Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Singapore : Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho Trung Quốc và Mỹ

Đúng ngày 04/06/2020, thủ tướng Singapore cảnh báo về cuộc đối đầu Mỹ - Trung và nói Châu Á không muốn bị buộc phải chọn đứng về chỉ một bên.

singapore1

Các nhà lãnh đạo Asean vượt qua các cơn bão Biển Đông - Tranh biếm hóa và Stephens (South China Morning Post)

Bài đăng trên trang Foreign Affairs của ông Lý Hiển Long có tựa đề 'The Endangered Asian Century : America, China, and the Perils of Confrontation' (1), nhấn mạnh đến vai trò của Hoa Kỳ tạo dựng trật tự an ninh, môi trường ổn định và thịnh vượng cho nhiều nước Châu Âu nửa sau thế kỷ 20.

Điểm qua vai trò chính yếu của Hoa Kỳ ở Đông Á trong Chiến tranh Lạnh mà ông nhìn nhận rất tích cựu, thủ tướng Singapore thẳng thắn nhắc lại vị thế nghèo, tự cô lập của nền kinh tế Trung Quốc trước Mở Cửa.

Điều này khiến cho các nước dựa vào 'Trật tự Mỹ' (Pax Americana) có từ sau Thế Chiến 2 ở Châu Á phải tự vấn về vai trò của Washington.

Nhắc lại vị trí "từ lâu" trong kiến trúc an ninh vùng của Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long viết :

"Hoa Kỳ đã tham chiến tốn kém hai lần ở Triều Tiên và Việt Nam, và các cuộc chiến này đã cho các nước không cộng sản trong vùng có thời gian quý báu để củng cố xã hội, kinh tế của họ trong cuộc chiến giành nhân tâm chống lại chủ nghĩa cộng sản".

Câu hỏi cho Tập Cận Bình

Bản thân Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình đã hưởng lợi từ trật tự Mỹ hậu Chiến tranh Lạnh.

Nhưng sự vươn lên của Trung Quốc dẫn tới biến chuyển quan trọng về vị thế gần đây của nước này, và họ đã không còn làm theo lời cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình là 'ẩn mình chờ thời' :

"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày nay không còn trích dẫn câu châm ngôn của ông Đặng là 'thao quang dưỡng hối'. Trung Quốc tự thấy họ là cường quốc lục địa và đang có khát vọng thành cường quốc hải dương nữa. Họ đang hiện đại hóa lục quân, hải quân và có mục tiêu biến quân đội thành lực lượng tác chiến đẳng cấp thế giới. Và Trung Quốc, dễ hiểu thôi, đang ngày càng muốn bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của họ ở nước ngoài và đảm bảo giành vị thế mà nước này cho là chính đáng cho họ trong chính trị quốc tế.

Cùng lúc, Hoa Kỳ, với chính sách "Nước Mỹ trước hết" (2), đang xem xét lại quan hệ với Trung Quốc, trong khi tỷ trọng kinh tế Mỹ trên toàn cầu giảm.

Tình thế hiện nay, theo nhà lãnh đạo Singapore, là "các nước Châu Á đang hưởng lợi từ bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ, và kinh tế Trung Quốc trỗi dậy", sẽ bị buộc phải chọn phe, điều các nước này gồm cả Singapore không muốn.

Tuy thế, trong bài viết thẳng thắn tới bất ngờ, thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi đích danh tới Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.

"Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã nói là Thái Bình Dương đủ to để có chỗ cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng ông cũng nói an ninh Châu Á phải để cho người Châu Á lo. Một câu hỏi rất tự nhiên là : "Ông Tập có nghĩ rằng Thái Bình Dương là đủ to cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng tồn tại hòa bình, với các vòng đan xen nhau của bạn bè và đối tác, hay nó có lớn đủ để chia đôi ngay ở giữa, với hai cường quốc chia thành hai vùng ảnh hưởng ?..." (3).

Điều ông Lý Hiển Long tin tưởng chắc chắn, trái với một số giới thức giả Âu, Á vẫn là "Hoa Kỳ không phải đại cường đang suy yếu" (4).

Ông nêu thẳng ra một vấn đề nhiều người có thể cho là tế nhị :

"Hoa Kỳ có sức bền bỉ và sức mạnh tuyệt vời, một trong số sức mạnh đó là khả năng thu hút tài năng từ khắp thế giới đến. Trong chín người gốc Hoa đoạt giải Nobel trong khoa học tới nay, thì tám người là công dân Mỹ, hoặc nhập tịch Mỹ sau khi có giải".

Cùng lúc, ông cũng nhắc rằng kinh tế Trung Quốc "có sự năng động ghê gớm và ngày càng đạt nhiều trình độ công nghệ cao. Nay Trung Quốc không còn là 'ngôi làng trình diễn' (Potemkin village) hay như nền kinh tế tan rã Liên Xô những ngày tàn".

Ông cảnh báo trong bối cảnh như thế, "mọi cuộc đối đầu giữa hai đại cường sẽ không chấm dứt êm như Chiến tranh Lạnh, với một bên gục ngã im lặng".

Trung Quốc và người Hoa ở Đông Nam Á

Với lời văn công khai hiếm có của một lãnh đạo quốc gia, ông Lý Hiển Long đi thẳng vào vấn đề gọi là "hình ảnh tiêu cực của Trung Quốc".

"Có một nguy hiểm ở đây : điều tra dư luận gần đây của Pew Research Center cho thấy người dân ở Canada, Hoa Kỳ, các nước Châu Á và Châu Âu khác ngày càng nhìn Trung Quốc với con mắt không thiện cảm (unfavorable views of China). Cho dù Trung Quốc có các nỗ lực xây dựng quyền lực mềm ở hải ngoại - như qua mạng lưới Viện Khổng tử, qua các kênh đài báo quốc tế chính phủ nắm - thì xu hướng là tiêu cực (the trend is negative).

Theo ông, ngay Trung Quốc cần lãnh nhận nhiều hơn trách nhiệm toàn cầu, chứ không nên hưởng ưu đãi "cho một nước nhỏ hơn, chưa phát triển" mà họ nhận được khi vào WTO năm 2001.

"Trung Quốc cần không chỉ tôn trọng các luật chơi, tiêu chuẩn toàn cầu mà cần lãnh nhận trách nhiệm nêu cao và làm mới trật tự quốc tế mà nhờ nó họ đã phát triển kỳ diệu".

"Ở chỗ nào các chuẩn này không còn phù hợp, Trung Quốc nên hợp tác với Hoa Kỳ và các nước khác để thảo ra những dàn xếp mới mà tất cả cùng chấp nhận..".

Ông Lý Hiển Long khẳng định dù có sức mạnh quân sự gia tăng, Trung Quốc "chưa thể vượt qua Mỹ trong vai trò an ninh" cho Châu Á. Khác với Hoa Kỳ, ông viết, "Trung Quốc lại đang có các tuyên bố tranh chấp chủ quyền với một số nước trong vùng biển Nam Trung Hoa và họ sẽ luôn luôn coi sự hiện diện của hải quân Trung Quốc là nỗ lực đẩy mạnhh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc".

Hoa Kỳ, trong khi đó, từ nhiều năm qua, luôn đề cao tự do hàng hải cho tất cả, trong khu vực này.

Dù là người gốc Hoa, ông Lý đã nêu thẳng vấn đề hết sức nhạy cảm trong vùng Đông Nam Á và đặt nó vào bối cảnh địa chính trị mang tính chiến lược cho quan hệ của Bắc Kinh với láng giềng :

"Một cản trở nữa có thể ngăn Trung Quốc không giành vai trò đảm bảo an ninh đang do Hoa Kỳ nắm đến từ chỗ nhiều nước Đông Nam Á có nhóm thiểu số Hoa đáng kể, và quan hệ của họ với đa số cư dân không gốc Hoa luôn rất tế nhị. Các nước này rất nhạy cảm trước cảm nhận rằng Trung Quốc có ảnh hưởng quá mức lên cư dân sắc tộc Hoa, và đặc biệt là vì lịch sử sự ủng hộ của Trung Quốc với các nhóm phiến quân cộng sản trong vùng Đông Nam Á cho tới tận thập niên 1980. Các vấn đề nhạy cảm này sẽ cản trở vai trò của Trung Quốc trong chính trị Đông Nam Á ở tương lai tới đây".

Ông Lý Hiển Long nêu ra ví dụ Singapore là quốc gia "có phần trăm dân Hoa (5) cao nhất" ở một nước có chủ quyền bên ngoài Trung Quốc.

Nhưng thủ tướng họ Lý nhắc rằng Singapore không phải là "quốc gia của người Hoa" mà ngay từ đầu luôn xây dựng "bản sắc quốc gia là đa chủng tộc".

Châu Á cần cả hai và chỉ muốn Mỹ - Trung sáng suốt

Cuối cùng, như để nhắn gửi không chỉ cho Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cả các nước khác cần có sự lựa chọn, ông Lý Hiển Long nêu ra đánh giá của ông về thực lực hai cường quốc :

"Sẽ rất khó, gần như là không thể, để Hoa Kỳ thay thế Trung Quốc ở vai trò nhà cung cấp hàng hóa số một (world's chief supplier), cũng như không thể nào hình dung Hoa Kỳ sống nổi mà không có thị trường Trung Quốc, nước đang là nhà nhập khẩu hàng Mỹ thứ ba thế giới, sau Canada và Mexico.

Nhưng Trung Quốc cũng không thể thay thế vai trò kinh tế của Mỹ ở Châu Á.

Hệ thống tài chính toàn cầu gần như dựa hẳn vào các định chế tài chính của Hoa Kỳ, và đồng nhân dân tệ sẽ không thay thế đồng đô la như tiền dự trữ ngoại hối quốc tế trong thời gian tới.

Mặc dù các nước Châu Á khác xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn sang Mỹ, các tập đoàn của Hoa Kỳ vẫn đang hợp thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương, gồm cả Singapore.

Các đại tập đoàn Trung Quốc bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, nhưng sẽ còn cần nhiều năm để Trung Quốc có các công ty đa quốc gia ở tầm vóc và độ tinh vi như các công ty đang đóng tại Hoa Kỳ, và chúng là nút thắt kết nối toàn bộ chuỗi sản xuất toàn cầu, nối Châu Á với kinh tế toàn cầu và tạo ra hàng triệu việc làm".

Kết luận, thủ tướng Lý Hiển Long không vẽ ra một bức tranh tươi sáng, mà nói rằng bên cạnh các thúc đẩy nội bộ (ở Hoa Kỳ và Trung Quốc), các vấn đề thương mại, địa chính trị, thì đại dịch Covid-19 "đã làm cho cạnh tranh Mỹ - Trung xấu đi".

Tuy thế, ông nhắc đến nhiều vai trò trung lập của Asean, muốn hòa hiếu với cả hai "người khổng lồ" và bày tỏ mong ước :

"Ta chỉ có thể hy vọng sự nghiêm trọng của tình hình sẽ giúp người ta tập trung đầu óc và cho phép những lời tư vấn sáng suốt hơn (wiser counsel) thắng thế".

"Thành công của các nước Châu Á, và tương lai của Thế kỷ Châu Á sẽ tùy thuộc rất nhiều vào chuyện Hoa Kỳ và Trung Quốc có khắc phục được khác biệt, xây dựng niềm tin và cùng làm việc vì trật tự thế giới hòa bình hay không. Đây là câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta".

Nguồn : BBC tiếng Việt, 05/06/2020

(1) Tạm dịch : Thế kỷ Châu Á lâm nguy : Hoa Kỳ, Trung Quốc và hiểm họa của đối đầu

(2) America First - ông Lý Hiển Long không nêu tên tác giả phương châm đó : Donald Trump

(3) Nguyên văn : A natural question arises : Does Xi think that the Pacific Ocean is big enough for the United States and China to coexist peacefully, with overlapping circles of friends and partners, or that it is big enough to be divided down the middle between the two powers, into rival spheres of influence ?...

(4) Nguyên văn : The United States is not a declining power

(5) Ông Lý Hiển Long dùng từ Chinese - Hoa, Hán, Trung Quốc

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Covid-19 : Chiến tranh lạnh giữa hai kẻ thâm hiểm

Nhiều nước trên thế giới sắp dỡ biện pháp phong tỏa cho dù khủng hoảng y tế chưa có dấu hiệu sắp kết thúc. Sau bốn tháng đương đầu với Covid-19, chúng ta biết được gì và... chưa biết gì về SARS-CoV-2, thủ phạm làm hơn 250 ngàn người chết ? Nhưng tìm thuốc trị liệu và vác-xin chống kẻ thù chung đang biến thành cuộc đua vì lợi nhuận lồng trong bầu không khí tiền chiến tranh lạnh Mỹ-Trung. Đó là chủ đề của các tạp chí Pháp cuối tuần.

cold1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, 29/06/2019. Reuters - Kevin Lamarque

Trump-Tập đều muốn căng thẳng ?

Với tựa "Trận đụng độ giữa hai kẻ thâm hiểm" Donald Trump-Tập Cận Bình, bài xã luận của tuần báo L'Obs nhắc lại là vào năm 1949, khi Cộng sản Mao chiến thắng ở Hoa Lục, thì tại Mỹ nổ ra một cuộc tranh cãi gay gắt : Ai làm mất Trung Hoa ? Bây giờ, 70 năm sau, Trung Quốc lại trở thành trung tâm điểm của cuộc tranh luận tại Mỹ nhưng với một câu hỏi khác : Ai đủ cứng rắn đối đầu với Trung Quốc ? Bởi vì chế độ độc tài cộng sản vẫn còn đó nhưng Trung Quốc hiện đang là đại cường thứ hai, sau Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh toàn thế giới đương đầu với đại dịch siêu vi corona, với những hệ lụy kinh tế khốc liệt nhất, Donald Trump đã tìm ra thủ phạm lý tưởng, đó là Tập Cận Bình. Chủ nhân Nhà Trắng thâm hiểm mà Tập Cận Bình cũng chơi trò ma giáo, gian dối để tranh thủ thời gian, sau đó tung ra một chiến dịch tuyên truyền thô bạo chuyển cuộc khủng hoảng thành cơ hội giành lợi thế ngoại giao.

Donald Trump và Tập Cận Bình, mỗi người đều có lý do để mở lại chiến tranh lạnh, một cuộc chiến không thể tránh khỏi vì hai bên đều cần nó để tồn tại.

Kết quả bầu cử tháng 11 có thể làm thay đổi giọng điệu của mỗi bên nhưng quỹ đạo vẫn cố định. Bởi vì ở Washington, dù là Cộng hòa hay Dân chủ, không một phe nào muốn bị mang tiếng nhu nhược, không khống chế được Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Châu Âu ít cơ may có chỗ đứng, tuần báo thiên tả kết luận.

Vũ Hán : Mê hồn trận virus corona

Tiếp tục đề tài Trung Quốc và Covid-19, tuần báo L'Obs đưa độc giả đến Vũ Hán, nơi những phòng thí nghiệm, nghiên cứu siêu vi bị nghi ngờ là cội nguồn gây đại họa.

L'Obs tổng hợp các nghi vấn, các giả thuyết, suy đoán, những phân tích ít nhiều có cơ sở cho đến những "fake news" chiếm ngự các trang truyền thông quốc tế. Giả thuyết cho rằng siêu vi lây lan từ thiên nhiên được nhiều khoa học gia chấp thuận nhất. Tuy nhiên, nếu thế, thì nó truyền nhiễm bằng cách nào ?

Lúc đầu, giáo sư Thạch Chính Lệ, chuyên gia "sư tổ" siêu vi của Trung Quốc tự hỏi có phải siêu vi thoát ra từ phòng thí nghiệm hay không. Nhưng sau đó bà "thề bán sống bán chết" là không thể xảy ra được.

Sự kiện Bắc Kinh khẩn cấp đưa một viên tướng quân đội xuống nắm viện nghiên cứu P4 là dấu hiệu có quân đội sau lưng. Để làm gì ?

Theo tuần báo Pháp, để xóa hết các nghi vấn, giải pháp tối ưu là để cho một ủy ban khoa học gia độc lập đến tận nơi điều tra. Thế nhưng, Trung Quốc, nhân danh nguyên tắc không để nước ngoài can dự, từ chối hợp tác quốc tế. Mọi dấu tích lúc siêu vi corona mới bắt đầu lây lan cũng bị xóa sạch theo lệnh của chính quyền trung ương.

Tương lai đầy bất trắc hay ganh đua lành mạnh ?

Tuần báo Le Point với hai câu hỏi trên trang bìa : Liệu Macron có đưa chúng ta ra khỏi khủng hoảng y tế và kinh tế ? Phải chăng khủng hoảng địa ốc đang chờ trước mặt ? Theo kinh nghiệm quá khứ, khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới trong thập niên 1990, giá một mét vuông nhà ở Pháp sụt giảm 42%.

