Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 10 décembre 2023 21:49

Henry Kissinger, con người và di sản

Trong cuộc phỏng vấn về một trật tự thế giới mới nhà báo Hoàng Bách đã hỏi tôi về nhân vật Henry Kissinger nguyên cố vấn an ninh và ngoại trưởng Mỹ vừa qua đời. Có lý, vì Kissinger đã góp phần không nhỏ tạo ra bối cảnh thế giới hiện nay.

kissinger0

Ký ức người Việt khó quên Metternich của Nixon

Đã có nhiều nhận định của người Việt trong những ngày gần đây về Kissinger. Điều này dễ hiểu vì Kissinger là một trong những nhân vật đã có ảnh hưởng lớn lên đất nước ta và khiến chúng ta là chúng ta hiện nay.

Kissinger đã vô hiệu hóa cuộc Hội Đàm Paris khi ông ta thương thuyết riêng với Lê Đức Thọ để đi đến Hiệp Định Paris 27/01/1973.

Nhận xét của tôi là Kissinger hoàn toàn tách rời chính trị và đạo đức. Ông ta không coi chính trị là một cố gắng để thể hiện lẽ phải và đạo đức trong cuộc sống và mưu tìm hạnh phúc cho đất nước mình và cho thế giới. Đối với Kissinger chính trị chỉ là một trò chơi để tranh giành quyền lợi và quyền lực bằng tính toán, thủ đoạn và dàn xếp. Ông ta đã giúp tổng thống Mỹ Richard Nixon chụp lấy cơ hội để bắt tay với Trung Quốc và cô lập Nga. Ông đã là nhân vật chính trong chính sách bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Nixon bằng Hiệp Định Paris rồi cắt viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sau đó. Cặp bài trùng Nixon - Kissinger còn gián tiếp tặng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để làm quà và lấy lòng cho Trung Quốc bằng cách không những không phản ứng khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa mà còn ngăn cản hải quân và không quân Việt Nam Cộng Hòa phản công. Tính toán của Kissinger là nếu Việt Nam thống nhất dưới một chế độ cộng sản thân Nga thì Trung Quốc sẽ bắt buộc phải sáp lại với Mỹ vì Trung Quốc đang xung đột với Liên Xô lúc đó. Số phận của dân tộc Việt Nam không có một tầm quan trọng nào đối với Kissinger. Đạo đức và nhân quyền hoàn toàn vắng mặt trong những ưu tư của ông.

Nhưng khi chính trị không có một lý tưởng đẹp làm la bàn và động cơ và tự tách khỏi lẽ phải và đạo đức thì nó chẳng còn giá trị gì và chỉ có thể sai. Tính toán của Kissinger đã sai một cách bi đát.

Việc Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa không chỉ khiến cả nước Việt Nam trở thảnh chư hầu của Liên Xô mà còn gây ra một tâm lý hoảng hốt trên thế giới khiến gần mười nước theo nhau lọt vào quỹ đạo Liên Xô : Lào, Campuchia, Grenada, Afghanistan, Nicaragua, Angola, Ethiopia, Yémen, etc. Liên Xô mạnh hẳn lên thay vì yếu đi như tính toán gian ác của Nixon và Kissinger.

Thành tích lớn nhất của Kissinger là đã gióp phần quyết định khiến Mỹ hợp tác với Trung Quốc và giúp Trung Quốc mạnh lên, trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ và một đe dọa cho thế giới.

Chính trị gia mà Kissinger lấy làm mẫu mực là Metternich, ngoại trưởng rồi thủ tướng Đế quốc Áo, chủ đề luận án tiến sĩ của ông. Kissinger rất giống Metternich. Metternich có lúc được coi là một thiên tài về thủ đoạn và thỏa hiệp, nhưng cuối cùng đã thất bại, góp phần quyết định làm suy yếu Đế quốc Áo. Sau cùng phải chui vào một thùng quần áo dơ để trốn chạy và sống lưu vong trong sư khinh bỉ của dư luận.

Kissinger thuộc vào loại chính trị gia mà người ta phải hy vọng sẽ không còn nhìn thấy nữa.

Thập niên nầy sẽ quyết định tương lai thế giới và Việt Nam.

Nguyễn Gia Kiểng

(10/12/2023)

Published in Quan điểm

Kể từ khi Henry Kissinger mất vào tuần trước, đã có rất nhiều bài bình luận về di sản của ông như một trong những nhà ngoại giao, chính khách có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong thế kỷ 20. Có người cho rằng Kissinger là một chính khách thành công, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Một số người khác gọi ông là tội phạm chiến tranh, người đã để lại một di sản đẫm máu với các chính sách dẫn đến chết chóc, đau khổ cho vô số thường dân vô tội, và bất ổn trên khắp thế giới. Và sẽ có những người đứng ở giữa, không hoàn toàn đồng ý với bên nào. Bất chấp quan điểm thế nào, ít ai có thể phủ nhận rằng Kissinger là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong nền chính trị hiện đại, góp phần lớn trong việc định hình chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn.

henry1

ít ai thực sự nhìn Kissinger qua lăng kính của chủ nghĩa thực dụng của Machiavelli

Trong khi các bài báo đó đã tóm tắt lại cuộc đời của Kissinger, những quyết định của ông như ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ dưới hai đời tổng thống, và các học thuyết và tác phẩm chính trị của ông sau khi rời Nhà Trắng, bài viết này sẽ xoay quanh một khía cạnh khác của Kissinger. Mặc dù một vài bài báo đã coi ông như một "Machiavelli hiện đại", ít ai thực sự nhìn Kissinger qua lăng kính của chủ nghĩa thực dụng của Machiavelli. Bài viết này sẽ thu hẹp khoảng cách đó bằng cách phân tích sự nghiệp và tư tưởng của Kissinger dựa trên các lý tưởng của chủ nghĩa Machiavelli (Machiavellianism). Thường được gắn liền với sự thao túng, chính trị phi đạo đức, và theo đuổi quyền lực dưới mọi hình thức, chủ nghĩa Machiavelli dường như có thể đưa ra một khuôn khổ phù hợp để hiểu và đánh giá đúng các quyết sách và chiến lược của Kissinger.

Chủ nghĩa Machiavelli là gì ?

Bắt nguồn từ những tiểu luận và tác phẩm của Niccolò Machiavelli, chủ nghĩa Machiavelli đã phát triển thành một thuật ngữ bao quát trong tâm lý chính trị, chỉ ra một cách tiếp cận cụ thể đối với chính trị và quyền lực. Chủ nghĩa Machiavelli gắn liền với việc không ngừng theo đuổi quyền lực, và đã góp phần lớn trong việc hình thành trường phái hiện thực (realism) trong chính trị quốc tế.

Niccolò Machiavelli (1469-1527) là một nhà ngoại giao, triết gia, và nhà văn người Florentine sống trong thời Phục hưng tại Châu Âu, được biết đến bởi chuyên luận chính trị "Quân vương" (The Prince). Tác phẩm này, được viết vào năm 1513, đưa ra lời khuyên cho các bậc quân vương mới lên ngôi về cách duy trì quyền lực và quản trị đất nước của họ. Trong khi tên tuổi của Machiavelli đồng nghĩa với những nước đi xảo quyệt và vô đạo đức trong chính trị hiện đại, thì việc đọc kỹ tác phẩm của ông sẽ cho thấy một bức tranh phức tạp hơn. Machiavelli sống trong một thời kỳ hỗn loạn của nước Ý, được đánh dấu bởi các cuộc tranh giành quyền lực không ngừng giữa các thành bang Ý, những quan sát và khuyến nghị của Machiavelli phản ánh cách tiếp cận thực dụng ông coi là cần thiết để các chủ thể chính trị có thể sống sót trong thời đại này.

henry2

Niccolò Machiavelli (1469-1527) là một nhà ngoại giao, triết gia, và nhà văn người Florentine sống trong thời Phục hưng tại Châu Âu

Chủ nghĩa Machiavelli được đặc trưng bởi niềm tin rằng mục đích biện minh cho phương tiện. Nó thừa nhận rằng, để theo đuổi quyền lực và có được ổn định chính trị, người cai trị sẽ phải sử dụng sự lừa dối, thao túng, và thậm chí sự tàn nhẫn khi đưa ra các quyết định để đạt được mục tiêu chiến lược lớn hơn. Cách tiếp cận này trái ngược với quan điểm rằng người cai trị luôn phải hành động dựa trên các giá trị đạo đức và độ lượng. Machiavelli lập luận rằng, mặc dù vừa được yêu mến vừa được kính sợ sẽ là tình huống lý tưởng nhất cho một nhà lãnh đạo, nhưng nếu phải đưa ra lựa chọn thì quyền lực dựa trên sợ hãi sẽ an toàn hơn là dựa vào lòng yêu mến. Ông tin rằng bản chất con người ở mức cơ bản nhất là tư lợi, và một người cai trị khôn ngoan sẽ hiểu được thực tế để đưa ra các quyết định thực dụng, đôi lúc tàn nhẫn, dựa trên lợi ích của chính mình.

Quan niệm của Machiavelli về nghệ thuật lãnh đạo được coi là mang tính cách mạng vào thời của ông. Ông lập luận rằng các hành động chính trị nên dựa trên đánh giá khách quan về thực tế, chứ không phải dựa trên bất kỳ lý tưởng hay nguyên tắc đạo đức nào. Cách nghĩ thực dụng này là đặc điểm chính của chủ nghĩa Machiavelli. Machiavelli coi sự ổn định và an ninh của nhà nước là mục tiêu cao nhất, và mọi quyết định, từ ngoại giao đến quân sự, đều phải phục vụ những mục đích này.

Trong bối cảnh đương đại, Chủ nghĩa Machiavelli thường gắn liền với các chiến lược ưu tiên lợi ích quốc gia, lợi thế chiến lược, và củng cố quyền lực cho các nhà lãnh đạo. Mặc dù các đặc điểm của chủ nghĩa Machiavelli được thấy trong các chính trị gia trên khắp thế giới, không đâu rõ hơn là với các nhà lãnh đạo đang phải điều hướng bối cảnh địa chính trị căng thẳng. Họ bao gồm các nhà lãnh đạo của nước lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nga), tại các quốc gia đang xảy ra xung đột (Ukraine, Israel), và các quốc gia đang gặp bất ổn nội bộ (Tây Phi, Ấn Độ, Argentina…). Khi phải đối mặt với các tình huống đòi hỏi giải pháp khả thi nhất, những nhà lãnh đạo này sẽ phải áp dụng chiến thuật thực dụng nhằm thích ứng vởi hoàn cảnh, thay vì phụ thuộc vào la bàn đạo đức.

Henry Kissinger và Realpolitik

Nhiệm kỳ của Henry Kissinger với tư cách là cố vấn an ninh quốc gia (1969-1975) và ngoại trưởng (1973-1977) đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề của triết lý Realpolitik. Thuật ngữ này, bắt nguồn từ nền ngoại giao Châu Âu trong thế kỷ 19, cho rằng các vấn đề chính trị quốc tế cần phải được giải quyết dựa trên hoàn cảnh thực tế, hơn là trên hệ tư tưởng hay các giá trị đạo đức của một nhà lãnh đạo hay của xã hội. Mối liên hệ giữa Realpolitik và chủ nghĩa Machiavelli nằm trong sự nhấn mạnh chung về chủ nghĩa thực dụng, quyền lực, và việc loại bỏ các cân nhắc đạo đức trong việc theo đuổi các mục tiêu chính trị. Cả hai triết lý đều ưu tiên lợi ích của nhà nước và ủng hộ một cách tiếp cận khôn ngoan, linh hoạt, dễ thích ứng trong ngoại giao.

Realpolitik dưới thời Kissinger đặc trưng bởi sự cứng rắn của ông trong việc đối phó với bối cảnh địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh, các sáng kiến ngoại giao của ông được đưa ra dựa trên lợi ích chiến lược của Mỹ trên hết. Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất về Realpolitik của Kissinger là sự hoà hoãn với Liên Xô vào đầu những năm 1970. Nhận ra mối nguy hiểm chung của xung đột hạt nhân, Kissinger cho rằng lợi ích Mỹ vào lúc này là hòa dịu (détente) với Liên Xô. Chiến lược này không bắt nguồn từ lòng tôn trọng của Mỹ đối với Liên Xô và chế độ cộng sản, mà là một quyết định thực dụng nhằm tạo ổn định cho trật tự quốc tế, giữ vững vị thế quyền lực của Mỹ, và giảm nguy cơ đối đầu hạt nhân. Các cuộc Đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược (SALT) và Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1973 là sản phẩm của chính sách này, cho thấy nỗ lực có tính toán của Kissinger nhằm kiểm soát cạnh tranh giữa hai siêu cường.

Một dấu ấn khác của Realpolitik dưới thời Kissinger là khi ông dẫn đầu nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Kissinger đã kiến tạo điều kiện cho chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Nixon – lần đầu một tổng thống Mỹ đến thăm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa – khai thác chia rẽ Trung-Xô một cách hiệu quả để kéo Trung Quốc về phía Mỹ và định hình lại bối cảnh địa chính trị toàn cầu. Với thành công này, Kissinger đã ngăn chặn khả năng để Trung Quốc và Liên Xô có thể tái thiết lập liên minh nhằm cân bằng quyền lực với Mỹ, và chỉ sau khi Liên Xô tan rã thì mối quan hệ giữa hai quốc gia này mới được hàn gắn. Mục đích của Kissinger không phải là để thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ hay nhân quyền của phương Tây tại Trung Quốc, thay vào đó, đây là một hành động khôn ngoan của ông nhằm củng cố quyền lực của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương. Vai trò của Kissinger đối với quan hệ Mỹ-Trung cho thấy Realpolitik ở dạng thuần tuý nhất – tận dụng quyền lực để thúc đẩy lợi ích quốc gia thay vì truyền bá tư tưởng.

Vai trò của Kissinger ở Trung Đông, đặc biệt là trong Chiến tranh Yom Kippur, càng làm rõ cách tiếp cận Realpolitik của ông. Kissinger đã áp dụng chính sách ngoại giao "con thoi" – khi hai bên xảy ra tranh chấp không thể công khai lẫn nhau về mặt ngoại giao, đòi hỏi một bên thứ ba truyền đạt thông tin qua lại và đóng vai trò làm người hoà giải – vào năm 1973. Chính sách này đã dẫn đến lệnh ngừng bắn giữa Israel, Ai Cập, và Syria, nhưng không nhằm mục đích bảo vệ hoà bình khu vực mà tập trung vào việc duy trì ổn định trong khu vực để đảm bảo lợi ích của Mỹ – đặc biệt là về dầu khí. Các cuộc đàm phán sau đó dẫn đến thoả thuận rút quân, nhưng không được thúc đẩy bởi mong muốn giải quyết xung đột Ả Rập-Israel một cách toàn diện, mà nhằm mục đích củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông.

Có lẽ tư tưởng Machiavelli rõ ràng trong chiến lược Realpolitik của Kissinger nằm trong cách ông sẵn sàng hợp tác với các chế độ chuyên chế và độc tài khi nó phục vụ lợi ích của Mỹ. Tại Mỹ Latinh, quyết tâm chống cộng của Mỹ đã dẫn đến việc Kissinger ủng hộ lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa tại Chile và Argentina. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc đảo chính Chile năm 1973, chống lại chính phủ Allende được dân bầu, được coi là một ví dụ rõ ràng về việc Kissinger ưu tiên các mục tiêu Chiến tranh Lạnh hơn là các nguyên tắc dân chủ. Tương tự như vậy, chiến dịch ném bom bí mật ở Campuchia được uỷ quyền bởi chính Kissinger đã khiến cho hàng trăm nghìn dân thường thiệt mạng trong khi thất bại trong mục tiêu phá huỷ các đường tiếp tế của Bắc Việt Nam. Những hành động này phản ánh đặc tính Machiavelli của Kissinger, khi mục đích – trong trường hợp này là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và duy trì ảnh hưởng của Mỹ – biện minh cho phương tiện, bất kể hậu quả đạo đức của nó.

Chính cách tiếp cận Realpolitik của Kissinger đã dẫn đến các thất bại ngoại giao lớn, hầu hết dựa trên một sai lầm chính của chủ nghĩa hiện thực– sự mù quáng trước sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Nhiều sai lầm lớn nhất của Kissinger nằm trong cách ông coi các nước nhỏ như những con tốt để hy sinh – cùng với người dân ở đó. Ông nhìn thế giới qua lăng kính của cường quốc và không nhận thức được rằng Việt Nam và Campuchia không đơn thuần là quân cờ domino trong chiến dịch chống cộng của Mỹ, chiến đấu theo mệnh lệnh từ Moscow, mà người dân tại đây còn có khao khát sâu sắc trong việc giành được độc lập dân tộc. Kissinger đã phạm sai lầm tương tự ở Bangladesh trong cuộc chiến năm 1971, đứng về phía Pakistan khi nước này tàn sát cả người Ấn Độ và người Bengal tại đây. Hàng trăm nghìn dân thường chết nhưng Bangladesh vẫn chiến thắng, làm bẽ mặt Mỹ và làm suy yếu vị thế của Washington tại Nam Á.

Henry Kissinger và chủ nghĩa Machiavelli

Về bản chất, trong khi Realpolitik là một cách tiếp cận thực dụng trong chính sách đối ngoại có yêu cầu những thỏa hiệp nhất định về mặt đạo đức, thì chủ nghĩa Machiavelli lại thiên về việc thực thi quyền lực một cách tàn nhẫn và xảo quyệt, thường có mức độ linh hoạt về mặt đạo đức và chủ nghĩa cơ hội cao hơn. Theo cách hiểu này, cuộc đời chính trị của Henry Kissinger, đặc biệt là sự thăng tiến và nhiệm kỳ của ông dưới ba đời tổng thống, thể hiện những đặc điểm thường được gắn liền với chủ nghĩa Machiavelli.

Con đường lên tới quyền lực

Sự nghiệp của Kissinger, đặc biệt trong giai đoạn đầu, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của ông về quyền lực trong hệ thống chính trị Mỹ. Là một người tài giỏi nhưng có tính khí nóng nảy và khá tự ái, Kissinger đã trau dồi tất cả cách cư xử nhã nhặn của mình trong quá trình trở thành một thành viên của "Eastern Establishment" – giới tinh hoa của đảng Cộng hoà ủng hộ các giá trị tự do vào giữa thế kỷ 20 – sau khi tốt nghiệp từ Harvard. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Kissinger bắt đầu xây dựng một sự nghiệp ấn tượng với tư cách là một tri thức hoạch định chính sách đối ngoại, thậm chí còn làm  cố vấn chính sách đối ngoại cho ứng cử viên tổng thống cấp tiến của đảng Cộng hoà, Nelson Rockefeller, từ 1956 đến 1961, khi ông mới 33 tuổi.

Vị trí chiến lược của Kissinger trong quá trình chuyển đổi từ chính quyền Lyndon B. Johnson sang Richard Nixon làm rõ cách tiếp cận quyền lực thực dụng của ông. Sau khi làm việc cho Rockefeller, Kissinger trở thành một cố vấn về Việt Nam cho Johnson, làm một thành viên trong kênh liên lạc của Johnson với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua mạng lưới trung gian ở Paris. Bất chấp những khác biệt về hệ tư tưởng và sự không ưa thích cá nhân của ông đối với Nixon, Kissinger lúc này nhìn thấy cơ hội để củng cố quyền lực của mình trong nền ngoại giao Mỹ. Bằng cách cung cấp những hiểu biết sâu sắc của ông cho Nixon trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1968, bao gồm những thông tin gây tổn hại  góp phần làm chấm dứt các cuộc đàm phán hoà bình của Johnson với Việt Nam, Kissinger đã giúp Nixon giành chiến thắng. Ngay sau đó, Nixon bổ nhiệm Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia, phát triển một mối quan hệ làm việc thân cận trong suốt nhiệm kỳ đầu – dẫn đến việc Kissinger trở thành Ngoại trưởng Mỹ vào năm 1973.

Cách sử dụng quyền lực

Trong những năm dẫn đầu nền ngoại giao Mỹ, phong cách điều hành của Kissinger cho thấy rõ quan điểm theo tư tưởng Machiavelli của ông về quyền lực và duy trì sự bí mật trong quá trình đàm phán và đưa ra các quyết định. Kissinger thường bỏ qua  các kênh ngoại giao truyền thống, thích đàm phán cửa sau  và ngoại giao cá nhân. Cách tiếp cận này không chỉ tập trung quyền lực vào tay ông mà còn cho phép ông hành động tự do hơn, không bị ràng buộc bởi sự giám sát của bộ máy nhà nước hay công chúng.

