Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liên Âu : Kết nạp Ukraine không phải "làm từ thiện" mà là "lựa chọn chính trị"

Chiến tranh Ukraine vẫn là chủ đề được nhiều báo số ra hôm nay quan tâm, đặc biệt là hồ sơ gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của Kiev.

lienau1

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel, phát biểu với báo giới tại thượng đỉnh Liên Âu ở Bruxelles, Bỉ, ngày 15/12/2023. AP - Virginia Mayo

Theo Le Figaro, chiều 14/12/2023, trước sự ngạc nhiên của mọi người, khối 27 nước họp tại Bruxelles đã bật đèn xanh cho đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova. Le Figaro cho đây là "một quyết định mang tính lịch sử, tiến gần đến việc mở rộng một khối đang phải đối mặt với một nước Nga ngày càng bá quyền". Trên mạng xã hội X, tổng thống Ukraine hoan nghênh quyết định này, chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel thì cho rằng "đây là dấu hiệu rõ ràng về hy vọng cho dân tộc Ukraine và cho châu lục của chúng ta". Vào sáng hôm qua, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg nhận định "sự ủng hộ của Liên Âu không phải là đi làm từ thiện, mà là đầu tư vào an ninh". 

Cũng cần phải nói rõ là quyết định được 26 nước đồng thuận thông qua. Cuộc họp không có mặt lãnh đạo của Hungary Viktor Orban. Hơn nữa, ông Orban muốn ghi rõ trong bản báo cáo của cuộc họp này là ông không tham gia biểu quyết. Tuy nhiên, Liên Âu sẽ vẫn cần sự ủng hộ của lãnh đạo Hungary vào tháng 3 hoặc tháng 6 năm 2024 về những điều kiện mà Ukraine phải tuân thủ để gia nhập khối. Hiên nay, 3 trong số 7 điều kiện đó vẫn chưa được đáp ứng. Theo Les Echos, quyết định của khối 27 là hoàn toàn mang tính chính trị, "việc mở rộng khối sẽ là thách thức lớn cho việc quản trị Liên Hiệp Châu Âu". 

Ngoài Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu cũng đã bật đèn xanh thúc đẩy hồ sơ ứng viên của Gruzia (Georgia) và Bosnia-Hezgegovina. Tuy nhiên, các nước này khó có thể gia nhập ngay trong nay mai, nhất là khi Viktor Orban sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu kể từ tháng 7/2024.

Le Figaro nêu lại lý lịch của thủ tướng Hungary cũng như cách mà ông Orban xích lại gần Nga như thế nào. Về phần mình, Le Monde cho biết, Hungary phản đối Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, nhưng lại ủng hộ hồ sơ ứng viên của các nước vùng Balkan. Đây cũng là điều mà ông Orban muốn thúc đẩy khi giữ chức chủ tịch luân phiên của khối vào năm sau. Ivana Rankovic, nhà nghiên cứu tại Center for Security Policy, trả lời Le Monde, nhận định, kể từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2010, "Viktor Orban muốn đưa Hungary trở thành cường quốc của khu vực, và các nước vùng Balkan có thể giúp Budapest thực hiện điều này".

Khó đạt được đồng thuận viện trợ quân sự cho Ukraine

Trong cuộc họp ngày hôm qua, các nước cũng thảo luận về hỗ trợ cho Ukraine. Tuy khẳng định là vẫn "chưa mệt mỏi" về chiến tranh Ukraine, khối 27 nước vẫn chưa thống nhất được về khoản viện trợ cho Ukraine. Vào cuối ngày hôm qua, một bản dự thảo dự trù hỗ trợ cho Ukraine 17 tỷ euro được đưa ra, nhưng nhiều nước cho là quá cao. Karel Lannoon, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính trị Châu Âu, nói với Le Monde rằng hỗ trợ quân sự cho Kiev là một lựa chọn mang tính chính trị. Ông Karel khẳng định, trên thực tế "Châu Âu có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ Ukraine. Châu Âu đã huy động 100 tỷ euro để đối phó với tình trạng thất nghiệp do Covid-19 vào năm 2020 cho các nước thành viên. Châu Âu cũng đã huy động 750 tỷ euro để thúc đẩy chuyển đổi sinh thái và kỹ thuật số trong vòng 7 năm. Dĩ nhiên đây là các khoản nợ, nhưng Liên Hiệp Châu Âu có uy tín trên thị trường và có thể vay với lãi thấp dưới sự bảo đảm của các nước thành viên".

