Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Venezuela : Nhờ đâu Maduro vẫn tại vị sau 45 ngày sóng gió ?

Báo Les Echos ngày 15/03/2019 nhận định "Venezuela : Khả năng hồi phục đáng kinh ngạc của Nicolas Maduro". Được cho là chắc chắn sẽ bị lật đổ cách đây 45 ngày khi thủ lãnh đối lập Juan Guaido tự phong tổng thống lâm thời, Maduro đến nay vẫn chống chọi được và thời gian đang đứng về phía ông ta.

vene1

Những người bị lực lượng an ninh bắt giữ ngày 10/03/2019 trong đợt cúp điện tại Caracas. Reuters Ivan Alvarado

Sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến dân chúng kiệt lực và bị cô lập trên trường quốc tế, hồi kết của tổng thống Nicolas Maduro xem chừng đã rõ. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, 35 tuổi, người mà Maduro gọi là "cậu bé", có được sự công nhận của 50 quốc gia, với tỉ lệ tín nhiệm trong dân chúng là 60% trong khi tổng thống đương nhiệm chỉ có 14%. Vì sao một tháng rưỡi qua, chàng thanh niên Guaido vẫn chưa lật đổ được đối thủ ?

Trong cuộc song đấu, phần thắng lần lượt nghiêng về bên này hoặc bên kia. Chẳng hạn hôm 23/1, Juan Guaido hứa hẹn sẽ đưa vào Venezuela 250 tấn viện trợ nhân đạo, nhưng rốt cuộc số hàng này vẫn bị kẹt lại bên kia biên giới. Rõ ràng đây là chiến thắng của Nicolas Maduro. Vài ngày sau đó, sau khi đi thăm một số nước Châu Mỹ La-tinh bất chấp lệnh cấm xuất cảnh và lời đe dọa tống giam của Maduro, Juan Guaido không hề e ngại khi quay về Venezuela. Lần này đến lượt tổng thống bị mất mặt, phải lờ đi như không hề biết.

Tuy nhiên, Nicolas Maduro vẫn trụ lại được, chủ yếu nhờ sự ủng hộ của quân đội. Ông Gaspard Estrada, giám đốc điều hành OPALC chuyên nghiên cứu về Châu Mỹ La-tinh của Sciences Po nhắc nhở, đó chính là hòn đá tảng của hệ thống. Ngay khi vừa nhậm chức, Maduro đã tăng gấp đôi số tướng lãnh và bổ nhiệm họ vào các chức vụ quan trọng trong nền kinh tế, như quản lý việc nhập khẩu thực phẩm, kiểm soát xuất khẩu dầu lửa. Những chiếc ghế mang tính chiến lược trong một đất nước đang khủng hoảng nặng nề cũng hết sức béo bở.

Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các sĩ quan cao cấp vẫn trung thành với Maduro, làm ngơ trước lời kêu gọi của Guaido. Một số sĩ quan, như tùy viên quân sự Venezuela ở Washington đã bỏ sang hàng ngũ đối lập, nhưng vẫn chưa đủ để tạo nên một phong trào. Còn đối với lính thì đã có đến 10.000 người bỏ ngũ từ năm 2016. Juan Guaido hiểu hơn ai hết là phải tác động vào quân đội mới lật được Nicolas Maduro, tuy nhiên đề nghị ân xá của ông vẫn không gây được hiệu quả.

Trong khi chờ đợi, thời gian đang đứng về phía Maduro. Không chỉ có quân đội, ông ta còn nắm trong tay lực lượng bán quân sự cánh tả "colectivo" gồm mấy chục ngàn thành viên đang hoành hành tại những khu phố bình dân, bên cạnh đó là lực lượng đặc biệt. Đe dọa can thiệp quân sự của tổng thống Mỹ Donald Trump không được các nước Châu Mỹ La-tinh và Châu Âu hoan nghênh.

Như vậy trừ phi có một sự kiện đặc biệt nào đó xảy ra, không có sự can thiệp quân sự của Mỹ và sự quay đầu của các tướng lãnh, Maduro vẫn có thể điềm nhiên tại vị. Cũng giống như Bachar Al Assad, tám năm sau khi xảy ra cuộc xung đột, vẫn đang là tổng thống Syria, nhờ có sự giúp sức của Nga và Iran. Tương tự, Maduro đang được Moskva nhiệt tình ủng hộ, và "con lật đật" này vẫn ngóc đầu dậy được sau mỗi đợt sóng gió.

Pakistan, đồng minh quân sự hàng đầu của Bắc Kinh

Về Châu Á, Le Figaro chú ý đến việc "Bắc Kinh bảo vệ Islamabad ở Liên Hiệp Quốc", vì "Pakistan là đồng minh quân sự hàng đầu của Bắc Kinh".

Hôm thứ Tư 13/3 tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã phủ quyết việc ghi tên Masood Azhar, thủ lãnh của tổ chức thánh chiến Jaish-e-Mohammed (JeM) ở Pakistan vào danh sách trừng phạt của Hội đồng Bảo an, trong khi người này bị Ấn Độ tố cáo là thủ phạm vụ tấn công làm 40 dân quân Ấn thiệt mạng ở Kashmir ngày 14/2. Hai cường quốc nguyên tử Châu Á có nguy cơ lao vào chiến tranh vì vụ này. Đề nghị trừng phạt được Pháp đưa ra được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an.

Việc Bắc Kinh phủ quyết không gây ngạc nhiên, chứng tỏ Pakistan được coi là đồng minh quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Bước ngoặt trong quan hệ đôi bên diễn ra vào năm 2015, khi Tập Cận Bình công bố kế hoạch đầu tư hành lang kinh tế CPEC (China-Pakistan Economic Corridor) trị giá 46 tỉ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Pakistan. Các doanh nhân, nhà kinh tế và nhà báo nhanh chóng chỉ trích sự thiếu minh bạch của dự án làm nợ công tăng vọt mà Pakistan phải trả trong vòng từ 35 đến 40 năm, tính ra mỗi năm từ 2022 đến 2028 phải trả lãi từ 4 đến 4,5 tỉ đô la. Tuy nhiên, đương kim thủ tướng Imran Khan từ chối hủy bỏ CPEC. Quân đội Pakistan có cùng mục tiêu với Trung Quốc là chận đứng ảnh hưởng của Ấn Độ tại Nam Á và Ấn Độ Dương.

Trong 10 năm qua, Pakistan trở nên lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào vũ khí Trung Quốc. Theo Viện nghiên cứu hòa bình ở Stockholm (SIPRI), năm 2018, vũ khí mua từ Trung Quốc chiếm đến 70%, và tỉ lệ nhập khẩu vũ khí Mỹ từ 27% sụt xuống chỉ còn 8,9%. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, Islamabad nhận được từ Bắc Kinh 325 chiến xa, thiết bị để lắp ráp 100 chiến đấu cơ JF-17, bốn chiến hạm ; các ngư lôi, hỏa tiễn, trực thăng, phi cơ thám sát biển, radar, thiết bị bay không người lái… Năm 2015 Pakistan còn thỏa thuận mua 8 tàu ngầm S20 mà Trung Quốc xưa nay chưa hề bán cho ai. Hai bên gần đây còn hợp tác chặt chẽ về hàng không không gian.

Thái Lan : Bí mật bao trùm lên xác chết ba nhà ly khai trên dòng Mêkông

Tại Đông Nam Á, thông tín viên của Le Monde ở Thái Lan cho biết "Bí mật bao trùm lên xác chết của các nhà ly khai trên dòng sông Mêkông".

Ba cái xác được bó chiếu lần lượt nổi lên bên phía Thái trong ba ngày cuối năm ngoái, với cùng những đặc điểm : khuôn mặt biến dạng, bụng bị bơm đầy xi măng. Thi thể thứ hai và thứ ba được nhận diện là hai nhà ly khai Thái Lan Puchana và Kasalong đã tị nạn ở Lào sau vụ đảo chính quân sự tháng 5/2014, nhưng cái xác thứ nhất thì đã biến mất. Người vợ của Surachai Danwattannusorn cho rằng đó chính là chồng bà và đã nộp đơn kiện. Quân đội chối bỏ mọi cáo buộc.

Vụ nhà ly khai Surachai gợi nhớ một thời kỳ đã bị giới trẻ Thái Lan quên lãng. Trong thập niên 60 và 70, hàng ngàn du kích cộng sản Thái Lan được Bắc Kinh yểm trợ chiến đấu với quân đội trong rừng rậm, nhưng đến cuối thập niên 80 họ đã ngưng chiến khi chính phủ ban bố lệnh ân xá. Ông Surachai là một trong những thủ lãnh du kích huyền thoại, sau đó bị tù vì vụ tấn công một đoàn xe chở tiền nhằm mục đích tuyên truyền và tội khi quân, và khi được thả đã sang Lào tị nạn.

Thảo luận toàn quốc, trải nghiệm dân chủ độc đáo ở Pháp

Cuộc thảo luận toàn quốc do chính quyền đề xướng nhằm thoát khỏi khủng hoảng "Áo Vàng" chính thức kết thúc vào hôm nay 15/03/2019, chiếm trang nhất của hầu hết các nhật báo Pháp.

Libérationnhận xét "Từ thảo luận toàn quốc đến một sự lúng túng lớn lao", trong việc diễn dịch cụ thể ý muốn của người dân. Le Figaro chạy tựa "Thảo luận toàn quốc : Người Pháp thực sự muốn gì ?". Một cuộc điều tra cho thấy sức mua vẫn là ưu tư lớn nhất của công dân. "Thảo luận toàn quốc : Độc giả bày tỏ ý kiến", tựa chính của La Croix.

