Trong bối cảnh báo chí Pháp ra ngày hôm nay 04/08/2020 không tập trung trên một chủ đề chung nào, thông tin nổi bật nhất có lẽ xuất hiện trên nhật báo cánh hữu Le Figaro, với bài phỏng vấn mà cựu cố vấn an ninh Nhà Trắng John Bolton dành cho bẩy tờ báo lớn ở Châu Âu trong đó có tờ báo Pháp. Le Figaro không ngần ngại trích nguyên văn câu nói của ông Bolton làm tựa bài trích dịch phần phỏng vấn : "Không nên giao cho ông Trump nhiệm kỳ thứ hai".
Trong phần giới thiệu, Le Figaro trước hết cho biết là cựu cố vấn an ninh Mỹ đã trả lời phỏng vấn bằng video từ văn phòng của ông tại Washington. Nhóm phỏng vấn bao gồm đại diện của 8 tờ báo lớn ở Châu Âu tập hợp trong liên minh báo chí gọi là Lena. Đó là các tờ Die Welt (Đức), Le Figaro (Pháp), El Pais (Tây Ban Nha), La Repubblica (Ý), La Tribune de Genève (Thụy Sĩ), Le Soir (Bỉ), Tages-Anzeiger (Áo) và Gazeta Wyborcza [FN1] (Ba Lan).
Ông Bolton đã từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Trump trong suốt 17 tháng, nhưng giờ đây thì ông đang cố ngăn cản ông Trump tái đắc cử. Mới đây, ông đã cho ra mắt độc giả một quyển sách (656 trang) The Room Where it Happened, với những tiết lộ nghiêm trọng về cung cách làm việc của đương kim tổng thống Mỹ.
Bolton : "Lần đầu tiên trong đời, tôi sẽ không bỏ phiếu cho một ứng viên đảng Cộng Hòa"
Giống như những gì ông đã viết trong quyển sách, trong cuộc phỏng vấn, ông Bolton đã tỏ ra khá gay gắt với tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm.
Ông nhận xét : "Khi ông Trump giải quyết các vấn đề an ninh, ông không theo một chủ thuyết chính trị nào, cũng không có một suy nghĩ chiến lược nào… Do đó, lần đầu tiên trong cuộc đời của mình, tôi không bỏ phiếu cho một ứng viên đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử tới đây. Tuy nhiên tôi cũng sẽ không bỏ phiếu cho Joe Biden, tôi chỉ sẽ viết một cái tên khác. Donald Trump không nên được giao nhiệm kỳ thứ hai".
Ông Bolton còn phê phán : "Ông ấy vẫn tiếp tục suy nghĩ là ông ấy vẫn ở Trump Tower, lãnh đạo chính phủ theo ý ông và cũng thường nói thích ký thỏa thuận với Putin, Tập Cận Bình, Erdogan hay Kim Jong Un. Ông bị những lãnh đạo độc tài thu hút".
Bolton : "Trump chưa bao giờ có chiến lược chống đại dịch"
Trả lời câu hỏi về đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại Mỹ, John Bolton cũng khá gay gắt :
"Tôi không biết là có thể khẳng định rằng virus corona gây thiệt hại nặng nề ở Mỹ hơn ở những nước khác hay không. Mỹ vẫn ở mức trung bình về tử vong. Nhưng đối với tôi, cách Mỹ thoát ra khỏi đại dịch như thế nào so với những nước khác không quan trọng, điều quan trọng là cách nước Mỹ xử lý khủng hoảng. Tôi cho là chúng tôi đã làm rất tệ. Và ông Trump là người chịu trách nhiêm chính vì ông chưa bao giờ có chiến lược chống đại dịch này".
Cựu cố vấn an ninh Mỹ giải thích thêm : "Ông ấy nghĩ có thể trút bỏ trách nhiệm. Ngay từ đầu đại dịch, ông ấy đã phủ nhận là có vấn đề ; dù tình hình không còn chút nghi ngờ nào. Những cộng tác viên ở Hội đồng An ninh Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh đã cảnh báo, nhưng ông Trump lúc đó không muốn nghe bất kỳ lời chỉ trích nào nhắm vào ông Tập Cận Bình, và nhất là không muốn nghe những tin xấu cho là kinh tế Mỹ sẽ bị con virus tác hại và như vậy ảnh hưởng đến khả năng tái đắc cử của ông.
Ông ấy đã mất hai tháng, tháng Giêng và tháng Hai, trong lúc mà trong khoảng hai tháng này, nước Mỹ có thể tiến hành một công cuộc chuẩn bị tầm cỡ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này".
Bài phỏng vấn ông John Bolton chỉ được Le Figaro gợi lên trong một dòng chữ ngắn trên trang nhất, còn hồ sơ chính được dành cho chủ đề thể thao Pháp thời hậu Covid qua hàng tựa lớn : "Thể thao Pháp trước nguy cơ tồn vong khi bắt đầu năm hoạt động mới".
Đối với Le Figaro, vào lúc các trận thi đấu đang dần dần được tái lập trên đất Pháp, giới thể thao chuyên nghiệp vẫn bị con virus corona đe dọa, và chưa thoát khỏi nguy cơ sụp đổ về kinh tế, tài chánh.
Tờ báo Pháp ghi nhận là từ cuộc đua xe đạp nổi tiếng Tour de France cho đến Thế Vận Hội Tokyo hay Cúp Bóng Đá Châu Âu Euro, khủng hoảng y tế do dịch Covid-19 đã làm đảo lộn lịch trình thể thao và dập tắt lòng cuồng nhiệt của số khán giả thường khi rất đông đảo.
Cuộc sống đang dần hồi phục trong các sân vận động và trên các con đường, kể cả ở Pháp, nhưng lưỡi hái tử thần của dịch Covid-19 vẫn đang lơ lửng trên các sự kiện thể thao, và đôi khi cũng đã giáng xuống rồi như trường hợp giải Lướt Sóng Mở Rộng tại Pháp, lẽ ra được tổ chức từ ngày 12 đến 16 tháng 8 tới đây trên bãi biển Lacanau, nhưng lại vừa bị hủy bỏ vì 3 lý do : tình trạng dịch bệnh đáng lo ngại ở tỉnh Gironde, nơi có bãi biển, số lượng du khách tăng vọt trong vùng và xuất xứ địa lý khác nhau của các vận động viên.
Theo Le Figaro, trên bình diện tài chánh, ngân quỹ của các câu lạc bộ thể thao vốn đã bị hao tổn cực kỳ sau một mùa xuân đen tối vừa qua, giờ đây đang bị nguy cơ cạn kiệt nếu bị một làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Trang nhất Libération đề cập đến một vấn đề xã hội bắt đầu nổi cộm tại Pháp sau khi đã khuấy động một số nước phương Tây khác, từ Mỹ, Canada cho đến Anh, Đức : Sự xuất hiện của một phong trào chống đeo khẩu trang vào lúc chính quyền muốn mở rộng quy định đeo khẩu trang, kể cả ở ngoài trời.
Dưới hàng tựa lớn : "Đeo khẩu trang lên !", mô phỏng mệnh lệnh "Giơ tay lên !" thường thấy trong những phim cao bồi miền Viễn Tây Mỹ, Libération giải thích : "Vào lúc những kẻ chống khẩu trang ngày càng thể hiện công khai thái độ phản đối, nghi kỵ của họ, thủ tướng Jean Castex hôm thứ Hai (03/08) đã đến thành phố Lille (miền bắc nước Pháp) để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang, kể cả ở ngoài trời, tại những khu vực đông người".
Trong hồ sơ dài 4 trang bên trong, tờ báo nêu bật nỗ lực của chính phủ Pháp nhằm thúc đẩy mọi người đeo khẩu trang để tránh cho đất nước phải phong tỏa toàn diện trở lại một lần nữa nếu dịch Covid-19 tái bùng phát. Thành phố Lille là nơi đã bắt buộc người dân phải mang khẩu trang ngay cả trong các công viên, các khu chợ lộ thiên, các con phố đi bộ, và tất cả những nơi có đông người. Biện pháp cứng rắn này đang được nhân rộng ra nhiều nơi khác trên đất Pháp.
Tuy nhiên, Libération cũng ghi nhận là tại Pháp đã bắt đầu xuất hiện phong trào chống khẩu trang, với một lời kêu gọi biểu tình tỏ thái độ vào ngày 08/08 tới đây được loan truyền trên mạng.
Trước nước Pháp, nhiều cuộc biểu tình của giới chống khẩu trang đã nổ ra tại Mỹ, Canada, cũng như tại Anh, Đức.
Lập luận của thành phần chống đeo khẩu trang, theo Libération, rất lung tung, đặc biệt tại Mỹ. Một vài ví dụ được tờ báo liệt kê : nào là "khẩu trang rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí còn có giấu chip điện tử để theo dõi dân chúng, một cách giám sat rất hiệu quả nhờ có mạng 5G mà sóng sẽ khiến con người dễ bị nhiễm Covid hơn", nào là "khẩu trang vô dụng vì virus corona không lưu hành nữa"…
Tại Pháp, Libération ghi nhận, đã xẩy ra một số vụ hành hung người khác khi bị nhắc nhở là phải đeo khẩu trang.
Báo Les Echos tiếp tục nhấn mạnh trên các vấn đề kinh tế Pháp thời hậu phong tỏa. Tựa chính trang nhất tờ báo nêu bật sự kiện : "Nhà nước muốn đánh thuế các công ty bảo hiểm y tế như thế nào".
Theo Les Echos, chính phủ Pháp đã có kế hoạch đánh thuế đặc biệt trên các công ty bảo hiểm và các công ty hay quỹ tương hỗ với lý do là các doanh nghiệp này đã chi ra rất ít trong thời gian nước Pháp bị phong tỏa.
Theo ước tính thì trong giai đoạn các sinh hoạt bị ngưng trệ, các công ty này đã tiết kiệm được khoảng 2,6 tỷ euro nhờ vẫn tiếp tục thu phí bảo hiểm của các cá nhân và tập thể, nhưng phần bồi hoàn cho khách hàng lại giảm đáng kể.
Các công ty bảo hiểm như vậy sẽ phải trả phần thuế phụ thu đầu tiên vào mùa thu tới đây, và phần còn lại vào năm 2021.
Riêng Le Monde thì dùng tựa lớn trang nhất để giới thiệu một thông tin độc quyền mà tờ báo có được : "Tính chất độc lập của Tư Pháp : Hướng cải thiện mà các dân biểu đề xuất".
Theo báo Le Monde, ủy ban điều tra của Quốc hội Pháp về "những trở ngại làm suy yếu tính chất độc lập của nền Tư Pháp" vừa hoàn tất nhiêm vụ hôm 09/07 vừa qua sau khi nghe phần điều trần của cựu bộ trưởng Tư Pháp Nicole Belloubet, người đã được tân bộ trưởng Eric Dupond-Moretti thay thế hai ngày trước đó.
Điều khiến tờ báo Pháp khá ngạc nhiên là mặc dù do hai dân biểu có quan điểm hoàn toàn đối lập nhau chủ trì – một người thuộc đảng Nước Pháp Bất Khuất LFI đối lập và người kia thuộc đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước LRM – nhưng ủy ban điều tra lại thống nhất được với nhau về một loạt nhận định chung về tình hình để đưa ra những đề nghi phù hợp.
Theo Le Monde, như vậy là sẽ có khoảng 40 đề nghị cải tổ được đưa ra vào tháng 9 tới đây để Quốc hội thảo luận, liên quan đến mọi lãnh vực, từ quy chế của các thẩm phán công tố đến những quy định chặt chẽ hơn đối với những cuộc điều tra sơ bộ…
Tờ báo Pháp nhận định : Nhiều khuyến nghị mà ủy ban này đưa ra chắc chắn sẽ được tân bộ trưởng Tư Pháp hoan nghênh. Từ ngày nhậm chức, ông Dupond-Moretti đã không giấu giếm là ông mong muốn cải thiện một cách cụ thể cách làm việc của ngành Tư Pháp.
Riêng về kinh tế, Le Monde đã ghi nhận trong môt hàng tựa "Covid-19 góp phần cùng với trừng phạt của Mỹ làm xuất khẩu rượu của Pháp sụt giảm".
Theo Le Monde, cảnh quan ngành rượu xuất khẩu của Pháp hiện rất ảm đạm. Theo tờ báo trong 5 tháng đầu 2020, rượu xuất khẩu giảm 26% so với cùng thời kỳ năm 2019. Riêng vào tháng 5 thì bị tuột đến -45%, tương tự như tháng 4.
Càng đau hơn nữa là ngành này đã cố sức để từ năm này sang năm nọ góp phần giảm được mức thất thu thương mại Pháp. Thế nhưng guồng máy đã bị trục trặc ngay trước khủng hoảng Covid-19, đẩy một phần thể giới vào phong tỏa. Mây đen đã kéo dần trên bầu trời làng rượu Pháp.
