Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Năm 2017 đánh dấu tròn 100 năm tạp chí Nam Phong ra mắt quốc dân. Số báo đầu tiên của Nam Phong được phát hành vào ngày 01/07/1917 và số cuối cùng vào ngày 16/12/1934, chấm dứt 210 số báo tiếng Việt, 210 phụ trương tiếng Pháp và 210 phụ trương tiếng Hán sau hơn 18 năm tồn tại.

namphong1

Bìa của tạp chí Nam Phong năm 1917 và năm 1934.RFI / Tiếng Việt

Vào năm cuối cùng này, tờ báo chuyển từ nguyệt san sang bán nguyệt san với một nỗ lực mạnh mẽ đổi mới, như Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng viết trong số báo 199 kỷ niệm mười tám năm ra số đầu : "Tôi muốn từ nay Nam Phong không phải là một bà lão, Nam Phong lại là một cô thiếu nữ hây hây".

Trả lời RFI tiếng Việt, nhà nghiên cứu Thủy Chi tại Hà Nội, nhận xét : Ám chỉ một bà lão ở tuổi 18 của một tờ báo mang nhiều ý nghĩa. Trước hết, nó gắn với hiện tượng thường gặp trong làng báo chí đương thời : việc đình bản và tục bản của các tờ báo trong một thị trường báo chí thuộc địa rất hẹp và nhỏ. Thứ hai, báo chí Việt Nam cho tới những năm 1930 đã chứng kiến một sự lột xác ngoạn mục, mà ví dụ là việc Phong Hóa với khẩu hiệu trẻ trung đã thay thế "vị trí rất cao trong văn giới, chính giới" của Nam Phong.

Dĩ nhiên Nam Phong sống thọ như thế một phần quan trọng là nhờ ở vai trò ở hậu trường của người Pháp với một ý định chính trị thực dân cáo già rất rõ ràng. Đó là nhằm loại trừ ảnh hưởng nước Đức, vốn được truyền bá gián tiếp qua phong trào Tân Thư, qua tên tuổi Lương Khải Siêu. Nam Phong không chỉ nhận được khoản trợ cấp để có thể ra báo một cách đầy đặn, mà còn được chính quyền thực dân hỗ trợ "tạo nên công chúng".

Hồi ký của Hồ Hữu Tường cho biết ông cậu bà con của mình làm Hội Đồng "bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí nầy". Song mọi việc nhanh chóng vượt khỏi những điều mà Louis Marty dự tính ban đầu khiến ta phải thừa nhận rằng Nam Phong tồn tại thực sự trong làng báo chí Việt Nam với tư cách một tờ báo lớn không thể chỉ là nhờ ý định chủ quan của giới thực dân mà còn chính ở những người trực tiếp chèo lái nó. Một trong số những công trạng quan trọng nhất cần kể đến là khát vọng giáo dục quốc dân của lớp trí thức.

namphong2

Đội ngũ sáng lập tạp chí Nam Phong, 1917. RFI / Tiếng Việt

Trong lời mở đầu cho số 1 Nam Phong, Phạm Quỳnh đã đặt ra một vấn đề quan trọng về vai trò học vấn : "Ông cha ta đã đề tạo ra cái tổ quốc ta, đã chung đúc thành cái quốc hồn ta, không ngờ rằng ngoài nước ta còn có nhiều nước khác, ngoài học vấn đạo đức của ta còn có nhiều học vấn đạo đức khác nữa mà có ngày ta không thể biết hết được. Ngày ấy nay đã đến. Người nước ta nay đã mở mắt tỉnh giấc mộng trăm năm, mở cái mắt mơ màng ra mà nhìn cái thế giới mới. Trông thấy những cảnh tượng lạ lùng mà kinh mà sợ [...] Sống trong thời đại này tất phải có một phần trong sự hoạt động ấy".

Phạm Quỳnh như thế đã tóm tắt điểm chủ yếu nhất mà một trí thức Việt Nam đương thời phải đối mặt. Đó là tình thế "toàn cầu hóa" một cách bất đắc dĩ. Nhận thức của ông với tư cách một trí thức Tây học không chỉ bao gồm việc nhận ra "kẻ khác" mà còn hiểu rằng giờ đây ta phải sống cùng kẻ khác thì mới có cơ hội tồn tại trong thời mới.

Để tồn tại được cùng kẻ khác, giáo dục là một trong những cách mà thế hệ trí thức 1907 thực hiện nhằm gìn giữ những giá trị quá khứ. Thế mà chi phí giáo dục theo lối mới rất đáng kể đối với một gia đình thường thường bậc trung ở ngay Hà Nội khi đó. Vào thời điểm này, từng có Đông Kinh Nghĩa Thục tham gia giáo dục quốc dân rồi nhanh chóng bị chính quyền thuộc địa đàn áp và giải tán. Đồng hành cùng với họ là Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút với những bài viết về học vấn Tây phương, nhưng cuối cùng bị đình bản.

Giáo dục quốc dân qua tạp chí

Với phụ đề "l’Information française" (Cơ quan thông tin của Pháp) trên măng séc, tạp chí Nam Phong lại có phụ đề khác bằng tiếng Việt Văn học Khoa học tạp chí. Các đề mục đặc biệt có liên quan tới giáo dục do các nhà tân nho như Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục, hoặc các trí thức Tây học Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn đảm trách và được duy trì suốt trong suốt thời kỳ ra báo : Luận thuyết, Văn học bình luận, triết học bình luận, Khoa học bình luận, Văn tuyển, Tạp trở, Thời đàm, tiểu thuyết.

Bằng việc thiết kế như vậy, Nam Phong tự nhiệm về giáo dục như Đông Dương tạp chí từng làm. Cũng trong số đầu tiên, bức ảnh Albert Sarraut được chú thích là người thành lập Đại học Đông Dương chứ không phải bằng chức danh quan toàn quyền. Rõ ràng, tạp chí Nam Phong là một cách thức giáo dục dành cho quốc dân mà Phạm Quỳnh muốn theo đuổi. Với cách học qua tạp chí như thế, học không chỉ là lên lớp để lấy bằng, mà còn học để lấy tri thức như ông viết : "đương buổi bây giờ không cần cấp bằng gây lấy một cái cao đẳng học thức để thay cái học thức cũ đã gần mất".

Theo bà Phạm Thị Ngoạn, trong nghiên cứu của mình, hoàn toàn có lý khi gọi Phạm Quỳnh cùng các bạn đồng chí là những "giáo sư" trong một trường học mở theo lối mới để đáp ứng một nhu cầu học mới. Trong hoạt động của kiểu trường học không có trụ sở này, giáo sư không giao bài cho học sinh, không sửa bài, mà chỉ muốn "tâm tình với bạn đọc như với bạn cố tri", nhận những câu trả lời từ bạn đọc để từ đó có những bài viết thể hiện được.

Tính chất trường học góp phần tạo nên tính điển phạm ở cả khía cạnh kiến thức lẫn hành vi của cuộc đời. Điều ấy còn tương ứng với một kỳ vọng khác của Phạm Quỳnh khi ông viết : "Nước cốt ở dân, dân chủ ở một bọn người gọi là "thượng-lưu", hay bọn "thức giả xã hội", như nhà có nóc vậy. Nhà không có nóc thì ở sao. Nước không có một bọn thượng-lưu trí-thức để giữ-gìn cái cốt-cách trong nước, thì sao gọi là một nước được ? Có nhà danh-sĩ Pháp đã nói rằng "Nước Pháp sở-dĩ là nước Pháp, cũng chỉ nhờ bởi bốn năm mươi người đại-trí. Nếu không có bọn ấy thì nước Pháp không còn là nước Pháp nữa".

Chi tiết "bọn bốn mươi người đại trí" của Hàn Lâm Viện Pháp, mà Phạm Quỳnh thường xuyên cho in lại trên Nam Phong những bài viết của các thành viên hoặc của các giáo sư đại học Paris, hàm ý tham vọng xây dựng một lớp trí thức mới mẫu mực, tinh túy cho thời đại mới.

Vậy ai là những thành viên có thể tham gia vào nhóm bốn mươi người Việt đó ? Hẳn nhiên trước hết chính là những ai từng bỉnh bút cho Nam Phong giai đoạn đầu như Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đôn Phục và Nguyễn Mạnh Bổng. Họ tất thảy đều có hai yếu tố rất quan trọng đối với giới trí thức Việt Nam đương thời : uy tín và tuổi tác.

Phạm Quỳnh cùng tờ báo của mình không chỉ hoàn thành một vai trò nhà báo đưa tin như cái măng-séc đã ghi ban đầu, mà còn có tham vọng giữ một tiếng nói chính thức về mặt học thuật đương thời trên trường trí thức mới đương thành lập. Dù tiếng nói đó đôi lúc trở nên học phiệt như Phan Khôi sau này từng lên tiếng, nhưng người ta không thể không ghi nhận một kỳ vọng lớn lao ấy của Phạm Quỳnh về lớp "thượng lưu trí thức để giữ gìn cốt cách trong nước, để bồi dưỡng cái quốc-túy".

Phong Hóa vào những năm 1930 sẽ chấm hết sự tồn tại Nam Phong bằng giọng hài hước khi nhại lại câu "Thứ nhất sừ Uỳnh thứ nhì sừ Ĩnh". Nhưng chắc chắn lớp trí thức tư sản như Nhất Linh, Khái Hưng đã được thừa hưởng rất nhiều từ cái khát vọng thượng lưu trí thức của Phạm Quỳnh như một nền tảng của trường trí thức thời hiện đại.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 18/12/2017

Published in Văn hóa

Việt Nam hợp tác với Pháp phát hành tem biển đảo khẳng định chủ quyền lãnh thổ

Với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam nổi tiếng với những bãi biển đẹp, trong đó có một số khu vực được UNESCO xếp hạng di sản tự nhiên và khu bảo tồn sinh thái thế giới. "Rực rỡ biển Việt Nam" (Splendeurs de la mer du Vietnam) được giới thiệu đến công chúng Pháp và cộng đồng Việt Kiều tối 22/12/2017 qua một triển lãm ảnh, một bộ tem và một bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế - hoa hậu Ngọc Hân.

tem1

Buổi giới thiệu "Rực rỡ biển Việt Nam" (Splendeurs de la mer du Vietnam), ngày 22/11/2017, Paris, Pháp. RFI tiếng Việt

Trả lời RFI tiếng Việt, chị Dư Thu Trang, giám đốc công ty Tinh Hoa Việt Nam (Elite culturelle du Vietnam), đơn vị đồng tổ chức sự kiện, cho biết ý tưởng giới thiệu vẻ đẹp biển đảo Việt Nam đến công chúng và Việt kiều Pháp thông qua những con tem được chị đề xuất khi tham dự cuộc thi "Thanh niên Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo" :

"Với hình ảnh tem, đó là một phương thức truyền thông rất tự nhiên, gần gũi và có thể là tất cả mọi người đều cần dùng đến. Khi đưa ra, rất may mắn là ý tưởng này được Bưu điện Pháp ủng hộ vì trước đó, họ cũng đã ra bộ sưu tập về hình ảnh Việt Nam.