Về tình hình chiến sự tại Ukraine, Le Monde chỉ ra rằng quân đội Ukraine đang thiếu trầm trọng nhân lực cũng đạn dược tại vùng Donbass. Có những vị trí chỉ có 5 lính Ukraine trấn giữ, nhưng phải đối mặt với hơn 100 lính Nga. Một số chỉ huy quân sự của Ukraine cho biết họ thiếu nguồn lực đến mức "không thể cho lính đi nghỉ, hoặc đi đào tạo". Tình hình này trái ngược ở phía quân đội Nga, thường được tiếp viện các tiểu đoàn mới cũng các vũ khí mới. Một chỉ huy cho biết trong vòng 24 giờ mà Nga đã bắn đi 5000 quả đạn pháo. Chưa bao giờ mà chiến tranh lại bất cân xứng như vậy !

Tổng thống Nga hứa hẹn sẽ thắng Ukraine 

Vẫn về chủ đề này, Le Figaro Libération quan tâm đến sự xuất hiện của tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo "Tổng kết năm 2023", kéo dài 4 giờ và được truyền hình trực tiếp khắp nước Nga. Libération coi đây là một "thánh lễ" của Putin, được dàn dựng với sự có mặt của các nhà báo từ khắp thế giới và một đường dây nóng cho người dân Nga. Vào năm ngoái, hoạt động này đã không diễn ra do chiến tranh Ukraine, nhưng năm nay, theo nhật báo cánh tả, chiến tranh đã trở thành một "hiện thực trong đời sống hàng ngày của người dân" và chưa rõ ngày kết thúc. Do vậy, Vladimir Putin cần trấn an người dân. Xuất hiện với phong thái "điềm tĩnh", tự tin, không lo lắng, Putin muốn cho thấy hình ảnh một nước Nga ổn định, "mọi chuyện vẫn ổn", không cần phải thay đổi bất cứ thứ gì. Putin cũng khẳng định ông tái tranh cử tổng thống năm sau là để bảo vệ chủ quyền của nước Nga.

Trong bài "Putin hứa hẹn chiến thắng tại Ukraine", Le Figaro cho biết một trong những chủ đề chính mà các nhà báo và người dân Nga quan tâm đó là tình hình kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Với tình trạng lạm phát giá thực phẩm, đặc biệt là giá trứng đã tăng hơn 40% từ đầu năm nay, tổng thống Nga giải thích "do thu nhập của mọi người tăng", giá cả cũng tăng theo và "lỗi là do Bộ Nông nghiệp, không theo kịp nhu cầu của thị trường". Các câu hỏi về chiến tranh Ukraine cũng nhanh chóng được đặt ra. Tổng thống Nga khẳng định "hòa bình chỉ được lập lại khi nào mà Nga đạt được các mục tiêu đặt ra từ đầu : phi phát xít hóa, phi quân sự hóa Ukraine". Điều này có nghĩa là Nga đóng cửa với đàm phán, không nhượng bộ trước Ukraine.

Theo Le Figaro, đây cũng là lần đầu tiên tổng thống Vladimir Putin cho biết 617.000 lính Nga được huy động ở Nga, trong đó hơn 200.000 lính động viên. 

La Croix cũng có bài đăng nói về "talk show" của Vladimir Putin. Theo nhật báo công giáo, ông Putin muốn nhắm vào Châu Âu, "chế giễu Châu Âu núp sau lưng Hoa Kỳ, ủng hộ Ukraine". Tờ báo cũng đề cập đến sự kiểm soát của điện Kremlin, hạn chế sự tham gia của các nhà báo quốc tế trong buổi họp báo này. Nhật báo công giáo cho biết không có ai đặt ra câu hỏi với tổng thống Nga về báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới, chỉ ra rằng 28 nhà báo và cộng sự hiện đang bị giam giữ tại Nga. 

Xung đột Israel - Hamas 

Về thời sự Trung Đông, trong bối cảnh nhiều con tin vẫn nằm trong tay Hamas kể từ cuộc xung đột ngày 07/10, Libération lược lại "truyền thống bắt con tin" từ thời Trung Cổ đến nay. Trước kia, bắt con tin là một hình thức khá phổ biến để bắt chẹt, đàm phán trong ngoại giao, thì nay bị xem là "khủng bố". 

