Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khách mời : Nguyễn Gia Kiểng, Hồ Như Ý, Nguyễn Trang Nhung

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 14/03/2019

Published in Video

RSF lên tiếng về trường hợp các nữ tù chính trị (RFA, 07/03/2019)

RSF vào ngày 7 tháng 3 năm 2019 ra thông cáo báo chí về tình trạng của những nữ tù nhân nữ trên khắp thế giới đang bị giam giữ trong những điều kiện được mô tả là khủng khiếp.

rsf1

RSF lên tiếng bênh vực những nữ tù nhân lương tâm đang bị cầm tù, trong đó có bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động xã hội Việt Nam. Ảnh RSF nhân Ngày Phụ nữ thế giới 8/3

Trường hợp của tù nhân Trần Thị Nga của Việt Nam được xếp vào nhóm những nữ tù trên thế giới bị giam giữ trong những điều kiện ‘vô nhân đạo’.

Theo RSF thì bà Trần Thị Nga, một blogger hoạt động bảo vệ cho những công nhân nhập cư, bị biệt giam hơn 6 tháng sau khi bị bắt ngay trước tết âm lịch vào ngày 21 tháng 1 năm 2017. Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017 bà bị tòa kết án 9 năm tù giam.

Ngay trước phiên xử, luật sư được gặp bà một lần và nhận thấy sức khỏe của bà sa sút trầm trọng nên phải lên tiếng đánh động với mọi người.

Bà bị trại giam từ chối không cho gọi điện thoại về nhà cũng như thân nhân không được thăm nuôi gần một năm trời chỉ vì bà ‘không nhận tội’.

Bà Trần Thị Nga, sinh năm 1977, là mẹ của hai con nhỏ. Bà từng là một lao động xuất khẩu làm việc ở Đài Loan, bị tai nạn. Sau đó bà về nước và giúp cho những công nhân xuất khẩu lao động bị lừa đảo khi ở nước ngoài.

Bà cũng tham gia các phong trào xã hội dân sự trong việc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, bất công…

Thống kê của RSF cho thấy hiện có 27 nữ phóng viên đang bị giam tù trên khắp thế giới. Trong số này có những người bị biệt giam, có người là nạn nhân của tra tấn và xâm hại tình dục.

RSF kêu gọi các nước phải trả tự do ngay và vô điều kiện cho những nữ tù nhân này.

*******************

RSF lên tiếng về trường hợp nhà báo Việt Nam bị bạc đãi trong tù (RFA, 07/03/2019)

Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới-RSF, lên tiếng về tình trạng đối xử tệ hại ngày càng tăng đối với những nhà báo bị tù ở Việt Nam.

rsf2

RSF vinh danh nhà báo Nguyễn Văn Hóa (giữa) tại phiên tòa ở Hà Tĩnh - Photo : RSF

Theo thông cáo báo chí được đưa ra vào ngày 7 tháng 3, RSF nêu trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Hóa tiếp tục cuộc tuyệt thực kéo dài sang tuần lễ thứ hai nhằm phản đối việc bị đánh đập trong khi giam giữ.

RSF nhắc lại anh Nguyễn Văn Hóa bị bắt từ tháng giêng năm 2017 và đang phải thụ án 7 năm tù giam. Từ ngày 22 tháng 2, Nguyễn Văn Hóa bắt đầu tuyệt thực và có thư gửi đến các cơ quan chức năng địa phương, tỉnh cũng như Viện Kiểm Sát Tối Cao ở Hà Nội nêu ra những trường hợp bản thân bị hành xử tệ hại.

Anh Nguyễn Văn Hóa nói sẽ tiếp tục tuyệt thực nếu như tất cả những người bị cho có tránh nhiệm trong hành vi đối xử tệ hại với anh không được điều tra theo Hiến Pháp và luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ông Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, cho rằng hoàn toàn không thể chấp nhận việc một phóng viên bị bỏ tù chỉ vì thông tin cho đồng bào của mình và phải tuyệt thực để đòi hỏi các quyền căn bản của cá nhân được tôn trọng, trong đó có quyền không được xâm phạm thân thể.

RSF cho biết đang chuyển đến Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tra tấn tình trạng gia tăng đối xử tệ hại đối với các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam.

Trường hợp của nữ tù chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn được RSF nêu ra trong thông cáo báo chí. Theo đó thì cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, một blogger và cũng là một nhà nhiếp ảnh, bị giam cầm từ năm 2011. Cô cũng bị đối xử tệ hại như trường hợp anh Nguyễn Văn Hóa.

Gia đình cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn sống tại Trà Vinh ở miền nam trong khi đó cô bị giam ở Thanh Hóa thuộc bắc Trung phần Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2014, cô chỉ còn 35 kilogram sau những lần tuyệt thực vào năm đó. Vào tháng 3 năm 2017, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn lại phải tuyệt thực để phản đối những bạo lực mới nhất đối với cô trong trại giam.

Theo Chỉ số Báo Chí Thế giới năm 2018 của RSF thì Việt Nam xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia.

******************

Cập nhật tin tù chính trị Nguyễn Văn Hóa sau chuyến thăm mới nhất của gia đình (RFA, 05/03/2019)

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực đến ngày thứ 12. Bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa có chuyến thăm em trai mình vào sáng ngày 5 tháng 3 tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

rsf3

Tổ chức Freedom Now lên tiếng cho Nguyễn Văn Hóa - RFA

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do vào chiều cùng ngày, bà Huệ cho biết đã khuyên bảo em mình và cho biết tình trạng của anh Nguyễn Văn Hóa hiện nay :

Tình hình sức khỏe của em thì nó vẫn yếu vì tuyệt thực đến ngày 12 mà. Sắc mặt rất nhợt nhạt và gầy đi rất nhiều. Ngày hôm nay thì hy vọng ngày mai Hóa sẽ suy nghĩ và sẽ ngừng. Tôi cũng đã nói rõ và hy vọng là lần tới đi thăm vào đầu tháng 4 thì mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Hóa nói Hóa hứa với chị.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 22/2/2019 để phản đối cách hành xử của cán bộ trại giam An Điềm cũng như yêu cầu điều tra những người đánh đập anh này không được đáp ứng.