Ý tưởng kết nối với Bưu điện Pháp có từ hồi tháng 06-07/2017. Khi dự án này được đưa ra vào tháng 03/2016, chúng tôi có đặt vấn đề. Thời gian thực hiện không lâu, mà chỉ lâu trong công tác chuẩn bị là chọn hình ảnh, đưa mẫu tem, đưa tên để thay đổi, sửa chữa. Cùng với mối quan hệ hợp tác sẵn có trước đó, tôi gặp thuận lợi hơn trong khâu kết nối để cho ra bộ tem này, với hy vọng là các bạn Pháp sẽ biết đến nhiều hơn về biển Việt Nam và đằng sau đó là có thể nói về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo".

Chị Dư Thu Trang cho biết hình ảnh trên năm con tem của bộ sưu tập "Rực rỡ biển Việt Nam" do một cơ quan ở Việt Nam hoặc từ bạn bè đã đi Trường Sa cung cấp. Ngoài ra, còn có 50 hình ảnh về không gian biển Việt Nam được trưng bày nhân sự kiện này : đèn biển Long Châu (Hải Phòng), vịnh Hạ Long, bãi biển Hải Hậu (Nam Định) đến bãi biển Nha Trang, và nhiều hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Song Tử Tây, Nam Yết...) nhằm mục đích giới thiệu đến công chúng Pháp giá trị biển đảo và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

tem2

Giới thiệu bộ tem "Rực rỡ Biển Việt Nam" (Splendeurs de la mer du Vietnam), Unesco, Paris, ngày 22/11/2017. RFI tiếng Việt

Bộ sưu tập áo dài "Xanh mầu hy vọng" quảng bá biển Việt Nam

Vẻ đẹp phong cảnh biển đảo Việt Nam còn được giới thiệu với kiều bào và công chúng Pháp một cách sống động hơn qua những tà áo dài của nhà thiết kế Ngọc Hân, hoa hậu Việt Nam 2010. Bộ sưu tập áo dài "Xanh mầu hy vọng" được Ngọc Hân lấy cảm hứng từ bộ tem "Rực rỡ biển Việt Nam" do Bưu chính Pháp phát hành tháng 11/2017.

Giới thiệu về bộ áo dài với RFI tiếng Việt, nhà thiết kế Ngọc Hân giải thích :

"Bản thân là một người Việt Nam, Ngọc Hân nghĩ rằng bất kỳ một người Việt Nam nào, khi biết được những tình cảm của Bưu chính Pháp dành cho Việt Nam, thì cũng đều cảm thấy rất xúc động và Ngọc Hân cũng như vậy. Và Ngọc Hân quyết định lấy chính những hình ảnh của biển đảo Việt Nam ở trên bộ tem của nước Pháp, cũng như những dấu mộc của Bưu chính Pháp để có thể sử dụng làm những họa tiết chính và cho ra đời bộ sưu tập mang tên "Xanh mầu Hy vọng".

Tên "Xanh mầu Hy vọng" cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Hy vọng mà có lẽ Ngọc Hân, cũng như nhiều người Việt Nam mong muốn dành cho biển đảo của Việt Nam, chính là ngày có nhiều hơn những bạn bè trong nước và quốc tế quan tâm và yêu mến Việt Nam nói chung, cũng như là đến biển đảo Việt Nam nói riêng. Và thông qua đấy, thì một người trẻ như Ngọc Hân sẽ giúp cho mọi người, trong nước cũng như trên thế giới, biết nhiều hơn về vẻ đẹp của biển đảo Việt Nam và một phần để khẳng định được chủ quyền biển đảo của Việt Nam với bạn bè quốc tế".

11 mẫu áo dài của nhà thiết kế Ngọc Hân được lần lượt giới thiệu tại Paris theo những địa danh biển đảo trải dài từ bắc xuống nam : Hạ Long, Cô Tô (Quảng Ninh), Lăng Cô (Huế), Nha Trang, Phú Quốc…

"Với bộ sưu tập lần này, Ngọc Hân đã sử dụng chất liệu chính là tơ lụa. Nó vừa có được độ suôn chảy, duyên dáng, mềm mại của một chiếc áo dài, nhưng bên cạnh đó nó cũng rất lên phom và ôm vào cơ thể, đường cong của người phụ nữ và mang hơi hướng một chút áo dài cách tân như cổ tròn, tà ngắn hơn một chút, và tà áo không quá to. Hân thấy rằng bộ sưu tập này mang tính ứng dụng rất cao để mọi người có thể dễ dàng mặc và diện trong nhiều sự kiện khác nhau".

tem3

Bộ sưu tập áo dài "Xanh mầu Hy vọng" của nhà thiết kế-hoa hậu Ngọc Hân, Paris, ngày 22/11/2017. RFI tiếng Việt

Điểm nổi bật trong bộ sưu tập là hai bộ áo dài mầu đỏ và xanh dương thể hiện quan hệ Việt-Pháp, như giải thích của nhà thiết kế :

"Khi lên ý tưởng thiết kế cho bộ sưu tập cuối cùng, trong collection của Ngọc Hân thì Ngọc Hân mong muốn là sẽ có một bộ áo dài để hội tụ mầu sắc, hình ảnh, tiếng nói của hai nước. Và Ngọc Hân đã phải sửa đi sửa lại bản thiết kế này rất nhiều lần. Và như các bạn thấy rằng một bên vai là cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, bên cạnh đấy là pha trộn mầu xanh của cờ nước Pháp. Hân nghĩ rằng hai mầu này pha trộn lại với nhau thì lại rất đẹp và hài hòa, vừa tạo nên sự cá tính của hai tông mầu đối lập là mầu xanh và mầu đỏ. Đặc biệt ở trên thân áo dài xuất hiện hình ảnh của vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan được UNESCO công nhận là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới tại Việt Nam và cũng hy vọng những kỳ quan này, thông qua sự giới thiệu cũng như sự xuất hiện này, sẽ được mọi người biết đến nhiều hơn".

Nhà thiết kế - hoa hậu Ngọc Hân cho biết rất yêu mến nước Pháp vì học tiếng Pháp từ nhỏ. Từng sang Pháp nhiều lần với vai trò đại sứ hình ảnh để giới thiệu về văn hóa Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên Ngọc Hân sang Pháp với tư cách là nhà thiết kế. Với chị, giới thiệu bộ sưu tập áo dài đặc biệt về biển đảo Việt Nam là một kỷ niệm, một dấu ấn không thể quên.

Chị Dư Thu Trang giải thích về dự án kết hợp với nhà thiết kế Ngọc Hân trong hoạt động quảng bá hình ảnh biển đảo Việt Nam :

"Trước đây, trong các hoạt động về văn hóa Việt Nam, tôi đã có dịp gặp hoa hậu Ngọc Hân nhiều lần và cũng kịp theo dõi là bạn có rất nhiều hoạt động về quảng bá cho du lịch biển Việt Nam. Bạn có chuyến đi thăm Lý Sơn để quảng bá cho môi trường biển. Với các hoạt động như vậy, cũng như với chuyên môn của bạn là thiết kế, coi như là hai bên có cùng ý tưởng gặp nhau. Lần này, bạn tập trung vào hình ảnh biển đảo trên tem vì bạn rất thích ý tưởng cho ra mắt bộ tem về biển đảo. Cho nên, tất cả các mẫu hôm nay là đều nhìn trên bộ tem của Việt Nam.

Đây là một sự hợp tác thành công và có tiềm năng sau này có thể phát triển nhiều sự kiện như vậy, cách làm cũng tương tự như vậy. Trong công tác tổ chức sự kiện, không muốn nhấn mạnh đến vấn đề tuyên truyền hay hô hào quảng bá gì cả mà muốn để thể hiện những điều tự nhiên, gần gũi và thu hút được sự quan tâm một cách nhẹ nhàng".

tem4

Nhà thiết kế Ngọc Hân và nhà tổ chức Dư Thu Trang trong bộ áo dài kết hợp mầu cờ Pháp-Việt, Paris, ngày 22/11/2017. RFI tiếng Việt

Trong tương lai, Công ty Tinh Hoa Văn Hóa Việt Nam (Elite culturelle du Vietnam) dự định tổ chức nhiều sự kiện tương tự, vì theo chị Dư Thu Trang, văn hóa và du lịch Việt Nam còn có rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Giới thiệu tinh hoa của văn hóa Việt Nam một cách chuyên nghiệp hơn, rộng rãi hơn là mục tiêu của Elite culturelle du Vietnam trong việc quảng bá hình ảnh đất nước.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 26/11/2017

Published in Văn hóa

Bộ tem "Biển Đảo Việt Nam, vẻ đẹp bất tận" (Splendeurs de la mer du Vietnam) do Bưu chính Pháp phát hành đã chính thức ra mắt tối 22/11/2017, tại trụ sở của Unesco Paris. Sự kiện được văn phòng Tinh Hoa Việt (Elite Culturelle du Vietnam) kết hợp với Hội Hữu Nghị Pháp-Việt (Association d’Amitié Franco-Vietnamienne) và Bưu chính Pháp tổ chức nhằm giới thiệu với công chúng Pháp giá trị về vẻ đẹp của biển đảo, chủ quyền lãnh hải, những kho tàng vô giá của Việt Nam.

tem1

Bộ tem biển đảo Việt Nam do bưu chính Pháp vừa giới thiệu tại Paris ngày 22/11/2017. Ảnh : RFI Tiếng Việt

Bộ tem 5 chiếc gồm hình ảnh về vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Đá Đĩa (Phú Yên), đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và đảo Song Tử Tây (Khánh Hòa).

Tham gia sự kiện ra mắt bộ tem và giới thiệu bộ sưu tập áo dài "Xanh mầu hy vọng" về biển đảo Việt Nam của nhà thiết kế, hoa hậu Ngọc Hân, có khoảng 200 khách mời, trong đó có đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn, chủ tịch Hội Hữu Nghị Pháp-Việt Gérard Daviot, bà Dư Thu Trang, giám đốc công ty Tinh Hoa Việt, ông Benjamin Combes, phụ trách các hoạt động quốc tế của Bưu chính Pháp cùng với nhiều quan chức thành phố Paris.

Đại diện cho Bưu chính Pháp, ông Benjamin Combes giới thiệu về bộ tem mới : "Loạt tem đầu tiên về phong cảnh Việt Nam được giới thiệu tối nay với năm hình ảnh tuyệt đẹp - tôi đã rất cân nhắc từ ngữ của mình - phản ánh vẻ đẹp biển đảo Việt Nam. Những chiếc tem này sẽ chu du khắp nước Pháp, trong nhiều năm sắp tới. "Biển Đảo Việt Nam, vẻ đẹp bất tận" của một đất nước thanh bình còn nhiều chủ đề mà chúng tôi sẽ thực hiện, tiếp tục đồng hành với các bạn trong dự án tương lai".

