Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 07 octobre 2017 15:10

Sự bế tắc của ngôn ngữ

Đọc bài viết của nhà báo Phạm Toàn được báo Vietnamnet trích đăng với tựa đề : "Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy", thú thật là tôi có cảm giác bế tắc như đụng đầu vào bức tường chặn lối lên phía trước, trông thấy ẩn hiện, nhưng không có cách nào qua để bắt lấy nó. Loáng thoáng hiểu điều ông muốn nói, chờ để được giải thích, hoặc sẽ có gì rõ hơn ở phía sau, nhưng đọc mãi, cho đến hết, cuối cùng không thấy có và cảm giác bế tắc tới uất ức, bất lực. Những triết lý trừu tượng, tối nghĩa, những khái niệm mông lung lơ lửng.

bacthay1

"Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy"

Có thể một nhà giáo uy tín và nổi tiếng mà có khó khăn trong cách diễn đạt ý tưởng của mình ? Thế thì làm sao là làm nghề giáo được ? Làm sao truyền dậy ?

Câu trả lời nằm ở chỗ khác ?!

Làm thế nào để có một nền giáo dục đa chiều trong một chế độ chính trị độc quyền chân lý ? Làm sao khai phóng tư duy trong một thế giới thông tin bị sàng lọc một chiều ? Làm sao thông với vũ trụ trong một không gian đóng kín ?

Ông Phạm Toàn cố diễn đạt một cái gì đó. Người ta cố gắng hiểu rằng cái gì đó là cái vĩnh cửu vượt ra khỏi giới hạn của thời gian, nghĩa là nền giáo dục không lấy triết lý đương thời làm khung khổ. Cái đương thời rồi sẽ chết, hoặc ít nhất cũng biến hoá, trong khi nền tảng của nền giáo dục có căn bản bất biến. Cái bất biến đó là bản năng tự hoàn thiện mình bằng năng lực tự nhiên của con người. Năng lực tự nhiên và bản năng tự hoàn thiện là cái vẫn tồn tại sau tất cả những áp lực nhân tạo chỉ xuất hiện trong một không gian và thời gian nhất định có hạn.

Nói cho rõ ra thì là thế này : Hãy vượt ra ngoài sự trói buộc bởi tư duy giáo dục cộng sản để quay trở lại với bản chất con người. Có phải Nhà giáo định nói vậy không ?

Đấy có thể là điều mà nhà giáo Phạm Toàn muốn "bắn" tới những đồng nghiệp có trách nhiệm của ông ? Nhưng giáo dục là sự minh bạch, rành mạch, rõ ràng và chuẩn xác về phương pháp tư duy. Ông muốn mọi người phải hiểu và phải làm một điều đang bị cấm kỵ bởi những thế lực quyết định sinh mệnh của họ và của chính ông. Nhưng ngay nói thẳng những điều đó ra, ông cũng còn chưa dám. Nói những điều không giám nói, thì những điều nói ra trở thành tối nghĩa và khó hiểu. Muốn nói về màu đen, nhưng sử dụng ngôn ngữ dùng để diễn tả một mầu không đen, và lại muốn trách người xem sao không thấy nó đen. Đó là bi kịch của ước vọng khai phóng, cũng chính là bi kịch của nền giáo dục thời cộng sản hiện đại trong lốt nhà giáo dục.

Không biết có ai cùng cảm giác bế tắc khi đọc bài viết của nhà giáo Phạm Toàn không, xin đọc ở đây :

"Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy.

Nhà giáo Phạm Toàn đã khẳng định như vậy trong bài viết gửi tới hội thảo giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức sáng 23/9. VietNamNet xin trích đăng bài viết này.

Vấn đề

Chúng ta đang bàn bạc về sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Chúng ta đang bàn bạc về công việc lớn lao này trong nỗi lo lắng và tinh thần trách nhiệm.

Lo lắng và trách nhiệm đè nặng lên vai từng cá nhân có mặt ở hội thảo này và chúng ta còn gánh nặng cả những nỗi ưu tư của biết bao con người vắng mặt tại đây, trong đó có những nhà khoa học và có cả những phụ huynh có con em đi học.

Và không chỉ có thế, vắng mặt hôm nay nhưng luôn luôn có mặt, còn là tổ tiên chúng ta, những ân nhân đã giao lại đất nước này cho chúng ta và còn là cả những bé em sẽ ra đời trên mảnh đất thiêng liêng này, những thế hệ của trăm năm, của nghìn năm sau.

Không ai buộc chúng ta phải lo lắng và phải có trách nhiệm như vậy. Tự chúng ta từng người từng người mang nỗi lo và trách nhiệm đó, đơn giản vậy thôi.

Chúng ta nhất trí trong nỗi lo và tinh thần trách nhiệm.

Nhưng chúng ta lại rất khó nhất trí trong giải pháp cứu nguy, chấn hưng sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Và nỗi bất đồng to lớn nhất lại rơi vào một điều cốt lõi của mọi điều cốt lõi : tư duy về giáo dục.

Cái bất biến của giáo dục

Chọn lựa thứ nhất là đi tìm một cái nút bấm mà nếu tác động vào điều bất biến đó thì mọi việc sẽ hanh thông.

Chọn lựa thứ hai là sa đà vào những điều khả biến với vẻ ngoài đầy hấp dẫn, nhưng sẽ làm ta rơi vào một cái bẫy mê hồn trận.

Chọn lựa thứ nhất dẫn nhà giáo dục và các lực lượng xã hội khác đến với trẻ em - người học như một mục tiêu bất biến. Nó bất biến vì nó nằm trong tầm tay xử trí của nhà giáo dục.

Chọn lựa thứ 2 dẫn các nhà cải cách đến những vấn đề thuộc về thể chế, nằm ngoài tầm tay xử lý của nhà giáo dục.

Cả hai lựa chọn đều là hai cuộc đại phiêu lưu. Không có lựa chọn nào dẫn đến thành công "thần tốc" hết. Nhưng chọn lựa thứ nhất sẽ tạo ra một sự thâm canh - cũng hệt như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp - trong khi chọn lựa thứ 2 cũng tương tự như đi tìm cách thay đổi chế độ tô thuế.

Có điều "thâm canh" trong sự nghiệp giáo dục sẽ tạo ra một cái nền màu mỡ, để một trăm năm nữa (có khi lâu hơn thế) sẽ có những sản phẩm mà những bậc thầy ngày hôm nay không sánh kịp. Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới giáo dục nhận ra ngay ngày hôm nay : trẻ em.

Nghịch lý cõng người khổng lồ

Nhà cải cách giáo dục đúng sẽ thành công nếu trong tư duy giáo dục và dạy học họ luôn nghĩ rằng mình đang cõng trên vai những người khổng lồ. Không nên quá kiêu ngạo để luôn luôn nghĩ mình mãi là thầy, mãi mãi là người khổng lồ để các em đứng lên vai.

Ấy thế nhưng, ở nơi đây và vào lúc này, họ vẫn đang là thầy. Nghịch lý là ở chỗ đó. Khi tư duy để tìm cách cứu nguy nền giáo dục hiện thời, chúng ta luôn luôn đứng trước hai cách chọn lựa.

Diễn đạt theo cách khác sẽ nói như sau : nhà cải cách giáo dục như những chú lùn có sứ mệnh tạo ra những con người cao ráo hơn mình. Khi chúng ta đang nhắc lại những khái niệm như tự do hoặc khai phóng vô tình hay hữu ý, ta đang thực hiện một phương thức bất biến chi phối công việc đào tạo những người khổng lồ.

Vì thế, đừng có nghĩ nền giáo dục được ta lên kế hoạch chấn hưng sẽ đào tạo những học trò có vài ba năng lực nào đó cộng với dăm bẩy giá trị nào đó rập theo tiêu chuẩn biến động của những chốn vu vớ nào đó.

Một cách khiêm nhưng đủ tự tin như một nghịch lý, chúng ta hãy tổ chức sự trưởng thành của cái đối tượng bất biến mà chúng ta đang phục vụ bằng việc vun trồng bằng chính bàn tay tầm thường của chúng ta ở đây và ngay lúc này.

Mục tiêu tổ chức sự trưởng thành của trẻ em, đến lượt nó, cũng thành một điều bất biến trong tư duy giáo dục. Không phải là tổ chức cuộc chạy đua học giỏi mà tổ chức sự trưởng thành về tâm hồn, về trí tuệ, về lối sống của một nhân cách đúng nghĩa.

Những sản phẩm mang tầm vóc trưởng thành đó sẽ phải là những con người có một năng lực bất biến - năng lực tự học - và tự học để tự lập thành người Việt Nam chính hiệu.

Lộ diện giải pháp

Cuối cùng, "trăm dâu đổ đầu tằm", dù chọn đi theo cách tư duy nào và theo lý thuyết trời biển gì đi nữa thì cũng phải trình ra xã hội bộ chương trình và bộ sách giáo khoa.

Đến lượt chúng, những công cụ này cũng sẽ phải thể hiện một tầm tư duy giáo dục dựa trên những điều bất biến.

Đặt câu hỏi đơn giản hơn : chương trình và sách giáo khoa có tuổi thọ dài, thậm chí rất dài hay là chúng cứ bị thay đổi luôn soành soạch theo tuổi đời từng dự án ?

Xin nói luôn để đỡ mất công chờ đợi : Chương trình và sách giáo khoa cũng phải bất biến. Điều này hoàn toàn trái với những phát ngôn đương thời cho rằng sách giáo khoa trên thế giới cũng chỉ tuổi thọ dăm mười năm.