Trong thư cầu cứu của bà Nguyễn Thị Huệ viết ngày 26/2 cho biết 3 lý do tuyệt thực của anh Hóa là : thứ nhất vì trại giam không cho Hóa gửi đơn tố cáo việc mình bị công an bắt cóc, đánh đập, ép cung ; thứ nhì là vì một trung úy có thái độ quát tháo lớn tiếng để đội trại giam áp dụng luật pháp tùy tiện và độc đoán ; và thứ ba là một cán bộ trại giam tự ý xâm phạm vào buồng giam quay phim mà không có quyết định của tại giam.

Chị Huệ chia sẻ với chúng tôi thêm những điều anh Nguyễn Văn Hóa đã nói với chị vào sáng nay :

Sáng hôm nay là ngày 5 tháng 3 thì có một đồng chí vẫn còn xông vào phòng giam của Hóa quay phim, chụp hình bình thường. Hóa cũng nói em sẽ suy nghĩ những vấn đề mọi người quan tâm, động viên, thăm hỏi thì em sẽ ngừng. Nhưng vấn đề liên quan đến đơn kiện tố ở trại giam 800 nếu họ không chuyển đơn đi thì Hóa cũng sẽ tiếp tục làm đơn khiếu nại, khởi kiện bình thường.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa năm nay 24 tuổi, từng là một nhà hoạt động xã hội ngụ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Anh là người đầu tiên cho phát hình trực tiếp các cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh phản đối Nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam vào giữa năm 2016.

Anh Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017 mà theo anh này là bị công an bắt cóc, sau đó bị tống lên xe thùng đưa ra thị xã Hồng Lĩnh giam giữ trong vòng 9 ngày. Trong thời gian này, anh Hóa nói đã có 8 công an đánh đập, ép cung anh bằng cách buộc dây trói 2 tay lên và tát nước vào mặt.

Trong phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng vào ngày 16/8/2018, anh Nguyễn Văn Hóa xuất hiện trong một video với vai trò là nhân chứng buộc tội ông Lê Đình Lượng. Tuy nhiên, tại tòa anh Hóa phản cung cho rằng những lời khai trước đây về ông Lượng là vì bị đánh đập và bức ép.

Ngày 6/11/2018, Hai tổ chức Freedom Now và Công ty luật toàn cầu Dechert LLP thay mặt gửi đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện và yêu cầu có hành động ngay lập tức về trường hợp Nguyễn Văn Hóa.

Freedom Now nêu rõ Việt Nam tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Văn Hóa là vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc Tế.

Hôm 18/1/2019, Freedom Now cũng đề cử anh Nguyễn Văn Hóa cho giải thưởng Tự do báo chí 2019 của UNESCO.

Published in Diễn đàn
mercredi, 27 février 2019 23:57

Tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Stennis đang có mặt ở Biển Đông (RFA, 27/02/2019)

Trong khi Tổng thống Donald Trump đang gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, trước khi hội đàm với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un, hàng không hạm Mỹ USS John C. Stennis đang có những hoạt động an ninh ở khu vực Biển Đông sau khi tham gia cuộc tập trận thường niên Hổ Mang Vàng tại Thái Lan.

my1

USS John Stennis và nhóm tác chiến. 21/1/2019. AFP

Tin cho biết hàng không mẫu hạm USS Stennis đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Sự hiện diện của hải quân Mỹ trong Biển Đông đã tăng lên trong thời gian vài năm qua với các cuộc tuần tra trên biển trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải nhằm thách thức sự đòi hỏi chủ quyền gần toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.

Một hàng không mẫu hạm của Mỹ cũng đã lần đầu tiên thăm Việt Nam vào năm ngoái là chiếc USS Carl Vinson đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

 

Published in Châu Á

Campuchia bắt giữ 4 người Việt vì buôn ma túy (RFA, 18/02/2019)

Tòa án tỉnh Svay Rieng của Campuchia hôm 16/2 đã tiến hành khởi tố 4 người Việt tội sở hữu và buôn lậu ma tuý ở thành phố Bavet trên biên giới Việt Nam - Campuchia. Tờ Khmer Times của Campuchia loan tin này hôm 18/2/2019.

tedoan1

Bốn đối tượng người Việt bị bắt ở thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng (Campuchia) vì buôn ma túy- Courtesy Fresh News

Khmer Times trích lời thiếu tá cảnh sát Lim Seng cho biết những này có tên Campuchia là Hay Veoukhong - 66 tuổi, Nguven Thileuy - 24 tuổi, Buoy Thilou - 34 tuổi và Troeug Thimai - 23 tuổi. Tất cả đều làm việc ở một casino do người Việt làm chủ ở thành phố Bavet.

Ông Lim Seng cho biết cảnh sát Campuchia phối hợp cùng với cơ quan di trú của tỉnh Svay Rieng hôm thứ Năm ngày 14/2 đã ập vào căn nhà thuê của 4 người Việt tại làng Bavet Kandal, bắt giữ cả 4 người cùng với bằng chứng. Cảnh sát đã thu giữ tại căn nhà 2 gói lớn chất gây nghiện methamphetamine nặng gần nửa kg, 40 viên ecstasy, một cân, 5 điện thoại và những thứ khác.

Cảnh sát cho biết những người này đã bán chất gây nghiện cho những người đánh bạc ở các sòng bài và câu lạc bộ đêm trên biên giới Việt - Campuchia.

Báo Khmer Times trích lời trưởng công an tỉnh là thiếu tướng King Khorn cho biết cả 4 người này có thể phải đối mặt với án tù ít nhất là 10 năm mỗi người nếu bị kết tội.