Trong chiều hướng "ôn cố tri tân", mượn kinh nghiệm lịch sử để tìm hiểu chuyện ngày nay, Le Point đặt câu hỏi với sử gia Niall Ferguson qua một bài phỏng vấn dài.

Về chuyện xung khắc Washington và Bắc Kinh, theo ý tác giả, có lý do để không bi quan : cuộc chiến tranh lạnh mới này có thể sẽ tạo ra một cuộc "tranh đua lành mạnh" giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bởi lẽ, chế độ độc tài cho phép Trung Quốc che mắt thế giới về dịch bệnh trong một thời gian và tranh thủ thời giờ khống chế dịch trong nước. Trong khi đó, các chế độ dân chủ Tây phương chậm phát hiện nguy cơ và chậm đối phó.

Nhưng nói đến Trung Hoa thì phải nói rõ Trung Hoa nào ? Bởi vì Trung Hoa Dân Quốc, tức là chế độ dân chủ ở Đài Loan mới là chế độ ngăn dịch hiệu quả nhất, chứ không phải chính quyền Hoa lục.

Cũng theo sử gia Niall Ferguson, liệu Hoa Kỳ có qua được năm 2020 một cách an toàn hay không ? Đó mới là câu hỏi then chốt. Trong điều kiện bình thường thì không có gì nguy hiểm nhưng cuộc khủng hoảng này xảy ra đúng vào năm bầu cử mà nội bộ Mỹ thì đang bị chia rẽ. 

Nếu Mỹ qua được năm 2020, không bị khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, thì tương lai sẽ tốt đẹp. Ngược lại thì sẽ đáng lo. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có hệ thống chính trị tự do, tản quyền nên hiệu năng cao hơn chế độ độc tài Trung Quốc : 2020 là năm quyết định cho cả hai nước.

Cũng không kém tính thời sự, Le Point tìm hiểu giới nhà hàng, quán giải khát có "công thức nào để tồn tại" một khi mà ai nấy đều phải đeo khẩu trang, ngồi xa nhau trong trạng thái cảnh giác ? Thành phần doanh nghiệp này rất nhạy bén, cho biết tôn chỉ hậu phong tỏa như sau : tiệm cà phê không phải chỉ là nơi bán cà phê mà sẽ là một tụ điểm tạo ra mối dây quan hệ trong xã hội thời hậu Covid-19. Chờ xem khả năng thích nghi của khách hàng.

Đừng tin quảng cáo

Courrier International dành 10 trang báo để tổng hợp tài liệu kiến thức nghiên cứu dịch Covid-19 cho đến cuối tháng 4 gồm những điều đã biết, biết lầm và chưa biết và những nghi vấn.

Trước tiên, người ta đã sai lầm khi so sánh Covid-19 với cúm. Một khi xâm nhập, nhất là qua đường hô hấp, mắt, miệng, siêu vi corona chủng mới tấn công vào mọi bộ phận cơ thể từ phổi, tim, gan, thận, bộ máy tiêu hóa, não, mạch máu. Mỗi lần sinh sôi nẩy nở là mỗi lần có biến thể ít nhiều làm gia tăng xác suất tái diễn đợt hai.

Nếu mỗi ngày có viện bào chế này, nhóm nghiên cứu kia loan báo tìm ra một hướng trị liệu đầy hứa hẹn hay đạt tiến bộ trong nghiên cứu vác-xin, thì phải biết chưa có gì chắc chắn. Những loại thuốc được quảng cáo đều là hoạt chất trị bệnh khác như Hydroxy Cloroquine chống sốt rét (bác sĩ Raoult, Pháp), Remdesivir trị dịch Ebola (Mỹ) và Tocilizumab trị viêm khớp (Pháp) được "tái định vị" để thí nghiệm chống Covid-19. Điều chắc chắn là còn lâu lắm mới có thuốc ngừa, dù Mỹ và Trung Quốc tuyên bố này nọ.

Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung và xu hướng mạnh được - yếu thua hiện nay, tinh thần hợp tác quốc tế chống kẻ thù chung đang lui bước, nhường chỗ cho lợi nhuận riêng. Để tránh chiến tranh vác-xin, Liên Hiệp Châu Âu và tổ chức thiện nguyện Bill Gates tung ra sáng kiến lập quỹ nghiên cứu chung với mục tiêu là tìm kiếm và chế tạo thuốc ngừa cho cả nhân loại. Hy vọng họ sẽ thành công.

Với tỷ lệ tử vong 3%, dịch siêu vi corona chủng mới có thể để lại tàn tích lâu dài với một dịch khác là "suy nhược kinh niên". Nhiều bác sĩ đã nghĩ đến hiện tượng này. Chưa hết, phổi bị tác hại còn có thể biến chứng thành suyễn mạn tính, thiếu dưỡng khí tác hại đến não bộ...

Jacinda Ardern : sức mạnh đồng cảm của nữ thủ tướng New Zealand

Về các khuôn mặt tiêu biểu chống dịch Covid-19, Courrier International dành một bài cho nữ thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, qua ngòi bút của nhà báo Mỹ Uri Friedman.

Ưu điểm của Jacinda Ardern là không bao giờ lên giọng dạy bảo dân chúng. Trái lại, bà đặt mình vào vị trí của người dân. Chẳng hạn, để khuyến khích dân tôn trọng biện pháp cách ly, phong tỏa, nữ thủ tướng New Zealand chỉ nói "bạn đi tìm nơi xa xôi để làm gì nếu trên đường xe bị hỏng thì làm sao ?".

Cá tính của nhà lãnh đạo này là có tinh thần đồng cảm để tạo điều kiện cho người dân phát huy sáng kiến của chính họ. Trước làn sóng ngưỡng mộ quốc tế, trang mạng Stuffen ở New Zealand phải cảnh báo : "Không phải bà ấy là thủ tướng có tài mà lúc nào cũng có lý đâu nhé".

Van Jackson, giáo sư đại học Wellington, nguyên là cố vấn của tổng thống Mỹ Barack Obama, cũng thận trọng : Trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu không tránh được, nữ thủ tướng New Zealand sẽ đối phó ra sao ? Quản lý giỏi cuộc khủng hoảng virus corona là một chuyện nhưng thế hệ trẻ lãnh đạo quốc gia có đủ bản lĩnh đối phó với tình thế hậu Covid-19 hay không, đó là chuyện khác.

Bởi lẽ, theo giáo sư Van Jackson, chiến lược cơ hội chủ nghĩa của Tập Cận Bình không có giới hạn. Những kẻ độc tài trên địa cầu sẽ khai thác tối đa đại dịch Covid-19 để khống chế mọi xã hội. Thế giới sẽ biến chuyển một cách tồi tệ hơn khi các tổ chức đa quốc gia (Liên Hiệp Quốc) không giữ được cam kết. Thoát ra khỏi đại dịch an toàn chỉ là bước khởi đầu, trên con đường xa tắp, tiến về một tương lai tốt đẹp hơn.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Biển Đông : Trung Quốc hung hăng - Mỹ vào nhập cuộc

Trung Kiên, Thoibao.de, 07/05/2020

Sự xuất hiện của các tàu chiến, khu trục hạm, phi cơ oanh tạc chiến lược của Mỹ ở Biển Đông với tần suất liên tục những tuần gần đây đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ với an ninh khu vực Thái Bình Dương khiến Trung Quốc không khỏi ‘tức tối’.

bd1

Oanh tạc cơ B-1 Lancer. Một chiếc đã cất cánh ở South Dakota (Mỹ) ngày 28/4 để bay đến Biển Đông

Ông Hoàng Ngọc Giao Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nhận định với BBC rằng diễn biến tàu hải quân và phi cơ Mỹ hoạt động ở Biển Đông vừa thể hiện ‘chính sách nhất quán’ của Mỹ, vừa là một tín hiệu ‘cảnh báo’.

Ông Giao phân tích :

"Việc mà Mỹ gần đây đã điều hai oanh tạc cơ chiến lược B1B Lancer đến vùng Biển Đông, bay từ lãnh thổ Mỹ với thời gian đến hơn 30 tiếng đồng hồ, thể hiện một chính sách nhất quán của Mỹ về việc đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải, cũng như an ninh của chiến lược về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do".

"Nó khẳng định sự nhất quán về chính sách, cũng như quyết tâm của chính phủ Mỹ với đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực".

"Thứ hai, đây cũng là một động thái có thể hiểu như một sự cảnh báo đối với những hành động có tính chất hung hăng và khiêu khích ngày càng mạnh mẽ hơn từ phía Trung Quốc".

"Chính phủ Mỹ đã rất kiên định, kiên quyết thực hiện đường lối đối ngoại và quốc phòng của mình để đảm bảo an ninh trong khu vực".

Hoa Kỳ từ ngày 01/5 đã điều động bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Trong đó, ba oanh tạc cơ chiến lược B-1B của Mỹ đã bay thẳng đến căn cứ Guam trên Thái Bình Dương, phi cơ còn lại bay đến Nhật Bản nhằm tập huấn với hải quân của Hoa Kỳ tại khu vực.

Không lâu trước đó, hôm 30/04, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer, có khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn B-52, bao gồm bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota của Hoa Kỳ, đã có phi vụ bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm nhấn vào Biển Đông.

Trên Facebook ngày 29/4, Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương thông báo tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill "quá cảnh" tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa trong một hoạt động tự do hàng hải (FONOPs).

Bài đăng của Hạm đội 7 viết :

"Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG 52) lớp Ticonderoga quá cảnh tại vùng biển gần Trường Sa ở Biển Đông, ngày 29/4. Bunker Hill được triển khai cho Hạm đội 7 của Mỹ nhằm ủng hộ các hoạt động an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Vài giờ trước đó, Hạm đội 7 cũng thông báo về hoạt động của tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry với hoạt động tương tự ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

bd2

Ảnh chụp bài đăng trên Facebook ngày 29/4 của Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương về lộ trình của USS Bunker Hill

Động thái của hai tàu USS Bunker Hill và USS Barry gây chú ý trong bối cảnh Trung Quốc ngay trước đó tuyên bố đã "trục xuất" một tàu chiến Mỹ hoạt động ở Hoàng Sa.

Con tàu bị nói "bị trục xuất" này được xác định là USS Barry. Nhưng trong trao đổi với trang tin của Học viện Hải quân Mỹ USNI News, quan chức Hải quân Mỹ cho rằng USS Barry hoạt động như kế hoạch, "không hề gặp bất kỳ hành động thiếu an toàn hay thiếu chuyên nghiệp từ tàu hay máy bay quân sự Trung Quốc".

Nhận định về tuyên bố đã "trục xuất" tàu Mỹ khỏi vùng Biển Đông gần đây của Trung Quốc, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế tại Úc, nói rằng điều này hoàn toàn là một bịa đặt có tính cách tuyên truyền nhằm cảnh báo các quốc gia khác trong khu vực.

Ông Thayer nói :

"Mỗi khi Hải quân Hoa Kỳ thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc lại đưa ra loại tuyên bố tương tự là họ đã theo dõi, kiểm soát và "trục xuất" tàu chiến Hoa Kỳ. Đây hoàn toàn là những lời ngoa ngữ, cường điệu.

Trung Quốc có phương tiện giám sát để xác định khi nào tàu chiến của Hoa Kỳ đi vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là của riêng họ. Và mỗi lần như thế Trung Quốc thường điều một máy bay để rình rập tàu chiến Mỹ trên biển. Thường thì tàu chiến Hoa Kỳ và nhân sự của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) có liên lạc với nhau trong những lần nghênh chiến đó. Sau khi tàu chiến Hoa Kỳ hoàn thành nhiệm vụ và rời khỏi vùng biển do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc tuyên bố sẽ họ vừa "trục xuất" tàu Mỹ.

Trung Quốc đang sử dụng chiến tranh thông tin để cảnh báo các quốc gia trong khu vực là họ sẽ chịu chung số phận này, nếu tàu của họ xâm nhập vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Công bố cường điệu này của Bắc Kinh cũng nhằm vào đối tượng trong nước để chứng minh rằng chế độ Tập Cận Bình đang bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc một cách kiên quyết chống lại chủ nghĩa quân phiệt của Hoa Kỳ.

Người phát ngôn của Hạm đội 7 Hoa Kỳ chắc chắn đã công bố rõ nếu Trung Quốc có bất kỳ động thái quân sự không chuyên nghiệp nào với tàu chiến USS Barry (DDG-52). Ví dụ, trong việc liên quan đến một tàu chiến của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân nhào đến tàu chiến USS Decatur một cách nguy hiểm hồi tháng 9/2018, Hoa Kỳ đã công bố khúc phim về cuộc chạm trán này để chứng minh quan điểm của mình.

Trong trường hợp USS Barry, một phát ngôn viên của Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng, hoạt động của tàu được tiến hành theo kế hoạch mà không gặp phải bất kỳ hành vi không an toàn hoặc không chuyên nghiệp nào từ máy bay hoặc tàu chiến của Trung Quốc.

Chúng ta không nên đánh giá là những tuyên bố của Trung Quốc và Hoa Kỳ có giá trị ngang nhau. Khi Trung Quốc sử dụng thuật ngữ "trục xuất", thì đó là một điều bịa đặt trong việc tuyên truyền của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân".

Vụ việc một lần nữa phản ánh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông.

Lâu nay, Mỹ cho rằng các hoạt động của tàu hải quân nước này là đúng luật quốc tế, nằm trong khuôn khổ các cuộc tuần tra tự do hàng hải FONOPs. Ngược lại, Trung Quốc khẳng định hành động của Mỹ là "vi phạm chủ quyền".

Ngoài mục đích thực thi quyền tự do hàng hải, giới chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ còn có động cơ khác khi đưa hai tàu chiến USS Barry và USS Bunker Hill đến Hoàng Sa giữa lúc hai nước đang căng thẳng vì Mỹ buộc tội Trung Quốc xử lý sai và giữ bí mật về sự bùng phát virus khi nó vừa xảy ra.

Hoa Kỳ đang chứng minh rằng Hoa Kỳ có thể duy trì sự hiện diện của hải quân nước này ở Biển Đông trong bối cảnh bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc lợi dụng thời cơ thủy thủ Hoa Kỳ trên tàu USS Theodore Roosevelt và tàu USS Kidd đã bị nhiễm virus corona để lập luận rằng Hoa Kỳ đang hoạt động ở một vị trí yếu kém.

Trên mặt trận ngoại giao, trong một động thái đáng chú ý, hôm 28/4/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã công khai nói với truyền thông Việt Nam rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi ‘phi pháp, khiêu khích’của Trung Quốc trên Biển Đông khi lợi dụng thế giới và khu vực đang dành toàn tâm toàn lực đối phó với đại dịch Covid-19.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), ông Krintenbrink nêu rõ quan điểm :

"Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông.

Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch Covid-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra dọa dẫm tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng đã thiết lập "các trạm nghiên cứu đại đương" trên đá Subi và đá Chữ thập.

Đây không phải là những hành vi thể hiện thiện chí đối tác cũng như có thể giúp Trung Quốc nhận được sự tin cậy trong khu vực. Tôi muốn nhắc lại quan điểm đã nêu ở trên, Mỹ kịch liệt lên án và phản đối những hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi lợi dụng tình hình dịch bệnh để thúc đẩy những hành vi phi pháp và hiếu chiến hòng đạt được những yêu sách phi lý".

Nhà ngoại giao đại diện Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân dịp này nhấn mạnh quan điểm của Mỹ qua các động thái của hai cơ quan là Bộ Ngoại giao và cả Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó kêu gọi các quốc gia trong khu vực ‘lên tiếng phản đối hành vi Trung Quốc’ và tái khẳng định các nguyên tắc, quan điểm của Mỹ về an ninh khu vực.

Ông phát biểu :

"Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đã ra tuyên bố lên án hành vi lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch để thúc đẩy những yêu sách phi pháp của Trung Quốc.

Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là mọi quốc gia trong khu vực cần lên tiếng phản đối hành vi này của Trung Quốc. Trong hai tuyên bố được nêu ở trên, tôi muốn nhấn mạnh tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo trong đó nêu bật 2 yếu tố quan trọng :

Thứ nhất là tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác với Việt Nam.

Thứ hai, tôi cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của mối quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ…".

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội kêu gọi các quốc gia tin tưởng vào những "nguyên tắc và giá trị" mà Mỹ chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chung vào thời điểm hiện nay ở Biển Đông và khu vực :

"…Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tin tưởng vào những nguyên tắc và giá trị nêu trên cần lên tiếng mạnh mẽ. Đó chính là lý do Mỹ đang khuyến khích các quốc gia cùng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc và rất nhiều đối tác và bạn bè của chúng tôi đã làm như vậy.

