Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo dõi một số bình luận trên fanpages Việt Nam Thời Báo (1) thời gian gần đây, có một số ý kiến cho rằng nhiều bài viết trên Việt Nam Thời Báo mang hơi hướm của ‘định hướng tuyên giáo’.

vntb1

Trên mạng xã hội, người Việt trước đây hay sử dụng hình dung từ ‘lề trái’, ‘lề phải’ để phân biệt giữa báo chí quốc doanh, tức báo chí ‘có giấy phép’ theo thủ tục hành chính, và báo chí không chịu sự lệ thuộc vào ‘giấy phép thủ tục’ này.

Cần minh định ở đây về việc ‘thiên tả’ hay ‘thiên hữu’, chỉ có giá trị trong một xã hội đa nguyên dân chủ, nơi mà cả hai phe được tự do thực hành tư tưởng. Trong chế độ độc tài, dù do những đảng nhân danh cánh tả hay các tướng lĩnh cánh hữu cầm quyền, cách hiểu về ‘tả’/ ‘hữu’ bị bóp méo. Trong các nền chuyên chính đó, luôn có một hoặc vài giai cấp, tôn giáo, cộng đồng bị tước đoạt quyền sống, nên không thể có bình đẳng bác ái như cánh tả mong muốn, cũng như không thể có tự do phát triển năng lực của người giỏi, tự do cạnh tranh như cánh hữu kêu gọi.

Quan sát về các tuyến bài được phân chuyên trang trên Việt Nam Thời Báo ở thời gian lúc nhà báo Phạm Chí Dũng giữ quyền biên tập, hay ở hiện tại, tất cả đều cùng quan niệm về việc tất cả mọi học thuyết đều có cái đúng và cái sai của nó. Không một học thuyết hay chủ nghĩa nào là hoàn hảo. Cũng như các món ăn, nếu ăn mãi duy nhất một món, thì sẽ dẫn đến thừa một chất nào đó trong cơ thể, và thiếu các chất khác. Một xã hội tốt nhất là xã hội đó cho dân có quyền chọn lựa món ăn bằng chính lá phiếu của mình.

Gần như một slogan, trên trang Việt Nam Thời Báo xuyên suốt từ thời gian lúc nhà báo Phạm Chí Dũng chịu trách nhiệm biên tập, cho đến hiện tại, đều là : "Chúng tôi coi trọng quyền tự do ngôn luận và biểu đạt (freedom of expression – Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế). Tuy nhiên chúng tôi nhấn mạnh không xúc phạm phẩm giá con người, dù đó là ai. Bất kỳ phản hồi nào cực đoan, tục tĩu, mang tính xúc phạm đều sẽ bị xóa" (2).

Tư cách cá nhân, tôi nghĩ rằng trong phê phán nhiều bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo là đang ít nhiều nịnh nọt nhà cầm quyền, tức ‘hữu khuynh’, thay vì phải ‘tả khuynh’ với tuyến bài đả phá mạnh mẽ nhất về những bất công, về những đàn áp nhân quyền của một nhà nước độc đảng.

Công tâm và cần thiết một tâm thế để ‘đọc chậm’, sẽ nhận ra là kể từ sau ngày nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt, sau tròn tháng ‘tạm đóng cửa’, trang Việt Nam Thời Báo đã xuất hiện trở lại với giao diện mới, kỹ thuật ‘vượt tường lửa’ cũng thuận tiện hơn với độc giả ; và điểm quan trọng là liều lượng phản biện trong hầu hết bài đăng trên Việt Nam Thời Báo đã ‘uyển ngữ’ hơn, giảm thiểu những tình tiết, ngôn từ khiến dễ đưa đến cáo buộc về hành vi ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’ mà nhà cầm quyền vẫn thường hay ‘chụp mũ’ nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự trong thời gian qua.

Tôi hiểu báo chí hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thách thức trong cạnh tranh thông tin, thách thức trong việc giành thị phần độc giả… Tất cả những điều này đang trở thành gánh nặng trên vai thư ký tòa soạn – những người được giao quyền "bếp trưởng" tại các tòa soạn, trong đó có Việt Nam Thời Báo ở bối cảnh mà người đứng đầu tổ chức hội đoàn này đang đối mặt với các tội danh hình sự, và ông đang ở chốn lao tù từ trung tuần tháng 11/2019 đến nay, nghĩa là đã gần bốn tháng…

Tôi nghĩ rằng bất kỳ sự ‘quá khích’ nào trong các tuyến bài viết ‘tả’/‘hữu’ đều có thể gây bất lợi với tổ chức Hội nhà báo độc lập Việt Nam ở giai đoạn hiện tại.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 19/03/2020

(1) https://www.facebook.com/ijavn.org/

(2) https://vietnamthoibao.org/

Published in Diễn đàn

Chợ Tăng Nhơn Phú quận 9 - cuộc tranh chấp giữa tiểu thương trong chợ và hàng rong ngoài chợ

Nền kinh tế Việt Nam đang xảy ra sự tranh chấp khốc liệt giữa chợ truyền thống và cửa hàng tiện dụng mi-ni. Giữa lúc kinh tế khó khăn, các chợ truyền thống đang dần ế khách. Đã vậy, bên ngoài chợ còn đủ loại hàng rong thập phương gánh tới bán không có giấy phép, làm cho cuộc sống của tiểu thương trong chợ đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Ghi nhận tại chợ Tăng Nhơn Phú-phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Một tiểu thương trong chợ chia sẻ : "Chợ sinh ra để bán hàng anh. Mà công việc thế sao bán được. Nếu mà nộp thuế, nộp tiền nhà vệ sinh, nộp rất nhiều thứ, nộp tiền giữ xe trong chợ, chi phí liên quan trong chợ đóng hết, ngoài đường có đóng gì đâu, nhưng mà họ vẫn quyền họ vụt rác, họ đâu có đóng tiền xây dựng nhà xe. Bán, họ vẫn vụt rác dù không đóng tiền rác. Chợ bên trong thì bán không đủ lấy gì đủ ăn, đủ sống. 

Cứ mỗi ngày một khan hiếm, một ngày một khó khăn thì dân bỏ chợ. Chợ bỏ không. Muốn thu tiền của những người ngoài đường thì cho họ vào đây họ bán để lấy tiền chỗ, tiền sạp. Để họ bán tràn lan. Bọn em ba mấy, bốn mươi. Làm nghề gì được anh ? Hay là xin đi quét rác thuê. Mà tình hình như thế này thì khổ thân quá. Phường không có trách nhiệm gì cho anh em chúng tôi. Thu không thiếu một ồng nào.Không thiếu tiền gì trên đời. Buổi sáng họ sang chợ nhỏ họ mua. Buổi chiều họ ra ngã ba họ bán. Vậy cho nên chúng tôi chẳng biết kêu ai, đề nghị các anh. Các anh giải quyết chúng tôi sao cho đỡ khổ tí. Bao nhiêu người vỡ nợ rồi, chỉ vì không bán được. Bao nhiêu tiền của. Bỏ sạp, bỏ chợ. Bao nhiêu sạp trống kìa. Không còn lối mà sống nữa thì phải bỏ thôi. Chúng em là dân đen, chúng em sống. Dân Việt Nam còn có thêm một chút tri thức. Nếu không thế này thì chết. Thế này thì con cái thất học mất thôi anh ạ". 

Môn bài kinh doanh là 2 triệu đồng mỗi năm. Mỗi tháng còn phải đóng trên dưới 200 000 đồng tiền sạp. Nay vắng khách, khách đi vào được hàng rong chặn hết, thì lấy gì để hoàn vốn ? Do đó, hoặc là bỏ sạp, bỏ chợ, hoặc là phải gian lận con cá, ký thịt heo...thì mới có thể tồn tại ở chợ trong thời buổi này. Muốn làm người lương thiện khó, càng khó đối với những người làm nghề buôn bán, dù là buôn bán nhỏ đồ ăn thức uống trong các chợ truyền thống.

Các bà mẹ nội trợ Việt đi chợ mua bó rau, con cá. Nếu vào nhà chợ Tăng Phú thì phải gửi xe, hết 5000 đồng. Tất nhiên nếu ghé xe bên đường mua bó rau rồi đi thì không mất 5000 đồng này, mỗi tháng đến 150 000 đồng nếu đi chợ đều đặn hàng ngày. Tiết kiệm được một khoản kha khá để nuôi con nếu mua ngoài, cho nên các bà mẹ càng ngày càng ít vào chợ truyền thống. Các chợ truyền thống, không riêng gì chợ Tăng Phú, một nét văn hoá của dân Việt đứng trước tình cảnh điêu đứng. 

Vậy, câu hỏi cho chính quyền quận 9 là, giải pháp nào cho các tiểu thương trong chợ và những người buôn thúng bán bưng ngoài chợ ? Các tiểu thương trong chợ nói rằng chính quyền quận 9 không thể để cho người buôn thúng bán bưng giết chết kế sinh nhai trong chơi được. Nếu cần, người trong chợ khảng khái mời những người ngoài chợ này hãy vào nhà chợ, lấp vào các chỗ trống, sạp trống, đóng phí giữ chỗ đàng hoàng, sòng phẳng cạnh tranh. Các tiểu thương trong chợ sẵn sàng nhường chỗ, còn hơn là ngồi chờ bất công, thua lỗ kéo dài hàng năm trời. 

Một phụ nữ tiểu thương khác ở chợ đặt nghi ngờ rằng, các hàng rong trước cổng chợ đã hối lộ cho công an, bảo vệ dân phố để được bán ở đó mà không hề bị càn quét. Ngày này qua tháng khác, những người buôn thúng bán bưng trước cổng chợ, thu lãi được rất nhiều, nhưng không chịu dọn vào các sạp trống ở chợ. Chính quyền quận 9 cần cho cán bộ xuống chợ để giàn xếp ổn thỏa và hài hòa mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên trong chợ và bên ngoài chợ. Cách giải quyết vụ việc của quận 9 sẽ làm mẫu cho nhiều quận khác, tỉnh khác trên cả nước nhìn vào.

Kiều Phong

Published in Việt Nam

‘Đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng’ : Lại dối trá !

Thường Sơn, VNTB, 23/02/2019

Lần đầu tiên kể từ khi Nhà nước Đức cáo buộc bị mật vụ Việt Nam sang tận Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017 và gây ra cơn địa chấn khủng hoảng ngoại giao quan hệ Đức - Việt, đến nay một ít tờ báo nhà nước Việt Nam mới dám hé lộ sự thật về ‘khôi phục quan hệ Việt - Đức’.

ducviet1

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng với 2 phái đoàn hội đàm vào ngày 20.02.2019 tại Berlin (Foto : Auswärtiges Amt © Thomas Trutschel /thoibao.de)

Tờ báo mà gần đây được xem là ‘thân đảng’ như Thanh Niên, với tựa đề "Đức muốn 'làm mới' quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam" - là một trong số tờ báo hiếm hoi trên mà có lẽ đã quá chán ngán cái cảnh ‘đảng và nhà nước ta’ phủ áo lên mặt cố che giấu một sự thật đã từ lâu rành rành trong dư luận xã hội.

Nhưng nhiều tờ báo đảng vẫn dối trá không biết liêm sỉ : "Đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng", hay ‘Thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược với Đức’…

Vậy ‘đối tác chiến lược’ ấy thực chất ra sao ?

2 tháng sau khi ra thông báo phản đối Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Nhà nước Đức đã tuyên bố tạm ngừng vô thời hạn vào tháng 9 năm 2017. Tháng tiếp theo, Đức hoãn thêm một hiệp định về miễn thị thực cho cán bộ Việt Nam đi công tác ở Đức. Cùng lúc , hàng loạt chương trình viện trợ kinh tế - xã hội của Đức cho Việt Nam cũng bị đình hoãn.