Một ví dụ đáng chú ý về việc Kissinger tiếp cận các vấn đề một cách bí mật là vai trò chủ chốt của ông trong các cuộc đàm phán kênh ngầm năm 1971 với Trung Quốc. Các cuộc đàm phán này được tiến hành với mức độ bảo mật cao, giúp Kissinger kiểm soát câu chuyện được chia sẻ với công chúng và cách thông tin được tiếp nhận một cách hiệu quả hơn. Kissinger rất giỏi trong việc vận dụng thông tin để dàn dựng một câu chuyện phù hợp với các mục tiêu chính sách này. Khả năng thao túng thông tin này được thể hiện rõ trong cách Kissinger kiểm soát luồng thông tin đối ngoại đến tổng thống và những người ra quyết định khác trong Nhà Trắng và Quốc hội, định hình cách nhìn của họ về các vấn đề đối ngoại để phù hợp với tầm nhìn chiến lược của ông.

Khả năng thích ứng và tính linh hoạt của Henry Kissinger cũng quan trọng đối với sự thành công của ông trong việc nắm được các vị trí lâu dài trong chính phủ Mỹ. Như một người theo đuổi sự nghiệp trên hết, Kissinger có khả năng điều hướng bối cảnh chính trị luôn thay đổi tại Mỹ để giữ các vị trí quan trọng, từ cố vấn cho một chính quyền Dân chủ hay phe trung dung của đảng Cộng hoà, đến việc trở thành người có quyền lực cao thứ hai trên thực tế, chỉ sau Tổng thống trong chính quyền Nixon. Tính linh hoạt của Kissinger cũng được thể hiện rõ trong chiến lược ngoại giao của ông, luôn thay đổi cách tiếp cận dựa trên bối cảnh địa chính trị và không tuân theo bất kỳ quy tắc đạo đức hay lý tưởng nào. Khả năng thích ứng này là đặc điểm nổi bật của một người theo Machiavelli, do nó phản ánh khả năng điều chỉnh chiến thuật để duy trì quyền lực và đạt được mục tiêu, bất kể hoàn cảnh thay đổi hay môi trường chính trị khác biệt.

Ngoài ra, việc duy trì quyền lực cá nhân là một đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa Machiavelli, và Kissinger đã cho thấy điều này trong sự nghiệp của ông. Ông tin vào tính hiệu quả của ngoại giao cá nhân, thường gạt Bộ Ngoại giao và các kênh chính thức sang một bên, và phối hợp với Nixon để đảm bảo ông có thể làm vậy trong suốt nhiệm kỳ ngoại trưởng. Việc tập trung quyền lực này đã cho phép Kissinger hành động với quyền tự chủ cao hơn – một điển hình của chiến thuật Machiavelli. Trong những năm 1970, Kissinger đã thành công xây dựng nên vị thế của mình để trở thành một nhà lãnh đạo không thể thiếu trong nền ngoại giao Mỹ, tận dụng kiến thức chuyên môn để tiếp tục là nhân vật trung tâm trong chính sách đối ngoại Mỹ, bất chấp chính quyền nào đang nắm quyền.

Các đặc điểm tâm lý Machievelli của Kissinger

Bức chân dung tâm lý của Henry Kissinger, bao gồm sự khôn ngoan trong tư duy chiến lược, sự khách quan trong cảm xúc, và khả năng chấp nhận rủi ro có tính toán, đã vẽ nên hình ảnh của một nhà lãnh đạo thời Chiến tranh Lạnh đưa ra những quyết định có ảnh hưởng sâu rộng nhưng gây tranh cãi. Cách tiếp cận ngoại giao của Kissinger tương đồng với các đặc điểm tâm lý của một nhà lãnh đạo kiểu Machiavelli.

Tư duy chiến lược của Kissinger kết hợp giữa tầm nhìn xa và sự khôn ngoan, một thứ được những người ủng hộ ông coi là cần thiết để đạt được thành công trong bối cảnh địa chính trị của Chiến tranh Lạnh. Khả năng của Kissinger để dự đoán và hiểu sâu các xu hướng toàn cầu, cũng như động lực đằng sau những hành động của những người chơi khác trong chính trị quốc tế, gợi nhớ đến lời khuyên của Machiavelli dành cho các hoàng tử về tầm quan trọng của khả năng quan sát và dự đoán sắc sảo trong cai trị. Tuy nhiên, đối với Kissinger, sự nhạy bén chiến lược này đã nhiều lúc dẫn đến những quyết định mơ hồ về mặt đạo đức như đã nói trên, trong đó lợi ích chiến lược là tối quan trọng, và thường phải trả giá bằng sinh mạng của dân thường.

Sự tách rời cảm xúc (emotional detachment ), hoặc nói cách khác là lý trí lạnh lùng, một đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa Machiavelli, cũng được thể hiện rõ ràng trong quá trình ra quyết định của Kissinger. Sự tách rời này cho phép ông theo đuổi bất kỳ giải pháp nào ông coi là cần thiết cho an ninh quốc gia hoặc đạt được lợi thế địa chính trị, không có tình cảm cá nhân. Cách tiếp cận này quan trọng đối với sự thành công của Kissinger trong việc làm trung gian cho các cuộc đàm phán Yom Kippur, nhưng cũng đã dẫn đến nhưng quyết định gây thiệt hại đáng kể về sinh mạng, như đã thấy trong chiến dịch ném bom ở Campuchia. Sự tách rời khỏi yếu tố con người trong các quyết định chính sách phản ánh lời khuyên của Machiavelli về sự cần thiết của những quyết định khắc nghiệt vì lợi ích của đất nước.

Cách Kissinger theo đuổi các giải pháp có tiềm năng rủi ro cao nhưng được tính toán rõ ràng cho thấy tâm lý Machiavelli của ông trong việc đặt cược lên tình huống tốt nhất có thể có được từ một hành động táo bạo. Những hành động này, chẳng hạn như đàm phán bí mật với Việt Nam và thiết lập quan hệ với Trung Quốc, được thực hiện với tầm nhìn rõ ràng về lợi ích chiến lược có thể đạt được, giống với quan điểm của Machiavelli rằng những người cai trị thành công sẽ phải thực hiện những hành động táo bạo và mạo hiểm. Tuy nhiên, việc chấp nhận rủi ro này cũng đã dẫn đến các thất bại đáng kể, từ việc kéo dài cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam đến việc khiến cho nhiều quốc gia ở phương Nam thù ghét Mỹ.

Từ những phân tích trên, có thể thấy Henry Kissinger là một nhân vật hiện thân tiêu biểu cho chủ nghĩa Machiavelli. Tìm hiểu về Kissinger và vai trò của ông, dù ở khía cạnh nào, sẽ luôn là một thử thách thú vị đối với những người quan tâm đến chính trị quốc tế, và một phần lớn trong đó sẽ bao gồm những hành động của ông trong vai trò một nhà ngoại giao. Mặt khác, ông cũng là một học giả  hàng đầu trong khoa học chính trị, và các nghiên cứu có tính học thuật của Kissinger sẽ là một di sản thú vị khác đáng khám phá trong những năm tới.

Phạm Vũ Thiều Quang

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 0/12/2023

Published in Diễn đàn

Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai : ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không.

henrykissinger1

Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm 29/11, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế.

Từ năm 1969 đến năm 1977, Kissinger đã khẳng định mình là một trong những quan chức quyền lực nhất trong lịch sử. Ông thậm chí là người duy nhất từng đảm nhiệm song song chức vụ cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ, hai công việc rất khác nhau nhưng đồng thời đặt lên vai ông trọng trách định hình và tiến hành chính sách đối ngoại Mỹ. Nếu nguồn gốc Do Thái gốc Đức và giọng tiếng Anh đặc trưng khiến ông trở nên khác biệt, thì cách ông tiếp nhận quyền lực một cách vô cùng tự nhiên đã đưa Kissinger trở thành hình ảnh đại diện cho một cỗ máy an ninh quốc gia Mỹ phát triển trong suốt thế kỷ 20, hệt như một sinh vật tồn tại bằng cách tự mở rộng chính nó.

Ba mươi năm sau khi Kissinger nghỉ hưu và làm việc thoải mái trong khu vực tư nhân, tôi phục vụ trong một bộ máy an ninh quốc gia hậu Chiến tranh Lạnh, hậu 11 tháng 9, lớn hơn nhiều so với thời của ông. Với nhiệm vụ là phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách viết bài phát biểu và các vấn đề liên lạc, tôi thường tập trung nhiều hơn vào cách mà nước Mỹ nói hơn là cách chúng ta làm.

Khi ở trong Nhà Trắng, bạn ý thức được rằng mình đang đứng trên đỉnh chóp của một nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời có quyền định hình câu chuyện của nước Mỹ : "Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng". Nhưng tôi liên tục phải đối mặt với những mâu thuẫn từ trong nội tại của giới lãnh đạo Mỹ, khi biết rằng chính phủ Mỹ tài trợ vũ khí cho những kẻ độc tài trong khi liên tục quảng bá về tự do để lôi cuốn những người bất đồng chính kiến đang tìm cách lật đổ các chế độ ấy. Hoặc rằng chúng tôi nghiêm túc thực thi các quy tắc – như công ước tiến hành chiến tranh, luật giải quyết tranh chấp và dòng chảy thương mại – cho đến khi nó trở nên bất tiện với chính sách của Mỹ.

Nhưng Kissinger không thấy có vấn đề gì với những mâu thuẫn ấy. Đối với ông, uy tín bắt nguồn từ những gì bạn đã làm hơn là những gì bạn đại diện, kể cả khi những hành động đó khiến các khái niệm quen thuộc của Mỹ về nhân quyền và luật pháp quốc tế trở nên vô hiệu. Ông đã góp phần mở rộng chiến tranh Việt Nam sang Campuchia và Lào, nơi Hoa Kỳ trút xuống một lượng bom lớn hơn cả tổng lượng bom ném xuống Đức và Nhật Bản trong Thế chiến 2. Các vụ ném bom đó – thường tàn sát dân thường một cách bừa bãi – không giúp đem lại các điều kiện thuận lợi hơn để tiến tới kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Nó chỉ lột trần việc Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì để không phải chịu cảm giác thua cuộc.

Thật trớ trêu khi loại chủ nghĩa hiện thực này đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một cuộc xung đột bề ngoài có vẻ là về hệ tư tưởng. Từ phía thế giới tự do, Kissinger ủng hộ các chiến dịch diệt chủng – của Pakistan chống lại người Bengal và của Indonesia chống lại Đông Timor. Ở Chile, ông bị cáo buộc giúp đặt nền móng cho một cuộc đảo chính quân sự dẫn đến cái chết của Salvador Allende, tổng thống dân cử tả khuynh, và mở ra một giai đoạn cai trị chuyên quyền khủng khiếp ở nước này. Lời bào chữa quen thuộc là Kissinger xem mục đích (sự sụp đổ của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản cách mạng) là sự biện minh chính đáng cho cách làm. Nhưng đối với thế giới bên ngoài, cách nghĩ này hàm chứa một thông điệp tàn bạo mà nước Mỹ thường truyền tải đến những nhóm dân cư bị thiệt thòi của chính mình : Chúng tôi quan tâm đến nền dân chủ của chúng ta, chứ không phải cho họ. Không lâu trước chiến thắng của Allende, Kissinger đã nói : "Các vấn đề này quá quan trọng đối với cử tri Chile nên không thể để họ tự quyết định".

Tất cả có xứng đáng không ? Kissinger nhấn mạnh uy tín, rằng nước Mỹ phải trừng phạt những ai dám phớt lờ chúng ta, từ đó định hình quyết định của các nước khác trong tương lai. Thật khó mà cho rằng vụ ném bom ở Lào, cuộc đảo chính ở Chile hay các vụ giết người ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) đã góp phần dẫn đến kết cục của Chiến tranh Lạnh. Nhưng quan điểm không ủy mị của ông Kissinger về các vấn đề toàn cầu đã cho phép ông đạt được những đột phá lớn với các đối thủ của Mỹ – giai đoạn hòa hoãn với Liên Xô đã làm giảm đà leo thang của cuộc chạy đua vũ trang, mở lại quan hệ với Trung Quốc đã làm sâu sắc thêm chia rẽ Trung-Xô, hội nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào trật tự toàn cầu, và mở đầu cho cuộc cải cách của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Việc những cải cách đó được khởi xướng bởi Đặng Tiểu Bình, cũng chính là người đã ra lệnh đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, nói lên bản chất mơ hồ trong di sản của ông Kissinger. Một mặt, việc xích lại gần nhau hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đã góp phần đưa Chiến tranh Lạnh đến hồi kết và cải thiện đời sống cho người dân Trung Quốc. Mặt khác, Đảng cộng sản Trung Quốc đã nổi lên như đối thủ địa chính trị chính của Hoa Kỳ và là ngọn cờ đầu cho xu hướng độc tài trong nền chính trị toàn cầu, đưa hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung và đe dọa xâm chiếm Đài Loan, một vấn đề mà học thuyết ngoại giao của Kissinger cũng không có câu trả lời.

Kissinger đã sống nửa phần đời còn lại của mình sau khi rời chính quyền. Ông là ví dụ nổi trội nhất cho một loạt các cựu quan chức lưỡng đảng xây dựng các doanh nghiệp tư vấn dựa trên các mối quan hệ toàn cầu. Suốt nhiều thập niên, ông là vị khách được thèm muốn tại các cuộc tụ họp của các chính khách và giới tài phiệt, có lẽ vì ông luôn có thể đưa ra một khuôn khổ trí tuệ để giải thích cho lý do tại sao một số người lại có quyền lực và có quyền nắm giữ quyền lực. Ông viết rất nhiều sách, trong đó có nhiều cuốn đã đánh bóng danh tiếng của ông như một nhà tiên tri về các vấn đề toàn cầu ; xét cho cùng, lịch sử được viết bởi những người như Henry Kissinger, chứ không phải bởi những nạn nhân của chiến dịch ném bom của các siêu cường, những trẻ em Lào vẫn tiếp tục hứng chịu hậu quả của bom mìn chưa nổ rải rác khắp đất nước.

Bạn có thể chọn xem những quả bom chưa nổ đó là thảm kịch không thể tránh khỏi trong việc điều hành các vấn đề toàn cầu. Từ quan điểm chiến lược, Kissinger chắc chắn biết rõ, rằng một siêu cường có phạm vi được phép sai lầm đủ lớn để cuối cùng sẽ được lịch sử tha thứ. Chỉ vài thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, chính những quốc gia mà chúng ta ném bom đã tìm cách mở rộng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Bangladesh và Đông Timor hiện là những nước độc lập nhận hỗ trợ từ Mỹ. Chile có một tổng thống 8x theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và một bộ trưởng quốc phòng là cháu gái của ông Allende. Siêu cường làm những gì họ phải làm. Bánh xe lịch sử phải quay. Thời điểm và nơi bạn sống quyết định liệu bạn sẽ bị nó đè bẹp hay nâng đỡ.

Nhưng thế giới quan đó nhầm lẫn chủ nghĩa hoài nghi – hay chủ nghĩa hiện thực – với sự khôn ngoan. Câu chuyện, nội dung của nó, rất quan trọng. Cuối cùng, Bức tường Berlin sụp đổ không phải vì những nước cờ được thực hiện trên bàn cờ của một ván cờ lớn mà là vì người dân phương Đông muốn được sống như người dân phương Tây. Kinh tế, văn hóa đại chúng và các phong trào xã hội đều quan trọng. Bất chấp nhiều sai sót, phương Tây có một hệ thống và câu chuyện tốt hơn, hấp dẫn hơn.

Trớ trêu thay, một phần sức hấp dẫn của Kissinger lại bắt nguồn từ thực tế rằng câu chuyện của ông mang đậm chất Mỹ. Gia đình ông thoát khỏi bánh xe lịch sử vào ngay phút chót, chạy trốn khỏi Đức Quốc xã đúng lúc Hitler bắt đầu tiến hành diệt chủng. Kissinger quay lại Đức với tư cách một lính Mỹ và tham gia giải phóng một trại tập trung. Trải nghiệm này đã khiến ông cảnh giác với hệ tư tưởng thiên sai (messianic) gắn liền với quyền lực nhà nước. Nhưng ngay cả điều đó cũng không khiến ông có thiện cảm với những người yếu thế. Nó cũng không thúc đẩy ông ràng buộc siêu cường Mỹ thời hậu chiến trong chính mạng lưới các chuẩn mực, luật pháp và lòng trung thành với những giá trị nhất định vốn được ghi trong trật tự thời hậu chiến do Mỹ lãnh đạo nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.

Suy cho cùng, uy tín không chỉ nằm ở việc bạn có trừng phạt một đối thủ để răn đe các đối thủ khác hay không ; mà còn là việc bạn có làm đúng như những gì bạn nói hay không. Quan hệ giữa các nước dĩ nhiên cũng không khác hơn quan hệ giữa con người với nhau là bao. Nhưng Hoa Kỳ đã phải trả giá cho thói đạo đức giả của mình, mặc dù điều đó khó đo lường hơn là kết quả của một cuộc chiến tranh hoặc đàm phán. Suốt nhiều thập niên, câu chuyện của chúng ta về nền dân chủ đã trở nên rỗng tuếch đối với ngày càng nhiều người, những người có thể chỉ ra những nơi mà hành động của Mỹ đi ngược với ý nghĩa của ngôn từ, và "dân chủ" nghe như một cách Mỹ đi mở rộng lợi ích của mình. Tương tự như vậy, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà nước Mỹ nhấn mạnh đã bị những kẻ độc tài phớt lờ, khi họ dùng chính hành động của Mỹ để biện minh cho tội lỗi của mình.

Giờ đây bánh xe lịch sử đã hoàn tất một vòng quay của nó. Trên khắp thế giới, chúng ta chứng kiến sự hồi sinh của chế độ chuyên chế và chủ nghĩa dân tộc, rõ ràng nhất là trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Tại Gaza, Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho Israel giết hại dân thường với tốc độ khiến phần lớn thế giới một lần nữa cho rằng chúng ta rất chọn lọc trong việc tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, ở trong nước, dân chủ đã trở thành thứ yếu so với việc theo đuổi quyền lực trong quan điểm của một bộ phận đảng Cộng hòa. Đây là nơi mà chủ nghĩa hoài nghi sẽ dẫn đầu. Bởi vì khi không có khát vọng cao hơn, không có câu chuyện nào mang lại ý nghĩa cho hành động của chúng ta, chính trị và địa chính trị sẽ chỉ là một trò chơi có tổng bằng không. Trong thế giới đó, kẻ mạnh là kẻ đúng.

Tất cả những điều này không thể bị quy cho mình Henry Kissinger. Ông vừa là tác giả, vừa là sản phẩm của bộ máy an ninh quốc gia Mỹ. Nhưng câu chuyện của ông cũng là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Dù không hoàn hảo, nước Mỹ cần câu chuyện của chính mình để tồn tại. Nó là sợi dây gắn kết nền dân chủ đa chủng tộc trong nước và phân biệt Mỹ với Nga và Trung Quốc.

Câu chuyện đó khẳng định rằng những đứa trẻ ở Lào đều bình đẳng về nhân phẩm và giá trị như con cái chúng ta, và người dân Chile cũng có quyền tự quyết như người Mỹ. Đối với Hoa Kỳ, đó phải là một phần của an ninh quốc gia. Quên đi câu chuyện đó sẽ đặt chúng ta vào nguy hiểm.

Ben Rhodes

Nguyên tác : "Henry Kissinger, the Hypocrite", The New York Times, 30/11/2023.

Đỗ Đặng Nhật Huy biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 02/12/2023

Ben Rhodes từng là phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, phụ trách soạn diễn văn và các vấn đề liên lạc của tổng thống Barack Obama.

Published in Diễn đàn
lundi, 04 décembre 2023 19:36

Kissinger, cái quan định luận

Năm 1974, tun báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mc qun áo như "superman", siêu nhân, vi ch "Super K" trên ngc. Trong lch s chưa có ai đu hàng ri được vinh danh như vy !

kissinger1

Kissinger quan nim ngoi giao là to thế cân bng quyn lc gia các cường quc.

Người Vit Nam không thích Henry Kissinger. Ông b coi là đã "bán đng" Vit Nam Cng Hòa cho Cng sn Bc Vit khi ký Hip đnh Paris vi Lê Đc Th, mc du Tng thng Nguyn Văn Thiu phn đi đến cùng.

Nhưng Kissinger ch thi hành lnh ca Richard M. Nixon, ông tng thng mi là người quyết đnh. Kissinger luôn luôn hết sc làm cho xong vic ông tng thng trao cho, dù đng ý hay không. Theo nht báoSouth China Morning Post Kissinger chng ý kiến th bom Cambodia t lúc đu, nhưng sau khi được lnh, ông thi hành quyết lit. Theo tài liu b quc phòng M, sau khi nghe Nixon, Kissinger đã đin thoi ngay cho ph tá, Tướng Alexander Haig, nói rng : "Tng thng mun ném bom d di Cambodia Đây là mt mnh lnh, phi thi hành. Bt c cái gì biết bay, cái gì chuyn đng. Hiu chưa ?"