*********************

Cảnh sát Đài Loan bắt giữ 7 người Việt vì đâm chết người (RFA, 18/02/2019)

Trang tin CNA của Đài Loan hôm 18/2 cho biết cảnh sát Đài Loan vào chiều hôm 17/2 đã bắt giữ 7 công nhân người Việt Nam ở Đào Viên vì nghi ngờ đã đâm hai người Việt khác khiến một người tử vong.

tedoan2

Những công nhân người Việt bị bắt giữ sau vụ đâm người - Courtesy of Taiwan News

Theo CNA, vào buổi sáng ngày 17/2, một vụ cãi lộn đã nổ ra giữa một công nhân người Việt có họ là Vũ và một đồng nghiệp về công việc. Hai công nhân khác có họ là Nguyễn và Trương đã can thiệp nhằm giảng hoà. Tuy nhiên cuộc cãi vã vẫn tiếp tục sau đó bên ngoài nhà hàng khiến Trương và Nguyễn bị đâm. Cảnh sát đến hiện trường và thấy cả hai người năm trong vũng máu. Trương sau đó đã tử vong ở bệnh viện do vết thương quá nặng còn Nguyễn đã được điều trị vết thương và được bệnh viện cho về.

Hiện cả 7 người này đều đã được chuyển tới văn phòng công tố của thành phố Đào Viên khởi tố với tội giết người.

Published in Việt Nam

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 29/01/2019

Published in Video

Theo số liệu thống kê từ Bộ Công an thì năm 2018 trên toàn quốc phát hiện 1.547 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó chiếm 82%, tức gần 1.300 vụ là xâm hại tình dục. Đặc biệt, có tới 43 vụ giết trẻ em, 425 vụ hiếp dâm trẻ.

xamhai1

Trẻ em ở Quảng Trị. Ảnh minh họa. AFP

Tuy nhiên đây chỉ là con số được phát hiện, là "phần nổi của tảng băng chìm" chứ con số thật thì khó mà biết vì rất nhiều trường hợp người nhà che giấu do tâm lý xấu hổ hoặc do hung thủ đe dọa.

Nguyên nhân từ đâu ?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận định người có hành vi xâm phạm trẻ em có nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội khác nhau và cơ bản là trình độ văn hóa thấp và nhận thức về xã hội rất hạn chế. Trong đó số đông những người có trách nhiệm nuôi dưỡng quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế lại xâm phạm trẻ em nhiều nhất.

Ông nói thêm rằng do trình độ hiểu biết pháp luật của nạn nhân và người nhà hạn chế nên họ không trình báo với cơ quan công an mà lại tự đi phản ứng với nghi phạm.

Một phụ nữ ở Bình Thuận không muốn nêu tên có con gái bị một thanh niên hàng xóm xâm hại tình dục năm 2017, khi bé chỉ mới 11 tuổi, kể với RFA :

"Tôi về đến nhà là thấy bé đứng khóc, bé lết vô trong cánh cửa và bé khóc. Hỏi một chặp thì bé nói ‘con kể cho mẹ nghe mà mẹ đi mẹ bỏ con ở nhà thì anh Tí giết con. Lúc nào anh Tí cũng cầm dao dọa con, để dao trên cổ con, biểu con nhắm mắt lại rồi một tay nữa là bụm miệng con lại, biểu con là không được nói chứ mày nói thì tao giết mày...’.

Phản ứng đầu tiên là mình kêu Tí qua thì Tí cũng có nhận lỗi là Tí có làm. Mình đưa đơn cho công an thì công an xã biểu là về giải hòa, đừng thưa kiện đi tới đi lui tốn tiền".

Chị cho biết thêm là sau khi công an xã nói về giải hòa, chị viết thêm một lá đơn nữa đưa xuống cho huyện. Công an không cho biết rõ sự việc giám định mà cứ hỏi rằng bây giờ muốn gia đình người ta bồi thường bao nhiêu.

Còn theo Luật sư Minh Thọ ở Thành phố Hồ Chí Minh thì ngoài việc trình độ văn hóa thấp và thiếu hiểu biết pháp luật, một yếu tố nữa dẫn đến việc xâm hại trẻ em là do đạo đức xã hội băng hoại, pháp luật không được tôn trọng trong các phiên xử dẫn đến người dân coi thường pháp luật, và ông kết luận "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn".

Ông dẫn chứng bản án quá nhẹ của ông Nguyễn Khắc Thủy với tội dâm ô trẻ em, do ông Thủy là đảng viên.

Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi nguyên Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu phạm tội dâm ô với em bé gái.

Tại phiên sơ thẩm tháng 7/2017, ông Thủy bị TAND Thành phố Vũng Tàu tuyên 3 năm tù giam tội dâm ô, nhưng đến phiên phúc thẩm ngày 11/5/2018 thì tòa lại tuyên ông Nguyễn Khắc Thủy 18 tháng tù và cho hưởng án treo.

Sau khi truyền thông trong nước và dư luận nhiều nơi lên tiếng, ngày 15/5/2018, Tòa Tối cao rút hồ sơ vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em về xem xét lại và chiều 1/6/2018, TAND Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tuyên hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tức tuyên phạt ông Thuỷ 3 năm tù.

Các diễn đàn, hội thảo trong nước về thực trạng bạo hành, xâm hại trẻ em chỉ ra gần 70% trẻ em thừa nhận bị bố mẹ đánh đập dưới nhiều hình thức và có nhiều vụ trẻ em bị đánh đập dã man được phanh phui.

Điển hình là câu chuyện bé trai 10 tuổi ở Hà Nội bị chính cha ruột và mẹ kế bạo hành đến mức gãy xương sườn, nứt sọ não khiến ông bà nội và mẹ ruột không thể nhận ra. Cơ quan điều tra - Công an quận Cầu Giấy đã khởi tố vụ án sau khi bé trai trốn được ra khỏi nhà để về nhà ông bà nội.

Không chỉ trong gia đình mà còn ở nhà trường, nơi các thầy cô giáo hay bảo mẫu phải có kiến thức xã hội và luật pháp cao hơn, thì trẻ em vẫn bị xâm hại.