Hơn một năm rưỡi qua, trong lúc phía Việt Nam vẫn chưa chịu trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức và ‘xin lỗi, cam kết không tái phạm’ về vụ này, quan hệ Đức - Việt đã hầu như đóng băng, khiến giá trị giao thương song phương giữa hai nước có phần sút giảm, đặc biệt là hàng Việt Nam khó khăn hơn khi vào thị trường Đức - thị trường mà nhờ đó hàng năm Việt Nam xuất siêu được đến 5 tỷ Euro.

Vào tháng 11 năm 2017, lần đầu tiên phía Đức bắn tiếng ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược’, cùng lúc với quá trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh tưởng đâu đã có lối ra. Nhưng sau đó phía Việt Nam lại ngậm miệng và tất cả chìm vào bóng tối. 

Còn vào lần này, tháng 2 năm 2019 - lần đầu tiên mà cấp bộ trưởng ngoại giao như Phạm Bình Minh công cán đến Đức kể từ vụ khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh, những điều kiện cho triển vọng phục hồi đối tác chiến lược đã không còn dễ thở như năm 2017.

"Trong thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức và Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có thể điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức như thế nào và làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ quát" - một thông cáo báo chí cho biết như thế sau cuộc họp của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas với Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Berlin.

Một từ ngữ đặc biệt mà Ngoại trưởng Đức Heiko Maas dùng là ‘điều chỉnh’ trong quan hệ đối tác chiến lược, nếu quan hệ này được phục hồi. Điều đó có nghĩa là sẽ có những thay đổi, thậm chí là thay đổi đáng kể về nội dung quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Hoàn toàn có thể hiểu rằng kể từ nay trở đi và chỉ sau khi Trịnh Xuân Thanh được trao trả lại cho Đức, quan hệ đối tác chiến lược mới được đàm phán lại, nhưng sẽ được bổ sung vào đó ít nhất nội dung nhân quyền.

Còn nếu chính quyền Việt Nam vẫn không chịu trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức và không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền, cái gọi là ‘đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng’ trên mặt báo đảng Việt Nam sẽ biến thành một vết đen đúa không cách nào tẩy xóa được khi quan hệ đối tác chiến lược này sẽ bị người Đức thẳng tay hủy bỏ.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 23/02/2019

*********************

'Chỉ có Đức mới cần Việt Nam' (!?)

Phương Thảo, VNTB, 23/02/2019

Chuyến công du tới Đức không chính thức lần này của ông Phạm Bình Minh không gì khác hơn là nhằm hâm nóng lại mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã bị đóng băng từ năm 2017 sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

ducviet2

'Chỉ có Đức mới cần Việt Nam' (!?)

Nói láo quen mồm ...

Báo chí Việt Nam đã đưa tin " Đức muốn nối lại quan hệ với Việt Nam" và trong đó đã lặp lại thông tin rằng hai quốc gia Việt-Đức đã có những điều khác biệt kể từ khi Trịnh Xuân Thanh trở về nước đầu thú hơn một năm rưỡi về trước.

Vậy là cho đến giờ họ vẫn có thể nói ngược được như thể người dân trong nước không ai biết gì hoặc không người dân nào có thể đọc được các thông tin chính thức được chính quyền Đức đưa ra. 

Có những điều truyền thông lề phải không dám nhắc đến vì không được phép mở miệng như việc ông Đại sứ Việt Nam ở Đức đã phải chờ mấy tháng trời mới được phép trình quốc thư bổ nhiệm Đại sư lên tổng thống Đức. Ông Nguyễn Minh Vũ đã được bổ nhiệm làm tân Đại sứ của Việt Nam tại Đức sau từ ngày 25 tháng 7 năm 2018 để thay thế ông Đoàn Xuân Hưng, nhưng cho đến tận cuối tháng 12 ông Vũ mới đến Đức. 

Báo Đảng cũng không nhắc đến việc ông Phúc tại Davos hồi cuối tháng 1 năm 2019 cũng đã phải tránh mặt không dám gặp bà Merkel để hối thúc bà và nước Đức thúc đẩy việc ký kết EVFTA như đã hào phóng và hồ hởi đưa tin ông Phúc đã lên tiếng nhờ vả lãnh đạo các quốc gia châu Âu và chủ tịch các tập đoàn kinh tế lớn giúp cho thoả thuận EVFTA sớm được Quốc hội Châu Âu thông qua. 

Báo đảng lại càng tuyệt nhiên không dám đề cập đến việc Trinh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay trên đất Đức dưới sự chỉ huy của ông tướng Công an Tô Lâm người vừa mới được phong hàm Đại Tướng mới đây khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Đức đã bị đình chỉ từ ngày 27 tháng 9 năm 2017. Chính ông cựu đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng đã từng được báo chí Đức nhắc đến tên vì đã cho nhốt Trịnh Xuân Thanh 2 ngày tại Đại sứ quán trước khi bi bắt đưa về Hà Nội qua ngả Slovakia đồng thời gây tổn hại luôn mối quan hệ với quốc gia Đông Âu anh em Slovakia. 

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Đức về cuộc gặp gỡ với ông Phạm Bình Minh mới đây đã cho biết hai bên đang xem xét điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược và rằng " đã từng có những khác biệt đáng chú ý giữa Đức và Việt Nam - đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin". Nhưng báo chí Việt Nam và cơ quan chủ quản lại một lần nữa lại bỏ qua chi tiết quan trọng này và không muốn thừa nhận sự thật một cách công khai. 

Chỉ có Đức cần !?

Đảng, ban tuyên giáo và báo chí lề phải cứ làm như vì Đức cần Việt Nam nên "muốn nối lại quan hệ chiến lược" chứ Việt Nam chẳng cần phải cạy cục gì.

Nhưng thực tế cho thấy các cán bộ ngoại giao Việt nam đã phải chạy xấp ngửa ngược xuôi kể từ tháng 9 năm 2017 để hầu mong nối lại được quan hệ ngoại giao chiến lược mà Đức đã đơn phương đình chỉ sau khi Việt Nam không đáp ứng yêu cầu trả lại Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. 

Tháng 11 năm 2018, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt nam Bùi Thanh Sơn mới có mặt ở Berlin. Tin tức về vụ Trịnh Xuân Thanh không được đưa ra nhưng cả ông Sơn lẫn ông Đoàn Xuân Hưng đều tiết lộ " mối quan hệ chiến lược sẽ có những tiến triển mới" và phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Mãi cho đến cuối tháng Hai năm 2019, Việt Nam mới được Đức chấp thuận cho cấp bộ trưởng có một chuyến công du không chính thức đến nước này mà ai cũng có thể hiểu được là chuyện được ưu tiên trong chương trình nghị sự sẽ lại vẫn là Trịnh Xuân Thanh, nguyên nhân chính của khủng hoảng ngoại giao Đức Việt. 

Nếu không nối kết lại quan hệ đối tác chiến lược thì ai sẽ thiệt ? 

Thương mại song phương Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu EVFTA được ký kết thì có khả năng kim ngạch thương mại hai nước sẽ tăng lên mức 20 tỷ đô la vào năm tới. Một con số đáng kể cho Hà Nội.

Chỉ có Đức cần thì tại sao từ vài năm nay cứ mỗi lần quan chức Việt Nam sang công cán ở EU lại nghe nói đến "mong muốn được EU sớm thông qua EVFTA". Hết báo đài tới quan chức cứ trông cho EVFTA được thông qua cuối năm 2018 rồi lại phải dời mong muốn vào quý một năm 2019 rồi lại tiếp tục nuôi hi vọng trước tháng 4.

Trong lần ông Phạm Bình Minh đi Đức lần này, người đồng cấp của ông, ông Maas, cuối cùng cũng đã đưa cho Hà Nội củ cà rốt khi cho biết sẽ "tác động" vào việc phê chuẩn hiệp định thương mại EVFTA.

Còn giờ chưa có được EVFTA thì Phạm Bình Minh lại ngỏ lời xin viện trợ ODA của Đức tạm vậy. 

Đức cần Việt Nam thật ! 

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức đã nêu rõ điều Đức cần ở Việt Nam đó là"sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng các quyền con người phổ quát". 

Cái cần đầu tiên mà phía Đức đã nói rõ từ tháng 9 năm 2019 là Trịnh Xuân Thanh. Không phải Đức cần bản thân Trịnh Xuân Thanh nhưng đó là biểu tượng của sự tôn trọng pháp luật của một quốc gia có chủ quyền, một trong những giá trị chung mà Việt Nam đã không thèm đếm xỉa đến hồi tháng 8 năm 2017. Phía Đức vẫn đang tiến hành điều tra vụ việc và chắc chắn sẽ đi cho tới cùng. 

Hà Nội vẫn cứ trì hoãn không chịu đáp ứng nhu cầu của Đức. Báo bên nhà vẫn cứ lải nhải nhắc cho dân chúng biết bắt được Trịnh Xuân Thanh " về nước đầu thú" là nước cờ cao tay của kỳ thủ đốt lò theo luật rừng rồi bỏ mặc cho chính phủ và bộ Ngoại giao phải đi hàn gắn khủng hoảng ngoại giao với Đức. Trịnh Xuân Thanh có được trở lại Đức hưởng hậu vận nhàn hạ hay không vẫn còn phải "hạ hồi phân giải" vì Tổng Chủ vẫn né chưa quyết gì. 

Đức cần Việt Nam tôn trọng quyền con người. Cái quyền này lại là một thứ xa xỉ ở quốc gia cộng sản cầm quyền khi ngay đầu năm họ đã ban hành luật An ninh Mạng để bóp chặt quyền tự do ngôn luận, bỏ tù hàng trăm nhà bất đồng chính kiến chỉ vì dám lên tiếng phản đối chính quyền. Những quyền tự do tôn giáo, tự do hội họp, biểu tình, tự do tôn giáo, công đoàn độc lập… đều được nhà cầm quyền cho vào cái khung " tự do trong khuôn khổ" để biện minh cho các cáo buộc xâm phạm nhân quyền liên tục trong thời gian qua. 

Nhưng không chỉ có Đức và Châu Âu lại cũng cần Việt Nam ở đây. Châu Âu trước giờ vốn không gắt gao về vấn đề nhân quyền, nhưng cho đến giờ, Châu Âu lại sử dụng cây gậy nhân quyền để buộc Việt Nam phải chấp nhận và thực thi các giá trị lâu đời nhằm đảm bảo quyền con người thật sự cho người dân Việt Nam.

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 23/02/2019

**********************

Việt Nam lại hứa hẹn sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức ?

Thường Sơn, VNTB, 22/02/2019

Người ‘ăn ốc’ chưa bao giờ lộ mặt mà toàn bộ quy trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ phó thác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam...

ducviet3

Thông báo mới nhất từ Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vào ngày 20/2/2019 cho thấy cuộc đàm phán về vụ Trịnh Xuân Thanh giữa Việt Nam và Đức đã một lần nữa nhuốm chút hy vọng ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai nước - quan hệ mà Nhà nước Đức đã tuyên bố tạm ngừng vô thời hạn vào tháng 9 năm 2017 - 2 tháng sau khi ra thông báo phản đối Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

Sau khi kết thúc cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí, trong đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung :

"Trong thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức và Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có thể điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức như thế nào và làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ quát". (Thoibao.de)

Cách nói mở đường của Maas cho thấy nhiều khả năng Phạm Bình Minh đã hứa hẹn ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’.

