Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 04 octobre 2019 07:05

Hà Nội không vội được đâu

Hôm 5 tháng 3, Đại s quán M ti Hà Ni đưa ra mt báo cáo gây sửng sốt v ô nhim không khí, thông s PM2,5 cao gp 7 ln so vi mc khuyến cáo ca T chc Y tế Thế gii (WHO) và gp 3 ln so vi tiêu chun môi trường ca Vit Nam. Mi đây nht, sáng ngày 1 tháng 10 Hà Ni như có mt màn sương dày đc bao ph nhưng thật ra đó là bụi trong không khí đang hòa trn vi nhau mà gii khoa hc gi là bi mn.

onhiem0

nh v ô nhim không khí Hà Ni hôm 30/09/2019.

Chỉ s AQI lúc 6 gi sáng ngày 30 tháng 9 ti Hà Ni có nơi lên ti 265, ch s bi mn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gp 8 ln quy chun quc gia (25 µg/m3) và 20 ln trung bình năm của WHO. Ch s ca ngày 30/9 cũng cao hơn nhiu so vi kết qu đo được vào cùng thi đim ngày 29/9 vi AQI mc 179, bi mn PM2.5 là 109,3 µg/m3.

Các hạt bi mn PM2.5 và PM10 được sinh ra t t nhiên như cháy rng, khói núi la, các cơn bão cát, lốc xoáy, hoc t cht thi sinh vt, nước thi côn trùng. Nhưng đa phn bi được to ra t các hot đng ca con người. Theo gii chc trách nhim ti Hà Ni cho biết có 12 nguyên nhân gây ô nhim và to ra bi mn ti Hà Ni bao gm : khí x thi t ôtô, xe máy ; đun bếp than t ong, đt ci ; xây dng, phá d các công trình ; vn chuyn vt liu ; mùi hôi thi t h thng thoát nước chưa được x lý ; mùi t các tri chăn nuôi gia súc, gia cm.

Theo tổ chc đo cht lượng không khí thế giAirVisual cho biết thu thp d liu Vit Nam t nhiu trm đo thuc chính ph và phi chính ph thì theo bng xếp hng 10 thành ph có cht lượng không khí xu nht thế gii trên tng s 10.000 thành ph được quan trc ca ng dng AirVisual vào 8 gi ngày 26/9, Hà Ni v trí s 1 (ch s AQI luôn trên 200 - mc xu), ngay sau là th đô Jakarta ca Indonesia và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thế nhưng theo Th trưởng Tài nguyên và môi trường Lê Công Thành thì kết qu đo mc đ ô nhim ca các trang mng nước ngoài ch mang tính cht tham kho vì chưa được chun hóa. Ông cho rng các trang mng phn ánh cht lượng không khí trên toàn cu là trang mng nước ngoài mà theo B tìm hiu, thu thp thông tin từ nhiu trm quan trc không khí khác nhau ca Hà Ni và Thành phố Hồ Chí Minh lp đt có các trang mng này đt hàng và truyn thông tin cho các trang này.

Tuy nhiên trên tờ VnExpress, "Louise Watt, phát ngôn viên ca IQAir AirVisual gii thích cho công tác đo đt bi mịn ti Hà Ni, IQAir AirVisual thu thp d liu t 14 trm kim soát không khí, gm có 10 trm thuc chính ph. Đó là mng lưới qun lý cht lượng không khí Hà Ni, (http://moitruongthudo.vn/), Trung tâm quan trc môi trường min Bc (http://cem.gov.vn), Đại s quán M ti Hà Ni. Các t chc phi chính ph gm ba đi tác ca AirVisual (AirVisual Contributors) trong đó có mt t đi tác do Trung tâm phát trin sáng to xanh (GreenID) vn hành. mi trm, các ch s được thu thp theo thi gian thc, cht ô nhiễm được đo và da theo Ch s cht lượng không khí ca M (U.S. Air Quality Index value). Chng hn, đ tp trung ca PM2,5 là 102,2 micrograms trên mi m3 Hà Ni lúc 7h sáng nay được coi là không tt cho sc kho theo US Air Quality Index."

Sở dĩ chúng tôi trích dẫn khá nhiu vì mun chng minh rng li ph đnh ca Th trưởng Tài nguyên và môi trường Lê Công Thành là thiếu căn c. Nhng gì mà t chc IQAir AirVisual đã và đang làm trong tinh thn khoa hc và có th d dàng xác minh đ tin cy ca mt t chc phi chính phủ. Nhng s đo chính xác ca h không phi đ tham kho mà cn thy rng đó là công trình khoa hc đáng tin cy và cn da vào đ đi phó vi nhng gì đang xy ra.

Trước mt là sc khe cng đng có th nguy hi đến toàn b quc gia vì bi mn hòa cùng các loại ô nhim không khí khác hoàn toàn có th làm kit qu sc khe người dân bi nhng căn bnh ung thư hay bnh v hô hp, tim mch. Mc đ nguy him ca bi mn rt đáng s PM2.5 và PM10 đi vào đường hô hp khi con người hít th. Trong khi PM10 đi vào cơ th qua đường hô hp và tích t trên phi, thì PM2.5 đc bit nguy him hơn vì chúng bé đến mc có th lun lách vào các túi phi, tĩnh mch phi và xâm nhp vào h tun hoàn máu.

Một nghiên cu cTổ chc Y tế thế gii WHO và Cơ quan nghiên cu ung thư quc tế IARC cho biết nếu mt đ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì t l ung thư tăng 22%, và mt đ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ l ung thư phi tăng đến 36%.

Sự nguy him đã l rõ và người dân Hà Ni không biết làm gì hơn là mang khu trang tránh bi. T nhu cu này mt loi khu trang đc bit chng bi mn đã được bày bán vi giá khó tin : mt hp khoảng 20 cái được bán gn 500 ngàn đng nhưng vn có rt nhiu người tranh nhau mua còn mc đ an toàn thì chưa có cơ quan chc năng nào xác nhn.

Để đi phó vi bi mn, ông Nguyn Văn Tài, Tng cc trưởng Tng cc Môi trường nhận đnh nng độ bi mn PM2.5 tại Hà Nội mc cao nht trong 5 năm qua và ông khuyến cáo "người dân, đc bit là tr em, người ln tui, ph n mang thai, người mc các bnh hô hp nên hn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hot đng ngoài tri" Đây là gii pháp khó hiểu và cũng rất khó thc hin bi không ai có th mãi trong nhà đ tránh bi trong khi bao t không ngt thôi thúc phi kiếm tin.

Trong khi đó Bộ Y tế hoàn toàn im lng không có mt hướng dn nào dù đơn sơ nht cho người dân nhm phòng tránh hay sơ cu nếu có trường hp nhim bnh.

a nay câu nói quen thuc "Hà Ni không vi được đâu" mang hàm nghĩa "vi hoàn cnh hin ti ca Hà Ni, chuyn mun làm nhanh mt vic gì đó theo ý mình là khó thc hin, cn phi chn cách gii quyết phù hp". Đó là nói v người dân bt buc phi da dm vào quan trên, nhưng bây gi thì cái câu nói ca ming y đã lan sang nhà quan, nht là các quan trong B Tài nguyên Môi trường.

Phủ đnh kết qu ca mt cơ quan đc lp nhưng không có bt c mt quyết sách c th nào đi phó vấn nn ô nhim không khí là cách mà B Tài nguyên và môi trường đang làm. Người dân không khó đ đoán đnh rng ri đây hàng đng lý do ph đnh khác s được đưa ra nhm tránh né trách nhim c th trong đó không thiếu lý do khách quan do người dân to nên và cũng ti người dân không ý thức trách nhim gìn gi môi trường.

Con lừa già kéo c xe trách nhim vn mãi ì ch trên con đường phc v nhân dân và người Hà Ni mt ln na thm thía câu "sm" "Hà Ni không vi được đâu" nay đã vào thng chn quan trường và vì vy ni lo bi mn có kéo dài ti đâu cũng "ti xã hi này nó thế".

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 04/10/2019

Published in Diễn đàn

"Mỗi một đứa trẻ, một bầu không khí trong lành". Đây là tên một chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng tại Pháp. Chiến dịch mở ra sau khi Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Pháp phối hợp cùng với WWF - Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên Pháp và nhiều tổ chức phi chính phủ khác thực hiện một nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu đô thị ở Pháp ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe người dân, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

onhiem1

Theo tạp chí The Lancet, 13 % các ca bệnh suyễn mới ở trẻ em là do ô nhiễm không khí từ khói xe.© Pixabay

Ô nhiễm không khí : "Sát thủ hàng loạt" chốn thị thành

Suyễn, ho, dị ứng, ung thư, đột quỵ… Nhiều nghiên cứu gần đây báo động tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân. Các hoạt động giao thông xe cộ và khói bụi từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch được cho những nguồn gây ô nhiễm không khí chính. Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí The Lancet khẳng định 13% các trường hợp bệnh suyễn mới ở trẻ em có liên quan trực tiếp đến vấn nạn ô nhiễm từ khí thải xe ô tô.

Cuối tháng 10/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng. Định chế y tế quốc tế đưa ra nhiều con số thống kê ấn tượng. Mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới. Mỗi ngày trên thế giới, gần 93% trẻ em dưới 15 tuổi hít phải không khí ô nhiễm làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ em.

Trong số này, WHO tổng kết có khoảng 630 triệu trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 1,8 tỷ trẻ dưới 15 tuổi. Vẫn theo WHO, riêng trong năm 2016, khoảng 600.000 trẻ nhỏ tử vong vì các chứng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do ô nhiễm không khí gây ra.

Còn tại Pháp, nghiên cứu do Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc thực hiện cùng với nhiều tổ chức quốc tế khác ghi nhận hơn 75% trẻ nhỏ hít thở không khí độc hại, dẫn đến hiện tượng gia tăng số lượng các trường hợp mắc chứng dị ứng và nhiều căn bệnh về đường hô hấp không lây nhiễm.

Trẻ nhỏ, nạn nhân đầu tiên

Riêng về căn bệnh suyễn, theo ước tính, trên thế giới có khoảng 250 triệu người phải hứng chịu căn bệnh quái ác này. Ngoài các yếu tố di truyền, ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng số ca mắc suyễn tại các khu đô thị. Dù vậy, ông Denis-André Charpin, trường đại học Aix-Marseille, giáo sư chuyên khoa về phổi - dị ứng trên đài RFI, cho rằng đó còn do cách sống của người dân đô thị.

"Cách sống của người dân đô thị xa rời với nguồn gốc nông thôn. Các vùng nông thôn bao giờ cũng có những yếu tố mang tính phòng ngừa. Ví dụ, mối tiếp xúc giữa con người với các loài gia súc, gia cầm trong trang trại. Việc sinh sống tại những nơi này giúp cho đứa trẻ có được một hình thức phòng chống các chứng bệnh suyễn và nhiều chứng dị ứng khác".

Các chuyên gia tại Pháp ghi nhận số ca bệnh suyễn cấp cứu gia tăng đột biến mỗi lần tình trạng ô nhiễm tại các thành phố lên đỉnh điểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Hơn nữa, độ tuổi trẻ nhỏ mắc chứng suyễn ngày càng sớm, thậm chí có cả những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cấp tính.

Vẫn theo giải thích của chuyên gia Denis-André Charpin, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn mong manh. Hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh để có thể đủ sức bảo vệ trẻ nhỏ trước các loại hợp chất ô nhiễm độc hại lơ lửng trong không khí.

"Có nhiều nguyên nhân. Nhưng trước hết, trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn trong khoảng từ 20-25 vòng/phút, người lớn là 12. Thứ hai, trẻ nhỏ thấp bé, hít thở sát đất, do vậy rất gần với các ống xả khói của xe hơi hơn. Thứ ba, phế nang của trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển. Từ lúc sinh cho đến ba tuổi, những phế nang gia tăng số lượng. Cho đến 25 tuổi, các phế nang gia tăng thể tích và phát triển. Do vậy, cũng dễ hiểu đây là nhóm người dễ bị tổn thương trước yếu tố rủi ro này".

Hậu quả dài hạn

Bên cạnh bệnh suyễn và các chứng dị ứng hô hấp, báo cáo của UNICEF Pháp cảnh báo ô nhiễm không khí có thể sẽ có những tác động trở lại lên quá trình sản sinh các phế nang và làm rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể. Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh phổi khác về sau, cũng như là những bệnh lý về mạch máu cấp tính như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Ông Denis-André Charpin giải thích tiếp :

"Ngoài ra còn có viêm phế quản mãn tính do việc bị phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm thường xuyên. Đây là một hiện tượng suy yếu phế quản mãn tính. Đôi khi còn có cả hiện tượng dị dạng phế quản nhất là tại các nước đang phát triển, những quốc gia vẫn còn duy trì hiện tượng mà người ta gọi là dùng nhiên liệu sinh khối (combustion biomasse). Nghĩa là dùng nhiên liệu này trong những nơi ở sơ sài, đốt rác thải, các loại cây cỏ, chất thải hữu cơ để sưởi ấm, nấu bếp… Những hoạt động này tạo ra các loại khói độc hại. Rồi còn có cả ô nhiễm không khí trong nhà nữa. Đây là một hiện tượng rất đáng quan ngại, vì chúng có thể làm tổn hại đến phế quản và gây ra một triệu chứng gọi là giãn phế quản, có thể dẫn đến chứng lao phổi hay ung thư phổi".

Điều đáng lo nhiều phân tử hạt bụi ô nhiễm có kích thước cực kỳ nhỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Phụ nữ trong quá trình mang thai hít phải loại bụi ô nhiễm này có nguy cơ sinh non. Các chuyên gia còn cho rằng không khí ô nhiễm có thể làm chậm quá trình phát triển tâm thần cũng như là các chức năng vận động của trẻ nhỏ.

