Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Địa chiến lược : Mỹ muốn tập trung đối đầu với Nga và Trung Quốc (RFI, 08/12/2019)

Cho dù tình hình Trung Đông bất an, Washington muốn huy động lực lượng đối phó với hai mối đe dọa lớn hiện nay là Bắc Kinh và Moskva. Trên đây là tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong cuộc hội thảo về an ninh quốc phòng tại California hôm thứ Bảy 07/12/2019.

my1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper muốn tập trung lực lượng đối phó với Nga và Trung Quốc. Zakaria ABDELKAFI / AFP

Theo AP, các mục tiêu chiến lược và các ưu tiên trong chính sách an ninh của Mỹ được bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper phác họa trước cử tọa gồm đại diện chính phủ, giới kỹ nghệ quân sự và quốc phòng, sĩ quan cao cấp, trong đó có tướng Jim Mattis, người tiền nhiệm của chủ nhân Lầu Năm Góc.

Trong diễn văn, bộ trưởng Mark Esper chỉ phớt qua hồ sơ Iran để tập trung vào dự án huy động lực lượng đối phó với Nga và Trung Quốc được mô tả là "hai thế lực xét lại". Ông tố cáo Trung Quốc và Nga chà đạp quyền tự quyết về kinh tế và an ninh quốc phòng của các nước nhỏ.

Phương trình khó giải ?

Tuyên bố trung thành với các ưu tiên quốc phòng đã được người tiền nhiệm Jim Mattis ấn định, Mark Esper cho biết ông ý thức việc chuyển bớt nhân lực, tài lực từ Trung Đông để tập trung nhiều hơn vào Nga và Trung Quốc và điều khó khăn. Tuy nhiên, ông đã xem xét nhu cầu từng khu vực trên thế giới để có thể bố trí lực lượng một cách "cân đối" : hoặc rút bớt lực lượng về Mỹ hoặc đưa quân qua tăng cường ở Châu Á-Thái Bình Dương nhưng cũng đủ sức ổn định vùng Vịnh, tránh không xảy ra chiến tranh với Iran.

Từ tháng 5, Hoa Kỳ đã đưa thêm 14.000 quân sang Trung Đông đề phòng Iran động binh bất ngờ sau khi Donald Trump rút bỏ miền bắc Syria. Có tin đồn Mỹ sẽ tăng cường thêm 14.000 quân nhưng chủ nhân Lầu Năm góc bác bỏ tin đồn này.

Tú Anh

******************

Lầu Năm Góc muốn phân bổ lực lượng tới Châu Á - Thái Bình Dương (BBC, 08/12/2019)

Lãnh đạo của Lầu Năm Góc muốn ưu tiên việc triển khai lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, theo Bloomberg.

my2

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong một buổi họp của Ủy ban An ninh Quốc gia tại Washington DC, tháng 11/2019

Ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ông muốn chuyển lực lượng Hoa Kỳ đến đây từ vực khác từ các khu, bao gồm Afghanistan,để đối đầu với cuộc cạnh tranh quân sự đang gia tăng với Trung Quốc.

Những gì tôi muốn làm là tái phân bổ lực lượng cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, ông tuyên bố hôm thứ Bảy tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan, khi được hỏi về việc cắt giảm quân đội ở Afghanistan.

''Đó là sân khấu ưu tiên của tôi,'' Mark Esper nói. ''Tôi không chỉ nhìn vào Afghanistan, mà là tất cả những nơi mà tôi có thể rút bớt quân'' để đưa họ ''hoặc để đối đầu với Trung Quốc, để trấn an các đồng minh của chúng ta và tiến hành tập trận và huấn luyện.''

Chiến lược của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã chuyển sang đối đầu với Trung Quốc và Nga, hiện là những thách thức chính, thay thế cho cuộc chiến chống khủng bố trước đây. Trung Quốc, với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang đầu tư lớn vào khả năng quân sự để thách thức sự thống trị sau chiến tranh của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện đang và được các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ xem là mối đe dọa ngày càng tăng.

Giải thích quyết định điều quân về Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói từ Simi Valley, tiểu bang California.

''Những lợi thế quân sự của chúng ta đối về mặt cạnh tranh chiến lược đang bị thách thức. Trung Quốc và Nga, các cường quốc đang trở lại của thời đại này, đang tích cực hiện đại hóa quân đội của họ, đồng thời muốn đạt quyền phủ quyết đối với các quyết định kinh tế và an ninh của các quốc gia khác.''

Ngay cả khi Hoa Kỳ tìm cách quay trục chính về Châu Á, họ đã bổ sung hàng ngàn binh sĩ đến Trung Đông để bảo vệ các tuyến vận tải dầu và bảo vệ Ả Rập Saudi chống lại Iran. Các nhà máy chế biến dầu khổng lồ của Aramco Saudi tại Abqaiq và Khurais đã bị tấn công ngày 14 tháng 9, một cuộc tấn công mà Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Ú Saudi Arabia cáo buộc Iran. Tehran phủ nhận tin mình đứng đằng sau vụ tấn công.

Khi được hỏi liệu việc chuyển sang Châu Á có bị cản trở bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Trung Đông không, Mark Esper nói, ''tôi phải đối mặt với điều đó, nhiều người tiền nhiệm của tôi cũng đã phải đối mặt với điều đó.''

Hoa Kỳ, một lần nữa, cần đảm bảo rằng mình có lực lượng đủ mạnh trên mặt đất, để trấn an các đồng minh của chúng ta, giúp bảo vệ họ, bảo vệ trật tự quốc tế và ngăn chặn hành vi xấu của Iran, ông Esper Esper nói.

''Chúng tacó một chiến lược nhưng bạn phải đối phó với thế giới bạn đang sống chứ không phải thế giới bạn muốn trên giấy.''

*******************

Thương chiến Mỹ - Trung làm xuất khẩu Trung Quốc tụt giảm (RFI, 08/12/2019)

Chính quyền Trung Quốc ngày 08/12/2019 công bố các số liệu thống kê cho biết tháng 11/2019 là tháng thứ 4 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của nước này bị sụt giảm.

my3

Lượng hàng hóa Trung Quốc xuất ra nước ngoài giảm 1,1% trong tháng 11/2019.Reuters

Cũng theo các số liệu do hải quan Trung Quốc cung cấp, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc so với Hoa Kỳ bị giảm mạnh (-6,9%), trong vòng một tháng từ 26,42 xuống còn 24,61 tỷ đô la.

Gộp chung cả nước, khối lượng hàng hóa Trung Quốc bán ra nước ngoài giảm 1,1% trong tháng 11/2019, sau khi đã bị sụt giảm 0,9% trong tháng 10. Nguyên nhân là nhu cầu thế giới cũng giảm.

Kết quả này trái với dự đoán của hãng tin Bloomberg, dự báo mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc là 0,8%. Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc lại tăng lên 0,3% sau nhiều tháng suy giảm, ngược với dự báo là giảm 1,4%.

Theo nhận định của kinh tế gia Zhou Hao, ngân hàng Commerzbank ở Singapore với hãng Bloomberg, "những con số này khá gây ngạc nhiên" và cho rằng "tình hình có thể sẽ được cải thiện trong ngành nhập khẩu vào tháng 12/2019 này".

Minh Anh

******************

Mỹ phản đối Ngân Hàng Thế Giới cho Trung Quốc vay tiền với giá rẻ (RFI; 07/12/2019)

Thêm một mối căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ -Trung : Một ngày sau khi Ngân Hàng Thế Giới đồng ý cho Trung Quốc vay với lãi suất thấp, tổng thống Donald Trump phản đối quyết định của định chế tài chính đa quốc gia này.

my4

Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019 - Reuters/Kevin Lamarque

Ngày 05/12/2019, Ngân Hàng Thế Giới thông báo : trong giai đoạn từ 2020 đến 2025, Trung Quốc sẽ được vay với lãi suất thấp từ 1 tỉ đến 1,5 tỉ đô la mỗi năm. Năm 2017, Trung Quốc đã được Ngân Hàng Thế Giới cấp 2,4 tỉ đô la với lãi suất ưu đãi.

Trên mạng Twitter ngày 06/12/2016, nguyên thủ quốc gia Mỹ nêu lên câu hỏi : "Tại sao Ngân Hàng Thế Giới lại cho Trung Quốc vay tiền ? Làm sao chuyện này có thể xảy ra ? Trung Quốc có nhiều tiền và khi không có thì Bắc Kinh tự in ra tiền. STOP !"

Đây cũng là quan điểm của đương kim chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới David Malpass khi ông đặc trách đối ngoại tại bộ Tài Chính Hoa Kỳ, trước khi lên điều hành định chế đa quốc gia này. Thông điệp của tổng thống Trump phản ánh quan điểm của bộ trưởng Tài Chính Mỹ. Theo ông Steven Mnuchin, Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới và Bắc Kinh đủ sức để tài trợ các chương trình phát triển đất nước. Trong khi đó, nhiệm vụ của Ngân Hàng Thế Giới là cấp tín dụng giúp các nước nghèo phát triển.