Tuy nhiên theo thông tin từ phía Bộ Ngoại giao Đức và được giới truyền thông quốc tế đưa tin, trước đây Việt Nam cũng đã hứa hẹn không dưới một lần về ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, nhưng sau đó bặt tăm.

Liệu có gì bảo chứng cho những hứa hẹn của Phạm Bình Minh vào lần này, không chỉ bởi bộ ngoại giao của ông Minh đã ‘hứa lèo’ không ít lần với Đức, mà còn bởi trọng lượng thật sự của Ủy viên bộ chính trị Phạm Bình Minh đã được lịch sử chứng minh là khá nhẹ cân.

Người ta vẫn còn nhớ một sự kiện bi hài chính trị : 3 tháng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị trung ương 6, trong đó Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh hiện ra với bản báo cáo chuyên đề về… dân số.

Về sau này, nhiều thông tin không chính thức cho rằng ông Minh đã bị thất sủng từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh với lý do tế nhị là ông ta không muốn bị biến thành kẻ ‘đổ vỏ’. Còn trên bình diện ngoại giao, đã có những dấu hiệu cho thấy Phạm Bình Minh và bộ ngoại giao của ông ta muốn ‘chạy làng’ khỏi vụ Trịnh Xuân Thanh.

Vậy có giá trị gì cho lời hứa của một đương sự ‘đổ vỏ’, trong khi ngồi trên ông ta mới có thể là một đương sự khác - chính là người ‘ăn ốc’ - nhưng có quyền lực mang tính quyết định hơn nhiều, người mà nếu chính miệng ông ta nói rằng ‘sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’ thì người Đức mới có chút cơ sở để tin đó là sự thật.

Nhưng bởi người ‘ăn ốc’ chưa bao giờ lộ mặt mà toàn bộ quy trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ phó thác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, chẳng có gì chắc chắn là báo cáo và kiến nghị của Phạm Bình Minh sau cuộc đàm phán với Đức vào tháng 2 năm 2019 sẽ nhận được cái gật đầu dễ dàng của ‘Tổng chủ’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 22/02/2019

Published in Diễn đàn

Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ đang bị đe dọa ‘áp giải’ về Thái Bình ? (VNTB, 21/02/2019)

Một nguồn tin cho biết, trong những ngày tới đây, nhân dịp có một phái đoàn chư tăng của chùa Vĩnh Nghiêm đến thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ, sẽ có một vài nhân vật dân sự tháp tùng, và họ sẽ tìm mọi cách để ép đưa ngài Thích Quảng Độ về lại Thái Bình như một hình thức ‘an trí’ thời Pháp thuộc.

tangthong1

Đức Tăng thống (X), Hòa thượng Thích Nguyên Lý (XX) cùng một số chư tăng chùa Từ Hiếu, mồng 1 Tết Kỷ Hợi.

Kể từ khi Đức Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất rời quê nhà Thái Bình để về lại Sài Gòn vào cuối năm 2018, đến nay đã có ít nhất ba lần, vị Hòa thượng 91 tuổi này đã bị đe dọa ‘áp giải’ về lại Thái Bình.

Chuẩn bị lần thứ tư đe dọa ‘áp giải’ ?

Phật tử Diệu Thường kể rằng sau khi cô cháu gái của Đức Tăng thống đưa Ngài từ Thái Bình về lại Sài Gòn theo ý chỉ của Ngài, và chọn chùa Từ Hiếu ở quận 8 là nơi gửi trọn phần đời còn lại, thì cách đây hơn một tháng, ông Định – người cháu gọi Ngài theo thứ bậc dòng tộc là 'chú', đã đến tận chùa Từ Hiếu dự tính dùng vũ lực để ép Đức Tăng Thống về lại Thái Bình.

Sau khi nghe Phật tử Diệu Thường thuật lại câu chuyện, Hòa thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu đã hỏi ý Đức Tăng Thống : "Ông Định, cháu của Ngài muốn đưa Ôn Ngài về lại Thái Bình, Ôn Ngài nghĩ sao ?". Ngài nói : "Tôi đã phải rời bỏ Thái Bình về đây vì ở đó tôi rất bất an, không sống nổi, giờ còn về lại đó làm gì ? Đó là nhà của anh chị tôi năm xưa. Tôi là người tu thì phải ở chùa chứ sao lại ở nhà". 

Vài hôm sau đó, trong lễ tang vị Hòa thượng trụ trì Thiền viện Thanh Minh, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, ông Định cùng 'nhóm người nào đó' tìm mọi cách để buộc Đức Tăng Thống rời chùa Từ Hiếu, bằng việc cho người đến cung thỉnh Đức Tăng Thống về Thiền viện Thanh Minh để làm chủ các nghi thức tang lễ, gọi là Trưởng ban lễ tang. Sau đó nhân cớ này sẽ tiếp tục đưa ngài về lại Thái Bình.

Hòa thượng Thích Nguyên Lý nói rằng đó là buổi trưa ngày 18/01/2019, khi thỉnh Ôn Ngài đi viếng Hòa thượng Thanh Minh, Ngài bảo : "Tôi đã vào thăm Hòa thượng Thanh Minh trong bệnh viện Pháp Việt rồi, giờ tôi yếu không muốn đến chỗ đông người, tình nghĩa giữa chúng tôi như vậy là đã trọn vẹn lắm rồi".

Hòa thượng Thích Nguyên Lý kể về lần đe dọa thứ ba : "Chiều 18/01/2019, vợ chồng ông Định đến chùa xin gặp Ôn Ngài để mời Ngài về nhà đám giỗ bà nội. Tôi có kể lại việc hôm 17/01/2019 (12 tháng chạp) có thưa với Ôn Ngài về ngày giỗ của thân mẫu Ôn. Ngài nói : "Mẹ tôi qua đời đã lâu rồi, vả lại sau 49 ngày là mẹ tôi đã về cảnh giới của bà : đến ngày giỗ mẹ, tôi chỉ tưởng niệm trong tâm. Thầy chỉ cần hoa quả xôi chè tưởng niệm ngày mất của mẹ tôi là đủ. Còn ở gia đình các cháu muốn làm gì thì cứ tùy ý mà làm, sao cho thanh tịnh và đơn giản, cốt là tưởng nhớ ân đức của tổ tiên ông bà…". 

Tôi không cho ông Định gặp Ôn Ngài, vì các lý do sau : thứ nhứt, ngày 11/01/2019, khi ông tới chùa , trước mặt Hòa thượng Quảng Độ và tôi, ông đã nhào tới đòi đánh cô Diệu Thân là người chăm sóc Ôn Ngài, khi cô ấy không muốn rời khỏi phòng khách. Cô Thiên Hương phải ra tay ngăn cản.

Thứ hai, ngày 16/01/2019, khi tôi đang làm từ thiện ở Phú Yên, ông Định đã dẫn đoàn 7 người đến chùa Từ Hiếu mượn cớ thỉnh Ôn Ngài về Thanh Minh Thiền Viện thắp nhang cho Hòa thượng Thanh Minh, nhưng thực ra là sau đó ông áp giải Ôn Ngài về lại miền Bắc. Âm mưu này đã được một Phật tử cho hay trước khi phái đoàn của ông Định đến chùa Từ Hiếu. Vì vậy các Thầy trong chùa đóng cửa phòng Ôn Ngài theo lệnh của tôi điện về, không cho phái đoàn tiếp xúc Ôn Ngài. Ông Định đã đập phá cửa phòng ngay cầu thang phòng Ngài ở làm cho Ôn Ngài hốt hoảng bất an suốt ngày hôm đó.

Thứ ba, ông Định đã gọi điện cho em gái ở Thái Bình tuyên bố sẽ "chém chết cô Diệu Thân rồi chấp nhận vô tù".

Vì ba lý do trên, từ nay tôi không cho ông gặp Ôn Ngài. Sau đó, ông Định bước ra sân la lối và dọa sẽ kiện thầy Nguyên Lý ra tòa".

Một nguồn tin được xác nhận, vào tối ngày rằm tháng Giêng Kỷ Hợi, từ Thái Bình, ông Định đã quay trở lại Sài Gòn với toan tính sẽ cùng đoàn chư tăng chùa Vĩnh Nghiêm đến thỉnh an Đức Tăng thống trong vài ngày tới. Liệu đây sẽ là lần đe dọa thứ tư cho ‘áp giải’ Đức Tăng thống về lại Thái Bình ?

Hòa thượng Thích Quảng Độ : biểu tượng của Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Với nhiều người dân miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ là biểu tượng của một nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo. Sau tháng 4 năm 1975, Hòa thượng được chính quyền Hà Nội xem là một nhân vật bất đồng chính kiến cần phải cô lập. Ngài đã trải qua nhiều năm tháng tù đày, sách nhiễu.

Ngài nhiều lần được chính giới quốc tế đề cử giải Nobel Hòa Bình vì đã dành cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hòa bình, nhân quyền, dân chủ. Hòa thượng Thích Quảng Độ được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền năm 2006. Cùng năm, Ngài được nhận giải Can đảm vì Dân chủ do Phong trào Dân chủ Thế giới trao tặng. Trước đó, năm 2003, Ngài từng lãnh giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và linh mục Nguyễn Văn Lý. 

Năm 1995, Ngài bị bắt giam và bị phạt 5 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc "phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước". Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Ngài được trả tự do năm 1998 và đến tá túc tại Thanh Minh Thiền viện, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, trong tình trạng bị quản thúc dài hạn. Giữa tháng chín năm ngoái, Ngài bị buộc phải hồi hương quê nhà Thái Bình, nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, Ngài đã quay lại Sài Gòn.

Hòa thượng Thích Quảng Độ từng là giảng sư đại học, một nhà văn, một dịch giả với một kho tác phẩm rất đáng kính nể : Kinh Mục Liên Sám Pháp : Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân : Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962 (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân) : Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962 (truyện) : Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964 : Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận : Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận : Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận : Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập) : Phật Quang Đại Từ điển (9 tập) : Chiến tranh và bất bạo động : Thơ trong tù (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ) : Thơ lưu đày (tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)…

Minh Châu

*****************

Gia đình Phật tử : Bi – Tri – Dũng của hôm nay ? (VNTB, 20/02/2019)

"Từ Bi", lấy câu "Duy tuệ thị nghiệp" làm phương châm, đưa vào huấn dụ. "Tự dũng mãnh thắp đuốc lên mà đi" làm nền tảng, trong quá trình tu tập và hoằng dương chánh pháp ! Ba chữ nầy, cũng đã dược chọn làm châm ngôn cho tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam từ khi vừa được thành lập…

tangthong2

Gia đình Phật tử : Bi – Tri – Dũng của hôm nay ?

Gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên được thành lập từ những năm 1940, mang danh xưng chính thức là Gia đình Phật tử vào năm 1951 trên cơ sở các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo, do cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám sáng lập. 

Vào đầu thế kỷ 20 Gia đình Phật tử Việt Nam có hơn 150.000 Huynh trưởng và Đoàn sinh tham gia sinh hoạt thường xuyên.

Hiện nay, tổ chức Gia đình Phật tử tại nhiều chùa vẫn duy trì lịch sinh hoạt vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Có nơi thì sinh hoạt vào chủ nhật sau mỗi 2 tuần lễ như chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn – một tự viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ghi nhận từ một số vị huynh trưởng ở Gia đình Phật tử tại Sài Gòn trước 1975, thì chính tinh thần Bi – Trí – Dũng đã tạo làn sóng thanh niên Phật tử ở Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành miền Nam sôi sục xuống đường phản đối chiến tranh. 