Tôi được biết, Việt Nam đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về những hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Philippines cùng rất nhiều đối tác khác trong khu vực như Australia và Nhật Bản cũng đã làm như vậy. Mục tiêu của chúng ta là nhấn mạnh điều quan trọng nhất trong thời điểm này chính là cần có các biện pháp thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực trong khi tập trung ứng phó với Covid-19 chứ không phải những bước đi có thể làm mất ổn định trong khu vực".

Có thể nói, trên cả mặt trận ngoại giao và quân sự, Mỹ đều thể hiện sự quyết tâm theo đuổi cam kết của Mỹ đối với hòa bình và an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong đó có mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Trong khi những chuyến tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ từ nhiều năm qua đã đến và đi mà không tạo bất kỳ suy giảm nào trong an ninh khu vực và sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ còn được các nước nhỏ quanh vùng hoan nghênh. Thì Trung Quốc liên tục thực hiện các hành vi khiêu khích trên Biển Đông và nhất là thời gian qua còn lợi dụng thời điểm các nước phải đối phó với đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ Trung Quốc để tăng cường các hoạt động phi pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 07/05/2020

*******************

Trung Quốc bất trị ?

Hiếu Linh, VNTB, 07/05/2020

Xung đột quân sự dần thay đổi, hoàn tất ở một nơi và nhanh chóng chuyển sang nơi khác.

bd3

Tập Cận Bình phát biểu trên một chiến hạm Trung Quốc ngoài khơi biển Hoa Nam - Ảnh minh họa

Động cơ của cuộc chiến là gì ? Rõ ràng là đa dạng. Có thể là bảo vệ lợi ích của quốc gia hoặc nhóm chính trị. Áp đặt ý thức hệ hoặc tìm kiếm giá trị kinh tế hoặc duy trì tính liên tục của ngành công nghiệp quân sự.

Ai phát động chiến tranh ? Có thể là người đứng đầu chính phủ. Quyết định đó dựa trên cáo buộc của nhóm tư vấn cấp chính phủ hoặc dựa theo quan điểm của các nhà vận động hành lang kinh doanh.

Ví dụ, căng thẳng Trung Đông mang lại giá trị kinh tế lớn cho các nhà buôn vũ khí. Năm 2019, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 55,4 tỷ USD thiết bị quân sự cho 98 quốc gia. Khoảng 49% các điểm đến xuất khẩu trong năm 2019 là ở Trung Đông, đứng đầu là Saudi Arabia chiếm 18%, theo số liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) (1).

Triền miền chiến tranh

Chiến tranh hiện đại bắt đầu trong giai đoạn từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918. Sau Thế chiến thứ nhất là Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1939 đến năm 1945.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra trên lục địa Châu Âu. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài việc càn quét Châu Âu, cuộc chiến này còn thu hút nhiều quốc gia ở Châu Phi và Châu Á cũng tham gia. Khoảng 20 triệu binh sĩ và 60 triệu dân thường trở thành nạn nhân.

Tại Trung Đông, cuộc chiến Ả Rập-Israel đầu tiên diễn ra vào năm 1948, nguồn gốc vì Anh ủng hộ người Do Thái định cư ở Palestine.

Tại Đông Á, cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, kết thúc bằng việc thành lập một Hàn Quốc dân chủ và tự do và một nhà nước cộng sản Bắc Hàn bắt đầu vào ngày 25/6/1950 và cho đến ngày 27/7/1953, 3 triệu người đã thiệt mạng.

Chiến tranh lan sang Đông Nam Á, cụ thể là Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại đây, Mỹ và các đồng minh chiến đấu chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc - cộng sản ở Việt Nam, Lào và Campuchia với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga. Số người chết là từ 1,3 triệu đến 4,2 triệu từ ngày 1/11/1957 đến ngày 30/4/1975.

Quay lại Trung Đông một lần nữa, trong giai đoạn 1967 - 1973. Mỹ hỗ trợ Israel và Nga bảo vệ các nước Ả Rập. Israel đã giành chiến thắng bằng cách kiểm soát Dải Gaza và bán đảo Sinai ở Ai Cập, Bờ Tây ở Jordan (bao gồm Đông Jerusalem) và Cao nguyên Golan ở Syria.

Chiến tranh Iraq-Iraq diễn ra từ năm 1980 đến 1988, cuộc chiến có sự tham gia của vũ khí hóa học. Gần 2 triệu người đã chết. Trong cuộc chiến này, Mỹ ủng hộ Iraq vì họ lo lắng về việc mở rộng ảnh hưởng của Imam Khomeini (thuộc dòng Hồi giáo Shiite) đến các đồng minh của mình ở Vịnh Ba Tư. Kế đến, trong Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã lật đổ Iraq và tử hình Tổng thống Saddam Hussein.

Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra từ ngày 2/8/1990 đến ngày 28/2/1991. Đi ra từ cuộc chiến này, Mỹ có bảy căn cứ quân sự ở Kuwait, 2 căn cứ quân sự ở Bahrain và 5 căn cứ quân sự ở Saudi Arabia. Mặc dù kết thúc chiến tranh, quân đội Mỹ vẫn hiện diện tại các khu vực này. Sau đó, từ năm 1992 đến 1995, đã xảy ra cuộc chiến ở Trung Âu - cuộc chiến Bosnia cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người Hồi giáo.

Gần đây, trong cuộc chiến ở Afghanistan. Mỹ đã phát động một cuộc tấn công dưới cái cớ lùng bắt Osama Bin Laden, người được cho là đã lên kế hoạch tấn công vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001, nổi bật là nhóm Taliban. Cuộc chiến chống khủng bố được mở rộng vì "những kẻ khủng bố" đang lan rộng khắp nơi, bao gồm cả Syria. Cuối cùng, Mỹ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình, do Osama Bin Laden lãnh đạo và được tổ chức tại Doha, Qatar vào ngày 28/2/2020. Bất chấp những thay đổi đó, Mỹ dường như duy trì sáu căn cứ quân sự ở Afghanistan vì nó gần với Nga và Trung Quốc.

Đi đâu và về đâu ?

Thế giới sẽ đặt câu hỏi chiến tranh sẽ xảy ra ở đâu nữa ? Có phải Iran không ? Có phải ở Tân Cương và Hồng Kông và Trung Quốc, hay nó đang gia tăng ở Biển Đông ? Hoặc nảy sinh xung đột lớn giữa Syria và Yemen ?

Sự thật đã chứng minh rằng chiến tranh mở đường cho việc một quốc gia có được chỗ đứng, một thị trường thiết bị quân sự và cho thấy uy quyền tối cao của nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản tự do.

Từ chiến tranh, Mỹ có ít nhất 800 căn cứ quân sự ở nước ngoài. Số lượng quân ở các vị trí đóng quân là khác nhau, Trung Đông ít nhất 225.000 quân, trong khi riêng tại Nhật Bản, có 63.000 lính Mỹ.

Là đối thủ chính với Mỹ, khi Cộng sản Phương Đông biến mất cùng với sự sụp đổ của Xô Viết, thì sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước ngoài tiếp tục bị nghi ngờ.

Liệu sự duy trì quân đồn trú này của Mỹ có liên quan đến kế hoạch ứng phó với chủ nghĩa thực dân mới đã hình thành ?

Chủ nghĩa thực dân mới

Sự bùng phát virus corona (Covid-19) ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 đã xuất hiện vào thời điểm thích hợp. Virus dễ dàng nhân lên trong thời tiết mùa đông. Nguồn gốc dịch bệnh theo giả thuyết là phù hợp với thói quen ăn thịt động vật hoang dã của người Trung Quốc, xảy ra trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận, khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bắt đầu lắng xuống.

Dựa trên tất cả những sự thật này, có thể giả định rằng sự bùng phát virus là một công cụ bất đối xứng của chiến tranh. Virus là một trong những công cụ bên cạnh kinh tế, thương mại, văn hóa khiến các đối thủ suy yếu.

Ai sẽ sớm bắt đầu cuộc chiến kế tiếp ?

Cho đến nay, gần 300.000 nạn nhân của dịch Covid-19 đã chết (2), ít hơn nhiều so với số ngưởi tử vong trong Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, 65 quốc gia đã bị lây nhiễm, nhiều hơn nhiều so với các quốc gia trong Thế chiến II.

Corona tấn công nền kinh tế thế giới. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số tổ chức quốc tế khác, nền kinh tế sẽ giảm xuống chỉ còn 1,5% đến 2,4%.

Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Standard & Poor’s (S&P) ước tính rằng tăng trưởng kinh tế năm nay của Bắc Kinh dự kiến ​​là 5%, so với các quốc gia khác ở ngưỡn 1,5 đến 2,4% thì tình hình Trung Quốc cũng không đến nỗi nào. Thế nhưng tác động của nền kinh tế yếu kém Trung Quốc rất rộng : nông dân Nam Mỹ khó khăn trong xuất khẩu nông sản ; Việt Nam rất khó trở thành nhà xuất khẩu gạo ; nông dân Mỹ đang mất thị trường của họ ; nguồn khách du lịch Trung Quốc cho các thị trường dịch vụ trên thế giới bị chao đảo… Ngoài ra, ảnh hưởng chuỗi cung ứng cũng là vấn để gây đau đầu với các quốc gia. Ví dụ : Ấn Độ mất nguồn cung cấp thiết bị của Trung Quốc, buộc quốc gia này phải hoãn việc xây dựng nhà máy điện. Nhiều hãng hàng không "nhàn rỗi" máy bay, công nhân trong nhà máy của Volkswagen, Land Rover, Apple… đều rơi vào tình trạng mất việc.

Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hàng chục quốc gia. Và Trung Quốc đã lợi dụng điều đó để mưu đồ các lợi ích quốc gia riêng. Độc chiếm Biển Đông, trấn áp Hồng Kông, dập tắt Tây Tạng, chi phối Phi Châu bằng khoảng nợ, đe dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Đại dịch Covid-19 khiến Trung Quốc trở nên bất trị, mưu đồ và tham vọng hơn dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.

Từ "nanh sói" trong ngoại giao đến "nanh sói" trong quân sự đang tiến triển nhanh, Biển Đông sớm trở thành nơi bùng phát một cuộc chiến mà quân đội Trung Quốc chờ đợi từ lâu để lực lượng này rèn giũa thực lực trong hoàn cảnh thực tế, sau quá trình tinh gọn quân đội thời ông Tập Cận Bình.

Nhắc lại rằng xung đột quân sự gần nhất mà quân đội Trung Quốc tham gia là Hải chiến Trường Sa 1988, cách đây 32 năm. Xung đột lớn hơn liên quan đến cuộc chiến Biên giới Viêt-Trung diễn ra cách đây 41 năm (1979).

Hiếu Linh

Nguồn : VNTB, 07/05/2020

Chú thích :

(1) https://www.sipri.org/sites/default/files/2018-03/fssipri_at2017_0.pdf

(2) https://g.co/kgs/J6MwHu

********************

"Vạn lý trường thành" trên Biển Đông ?

Hiếu Linh, VNTB, 07/05/2020

"Bộ Quốc phòng Đài Loan vào sáng thứ Hai (4/5) xác nhận rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông".

bd004

Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng chéo ở vùng biển Hoa Đông giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Taiwan News gần đây tải tin tức về Biển Đông nhưng ít người Việt chú ý đến.

"Bộ Quốc phòng Đài Loan vào sáng thứ Hai (4/5) xác nhận rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông".

ADIZ là không phận của một quốc gia, trong khu vực đó tất cả các máy bay được yêu cầu cung cấp nhận dạng, vị trí và chịu kiểm soát nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

"Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Đông, nhưng họ vẫn chưa chính thức công bố".

Tính pháp lý của ADIZ là "đơn phương đặt ra dựa trên nhu cầu quốc phòng của quốc gia đó và nó không có cơ sở trong luật pháp quốc tế".

Tại sao lại là ADIZ ?

Vào tháng 5 năm 2013, quân đội Trung Quốc đã đệ trình một đề xuất chính thức cho một ADIZ ở biển Hoa Đông. Kế hoạch này đã được phê duyệt vào tháng 8 bởi các cơ quan đảng, nhà nước và quân đội hàng đầu của Trung Quốc. Mục đích của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền cốt lõi tại vực này. Kế hoạch này sẽ giúp Bắc Kinh bảo vệ tốt hơn trước các mối đe dọa trên không. Các hành động ngăn chặn, giám sát, cảnh báo mở rộng với các máy bay chiến đấu trong vùng Biển Đông sẽ được Bắc Kinh tiến hành thường xuyên hơn trong tương lai.

Có thể hình dung "tương lai Biển Đông" qua bài viết đăng tải trên Brookings (1), đó là "Vạn lý trường thành trên không" của Trung Quốc.

Ý tưởng ban đầu về "Vạn lý trường thành trên không" có thể bắt nguồn vào ngày 1 tháng 11 năm 2009, nhân kỷ niệm 60 năm Không quân Trung Quốc. Thời điểm đó, Nhân dân Nhật báo đã xuất bản một bài báo có tựa đề "Xây dựng Vạn lý trường thành trong Vạn lý trường thành", Tân Hoa Xã cũng đã thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với Hứa Kỳ Lượng, Tư lệnh Không quân Trung Quốc, với tựa đề "Xây dựng Vạn lý trường thành trên bầu trời xanh". Kết quả Bắc Kinh tuyên bố vào ngày 23 tháng 11 về ADIZ biển Hoa Đông mà không cần tham vấn bất kỳ quốc gia liên quan nào.

Thực hiện ADIZ giúp Bắc Kinh thực hiện "vùng đệm" trên bờ biển, gia tăng các hoạt động quân sự của Bắc Kinh, làm thay đổi hiện trạng tranh chấp trong khu vực tương tự như lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm và bồi lấp đảo nhân tạo, thúc đầu nhiều quốc gia lớn trong khu vực tăng cường quân sự, làm tăng căng thẳng và khả năng xảy ra va chạm trong vùng Biển Đông. ADIZ là cơ sở củng cố quan điểm "các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với các máy bay không hợp tác trong nhận dạng".

Biện pháp phòng thủ khẩn cấp bao gồm : thẩm vấn, ngăn chặn, buộc hạ cánh hoặc thậm chí bắn hạ.

Như vậy kế hoạch này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Bắc Kinh trong tham vọng "đường chín đoạn" trên Biển Đông. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện giờ đang chứng tỏ mình đủ khả năng và sự quyết đoán trong duy trì lập trường cứng rắn về lợi ích chủ quyền tại Biển Đông.

Sẽ phải làm gì ?

Dù thiếu các quy tắc ADIZ quốc tế nhưng với tham vọng của Trung Quốc, ADIZ sẽ hoàn tất tham vọng quân sự hóa tại Biển Đông của Bắc Kinh.

Hãy tưởng tượng người Việt nhìn ra Biển Đông sẽ thấy vùng nhận dạng phòng không, lệnh cấm đánh bắt cá, chuỗi đảo nhân tạo với đầy đủ khí tài quân sự và cơ quan hành chính của Trung Quốc (2).

Liệu các phiên bản máy bay chiến đấu "Su" từ đất liền phóng ra các đảo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam sẽ dễ dàng như trước hay sẽ gặp khó như tàu cá Việt Nam bị cảnh cáo, húc, đâm chìm khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Việt Nam.

Biển Đông không còn "dịu êm" như thời kỳ 2014 - khi Bắc Kinh đã quyết liệt hơn trên các cơ sở Biển Đông mà quốc gia này cưỡng chiếm có được.

Chính quyền Việt Nam có thể làm gì ?

Điều cần thiết là sớm có động thái phản ứng, cùng các quốc gia có yêu sách trong ASEAN ra tuyên bố phản đối Bắc Kinh, tăng cường sức sẵn sàng chiến đấu của giới quân nhân, dung dưỡng lòng yêu nước của nhân dân cũng là điều cần thiết trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Hiếu Linh

Nguồn : VNTB, 07/05/2020

Chú thích :

(1)https://www.brookings.edu/opinions/chinas-adiz-over-the-east-china-sea-a-great-wall-in-the-sky/

(2) https://tuoitre.vn/bien-dong-adiz-va-nhung-he-luy-1141501.htm

*******************

Biển Đông : Trung Quốc khoe tập trận liên tục, chuẩn bị đáp trả "khiêu khích" của Mỹ

Tú Anh, RFI, 06/05/2020

Ngoài việc chuẩn bị chuẩn bị lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Đài Loan ngày 05/05, Hải quân Trung Quốc liên tiếp tăng cường các hành động gia tăng căng thẳng, tiến hành tập trận trong những ngày gần đây ở Biển Đông để củng cố tham vọng độc chiếm vùng biển.

bd5

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh tiến vào cảng Hồng Kông ngày 07/07/2017. Ảnh minh họa. Reuters- Bobby Yip

Theo giới phân tích, được Global Times (bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời Báo) trích dẫn ngày 05/05/2020, Hải quân Trung Quốc tổ chức thao dượt hoàn thiện phối hợp ba lực lượng : chiến đấu cơ J-15, tầu sân bay và tầu ngầm để giám sát Biển Đông và "sẵn sàng đáp trả hành động khiêu khích quân sự của Mỹ", kể cả khi Hải quân Hoa Kỳ điều tầu sân bay trở lại khu vực, sau khi trang Navy Times của Hải quân Mỹ đưa tin ngày 27/04 rằng tầu sân bay USS Nimitz đã rời cảng đến hoạt động ở vùng Thái Bình Dương vào mùa hè này.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 04/05 đưa tin về cuộc diễn tập của chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ một hải cảng trên đảo Hải Nam, được cho là để bổ sung cho lực lượng của tầu sân bay thứ hai Sơn Đông (Shandong), mới được đưa vào hoạt động và đang neo đậu ở Hải Nam. Trước đó, tầu sân bay Liêu Ninh đã hoàn thành đợt tập trận ở Biển Đông hôm 30/04.