Rất nhiều tiếng nói tán đồng quan điểm của Nhà Trắng. Có điều tổng thống Trump đưa ra tuyên bố như trên vào lúc Washington và Bắc Kinh đang đàm phán về "Giai đoạn 1" tạm dừng xung đột về thương mại.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Trong các sân bay tương lai, hành lý sẽ do người máy thu cất, hành khách sẽ ngồi chờ trong những gian phòng được biến thành vườn cây. Để kiểm tra an ninh, khuôn mặt của họ sẽ được soi bằng máy scan trước khi qua các cửa kiểm tra hải quan... Tất cả các thao tác đều được tự động hóa.

sanbay1

Một góc sân bay quốc tế Changi, Singapore. Pixabay/Cegoh

Những ý tưởng mới như vậy có thể trở thành hiện thực nếu căn cứ vào những tiến bộ công nghệ đang được nhanh chóng áp dụng tại các sân bay hiện nay. Nhờ vậy, thời gian chờ đợi của đoàn người rồng rắn tại các sân bay sẽ trở thành những khoảnh khắc dễ chịu.

Sân bay Changi của Singapore, được đánh giá là một trong số sân bay tốt nhất thế giới hiện nay, dự kiến sẽ triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt tự động ở nhà ga hàng không mới, khai trương vào cuối năm 2017. Khuôn mặt hành khách sẽ được số hóa lần đầu tiên vào lúc làm thủ tục đăng ký. Quá trình này sẽ giúp hành khách có thể nhanh chóng qua mọi khâu kiểm tra khác (an ninh, xuất-nhập cảnh) mà không cần đến con người.

Tại Hàn Quốc, người máy đã xuất hiện tại một số sân bay lớn, trong đó có sân bay Seoul, Incheon, để làm nhiều việc khác nhau, như vận chuyển hành lý, lau dọn. Còn sân bay mới của Singapore sẽ được trang bị người máy quét dọn.

Máy tự động làm thủ tục đăng ký và in thẻ lên máy bay cũng trở nên phổ biến. Nhiều hành khách đã có thể tự in vé ở nhà hay tại sân bay. Các sân bay đang tìm cách cải thiện hình ảnh để thu hút thêm hành khách trung chuyển. Một số sân bay đưa thêm hệ thống tự làm thủ tục gửi hành lý, giúp hành khách in và dán thẻ lên hành lý của mình sau khi đã nhập thẻ lên máy bay. Sau đó, họ chỉ việc đặt hành lý lên băng chuyền.

Tháng 07/2017, chính phủ Canberra thông báo đầu tư 15,1 triệu euro vào công nghệ nhận diện khuôn mặt, dự định được áp dụng tại các sân bay của Úc. Dubai Airports cũng nghĩ đến việc này.

Châu Âu và Mỹ bị thụt lùi

Các sân bay ở Châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông đi đầu trong lĩnh vực này, đồng thời cũng cạnh tranh nhau gay gắt, và bỏ xa các đối thủ ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Theo ông Seth Young, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng không tại đại học Ohio (Mỹ), đây là "hai khu vực chính tăng cường sáng kiến công nghệ vì cả hai cạnh tranh thực sự để trở thành các cảng hàng không quốc tế". Trong khi đó, theo ông, "Hoa Kỳ và Châu Âu từng đi đầu trong thị trường hàng không trong suốt 75 năm, 100 năm trước đây, nhưng lại rất khó cải tiến cơ sở hạ tầng trên nền móng được xây cách đây 75 năm".

Tuy nhiên, thay đổi cũng đồng nghĩa với thách thức lớn vì cách hoạt động tại sân bay, được áp dụng từ vài thập kỷ, sẽ bị xáo trộn, đồng thời chi phí cải tạo sẽ rất lớn.

Một số sân bay tại Châu Âu và Hoa Kỳ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn. Sân bay chính John F. Kennedy ở New York dự tính chi 10 tỉ đô la để cải tạo cơ sở hạ tầng với hy vọng cải thiện danh tiếng.

Tương tự, sân bay Amsterdam-Schipol có tham vọng trở thành sân bay số hóa đầu tiên trên thế giới từ nay đến năm 2019 với công nghệ sinh trắc học và soi hành lý xách tay mà hành khách không cần phải bỏ máy tính xách tay và chất lỏng ra ngoài.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Nhận thấy là ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp hơi bị chủ quan về bản "thông cáo chung" của hai ông Bộ trưởng bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch và James Mattis hôm 8 tháng Tám. Bài tường thuật lại cuộc hội luận "bàn tròn thứ năm" trên BBC ngày 10/8 cho thấy như vậy.

070620-N-0696M-397

Hải quân Việt Nam - Ảnh minh họa

Nội dung bản Thông cáo chung có đoạn (dẫn từ BBC) :

"Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Bài tường thuật BBC có tiểu đoạn được đặt tên : "Lần đầu tiên về chủ quyền ở biển Đông".

Không biết BBC viết vậy là có chủ ý gì ?

Theo tôi biết thì Mỹ chưa bao giờ bày tỏ chính kiến về chủ quyền các đảo ở Biển Đông là thuộc về nước nào. Nhiều lần Mỹ cho biết nước này "không có ý kiến" về tranh chấp ở Biển Đông và không ủng hộ nước nào có chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Hà Hoàng Hợp cho rằng :

"từ trước đến nay, chưa bao giờ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đụng vào chuyện gọi là chủ quyền quốc gia của một nước cụ thể nào đó ở Biển Đông cả, nhưng mà lần này Hoa Kỳ có công bố này".

Điều này không đúng.

Nếu ta có theo dõi lịch sử quan hệ hai bên Việt-Mỹ, ta sẽ thấy rằng khúc quanh quan trọng trong quan hệ hai nước là thời điểm hai bên "xác lập đối tác quan hệ toàn diện", theo như nội dung Tuyên bố chung ngày 25 tháng bẩy năm 2013.

Bản Tuyên bố chung có đoạn viết :

"Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".

Khúc quanh quan trọng là vì Mỹ không chỉ tôn trọng "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam mà còn khẳng định việc "tôn trọng thể chế chính trị".

Việc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã được Mỹ khẳng định từ Hiệp định Paris 1973 và Hiệp định Genève 1954.

Việc "tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau" là câu "đầu môi chót lưỡi" khi hai quốc gia thiết lập bang giao.

Điều này không hề hàm ý Mỹ "nhìn nhận chủ quyền" của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo tôi, điều cần quan tâm trong (bất kỳ bản) Tuyên bố chung là phía đối tác đã "hoan nghênh" Việt Nam về cái gì ?

"Hoan nghênh", một thuật từ ngoại giao, có ý nghĩa là "đằm thắm" là khuyến khích.

Ta thấy Mỹ đang khích lệ Việt Nam "dấn thân" nhiều hơn để có "vai trò tích cực" ở Châu Á và Thái Bình dương.

Điều này nói lên ẩn ý của Mỹ từ nhiều năm trước, là ủng hộ để Việt Nam trở thành một "cường quốc trung bình" trong khu vực.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 13/08/2017

Published in Diễn đàn

Mỹ kéo dài thời gian tuần tra Biển Đông (VOA, 16/06/2017)

Năm nay, hải quân M s kéo dài thi gian tun tra Bin Đông hơn trước, theo tuyên b ca Đô đc Scott Swift, Tư lnh Hm đi Thái Bình Dương M, đưa ra hôm 14/6 ti Trung Quc, nơi mt chiến hm M đang cp cng viếng thăm.

bd1

Đô đốc Scott Swift, tư lnh Hm đi Thái Bình Dương ca M.

Chuyến thăm ca khu trc hm USS Sterett có phi đạn điu khin cp cng Trm Giang thuc tnh Qung Đông là chuyến viếng thăm đu tiên ca mt chiến hm Hoa Kỳ k t khi Tng thng Donald Trump nhm chc. S kin din ra gia lúc căng thng lên cao ti Bin Đông có nhiu tranh chp, nơi Washington chỉ trích Bc Kinh vì đã xây các đo nhân to.

Dự kiến năm nay, các cuc tun tra ca các chiến hm M tng cng là 900 ngày, cao hơn mc trung bình 700 ngày hàng năm. Đô đc Swift cho báo gii biết đó là nh vào s lượng gia tăng các nhóm tàu tấn công đang hot đng hin thi ti Bin Đông.

Tuy nhiên, Đô đốc Swift h gim tm quan trng ca con s này, nói rng s lượng này ch có tính cách tm thi.

Đô đốc Swift và các gii chc khác ca M khng đnh không có thay đi trong nhng hot đng tự do hàng hải ca Hi quân M dưới thi Tng thng Trump.

Vào tháng 5 vừa qua, mt tàu sân bay M thc hin mt cuc tun tra khi đi vào phm vi 12 hi lý ca đo nhân to Đá Vành Khăn do Trung Quc xây dng, đ chng t Trung Quc không có ch quyn ti vùng biển quanh đó.

Đây là chuyến hot đng t do hàng hi đu tiên ca M k t tháng 10 năm ngoái. Ông Trump nhm chc vào tháng 1 năm nay.

Hoa Kỳ lên án Trung Quốc xây dng các đo nhân to và cng c các cơ s quân s ti đây vì quan ngi rng nhng đo này có thể được dùng đ hn chế tàu bè qua li và m rng tm hot đng chiến lược ca Trung Quc.