Sau năm 1973, làn sóng này vẫn tiếp tục được đẩy lên rất cao, mặc dù thực thi Hiệp định Paris thì quân đội Mỹ đã rút binh sĩ khỏi chiến trường ở miền Nam, và người lính Mỹ cuối cùng rời trại Alpha ở Sài Gòn vào ngày 29/03/1973. Như vậy, sau thời điểm đó, dễ dàng nhận ra là tinh thần Bi – Trí – Dũng đã bị thế lực phe phái chính trị lợi dụng. 

Sau tháng tư năm 1975, các tổ chức Gia đình Phật tử ngưng trệ mọi hoạt động. Các anh chị huynh trưởng số thì đi vùng "kinh tế mới" : số bị đi "cải tạo" : số khác thì "vượt biên" định cư tại nước ngoài. Nhiều văn phòng, cơ sở của các Ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử bị trưng thu, niêm phong sau ngày 30/04/1975 : Hồ sơ, khí mãnh thì một phần lớn kỳ hiệu, ấn tín, quyết định công nhận chính thức đơn vị, và những văn kiện lịch sử không còn do bị tiêu hủy trong cơn binh lửa… 

Cho đến năm 1986 thì Gia đình Phật tử mới bắt đầu được dần khôi phục, khi mà chính quyền đã ‘quốc doanh hóa’ được tổ chức Phật giáo Việt Nam vào cuối năm 1981. 

Tuy nhiên mãi đến tháng 12/1995, Ban Tôn giáo Chính phủ với Thông tư số 01, mới chính thức cho phép Gia đình Phật tử sinh hoạt trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Rồi phải chờ hai năm sau đó, đến Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tại Hà Nội, thì sinh hoạt Gia đình Phật tử mới được chính thức đưa vào Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cải tên Ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử thành Ban Hướng dẫn Phật tử. 

Ban Hướng dẫn Phật tử có 2 phân ban trực thuộc : (1) Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử : (2) Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử. Qua cơ chế này, các đơn vị Gia đình Phật tử trực thuộc Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh, thành. Phân ban này lại trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh, Thành hội. Mỗi đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt nơi tự viện nào phải có sự bảo lãnh và chịu trách nhiệm của vị trụ trì nơi ấy.

Tiếp tục chờ đợi đến tháng 7 năm 2001, tại tổ đình Từ Đàm - Huế, mới diễn ra Đại hội Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc lần thứ IX. Đại hội lần thứ VIII Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc (cũng là đại hội cuối cùng trước khi lịch sử nước Việt Nam lật qua trang mới) được tổ chức tại Đà Nẵng vào các ngày 29, 30, 31/07/1973.

Chính cơ chế quản lý hành chính như nêu trên, đã khiến châm ngôn Bi – Trí – Dũng trở thành thuần túy là công cụ để phục vụ cho những yêu cầu đặt ra vào từng thời kỳ của Đảng cầm quyền. 

"Hiện nay sinh hoạt Gia đình Phật tử gần như hiếm hoi có các nội dung kêu gọi trách nhiệm của người Phật tử trước những bất công, oan khuất mà người dân Việt Nam đang phải gánh chịu. Tôi nghĩ rằng nếu như về mặt thể chế chính trị đã công nhận quyền được tự do lập hội, tự do công đoàn, thì ở đây cần trả lại cho sinh hoạt Gia đình Phật tử đúng như châm ngôn Bi – Trí – Dũng. 

Người đoàn sinh của Gia đình Phật tử phải hiểu trách nhiệm của mình với cộng đồng, để mạnh dạn lên tiếng cổ súy quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị như thế hệ các cha anh từng là đoàn sinh Gia đình Phật tử trước năm 1975. Người đoàn sinh phải chia sẻ nỗi đau của người dân oan khuất đang bị cướp mất quyền tư hữu đất đai của chính họ. Người đoàn sinh Gia đình Phật tử không thể bịt tai, che mắt làm ngơ đồng ý phó mặc thế sự kiểu đã ‘có Đảng và nhà nước lo rồi’"... Nhà báo có bút danh Thảo Vy, một Phật tử ở Sài Gòn, chia sẻ.

Tâm sự với người viết, một vị Hòa thượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kể rằng việc huấn luyện về Bi – Trí – Dũng giờ đây cũng phải uyển chuyển, tránh để chính quyền lo ngại, và các huynh trưởng cũng tránh bị ai đó chụp chiếc mũ lợi dụng quyền tự do ngôn luận. 

Với góc nhìn của thực thi các cam kết trong CPTPP, các FTA mà Việt Nam đã ký kết, nếu Nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng quyền tự do lập hội hiến định, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, cần chấm dứt ‘bao cấp đường lối tư tưởng’. 

Hãy để cho đoàn thể Áo Lam tự quyết qua đại hội, và tu chính nội quy mà không phân biệt chuyện là của tổ chức nào, là Phật giáo Việt Nam – tức Phật giáo ‘quốc doanh’ theo lý tưởng "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", hay Phật giáo Việt Nam Thống Nhất với nhiệm vụ "xiển dương Phật pháp, phụng sự chúng sinh, an bình quốc gia, xã tắc". Đó mới thực sự là Bi – Trí – Dũng của ngày hôm nay, của hậu chiến gần nửa thế kỷ, nhưng lòng người dường như vẫn còn mầm mống ly tán.

Minh Châu

Published in Việt Nam

CPTPP quy định người lao động được thành lập công đoàn độc lập như thế nào ?

Thường Sơn, VNTB, 15/11/2018

CTTPP sẽ cho phép đình công cấp ngành, đình công hưởng ứng và có thể có đình công "phản đối chính sách kinh tế - xã hội".

congdoan1

Vào năm 2015, gần 100.000 công nhân Pouyuen đã biểu tình phản đối điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không cho người lao đông được nhận trợ cấp một lần. Đây chính là dạng 'đình công phản đối chính sách kinh tế - xã hội' mà CPTPP đã chính thức quy định được phép diễn ra ở các nước tham gia hiệp định này, trong đó có Việt Nam.

Vào cuối năm 2018, để được tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộ chấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Dưới đây là những nội dung cơ bản liên quan đến công đoàn trong Hiệp định CTTPP :

- Cho phép người lao động làm việc trong một doanh nghiệp được thành lập tổ chức của Người lao động/Công đoàn ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ. Để hoạt động, tổ chức này hoặc gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký hoạt động độc lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (do Chính phủ quy định) tùy theo sự lựa chọn của tổ chức đó.

- Các tổ chức công đoàn - Người lao động này được quyền không kém hơn so với Công đoàn cơ sở ; thuộc hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Tổ chức này có thể yêu cầu và nhận sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo từ các tổ chức hoạt động về lao động đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

- Lộ trình : Chậm nhất từ 5 đến 7 năm ; kể từ khi CTTPP có hiệu lực ; các tổ chức Người lao động - Công đoàn có thể gia nhập/ hoặc thành lập tổ chức của Người lao động ở cấp cao hơn như : cấp ngành, cấp vùng lãnh thổ theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định.

Ngoài ra còn có những nội dung mới liên quan đến vấn đề lao động ở Việt Nam :

a. Đình công : Hiện tại Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép đình công trong các doanh nghiệp ; đình công chỉ được thực hiện với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ;

- Trong khi đó CTTPP sẽ cho phép đình công cấp ngành, đình công hưởng ứng và có thể có đình công "phản đối chính sách kinh tế - xã hội".

b. Lao động cưỡng bức : Pháp luật Lao động Việt Nam : Khoản 10, Điều 3 Bộ Luật lao động ; định nghĩa Lao động cưỡng bức phù hợp C.29 ; Cưỡng bức lao động đã bị cấm hoàn toàn (Khoản 3 Điều 8- Bộ Luật Lao động 2012).

- Trong khi đó CTTPP : Bổ sung "lao động gán nợ" là 1 hình thức của Lao động cưỡng bức : "việc Người lao động vay hoặc ứng trước tiền lương từ người sử dụng lao động, bù lại Người lao động cam kết trả bằng sức lao động của mình. Đồng thời CTTPP cũng khép tội hình sự đối với hành vi khai thác trái phép Lao động cưỡng bức.

c. Công việc không sử dụng lao động nữ (Điều 160 - Bộ Luật Lao động 2012) ; Pháp luật lao động Việt Nam : Tiếp nối thực tiễn bộ Luật lao động cũ, Bộ luật lao động mới (2012) sửa đổi cũng cấm sử dụng lao động nữ trong một số công việc.

- Trong khi đó CTTPP : xóa bỏ quy định cấm sử dụng lao động nữ trong hầm mỏ và dưới nước theo đề xuất của Ủy ban chuyên gia của ILO (theo CƯ số 45).

***

Trong rất nhiều năm trời, chính quyền Việt Nam đã chỉ trích Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ trước, gán ghép Công đoàn độc lập ở Việt Nam với Công đoàn Đoàn kết và coi đó là "một thủ đoạn nguy hiểm của Diễn biến hòa bình", đồng thời cấm tiệt tất cả các cuộc đình công chính đáng và phù hợp hiến pháp của công nhân Việt Nam.

Trong khi đó, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian ‘ăn’ 3% (gồm 2% thu nhập của doanh nghiệp và 1% thu nhập của người lao động) và quá vô tích sự, nếu không nói là đã ‘phản động’ đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân.

Ngay giờ đây, ở Việt Nam đã có mặt hai tổ chức về Công đoàn độc lập : Phong trào Lao động Việt và Liên đoàn Lao động Việt tự do. Theo quy định của CPTPP, Việt Nam sẽ phải chấp nhận cho phép tổ chức cộng đoàn độc lập của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng.

Vai trò và số phận phải tiêu vong của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam cũng bởi thế hầu như là một tương lai không còn hoài nghi, cho dù trong thời gian tới tổ chức này có tính kế ‘ve sầu thoát xác’ nhằm vớt vát một chút niềm tin của công nhân để kéo dài chút này hay chút ấy tuổi thọ tàn tạ của nó.

Khác hẳn với dĩ vãng, giờ đây trình độ và nhận thực của giai tầng công nhân Việt Nam đã vượt cao hẳn so với nhiều năm trước, công nhân không còn dễ bị Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và giới tuyên giáo đảng mị dân phỉnh dụ. Đó chính là những cơ sở then chốt để có thể đặt niềm tin vào giai cấp công nhân Việt Nam - những con người đã được nâng cao hơn hẳn mặt bằng dân trí và nhận thức chính trị lẫn nhân quyền, những người sẽ biết cách tự tạo ra cho mình mô hình nghiệp đoàn độc lập để đấu tranh với giới chủ và với cả những chính sách bất công của chính quyền.

Vào năm 2015, gần 100.000 công nhân Pouyuen đã biểu tình phản đối điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không cho người lao đông được nhận trợ cấp một lần. Đây chính là dạng 'đình công phản đối chính sách kinh tế - xã hội' mà CPTPP đã chính thức quy định được phép diễn ra ở các nước tham gia hiệp định này, trong đó có Việt Nam.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/11/2018

**********************

Chính quyền Việt Nam bắt đầu hé lộ về ‘tổ chức khác’ của người lao động

Minh Quân, 15/11/2018

Sau khi Quốc hội ‘100% gật’ để Việt Nam chính thức tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giới tuyên giáo và báo đảng đã lần đầu tiên kể từ năm 2010 - thời điểm bắt đầu đàm phán về Hiệp định TPP tức tiền thân của Hiệp định CPTPP - hé lộ về sự xuống thang của chính thể độc đảng ở Việt Nam trước quy định bắt buộc của CPTPP về tổ chức công đoàn độc lập phải được tự do hình thành ở đất nước này.

congdoan2

Tọa đàm trao đổi về các cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP ngày 13/11/2018

Tại Tọa đàm báo chí về cam kết lao động trong CPTPP do Bộ Lao động, thương binh và xã hội tổ chức ngày 13/11/2018, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Nguyễn Mạnh Cường cho biếtcam kết lao động của Việt Nam trong CPTPP nằm ở Chương Lao động và Thư trao đổi. Trong đó, cam kết chung về lao động của CPTPP được giữ nguyên trong Chương Lao động của TPP ; cam kết riêng về lao động của Việt Nam trong CPTPP là thư trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng 10 nước CPTPP.

