Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

31/01/2020

Chống virus Corona : Việt Nam và Trung Quốc đồng sàn đồng mộng ?

Tổng hợp

Tổ chức nhân quyền chỉ trích chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền trong quá trình xử lý dịch bệnh Corona (RFA, 31/01/2020)

Hôm 31/1/2020, Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Chinese Human Rights Defenders) đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng, việc đối phó với virus Corona của chính phủ Trung Quốc đã không đi kèm với việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, cũng như việc thiếu minh bạch của chính phủ đã dẫn đến sự thất bại trong việc ứng phó khẩn cấp đối với sự bùng phát của dịch bệnh này.

chong1

Hình minh họa. Một cảnh sát đeo khẩu trang phòng dịch đứng trước bức hình lãnh tụ Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hôm 28/1/2020  AFP

Kiểm duyệt thông tin góp phần vào sự lây lan của bệnh dịch

Bản báo cáo cho biết, chính quyền Trung Quốc đã che đậy thông tin về sự lây lan của virus, có thể góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của virus Corona trước khi Tập Cận Bình tuyên bố công khai về mối đe dọa của dịch bệnh vào ngày 20/1.

Chính phủ Trung Quốc đã đối phó với virus Corona bằng một chiến dịch bịt miệng những tiếng nói cảnh báo và loan tin về tình hình dịch bệnh từ/12 vừa qua.

Tổ chức nhân quyền này ghi nhận 254 trường hợp cư dân mạng bị chính quyền trừng phạt vì loan tải tin tức về virus Corona. Trong khi đó các nhà báo đưa tin về dịch bệnh thì bị hạn chế, chẳng hạn như cảnh sát Vũ Hán đã tạm giam các nhà báo Hồng Kông đến từ các đài RTHK, TVB và NOW TV vào ngày 14/1 bên ngoài Bệnh viện Jinyintan và buộc họ phải xóa đoạn phim khi đưa tin về tình hình dịch bệnh tại đây.

Báo cáo này cũng nêu ra việc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã ban hành một lệnh cấm nhân viên y tế nói chuyện với các phóng viên. Một bệnh viện ở tỉnh Giang Tô đã phạt một y tá vì đã lên tiếng về virus Corona trong một nhóm WeChat với các đồng nghiệp của cô. Bệnh viện cảnh báo các nhân viên khác không được nói chuyện với các nhà báo hoặc trên phương tiện truyền thông.

Một số người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc đã bị cảnh sát đến nhắc nhở và đe dọa xử lý hình sự nếu họ không chấm dứt chia sẻ thông tin về dịch bệnh trên các phương tiện thông tin xã hội.

"Những hạn chế hà khắc của chính phủ đối với quyền tự do thông tin đã cản trở nghiêm trọng các nỗ lực cảnh báo và cứu hộ sớm trong việc kiểm soát dịch bệnh", bản báo cáo nhận định.

Ngăn cản di chuyển khiến người dễ bị tổn thương bị bỏ rơi

Báo cáo này cho hay, khi phong tỏa thành phố Vũ Hán, ảnh hưởng đến hàng triệu người, chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ một cảnh báo đầy đủ nào cho dân chúng, và chính phủ đã không cung cấp hỗ trợ đầy đủ kịp thời cho những người có nhu cầu đặc biệt, cũng như không cho phép người dân dự trữ các nhu cầu thiết yếu trong tình trạng bị phong tỏa.

Các biện pháp quyết liệt của chính quyền đã khiến những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người khuyết tật, không được hỗ trợ. Tổ chức này ghi nhận có một cậu bé 17 tuổi bị bại não đã chết vì đói và cảm lạnh do bị bỏ rơi khi những người thân chăm sóc cậu ta đều bị cách ly.

"Cho đến nay, tất cả cư dân đô thị ở các thành phố Trung Quốc đã bị nhốt dưới sự kiểm dịch trên toàn quốc với thông tin không đầy đủ. Trong khi đó chính phủ không cung cấp bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào cho công chúng về hiệu quả của các biện pháp này", báo cáo cho biết.

Ứng phó khẩn cấp thất bại vì sự thiếu minh bạch của chính phủ

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, chính sự thiếu minh bạch trong hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc đã dẫn đến sự thất bại trong việc cảnh báo công chúng và phản ứng nhanh chóng trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng dịch bệnh ở mức độ lớn như vậy.

Bất chấp các cảnh báo về trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán vào ngày 8/12, xảy ra tại một Chợ hải sản ở Vũ Hán, các nhà chức trách đã không đóng cửa ngôi chợ này. Tiếp đến chính phủ còn nói với công chúng rằng "không có bằng chứng lây truyền từ người sang người" của bệnh dịch này, báo cáo cho hay.

