Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

08/12/2023

Một quân cảng hải ngoại của Trung Quốc vừa đi vào hoạt động

RFA, RFI - Reuters

Tàu chiến Trung Quốc có mặt tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia để "huấn luyện"

RFA, 08/12/2023

Cho đến nay, không có tàu chiến nước ngoài nào được biết là đã được phép tiếp cận căn cứ hải quân Ream.

ream1

Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc sau khi chở hàng tới hỗ trợ Tonga tháng 2/2022. Ảnh: PLA.

Theo một quan chức chính phủ Campuchia, một vài tàu chiến Trung Quốc đã đến căn cứ hải quân Ream của nước này "để chuẩn bị huấn luyện" cho Hải quân Campuchia. Đây được xem là một động thái hiếm hoi diễn ra song hành với chuyến thăm Phnom Penh của một tướng lĩnh Trung Quốc – chuyến viếng thăm được trông đợi sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha cho biết trên trang Facebook  của mình hôm Chủ nhật (3/12) rằng ông và cha mình, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, đã đến thăm Ream – căn cứ hiện đang được xây dựng với sự giúp đỡ của Bắc Kinh.

Ông Tea Banh đã được phong tặng danh hiệu cao quý Samdech Pichey Sena, tạm dịch là "Vị Tư lệnh chiến thắng và vĩ đại nhất" vào năm 2017 và vẫn duy trì ảnh hưởng lớn đối với quân đội mặc dù đã nhường lại vị trí cho con trai mình.

Hai cha con đã thăm các tàu hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) "đậu tại cảng Ream nhằm chuẩn bị huấn luyện thủy thủ Hải quân Campuchia của chúng ta" – ông Tea Seiha viết trên Facebook và thêm rằng cha con ông đã "thị sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đang diễn ra một cách tích cực theo kế hoạch" và việc phát triển căn cứ này sẽ "đưa năng lực của lực lượng hải quân [của Campuchia] lên một tầm cao mới".

Không rõ có bao nhiêu tàu PLA đang ở Ream và thời gian huấn luyện sẽ kéo dài bao lâu nhưng có thể nhìn thấy ít nhất hai tàu trong các bức ảnh được đăng kèm status này.

Hình ảnh vệ tinh cung cấp bởi công ty Planet Labs vào ngày 3/12 cũng cho thấy hai tàu, nhiều khả năng là tàu hộ vệ corvette hoặc hộ vệ frigate, đang neo đậu tại cầu tàu mới ở phía tây trung tâm của căn cứ.

Điều này cho thấy sự can dự sâu hơn, nhiều hơn của Hải quân PLA ở Campuchia.

ream2

Cho đến nay, chưa có trường hợp tàu chiến nước ngoài được biết đến là đã được tiếp cận căn cứ hải quân Ream. Tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev của Hải quân Nga, trong chuyến thăm Campuchia ngày 27/11, đã đậu tại cảng Sihanoukville cách đó khoảng 20km.

Tư duy chiến lược của Campuchia

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã đưa tin về sự phát triển nhanh chóng của căn cứ hải quân Ream trong năm qua.

Một trong những sự phát triển ấn tượng nhất là công trình cầu tàu nước sâu mới có thể làm nơi neo đậu cho các tàu sân bay, trong đó có cả tàu sân bay thứ ba Phúc Kiến (Fujian) của PLA.

Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đang có tiếp cận quân sự độc quyền đối với căn cứ Ream đồng thời nói rằng việc này sẽ mâu thuẫn với hiến pháp của Campuchia. Nếu hoạt động từ căn cứ này, đây sẽ là cơ sở tập kết hải quân đầu tiên của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và là căn cứ nước ngoài thứ hai của nước này trên thế giới, tiếp sau căn cứ đầu tiên là Djibouti ở Đông Phi.

Trong một bài báo mới đây, học giả Campuchia Chansambath Bong, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Tầm nhìn Châu Á (Asian Vision Institute - AVI), cho rằng "cuộc tranh luận về việc tái phát triển Căn cứ Hải quân Ream đươc thống trị bởi các phương tiện truyền thông và nhà phân tích phương Tây - những người nhìn Campuchia chủ yếu thông qua lăng kính về cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á đồng thời là những người thiếu hiểu biết về lịch sử và tư duy chiến lược của Campuchia".

Trong bài báo đăng trên website của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), ông Chansambath Bong lập luận rằng "hoạt động tái phát triển Căn cứ Hải quân Ream đang diễn ra là việc tối quan trọng mang tính chiến lược đối với quản trị hàng hải của Campuchia".

