Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

19/06/2020

Tại sao xung đột biên giới Kashmir Ấn-Trung xảy ra lúc này ?

Tổng hợp

Đụng độ Ấn - Trung : Mỹ chia buồn với Ấn Độ, căng thẳng vẫn ở mức cao

Chính phủ Mỹ ngày 19/06/2020 gởi lời chia buồn đến New Dehli sau cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong một cuộc va chạm tàn khốc với quân đội Trung Quốc tại khu vực mà hai cường quốc Châu Á này có tranh chấp lãnh thổ.

antrung1

Biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm biên giới tấn công quân đội Ấn Độ, ngày 17/06/2020 tại New Delhi. Reuters - ANUSHREE FADNAVIS

Trên mạng xã hội Twitter, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết : "Nước Mỹ gởi lời chia buồn chân thành nhất đến nhân dân Ấn Độ, vì những người đã ngã xuống sau cuộc đối đầu với Trung Quốc. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau cùng với gia đình, người thân và những cộng đồng xung quanh các binh sĩ này".

Theo hãng tin Reuters, mặc dù New Delhi và Bắc Kinh tuyên bố phải tìm cách giảm leo thang, nhưng tình hình căng thẳng vẫn ở mức cao sau vụ đụng độ dữ dội giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ hôm thứ Ba, 16/06/2020, tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya mà hai cường quốc hạt nhân Châu Á có tranh chấp chủ quyền.

Sau vụ đối đầu này, nhiều cuộc thương lượng quân sự giữa hai bên đã được tổ chức nhưng vẫn chưa đạt được kết quả nào. "Tình hình vẫn chưa có tiến triển, chưa có một sự tháo gỡ nào, nhưng cũng không có sự điều động thêm binh sĩ", theo như tiết lộ của một nguồn thạo tin với Reuters.

Theo nhận định của hãng tin Anh, vụ việc xảy ra vào lúc dịch Covid-19 đang hoành hành đặt thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trước những thách thức ngoại giao khó khăn nhất kể từ khi ông lên cầm quyền vào năm 2014.

Làm thế nào Ấn Độ có thể cân bằng ảnh hưởng của các siêu cường, giữa một bên là Trung Quốc - một đối tác kinh tế thiết yếu của New Dehli - và bên kia là Hoa Kỳ, luôn tìm cách lôi kéo Ấn Độ ra khỏi chiếc áo "không liên kết" để cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này chặn đà bành trướng quân sự và kinh tế của Trung Quốc ? Đây sẽ là một bài toán khó cho ông Modi.

Trung Quốc thả 10 binh sĩ Ấn Độ

Trung Quốc ngày 18/06/2020 cho biết thả 10 binh sĩ Ấn bị bắt trong vụ va chạm giữa quân đội hai nước trên dãy Himalaya. Đợt thả tù binh này là kết quả của các cuộc thương lượng giữa hai bên nhằm hạ nhiệt căng thẳng sau vụ đối đầu hôm thứ Ba 16/06.

Minh Anh

********************

Thung lũng Galwan : Trung Quốc bác bỏ chuyện bắt giữ binh sĩ Ấn Độ (BBC, 19/06/2020)

Trung Quốc phủ nhận đã bắt giữ binh sĩ Ấn Độ trong vụ đụng độ chết người giữa hai nước hôm thứ Hai, sau khi truyền thông đưa tin ngày thứ Năm rằng 10 binh sĩ Ấn Độ đã được thả.

antrung2

Lễ hỏa táng một binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng được tổ chức hôm thứ Năm

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói hôm thứ Sáu 19/6 rằng Trung Quốc "không bắt giữ binh sĩ Ấn Độ nào".

Truyền thông Ấn Độ đưa tin một trung tá và ba thiếu tá nằm trong số binh sĩ bị Trung Quốc giữ.

Chính phủ Ấn Độ chỉ nói rằng không có binh sĩ nào bị mất tích.

Các nguồn tin trái ngược nhau tiếp tục gây khó hiểu về chuyện gì đã thực sự xảy ra hôm thứ Hai ở Thung lũng Galwan, vùng biên giới có tranh chấp.

Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ, diễn ra không có súng đạn vì một thỏa thuận hồi 1996 cấm hai bên sử dụng súng và chất nổ tại khu vực này.

Ít nhất 76 binh sĩ Ấn Độ đã bị thương.

Phía Trung Quốc chưa đưa ra thông tin nào về con số thương vong, mặc dù Ấn Độ nói cả hai bên đều có mất mát.