Ta hãy cùng lý giải về tính bền vững của chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Chúng sẽ bền vững và có tuổi thọ dài vì những lý do sau :

- Chúng thể hiện cách học của người học, cách học thể hiện ở các thao tác tư duy, là điều bất biến.

- Những vật liệu dùng để tổ chức cách học của học sinh đều mang tính phổ thông và đó là điều bất biến.

- Sách giáo khoa phải giúp giáo viên dễ thực hiện nhiệm vụ tổ chức việc học của trẻ em - một định nghĩa khác về nghề "dạy học" xưa nay.

Tư duy sáng sủa

Càng dấn thân vào sự nghiệp giáo dục, càng thấy mọi chuyện không dễ dàng và càng không thể xong trong ngày một ngày hai.

Vì thế, việc tư duy về giáo dục cần phải rất sáng sủa.

Không được lẫn lộn giữa khái niệm Chương trình tổng thể với chỉ một việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa phổ thông.

Và ngay cả khi rút gọn việc viết sách giáo khoa như là cốt lõi của cái tổng thể thì cũng cần xử lý nghiêm cẩn.

Thời Khổng Tử, sách giáo khoa nằm trong tay vài ba ông "Tử", và thế là đủ.

Thời Pháp thuộc cũng còn đơn giản : những tên tuổi đọng lại không nhiều, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Huy Lục, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, và Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố cùng với Brachet, Don Lafferanderie. Hết.

Sau năm 1945, cả ngành giáo dục vẫn mới chỉ có một ban thu thư lèo tèo. Dẫu sao, các ban tu thư thời đó đều có uy tín.

Ngày nay, chẳng ai có đủ uy tín để xử lý riêng một khái niệm tích hợp.

Và ai có đủ uy tín để bảo đảm sách đang viết chưa xong, có xong cũng chưa qua thực nghiệm… liệu có đủ độ tin cậy để được thực nghiệm và đem dùng theo lối cuốn chiếu.

Hãy nghĩ lại !

Hãy để các nhóm và các cá nhân tự do đóng góp để có thêm những người lùn cùng công kênh những người khổng lồ.

Hãy minh bạch các sản phẩm - mạng internet có sẵn để mọi người lùn cùng bớt lùn.

Hãy tập sống dân chủ vì dân chủ cũng là cái bất biến trong tư duy người, còn bao trùm lên cả tư duy giáo dục nữa" (hết dẫn).

Nếu cảm giác bế tắc không phải là của riêng tôi, thì tôi nghĩ nút mở của nó là cái đã xảy ra với Gíao sư Tương Lai và cựu Đại sứ Nguyễn Trung.

Paris, 07/10/2017

Bùi Quang Vơm

********************

"Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy"

Phạm Toàn, VietnamNet, 24/09/2017

"Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới giáo dục nhận ra ngay ngày hôm nay: trẻ em".

Nhà giáo Phạm Toàn đã khẳng định như vậy trong bài viết gửi tới hội thảo giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức sáng 23/9. VietNamNet xin trích đăng bài viết này.

Vấn đề

Chúng ta đang bàn bạc về sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Chúng ta đang bàn bạc về công việc lớn lao này trong nỗi lo lắng và tinh thần trách nhiệm.

Lo lắng và trách nhiệm đè nặng lên vai từng cá nhân có mặt ở hội thảo này và chúng ta còn gánh nặng cả những nỗi ưu tư của biết bao con người vắng mặt tại đây, trong đó có những nhà khoa học và có cả những phụ huynh có con em đi học.

Và không chỉ có thể, vắng mặt hôm nay nhưng luôn luôn có mặt, còn là tổ tiên chúng ta, những ân nhân đã giao lại đất nước này cho chúng ta và còn là cả những bé em sẽ ra đời trên mảnh đất thiêng liêng này, những thế hệ của trăm năm, của nghìn năm sau.

Không ai buộc chúng ta phải lo lắng và phải có trách nhiệm như vậy. Tự chúng ta từng người từng người mang nỗi lo và trách nhiệm đó, đơn giản vậy thôi.

bacthay2

Nhà giáo Phạm Toàn phát biểu tại hội thảo sáng 23/9. Ảnh : Lê Văn

Chúng ta nhất trí trong nỗi lo và tinh thần trách nhiệm.

Nhưng chúng ta lại rất khó nhất trí trong giải pháp cứu nguy, chấn hưng sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Và mỗi bất đồng to lớn nhất lại rơi vào một điều cốt lõi của mọi điều cốt lõi: tư duy về giáo dục.

Cái bất biến của giáo dục

Khi tư duy để tìm cách cứu nguy nền giáo dục hiện thời, chúng ta luôn luôn đứng trước hai cách chọn lựa.

Chọn lựa thứ nhất là đi tìm một cái nút bấm mà nếu tác động vào điều bất biến đó thì mọi việc sẽ hanh thông.

Chọn lựa thứ hai là sa đà vào những điều khả biến với vẻ ngoài đầy hấp dẫn, nhưng sẽ làm ta rơi vào một cái bẫy mê hồn trận.

Chọn lựa thứ nhất dẫn nhà giáo dục và các lực lượng xã hội khác đến với trẻ em - người học như một mục tiêu bất biến. Nó bất biến vì nó nằm trong tầm tay xử trí của nhà giáo dục.

Chọn lựa thứ 2 dẫn các nhà cải cách đến những vấn đề thuộc về thể chế, nằm ngoài tầm tay xử lý của nhà giáo dục.

Cả hai lựa chọn đều là hai cuộc đại phiêu lưu. Không có lựa chọn nào dẫn đến thành công "thần tốc" hết. Nhưng chọn lựa thứ nhất sẽ tạo ra một sự thâm canh - cũng hệt như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp - trong khi chọn lựa thứ 2 cũng tương tự như đi tìm cách thay đổi chế độ tô thuế.

Có điều "thâm canh" trong sự nghiệp giáo dục sẽ tạo ra một cái nền màu mỡ, để một trăm năm nữa (có khi lâu hơn thế) sẽ có những sản phẩm mà những bậc thầy ngày hôm nay không sánh kịp. Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới giáo dục nhận ra ngay ngày hôm nay: trẻ em.

Nghịch lý cõng người khổng lồ

Nhà cải cách giáo dục đúng sẽ thành công nếu trong tư duy giáo dục và dạy học họ luôn nghĩ rằng mình đang cõng trên vai những người khổng lồ. Không nên quá kiêu ngạo để luôn luôn nghĩ mình mãi là thầy, mãi mãi là người khổng lồ để các em đứng lên vai.

Ấy thế nhưng, ở nơi đây và vào lúc này, họ vẫn đang là thầy. Nghịch lý là ở chỗ đó.

Diễn đạt theo cách khác sẽ nói như sau: nhà cải cách giáo dục như những chú lùn có sứ mệnh tạo ra những con người cao ráo hơn mình. Khi chúng ta đang nhắc lại những khái niệm như tự do hoặc khai phóng vô tình hay hữu ý, ta đang thực hiện một phương thức bất biến chi phối công việc đào tạo những người khổng lồ.

Vì thế, đừng có nghĩ nền giáo dục được ta lên kế hoạch chấn hưng sẽ đào tạo những học trò có vài ba năng lực nào đó cộng với dăm bẩy giá trị nào đó rập theo tiêu chuẩn biến động của những chốn vu vớ nào đó.

Một cách khiêm nhưng đủ tự tin như một nghịch lý, chúng ta hãy tổ chức sự trưởng thành của cái đối tượng bất biến mà chúng ta đang phục vụ bằng việc vun trồng bằng chính bàn tay tầm thường của chúng ta ở đây và ngay lúc này.

Mục tiêu tổ chức sự trưởng thành của trẻ em, đến lượt nó, cũng thành một điều bất biến trong tư duy giáo dục. Không phải là tổ chức cuộc chạy đua học giỏi mà tổ chức sự trưởng thành về tâm hồn, về trí tuệ, về lối sống của một nhân cách đúng nghĩa.

Những sản phẩm mang tầm vóc trưởng thành đó sẽ phải là những con người có một năng lực bất biến - năng lực tự học - và tự học để tự lập thành người Việt Nam chính hiệu.

Lộ diện giải pháp

Cuối cùng, "trăm dâu đổ đầu tằm", dù chọn đi theo cách tư duy nào và theo lý thuyết trời biển gì đi nữa thì cũng phải trình ra xã hội bộ chương trình và bộ sách giáo khoa.

Đến lượt chúng, những công cụ này cũng sẽ phải thể hiện một tầm tư duy giáo dục dựa trên những điều bất biến.

Đặt câu hỏi đơn giản hơn: chương trình và sách giáo khoa có tuổi thọ dài, thậm chí rất dài hay là chúng cứ bị thay đổi luôn soành soạch theo tuổi đời từng dự án?

Xin nói luôn để đỡ mất công chờ đợi: Chương trình và sách giáo khoa cũng phải bất biến. Điều này hoàn toàn trái với những phát ngôn đương thời cho rằng sách giáo khoa trên thế giới cũng chỉ tuổi thọ dăm mười năm.

Ta hãy cùng lý giải về tính bền vững của chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Chúng sẽ bền vững và có tuổi thọ dài vì những lý do sau:

- Chúng thể hiện cách học của người học, cách học thể hiện ở các thao tác tư duy, là điều bất biến.

