Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/03/2020

Hàng không mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng : cảnh cáo Trung Quốc ?

Nhiều tác giả

Việt Nam nhích về Mỹ, nhưng không quá gần

Ralph Jennings, VOA, 06/03/2020

Hoa Kỳ trong tuần này điu tàu sân bay đến thăm Vit Nam ln th hai trong hàng chc năm qua. Các nhà phân tích nhìn nhn rng hai nước đang ngày càng tr nên thân thiết hơn, bt chp tng có cuc chiến khc lit gia h cách đây 50 năm, và nay c hai đu mong ngăn chặn vic Bc Kinh bành trướng trên Bin Đông.

uss1

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt

Tuy nhiên, hệ thng chính tr cng sn Vit Nam và vic quc gia này nht quán vi chính sách đi ngoi đa phương thay vì ch thân phương Tây có th làm cho Washington khó tiến đến quá gn.

Sean King, phó chủ tch ca t chc tư vn chính tr Park Strategies có tr s ti New York, nói vi VOA : "B máy quan liêu Washington chc chn xem Hà Ni như là mt đi tác trong vic đy lùi các yêu sách ch quyn và hot đng quân s hóa ca Bc Kinh Bin Đông. Nhưng Vit Nam không phi là mt đng minh, cũng không phi là mt nn dân ch, do đó, có nhng gii hn trong s hp tác này".

"Tôi cảm nhn thy Vit Nam mun [Hoa Kỳ] là đi trng trong khu vc vi Bc Kinh nhưng không mun tr thành mt phn trong bt kỳ chiến lược ca M nhm kim chế Trung Quc đi lc", ông King nói.

uss2

Tàu USS Theodore Roosevelt (CVN-71) ở cng Tiên Sa, Đà Nng, 5/3/2020

Hôm 5/3, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã cập cng Đà Nng min trung Vit Nam, trang web tin tc quân s Stars and Stripes đưa tin.

Một tàu tun dương mang tên la điu hướng h tống cho tàu sân bay trong chuyến thăm mang tính nghi l.

Trước đó 2 năm, USS Carl Vinson là tàu sân bay đu tiên ca M đến thăm cng k t sau Chiến tranh Vit Nam.

Hai chuyến thăm cho thy c hai bên đu có ý đnh tăng cường quan h quc phòng. Vit Nam muốn có s h tr t bên ngoài trong vic ngăn các tàu Trung Quc đi vào nhng thc th Bin Đông mà Vit Nam có tranh chp vi Trung Quc, nước có quân đi mnh hơn.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đc Trung tâm Nghiên cu Quc tế ti Đi hc Khoa hc Xã hi và Nhân văn Thành ph H Chí Minh nói vi VOA : "Tôi nghĩ rng trong tương lai Vit Nam s chào đón hơn na đi vi các tàu hi quân ca Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, ông cho rằng "Một s người bo th trong chính ph Vit Nam không mun mi quan h vi Hoa Kỳ phát trin quá nhanh".

Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ thường xuyên điu tàu chiến đi vào Bin Đông thc hin tun tra vì t do hàng hi, và cũng đ cnh báo Trung Quc, nước mà Washington coi là một siêu cường đi thủ.

Ralph Jennings

Nguồn : VOA, 06/03/2020

********************

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 05/03/2020

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông.

aircraft1

Hàng không mẫu hạm USS Theoore Roosevelt trong cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 05/03/2020

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt 106,94 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam trong năm. Đồng thời, Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. Tới cuối năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.168 dự án và 13,4 tỷ USD tổng vốn đăng ký. Nếu tính cả Hồng Kông, Trung Quốc sẽ xếp thứ tư, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Trung Quốc cũng là nguồn khách du lịch quan trọng nhất đối với Việt Nam. Ví dụ, năm 2018, 4,966 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đã chiếm tới 32% tổng lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam năm đó.