Theo báo Washington Post dncác tài liu đã được gii mt, Kissinger là người chp nhn tng chuyến bay di bom 3,875 ln trên nước Cambodia trong nhng năm 1969 đến 1973. Tng cng 500,000 tn bom, chết 150,000 thường dân theo s gia Ben Kiernan, Đi hc Yale, đượcWashington Post trích dn. Nhưng nhng cuc ném bom tri thm đã to cơ hi cho lc lượng Khmer Đ tuyên truyn chng M và chng chính ph Cambodia được ông hoàng Sihanouk bo tr. Trong phiên tòa ca Liên Hip Quc năm 2009 x mt lãnh t Khmer Đ, ông Kaing Khek Iev khai : "Các ông Nixon và Kissinger đã cho chúng tôi mt cơ hi bng vàng".

Kissinger bước vào chính tr M khi làm c vn cho Nelson Rockefeller trong các cuc vn đng tranh c năm 1960, 1964 và 1968. Ln chót, Nixon thng thế, được Kissinger theo phò tá. Mt s kin ni tiếng nht đi ca Kissinger là chuyến bay bí mt sang Trung Quc năm 1971. Chính Nixon là người ch trương đánh "lá bài Trung Quc" ; sau khi binh sĩ Liên Xô và Trung Quốc kình nhau sut by tháng tri, chết hàng chc người, năm 1969, ti đo Damansky trên sông Ussuri, biên gii Mãn Châu. Kissinger ch đi m đường, gõ ca, cho Nixon gp Mao Trch Đông.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), khi nhm chc c vn an ninh quc gia năm 1969, Kissinger không quan tâm gì đến Trung Quc. Hai năm sau, theo lnh ca Nixon, ông qua Pakistan, cáo bnh my ngày không gp ai, nhưng bí mt bay sang Bc Kinh gp Chu Ân Lai. Năm sau Nixon ngi ung trà vi Mao Trch Đông. Ln đu tiên các lãnh t M và Trung Quốc bt tay nhau. Đến năm 1979, thi Tng thng Jimmy Carter mi bang giao chính thc.

Tuy ch tha hành theo ch th ca Nixon, Kissinger đã chng t tài "ngoi giao" trong các cuc thương thuyết vi Trung Quốc. Tài nói, tài viết, gii chn la các ch cho văn bn, ít người sánh kp Kissinger.

Báo SCMP k lúc đu Kissinger đ ngh chính ph M s công nhn c hai nước Trung Hoa, đng ý đ Cng Hòa Nhân Dân Trung Quc và Trung Hoa Dân Quc ( Đài Loan) cùng vào Liên Hip Quc. Nhưng sau cùng, Kissinger nhượng b Chu Ân Lai, chp nhn ch có "mt nước Trung Hoa" và Đài Loan là mt "phn". Trung Quốc vào ngi trong Liên Hip Quc trên ghế ca Trung Hoa Dân Quc.

Khi bàn bn thông cáo chung, Bc Kinh mun dùng ch "tnh Đài Loan", phía M không chu gi Đài Loan là mt "tnh". Kissinger đã đ ngh dùng ch mt "phn" (part), c hai đu tha mãn. Hai bên cũng cãi c rt lâu khi tìm mt ch cho "ch trương", hay "quyết đnh" hoc "lp trường", "chính sách" v Đài Loan ca Trung Quc. Chính Kissinger đã đ ngh ch "quan đim Trung Quc" (Chinese position) đ tha hip. Chu Ân Lai khen Kissinger gii ch nghĩa, đáng gi là "tiến sĩ". Kissinger có văn tài, viết gii, viết nhiu và rt dài. Đc sách nào ca ông cũng thy sáng sa, lôi cun dù bàn v chính tr, ngoi giao, k chuyn đi hay lch s. Lun án tiến sĩ ca ông ti Đi hc Harvard dài hơn 400 trang ; sau đó nhà trường phi n đnh gii hn không ai được viết dài quá 35.000 ch !

Báo, đài Trung Quc đu lên tiếng chia bun khi Henry Kissinger qua đi, 100 tui. Tp Cn Bình gi ông là "Mt người bn cũ lâu đi ca nhân dân Trung Quc". Theo báo SCMP, Kissinger đng ý vi Đng Tiu Bình khi tàn sát sinh viên ti Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Trên mng Weibo, bài viết v chuyến ông đến thăm Bc Kinh tháng By năm nay được 56 triu người coi sau mt tiếng đng h. Lúc đó Tp Cn Bình đã t chi không gp John F. Kerry, cu ngoi trưởng M hin làm vic trong chính ph Joe Biden, nhưng tiếp Kissinger vì "bn c tri không bao gi quên được". Cun sách "V Trung Quc" (On China) ca Kissinger in năm 2001, được Tân Hoa Xã ca ngi, hu hết các hc gi và sinh viên môn bang giao quc tế đu phi đc.

Tp Cn Bình và Nixon cũng như Kissinger, suy nghĩ ging nhau. Trong bang giao quc tế, h coi sc mnh là yếu t quyết đnh. Nhng vn đ như đo nghĩa, nhân quyn, danh d, kiu Joe Biden nói v "hai chiến tuyến dân ch và đc tài" là nhng chuyn nói cho vui, không thc tế. Tp Cn Bình có th đã hc kinh nghim t Chiến Quc Sách, Kissinger nghiên cu lch s Châu Âu sau khi Napoleon bi trn. Ti Wien, th đô Đế quc Áo Hung, t tướng Klemens von Metternich ch trì mt hi ngh năm 1814, cùng vi Ngoi trưởng Anh Robert Stewart, Pháp de Talleyrand, và Nga hoàng Alexander I, v li đa gii các nước Châu Âu theo thế lc các cường quc Pháp, Nga, Ph, Prussia. Thế gii là mt bàn c cho các nước ln giao đu vi nhau.

Kissinger quan nim ngoi giao là to thế cân bng quyn lc gia các cường quc. Tr li cuc phng vn ca báoThe Wall Street Journal năm 2022, Kissinger khuyến cáo chính ph M không nên đi đu vi Trung Quc, ch gây thêm khó khăn, mà nên đi thoi. Ông nói, "Chúng ta làm như là chun b chiến tranh vi Nga và Trung Quc, trên nhng vn đ do chúng ta to ra, không nghĩ trước là cui cùng s đi ti đâu, vi mc đích gì". Ông phn đi quân Nga xâm lăng Ukraine nhưng cũng công nhn Nga phi lo lng khi Ukraine t ý mun gia nhp khi NATO.

Nhưng vi quan nim hoàn toàn thc tế đó, Kissinger đã b qua, không quan tâm ti các giá tr, k c tinh thn dân ch. Năm 1971 Kissinger tán thành chính ph quân phit min "Tây Pakistan" tn công min "Đông Pakistan", sau khi dân chúng bu mt chính quyn mun đc lp, vì chng tc và ngôn ng khác bit. Nước Bangladesh ra đi sau cuc chiến dm máu b coi là "dit chng" chm dt.

Chính ph Nixon ng h cuc đo chính lt đ Salvador Allende, v tng thng chính đáng được dân Chile bu lên, năm 1973. Năm 1975, M hoan nghênh cuc xâm lăng East Timor ca chính ph quân phit Indonesia, sau đó đàn áp dân chúng sut 24 năm, k c nhng v tàn sát, đến năm 1999 mi trao quyn cho Liên Hip Quc, ri tr thành mt quc gia đc lp.

Thái đ và hành đng ca chính ph M trong nhng biến c trên đây hoàn toàn trái ngược vi các giá tr như t do dân ch, thượng tôn lut pháp và bo v quyn làm người ; là nhng vết nhơ trong lch s. Đi vi người Vit Nam thì vết nhơ ln nht trong s nghip ca Henry Kissinger là Hip đnh Paris năm 1973.

Bây gi ai cũng biết, tt c nhng cuc hp "đàm phán" Paris thi đó ch là mt trò h, vi hai din viên Kissinger và Lê Đc Th. Richard Nixon đã ch trương s rút quân M ra khi Vit Nam trước khi ng c tng thng năm 1968. Ông đã sai Kissinger ti báo trước cho đi s Liên Xô Washington ý đnh này, hai ln. Ký mt hip đnh ch ct "hưu chiến" đ rút quân v, có v ging mt v đu hàng.

Vì mi quan tâm ln ca các chính ph M t thi 1950 là Trung Quốc ch không phi Cng sn Bc Vit. BáoSouth China Morning Post thut li li Kissinger nói vi nhng người cng s, gi Bc Vit là "mt th cường quc bé hng tư" (a little fourth-rate power like North Vietnam). Sau khi m bang giao vi Trung Quốc, và thy ch nghĩa cng sn không còn hy vng lan tràn trong vùng Đông Nam Á vì kinh tế các nước đó đã phát trin vng vàng, dân M chán nn vì cuc chiến tranh tn kém, ch mun rút v. H bng lòng đ mc cho "cường quc bé hng tư" này chiếm min Nam ri đ l b mt thc ca mt chế đ thi nát, hà khc, bt lc, ch làm kinh tế ti bi.

Vì Hip đnh Paris hai người được trao Gii Nobel Hòa Bình. Lê Đc Th theo ch th ca Đảng cộng sản đã t chi mt gii thưởng ca thế gii tư bn. Kissinger đng ra lãnh gii, và được báo chí M hoan hô. Năm1974, tun báoNewsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mc qun áo như "superman", siêu nhân, vi ch "Super K" trên ngc. Trong lch s chưa có ai đu hàng ri được vinh danh như vy ! Năm 1975, khi cng sn chiếm min Nam, Kissinger tuyên b s tr li Gii Nobel nhc nhã đó. Không biết ông đã tr li chưa.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 01/12/2023

Published in Diễn đàn

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời

Thanh Hà, RFI, 30/11/2023

Văn phòng tư vấn về chính trị Kissinger Associates thông báo cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa từ trần hôm qua, 29/11/2023, thọ 100 tuổi. Điều hành bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, ông để lại nhiều dấu ấn tại Châu Á, nhất là trong chiến tranh Việt Nam. Henry Kisinger cũng từng đóng vai trò then chốt trong quan hệ giữa Washington và Matxcơva vào thời kỳ tan băng.

henry1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 02/11/2015. AP - Jason Lee

Sinh năm 1923 tại Đức, Henry Kissinger cùng gia đình sang Mỹ định cư từ năm 15 tuổi, giữ chức cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng từ năm 1969 đến 1975 và đứng đầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1977. Trong lịch sử Hoa Kỳ, đến nay ông là người duy nhất từng đảm nhiệm cùng một lúc hai chức vụ cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng (1973-1975). Năm 1977, Henry Kissinger rút khỏi chính trường, nhưng tiếng nói của ông vẫn rất được các tổng thống Mỹ lắng nghe.

Đối với cựu tổng thống Mỹ George W.Bush, nước Mỹ vừa mất đi "một trong những tiếng nói được lắng nghe nhất" trong chính sách đối ngoại. Thủ tướng Nhật Bản Fumiuo Kishida trả lời báo chí sáng nay 30/11 nhấn mạnh đến "những đóng góp quan trọng vì hòa bình và ổn định tại Châu Á" của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, và nhất là trong việc "bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc". Bắc Kinh thì bày tỏ "xúc động" trước một "mất mát to lớn" bởi ông Kissinger có những "đóng góp mang tính lịch sử trong quan hệ" Mỹ - Trung. Tháng 7/2023 tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp ông Kissinger, được xem là "người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc".

Trong cương vị cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ dưới thời chính quyền Nixon và Ford từ năm 1969 đến 1977, Henry Kissinger đã bí mật đến Bắc Kinh năm 1971, thiết lập quan hệ với chính quyền của Mao Trạch Đông, mở đường cho chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1972. Giới quan sát đều xem năm 1971-1972 là khởi đầu cho việc chấm dứt thế cô lập chế độ cộng sản Trung Quốc, tạo bệ phóng cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế đối với Bắc Kinh. Cũng trong thời gian tan băng giữa Washington với Bắc Kinh, năm 1972 Nhật Bản đã "bình thường hóa quan hệ" với Trung Quốc.

Riêng trong hồ sơ chiến tranh Việt Nam, trong lúc Hoa Kỳ tiếp tục dội bom xuống miền Bắc Việt Nam, ông Kissinger đã bí mật đàm phán với đại diện của Hà Nội, Trung Quốc và Liên Xô để chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng Mỹ đã cùng với Lê Đức Thọ,trưởng đoàn ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ trì các vòng đàm phán Hiệp định Paris năm 1973. Cùng năm đó, ông được đồng trao Giải Nobel Hòa Bình với ông Lê Đức Thọ.

Cũng trong thập niên 1970, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Henry Kissinger là người chủ trương tan băng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Xô.

Tuy nhiên, sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của nhà ngoại giao này cũng gây nhiều tranh cãi. Tên tuổi của ông gắn liền với cuộc đảo chính tại Chile đưa nhà độc tài Augusto Pinochet lên cầm quyền năm 1973. Hai năm sau đó, vì bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại Indonesia, Kissinger nhắm mắt để cho Indonesia dưới thời ổng thống Suharto xâm chiếm Đông Timor, khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.

Cựu ngoại trưởng Kissinger cũng đã đặc biệt dành nhiều công sức cho Trung Cận Đông. Ông đã khởi xướng các chiến dịch không vận để hỗ trợ Israel đối đầu với các nước Ả rập trong chiến tranh Yom Kippur, trước khi đàm phán và thu phục Ai Cập. Cairo đã thoát bóng của Liên Xô để trở thành "một đồng minh then chốt" của Hoa Kỳ.

Thanh Hà

**************************

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

BBC, 30/11/2023

Trong hàng thập kỷ cầm quyền, ông Kissinger đóng vai trò quan trọng, và đôi khi gây tranh cãi, trong chính sách ngoại giao và an ninh của Mỹ.

Kissinger Associates, một công ty tư vấn chính trị do ông Kissinger sáng lập, đã ra thông báo cho biết nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ qua đời ở nhà tại bang Connecticut, Mỹ.

Thông báo không nêu rõ nguyên nhân ông qua đời.

henry2

Ông Henry Kissinger tại lễ trao giải thưởng mang tên ông ở Berlin vào năm 2020

Khi Tổng thống Richard Nixon tuyên thệ nhậm chức vào năm 1969 thì ông Henry Kissinger đã được bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.

Ông Henry Kissinger sau đó được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại trưởng từ năm 1973 đến 1977, và kiêm chức cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Ông là người đầu tiên nắm giữ cả hai chức vụ ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia trong nền chính trị của Hoa Kỳ.

Henry Kissinger là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Gerald Ford từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Tuy nhiên, vào tháng 11/1975, Tổng thống Gerald R. Ford đã bãi nhiệm chức vụ cố vấn an ninh quốc gia của ông Kissinger. Và do đó, ông Henry Kissinger chỉ còn giữ chức vụ ngoại trưởng từ năm 1975.

Cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tiến sĩ Henry Kissinger, đã được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ.

Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận Nobel Hòa bình chung với 'đối thủ' Henry Kissinger nhưng sau chiến tranh có nói với truyền thông Phương Tây rằng nếu được 'trao riêng thì ông vẫn nhận'.

Ông Lê Đức Thọ cũng lên án Ủy ban Nobel đã trao giải năm đó "có sai lầm, một sai lầm đáng tiếc".

Giải thưởng gây tranh cãi này đã khiến hai thành viên của Ủy ban Nobel phải từ chức.

Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã cùng đàm phán Hiệp định Paris vào tháng 1/1973, theo đó Washington hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Tổng thống Nixon từng muốn Hiệp định hòa bình Paris là "hòa bình trong danh dự" (peace with honor).

Sinh tại Đức vào năm 1923 trong một gia đình gốc Do Thái, ông Kissinger đã đến Mỹ vào năm 1938, khi gia đình tháo chạy trước sự đàn áp của Đức Quốc xã.

Ông trở thành công dân Mỹ vào năm 1943 và sau đó đi phục vụ quân ngũ trong ba năm và tham gia vào cơ quan chống gián điệp Counter Intelligence Corps của Mỹ.

Sau khi trở thành tiến sĩ, ông đã giảng dạy ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

Vào năm 1969, khi được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia, ông Henry Kissinger được cho là có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Trong thời gian giữ chức vụ ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền của Nixon - và sau đó là Tổng thống Gerald Ford - ông Kissinger đã đi đầu trong các nỗ lực ngoại giao về các vấn đề với Trung Quốc, giúp đàm phán chấm dứt cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và các quốc gia láng giềng, đóng vai trò quan trọng trong đàm phán Hiệp định Paris, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các năm qua, Kissinger lại là người bị chỉ trích kịch liệt từ những người đã cáo buộc ông hậu thuẫn các thể chế đàn áp trên khắp thế giới, bao gồm chế độ của nhà độc tài Augusto Pinochet ở Chile.

Ông Henry Kissinger đã theo đuổi chính sách hòa hoãn (détente) với Liên Xô, dẫn đến các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và gia tăng khả năng kết thúc căng thẳng trong thời Chiến tranh Lạnh cùng mối đe dọa hạt nhân.

Dù rời khỏi chính phủ vào năm 1977, ông Henry Kissinger vẫn tiếp tục là một nhà phê bình có tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề chính trị. Ông luôn là nhân vật được các vị tổng thống Mỹ và giới lập pháp 'săn đón'.

Ông nắm giữ chức vụ trong ban lãnh đạo nhiều công ty khác nhau, là một nhân vật có ảnh hưởng tại các diễn đàn an ninh và đã ra mắt 21 cuốn sách.

Ông Kissinger đã bước sang tuổi 100 vào tháng 5 vừa qua và tiếp tục làm việc cho đến cuối đời, bao gồm chuyến đi bất ngờ đến Bắc Kinh và có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 7.

Ông Henry Kissinger đã sống cùng người vợ thứ hai là bà Nancy Maginnes Kissinger trong 50 năm, có hai người con trong cuộc hôn nhân đầu và có năm người cháu.

Winston Lord, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và cựu cố vấn đặc biệt cho Kissinger ở Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, nói rằng "thế giới đã mất đi một người không ngừng nghỉ ủng hộ cho hòa bình".

"Nước Mỹ đã mất đi một người tranh đấu vì lợi ích quốc gia mang tầm ảnh hưởng lớn", Reuters dẫn lời ông Lord.

"Trong suốt hơn bảy thập niên, ông ấy đã biến chuyển vai trò của nước Mỹ trên thế giới, gắn kết quốc gia cùng nhau trong cuộc khủng hoảng hiến pháp, khắc họa một tầm nhìn xa trộng rộng, cố vấn cho các lãnh đạo thế giới, và làm giàu mạnh các diễn ngôn quốc gia và quốc tế", ông Lord nói.

BBC, 30/11/2023

***************************

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100 tuổi

RFA, 30/11/2023

Ông Henry Kissinger qua đời vào ngày 29/11/2023 (giờ Mỹ) tại nhà riêng ở bang Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi.

henry3

Ảnh chụp ngày 23/1/1973 : Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bắt tay với Ủy viên Bộ Chính trị Bắc Việt Lê Đức Thọ sau khi ký kết thỏa thuận ngừng bắn trong chiến tranh Việt Nam, ngày 23 tháng 1 tại Paris. AFP

Kissinger là một nhà ngoại giao đầy quyền lực cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi. Ông đã tham gia vào nhiều sự kiện toàn cầu mang tính thay đổi thời đại trong những năm 1970, bao gồm Chiến tranh Việt Nam, mở cửa ngoại giao với Trung Quốc, các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Liên Xô và mở rộng quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Ả rập.

Giải Nobel Hòa bình năm 1973 thuộc về Kissinger và Lê Đức Thọ của Bắc Việt là một trong những giải gây tranh cãi nhất trong lịch sử giải thưởng.

Reuters, họ được chọn để làm việc trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, nhằm dàn xếp việc rút quân Mỹ, ngừng bắn và duy trì chính quyền miền Nam Việt Nam. Hai thành viên của ủy ban Nobel đã từ chức vì sự lựa chọn này và ông Thọ từ chối giải thưởng với lý do công việc của họ chưa mang lại hòa bình.

Nguồn : RFA, 30/11/2023

**************************

Cu ngoi trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger qua đi tui 100

VOA, 30/11/2023

Cho ti cui đi, Kissinger vn được nhiu người trng vng như mt chính khách lão thành, được nhiu lãnh đo thế gii tham kho ý kiến v các vn đ an ninh và chiến lược.

henry4

Henry Kissinger, năm 1973, ti B Ngoi Giao Hoa K, Washington.

Tiến sĩ Henry A. Kissinger, hc gi, chính khách và nhà ngoi giao ni tiếng, ngoi trưởng th 56 ca M, người có quyn lc ít ai bì trong chính sách đi ngoi ca M dưới chính quyn ca Tng thng Richard M. Nixon và Gerald Ford, qua đi hôm 29/11 ti nhà riêng Connecticut, hưởng th 100 tui.

Ông là cu ngoi trưởng và là cu c vn An ninh Quc gia Hoa K.

S ra đi ca ông Kissinger được Kissinger Associates, công ty tư vn do ông lp ra, loan báo, Reuters cho biết. Thông báo ca Kissinger Associates không nói rõ nguyên nhân.

Trong nhiu thp k sau khi ri chính trường, vi tư cách là nhà tư vn và nhà văn, Henry A. Kissinger đã đưa ra nhiu ý kiến giúp đnh hình chính tr và kinh doanh toàn cu, t Washington Post nhn đnh.