- Những vật liệu dùng để tổ chức cách học của học sinh đều mang tính phổ thông và đó là điều bất biến.

- Sách giáo khoa phải giúp giáo viên dễ thực hiện nhiệm vụ tổ chức việc học của trẻ em - một định nghĩa khác về nghề "dạy học" xưa nay.

Tư duy sáng sủa

Càng dấn thân vào sự nghiệp giáo dục, càng thấy mọi chuyện không dễ dàng và càng không thể xong trong ngày một ngày hai.

Vì thế, việc tư duy về giáo dục cần phải rất sáng sủa.

Không được lẫn lộn giữa khái niệm Chương trình tổng thể với chỉ một việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa phổ thông.

Và ngay cả khi rút gọn việc viết sách giáo khoa như là cốt lõi của cái tổng thể thì cũng cần xử lý nghiêm cẩn.

Thời Khổng Tử, sách giáo khoa nằm trong tay vài ba ông "Tử", và thế là đủ.

Thời Pháp thuộc cũng còn đơn giản: những tên tuổi đọng lại không nhiều, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Huy Lục, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, và Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố cùng với Brachet, Don Lafferanderie. Hết.

Sau năm 1945, cả ngành giáo dục vẫn mới chỉ có một ban thu thư lèo tèo. Dẫu sao, các ban tu thư thời đó đều có uy tín.

Ngày nay, chẳng ai có đủ uy tín để xử lý riêng một khái niệm tích hợp.

Và ai có đủ uy tín để bảo đảm sách đang viết chưa xong, có xong cũng chưa qua thực nghiệm… liệu có đủ độ tin cậy để được thực nghiệm và đem dùng theo lối cuốn chiếu.

Hãy nghĩ lại !

Hãy để các nhóm và các cá nhân tự do đóng góp để có thêm những người lùn cùng công kênh những người khổng lồ.

Hãy minh bạch các sản phẩm - mạng internet có sẵn để mọi người lùn cùng bớt lùn.

Hãy tập sống dân chủ vì dân chủ cũng là cái bất biến trong tư duy người, còn bao trùm lên cả tư duy giáo dục nữa.

Nhà giáo Phạm Toàn

Published in Quan điểm

Hội nghị trung ương 6, một hội nghị vốn chứa đựng rất nhiều kịch tính và được dự báo rất nhiều bất ngờ, đã khai mạc ngày 4/10/2017, sớm hơn dự đoán hai tuần lễ, như một cuộc phục kích, nhưng nội dung nhạt nhẽo, vừa giáo điều vừa mâu thuẫn.

npt1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6. Ảnh Nhật Bắc

Kiểm điểm tình hình kinh tế và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trở thành hai nội dung chính.

Chủ trương Nhất thể hóa bị bỏ ra ngoài chương trình nghị sự và được rút lại thành "tinh giản biên chế", một loại quyết tâm được lặp đi lặp lại từ thời bao cấp.

Có điều gì bất thường đã xảy ra ?

Quyết tâm của Đại Hội XII thực chất chỉ gói gọn trong hai nội dung chính : Thị trường hóa nền kinh tế có sự kiểm soát của đảng ; và cải cách tổ chức để tăng cường sự lãnh đạo của đảng, được tóm gọn thành hai mục tiêu : tăng trưởng kinh tế và giữ vững chế độ, thực chất chỉ là một chủ trương duy nhất là duy trì chế độ độc đảng cộng sản cầm quyền. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một điều kiện không thể tách rời. Tăng trưởng để giải tỏa nhu cầu sinh tồn, pha loãng bức xúc có nguy cơ chính trị hóa, chĩa mũi nhọn vào thể chế chính trị. Tăng trưởng để tìm kiếm chính danh độc quyền lãnh đạo, che đậy bộ mặt phi dân chủ, vi phạm nhân quyền của chế độ.

Vì thế, tăng trưởng và mị dân, giả dân chủ là hai thủ đoạn chính trị cơ bản có tính chiến lược.

Nếu nội dung "kiểm điểm tình hình kinh tế", một loại sinh hoạt có tính quy luật, mà ông Trọng nói là hoạt động " thường kỳ hằng năm tại các hội nghị cuối năm ", thì có thể hiểu, trọng tâm kỳ họp lần này là "công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân".

Người ta thấy ngay cái giả tạo, vừa mị dân, vừa thể hiện sự lúng túng, bị động của Bộ Chính trị trong việc quyết định các nội dung thảo luận của hội nghị trung ương vào quý III của một năm.

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cuả nhân dân rõ ràng phải được đảm bảo từ các đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Nhưng từ hai năm nay, ngân sách trung ương thiếu hụt, ngân sách địa phương không còn.

Báo VnExpress ngày 12/06 cho biết : Giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách năm 2015, ngày 12/6/2017, Bộ trưởng Tài chính – Đinh Tiến Dũng thừa nhận những tồn tại trong điều hành ngân sách hiện nay như : chi thường xuyên cao, nợ công, bội chi "ngấp nghé" vượt trần... "Bội chi ngân sách đảm bảo trong số tuyệt đối, nhưng do GDP không đạt kế hoạch nên xét về tương đối thì bội chi, nợ công tăng nhanh".

Ông Bộ trưởng cho rằng "trong bối cảnh này, không còn cách nào khác là phải tiết kiệm chi ; đẩy mạnh khoán chi thường xuyên và sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế. Thế nhưng, thực tế, dù ngành tài chính cố gắng siết, giảm chi, nhưng bộ máy biên chế cứ "phình" ra thì không ngân sách nào cơ cấu lại được"

"Bây giờ cắt gì thì cắt, nhưng biên chế cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên được", ông Dũng nói.

Ngay từ tháng 10/2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh đã nói : "Những con số nghe rất vui, nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền, tăng chỉ mang tính nghiệp vụ thôi"..."Cả nước ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả".

Chiều 6/1/2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau chín tháng điều hành chính phủ đã phải kêu lên : "Tôi nghe chuyên gia báo cáo, cảnh báo, "nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần chứ không phải sát trần" nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi".

Đại biểu quốc hội Trần Du Lịch gay gắt : "Chúng ta phải mạnh dạn, xem xét lại toàn bộ cách chi tiêu hiện nay, tôi đề nghị cắt hết các khoản : tiếp khách, nghiên cứu, sơ kết, kỉ niệm ngành, đi nước ngoài…".

Giữa lúc tình trạng ngân sách như vậy mà đem việc "bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân" ra bàn, thì chỉ là chuyện vui giữa "những người thích đùa", chuyện bôi bác chế độ hoặc là chuyện của những kẻ vô công rồi nghề.

Trong khi đó, theo kế hoạch định trước, mục tiêu trọng tâm của Hội nghị trung ương 6 lần này là vấn đề Nhất thể hóa, lại bị bỏ ra ngoài.

Nhất thể hóa, cụ thể là nhất thể hóa các chức danh thuộc hệ thống đảng chuyên trách với các chức danh tương ứng bên chính phủ là vấn đề được đặt ra từ rất lâu. Chương trình thí điểm nhất thể hóa tới cấp tỉnh đã được thực hiện tại Quảng Ninh từ sau Đại hội XI, năm 2011.

Vấn đề Nhà nước song trùng và sự khập khiễng giữa cơ cấu của thể chế độc đảng với cơ cấu tương ứng theo thông lệ quốc tế gây trở ngại cho các hoạt động đối ngoại trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nhà nước Việt Nam, bộc lộ tính bất hợp lý và thử thách tính chính danh của đảng cộng sản cầm quyền. Sự vênh lệch này đã tới đỉnh điểm khi công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ của chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 phải cần hơn một năm và một chuyến đi tâjp trước của ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Đại hội đảng lần thứ XII, ông Phạm Minh Chính, nguyên bí thư đảng ủy tỉnh Quảng Ninh, nơi đi đầu cả nước về chương trình thí điểm Nhất thể hóa, được đưa vào Bộ chính trị và giữ chức Trưởng ban tổ chức trung ương.

Ngày 4/9/2016, ông Nhị Lê, phó Tổng biên tập Tạp chí cộng sản, một người được biết là "rất gần gũi" với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc trả lời phỏng vấn rất dài, sâu về đề tài Nhất thể hóa, trong đó ông khẳng định, "từ nhất thể hóa các chức danh sang nhất nguyên hóa thể chế là một tất yếu cho công việc cải cách tổ chức đảng".

Mười tháng trước, vào ngày 28/11/2016,đeẻ chuẩn bị báo cáo trung ương 6, Ban bí thư đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" do ông Phạm Minh Chính trực tiếp trưởng Ban. Đây thực chất là dự án Nhất thể hóa.

Ngày 27/3/2017, đoàn giám sát của Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016, đã có chuyến kiểm tra, khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định : "Việc thực hiện nhất thể hóa chức danh đảm bảo vai trò lãnh đạo của đảng, thực hiện nghiêm quy chế, cơ chế kiểm soát quyền lực và kỷ luật kỷ cương".

Ngày 27/07/2017, tại kỳ họp thứ ba Hội đồng lý luận trung ương, ông Phạm Minh Chính đã kết luận : "Trong những ngày qua, Ban chỉ đạo Đề án "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã tổ chức Hội thảo tại 2 miền Nam - Bắc để lấy ý kiến đóng góp của các bí thư tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung Dự thảo Đề án" "...đánh giá thực trạng nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cũng như những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của nước ta hiện nay ; làm rõ thêm về lộ trình, các bước thực hiện để vừa bảo đảm sự đồng bộ của thể chế kinh tế với thể chế chính trị, giữa giữ vững ổn định chính trị - kinh tế - xã hội với phát triển nhanh và bền vững đất nước trong những năm tới".