Ông Gérard Daviot, chủ tịch hội Hội Hữu Nghị Pháp-Việt, nhấn mạnh đến tình trạng trái đất nóng lên đang đe dọa nhiều phong cảnh tại Việt Nam được Unesco công nhận là di sản tự nhiên, cũng như những vấn đề lớn mà Việt Nam đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt. Theo ông, đã đến lúc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Cộng Hòa Pháp, cùng tham gia hành động :

 "Nếu như ý tưởng hôm nay đóng góp được vào hành động, chúng tôi đã thực hiện được thách thức giới thiệu rộng rãi hơn đất nước Việt Nam và cho phép ngày càng có nhiều đồng hương Pháp của chúng tôi quan tâm hơn đến Việt Nam và sẽ chọn làm điểm đến trong chuyến du lịch sắp tới của họ".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 23/11/2017

Published in Văn hóa

Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thông qua các hoạt động bồi đắp, quân sự hóa các đảo chiếm đóng, rồi thúc đẩy phát triển các tour du lịch "yêu nước" tại vùng Biển Đông giầu tài nguyên được đề cập trong một phóng sự ngắn của kênh truyền hình Pháp France 2 (12/11/2017) nhân thượng đỉnh APEC tại Việt Nam.

chuyquyen1

Du khách Trung Quốc trên đảo Ba Ba, nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng. Ảnh chụp màn hình France 2. RFI tiếng Việt

Có mặt trên đảo Ba Ba (Trung Quốc gọi là Áp Công/Ya Gong Dao), nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng, và trên huyện đảo Lý Sơn (của Việt Nam), phóng viên France 2 tường trình :

"Ngoài khơi Biển Đông, những du khách Trung Quốc giầu có đi du thuyền đến đây không phải chỉ để ngắm mặt trời mọc, mà họ đến những vùng đất đã được chinh phục, vì với họ, không nghi ngờ gì cả, những hòn đảo này thuộc về Trung Quốc.

Một du khách nói : "Từ đây, chúng tôi có thể nhìn thấy được những cơ sở quân sự của chúng tôi trên hòn đảo ngoài kia. Tôi chưa bao giờ đến đó, nhưng điều đó cho thấy sự hiện diện của Trung Quốc".

Hiện diện quân sự và giờ đến lượt dân sự. Ở đây, chỉ có công dân Trung Quốc mới được đặt trên lên những bãi cát mịn. Với khoảng 1.200 euro, ngày càng có nhiều người Trung Quốc tham gia các chuyến du lịch yêu nước trên những con tầu lớn (croisière).

Một nữ du khách nói : "Ở đây, chúng tôi ở nhà của mình. Đây là đất nước chúng tôi". Một người khác nói : "Tôi rất hài lòng vì tôi đang ở trên lãnh thổ Trung Quốc".

Trên đảo Ba Ba, một buổi lễ "yêu nước" được tổ chức cho nhóm du khách Trung Quốc với lễ thượng cờ, rồi quốc ca. Hướng dẫn viên du lịch hô lớn : "Quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) là của chúng ta, thuộc Trung Quốc. Chúng ta sẽ không để bất kỳ kẻ xâm lược nào chiếm lấy, dù chỉ là một hạt cát hay một giọt nước".

Việt Nam tố cáo hành động xâm lược

Các tour du lịch "yêu nước" bằng tầu thủy đang ăn khách. Bất chấp phản đối của quốc tế, du khách Trung Quốc vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình. Nhưng có đúng là họ đang ở trên lãnh thổ Trung Quốc hay không ? Theo phóng viên của France 2, không phải ai cũng có chung ý kiến này, nhưng một điều chắc chắn là chỉ trên một rặng san hô, Bắc Kinh đã đổ bê tông toàn bộ, xây dựng đường bay cho các chiến đấu cơ để kiểm soát chặt chẽ hơn khu vực giầu nguồn tài nguyên, trữ lượng cá và chất đốt :

"Với nước Việt Nam láng giềng, đây đơn giản làm hành động xâm lấn. Khu vực biển và đảo đó là của họ. Trong bảo tàng trên đảo Lý Sơn, các bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên những đảo nhỏ này có vẻ được chứng minh rõ, theo phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Trường, một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam.

Ông nói : "Hãy nhìn tấm bia này, những hàng chữ cho thấy chủ quyền của chúng tôi. Tấm bia được người Pháp dựng trong thời Pháp thuộc trên quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có những bằng chứng chắc chắn và lâu đời, nhưng Trung Quốc lại phản đối vì họ muốn biến Biển Đông thành ao nhà".

Trung Quốc : Tập Cận Bình thay Chúa Giê-su ở huyện Dư Can

Tại Trung Quốc, Chúa Giê-su không còn là vị cứu tinh của khoảng 10% giáo dân trên tổng số một triệu dân ở huyện Dư Can, tỉnh Giang Tây, mà là từ đảng Cộng Sản. Những giáo dân tại đây có nguy cơ bị xóa khỏi danh sách những người được trợ cấp của Nhà nước nếu không chịu phá mọi dấu hiệu tôn giáo ở nhà riêng.

Theo thông tín viên RFI Heike Schmidt, thêm một ví dụ mới cho thấy Trung Quốc vẫn tỏ ra thiếu bao dung đối với tự do tôn giáo và chủ nghĩa sùng bái cá nhân quanh chủ tịch Tập Cận Bình vẫn phát triển mạnh :

"Làm thế nào để một gia đình nghèo có thể có thêm cơ hội nhận được trợ cấp của Nhà nước tại Trung Quốc ? Chẳng có gì đơn giản hơn : Chỉ cần gỡ các cây thập tự và ảnh chúa Giê-su, cất các tràng hạt và treo giữa phòng khách chân dung của chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là lời khuyên của chính quyền huyện Dư Can, trong chiến dịch mang tên "Cùng biến những tín đồ tôn giáo thành những tín đồ của Đảng !"

Nhật báo South China Morning Post trích phát biểu của một quan chức địa phương, theo ông : "Rất nhiều người thiếu hiểu biết, họ tưởng rằng Chúa có thể cứu họ, nhưng sau khi các cán bộ của chúng tôi qua, họ hiểu ra sai lầm và nói rằng để nhận được hỗ trợ, nên tin vào Đảng hơn là vào Chúa".

Hơn 1.000 chân dung của nhân vật đứng đầu Trung Quốc đã tìm được chỗ đứng trong nhà của dân làng. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự nguyện thay đổi cách trang trí này, theo khẳng định của một người dân ở Dư Can, vì "nếu từ chối, người ta không được nhận trợ cấp từ quỹ chống đói nghèo nữa".

Tại Dư Can, như nhiều nơi khác ở Trung Quốc, chính quyền dường như bị ám ảnh bởi ý nghĩ số giáo dân không ngừng tăng, có thể sẽ vượt qua con số 89 triệu đảng viên".

Trung Quốc muốn xây đường ngầm dẫn nước tưới hoang mạc Tân Cương

Các kỹ sư Trung Quốc đang xúc tiến nghiên cứu dự án xây một đường ống ngầm dài 1.000 km để dẫn nước từ vùng núi Tây Tạng đến sa mạc Taklamakan (còn gọi là Tháp Khắc Lạp Mã Can), thuộc khu tự trị Tân Cương, cực tây Trung Quốc.

Theo nhật báo South China Morning Post, ý tưởng được các kỹ sư đưa ra là lấy nước từ sông Yarlung Tsangpo (đổ vào dòng sông Brahmapoutre khi chảy qua lãnh thổ Ấn Độ), ở phía nam Tây Tạng, để tưới cho sa mạc Taklamakan.

Để "luyện tập" cho dự án đồ sộ này, Trung Quốc đã khởi công xây dựng một đường ống ngầm dài 600 km tại Vân Nam. Được chia thành 60 đoạn, đường ống ngầm này sẽ đi qua nhiều dãy núi, đôi khi cao vài trăm mét so với mực nước biển, và đặc biệt có khả năng đứng vững dù điều kiện địa lý trong vùng không ổn định.

Ông Lobsang Yangtso, một nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Quốc tế vì Tây Tạng, khẳng định với Quartz : "Không ai nghĩ rằng một ngày nào đó tầu hỏa có thể chạy qua Tây Tạng, thế mà Trung Quốc đã làm được điều này. Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ xây dựng thành công đường hầm đó".

Dù sao, dự án đường ống ngầm dài nhất thế giới sẽ là một phương tiện để Trung Quốc tăng cường tiếng tăm của mình trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Singapore : Trút giận, xả stress trong "Phòng Đập phá"

Ném bát đĩa, đập vỡ chai, phá máy in bằng cây gậy bóng chày… để xả stress dường như không có gì xa lạ ở Nhật Bản và Hàn Quốc… và giờ du nhập sang Singapore. "Fragment room" (tạm dịch "Phòng Đập phá") tại đây giúp nhân viên và sinh viên, bị áp lực lớn tại đảo quốc, có thể hả giận và giải tỏa stress mà vẫn tránh được những cái nhìn soi mói.

Thông tín viên RFI Margaux Bédé đã đến nơi được mệnh danh là «ngôi đền đập phá" này :

"Cầm trong tay một chiếc gậy bóng chày và nhốt mình trong căn phòng rộng 3m2, hai cô bạn phá tất cả những gì nằm trong tầm tay… Nhưng phải chờ vài phút rồi người ta mới nghe thấy tiếng thủy tinh rơi vỡ.

Tại Singapore, "xả giận" vẫn còn ít phổ biến. Chính vì thế, Royce Tan đã lập ra Fragment room, để giúp đồng hương của mình giải tỏa cảm xúc. Anh nói :

"Trong nền giáo dục của chúng tôi, người ta dạy chúng tôi không nói về các vấn đề khó khăn, cảm xúc của mình. Vì thế, chúng tôi giữ hết trong lòng, rồi điều này làm tổn thương nội tâm.

Những gì chị nhìn thấy ở đây, đó là một địa điểm an toàn, nơi chị có thể làm gì chị muốn. Nếu chị muốn đến đây để gào thét, khóc lóc, cười… thì chị cứ làm. Chỉ cần để cái ác trong lòng chúng ta thoát ra ngoài. Đây không phải là nơi để người ta phán xét về chị. Đây là một địa điểm kín và an toàn".

"Một nơi đáng tin cậy" để tránh những cái nhìn và kể cả trên internet… Devina, một phụ nữ Singapore 29 tuổi, hiếm khi thể hiện cảm xúc của mình vì sợ bị đưa lên Stomp, mạng xã hội Singapore. Cô nói :

"Không biết chị có biết Stomp hay không, có những người chụp ảnh hoặc quay phim chị và đưa lên trang này, theo kiểu : "Ồ, nhìn khách hàng này đang tức giận kìa !". Chỉ là một kiểu giải trí, giống như một dạng Facebook không lành mạnh và cả cuộc sống của chị có thể bị phơi bày trên đó…

Thật sự ở Singapore, người ta không có nơi để giải tỏa mà không sợ bị người xung quanh nhòm ngó. Đây là một nước nhỏ bé, mọi người quen biết nhau. Ngay cả ở nhà, người ta cũng khó lòng mà úp đầu vào gối hét lên mà không bị ai nghe thấy…".

Còn theo Vanessa, "Đừng có tốn tiền vào điều trị, mà hãy đến Fragment room ! Đi gặp một chuyên gia tâm lý phân tích tinh thần và các vấn đề của chị với giá 160 euro/giờ, thì chị có thể làm y chang như vậy tại đây với giá 45 euro/30 phút, còn hời hơn !"

