Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

15/10/2017

Tập Cận Bình chuẩn bị được tấn phong trong Đại hội 19

Tổng hợp

Trung Quốc sẽ sửa đổi chương trình đảng, dự kiến đưa vào tư tưởng Tập (VOA, 15/10/2017)

Đảng Cng sn Trung Quc đã nht trí tu chính chương trình ca đng, d kiến s đưa vào tư tưởng chính tr ca Ch tch Tp Cn Bình, trước đi hi đng năm năm mt ln din ra vào tun sau mà trong đó ông Tp s cng c hơn na quyn lc ca mình.

tcb1

Chân dung Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình trong mt cuc trin lãm nêu bt nhng thành qu ca Trung Quc năm năm qua, đ đón mng Đi hi Đng ln th 19, ti Trung tâm Trin lãm Bc Kinh, Bc Kinh, Trung Quc, ngày 10 tháng 10, 2017

y ban Trung ương Đng, cơ quan ln nht trong s nhng cơ quan cm quyn chóp bu ca đng, hôm th By thông qua mt đ xut được loan báo trước đó đ sa đi chương trình đng mà gi s được trình ra đ đi hi phê chuẩn chính thức.

Một công báo dài dòng mà đng công b qua truyn thông nhà nước ca ngi đường li năm năm qua dưới s lãnh đo ca ông Tp, đc bit là thành công trong cuc chiến chng tham nhũng, nhưng không nói t ng nào s được đưa vào chương trình đng.

Một thước đo quan trng cho quyn lc ca ông Tp s là liu tên ca ông có được suy tôn trong chương trình đng hay không, nâng ông lên ngang hàng các nhà lãnh đo trước đây có nhng danh xưng như Tư tưởng Mao Trch Đông và Lý thuyết Đng Tiu Bình.

Những người tin nhim gn hơn ca ông Tp, Giang Trch Dân và H Cm Đào, đu được đng sa đi chương trình đ thêm vào tư tưởng ch đo ca h, nhưng không được nêu tên đích danh.

Ông Giang có tư tưởng "ba đi biu" đ cao doanh nghip tư nhân được ghi vào chương trình đng, trong khi ông H, người tin nhim ngay trước ông Tp, được ghi nhn cho hc thuyết kinh tế "phát trin khoa hc".

Đảng vn đang thúc đy tư tưởng "bn toàn din" ca ông Tp, nhc ti vic Trung Quc n lc "mt cách toàn din" đ xây dng mt xã hi thnh vượng va phi và tăng cường ci cách, pháp tr và k lut đng, cũng như "bn đi", tp trung vào vic xây dng đảng và chn hưng quc gia.

Cuộc hp toàn th kéo dài bn ngày ca y ban Trung ương Đng cũng phê chun các báo cáo ca cơ quan giám sát tham nhũng ca đng v các cuc điu tra nhm vào mt s cu quan chc cao cp đã b khai tr hoc b tng giam, bao gm Tôn Chính Tài, người tng là ng viên cho ngôi v lãnh đo hàng đu nhưng đã b khai tr khi đng hi tháng trước.

Kể t khi lên nm quyn năm năm trước, ông Tp đã tiến hành mt chiến dch truy quét tham nhũng thâm căn c đế, vi hơn mt triu người b trng tr và hàng chc quan chc cao cp b b tù.

Đảng cng sn tuyên b rng chiến dch này, được giám sát bi đng minh thân cn ca ông Tp là Vương Kỳ Sơn, s không bao gi chm dt.

Đại hi đng s khai mc vào th Tư vi bài din văn ca ông Tp, tổng bí thư đng. Chi tiết ca bài din văn được gi kín cn mt trước đi hi nhưng s tp trung nhiu vào ý thc h hơn là các chính sách c th.

Tháng 10 năm ngoái, đảng đã trao cho ông Tp danh hiu nhà lãnh đo "nòng ct", mt s cng c đáng k v thế ca ông trước đi hi, ti đó mt y ban Thường v mi, cơ quan nm quyn cao nht Trung Quc, s được thành lp.