Như vậy, việc chuẩn bị cho một lộ trình "từ nhất thể hóa chức danh tới nhất nguyên thể chế" đã được đảng chuẩn bị công phu và tổ chức thực hiện hết sức bài bản, nhưng Đề án từ chỗ là báo cáo chính, đã không được sắp đặt vào nội dung trọng tâm, mà bị đưa xuống vị trí thứ tư và chỉ còn là việc "tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và cuối cùng chỉ là việc "tinh giản biên chế", một công việc vốn được đảng quyết tâm từ hơn ba chục năm nay, ngay từ thời bao cấp, nhưng cứ mỗi lần "quyết tâm" thì bộ máy lại "phình ra to hơn".

Có nghĩa là Hội nghị trung ương 6 vừa khai mạc đã thất bại, hay đúng hơn là chương trình cải tổ, sắp xếp lại tổ chức đảng đã thất bại.

Mới chỉ khới lên vụ án Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, thực chất mới chỉ là một vụ PVN, đã có một tử hình, một chung thân và hàng trăm tội phạm mang thẻ đảng từ trung đến cao cấp, chuyện ông Đinh La Thăng phải ra khỏi đảng và phải vào tù chỉ là chuyện chưa nói ra.

Nếu cả 12 vụ đại án nằm trong chương trình phải xử hết trong năm nay, thì sẽ có bao nhiêu cán bộ đảng nữa phải vào tù ? Cứ bắt xử vụ này thì lòi ra vụ khác, cứ bắt người này thì lòi ra người kia, như phản ứng dây chuyền, vì không có vụ việc nào có thể thực hành độc lập, không con người nào có thể một mình "tác chiến", không có phi vụ nào có thể ăn lẻ một mình. Không có kẻ nào dính việc mà từ chối khoản ăn chia.

Ông Trọng, nếu sự thật định bấng "cả cụm", liệu có dám làm không ? Nếu "tất cả mọi tập đoàn, mọi doanh nghiệp đều phải chi" và "đã thành lệ từ hàng chục năm nay, từ cấp cơ sở tới cao cấp" như lời khai của tử tù Nguyễn Xuân Sơn, thì trong hệ thống hiện nay, có kẻ nào thoát tội, có kẻ nào tay không nhúng chàm, vì xét cho cùng, dù dưới hình thức nào, các loại tiền đó đều là tiền bẩn, tiền ăn cắp của dân, của nước, và người nhận, không có kẻ nào không biết. Xung quanh ông sẽ không còn ai, thậm chí cả chính ông. Nếu đánh đến cùng, đảng của ông sẽ không còn lấy một người. Đó là lỗi hệ thống, lỗi thể chế, không phải lỗi đạo đức hay "diễn biến".

Cho nên việc cải tổ theo phương thức Nhất thể hóa trở thành vô duyên. Nếu nhất thể hóa chỉ là cớ để thanh lọc, để giãn mỏng và chiếm chỗ, thì ông Trọng và ngay cả Bộ chính trị đang chứng kiến nguy cơ không còn cán bộ, một nhà nước trống hoác hoặc chỉ còn những kẻ ăn hại.

Nhưng dự án Nhất thể hóa bị thất bại có nguyên nhân từ sự bất cập của hiệu lực kiểm soát quyền lực. Giải pháp đạo đức của ông Trọng mang tính dị đoan và giáo điều, không đủ sức thuyết phục. Việc tập trung quyền lực vào một người duy nhất, trong khi hệ thống pháp luật vừa thấp kém vừa không độc lập, thì không ai có thể biết tình trạng tham nhũng và tha hóa của hệ thống còn trầm trọng đến đâu.

Nhất thể hóa cả quyền đảng lẫn chính quyền, đưa một ông bí thư tỉnh kiêm luôn chức chủ tịch tỉnh, trong khi Tòa án và Cảnh sát đều dưới quyền điều khiển của ông ta, thì chả mấy lúc tài sản cả tỉnh thành tài sản của riêng gia đình ông ta. Chưa nhất thể hóa, tiền nhà nước còn biến đi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho một vài ông có quyền có chức, như những vụ án đang xử, nếu nhất thể, cho quyền ông bí thư một mình tác oai nữa thì mất cả tỉnh. Ở cấp trung ương, nếu nhất thể Tổng bí thư với Chủ tịch nước, thì vơí điều 4 hiến pháp,với quy định đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, thì không có gì có thể cản được ông ta trở thành nhà độc tài và trùm tham nhũng.

Cho nên trước khi nhất thể hóa giữa đảng và chính quyền, việc đầu tiên là phải tách hệ thống tư pháp và hệ thống hành pháp ra khỏi hệ thống lập pháp, không thể "phân công nhưng thống nhất về mặt chính trị", một thứ "vải thưa" dùng để che mắt thiên hạ.

Nhất thể hóa như thế nào ?

Thất bại của Hội nghị trung ương 6, hay thất bại của chủ trương nhất thể hóa thể chế là đương nhiên, nguyên nhân là cơ chế đảng độc quyền lãnh đạo, đảng đứng ngoài và đứng trên luật pháp. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là điều 4 hiến pháp.

Trong một chế độ dân chủ đích thực, không phải là chế độ dân chủ giả hiệu như hiện nay, quyền lực tuyệt đối thuộc về ý chí và nguyện vọng của dân và quyền đó được bảo đảm bất khả xâm phạm bởi một hệ thống tư pháp (bao gồm Tòa án và Cảnh sát) độc lập, phi chính trị, trung lập và không có tính đảng.

Các ông chủ tịch cơ sở như xã, huyện do dân bầu trực tiếp. Người trúng chủ tịch, đương nhiên và tự động là bí thư đảng cùng cấp, bởi vì nếu bầu cử là trong sáng, thì chính họ là người uy tín nhất có quyền lực nhất đối với dân. Nếu trong đảng bầu ra người khác, hoặc phân công người khác, là trong đảng có "vấn đề".

Từ cấp tỉnh tới trung ương, người dân trực tiếp bầu ra Hội đồng nhân dân và bầu ra Quốc hội (đương nhiên là nếu dân trực tiếp bầu chủ tịch ở cả cấp này thì càng tốt). Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch tỉnh, Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước. Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch nước đương nhiên và tự động là Bí thư tỉnh và Tổng bí thư đảng. Nếu Chủ tịch nước do dân bầu trực tiếp, thì đại hội đảng không phải bầu Tổng bí thư, hay có thể thay Quốc Dân Đại hội chính là Đại hội đảng.

Tất cả mọi kết cấu dân cử đều tự động là kết cấu tương ứng của đảng. Cấp cao nhất trong chính quyền do dân trực tiếp hay gián tiếp bầu đều đương nhiên là cấp cao nhất tương ứng trong đảng. Các kết cấu khác trong bộ máy chính quyền do nội bộ đảng phân công. Việc Nhất thể hóa trở nên đơn giản và tự động.

Như vậy, việc giải thoát tình trạng "nhiều tầng nấc, kém hiệu lực và kém hiệu quả của sự lãnh đạo của đảng" thông qua con đường nhất thể hóa, để đảng cầm nắm trực tiếp quyền lãnh đạo chính quyền, tức là trực tiếp nắm quyền hành pháp là việc vi hiến. Đã nắm quyền lập pháp, lại trực tiếp nắm quyền hành pháp, thì tư pháp tự nhiên bị vô hiệu hóa. Không còn gì để kiểm soát và chế tài quyền lực. Lồng quyền lực bằng đạo đức do Tổng bí thư vừa sáng tác chỉ còn là tranh vẽ.

Vì vậy mà quyền lực buộc phải chia nhỏ, và trách nhiệm phải trở thành tập thể. Không ai được phép quyết một mình, đương nhiên là cũng không ai có thể bị buộc chịu trách nhiệm cá nhân. Bộ chính trị 19 người là sản phẩm tất yếu của chế độ vua tập thể. Nhất thể hóa là không thể.

Ông Trọng và Bộ chính trị có thể đã lao tâm khổ tứ, nhưng vô ích. Đây là bài toán vòng, một loại phương trình vô định, không có nghiệm. Ông đã cố gắng chạy, cắm đầu chạy, nhưng như một con chuột chạy trong lồng xoay, chạy mãi, thực chất vẫn đứng nguyên tại chỗ. Cái lồng đó là thể chế độc đảng. Ông không thể ra ngoài để biết rằng ông vẫn chạy tại chỗ. Việc đơn giản với những người đứng ngoài lại là việc không thể với những người thông thái ở bên trong.

Hội nghị trung ương 6 với ý định làm một cuộc cách mạng mà có lẽ ông Trọng âm thầm thai nghén từ rất lâu đã thất bại.

Những ước mơ mà ông Tập thèm khát thấy ảnh của mình bên cạnh ảnh của Mao, cũng từng giống như ước mơ của Đặng Tiểu Bình, của Giang Trạch Dân, là một thứ bệnh phổ biến, dễ lây khi đã nhiễm máu cộng sản trong người. Nhưng cũng như Tôn Ngộ Không, bay đi đâu vẫn trong lòng tay Phật tổ. Ngoài vòng tay ấy mới là vũ trụ bao la.