Các đồng minh ca M trong vùng lo ngi vì chính quyn ông Trump đã ngưng thc hin các hot đng ti Bin Đông trong vài tháng đu tiên sau khi ông Trump nhm chc.

Một s quc gia trong vùng cho rng Hoa Kỳ không mun chc gin Trung Quc khi cn n lc ca Trung Quc đ kìm chế Bc Triu Tiên.

Cuộc din tp ca hi quân M trong tháng 5 va qua bao gm nhng hot đng ca các thy th trên tàu đ chng t hành trình của tàu không phi là vic qua li thông thường, theo các gii chc Hoa Kỳ.

Khu trục hm Sterett tham gia các cuc din tp ti Bin Đông trong tun qua. Dù các hot đng đó không được xem là hot đng t do hàng hi, nhưng chuyến đi đã khiến Trung Quốc lên tiếng rng Bc Kinh vn cnh giác nhng hot đng quân s ca Hoa Kỳ trong vùng bin này.

Trung Quốc tuyên b có ch quyn hu hết Bin Đông vi khong 5.000 t đô la hàng hóa qua li mi năm. Lp trường này ca Bc Kinh b các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam phn đi.

*********************

Mỹ đang để các đảo Thái Bình Dương lọt vào tay Trung Quốc (RFI, 15/06/2017)

Theo nhà báo Ben Bohane chuyên viết về Châu Á-Thái Bình Dương suốt 25 năm qua, một ván cờ tĩnh lặng nhưng quyết định đang diễn ra nhằm nắm quyền chi phối các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên chỉ có một bên là chứng tỏ quyết tâm, còn bên kia dường như đang nhường lại trận địa mà không mấy hăng hái chiến đấu.

tbd1

Phi trường Bauerfield ở Port Vila, thủ đô đảo quốc Vanuatu. wikipedia

Trên Wall Street Journal, ông Bohane nhận định, đây là một hiện tượng mới. Trên hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ vẫn coi Thái Bình Dương như sân sau của mình, nhưng gần đây mọi sự đã thay đổi. Philippines, đồng minh lâu đời của Mỹ đã "xoay trục" sang Trung Quốc, trong khi các đảo quốc khác tại Thái Bình Dương cũng không cưỡng lại được các ve vãn của ngành ngoại giao và đầu tư từ Bắc Kinh.

Trong khi đó Hoa Kỳ vẫn vắng bóng. Chính sách "xoay trục sang Châu Á" của cựu tổng thống Barack Obama nay chỉ còn là những lời nói suông. Giờ đây chẳng có mấy bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đầu tư vào các đảo quốc tại đây.

Tổng thống Donald Trump có cơ hội để quan tâm hơn đến khu vực này, nhưng Nhà Trắng dường như bị lạc hướng về phía Trung Đông, cũng như các chính quyền tiền nhiệm. Với chi phí chỉ một ngày trong cuộc chiến Trung Đông, Hoa Kỳ có thể củng cố mặt phía tây qua việc chiếm lấy cảm tình các đảo quốc Thái Bình Dương bằng cách đầu tư vào du lịch, cơ sở hạ tầng, và cam kết với các lãnh đạo tại đây. Thay vào đó, Trung Quốc đã ma mãnh giành lấy từng nước một.

Trong khi Bắc Kinh chi ra nhiều tỉ đô la đầu tư vào các đảo Melanesia, Micronesia và Polynesia, làm các dự án hạ tầng quan trọng, các kế hoạch du lịch với tài chính đi kèm, thì Hoa Kỳ vẫn giữ im lặng. Mỹ tiếp tục bỏ mặc hiệp ước đồng minh ký với Micronesia và làm ngơ với phần còn lại trong khu vực.

Palau vẫn đang chờ đợi 216 triệu đô la được hứa hẹn năm 2011, trong khuôn khổ một thỏa thuận nhằm cung ứng cửa ngõ quân sự cho Hoa Kỳ. Cách xử sự như vậy có thể khiến Liên bang Micronesia năm tới có thể chấm dứt hiệp ước với Mỹ, trước thời điểm dự kiến là năm 2023. Và tại lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ, một nữ dân biểu đã cảnh báo về những khiếm khuyết trong năng lực quốc phòng, trong lúc ảnh hưởng Trung Quốc đang tăng lên tại Samoa. Bắc Kinh dòm ngó nguồn lợi thiên nhiên của Papua New Guinea và ve vãn Fiji.

Nhưng sự tương phản giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nổi bật nhất ở Vanuatu.

Mới đây, chính quyền Vanuatu đã ký kết một hợp đồng với China Civil Engineering Construction Corporation để nâng cấp ba sân bay chính của đảo quốc này. Đặc biệt là mở rộng Bauerfield, phi trường chính của Port Vila, thủ đô nước này, để mở đường bay trực tiếp từ Trung Quốc vào năm tới.

Được Hải quân Mỹ xây dựng lên năm 1942, Bauerfield được đặt theo tên của trung tá Harold W.Bauer, phi công lái chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến Mỹ đã tử trận trong trận đánh Guadalcanal. Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp sân bay Pakoa ở Santo, hòn đảo mà người thanh niên James Michener trú đóng trong Đệ nhị Thế chiến và viết ra cuốn tiểu thuyết được giải Pulitzer, "Tales of the South Pacific" (Chuyện ở Nam Thái Bình Dương).

Không có công ty Mỹ nào tham gia các hợp đồng trên. Thực tế, Hoa Kỳ không cam kết gì với Vanuatu, cũng chẳng có đại sứ thường trực. Trong khi đó Trung Quốc đã xây dựng tòa nhà Quốc Hội, văn phòng thủ tướng, trụ sở bộ Ngoại Giao, trụ sơ tổ chức liên chính phủ Melanesian Spearhead Group, một trung tâm hội nghị và một sân vận động quốc gia.

Đổi lại, Trung Quốc được gì ? Vanuatu chính là đảo quốc Thái Bình Dương đầu tiên ủng hộ yêu sách của Bắc Kinh về Biển Đông, và sau đó Nauru rồi Papua New Guinea nhanh chóng hòa giọng !

Khu vực này phải đứng ngoài thương mại điện tử, vì PayPal, Visa và các công ty tài chính khác của Mỹ không công nhận các đảo quốc Thái Bình Dương. Nhưng tỉ phú Mã Vân (Jack Ma) của tập đoàn Alibaba gần đây đã gởi các đại diện đến để giúp Vanuatu và các nước còn lại tham gia các sàn giao dịch điện tử của họ, trong đó có Tmall và Alipay.

Viện trợ, đầu tư, cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử… Không khó để hiểu vì sao các chính phủ và dân chúng các đảo quốc này quay sang Bắc Kinh. Trong lúc cộng đồng quốc tế không lạ gì về dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Bắc Kinh đã thâm hiểm tung tiền ra mua chuộc các đảo quốc Thái Bình Dương để làm bàn đạp.

Bài báo Wall Street Journal kết luận, nếu Washington không bắt đầu cam kết một cách nghiêm túc trong khu vực, thì các đảo quốc Thái Bình Dương vốn là các căn cứ quan trọng trong Đệ nhị Thế chiến, chắc chắn sẽ lọt vào tay Trung Quốc.

Thụy My

***********************

Kiểm soát cảng biển Châu Á : Một cuộc chiến khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản (RFI, 15/06/2017)

Nhật Bản đang tranh giành quyết liệt với Trung Quốc quyền kiểm soát các cảng biển quan trọng tại Châu Á, nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu. Đồng thời, Tokyo muốn kiềm hãm bớt đà bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.

tbd2

Một cảnh cảng Tokyo. Ảnh 6/10/2015.AFP PHOTO / KAZUHIRO NOGI

Mua lại cổ phần, hợp tác khai thác, tham gia xây dựng, Nhật Bản đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng tại Châu Á thông qua các khoản cho vay trực tiếp hay từ Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, qua đó cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc, ví dụ như trong dự án quản lý cảng nước sâu Sihanoukville ở Cam Bốt. Tokyo tiến hành hợp tác với New Delhi để cùng khai thác cảng Colombo tại Sri Lanka. Nhật Bản cũng tham gia xây dựng cảng Thilawa tại Miến Điện, dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Tính đến cuối tháng 3/2016, Ấn Độ và Indonesia đứng đầu danh sách các nước Châu Á được Nhật Bản cho vay với tổng trị giá 1.700 tỷ yên cho mỗi nước. Tiếp đến là Việt Nam với mức vay là 1.400 tỷ. Tokyo hiện là một đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng trong khu vực.

Theo phân tích của tờ Nikkei Asian Review, việc Trung Quốc tìm cách kiểm soát hầu hết các tuyến đường biển đi từ Biển Đông đến Châu Âu thông qua sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đang khiến Nhật Bản lo âu. Bởi vì, đó cũng chính là những tuyến hàng hải quan trọng đối với Tokyo trong việc nhập dầu khí từ Trung Đông và xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.

Trong thời bình, những cảng biển nằm dọc theo Ấn Độ Dương chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Nhưng nếu Trung Quốc mở rộng được tầm ảnh hưởng, "họ có thể sử dụng những cảng này cho mục đích quân sự" như cảnh báo của một quan chức Nhật Bản.