"Đương nhiên rồi. Trong bộ máy hô hấp, phế quản là lối đi vào cho các chất ô nhiễm không khí. Một khi chúng được phát tán, nhất là trong các phế nang, các phân tử hạt bụi sẽ đi vào trong máu. Từ máu, các hạt bụi ô nhiễm sẽ lan truyền khắp cơ thể. Điều này giải thích các tác động lên não, các động mạch của tim, các mạch máu của chân… Khi một người phụ nữ có mang hít phải thứ bụi ô nhiễm này, thì khí ô nhiễm đó được chuyển đến bào thai thông qua lá nhau. Ở cấp độ thai nhi, đương nhiên chúng sẽ tác động trở lại đến trọng lượng và sự phát triển của đứa trẻ sắp ra đời".

Ấn Độ : "Vô địch" ô nhiễm không khí

Có lẽ sẽ không có nơi nào để chứng minh rõ tình trạng ô nhiễm không khí bằng Ấn Độ. Mục Ưu tiên Sức khỏe của ban tiếng Pháp đài RFI mời thính giả đến với quốc gia Nam Á đông dân thứ hai trên thế giới. Thủ đô New Dehli từ nhiều năm qua bị xếp vào danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Thế nhưng, mới đây Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra một bảng tổng kết mới cho thấy Ấn Độ có đến 14 thành phố bị ô nhiễm các phân tử hạt bụi nhiều nhất thế giới. Đâu là những thành phần gây ô nhiễm nhiều nhất tại Ấn Độ ? Thông tín viên đài RFI, Sébastien Farcis tại New Dehli giải thích :

"Đó là một sự hòa trộn các loại khí thải từ một lượng lớn các phương tiện giao thông bùng nổ, các loại khói công nghiệp, như các nhà máy nhiệt điện, xưởng chế biến gạch hay xử lý da. Hơn 1/3 khí ô nhiễm này đến từ các công trường xây dựng. Đô thị tại Ấn Độ phát triển ồ ạt. Đường xá, nhà ở cao tầng mọc lên khắp nơi ở khu đô thị lớn. Những công trình này vận chuyển nhiều đất cát, gây ra nhiều bụi bặm khiến người dân ngạt thở.

Đà xây dựng tại các thành phố duyên hải như Bombay, hay Madras (Chennai) cũng hứng chịu tình trạng ô nhiễm tương tự, nhưng may mắn còn có gió biển thổi bớt một phần bụi ô nhiễm. Nhưng miền bắc Ấn Độ thì lại không được như thế, nằm sâu trong lục địa, do vậy phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này.

Ngoài ra còn có một hiện tượng ô nhiễm thầm lặng hơn nhưng không kém phần gây chết người : Đó là những loại hóa chất phát ra từ khói bếp, những kiểu nấu bếp theo truyền thống ở những vùng nông thôn. Nhiều hộ gia đình không có điện sử dụng củi hay phân bò để nấu bếp và những người phụ nữ hít phải hơi bốc lên này mỗi ngày.

Tình trạng ô nhiễm trong nhà là nguyên nhân chính của 1/3 số ca tử vong vì ô nhiễm không khí tại Ấn Độ".

Đương nhiên, hệ quả của nạn ô nhiễm không khí tại Ấn Độ là khôn lường. Các ca bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và phổi bùng nổ tại một đất nước sự phân hóa giầu nghèo là khá lớn.

"Phần lớn bệnh mắc phải là viêm phổi, nghẽn mạch phổi mãn tính. Phụ nữ mang thai khi bị phơi nhiễm có nguy cơ sinh sớm. Phổi của trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển nhiễm phải không khí ô nhiễm có nguy cơ mắc chứng suyễn mãn tính. Nhìn chung người dân dễ bị các chứng viêm phổi nặng. Cách nay vài tháng, một bác sĩ chuyên khoa về phổi ở thành phố Faridabad, thành phố ô nhiễm thứ hai trên thế giới ở ngoại ô New Delhi có nói với tôi rằng ông ấy thật sự hốt hoảng cho phòng mạch của ông vì số ca bệnh lao phổi đã tăng lên gấp 5 lần chỉ trong vòng một năm".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 15/05/2019

Published in Diễn đàn

Tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội trong thời gian qua được báo chí cả trong và ngoài nước đề cập đến. Có những bất nhất trong thông tin và nhận định từ phía người dân với phát biểu của giới chức chính phủ và cả chuyên gia.

onhiem1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. Courtesy moitruong.com.vn

Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 4 năm 2019, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp, cho rằng chỉ có một số ngày Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng :

"Ô nhiễm của Hà Nội hiện nay chưa vượt mức báo động, chỉ có một số ngày vượt mức 300 hay 400 AQI thôi, tức là vượt khoảng 1,5 cho đến 2 lần tiêu chuẩn cho phép, không kéo dài nhiều ngày cho nên việc báo động cảnh giác chưa có gì ghê gớm lắm. Nhưng người ta cũng khuyên những ngày đó thì người già trẻ em nếu không có việc gì cần thiết thì không nên ra đường nhiều và hít cái vùng ô nhiễm của không khí".

Chúng tôi liên lạc một người dân tại Hà Nội để tìm hiểu tình hình thực tế và được cho biết như sau :

"Thủ đô Hà Nội bây giờ không khí càng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Đi ra đường không thấy bầu trời xanh đâu cả, toàn nhìn thấy khói bụi không. Mình có sống trong Đà Nẵng, bầu trời trong Đà Nẵng khác hoàn toàn với ở đây".

Một người dân khác cho biết :

"Hiện tại bây giờ những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm rất trầm trọng. Bản thân tôi là người đang sống tại thủ đô Hà Nội thì thấy mức độ ô nhiễm không khí hiện tại rất là cao".

Trong trả lời báo chí Việt Nam hôm 3/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm bụi mịn (bụi siêu nhỏ PM 2.5) xếp thứ hai Đông Nam Á là chưa chính xác. Ông cho rằng, đây là báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, nhưng chỉ có số liệu của 20 thành phố thuộc bốn quốc gia ở Đông Nam Á.

Ô nhiễm bụi khói trong không khí được đo lường theo nồng độ và phân loại theo kích thước. Loại mịn nhất có ký hiệu hoá học là PM 2.5 nhỏ dưới 2,5 microgram, bằng 3% đường kính sợi tóc và nhỏ/ nhẹ như khói, lơ lửng lâu trong không khí. Vì quá nhỏ, nhẹ và gần như vô hình nên bụi khói PM 2.5 theo hơi thở đi sâu vào phổi, thậm chí là cả tim, mạch. Theo Kỹ sư Phạm Phan Long, chủ tịch tổ chức Viet Ecology, khi nồng độ bụi khói PM 2.5 trong không khí tăng thêm 10 microgram/m3, độ rủi ro của tất cả các loại bệnh cũng tăng theo, cụ thể là 4% đối với các loại bệnh thông thường, 6% đối với bệnh tim và 8% đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng giải thích thêm :

"Ô nhiễm bụi PM2.5 tức đường kính hạt bụi 2.5 micrometers, rất nhỏ, thì trung bình ngày khoảng 120, thì nếu gấp đôi là 240, gấp 3 là 360… nếu gấp 2 lần thì phải cảnh giác rồi, còn gấp 3 lần thì coi như ô nhiễm nặng. Nếu 360 trở lên thì người ta đã khuyên người già trẻ em không nên ra đường tham gia giao thông, có hại sức khỏe".

onhiem2

Quang cảnh Hà Nội bị khói bụi về đêm. Hình chụp ngày 27/10/17.Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn

Cũng theo Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018, tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết đối với trẻ em sống ở Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30%, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.

Người dân Hà Nội nhận định :

"Theo quan điểm của tôi, hiện tại ô nhiễm môi trường rất là cao, đặc biệt người trẻ tuổi hay những em nhỏ sẽ bị nhiễm bệnh nhiều hơn, cũng như những người cao tuổi. Đó là một trong những điều tôi cảm thấy cần phải khắc phục".

"Mình cảm thấy, nhất là đối với trẻ em, khi đi ra đường phải hấp thụ không khí, mà phổi của trẻ em rất là kém, đưa trẻ em ra đường rất nguy hiểm. Kể cả mình trẻ như thế này nhưng khi ra đường thấy khói bụi cảm thấy cũng rất là khó chịu".

Theo Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, nếu báo động một cách ghê gớm như Bắc Kinh, New Delhi… thì Hà Nội chưa đến mức độ như vậy, cho nên chỉ cần có những biện pháp lâu dài để cải thiện chất lượng không khí như giảm lượng xe… chứ những biện pháp tức thời như cấm nhà máy nhưng những thành phố kia thì Hà Nội chưa đến mức như vậy. Chưa có lần nào nhà nước phải đưa ra biện pháp để giảm thiểu nguồn thải một cách miễn cưỡng như vậy. Ông nói tiếp :

"Ô nhiễm không khí do rất nhiều nguồn gây ra, đặc biệt là nguồn xe máy. Xe máy thì dân đi là chính, nếu muốn giảm ô nhiễm không khí thì bất cứ xe gì cũng phải bảo dưỡng, để khí thải đảm bảo tiêu chuẩn Euro3 Euro4… thì sẽ giảm ô nhiễm không khí chung của thành phố thôi, ngoài ra còn có ô nhiễm do ô tô, nhà máy… nhưng o nhiễm xe máy vẫn là chính".

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y yế Thế giới - WHO công bố vào tháng 10 năm 2018, việc tiếp xúc với không khí độc hại ở cả trong nhà và ngoài đường khiến hơn 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn cầu tử vong mỗi năm.

WHO cũng cho biết, trẻ em được cho là dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn vì nhịp thở của các em nhanh hơn do đó dễ nhiễm các chất độc hơn, trong khi não bộ và cơ thể của các em vẫn đang phát triển.

Theo WHO, mỗi ngày 93% số trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới đang hít thở không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nghiên cứu Thực trạng Không khí toàn cầu (State of Global Air - SOGA) 2019 vừa công bố được The Guardian dẫn lại cho thấy, dự báo tuổi thọ của trẻ em ngày nay sẽ bị rút ngắn khoảng 20 tháng so với mức trung bình do tình trạng ô nhiễm không khí.

Không khí ô nhiễm góp phần gây ra khoảng 10% tất cả các ca tử vong trên thế giới trong năm 2017, tương đương thuốc lá và cao hơn sốt rét, tai nạn giao thông.

Theo SOGA, khu vực Nam Á chịu ô nhiễm nặng nề nhất và tuổi thọ của trẻ em ở đây dự báo sẽ ngắn hơn 30 tháng so với mức trung bình, trong khi con số tương ứng ở vùng hạ Sahara là 24 tháng.

Vào đầu tháng 3 năm 2019, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đã công bố Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, đưa ra số liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm không khí (PM2.5).

Theo báo cáo này, Jakarta (thuộc Indonesia) và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á.

Nghiên cứu hồi tháng 1/2018 của tổ chức phi chính phủ Phát triển xanh GreenID cho thấy, năm 2017, người dân Hà Nội chỉ có 38 ngày được hít thở không khí trong lành.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

Gạo Việt Nam vẫn còn bấp bênh (RFA, 01/03/2019)

Xuất khẩu gạo trong hai tháng đầu năm 2019 đang bị sụt giảm về giá trị và được dự báo còn tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân do đâu và ai sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất ?

gao1

Hình minh họa - Courtesy mard.gov.vn

Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 ước đạt 837 ngàn tấn, tương đương 364 triệu USD, tăng 1,1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1/3/2019, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, nguyên Cục trưởng Chế biến Nông Lâm Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết :

"Cái này là do thường kỳ hàng năm, chứ không do gì cả, nhưng vấn đề thứ nhất do doanh nghiệp thu mua chờ giá nên nông dân bị thiệt thòi. Thứ hai là do phía nước ngoài biết giá sẽ giảm nên họ chờ. Các thị lớn như Philippines, Indonesia, rồi Trung Quốc chỉ mua 100 ngàn tấn gạo là ít quá. Chuyện hàng năm này thì ai cũng biết, nhà nước cũng biết, nhưng đúng ra chuyện thu mua cho dân nhà nước phải chuẩn bị trước. Chứ nước đến chân mới nhảy, rồi khi thủ tục đầy đủ xong là hết lúa rồi, đó là một cái dở".

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kể lại chuyện ông biết được khi còn là Cục trưởng Chế biến Nông Lâm Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam :

"Về mua trữ gạo, nhà nước thì nói vốn nhiều lắm, nhưng khi tôi làm Cục trưởng quản lý nhóm doanh nghiệp thì họ nói với tôi, là tiếp cận nguồn vốn khó lắm, mà doanh nghiệp không có vốn sao mua trữ được".

Ông Trần Tuấn Kiệt, Giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của công ty xuất khẩu gạo Louis Rice, nhận định :

"Tình hình có thể là tháng 4 đến tháng 6 thì xuất khẩu gạo sẽ phát triển trở lại, còn hiện nay thì do vụ Đông Xuân rộ đồng quá, nhiều quá, các doanh nghiệp thu mua không kịp. Còn bên công ty tôi thì đa số không mua trữ lại do sẽ bị giam vốn, khi có hợp đồng thương mại hay chính phủ thì mới triển khai thu mua".