Hai quốc gia đều cáo buộc nước kia đã vượt qua đường biên giới được xác định không rõ ràng và khiêu khích dẫn đến đụng độ.

Shiv Aroor, biên tập viên của tờ India Today, viết trên Twitter hôm thứ Năm một số chi tiết mà theo ông là chuyện binh sĩ Ấn Độ được Trung Quốc thả. Ông nói việc trao trả binh sĩ là một điểm quan trọng trong đàm phán giữa hai bên vào thứ Tư.

Trong một thông cáo phủ nhận Trung Quốc đã giữ binh sĩ Ấn Độ, ông Triệu, người phát ngôn Trung Quốc, nói "việc đúng sai là rất rõ ràng và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Ấn Độ".

Ông nói hai bên đã có liên hệ qua các kênh ngoại giao và quân sự.

"Chúng tôi hy vọng Ấn Độ có thể làm việc với Trung Quốc để duy trì sự phát triển quan hệ song phương lâu dài", ông nói thêm.

Các nguồn tin mâu thuẫn được đưa ra sau khi xuất hiện hình ảnh hôm thứ Năm, được cho là vũ khí thô sơ được dùng trong cuộc đụng độ.

Bức ảnh cho thấy các thanh sắt có hàn đinh bọc quanh được một quan chức quân sự Ấn Độ ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc gửi đến BBC. Người này nói đây là vũ khí quân Trung Quốc đã sử dụng.

Nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đưa hình ảnh này lên Twitter, đã mô tả việc sử dụng các vũ khí như vậy là "man rợ".

Việc không có đụng độ bằng súng bắt nguồn từ thỏa thuận năm 1996 giữa hai bên rằng súng và chất nổ bị cấm tại đường biên giới tranh chấp, để ngăn leo thang xung đột.

Hình ảnh này được chia sẻ rộng rãi trên Twitter ở Ấn Độ, làm nhiều người dùng mạng xã hội hết sức phẫn nộ. Cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc đều không bình luận.

Truyền thông đưa tin hai bên xung đột trên dãy núi ở độ cao gần 4300 mét với vách núi dựng đứng, và một số binh sĩ đã rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết trong nhiệt độ âm.

antrung3

Đoàn quân xa Ấn Độ di chuyển đến Ladakh hôm thứ Tư

Hôm thứ Tư, Bắc Kinh đã trích dẫn một tuyên bố quân đội nói rằng Trung Quốc "sở hữu chủ quyền đối với khu vực Thung lũng Galwan". Ấn Độ bác bỏ tuyên bố này và nói nó "được phóng đại và vô lý".

Người dân cả hai nước đều biểu tình phản đối vụ đụng độ ở vùng Himalaya có tranh chấp, trong lúc quan chức hai bên phát biểu thận trọng hơn và hướng tới một giải pháp ngoại giao.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết các ngoại trưởng của cả hai nước đã có cuộc trao đổi qua điện thoại về những diễn biến và "đồng ý rằng tình hình chung nên được xử lý một cách có trách nhiệm".

"Đưa ra những tuyên bố cường điệu và không có cơ sở là trái với cách hiểu này", ông Srivastava được trích dẫn bởi hãng thông tấn PTI của Ấn Độ.

Vì sao không dùng súng đạn ?

Thung lũng sông Galwan ở Ladakh, với khí hậu khắc nghiệt và địa hình vùng cao, nằm dọc theo khu vực phía tây của Đường Kiểm soát Thực tế và gần Aksai Chin, khu vực tranh chấp do Ấn Độ tuyên bố chủ quyền nhưng do Trung Quốc kiểm soát.

Tin cho hay bính lính đụng độ trên các rặng núi ở độ cao gần 4.267 mét dọc theo địa hình dốc với một số binh sĩ thậm chí rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết, dài 80km trong điều kiện nhiệt độ âm.

Đây không phải là lần đầu tiên hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đụng độ mà không có vũ khí thông thường ở biên giới.

Ấn Độ và Trung Quốc có lịch sử tranh chấp và tuyên bố lãnh thổ chồng chéo dọc theo hơn 3,440 km tại Đường Kiểm soát Thực tế.

Vụ nổ súng cuối cùng ở biên giới xảy ra vào năm 1975 khi bốn binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng tại một đèo ở bang Arunachal Pradesh, phía đông bắc.

Cuộc đụng độ được các nhà ngoại giao trước đây mô tả như một cuộc phục kích và cũng có người nói đó là một tai nạn.

Nhưng kể từ đó hai phía không bắn một viên đạn nào.