Lời khuyên của Vanessa, 30 tuổi, khiến một số chuyên gia lo ngại, như bà Jeanie Chu, bác sĩ tâm lý ở bệnh viện Resilienz, Singapore.

"Việc đó không giúp gì được vì không làm sáng tỏ nguồn gốc của cơn giận, vì cá nhân đó không giãi bày được vấn đề của mình nhưng lại xả (stress) qua hành động. Việc đó dạy cho mọi người rằng đó là cách duy nhất để giải phóng sự giận dữ của mình. Điều này không hề lành mạnh và trong tương lai, thậm chí còn có thể khiến một số người trở nên hung hăng ngay khi họ bắt đầu tức giận… Vì vậy, tôi không nghĩ đó là cách lành mạnh nhất (để bớt sức ép) và việc này đáng lo ngại".

Từ khi mở cửa cách đây 6 tháng, hơn 200 người đã đến thử "Phòng Đập phá" ở Singapore". 

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 18/11/2017

Published in Diễn đàn

Trước Thăng Long (Hà Nội) và Huế, Hoa Lư (Ninh Bình) là kinh đô của ba triều đại Việt Nam, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ. Cố đô Hoa Lư vẫn còn đó với bãi lau ngày xưa Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu "tập trận", giờ là khu đất rộng được lát nền chắc chắn.

dulich1

Đi đò trong khu danh thắng Tràng An, Ninh Bình. Courtesy Dân Trí

Ninh Bình mùa sau Tết tràn ngập không khí vui hội đầu Xuân từ tháng Giêng đến tháng Ba. Du khách trẩy hội cũng đi cầu duyên cầu may ở những ngôi chùa cổ hay chùa Bái Đính, rộng 539 ha. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận quần thể chùa Bái Đính có hành lang 1.700 mét dài nhất Châu Á. Mỗi vị La Hán trong số 502 bức tượng được dựng dọc hành lang có nét mặt và tư thế khác nhau.

Tháng Năm và tháng Sáu là thời điểm vụ lúa chín. Nhìn từ đỉnh Núi Múa (gần 500 bậc thang), sắc vàng ươm của những bông lúa trĩu hạt rực rỡ bên dòng nước trong vắt của con sông Ngô Đồng uốn mềm dẫn vào khu Tam Cốc-Bích Động, được điểm xuyết thêm những con đò nhỏ, nhẹ nhàng rẽ nước nhịp theo tay chèo của người lái đò. Trong buổi chiều tà ngắm những tia nắng cuối ngày ẩn sau những ngọn núi đá vôi cao chừng 200 mét, lòng người chợt chùng xuống, nhẹ nhàng thả theo những cánh chim về tổ ở khu Vườn Chim Thung Nham cách đó không xa.

Vẫn nằm trong quần thể danh thắng ở huyện Hoa Lư, Tràng An nổi tiếng là một trong những nơi có cảnh quan tháp Karst đẹp và quyến rũ nhất thế giới. Giữa những ngọn núi dạng tháp là các hố trũng hẹp khép kín, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm. Dù đi xe máy hay đi đò trong khu vực này, du khách luôn có cảm giác như lạc vào cõi thần tiên, trầm trồ vì sự hùng vĩ.

Bà Dương Thị Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình, giới thiệu thêm với RFI tiếng Việt về các khu danh thắng của tỉnh.

"Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn, đặc biệt có hệ thống núi đá vôi và các hang động xuyên thủy với hệ sinh thái độc đáo đan xen với tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu như cố đô Hoa Lư đã hình thành và đứng vững từ hàng nghìn năm ; nhà thờ đá Phát Diệm - đây là một quần thể kiến trúc độc đáo, thể hiện sự kết hợp tinh túy giao hòa giữa kiến trúc kiểu chùa đình phương Đông với kiến trúc nhà thờ phương Tây.

Về du lịch sinh thái, có quần thể danh thắng Tràng An đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động là khu du lịch đẹp nổi tiếng của Ninh Bình vẫn giữ những nét nguyên sơ thiên tạo với nhiều hang động và di tích lịch sử có giá trị như vịnh Hạ Long.

Khu du lịch sinh thái Vân Long là vùng đất ngập mang đầy huyền thoại, một điểm du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước rộng, lớn nhất của đồng bằng Bắc Bộ. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Đó là những tài nguyên du lịch. Có thể nói đây là lợi thế to lớn để phát triển du lịch Ninh Bình".

dulich2

Dòng sông Ngô Đồng, dẫn vào khu Tam Cốc, nhìn từ đỉnh Núi Múa, Ninh Bình. CC/Tuan Mai

Hiệu ứng phim Kong : Skull Island quảng bá du lịch cho Ninh Bình

Theo số liệu thống kế của sở Du Lịch Ninh Bình được công bố ngày 03/10/2017, trong chín tháng đầu năm, tổng số khách du lịch đến Ninh Bình đạt trên 6 triệu lượt, tăng 10,1%, trong đó khách quốc tế đạt trên 640.000 lượt, tăng 19,6%, khách nội địa đạt trên 5,4 triệu lượt, tăng 9,1%, so với cùng kỳ năm 2016. Ngành du lịch Ninh Bình hy vọng sẽ đón thêm hơn 800.000 lượt khách, trong đó khoảng hơn 200.000 lượt khách quốc tế trong bốn tháng cuối năm vì đây là mùa cao điểm của du khách quốc tế.

Tỉnh Ninh Bình đặt ra mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thật sự vào năm 2030. Theo giải thích của bà Dương Thị Thanh, để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh và Hiệp Hội Du Lịch tỉnh đã đề ra 8 giải pháp để phát triển du lịch bền vững và thu hút khách đến Ninh Bình. Ngoài những giải pháp về cơ cấu, hoàn thiện chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao và quảng bá thương hiệu, yếu tố nhân lực và khu vực tư nhân cũng được ngành du lịch của tỉnh chú ý.

Cụ thể là tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo việc làm cho người lao động giúp xóa đói giảm nghèo. Bà Dương Thị Thanh giải thích :

"Về chương trình đào tạo của ngành du lịch Ninh Bình, hàng năm thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển du lịch bền vững, bảo vệ di sản, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, văn minh du lịch.

Đối với cộng đồng dân cư và những hộ kinh doanh cá thể, ngành thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, hai hoặc ba ngày, về kỹ năng giao tiếp, về nghiệp vụ sơ đẳng để làm sao đó họ biết cách làm du lịch. Đặc thù của du lịch Ninh Bình là phần lớn người nông dân làm du lịch. Chẳng hạn như người chở đò, họ đi cấy đi cầy, khi có khách thì họ chở đò, vì thế ngành du lịch thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao và để cho người ta hiểu được cách làm du lịch và kỹ năng giao tiếp.

Đối với đội ngũ hướng dẫn viên, ngành du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật thông tin về hướng dẫn, thay đổi chính trị kinh tế của đất nước cũng như của địa phương. Tiếp theo nữa là mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ để nâng cao kỹ năng giao tiếp của đội ngũ làm du lịch ở các khách sạn nhà hàng hay là chở đò, để giao tiếp với khách một cách tự tin hơn và nhằm mục đích cuối cùng là thu hút khách đến Ninh Bình và phát triển du lịch Ninh Bình ngày càng bền vững".

dulich3

Khu danh thắng Tràng An, Ninh Bình.RFI / Tiếng Việt

Du lịch giúp người dân cải thiện đời sống

Anh Dũng là một trong những người đầu tiên kinh doanh dịch vụ khách sạn tại làng Xuân Áng Nội, xã Ninh Xuân, cách khu danh thắng Tràng An chừng 3 km. Nhạy bén trong việc nắm bắt được tiềm năng du lịch của tỉnh, anh đi học hai năm về chuyên ngành, sau đó tự xoay sở tài chính để xây ngôi nhà nghỉ hai tầng Limestone View Homestay. Tuy nhiên, theo anh, không phải ai cũng làm được mà cần sự đồng hành của chính quyền địa phương :

"Đúng là phát triển du lịch thì người dân được hưởng lợi nhiều. Ai có trình độ, học tập, rồi về mở mang việc kinh doanh thì đời sống cũng khá lên. Nhưng chủ yếu, dân bây giờ trình độ rất thấp, chưa học du lịch, chưa học gì nên ít người biết lắm. Nếu nhà nước tạo điều kiện đào tạo hoặc sau khi ra trường mà vay vốn làm ăn thì sẽ tốt hơn.

Thực tế ở Ninh Bình, đúng là du lịch đang phát triển rất mạnh, trong tương lai, cũng như Hạ Long, nếu người dân đáp ứng đủ yêu cầu học hành, rồi có vốn làm ăn kinh doanh, mở nhà nghỉ, mở nhà hàng thì đúng là tốt thật. Người dân tự phát hết, ai biết thì làm thôi. Tôi được đi học hai năm, tìm hiểu về du lịch, rồi đi làm có kinh nghiệm, sau đó đứng ra mở nhưng chính quyền chẳng đến hỏi han tình hình hay hỏi có cần vốn liếng hay không".

dulich4

Tam Cốc- Bích Động, "Vịnh Hạ Long trên cạn" ở Ninh Bình - courtesy 24h.com.vn

Du lịch phát triển cũng giúp đời sống của người dân được cải thiện. Một số người có đất đai bên ria đường Tràng An, có điều kiện kinh tế hoặc vay được vốn thì mở nhà hàng, nhà nghỉ. Một số khác chuyển sang kinh doanh hàng quán, thuê lại ki-ốt do doanh nghiệp quản lý khu danh thắng Tràng An xây dựng, với giá khoảng 30 triệu đồng mỗi năm. Còn người nông dân thì tham gia chèo đò để có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn. Anh Dũng giải thích :

"Nếu mà đò thường xuyên thì cải thiện được một chút. Ví dụ như ngày trước, thu nhập từ nông nghiệp, một năm trung bình mỗi người được khoảng 10 triệu đồng. Nếu mà đi đò thường xuyên thì mỗi năm thu nhập được 20-30 triệu, khá hơn một chút.

Nhưng bây giờ, vào mùa du lịch thì được, vào mùa Tết thôi. Ngoài ra những mùa kia thì doanh nghiệp toàn bố trí những người nào lao động để đổi đò. Có nghĩa là, người đi đò phải đi lao động một ngày để đổi một chuyến đò. Ví dụ như những ngày không phải vào mùa khách thì phải đi làm cho doanh nghiệp không công một ngày thì mới được đổi một chuyến đò. Đi lao động có nghĩa là đi nhặt cỏ, trồng cây… mất một công, một ngày 8 tiếng. Hôm sau, doanh nghiệp mới sắp xếp cho một chuyến đò. Một chuyến là 200.000 đồng, nhưng một chuyến phải chia cho hai công, còn có 100.000/ngày.