Le Monde đi ngược lên cú sốc đầu tiên, đó là vào ngày 18/10/2019. Trong cuộc tranh chấp Airbus-Boeing, Châu Âu đối đầu với Mỹ, tổng thống Donald Trump quyết định đánh thuế trên một số sản phẩm Châu Âu trong đó có rượu của Pháp, ngoại trừ loại rươu sủi bọt (bulle).
Và từ đấy các loại rượu vang : Bordeaux, Bourgogne hay Provence đều bị thuế 25% khi vào thị trường Bắc Mỹ. Trừng phạt này kéo dài thêm 6 tháng vào ngày 15/02/2020. Song song tại Châu Á, các sự cố tại Hồng Kông cũng làm cho rượu Pháp không bán được.
Trong bối cảnh căng thẳng này, dịch Covid-19 còn làm cho tình hình nghiêm trọng hơn, Các quán nước, nhà hàng đóng của tại nhiều nước. Các phi trường cũng đóng, những cửa hàng "duty free" bị ứ đọng hàng và rượu Pháp tuột dốc ở các thị trường chính của mình.
Tại Mỹ, thị trường hàng đầu của rượu Pháp, xuất khẩu giảm 59% vào tháng 5. Trung Quốc, Hồng Kông cũng tuột 51% vào tháng 5.
Giai đoạn quan trọng sắp tới là 12/08. Bầu trời có sáng sủa hơn không vì ngành rượu Pháp sẽ biết Mỹ có duy trì thuế cho 6 tháng nữa hay không.
Đã có một dấu hiệu tích cực phía bên này bờ Đại Tây Dương với việc Airbus quyết định chấp hành quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây là điều kiện cần thiết để thương lượng kết thúc cuộc tranh chấp. Châu Âu yêu cầu Mỹ bãi bỏ ngay trừng phạt. Có điều phải xem ông Trump trả lời như thế nào.
Mai Vân
Phần 1
Lời dịch giả : Sau đây là một trích đoạn trong quyển sách sắp xuất bản của John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia dưới quyền Donald Trump từ tháng 4, 2018 đến tháng 9, 2019. Nguyên bản tiếng Anh đến từ Wall Street Journal - ianbui
John Bolton và Tổng thống Trump (Alex Wong)
Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong hơn bốn thập niên qua được dựa trên hai mệnh đề cơ bản. Thứ nhất là nền kinh tế Trung Quốc sẽ thay đổi và không thể đảo ngược bởi sự thịnh vượng ngày một gia tăng do các chính sách thiên thị trường tự do, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, sự kết nối với thị trường toàn cầu ngày càng sâu sắc, và các chuẩn mực kinh tế quốc tế sẽ ăn sâu vào hệ thống. Cho phép Trung Quốc gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) năm 2001 là hiện thực của ý tưởng này.
Mệnh đề thứ hai là khi Trung Quốc giàu lên thì nền chính trị mặc nhiên sẽ cởi mở hơn. Và một khi Trung Quốc dân chủ hơn, họ sẽ tránh né chuyện tranh giành làm bá chủ khu vực hay toàn cầu, từ đó nguy cơ xung đột - nóng hay lạnh - với cộng đồng quốc tế sẽ suy giảm theo.
Từ trong cơ bản hai mệnh đề này đều sai. Sau khi được gia nhập WTO, Trung Quốc hoàn toàn đi ngược mọi dự đoán. Họ đã chơi khăm WTO bằng cách theo đuổi một chính sách kinh tế quốc doanh biến dạng, núp bóng một tổ chức mậu dịch tự do. Họ ăn cắp tài sản trí tuệ của người khác ; buộc công ty ngoại quốc phải chuyển giao công nghệ cho mình ; và tiếp tục quản lý nền kinh tế theo kiểu độc tài.
Trung Quốc chính thức gia nhập WTO
Về mặt chính trị, Trung Quốc ngày càng xa rời thay vì hướng đến dân chủ hoá. Với Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tìm ra một nhà lãnh đạo quyền lực và một chính phủ tập trung nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Những cuộc đàn áp tôn giáo và chủng tộc quy mô vẫn tiếp diễn. Đồng thời Trung Quốc thiết lập một đội ngũ đáng gờm để phục vụ chiến tranh mạng ; lần đầu tiên sau 500 năm họ thành lập một lực lượng hải quân biển sâu ; họ tăng cường kho vũ khí hạt nhân và tên lửa. Và nhiều thứ khác nữa.
Tôi cho những cái đó là mối đe doạ lớn đối với lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Chính phủ Obama trước đây gần như chỉ ngồi nhìn nó xảy ra.
Tổng thống Trump, từ góc cạnh nào đó, chính là hiện thân của mối quan tâm ngày càng lớn của nước Mỹ về Trung Quốc. Ông nhận ra một sự thật then chốt rằng sức mạnh quân sự chính trị phải dựa trên một nền kinh tế cường thịnh. Trump hay nói việc ngăn chận không cho Trung Quốc tăng trưởng một cách bất công, bằng đồng tiền của Mỹ, là cách tốt nhất để đánh bại Trung Quốc về mặt quân sự. Điều này về cơ bản là đúng.
Nhưng câu hỏi đặt ra là Trump phải làm gì trước mối đe doạ đó. Ban cố vấn của ông bị phân hóa nặng nề trong tư tưởng. Một số thì thuộc thành phần "mê gấu trúc", như bộ trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin ; một số thì ủng hộ mậu dịch tự do, như chủ tịch hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow ; còn một số là diều hâu đối chọi Trung Quốc, như Bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross, nhà đàm phán thương mại hàng đầu Robert Lighthizer hay cố vấn thương mại cho tổng thống Peter Navarro.
Sau khi nhận chức cố vấn an ninh quốc gia cho Trump vào tháng Tư, 2018, tôi phải đóng một vai trò vô vọng nhất trong cả đám : Ép chính sách mậu dịch với Trung Quốc vào trong một khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn. Chúng tôi nghĩ ra được một khẩu hiệu khá kêu : "Một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Nhưng khẩu hiệu suông không phải là chiến lược, và chúng tôi đã cố gắng hết sức để không bị hút vào trong cái lỗ đen của cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
Ngay từ ngày đầu, giải quyết vấn đề mậu dịch đã diễn ra trong hỗn loạn. Ông Trump thích làm việc theo kiểu gom người lại thành các đội quân nho nhỏ, trong phòng Bầu Dục hoặc Phòng Roosevelt, để cho họ tranh cãi những đề tài phức tạp rất dễ gây tranh cãi này. Và cứ như thế lặp đi lặp lại, cũng chỉ bao nhiêu đó vấn đề để rồi cuối cùng chẳng có giải pháp nào cả. Hoặc tệ hơn nữa là hôm trước giải quyết thế này, vài hôm sau hoàn toàn ngược lại. Họ làm tôi muốn điên cái đầu.
Cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, 2018 đã cận kề mà cuộc thương thuyết với Trung Quốc vẫn chưa đi tới đâu. Mọi con mắt giờ dồn về hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng sau ở Buenos Aire, là lúc Trump và Tập sẽ có cơ hội gặp gỡ riêng. Đối với Trump đây là cuộc hẹn hò trong mộng. Chỉ có hai tay anh chị, gạt hết đám Âu Châu ra rìa, ngồi lại với nhau để "làm ăn".
Có gì để lo ? Với Lighthizer thì có rất nhiều. Ông ta sợ Trump sẽ quá nhượng bộ khi được thả lỏng.
Trong buổi ăn tối ở Buenos Aire ngày 1 tháng 12, Tập khởi sự bằng những lời lẽ ngọt như đường ngon như mật, khen Trump không ngớt. Hắn đọc làu làu các câu thần chú chắc chắn đã được đám cận thần soạn trước kỹ lưỡng. Trump thì ngược lại, thích gì nói nấy. Không một ai phía Hoa Kỳ biết ông ta sẽ phát ngôn câu gì kế tiếp.
Cuộc họp Mỹ-Trung tại Buenos Aire, 2019. (Pablo Monsivais/AP)
Một sự kiện nổi bật đáng ghi nhận : Tập thổ lộ ông ta muốn làm việc với Trump sáu năm nữa. Trump trả lời rằng nhiều người nói điều luật giới hạn hai nhiệm kỳ tổng thống nên được bãi bỏ đối với ông. Tập than nước Mỹ sao có nhiều bầu cử quá, mà ông ta thì không muốn đổi qua làm việc với người khác. Trump gật gù tán thành.
Cuối cùng thì Tập cũng đi thẳng vào vấn đề, nêu ra điều kiện của Trung Quốc : Hoa Kỳ rút lại các mức thuế quan hiện hành do Trump áp đặt ; hai bên sẽ kềm chế cạnh tranh qua việc thao túng tiền tệ ; đồng ý không có những hành vi ăn cắp trên mạng (tử tế hết sức) ; Mỹ cần dẹp bỏ các loại thuế Trump đề ra, hoặc chí ít cũng đồng ý không áp đặt thêm thuế mới. Rồi Tập bồi thêm, "Người dân họ muốn vậy". Lúc ấy tôi thật sự lo Trump sẽ gật đầu đồng ý với những đề xuất của Tập.
Xém chút nữa chuyện đó đã xảy ra. Trump đơn phương đề nghị mức thuế sẽ tại vị ở 10% thay vì tăng lên 25% như ông từng đe doạ trước đây. Để đổi lại, Trump chỉ yêu cầu Trung Quốc nhập cảng thêm một số nông phẩm từ các tiểu bang có ảnh hưởng trong cuộc bầu cử. Nếu Tập đồng ý thì tất cả các mức thuế sẽ được Hoa Kỳ gia giảm. Thật là ngoạn mục đến… nghẹt thở.
Xong Trump quay qua hỏi Lighthizer ông có bỏ sót điều gì không. Lighthizer phải cố gắng lắm mới chuyển hướng cuộc đối thoại trở về với thực tại, tập trung vào những vấn đề cơ cấu và bẻ gãy đề nghị của Tập. Khi buổi họp kết thúc, Trump cho biết Lighthizer sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc thương lượng, và Jared Kushner cũng sẽ tham gia - nghe đến đây phía Trung Quốc chợt sáng mắt mỉm cười.
Nước cờ quyết định lộ ra vào tháng Năm, 2019, khi Trung Quốc vi bội một số điều khoản trong giao ước đang thành hình, kể cả những vấn đề cơ cấu. Đối với tôi, đây là bằng chứng Trung Quốc không nghiêm túc mà chỉ nói đùa.
Ngày 18 tháng 6, một tuần trước khi họ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản, Trump nói chuyện với Tập qua điện thoại. Khởi đầu cuộc gọi, Trump nói ông ta rất nhớ Tập, và điều khiến ông nhận được nhiều sự ủng hộ nhất là thỏa hiệp thương mại với Trung Quốc mà ông nghĩ sẽ có lợi cho ông rất nhiều về mặt chính trị.
Trump & Tập tại G20, Osaka 2019 (Reuters)
Trong cuộc họp tại Osaka ngày 29 tháng 6, Tập nói với Trump rằng mối quan hệ Mỹ-Trung là quan trọng nhứt trên thế giới. Ông ta nói một số chính khách Mỹ (không đưa tên) có những phán đoán sai lầm khi họ kêu gọi một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc.
Tôi không biết lúc đó Tập muốn ám chỉ những người của đảng Dân Chủ, hay ai đó trong nhóm chúng tôi đang ngồi tại bàn họp. Nhưng Trump thì ngay lập tức cho rằng Tập đang nói về phe Dân Chủ. Ông tán đồng trong đảng Dân Chủ có nhiều người rất ghét Trung Quốc. Và rồi như một cú sốc, Trump chuyển đề tài sang cuộc bầu cử tổng thống. Ông đề cập đến khả năng kinh tế của Trung Quốc và nhờ Tập giúp một tay cho ông thắng cử. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà nông ở Mỹ, cũng như việc Trung Quốc mua thêm đậu nành và lúa mì sẽ có ảnh hưởng lớn thế nào đến kết quả bầu cử. Tôi muốn in chính xác lời của tổng thống vào đây, nhưng quy trình khảo duyệt của nhà nước trước khi xuất bản sách đã không cho phép.
Sau đó Trump bàn đến cuộc thương thảo đã sụp đổ hồi tháng trước. Ông yêu cầu Trung Quốc hãy quay lại với các đề nghị mà họ đã rút ra để hoàn tất một thỏa thuận thương mại vĩ đại và hấp dẫn nhất lịch sử. Ông đề xuất Hoa Kỳ sẽ không đánh thuế lên $350 tỉ đô la hàng hóa còn lại (theo cách tính của Trump) trong cán cân mậu dịch, nhưng rồi ông lặp lại việc nhờ Tập mua giùm thật nhiều nông sản của Mỹ.