Các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ đồng nghĩa với việc Việt Nam có lợi ích trong việc duy trì một mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Trung Quốc. Tuy nhiên, tranh chấp Biển Đông đã đặt ra những thách thức không ngừng đối với quan hệ song phương, buộc Việt Nam phải chấp nhận một lập trường mang tính đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển. Đối mặt với cách biệt quyền lực lớn giữa hai nước, trong khi tìm cách phát triển sức mạnh kinh tế và hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Việt Nam cũng cảm thấy cần phải tăng cường quan hệ chiến lược với các cường quốc để tạo đối trọng với Trung Quốc. Trong nỗ lực này, Việt Nam không tìm thấy cường quốc nào tương thích hơn để làm việc đó ngoài Hoa Kỳ.

Từ góc nhìn của các chiến lược gia Việt Nam, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có cả sức mạnh lẫn ý chí chính trị cần thiết để kiềm chế tham vọng chiến lược của Trung Quốc, bao gồm ở cả Biển Đông. Sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vài năm qua tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ chiến lược của Hà Nội với Washington khi lợi ích chiến lược của hai nước trở nên song trùng hơn do nhận thức chung của họ về mối đe dọa Trung Quốc.

Những nỗ lực của Việt Nam dường như được Mỹ đáp lại, khi Mỹ coi Việt Nam là đối tác an ninh mới nổi ngày càng quan trọng. Ví dụ, Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố vào tháng 6 năm 2019 đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ "đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia - những nhân tố chủ chốt trong ASEAN vốn đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực của chúng tôi nhằm đảm bảo hòa bình và bảo vệ sự thịnh vượng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Đối với Mỹ, Việt Nam không chỉ là một cơ hội kinh tế. Với những nâng cấp quân sự đáng kể trong thập niên qua, Việt Nam hiện có trong tay một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất Đông Nam Á. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia chủ chốt trong tranh chấp Biển Đông với lịch sử phản kháng lâu dài chống lại sự thống trị và bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam có thể là một nhân tố quan trọng trong khu vực giúp Mỹ kiềm chế tham vọng địa chính trị của Trung Quốc.

Với suy nghĩ đó, trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, Tổng thống Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2018, Đài Phát thanh Hoa Kỳ đã đưa tin rằng Việt Nam có các hợp đồng mua trang thiết bị quân sự trị giá 94,7 triệu đô la với Mỹ theo các chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) và Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS). Những chương trình này đã giúp Việt Nam cải thiện hơn nữa năng lực hàng hải để đối phó với các thách thức an ninh ở Biển Đông. Chẳng hạn, vào tháng 5 năm 2017, Hà Nội đã nhận được sáu tàu tuần tra nhanh Metal Shark trị giá 18 triệu đô la do Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Cảnh sát Biển. Cũng trong tháng đó, một tàu lớp Hamilton của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã loại biên cũng được chuyển giao cho Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2019, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Phil Davidson, nói rằng Việt Nam đang chuẩn bị mua các thiết bị từ Hoa Kỳ, bao gồm máy bay không người lái Boeing Insitu ScanEagle, máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan II và nhận chuyển giao một tàu Tuần duyên thứ hai từ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dù có những cải thiện liên tục trong quan hệ song phương nói chung và quan hệ chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng, các quan chức Việt Nam vẫn lo ngại rằng nếu Việt Nam tiến quá nhanh và quá xa trong quan hệ chiến lược với Mỹ, họ sẽ làm Trung Quốc phật lòng và khiêu khích Bắc Kinh trả đũa.

Từ quan điểm của Hà Nội, sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc cũng như tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh của Việt Nam có nghĩa là một mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc có thể đặt Việt Nam vào một vị thế chiến lược bấp bênh đến mức ngay cả một mối quan hệ mạnh mẽ với Hoa Kỳ cũng không thể bù đắp được.

Chính vì vậy, trong khi cố gắng tăng cường quan hệ với Washington, Hà Nội có xu hướng để mắt đến các phản ứng của Bắc Kinh và điều chỉnh quan hệ với Washington cho phù hợp. Chẳng hạn, giữa tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã lặng lẽ hủy 15 hoạt động hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ dự kiến cho năm 2019 liên quan đến trao đổi lục quân, hải quân và không quân. Quyết định này dường như là một trong những phản ứng của Hà Nội đối với cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, điều khiến Việt Nam gần như không thể củng cố quan hệ quốc phòng chặt chẽ với một cường quốc này mà không làm phật lòng cường quốc kia.