Nếu như Le Monde nêu ra sự bất đồng giữa Israel và Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Gaza, thì nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến tình hình ở Jerusalem. Từ hơn một tháng qua, khoảng 1000 người Armenia sinh sống tại Thành Cổ Jerusalem "đã ngày đêm" đấu tranh chống dự án khu phức hợp khách sạn của công ty Xana Capital, dự trù được xây dựng trên 11500 m2, tương đương với một phần tư diện tích của khu phố người Armenia. Theo lời chứng mà phóng sự của La Croix thu được, đây không chỉ là một dự án bất động sản, mà đứng đằng sau là những người định cư Israel, "muốn Do Thái hóa" phía đông của thành phố.

Le Monde thì gửi đặc phái viên đến vùng West Bank (Bờ Tây - Cisjordanie), vốn là nơi có nhiều khu định cư Do Thái. Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas tại Gaza cũng tác động mạnh đến vùng lãnh thổ Palestine này. Từ ngày 07/10, quân đội Israel liên tục gửi quân vào khu vực này để bắt giữ những người được cho là có liên hệ với tổ chức Hồi giáo Hamas. Hơn 200 000 người ở West Bank vốn làm việc tại Israel đã bị tước giấy phép lao động tạm thời, rơi vào cảnh bị "cưỡng bức thất nghiệp", không có thu nhập. Người dân bị hạn chế di chuyển, nhiều tuyến đường đã bị chặn, nông dân không thể đi thu hoạch nông sản. Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu vực cũng bị đình trệ. Le Monde cho rằng quả là một nghịch lý khi các quy định của Israel chi phối toàn bộ nền kinh tế của vùng Palestine.

COP 28 là một thành công ? 

Các báo số ra hôm nay cũng quan tâm đến kết quả của Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP28, vừa kết thúc tại Dubai hôm 13/12/2023. Xã luận của Le Monde cho rằng COP28 là một thành công, dù không đưa ra được các giải pháp để đối phó với tất cả thách thức về khí hậu. 198 quốc gia đạt được thỏa thuận về quá trình chuyển tiếp đến việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030. Les Echos đề cập đến việc các tập đoàn dầu khí hài lòng về hội nghị, vì "không đề xuất loại bỏ ngay hay loại bỏ dần dần năng lượng hóa thạch", mà chỉ đưa ra định hướng chuyển đổi năng lượng, đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo. 

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Cam Bốt 

Về thời sự Châu Á, Le Monde có tựa "Trung Quốc đặt cược gấp đôi vào Cam Bốt". Theo nhật báo Pháp, Bắc Kinh gần đây đã tăng cường đầu tư vào nước Đông Nam Á do Hun Manet lãnh đạo. Các thỏa thuận thương mại, xây dựng cầu đường, cơ sở hạ tầng giữa hai nước ngày càng tăng. Trên thực tế, đằng sau các thỏa thuận tưởng chừng thiên về kinh tế là những tính toán về địa chính trị. Một chuyên gia trả lời Le Monde, cho biết "các thỏa thuận thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệp Trung Quốc, do chính phủ Trung Quốc lựa chọn, và các doanh nghiệp Cam Bốt do Nhà nước Cam Bốt lựa chọn, và đứng đằng sau là các nhà tài phiệt Cam Bốt hoặc Trung Quốc". Các thỏa thuận này trên thực tế giúp cho giới tinh hoa Cam Bốt trở nên giàu có hơn và nắm giữ quyền lực, đổi lại Bắc Kinh kiểm soát những dự án có lợi cho Trung Quốc.

Di dân Trung Quốc đến Trung Mỹ để vượt biên vào Hoa Kỳ

La Croix thì quan tâm đến số phận của các di dân Trung Quốc, đến Trung Mỹ, khu vực biên giới giữa Colombia và Panama, để tìm cách vượt biên, tìm đường vào nước Mỹ, hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, nền giáo dục tốt hơn. Con đường để đến Mỹ thường khá dài, kéo dài nhiều tháng. Những người Trung Quốc này thường quá cảnh, bay đến các nước không cần xin visa như Morocco, hay Equator, trước khi đến Colombia. Chính quyền Panama cho biết từ đầu năm nay, khoảng 18.501 người Trung Quốc đã đi theo con đường này, vượt núi, vượt rừng để đến Mỹ. Thông thường họ phải trả phí môi giới từ 20.000 đến 40.000 euro. Một số người trả lời La Croix, giải thích rằng lựa chọn rời khỏi Trung Quốc là để tìm kiếm tự do, thoát khỏi một chế độ độc tài, muốn kiểm soát mọi thứ. 