Khi trò chuyện với RFA hôm 1/3, Bác Nguyễn Văn Nguyên, một người trồng lúa lâu năm ở Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, cho biết tình hình thực tế tại địa phương mình :

"Ở chỗ khác thì nhà nước mua hỗ trợ nông dân rồi trữ lại, ở đây thì chưa có, ở đây chỉ có thương lái mua chứ không có nhà nước mua. Thương lái thì họ ép giá mình, vì lúa sụt nên họ mua chậm lắm. Bên tỉnh Đồng Tháp còn bị thương lái đặt mua, rồi giá xuống quá thương lái bỏ cọc luôn".

gao2

Ảnh minh họa : Gạo xuất khẩu của Việt Nam Courtesy : VietNamExport

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nguyên nhân gây ảnh hưởng giá lúa tại Việt Nam, là do thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc vẫn chưa lên kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2019. Còn các thị trường truyền thống như Phillipines, Indonesia đều đã nhập khẩu nhiều trong năm ngoái và hiện chưa có nhu cầu nhập khẩu thêm.

Liên quan vấn đề này Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nhận định :

"Thật ra thì giá gạo trên thị trường thế giới cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Cái chính là thường vụ Đông Xuân này thì thương lái vào mua gạo rất là nhiều, trong đó thị trường Trung Quốc là thị trường rất quan trọng. Cái câu chuyện chính là năm nay sức mua của Trung Quốc đối với gạo Việt Nam chậm, các hợp đồng bán sang Trung Quốc chưa mạnh. Cho nên nó tạo ra phản ứng dây chuyền, nhà xuất khẩu mà không bán được, thì các người mua sẽ không mua, thì người nông dân vẫn phải để lúa trên đồng vì thường bán lá bán ngay trên đồng".

Năm qua, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chú trọng vấn đề chất lượng nhưng vẫn gặp khó khăn, các chuyên gia cho rằng, một phần do thị trường lớn là Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu, như đột ngột tăng thuế nhập khẩu 50%, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhận định :

"Tôi nghĩ tác động chính là từ phía Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc tăng thuế cũng không phải việc chính. Bởi vì vừa qua Trung Quốc tăng thuế 50% là đánh vào gạo nếp. Vụ Đông Xuân này không phải là gạo nếp, mà do sức mua của Trung Quốc chậm".

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nhìn chung thì Trung Quốc chưa có đột biến gì về sản xuất lúa gạo, cũng như không có thay đổi hiện trạng tổng cầu của họ. Do đó ông cho rằng đây chỉ là biến động tạm thời, và trong năm nay tình hình sẽ thay đổi. Nhưng biến động này xảy ra vào lúc nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ, đã gây một hiệu ứng không tốt về giá, làm người nông dân thiệt thòi.

Bác Nguyễn Văn Nguyên giải thích vì sao giá rẻ vẫn phải bán :

"Lúa sụt giá lắm em, mần ra thì cũng vừa đủ vốn chứ không có lời, tuy giá thấp nhưng lỗ thì cũng không lỗ. Giá thấp cũng vẫn phải bán vì không có chỗ phơi và chứa. Mình mần bao nhiêu thì mình cắt ngoài đồng rồi họ mua lúa ướt ngay đồng. Nông dân không có chỗ phơi nên phải bán hết".

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Việt Nam mặc dù là sản xuất buôn bán lớn nhưng vẫn qua thương lái, qua trung gian, qua thị trường biên mậu, nên bao giờ vào lúc thu hoạch rộ, nhất là Vụ Đông Xuân là vụ chính, và vùng chuyên canh chính là Đồng bằng sông Cửu Long thì giá lúa lúc nào cũng xuống.

Không chỉ riêng thương lái, ngay cả người buôn bán bình thường cũng biết cứ đến thời điểm này là đợt giá hạ để mua vào kiếm lời. Vì người nông dân không có kho và không có tiền để làm vụ sau nên họ phải bán lúa ngay trên ruộng, tình trạng này liên tục bị lợi dụng. Nên Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng chính phủ muốn tránh việc này thì cần xây dựng kho, cải tạo dịch vụ hậu cần… cho nông dân vay vốn. Đó là biện pháp áp dụng cơ chế thị trường để quản lý rủi ro.

Trong khi lạm phát cũng tương đối nhiều mà mười mấy năm nay giá lúa cứ như vậy, mà chi phí nhân công tăng, vật tư cũng tăng giá, gây khó cho nông dân. Vì vậy, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cho rằng cần có biện pháp, để tính trước Đông Xuân sẽ có bao nhiêu lúa, đầu ra sẽ như thế nào ? Theo ông, phải mở rộng thị trường chứ không phải chỉ Philippines, Trung Quốc.v.v… Ngoài ra vấn đề truy xuất nguồn gốc, phải kết hợp nông dân và doanh nghiệp, để có được thương hiệu gạo tốt mới bán được cho các nước khó tính.

*******************

Việt Nam làm gì để đối phó với ô nhiễm không khí và bụi mịn-PM2.5 ? (RFA, 01/03/2019)

Từ đầu năm 2019 đến nay, truyền thông trong nước liên tục đăng tải thông tin chất lượng không khí tại hai thành phố lớn của Việt Nam, Hà Nội và Sài Gòn chạm ngưỡng nguy hại và nồng độ bụi mịn(PM2.5) vượt mức quy chuẩn.

gao3

Quang cảnh Hà Nội bị khói bụi về đêm. Hình chụp ngày 27/10/17. Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn

Đài RFA tìm hiểu các cơ quan chức năng và dân chúng tại Việt Nam đối phó với tình trạng vừa nêu như thế nào ?

Đạt ngưỡng báo động ?

Báo mạng Tuổi Trẻ Online liên tiếp đăng tải thông tin cập nhật về chỉ số chất lượng không khí (AQI) được ghi nhận suy giảm trong thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán ở hai hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số liệu quan trắc tại các trạm đo chỉ số AQI trên 300, cho thấy nhiều nơi ở mức kém, chạm ngưỡng nguy hại.

Song song đó, Tuổi Trẻ Online còn dẫn nguồn cảnh báo từ giới chuyên gia khoa học và y tế liên quan tần suất bụi mịn (PM2.5) trong không khí ngày càng tăng, cụ thể trong tháng 1 năm 2019, nồng độ bụi mịn vượt mức 100, gấp 2 lần quy chuẩn quốc gia và trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các chuyên gia y tế thế giới qua nhiều nghiên cứu y học xác nhận bụi mịn (PM2.5) gây tác hại lên sức khỏe con người với những căn bệnh chết người về hô hấp, ung thư, tim mạch…

Tuy nhiên, báo giới quốc nội cũng ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia trong lãnh vực môi trường lên tiếng lý giải tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội diễn biến xấu và nguy hại trong thời gian từ đầu năm 2019 đến nay chỉ là do tình trạng đột biến trong hoạt động giao thông dịp lễ tết và tình trạng kẹt xe kéo dài trong phạm vi thành phố, theo như nhận định của Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, ông Hoàng Dương Tùng ; hay ông Hoàng Xuân Cơ, giảng viên khoa Môi trường của Đại học Khoa học Tự nhiên nói với Báo Người Đô Thị rằng không nên quá bi quan vì tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị của Việt Nam chưa đến mức nguy hiểm. Đồng quan điểm với hai vị chuyên gia này, Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp khẳng định với RFA :

"Nó không phải đến mức nguy hiểm vì đó chỉ là chỉ số đột xuất của một lần đo hoặc là một vài lần đo, chứ còn chỉ số so với tiêu chuẩn trung bình ngày, trung bình năm thì cũng bằng độ gần 2 lần quy định tối đa thôi. Cho nên, chỉ số này có cao hơn nhưng không giống như ở Bangkok hay ở Bắc Kinh. Thành ra, hiện nay vẫn là bình thường".

Cư dân thành thị nói gì ?

Trong khi đó, cư dân sinh sống ở Hà Nội và Sài Gòn cho biết họ ghi nhận tình trạng khói bụi trong những năm gần đây ra sao ? Một cư dân ở Hà Nội và cũng là một bác sĩ cho biết :

"Khỏang tầm hai, ba năm trở lại đây có những ngày bụi rất là ghê gớm. Vào buổi sáng thường có những hôm không nhìn thấy mặt trời do bụi. Người dân Hà Nội đi làm đa số đi bằng xe máy nên cảm nhận được bụi. Về nhà thấy mắt của mình bị khô và gỉ mắt ra đen sì, thứ hai nữa là bụi bám vào trong đường hô hấp, đọng lại ở mũi, hỉ ra ở mũi rất là đen và rất là nhiều.

Trong quá trình khám bệnh, tôi nhận thấy bụi gây ảnh hưởng đến rất nhiều nguời già và trẻ em. Đặc biệt là trẻ em vì cơ thể của các bé dễ bị bệnh. Có những bé cứ tuần này bị viêm đường hô hấp, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản…uống thuốc, khỏi bệnh xong thì tuần sau lại bị tiếp. Nhiều bà mẹ, ông bố phàn nàn rằng một tháng con tôi bị bệnh đến 2,3 lần mà toàn là bệnh đường hô hấp".

gao4

Một cư dân ở Sài Gòn nói với RFA rằng phải bịt mặt suốt ngày trong lúc buôn bán bên hè phố vì bụi. RFA

Hai cư dân ở Sài Gòn chia sẻ :

"Tôi ở đây thì cứ việc bịt mặt miết thôi. Còn không bịt thì chịu không được. Bụi trắng phếu như vầy. Ngay ngã 3, gió xoáy từ đó theo hướng đến đây".

"Hai, ba năm trước đã thấy. Bây giờ thì hơn hay sao đó. Cần đi ra đường thì phải bị khẩu trang, đeo găng tay, chứ không có thì mình hít thở, chịu không nỗi đâu".

Đối phó thế nào ?

Bà Nguyễn Thị Anh Thư, chuyên viên nghiên cứu về chất lượng không khí, thuộc Tổ chức GreenID cho Tuổi Trẻ Online biết tổ chức này thực hiện báo cáo định kỳ đánh giá chất lượng không khí ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong 3 năm trở lại đây với kết quả cả hai thành phố đang đối mặt ô nhiễm bụi mà nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí ở mức cao.

Trong một báo cáo về tình trạng môi trường không khí năm 2010 của Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải thực hiện cho thấy bụi khói thải ra nhiều nhất từ công nghiệp ; trong đó nhiệt điện chiếm 40%, dân dạng than dầu khí chiếm 33%, giao thông vận tải 22% và theo quy hoạch phát triển nhiệt điện than của Việt Nam thì khí thải nhiệt điện than được cho là sẽ tăng gấp 5%.

Chuyên gia Nguyễn Thị Anh Thư của GreenID còn cho rằng nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng không khí suy giảm ở các thành phố lớn tại Việt Nam là do sự gia tăng các nguồn gây ô nhiễm nội ô như các hoạt động xây dựng và sinh hoạt của người dân cùng với số lượng các phương tiện giao thông và đặc biệt là các nguồn khí thải theo hướng gió từ các khu công nghiệp hay ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ các nước láng giềng ảnh hưởng đến Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.

Đài Á Châu tự Do ghi nhận không chỉ thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam bị xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí mà các thành phố lớn ở những quốc gia Châu Á như Bangkok, Thái Lan ; Seoul, Hàn Quốc ; Bắc Kinh, Trung Quốc ; New Delhi, Ấn Độ cũng bị chìm ngập trong bụi mịn (PM2.5) và khói độc. Các quốc gia này cho biết có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí như khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, giảm phát khí thải nhà máy, kiểm soát bụi từ hoạt động xây dựng, cắt giảm lượng lớn than đốt, hạn chế lượng xe và các phương tiện vận tải công cộng, phun mưa nhân tạo để làm sạch không khí…

Trả lời câu hỏi của RFA rằng những biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí mà các cơ quan chức năng của Việt Nam có thể thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn gồm những gì, Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng cho biết :

"Thật ra khi chỉ số trung bình ngày, trung bình năm vượt qua khoảng 3,4 lần lên thì mới báo động. Bấy giờ coi như là giống như các nước khác thôi, phải hạn chế xe cộ hoặc là hạn chế sản xuất hay người già, phụ nữ, trẻ em không nên ra ngoài trời…Nhưng Việt Nam chưa đến mức độ như vậy, cho nên Nhà nước chưa có biện pháp gì gọi là báo động cả".

Trái lại, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải cho rằng Việt Nam lơ là trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe cho người dân :

"Số người bị ung thư đến bệnh viện rất nhiều, đông hơn cái chợ. Người chăm sóc cũng rất nhiều, kể cả nhân viện bệnh viện, kể cả người thường. Tốn rất nhiều sức lao động vào đấy. Chi phí rất nhiều. Tiêu tốn ra rất nhiều. Đấy là bằng chứng rõ nhất ! Như người ta bảo rằng cá chết hồi biến cố thảm họa môi trường biển Formosa chết là do thủy triều đỏ. Nhưng tôi nói không phải là thủy triều đỏ thì có ai lên tiếng phản biện với tôi không ? Tôi đọc các thông tin về nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đều thiếu. Thế tại sao các cơ quan chức năng không mời chuyên gia đến họp về ô nhiễm môi trường ? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bảo rất muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học. Thế làm thế nào góp ý được ? Suốt ngày thấy ông trên tivi nói rằng các vấn đề khoa học cần được giải quyết, mà ông bận đi khắp nơi và tôi trình bày thì mất cả ngày. Thế ai nghe ?"

Ô nhiễm không khí được giới chuyên gia thế giới gọi tên là "sát thủ thầm lặng và toàn diện (silent mass killer) vì không chừa bỏ một ai, do bụi khói xâm nhập buồng phổi suốt 24 giờ, không thể không hít thở được.

Theo ghi nhận của Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch tổ chức Viet Ecology có trụ sở ở Mỹ, trong hai năm 2016 và 2017, bụi mịn (PM2.5) tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, dựa theo dữ liệu hai trạm quan trắc của Hoa Kỳ tại Việt Nam có thể ước lượng đã gây ra 13 ngàn trường hợp tử vong hàng năm và theo nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Việt Phú, Đại học Fulbright Vietnam cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 40 ngàn người chết do ô nhiễm không khí.