"Theo quan điểm của Campuchia, việc tái phát triển căn cứ Ream là cần thiết và phù hợp với hiến pháp và các quyền của Campuchia với tư cách là một quốc gia có chủ quyền" – học giả này nói và thêm rằng : "Campuchia đã tận dụng quan hệ đối ngoại để giải quyết các thách thức về tự vệ và an ninh hàng hải".

Cộng đồng Chung Vận mệnh

Theo hãng thông tấn Tân hoa xã của Chính phủ Trung Quốc, chuyến thăm của tàu chiến PLA diễn ra trong bối cảnh một tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đến thăm Campuchia để thúc đẩy tình hữu nghị "không gì phá vỡ được" giữa hai nước và hai quân đội.

Trong ngày thứ Hai (4/12), Thượng tướng Hà Vệ Đông, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Campuchia, trong đó có Thủ tướng Hun Manet và ông Hun Sen – cha ông Hun Manet đồng thời là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia – đảng hiện đang giữ quyền lãnh đạo tại Campuchia.

Ông cũng hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Tea Seiha để trao đổi "quan điểm về quan hệ song phương, hợp tác quân sự và các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm".

"Hai quân đội đã duy trì hợp tác cấp cao trong các lĩnh vực, bao gồm cả trao đổi cấp cao, xây dựng cơ chế, tập trận chung và huấn luyện quân nhân" – ông Tea Seiha nói.

ream0

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thăm tàu chiến Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream trong ngày 3/12/2023. Ảnh : Facebook : Tea Seiha

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Campuchia và tướng Trung Quốc "bày tỏ tin tưởng" rằng Bắc Kinh và Phnom Penh sẽ tiếp tục củng cố cái gọi là "Cộng đồng Chung Vận mệnh Campuchia-Trung Quốc".

"Cộng đồng Chung Vận mệnh" là một khái niệm khá mới được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên sử dụng để mô tả về tầm nhìn về quan hệ quốc tế của Trung Quốc.

Nguồn : RFA, 08/12/2023

*************************

Phải chăng quân cảng Ream tại Cam Bốt bắt đầu trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc ở hải ngoại ?

Trọng Nghĩa, RFI, 08/12/2023

Chiến hạm Trung Quốc đã trở thành những chiếc tàu đầu tiên sử dụng quân cảng Ream của Cam Bốt vừa được nâng cấp. Sự kiện đã được cả Phnom Penh lẫn Bắc Kinh giấu kín nhưng rốt cuộc đã bất ngờ bị một quan chức cao cấp tiết lộ và ảnh vệ tinh Mỹ vạch trần. Sự kiện này đã lại làm dấy lên phản ứng lo ngại đặc biệt là từ phía Mỹ.

ream1

Hình ảnh chụp từ vệ tinh do Planet Labs PBC thực hiện cho thấy 2 chiến hạm, dường như của Trung Quốc, cập cảng tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt ngày 03/12/2023. AP

Thông tin về việc đã ít nhất hai chiếc tàu Hải Quân Trung Quốc cập bến cảng tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt nhìn ra Vịnh Thái Lan đã được đưa ra một cách gián tiếp, thông qua một bài đăng của bộ trưởng quốc phòng Cam Bốt Tea Seiha trên Facebook hôm Chủ Nhật 03/12/2023. Bài viết cho biết là quan chức này đã đến căn cứ Ream để thị sát việc chuẩn bị cho hoạt động huấn luyện của Hải Quân Cam Bốt cũng như kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi này.

Bài viết không nêu đich danh Trung Quốc, nhưng lại kèm theo nhiều hình ảnh chụp quan chức Campuchia cùng đại sứ Trung Quốc Vương Vấn Thiên và nhất là cho thấy hai chiến hạm đậu tại bến, một chiếc được xác định là tàu hộ tống Văn Sơn (Wenshan) của Hải Quân Trung Quốc.

Hãng tin Mỹ AP đã tham khảo thêm các bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp hôm Chủ Nhật cho thấy hai tàu chiến Trung Quốc neo đậu ở căn cứ Ream và hình dáng tương ứng với những hình ảnh được ông Tea Seiha chia sẻ trên mạng. Căn cứ vào kích thước và hình ảnh các con tàu mà bộ trưởng quốc phòng Cam Bốt công bố, AP cho rằng rất có thể cả hai đều là hộ tống hạm lớp Type 56 của Trung Quốc.