Tập đồng ý cả hai nên khởi động đàm phán trở lại, hoan nghênh việc Hoa Kỳ sẽ không đánh thuế thêm, và đồng ý đội ngũ đàm phán nên bàn thảo lại nông sản như vấn đề ưu tiên hàng đầu. "Ngài là nhà lãnh đạo Trung Quốc vĩ đại nhất trong vòng 300 năm nay !" Trump hoan hô, và vài phút sau sửa lại là "nhà lãnh đạo vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc".
Phần 2
Lời dịch giả : Đây là phần hai (và hết) của trích đoạn từ quyển "The Room Where It Happened : A White House Memoir" của John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia từ tháng 4, 2018 đến tháng 9, 2019, đăng trên Wall Street Journal -ianbui
Một buổi họp bên lề hội nghị G20 tại Osaka, 6/2019. Từ trái : Wilbur Ross, Mike Pompeo, Donald Trump, John Bolton, Peter Navarro (Susan Walsh/AP)
Sau khi tôi từ chức, những cuộc thương thuyết có dẫn đến một "thỏa thuận" tạm vào tháng 12, 2019. Nhưng trên thực tế nó không đáng kể như ta tưởng.
Những cuộc nói chuyện với Tập không chỉ phản ảnh sự bất nhất của Trump trong chính sách mậu dịch, nó còn cho thấy sự nhập nhằng giữa lợi ích chính trị cá nhân với lợi ích quốc gia. Trump hay lẫn lộn việc tư với việc công, không những trong thương mại mà xuyên suốt mọi vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Tôi không nhớ có bao giờ ông ta đưa ra một quyết định quan trọng nào mà không có những tính toán cho việc tái đắc cử trong đó.
Hãy thử nhìn cách Trump giải quyết mối nguy hiểm từ công ty viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE của Trung Quốc. Wilbur Ross [bộ trưởng Thương Mại] và nhiều nhân vật khác đã liên tục thúc đẩy chính phủ Mỹ áp dụng các điều lệ cũng như hình luật cho những hành vi phạm pháp, kể cả việc hai công ty này không thèm đếm xỉa gì đến luật cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran và những quốc gia bất hảo khác. Mục đích quan trọng nhất của những "công ty" như Hoa Vi và ZTE là xâm nhập các hệ thống thông tin kỹ thuật và viễn thông, đặc biệt là 5G, để đặt chúng dưới sự kiểm soát của Trung Quốc (mặc dù cả hai công ty này đều không đồng ý với cách mô tả đó, dĩ nhiên).
Trump, ngược lại, xem nguy cơ này không như một vấn đề về chính sách cần được giải quyết mà là một cơ hội để biểu lộ thiện chí đối với Tập. Chẳng hạn như hồi năm 2018 Trump đã rút lại các biện pháp trừng phạt mà Ross và Bộ Thương Mại đã áp đặt lên ZTE. Năm 2019 Trump ra đề nghị sẽ không truy tố Hoa Vi nếu công ty này hỗ trợ cuộc thương thảo mậu dịch mà mục đích chính, dĩ nhiên, là để giúp Trump thắng cuộc bầu cử 2020.
Những cuộc trò chuyện như thế nhiều vô kể. Chúng tạo ra khuôn mẫu cho những hành vi sai trái không thể chấp nhận được, đồng thời xói mòn tính chính danh của vị trí tổng thống. Nếu như mà những người trong đảng Dân Chủ ủng hộ cuộc đàn hạch năm 2019 đừng dồn hết nỗ lực vào việc tấn công mặt trận Ukraine, nếu như họ chịu khó bỏ thì giờ điều tra có hệ thống cách hành xử của Trump trong mọi chính sách đối ngoại, kết quả cuộc đàn hạch có thể đã rất khác.
Người dân Hồng Kông xuống đường năm 2019 (The Standard)
Trong lúc các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra, người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn bởi sự hiếp đáp của Trung Quốc. Đạo luật dẫn độ xuất hiện như chiếc ngòi nổ. Đầu tháng 6, 2019 các cuộc biểu tình lớn bùng phát mọi nơi.
Ngày 12 tháng 6 là lần đầu tiên tôi nghe phản ứng của Trump, khi ông ta được cho biết có gần 1 triệu rưỡi người đã xuống đường hôm Chủ Nhật trước. "Lớn chuyện rồi đây", ông nói. Nhưng liền ngay sau đó ông tiếp, "Tôi không muốn xía vô", và, "Chúng ta cũng có vấn đề nhân quyền vậy".
Khi đó tôi rất mong Trump sẽ dùng những gì đang xảy ra tại Hồng Kông làm đòn bẩy trong cuộc thương thuyết với Trung Quốc. Nhưng có lẽ tôi khờ quá. Cùng tháng đó, nhân kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn, Trump nhất định không đưa ra một tuyên bố chính thức nào từ Bạch Cung. "Chuyện đó đã 15 năm rồi", Trump nói (sai). "Đâu ai quan tâm đến nó nữa chi. Tôi đang cố gắng đạt một thỏa thuận. Tôi không muốn gì khác". Vậy là kể như xong.
Trong khi đó thì cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh vẫn tiến hành. Trong bữa tiệc Giáng Sinh tại Bạch Cung năm 2018, Trump hỏi tôi cớ chi chúng tôi bàn thảo việc xử phạt Trung Quốc vì cách họ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ - một sắc dân theo đạo Hồi sinh sống chủ yếu ở tỉnh Tân Cương về phía Tây Bắc.
Tại bữa tiệc khai mạc hội nghị G20 ở Osaka năm 2019, lúc không ai có mặt ngoài thông dịch viên, Tập nói với Trump là thật ra hắn đang cho xây các trại tập trung ở Tân Cương. Theo lời thông dịch viên của chúng tôi kể lại, Trump nói với Tập là ông ta nên tiến hành việc xây trại, vì đó đích xác là chuyện cần phải làm. Matthew Pottinger, nhân viên cao cấp nhất về Á Châu của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với tôi rằng Trump cũng đã từng có phát biểu tương tự trong một chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm 2017.
Tổng thống Trump và phu nhân Melania trong chuyến viếng thăm Trung Quốc tháng 11, 2017 ; bìa phải là chủ tịch Tập. (Jonathan Ernst/Reuters)
Được nghe rao giảng hơi nhiều bởi các nhà tài phiệt làm giàu nhờ đầu tư tại Đại Lục, Trump luôn tỏ vẻ bực mình khó chịu khi có ai nhắc tới Đài Loan. Trump rất khoái so sánh bằng cách chỉ ngón tay vào đầu cây bút lông Sharpie và nói, "Đây là Đài Loan", xong chỉ vào chiếc bàn làm việc Resolute Desk trong phòng Bầu Dục và nói, "Còn đây là Trung Quốc". Những cam kết và nghĩa vụ đối với một đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ bao lâu nay giờ chỉ còn có vậy.
Năm 2020 lại có thêm sấm động từ Trung Quốc qua cơn đại dịch coronavirus. Trung Quốc đã che giấu, nguỵ tạo và bóp méo thông tin về dịch bệnh ; bịt miệng y sĩ và những người chống đối ; cản trở nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới và những cơ quan khác trong việc truy tìm thông tin chính xác ; mở ra các chiến dịch tin giả và tìm đủ mọi cách để nguỵ biện rằng coronavirus không phải đến từ Trung Quốc.
Có rất nhiều điều đáng để chỉ trích trong phản ứng của Trump, khởi đầu bằng sự khẳng định không ngơi và ngoan cố rằng dịch bệnh đã được "kềm chế" và sẽ không gây thiệt hại kinh tế gì cho lắm. Phản xạ tự nhiên của Trump xưa nay là dùng miệng lưỡi để gỡ bí, nhưng với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trầm trọng như vầy nó chỉ làm cho ông và đất nước mất uy tín thêm. Những phát biểu của Trump càng lúc càng giống như trò chữa cháy chính trị chứ không phải những lời khuyên có trách nhiệm nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.
Tổng thống Trump họp báo trong mùa đại dịch với Mike Pompeo (trái) và bác sĩ Anthony Fauci (phải).
Tuy nhiên cũng có một số chỉ trích thật không đáng. Chẳng hạn như chuyện nhân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) được tôi thu vén lại khi mới vào làm việc trong Bạch Cung được vài tháng. Để giảm bớt tình trạng chồng chéo hay trùng lặp, và để tăng cường sự phối hợp và hiệu năng, sẽ hợp lý hơn nếu ta nhập ủy ban lo về ‘Sức khỏe Toàn cầu và Phòng thủ Sinh học’ của NSC vào ủy ban ‘Vũ khí Sinh học, Hóa học và Hạt nhân’. Dịch bệnh và các cuộc tấn công sinh học có nhiều điểm giống nhau ; không những vậy, kiến thức y khoa và y tế cần thiết để chống lại chúng cũng đi đôi với nhau. Phần lớn các nhân viên làm việc cho ủy ban ‘Sức khỏe Toàn cầu’ đã được chuyển sang ủy ban tổng hợp mới, nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc y như trước.
Cơ cấu nội bộ của NSC cùng lắm chỉ như sự rung động yếu ớt của một cánh bướm trong cơn sóng thần hỗn loạn của Trump. Dù cho người đứng đầu Bạch Cung có thờ ơ, các viên chức có hiểu biết trong NSC đã làm đúng nhiệm vụ của mình trong cơn dịch : họ đã đề nghị các biện pháp ngăn ngừa lây bệnh như đóng cửa và giãn cách xã hội rất lâu trước khi Trump đề xuất chúng hồi đầu tháng 3. Đội An ninh Sinh học của NSC đã hành động đúng như ta mong muốn. Chỉ có chiếc ghế đằng sau cái bàn Resolute Desk là bị bỏ trống.
Trong bầu không khí trước mùa bầu cử 2020, Trump bỗng bẻ quẹo ngôn ngữ sang chống Trung Quốc. Mệt mỏi vì chưa đạt được một thỏa thuận mậu dịch đáng kể, lo lắng vì ảnh hưởng chết người từ đại dịch có thể đánh chìm chiếc xuồng chính trị của mình, Trump đổi sang chiến thuật đổ thừa Trung Quốc, tất nhiên có dư lý do. Nhưng ta hãy đợi xem lời nói của Trump rồi sẽ đi đôi với hành động hay không. Chính phủ đưa ra những tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ lãnh hậu quả từ việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy Hoa Kỳ áp dụng bất cứ sự trừng phạt nào.
Quan trọng hơn hết, màn tạo dáng này của Trump có sẽ còn sau ngày bầu cử ? Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump không dựa trên một nền tảng triết lý, đại chiến lược hay chính sách nào cả. Nó chỉ dựa trên Trump. Đây là điểm cần ghi nhớ cho những ai nghĩ rằng mình biết Trump sẽ làm gì trong nhiệm kỳ thứ hai - nhất là những người luôn nhìn Trung Quốc bằng cặp mắt thực tế.
John Bolton
Nguyên tác : The Scandal of Trump’s China Policy, The Wall Street Journal, 17/06/2020 - trích từ quyến "The Room Where It Happened : A White House Memoir" của cưụ Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Ianbui dịch
Nguồn : Vietopian,19/07/2020
Nguyễn Hoàng Duyên, Hoàng Bách, 19/06/2020
Hoàng Bách nói chuyện với Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên
+ Sách "The Room Where It Happens" của Bolton hé lộ nhiều bí mật của Trump trong suốt 18 tháng. Ông John Bolton làm Cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống. Bolton nói "Trump là vị Tổng tư lệnh thất thường…".
+ Tối Cao Pháp Viện Mỹ quyết định 3 vụ kiện gần như bất lợi cho Tổng thống Trump trong tuần này.
Nguồn : Hoangbach Channel, 19/06/2020
John Bolton là người chót
Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 10/09/2019
Ông John Bolton có "ba tội" đáng bị cất chức. Một : Làm việc cho ông chủ mà không chiều ý chủ, cứ nhất định giữ ý kiến của mình. Hai : Khi ông chủ làm theo điều mình đề nghị thì lại không nhường cho ông làm chủ nhân của ý kiến hay ho đó, mà để báo chí nói ồn lên rằng chính mình là tác giả. Ba : John Bolton làm việc cho Tổng thống Donald Trump. Nếu làm việc cho một ông chủ khác thì chắc cũng không mất chức cố vấn An Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc.
John Bolton là người sau cùng sẵn sàng nói những ý kiến trái ngược với ý ông chủ. (Hình : Chip Somodevilla/Getty Images)
John Bolton đã nổi tiếng "diều hâu" gần 40 năm nay, từ khi ông làm việc cho các chính quyền Ronald Reagan, George H.W. Bush (bố), rồi làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc thời Tổng thống George W. Bush (con). Đúng là một tay diều hâu : Bolton chủ trương nước Mỹ nên dùng sức mạnh của mình, quân sự và kinh tế, khắp thế giới. Và không cần biết đến những chữ như "thỏa hiệp", hay "nhân nhượng".