Ngoài ra, vẫn theo CCTV, ba tầu chiến thuộc hạm đội hộ tống số 35 của Hải quân Trung Quốc, gồm tầu khu trục Thái Nguyên (Taiyuan), tầu hộ tống Kinh Châu (Jingzhou) và tầu tiếp liệu Sào Hồ (Chaohu), cũng tham gia tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Trường Sa vào thứ Bẩy 02/05, sau khi đã tiến hành chiến dịch chống hải tặc ở Vịnh Aden, ngoài khơi Somalia.

Giới chuyên gia, được báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 05/05, cho rằng cuộc diễn tập ở Trường Sa, trên danh nghĩa là nhằm tăng cường bảo vệ tầu hàng của Trung Quốc trong phạm vi từ Biển Đông đến eo biển Miyako và Ba Sĩ (Bashi) ở biển Hoa Đông, nhưng thực chất là thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ.

Một cuộc tập trận khác, được trang mạng báo quân đội Trung Quốc PLA Daily đưa tin ngày 04/05, liên quan đến đợt luyện tập tuần tra của đội máy bay chống tầu ngầm thuộc Bộ Tư Lệnh Chiến Khu miền nam Trung Quốc. Tờ báo nhắc lại chính lực lượng của chiến khu miền nam đã "đuổi" tầu USS Barry của Mỹ ra khỏi khu vực Hoàng Sa hôm 28/04.

Hải quân Trung Quốc tăng cường tập trận trong bối cảnh Hoa Kỳ liên tục thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh ngang nhiên lập hai huyện đảo quản lý Hoàng Sa và Trường Sa và liên tục khiêu khích các nước trong vùng.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 06/05/2020

*******************

Liệu Việt Nam có dùng lá bài chủ, cho Mỹ thuê Vịnh Cam Ranh ?

VOA, 07/05/2020

Biển Đông gn đây li dy sóng vì nhng hành đng khiêu khích ca Trung Quc gia mùa dch Covid-19, và đang có nhiu tin đn rng Hà Ni đang cân nhc gii pháp cho Hoa Kỳ thuê dài hn Vnh Cam Ranh hoc mt đo nào đó Bin Đông đ làm căn c, nhm đi trọng với các hành đng gây hn dn dp ca Trung Quc gn đây. Giáo sư Carl Thayer thuc Hc vin Quc phòng Úc/Đi hc New South Wales, mt chuyên gia v các vn đ Vit Nam, phân tích chính sách ca Vit Nam và ca Hoa Kỳ, xem liu các din biến phc tp ở Biển Đông có đ nghiêm trng đ lãnh đo Việt Nam phi sa đi chính sách quc phòng và cân nhc vic dùng "con bài ch", cho thuê cng Cam Ranh ?

bd6

Đoàn các nhà lập pháp M do Thượng nghị sĩ John McCain dn đu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (nh Người Lao đng)

Cam Ranh là một trong các cng nước sâu tt nht trong vùng, có tm quan trng chiến lược đi vi Đông Nam Á, và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương-n Đ Dương. Mt bài báo trên t National Interest tng nói rng căn c Cam Ranh có th thay đi cc din Bin Đông, và Vit Nam nm trong tay con bài chiến lược, có th quyết đnh chn nước nào trong các đi cường đang nhòm ngó an ninh khu vực đ cho thuê cng Cam Ranh.

Trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm 6/5/2020, chuyên gia v các vn đ Vit Nam, Giáo sư Carl Thayer thuc Hc vin Quc Phòng Úc, đt câu hi liu tin đn va k có cơ s hay không ?

Biển Đông và quan hệ M-Philippines

Hiệp ước phòng th chung gia Hoa Kỳ và Philippines đã có t năm 1951, cho phép quân đi M hin din ti các căn c chiến lược ca Philippines.

Tình hình Biển Đông có l đã khác đi nếu người M không rút ra khi lãnh th Philippines vào đầu thp niên 1990, vì nhng mâu thun dn ti vic đàm phán li Hip ước phòng th chung (MDT), khiến M rút ra khi Philippines.

Sự vng mt ca M trong khu vc t đó, đã to ch trng cho phép Trung Quc bành trướng và m rng phm vi nh hưởng, để cuối cùng tr thành mt mi đe da đi vi các nước nh hơn trong khu vc.

Vì mối đe da này, Manila đ xut mt tha thun cho phép quân đi M "tm thi" có mt ti Philippines, dn ti Hip Ước Thăm Viếng Quân S vi M (VFA) năm 1998, và sau đó Tha thuận Hp tác Quc phòng Tăng cường (EDCA) gia Manila và Washington năm 2014.

Tuy nhiên, loan báo của Tng thng Philippines Duterte s chm dt Hip Ước Thăm Viếng Quân S vi M s tác đng ti EDCA bi vì khó có chuyn người M s tiếp tc hot đng và hỗ tr Philippines nếu nhân s ca h không được bo v theo các điu khon ghi trong tha thun VFA.

Những khúc mc trong quan h hai nước và chính sách bt nht ca TT Duterte đã buc người M xoay sang các nước láng ging, và trong bi cnh đó, các cơ s ti Vit Nam tr nên hp dn hơn đi vi Hoa Kỳ, dn ti nhiu đn đoán cho rng Hà Ni đang cân nhc vic cho Hoa Kỳ thuê dài hn Vnh Cam Ranh hoc mt vài đo Bin Đông.

Giáo sư Carlyle Thayer nói kh năng này b hn chế bi chính sách "Ba Không" của Vit Nam, ngăn cm vic cho thuê cng Cam Ranh hay các đo đá Bin Đông.

Chính sách Ba Không

Chính sách đối ngoi và quc phòng ca Việt Nam da trên nguyên tc Ba Không đã được ghi trong Sách trng Quc phòng đu tiên ca Việt Nam vào năm 1998. Nguyên tc Ba Không gồm : "Không liên minh quân s vi nước nào, Không cho nước ngoài đt căn c quân s trên lãnh th Vit Nam, và Không v phe nước nào chng li mt nước khác".

Chính sách này được Hà Ni tái khng đnh nhiu ln. Sách trng Quc phòng mi nht, công b vào cuối năm 2019, đi chính sách Ba không thành Bn Không :

"Việt Nam ch trương không tham gia liên minh quân s ; không liên kết vi nước này đ chng nước kia ; không cho nước ngoài đt căn c quân s hoc s dng lãnh th Vit Nam đ chng li nước khác ; không sử dng vũ lc hoc đe dọa s dng vũ lc trong quan h quc tế".

Giáo sư Thayer nói như vy nếu ch da trên nguyên tc Ba Không, thì chính sách quc phòng ca Vit Nam ngăn cm vic cho Hoa Kỳ hoc bt kỳ nước nào khác, thuê Vnh Cam Ranh hay các đảo trên Bin Đông.

Nhưng Giáo sư Thayer lưu ý rng Sách Trng Quc phòng năm 2019 gi lên trin vng Vit Nam có th cu xét sa đi chính sách Ba Không. Các đon sau đây đã thu hút nhiu chú ý :

"Việt Nam s tăng cường hp tác quc phòng vi các nước đ nâng cao khả năng bo v đt nước và gii quyết các thách thc an ninh chung".

Và,

"Tùy theo diễn biến ca tình hình và trong nhng điu kin c th, Vit Nam s cân nhc phát trin các mi quan h quc phòng, quân s cn thiết vi mc đ thích hp trên cơ sn trọng đc lp, ch quyn, thng nht và toàn vn lãnh th ca nhau cũng như các nguyên tc cơ bn ca lut pháp quc tế, hp tác cùng có li, vì li ích chung ca khu vc và cng đng quc tế".

Cảng Cam Ranh & Bin Đông

Việt Nam chiếm t 49 đến 51 tin đn trên Bin Đông, tri rng trên 27 thc th ti qun đo Trường Sa, theo Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và quc tế ti Washington.

Năm 2009, Thủ tướng Vit Nam thi đó, ông Nguyn Tn Dũng, loan báo các cơ s thương mi bo trì, sa cha tàu ca Vit Nam ti Cng Cam Ranh s m ca đón các tàu hi quân ca thế gii. Hoa Kỳ là nước đu tiên nhn li mi, đưa tàu USNS Safeguard ti cng Sài Gòn vào tháng 9/2009.

Năm 2010, Hoa Kỳ và Việt Nam ký hợp đng đ sa cha và bo trì các tàu hi quân M.

Theo Giáo sư Thayer, từ hơn mt thp niên nay, s tu chiến M cp cng Vit Nam đ viếng thăm chính thc, hoc đ bo trì, sa cha ngày càng nhiu.

Cảng Cam Ranh gồm mt cng quân s và mt cng dân s. Cng Quc tế Cam Ranh, cng dân s, chính thc đi vào hot đng vào tháng Ba năm 2016.

Tàu hải quân đu tiên ca M tr li Cam Ranh là tàu tiếp liu đn dược ca Hm đi 7, chiếc USNS Richard E. Byrd, ghé Việt Nam vào tháng 8/2011.

Trong năm 2016, có tới 3 tàu chiến M ghé Cng dân s Cam Ranh gm : USS John McCain, USS Frank Cable và chiếc USS Mustin.

Mỹ tránh lp căn c quân s

Hoa Kỳ từ lâu ch trương dàn xếp các "đim tiếp nhn ch không lp căn c" da trên lập lun rng căn c có v trí c đnh, d là mc tiêu b tn công, trong khi đim tiếp nhn cho phép Hoa Kỳ tiếp cn các cơ s đó vào nhng thi khc quan trng như thm ha thiên nhiên hay mt cuc khng hong nào đó. Cho nên theo Giáo sư Thayer, có kh năng Hoa Kỳ sẽ điu đình vi phía Việt Nam đ cho phép các tu chiến ca M được thường xuyên cp cng Vit Nam, hơn là thuê mt cơ s đ thiết lp căn c.

Hoa Kỳ đã có nhiều căn c quân sự ở Thái Bình Dương như Yokosuka Nht Bn, đo Guam hay như Hawai. Và nht là các tu chiến ca M có kh năng nhn tiếp tế trên bin.

Gần đây, vì nhng đng thái ngày càng gây hn ca Trung Quc, đe da ch quyn lãnh th ca Vit Nam Bin Đông, Việt Nam và Mỹ đã có các cuc đàm phán nhm nâng mi quan h đi tác toàn din lên thành thành quan h đi tác chiến lược.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chính phủ Vit Nam s vô cùng thn trng trong vic áp dng bt kỳ thay đi nào đi vi chính sách đi ngoi và quốc phòng dài hn trong thi gian dn ti đi hi Đng ln th 13, d kiến din ra trong quý I năm 2021.

Ông nói căn cứ trên quá kh, Vit Nam có nhiu kh năng tiếp tc chính sách "đa dng hóa và đa phương hóa" trong các quan h vi các cường quc thế giới. Do đó, s khó có chuyn Vit Nam liên kết vi M đ chng Trung Quc.

Giáo sư Thayer nói điều này gii thích vì sao ông đi đến kết lun là "khó xy ra chuyn Vit Nam cho Hoa Kỳ thuê cng Cam Ranh" hay mt đo nào đó Bin Đông đ làm căn cứ.

Nguồn : VOA, 07/05/2020

*****************

Biển Đông : Trung Quốc khoe tập trận liên tục, chuẩn bị đáp trả "khiêu khích" của Mỹ

Thu Hằng, RFI, 06/05/2020

Ngoài việc chuẩn bị chuẩn bị lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan ngày 05/05, Hải quân Trung Quốc liên tiếp tăng cường các hành động gia tăng căng thẳng, tiến hành tập trận trong những ngày gần đây ở Biển Đông để củng cố tham vọng độc chiếm vùng biển.

bd7

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh tiến vào cảng Hồng Kông ngày 07/07/2017. Ảnh minh họa. Reuters- Bobby Yip

Theo giới phân tích, được Global Times (bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời Báo) trích dẫn ngày 05/05/2020, Hải quân Trung Quốc tổ chức thao dượt hoàn thiện phối hợp ba lực lượng : chiến đấu cơ J-15, tầu sân bay và tầu ngầm để giám sát Biển Đông và "sẵn sàng đáp trả hành động khiêu khích quân sự của Mỹ", kể cả khi Hải quân Hoa Kỳ điều tầu sân bay trở lại khu vực, sau khi trang Navy Times của Hải quân Mỹ đưa tin ngày 27/04 rằng tầu sân bay USS Nimitz đã rời cảng đến hoạt động ở vùng Thái Bình Dương vào mùa hè này.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 04/05 đưa tin về cuộc diễn tập của chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ một hải cảng trên đảo Hải Nam, được cho là để bổ sung cho lực lượng của tầu sân bay thứ hai Sơn Đông (Shandong), mới được đưa vào hoạt động và đang neo đậu ở Hải Nam. Trước đó, tầu sân bay Liêu Ninh đã hoàn thành đợt tập trận ở Biển Đông hôm 30/04.

Ngoài ra, vẫn theo CCTV, ba tầu chiến thuộc hạm đội hộ tống số 35 của Hải quân Trung Quốc, gồm tầu khu trục Thái Nguyên (Taiyuan), tầu hộ tống Kinh Châu (Jingzhou) và tầu tiếp liệu Sào Hồ (Chaohu), cũng tham gia tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Trường Sa vào thứ Bẩy 02/05, sau khi đã tiến hành chiến dịch chống hải tặc ở Vịnh Aden, ngoài khơi Somalia.

Giới chuyên gia, được báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 05/05, cho rằng cuộc diễn tập ở Trường Sa, trên danh nghĩa là nhằm tăng cường bảo vệ tầu hàng của Trung Quốc trong phạm vi từ Biển Đông đến eo biển Miyako và Ba Sĩ (Bashi) ở biển Hoa Đông, nhưng thực chất là thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ.

Một cuộc tập trận khác, được trang mạng báo quân đội Trung Quốc PLA Daily đưa tin ngày 04/05, liên quan đến đợt luyện tập tuần tra của đội máy bay chống tầu ngầm thuộc Bộ Tư Lệnh Chiến Khu miền Nam Trung Quốc. Tờ báo nhắc lại chính lực lượng của chiến khu miền Nam đã "đuổi" tầu USS Barry của Mỹ ra khỏi khu vực Hoàng Sa hôm 28/04.

Hải quân Trung Quốc tăng cường tập trận trong bối cảnh Hoa Kỳ liên tục thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh ngang nhiên lập hai huyện đảo quản lý Hoàng Sa và Trường Sa và liên tục khiêu khích các nước trong vùng.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 06/05/2020

******************

Hoa Kỳ và Trung Quốc so kè ở Biển Đông ngay trong đại dịch

Diễm My, VNTB, 06/05/2020

Các cuộc tập trận quân sự trên một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới khi Bắc Kinh tuyên bố kiểm soát hành chính đối với các hòn đảo đang tranh chấp.

bd8

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974

Thế giới đang nỗ lực để kiềm chế đại dịch corona toàn cầu, nhưng điều đó không ngăn cản Hoa Kỳ và Trung Quốc có những cuộc tập trận Biển Đông.

Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới, nơi có tranh chấp lãnh thổ chồng chéo giữa các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Tranh chấp hiện đã trở thành một tiêu điểm trong quan hệ Châu Á-Trung Quốc.

Trong sự cố leo thang gần đây, một hạm đội của Hải quân Trung Quốc đã tổ chức diễn tập (hộ tống) trong chuỗi đảo thuộc quần đảo Trường Sa (khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam).

Diễn tập lần này của Hải quân Trung Quốc nhằm mục đích, "tăng cường huấn luyện tàu chiến trên biển và tăng cường chống cướp biển, bảo vệ các tàu thương mại Trung Quốc", theo South China Morning Post.