Do đó, Hà Nội đã cố gắng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ với một tốc độ vừa phải và giữ cho hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ ít khoa trương ồn ào nhất có thể. Đây cũng có thể là lý do khiến Việt Nam do dự trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mặc dù Hoa Kỳ đã có các động thái mời mọc về cả ngoại giao lẫn chiến lược liên tục kể từ năm 2013.

Tuy nhiên, quyết định của Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Mỹ ở một tốc độ vừa phải không phải là xu hướng bất biến. Trên thực tế, đó cũng không phải là quyết định của riêng Việt Nam. Do quyết định đó được hình thành phần lớn dựa vào nhận thức của Việt Nam về mối đe dọa Trung Quốc, cách Trung Quốc hành xử ở Biển Đông cũng sẽ gây tác động lên quỹ đạo tương lai của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc tiếp tục hành động hung hăng ở Biển Đông, như được minh chứng bởi sự xâm phạm liên tục của Trung Quốc vào các vùng biển Việt Nam bằng tàu khảo sát và các tàu đi kèm từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái, Việt Nam sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Mỹ nhằm chống lại những sự xâm phạm như vậy từ phía Trung Quốc.

Cuối tuần này, USS Theodore Roosevelt sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam sau chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của tàu USS Carl Vinson hai năm trước. Nếu chuyến thăm nói lên điều gì, thì đó chính là việc quyết định của Việt Nam đón tiếp tàu sân bay trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung không ngừng gia tăng cho thấy sự tự chủ chiến lược cũng như tư thế chiến lược ngày càng trưởng thành của Việt Nam.

Chuyến thăm cũng giúp Việt Nam gửi những tín hiệu nhất quán tới cả hai cường quốc :

- Đối với Mỹ, Hà Nội tiếp tục coi trọng quan hệ chiến lược song phương và Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Mỹ ở Biển Đông nếu các can dự đó phù hợp với lợi ích của Việt Nam.

- Đối với Trung Quốc, thông điệp là nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì lập trường xác quyết, không tôn trọng các lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông thì điều đó có thể gây tác dụng ngược, đẩy Việt Nam xa hơn về phía Mỹ cho dù Việt Nam có coi trọng mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc đến mức nào đi chăng nữa.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/03/2020

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên ThinkChina (xem bản dịch dưới đây).

*****************

Tàu sân bay Mỹ ghé Đà Nẵng : nghệ thuật đi dây của Việt Nam

Lê Hồng Hiệp, VNTB, 06/03/2020

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có nhiều hệ luỵ nhất đối với địa chính trị toàn cầu trong ba thập kỷ qua, tạo ra vừa hy vọng lẫn sợ hãi.

aircraft2

Nghệ thuật giữ cân bằng trong vỡ tuồng múa và xiệc Làng Tôi (My Village) tại Hà Nội (courtesy of civitalis) - Ảnh minh họa 

Là một nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc và cảm nhận được sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc. Do đó, trong khi cố gắng duy trì mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hà Nội. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung năm 2018 đạt 106,94 tỷ Mỹ kim, chiếm 22,2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam trong cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam. Cuối năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Việt Nam với 2.168 dự án và 13,4 tỷ Mỹ kim vốn đăng ký tích lũy. Nếu bao gồm Hồng Kông, Trung Quốc sẽ xếp thứ tư, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Bắc Kinh cũng là nguồn cấp khách du lịch quan trọng đối với Việt Nam. Vào năm 2018, 4,6 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm Việt Nam, chiếm 32% lượng khách du lịch nước ngoài của Việt Nam trong cùng năm.

Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ đồng nghĩa là Việt Nam duy trì lợi ích đó bằng mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Trung Quốc. Thế nhưng, tranh chấp Biển Đông đã đặt ra những sóng gió không ngừng đối với các mối quan hệ song phương, buộc Việt Nam phải có lập trường đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và quyền đi lại trên biển. Đối mặt với chênh lệch sức mạnh hai bên, Hà Nội trong khi tìm cách phát triển sức mạnh kinh tế và hiện đại hóa lực lượng vũ trang, quốc gia này cũng thấy cần tăng cường quan hệ chiến lược với các cường quốc để tạo đối trọng với Trung Quốc. Trong nỗ lực này, Việt Nam không tìm thấy đối tác nào phù hợp hơn Mỹ.

Từ góc nhìn của các chiến lược gia Việt Nam, Mỹ là quốc gia duy nhất có cả sức mạnh và ý chí chính trị cần thiết để kiềm chế tham vọng chiến lược của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông.

Sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ - Trung trong vài năm qua tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ chiến lược của Hà Nội với Washington khi lợi ích chiến lược của hai bên được hội tụ trong nhận thức chung về mối đe dọa Trung Quốc.

Những nỗ lực của Việt Nam dường như được Mỹ đáp lại, Washington coi Việt Nam là đối tác an ninh mới nổi. Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ vào tháng 6 năm 2019 đã tuyên bố rằng họ đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia - những nhân vật chủ chốt trong ASEAN và là trung tâm trong nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình và bảo vệ sự thịnh vượng trong Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đối với Mỹ, Việt Nam không chỉ là một cơ hội kinh tế. Với những chuyển biến quân sự đáng kể trong thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất ở Đông Nam Á. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia yêu sách lớn ở Biển Đông và lịch sử kháng chiến lâu dài chống lại sự thống trị và bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong khu vực, hỗ trợ Mỹ kiềm chế tham vọng địa chiến lược của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, Tổng thống Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2018, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thông tin, Hà Nội có hợp đồng trang thiết bị quân sự trị giá 94,7 triệu Mỹ kim với Mỹ theo chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) và Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS). Những chương trình này đã giúp Việt Nam cải thiện hơn nữa năng lực hàng hải để đối phó với các thách thức an ninh ở Biển Đông. Do đó, vào tháng 5 năm 2017, Hà Nội đã nhận được sáu tàu tuần tra nhanh Metal Shark trị giá 18 triệu Mỹ kim cho Cảnh sát biển.

Vào tháng 2 năm 2019, Đô đốc Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ, ông Phil Davidson, nói rằng Việt Nam đang mua thiết bị từ Hoa Kỳ, bao gồm máy bay không người lái Boeing Insitu ScanEagle, máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan II,…

Dù vậy, các quan chức Việt Nam vẫn lo ngại rằng nếu Việt Nam đi quá nhanh và quá xa trong quan hệ chiến lược với Mỹ, họ sẽ gây phản ứng trả đùa từ Bắc Kinh.

Theo góc nhìn từ phía Hà Nội, sự gần gũi về địa lý của Trung Quốc và tầm quan trọng của nó đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh của Việt Nam sẽ khiến cho Việt Nam trở nên bấp bênh về mặt chiến lược khi quan hệ Việt-Trung xấu đi, đến mức mối quan hệ mạnh mẽ với Mỹ sẽ không thể để bù đắp.

Như vậy, trong khi cố gắng tăng cường mối quan hệ với Washington, Hà Nội có xu hướng để mắt đến các phản ứng của Bắc Kinh để cân đối điều chỉnh mối quan hệ với Washington. Chẳng hạn, vào giữa tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã lặng lẽ hủy 15 hoạt động tham gia quốc phòng với Mỹ dự kiến ​​vào năm 2019 liên quan đến trao đổi quân sự, hải quân và không quân. Quyết định này dường như là một trong những động thái của Hà Nội đối với cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, khiến Việt Nam gần như không thể củng cố mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với một cường quốc mà không bị thế lực kia khó chịu.

Hà Nội vì vậy đã vừa cố gắng thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ với tốc độ vừa phải, trong hợp tác chiến lược với Mỹ. Đây cũng là lý do khiến Việt Nam do dự trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.

