Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/05/2020

Hòa hợp hòa giải dân tộc, theo quan điểm Hà Nội hiện nay

Nguyễn Ngọc Già - Diễm Thi

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phạm tội hình sự

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 01/05/2020

Dù đã 45 năm trôi qua, siêu thảm họa mang tên Ba Mươi Tháng Tư vẫn ám ảnh khôn nguôi lớp người trải qua thời ly loạn.

Dù đã 45 "mùa xuân đại thắng", người cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục hát vang sự lẫy lừng, chấn động địa cầu với khẩu hiệu :

Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào

Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn…

phamtoi2

phamtoi1

Không có cảnh đoàn viên như người cộng sản Việt Nam vẽ ra, tệ hơn vậy, lớp trẻ ngày nay, họ vẫn bị "siêu thảm họa" đó bám theo và đeo đẳng với những oan nghiệt của 45 năm về trước, dù họ không hề tham gia vào "công cuộc nồi da xáo thịt" đó !

Phải định danh lại cuộc chiến

Mới đây, đài RFA cho hay, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời VTC xung quanh "Bên Thắng Cuộc" về vấn đề hòa hợp hòa giải. Ông Vịnh nói [1] :

"Bảo là không có kẻ thắng người thua là không đúng. Thắng rồi nhưng tôi không có trả thù. Thắng rồi tôi khoan dung. Thắng rồi tôi tạo điều kiện cho anh quay trở lại cuộc sống bình thường. Đó là tấm lòng nhân ái của đảng và nhà nước mình".

Ba Mươi Tháng Tư, ngày mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước, từ lớp già đến lớp sồn sồn rồi cả lớp trẻ ngày càng vỡ lẽ mục đích của người cộng sản Việt Nam, ngày càng không thể chối bỏ hậu quả thê thảm kéo dài tới tận bây giờ, tất cả cũng nhờ thời đại internet, mọi khuất lấp và khuất tất của cuộc chiến, từ chỗ hé lộ đến phơi bày khá trọn vẹn.

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia, với những biểu hiện căn cứ theo công pháp quốc tế :

- Có lãnh thổ xác định

- Có dân cư xác định

- Có Chính phủ điều hành và kiểm soát toàn cõi

- Có quan hệ ngoại giao và tham gia các điều ước quốc tế (mặc dù lúc bấy giờ cả Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không được Liên Hiệp Quốc công nhận là thành viên, nhưng Việt Nam Cộng Hòa có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia).

- Có đồng tiền riêng

- Có quốc kỳ

và nhiều biểu hiện khác, như : mã vùng điện thoại quốc tế (084) hiện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang sử dụng cũng do tiếp nhận từ Việt Nam Cộng Hòa, chữ viết tắt SGN (dành cho cảng hàng không Tân Sơn Nhứt) cũng là tiếp nhận từ Việt Nam Cộng Hòa, các tòa lãnh sự ở các quốc gia trước 75 của Việt Nam Cộng Hòa đều được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp nhận đầy đủ, các khoản nợ của Việt Nam Cộng Hòa thì Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm nhận và trả nợ v.v…

Ngoài ra, tại trang 7 của "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam", có viết :

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa với sự thỏa thuận của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam,

Chính phủ Hoa Kỳ với sự thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam cộng hòa,

Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở Châu Á và thế giới.

Đã thỏa thuận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây :

Đoạn trích trên, do Vụ Thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát hành đợt đầu tại Nhà máy in Tiến bộ. Gửi lưu chiểu vào tháng 2 năm 1973.

Theo đó, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia và lúc bấy giờ đang nỗ lực lập lại hòa bình bằng việc thỏa thuận ký kết Hiệp định Paris với 3 bên : Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (do bà Nguyễn Thị Bình là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký) và Chính phủ Hoa Kỳ.

Sau đó, khi Hoa Kỳ rút quân theo đúng cam kết của Hiệp định Paris thì Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã thông đồng phá hoại Hiệp định Paris dưới tên gọi chiến dịch [2] : "Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam" với tên gọi tắt : "Chiến dịch mùa Xuân năm 1975" - Tên gọi này là tên gọi chính thức của người cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ , tức là không thể chối bỏ sự toa rập để phá hoại Hiệp định Paris mà họ đã đặt bút ký.

Vì vậy, phải xác định ngày Ba Mươi Tháng Tư không phải là ngày miền Nam được "giải phóng" mà đó là ngày Hiệp định Paris bị phá hoại.