Les Echos chạy tựa lớn "Thảo luận toàn quốc : Tổng kết" và dành đến 8 trang báo để nói về những hướng của tổng thống Emmanuel Macron sau hai tháng qua, tổng hợp các ý kiến về thuế khóa, dân chủ, môi trường. Riêng Le Monde dành tựa trang nhất cho chủ đề "Tư nhân hóa công ty quản lý sân bay ADP : Chính phủ bối rối".

La Croixtrong bài xã luận cho rằng có thể rút ra những bài học tích cực từ sự kiện này. Người dân tham gia đông đảo để nói lên tiếng nói của mình, và đưa ra những đề nghị với chính quyền : 10.335 cuộc hội thảo đã diễn ra trên toàn quốc, và trên mạng có 1.750.108 góp ý.

Tuy không thể coi là đại diện cho 47 triệu cử tri Pháp, và chủ yếu là các công dân đứng tuổi thay vì giới trẻ, nhưng vào tháng 11 năm ngoái, ai có thể tưởng tượng được là nước Pháp sẽ trở thành một diễn đàn khổng lồ như thế ? Tờ báo cho rằng phải cảm ơn phong trào Áo Vàng (Gillets Jaunes) và tổng thống Emmanuel Macron, đã nhận ra những mong đợi này và tạo điều kiện để biểu lộ. Theo La Croix, những cuộc tranh luận dân chủ như thế là một thành tựu trong giai đoạn đầy sóng gió hiện nay, và cần được tiếp tục triển khai.

Show độc diễn của tổng thống trẻ và khát vọng bình đẳng

Libérationđặt câu hỏi "Tranh luận xong rồi, bây giờ phải làm gì ?". Bức màn chưa thể hạ ngay mà phải chờ một tháng nữa, sau các "hội nghị công dân" để tổng kết ở từng vùng và tranh luận tại Quốc hội, trước khi tổng thống Macron phát biểu và có những quyết định quan trọng vào giữa tháng Tư.

Chính quyền không vội vã đặt dấu chấm hết cho trải nghiệm dân chủ độc đáo này. Trước hết là do đã thành công trong chiến thuật đổi hướng sự chú ý khỏi phong trào Áo Vàng, tạo ra một làn gió mới. Tiếp đến, đợt thảo luận đã mang lại hào quang cho vị tổng thống trẻ tuổi, chứng tỏ được kiến thức rộng rãi và tài hùng biện trong các "one president show", những sô độc diễn dài hơi có thể so sánh với Fidel Castro. Cuối cùng, những mong đợi có thể trở thành thất vọng, trong tình trạng ngân sách eo hẹp. Lãnh đạo là phải chọn lựa, mà chọn lựa thì luôn có nguy cơ gây bất bình.

Xã luận của Le Figaro nhắc lại câu nói của nhà lý luận Tocqueville từ thế kỷ trước : các định chế và phương thức dân chủ "đánh thức và ve vãn đam mê được bình đẳng, nhưng chưa bao giờ có thể hoàn toàn thỏa mãn ước vọng này".

Thụy My

Published in Quốc tế

Đối lập Venezuela ban bố tình trạng báo động, biểu tình tiếp tục (RFI, 12/03/2019)

Tại Venezuela, một phần đất nước vẫn chìm trong bóng tối. Quốc hội trong tay phe đối lập, đã ban hành "tình trạng báo động" vào hôm qua, 11/03/2019. Đây là một sắc lệnh minh họa cho tình hình bi thảm của Venezuela.

vene1

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trên truyền hình tại phủ tổng thống Miraflores, Caracas, ngày 11/03/2019. Miraflores Palace/via Reuters

Từ tối thứ Năm 07/03, nhiều bang vẫn bị mất điện. Còn tại thủ đô, điện đã được tái lập được một phần. Tổng thống tự phong Juan Guaido, ngày 12/03, kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường biểu tình để gây sức ép đối với chính phủ Maduro.

Thông tín viên RFI, Benjamin Delille, tường thuật từ Caracas :

"Juan Guaido lợi dụng việc mất điện quy mô rất lớn này để huy động đông đảo người dân Venezuela chống lại tổng thống Maduro. Tình hình trở nên bi thảm đối với một phần lớn đất nước : Vừa không có điện, người dân vừa không có nước để sử dụng, không có xăng, không thể mua lương thực.

Do lạm phát, không còn tiền mặt, giao dịch, mua sắm đều qua thẻ tín dụng. Nỗi tức giận ngày dâng cao, nhưng không chắc là cuộc vận động hôm nay của lãnh đạo đối lập sẽ được hưởng ứng đông đảo.

Nguyên nhân dễ hiểu : Điện bị mất, mạng lưới internet, điện thoại bị tê liệt, hệ quả là một phần lớn dân chúng không biết gì về cuộc vận động biểu tình này.

Chính quyền thì tiếp tục khẳng định là bị Hoa Kỳ phá hoại. Phe đối lập đã dứt khoát bác bỏ lời giải thích trên, tố cáo ngược lại là chính quyền Maduro đã không bảo quản tốt hệ thống điện.

Người dân không mấy quan tâm đến cuộc cãi vã kể trên. Sau nhiều ngày mất điện, họ chỉ muốn một điều : Điện trở lại càng sớm càng tốt.

Tại nhiều thành phố, nạn cướp bóc gia tăng, cắt điện càng kéo dài, khả năng bùng nổ xã hội có thể diễn ra".

Mỹ duy trì áp lực đối với Maduro

Trong bối cảnh đó, ngoại trưởng Mỹ duy trì sức ép đối với chế độ Maduro. Trên mạng Twitter ngày 11/03, ông Mike Pompeo đã loan báo quyết định rút toàn bộ nhân viên ngoại giao tại Venezuela về nước do "tình hình ngày càng tồi tệ", và việc nhân viên ngoại giao của Mỹ tiếp tục hiện diện tại nước này là một "hạn chế đối với chính sách của Mỹ".

Phát biểu với báo chí, ông Pompeo tiếp tục tố cáo Nga và Cuba là nguyên nhân làm cho tình hình Venezuela xấu đi khi tiếp tục hậu thuẫn cho tổng thống Nicolas Maduro. Trước đó, ông Pompeo còn cáo buộc Cuba can thiệp trực tiếp vào nội tình Venezuela với một lực lượng quân sự "từ 20.000 đến 25.000 người".

Vào ngày 11/03, chính quyền La Habana đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ, gọi đấy là những luận điệu "dối trá" và "vu khống".

Trọng Nghĩa

*******************

Quốc hội Venezuela tuyên bố ‘tình trạng báo động’ (VOA, 12/03/2019)

Quốc hi Venezuela, do phe đi lp nm gi, hôm 11/3 tuyên b "tình trng báo đng" v vic mt đin kéo dài 5 ngày qua.

vene2

Ông Juan Guaido.

Phần ln Venezuela, theo Reuters, ti ngày 11/3 vn còn mt đin, trong khi đa phn th đô Caracas đã có đin tr li.

Tình trạng mt điện kéo dài t hôm 7/3 và Tng thng Nicolas Maduro coi đây là hành đng phá hoi được s hu thun ca M.

Việc mt đin này khiến dân chúng thêm phn bt mãn trong h đã phi chu cnh siêu lm phát và khng hong chính tr, sau khi th lĩnh đi lp Juan Guaido tuyên bố làm tng thng lâm thi hi tháng Mt.

Hiến pháp Venezuela cho phép tng thng tuyên b tình trng báo đng khi vp phi các thm ha "gây tn hi nghiêm trng ti an ninh quc gia", nhưng không nói rõ tác đng thc tế ca tuyên b kiu này.

Trong phiên họp ngày 11/3, ông Guaido cũng kêu gi ngưng vn chuyn du ti đng minh ca ông Maduro là Cuba.

Cố vn an ninh quc gia M John Bolton ng h tuyên b này.

Ông viết trên Twitter rng các công ty bo him và các hãng tham gia vào vic vn chuyn này "đang được thông báo", nhưng không cho biết cụ thể v các bin pháp mà chính ph M có th tiến hành.

**************

Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Tổng thống Venezuela (VOA, 12/03/2019)

Cố vn An ninh quc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm 10/3 lên tiếng v cuc tranh giành quyn lc quyết lit Venezuela gia Tng thng Nicholas Maduro và lãnh đo đi lp Juan Guaido, người được nhiu nước trên thế gii công nhn là Tng thông lâm thi ca Venezuela.

vene3

Ông John Bolton có lời l cng rn vi Tng thng Venezuela Nicholas Maduro

"Tôi hy vọng tương lai ca ông y s là sng mt bãi bin xinh đp đâu đó xa Venezuela", ông Bolton nói v ông Maduro trong chương trình ‘This Week’ trên kênh ABC.

Ông Bolton nói rằng ‘đà thng li đang v phía ông Guaido’ nhưng người dân Venezuela mới là nhân t quyết đnh đm bo s chiến thng ca nhà lãnh đo đi lp.

"Có vô số nhng cuc đi thoi gia các thành viên Quc hi và thành viên lc lượng vũ trang Venezuela v nhng gì có th xy ra, làm sao quân đi có bước chuyn đ ng hộ đi lp", ông Bolton nói.