Kỹ sư Phạm Phan Long cũng như Tiến sĩ Nguyễn văn Khải cùng cảnh báo nếu Việt Nam không chủ động nhanh chóng đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí ngay từ bây giờ thì tử vong và tổn thất kinh tế sẽ tăng nhanh trong hai thập niên tới. Riêng kỹ sư Phạm Phan Long còn nhấn mạnh rằng người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu ô nhiễm từ điện than đến những 30 lần rủi ro nhiều hơn so với dân chúng ở Trung Quốc.

Hòa Ái

*******************

40 làng nghề ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng (RFA, 01/03/2019)

Có đến 40 làng nghề bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề theo Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề ở Hà Nội.

gao5

Ảnh minh họa : Sản xuất nhang ở ngoại thành Hà Nội hôm 3/1/2019. AFP

Truyền thông trong nươc loan tin vừa nêu hôm 1/3/2019.

Việc khảo sát do Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện theo Đề án "Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".

Cụ thể, có 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nước, 22 làng nghề ô nhiễm môi trường không khí, về môi trường đất chỉ kiểm tra 37 làng nghề và có 5 làng nghề ô nhiễm.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đây sẽ là cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để có kế hoạch xử lý ô nhiễm phù hợp với từng loại hình sản xuất, với điều kiện thực tế của địa phương.

Cũng tin liên quan môi trường, hôm 1 tháng 3, lực lượng chức năng đã tìm ra người đổ hóa chất xuống khiến kênh thủy lợi đoạn qua xã Tam Phước và Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam làm cá chết hàng loạt.

Khi trả lời báo chí trong nước, thượng tá Nguyễn Văn Phong, Phó công an huyện Phú Ninh cho biết, thủ phạm là ông Đ.N.M., 45 tuổi sống ở thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước. Vào chiều ngày 26/2, ông M. đã đem một thùng phuy có chứa dung dịch hóa chất đến bờ kênh thủy lợi để súc rửa và gây nên tình trạng kênh bị nổi bọt trắng kéo dài khoảng 500m và làm cá chết hàng loạt.

Tin cho biết, công an huyện Phú Ninh đã thu giữ chiếc thùng phuy và tiếp tục xác minh nguồn gốc dung dịch để làm rõ vụ việc.

*****************

Vẫn chưa xử lý vụ xe công đón vợ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ở sân bay (RFA, 01/03/2019)

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/3/2019, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết vụ xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ở sân bay Nội Bài hôm 4/1/2019 vẫn đang trong quá trình xử lý, chưa có kết quả.

gao6

Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh - AFP

Ông Hải cho biết khi có kết quả sẽ thông báo cho các cơ quan truyền thông.

Theo báo chí trong nước thì câu hỏi về việc xử lý chuyện xe công đón vợ bộ trưởng Trần Tuấn Anh từng được đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa qua, nhưng câu trả lời của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng không có gì thay đổi.

Bốn ngày sau vụ việc diễn ra, công luận tại Việt Nam phản ứng dữ dội, hôm 8/1/2019 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phải có thư xin lỗi gửi đến nhân dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành Công thương. Trong thư có đoạn "Với tư cách là người đứng đầu Bộ Công thương, đồng thời người trong gia đình có liên quan, tôi xin được nhận lỗi trước công luận vì đã để xảy ra sự việc này". Ông cho biết lý do chậm phản hồi là do đang nằm điều trị tại khoa tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, theo yêu cầu của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương.

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ hôm 31/1/2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng phát biểu rằng "Chúng ta đều rút kinh nghiệm qua bài học tại Bộ Công thương, không mắc phải hay tái phạm như thế nữa. Tôi cho đây là sự theo dõi, giám sát của người dân và báo chí là rất tốt. Nếu không có sự phản ánh này thì chúng ta có thể bỏ qua các việc, dẫn đến nói một đằng, làm một nẻo thì không ổn".

Tuy nhiên sau cả tháng vụ việc lại được giải thích như cũ.

Tình trạng xe biển số xanh, tức xe công, bị sử dụng để làm việc riêng của những quan chức được bố trí xe từng được báo chí phản ánh nhiều trong những năm qua ; đặc biệt trong những dịp lễ, tết.

*******************

Bộ Cộng an điều tra vi phạm hình sự tại Nhà máy gang thép Thái Nguyên (RFA, 01/03/2019)

Thanh tra Chính phủ vừa chuyển hồ sơ sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) sang Bộ Công An để điều tra, sau khi có kết luận thanh tra đối với dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO hồi ngày 20 tháng 2.

gao7

Thanh tra Chính phủ cho biết vừa chuyển hồ sơ sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên sang Bộ Công An để điều tra vì có những vi phạm hình sự. Courtesy : Ảnh cụp màn hình infonet.vn

Truyền thông trong nước cho biết thông tin vừa nêu được công bố tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2019, diễn ra vào chiều ngày 1 tháng 3.

Trong phiên họp báo, Thanh tra Chính phủ kiến nghị giao các bộ, ngành liên quan cùng Tổng Công ty Gang thép Việt Nam (VNS) và TISCO rà soát toàn bộ hợp đồng ký với nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC) để khởi kiện theo quy định pháp luật.

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công An để điều tra những vi phạm có dấu hiệu hình sự.

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 tại Nhà máy thép Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi năm 2005, giao cho VNS thẩm định, xem xét, phê duyệt và TISCO là chủ đầu tư của dự án với mức tổng đầu tư là gần 4000 tỷ đồng, nhằm tạo khả năng sản xuất lên 500 ngàn tấn phôi thép/năm.

Tháng 7 năm 2007, TISCO ký kết hợp đồng một phần của dự án với MCC về thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng và lắp đặt với giá trị gần 161 triệu đô la Mỹ (USD) cùng sự cam kết gói thầu không thay đổi mức giá trong thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến 30 tháng.

Tuy nhiên đến năm 2012, VNS và TISCO gửi văn bản xin Bộ Công Thương điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên hơn 8 ngàn tỷ đồng, so với mức ban đầu vào khoảng gần 4300 tỷ đồng.

Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ công bố, MCC chưa chuyển đủ thiết bị theo hợp đồng, cung cấp nhiều máy móc sai khác về xuất xứ, tình trạng máy móc hư hỏng, bị gỉ sét và dự án bị chậm tiến độ 10 năm, đã bị tạm dừng thi công từ năm 2013.

Điều đáng chú ý là TISCO đã thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng và còn thanh toán thay cho MCC tiền thuế 11,6 triệu USD cùng hơn 4,7 tỷ đồng chi phí bốc xếp bảo quản thiết bị vượt giá trị hợp đồng.

Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên nằm trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương Việt Nam.

Published in Việt Nam

Sau hơn ba thập kỷ, Trung Quốc từ một quốc gia nghèo nay đã là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

onhiem1

Trung Quốc bị ô nhiễm không khí rất nặng vì công nghiệp hóa nhanh chóng

Nhưng để đổi lấy sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ, Trung Quốc phải trả cái giá không nhỏ là nạn ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm hạt mịn PM2.5 (loại hạt có trong không khí ảnh hưởng sức khoẻ con người), đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở các vùng trọng điểm kinh tế của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thiên Tân, đồng bằng sông Dương Tử và lưu vực sông Châu Giang.

Điều này đã tác động xấu đến sức khỏe người dân và môi trường sinh thái.

Theo nghiên cứu trên Journal of Cleaner Production, đầu năm 2013, ô nhiễm khói mù độc hại nghiêm trọng và khéo dài cả tháng đã xảy ra ở trung, bắc và đông Trung Quốc.

Ô nhiễm ở đây bị cho là có mức cao về nồng độ PM2.5, đạt mức kỷ lục, bao phủ hơn 1,3 triệu km2 và ảnh hưởng đến khoảng 800 triệu dân.

Để cải thiện chất lượng không khí bị giảm ô nhiễm nặng, tháng 9 năm 2013, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra kế hoạch hành động về phòng chống ô nhiễm không khí.

Kế hoạch hành động có vai trò là hướng dẫn để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí ở cấp quốc gia.

Mục tiêu của kế hoạch này là vào năm 2017, nồng độ PM10 sẽ giảm ít nhất 10% so với mức 2012 ở khu vực đô thị Trung Quốc và nồng độ PM2.5 sẽ giảm 25%, 20% và 15% ở Bắc Kinh, Thiên Tân, lưu vực Dương Tử và Châu Giang.

onhiem2

Xem App trên máy di động để kiểm tra mức ô nhiễm ở Thượng Hải

10 biện pháp làm sạch không khí

Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch hành động xác định các biện pháp chính :

1. Tái cơ cấu công nghiệp hướng tới các ngành công nghiệp sạch ;

2. Chuyển đổi công nghệ theo hướng sạch đối với những ngành gây ô nhiễm ;

3. Tăng cường tiết kiệm sử dụng năng lượng, dùng năng lượng thân thiện với môi trường ;

4. Cải cách hệ thống pháp luật và quy định liên quan đến bảo vệ và kiểm soát môi trường ;

5. Thiết lập cơ chế điều phối khu vực liên quan đến quy hoạch, quản lý đô thị và môi trường ;

6. Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo và hệ thống ứng phó khẩn cấp và đối phó khi không khí bị ô nhiễm nặng ;

7. Làm rõ trách nhiệm của chính phủ, doanh nghiệp và xã hội và huy động công chúng tham gia bảo vệ môi trường.

Điều đáng chú ý là kế hoạch hành động yêu cầu nồng độ PM2.5 trung bình ở Bắc Kinh phải nằm dưới 60 µg/m³.

Giải pháp riêng cho thủ đô

Dựa trên kế hoạch hành động cấp quốc gia, chính quyền thành phố Bắc Kinh, nơi chịu ảnh hướng lớn do nạn ô nhiễm khí thải, đưa ra kế hoạch hành động chi tiết.

Bắc Kinh tập trung vào sáu hướng chính :

(1) kiểm soát ô nhiễm do xe cơ giới, (2) kiểm soát ô nhiễm do nguyên liệu hoá thạch như than đá, (3) kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, (4) kiểm soát ô nhiễm khói bụi, (5) phục hồi các hệ sinh thái bị ô nhiễm, và (6) ứng dụng các công nghệ mới vào bảo vệ môi trường.

onhiem3

Trời xanh trở lại Bắc Kinh trong một ngày giữa năm 2017

Đối với kiểm soát khí thải do các phương tiện giao thông, Bắc Kinh hạn chế số lượng phương tiện giao thông chỉ là 6 triệu vào năm 2017.

Thành phố ủng hộ và thiết lập các hệ thống giao thông xanh và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến kích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Để kiểm soát số lượng phương tiện thông qua xổ số biển số, nhà nước tăng mức tiêu chuẩn khí thải với phương tiện giao thông, yêu cầu kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện giao thông có khả năng gây ô nhiễm thường xuyên, cải thiện chất lượng nhiên liệu, loại bỏ hàng trăm nghìn phương tiện giao thông cũ kỹ, tăng chi phí lái xe ôtô, đưa vào hoạt động phương tiên giao thông sử dụng năng lượng sạch, quản lý xe từ các thành phố khác đến thành phố.

Để kiểm soát ô nhiễm đốt than, chính quyền khuyến kích xây dựng dự án sử dụng khí gas và các nhiên liệu sạch để thay thế sử dụng than, Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và cấm người dân ở các khu vực xung quanh dùng than để sưởi ấm, đẩy nhanh việc loại bỏ các ngành công ngiệp gây ô nhiễm cao và lạc hậu.

Để ngăn chặn bụi, Bắc Kinh thực hiện để kiểm soát bụi phát ra tại các công trường xây dựng, niêm phong phương tiện vận tải tạo ra bụi, tăng cường quét đường hay hút bụi.

Trồng thêm cây xanh

Thành phố đã tăng lượng bao phủ cây xanh tại thành phố và khu vực lân cận lên tới 100 km2.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Bắc Kinh phối hợp với tỉnh thành khác thực hiện các thỏa thuận và hành động thống nhất trong kiểm soát nguồn gây ô nhiễm khí, cấu trúc năng lượng, tối ưu hóa các ngành công nghiệp, quản lý phát triển đô thị và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nặng.

Theo chinadialogue, kế hoạch hành động trên đã giúp Trung Quốc nói chung và Bắc Kinh nói riêng cải thiện đáng kể chất lượng không khí, thành phố Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu đề ra, PM2.5 trung bình hàng năm còn là 58 µg/m³ - giảm 35%.

Bằng các biện pháp cụ thể và hành động quyết liệt như trên của chính quyền, ô nhiễm không giá đã được cải thiện đáng kể, bầu trời xanh đã xuất hiện trở lại ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác.

Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã tới mức nguy ngại

Việt Nam chưa phát triển như Trung Quốc, tuy nhiên ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đã cực kỳ nghiêm trọng.

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam hôm 17/01/2019, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry báo động tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay tăng gấp nhiều lần.

Ông nói mức độ ô nhiễm ở Hà Nội còn cao hơn cả Bắc Kinh và New Delhi, chủ yếu từ xăng dầu.

Ông nhấn mạnh thêm đây là nguyên nhân dẫn chính tới sự bùng nổ về các loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp ; gây tỷ lệ tử vong rất cao ở Việt Nam.

onhiem4

Ô nhiễm đô thị ở Việt Nam chủ yếu do khí thải từ xe máy và ô tô

Còn theo nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm 60.000 người tại Việt Nam chết có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Việt Nam học được gì từ Trung Quốc ?