Một tháng, nếu đều ra thì được khoảng 20 chuyến, nghĩa là lương không bằng công nhân. Hơn nữa, người dân tranh thủ đi đò rồi về nhà người ta nuôi con gà, con trâu, con bò, trồng cây hoa quả. Người ta tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi đò. Công việc chính không phải là đò đâu".

dulich5

Cổng chính vào khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động", Ninh Bình - RFI / Tiếng Việt

Chỉ cách Hà Nội 93 km, du khách hoàn toàn có thể đến du lịch Ninh Bình một ngày hoặc một cuối tuần để tận hưởng cảnh quan còn hoang sơ. Trong những năm gần đây, Ninh Bình đã phát triển nhiều công trình hạ tầng phục vụ du lịch, từ nhà ga mới đến bến xe và con đường Tràng An hiện đại với hai làn đường, tạo điều kiện cho du khách từ khắp miền về tham quan.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 30/10/2017

Published in Văn hóa

Chín năm đầu đời, hoàng tử Vĩnh Thụy sống trong nghi lễ Nho giáo nghiêm ngặt của triều đình Huế. Hàng ngày, một thầy giáo đến dạy ông những lời chỉ bảo của Khổng Tử, những nghĩa vụ và trọng trách của một hoàng tử. Cứ như vậy, trong vòng bốn năm, hoàng tử Vĩnh Thụy "sống một mình, dùng bữa một mình theo nhịp điệu không hề thay đổi, ngày nào cũng giống ngày nào" (1). Khoảng một đến hai lần mỗi tháng, hoàng tử Vĩnh Thụy được phép dự bữa cơm của vua cha, hoàng đế Khải Định.

baodai1

Mộ phần hoàng đế Bảo Đại tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris. RFI / Tiếng Việt

Năm 9 tuổi, hoàng tử Vĩnh Thụy chỉ nặng 20 kg, như giải thích trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam (Con rồng An Nam, 1980) vì "chế độ đó không hề tốt cho bất kỳ đứa trẻ nào vì thiếu hoạt động thể chất. Điều này giải thích tại sao nhiều hoàng tử chết sớm. Ông tôi (vua Đồng Khánh) mất năm 25 tuổi, anh trai của ông tôi mất năm 14 tuổi".

Được chỉ định là người kế ngôi, lên 9 tuổi, hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp du học. Tại đây, ông thích thú khám phá phương Tây và đặc biệt là các môn thể thao. Trả lời RFI tiếng Việt, nhà sử học Pierre Brocheux giải thích thêm :

"Hoàng đế Bảo Đại là con trai của vua Khải Định và được chỉ định là người nối ngôi và giữ vai trò tối cao. Vì thế, hoàng tử Bảo Đại phải được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường Pháp. Vì lý do này, hoàng tử Vĩnh Thụy sang Pháp (năm 9 tuổi) và được giao cho một cựu khâm sứ Trung Kỳ, ông Jean-François-Eugène Charles (được coi là cha nuôi của hoàng tử Vĩnh Thụy) và vợ, sống ở vùng Đông Pyrénées.

Sau đó, hoàng tử lên Paris học phổ thông, không phải trong một trường công lập, mà trong trường tư thục Cours Hattemer. Trường này dành cho giới tư sản giầu có, học phí rất cao, nhưng rất nổi tiếng.

Nhưng người ta cũng sắp xếp thêm cho hoàng tử một gia sư người Việt. Đó là giáo sư Hoàng Xuân Hãn, lúc đó đang theo học hoặc đang chuẩn bị thi vào trường Bách Khoa (Polytechnique). Hoàng Xuân Hãn nói rằng khi ông chăm sóc hoàng tử Vĩnh Thụy, đó là một cậu bé tốt, rất thoải mái, chứ không phải là kiểu người ban ơn".

Năm 12 tuổi, hoàng tử Vĩnh Thụy lên ngôi nhưng quay lại Pháp tiếp tục học tập theo đúng di chúc của vua cha Khải Định. Việc triều chính được một nhiếp chính do Cơ mật viện đề cử đứng ra cai quản. Ngay sau khi vua Khải Định mất, một thỏa thuận đã được ký kết, đặt Cơ mật viện nằm dưới sự chỉ đạo của Khâm Sứ Trung Kỳ. Từ đó, Khâm Sứ và văn phòng Khâm Sứ đưa ra mọi quyết định, đặc biệt liên quan đến vấn đề ngân sách.

baodai2

Hoàng đế trẻ Bảo Đại tại nhà của cựu Thống sứ Trung kỳ Charles ở Pyrénées, năm 1926. Flickr/Agence Meurisse

Bị tước quyền ngay trên đất nước

Trong cuốn hồi ký, vua Bảo Đại viết mãi sau này ông mới được báo tin và nếu biết được trước, sẽ không bao giờ ông chấp nhận điều đó. Chính thỏa thuận này đã hạn chế quyền lực của vua Bảo Đại, khiến người ta có cảm giác vị vua cuối cùng của Việt Nam thành "bù nhìn" trong tay người Pháp.

"Bảo Đại về Việt Nam năm 1932. Theo tôi, ông có rất nhiều ý tưởng cải cách trong đầu, như hiện đại hóa nền quân chủ. Nhưng ông gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết là phía Pháp kìm hãm ông. Sau đó, phải nói đến vấn đề tài chính vì ngân khố hoàng gia được kho bạc Đông Dương chuyển vào, dường như chỉ khoảng 15% hay 20% tổng ngân sách chính phủ thuộc địa.

Vì vậy mà ông bất lực. Ông như bị trói chân trói tay, bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Điều này giải thích tại sao Bảo Đại thu mình trong các cuộc đi săn hay bên cạnh những người phụ nữ… Ông biết rõ người ta muốn làm gì với ông và những gì người ta muốn cấm ông làm. Trong thâm tâm, đó là cách để thoát khỏi triều đình buồn tẻ với rất nhiều nghi thức để đi gặp những người khác. Tôi nghĩ là điều này hoàn toàn hợp lý".

Trong Thế Chiến II, tình hình tại Việt Nam trở nên phức tạp hơn, giữa một bên là chính quyền thuộc địa Pháp và một bên là quân đội Thiên Hoàng. Theo nhà sử học Pierre Brocheux, dựa trên lời kể của cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn, hoàng đế Bảo Đại rất thông minh và luôn theo sát tình hình chiến sự, trái ngược với những lời đồn thổi :

"Dù gì thì cũng phải nói rằng, đó là một người luôn cập nhật những gì diễn ra quanh mình và theo dõi chặt chẽ tình hình trong nước. Ở điểm này, chúng ta có thêm một nhân chứng khác, đó là toàn quyền Đông Dương Decoux, lúc đó ông ở Đà Lạt nhiều hơn là ở Hà Nội. Trong hồi ký, ông tả lại làm thế nào hoàng đế Bảo Đại nắm được hết những gì đang diễn ra ở Đông Dương, ở Châu Á lúc đó đang có chiến tranh hay tình hình thế giới. Gần như hàng ngày, cả toàn quyền và hoàng đế theo dõi trên bản đồ Thái Bình Dương và Đông Nam Á đà tiến quân hay sự rút lui của quân đội Thiên Hoàng".

Hoàng đế Bảo Đại từng viết cho tướng De Gaulle những dòng chữ sau : "Các ngài đã phải đau đớn trong vòng 4 năm để không hiểu được rằng dân tộc Việt Nam, với 20 thế kỷ lịch sử và một quá khứ thường xuyên oai hùng, không muốn và không thể chịu đựng thêm được bất kỳ sự đô hộ hay bất kỳ một chính quyền nước ngoài nào nữa".

Sau khi tuyên bố Việt Nam độc lập, thống nhất ba kỳ theo yêu cầu của quân đội Nhật, rồi chấp nhận thoái vị theo yêu cầu của Việt Minh, nhận làm cố vấn tối cao chính phủ lâm thời Việt Nam, trở thành đại biểu Quốc Hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tham gia phái đoàn sang Trùng Khánh thăm Trung Hoa, hoàng đế Bảo Đại - giờ là "công dân Vĩnh Thụy" - quyết định lưu lại Hồng Kông, rồi sang Pháp sống đến cuối đời.

Trong thời gian này, chính phủ Pháp, với hy vọng chiếm lại Đông Dương, đã dựng nên hình ảnh một Bảo Đại "hoàng đế của các hộp đêm", "hoàng đế của các sòng bạc", "hoàng đế có không biết bao nhiêu nhân tình, vũ nữ" để hạ uy tín hoàng đế Việt Nam lúc bấy giờ. Ông Pierre Brocheux giải thích tiếp :

"Người Pháp đã dựng nên hình ảnh một quốc vương bất lực, thụ động, ít nhất là về mặt chính trị, phải đi tị nạn, bị lệ thuộc. Đó là những thông tin, những bộ phim được dựa trên thông tin hàng ngày, như Bảo Đại đi xem đua ngựa ở ngoại ô Paris hay có mặt trong một buổi tiệc và khiêu vũ. Ý tôi muốn nói đó là những hình ảnh bị bóp méo nhằm hạ thấp mọi khả năng cầm quyền của ông trong trường hợp trở lại lên ngôi ở Việt Nam nếu Việt Minh bị bại trận".

baodai3

Hoàng đế Bảo Đại. Ảnh chụp năm 1932. Flickr/Agence Mondial

Yên nghỉ ở nghĩa trang Passy, quận XVI - Paris

Ngày 31/07/1997, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam qua đời tại Paris và được an táng tại nghĩa trang Passy rộng 1,7 ha, ngay gần quảng trường Nhân Quyền, ở quận 16. Phải chờ đến gần 10 năm sau, mộ phần vua Bảo Đại mới được xây dựng kiên cố bằng đá cẩm thạch đen với số hiệu 20 P 1997 thay vì một tấm bê tông đặt phía trên như trước đó.

Rất nhiều người Việt sống khắp nơi trên thế giới vẫn về viếng mộ hoàng đế Bảo Đại khi có dịp ghé Paris, từ những người cao tuổi, sống dưới thời nhà Nguyễn, đến thế hệ trẻ ngày nay, dù không sống dưới chế độ quân chủ.

Người phụ trách nghĩa trang Passy cho RFI tiếng Việt biết : "Có những nhóm nhỏ khách du lịch, tôi nghĩ là người Việt, thường xuyên đến đây, và quanh năm, thỉnh thoảng có những nhóm 30 đến 40 người. Nhưng phải nói chủ yếu đó là người cao tuổi, đôi lúc cũng có nhiều người trẻ. Về phần vợ của nhà vua, tôi thấy bà ấy ít nhất mỗi tháng một lần.

Nghĩa trang không chăm sóc, lau chùi các mộ phần ở đây. Gia đình người quá cố, nhiều khi là những người thân hoặc những người tôn trọng người quá cố đến dọn dẹp. Điều này giải thích tại sao mộ vua Bảo Đại bao giờ cũng sạch".

Vẫn theo người phụ trách, nghĩa trang đôi khi nhắm mắt cho qua một số buổi lễ tưởng nhớ hoàng đế Bảo Đại vì họ hiểu truyền thống thờ cúng của Việt Nam.