Lên kế nghim ông Hugo Chavez, mt người cánh t nhit thành, làm Tng thng vào năm 2013, ông Nicholas Maduro liên tc buc ti Washington đng đng sau nhng thng kh ca đt nước ông.

"Chúng ta đang đối mt vi hành đng hung hăng nghiêm trọng nht t ch nghĩa đế quc M mà Venezuela tng chng kiến trong toàn b lch s 200 năm ca đt nước", ông Maduro phát biu ti mt cuc tp hp mi đây ca nhng người trung thành.

Trong khi đó, ở Washington, các v ngh sĩ M cũng gi đi thông đip đến Venezuela.

"Cuộc chiến đu ca các bn đ giành t do và khôi phc nn dân ch cũng là cuc chiến đu ca chúng tôi, và thế gii t do đã và s không quên các bn", Thượng ngh sĩ Cng hòa Marco Rubio của tiu bang Florida, ch tch tiu ban Tây Bán Cu thuc y ban Đi ngoi Thượng vin M, phát biu ti mt phiên điu trn hi tun trước.

"Gửi đến các quan chc ca chế đ Maduro : nếu quý v mun có tương lai Venezuela, và nếu quý v mun có mt tương lai không còn dính các lnh trng pht ca M vn s theo quý v bt c nơi nào trên thế gii thì quý v phi công nhn Tng thng lâm thi hp pháp, Juan Guaido, và ch đ tay quý v nhum máu", Thượng ngh sĩ Bob Menendez ca tiu bang New Jersey, thành viên Dân chủ hàng đu trong y ban đi ngoi Thượng vin, nói.

Nhiều thành viên Đng Dân ch ng h các lnh trng pht mà chính quyn Tng thng Donald Trump áp đt lên chế đ ca ông Maduro nhưng cũng nói rng vic M can thip quân sự không nên tính đến.

"Những li nói chuyn phiếm v hành đng quân s tht s s làm cho nhng k đc tài thêm mnh bo" Thương ngh sĩ Dân ch Tim Kaine ca bang Virginia nói. "Quan tâm duy nht ca chúng tôi là hòa bình, t do và dân ch cho người dân Venezuela. Thế thôi".

Nhà ngoại giao hàng đu ca M Venezuela đã tìm cách đm bo vi các ngh sĩ rng hành đng quân s s không được xem xét.

"Đó chắc chn là điu không mong mun và đó không phi là con đường mà chính quyn đang đi", Đc s M v Venezuela, ông Elliot Abrams, nói trước y ban ca Quc hi.

Phát biểu Nhà Trng hi tháng trước, ông Bolton nói rng Tng thng Trump đang ‘đ ng mi kh năng trên bàn’ v Venezuela. Tuy nhiên, hôm 10/3, ông t chi đưa ra d đoán.

"Chúng ta sẽ ch xem điều gì s xy ra", ông Bolton nói trên chương trình "This Week".

*******************

Mỹ rút hết nhân viên ngoại giao ra khỏi Venezuela (VOA, 12/03/2019)

Hoa Kỳ sẽ rút tt c các nhân viên ngoi giao còn li khi Venezuela trong tun này do tình hình xu đi sau nhiu tháng bt n chính tr, B Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết vào cui ngày th Hai 11/3.

vene4

Đại s quán Hoa Kỳ ti Caracas, Venezuela.

Hãng tin Reuters trích tuyên bố ca B Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết "Quyết đnh rút hết nhân viên ngoi giao này cho thy tình hình Venezuela đang xu đi, cũng như kết lun rng s hin din ca nhân viên ngoi giao Hoa Kỳ ti đi s quán đây đã tr thành một hn chế đi vi chính sách ca Hoa Kỳ".

Trước đó vào ngày 24/1, Washington ra quyết đnh rút tt c thân nhân ca nhân viên ngoi giao và gim nhân viên đi s quán xung mc ti thiu do tình trng bt n trong cuc bu c tng thng ca Venezuela.

Tuyên bố ca B Ngoi giao M không cho biết thông tin chi tiết hoc đưa ra thi hn cui phi rút khi đi s quán th đô Caracas.

Hôm 11/3, Quốc hi Venezuela tuyên b "tình trng báo đng" do mt đin kéo dài năm ngày, đã làm tê lit nước này và khiến hàng triệu người dân phi vt ln đ tìm thc ăn và nước ung.

Hôm 11/3, Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez lên truyn hình cho biết Venezuela s đình ch các hot đng kinh doanh và đóng ca trường hc vào 12/3 do mt đin.

Việc mt đin đã làm tăng thêm sự bt mãn mt quc gia đang b lm phát phi mã và khng hong chính tr trm trng sau khi ông Juan Guaido, lãnh đo phe đi lp, tuyên b làm tng thng lâm thi vào tháng 1 và nói rng vic Tng thng Nicolas Maduro tái đc c vào năm 2018 là mt vụ lừa đo.

********************

Venezuela vẫn tê liệt vì cúp điện, đối lập đòi hỏi tình trạng khẩn cấp (RFI, 11/03/2019)

Một lần nữa, chính quyền Venezuela hôm qua 10/03/2019 lại ra lệnh đóng cửa các trường học và cơ quan hành chính, trong bối cảnh toàn quốc vẫn bị tê liệt do cúp điện từ hôm thứ Năm 070/3. Thủ lãnh đối lập Juan Guaido kêu gọi Quốc hội thông qua "tình trạng khẩn cấp".

vene5

Cảnh người dân ở Petare, ngoại ô Caracas, xếp hàng mua thực phẩm trong lúc thành phố mất điện. Ảnh chụp ngày 10/03/2019. Juan BARRETO / AFP

Đã bốn đêm liên tiếp, Venezuela tiếp tục chìm trong bóng tối. Phía ông Maduro tố cáo bị Mỹ phá hoại, nhưng đối lập cáo buộc chính quyền từ nhiều năm qua không bảo trì mạng lưới điện. Sân bay phải kiểm tra an ninh bằng phương pháp thủ công, đã có ít nhất 15 bệnh nhân tử vong do không được chạy thận. Người dân cố tìm cách sống sót trong khi cả nước không còn điện nước, không có phương tiện giao thông và liên lạc.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường thuật :

"Từ hôm thứ Sáu đến nay, đa số các cửa hàng và siêu thị tại Caracas đều đóng cửa. Do siêu lạm phát, những tờ giấy bạc hầu như đã biến mất, và điện bị cúp nên các thiết bị đọc thẻ tín dụng trở nên vô dụng. Ở lối vào Petare, vùng ngoại ô lớn nhất Venezuela, hàng trăm người xếp hàng chờ trước những cửa hiệu nhỏ có máy phát điện.

Maria cho biết : "Hầu như không còn một cửa hàng nào có điện để có thể trả tiền, nhưng ở đây thì được. Chẳng còn tiền mặt, nên nếu không có điện thì người mua không thể thanh toán được".

Còn Francisco sau hai tiếng đồng hồ chờ đợi rốt cuộc cũng đã có thể mua sắm. Do tủ lạnh không còn hoạt động, nên anh phải chọn lựa. Francisco cho biết : "Chúng tôi cố gắng mua những loại thực phẩm không bị hư hỏng như gạo, bột mì, trứng…là những thứ không cần phải giữ trong tủ lạnh, để trữ lại ăn dần".

Phía sau quầy, cô bán hàng Ingrid gật đầu đồng tình : Từ hôm thứ Sáu cô đã bị mất tất cả những thức ăn để trong tủ lạnh. Ingrid nói : "Tất cả những loại thịt mà tôi có đều bị hỏng, tôi phải quăng hết vào thùng rác. Thế là một tháng lương đã tiêu tùng. Coi như cả tháng tôi chẳng làm gì cả, tôi lao động không công".

Tất cả những người khách đang chờ đợi đều cư ngụ tại những khu phố bình dân. Họ không cần biết nạn cúp điện là do bị phá hoại hay do mạng lưới không được bảo trì, đơn giản chỉ muốn rằng tình trạng này phải chấm dứt. Và Venezuela sẽ trở lại thành một đất nước bình thường".

Thụy My

********************

Mất điện ở Venezuela : Cướp bóc khi tuyệt vọng gia tăng (BBC, 11/03/2019)

Hôm thứ Hai, chính phủ Venezuela đã ra lệnh cho các trường học và doanh nghiệp đóng cửa do việc mất điện đã kéo dài đến ngày thứ năm. Phe đối lập nói rằng có ít nhất 17 người đã chết vì mất điện. Người dân thủ đô Caracas chia sẻ với phóng viên Will Grant của BBC về nỗi tuyệt vọng ngày càng tăng của họ.

vene6

Nhiều nơi ở Venezuela, gồm cả Caracas, đang chìm trong đêm tối

Cứ mỗi giờ trôi qua mà không có điện, Venezuela, quốc gia đang đứng trên bờ vực, phải hứng chịu thêm nhiều đau thương và căng thẳng.

Trong khi các băng đảng thân chính phủ được gọi là "colectivos" chạy xe máy trên những con đường tối tăm để giữ trật tự tại các điểm súng, thì các vụ cướp bóc lẻ tẻ vẫn diễn ra làm gia tăng nỗi tuyệt vọng cho người dân Venezuela.

Thật khó để hiểu hết những khó khăn vì mất điện ở đây trong bốn ngày qua.

Nhiều nơi trên cả nước bị mất điện và thật không dễ để nắm được toàn bộ tình hình. Ngay cả khi có điện trở lại thì nó cũng bị ngắt quãng và chỉ tổn tại trong vài giờ.