Muốn Iran ngưng làm bom nguyên tử ? Bom Iran, đó là giải pháp duy nhất. Còn Bắc Hàn đã có bom nguyên tử rồi thì sao ? Đánh phủ đầu trước, không cho nó kịp trở tay. Nicolás Maduro, Tổng thống xứ Venezuela, đàn áp dân đói khổ ? Đến tận nơi lôi cổ hắn ta xuống, dân chúng Venezuela sẽ tự lo những chuyện tiếp theo. Đối với bất cứ vấn đề ngoại giao nào Mỹ đang phải đối phó, John Bolton đều có một câu trả lời dứt khoát, rất cứng rắn.
Bởi vậy khi ông Donald Trump mời ông John Bolton làm vị cố vấn an ninh thứ ba, phe diều hâu trong đảng Cộng Hòa hoan nghênh nhiệt liệt ; ông lại là một người dân sự sau hai ông tướng, Michael Flynn và H.R. McMaster.
Một vị Tổng thống diều hâu với một cố vấn an ninh quốc gia cũng diều hâu ; đúng là duyên tiền định ! Và Bolton là vị cố vấn đã trụ được lâu nhất với ông Tổng thống Trump : 19 tháng !
Nhưng ông Tổng thống và ông cố vấn khác hẳn nhau. Bolton nói diều hâu và muốn hành động cũng phải diều hâu. Trump nói diều hâu nhưng hành động thì… còn tùy.
Nếu là người biết lấy "đạo thờ ông chủ" làm châm ngôn chính trị, thì Bolton có thể đã "nhân nhượng", chìu theo ý kiến ông Trump. Nhưng Bolton thì không. Khi Bắc Hàn bắn thử mấy hỏa tiễn đầu năm nay, Bolton nhanh miệng lên án ngay, rằng đây là một vụ vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ! Ngay sau đó, ông chủ Trump phải nói lại, rằng ông không bận tâm về chuyện một nước thử hỏa tiễn ! Bolton bèn im lặng không nói gì nữa.
Nhưng John Bolton không thể đứng nhìn cảnh Donald Trump bay từ Nhật qua gặp Kim Jong-un trên đất của Bắc Hàn, một cuộc gặp gỡ chẳng đưa tới kết quả nào cả ngoài một cơ hội cho hai vị lãnh tụ biểu diễn chụp hình và lên ti vi. Cho nên Bolton kiếm cớ bay qua thăm Mông Cổ, làm như có chuyện khẩn cấp hơn nhiều !
Bolton đề nghị rút ra khỏi thỏa ước nguyên tử với Iran là đúng ý của Donald Trump. Bất cứ thỏa ước nào do ông Tổng thống đời trước ký thì ông Trump đều thấy là sai hết. Nhưng đến lúc ông Trump lại ngỏ ý muốn gặp lãnh tụ xứ Iran, như đã gặp Kim Jong-un, thì Bolton không thể chấp nhận được !
Các vụ bất đồng ý kiến này diễn ra ở hậu trường, là chuyện bình thường, đời nào cũng có những cố vấn nóng hơn hay lạnh hơn ông Tổng thống của mình.
Nhưng đến vụ Tổng thống Trump tính mời các lãnh tụ Taliban sang Mỹ gặp ở Trại David thì những mối bất đồng không thể giữ kín được nữa.
Taliban là chế độ thủ cựu, cực đoan nhất trong thế giới Hồi Giáo nắm quyền tại Afghanistan từ năm 1996. Nhóm Taliban cuồng tín này dung dưỡng lãnh tụ Osama bin Laden, cho xây dựng tổ chức Al Qaeda trong hàng chục năm. Al Qeada đã chuẩn bị, tổ chức, huấn luyện và thực hiện cuộc khủng bố ngày 11 Tháng Chín, 2001, giết ba ngàn người Mỹ.
George W. Bush đưa quân tới Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban, lập một chính quyền mới do dân chúng bầu lên, bây giờ vị Tổng thống thứ nhì, ông Ashraf Ghani sắp mãn nhiệm kỳ đầu và đang chuẩn bị cuộc bầu cử mới.
Qua hai đời Tổng thống Bush và Obama, không ai nói chuyện với Taliban. Đầu năm 2018, Tổng thống Ashraf Ghani đã đề nghị nói chuyện trực tiếp với Taliban. Nhưng họ từ chối. Họ chỉ nói chuyện trực tiếp với Mỹ !
Mỹ đã nhượng bộ. Trong mười tháng qua, đặc sứ của chính phủ Donald Trump chính thức họp bàn với các đại diện của Taliban ở Qatar, một quốc gia Ả Rập vùng Vịnh. Và tuần trước, ông đặc sứ Zalmay Khalilzad báo tin hai bên đã sẵn sàng "ký kết một thỏa thuận trên nguyên tắc".
Trong suốt thời gian đó, chính phủ Afghanistan ở thủ đô Kabul, được Mỹ bảo vệ, không hề được tham dự hoặc đóng góp ý kiến nào cả !
Zalmay Khalilzad và phe Taliban đã thỏa hiệp những gì ?
Mỹ sẽ rút ngay 5.000 quân trong vòng năm tháng, rồi rút hết 8.000 quân còn lại trong 16 tháng.
Taliban sẽ "chấp thuận nói chuyện" với chính phủ Ashraf Ghani và hứa sẽ không bao giờ cho các nhóm khủng bố cực đoan tá túc trong nước Afghanistan nữa.
Khi nghe nói về những "thỏa thuận trên nguyên tắc" của Taliban trên đây, chúng ta phải nhớ đến Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam !
Cộng Sản Bắc Việt cũng hứa hẹn sau khi quân Mỹ rút đi họ cũng sẽ rút hết quân về Bắc, sẽ không viện trợ cho Cộng Sản miền Nam nữa, sẽ lập chính phủ hòa bình.
Nhưng ba năm sau, quân Cộng Sản đã chiếm hết miền Nam, nước Mỹ ngoảnh mặt đi !
Nhóm Taliban hứa sau này sẽ không để các nhóm khủng bố cực đoan ở trong nước Afghanistan, nhưng làm cách nào bảo đảm họ sẽ làm theo lời hứa ? Ngay bây giờ các tàn quân của ISIS (chạy từ Syria và Iraq qua) cũng bắt đầu hoạt động rồi ! Trong suốt thời gian hai bên đàm phán bí mật ở Qatar, bọn Taliban vẫn tiếp tục khủng bố, giết mấy ngàn người Afghan và 15 người Mỹ.
Chắc ông Khalilzad và Tổng thống Trump thỏa mãn về các "thỏa hiệp nguyên tắc" này nên ông Trump mới dự tính mời đại diện nhóm Taliban qua Mỹ gặp ông để ký kết. Vào ngày chót, ông còn mời thêm cả Tổng thống Ghani tới Camp David nữa.
Đáng lẽ thì họ gặp nhau vào ngày 9 Tháng Chín.
Ngày 9 Tháng Chín vừa qua, tại ngay thủ đô Kabul, quân Taliban làm lễ ăn mừng cái chết trước đây 18 năm của Ahmad Shah Masood, một lãnh tụ quân thiểu số người Tajik ở Afghanistan. Masood đã cương quyết cản đường không cho nhóm Taliban thi hành chính sách độc tài thủ cựu, ông ta được các nước Mỹ và Âu Châu ủng hộ. Quân Taliban đã nhờ tay ám sát lành nghề bin Laden, sai quân Al Qaeda ôm bom tự sát giết Masood, đúng hai ngày trước khi đám quân quyết tử Al Qeada khác tấn công New York và Washington năm 2001.
Gặp Taliban hai ngày trước 11 Tháng Chín, khi cả nước Mỹ để tang, thì hơi quá đáng ! Cuối cùng ông Donald Trump nghĩ lại. Trong một thông điệp "tuýt", ông Trump tiết lộ hai điều bí mật : Một, ông đã bí mật mời Taliban tới Camp David. Hai, ông đã hủy bỏ lời mời đó, không cần hỏi ý kiến ai cả.
Điều tai hại cho ông John Bolton là các bản tin trên báo chí và truyền hình đều kể rằng John Bolton cực lực phản đối việc mời đại diện của Taliban đến ngồi ngang hàng với hai vị Tổng thống Mỹ và Afghanistan ! Các báo, đài, đều công nhận rằng, cuối cùng Tổng thống Trump đã biết nghe lời ông cố vấn.
Đối với các vị Tổng thống khác thì chuyện này không sao. Nhưng đối với Tổng thống Donald Trump thì khác. John Bolton phải ra đi.
John Bolton là người sau cùng sẵn sàng nói những ý kiến trái ngược với ý ông chủ. Từ nay trở đi, các cố vấn Tòa Bạch Ốc và các vị bộ trưởng sẽ không còn dại dột như thế nữa. Họ sẽ biết giữ im lặng và chỉ nghe ý kiến ông Tổng thống thôi.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn : Người Việt, 10/09/20149
*****************
Donald Trump rảnh tay sau khi "diều hâu" John Bolton ra đi
Thụy My, RFI 11/09/2019
Theo Le Monde hôm 11/09/2019, sự ra đi của ông John Bolton là khó thể tránh khỏi, khi giữa cố vấn an ninh quốc gia và Tổng thống Mỹ Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt.
Nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 13/08/2019. Reuters/Peter Nicholls
Sáng thứ Ba 10/9, vào lúc gần 11 giờ, Nhà Trắng bỗng đột ngột thay đổi lịch trình trong ngày, thêm vào một buổi báo cáo ngắn về đấu tranh chống khủng bố. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều, do ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đảm nhiệm. Thế nhưng lúc 12 giờ trưa, Donald Trump bỗng cho biết ông Bolton sẽ không còn phục vụ tại Nhà Trắng.
Sự ra đi của cố vấn John Bolton, như thường lệ, được Tổng thống Mỹ thông báo trên Twitter. Điều này khó thể tránh khỏi với những bất đồng chồng chất giữa hai người, và ông Tổng thống không hề giấu diếm khi loan báo việc cách chức John Bolton.
Ông Trump viết : "Tôi bất đồng với Bolton trên rất nhiều điều mà ông ấy đề nghị", và khẳng định Bolton đã được thông báo. Ngược lại, vài phút sau John Bolton đáp trả, cũng trên Twitter : "Tôi đề nghị từ chức tối qua và Tổng thống bảo rằng mai sẽ nói chuyện".
Theo báo chí Mỹ, Donald Trump nghi ngờ lòng trung thành của vị cố vấn, bị cho là đã tiết lộ các thông tin và không hăng hái bảo vệ sự chọn lựa về ngoại giao của ông chủ Nhà Trắng trên truyền hình. Ông không thích lên tivi, trong khi Trump chuộng hình thức, và hơn nữa, theo AP, Trump không ưa bộ râu của John Bolton !
"Diều hâu chúa" tại Nhà Trắng
Khi Mike Pompeo và Steve Mnuchin được phỏng vấn sau đó, hai ông này nở nụ cười rất tươi vì cũng bất đồng với John Bolton. Ngoại trưởng Pompeo công khai xác nhận điều đó. Ngoài quan điểm chính trị, những người không ưa ông Bolton tố cáo ông đã hạn chế những trao đổi với bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao.
Chủ trương mạnh bạo của John Bolton, vốn là luật sư, là một bất lợi trước vị Tổng thống thích mang hình ảnh oai hùng nhưng lại ngại dùng đến vũ lực. Việc John Bolton được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quồc gia hồi tháng 3/2018 cũng gây ngạc nhiên là vì thế.
Nhân vật luôn quyết liệt chủ trương phải đánh Irak hồi năm 2003, lại tham gia ê-kíp của một Tổng thống không ngừng tố cáo "quyết định tồi tệ nhất" từ trước đến nay của Hoa Kỳ. Và ngược với Donald Trump, John Bolton chưa bao giờ nghi ngờ ý định gây ảnh hưởng lên các cuộc bầu cử Mỹ, trung thành với tâm lý hoài nghi xưa nay của phe bảo thủ đối với Matxcơva.
Vừa được bổ nhiệm, ông đã cản trở sự khởi đầu xích gần lại với Bắc Triều Tiên, đặt ra điều kiện tiên quyết cho đối thoại là "giải pháp Libya". Có nghĩa là phải đưa ra khỏi đất nước toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng, theo kiểu mà Mouammar Kadhafi đã chấp nhận năm 2003. Một mệnh lệnh được Kim Jong-un cho là không thể chấp nhận.
Một năm sau, John Bolton chỉ trích việc Kim Jong-un liên tục cho bắn các hỏa tiễn tầm ngắn. Trong khi khoe khoang về quan hệ tốt đẹp với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, Donald Trump lại giảm nhẹ tầm vóc các sự kiện này. Hồi tháng Năm, Trump nói : "Bắc Triều Tiên đã bắn đi những hỏa tiễn nhỏ gây khó chịu cho các đồng bào của tôi và những người khác, nhưng tôi thì không".