Các cam kết chung được quy định tại Chương Lao động trong CPTPP bao gồm : các bên sẽ thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO : tự do liên kết và thương lượng tập thể ; xóa bỏ lao động cưỡng bức ; xóa bỏ lao động trẻ em ; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động (mức thông qua và duy trì là mức độ cam kết cao nhất trong các FTA trên thế giới) ; quy định trong luật pháp và thực hiện trong thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, theo cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam có thời gian 3-5 năm để đáp ứng các điều kiện về lao động theo cam kết. Chương về lao động trong CPTPP là cam kết cao nhất trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có trên thế giới. Theo đó, nếu Việt Nam có vi phạm các cam kết chung liên quan tới lao động, các nước không áp dụng các biện pháp cắt giảm ưu đãi thương mại trong thời hạn 3 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực. Nếu Việt Nam có vi phạm với quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể, các nước không áp dụng biện pháp đình chỉ ưu đãi thương mại trong thời gian 5 năm đầu. Trong thời gian năm thứ 5 đến năm thứ 7 CPTPP có hiệu lực, các bên sẽ rà soát về các vi phạm của Việt Nam (nếu có) về quyền tự do hiệp hội.

"Các nước đồng ý cho Việt Nam có 3 - 5 năm để thực hiện cam kết liên quan tới lao động vì đây là điều khoản khó và mới với Việt Nam. Đặc biệt liên quan tới tổ chức đại diện người lao động, nên cần thời gian nghiên cứu và xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tuyên truyền nâng cao nhận thức để thực thi", ông Nguyễn Mạnh Cường tiết lộ…

Trên thực tế, lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộ chấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Tuy nhiên cho đến nay, chính quyền Việt Nam mới chỉ hé lộ về ‘tổ chức khác’ của người lao động mà chưa hề gọi thẳng tên của nó là Công đoàn độc lập.

Tình hình hiện thời - năm 2018 - đã khác khá nhiều với năm 2015 và những năm trước đó. Về minh bạch hóa thông tin - một quy định của CPTPP chứ không còn tùy thuộc vào ‘thành ý’ có muốn công bố hay không của Việt Nam.

Vào năm 2015, cho đến sáu tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam "hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước" vào tháng Chín năm đó, chính quyền Việt Nam vẫn hầu như ém nhẹm trên mặt truyền thông về định chế công đoàn độc lập - một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP mà Bộ Chính Trị đảng đã phải chấp nhận vô điều kiện.

Hé lộ hầu như duy nhất chỉ đến từ ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc hội Việt Nam. Sau Tết Nguyên Đán 2016, ông Kiên cho biết "người lao động được quyền lập hội và họ được tự do tham gia một tổ chức hội nào đó mà họ muốn và chính quyền phải chấp nhận" trên báo chí nhà nước.

Cũng phải mất đến sáu tháng sau khi kết thúc đàm phán TPP, phía Việt Nam mới chịu công bố bản văn tiếng Việt, trong đó có nội dung công đoàn độc lập.

Vào năm 2015, việc cố tình không công bố thông tin về công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký.

Minh Quân

Nguồn : RFA, 15/11/2018

*****************

Nghiệp đoàn xích lô Sài Gòn : những người bên lề cuộc sống

Trúc Giang, VNTB, 14/11/2018

Góc đường Võ Văn Kiệt và Yersin có trụ sở của nghiệp đoàn xích lô quận 1. Nghiệp đoàn thành lập vào năm 1990, có chủ quản là Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên điều đó chỉ có ý nghĩa về mặt thủ tục hành chánh.

congdoan3

Câu lạc bộ Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ tổ chức đã đưa các thành viên của Câu lạc bộ tìm về Sài Gòn - Gia Định bằng phương tiện xe xích lô, tháng 4/2018. Ảnh : Trúc Giang

Nội quy trong nghiệp đoàn rất chặt chẽ, gần như chỉ di chuyển khi có hợp đồng, tuân thủ theo cung tuyến đường đã được cấp phép… Một giờ lăn bánh, tiền công là 50 ngàn đồng, nộp 10 ngàn đồng vào quỹ để trang trải chi phí đồng phục, giặt giũ, hiếu hỉ… Vào mùa đắt khách, một ngày mỗi người kiếm được 300 – 400 ngàn đồng, mùa ế khách cũng được 150 ngàn. Nếu không bị ám ảnh chuyện phạt - thu, cuộc sống của đoàn viên nghiệp đoàn cũng đắp đổi qua ngày.

Vào nghiệp đoàn, mọi người buộc phải chấp hành tốt mọi quy định vì quyền lợi cũng đi liền với nghĩa vụ, không còn tình trạng chặt chém du khách. Anh em cũng góp tiền lại làm đồng phục, sơn màu xe riêng tạo tính đồng bộ và dễ quản lý trong tổ. Có lần sau khi chở khách xong, một người phát hiện khách để quên một chiếc điện thoại iPhone trị giá đến cả chục triệu đồng, thế nhưng họ vẫn liên hệ công ty du lịch, tìm tới tận khách sạn và giao trả cho người mất.

Một câu chuyện cười ra nước mắt mà những người đạp xích lô tour thường xuyên gặp phải, đó là có khách nhưng lại… không dám chạy. "Có hôm, nghiệp đoàn chúng tôi đưa 10 chiếc xe láng coóng chở đoàn khách nước ngoài tới sát Dinh Độc Lập thì đội trật tự ập tới. Chúng tôi cuống cuồng chở luôn khách chạy thoát thân. 5 chiếc bị bắt, xe bị tịch thu. Khách nước ngoài họ cũng bị mời xuống đường, đi đâu mặc kệ" – người đàn ông già đạp xe xích lô cười buồn. "Trước đây chúng tôi đi xe không khách mới bị bắt, giờ đang chở khách cũng bị bắt luôn, chẳng thấy có ông công đoàn nào can thiệp giúp đỡ".

Ông kể rằng mình nào dám oán trách chi ai vì đó là luật hè phố từ 8 năm trước, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành lệnh cấm xích lô trong nội thành rồi, cứ lăn bánh xuống đường là coi như đã vi phạm, không xin xỏ gì được. Do đó tiếng là nghiệp đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng những chức sắc của Liên đoàn này chưa bao giờ lên tiếng bênh vực anh em trong nghiệp đoàn xích lô. Đây cũng chính là điểm yếu kém mà một số bác tài xích lô tin rằng nếu họ thật sự có một nghiệp đoàn của chính họ, được góp tiếng nói vào những lần họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thì rất có thể chính quyền sẽ chịu khó lắng nghe mà xem xét lại. 

"Nghe đâu ở Thái Lan, Singapore, Mã Lai vẫn cho phép xích lô đạp phục vụ khách du lịch. Bên công đoàn nhà mình có công ty du lịch lữ hành quốc tế, sao mấy ổng không góp ý với chính quyền vụ này ?". Ông già đạp xích lô thắc mắc.

Nhiều công ty du lịch lữ hành nói rằng nếu mai này cho phép thành lập những công đoàn độc lập, trước tiên họ sẽ cùng ngồi lại với nhau cho ra đời nghiệp đoàn xích lô du lịch. Họ sẽ chính thức góp tiếng nói với công quyền cho đòi hỏi quyền lợi của những đoàn viên xích lô, vì đây là một loại hình dịch vụ vận tải phục vụ khách du lịch thưởng ngoạn Sài Gòn.

Xích lô có thể nâng hạ, người ta dễ dàng bước lên xe. Xích lô đạp không gây ô nhiễm, không tạo tiếng ồn, không mùi xăng dầu. Mùa mưa, mùa nắng đi xích lô đều rất tiện. "Tất cả các công ty đại gia về du lịch đều là khách hàng của chúng tôi. Họ đặt chúng tôi chở khách hàng ngày, nhưng chúng tôi không dám chạy. Chỉ những hợp đồng nhỏ, vài ba chiếc, đi vào buổi tối, chúng tôi mới dám nhận. Ai đời, cuộc sống khó khăn, có khách mà không dám chạy !". Đại diện nghiệp đoàn xích lô quận 1, chua chát nói.

Du khách cần, giới lữ hành cần, người nước ngoài coi nó như đặc sản Sài Gòn. Chỉ nhiêu đó thôi là đủ để những nghiệp đoàn xích lô sống được. Vấn đề là nỗi lòng của họ sẽ cất lên ở đâu, ở nơi nào khi mà Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tiếng là đơn vị chủ quản, song lại chưa bao giờ đứng ra bảo vệ chén cơm manh áo cho những người nghèo cần lao bên chiếc xích lô.

Công đoàn độc lập không phải là chuyện của từ ngữ đao to, búa lớn, mà nhiều khi đó chỉ là lo lắng một cách tử tế cho nồi cơm, manh áo của người lao động nghèo khó sống bằng nghề đạp xích lô.

Trúc Giang

Nguồn : RFA, 14/11/2018

Published in Diễn đàn

Người Hmong theo đạo Tin Lành ở Sơn La tiếp tục bị hành hung (VNTB, 13/05/2018)

Những ngày gần đây, chính quyền xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo. Khi những gia đình người Mông theo đạo Tin lành tại đây liên tục bị hành hung, đánh đập và trục xuất ra khỏi địa bàn. 

hmong1

Ảnh cắt từ clip các hộ dân theo đạo Tin Lành tại Sơn La bị trục xuất ra khỏi bản tháng 5 năm 2017

Từ năm 2016 trở lại đây chính quyền các xã, huyện trong tỉnh Sơ La không ngừng ra tăng gây áp lực đối với người Mông theo đạo Tin Lành tại đây. Khiến cho bao gia đình phải chịu cảnh thương đau, nhà cửa bị đập phá và còn nguy hiểm đến cả tính mạng của họ.

Năm 2017, bốn hộ dân theo đạo Tin Lành tại bản Nộc Cốc I, xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã từng bị chính quyền địa phương tại đây hành hung, đánh đập và trục xuất ra khỏi bản. Sau nhiều lần đề nghị chính quyền xã Đứa Mòn mới đứng ra căn thiệt và đưa các hộ dân trở lại bản để sinh sống.

Điều đáng nói là chính quyền xã Đứa Mòn không hề có biện pháp, chế tài sử lí những kẻ vi phạm quyền tự do tôn giáo trong bản đó. 

Từ đó cho đến nay chính quyền trong bản vẫn luôn tìm mọi biện pháp để trục xuất những gia đình trên ra khỏi địa bàn. Tháng 2 năm 2018 chính quyền trong bản còn tự cho mình cái quyền ra lệnh cấm không cho các hộ tham gia sản xuất, cấm họ tiếp xúc với người ngoài bản và đe doạ "người nào vi phạm thì cứ đánh chết không cần biết".

hmong2

Sang (tên nhân vật được thay đổi) đã bị đánh chỉ vì đi làm nương. Ảnh : Nhật Quang

Đến ngày 24 tháng 3 năm 2018, chính quyền trong bản Nộc Cốc I, đã tự cho mình cái quyền cắt khẩu bốn hộ theo đạo Tin Lành trên ra khỏi danh sách quản lí của bản và tước đoạt mọi quyền lợi của họ.

