Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hãng Tigerair ca Đài Loan m đường bay thng Đào Viên-Phú Quc t tháng 4

VOA, 28/02/2024

Hãng hàng không Tigerair Taiwan sp m đường bay thng mi ni thành ph Đào Viên ca Đài Loan vi đo Phú Quc nhiu phong cnh đp ca Vit Nam, hai trang tiếng Anh ca BNN và Focus Taiwan cho hay hôm 26/2.

vntqdl1

Hãng hàng không giá r ca Đài Loan m đường bay mi vói đo Phú Quc ca Vit Nam (VOA News).

K t ngày 2/4, nhng người Đài Loan yêu thích du lch và tìm hiu văn hóa s d dàng ti thưởng lãm Phú Quc vi 3 chuyến bay mi tun, BNN và Focus Taiwan đưa tin.

Hai trang này nói rng máy bay s đi t Đào Viên lúc 2 gi 40 phút chiu và chuyến kh hi ct cánh t Phú Quc lúc 6 gi 25 phút chiu vào các ngày th Ba, th Năm và th By. Trong thi gian đu, hãng Tigerair Taiwan s có khuyến mãi đc bit, tin cho hay.

BNN và Focus Taiwan gi vic hãng hàng không giá r ca Đài Loan m đường bay mi là mt đng thái đy tham vng nhm cng c ch đng ca hãng này th trường Đông Nam Á, đng thi nói thêm rng Tigerair Taiwan không xa l gì vi Vit Nam vì hãng hin phc v đường bay ni Đài Loan vi Đà Nng.

Hai trang tin mô t Phú Quc là hòn đo vùng nhit đi Vnh Thái Lan vi các bãi bin tuyt đp, các khu ngh dưỡng cao cp và nn văn hóa đa phương phong phú, cùng vi các sn phm đc bit ca nơi này như nước mm, ht tiêu và các tri nuôi trai ly ngc. Mt đim cng cho Phú Quc là du khách ngoi quc đến đo được min visa ti 30 ngày.

Hi gia tháng 12/2023, Cng thông tin đin t tnh Kiên Giang cho biết tính đến thi đim đó Phú Quc đón 5,4 triu lượt du khách đến tham quan, du lch, ngh dưỡng, tăng 14,5% so vi cùng k năm 2022. Trong s đó, lượng du khách quc tế là hơn 521.000 người, tăng hơn 211% so vi cùng k năm trước. Tng thu t du lch mang li cho đo gn 14.000 t đng hi năm ngoái.

Nguồn : VOA, 28/02/2024

******************************

Hãng máy bay Trung Quốc trình diễn máy bay tại Việt Nam

RFA, 27/02/2024

Hãng sản xuất máy bay thương mại của Trung Quốc (COMAC) đưa hai máy bay C919 và ARJ21 đến sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để triển lãm, trình diễn hàng không tại Việt nam sau khi tham dự triển lãm ở Singapore.

vntqdl2

Máy bay C919 của hãng COMAC (Trung Quốc) tại một triển lãm hàng không ở Singapore hôm 20/2/2024 - AFP

Mạng báo Airways ngày 27/2 cho biết hai chiếc máy bay Trung Quốc C919 và ARJ21 đáp xuống sân bay Vân Đồn vào ngày hôm trước 26/2 và sẽ ở lại đây cho đến ngày 29/2.

Trong thời gian này giới chuyên gia máy bay và các khách hàng tiềm năng có thể xem xét kỹ cũng như trải nghiệm năng lực của loại máy bay này qua những chuyến bay trình diễn.

Mạng Airways dẫn nguồn China Media Group (CMG) rằng chuỗi sự kiện trình diễn của hai máy bay Trung Quốc được xuất phát từ Sân bay Vân đồn qua năm quốc gia Đông Nam Á.

COMAC kỳ vọng những chuyến bay trình diễn như thế giúp đánh giá tính thích hợp của máy bay do hãng chế tạo đối với những dạng sân bay và đường bay khác nhau ở Đông Nam Á ; mở đường cho công tác mở rộng ra thị trường khu vực trong tương lai.

Trong khi có mặt tại Việt Nam, COMAC cho hai máy bay trình diễn trên Vịnh Hạ Long, trưng bày tĩnh tại Sân bay Vân Đồn và tiếp tục di chuyển đến các sân bay khác của Việt Nam như Côn Đảo, Tân Sơn Nhất, Đồng Hới.

Nguồn : RFA, 27/02/2024

Published in Việt Nam

Tuần duyên Đài Loan đối đầu với tàu Hải cảnh Trung Quốc tại đảo Kim Môn

Trọng Thành, RFI, 21/02/2024

Căng thẳng tiếp tục tại khu vực xung quanh đảo Kim Môn (Kinmen) do Đài Loan kiểm soát, với việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động tuần tra tại đây, tiếp theo vụ hai ngư dân Trung Quốc tử vong. Hôm qua, 20/02/2024, tuần duyên Đài Loan đã ngăn chặn một tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm nhập khu vực sát đảo. Quân đội Đài Loan tuyên bố không can thiệp. Đài Bắc kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế.

dailoan1

Tàu Hải cảnh Trung Quốc ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 26/12/2023. AP - Andy Wong

Theo Reuters, lực lượng Tuần duyên Đài Loan đã điều một tàu và sử dụng các phương tiện liên lạc vô tuyến để kêu gọi tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 8092 rời khỏi "khu vực cấm xâm nhập" của đảo Kim Môn, mà hai bên vẫn thường xuyên tuân thủ từ năm 1992. Tuần duyên Đài Loan khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra xung quanh đảo Kim Môn.

Bên lề cuộc họp Quốc hội Đài Loan hôm qua, 20/02, một quan chức chính phủ Đài Loan lên án hành động khám xét một tàu du lịch Đài Loan của Hải cảnh Trung Quốc hôm thứ Hai 19/02, khiến các du khách Đài Loan "hoảng sợ". Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan khẳng định quân đội sẽ không can thiệp "để tránh tình hình thêm trầm trọng", có thể dẫn đến chiến tranh, và kêu gọi "giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình".

Trả lời Reuters, một quan chức an ninh kỳ cựu của Đài Loan, xin ẩn danh, nhận định Bắc Kinh không có ý định biến vụ hai ngư dân tử vong vì tàu bị lật trong khi chạy trốn tàu tuần duyên Đài Loan "thành một vụ việc mang ý nghĩa quốc tế", mà chỉ muốn coi đây là cái cớ để gia tăng áp lực với chính quyền của tân tổng thống Đài Loan, Lại Thanh Đức.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết theo "theo dõi sát các hành động của Bắc Kinh" tại khu vực đảo Kim Môn. Trả lời báo giới hôm qua, 20/02, người phát ngôn của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Matthew Miller, "kêu gọi kiềm chế và không đơn phương thay đổi nguyên trạng, để bảo vệ hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan, đã được duy trì từ nhiều thập niên".

Kim Môn từng là "tiền đồn" của Đài Loan

Đảo Kim Môn, rộng hơn 150 km² với khoảng 140.000 dân, chỉ cách Hoa lục khoảng 3 km. Vùng lãnh thổ do Đài Loan kiểm soát, nằm gần Trung Quốc nhất này, từng được coi là tiền đồn quân sự của Đài Loan. Trong những năm 1950, đảo Kim Môn liên tục bị Trung Quốc pháo kích. Vào lúc căng thẳng cao điểm, trên đảo Kim Môn đã từng có 100.000 binh sĩ Đài Loan trú đóng.

Từ nhiều thập niên trở lại đây, đại đa số cư dân đảo muốn duy trì nguyên trạng giữa hai bờ eo biển. Truyền thông Pháp ghi nhận việc không ít người dân Kim Môn mơ ước xây dựng một cây cầu nối liền Kim Môn với thành phố Hạ Môn (Trung Quốc). Tuy nhiên, đảng Dân Tiến của tổng thống Lại Thanh Đức coi đây là một dự án "nguy hiểm", có thể biến hòn đảo trở thành "con ngựa thành Troy" của Bắc Kinh.

Trọng Thành

********************

Đài Loan t hi cnh Trung Quc xông lên kim tra tàu Đài Loan gn các đo tin tuyến

Reuters, VOA, 20/02/2024

Nhân viên cnh sát bin Trung Quc đã xông lên mt chiếc tàu du lch Đài Loan gn các đo do Đài Loan kim soát, gn b bin Trung Quc hôm th Hai, chính ph Đài Bc cho biết, trong bi cnh căng thng leo thang sau khi Trung Quc nói h s tun tra thường xuyên trong khu vc này.

tqdl1

Trung Quc tăng cường tun tra gn Đài Loan. (nh tư liu)

Trung Quc hôm Ch nht tuyên b rng lc lượng bo v b bin ca h s tăng cường hot đng thc thi pháp lut xung quanh qun đo Kim Môn sau cái chết ca hai công dân đi lc chy trn lc lượng bo v b bin Đài Loan khi đi vào vùng bin cm quá gn Kim Môn, nm đi din vi các thành ph H Môn và Tuyn Châu ca Trung Quc.

Lc lượng bo v b bin Đài Loan cho biết trong mt tuyên b rng vào chiu mun hôm th Hai, sáu sĩ quan hi cnh Trung Quc đã xông lên mt chiếc tàu du lch Đài Loan ch 11 thy th và 23 hành khách đ kim tra tuyến đường ca tàu, giy chng nhn và giy phép ca thy th đoàn, và h ri đi khong na gi sau đó.

Lc lượng bo v b bin Đài Loan quan sát thy hai tàu tun duyên Trung Quc tiếp cn tàu du lch Ðài Loan, và h đã c mt tàu đến h tng tàu du lch quay tr li cng trên đo chính ca Kim Môn.

Lc lượng bo v b bin Đài Loan cho biết do vùng nước nông nên tàu du lch Đài Loan "nghiêng v" phía Trung Quc trong chuyến đi.

Không có bình lun ngay lp tc t lc lượng bo v b bin Trung Quc.

Lc lượng bo v b bin Đài Loan cho biết h kêu gi Trung Quc "duy trì hòa bình và s hp lý" vùng bin xung quanh Kim Môn, đng thi kêu gi người dân nên tránh tiếp cn vùng bin phía Trung Quc.

Mt quan chc cp cao ca Đài Loan giu tên vì không được phép nói chuyn vi gii truyn thông nói vi Reuters rng Tng thng Thái Anh Văn đã được cp nht theo thi gian thc v tình hình khi nó xy ra.

Quan chc này cho biết thêm, lc lượng bo v b bin Trung Quc kim tra tàu Đài Loan t lâu đã là mt kch bn mà các cơ quan an ninh Đài Loan lo ngi.

Văn phòng tng thng Đài Loan đã chuyn các câu hi ti lc lượng bo v b bin.

Chính ph Trung Quc hôm th By cho biết h không công nhn vùng cm hoc vùng cm đi vi ngư dân Trung Quc xung quanh Kim Môn.

Đo Kim Môn và Mã T đã nm dưới s kim soát ca Đài Bc k t khi kết thúc cuc ni chiến Trung Quc năm 1949. Chính quyn Quc Dân Đng tht bi chy sang Đài Loan sau khi b lc lượng cng sn ca Mao Trch Đông đánh bi. Lc lượng này sau đó thành lp Cng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Kim Môn là nơi thường xuyên xy ra giao tranh trong thi k Chiến tranh Lnh nhưng ngày nay là mt đa đim du lch ni tiếng, mc dù nhiu đo nh thuc nhóm đo này được quân đi Đài Loan canh gi nghiêm ngt và cm dân thường tiếp cn.

Nguồn : VOA, 20/02/2024

****************************

Đài Loan nói cảnh sát biển Trung Quốc lên tàu du lịch Đài Bắc gây ‘hoảng loạn’

BBC, 20/02/2024

Việc cảnh sát biển Trung Quốc lên một tàu du lịch của Đài Loan gần các đảo tiền tuyến "nhạy cảm" đã gây "hoảng loạn" cho người dân, theo một bộ trưởng chính phủ Đài Loan hôm 20/2, Reuters đưa tin.

tqdl2

Bà Quản Bích Linh, Chủ tịch Ủy ban Hải dương Đài Loan, phát biểu về hành động của cảnh sát biển Trung Quốc

Tuy nhiên quân đội Đài Loan cho biết họ không có kế hoạch can thiệp.

Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình dù Đài Bắc luôn phủ nhận, vẫn luôn cảnh giác trước những nỗ lực gây áp lực của Bắc Kinh sau khi ông Lại Thanh Đức, người mà Bắc Kinh coi là một nhân vật ly khai nguy hiểm, đắc cử tổng thống tháng trước.

tqdl3

Ông Lại Thanh Đức của Đảng Dân tiến là người có lập trường khiến Bắc Kinh lo ngại

Vào Chủ nhật (18/2), Trung Quốc tuyên bố cảnh sát biển của họ sẽ bắt đầu các cuộc tuần tra thường xuyên và thiết lập hoạt động thực thi pháp luật xung quanh quần đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát.

Động thái này được tiến hành sau vụ hai công dân Trung Quốc thiệt mạng trong khi chạy trốn cảnh sát biển Đài Loan, sau khi tàu của họ đi vào vùng cấm gần đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát.