Vị cố vấn an ninh cũng không thấy xuất hiện bên cạnh Tổng thống trong chuyến thăm lịch sử vùng phi quân sự chia cách hai nước Triều Tiên hồi tháng Sáu. Lúc đó ông đi thăm Mông Cổ, để cổ vũ chống lại ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc trong khu vực.
Trump : "Chính tôi phải can John"
Bị đặt ra bên lề trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, John Bolton chú tâm vào Châu Mỹ, hồi tháng 11/2018 đã tố cáo "bộ ba bạo chúa" gồm Cuba, Nicaragua và Venezuela.
Tuy vậy vị cố vấn an ninh quốc gia vẫn chưa đạt được mục tiêu đối với Nicolas Maduro, người đứng đầu một nước đang lụn bại. Đòn ngoại giao ngoạn mục hồi tháng Giêng, công nhận Tổng thống lâm thời Juan Guaido, cấm vận dầu lửa Venezuela – vụ trừng phạt nặng tay nhất, và cả âm mưu nổi dậy trong nội bộ hồi tháng Tư, đều chưa thể làm Maduro phải ra đi.
Sự bất lực này rốt cuộc làm Tổng thống Mỹ bực tức. Hôm 9/5 ông Trump nói : "John rất giỏi. John có cái nhìn cứng rắn, nhưng không sao. Thực tế chính tôi là người phải can ông ấy, điều này thật khó tin. Tôi có John và có những người khác ôn hòa hơn, và cuối cùng tôi là người quyết định". Trump nhắc lại nguyên tắc hoạt động : cứ để mọi người đưa ra những ý kiến trái ngược nhau, và rốt cuộc ông sẽ định đoạt theo trực giác.
Hai hồ sơ khác là Iran và Syria. Trước khi tham gia chính quyền Donald Trump, John Bolton công khai đề nghị "tiên hạ thủ vi cường", không kích các địa điểm nguyên tử của Iran, và ủng hộ phe đối lập lưu vong vốn đang kêu gọi thay đổi chế độ Tehran. Tháng 9/2018, ông đòi duy trì lực lượng đặc biệt Mỹ ở Syria để chống lại tham vọng khu vực của Tehran. Bolton khẳng định : "Chúng tôi sẽ không ra đi một khi quân Iran cũng như các lực lượng dân quân mà Tehran hỗ trợ vẫn còn ở bên ngoài biên giới Iran". Ba tháng sau, Tổng thống Trump loan báo sẽ rút quân ngay lập tức, rồi lại rút lời sau khi bị chỉ trích.
Phản đối giải pháp lật đổ chế độ Tehran, Donald Trump thường xuyên nêu ra khả năng thương lượng với ban lãnh đạo một đất nước mà ông cho là có tiềm năng rất lớn về kinh tế. Trump không loại trừ khả năng gặp Tổng thống Iran nhân Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng Chín năm ngoái.
Ra đi ngay sau một thành công hiếm hoi
Sự kiện đầy nghịch lý là John Bolton bị cách chức ngay sau một thành công hiếm hoi : loan báo bất ngờ hôm 7/9, hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh bí mật dự kiến tại trại David. Donald Trump định tiếp chính quyền Afghanistan và phe Taliban để mở ra con đường cho việc rút quân Mỹ, một cam kết trong chiến dịch tranh cử. Theo báo chí Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia phản đối sự hiện diện của phe Taliban tại một địa điểm mang tính biểu tượng trong lịch sử nước Mỹ.
Ý tưởng tổ chức cuộc họp này được xúc tiến bởi ngoại trưởng Mike Pompeo, vốn lo cho tương lai chính trị của mình, ủng hộ. Còn John Bolton, 70 tuổi, không hề có tham vọng bầu cử, biết rằng ông đang giữ chức vụ cao nhất trong sự nghiệp của mình và không sẵn sàng nhân nhượng. Loan báo hủy bỏ cuộc gặp làm hài lòng phe "diều hâu" trong đảng Cộng hòa.
Trong bài xã luận hôm nay 11/9, Wall Street Journal lấy làm tiếc về sự ra đi của một nhân vật có thể ngăn cản Tổng thống phản ứng theo trực giác. Nhật báo Mỹ khẳng định "Thế giới đã trở nên nguy hiểm hơn".
Cựu đặc phái viên Hàn Quốc về nguyên tử Kim Hong Kyun cho rằng : "Tuy không phải ai cũng thích ông Bolton, nhưng ông là thành lũy chống lại một thỏa thuận nửa vời với Bắc Triều Tiên" vốn nhiều thủ đoạn.
Cánh diều hâu của Cộng hòa còn thất vọng hơn khi loan báo về việc ông John Bolton ra đi được những kẻ thù bất cộng đáy thiên của ông thích chí ra mặt.
Một quan chức chế độ Maduro nói với hãng tin AP : "Một ngày như thế này, cố Tổng thống Hugo Chavez sẽ rất vui mừng". Bộ trưởng Kỹ nghệ Venezuela, Tareck El Aissami, người bị ông Bolton tố cáo là buôn lậu ma túy, gọi ông là "kẻ nói dối số một". Tương tự, ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nói rằng Bolton là "người mắc bệnh nói dối". Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, nếu người thay thế ông John Bolton là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hiệu quả, sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với chính quyền Maduro và các nhà độc tài khác.
Một cố vấn của Tổng thống Iran Hassan Rohani viết trên Twitter, việc ông Bolton bị gạt ra ngoài lề "là dấu hiệu rõ ràng cho sự thất bại của chiến lược gây áp lực tối đa của Mỹ". Tuy vậy ông Mike Pompeo nhắc lại, không có việc Hoa Kỳ bỏ đi áp lực này.
Về phía Việt Nam, chúng ta không quên John Bolton chính là quan chức ngoại quốc đầu tiên lên tiếng trong vụ tàu Trung Quốc xâm nhập bãi Tư Chính. Hôm 20/8, Bolton tuyên bố : "Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa" gây nguy hại cho hòa bình và an ninh khu vực.
Thụy My
*******************
Tranh cãi về việc cố vấn an ninh quốc gia John Bolton rời chức
VOA, 11/09/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton giữa những bất đồng với vị phụ tá có quan điểm cứng rắn trong cách xử lý các thách thức về chính sách đối ngoại như với Triều Tiên, Iran, Afghanistan và Nga.
Ông John Bolton là người nổi tiếng có lập trường diều hâu trong nội các của Tổng thống Donald Trump
Là người có quan điểm diều hâu trong chính sách đối ngoại và cũng là kiến trúc sư trưởng của Tổng thống Trump trong lập trường đanh thép với Iran, ông Bolton được nói là đã thúc đẩy Tổng thống Trump có quan điểm cứng rắn hơn nữa. Ông Bolton là cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của Tổng thống Trump.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói : "Tôi là người rất hâm mộ ông John Bolton. Tôi làm việc rất suông sẻ với ông ấy và tôi nghĩ ông ấy đã làm tròn trọng trách. Chẳng qua là đó là quyết định của Tổng thống. Tổng thống có quyền chọn những người xung quanh mà ông ấy cần".
"Chuyện này tiêu biểu cho phong cách của Tổng thống Trump. Ông ấy chỉ muốn những người đơn giản là cúi đầu vâng dạ. Có thể tôi không đồng ý với đại sứ Bolton về nhiều vấn đề và về quan điểm hiếu chiến của ông ấy, nhưng có điều, đôi lúc ông ấy chắc chắn đã trình bày những quan điểm đối nghịch để Tổng thống cân nhắc. Mà đó không phải là điều mà Tổng thống muốn", Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, nghị sĩ Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, bình luận về sự ra đi của ông Bolton.
Norbert Roettgen, Chủ tịch Ủy ban chính sách đối ngoại của Quốc hội Đức, nói với Reuters rằng sự ra đi của ông Bolton là một cơ hội cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Chuyên gia về Triều Tiên, Harry Kazianis, một giám đốc cao cấp tại viện nghiên cứu mang tên Trung tâm Lợi ích Quốc gia, cho rằng việc sa thải ông Bolton là một động thái khôn ngoan của chính quyền Trump.
Trong khi đó, cố vấn của Tổng thống Iran, ông Hesameddin Ashena, nói rằng ông Bolton bị mất chức cho thấy sự thất bại của chiến lược áp lực tối đa mà Washington nhắm vào Iran.
"John Bolton nhiều tháng trước cam đoan rằng Iran sẽ tồn tại được thêm 3 tháng. Chúng ta vẫn đứng vững, còn ông ấy thì ra đi", phát ngôn nhân chính phủ Iran, Ali Rabiei, viết trên Twitter.
****************
Tổng thống Trump bãi nhiệm Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton (VOA, 10/09/2019)
Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Bolton từ nhiệm hôm thứ Ba 9/10 theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump, sau khi ông Trump nói ông yêu cầu ông Bolton từ chức vì giữa hai ông, có quá nhiều bất đồng về chính sách, Reuters đưa tin.
Trong ảnh tư liệu ngày 4/9/2019 này : Tổng thống Donald Trump nghe lãnh đạo cấp cao của quân đội báo cáo tại phòng họp nội các ở Tòa Bạch Ốc, cùng tham dự có Phó Tổng thống Mike Pence và tân Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Tổng thống Trump đăng dòng này trên trang Twitter của ông :
"Đêm hôm qua, tôi cho John Bolton biết rằng công việc của ông tại Tòa Bạch Ốc không còn cần thiết nữa. Tôi bất đồng mạnh mẽ với nhiều đề nghị của ông, như nhiều người khác trong chính phủ".
Ông Trump cho biết ông sẽ cử một Cố vấn An ninh quốc gia mới vào tuần tới để thay thế ông Bolton, và nói thêm : "Tôi cảm ơn John rất nhiều về thời gian phục vụ của ông".
Đài CNN tường thuật rằng dòng tweet này xuất hiện chỉ một giờ sau khi Ban Báo chí của Tòa Bạch Ốc cho biết rằng theo lịch trình, ông Bolton sẽ xuất hiện tại một cuộc họp báo bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin.
Vài phút sau loan báo của Tổng thống Trump, ông Bolton chia sẻ trên trang Twitter của ông :
"Đêm hôm qua, tôi đề nghị từ chức và Tổng thống Trump nói : Hãy thảo luận việc này vào ngày mai".
CNN dẫn nhiều nguồn tin hiểu biết, tường thuật rằng ông Trump đã tỏ thái độ bực dọc về những tin nói rằng ông Bolton đã phản đối ông về quyết định mời phe Taliban tới Camp David. Ông Trump hủy bỏ kế hoạch cho cuộc gặp gỡ này hôm thứ Bảy vừa qua.
Theo CNN, Reuters
Mỹ : Diều hâu Bolton ra đi, nguy cơ chiến tranh giảm bớt
Năm tờ báo lớn, năm tựa trang nhất khác nhau, trọng tâm chú ý của báo Pháp ra ngày 11/09/2019 quả là rất phân tán. Nhưng nếu có một sự kiện tương đối có sức hút, dù không được đưa lên trang nhất, thì đó là vụ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton rời Nhà Trắng, được tổng thống Trump loan báo hôm qua.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và tổng thống Donald Trump, ngày 13/05/2019 tại Nhà Trắng. Photo Brendan Smialowski. AFP
Nhật báo Libération chạy tựa "Sau khi diều hâu Bolton ra đi, Donald Trump bay một mình". Đối với tờ báo cánh tả Pháp : "Vụ cách chức viên cố vấn an ninh quốc gia rất hiếu chiến cho thấy sự rối loạn trong chính quyền Trump, trước lúc mở ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc".
Nhật báo cánh hữu Le Figaro thì ghi nhận trong tít : "Chỉ bằng một tin nhắn Twitter, Donald Trump chia tay với con ‘diều hâu’ John Bolton". Tờ báo giải thích : "Các bất đồng ngày càng chồng chất giữa tổng thống Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia của ông".
Về phần Les Echos, tờ báo này thì nêu vụ ông John Bolton ra đi trong mục tin giờ chót dưới hàng tựa ngắn gọn : "Trump chia tay với John Bolton". Tờ báo kinh tế cho rằng tổng thống Mỹ nghi ngờ là cố vấn an ninh của ông "muốn lôi kéo đất nước vào một cuộc chiến tranh mới".
Riêng hai tờ Le Monde và La Croix không thấy nói đến vụ việc trên báo giấy, có lẽ vì lên khuôn sớm, nhưng đã nêu bật thông tin này trên trang web.
John Bolton xin từ chức hay bị cách chức ?
Bài phân tích của Libération có lẽ nêu rõ hơn cả những khía cạnh khác nhau của vụ chia tay, đặc biệt là các bất đồng giữa Donald Trump và John Bolton, thói quen cách chức cộng sự viên của tổng thống Mỹ. Tờ báo trước hết nêu bật tranh cãi giữa cố vấn Bolton và tổng thống Trump về vụ chia tay tự nguyện hay bắt buộc.