**********************

Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc và thực chất tư tưởng Tập Cận Bình (BBC, 15/10/2017)

Nhà phân tích chính trị Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, bình luận về tư tưởng Tập Cận Bình và Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc dự kiến khai mạc hôm 18/10/2017.

Trong cuộc trao đổi hôm 15/10 với BBC Tiếng Việt, ông đưa ra nhận định :

"Về tư tưởng của Tập Cận Bình, tôi nghĩ chắc chắn sẽ được đưa vào Đại hội 19 này, vì đưa vào trong Đại hội nên nó sẽ được chính thức hóa trong Chính cương và Điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc", Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung nói.

"Điều đó là tất nhiên rồi, bởi vì ta thấy rằng là ngay trong 'nhiệm kỳ đầu tiên', ông Tập Cận Bình đã xác nhận là 'hạt nhân lãnh đạo', điều đó Giang Trạch Dân chỉ được xác nhận ở nhiệm kỳ thứ hai và Hồ Cẩm Đào không được gọi đến. Tức là vị trí của Tập Cận Bình đã được đặt lên rất cao !".

Về bản chất của điều được cho là 'tư tưởng Tập Cận Bình', Tiến sĩ Vũ Cao Phan nêu quan điểm :

"Cái mà gọi là 'tư tưởng Tập Cận Bình' là gì tôi nghĩ là Đại hội đảng 19 của Trung Quốc sẽ thảo luận và sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng, nhưng tư tưởng Tập Cận Bình đã được nói đến như trong cuốn sách của một giáo sư, Học viện Quốc phòng Trung Quốc, được công bố đồng thời ở Anh và ở Trung Quốc.

"Cho thấy đó là tư tưởng vĩ đại phục hưng nước Trung Hoa, muốn nói rằng Tập Cận Bình là người tạo nên thời đại thứ ba từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mao Trạch Đông là người lập quốc, Đặng Tiểu Bình là người thực hiện cuộc cải cách vĩ đại, còn Tập Cận Bình là người phục hưng nước Trung Hoa.

"Nếu nói theo quan điểm ông Đặng Tiểu Bình đã nói là thời kỳ ấy là 'giấu mình chờ thời', thì đến thời kỳ của Tập Cận Bình chuyện đó không còn nữa, nước Trung Quốc bước ra vũ đài của thế giới, cho thế giới thấy là ai và Tập Cận Bình là người đại diện".

tcb2

Chiến dịch chống tham những do Chủ tịch Tập Cận Bình (đầu tiên, phải sang) lãnh đạo ở Trung Quốc được người dân hoan nghênh, ủng hộ, theo Tiến sĩ Vũ Cao Phan.

'Được dân ủng hộ, hoan nghênh'

Tiến sĩ Vũ Cao Phan bác bỏ quan điểm cho rằng Tập Cận Bình là một lãnh đạo theo phong cách 'bạo chúa' hay độc tài, trái lại ông nêu quan điểm cho rằng có thông tin nói ở Trung Quốc công việc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình được nhân dân Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ 'nhiều nhất', nhà nghiên cứu nói :

"Gần đây tôi nghe được rất nhiều người bạn của tôi đi Trung Quốc về nói rằng nhân dân Trung Quốc rất hoan nghênh và một trong những vấn đề mà Tập Cận Bình được ủng hộ nhiều nhất đó là vấn đề chống tham nhũng.

"Và thực ra ông đã làm được và làm thật... Tôi không nghĩ và hoàn toàn không đúng nếu coi Tập Cận Bình là 'bạo chúa' và những biện pháp mà ông đối xử với những kẻ tham nhũng vẫn còn có những điều ta có thể thấy là nhẹ tay.

"Nhẹ tay có thể bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể bởi nguyên nhân là những lợi ích của các phe nhóm thỏa thuận với nhau điều này, điều khác, điều đó chắc chắn là có... Và một điều nữa cũng nói là cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc được nhân dân rất hoan nghênh", TS Vũ Cao Phan nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ.