"Đúng là thường có nhiều buổi tưởng niệm, dù không hẳn khiến gia đình vua Bảo Đại hài lòng. Vì thường họ đến đông, họ mang đồ lễ đến cúng và thỉnh thoảng để lại đồ trên mộ, làm bẩn xung quanh. Vì thế mà gia đình không hài lòng.

Chúng tôi cho phép cúng lễ ở đây. Nhưng thường chúng tôi sẽ gặp trưởng đoàn, họ cũng giải thích với chúng tôi là muốn tổ chức một buổi lễ chẳng hạn. Dĩ nhiên là chúng tôi vẫn phải theo dõi vì họ không hiểu là họ chỉ thăm mộ nhà vua một chút thời gian, nhưng vài ngày sau chẳng hạn, gia đình đến và thấy đồ thờ cúng mà họ không muốn nên họ bị "sốc". Tôi hiểu điều đó, có lẽ tôi cũng sẽ phản ứng như vậy".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 22/10/2017

(1) S.M. Bảo Đại, Le Dragon d'Annam (Con Rồng An Nam), Paris : Plon, 1980.

Published in Văn hóa

Trong giai đoạn thuộc Pháp, Việt Nam bị chia thành ba vùng tách biệt : Nam Kỳ trở thành thuộc địa và theo luật lệ của Pháp ; Trung Kỳ và Bắc Kỳ nằm dưới chế độ bảo hộ, vẫn theo luật lệ của triều Nguyễn nhưng quyền hạn thật nằm trong tay chính phủ Đông Dương.

vn1

Trụ sở tòa soạn báo l'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bên Hồ Gươm, Hà Nội. Flickr/Manhhai

Tương tự, báo chí tại Việt Nam cũng bị tách thành hai chế độ riêng biệt. Tại Nam Kỳ, nơi được coi là cái nôi của nền báo chí Việt Nam, báo tiếng Pháp được hưởng quyền tự do báo chí như tại "Mẫu Quốc" theo luật ngày 29/07/1881. Bất kỳ người nào mang quốc tịch Pháp đều có thể ra báo mà không cần xin phép trước. Tuy nhiên, đối với báo chí quốc ngữ hay bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác tiếng Pháp phát hành trên Đông Dương, cần có giấy phép của chính phủ.

Sau giai đoạn "tập làm báo" dưới thời Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của), báo chí Nam Kỳ bắt đầu đa dạng hơn với một số tờ chính luận của tư nhân phát hành bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, rồi dần lan rộng đến Bắc Kỳ sau Hòa ước Patenôtre 1884 với triều đình Huế công nhận quyền bảo hộ của Pháp.

Báo tiếng Pháp được tự do phát hành - Báo quốc ngữ phải xin phép

Cũng từ giai đoạn này bắt đầu xuất hiện nhiều vụ xung đột lợi ích giữa chính quyền và giới thực dân (colons), hoặc giữa các nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương. Báo chí trở thành công cụ tấn công, bảo vệ quyền lợi mỗi bên. Trong những năm 1880-1890, toàn quyền Đông Dương bị tờ Courrier d’Haiphong tấn công, còn đốc lý Hải Phòng là đối tượng chỉ trích của tờ Le Cancrelat - libre penseur. Nghiêm trọng hơn là một vụ tung "tin giả" của tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ), được nêu trong bức thư ngày 09/02/1889 (1) của toàn quyền Đông Dương Richaud gửi bộ trưởng Hàng Hải và Thuộc Địa Pháp :

"Nhà vua (Đồng Khánh) băng hà ngày 28/01/1889, lúc 8h30 tối và tin này được báo cho Toàn quyền qua điện tín sáng 29. Thế mà tờ L’Avenir du Tonkin đã dán trước cửa văn phòng hai tin nhanh như sau : "Huế, ngày 26/01/1889 - Hoàng đế An Nam bị đầu độc : người ta còn giữ hy vọng cứu được ngài" - "Huế, ngày 28/01/1889 - Hoàng đế An Nam đã băng hà".

Theo báo cáo của toàn quyền Đông Dương, lý do là chủ báo De Saint Mathurin bất bình vì chính quyền ngừng đặt mua và tài trợ tờ L’Avenir du Tonkin để chuẩn bị thành lập Công báo Đông Dương Journal officiel de l’Indochine.

Vẫn trong bức thư trên, toàn quyền Đông Dương Richaud nhấn mạnh : "Các cuộc tấn công dai dẳng và mãnh liệt (như của tờ Cancrelat) nhắm vào công chức đã hạ thấp nhân viên của chúng ta và gây tổn hại đến ảnh hưởng của Pháp tại một nước mà chúng ta vừa mới chỉ thiết lập được quyền lực…".

Có lẽ những sự kiện này buộc chính quyền Đông Dương phải ban hành sắc lệnh ngày 04/10/1898 hạn chế một số quyền tự do báo chí và quy định nhiều hình phạt khác nhau, kể cả đối với báo bằng tiếng Pháp, công dân Pháp và dân địa phương, phạm các tội kích động dân địa phương nổi loạn, đăng tải, tuyên truyền tranh ảnh thiếu tôn trọng chính quyền Pháp tại Đông Dương...

Kể cả báo chí quốc ngữ Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, cũng trở thành đối tượng nhắm đến của sắc luật này, như trường hợp được nhà sử học Pháp Pierre Brocheux nhắc lại là vụ bắt giữ Gilbert Chiếu (Trần Chánh Chiếu), chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn của một người Pháp, vào tháng 10/1908 vì ông có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống chính quyền thuộc địa. Nhà sử học Pierre Brocheux đánh giá :

"Báo chí quốc ngữ phát triển từ báo thông tin thành báo chí chính luận và cũng nhanh chóng biến thành báo chí tuyên truyền, thậm chí còn đăng những lời yêu sách. Nhiều bài viết còn kêu gọi độc giả biểu tình, làm việc này hay việc kia, ký kiến nghị… Dĩ nhiên, hiện tượng này cũng nhanh chóng lan ra miền Bắc. Điều đáng nói là miền Bắc không phải là Nam Kỳ, có nghĩa là không phải là một thuộc địa, nên hệ thống kiểm duyệt, cảnh sát theo dõi rất chặt chẽ và trấn áp cũng rất nhanh, vì vậy, báo chí không phát triển rộng được như ở Nam Kỳ".

Vẫn theo nhà sử học Brocheux, ở Nam Kỳ, nhiều người còn đặt mua được báo L’Humanité của đảng cộng sản Pháp và nhận được qua đường bưu điện.

"Người ta có thể thấy trong những tờ báo chính luận đầu tiên bằng chữ quốc ngữ một số bài viết dịch lại từ tờ L’Humanité. Đây là trường hợp của tờ Tiếng chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh. Sau đó còn có bản dịch của luật sư Phan Văn Trường về "Tuyên ngôn đảng cộng sản" và nhiều bài báo trên tờ L’Humanité. Chính vì thế, luật sư Phan Văn Trường bị bắt giam, dù ông có quốc tịch Pháp. Ông còn dịch "Lời kêu gọi Binh sĩ" (Appel aux soldats) đừng ra chiến trường, đừng sang các nước thuộc địa hoặc đào ngũ…".

Điều này đã được làm và có thể làm ở Nam Kỳ, song kéo dài không lâu, vì chính quyền luôn tìm chứng cứ để đình bản hoặc tiến hành các vụ bắt giam. Ngay khoảng năm 1925, toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne, thuộc đảng Xã Hội, đã ban hành nhiều biện pháp chống lại báo chí Đông Dương. Sắc lệnh ngày 04/10/1927, còn được gọi là sắc lệnh Varenne, quy định lại chế độ báo chí ở các vùng bảo hộ của Pháp, áp đặt chế độ kiểm duyệt, đã bị bãi bỏ ở Pháp, đối với báo chí quốc ngữ.

Báo chí phát triển - Kiểm duyệt khắt khe

Tuy nhiên, cũng từ năm 1927, báo chí Bắc Kỳ phát triển vượt bậc nhờ một tầng lớp trí thức trẻ người Việt, công nghệ in báo được cải tiến… Từ 9 đầu báo vào năm 1927 tăng thành 27 vào đầu năm 1933. Nhà sử học Brocheux cho biết thêm :

"Tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ, báo chí được tự do phát triển hơn một chút dưới thời Mặt Trận Bình Dân tại Pháp (Front Populaire) vào năm 1936. Đây là thời kỳ nở rộ, người ta thấy xuất hiện rất nhiều "báo lá cải" theo cách gọi "feuille de chou" trong tiếng Pháp, có nghĩa là báo chỉ có một tờ in hai mặt, vì giai đoạn này có chút tự do hơn, luật pháp không bị áp dụng chặt chẽ đối với báo chí. Nhờ đó, rất nhiều báo cộng sản, hoặc những tờ ngả theo cánh tả, thậm chí là cực tả, xuất hiện trong giai đoạn 1936-1937, ví dụ như tờ La Lutte (Tranh đấu)".

Chút tự do báo chí tại Đông Dương nhanh chóng bị hạn chế với một sắc lệnh mới 30/06/1935 và thực sự bị trấn áp từ năm 1939 khi Thế Chiến II sắp bùng nổ, đồng thời Mặt Trận Bình Dân Pháp bị tan rã. Tại Pháp, đảng cộng sản bị giải tán theo sắc lệnh ngày 26/09/1939. Nhà sử học Brocheux giải thích :

"Sắc lệnh này đặt đảng cộng sản Pháp ngoài vòng luật pháp, cũng như mọi đảng cộng sản hay chi nhánh của đảng này ở các xứ thuộc địa Pháp. Các báo cộng sản cũng bị cấm, như L’Humanité ở Pháp. Ở Việt Nam, chính quyền lục soát trụ sở tất cả các báo cộng sản, bắt giữ người theo cộng sản và đưa họ vào trại giám sát".

Một lần nữa, người Việt bị tước quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, họ tìm cách lách luật bằng cách mượn tên của một người có quốc tịch Pháp để mở một tờ báo sau đó nhượng lại cho một người Việt khai thác, dễ như "thuê nhà mặt phố". Tuy nhiên, các tờ báo quốc ngữ phải chịu kiểm duyệt trước. Bộ phận báo chí của chính quyền thuộc địa có quyền cắt hoặc xóa một khổ, một câu, thậm chí bỏ cả bài nếu nội dung đi ngược với lợi ích hoặc đe dọa chính quyền thuộc địa. Chính vì thế, từ năm 1940, độc giả không hề ngạc nhiên khi thấy nhiều chỗ bị bỏ trắng trong các nhật báo hoặc tạp chí (Tri Tân, Phong Hóa…) với hàng chữ "Kiểm duyệt bỏ". Trong vòng ba năm, từ 1940-1943, 17 tờ báo bị rút giấy phép phát hành.

Nhà trí thức Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, từng biện minh cho chính sách kiểm duyệt của chính quyền Pháp tại Đông Dương, là "phòng ngừa tốt hơn là trấn áp. Chính xác hơn là nên ngăn chặn các bài viết có nguy cơ đẩy nhà văn đến các hậu quả đáng tiếc trước khi chúng được in. Chế độ báo chí, ngược lại, rất tự do đối với những gì được cho là thể hiện quan điểm và chỉ cấm những gì phạm pháp. Có nghĩa là, giấy cấp phép ra báo không phải là một trở ngại mà là sự bảo vệ cho những người liên quan" (2).