Chủ trương "hòa hợp hòa giải dân tộc" bị phá sản cũng do Hiệp định Paris không được tôn trọng và thi hành trên thực tế.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cần phải chịu tội với phát ngôn của mình

Ông Nguyễn Chí Vịnh cố tình bôi xóa lịch sử. Ông Vịnh nên nhớ, lịch sử không phải là cuốn tự truyện của kẻ chiến thắng. Do đó, trong tư cách một nhà quân sự và được biết là Phó Giáo sư - Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế cũng như đang đảm nhận chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Chí Vịnh không được phép bóp méo lịch sử, vì lịch sử là khoa học.

Hòa giải hòa hợp chỉ có ý nghĩa, khi và chỉ khi nhìn nhận sự thật lịch sử với lòng hướng thiện, phải nói về tình dân tộc - nghĩa đồng bào. Đặc biệt, không được phép đặt vấn đề "thắng - thua", nhất là ông Vịnh đang mang thân phận một người lính - Mục đích của người lính là bảo quốc an dân, không phải chỗ để bày tỏ "hơn thua" mà lại là "ăn thua đủ" với đồng bào của mình - Đây đã đủ kết luận Nguyễn Chí Vịnh phạm vào điểm a, điểm b mục 1 điều 116 thuộc Bộ luật hình sự như dưới đây : 

Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm :

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội ;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ;

Kết

Hòa hợp hòa giải dân tộc là khát khao của người Việt Nam từ hàng chục năm qua.

Hình ảnh những vị thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sống lây lất tại Vườn Rau Lộc Hưng bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh xua đuổi vào năm ngoái, vẫn đầy ám ảnh bởi khúc chân giả bị đánh rơi trong cơn hoảng loạn khi bỏ chạy để toàn mạng, nó vẫn còn nguyên đó…

Hòa hợp hòa giải làm sao đây ! ! !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/05/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-true-that-national-reconci…

[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_M%C3%B9a_Xu%C3%...

***************

Có đúng là hòa hợp, hòa giải dân tộc đã thành công như lời ông Nguyễn Chí Vịnh ?

Diễm Thi, RFA, 30/04/2020

Thực tế

Vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc từng được đặt ra ngay sau hiệp định Paris năm 1973 với việc ra đời của Hội đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình.

phamtoi3

Bộ đội Bắc Việt vào Dinh Độc Lập, Sài Gòn hôm 30 tháng 4 năm 1975. AFP

45 năm sau sự kiện 30 tháng 4, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc trò chuyện với truyền thông trong nước và ông cho rằng tiến trình hòa hợp dân tộc đã hoàn thành. Ông nói :

"Quan điểm của tôi là chúng ta đã thành công. Thành công nhờ chính sách khoan dung của đảng và Nhà nước. Nhưng quan trọng nhất là nhờ sự phát triển của đất nước. Nó chứng minh chiến thắng ấy đem lại cho đất nước ta một sự phát triển mới mà không người dân Việt Nam nào cũng như bạn bè quốc tế không nhận thức được. Tôi cho là như vậy".

Nhà quan sát thời cuộc Quang Hữu Minh từ Sài Gòn nhận định :

"Sự kiện 30 tháng 4 chỉ thống nhất được lãnh thổ chứ không thống nhất được lòng người. Đến bây giờ nó vẫn là như thế.

Theo tôi thấy, chính sách thời hậu chiến của Đảng cộng sản Việt Nam về hòa hợp hòa giải dân tộc đến nay vẫn chưa thành công. Chính sách phải cụ thể từ tư duy đến hiện kim và hiện vật. Cuộc chiến này nếu bỏ từ "giải phóng" thì nó là nội chiến. Phía nào chiến thắng thì nên có trách nhiệm và sự nhân văn đối với phía bên kia".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ sự thất vọng khi nghe cuộc phỏng vấn của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với VTVnews hôm 30 tháng 4 năm 2020. Theo ông, cách trả lời của ông Vịnh bộc lộ ra những điểm mà gọi ông là ‘ngụy biện, phản khoa học, chính trị hóa lịch sử’.

Nhà báo này cho rằng việc hòa hợp hòa giải dân tộc không thể thực hiện khi hội chứng để lại sau chiến tranh quá năng nề với những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Số này phải sống lây lất ngay tại Việt Nam cho tới ngày hôm nay. Ông phân tích thêm :

"Cái gọi là chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc của người cộng sản chỉ là một chiêu bài mị dân. Tôi cho rằng đến nay họ thất bại hoàn toàn. Mục tiêu của chiêu bài hòa giải hòa hợp dân tộc là để đưa ra một chiêu bài nữa, đó là đoàn kết.

