Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc, Philippines cam kết tìm giải pháp "hữu nghị" cho tranh chấp Biển Đông

Thu Hằng, RFI, 05/01/2023

Trung Quốc và Philippines cam kết giải quyết những bất đồng ở Biển Đông thông qua "tham vấn hữu nghị". Ngày 04/01/2023, khi tiếp tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng nối lại đàm phán về khai thác dầu khí chung với Philippines.

phi1

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cùng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/01/2023. AP - Shen Hong

Theo đài truyền hình Nhà nước CCTV, ông Tập Cận Bình nói với ông Marcos Jr. rằng Trung Quốc mong muốn mang "thêm năng lượng tích cực cho hòa bình và ổn định ở trong vùng" và "khuyến khích hợp tác để phát triển dầu khí ở những vùng không có tranh chấp".

Tổng thống Philippines công du Bắc Kinh vào lúc Trung Quốc bị cáo buộc bồi đắp nhiều thực thể đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Trong cuộc họp ngày 04/01, nguyên thủ hai nước kêu gọi "tham vấn hữu nghị để giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề hàng hải" dựa trên Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Theo thông cáo chung, được trang CNN Philippines trích dẫn, một cơ chế liên lạc trực tiếp đã được thiết lập giữa Ủy ban Biên giới và Hàng hải thuộc bộ ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng Hàng hải và Đại dương thuộc bộ ngoại giao Philippines để tránh "mọi sai lầm về tính toán và trao đổi" ở Biển Đông. Ông Tập Cận Bình và ông Marcos Jr. đánh giá đường dây liên lạc này nhằm củng cố niềm tin và cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau.

Ngoài vấn đề chủ quyền lãnh hải, Philippines và Trung Quốc đã ký 14 thỏa thuận song phương trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, an ninh hàng hải, đánh bắt hải sản, cơ sở hạ tầng, du lịch, giáo dục. Tổng thống Marcos Jr. kết thúc chuyến công du Trung Quốc hôm nay.

Thu Hằng

***********************

Trung Quốc, Philippines nht trí gii quyết tranh chp mt cách hòa bình, tăng cường hp tác

VOA, 05/01/2023

Trung Quc và Philippines đng ý thiết lp kênh liên lc trc tiếp gia hai b ngoi giao v Bin Đông đ gii quyết các tranh chp mt cách hòa bình, hai nước cho biết hôm th Năm 5/1.

phi2

Ch tch Tp ca Trung Quc và Tng thng Marcos ca Philippines duyt đi danh d Bc Kinh, 4/1/2023.

Tha thun ca hai nước bao gm 14 mc nhm h nhit căng thng an ninh và thúc đy hp tác kinh tế.

Trong mt tuyên b chung được đưa ra sau khi Tng thng Philippines Ferdinand Marcos gp Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình Bc Kinh hôm 4/1, hai nhà lãnh đo tái khng đnh rng hai quc gia s tôn trng ch quyn và toàn vn lãnh th ca nhau.

Phát biu khi tr v Manila, ông Marcos cho biết Philippines s theo đui chính sách đi ngoi đc lp và sn sàng hp tác vì hòa bình khu vc cũng như li ích quc gia ca hai nước.

Hai bên cũng nht trí ni li đàm phán v thăm dò du khí Bin Đông và tho lun hp tác trong các lĩnh vc bao gm c năng lượng mt tri, gió, ô tô đin và năng lượng ht nhân.

Lc lượng cnh sát bin ca Trung Quc và Philippines cũng s gp nhau "càng sm càng tt" đ tho lun v "s hp tác thc cht".

Hai nước s xem xét vic thông báo cho nhau khi bn tên la và hp tác v thu dn các mnh v tên la, hai nước cho hay trong tuyên b chung.

Hai nước tái khng đnh tm quan trng ca hòa bình và n đnh cũng như t do hàng hi và hàng không và s t chc đi thoi thường niên v an ninh.

V hp tác kinh tế, Trung Quc đng ý nhp khu thêm nhiu hàng Philippines, vi mc đích đưa thương mi song phương tr li hoc vượt qua mc kim ngch trước đi dch.

Hai bên cũng ha hn s tăng lượng khách du lch và các chuyến bay gia hai th đô lên mc trước đi dch.

H cũng cho biết hai bên s hp tác trong vic mua vc xin. Trung Quc là mt trong nhng nước xut khu vc xin Covid-19 hàng đu thế gii.

Hai bên cũng gia hn tha thun v Sáng kiến Vành đai-Con đường, là chiến lược mang tính du n ca ông Tp v đu tư cơ s h tng nước ngoài.

Thư ký báo chí Philippines cho biết các nhà đu tư Trung Quc cam kết đu tư 22,8 t đô la sau cuc hp v hot đng kinh doanh vi ông Marcos.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 05/01/2023

***********************

Tổng thống Philippines muốn "tăng cường" hợp tác kinh tế với Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 04/01/2023

Tổng thống Philippines Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. bắt đầu chuyến công du Trung Quốc ngày 04/01/2023 với cuộc họp với ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại để giúp hai nước vượt qua đại dịch Covid-19 là những chủ đề chính của cuộc trao đổi.

phi3

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. trong cuộc họp với chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/01/2023. AP

Trong cuộc họp với ông Lật Chiến Thư, tổng thống Philippines nhấn mạnh Manila "coi trọng việc tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines". Chủ tịch Hạ viện Philippines Martin Romualdez, được trang Philstar trích dẫn ngày 04/01, đánh giá cuộc gặp giữa hai nhà lanh đạo là "một lời cam kết tích cực". Ông Lật Chiến Thư đề cập đến việc hai nước cần phát triển nhiều dự án trong lĩnh vực giáo dục, thương mại, đầu tư, đặc biệt là trao đổi giữa người dân.

Trước khi hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay, tổng thống Marcos Jr. hy vọng rằng "các hiệp định quan hệ đối tác giúp ổn định và củng cố nền kinh tế của chúng ta" sẽ kết nối hai nước với nhau. Theo AFP, hai nước sẽ ký khoảng 14 thỏa thuận song phương trong chuyến công du của tổng thống Philippines kết thúc ngày 05/01.

Trước khi lên đường công du Bắc Kinh, tổng thống Marcos Jr. cho biết hy vọng thảo luận với chủ tịch Trung Quốc "những vấn đề về an ninh chính trị cũng như quan hệ song phương và trong vùng", vì theo ông, "những vấn đề giữa hai nước chúng ta là những vấn đề không có chỗ đứng giữa hai quốc gia bằng hữu".

Theo dự kiến, Philippines và Trung Quốc cũng sẽ lập đường dây liên lạc trực tiếp để tránh "mọi sai lầm về tính toán và thông tin ở Biển Tây Philippines ( Biển Đông )». Trước đó, ngày 22/12/2022, Philippines thông báo tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông sau khi có thông tin về việc Trung Quốc bồi đắp nhiều thực thể ở quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam cũng khẳng định toàn bộ chủ quyền.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Ngày 11/11/2020, Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice / Cour de Justice Internationale) sẽ bầu lại các thẩm phán cho nhiệm kỳ bắt đầu vào năm tới 2021. Trong môt thông điệp được công bố ngày 08/11, ngoại trưởng Philippines đã chỉ thị cho phái bộ nước này tại Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế trống tại Tòa Án.

manila1

Ảnh minh họa : Cảnh một phiên họp của Tòa án Quốc tế ICJ tại La Haye, Hà Lan, năm 2019.  UN Photo/CIJ-ICJ/Frank van Beek. Avec l'aimable autor

Trong một tin nhắn Twitter, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nói rõ "Các vị được yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc ở Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất".

Trong lần bầu cử này, có tổng cộng 8 ứng viên tranh 5 ghế thẩm phán được bỏ trống, trong số này có 4 thẩm phán tái tranh cử vì sẽ mãn nhiệm vào ngày 5/2/2021. Ứng viên Trung Quốc bà Tiết Hãn Cầu, hiện là phó chánh án ICJ, nằm trong số 4 người đó.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, một tài liệu của Liên Hiệp Quốc ngày 29/06 cho thấy Philippines đã chọn ủng hộ một ứng viên khác là thẩm phán Nhật Bản Yuji Iwasawa thay vì bà Tiết Hãn Cầu. Về vấn đề này, bộ Ngoại Giao Philippines cho biết nước này có thể ủng hộ nhiều hơn một ứng viên vì có đến 5 vị trí trống.

Những ứng viên còn lại bao gồm Julia Sebutinde (Uganda), Yuji Iwasawa (Japan), Peter Tomka (Slovakia), Taoheed Olufemi Elias (Nigeria), Emmanuel Ugirashebuja (Rwanda), Maja Seršić (Croatia), và Georg Nolte (Đức).

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thiên hẳn về phía Trung Quốc và đã nhiều lần ủng hộ ứng viên của Bắc Kinh trong các định chế quốc tế, sắn sàng phớt lờ ứng viên của các đồng minh ASEAN.

Tháng Ba vừa qua, Manila đã ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào chức tổng giám đốc Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO), thay vì bầu cho một ứng viên Singapore. Hành động này đã khiến ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phải công khai lên tiếng bày tỏ thái độ bất bình.

Tòa Án Công Lý Quốc Tế, còn được gọi là Tòa Án Thế Giới, là định chế tư pháp cao nhất của Liên Hợp Quốc về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tòa gồm 15 thẩm phán được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An bầu ra với nhiệm kỳ 9 năm. Các thẩm phán được phép tái tranh cử.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Sam Rainsy quyết quay về Campuchia ngày 9/11 dù có thể bị bắt (VOA, 06/11/2019)

Ông Sam Rainsy, người sáng lp đng đi lp Campuchia hin đang sng lưu vong, hôm 6/11 cho biết ông s tr li Campuchia vào ngày 9/11 đ đi mt vi vic b bt gi gia lúc đang din ra cuc đàn áp ca chính quyn Phnom Penh đi vi các thành viên trong đảng ca ông, theo Reuters.

sam1

Ông Sam Rainsy và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.

Ông Rainsy, cựu b trưởng tài chính, tuyên b s quay tr li đ lãnh đo các cuc biu tình chng li s cai tr đc đng ca Th tướng Hun Sen, người mà ông gi là "mt nhà đc tài tàn bo".

Việc ông tr v có th b Thái Lan cản tr, khi mà th tướng nước này nói rng ông s không được phép nhp cnh trên đường v Campuchia.

Hôm 6/11, ông Rainsy đăng trên Twitter vé máy bay của ông chng t Paris đến Bangkok, t đó ông s đi đến biên gii Thái Lan-Campuchia. Ông Hun Sen đã ra lệnh cho các hãng hàng không không cho phép ông Rainsy đáp các chuyến bay vào Phnom Penh.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 6/11 nói ông không th cho phép có s can thip vào công vic ni b ca Campuchia, cũng là thành viên ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN).

"Theo cam kết ca chúng tôi vi ASEAN, chúng tôi s không cho phép mt người chng chính ph s dng Thái Lan cho hot đng này", ông Prayuth nói vi các phóng viên khi được hi v ông Sam Rainsy.

Thủ tướng Hun Sen đã cáo buc phe đối lp ng h mt cuc đo chính, và chính ph ca ông đã bt gi ít nht 48 nhà hot đng thuc đng đi lp b cm hot đng trong năm nay.

Ông Sam Rainsy đã trốn sang Pháp 4 năm trước sau khi b kết án hình s vì ti bôi nh. Ông cũng phi đi mt vi án tù 5 năm trong một v án khác.

**************

15 người chết trong vụ tấn công ở miền nam Thái Lan (RFI, 06/11/2019)

Có ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào hai trạm kiểm soát ở miền nam Thái Lan tối qua. Quân đội Thái hôm nay 06/11/2019 cho rằng thủ phạm là phe Hồi giáo ly khai.

sam2

Cảnh sát và quân đội Thái tại hiện trường vụ nổ súng. Ảnh tại tỉnh Yala, miền nam Thái Lan, ngày 6/11/2019. Reuters/Surapan Boonthanom

Từ Bangkok, thông tín viên Carol Isoux tường trình :

"Các hung thủ núp trong một khu rừng cao su, loại cây được trồng nhiều nhất trong vùng, đã nổ súng vào trạm kiểm soát do các nhân viên dân sự phụ trách vào khoảng 11 giờ rưỡi khuya hôm qua. Có 12 người chết tại chỗ, ba người khác tử vong ở bệnh viện, và một số người bị thương.