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 16/10/2017

---------------

(1) CAOM, Gouvernement général de l’Indochine, dossier 9220.

(2) Phạm Quỳnh, "La presse annamite" (Báo chí An Nam), Nam Phong, n°107, tháng 07/1926.

Published in Văn hóa

Năm 1900, Paris tổ chức Triển lãm Hoàn cầu lần thứ năm, từ ngày 15/04 đến 12/11, với quy mô lớn hơn nhờ những công trình hiện vẫn còn được lưu lại đến nay : Le Grand Palais (Cung điện lớn) và le Petit Palais (Cung điện nhỏ).

Exposition Universelle de 1900. Entrée du Pavillon de l'Indochine. Paris, 1900.

Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900. Lối vào khu Đông Dương (Pavillon de l'Indochine), Paris.Parisenimages / Léon et Lévy / Roger-Viollet

Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900 là cơ hội để toàn quyền Paul Doumer chứng minh với Mẫu Quốc rằng Đông Dương, đặc biệt là vùng đất Bắc Kỳ mới được bình định, có thể tự lực cánh sinh để phát triển. Ngoài mục đích ca ngợi những phát triển kỳ diệu tại đây, cuốn Bắc Kỳ năm 1900 (Le Tonkin en 1900) với 172 hình ảnh minh họa của Robert Dubois còn muốn giới thiệu rộng rãi đến công chúng Pháp những ngành nghề và cuộc sống hàng ngày của người dân vùng đất mà tác giả đánh giá là "tuyệt vời" này.

***

Với tác giả Robert Dubois, Bắc Kỳ phát triển hơn An Nam về các ngành công nghiệp và nghệ thuật. Ngoài khéo léo và tài hoa, người dân còn chăm chỉ và có tính kiên nhẫn trước mọi thử thách. Bằng chứng được tác giả đưa ra là ba nghề thêu, chạm khắc và sơn mài, người thợ tài tình tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thực sự khiến người phương Tây phải trầm trồ.

Người thợ thêu không chỉ làm theo những mẫu vẽ hoa, nhân vật hay những con chim có hình dáng kỳ lạ, mà phải nói là họ phủ mầu sắc rực rỡ, sống động trên nền lụa Tầu. Còn người thợ khảm chứng tỏ tài năng bằng những con rồng khảm trai trên nền gỗ cứng, phản chiếu những sắc thái yêu kiều và nhẹ nhàng khiến người mua phải hân hoan. Những họa tiết của họ đều mang một cốt chuyện thực sự, từ những trận chiến đến đôi bướm lượn trên hoa…

Nghệ thuật khảm xà cừ (khảm trai, khảm ốc) nổi tiếng ở Bắc Kỳ và rất nhiều người cần cù theo đuổi nghề này. Giá trị của tác phẩm nằm ở chính sự kết hợp giữa hiệu ứng của nghệ thuật khảm, hình vẽ, chất gỗ và cách gắn những mẩu trai được cắt gọt và bào nhẵn khéo léo. Công việc này đòi hỏi gu thẩm mỹ, sự khéo léo, đều tay vì không được để những đường khắc bị sứt mẻ, nếu không các miếng ghép sẽ không được khít. Dù chỗ hở sẽ được phủ lớp sơn mài hoặc bôi sáp, nhưng những người am hiểu sẽ không chấp nhận một tác phẩm như vậy. Sau khi đã chọn mầu sắc tỉ mỉ, người thợ kiên nhẫn gắn từng miếng vỏ trai bé xíu lên gỗ.

Chất liệu xà cừ thường được lấy từ vỏ ốc, vỏ trai bên bờ biển Việt Nam, hoặc mua từ các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa. Vỏ trai vàng và bóng rất được ưa chuộng. Ngoài ra, các mầu xanh dương, xanh lá cây cũng được sử dụng rất nhiều và được chuộng hơn mầu trắng. Thế nhưng, việc xác định được mầu sắc của những mảnh trai cũng rất khó vì chỉ một mẩu trai cũng đã có đủ mầu sắc từ xanh lục nhạt, sắc hồng đến tím… tùy theo góc nhìn.

Có thể nói, nếu muốn, người Việt Nam có thể làm được những tác phẩm tuyệt vời và cao cấp hơn nhiều so với sản phẩm từ các nước láng giềng Trung Quốc hay Nhật Bản.

expo2

Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900. Khu Đông Dương (Pavillon de l'Indochine), Paris. Ảnh của nhà sách Nghệ thuật Ludovic Baschet, 1900. CC/Brown University

Đồ sơn mài cũng có một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp Bắc Kỳ. Chất liệu có thể tìm được từ khắp nơi, đặc biệt chất liệu sơn do tỉnh Sơn Tây cung cấp có thể so sánh được với những sản phẩm tốt nhất của Tầu hoặc Nhật. Cách làm tùy thuộc vào mỗi người thợ với những phương pháp riêng. Để có một sản phẩm tốt, lớp sơn phải được trộn kỹ, đồng nhất, không bị gồ ghề.

Đầu ra cho sơn mài rất đa dạng. Từ đồ gỗ, bàn ghế, giường tủ đến xe hơi, xe kéo, đường sắt, tầu thủy… đều dùng đến sản phẩm sơn mài với mầu sắc đa dạng. Sơn mài trở nên cần thiết với một số vật dụng vì gỗ được phủ lớp sơn mài sẽ không bị hỏng, còn việc bảo quản lại vô cùng đơn giản. Khí hậu nóng ẩm, thời tiết xấu không hề gây tác động đến lớp sơn.

Một trong những điểm bất lợi của sản phẩm sơn mài là cần vài tháng để theo dõi và thao tác, sau đó phải hong khô, đôi khi cũng cần đến vài tháng, trước khi có thể sử dụng được. Chính vì vậy, sơn công nghiệp dần được thay thế sơn mài (sơn ta) trong những công trình công cộng cần tiến độ nhanh.

Ngoài ra, còn phải kể đến sản phẩm đủ chủng loại của thợ gốm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, từ chum đựng nước đến dụng cụ nhà bếp, bát đĩa, liễn, bình… Đội ngũ thợ đóng gạch cũng rất đông và gạch làm ra có chất lượng cao. Thợ làm sắt tây thường cung cấp cho khách hàng những ý tưởng tài tình. Họ tái chế vỏ đồ hộp cũ hay thùng đựng dầu để tạo ra những chiếc đèn, đèn lồng, đèn măng sông, bình chứa…

Riêng thợ kim hoàn và thợ đồng hồ hầu hết do người Hoa đảm nhiệm với kiến thức rất đa dạng. Tuy nhiên, cũng có một vài người Việt làm nghề vàng bạc. Họ khắc họa tiết trên nhẫn, vòng cổ, vòng tay… nhưng cũng làm ra những chiếc túi đựng thuốc lá, cán ô, hộp diêm, khuy cổ tay áo…

Khá đông người làm nghề gò hàn và sản phẩm của họ đóng vai trò quan trọng trong đời thường, từ đơn giản như chậu đồng đến tinh xảo và cầu kỳ uốn lượn như chuông, lư hương, tượng Phật hay hình con diệc đứng trên rùa đá. Vì phải bỏ nhiều công sức nên đôi khi những sản phẩm này có giá rất cao.

Nghề kinh doanh và dệt chiếu từ lá chuối cũng rất chạy vì đây là sản phẩm không thể thiếu của mỗi gia đình. Những chiếc chiếu có chất lượng cao, đẹp, rất bền chắc và còn được viền mép bằng vải để tránh bị xổ. Quạt giấy nan tre được bán chủ yếu cho dân địa phương, đặc biệt được bán rất chạy vào dịp nắng nóng. Nghề làm mũ cũng là một chuyên môn ở Bắc Kỳ. Một số loại mũ được làm đặc biệt hơn, dành cho giới nhà giầu Việt Nam và có giá đắt. Đôi khi đây là những tác phẩm nghệ thuật thực sự và cần sự kiên nhẫn.

expo3

Thợ đóng giầy dép. Ảnh chụp từ cuốn Bắc Kỳ năm 1900 (Le Tonkin en 1900) của Robert Dubois nhân dịp Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900. RFI tiếng Việt

Dù phần lớn người Việt đi chân đất nhưng thợ sửa và đóng giầy vẫn làm ăn phát đạt ở thành phố. Một số thợ ở Hà Nội có tay nghề đóng giầy Pháp. Thợ ráp ô (dù) cũng tài hoa trong nghề này. Nếu như lọng vẫn chỉ được dành cho quan lại, thì nhờ tư tưởng tự do hơn của Pháp, người dân Bắc Kỳ được dùng ô có kiểu cách đơn giản. Với những người phiên dịch, thư lại, bếp…, chiếc ô là đồ vật thể hiện sự sang trọng và quyền quý hơn so với một bộ phận khác như culi, thợ thuyền… Những người này sẵn sàng che ô ngay cả lúc 9 giờ tối và nắng đã tắt từ lâu.

Thợ mộc có nguồn thu dồi dào nhờ khách bản địa chuộng gu kiến trúc và đồ gỗ theo phong cách Châu Âu. Dù chất lượng không thể so sánh được với nghề làm gỗ ở Pháp, nhưng có lợi cho người Việt muốn có sản phẩm tương tự mà không phải trả quá đắt. Gỗ được chuyển từ miền ngược, kết chặt thành bè, thả xuôi theo dòng sông. Đồ gỗ trang trí của Việt Nam được chạm khắc tao nhã, hài hòa giữa các đường nét chạm trổ. Thợ đóng quan tài cũng đông hơn người ta hình dung. Sản phẩm của họ là những chiếc hộp hình chữ nhật, thuôn dài, một đầu rộng hơn và dần thu hẹp đến đầu bên kia. Thường những chiếc quan tài được đóng và chạm trổ cũng rất khéo léo.

Tại Triển lãm Hoàn cầu 1900, người ta có thể ngắm một số mẫu vải do thợ Việt thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Viterbo, nhưng chỉ có khổ 50 cm. Nghề dệt lụa chưa đạt được sự tinh tế cần thiết, song thợ địa phương vẫn chưa biết cách cải thiện. Nghề may không chỉ thu hút mỗi phụ nữ, rất nhiều đàn ông cũng theo đuổi công việc cần tính kiên nhẫn và tỉ mẩn. Khách hàng của họ chủ yếu là người địa phương, nhưng tại các khu phố Pháp, nơi chủ yếu là thợ người Hoa, cũng may đo cho người Pháp.

Nghề làm giấy ở Bắc Kỳ làm ra được loại giấy bền như giấy da, rất chắc, sờ khá mềm mại, mực không bị thấm sang mặt bên kia. Ở ngoại thành Hà Nội có Làng Giấy nổi tiếng về nghề này với cách sản xuất thủ công kỳ lạ, còn dụng cụ thì rất thô sơ. Trên loại giấy này, họa sĩ vẽ nhiều chủ đề khác nhau, đầy mầu sắc, để trang trí trong nhà. Một số họa sĩ đã đạt đến trình độ hoàn hảo và sao chép như thật những mẫu theo yêu cầu của người Châu Âu.