Bên cạnh đó, việc hạ thấp số lượng các trường hợp bị nhiễm bệnh từ báo cáo của chính quyền Vũ Hán, cũng như việc thị trưởng Vũ Hán thừa nhận rằng ông chỉ có thể tiết lộ thông tin sau khi được chính quyền cấp trên cho phép, đã góp phần gây ra sự thất bại khi ứng phó khẩn cấp đối với dịch bệnh.

Ngoài ra, theo báo cáo, tổ chức này cũng nêu lên sự thất vọng đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã "không tuân thủ các hướng dẫn của riêng mình" khi ban bố tình trạng khẩn cấp một cách muộn màng vào hôm 30/1, cũng như việc Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tới Bắc Kinh mà không bày tỏ bất kỳ lo ngại nào về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính phủ Trung Quốc trong quá trình ứng phó dịch bệnh, bao gồm các hạn chế về tự do ngôn luận, thông tin, báo chí, đàn áp các nỗ lực xã hội dân sự, và không chống lại sự phân biệt đối xử. 

Minh Luật

****************

Việt Nam đóng cửa biên giới vì bệnh dịch, có cần thỏa thuận với Trung Quốc ? (RFA, 31/01/2020)

Tại phiên họp Chính phủ vào chiều ngày 30/1, trước ý kiến nêu ra có nên đóng cửa biên giới với Trung Quốc để phòng chống sự lây lan của bệnh dịch viên phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra hay không, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết "Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương", theo Zing.vn tường thuật.

chong2

Hình minh họa. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trên biên giới Việt Nam Trung Quốc hôm 9/5/2014 AFP

Báo Vietnamnet dẫn lời Phó thủ tướng nói rằng : "Việc đóng cửa biên giới phải liên quan đến 2 tình hình là an ninh và dịch bệnh nhưng phải có thỏa thuận 2 nước, báo trước 5 ngày".

Thông tin này đã thật sự gây ra sự lo lắng cho nhiều người, không chỉ vì phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch mà còn liên quan về vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi lẽ, việc một quốc gia không thể đơn phương đóng cửa biên giới, hoặc phải đợi thỏa thuận với một quốc gia khác thì mới được phép đóng cửa biên giới để phòng tránh bệnh dịch, trong trường hợp này rõ ràng chủ quyền quốc gia đã bị xâm phạm.

Tuy nhiên, khi đối với các quy định pháp lý thì thông tin này là toàn toàn không chính xác. Cụ thể theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, tại Khoản 3 Điều 5 nêu rõ : "Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ".

Như vậy, căn cứ vào quy định này, trong trường ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch truyền nhiễm do virus Corona gây ra, phía Việt Nam hoàn toàn có thể đơn phương đóng cửa biên giới với Trung Quốc, với điều kiện chỉ cần thông báo cho phía Trung Quốc biết trước không được ít hơn 24h, chứ không cần phải "thỏa thuận" với phía Trung Quốc thì mới được phép đóng cửa biên giới như thông tin mà Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã nêu.

Một Phó thủ tướng, đứng đầu ngành ngoại giao của một quốc gia mà đưa thông tin sai lệch, thiếu kiến thức pháp luật liên quan đến biên giới và chủ quyền quốc gia như vậy thì thật đáng lo ngại.

Minh Luật

*******************

Việt Nam viện trợ y tế cho Trung Quốc chống virus Corona (RFA, 31/01/2020)

Thủ tướng Việt Nam và Thường trực Chính phủ đã quyết định viện trợ hàng hóa vật dụng y tế trị giá 500 ngàn USD cho Trung Quốc để đối phó với dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.

chong3

Các nhân viên y tế trong một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 30/1/2020. AFP

Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã vận động viện trợ hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho phía Trung Quốc. Đồng thời bảy tỉnh biên giới phía Bắc đã có những hình thức hỗ trợ cho phía Trung Quốc.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 31/1cho biết trước đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã gọi điện thăm hỏi Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường của Trung Quốc vào hôm 27/1.

Tin cho biết ông Phúc đã khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc tích cực hợp tác trong việc chống lại dịch bệnh đang lây lan như hiện nay.