**********************

Thung lũng Galwan : Ấn Độ bác bỏ tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc (BBC, 18/06/2020)

Ấn Độ đã bác bỏ tuyên bố về đất của Trung Quốc tại thung lũng sông Galwan, nơi xảy ra cuộc ẩu đả chết người đầu tiên giữa hai nước trong ít nhất 45 năm.

antrung4

Tối 15/6, quân đội hai nước Trung - Ấn đã xảy ra xung đột nghiêm trọng khiến 19 binh sĩ hai bên chết và bị thương (Ảnh: Đông Phương).

Một cuộc ẩu đả vào tối thứ Hai đã khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với thung lũng là "cường điệu và không có cơ sở".

Trong khi đó, hình ảnh vũ khí bị cho là được sử dụng để tấn công binh lính Ấn Độ đã gây phẫn nộ ở Ấn Độ.

antrung5

Ảnh những thanh sắt có hàn đinh bọc quanh được một quan chức quân sự Ấn Độ ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc gửi đến BBC. Người này nói đây là hình ảnh thật.

Quân đội của hai nước chưa bình luận về bức hình này.

Nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đưa hình ảnh này lên Twitter, đã mô tả việc sử dụng các vũ khí như vậy là "man rợ".

Việc không có đụng độ bằng súng bắt nguồn từ thỏa thuận năm 1996 giữa hai bên rằng súng và chất nổ bị cấm tại đường biên giới tranh chấp, để ngăn leo thang xung đột.

Cả hai bên đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối các cuộc đụng độ ở khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.

Trung Quốc không công bố con số thương vong.

Tin đưa chưa được xác nhận trên phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết ít nhất 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Một số binh sĩ Ấn Độ được cho là vẫn còn đang mất tích.

Hôm thứ Tư, Bắc Kinh đã trích dẫn một tuyên bố quân đội nói rằng Trung Quốc "sở hữu chủ quyền đối với khu vực Thung lũng Galwan".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết các ngoại trưởng của cả hai nước đã có cuộc trao đổi qua điện thoại về những diễn biến và "đồng ý rằng tình hình chung nên được xử lý một cách có trách nhiệm".

"Đưa ra những tuyên bố cường điệu và không có cơ sở là trái với cách hiểu này", ông Srivastava được trích dẫn bởi hãng thông tấn PTI của Ấn Độ.

Một tuyên bố của chính phủ Ấn Độ sau cuộc trò chuyện của Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar với Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã cố dựng một cấu trúc ở phần đất của Ấn Độ tại biên giới thực tế, Đường Kiểm soát thực tế, tại Thung lũng Galwan có tầm quan trọng chiến lược.

Tuyên bố này mô tả đây là "hành động được lên kế hoạch trước và trực tiếp gây bạo lực và thương vong" và kêu gọi Trung Quốc "thực hiện các bước khắc phục tình hình".

Trong khi đó, một tuyên bố của Trung Quốc dẫn lời ông Vương Nghị nói : "Trung Quốc một lần nữa bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với Ấn Độ và yêu cầu phía Ấn Độ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng... và ngăn chặn mọi hành động khiêu khích để đảm bảo những điều tương tự không tái diễn".

antrung6

Bản đồ khu vực xảy ra tranh chấp.

Thung lũng sông Galwan ở Ladakh, với khí hậu khắc nghiệt và địa hình vùng cao, nằm dọc theo khu vực phía tây của Đường Kiểm soát Thực tế và gần Aksai Chin, khu vực tranh chấp do Ấn Độ tuyên bố chủ quyền nhưng do Trung Quốc kiểm soát.

Tin cho hay bính lính đụng độ trên các rặng núi ở độ cao gần 4.267 mét dọc theo địa hình dốc với một số binh sĩ thậm chí rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết, dài 80km trong điều kiện nhiệt độ âm.

Đây không phải là lần đầu tiên hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đụng độ mà không có vũ khí thông thường ở biên giới.

Ấn Độ và Trung Quốc có lịch sử tranh chấp và tuyên bố lãnh thổ chồng chéo dọc theo hơn 3,440 km tại Đường Kiểm soát thực tế.

Vụ nổ súng cuối cùng ở biên giới xảy ra vào năm 1975 khi bốn binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng tại một đèo ở bang Arunachal Pradesh, phía đông bắc.

Cuộc đụng độ được các nhà ngoại giao trước đây mô tả như một cuộc phục kích và cũng có người nói đó là một tai nạn.

Nhưng kể từ đó hai phía không bắn một viên đạn nào.