Vào thứ Ba (20/2), sáu sĩ quan cảnh sát biển Trung Quốc đã lên một tàu du lịch của Đài Loan chở 11 thuyền viên cùng 23 hành khách để kiểm tra kế hoạch hành trình, giấy chứng nhận và giấy phép của thủy thủ đoàn và rời đi sau khoảng nửa giờ, theo Cảnh sát biển Đài Loan.

Bà Quản Bích Linh, Chủ tịch Ủy ban Hải dương Đài Loan, phát biểu với các phóng viên bên lề Lập pháp viện ở Đài Bắc vào thứ Ba (20/2) : "Chúng tôi thấy rằng hành động này đã gây tổn thương tâm lý và khiến người dân hoảng loạn. Nó cũng không phù hợp với lợi ích của người dân hai bên eo biển".

Cảnh sát biển Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.

Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cũng không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Bà Quản cho biết việc tàu du lịch Trung Quốc và Đài Loan vô tình đi vào vùng biển của nhau là chuyện thường xảy ra.

"Những chiếc thuyền như thế này hoàn toàn không vi phạm pháp luật", bà nói.

Quần đảo Kim Môn nằm cách các thành phố Hạ Môn và Tuyền Châu của Trung Quốc một quãng đi thuyền ngắn.

Đài Bắc kiểm soát quần đảo này từ năm 1949 khi chính phủ Trung Hoa Dân quốc lưu vong chạy trốn sang Đài Loan khi thua cuộc chiến tranh với quân cộng sản của Mao Trạch Đông.

Kim Môn là nơi đóng quân của một đơn vị đồn trú quân sự lớn của Đài Loan, nhưng cảnh sát biển mới là lực lượng tuần tra vùng biển của hòn đảo này.

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính nói với các phóng viên tại tòa nhà Lập pháp viện rằng quân đội sẽ không "tích cực can thiệp " vào việc này để tránh leo thang căng thẳng.

"Hãy giải quyết vấn đề một cách hòa bình", ông nói. "Phản ứng của chúng tôi là tránh leo thang căng thẳng".

Từng là nơi xảy ra nhiều cuộc giao tranh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quần đảo Kim Môn hiện là một điểm du lịch nổi tiếng, dù nhiều đảo nhỏ trong nhóm đảo được quân đội Đài Loan canh giữ nghiêm ngặt và cấm dân thường tiếp cận.

Trung Quốc nói nước này không công nhận bất kỳ vùng hạn chế hay cấm đánh bắt cá nào đối với ngư dân của họ xung quanh quần đảo Kim Môn.

tqdl4

Vật cản chống phương tiện đổ bộ từ thời chiến trên bãi biển ở Kim Môn. Phía xa là thành phố Hạ Môn của Trung Quốc đại lục.

Trong bốn năm qua, đặc biệt sau cuộc bầu cử tháng trước tại Đài Loan, quân đội Trung Quốc thường xuyên điều máy bay chiến đấu cùng tàu chiến đến không phận và hải phận xung quanh Đài Loan nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền.

Tuy nhiên, một quan chức an ninh cấp cao của Đài Loan, người giấu tên do không được phép phát ngôn với truyền thông, nói với Reuters rằng họ [Đài Loan] tin Trung Quốc không muốn biến những gì đang xảy ra xung quanh Kim Môn thành một "sự cố tầm quốc tế".

Vị quan chức này nói rằng Bắc Kinh lợi dụng sự cố gần đảo Kim Môn và cái chết của hai công dân Trung Quốc làm "cái cớ" để tiếp tục gây áp lực lên ông Lại.

Áp lực cũng đến từ việc Đài Loan mất một trong số ít đồng minh ngoại giao còn lại là Nauru về tay Trung Quốc, cũng như những thay đổi về đường bay trên eo biển Đài Loan.

Nhưng Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên Đài Loan trước lễ nhậm chức của ông Lại vào tháng 5/2024, vị quan chức này nói thêm.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết các quan chức Hội Chữ thập Đỏ Tuyền Châu, cùng với các thành viên gia đình, đã đến quần đảo Kim Môn vào thứ Ba (20/2) để đưa hai người còn sống sót từ chiếc thuyền bị lật khi cố chạy trốn cảnh sát biển Đài Loan tuần trước về nhà.

Trung Quốc chưa bao giờ loại trừ khả năng sẽ sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát hòn đảo Đài Loan dân chủ.

Tổng thống đắc cử Lại Thanh Đức và chính quyền Đài Loan bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và nói rằng chỉ người dân Đài Loan mới có quyền quyết định tương lai của họ.

Nguồn : BBC, 20/02/2024

*****************************

Đài Loan tố cáo Trung Quốc sử dụng chiến thuật "vùng xám" tại đảo Kim Môn

Trọng Thành, RFI, 19/02/2024

Hải cảnh Trung Quốc hôm 18/02/2024 thông báo sẽ tiến hành "tuần tra thường xuyên" quanh nhóm đảo Kim Môn (Kinmen) do Đài Loan kiểm soát, cách bờ biển Trung Quốc khoảng mười cây số. Quyết định được đưa ra sau khi hai ngư dân Trung Quốc tử vong khi tầu bị lật trong lúc chạy trốn tầu tuần duyên Đài Loan tại khu vực này. Chuyên gia an ninh và quốc phòng Đài Loan tố cáo Bắc Kinh sử dụng "chiến thuật vùng xám" để gây áp lực với Đài Bắc.

dailoan1

Rào chắn chống đổ bộ trên bãi biển Kim Môn của Đài Loan, đằng xa là Hạ Môn của Trung Quốc, ngày 18/12/2023. Reuters - Ann Wang

Báo mạng Đài Loan Focus Taiwan dẫn lời nhà nghiên cứu Trầm Minh Thất (Shen Ming-shih), Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (INDSR), cho hay thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc về các khu vực "cấm xâm nhập" xung quanh các đảo Kim Môn và Mã Tổ (Matsu) "dường như đã bị phá vỡ" sau một số hoạt động xâm nhập của tàu thuyền Trung Quốc. INDSR là trung tâm tư vấn độc lập về quân sự hàng đầu của Đài Loan, nhận tài trợ chủ yếu từ chính phủ và Quốc Hội Đài Loan.

Chuyên gia Viện INDSR lưu ý là các hoạt động nói trên diễn ra đồng thời với việc Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, hôm thứ Bảy 17/02, cho biết "ngư dân ở cả hai bên eo biển Đài Loan đã hoạt động ở các khu vực đánh cá truyền thống xung quanh hai đảo Hạ Môn - Kim Môn từ thời cổ đại và không có cái gọi là "các vùng biển bị cấm hoặc hạn chế"". Thông báo nói trên của Bắc Kinh là hành động phá vỡ các ranh giới ngầm định mà Đài Loan và Trung Quốc từng tôn trọng trong nhiều thập niên, tiếp theo việc Trung Quốc công khai bác bỏ "đường trung tuyến" giữa hai bờ eo biển. 

Chuyên gia Trầm Minh Thất nhấn mạnh là các hành động nói trên của Bắc Kinh có thể là một nỗ lực nhằm hợp thức hóa "chiến thuật vùng xám" hoặc các hành động quân sự trong tương lai. Trả lời Focus Taiwan, ông Du Tông Cơ (Yu Tsung-chi), cựu hiệu trưởng một trường thuộc Đại học Quốc Phòng Đài Loan, đề nghị lực lượng Tuần duyên "công bố hình ảnh tàu cao tốc bị xua đuổi khỏi vùng biển gần đảo Kim Môn để làm bằng chứng cho thấy cơ quan chức năng Đài Loan đã có các ứng xử hợp lý, tuân thủ pháp luật", đồng thời khuyến nghị chính quyền Đài Bắc tìm kiếm các hỗ trợ từ các quốc gia láng giềng, cùng phối hợp lên án "chiến thuật vùng xám" của Trung Quốc.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

taiwan1

Tranh hí họa : Gấu Nga đang nhai Ukraine, gấu trúc giương tay muốn đánh Đài Loan

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng "Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy".

Lời tuyên bố đó đã được cả thế giới chú ý. Câu nói của Tập được xem như một sự ủng hộ rõ ràng cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga – đồng thời gợi ý rằng Trung Quốc cũng sẽ sớm có hành động của riêng mình để "thúc đẩy thay đổi". Điều đó có hàm ý quan trọng với Đài Loan, vốn từ lâu đã phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược từ Trung Quốc.

Lời đe dọa xâm lược đã một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu sau cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan cuối tuần qua. Trước thềm cuộc bỏ phiếu, Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo cử tri Đài Loan phải đưa ra "lựa chọn đúng đắn" giữa hòa bình và chiến tranh. Nhưng Đài Loan có lẽ đã "lựa chọn sai lầm", theo quan điểm của Bắc Kinh, khi bỏ phiếu cho Lại Thanh Đức thuộc Đảng Dân Tiến (DPP), người mà Bắc Kinh coi là một kẻ ly khai nguy hiểm.

Có một số điểm tương đồng rõ ràng giữa tình thế nguy hiểm của Đài Loan và Ukraine trước năm 2022.

Điểm thứ nhất là cả Putin và Tập đều lần lượt coi Ukraine và Đài Loan là lãnh thổ thuộc về đất nước họ một cách chính đáng. Lời chấp nhận mang tính hình thức của Putin đối với một Ukraine độc lập đơn giản là không chân thành. Và việc "thống nhất" Đài Loan với đại lục là chính sách có từ lâu của Trung Quốc.

Điểm thứ hai là cả Putin và Tập đều cho rằng Ukraine và Đài Loan thiếu quyền tự chủ thực sự, và đang bị sử dụng như công cụ của một nước Mỹ bá quyền và hung hăng. Vì vậy, việc giành lại Ukraine/Đài Loan sẽ phục vụ một mục đích kép. Nó sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của Nga/Trung Quốc. Đồng thời, các cuộc xâm lược thành công sẽ giáng đòn đau vào sức mạnh toàn cầu của Mỹ trên hai chiến trường quan trọng : Châu Âu và Châu Á, theo đó tạo ra những thay đổi "chưa từng thấy trong 100 năm".

Cơ hội trở thành nhân vật lịch sử thế giới chắc chắn là điều hấp dẫn đối với một nhà lãnh đạo cứng rắn. Putin và Tập đều phù hợp với khuôn mẫu lãnh đạo này. Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đều đã thay đổi hiến pháp của đất nước mình để kéo dài thời gian nắm quyền, có thể là trọn đời. Hai người cũng khuyến khích sự sùng bái cá nhân và gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người xung quanh họ.

Putin thường hăm dọa những người thân cận nhất của mình ngay trước ống kính, và đã bỏ tù, giết hại, hoặc đẩy những đối thủ nguy hiểm nhất của mình vào cảnh lưu vong. Về phần mình, Tập đã liên tiếp tiến hành các cuộc thanh trừng nhắm vào giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Càng nắm giữ quyền lực lâu, hai nhà lãnh đạo càng có xu hướng quan tâm đến vị trí của mình trong lịch sử.

Mối bận tâm với lịch sử đã khiến cả hai nhà lãnh đạo tập trung vào Thế chiến II. Putin đã thần tượng hóa chiến thắng của Nga trong "cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại" chống lại Đức Quốc Xã. Tương tự, Tập đã khẳng định vai trò quan trọng của Trung Quốc và Đảng Cộng sản trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít.

Dù nhấn mạnh rằng lịch sử đang nghiêng về phía họ, cả Putin và Tập đều thể hiện sự lo lắng rằng các sự kiện có thể đang chống lại họ. Quyết định phát động cuộc xâm lược toàn diện Ukraine của nhà lãnh đạo Nga vào năm 2022 có lẽ phần nào bắt nguồn từ lo ngại rằng Ukraine đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của Nga. Nếu không hành động nhanh chóng, Putin có nguy cơ trở thành Sa hoàng "đánh mất Ukraine".

Rõ ràng, điều nguy hiểm là Tập cuối cùng sẽ đi đến kết luận tương tự về Đài Loan. Sau tám năm dưới thời Tổng thống Thái Anh Văn của DPP, Trung Quốc hy vọng cuộc bầu cử năm nay sẽ chứng kiến sự chuyển hướng, quay trở lại với Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh. Ngược lại, chiến thắng của Lại Thanh Đức đã chứng minh DPP hiện là đảng cầm quyền tự nhiên của Đài Loan.

Kết quả này sẽ có những tác động lâu dài, ảm đạm đối với các kỳ vọng của Trung Quốc. Việc gia tăng số lượng người xem mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc cũng là một xu hướng đáng lo ngại đối với Bắc Kinh. Một lần nữa, có những điểm tương đồng rõ ràng với Ukraine, nơi việc nhấn mạnh văn hóa Ukraine đã xúc phạm và làm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga lo lắng.

Nhưng liệu điều đó có nghĩa là cuối cùng Tập sẽ quyết định theo gương Putin, và sử dụng vũ lực để đạt được tham vọng cá nhân và quốc gia của mình ?