Paris, 06/10/2017

Bùi Quang Vơm 

Published in Quan điểm
lundi, 25 septembre 2017 08:41

The Vietnam war, nghịch lý lịch sử ?

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc từ 42 năm, nhưng người ta vẫn tiếp tục tranh cãi.

Một trong những lý do tranh cãi không bao giờ kết thúc chính là việc xác định người thắng và kẻ thua. Bên nào cũng cho mình là người thắng, hoặc ít nhất là không thua. Người nghe cả hai phía thì cuối cùng kết luận là không có ai là người thắng và không có ai là người thua, sau đó đúc kết thành một triết lý : Chiến tranh không có người thắng, chỉ có sự tan nát là còn lại, tất cả những ai tham chiến đều thất bại.

PA001057

Chiến tranh không có người thắng, chỉ có sự tan nát là còn lại, tất cả những ai tham chiến đều thất bại.

Nói như vậy không sai, thậm chí nó lung linh một chủ nghĩa nhân bản. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ đón nhận nó như một sự nhân nhượng, rộng lượng của kẻ thắng, và sự vỗ về, xóa dịu cho người chiến bại. Bởi vì, xét về mặt logic, khi một cuộc đấu kết thúc, không thể không có bên thắng hoặc thua, ngay cả khi trọng tài phán quyết là hòa. Bao giờ cũng tồn tại sự nhân nhượng từ một phía và sự an ủi của phía khác. Chỉ đơn giản là nếu chưa phân thắng bại, thì cuộc chiến chưa thể kết thúc.

Nói ra điều này để khẳng định một cách khách quan rằng, trong cuộc chiến Việt - Mỹ kéo dài từ 1955 tới 1973 , có một bên thua, bên đó là Hóa Kỳ, và phía Bắc Việt Nam là bên thắng.

Hóa Kỳ đặt ra mục đích cuộc chiến là ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản xuống phía Nam, từ đó đưa quân đội và vũ khí vào cuộc chiến, nhưng phải rút về một cách không tự nguyện, khi mục đích đó chưa hoàn thành, đẩy sứ mệnh đó cho chính quyền Sài Gòn, trong khi cả cố vấn Kissinger lẫn Tổng thống Mỹ Nixon đều biết rằng, "nếu Mỹ rút, chính quyền Cộng Hóa Việt Nam sẽ chẳng tồn tại được bao lâu". Kissinger còn an ủi Nixon : "cố gắng vá víu cho khỏi bể trong một, hai năm, tới tháng 1/1979 thì chẳng còn ai quan tâm nữa", "với những trang bị và vũ khí ấy, nếu là cấp cho Bắc Việt, đủ để họ đánh nhau với ta đến hết thế kỷ này". Và chính tổng thống Thiệu tuyên bố : "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập !".

Tom Polgar, nhân viên cao cấp Đại sứ Mỹ ở miền Nam, một trong số người Mỹ cuối cùng di tản khỏi Việt Nam, đã ghi lại nhận xét :

"Đây là một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hóa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng... Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử".

Ngược lại, mục tiêu "giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước" của chính phủ miền Bắc Việt Nam cuối cùng đã hoàn thành. Ngày 27/01/1973, toàn bộ Quân đội Mỹ rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sáng ngày 30/04/1975, tướng Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hóa miền Nam tiếp quản quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tổng tuyển cử thống nhất hai miền được thực hiện tháng 2/1976.

Trên những dữ kiện thực tế đó, không thể nói không có bên thắng, bên thua, mặc dù những phân tích sau này theo từng góc nhìn khác nhau, theo những khái niệm và định nghĩa thắng bại khác nhau, có thể có những lý và lẽ khác nhau.

war1

Tìm chính danh từ một nỗi sợ hãi, bản thân nó đã bao hàm sự thất bại, vì sự sợ hãi luôn phóng đại các đe dọa.

Bộ phim bắt đầu bằng "Bóng ma của quá khứ" chính là các tác giả có ý tìm sự biện giải cho thất bại của Hóa Kỳ từ quá khứ lịch sử, những nguyên nhân của những sai lầm của người Mỹ khi gây ra cuộc chiến, những căn cứ đem lại chiến thắng cho một dân tộc bé nhỏ và nghèo đói. Đó cũng chính là những thông điệp mà bộ phim muốn chuyển tải tới người xem.

Sự thất bại đó đến từ hai phía.

Từ sai lầm của phía Mỹ và sự may mắn của những người cầm đầu chế độ cộng sản Bắc Việt.

Một phía, có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi quá khứ vẫn ám ảnh người Mỹ, chưa thoát khỏi trí não của những người cầm quyền trong chính phủ Mỹ. Đó là sự khủng khiếp của cuộc chiến với Trung Cộng trong chiến tranh Triều Tiên mà người Mỹ vừa trực tiếp chứng kiến. Người Mỹ vừa chết hụt, khi Liên Xô đặt tên lửa hạt nhân lên mảnh đất Cuba chỉ cách Mỹ 120 km và một sai lầm đã chỉ cách có gang tấc.

Nỗi sợ đó đã được diễn giải thành nguy cơ có thật từ phía khối cộng sản, để khi được những người đứng đầu trong chính quyền gắn nó với thuyết những quân cờ domino, thì chiến tranh ngăn chặn đã trở thành chính đáng, và thực hiện chiến tranh vừa là trách nhiệm đương nhiên, vừa là niềm kiêu hãnh và vinh quang của người Mỹ. Nhưng tìm chính danh từ một nỗi sợ hãi, bản thân nó đã bao hàm sự thất bại, vì sự sợ hãi luôn phóng đại các đe dọa. Chính sách có nguồn gốc phóng đại luôn chứa đựng giả dối. Sự giả dối có thể che đậy dưới chế độ độc tài, nhưng sẽ làm chính quyền sụp đổ dưới chế độ dân chủ, nếu cuộc chiến kéo dài. Thực tế, một đội quân khổng lồ thiện chiến với những vũ khí siêu hiện đại đã chỉ đối diện với những con người có hình dáng nhỏ bé, gầy guộc và đói rách, có trên tay những vũ khí thô sơ. Sự chênh lệch quá đáng về sức mạnh đã tố cáo tính chính danh của cuộc chiến chém giết.

Nhưng thất bại của người Mỹ nằm ở chỗ tiến hành một cuộc chiến tranh bằng một chế độ dân chủ. Bản chất của dân chủ mâu thuẫn với bản chất của chiến tranh. Một tập hợp bao gồm hai thành phần đối kháng với nhau, tự nó thủ tiêu nhau để tự sụp đổ.

Thất bại của Mỹ là tất yếu. Không thể chứng minh dân chủ bằng sức mạnh hủy diệt của bom đạn và sự tàn bạo của vũ khí tối tân.

Và cũng không thể tiến hành thắng lợi một cuộc chiến tranh bằng cơ chế của một thể chế dân chủ. Chiến tranh cần quyền lực tập trung của thể chế độc tài. Chiến tranh là mệnh lệnh và tóa án binh, không có thảo luận lấy quyết định bằng đa số. Vừa có chiến tranh vừa có biểu tình và bầu cử theo đa số là một nghịch lý. Bởi vậy, người Mỹ phải thất bại.

Về phía khác, "Bóng ma quá khứ", lý giải cơ sở nền tảng của chiến thắng của Bắc Việt Nam. Chính quyền cộng sản Bắc Việt thực tế đã không tìm kiếm sức mạnh và sự hy sinh bền bỉ của dân chúng từ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế mà bằng chủ nghĩa yêu nước, bằng ý chí độc lập tự cường và khao khát tự do. Dân số Việt Nam gần 90% là nông dân, hơn 98% số nông dân ấy là người mù chữ, lý tưởng cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lê dẫu có hấp dẫn người nghèo, cũng không bằng cách nào đến được với nông dân. 

Câu khẩu hiệu có sức mạnh nhất xuyên suốt cuộc chiến là câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh : "không có gì quý hơn độc lập tự do ", không có gì dính líu tới lý tưởng cộng sản toàn cầu, nhưng làm cho sự hiện diện của người Mỹ trỏ nên không thể biện giải. Dẫu là gì, và như thế nào, thì sự có mặt của người Mỹ cũng sẽ lặp lại sự có mặt của người Pháp từng có mặt trước đó hàng trăm năm, và cũng cùng loại với sự có mặt của người Trung Hóa trước đó hàng nghìn năm. Lý tưởng có thể bỏ nếu không chịu nổi bom đạn, nhưng còn đất nước, cho dù không chịu nổi bom đạn thì họ đi đâu để sống ? Người Mỹ đã không hiểu điều đó. Người Mỹ có thể làm mọi chuyện, nhưng chỉ sự hiện diện của họ với vũ khí trên đất Việt, đã đủ để họ thành kẻ thù, và cũng đủ để họ thất bại.

Ý chí độc lập và khát vọng tự do điều khiển bởi một bộ máy tập trung siêu quyền lực, là hai yếu tố tạo ra sức mạnh vô địch, làm ra chiến thắng. Hitler và Nhật Hoàng sở dĩ có thể làm ra những kỳ tích, chính là có được hai yếu tố đó. Nó trở nên thất bại, khi một trong hai yếu tố đó chuyển hóa và biến mất. Lý thuyết chiến tranh nhân dân và quân đội toàn dân là chiến thuật biến toàn dân thành lính, phục tùng một cách vô điều kiện và được đưa lên thành tiêu chuẩn đạo đức, chính là học thuyết quân sự của các đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.