****************

Đụng độ đường biên Trung-Ấn, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ bị giết (BBC, 17/06/2020)

Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với các lực lượng Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya, các quan chức Ấn Độ cho biết.

antrung7

Quân đội Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ Ấn đã tử thương trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc .

Sự việc xảy ra sau khi căng thẳng gia tăng, và là cuộc đụng độ chết người đầu tiên ở khu vực biên giới trong ít nhất 45 năm.

Quân đội Ấn nói "các sĩ quan cao cấp của hai bên đang họp để tháo gỡ tình thế", và nói cả hai bên đều chịu thương vong.

Nhưng sau đó hôm thứ Ba, các quan chức cho biết một số binh sĩ bị thương nặng đã tử thương.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc phá vỡ một thỏa thuận tôn trọng đường LAC tại thung lũng Gan-oan giữa hai bên đã đạt được vào tuần trước.

Phóng viên ngoại giao của BBC James Robbins nói rằng bạo lực giữa hai đội trên dãy Hy Mã Lạp Sơn rất nghiêm trọng, và áp lực lên hai cường quốc hạt nhân để làm làm sao không cho xảy ra tình trạng xung đột toàn diện đang tăng lên.

Sáng thứ Ba, quân đội Ấn Độ cho biết ba binh sĩ của họ, gồm một sĩ quan, đã chết trong một cuộc đụng độ ở Ladakh, trong khu vực Kashmir đang tranh chấp.

Sau đó trong ngày, họ đưa ra một tuyên bố nói rằng hai bên đã ngưng chiến.

Họ nói thêm là "17 binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng trong lúc thi hành nhiệm vụ" và đã tử thương, đẩy "tổng số thương vong lên đến 20".

Trung Quốc phản ứng bằng việc kêu gọi Ấn Độ không có các hành động đơn phương hoặc gây xáo trộn tình hình, hãng tin Reuters tường thuật.

Trung Quốc cũng cáo buộc Ấn Độ là đã vượt qua đường biên và tấn công lính Trung Quốc, theo hãng tin AFP.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được dẫn lời nói rằng Ấn Độ đã vượt qua biên giới, "khiêu khích và tấn công nhân viên Trung Quốc, gây ra cuộc đối đầu nghiêm trọng, va chạm thân thể giữa các lực lượng biên phòng hai bên".

Bắc Kinh chưa công bố con số thương vong của bên Trung Quốc.

Vụ va chạm diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa hai nước.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đang đưa hàng ngàn quân vào thung lũng Galwan ở Ladakh.

Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập niên qua có người thiệt mạng trong cuộc đối đầu giữa hai nước.

Từ trước tới nay, hai bên mới chỉ có một lần giao tranh, vào hồi 1962, và Ấn Độ đã thảm bại trong lần đó.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc chiếm đóng 38 ngàn cây số vuông lãnh thổ Ấn Độ.

Một số vòng đàm phá trong ba thập niên qua đã thất bại, không giải quyết được các tranh chấp biên giới.

Hồi tháng Năm, hàng chục lính Ấn Độ và Trung Quốc đã xô đẩy, đấm nhau trong một cuộc va chạm ở khu vực đường biên ở bang Sikkim ở miền đông bắc.

Vào 2017, hai nước đụng độ tại khu vực này sau khi Trung Quốc tìm cách mở rộng một con đường biên giới chạy qua vùng cao nguyên đang tranh chấp.

Quân đội hai nước - cũng là hai lực lượng quân đội lớn nhất thế giới - đã đối đầu nhau ở nhiều điểm.

Hai bên được phân chia bởi Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control - LAC), phân định ranh giới không chuẩn xác. Các mốc là sông, hồ, đỉnh núi phủ tuyết khiến cho đường kiểm soát này có thể bị dịch chuyển, gây đối đầu giữa hai bên.

Có một số lý do gây căng thẳng dâng cao vào thời điểm này, nhưng những điểm chiến lược thì nằm ở gốc rễ vấn đề, và cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau.

Ấn Độ đã xây dựng một con đường mới trong cái mà các chuyên gia nói là khu vực xa xôi hẻo lánh và dễ bị tổn thương nhất dọc theo LAC ở Ladakh.

Và việc Ấn Độ quyết định tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng này dường như đã khiến cho Bắc Kinh tức giận.

Con đường mới sẽ làm tăng năng lực của Delhi trong việc nhanh chóng đưa người cùng vật chất thiết bị tới nơi trong trường hợp có xung đột.

Quay lại trang chủ
Read 628 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)