Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/02/2024

Biển Đông : Việt Nam và Philippines không ‘kết bè kết lũ’ ‘phá hoại’ Bắc Kinh

Maria Siow

Trung Quốc cáo buộc hai nước Đông Nam Á đang "kết bè kết lũ" khi mở rộng hợp tác lực lượng hải cảnh hai nước ở Biển Đông.

canhbao1

Một tàu bảo vệ bờ biển Philippines (phải) đi ngang qua một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào ngày 14 tháng 5 năm 2019, gần Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh : AFP

Trung Quốc thường xuyên thể hiện rõ rằng họ phản đối "kết bè kết lũ", hay các nước cùng nhau chống lại, thách thức hoặc thậm chí làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc.

Tuần này, họ chỉ trích thỏa thuận được ký kết giữa Philippines và Việt Nam nhằm mở rộng hợp tác giữa lực lượng hải của hai nước và ngăn chặn các sự cố ở Biển Đông.

Cáo buộc Manila "tiếp tục các hành động khiêu khích ở Biển Đông" tờ báo lá cải Hoàn Cầu Thời Báo cho biết Philippines đã cố gắng thành lập một "bè phái nhỏ" bằng cách ký thỏa thuận với Việt Nam.

Tờ báo cho biết hành vi của Manila "sẽ làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực này và phá hoại niềm tin chính trị giữa tất cả các bên liên quan".

Một thuật ngữ có hàm ý tiêu cực trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, "bè phái" từng được hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã định nghĩa trong một báo cáo là "liên minh khu vực chống Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương".

canhbao2

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương tại Hà Nội ngày 30/1. Ảnh : AFP

Đây cũng là một thuật ngữ chung được Bắc Kinh sử dụng khi cảm thấy bị cô lập hoặc bị đe dọa, hoặc trong những thời điểm hành vi họ bị chỉ trích.

Vào năm 2021, khi các nhà lãnh đạo của Bộ tứ – Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ – gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh nhằm "đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích nhóm này vì "hình thành các bè phái nhỏ khép kín", cho động thái này là "chắc chắn là cách phá hủy trật tự quốc tế".

Giữa những cáo buộc của Ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ là Liz Truss rằng Trung Quốc đã không lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022, Trung Quốc cho biết các quy tắc quốc tế không nên được xác định bởi một "bè phái hoặc khối" nhất định.

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Li Shangfu cho biết khu vực cần hợp tác cởi mở và toàn diện chứ không phải "các nhóm nhỏ tư lợi và độc quyền".

canhbao3

Sau khi các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản gặp nhau tại Trại David vào tháng 8/2023, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang cố gắng khơi dậy Chiến tranh Lạnh ở Châu Á - Thái Bình Dương thông qua "các bè phái nhỏ”. Ảnh : AP

Tháng 8 năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gặp nhau tại Camp David, cam kết tăng cường an ninh đồng thời chỉ trích các động thái "nguy hiểm và hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang cố khơi dậy Chiến tranh Lạnh ở Châu Á – Thái Bình Dương thông qua nhiều "bè phái" khác nhau.

Vào tháng 12, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp những người đồng cấp Australia và Anh để đạt được thỏa thuận mới về tăng cường hợp tác công nghệ và chia sẻ thông tin, China Daily đã đăng một dòng tiêu đề với nội dung: "Những dấu hiệu hoàn hảo và kiêu ngạo của bè lũ Aukus".

Mặc dù có thể hiểu được Trung Quốc rõ ràng có cảm giác bị bao vây, nhưng điều cần lưu ý là loại "bè phái" mà Trung Quốc phản đối trong những năm gần đây là do các cường quốc phương Tây hoặc Châu Âu hùng mạnh với "các giá trị chung" thành lập.

Các quốc gia này hợp tác song song với các đồng minh ở Châu Á và Thái Bình Dương – chủ yếu là Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – những quốc gia có chung các giá trị dân chủ và hầu hết đều có nền kinh tế phát triển.

Với hợp tác tuần này giữa Philippines và Việt Nam, rõ ràng hai nước Đông Nam Á không có giá trị hay hệ tư tưởng chung, nhưng họ có mong muốn chung là tự vệ trước Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cả hai đều có truyền thống phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng, đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam có hàng hóa sản xuất tại Việt nam phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nói cách khác, hai quốc gia này có rất ít hoặc không có động cơ để khiêu khích hoặc chọc giận Trung Quốc để chịu nguy cơ bị trả đũa.

Tuy nhiên, Việt Nam và Phipippines đã cùng nhau thiết lập đường dây liên lạc nóng và chia sẻ thông tin giữa quân đội hai bên trong bối cảnh các cuộc giao tranh với Bắc Kinh đang diễn ở Biển Đông.

Phương thức hoạt động của "bè phái"này đã thay đổi, từ các quốc gia phương Tây mạnh hơn cùng nhau chống lại Trung Quốc, đến các quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn cũng hành động tương tự, và được cho là có nguy cơ lớn hơn đối với nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn của họ.

Trong khi Bắc Kinh sẽ tiếp tục công khai tố cáo việc "kết bè kết lũ" dưới bất kỳ hình thức nào, thì trong thâm tâm họ nên tự hỏi tại sao các nước láng giềng nhỏ hơn lại tập hợp lại để thách thức chính quyền Trung Quốc dù các nước nhỏ này không hề "nguy hiểm" và gần như không có hoặc không mong muốn "phá hủy trật tự quốc tế"

Maria Siow

Nguyên tác : South China Sea: Vietnam and Philippines aren’t a ‘clique’ out to ‘sabotage’ Beijing, SMCP, 02/02/2024

Anh Khoa biên dịch

Nguồn : VNTB, 05/02/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Maria Siow, Anh Khoa
Read 177 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)