Cái giá thảm khốc mà Nga phải trả cho cuộc xâm lược bất thành của họ chắc chắn sẽ khiến Tập phải suy nghĩ lại. Các quan chức Trung Quốc đôi khi lập luận rằng lực lượng của họ lớn hơn và đáng gờm hơn lực lượng của Nga. Nhưng thực ra, Putin có một đội quân với kinh nghiệm chiến trường dày dặn – những người đã chinh chiến thành công ở Syria, Gruzia, và Chechnya. Còn lực lượng Trung Quốc đã không tham chiến kể từ năm 1979 – và giới lãnh đạo cao nhất của quân đội nước này đã liên tục bị thanh trừng vì nghi ngờ tham nhũng.

Ngoài ra còn có một sự khác biệt quan trọng trong lập trường của Mỹ. Chính phủ Mỹ ủng hộ nền độc lập của Ukraine, nhưng Tổng thống Joe Biden đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không tham chiến để bảo vệ nước này. Trong trường hợp Đài Loan, cơ sở này lại bị đảo ngược. Mỹ không công nhận nền độc lập của Đài Loan, và vẫn lặp lại lập trường đó sau cuộc bầu cử cuối tuần qua. Nhưng Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng Mỹ sẽ chiến đấu để bảo vệ Đài Loan.

Tiếp đến là yếu tố địa lý. Nga có thể xâm lược Ukraine qua biên giới trên bộ và bị sa lầy. Nhưng Trung Quốc sẽ phải cố gắng xâm lược bằng cách đổ bộ qua đường biển, vốn là điều khó khăn hơn nhiều.

Tuy nhiên, phía Mỹ tin rằng Tập Cận Bình đã ra lệnh cho lực lượng của mình sẵn sàng xâm lược Đài Loan vào năm 2027. Nhiệm vụ của Đài Loan và Mỹ là đảm bảo – khi ngày đó đến – Tập sẽ quyết định rằng việc xâm lược vẫn quá rủi ro. Nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy "những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ" mà ông hằng mơ ước.

Gideon Rachman

Nguyên tác : "Taiwan can still avoid Ukraine’s fate", Financial Times, 15/01/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/01/2024

Published in Diễn đàn

Đài Loan chọn tổng thống mà Trung Quốc có ác cảm

Rupert Wingfield-Hayes, BBC, 14/01/2024

Tiếp theo là gì ?

Bắc Kinh gọi ông Lại Thanh Đức là "kẻ gây rắc rối" và một "kẻ ly khai" nguy hiểm. Nay, ông ấy sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của Đài Loan.

dailoan1

Ông Lại Thanh Đức trong một cuộc vận động tranh cử ở Đài Bắc

Việc Trung Quốc tuyên bố Đài Loan thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình không có gì mới – Bắc Kinh coi hòn đảo là một phần lãnh thổ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra mục tiêu thống nhất Đài Loan. Nhưng vào năm ngoái, những lời đe dọa này đã được gia tăng.

Thế nhưng, bất chấp những lời cảnh báo tiếp tục từ phía Trung Quốc đối với việc bỏ phiếu cho Đảng Dân tiến cầm quyền (DPP), hàng triệu người dân Đài Loan đã đến các điểm bỏ phiếu trong bầu trời đầy nắng và ấm áp hôm thứ Bảy 13/1 chỉ để thực hiện điều đó.

Họ chọn bầu vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia, cựu phó tổng thống 64 tuổi làm người dẫn dắt Đài Loan đi trong mối quan hệ dễ chọc giận Trung Quốc.

Đây là nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có đối với DPP một đảng phái chính trị mà Bắc Kinh coi là quá thiên về hướng vi phạm vào giới hạn chịu đựng của Bắc Kinh - chủ đề Đài Loan độc lập.

Cách ông Lại ứng phó với Bắc Kinh và cách Bắc Kinh phản ứng với ông Lại sẽ định hình nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Bà Thái 3.0 – hay sự khởi đầu hoàn toàn mới ?

Ông Lại đã cam kết nhiệm kỳ của ông sẽ là sự tiếp nối tám năm của người tiền nhiệm, bà Thái Anh Văn.

Thậm chí trong bài phát biểu hôm thứ Bảy 13/1, ông đã rất thận trọng trong ngôn từ và đề nghị đối thoại, hợp tác.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Lại thường nhắc đi lặp nhắc lại công thức của bà Thái, đó là "không cần tuyên bố độc lập, bởi vì Đài Loan đã là một nhà nước có chủ quyền độc lập – tên là Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan".

Tuy nhiên, ông Lại đã từ lâu được xem một người cứng rắn hơn người tiền nhiệm theo đường lối thận trọng Thái Anh Văn.

Ông đã kinh qua những cấp bậc trong đảng DPP, với tư cách thành viên của thành phần "làn sóng mới", ủng hộ Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập.

Ông Lại và phó tổng thống Đài Loan, bà Tiêu Mỹ Cầm là những người bị Bắc Kinh có ác cảm và ngờ vực sâu sắc. Hai người đã bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc lục địa và Hong Kong.

Bà Tiêu, có mẹ là người Mỹ và cha là người Đài Loan, cũng là đại diện mới nhất của Đài Loan tại Hoa Kỳ.

Vì vậy, Trung Quốc không có khả năng có bất kỳ cuộc đối thoại nào với tân tổng thống Đài Loan. Hai bên đã không thiết lập đường dây liên lạc chính thức nào kể từ năm 2016. Trung Quốc đã dừng kênh liên lạc này vào thời điểm đó, do bà Thái bác bỏ việc thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc đại lục.

Kết quả hôm thứ Bảy 13/1 cũng đồng nghĩa với chuyện sẽ tiếp tục diễn ra tình trạng rất căng thẳng vốn đã tồn tại trên eo biển Đài Loan, với việc tàu thuyền và máy bay quân sự của Trung Quốc xâm nhập gần như thường nhật.

Bắc Kinh có thể phát đi tín hiệu không hài lòng với một màn phô diễn sức mạnh quân sự lớn, như họ đã từng làm khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc vào năm 2022. Đài Bắc khi đó đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành tập trận giả định bao vây đánh chặn hoàn đảo này.

Trung Quốc cũng có thể gia tăng áp lực về kinh tế và quân sự, bằng cách lôi kéo thêm các quốc gia nhỏ, vốn hiện vẫn công nhận Đài Loan là quốc gia có chủ quyền, và trừng phạt thêm những công ty, sản phẩm và người Đài Loan.

Chiến lược của ông Lại trong việc đối đầu với sự đe dọa quân sự từ Trung Quốc là tiếp tục những gì bà Thái đã thực hiện.

Ông Lại đã hứa chi tiêu ngân sách nhiều hơn cho nền quân đội của Đài Loan, tiếp tục chương trình tự đóng tàu ngầm, và thiết lập một mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Bà Thái đã đặc biệt thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ với Washington.

Nhưng sẽ có những quan ngại từ Mỹ về việc nhiệm kỳ tổng thống của ông Lại sẽ mang tính khiêu khích hơn, khi mà ông vốn là một chính trị gia ủng hộ việc Đài Loan độc lập.

Tuy nhiên, người cùng liên danh tranh cử với ông Lại là bà Tiêu lại là một sự tái đảm bảo đối với chính quyền của ông Biden. Bà nhiều khả năng sẽ đảm nhận vai trò đi đầu trong việc thuyết phục Hoa Kỳ rằng có thể tin tưởng vào việc ông Lại sẽ không khiêu khích Bắc Kinh.

‘Tập Cận Bình phải học cách im lặng’

Dù ông Lại có đi nước cờ cẩn trọng đến mức nào, thì Bắc Kinh không thể làm ngơ trước thông điệp mà chiến thắng của ông mang đến.

Các cuộc thăm dò cho thấy đây là cuộc chạy đua rất sít sao nhưng DPP đã chiến thắng với tỷ lệ cách biệt lớn hơn kỳ vọng.

dailoan2

Ông Lại Thanh Đức (trái) được trông đợi sẽ tiếp nối chính sáchcủa người tiền nhiệm Thái Anh Văn (giữa). Ở bìa phải hàng đầu là bà Tiêu Mỹ Cầm, một ngôi sao đang lên của Đảng Dân tiến, là phó tổng thống đắc cử

"Họ đang nói với Trung Quốc là chúng tôi sẽ không lắng nghe các người nữa, tương lai của chúng tôi là sẽ do chính chúng tôi định đoạt, vì vậy Tập Cận Bình cần phải học cách im lặng trong cuộc bầu cử của chúng tôi", một người ủng hộ DPP trẻ tuổi nói với BBC sau khi kết quả trở nên rõ ràng.

Ông Hầu Hữu Nghi (Hou You-ih) và Quốc dân Đảng (KMT), đảng đối lập chính, đã tiến hành một chiến dịch cho thấy những nỗi lo sợ rất thật của người dân Đài Loan về khả năng Trung Quốc tấn công hòn đảo.

Nếu Quốc dân Đảng chiến thắng thì việc đó có thể dẫn tới việc Trung Quốc nhẹ giọng trong việc ra những tuyên bố chống Đài Loan và đe dọa quân sự, và rất có khả năng Bắc Kinh sẽ đồng ý đối thoại với ông Hầu.

Ông Tập đã gặp ông Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan, thuộc Quốc dân Đảng hồi năm 2015. Đó là lần đầu tiên mà hai lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc đã gặp mặt trực tiếp kể từ khi cuộc nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949.

Thế nhưng những người phản đối Quốc dân Đảng thì cáo buộc đảng này có thái độ khuất phục trước Trung Quốc và không bảo vệ hòn đảo một cách nghiêm túc, khi ngăn chặn việc gia tăng ngân sách quốc phòng và giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự xuống còn bốn tháng.

Nỗi lo sợ còn từ việc chính phủ của Quốc dân Đảng có thể khiến Đài Loan dễ bị tổn thương hơn. Các đồng minh mạnh của Đài Loan như Mỹ, đã viện trợ vũ khí cho hòn đảo này sẽ đặt câu hỏi về lý do tại sao họ nên cam kết bảo vệ cho Đài Loan nếu chính hòn đảo này không biết tự vệ một cách nghiêm túc.

Đài Loan hiện có mức ngân sách dành cho phòng vệ là 2,5% GDP, thấp hơn nhiều so với Mỹ, hay các quốc gia khác trong khu vực như Hàn Quốc trước những thách thức an ninh nghiêm trọng.

Vì vậy, các cử tri dường như đã đưa ra một lựa chọn rõ ràng. Họ hiểu được sự nguy hiểm từ Bắc Kinh và họ thật sự muốn đối thoại. Thế nhưng Quốc dân Đảng không lấy lòng được các cử tri trẻ tuổi, những người ngày càng tự nhận mình là người Đài Loan hơn là Trung Quốc.

Và điều này bất chấp sự thật là Quốc dân Đảng hiện nay hiếm khi nói đến thống nhất, hoặc thậm chí "một Trung Hoa", thay vì đó nói rằng muốn bảo vệ nền hòa bình và an ninh của Đài Loan thông qua mối quan hệ tốt hơn với Bắc Kinh.

Vài tháng qua, rõ ràng Đài Loan đã chịu những tổn thất lớn nhất. Các cuộc bầu cử tạo ồn ào trong dư luận, và nền dân chủ còn non trẻ và niềm háo hức mạnh mẽ khi đi bỏ phiếu.

Nền dân chủ tương tự đó cũng khiến sự bất mãn với Đảng Dân tiến ngày càng trở nên rõ rệt – giá nhà ngày càng tăng, đồng lương thì không tăng và cơ hội việc làm ngày càng bị thu hẹp, đã đẩy các cử tri trẻ ngày càng rời xa đảng này.

Và đó là lý do tại são Đảng Dân tiến có thể bị mất thế đa số trong Quốc hội. Quốc dân Đảng thì có liên minh với đảng thứ ba, là Đảng Nhân dân Đài Loan, có khả năng tập hợp các ghế trong quốc hội để giúp siết chặt sự kiểm soát đối với việc ban bố luật – là một cơ hội để ngăn chặn chương trình nghị sự của ông Lại Thanh Đức.

Con đường phía trước vẫn không có gì là bằng phẳng cho Tổng thống Lại. Bên ngoài chính phủ và quốc gia láng giềng khổng lồ của ông vốn vẫn dành cho tân tổng thống Đài Loan một sự ác cảm, nhiệm kỳ của ông ấy sẽ còn bị định hình bởi một cuộc bầu cử khác ở phía kia của Trái Đất.

Ông sẽ phải sẵn sàng cho một đồng minh từ Nhà Trắng rất khác biệt nếu Donald Trump tái đắc cử, trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ.

Rupert Wingfield-Hayes

Nguồn : BBC, 14/01/2024

*******************************

Đài Loan kêu gọi Bắc Kinh "tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống"

Minh Anh, RFI, 14/02/2024

Kết thúc một cuộc vận động tranh cử mang đậm dấu ấn áp lực ngoại giao và quân sự từ Trung Quốc, hôm qua, 13/01/2024, phó tổng thống mãn nhiệm Lại Thanh Đức đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với hơn 40% lá phiếu ủng hộ.

dailoan3

Phó tổng thống Đài Loan mãn nhiệm Lại Thanh Đức giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tổng thống ngày 13/01/2024. AP - Louise Delmotte

Theo kết quả kiểm phiếu gần như chính thức, ông Lại Thanh Đức, ứng viên đảng Dân Tiến về đầu với 40,2% lá phiếu cử tri ; Hầu Hữu Nghi đảng đối lập Quốc Dân Đảng và chủ trương xích lại gần Trung Quốc được 33,4% phiếu bầu và ứng viên thứ ba Kha Văn Triết đảng Nhân dân Đài Loan (TPP) ở vị trí thứ ba với 26,4% lá phiếu ủng hộ.