Có thể thấy rõ, người dân tại nhiều khu vực ở Venezuela đang phải vật lộn với cuộc sống kể từ khi bị mất điện vào thứ Năm tuần trước.

Cuộc sống không internet, không điện thoai, không ngân hàng, không máy rút tiền, không nồi cơm điện hoặc không điều hòa thật khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Trên bờ vực

"Tôi có con trai hai tuổi. Tối qua chúng tôi chẳng có gì để ăn cả", Majorie nói với vẻ tức giận bên ngoài một siêu thị trong khu phố Terrazas del Club Hípico ở Caracas.

Một cửa hàng gần nhà cô đã bị cướp và một người hàng xóm đã cho cô ít cơm, Majorie nói.

"Tôi đã đổ thêm ít nước, cho thêm ít đường vào số cơm đó rồi đút cho con trai ăn. Hôm nay nó cũng hỏi tôi có gì ăn không, nhưng tôi biết lấy gì cho nó ăn bây giờ ? Tôi có thể chịu đói. Đối với người lớn, một cốc nước cũng đủ sống qua ngày. Nhưng một đứa trẻ thì phải làm sao đây ?"

Sau lưng chúng tôi, một nhóm các bà mẹ tuyệt vọng và đau khổ không kém bắt đầu đập cửa siêu thị để được vào bên trong.

Bên trong siêu thị, máy tính tiền và máy quẹt thẻ không hoạt động, và nhân viên chỉ nhận thanh toán bằng đô la Mỹ.

"Ở Venezuela chúng tôi không dùng đô la, chúng tôi cũng không được trả bằng đô la, mà chúng tôi được trả bằng tiền Bolivars", Majorie nói với giọng tức giận.

"Chúng tôi không muốn cướp phá các cửa hàng, chúng tôi không muốn gây ra những chuyện này. Cái chúng tôi muốn là đồ ăn. Chúng tôi đói".

vene7

Bác sĩ biểu tình để nêu bật khó khăn của bệnh nhân

Đấu tranh để sinh tồn

Đối với một số khác, vấn đề còn nghiêm trọng hơn việc thiếu thức ăn.

Patricia (không phải tên thật) hiện là nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm của một bệnh viện nhi ở Caracas.

Lo sợ sẽ gặp rắc rối, Patricia gặp tôi tại một nơi cách xa bệnh viện JM de los Rios để nói về ảnh hưởng của việc mất điện lên các bệnh nhân.

"Hôm thứ Năm, không ai có thông tin gì về việc tại sao máy phát điện khẩn cấp của bệnh viện không khởi động. Tại khoa chăm sóc đặc biệt, câu hỏi chuyện gì đang xảy ra và tại sao mọi chuyện lại như vậy vẫn chưa có hồi đáp".

Một đồng nghiệp nói với Patricia rằng, các các bệnh nhi đang được cứu sống bằng hô hấp thủ công.

Ở đó, nhiều trẻ sơ sinh và trẻ vài tháng tuổi vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt.

"Khi đi qua các phòng bệnh, chúng tôi nhìn thấy một bà mẹ đang khóc và phát hiện ta một trong những đứa bé đã chết", Patricia nói.

Mặc dù đội ngũ nhân viên y tế đã cố gắng hết sức, một trẻ sơ sinh khác cũng đã chết sau đó.

Một máy phát điện cuối cùng cũng đã được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên trong bối cảnh hỗn loạn vì mất điện, máy phát điện này không được chuyển đến bởi các quan chức y tế hay chính phủ mà bởi "colectivos" - các băng đảng thân chính phủ.

vene8

Nhiều siêu thị bị cướp

Không có tiền, không có đám tang

Việc mất điện không chỉ khiến an ninh lương thực và ngành y tế tan rã, mà nó thậm chí còn khiến người chết cũng không được yên nghỉ.

Con trai của María Errazo bị giết ở khu phố nghèo nơi bà sống vào hôm thứ Năm, ngày đầu tiên mất điện. Từ đó đến nay, thi thể anh ta vẫn nằm ở nhà xác Bello Monte.

Do hầu hết các văn phòng chính phủ đã đóng cửa từ chiều thứ Năm, María đã không thể làm các thủ tục cần thiết để xem thi thể con trai hay đưa nó về để chôn cất.

Nếu có văn phòng mở cửa thì cũng không thể sử dụng máy in hay kết nối với internet. Theo đó, María cũng sẽ không nhận được xác nhận chính thức về việc con trai bà bị giết như thế nào.

Thậm chí nếu María có thể đưa xác con trai về nhà thì bà cũng không có tiền để tổ chức đám tang. Siêu lạm phát tràn lan ở Venezuela đã cướp đi khoản tiết kiệm nhỏ mà bà có.

"Chúng tôi không có tiền", María nói với giọng buồn bã vì không thể giúp con trai yên nghỉ. Các ngân hàng đã đóng cửa và cũng không có nhiều điểm gọi điện thoại.

"Tôi thậm chí không thể gọi nổi một cuộc điện thoại để tìm cách giải quyết", María nói.

Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi nghe nói siêu thị mà chúng tôi đến sáng nay đã bị cướp.

Chúng tôi chạy ngay đến đó, đúng lúc thấy hàng chục người dân địa phương bị bắt giữa trong khi mẹ, vợ và con gái họ nổi cơn thịnh nộ với lực lượng an ninh nhà nước.

"Chúng tôi phải làm sao bây giờ ?" một người phụ nữ hét lên. "Cháu của chúng tôi đang chết đói kia kìa".

Lời kêu cứu của cô kết thúc một ngày nữa ở Venezuela, nơi sự hỗn loạn vẫn diễn ra trong bóng tối.

**********************

Venezuela : Dân chúng tiếp tục rầm rộ biểu tình ủng hộ Juan Guaido (RFI, 10/03/2019)

Đông đảo người dân Venezuela hôm qua 09/03/2019 lại xuống đường biểu tình, một bên để ủng hộ tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, một bên đứng về phía tổng thống lâm thời Juan Guaido.

vene9

Venezuela : Tổng thống tự phong Juan Guaido trong cuộc biểu tình tại Caracas, ngày 9/03/2019. Reuters/Ivan Alvarado

Các cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh đợt mất điện kéo dài trên diện rộng chưa từng có từ tối ngày 07/03 khiến cả nước rơi vào cảnh hỗn loạn, 15 bệnh nhân chết vì không được chạy thận.

Chính phủ Maduro đã làm mọi việc để ngăn không cho Juan Guaido phát biểu trước người ủng hộ, nhưng đã thất bại.

Từ Caracas, thông tín viên RFI Benjamin Delille phân tích :

"Đây là một thành công mới mang tính biểu tượng cho Juan Guaido. Sau khi trở về Venezuela hôm thứ Hai tuần trước với sự đón chào của nhiều người, mặc dù trước đó ông bị đe dọa là sẽ bị bắt giữ, Juan Guaido một lần nữa tránh được những khó khăn mà chính phủ Venezuela muốn gây ra cho ông.

Những thành công này của Juan Guaido đã sỉ nhục tổng thống Nicolas Maduro và thắt chặt mối liên hệ của Guaido với người ủng hộ ông. Giờ đây, một phần công luận thực sự tôn vinh ông. Mỗi khi Juan Guaido xuất hiện, đám đông hô vang tên ông. Đối với họ, ông là người mang lại may mắn.

Cho dù vậy, trên thực tế, phe đối lập vẫn chưa thực hiện được lời hứa làm suy yếu chính phủ : Giới quân sự vẫn không bỏ rơi tổng thống của họ, hàng cứu trợ nhân đạo vẫn bị chặn ở biên giới và Nicolas Maduro vẫn nắm quyền lực.

Không biết là Juan Guaido còn có thể tiếp tục huy động những người ủng hộ ông cho đến bao giờ. Ý thức được là chính phủ sẽ không nhân nhượng, ngày càng có nhiều người đòi hỏi có sự can thiệp quân sự từ nước ngoài.

Tuy nhiên vấn đề là dường như các nước sẽ không can thiệp quân sự vào Venezuela, vì có quá nhiều quốc gia ủng hộ phe đối lập của Guaido bác bỏ kế hoạch này".

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Tướng tại ngũ của Venezuela kêu gọi quân đội chống lại Maduro (VOA, 02/02/2019)

Một v tướng ti ngũ ca Venezuela kêu gi các lc lượng vũ trang ni dy chng li Tng thng Nicolas Maduro và công nhn nhà lãnh đo phe đi lp Juan Guaido là tng thng lâm thi trong khi áp lc trong và ngoài nước gia tăng.

maduro1

Tổng thng Venezuela Nicolas Maduro d mt cuc din tp quân s Caracas, ngày 1 tháng 2, 2019.

Trong một video lan truyn trên Twitter hôm th By, Tướng Francisco Yáñez ca b ch huy cao cp ca lc lượng không quân, nói hu hết các lc lượng vũ trang đã t ông Maduro, người tuyên b ông là nn nhân ca mt cuc đo chính do M ch đo.

"Người dân Venezuela, 90 phần trăm lc lượng vũ trang Venezuela không đng v phía nhà đc tài, h đng v phía nhân dân Venezuela", ông Yáñez nói trong video.