Rất nhiều những vụ bạo hành trẻ mầm non được đưa lên mạng xã hội ; học sinh tiểu học bị bạo hành ngay trong lớp học mà một trong những vụ gây bức xúc trong xã hội là một học sinh lớp 6, vì bị cho là nói bậy đã bị tát đến 231 cái đến nỗi phải nhập viện, hay như vụ một giáo viên tiểu học tại Hà Nội bị tố bắt trẻ lớp 2 tát bạn 50 cái.

Ai bảo vệ trẻ ?

Luật Trẻ em năm 2016 được Quốc hội thông qua với những quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, nhằm bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh ; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tuy vậy, những vụ xâm hại trẻ em về mọi mặt như bạo hành, xâm hại tình dục vẫn xảy ra rất nhiều ở Việt Nam từ nông thôn cho đến thành thị. Nhiều tổ chức xã hội dân sự hay NGO được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để tuyên truyền, vận động và giúp đỡ trẻ, nhưng vẫn chưa thành công vì chưa thể kết hợp từ nhiều phía như công an, luật pháp…

Một diễn đàn có tên Diễn đàn bảo vệ trẻ em (Child Protection Forum) để mọi người lên tiếng, chia sẻ với mọi người câu chuyện của mình ; câu chuyện mình biết hay giải pháp có thể góp phần giải quyết tình trạng bạo hành trẻ em, bạo lực học đường.

Lời kêu gọi mới nhất trên diễn đàn này được đưa ra ngay sau vụ Hiệu trưởng Đinh Bằng My ở Phú Thọ dâm ô hàng chục nam sinh rằng "Cho dù chúng ta là ai, chúng ta đều liên quan đến nỗ lực kiến tạo một môi trường xã hội an toàn, trong đó có môi trường học đường an toàn. Lên tiếng theo cách của bạn và chúng ta cùng lên tiếng tố cáo, vạch trần cái ác".

Một xã hội ổn định phải có luật pháp nghiêm minh. Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng chuyện xâm phạm trẻ em đã xử rất nhiều nhưng vẫn không ngăn chặn được bởi rào cản định chế trong luật pháp Việt Nam. Ông nói :

"Tôi thấy chuyện xâm phạm trẻ em vừa rồi đã xử rất nhiều nhưng Việt Nam có một định chế là suy đoán vô tội nên trước hết phải chứng minh người đó phạm tội bằng chứng cứ chứ không thể chỉ nghe trẻ em kể lại.

Nếu không tạo điều kiện thu thập chứng cứ thì rất khó tố tụng. Dây là cái khó khăn hiện nay".

Ông nêu lên một giải pháp mà theo ông có thể giảm bớt phần nào những hành vi xâm hại trẻ em :

"Ngoài việc tuyên truyền kiến thức cho người dân thì luật cần bổ sung thêm là phải cấm vĩnh viễn những người có hành vi dâm ô với trẻ em hay phạm tội tình dục với trẻ em được làm những công việc có liên quan tới trẻ, không được tiếp cận với trẻ, đồng thời công khai tên tuổi trên trang thông tin quốc gia. Cơ quan công an điều tra có thể dùng bẫy để phát hiện tội phạm".

Luật sư Ngô Anh Tuấn, trưởng văn phòng luật mang tên ông ở Sài Gòn từng nói với chúng tôi rằng phía luật sư có ý kiến rất nhiều lần rồi với Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và cần phải sớm điều chỉnh, cụ thể là bổ sung lời khai của trẻ em qua một quy trình giám định, qua một quy trình lấy cung đặc biệt sẽ được xem như một chứng cứ buộc tội bị cáo.

Khi mà xem lời khai là chứng cứ thì khả năng buộc tội dễ dàng và hợp pháp hơn. Hiện giờ những việc đó hoàn toàn chưa thừa nhận trừ khi mà họ nhận tội, còn lời khai của trẻ em không được xem là chứng cứ buộc tội nên rất khó.

Nguồn : RFA, 17/01/2019

Published in Văn hóa

Người dân kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa bất chấp sự ngăn cản của chính quyền (RFA, 19/01/2019)

Khoảng chưa đến 20 người dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hôm 19/1 đã tổ chức các lễ tưởng niệm nhỏ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa vào năm 1974 trong trận hải chiến với Trung Quốc, bất chấp những ngăn cản từ chính quyền.

haichien1

Tượng đài Lý Thái Tổ hôm 19/01/2019 : Người dân Hà Nội tưởng niệm các chiến sĩ tử trận trong hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc năm 1974 - Courtesy FB Dũng Trương

Tại Hà Nội, 13 người chia làm hai nhóm đã tới tượng đài vua Lý Thái Tổ ở trung tâm thành phố để thắp hương tưởng niệm 74 chiến sĩ đã ngã xuống.

Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 4 người thuộc câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đến được tượng Trần Hưng Đạo để thắp hương tưởng niệm.

Trước đó, một số facebookers và các nhà hoạt động cho đài Á Châu Tự Do biết họ đã bị an ninh ngăn chặn không cho đi ra ngoài để làm lễ kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa. Có người cho biết họ bị an ninh gọi điện trực tiếp, khuyên không nên đi, có người cho biết họ bị an ninh canh gác trước cửa nhà mấy ngày liền.

Từ Hà Nội, facebooker Lã Việt Dũng, người đã tìm cách đến được tượng đài vua Lý Thái Tổ để thắp hương vào ngày 19/1 cho Đài Á Châu Tự Do biết : "Theo mình thấy, thứ nhất đây là một nỗi sợ hãi vô cớ của chính quyền. Họ sợ hãi đến mức mà thấy người dân tụ tập ở đâu là họ tìm cách ngăn cản. Cái thứ hai là những vấn đề đẩ động đến Trung Quốc họ đều tìm cách ngăn cản và né tránh".