Sự kiện này đã làm nổi rõ sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa những người dân theo đạo Phật và đạo Hồi ở miền nam Thái Lan, với sự hình thành các lực lượng dân quân vũ trang. Thường thì các vụ tấn công tập trung vào những mục tiêu quân sự và các biểu tượng của Nhà nước.

Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất trong cuộc khủng hoảng đã làm gần 7.000 người chết kể từ năm 2004. Quân đội cáo buộc phe Hồi giáo ly khai là thủ phạm, nhưng cảnh sát ghi nhận bên cạnh xung đột chính trị, các sát thủ dùng súng thường liên can đến nạn buôn người và buôn ma túy tại vùng biên giới với Malaysia".

Thụy My

******************

Biển Đông : Manila tố cáo Trung Quốc bắn hỏa Châu dọa phi cơ Philippines (RFI, 06/11/2019)

Điều trần trước Hạ Viện Philippines, lãnh đạo ngành tình báo quân sự Philippines hôm qua 05/11/2019 đã tố cáo việc lực lượng Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa đã bắn pháo sáng cảnh cáo phi cơ Philippines tuần tra trong khu vực. Phản ứng trước thông tin này, ngoại trưởng hôm nay 06/11 tỏ ra thận trọng, cho biết là ông chờ xác minh rõ vụ việc trước khi phản đối.

sam3

Ảnh minh họa : Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tại hội nghị bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc tại Bangkok ngày 31/07/2019.Lillian SUWANRUMPHA / AFP

Theo nhật báo Philippine Star, phát biểu trước Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh Hạ Viện Philippines, tướng Reuben Basiao, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines phụ trách tình báo, đã xác nhận việc Bắc Kinh gia tăng đáng kể các hoạt động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

Tướng Basiao nói rõ : "Gần đây Bắc Kinh đã cho bắn pháo sáng (còn gọi là hỏa Châu) lên cảnh cáo máy bay Philippines tuần tra ở vùng này, và từ tháng Giêng đến tháng 6/2019, đã có sáu vụ như vậy được ghi nhận".

Theo lãnh đạo ngành quân báo Philippines, trong cùng một giai đoạn, Trung Quốc cũng đã triển khai 17 tầu nghiên cứu trong vùng biển của Philippines.

Các hành vị của Trung Quốc nhằm cản trở các nhiệm vụ tuần tra, luân chuyển lực lượng cũng như tiếp tế cho các đơn vị Philippines trên vùng biển của mình. Tướng Basiao khẳng định Trung Quốc là nước hung hăng nhất trong các nước tranh chấp ở Biển Đông.

Những cáo buộc của tướng Basiao đã được báo chí Philippines loan tải rộng rãi. Tuy nhiên, phản ứng của ngoại trưởng nước này lại rất thận trọng.

Trong một tin nhắn Twitter ngày hôm nay, ông Teodoro Locsin Jr khẳng định sẽ gởi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc một khi cơ quan tình báo quốc gia Philippines NICA xác nhận vụ việc.

Ngoại trưởng Philippines cho rằng ông không tin vào các nguồn tin dân sự vì "họ nói dối như cuội (nguyên văn : "như họ thở")", mà chỉ tin vào cơ quan tình báo quốc gia NICA mà thôi vì "chỉ có thể tin vào việc quân đội nói sự thật mà thôi".

Published in Châu Á

Trong lúc Bắc Kinh và Manila đang hội đàm "có kết quả" về chủ đề Biển Đông vào đầu tháng Tư thì hàng chục tàu cá Trung Quốc đã "vây quanh" một hòn đảo do Philippines kiểm soát trong vùng biển tranh chấp.

phi1

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói họ sẽ coi 'dân quân biển' Trung Quốc là lực lượng tàu như tàu quân sự

Quân đội Philippines đã theo dõi 275 tàu Trung Quốc ở bãi cạn Sandy Cay gần đảo Đảo Thị Tứ (phía Philippines gọi là Pagasa, còn Trung Quốc gọi là đảo Trung Nghiệp) kể từ tháng Giêng.

Chính quyền Philippines cho biết những thuyền này thuộc về lực lược được gọi là "dân quân biển" của Trung Quốc - một đội tàu cá mà giới chuyên gia hải quân quốc tế nói nhiệm vụ là không chỉ đánh bắt cá mà thôi.

Đội tàu cá này được mô tả là "lực lượng biển thứ ba" của Trung Quốc và được cho là hoạt động phối hợp với Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG).

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc không công khai thừa nhận sự tồn tại của lực lượng này, và bản chất của các tàu này cũng cho phép Bắc Kinh bác bỏ bất kỳ vai trò nào trong hành động của họ.

Mối quan hệ của Philippines với Trung Quốc có bước ngoặt kịch tính dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, do vậy việc căng thẳng gần đây gây bất ngờ.

Trong một biểu hiện bất bình hiếm hoi, Philippines đã nói họ phản đối sự hiện diện "bất hợp pháp" của các tàu Trung Quốc, và nói thêm rằng chiến thuật "vây đảo" của Bắc Kinh "đặt ra câu hỏi về ý định cũng như lo ngại về vai trò hỗ trợ các mục tiêu lấn lướt".

"Những hành động như vậy, khi không bị chính phủ Trung Quốc thoái thác thì được coi là đã được thông qua bởi Bắc Kinh", Manila nói vào ngày 4/4.

Truyền thông Philippines đưa tin về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc tại gần hai hòn đảo khác mà Philippines kiểm soát là đảo Kota (có tên quốc tế là Loaita Island, Việt Nam gọi là đảo Loại Ta, còn Trung Quốc gọi là đảo Nam Thược) và đảo Panatag (tên quốc tế là Lankiam Cay, Việt Nam gọi là đá An Nhơn, Trung Quốc gọi là bãi Dương Tín).

Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và luật biển thuộc Đại học Tổng hợp Philippines, nói rằng các tàu này là "một phần của lực lượng dân quân biển được chính phủ Trung Quốc tài trợ và hỗ trợ, và chịu sự kiểm soát và phối hợp của bộ chỉ huy quân sự Trung Quốc".

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh ABS-CBN vào ngày 4/4, ông Batongbacal cảnh báo rằng Philippines có thể mất quyền kiểm soát đảo Thị Tứ nếu Trung Quốc "tiếp tục phong tỏa phi quân sự bãi cạn Sandy Cay, cắt đứt lối ra vào đảo Thị Tứ" theo cách mà ông gọi là "chiến tranh du kích trên biển".

Nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Triệu Kiếm Hoa, khẳng định rằng đội tàu này chỉ là những tàu đánh cá "không được trang bị vũ khí gì cả".

Chiến tranh du kích trên biển

phi2

Pagasa (Thị Tứ) là đảo lớn nhất trong 18 đảo ở quần đảo Trường Sa

Từ Lập Bình, một học giả tại Viện nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đã thẳng thắn hơn về động cơ của Bắc Kinh, khi nói với tờ South China Morning Post (SCMP) có trụ sở tại Hong Kong vào ngày 13/4 rằng sự hiện diện của các tàu này là "lời cảnh báo nhẹ nhàng" với Philippines về các hoạt động xây dựng của Manila trên đảo Thị Tứ.

Giới chuyên gia hàng hải cho biết loại "dân quân" này được sử dụng để hỗ trợ các mục tiêu chiến lược như thúc đẩy yêu sách lãnh thổ, triển khai hoạt động trinh sát, đe dọa tàu nước ngoài và từ chối tiếp cận các khu vực có tranh chấp.

Và, căng thẳng hiện tại giữa Trung Quốc và Philippines cho thấy những khó khăn trong việc đối phó với các lực lượng hàng hải không chính qui như vậy.

Các tàu có thể đóng vai trò như dây mìn, và bất kỳ hành động quân sự nào chống lại họ đều có thể khiến Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc can thiệp. Một sự cố tương tự vào năm 2012 đã dẫn đến việc Trung Quốc chiếm giữ Bãi cạn Scarborough vào năm 2012.

Nhưng nếu không có hành động nào thì đội tàu này có thể lấn dần vào khu vực tranh chấp và chặn đường ra vào - kể như điều mà giới chuyên gia quốc phòng gọi là "các hoạt động trong vùng tranh sang tranh tối" - tức là về cơ bản có nghĩa là giành lợi thế mà không cần nổ súng.

Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao từ viện nghiên cứu Rand Corporation Rand của Mỹ, nói với BBC Monitoring :

"Vì dân quân thể hiện rằng họ chỉ là một đội tàu cá, cho nên đã tạo ra sự lập lờ trước đối thủ về cách phản ứng - và tạo cho đội tàu cá này lợi thế rất hữu ích để thực hiện các hoạt động trong 'vùng tranh sáng tranh tối'".

Gary Alejano, một nhà lập pháp Philippines, người chỉ trích gay gắt chính sách của Tổng thống Duterte với Trung Quốc, cảnh báo về "chiến lược bắp cải" của Bắc Kinh.

Chiến lược bắp cải nhiều lớp

phi3

Làn sóng chống Trung Quốc tăng cao tại Philippines trong thời gian gần đây

"Giống như một cây cải bắp, một số tàu Trung Quốc sẽ bao vây lãnh thổ của chúng tôi khi họ muốn đe dọa quân đội của chúng tôi và để ngăn chúng tôi kiểm soát hiệu quả đối với các đảo của chúng tôi, Alejano nói với SCMP vào ngày 9/2.

Một kịch bản như vậy đã xảy ra vào năm 2014, khi lực lượng dân quân, cùng Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc và Lực lượng Phòng vệ Duyên hải Trung Quốc đã tạo rào ngăn các tàu thuyền Việt Nam cố gắng tiếp cận một giàn khoan dầu của Trung Quốc được kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, Trương Hồng Châu, học giả tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, cảnh báo việc vơ đũa cả nắm nếu cho rằng tất cả ngư dân Trung Quốc đều đóng vai trò dân quân.

"Điều hết sức quan trọng là không nên quá nhấn mạnh rằng tất cả những ngư dân như vậy là một phần của dân quân biển", ông nói với SCMP vào ngày 3/3.

Trong khi "dân quân biển" được cho là đã tồn tại trong nhiều thập niên, các chuyên gia nói rằng lực lượng này đã trở nên nhiều năng lực hơn, và đang hướng tới mục đích chiến lược.

"Dân quân biển" có nguồn gốc từ những ngày đầu của Nội chiến Trung Quốc, Collin Koh Swee Lean, một chuyên gia quốc phòng tại RSIS nói.

"Ngay cả với việc tạo ra Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc và các đơn vị bán quân sự khác như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc, lực lượng dân quân biển vẫn được dùng như một lực lượng tích cực", ông nói với BBC Monitoring.

Derek Grossman nói thêm rằng Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã "duy trì mối quan hệ làm việc chặt chẽ với lực lượng dân quân biển, thông qua việc đào tạo, cung cấp trang thiết bị và tài trợ tiền".

Đưa ra ánh sáng

Việc Trung Quốc hiện đại hóa hải quân đã và đang được triển khai nhanh và mạnh nhưng họ cũng đã đóng nhiều tàu dân quân ở tốc độ chóng mặt bởi dễ chế tạo hơn nhiều.

Dân quân đã "trở nên tinh vi hơn, đặc biệt là việc mua sắm các tàu biển kiên cố hơn, có tầm hoạt động tốt và sức bền tốt, cho phép họ hoạt động trong thời gian dài ở ngoài biển", ông Collin nói thêm.

Trong khi chính phủ Trung Quốc tìm cách nói tránh đi về sự tồn tại của "dân quân biển", thì truyền thông nhà nước đã đưa tin - mặc dù hiếm - về hoạt động của lực lượng này, thậm chí mô tả nó như một "pháo đài chiến đấu trên biển" và là "kỵ binh hạng nhẹ".