Theo tôi, điều đầu tiên Chính phủ Việt Nam phải nhận thức được rằng tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã rất nghiêm trọng, cần phải hành động ngay.

Tiếp đến, cần xây dựng chương trình hành động cấp quốc gia chống và cải tạo tình trạng môi trường bị ô nhiễm.

Chương trình hành động này cần phải xác định những nguồn nào gây ra ô nhiễm và đặt ra mục tiệu cụ thể cho địa phương, đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi đang bị ô nhiễm nặng nề nhất, giảm những loại khí độc hại nào và bao nhiêu, để đảm bảo môi trường sinh thái đạt mức tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới.

Theo người viết bài này, cần thêm vào đó kế hoạch hành động này xác định các biện pháp cụ thể ví dụ như :

- Kiểm soát ô nhiễm do xe cơ giới bằng cách phát triển và khuyến kích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

- Tăng phí sử dụng xe cơ giới, yêu cầu xe cơ giới phải kiểm tra định kỳ

- Loại bỏ các loại xe cũ gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tại, các giải pháp hạn chế phương tiện xe cá nhân ở Việt Nam chưa hiệu quả do hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Công việc xây hệ thống tàu điện có thể giúp cải thiện giao thông công cộng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường bị chậm tiến độ, đội vốn, chất lượng không đảm bảo.

Chính phủ và chính quyền hai thành phố cần phải có hành động quyết liệt để sớm đưa hệ thống giao thông công cộng này đưa vào hoạt động, như :

- Kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễmnhư nói không với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, đối với doanh nghiệp đang gây ô nhiễm yêu cầu những đơn vị này có lộ trình chuyển đổi sang những công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm môi trường hoặc yêu cầu đóng cửa.

- Sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay cho các năng lượng hoá thạch như than đá.

- Yêu cầu đơn vị xây dựng kiểm soát ô nhiễm khói bụi tại công trường xây dựng, thông qua việc hút bụi rửa đường thường xuyên. Phạt nặng những đơn vị gây ra ô nhiễm khí bụi.

- Làm rõ trách nhiệm của chính phủ, địa phương, doanh nghiệp và xã hội và huy động công chúng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

- Cải cách hệ thống pháp luận và quy định liên quan đến bảo vệ và kiểm soát môi trường.

- Thiết lập cơ chế điều phối khu vực liên quan đến quy hoạt, quản lý đô thị và bảo vệ môi trường. Tránh tình trạng phát triển tập trung vào một số địa phương, khiến cho người dân đổ về một vài thành phố lớn dẫn đến quá tải trọng về giao thông.

- Tăng lượng bao phủ cây xanh tại thành phố và khu vực lân cận.

Nếu chính phủ không có những hành động tức thì và kiên quyết thì nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ ngày một nghiêm trọng.

Khi đó, mọi mục tiêu nâng cao sức khoẻ, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sẽ không đạt.

Hơn thế nữa, hình ảnh một Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ xuất hiện trong tâm trí của người nước ngoài.

Khi đó, vị thế của Việt Nam sẽ bị giảm sút và kế hoạch biến Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài sẽ không thành.

David Nguyễn

Nguồn : BBC, 21/02/2019

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ mở Văn phòng đại diện Cục Kiểm dịch động thực vật tại Việt Nam (VOA, 07/02/2018)

Đại s quán Hoa Kỳ ti Hà Ni hôm 6/2 khai trương Văn phòng đi din Cc Kim dch đng thc vt (APHIS) trc thuc B Nông nghiệp Hoa Kỳ ti Vit Nam. Phó giám đc APHIS, bà Cheryle Blakely, Đi s Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink, và thứ trưởng B Nông nghip và Phát trin Nông thôn Vit Nam Trn Thanh Nam chính thc khai trương văn phòng này.

onhiem1

Đại s quán Hoa Kỳ ti Hà Ni hôm 6/2/2018 khai trương Văn phòng đi din Cục Kiểm dch đng thc vt (APHIS).

Do trao đổi thương mi nông nghip đang tăng gia Hoa Kỳ và Vit Nam, APHIS s đóng vai trò quan trng cho trong việc đm bo các cơ hi trao đi thương mi mi được hin thc hoá và các trao đi thương mi hin ti gia hai nn kinh tế din ra suôn s.

Văn phòng APHIS tại Hà Ni duy trì quan h hp tác về mặt k thut vi các đi tác Vit Nam đ gii quyết các vn đ v V sinh và Kim dch đng thc vt (SPS) ngay khi chúng phát sinh. Ngoài ra, APHIS có vai trò điu tiết, giúp đm bo dòng chy thương mại nông nghip gia hai bên đt tiêu chun quc tế v sc kho đng thc vt. Khía cnh này trong s mnh ca APHIS đã giúp Vit Nam xut khu nhiu loi trái cây, gm trái vú sa, mà gi đã đến tay người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Trước đó vào tháng 4 năm ngoái APHIS đăng Công báo Liên bang cho biết qu vú sa tươi ca Vit Nam đã chính thc được chp thun nhp khu vào th trường M và quyết đnh này có hiu lc t ngày 19/1/2018. Báo Tui tr cho biết cho đến nay, Hoa Kỳ đã đng ý nhp năm loi trái cây ca Việt Nam gồm : thanh long, chôm chôm, vi, nhãn và vú sa.

Đại s Kritenbrink phát biu ti bui l hôm 6/2 nói : "Vic m văn phòng APHIS ti Vit Nam là minh chng mi nht cho nhng n lc ca chúng tôi trong vic tăng cường quan h thương mi gia hai nước, và tạo mi quan h mnh m hơn gia chính ph và người dân hai nước chúng ta".

Cục kim dch đng thc vt là mt cơ quan đa chc năng vi nhiu nhim v, bao gm bo v và ci thin an toàn trong nông nghip Hoa Kỳ, giám sát các sn phm biến đi gen, quản lý Đo lut Phúc li Đng vt và thc hin các hot đng qun lý đng vt hoang dã. Nhng n lc này h tr nhim v chung ca B Nông nghip Hoa Kỳ, đó là bo v và ci thin tình hình lương thc, nông nghip và tài nguyên thiên nhiên.

*******************

Nông sản tươi Việt Nam xếp hàng ‘chờ chết’ ở biên giới Trung Quốc (VOA, 07/02/2018)

Hàng trăm xe tải ch các loi hoa qu tươi Vit Nam xut sang Trung Quc đang b kt li ca khu Tân Thanh, Lng Sơn, nhiu ngày liên tiếp. Nguyên nhân được cho biết là do phía Trung Quc ch cho thông quan khong 250 xe/ngày, trong khi lượng xe ch hoa qu mi ngày đến ca khu lên đến khong 700-800 chiếc vào dp cn Tết.

onhiem2

Xe nông sản ùn tc, xếp hàng dài ti ca khu Tân Thanh ngày 4/2/2018.

Đồn trưởng Biên phòng Tân Thanh, Thượng tá Nông Quang Tám, được Tin Phong trích li cho biết mc dù lc lượng chc năng đã tăng thêm 2 gi làm vic nhưng vn không giải quyết được tình trng dn xe nông sn, dn đến gn c ngàn xe ni đuôi nhau hàng chc cây s nm ch ti ca khu nhiu ngày.

"Vì mùa này là mùa trái cây xuất đi nhiu, gn Tết mà. Nguyên nhân là do bên đu ca mình dn nhiu quá nên hi quan thủ tc làm chưa được, nên phi xếp đuôi" ch mt hãng vn ti chuyên đưa hàng lên ca khu Tân Thanh nói vi VOA ti 6/2.

Tân Thanh là cửa khu duy nht mà Trung Quc cho nhp nông sn tươi. Do vy, dù b kt li nhiu ngày, các ch hàng vn phi ch đi đ được phép qua bên kia biên gii bán hàng ti ch Pò Chài.

Được biết, Trung Quc có chính sách ca khu và thu thuế riêng cho tng vùng nên doanh nghip Vit Nam buc phi tuân theo chính sách "phân vùng" này. Chng hn, Trung Quc ra quy đnh mt hàng dưa hấu ch được phép nhp khu qua ca khu Pò Chài và th trn Bng Tường ca Trung Quc, dn đến các ch hàng Vit Nam ch có th xut hàng qua ca khu Tân Thanh mà không th đưa sang ca khu nào khác mi khi xy ra ùn tc.

Một s chuyên gia kinh tế ca Vit Nam cho rng đây không ch đơn thun là vn đ v chính sách kinh tế, mà còn là "vn đ ngoi giao hai nước", nht là khi tình trng dn sn phm nông sn đã din ra nhiu năm qua, dn đến thit hi nng n cho thương nhân Vit.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói : "Nếu Trung Quc ch cho mt ca khu thì chúng ta b kt khâu đó. Đó là vn đ ngoi giao gia Vit Nam và Trung Quc, thương lượng vi nhau thế nào đ bo đm quyn li cho người xut khu ti Vit Nam".

Một s thương nhân cho biết giá nông sn Vit Nam thường b ép mi khi lượng hàng đ sang Trung Quc nhiu. Đôi khi ch hàng phi bán đ bán tháo, chp nhn l vn đ đưa xe v nguy cơ nông sn b hng và chi phí trong lúc ch đi cao nếu ùn tc kéo dài nhiu ngày.

"Xe đông lạnh mà n [máy] du mt ngày thì chết tin. Mt ngày tn t 1,5 triu đến 2 triu", ch hãng vn ti không mun tiết l danh tính nói vi VOA.

Chi cục Hi quan Tân Thanh nói một phn nguyên nhân ca tình trng đng hàng nông sn là do thi tiết giá lnh Trung Quc khiến vic phân phi và tiêu th hoa qu chm, dn đến ch hàng Trung Quc chn hàng rt k. Báo Thanh Niên dn li Phó chi cc Đoàn Tun Anh cho biết vi mt hàng dưa hu, phía Trung Quc thường tr v 1-2 tn hàng mi xe.

Tiến sĩ Nguyn Đc Thành, Vin trưởng Vin Nghiên cu Kinh tế và chính sách ca Trường Đi hc Kinh tế-ĐHQG, cho rng vì là th trường tiêu th ln ca hàng xut khu Vit Nam và các nước xung quanh, Trung Quc hay có cách làm "đc đoán" và "khó d báo trước", gây thit hi cho các quc gia nhp khu vào nước này, đc bit trong lĩnh vc nông nghip thc phm.

"Trung Quốc h hay làm khó d vi nhiu nước nhp khu hàng vào. Có l đó cũng là mt hình thc h hn chế nhp khu, hoc cũng có th do có vn đ v mt k thut ca sn phm nông nghip ca mình".

Tiến sĩ Nguyễn Đc Thành nói đây là "cái d" khi gia hai nước không có "thin chí thc s".

"Việc này thc ra là do quan h ca mi nước, gia hai nước vi nhau. Nếu h c đơn phương làm như vy thì Vit Nam phải có cách gii quyết. Nếu không thì buc phi ng x tương ng", Tiến sĩ Nguyn Đc Thành nói.

Ngày 6/2, Ban quản lý Khu kinh tế cu khu Đng Đăng, Lng Sơn, đã phi c đoàn công tác sang Qung Tây đ kiến ngh phía Trung Quc tăng thi gian làm vic và rút ngắn th tc thông quan đ gii quyết tình trng đng hàng ti ca khu Tân Thanh.

Thời gian qua, Vit Nam cũng đã c các đoàn công tác sang Trung Quc đ kiến ngh nước này cho phép xut khu nông sn sang các ca khu khác ngoài Tân Thanh, nhưng vic này vẫn chưa mang li kết quả.

Khánh An

*****************

Hà Nội chỉ có 38 ngày có không khí sạch trong năm 2017 (VNTB, 07/02/2018)

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, Hà Nội, hưởng không khí sạch chỉ hơn một tháng vào năm ngoái do mức độ ô nhiễm tăng lên bằng với thủ đô khói bụi Bắc Kinh của Trung Quốc, theo một báo cáo nghiên cứu khoa học.

Ô nhiễm không khí trung bình ở Hà Nội năm 2017 cũng cao gấp 4 lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới, theo một báo cáo của Trung tâm Phát triển và Đổi mới Xanh (GreenID).

Theo tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Nội này thì tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Lars Blume, cố vấn kỹ thuật tại GreenID, người đã phân tích số liệu giám sát không khí được thu thập bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết : "Hà Nội chỉ có hơn 30 ngày có không khí trong lành".

onhiem3

Hà Nội bao phủ một lớp sương khói vào tháng 3/2016

"Sự việc ngoài tầm kiểm soát của người dân - họ phải đi ra ngoài và làm việc - và trong nhiều tr

ường hợp thật khó để thực sự cảm thấy không khí trong lành hay độc hại", Blume nói với Reuters.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội là do một số yếu tố, bao gồm việc tăng cường xây dựng, tăng sử dụng xe ô tô và xe máy, và việc nông dân đốt phế thải nông nghiệp, Blume nói.

Nhưng nghiên cứu trong báo cáo cho thấy các ngành công nghiệp nặng, như các nhà máy thép, nhà máy xi măng và các nhà máy điện than ở các khu vực gần thủ đô, cũng đóng góp đáng kể.

Theo báo cáo, tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay tệ hơn thủ đô Jakarta của Inđônêxia, và mọi thứ dường như không được cải thiện khi Việt Nam đẩy mạnh kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy điện than.

Tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao, đặc biệt là về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của con người, và cũng có thể dẫn đến bệnh tim và ung thư.

Nhận thức được vấn đề này, vào giữa năm 2016, chính phủ Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia nhằm kiểm soát và giám sát khí thải và cải thiện chất lượng không khí. Hà Nội đang có kế hoạch lắp đặt 70 trạm quan trắc không khí.