Từ vài năm trở lại đây, nhiều người dân Việt Nam hàng năm đều tổ chức các buổi tưởng niệm các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ trước Trung Quốc như hải chiến Hoàng Sa năm 1974, hải chiến Trường Sa năm 1988 và cuộc chiến Biên giới 1979. Tuy nhiên, các buổi tưởng niệm này thường bị công an, an ninh tìm cách ngăn cản.

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân cũng thường bị ngăn cản, có người thậm chí bị bắt giữ, truy tố với các tội danh như gây rối trật tự công cộng hay chống người thi hành công vụ, điển hình như trong các cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu của hàng ngàn người dân vào tháng 6/2018. Người dân lo ngại dự luật sẽ cho phép người Trung Quốc vào chiếm đất của Việt Nam.

Theo ông Trương Dũng, một người dân ở Hà Nội đã đến tượng đài vua Lý Thái Tổ hôm 19/1, ông đã bị một nhân viên an ninh tấn công.

Việt Nam và Trung Quốc hiện vẫn có tranh chấp về chủ quyền các đảo ở Biển Đông. Trung Quốc đã gây chiến và chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974 và chiếm Gạc Ma ở Trường Sa vào năm 1988.

Một vài năm trở lại đây, chính quyền Việt Nam đã cho phép báo chí đăng một số bài viết về cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, tuy nhiên hiếm có báo nào dám nói đến vai trò của Việt Nam Cộng Hòa trong việc bảo vệ quần đảo này.

*****************

Chủ quyền Hoàng Sa : cần nhìn nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hòa (RFA, 18/01/2019)

Khoảng hơn một tuần nay, một số tờ báo trong nước đã cho đăng tải các bài viết về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/01/1974, trong đó có một số bài nhấn mạnh đến thái độ "ngang ngược" của Trung Quốc với "mưu đồ bành trướng ra toàn bộ Biển Đông". Động thái này của truyền thông trong nước có ý nghĩa gì đối với mối quan hệ Việt-Trung, vấn đề vốn được xem là nhạy cảm trong mắt của chính phủ Việt Nam từ trước đến nay ?

haichien2

Người dân trong một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19/01/1974 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2017. AFP

Phản ánh thẳng thắn, mạnh dạn

Sáng 17/01/2019, tờ Thanh Niên trong nước cho đăng tải bài viết nhan đề 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam : Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của tác giả Khánh An được sự ủng hộ của hàng ngàn lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Một số mạng báo khác hôm 18/01/2019 cũng đồng loạt đăng tải các bài viết cùng chủ đề với tựa như Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng Sa từ Hội nghị Geneva 1954 ? Trước đó trong tuần, báo Tuổi Trẻ cũng cho phát hành nhiều bài liên quan đến Hoàng Sa như Người Việt Nam vẫn luôn khắc cốt ghi tâm về ngày 19/01, Nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa hay Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng yêu nước.

Nhận định về động thái này của truyền thông trong nước, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho biết :

Đây là một hiện tượng đáng ghi nhận và một điều hết sức cần thiết. Sự kiện Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, thậm chí việc Trung Quốc gây ra cuộc Chiến tranh Biên giới 1979, và Chiến tranh Biên giới Tây Nam cũng vào thời điểm đó cần phải được đề cập. Đứng về mặt lịch sử phải khách quan. Đúng sai như thế nào ? Ai là kẻ xâm lược ? Ai đứng lên bảo vệ lãnh thổ của mình thì phải rõ ràng.

Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh đây là một dấu hiệu tốt để đánh giá đúng bản chất các vấn đề, cũng như rút ra bài học của các sự kiện để Việt Nam sẽ có ứng xử tốt cho tương lai, giữ được hòa bình, hợp tác không chỉ ở Biển Đông và ở cả các khu vực khác trên thế giới.

Trả lời RFA tối 18/01/2019, nhà báo Võ Văn Tạo, một cựu chiến binh cộng sản, chia sẻ :

Thực ra thì không phải đến năm nay báo chí mới nói đến sự kiện Hoàng Sa mà tôi nhớ năm 2014, báo Thanh Niên cũng đã đề cập tới chuyện này. Trong các tờ báo của Việt Nam phản ánh sự kiện này, tôi thấy báo Thanh Niên tương đối có một lối trình bày thẳng thắn, mạnh dạn mà báo Tuổi Trẻ không bằng được. Mặc dù số lượng phát hành của báo Tuổi Trẻ nhiều hơn báo Thanh Niên, nhưng độ can đảm không bằng trong vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Bài viết của tờ Thanh Niên đăng tải hôm 17/01/2019 khẳng định Trung Quốc đã có "hàng loạt hành động phi pháp" kể từ khi "ngang ngược cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa" và đưa ra một loạt bằng chứng các hành động tuyên bố chủ quyền, quân sự hóa các đảo nhân và nói thẳng Trung Quốc muốn "tiếp tục bành trướng Biển Đông".

Trả lời câu hỏi về vai trò của Ban Tuyên giáo đối với bài viết trên của tờ Thanh Niên, nhà báo Võ Văn Tạo nói :

Về vấn đề báo chí, nhà nước Việt Nam trong chừng mực nào đó cũng có những nới lỏng nhất định. Nhưng lỏng ở chỗ này thì chật ở chỗ khác, nhưng không phải lỏng hoàn toàn đâu. Tôi cho rằng đây chủ yếu là do quan điểm, cách thức làm việc của tờ Thanh Niên.

Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam tháng 7/2017 công bố cho biết có khoảng 1000 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với hơn 17 ngàn nhà báo được cấp thẻ hành nghề.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mới đây vào hôm 11/10/2018 tại Hội nghị Giao ban Quản lý Nhà nước yêu cầu Cục Báo chí cần nắm chắc cơ sở dữ liệu cụ thể về số lượng phóng viên, cộng tác viên để "đo lường tin tốt, tin xấu". Báo trong nước trích lời ông Hùng cho rằng "nếu tỷ lệ thông tin tiêu cực dưới 10% tổng số tin thì không cần bận tâm, 20% thì cảnh báo, 30% thì phải bắt đầu hành động".