Mc dù tui cao nhưng trong nhng năm gn đây, Kissinger vn tham d các cuc hp Nhà Trng, xut bn sách v phong cách lãnh đo và ra điu trn trước Thượng vin v mi đe da ht nhân ca Triu Tiên.

Hi tháng 7 năm nay, ông đã có chuyến thăm bt ng đến Bc Kinh và được Trung Quc đón tiếp trng th. Ch tch Tp Cn Bình khi đó đã gi ông là người bn cũ’.

Là mt trong nhng nhân vt đóng vai trò then cht dn ti hòa đàm Paris, dn đường cho các lc lượng M trit thoái ra khi min Nam Vit Nam, rt cuc dn đến kết thúc chiến tranh Vit Nam, ông Henry Kissinger được coi là nhà ngoi giao đi tài, mt chính khách đy quyn lc nhưng gây rt nhiu tranh cãi.

Thân thế s nghip

Sinh Đc ngày 27/5/1923 trong mt gia đình gc Do Thái, Henry Alfred Kissinger thoát khi nanh vut ca chế đ Đc Quc xã khi gia đình di cư sang Hoa K vào năm 1938. Ông nhp quc tch M năm 1943 và phc v trong quân đi trong Thế Chiến th Hai, ri sau đó trong chính ph quân s M chiếm đóng Đc.

Xut ngũ, ông theo đui hc vn ti Đi hc Harvard và năm 1954, tt nghip Tiến sĩ chính tr hc t đi hc ni tiếng này.

Ông ni lên trong vai trò mt giáo sư Đi hc Harvard, được mi tư vn v các vn đ an ninh và chiến lược cho nhiu cơ quan chính ph qua nhiu đi Tng thng, t Eisenhower, John Kennedy cho ti Lyndon Johnson.

Thành tích

Được Tng thng Nixon b nhim làm ph tá an ninh quc gia, ri sau này, C vn An ninh quc gia (1969-75), Ngoi trưởng (1973-77), Kissinger đóng vai trò quan trng trong vic đnh hình chính sách đi ngoi ca Hoa K trong giai đon t 1969 cho ti 1976.

Tn dng v thế là nhân vt rt có thế lc trong chính ph ca Tng thng Nixon, ông bí mt đàm phán vi Bc Vit, Liên Xô và Trung Quc. Ông đi đêm vi mt s lãnh đo chính quyn min Bc, đàm phán hip ước vũ khí vi Liên bang Xô viết, và là kiến trúc sư ca chính sách xích li gn Bc Kinh (1972).

Năm 1973, Tiến sĩ Kissinger được Vin Hàn Lâm Thy Đin chn trao Gii Nobel Hòa Bình cùng lãnh đo cộng sn Việt Nam, Lê Đc Th, "vì nhng đóng góp cho hòa đàm Paris, dn ti vic rút quân đi M ra khi chiến tranh Vit Nam". Quyết đnh này gây tranh cãi gay gt, nhiu người cho rng y ban Nobel đã sai lm, hai thành viên trong hi đng đã t chc đ phn đi quyết đnh ca y ban.

Ngay chính nhng nhân vt được chn cũng cm thy ngn ngi, ông Lê Đc Th, trưởng đoàn ngoi giao Vit Nam đàm phán Hip đnh Paris, không nhn Gii Nobel Hòa bình, vin lý do "hòa bình vn chưa được thc hin ti Vit Nam". Kissinger thì tng tin thưởng cho các hot đng t thin, và không tham gia l trao gii.

Kissinger là tác gi nhiu quyn sách v chính tr và chính sách đi ngoi, trong đó có "American Foreign Policy Chính sách đi ngoi M" (1969), "The White House Years Nhng Năm trong Tòa Bch c" (1979), "Diplomacy Ngoi giao" (1994), "Does America Need a Foreign Policy ? : Toward a Diplomacy for the 21st Century- Liu Hoa K có cn mt chính sách đi ngoi ? Hướng ti nn Ngoi giao Thế k 21 (2001) ; Ending the Vietnam War : A History of Americas Involvement in and Extrication from the Vietnam War Chm dt Chiến tranh Vit Nam- Lch s v s tham gia ca M, và rút ra khi chiến tranh Vit Nam (2003), "On China- V Trung Quc (2011)", và "World Order- Trt t Thế gii" (2014).

Cho ti cui đi, Kissinger vn được nhiu người trng vng như mt chính khách lão thành, được nhiu lãnh đo thế gii tham kho ý kiến v các vn đ an ninh và chiến lược.

Là người Do Thái có nh hưởng ln nht trong lch s Hoa K, Kissinger nhn được rt nhiu huân chương cao quý ca M, trong đó phi k ti "Huân chương T do ca Tng thng" do Tng thng Gerald Ford trao tng.

Tai tiếng 'tội phm chiến tranh'

Tuy vy, không ít người cho rng Kissinger phi chu trách nhim v mt s 'tội ác chiến tranh' ti nhiu nước. Mt s nhà báo, nhà tranh đu và lut sư nhân quyn lên án vai trò ca ông trong các ti ác chiến tranh Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, và Nam M.

H nói Kissinger là người 'đo din' các đt oanh kích ti Việt Nam và Campuchia nhm vào thường dân, rng ông hu thun cho các chế độ độc tài tàn bo Châu M La Tinh trong thập niên 1970 và 1980.

Thân nhân ca nhng nn nhân ca nhà độc tài Pinochet ti Chile và nhiu người khác phn đi d di khi ông Kissinger được mi phát biu ti Din đàn y ban Nobel Oslo vào năm 2016. H mô t ông là "tội phm chiến tranh", cn phi b mang ra xét x.

VOA, 30/11/2023

Published in Quốc tế

Henry Kissinger : Người định hình thế giới đầy tranh cãi

BBC, 30/11/2023

Sự kiện nhà ngoại giao Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 một lần nữa làm dậy lên những ý kiến trái chiều.

kissinger1

Henry Kissinger, một nhân vật chính trị Hoa Kỳ, đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong quan hệ quốc tế cận đại.

Một người theo chủ nghĩa "hiện thực" trong quan hệ quốc tế, ông Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa bình và cũng bị lên án kịch liệt, bị coi là tội phạm chiến tranh.

Với vai trò là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, ông đã theo đuổi mạnh mẽ chính sách hòa hoãn (détente) - giúp làm tan băng mối quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc.

Đường lối ngoại giao con thoi của ông đã giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa các quốc gia Ả rập và Israel hồi năm 1973 ; hòa đàm để đạt được Hiệp định Paris giúp đưa Mỹ ra khỏi một cơn ác mộng kéo dài ở Việt Nam.

Thế nhưng điều mà giới ủng hộ ông mô tả là "Chính trị thực dụng" (Realpolitik) thì phe chỉ trích lên án là vô đạo đức.

Ông đã bị cáo buộc từ việc hậu thuẫn ngầm cho cuộc đảo chính đẫm máu, lật đổ chính phủ theo cánh tả ở Chile, và nhắm mắt làm ngơ trước "cuộc chiến bẩn thỉu" của quân đội Argentina nhằm vào người dân.

kissinger2

Henry Kissenger đã được trao giải Nobel Hòa bình nhưng lại bị giới chỉ trích lên án kịch liệt.

Khi nghe tin Kissinger được trao giải Nobel, danh hài Tom Lehrer từng có một tuyên bố nổi tiếng rằng "châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời".

Chạy trốn Đức Quốc xã

Heinz Alfred Kissinger sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu ở bang Bavaria, Đức vào ngày 27/5/1923.

Gia đình ông đã phải tìm đường chạy trốn trước sự đàn áp của Đức Quốc xã và gia nhập cộng đồng người Đức gốc Do Thái ở New York vào năm 1938.

"Henry" là một thiếu niên có bản tính nhút nhát, luôn giữ được giọng nói đặc trưng và tình yêu bóng đá.

Ông đi học vào buổi tối, trong khi làm việc tại một nhà máy sản xuất cọ quét kem cạo râu vào ban ngày và từng có ý định đi học ngành kế toán nhưng rồi đã buộc phải nhập ngũ.

Được biên chế vào bộ binh, bộ não và kỹ năng ngôn ngữ của ông đã được dùng cho bộ phận tình báo quân đội. Kissinger đã chiến đấu trong Trận chiến Bulge và tự mình quản lý một thị trấn chiếm được tại Đức - mặc dù lúc bấy giờ mới chỉ giữ cấp bậc binh nhì.

Gần cuối cuộc chiến, ông đã tham gia cơ quan phản gián. Người thanh niên 23 tuổi này được giao phụ trách một đội chuyên săn tìm những cựu nhân viên Gestapo của Đức Quốc xã, được toàn quyền bắt giữ đối tượng tình nghi.

Cuộc chiến hạt nhân nhỏ

Khi trở về Mỹ, ông đã học ngành khoa học chính trị tại Đại học Harvard và bước dần lên những nấc thang học thuật mới.

kissinger3

Ông Kissinger được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ của Tổng thống Nixon vào năm 1968.

Năm 1957, ông đã xuất bản một quyển sách nhan đề 'Nuclear War and Foreign Policy' (Chiến tranh hạt nhân và Chính sách ngoại giao) - trong đó cho rằng có thể chiến thắng bằng những cuộc chiến tranh hạt nhân có giới hạn. Được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ phản hoài nghi, ông cho rằng việc sử dụng ở cấp độ "chiến thuật" hoặc "chiến lược" các dòng tên lửa mới có thể là điều hợp lý.

Cuốn sách này đã khiến ông được chú ý. Hành trình dài đến danh tiếng và ảnh hưởng của Kissinger đã bắt đầu ; và lý thuyết "chiến tranh hạt nhân nhỏ" đến nay vẫn còn có tầm ảnh hưởng.

Ông đã trở thành trợ lý của Thống đốc New York và của ứng viên tổng thống Nelson Rockefeller. Và khi Richard Nixon trở thành ông chủ Nhà Trắng hồi năm 1968, Kissinger đã được giao một trọng trách sáng giá : Cố vấn An ninh Quốc gia.

Đó là một mối quan hệ phức tạp. Tổng thống Nixon đã dựa theo lời khuyên của Kissinger trong quan hệ quốc tế, nhưng lại có khuynh hướng bài Do Thái và ngờ vực người Mỹ gốc Do Thái.

Chiến tranh Lạnh lên đến đỉnh điểm : Vừa tránh được cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, quân đội Mỹ vẫn còn ở Việt Nam và Liên Xô vừa tiến hành xâm lược Tiệp Khắc.

Chính sách hòa hoãn

Nhưng Nixon và Kissinger đã đề ra việc giảm căng thẳng với Liên Xô : làm hồi sinh các cuộc đàm phán về giảm quy mô kho vũ khí hạt nhân của đôi bên.

Cùng lúc đó, một cuộc đối thoại đã được mở lại với chính phủ Trung Quốc, thông qua Thủ tướng Chu Ân Lai. Điều này đã giúp cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, nhưng gia tăng áp lực ngoại giao cho giới lãnh đạo Liên Xô - những người đang lo ngại quốc gia láng giềng to lớn này.

Các nỗ lực của Kissinger đã trực tiếp dẫn đến chuyến đi lịch sử của Nixon đến Trung Quốc hồi năm 1972, khi ông có cuộc gặp với cả Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông - chấm dứt 23 năm cô lập và thù địch về mặt ngoại giao.

kissinger4

Thủ tướng Chu Ân Lai và ông Henry Kissinger trong một buổi yến tiệc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh

Việt Nam

Trong thời gian này, Mỹ đang gia tăng nỗ lực rút quân khỏi Việt Nam.

"Nền hòa bình trong danh dự" là một cụm từ chính trong cam kết tranh cử của Tổng thống Nixon ; và Kissinger đã từ lâu đưa ra kết luận rằng bất kỳ chiến thắng quân sự nào của Mỹ cũng đều vô nghĩa - và rằng họ không thể "đạt được một thực tiễn chính trị có thể tồn tại sau khi chúng ta rút quân hoàn toàn".

Ông đã tiến hành đàm phán với Cộng sản Bắc Việt, nhưng đồng ý với Nixon về chuyện ném bom rải thảm bí mật ở Campuchia - nhằm rút cạn nguồn lực và hàng cung cấp cho phe cộng sản.

Chính sách này đã dẫn đến cái chết của ít nhất 50.000 thường dân và sự bất ổn tại Campuchia đã dẫn đến một cuộc nội chiến và chế độ thảm sát bạo tàn của Pol Pot.

kissinger5

Henry Kissinger (phải) đã tiến hành đàm phán với lãnh đạo Bắc Việt, ông Lê Đức Thọ, tại Paris vào năm 1973. Hai người đã được đồng trao giải Nobel Hòa bình.

Trong một loạt các cuộc đàm phán phức tạp với phía Bắc Việt ở Paris, ông Kissinger - khi đó là Ngoại trưởng Mỹ - đã thương lượng về việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Điều này đã giúp ông được trao giải Nobel Hòa bình - cùng với ông Lê Đức Thọ, đại diện đàm phán từ Bắc Việt - đây là một quyết định bị những giới vận động vì hòa bình công kích.

Kissinger đã chấp thuận giải thưởng "với sự khiêm nhường" và dành tặng toàn bộ số tiền thưởng cho con em của những quân nhân Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này.

Hai năm sau đó, khi Cộng sản Bắc Việt đánh bại quân đội Nam Việt Nam, ông đã cố trả lại giải Nobel.

Chính trị thực dụng

Đường lối ngoại giao con thoi của ông Kissinger đã giúp mang lại một lệnh ngừng bắn theo sau cuộc chiến tranh năm 1973 giữa các quốc gia Ả rập và Israel.

Hệ thống nghe lén bí mật của Nixon tại Nhà Trắng đã ghi lại việc Thủ tướng Israel Golda Meir đưa ra lời cảm tạ chân tình về cách Nixon và Kissinger đã đối đãi dành cho quốc gia của bà ta.

Nhưng sau khi bà này hết nhiệm kỳ, các băng ghi âm đã hé lộ mặt tối của đường lối Chính trị thực dụng. Cả Kissinger và Nixon đều không có ý định gây áp lực cho Liên Xô để cho phép người Nga gốc Do Thái tìm kiếm cuộc sống mới ở Israel.

"Việc di dân của người Do Thái sang Liên Xô không phải là mục tiêu của ngoại giao của Hoa Kỳ", ông Kissinger nói. "Và nếu họ đưa những người Do Thái vào phòng hơi ngạt ở Liên Xô, thì đó cũng không phải mối bận tâm của Mỹ. Có lẽ đây là một mối quan ngại về nhân đạo".

kissinger6

Ông Henry Kissinger gặp Tướng Augusto Pinochet của Chile vào năm1976.

Việc nhà lãnh đạo Salvador Allende, một người theo chủ nghĩa Marx, trở thành Tổng thống Chile đã gây nên vấn đề cho Mỹ. Chính phủ mới khi đó ủng hộ Cuba và đã quốc hữu hóa các công ty của Mỹ.

CIA đã tiến hành các chiến dịch bí mật ở Chile nhằm giúp các nhóm đối lập lật đổ chính phủ mới. Kissinger lúc bấy giờ đứng đầu ủy ban cho phép thực hiện hành động này.

"Tôi không thấy lý do tại sao chúng ta lại đứng yên mà nhìn một quốc gia chuyển sang cộng sản vì sự vô trách nhiệm của nhân dân nước đó", ông tuyên bố. "Vấn đề này quá quan trọng nên không thể để mặc cử tri của Chile tự quyết được".

Thế là quân đội đã nhảy vào và ông Allende thiệt mạng trong một cuộc đảo chính bằng vũ lực, từ đó Tướng Pinochet lên nắm quyền. Nhiều binh lính của ông tướng này hóa ra đã nhận tiền từ CIA.

Những năm sau đó, chính Kissinger đã trở thành đối tượng theo đuổi của một số tòa án trong các cuộc điều tra về vi phạm nhân quyền và cái chết của người nước ngoài dưới thời chính quyền quân sự cầm quyền tại Chile.

kissinger7

Tổng thống Gerald Ford đã giữ ông Kissinger làm ngoại trưởng sau vụ bê bối Watergate.

Một năm sau đó (năm 1974), ông Kissinger chứng kiến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức trong nước mắt vì vụ bế bối Watergate. Người kế nhiệm ông Nixon là Gerald Ford vẫn duy trì chức vụ ngoại trưởng của Kissinger.

Ông đã gây áp lực khiến phe thiểu số da trắng tại Rhodesia (nay là Zimbabwe) phải từ bỏ quyền lực, nhưng bị cáo buộc đã làm ngơ trước tình trạng "biến mất" của những người chỉ trích chính quyền quân sự Argentina.

Quyền lực : Thuốc kích thích hiệu nghiệm nhất

Ông là nhân vật gây tranh cãi sau khi rời nhiệm sở vào năm 1977 : Người ta đã phải rút lại lời đề nghị mời ông vào ngồi ghế trong hội đồng tại Đại học Columbia do vấp phải sự phản kháng của sinh viên.

kissinger8

Ông Henry Kissinger và Vương phi Diana vào năm 1996

Ông đã trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ chính sách ngoại giao của các Tổng thống Jimmy Carter và Bill Clinton, lập luận rằng các tổng thống này muốn một bước nhảy vọt để đạt được hòa bình ở Trung Đông. Đối với Kissinger, điều này chỉ có thể diễn ra từng bước một mà thôi.

Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, Tổng thống George W Bush đã đề nghị Kissinger chủ trì một cuộc điều tra về các vụ tấn công ở New York và Washington, nhưng ông đã bị buộc phải rời khỏi chức vụ này chỉ trong vài tuần - sau khi từ chối công khai danh sách các khách hàng cho dịch vụ tư vấn của ông và từ chối trả lời các câu hỏi về xung đột lợi ích.

Ông đã tổ chức các cuộc họp với Tổng thống Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney để đưa ra lời khuyên cho họ về chính sách ở Iraq theo sau cuộc tấn công năm 2003. "Chiến thắng quân nổi dậy", ông nói với họ, "là chiến lược thoát ra nhanh nhất".

Luôn là người có ảnh hưởng, ông đã tư vấn cho Tổng thống Donald Trump về các vấn đề ngoại giao sau khi ông Trump nhậm chức năm 2017 - một trong các đề xuất là chấp nhận việc Vladimir Putin chiếm Crimea.

Mặc dù vậy, trước khi bước vào tuổi 100 vào năm 2023, Kissinger đã thay đổi quan điểm về Ukraine. Sau cuộc xâm lược của Nga, ông đưa ra lập luận rằng quốc gia của Tổng thống Zelensky nên tham gia NATO sau khi nền hòa bình đã được đảm bảo.

kissinger9

Ông Henry Kissinger trong cuộc trao đổi với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào năm 2017.

Henry Kissinger có một danh sách dài vô tận người quen biết và một trí thông minh nhanh nhạy. "Quyền lực", ông từng ví von, "là loại thuốc kích thích hiệu nghiệm nhất".

Với một tính cách khác người thường, ông trở thành trung tâm quyền lực trong thời gian xảy ra những sự kiện mang tính cột mốc của 100 năm qua.

Dù bị nhiều người căm giận, Kissinger vẫn không hề hối hận về việc toàn tâm toàn ý theo đuổi các lợi ích của Mỹ và việc bảo vệ phong cách của quốc gia.

"Một quốc gia mà cứ đòi hỏi sự hoàn hảo về mặt đạo đức trong chính sách ngoại giao", ông từng tuyên bố, "thì sẽ không đạt được gì, cả sự hoàn hảo lẫn an ninh".

Nguồn : BBC, 30/11/2023

************************

Henry Kissinger trong mt hc gi M và cu quan chc Việt Nam Cộng Hòa

VOA, 30/11/2023

Giáo sư Larry Berman nói người min Nam hoàn toàn có lý do đ cm thy cay đng v s di trá ca Kissinger trong các cuc thương thuyết vi Hà ni ; và, nếu phi viết mt câu lên m chí ca Kissinger, thì câu đó nên là : "Mt nhân vt đáng gm nhưng gây tranh cãi, quan trng nhưng di trá".

kissinger10

Có nhiu tranh cãi v vai trò lch s ca Tiến sĩ Kissigner trong chiến tranh Vit Nam. Nhiu người ng h Việt Nam Cộng Hòa quy li cho Kissinger là đã tiếp tay vi cng sn min Bc đ thôn tính min Nam đưa ti s cáo chung ca chế đ Việt Nam Cộng Hòa.

Mt chuyên gia v chính tr và chính sách đi ngoi tng nghiên cu v các nhim k Tng thng M, cũng là mt chuyên gia v chiến tranh Vit Nam, Tiến sĩ Larry Berman, tng nhn đnh v vai trò ca Henry Kissinger trong lch s : "Tiến sĩ Kissinger là nhân vt lch s đáng k, quan trng nhưng gây nhiu tranh cãi. Ông tng là mt Ngoi trưởng đy quyn lc, có rt nhiu nh hưởng dưới thi Tng thng Nixon. Trong nhng năm đu ca nhim k Tng thng Nixon, Kissinger là C vn An ninh Quc gia có thế lc và trước đó ông đóng mt vai trò thiết yếu trong giai đon chuyn tiếp quyn lc gia Tng thng Johnson và Tổng thống Nixon".