Cái chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc đã có từ rất lâu. Bàn về vấn đề này là một câu chuyện dài, nhưng trong cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, thì tôi thấy có một điều mà ông ta không thể thực hiện hòa hợp hòa giải dân tộc được, điều rất quan trọng, đó là ông ta nhấn mạnh nhiều lần về chuyện thắng - thua".

Theo ông Vịnh, chiến tranh phải có người thắng, kẻ thua. Ông khẳng định quân đội của cách mạng thắng. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng. Thắng kẻ xâm lược là Mỹ và tay sai. Ông Vịnh nói thêm :

"Bảo là không có kẻ thắng người thua là không đúng. Thắng rồi nhưng tôi không có trả thù. Thắng rồi tôi khoan dung. Thắng rồi tôi tạo điều kiện cho anh quay trở lại cuộc sống bình thường. Đó là tấm lòng nhân ái của đảng và nhà nước mình".

phamtoi4

Việt Nam kỷ niệm ngày 30 tháng 4. AFP

Ông Quang Hữu Minh nhận định về chữ "trả thù" ở đây :

"Nếu nói theo ngôn ngữ của Đảng cộng sản Việt Nam thì đó gọi là ‘ổn định chính trị’, còn nói theo ngôn ngữ của người thua cuộc thì đó là ‘trả thù’. Tôi không thiên về từ ngữ mà tôi thiên về thực chất, thì trong những đợt học tập cải tại có những người chết, có những người bị chỉnh huấn, có trừng phạt khốc liệt. Đó là thực tế những gì đã diễn ra. Thành ra dùng chữ nào là do ở phía bên nào mà thôi chứ thực tế thì không ai có thể phủ nhận".

Vì sao chưa thể hòa hợp hòa giải ?

Theo ghi nhận của RFA, đa số người dân cả trong và ngoài nước đều cho rằng không thể có hòa hợp hòa giải với chính sách hiện nay của chính phủ dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản khi vẫn tiếp tục bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến ; vẫn không có tự do ngôn luận ; không có tự do báo chí ; không có tự do tôn giáo và vẫn ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 hàng năm.

Theo họ, muốn hòa hợp hòa giải thành công thì cần rất nhiều yếu tố.

Ông Ngô Trường An, một người dân Sài Gòn nêu ý kiến của mình rằng, ông không nhận thấy một thiện chí nào tỏ ra hòa hợp hòa giải từ nhà cầm quyền hiện nay khi 30 tháng 4 hằng năm, tuyên giáo vẫn cho phát sóng dày đặc các chương trình giải phóng miền nam. Phóng viên phỏng vấn anh hùng này, mẹ liệt sĩ kia để tự hào ; những bài hát cách mạng vẫn được phát ra rả cả tuần trước đó. Nhà nước vẫn cho cán bộ công nhân viên nghỉ lễ, ăn mừng. Nhiều cơ quan còn có quà mừng, siêu thị giảm giá để nhân dân mua sắm ăn mừng… Đặc biệt, thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị giám sát, ngăn chặn khi họ tập trung nhận quà từ thiện từ các tổ chức tôn giáo.

Ông Quang Hữu Minh nêu những việc cần làm theo thiển ý của ông :

"Bây giờ việc cần làm đầu tiên là phải bỏ khái niệm "giải phóng" trong lịch sử đối với ngày 30 tháng 4 đi. Chuyện quá khứ mình không nói nhưng bây giờ nếu dùng từ "giải phóng" có nghĩa mặc nhiên Đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận miền Nam Việt Nam thuộc về miền Bắc lúc đó thì mới có vấn đề giải phóng.

Cái thứ hai là nhà nước sau phải nhận trách nhiệm của nhà nước trước. Nếu bỏ khái niệm "giải phóng" thì đây chỉ là cuộc nội chiến và nhà nước sau phải có trách nhiệm với những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.

Nếu làm được hai điều đó thì nó sẽ tác động căn cớ đến hòa hợp và hòa giải dân tộc. Và cần phải có chính sách, tư duy then chốt chứ không thể chỉ hòa giải trên báo, hòa hợp trên miệng được".