"Khi Quân đội Giải phóng nhân dân nâng cấp hải quân, cho hàng chục tàu mới dưới sự soi xét cảnh giác toàn cầu, một lực lượng ít được chú ý là dân quân biển của Trung Quốc, cũng đang cải thiện khả năng hoạt động", một bài trên báo China Daily cho biết vào năm 2016.

Bài này cho biết thêm rằng "hầu hết dân quân biển được hình thành từ ngư dân địa phương".

Một bài báo từ năm 2014 trên tờ báo quân sự chính thức của Trung Quốc, tờ Nhật báo Quân Giải phóng nhân dân, đã nói một cách thẳng hơn.

"Khi đã ngụy trang, họ hội đủ điều kiện của lính ; cởi bỏ lớp ngụy trang, họ trở thành những ngư dân tuân thủ luật pháp", bài báo nói.

Andrew Erickson, giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, đã ví lực lượng này với dân quân được Nga sử dụng ở Crimea và Ukraine, khi tiến hành hoạt động quân sự trong một khu vực không lộ rõ danh tính.

Ông nói thêm rằng cách tốt nhất để đối phó với các chiến thuật như vậy là công khai các hoạt động của dân quân và duy trì sự hiện diện rõ ràng trong khu vực, hoặc như thành ngữ "ánh sáng mặt trời là chất khử trùng tốt nhất".

Pratik Jakhar

Nguồn : BBC, 16/04/2019

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Philippines đang trả giá cho chiến lược "hảo hảo" với Trung Quốc (RFI, 08/04/2019)

Ba năm duy trì chính sách hữu hảo, quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh trên cương vị tổng thống Philippines (nhậm chức ngày 30/06/2016), dường như ông Rodrigo Duterte đang nuốt trái đắng trước những thách thức lặp đi lặp lại của Trung Quốc đối với chủ quyền của Philippines.

phi1

Quân đội Phillipines đóng trên đảo Thị Tứ (Thitu/Pag Asa) mà Việt Nam đòi chủ quyền. Ảnh chụp ngày 21/04/2017. Reuters/Erik De Castro

Ngày 04/04/2019, chính quyền Manila buộc phải lên tiếng phản đối, thậm chí tổng thống Duterte đe dọa "tử chiến", sau khi bộ Ngoại giao nước này thông báo chỉ trong ba tháng đầu năm, có đến 275 tầu Trung Quốc lượn lờ quanh đảo Thị Tứ (Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, nhưng Philippines đang kiểm soát và gọi là Pag Asa). Đại sứ Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua) của Trung Quốc tại Manila khẳng định đó chỉ là tầu đánh cá và không có vũ khí.

"Đây là sự kiện chẳng tốt đẹp gì cho các nước trong vùng, như Philippines", hiện đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, theo đánh giá của giáo sư kinh tế Panos Mourdoukoutas, trường đại học LIU Post ở New York và đại học Colombia, trong bài viết "Philippines đang bắt đầu trả giá cho chính sách quay ngoắt về Biển Đông của Duterte" trên trang Forbes (06/04).

Ngoài ra, sự căng thẳng trong khu vực sẽ tác động đến hoạt động kinh tế của vùng trong tương lai vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dè chừng trước những rủi ro địa-chính trị.

Chính quyền Duterte nhu nhược để Trung Quốc vi phạm chủ quyền

Trung Quốc coi Biển Đông là "ao nhà" và sẵn sàng làm mọi việc để đòi quyền kiểm soát từng hòn đảo/đá, dù là tự nhiên hay bồi đắp. Sau khi chiếm đóng và xây dựng các căn cứ quân sự với đường bay, hệ thống radar và nhiều cơ sở khác trên các đảo có tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông, ngày 21/01/2019, Bắc Kinh thông báo khai trương một trung tâm cứu hộ trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), mà cả Việt Nam và Philippines đều khẳng định chủ quyền.

Tuy nhiên, thay vì phản đối hành động của Trung Quốc, phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, lại nực cười tuyên bố rằng "chúng ta nên biết ơn Trung Quốc đã lập cơ sở đó vì có thể hỗ trợ ngư dân Philippines gặp nạn".

Ngư dân Philippines lại là nạn nhân thường xuyên trong các vụ uy hiếp do chính lực lượng tuần duyên Trung Quốc tiến hành, theo thông báo mới đây của đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.

Để bảo vệ ngư dân Philippines, dựa vào lời chứng và nhân danh họ, cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và cựu thanh tra viên Conchita Carpio-Morales đã kiện đích danh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì "các tội ác chống nhân loại" như làm mất nguồn sống của ngư dân Philippines do tiến hành xây dựng ồ ạt ở Biển Đông nhằm phục vụ "kế hoạch chiếm khu vực này một cách có hệ thống".

Thế nhưng, nhà báo Val Abelgas, trong mục "Ý kiến" trên trang Manila Standard (06/04), lại chua chát nhận thấy chính quyền của tổng thống Duterte đã không công nhận đơn kiện của hai cựu quan chức trên và khẳng định Tòa án Hình sự Quốc tế không có quyền tài phán vì Philippines chính thức rút khỏi định chế này từ ngày 17/03/2019. Đồng thời, Manila tiếp tục trấn an Bắc Kinh rằng quan hệ song phương vẫn tiếp tục nồng ấm bất chấp đơn kiện trên.

Đáp lại thịnh tình của Philippines, Trung Quốc lại "cử" nhiều đội tầu, được báo chí miêu tả như một lực lượng dân quân biển, đến vây quanh đảo Pag Asa (tên gọi Philippines của đảo Thị Tứ/Thitu), nơi chỉ có khoảng 100 cư dân, chủ yếu làm nghề đánh cá.

Tác giả Val Abelgas lên án chính quyền Manila đã nhiều lần nói dối về việc phản đối những hành động khiêu khích và vi phạm chủ quyền mà Trung Quốc vẫn thường xuyên làm. Một ví dụ được ông đơn cử là phát biểu của cựu ngoại trưởng Alan Peter Cayetano, theo đó bộ Ngoại giao Philippines đã trao "hàng chục, khoảng 50, thậm chí là hàng trăm công hàm phản đối" đến Trung Quốc, nhưng lại chưa từng công bố bản nào trong số đó.

Sau vụ 275 tầu Trung Quốc bủa vây đảo Thị Tứ, ngoại trưởng hiện nay, Toedorro Locsin, cũng khẳng định đã gửi "hàng loạt bản ghi chú ngoại giao" đến chính phủ Trung Quốc. Như người tiền nhiệm, ông lại "nuốt" lời sau khi hứa chắc như đinh đóng cột sẽ công bố một bản sao.

Thực ra con số 275 tầu Trung Quốc cũng được chính ngoại trưởng Philippines giảm bớt so với con số 600 tầu mà quân đội nước này đưa ra trước đó và theo ông, có thể những con tầu trên chỉ đơn thuần tuần tra khu vực.

Trung Quốc ngang nhiên hành động vì không thể bị trừng phạt ?

Đưa tầu vây Thị Tứ mới chỉ là một trong những bước đầu, chậm mà chắc, của Trung Quốc để chiếm hòn đảo này, theo nhà báo Val Abelgas. Không hề nói quá khi cho rằng Trung Quốc không nhìn Thị Tứ như một hòn đảo nhỏ mà sẽ là một đảo lớn và sinh sống được ở trên đó. Việc đội tầu Trung Quốc xuất hiện ở Thị Tứ như muốn nhắn rõ cho quân đội Philippines hãy lùi bước trong khi lực lượng này đang sửa chữa các căn cứ quân sự trên đảo.

Đây là một chiến lược hăm dọa đơn giản : "cắt đứt giao thông hàng hải Philippinnes ở gần đảo Thị Tứ", theo nhận xét của ông Alexander Neill, một thành viên cấp cao của Đối thoại Shangri-La vì an ninh tại Châu Á-Thái Bình Dương. Hành động khiêu khích, hung hăng của Trung Quốc quanh khu vực đảo Thị Tứ xuất phát từ "sự bất lực của lực lượng Philippines trong việc đối phó với chiến lược thăm dò mà Trung Quốc tiến hành".

Về mặt chính trị, tổng thống Duterte lại niềm nở với Trung Quốc và sẵn sàng bác bỏ mối đe dọa từ Trung Quốc đối với lãnh thổ Philippines. Thế nhưng, phải chăng do quá tin Bắc Kinh hoặc cố tình không tin mà ông Duterte không hiểu rằng lực lượng dân quân biển là "tai mắt" của quân đội Trung Quốc ? Vẫn theo chuyên gia Neill, việc đưa tầu đến đảo Thị Tứ "cũng là một lời cảnh cáo rằng Trung Quốc có thể chiếm hòn đảo một cách dễ dàng nếu họ muốn".

Nhà báo Val Abelgas nêu một ví dụ khác về việc tầu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của Philippines. Một con tầu nạo vét của Trung Quốc bỗng xuất hiện gần thành phố biển Lobo ở tỉnh Batangas và dường như không được cấp phép trước. Sự xuất hiện của con tầu này làm hé lộ một dự án nạo vét cát trên sông Lobo của một công ty tư nhân để xây một đường băng cho sân bay quốc tế Hồng Kông. Tuy nhiên, phát hiện này lại làm dấy lên nghi vấn : Phải chăng cát khai thác sẽ được Trung Quốc dùng vào việc chiếm đóng nhiều đảo hơn ở Biển Đông ?

Tác giả bài viết tỏ ra bất bình về những hành động bất hợp pháp của Trung Quốc, cũng như của những công ty tư nhân nước này, mà không bị trừng phạt. Trường hợp tầu hút cát Trung Quốc xuất hiện trong lãnh hải của Philippines chỉ là một bằng chứng mới cho thấy họ đang vi phạm luật pháp và chủ quyền của Philippines. Ngoài ra, chính quyền Duterte còn tránh nhắc đến việc doanh nghiệp Trung Quốc đưa lao động bất hợp pháp vào Philippines, gây ảnh hưởng đến việc làm của người dân địa phương.

Bị thuyết phục về những lời hứa "hòa bình và đối tác vì thịnh vượng", tổng thống Duterte đã bỏ Washington, quay sang bắt tay Bắc Kinh và liên tục tuyên bố Trung Quốc là một người bạn của Philippines. Nhưng liệu có nên chơi với người bạn thường xuyên xâm phạm lãnh thổ, hăm dọa ngư dân và nhăm nhe chiếm từng tấc đất ?

Theo giáo sư kinh tế người Mỹ Panos Mourdoukoutas, "vấn đề ở chỗ, Manila không có chính sách rõ ràng và chặt chẽ để đối phó với chiến lược xâm lấn của Trung Quốc. Điều này được chứng tỏ qua việc nhiều lần chính quyền Duterte thay đổi chính sách. Tại sao ? Có thể là do sợ chiến tranh hoặc vì kêu gọi tiền của Trung Quốc để đầu tư vào các công trình hạ tầng đầy tham vọng".

(Tổng hợp từ Forbes, Manila Standar)

*******************

Biển Đông : Manila đón tàu chiến Nga, tập trận cùng Mỹ và dọa 'cảm tử' với Trung Quốc (BBC, 08/04/2019)

Hai tàu khu trục cùng một tàu dầu cùng thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa cập cảng Philippines hôm thứ Hai 8/4 trong "chuyến thăm thiện chí".

phi2

Tàu Admiral Tributs của Hải quân Nga cập cảng Manila hôm 8/4/2019

Tin về chuyến thăm kéo dài năm ngày của các tàu Hải quân Nga đã được hãng thông tấn Philippine News Agency công bố hồi tuần trước, trong bố cảnh căng thẳng leo thang giữa Manila và Bắc Kinh quanh tranh chấp ở Biển Đông.

Hải quân Nga vào khu vực

Các tàu khu trục Admiral Tributs và Vinogradov được Hải quân Nga xếp vào nhóm "các tàu lớn, chống tàu ngầm", còn tàu Irkut được xếp hạng là "tàu dầu đi biển cỡ lớn".

Tuy nhiên, việc tàu Nga ghé Manila dường như không khiến Bắc Kinh lo lắng.