Dù các hộ dân trên đã nhiều lần trực tiếp lên UBND xã Đứa Mòn yêu cầu xã can thiệp, không những không căn thiệp mà chính quyền xã còn từ chối gặp họ.

Để có được sự tự do thể hiện quan điểm và niềm tin của mình đối với chúa, không biết những người dân này còn phải đổ biết bao nhiêu sương máu, bao nhiêu nhà cửa bị đập phá và tháo dỡ.

Điều 1 trong Pháp Lệnh tôn giáo 2004 khẳng định "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau".

Nhật Quang

****************

Những cộng đồng 'vô gia cư' trên quê hương của họ (VNTB, 12/05/2018)

Xuất phát từ những vụ đàn áp tôn giáo tại các tỉnh Tây Bắc. Khiến một lượng lớn người Hmong tại đây phải di cư xuống sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên để lãnh nạn,từ đây họ trở thành những người vô gia cư trên chính Tổ Quốc của mình.

hmong3

Những cộng đồng 'vô gia cư' trên quê hương của họ

Cuối thập niên những năm 90, đạo Tin Lành tại các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc được người Hmông nơi đây chào đón và số lượng người theo đạo Tin Lành ngày càng đông. Trước sự phát triển của đạo Tin Lành tại vùng đồng bào dân Mông ở các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc. Chính quyền tại đây cho rằng đạo Tin Lành gây mất an ninh trật tự, đe dọa đến an ninh quốc gia. Họ tiến hành đàn áp những gia đình theo đạo Tin Lành, bắt bớ, đánh đập các trưởng nhóm, mục sư và những thầy truyền đạo.Khiến cho bao gia đình phải vứt bỏ tài sản, nhà cửa để chạy trốn khỏi sự đàn áp của chính quyền địa phương. Từ đây họ bắt đầu hành trình di chuyển xuống các tỉnh Tây Nguyên để sinh sống, nhưng lại một lần nữa những gia đình người Mông theo đạo Tin Lành ấy lại bị chính quyền tại đây từ chối cấp cho hộ tịch, hộ khẩu. Những gia này bỗng dưng trở thành những người " vô gia cư" trên chính mảnh đất hình chữ S của mình.

hmong4

Một Góc bản Đoàn Kết, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông với hơn 140 hộ không có hộ khẩu. Ảnh : Nhật Quang

Không chỉ những gia đình theo đạo Tin Lành di cư xuống các tỉnh Tây Nguyên mới bị đối xử như vậy mà chính những gia đình ở lại cũng bị chính quyền cướp đi quyền công dân, quyền được có quốc tịch của họ.

Đến những bản làng người Hmông tại Tây Nguyên chúng ta không khó để gặp được những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học trở thành lạo động chính trong gia đình. Khi hỏi đến mới được biết do không có hộ khẩu các em không được cấp chứng minh nhân dân và các em chỉ được học hết lớp 9.

Bước vào những ngôi trường trên các điểm bản người Hmong tại đây, những đứa trẻ ngây thơ vui đùa và có lẽ một điều các em sẽ không biết rằng mình là những đứa trẻ không giấy khai sinh, không quốc tịch và rồi sau này các em lớn lên cũng sẽ không được đến trường như những người anh, người chị của mình.

hmong5

Một góc tiểu khu 179, xã Liên Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh : Nhật Quang

Không hộ tịch, hộ khẩu đồng nghĩa với việc những gia đình tại đây không được hưởng bất kỳ quyền lợi hay phúc lợi xã hội này của một công dân Việt Nam.

Sau nhiều tháng lần mò đến từng bản làng chúng tôi được biết tại Tây Nguyên và Tây Bắc những gia đình người Mông theo đạo Tin Lành không được cấp hộ tịch, hộ khẩu lên đến gần 2000 hộ. Con số này sẽ khiến không ít người thấy bớt ngờ và không khỏi giật mình. Nhưng đây là sự thật và đã là sự thật sẽ không thể mãi che đậy được.

Nhật Quang

Published in Việt Nam

Ngày 1/2/2018, một hội thảo lớn về kênh đào Kra (kênh đào Thái Lan) đã được tổ chức tại tỉnh Phuket với sự tham dự của tướng Pongthep Thesprateep - chủ tịch Hiệp hội Kênh đào Thái Lan (TCA).

Đến nay chính quyền quân sự Thái Lan vẫn tỏ ra thận trọng với dự án kênh đào, một phần do các vấn đề chính trị và cuộc bầu cử dân sự sắp diễn ra. Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Somkid Jatusripitak dự định phát biểu mở màn hội thảo của TCA, nhưng đã hủy vào phút chót sau quyết định của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.

Sự kiện hôm 1/2 được đồng tài trợ bởi Phòng thương mại Anh tại Thái Lan, Phòng thương mại Pháp - Thái (FTCC), Phòng thương mại Úc - Thái (AustCham), Phòng thương mại Đức - Thái (GTCC), Phòng thương mại Mỹ (AmCham)... và Hiệp hội Doanh nghiệp và thương mại Châu Âu tại Thái Lan (EABC).

Dù không rõ Hoàng gia Thái Lan đã nhận được đề xuất chính thức nào liên quan đến kênh đào Kra chưa, nhưng công trình này đã có sự hậu thuẫn từ quốc gia giàu có và quyền lực : Trung Quốc. Theo các nguồn tin Chính phủ Thái, tân đại sứ Trung Quốc tại Bangkok Lyu Jian gần đây liên tục nhắc lại trong các cuộc gặp cấp cao rằng "Trung Quốc hình dung kênh đào Thái Lan là một phần của sáng kiến hạ tầng toàn cầu Vành đai - con đường trị giá 1.000 tỉ USD".

kra1

Đối với Việt Nam, tuyến hàng hải mới qua kênh Kra đi qua ngay mũi Cà Mau, cụm đảo Phú Quốc-Côn Đảo, nơi được cho là sẽ sớm hình thành đặc khu kinh tế mở trong năm 2018.

Theo giới quan sát, đây dường như là lần đầu tiên Bắc Kinh tích cực vận động công trình kênh đào Kra như một phần của "Vành đai - con đường", dù hiện tại Trung Quốc đã liên kết sáng kiến hạ tầng này với hành lang kinh tế phía đông của Thái Lan, bao gồm một đường sắt cao tốc nối hai nước chạy xuyên qua Lào vừa động thổ vào tháng 12/2017.

Dự kiến sau khi kênh Kra hoàn thành và đi vào hoạt động đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất Châu Á. Việc trao đổi thương mại giữa khu mậu dịch ASEAN và các nước trên thế giới sẽ được rút ngắn hơn 1.000km so với tuyến đường đi qua eo Malacca.

Các nhà hàng hải Châu Á và thế giới cho rằng, nếu đào được con kênh đào Kra Isthmus thì con đường hàng hải từ Địa Trung Hải qua kênh Suez tới Tây Thái Bình Dương sẽ được rút ngắn tới trên 1.000 hải lý, giảm được 3-5 ngày khi phải qua eo biển Malacca, đỡ tốn kém cho mỗi chuyến tàu trên 150.000 USD, lại tránh được nạn cướp biển hoành hành dữ dội tại vùng eo biển Malacca. Theo đề xuất thỏa thuận, kênh đào hai chiều sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m. Dự kiến việc dự án sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD.

Phía Việt Nam thời chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã mau mắn đón đầu câu chuyện nói trên, bằng việc tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, khoảng 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau – tỉnh cực nam của Việt Nam. Nằm ngay giữa Vịnh Thái Lan và Biển Đông, Cảng Hòn Khoai có vị trí đắc địa để nhận hàng hóa từ Indonesia và Australia. Và cho đến khi có kênh đào Kra thì dễ nhận thấy rằng sẽ mang lại cho Cảng Hòn Khoai này một lượng tàu thuyền thương mại dồi dào.

Thiết kế ở Hòn Khoai là kết quả của một nghiên cứu khả thi được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel – công ty kiến trúc và xây dựng tầm cỡ của Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng dự kiến, một nửa trong số đó sẽ được dùng cho nhập khẩu các mặt hàng khác ngoài than.

Thiết kế trước đó, do Cục Hàng hải Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp Úc N&M Commodities, dự kiến có tới 24 cầu cảng mà chỉ một nửa trong đó phục vụ cho nhập than. Phần còn lại phục vụ nhập khẩu hàng hóa, container, xăng dầu, khí hóa lỏng và các loại tàu Ro/Ro được thiết kế phục vụ vận chuyển hàng hóa có bánh xe – tức các mặt hàng sẽ đi qua kênh đào Kra đến từ tận những nơi như Trung Đông và Châu Âu.

Nếu mọi chuyện diễn ra như dự tính thì Cảng Hòn Khoai sẽ đóng dấu lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ ngay tại trung tâm của bức tranh địa-kinh tế được định hình bởi sự biến đổi quyền lực mà kênh đào Kra mang lại. Cảng Hòn Khoai được cho là sẽ nhận được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ thông qua kênh xúc tiến khi ấy của bà Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

kra2

Vị trí kênh đào Kra

Tuy nhiên trong một diễn biến xảy ra hồi tháng 1/2015, khi ông Mark Argar, Quản lý dự án của Công ty Bechtel trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, thì ông Thăng có ý bàn ra khi khuyên phía Bechtel cần xem xét thị trường khu vực này nếu quyết định đầu tư. Theo ông Thăng, đối với cảng than, khu vực này đã có Cảng Duyên Hải do Trung Quốc đầu tư ; còn cảng trung chuyển quốc tế thì đã có cụm Cảng Cái Mép - Thị Vải. Và Bộ Giao thông vận tải thì đang triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, nên cảng chính của khu vực phải là cảng Cần Thơ.

Bên cạnh đó, việc kết nối giao thông đường bộ giữa cảng với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch trước năm 2020 chưa có đường cao tốc. Ông Thăng nói rằng nếu hàng hóa nhập khẩu về Cảng Hòn Khoai thì vận chuyển lên phía trên bằng gì ?

Mới đây, xét đề nghị của UBND tỉnh Cà Mau tại Công văn số 459/TTG-CN về chủ trương xây dựng cơ chế đặc thù của dự án đầu tư xây dựng cảng Hòn Khoai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo "UBND tỉnh Cà Mau thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan về sự cần thiết đầu tư ; đồng thời, thống nhất về quy mô, công năng, hình thức, phân kỳ đầu tư và đề xuất cụ thể cơ chế đặc thù để thực hiện trong trường hợp cần thiết đầu tư dự án cảng biển Hòn Khoai ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền".

"Cảng Hòn Khoai khi được đầu tư sẽ trở thành cảng tổng hợp nước sâu lớn nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam, có thể đáp ứng được tàu có tải trọng lên tới 250.000 DWT đồng thời tạo thế kiềng 3 chân vững chắc cho động lực phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, gồm Kiên Giang – Phú Quốc ; Trà Vinh – Định An và khu kinh tế Năm Căn – Hòn Khoai. Từ đó, Cảng Hòn Khoai tạo ra thế quá cảnh của Việt Nam như Hà Lan ở Châu Âu", đại diện lãnh đạo Cà Mau nhấn mạnh như vậy trong một văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ.

Không chỉ với Cảng Hòn Khoai, khi có kênh đào Kra, thì đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong vùng có thể làm trạm dừng chân mới thay thế cho Singapore.