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua cũng cho phép bầu chọn mới 113 nghị sĩ Quốc hội, và trong cuộc bỏ phiếu này, đảng Dân Tiến của ông Lại Thanh Đức mất đa số tuyệt đối. Điều này có nghĩa là đảng Dân Tiến phải kết hợp với một đảng thứ ba, đảng TPP của cựu đô trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết.

Theo nhiều nhà quan sát, đảng TPP đã gây bất ngờ trong suốt chiến dịch vận động tranh cử khi đề cập đến các chủ đề như giá nhà ở, mức lương thấp, tình trạng tham nhũng cũng như nhiều vấn đề xã hội khác khiến giới trẻ Đài Loan lo lắng.

AFP cho biết, ngay sau kết quả bầu cử, bộ Ngoại Giao Đài Loan, trong thông cáo kêu gọi Bắc Kinh "tôn trọng kết quả bầu cử, đối mặt với thực tế và nên từ bỏ trấn áp Đài Loan".

Tổng thống tân cử Lại Thanh Đức, 64 tuổi, con trai một thợ mỏ, tốt nghiệp trường đại học Harvard Hoa Kỳ, cùng với phó tổng thống, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi Khim), cựu đại diện Đài Bắc ở Washington, sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/05/2024.

Từ Đài Bắc, thông tín viên đài RFI, Adrien Simorre cho biết đôi nét về tổng thống tân cử Đài Loan :

"Đây là một nhân vật bí ẩn nhưng không khoan nhượng. Đây là cách những người biết ông ấy mô tả về tân lãnh đạo của Đài Loan, Lại Thanh Đức, đã đắc cử một cách thoải mái ngày hôm qua trước đối thủ Quốc Dân Đảng.

Lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở ngoại ô Đài Bắc, trở thành bác sĩ, Lại Thanh Đức đã dấn thân vào chính trường sau những đợt tập trận lớn của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan năm 1995.

Theo những người thân cận của ông, thì giai đoạn này đã khiến ông tin rằng phải dấn thân để bảo vệ nền dân chủ của hòn đảo, một mục tiêu mà ông chưa bao giờ rời bỏ kể từ đó.

Nhưng Trung Quốc tỏ ra cảnh giác về ông. Lại Thanh Đức được coi là người xuất thân từ một cánh trong đảng Dân Tiến, ủng hộ chính thức đòi độc lập cho Đài Loan, nghĩa là tuyên bố một nước Cộng Hòa Đài Loan.

Tuy nhiên, ông Lại Thanh Đức từ nhiều tháng nay lặp lại rằng ông không có ý định nào vượt lằn ranh đỏ do Bắc Kinh vạch ra. Hơn nữa, vừa mới đắc cử, Lại Thanh Đức đã nhắc lại sự gắn bó của ông với nguyên trạng và, xin trích, "không khiêu khích Trung Quốc".

Dù vậy, tân lãnh đạo cũng nhắc lại những đường lối chính của đảng mình, đặc biệt là việc củng cố quốc phòng cho quần đảo và cuộc chiến chống sự can thiệp của Trung Quốc."

Minh Anh

Nguồn : RFI, 14/01/2024

************************

Bắc Kinh : Thống nhất Đài Loan với Hoa Lục là điều "không thể tránh khỏi"

Thùy Dương, RFI, 14/01/2024

Ngay sau khi kết quả bầu cử Đài Loan được công bố vào đêm qua 13/01/2024, Bắc Kinh đã khẳng định việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan là điều "không thể tránh khỏi". Sáng hôm nay, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định trên mạng xã hội X : "Đài Loan là của Trung Quốc".

dailoan4

Cử tri ủng hộ đảng Dân Tiến vui mừng thắng lợi sau kết quả bầu cử ngày 14/01/2024. AP - ChiangYing-ying

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết chi tiết :

"Vào đêm qua, khi kết quả bầu cử Đài Loan được công bố, các mạng xã hội và các trang truyền thông Nhà nước Trung Quốc im lìm như có thể nghe được cả tiếng muỗi đang vo ve. Đó là một sự im lặng đáng ngạc nhiên nếu so với niềm hân hoan của các cử tri đảng Dân Tiến ở Đài Loan. Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu là 69%, thấp hơn tỉ lệ 74% được ghi nhận hồi năm 2020, nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi Đài Loan chuyển sang chế độ dân chủ, có một đảng thắng cử ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Người Trung Quốc không được nghe nhắc đến điều này. Phải đợi đến 22h45 thì thông cáo của phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan, thuộc chính phủ Trung Quốc, mới được Tân Hoa Xã đăng tải. Phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan, Trần Bân Hoa (Chen Binhua), cho rằng kết quả bầu cử không đại diện cho ý kiến ​​đa s c tri Đài Loan, và nht là làm không thay đổi bt c điu gì trong mc tiêu Bc Kinh đã đề ra. Nhân vt này tuyên b : "Quyết tâm thng nht quc gia ca chúng ta vng như bàn thch", trong khi các cư dân mạng có tư tưởng dân tộc nổi cơn thịnh nộ trên các mạng xã hội và đề nghị Quân đội Giải phóng Nhân dân có sự can thiệp nhanh chóng vào Đài Loan.

Sự kiêu ngạo dân tộc quá đà cũng đã nhanh chóng bị kiểm duyệt ? Đúng vậy, các nhà kiểm duyệt làm việc cả trong ngày cuối tuần ở Trung Hoa đại lục".

Về phản ứng của Đài Bắc, sau khi thông cáo của Văn phòng Sự vụ Đài Loan, thuộc chính phủ Trung Quốc, được công bố, bộ Ngoại Giao Đài Loan hôm nay 14/01 ra thông cáo lên án "những bình luận vô lý và sai lầm" của Bắc Kinh, đề nghị Trung Quốc "tôn trọng kết quả bầu cử" tổng thống Đài Loan, "đối diện với thực tế và từ bỏ việc đàn áp Đài Loan".

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 14/01/2024

Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Thông tin về bầu cử Đài Loan bị ngăn chặn

Trọng Thành, RFI, 13/01/2024

Tại Trung Quốc, thông tin về cuộc bầu cử Đài Loan bị kiểm duyệt trên mạng xã hội. Mạng xã hội Weibo (Vi Bác) – trang mạng phổ thông nhất tại Trung Quốc - hôm nay, 13/01/2024, đã ngăn chặn một # liên hệ đến bầu cử tổng thống Đài Loan, một trong các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên mạng này sáng nay, theo ghi nhận của AFP. Trong khí đó, báo chí chính thức của Trung Quốc gần như không nhắc đến cuộc bầu cử này.

baucu1

Logo mạng xã hội Trung Quốc Vi Bác (Weibo). AFP – Lionel Bonaventure

Theo AFP, chủ đề bầu cử Đài Loan đã được khoảng 163 triệu người theo dõi sáng nay, sau khi các phòng phiếu mở cửa tại hòn đảo (từ 8 giờ sáng giờ địa phương). Độc giả có thể truy cập được nhiều bài viết về cuộc bầu cử cũng như các bình luận, nhưng biện pháp mà Weibo áp dụng như trên khiến người đọc khó tiếp cận hơn với các thông tin về chủ đề này.

Hiện tại, không rõ là quyết định nói trên được đưa ra theo sáng kiến của Weibo hay theo đòi hỏi của chính quyền Trung Quốc. Theo AFP, các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc, như Tân Hoa Xã, đài truyền hình CCTV, Nhân dân Nhật báo, truyền tải quan điểm về một cuộc bầu cử bất hợp pháp, trong lúc các mạng xã hội đăng tải phổ biến các bình luận lên án cuộc bầu cử, hoặc ủng hộ các ứng cử viên kêu gọi siết chặt quan hệ với Bắc Kinh.

Trọng Thành

********************

Đài Loan : Chiến dịch tranh cử bước vào ngày cuối

Anh Vũ, RFI, 12/01/2024

Hôm nay, 12/01/2024, hàng chục ngàn người ủng hộ ba đảng chính trị của Đài Loan tham gia các cuộc tập hợp lớn vận động tranh cử cuối cùng. Ngày mai, 13/01, cử tri Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu, bầu tổng thống và Quốc hội mới, trong bối cảnh áp lực và đe dọa sáp nhập của Trung Quốc ngày càng lớn.

baucu2

Ứng viên tổng thống Đài Loan của Quốc Dân Đảng, Hầu Hữu Nghi (trên xe) vận động tranh cử tại Đài Bắc, ngày 09/01/2024. AP - Ng Han Guan

Cuộc bầu cử ngày mai 13/01 không chỉ là sự kiện quan trọng đối với nền dân chủ Đài Loan mà còn được cả thế giới theo dõi rất sát. Ứng viên Đảng Dân Tiến (DPP) Lại Thanh Đức, phó tổng thống mãn nhiệm, theo các cuộc thăm dò dư luận, đang dẫn đầu các ý định bỏ phiếu. Ông đánh giá cuộc bầu cử lần này là sự "lựa chọn giữa dân chủ và chuyên chế" đồng thời tiếp tục chỉ trích đối thủ Hầu Hữu Nghi, ứng viên của Quốc Dân Đảng, là quá "thân Trung Quốc". Ứng cử viên thứ ba trong cuộc đua ít có hy vọng được bầu là ông Kha Văn Triết, thuộc Đảng Nhân Đài Loan.

Các ứng cử viên đã tiến hành chiến dịch tranh cử sôi động trong tuần này. Họ đi khắp Đài Loan, qua các ngôi chùa, thăm chợ và tổ chức mít tinh để đưa ra những hứa hẹn và khẳng định rằng họ là lựa chọn tốt nhất cho cử tri trên đảo.

Một điểm chung duy nhất của cuộc bầu cử là cả ba ứng cử viên tổng thống đều cho biết họ sẽ duy trì nguyên trạng của hòn đảo và bác bỏ hệ thống chính trị "một quốc gia, hai chế độ", một công thức mà Bắc Kinh đã sử dụng để quản lý Hồng Kông và Ma Cao.

Bắc Kinh trong những năm gần đây đã duy trì sự hiện diện quân sự gần như hàng ngày xung quanh Đài Loan, điều động máy bay chiến đấu và tàu đến khu vực xung quanh hòn đảo này để thực hiện cái gọi là các hành động quấy rối ở "vùng xám" nhưng chưa đến mức khiêu khích hoàn toàn.

Trước cuộc bầu cử, Trung Quốc và Mỹ đã liên tục chỉ trích, cảnh cáo nhau về chuyện can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của cả Washington và Bắc Kinh, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến có cuộc gặp với lãnh đạo Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu xung quanh các vấn đề liên quan đến đảo Đài Loan.

Cuộc bầu cử Đài Loan được nhìn nhận thế nào từ Trung Quốc ? Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường trình :

"Tôi không có ý kiến về chuyện này, rất ít người sẽ theo dõi những gì đang diễn ra ở Đài Loan", người phụ nữ ở Bắc Kinh này cho biết khi đang đạp xe đi làm. Cũng giống như nhiều người trong một đất nước mà người dân không được bầu lãnh đạo, bà tỏ ra ngại không muốn nói. Thái độ ngại ngùng đó có thể thấy trên mạng xã hội, vốn được kiểm soát rất gắt gao ở Trung Quốc. Cuộc bầu cử tại Đài Loan được đưa tin rất ít, phần lớn các bình luận trên các nền tảng mạng xã hội đều lấy lại ngôn từ chính thức được các quan chức cấp cao Nhà nước lặp lại những ngày qua.

Ông Lưu Kiến Siêu, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố cách đây 2 ngày : "Với Trung Quốc, vấn đề Đài Loan thậm chí là trọng tâm của các lợi ích căn bản, đó là làn ranh đỏ không được vượt qua".

Thường xuyên bị tố cáo can thiệp vào bầu cử Đài Loan, Trung Quốc đá quả bóng sang sân Washington. Chính quyền Mỹ ngỏ ý định cử một đoàn quan chức tới thăm hòn đảo vào Chủ nhật này.

"Hoa Kỳ không được can dự dưới bất kỳ hình thức nào vào cuộc bầu cử (Đài Loan), phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định như vậy. Một phát biểu quen thuộc cùng với thông điệp gửi đến giới trẻ Đài Loan đang đối mặt với những khó khăn tìm việc làm và nhà ở. Những cử tri này có thể sẽ không bỏ phiếu cho Đảng Dân Tiến, bị Bắc Kinh coi là thành phần ly khai.