Vì sao ?

Mối quan hệ Việt – Trung, trong đó vấn đề chủ quyền Biển Đông từ trước đến nay vốn là một trong những đề tài nhạy cảm đối với chính phủ Hà Nội.

haichien3

Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19/01/1974 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2017. AFP

Tình trạng người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc vì tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa diễn ra từ nhiều năm trước thường xuyên bị đàn áp và bỏ tù. Năm 2007, cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt và tuyên 4 năm tù vì ngồi tọa kháng tại nhà với biểu ngữ "Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam". Năm 2014, hàng nghìn công nhân ở Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép HD 981 trên cùng biển Việt Nam đã trở thành bạo loạn khiến 28 người bị khởi tố và 6 người bị án tù.

Việt Nam và Trung Quốc hiện nay vẫn đang có tranh chấp ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa cai quản đã bị Trung Quốc bắt đầu cưỡng chiếm từ những năm 1950 và chiếm toàn bộ vào ngày 19/01/1974. Hải quân Trung Quốc vào ngày 14/03/1988 cũng đã tấn công đảo Gạc Ma của Việt Nam ở Trường Sa giết chết 64 thủy thủ và chiếm đóng từ đó đến nay.

Tuy nhiên, các trận hải chiến nói trên giữa hai phía chỉ đến trong các năm gần đây mới được truyền thông trong nước chính thức mổ sẻ.

Nhà báo Võ Văn Tạo phân tích nguyên nhân :

Quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh phụ thuộc vào hành xử của hai bên, nhất là sau khi sự kiện dàn khoan HD 981 vào tháng 5/2014 đã đẩy mâu thuẫn của hai nước lên mức mới. Ban lãnh đạo Ba Đình ở Hà Nội cũng nhìn nhận ông bạn láng giềng với bộ mặt hung hăng, dữ tợn hơn so với trước đây.

Sau Hội Nghị Thành Đô giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết vào tháng 9/1990, hai nước đã bình thường hóa quan hệ trên cùng cơ sở nền tảng chính trị xã hội chủ nghĩa. Giới quan sát chính trị Việt Nam cho rằng kể từ đó, quan chức Hà Nội có đôi lúc phải nhún nhường trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng năm 2014 đánh dấu sự tỉnh ngộ của các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước Việt Nam :

Ở cương vị đó, những lãnh đạo cán bộ cao cấp của Việt Nam mà không lên tiếng có thái độ dứt khoát với Trung Quốc thì chính họ cũng đánh mất tính chính danh đối với các cán bộ đảng viên trong bộ máy của họ, cũng như đối với quần chúng nhân dân. Điều đó có thể cũng là nguyên nhân khiến chế độ của họ không tồn tại được lâu dài.

Vai trò của Việt Nam Cộng Hòa

Thực tế cho thấy các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 của báo chí trong nước hiện nay vẫn chưa đề cập đến vai trò của chính phủ và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, như lời của nhà báo Võ Văn Tạo :

Nếu tìm hiểu kỹ về trận đánh chớp nhoáng ngày 19/01/1974 thì thấy rằng ý chí của Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy lên rất cao để bảo vệ lãnh thổ ; nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch cho nên việc giữ được Hoàng Sa là bất khả thi, thất bại. Cuối cùng dẫn đến mất cả quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc là rất đáng tiếc. Lẽ ra cũng phải nói đúng vai trò của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng như chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực giữ gìn giang sơn của cha ông để lại. Tôi cho rằng hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam hiện nay làm chưa tốt vấn đề này.

Đồng quan điểm với nhà báo Võ Văn Tạo, Tiến sĩ Trần Công Trục chia sẻ quan điểm :

Tôi nghĩ tất cả những động thái đấu tranh trên phương diện ngoại giao, đấu tranh trên phương diện quân sự, và những người lính Việt Nam Cộng Hòa ra đó để chiến đấu bảo vệ đất nước dù tương quan lực lượng và những khó khăn như chúng ta đã biết đều có ý nghĩa về mặt pháp lý. Và giá trị về mặt pháp lý nghĩa là họ đã đại diện cho nhà nước Việt Nam trong việc quản lý chủ quyền thiêng liêng của nước Việt Nam nói chung đối với mảnh đất Trường Sa và Hoàng Sa.

Nói với RFA, nhà báo Võ Văn Tạo bày tỏ sự nuối tiếc và cho rằng tính "kiêu ngạo cộng sản" đến tận giờ vẫn còn ẩn vào trong đầu của nhiều người trong hệ thống tuyên truyền Việt Nam.

********************

Báo chí Việt Nam đưa tin kỷ niệm 45 năm mất Hoàng Sa nhưng tránh nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa (RFA, 18/01/2019)

Báo chí nhà nước trong 2 ngày 17 và 18/01/2019 rầm rộ đưa tin kỷ niệm 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng tránh nhắc đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

haichien4

Hình minh họa. Những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/3/2016 nhân kỷ niệm trận chiến 1988 ở Trường Sa - AFP

Các tờ báo lớn hiện nay của Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài gòn Giải phóng, Giáo dục… đều có bài liên quan đến chủ đề này nhưng không dòng nào nhắc về Việt Nam Cộng Hòa, chế độ trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Chỉ duy nhất tờ báo Infonet, chuyên trang của tờ Vietnamnet là gọi đúng và đủ cuộc giao tranh vào ngày 19/01/1974 giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc khiến ít nhất 74 lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận.

Trên báo Thanh Niên có bài viết "45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam : Mưu đồ độc chiếm Biển Đông".

Tờ báo là Diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam nêu rõ, từ sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.

Mạng báo Tuổi trẻ Online thì có bài viết với tiêu đề "Người Việt Nam vẫn luôn khắc cốt ghi tâm về ngày 19-1" mô tả lại cuộc viếng thăm của Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng đến với gia đình các nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa.