Quyết định giữ mối quan hệ Việt-Mỹ tiến xa đến mức nào được hình thành từ nhận thức của Việt Nam về mối đe dọa Trung Quốc, cách Trung Quốc hành xử ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục càn quấy ở Biển Đông, bằng tàu khảo sát như đã diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái, Việt Nam sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ.

Tuần này, USS Theodore Roosevelt sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam, sau chuyến thăm lịch sử của USS Carl Vinson hai năm trước. Quyết định của Việt Nam tiếp nhận chuyến thăm của tàu sân bay trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung cho thấy tự chủ chiến lược của Việt Nam và tư thế chiến lược ngày càng lớn lao hơn. Điều này cũng giúp Việt Nam gửi tín hiệu nhất quán tới cả hai cường quốc : đối với Mỹ, Hà Nội tiếp tục đánh giá cao mối quan hệ chiến lược song phương và Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh sự tham gia của Mỹ ở Biển Đông nếu các cam kết đó phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là lập trường quyết đoán hơn về Biển Đông, coi thường Việt Nam vì lợi ích quốc gia có thể gây tác dụng ngược và đẩy Việt Nam tiến xa hơn vào vòng tay của Mỹ, bất kể Việt Nam có quan trọng và lâu dài như thế nào với Trung Quốc.

Lê Hồng Hiệp

Nguyên tác : US aircraft carrier visit and Vietnam's delicate balancing act, Think China, 05/02/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 06/03/2020

*********************

Tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt ghé Đà Nẵng

Trọng Nghĩa, RFI, 05/03/2020

Sáng 05/03/2020, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt (CVN 71) của Mỹ, có tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG 52) tháp tùng, đã đến Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam, mở đầu một chuyến ghé cảng hữu nghị sẽ kéo dài cho đến ngày 09/03. Sự kiện này đánh dấu 25 năm ngày hai nước Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

aircraft3

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt (CVN-71) ở ngoài khơi Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2020 Reuters/Kham

Bản thông cáo của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ cho biết : Phát biểu nhân buỗi lễ đón tiếp đội tàu Mỹ ở Đà Nẵng, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhắc lại rằng chuyến thăm của chiếc tàu sân bay Theodore Roosevelt đã nối tiếp theo chuyến thăm lịch sử của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN 70) vào năm 2018, khi lần đầu tiên sau hơn 40 năm mà một tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam.

Đại sứ Mỹ nhấn mạnh rằng chuyến thăm lần này diễn ra "vào một thời điểm quan trọng trong quan hệ song phương của hai nước. Chỉ 25 năm sau ngày bình thường hóa bang giao, quan hệ Mỹ-Việt trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Về phần mình, chuẩn đô đốc Stu Baker, chỉ huy trưởng nhóm tác chiến tàu sân bay CSG 9 của chiếc Theodore Roosevelt, khẳng định : "Chuyến thăm này chứng tỏ sức mạnh của quan hệ song phương (Mỹ-Việt), nêu bật sự hợp tác liên tục của Hoa Kỳ với các nước đối tác và sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ cho khu vực, trong đó có các tổ chức như Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN mà Việt Nam là chủ tịch năm nay".

Theo chuẩn đô đốc Baker, chuyến thăm Việt Nam của chiếc Theodore Roosevelt "cũng là bằng chứng về cam kết của Mỹ đối với một vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, nơi các quốc gia độc lập và hùng mạnh tôn trọng chủ quyền của nhau, và tuân thủ luật lệ quốc tế".

USS Theodore Roosevelt là chiếc tàu thứ tư thuộc lớp Nimitz của Mỹ, có một thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người. Nhóm tác chiến của chiếc Theodore Roosevelt còn có một biên đội máy bay chiến đấu trên tàu cùng một đội tàu hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và 6 khu trục hạm.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 05/03/2020

*******************

Chuyên gia nhận định gì về chuyến thăm Việt Nam của mẫu hạm USS Roosevelt

VOA, 05/03/2020

Các chuyên gia đánh giá rằng chuyến thăm Đà Nng ca tàu sân bay Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt hôm 5/3 cho thy Hà Ni coi trng hơn mi quan h quc phòng vi Washington, khng đnh chính sách quc phòng mi như đã th hin trong sách trng cui 2019, và gửi đi thông đip rõ ràng hơn cho Bc Kinh. Cùng lúc B Ngoi giao Vit Nam nhn đnh đây ch là chuyến thăm "thông thường".

aircraft4

Tàu USS Theodore Roosevelt tiến vào biển Đà Nẵng, 5/3/2020.