Trong cuộc họp Chính phủ hôm 30/1, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ tình hình bùng phát dịch bệnh rất nhanh và nghiêm trọng. Ông Phúc cũng cho rằng Việt Nam đã chủ động, có biện pháp sớm và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

*****************

Việt Nam viện trợ Trung Quốc nửa triệu đô la để chống dịch corona (VOA, 31/01/2020)

Chính phủ Vit Nam hôm 31/1 cho biết đã quyết đnh vin tr hàng hóa, vt dng y tế tr giá khong 500.000 USD đ "chia s vi Chính ph và nhân dân Trung Quc" hin đang phi đi phó vi dch cúm lan rng toàn cu do virus corona gây ra.

chong4

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc và Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường.

Bên cạnh đó, Hi Chữ Thp Đ Vit Nam cũng vn đng vin tr hàng hóa cho Trung Quc tr giá khong 100.000 USD, theo trang tin chính thc ca chính ph Vit Nam.

Ngoài ra, 7 tỉnh biên gii ca Vit Nam tiếp giáp vi Trung Quc cũng được ch đo "có các hình thc h tr giúp đỡ cho nhân dân Trung Quc, nht là các tnh ven biên gii hai nước".

Trước đó, hôm 27/1, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã gi đin thăm hi ti Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường. Ông khng đnh Vit Nam sn sàng tích cc hp tác vi Trung Quc "trong cuộc đấu tranh chng li dch bnh này".

Việt Nam hin được xem là mt trong nhng nước có nguy cơ lây nhim dch bnh cao nht vì có chung đường biên gii vi Trung Quc và nhiu hot đng giao thương, qua li gia hai bên.

Trong bối cnh dch bnh đang lan nhanh khiến cho T chc Y tế Thế gii phi công b tình trng "khn cp toàn cu", nhiu người dân bày t lo ngi khi Vit Nam vn tiếp tc các hot đng thông thương vi quc gia láng ging, mc dù có hn chế hơn.

Tuy nhiên, khi trả li v ý kiến "đóng cửa biên giới" như mt s các quc gia khác đã làm, Phó Th tướng Phm Bình Minh trong cuc hp ca chính ph vào chiu 30/1 nói rng vì Vit Nam và Trung Quc có ký kết hip ước, cho nên nếu liên quan đến an ninh và dch bnh thì có th đóng ca "nhưng phi có thoả thun gia hai bên, ch Vit Nam không th đơn phương", theo Tui Tr.

Ông Minh cũng nói thêm rằng tình hình dch bnh ti Vit Nam "có l chưa nên đt vn đ đóng ca biên gii" vì "chưa đến mc đó".

Thay vào đó, Phó Thủ tướng Vit Nam đ ngh chính ph xem xét các gii pháp như hn chế, cm du lch, đi li gia hai bên ; tm ngng lưu thông hàng hoá qua các ca khu đến ngày 10/2 ; hp tác, chia s thông tin, h tr gia các nước trong ASEAN ; tăng cường sản xut các công c y tế, khu trang, đ bo h ; và tuyên truyn đ tránh không làm cho dân hong lon.

Tính đến chiu 30/1, Vit Nam đã xác nhn 5 ca nhim virus corona. Trong đó, có 2 người Trung Quc và 3 người Vit Nam tr v t Vũ Hán, khu vc xut phát dịch bnh ca Trung Quc.

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc ngày 30/1 đã ký ch th tăng cường các bin pháp phòng chng dch corona, trong đó có vic tm dng các chuyến bay đến/đi t các khu vc có dch ca Trung Quc ; dng cp th thc du lch cho người Trung Quốc và người nước ngoài đang hoc tng Trung Quc trong hai tun qua ; dng hot đng xut nhp cnh đi du lch bng giy thông hành biên gii ; không đưa lao đng Vit Nam sang Trung Quc làm vic ; hn chế các l hi tp trung đông người

******************

Thêm 2 tỉnh, thành dừng đón khách Trung Quốc (RFA, 31/01/2020)

Lãnh đạo Hải Phòng yêu cầu hạn chế tối đa đưa người cư trú ở Hồ Bắc và các tỉnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ Trung Quốc tới Hải Phòng làm việc.

chong5

Tính đến 31/1 5 tỉnh thành tại Việt Nam đã thông báo tạm ngưng đón khách du lịch đến từ Trung Quốc (ảnh Minh họa) AFP - RFA edited

Thông tin trên được truyền thông Việt Nam loan vào ngày 31/1 trong cuộc họp giữa lãnh đạo Hải Phòng với các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong về việc phòng, chống dịch nCoV.

Sở Y tế Hải Phòng trong cùng ngày cho biết có hai mẹ con từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng bị nghi nhiễm dịch nCoV, đã được cách ly tại BV Hữu nghị Việt Tiệp.