Sau khi Tổng thống Nixon t chc, Kissinger vn duy trì được uy tín trong tư cách là mt nhà tư tưởng, mt nhà din thuyết, mt chính khách lão thành được nhiu đi Tng thng M tham kho ý kiến và xin c vn v mt lot vn đ liên quan ti chính sách đi ngoi và quan h quc tế.

Có nhiu tranh cãi v vai trò lch s ca Tiến sĩ Kissigner trong chiến tranh Vit Nam. Nhiu người ng h Việt Nam Cộng Hòa quy li cho Kissinger là đã tiếp tay vi cng sn min Bc đ thôn tính min Nam đưa ti s cáo chung ca chế đ Việt Nam Cộng Hòa. Tiến sĩ Larry Berman nói ông Kissinger đã không chm dt chiến tranh Vit Nam, điu mà ông ta làm là chm dt s can d ca M trong chiến tranh Vit Nam.

"Đây có th là mt trong nhng vai trò gây nhiu tranh cãi nht. Tôi nghĩ các tài liu lch s đã chng minh vic này. Đó là cá nhân ông Kissinger phi chu trách nhim đã đánh lc hướng min Nam Vit Nam ri nut li ha vi Tng thng Thiu, ông y quan tâm hơn ti vic thương thuyết vi Lê Đc Th ca min Bc hơn là ông Thiu, và gii pháp mà ông ta thương lượng bí mt vi min Bc mà không h tham kho ý kiến ca đng minh Vit Nam, v cơ bn, là mt hip đnh t sát đi vi quc gia trước đây được gi là Nam Vit Nam".

Tng thng Thiu đã vô cùng gin d khi rt cuc phát hin ra nhng nhượng b hết sc vô lý ca Kissinger, k c rút quân đi M ra khi Vit Nam trong khi chp nhn cho Hà ni duy trì các lc lượng ca h min Nam. Và sau khi s đã ri, Kissinger tìm đ mi cách đ tăng sc ép buc Tng thng Thiu ký hip đnh đ gi nhng cam kết đã ha vi Lê Đc Th.

Tiến sĩ Berman, tng nói trong cuc phng vn trước đây vi VOA : ng Thiu gin ti mc đòi Nixon phi cung cp thư t và tài liu mt khác, bo đm máy bay ném bom B52 ca M s quay tr li, nếu và khi nào hip đnh b vi phm, điu mà c ông Nixon ln ông Kissinger đu tin s xy ra. Thế nhưng v tai tiếng Watergate đã làm hng kế hoch đó, ti khi chuyn xy ra, đng minh nut li ha trên giy trng mc đen, và không có máy bay B52 nào tr li Vit Nam".

Thế mà nh nhng cuc i đêm" đó, Hàn Lâm vin Thy Đin đã chn hai ông Kissinger và Lê Đc Th cho Gii Nobel Hòa Bình. Kissinger nhn gii nhưng đi tác Lê Đc Th t chi, vin lý do "Hòa bình vn chưa đến vi Vit Nam".

Tr li câu hi ca VOA tiếng Việt, nhìn li, liu hai ông Lê Đc Th và Kissinger có xng đáng được vinh danh vi Gii Nobel Hòa Bình, Giáo sư Berman nói trên thc tế "không mt phút giây hòa bình nào đến vi Vit Nam sau khi đt được hip đnh".

"Tôi không tin là hai ông xng đáng nhn Gii Nobel. Có th nói s ma mai đã lên đến tt cùng nếu hai ông cùng nhn Gii Nobel. Nhưng rt cuc ch có ông Kissinger đng ý nhn gii".

V quan đim và phn trách nhim ca Tổng thống Nixon trong nhng quyết đnh liên quan ti Vit Nam dn ti s sp đ ca chế đ min Nam, so vi vai trò ca ông Kissinger, Tiến sĩ Larry Berman nói theo ông, có s khác bit ln gia Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger : "Tôi tin rng Kissinger không quan tâm, ông y ch mun có mt khong cách thi gian tương đi t lúc ký hip đnh ti lúc min Nam sp đ, đ đ người ta không quy li cho ông, theo li min là Nam Vit Nam sp đ nhưng không quá gn lúc mà tôi ký hip đnh, thì không ai có th đ li cho tôi".

Nixon thì khác, Tiến sĩ Berman tin rng nếu không có v tai tiếng Watergate, Tổng thống Nixon chc chn đã gi li ha vi Tng thng Thiu : "Không có cách nào ông Nixon li đ s sách ghi chép rng min Nam Vit Nam đã cáo chung dưới quyn ông, trong nhim k Tng thng ca ông. Cho nên tôi tin rng Nixon đã gi nhng cam kết ca ông. V phn Kissinger thì c thuyết phc ông Nixon rng không cn làm như thế, chúng ta đã làm đ ri".

Trong cun "No Peace, No Honor" - "Không Hòa bình, Chng Danh d", Tiến sĩ Larry Berman nói đây là ln đu tiên trong lch s Hip chng quc Hoa K, người M đ cho mt đng minh ca mình cn súng đn trong lúc đang phi t bo v ly mình.

Trong mt cuc phng vn dành cho VOA tiếng Việt trước đây, ông Hoàng Đc Nhã, Bí thư Tng thng Nguyn Văn Thiu, bày t s phn n ca ông v vai trò và nhng li l bt nhã ca ông Kissinger v ông và Tng thng Thiu, khi lãnh đo min Nam kháng c áp lc ca Kissinger ép Tng thng Thiu ký mt hip đnh bt li cho min Nam Vit Nam.

Giáo sư Larry Berman, tác gi cun "The Perfect Spy Đip viên hoàn ho" v Phm Xuân n, xác nhn tin này : "Sau lưng h, Henry Kissinger nói xu v Tng thng Thiu và ông Nhã và trong nhiu tài liu được gii mt, chúng ta có th t kim chng trên mng bng cách truy cp các tài liu nay được ph biến, trong đó có mt câu mà tôi nh, khi ông Kissinger tha nhn ông đã gi Tng thng Thiu và các quan chc Việt Nam Cộng Hòa trong thế cóc ngi đáy giếng nhìn lên ch thy bóng ti trong khi ông ta thương lượng v tương lai ca Nam Vit Nam vi Lê Đc Th. Thế cho nên tôi hoàn toàn đng ý vi ông Hoàng Đc Nhã v nhn đnh đó".

Nhn xét v Tiến sĩ Kissinger, mt nhân chng khác thi y, ông Bùi Dim, cu Đi s Việt Nam Cộng Hòa ti Hoa K, lúc sinh thi tng nói vi VOA : ng v phương din ngoi giao thì Kissinger có rt nhiu ý kiến gi là dàn xếp trên chính trường quc tế, nhưng trường hp ông y đi x vi Vit Nam thì tôi phi thành thc nói rng ông y không lý gì ti s phn ca người dân Vit Nam, và cái đó là mt điu mà tôi vn cho rng ông y thiếu sót ln trong vic điu khin ngành ngoi giao Hoa K".

Trong cuc phng vn dành cho VOA tiếng Việt trước đây, ông Bùi Dim tng nói Kissinger là người có nhng đnh kiến v vn đ ngoi giao, và nhiu năm trước Hip đnh Paris, ông đã viết mt bài báo v tương lai ca Vit Nam qua mt cuc điu đình. Khi có cơ hi tham gia chính ph Tng thng Nixon sau này, Kissinger đã ‘đi đêm vi nhng người cng sn bt chp s sng còn ca đng minh.

Và rng : iu đình ln trên chính trường quc tế mà ch nghĩ đến làm thăng bng cán cân trên thế gii mà không nghĩ đến quyn li, s sng còn ca nhng dân tc mà Hoa K đã ha giúp đ, thì đó là điu mà người Vit Nam và các nước nh khác cũng phi nghĩ đến khi giao thip, trông ch vào người M".

Trong mt cuc phng vn trước đây dành cho VOA v đ tài 30/4, ông Hoàng Đc Nhã, tng là Bí thư ca Tổng thống Nguyn Văn Thiu và là Tng trưởng Dân Vn - Chiêu Hi t 1973, nhn xét như sau v vai trò ca Tiến sĩ Kissinger : "Vai trò ca ông Kissinger trong vn đ đem đến hòa bình thì dĩ nhiên là… mt vết nhơ trong bang giao gia hai quc gia Hoa K và Việt Nam Cộng Hòa".

Giáo sư Larry Berman nói người min Nam hoàn toàn có lý do đ cm thy cay đng v s di trá ca Tiến sĩ Henry Kissinger trong các cuc thương thuyết vi Hà Ni.

Và ông kết lun, nếu phi viết mt câu lên m chí ca Kissinger, thì câu đó nên là : "Mt nhân vt đáng gm nhưng gây tranh cãi, quan trng nhưng di trá".

Nguồn : VOA, 30/11/2023

Published in Quốc tế

Tròn 100 tuổi, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cách đây hai tuần đã tới Trung Quốc để hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình và một số bộ trưởng Trung Quốc. Báo Pháp Le Figaro hôm 01/08/2023 đăng bài phỏng vấn Jérémie Gallon, tác giả cuốn sách "Henry Kissinger, một người Châu Âu", đề cập đến quan điểm của Kissinger về quan hệ Trung - Mỹ, cũng như về vai trò của Châu Âu trên trường thế giới. RFI xin giới thiệu.

kissinger0

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trong cuộc gặp ngày 20/7/2023 tại Bắc Kinh (Ảnh : AFP).

RFI : Hôm 20/07/2023, Tập Cận Bình đã tiếp Henry Kissinger tại Bắc Kinh. Chuyến đi này mang ý nghĩa gì ?

Jérémie Gallon : Henry Kissinger hoàn toàn tự tin rằng ông vẫn có thể đóng một vai trò tích cực trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington vào thời điểm quan hệ song phương cực kỳ căng thẳng và mong manh. Suy nghĩ này thực sự chính đáng, khi vào thời điểm hiện tại ở Trung Quốc, không có quan chức Mỹ nào được tôn trọng như Kissinger. Và mọi người không nên nghĩ rằng Kissinger thực hiện chuyến đi này vì háo danh : ông đã 100 tuổi, và việc đến Bắc Kinh là một hành trình đòi hỏi rất nhiều sức lực. Sở dĩ ông cố gắng như vậy, vì ông ấy tin rằng nó có thể mang tính xây dựng. Hơn nữa, ông sẽ không bao giờ làm một hành động đi ngược lại lợi ích của Mỹ. Chuyến thăm của Kissinger có thể đã làm dấy lên sự ganh tị ở Washington, nhưng ông đã không sang Bắc Kinh nếu Nhà Trắng phản đối.

Đúng là Trung Quốc đã tạo ra một sự tương phản rất rõ ràng giữa cách họ đón tiếp Kissinger và thái độ lạnh nhạt khi họ đón tiếp một số nhà lãnh đạo khác của Mỹ khi đến Bắc Kinh trong thời gian gần đây, như bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, ngoại trưởng Antony Blinken, John Kerry, đặc phái viên của Hoa Kỳ về khí hậu – tới Bắc Kinh cùng thời điểm với Kissinger - hay Bill Burns, lãnh đạo CIA. Kissinger đã có cuộc hội đàm với Tập Cận Bình, ông đã gặp ngoại trưởng Vương Nghị, cũng như bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc, mặc dù ông Lý đang là mục tiêu bị nhắm đến của các biện pháp trừng phạt từ phía Hoa Kỳ, gần đây đã từ chối gặp đồng nhiệm Mỹ, Lloyd Austin.

Đây là cách để Trung Quốc cho phương Tây thấy rằng họ có khả năng đối xử một cách trân trọng với một chính khách Mỹ, tìm cách hiểu lập trường của Trung Quốc. Có một biểu tượng rất lớn trong vấn đề này : Tập Cận Bình đã tiếp Kissinger tại Điếu Ngư Đài, nơi ông Kissinger đã gặp thủ tướng Chu Ân Lai trong chuyến công du đầu tiên của ông tới Bắc Kinh hồi năm 1971. Do đó, đây là chuyến thăm rất mang tính biểu tượng, nhưng không phải tất cả đều trống rỗng về thực chất.

RFI : Liệu có thể hy vọng quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington cải thiện hay không ?

Jérémie Gallon : Châu Âu thường có cảm tưởng rằng Washington có quan điểm đơn điệu về Trung Quốc ; một quan điểm có phần cực đoan trên mặt ý thức hệ. Tuy nhiên, những chuyến đi gần đây của tôi tới Washington đã cho tôi thấy rằng lập trường của Mỹ có nhiều sắc thái hơn. Chắc chắn có một tâm lý thù địch mạnh mẽ đối với Trung Quốc, mà chúng ta đặc biệt nhận thấy trong Quốc hội lưỡng viện, trong cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân Chủ, với những luận điệu rất hiếu chiến. Thế nhưng mặt khác, chính quyền Biden tỏ ra hòa hoãn hơn nhiều : họ hiểu rằng Hoa Kỳ đã đi quá xa khiến căng thẳng leo thang và Nhà Trắng biết về những nguy hiểm tiềm tàng trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ ngưng đối thoại.

Giờ đây, các cộng sự thân cận nhất của Biden đang tìm mọi cách để xuống thang căng thẳng mà không tỏ ra ngây thơ ; họ vẫn muốn thiết lập một chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc, đặc biệt trong việc kiểm soát xuất khẩu một số công nghệ tiên tiến. Khó khăn lớn mà chính quyền Biden gặp phải là nước Mỹ đang bước vào một chiến dịch bầu cử, và đảng Cộng Hòa, đặc biệt là Donald Trump, sẽ nắm lấy cơ hội nhỏ nhất để đả kích điều mà họ cáo buộc là thái độ mềm yếu của chính quyền Biden đối với Trung Quốc. Tìm được một sự cân bằng quả là khó.

RFI : Tuy nhiên, Kissinger không quá lạc quan về Trung Quốc. Gần đây, ông đã đề cập đến tình hình "tiền Thế Chiến Thứ Nhất" giữa hai quốc gia…

Jérémie Gallon : Kissinger không ngây thơ về Bắc Kinh ; ông biết rất rõ rằng Trung Quốc ngày nay không phải là Trung Quốc mà ông từng biết. Trung Quốc giờ đây đã hung hăng hơn nhiều ; Trung Quốc đã thực sự trở thành một đối thủ cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, và Bắc Kinh đang trong quá trình tăng cường khả năng quân sự. Có thể nhìn vào những năm trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất : Cường quốc thống trị là Hoa Kỳ - tương đương với Đế quốc Anh vào thời điểm đó – chứng kiến sự thống trị của mình bị thách thức bởi những cường quốc mới trỗi dậy, Trung Quốc và Đức vào đầu thế kỷ 20.

Đối với Kissinger, hai nước thực sự có khả năng xung đột. Mặc dù cả Mỹ lẫn Trung Quốc hiểu rất rõ rằng một cuộc xung đột sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp, song Kissinger lo ngại rằng hàng loạt sự cố vượt ra ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn đến việc xung đột bùng nổ. Để tránh xảy ra điều này, việc tái tạo các kênh liên lạc là vô cùng cần thiết.

RFI : Trong chuyến đi tới Thái Bình Dương, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi tìm kiếm một giải pháp thay thế cho sự cạnh tranh Trung-Mỹ. Kissinger đánh giá như thế nào về vai trò của Châu Âu trong quan hệ Trung-Mỹ ?

Jérémie Gallon : Để tiếng nói có trọng lượng trong chính sách đối ngoại, trước tiên cần phải vững chắc trong nội bộ. Luận điểm này là cốt lõi trong suy nghĩ của Kissinger, thường xuyên bị các nhà lãnh đạo lãng quên. Để tiếng nói của một cường quốc có trọng lượng, nước đó phải có sức mạnh về kinh tế, công nghệ và quân sự phù hợp với tham vọng của mình. Hiển nhiên là một mình Pháp không thể có một vai trò quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng các nước Châu Âu thì có thể. Nhưng chúng ta cũng phải tự hỏi liệu đây có phải là lĩnh vực mà Châu Âu có những đòn bẩy có tầm ảnh hưởng nhiều nhất hay không. Điều này không chắc chắn.

Thay vào đó, Châu Âu giờ đây thực sự có thể có ảnh hưởng trên các vấn đề kinh tế và thương mại, kể cả trên trục Moskva – Bắc Kinh. Về vấn đề này, tôi hoan nghênh tất cả những gì Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã làm trong 18 tháng qua để tìm ra những công cụ phòng vệ thương mại, chiến lược an ninh kinh tế gần đây do Ủy Ban Châu Âu đề xuất, quyết tâm bớt ngây thơ trong việc kiểm soát các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Châu Âu cũng như các công nghệ mà chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc.

RFI : Vậy có phải kinh tế sẽ luôn đóng vai trò quyết định ?

Jérémie Gallon : Mọi người ở Pháp ít đề cập đến hai bài phát biểu rất quan trọng ở Hoa Kỳ. Bài phát biểu đầu tiên là của bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Bà nhắc lại rằng bất chấp những căng thẳng song phương, nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ vẫn hết sức phụ thuộc lẫn nhau và do đó, việc kêu gọi tách rời các nền kinh tế này là vô trách nhiệm. Đây là một tiến bộ lớn vì Hoa Kỳ cuối cùng đã công nhận những gì Châu Âu nói trong một thời gian dài. Sau đó là bài phát biểu quan trọng vào ngày 27/04 của Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia rất có ảnh hưởng. Ông không đề xuất gì khác ngoài một "đồng thuận Washington" mới.

Lần đầu tiên sau ít nhất hai thập kỷ, một chính quyền Mỹ đã trình bày rõ ràng một chiến lược bao gồm những vấn đề chính trị, địa chính trị, an ninh quốc gia, kinh tế và thương mại. Nói một cách cụ thể hơn là ông Jake Sullivan đã nhấn mạnh đến cái chết của "đồng thuận Washington", đồng thuận mà từ cuối những năm 1980, đã khẳng định rằng sức mạnh của Mỹ trên thế giới dựa trên tự do hóa kinh tế, tự do thương mại và giảm thiểu vai trò của Nhà Nước. Đồng thuận này đã bị nhiều tổng thống Mỹ khác nhau, nhất là Trump, phá hỏng, nhưng rốt cuộc không có gì thực sự thay thế được nó.

Jake Sullivan đã trình bày đồng thuận mới mà Hoa Kỳ muốn thiết lập. Để đối mặt với những thách thức lớn, Hoa Kỳ cho rằng Nhà Nước giờ đây phải can thiệp sâu hơn nhiều vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đặc biệt, điều đó phải thông qua việc thiết lập các chính sách công nghiệp đầy tham vọng. Và tất cả những điều đó có liên hệ mật thiết với chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Các chiến lược gia Mỹ tin rằng chính nhờ sự đồng thuận Washington mới này mà mai đây họ sẽ có thể cạnh tranh và kiềm chế Trung Quốc. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, các nước Châu Âu.

Chiến lược bao hàm một chính sách công nghiệp thực sự, sẽ buộc chúng ta phải thực hiện chính sách công nghiệp một cách triệt để hơn so với những nỗ lực đã manh nha trong những tháng gần đây. Vấn đề bây giờ là liệu đồng thuận Washington mới này có được thực thi hay không, và liệu các đồng minh của Hoa Kỳ như Châu Âu, Hàn Quốc hay Nhật Bản có sẵn sàng tham gia hay không.

Phan Minh

Nguồn : RFI, 03/08/2023

Published in Diễn đàn

Henry Kissinger : 100 tuổi vẫn là nhà ngoại giao

Trọng Thành, RFI, 29/05/2023

Hiếm có chính trị gia nào lại gây phản ứng trái ngược như cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người vừa tròn 100 tuổi, ngày 27/05/2023. Trong lúc nhiều người coi Kissinger là kẻ nham hiểm, kẻ phản trắc, độc ác, thủ phạm của các chính sách khiến "hàng trăm nghìn người chết", nhiều đất nước bị tàn phá, thì ngược lại, không ít người coi ông là một con người sáng suốt, tài ba, thiện tâm vì hòa bình, nhìn thấu tương lai.

kissinger1

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ảnh chụp 2014. AP - Jason DeCrow

Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ các vận động bí mật của Kissinger để thiết lập bang giao Mỹ - Trung, đàm phán ký kết Hiệp định Paris dẫn đến đình chiến tại Việt Nam, rút quân đội Mỹ… Dù lên án hay ngưỡng mộ Kissinger, điều không thể phủ nhận là cựu ngoại trưởng Mỹ ở tuổi 100 vẫn theo dõi sát diễn biến chính trị quốc tế, và tiếp tục đưa ra nhiều tư vấn về quan hệ quốc tế, về chiến lược ngoại giao, được giới chuyên gia chú ý.