Bài báo nêu tên các nhân chứng như : Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Cúc và Nguyễn Văn Dữ và Lê Điều (đã mất) từng sinh sống và làm việc tại Hoàng Sa, nhưng không nói rõ thời gian nào và làm công việc gì.

Báo Sài Gòn Giải Phóng thì nêu rõ sự việc hơn, như nói ông Trần Văn Sơn từng công tác ở Hoàng Sa vào năm 1973 với nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo ; hay ông Nguyễn Văn Dữ là người từng tham gia lính địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam và ngày 27/01/1973, ông xuống chiến hạm Trần Khánh Dư rời Đà Nẵng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo.

Tờ báo trực thuộc Đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM này còn cho biết thêm là ông Nguyễn Văn Cúc (sinh năm 1952, hiện nay ở An Hải Bắc, quận Sơn Trà), một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974.

Ngày 9/01/2019 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ khu trục hạm của Mỹ - USS McCampbell thực hiện hoạt động tuần tra "tự do hàng hải" áp sát các đảo ở Hoàng Sa đầu năm mới 2019 thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao lặp lại tuyên bố : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".

Trước đó, ngày 3/1, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định, việc tàu công vụ của nước này đâm các tàu cá của Việt Nam là "hành động chấp pháp bình thường" nhưng Việt Nam đến nay chưa có phản ứng gì.

Quần đảo Hoàng sa vốn do chế độ Việt Nam Cộng Hòa quản lý bị Trung Quốc cưỡng chiếm và chiếm đóng phi pháp từ ngày 19/01/1974.

Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi Nam Sa) cùng với bãi cạn Scarborough (Trung Sa - Trung Quốc gọi).

Published in Việt Nam
mercredi, 02 janvier 2019 20:04

Ký ức về Chợ nổi Cái Bè

Nguồn : RFA, 02/01/2019

Published in Video

Vụ việc anh Nguyễn Minh Sang qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy hôm 23/12/2018 sau vài tiếng bị giam giữ trong trụ sở Công an phường 2, quận Tân Bình TPHồ Chí Minh là trường hợp mới nhất liên quan đến Vấn nạn người dân chết trong đồn Công an Việt Nam năm 2018, nâng con số nạn nhân lên 11 trong năm nay được ghi nhận trên truyền thông.

chet1

Hình minh hoạ. Nạn nhân chết trong đồn công an trong năm 2018 - Courtesy FB, RFA edit

Báo chí Việt Nam không tổng hợp về con số nạn nhân chết trong nhà tạm giam, nhà tạm giữ của công an trong những năm qua, chỉ duy nhất một báo cáo của Bộ Công an hồi năm 2015 về số người chết trong 3 năm từ 2011-2014 cho thấy, đã xảy ra 226 vụ chết trong đồn Công an.

Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Vậy đây có phải là sự kéo giảm trong vấn nạn này ?

Quá nửa những vụ chết người trong trụ sở Công an 2018 là "tự tử"

Trong các trường hợp phơi bày trên mặt báo trong năm nay, có 6 người được cho là tự tử hoặc tự ngã dẫn đến tử vong, và các vụ này phần lớn đều rơi vào trạng thái im lặng, người nhà nạn nhân ít khi có ý kiến trên mặt báo.

Khởi đầu năm 2018, báo Tuổi trẻ online đưa tin về một nạn nhân không nêu danh tính "treo cổ tự tử" trong Trụ sở Công an xã Trường an, thành phố Vĩnh Long hôm 11/1.

Hôm 5/6, tại nhà tạm giữ Công an thành phố Cà Mau, nghi can Nguyễn Việt Khoa (31 tuổi) chết trong tư thể treo cổ sau khi bị bắt vì chống người thi hành công vụ.

Cụ thể là nạn nhân khi bị kiểm tra về việc sử dụng trái phép chất ma túy đã chống trả và dùng dao đâm khiến dân phòng bị thương

Một trường hợp mà báo chí Việt Nam không đề cập đến là ông Huỳnh Tuấn Long sinh năm 1979 tại Hà Nội tử vong vào ngày 21/8 sau khoảng 1 tuần lễ giam giữ tại Trại tạm giam số 1, Công an thành phố Hà Nội.

Khi pháp y quân đội khám nghiệm tử thi, gia đình cho RFA biết nạn nhân bị gãy 4 xương sườn, tuy nhiên công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa nói với Đài Á Châu Tự Do cho hay, người này cắn lưỡi tự tử và bị bắt khi có nghi vấn tàng trữ ma túy.

Gia đình nạn nhân nhiều lần yêu cầu giấy khám nghiệm tử thi và gửi đên đề nghị khởi tố vụ án nhưng các cơ quan im lặng trước đòi hỏi này.

chet2

Ảnh chụp màn hình status đăng trên trang Facebook của nhà báo Hoàng Khương - Courtesy FB Hoàng Khương

Trong vụ bà Huỳnh Thị Nhung - em dâu của nhà báo Hoàng Khương, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ bị cho là "tự đâm kéo vào cổ" tử vong sau khi được đưa về trụ sở Công an thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa hôm 13/10, cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa khởi tố vụ án.

Nhà báo Hoàng Khương hôm 17/11 còn cho biết cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hòa còn có dấu hiệu làm sai lệch vụ án.

Theo luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho 3 trường hợp nạn nhân chết trong trại tạm giam, tạm giữ các năm vừa qua cho hay, rất khó để những người bị giam có thể tự kết liễu đời mình.

"Người ta muốn lấp liếm sự thật đi, ví dụ như những vụ mà tôi làm thì trước đó cơ quan chức năng cho biết tự tử, nhưng khi báo chí vào cuộc, dư luận ầm ầm lên thì người ta cho biết là bị đánh chết, chứ trước đó người ta vẫn nói là nạn nhân tự từ.