Người phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc chính phủ Trung Quốc quả quyết rằng Đảng Dân Tiến đang buộc những giới trẻ làm bia đỡ đạn cho nền độc lập của Đài Loan. Sự lựa chọn mà Bắc Kinh đề xuất với cử tri Đài Loan rõ ràng là thống nhất hòa bình hoặc đe dọa chiến tranh.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Nếu Đài Loan lao đao, thế giới cũng lảo đảo vì linh kiện bán dẫn

Thu Hằng, RFI, 13/01/2024

Đâu là "vũ khí" giúp Đài Loan yên ổn dù liên tục bị Trung Quốc đe dọa ? Tại sao sinh nhật của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un không phải là ngày lễ chính thức ? Từ phản công thành phòng vệ : Tại sao Ukraine lại khó khăn trên mặt trận ? Israel cũng không thoát được cáo buộc "diệt chủng" ; Tham nhũng dập tắt tham vọng của bóng đá Trung Quốc ; Hàn Quốc cấm ăn thịt chó. Trên đây là một số chủ đề trong tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

dailoan1

Đội quân danh dự tại lễ hạ cờ tại Khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai Shek Memorial Hall) ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 12/01/2024. AP - Louise Delmotte

Nếu Đài Loan lao đao, thế giới cũng lảo đảo vì linh kiện bán dẫn

Ngày 13/01/2024, cử tri Đài Loan đi bầu tổng thống và Quốc hội. Hòn đảo có hơn 24 triệu dân vẫn bị Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẽ được thống nhất một cách "hòa bình" nhưng không loại trừ dùng "vũ lực" nếu cần. Về mặt chính thức Bắc Kinh khẳng định không can thiệp nhưng lại coi các cuộc bầu cử là "sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh".

Trong chương trình Khách mời (Invité) sáng 10/01 của RFI tiếng Pháp, ông Wu Chi-Chung François, đại diện của tổng thống Đài Loan tại Pháp, nhận định :

"Điều quan trọng là Trung Quốc không hài lòng chút nào về những gì đang diễn ra ở Đài Loan bởi vì cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội ở Đài Loan chứng minh rất rõ rằng một nước nói tiếng Hoa hoàn toàn có thể vận hành tốt với một nền dân chủ và tự do. Ngoài ra, tôi nghĩ điều khác mà Bắc Kinh không hề thích là vào năm 2010, đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc chiếm gần 83% tổng đầu tư của Đài Loan ở nước ngoài. Nhưng đến năm 2023, con số này chỉ còn 11%".

Ngoài các chiến dịch tung tin giả làm lung lay cử tri, Bắc Kinh gia tăng sức ép quân sự khi điều chiến đấu cơ vượt qua đường trung tuyến, thả khinh khí cầu, được cho là do thám, bay qua hòn đảo, khẳng định với Mỹ là "không thỏa hiệp", "không nhận nhượng" về vấn đề Đài Loan. Mối đe dọa từ Trung Quốc luôn hiện hữu và có thể sẽ gia tăng sau cuộc bầu cử vì Hoa Kỳ thông báo gửi "một phái đoàn không chính thức" đến Đài Loan. Tuy nhiên, theo ông Wu Chi-Chung François, có lẽ tạm thời Trung Quốc sẽ chưa đi quá xa :

"Cũng không nên phóng đại mối đe dọa Trung Quốc quá, dĩ nhiên là mối đe dọa đó luôn tồn tại và nhất là hiện giờ, theo tôi, bà Thái Anh Văn và đảng cầm quyền (sắp mãn nhiệm) đã lập được một "kiểu kiểm soát", trong đó có thêm cộng đồng quốc tế, nhằm cố răn đe Trung Quốc không tiến hành một hoạt động quân sự nào đó nhắm vào Đài Loan. Tôi nghĩ đó là điều rất quan trọng. Không phải Đài Loan, mà cả cộng đồng quốc tế đối mặt với Trung Quốc bởi vì khu vực đó có rất nhiều lợi ích của thế giới, ví dụ linh kiện bán dẫn mà người ta vẫn nhắc thường xuyên : 92% linh kiện bán dẫn tối tân nhất được sản xuất tại Đài Loan, còn đối với loại thông thường hơn là 60%".

Kim Jong-un âm thầm mừng sinh nhật 40 tuổi

Bán đảo Triều Tiên là một điểm nóng khác ở Đông Á. Trước và sau ngày được cho là sinh nhật lần thứ 40 của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Bình Nhưỡng nã pháo ba ngày liên tiếp, từ 05-07/01, ngoài khơi tây nam, gần Đường phân định theo thỏa thuận 19/09/2018. Hai ngày sau 08-09/01, ông Kim Jong-un thị sát một nhà máy quốc phòng và ra lệnh tăng năng suất. Từ giờ, Hàn Quốc bị Kim Jong-un coi là "kẻ thù thực thụ" và sẽ bị "nghiền nát".

Kim Jong-un được cho là sinh ngày 08/01/1984. Theo Yonhap, không một cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên nào (KCNA, Rodong Sinmun, KCTV, KCBS) nhắc đến sinh nhật lần thứ 40 của nhà lãnh đạo, thay vào đó là thông tin ông cùng con gái đi thăm một trang trại nuôi gà, kêu gọi tăng sản lượng gia cầm để thay đổi "đáng kể" điều kiện sống của người dân.

Tại sao sinh nhật của Kim Jong-un không thành ngày lễ chính thức như ông và cha của nhà lãnh đạo ? Theo suy luận của một số nhà quan sát, được AP trích dẫn, có thể là Kim Jong-un thấy cần có những thành tựu lớn hơn để sinh nhật trở thành ngày lễ lớn hoặc do không muốn tiểu sử bị chú ý vì người mẹ quá cố sinh ra ở Nhật Bản hoặc cũng có thể do các lãnh đạo lão thành vẫn cho rằng ông còn quá trẻ.

Từ phản công thành phòng vệ : Tại sao Ukraine lại khó khăn trên mặt trận ?

Gần hai năm chiến tranh làm bào mòn ý chí quyết chiến của người dân Ukraine, ví dụ mới nhất là tai tiếng về dự thảo luật nghĩa vụ quân sự buộc chính phủ phải rút lại ngày 11/01 để xem xét lại do vi phạm một số quy định cơ bản về quyền cá nhân. Luật mới sẽ mang ý nghĩa quan trọng vì vừa phải cổ vũ được người dân muốn cầm súng chiến đấu chống quân Nga, dù hiểu rõ họ có thể hy sinh ở chiến trường, vừa phải cho công luận thấy là luật pháp công bằng với tất cả mọi người.

Đây là một trong hai khó khăn mà quân đội Ukraine đang phải đối mặt, theo nhận định ngày 10/01 với RFI của tướng Jean-Paul Palomeros, nguyên tham mưu trưởng Không Quân Pháp và tư lệnh đồng minh Chuyển đổi tại NATO :

"Ukraine đang phải đối phó với hai vấn đề cùng lúc. Một mặt, họ gặp vấn đề về nhân sự với cuộc tranh luận về nghĩa vụ quân sự. Mặt khác là hạn chế về mặt vũ khí. Chúng ta thấy rõ vấn đề này trong phòng không. Hiệu quả của các đợt chống đỡ tấn công của Nga bắt đầu giảm đi, nếu dựa theo thống kê được Không Quân Ukraine công bố. Cách đây vài hôm (08/01), hệ thống phòng không Ukraine chỉ bắn hạ được 18 trên tổng số 51 tên lửa của Nga. Chúng ta thấy là không còn tỉ lệ thành công 80-90% như ít lâu trước đây".

Chiến lược phản công của Ukraine đã bị thất bại và chuyển sang thế phòng thủ. Tại sao Ukraine lại gặp khó khăn trên chiến trường ? Tướng Palomeros giải thích :

"Các lực lượng Ukraine tham gia phản công đã vấp phải hàng phòng thủ nhiều lớp của Nga vì quân Nga đã có thời gian để chuẩn bị. Ukraine chưa tìm ra được điểm yếu. Cũng có thể họ cho rằng chưa phải lúc phải hy sinh nhân mạng để chọc thủng phòng tuyến này. Họ hiểu ra rằng có lẽ sẽ quá tốn kém và họ không có phương tiện. Vì thế, chúng ta thấy họ tiến ở một số nơi nhưng không ở quy mô tham vọng ban đầu.

Điều tốt nhất hiện giờ mà họ có thể làm là cố gắng giữ các vị trí đã chiếm lại được dọc chiến tuyến rất dài, và tránh để quân Nga phản công chiếm lại. Chúng ta thấy điều đó xảy ra ở vùng Marinka. Nhưng phải nói là phía Nga cũng chịu tổn thất nặng nề. Đằng sau mỗi lần tiến thêm được của họ là những tổn thất nhân mạng vô cùng lớn".

Israel không thoát khỏi cáo buộc "diệt chủng"

Israel, Nhà nước được thành lập để người dân Do Thái có thể sống yên ổn sau thảm kịch diệt chủng Holocaust trong Thế Chiến II, lại bị xét xử vì "các hành vi diệt chủng" ở dải Gaza. Từ ngày 11/01, Tòa Án Công Lý Quốc Tế bắt đầu phiên xử theo đơn kiện của Nam Phi. Tuy nhiên, trả lời RFI ngày 12/01, luật sư người Israel Yaacov Garson, chuyên về luật quốc tế, cho rằng đơn kiện của Nam Phi chủ yếu thể hiện lập trường của các nước phương Nam đối với Israel và Hoa Kỳ :

"Người ta không có cảm giác là Nam Phi cứu người dân Palestine mà sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để truyền tải một thông điệp. Đó là Israel cũng không tránh được những cáo buộc, như tội "diệt chủng", cho dù Israel và người Do Thái đã "đưa" khái niệm này vào luật pháp quốc tế sau Thế Chiến II vì là nạn nhân của "diệt chủng". Vì vậy, ý đồ của Nam Phi thiên về hướng cáo buộc Israel hơn là hy vọng nhận được một quyết định có lợi hoặc là kết quả và chủ yếu là để phản đối Hoa Kỳ, nước sát cánh với Israel, đồng thời nói với nửa kia của thế giới - bên đối lập với Mỹ (như Iran, Nga, Trung Quốc) - rằng "chúng tôi đồng hành với các vị, chúng tôi tiến hành vụ kiện để nói rằng giờ đã hết, Israel không thoát được một cáo buộc (diệt chủng) như vậy".

Rabbi Mỹ phản đối cuộc chiến của Israel ở Gaza

Cuộc chiến của Israel tại dải Gaza bị hội "Rabbis for Ceasefire" gồm 240 rabbi tại Mỹ phản đối. Ngày 09/01, 36 rabbi trong hội đã tọa kháng ôn hòa ngay trong hội trường của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, New York (Mỹ), để yêu cầu ngừng chiến.

Thông tín viên RFI Carrrie Nooten tại New York tường thuật :

"Họ vào trụ sở Liên Hiệp Quốc bằng vé khách tham quan. Ngay khi vào được trong hội trường của Hội đồng Bảo an, những rabbi này giương băng rôn, cầu nguyện và tiến hành một số nghi lễ trong khoảng 10 phút, sau đó bị đội bảo vệ đưa ra ngoài. Một nhóm nhỏ khác đã cắt ngang phiên họp của Đại hội đồng Liên Quốc khi hát vang "Các nước sẽ không biết đến chiến tranh nữa".

Rabbi Elliot Kukla tham gia sự kiện. Ông cho biết : "Với tư cách là các rabbi Mỹ, chúng tối muốn đến Liên Hiệp Quốc, gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính phủ của chúng tôi để chính phủ ngừng phản đối hòa bình và ngừng phản đối Liên Hiệp Quốc nhằm cản trở công việc của Liên Hiệp Quốc và ngừng sự tàn bạo này lại. Tôi là con của những người thoát khỏi nạn diệt chủng Do Thái Holocaust. Và cá nhân tôi biết rất rõ những tội ác này diễn ra như nào, kéo dài suốt bao thế hệ ra sao, đến mức mà chúng ta cần đến một tổ chức như Liên Hiệp Quốc".

Không ai bị bắt. Ngược lại, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã hoan nghênh sự lịch thiệp và sự hợp tác ôn hòa của họ. Ông cũng nói là có chung thông điệp, không ngừng lặp đi lặp lại từ New York rằng cần phải hưu chiến nhân đạo".

Tham nhũng dập tắt tham vọng của bóng đá Trung Quốc

Dàn xếp tỷ số, mua chức và tham nhũng tràn lan ở giải vô địch bóng đá Trung Quốc. Vụ tai tiếng trong bóng đá gây chấn động cuối năm 2022, khiến một loạt quan chức bị bắt, được đề cập trong loạt phim tài liệu về chống tham nhũng vừa được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm :

"Hối lộ và những giọt nước mắt, tập 4 và cũng là tập cuối của loạt phóng sự đặc biệt chống tham nhũng của đài phát thanh và truyền hình trung ương Trung Quốc bắt đầu bằng trận đấu của đội tuyển quốc gia Trung Quốc tại vòng loại Cup Bóng đá Thế giới Qatar, sau đó đào sâu vào nạn tham nhũng cố hữu, hoành hành trong Giải vô địch Trung Quốc từ năm 2015.

Đỗ Triệu Tài (Du Zhaocai), nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao Trung Quốc, lí nhí nói : "Tiền và quà là chuyện cơm bữa để mọi việc trơn tru và trở thành kiểu luật bất thành văn". Ngoài ra còn có rất nhiều "cựu" khác trong những lời thú nhận của ông.

Từ khi cơ quan chống tham nhũng mở điều tra đối với cựu huấn luyện viên Lý Thiết (Li Tie) vào tháng 11/2022, vài chục tên tuổi trong liên đoàn bóng đá đã bị rớt đài. Ông Lý Thiết thừa nhận đã đút lót khoản tiền tương đương 400.000 euro cho các định chế để được làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia.