Theo kế hoạch, nhóm ba tàu này sẽ ghé thăm một số nước trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, và tham dự cuộc diễn tập Hải quân chung trên biển Joint Sea 2019 với Trung Quốc, vào cuối tháng Tư, đầu tháng Năm, hãng tin Tass của Nga tường thuật.

Trước đó, một chỉ huy Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Robert Empedrad, nói rằng việc hợp tác với Nga được trông đợi sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, và hai nước sẽ ký thỏa thuận hợp tác Hải quân vào tháng Bảy này.

Đây là lần thứ hai các tàu Nga cập cảng Philippines trong năm nay, và là lần thứ sáu kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền, 6/2016.

Hồi đầu tháng Giêng, ba tàu Hải quân khác của Nga đã đậu tại Manila trong chuyến thăm nhằm "tăng cường hơn nữa và duy trì dài lâu việc giữ hòa bình, ổn định và hợp tác hàng hải".

Chuyến thăm của ba tàu Nga diễn ra đúng lúc Philippines cùng Hoa Kỳ đang có cuộc tập trận chung thường niên, Balikatan, theo kế hoạch sẽ kết thúc vào ngày 12/4.

'Hoa Kỳ là đồng minh quân sự duy nhất'

Tuy đón tiếp tàu Nga và có kế hoạch ký kết thỏa thuận hợp tác Hải quân với Moscow, nhưng Manila coi Hoa Kỳ là "đồng minh quân sự duy nhất" của mình, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr viết trên Twitter hôm Chủ Nhật 7/4.

"Chúng tôi không cần bất kỳ ai khác", ông Locsin viết.

Tuy nhiên, ông Locsin cũng đề cao Nga trong vai trò đồng minh.

"Đồng minh về mặt tự nhiên gồm có Mỹ ở Thái Bình Dương và Nga ở phía sau Trung Quốc. Với Trung Quốc thì khôn ngoan nhất là tình hữu nghị : không bao giờ là đồng minh quân sự. Logic về cân bằng quyền lực", ông viết trên Twitter hôm 8/4, sau khi tái khẳng định Hoa Kỳ là đồng minh quân sự duy nhất.

Nhận xét của ông Locsin được đưa ra trong lúc Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại Philippines dưới thời Tổng thống Duterte.

Mỹ và Philippines đã ký Hiệp ước Phòng thủ Chung (MDT) từ gần 70 năm trước, theo đó hai nước sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu một bên bị bên thứ ba tấn công có vũ trang.

Trong một cuộc họp báo chung giữa ngoại trưởng hai nước, diễn ra tại Manila hồi tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói rằng nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo MDT là "thực sự tồn tại".

"Vì Biển Nam Trung Hoa (tên quốc tế của Biển Đông) là một phần của Thái Bình Dương, bất kỳ tấn công có vũ trang nào vào các lực lượng của Philippines, hay máy bay, tàu bè, cũng đều làm phát sinh các nghĩa vụ phòng thủ theo Điều 4 của MDT", ông Pompeo được Philippine Star dẫn lời nói.

phi3

Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung Balikatan hàng năm. Trong hình là cuộc tập trận 5/2018 tại tỉnh Casiguran của Philippines

'Sẵn sàng cảm tử'

Tổng thống Duterte của Philippines vốn bị coi là đã xếp lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) ra hồi 7/2016 về tranh chấp giữa Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông, để theo đuổi những khoản viện trợ kinh tế, đầu tư và mở rộng thương mại từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, mới đây, ông đã cảnh cáo rằng Trung Quốc cần lui khỏi một hòn đảo có tranh chấp và đe dọa sẽ có hành động quân sự nếu Bắc Kinh "đụng" đến đảo này.

phi4

Đảo Thị Tứ thuộc Quần đảo Trường Sa hiện do Philippines quản lý, là nơi có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan

Ông Duterte ra lời cảnh cáo hôm thứ Năm tuần trước sau sự kiện hàng trăm tàu tuần tra và tàu cá Trung Quốc "tràn vào" khu vực quanh đảo Thị Tứ, nơi Manila gọi là đảo Pag-asa, vốn do Philipines kiểm soát.

"Hãy buông Pag-asa ra, bởi tôi có binh lính ở đó", ông Duterte được hãng tin AFP trích lời. "Nếu quý vị đụng đến nó, thì câu chuyện sẽ khác. Khi đó tôi sẽ nói lính của tôi 'chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cảm tử'", ông nói thêm.

Hiếm khi ông Duterte lên tiếng mạnh mẽ tới vậy để phản đối Bắc Kinh.

Ông từng lặp đi lặp lại rằng chiến tranh với Trung Quốc là chuyện phù phiếm, không hiệu quả, và Philippines sẽ thua, sẽ tổn thất nặng nề.

Việc tàu Trung Quốc hiện diện dày đặc ở đảo Thị Tứ khiến Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố nói rằng đó là sự xâm phạm "bất hợp pháp" đối với chủ quyền Philippines.

****************

Tàu chiến Nga đến Manila giữa lúc có tập trận chung giữa Mỹ và Philippines (RFA, 08/04/2019)

3 tàu chiến của Hải quân Nga đã đến cảng Manila, Philippines, hôm 8 tháng 4 bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày, vào giữa lúc Philippines và Hoa Kỳ đang có tập trậ chung mang tên Balikatan. Hãng tin Philippine loan tin này hôm 8/4.

phi5

Ban nhạc Hải quân Philippines chào đón tàu chiến Nga đang chuẩn bị cập cảng quốc tế Manila ngày 8 tháng 4, 2019 - AFP

Đây là chuyến thăm hữu nghị lần thứ hai của tàu chiến Hải quân nga tới Philipinnes trong năm 2019 kể từ chuyến thăm lần thứ nhất diễn ra vào tháng 1 vừa qua.

Thuyền trưởng Hải quân Philippines Constancio Reyes Jr. nói với báo chí rằng chuyến thăm của đối tác Hải quân Nga nhấn mạnh nỗ lực liên tục nhằm thắt chặt hươn nữa mối quan hệ giữa chính phủ và hai quân hai nước. Điều này sẽ giúp cải thiện hơn nữa và duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trên biển.

Chuyến thăm bao gồm tàu chống ngầm mang tên Đô đốc Tributs và Vinogradov, cùng tàu Irkut.

Trong khi đó, cuộc tập trận chung giữa Philippines và Mỹ mang tên Balikatan đâng diễn ra và dự định kết thúc vào ngày 12/4 tới.

Cuộc tập trận bao gồm 7.500 quân với sự tham gia của các máy bay chiến đấu F-35B, luyện tập bắn đạn thật và các hoạt động cả trên biển và đất liền.

Mới đây, chính phủ Philippines lên tiếng cáo buộc các tàu cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của nước này khi đi gần vào khu vực đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước.

Tổng thống Philipines hôm 4/4 lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không được chạm vào Thị Tứ, nếu không ông sẽ gửi quân cảm tử đến để bảo vệ đảo.

********************

Tàu chiến Nga thăm cảng Philippines (RFI, 08/04/2019)

Vào lúc Mỹ và Philippines đang tiến hành các cuộc tập trận chung thường niên, tàu chiến Nga ghé thăm cảng Manila ngày 08/04/2019.

phi6

Chuẩn đô đốc Nga Eduard Mikhailov (P) và thiếu tướng Hải quân Philippines Francisco Gabidao, bên cạnh tầu khu trục chống ngầm Đô Đốc Tributs, cập cảng Philippines. Ảnh chụp ngày 03/01/2017. Reuters

Theo hãng tin Rappler, ba tàu chiến Nga gồm 2 tàu khu trục chống tàu ngầm mang tên Đô đốc Tributs và Vinogradov cùng một chiếc tàu chở dầu Irkit đã cập cảng Philippines ngày 08/04. Hạm đội Thái Bình Dương Nga bắt đầu chuyến thăm hữu nghị trong 5 ngày.

Đây là lần thứ nhì kể từ đầu năm 2019, Hải quân Nga thăm hữu nghị Philippines. Hãng tin Rappler lưu ý, các chuyến viếng thăm hữu nghị nói trên nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác mà Hải quân hai nước đã ký kết với nhau vài tháng trước đây.

Đáng chú ý là Hải quân Philippines đón tàu Nga đúng vào lúc đang diễn tập với Mỹ trong khuôn khổ các cuộc tập trận hàng năm mang tên Balikatan.

Năm 2019, chương trình diễn tập mở ra từ ngày 01 đến 12/04, huy động hơn 7.500 lính, chiến đấu cơ F-35B, tàu lội nước... Hoa Kỳ và Philippines còn có chương trình tập trận bằng đạn thật.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Biển Đông : Manila lo ngại về hành vi đe dọa của Trung Quốc ở Trường Sa (RFA, 31/07/2018)

Chính quyền Manila tỏ ra quan ngại trước việc Trung Quốc ngày càng có thêm hành vi cảnh cáo tàu thuyền và máy bay của Philippines qua sóng radio, khi các phương tiện này hoạt động gần các tiền đồn mà Bắc Kinh đã bồi đắp tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trả lời hãng tin Mỹ AP ngày 30/07/2018, hai quan chức Philippines đã cho biết như trên.

phi1

Ảnh vệ tinh ngày 30/03/2014, 07/08/2014 và 30/01/2015 cho thấy Trung Quốc xây dựng trên Đá Gaven. Giờ đây Trung Quốc cho phát tín hiệu cảnh báo từ đảo đá bị chiếm đóng này. CNES 2014/Distribution Airbus DS/IHS

Theo AP, một báo cáo của chính phủ Philippines mới đây đã xác nhận rằng chỉ riêng trong nửa cuối năm 2017, đã có ít nhất là 46 lần phi cơ quân sự Philippines nhận được những lời cảnh báo qua vô tuyến điện từ phía Trung Quốc, khi bay tuần tra gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp tại quần đảo Trường Sa. Mục đích của Trung Quốc, theo bản báo cáo, là cản trở công việc giám sát của Philippines vùng biển của mình.

Theo một quan chức Philippines, chính quyền Manila đã từng hai lần bày tỏ thái độ quan ngại nhân các cuộc tiếp xúc với phía Bắc Kinh, trong đó có cuộc gặp tại Manila vào đầu năm nay để bàn về tranh chấp biển đảo giữa hai bên.

Điều đáng nói là nếu trước đây, những lời cảnh báo kiểu này thường do tàu tuần duyên Trung Quốc đưa ra, thì gần đây, theo giới chức quân sự, tín hiệu cảnh cáo được phát đi ngay từ các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ. Trên các đảo này, Bắc Kinh đã lắp đặt các hệ thống thông tin và giám sát mạnh hơn, ngoài các vũ khí như tên lửa phòng không.

Báo cáo của chính quyền Philippines đã nêu cụ thể trường hợp một phi cơ của Không Quân Philippines vào cuối tháng Giêng. Khi tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, thoạt đầu chiếc máy bay này nhận được lời cảnh báo là đang "đe dọa tới an ninh của đảo Trung Quốc", và phải "rời đi ngay lập tức và tránh gây hiểu lầm".

Nhưng chỉ ít lâu sau, lời cảnh báo biến thành đe dọa : "Hãy rời đi ngay lập tức, nếu không thì sẽ phải gánh chịu hậu quả có thể xảy ra". Và sau lời cảnh báo, phi công Philippines đã nhìn thấy hai tín hiệu pháo sáng được phóng từ hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ, được xác nhận là đá Gaven.

Vào tháng Tư năm ngoái 2017, lực lượng Trung Quốc cũng đã từng dùng sóng radio, tung ra những lời đe dọa để đuổi hai phi cơ quân sự của Philippines chở các quan chức Philippines và khoảng 40 nhà báo tới đảo Thị Tứ gần các đảo do Bắc Kinh kiểm soát ở Trường Sa.