Mùa thu năm 2014, một tầu ngầm Trung Quốc đã từng ghé vào một cảng do Trung Quốc khai thác tại Sri Lanka. Vụ việc đã gây sốc cho các quốc gia láng giềng.

Do đó, trong nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi phát triển một khu vực Ấn Độ Dương "mở và tự do", đồng thời, Tokyo tăng cường các mối quan hệ với các nước khác tại Châu Á, thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức và nhiều trợ giúp khác. Không chỉ hỗ trợ về mặt kinh tế - tài chính, kể từ năm 2015, Nhật Bản còn mở rộng trợ giúp sang cả lĩnh vực quân sự, cứu hộ, cứu trợ thiên tai.

Dù vậy, vẫn còn nhiều khu vực Nhật Bản chưa có được mối quan hệ chặt chẽ như tại Châu Âu hay Châu Phi. Đây chính là điểm Trung Quốc có thể tận dụng. Cuộc chạy đua giữa hai cường quốc tranh giành quyền kiểm soát trong khu vực sẽ càng thêm gay gắt.

Minh Anh

***********************

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc "nguy cơ xung đột" (RFI, 15/06/2017)

Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc có thể "dẫn đến xung đột" trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 14/06/2017, ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố như trên và nhấn mạnh ông đã trực tiếp đưa ra cảnh báo này với các đối tác Trung Quốc.

tbd3

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng Viện, Washington DC, ngày 13/06/2017 - REUTERS/Aaron P. Bernstein

Bản tin của báo Mỹ Washington Examiner không nói rõ lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Rex Tillerson đã đưa ra cảnh báo nói trên với các quan chức Trung Quốc khi nào.

Trong cuộc điều trần hôm qua, ngoại trưởng Mỹ ghi nhận : việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng tại các hòn đảo trong vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông "đang gây ra bất ổn ở khu vực Thái Bình Dương. Những bất ổn đó có thể đưa chúng ta vào một cuộc xung đột". Theo ông Tillerson, đây là một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách trong quan hệ Mỹ-Trung.

Về câu hỏi liệu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc có là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ, ngoại trưởng Tillerson quan niệm Hoa Kỳ phải chấp nhận thích nghi với tình thế đó, nhưng không thể để Bắc Kinh biến kinh tế, thương mại thành "vũ khí" để lôi kéo các đồng minh của Hoa Kỳ về phía Trung Quốc.

Theo ông Tillerson, Washington cần gửi tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng là Trung Quốc không thể dùng chiến thuật đó để giải quyết những hồ sơ gai góc như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Về phía bộ trưởng Quốc Phòng, James Mattis cũng trong buổi điều trần trước Ủy ban phân bổ ngân sách của Hạ Viện hôm 14/06/2017 đã tuyên bố : Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch "khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông" bất chấp chống đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Lý do được tướng Mattis đưa ra : tự do lưu thông hàng hải là một phần không thể tách rời trong chính sách phòng thủ của Hoa Kỳ.

Tháng 5/2017 tàu chiến USS Dewey, đã áp sát Đá Vành Khăn – trong khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên dưới chính quyền Trump, Hải quân Mỹ khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng đang có tranh chấp, ở Biển Đông.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Kinh tế Việt Nam chưa là ưu tiên cho Trump ? (BBC, 30/05/2017)

Trong ngày đầu của chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một chuyên gia kinh tế nói với BBC rằng "về mặt kinh tế, Việt Nam chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể cho Mỹ và có lẽ nằm ngoài những quan tâm trước mắt của nội các Trump".

tamnhin1

Các cuộc họp liên quan diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra ở Hà Nội

Trang Thông tin Chính phủ hôm 30/5 tường thuật, sau khi đến New York, Thủ tướng tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt tại Hoa Kỳ.

"Bất cứ doanh nghiệp nào làm tốt, đúng pháp luật thì Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh", trang này dẫn lời ông Phúc nói sau khi nghe Phó chủ tịch Sàn chứng khoán Nasdaq Robert H. McCooey Jr thông báo về việc ký kết bản ghi nhớ với một doanh nghiệp Việt Nam.

Theo những ảnh mà truyền thông Việt Nam đăng tải, dường như không có giới chức Hoa Kỳ nào hiện diện đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi máy bay của ông đáp xuống phi trường John F. Kennedy sáng 29/5.

Báo Việt Nam ghi nhận những người ra đón ông Phúc là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Hôm 30/5, Tiến sĩ Giang Lê, chủ nhân blog kinhtetaichinh bình luận với BBC : "Thương mại chắc chắn là quan tâm lớn nhất của Việt Nam ở thời điểm này. Tuy nhiên phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc thừa hiểu Việt Nam không có một khoản nhượng bộ nào khả dĩ để đổi lấy một thỏa thuận có lợi từ phía Mỹ".

"Tôi cũng không tin Việt Nam có đủ uy tín để có thể đứng ra làm trung gian mời chào Mỹ quay lại bàn đàm phán TPP như có người bình luận".

"Thảo luận về thương mại Việt - Mỹ nếu có sẽ chỉ mang tính chất xã giao, một vài thỏa thuận nào đó chỉ có tính hình thức".

"Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ông Phúc đạt được một thỏa thuận đáng kể, ví dụ thuyết phục được Mỹ chấp nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam".

Trả lời câu hỏi của BBC : "Ông có nghĩ rằng một hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Mỹ sẽ là 'đũa thần' với kinh tế Việt Nam ?", ông Giang đáp : "Tôi cũng không mấy lạc quan về triển vọng có một hiệp định thương mại tự do như vậy dưới thời Donald Trump".

"Chính quyền Mỹ hiện tại đã rút khỏi TPP và đang cân nhắc đàm phán lại NAFTA và thậm chí cả các quy tắc của WTO".

"Về mặt kinh tế, Việt Nam chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể cho Mỹ và có lẽ nằm ngoài những quan tâm trước mắt của nội các Trump".

"Được biết Bộ trưởng Ngoại thương mới của Mỹ, ông Robert Lighthizer là người có quan điểm bảo hộ mậu dịch mạnh mẽ nhất trong số những bộ trưởng gần đây".

"Do vậy, khó có thể thấy Việt Nam có cửa nào ký được FTA với Mỹ trong vài ba năm tới".

tamnhin2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt tại Hoa Kỳ hôm 29/5

'Đũa thần'

"Tất nhiên với một nền kinh tế nhỏ và dựa vào xuất khẩu nhiều như Việt Nam, việc tiếp cận thị trường Mỹ thông qua một hiệp định thương mại tự do sẽ là một lợi thế lớn".

"Điều đó rất có thể là "đũa thần" cho đầu tư, tăng trưởng, giá bất động sản, chứng khoán…".

"Nhưng chưa chắc nó sẽ đem lại cho Việt Nam một xã hội bớt bất công, một môi trường sống trong sạch, và một nền hành chính lành mạnh".

"Để có được sự phát triển bền vững, bên cạnh các thuận lợi kinh tế từ bên ngoài như một hiệp định thương mại tự do với Mỹ, Việt Nam cần phải có những cải tổ sâu rộng bên trong về thể chế và cơ cấu kinh tế chính trị".

Chuyên gia cũng cho biết thêm : "Theo tôi, thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam ở thời điểm này là tư duy kế hoạch hóá nền kinh tế còn rơi rớt lại từ thời kinh tế tập trung trước những năm 1990, một ví dụ điển hình là mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm".

tamnhin3

Từ đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải đốc thúc việc thu ngân sách

"Ngay cả nếu chấp nhận rằng nền kinh tế thị trường hiện tại ở Việt Nam không hoàn toàn "thị trường" mà lại có "định hướng Xã hội Chủ nghĩa". "Việc áp đặt các kế hoạch kinh tế như vậy sẽ làm quá trình phân bổ nguồn lực vật chất lẫn con người bị méo mó, làm triệt tiêu phần nào tính hiệu quả của thị trường".

"Đúng là Trung Quốc cũng có chỉ tiêu tăng trưởng GDP hàng năm nhưng xem ra tư duy kinh tế của lãnh đạo nước họ ít tính kế hoạch hóa hơn Việt Nam".

"Tuy vẫn có những chính sách công nghiệp như đầu tư vào tàu cao tốc, pin mặt trời, Trung Quốc đã từ bỏ những nguyên tắc kế hoạch hóa theo kiểu tư duy ngành mũi nhọn, quả đấm thép như Việt Nam".

"Trong khi lãi suất, tỷ giá bị kiểm soát rất chặt và vấn đề nợ xấu cũng không hề nhỏ, thị trường tài chính Trung Quốc ít bị định hướng hơn so với thị trường Việt Nam".

"Nếu kinh tế Việt Nam trở nên "thị trường" hơn, chỉ cần tương đương với Trung Quốc, triển vọng của Việt Nam sẽ tốt lên nhiều".

"Trở lại các thách thức trước mắt của chính phủ cho mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm nay. Tôi không biết gần đây có chuyên gia nào ước lượng tốc độ tăng trưởng tiềm năng cho Việt Nam không, nhưng một tính toán của tôi cách đây vài năm cho thấy tốc độ này thấp hơn con số mục tiêu nói trên và có xu hướng giảm dần trong hơn một thập kỷ qua".