Ông nói : "Tôi tha thiết được dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Tôi đã liên lạc một số người để được đề cử, trong đó có các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc. Tôi lấy làm tiếc về chuyện đó, không nên đi đường tắt mà phải đi thẳng".

Những lời ăn năn cũng được những người nhận hối lộ chia sẻ trước ống kính, như ông Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan), cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc. Đầu cúi thấp, giọng run rẩy, ông nói : "Người hâm hộ có thể lượng thứ về việc bóng đá Trung Quốc đi sau một số đội tuyển khác nhưng họ không thể tha thứ cho tham nhũng. Tôi xin gửi những lời xin lỗi chân thành nhất đến cổ động viên Trung Quốc".

Nạn tham nhũng đã làm xói mòn tham vọng của đội tuyển quốc gia. Trung Quốc vẫn kẹt ở vị trí 79 trên bảng xếp hạng FIFA, ngang mức 10 năm trước".

Người Hàn sẽ không được ăn thịt chó

Tại phiên họp toàn thể ngày 09/01/2024, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật ban hành "Đạo luật đặc biệt về chấm dứt chăn nuôi, giết mổ và phân phối chó vì mục đích thực phẩm".

Thông tín viên Trần Công tại Seoul cho biết thêm :

"Ý chính của dự luật là cấm chăn nuôi, nhân giống hoặc giết mổ chó vì mục đích ăn thịt cũng như việc phân phối thức ăn được nấu hoặc chế biến từ chó.

Giết chó vì mục đích ăn thịt có thể bị phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền lên tới 30 triệu won, và việc nuôi, nhân giống hoặc phân phối chó có thể bị phạt tới 2 năm tù hoặc phạt tiền lên tới 20 triệu won.

Tuy nhiên, lệnh cấm chăn nuôi, giết mổ, phân phối… và các quy định về xử phạt vi phạm sẽ có hiệu lực sau ba năm kể từ khi dự luật được ban hành.

Đệ nhất phu nhân Kim Kun-hee, vợ của Tổng thống Yoon Seok-yeol, cũng đã tham dự một cuộc họp của Tổ chức Bảo vệ Động vật ở Amsterdam trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Lan vào tháng 12/2023 và kêu gọi thông qua dự luật, nói rằng "Lệnh cấm về việc ăn thịt chó là lời hứa của tổng thống".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tới Việt Nam được ca ngợi là thắng lợi của quốc gia Đông Nam Á khi đã thành công trong việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với cả siêu cường là Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm 2023, điều mà không quốc gia nào làm được.

dailoan1

Bộ Ngoại giao nhắc lại, Đài Loan tuyệt đối không phải là một phần của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hai bên không trực thuộc lẫn nhau, Đảng cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ thống trị Đài Loan và không có quyền đại diện cho nhân dân Đài Loan trên trường quốc tế - Ảnh : Bộ Ngoại giao / Taiwan Today

Trong lúc báo giới khu vực và quốc tế ca ngợi sự khéo léo của Đảng cộng sản Việt Nam khi đã cân bằng được sự ép từ hai cường quốc, thì Đài Loan lại lên tiếng phản đối. 

Nguyên do là vì trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc nhân dịp hai nước quyết định nâng cấp quan hệ ngoại giao qua chuyến thăm mới nhất của ông Tập Cận Bình trong hai ngày 12 và 13/12/2023, thì đại diện nước chủ nhà, Tổng bí Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố "công nhận Đài Loan là một phần không thể tách ri của lãnh thổ Trung Quốc", và "kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức". 

Tuyên bố trên của Việt Nam đã lập tức khiến Bộ Ngoại giao của Đài Loan lên tiếng đáp trả. Trong thông cáo được đưa ra hôm 14 tháng 12, chính quyền Đài Bắc cho rằng tuyên bố chung mà hai tổng bí thư hai Đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đưa ra là "sai lệch nghiêm trọng so với thực tế". 

Tuy đổ lỗi cho Đảng cộng sản Trung Quốc là đã cố tình tuyên truyền sai lệch về "chủ quyền" của Đài Loan, nhưng bộ ngoại giao của đảo quốc này cũng không quên đề nghị Việt Nam chớ nghe theo Trung Quốc để rồi làm suy yếu chủ quyền cũng như gây tổn thương tình cảm của nhân dân nước này. 

Phía Đài Loan cũng nhắc nhở Việt Nam về tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ giữa hai bên, bằng cách nêu ra thực ra tế Đài Loan là nhà đầu tư nước ngoài lớn thư tư ở Việt Nam, cũng như là điểm đến hàng đầu của lao động và du học sinh người Việt. 

Trên thực tế, Đài Loan trong những năm gần đây nổi lên là nước có mức đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Báo chí trong nước cũng đưa tin về việc các doanh nghiệp Đài Loan đang tích cực đầu tư và mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các nhà đầu tư nước ngoài, thì Đài Loan đang nổi lên như là một đối tác quan trọng. 

Vậy thì điều gì khiến Đảng cộng sản Việt Nam phải đề cập đến vấn đề Đài Loan trong tuyên bố chung với Trung Quốc, để rồi khiến chính quyền hòn đảo này phản ứng tiêu cực ? 

Trao đổi với đài RFA, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhận định rằng Việt Nam không có lựa chọn nào khác trong trường hợp này : 

"Nếu Việt Nam từ bỏ chính sách một Trung Quốc thì sẽ phải hứng chịu sự trả đũa khủng khiếp từ phía Đại Lục. Tôi cho rằng Việt Nam đã phải làm việc cực chẳng đã đối với toàn bộ bản tuyên bố chung. Ngoài ra, còn có cả yếu tố bày biện nhằm lấy lòng Trung Quốc, nói cách khác thì việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc là điều cần thiết, bởi vì Việt Nam có đường biên giới chung với Trung Quốc, có nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, và cả tranh chấp trên Biển Đông. 

Nếu nhìn vào cách mà Trung Quốc đối xử với Philippines, một dạng sách nhiễu và đe dọa cấp thấp, đó là điều mà Trung Quốc có thể làm với Việt Nam". 

Cần phải thừa nhận, trong những năm gần đây vấn đề Đài Loan đang trở thành chủ đề nhạy cảm đối với Trung Quốc, nước đang ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc bảo vệ cái mà họ cho là chủ quyền lãnh thổ đối với hòn đảo tự trị này. Điều này khiến bất cứ quốc gia nào cũng phải dè chừng khi đề cập đến Đài Loan, ngay cả Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. 

Chính quyền Trung Quốc cũng không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để đạt được mục đích cô lập Đài Loan, và khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ. Trong trường hợp này, theo ông Bill Hayton, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc, thì rất có thể phía Trung Quốc đã đòi hỏi nội dung liên quan đến Đài Loan được thêm vào bản tuyên bố chung với Việt Nam. Ông nói thêm : 

"Có thể có hai lý do. Thứ nhất là phía Trung Quốc yêu cầu và Việt Nam chấp nhận, tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ nêu vấn đề này ra nếu Trung Quốc không đề nghị". 

Còn lý do thứ hai, theo vị học giả có nhiều năm nghiên cứu chính trị Việt Nam và Trung Quốc, là do Việt Nam muốn nhận lại gì đó từ Trung Quốc. Có thể là một sự đối đãi đặc biệt nào đó. Hay sự yên ổn trên Biển Đông. 

Cùng với vấn đề Đài Loan, Việt Nam còn đề cập thêm đến các vấn đề ở Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng trong bản tuyên bố chung, và gọi đây là "các vấn đề nội bộ" của Trung Quốc. Ám chỉ không nên có sự can thiệp từ bên ngoài. 

Chính quyền Trung Quốc đang hứng chịu chỉ trích từ cộng đồng quốc tế do các chính sách đàn áp nhắm vào người Hồi Giáo ở Tân Cương, người Tây Tạng, và người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông. Bằng việc gọi đây là "vấn đề nội bộ" của Trung Quốc, có lẽ Việt Nam muốn tránh việc các nước Phương tây sử dụng vấn đề nhân quyền để chỉ trích chế độ cộng sản Trung Quốc, rồi liên luỵ đến Việt Nam, theo ông Bill Hayton. 

"Có thể, do vấn đề ý thức hệ chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam sợ rằng Hoa Kỳ nói riêng và Phương tây nói chung sẽ sử dụng những vấn đề này để phá hoại sự cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Do đó, để bảo vệ sự thống trị của Đảng cộng sản, thì đã tuyên bố rằng đây là những vấn đề nội bộ của Trung Quốc". 

Quay trở lại sự phản đối của chính quyền Đài Loan, có thể thấy rõ là nội dung của bản tuyên bố do Bộ Ngoại giao nước này đưa ra, đã tránh chỉ trích Việt Nam một cách trực tiếp. Do đó, theo giáo sư Carlyle Thayer thì chính quyền Đài Loan sẽ không có phản ứng tiêu cực nào đối với Việt Nam. Bởi cả hai bên đều sẽ thiệt hại. 

"Đài Loan sẽ không làm gì tổn hại đến Việt Nam bởi họ biết rằng chính họ cũng sẽ thiệt hại. Họ sẽ không chấm dứt quan hệ kinh tế với Việt Nam chỉ vì họ không thích tuyên bố trên. Cả hai đều có rất nhiều để mất". 

Còn về phía Việt Nam, tuy công khai chấp nhận chính sách ‘một Trung Quốc’ và tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ ủng hộ một cuộc xâm lược của Trung Quốc nhắm vào hòn đảo tự trị. Theo ông Bill Hayton : 

"Dù không có bằng chứng nhưng tôi nghĩ khả năng cao Việt Nam sẽ phản đối Trung Quốc có hành động quân sự chống lại Đài Loan. Rõ ràng Đài Loan đang có rất nhiều hoạt động đầu tư ở Việt Nam, cho nên Việt Nam sẽ không muốn có bất cứ điều gì xảy ra ảnh hưởng xấu đến hiện trạng".

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 19/12/2023

Published in Diễn đàn

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây ký thông qua khoản tài trợ 80 triệu USD cho Đài Loan để mua thiết bị quân sự của Mỹ, Trung Quốc cho biết họ "lấy làm tiếc và phản đối" những gì Washington đã làm.

dailoan1

Đài Loan dưới thời Tổng thống Thái Anh Văn đã thể hiện liên minh rõ ràng hơn với Mỹ

Đối với người quan sát bình thường, đây không có vẻ là một khoản tiền quá lớn. Nó ít hơn giá của một chiếc máy bay chiến đấu hiện đại. Đài Loan đã đặt hàng thiết bị quân sự trị giá hơn 14 tỷ USD của Mỹ. Liệu 80 triệu USD này có quan trọng hơn không ?

Mặc dù sự giận dữ là phản ứng mặc định của Bắc Kinh đối với bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào dành cho Đài Loan, nhưng lần này có điều gì đó khác biệt.

80 triệu USD không phải là một khoản vay. Nó đến từ tiền thuế của người dân Mỹ. Lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Mỹ sử dụng tiền của mình để gửi vũ khí đến một nơi mà họ không chính thức công nhận. Điều này đang diễn ra theo một chương trình gọi là tài chính quân sự nước ngoài (FMF).

Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm ngoái, FMF đã được sử dụng để gửi khoảng 4 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kyvi. Quỹ này cũng được sử dụng để gửi thêm hàng tỷ USD đến Afghanistan, Iraq, Israel và Ai Cập… Nhưng cho đến nay Mỹ mới chỉ gửi tiền đến các quốc gia hoặc tổ chức được Liên Hiệp Quốc công nhận. Đài Loan thì không.

Sau khi Mỹ chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979, nước này tiếp tục bán vũ khí cho hòn đảo này theo các điều khoản của Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Điều quan trọng là bán vừa đủ vũ khí để Đài Loan có thể tự vệ trước cuộc tấn công có thể xảy ra của Trung Quốc, nhưng không quá nhiều đến mức gây bất ổn cho mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã dựa chiến lược mơ hồ này để giao thương với Trung Quốc, trong khi vẫn là đồng minh mạnh mẽ nhất của Đài Loan.

dailoan2

Hòn đảo tự trị Đài Loan đối mặt nguy cơ bị Trung Quốc sáp nhập

Nhưng trong thập kỷ qua, cán cân quân sự dọc eo biển Đài Loan đã nghiêng hẳn về phía có lợi cho Trung Quốc. Công thức cũ không còn hiệu quả nữa. Washington khẳng định chính sách của họ không thay đổi nhưng nếu xét theo những cách quan trọng, thì đã có chuyển biến. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng phủ nhận FMF mang ngụ ý có bất kỳ sự công nhận nào đối với Đài Loan. Nhưng ở Đài Bắc, rõ ràng là Mỹ đang xác định lại mối quan hệ của mình với hòn đảo này, đặc biệt xét trong bối cảnh Washington đang thúc đẩy Đài Loan cấp bách tái vũ trang. Và Đài Loan, quốc gia đang bị Trung Quốc áp đảo, cần sự trợ giúp.

"Mỹ đang nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải cải thiện năng lực quân sự của chúng tôi. Họ đang phát đi một sự rõ rang mang tính chiến lược tới Bắc Kinh rằng chúng tôi sát cánh cùng nhau", Vương Định Vũ, một nhà lập pháp của đảng cầm quyền có quan hệ mật thiết với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và các lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ nói.