Kissinger tiếp tục viết sách. Một số tác phẩm chính trong mươi năm gần đây là "On China" (Về Trung Quốc) (2011), "World Order" (Trật tự thế giới) (2014), "The Age AI : And Our Human Future" (Kỷ nguyên trí thông minh nhân tạo : và tương lai của nhân loại chúng ta) (2021) (đồng tác giả), và "Leadership : Six studies in World Strategy" (Lãnh đạo : Sáu nghiên cứu về chiến lược toàn cầu) (2022). Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tuần báo Anh The Economist mới đây, cựu ngoại giao Mỹ cho biết đang có kế hoạch soạn hai cuốn sách, một tiếp tục về vấn đề trí thông minh nhân tạo và hai là về "bản chất các liên minh (chính trị quốc tế)", chủ đề xuyên suốt các quan tâm của Kissinger.

Động lực nào đã thúc đẩy Henry Kissinger hành động không mệt mỏi như vậy ? Và điều gì đã dẫn đến quan điểm rất đặc biệt của Kissinger về chính trị quốc tế, thường xuyên gây phản ứng hết sức trái ngược trong công chúng, cũng như trong giới chuyên gia ?

Nhật báo thiên hữu Pháp Le Figaro có bài "Henry Kissinger, nhà ngoại giao vượt thời gian", của nhà báo Laure Mandeville, cung cấp một số chỉ dẫn bước đầu giúp giải đáp các câu hỏi này. 

"Tất cả những gì vững chắc đều đã sụp đổ"

"Bảo thủ" (hay chủ trương bảo tồn) và "thực dụng" (hay thực tế) là hai nét tính cách nổi bật của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, theo nhà báo Laure Mandeville. Nhà sử học Pháp Charles Zorgbibe, trong cuốn tiểu sử Kissinger, ghi nhận khi còn nhỏ, cậu bé Heinz (tên hồi nhỏ của Henry Kissinger) vốn là một đứa trẻ rất hiếu động, sống hạnh phúc. Tuổi thơ hồn nhiên chấm dứt vào năm 1933, khi Hitler lên cầm quyền, lúc Heinz 10 tuổi. Cậu bé bị đuổi khỏi trường và 5 năm liền phải sống trong một xã hội mà các phong trào Quốc xã trút thù hận lên những người Do Thái, trước khi người cha quyết định đưa gia đình sang Mỹ. Hơn 10 người thân của Heinz mất tích trong nạn diệt chủng người Do Thái.

Kissinger kể lại : "Tất cả những gì là vững chắc đối với tôi đều đã sụp đổ… Đấy là một trải nghiệm tiêu cực". Theo tác giả cuốn tiểu sử Kissinger, chính việc phải sống trong tình trạng bất an kéo dài giải thích cho "quan điểm bảo thủ" của đương sự sau này.

Cựu đại sứ Pháp Gérard Araud, tác giả cuốn "Henry Kissinger. Le diplomate du siècle", ghi nhận ở Kissinger "sự nhảy cảm lớn đối với tính chất mong manh của thế giới, và ám ảnh thường trực tìm kiếm sự ổn định".

   kissinger2

   Tiến sĩ Henry A. Kissinger tại Đại học Harvard, Cambridge, ngày 25/09/1957. AP

"Trong sâu thẳm vẫn là người Châu Âu"

Định cư tại Mỹ, nhưng "trong sâu thẳm Kissinger vẫn là người Châu Âu". Ám ảnh về chiến tranh và sự hỗn loạn thúc đẩy Kissinger tìm hiểu sâu về lịch sử chính trị Châu Âu. Các thế hệ đi trước tại Châu Âu đã làm gì để tránh được chiến tranh, xác lập được một nền hòa bình lâu dài ?

Kissinger bảo vệ luận án tiến sĩ tại Harvard năm 1955. Luận án "A World Restored : Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace 1812-1822", được dịch ra tiếng Pháp với tiêu đề "Le Chemin de la paix" (Con đường của hòa bình), mô tả những nỗ lực trong giới cầm quyền các nước Châu Âu tìm kiếm các thỏa thuận liên minh nhằm tạo lập ổn định, tại một Châu Âu đầu thế kỷ 19, đang trong giai đoạn biến động sôi sục, với chiến tranh, công nghiệp hóa, sự trỗi dậy của các dân tộc, nguy cơ cách mạng…

Con đường đến hòa bình : Kinh nghiệm Châu Âu đầu thế kỷ 19

Đối với Kissinger, 10 năm nỗ lực về chính trị, ngoại giao của các chính trị gia hàng đầu Châu Âu lúc đó, Talleyrand (người Pháp), Metternich (người Áo), Castlereagh (người Anh), đã tạo lập những nền móng của nhiều thỏa hiệp quốc tế, cho phép Châu Âu về cơ bản được hưởng một nền hòa bình kéo dài một thế kỷ, chấm dứt với Thế chiến thứ nhất. Hội nghị Vienna (1814 – 1815), dưới sự chủ tọa của nhà ngoại giao Metternich, đã dẫn đến sự ra đời của Liên minh Thần Thánh (liên minh của ba nền quân chủ Châu Âu Nga – Áo – Phổ, bên thắng trong cuộc chiến chống lại đế chế Pháp hậu cách mạng của Napoléon). Kissinger đánh giá rất cao tính chất thực dụng, thực tế của các chính trị gia nói trên.

Theo Jérémie Gallon (tác giả cuốn "Henry Kissinger. L’Européen" / "Henry Kissinger. Người Châu Âu") (2021), hai thập niên học tập tại Mỹ đã cho phép Kissinger có được một hành trang tri thức hiếm có trước khi trở thành cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Nixon. Quan điểm hướng đến hòa bình, hành xử thực dụng, đã khiến Kissinger chọn chính sách hòa hoãn với cả Liên Xô và Trung Quốc. Theo Jérémie Gallon, chính sách hòa hoãn với Liên Xô của Kissinger, bị chính quyền Mỹ thời Reagan lên án, vì coi là đồng lõa với chính quyền độc tài, rút cục đã mang lại kết quả : sự giải thể của Liên Xô một phần được coi là kết quả của chính sách này.

kissinger3

Henry Kissinger tại Bộ ngoại giao, Washington, ngày 16/10/1973, sau khi thông báo được trao giải Nobel Hòa bình. AP

"Những giới hạn" của phương pháp Kissinger

Nhật báo thiên hữu Le Figaro cũng chỉ ra "những giới hạn" của phương pháp Kissinger. Cựu ngoại trưởng Mỹ đã cố gắng phát triển quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin trong khoảng 15 năm nay. Cuộc xâm lăng Ukraine cho thấy nỗ lực đã không mang lại kết quả. Nhiều người cũng chỉ trích chính sách nâng đỡ với nhà cầm quyền Bắc Kinh của Kissinger, với ảo ảnh Trung Quốc thay đổi, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành một đối thủ đáng sợ của phương Tây.

Dù bị chỉ trích, lên án không ít, tiếng nói của Kissinger vẫn tiếp tục được lắng nghe. Trước thềm sinh nhật Kissinger 100 tuổi, tuần báo Pháp đăng tải bài viết "Làm thế nào để tránh được cuộc Thế chiến thứ ba, theo Henry Kissinger " (dịch lại từ bài tổng hợp quan điểm của Kissinger trên báo Anh The Economist, sau 8 giờ trò chyện).

kissinger4

Henry Kissinger trong cuộc gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ngày 1/12/2022, tại trụ sở Bộ ngoại giao Mỹ. AP - Jacquelyn Martin

Chỉ còn "từ 5 đến 10 năm" để tránh Thế chiến thứ Ba

Cựu ngoại trưởng Mỹ cảnh báo, thế giới chúng ta đang trong tình trạng tương tự như trước Đại chiến thứ nhất, khi thế đối đầu giữa các bên đã dâng ngày càng cao. Khó có đường lui. Mọi động thái mất cân bằng có thể biến thành các thảm họa. Kissinger nhấn mạnh là "số phận của nhân loại phụ thuộc vào khả năng của Hoa Kỳ và Trung Quốc tìm được thỏa hiệp". Thời gian còn lại không nhiều : chỉ "từ 5 đến 10 năm". Bởi với sự phát triển như vũ bão của trí thông minh nhân tạo, sức mạnh hủy diệt của các công nghệ quân sự sẽ tăng gấp bội phần.

Kissinger đặt niềm tin vào "một nền ngoại giao thực tế, tỉnh táo, được củng cố bởi các giá trị chung được chia sẻ", "cân bằng sức mạnh", đề cao "sự tự chế", sẽ cho phép "tránh được xung đột". Trật tự thế giới cũ đang tan vỡ, cần phải "xây dựng một trật tự thế giới mới dựa trên các quy tắc, mà cả Châu Âu, cả Trung Quốc, cả Ấn Độ đều có thể tham gia". Đây chính là nhiệm vụ của lãnh đạo các đại cường hiện nay, theo cựu ngoại trưởng Mỹ.

Trọng Thành

Nguồn : RFA, 29/05/2023

***********************

Tròn 100 tuổi, Henry Kissinger nói gì về Đảng cộng sản Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung ?

BBC, 29/05/2023

Hôm 27/05/2023, ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, học giả nổi tiếng và không thiếu tai tiếng, tròn 100 tuổi.

kissinger6

Thủ tướng Chu Ân Lai mở tiệc đãi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972. Không có mặt trong ảnh nhưng cố vấn Henry Kissinger mới là người thiết kế chiến lược Bắt tay với Trung Hoa của Mỹ

Một số báo Châu Âu đã có bài về ông, BBC News tiếng Việt xin lược dịch một số đoạn trích đáng chú ý.

Trang The Economist  tại Anh hôm 17/05 đã phỏng vấn ông Henry Kissinger về cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Nhà ngoại giao nổi tiếng, người lèo lái chính sách Châu Á của Hoa Kỳ thời Chiến tranh Việt Nam, đích thân sang Trung Quốc thời Mao để kiến thiết chiến lược Bắt tay với Trung Quốc, nay cảnh báo cả hai nước về cuộc đối đầu trong Thế kỷ 21 :

"Ở Bắc Kinh hiện nay người ta đi tới kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ làm tất cả để trói chân Trung Quốc [to keep China down]. Còn ở Washington, họ thỏa mãn với ý nghĩ Trung Quốc lập mưu để lật đổ vị thế cường quốc dẫn dắt thế giới của Hoa Kỳ"...

"Cả hai bên đều tin tưởng rằng đối thủ đang tạo ra sự nguy hiểm chiến lược (strategic danger). Chúng ta đang trên con đường đi thẳng tới cuộc đối đầu hai đại cường".

Nói với The Economist, ông Kissinger, người vẫn được đón tiếp nồng nhiệt ở Bắc Kinh, cho rằng hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc "còn khoảng 10 năm để điều chỉnh quan hệ" nếu muốn tránh cuộc đối đầu - Thế Chiến III.

Trang The Sunday Times  ở Anh có bài của Giáo sư Niall Ferguson viết rằng "được ngưỡng mộ, và cũng bị không ít người lên án, với những nhà chỉ trích muốn đem ông ra tòa xử tội phạm chiến tranh, Henry Kissinger ít khi sai về địa chính trị quốc tế".

kissinger7

Hình chụp các ngoại trưởng đã nghỉ của Mỹ năm 2014 : trừ trái sang Henry Kissinger, James Baker, Madeleine Albright, Colin Powell và Hillary Clinton

Vẫn về Trung Quốc, Kissinger bác bỏ quan điểm được "nuôi dưỡng lâu nay" ở Phương Tây rằng nhờ kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia "giống Phương Tây".

Theo ông Ferguson, Henry Kissinger nói rằng với Hoa Kỳ, "việc chờ Trung Quốc Phương Tây hóa không còn là một chiến lược khả thi nữa". Tuy thế, ông cũng không tin rằng "thống trị thế giới là mục tiêu của Trung Quốc".

Theo Kissinger, Hoa Kỳ và Trung Quốc "vẫn có những điểm chung tối thiểu là trách nhiệm để thế giới không rơi vào thảm họa".

Còn trang Der Spiegel  ở Đức hai năm trước có bài phỏng vấn dài với Henry Kissinger, người sinh ra và lớn lên ở Đức trước khi chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn năm 1938.

Kissinger nêu quan điểm về Trung Quốc rằng "đây không còn là một quốc gia cộng sản theo định nghĩa cũ : nhà nước quyết định rất cả. Nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia cộng sản theo nghĩa Đảng cộng sản Trung Quốc độc quyền lãnh đạo".

Với Kissinger, cùng thuyết Ba Đại diện, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã biến Đảng cộng sản thành tổ chức quyền lực hơn là phong trào ý thức hệ cộng sản.

Khi được hỏi liệu Đảng cộng sản Trung Quốc có thay đổi hay không, Kissinger đáp :

"Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ đi theo hướng của PRI - Đảng Cách mạng Định chế ở Mexico. Đảng này lãnh đạo Mexico 70 năm nhờ biết tạo ra các điều chỉnh thực tiễn. Có thể sẽ có thành phần ý thức hệ cánh tả chủ chốt trong Đảng cộng sản Trung Quốc nhưng nó sẽ không còn đóng vai trò toàn diện như thời Mao".

Ông cũng nói Đảng cộng sản Trung Quốc biết rằng xã hội thay đổi nhiều và họ luôn nói là đang điều chỉnh, chấp nhận các thay đổi lớn lao đó. Ở Trung Quốc luôn có các thế lực khác nhau trỗi dậy và câu hỏi là Đảng cộng sản Trung Quốc có kịp cho phép các đảng đối thủ xuất hiện hay là không.

Kissinger giỏi về điều gì ?

Sinh năm 1923 ở Bavaria trong gia đình Đức gốc Do Thái, ông cùng cả nhà bỏ sang Hoa Kỳ năm 1938 và nhập ngũ năm 1944.

Khi quân Mỹ và Đồng minh tiến vào đất Đức, Kissinger là hạ sĩ quan bộ binh được giao nhiệm vụ thẩm vấn tù binh và hàng binh Đức nhằm truy bắt các cựu sĩ quan SS và Gestapo. Về Mỹ, ông giải ngũ, học đại học và làm bằng tiến sĩ về lịch sử chính trị Châu Âu thế kỷ 19.

Thuyết cân bằng quyền lực từ "Dàn nhạc Châu Âu" sau Hội nghị Vienna (1814-15) được Kissinger phát triển thành nhãn quan địa chính trị cho Hoa Kỳ vào thế kỷ 20. Chiến lược liên kết ngoại giao với Trung Quốc để chống Liên Xô và giải quyết Chiến tranh Việt Nam cuối thập niên 1960 được ông khởi xướng.

Năm 1973, ông cùng nhà đàm phán Bắc Việt Nam, Lê Đức Thọ được trao Giải Nobel Hòa bình.

kissinger8

Tác giả Stephen B. Young (trái) và bìa sách 'Kissinger's Betrayal : How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Theo ông Young, sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ'

Nhưng cách làm chính trị quá thực dụng của Kissinger bị phê phán. Quyết định rũ bỏ Nam Việt Nam bị chỉ trích là "phản bội đồng minh", và mưu kế của Kissinger cho Hoa Kỳ ném bom rải thảm vào Campuchia bị cho là "tội ác chiến tranh".

Dù đã nghỉ hưu sau khi nắm các chức quan trọng : Bộ trưởng Ngoại giao và Cố vấn An ninh của các đời tổng thống Hoa Kỳ, Kissinger vẫn là nhân vật có ảnh hưởng.

Thời George H Bush, các đệ tử của Kissinger thuộc phái diều hâu cổ vũ cho "cuộc oanh kích giải phẫu" (surgical strikes) vào Iraq năm 1991 để loại Saddam Hussein. Cụm từ tai tiếng đó là do Kissinger tạo ra, với ý rằng cường quốc như Hoa Kỳ có quyền, và có năng lực chiến trường bắn phá từ xa để thay đổi các chế độ thù địch.

Nhưng tới năm 2014, các tài liệu giải mật của Mỹ mới lộ ra ý tưởng oanh kích chiến thuật từ xa hóa ra đã được ông Kissinger nung nấu từ lâu : năm 1976, ông đề xuất bắn phá Cuba để chặn việc Havana đưa quân sang Châu Phi nhưng không được Tổng thống Gerard Ford chấp nhận.

Năm 2001, Tổng thống George W Bush định mời ông làm chủ tịch ủy ban điều tra vụ 9/11 nhưng phải thôi vì làn sóng phản đối. Nhà văn Anh Christopher Hitchen năm đó tung ra bài xã luận công kích Kissinger, gọi ông ta là "kẻ tội phạm chiến tranh cần được đưa ra tòa xử".

Theo Niall Ferguson, sử gia Mỹ gốc Scotland, Kissinger tin vào 'chính trị thực tiễn' (realpolitik), không bị ám ảnh bởi các đức tính tốt đẹp (virtues) mà ông cho là ngây thơ.

Với phe tả Âu-Mỹ, Kissinger là hiện thân của thuyết chính trị diều hâu. Còn với những người tân bảo thủ, ông là bố già của tư duy quyền lực Mỹ và dám nhìn vào "các loại phương tiện" để đạt mục tiêu.

Ngay từ năm 1957, Kissinger đã tung ra học thuyết "chiến tranh hạt nhân hạn chế" như một trong nhiều giải pháp để giải quyết bế tắc Đông-Tây ở Châu Âu.

Ông có tiếng là dám thay đổi quan điểm của chính mình và đây là điều các giới chức cao nhất ở nhiều nước tìm đến ông để nhận lời tư vấn.

Ví dụ, năm 2014 ông cảnh báo về chuyện nói tới tư cách thành viên Nato của Ukraine mà không lường hết các hiểm nguy.

Nhưng năm nay, ông lại cho rằng Ukraine "đã chiến đấu đủ để xứng đáng vào Nato" nhưng Phương Tây vẫn cần thu xếp cách chung sống hòa bình thế nào đó với Nga trong tương lai.

Niall Ferguson kết luận rằng với Kissinger, cuộc đời 100 năm qua của ông phản ánh một sự thật : không phải là bạn muốn thế giới ra sao, mà đây là thế giới chúng ta phải sống trong nó, không có sự lựa chọn nào khác.

Nguồn : BBC, 29/05/2023

****************************

Ở tuổi 100, Henry Kissinger vẫn luôn gây tranh cãi

Minh Anh, RFI, 27/05/2023

Thứ Bảy 27/05/2023, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thổi cây nến thứ 100. Ông được xem là một trong những nhân vật chính trị tiêu biểu nhất của Mỹ, từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973. Henry Kissinger, là một nhà ngoại giao nổi tiếng nhất và được lắng nghe nhất. Nhưng ông cũng là nhân vật gây tranh cãi và bị ghét nhất.

kissinger5

Henry A. Kissinger và trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Lê Đức Thọ tại Gif Sur Yvette, ngoại ô Paris, ngày 13/06/1973. AP - Michel Lipchitz

Sinh ngày 27/05/1923 tại Furth, vùng Bayern, Henry Kissinger, người Đức gốc Do Thái, tên thật là Heinz Alfred Kissinger. Năm ông 15 tuổi, khi Hitler lên cầm quyền, ông cùng gia đình đã di tản sang Mỹ. Năm năm sau, ông được nhập quốc tịch Mỹ. Có cha là giáo viên, Henry Kissinger từng tham gia đơn vị phản gián quân sự và nhập ngũ quân đội Mỹ trước khi theo đuổi con đường học hành sáng lạn tại trường Harvard, nơi ông từng giảng dạy.

Theo AFP, nhắc đến Kissinger là người ta nhớ đến hai sự kiện quan trọng, có thể nói là đã làm nên tên tuổi ông trong nền ngoại giao quốc tế : Thứ nhất, ông khởi động tiến trình hạ nhiệt căng thẳng với Liên Xô và nối lại bang giao với Trung Quốc thời Mao Trạch Đông sau những đợt đi bí mật để tổ chức chuyến công du Bắc Kinh lịch sử cho tổng thống Mỹ Nixon năm 1972.

Thứ hai, ông âm thầm tiến hành đàm phán với Lê Đức Thọ nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, trong lúc Mỹ tiếp tục dội bom Hà Nội lần cuối cùng vào cuối năm 1972. Việc ký kết một lệnh ngưng bắn đã mang lại cho ông cùng với nhà đàm phán Việt Nam giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Đây cũng là một trong số các giải gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Nobel Hòa Bình.

"Thiên thần" hay "quái vật" của ngoại giao Mỹ ?

Với một số người, Henry Kissinger là một người có tầm nhìn vượt thời gian, một nhà hiền triết minh mẫn dày dạn kinh nghiệm. Là một tác nhân không thể thiếu của nền ngoại giao thế giới trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, giải Nobel Hòa Bình này đã khai đường cho việc xích lại gần với Nga và Trung Quốc trong những năm 1970, một tầm nhìn thực tế khôn ngoan về thế giới, một dạng chính trị thực dụng theo kiểu Mỹ.