Sự hiện diện của hai chiến hạm Trung Quốc tại căn cứ Hải Quân Cam Bốt Ream đã đặt ra câu hỏi về khả năng Trung Quốc bắt đầu tiếp quản cơ sở quân sự có giá trị chiến lược trọng yếu này.

Vào năm 2019, nhật báo Mỹ The Wall Street Journal đã tiết lộ thông tin về một dự thảo ban đầu của một thỏa thuận theo đó Cam Bốt cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, với quyền được bố trí quân lính, lưu trữ vũ khí và cho tàu chiến neo đậu.

Thủ tướng Cam Bốt thời đó là ông Hun Sen đã phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận, nhưng sau đó Phnom Penh đã cho phép Trung Quốc nâng cấp và phát triển đáng kể căn cứ Ream.

Trong một bài phân tích ngày 01/12 vừa qua, báo mạng Asia Sentinel cho biết là hình ảnh vệ tinh trong 18 tháng qua đã cho thấy là quan cảng Ream ở Cam Bốt không chỉ có thêm bến tàu đủ dài để cho tàu sân bay neo đậu, nhưng cũng đồng thời có thêm một ụ tàu lớn trên vùng đất khai khẩn ở phần phía nam của căn cứ.

Theo Asia Sentinel, Tom Shugart, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Trung Tâm An Ninh Mới của Hoa Kỳ, đã phân tích một số ảnh vệ tinh và thấy rằng việc rà phá và làm đường đáng kể đã được thực hiện trong khu vực dành riêng cho quân đội Trung Quốc sử dụng. Việc này sẽ cho phép triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa dẫn đường bằng radar từng được ghi nhận tại các căn cứ hải quân của Trung Quốc.

Việc chiến hạm Trung Quốc bắt đầu sử dụng quân cảng Ream phải chăng là dấu hiệu dự báo cho việc nơi này trở thành căn cứ quân sự thứ hai của Trung Quốc ở hải ngoại sau Djibouti ở Châu Phi ? Đây là một vấn đề còn đang trong vòng suy đoán, nhưng Hoa Kỳ đã bày tỏ ngay thái độ quan ngại.

Ngay vào hôm qua, 07/12, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rằng Washington đang theo dõi sát sao vụ việc và "thực sự lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát độc quyền các phần của căn cứ Hải Quân Ream". Mỹ đồng thời thúc giục Cam Bốt đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không được phép "hiện diện hoặc có công nghệ nhạy cảm" tại Ream.

Trọng Nghĩa

****************************

Cam Bốt : Tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng quân sự Ream

Thùy Dương, RFI, 07/12/2023

Hai chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng quân sự Ream của Cam Bốt. Phnom Penh cho biết việc tàu chiến Trung Quốc cập cảng quân sự Ream nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện cho hải quân Cam Bốt, nhưng không nói rõ chi tiết.

ream2

Tàu tuần tra tại căn cứ Hải quân Ream ở Sihanoukville, phía tây nam Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 03/12/2023. AP

Theo AFP, bộ trưởng quốc phòng Cam Bốt Tea Seiha đã đến thăm hai tàu quân sự này. Tuy nhiên, chính quyền Cam Bốt từ chối cung cấp thông tin chi tiết về ngày đến, thời gian lưu lại hoặc mục đích của chuyến thăm này.

Căn cứ hải quân Ream (miền nam Cam Bốt), gần thành phố cảng Sihanoukville, đang được mở rộng với sự tài trợ của Trung Quốc. Hôm nay, một quan chức bộ quốc phòng Cam Bốt cho biết dự án mở rộng sẽ "sớm hoàn thành". Những hình ảnh do một công ty hình ảnh không gian của Mỹ công bố hồi tháng 07/2023 cho thấy trong hai năm qua một cầu tàu dài 363 mét, phù hợp với bất kỳ tàu chiến Trung Quốc nào, đang được xây dựng ở cảng Ream. Cam Bốt từng bác bỏ thông tin cầu tàu này được thiết kế để đón tàu sân bay.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay cho biết : "Trung Quốc và Cam Bốt có mối quan hệ hữu nghị sâu sắc và hai bên đã phát triển hợp tác thành công trong nhiều lĩnh vực". Những tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hà Vệ Đông (He Weidong) tới Phnom Penh và gặp thủ tướng Cam Bốt Hun Manet.

Hoa Kỳ vẫn luôn lo ngại là sự hợp tác quân sự giữa Phnom Penh và Bắc Kinh, hai đồng minh lâu đời, có thể cho phép hải quân Trung Quốc có lối vào chiến lược ở Vịnh Thái Lan.