Cuộc diễn tập diễn ra sau khi một hạm đội khác của Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành các hoạt động chống cướp biển, và trở về từ Vịnh Aden, ngoài khơi Somalia.

Theo "Taiwan News", các máy bay ném bom của Mỹ đã thách thức các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh với cái gọi là "tự do hàng hải" và bắt đầu tiến đến Biển Hoa Đông vào ngày thứ Hai.

Tờ báo nói rằng hai máy bay ném bom siêu thanh B-1B của Hoa Kỳ đã bay từ đảo Guam đến Biển Hoa Đông và tiếp cận biên giới trên biển ở phía đông bắc Đài Loan trên đường đi.

Chuyến bay của máy bay ném bom Mỹ đã diễn ra vài ngày trước và quân đội Trung Quốc bày tỏ sự phản đối "sự tăng cường sự hiện diện hải quân nước ngoài ở Biển Đông".

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian tuyên bố : "Một lần nữa, Mỹ đã chứng minh rằng nước này thúc đẩy quân sự hóa lớn nhất ở Biển Đông và là kẻ gây rối cho hòa bình và ổn định khu vực".

Ông gọi những hành động này là "bất lợi cho hòa bình và ổn định khu vực".

Yang Aibin, một sĩ quan Hải quân Trung Quốc, nói rằng lực lượng hải quân không ngừng cải thiện các kế hoạch để cải thiện khả năng của hạm đội trong thực hiện các nhiệm vụ hộ tống.

Tuần trước, tàu chiến Mỹ - USS Barry đã di chuyển gần Quần đảo Hoàng Sa (khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai một lực lượng hải quân để cảnh báo.

Đầu tháng 4, một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam đã bị cảnh sát biển Trung Quốc đánh chìm trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc cũng đã triển khai tàu thăm dò địa chất "Hải Dương 8" gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vào ngày 18 tháng 4, Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã mở rộng và thiết lập quyền kiểm soát hành chính đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều nước. Philippines kêu gọi "tôn trọng luật pháp quốc tế" và bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc.

Theo Amid pandemic, US, China rival in the South China Sea

Diễm My

Nguồn : VNTB, 06/05/2020

******************

Hải quân Trung Quốc diễn tập ở Trường Sa

RFA, 06/05/2020

Hải quân Trung Quốc vừa tiến hành đợt huấn luyện ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa Việt Nam vào ngày 2/5.

bd9

Buổi diễn tập của tàu hải quân Trung Quốc. PLA Daily

South China Morning Post vào ngày 5/5 dẫn nguồn từ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Giải Phóng Quân Nhân dân Trung Quốc, cho biết đội tàu Trung Quốc đã có buổi huấn luyện chống hải tặc và huấn luyện bắn đạn thật.

Đây là hoạt động mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

Vào ngày 18/4, Trung Quốc công bố thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sang ngày 19 tháng tư Trung Quốc đặt cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể trên Biển Đông,

Gần đây Trung Quốc tăng cường tập trận ở Biển Đông với việc cử phi công lái máy bay J-15 tham gia cuộc tập trận được tổ chức từ cảng hải quân ở tỉnh Hải Nam. Bên cạnh đó là việc điều tàu chiến và máy bay chống tàu ngầm thực hiện giám sát ở Biển Đông.

Trước những hành động gần đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo vào ngày 5/5, ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, đã chỉ trích Trung Quốc hành xử ngang ngược ở Biển Đông khi đe dọa tàu hải quân Philippines và đâm chìm tàu cá Việt Nam, trong lúc cả thế giới nỗ lực chống lại dịch bệnh Covid-19.

Ông Esper cho biết hai tàu chiến Hoa Kỳ tuần trước thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và thương mại cho các quốc gia lớn nhỏ. Ông Esper cáo buộc Trung Quốc đã không minh bạch ngay từ khi đại dịch bắt đầu và dùng những hành vi này tại Biển Đông để đánh lạc hướng thông tin về Covid-19.

Nguồn : RFA, 06/05/2020

Additional Info

  • Author Trung Kiên, Hiếu Linh, Tú Anh, Thu Hằng, Diễm My, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Biển Đông : Bắc Kinh lên án Mỹ-Úc tập trận "gây bất ổn hòa bình khu vực" (RFI, 01/05/2020)

Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh về Biển Đông tiếp tục. Ngày 01/05/2020, đến lượt Bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ thúc đẩy "quân sự hóa" Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra hơn một tuần sau cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ - Úc tại một khu vực phía nam Biển Đông. 

bd1

Tầu chở trực thăng HMAS Parramatta của Hải Quân Úc tập trận với tầu đổ bộ Mỹ USS America, khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Barry và tầu USS Bunker Hill, tại Biển Đông, ngày 18/04/2020. © Reuters - Australia Department Of Defence

Trang mạng Financial Review dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) lên án cuộc tập trận nói trên, với nhận định : "Thực tế đã một lần nữa chứng minh Hoa Kỳ là kẻ tạo điều kiện lớn nhất cho việc quân sự hóa Biển Đông và là kẻ gây bất ổn hòa bình và ổn định khu vực".

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định : "Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân luôn trong tình trạng báo động cao, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của quốc gia, cũng như hòa bình và thịnh vượng của khu vực". 

Căng thẳng tại Biển Đông tăng thêm một nấc vào lúc tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát ở khu vực gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas hoạt động, trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Hôm 21/04, Hải Quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông. Hôm 22/04, Bộ Quốc phòng Úc cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc tập trận cùng với ba chiến hạm Mỹ. Hãng tin Anh Reuters cũng xác nhận ba chiến hạm Mỹ đã đến gần khu vực tàu Trung Quốc khảo sát.

Bắc Kinh bị nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ tố cáo lợi dụng thế giới đang chao đảo vì đại dịch Covid-19, để lấn lướt ở Biển Đông. Ngày 18/04, Trung Quốc loan báo thành lập "hai quận" quản lý quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, và quần đảo Trường Sa, mà một số nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi hỏi chủ quyển toàn bộ hay một phần. Cùng lúc đó, Bắc Kinh thông báo đặt tên cho 80 thực thể địa lý, trong đó có nhiều vị trí dưới đáy biển. Hành động của Trung Quốc bị nhiều luật gia lên án là vi phạm luật pháp quốc tế. 

Trước đó, ngày 17/04, Trung Quốc gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc đòi hỏi đích danh chính quyền Việt Nam "rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp" ở quần đảo Trường Sa. Công hàm nói trên được nhiều nhà quan sát cho là ngầm ẩn đe dọa sử dụng vũ lực. Một số nhà nghiên cứu khẳng định lần gần nhất Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút khỏi quần đảo Trường Sa là vào cuối tháng 2/1988, tức chỉ ít tuần trước khi Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa. 

Chính quyền Mỹ dường như đang gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông để ngăn ngừa nguy cơ Trung Quốc manh động. Ngày 30/04, theo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hai oanh tác cơ chiến lược B-1B Lancer đã có chuyến bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông. Lần diễn tập trước đó của oanh tạc cơ B-1B Lancer là cùng với Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, cách đây một tuần. 

Trọng Thành

*******************

Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Việt Nam giữa căng thẳng Biển Đông (VOA, 01/05/2020)

Nghiên cứu mi nht ca công ty an ninh mng hàng đu ca M cho biết nhóm tin tc được xem là do nhà nước Trung Quc hu thun có th đang đng sau mt chiến dịch nhm thu thp d liu t các quan chc chính ph Vit Nam, gia bi cnh tranh chp ch quyn trên Bin Đông đang làm gia tăng căng thng gia hai nước.

bd2

Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên tp trung tn công và khai thác d liu xung quanh vn đ xung đt ch quyn lãnh thổ trên Bin Đông

Theo nghiên cứu ca công ty chuyên cung cp thông tin v các mi đe do tình báo, Anomali, thì nhóm tin tặc có tên Pirate Panda đang c gng la các quan chc Vit Nam m các tài liu Microsoft Excel đc hi được đính kèm trong email có ni dung chi tiết v các ngày l.

Địa đim b tin tc nhm ti là các quan chc Đà Nng, khu vc gn qun đo Hoàng Sa, nơi được xem là "đim nóng" gây ra căng thng gn đây gia Vit Nam và Trung Quc vì các hot đng nhm khng đnh ch quyn ca Bc Kinh.

Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên thc hin các cuc tn công có ch đích (APT) được nhà nước Trung Quc hu thuẫn. Nhóm này ni tiếng v các cuc tn công mng nhm vào các chính ph và các t chc chính tr.

Pirate Panda cũng là nhóm tin tặc chuyên tp trung tn công và khai thác d liu xung quanh vn đ xung đt ch quyn lãnh th trên Bin Đông.

Trong những ngày gần đây, Vit Nam công khai phn đi các hot đng mi ca Trung Quc và không công nhn các yêu sách ca Bc Kinh đi vi các đo, đá Hoàng Sa, trong khi Trung Quc nói rng các yêu sách ca Vit Nam đi vi khu vc này là bt hp pháp.

Tin tặc Trung Quốc thường xuyên phát đng các chiến dch gián đip mng nhm vào các mc tiêu liên quan đến xung đt lãnh th ca mình. Năm 2018, tin tc Trung Quc đã tn công vào các công ty k thut và quc phòng ca M, nơi có quyn truy cp vào nhng thông tin nhạy cm liên quan đến vn đ tranh chp Bin Đông. Nhng thông tin này được xem là rt hu ích cho Bc Kinh.

Hiện c Vit Nam ln Trung Quc đu chưa phn ng gì đi vi thông tin v cuc tn công mng mi nht này.

Trong khi đó, một công ty an ninh mng khác của M, FireEye, tun ri công b mt báo cáo cho thy mt nhóm tin tc, được cho là do chính ph Vit Nam hu thun, đã thc hin chiến dch tn công vào các trang mng ca chính ph Trung Quc nhm tìm kiếm thông tin liên quan đến cách x lý ca Bc Kinh đối vi dch Covid-19.

*********************

Mỹ điều hai máy bay ném bom chiến lược tuần tra ở Biển Đông (RFA, 30/04/2020)

Hôm 29/4 Hoa Kỳ đã điều động hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tuần tra trên Biển Đông.

bd3

Ảnh được chụp vào ngày 18 tháng 9 năm 2017 do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cung cấp cho thấy máy bay Lực lượng Không quân Hoa Kỳ B-1B Lancer thả bom vào khu vực bắn súng ở tỉnh Gangwon, phía đông Seoul, trong cuộc tập trận chung sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa mới nhất của Bắc Triều Tiên. AFP

Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ công bố thông tin vừa nói hôm 30/4/2020.

Tin cho biết, hai chiến đấu cơ ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota, Mỹ bay thẳng đến Biển Đông, sau khi tuần tra đã quay ngược về Mỹ. Toàn bộ hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài trong 32 giờ.

Hoạt động này thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Đồng thời cho thấy mô hình xây dựng chiến lược không quân của Mỹ trở nên năng động hơn, phù hợp chiến lược quốc phòng quốc gia về sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom chiến lược.

Việc điều động chiến đấu cơ này này diễn ra cùng thời điểm Mỹ liên tiếp có hai chiến hạm thuộc Hạm đội 7, trong các hoạt động tuần hành tự do hàng hải ở biển Đông.

Cụ thể vào ngày ngày 29/4, Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG 52), thuộc lớp Ticonderoga, 4 đã di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG 52), vào hôm 28/4 cũng đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Cả hai tàu này trước đó cũng đã hộ tống tàu đổ bộ USS America (LHA 6) tiến gần khu vực ngoài khơi Malaysia, nơi có tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD 8) của Trung Quốc đang hoạt động.

Được biết trước đó, hôm 18/4 tàu USS Bunker Hill cũng tham dự cuộc tập trung trên Biển Đông cùng USS America và HMAS Parramatta của Australia trên Biển Đông.

Đây là đợt thứ 2, làm nhiệm vụ bay thẳng từ lục địa Mỹ đến Châu Á của máy bay ném bom B-1B Lancer. Trước đó, vào ngày 22/4, một chiếc tương tự cũng đã bay thẳng từ Mỹ đến tập trận cùng với lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản.

Việc triển khai máy bay ném bom bay thẳng từ lục địa Mỹ nhằm phù hợp với chiến lược "không thể đoán trước được" của chiến lược không quân Mỹ. Nhiệm vụ đầu tiên diễn ra vào tháng 4/2014, khi máy bay ném bom B-52H Stratofortresses và B-2 Spirits bay thẳng từ lục địa Mỹ đến căn cứ không quân liên hợp Hickam ở Trân Châu Cảng.

Published in Châu Á

"Tuần này sẽ là thời điểm Trân Châu Cảng, thời điểm 11/9"

(Jerome Adams)

Ánh sáng cuối đường hầm 

Tổng thống Trump nói tại cuộc họp báo hàng ngày tại Nhà Trắng (4/4) : "Tuần này chắc sẽ là tuần khó khăn nhất… nhưng đã thấy ánh sáng tại cuối đường hầm". Bây giờ ông Trump ủng hộ nhận định của các chuyên gia y tế hàng đầu như ông Anthony Fauci (Giám đốc viện NIAID) và bà Deborah Birx (điều phối nhóm đặc nhiệm về Covid-19 tại Nhà Trắng).

1215600894

Bây giờ ông Donald Trump ủng hộ nhận định của các chuyên gia y tế hàng đầu như ông Anthony Fauci (giữa) và bà Deborah Birx

Ông Jerome Adams (Surgeon General) cũng nói với "Fox News Sunday" (5/4) : "Tuần này sẽ là thời điểm Trân Châu Cảng, thời điểm 11/9… Đây là thời điểm khó khăn nhất và đáng buồn nhất đối với nhiều người Mỹ trong cả cuộc đời của họ". (Surgeon general warns this week is going to be our Pearl Harbor moment, Quint Forgey, Politico, April 5, 2020).

Trước đó (ngày 31/3) các chuyên gia y tế hàng đầu nhận định rằng trong mấy tháng tới, hàng triệu người Mỹ có thể lây nhiễm và "100.000 đến 240.000 người Mỹ có thể chết vì Covid-19". Dự báo gây sốc đó dựa trên tính toán khoa học, được Nhà Trắng ủng hộ. Kết cục đó vừa do Covid-19 từ Trung Quốc đổ bộ vào Mỹ, vừa do người Mỹ quá chủ quan.

Theo New York Times (4/4), có 430.000 hành khách đã đến Mỹ trên các chuyến bay từ Trung Quốc, trong đó có 4.000 người Trung Quốc đến từ Vũ Hán (theo VariFlight). Với cuộc đổ bộ đó làm sao Mỹ "ngăn chặn được người Trung Quốc" như ông Trump nói. Covid-19 đã âm thầm lây lan mà không biết, vì 25% số người bị lây nhiễm không có triệu chứng.

Đến nay (10/4) Covid-19 đã lan ra 210 nước và lãnh thổ, với 1.632.577 ca lây nhiễm và 97.583 người chết. Mỹ nay đứng đầu với 475.237 ca lây nhiễm và 17.055 người chết. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 157.022 ca và 15.843 người chết. Ý đứng thứ ba với 143.626 ca và 18.279 người chết. Nhưng Covid-19 như một kẻ khát máu vẫn chưa buông tha.

Sau khi kiểm soát được dịch, Trung Quốc từ vị trí đứng đầu nay đứng thứ sáu với 81,907 ca lây nhiễm và 3,336 người chết. Nhưng dư luận Mỹ cho rằng các con số đó thấp so với sự thật. Hiện có 21 triệu thuê bao điện thoại di động không còn hoạt động, và hàng ngàn bình tro hài cốt để tại 6 địa điểm hỏa táng ở Vũ Hán. (CIA Hunts for Authentic Virus Totals in China Dismissing Government Tallies, Julian Barnes, New York Times, April 2, 2020).

Không đối phó kịp thời

Ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc ký kết "giai đoạn một" thỏa thuận thương mại (15/1) hai siêu cường lại bị xô đẩy vào cuộc chiến mới với Covid-19, với hệ quả khó lường. Thiệt hại không chỉ về người và y tế mà còn làm khủng hoảng kinh tế và chính trị. Mỹ và Trung Quốc không chỉ tranh chấp về thương mại mà nay còn cãi nhau về nguồn gốc Covid-19. 

Theo Bloomberg (2/4/2020) Nhà Trắng đã được các cơ quan tình báo Mỹ cho biết là Trung Quốc đã không nói thật về các con số lây nhiễm và chết do Covid-19, nên Mỹ đã bị động không đối phó kịp thời với đại dịch này. Nhưng thiếu hụt thông tin chỉ là một phần câu chuyện, phần còn lại là do chính mình. Tại sao Đài Loan đối phó được mà Mỹ lại không ?