Ông nói rằng 80 triệu USD chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi rất lớn và lưu ý rằng vào tháng Bảy, Tổng thống Biden đã sử dụng quyền tùy ý để phê duyệt việc bán các dịch vụ và thiết bị quân sự trị giá 500 triệu USD cho Đài Loan. Ông Vương cho biết Đài Loan đang chuẩn bị gửi hai tiểu đoàn bộ binh tới Mỹ để huấn luyện lần đầu tiên kể từ những năm 1970.

Nhưng điều quan trọng là tiền, khởi đầu, theo ông, có thể lên tới 10 tỷ USD trong 5 năm tới.

I-Chung Lai, chủ tịch Quỹ Triển vọng, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết các thỏa thuận liên quan đến thiết bị quân sự có thể mất tới 10 năm. "Nhưng với FMF, Mỹ đang gửi vũ khí trực tiếp từ kho của mình và đó là tiền của Mỹ - vì vậy chúng tôi không cần phải trải qua toàn bộ quá trình phê duyệt".

Điều này rất quan trọng vì Quốc hội Mỹ bị chia rẽ đã nắm giữ hàng tỷ đô la viện trợ cho Ukraine, mặc dù Đài Loan dường như nhận được nhiều sự ủng hộ của lưỡng đảng hơn. Nhưng cuộc chiến ở Gaza và Ukraine chắc chắn sẽ hạn chế nguồn cung cấp vũ khí của Mỹ cho Đài Bắc. Tổng thống Biden đang tìm kiếm viện trợ chiến tranh cho Ukraine và Israel, trong đó bao gồm việc cần nhiều tiền hơn cho Đài Loan.

Hỏi Bộ Quốc phòng ở Đài Bắc tiền Mỹ sẽ được sử dụng vào mục đích gì, câu trả lời là một nụ cười và môi mím chặt.

Nhưng Tiến sĩ Lai nói rằng có thể đưa ra những phỏng đoán có căn cứ : Tên lửa phòng không Javelin và Stinger - những vũ khí hiệu quả cao mà quân đội có thể học cách sử dụng nhanh chóng.

"Chúng tôi không có đủ các vũ khí này và chúng tôi cần rất nhiều", ông nói. "Ở Ukraine, Stingers đã hết rất nhanh và cách Ukraine sử dụng chúng cho thấy chúng tôi cần gấp 10 lần số lượng hiện có".

Đánh giá của các nhà quan sát lâu năm rất thẳng thắn : hòn đảo này chưa được chuẩn bị kỹ càng để đối phó với một cuộc tấn công của Trung Quốc.

dailoan3

Ưu điểm lớn nhất của Đài Loan là hòn đảo có địa hình đồi núi

Danh sách các vấn đề còn dài. Quân đội Đài Loan có hàng trăm xe tăng chiến đấu cũ kỹ nhưng lại có quá ít hệ thống tên lửa hạng nhẹ hiện đại. Cơ cấu chỉ huy, chiến thuật và học thuyết quân sự của nước này đã không được cập nhật trong nửa thế kỷ qua. Nhiều đơn vị tiền tuyến chỉ có 60% nhân lực lẽ ra phải có. Các hoạt động phản gián của Đài Loan ở Trung Quốc được cho là không tồn tại và hệ thống quân sự của nước này lạc hậu.

Năm 2013, Đài Loan đã giảm nghĩa vụ quân sự từ một năm xuống chỉ còn bốn tháng, trước khi khôi phục lại thành 12 tháng, một động thái sẽ có hiệu lực vào năm tới. Nhưng có những thách thức lớn hơn. Nó được các thanh niên gọi đùa là "trại hè".

"Không có đào tạo thường xuyên", một sinh viên mới tốt nghiệp nói. "Chúng tôi đến trường bắn khoảng hai tuần một lần và sử dụng những khẩu súng cũ từ những năm 1970. Chúng tôi đã nhắm vào các mục tiêu. Nhưng không có sự hướng dẫn thích hợp về cách nhắm bắn nên mọi người cứ bắn trượt. Chúng tôi không tập luyện gì cả. Cuối cùng có bài kiểm tra thể lực, nhưng chúng tôi không chuẩn bị gì cho nó. "

Anh mô tả một hệ thống trong đó các chỉ huy quân đội cấp cao nhìn những thanh niên này với thái độ hoàn toàn thờ ơ và không quan tâm đến việc huấn luyện họ, một phần vì họ sẽ ở đó trong một thời gian ngắn.

Mỹ có cảm tưởng rằng Đài Loan sắp hết thời gian để cải cách và xây dựng lại quân đội của mình. Vì vậy, Mỹ đang bắt đầu đào tạo lại quân đội Đài Loan.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của hòn đảo này đã tin rằng việc xâm chiếm hòn đảo này là quá khó khăn và nguy hiểm đối với Trung Quốc. Giống như Anh, Đài Loan ưu tiên đầu tư ngân sách quốc phòng cho lực lượng hải quân và không quân.

Tiến sĩ Lai cho biết : "Ý tưởng là giao chiến với chúng ở eo biển Đài Loan và tiêu diệt chúng trên các bãi biển. Vì vậy, chúng tôi đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phòng thủ trên không và trên biển".

Nhưng hiện nay Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lực lượng không quân vượt trội hơn nhiều. Một cuộc diễn tập diễn tập chiến tranh do một tổ chức nghiên cứu thực hiện năm ngoái cho thấy rằng trong một cuộc xung đột với Trung Quốc, lực lượng hải quân và không quân của Đài Loan sẽ bị tiêu diệt trong 96 giờ chiến đấu đầu tiên.

Dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, Đài Bắc đang chuyển sang chiến lược "pháo đài Đài Loan" khiến hòn đảo này trở nên vô cùng khó khăn để Trung Quốc chinh phục.

Trọng tâm sẽ chuyển sang lực lượng bộ binh, bộ binh và pháo binh - đẩy lùi cuộc xâm lược trên các bãi biển và, nếu cần thiết, chiến đấu với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tại các thị trấn và thành phố, cũng như từ các căn cứ nằm sâu trong vùng núi bao phủ bằng rừng rậm của hòn đảo. Nhưng điều này đặt lại trách nhiệm bảo vệ Đài Loan cho quân đội đã lỗi thời của nước này.

Tiến sĩ Lai nói : "Sau khi Mỹ cắt đứt quan hệ vào năm 1979, quân đội của chúng tôi gần như bị cô lập hoàn toàn. Vì vậy, họ bị mắc kẹt trong học thuyết quân sự của Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam".

Điều này không khiến Đài Bắc hay Washington lo lắng cho đến gần đây. Trong những năm 1990 và 2000, các công ty Đài Loan và Mỹ đã xây dựng nhà máy trên khắp Trung Quốc. Bắc Kinh đang vận động hành lang để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - và đã làm được. Thế giới đón nhận nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ cho rằng thương mại và đầu tư sẽ đảm bảo hòa bình ở eo biển Đài Loan.

Nhưng sự nổi lên của Tập Cận Bình, thương hiệu chủ nghĩa dân tộc của ông, và việc Nga xâm chiếm Ukraine đã thổi bay những giả định an ủi đó.

Đối với Đài Loan, những bài học từ cuộc xâm lược Ukraine đã gây sốc. Đạn pháo đã thống trị chiến trường - có tốc độ bắn cao và độ chính xác khủng khiếp. Quân đội Ukraine đã biết rằng họ phải di chuyển sau khi bắn một loạt đạn pháo - nếu không trong vòng vài phút, "hỏa lực phản công" của Nga sẽ trút xuống vị trí của họ như mưa.

Nhưng nhiều binh sĩ pháo binh của Đài Loan được trang bị các loại súng thời Chiến tranh Việt Nam hoặc thậm chí là Thế chiến thứ hai. Chúng được tải thủ công, di chuyển khó khăn và chậm. Họ sẽ dễ dàng bị tấn công.

Điểm yếu của Đài Loan đang buộc Washington phải hành động. Đó là lý do tại sao lực lượng lục quân của Đài Loan được phái đến Mỹ để huấn luyện và các chuyên gia của Mỹ cũng đến Đài Bắc để phối hợp với thủy quân lục chiến và lực lượng đặc biệt của Đài Loan. Nhưng William Chung, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia ở Đài Bắc, nói rằng Đài Loan vẫn không thể hy vọng tự mình ngăn chặn được Trung Quốc. Đây là bài học khác từ cuộc chiến ở Ukraine.

Ông nói : "Cộng đồng quốc tế phải quyết định liệu Đài Loan có quan trọng hay không. Nếu G7 hoặc Nato cho rằng Đài Loan quan trọng vì lợi ích của họ thì chúng ta phải quốc tế hóa tình hình Đài Loan – bởi vì đó là điều sẽ khiến Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ về cái giá phải trả".

Tiến sĩ Chung nói rằng hành vi của Trung Quốc đã vô tình giúp Đài Loan làm được điều đó.

Ông nói : "Trung Quốc đang cho thấy họ là người theo chủ nghĩa bành trướng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Và chúng ta có thể thấy kết quả ở Nhật Bản, nơi ngân sách quân sự hiện đang tăng gấp đôi".

Ông nói, kết quả là việc các liên minh trong khu vực đang được định hình lại - cho dù đó là hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tầm quan trọng ngày càng tăng của các liên minh quân sự như Bộ tứ ‘Quad’ (Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ) và Aukus (Anh, Mỹ và Úc) đang chạy đua chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo, hay mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Philippines.

Ông nói : "Trung Quốc đang cố gắng thay đổi nguyên trạng trên toàn khu vực. [Và điều đó] có nghĩa là an ninh Đài Loan liên quan mật thiết với Biển Đông và Biển Hoa Đông. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không còn bị cô lập nữa".

Hiện đang có cuộc tranh luận gay gắt ở Washington về việc Mỹ nên hỗ trợ Đài Loan đến mức nào. Nhiều nhà quan sát Trung Quốc lâu năm cho rằng bất kỳ cam kết công khai nào từ phía Mỹ đều sẽ khiêu khích Bắc Kinh hơn là răn đe. Nhưng Washington cũng biết rằng Đài Loan không thể hy vọng tự vệ một mình.

Như một nhà quan sát Trung Quốc lâu năm đã nói : "Chúng ta cần giữ im lặng trước chiến lược mơ hồ này, trong cùng lúc đó trang bị vũ khí tận răng cho Đài Loan".

Rupert Wingfield-Hayes

Nguồn : BBC, 06/11/2023

Published in Diễn đàn

Ít năm gần đây, dồn dập dự báo về khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan trong thời gian sắp tới. Tư lệnh Hải quân Mỹ Mike Gilday, tháng 10/2022, cảnh báo Trung Quốc có thể đánh Đài Loan "trước 2024". Tuy nhiên, nhiều chuyên gia có cách nhìn trái ngược. RFI giới thiệu quan điểm của giáo sư Hemant Adlakha, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Quốc ở Ấn Độ, trong bài "10 lý do khiến Trung Quốc không thể sớm tấn công Đài Loan" trên trang mạng Nhật The Diplomat, chuyên về chính trị quốc tế.

dailoan1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại một cuộc tập trận của Quân đội Đài Loan năm 2020. © Wikimedia

***

Chuyên gia Ấn Độ Hemant Adlakha, trong bài viết ngày 20/01/2023 , đã so sánh trước hết các phát biểu đằng đằng sát khí của lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình với phát ngôn của các thành viên khác trong ban lãnh đạo Trung Quốc. Trong bài diễn văn trước Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, tháng 10/2022, ông Tập Cận Bình đã tái khẳng định việc Trung Quốc sẽ "không từ bỏ việc sử dụng vũ lực" để thống nhất Đài Loan. Ông Tập tuyên bố chắc nịch "việc thống nhất hoàn toàn đất nước của chúng ta phải được thực hiện, và điều đó chắc chắn sẽ được thực hiện". Phát biểu của lãnh đạo tối cao đã được 2.300 đại biểu hoan hô nhiệt liệt.

Tuy nhiên, bảy tháng trước đó, vào tháng 3/2022, trong kỳ họp Quốc hội hàng năm, trong báo cáo của chính phủ, do thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày, và trong báo cáo của chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, ông Uông Dương, vấn đề Đài Loan, bao gồm cả mục tiêu thống nhất, đã bị hạ thấp một cách đáng ngạc nhiên. Vấn đề Đài Loan chỉ được đề cập một cách ngắn gọn trong chủ đề "chính sách một Trung Quốc".

Cuộc họp Quốc hội Trung Quốc thường niên diễn ra chỉ ít ngày sau khi quân đội Nga xâm lược Ukraine (ngày 24/02/2022). Vào thời điểm đó, giới quan sát trên toàn cầu bắt đầu thảo luận về việc liệu Đài Loan có thể là một Ukraine tiếp theo, liệu Bắc Kinh có theo bước Moskva. Chuyên gia Hemant Adlakha ghi nhận là hầu hết giới phân tích chuyên về Đài Loan đã "thực tế" khi phân tích quan điểm của giới cầm quyền Trung Quốc, tách biệt hai trường hợp Ukraine và Đài Loan.