Ông Nguyễn Chí Vịnh cho rằng : Trong những năm đầu hận thù rất lớn, nhất là những người từng làm việc ở chế độ cũ. Cái tâm tư về sự thua cuộc của họ cũng rất nặng nề. Chúng ta đã trải qua những giai đoạn rất là khó khăn trong việc hòa giải dân tộc. Làm sao để người dân nhận thức vấn đề một cách đúng đắn. Đúng đắn nhưng phải có kẻ thắng người thua chứ không hòa cả làng được. Đến bây giờ, với chính sách của đảng và nhà nước họ cảm thấy không bị kỳ thị. Miễn là họ yêu nước. Mình không quay lại bới móc những chuyện họ làm cho kẻ xâm lược. Chúng ta không làm chuyện ấy.

Ông Nguyễn Ngọc Già phân tích thêm lý do cho đến nay vẫn chưa thể hòa hợp hòa giải :

"Khi còn tư tưởng kiên định của người cộng sản Việt Nam là thắng – thua thì không nên nói về hòa hợp hòa giải. Bởi khi nói tới hòa hợp hòa giải là nói tới tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Đó là lý do thứ nhất tôi cho rằng tới ngày hôm nay, chủ trương hòa hợp hòa giải người Việt Nam hoàn toàn phá sản.

Thứ hai, không thể gọi ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày chiến thắng theo cách của người cộng sản. Chiến thắng ở đây theo ý kiến cá nhân của tôi, đó là chiến thắng phi nghĩa, bất chính danh và vô nhân đạo".

Nhiều người cho rằng miền Bắc Việt Nam vi phạm Hiệp định Hòa bình Paris được ký năm 1973 nên họ không cho đây là một chiến thắng của chính nghĩa.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/04/2020

***********************

Những người ‘chưa từng về lại Việt Nam từ sau năm 1975’

VOA, 30/04/2020

Một s người Vit ri Vit Nam đi t nn k t sau năm 1975 nói vi VOA rng h chưa v li ln nào, ‘vn s không v nếu Đng cộng sản vn còn cm quyn Vit Nam’ và mô t điu mà h cho là ‘tình hình ti tăm’ trong nước hin nay.

phamtoi5

Người Vit hi ngoi vn tưởng nh ngày 30/4 hàng năm

Tháng Tư này đánh du tròn 45 năm ngày Sài Gòn sp đ mà chính quyn Hà Ni gi là "ngày thng nht đt nước", nhưng hàng triu người Vit phi b nước ra đi lánh nn chế đ cng sn xem là ngày "ngày quc hn", vi làn sóng di tn ạt của nhiu người Vit, mà phn đông là đến Hoa Kỳ.

VOA đã liên lạc vi hai người trong s đó là ông Đinh Hùng Cường, hin sng tiu bang Virginia, và ông Võ Thành Nhân, hin sng bang Maryland, đ tìm hiu lý do vì sao hai ông quyết đnh không v Vit Nam.

‘Vẫn là người Vit’

Ông Đinh Hùng Cường, trước năm 1975 nguyên là Qun trưởng Qun Th Tha và có tham gia mt trong nhng trn chiến cui cùng vi quân Bc Vit vào nhng ngày cui tháng Tư năm 1975, cho biết c gia đình ông ‘đu chng Cng’.

Ông nói trong 45 năm qua, những người thân ca ông còn li Vit Nam như cha m, anh em hay thân hu ‘đa s đu đã chết hết ri’ và mi ln có người thân qua đi Vit Nam, ông đu không v d tang.

"Tôi không về khi người thân qua đi bi vì tôi không bao giờ tin tưởng cộng sản", ông nói. "Mt khác, tôi là người chng Cng hi ngoi nên nếu tôi v s b h làm khó d nên tôi quyết đnh không v".

Ông Cường, tng là ch tch cng đng người Vit Quc gia ti vùng Washington D.C., Maryland và Virginia, nói việc ông không v nước cũng là ‘mt cách đi kháng vi chính quyn cộng sản’.

Khi được hi có đau lòng không khi không v gp người thân lúc sinh ly t bit, ông tr li : "Đau lòng ca tôi là đt nước mình đã rơi vào tay Đng cộng sản làm cho c dân tc đau khổ còn người thân ca tôi ti tui già thì phi chết thôi".

"Bao nhiêu người Vit Nam đây (tc M) ch vì h thương gia đình, thương dòng h, h gi v biết bao nhiêu tin nuôi chế đ đó (tc chế đ cng sn)", ông bc xúc nói.