Nếu ai tin Trung Quốc nói thật thì là ngây thơ và không hiểu về người Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc người ta cho rằng việc lừa nhau là chính đáng như nghệ thuật trị quốc và một phần của cuộc sống. Mỹ đã áp dụng chính sách "tiếp cận xây dựng" trong nhiều thập kỷ với hy vọng Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" đến khi họ nhận ra đó là ảo tưởng. 

Dù Covid-19 lây lan thành đại dịch có phải là chủ định như một vũ khí sinh học hay không (theo thuyết âm mưu) thì chẳng ai khẳng định được. Chỉ biết rằng nay Milan và New York đang biến thành Vũ Hán. Đó là hệ quả của tình trạng thiếu hợp tác và hỗn loạn trong "trật tự thế giới" (disorder). Đó là nguyên nhân làm các nước không thể đối phó kịp thời.

Nói cách khác, cộng đồng Châu Âu (EU) và Mỹ đang phải đối phó với Covid-19 lây lan quá nhanh, trong khi não trạng con người và thể chế các nước thay đổi quá chậm (too little too late). Chính quyền Trump vì "America First" đã bỏ rơi vai trò lãnh đạo và trợ giúp thế giới. Nay họ còn chủ quan bỏ lỡ cơ hội kiểm soát dịch đến khi quá muộn nên vỡ trận.

Vừa đối đầu vừa hợp tác

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, EU và Mỹ phải tự cứu mình. Một EU với 550 triệu dân và hầu như không còn biên giới, đang bị bỏ ngỏ. Trong khi Ý bị EU bỏ rơi thì Trung Quốc, Nga và Cuba tỏ ra hào phóng. Hình ảnh đoàn xe quân sự của Hồng quân cắm cờ Nga, sơn logo "From Russia With Love", diễu hành trên đất Ý là một thách thức đối với NATO.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ phân hóa sâu sắc làm vô hiệu hóa chính sách công, chắc ông Trump không thể tiếp tục giành phiếu bằng đánh bạc với Covid-19, vì hệ quả khó lường. Nếu hàng triệu người Mỹ bị lây nhiễm và hàng trăm ngàn người chết như cảnh báo, thì cơ hội tái cử của ông chắc cũng tiêu tan. Liệu Mỹ có để cho các bác sĩ Cuba vào giúp không ?

Tại sao dịch Covid-19 chỉ bùng phát tại các nước phương Tây giàu có ? Chẳng lẽ các nước nghèo ở Châu Phi lạc hậu tới mức không thể thống kê được số người bị lây nhiễm ? Tại sao Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc không cần đóng cửa (lockdown) mà vẫn không thiếu máy thở ? Chắc sau lần này, "thế giới sẽ không thể tiếp tục như thế này được nữa".

Khủng hoảng Covid-19 đã làm bộc lộ các góc khuất và "gót chân Asin" của các nước. Loài người cần tỉnh ngộ trước bản chất của cuộc chiến toàn cầu với Covid-19, vì họ vẫn chưa hiểu đối thủ và không sẵn sàng đối phó do còn nhiều "điểm mù". Không chỉ các đảng phái chính trị mà các cộng đồng dân chúng cũng bị phân hóa và ngày càng cực đoan.

Theo giáo sư Graham Allison (Đại học Harvard), Mỹ và Trung Quốc có thể vừa đối đầu vừa hợp tác để chống lại Covid-19, dù là "đối tác hạn chế" vì các nước phụ thuộc lẫn nhau. Tuy đó là một nghịch lý của toàn cầu hóa, nhưng "không có cách nào khác". (In War Against Coronavirus : Is China Foe or Friend ? Graham Allison, National interestMarch 27, 2020).

Bàn cờ địa chính trị

Covid-19 đã bất ngờ tấn công loài người, làm sống lại bóng ma Trân Châu Cảng. Dù nó là sản phẩm của tạo hóa hay nhân tạo, thì tất cả các nước gồm siêu cường Mỹ và Trung Quốc đều là nạn nhân của thảm họa với những tổn thất nặng nề. Covid-19 tuy vô hình nhưng có thể vô hiệu hóa tàu sân bay USS Theodore Rousevelt và làm cho thế giới khủng hoảng.

Bàn cờ địa chính trị tại Biển Đông diễn biến khó lường trước hệ quả đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc và Mỹ. Khi Trung Quốc phải đối phó với Covid-19 bùng phát thì Mỹ điều tàu sân bay USS Theodore Rousevelt đến thăm Đà Nẵng (5/3/2020). Khi Mỹ phải đối phó với đại dịch thì Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội "thiên hạ đại loạn" để thâu tóm Biển Đông.

Ngày 20/3, Trung Quốc đã khánh thành hai trạm nghiên cứu mới trên đảo đá Xu-Bi và Chữ Thập. Họ đã khai thác 862.400m3 khí từ "băng cháy" (hydrates ) tại bắc Biển Đông (17/2-18/3), và tập trận với sự tham gia của tàu sân bay Liêu Ninh. (China seizes Covid-19 advantage in South China Sea, Richard Javad Heydarian , Asia Times, April 1, 2020).

Trong khi đó, tàu sân bay USS Theodore Rousevelt phải cách ly tại cảng Guam vì 155 thủy thủy bị lây nhiễm Covid-19 sau chuyến thăm Đà Nẵng. Theo New York Times (5/4) thuyền trưởng Brett Crozier cũng có kết quả dương tính sau khi bị cách chức. Đáng tiếc là tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Việt Nam không đúng lúc khi Covid-19 đang lây lan khắp nơi.

Sự kiện rủi ro của tàu USS Theodore Rousevelt buộc hải quân Mỹ phải rút kinh nghiệm và thận trọng hơn trong kế hoạch triển khai hợp tác chiến lược với Việt Nam và ASEAN. Sự biến động về so sánh lực lượng và bàn cờ địa chính trị Biển Đông ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược sống còn không chỉ của Việt Nam và ASEAN mà còn của Mỹ và đồng minh.

Ngày 2/4, tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ, và được Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ. Trước đó (30/3) Việt Nam đã gửi công hàm cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong các công hàm của họ trước đó. 

Lời cuối

Theo Carl Thayer, Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược, với "ngoại giao coronavirus" theo "tam chủng chiến pháp" (chiến tranh tâm lý, pháp lý và dư luận). Mục đích là tranh thủ lúc Mỹ và EU đang bị sa lầy vào khủng hoảng Covid-19, để tối đa lợi ích. Trước mắt, họ muốn thay đổi câu chuyện về nguồn gốc coronavirus nhằm đánh tráo hình ảnh và "lấy lòng dư luận" (charm offensive). Về lâu dài, họ muốn tranh giành với Mỹ vai trò lãnh đạo thế giới.

Mùa xuân sắp qua, mùa hè sắp tới. Nhưng Covid-19 vẫn chưa dừng lại. Hãy còn quá sớm để khẳng định "Covid-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ" và Việt Nam lại là nước tiên phong thành công về chống dịch Covid-19. Dù điều đó có là sự thật chăng nữa thì biết đâu sang năm hay sau đó, Covid-19 hay bà con của nó còn quay lại. 

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 10/04/2020

Tham khảo :

1. In War Against Coronavirus : Is China Foe or Friend ? Graham Allison, National interestMarch 27, 2020

2. Trump shows off new rapid coronavirus test kit in Rose Garden, as HHS says 1 million Americans tested, Andrew O’Reilly, Fox News, March 31, 2020

3. With the Coronavirus, It’s Again Trump vs. Mother Nature, Thomas Friedman, New York Times, March 31, 2020

4. China seizes Covid-19 advantage in the South China Sea, Richard Javad Heydarian Asia Times, April 1, 2020

5. CIA Hunts for Authentic Virus Totals in China Dismissing Government Tallies, Julian Barnes, New York Times, April 2, 2020

6. This is just the first in a series of cascading crises, Fareed Zakaria, Washington Post, April 3, 2020

7. Why the Coronavirus Is Making U.S.-China Relations Worse, Joseph Nye, National Interest, April 3, 2020

8. The Ugly End of Chimerica, Orville Schell, Foreign Policy, April 3, 2020,

9. The Coronavirus Pandemic Will Forever Alter the World Order, Henry Kissinger, Wall Street JournalApril 3, 2020

10. Surgeon general warns this week is going to be our Pearl Harbor moment, Quint Forgey, Politico, April 5, 2020

11. US aircraft carrier should never have been sent to Vietnam, Stephen Bryen, Asia Times, April 5, 2020

12. Vietnam's lost year : Coronavirus dulls diplomatic ambitions, Toru Takahashi, Nikkei Asian Review, April 6, 2020

13. The Belt and Road After COVID-19, Plamen Tonchev, The Diplomat, April 7, 2020

14. China’s coronavirus diplomacy and ambition of world leadership, BBC interviews Carl Thayer, April 8, 2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn

Mỹ thêm quy định siết chặt với nhà báo Trung Quốc (BBC, 03/03/2020)

Hoa Kỳ đang đặt ra những hạn chế mới đối với các cơ quan báo chí Trung Quốc, buộc họ phải cắt giảm gần một nửa số nhân viên đóng tại Hoa Kỳ.

press1

Bộ trưởng Y tế Mỹ họp báo với các phóng viên về Covid-19, khởi phát từ Trung Quốc

Động thái này đang được coi là một sự trả đũa cho việc Trung Quốc trục xuất hai nhà báo Mỹ vào tháng trước.

Năm hãng tin của chính phủ Trung Quốc sẽ buộc phải giảm 40% nhân viên tại Mỹ.

Giới chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận chưa từng thấy từ thời Liên Xô vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã nghe thấy có sự gia tăng quấy rối và giám sát các nhà báo Mỹ và nhà báo nước ngoài khác ở Trung Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng năm cơ quan truyền thông, bao gồm cả hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, sẽ được yêu cầu giảm tổng số nhân viên của họ xuống từ 160 xuống còn 100.

Việc này cũng được áp dụng cho Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, China Daily, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, và People Daily.

People's Daily sẽ không phải giảm số nhân viên tại Mỹ, vì không có nhân viên nào của hãng này là công dân Trung Quốc.

Dù các nhà báo này sẽ không bị buộc ngay lập tức phải rời Mỹ, nhưng visa của họ ràng buộc với cơ quan họ làm việc, khiến khả năng cao là họ phải rời đi ngay khi họ bị cắt giảm.

Nhà báo trong vòng lửa

Zhaoyin Feng, BBC Tiếng Trung ở Washington

Đây là một động thái chưa từng có của chính quyền Mỹ, hiện không được áp dụng cho các nhà báo của bất cứ nước nào khác hiện đang làm việc tại Mỹ.

Năm cơ quan truyền thông Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Mỹ là năm viên ngọc quý của hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc.

Tân Hoa Xã và People's Daily có hàng trăm triệu độc giả ở Trung Quốc, với hàng loạt các cơ quan truyền thông nhỏ hơn dẫn lại tin của hai hãng này. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, đưa tin bằng tiếng Anh, chủ yếu nhắm vào độc giả nước ngoài.

Trung Quốc đã thực hiện áp số lượng visa không chính thức cho các phóng viên nước ngoài trong nhiều năm. Động thái mới nhất của Hoa Kỳ nhằm mục đích thiết lập cái mà ông Pompeo gọi là "sân chơi bình đẳng", nhưng nó có khả năng thúc đẩy cuộc chiến ngoại giao ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, và các nhà báo bị cuốn vào cuộc chiến.

Bắc Kinh sẽ nhiều khả năng buộc tội Mỹ phá hủy tự do báo chí. Khi chính phủ Trung Quốc đối mặt với chỉ trích liên quan đến việc họ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal vào tháng trước, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp trả trên Twitter : "Tự do báo chí ? Đừng quên Nhà Trắng đã đối xử với CNN thế nào".

Ông Pompeo nói quyết định này không áp giới hạn lên điều gì những hãng tin này có thể đăng tải ở Mỹ.

"Chúng tôi hy vọng rằng động thái này sẽ thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện một cách tiếp cận công bằng hơn đối với Mỹ và các báo chí nước ngoài khác ở Trung Quốc", ông Pompeo nói.

"Chúng tôi thúc giục chính phủ Trung Quốc ngay lập tức duy trì các cam kết quốc tế của mình về tôn trọng tự do biểu đạt, bao gồm đối với các thành viên báo chí".

Một quan chức Mỹ nói với điều kiện giấu tên rằng Mỹ thực hiện động thái này với nỗ lực nhằm tìm kiếm sự "có đi có lại" và một "sân chơi bình đẳng".

Các hãng báo chí Trung Quốc sẽ có thời gian từ nay đến 13/3 để giảm số nhân viên. Giới chức Mỹ lưu ý rằng chỉ khoảng 75 nhà báo Mỹ được cho là hiện đang làm việc tại Trung Quốc.

Bối cảnh

Tháng trước, Mỹ nói họ sẽ yêu cầu các nhà báo Trung Quốc đang làm việc cho năm hãng tin nói trên phải đăng ký là "đại diện nước ngoài" bởi vì "họ hoàn toàn bị kiểm soát" bởi chính phủ Trung Quốc.

Sau đó, Trung Quốc đã trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal có trụ sở ở Mỹ liên quan đến một bài bình luận về dịch virus corona mà Trung Quốc gọi là "phân biệt chủng tộc".

Các nhà báo, hai trong số họ là người Mỹ, không có vai trò gì trong việc viết bài xã luận này - với tiêu đề "Trung Quốc là con bệnh thực sự của Châu Á".

Bài xã luận này được xuất bản khi Mỹ lên án Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Uighur và cảnh báo rủi ro của việc sử dụng các thiết bị internet 5G của hãng công nghệ Huawei.

Hôm thứ Hai, Câu lạc bộ Nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) cảnh báo rằng Trng Quốc đang sử dụng visa như "một vũ khí chống lại báo chí nước ngoài hơn bao giờ hết".

Trong một thông cáo, FCCT nói rằng 82% trong số cá nhà báo ở Trung Quốc đã từng trải qua sự can thiệp, bạo lực hoặc quấy rối khi làm việc.

"Khi Trung Quốc đạt tới đỉnh cao mới về ảnh hưởng kinh tế, họ đã cho thấy ra một quyết tâm ngày càng lớn trong sử dụng quyền lực nhà nước để đàn áp việc đưa tin không phù hợp với hình tượng toàn cầu mà nước này muốn thể hiện cho tới nay", tổ chức này nói trong một báo cáo có tiêu đề "Kiểm soát, Ngăn chặn, Xóa bỏ".

Tự do báo chí ở Trung Quốc

Năm 2019 Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã xếp Trung Quốc ở vị trí 177 trong số 180 quốc gia về mức độ tự do báo chí, sau khi đánh giá về mức độ độc lập của truyền thông, sự tôn trọng an toàn của nhà báo, và tính đa nguyên

BBC bị chặn ở Trung Quốc và năm 2019, BBC đã tung ra một phiên bản website thông qua mạng lưới Tor, một nỗ lực nhằm ngăn chặn nỗ lực kiểm duyệt của các chính phủ, bao gồm Trung Quốc

Chín nhà báo đã bị trục xuất hoặc không được gia hạn visa từ 2013, theo FCCC.

********************

Washington hạn chế số nhà báo Trung Quốc tác nghiệp tại Mỹ (RFI, 03/03/2020)

Hoa Kỳ ngày 02/03/2020 thông báo kể từ ngày 13/3, số nhà báo của 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc đóng tại Mỹ sẽ bị giảm từ 160 xuống còn 100 người.

press2

Tổng thống Donald Trump trả lời chất vấn của giới báo chí tại Nhà Trắng, Washington DC, ngày 26/02/2020. ANDREW CABALLERO-REYNOLDS / AFP

Năm cơ quan truyền thông Trung Quốc có liên quan là Tân Hoa Xã, Mạng Lưới Truyền Hình Toàn Cầu Trung Quốc CGTN, Đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc, Trung Hoa nhật báo và Nhân Dân nhật báo. Washington khẳng định nội dung xuất bản của 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Mỹ sẽ không bị hạn chế. Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp trục xuất 60 nhà báo của Trung Quốc, nhưng visa của họ gắn với cơ quan làm việc nên về nguyên tắc, các nhà báo này phải rời khỏi Mỹ sau khi thôi việc.

Thông báo của Washington được đưa ra 2 tuần sau khi chính quyền Bắc Kinh trục xuất 3 nhà báo của nhật báo tài chính Mỹ Wall Street Journal khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ khẳng định biện pháp mới không nhằm trả đũa hành động nói trên của Trung Quốc mà là để "tạo lập lại" - cho dù đã là quá muộn - "thế bình đẳng giữa hai nước". AFP cho biết trong một thông cáo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh là từ nhiều năm nay, Bắc Kinh áp đặt việc kiểm duyệt, hăm dọa ngày càng nghiêm trọng các nhà báo Mỹ và phóng viên nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.