Một dấu hiệu cho thấy tầm nhìn đó của ông vẫn không thay đổi, thứ Ba, 23/5 trước các vị khách mời, ông đánh giá rằng Hoa Kỳ có bổn phận bảo vệ lấy các "lợi ích sống còn" của mình. Ông nói : "Chúng ta phải luôn tỏ ra mạnh hơn để chống chọi với mọi áp lực". Hay khi nói đến chiến tranh Ukraine, ông kêu gọi một lệnh hưu chiến. "Chúng ta đã đi đến một điểm ở đó chúng ta đã hoàn thành mục tiêu chiến lược. Ý đồ quân sự của Nga nhằm nuốt chửng Ukraine đã thất bại".

Nhưng với nhiều người khác, ông lại là một tên "tội phạm chiến tranh". Họ tiếp tục tố cáo đó là một thế lực xấu xa hành động nhân danh kẻ có quyền lực. Tờ báo cánh tả Mỹ, The Nation đăng một biếm họa mô tả bác sĩ Kissinger sẵn sàng nuốt chiếc bánh rỉ máu từ mọi cuộc xung đột gắn liền với những trang đen tối trong lịch sử nước Mỹ : Từ việc hậu thuẫn cuộc đảo chính quân sự năm 1973 ở Chile ; Cuộc xâm lược Đông Timor và đương nhiên là cuộc chiến tranh Việt Nam.

Reed Kalman Brody, một luật gia chuyên về nhân quyền, được AFP trích dẫn, nhắc lại : "Theo tôi, chẳng còn chút nghi ngờ, chính sách của ông đã làm cho hàng trăm ngàn người chết và phá hủy nền dân chủ tại nhiều nước". Ông chưa bao giờ phải lo lắng với tư pháp. Một đơn kiện đã bị bác năm 2004.

Trong một cuộc điều tra đăng ngày 24/5, trang mạng điều tra báo chí, The Intercept, dựa vào các tài liệu lưu trữ của Lầu Năm Góc và các nhân chứng còn sống sót, đã khẳng định rằng chiến dịch dội bom của Mỹ tại Cam Bốt, giai đoạn 1969 – 1973, mà Henry Kissnger là người lập kế hoạch, đã bị đánh giá thấp, số thường dân thiệt mạng cao hơn rất nhiều so với số liệu chính thức đưa ra.

Sử gia Muntassir Mamoon, trường đại học Dacca nhấn mạnh rằng ông Kissinger đã "tích cực hậu thuẫn nạn diệt chủng ở Bangladesh" năm 1971. Do vậy, nhà sử học này còn cho rằng "chẳng thấy có lý do gì để ca ngợi Kissinger". Nhận định này của ông đã được nhiều người đồng chia sẻ, trong đó có người Việt.

Nhà sử học Carolyn Eisenberg, trường đại học Hofstra tại Mỹ cũng có cùng nhận xét khi đánh giá : "Điều mỉa mai là người ta chỉ nhớ đến việc ông ấy mang lại hòa bình mà quên hết những gì ông ấy đã làm để kéo dài chiến tranh không chỉ tại Việt Nam mà cả ở Cam Bốt và Lào".

Nay đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy", Henry Kissinger ngày càng ít xuất hiện trước công chúng, mà chủ yếu qua các hội thảo trực tuyến. Nhưng sự trường thọ của người đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong nền chính sách đối ngoại Mỹ trong nửa cuối thế kỷ XX quả đã là một điều ngoại lệ !

Minh Anh

**************************

'Sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ'

Stephen B. Young, Huyền Trân, BBC, 30/03/2023

Dường như Henry Kissinger đã làm theo câu nói nổi tiếng của sử gia Thucydides, "The strong do what they can, the weak suffer what they must", tác giả Stephen B. Young bình luận với BBC News tiếng Việt.

kissinger9

Bìa sách 'Kissinger's Betrayal : How America Lost the Vietnam War' của Stephen B. Young

'Kissinger's Betrayal : How America Lost the Vietnam War' là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Henry Kissinger đã phản bội Việt Nam Cộng Hòa thế nào qua những thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc.

Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lý cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau đó là Tổng thống Gerald Ford trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Quyển sách đề cập đến động cơ sâu xa Henry Kissinger, từ sự không tin tưởng vào một chiến thắng cho Mỹ ở Việt Nam ngay từ ban đầu, không xem Việt Nam Cộng Hòa có chủ nghĩa dân tộc.

Nguyên nhân gốc rễ là từ ảnh hưởng tư tưởng của Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng hòa Pháp tại Bắc Bộ từ năm 1946 đến 1962, theo Giáo sư Stephen B. Young.

Trả lời phỏng vấn BBC News tiếng Việt từ Minnesota (Hoa Kỳ) ngày 27/03, cựu phó khoa luật Đại học Harvard cho rằng nền hòa bình mang lại sau Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973 là "không có danh dự" như Tổng thống Nixon từng mong muốn.

kissinger10

Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lý cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975

BBC : Ông có thể nói về quá trình viết sách 'Kissinger's Betrayal : How America Lost the Vietnam War' ? Có thể nói đây là quyển sách đầu tiên về sự phản bội của Henry Kissinger đối với Việt Nam Cộng Hòa ?

Stephen B. Young : Đúng như vậy. Mọi chuyện xảy đến với tôi theo một cách tình cờ.

Tôi đã tìm kiếm tài liệu viết quyển sách này trong hơn 40 năm qua. Nhiều câu chuyện, mà tôi có thể nói theo tiếng Việt, phải gọi là "phước của Trời".

Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Ellsworth Bunker trong quãng thời gian tôi làm việc tại đó. Bunker về hưu năm 1980, và ông ấy mời tôi cùng gia đình đến thăm quê ông ấy ở Vermont.

Khi đó, Bunker đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Khi đó tôi đặt câu hỏi cho ông ấy "Ngài Đại sứ, tôi muốn viết sách, người dân Mỹ cần phải biết những câu chuyện này. Đây là những câu chuyện hay, rất thú vị mà lại không ai biết về chúng". Và rồi ông ấy đồng ý.

kissinger11

Lá thư Henry Kissinger gửi cho Ellsworth Bunker vào ngày 25/05/1971 (phải), có đoạn "On your point VI we will say that peoples of Indochina should discuss this question among themselves but we not set date". Và một biên bản từ Nhà Trắng vào ngày 25/05/1971, Sainteny và vợ ăn trưa với Henry Kissinger, và Sainteny truyền đi thông điệp từ Hà Nội (trái)

Khi cùng làm việc với nhau, tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Khi nhìn vào một tủ hồ sơ, tôi phát hiện những lá thư mật giữa Ellsworth Bunker và Henry Kissinger.

Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp [indirectly] với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng tôi chỉ có một tài liệu đó.

Vào năm 1971, Đại sứ Bunker không hiểu những gì Kissinger nói, ông ấy vẫn còn nghĩ rằng Kissinger vẫn còn ủng hộ người theo chủ nghĩa dân tộc ở Sài Gòn và do đó, Bunker đã không làm gì.

Và khi tôi đưa bức thư đó cho Bunker xem thì ông ấy rất thất vọng vì nghĩ rằng lẽ ra mình đã phải nhận ra ngay vấn đề vào thời điểm đó.

Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.

kissinger12

Ông Ellsworth Bunker là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa nhiệm kỳ 1967-1973

Tôi cũng tiếp cận Tổng thống Nixon. Kết bạn với Nixon vốn là chuyện không dễ dàng vì tôi phải mất đến 4 đến 5 năm. Lần đầu tôi gặp Nixon là vào khoảng năm 1981. Vào khoảng năm 1989, khi nghĩ ông ấy đã tin tưởng mình, tôi hỏi ông ấy ở New Jersey, "Có phải ông đã ủy quyền cho Henry Kissinger bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa hay không ?", và khi đó ông ấy bị sốc, mặt trắng bệch, ông ấy nói không nên lời. Ông ấy nói mình không biết Kissinger thật sự làm gì vào năm 1971.

Một yếu tố khác là từ quyển sách "Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ - Kissinger Tại Paris" của tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, những nhà ngoại giao cùng với ông Lê Đức Thọ trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris. Trong quyển sách đó, hai tác giả viết rằng vào cuối tháng Giêng năm 1971, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội có cuộc họp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Khi đó Đại sứ Liên Xô cho biết Kissinger vừa mới nói với Đại sứ Liên Xô tại Washington, Anatoly Dobrynin là nước Mỹ sẽ rời khỏi Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu mà tôi có được từ tập hồ sơ mật của Bunker.

Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09/01/1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.

Đó là tất cả những gì Kissinger viết. Như vậy chúng ta có thể thấy, chi tiết gặp Đại sứ Liên Xô tại Washington từ hai tác giả Việt Nam và tự truyện của Kissinger có sự liên quan với nhau.

kissinger13

Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin tại Nhà Trắng vào ngày 26/12/1973

Cách đây hai năm, tôi hỏi một người bạn của tôi ở Moscow, một giáo sư người Nga chuyên về lịch sử Liên Xô gửi cho tôi chi tiết về thông điệp mà Đại sứ Dobrynin gửi cho Moscow về cuộc gặp giữa ông ấy với Kissinger hay không nhưng ông ấy không giúp được.

Nhưng một người bạn khác của tôi từ Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu về lịch sử Liên Xô và Nga thì cho biết biên bản cuộc họp ngày 09/01/1971 đó đã được dịch sang Tiếng Anh và giúp tôi có được bản sao biên bản đó, dài khoảng sáu trang, năm trang về chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân trang thứ sáu là về Việt Nam.

Và trong biên bản này thì Kissinger đã đề xuất Hà Nội có thể để binh sĩ ở lại miền Nam Việt Nam, lính Mỹ có thể về nhà, chuyện gì xảy ra thì cứ để xảy ra.

Một câu chuyện thứ ba là khi tôi xem tài liệu tại thư Viện Gerald R. Ford ở Michigan, người thủ thư mang cho tôi hai hộp hồ sơ và nói 'Steve à, tôi nghĩ ông nên xem chúng".

Và tập hồ sơ có tên là 'Mr. S file' và tôi thấy thật thú vị. Khi đó tôi thấy một cái tên Pháp, Jean Sainteny, một nhân vật rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam vì là người chọn Hồ Chí Minh vào tháng 03/1946. Và tôi ngỡ ngàng khi đây là hồ sơ về những cuộc trao đổi giữa Henry Kissinger là Jean Sainteny.

Và tôi thấy một biên bản từ Nhà Trắng vào ngày 25/05/1971, Sainteny và vợ ăn trưa với Henry Kissinger, và Sainteny truyền đi thông điệp từ Hà Nội.

Sainteny nói với Kissinger rằng nếu Mỹ đem quân về nước, để Bắc Việt duy trì binh lính tại miền Nam Việt Nam, Hà Nội sẽ ký hiệp ước hòa bình, trao trả tù binh chiến tranh và để Việt Nam Cộng Hòa sống thêm hai, ba năm nữa.

Cùng ngày này, 25/05/1971, Kissinger gửi thư đến Bunker, có thể là sau cuộc gặp với Jean Sainteny với nội dung không nói thẳng là Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

kissinger14

Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tại Nhà Trắng vào ngày 16/09/1972

BBC : Như vậy, Tổng thống Richard Nixon khi đó thật sự đã không biết gì về kế hoạch bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của Henry Kissinger ?

Stephen B. Young : Chúng ta cần phải chính xác ở điểm này. Điều mà Tổng thống Nixon không biết là Kissinger đã đưa ra đề xuất này cho cộng sản Bắc Việt vào năm 1971.

Trong khoảng năm 1971 và 1972 đã diễn ra những cuộc thương thảo bí mật giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Vào tháng 10/1972, Kissinger đã có một bản thảo về thỏa thuận, không bao gồm điều khoản Hà Nội phải rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa. Rồi sau đó Kissinger đến Sài Gòn và đưa thỏa thuận này cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Thiệu khi đó bị sốc, rất giận dữ, đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể để Bắc Việt để khoảng 250 ngàn binh sĩ ở miền Nam Việt Nam.

Cũng vào năm 1972, sau cuộc phản công 'Mùa hè đỏ lửa' và cuối cùng cộng sản thất bại, Hà Nội dù đã huy động 13-14 sư đoàn ở miền Nam Việt Nam để chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc sau ba cuộc chiến tại Quảng Trị, Kon Tum (Pleiku), An Lộc.

Khi đó Nguyễn Văn Thiệu cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và giờ thì Kissinger nói để quân Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam sau tất cả sự hy sinh của miền Nam Việt Nam.

Ông Thiệu đã bác bỏ thỏa thuận và vào thời điểm đó, Nixon biết Kissinger đã làm gì nhưng lại nghĩ chuyện đó xảy ra vào tháng 10/1972. Sau khi Nixon quyết định ném bom Hà Nội, Hải Phòng, Lê Đức Thọ đưa ra thỏa hiệp.

Vào tháng 01/1973, Hiệp định Paris được ký kết, theo đó Hà Nội không phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhìn lại sự việc, Lê Đức Thọ từng nói đó là điều khoản vô cùng quan trọng cho Hà Nội bởi vì Bắc Việt không quan tâm đến hòa bình vì chỉ muốn chiếm Việt Nam Cộng Hòa.

Vì khi Mỹ rút quân về nước, Bắc Việt rõ ràng có thể đưa thêm quân, nhận thêm xe tăng từ Liên Xô và sau hai năm vào năm 1975, đúng như những gì Hà Nội đã nói với Henry Kissinger, Lê Duẩn đưa ra lệnh tiến hành cuộc tổng tiến công.

kissinger15

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp chính trị gia người Pháp Jean Sainteny, Cao ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ vào năm 1946

BBC : Trong sách, ông viết rằng nguyên nhân sâu xa cho việc Henry Kissinger âm thầm lên kế hoạch bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa vì ngay từ đầu không tin Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc chiến và cả từ định kiến bị ảnh hưởng từ chính trị gia người Pháp Jean Sainteny ?

Stephen B. Young : Trước hết chúng ta hãy nói về mối quan hệ giữa Jean Sainteny và Henry Kissinger. Người vợ thứ hai của Jean Sainteny, bà Claude Dulong-Sainteny, từng tham gia seminar của Kissinger tại Đại học Harvard khi Kissinger đang theo học tiến sĩ vào 1953.

Và thông qua bà ấy, Kissinger đã quen biết Jean Sainteny.

Vào năm 1966, khi Kissinger tìm cách đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Tổng thống Lyndon Johnson với Hà Nội, ông ta đã gặp Sainteny ở Paris. Sự thật này đã được lưu trong các hồ sơ.

Và cũng theo hồi ký của Henry Kissinger, ông ta đã lắng nghe Jean Sainteny về Việt Nam và ông ấy viết Sainteny chỉ nói với mình hai điều.

Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam Cộng Hòa là vô giá trị, không thể tạo dựng quốc gia, tham nhũng, không phải là người tốt...

Thứ hai, người Mỹ không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc chiến này khi hậu thuẫn cho những người ở Việt Nam Cộng Hòa, vô tổ chức, vô kỷ luật, tham nhũng, lười chiến đấu Và tôi suy đoán là còn có một ý thứ ba, đó là chỉ có Hồ Chí Minh là người cộng sản, người Việt Nam tốt.

Chúng ta hãy cùng xem lại lý do tại sao Sainteny tin vào điều này.

Sainteny đã viết quyển sách "Histoire D'une Paix Manquée Indochine 1945-1947", ông ấy đã viết về người Pháp đã phạm một sai lầm thế nào khi không hậu thuẫn cho Hồ Chí Minh, xem đây ông Hồ là một người Việt Nam tốt đẹp nhất.

Một quyển sách khác được viết vào đầu những năm 1952 mang tên "Viet-Nam Sociologie D'une Guerre" của tác giả Paul Mus, có luận điểm người Việt Nam thật sự là người Trung Quốc, với cụm từ "con rồng nhỏ hơn" (smaller dragon), và nền văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, và Việt Nam không có chủ nghĩa dân tộc. Sách của Paul Mus nói giới tinh hoa cách mạng của Việt Nam chuyển từ Khổng Tử sang chủ nghĩa Marx.

Cần nói thêm chút về người vợ đầu của Jean Sainteny. Bà ấy là con gái của cựu Toàn quyền Đông Dương vào những năm 1920, cựu Thủ tướng Pháp Albert Sarraut. Chính sách của Albert Sarraut là áp dụng chương trình giáo dục của Pháp cho con cái những gia đình quan lại chuyên học tiếng Hoa. Ý tưởng của Pháp khi đó là chỉ những người được học trường Pháp mới trở thành nhà lãnh đạo tốt được.

Hầu hết giới cai trị thực dân Pháp đều không hiểu về văn hóa Việt Nam, hay nói tiếng Việt. Không hiểu về người Việt, Jean Sainteny cho rằng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ những người hưởng nền giáo dục của Pháp đều học được lý thuyết Marx - Lenin từ Paris.

Jean Sainteny được đưa trở lại Việt Nam vào năm 1945 để với sứ mệnh phục hồi lại sức ảnh hưởng của thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia sau Thế chiến lần 2. Khi đó Jean Sainteny không có quân đội Pháp, mà phải hợp tác với lực lượng quân đội Việt Nam.

Trong quyển sách "Histoire D'une Paix Manquée Indochine 1945-1947", Jean Sainteny viết người duy nhất cùng hợp tác với ông ấy là Hồ Chí Minh. Vua Bảo Đại khi đó cũng không muốn gặp Jean Sainteny.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh lại muốn hợp tác với Pháp ?

Một lý do là Pháp xem Hồ Chí Minh có hưởng nền giáo dục Phương Tây. Còn Hồ Chí Minh thì cần ai đó chọn ông ấy trở thành lãnh đạo và công nhận chính phủ của ông ấy.

Jean Sainteny sau đó kể câu chuyện này với Henry Kissinger. Và Kissinger thì không có người bạn Việt Nam nào, không nói tiếng Việt, Kissinger chọn tin vào chính trị gia người Pháp hơn.

Đó là lý do tôi đưa ra lập luận Kissinger đã chọn bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa bởi vì ông ta không biết về con người, văn hóa, những điều tốt đẹp về đất nước này.

kissinger16

Nhà đàm phán Bắc Việt tại Hòa đàm Paris, ông Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger vào tháng 01/1973

BBC : Tổng thống Nixon từng muốn Hiệp định hòa bình Paris là "Hòa bình trong danh dự" (peace with honor). Sau tất cả những kế hoạch của Henry Kissinger, ông bình luận như thế nào về hiệp định này ?

Stephen B. Young : Cụm từ 'Peace with honor' là của Tổng thống Nixon. Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968 có thể thấy rõ hai phe, một phe ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, một phe là muốn bỏ rơi.

Nixon và phe Cộng hòa thì muốn giúp Việt Nam Cộng Hòa. Phe Dân chủ thì muốn bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.

Nixon thật sự không biết làm sao, vì vậy ông ấy nghĩ ra slogan "peace with honor", có nghĩa chiến tranh sẽ kết thúc trong danh dự, nhưng điều đó có nghĩa Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.

Sau đó vào năm 1969, với sự ảnh hưởng của Đại sứ Bunker, Tổng thống Nixon tiến hành Việt Nam hóa chiến tranh, có nghĩa quân đội Mỹ rút đi còn quân lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ ngày càng mạnh lên.

Sự phản bội của Kissinger nằm ở chỗ đã mang đến "một nền hòa bình không có danh dự".

Kissinger mang lại hòa bình theo Hiệp định Paris, Việt Nam Cộng Hòa được độc lập, tự do, nhưng tất cả chỉ là trên giấy tờ.

Hà Nội được duy trì binh lính ở miền Nam Việt Nam. Và hai năm sau đó, Hà Nội đã vi phạm hiệp định hòa bình này và Kissinger thừa biết là Bắc Việt sẽ thực hiện điều đó.

Đó là lý do tại sao lại là "nền hòa bình không có danh dự", bởi vì hiệp ước hòa bình lại không mang lại hòa bình thật sự, chỉ là một 'sự giả tưởng về hòa bình' [fiction of peace].

BBC : Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của sự phản bội của Henry Kissinger trong sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa ? Như vậy có thể nói, Việt Nam Cộng Hòa đã không tự bại trận như nhiều phân tích và bình luận trước đây ?

Stephen B. Young : Các nhân tố quan trọng khác không thể không nhắc đến đó chính là phong trào phản chiến tranh Việt Nam tại Mỹ. Thế nhưng sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

Bởi vì nếu chúng ta nhìn kỹ vào tình hình quân sự hai phe Nam, Bắc vào thời điểm Hiệp định Paris được ký kết, khi đó văn phòng tình báo tại Đại sứ quán Mỹ ước tính số lính Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam là khoảng 25 ngàn người.

Khi đó quân lính Việt Nam Cộng Hòa là hơn một triệu. Ở mọi ngôi làng ở Nam Việt Nam không còn bóng dáng Mặt trận Giải phóng Dân tộc gì hết.

Thế rồi Mỹ cắt viện trợ thế là Nguyễn Văn Thiệu và binh sĩ cạn súng, đạn, máy bay, xe tăng Cùng lúc đó, Liên Xô và Trung Quốc lại bơm vũ khí cho Bắc Việt.