Báo cáo của GreenID chỉ trích việc thiếu các quy định về chất lượng không khí, thiếu nhận thức của công chúng về vấn đề này và không có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu các ảnh hưởng - chẳng hạn như nhà lọc.

Chính phủ Việt Nam cần phải lắp đặt nhiều trạm quan trắc kiểm soát ô nhiễm không khí trên toàn quốc và cung cấp dữ liệu cho công chúng, Blume nói.

Bản báo cáo, dự kiến ​​sẽ được công bố vào cuối tháng 2, cho rằng cần phải cải tiến quy hoạch đô thị và tăng đầu tư vào các hệ thống giao thông công cộng và năng lượng tái tạo.

Các cuộc khảo sát trước đây của GreenID cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của người Việt Nam về vấn đề chất lượng không khí và sự gia tăng các vấn đề hô hấp ở trẻ em, theo lời Nguyễn Thị Anh Thư, một nhà nghiên cứu tại tổ chức này.

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : Hanoi enjoyed just 38 days of clean air in 2017 : Report

********************

Người dân Hà Nội đối mặt ‘sát thủ thầm lặng’ (VOA, 07/02/2018)

Người dân th đô ca Vit Nam năm ngoái ch có khong 38 ngày hít th không khí sch, trong khi phi đi mt vi tình trng ô nhim không khí nghiêm trọng hơn nhiu so vi chun quc tế, theo nghiên cu ca Trung tâm Phát trin Sáng to Xanh (GreenID).

onhiem4

Một người đàn ông đi ngang qua ng khói ca mt nhà máy ngoi ô Hà Ni.

Tổ chc phi li nhun ca Vit Nam này mi công b kết qu nghiên cu cht lượng không khí Hà Ni, da trên d liu được thu thp ti trm quan trc ca Đại s quán Hoa Kỳ năm 2017.

Ông Trần Đình Sính, Phó Giám đc ca GreenID, cho VOA Vit Ng biết rng ô nhim bi trung bình trong năm th đô Vit Nam "cao hơn khong 4 ln so vi hướng dn v cht lượng không khí ca T chc Y tế Thế gii" và tình trng đó "chưa có du hiu gim trong 5 năm gần đây".

Ông cũng nói rằng các kho sát năm 2016 và 2017 do t chc ca ông tiến hành cho thy rng "có đến 99% s người được hi th hin quan ngi sâu sc v cht lượng không khí" và "khong 93% khng đnh cht lượng không khí đang tác đng tiêu cực ti sc khe ca h".

onhiem5

Theo nghiên cứu ca GreenID, nhiu người dân Hà Ni bày t lo ngi về cht lượng không khí.

Theo WHO, ô nhiễm không khí c trong nhà ln ngoài đường là "sát th thm lng" và là "mt trong nhng nguyên nhân góp phn gây ra gánh nng bnh tt và t vong hàng đu ti Vit Nam".

onhiem6

Kết quả theo dõi cht lượng không khí Hà Ni ca Đi s quán M ti 7/2.

Ông Sính cho biết rng vn đ sc khe thường gp là các bnh đường hô hp như viêm đường hô hp cp, bnh phi tc nghn mãn tính, ung thư phi, hen, các bnh tim mch như đt qu, nhồi máu cơ tim, và tr em là nhóm đi tượng d b tn thương do ô nhim không khí.

Theo kết qu quan trc ti 7/2 ca c Đi s quán M và Đc mà VOA Vit Ng ghi nhn, cht lượng không khí Hà Ni "có hi cho sc khe".

Còn theo AirVisual, trang web cung cấp thông tin v tình trng ô nhim không khí trên thế gii, có không ít ln Hà Ni vượt th đô Bc Kinh ca Trung Quc.

Ông Sính nói rằng tình trng ô nhim không khí hin nay Vit Nam đã gây "quan ngại" c vi các đi tác quc tế.

onhiem7

Thông tin về cht lượng không khí Hà Ni bên ngoài Đi s quán Đc.

Mới đây, sau Đi s quán Hoa Kỳ, cơ quan ngoi giao Đc mi thông báo đã lp đt máy đo cht lượng không khí Nội.

Ông cho rằng n lc đó nhm "cnh báo v mc đ ô nhim cho công chúng", và là "hành đng tích cc nhm nâng cao nhn thc ca người dân".

"Thêm vào đó, đây cũng là nguồn cung cp d liu có sn phc v phân tích đ có nhng đánh giá toàn din hơn v chất lượng không khí thành ph", ông Sính nói.

onhiem8

Một nhà máy nh khói ngoi thành Hà Ni.

Ông cho rằng "Vit Nam có tc đ phát trin đang chiu rng mà chưa có chiu sâu" và rng "mi chính sách đ nhm mc tiêu phát trin mà chưa chú ý đến bo v môi trường, đin hình là v Formosa Hà Tĩnh".

"Ô nhiễm không khí không phi là vn đ ca riêng ai, mun gii quyết vn đ này cn có s chung tay ca chính quyn và người dân", Phó Giám đc ca Trung tâm Phát trin Sáng to Xanh nói.

"Đối vi chính quyn, đ ci thin cht lượng không khí cn kim soát tt các ngun gây ô nhim, vic ch ra đâu là ngun đóng góp ch yếu đ có nhng bin pháp can thip phù hp là cn thiết. Đi vi người dân, hãy ch đng trang b kiến thc đ có gii pháp t bo v môi trường sng ca bn thân và gia đình mình".

Published in Việt Nam

Ông Trọng muốn ‘xử’ Trịnh Xuân Thanh, Đức lên tiếng (VOA, 28/11/2017)

Phía Đức hôm 27/11 đã phn hi sau khi Tng bí thư Vit Nam Nguyn Phú Trng mun "khn trương" xét x v Trnh Xuân Thanh.

txt1

Hình ảnh ông Trnh Xuân Thanh "t thú" trên Truyn hình Vit Nam.

Hai ngày trước đó, người đng đu Đng Cng sn Vit Nam đã yêu cu phi nhanh chóng đưa v án Trnh Xuân Thanh, mà ông nói là "đc bit", ra "xét x công khai trước Tết", tc trước tháng Hai năm 2018, theo Đài Tiếng nói Vit Nam.

Trả li VOA tiếng Vit, mt ngun tin không mun nêu tên trong B Ngoi giao Đc nói rng chính quyn Berlin "hiện vn trao đi vi chính ph Vit Nam" v v ông Thanh.

Khi được hi phía Hà Ni đã hi đáp như thế nào trước các đ ngh Berlin đưa ra hi tháng Chín, trong đó có yêu cu Vit Nam xin li và cam kết không lp li vic vi phm pháp lut ca Đc, nguồn tin ngoi giao này nói: "Vit Nam biết cn phi làm gì đ sa cha thit hi đã gây ra và đ tng bước đưa mi bang giao song phương tr li quan h đi tác chiến lược".

Khi bùng lên tin Việt Nam "bt cóc" ông Thanh Berlin, Đc tng yêu cu Vit Nam cho ông Thanh quay trở li quc gia Tây Âu này đ tiếp tc quá trình xin t nn.

Nhưng trong tuyên b tm ngưng quan h đi tác chiến lược hôm 22/9, Berlin yêu cu phiên x ông Thanh "phi được tiến hành theo pháp quyn và m ca cho các quan sát viên quốc tế".

Lần cui cùng ông Thanh xut hin là khi Đài Truyền hình Việt Nam đăng đon video ông "đu thú" hi đu tháng Tám được hưởng s khoan hng ca đng, nhà nước và pháp lut".

Tuy nhiên, sau đó, bà Petra Isabel Schlagenhauf, nữ lut sư đi din cho ông Trnh Xuân Thanh Đc cho biết rng thân ch ca mình tng "lo s cho tính mng" và rng "không có chuyn ông t thú như vy".

VOA Việt Ng đã đ ngh bà Schlagenhauf bình lun v thông tin Vit Nam đưa ông Thanh ra xét x vào đu năm 2018, nhưng chưa nhn được câu tr li ca bà.

Hiện vn chưa rõ cu quan chc cp tnh này đang b giam đâu và có lut sư bào cha hay không.

Theo giới quan sát, vic Vit Nam "bt" ông Thanh Berlin không thể được thc hin nếu không có gii lãnh đo cp cao ca Vit Nam "bt đèn xanh".

Tên của ông trước đó đã nhiu ln được đích thân Tng bí thư Nguyn Phú Trng nhc ti.

Người đng đu Đng Cng sn Vit Nam tng nói rng cu Phó ch tch UBND tnh Hu Giang "ghê gm, móc ngoc, dây dợ ri b trn đi nước ngoài, nhưng không trn được đâu", theo báo chí trong nước.

Với vai trò đu đàn ca ông Trng, Trưởng Ban Ch đo trung ương v phòng, chng tham nhũng, cuc chiến chng vn nn này dường như đang gia tăng cường đ.

Trong cuộc hp hôm 25/11, Ban này đã "thng nht kế hoch kết thúc điu tra, truy t, xét x 15 v án, 8 v vic tham nhũng, kinh tế nghiêm trng, phc tp, dư lun xã hi quan tâm trong năm 2017 và quý mt năm 2018".

Viễn Đông

********************

Ông Trọng muốn ‘khẩn trương’ xử vụ Trịnh Xuân Thanh (VOA, 27/11/2017)

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng, người đng đu Ban Ch đo trung ương v phòng, chng tham nhũng, đã yêu cu "khn trương" đưa v án Trnh Xuân Thanh" ra xét x.

vn1

Hình ảnh ông Thanh "đu thú" trên sóng truyn hình quc gia Vit Nam.

Truyền thông trong nước đưa tin rng ch th ca ông Trng được đưa ra trong cuc hp ca Ban trên hôm 25/11.

VnExpress dẫn li ông Trng nhn mnh rng t sau phiên hp th 12 hôm 31/7 ca Ban Ch đo, "các cơ quan chc năng đã tích cực điu tra, truy t, xét x nhiu v án, v vic tham nhũng, kinh tế nghiêm trng, phc tp vi mc án nghiêm minh, đúng pháp lut, được dư lun đánh giá cao".

Tin cho hay, người đng đu Đng Cng sn Vit Nam đã yêu cu các cơ quan chc năng "phải tp trung, khn trương đ đưa các v án, đc bit là v án Trnh Xuân Thanh và v góp vn 800 t đng ca Tp đoàn Du khí Vit Nam (PVC) vào Ngân hàng Thương mai c phn Đi dương (Oceanbank) ra xét x".

Theo VnExpress, ông Trịnh Xuân Thanh và đng phạm b cáo buc "tham ô tài sn" và "c ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng" xy ra ti PVC.

vn2

Vụ bt gi ông Trnh Xuân Thanh trên đt Đc đã gây ra nhiu sóng gió trong quan h Vit - Đc nhng tháng qua.

Hồi tháng Chín, phía Đc dường như đã thay đi yêu cu Hà Ni "tr" ông Trnh Xuân Thanh, mà cu quan chc tnh Hu Giang này nhiu kh năng s b đưa ra xét x Vit Nam.

Tuyên b bng tiếng Anh hôm 22/9, thông báo v vic Đc tm ngưng mi quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam cũng như trc xut nhân viên ngoi giao th hai ca Hà Ni, có đon : "Chúng tôi đã đưa ra các yêu cu liên quan ti ông Trnh Xuân Thanh, trong đó có vic phiên x ông y [his trial] phi được tiến hành theo pháp quyn và m ca cho các quan sát viên quc tế".

VOA Việt Ng sau đó đã đ ngh B Ngoi giao Đc cho biết v nhng đim chính trong phản ng chính thc ca Hà Ni đ xem có đ cp ti chuyn ông Thanh s b x ti Vit Nam hay không, và li được gi cho thông cáo v vic Đc tm ngưng mi quan h đi tác chiến lược vi Hà Ni.

Trong tuyên b hôm 2/8, cáo buc Vit Nam gây ra vụ bt cóc Berlin, chính ph Đc yêu cu "ông Trnh Xuân Thanh được cho phép tr li Đc ngay lp tc đ được xem xét toàn din v chuyn dn đ và xin t nn theo đúng pháp lut".

*********************

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam tồi tệ ‘đẳng cấp thế giới’ (Người Việt, 26/11/2017)

Không chỉ có không khí ô nhiễm hàng đầu khu vực Đông Nam Á, các thành phố lớn của Việt Nam đang tiến dần đến mức tồi tệ như Bắc Kinh, tức ô nhiễm "đẳng cấp thế giới".

vn3

Người đi xe gắn máy ở Hà Nội phải bịt mũi khi di chuyển trên đường phố để tránh khói, bụi ở khu vực Ngã Tư Sở. Hà Nội được coi là một trong những thành phố có không khí ô nhiễm nhất Đông Nam Á. (Hình : Linh Pham/Getty Images)

Tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật 26 tháng Mười Một/2017 dẫn thuật một tài liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nói tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội trong những năm gần đây liên tục tăng mức tồi tệ.

Các số liệu nghiên cứu, phân tích thường được sử dụng từ nguồn quan trắc của đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam. Với những gì được ghi nhận, người ta thấy "Hà Nội đang đứng trước nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, ngang với Bắc Kinh bên Trung Quốc".

Tờ Thanh Niên căn cứ vào nội dung của bức thư Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) mới gửi cho nhân viên của mình ở Hà Nội. Bức thư cảnh báo : "Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới ; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ)".

Từ năm 2016, những số liệu quan trắc này từ trạm quan trắc môi trường tại trụ sở đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội được Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID) thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) theo dõi và phân tích.