"Với nhng gì đã din ra trong vài gi qua, s chuyn tiếp sang chế đ dân ch sp xy ti".

maduro2

Tướng Francisco Yáñez

Website của b ch huy cao cp đăng thông tin v ông Yáñez, cùng vi mt bc hình ca ông, là trưởng tham mưu chiến lược ca lc lượng không quân.

Trên tài khoản Twitter ca mình, b ch huy cao cp ca lc lượng không quân cáo buc v tướng này phn quc. Ông Yáñez là vị tướng ti ngũ đu tiên ca Venezuela công nhn ông Guaido k t khi ông tuyên b ông là tng thng chính danh vào ngày 23 tháng 1.

Đoạn video xut hin trong lúc nhng người ng h phe đi lp hun b biu tình rm r khp nước nhm c gng duy trì áp lực đi vi ông Maduro sau khi Washington công nhn ông Guaido là tng thng chính danh và ban hành các chế tài mà có th càng làm suy yếu hơn na ngành du m ca quc gia thuc khi OPEC này.

Những người ch trích ông Maduro cũng hi vng s khuyến khích các hành đng tương t ca các nước Châu Âu. Mt s quc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu d kiến s chính thc công nhn ông Guaido vào tun sau, trong khi nhng nước khác có th s có lp trường ng h thn trng hơn.

Venezuela đang đối mt với tình trng lm phát phi mã, thiếu ht thc phm và người dân di cư hàng lot sang các nước láng ging M Latin - mt tình hung có th s tr nên ti t hơn trong thi gian ngn vì các chế tài mi.

******************

Quốc hội EU công nhận Tổng thống tự phong Venezuelan Juan Guaidó (VNTB, 01/02/2019)

Hôm thứ Năm 31 tháng 1 năm 2019, Nghị viện Châu Âu công nhận Juan Guaidó là Tổng thống lâm thời hợp pháp của Venezuela, theo Hiến pháp Venezuela.

maduro3

Tổng thống tự phong Juan Guaido được Quốc hội EU ủng hộ

Các nghị sĩ kêu gọi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini và các quốc gia thành viên cũng công nhận Guaidó " là tổng thống lâm thời hợp pháp duy nhất của Venezuela cho đến khi có cuộc bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy mới để có thể khôi phục nền dân chủ".

Trong một nghị quyết, được thông qua với 439 phiếu, 104 phiếu chống, và 88 phiếu trắng, các nghị sĩ nhắc lại sự ủng hộ tuyệt đối dành cho Quốc hội, cơ quan dân chủ hợp pháp có quyền hạn duy nhất của Venezuela cần được khôi phục và tôn trọng, bao gồm quyền và sự an toàn của các thành viên.

Sau sự công nhận Juan Guaidó, EU và các quốc gia thành viên cũng nên công nhận các đại diện được chỉ định bởi các cơ quan hợp pháp.

Bắt giữ những người chịu trách nhiệm việc gây bạo lực 

Các nghị sĩ lên án sự đàn áp và bạo lực dữ dội, dẫn đến giết chóc và thương vong đồng thời yêu cầu chính quyền Venezuela ngăn chặn mọi vi phạm nhân quyền, buộc những người chịu trách nhiệm phải chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng tất cả các quyền tự do cơ bản và quyền con người đều được tôn trọng.

Về vấn đề này, họ ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiến hành một cuộc điều tra độc lập và đầy đủ về những vụ giết người liên tục.

Họ cũng tố cáo việc giam giữ các nhà báo viết về tình hình ở Venezuela, trong số đó có một số công dân EU, và kêu gọi trả tự do cho những người này ngay lập tức.

Thành lập nhóm liên lạc

Các nghị sĩ kêu gọi Đại diện cấp cao tham gia cùng các quốc gia trong khu vực và bất kỳ tác nhân chủ chốt nào để thành lập một nhóm liên lạc, như đã nêu trong kết luận của Hội đồng ngày 15 tháng 10 năm 2018, để có thể hòa giải nhằm xây dựng một thỏa thuận kêu gọi "bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy, dựa trên lịch đã thống nhất, về các điều kiện bình đẳng cho tất cả các chủ thể, minh bạch và sự hiện diện của các nhà quan sát quốc tế".

Đại sứ Venezuela tại EU, bà Claudia Salerno đã cảnh báo sau khi Nghị viện Châu Âu công nhận Juan Guaidó là Tổng thống lâm thời rằng Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ đẩy Venezuela vào nội chiến.

Trong một cuộc phỏng vấn với Euronews, bà Claudia Salerno, cho biết điều này sẽ thúc đẩy căng thẳng ở nước này và kêu gọi các quốc gia thành viên Châu Âu hành động có trách nhiệm.

Bà Salerno tuyên bố : "Nghị viện Châu Âu không thể tự cho họ đứng trên Hội đồng Bảo an... Không phải liệu Venezuela muốn thay đổi. Venezuela đã có những thay đổi sâu sắc trong 20 năm qua về dân chủ và thể chế và luôn luôn là lựa chọn của người dân".

Bối cảnh 

Juan Guaidó, Chủ tịch hội đồng quốc gia do phe đối lập kiểm soát, tự tuyên bố là Tổng thống lâm thời Venezuela vào ngày 23 tháng 1, trong nỗ lực lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro. Guaidó đã nhanh chóng được một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Colombia, Argentina, Brazil, Chile và Canada công nhận là Tổng thống hợp pháp của Venezuela.

Vào ngày 26 tháng 1, thay mặt EU, bà Federica Mogherini tuyên bố hỗ trợ đầy đủ cho Quốc hội Venezuela và kêu gọi cuộc bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy sẽ được tổ chức khẩn cấp, đồng thời cảnh báo rằng, trong trường hợp nếu không có thông báo trong những ngày tiếp theo, EU sẽ có hành động kế tiếp, bao gồm cả vấn đề công nhận ltổng thống.

Venezuela đang trong một cuộc khủng hoảng xã hội, kinh tế và dân chủ sâu sắc. Hơn ba triệu người đã bỏ nước ra đi và tỷ lệ lạm phát vượt quá 1.650.000%.

Phương Thảo tổng hợp

********************

Venezuela : Juan Guaido tiếp xúc với Moskva và Bắc Kinh (RFI, 01/02/2019)

Tổng thống Venezuela tự xưng tỏ thái độ hòa dịu với Nga và Trung Quốc. Một chính quyền mới sẽ có lợi cho hai chủ nợ chính của Venezuela, lãnh đạo đối lập Juan Guaido tuyên bố như trên với hãng thông tấn Reuters chiều thứ Năm 31/01/2019 tại Caracas.

maduro4

Lãnh đạo đối lập Juan Guaido tại Caracas, Venezuela, ngày 31/01/2019. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí nước ngoài, tổng thống Venezuela tự xưng cho biết đang bí mật "tiếp xúc với quân đội" để thuyết phục lực lượng võ trang bỏ rơi tổng thống Nicolas Maduro. Nhưng quan trọng hơn hết là nhà lãnh đạo trẻ tuổi này đã "gửi thông điệp" thuyết phục Nga và Trung Quốc, hai đồng minh cốt lõi của Nicolas Maduro, ủng hộ một chế độ mới.

Ông nói : "Điều tốt đẹp cho Nga và Trung Quốc là tình hình ổn định với một chế độ mới ở Venezuela. Nicolas Maduro không bảo vệ Venezuela, không bảo vệ đầu tư của bất kỳ ai, ông ta không phải là một đối tác tốt của Nga và Trung Quốc".

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vài giờ sau cuộc mít-tinh và nhân khi Juan Guaido vắng nhà, một toán mật vụ đến tận căn hộ tìm vợ của ông để uy hiếp tinh thần. Nhà lãnh đạo đối lập 35 tuổi khẳng định "không sợ bị bắt".

Về phần Trung Quốc, cho dù lên án Juan Guaido âm mưu đảo chính, nhưng Bắc Kinh, qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Cảnh Sảng, cho biết Trung Quốc duy trì "tiếp xúc với mọi bên và bằng các phương tiện khác nhau".

Liên Hiệp Châu Âu lập nhóm tiếp xúc

Tổng thống tự xưng ngày càng được nhiều nước công nhận. Chiều thứ năm, Nghị viện Châu Âu thông qua nghị quyết nhìn nhận Juan Guaido là "tổng thống" và kêu gọi 28 thành viên cùng ủng hộ.

Về hành động, Liên Hiệp Châu Âu sẽ lập "nhóm tiếp xúc quốc tế" để giúp tổ chức bầu cử tổng thống tại Venezuela. Theo tuyên bố của bà Federica Mogherini, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, các nước thành viên sẽ công nhận tổng thống lâm thời của Venezuela trong những ngày tới. Mục tiêu của "nhóm tiếp xúc" không phải là làm trung gian hòa giải mà "tạo điều kiện để mọi công dân Venezuela được tự do phát biểu một cách dân chủ qua lá phiếu".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ cảnh cáo Maduro ‘không được đụng tới Guaido’ (BBC, 28/01/2019)

Hoa Kỳ cảnh báo Venezuela rằng bất kỳ đe dọa nào gửi đến các nhà ngoại giao Mỹ hoặc lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido sẽ kích hoạt những ''phản ứng quan trọng".

maduro1

Ông Maduro tham gia tập luyện cùng quân đội ở Carabobo hôm Chủ nhật

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng bất kỳ sự ''đe dọa'' nào sẽ là một ''công kích đối với pháp trị''

Lời cảnh báo của ông diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia khác công nhận ông Giaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Trong khi đó, ông Guaido kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ từ người dân vào thứ tư và thứ bảy.