"Một khi đặt mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn lớn hơn mức tiềm năng, ngoại trừ có vài may mắn đột xuất như giá dầu bất ngờ tăng hay TPP được khôi phục lại, chính phủ sẽ phải thực thi các chính sách tài khóa và tiền tệ có tính chất kích thích tăng trưởng".

"Về mặt tài khóa, ngân sách Việt Nam trong vài năm lại đây bị sức ép thâm hụt lớn, nợ công tăng nhanh".

Từ đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải đốc thúc việc thu ngân sách và tình hình giá dầu thế giới phập phù sẽ tiếp tục là rủi ro lớn cho nguồn thu của Việt Nam".

"Do vậy, khả năng tăng mạnh chi tiêu hoặc đầu tư công từ ngân sách để kích thích tăng trưởng sẽ rất khó".

"Có chăng là chính phủ chỉ còn có thể trông đợi từ nguồn ODA mà tốc độ giải ngân sẽ khó có đột biến, nhất là trong bối cảnh gia tăng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".

"Về mặt tiền tệ, giới doanh nghiệp trông đợi lãi suất giảm từ mấy năm nay nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có sự thận trọng đúng đắn khi đặt mục tiêu kìm giữ lạm phát lên trên mục tiêu tăng trưởng".

"Ngay cả nếu chính phủ ép Ngân hàng Nhà nước phải giảm lãi suất để kích thích kinh tế không có gì bảo đảm việc nới lỏng tiền tệ sẽ có tác dụng ngay vào nền kinh tế thực mà chỉ thổi bùng lại bong bóng chứng khoán và bất động sản".

"Thực ra Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng một công cụ tiền tệ mà tôi cho rằng sẽ rất hiệu quả là phá giá Việt NamD".

"Tuy nhiên có thể họ rất lưỡng lự sử dụng công cụ này vì sợ sức ép lên nợ nước ngoài".

"Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài".

"Chính phủ Việt Nam hiện tại có lý do để tin rằng trong ngắn hạn, kinh tế thế giới có triển vọng tốt".

"Mỹ, Nhật, Châu u đang trên đà phục hồi dù còn một số khó khăn. Kinh tế Trung Quốc cho đến thời điểm này tương đối ổn định, không còn mấy chuyên gia lo nền kinh tế này sẽ "hạ cánh cứng" nữa".

"Nhưng cũng chính vì độ mở quá lớn nên kinh tế Việt Nam dễ bị rủi ro do tác động của các sự kiện bên ngoài : bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, tính khí bất thường khó đoán của Tổng thống Trump, hay chỉ đơn giản một sự cố như vụ nổ pin điện thoại Note 7 của Samsung năm ngoái".

"Tất nhiên trong ngắn hạn, chính phủ Việt Nam không thể làm gì để đối phó với những rủi ro bên ngoài như vậy".

"Về dài hạn cải tổ và tái cơ cấu nền kinh tế, mà cách hiệu quả nhất là để thị trường phát huy sức mạnh tối đa, sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng bền vững", ông Giang Lê nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt.

************************

Donald Trump ‘quan tâm thâm hụt thương mại’ với Việt Nam (BBC, 30/05/2017)

Nhà Trắng đề cập thâm hụt thương mại với Việt Nam "gia tăng mạnh thời gian gần đây", trước lúc diễn ra hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

tamnhin4

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ từ 29 đến 31/5

Ông Nguyễn Xuân Phúc vào thứ Tư 31/5 sẽ là lãnh đạo đầu tiên từ Đông Nam Á hội kiến tại Nhà Trắng từ khi ông Trump nhậm chức tổng thống.

Tại cuộc họp báo hàng ngày hôm 30/5, thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho biết đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer có nhiều cuộc gặp với đoàn Việt Nam cùng ngày.

Đại sứ Robert Lighthizer cũng sẽ phát biểu tại một buổi tiệc tối của Phòng thương mại Mỹ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào 30/5.

Theo thư ký báo chí Nhà Trắng, Đại sứ Robert Lighthizer sẽ đề cập đến "giải quyết các thách thức do sự gia tăng mạnh gần đây trong thâm hụt thương mại với Việt Nam".

"Tổng thống đã nhấn mạnh rằng thâm hụt thương mại và những hành vi thương mại không công bằng đã gây hại cho người lao động Mỹ."

"Chính phủ đang đẩy mạnh quan hệ với các đối tác quan trọng như Việt Nam bằng việc tạo ra sân chơi bình đẳng," ông Sean Spicer nói.

Hôm 31/3, Tổng thống Donald Trump ra sắc lệnh hành pháp yêu cầu phân tích nguyên nhân thâm hụt thương mại của Mỹ với 16 nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

tamnhin5

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer

Theo Bộ Công Thương Việt Nam, trong năm 2016, Hoa Kỳ chi 38,1 tỉ USD để mua hàng hóa Việt Nam, trong khi chỉ xuất khẩu 8,7 tỉ USD sang Việt Nam.

Nghĩa là Hoa Kỳ thâm hụt 29 tỉ USD thương mại với Việt Nam.

tamnhin6

Patrick Murphy, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đăng hình trên Twitter

30 phút hội đàm ?

Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã bay từ New York đến Washington DC chiều 30/5.

Patrick Murphy, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đăng hình trên Twitter về giây phút ông đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quân sự St. Andrews, ở thủ đô Washington DC.

Tham dự lễ đón còn có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump khoảng 30 phút ở Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, theo một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ.

Ông David Brown, nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, viết trên báo mạng Asia Sentinel rằng khi gặp nhau, ông Phúc sẽ nói "đúng theo kịch bản", còn ông Trump sẽ "chi phối cuộc gặp, nói rất nhiều".

Với phong cách "phóng đại và không chính xác" khi phát ngôn, biết đâu ông Trump sẽ đem lại một vài ngạc nhiên trong cuộc gặp, theo tác giả.

Ông David Brown cho rằng việc ông Donald Trump tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc như lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Nhà Trắng chứng tỏ giới ngoại giao Việt Nam, cụ thể là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Đại sứ Phạm Quang Vinh, đã thực hiện được "một giây phút quan trọng".

Ngoài ra, cuộc gặp cũng cho Việt Nam hy vọng rằng sau khi TPP đã thất bại với Mỹ, một thỏa thuận thương mại song phương vẫn có thể hứa hẹn.

Trong cuộc gặp, Thủ tướng Việt Nam cũng có thể bày tỏ mong muốn mua hàng hóa quốc phòng từ Mỹ.

Về vấn đề tranh chấp Biển Đông, ông David Brown cho rằng nhiều khả năng Tổng thống Mỹ sẽ không có cam kết cụ thể nào, do bận rộn với vấn đề Bắc Hàn vốn cần sự hợp tác của Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài viết đăng trên báo Mỹ Washington Times hôm 30/5.

Trong đó, ông bày tỏ "ủng hộ nhiệt thành quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, để cùng viết thêm một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc".

Đồng thời trả lời Bloomberg, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ : "Trong chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước sẽ ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng trị giá hàng chục tỷ USD".

******************

Chuyến 'thăm dò' Mỹ khó thành công của ông Nguyễn Xuân Phúc (VOA, 30/05/2017)

tamnhin7

Tổng thng M Donald Trump và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc

Các chuyên gia cho rằng cuc gp gia Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc và Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 31/5/2017 không có kết qu rõ rt, trong đó ông Phúc có mong mun "thăm dò" thái đ ca Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Bá Lc, cu chuyên gia kinh tế ca Vin Đi hc Cn Thơ, và Hi trưởng Hi khoa hc và K thut Vit Nam ti Hoa Kỳ nói vi VOA – Vit ng :

"Trong chuyến đi này kết qu s có nhiu gii hn, vì ch là chuyến xã giao và có nhiu yếu t làm cho nhng điu hai bên ha hn có gii hn, không có ngay trong bui gp này".

Ông Lộc phân tích lý do dn đến kết qu hn chế :

"Các lý do gây giới hn là : hai chế đ gn như trái ngược nhau, cách suy nghĩ và làm vic khác nhau ; khác nhau v mô thc kinh tế ; chế đ cng sn còn dùng nhiu chiêu trò không dân ch đ cai trị kinh tế ; ngoài ra còn có yếu t Trung Quc trong tương quan gia M và Vit Nam. Vì vy cuc gp ch có kết qu chng mc nào đó".

Giáo sư Nguyn Mnh Hùng thuc đi hc George Mason Virginia, Hoa Kỳ nói rng chuyến đi ca ông Phúc là đ thăm dò, tìm kiếm cơ hi thúc đy quan h kinh tế, nhm có li cho chiến lược ca Vit Nam.