Trả lời câu hỏi của AP, Trung tá Clay Doss thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ cũng xác nhận là tàu thuyền và máy bay của Mỹ cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng những cảnh báo của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trọng Nghĩa

**********************

Trung Quốc tặng không tàu thuyền và súng đạn cho Philippines (RFI, 30/07/2018)

Trong một động thái rõ ràng nhằm mục tiêu chiêu dụ Philippines, Trung Quốc vừa "tặng không" cho Philippines 4 chiếc tàu nhỏ (loại dài 12 mét) cùng 30 khẩu súng phóng lựu RPG. Theo hãng tin Anh Reuters ngày 29/07/2018, động thái này phản ánh xu hướng xích lại gần nhau hơn giữa hai nước từ khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống Philippines.

phi2

Trung Quốc năm 2017 đã từng trao tặng vũ khí cho Philippines. Reuters/Romeo Ranoco

Hãng tin Anh dẫn lời phát ngôn viên Hải Quân Philippines Jonathan Zata cho biết, ngoài tàu và súng phóng lựu, viện trợ của Trung Quốc còn bao gồm một số vũ khí hạng nhẹ và đạn dược. Đây là lần thứ hai Bắc Kinh biếu không vũ khí cho Manila. Lần thứ nhất là vào năm 2017, Philippines đã nhận của Trung Quốc 6 ngàn khẩu súng trường tấn công và hàng trăm khẩu súng bắn tỉa.

Phát ngôn viên Philippines khẳng định rằng "tất cả đều mới", và quân đội Philippines đang cân nhắc việc phân bổ loại vũ khí này.

Về số vũ khí nhận được năm rồi, Reuters cho biết là súng trường Trung Quốc đã được trao cho lực lượng Cảnh Sát, để bù vào số thiếu hụt sau khi Quốc hội Mỹ chặn việc bán khoảng 26.000 khẩu M4 cho lực lượng này năm 2016.

Quyết định cấm bán được đưa ra trong bối cảnh lực lượng cảnh sát Philippines bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống ma túy do ông Duterte khởi xướng, khiến hàng ngàn người chết.

Reuters nhắc lại ông Duterte là người từng nhiều lần chỉ trích liên minh Mỹ-Philippines, đồng thời tỏ ý sẵn sàng xích lại gần đối thủ cũ là Trung Quốc, cả về thương mại lẫn chính trị. Món quà của Bắc Kinh nằm trong chiến dịch ngoại giao nhằm chiêu dụ một nước từng kịch liệt tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo Reuters, "quà" của Trung Quốc vẫn thua xa viện trợ Mỹ, nước có hiệp ước phòng thủ với Philippines và là nguồn hỗ trợ quân sự cho đồng minh, với khoảng 282 triệu đô la trong vòng 5 năm qua.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Anh Quốc khẳng định sẽ tăng cường hiện diện tại Biển Đông (RFI, 20/08/2017)

Ngay trước cuộc tập trận đa quốc gia tại Hàn Quốc diễn ra vào ngày mai 21/08/2017, nhằm đối phó với tấn công hạt nhân giả định từ Bắc Triều Tiên, có sự tham gia của quân đội Anh, báo chí Anh Quốc hôm qua, 19/08, dẫn lời chuyên gia một viện tư vấn về quốc phòng và an ninh hàng đầu, theo đó, Luân Đôn sẵn sàng cử quân đội cùng Hoa Kỳ tham gia các hoạt động bảo vệ luật pháp quốc tế tại Biển Đông và nhiều điểm nóng khác trên thế giới.

thitu1

Ngày càng có nhiều nước muốn hiện diện quân sự ở Biển Đông để khẳng định vị thế cường quốc. (Trong ảnh : Hải quân Mỹ Nhật diễn tập ở Biển Đông, ngày 21/04/2015) Reuters

Theo báo mạng Anh Daily Express, chuyên gia quốc phòng Anh Trevor Taylor, thuộc Viện Các Quân Chủng Thống Nhất Hoàng Gia Anh (Royal United Services Institute), khẳng định trong thời gian tới Vương Quốc Anh sẽ tham gia nhiều hoạt động quân sự trên thế giới, nhằm thắt chặt quan hệ với các quốc gia ngoài Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh Brexit.

Biển Đông - nơi Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền tại phần lớn vùng biển, bất chấp sự phản đối của nhiều nước láng giềng và định chế pháp lý quốc tế - là khu vực được chuyên gia Anh nêu tên trước nhất.

Theo chuyên gia Anh, việc Luân Đôn can dự tại Biển Đông, một mặt là để bảo vệ tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới, tăng cường đóng góp cho an ninh toàn cầu, khẳng định "vai trò quốc tế" của Anh dù sẽ không còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, mặt khác, siết chặt quan hệ với Hoa Kỳ cùng các đồng minh khác, như Nhật Bản và Úc.

Cuối tháng 7 vừa qua, trong chuyến công du Úc, ngoại trưởng Anh Boris Johnson từng cho biết sẽ gửi một chiến hạm – mà Anh mới chế tạo - tới Biển Đông để tham gia các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, cùng với Hoa Kỳ.

Thẩm phán Philippines kêu gọi dựa vào Hiệp Ước Phòng Thủ Chung với Mỹ

Cũng về Biển Đông, lo ngại Trung Quốc chiếm bãi cát Sandy Cay, trong khu vực đảo Thị Tứ (Pag-asa), thẩm phán Tòa Án Tối Cao Philippines kêu gọi Manila đưa quân ngăn chặn, và sẵn sàng viện đến Hiệp Ước Phòng Thủ Chung với Mỹ.

Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã "nuốt lời hứa không chiếm thêm" bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã "gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy", cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.

Thẩm phán Tòa Án Tối Cao Philippines hối thúc tổng thống Duterte bảo vệ lãnh thổ, theo cam kết "không nhường một tấc đất nào của Philippines cho Trung Quốc", với biện pháp cụ thể là "đưa tàu chiến" đến bãi Sandy, và nếu Hải Quân Trung Quốc tấn công tàu Philippines, Manila có cớ để viện ra Hiệp Ước Phòng Thủ Chung với Mỹ.

Philippines tiếp nhận một khinh khí cầu radar kiểm soát biên giới biển của Mỹ

Vẫn về quan hệ Philippines – Hoa Kỳ, theo báo Rappler hôm nay, 20/08, người phát ngôn Hải Quân Philippines cho biết ngày thứ Ba 22/08 sẽ diễn ra nghi lễ chính thức tiếp nhận một hệ thống radar theo dõi biên giới biển, do Hoa Kỳ trao tặng. Hệ thống radar khinh khí cầu Tars thường được Hoa Kỳ sử dụng để kiểm soát các vùng biên giới, đặc biệt là để ngăn ngừa nạn buôn lậu.

Theo người phát ngôn Hải Quân Philippines, ông Lincuna, phương tiện này sẽ giúp cho Philippines tăng cường khả năng theo dõi "các hoạt động trên biển và trên không tại các vùng duyên hải".

Cuối tháng trước, Manila vừa nhận từ Hoa Kỳ hai máy bay trinh sát biển Cessna 208B Caravan.

Trọng Thành

**********************

Tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ : Quân đội đòi Manila phản ứng (RFI, 19/08/2017)

Trước thái độ có vẻ dửng dưng của chính quyền Duterte trước lời báo động theo đó Trung Quốc đã cho cả một đội tàu áp sát khu vực đảo Thị Tứ mà Philippines đang kiểm soát tại vùng quần đảo Trường Sa, quân đội Philippines ngày 19/08/2017 đã nhập cuộc. Theo phát ngôn viên Quân Đội Philippines, chính phủ Manila cần nêu vấn đề này ra trước Cơ Chế Tham Vấn Song Phương Trung Quốc-Philippines đã được hai nước thành lập

thitu2

Ảnh vệ tinh chụp ngày 13/08/2017 cho thấy nhiều tàu cá (số màu đỏ) và ít nhất 2 tàu "chấp pháp" Trung Quốc (số màu vàng), sát đảo Thị Tứ (Trường Sa) ở Biển Đông. AMTI - CSIS

Theo nhật báo The Philippine Star, phát ngôn viên lực lượng võ trang Philippines, tướng Restituto Padilla đã có yêu cầu như trên sau khi Quân Đội Philippines đã chứng thực được sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần đảo Pag-asa, tên Manila dùng để gọi đảo Thị Tứ tại vùng Trường Sa (Biển Đông).

Cơ Chế Tham Vấn Song Phương Trung Quốc-Philippines đã được hai nước thành lập nhằm mục tiêu giải tỏa các mối quan ngại liên quan đến các vùng biển đang tranh chấp giữa hai nước, và đã họp phiên đầu tiên vào tháng 5 vừa qua tại Quý Dương (Trung Quốc).

Đối với tướng Padilla, để tránh xẩy ra va chạm giữa hai bên, Bộ Ngoại giao Philippines phải nêu vụ Thị Tứ ra trước cơ chế nói trên, vì đó là "diễn đàn thích hợp để giải quyết vấn đề".

Về phần mình, theo tướng Padilla, Quân Đội Philippines đang bổ sung thông tin về sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ, vốn đã được dân biểu đối lập Gary Alejano báo động.

Theo ông Alejano, có đến 5 tàu Trung Quốc trong khu vực từ ngày 12/08 đến nay, bao gồm 2 tàu hải quân, 2 tàu đánh cá và một tàu hati cảnh. Đối với ông Alejano, Trung Quốc đang có âm mưu thâm hiểm nhằm chiếm các cồn cát sát đảo Thị Tứ.

Tướng Padilla tuy nhiên chưa xác nhận số lượng tàu Trung Quốc bị phát hiện trong khu vực.

Trọng Nghĩa

*******************

Biển Đông : Trung Quốc chuẩn bị chiến dịch lấn chiếm tại khu vực đảo Thị Tứ ? (RFI, 18/08/2017)

Ngày 14/08/2017 vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho biết Trung Quốc cam kết sẽ không tiếp tục bành trướng tại Biển Đông, trong lúc ngoại trưởng Philippines tái khẳng định việc Manila đang đàm phán với Bắc Kinh về kế hoạch khai thác chung dầu khí tại các vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, một số nhà quan sát lo ngại khả năng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị một chiến dịch lấn chiếm mới tại khu vực quanh một đảo lớn do Philippines kiểm soát.

thitu3

Máy bay vận tải quân đội Philippines trên đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp màn hình : doisongphapluat

Không khí giữa Philippines và Trung Quốc dường như có vẻ tiếp tục đi theo xu hướng hòa dịu và gia tăng hợp tác, như chủ trương của tổng thống Philippines Duterte. Thế nhưng nhiều tiếng nói từ đối lập Philippines, và nhiều nhà quan sát bên ngoài lại ghi nhận Trung Quốc đang có xu hướng gây căng thẳng trở lại ở Biển Đông, cụ thể là tại vùng biển xung quanh đảo Thị Tứ (Pag-asa), quần đảo Trường Sa, do Philippines quản lý (1). RFI xin giới thiệu bài "Biển Đông : Trung Quốc lại làm nóng", của Euan Graham, một chuyên gia về các vấn đề an ninh tại Đông Á, được đăng tải hôm nay, 18/08/2017, trên mạng của Viện Lowy (2).

Nhà nghiên cứu Euan Graham ghi nhận có sự tương phản giữa việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông đang bước vào giai đoạn "tương đối bình yên", tiếp theo việc các nước ASEAN và Bắc Kinh thông qua bộ khung Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) đầu tháng 8 này, với thực tế là Bắc Kinh đã đưa nhiều tàu chiến và tàu bán vũ trang hỗ trợ các ngư dân tại khu vực biển sát đảo Thị Tứ, vào tuần trước, ngay sau hội nghị Manila.

Nhà nghiên cứu Úc dẫn báo Philippines GMA News cho biết tàu Trung Quốc đã bắt đầu có mặt tại khu vực này từ ngày 11/08. Và kể từ ngày 15/08, nhiều cuộc tuần thám bằng trực thăng, xuất phát từ ít nhất một tàu chiến của Hải Quân Trung Quốc, đã được tiến hành tại một số dải cát ở phía tây đảo Thị Tứ.

Nhà nghiên cứu Viện Lowy cũng dẫn lại phân tích của Tổ Chức Minh Bạch Hàng Hải Quốc Tế (AMTI), theo đó Bắc Kinh đang phô trương sức mạnh Hải Quân tại khu vực xung quanh đảo Thị Tứ nhằm gửi tín hiệu răn đe chính quyền Philippines, để ngăn cản Manila trong kế hoạch sửa chữa đường băng sân bay và hoàn thiện một số cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ.