Theo Libération, như thông lệ, ông Donald Trump đã thông báo quyết định trên mạng Twitter. Trưa thứ ba, ông cho biết đã thông báo cho ông Bolton vào tối hôm trước rằng ông "không cần đến sự giúp đỡ" của vị cố vấn an ninh quốc gia nữa, và ông đã "đề nghị ông Bolton nộp đơn từ chức", điều mà ông Bolton đã làm vào sáng thứ Ba.
Trái với ông Trump, ông Bolton đã cho biết là chính ông đã đề nghị từ chức vào tối thứ Hai và được ông Trump bảo rằng "Ngày mai hãy tính". Và qua thứ Ba, vài phút sau khi biết tin ông bị cách chức, ông Bolton đã gửi tin nhắn cho các phóng viên, trong đó có phóng viên của báo Washington Post, cho biết rằng ông "sẽ lên tiếng khi cần thiết".
Đàm phán với Taliban : Giọt nước tràn ly
Về những bất đồng giữa tổng thống Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia của ông, báo Libération cho rằng xung khắc giữa hai người mang tính chất cơ bản :
Theo tờ báo Pháp, nêu cả hai cùng chia sẻ thái độ nghi kỵ chủ nghĩa đa phương, thì quan điểm hiếu chiến của ông Bolton, thường được gọi là quan điểm "diều hâu cực đoan", dường như không hợp với chủ trương co thủ biệt lập của ông Trump. Trong thời gian ở Nhà Trắng, ông Bolton đã để lại dấu ấn của ông trong việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một tháng sau khi ông nhậm chức.
Tờ New York Times hôm thứ Ba viết rằng "Trump từ lâu đã phàn nàn riêng rằng Bolton quá thiên về việc đẩy Mỹ vào một cuộc chiến mới". Donald Trump còn nói đùa trước mặt một cố vấn xin ẩn danh : "Nếu John quyết định tất cả mọi thứ thì ngày nay, chúng ta sẽ phải tham gia bốn cuộc chiến". Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Rand Paul, người rất chỉ trích Bolton, nói rằng sự ra đi của ông "làm giảm đáng kể khả năng xảy ra chiến tranh thế giới".
Xung khắc đang gia tăng trong những tháng gần đây giữa Tổng thống và cố vấn của ông. Bolton luôn không hài lòng với mối quan hệ của Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Sự vắng mặt của ông được chú ý vào cuối tháng 6, trong cuộc gặp giữa Trump và Kim tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.
Mười ngày trước đó, sau khi đã đồng ý, tổng thống Trump đã hủy bỏ một chiến dịch không kích ở Iran được ông Bolton khuyến khích.
Bất đồng mới nhất, có thể là giọt nước tràn ly, là các cuộc đàm phán hòa bình không thành với các đại diện của Taliban, được dự trù cuối tuần này tại Camp David. Tổng thống Trump tuyên bố đã hủy bỏ thương thảo sau một cuộc tấn công do Taliban tự nhận là tác giả đã giết chết một lính Mỹ. Thế nhưng Bolton là người đã phản đối mạnh mẽ việc mời các lãnh đạo Taliban đến tư dinh của tổng thống.
77% cộng sự viên chủ chốt từ chức hay bị cách chức
Đối với Libération, ông Bolton đã ghi tên mình vào danh sách càng lúc càng dài của các cộng sự viên mà ông Donald Trump cách chức, điều chưa từng thấy tại Mỹ :
Sự ra đi của Bolton chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt vụ từ chức và cách chức. Theo nhóm nghiên cứu của viện Brookings, tỉ lệ ra đi trong nhóm cộng sự viên chính được ông Trump bổ nhiệm lên đến 77%. Ngoài ba cố vấn an ninh quốc gia, tổng thống Mỹ đã sa thải ba chánh văn phòng, và nhiều phát ngôn viên. Thành viên chính phủ cũng không thoát. Trong số các vị trí chủ chốt có hai ngoại trưởng và một bộ trưởng tư pháp
Cái loa thách thức Mỹ về Hồng Kông
Về Châu Á, tình hình Hồng Kông vẫn thu hút mối quan tâm của báo Pháp. Nhật báo Les Echos đặc biệt phân tích một bài viết trên tờ China Daily của Trung Quốc cảnh cáo Mỹ rằng "không được đụng vào Hồng Kông", một ví dụ điển hình về cuộc chiến thông tin mà Bắc Kinh đang tiến hành chống phong trào phản kháng tại Hồng Kông.
Tựa đề báo China Daily rõ như ban ngày : "Hồng Kông không phải là sân sau của Mỹ", và nước này phải biết rõ điều đó. Nhật báo tiếng Anh, cái loa của Đảng cộng sản Trung Quốc, cáo buộc "một số người biểu tình ở Hồng Kông" vi phạm luật pháp, "phá vỡ cuộc sống bình thường, trong khi hàng ngàn người trong số họ đã tạo thành một chuỗi người" để bảo vệ "cái gọi là yêu cầu dân chủ" của họ, gây ra bạo động dữ dội và tổ chức một cuộc biểu tình kêu gọi tổng thống Mỹ "giải phóng" Hồng Kông.
Tờ báo không ngần ngại tố cáo "sự can thiệp của nước ngoài", và cho rằng trong mọi tình huống, Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền của Hồng Kông.
China Daily đã tấn công trực tiếp chủ tịch Hạ Viện Mỹ , bà Nancy Pelosi và thượng nghị sĩ Marco Rubio, bị tờ báo cho là "đã xem các hành vi khủng bố là hành động đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền". China Daily đã cảnh báo cư dân Hồng Kông chống lại "âm mưu" của Hoa Kỳ.
Theo Les Echos, lời tố cáo cái gọi là bàn tay nước ngoài đó cho thấy rõ sự bối rối của Bắc Kinh khi đối mặt với một tình huống mà họ không còn làm chủ được.
Bắc Triều Tiên thử tên lửa để mời Mỹ trở lại hòa đàm
Cũng về Châu Á, Libération chú ý đến Bán đảo Triều Tiên, một điểm nóng khác đã bị thời sự Hồng Kông che khuất. Trong bài : "Mỹ-Bắc Triều Tiên : Các hoạt động quân sự vẫn tiếp diễn trong khi chờ đàm phán".
Theo Libération từ 5 tháng nay Bắc Triều Tiên đã quay trở lại với nút bấm tên lửa một cách đều đặn, khiến chúng ta quên rằng từ tháng 11 năm 2017 đến tháng Năm vừa qua, họ đã đóng tên lửa của họ lại.
Phải thừa nhận là Bình Nhưỡng cẩn thận không bao giờ vượt qua lằn ranh đỏ : không thử hạt nhân hay tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bị cho là đe dọa lãnh thổ Mỹ, và chọc giận Donald Trump.
Nhưng Kim Jong-un đã bắn tới bắn 19 tên lửa tầm ngắn kể từ ngày 04/05. Các tên lửa KN-23 và KN-25 là những loại có điểm tương đồng đáng lo ngại với Iskander của Nga và Fateh của Iran, những hỏa tiễn địa-đối-địa có khả năng đánh trúng tất cả các quốc gia trong khu vực trong một bán kính 500 km.
Và như vậy Bắc Triều Tiên vẫn có thể "thổi nóng và lạnh" vào trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ, đòi Mỹ trở lại bàn thương thuyết, nhắc nhở là Bình Nhưỡng muốn trở lại bàn đàm phán sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội vào tháng Hai và sự không hoàn hảo của cuộc họp ngẫu hứng tại Bàn Môn Điếm hồi tháng Sáu.
Tựa lớn trang nhất : Năm tờ năm vẻ
Les Echos thì quan tâm đến Tân Ủy Ban Châu Âu mà danh sách vừa được công bố vào hôm qua. Đối với Les Echos, tân chủ tịch Ủy Ban, bà Ursula Von der Leyen đã "Đặt cược trên một Châu Âu hùng mạnh", tựa chính trang nhất. Tờ báo ghi nhận những cam kết của người giữ chức vụ tương đương với một thủ tướng chính phủ, là sẽ xây dựng một Châu Âu xanh, có công nghệ cao và có nhiều cao vọng trên sân khấu thế giới. Tờ báo Pháp không quên nhắc lại rằng bà Sylvie Goulard người Pháp, sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hồ sơ công nghiệp và quốc phòng.
Trang nhất báo Libération là một bức ảnh đen trắng của một người đàn ông đã luống tuổi, mặc quần đùi, đi chân đất, đứng chống một chân lên cái cản phía sau một chiếc xe Hoa Kỳ kiểu cũ. Đó là ảnh chụp nhiếp ảnh gia Robert Frank vừa qua đời. Tựa lớn trên trang báo : Robert Frank : Thế hệ huyền thoại – Mythe Generation, mô phỏng Beat Generation – Thế hệ Beat, một phong trào văn hóa, văn học xuất hiện tại Mỹ trong thập niên 1950. Tờ báo giới thiệu ngay : Vĩ nhân của ngành nhiếp ảnh, đại diện tối hậu của thế hệ Beat đã qua đời hôm thứ Hai (ngày 09/09/2019) thọ 94 tuổi.
Báo Le Monde cũng nhìn sang Mỹ, nhưng lại dành tựa chính cho sự kiện : "50 công tố viên Mỹ tấn công Google". Bên trong tờ báo đã giải thích lý do vì sao Google lại nằm trong tầm ngắm của 50 công tố viên Hoa Kỳ : Đó là vì tập đoàn này bị cho là đã lạm dụng tư thế độc quyền để thống trị tất cả các khía cạnh của quảng cáo và tìm kiếm trên Internet.
Tờ Le Figaro đã chú ý đến thời sự Pháp, chạy tựa lớn trang nhất "Luật đạo đức sinh học : Vấn đề đẻ thuê khuấy động cuộc tranh luận". Tờ báo Pháp ghi nhận là dự luật về đạo đức sinh học đang nghiên cứu không dự trù việc cho phép đẻ thuê tại Pháp. Thế nhưng chính phủ sẽ có thông tri về việc xác nhận trực hệ các các trẻ em sinh ra ở nước ngoài nhờ hình thức đẻ thuê.
Sau cùng, nhật báo công giáo La Croix đã dành trang nhất và hồ sơ chính cho nhân vật lịch sử của Pháp Jeanne d’Arc, một nhân vật mà trong suốt lịch sử Pháp, từ thế kỷ 15 đến nay được đủ mọi khuynh hướng chính trị tôn vinh, từ phe bảo hoàng cho đến những người cách tân, từ giới dân tộc chủ nghĩa, cho đến giới đấu tranh cho nữ quyền.
Trọng Nghĩa
Tối ngày 22/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chọn John Bolton, con trai một lính cứu hỏa ở Baltimore để thay thế tướng H.R. McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia. Ở tuổi 69, John Bolton đã xây dựng cho mình hình ảnh là một người nóng nảy và ồn ào và ông hoàn toàn chấp nhận như thế.
John Bolton, tân cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Donald Trump. Reuters/Joshua Roberts
Vậy John Bolton là ai ? Le Figaro ngày 10/04/2018 có bài điều tra về ông đề tựa "Diều hâu John Bolton, cánh tay mặt của Donald Trump".
Ngày 29/03 vừa qua, bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đứng trên bậc thềm trụ sở Bộ quốc phòng đã đón tiếp ông ta và nói mát : Tôi nghe nói ông là hiện thân của quỷ thần, do vậy tôi muốn gặp ông. John Bolton, 69 tuổi, đã nở nụ cười dưới hàm râu to trắng và không giấu sự hài lòng.
Khi Donald Trump thông báo lựa chọn ông làm cố vấn an ninh quốc gia, người thứ ba trong vòng 14 tháng, tòa nhà Eisenhower - văn phòng của các nhân viên, kế bên Nhà Trắng, trong bầu không khí choáng váng đã vắng bóng người hơn thường lệ. Tại Bộ ngoại giao cũng như tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, ở New York, những ai nhớ tới thời John Bolton làm việc ở đó, đã lôi bộ áo giáp của mình ra.
Kẻ đặt bom
Người thay thế tướng H.R McMaster, kể từ thứ Hai, 09/04, chưa bao giờ tỏ ra nổi trội hơn với các ý tưởng ôn hòa hoặc cách thức nhẹ nhàng. Mark Groombridge, trước đây là trợ lý của Bolton tại Bộ ngoại giao, báo trước :
"Phong cách của ông ta là lãnh đạo một Hội đồng An ninh quốc gia theo kiểu hoàng đế, các bộ ngành sẽ phải thực hiện chính sách do Nhà Trắng quyết định, mà không được phép bàn thảo".
Cuộc khủng hoảng do vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gây ra sẽ thử thách ngay lập tức quan điểm của John Bolton về chức vụ cố vấn an ninh quốc gia. Ông John Bellinger, nguyên thành viên Hội đồng An ninh quốc gia và làm việc tại Bộ ngoại giao nhận xét :
"Bolton luôn luôn là kẻ khiêu khích. Nhưng người ta có thể nghĩ rằng một số hành động hung hăng mà ông ta chủ trương khi chưa ở trong chính phủ, có thể sẽ khác so với hiện nay, khi ông ta phải chịu trách nhiệm về các hậu quả".