Thùy Dương

**************************

M theo dõi tin tàu chiến Trung Quc hin din ti căn c Campuchia

Reuters, VOA, 07/12/2023

Hoa Kỳ đang theo dõi các tin tc v vic tàu chiến Trung Quc cp cng Campuchia và bày t quan ngi sâu sc v kế hoch ca Bc Kinh nhm đc quyn kim soát các phn ca căn c hi quân chính đây, mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao cho biết hôm 6/12.

ream3

Hình nh v tinh ca căn c hi quân Ream đang được xây dng ti Campuchia

Đài Á Châu T do (RFA) hôm 5/12 loan tin các tàu chiến Trung Quc đã đến Căn c Hi quân Ream ca Campuchia và dn li B trưởng Quc phòng Campuchia, Tea Seiha, t dòng tin đăng trên Facebook rng đây là "s chun b cho hot đng hun luyn" ca Hi quân Campuchia.

RFA cho biết chuyến thăm ca tàu chiến trùng hp vi các cuc gp ti Phnom Penh đu tun này gia các nhà lãnh đo Campuchia vi ông He Weidong, phó ch tch Quân y Trung ương Trung Quc, cơ quan ch huy quân s hàng đu ca Bc Kinh.

Mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao Hoa K cho biết Washington đang theo dõi các tin tc và nói thêm : "Mc dù chúng tôi không có bình lun nào v din biến c th này, nhưng chúng tôi thc s lo ngi v kế hoch ca Trung Quc nhm kim soát đc quyn các phn ca Căn c Hi quân Ream".

Hoa Kỳ thúc gic Campuchia đm bo rng Trung Quc s không được phép "hin din hoc có công ngh nhy cm" ti Ream đ "làm suy yếu ch quyn ca Campuchia, trái vi hiến pháp ca nước này và nh hưởng đến s n đnh trong khu vc", quan chc này cho biết.

Trong thut ng quân s, "s hin din hoc công ngh nhy cm" thường đ cp đến radar hoc các kh năng giám sát khác.

RFA cho biết không rõ có bao nhiêu tàu chiến Trung Quc cp cng Ream, nhưng nhng hình nh trên trang Facebook ca ông Tea Seiha dường như cho thy ít nht hai chiếc. Ngun tin này nói các hình nh v tinh t ngày 3/12 cũng cho thy hai tàu, có th là tàu h tng hoc tàu khu trc, ti mt bến tàu mi đó.

Đi s quán Trung Quc ti Washington không hi đáp yêu cu bình lun.

Quyết đnh ca Campuchia cho phép Trung Quc phát trin Căn c Hi quân Ream đã khiến Washington khó chu và các nước láng ging lo ngi điu này s mang li cho Bc Kinh mt tin đn mi gn Bin Đông đang tranh chp.

Ngũ Giác Đài tin rng các kế hoch m rng căn c Ream bao gm vic s dng đc quyn phn phía bc cho quân đi Trung Quc và cho biết c hai nước đu không chia s đy đ thông tin chi tiết v quy mô ca kế hoch. Washington cho rng điu này cho thy s thiếu minh bch.

Chuyên gia v Bin Đông, Gregory Poling, ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế ca Washington cho biết mi quan tâm chính ca M và các đi tác s là bt k thiết b radar nào mà Trung Quc có th lp đt ti Ream.

Chuyên gia này nói : "Các khía cnh hi quân ca căn c này không phi là mi lo ngi đc bit đi vi M, chng hn như không đưa tàu Trung Quc đến gn eo bin Malacca hơn nhng căn c ca Trung Quc Trường Sa".

"H s khiến Thái Lan và Vit Nam lo ngi mt chút, nhưng câu hi thc s s là nhng kh năng nào s được xây dng na phía bc ca căn c được dành riêng cho Trung Quc s dng. Chng hn, kh năng cm biến đó s m rng đáng k kh năng giám sát ca Trung Quc đi vi Vnh Thái Lan và phía đông n Đ Dương".

Campuchia đã bác b nhng lo ngi rng nước này s cho phép Trung Quc đt căn c quân s trên đt ca mình, nói rng bt k quc gia nào cũng có th s dng các cơ s Ream, trong khi nước này sn sàng chp nhn h tr quân s t bt k ai.

Vào năm 2020, Campuchia cho biết h đã san bng mt cơ s do M tài tr ti Ream đ m rng đó.

Reuters

VOA, 07/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA, Trọng Nghĩa, Thùy Dương, Reuters
Read 232 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)