Tuy nhiên, theo tác giả, có khả năng mục tiêu thực sự của Trung Quốc là chuẩn bị cho chiến dịch "phong tỏa" đảo Thị Tứ, thậm chí tổ chức "xâm lấn" một trong các dải cát không có người ở tại khu vực phía tây đảo này.

"Một kế hoạch nham hiểm"

Một "kế hoạch nham hiểm" của Trung Quốc là cảnh báo của nghị sĩ đối lập Philippines Gary Alejano. Nghị sĩ đối lập cho hãng tin GMA News hay là tàu kiểm ngư của Philippines đã bị tàu Trung Quốc ngăn chặn tại khu vực cách đảo Thị Tứ khoảng từ 2 đến 7 hải lý.

Nhà nghiên cứu Úc bình luận : Nếu như thực sự có việc tàu kiểm ngư của BFAR (Cơ Quan Ngư Nghiệp và Thủy Sản) Philippines buộc phải quay đầu vì bị tàu Trung Quốc ngăn chặn như vừa nêu, thì rất có thể trong thời gian tới sẽ tái diễn một kịch bản tương tự như vụ Trung Quốc phong tỏa bãi cạn Scarborough hồi năm 2012, từng buộc Manila phải nhường bước, sự kiện cho thấy những hạn chế của Hoa Kỳ trong chính sách can dự tại Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Úc lưu ý nhiều hơn đến việc dải cát Sandy Cay, một trong các dải cát xung quanh đảo Thị Tứ, có khả năng sẽ bị Trung Quốc xâm chiếm trong thời gian tới. Dải cát này đã trở nên nổi tiếng sau cuộc tuần tra "bảo vệ tự do hàng hải" FONOP đầu tiên mà Hoa Kỳ tiến hành tại Biển Đông, do chiến hạm USS Lassen thực hiện, xung quanh rạn san hô Xu Bi (Suby reefs) – nơi Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và nhiều công trình quân sự kiên cố - và một số thực thể địa lý bên cạnh, hồi tháng 10/2015.

thitu4

Bãi cát Sandy Cay, gần đảo Thị Tứ (Pag-asa), trong bản đồ các hoạt động bảo vệ tuần tra hàng hải Mỹ (FONOP), theo trung tâm Center for Science and International Affairs, trường Harvard Kennedy School, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Ảnh chụp màn hình : belfercenter.org

Ông Euan Graham nhắc lại : ông đã từng lưu ý về "một hệ quả có khả năng bị coi thường" xuất phát từ hoạt động tuần tra FONOP đầu tiên của Hoa Kỳ. Vào thời điểm này, Washington đã làm nổi bật quan điểm là dải cát Sandy Cay, một thực thể nổi không có người ở, nhưng là "thực thể có thể có thẩm quyền pháp lý 12 hải lý đối với khu vực biển xung quanh", trong đó bao gồm cả đá Xu Bi (nơi Trung Quốc kiểm soát). "Bắc Kinh chắc chắn đã quan tâm đến điều này", ông nhận xét.

Trong phần kết luận bài phân tích, nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính "cưỡng bức", và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.

Ít nhất hai tàu cá Trung Quốc đánh bắt sát Thị Tứ

Báo Rappler của Philippines hôm nay cho biết là Tổ Chức Minh Bạch Hàng Hải Quốc Tế vừa công bố hôm qua một loạt các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy "ít nhất hai tàu cá Trung Quốc" đang hoạt động đánh bắt gần đảo Thị Tứ. Theo thông tin mới nhất của AMTI ngày 13/08, hoạt động của hai tàu cá nói trên được ghi nhận rất rõ. Tổng cộng, ít nhất 9 tàu cá của Trung Quốc hiện diện tại khu vực này, các tàu này được hai tàu "chấp pháp" bảo vệ. Như vậy, thông báo của AMTI xác nhận các thông tin trước đó của nghị sĩ đối lập Philippines (xem thêm : bài Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu cứu ).

Thông tin của AMTI được đưa ra đúng vào lúc ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano tiếp tục khẳng định hôm thứ Tư, 16/08, vừa qua, là có thể có tàu nước ngoài vào khu vực này, nhưng "tình hình ở đây vẫn rất ổn định". Trả lời họp báo tại Hạ Viện, ngoại trưởng Philippines trấn an công chúng, và yêu cầu người Philippines nên xây dựng "lòng tin cậy lẫn nhau" với Trung Quốc, giống như với đồng minh lâu đời Hoa Kỳ trước đây. Ngoại trưởng Philippines than phiền về việc có rất nhiều người coi Trung Quốc là kẻ thù, và mỗi động thái của Trung Quốc đều bị phản ứng rất mạnh.

Ông đặt câu hỏi : Tại sao chúng ta không lo ngại về việc Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines ? và ông tự trả lời : Bởi Mỹ là đồng minh của chúng ta.

Manila vừa chìa tay, vừa phòng thủ

Kể từ khi tổng thống Duterte lên nắm quyền, Manila chủ trương xây dựng quan hệ gần gũi với Trung Quốc, với hàng loạt nhân nhượng, bị đối lập chỉ trích là có hại cho chủ quyền quốc gia của Philippines. Trên thực tế, Philippines đang trong tình thế vừa chìa tay ra với hy vọng hợp tác được với Bắc Kinh, nhưng vừa trong tư thế sẵn sàng phòng thủ.

Theo báo chí Philippines, ngoại trưởng Philippines Cayetano – đại diện quốc gia chủ nhà Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hồi đầu tháng này – cũng chính là người chủ trương không đưa các lời lẽ trực tiếp gợi đến hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc vào bản Tuyên bố chung ngày 06/08, theo đề nghị của Việt Nam, với lý do Trung Quốc đã ngừng các hoạt động này trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau đó, hôm thứ Sáu tuần trước 11/08, người phát ngôn của tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella, khẳng định (3) Manila sẵn sàng thúc đẩy ASEAN nêu vấn đề này trong cuộc họp lần tới, nếu các thông tin về các hành động bành trướng mới đây của Trung Quốc, như AMTI đã đưa ra, là "chính xác" (4).

Trọng Thành

----

(1) Đảo Thị Tứ cũng là đối tượng đòi chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc, và Đài Loan.

(2) Ông Euan Graham là thành viên Lowy Institut, một viện tư vấn về chính trị quốc tế có trụ sở tại Sydney, Úc.

(3) Bài "Phủ tổng thống nêu khả năng ASEAN ngăn chặn các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc", SunStar, 11/08/2017.

(4) Theo AMTI, hai ví dụ mới nhất về các xây cất mới của Trung Quốc là tại đảo Cây (Tree Island) và đảo Bắc (North Island), thuộc nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group), khu vực phía đông của quần đảo Hoàng Sa.

******************

Trung Quốc cam kết với Philippines không bành trướng thêm ở Biển Đông (RFI, 16/08/2017)

Trung Quốc bảo đảm với Philippines sẽ không chiếm thêm thực thể hay lãnh thổ tại Biển Đông trong một thỏa thuận giữ "nguyên trạng" đàm phán với Manila. Hai bên đồng thời nỗ lực tăng cường hợp tác song phương.

thitu5

Ảnh minh họa : Phiên họp Quốc Hội Philippines, ngày 22/07/2017. REUTERS/Dondi Tawatao

Phát biểu trước các nghị sĩ tại phiên họp Quốc Hội ngày 14/08/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho biết : "Trung Quốc sẽ không chiếm thêm thực thể mới tại Biển Đông và cũng không xây thêm công trình trên bãi cạn Scarborough".

Tuy nhiên, ông Lorenzana không đưa ra bình luận trước các nghị sĩ về sự kiện ngày 12/08 khi 5 tầu Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ (Pag-asa) do Philippines kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano tuyên bố Manila đang nghiên cứu với Bắc Kinh một "thỏa thuận thương mại" để thăm dò và khai thác dầu khí tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông với mục đích thương mại và kéo dài trong vòng một năm.

Phát biểu trước các nghĩ sĩ, ông Cayetano khẳng định thỏa thuận năng lượng với Trung Quốc không vi phạm Hiến Pháp và sẽ được chia theo tỉ lệ 60-40%, có lợi cho Philippines. Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra chi tiết các cuộc đàm phán, cũng như danh tính của công ty năng lượng Trung Quốc sẽ tham gia khai thác.

Các nghị sĩ đối lập, Gary Alejano và Edcel Lagman, phản đối kế hoạch của thỏa thuận năng lượng, bị đánh giá là bất hợp pháp "vì đi ngược với Hiến Pháp vì các khu vực đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines".

Theo nhận định của Reuters, thỏa thuận giữa Philippines và Trung Quốc có thể trở nên phức tạp và nhạy cảm vì yêu sách cả hai nước về các nguồn dầu khí. Việc phân chia lợi nhuận có thể được hiểu là hợp pháp hóa yêu sách của Bắc Kinh và Philippines chấp nhận nhường chủ quyền vùng biển đang tranh chấp với Trung Quốc.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Hôm 24 tháng 7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chính phủ Philippines đang thảo luận với Trung Quốc về việc hợp tác khoan tìm dầu khí ở Biển Đông là khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Tuyên bố này ngay lập tức đặt ra một loạt các câu hỏi về tính khả thi của dự án, và nếu trở thành sự thực thì liên doanh này sẽ ảnh hưởng thế nào tới những nước khác trong tranh chấp Biển Đông, nhất là Việt Nam, nước cũng đang có các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ngoài Biển Đông.

Ngư dân Philippines và các nhà hoạt động mang thuyền gỗ diễu hành đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila hôm 12/7/2016 để biểu tình

Ngư dân Philippines và các nhà hoạt động mang thuyền gỗ diễu hành đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila hôm 12/7/2016 để biểu tình - AFP

Tính hợp hiến

Hồi đầu năm nay, ông Duterte cũng đã lên tiếng nói về khả năng hợp tác phát triển với Trung Quốc ngoài Biển Đông khi ông nói rằng quân đội Philippines không có khả năng đối đầu với Trung Quốc ngoài Biển Đông. Tuy nhiên theo Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle, Philippines, tuyên bố mới của Tổng thống Philippines là không chắc chắn

Ông ấy không nói một cách chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Việc hợp tác với Trung Quốc như vậy đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đòi hỏi chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông. Thêm vào đó là hoạt động này không được phép căn cứ theo hiến pháp của chúng tôi.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền khoảng 90% diện tích Biển Đông chủ yếu qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra. Trung Quốc coi khu vực này là phần chủ quyền không tranh cãi của mình bất chấp phản đối từ những nước trong tranh chấp. Các nước tham gia tranh chấp trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đài Loan cũng đòi chủ quyền với khu vực nước trong đường đứt khúc 9 đoạn. Phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) hôm 12 tháng 7 năm ngoái xác định đường đứt khúc này là không hợp pháp. Tuy nhiên Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận phán quyết của tòa.

Mặt khác, cản trở lớn nhất trong hợp tác chung giữa Philippines và Trung Quốc chính là tính hợp hiến của hoạt động này vì hiến pháp Philippines không cho phép các hoạt động khai thác chung với nước khác tại vùng nước mà nước này đòi chủ quyền. Giáo sư Renato de Castro giải thích :

Tổng thống Philippines sẽ phải vượt qua chướng ngại về hiến pháp. Sẽ có người nói rằng điều ông ấy làm là vi hiến bởi vì điều này đã xảy ra trước kia trong dự án nghiên cứu địa chấn giữa hai nước. Cho nên câu hỏi về tính hợp hiến của dự án này sẽ được đưa ra trước tòa tối cao Philippines.

Hồi năm 2004, một thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu chung trên biển tại khu vực Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã được ký kết dưới thời của Tổng thống Gloria Arroyo. Vào năm 2005, Việt Nam cũng tham gia vào dự án này. 3 nước ký thỏa thuận khảo sát địa chấn tại một số khu vực nhất định ở Biển Đông (gọi tắt là JMSU). Tuy nhiên hợp tác đã bị chấm dứt sau 3 năm vì nhiều tiếng nói ở Philippines lúc đó đã chỉ trích chính phủ của bà Arroyo vi phạm hiến pháp khi cho phép Trung Quốc vào nghiên cứu tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines.