Trước tình hình dịch coronavirus mới tại Trung Quốc có những diễn biến phức tạp, sau khi 3 địa phương tại Việt Nam gồm Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lào Cai đã chính thức ngưng đón khách Trung Quốc vào ngày 28/1 ; thì trong ngày 31/1 lần lượt Quảng Ninh, Cần Thơ cũng công bố dừng đón khách Trung Quốc.

Cụ thể, Quảng Ninh tạm dừng xuất nhập cảnh đối với các đối tượng qua cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam)- Đông Hưng (Trung Quốc), đồng thời đóng cửa tất cả các đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn. Tạm dừng hoạt động xe du lịch tự lái từ Trung Quốc đến Thành phố Hạ Long.

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu các công ty du lịch không tổ chức đón đoàn khách tới tỉnh, thành đang có dịch và không đón khách du lịch từ vùng có dịch đến Quảng Ninh. Không đưa người sang Trung Quốc, không để người Quảng Ninh, đặc biệt là các địa phương biên giới sang lao động, làm việc tại các vùng có dịch của Trung Quốc.

Tại Cần Thơ, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch gửi văn bản yêu cầu các khách sạn tạm thời không nhận khách Trung Quốc. Tại Cần Thơ hiện có khoảng 20 khách du lịch đến từ Trung Quốc, trong đó có 4 du khách đến từ Vũ Hán chưa phát hiện dấu hiệu nhiễm nCoV, hiện đang lưu trú tại một khách sạn lớn tại đây và đang xin gia hạn visa để ở lại Việt Nam thay vì về lại Vũ Hán.

Cũng trong ngày 31/1, nhiều địa phương khác tại Việt Nam cũng đã lên phương án huy động cả hệ thống chính trị phòng, chống dịch như Bình Định, Hậu Giang, Hà Tĩnh... Trong đó, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh là nơi có số lượng đông người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.

Vào ngày 30/1, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng quyết định tạm dừng cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh cho người dân.

*******************

Dịch Corona : Việt Nam dừng các lễ hội chưa khai mạc, ngừng cấp thị thực cho khách từ Trung Quốc (RFA, 31/01/2020)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 31/1 vừa ký ban hành chỉ thị mới yêu cầu dừng các lễ hội chưa khai mạc để tránh lây lan virus corona gây bệnh viêm phổi cấp.

chong6

Hình minh họa. Một người đàn ông đeo khẩu trang làm lễ tại một chùa ở Hà Nội hôm 30/1/2020 - AFP

Chỉ thị được ban hành sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế Việt Nam, tính đến ngày 31/1, đã có 9.930 trường hợp nhiễm virus corona mới và 213 trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp nhiễm virus là ở Trung Quốc. Hiện Việt Nam cũng đã phát hiện 5 trường hợp nhiễm bệnh và đã phải cách ly 97 trường hợp ở cả ba miền bắc, trung, nam.

Chỉ thị mới của Thủ tướng yêu cầu hạn chế tập trung đông người, tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng ; giảm quy mô lễ hội đã tổ chức, yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Thủ tướng cũng yêu cầu dừng cấp phép bay đối với tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch của Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại trừ trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Thủ tướng ; Tạm dừng cấp thị thực du lịch cho khách nước ngoài, bao gồm cả khách Trung Quốc đang hoặc đã từng ở Trung Quốc trong 2 tuần qua.

Chỉ thị cũng yêu cầu các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc lập kênh liên lạc với cấp địa phương của Trung Quốc để cập nhật thông tin hàng ngày.

Dịch viêm phổi cấp xẩy ra vào đúng dịp Tết Nguyên đán khi có nhiều lễ hội. Theo truyền thông trong nước, lễ hội Chùa Hương ở phía bắc hiện vẫn đang diễn ra và quy tụ nhiều người, làm dấy lên lo ngại bệnh dịch sẽ lây lan.

Nhiều người dân những ngày qua đã lên mạng kêu gọi chính phủ đóng cửa biên giới với Trung Quốc sau khi một số quốc gia khác đã chính thức tuyên bố đóng cửa biên giới là Bắc Hàn, Mông Cổ và Nga.

 

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được báo trong nước trích lời hôm 31/1 nói rằng việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc chỉ được thực hiện khi có trường hợp khẩn cấp về an ninh, dịch bệnh và phải có sự đồng ý từ cả hai phía, theo hiệp ước biên giới giữa hai nước.

Thêm 2 tỉnh, thành dừng đón khách Trung Quốc (RFA, 31/01/2020)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 544 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)