Theo lời ông thì v ông còn chng Cng hơn c ông và các con trai, con gái ca ông, mc dù ri Vit Nam khi còn rt nh, ‘ln lên đu đi biu tình chng cng sn’ và các con ông ‘đu không có ý đnh tr v đ làm vic Vit Nam’ vì h ‘hc theo h thng M nên hiu t do, dân chủ’.

Trả li câu hi có bao gi có ý nguyn v li quê hương không, ông Cường nói : "Có ch ! Tôi rt mong mun tr v sinh sng vi đng bào, dân tc tôi khi người cng sn không còn là cng sn. H phi có tình người, phi có nhân đo. Còn nếu h sng chỉ biết li lc cho Đng ca h thì tr v tôi cũng không th sng như vy được".

Dù xa quê hương đã nhiu năm, ông Cường, vn sinh ra Hà Ni và di cư vào Nam vào năm 1954, nói trong ký c ca ông, ông vn nh min Nam ‘hin hòa, lương thin, có tình người và đi x vi nhau rt t tế’.

Ông cho biết ông ‘vn coi Vit Nam là quê hương’ dù sng M đã lâu. "Mình có sng M đến 100 năm cũng không th đi thành da trng được và cũng không th nói tiếng M như người M được", ông gii thích.

‘Không thực lòng hòa gii’

Về s tr v ca mt s nhân vt ni bt như c Th tướng Nguyn Cao Kỳ, c nhc sĩ Phm Duy, ông Cường nói ‘đó là quyn ca h’ mà ông không phê phán.

Tuy nhiên, ông bày tỏ nghi ng v ‘thành ý hòa gii’ ca Đng cộng sản và cho biết đó là mt trong nhng lý do ông không có lòng tin đ tr v.

Ông chỉ ra chuyn d nht đ hòa gii là ‘trùng tu nghĩa trang quân đi Biên Hòa’ mà ‘chính quyn trong nước không làm’. "Nhng người đó đã chết ri. Nếu gi gìn thì đó là c ch hòa hp hòa giải vi nhng người ca Việt Nam Cộng Hòa. Ti sao h li chà đp nghĩa đa ca nhng người đã chết như vy", ông nói.

Ông cho rằng Đng cộng sản hòa gii ‘theo kiu ca người chiến thng mun làm gì thì làm cn biết đến người chiến bi’ và nếu mun hòa giải tht s ‘cn phi b s kiêu căng đó đi’.

Cho dù chính quyền trong nước không còn gi ngày 30/4 là ‘Ngày Gii phóng’ đi na mà ch gi là ‘Ngày Thng nht’ thôi thì vn ch là ‘bình mi rượu cũ’, ông nói.

"Vấn đ là s thành tht, s tht tâm. Nếu cộng sản có thc tâm thì đng bào dân chúng ngoi quc người ta nhìn thy ngay", ông nói.

Mặc dù chưa v li Vit Nam ln nào nhưng ông Cường cho biết ông ‘vn nm tình hình tronrg nước’ qua ‘nhng người đu tranh cho dân ch t do thông báo tin tc ra bên ngoài’ và thông tin mở rng hơn xưa.

"Những chuyn như cướp nhà, cướp đt, giết người h đu đưa lên mng và chúng tôi nhìn thy rõ ràng", ông nói.

Ngoài ra, ông cho biết ông cũng được nghe nhng bn bè ông k li nhng điu h mt thy tai nghe khi v nước mà ông cho là ‘phồn vinh gi to’ vì h sâu cách bit rt ln gia người giàu và người nghèo, gia thành th vi nông thôn.

Ông thừa nhn rng sau gn na thế k thanh bình thì ‘dĩ nhiên Vit Nam phi có thay đi’ nhưng ‘thay đi đó không theo kp đà phát triển ca thế gii’ và ‘ch làm li cho nhng người trong Đng ch không phi người dân’.

Mặc dù mong chế đ cng sn trong nước ‘thay đi’ đ ông có th v Vit Nam nhưng ông Cường cũng nhìn nhn rng ‘nhng người như ông không còn làm gì được đ thay đổi tình hình trong nước’.

"Chúng tôi đã tị nn 45 năm nay ri thì ly sc lc gì đ đòi cng sn thay đi ?" ông nói. "Điu thc tế là nhng người cng sn phi m cái tâm h ra và nhìn thy thế gii hôm nay đã thay đi".

Ông cho rằng ‘chế đ cng sn khó có thể sp đ’ nhưng ‘không th nào đc quyn cai tr mãi được’ và ‘s có lúc thc hin đa đng đ cho người dân dân ch, t do’.