Ông Nguyễn Thế Phương, mt nghiên cu viên ca Trung tâm Nghiên cu quc gia, Đi hc Khoa hc và xã hi nhân văn Thành phố H Chí Minh, nêu nhận đnh vi VOA :

"Chuyến thăm ca tàu USS Roosevelt cho thy mi quan h quc phòng Hoa Kỳ - Vit Nam ngày càng sâu sc hơn, đc bit là sau khi Vit Nam đưa Sách Trng v Quc phòng vào cui năm ngoái, khi đó có thêm đim mi là nếu có điu gì xy ra đối vi an ninh ca Vit Nam thì Vit Nam gia tăng hp tác vi mt quc gia nào đó…

Chuyến thăm này cho thy Vit Nam khng đnh gia tăng mi quan hệ vi M.

Có thông tin cho rằng năm ngoái M có yêu cu cho tàu sân bay thăm nhưng Vit Nam do tình hình ni b và tình hình thc tế trên Bin Đông khi y đã t chi.

Qua đó cho thất Vit Nam cân nhc rt k chính sách cân bng ca mình gia Trung Quc và Hoa Kỳ".

Sách trắng Quc phòng Vit Nam 2019 nêu rõ : "Tùy din biến tình hình và trong nhng điu kin c th, Vit Nam s cân nhc phát trin các mi quan h quc phòng, quân sự cn thiết vi mc đ thích hp trên cơ s tôn trng đc lp, ch quyn, thng nht và toàn vn lãnh th ca nhau".

Tiến sĩ Nguyn Nhã, mt nhà nghiên cu thâm niên v tình hình Bin Đông nêu nhn đnh :

"USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay hiện đi nht ca Hoa Kỳ cũng như ca thế gii và khi đến thăm Vit Nam, Hoa Kỳ có ý dành cho Việt Nam s ưu ái đc bit - nhng gì hin đi nht s dành cho Vit Nam - cũng th hin mi quan h cht ch vi Vit Nam, sn sàng bo v Vit Nam khi cn".

Chuyến thăm này tiếp ni chuyến thăm lch s năm 2018 ca tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), chuyến thăm đu tiên ca mt tàu sân bay Hoa Kỳ đến Vit Nam trong hơn 40 năm. Chuyến thăm cũng din ra vào mt thi đim quan trng đi vi quan h song phương ca hai nước. Ch 25 năm sau khi bình thường hóa quan h ngoi giao, "quan hệ song phương ca hai nước đã tr nên mnh m hơn bao gi hết", Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink cho biết thông mt thông cáo hôm 5/3.

Cũng hôm 5/3, truyền thông Vit Nam trích li Người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng, nói :

"Tàu sân bay và tàu tuần dương thăm cng Tiên Sa ca Đà Nng t ngày 5 đến 9/3. Đây là chuyến thăm thông thường của một đoàn tàu sân bay Hoa Kỳ, trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác và phát triển ở khu vực".

Tiến sĩ Nguyn Nhã phân tích nhng thông đip ca chuyến thăm Vit Nam ca tàu hi quân Hoa Kỳ :

"Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng với các tàu hin đi đi theo đi vào Bin Đông ca Vit Nam, bt chp Trung Quc tuyên b vường Lưỡi Bò" là ao nhà ca Trung Quc.

Đây là thông điệp cho Trung Quc v t do hàng hi theo Lut quc tế, nht là Tòa án Quc tế Lahaye đã tuyên b bác bường Lưỡi Bò ca Trung Quc khi Philippines kin Trung Quc.

Đây còn là thông điệp cho Trung Quc không được bt nt nước nh như Vit Nam mà khi đó Hòa Kỳ sn sàng h tr.