Cây gậy và củ cà rốt của Trung Quốc

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Duterte, hôm 25 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đang ở thăm Philippines cũng lên tiếng ủng hộ ý tưởng này. Ông Vương Nghị còn cảnh báo rằng bất cứ hành động đơn phương nào cũng sẽ chỉ gây ra các vấn đề và làm phương hại đến mối quan hệ hai nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25 tháng 7 cũng nói với báo chí tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi tại quần đảo Trường Sa và thúc giục bên thứ ba ngừng các hoạt động vi phạm đơn phương tại khu vực này. Phát biểu này được đưa ra cho câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông tin hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc đã gây sức ép khiến Việt Nam phải ngưng hoạt động tìm kiếm dầu khí ngoài khơi Việt Nam nơi đường đứt khúc 9 đoạn đi qua.

Tổng thống Duterte hồi tháng 5 vừa qua cũng cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chiến tranh sẽ xảy ra nếu Philippines xúc tiến việc khai thác dầu đơn phương ở Biển Đông.

Giáo sư Castro cho rằng Tổng thống Duterte hiểu được tình hình hiện tại và cũng biết được những cản trở mà ông ta sẽ gặp phải khi đưa ra đề nghị hợp tác với Trung Quốc nhưng ông Duterte vẫn tuyên bố như vậy vì những hứa hẹn về đầu tư từ Trung Quốc.

Đó là vì tiền của Trung Quốc. 24 tỷ đô la tiên đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở đã khiến chính phủ hiện thời của Philippines tìm kiếm cách làm hài long Trung Quốc. Trung Quốc đang đưa ra cái củ cà rốt trị giá 24 tỷ đô la cho Philippines.

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái của Tổng thống Philippines Duterte, hai nước đã ký một bản ghi nhớ về cam kết đầu tư của Trung Quốc vào Philippines lên đến 24 tỷ đô la. Đây là một khoản đầu tư lớn mà Philippines cần, theo lời của giáo sư Castro, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có một đồng đô la nào theo bản ghi nhớ này được thực hiện.

Thách thức đối với ASEAN và Việt Nam

Tuyên bố về hợp tác dò tìm dầu khí giữa Philippines và Trung Quốc mặt khác cũng gây quan ngại đối với ASEAN, nhóm 10 nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Vì vậy, hôm 26 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano cho biết nước này sẽ hỏi ý kiến ASEAN về việc hợp tác tìm kiếm dầu ở Biển Đông. Ông Cayetano nói sẽ không có hành động đơn phương và bất cứ hành động đơn phương của bất cứ ai cũng sẽ dẫn đến gây mất ổn định. Tuy nhiên ông Cayetano từ chối không chỉ ra cụ thể vùng thăm dò chung với Trung Quốc sẽ nằm ở đâu trên Biển Đông.

Hồi tháng 5 vừa qua ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý bộ khung bản thảo về một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt là COC). Cả Trung Quốc và Philippines đều đã lên tiếng bày tỏ mong muốn COC sẽ được hoàn tất trong năm nay khi Philippines là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Castro có nhiều khả năng ASEAN sẽ không trả lời dứt khoát có hay không đối với thông báo của Philippines về vấn đề hợp tác chung với Trung Quốc vì không muốn gây bất đồng trong khối hay làm Trung Quốc tức giận.

Trong các tuyên bố chung của ASEAN, khối này thường không bao giờ chỉ đích danh Trung Quốc hay lên án nước này về các hoạt động quân sự hóa khu vực Biển Đông. Nhiều khả năng điều này cũng sẽ xảy ra trong tuyên bố chung sau thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tuần tới ở Philippines.

Trước thượng đỉnh, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng đến thăm Thái Lan và Philippines, hai nước thành viên ASEAN. Trong các chuyến thăm này, ông Vương Nghị luôn đánh giá cao quan hệ giữa Trung Quốc và các nước liên quan, đồng thời kêu gọi ASEAN đoàn kết chống lại các lực lượng bên ngoài, ý nói đến Hoa Kỳ.

Giáo sư Castro nhận định hợp tác chung giữa Philippines và Trung quốc nếu có thành hình thì có nhiều khả năng chỉ là một dạng hợp tác tương tự như thỏa thuận JMSU như hồi năm 2004 mà thôi. Tuy nhiên, nếu hợp tác này thành hình thì điều này cũng là một thách thức lớn với cả ASEAN và Việt Nam. Giáo sư Castro nói "Việt Nam sẽ bị đơn độc và ASEAN sẽ tiếp tục bị chia rẽ".

Published in Châu Á

Nhật, Việt, Philippines thao dượt chung vào tháng 6 (VOA, 14/05/2017)

Nhật Bn s thao dượt chung vi Vit Nam và Philippines vào tháng 6 ti. Đây là mt bin pháp đ Nht tăng cường n lc tr giúp các nước đang đi mt vi các bước tiến hàng hi ca Trung Quc Bin Đông.

biendong1

Tuần duyên Nht Bn, Philippines thao dượt chung tháng 7/2016

Cuộc thao dượt s din ra ngày 3/6 Davao, min nam Philippines. Năm 2016, Nhật Bn cung cp mt tàu nh dài khong 40 mét cho lc lượng tun duyên Philippines. Tàu này s được s dng trong cuc thao dượt v cách chng hi tc. Tun duyên Philippines cũng s được hướng dn cách vn hành các xung cao su cao tốc mà tàu mang theo.

Tàu Echigo 3.100 tấn có kh năng mang theo trc thăng ca Nht Bn s tham gia thao dượt.

Sau đó, ngày 16/6, tàu Echigo và các nhân viên tuần duyên Nht s đến Đà Nng đ thao dượt chung. Mt tàu nh do Nht cung cp cho cnh sát biển Vit Nam năm 2015 s cùng thao dượt vi tàu Echigo. Trong khuôn kh chương trình, cnh sát bin Vit Nam s được hun luyn cách x lý các tàu cá hot đng bt hp pháp.

Việt Nam và Philippines đu có tranh chp ch quyn bin vi Trung Quc Bin Đông trong khi Nhật có tranh chp vi Trung Quc v qun đo Senkaku Bin Hoa Đông.

Hồi mùa xuân năm nay, lc lượng tun duyên Nht đã lp mt chc v mi là trưởng ban hp tác quc tế v tun duyên, chuyên trách cung cp tr giúp cho các nước Đông Nam Á.

Cuộc thao dượt chung vi Philippines là ln đu tiên quan chc này nm trách nhim ph trách mt cuc hun luyn.

Trước đây, đã có các cuc thao dượt chung vi Vit Nam và Philippines, s dng nhng tàu nh hơn, liên quan đến tìm kiếm, cu nn. Đây là ln đầu 3 nước dùng các tàu ln hơn đ chng các hot đng bt hp pháp.

Trung Quốc đã trin khai nhiu tàu tun duyên Bin Đông kèm theo vic xây các căn c quân s trên các đo nhân to.

Dùng các tàu hải quân đ ngăn chn có th dn đên xung đt quân s, vì vậy Vit Nam và Philippines tìm cách hp tác vi tun duyên Nht vn có nhiu kinh nghim trong vic đi phó vi các hành vi xâm nhp lãnh hi.

Hồi năm 2013, chính ph Nht thông báo h s cung cp cho Philippines 10 tàu tun tra mi dài 40 mét. K t đó, Nhật đã công b kế hoch cung cp cho Philippines 2 tàu tun tra ln mi dài 90 mét, cho Malaysia 2 tàu tun tra ln đã s dng dài 90 mét, và cho Vit Nam 6 tàu mi.

(Theo Japan News, Ashahi Shimbun)

*******************

Philippines đề xuất 'khai thác ba bên' ở Trường Sa ? (BBC, 14/05/2017)

biendong2

Khu vực có tranh chấp, Đá Subi thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc đang chiếm đóng. Hình chụp hôm 21/4/2017

Ông Jose de Venecia nêu vấn đề tại Bắc Kinh, nơi đang có diễn đàn thượng đỉnh nhằm thảo luận về dự án đầy tham vọng của Trung Quốc, theo đó muốn nối liền Châu Á, Châu Âu và Châu Phi bằng những tuyến đường trên bộ và trên biển.

Ông De Venecia nói rằng nỗ lực khai thác ba bên sẽ thúc đẩy hòa bình và phát triển kinh tế.

Bắc Kinh và Manila sẽ bắt đầu tham vấn song phương về các bất đồng trên Biển Đông vào tuần này, hãng tin Reuters dẫn lời đại sứ Philippines tại Bắc Kinh nói, vào lúc Manila đang muốn làm giảm căng thẳng với quyền lực kinh tế hàng đầu của Á Châu.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hiện đang có mặt tại Bắc Kinh, tham dự diễn đàn Một Vành đai Một Con đường.

Cũng tại diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi sáng kiến còn được coi là Con đường Tơ lụa mới này là bước đi đúng đắn hướng tới một tương lai "hạnh phúc, hòa bình và hòa hợp", và nhằm kết nối chiến lược các kế hoạch đang có, gồm các kế hoạch với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và Việt Nam, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tường thuật.

Hiện ông Duterte đã chọn cách theo đuổi Trung Quốc nhằm đạt được các khoản đầu tư, kinh doanh của Bắc Kinh và tránh những tranh cãi chủ quyền mà các lãnh đạo tiền nhiệm của ông để lại.

Trung Quốc và Philippines tham vấn song phương về Biển Đông

Đại sứ Philippines tại Trung Quốc, Jose Santiago Santa Romana nói với các phóng viên vào cuối ngày thứ Bảy rằng việc tham vấn giữa hai quốc gia sẽ được thực hiện tại Trung Quốc.

Ông nói thêm rằng tranh cãi giữa hai nước "không thể giải quyết chỉ sau một đêm".

"Phiên tham vấn đầu tiên sẽ diễn ra trong tuần tới, nhưng đây sẽ là phiên họp được thực hiện hai năm một lần. Nó sẽ là cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông," ông đại sứ được hãng tin AFP dẫn lời.

biendong3

Vợ chồng Duterte và Tập Cận Bình chụp hình chung tại diễn đàn Một Vành đai Một Con đường 

Hồi cuối tháng Ba vừa qua, trang tin philstar.com đã đưa tin về việc Trung Quốc và Philippines sẽ bắt đầu có các cuộc thảo luận trực tiếp về tranh chấp ở Biển Đông vào tháng Năm.

Trang tin này dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc theo đó nói Bắc Kinh đã mời các quan chức ngoại giao Philippines tới đàm phán về một cơ chế tham vấn song phương đối với chủ đề Biển Đông, và đề nghị hai bên bắt đầu có cuộc họp tham vấn trong tháng Năm.

Tuy nhiên, tới nay phía Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố công khai nào về việc này, Reuters nói.

Ông Duterte đã bị một số người cáo buộc là có quan điểm chịu thất bại trước Trung Quốc và trong việc bảo vệ chủ quyền của Philippines. Ông coi cách tiếp cận của mình là thực tiễn, và nói việc thách thức Trung Quốc sẽ chỉ đẩy tới nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Đại sứ Santa Romana nói rằng việc ông Duterte có mặt tại diễn đàn Một Vành đai, Một Con đường không nên bị coi là việc Philippines từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của Manila tại Biển Đông.

Chính phủ Philippines hồi 2013 đã đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA), và tới 7/2016 đã được cơ quan này ra phán quyết có lợi trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Duterte sau đó đã xếp lại nội dung phán quyết và nói ông sẽ quay trở lại xem các nội dung đó vào cuối nhiệm kỳ.

Trung Quốc lâu nay tuyên bố chủ quyền với hầu hết các vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng trị giá 5 ngàn tỷ đô la hàng hóa qua lại mỗi năm.

Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền từng phần ở nơi này.

************************

Trung Quốc, Philippines 'tái đàm phán' về Biển Đông (VOA, 14/05/2017)

biendong4

Tổng thng Rodrigo Duterte và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti Bc Kinh năm 2016.