Chi Phương

Published in Quốc tế

Cuc xâm lăng Ukraine ca Vladimir Putin phá v bu không khí hòa bình đó cũng như tinh thn tương thân, chp nhn s khác bit gia các dân tc, tôn trng ch quyn các nước khác. Tc là tn công thng vào nn tng ca Liên hip Châu Âu.

ukrainehelp1

Trên nguyên tc Liên hip Châu Âu ch là mt t chc hoàn toàn v tương quan kinh tế, không mang tính chính tr hay quân s. Nhưng các nước trong Liên hip cũng theo đui mt lý tưởng chung là bo v các đnh chế t do dân ch.

Quân Nga dn lc lượng c chiếm hết hai tnh minDonbas, đangtht cht vòng vây trên hai thành ph ln, Sievierodonetsk và Lysichansk. Hàng ngàn quân Ukraine còn t th, không biết được bao lâu. Quân đi Ukraine c bo toàn lc lượng vì quân s và vũ khí quá nh so vi quân đch. Chiến tranh dai dng bt phân thng bi, báo chí và các đài truyn hình trên thế gii không loan tin các biến c ln nhiu như trước.

Ông Vladimir Putin cũng mun loài người lãng quên cuc chiến này. Nhưng Ukraine vn chiến đu,Tng thngVolodymyr Zelensky vn yêu cu các đng minh gi cho các vũ khí mnh hơn. B trưởng quc phòng Dmytro Kuleba mi ng li cm ơn chính ph M ha mt t đô la vin tr quân s mi, nhn mnh rng Ukraine cn nhng vũ khí hng nng.

Ngày Th Năm 16 tháng 6, Tng thng Pháp Emmanuel Macron, người tng khuyến cáo không nên đ cho ông Putin mt th din, vn nói nước Pháp mun Ukraine chiến thng. Ông loan báo s gi tiếp sáu dàn đi pháo thêm vào 12 đơn v xe ti ch "howitzers" đã tng t trước. Th tướngOlaf Scholz cho biết nướcĐc s gi thêm nhng dàn phóng ha tin, do tha thun vi M và Anh quc. Tun trước, th tướng AnhBoris Johnson bt ng đến thăm Kyiv, s cung cp thêm các h thng phòng không cho Ukraine. Nước Anh s tiếp tc hun luyn cho quân đi Ukraine s dng các vũ khí mi, 10 ngàn người trong mi ba tháng. Nhưng ngun vin tr ln nht là nước M.

Vin Nghiên cu Kinh tế Toàn cu Kiel, tr s Đc, mi phúc trình v s vin tr quân s cho Ukraine. Nước M đng đu, sau đến Ba Lan, Anh quc, Canada, Na Uy ri đến Estonia và Latvia. Hai nước min Baltic này vin tr cho Ukraine nhiu hơn c các cường quc kinh tế Pháp, Đc và Italy ! Nước Latvia ch có 1.8 triu dân vi tng sn lượng dưới 34 t m kim ; kinh tế Estonia là 31 t, và dân s ch có 1.3 triu ; nhưng c hai đã tng b sáp nhp vào Liên bang Xô Viết cho nên thông cm mi lo ca dân Ukraine.

Nước M đóng góp 48% vào tng s vin tr vũ khí, không k các món tr giúp khác cho ngân sách quc phòng. Nhng khí c như ha tin, đi pháo, trc thăng cũng ch chiếm 10% tng s quân phí M giúp chính phZelensky. Ba Lan đng hng nhì, s vin tr ca Ukraine gn bng mt na ca M ; trong khi nước Anh ch bng mt phn tư. Cuc chiến Ukraine đe da tt c các nước Âu Châu, nhưng s vin tr ca c Liên hip Âu Châu ch bng hai phn ba ca M.

Tuy nhiên Âu Châu có th h tr Ukraine m mt mt trn mi, chính tr và ngoi giao. Dân Ukraine đã chng t h mun gia nhp Liên hip Châu Âu (EU), xác đnh h là mt phn ca Châu Âu, đ tách khi nh hưởng ca Nga, mt đế quc đã tng coi Ukraine như mt vùng ph thuc. Ông Putin đã qu quyết rng Ukraine ch là mt vùng ca nước Nga, không phi là mt dân tc, mt quc gia !