****************

Chính trị Trung Quốc : Dàn sao đang lên trước Đại hội 19 (BBC, 10/10/2017)

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ công bố tầng lớp lãnh đạo tinh hoa mới trong kỳ Đại hội Đảng Cộng sản 05 năm một lần, lần tới được tổ chức vào 18/10.

Trừ Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, năm thành viên còn lại trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị dự kiến sẽ nghỉ hưu vào cuối năm.

Nếu xét về bản chất vốn luôn không rõ ràng trong chính trị Trung Quốc thì khó có thể nói ai sẽ vào thay các chỗ trống này, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là đó hẳn phải gồm những người thân cận với ông Tập.

BBC điểm qua các gương mặt được trông chờ rộng rãi là sẽ nắm các vị trí quan trọng trong đảng cầm quyền.

Trần Mẫn Nhĩ - "người thân thiết" của Tập Cận Bình

tcb3

Ông Trần Mẫn Nhĩ năm nay 56 tuổi, được bầu vào làm Bí thư Trùng Khánh thay cho ông Tôn Chính Tài, người đang bị điều tra tham nhũng.

Việc ông Trần 'đáp xuống' vị trí lãnh đạo tại Trùng Khánh được các nhà quan sát đánh giá là dấu hiệu ông Tập nắm chắc địa phương này.

Tin tức về thủ phủ khu vực Tây Nam Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên truyền thông vào năm 2013 từ sự sụp đổ của cựu Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai.

Một điểm đáng chú ý, Tôn Chính Tài bị cho đi sau khi có bình luận tháng 02 vừa qua vì ông ta bị cho là đã thất bại trong việc xóa bỏ "di sản nguy hiểm" Bạc Hy Lai để lại.

Ông Trần Mẫn Nhĩ trải qua những năm đầu của sự nghiệp chính trị của mình tại quê hương Chiết Giang - nơi ông xây dựng mối quan hệ khăng khít khi làm việc dưới quyền ông Tập từ năm 2002 đến 2007 tại Ban Tuyên huấn tỉnh Phúc Kiến.

Kể từ đó, sự nghiệp của ông có vẻ khởi sắc và ăn khớp chặt chẽ với từng bước tiến của ông Tập tới vị trí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông Trần làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu năm 2012, Chủ tịch tỉnh năm 2013, trước khi được thăng tiến lên chức Bí thư, vị trí cao tỉnh năm 2015.

Được cho là người thân tín của ông Tập, ông Trần gần như chắc chắn có một chân trong Thường vụ Bộ Chính trị tới đây.

Hồ Xuân Hoa - Bí thư Quảng Đông

tcb4

Trước khi đảm nhận vị trí Bí thư Quảng Đông, một tỉnh có thế mạnh về kinh tế ở miền nam Trung Quốc, ông Hồ Xuân Hoa trải qua nhiều vị trí tại Tây Tạng, Hà Bắc và Nội Mông.

Ông lên làm Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng Sản Trung Quốc, cánh tay phải phụ trách thanh niên của Đảng, vào năm 2006.

Năm nay 54 tuổi, ông Hồ vào Bộ Chính trị hồi 2012, trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của cơ quan quyền lực gồm 25 thành viên chỉ đứng sau Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Được coi là "tiểu Hồ Cẩm Đào", Hồ Xuân Hoa được cho là có sự hậu thuẫn của cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Ông Hồ nằm trong "thế hệ thứ sáu" giới lãnh đạo Trung Quốc, ra đời trong thập nên 1960.

Cùng với Trần Mẫn Nhĩ, ông Hồ được coi là ứng viên có khả năng thay thế ông Tập, truyền thông độc lập của Hong Kong tường thuật.

Lật Chiến Thư - 'đồng minh quyền lực' của ông Tập

tcb5

Ông Lật Chiến Thư là giám đốc Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và là người xử lý các hoạt động hàng ngày của ông Tập.

Năm nay 67 tuổi, ông thường tháp tùng ông Tập trong các chuyến công du trong và ngoài nước, mà gần đây nhất là chuyến thăm của lãnh đạo Trung quốc tới Nga hồi tháng 7.