Guaido, chủ tịch Quốc hội đang do phe đối lập kiểm soát, tuyên bố mình là tống thống lâm thời vào ngày 23 tháng 1.

Khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng thêm căng thẳng khi phe đối lập tiếp tục nỗ lực để truất quyền Tổng thống Nicolas Maduro.

Ông Maduro đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình vào đầu tháng này, một cuộc bầu cử bị tẩy chay bởi phe đối lập và bị cáo buộc gian lận phiếu bầu, dẫn đến các cuộc biểu tình.

maduro2

Nicolás Maduro (trái) và Juan Guaidó

Chủ nhật vừa qua, tùy viên quân sự của Venezuela ở Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva đã đào thoát khỏi chính quyền Maduro, nói rằng ông công nhận Guaido là tổng thống.

Không lâu sau, ông Bolton đã lên Twitter để làm rõ lập trường của Washington, cảnh báo các bên về bất kỳ hình thức ''bạo lực và đe dọa'' nào.

Cũng trên Twitter, ông Guaido kêu gọi một cuộc biểu tình "ôn hòa" diễn ra trong hai giờ vào thứ tư, và một cuộc ''tập hợp trong và ngoài nước'' hôm thứ bảy.

Chuyện gì sẽ xảy ra ?

Một số quốc gia ở Châu Âu bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Anh nói rằng họ sẽ công nhận luôn ông Guaido là tổng thống nếu bầu cử không xảy ra trong tám ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, ông Maduro đã từ chối, và cho rằng tối hậu thư cân phải được rút lại.

Ông Maduro cũng cho rằng ông sẵn sàng ''tham gia đối thoại'' với những bên phản đối ông. Ông nói rằng ông đã nhiều lần viết thư cho Tổng thống Trump, mặc dù ông nghĩ rằng Tổng thống Hoa Kỳ ''khinh thường chúng tôi''.

Ông Maduro chấm dứt quan hệ với Hoa Kỳ trong ngày thứ năm vừa rồi sau khi Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ ông Guaido, và ra lệnh các đặc sứ ngoại giao của Mỹ rời Venezuela ngay lập tức trong vòng 72 giờ đồng hồ tiếp theo.

Tuy nhiên, khi thời hạn sắp hết vào tối thứ bảy vừa qua, bộ Ngoại giao Venezuela cho biêt sẽ rút lệnh trục xuất, và thay vào đó cho phép 30 ngày để hai bên thiết lập các ''văn phòng lợi ích'' ở nước sở tại.

Cùng lúc đó, ông Guiado nói với Washington Post rằng ông đang làm việc với một số quan chức quân đội ở Venezuela để xây dựng sự ủng hộ cho nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Ai ủng hộ ông Maduro ?

Nga, Trung Quốc, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng công khai ủng hộ ông Maduro.

Tuy nhiên, hơn mười hai quốc gia Latin và Canada đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido.

Ở Châu Âu, chính phủ thiên tả của Hy Lạp ủng hộ ông Maduro.

Venezuela đang lấn sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát cũng như thiếu thốn về lương thực đã khiến hàng triệu người bỏ chạy.

Ông Maduro vấp phải nhiều sự phản đối từ nội bộ và chỉ trích quốc tế vì các vi phạm nhân quyền và cách điểu khiển kinh tế của mình.

Ông được bầu lại vào nhiệm kỳ thứ hai của mình trong năm ngoái, tuy nhiên cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, khi nhiều ứng viên phe đối lập bị bỏ tù hoặc cấm tranh cử.

*************************

Về hội chứng chống Hoa Kỳ ở Venezuela và các nước Nam Mỹ (BBC, 28/01/2019)

Khủng hoảng Venezuela đang đem lại những con số, hình ảnh kinh khủng tràn ngập màn hình tin tức toàn cầu.

maduro3

Simon Bolivar (cưỡi ngựa trắng) sau trận Carabobo năm 1821 trong tranh của Arturo Michelena

Quốc gia này hiện có hai tổng thống, hai quốc hội và hai trưởng công tốđối nghịch nhau.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm.

Có trên 4 triệu dân Venezuela đã vượt biên, và chỉ ở một khu lều trại bên Colombia, chừng hơn 1 triệu người tỵ nạn đang sống cực khổ.

Sự phá sản của chế độ Nicolas Maduro đã rõ nhưng hiện cũng chưa rõ nếu phe Juan Guaido thắng lợi thì tình hình có dễ tiến bộ.

Vì tuy là đối thủ của nhau, hai ông Maduro và Guaido (35 tuổi), đều tôn thờ các biểu tượng của cuộc cách mạng Bolivar.

Để hiểu được các vấn đề của riêng Venezuela và rộng ra là vùng Nam Mỹ, ta cần xem chủ nghĩa Bolivar là gì.

Chủ nghĩa Bolivar và quan điểm bài Mỹ

Simon Bolivar (1783-1830) sinh ra trong một gia đình quý tộc gốc Tây Ban Nha ở Caracas đã giành độc lập cho Venezuela, làm tổng thống Colombia (1819-30) và nhà độc tài Peru (1823-26).

Ông cũng có tham vọng lập ra Liên bang Granada độc lập ở vùng Trung và Nam Mỹ nhưng không thành, và vùng này sau chia ra thành Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Panama và một phần Peru ngày nay.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm

Chết vì lao phổi ở tuổi 47, ông để lại một di sản vĩ phức tạp mà các thế hệ sau diễn giải theo nhiều nghĩa, gồm cả ý tưởng chống Hoa Kỳ.

Cố tổng thống Hugo Chavez từng rất thích trích dẫn câu nói của Simon Bolivar :

"Hoa Kỳ tự cho họ sứ mệnh nhận từ Thượng Đế đem dịch bệnh tai quái đến cho Nam Mỹ nhân danh tự do".

Ông Chavez hồi 1999 đã đổi tên nước Venezuela thành CH Bolivar Venezuela, gương cao ngọn cờ cách mạng khu vực chống Hoa Kỳ.

Tượng Bolivar không chỉ có ở Caracas mà còn được dựng ở Buenos Aires, Havana, México City, Panama, Paramaribo, San José, Santo Domingo, Bogotá...

Bên cạnh tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Bolivar cũng có cả phần di sản quân phiệt (militaristic legacy), thiên về dùng bạo lực.

Sau khi chiếm được Caracas năm 1813 Bolivar cho bắt giam nhiều người và xử bắn họ không xét xử.

Quân cách mạng cũng tiêu diệt người lai thổ dân (Creole).

Tuy thế, kể từ thế kỷ 18 đến nay, các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đều tôn thờ di sản quân đội trên hết của Bolivar.

Hình ảnh 'đàn ông đầy nam tính' (macho) phổ biến ở Nam Mỹ cũng làm tăng tâm lý đề cao 'thủ lĩnh, tướng quân' (caudillos).

Chống Mỹ vì nhiều lý do

maduro4

Tượng Simon Bolivar ở Central Park, New York

Cựu bộ trưởng văn hóa Argentina, học giả Marcos Aguinis từng lý giải về hiện tượng bài Mỹ ở Châu Mỹ La Tinh.

Theo ông, Hoa Kỳ là nền dân chủ đầu tiên ở Tây Bán Cầu và là mô hình của thể chế hiện đại, tự do, dân chủ, bao dung tôn giáo.

Các nước Nam Mỹ đều sao chép lại hiến pháp Hoa Kỳ với mong ước đạt thành tựu như vậy.

Nhưng trên thực tế, Simon Bolivar không hề bài Mỹ và rất ngưỡng mộ George Washington.

Có gốc đại quý tộc, ông chỉ đánh giá mô hình Anh Quốc với vua, Viện Nguyên lão (House of Lords) cao hơn "dân chủ bình dân" kiểu Hoa Kỳ.

Đổi lại, nước Mỹ trẻ tuổi cũng tôn trọng Bolivar và một bức tượng lớn của ông được đặt ở Central Park, New York.

Nhưng sau thời Bolivar, quan hệ giữa các nước Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ là "vừa yêu vừa ghét".

Phản ứng tiêu cực

Tiếp thu di sản phong kiến của Tây Ban Nha, nhiều nước Nam Mỹ chậm phát triển hơn Mỹ và thường 'đoàn kết' trong cảm xúc tiêu cực với Washington.

Dù độc lập từ thế kỷ 19, cả khu vực này không trở thành trung tâm công nghệ của thế giới và sang thế kỷ 21 vẫn có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.

Ở các nước giáp biên giới với Hoa Kỳ như Mexico, tinh thần bài Mỹ còn có lý do lịch sử.

Cuộc chiến lập quốc của Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc vùng dân cư gốc tiếng Tây Ban Nha bị đẩy dần xuống phía Nam.

Nhiều người Mexico nay cho rằng việc di dân của họ "quay trở lại Hoa Kỳ" dù bất hợp pháp, vẫn có thể lý giải được như một thứ "đòi lại công lý".

Tự do với dân nghèo có nghĩa là đòi bình đẳng chứ không phải tự do cá nhân như cách hiểu ở Anh, Mỹ, Pháp, Canada.

Giáo hội Công giáo Châu Mỹ La Tinh cũng ủng hộ tư duy 'chống bất công' này.

Thời Chiến tranh Lạnh, Nam Mỹ có Thuyết tự do giải phóng (Liberation Theory) được sinh viên học sinh và nhiều linh mục Công giáo, nhà truyền giáo ủng hộ.