Kết quả phân tích cho thấy : "Trong quý 1/2017, tại Hà Nội có 37 ngày nồng độ bụi siêu mịn (PM 2,5, loại bụi trôi nổi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet nên dễ xâm nhập vào túi phổi) cao hơn so với mức 50 µg/m3 – Quy chuẩn quốc gia Việt Nam. Còn nếu so với mức 25 µg/m3 theo khuyến cáo của WHO, thì số ngày không khí Hà Nội vượt chuẩn đến 78/90 ngày. Đáng chú ý, có ngày trong giai đoạn này nồng độ PM 2,5 vượt chuẩn WHO đến 10 lần".

Không chỉ Hà Nội là ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thành phố Sài Gòn "đang có nguy cơ gia tăng ô nhiễm không khí. Trong quý 1/2017, có 6 ngày vượt quy chuẩn quốc gia, tương ứng 78 ngày vượt chuẩn WHO ; Mức AQI (chỉ số chất lượng không khí) trung bình quý tăng từ 91,2 lên 100,8 ; tương ứng nồng độ bụi PM 2,5 trung bình tăng từ 30,72 lên 35,8 µg/m3. Còn trong quý 3/2017, có 1 ngày vượt quy chuẩn quốc gia và 39 ngày vượt chuẩn WHO".

Nguồn tin nói rằng nếu phân tích dữ liệu theo giờ, có 87 giờ có nồng độ PM 2,5 vượt quá quy chuẩn Việt Nam và 810 giờ đối với chuẩn WHO. Tại Sài Gòn, chất lượng không khí trong quý 3/2017 không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước. Số giờ trong nhóm không tốt cho sức khỏe là 13,6% so với 14,8% trong cùng kỳ năm 2016.

Trước kết quả của WHO, quan chức cầm đầu Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội, chỉ kêu rằng : "Trạm quan trắc đặt tại đại sứ quán Mỹ là trạm cảm biến và cách tính AQI của Mỹ khác và cao hơn nhiều so với cách tính theo hướng dẫn của Việt Nam".

Một số bản ước tính hồi nam ngoái cho thấy khoảng 40 ngàn người Việt Nam chết mỗi năm vì môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng.

Ngay từ năm ngoái, ngày 5 tháng Mười, 2016, tại chí World Bulletin dựa vào chỉ số "Real-time Air Quality Index" do tòa đại sứ Mỹ cung cấp đã cho hay mức độ không khí ô nhiễm của thành phố Hà Nội tồi tệ thứ nhì trên thế giới, chỉ thua có thành phố Varanasi của Ấn Độ.

Ngày 21/07/2017, Bộ Tài nguyên và môi trường Hà Nội công bố "hiện trạng môi trường quốc gia từ 2012-2016" công nhận "môi trường ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe hàng chục triệu người mỗi ngày".

Khí thải từ một lượng xe gắn máy hàng triệu chiếc cài vào nhau trên các đường phố, nhà máy nhiệt điện than, cũng như các nhà máy khác không trang bị đầy đủ bộ phận sàng lọc khí thải là các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và chết sớm.

"Mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí. Trong đó, số người bị bệnh đường hô hấp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai, Hải Phòng… cao hơn các đô thị khác. Đặc biệt, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao như bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư… Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Sài Gòn, số ca trẻ em có bệnh lý hô hấp chiếm 40 – 50% số ca nhập viện" – một viên chức Bộ Tài nguyên và môi trường báo động như thế nhưng không thấy có giải pháp nào cụ thể được đưa ra để đối phó. (TN)

********************

‘Lỗi đánh máy’ vụ cấm thẻ đảng viên lên máy bay (VOA, 27/11/2017)

Quan chức hàng không Vit Nam hôm 27/11 đã nhanh chóng lên tiếng đính chính sau khi báo chí đng lot đưa tin rng th đng viên là mt trong các loi giy t không được s dng đ lên máy bay k t đu năm 2018.

vn4

Từ trước ti nay, theo quy đnh, hành khách mang quc tch Vit Nam được phép xut trình th đng viên, th nhà báo, và giy phép lái xe khi đi máy bay.

Trước đó, nhiu t báo trong nước dn mt thông tư liên quan ti an ninh hàng không mi được B trưởng Giao thông Vn ti Nguyn Văn Th ký ban hành hôm 27/11 nói rng ngoài th đng viên, "hành khách có quc tch Vit Nam t 14 tui tr lên khi làm th tc đi máy bay trên các chuyến bay ni đa không được s dng các giy t như th nhà báo, giy phép lái xe môtô, ôtô, th kim soát an ninh cng hàng không, sân bay đ thay giy t nhân thân như trước đây".

Theo quy định, đ làm th tc, hành khách mang quc tch Vit Nam "phi xut trình mt trong các loại giy t sau : h chiếu hoc giy thông hành, th thc ri, th thường trú, th tm trú, chng minh nhân dân, th căn cước công dân ; giy chng minh, chng nhn ca các lc lượng vũ trang ; th đi biu quc hi ; th ca y ban An ninh hàng không dân dụng quc gia".

Sau khi thông tư mi gây nhiu phn ng trên mng xã hi, VnExpress dn li lãnh đo Cc Hàng không tha nhn rng quy đnh v giy t tùy thân khi đi máy bay b ban hành sai do "sơ sut ca cán b đánh máy".

Báo điện t này trích li ông Đinh Việt Sơn, Cc phó Hàng không, nói : "Ngay sau khi báo chí đăng ti ngày 27/11, chúng tôi đã rà soát và phát hin ra li đánh máy trong văn bn đ xut B Giao thông. Chúng tôi nhn trách nhim sai sót thuc v đơn v son tho Thông tư và s xem xét kim đim mt s cán b liên quan".

Từ trước ti nay, theo quy đnh, hành khách mang quc tch Vit Nam được phép xut trình th đng viên, th nhà báo, và giy phép lái xe khi đi máy bay.

"Lỗi đánh máy" là t khóa "hot" trong vài năm qua sau v cơ quan ngôn luận ca Đng Cng sn Vit Nam phi xin li vì làm sai lch ni dung nghiêm trng trong mt bài viết do "sai sót trong khâu đánh máy".

Còn tin về th đng gn đây xut hin nhiu trên mng xã hi sau v mt người đàn ông b kết án ba năm tù v ti u dâm dọa t thiêu và đt th vn được nhiu người coi là "lá bùa h mnh" Vit Nam.

Published in Việt Nam

Kết quả quan trắc bụi mịn ở Việt Nam gần đây đã phát hiện ra bụi nano trong không khí. Điều này được các chuyên gia khoa học và môi trường đặc biệt quan tâm vì khả năng gây hại đến sức khỏe của con người.

nano1

Kẹt xe tại một đường phố chính ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày 29 tháng một năm 2016. AFP PHOTO

Bụi nano là gì và tác hại ra sao ?

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nghiêm Trung Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cho báo giới biết rằng mấy năm trở lại đây các chuyên gia đã quan trắc được bụi nano ở Việt Nam. Theo ông, điều đáng nói là khi cân loại bụi này, phải cần một khối lượng nhất định mới cân được. Với khối lượng này, Nhật Bản cần 3 ngày đến 1 tuần mới gom đủ thì ở Việt Nam hàm lượng lớn tới mức chỉ cần một ngày.

Nói với đài RFA, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, làm việc tại Trung tâm Công nghệ môi trường phân tích rằng tên gọi bụi nano thực ra chỉ thể hiện kích thước của loại bụi này :

Bụi nano là loại bụi rất mịn, kích thước nano mét. Trong bụi nào cũng có kích thước bụi kích thước lớn, kích thước nhỏ, kích thước trung bình, thì nano là bụi có kích thươc siêu nhỏ.

Khoảng chục năm về trước, các nhà khoa học thế giới cho rằng bụi nano không nguy hiểm vì nó nhỏ bé như phân tử khí, theo luồng hít thở vào phổi rồi đi ra. Tuy nhiên bây giờ họ đã có cái nhìn khác. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, bụi nano nguy hiểm hơn các loại bụi khác vì kích cỡ siêu nhỏ của nó :

Bụi kích thước càng nhỏ thì càng dễ vào cơ thể và hệ hô hấp của con người. Bụi nhỏ có thể vào sâu cơ thể con người, còn bụi to thì khi thở vào có thể lông mũi, dịch nhầy, nước bọt giữ lại. Bụi siêu nhỏ không được giữ lại bên ngoài hệ hô hấp mà nó đi thẳng vào phổi, cho nên gây độc cho con người hơn. Bụi càng nhỏ thì mức độ độc hại càng lớn cho sức khỏe con người.

Một chuyên gia khác là Giáo sư Tiến sĩ Đặng Kim Chi, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội đồng tình với quan điểm rằng bụi nano chỉ là tên gọi chung cho các hạt bụi kích thước nhỏ hơn 10-6. Theo bà, các hạt kích thước nano có cả hai mặt tích cực và tiêu cực đến sức khỏe con người :

Ngoài khả năng tích cực là dẫn thuốc đến bộ phận cần điều trị của cơ thể. Nhưng nếu những hạt đó là kim loại nặng thì với kích thươc nhỏ như vậy nó có thể xâm nhập qua thành mạch máu, màng tế bào, đi vào máu và các bộ phận của cơ thể sống và có lưu trữ những hạt này và sinh ra các tác động không có lợi. Không phải tất cả các hạt nano đều có tính độc mà chỉ những hạt nano có nguồn gốc từ kim loại nặng như đồng, kẽm, chì, thủy ngân,…

nano2

Người dân luôn phải mang khẩu trang tránh bụi khi lưu thông trong thành phố. AFP

Thạc sĩ Vũ Xuân Đán, Trung Tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh từng nói với báo chí trong nước rằng những loại bụi nhỏ mịn như nano dễ đi sâu vào hệ hô hấp, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc DNA do sự mất cân bằng oxy khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại, tác động đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi có thể cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây ung thư phổi.

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, bệnh ung thư phổi xếp thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, khẩu trang thông thường của người dân không thể ngăn chặn được bụi nano đi vào cơ thể.

Chưa có giải pháp cho riêng bụi nano

Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sĩ nói rằng bụi nano vẫn luôn có trong không khí ở Việt Nam từ trước đến nay, có điều là mấy năm trở lại đây mới có phương tiện để phát hiện loại bụi này. Khi được hỏi về các nguyên nhân chính phát sinh ra bụi mịn trong đó có bụi nano trong bầu khí quyển ở Việt Nam, ông cho biết :

Bụi mịn có thể phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thể do khí thải giao thông, nhiên liệu cháy không hết sinh ra bụi than do khí thải đốt nhiên liệu của xe cộ. Thứ hai là do hoạt động công nghiệp sản xuất các sản phẩm các nhau thì cần đốt các loại nhiên liệu khác nhau. Rồi ở ngoài đường gió và xe cộ cuốn theo cũng có loại bụi này.

Ngoài ra các chuyên gia cũng đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí liên tỉnh, xuyên biên giới cũng là một nguyên nhân làm tăng hàm lượng bụi trong đó có bụi nano, thậm chí có thời gian những vùng sâu vùng xa lượng bụi dày đặc hơn cả thành phố lớn.

Theo quan điểm của Giáo sư Tiến sĩ Đặng Kim Chi thì không thể khẳng định được là ngành nào sản sinh ra lượng bụi nano nhiều nhất, mà nó phụ thuộc vào quy trình, công nghệ trong quá trình sản xuất. Theo bà, không thể đưa ra một phương pháp giảm thiểu bụi nano chung cho mọi nguyên nhân sinh ra nó, cũng khó đưa ra giải pháp giảm lượng nano trong không khí mà phải tìm hiểu và ngăn chặn từng nguồn phát sinh riêng :

Mỗi một nguồn thải sinh ra bụi nano khác nhau phải có biện pháp xử lý khác nhau. Tức là phải ngăn chặn ngay từ nguồn phát sinh ra hạt nano có khả năng gây hại cho sức khỏe, chứ đợi đến lúc phát thải ra rồi mới xử lý trong môi trường xung quanh thì rất khó khả thi. Vấn đề là phải ngăn chặn các nguồn có khả năng phát sinh nano kim loại nặng.

Còn Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ thì cho rằng không có biện pháp nào để giảm riêng lượng bụi nano, mà chỉ có những biện pháp làm giảm hàm lượng bụi nói chung trong không khí, mà một khi lượng bụi giảm thì bụi nano ắt sẽ giảm theo. Ông phân tích :

Ngoài đường thì làm vỉa hè đàng hoàng. Đường giao thông thì cán nhựa và quét dọn vệ sinh sạch sẽ. Các nhà máy, xí nghiệp thì cần xử lý khí thải đạt yêu cầu, đừng đổ ra môi trường. Không được sử dụng xe quá cũ và chất lượng không tốt. Trồng thêm cây xanh, tưới nước đường thường xuyên,…

Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố lớn ở Việt Nam đang ở mức báo động. Tháng 6 vừa qua, tổ chức phi chính phủ GreenID cung cấp số liệu cho thấy hàm lượng bụi ở Hà Nội cao gấp nhiều lần quy chuẩn quốc gia và quốc tế.