"Ông có thể thăm dò, tìm cách đ khuyến khích s hin din kinh tế ca M, mi mc các nhà đu tư M. Vit Nam cũng mun có nhng tha hip thương mi vi M. Quan h kinh tế này còn có lợi cho chiến lược ca Vit Nam. Đng sau đó là, tuy Vit Nam không nói ra, nhưng h rt cn mt đi trng vi Trung Quc. Ông Trump thì t v lơ là vi Á châu, thì đây là dp đ Vit Nam nhn mnh tm chiến lược ca mình".

tamnhin8

Quanh cảnh sau mt phiên hp 11 nước TPP, Hà Ni, Vit Nam, 21/5/2017

Ông Lộc nhn đình rng Vit Nam cn Hoa Kỳ vì Vit Nam mun n đnh và phát trin Kinh tế, an ninh khu vc Bin đông bt n, do Trung quc xâm ln bin đo, trong khi đó Hoa Kỳ cn Vit Nam vì bo đm an toàn hàng hi vì đa chính tr ca Vit Nam và Hoa Kỳ muốn đưa Vit Nam ra khi vòng km kp ca Trung Quc.

Liên quan đến mt tha thun thương mi gia Vit Nam và Hoa Kỳ, ông Lc cho rng "Hoa kỳ và Vit Nam rt có th bàn tho và cam kết v Hip ước mu dch song phương và đu tư mi vi các đim gn giống – Hip đnh đi tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP, mà ông Trump đã tuyên b rút ra khi ngay sau khi nhm chc :

"Tổng thng Trump chung mô hình hp tác song phương. Kỳ này có l là h bàn hip đnh song phương, nhưng có ký hay không thì chưa biết được, vì phải v tho lun, trình bày li cho B Chính tr, cho nên chưa có chi tiết c th lm trong bui gp g này ; ch ha vi nhau thôi ri bàn chi tiết sau".

Ngoài ra, tiến sĩ kinh tế Phm Chí Dũng t Sài Gòn nhn đnh rng chuyến đi ca ông Phúc khó đt được nhng thành tu v thương mi do Tng thng Trump loan báo s ra chế tài đi vi Vit Nam vì Vit Nam nm trong danh sách 16 nước gây hi cho M v thâm ht mu dch - nhp siêu hàng năm t Vit Nam hơn 30 t đôla.

Ông Phạm Chí Dũng nói thêm :

"Chuyến đi của ông Nguyn Xuân Phúc khó mà thành công, k c khi ông Phúc tuyên b vi hãng Bloomberg rng phía Vit Nam s ký hp đng hàng chc t đôla vi doanh nghip Hoa Kỳ, tôi cho rng cũng rt khó".

Cho đến nay, các cuc gp song phương vi các đi tác chính của Hoa Kỳ, xu hướng chuyn dn sang các tha thun song phương trong chính sách "Nước M trên hết" ca chính quyn ca Tng thng Trump cho thy các đi tác hu như chưa tìm được tiếng nói chung nào, và Vit Nam cũng s không là mt ngoi lệ.

********************

Ông Phúc đi Mỹ là 'cơ hội kết thân với ông Trump' (BBC, 30/05/2017)

tamnhin9

Đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay John F. Kennedy, New York sáng 29/5 (giờ địa phương)

"Ông Phúc là lãnh đạo đầu tiên của các nước ở Đông Nam Á được mời sang [Washington D.C. ]. Điều đó làm tăng uy tín ngoại giao và vai trò của Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC hôm 27/5.

Điểm đáng chú ý ở đây, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là ông Phúc chỉ là một trong nhiều lãnh đạo thế giới nói chuyện qua điện thoại với ông Trump, nhưng lại là một trong số ít những người được ông Trump mời gặp.

Thêm vào đó, tùy viên báo chí của ông Trump ra thông cáo nói rằng vị tổng thống "rất vui lòng tiếp đón một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Á châu", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, khiến cho tầm quan trọng của chuyến đi càng được nhấn mạnh.

Trong cuộc trao đổi với BBC ít hôm trước ngày ông Phúc đi Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng việc cá nhân ông Trump không mặn mà với Đông Á không có nghĩa là chính quyền Mỹ lơ là khu vực này, và dẫu cho phía Việt Nam có thể không đạt được nhiều kết quả trong mảng kinh tế, thương mại như mong muốn, nhưng ít nhất cũng sẽ đạt được những "thắng lợi ngoại giao" nhất định.

'Cơ hội xây dựng quan hệ cá nhân'

Không chỉ ở vị thế đại diện quốc gia, chuyến đi còn trao cho ông thủ tướng Việt Nam một cơ hội tốt để nâng cao vị thế cá nhân, theo nhà nghiên cứu đồng thời là giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason.

tamnhin10

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc theo kế hoạch sẽ gặp ông Trump vào ngày 31/5/2017

"Ông [Phúc] có cơ hội tiếp xúc riêng với ông Trump, thân mật với ông Trump, [qua đó] có thể tạo một ấn tượng nào đó đối với ông Trump, để thăm dò xem chính sách của ông ấy đối với Trung Quốc, đối với Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Mỹ có chính quyền mới, ông [Phúc] muốn sang để tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt để ông ấy thiết lập đường dây cá nhân, mối liên hệ cá nhân, thăm dò tìm hiểu để tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được".

Khác với các nhà lãnh đạo khác, ông Trump là người "thích ngoại giao cá nhân", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Vấn đề là làm sao để ông Phúc tạo ra được ấn tượng với ông Trump, để ông ấy thích mình. Nếu ông ấy thích mình thì sẽ có lợi cho đất nước".

"Làm được vậy thì đó chính là thắng lợi của ông Phúc".

Vai trò của Việt Nam trong chính sách an ninh vùng

Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những thế lực có thể giúp tạo đối trọng với Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ và ở khối ASEAN, nhưng rõ ràng, cho đến lúc này thì "đối trọng quan trọng nhất là Mỹ", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Cơ cấu an ninh vùng đang hình thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút ra thì Trung Quốc sẽ độc quyền, bá quyền mà không ai cưỡng lại được. Cho nên các nước nhỏ muốn Mỹ hiện diện để tạo đối trọng an ninh, tạo sức cân bằng nhất định để các nước nhỏ còn có thể 'thở' được".

Từ phía nước chủ nhà, tuy ông Trump "lơ là Đông Nam Á", nhưng các chiến lược gia và bộ máy cố vấn của ông tổng thống "đều hiểu tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam trong cơ cấu an ninh vùng", và chính sách chung của Mỹ luôn muốn có "thế cấu trúc an ninh đa cực" trong khu vực.

"Sẽ còn có cả Nhật, Ấn Độ, và có những quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói, trong đó "Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà chiến lược Mỹ".

Trong lúc chính quyền Mỹ ở cấp cao chưa đưa ra được một chính sách ngoại giao có hệ thống đối với Á Châu để thay thế cho chính sách xoay trục trước đây, thì một trong những điều ông Phúc có thể làm được khi gặp gỡ trực tiếp với ông Trump là "cần chứng tỏ là mình hiểu biết, nước mình có một vai trò quan trọng trong nền an ninh Á châu-Thái Bình Dương", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận.

tamnhin11

Cảnh sát biển Việt Nam vừa tiếp nhận từ Hoa Kỳ tàu tuần duyên CSB 8020

Mặt khác, bất chấp khoảng trống ở phần thượng tầng, hệ thống hành chính cấp dưới vẫn "có sự liên tục về chính sách" bởi "như ông Trump nói ông trao rất nhiều quyền cho các tướng lĩnh để họ tự làm", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Cho nên chúng ta thấy vẫn xảy ra việc [Mỹ] vừa trao tàu tuần duyên [cho Việt Nam], bởi đó chỉ là sự tiếp nối của chính sách cũ, là điều mà những người trong bộ máy hành chính có thể làm được, họ tiếp tục thực hiện, miễn là đảm bảo quyền lợi của nước Mỹ", Giáo sư Hùng nêu ví dụ.

Thách thức lớn cho Việt Nam trong chủ đề kinh tế, thương mại

Một trong những thách thức chính của chuyến đi là việc đàm phán song phương với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

"Ông [Trump] chỉ thích điều đình song phương thôi, nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ Việt Nam được hưởng nếu có TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), thì đây cũng là dịp Việt Nam phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Ông [Phúc] sang vào thời điểm không được thuận lợi như trường hợp của những ông thủ tướng khác".

"Ông sang vào lúc Tổng thống Trump rất lơ là với vấn đề Đông Nam Á và Á châu, không coi [khu vực] đấy là quan trọng".

"Điểm thứ hai là ông ấy đã quay lưng lại với TPP, là một xương sống, cột trụ của chính sách xoay trục của Mỹ ở Á châu".

"Điểm thứ ba là ông ấy đang phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội bộ, liệu ông ấy có thể làm được cái gì quan trọng, lớn hay không ?"

"Đó là những thách thức lớn, nhất là khi Việt Nam đặt trọng tâm chuyến đi là vấn đề thương mại".

tamnhin12

Tổng thống Donald Trump đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng

"Thắng lợi ngoại giao"

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn ông Donald Trump đều muốn có thắng lợi ngoại giao.

"Sẽ có sự dàn xếp trao đổi nào đó, để ông nào cũng có thể tuyên bố thắng lợi với những người ủng hộ mình".

"Có nhiều chuyện có thể xảy ra, như có thể là tuyên bố đạt được một số hợp đồng mua hàng nào đó, hoặc hai bên có thể đạt được một số đồng ý về nguyên tắc nhằm đưa tầm quan trọng của quan hệ hai nước lên một bậc cao hơn".