Một số cha dòng Tên (Jesuits) còn ủng hộ các nhóm du kích vũ trang thiên tả chống lại giới chủ đất địa phương.

Trong nhiều năm, Washington thường ủng hộ các chế độ quân nhân, độc tài bản địa nên càng trở thành đối tượng của sự căm ghét.

maduro5

Dòng người bỏ chạy khỏi Venezuela sang Colombia lên tới cả triệu

Nhiều đảo chính quân sự của phe hữu được Hoa Kỷ ủng hộ vì sau cách mạng Cuba, Washington kiên quyết muốn ngăn ảnh hưởng của Liên Xô tại Nam Bán Cầu.

Di sản này khiến tâm lý bài Hoa Kỳ trong các giới thiên tả, sinh viên, và cả giáo hội Công giáo tại Châu Mỹ La Tinh vẫn còn rất mạnh.

Bài Mỹ trong thế kỷ 21

Ngày nay, tâm lý bài Mỹ, theo Marco Aguinis viết hồi 2006, còn có nguồn gốc tự thân và mang màu sắc dân tuý.

'Sức mạnh của ghen tỵ (power of envy) và tính phụ thuộc cũng là lý do bài Mỹ"…

Chống Mỹ còn là biểu hiện của "mâu thuẫn giữa tư duy hiện đại và chống hiện đại" và dễ thành chống bao dung và tự do ngôn luận.

Mặc dù lãnh đạo Venezuela hay lên án Mỹ, người dân của họ lại không ghét Mỹ như người Argentina, nước có đa số dân gốc Âu, theo Marco Aguinis.

Hiện còn rất sớm để đánh giá về 'tổng thống tự phong' Juan Guaido của Venezuela.

Có vẻ như cả phe Maduro và đối lập đều không đi xa khỏi di sản Bolivar.

Không như một số hình ảnh 'bình dân' mà báo chí quốc tế thích nêu ra, các lãnh đạo đối lập chống Maduro đều xuất thân từ cầm lớp cầm quyền.

Người thầy của Juan Guaido, ông Leopoldo Lopez, lãnh đạo đối lập Venezuela bị cầm tù, chính là một hậu duệ của gia tộc Bolivar.

Cụ ngoại của ông là Juana Bolivar, em gái nhà cách mạng Simon Bolivar, và Lopez cũng là cháu của tổng thống Cristóbal Mendoza.

Còn Juan Guaido sinh ra trong một gia đình trung lưu có ông là sĩ quan cao cấp trong hải quân và đã tốt nghiệp Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Guaido đã ôm tấm hình Simon Bolivar.

Điều này khiến một tờ báo Anh nói tinh thần 'cách mạng bạo động' sẽ không hề bị xóa đi với phái của Guaido, và Venezuela sẽ "còn đầy xáo trộn".

Cùng lúc, dù chế độ nào lên cầm quyền thì quan hệ mật thiết 'vừa yêu vừa ghét' của Venezuela với Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục.

*******************

Các nước lớn Châu Âu sắp công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela (VOA, 26/01/2019)

Các nước ln Châu Âu bày t s ng h lãnh đo đi lp Venezuela Juan Guaido hôm th By, nói rng h s công nhn ông là tng thng lâm thi nếu Nicolas Maduro không loan báo bu c trong vòng tám ngày ti.

maduro6

Juan Guaido, 35 tuổi, tuyên b ông là tng thng lâm thi ca Venezuela hôm th Tư. K t khi đó, Mỹ, Canada và hu hết các nước M Latin khác đã công nhn ông.

Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đu cho biết h sẽ công nhn ông Guaido tr phi các cuc bu c mi được loan báo.

Venezuela đã chìm trong hỗn lon dưới thi ông Maduro vi tình trng thiếu thc ăn và biu tình hàng ngày trong bi cnh khng hong kinh tế và chính tr đã khiến người dân t di cư và lạm phát dự báo tăng 10 triu phn trăm trong năm nay.

Ông Maduro tái đắc c vào tháng 5 năm ngoái vi s lượng c tri đi b phiếu thp và gia nhng cáo buc chính ph mua phiếu. Phe đi lp trong nước, M và các chính ph M Latin đã t chi công nhn kết quả bu c.

Ông Guaido tuyên bố mình là tng thng lâm thi vào ngày th Tư mc dù ông Maduro, người lãnh đo quc gia giàu du m này t năm 2013 và được lc lượng vũ trang ng h, đã t chi thoái lui.

Đầu tun này, M tuyên b ng h ông Guaido, vi việc Phó Tổng thng Mike Pence gi ông Maduro là "k đc tài nm quyn bt chính". K t khi đó, hu hết các quc gia M Latin và Canada đu nói h ng h nhà lãnh đo 35 tui ca phe đi lp.

Ngày thứ By, thêm bn nước Liên minh Châu Âu gia nhp.

Trong khi đó, Nga đã tuyên bố ng h ông Maduro và hu thun đng minh Nam M xã hi ch nghĩa này và cáo buc M tìm cách tiếm quyn Venezuela.

Mỹ hôm th Sáu nói đã sn sàng tăng cường các chế tài kinh tế đ nhm lt đ ông Maduro.

Published in Quốc tế

Lời người dịch : Trên tờ The Atlantic có một bài viết giải đáp cho câu hỏi tại sao Maduro cố vẫn nắm quyền tại Venezuela.

Venezuela Crisis in the Barracks

Tổng thống Nicolas Maduro trong một cuộc duyệt binh tại Fort Tiuna, thủ đô Caracas, Venezuela, nhân ngày Quân lực 24/06/2017 - (AP Photo/Fernando Llano, File)

Maduro thực sự không còn cả ảo tưởng tiếp tục nắm quyền, sở dĩ ông ta tiếp tục cầm quyền là vì ông ta bị kẹt trong quyền lực. Thậm chí Maduro còn không thể đặt niềm tin vào Cuba - một đồng minh thân cận và nơi ông ta có thể tìm đến sống lưu vong. Cơ hội tìm kiếm cách hạ cánh an toàn ở quê nhà của mình cũng hoàn toàn tuyệt vọng khi đối lập Venezuela không có dấu hiệu sẽ bảo vệ ông ta khỏi kết cục tàn khốc khi Maduro rời khỏi vị trí tổng thống. Ông ta chọn cách tiếp tục duy trì cầm quyền bằng cách kiểm soát nhà nước và quân đội, một chọn lựa chọn hiểm nghèo nhưng duy nhất còn lại.

Mong các bạn cho ý kiến về trường hợp Venezuela, liệu phe đối lập đất nước này cần làm gì để chấm dứt tình trạng tiến thoái lưỡng nan này ? Liệu cách đối đầu đến cùng với Maduro có phải là một lựa chọn khôn ngoan ?

…………………………………

Thật khó để miêu tả tình trạng của Venezuela ngày hôm nay mà không đề cập tới những điều hãi hùng. Những cụm từ như "xác sống", "địa ngục sau ngày tận thế" thường xuất hiện trong lời tường thuật của những người đến nơi này gần đây, họ hoảng loạn chứng kiến một xã hội đã đạt tới độ mục ruỗng giống như thời loạn lạc, dù chẳng có một cuộc chiến tranh nào tại đây.

Trong một lời thuật lại tỉ mỉ, Anotoly Kurmanaev của tờ Wal Street - người tường thuật tại Caracas (thủ độ Venezuela) từ năm 2013 cho tới một vài tuần trước đã so sánh tình trạng của nước này tệ như tình trạng của Siberia những năm 1990.

"Sự sụp đổ của Venezuela tệ hơn những bất ổn mà tôi đã trải qua trong cuộc khủng hoảng hậu Liên Xô. Khi tôi còn là một chàng trai trẻ tuổi, tôi vẫn có thể có được giáo dục tốt tại một trường công với những bữa ăn được trợ cấp và hưởng điều trị miễn phí tại bệnh viên. Trái lại, khi suy thoái xảy ra tại Venezuela, chính phủ tự xưng là Xã Hội Chủ Nghĩa đã không có cố gắng nào để duy trì và bảo đảm dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục, hai thứ tưởng chừng là trụ cột của chế độ".

Số liệu về Venezuala có thể khiến người ta nổ tung đầu ngay lập tức nhưng ở một mức độ nào đó, nó không phản ánh đúng hết những điều kinh hoàng xảy ra tại đây. Trong một đất nước từng là mẫu mực của Nam Mỹ về hòa bình, ổn định, dân chủ và phát triển trong nửa sau thế kỉ 20, thì giờ đây khoảng 2/3 dân số cho hay họ phải bắt buộc giảm cân để giảm đói khát. Trong những người báo cáo về tình trạng giảm cân, có những người sụt gần 9 cân chỉ trong năm ngoái.

Với tất cả những khó khăn của đất nước, tổng thống đương nhiệm trở lại cầm quyền với 68% tổng phiếu bầu như một trò đùa lố bịch. Cuộc bầu cử, không cần bàn cãi, đã bị lũng đoạn. Đối lập lên án cuộc bầu cử, và gần như tất cả các nền dân chủ lớn, các tổ chức đại diện cho dân chủ đều lên án tình trạng thiếu dân chủ và từ chối công nhận cuộc bầu cử : Liên Minh Châu Âu, Mỹ, Canada, G7 và mọi nước lớn ở Mỹ La Tinh. Một số nước vẫn còn công nhận Venezuela như : Cuba, Nga, Nicaragua, Bolivia và Iran. Thậm chí Bashar al-Asssad còn gửi cho Maduro một bức thư chúc mừng.