Nói là sự may mắn của những người lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của chế độ cộng sản Bắc Việt, chính là sự trùng lặp vô tình giữ lý tưởng cộng sản với chủ nghĩa yêu nước.

Căn cứ để xác minh nhận định này là sự thất bại của chính chế độ từ sau chiến thắng 30/04.

Đảng cộng sản Việt Nam đã không hiểu nguyên nhân đích thực dẫn đến chiến thắng. Họ vẫn tin rằng đó là thắng lợi của đường lối đúng đắn của đảng, là tính "bách chiến bách thắng" của chủ nghĩa Mác Lênin. Ông Lê Duẩn tổng kết chiến tranh và kết luận, "giai đoạn thứ nhất của cách mạng vô sản là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã hoàn thành. Cách mạng Việt Nam từ nay bước sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát triển tư bản chủ nghĩa". Đại hội đảng lần thứ tư, ngày 14-20/12/1976, đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hóa thành nước Cộng Hóa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, thay tên đảng từ đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định trung thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

Việc làm này chứng tỏ một điều, rằng lãnh đạo đảng cộng sản không chủ đích dựa vào chủ nghĩa yêu nước. Họ không hề có ý thức về sức mạnh bất khả khuất phục chính nằm trong ý chí độc lập dân tộc và khát vọng tự do của dân chúng chứ không phải là giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Mác.

war3

"Khẳng định tính bách chiến bách thắng chủ nghĩa Mác", năm 1976, đảng cộng sản bắt đầu thất bại liên tiếp cả chỉ đạo kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao.

Bắt đầu từ sau cái Đại hội IV này, sau cái "khẳng định tính bách chiến bách thắng chủ nghĩa Mác", năm 1976, đảng cộng sản bắt đầu thất bại liên tiếp cả chỉ đạo kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao. Xây dựng "xã hội chủ nghĩa bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa" đã đẻ ra chính sách cải tạo tư bản tư doanh, tiêu diệt kinh tế gia đình và sản xuất cá thể. Lạm phát lập tức tăng lên tới 780% năm 1986. Tổng thu nhập quố dân không đầy 2 tỷ đô. Đất nước chìmvào khủng hoảng, nền kinh tế mấp mé bờ sụp đổ. Mỹ cấm vận và bao vây kinh tế. Trung Quốc gây chiến tranh biên giới. Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ chấm dứt viện trợ và bắt đầu nhắc đến đòi nợ. Bước đi thứ hai, xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cách mạng dân tộc dân chủ, đứng trước sự phá sản, đường lối "sáng suốt" của đảng đã đưa đất nước quay về gần thời kỳ đồ đá nguyên thủy, không do bom đạn hủy diệt của chiến tranh.

Một bài học mà những người cộng sản Việt Nam cần rút ra là "lòng dân" chứ không phải "lý tưởng" cộng sản giúp họ chiến thắng. Dân chúng thực chất không biết và cũng không cần biết tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Thất bại sau chiến tranh đã chứng thực "Những gì hợp lòng dân thì thắng, trái lòng dân là thất bại".

Thắng lợi của chế độ cộng sản Bắc Việt, vì vậy, có thể nói được là một nghịch lý không ?

Trên trục thời gian phát triển của văn minh nhân loại, có thể nói, xã hội Mỹ đi trước xã hội Việt Nam hàng trăm năm. Có thể là một nghịch lý khi tương lai thất bại trước quá khứ không ?

Nhiều ý kiến cho rằng sự hiện diện của người Mỹ trong vai trò điều khiển đã làm cho cuộc chiến chống cộng thất bại. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Sự hiện diện và can thiệp vào một công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền khác cách hàng chục ngàn km đã bác bỏ mọi khả năng tuyên truyền của phía ủng hộ , nhưng lại là lý do tạo ra hiệu quả tuyên truyền của phía đối địch. Không có chính danh, không thể được thừa nhận chính danh, không thể tạo ra chiến thắng.

Vì vậy có những ý kiến cho rằng sai lầm của người Mỹ chính nằm ở chủ trương can thiệp trực tiếp. Nếu với cùng những phí tổn cho chiến tranh, người ta giành cho đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, thì với hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ Mỹ, miền Nam Việt Nam đã trở thành một cường quốc kinh tế, vượt xa Singapore và Nam Hàn, vì khởi điểm của miền Nam hơn hẳn, và năng lực sáng tạo của người Việt không kém bất cứ dân tộc nào. Như vậy, khả năng thống nhất đất nước một cách hóa bình sẽ rất cao và theo chiều ngược lại. Người ta đã bỏ qua và giải pháp này đã không được một ai nghiên cứu một cách nghiêm túc. Ít ra, chỉ cần phát triển miền Nam cũng đã đủ để vô hiệu hóa ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Bộ phim gồm 10 tập và phải mất 10 năm để hoàn thành, với khối lượng tư liệu khổng lồ, nhưng những thông điệp mà các nhà làm phim muốn nói, có lẽ không cần phải xem hết toàn bộ. Nước Mỹ đã chia rẽ, rạn nứt, tổn thương và đã làm một công việc vô ích.

Nhiều ý kiến cho rằng, dù muốn hay không muốn, bộ phim do người Mỹ làm, là cách nhìn của người Mỹ, là vũ trụ quan, nhân sinh quan, phản ánh thang bậc nhận thức và văn hóa của người Mỹ, không phải là của người Việt. Gọi là Chiến tranh Việt Nam, nhưng không do người Việt làm.

war4

Người Việt, nhờ người Mỹ mà được thấy những gì thực xảy ra từ cả hai phía, liệu có đủ minh mẫn và tự trọng để thừa nhận nghịch lý của lịch sử không ?

Nhưng nếu người Việt làm, thì là người Việt nào, người Việt "Nam" hay người Việt "Bắc", tức là người Việt cộng hóa hay người Việt cộng sản ? Người Việt đã đủ trưởng thành để tự nhận ra và tự thú nhận sai lầm của mình như người Mỹ không ? Bộ phim sẽ chỉ có bên kia chết và tội ác dã man chỉ của phía đối phương ? Nếu người Việt đủ trưởng thành để cho ra đời bộ phim đủ trung thực khách quan về cuộc chiến tranh này, thì ngay bây giờ, đã thực sự có một cuộc hóa giải và hóa hợp dân tộc, không phải hóa giải cứ là sự khuất phục của bên này, và là sự thừa nhận tội ác của bên kia.

Bằng cuốn phim này, người Mỹ đã tự giải thoát cho nhau, nhưng người Việt, nhờ người Mỹ mà được thấy những gì thực xảy ra từ cả hai phía, liệu có đủ minh mẫn và tự trọng để thừa nhận nghịch lý của lịch sử không ?

25/09/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm
jeudi, 21 septembre 2017 13:20

Ai đang phá ông Phúc ?

Ngay từ đầu năm, đã có ý kiến cho rằng kế hoạch tăng trưởng kinh tế 6,7% mà Chính phủ đăng ký với Quốc hội là một chỉ tiêu nhầm lẫn và không tưởng.

Résultat de recherche d'images pour "tăng trưởng 6%"

Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 6,7% mà Chính phủ đăng ký với Quốc hội là một chỉ tiêu nhầm lẫn và không tưởng.

Nền kinh tế sau đổi mới, dựa vào xuất khẩu tài nguyên và khai thác sức lao động rẻ mạt, đã hết đà. So sánh với xuất phát điểm của nền kinh tế được coi như bằng không những năm 80, khi không còn viện trợ cho không của Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa, thì tỷ lệ tăng trưởng chỉ có ý nghĩa tuyên truyền chính trị mà thực chất vô nghĩa về mặt kinh tế.

Khi tổng thu nhập quốc dân chỉ không đầy 2 tỷ đôla (năm 1982), thì tỷ lệ tăng trưởng đạt trên 10%, tưởng ghê gớm, thực ra, tổng thu nhập của cả nước chỉ tăng 200 triệu đô (có người bảo không bằng tiền bỏ túi hàng năm của ông Dũng sau này). Nhưng khi tổng tài sản xã hội đã tăng lên 200 tỷ đôla, thì tăng thu lên 210 tỷ đô để đạt tỷ lệ 5% tăng trưởng, đã trở thành việc hoàn toàn không dễ chút nào. 1% tăng trưởng của một nền kinh tế 10.000 tỷ đô, đã là tổng thu nhập của một quốc gia hạng trung.

Kế hoạch do Chính phủ (Bộ kế hoạch và đầu tư) lập ra cho năm 2017 dựa trên các con số thống kê trong quý ba năm 2016. Các con số này, bao gồm các đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, các FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) mới, số tiền vốn dự kiến đưa vào kinh doanh, cùng với các hợp đồng đặt hàng và các kế hoạch tiêu thụ hàng hóa dự kiến xuất khẩu. Các kế hoạch này đều là các chương trình và dự kiến kinh doanh đi trước đón đầu các cơ hội sẽ đem lại khi Hiệp định TPP dự kiến được phê chuẩn vào đầu năm 2017, theo đó 90% hàng hóa Việt Nam vào Mỹ có thuế suất bằng không. Các cường quốc công nghiệp tranh nhau đầu tư sản xuất tại Việt Nam chỉ để nhằm tranh thủ lợi thế đó.