"Có thể là hai bên sẽ đặt ra một số nguyên tắc điều đình, tạo cơ chế để tiếp tục liên hệ với nhau. Có thể giống như cơ chế khi ông Tập Cận Bình gặp ông Trump để giải quyết những vấn đề khó khăn giữa hai nước..".

Tuy nhiên, kết quả cụ thể có đạt được gì hay không, hay đạt được tới mức nào, sẽ "phụ thuộc rất nhiều vào sự điều đình, chuẩn bị" của ban tham mưu của hai nhà lãnh đạo.

Published in Việt Nam

Bài học quan trọng nhất từ sự thay đổi chính sách của Trump, với Việt Nam cũng như các nước Châu Á-Thái Bình Dương khác, đó là độc lập tự chủ, tự lực tự cường.

Tổng thống thứ 45 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1 với bài diễn văn 16 phút đầy ấn tượng và khác thường.

Người ta không còn nghe thấy những lời hoa mỹ được các chính khách thường lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu sau mỗi lần tiếp quản quyền lực.

Thay vào đó là những cái nhìn xoáy thẳng vào sự thật, tiếp theo đó là những chính sách đảo ngược tình thế, tống cựu nghênh tân.

Người viết dù rất ấn tượng với bài phát biểu của ông Donald Trump, xong vẫn muốn để một vài ngày lắng lại cảm xúc, quan sát tiếp những hành động đầu tiên của tân Tổng thống Hoa Kỳ để đưa ra một số nhận định cùng chia sẻ với bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đầu xuân Đinh Dậu.

Mùa xuân này với người Mỹ và phần còn lại của thế giới, là một mùa xuân đặc biệt, bởi nó sẽ đánh dấu một bước khởi đầu mới, một bước ngoặt mới của đời sống chính trị, kinh tế quốc tế.

Trump không nói chơi

The New York Times ngày 10/1 cho biết, trước khi nhậm chức 10 ngày ông Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội Mỹ bác bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (Obamacare) và thông qua một đạo luật mới về y tế một cách nhanh chóng.

Ông đã yêu cầu các nghị sĩ đảng Cộng hòa lập tức thực hiện điều này.

Trump tuyên bố, trì hoãn việc bãi bỏ Obamacare vài tuần hay phải mất vài năm để thực hiện một đạo luật thay thế là điều không thể chấp nhận với tân Tổng thống [1].

Chỉ 3 ngày sau, cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Hạ viện Mỹ với 227 phiếu thuận, 198 phiếu chống, kế hoạch hủy bỏ và thay thế Obamacare đã chính thức bắt đầu.

Vấn đề đặt ra là, tại sao một đạo luật được nhiều người tin là nhân đạo, là thành công của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama lại bị người kế nhiệm gạt phăng đi như thế ?

Trump đã cho biết cụ thể nguyên nhân trong cuốn sách "Nước Mỹ nhìn từ bên trong. Làm thế nào để nước Mỹ què quặt hùng mạnh trở lại" của ông xuất bản cuối năm 2015, và đó cũng là cương lĩnh tranh cử của ông [2].

Có thể tóm lược lý do phải hủy Obamacare và ra một đạo luật thay thế như thế này : muốn có chất lượng dịch vụ y tế tốt, phải có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. 

Cạnh tranh vừa góp phần hạ thấp giá cả, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nhà nước cần tạo môi trường và hành lang pháp lý đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong hệ thống y tế. 

Tuy nhiên Obamacare lại chặn đứng sự canh tranh thật sự giữa các công ty bảo hiểm để có được khách hàng.

Dưới Đạo luật Obamacare, các công ty bảo hiểm lớn gần như độc quyền ở mỗi bang. Chính những công ty bảo hiểm này trả tiền cho các chính trị gia và dùng nó để "kiểm soát" họ.

Donand Trump đi lên từ một doanh nhân, ông phải lo cuộc sống cho hàng ngàn công nhân, trong đó có bảo hiểm y tế. Ông dùng tiền túi của mình để tranh cử, không tranh cử bằng túi tiền các doanh nghiệp.

Vậy giải pháp tân Tổng thống Mỹ đưa ra để thay thế Obamacare là gì ? Theo ông, chính phủ không nên can thiệp vào lĩnh vực dịch vụ y tế, trừ trường hợp vạn bất đắc dĩ. 

Công việc chính phủ Mỹ cần làm là tạo chính sách để đảm bảo cho các công ty bảo hiểm vững mạnh về tài chính, để nếu có một sự cố y tế nào đó, họ sẽ có đủ nguồn lực để xử lý.

Động thái quyết liệt thứ 2 cho thấy Donald Trump không nói chơi, đó là ông giữ đúng cam kết tranh cử, ngày đầu tiên làm việc ông đã ký quyết định chính thức rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Quyết định này cũng giống việc hủy bỏ Obamacare, gây tranh cãi chính trong lòng nước Mỹ. Thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ nước Mỹ, nhiều người, nhiều nhà phân tích đã bày tỏ sự thất vọng về tân Tổng thống Hoa Kỳ.

Tại sao người ta thất vọng ? Tại sao Trump cứ phải nhất quyết hủy TPP ? 

Cá nhân tôi cho rằng, người ta thất vọng vì thói quen, quán tính và nếp tư duy cũ.

Lâu nay dư luận vẫn coi Mỹ là nước phải gánh trách nhiệm đảm bảo an ninh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy về kinh tế - quân sự và theo đuổi yêu sách lãnh thổ phi lý từ Trung Quốc, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

trump1

Tân Tổng thống Donald Trump tiễn người tiền nhiệm Barack Obama rời Điện Capitol sau lễ nhậm chức hôm 20/1, ảnh : AP.

TPP được chính quyền Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama và phần đông dư luận xem là một phần của chiến lược xoay trục, hay còn gọi là tái cân bằng sang Châu Á - Thái Bình Dương, để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Còn Bắc Kinh thì xem hiệp định này cũng như chiến lược xoay trục là một hình thức "bao vây" họ. Có lẽ đây chính là lý do để người ta ủng hộ TPP, và tiếc nuối khi Trump quyết đinh rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định này.

Lý do đã được tân Tổng thống Hoa Kỳ nêu ra trong chiến dịch tranh cử, cũng như diễn văn nhậm chức. Xin được trích dẫn một đoạn trong diễn văn nhậm chức của ông để hiểu thêm quyết sách quan trọng này :

"Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt ;

Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn ;

Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình ;

Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát.

Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần.

Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau.

Tầng lớp trung lưu của chúng ta đã bị tước mất tài sản, nhà cửa, để chia lại trên khắp thế giới.

Nhưng đó là quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ hướng đến tương lai."

Giải pháp của Trump là : nước Mỹ sẽ phải tuân theo hai quy định đơn giản : mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ.

Khi mất đi "chùm khế ngọt viện trợ" hay "chiếc ô an ninh" vốn đã quen sự hiện diện của nó từ lâu, người ta thấy băn khoăn, lo lắng, hụt hẫng... cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng đã đến lúc tất cả các quốc gia phải tự lực cánh sinh, phải tìm đường đi cho riêng mình trong con đường chung hướng tới hòa bình, thịnh vượng, trật tự công bằng dựa trên luật pháp quốc tế mà nhân loại văn minh hướng tới. Không thể mãi dựa vào nước này hay nước khác.

Trump sẽ làm gương, thay vì xuất khẩu giá trị Mỹ

Cá nhân tôi cho rằng, đây là thay đổi căn bản và toàn diện nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump. Trong diễn văn nhậm chức, ông khẳng định :

"Chúng ta sẽ xây dựng tình hữu nghị và thiện chí với các quốc gia trên thế giới - nhưng chúng ta làm như vậy với ý thức rằng tất cả các quốc gia có quyền đặt lợi ích của chính họ lên trên hết.

Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên bất cứ ai, mà thay vào đó là tự mình thể hiện như một tấm gương cho mọi người noi theo".

Nói cách khác, nước Mỹ dưới thời Trump sẽ không đảm nhiệm vai "cảnh sát toàn cầu", sẽ không làm chuyện "bao đồng" như các chính phủ tiền nhiệm.

Đồng thời, Mỹ dưới thời Trump cũng sẽ từ bỏ chính sách xuất khẩu hệ giá trị tự do, dân chủ Mỹ sang các nước khác. Nước nào thấy hay thì học, vấn đề của nước nào, nước đó tự giải quyết.

Điều này trái ngược hoàn toàn với nếp nghĩ Mỹ phải là lãnh đạo toàn cầu, Mỹ phải lo giải quyết mọi chuyện từ Trung Đông, Bắc Phi cho đến Đông Á.

Trump không nghĩ vậy, và tôi cho rằng, đó là suy nghĩ thực dụng, phù hợp với tương quan lực lượng giữa các siêu cường trong bối cảnh hiện nay và vì nước Mỹ.

Do đó, việc Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP biết đâu lại là một cơ hội, thay vì thách thức như nhiều người vẫn nghĩ.

Có phải Trump "nhường" địa vị hiện có của mình cho Trung Quốc ?