Dù "thắng cử" nhưng Maduro chẳng còn hy vọng nào để lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kì nữa. Là một người tài xế xe bus và cũng là một người Mác-xít có đường lối cứng rắn được huấn luyện bởi Cuba, Maduro đã đau đớn rơi xuống vực thẳm từ khi ông nắm quyền vào tháng 3 năm 2013. 5 năm sau đó ông không có thành tựu gì để phô diễn trong thời gian nắm quyền, cũng chẳng có một chiến công đáng kể nào để tiếp tục nắm quyền và giúp ông đánh bại dù là một đối thủ dù chỉ ở hạng trung bình.

Maduro đơn giản không còn cơ hội để đảo ngược những khủng hoảng chồng chất mà ông ta đã khởi động và nhai lại những lời hứa để rồi tiếp tục gây thất vọng trong nhiều năm trời. "Chiến dịch" của ông năm nay tập trung vào cam kết rằng một nhiệm kì nữa là tất cả những gì ông cần để đánh tan những âm mưu ngầm về kinh tế mà ông quy chụp một cách vô cớ cho nguồn cơn của siêu lạm phát và tình trạng sụp đổ nền kinh tế. Và ông sẽ thực hiện lời hứa của mình như thế nào ? Khi mà nguyên nhân thực tế của siêu lạm phát được các nhà kinh tế từ mọi trường phái đánh giá là do việc tăng cường kiểm soát giá và in tiền bừa bãi.

Sự vắng mặt của các chính sách mới đáng tin cậy cộng với sự từ chối thừa nhận sự đau khổ mà các chính sách của Maduro đã gây ra cho người dân đang thể hiện bộ mặt trơ trẽn của chế độ.

Tại sao mà ông ta vẫn còn muốn giữ một chức vụ đã ngoài tầm với của ông ?

Bởi vì Maduro đã tự đào hố chôn mình quá sâu, và nếu buộc phải rời chiếc ghế tổng thống rất có thể ông phải ngồi tù. Hoặc còn tệ hơn.

Bóng ma của nhà độc tài Panama Manuel Noriega còn đó, nó đặt ra cuộc thảo luận về tương lai của Maduro. Như Noriega, Maduro tham gia vào các cuộc buôn bán thuốc cấm có sự dính dáng của chế độ, và một vụ đã bị đưa vào giám sát của DEA (tổ chức chống ma túy) trong hàng năm trời. Hai đứa cháu của bà đệ nhất phu nhân bị kết tội ở Mỹ năm ngoái vì tội trao đổi ma túy với nhân viên mật vụ của DEA 800 kg cocaine tại Haiti một vài năm trước. Phó tổng thống của Maduro, Tareck El Aissami cũng được ủy nhiệm vào vị trí đầu mối trung tâm trong giao dịch ma túy.

Bất kể vai trò nào của Maduro trong những giao dịch ma túy này, rất có thể nhân viên điều tra Mỹ đã nắm được bằng chứng. Noriega đã chết năm ngoái khi vẫn bị quản thúc sau ba thập kỉ ở những nhà tù khác nhau tại khắp các châu lục, Maduro xem chừng khó thoát được.

Và các vụ buôn bán ma túy và thuốc cấm mới chỉ là bắt đầu. Maduro và những thành viên trong mạng lưới của ông ta đang bị cấm vận quốc tế vì một loạt những hành vi sai trái. Trong nhiều năm, các thành viên của chế độ đã bị tố cáo về việc xâm phạm nhân quyền, rửa tiền, hối lộ và tham nhũng cấp Olympic, trợ giúp Hezbolla, trợ giúp chương trình hạt nhân Iran (vào năm 2016), các tội ác liên quan đến môi trường mức độ lớn, cáo buộc bỏ tù người trái luật, hành động tra tấn…danh sách các tội ác còn nhiều vô kể. Vào tháng hai của năm nay, luật sư tố tụng tại tòa án tội phạm quốc tế đã tuyên bố rằng văn phòng của bà đang tổ chức các cuộc điều tra sơ bộ về những tội ác nhân quyền mà Venezuela đã gây ra từ năm 2017. Trước khi tất cả những điều đó được nói ra và thực hiện, Maduro không tránh khỏi cảm thấy mình đã bị dồn tới đường cùng.

Đó là một trong những lý giải, tại sao một người chẳng còn lý tưởng nào lại rất kiên quyết bảo vệ quyền lực, ông ta sợ. Và ông ta có những lý do hợp lý để sợ.

Ở thế hệ trước, mọi thứ dường như rất khác. Có truyền thống đảm bảo hạ cánh mềm cho những kẻ độc tài với một lý do chẳng hạn như cần nhiều thời gian hơn trong việc điều tra về gia đình của họ. Idi Amin, một kẻ độc tài nổi tiếng của Uganda đã kết thúc những ngày cuối cùng của ông ta trong một khu tổ hợp sang trọng tại Saudi Arabia. Tuy không còn quyền lực nhưng ông vẫn còn được sống một cuộc sống khá xa hoa. Nhà độc tài Filipino Ferdinand Marcos dùng những năm tháng tuổi già để uống cocktail tại Haiwaii và Guam. Mobutu Sese Seko nghỉ dưỡng tại Haiti và Duvalier có cuộc sống mới tại Riviera, Pháp. Đó là khoảng thời gian mà những kẻ độc tài tồi tệ nhất vẫn có thể được van nài từ bỏ quyền lực để đổi lấy những căn biệt thự xinh đẹp và một tài khoản ngân hàng hào phóng. Giờ điều đó đã kết thúc.

Câu chuyện về số phận của Maduro thường bao gồm suy đoán về Cuba như một địa điểm lưu vong của ông. Rất dễ giải thích : Cuba từ lâu đã là một đồng minh quan trọng nhất của chế độ. Thực tế "đồng minh" vẫn chưa phải một từ đúng để miêu tả mối quan hệ sâu sắc của hai chính quyền : cuộc khởi nghĩa Venezuela đôi khi người ta cảm tưởng như hoàn toàn được tài trợ từ chế độ Castro, với hàng ngàn chuyên gia huấn luyện, tư vấn và gián điệp đến từ Cuba đã được xâm nhập vào nhà nước Venezuela, và chẳng có một quyết định nào được đưa ra mà không thông qua Havana. Ví dụ, những ngày đầu tiên của Maduro, phóng viên Reuters cho hay dù kinh tế về công nghiệp dầu mỏ suy sụp, và thậm chí dù chính phủ thiếu tiền mặt để mua thuốc men quan trọng, Venezuela vẫn mua dầu tại thị trường quốc tế để chuyển tới Cuba với một điều khoản tín dụng ưu đãi : một nguồn doanh thu có giá trị cho chế độ Cuba.

Và dường như thật xa vời để Maduro có một viễn cảnh được sống lưu vong và xa hoa : Giữ Nicolas Maduro ở lại vị trí quyền lực có giá trị hơn nhiều với Cuba so với việc giúp ông ta rút lui. Saudi Arabia chưa từng phụ thuộc vào việc giữ Idi Amin ở lại vị trí quyền lực tại Kampala, Uganda để trục lợi như trường hợp Cuba với Venezuela. Nguồn dầu mỏ và trợ giúp về ngoại giao của Venezuela là những chiến lược sống còn với chế độ Cuba. Nếu viễn cảnh mà Cuba cho phép Maduro thoái lui, Maduro sẽ nhanh chóng trở thành món hời mà Cuba có thể lợi dụng. Biết đâu được họ sẽ bán ông ta cho Mỹ để đổi lấy sự nới lỏng cấm vận thương mại chẳng hạn.

Một sự nghỉ hưu thầm lặng tại quê nhà dường như là không thể với một nhà lãnh đạo đã gây ra quá nhiều tội ác với quá nhiều người : cảnh tượng bị truy tố luôn xuất hiện mập mờ. Thậm chí dù ông có thể chọn những người nối nghiệp tin cậy sẵn sàng đảm bảo an ninh cho ông thì ông vẫn khó có thể quên rằng Đại tướng Chile Augusto Pinochet đã trải qua những năm tháng cuối cùng của cuộc đời để vật lộn với sự truy tố ở cả quê nhà lẫn nước ngoài.

Thực tế, thật khó để cảm thấy được một kế hoạch rút lui đáng tin cậy mà Maduro, một nhà độc tài còn ở độ tuổi khá trẻ khi mới 55, sẽ tin tưởng lựa chọn để bảo vệ cho bản thân từ 2 đến 3 thập kỉ nữa trong tương lai. Do đó, Maduro đã chọn cách đặt niềm tin vào sự bảo vệ của lực lượng vũ trang quốc gia Bolivarian khi mà quân đội sở hữu tất cả sức mạnh vũ trang và lực lượng tình báo quốc gia.

Nicolas bám lấy quyền lực bởi vì ông ta mắc kẹt ở trong đó. Mọi sắp đặt thay thế đều là nhà tù với ông. Do đó dù không còn đủ sức lãnh đạo Venezuela, ông ta vẫn cố sử dụng nhà nước như một công cụ bảo vệ bản thân. Đây là giải pháp cuối cùng thay vì một cuộc đời sau song sắt.

Nguyên tác : Why Nicolas Maduro Clings to Power, The Atlantic, 30/05/2048

Nguyễn Việt Anh biên dịch

(01/06/2018)

Published in Quan điểm