Cùng với ông tổng thống mới của Mỹ, hiệp định TPP bị hủy. Các doanh nghiệp rút đơn đăng ký hoặc tuyên bố ngừng hoạt động. Các đơn hàng và các hợp đồng bị hủy. Trên thực tế, lượng tiền vốn đưa vào đầu tư không tăng mà giảm đi. TPP bị hủy, hiệp định thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu EFTA không có tín hiệu được phê chuẩn, vì thái độ với cải cách nhân quyền của Chính phủ xấu đi sau những bắt bớ ồ ạt trắng trợn hơn và nhất là sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô Liên bang Đức, một cường quốc dân chủ có vai trò lãnh đạo Châu Âu. Với xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nếu hai khu vực này cùng một lúc tắc nghẽn, nền kinh tế của Việt Nam không sẽ có lối thoát.

Ông Phúc có biết điều đó không ? Kế hoạch quý I chỉ đạt 5,15%, quý II đạt 6,17%, đó là các quý còn hơi của các kế hoạch được chuẩn bị từ năm trước. Muốn thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm, quý III và quý IV đều phải đạt trên 7,4%. Chủ trương bù đắp tăng trưởng bằng tăng sản lượng khai thác thêm 3,5 triệu tấn dầu đã bị Trung Quốc phá. Theo thông tin của BBC, ông Trọng là một trong hai ý kiến yêu cầu Repsol rút giàn khoan. Không những vỡ kế hoạch bù tăng trưởng bằng tăng khai thác và bán dầu, Chính phủ phải bỏ ra 18 triệu đô bồi thường.

Chính phủ ông Phúc kêu gào tăng cường giải ngân vốn, tăng cường tín dụng với hy vọng giữ được 6,7% bằng đầu tư. Nhưng nếu thị trường xuất khẩu co cụm lại, không có gì hứa hẹn mở rộng, thì sản xuất không có căn cứ mở rộng, sẽ không có nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư mới hoặc dù chỉ mở rộng. Giải phóng vốn, hạ lãi suất vay để tăng tín dụng, đổ thêm tiền vào thị trường chỉ làm tăng lạm phát. Nhưng có tin là Thủ tướng ép ngành Ngân hàng "cấp tốc đẩy ra thị trường một lượng tiền khổng lồ lên tới 1,2 triệu tỷ đồng trong năm 2017". Số tiền này nếu không được hấp thụ bởi khối doanh nghiệp tư nhân, sẽ làm giá bất động sản tăng lên giả tạo.

Những năm trước, lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế sở dĩ cao, tạo đòn bẩy tăng tưởng mà không cần nhà nước bơm tiền, vì lượng kiều hối rất mạnh, được đưa vào đầu tư kinh doanh chủ yếu thuộc khu vực tư nhân. Đó là khoản thu nhập trời cho, không qua sản xuất, không có chi phí, nên Chính phủ có thể dùng để trả nợ nước ngoài và in tiền tăng cho lưu thông, mà không gây lạm phát. Nhưng năm nay, do áp lực từ chính sách của tổng thống Donald Trump, kiều hối từ khu vực dùng tiền đô la, có khả năng chỉ còn trên dưới 7 tỷ, giảm gần một nửa so với năm 2015, trong khi Ngân hàng nhà nước theo kế hoạch cứ in tiền như mọi năm, dẫn đến tình trạng hiện nay, tiền ứ đọng trong hệ thống ngân hàng. Không có ai muốn có tăng trưởng mà để tiền nằm bất động trong ngân hàng !

Có những phân tích dự báo tăng trưởng năm nay khó vượt qua con số 6%, quý III có thể đạt 6,2%, nhưng quý IV sẽ xuống 5,8%.

Người ta đặt câu hỏi, vậy tại sao ông Phúc vẫn khăng khăng từ chối rút chỉ tiêu tăng trưởng xuống 6%, mặc dù "Ủy ban kinh tế Quốc hội nhận định chỉ tiêu 6,7% khó có thể đạt được" ? Rút, có nghĩa ông Phúc phải thừa nhận thất bại, chưa làm đã thua ? năng lực kém ? trình độ có hạn ?

Có ý kiến đã suy diễn rằng, ông Phúc biết có kẻ "chơi đểu" ông, nhưng thâm ý của ông Phúc là "tương kế tựu kế", mượn sức ép chỉ tiêu để tạo sức ép cải cách hành chính, tăng cường số lượng và mở rộng doanh nghiệp tư nhân, tạo sức ép để co cụm doanh nghiệp nhà nước, giảm tài sản chiếm giữ và tối thiểu hóa tỷ trọng trong nền kinh tế, làm thất bại chủ trương "kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là thành phần chủ đạo và ngày càng giữ vai trò định hướng" mà ông Trọng tìm mọi cách đưa vào nghị quyết Đại hội đảng. Người ta kháo nhau là "dù sao, cũng có thể còn may là ông Phúc chống lại "định hướng", chứ cứ để mặc cho ông Trọng, thì đến năm 2035 chắc tư nhân chết hết, vì hoàn thành giai đoạn quá độ !".

Để chống lại chủ nghĩa bảo thủ giáo điều của ông Trọng, ông Phúc rõ ràng chỉ có thể dựa vào lực lượng doanh nghiệp tư nhân đông đảo đang dần trở thành lực lượng quyết định trên mặt trận kinh tế, từ đó quyết định chính trị. Ông Phúc cũng thừa biết rằng, hàng ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, vốn sống nhờ vào đảng, sẽ chẳng khác gì lực lượng công an, còn đảng còn mình, và mặc dù dưới quyền ông, lực lượng này đang bằng mọi cách công phá ông và tâng bốc ông Trọng. Chúng là bọn trùm tham nhũng, nhưng lại sợ dân chủ. Chính chúng là bọn đang từng ngày từng giờ chống lại những nỗ lực cải cách của chính phủ.

Ai phá ông Phúc, và tại sao phá ?

TPP không còn khả năng đàm phán lại. Thị trường xuất khẩu duy nhất có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tấ là thị trường chung Châu Âu. Ràng buộc gay gắt nhất là tình trạng vi phạm nhân quyền của Nhà nước Việt Nam. Trong năm đàm phán cuối cùng, tại sao lại liên tiếp xảy ra những vụ bắt bớ trắng trợn và khiêu khích như vụ bắt và xử 9 và 10 năm hai phụ nữ đơn thân, đang còn nuôi con nhỏ như Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga ? Đặc biệt, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thủ đô của Liên bang Đức, nước có tiếng nói quyết định nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, lại là nước luôn lên tiếng mạnh nhất về bảo vệ nhân quyền. Nếu Đức phủ quyết, Hiệp dịnh EFTA không thể được ký kết.

Vụ bắt cóc rõ ràng được tổ chức có kế hoạch và có chuẩn bị, nhưng lại hình như cố tình để lộ dấu vết. 3 nhân viên mật vụ được cử từ trong nước sang, trực tiếp tổ chức và giám sát tại chỗ vụ bắt cóc là những người mà nhiều người dân từng biết mặt thuộc Tổng cục II quân đội. Xe thuê cho việc bắt cóc là xe chuyên dùng, được an ninh quốc gia Đức cài thiết bị giám sát vệ tinh theo luật. Xe đi đến đâu, đang có mặt tại đâu, cảnh sát Đức đều có thể biết. Những dấu vết ẩu đả trong vụ bắt cóc, như các vết xước của ghế xe, vết máu của nạn nhân, bình xịt gây mê chuyên dùng, vân vân, đều để nguyên, không tìm cách phi tang.

Một ngày trước khi Trịnh Xuân Thanh trình diện đầu thú, ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an khẳng định không hề có thông tin. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ quốc phòng, ủy viên Quân ủy trung ương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục II, vắng mặt không rõ lý do các cuộc họp Quân ủy trung ương do Nguyễn Phú Trọng chủ trì ngày 29/08 và cuộc họp lãnh đạo Bộ Quốc phòng với Chủ tịch Trần Đại Quang ngày 6/09.

Nếu vụ bắt cóc đúng là do Tổng cục II quân đội tổ chức, thì đây là âm mưu phá ông Phúc, hay phá nền kinh tế Việt Nam, mà chủ mưu có thể là Trung Quốc.

Theo giả thuyết này, người tổ chức vụ án phải là ông Nguyễn Chí Vịnh, dù đã nhiều năm không còn giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục II, nhưng trên thực tế, ông Vịnh vẫn nắm quyền điều khiển. Ông Vịnh (có lẽ) đã trở thành gián điệp của Trung Quốc từ khi còn ở Tổng cục II, khi đó (2002-2009) toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật tình báo, huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo sĩ quan tình báo và sĩ quan kỹ thuật, đều do Trung ương tình báo Hoa Nam đài thọ. Đây là chiến thuật mà Trung Quốc chuyên dùng để nắm cơ quan an ninh quân đội các nước khác. Cơ quan An ninh Quân đội của Lào và Cămpuchia hiện nay đều gần như bị kiểm soát như vậy bởi Tình báo Hoa Nam.

Ông Trọng, thông qua ông Trần Quốc Vượng và bà chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp quốc hội Lê Thị Nga đang đẩy chiến dịch "chống tham nhũng" tới điểm cuối cùng. Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ, Nguyễn Phong Quang, 9 địa phương (Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đắc Lắc, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái, Đà Nẵng) có 58 trường hợp là người nhà ; 10 trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, hiện tiếp tục có phản ánh tại Hải Dương, Hải Phòng và đang được kiểm tra, làm rõ.