Kết quả quan trắc tiến hành bởi Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam cũng cho thấy trong năm 2016, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có 20% số ngày trong năm là có lượng bụi PM10, PM2.5 vượt ngưỡng cho phép. Cho tới 3 tháng đầu 2017, Hà Nội có 37 ngày có nồng độ PM2.5 trung bình trong 24 giờ vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của Việt Nam và 78 ngày vượt quá tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Published in Việt Nam

Xứ Hàn Quốc ba bề là biển, nhưng dân các thành phố lớn của nước này đang phải đương đầu với nạn ô nhiễm không khí chưa từng có. Mùa Xuân đã đến mà bầu trời vẫn nặng nề, xám xịt bởi bụi siêu nhỏ. Nhiều người lên án nước láng giềng Trung Quốc xuất khẩu món bụi than qua đường biển. Dân Hàn đã hợp nhau để kiện Trung Quốc, nhưng đồng thời kiện cả chính quyền Seoul.

onhiem1

Ô nhiễm Seoul, một sáng tháng Ba 2017. Ảnh : Getty Images/SeongJoon-cho

Phóng sự do thông tín viên Frederic Ojardias thực hiện tại Seoul,

"Chúng tôi đến phòng khám của bác sĩ nhi khoa Hun, tại Seoul. Vào mỗi kỳ cao điểm ô nhiễm không khí, phòng khám của ông đầy bệnh nhân nhỏ tuổi. Bác sĩ Hun cho biết : mật độ bụi siêu nhỏ tăng mạnh trong ba đến bốn năm trở lại đây tại Hàn Quốc… Cũng trong thời gian này, số lượng trẻ nhỏ và người cao tuổi bị các bệnh hô hấp tăng lên đáng kể. 

Phẫn nộ về chuyện này, nhiều người đã quyết định kiện chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong số họ có bà Lee Jiyeon, 45 tuổi, mẹ của hai con nhỏ, sống tại Bundang, phía nam Seoul. Bà Lee đã quyết định tặng cho nhà trẻ, nơi bà gửi con, một chiếc máy lọc không khí. Con trai của bà Lee bị viêm tai từ ba năm nay, không lâu sau khi bé ra đời. Bà Lee Jiyeon quyết định tham gia vụ kiện, để đánh động công luận. 

Còn theo ông Choi Yul, chủ tịch một hiệp hội sinh thái Hàn Quốc (Korea Green Foundation), cơ sở chủ trì vụ kiện, ô nhiễm không khí khiến hàng nghìn người chết sớm. Ông cho biết mục tiêu thực sự của vụ kiện không phải là để đòi bồi thường về tài chính, mà muốn buộc chính quyền Trung Quốc và Hàn Quốc thừa nhận thực tế này và có các nỗ lực để giảm bụi siêu nhỏ. 

Chính phủ Hàn Quốc cho rằng 80% ô nhiễm không khí đến từ Trung Quốc…, nhưng cũng có nhiều người cho rằng một nửa số bụi siêu nhỏ được tạo ra tại địa phương. Trong khi đó, chính quyền Hàn Quốc vẫn tiếp tục cho xây dựng các nhà máy điện than, thủ phạm chính gây ô nhiễm. Trong 5 năm nữa, Hàn Quốc sẽ có thêm 20 nhà máy than".

"Tôi là Phạm Vũ Tố" : 7.000 chữ khiến dân mạng biết mặt

Cuối tháng 4/2017 vừa qua, chỉ trong vòng chừng 24 giờ, một phụ nữ vô danh đã trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc. Bài viết mang tựa đề "Tôi là Phạm Vũ Tố (Fan Yusu)" dài khoảng 7.000 chữ, đã được chia sẻ đến hơn 100.000 lần, với ít nhất 20.000 bình luận. Chuyện đời đau khổ của người di dân làm thuê, sống tại một khu phố nghèo ngoại ô Bắc Kinh, gây chấn động đến mức mà chính tờ báo chính thống Nhân Dân Nhật Báo phải nhắc đến, để rồi chỉ ít giờ sau câu chuyện của Phạm Vũ Tố đã gần như biến mất hoàn toàn khỏi các trang mạng tại Trung Quốc.

Thông tín viên RFI Angelique Forget từ Thượng Hải cho biết,

"Bài viết này là một câu chuyện tự thuật rất xúc động. Phạm Vũ Tố mở đầu câu chuyện với thời thơ ấu của mình tại một ngôi làng nghèo ở miền trung Trung Quốc trong những năm 1970, dưới thời Cách Mạng Văn Hóa. 

Lớn lên trong một gia đình năm người con, cô bắt đầu làm việc từ năm 12 tuổi. Không có điều kiện chăm sóc, một người chị bị bại liệt sau một trận ốm, một người em bị viêm tủy. Để thoát ly khỏi đời sống hàng ngày, người thiếu nữ ấy đã đọc rất nhiều sách văn học cổ điển. Năm 20 tuổi cô quyết định rời làng ra đi… 

Phạm Vũ Tố trở thành một ''mingong'' (dân công), tức người lao động gốc nông thôn làm thuê tại thành phố, giống như hàng trăm triệu người Trung Quốc khác. Cô đến Bắc Kinh làm thuê cho một gia đình giàu có, ở trong một căn phòng 8m², với hai con nhỏ, mà cô phải nuôi dạy chúng một mình sau khi ly dị chồng, một người đàn ông nát rượu và vũ phu".

onhiem2

Phạm Vũ Tố (Fan Yusu), tác giả câu chuyện xao động mạng Wechat, Trung Quốc. Ảnh chụp qua màn hình

Chuyện đời của Phạm Vũ Tố lay động cả trăm ngàn dân mạng, bởi cảnh ngộ của cô tương tự như hàng trăm triệu người nông thôn Trung Quốc bỏ nhà vào thành phố tìm sinh kế. Làm thuê cho một tỉ phú, cô phải để lại hai con thơ cho người khác nuôi, để cống hiến toàn bộ thời gian coi sóc một đứa con riêng của ông chủ với người tình. Nỗi đau của người mẹ phải lìa con càng làm nổi bật tình trạng bất bình đẳng khủng khiếp giữa giai tầng giàu có và những người làm thuê tại Trung Quốc, giữa thành thị và nông thôn.

Thấy một ngôi sao mới nổi, báo chí và giới xuất bản tìm cách kéo Phạm Vũ Tố lên sân khấu truyền thông. Nhưng tác giả bài tự thuật không nghĩ mình có tài, và có thể đổi đời bằng ngòi bút. Đối với cô, viết văn là để giải thoát.

Điều khiến "Tôi là Phạm Vũ Tố" lôi cuốn dân mạng có lẽ là một câu chuyện đời nguyên chất, không thêu dệt. Phạm Vũ Tố kể về cảnh cha mẹ suốt đời cãi vã, người mẹ thất học mà cô rất yêu quí được bầu làm phụ trách phụ nữ ở địa phương, bà làm công việc này trong suốt 40 năm, "còn hơn cả các nhà độc tài Kadhafi, hay Sadam Hussein", như cô hài hước. Phạm Vũ Tố đặt câu hỏi về chế độ "xã hội chủ nghĩa" tại Trung Quốc, về tình trạng con cái của dân nông thôn ra thành phố làm thuê (các "mingong/dân công") không được đến trường.

Thái độ chân thật đó ắt hẳn khiến chính quyền lo sợ và ngăn chặn bài viết. Nhưng điều khiến chính quyền lo sợ hơn cả có lẽ nằm chính trong hàng tựa của bài "Tôi là Phạm Vũ Tố". Nếu tất cả các "mingong" đều có khả năng tự nhìn lại mình, kể chuyện đời mình, chia sẻ với công chúng những nỗi đau, cảm nghĩ riêng tư, họ sẽ không còn cô đơn như Phạm Vũ Tố, trước khi công bố bài viết nổi tiếng này. Bất hạnh của họ sẽ không còn là niềm bất hạnh riêng.

Tầng nước cổ thời voi ma mút cũng bị ô nhiễm !

Tình trạng ô nhiễm khắp nơi trên Trái Đất là điều mà rất nhiều người đã biết. Nhưng ít ai hình dung được nạn ô nhiễm lại đe dọa đến cả những mạch nước ngầm nằm cả nghìn mét dưới lòng đất (còn gọi là tầng nước hóa thạch). Lượng nước khổng lồ được tích tụ từ cách nay hơn 12.000 năm - tức từ thời loài voi ma mút còn sống - đang bắt đầu bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, phân bón, các hóa chất dùng trong công nghiệp…

Một nghiên cứu quốc tế, được công bố hồi cuối tháng 4/2017 trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, được tiến hành trên 6.500 mạch nước ngầm trên khắp các châu lục cho thấy thực trạng đáng sợ này.

Tầng nước cổ sâu trong lòng đất vốn được coi là nơi chứa nguồn nước tinh khiết nhất, và được coi gần như là vô tận (ước tính chiếm đến 99% lượng nước ngọt trên Trái Đất). Trong tình trạng nước ngày càng trở nên khan hiếm hiện nay, nhiều quốc gia đã khai thác các mạch nước sâu để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hay tưới tiêu, như tại California hay các đồng bằng miền bắc Trung Quốc.

Các giếng khoan ở độ sâu 250 mét dưới lòng đất tạo ra những lỗ thủng, dễ dàng đưa các chất ô nhiễm từ tầng nước bề mặt thấm vào các mạch nước thời cổ đại. Bên cạnh đó, nước ngầm không phải là vô tận. Theo các nhà khoa học, mạnh nước ngầm có từ kỷ băng hà cuối cùng, đang tưới tắm cho vùng miền trung nước Mỹ, một khi cạn kiệt, sẽ phải mất 6.000 năm mới có thể phục hồi.

Ngân hàng hạt giống : Con thuyền Nô-ê Xanh ? 

Cũng trong lĩnh vực sinh thái, trong lúc các giống cây chuyển đổi gen đang có xu hướng đẩy lùi các cây trồng truyền thống trong nông nghiệp ở nhiều nơi, thì một xu hướng có vẻ ngược dòng đang xảy ra. Đó là hoạt động sưu tầm, tích trữ các hạt giống cây dại. Theo tuần báo The New Zealand Listener, hiện đang có đến khoảng 830 nghìn chủng loại hạt giống các cây hoang được cất giữ tại quần đảo Svalbard, nằm tại Bắc Cực, của Na Uy, một quốc gia nổi tiếng với thái độ cự tuyệt cây trồng biến đổi gen.

Kho cất giữ hạt giống cây hoang này được ví như "con thuyền Nô-ê Xanh" chuẩn bị cho loài người những phương tiện sống, sau cơn "Đại Hồng Thủy", được dự đoán đang đến gần.

Trung tâm hạt giống Margot Forde Germplasm Centre ở New Zealand là một trong những cơ sở đóng góp chủ yếu cho kho hạt giống toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hạt giống cây dại, tuần báo New Zealand giới thiệu một câu chuyện lạ lùng về loài cỏ ba lá hoa trắng (white clover) của giám đốc trung tâm hạt giống, ông Kiousmars Ghamkar.

onhiem3

Ngân hàng giống cây hoang dã Svalbard Global Seed Vault, đảo Svalbard (Bắc Cực), Na Uy. Ảnh : Wikipedia

Cỏ ba lá : Ngọn lửa tình yêu xuyên thời gian

Cỏ ba lá hoa trắng là một loài cây nhỏ, nhưng đặc biệt được trân trọng tại New Zealand. Loài cây giàu dinh dưỡng này, nguồn thực phẩm chủ yếu cho chăn nuôi gia súc, mang lại hàng năm cho đảo quốc Thái Bình Dương khoảng 5 tỉ đô la New Zealand (tương đương 3,3 tỉ euro).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tổ tiên của loài cỏ này là những loài vốn xa cách nhau đến mức mà cuộc hôn phối của chúng gần như là một phép lạ. Theo ông Ghamkar, "bố" của loài cỏ này gốc ở Azerbaidjian, "mẹ" vốn lớn lên ở vùng bờ biển Bồ Đào Nha. Nơi gặp gỡ của chúng rất có thể là tại vùng bờ biển Hy Lạp. Hậu sinh của cuộc hôn phối kỳ lạ này là một giống hoàn toàn mới. Giống cỏ ba lá trắng hiện nay có thể sinh sống được ở các môi trường đất hết sức khác nhau, ở các độ cao khác nhau, khí hậu khác nhau.

onhiem4

Cỏ ba lá hoa trắng. Ảnh : Wikipedia

Sau nhiều mò mẫm, các nhà khoa học đã thành công trong việc tái hôn phối các hậu sinh của cha mẹ cỏ ba lá, để tạo nên những giống cỏ mới. Họ hy vọng sẽ cho ra đời những giống cỏ ba lá mới với nhiều gen hoang dã, giúp cho loài này có sức kháng cự tốt hơn trước các biến đổi khí hậu sắp tới. Kết quả ban đầu cho thấy loài cỏ mới có rễ sâu hơn, chịu nóng tốt hơn, tiêu thụ ít phốt pho hơn…

Các nhà truy tầm New Zealand kể rằng, trong những chuyến đi tìm kiếm gian truân của họ tại Sibêri, tại các vùng đất Nga, họ đã được dân Nga tiếp đón nồng hậu, sau những phút nghi ngờ đầu tiên. Sau chuyến đi này, một nhà nghiên cứu New Zealand tự hỏi : ta sẽ phản ứng ra sao khi một nhà sưu tầm người Nga đột ngột xuất hiện trong vùng, để tìm kiếm các loài cây dại, liệu ta có mở lòng với khách ?

***

Trái đất bị hâm nóng, các giống loài thực động vật trên đường tuyệt diệt là các đe dọa hàng đầu đối với nhân loại thế kỷ 21. Liệu lý trí sáng suốt và tình yêu xuyên thời gian có giúp loài người kịp hội được sức mạnh để hóa giải các thách thức, trước khi quá muộn ? Liệu ngân hàng hạt giống cây hoang sẽ là phương tiện giúp nhân loại thích ứng hiệu quả với những hoàn cảnh khắc nghiệt mới, hay sẽ thật sự là những đồ mang theo của những gia đình sống sót trên con thuyền Nô-ê thời hiện đại ?

Các nhạc phẩm giới thiệu trong tạp chí : Ban nhạc Jiu Ye (Cửu Dã), Trung Quốc, có tôn chỉ ủng hộ người lao động di cư, cổ vũ giải phóng phụ nữ. 

Trong Thành

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2