Thảo Vy

Published in Việt Nam

Nhiều quan điểm cho hay, chiến dịch chống tham nhũng Việt Nam đang đi theo một nhận thức chung như cách mà Trung Quốc đang tiến hành. Quả thực, sự học hỏi này là có ! Nhưng liệu chống tham nhũng có giống như việc, 'trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam' ?

sieu1

Chức năng Siêu ủy ban trong quản lý vốn nhà nước

Mới đây nhất, một Siêu ủy ban được lên kế hoạch nhằm quản lý vốn có hiệu quả hơn (với trị giá lên đến 5 triệu tỷ đồng), nó được đánh giá sẽ tước bỏ lợi ích nhóm của các bộ ngành thông qua việc giảm bớt sự can thiệp tủy tiện của các cơ quan nhà nước vào trong doanh nghiệp nhà nước. Một Nghị qủyết về thành lập ủy ban sẽ được ra đời trong cuộc họp Chính phủ ngày 2/2 tới, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - một chủyên gia kinh tế có tiếng nói phản biện cũng thể hiện sự 'kỳ vọng', và coi đây như một cách để đảm bảo sự cạnh tranh bình đăng, cải cách tốt hơn.

Điều này cũng đồng nghĩa, Siêu ủy ban về quản lý vốn sẽ là bước tiếp theo trong kiểm soát chống tham nhũng.

Vấn đề đặt ra là, trong một hệ thống nhà nước mà chương trình phát triển kinh tế được tiến hành bằng chỉ đạo (thông qua Nghị qủyết), cấu trúc nhà nước được đan xen bởi trục dọc và trục ngang thì liệu Siêu ủy ban có được như kỳ vọng ?

Khó : từ chính trị gia đến minh bạch

Chủyên gia kinh tế và nhà phản biện độc lập - bà Phạm Chi Lan đã đúc kết sự thành bại của Siêu ủy ban này trong câu nói : Người quản lý phải là người có kỹ trị chứ không chỉ là chính trị. Nếu chỉ am hiểu chính trị mà không am hiểu thị trường, không nắm rõ các ngủyên tắc quản lý cơ bản thì không thể làm tốt được.

Lo lắng này là có thực, bởi ngay cả người anh cả Trung Quốc, nơi đang là nguồn cảm hứng của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Việt Nam cũng găp nhiều vấn đề khi khai sinh và quản lý Siêu ủy ban quản lý vốn, và Phó Chủ tịch SASAC (là một chính trị gia) bị bắt vì tham nhũng và 'bảo trợ chính trị'.

Cần diễn giải thêm rằng, SASAC là cơ quan quản lý hệ thống doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, lên đến 200 DN cấp Trung ương - vốn trước đây trực thuộc quản lý của nhóm ủy ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước (SETC), ủy ban Kế hoạch Phát triển Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động và An sinh xã hội, và ủy ban Doanh nghiệp Trung ương. 

Trong khi đó, tai Việt Nam, thông qua Qủyết định của mình, Thủ tướng Ngủyễn Xuân Phúc đã chỉ định ông Ngủyễn Hoàng Anh - ngủyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng làm Chủ tịch của ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

sieu2

Ông Ngủyễn Hoàng Anh, ủy viên trung ương Đảng, Ngủyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng

Vậy sự 'độc lập' ở đây sẽ được hiểu như thế nào ? ! Liệu sẽ xuất hiện sự bảo trợ cho các nhóm thân hữu của ngủyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng ?

Thứ hai, Siêu ủy ban muốn làm tốt phải đảm bảo tính 'giám sát, minh bạch', mà hai yếu tố này thì Việt Nam liên tục bị đội sổ trong xếp hạng của tổ chức Minh bạch Quốc tế trong các năm vừa qua. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Do vậy, người viết đồng ý với quan điểm của TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam là 'không cần thiết' trong lập Siêu ủy ban, thay vào đó nên tập trung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Bởi sủy cho cùng, sự tách-nhập từ các ủy ban thành Siêu ủy ban vẫn là dủy trì chức năng sở hữu nhà nước về doanh nghiệp. 

Tập trung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một điều tổt, ít nhất nó đảm bảo cho kinh doanh của khối doanh nghiệp này hoạt động có tính thị trường và quản lý theo tinh thần thị trường hơn. Tủy nhiên, xu hướng cổ phần hóa Việt Nam lại bị coi như một cách thức bán tài sản quốc gia hơn là một cách thức để thúc đẩy nền kinh tế cạnh tranh quốc gia qua các tập đoàn kinh tế, chưa kể số lượng tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục bị bổ sung vào nhóm lợi ích khi các doanh nghiệp sân sau của quan chức nhà nước được lập ra để kiểm soát cổ phần bán ra của doanh nghiệp nhà nước. Và một điểm đặc biệt, là ngay cả trong tiến trình cổ phần hóa, nhà nước vẫn bộc lộ chức năng dủy trì tính sở hữu nhà nước về doanh nghiệp, khi mà 

Nhất là khi mà cổ phần hóa chỉ thiên về mặt số lượng với 96,5% số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, nhưng thực tế chỉ khoảng 8% số vốn trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, chủyển giao cho khu vực tư nhân.

Như vậy, khúc dạo đầu của công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam theo mô hình Trung Quốc, từ đưa các quan chức tham nhũng bị trủy tố sang kiểm soát nguồn tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước dương như chỉ mang tính hữu hạn về măt 'làm sạch tạm thời' hệ thống qủyền lực trong khối kinh tế nhà nước, nhưng về lâu dài, nó không khiến bản chất nhà nước trở nên trong sạch hơn.

Và như thế, nguồn tiền ngân sách bị thất thoát sẽ khó có xu hướng giảm, mà nó chỉ tạo nên những nhóm lợi ích, kiểm soát với mục tiêu chính trị của những phe nhóm mới trong nhà nước. Và như thế, cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam vẫn cần một yếu tố mang tính 'minh bạch hệ thống chính trị' nếu không, mọi nỗ lực sẽ trở về không (0).

Dễ rơi lại vào vòng lặp Đinh La Thăng

Ở một góc nhìn nào đó, quan điểm của tác Hương Lệ Thu trên trang lowyinstitute.org có phần chính xác liên quan đến việc tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mở rộng của ông Tổng Bí thư Ngủyễn Phú Trọng, và tất nhiên, thông qua trường hợp trủy tố ông Đinh La Thăng.

Đinh La Thăng là 'người bạn' của cựu Thủ tướng Ngủyễn Tấn Dũng, người nắm qủyền 2 nhiệm kỳ ở Việt Nam.

Trong thời gian từ 2009 - 2011, ông đầu tư 20% vốn của Petro vào Oceanbank và gây thiệt hại 88 triệu USD, tiếp đó, cũng cũng chịu trách nhiệm về khoản đầu tư không sinh lãi trị giá 523 triệu USD, gây thiệt hại 5,5 triệu USD cho nhà nước.

sieu3

Bà Phạm Chi Lan cho biết : Người quản lý phải là người có kỹ trị chứ không chỉ là chính trị.

Những con số triệu USD nêu trên, không chỉ vì 'qủy mô quản lý kém', mà còn liên quan đến tính chất hồi cứu của cuộc điều tra, bởi giai đoạn được qủy kết của việc lạm dụng ngân sách có từ thời 2009 - 2011. Do đó, nó gây ra nổi hoài nghi trong dân chúng, và nếu đây là 'một trò chơi qủyền lực chính trị có chọn lọc và nhắm mục tiêu, nó có thể đạt được sự thống nhất lớn hơn trong Đảng nhưng gây ra sự chia rẽ rộng lớn hơn trong xã hội Việt Nam.'

Siêu ủy ban nếu bị chính trị hóa quá mạnh, thì có thể dễ dàng tạo nên một Đinh La Thăng thứ 2 với qủy mô và tốc độ phá ngân sách lớn hơn ! ! ! Trong đó trọng tâm là nắm và thu gom nguồn vốn lớn thông qua các doanh nghiệp nhà nước và dễ xuất hiện một lực lượng siêu 'bảo trợ chính trị' trong tương lai.

Ánh Liên

Published in Việt Nam

"Thành phố năng động thứ hai trên thế giới", từng được biết đến với cái tên Sài Gòn, là một sự pha trộn quyến rũ của cả cũ và mới mặc dù có giao thong hỗn loạn".

saigon1

Du khách đang tham quan Địa đạo Củ Chi - Ảnh Alamy

Mặt tốt

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị sôi động nhất ở Đông Nam Á. Từng được biết dưới tên Sài Gòn, thành phố này hiện là thành phố năng động thứ hai trên thế giới (sau Bangalore ở Ấn Độ) dựa trên các yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế lâu dài như đổi mới, cảm hứng, đầu tư và cơ sở hạ tầng.

Năm 2017, "hòn ngọc Viễn Đông" này đã đón tiếp hơn 6 triệu du khách quốc tế, tăng đáng kể so với năm trước, nhờ vào việc áp dụng thị thực điện tử cho du khách từ 40 quốc gia.

saigon2

Ngày 30/04/1975, xe tăng quân đội Bắc Việt ủi cổng vào Dinh Độc Lập - Ảnh AP

Xe máy là phương tiện có số lượng nhiều nhất trên đường phố và là một cách thuận tiện để đi quanh những điểm tham quan. Bắt đầu tại Dinh Thống nhất, nơi mà một xe tăng của quân đội Bắc Việt Nam lao qua các cổng chính vào tháng Tư năm 1975 để kết thúc hàng thập kỉ chiến tranh, trước hết với Pháp và sau đó là người Mỹ.

Cách 10 phút đi bộ là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, trưng bày những bằng chứng tàn bạo của quân đội Hoa Kỳ (và chỉ lực lượng Hoa Kỳ), chẳng hạn như cuộc tàn sát Mỹ Lai.

Cũng gần đó là Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) nổi bật và Bưu điện Trung tâm Bưu điện ấn tượng, đều có từ thời Pháp thuộc.

saigon3

Dinh Độc Lập ngày nay, gọi là Dinh Thống Nhất trở thành một địa điểm du lịch - Ảnh AFP

Những người quan tâm đến lịch sử quân sự nên dừng lại ở Khách sạn Caravelle, một trong những điểm mốc của thành phố. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các nhà báo sẽ tập trung tại quầy bar trên tầng thượng, và khi cuộc xung đột tiến gần Sài Gòn hơn, họ có thể nhìn thấy sự chuyển quân và tin tức mà không phải rời khỏi quầy bar của họ.

Tại sao thành phố Hồ Chí Minh lại có phong cách ẩm thực hơn Hồng Kông, theo người sáng lập Chom Chom, người đang quay trở lại với nghề nấu ăn.

Các khách sạn tự hào với hàng tá nhà hàng tinh xảo, nhưng nếu bạn thích những môi trường xung quanh yên tĩnh hơn, hãy đến một nhà hàng địa phương để thưởng thức bát phở, món canh phở gia vị được coi là món ăn mang đậm tính dân tộc của Việt Nam.

Để có một bữa ăn nhẹ giá rẻ, hãy mua bánh sandwich baguette Pháp (bánh mơ) với paste, tương ớt và xà lách, và một tách cà phê tuyệt vời, được sản xuất tại địa phương từ bất kỳ nhà cung cấp góc phố nào.

saigon4

Phở được coi là một món ăn rất phổ biến - Ảnh Alamy

Một cách khác để tham gia vào các điểm tham quan là bằng xe buýt nước. Đầu tiên và trước hết là dịch vụ đi lại, những chiếc thuyền được đưa vào sử dụng từ vào tháng 11 năm 2017 cũng sẽ thu hút khách du lịch muốn xem bầu trời từ một góc nhìn khác. Năm tàu ​​sẽ song song chạy trên sông Sài Gòn nhưng với mạng lưới hơn 100 con sông và kênh rạch đi qua thành phố, giao thong thuỷ có khả năng được mở rộng và thành phố đang xem xét moử nhiều tuyến đường khác.