Quan điểm của Hamada Koichi và Đặng Duật Văn

Về vấn đề này, chuyên gia Ấn Độ dẫn ra quan điểm của hai học giả nổi tiếng. Thứ nhất là quan điểm của giáo sư chuyên về quan hệ quốc tế, ông Hamada Koichi, từng là cố vấn đặc biệt cho cố thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản. Vị chuyên gia này từng nhận định, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhận thức rõ là việc chinh phục Đài Loan bằng vũ lực rất nhiều khả năng sẽ phản tác dụng. Theo chuyên gia Hamada Koichi, "vào thời điểm Trung Quốc đang chịu áp lực nghiêm trọng về kinh tế và tăng trưởng đang chậm lại rất mạnh, đây là lựa chọn bất đắc dĩ" với Đảng cộng sản Trung Quốc.

Một ý kiến khác được dẫn ra là của nhà nghiên cứu Đặng Duật Văn (Deng Yuwen), vốn là thành viên của Viện Cải cách và Phát triển Trung Quốc/China Strategic Analysis Center (một viện nghiên cứu độc lập tại Trung Quốc có uy tín). Đó là thay vì phát động một cuộc xâm lăng, "Trung Quốc sẽ chọn gây áp lực lên Đài Loan bằng cách sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thúc đẩy việc thống nhất… Quốc gia này có thể sẽ tung ra nhiều chính sách ưu đãi hơn và cố gắng khởi xướng thảo luận về khuôn khổ "một quốc gia, hai chế độ" với các đảng cầm quyền và đối lập của Đài Loan". Ông Đặng Duật Văn, được coi là một nhà phản biện nổi tiếng tại Trung Quốc, từng làm phó tổng biên tập của "Học Tập Thời Báo", một tạp chí của Trường Đảng của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và là học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, Anh Quốc.

Tóm lại, theo vị chuyên gia Ấn Độ, không thể phủ nhận mục tiêu thống nhất Đài Loan với Trung Hoa đại lục là một phần không thể thiếu trong mục tiêu "đại phục hưng dân tộc Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình, nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ quyết định xâm lăng Đài Loan ngay bây giờ. Chính quyền Tập Cận Bình đã nhiều lần đe dọa thống nhất Đài Loan, thậm chí bằng vũ lực nếu cần, nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ sớm xâm lược Đài Loan.

"Bài học Ukraine" và nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Đâu là lý do khiến Bắc Kinh khó xâm lược Đài Loan trong thời gian trước mắt ? Nhà nghiên cứu Ấn Độ liệt kê ra 10 lý do chính. Hai vấn đề mà chuyên gia Ấn Độ Hemant Adlakha nêu lên hàng đầu là mặt quân sự và mặt kinh tế. Về mặt quân sự, cuộc kháng chiến của Ukraine chống xâm lược Nga cho thấy giờ đây một quốc gia nhỏ bé không dễ dàng khuất phục trước một cường quốc. Cuộc chiến ở Ukraine diễn ra từ gần một năm nay cho thấy Ukraine có thể tự đứng vững, cho dù có nền kinh tế nước này có GDP nhỏ hơn nhiều, và quân đội yếu hơn Nga.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Tiềm năng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ đang hẹp dần, có một cuộc khủng hoảng thực sự về bất động sản ở Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế lần lượt là 1,7% và 2,7%. Với bên ngoài, Trung Quốc phải đối mặt với các áp lực ngày càng lớn của Mỹ về mặt kinh tế, còn ở trong nước, nền kinh tế đang ở trong thời kỳ giảm tốc mạnh do đại dịch Covid. Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn mở cửa đầy bất trắc sau khi đột ngột từ bỏ chính sách Zero Covid khắc nghiệt. Việc tiến hành một cuộc can thiệp quân sự, với các chi phí khổng lồ sẽ là một quyết định liều lĩnh.

5 lý do quân sự khiến Bắc Kinh đau đầu

Riêng về mặt quân sự, chuyên gia Ấn Độ nhấn mạnh thêm 5 lý do cụ thể khác khiến chính quyền Tập Cận Bình rất khó mạo hiểm tấn công Đài Loan. Thứ nhất là sự khác biệt về tiềm lực quân sự và địa hình của Đài Loan, khiến Đài Loan trở thành mục tiêu khó chinh phục gấp bội so với Ukraine. Đài Loan được ‘trang bị vũ khí tận răng". Và khác với Ukraine, một xứ sở bình nguyên, Đài Loan là một đất nước hơn 100 hòn đảo. Địa hình với núi đá granit của Đài Loan cho phép bố trí các đường hầm và hệ thống boong-ke phòng thủ vững chắc. 

Về mặt hỗ trợ quân sự quốc tế, Đài Loan có thể trông cậy được ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, cả Úc, Ấn Độ, và thậm chí các đối tác Châu Âu. Cho đến nay, chính quyền Mỹ vẫn duy trì chính sách "mơ hồ chiến lược" với Đài Loan, tức không khẳng định có trực tiếp bảo vệ Đài Loan bằng quân sự hay không. Tuy nhiên, tổng thống Joe Biden đã nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ can thiệp để bảo vệ Đài Loan. Ngày càng có nhiều khả năng Washington không để Bắc Kinh rảnh tay trong bất kỳ chiến dịch quân sự nào chống Đài Loan.

Về phía Nhật Bản cũng tương tự. Chính phủ của thủ tướng Kishida tiếp tục phát triển đường lối của cố thủ tướng Abe, khi ông Abe khẳng định, "một tình huống bất ngờ với Đài Loan cũng là một tình huống bất ngờ với Nhật Bản". Chính quyền Nhật đang thúc đẩy chính sách phòng thủ cứng rắn hơn tại khu vực để đối phó với khả năng xảy ra sự cố bất ngờ với Đài Loan.

Việc các liên minh Quad và AUKUS, coi Đài Loan như một yếu tố không thể thiếu trong "cơ chế phòng thủ khu vực", có thể khiến Trung Quốc sẽ phải đối đầu với cả Úc và Ấn Độ, nếu mạo hiểm xâm lăng Đài Loan. Sự đoàn kết của Liên Âu và phương Tây nói chung đối với Ukraine là một thách thức lớn với Trung Quốc. Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Sự đoàn kết của Châu Âu với Đài Loan sẽ buộc Trung Quốc phải trả giá lớn.

Rối ren nội bộ và nỗi lo khối ASEAN trở thành thù địch

Chuyên gia Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Ấn Độ cho biết thêm hai lý do quan trọng khác buộc lãnh đạo tối cao Trung Quốc phải hết sức thận trọng khi quyết định dùng vũ lực chống Đài Loan. Thứ nhất là vấn đề chính trị đối nội và thứ hai là quan hệ với khối ASEAN.

Về chính trị đối nội, theo ông Hemant Adlakha, mục tiêu củng cố quyền lực trong đảng của Tập Cận Bình còn lâu mới đạt được, cho dù ông Tập Cận Bình đã dùng chính sách Zero-Covid siết chặt kiểm soát hệ thống trong 3 trong số 5 năm của nhiệm kỳ nắm quyền vừa qua. Việc tổng thống Nga Putin phải trả giá đắt về chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine là tấm gương đối với lãnh đạo Trung Quốc. Khối ASEAN đang trở thành đối tác thương mại số một của Trung Quốc với tổng trao đổi thương mại lên đến một nghìn tỷ đô la trong vài năm tới. Các nước Đông Nam Á đang ngày càng cảnh giác với Trung Quốc. Việc mạo hiểm tấn công Đài Loan có thể buộc các nước Đông Nam Á coi Trung Quốc là kẻ thù.

Mục tiêu thống nhất trước 2049 thực tế hơn

Tóm lại, theo chuyên gia Ấn Độ, lãnh đạo tối cao Trung Quốc từng khẳng định mong muốn thống nhất Đài Loan "ngay trong nhiệm kỳ của mình", và mục tiêu thống nhất Đài Loan của ông Tập cũng không khác với tất cả các lãnh đạo tiền nhiệm, từ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, nhưng ắt hẳn cũng như các lãnh đạo tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với thực trạng, đó là các điều kiện cho thống nhất không hội đủ.

Chuyên gia Ấn Độ cho rằng, mục tiêu khả thi hơn cả đã được chính lãnh đạo tối cao Trung Quốc đề ra hồi năm 2019, khi ông Tập Cận Bình tuyên bố trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 40 năm "Thông điệp gửi đồng bào ở Đài Loan". Đó là tình hình chia cắt hai bờ eo biển cần được giải quyết vào thời điểm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kỷ niệm 100 năm thành lập. Tức là vào năm 2049.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 23/01/2023

Published in Diễn đàn

Đa số dân Đài Loan ủng hộ kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự

Thu Hằng, RFI, 28/12/2022

Ngày 27/12/2022, ngay sau khi tổng thống Đài Loan thông báo kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự từ 4 tháng lên thành 1 năm, khoảng 65% người dân hòn đảo ủng hộ biện pháp này để đối phó với mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc.

dailoan1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thông báo quyết định kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 27/12/2022. AP - Huizhong Wu

Thông tín viên RFI Adrien Simorre tại Đài Bắc đã gặp một số sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan :

"Trong ký túc xá sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan, tất cả đều chú ý theo dõi thông báo của tổng thống Thái Anh Văn. Sau khi tốt nghiệp, những chàng trai này sẽ phải đi nghĩa vụ quân sự, như trường hợp Kevin, sinh viên ngành quản trị.

Anh nói : "Tôi thấy mình là người Đài Loan, chứ không phải Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xâm lược chúng tôi, dĩ nhiên là tôi sẽ đi chiến đấu. Tôi hy vọng có thể học thêm nhiều hơn về cách sử dụng vũ khí, vì như thế tôi sẽ biết tự vệ và bảo vệ đất nước của mình".

Cuộc xâm lược do Nga phát động ở Ukraine đã gây chấn động ở Đài Loan. Theo những cuộc thăm dò mới đây, 65% người dân ủng hộ cải cách nói trên.

Alex, một sinh viên ngành nhân chủng học, 21 tuổi, cho biết : "Tôi nghĩ là ngoài thời gian, vấn đề trọng tâm là nội dung huấn luyện. Cho tới giờ, mọi người vẫn nói là nghĩa vụ quân sự chẳng để làm gì, chỉ mất thời gian đi quét dọn doanh trại và chẳng học được gì cả. Chính phủ đã nói là nội dung sẽ được thay đổi. Tôi nghĩ đó là một điều tốt".

Mục tiêu trước hết của chính phủ Đài Loan là ngăn Trung Quốc tấn công. Như nhiều phụ nữ Đài Loan trẻ khác, Wendy, 19 tuổi sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự, nhưng em trai cô 17 tuổi thì có. Cô cho biết : "Trước mặt chúng tôi có đến 1,4 tỉ dân. Đài Loan chỉ có 3 triệu quân dự bị, dù chúng tôi có chuẩn bị tốt nhất thì cũng sẽ không đủ. Tôi nghĩ là nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ phải trông cậy trước tiên vào hỗ trợ của nước ngoài".

Hoa Kỳ, đối tác chính của Đài Loan, đã hoan nghênh biện pháp này. Bây giờ phải chờ xem hiệu quả của biện pháp sẽ như thế nào. Tổng thống Đài Loan đã hứa đích thân theo dõi việc áp dụng".

Thu Hằng

**************************

Đài Loan kéo dài thời gian quân dịch để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 27/12/2022

Do Trung Quốc không ngừng gia tăng đe dọa Đài Loan, ngày 27/12/2022, tổng thống Thái Anh Văn thông báo kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự từ 4 tháng lên thành 1 năm. Quyết định có hiệu lực từ năm 2024.

dailoan2

Đài Loan phòng thủ gần Công viên quốc gia Kenting ở Pingdong, tháng 7/2007 - Wolf Kern / Redux

Họp báo sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh quyết định được đưa ra là "vô cùng khó khăn", vì "Đài Loan muốn hòa bình nhưng cần có khả năng phòng thủ". Theo Reuters, ý định này đã được đề cập trước đó kể từ khi Bắc Kinh gia tăng gây sức ép về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với hòn đảo và gần đây quân đội Trung Quốc liên tục thị uy trên không và trên biển ở vùng eo biển Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn giải thích đưa ra quyết định trên là do lực lượng quân sự hiện nay, kể cả lực lượng dự bị, không hiệu quả và không đủ để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, cũng như mối đe dọa quân sự, nhất là trong trường hợp Bắc Kinh mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào hòn đảo.

Những người được gọi đi nghĩa vụ quân sự sẽ theo một khóa huấn luyện tăng cường, kể cả tập bắn, được lực lượng Mỹ huấn luyện tác chiến và sử dụng các vũ khí mạnh hơn, như hệ thống phòng không Stinger và tên lửa chống tăng. Họ được giao nhiệm vụ bảo vệ những cơ sở hạ tầng chủ yếu, để lực lượng chính quy có thể phản ứng nhanh hơn trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.

Một nhà nghiên cứu của Quỹ Chính trị Quốc gia tại Đài Bắc thẩm định, với quyết định kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự, sẽ có thêm khoảng 60.000 đến 70.000 lính nghĩa vụ mỗi năm, cùng với lực lượng chính quy khoảng 167.000 người kể từ năm 2027.

Thu Hằng

Published in Châu Á
Trang 1 đến 4