‘Sợ lá c Vit Cng’

Còn ông Võ Thành Nhân, đại din ca Đài truyn hình SBTN ti vùng th đô Washington D.C., nói mt trong những nguyên nhân chính khiến ông không v nước trong 40 năm qua là vì ông ‘s lá c Vit Cng’.

"Về nước s nhìn thy nhiu c Vit Cng, nhng bích chương, biu ng h tuyên truyn nên tôi không thích", ông Nhân, người vượt biên sang M vào năm 1980 khi ông mới 23 tui, nói vi VOA.

Theo lời ông gii thích thì lá c đ sao vàng gi cho ông ‘cm giác v mt đoàn quân ác lm trong chiến tranh’.

"Nhất là ngày 30/4 nhìn thy c đ tràn ngp thành ph ca mình (Sài Gòn), mình thy khc lit quá, hãi hùng quá", ông nói thêm.

"Lúc còn nhỏ tôi thy nhng người xung quanh đi ‘ci to’ không thy ngày v cũng s lm. Lúc đó ai dám nói lên tiếng nói chng đi s b bn b", ông gii thích thêm v n tượng ca ông đi vi màu c đ.

Ông cho biết lúc đi vượt biên thì ông đang học năm 4 Đi hc Y khoa. Mc dù sau khi tt nghip ông có th có tương lai vng vàng Vit Nam nhưng vì ‘không chp nhn lý thuyết cng sn’ nên ông quyết đnh ra đi. "Nếu li thì tôi cũng phi gia nhp Đoàn, Đng nếu mun tn ti, nhưng tôi không chấp nhn điu đó", ông nói.

Ông cho biết vào thi đim đó ông phi ‘che giu lý lch’ khi đi hc đi hc và rng ông s rng sau này nếu b phát hin thì ông s b trù dp hoc ‘s không được ưu đãi’.

Ông là người duy nht trong gia đình khi đó đi vượt biên, ông nói, và kể t đó ông ch duy trì liên lc vi người thân bng cách ‘gp g mt nơi nào đó không nht thiết Vit Nam’.

"Mình chấp nhn mình nh quê hương, chp nhn b cách ly đt nước nhưng mình ch v khi nào không còn cng sn", ông Nhân nói.

‘Không còn cộng sn’ là điu mà ông Nhân cho rng ‘có th đến rt là bt ng, chng hn như mâu thun ni b khiến h sp đ’.

Về vn đ vì sao không thích chính quyn ca Đng cộng sản li dn đến vic quay lưng li vi quê hương, ông Nhân nói ông ‘không đánh đồng Đng vi đt nước, người dân’ nhưng vn quyết đnh không v.

"Tôi vẫn gp phn nào nhng người dân Vit Nam, nhng người không chp nhn cng sn sng xung quanh tôi đây", ông lý gii.

‘Sức chu đng cao’

Ông nói ông ‘khác với nhng người khác vn đã tng v Vit Nam vì ‘thăm gia đình, thăm quê hương hay cha m đau yếu’. "Sc chu đng ca con người v s nh thương quê hương, đt nước khác nhau. Tôi có th chu đng được c chiu dài đến khi nào cng sn sp đ thì mi v", ông Nhân nói thêm.

Ông giải thích rng cách nhìn nhn ca ông v Vit Nam là ‘không chp nhn cng sn’. "Mt khi đã cm thy là k ác ri thì suy nghĩ không thay đi", ông nói.

Tuy nhiên, ông không cho rằng đó là đnh kiến mà là ‘cách nhìn nhận chung ca nhiu người đang sng hi ngoi’

Khi được hi ti sao trong bc tranh đy u ti mà ông nhìn nhn v Vit Nam mà trên 90 triu người dân trong nước vn sng bình thường, ông Nhân nói : "Có th người dân trong nước chp nhn hoàn cnh được sống là vui ri. Trong khi đó hoàn cnh ca mình đây khác. S hiu biết cho phép mình suy nghĩ khác. S khác nhau đó cho thy rng có th người dân tiếp tc b cng sn áp đt chế đ đc tài cai tr", ông Nhân nói. (46 :00)

Ông cũng chỉ ra rng ‘có nhiều người không chp nhn chế đ nên b nước ra đi’ và rng ‘nhiu người yên lng chưa chc là h chp nhn chế đ cng sn’.

Nguồn : VOA, 30/04/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Ngọc Già, Diễm Thi, VOA tiếng Việt
Read 638 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)