Thuê một chiếc xe máy (hoặc một chiếc xe hơi và tài xế) trong một giờ đi xe đến đường hầm tại Củ Chi. Được xây dựng bằng tay, pháo đài ngầm đã được Việt Cộng sử dụng làm tuyến cung cấp và nơi cất giấu thực phẩm và vũ khí, bệnh viện và các khu nhà ở. Nhiều đường hầm đã sụp đổ nhưng đã được khôi phục và mở rộng để cung cấp cho khách du lịch sự hiểu biết về cuộc sống của quân cộng sản trong thời chiến thế kỷ trước.

saigon5

Thành phố Hồ Chí Minh có 7 triệu xe gắn máy đủ loại với mức độ dày dặc - Ảnh Alamy

Một chuyến đi đáng lưu ý nhưng dài hơn là thăm thú vùng sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực lúa gạo, sông ngòi và đất ngập nước tươi tốt nơi nuôi dưỡng nông dân, với những trẻ em chăn trâu nước và thương lái bán đồ của họ tại các chợ nổi bắt đầu trước bình minh.

Những điều xấu

Có khoảng 7 triệu xe máy (hoặc có thể là 8 triệu) trên đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 1.300 vụ tắc xe mỗi ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nam cao thứ hai ở Đông Nam Á, và tai nạn đường bộ là nguyên nhân chính gây tử vong cho người có độ tuổi từ 25 đến 29.

Nhiều đoạn phim trên YouTube cung cấp lời khuyên về cách vượt qua những con phố bận rộn : sử dụng những người bản xứ để hướng dẫn. Thậm chí có một ứng dụng, Đường Việt Nam, với bốn giai đoạn để làm chủ và trình độ kỹ năng mà dần dần trở nên khó khăn hơn, vì tốc độ xe cao và những trở ngại khác.

Bạn có thực sự nghĩ đến việc thuê một chiếc xe máy ? Mướn một chiếc xe tăng từ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sẽ khôn ngoan hơn.

saigon6

Chợ nổi Cái Răng trên đồng bằng sông Cửu Long

Trong hoàn cảnh, dịch vụ xe buýt nước có vẻ như là một cách an toàn, hợp lý để thăm quan thành phố. Cho đến nay, chỉ có ba trong số năm tàu ​​thuyền đã hoạt động và thời gian chờ đợi là khá lâu... Và trong khi chúng tôi đang đề cập đến các con tàu, khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng, ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nhìn thấy phẩm phế thải, túi nhựa, nhiên liệu động cơ và chất thải của con người trôi lềnh bềnh trên mặt nước, vì người dân địa phương có thói quen vứt chúng xuống sông.

Thành phố Hồ Chí Minh hy vọng thu hút được 7,5 triệu du khách quốc tế vào năm 2018 và cơ quan du lịch đã đưa ra một mục tiêu quốc gia đầy tham vọng là đón 20 triệu du khách nước ngoài một năm vào năm 2020. Mặc dù ngân sách quảng cáo hàng năm chỉ có 2 triệu đô la Mỹ, gần 10 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội. (Để so sánh, Thái Lan dành 105 triệu đô la Mỹ một năm để quảng bá du lịch).

saigon7

Nạn trộm cắp và giật đồ là một trong những lý do khiến du khách không muốn trở lại - Ảnh Alamy

Người ta ước tính chỉ có 6 phần trăm du khách quay trở lại ; một lần nữa, điều này so sánh kém với Thái Lan, nơi khoảng 60% đến 70% khách là người đã từng đến quốc gia này. Trộm cắp, ùn tắc giao thông, vệ sinh thực phẩm kém và lái xe taxi thô lỗ là một trong những lý do khiến du khách không muốn quay trở lại.

Vào tháng Chín, một nhà ngoại giao Mỹ đã bị đánh và bị cướp trong một chiếc taxi ở thành phố Hồ Chí Minh và mặc dù đường dây nóng về du lịch đã được giới thiệu để báo cáo các sự cố như vậy nhưng vụ việc không được giải quyết nếu xảy ra ngoài giờ hành chính - khi có phần lớn vụ việc như thế. Các nhân viên cũng không đủ tiêu chuẩn hoặc đủ kinh nghiệm để đối phó với nhiều tình huống mà họ đang phải đối mặt.

Các nhà chức trách đang xem xét thành lập một lực lượng cảnh sát du lịch tại thành phố lớn nhất của Việt Nam, nhưng bên cạnh vấn đề rào cản ngôn ngữ, nạn nhân của tội phạm hiếm khi được giải quyết vì lý do quan liêu.

saigon8

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Sự xấu xí

Một khi được gọi một cách trìu mến là Paris của phương Đông, kiến ​​trúc thuộc địa của thành phố Hồ Chí Minh đang nhanh chóng bị phá hủy để nhường chỗ cho những tòa nhà cao tầng - một kịch bản mà nhà sử học Anh và chuyên gia Việt Nam Tim Doling cho là thiển cận.

Ông nói : "Vấn đề là ở chỗ không có bất kỳ chính sách nào để bảo tồn những tòa nhà lịch sử hoặc di sản mà chúng đang bị phá hủy một cách có hệ thống".

Tim Pale

Nguyên tác : The good, bad and ugly sides to being a tourist in Ho Chi Minh City, scmp.com, 18/01/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Published in Việt Nam

Các nhà nghiên cứu cho biết trồng trọt mất mùa, xâm nhập mặn và lũ lụt là một số trong những yếu tố đe dọa cuộc khủng hoảng người di cư đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long.

khihau1

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp lớn của thế giới và có tầm quan trọng toàn cầu trong xuất khẩu gạo, tôm và hoa quả. 18 triệu dân ở đồng bằng thấp này cũng là những người chịu sự đe doạ của biến đổi khí hậu nhất trên thế giới.

Người nông dân cày trên ruộng nứt nẻ ở đồng bằng sông Cửu Long

Trong mười năm qua, khoảng 1,7 triệu người đã di cư ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đồng bằng rộng lớn chằng chịt sông ngòi và kênh rạch. Cũng trong khoảng thời gian đó, có 700.000 người đã đến để sinh sống tại đây.

Về một mức độ di dân toàn cầu đến các khu vực đô thị vẫn còn cao : một trong mỗi 200 người di chuyển từ nông thôn ra thành phố mỗi năm. Nguyên nhân của việc di dân còn chưa rõ ràng vì rất khó tìm ra người di cư để hỏi tại sao họ lại chuyển chỗ ở và sinh sống.

Tuy nhiên, tỷ lệ di dân cao từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gấp đôi so với mức trung bình của cả nước và thậm chí còn cao hơn ở các vùng dễ bị tổn thương nhất về khí hậu. Điều này ngụ ý rằng có một cái gì khác - có thể liên quan đến khí hậu - đang diễn ra ở đây.

Sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long : màu xám là đất trồng lúa 2-3 vụ/năm, màu xanh da trời là đất thuỷ sản và màu vàng là đất trồng hoa màu.

Năm 2013, chúng tôi thăm xã An Thạnh Đông, tỉnh Sóc Trăng nhằm thu thập số liệu điều tra về sản lượng nông nghiệp. Chúng tôi sớm nhận ra rằng hầu như không có nông dân nào của An Thạnh Đông có báo cáo sản xuất. Xã đã mất toàn bộ mía sau khi mực nước mặn cao đột ngột xâm nhập vào đất và làm chết cây trồng.

Nhiều người dân sống trong nghèo đói. Trong những tuần tiếp theo, hàng trăm nông hộ nhỏ, nhiều người trong số họ đã cày cấy trên ruộng trong hàng thập kỷ, cho chúng tôi biết rằng mọi thứ đang thay đổi và sinh kế của họ sẽ sớm không thể kiểm soát được.

Trong giai đoạn 2015-2016 thiên tai xảy ra với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Điều này làm cho nước mặn tràn sâu vào đất liền hơn 80 km và phá huỷ ít nhất 160.000 ha cây trồng. Tại Kiên Giang (với dân số 1,7 triệu), một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tỷ lệ di cư thuần tại địa phương đã tăng lên khoảng 1%.

Một bài viết ít được chú ý của một số nhà khoa học Việt Nam có thể là một phần quan trọng của câu hỏi. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh và Lê Minh Trương của Đại học Văn Lang cho thấy biến đổi khí hậu là yếu tố quyết định của 14,5% người di cư rời đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu con số này là chính xác, biến đổi khí hậu buộc hàng chục ngàn người rời khỏi khu vực này mỗi năm. Và điều đáng lưu ý là yếu tố lớn nhất trong các quyết định riêng lẻ rời Delta đã được tìm thấy là mong muốn thoát nghèo. Khi biến đổi khí hậu có mối quan hệ ngày càng tăng và phức tạp với đói nghèo, 14,5% thậm chí có thể bị đánh giá thấp.

Có một loạt yếu tố có liên quan đến khí hậu thúc đẩy quá trình di dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số ngôi nhà đã bị cuốn trong nước theo nghĩa đen khi bờ biển đã bị xói mòn ở phần phía Tây Nam của đồng bằng - ở một số nơi đất ven biển đã bị mất 100 mét trong một năm.

Hàng trăm ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của nước mặn khi nước biển dâng lên và chỉ có một số người có thể thích với cuộc sống dựa trên canh tác ở vùng nước lợ. Những người khác đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng tần suất hạn hán, một xu hướng có thể do biến đổi khí hậu và những con đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mekong.

Các chính phủ và cộng đồng ở các nước đang phát triển trên thế giới cần phải hành động để đối phó với biến đổi khí hậu thông qua việc xây dựng các chính sách thích ứng. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi ở Việt Nam đưa ra lời cảnh báo về việc này đang được thực hiện như thế nào.

Chúng tôi thấy một nhóm người nữa bị buộc phải di cư từ sông Mê Công để tự bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng của khí hậu do hàng ngàn dặm đường đê cao trên bốn mét bao quanh vùng đồng bằng. Đê được xây dựng chủ yếu để bảo vệ con người và cây trồng khỏi lũ lụt, nhưng những con đê này cũng đã làm thay đổi hệ sinh thái cơ bản. Người nghèo và người không có ruộng đất không còn có thể tìm thấy cá để ăn và bán, và các đê ngăn ngừa các chất dinh dưỡng theo nước lũ được đưa vào ruộng lúa.

khihau2

Tất cả điều này chứng tỏ rằng thay đổi khí hậu đe doạ làm trầm trọng thêm các xu hướng di dân vì lý do kinh tế hiện nay. Một nghiên cứu quy mô lớn về di dân ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy các yếu tố khí hậu như lũ lụt, lốc xoáy, xói mòn và suy thoái đất đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên trở nên mong manh hơn và khuyến khích người dân di cư.

Đến nay, các cách tiếp cận truyền thống để đạt được tăng trưởng kinh tế không phục vụ nhóm người dễ bị tổn thương nhất như cách chúng đem lại lợi ích cho những người sống trong giàu có tương đối. Điều này đã được chứng minh một cách mạnh mẽ nhất bởi sự mặc khải rằng số người thiếu dinh dưỡng trên trái đất tăng 38 triệu vào năm ngoái - một sự thay đổi mà biến đổi khí hậu chịu trách nhiệm phần nào. Điều này diễn ra bất chấp tăng trưởng GDP toàn cầu là 2,4%.

Những thất bại đó nhắc cho các cộng đồng rằng cần phải xây dựng một chính sách công bằng và bền vững đối để đối phó với sự thay đổi khí hậu và khủng hoảng di dân đang ngày càng lan rộng.

Alex Chapman

Vũ Quốc Ngữ dịch 

Nguyên tác : Climate change is triggering a migrant crisis in Vietnam , The Conversation, 09/01/2018

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2