Năm 2014 dân Ukraine đã ni lên lt đ mt tng thng thân Nga vì ông ta không mun tiếp tc vic gia nhp EU. Ông Putin nhân đó đưa quân xâm chiếm bán đo Crimea và mt phn vùng Donbas phía Đông Ukraine, xúi dc người nói tiếng Nga ly khai, m đu cho cuc chiến tranh bây gi. Trong thc tế, hu hết dân Ukraine đu biết nói tiếng Nga, mt na dùng c hai ngôn ng, mt s hàng ngày ch nói tiếng Nga.

Trong lúc đang kháng c quân Nga xâm lược, chính ph Ukraine vn tiến hành vic xin gia nhp Liên hip Châu Âu. Th Năm tun này, bn người lãnh đo Âu Châu đã đi xe la ti Kyiv. Tng thng Emmanuel Macron (Pháp), Klaus Iohannis (Romania) và hai th tướng Olaf Scholz (Đc), Mario Draghi (Italy) lên tiếng cam kết s thúc đy tiến trình thâu nhn Ukraine vào Liên hip.

Trong tun ti, Hi đng Liên hip Châu Âu s hp đ cu xét đơn xin gia nhp ca Ukraine cùng viMoldova và Georgia, hai nước đã tng mt ch quyn vì b Liên bang Xô Viết chiếm sau Đi chiến Th Hai. Nhưngth tc gia nhp EU s kéo dài vì cn được 27 quc gia thành viên chp nhn.

Mun gia nhp EU, các nước phi chng t h tôn trng các quyn t do dân ch, theo kinh tế th trường, thượng tôn pháp lut, dit tr tham nhũng, vân vân. Tiến trình có th có th lâu hàng chc năm, như các nước vùng Balkan là Serbia và Montenegro đang ch đi. Nhng nước này vn nm trong Liên bang Nam Tư, chế đ và xã hi vn còn nhng di sn ca thi cng sn cũ. Quc gia sau cùng được thâu nhn vào EU là Croatia, t hàng chc năm trước cũng tng nm trong nước Nam Tư. Th Nhĩ K, mt thành viên ca liên minh quân s NATO, đã ch được gia nhp EU t năm 1987 !

Nhng quc gia chng vic m rng EU mnh nht là Đan Mch và Hòa Lan. Hai nước này đã ng h Ukraine chng quân Nga xâm lăng, nhưng không biết h có sn sàng m ca EU cho các nước cu cng sn hay không.

Hi đng Liên hip EU có th m cánh ca đu tiên, công nhn các nước trên là các "ng viên chính thc" trong phiên hp ti đ bt đu các cuc tho lun thâu nhn.

Ch cn m cánh ca đó cũng s là mt li tuyên b hùng hn, cho thy các nước EU xác đnh Ukraine là mt quc gia có ch quyn, không khác gì nước Đc, Tây Ban Nha hay Phn Lan. Đó là mt cách bác b ý kiến ca ông Vladimir Putin, coi Ukraine không phi là mt dân tc riêng bit. Ông Putin đã ly c tn công Ukraine vì ý kiến xuyên tc này.

Trên nguyên tc Liên hip Châu Âu ch là mt t chc hoàn toàn v tương quan kinh tế, không mang tính chính tr hay quân s. Nhưng các nước trong Liên hip cũng theo đui mt lý tưởng chung là bo v các đnh chế t do dân ch, đ cao tinh thn liên kết, tương tr, vượt lên trên ch nghĩa quc gia cc đoan. Đó là nn tng gìn gi nn hòa bình trong lc đa Âu Châu t hơn na thế k nay. Cuc xâm lăng Ukraine ca Vladimir Putin phá v bu không khí hòa bình đó cũng như tinh thn tương thân, chp nhn s khác bit gia các dân tc, tôn trng ch quyn các nước khác. Tc là tn công thng vào nn tng ca Liên hip Châu Âu.

Cho nên hành đng m đường cho tiến trình thâu nhn Ukraine,Moldova, Georgia, Serbia và Montenegro vào Liên hip Châu Âu s là mt thng li cho tt c các quc gia t do dân ch.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 21/06/2022

Published in Diễn đàn