Bắc Kinh và Manila s khi đng các cuc tham vn song phương v bin Đông trong tun này, đi s Philippines Trung Quc cho biết, trong bi cnh Manila đang tìm cách làm du căng thng vi cường quc kinh tế hàng đu Châu Á.

Ông Jose Santiago Santa Romana cho các phóng viên biết cui ngày 13/5 rng cuc tho lun gia hai nước s din ra Trung Quc.

Theo Reuters, quan chức ngoi giao hàng đu ca Philippines quc gia đông dân nht thế gii nói rng tranh chp gia đôi bên "không th gii quyết mt sớm một chiu".

Chính quyền Bc Kinh chưa có bt kỳ thông báo chính thc công khai nào v các cuc tho lun mà Manila mi loan báo.

biendong5

Ông Rodrigo Duterte bị ch trích quá qu ly Trung Quc.

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte hin thăm Bc Kinh đ tham d mt hi ngh thượng đnh v kế hoch Con đường Tơ la mi đy tham vng ca Trung Quc.

Theo nhận đnh ca phóng viên Reuters, ông Duterte đã la chn vic hp tác vi Trung Quc đ đi ly đu tư và cơ hi kinh doanh vi Bc Kinh, thay vì đi đu vì vn đ tranh chp ch quyn như chính ph tin nhim.

Chính vì vậy, theo hãng tin ca Anh, ông Duterte đã b ch trích là quá qu ly Trung Quc và không bo v ch quyn ca Philippines.

Nhưng ông li nói rng cách tiếp cn đó ca ông là thc tế, và rng thách thc Trung Quc s châm ngòi chiến tranh.

Ông Santa Romana nói rằng s tham d ca ông Duterte ti hi ngh thượng đnh v Con đường Tơ la ln này không th được coi là Philippines đã "t b" tuyên b ch quyn Bin Đông.

Published in Châu Á

Khả năng đơn kiện của ông Magdalo Gary Alejano vượt qua vòng 1 tại Ủy ban Công lý Hạ viện để tiến vào vòng trong không cao.

Rappler, Philippines ngày 12/5 đưa tin, Ủy ban Công lý Hạ viện nước này sẽ tổ chức một buổi điều trần vào 9h 30 phút sáng thứ Hai tới, ngày 15/5 để điều trần về đơn kiện Tổng thống Rodrigo Duterte xem có đảm bảo đầy đủ về hình thức, nội dung hay không.

Tháng 3 năm nay, nhà lập pháp Magdalo Gary Alejano thuộc phe đối lập đã đệ trình đơn kiện chống lại Tổng thống Rodrigo Duterte với 3 cáo buộc :

Một là tham gia vào tổ chức Tử hình Davao với cuộc chiến đẫm máu chống ma túy, với các nhân viên "ma" của chính quyền Davao khi ông Duterte còn là Thị trưởng.

Hai là tài sản không giải thích được của ông Rodrigo Duterte và ba là cách tiếp cận của Tổng thống với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

phi1

Nhà lập pháp Gary Alejano và bản sao đơn kiện Tổng thống Rodrigo Duterte, ảnh : Philstar.

Hội đồng điều trần do Hạ nghị sĩ Reynaldo Umali đại diện quận Oriental Mindoro chủ trì. Umali là một đồng minh của Tổng thống.

Nếu Ủy ban có đa số phiếu tán thành đơn kiện đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý về hình thức và nội dung, một dự thảo nghị quyết chính thức của Hạ viện sẽ được đưa ra trong phiên họp toàn thể.

Chỉ cần ít nhất 1/3 số ghế Hạ viện hoặc 97 Hạ nghị sĩ khẳng định các cáo buộc này có cơ sở, vụ kiện sẽ được chuyển lên Thượng viện để tiến hành một cuộc bỏ phiếu do Chủ tịch Thượng viện chủ trì.

Nếu 2/3 số phiếu của tất cả các thành viên Thượng viện thông qua các cáo buộc này, Thượng viện Philippines sẽ phế truất ghế Tổng thống của ông Rodrigo Duterte.

Trong trường hợp Ủy ban Công lý Hạ viện không đủ đa số phiếu (trên 50% ?) tán thành đơn kiện, Ủy ban Công lý Hạ viện sẽ bác bỏ đơn kiện [1].

Cá nhân người viết cho rằng, việc Ủy ban Công lý Hạ viện Philippines xem xét đơn kiện Tổng thống của nhà lập pháp Magdalo Gary Alejano cho thấy sự thượng tôn pháp luật, Tổng thống cũng không thể đứng trên pháp luật.

Còn khả năng đơn kiện này có được Quốc hội Philippines chấp thuận hay không thì cần phải chờ xem. Nhưng về chủ quan người viết cho rằng, mong muốn và mục tiêu của nhà lập pháp Magdalo Gary Alejano khó thành sự thật. Bởi lẽ :

 Thứ nhất, cáo buộc của ông Magdalo Gary Alejano về chiến dịch chống ma túy của ông Rodrigo Duterte hồi còn làm Thị trưởng Davao cũng như khi vào Điện Manacanang khó đi đến đâu, bởi chính nó đã không ngăn được Duterte trở thành Tổng thống Philippines trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Vấn nạn ma túy và tội phạm đã trở nên nghiêm trọng ở Philippines, dân chúng nước này cần có một bàn tay sắt để lập lại trật tự. Có lẽ đây cũng là một trong những lĩnh vực ông Duterte ghi điểm khi tranh cử.

Thứ hai, cáo buộc về "tài sản không rõ nguồn gốc" cũng dễ bị các đối thủ chính trị lôi ra từ khi ông Duterte còn vận động tranh cử, chứ không phải đến khi đã trở thành Tổng thống mới bị "soi".

Trong trường hợp ông Magdalo Gary Alejano mới phát hiện ra những bằng chứng ông cho là thuyết phục về sự "bất minh" ấy, Ủy ban Công lý Hạ viện Philippines sẽ có câu trả lời.

Vấn đề còn lại phụ thuộc vào lập luận, bằng chứng ông Magdalo Gary Alejano đưa ra.

Thứ ba, việc xử lý quan hệ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, người viết cho rằng đang là một thành công của ông Rodrigo Duterte hiện nay.

Chúng tôi đã nhiều lần phân tích về sự khéo léo của ông Duterte trong chính sách đối ngoại với 2 siêu cường Hoa Kỳ - Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông.

Mới nhất, CNN ngày 12/5 đưa tin, trong khi ông Rodrigo Duterte đến Trung Quốc tham dự hội thảo quốc tế về sáng kiến "Một vành đai, một con đường" sẽ khai mạc ngày mai 14/5, theo lời mời của ông Tập Cận Bình, Philippines bắt đầu đưa nhân lực và vật liệu xây dựng ra đảo Thị Tứ mà họ kiểm soát ở Trường Sa.

Đây là các hoạt động củng cố, nâng cấp sân bay, xây dựng cầu cảng, cảng cá và cơ sở hạ tầng trên đảo [2].

Xin lưu ý rằng, Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Hiện Trường Sa là đối tượng Trung Quốc, Đài Loan nhảy vào tranh chấp toàn bộ, Philippines, Malaysia, Brunei yêu sách một phần. 

Trừ Brunei, các bên còn lại đang chiếm đóng trái phép một số cấu trúc, tạo ra tranh chấp đa phương về chủ quyền quần đảo này.

Trước đó, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác lập và duy trì chủ quyền một các hòa bình, hợp pháp và liên tục ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ 17 và hoàn toàn không có tranh chấp.

Tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ bàn về hoạt động cải tạo cơ sở hạ tầng của Philippines trên đảo Thị Tứ trong mối tương quan với Trung Quốc để làm sáng rõ hơn chiến lược của ông Rodrigo Duterte với Bắc Kinh.

Kế hoạch cải tạo Thị Tứ có từ thời Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino III, nhưng liên tục bị trì hoãn. 

Ông Aquino cho khởi động vụ kiện trọng tài chống lại việc Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Quyết định và những nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ Tổng thống Aquino đã mang về chiến thắng pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho cả Philippines, khu vực và Công ước bằng Phán quyết Trọng tài ngày 12/7/2016.

Nhưng mặt trái trong chính sách của ông Aquino là đẩy quan hệ Philippines - Trung Quốc rơi xuống đáy, mọi kênh liên lạc bị đình trệ.

Nền kinh tế, doanh nghiệp, nông dân và ngư dân Philippines trở thành nạn nhân của các đòn trừng phạt từ Trung Nam Hải mà Điện Manacanang không có cách nào hóa giải.

Ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền đã rất nỗ lực hóa giải cục diện khó khăn về đối ngoại của Philippines hậu Phán quyết Trọng tài. 

Trong khi đó Liên Hợp Quốc chưa có cơ chế thi hành án đối với những phán quyết trọng tài như thế này, luật pháp quốc tế vẫn đang ít nhiều bị chi phối, thậm chí bẻ cong bởi các thế lực chính trị siêu cường toàn cầu.

Các nước nhỏ như Philippines đang nằm giữa vùng cạnh tranh gay gắt bởi 2 siêu cường Mỹ - Trung chỉ còn cách thích nghi để tồn tại, thì mới mong phát triển.

Scarborough thì đã bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát năm 2012 trong khi đồng minh Hoa Kỳ chẳng làm gì để ngăn chặn, ngư dân Philippines trong 5 năm qua không thể tiếp cận ngư trường truyền thống của họ, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Nhưng điều này đã tạm thời kết thúc sau chuyến đi Trung Quốc tháng 10/2016 của ông Duterte.

Thay vì các đòn trừng phạt kinh tế, Trung Quốc đang mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư thương mại, du lịch với Philippines và nhập khẩu nông sản của nước này.

Cũng chỉ có cách đối thoại và hợp tác với Trung Quốc mới giúp ông Duterte tạm thời ngăn được bước chân quân sự hóa của Trung Quốc ở Scarborough, và giữ được hòa bình, ổn định trên Biển Đông, cho dù Bắc Kinh đã thắng trong việc tạo ra được một "trạng thái bình thường mới" có lợi cho họ.

Trong bối cảnh tương quan lực lượng quá chênh lệch, đồng minh hiệp ước chỉ muốn biến Philippines thành tiền đồn hoặc đẩy quốc gia này ra đương đầu với Trung Quốc, người viết cho rằng lựa chọn của ông Duterte là đúng đắn, khôn ngoan.

Vì thế, việc Philippines tăng cường củng cố cơ sở hạ tầng tại đảo Thị Tứ trong lúc ông Duterte đang ở Bắc Kinh dự hội thảo về Một vành đai, một con đường là một phép thử khôn ngoan, hoặc là "chớp thời cơ" của ông chủ Điện Manacanang.

Trung Quốc có phản ứng thì cũng sẽ không thể manh động như khi ông Duterte còn đang ở nhà, huống hồ ông đang là đối tượng được cả Nhà Trắng lẫn Washington muốn tác động, lôi kéo.

Vì vậy, cá nhân người viết cho rằng, vụ kiện của nhà lập pháp Magdalo Gary Alejano được Ủy ban Công lý Hạ viện Philippines xem xét, tổ chức điều trần theo luật định chỉ cho thấy sự thượng tôn pháp luật ;

Cũng như những mối quan tâm và ý kiến khác nhau trong xã hội hay chính giới về các vấn đề quốc gia đại sự, ví như quan hệ đối ngoại hay bảo vệ quyền lợi quốc gia đã được Quốc hội nước này lắng nghe và xử lý thỏa đáng theo trình tự luật pháp quy định.

Người viết dự đoán, khả năng đơn kiện của ông Magdalo Gary Alejano vượt qua vòng 1 tại Ủy ban Công lý Hạ viện để tiến vào vòng trong không cao.

Khả năng Tổng thống Rodrigo Duterte bị luận tội hay phế truất vì các cáo buộc này càng không lớn, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.rappler.com/nation/169632-house-hearing-duterte-impeachment-complaint

[2] http://edition.cnn.com/2017/05/12/asia/philippines-south-china-sea-pagasa/

Published in Châu Á