Ngoài ra qua đó cho thấy hin nay M đã thay đi, sn sàng dùng quân s đ đi phó vi Trung Quc".

Trước đó, hôm 3/3, Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích quc phòng Australia, nhn đnh trong mt thông cáo :

"Chuyến thăm này là mt phn trong mi quan h quc phòng ln hơn gia Mỹ và Vit Nam nhm phát đi nhng thông đip mnh m đến Trung Quc v s xâm lược ca Bc Kinh ti Bin Đông. Chuyến thăm ca tàu Roosevelt là mt tín hiu ca Hoa Kỳ cho thy rng h có ý đnh duy trì sc mnh hi quân ưu vit Tây Thái Bình Dương và Biển Đông".

Nhà nghiên cứu Nguyn Thế Phương nhn định rng chuyến thăm ca tàu USS Roosevelt cho thy Hà Ni có xu hướng gn Wasgington hơn tuy phi vn gi thế cân bng vi Bc Kinh :

"Mối quan h quc phòng Vit - M hin đang đnh cao trong 25 năm qua. Nhưng cũng phi nhìn nhn rng mi quan h quc phòng Việt - M là yếu t giúp Vit Nam cân bng li trong mi quan h tam giác Vit Nam - Trung Quc - M : Vit Nam có xu hướng m rng quan h vi M nhưng trên thc tế là xem xét làm sao cho mi quan h Vit - M cân bng vi mi quan h Vit -Trung đ tránh những khó khăn trong mi quan h vi người láng ging trc tiếp phía Bc".

Có mặt ti Đà Nng, Chun Đô đc hi quân Hoa Kỳ Stu Baker, ch huy nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) s 9, nói trong mt thông cáo : "Chuyến thăm này là bng chng cho cam kết của M đi vi mt n Đ Dương - Thái Bình Dương t do và m, nơi các quc gia giàu mnh và đc lp tôn trng ch quyn ca nhau, và tuân th lut l quc tế".

*********************

Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt thả neo tại cảng Đà Nẵng

RFA, 05/03/2020

aircraft6

Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu USS Bunker Hill (CG 52) thăm Đà Nẵng ngày 5-9/3/2020. Courtesy : zing.vn

Sáng ngày 5/3/2020, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Đà Nẵng và thả neo cách đất liền khoảng 7 km bắt đầu chuyến thăm hữu nghị nhân kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đăng tải các hình ảnh của hàng không mẫu hạm cùng lời chào đón :

"Chào mừng đến Việt Nam, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu USS Bunker Hill (CG 52) !

Chúng tôi nóng lòng được dẫn các bạn đi thăm thú nơi đây".

"Đối tác tin cậy. Thịnh vượng bền lâu", khẩu hiệu được Facebook của Đại sứ quán Mỹ đăng tải.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cũng đồng loạt loan tin hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt đến tại Đà Nẵng. Tin từ phía Việt Nam cho biết Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh, bắt tay Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc John C. Aquilino, tại lễ đón tàu diễn ra vào lúc 13 giờ chiều ngày 5 tháng 3.

Tại lễ đón, Đô đốc John C. Aquilino lên tiếng cho rằng mối quan hệ đối tác giữa hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ luôn đứng cạnh và ủng hộ Việt Nam về những quyền hàng hải chính đáng ở Biển Đông.

Trong khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Daniel Kritenbrink, nhắc lại sau chuyến thăm Việt Nam của tàu Sân bay USS Carl Vinson vào tháng 3 năm 2018, sự kiện hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng lần này khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương ổn định và tự do hàng hải.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, vào ngày 5 tháng 3, cho báo giới biết rằng ‘được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, đoàn tàu sân bay của Mỹ gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu tuần dương USS Bunker Hill thăm cảng Tiên Sa bắt đầu từ ngày 5/3 đến 9/3. Đây là chuyến thăng thông thường của một đoàn tàu sân bay Mỹ, nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác và phát triển ở khu vực’.

Đây là lần thứ 2 sau chiến tranh, một tàu sân bay của Mỹ lại trở lại và thăm hữu nghị Việt Nam.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hồng Hiệp, Trọng Nghĩa, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 594 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)