành vi, gỡ bỏ những điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự và truy cứu tất cả những quan chức tiến hành những hành vi vượt quá giá trị pháp luật hiện hành nhằm vào những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam. Bởi nếu chỉ nhấn mạnh hoặc tập trung vào thương mai, và bày tỏ một niềm tin hão huyền vào thiện chí nhân quyền của Hà Nội, thì giá trị nhân quyền trong EVFTA cũng như trong các hiệp định thương mại khác trong tương lai sẽ không được Hà Nội tuân thủ, và coi đó là những điều khoản vô thưởng vô phạt.

Việc tiến hành bắt giữ hàng loạt những Facebooker bày tỏ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội vừa qua, trong bối cảnh EVFTA đang được xem xét thời điểm ký kết đã cho thấy, sự thực tâm nhân quyền của Hà Nội đến đâu.

Facebooker Đoàn Nguyễn đã miêu tả chính xác thực trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam : sự đi xuống của nhân quyền Việt Nam đến đâu, tùy thuộc vào độ tỉnh táo nhận ra sự mập mờ trong cam kết nhân quyền của chính quyền Việt Nam ở các nghị sĩ EU như thế nào. Và giá trị nhân quyền của EU ở đâu sẽ phụ thuộc vào cách thức quan tâm nhân quyền Việt Nam ra sao.

An Viên

Nguồn : VNTB, 04/02/2019

*******************

Các Nghị sĩ Liên Âu đòi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (RFA, 02/02/2019)

9 dân biểu Nghị viện Liên Hiệp Châu Âu (gọi tắt Châu Âu) hôm 1/2 đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động về môi trường và quyền của người lao động Hoàng Đức Bình.

eu3

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (giữa bên trái), và anh Nguyễn Nam Phong (giữa bên phải) tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2/2018. AF23P

Các nghị sĩ Châu Âu viết rằng việc Việt Nam bắt giam và xử án tù nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đã đi ngược lại các quy định trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một thành viên.

Hoàng Đức Bình bị bắt giữ vào tháng 5/2017 và bị kết án tù 14 năm vào tháng 2/2018 theo các điều 330 và 331 của Bộ luật Hình sự về chống người thi hành công vụ, và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.

"Thật đáng ngại là việc kết án (ông Bình) dường như chỉ tập chung vào các hoạt động của ông vốn được bảo vệ theo các điều 19 và 21 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại những khuyến nghị của Nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc về bắt người tuỳ tiện đưa ra hồi tháng 8/2018 liên quan đến việc bắt giữ ông Hoàng Đức Bình", bức thư viết.

Ông Hoàng Đức Bình là người tham gia các hoạt động phản đối công ty Formosa ở Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiêm môi trường các tỉnh miền trung Việt Nam hồi tháng 4/2016. Ông Bình cũng tham gia giúp đỡ các nạn nhân của thảm hoạ môi trường trong việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho họ. Ngoài ra ông Hoàng Đức Bình còn là thành viên của Phong trào Lao động Việt, đòi quyền lợi cho người lao động. Hiện tại chính quyền Việt Nam vẫn chưa cho phép các nhóm độc lập đại diện quyền lợi cho người lao động được hoạt động.

Trong bức thư gửi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các nghị sĩ Châu Âu cũng bày tỏ lo lắng về sức khoẻ của ông Bình được cho là xấu đi trong tù.

Ngoài việc kêu gọi trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình, các Nghị sĩ cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phải đảm bảo chắc chắn và trả bồi thường đầy đủ theo luật quốc tế, điều tra những quan chức công an, toà án, và nhà tù chịu trách nhiệm về những đối xử tàn tệ đối với ông Hoàng Đức Bình. Đông thời các nghị sĩ cũng yêu cầu phải để ông Hoàng Đức Bình được ở trong nước, không trục xuất ông ra nước ngoài như điều kiện để được trả tự do.

Nhân dịp này, các nghị sĩ Châu Âu cũng nói đến hiệp định tự do thương mại giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), hiện đang chờ bỏ phiếu ở nghị viện Châu Âu. Để đạt được EVFTA, Châu Âu yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các quyền cơ bản của người dân.

Trước đó, hai nghị sĩ Châu Âu khác là Jude Kirton-Darling và Ramon Tremosa thông báo trên Twitter rằng Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA vì lý do kỹ thuật. Tuy nhiên các nghị sĩ đồng thời cũng đặt câu hỏi về việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam trước khi hiệp định này được thông qua.

Published in Diễn đàn
Trang 4 đến 4