Christopher Hill, một nhà ngoại giao lão luyện trong các cuộc thương lượng với Bắc Triều Tiên, nói với tạp chí The Atlantic rằng :
"Bolton đã được bổ nhiệm ở vị trí rất cao vì trước đây, ông ta chưa bao giờ có được chức trách ở tầm cỡ này. Trước đây, ông ta luôn luôn là một dạng phân tử dao động tự do, bông đùa nhưng không hề quả quyết. Giờ đây tất cả đã thay đổi".
Các nhà quan sát hay ngờ vực này chính là loại quan chức văn phòng mà tân cố vấn an ninh quốc gia coi thường - đây là một điểm mà ông giống với tổng thống. Trong cuốn Hồi Ký, Đầu hàng không phải là một sự lựa chọn (1), Bolton chỉ trích "những người tranh thủ kiếm chác lợi lộc ở Bộ ngoại giao được đào tạo để dĩ hòa và thỏa hiệp với nước ngoài, thay vì phải quyết liệt bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ".
Không phải là tình cờ mà Steve Bannon, quán quân đấu tranh chống lại "Nhà nước ngầm" đã khuyến nghị tuyển dụng Bolton ngay khi lập chính phủ. Donald Trump không muốn vì lo ngại ông ta sẽ không được Thượng Viện chấp nhận như hồi năm 2005 - và dường như Bolton bị từ chối vì bộ ria mép không hợp thời. Thế nhưng chức cố vấn an ninh quốc gia lại không cần có sự chấp thuận của Thượng Viện.
"Đó là một kẻ đặt bom. Một gã hơi khùng khùng. Thế nhưng, các vị lại cần đến ông ta", dường như Bannon Roger Ailes, cố lãnh đạo đài truyền hình Fox News đã nói như vậy. Chắc chắn lời miêu tả này nói đến tính tình nóng nảy và thích tranh cãi nhưng cũng khéo léo làm hài lòng những kẻ quyền thế.
Kẻ nịnh trên nạt dưới
Donald Trump dường như bị thuyết phục qua nhiều lần Bolton xuất hiện trên kênh truyền hình bảo thủ này và không bao giờ tiết kiệm lời ca ngợi tổng thống. Trong một cuộc điều trần năm 2005 trước Thượng Viện để được chấp thuận làm đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Liên Hiệp Quốc - nhưng ông không qua được - Carl Ford, bên đảng Cộng Hòa, đã từng làm việc với Bolton ở Bộ ngoại giao đã miêu tả ông như sau : Đó là một kẻ nịnh trên nạt dưới.
Thế nhưng, John Bolton, con trai một lính cứu hỏa ở Baltimore, lại có nguồn gốc xuất thân khiêm tốn. Tốt nghiệp Đại học Yale, được đào tạo thành luật sư, ông chủ yếu làm việc trong chính quyền liên bang và phục vụ tất cả các đời tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa, từ thời Reagan - hoặc trong các nhóm tư vấn bảo thủ, nơi được coi như là phòng chờ, trong thời gian đảng Dân Chủ cầm quyền.
Trong tư cách là thứ trưởng ngoại giao dưới thời George W. Bush, ông đã rút Hoa Kỳ ra khỏi Tòa án Hình sự quốc tế và đã thành công trong việc đưa ra chương trình Sáng kiến an ninh chống phổ biến hạt nhân (PSI- Proliferation Security Initiative). Với tư cách là quyền đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc - chỉ trong vòng 17 tháng vì chưa có sự phê chuẩn của Thượng Viện - ông đã thể hiện rõ quan điểm của mình về Liên Hiệp Quốc, một định chế có thể mất đi tới 10 tầng mà cũng chẳng hề hấn gì. Đại sứ đương nhiệm của Hoa Kỳ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, tuyên bố : Tôi biết là ông ta coi khinh Liên Hiệp Quốc và tôi chia sẻ quan điểm này.
Quá tự tin về sự nổi tiếng của mình, John Bolton, trong một giai đoạn ngắn, dự tính lao vào cuộc tranh cử tổng thống năm 2016. Để làm việc này, ông đứng tên, lập ra hai ủy ban hành động chính trị (PAC- Political Action Committee), và từ năm 2013, đã huy động được 15 triệu đô la. Thế nhưng, sau đó, ông đành bỏ lửng hai ủy ban này cũng như Quỹ An ninh và Tự do của nước Mỹ.
Nhà hảo tâm chủ chốt của John Bolton là tỷ phú Robert Mercer, cũng là nhà tài trợ của Bannon, cổ đông của công ty tư vấn và truyền thông Breibart News và công ty Cambridge Analytica. John Bolton là một những khách hàng đầu tiên tại Hoa Kỳ của Cambridge Analytica, và công ty này bị cáo buộc thao túng dữ liệu của 87 triệu tài khoản người dùng Facebook.
Hai lần kết hôn, có một cô con gái cũng theo học ở Yale như cha, John Bolton giữ kín đời tư trong bóng tối. Theo các tài liệu của vụ ly dị năm 1983, người vợ đầu tiên của ông đã tranh thủ một trong những lần ông vắng mặt, để bỏ gia đình và mang theo đồ đạc. Có một điểm chung, giống với tổng thống, là ông cũng bị cáo buộc quấy nhiễu tình dục. Khi được Roger Eugene Ailes, nguyên là chủ tịch tổng giám đốc đài truyền hình Fox News tiết lộ điều này, Bannon đáp lại : "Nếu tôi kể điều này cho Trump thì ông sẽ tuyển dụng ngay Bolton" (2).
Một thành phần hiếu chiến ?
Các nhà bình luận chính trị đã ngạc nhiên khi thấy vị tổng thống của "Nước Mỹ trước tiên" mà tư duy đơn phương hành động đôi khi bị coi là chủ trương biệt lập, lại tuyển dụng một nhân vật chủ trương can thiệp thuộc phe tân bảo thủ. Là người thân cận với cựu phó tổng thống Dick Cheney, John Bolton đã thúc đẩy cuộc xâm chiếm Iraq và cho đến nay, ông không bao giờ giấu giếm điều này, trong khi đó, Trump lại coi đó là "một quyết định tai hại".
Theo Jon Soltz, chủ tịch hiệp hội cựu chiến binh chiến tranh Iraq, thì "không có một cuộc chiến tranh nào nhằm thay đổi chế độ, ở bất kỳ nơi nào, mà John Bolton không ủng hộ". Đài truyền hình Fox News phong danh hiệu cho ông là "người có lập trường kiên quyết triệt để trong hồ sơ Bắc Triều Tiên".
Trong mục diễn đàn hồi tháng Hai, trên báo Wall Street Journal, John Bolton cho rằng "Hoa Kỳ hoàn toàn chính đáng đáp lại sự thách thức về hạt nhân của Bắc Triều Tiên bằng cách tấn công trước tiên". Sau khi tuyên bố rằng "nói chuyện với Kim Jong-un còn tồi tệ hơn là mất thời gian", ông ta lại vui mừng hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh mà Donald Trump đã chấp nhận, bởi vì điều này "sẽ ngăn cản Kim Jong-un tìm cách kéo dài thời gian". Năm 2003, chính quyền Bush đã rút John Bolton ra khỏi nhóm đàm phán sau khi ông thóa mạ Kim Jong Il. Đáp trả, Bình Nhưỡng gọi ông là đồ "rác rưởi", "hút máu người".
Các nhà lãnh đạo Iran cũng coi John Bolton - và họ có lý - là người tìm cách phá hỏng hiệp định hạt nhân. Hồi tháng Giêng, ông nhắc lại lời tố cáo thỏa thuận hạt nhân, coi đó là một "bước đi sai lầm chiến lược quan trọng" và chủ trương là Hoa Kỳ "kết liễu cách mạng Hồi Giáo trước ngày kỷ niệm 40 năm" cuộc cách mạng này vào tháng Hai 2018.
Năm 2015, ông đã tư vấn như sau : "Để ngăn chặn Iran làm bom nguyên tử, thì chúng ta hãy ném bom Iran". Theo khuyến nghị của John Bolton, có thể Donald Trump sẽ làm theo "bản năng" của mình và sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân vào giữa tháng Năm tới.
John Bolton vẫn tiếp tục cho rằng cần phải trừ khử Saddam Hussein - như ông đã gợi ý sau đó là làm tương tự với Kadhafi, với triều đại nhà Kim và các giáo chủ ở Tehran. Điều mà ông chê bai, đó là những nỗ lực phù phiếm được thực hiện sau đó nhằm dân chủ hóa. Theo bình luận gia Kmele Foster, người đã từng làm việc với John Bolton ở Fox News, thì "có lẽ thích hợp nhất là thay thế Saddam Hussein bằng một nhà độc tài khác, đi theo Mỹ, đồng thời vẫn nắm giữ nguồn dầu lửa, như gợi ý của Donald Trump. Giống như Trump, ông ta không quan tâm đến các hành động độc tài hoặc vi phạm nhân quyền, chừng nào các hành động này không đe dọa Hoa Kỳ".
"Một diều hâu trong số các diều hâu"
Trong nhãn quan của Bolton, thế giới chia làm hai phe, chư hầu và đối thủ. Năm 1994, ông nói : "Liên Hiệp Quốc không tồn tại. Chỉ có cộng đồng quốc tế tồn tại và có thể ngẫu nhiên do một cường quốc thực sự duy nhất trên thế giới lãnh đạo, nếu như điều này phục vụ lợi ích của chúng ta".
Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, niềm tin vào việc "dùng vũ lực để có hòa bình", ngờ vực các quy tắc và định chế quốc tế, ưa thích các thỏa thuận song phương và các liên minh tự nguyện, tất cả những yếu tố này hoàn toàn phù hợp với tổng thống Mỹ, vì hồi tháng 11/2015, Donald Trump đã tuyên bố : "Theo một nghĩa nào đó, tôi rất thích chiến tranh".
Cũng giống như Donald Trump, "tư tưởng thực dụng trơ tráo" của John Bolton gây chia rẽ. Nhật báo New York Times viết về ông như sau : "Đó là một nhân vật diều hâu trong số các chính trị gia diều hâu, một nhân vật cực đoan triệt để làm nức lòng phe bảo thủ và làm cho các chính trị gia ôn hòa rùng mình".
Tờ New Yorker tặng ông danh hiệu "nhà ngoại giao Mỹ cay độc nhất thế kỷ 21". Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Chris Murphy thảng thốt : "Trời ạ. Người đầu tiên vào phòng Bầu Dục và cũng là người cuối cùng ra khỏi nơi đó, lại tin tưởng một cách cuồng nhiệt vào các cuộc chiến tranh trừng phạt phòng ngừa".
Thế nhưng, chính trị gia Lindsey Graham, thuộc đảng Cộng Hòa phản bác : việc bổ nhiệm John Bolton "là một tin tốt đẹp đối với các đồng minh của Mỹ và là một tin dữ đối với những kẻ thù của Hoa Kỳ. Ông ta có một sự hiểu biết vững chắc về các mối đe dọa mà chúng ta đang phải đối mặt".
Còn Michael Rubin, đồng nghiệp của Bolton tại viện nghiên cứu chính trị American Enterprise Institute, thì nhận định : "Trên góc độ tổ chức, trí tuệ, chính trực, dấn thân, và bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ, Bolton có thể nổi lên như là cố vấn an ninh quốc gia tuyệt vời nhất trong một thế hệ".
Mặc dù đánh giá John Bolton là "thông minh, có học, có nguyên tắc và kinh nghiệm", bình luận gia bảo thủ George Will cho rằng chức vụ mới của John Bolton làm cho ông ta trở thành người Mỹ thứ hai thuộc loại "nguy hiểm nhất", sau tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Trong một tài liệu gửi cho các khách hàng, cơ quan tư vấn Eurasia Group đã nhận định việc bổ nhiệm John Bolton ngắn gọn như sau : "Nước Mỹ trước tiên được tiêm thuốc kích thích".
RFI tiếng Việt
(1) Surrender is Not an Option, Threshold Ed., 2007 / Đầu hàng không phải là một sự lựa chọn, nxb Threshod, 2007.
(2) Le Feu et la Fureur, de Michael Wolff, Ed. Robert Laffont, 2018 / Lửa và cuồng nộ. Tác giả Michael Wolff, nxb Robert Laffont, 2018.
Tân cố vấn an ninh của Trump gây lo ngại từ Âu sang Á (VOA, 24/03/2018)
Việc ông John Bolton được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm tân cố vấn an ninh quốc gia khơi dậy phản ứng mạnh mẽ khắp thế giới hôm 23/3. Phần lớn các nhà quan sát lo ngại rằng lập trường diều hâu của ông Bolton sẽ gây khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề đối ngoại mà Mỹ đang đối mặt, đặc biệt là vấn đề Iran và Triều Tiên.
Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc John Bolton là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Ông cũng kêu gọi ném bom Iran và thay đổi chính quyền ở Triều Tiên.
Ít có nơi nào mà phản ứng đó lại mạnh mẽ như ở vùng Trung Đông vốn bị chia rẽ gay gắt.
Một số nhà bình luận nhận định quyết định bổ nhiệm ông Bolton là một cái đinh nữa đóng vào cỗ quan tài thỏa thuận hạt nhân thời Obama giữa Iran và các cường quốc thế giới nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Tehran, vốn đã bị ông Trump nghi vấn.
Những người khác thì cho rằng ông Bolton sẽ càng làm suy yếu bất kỳ hy vọng mong manh nào còn sót lại về một "giải pháp hai nhà nước" cho xung đột giữa Israel và người Palestine đang nổi lên trong tương lai gần.
Ông Bolton, trong những tháng gần đây, hoan nghênh kế hoạch của ông Trump dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel về Jerusalem. Naftali Bennett, một thành viên trong nội các an ninh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, gọi ông Bolton là "một chuyên gia an ninh xuất sắc, một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm và là một người bạn trung thành của Israel".
Haaretz, website tin tức thiên tả ở Israel, tỏ ra ít nhiệt tình hơn. Họ dẫn lại phát biểu năm 2016 của ông Bolton rằng ý tưởng về hai nhà nước Israel và Palestine tồn tại song song đã "chết từ lâu".
Thay vào đó ông Bolton cho rằng lãnh thổ của Palestine nên được đặt dưới chủ quyền của Ai Cập và Jordan.
Ellie Geranmayeh, nhà nghiên cứu chính sách cao cấp tại Hội đồng Đối ngoại Châu Âu, nói với Reuters rằng việc bổ nhiệm ông Bolton, cùng với việc bổ nhiệm ông Pompeo làm Ngoại trưởng Mỹ hồi tuần trước, làm giảm đi đáng kể xác suất ông Trump sẽ theo đuổi thỏa thuận hạt nhân kể từ tháng 5 trở đi.
"Cả hai nhân vật này đều lớn tiếng chống đối thỏa thuận hạt nhân, ủng hộ thay đổi chế độ ở Iran và ông Bolton đã nhiều lần kêu gọi ném bom thay vì ngoại giao như là cách để giải quyết vấn đề hạt nhân".
Ông Trump bao quanh mình bằng "những cố vấn cùng chí hướng", bà Geranmayeh nói, và "thanh trừng những người bất đồng".
Nhưng bà lưu ý lập trường của ông Bolton về thỏa thuận Iran sẽ gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và các cường quốc Châu Âu đồng ký kết.
Các quan chức Châu Âu bày tỏ lo ngại về những thay đổi nhân sự tại Washington. "Từng nhân tố điều hòa trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng lần lượt ra đi. Chúng tôi đã hy vọng 'những người chín chắn trong gian phòng đó' sẽ thuyết phục được Trump, nhưng bây giờ họ đang lần lượt bỏ đi", một nhà ngoại giao EU nói với Reuters.
Một số nhà quan sát Iran và khu vực nhìn thấy mây đen bão tố đang tụ hội. "Tổng thống Trump đã chọn một nội các chiến tranh", Ali Alfoneh, nhà nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng Atlantic, nói với Reuters.
Ông Bolton là người ủng hộ hàng đầu cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003 và kêu gọi thay đổi chính quyền ở Triều Tiên.
Lời kêu gọi tấn công phủ đầu Triều Tiên của ông từng khiến quốc gia cộng sản sở hữu vũ khí hạt nhân này phẫn nộ gọi ông là "cặn bã loài người".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis là một trong số những người ít ỏi trong chính quyền Trump hiện thời ủng hộ sử dụng ngoại giao thay cho vũ lực.
"Đây là tin tức đáng lo ngại", Kim Hack-yong, nhà lập pháp bảo thủ và là người đứng đầu ủy ban quốc phòng của quốc hội Hàn Quốc, phản ứng về việc bổ nhiệm ông Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia. "Triều Tiên và Mỹ cần có đối thoại nhưng điều này chỉ thổi bùng lên lo ngại liệu các cuộc hội đàm có diễn ra được hay không".
Ông Bolton đã mô tả kế hoạch của ông Trump hội kiến lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là "cú sốc ngoại giao" và nói rằng đó sẽ là một cơ hội dẫn tới một mối đe dọa hành động quân sự.
"Tôi nghĩ rằng cuộc gặp này giữa hai nhà lãnh đạo có thể là một cuộc gặp khá ngắn ngủi, nơi mà ông Trump nói, 'Nói cho tôi nghe là quý vị đã bắt đầu giải trừ hạt nhân hoàn toàn, vì chúng tôi sẽ không đàm phán kéo dài. Quý vị có thể cho tôi biết ngay bây giờ hoặc chúng tôi sẽ bắt đầu nghĩ về điều gì đó khác", ông nói với đài phát thanh WMAL của Washington.
Cựu quan chức tình báo Hàn Quốc Nam Sung-wook nhận định ông Trump thậm chí có thể còn không có cơ hội đưa ra thông điệp đó.
"Việc ông Bolton được bổ nhiệm vào vị trí này khiến cho tình hình rất khó khăn mà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thậm chí có thể không diễn ra", ông nói với Reuters. "Đường đi sẽ rất chông gai ngay cả trước hội nghị thượng đỉnh".
**********************
Tân cố vấn an ninh Mỹ rắn đến đâu ? (BBC, 24/03/2018)
John Bolton, một người thuộc phe bảo thủ với những chính sách đối ngoại hiếu chiến, nổi lên từ thời chính quyền cựu Tổng thống George W Bush, sẽ trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia mới của Tổng thống Donald Trump.
Việc bổ nhiệm John Bolton với tư cách đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc gây tranh cãi thời chính quyền Tổng thống Bush
Một nhà bảo vệ cứng rắn cho quyền lực của Hoa Kỳ và ủng hộ củng cố sức mạnh Mỹ ở nước ngoài, ông Bolton chưa từng ngại bày tỏ quan điểm cá nhân - dù là với tư cách nhân viên chính phủ, trên các trang báo hay bàn phỏng vấn của Fox News.
Dưới đây là năm điều ông tin tưởng.
1. Tấn công phủ đầu Bắc Hàn là hoàn toàn thỏa đáng
Quan điểm của ông Bolton về vấn đề Bắc Hàn sẽ được quan tâm nhiều sau khi ông vào Tòa Bạch Ốc, trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Kim Jong-un được trông đợi sẽ diễn ra vào tháng Năm.
Ông Bolton khẳng định Bắc Hàn và chương trình hạt nhân của nước này mang đến một "mối đe dọa trông thấy" cho Mỹ, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng Washington vẫn còn thời gian cho đàm phán ngoại giao.
"Với những lỗ hổng của tình báo Hoa Kỳ về Bắc Hàn, chúng ta không nên chờ đợi đến những giây phút cuối cùng", ông viết trên tờ Wall Street Journal hồi tháng Hai về khả năng tấn công phủ đầu có thể xảy ra.
"Sẽ hoàn toàn hợp pháp nếu Mỹ sử dụng tấn công phủ đầu để đáp trả lại mối đe dọa từ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn".
John Bolton và Tổng thống George W Bush năm 2006
2. Đánh bom Iran có lẽ cũng ổn
Tổng thống Donald Trump đã sa thải ngoại trưởng Rex Tillerson do những quan điểm trái ngược về thỏa thuận hạt nhân tại Iran, điều mà ông Trump đặc biệt quan tâm.
Với John Bolton, ông Trump sẽ tìm được một người có quan điểm tương đồng hơn với ông.
Ông Bolton đã chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama khi đồng ý thỏa thuận chương trình vũ khí hạt nhân Iran hồi năm 2015.
Năm ngoái, ông Bolton viết rằng ngôn từ của thỏa thuận "tạo ra những lỗ hổng lớn, và Iran giờ đây lái các chương trình tên lửa và hạt nhân bay thẳng qua những lỗ hổng này".
Tháng 3/2015, một vài tháng trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết, ông Bolton lập luận trên tờ Thời báo New York rằng chỉ có hành động quân sự mới đủ.
"Thời gian rất ngắn, nhưng đánh bom vẫn có thể thành công", ông viết để bày tỏ hậu thuẫn cho hành động của Israel.
"Một cuộc tấn công như vậy phải đi cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cho phe đối lập của Iran, nhằm mục đích thay đổi chế độ ở Tehran".
3. Không là người ủng hộ Liên Hợp Quốc
"Không có Liên Hợp Quốc", ông Bolton tuyên bố trong bài phát biểu năm 1994. "Có một cộng đồng quốc tế mà đôi khi có thể được lãnh đạo bởi quốc gia quyền lực thực sự duy nhất còn lại trên thế giới, và đó là nước Mỹ, khi điều đó phù hợp với lợi ích của chúng ta và chúng ta có thể thuyết phục các nước khác nghe theo".
Phát ngôn này đã được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, trước khi ông được chính quyền Tổng thống George W Bush bổ nhiệm là đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Nhưng ông Bolton vẫn hoài nghi về một cơ quan toàn cầu không chịu trách nhiệm về bất cứ chủ quyền của quốc gia nào.
Tờ The Economist gọi ông là "đại sứ gây tranh cãi nhất mà Hoa Kỳ gửi đến Liên Hợp Quốc", nhưng ông cũng giành được một số lời khen ngợi, khi mạnh mẽ thúc đẩy việc cải tổ tổ chức quốc tế này.
John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia mới của Tổng thống Trump
4. Chiến tranh Iraq không phải là một sai lầm
Chỉ vài tuần trước, ông Trump gọi cuộc tấn công Iraq năm 2003 là "quyết định tồi tệ nhất được đưa ra". Cùng thời điểm 2003, ông John Bolton, người từng ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến Iraq, từ chối lên án nó.
"Khi anh cho rằng lật đổ Saddam Hussein là một sai lầm, nói thế đơn giản quá", ông nói trong một lần xuất hiện trên kênh tin tức Fox News.
Năm 2016, khi đang cân nhắc liệu có ra tranh cử chức ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Bolton dè dặt hơn.
"Nếu bạn biết mọi thứ bạn làm hôm nay, chắc hẳn bạn sẽ đưa ra những lựa chọn khác, nhưng tôi vẫn sẽ lật đổ Saddam Hussein vì ông ta là một mối đe dọa với hòa bình và sự ổn định trong khu vực", tờ Washington Post dẫn lời ông nói.
5. Nga cần phải được xử lý mạnh tay
Ông Bolton miêu tả sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 là một "hành động chiến tranh thực sự, và Washington sẽ không bao giờ dung thứ'.
Tháng 7 năm 2017, khi ông Trump gặp ông Putin và nhà lãnh đạo Nga bác bỏ sự can thiệp của Nga, ông Bolton viết rằng ông Putin "nói dối sau khi đã qua các khóa huấn luyện tốt nhất của KGB".
Gần đây, sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripial tại Anh- một cuộc tấn công được cho là do Nga gây ra - ông Bolton cho rằng phương Tây nên đáp trả lại với "một câu trả lời cứng rắn".
***********************
'Diều hâu' John Bolton làm tân Cố vấn An ninh Mỹ (BBC, 23/03/2018)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa nhắn trên Twitter rằng ông sẽ thay Cố vấn an ninh quốc gia, Tướng HR McMaster bằng cựu Đại sứ John Bolton.
John Bolton trở thành Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump
Năm nay 69 tuổi, có tiếng là nhân vật 'diều hâu', ông John Bolton từng làm việc dưới quyền các Tổng thống Ronald Reagan, George HW Bush và George W Bush.
Ông cũng từng làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Dù đã rời chức vụ đó, ông Bolton vẫn giữ quan điểm cứng rắn như ủng hộ chiến tranh Iraq, và muốn có biện pháp quân sự với Iran và Bắc Hàn.
Cho đến tuần trước, đã có nhiều quan chức Hoa Kỳ rời vị trí khỏi chính quyền Trump
Ông sẽ nhận bàn giao từ Tướng ba sao HR McMaster ngày 9 tháng 4 năm nay, theo những gì ông Trump công bố cho cả thế giới biết trên Twitter.
Cũng qua mạng xã hội này, ông Trump "cảm ơn ông McMaster" sau 14 tháng làm cố vấn an ninh quốc gia.
Trang South China Morning Post ở Hong Kong bình luận rằng việc bổ nhiệm ông Bolton cho thấy đường lối của Hoa Kỳ thời Trump sẽ cứng rắn hơn nữa :
"Ông Bolton đã từng cổ vũ cho cách dùng vũ lực chống lại Bắc Hàn, và ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc và quan hệ Mỹ gần gũi hơn với Đài Loan".
Vì chức vụ mới không cần Thượng viện chuẩn thuận, ông Bolton sẽ nhận công việc đúng ngày 9/04.