Thông báo của Mỹ đương nhiên bị bộ ngoại giao Trung Quốc chỉ trích. Một phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), ngày 03/3 phát biểu, quyết định của bộ ngoại giao Mỹ là "vô căn cứ", "mang tư tưởng thời Chiến Tranh Lạnh" nhằm "bóp nghẹt về mặt chính trị" các cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Mỹ.

Quan chức ngoại giao Trung Quốc cũng cho rằng chính Washington đã "phá vỡ nguyên tắc cuộc chơi trước" nên Bắc Kinh buộc phải "tiếp bước". Cũng theo Triệu Lập Kiên, quyết định của Washington minh họa cho "thái độ đạo đức giả" của Mỹ về bảo vệ tự do báo chí.

Thùy Dương

*********************

Bắc Kinh dọa trả đũa Washington hạn chế số nhà báo Trung Quốc tại Mỹ (VOA, 03/03/2020)

Bắc Kinh đã ra du hiu cho thy h s tr đũa quyết đnh ca M, ct gim s nhà báo Trung Quc ti Hoa Kỳ ca các cơ s truyn thông ln nht ca nhà nước Trung Quc, theo báo South China Morning Post.

press3

Một nhà báo nước ngoài chun b đeo khu trang trước khi bước vào văn phòng ca hãng sn xut sa và phó phm Bc Kinh hôm 27/2/2020.

Mỹ ra quyết đnh này hôm 2/3, theo đó bt đu t ngày 13/3, tồng s các phóng viên Trung Quc thường trú ti Hoa Kỳ ca các hãng tin nhà nước ln nht s b gii hn mc 100 người, gim 60 người so vi hin nay.

Hôm thứ Ba 3/3 người phát ngôn ca B Ngoi giao Trung Quc Zhao Lijian miêu t hành đng ca Mỹ nhm vào gii truyn thông Trung Quc ti Hoa Kỳ là "đàn áp chính tr", và ông cnh báo rng đng thái đó có th phương hi nghiêm trng ti các quan h gia hai nước.

"Người M đã dp b lut chơi trước, và chúng tôi phi theo thôi",Ông Zhao nói :

Ông này tố cáo B Ngoi giao Hoa Kỳ là đã làm quyết đnh da trên não trng thi chiến tranh lnh, và trên nhng đnh kiến v ý thc h.

Hôm 2/3, Bộ Ngoi giao M nói nhng hn chế v nhân s đó áp dng đi vi 5 t chc mà chính ph ca Tng Thng Trump cho là các cơ quan tuyên truyn ca Bc Kinh, gim s phóng viên Trung Quc làm vic cho các cơ quan đó ti Hoa Kỳ t 160 người hin nay xung còn 100 người.

Ông Zhao nói điều đó có nghĩa là 60 nhà báo Trung Quc b "trc xut", và Trung Quc dành quyn đáp tr.

Phản bác li ca Ngoi trưởng Pompeo tuyên b rng quyết đnh ca M là đ đáp tr vic Trung Quc trc xut 3 nhà báo ca t Wall St. Journal, V trưởng V Thông tin Trung Quc, bà Hoa Xuân Oánh, viết trên trang Twitter : "Người M đã bt đu trn đu, chúng ta phải nhp cuc thôi".

******************

Trung Quốc rút thẻ tác nghiệp của phóng viên nhật báo Mỹ (VOA, 19/02/2020)

Trung Quốc đã rút th tác nghip ca ba phóng viên t Wall Street Journal ca M và yêu cu h phi v nước trong vòng năm ngày, sau khi t báo t chi xin li vì mt bài bình lun liên quan ti virus Corona, trong đó gi Trung Quc là "người bnh thc s của Châu Á", Reuters đưa tin.

press4

Phát ngôn viên Cảnh Sảng.

Phát ngôn viên Cảnh Sng nói ti mt cuc hp báo hôm 19/2 rng Bc Kinh đã nhiu ln lên tiếng phn đi vi t báo v bài bình lun đăng ngày 3/2 mà Trung Quc nói là phân bit chng tc và bôi nh n lc chng dch virus Corona của nước này, nhưng t báo không xin li hay điu tra nhng người chu trách nhim.

"Người dân Trung Quc không hoan nghênh truyn thông đăng ti nhng tuyên b phân bit chng tc và công kích ác ý Trung Quc", ông Cnh nói.

"Chính vì điều này, Trung Quc đã quyết đnh rút th nhà báo ca ba phóng viên t Wall Street Journal Bc Kinh bt đu t hôm nay".

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc không nêu tên các nhà báo b rút th, nhưng Wall Street Journal nói trong bài báo đăng ngày 19/2 rng ba nhà báo gm hai công dân M và mt người Australia đã được yêu cu phi ri Trung Quc trong vòng năm ngày, theo Reuters.

Tin cho hay, Trung Quốc năm ngoái đã t chi gia hn th tác nghip cho mt phóng viên khác ca Wall Street Journal vì mt bài báo ca phóng viên này v mt cuc điu tra liên quan ti h hàng ca Ch tch Tp Cn Bình.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Mỹ muốn cắt đường cung ứng chip điện tử cho Huawei (VOA, 19/02/2020)

Chính quyền Tng thng Donald Trump đang xem xét thay đi các qui đnh ca M đ cho phép ngăn chn các chuyến tàu ch chip đin t cho tp đoàn công ngh Huawei ca Trung Quc t nhng công ty như TSMC ca Đài Loan, công ty hợp đng chế to chip ln nht thế gii, hai ngun tin thông tho vn đ cho biết.

tradewar1

Trụ s Huawei ti London (nh chp ngày 28/1/2020)

Những hn chế mi v thương mi vi Huawei nm trong mt vài la chn được cu xét ti nhng hi ngh cp cao ca Hoa Kỳ trong tun này và tun ti. Đ ngh đã được soạn thảo nhưng vic chp thun chưa chc chn, mt trong nhng ngun tin nói.

Biện pháp này s là mt đòn giáng lên công ty làm đin thoi thông minh ln th nhì thế gii cũng như công ty TSMC, mt công ty sn xut chip chính cho đơn v HiSilicon và đi th điện thoi di đng Apple và Qualcomm Inc.

Nguồn tin th hai nói : "Điu h đang n lc làm là đm bo không có chip nào đến được Huawei mà h có th kim soát được".

Huawei là trung tâm của cuc chiến dành quyn chế ng công ngh toàn cu gia Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ đang n lc thuyết phc các đng minh loi Trung Quc ra ngoài mng lưới thế h kế tiếp 5G vi lý do là nhng trang b này có th dùng do thám cho Trung Quc. Huawei đã nhiu ln ph nhn cáo buc này.

Nhắm vào vic mua bán chip toàn cu ca Huawei, nhà cm quyn M s thay đi Qui đnh v Sn phm Nước ngoài Trc tiếp, nhm đt mt s hàng hoá làm ti nước ngoài căn c trên công ngh hay phn mm ca M dưới nhng qui đnh ca Hoa Kỳ.

Theo soạn tho được đề ngh, chính ph Hoa Kỳ s buc các công ty nước ngoài s dng trang c làm chip ca M phi có giy phép trước khi cung cp cho Huawei-ni rng mnh m thm quyn kim soát xut khu có th làm đng minh ca M trên toàn thế gii bt bình.

Bộ Thương mi M t chi bình lun v đ ngh này.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên B Tài chánh nói nhng cáo buc mi đây đi vi Huawei trong đó có âm mưu đánh cp bí mt thương mi "tái xác nhn s cn thiết phi cn thn trong vic cu xét các đơn xin giy phép. Hoa Kỳ tiếp tc có nhng quan ngi to ln đi vi Huawei".

Huawei không trả li yêu cu bình lun.

Theo Reuters

********************

Mỹ áp dụng qui chế mới đối với truyền thông quốc doanh Trung Quốc (VOA, 19/02/2020)

Chính quyền Tng thng Trump ngày 18/2 cho biết s bt đu đi x vi chín thc th truyn thông quc doanh Trung Quc hot đng ti M như các tòa đi s nước ngoài, yêu cu h phi đăng ký nhân viên và tài sn ti M vi B Ngoi giao.

222222222tradewar222222222

Một đi biu quân đi đc t China Daily trước phiên hp toàn th ln th hai ca Đi hi đi biu Nhân dân toàn quc (Trung Quc) ti Bc Kinh, ngày 9/3/2009. (Reuters/David Gray)

Hai nhân viên cao cấp B Ngoi giao nói quyết đnh này được đưa ra vì Trung Quc tht cht s kim soát ca nhà nước đi vi truyn thông, và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã tích cc s dng các cơ quan này đ tuyên truyn thân Bc Kinh.

"Việc kim soát ni dung và biên tập ch được cng c dưới thi Tp Cn Bình nm quyn", mt gii chc nói. "Nhng t chc này trên thc tế là cánh tay tuyên truyn ca Đng Cng sn Trung Quc".

Trung Quốc không được báo trước v quyết đnh này và s được thông báo vào chiu ngày 18/2, một gii chc nói.

Việc kim soát ca Bc Kinh đi vi truyn thông quc doanh Trung Quc đã tr thành "càng ngày càng khc nghit", gii chc th hai nói.

Cả hai gii chc này nói vi phóng viên vi điu kin n danh.

Căng thẳng M-Trung

Căng thẳng gia hai siêu cường leo thang k t khi Tng thng Donald Trump nhm chc cách đây 3 năm, vi nhng tranh chp t thuế quan thương mi cho đến cáo buc Trung Quc do thám Hoa Kỳ đến vic M ng h Đài Loan.

Quyết đnh ngày 18/2, các gii chc nói, không liên h đến nhng phát trin mi đây v các quan h M-Trung và được cu xét trong mt thi gian.

Chỉ đnh mi được áp dng cho Tân Hoa Xã, Mng lưới Truyn hình Toàn cu Trung Quc, Đài Quc tế Trung Quc, Công ty Phát hành Hàng ngày Trung Quc và Công ty Phát triển Hai Tian ti M, các gii chc nói.

China Daily là một nht báo bng tiếng Anh ca Đng Cng sn Trung Quc. Công ty Phát trin Hai Tian ti M phân phi Nhân dân Nht báo, t báo chính thc thc ca y ban Trung ương Đng.

Qui định mi

Năm thực th hot đng ti M s phi tiết l nhân viên ca h, quyết đnh tuyn m và sa thi và đăng ký các tài sn thuê mướn hay s hu ti M vi B Ngoi giao, các gii chc nói.

Những thc th này cũng phi được chp thun trước khi thuê hay mua tài sn mi ca M, những gii chc này nói.

Được hi là liu có nhng lo ngi là Bc Kinh s tr đũa truyn thông phương Tây ti Trung Quc hay không, mt gii chc nói các công ty truyn thông nước ngoài đó đã phi làm vic dưới nhng qui đnh khc nghit và qui đnh mi không hạn chế hot đng ti M ca 5 thc th quc doanh Trung Quc.

"Những thc th này hot đng trong mt môi trường t do hơn nhiu ti M hơn bt c báo chí nước ngoài ngoài nào được hưởng ti nước Cng hòa Nhân dân Trung Quc", gii chc này nói.

Theo Reuters

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

‘Cảnh giác' với nỗ lực của Trung Quốc tác động lên thế giới (VOA, 15/02/2020)

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm th By 15/2 kêu gi các nhà lãnh đo an ninh thế gii "cnh giác" trước các n lc ca Trung Quc tác đng đến các vn đ thế gii, duy trì các kế hoch ca quc gia đông dân nhất thế gii đ đt được các mc tiêu ca mình bng mi cách cn thiết.

hoavi

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper phát biu vào ngày th hai ca Hi ngh An ninh Munich, Đc, ngày 15 tháng 2 năm 2020.

"Điều cn thiết là chúng ta vi tư cách là mt cng đng quc tế phi thc tnh trước nhng thách thc do Trung Quc thao túng các trt t đã da trên các quy tc quc tế lâu đi", Bộ trưởng Esper tuyên b ti mt hi ngh an ninh quc tế Munich.

Ông Esper nhấn mnh Hoa Kỳ không tìm kiếm xung đt vi Trung Quc nhưng bày t lo ngi v nhng gì ông nói là mc tiêu ca Trung Quc hin đi hóa quân đi t đây cho đến năm 2035 và thống trị Châu Á vào năm 2049.

Ông cáo buộc Trung Quc xen vào ngày càng nhiu các vn đ Châu Âu và các nơi khác bên ngoài biên gii vi mc đích "giành li thế bng mi cách và bng mi giá".

Sau đó, Bộ trưởng Ngoi giao Vương Ngh ca Trung Quc nói ông Esper và Ngoại trưởng M Mike Pompeo, người đã cáo buc Trung Quc s dng mt "chiến lược bt chính" đ giành được s ng h cho nhà sn xut thiết b mng không dây thế h mi Huawei Technologies, "nói di".

Ông Pompeo nói : "Chúng tôi không thể đ thông tin đi qua các mạng mà chúng tôi không tin tưởng s không b Đng Cng sn Trung Quc chiếm đot. Điu đó không th chp nhn được".

Ông Vương nói : "Hoa Kỳ không mun thy s phát trin và tr hóa nhanh chóng ca Trung Quc" và đc bit không thích "s thành công của mt quc gia xã hi ch nghĩa". Ông cũng nói rng "điu quan trng nht" là hai siêu cường nên bt đu đàm phán vi nhau đ "tìm cách cho hai nước ln có nhng h thng xã hi khác nhau sng hòa thun và tương tác trong hòa bình".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu ti Hi ngh An ninh Munich rng Trung Quc đt ra c thách thc ln cơ hi cho phương Tây. Ông nói rng Hoa Kỳ và Châu Âu phi đng ý vi nhau mt cách tiếp cn thng nht đ gii quyết nh hưởng toàn cu ngày càng tăng ca Trung Quốc.

Ông Esper mưu tìm s ng h ca Châu Âu đn ngăn chn Huawei sau khi Anh trước đó vài tun quyết đnh s dng thiết b 5G ca Huawei. Quyết đnh ca Anh đã giáng mt đòn mnh vào nhng n lc ca Hoa Kỳ nhm thuyết phc các đng minh không cho Huawei xây dựng các mng đin toán cho h, vi lý do đưa ra là Trung Quc có th s dng thiết b ca Huawei đ làm gián đip, mt cáo buc mà c Huawei ln các quan chc Trung Quc bác b.

Ông Esper nói : "Chúng tôi đang khuyến khích các công ty công ngh và đồng minh ca Hoa Kỳ phát trin các gii pháp 5G thay thế và chúng tôi đang làm vic cùng vi h đ th nghim các công ngh này ti các căn c quân s ca chúng tôi như chúng tôi đã nói".

*******************

Tư pháp Mỹ cáo buộc Hoa Vi đánh cắp bí mật công nghiệp (RFI, 14/02/2020)

Tư pháp Mỹ hôm qua 13/02/2020 lại giáng thêm một đòn vào tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi. Chưởng lý liên bang tại Brooklyn, Richard Donoghue, cáo buộc tập đoàn viễn thông Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghiệp và vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Bắc Triều Tiên, trong bối cảnh Hoa Vi vẫn đang bị truy tố về tội vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.

hoavi1

Logo Hoa Vi (Huawei) tại hội chợ triển lãm công nghệ tiêu dùng Berlin, Đức, ngày 05/09/2019 Reuters/Hannibal Hanschke

Tập đoàn Hoa Vi ngay lập tức chỉ trích những lời tố cáo mới của Tư Pháp Mỹ là "vô căn cứ và phi pháp", tố cáo các chưởng lý Mỹ cố ý, dứt khoát muốn làm hại vĩnh viễn tới danh tiếng và gây hại cho các hoạt động của Hoa Vi, vì những lý do liên quan đến sự cạnh tranh chứ không phải về việc tuân thủ luật pháp.

Cáo buộc mới của tư pháp Mỹ có nhắc đến tên bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Hoa Vi và cũng là con gái nhà sáng lập tập đoàn, hiện đang được tại ngoại hầu tra ở Vancouver, Canada, nhưng bà không bị buộc thêm các tội mới về tham ô, nhận hối lộ.

Hiện nay, tư pháp Canada vẫn chưa ra phán quyết dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ theo yêu cầu của Washington. Một phát ngôn viên của chưởng lý liên bang tại Brooklyn Richard Donoghue từ chối cho hãng tin Pháp AFP biết liệu lời tố cáo mới của tư pháp Mỹ nhắm vào tập đoàn Hoa Vi có làm tăng khả năng dẫn độ bà Mạnh về Mỹ hay không.

Trong khi đó, tại Châu Âu, sau Anh Quốc, hôm qua đến lượt Pháp cho Hoa Vi tham gia thị trường mạng 5G nhưng một cách hạn chế. Cho dù bị Mỹ gây áp lực, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire vẫn khẳng định đảm bảo "lợi ích chủ quyền của Pháp", ưu tiên các nhà cung cấp Nokia và Ericsson của Châu Âu, nhưng nếu Hoa Vi có đề xuất tốt hơn về kỹ thuật hay chi phí thì vẫn có thể được tham gia, dù không được triển khai gần những vị trí nhạy cảm, quân sự và hạt nhân tại Pháp.