Ngày 30/08, Nguyễn Xuân Sơn bất ngờ khai hết tên tuổi của những người nhận các khoản tiền vừa là đút lót, vừa là nộp cống dưới dạng quà biếu của ông ta. "Dịp lễ tết, các tập đoàn và doanh nghiệp đều phải chi. Chi từ chuyên viên đến lãnh đạo cao cấp. Mỗi dịp tết PVN chi từ 30 đến 50 tỉ đồng. Việc chi tiền chia ra nhóm từ cấp lớn đến cấp bé. Theo quy định thì chi 500 ngàn/1 người nhưng thực tế chi gấp 200 lần". "Đó là thông lệ mỗi lần tết đến, thực hiện từ 5-10 năm nay "bộ thứ trưởng 5-10 triệu, có lần 10.000 USD".

Đây là thực tế ở một ngành, nhưng có hai kết luận có thể rút ra cho cả nước, là tất cả "đều phải chi", và chi "từ chuyên viên đến cao cấp". Theo ông Sơn, thì chi tràn lan như vậy đã thành thông lệ từ 5-10 năm nay. Có thể suy ra rằng, tất cả cán bộ từ cấp thứ trưởng trở lên, trong Chính phủ cũ của ông Dũng, cũng như trong Chính phủ hiện nay của ông Phúc đều đã nhận những khoản tiền phạm pháp từ nhiều năm. Và hiện tượng tham nhũng phạm pháp này là của cả hệ thống chế độ từ hàng chục năm.

Có cảm tưởng rằng, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Quốc Vượng cùng phe cánh của các ông không phải lấy chống tham nhũng, lấy việc bảo vệ tài sản quốc gia làm mục đích. Có rất nhiều ý kiến đã đến tai các ông rằng, việc tham nhũng toàn xã hội là sản phẩm không thể tránh khỏi của thể chế chính trị độc đảng toàn trị. Các ông cũng thừa biết rằng, tham nhũng chỉ có thể trị bằng nền Tư pháp Độc lập. Đảng đứng trên pháp luật, tự làm luật, tự hành luật, thì diệt kẻ này, nhóm này, chỉ để chiếm và thay chỗ cho kẻ khác và nhóm khác với thủ đoạn và kỹ thuật tham nhũng thâm hiểm, tinh vi hơn. Chỉ cần giải tán đảng, dân chủ hóa thực sự, đảm bảo Tam quyền phân lập, nhưng các ông không làm, các ông cố tình không làm, các ông chỉ làm công việc thanh trừng, vừa chia rẽ để trả hận vừa dọn chỗ và chiếm chỗ.

Ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang coi như đã chết trên sân khấu chính trị. Chỉ còn ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu ông Phúc không còn khả năng và uy tín để thay thế vị trí Tổng bí thư, thì một cách đương nhiên là ông Trọng buộc phải "hy sinh" thêm một lần nữa cho sự nghiệp của đảng, tiếp tục đảm nhận trách nhiệm cao nhất cho hết nhiệm kỳ, bởi vì, dù ông Trần Quốc Vượng, gần đây thông qua việc "dọn nhà", đã nổi lên như người quyền lực thứ hai, nhưng chưa thể là người số một, vì cùng với quyền lực, ân oán đang chĩa mũi nhọn vào ông.

Nhìn toàn cảnh chiến dịch thanh trừng quan tham của ông Trọng, người ta có cảm giác sợ hãi. Không biết có kịp xử lý ông Nguyễn Văn Bình và ông Hoàng Trung Hải trước khi khai mạc Hội nghị trung ương 6 vào 20/10, nhưng chiến trường đang trở nên hỗn loạn, khó lường. Tuy nhiên, chắc chắn là những sai phạm, yếu kém của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được dạo nhạc ngay từ bây giờ, để việc đề cử ông này vào vị trí thay thế ông Trọng ngay giữa nhiệm kỳ trở nên không thể.

Paris, 21/09/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm
mardi, 13 février 2018 10:46

Nhật ký người xem tuồng

Lời nói đầu

Tuyên_tâp_BUI_Quang_Vơm_14.5x21.pdf

 

NHẬT KÝ NGƯỜI XEM TUỒNG là tuyển tập những bài viết của tác giả bắt đầu từ thời gian đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ XI, dự định diễn ra từ ngày 12/01/2011 đến ngày 19/01/2011 tại Hà Nội.

bqv2

Nhật ký người xem tuồng - Bùi Quang Vơm, Paris, 09/2017

Các bài viết ghi lại các quan sát các sự kiện diễn ra trên sân khấu chính trị Việt Nam và thế giới, có tính chất gần một cuốn ghi chép cá nhân hơn là những bình luận chính trị, vì vậy nó được đặt tên là Nhật Ký. Việc quan sát các diễn biến của chính trường luôn rất khó và thường bị phụ thuộc vào mức độ chuẩn xác của nguồn và lượng thông tin có được cùng với góc nhìn và nhận thức của người viết tại thời điểm diễn ra sự kiện, nên khó tránh được thiếu sót, nhưng trung thành với tính chất của một cuốn nhật ký, các bài viết trong tuyển tập được giữ nguyên tính nguyên thủy của nó, mặc dù có những điểm có thể không còn phù hợp.

Vì là cuốn nhật ký, nên chủ yếu nó phản ánh trạng thái tình cảm của người viết đối với từng sự kiện, nhưng đồng thời cũng thể hiện một cách thành thực nhận thức chính trị của người viết tại từng thời điểm và phát triển dần theo từng giai đoạn. Các bình luận không mang tính chất nghiên cứu hay nhận định, mà chỉ đơn thuần là ý kiến, cảm nhận chủ quan.

Tuy vậy, người viết có một mong muốn được đóng góp phần ý kiến của mình vào kho tàng nhận thức chung của số đông quần chúng người dân Viêt trong một giai đoạn rất có ý nghĩa của lịch sử dân tộc, hướng tới một xã hội dân chủ và nhân bản thật sự, như một sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới, hòa mình vào dòng chảy chung của nhân loại tiến bộ. Cũng chính là ước mơ của tác giả.

Viết tại Chelles, Paris

Bùi Quang Vơm

Nhật ký người xem tuồng - Bùi Quang Vơm, Paris, 09/2017

Published in Tư liệu
jeudi, 14 septembre 2017 14:34

Nhật ký người xem tuồng

Vài lời

Tôi vốn không hề có ý định tập hợp các bài viết lẻ tẻ thành một cuốn tuyển tập, cho đến một hôm, anh Nguyễn Văn Huy, chủ nhiệm báo Thông Luận, tiếng nói của Tập Hợp Dân Chủ Đa nguyên, gợi ý (tôi không còn nhớ nguyên văn) : "Anh Vơm nên gom các bài viết lại thành một cuốn sách, vừa là một kỷ niệm, vừa có cái gì để lại cho con cháu".

Rồi sau đó, khi gặp cả Hiệp Hòa và Uyên Vũ tại Los Angeles, cả hai đều hỏi : "Anh viết nhiều, vậy có định gom lại thành sách không ?".

Tôi vẫn chưa bị thuyết phục, nhưng ý tưởng cứ từ từ chín dần. Và cuối cùng nó thành hình dưới dạng một tuyển tập gồm gần chín chục bài viết.

bqv2

Tuyển tập bắt đầu bằng một bức thư ngỏ gửi Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhân dịp Đại hội đảng lần thứ XI đang chuẩn bị khai mạc vào tháng 1/2011. Bài viết này được chị Mạc Việt Hồng, chủ bút tờ báo mạng "Đàn Chim Việt", đặt tên là "Kiến nghị của một công dân", và tạm dừng ở bài viết "Trận chiến tay ba" nói đến thế chia ba của đảng cộng sản Việt Nam dưới nửa đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Tổng bí thư.

Dù chỉ là ghi chép cá nhân, cuốn sách ít nhiều phản ánh một giai đoạn vận động của thực tế xã hội Việt Nam, trong đó, về một phía có sự biến đổi chuyển hóa tới tan rã, dù không muốn của Đảng cộng sản Việt Nam, như một quy luật không thể cưỡng lại, về phía khác là sự lớn mạnh, sự trưởng thành từng bước nhận thức chính trị của đông đảo quần chúng về một chế độ Dân chủ Pháp quyền đích thực cho xã hội Việt Nam.

Tuyển tập gom các bài viết theo trình tự thời gian dưới dạng Nhật ký, nó vận động theo sự tiến triển trong nhận thức của tác giả, vì vậy, nó không thể là một sách hoàn hảo, cả về tư tưởng, lẫn kỹ thuật. Tuy nhiên, tác giả tin ở lòng bao dung, độ lượng của người đọc vì một ước muốn giản dị của người viết là được góp chút sức lực có hạn của mình cho sự nghiệp chung, vì một nền dân chủ thực sự cho dân tộc.

Kính thư,

Bùi Quang Vơm

14/09/2017

Tìm đọc :

Nhật ký người xem tuồng

Published in Diễn đàn

Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

phuc2

Lãnh đạo Đại sứ quán và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đón tiếp Thủ tướng tại sân bay - ảnh vov.vn

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.

Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm quang Vinh và bà đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc được đặt lên bàn cân , mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm ngoài chiến lược của Mỹ.

Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.

Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh tiết lộ với bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.

Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa "phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến".

Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.

Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.

Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực. Chính vì vậy mà bộ trưởng công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.

Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.

Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì.

Nếu TPP không bị hủy bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.

Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.

Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng chẳng thất bại.

Paris, 30/05/2017

Bùi Quang Vơm 

Published in Quan điểm
Trang 4 đến 4