Thực sự mà nói thì không ai vào đó mà tự tử được hết, một cái phòng giam ít nhất có 2, 3 người trở lên làm sao mà tự tử được, có gì đâu mà tự tử. Cho nên tôi nghĩ là không bao giờ có trường hợp đó (tự tử).

Bên cơ quan điều tra nếu mà công bố sự thật thì phải khởi tố, nếu khởi tố thì phải đi tù nhiều.

Không có cách nào nói nên nói tự tử là an toàn nhất !" - Luật sư Đôn khẳng định.

Ông Đôn thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên hiện đã bị tước thẻ luật sư và đang khiếu nại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên về việc không thụ lý đơn khởi kiện Bộ trưởng Tư pháp của ông.

Phủ nhận tất cả các thông tin cáo buộc công an tra tấn người dân

Chính phủ Hà Nội, dẫn đầu là Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có 2 buổi điều trần hôm 14 và 15/11/2018 trước Ủy Ban Chống Tra Tấn (CAT) của Liên Hợp Quốc qua đó phủ nhận các thông tin về việc công an dùng nhục hình tra tấn người dân Việt Nam.

chet3

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đối thoại với các thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn Liên Hợp Quốc hôm 15/11/2018. Courtesy of UN Web TV

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) dẫn số liệu không được kiểm chứng độc lập như sau :

"Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam. Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%. Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro ; hoặc có 1 trường hợp là tự tử", ông Cục trưởng Nguyễn Ngọc Anh nói.

Sau cuộc điều trần của Việt Nam, Ủy ban chống tra tấn của Liên Hợp Quốc đã có kết luận về báo cáo sơ khởi, trong đó có những yêu cầu cấp thiết mà chính quyền Việt Nam phải trả lời như sau (1) :

- Khoản b điều 17 yêu cầu Quốc gia thành viên nên : "Thiết lập một sổ đăng ký tại trung ương về các trường hợp giam giữ, trong mọi giai đoạn điều tra và thụ lý, bao gồm việc thuyên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác, thông báo cho Ủy ban biết về loại thông tin được ghi nhận lại và các biện pháp cụ thể được thực hiện để đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ chính xác nhằm phòng ngừa việc giam giữ một cách bí mật và làm ra vẻ nạn nhân mất tích.

- Khoản a điều 21 cũng khuyến cáo Việt Nam cần : "Đảm bảo rằng tất cả các trường hợp bị cáo buộc về việc gây ra tử vong trong khi bị giam giữ và các khiếu nại về việc sử dụng vũ lực quá đáng, ở trong các cơ sở quốc gia thành viên và trên đường phố, được điều tra kịp thời, hữu hiệu và công minh bởi một cơ chế độc lập không có mối liên hệ với các cơ sở bị cáo buộc".

- Khoản c điều 29 yêu cầu : "Truy tố và trừng phạt tất cả các viên chức, quan chức đã cho phép thu thập bằng chứng bằng cách tra tấn, bao gồm cả những người khai man và cung cấp tài liệu giả mạo.

Trong kết luận của mình, Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc cũng cho hay, có báo cáo về việc "Tù nhân bất đồng chính kiến bị tra tấn tâm lý và buộc phải uống/chích thuốc, trong đó có một số thuốc không được xác định và có tác dụng phụ".

Công lý chưa được thực thi đầy đủ

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong năm 2018 chỉ có 6 viên công an trong 2 vụ án bị đem ra xét xử vì cáo buộc "dùng nhục hình" với mức án cao nhất là 9 năm tù.

Một phiên tòa phúc thẩm xử các quản giáo của Trại giam Long Hòa, Long An dùng nhục hình làm chết phạm nhân chưa thành niên với ba bị cáo là công an dự định xử vào ngày 21/11 nhưng đã không diễn ra như dự kiến.

Ngay trước buổi điều trần, ngày 14/11/2018, ông Nguyễn Văn Bảo - công an trại giam phân trại số 2, trại giam Thanh Xuân, Tổng cục Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an bị tuyên 9 năm tù giam vì tội "dùng nhục hình".

Nạn nhân là ông Cầm Văn Chứn (sinh năm 1974) được cho là bị tát dẫn đến ngã về phía sau, đập đầu chấn thương sọ não dẫn đến tử vong hôm 14/3/2018.

Ngày 16/11, sau buổi điều trần của Chính phủ Hà Nội trước Liên hiệp quốc, 2 cán bộ công an thuộc Nhà tạm giữ Công an quận 11, thành phố Hồ Chí Minh bị bắt để điều tra về tội "dùng nhục hình" liên quan đến cái chết của ông Châu Dung Thành, người qua đời sau 12 tiếng bị bắt giữ vì cáo buộc "ăn cướp và cố thủ trong tiệm game bắn cá".

Cái chết của ông Châu Dung Thành lúc đầu được kết luận là "phù phổi cấp" trong khi người nhà nạn nhân đặt rất nhiều nghi vấn về các dấu vềt đánh đập hằn trên người nạn nhân.

Theo luật sư Võ An Đôn, 3 trường hợp ông nhận bào chữa, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị chết trong đồn công an, ông đều yêu cầu tòa án xử những người gây ra cái chết với tội danh "giết người" nhưng tòa từ chối và thường xử theo cáo buộc "dùng nhục hình" với mức án nhẹ hơn.

Vị này nhận định, để hạn chế các trường hợp chết trong trại tạm giam, tạm giữ thì nhất thiết phải có cơ quan chức năng giám sát việc giam giữ và hệ thống tư pháp phải độc lập, nhưng theo ông Đôn thì với chế độ hiện nay là rất khó.

Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc vào ngày 7/11/2013 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 28/11/2014. Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hợp Quốc.

Các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế đánh giá tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân đang trở nên tràn lan tại Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, số liệu báo cáo của đoàn Việt Nam cho biết từ 2015 tới nay, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao chỉ thụ lý 6 vụ với 11 bị can về tội dùng nhục hình.

(1) Theo bản dịch của tổ chức BPSOS ngày 26/12/2018

Published in Việt Nam