Thùy Dương

********************

Mỹ cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại, tiếp tay Iran (VOA, 14/02/2020)

Trong bản cáo trạng mới nhất về hãng Huawei của Trung Quốc, các công tố viên Hoa Kỳ hôm thứ Năm 13/2 cáo buộc hãng này ăn cắp bí mật thương mại và giúp Iran truy tìm người biểu tình. Bản cáo trạng được xem là động thái leo thang cuộc chiến của Hoa Kỳ đánh vào nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

hoavi2

Logo của Huawei tại một triển lãm ở Berlin, Đức, tháng 9/2019

Theo bản cáo trạng, Huawei Technologies bị cáo buộc có mưu đồ đánh cắp bí mật thương mại của 6 công ty công nghệ của Mỹ và vi phạm luật chống trục lợi thường được sử dụng để chống tội phạm có tổ chức.

Các tội danh mới về trộm cắp bí mật thương mại liên quan đến mã nguồn của bộ định tuyến internet, công nghệ anten trạm phát sóng điện thoại di động và robot.

Bản cáo trạng cũng có những cáo buộc mới về việc Huawei dính líu đến các quốc gia bị trừng phạt. Một số các cáo buộc là hãng này đã cài đặt thiết bị giám sát ở Iran được sử dụng để theo dõi, nhận diện và bắt giữ người biểu tình trong các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2009 ở Tehran.

Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen trong lĩnh vực thương mại hồi năm ngoái, với lý do có những quan ngại về an ninh quốc gia.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Sáu 14/2 kêu gọi Hoa Kỳ dừng ngay việc đàn áp các công ty Trung Quốc mà không có lý do. Những hành động như vậy làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Hoa Kỳ, ông ta nói.

Trong khi đó, ở Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Richard Burr và Phó Chủ tịch Mark Warner nói trong một tuyên bố chung rằng "Bản cáo trạng cho thấy chân dung xấu xa của một tổ chức bất hợp pháp không đếm xỉa gì đến luật pháp".

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ gọi đây là "một bước quan trọng trong việc chống lại băng nhóm tội phạm và được nhà nước chỉ đạo trong Huawei".

Hôm 13/2, có một vài tin tức tích cực liên quan đến hãng này, đó là Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ gia hạn giấy phép chung tạm thời trong 45 ngày cho phép các công ty Mỹ tiếp tục kinh doanh trong một số lĩnh vực với Huawei. Động thái này nhằm duy trì các thiết bị hiện có và cho phép các nhà cung cấp ở các cộng đồng nông thôn có thêm thời gian để tìm giải pháp thay thế cho các mạng của Huawei.

Đồng thời, Hoa Kỳ đang cân nhắc các quy định mới để ngăn chặn thêm việc xuất khẩu các sản phấm có công nghệ của Hoa Kỳ cho Huawei.

Và Washington vẫn tiếp tục gây áp lực với các quốc gia khác để loại bỏ Huawei khỏi mạng di động của họ, khẳng định rằng thiết bị của hãng có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám.

Theo Reuters

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Tiếp theo hai dự luật về Hong Kong được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và Tổng thống Trump ký ban hành, ngày 04/12, Hạ viện Mỹ lại bồi thêm một đòn mới trong quan hệ với Trung Quốc bằng việc thông qua dự luật chống lại tình trạng "giam giữ tùy tiện, tra tấn và quấy rối" người Hồi giáo Uighur ở Trung Quốc.

my0

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 05/11 đã công bố sáng kiến mang tên "Blue Dot Network" (Mạng lưới Điểm Xanh) với mục đích đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng "bền vững".

Với tỷ lên đồng thuận gần như tuyệt đối dự luật này đã được thông qua với 407 phiếu thuận và 1 phiếu chống tại Hạ viện.

Điều này, làm cho mối quan hệ Mỹ – Trung vốn đến mức căng thẳng chưa từng có, lại càng thêm căng thẳng hơn.

Ngay từ khi lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua hai dự luật về Hong Kong, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất bình và dọa nạt. Ngoài việc triệu tập Đại sứ Mỹ đến để phản đối, những lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các cơ quan truyền thông chính thống của Bắc Kinh đã dùng những lời lẽ đe dọa, thóa mạ nặng nề.

Thế rồi khi Tổng thống Trump ký ban hành thành luật, phản ứng "mạnh mẽ" của Trung Quốc là không cho tàu hải quân Mỹ cập bến Hong Kong và cấm một số tổ chức phi chính phủ đến Hong Kong như Tổ chức Dân chủ quốc gia, Viện Dân chủ quốc gia về các vấn đề quốc tế, Viện Dân chủ quốc tế và Tổ chức Theo dõi nhân quyền.

Đánh giá về cái gọi là "trừng phạt trả đũa" của Bắc Kinh, một viên chức quốc phòng Mỹ giấu tên nhấn mạnh : Việc Trung Quốc từ chối cho tàu chiến Mỹ thăm Hong Kong không có tác động tới các hoạt động quân sự của Mỹ. Nghĩa là những cái gọi là "đòn trả đũa" kia chẳng hề hấn gì với những hoạt động của Hải quân Mỹ.

Còn các tổ chức dù là phi chính phủ, nhưng cứ dính đến Dân chủ, Nhân quyền… là những điều tối kỵ của Trung Quốc thì đã từ lâu ít có cơ hội được đón tiếp tại đây và họ cũng không có nhiều tham vọng hiện diện tại Hoa Lục.

Thật ra, đây chỉ là những động thái tượng trưng như những hành động để "chữa ngượng" khi đã trót to tiếng hăm dọa.

Điều người ta nghĩ đến là Trung Quốc có thể "trả" những "đũa" gì trước những hành động của chính phủ Hoa Kỳ ?

Dù rất mạnh miệng trong các tuyên bố, nhưng trong điều kiện hiện nay, liệu Trung Quốc có muốn và dám làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Hoa Kỳ hay không ?

Tình hình mọi mặt của Trung Quốc gần đây đối diện với những vấn đề nghiêm trọng, ngoài những lý do nội tại do thể chế cộng sản độc tài gây ra, thì một tác động rất lớn là từ cuộc chiến Mỹ – Trung đem lại.

Cuộc chiến với Trung Quốc của Chính phủ Mỹ, mở đầu bằng cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm rưỡi qua, rồi sau đó kéo cả các nước khác cùng tham gia đã gây cho Trung Quốc những sự khốn đốn rõ nét.

Những số liệu do các cơ quan chính phủ Trung Quốc công bố gần đây đã xác nhận nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không dễ vượt qua.

Từ một nền kinh tế có thời kỳ hàng chục năm GDP liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình đến 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thế giới trong cùng thời kỳ, thì đến quý 3 năm nay, tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống 6% – thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua – và có xu hướng tiếp tục giảm trong Quý IV này.

Chưa hết, một tương lai u ám đang chờ đợi Trung Quốc phía trước, khi mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) còn dự báo viễn cảnh tồi tệ hơn : Nếu như 6% là mức đáy trong mục tiêu tăng trưởng cả năm nay, thì đến năm 2020, kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 5,8%. Đây là con số sẽ trở thành ác mộng của Trung Quốc.

Nhận xét về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, học giả Nhật Bản Satoru Nagao thuộc Viện nghiên cứu Hudson cho rằng : Đó là cách đúng đắn để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi như vậy, Mỹ có thể làm cho "Trung Quốc nghèo trở lại".

Nhiều tham vọng của Trung Quốc như dự án "Một vành đai, một con đường", kế hoạch "Made in China 2025" đã đều vấp phải sự công phá trực tiếp từ nhiều đối tác khác nhau.

Mới đây, theo báo ABC News (Australia), bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 05/11 đã công bố sáng kiến mang tên "Blue Dot Network" (BDN – Mạng lưới Điểm Xanh) với mục đích đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng "bền vững". Các đơn vị chủ trì dự án này là Tập đoàn Đầu tư tư nhân ngoài nước (Overseas Private Investment Corporation - OPIC) của Chính phủ Mỹ, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation - JBIC) và Bộ Ngoại giao – Thương mại Úc (Department of Foreign Affairs and Trade - DFAT).

Nhiều quốc gia từ chỗ phấn khởi tiếp nhận những dự án từ nguồn vốn Trung Quốc trong chuỗi "Một Vành đai, một con đường" đã nhanh chóng nhận ra những mối nguy hiểm và xem xét lại, thậm chí từ chối thẳng thừng các dự án đó.

Đây là câu trả lời cho Dự án tham vọng "Vành đai, con đường" mà càng ngày, nhiều nước càng "đọc" được tham vọng của Trung Quốc qua các chiến lược "bẫy nợ" này.

Về mặt đối ngoại, đi kèm với những mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế, là những mâu thuẫn trong đối ngoại và bang giao. Nhiều quốc gia xung quanh Trung Quốc và trên thế giới đã nâng cao cảnh giác khi một Trung Quốc trở nên hùng mạnh và không che dấu tham vọng xưng hùng, xưng bá.

Ấn Độ, một quốc gia lớn bên cạnh Trung Quốc, vốn đã có những mâu thuẫn với nhau về đường biên giới, nay lại càng nâng cao cảnh giác hơn đối với các chính sách của Trung Quốc muốn hình thành một chuỗi quan hệ bao vây quanh Ấn Độ.

Nhật Bản, một cường quốc về kinh tế, bị tranh chấp quần đảo với Trung Quốc, đã cho thấy sự ủng hộ của mình với cuộc thương chiến Mỹ – Trung là hoàn toàn tự nhiên khi những cuộc thăm dò gần đây của hai tổ chức là Genron NPO và Pew cho kết quả là 85-90% người Nhật Bản có thái độ cảnh giác và tiêu cực về Trung Quốc.

Mới đây, trong cuộc họp tổ chức 70 năm ngày thành lập NATO, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương này đã ra bản tuyên bố chung, trong đó lần đầu tiên đề cập đến những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đó là chưa kể các nước nhỏ mà nhiều khi vì những áp lực khác nhau đã không mạnh mẽ thể hiện thái độ của mình, nhưng không mấy hân hoan tin tưởng vào Bắc Kinh và việc "Làm cho Trung Quốc nghèo trở lại" là điều mà nhiều đất nước đồng thuận.

Việc làm cho Trung Quốc "nghèo trở lại" được nhiều quốc gia và các tổ chức xã hội quan tâm, thậm chí là đồng thuận, nghe có vẻ không phù hợp ở thời đại "đồng tiến" và "cùng chiến thắng" trong quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, điều này không lạ, bởi chính những hành vi hung hăng, bá quyền nước lớn của Trung Quốc, chèn ép, xâm chiếm lãnh thổ láng giềng, mưu đồ bành trướng lộ rõ ràng khắp thế giới khi "trong tay có sẵn đồng tiền".

Đồng thời, chính thái độ "kiêu ngạo cộng sản" đã đưa đến việc Trung Quốc bộc lộ quá sớm những tham vọng của mình.

Những tham vọng và ý đồ bẩn thỉu đó của Trung Quốc đã làm cho nhiều nước cảnh giác. Chính những hành động khuất tất, cách hành xử không đàng hoàng trong làm ăn và quan hệ quốc tế đã đưa Trung Quốc đến chỗ bị tẩy chay nhiều nơi sau một quá trình dài cố gắng vươn ra khắp thế giới.

Với dự luật vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua liên quan đến người Hồi giáo Uighur ở Trung Quốc, một lần nữa, Hoa Kỳ quyết tâm tấn công vào những tử huyệt của Trung Quốc : Nhân quyền và chính sách tàn bạo của Bắc Kinh đối với người dân Hoa Lục, nhất là các vũng lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng.

Thực chất, đây là cuộc chiến đối đầu với Đảng cộng sản Trung Quốc, hiện là lực lượng độc tài nắm giữ tuyệt đối mọi quyền sinh, quyền sát đối với đất nước này.

Mới đây, nhân kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ, hôm 8/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng : "Tại Trung Quốc, Đảng cộng sản Trung Quốc đang định hình một cái nhìn mới về chế độ toàn trị, một thứ mà thế giới chưa từng chứng kiến trong một thời gian rất lâu rồi".

Thế giới cần giúp đỡ cho người dân Trung Quốc sớm thoát khỏi tai họa này.

JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : Người Việt, 06/12/2019

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về nhân quyền cho người Uighur, Trung Quốc phản đối (RFA, 04/12/2019)

Trung Quốc hôm 4/12 lên tiếng phản đối việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua dư luật Uighur 2019 vào hôm thứ Ba, ngày 3/12, đòi hỏi có những biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Bắc Kinh sau những cáo buộc về vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.

uighur1

Hình minh họa. Những người ủng hộ người Hồi giáo Uighur và người Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/10/2019 - AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói dự luật "cố tình nói xấu tình hình nhân quyền ở Tân Cương và gây mất uy tín cho những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố ở khu vực".

"Vấn đề cốt lõi của Tân Cương (thuộc Trung Quốc) không phải là nhân quyền, người thiểu số hay tôn giáo ; thay vào đó, vấn đề cốt lõi là chống chủ nghĩa khủng bố và chống chủ nghĩa ly khai… Chúng tôi cảnh báo Hoa Kỳ rằng Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc và không có chỗ cho lực lượng nước ngoài", tuyên bố có đoạn viết.

Tuyên bố cũng đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ có thêm những phản ứng khi tình hình có những thay đổi nhưng không nói rõ là phản ứng cụ thể gì.

Theo dự luật mới, chính quyền Mỹ có nhiệm vụ xác định và áp dụng cấm vận đối với các quan chức được cho là có trách nhiệm liên quan đến những trại tập trung giam giữ những nhóm người thiểu số ở khu tự trị Tân Cương.

Dự luật cũng thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc những công nghệ của Mỹ có thể được dùng để hạn chế quyền riêng tư, tự do đi lại và các quyền con người cơ bản khác.

Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc được cho là đã tiến hành giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo Uighur và những người thuộc các nhóm Hồi giáo thiểu số khác vào các trại tập trung. Họ bị bắt phải học các bài tuyên truyền về chính trị.

Bắc Kinh nói rằng những cơ sở này là các trung tâm đào tạo nghề và là sự đáp ứng đúng cho mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

******************

Trung Quốc dọa Mỹ phải "trả giá" về việc thông qua luật về người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 04/12/2019)

Hôm 04/12/2019, Trung Quốc cảnh cáo là Hoa Kỳ sẽ phải "trả giá" về việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua một dự luật yêu cầu trừng phạt Bắc Kinh giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung ở Tân Cương.

uighur2

Ảnh tư liệu : Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình trước Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 28/07/2009 để phản đối chính sách đàn áp của Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương. AFP PHOTO/Nicholas KAMM

Trung Quốc đã phản ứng như trên qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo thường kỳ. Theo bà Hoa Xuân Oánh, dự luật vừa được các dân biểu Hạ viện Mỹ thông qua là một sự "bôi nhọ" những nỗ lực của Trung Quốc về chống khủng bố và chống cực đoan hóa. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao không nói rõ là Bắc Kinh sẽ trả đũa Washington như thế nào.

Với đa số phiếu áp đảo, Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua đã thông qua dự luật kêu gọi tổng thống Mỹ ban hành các trừng phạt đối với các quan chức cao cấp của vùng Tân Cương. Dự luật còn yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm phải làm một báo cáo riêng về tình hình vùng Tân Cương, đồng thời yêu cầu bộ Thương Mại Mỹ cấm xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng, đặc biệt là các thiết bị dành cho các hệ thống nhận dạng qua gương mặt.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, giới chuyên gia và Washington tố cáo Bắc Kinh đã giam giữ đến cả triệu người Hồi giáo Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, trong các trại tập trung. Trung Quốc vẫn bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định đây chỉ là các "trung tâm huấn nghệ", để giúp người dân địa phương tìm được việc làm, cũng như tránh cho họ bị khủng bố và Hồi giáo cực đoan lôi kéo. Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu được cho là do người Duy Ngô Nhĩ gây ra, Bắc Kinh đã siết chặt an ninh ở vùng Tân Cương.

Sau Hạ viện, dự luật nói trên còn phải được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện Mỹ, nơi mà rất nhiều nghị sĩ ủng hộ, trước khi được đưa lên tổng thống Donald Trump và ông sẽ quyết định có sẽ ký ban hành hay không.

Quan hệ Mỹ-Trung vốn đã căng thẳng do chiến tranh thương mại đã lại càng nóng lên thêm sau khi tổng thống Trump ký ban hành đạo luật ủng hộ phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Published in Châu Á