Ông Lật được đánh giá là người có kỹ năng quản ly tốt, từng giữ các chức vụ ở tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây. Ông vào Bộ Chính trị hồi năm 2012.

Ông cũng được cho là đồng minh quyền lực nhất của ông Tập, chỉ sau người đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng là Vương Kỳ Sơn, và là một người bạn thân thiết của Chủ tịch Tập kể từ đầu thập niên 1980 tới nay.

Vương Hỗ Ninh - 'Kissinger của Trung Quốc'

tcb6

Ông Vương Hỗ Ninh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và, giống ông Lật, là một trong những thành viên thường xuyên tháp tùng Tập Cận Bình trong các chuyến công du nước ngoài.

Vị cựu học giả 61 tuổi này từng nắm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quan hệ giữa Bắc Kinh và Hong Kong trong thời gian gần đây.

Ông Vương có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng chính sách khi làm việc dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Tờ nhật báo Ming Pao của Hong Kong cho biết ông Vương dễ dàng có cơ hội vào Thường vụ Bộ Chính trị vì nhận được sự tin tưởng từ ông Tập.

Tuy nhiên, tờ báo này bổ sung : "Ông không phải là một nhân vật nổi bật và có nguồn tin cho rằng ông không quan tâm tới việc được đề bạt thăng tiến".

Uông Dương - Phó Thủ tướng

tcb7

Ông Uông Dương hiện là một trong bốn phó thủ tướng và là một thành viên đã tham gia Bộ Chính trị được hai nhiệm kỳ.

Chính khách kỳ cựu này từng là Bí thư Quảng Đông giai đoạn 2007-2012, và hỗ trợ cho cho tham vọng của ông Tập trong Sáng kiến 'Một Vành đai và một Con đường'.

Giống như ông Hồ Xuân Hoa, ông Uông xuất thân phái Đoàn Thanh niên và đang được coi là một trong những ứng viên hàng đầu cho một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị, theo truyền thông Hong Kong.

Hiện đang có những chỉ dấu ngày càng tăng cho thấy ông Uông có thể thay thế ông Lý Khắc cường trong vị trí thủ tướng. Điều này có thể phá vỡ truyền thống hai nhiệm kì của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Hàn Chính - Lãnh đạo của Thượng Hải

tcb8

Ông Hàn Chính hiện là thành viên trong cơ quan thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng làm thị trưởng rồi phó bí thư Thượng Hải.

Một số người cho rằng ông Hàn có thể thay ông Vương Kỳ Sơn ở cương vị đứng đầu cơ quan chống tham nhũng đầy quyền lực, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu như ông được thăng chức, thì điều này sẽ "là bằng chứng chứng minh rằng sự kiên trì bền bỉ sẽ được đền đáp, khi mà gương mặt 63 tuổi này cách đây một thập niên chưa từng được coi là chiến mã tiềm năng trong danh sách các ngôi sao đang lên trong nền chính trị tại đại lục", báo South china Morning Post bình luận.

Thượng Hải từng là bệ phóng cho một số cựu lãnh đạo, trong đó ông Tập Cận Bình từng giữ chức Bí thư thành ủy trước khi vào Thường vụ Bộ Chính trị hồi 2007.

Một số ứng viên tiềm năng khác :

Lý Hồng Trung :Bí thư thành phố cảng Thiên Tân

Trần Toàn Quốc : Bí thư Khu tự trị Tân Cương

Triệu Nhạc Tế : Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng đầy quyền lực, là cơ quan chịu trách nhiệm thăng chức, luân chuyển quan chức

Lưu Hạc : Giám đốc Văn phòng Kinh Tài Trung ương

Toàn bộ những người này sẽ phải tranh giành nhau để có được một trong số ít các vị trí quan trọng nhất. Một số nguồn trên truyền thông nói ông Tập có thể giảm số thành viên Thường vụ Bộ Chính trị từ 7 xuống còn 5 thành viên.

Pratik Jakhar

(BBC Monitoring)

Quay lại trang chủ
Read 852 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)