Về Tổng thống Thiệu, một thông tin rất quan trọng là vào tháng 11/1972, Tổng thống Nixon gửi cho ông ấy lá thư riêng, nêu rằng ông Thiệu nên ký Hiệp định Paris, trong trường hợp Hà Nội vi phạm hiệp định thì Nixon sẽ điều máy bay B/52 vào ném bom miền Bắc.

Thế nhưng sau khi ông Nixon từ chức sau vụ bê bối Watergate, người kế nhiệm ông ấy là Gerald Ford (1974 - 1977) lại không thấy mặn mà thực thi nghĩa vụ đó, còn phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ thì lại cắt viện trợ, và thông qua đạo luật có nội dung vị tổng thống không thể tự mình quyết định cử máy bay B/52 đến Việt Nam.

Như vậy chúng ta có thể thấy tình thế đã xoay chuyển. Lê Duẩn đã đưa ra quyết định vào tháng 01/1975 khi thấy thời cơ đã đến.

Việt Nam Cộng Hòa lại không có đủ quân lính chốt chặn tại các vị trí dọc đường ranh giới. Hà Nội có thể tận dụng những điểm yếu đó như Buôn Mê Thuột huy động hai đến ba sư đoàn chống lại một số lượng binh lính ít ỏi của Nam Việt Nam và chiến thắng.

Nếu Mỹ cử B/52 đến thì có lẽ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn sống được. Và chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến đầu tiên mà người Mỹ thất bại, để lại những cảm xúc nặng nề, chúng tôi bị mất đi sự kiêu hãnh vì thất bại.

Theo quan điểm của tôi, những hành động của Henry Kissinger là nguyên nhân chính [principal cause] cho sự bại trận của Việt Nam Cộng Hòa bởi vì đã tạo sự chuyển biến về thế trận, quyền lực, khiến Việt Nam Cộng Hòa bị bất lợi.

Nếu Kissinger vùng lên với nắm đấm, thì khi ấy Việt Nam Cộng Hòa còn hơn một triệu binh lính cùng nhuệ khí, nền kinh tế phát triển trong khi mặt trận giải phóng thì đã rút thì tình hình đã khác.

Một yếu tố khác theo tôi suy đoán, là khi ấy đã có một thỏa thuận hòa bình nên tâm lý của nhiều người Mỹ là chiến tranh đã kết thúc, nước Mỹ không cần làm điều gì nữa.

Nước Mỹ đã không hiểu hết về Việt Nam, về Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ Bắc Việt đã không hứa để giữ lời hứa [They don't promise to keep promises].

kissinger17

Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc gặp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương vào năm 1969

BBC : Ông có nghĩ rằng Kissinger là một người yêu nước, chỉ muốn làm điều tốt nhất cho lợi ích quốc gia của nước Mỹ ?

Stephen B. Young : Ai đó có thể nghĩ như vậy nhưng tôi thì không.

Đọc rất nhiều về Henry Kissinger và đây là cảm xúc cá nhân của tôi, tôi không có tài liệu minh chứng điều này. Khi tôi kể cho mọi người và khi họ đọc sách của tôi thì đều đặt câu hỏi "Tại sao ông ta lại làm chuyện đó ?", phản bội tổng thống, phản bội đồng minh. Trong lịch sử nước Mỹ, chưa ai từng làm chuyện này.

Tôi nghĩ Kissinger nghĩ mình có phẩm chất vượt trội hơn người khác, Tiếng Anh gọi là 'grandiosity', ông ấy nghĩ mình giỏi hơn, thông minh hơn hết thảy những người khác và đã tự quyết định, tự kết luận là Mỹ không thể chiến thắng và nước Mỹ hãy thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tôi nghĩ ông ta là người theo chủ nghĩa hiện thực [realist], phe yếu thì không nên tấn công phe mạnh hơn.

Và như chúng ta cũng thấy trong cuộc chiến Ukraine, Kissinger cũng gợi ý người dân Ukraine nên rút lui vì Nga mạnh hơn. Và xét về phương diện này thì ông ta có suy nghĩ rất giống Lê Duẩn.

Nhà sử gia Thucydides có câu nói nổi tiếng "The strong do what they can, the weak suffer what they must" và dường như Henry Kissinger đã theo câu nói này.

Kissinger đã hành động một mình mà không nói với ai. Ông ta che giấu tài liệu, không trung thực và công khai. Nếu các bạn đọc cuộc trao đổi của ông ta với Nixon trong thời gian 1971 đến 1972 đều được ghi âm lại, đều thấy Kissinger đã không nói đầy đủ với Nixon là mình đang làm gì.

Tôi đã phát hiện các tài liệu mà chưa có nhà sử học nào tìm ra như tôi đã trình bày về quá trình viết sách. Kissinger đều rất khéo chọn từ ngữ, để che giấu dụng ý thật sự của ông ấy.

Điều tôi học được từ Kissinger là khi đọc gì của ông ta thì nên đặt câu hỏi về những gì ông ta không đề cập tới. Bởi vì đối với tôi, đó lại là những ý quan trọng nhất.

Đối với tôi, Kissinger đã lạm dụng quyền lực cùng sự thất bại trong thể chế, khi một người đàn ông tự ra quyết định một mình mà không báo cáo với tổng thống, bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng, hội đồng an ninh quốc gia, quốc hội vào năm 1971.

Nếu có danh dự, lẽ ra ông ta nói thẳng với tổng thống "tôi nghĩ chúng ta không thể chiến thắng cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta phải rút quân, 58 ngàn binh sĩ đã bỏ mạng, tôi ủng hộ phong trào phản chiến", giả sử Nixon không đồng ý thế là Kissinger nộp đơn từ chức.

Thế nhưng Kissinger vẫn trung thành với Nixon về một nền hòa bình với danh dự, để rồi tạo ra một nền hòa bình "không danh dự".

kissinger18

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1972

BBC : Trong sách ông viết là Thượng Nghị sĩ J. William Fulbright, người ủng hộ phong trào phản chiến, từng nói với Tổng thống Lyndon Johnson là cuộc chiến Việt Nam không có giá trị bởi vì người Việt Nam "không phải dạng của chúng ta" [are not our kind]. Sau tất cả, theo ông thì nước Mỹ vẫn là một đối tác đáng tin cậy ?

Stephen B. Young : Nước Mỹ đã bỏ rơi người dân Afghanistan, dựa vào chính sách hay cách thức thương lượng của Kissinger trong chiến tranh Việt Nam.

Hãy tưởng tượng quý vị thương lượng với kẻ thù của bạn mình, sau đó lại bỏ rơi người bạn ấy. Nước Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến, và bỏ rơi người dân hai lần.

Tôi thành thật có suy nghĩ, và thật khó để phải nói ra điều này.

Đối với những quốc gia Châu Á ngày nay lo ngại về sự thống lĩnh của Trung Quốc, hãy đừng quá phụ thuộc vào nước Mỹ [Don't count on America].

Quốc gia của quý vị phải tự bảo vệ chính mình, quý vị chỉ có thể phụ thuộc Mỹ tới mức độ nào đó mà thôi.

Bởi vì quý vị luôn phải tự đặt câu hỏi là liệu có một Kissinger nào khác nữa hay là không.

kissinger19

Tác giả Stephen B. Young hiện là Giám đốc Điều hành Caux Round Table for Moral Capitalism. Ông từng làm phó khoa Luật Đại học Harvard, Giáo sư Luật tại Hamline University Law School.

Huyền Trân

Nguồn : BBC, 30/03/2023

Giáo sư Stephen B. Young từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 1968-1972, sau đó là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Những năm sau 1975, ông cùng vợ tham gia trợ giúp các thuyền nhân Việt Nam tị nạn tại Mỹ.

Các tác phẩm của Giáo sư Stephen B. Young gồm Kissinger's Betrayal : How America lost the Vietnam War, The Theory and Practice of Associative Power - CORDS, The Tradition of Human Rights in China and Vietnam, Moral Capitalism, The Way to Moral Capitalism...

Published in Diễn đàn

Đ phê phán Kissinger : Nếu theo li khuyên ca ông thì không ch Ukraine, mà trên đa cu ngày nay khó có quc gia nào đ đt đi ly hòa bình, vì tham vng ca các thế lc bành trướng là không gii hn. Nhưng chiến tranh Ukraine bước sang tháng th tư và thế gii đã quen vi khái nim "hu Ukraine". Đó là mt thế gii biến đi khó lường, mt k nguyên hoàn toàn mi. Hơn na, kết thúc chiến tranh bao gi cũng khó hơn nhiu so vi khi chiến. So, to be or not to be ?

kissinger1

Ngày 11/6/2022, phát biu ti Đi thoi Shangri-La Singapore qua đường truyn video t mt đa đim không được tiết l th đô Kiev, Tng thng Volodymyr Zelensky tuyên b, kết cc ca cuc chiến đt nước ông không ch nh hưởng đến Ukraine, mà còn nh hưởng đến tương lai ca trt t quc tế. Đt nước ông đang tìm cách đy lui quân Nga ra khi các khu vc mà h đã kim soát k t đu cuc chiến và đang phòng th trước các cuc tn công d di ca Nga min đông đt nước, đc bit là xung quanh thành ph Sievierodonetsk. Lưu ý s ng h cho đến nay t các nước trên thế gii, ông Zelensky cho biết, điu h trng là các quc gia tiếp tc gi vin tr. "Tôi biết ơn s h tr ca quý v... nhưng s h tr này không ch dành cho Ukraine, mà còn cho c quý v na", ông nói. "Các lut l ca thế gii trong tương lai đang được quyết đnh trên chính các chiến trường ca Ukraine, cùng vi ranh gii ca nhng điu có th" (1).

Kinh nghim t "Chính tr thc dng"

Ranh gii mà Tng thng Ukraine đ cp đây phi chăng là làn ranh gia t do vi nô l, gia bo v đc lp và ch quyn quc gia vi mt nước vào tay đế chế, gia dân ch pháp quyn vi đc tài toàn tr. Đó là nhng điu đi nghch nhau như nước vi la, tht khó đ tìm được đt đ tha hip. Hơn ai hết, các nhà lãnh đo Ukraine biết cái giá mà dân tc qu cm này đang hàng ngày hàng gi phi chi tr cho s nghip bo v T quc. S chng tr quyết lit ca Ukraine trên chiến trường làm nhiu cá nhân cũng như quc gia b kích đng, mun tranh th cơ hi giáng cho Nga mt đòn quyết đnh. Trong khi đó, Tiến sĩ Henry Kissinger, cu Ngoi trưởng/C vn An ninh Quc gia ca Tng thng Nixon đang bước sang tui bách niên, đã đưa ra mt li khuyên khác hn. Hôm 23/5/2022, t Din đàn Kinh tế Thế gii (Davos), ông đã mt ln na làm dư lun dy sóng khi khuyên Ukraine nên nhượng đt cho Nga đ đi ly tha thun hòa bình. Khi khuyên như thế, liu Kissinger có còn minh mn hay đã l i thi ? Phi chăng Kissinger đnh bt chước Neville Chamberlain khi "nhân nhượng" Adolf Hitler (hi tháng 9/1938) ? Chamberlain đã ngây thơ tin rng nếu đi x vi Hitler "mt cách biêt điu thì có th thuyết phc được Hitler v hiu nghim ca hòa bình.

Trên thc tế, tng có mt thế h ngưỡng m Henry Kissinger vi các tác phm kinh đin v ngoi giao và Realpolitik (Chính tr thc dng). Nhưng sau khi biết rõ nhng hành x ca ông trong chiến tranh Vit Nam và ni chiến Bengalis, dư lun đã phi nhìn nhn li. Kissinger đúng là mt yếu nhân trong lch s ngoi giao tng làm đo ln thế gii, nhưng bàntay ông y b cáo buc nhúng chàm dit chng. S nguy him và o tưởng nếu gi đây li nghe theo ông ta vi "trò chơi" Realpolitik đ mt ln na làm đo ln trt t quc tế hin hành. Tuy nhiên, cũng phi tha nhn mt s tht lch s là Kissinger đã vn dng thành công "Cu trúc Quyn lc" (Concert of Powers) ca Châu Âu cũ vào trt t thế gii nhng năm 70, đ Nixonbt tay Mao chơi "lá bài Trung Quc", rút quân M khi Vit Nam "trong danh d" và tp trung đi phó vi Liên Xô trong Chiến tranh Lnh (2).

kissinger2

Gi đây, li khuyên ca Kissinger đưa ra t Davos tht ra không mi. Chính ông cũng tha nhn, t 8 năm trước đây, ông tng có ý tưởng v vic Ukraine nên được cu thành như mt nhà nước trung lp mt cu ni gia Nga và Châu Âu ch không phi là tuyến đu ca các nhóm kình đch nhau bên trong Châu Âu. Theo quan đim ca Kissinger, các chuyn đng hướng ti đàm phán v hòa bình cn phi bt đu trong hai tháng ti, trước khi nó có th to ra nhng biến đng và căng thng khó vượt qua hơn bao gi hết, đc bit là gia mi quan h cui cùng ca Nga, Gruzia và Ukraine đi vi Châu Âu Lý tưởng nht, theo Kissinger, đường phân chia nên tr li nguyên trng như trước đây. Cu Ngoi trưởng cho rng, vic tham gia cuc chiến bên ngoài Ba Lan s biến nó thành mt cuc chiến tranh, không phi vì quyn t do ca Ukraine, vn đã được NATO thc hin vi s gn kết tuyt vi, mà mà s thành cuc chiến chng li chính Nga. Li khuyên này ca Kissinger v cách thc kết thúc cuc chiến đã đt nóng li cuc tranh cãi v vai trò ca ông trong chiến tranh Vit Nam. Vi tư cách là Ngoi trưởng, Kissinger va leo thang chiến tranh, va tìm cách chm dt nó, không phi trên chiến trường, mà thông qua 68 ln tiếp xúc vi chính khách Bc Vit đy quyn lc Lê Đc Th.

Theo Thomas Alan Schwartz, Giám đc Nghiên cu Lch s ti Đi hc Vanderbilt và là tác gi cun "Henry Kissinger and American Power", vào cui thi k chiến tranh Vit Nam, Nixon mun người ca mình thc hin các cuc đàm phán đ kết thúc cuc chiến, ch không phi là người t B Quc phòng hay t Chính quyn M. Điu mà bn thân Nixon không lường trước được là kh năng ông C vn có th làm lu m chính Tng thng ca mình. Schwartz viết : "Tng thng đã to ra quái vt Frankenstein ca riêng mình t Kissinger". Đi vi các nhà phê bình, "hòa bình trong danh d" xem ra chng khác gì vi nhng la chn đã có sn ngay khi Nixon ln đu tiên lên nm quyn : "Kissinger và Nixon đã lãng phí bn năm đàm phán vi nhng người cng sn Vit Nam, đ đng ý vi các điu khon hòa bình năm 1973 mà hu như đã có trên bàn t 1969".Kết qu vn là, t 2,5 đến 3 triu người Vit và nhng người Đông Dương khác và 58.000 người M đã b mng. Hàng trăm ngàn người khác đã mt tích trong chiến tranh (3).

Li khuyên ca Kissinger có "quá đát" ?

Đ không b l cuc tranh lun lch s, Tng thng Ukraine Volodymyr Zelensky đã phn ng ngay tc thì đi vi vi li khuyên ca Kissinger. Zelensky không ch phn đi Kissinger v mt chính tr và chiến lược, mà còn v mt chng tc. Tng thng Ukraine, vn là mt người gc Do Thái như Kissinger, đã nhc li rng, "vào năm 1938, khi gia đình Kissinger chy trn Đc Quc xã, ông mi 15 tui, và ông hiu mi th mt cách khá hoàn ho. Không ai nghe t Kissinger lúc đó rng cn phi thích nghi vi Đc quc xã thay vì chy trn hoc chiến đu vi chúng". Zelensky nói thêm : "Vi li khuyên Ukraine nên trao th gì đó cho Nga, các 'nhân vt đa-chính tr vĩ đi' này đã không bao gi thu hiu nhng người Ukraine bình thường, nhng người đang sng trên lãnh th ca riêng mình, mà li đ xut đòi h đi lãnh th y đ ly mt nn hòa bình vin vông…".

kissinger3

Ln này, chng li lun đim ca Kissinger còn có thêm bnh bút Cal Thomas. Thomas đã viết trên phiên bn tiếng Anh ca mng majalla.com (mng dành riêng cho thế gii nói tiếng Rp) : "Va qua là ln th ba k t khi tr thành Tng thng, Joe Biden đã tuyên b hi tun trước rng, ông y s c lc lượng M đến bo v Đài Loan nếu Trung Quc đi lc tiến hành mt cuc tn công. Nhưng cũng chính v Tng thng y đã nhanh chóng rút các lc lượng M khi Afghanistan. Và ha s không gi quân đến Ukraine đ giúp chính ph đó đy lùi cuc xâm lược ca Nga". Lý do được đưa ra là Nga là mt cường quc ht nhân. Thế nhưng Trung Quc cũng có ht nhân. Vy có gì khác bit ? Khác bit đây là do v trí đa-chiến lược ca Đài Loan trong cuc cnh tranh M Trung, M không th đánh mt Đài Loan. Biden dường như có s mnh lch s là chuc li li lm cách đây ngót na thế k ca b đôi Nixon Kissinger. Trong bài phát biu Davos, Kissinger nói Ukraine phi nhường mt s lãnh th cho Nga đ kết thúc chiến tranh và tránh m rng xung đt. Kissinger đã sai ! Nếu Ukraine nhượng b lãnh th cho Nga, điu đó có nghĩa là s mi gi Tng thng Vladimir Putin chinh pht tiếp các quc gia khác tng nm dưới s kim soát ca Liên Xô.Liu Kissinger có đng ý nhượng tiếp nhng vùng lãnh th y cho Moskva đ tránh "tình trng mt n đnh" toàn cu và tránh mt cuc xung đt có quy mô rng ln hơn ? (4).

Du sao, vào thi đim hin nay, phương Tây và thế gii nói chung vn b chia thành (ít nht) hai phe. Mt, theo Reapolitik (ca Kissinger), phe kia mang tính "diu hâu", ch chiến nhiu hơn. Lp trường ca phe "Chính tr thc dng" như Kissinger đã trình bày chi tiết t Davos. Nhng người đi gn ti lp trường ca Kissinger ch yếu quan ngi các nh hưởng sâu rng ca vic kéo dài cuc chiến. Đc bit xu hướng này lo lng nhìn vào các tác đng kinh tế (lm phát M và Anh đu đang mc cao nht trong nhiu thp k) và nguy cơ còn leo thang tiếp. Tuy nhiên, xu hướng này cũng không h ch trương đi đt ly hòa bình ! Phe "diu hâu", dn đu bi London và Washington. Mc dù không tuyên b rõ ràng, nhưng lp trường Anh M là tăng cường h tr Ukraine bng các trang thiết b quân s và mng lưới tình báo đ giáng nhng đòn mnh nht có th. Mc đích là va cng c v thế ca Ukraine ti bàn đàm phán, va ngăn chn Nga khi bt k hành đng gây hn nào vi các quc gia Châu Âu khác, đc bit là các nước Baltic.

Mu s chung ca hai phe nói trên là nim tin cuc chiến s phi kết thúc vi mt tha thun được thương lượng, ngay c khi tình trng ca tha thun này đang b tranh cãi gay gt. Tuy nhiên, sau khi bước sang tháng th tư ca cuc chiến, "tha thun được thương lượng" có v xa vi hơn so vi lúc bt đu xung đt. Thay vì đi vào kết thúc, điu có v ngày càng nhiu kh năng là mt cuc xung đt âm lâu dài. Ti đó, Kiev rt khó giành li đươc toàn b lãnh th ca mình và quân đi Nga cũng s không ri khi nhng vùng lãnh th h va cưỡng chiếm được. Tng thng Putin đt cược uy tín chính tr ca mình vào chiến thng Ukraine, điu mà phương Tây mun ph nhn. Tuy nhiên, mt cuc chiến không có hi kết có th kéo phương Tây mt mt vài năm đc bit khi cuc bu c Tng thng M sp đến gn trước khi tiến ti mt tha hip nào đó.Trong khi đó, chính các quan chức ở Kiev hiện cũng đang bày tỏ quan ngại, tình trạng mệt mỏi vì chiến tranh dễ làm "xói mòn" quyết tâm của Mỹ và đồng minh giúp Ukraine đẩy lùi cuộc xâm lược  (6).

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 14/06/2022

(1) Reuters, "Tổng thống Ukraine phát biểu tại hội nghị Châu Á, kêu gọi dừng cuộc xâm lược của Nga", VOA, 11/06/2022

(2) Nguyễn Quang Dy, "Tác động của bàn cờ Ukraine sau 100 ngày", Viet-studies, 09/06/2022

(3) Jessica Pearce Rotondi, "Henry Kissinger's Controversial Role in the Vietnam War", History, 09/05/2022

(4) Mohammad Ali Salih, "Kissinger’s Ukraine Opinions Meets Opposition", Majalla, 04/06/2022

(5) Faisal Al Yafai , "Ukraine likely to end up looking a lot like Syria", AsiaTimes, 09/06/2022

Published in Diễn đàn