Ngoài ra, còn phải kể đến nghề làm muối có chất lượng tốt. Muối được dùng để làm nước mắm, nấu ăn, bảo quản thịt lợn và gia cầm, hai loại thịt được ưa chuộng. Người Việt nhuần nhuyễn trong việc nấu rượu vì loại nước uống có cồn này được dùng rất nhiều và phổ biến. Làm đường mật, dầu ăn và dầu thắp sáng cũng là những ngành mà người Việt nắm rõ.

Cuối cùng, nghề tôi vôi cũng thu hút nhiều lao động với cách làm giống ở Pháp nhưng phương tiện thô sơ hơn. Nguyên liệu là đá vôi, đá cẩm thạch và cả vỏ sò biển… được nung trong lò đất đốt bằng củi.

expo4

Thợ làm ô, lọng. Ảnh chụp từ cuốn Bắc Kỳ năm 1900 (Le Tonkin en 1900) của Robert Dubois nhân dịp Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900. RFI tiếng Việt

Nghề dịch vụ ngoài chợ

Bên cạnh những nghề thủ công, còn phải kể đến nghề dịch vụ như đấm bóp dạo, lấy ráy tai, đổi tiền, bán hàng rong ngang dọc khắp nơi để bán hàng cho phu kéo xe vài miếng bánh, một mẩu đường hoặc một miếng dồi lợn, thậm chí là dồi chó.

Chợ ở Bắc Kỳ thường họp gần làng hay ngay trong làng và chỉ cần những chiếc lán bằng tre để tránh mưa gió. Người bán hàng, thường là dân quê đi chân đất, đến từ xa, kĩu kịt hàng hóa trên đôi quang gánh mang đến chợ bán. Họ ngồi trên chiếu hoặc ngồi phệt xuống đất, khoanh chân lại và bình tĩnh chờ người mua hoặc rao giá hời để thu hút khách. Quà rong có mặt khắp chợ. Khách hàng có thể ăn một bát phở, uống một tách trà ngay cạnh sạp bán vải, đồ sành sứ, đồ đồng, hay rau củ quả, trầu cau.

Bên cạnh đó còn có nhiều nghề rất thú vị. Người Việt không đi giầy, nên không có thợ đánh giầy, nhưng lại có thợ làm tóc giả giữa chợ, thợ ngoáy tai và đấm bóp. Thợ làm tóc giả lúc ngồi xổm, lúc ngồi trên ghế đẩu, đối diện với khách hàng cũng ngồi xổm. Hai con người mảnh khảnh co người lại, rồi nghiêng đầu, căng cổ, trông rất nực cười. Cách xa đó một chút là thợ lấy ráy tai, cũng ngồi giống như thợ làm tóc hoặc để khách hàng ngồi trên ghế băng. Sau đó, ông ta lấy một cái nạo nhỏ và một miếng giẻ rồi tỉ mỉ ngoáy tai. Còn người được lấy ráy tai nhẫn nại ngồi im.

Người đấm bóp cũng ngồi đối diện với khách hàng, đấm đấm vào phần cơ tay và cơ chân để bắt đầu. Khuôn mặt cũng không tha và đây mới là nơi ông thể hiện nghệ thuật của mình : ấn thái dương, nhấn má, lỗ mũi, rồi xoa bóp đến đê mê cho đến lúc khách hàng giật mình vì đã xong và phải trả tiền. Ở chợ, cũng có một vài người mù đi hát rong, kẻ trộm và những kẻ cờ bạc bịp khéo léo cuỗm tiền của những người nông dân khốn khổ.

Có thể thấy chợ ở Bắc Kỳ có những điểm chung đáng ngạc nhiên với chợ ở Pháp. Sau buổi chợ, người bán hàng tụ tập ở một điểm quen thuộc và chỉ trong vòng vài giây, họ có thể nướng hết số tiền bán hàng trong mấy trò chơi may rủi. Vì chợ là một hoạt động kinh doanh quan trọng và ngày càng phát triển, nên thành phố Hà Nội đã cho xây 5 chợ có mái che để mua bán, trao đổi hàng hóa.

Các ngành nghề thủ công ở Bắc Kỳ có sức hấp dẫn đặc biệt đối với chính phủ thuộc địa. Chính vì vậy, cuộc triển lãm đầu tiên về chủ đề này đã được tổ chức ở Hà Nội trong ba ngày 24, 25 và 26/12/1897. Cuộc triển lãm thứ hai diễn ra đúng một năm sau đó, vào tháng 12/1898.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 11/09/2017

Published in Văn hóa

Cách đây 40 năm, những người tị nạn chính trị Hmong đầu tiên, chạy trốn khỏi chế độ cộng sản Lào, được tiếp nhận tại Guyane. Hiện cộng đồng Hmong chiếm 2% dân số Guyane và trở thành những nhà trồng trọt lớn trên lãnh thổ Pháp ở Nam Mỹ.

hmong1

Một khu làng tại Guyane thuộc Pháp (Photo : F. Farine/RFI)

Người Hmong, theo quân Pháp và Mỹ trong trong các cuộc xung đột trên bán đảo Đông Dương và tiếp theo là ở Việt Nam, đã vượt biên để tránh tình trạng bạo lực mà họ là nạn nhân ngay vào năm 1975 khi chính phủ cộng sản được bầu tại Lào. Trên khoảng 20.000 người Hmong xin tị nạn, Guyane đón khoảng 1.000 người từ năm 1977-1988.

Ông D’Dzeu Ya Ma, một nông dân 57 tuổi, đến Guyane vào cuối năm 1977 cùng với khoảng 500 người tị nạn Hmong khác, kể lại với AFP : "Dù nhớ quê hương cùng với những khó khăn ban đầu, tôi biết là mình đã chọn đúng". Bị giữ trong trại "11.000 người tị nạn" ở Thái Lan, ông được đưa đến Cacao, khi đó là một khu đãi vàng bị bỏ hoang, cách thủ phủ Cayenne khoảng 80 km.

"Cacao lúc đó vẫn là một cánh rừng, chỉ có một khu đất trống và một đường băng. Chúng tôi phải khai hoang bằng tay", theo lời kể của ông Ya Ma nhân lễ kỷ niệm sự kiện này hôm 05/09/2017. Từ đó, những người tị nạn đã biến khu vực này thành một nông trường và khu du dịch.

Chính sách đưa dân đến Guyane của chính phủ Pháp

Từ thế kỷ XVII, chính quyền thuộc địa Pháp đã muốn biến Guyane thành một vùng đất đông dân cư, mà theo cách đánh giá của nhiều nhà trí thức và quân sự là "diệt chủng bằng cách thay thế", giống như tại quần đảo Antilles.

Chính phủ muốn phát triển vùng đất rộng lớn ở Amazonie với 76.000 người cùng với kiến thức nông nghiệp của những cư dân mới, trong đó có người tị nạn Hmong. Dù "kế hoạch xanh" bị thất bại, nhưng sự hiện diện của họ đã góp phần phát triển "ngành trồng rau, du lịch, chăn nuôi, sản xuất gỗ", theo đánh giá của ông Claude Ho-A-Chuck, cựu chủ tịch Hội đồng tỉnh.

hmong0

Một khu chợ của người Hmong ở Guyane thuộc Pháp

Hiện tại "ngành trồng trọt đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về hoa quả và rau xanh ở Guyane", trong đó có khoảng 1.100 nhà khai thác hoặc đồng khai thác có nguồn gốc Hmong sống tại 4 làng, theo nhận định của chủ tịch Phòng Nông Nghiệp Guyane với hãng tin AFP.

Tuy nhiên, "không phải hầu hết thanh niên ngày nay là nông dân, họ đã chọn rất nhiều ngành nghề khác nhau", như trường hợp của ông Jean Yan Sai Po, một lính cứu hỏa chuyên nghiệp.

Ông By Cha, chủ tịch Hội Đón tiếp và Hội nhập người Hmong, đến Guyane từ năm 1986, cho rằng nước Pháp không nên khép lại vấn đề tị nạn chính trị. Vì theo ông, "Nhà nước nói là tình hình không còn như năm 1975 nữa, nhưng vẫn còn nhiều người Hmong Việt nam, những người đầu tiên liên minh và chiến đấu với quân đội Pháp, vẫn sống trong nghèo khó và bị phân biệt và người ta không nhắc đến những con người này".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 10/09/2017

Published in Văn hóa

Trái với những tấm ảnh ấn tượng về chợ nổi Cái Răng ở thành phố Cần Thơ với những con tầu chất đầy rau củ quả, tiểu thương ở đây đang khó nhọc kiếm sống qua ngày.

cairang1

Chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Flickr/Jean-Pierre Dalbéra

Chợ nổi Cái Răng được hình thành trong giai đoạn thuộc địa Pháp, khi những con kênh rạch vẫn chằng chịt vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có rất nhiều kênh rạch nhân tạo. Mạng lưới vận chuyển hàng hóa này đang bị hệ thống đường bộ và siêu thị cạnh tranh gay gắt.

Theo AFP, hiện chỉ còn khoảng 300 tầu đang hoạt động tại chợ, so với 550 tầu vào năm 2005. Những người có tiền thì chuyển sang sống trên đất liền. Quá trình di dân này cũng gắn liền với ngành công nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây. Từ năm 2006, số lao động trong các ngành xây dựng và công nghiệp đã tăng gấp đôi, thu hút 570.000 lao động.

Những người nghèo hơn thì vẫn ở lại trên sông. Chuyển lên đất liền sinh sống là "giấc mơ" của ông Nguyễn Văn Út, thợ sửa cân trên sông từ 30 năm nay. Ông cũng đang tính bán cà phê hay vé số giữa những con tầu trên chợ nổi.

Chính quyền địa phương cũng đang tìm cách thu hút thêm du khách, cũng như người bán sỉ để duy trì hoạt động ở chợ nổi Cái Răng, được coi là "di sản quốc gia" từ năm 2016, như giải thích với AFP của bà Nguyễn Thị Huỳnh Phương, đại học Cần Thơ.

Còn với ông Lý Hùng, một người bán rau và hoa quả ở chợ nổi từ 30 năm nay, "nếu không có du lịch, chợ nổi này có nguy cơ biến mất, vì kinh doanh không phát đạt lắm". Con tầu của ông vừa được một trong số những người con thừa kế, trong khi đó hai người con cả lại ra thành phố làm việc trong các nhà máy. Bà Phương giải thích : "Con cái không muốn tiếp tục công việc cha mẹ và bán hàng ở chợ nổi, vì nghề này rất bấp bênh và rất khó để sống được trên một con tầu".

Hiện chợ nổi Cái Răng vẫn là chợ đầu mối quan trọng bán dứa (trái thơm) hay dưa hấu. Nhiều tiểu thương vẫn đến đây vào sáng sớm chọn hàng mang vào đất liền bán. Để chào hàng, các chủ thuyền buôn treo sản phẩm của mình lên "cây bẹo" dựng trên mũi thuyền.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 10/09/2017

Published in Văn hóa
Trang 3 đến 3