Câu hỏi này không chỉ nhiều quan điểm trong dư luận Việt Nam đặt ra, mà ngay cả chính giới và học giả Hoa Kỳ cũng có nhiều người nhận định tương tự, ví như Thượng nghị sĩ John McCain, hay Giáo sư Jonathan London.

Tôi thì không cho rằng quyết định rút khỏi TPP làm suy yếu vai trò, ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương. Ngược lại, nó có thể làm cho Washington mạnh thêm.

Thứ nhất, bản chất TPP là một hiệp định về tự do thương mại, nhưng lâu nay nhiều người lại chỉ coi trọng giá trị an ninh, địa-chính trị, địa-chiến lược của nó.

Việt Nam là một thành viên tham gia đàm phán, ký kết TPP với nhiều kỳ vọng về cơ hội, thị trường cho hàng hóa, sản phẩm Việt Nam vào thị trường Mỹ và các nước tham gia TPP.

Nhưng cá nhân tôi quan sát thấy, dường như rất ít người dân và doanh nghiệp hiểu tường tận về TPP và chủ động chuẩn bị cho sự gia nhập sân chơi này.

Trên báo chí, TPP thường được gắn với câu chuyện an ninh khu vực, quan hệ Trung - Mỹ và cả chuyện Biển Đông.

Với tâm thế và sự chuẩn bị như vậy, tham gia TPP lợi chưa thấy đâu, nhưng nguy cơ Việt Nam trở thành nơi các sản phẩm Trung Quốc "rửa" xuất xứ để vào thị trường TPP là khá rõ ràng. 

Câu chuyện thép Trung Quốc núp xuất xứ Việt Nam để vào Châu Âu là một bài học.

Còn tại sao tôi nói rút khỏi TPP có thể giúp Mỹ tăng vai trò ở Châu Á - Thái Bình Dương và không có chuyện "nhường ngôi" cho Trung Quốc ? Đó là vì, cuộc so găng Trung - Mỹ quyết định bởi "nội công" chứ không phải "ngoại lực".

Sở dĩ Bắc Kinh làm mưa làm gió trong hoạt động kinh tế đối ngoại, sử dụng kinh tế - thương mại như công cụ để thực hiện các ý đồ chính trị là vì, họ có nguồn ngoại tệ dồi dào nhờ thống trị thị trường hàng giá rẻ gần như toàn thế giới trong mấy chục năm phát triển hòa bình sau Chiến tranh Thế giới II.

Sở dĩ Mỹ đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc qua mặt là vì một thời gian dài chạy theo chính sách "bao đồng", "cảnh sát toàn cầu" mà không lo củng cố nội lực.

Do đó, sự thay đổi của Trump là cần thiết. Chỉ có như thế, nước Mỹ mới có thể mạnh trở lại. Dưới thời Obama, Trung Quốc tự tung tự tác quân sự hóa Biển Đông, Mỹ có làm gì được họ ? 

Vậy hy vọng gì vào TPP và chiến lược tái cân bằng ngăn được Trung Quốc tiếp tục độc chiếm Biển Đông ? Thậm chí, nó chỉ tạo thêm những cái cớ để Trung Quốc lấn thêm từng bước.

Rút khỏi TPP, không có nghĩa là nước Mỹ dưới thời Trump rút khỏi Châu Á - Thái Bình Dương hay Biển Đông. Đơn giản là Trump sẽ sử dụng nước cờ địa- chính trị khác, con bài chiến lược khác để kiềm chế sự leo thang của Trung Quốc.

Một trong số đó là vấn đề Đài Loan. Thời gian tới, có thể sẽ có nhiều dấu hiệu, bằng chứng hơn nữa về điều này, vì ông mới vừa nhậm chức. Tôi cho rằng, đây mới là con bài hiệu quả để Mỹ chơi với Trung Quốc trên bàn cờ Biển Đông.

Bài học nào cho Việt Nam và các nước ở khu vực Biển Đông ?

Bài học quan trọng nhất từ sự thay đổi chính sách của Trump, với Việt Nam cũng như các nướ Châu Á-Thái Bình Dương khác, đó là độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung, trật tự và luật pháp quốc tế.

Tư duy dựa vào Mỹ về an ninh, dựa vào Trung Quốc về kinh tế đã chứng minh là lựa chọn lợi bất cập hại.

Hai quốc gia thích ứng nhanh nhất với sự thay đổi thời cuộc và chính trường Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là Nhật Bản và Philippines.

Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích của Mỹ, chúng ta và bất cứ quốc gia nào cũng thế. Tuy nhiên ở khu vực Biển Đông, có lợi ích chung cho tất cả các bên, đó là hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải - hàng không và luật pháp quốc tế.

Thay vì tìm cách dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc, chúng ta cần tìm hiểu các chính sách của 2 cường quốc này, để hướng tới một tiếng nói chung mà các bên chấp nhận được.

Muốn làm điều đó, chúng ta cần phải có tư duy độc lập. Lệ thuộc ngay từ tư duy vào bất cứ quốc gia nào, cũng sẽ dẫn đến sự lệ thuộc nhiều mặt trong thực tế.

Về mặt kinh tế, đồng tiền Trung Quốc tuy không đi kèm điều kiện khắt khe về chính trị, nhân quyền như nguồn vốn phương Tây, nhưng nó lại luôn đi kèm với công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, doanh nghiệp - nhà thầu và lao động chân tay Trung Quốc. Đằng sau đó là cả một hệ lụy.

Tôi không tin Trung Quốc có khả năng thay thế vai trò của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương chỉ với khoảng 240 tỉ USD họ tuyên bố qua Quỹ Con đường Tơ lụa, AIIB hay "sáng kiến" một vành đai, một con đường.

Bản thân Trung Quốc cũng đang chật vật tái cơ cấu nền kinh tế và tìm cách đẩy các doanh nghiệp, nhà máy, công nghệ ô nhiễm lạc hậu ra nước ngoài theo Con đường tơ lụa mà lại mơ lãnh đạo kinh tế toàn cầu chỉ là chuyện viển vông, mò trăng đáy nước.

Vì thế, nên coi Trung Quốc là một đối tác kinh tế bình đẳng, làm việc với họ trên cơ sở sòng phẳng và cùng có lợi. Chấp nhận dễ dãi các nhà thầu Trung Quốc, chúng ta cũng như nhiều nước trong khu vực đã, đang và sẽ phải trả giả.

Tôi cho rằng, những quan điểm tin là Trump rút Mỹ khỏi TPP sẽ khiến Việt Nam "lệ thuộc" vào Trung Quốc là không chính xác. Nó không những chẳng giúp nước ta mạnh lên, mà chỉ là tư duy xui Việt Nam lệ thuộc nước này, thay vì nước khác.

Các con số thống kê về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc cho thấy quốc gia láng giềng này là một thị trường lớn có sức ảnh hưởng mạnh, thậm chí có thể chi phối một số lĩnh vực, ngành sản xuất.

Điều đó tất nhiên là không ổn, và chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục mở cửa, đa dạng hóa thị trường. 

Nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng, trong những năm tháng chiến tranh và bị cấm vận sau chiến tranh, Trung Quốc đã viện trợ, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều về tiền của, vật tư.

Muốn mạnh lên, chỉ có cách không ngừng đổi mới, tự lực tự cường, nghiên cứu nắm bắt các xu thế chính sách các nước lớn có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển của Việt Nam để tận dụng tối đa các lợi thế, đòn bẩy và nguồn lực.

Câu chuyện tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, hàng hải giữa Việt Nam - Trung Quốc và một số quốc gia nữa là một vấn đề khác, cần được giải quyết trên cơ sở pháp lý quốc tế, trong đó quan hệ thân thiện về chính trị là một lợi thế.

Bài học quan trọng tiếp theo là tư duy khoa học khi nhìn nhận các vấn đề thời cuộc, tránh để cảm xúc chi phối. Chúng ta nên nhìn vào mục đích, hiệu quả chứ không nên nhìn vào cái vỏ bề ngoài.

Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa về các nhà lãnh đạo mới nổi cũng như chính sách của họ thay vì bình phẩm và chỉ trích. 

Tôi thấy rất lạ là nhiều người trong chúng ta tỏ ra khá cay nghiệt với ông Rodrigo Duterte, ông Donald Trump hay ông Tập Cận Bình, ngay cả với những công việc nội bộ của đất nước họ và người dân của họ cũng không phản đối thái quá.

Muốn nước nhà mạnh lên, thiết nghĩ phải thay đổi triệt để 2 điều này trong tư duy, suy nghĩ và hành động của mỗi người. 

Ngày đầu xuân Đinh Dậu xin có mấy lời dông dài chia sẻ với bạn đọc, chúc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam và quý bạn đọc xa gần một năm mới an khang, thịnh vượng và đóng góp nhiều hơn vì sự tiến bộ của cộng đồng, quốc gia, dân tộc.

TS Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 28/01/2017

Tài liệu tham khảo :

[1]https://www.nytimes.com/2017/01/10/us/repeal-affordable-care-act-donald-trump.html

[2]http://nhanam.vn/tin-tuc/nuoc-my-que-quat-qua-goc-nhin-cua-donald-trump

Published in Diễn đàn